Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 21 juillet 2017 01:55

Trump vướng Vòng Kim Cô của Putin ?

Hôm 11/7/2107, bỗng nhiên bà Luật sư người Nga là Natalia Veselnitskaya lại xuất hiện trên chương trình “Today” của đài NBC của Mỹ và cho biết bà được “triệu tập” đến Trump Tower ở New York vào tháng 6 năm 2016 để gặp con trai trưởng của Donald Trump. Bà được hỏi liệu bà có tin tức gì bất lợi cho bà Hillary Clinton hay không… Từ đó, câu chuyện được mở rộng dần và làm phát hiện nhiều bí mật chung quanh chuyện quan hệ giữa Trump và Nga, đưa Trump lên ngồi trên đóng lửa.

Résultat de recherche d'images pour "Natalia Veselnitskaya and Trump Jr"

Luật sư Nga Natalia Veselnitskaya và Trump Jr.

Tại sao lại có những sự tiết lộ từ Nga bất lợi cho Trump như thế này ? Putin đang muốn gì ?

Putin đang dùng Vòng Kim Cô ?

Putin biết Trump là một con buôn có nhiều mánh mung, đã đạt được một số thành quả đáng kể trên thương trường, nhưng về phương diện chính trị, ông ta lại là một người thiếu kiến thức và kinh nghiêm nhưng lại rất tự phụ và háo thắng, nên đã dùng Vòng Kim Cô để lái Trump đi theo con đường mà mình muốn.

Như chúng ta đã biết, trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không đã nhận được 3 chiếc lá dương liễu thần từ Quan Âm Bồ Tát và một món "quà" khác mà Tôn Ngộ Không chẳng hề muốn là chiếc Vòng Kim Cô. Tôn Ngộ Không vốn coi mình là Tề Thiên Đại Thánh, có thể hô phong hoán vũ, tự tung tự tác theo cái bản năng khỉ của mình, coi trời bằng vung. Mỗi khi Tôn Ngộ Không tự tung tự tác, Đường Tam Tạng chỉ đọc niệm chú, cái Vòng Kim Cô liền siết chặt vào đầu gây đau đớn khủng khiếp, khiến Tôn Ngộ không không làm theo ý mình được.

Khi đi vào chính trường, Donald Trump cũng tưởng mình là Tề Thiên Đại Thánh, tự tung tự tác như Tôn Ngộ Không, nên Putin đã tìm cách đặt Vòng Kim Cô để sai khiến. Những lời tiết lộ của Luật sư Natalia Veselnitskaya cho thấy Putin bắt đầu đọc “niệm chú”…

Trước hết, chúng ta thử tìm hiểu tại sao Donald Trump lại tôn sùng Putin và sau đó sẽ nói về cái Vòng Kim Cô của Putin.

Tại sao Donald Trump dín vào Putin ?

Báo chí Mỹ phát hiện trong cuộc vận động bầu cử tổng thống năm 2016, Trump đã ca tụng Putin rất nhiều lần, tôn vinh Putin lên hàng "đinh cao của trí tuệ loài người".

Hôm 7/9/2016 Trump nói rằng Putin kiểm soát mạnh mẽ đất nước và “trong hệ thống đó, ông ấy là một nhà lãnh đạo thực sự, vượt xa tổng thống của chúng ta”... Đối lại, Putin là nhà lãnh đạo quốc tế duy nhất đưa Trump lên mây, gọi Trump là một người "tài năng và đa sắc". Trump nói : "Người ta gọi tôi là một thiên tài và tôi phải khước từ họ ư ? Không, tôi sẽ không làm như vậy". Trump không biết đó chỉ là thổi ống đu đủ !

Tờ Guardian hỏi rằng “Trump muốn gì ở ông Putin ?”, rồi tờ này trả lời : “Đây là điều khó đoán”. Nhà sử học Francis Fukuyama từng viết trên tờ Financial Times : Không ai có thể biết rõ các tỷ phú Nga có liên quan đến bất động sản của Donald Trump hay không, càng không ai có thể rõ liệu ông Putin có trong tay "vũ khí bí mật" gì mà khiến tỷ phú bạo miệng Mỹ "chưa bao giờ buông một từ chỉ trích Putin". Ông cho biết lần gần nhất Trump tới Mạc tư khoa là tháng 11/2013, khi cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ được tổ chức tại đây. Nhưng nay đột nhiên Putin để cho các nhân vật liên hệ của Nga bật mí.

Ngày 12/7/2017, ông Aras Agalarov, một nhà tài phiệt Nga thân cận với Tổng thống Putin và là người giữ vai trò liên lạc giữa Trump và Putin, đã tiết lộ rằng vào tháng 11/2013, khi Mạc tư khoa chuẩn bị cho cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ ở Mạc tư khoa, Donald Trump đã ký một hợp đồng kinh doanh chính thức với ông ta để xây Trump Tower tại thủ đô Mạc tư khoa. Sau đó, Donald Trump đã giao cho con trai trưởng (Donald Trump Jr) giám sát dự án này.

Résultat de recherche d'images pour "Aras Agalarov and Donald Trump"

Nhà tài phiệt Nga Aras Agalarov và Donald Trump

Ông Robert Goldstone, một cựu ký giả và một nhà phát hành âm nhạc, rất quen thân với gia đình Donald Trump, cho biết Ivanka Trump đã bay đến Mạc tư khoa vào năm 2014 để gặp Emin Agalarov, con trai nhà tài phiệt Aras Agalarov, một ca sĩ nhạc pop và phó chủ tịch tập đoàn Crocus Group, để xác định địa điểm cho dự án.

Thế nhưng vào tháng 10/2016, khi đang tranh cử, Donald Trump đã phủ nhận việc ông có giao dịch kinh doanh ở Nga. Ông nói : "Tôi không liên quan gì đến Nga" !

Thât ra từ năm 2007 Trump đã mô tả "Nga là một trong những địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất thế giới" đồng thời hứa hẹn đế chế của ông "một lúc nào đó sẽ có măt tại Mạc tư khoa".

Theo ông Goldstone, dự án xây Trump Tower ở Mạc tư khoa chỉ bị đình chỉ sau khi các biện pháp trừng phạt Nga của Mỹ và Liên Âu (EU) được áp đặt vì Nga can thiệp ở Ukraine.

Như chúng tôi đã nói nhiều lần, khi làm ăn ở Nga, Trump đã đi đôi với tập đoàn tài phiệt dầu mỏ lớn nhất thế giới là ExxonMobil, vì thế khi lên làm tổng thống, Trump đã chọn ông Rex Tillerson, một cựu Giám đốc điều hành của ExxonMobil làm Bộ trưởng ngoại giao, mặc dầu ông này chẳng có một chút kinh nghiệm gì về chính trị và ngoại giao. Tập đoàn dầu khí ExxonMobil đã ký dự án đầu tư khai thác dầu mỏ với công ty Rosneft của Nga. Nhưng khi đang tiến hành khoan thăm dò tại giàn khoan West Alpha trên biển Kara của Nga và lập ống dẫn dầu khí từ Nga đến Âu Châu qua ngả Ukraine, Tổng thống Obama đã tạo ra biến cố Ukraine rồi ban hành lệnh cấm vận Nga, khiến việc đầu tư bất động sản của Trump và khai thác dầu mỏ của ExxonMobil bị đình chỉ. Nga và ExxonMobil liền tìm cách vận động đưa Trump lên làm tổng thống để lật lại thế cờ.

Nhưng Trump là một tên hữu dõng vô mưu nên đang làm hỏng cuộc. Thay vì vận động một con đường để khai thông, Trump chủ trương phá sập “di sản” của Obama bằng mọi giá để trả thù, gây nên những mâu thuẫn và đối kháng nghiêm trọng. Hiện nay, cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ đang hợp tác với nhau để ngăn chặn việc hủy bỏ cấm vận cho Nga và tách Trump dần ra khỏi Nga. Ngày 18/6/2017, Thượng Viện Mỹ đã thông qua nghị quyết tiếp tục cấm vận Nga với 98 phiếu thuận và 2 phiếu chống. Như vậy, Cộng Hòa và Dân Chủ đang hợp tác với nhau trong kế hoạch chận Trump làm ăn với Nga.

Putin tìm cách khai thông bế tắc

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã tiết lộ một số chi tiết thú vị liên quan tới cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin bên lề Hội nghị G20 tại Hamburg ở Đức ngày 7/7/2017. Đây là một cuộc họp bí mật gồm 6 người : Tổng thống Mỹ, Tổng thống Nga, Ngoại trưởng của hai bên và hai thông dịch viên.

Theo lịch trình ban đầu, cuộc hội đàm sẽ chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 30 phút.  Giới chức Mỹ bắt đầu tỏ ra “sốt ruột” khi thấy Tổng thống Putin và Tổng thống Trump không hề có ý định dừng cuộc hội đàm mặc dù hơn một tiếng đã trôi qua. Ông đã vài lần nhắc Tổng Thống về thời lượng của cuộc hội đàm, song mọi việc vẫn không chuyển biến như mong muốn. Trong tình huống đó, phía Mỹ đã “cầu viện” tới Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump, nhưng cách đó cũng không hiệu quả. Cuộc hội đàm đã kết thúc sau 2 giờ 16 phút.

Theo hãng tin Sputnik của Nga, hôm 7/7/2017 sau cuộc họp, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cùng với người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson đã thông báo kết quả cho báo chí biết. Ông Tillerson chỉ nói về sự “sốt ruột” của cuộc họp, còn ông Lavrov đọc bản kết quả cuộc họp. Theo ông, hai bên đã đạt được 4 điểm đồng thuận trong hàng loạt vấn đề được đem ra thảo luận. Đó là những điểm sau đây :

1. Một lệnh ngừng bắn ở phía Tây-Nam Syria sẽ có hiệu lực vào giữa trưa ngày 9/7/2017 (giờ Damascus).

2. Lập kênh truyền thông song phương giữa các đại diện của Nga và Mỹ nhằm thúc đẩy giải quyết xung đột ở Ukraine trong hòa bình dựa trên cơ sở thỏa thuận Minsk.

3. Hợp tác thành lập “Đơn vị Quản trị An Ninh Mạng” (Cyber Security Unit) (theo đề nghị của Tổng thống Trump).

4. Thực hiện các thủ tục cần thiết về việc bổ nhiệm tân đại sứ Mỹ tại Nga và tân đại sứ Nga tại Mỹ.

Theo các chuyên gia, trong 4 điểm “đồng thuận” nói trên chỉ có điểm 4 là thực hiện không có gì khó khăn. Các điểm 1 và 2 chỉ là chuyện cũ lặp lại. Điểm 3 về an ninh mạng, Ngoại trưởng Lavrov cho biết Tổng thống Trump đã chấp nhận các tuyên bố mà Tổng thống Putin đưa ra rằng Nga không hề can thiệp bầu cử Mỹ.

Được tin này, Quốc hội Mỹ, các cơ quan tình báo Mỹ và các cơ quan truyền thông đã phản đối mạnh mẽ vì cho rằng chính Nga đã dùng không gian mạng để phá hoại cuộc bầu cử Mỹ nên không thể hợp tác với Nga về lãnh vực này được. Một ngày sau đó, Donald Trump tuyên bố rút lui điểm đồng thuận này.

Trên đây chỉ là “diện”. Điểm chủ yếu trong cuộc họp mật nói trên là Putin muốn Trump phải thi hành những cam kết về việc bỏ cấm vận cho Nga mà Tướng Flynn đã đưa ra trong 5 lần diện đàm với Đại sứ Sergey Kislyak hôm 29/12/2017 : "Chúng tôi sẽ thực hiện các bước tiếp theo để giúp hồi sinh mối quan hệ Nga-Mỹ dựa trên các chính sách mà chính quyền của Trump sẽ theo đuổi”. Nhưng Trump thấy khó thực hiện được vì sẽ bị Quốc Hội ngăn chặn.

Cuộc họp riêng giữa Trump và Putin kéo dài trong 2 giờ vào tối 7/7/2017 đã làm nhiều viên chức Mỹ lo ngại vì không biết Trump đã cam kết những gì với Putin. Hôm 20/7/2017, Donald Trump đã ra lệnh cho cơ quan CIA ngưng hổ trở cho quân nổi dậy chống Chính phủ Assad vốn đã được thực hiện kể từ năm 2013. Toàn bộ quân đội Mỹ ở Syria sẽ rút khỏi tỉnh Al-Tanf và triển khai về vùng người Kurd ở tỉnh Hasakak. Một viên chức Mỹ nói rằng quyết định mới là "tín hiệu gởi tới ông Putin rằng chính quyền muốn cải thiện quan hệ với Nga".

Theo báo Izvestia của Nga, chính quyền Nga đã “thất vọng” về cuộc gặp giữa Tổng thống Vladimir Putin với Tổng thống Donald Trump bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua, vì không thể giải quyết được mâu thuẫn trong câu chuyện ngoại giao nói trên.

Vụ Trump ra lệnh rút quân Mỹ ra khỏi Syria cho thấy việc sử dụng Vòng Kim Cô của Trump bắt đầu có hiệu quả. Nếu Trump không thi hành được các cam kết căn bản, Putin đành phải sử dụng Vòng Kim Cô để dồn Trump vào cái thế phải có giải pháp có lợi cho Nga.

Vòng Kim Cô oái oăm của Putin

Bà luật sư Natalia Veselnitskaya cho biết trong cuôc họp vào tháng 6/2016 còn có mặt của hai người khác là con rể của Trump là Jared Kushner và cố vấn hàng đầu Paul Manafort, nhưng Kushner rời phòng chỉ sau vài phút, còn ông Manafort chỉ nói điện thoại (giả vờ). Con trai trưởng của Trump cũng khai tương tự như thế và nói không có tài liệu nào được cung cấp cả. Nhưng các tài liệu được phổ biến sau đó cho thấy đó chỉ là một phần của sự thật !

Rob Goldstone cho biết ông đã gởi email cho con trai trưởng của ông Trump vào tháng 6/2016 và đề nghị chuyển giao những thông tin bất lợi về bà Hillary Clinton cho anh ta. Email viết : “Các tài liệu này rất hữu ích cho cha của ông. Nó chứng tỏ sự ủng hộ của chính phủ Nga đối với ông Donald Trump”. Vài phút sau đó, Donald Trump Jr trả lời : “Nếu những gì ông nói là sự thật thì tôi rất thích”. Trong một email vào ngày 3 tháng 6, Goldstone nói với Trump Jr : “Công tố viên hàng đầu của Nga... đề nghị cung cấp cho chiến dịch Trump một số tài liệu và thông tin chính thức có thể cho thấy hành vi sai trái của Hillary và những giao dịch của bà ta với Nga và sẽ rất có ích cho cha của ông”. 

Vài ngày sau đó, Goldstone cho biết bà Veselnitskaya là “luật sư chính phủ Nga” đang bay từ Mạc tư khoa  qua Mỹ để gặp gỡ Trump Jr. Cuộc gặp đã diễn ra ngày 9/6/2017 tại Trump Tower. Có tất cả 8 người tham dự cuộc họp. Người sau cùng mới được phát hiện là Ike Kaveladze, Phó Chủ tịch Tập doàn Crocus, một công ty bất động sản.

Résultat de recherche d'images pour "Rinat Akhmetshin"

Điệp viên Nga Rinat Akhmetshin

Rinat Akhmetshin, một cựu sĩ quan tình báo Nga cũng lên tiếng xác nhận ông có tham dự cuộc gặp đó. Ông nói với Washington Post rằng ông đi cùng bà Veselnitskaya tới cuộc gặp ở Trump Tower sau khi gặp nữ luật sư này trong một bữa ăn trưa. Ông đã di cư sang Mỹ từ 2009 và hiện mang hai quốc tịch vừa Nga vừa Mỹ. Ông đăng ký hoạt động vận động hành lang tại Mỹ. Ông nói với hãng tin AP rằng ông từng phục vụ trong một đơn vị quân đội Liên Xô thuộc cơ quan phản gián, nhưng ông chưa từng chính thức được đào tạo làm điệp viên.

Sau đi đọc “niệm chú” Vòng Kim Cô nói trên, Putin đã gởi đến Donald Trump một thông điệp nói rõ yêu cầu trước tiên của Nga. Hôm 11/7/2017, Ngoại trưởng Lavrov của Nga tuyên bố Nga đang cân nhắc các biện pháp trả đũa việc Mỹ tiến hành trục xuất các nhà ngoại giao Nga tại Mỹ và thu giữ tài sản của Nga tại Mỹ năm 2016, và cho rằng đó là một việc làm “xúc phạm”. Ông yêu cầu Trump trả lại các các trụ sở ngoại giao của Nga đã bị Mỹ tịch thu. Ông nói : “Nếu điều này không xảy ra, dĩ nhiên chúng tôi sẽ có hành động đáp trả”.

Những chuyện gì sẽ đến tiếp ?

Trên đây mới chỉ là Vòng Kim Cô số 1 được Putin đưa ra để thúc ép Trump thi hành những cam kết ngày 29/12/2016. Putin thừa biết Trump khó làm được chuyện đó vì Quốc Hội Mỹ sẽ không để cho Trump làm. Trong trường họp đó, Putin có thể sẽ đưa ra những Vòng Kim Cô tiếp theo để thúc đẩy Quốc Hội Mỹ có biện pháp hạ Trump xuống và sử dụng một người có hiểu biết về chính trị và ngoại giao để ổn định chính sách của Mỹ và thế giới. Putin có thể tin rằng thương lượng với một người có hiểu biết dễ dàng hơn nói chuyện với một tên ù ù cạc cạc, tính khi bất thường và đang bị chống đối từ mọi phía như Donald Trump.

Lá bài Trump hết xài được rồi và Putin đang tính lá bài khác ?

Ngày 20/7/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn
mercredi, 17 mai 2017 22:48

Vladimir Putin thắng lớn

Ông Vladimir Putin đang hài lòng. Không phải vì ông mới được nghe gián điệp Nga báo cáo về nguồn gốc của tin mật mà Tổng Thống Mỹ Donald Trump mới nói cho ngoại trưởng Nga tuần trước. Ðó là chuyện nhỏ, ông có thể đem làm quà cho Iran và chính quyền Syria. Ðiều khiến ông Putin hài lòng nhất là tình trạng lộn xộn, lung tung đang diễn ra tại thủ đô Washington nước Mỹ. Chính quyền một nước với thể chế dân chủ tự do lâu đời nhất thế giới hầu như không còn lo việc "trị quốc" nữa, trong khi Quốc Hội và tổng thống chỉ lo hết vụ cách chức này này tới những chuyện "rò rỉ" tin mật khác !

putin1

Ông Vladimir Putin đang hài lòng.

Ông Putin có lo lắng về kết quả các vụ điều tra chuyện chính phủ Nga can thiệp vào nội tình chính trị Mỹ hay không ? Chắc là không. Ông vẫn coi Mỹ là đối thủ trong một cuộc chiến tranh lạnh mới. Trong chiến tranh thì mỗi bên có thể làm bất cứ cái gì để phá phe địch, tại sao phải lo chuyện người Mỹ biết Nga đang phá họ ?

Năm ngoái, các cơ quan tình báo Mỹ đã xác nhận Ðiện Kremlin can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống bằng cách tấn công, ăn trộm các emails, rồi công bố. Mục tiêu của ông Putin có thể là ủng hộ ông Trump, vì ông Putin thâm thù bà Clinton, người khen ngợi phe đối lập của ông. Nhưng ông không nhất thiết cần giúp ai thắng cử.

Putin nhìn xa hơn nhiều. Ông muốn loài người hết tin tưởng vào thể chế tự do dân chủ, đặc biệt là dân chủ kiểu Mỹ.

Thế giới đang quan sát cảnh ông tổng thống Mỹ sa thải giám đốc FBI một cách tàn nhẫn, để cho ông James Comey đang nói chuyện với nhân viên của mình thì ngẩn người, nghe tin mình mất chức rồi ! Và cả tuần sau vẫn chưa có ai kế nhiệm, chứng tỏ ông tổng thống quyết định trong một cơn bốc đồng. Các cộng sự viên của ông Trump giải thích rằng tổng thống cất chức Comey theo lá thư đề nghị của ông thứ trưởng Bộ Tư Pháp, làm ông Rosenstein phải lên tiếng đính chính : Tôi không đề nghị cách chức ai cả ! Chưa hết, ngay sau đó, chính ông Trump lại xác nhận mình đã tính bãi nhiệm ông Comey từ lâu, không cần ông Rosenstein đề nghị ! Trong vụ ông Trump "tặng không" tin tức tình báo cho Nga cũng vậy. Bộ tham mưu Tòa Bạch Ốc sốt sắng cải chính những điều báo chí đăng tải, kết tội đó là không có thật (false). Ngay sau đó, Tổng Thống Donald Trump lại "tuýt", nói ngược lại. Chưa có chính quyền nào ở Mỹ có cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược, bát nháo đến như vậy.

Trong khi Quốc Hội và hành pháp lo đối phó với những vụ cách chức Comey và tin tình báo tặng Nga, thì dân Mỹ không biết tương lai các dự án lớn của Tổng Thống Donald Trump sẽ đi về đâu. Dự luật thay đổi hệ thống bảo hiểm y tế còn đang chờ Thượng Viện đem ra bàn, không biết bao giờ bàn và sẽ bị thay đổi ra sao. Các dự án khác cũng đang chờ : Dự luật cải tổ thuế vụ (khi ông Trump tuyên bố sắp đưa ra thì bộ tham mưu của ông còn chưa chuẩn bị) ; dự án xây bức tường biên giới Mexico ; chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở khắp nước Mỹ, vân vân. Chính phủ Mỹ, từ hành pháp đến lập pháp, không có thời giờ lo những dự án thuộc loại "trị quốc" này. Họ đang mải lo các chuyện "lặt vặt" khác. Dân chúng Mỹ suốt ngày chỉ nghe các cuộc bàn luận coi ông tổng thống mình làm ăn ra sao ! Ông dành nhiều thời giờ lo cho hình ảnh và uy tín của mình ! Một nhà bình luận bảo thủ, David Brooks, cũng phải nghĩ rằng ông Trump chưa "trưởng thành", viết : Khi thế giới do một đứa trẻ dẫn dắt ! (When the World Is Led by a Child).

Ông Vladimir Putin có thể ăn mừng trước cảnh hệ thống chính trị nước Mỹ gần như ngưng chạy vì cá tính của ông tổng thống ! Và chính Putin là người gieo rắc các hạt giống gây ra cảnh tượng này ! Mục tiêu là gây cảnh hỗn độn trong chính trường Hoa Kỳ. Ông đã đạt được ! Và ông có tốn kém gì không ? Chỉ cần một nhóm chuyên viên ăn trộm email, loại người đó đầy rẫy khắp thế giới, chi phí không mất bao nhiêu !

Thắng lợi lớn của ông Putin không phải là cảnh hỗn độn đó. Ðiều ông nhắm tới, và đã thành công một phần, là làm cho dân Mỹ mất tin tưởng vào các định chế dân chủ của nước họ, đã được xây dựng hơn 200 năm.

Chế độ dân chủ được xây dựng trên những định chế, như quyền tư pháp độc lập, báo chí tự do. Ông Trump đã lên tiếng đả kích các vị thẩm phán vì nghi ngờ họ thiên vị. Ông nghi ngờ ông quan tòa xử vụ sinh viên kiện đại học mang tên Trump lừa đảo để đòi lại tiền, nói rằng ông tòa này là người gốc Mexico, không đáng tin là công bằng. Ông Trump công kích, hạ thấp giá trị các vị quan tòa đã bác bỏ những nghị định cấm dân một số nước Hồi Giáo nhập cảnh, vì trái với Hiến Pháp. Nhưng sau đó ông không dám kháng án vì biết rằng lên tòa trên mình sẽ thua. Ông cũng đả kích hầu hết các báo, đài không thuộc "phe ta", coi tất cả những ai nói ngược ông đều loan tin bịa đặt ! Cả thế giới phải ngạc nhiên tại sao ông tổng thống Mỹ lại công khai chỉ trích từ các quan tòa cho tới những tờ báo, đài truyền hình lớn nhất ! Tóm lại, ông Trump đã phá niềm tin vào hai cột trụ của chế độ dân chủ tự do, là quyền tư pháp độc lập và báo chí tự do.

Trong hành động. Ông Trump còn chứng tỏ ông không lường trước được các phản ứng về những quyết định của mình. Ông Trump cách chức ông James Comey trong lúc FBI đang điều tra những người cộng sự của ông Trump có quan hệ với Nga ra sao. Bây giờ lại có tin ông Trump từng yêu cầu ông Comey bỏ qua đừng tiếp tục điều tra vụ Michael Flynn, một cố vấn anh ninh Tòa Bạch Ốc đã bị cất chức đã khai man với Quốc Hội, nói dối cả phó tổng thống về quan hệ của mình với đại sứ Nga. Chắc chắn Tòa Bạch Ốc sẽ cải chính tin này, nhưng bây giờ ai còn tin tưởng họ nữa ?

Tất cả các chuyện lộn xộn trên bắt nguồn từ chiến dịch ông Putin phát động : Cho gián điệp ăn cắp các thư email trong nội bộ đảng Dân Chủ rồi tung ra cho công chúng đọc. Nhân viên tình báo của ông Putin cũng làm y hệt như vậy trong cuộc bầu cử ở Pháp vừa qua, và ở các nước Âu Châu khác.

Nếu không có vụ ăn cắp tin mật này thì không có chuyện ông James Comey phải lo điều tra. Không có vụ điều tra đó thì chắc ông Comay vẫn còn đảm nhiệm coi FBI, bảy năm nữa mới chấm dứt. Và vì vụ điều tra liên hệ với Nga này cho nên việc bổ nhiệm người kế vị ông Comey thành khó khăn. Quốc Hội và cả nước Mỹ muốn thấy một giám đốc FBI mới hoàn toàn độc lập, không thề thốt trung thành với ông tổng thống, tiếp tục cuộc điều tra. Trong khi đó ông tổng thống biết rằng bất cứ ai giữ tinh thần độc lập cũng sẽ gây thêm phiền nhiễu cho mình !

Nếu ông Comey còn ngồi đó, thì có thể trong sáu tháng, một năm, ông ta có thể công bố kết quả cuộc điều tra, cho thấy các cộng sự viên của ông Trump có liên lạc, có trò chuyện với người Nga nhưng không gây tai hại nào cho nước Mỹ cả ! Bây giờ, người kế vị ông sẽ phải kéo cuộc điều tra lâu dài hơn, đến năm tới khi dân Mỹ đi bầu chưa chắc đã xong ! Vì ông giám đốc FBI mới sẽ bị áp lực phải chứng tỏ mình không thiên vị và không lơ là, không quá dễ dãi !

Ông Putin đang hài lòng trước cảnh thành công bất ngờ ngoài dự liệu của mình. Khi bắt đầu chiến dịch phá rối bằng máy điện toán, ông không cần phải giúp ông Trump đắc cử. Ông chắc muốn có một chính phủ Mỹ ngưng cấm vận Nga và công nhận việc chiếm đóng Crimea, nhưng chưa chắc ông Trump sẽ làm ; mà không được cũng chẳng sao. Ông cũng không cần nhờ Mỹ ủng hộ Nga tại Syria, mà nước Nga đang nắm thế mạnh. Ðằng nào Nga với cũng là thù địch và sẽ còn đối đầu hàng trăm năm nữa cũng được !

Nhưng ông Putin rất vui, vì chiến dịch quậy phá của gián điệp tin học đã thành công "vượt chỉ tiêu !" Họ đã làm cho nước Mỹ điên đảo vì những chuyện không đâu vào đâu. Bộ máy tuyên truyền của ông Putin sẽ rêu rao rằng một chế độ dân chủ cũng thối nát không khác gì người ta ! Kết quả đó còn quý giá hơn chuyện người Mỹ bầu một vị tổng thống thán phục Putin hoặc thi hành những chính sách thân Nga !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 16/05/2017

Published in Diễn đàn