Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam chối những vụ tra tấn và chết người trong đồn công an (Người Việt, 16/11/2018)

Hôm 16 tháng Mười Một, giới hoạt động bất bình thái độ của phái đoàn cộng sản Việt Nam do Thượng Tướng Lê Quý Vương dẫn đầu khi phủ nhận mọi cáo buộc về tra tấn cũng như về những cái chết trong đồn công an.

nq1

Phái đoàn Việt Nam tại buổi kiểm điểm Công ước Liên Hợp Quốc chống tra tấn. (Hình : Facebook Nguyen Dinh Thang)

Tại phiên điều trần hai ngày trước Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hợp Quốc, người ta thấy các thành viên Ủy Ban tỏ vẻ không đồng tình với câu trả lời từ phía phái đoàn Hà Nội.

Sau cuộc điều trần này, Ủy ban sẽ công bố bản "Quan sát kết luận" để đánh giá toàn bộ việc thực thi từng điều khoản theo Công ước chống tra tấn mà Việt Nam tham gia ký kết. Văn bản cũng đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam về vấn đề này.

Đáng lưu ý, các báo Việt Nam gần như không tường thuật về phiên điều trần, ngoại trừ một bản tin do Thông Tấn Xã Việt Nam phát đi khẳng định : "Báo cáo của phái đoàn Việt Nam thể hiện sự nghiêm túc và sẵn sàng chia sẻ, học hỏi cũng như quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện các cam kết về nhân quyền nói chung và chống tra tấn nói riêng".

Trong khi đó, theo dõi sự kiện này được truyền hình trực tiếp qua mạng xã hội, giới quan sát thấy phái đoàn của ông Lê Quý Vương phải chật vật chống đỡ trước các câu hỏi về tình trạng tra tấn tàn bạo và những cái chết đáng nghi ngờ trong đồn công an. Các thành viên Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hợp Quốc xoáy vào chi tiết các vụ chết trong đồn công an ở Việt Nam có được điều tra bởi một nhóm công tác độc lập hay không, những kẻ vi phạm có bị truy tố theo đúng tội danh [tra tấn] hay không…

Phái đoàn Hà Nội cũng liên tiếp bị chất vấn về tình trạng công an đàn áp những người biểu tình ôn hòa chống Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng hồi tháng Sáu, 2018, cũng như vụ công an Cần Thơ bị cáo buộc bắt giữ, hành hung đạo diễn Đặng Quốc Việt xảy ra vài ngày trước phiên điều trần…

Các câu hỏi của Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hợp Quốc căn cứ vào các bản báo cáo cập nhật tình hình nhân quyền Việt Nam của các tổ chức xã hội dân sự.

Theo Facebooker nhà quan sát Phạm Lê Vương Các, điều mỉa mai là Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hợp Quốc vừa nêu quan ngại dứt lời thì một sự việc ngay lập tức xảy ra tại Việt Nam : Nhà hoạt động Nguyễn Văn Đức Độ, người đang thọ án 11 năm tù giam về tội "hoạt động lật đổ chính quyền", vừa bị 3 người tù hình sự giam cùng phòng tại nhà tù Chí Hòa "đánh bất tỉnh với nhiều vết thương gây nguy hiểm đến tính mạng", theo tin từ gia đình ông Độ.

Ông Các bình luận trên trang cá nhân : "Tình trạng cán bộ trại giam ‘ngại’ đụng chạm đến thân thể của các tù nhân chính trị, nhưng họ hay sử dụng đến các tù nhân hình sự để thực hiện hành động này là vấn đề khá phổ biến tại nhiều nơi giam giữ ở Việt Nam. Nhưng luật hình sự hiện hành thì lại không xử lý được hành vi này của cán bộ trại giam".

"Câu chuyện này minh chứng cho việc, dù Việt Nam đã báo cáo số vụ xử lý tra tấn chỉ đếm trên đầu ngón tay như là để chứng minh cho thành tích chống tra tấn của mình, nhưng Ủy ban Chống tra tấn lại đánh giá tình trạng tra tấn tại Việt Nam hiện nay là phổ biến, và đang lan tràn", ông Các viết. (T.K.)

***************

Đánh chết người, 2 công an bị bắt (Người Việt, 16/11/2018)

Điều tra cái chết của một nghi can cướp điện thoại di động, cơ quan hữu trách xác định, hai công an Trại tạm giam Công an quận 11 đã "dùng nhục hình" đánh chết người.

nq2

Ông Châu Dung Thành trước khi bị hai công an Trại tạm giam Công an quận 11, đánh chết. (Hình : Sài Gòn Giải Phóng)

Theo báo Người Lao Động, ngày 16 tháng Mười Một, Cơ quan Điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã bắt khẩn cấp Trung úy Nguyễn Đình Nhơn (27 tuổi) và Thiếu úy Phùng Trần Hoàng (25 tuổi), cùng thuộc Công an quận 11, thành phố Sài Gòn, để điều tra tội "dùng nhục hình".

Sau khi điều tra việc ông Châu Dung Thành (35 tuổi, ngụ quận 11), nghi can "cướp giật tài sản" bị chết trong Trại tạm giam Công an quận 11, chỉ sau 12 tiếng bị bắt, Cơ quan Điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phía Nam đã xác định đủ chứng cứ cho thấy hai ông Nhơn và Hoàng đã dùng nhục hình với ông Thành nên bắt giữ khẩn cấp.

Truyền thông Việt Nam nhắc lại vụ này xảy ra vào trưa ngày 17 tháng Mười, 2018. Khi đó ông Thành chạy xe máy, giật điện thoại của một người chạy xe ôm Grab đang đón khách. Nạn nhân tri hô rồi cùng người dân và đội tuần tra của Công an quận 11 truy bắt. Khi đến trước tiệm game bắn cá trên đường Tuệ Tĩnh, quận 11, ông Thành lao vào trong cố thủ và dọa tự tử.

Báo VnExpress cho hay, sau khoảng 3 giờ nhờ gia đình thuyết phục, công an mới bắt được ông Thành đưa về trụ sở Công an phường 13 (quận 11) để lấy lời khai. Tại đây, ông Thành "có biểu hiện thiếu hợp tác, đánh chửi lực lượng chức năng".

Đến 4 giờ sáng ngày 18 tháng Mười, ông Thành kêu bị bệnh và yêu cầu được đưa đi cấp cứu nhưng chết ngay tại bệnh viện. Kết quả giám định pháp y xác định, ông Thành tử vong do "phù phổi".

Trong khi đó, gia đình nạn nhân khẳng định, buổi sáng hôm trước khi bị bắt ông Thành vẫn khoẻ mạnh. Khi giảo nghiệm tử thi thì phát hiện cơ thể ông Thành có nhiều viết thương, tím tái và gãy 3 xương sườn.

Bà Châu Tuyết Minh, chị gái của nạn nhân cho hay, lúc gia đình lên nhận xác ông Thành về để mai táng còn bị công an làm khó, yêu cầu gia đình phải ký giấy biên bản không thưa kiện mới cho mang xác về.

Gia đình cho biết thêm, trong lúc đám tang đang diễn ra, công an hình sự còn theo dõi suốt mấy ngày trời và theo lên tới tận lò thiêu Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân mới thôi.

Ông Châu Dung Thành bị công an "dùng nhục hình" chết ngày 18 tháng Mười. Hôm 16 tháng 11, Thượng Tướng Lê Quý Vương dẫn đầu phái đoàn cộng sản Việt Nam đã chối bay chối biến tại phiên điều trần hai ngày trước Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hợp Quốc, rằng không hề có tra tấn và đánh chết người trong đồn công an. (Tr.N)

***************

Bắt hai công an dùng nhục hình (RFA, 16/11/2018)

Hai công an quận 11 - Thành phố Hồ Chí Minh vừa bị bắt khẩn cấp với cáo buộc "Dùng nhục hình". Cả hai đều không nêu danh tính được cho là có liên quan đến cái chết của anh Châu Dung Thành sau 12 tiếng bị bắt.

nq3

Anh Châu Dung Thành trước và sau khi bị bắt - Courtesy PLO, Facebook

Truyền thông trong nước hôm 16 tháng 11 nhắc lại vụ việc xảy ra vào ngày 17/10. Khi đó anh Châu Dung Thành được mô tả là chạy xe máy, giật điện thoại của một người lái xe ôm công nghệ đang đón khách.

Nạn nhân tri hô dẫn đến việc người dân và đội tuần tra của Công an quận 11 truy bắt kẻ giật điện thoại. Khi đến trước tiệm game bắn cá trên đường Tuệ Tĩnh, Châu Dung Thành lao vào trong cố thủ, dọa tự tử.

Đến khoảng 4 giờ sáng 18/10, công an cho biết anh Thành nói bị bệnh và yêu cầu được đưa đi cấp cứu nhưng tử vong ngay tại bệnh viện vì "phù phổi cấp".

Tuy nhiên Facebook Châu Tuyết Minh được cho là chị của nạn nhân đăng tải hình ảnh kèm lời tố cáo trên mạng xã hội, cho rằng em bà hoàn toàn khỏe mạnh trước khi bị bắt giữ và khi khám nghiệm tử thi cơ thể có nhiều viết thương, tím tái và gãy 3 xương sườn.

Bà này còn cho hay lúc gia đình lên nhận xác về mai táng còn bị công an làm khó, yêu cầu gia đình phải ký giấy biên bản không thưa kiện mới cho mang xác về mai táng.

Gia đình cho biết thêm trong lúc đám tang đang diễn ra cảnh sát hình sự còn theo dõi suốt mấy ngày trời và theo lên tới lò thiêu Bình Hưng Hòa mới thôi.

Đài Á Châu Tự Do chưa liên hệ được với gia đình để xác nhận vụ việc.

Vụ bắt giữ 2 công an diễn ra sau khi Việt Nam vừa điều trần trước Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc tại Thụy Sĩ.

Trong 10 tháng đầu năm, đã có ít nhất 10 trường hợp tử vong sau khi bị công an bắt giữ mà lý do được nêu ra thường là "tự tử".

Cũng tin liên quan đến hành xử của công an, vào ngày 16 tháng 11, lãnh đạo Ủy ban nhân dân Phường Tân Phú, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng với truyền thông về video clip trong đó một thiếu tá công an phường thách thức người dân khi làm công vụ.

Bà Vũ thị Thu Hà, Chủ tịch Phường Tân Phú xác nhận với báo giới vào ngày 16 tháng 11 rằng vụ việc xảy ra vào sáng ngày 14 tháng 11 và lãnh đạo Phường có nhắc nhở đối với công an.

Lời thách thức của vị thiếu tá công an cụ thể là ‘thích thì cởi đồ, chọn thời gian địa điểm’ được lãnh đạo Phường này giải thích vì do kích động trong lúc làm nhiệm vụ.

Sau đó vào tối ngày 15 tháng 11, video clip với hình ảnh và lới thách thức của công an như vừa nêu bị công khai trên mạng xã hội Facebook.

Gần đây, một số video clip về hành xử của công an bị đưa lên mạng xã hội và cơ quan chức năng phải có lời đính chính như vụ mới nhất là một công an té ngã khi làm việc với người dân mà theo nhận định từ video clip thì đó là ‘cú ngã nghiệp vụ’ nhằm làm cớ để bắt người.

https://youtu.be/KjPwm2rGKTs

*******************

Tù nhân chính trị Nguyễn Văn Đức Độ bị tù hình sự đánh trong tù (RFA, 16/11/2018)

Thân nhân của tù chính trị Nguyễn Văn Đức Độ cho biết anh này bị ba tù hình sự giam chung phòng đánh vào ngày 15 tháng 10 và đến nay vẫn phải điều trị.

nq4

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Đức Độ - Courtesy FB Nguyễn Độ

Anh Nguyễn Văn Đức Ấn, anh trai của tù chính trị Nguyễn Văn Đức Độ vào chiều ngày 16 tháng 11 cho Đài Á Châu Tự Do biết thông tin như sau :

"Vào ngày 15 tháng 11 tôi và một người em nữa đến trại giam Chí Hòa để thăm Nguyễn Văn Đức Độ. Em tôi cho biết từ sau ngày xử sơ thẩm là 5 tháng 10 ba tù hình sự giam chung phòng ngày nào cũng gây sự, khủng bố tinh thần Độ. Vào ngày 15 tháng 10 ba tù hình sự giam chung phòng đó lại gây sự và ra tay đánh khiến Độ phải đạp cửa kêu cứu. Phó giám thị trại có vào làm việc ; Độ yêu cầu chuyển phòng giam ; nhưng không được đáp ứng và khi cán bộ rời đi và khóa cửa thì ba tù hình sự đánh Độ đến ngất xỉu.

Độ phải được điều trị từ đó đến ngày 15 tháng 11 khi gia đình đến thăm".

Anh Nguyễn Văn Đức Độ bị tuyên án 11 năm tù và 3 năm quản chế trong vụ án cùng với ông Lưu Văn Vịnh theo cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’. Ba người khác cũng bị xử trong vụ này là ông Phan Trung, Từ Công Nghĩa, Nguyễn Quốc Hoàn.

***************

Quốc hội Châu Âu lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam (RFA, 15/11/2018)

Hôm 13/11, Quốc Hội Châu Âu đã ra nghị quyết lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tiếp diễn tại Việt Nam, và kêu gọi chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho những người bất đồng chính kiến.

nq5

Điều trần tại Nghị viện Châu Âu về EVFTA giữa EU và Việt Nam ở Brussels, Bỉ hôm 10/10/2018 - RFA

Nghị quyết nói rằng giới chức Việt Nam tiếp tục bỏ tù, sách nhiễu, đe dọa các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo, bloggers và các luật sư nhân quyền, trong khi những người bảo vệ nhân quyền phải đối mặt với các án tù nhiều năm.

Những cái tên nổi bật được đưa ra trong nghị quyết bao gồm nhà báo tự do Nguyễn Văn Hóa, nhà hoạt động môi trường Hoàng Đức Bình, Lê Đình Lượng, Nguyễn Nam Phong, và các thành viên của Hội Anh Em Dân chủ, là những người đang phải chịu án tù nhiều năm.

Nghị quyết cũng lên án Bộ Luật Hình sự mới, luật An ninh mạng và luật Tín ngưỡng Tôn giáo vì cho rằng những luật này đang giới hạn các quyền tự do căn bản của con người.

Quốc hội Châu Âu kêu gọi chính phủ Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền và EU phải chú trọng đến tình hình nhân quyền Việt Nam khi xem xét thông qua Hiệp định Tự do Thương mại (EVFTA).

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) hôm 15/11 đã có thông cáo viết rằng Hà Nội đã nhầm lẫn khi nghĩ rằng EU sẽ cho qua vấn đề nhân quyền với Việt Nam khi thảo luận hiệp định tự do thương mại. Human Rights Watch kêu gọi Ủy ban Châu Âu nên tiếp tục có đường lối cứng rắn với Việt Nam về vấn đề nhân quyền.

Theo thống kê của Dự án 88, hiện có khoảng 160 nhà hoạt động đang phải thụ án tù tại Việt Nam.

**************

EU : Nhân quyền Việt Nam tiếp tục tệ hại (VOA, 16/11/2018)

Nghị vin Châu Âu lên án h sơ nhân quyền Vit Nam tiếp tc t hi, kêu gi Hà Ni tr t do cho tt c các tù nhân chính tr và khuyến ngh các nước Châu Âu tăng cường gây sc ép đ Vit Nam ci thin h sơ nhân quyn.

nq6

Lê Đình Lượng là mt trong nhng tù nhân mà EU kêu gi Vit Nam phóng thích

Nghị vin Châu Âu đưa ra yêu cu này trong ngh quyết 2018/2925(RSP) ra ngày 15/11 về Vit Nam, đc bit là tình hình các tù nhân chính tr.

Nghị quyết này lên án ‘tình trng vi phm nhân quyn đang tiếp din’ trong đó có vic kết án, đe da, theo dõi, sách nhiu, hành hung và xét x không công bng nhm vào các nhà hot đng chính trị, nhà báo, blogger, nhng người bt đng chính kiến và bo v nhân quyn.

Nghị vin Châu Âu cũng lên án các đo lut ca Vit Nam mà h cho là ‘cn tr quyn con người và quyn t do cơ bn’, trong đó h nêu các đo lut như B lut Hình s, lut An ninh mạng và Lut Tín ngưỡng Tôn giáo.

Từ đó, cơ quan này đưa ra mt s li kêu gi đi vi chính quyn Hà Ni, trong đó có phóng thích tt c các tù nhân chính tr ‘ngay lp tc và vô điu kin’. Trong danh sách được Ngh vin Châu Âu yêu cu tr t do có các nhà hoạt đng Hoàng Đc Bình, Nguyn Nam Phong, Nguyn Trung Trc và Lê Đình Lượng.

Ngoài ra, nghị quyết này cũng yêu cu Vit Nam ‘hy b hoc sa đi tt c các điu lut mang tính đàn áp’ và ‘đm bo rng mi quy đnh pháp lut phi phù hp vi tiêu chuẩn và nghĩa v quc tế v nhân quyn’. Ngh quyết còn kêu gi Vit Nam xây dng lut biu tình.

Đối vi các nhà hot đng nhân quyn, Ngh vin Châu Âu yêu cu Vit Nam chm dt mi hành vi cn tr và sách nhiu trong khi đi vi nhng người đang b giam gi, cơ quan này yêu cu phi đi x vi h phù hp vi tiêu chun quc tế, đm bo h không b tra tn và ngược đãi và được quyn tiếp xúc vi lut sư.

Về phía các nước thành viên EU, Ngh vin Châu Âu kêu gi tăng cường gây sc ép đ đt được nhng cải thin c th v nhân quyn Vit Nam, bao gm đt đánh giá đnh kỳ toàn cu ph quát (UPR) sp ti ca Vit Nam ti Hi đng Nhân quyn Liên hip Quc.

Nghị vin Châu Âu lp li li kêu gi cm bán cũng như nâng cp, bo trì cho Vit Nam tt c các dạng thiết b an ninh có th hoc đã được s dng đ đàn áp ni b, trong đó có c k thut giám sát trên mng.

quan này cho rng cam kết ci thin tôn trng nhân quyn và các quyn t do cơ bn ‘là mt mu cht’ ca quan h song phương gia Vit Nam và EU và có liên quan đến vic thông qua Hip đnh Thương mi T do EU – Vit Nam (EVFTA) cũng như Hip đnh Đi tác và Hp tác EU – Vit Nam (PCA).

********************

Chính phủ Việt Nam trấn áp người tham gia biểu tình trong tháng Sáu (VNTB, 16/11/2018)

Tuyên bố của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch BPSOS, trước Ủy ban Chống tra tấn của LiênHợp quốc.

nq7

15 người ở Đồng Nai bị kết án từ 8 đến 18 tháng tù vì tham gia biểu tình chống dự luật gây tranh cãi. Ảnh : TTXVN.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng thay mặt các tổ chức sau đây trong tuyên bố này :

* Boat PeopleSOS (BPSOS)

* Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD)

* Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam (Vietnam Women for Human Rights- VNWHR)

* Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (Independent Journalists Association of Vietnam- IJAVN)

* Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam (Former Vietnamese Prisoners of Conscience- FVPOC)

* Hội Bầu bí Tương thân

Trái ngược với tuyên bố của Chínhphủ Việt Nam trong báo cáo quốc gia thực hiện Công ước về Chống Tra tấn của Liên Hợp quốc (UNCAT),cán bộ công quyền thường xuyên thực hiện các hành vi tra tấn cũng như đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục mà không bị trừng phạt. Một ví dụ minh hoạ là việc lực lượng an ninh Việt Nam đã thực hiện việc đàn áp một cách khốc liệt nhằm vào người tham gia biểu tình ôn hòa trong đợt biểu tình ở nhiều địa phương trong tháng 6 năm 2018 để phản đối hai dự án luật An ninh mạng và Đặc khu Kinh tế.

Chính phủ Việt Nam đã không thể đưamột số điều khoản của UNCAT vào luật quốc gia vì chính quyền Việt Nam đã không tuânthủ các điều khoản này trong thực tế.

Chính phủ ViệtNam đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh để đàn áp khốc liệt đối với người tham gia tuần hành ôn hòa trong các cuộc biểu tình được tiến hành vào tháng Sáu năm nay nhằm phản đối hai dự thảo luật An ninh mạng và Đặc khu Kinh tế. Lực lượng an ninh vi phạm Điều 137 và 373 của Bộ luật Hình sự, những điều khoản cấm việc cố ý gây hại sức khoẻ cho người khác và tra tấn.

Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam thành lập một cơ quan giám sát độc lập ở cấp quốc gia để giám sát việc thực hiện UNCAT, nhận báo cáo từ công dân Việt Nam và công dân nước ngoài- những người đã bị tra tấn, đảm bảo điều tra tất cả các tố cáo vi phạm, thông tin và giáo dục công chúng về UNCAT, và tư vấn cho Chính phủ về các biện pháp cải tiến.

Chúng tôi cũng kêu gọi Chính phủ Việt Nam tiến hành điều tra ngay lập tức tất cả các vụ tra tấn và hành vi bạo lực thực hiện bởi các quan chức nhà nước trong cuộc đàn áp tháng Sáu ; truy tố và trừng phạt những kẻ thực hiện tra tấn hoặc các hành vi khác đối xử tàn ác, vô nhân đạo hay hạ nhục ; và đền bù một cách kịp thời, công bằng và hiệu quả cho tất cả các nạn nhân của những tội phạm đó.

2. Dựa trên thống kê từ báo cáo của Chính phủ Việt Nam, thì hoặc là việc tra tấn đã gia tăng sau khi Việt Nam phê chuẩn UNCAT, hoặc Việt Nam đã bỏ qua nhiều vụ tra tấn.

Đã có ít nhất 21 vụviệc liên quan đến tra tấn trong trại giam của cảnh sát liên quan đến các cuộc biểu tình trong tháng Sáu năm 2018. Tuy nhiên, không có điều tra nào được tiến hành trong các vụ việc được nêu. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam không đưa các vụ việc này vào báo cáo quốc gia về việc thực thi UNCAT.

Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam mời Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về tra tấn đến thăm Việt Nam để gặp gỡ quan chức chính phủ, tổ chức xã hội dân sự, người bảovệ nhân quyền và nạn nhân của tra tấn hoặc đối xử tàn ác, vô nhân đạo hay hạ nhục.

3. Trái ngược với tuyên bố đưa ra trong báo cáo quốc gia của Việt Nam, cảnh sát Việt Nam đã thường xuyên sử dụng tra tấn cũng như đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục để khai thác thông tin hoặc buộc nghi can phải thừa nhận tội mà họ không gây ra.

Nhiều người trong số những người bị bắt giữ trong và sau các cuộc biểu tình tháng Sáu bị ép buộc cung cấp bằng chứng giả và bị đánh đập vì từ chối ký bản khai sai sự thật được soạn sẵn bởi sỹ quan thẩm vấn. Ít nhất một công dân Mỹ là một trong những nạn nhân - ông đã bị tra tấn trong hai ngày vì đã không tiết lộ thông tin về địa chỉ liên lạc của mình và từ chối ký vào một bản thú nhận không đúng sự thật và được viết bởi cảnh sát.

Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam thực hiện hành động kịp thời, công bằng và hiệu quả để giải quyết mọi vụ kiện dân sự và kiến nghị đối với các điều tra hình sự do các nạn nhân này tố cáo.

4. Chính phủ Việt Nam đã sử dụng bạo lực và tra tấn cùng với việc bỏ tù để ngăn chặn tự do hội họp ôn hòa, bao gồm cả việc tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa.

Ít nhất 66 người tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa đã bị cầm tù với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng". Đây là sự vi phạm trắng trợn quyền tự do hội họp ôn hòa theo quy định tại Điều 21 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, và Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam.

Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các cá nhân đã bị cầm tù chỉ vì thực hiện quyền tự do hội họp ôn hòa.

Published in Việt Nam

Theo logic phát triển của CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Châu Âu), năm 2019 sẽ ra sao với nhân quyền ? Liệu có hy vọng nào sáng hơn so với một năm 2017 nhân quyền bị bắt bớ gần ba chục người và một năm 2018 bắt ít hơn trong khi phải thả hai nhà hoạt động nhân quyền gạo cội và tiêu biểu là Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ?

cptpp1

Các nước tham dự hội nghị CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) (Hình : Getty Images)

Từ TPP đến EVFTA

Hãy nhìn lại logic của Hiệp định TPP – tiền thân của CPTPP.

Logic của TPP là cùng thời điểm Nguyễn Phương Uyên được trả tự do vào năm 2013, hàng loạt tổ chức xã hội dân sự đã lần đầu tiên đồng loạt ra đời, đánh dấu lần đầu tiên phong trào xã hội dân sự – nhân quyền chính thức hình thành ở Việt Nam và được cộng đồng quốc tế công nhận. Đà ra đời và phát triển của các tổ chức xã hội dân sự còn tiếp nối mạnh mẽ vào năm 2014 và sang tận đầu năm 2016. Cho tới năm 2018, số lượng tổ chức xã hội dân sự đã tăng gấp nhiều lần so với năm 2013 và gấp gần 3 lần so với năm 2014.

Logic của TPP cũng thể hiện ở việc nếu vào năm 2013 chính quyền Việt Nam chỉ trả tự do cho duy nhất Phương Uyên, đến năm 2014 chính quyền đó đã phải trả tự do cho một số lượng kỷ lục lên đến 12 tù nhân lương tâm, trong đó đặc biệt là cái tên Điếu Cày Nguyễn Văn Hải – sáng lập viên của Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do mà chính quyền Việt Nam sợ hãi và căm ghét đến mức nào. Ngoài ra còn phải trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh – sáng lập viên của tổ chức Lao Động Việt – có thể xem là tiền thân cho định chế công đoàn độc lập ở Việt Nam trong tương lai không xa, và Tạ Phong Tần – bị tống xuất sang Mỹ một năm sau khi Điều Cày ra khỏi nhà tù.

Bốn năm sau đó, khi TPP chuyển thành CPTPP, công đoàn độc lập đã có một bước tiến dài : vào cuối năm 2018, để được tham gia vào CPTPP lần đầu tiên Nguyễn Phú Trọng và chế độ độc trị của ông ta đã phải nhượng bộ chấp nhận điều kiện về cho phép người lao động được tự do thành lập các tổ chức nghiệp đoàn tự do để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tức về thực chất sẽ có một hình thái tổ chức nghiệp đoàn độc lập, hay còn gọi là công đoàn độc lập, tồn tại song song với hệ thống Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam từ trung ương xuống các địa phương. Không những thế, công nhân còn được thành lập nghiệp đoàn tự do không chỉ giới hạn ở từng khu vực mà còn trên cả nước, và các nghiệp đoàn độc lập này được kết nối với nhau…

Còn với EVFTA, hiệp định này đã được Ủy Ban Châu Âu thông qua vào tháng Mười năm 2018 để đệ trình lên Hội Đồng Châu Âu nhằm quyết định cho việc ký kết chính thức hay không, và nếu được ký thì sẽ trình lần cuối cho Nghị Viện Châu Âu để vào tháng Ba năm 2019 sẽ quyết định có phê chuẩn hay không.

Cũng như TPP, nội dung của EVFTA đề cập đến những công ước quốc tế về lao động mà Việt Nam phải ký, cùng những vấn đề nhân quyền và môi trường.

Nhưng sự khác biệt khá rõ giữa EVFTA và TPP là nếu trước đây chính phủ Mỹ chỉ đành hài lòng với "món quà tù nhân lương tâm" mà chính quyền Việt Nam mang ra đổi chác, thì nay khối Liên Hiệp Châu Âu đã thực sự "mở mắt" sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đã tận mắt nhìn ra một "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" là như thế nào, và do đó đã trở nên cứng rắn hơn hẳn về các điều kiện cải thiện nhân quyền so với thái độ mềm mỏng thái quá của họ từ năm 2016 trở về trước.

Khác với TPP, trong nội dung của EVFTA có ràng buộc điều kiện "hội và các tổ chức phi chính phủ", mà thực chất là các tổ hội đoàn xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam, được quyền tham vấn cho EU về chính sách và các chương trình, dự án liên quan đến EVFTA, cũng như có quyền tham dự vào việc triển khai những chương trình và dự án đó. Và EVFTA cũng bao gồm cả quy định sẽ đỉnh chỉ hiệp định này nếu Việt Nam vi phạm trầm trọng nhân quyền.

Đó cũng là hy vọng để trong năm 2019 và những năm sau đó, phong trào xã hội dân sự ở Việt Nam không chỉ được nâng cao thêm một mức về an toàn hoạt động, có hy vọng đón thêm một số tù nhân lương tâm tự do trước thời hạn, mà còn có thể có những điều kiện mới để hoạt động từ không chính danh đến chính danh, và có thể đóng góp hiệu quả cao hơn trong hoạt động phục vụ các giai tầng nghèo khó trong xã hội, phản biện và phản kháng các chính sách và hành vi bất công của nhà cầm quyền liên quan đến toàn bộ những nội dung thể chế chính trị và thể chế thương mại cùng các hệ quả xã hội nằm trong Hiệp định EVFTA.

Và nếu EVFTA được chính thức ký kết và phê chuẩn, triển vọng của công đoàn độc lập sẽ xán lạn hơn bao giờ hết : định chế này được bảo đảm và hỗ trợ bởi không chỉ một mà đến hai cơ chế pháp lý quốc tế mà chính quyền Việt Nam phải tuân thủ : CPTPP và EVFTA.

Nhưng đó chỉ là tương lai tạm thời, cho những hy vọng tạm thời trong thời kỳ cơ chế độc trị buộc phải tạm buông dần quyền lực và tạm thời nhuốm màu sắc nửa dân chủ, nhưng vẫn chủ yếu phô trương thói mị dân và sẵn sàng quay trở lại thói toàn trị bất kỳ lúc nào có cơ hội.

Bài học chuyển tiếp dân chủ nửa vời ở Miến Điện là đắt giá. Thậm chí cả một Aung San Suu Kyi đoạt giải Nobel Hòa Bình mà còn bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu thỏa hiệp với thể chế độc tài quân sự thì tương lai dân chủ trọn vẹn của Việt Nam chắc chắn sẽ còn phải chờ đợi nhiều mùa Xuân nữa.

Có xóa được luật "vào trước, bắt sau ?"

Dường như đã hình thành một quy luật cho những biến động nối tiếp của hiệp định thương mại, nhân quyền và bắt bớ : "Vào trước, bắt sau".

Kể từ năm 2001 khi Việt Nam lần đầu tiên có được hiệp định thương mại song phương có giá trị với Mỹ, cứ khoảng 5 – 7 năm một lần những hiệp định thương mại mang lại lợi ích chế độ cầm quyền ở Việt Nam lại khiến chế độ này tạm thời chủ động thi hành chính sách ngầm "đổi tù chính trị lấy thương mại", giảm sức ép đàn áp nhân quyền và cường độ bắt bớ người bất đồng chính kiến. Nhưng khi đã được thỏa mãn về lợi ích thương mại hoặc khi đã không còn hy vọng vào lợi ích thương mại đó nữa, cơ chế bắt bớ lại tái diễn một cách lồng lộn, hung dữ và đặc biệt xấu tính.

Quy luật 5 – 7 năm xảy ra một lần như trên đã được trải nghiệm qua Hiệp định Thương Mại Song Phương Việt-Mỹ vào năm 2001, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2006, Việt Nam Vận Động TPP vào năm 2013. Còn từ cuối năm 2017 đến năm 2018, Việt Nam đang ráo riết vận động EVFTA.

Theo đó, CPTPP và EVFTA cũng có thể sẽ diễn biến như quy luật đã định hình : vào thời gian đầu khoảng 1 – 1,5 năm – tức từ năm 2019 đến năm 2020 – là thời kỳ êm ái của giấy phép, lợi ích thương mại và khiến cho chính thể Việt Nam hóa thành "sói đội lốt cừu", tạm thời "vỗ béo" giới đấu tranh dân chủ nhân quyền và các tổ chức xã hội dân sự, chờ tới ngày "ăn thịt".

Còn sau năm 2020 và có thể kéo dài đến những năm 2013-2014, nếu CPTPP và EVFTA không được thực hiện cơ chế chế tài chặt chẽ và đủ cứng rắn về nhân quyền trong hai hiệp định này, và nếu chính thể Việt Nam vẫn còn những điều kiện kinh tế – chính trị để duy trì chế độ độc đảng như hiện thời, tình trạng bắt bớ trở lại đối với các nhà hoạt động nhân quyền chắc chắn sẽ tái hiện, xóa đi phần lớn hay toàn bộ công sức thuyết phục và lôi kéo "Việt Nam ngả về phương Tây" của Mỹ và các nước khối Liên Hiệp Châu Âu.

Quy luật "vào trước, bắt sau" chỉ bị xóa bỏ trong những điều kiện tương đối lý tưởng : chính thể cầm quyền ở Việt Nam suy kiệt hoàn toàn về khả năng trả nợ nước ngoài, ngân sách đổ vỡ, còn nền kinh tế rơi vào khủng hoảng bởi quốc nạn nợ công quốc gia – nợ xấu ngân hàng cùng cảnh nạn suy thoái trầm kha ; nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam phân hóa trầm trọng và tự diễn biến theo cách đa số quan chức trung cao cấp – những người có thân nhân và tài sản ngồn ngộn ở Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Úc… – tìm cách ngả sang phương Tây hoặc tìm lối thoát ở phương Tây ; áp lực của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu về cải cách thể chế kinh tế và cả thể chế chính trị đối với Việt Nam là đủ lớn, phong trào dân chủ nhân quyền trong nước dâng lên đủ cao và bắt đầu tích lũy được những tiềm năng chiến lược… Chỉ khi đó, những tù nhân lương tâm thoát khỏi "nhà tù nhỏ" mới không phải sa chân vào một "nhà tù lớn" và mới giảm thiểu nguy cơ bị chính quyền bắt bớ trở lại.

Trong số những điều kiện trên, kịch bản vỡ nợ nước ngoài của ngân sách Việt Nam và kinh tế suy thoái trầm trọng là dễ xảy ra hơn cả, mà thời điểm xảy ra có thể bắt đầu từ năm 2020 hoặc 2021.

Một lần nữa hãy nhìn lại bài học "tự diễn biến" của chế độ quân phiệt ở Miến Điện. Tuy có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phải tự thay đổi sang dân chủ, trong đó nổi bật vai trò cải cách của Tổng thống Thein Sein, nhưng việc Câu Lạc Bộ Paris chấp nhận xóa 6 tỷ USD tiền nợ cho Miến Điện vào cuối năm 2012 – trùng với chuyến thăm lịch sử đất nước này của tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama – cho thấy chế độ quân phiệt ở Miến Điện đã tích lũy một món nợ quá lớn mà đã mất khả năng chi trả và do đó phải nhượng bộ trước đòi hỏi cải cách chính trị của phương Tây.

Nợ nước ngoài của chính thể độc đảng ở Việt Nam (chưa tính nợ nước ngoài của khối doanh nghiệp) hiện nay là khoảng 105 tỷ USD – gấp hàng chục lần nợ nước ngoài vào năm 2012 của Miến Điện.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 11/11/2018

Published in Diễn đàn
samedi, 13 octobre 2018 06:41

Có EVFTA sẽ có nhân quyền ?

Những năm gần đây, kể từ khi xã hội dân sự ở Việt Nam phát triển mạnh, có một thông lệ, mỗi khi chuẩn bị ký kết hiệp định thương mại với Việt Nam, các khối quốc gia thành viên thường tổ chức tham khảo ý kiến của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.

evfta1

Đại diện các tổ chức xã hội dân sự họp với Phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu ngày 23/2/2018. Ảnh Fb Nguyễn Chí Tuyến

Động thái này vừa tạo điều kiện cho những người hoạt động cất lên được tiếng nói của mình ra quốc tế, vừa khẳng định vị thế của họ trong xã hội hiện đại.

Xin nhắc lại một số buổi gặp mà tôi được mời, lấy chuyện hôm qua để nói chuyện hôm nay :

Ngày 6/5/2015, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc gặp giữa đoàn đối thoại nhân quyền Mỹ với các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam. Có 14 đại diện các tổ chức xã hội dân sự đã đến tham dự : Luật sư Nguyễn Văn Đài, Trương Minh Tam, Luật sư Lê Thị Công Nhân, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hà Thị Vân, Ngô Duy Quyền, Nguyễn Lê Hùng, Bùi Quang Viễn, Trần Thị Nga, Nguyễn Đình Hà, Võ Trường Thiện, Lê Công Vĩnh và tôi, Nguyễn Tường Thuỵ. Con số được mời nhiều hơn nhưng một số đã bị chặn không đến được cuộc họp.

Cuộc gặp mặt này diễn ra trước cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ với Bộ Công an vào hôm sau, 7/5/2015.

Ông Tom Malinowski trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ, người chủ trì cuộc họp đặt ra câu hỏi tham khảo : Tới đây, 435 dân biểu Mỹ sẽ biểu quyết về việc có ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam hay không trong tình trạng nhân quyền hiện nay ở Việt Nam. Chúng tôi muốn tham khảo ý kiến quí vị, quý vị hãy trả lời ngắn gọn Yes hay No. Kết quả có 5 ý kiến trả lời Yes và 9 trả lời No. Như vậy, có thể thấy xu hướng của xã hội dân sự là nói không với TPP cho Việt Nam.

Với Liên Hiệp Châu Âu (EU) cũng có những động thái tương tự. Trước khi phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam (EVFTA), ngày 23/2/2017, Phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu tổ chức gặp một số nhân vật hoạt động xã hội dân sự. Buổi gặp mặt này nhằm tìm hiểu thực trạng nhân quyền ở Việt Nam, thăm dò thái độ của xã hội dân sự để dẫn đến có thể phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam hay không.

Tham dự buổi gặp mặt này có Lê Công Định, Vũ Quốc Ngữ, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Tường Thụy.

Đại diện các tổ chức xã hội dân sự thảo luật hết sức sôi nổi thậm chí rất gay gắt trước tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Sau buổi gặp này, các tổ chức xã hội ra một tuyên bố chung gửi EU. Tuyên bố vạch rõ : "Quyền con người căn bản vẫn tiếp tục bị vi phạm tràn lan ở Việt Nam, đi kèm với bạo lực được bảo kê và trấn áp chính trị. Tất yếu điều này làm suy giảm sự thịnh vượng của người dân Việt Nam và về dài hạn, ngăn cản sự phát triển bền vững của đất nước".

Qua đó, có thể thấy xu hướng của các tổ chức xã hội dân sự là không ủng hộ Việt Nam vào các tổ chức thương mại quốc tế khi tình hình vi phạm nhân quyền không những không được được cải thiện mà có xu hướng ngày càng xấu đi trầm trọng. Chỉ khi Việt Nam tự điều chỉnh cho phù hợp với các tiêu chuẩn chung của quốc tế thì hãy nói đến việc ký kết hay không.

*

Còn chuyện hôm nay : Mới đây, ngày 10/10/2018, Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện châu Âu tổ chức buổi điều trần mở về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định Bảo vệ Đầu tư (IPA) giữa EU và Việt Nam tại Brussels (Bỉ). Việc mời Tiến sĩ Nguyễn Quang A tham dự, được coi là chuyên gia nhân quyền, đại diện cho tác tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam nằm trong thông lệ nói trên.

Tại buổi điều trần, Tiến sĩ Nguyễn Quang A xác nhận tình hình nhân quyền mấy năm gần đây xấu đi nhưng ông lại ủng hộ Việt Nam vào FTA : "Chính kiến của tôi là phải ký, phải thông qua thì lúc đó mới có một cơ chế để mà tiến hành những cái đòi hỏi về cải thiện nhân quyền". Phát biểu của ông đã bao hàm lời giải thích nhưng làm nhiều người hoạt động xã hội dân sự ngỡ ngàng và lên tiếng phản đối, thậm chí nghi ngờ.

Ông giải thích rõ hơn : "Nếu EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU - ghi chú của tác giả) được thông qua, EU sẽ có thêm đòn bẩy để gây sức ép với Việt Nam trong các cuộc đàm phán tương lai…".

Mong muốn của các tổ chức xã hội dân sự là nhân quyền. Tuy nhiên, để có nhân quyền, tư duy của mỗi người có khác nhau.

Không riêng Tiến sĩ Nguyễn Quang A mà còn một số người cùng cho rằng có EVFTA sẽ có nhân quyền. Ký được EVFTA, Việt Nam buộc phải cải thiện nhân quyền bởi các cam kết trong hiệp định. Ý kiến ngược lại là Việt Nam phải cải thiện nhân quyền rồi hãy tính đến EVFTA. Luồng ý kiến thứ hai xuất phát từ việc không có lòng tin vào nhà cầm quyền cộng sản.

Đã có quá nhiều kinh nghiệm về những cam kết của Việt Nam để đạt được một thỏa thuận nào đó. Họ có thể thả một vài tù nhân lương tâm, ngưng đàn áp một thời gian gọi đó là cải thiện nhân quyền nhưng nhiều người có vẻ không hiểu được rằng "kho" tù nhân lương tâm của Việt Nam là vô tận. Không phải thả ra vài người mà "kho" hụt đi. Họ thả một người nhưng có thể bắt thêm một loạt 5, 7 thậm chí hàng chục người. Sự đổi chác có thể là vài người được trả tự do nhưng sẽ mất đi tự do của những người khác, như một kiểu "đánh bùn sang ao". Thực tế cho thấy, sau khi vào WTO hay trong quá trình thương thảo TPP, EVFTA, tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn tiếp tục xấu đi, đặc biệt là từ cuối năm 2016 trở lại đây.

Vậy làm sao có thể tin có EVFTA rồi, nhân quyền Việt Nam sẽ được cải thiện. Nhà báo Phạm Chí Dũng cay đắng cảnh báo : "Hãy đừng bao giờ quên bài học 2006.

Vào năm 2006, chính thể Việt Nam đã nhún mình giảm đàn áp giới nhân quyền và bất đồng chính kiến để tiếp đón Tổng thống Mỹ George Bush tại Hà Nội, và sang năm 2007 Việt Nam được Mỹ nhấc khỏi CPC (Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo), tức được giảm cấm vận kinh tế, đồng thời. Nhưng chỉ một năm sau đó, từ năm 2008 trở đi, công an Việt Nam liên tiếp gia tăng tống giam người bất đồng như một kiểu ‘bắt bù’.

Tròn một con Giáp sau sự tráo trở trên, kịch bản "vào trước, bắt sau" hầu như đang tái hiện ở Việt Nam. Lần này là Hiệp Định EVFTA".

Nói thế là với giả thiết Việt Nam có những cam kết với FTA về nhân quyền để mà cảnh giác. Nhân quyền, các quyền của người lao động và bảo vệ môi trường là 3 mối quan tâm của EU. Tuy nhiên đây là các vấn đề còn đang gặp trở ngại. Về nhân quyền, tại buổi điều trần này, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Công thương nói trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam "đã không bao giờ cam kết điều gì về nhân quyền, vì WTO không tập trung vào nhân quyền".Qua đó có thể thấy ông ta ngỏ ý, với EVFTA cũng là như vậy. Rõ ràng, tại diễn đàn này, phía Việt Nam né tránh vấn đề nhân quyền trong khi thương thảo EVFTA.

Những gì đã và đang diễn ra cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam coi áp lực quốc tế về nhân quyền chỉ như ngứa ghẻ. Một quốc gia dám cử những nhân vật cộm cán nhất của Bộ Công an ngang nhiên bắt cóc người ở một quốc gia lớn nhất Châu Âu là một minh chứng hùng hồn nhất cho điều này.

Có thể vào một thời điểm nào đó, nhà cầm quyền Việt Nam giảm đàn áp do sách lược của họ nhưng tin vào lời cam kết nhân quyền ở chế độ độc đảng cộng sản ở Việt Nam là một niềm tin ngây thơ.

12/10/2018

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 13/10/2018 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

Ngày 10/10 vừa qua, tại số 100 place Luxembourg, Bruxelles, Nghị Viện Châu Âu đã tổ chức cuộc điều trần về đề tài Những lợi ích và giá trị của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Âu (gọi tắt là EVFTA).

Nội dung buổi điều trần được nhắm đến 3 vần đề chính : Lao động, Nhân quyền và Môi trường.

nqvn0

Điều trần tại Nghị viện Châu Âu về EVFTA giữa EU và Việt Nam ở Brussels, Bỉ hôm 10/10/2018 RFA

Buổi điều trần có sự tham gia của đại diện Ủy ban Thương mại Châu Âu là bà Helena Konig và ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương. Các chuyện gia được mời gồm có ông Nicolas Audier, đại diện Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam, bà Karen Curtis, đại diện cho Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đại diện Liên Hiệp Quốc về môi trường, bà Anja von Moltke, cố vấn kinh doanh của Châu Âu, bà Eleonora Catella và đặc biệt từ Việt Nam có ông Nguyễn Quang A, nhà hoạt động nhân quyền.

Được mời với tư cách một nhà chuyên môn trong lãnh vực Nhân quyền, dù gặp nhiều trở ngại về mặt hành chánh trước khi rời khỏi Việt Nam, cuối cùng, ông Nguyễn Quang A cũng đã có mặt tại buổi điều trần để nêu lên 3 điểm : 2 dữ kiện, 5 nhận xét và 3 khuyến nghị.

nqvn2

Tiến sĩ Nguyễn Quang A tại Nghị viện Châu Âu hôm 10/10/2018 - Photo : RFA

Hai dữ kiện mà ông Nguyễn Quang A đưa ra là :

- Văn bản EV FTA : đã được bàn thảo trong nhiều năm qua

- Tình hình Nhân quyền Việt Nam là xấu và ngày càng xấu đi.

Sau đó là Năm nhận xét của ông về khoa học, chính trị, các nghiện cứu về xã hội, các hoạt động của phong trào xã hội dân sự và vấn đề dân chủ hóa Việt Nam.

Theo ông, Việt Nam sẽ thoát được ảnh hưởng của Trung Quốc nếu có Hiệp định Thương mại với EU. Từ đó, ông đưa ra Ba khuyến nghị để giám sát việc thực hiện các điều khoản trong EV FTA, ông cho biết :

"Khuyến nghị thứ nhất là EU phải cố thúc Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của ILO, đó là điều mà tôi thấy hết sức quan trọng. Điều thứ hai : trong cơ chế kiểm tra của EU thì phải mở ra cơ chế để kéo các tổ chức xã hội dân sự, kể cả các xã hội dân sự độc lập, không có đăng ký để tham gia vào quá trình giám sát việc thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do này. Và điểm kiến nghị cuối là EU phải dẫn chiếu đến điều khoản hợp tác BCA ký giữa EU và Việt Nam năm 2012, trong đó có những điều khoản nếu Việt Nam vi phạm thì Eu có thể chế tài, chúng tôi kiến nghị rằng các ông phải dùng những công cụ như thế để ép Việt Nam thực hiện tốt Hiệp định Thương mại giữ EU và Việt Nam này".

EVFTA khi có hiệu lực sẽ giúp loại bỏ 99% dòng thuế xuất khẩu giữa Việt Nam và 28 nước thành viên Liên minh Châu Âu và ngược lại. Việt Nam là nước thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore, có Hiệp định Thương mại tự do với EU.

EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Theo đánh giá, sau khi ký kết FTA, Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong các nước ASEAN với mức tăng 35% về xuất khẩu, 15% về GDP và 13% về lương bổng cho người lao động.

Sau 6 năm khởi động đàm phán, bà Maria Arena thuộc đảng Xã Hội của Vương quốc Bỉ, là thành viên của Nghị Viện Liên Âu cho biết không thấy nhiều tiến triển về phía Việt Nam, bà nói :

"Năm nay là năm 2018, từ năm 2012-2018 chúng tôi nhận thấy các tiêu chí về quyền Nghiệp đoàn và nhân Quyền của Việt Nam vẫn chưa tiến bộ một cách đầy đủ. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể chờ thêm 6 tháng nữa để Việt Nam thực hiện lời hứa. Nhưng không chỉ là lời hứa mà là sự đảm bảo, ngay cả trước khi Nghị viện Liên Âu phê chuẩn hiệp định này. Nghị viện Liên Âu cần Việt Nam có những chỉ dấu tích cực chứ không chỉ là lời hứa. Chúng tôi có thể cho thêm thời gian, nhưng thời gian đó phải được Việt Nam sử dụng để có những hành động

Theo góc nhìn của một người hoạt động nhân quyền, ông Nguyễn Quang A cho rằng hiệp định EVFTA sẽ đem lại nhiều cơ hội cho việc cải thiện nhân quyền và phát triển của phong trào xã hội dân sự hiện đang bị đàn áp mạnh tại Việt Nam,

"Việc phát triển kinh tế sẽ thúc đẩy cho những điều kiện cấu trức xã hội, và những điều kiện ấy tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện nhân quyền và dân chủ hóa. Những kinh nghiệm lịch sử của thế giới cho thấy rằng một đất nước hội nhập càng sâu vào với thế giới thì áp lực của quốc tế càng có hiệu quả".

Trong khi đó, luật sư Nguyễn Văn Đài cho rằng Việt Nam phải cải thiện nhân quyền trước khi được phê chuẩn hiệp định thương mại này :

"Về bối cảnh nhân quyền thì cần phải cải thiện tình trạng nhân quyền trước khi Quốc hội EU thông qua Hiệp định Thương mại giữa hai nước, còn sau khi Việt Nam đã gia nhập vào, hiệp định đó đã được ký kết thì rất là khó khăn để ép buộc nhà nước Việt Nam phải cải thiện Nhân quyền"

Ông Nguyễn Quang A cho biết có nhiều ý kiến trái chiều trong phong trào xã hội dân sự trong nước về việc Việt Nam vào FTA, một số ý kiến ủng hộ cũng như nhiều ý kiến phản đối. Theo ông Nguyễn Quang A, cần có một sự thảo luận đúng đắn để nêu lên những cái lợi và hại của vấn đề này. Ông nói :

"Cần có một sự thảo luận rất là đường hoàng giữa tất cả những tổ chức xã hội dân sự để chúng ta hiểu kỷ hơn về hiệp định này như thế nào ? Nó tác động ra sao về dài hạn, trung hạn và kể cả ngắn hạn, và nếu chúng ta hiểu kỷ thì tôi nghĩ rằng số người ủng hộ sẽ nhiều hơn".

Việt Nam tái gia nhập Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 1993, tuy nhiên, cho tới hôm nay, Việt Nam chỉ mới phê chuẩn 21/187 công ước của ILO, trong đó chỉ có 5/8 công ước cơ bản. Còn 3 công ước như công ước số 87 về quyền Tư do Hiệp hội và bảo vệ quyền được tự do thi hành quyền tổ chức, nói cách khác là quyền tự do thành lập nghiệp đoàn, điều 98 về thương lượng tập thể và điều 105 về cưỡng bức lao động vẫn chưa ký.

Việt Nam và các quốc gia thành viên của Liên Âu đều là thành viên của ILO, vì vậy EVFTA trao quyền phán quyết việc tuân thủ các tiêu chí đã phê chuẩn cho các cơ quan giám sát của ILO. Để thông qua cửa ngỏ vào EVFTA, Việt Nam sẽ phải phê chuẩn điều khoản 87, 98 và 105. Trong đó, điều 87 về việc thành lập các nghiệp đoàn độc lập là quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều ý kiến quan ngại là Việt Nam sẽ thành lập những nghiệp đoàn độc lập trá hình, về việc này, ông Nguyễn Quang A cho ý kiến :

"Cái đó rất có thể, về việc này, nếu chúng ta biết trước thì chúng ta phải có cách để đối phó bằng cách vạch mặt đây không phải là tổ chức nghiệp đoàn thật mà đây là tổ chức nghiệp đoàn trá hình. Nhưng cái quan trọng là nếu người ta phê chuẩn công ước ILO thì có nghĩa là công nhân Việt Nam nghiễm nhiên là có quyền đó và tôi phải nói thực thực sự ngay bây gờ công nhân Việt Nam cũng có cái quyền đó, chỉ có cái là nó chưa được luật hóa một cách chi tiết ra và lúc bấy giờ là hoàn toàn phụ thuộc vào chính người Việt Nam chúng ta có thực thi cái quyền đó của mình hay không ?".

nqvn3

Thứ trưởng Thương mại Trần Quốc Khánh tại Nghị viện Châu Âu hôm 10/10/2018 RFA

Mặc dù người bảo vệ của Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết Thứ trưởng không trả lời phỏng vấn, nhưng sau buổi điều trần, chúng tôi cũng đặt được vài câu hỏi chớp nhoáng với người đại diện cho Việt Nam trong buổi điều trần. Ông Khánh đánh giá buổi điều trần diễn ra tốt đẹp. Khi được hỏi về vấn đề nhân quyền như một trong các điều kiện để đạt được EVFTA, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói :

"Việt Nam và EU đã có một lịch sử đối thoại rất là dài với nhau về nhân quyền, tôi tin rằng hai bên sẽ càng ngày càng hiểu nhau hơn và nếu có vấn đề gì thì sẽ cùng giải quyết".

Trong khi đó thứ trưởng Công an, Thượng tướng Lê Quý Vượng đã có lần cho rằng EU không hiểu rõ cơ chế Việt Nam khi gắn chặt các đòi hòi về nhân quyền với Hiệp định Thương mại Tự do.

Buổi điều trần có rất đông đại diện các dân biểu, nghị sĩ cũng như những tổ chức NGO chứng tỏ sự quan tâm của họ về Hiệp định này, về phía Việt Nam cũng có một phái đoàn hơn 10 người tham dự. Nhận xét về buổi điều trần vừa qua, ông Nguyễn Quang A chia sẻ :

"Tôi tham dự lần đầu tiên nhưng tôi thấy rất là hay, người ta xới lên rất là nhiều vấn đề và những ý kiến về vấn đề nhân quyền, về vấn đề môi trường, về vấn đề pháp trị của Việt Nam là những vấn đề mà được giới Châu Âu nêu lên. Nếu những người trong phái đoàn chính phủ Việt Nam tham dự cuộc điều trần này truyền đạt lại một cách trung thành cho những người có trách nhiệm tại Việt Nam thì tôi nghĩ những người có trách nhiệm tại Việt Nam cũng phải để ý đến những ý kiến của Châu âu này và lúc đó họ phải ứng xử một cách phù hợp".

EVFTA được khởi động đàm phán từ tháng 6/2012. Cho đến nay, hai bên đã có 14 vòng đàm phán chính thức và nhiều vòng đàm phán giữa kỳ. EVFTA chính thức kết thúc đàm phán tháng 12 năm 2015 và dự định ký kết trong tháng 12/2017 nhưng sau đó bị hoãn lại tới đến giữa năm 2018, rồi lại được hoãn lại đến tháng 3 năm 2019.

Cuộc điều trần ngày 10/10 vừa qua rất có thể sẽ là yếu tố quyết định cho con thuyền EVFTA ghé bến vào Việt Nam tháng 3 năm tới hay không. Nếu không Việt Nam sẽ lại phải tiếp tục cuộc hành trình đầy chông gai để đạt những mục tiêu mong muốn.

Tường An

Nguồn 

Published in Diễn đàn

Đại sứ Việt Nam tại Bỉ : nhân quyền ở Việt Nam đâu phải là tệ nhất !

Phương Thảo, VNTB, 11/10/2018 

Ngày 10/10/2018 Quốc hội Châu Âu đã có buổi điều trần công khai tại Brussels về Hiệp Định Thương mại Tự Do Liên Âu – Việt Nam – EVFTA. 

bi1

Toàn cảnh phòng họp Nghị viện Châu Âu ở Brussels, Bỉ

Buổi điều trần bắt đầu từ 16g30. Đại diện phía chính phủ Việt nam có ông Trần Quốc Khanh, Thứ trưởng Bộ Công thương. 

Trong bản báo cáo trong 10 phút dài ba trang giấy, ông Khánh đề cập đến hơn chục hiệp định thương mại cái loại mà Việt Nam đã kỹ kết với nhiều nước trên thế giới cũng như thành quả kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua như là nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực ASEAN. 

Ông Khánh còn liệt kê những điểm lợi mà doanh nghiệp Châu Âu sẽ có được một khi EVFTA được thông qua. 

Tuy nhiên trong phần đặt câu hỏi cho Uỷ ban Châu Âu và phía Việt nam của các nghị sĩ tham dự, tất cả đều xoáy vô hai vấn đề cốt yếu mà Việt Nam lâu nay vẫn cố tình lờ đi hay trì hoãn : nhân quyền và 3 công ước còn lại của ILO. 

Các ý kiến bày tỏ sự lo ngại khi tình hình nhân quyền của Việt Nam đã trở nên ngày càng xấu đi trong ba năm qua khi có nhiều nhà hoạt động nhân quyền và môi trường bị bắt giam và lãnh án tù nặng chiếu theo những điều luật 79 và 78 của bộ luật hình sự. Mẹ Nấm là trường hợp được nêu đích danh trong số các tù nhân lương tâm/ môi trường/ chính trị cần được trả tự do ngay lập tức.

Các nghĩ sĩ yêu cầu Việt Nam sớm thông qua 3 điều còn lại của Công ước Quốc tế về Quyền lao động nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động Việt nam một khi có công đoàn độc lập. 

Điều mà những người tham gia đặt câu hỏi muốn biết là Việt Nam sẽ làm gì để cải thiện nhân quyền ; kế hoạch cụ thể để cải thiện nhân quyền là gì ; Việt Nam cần thể hiện bằng hành động để chứng minh sẽ và có thể thực hiện các cam kết. Ngoài ra cũng yêu cầu rằng 3 điều còn lại của ILO cần phải được Việt Nam thông qua trước khi EU bỏ phiếu chấp thuận. 

Bà Granwander Hainz đã chỉ thẳng ra rằng những lời hứa về ILO của Việt Nam chỉ là lời hứa suông từ trước giờ vì chưa có gì được thực hiện, cũng như các cam kết về nhân quyền chỉ toàn có tiêu đề mà không có nội dung cụ thể. 

Bên cạnh đó vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp cũng được đặt câu hỏi và yêu cầu Việt Nam phải nhanh chóng hơn trong việc kiểm soát khai thác gỗ lậu trước khi Châu Âu trở nên quá mệt mỏi trước những lời hứa từ phía Việt Nam. 

Tiến sĩ Nguyễn Quang A sau những vất vả từ công an xuất nhập cảnh ở Nội bài cuối cùng đã đặt chân đến Brussels để trình bày ý kiến về EVFTA. Ông Quang A xác nhận tình hình nhân quyền ở Việt Nam xấu đi và một khi EVFTA đòi hỏi Việt Nam phê chuẩn 3 điều khoản ILO còn lại sẽ góp phần cải thiện nhân quyền trong nước. Ông cũng đã nêu tên tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức vốn là người ủng hộ EVFTA và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam nên trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức. 

Đáp lại các câu hỏi của các nghị sĩ EU, ông Khánh cho biết Việt nam đã thông qua 5 trong số 8 điều ILO và đó là dấu hiệu của nỗ lực từ Hà Nội, tuy nhiên ông Khánh không đưa ra câu trả lời chắc chắn khi nào thì 3 điều khoản cốt yếu còn lại sẽ được thông qua. Ông thứ trưởng cũng cho rằng Việt Nam đã tham gia vào hiệp định biến đổi khí hậu Paris như là một chỉ dấu cho cam kết cải thiện môi trường và phát trỉển bền vững, nếu tham gia vào EVFTA thì Việt Nam sẽ còn làm nhiều hơn thế nữa trong lĩnh vực này. 

Ông Khánh đã hoàn toàn né tránh vấn đề nhân quyền khi thừa nhận ông "chỉ là một nhà đàm phán thương mại" và nhân quyền không phải là " lãnh vực chuyên môn" của ông. 

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Đại Công quốc Luxembourg, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên minh Châu Âu (EU) Vũ Quang Anh đã xin phép chủ toạ Benard Lange năm phút thay vì một phút cuối cùng của buổi điều trần để trình bày về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Ông Vũ Quang Anh tuyên bố rằng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam không hoàn hảo như các quốc gia Châu Âu, vì vậy cần phải xem xét Việt Nam đã làm được những gì. Ông còn cho biết thêm rằng Việt Nam không phải là một trong các quốc gia có hồ sơ nhân quyền tệ hại nhất trên thế giới theo xếp hạng của Liên Hiệp Quốc.

Ông Hưng muốn nói thêm nữa nhưng cử toạ không cho phép vì cuộc họp cần phải kết thúc đúng thời gian quy định. Phần trình bày bằng vốn tiếng Anh nghèo nàn của ông Hưng rất vất vả cho người theo dõi vì không ai kể cả phiên dịch cabin chuyên nghiệp có thể nắm bắt được ý của ông trọn vẹn là gì.

Phương Thảo

Nguồn : VNTB, 11/10/2018

*****************

‘Nhân quyền nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn của tôi’ (!?)

Minh Quân, VNTB, 11/10/2018

Ngay vào lúc này, đã có thể hình dung số phận EVFTA vẫn còn nguyên thế mành chỉ treo chuông. Xác suất ký EVFTA vào tháng Mười hay Mười Một năm 2018 là rất thấp. 



"Vị thứ trưởng khẳng định nhân quyền "nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn" của ông, và nói thêm ông tin rằng các quan chức Việt Nam và EU sẽ kể được "những câu chuyện tuyệt vời về kết quả hợp tác thông qua các hiệp định đối tác, hợp tác của chúng ta và các diễn đàn khác". Nhưng ông không cung cấp thêm chi tiết" - đài VOA đưa tin và bình luận về phát ngôn và thái độ của quan chức Trần Quốc Khánh.

bi2

Thứ trưởng Công thương Việt Nam Trần Quốc Khánh tại buổi điều trần của INTA hôm 10/10. Ảnh: VOA

Thứ trưởng Công thương Trần Quốc Khánh là đại diện chính thức của Việt Nam trong đoàn đàm phán EVFTA tham dự cuộc họp ngày 10/10/2018 ở Bỉ do Ủy ban Thương mại quốc tế Châu Âu tổ chức. Cuộc họp này là cực kỳ quan trọng vì sẽ quyết định EU có ký EVFTA với Việt Nam ngay vào lúc này, hay sẽ bị lùi lại hoặc… không bao giờ.  

Cuộc họp trên còn lần đầu tiên có mặt một khách mời của Ủy ban Thương mại quốc tế Châu Âu : Tiến sĩ Nguyễn Quang A - một nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam.

Đây cũng là lần đầu tiên Ủy ban thương mại quốc tế Châu Âu tổ chức với sự có mặt của ba bên để điều trần EVFTA - nhân quyền.

Trước đó vào cuối tháng Chín, EU đã phải chứng kiến khách mời Nguyễn Quang A của họ bị nhà cầm quyền và công an Việt Nam cấm đoán thô bạo không cho xuất cảnh sang Bỉ. Đó chính là một bằng chứng không thể sống động hơn về lời cam kết lẫn tuyên rao ‘Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người’.

Việc tổ chức một cuộc điều trần tay ba về nhân quyền tại Brussells là một hành động chưa từng có và được xem là dũng cảm hơn hẳn của EU so với thái độ liên tiếp nhân nhượng chính quyền Việt Nam trước đây của họ. Hãy thử tưởng tượng một phòng họp mà ngoài các quan chức của EU, sẽ là vài nhà hoạt động nhân quyền như Tiến sĩ Nguyễn Quang A ngồi đối diện và đối mặt với các quan chức chính quền Việt Nam. Một điều hiển nhiên, đó chính là hành động mang tính thách thức quyền lực cùng ‘thể diện và uy tín’ của chính quyền công an trị Việt Nam.

Cách ngăn chặn người hoạt động nhân quyền đã xảy ra như thế nào thì sự hiện diện của đoàn đàm phán EVFTA của Việt Nam tại Bỉ cũng chẳng khác gì.

Thứ trưởng Công thương Trần Quốc Khánh đã không thể trưng ra bất kỳ minh chứng nào về việc chính thể độc đảng ở Việt Nam chấp nhận ký 3 công ước quốc tế của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức. 

Trần Quốc Khánh chỉ trả lời rất chung chung rằng chính phủ Việt Nam "đã trình quốc hội sửa đổi Luật Lao động cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, kể cả các quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế, dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 11/2019".

Về thực chất, ‘sẽ sửa đổi Luật Lao động’ mà Thứ trưởng công thương Trần Quốc Khánh nêu ra vẫn chỉ là một cách nói đầu môi chót lưỡi vào mỗi khi Việt Nam ‘đánh hơi’ một hiệp định thương mại quốc tế có lợi cho chế độ có khả năng được thông qua, để cho tới nay Luật Lao động vẫn giữ nguyên quyền độc trị của Liên đoàn Lao động Việt Nam - một tổ chức thuần túy nhà nước, giữ vai trò như một khâu trung gian để hưởng ít nhất 2% thu nhập của các doanh nghiệp và công nhân nhưng lại chưa từng đứng ra tổ chức hay cho phép công nhân tổ chức bất kỳ cuộc đình công hợp lý nào, nếu không muốn nói ngược lại - tức liên đoàn này còn cấu kết chặt chẽ với lực lượng công an trị để theo dõi, truy bức và bắt bớ những người đứng đầu tổ chức đình công trong công nhân.

Không có bất kỳ điều kiện cải thiện nhân quyền nào của EU được Việt Nam đáp ứng. Ngay vào lúc này, đã có thể hình dung số phận EVFTA vẫn còn nguyên thế mành chỉ treo chuông. Xác suất ký EVFTA vào tháng Mười hay Mười Một năm 2018 là rất thấp.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 11/10/2018

Published in Diễn đàn

Nhân quyền có là nút thắt đối với Hiệp định mậu dịch tự do Việt Nam Châu Âu ?

Hơn 30 Dân biểu Quốc Hội Châu Âu vào ngày 17 tháng 9 đồng ký tên vào thư gửi đến hai Cao Ủy Thương Mại và Đại Diện Cấp Cao của Liên Minh Châu Âu nói rõ nếu tình trạng nhân quyền tồi tệ của Việt Nam không được cải thiện, thì rất khó để họ có thể đồng ý phê chuẩn Hiệp định Mậu Dịch Tự Do EU-Việt Nam.

evfta1

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Thủ tướng Đức bà Markel tại Đức, 7/2017. AFP

Vậy vấn đề nhân quyền ảnh hưởng thế nào đến quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam nói chung, và thỏa thuận mậu dịch tự do Việt Nam Châu Âu nói riêng ?

Việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Châu Âu (EVFTA) đã bắt đầu khá lâu, từ năm 2013. Trong suốt quá trình đàm phán đó, hai bên đã bận rộn với những định chế pháp lý, quyền lao động, tiêu chuẩn môi trường… Theo một số nhà quan sát, tầm quan trọng của EVFTA đối với Việt Nam đã tăng lên nhiều trong hai năm gần đây, khi khuynh hướng bảo hộ mậu dịch bắt đầu xuất hiện mạnh trong thương mại toàn cầu, mà Việt Nam lại là một quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào thương mại quốc tế, với tổng kim ngạch thương mại cao hơn 100% tổng sản phẩm quốc dân.

Với sự khó khăn của thị trường Mỹ, vốn lớn bậc nhất cho hàng xuất khẩu Việt Nam, Việt Nam đã kỳ vọng nhiều vào thị trường Châu Âu. Trong hai năm qua người ta chứng kiến liên tục các đoàn ngoại giao Việt Nam đến Châu Âu, mà mục đích lớn nhất được cho là để thúc đẩy EVFTA.

Nhưng đồng thời trong hai năm qua, các vụ đàn áp người bất đồng chính kiến, các tổ chức hoạt động xã hội, chính trị trong nước cũng trở nên rất căng thẳng với liên tục những phiên tòa bỏ tù những blogger, nhà báo tự do.

Một trong những người bị bắt bỏ tù vì thành lập tổ chức Hội anh em dân chủ là Luật sư Nguyễn Văn Đài, hiện đang tị nạn chính trị tại Đức nói với RFA :

"Mức độ vi phạm nhân quyền từ đầu 2016 đến nay là hết sức nghiêm trọng. Về phía quốc hội Châu Âu thì họ sẽ cẩn thận cân nhắc trong vấn đề thảo luận hiệp định thương mại. Nếu Việt Nam không cải thiện thì số lượng dân biểu quốc hội EU phản đối tăng lên, mà điều này dẫn đến việc bỏ phiếu, thành ra quốc hội có thông qua hay không thì không thể nói trước được".

Đầu năm 2018, một tạp chí về kinh tế của Việt Nam là Vneconomy cho rằng có thể việc ký kết sẽ diễn ra trong mùa hè năm 2018, nhưng đến tháng 9/2018 việc đó vẫn chưa xảy ra.

Tuy nhiên ông Nguyễn Huy Vũ, một chuyên viên kinh tế hiện sống và làm việc tại Na Uy cho rằng vấn đề nhân quyền sẽ không ảnh hưởng nhiều đến EVFTA.

Sau khi một số dân biểu Nghị viện Châu Âu gửi bức thư lên Ủy ban Châu Âu bày tỏ sự lo ngại về tình trạng vi phạm nhân quyền của Việt Nam, ông Nguyễn Huy Vũ trả lời đài RFA :

"Nhân quyền vẫn có thể dùng như một đòn bẩy để họ áp lực Việt Nam để Việt Nam đưa ra những cải tổ, thậm chí đưa ra những điều khoản thương mại đem lại nhiều lợi ích hơn cho Châu Âu. Cuối cùng thì tôi nghĩ chuyện nhân quyền không ảnh hưởng mấy đến việc thông qua hiệp định thương mại, sớm muộn gì thì cũng sẽ được thông qua".

Ông Vũ cho rằng sự phản đối mới nhất của một số nghị viên Châu Âu có thể chỉ gây nên một ít tiếng vang nhưng không cản được sự hợp tác thương mại giữa hai bên. Ông cho rằng Việt Nam có trả tự do cho một số tù nhân lương tâm nhưng điều đó không quan trọng.

Ông Nguyễn Văn Đài là một trường hợp mà nhiều người cho rằng được trả tự do và cho sang tị nạn chính trị tại Đức là nhằm vào việc tỏ thiện chí với Cộng đồng Châu Âu, vì ông Đài có những quan hệ thân thiết với giới ngoại giao của nước Đức và các quốc gia Châu Âu.

Ông Nguyễn Văn Đài cũng cho rằng sự vận động của các tập đoàn, công ty ở Châu Âu cho EVFTA là quan trọng về phía hành pháp của EU tức là Ủy ban Châu Âu, nhưng ông nhấn mạnh tầm quan trọng của các dân biểu Châu Âu :

"Về phía Ủy ban Châu Âu thì có sự vận động của các tập đoàn kinh tế, họ sẽ có những nhượng bộ nhất định nào đó với Việt Nam. Nhưng họ phụ thuộc Quốc hội Châu Âu. Sau Quốc hội Châu Âu còn có các nước thành viên nữa. Với những thủ tục rất phức tạp, nên tôi nghĩ Việt Nam khó cỏ thể có hiệp định song phương trong năm nay hay sang năm".

Ông Nguyễn Huy Vũ thì lại củng cố cho lập luận của ông rằng EVFTA là có lợi cho chính Cộng đồng Châu Âu :

"Hiệp định thương mại Việt Nam Châu Âu thì không phải chỉ có mình Việt Nam có lợi, mà Châu Âu cũng có lợi, vì Châu Âu họ muốn dùng Việt Nam như một cửa ngõ để xâm nhập vào thị trường Đông Nam Á. Còn Việt Nam thì với một thị trường 80 triệu dân, một tầng lớp nhà giàu mới nổi lên, thì đó là một thị trường tương lai rất tốt cho hàng hóa xa xỉ phẩm Châu Âu, cũng như những dịch vụ về sức khỏe, giáo dục,… của Châu Âu cho Việt Nam".

Vấn đề nhân quyền bị xem nhẹ trong các quan hệ kinh tế không chỉ đối với trường hợp Cộng đồng Châu Âu mà còn với các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế khác nữa như Quĩ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới.

evfta2

Luật sư Nguyễn Văn Đài (thứ ba từ trái sang) tại Đức sau khi được trả tự do, 7/2018. Courtesy of Luật sư Nguyễn Văn Đài.

Tiến sĩ Vũ Quang Việt, cựu chuyên viên về thống kê của Liên Hiệp Quốc, nói với RFA :

"Các ông ở Việt Nam bắt người này người kia bỏ tù đều đều thì các tổ chức nhân quyền lên tiếng thôi chứ Tiền tệ quốc tế hay Ngân hàng thế giới đâu có nói gì. Thực ra họ cũng nói là Việt Nam phải mở rộng nhân quyền. Mà đàn áp dữ quá thì đến một lúc nào đó mà bị Liên Hiệp Quốc lên án, thì sẽ là chuyện lớn, ví dụ như trường hợp Myanmar bị chấp dứt tất các sự giúp đỡ vào thời kỳ quân phiệt đàn áp nhân quyền".

Việt Nam hiện nay không có tình trạng tệ hại như Myanmar thời quân phiệt, thậm chí ông Vũ Quang Việt còn nêu ra một số quốc gia đối tác quan trọng của Châu Âu mà tình trạng vi phạm nhân quyền còn trầm trọng hơn Việt Nam như là Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.

Tiến sĩ Vũ Quang Việt nói tiếp :

"Tôi không nghĩ là Cộng đồng chung Châu Âu đặt vấn đề lên hàng đầu. Vấn đề là họ không chỉ xem đó là đối tác thương mại, mà còn có những vấn đề chính trị khác nữa, như là vai trò của Việt Nam ở khu vực, rồi chuyện đối phó với Trung Quốc,… Họ phải tính tới tất cả những chuyện đó".

Như để minh chứng cho điều mà ông Việt nhận xét, trong tháng 8 năm 2018, một số quốc gia Châu Âu như Anh, Pháp đã cho tàu chiến vào Biển Đông tham gia chiến dịch tự do hàng hải do Mỹ khởi xướng, mà chiến dịch này được cho là nhằm ngăn cản Trung Quốc thực hiện sự bành trướng trên Biển Đông. Việt Nam không những không phản đối những quốc gia Châu Âu này, mà trong nhiều lần cũng đã lên tiếng chính thức ủng hộ tinh thần tự do hàng hải tại Biển Đông. Và Việt Nam được xem như quốc gia đứng ở tuyến đầu trong việc ngăn cản mộng bá quyền của Trung Quốc ở khu vực này.

Cuối cùng Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nói với chúng tôi rằng câu chuyện nhân quyền là câu chuyện giữa những người Việt Nam với nhau, còn những quốc gia bên ngoài sẽ quan tâm đến hợp tác kinh tế với Việt Nam hơn.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 25/09/2018

Published in Diễn đàn

CPJ lên án Việt Nam bỏ tù nhà báo phanh phui các vụ cưỡng chế đất (VOA, 20/09/2018)

y Ban Bo v Ký gi hôm 19/9 nói h kch lin lên án vic Vit Nam kết án nhà báo Đ Công Đương và kêu gi chính quyn Hà Ni ngay lp tc th ông mt cách vô điu kin.

Nhà báo độc lập Đỗ Công Đương bị kết án 4 năm tù vì những nghi nhận của ông về các cuộc cưỡng chế đất của chính quyền địa phương.

Ông Đương, mt người làm truyn thông đc lp, b tuyên án 4 năm tù giam vì ti "gây rối trt t công cng" hôm 17/9 theo điu 318 ca B Lut Hình s.

"Nếu Vit Nam mun được nghiêm túc coi là mt thành viên quc tế có trách nhim thì h phi ngng b tù các nhà báo", Shawn Crispin, đi din cp cao v Đông Nam Á ca y ban Bo v Ký gi (CPJ) nói trong một thông cáo được phát đi t Bangkok, Thái Lan.

Luật sư Hà Huy Sơn, người bào cha cho nhà báo, nói ông Đương không phm ti và nhn đnh rng chính quyn tuyên án tù đi vi ông Đương là đ "răn đe nhng người dân" mà h cho là "có ý kiến phản đi các chính sách ca chính quyn đa phương".

vn1

Trang Facebook của nhà báo độc lập Đỗ Công Đương.

Ông Đương, 54 tui, b bt hôm 24/1 sau khi ghi hình mt cuc cưỡng chế đt th xã T Sơn, tnh Bc Ninh, theo thông tin được đưa ra tại tòa án hôm 17/9. Theo nhng người dân phn đi v án, Ch tch y ban Nhân dân tnh Bc Ninh đã ra quyết đnh thu hi đt "trái thm quyn" và "trái lut".

CPJ, tổ chc bo v các nhà báo có tr s chính New York, nói cưỡng chế thu hi đt là mt vấn đề chính tr vô cùng nhy cm Vit Nam, mt nước nm dưới s cai tr ca Đng Cng sn.

"Hành vi của ông (Đương) ch là đi chp nh, giám sát vic cơ quan công quyn thc hin thu hi đt thôi. Ch ông không chng người thi hành công v, không đng phạm với ai c đ mà gi là gây ri trt t công cng", LS Sơn cho biết ngay sau khi ông Đương b kết án hôm 17/9. Lut sư này nhn mnh trước tòa rng cơ quan điu tra "không có bng chng chng minh hành vi đó ca ông Đương".

Giới hot đng chia s thông tin trên mạng xã hi cho thy, t tháng 1/2017 đến nay, ông Đương đã s dng Facebook và mt s trang mng khác đ nói v nhng sai phm trong lĩnh vc đt đai, nht là th xã T Sơn.

Trong khi đó, trang web của nhng người thân chính quyn li cho rng các bài viết hoc các đon video ca ông truyn đi ni dung "không đúng s tht", "đi ngược li đường li, ch trương, chính sách" ca đng và nhà nước, "kích đng qun chúng".

Ông Đương còn phi đi mt vi mt cáo trng liên quan ti ti "li dng quyn tự do dân chủ đ xâm hi các li ích ca Nhà nước", theo điu 331 ca BLHS sa đi 2015. Nếu b kết ti, ông Đương có th đi mt vi án pht lên ti 7 năm tù giam. Theo 88 Project, mt nhóm chuyên theo dõi các tù nhân chính tr Vit Nam, nói phiên tòa s ông Đương v cáo buc này được d kiến din ra vào tháng 10.

Thời gian gn đây, các tòa án b chi phi bi chế đ cm quyn ti Vit Nam, liên tiếp tuyên nhng bn án gt gao đi vi nhiu nhà tranh đu.

Chỉ t tháng 7 đến nay, các tòa án nhiu đa phương khác nhau đã kết án hoc tuyên y án các nhà hot đng sau đây : ông Lê Đình Lượng 20 năm tù, mc sư Đinh Diêm 16 năm tù, nhà giáo v hưu Đào Đình Thc 14 năm tù, Nguyn Trung Trc 12 năm tù, và ông Nguyễn Văn Túc 13 năm tù.

*****************

Người Việt bị buôn sang Scotland : Nạn nhân hay tội phạm ? (VOA, 20/09/2018)

Cảnh sát Scotland đang tìm cách trn dp các hot đng buôn người đàng sau nn nô l mi mà nn nhân là nhng người Vit đã b tin ra đ được đưa sang Châu Âu để đến đích cui cùng là vương quc Anh, vi hy vng tìm được mt vic làm có mc lương khá, ch đ tr thành nhng nn nhân b khai thác sc lao đng hoc b lm dng.

vn2

liu : Tr Vit Nam b buôn sang Edinburgh - Screenshot from Scotsman.com

Đeo đuổi gic mơ đi đi, nhiu người tr tui t Vit Nam đã thc hin nhng cuc hành trình đầy gian nan đi qua các nước Đông Âu ri Tây Âu, đ cui cùng ti được Scotland.

Theo bản tin ca Reuters, đi vi nhiu người thc tế li vô cùng phũ phàng. Rt nhiu người Vit ti Scotland theo cách này b khai thác sc lao đng ti các tri trồng cn sa hoc các tim làm móng tay, có người đã tr thành nhng nô l tình dc ti đt nước h tng hy vng có th mưu tìm mt cuc sng t tế.

Những người Vit này nm trong s 40 triu người đã tr thành nhng con mi ca mt k ngh toàn cu mang v món li khng l ước lượng 150 t đôla hàng năm cho nhng k buôn người,

Trong khi nhiều người b khai thác sc lao đng mt cách công khai, bán dâm trên các đường ph hoc lao đng trong các ca tim làm móng, cnh sát Scotland gp rt nhiu khó khăn trong nỗ lc chng li các hot đng buôn người bi vì rt ít người Vit chu xut đu l din, công khai nói v tình cnh bi đát ca mình.

Thanh tra Brian Gallagher nói : "Rất khó ly được nim tin ca các nn nhân đ có mt bc tranh toàn cnh, bi h rt s cnh sát. Rt khó thâm nhp vào các cng đng người Vit cư ng ti các th trn và thành ph ca chúng ta. Đó chính là tình hung mà nhng k buôn người khuyến khích".

Phát biểu ti tr s chính ca đơn v chng buôn người Glasgow, Thanh tra Gallagher cho rằng điu cn làm là nâng cao nhn thc ca các nhân viên công lc đ h nhn biết hành vi ti phm bên dưới nhng hot đng binh thường, hoc đàng sau nhng cánh ca đóng kín, và nhng ti ác được che đy bên dưới các ti hình s khác.

Trong năm 2017 có tất c 213 ca tình nghi là buôn người. Con s này đã tăng so vi 150 ca hi năm 2016. Phân na các nn nhân đến t Vit Nam.

vn3

Hoạt động buôn người

Các nhóm tội phm qung cáo vương quc Anh là "vùng đt ha" đi vi nhiu người Vit, khiến nhiu người thc hin nhng cuc hành trình gian nan kéo dài nhiu tháng tri, có lúc phi đi b hàng ngàn dm, có lúc lên tàu hay xe ti đ ti điểm đến cui cùng.

Miền Bc nước Pháp vn là mt ca ngõ quan trong cho nhng người Vit Nam mun ti vương quc Anh, bt chp mt chiến dch càn quét người di dân và nhng k buôn người quanh cng Calais. Nhiu người di chuyn ti min Bc, vượt ranh gii vào Scotland, nhưng theo các giới chc đây, mt s ph n Vit Nam đã ti Anh qua ngã Scandinavia và Bc Ireland, trong khi cnh sát d kiến có nhng dường mi xut hin gia lúc nhng k buôn người tìm nhng phương thc mi đ tránh lưới công lý.

Bà Mimi Vũ thuộc Qu Liên kết Thái Bình Dương (Pacific Links Foundation), mt t chc chng buôn người, nói bt k bao nhiu khó khăn trước mt, hoc đã được cnh báo bao nhiêu ln, sc hp dn ca cuc sng tt đp bên tri Tây là mt nam châm thu hút rt nhiu người tr tui Vit Nam.

Bà Mimi Vũ bỏ rt nhiu thi gi ra làm vic đ nâng cao nhn thc ngay ti Vit Nam, đa đim xut phát.

"Rất khó có th phn bác câu chuyn do nhng k buôn người thêu dt. Mt bên là li ha hn đi vi nhng người ra đi rng h "s tìm được hũ vàng" đang chờ h vương quc Anh, so vi nhng li cnh báo ca chúng tôi, coi chng b lm dng hoc k xu bt làm nô l".

Mimi Vũ nói khuyến cáo người Vit trong nước v nhng tình cm chng di dân đang gia tăng nước Anh, và v tình trng bt đnh xoay quanh Brexit, nước Anh ri khi EU, cho ti nay vn t ra vô hiu qu.

Các tổ chc t thin nói nhng lo s s b bt và trc xut v nước, hoc s thân nhân Vit Nam b nhng k buôn người tr thù, đã khiến nhiu "nô l mi" người Vit cam chu cuc sng nô l trong bóng ti.

Hãng tin Reuters trích dẫn thông tin ca chính ph Anh tường thut rng rt nhiu tr nô l người Vit trên khp nước Anh b bác đơn xin t nn khi bước sang tui 18. Trong năm 2017 có khong 50 trường hp so vi tng cng 54 người trong 3 năm t 2014 ti 2016.

Theo các luật sư, nhiu thanh niên b trc xut sau khi th án tù v nhng ti mà h b ép buc phi làm trong thi gian b các t chc ti phm giam gi, như ti liên quan ti ma túy vì đã tng làm vic trong các tri trồng cn sa.

Bà Debbie Beadle, Giám Đốc chương trình ti t chc t thin chng buôn người ECPAT UK nói :

"Nhiều nn nhân tr tui người Vit b coi như nhng ti phm thay vì là nn nhân ca mt ti ác".

Trong một cuc kho sát do chính ph thc hin hi năm ngoái, phân na người dân Scotland không tin nn buôn người là mt vn đ ti Scotland, bt chp nn buôn người din ra ti 27 đa đim trong tt c 32 đa phương Scotland.

Tuy vậy ti ác liên quan ti buôn người đang phát trin và biến đi trên khp nước Anh vi tng cng 136,000 nô l mi, da trên Ch s Nô l Toàn cu ca t chc nhân quyn Walk Free Foundation. Con số này cao gp 10 ln so vi con s ước lượng do chính ph đưa ra vào năm 2013.

************************

Giấu 4,5kg ma túy trong tranh thêu nữ Việt Kiều bị tử hình (CaliToday, 20/09/2018)

Được biết, Nguyễn Thị Liên đã nhận mang ma túy từ Việt nam sang Australia với tiền công được hứa hẹn là 25.000 đô la.

vn4

Ngày 20/9, Tòa án nhân dân Sài Gòn đã mở phiên tòa sơ thẩm, tuyên án tử hình với bị cáo Nguyễn Thị Liên (39 tuổi, quốc tịch Australia) về tội Vận chuyển trái phép chất ma túy.

Liên sinh ra và lớn lên tại tỉnh Trà Vinh, đến năm 2005 thì sang Australia định cư. Trong năm 2016, Liên thường xuyên đến câu lạc bộ đánh bạc và quen biết với một người đàn ông gốc Việt tên Minh.

Vì chơi bài thua nên nhiều lần Liên được Minh cho mượn tiền. Tính đến tháng 5/2016, Liên đã nợ Minh 5.000 đô la Australia. Do cần tiền tiêu xài nên khi Minh đặt vấn đề thuê Liên mang ma túy từ Việt Nam sang Australia với tiền công 25.000 đô la, Liên đã đồng ý.

Theo giao kết, Minh đưa trước 5.000 đô la làm chi phí ban đầu và sẽ trả hết số còn lại khi Liên mang được ma túy sang Australia.

Ngày 4/7/2016, Liên cùng 2 con về Việt Nam thăm gia đình. Theo chỉ dẫn từ Minh, khoảng 20h cùng ngày, Liên gặp một người tên "bé Hai" (không rõ lai lịch) để nhận hai bức tranh có cất giấu ma túy bên trong.

Khoảng 19h30 ngày 19/7/2016, An ninh phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất kiểm tra hành lý của Liên và thu giữ được 26 khối chất bột màu trắng có khối lượng gần 4,5kg được cất giấu bên trong khung gỗ của 2 bức tranh thêu.

***************

Doanh nghiệp nhà nước chỉ đóng góp khoảng 16% doanh thu ròng (RFA, 20/09/2018)

Các doanh nghiệp nhà nước chỉ đóng góp khoảng 16,7% tổng doanh thu ròng của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 – 2016, theo báo cáo được Tổng cục Thống kê công bố hôm 19/9.

vn5

Hình chụp hôm 6/5/2009 cho thấy tàu đang sửa ở nhà máy đóng tàu Nam Triệu của Vinashin ở cảng Hải Phòng - Ảnh minh họa (AFP)

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, doanh thu ròng của các doanh nghiệp trong giai đoạn từ 2011 đến 2016 đã tăng 11,4%, tương đương hơn 62 tỷ đô la. Khu vực tư nhân được cho biết là đóng góp hơn 55% mức doanh thu ròng.

Vietnam News trích lời ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp thuộc Tổng cục Thống kê cho biết mức tăng trưởng mạnh nhất đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với mức tăng ghi nhận là 134.5%.

Số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy tính đến năm 2017 có tổng cộng gần 518,000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, tăng hơn 51% so với số liệu thống kê được đưa ra hồi năm 2012.

Theo số liệu thống kê mới, trong số hơn 500.000 doanh nghiệp, chỉ có hơn 10.000 là doanh nghiệp lớn, chiếm 1,9% tổng số, còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 

Khu vực miền Nam là nơi có nhiều doanh nghiệp nhất, chiếm hơn 41% tổng số doanh nghiệp.

<a data-flickr-embed="true"  href="https://www.flickr.com/photos/145347866@N03/43970684975/in/dateposted-friend/" title="vn1"><img src="https://farm2.staticflickr.com/1946/43970684975_e382cd20ae.jpg" width="500" height="341" alt="vn1"></a><script async src="//embedr.flickr.com/assets/client-code.js" charset="utf-8"></script>

Published in Việt Nam

Việt Nam bị tố cáo vi phạm nhân quyền tại kỳ họp lần thứ 39 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (RFA, 19/09/2018)

Hai tổ chức Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) và Hành động Chung cho Nhân quyền (AEDH) lên tiếng cáo buộc Chính phủ Hà Nội ngăn cản tự do ngôn luận, lập hội, biểu tình, tự do tôn giáo và phúc trình dối gạt Liên Hiệp Quốc (Liên Hiệp Quốc) về thực tế vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

nhan1

Ông Võ Văn Ái, đại diện của VCHR và AEDH tại khóa họp lần thứ 39 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 18/09/18. Courtesy : queme.org

Thông cáo báo chí của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cho biết tại khóa họp lần thứ 39 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, vào chiều ngày 18 tháng 9, đại diện cho VCHR và AEDH, ông Võ Văn Ái tố cáo nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền người Việt cũng như người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, qua trường hợp bà Debbie Stothard-Tổng Thư ký Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền (FIDH) bị Hà Nội cấm nhập cảnh khi bà đến tham dự Diễn Đàn Kinh tế Thế giới về Đông Nam Á 2018 vào ngày 9 tháng 9 vừa qua.

Ông Võ Văn Ái nhấn mạnh rằng VCHR và AEDH vô cùng quan ngại về sự đàn áp khủng khiếp của nhà cầm quyền Việt Nam chống lại tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình và tự do tôn giáo tại Việt Nam bằng các bản án tù tiếp nối lên đến 20 năm dành cho những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền ở trong nước Việt Nam.

Đại diện của VCHR và AEDH còn cáo buộc bản dự thảo phúc trình của Việt Nam chuyển đến cho Liên Hiệp Quốc trước kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR), sẽ diễn ra vào tháng Giêng năm 2019, che giấu các vi phạm nhân quyền và cố tình che đậy thảm trạng nhân quyền tại Việt Nam bằng những thông tin sai lệch.

*******************

Việc tống xuất Tổng Thư ký FIDH, bà Debbie Stothard bị phản đối trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (RFA, 19/09/2018)

Hôm thứ ba, 18.9, phát biểu tại điểm 4 khoá họp lần thứ 39 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Điện Quốc Liên ở Genève, ông Võ Văn Ái Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) tố cáo Nhà cầm quyền Hà Nội vi phạm các tự do ngôn luận, lập hội, biểu tình và tự do tôn giáo, đàn áp Gia Đình Phật tử Việt Nam tại Huế, cũng như Dự thảo Phúc trình UPR đã dối gạt Liên Hiệp Quốc về tình hình khủng bố nhân quyền tại Việt Nam. Đặc biệt những bạo hành mà Nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp các nhà hoạt động bảo vệ Nhân quyền người Việt cũng như ngoại quốc nhập cảnh Việt Nam.

nhan2

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc họp lần thứ 39 tại văn phòng Liên Hiệp Quốc ở Geneva - AFP

Điều 21 : "xâm phạm an ninh quốc gia"

Để rõ hơn sự vụ tống xuất Tổng Thư ký FIDH, chúng tôi phỏng vấn bà Debbie Stothart, xin mời qúy thính giả theo dõi.

Ỷ Lan : Chào chị Debbie Stothard, là Tổng Thư ký Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH, hôm nay trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ông Võ Văn Ái lên tiếng phản đối việc Hà Nội câu lưu chị rồi tống xuất khỏi Việt Nam tuần trước. Xin chị cho thính giả RFA biết sơ lược trải nghiệm vừa qua tại phi trường Nội Bài ở Hà Nội ?

Debbie Stothard : Thực tế là tôi đã nhiều lần đến Hà Nội tham dự các hội nghị, nên tôi chẳng lo ngại vấn đề gì cả. Nhất là khi tôi được mời phát biểu tại Diễn Đàn Kinh tế Thế giới nổi tiếng của ASEAN. Nhưng khi tôi đến quầy hải quan, tôi liền bị dẫn độ đến gian phòng nằm sau cơ quan lo việc chiếu khán và được biết rằng tôi không được nập cảnh Việt Nam. Tôi hỏi vì sao ? Họ liền chìa tấm giấy ghi rằng tôi xâm phạm Điều 21. Sau đó mới biết Điều 21 khước từ nhập cảnh Việt Nam vì lý do "an ninh quốc gia" và vài lý do khác.

Lúc tôi mở máy điện thoại cầm tay để đổi chuyến bay về lại nước tôi, hai sĩ quan đứng gần cấm tôi sử dụng điện thoại. Tôi liền hỏi, tôi bị các ông bắt phải không ? Họ bảo không ! Bà không bị bắt. Nên tôi trả lời "Nếu tôi không bị bắt thì tôi có quyền sử dụng điện thoại". Họ bắt tôi cung cấp số điện thoại tôi gọi và mở lớn âm thanh trao đổi để họ theo dõi tôi nói gì. Cuối cùng tôi biết chuyến bay sớm nhất trở về Kuala Lumpur vào lúc 9 giờ 30 sáng hôm sau (tôi đến Hà Nội vào lúc 3 giờ chiều). Thế là tôi phải qua đêm trong căn phòng nhập cảnh tại phi trường. Tôi là người độc nhất ở đấy. Tôi có thể đóng cửa phòng, nhưng có một cửa sổ lớn không màn che, qua đó lính canh có thể nhìn vào quan sát tôi bất cứ lúc nào. Ở đây không có phòng vệ sinh, muốn đi tôi phải xin phép để được đưa tới nơi khác cạnh đấy. Họ chẳng cho tôi ăn, chỉ cho chút nước uống. May mắn cho tôi là Bộ Ngoại giao Mã Lai liên lạc với Đại sứ quán Mã Lai ở Hà Nội báo động tình trạng của tôi. Ông Đại sứ đã mang lại cho tôi mấy món ăn Mã Lai. Tôi ngủ qua đêm trong căn phòng này, sáng hôm sau họ đưa tôi lên máy bay về lại Kuala Lumpur.

Gian dối

Ỷ Lan : Nhà cầm quyền Việt Nam bảo rằng chị không được nhập cảnh vì lý do "an ninh quốc gia". Trong khi đó Việt Nam giải thích với Liên Hiệp Quốc qua nửa kỳ Kiểm điểm UPR, rằng các điều luật "an ninh quốc gia" tuân thủ theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Chị nghĩ sao về điều này ?

Debbie Stothard : Chao ơi, điều quá rõ đối với tôi là nhà cầm quyền Việt Nam gian dối với việc họ làm. Thật quá dễ dàng giải thích một điều tại Liên Hiệp Quốc, nhưng làm ngược lại tại Hà Nội hay bất cứ đâu trên lãnh thổ họ.

Tôi nghĩ rằng Việt Nam khước từ tôi và ông Mina Pimple của Ân Xá Quốc tế, vì rằng cả hai tổ chức Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Ân Xá Quốc tế đều ám chỉ Việt Nam đang ở trong thời kỳ tồi tệ nhất của sự bức hiếp và đàn áp, không riêng cho giới bloggers và những nhà bảo vệ nhân quyền, mà tổng quan cho bất cứ ai muốn đặt lên nghi vấn về chế độ. Rõ ràng là nhà cầm quyền Việt Nam rất dễ bực bội và bất an khi thấy những nhà hoạt động thuộc các tổ chức nhân quyền quốc tế léo hánh tới Việt Nam. Nhà cầm quyền lo sợ chúng tôi sẽ bật mí tình trạng nhân quyền trước Diễn Đàn Kinh tế Thế giới của ASEAN, là nơi mà họ tìm cách lôi cuốn các nhà đầu tư đến Việt Nam. Họ lo sợ cho những điều chúng tôi thấy ra khi nhìn qua cửa sổ khách sạn. Cho nên tôi nghĩ rằng nhà cầm quyền Việt Nam cảm thấy bất an với những ai có thể mang chuyện nhân quyền Việt Nam tới các diễn đàn quốc tế.

Ỷ Lan : Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) thu thập từ đâu những tin tức vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ?

Debbie Stothard : Là Tổng Thư ký của FIDH, tôi đã từng làm việc lâu năm với Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, cũng là thành viên quốc gia của tổ chức chúng tôi. Điều quan trọng là những tin tức FIDH thu lượm được, căn bản là những dữ liệu và chứng cớ hiển nhiên do Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam thu tập, hay những nhà hoạt động bí mật khác do áp lực lớn rộng bủa vây họ. Vì vậy, mặc dù tôi rất tán thưởng sự quan tâm của những ai dành cho tôi qua cuộc câu lưu ngắn ngủi ở Hà Nội. Nhưng tôi thực sự nhận ra bỗng chốc mình được cư xử như một yếu nhân so với người Việt Nam bình thường đang phải bị nhà cầm quyền tra tấn, sách nhiễu và đàn áp hung bạo một cách bất nhân đạo.

Ỷ Lan : Xin cám ơn chị Debbie Stothard.

*****************

32 nghị sĩ Châu Âu gửi thư ngỏ hối thúc Việt Nam cải thiện nhân quyền (RFI, 18/09/2018)

Một nhóm 32 nghị sĩ Châu Âu vừa gửi thư ngỏ đề ngày 17/09/2018 đến các lãnh đạo Châu Âu, cảnh báo nếu tình trạng nhân quyền tại Việt Nam không có các tiến bộ vững chắc, thỏa thuận về tự do thương mại mà Liên Hiệp Châu Âu dự tính ký kết với Việt Nam, sẽ "khó" được Nghị Viện phê chuẩn.

nhan3

Hội trường Nghị Viện Châu Âu tại Strasbourg, miền đông nước Pháp. Ảnh minh họa AFP/Frederick Florin

Trong bức thư ngỏ gửi lãnh đạo ngoại giao Federica Mogherini và ủy viên thương mại Châu Âu Cecilia Malmström, 32 nghị sĩ nhấn mạnh đến hàng loạt các vụ vi phạm nhân quyền "trầm trọng" tại Việt Nam, như bỏ tù người bất đồng chính kiến, giới hạn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, internet.

Nhóm nghị sĩ gửi thư ngỏ, đề nghị Liên Hiệp Châu Âu xác định rõ các tiêu chuẩn nhân quyền mà chính quyền Hà Nội cần tôn trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do hiệp hội, tự do tôn giáo và tự do công đoàn, trước khi trình dự thảo thỏa thuận tự do mậu dịch với Việt Nam (EVFTA) ra Nghị Viện.

Các nghị sĩ Châu Âu ghi nhận, trong buổi làm việc với đồng nhiệm Việt Nam Trần Tuấn Anh hồi tháng 6/2018, ủy viên thương mại Châu Âu Malmstrom đã ca ngợi Việt Nam là "một quốc gia đang phát triển nắm bắt được những cơ hội mà thương mại quốc tế mở ra, cũng như đã có các cam kết rõ ràng về tôn trọng nhân quyền". Tuy nhiên, chỉ ít tuần sau đó, chính phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Hà Nội cũng thừa nhận là Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp các nhà tranh đấu ôn hòa.

Thư ngỏ của 32 nghị sĩ đặc biệt nhấn mạnh là phía Châu Âu cần đề nghị với Việt Nam hủy bỏ các điều 74, 109, 116, 117, 118, 173 và 331 trong luật Hình Sự, thường được sử dụng để đàn áp giới bất đồng chính kiến. Đây là các điều luật đi ngược lại Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR), mà Việt Nam đã tham gia.

Bức thư ngỏ cũng nêu đích danh hàng loạt nhà bất đồng chính kiến đang bị giam giữ hoặc bị quản thúc : hoà thượng Thích Quảng Độ, các blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (biệt danh "Mẹ Nấm"), Trần Thị Nga, Trần Huỳnh Duy Thức, các nhà hoạt động tôn giáo Ngô Hào, Phan Văn Thu (tức ông Trần Công), các nhà hoạt động công đoàn Hoàng Đức Bình, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, nhà báo Trương Minh Đức, các nhà tranh đấu về môi trường, đất đai Nguyễn Văn Túc, Trần Thị Xuân, Lê Đình Lượng, Nguyễn Viết Dũng, các nhà tranh đấu dân chủ khác như Hồ Đức Hòa, Trần Anh Kim, Nguyễn Trung Trực (người bị kết án mới nhất trong vụ án nhắm vào Hội Anh Em Dân Chủ, do luật sư Nguyễn Văn Đài sáng lập - người viết), Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Bắc Truyển, mục sư Nguyễn Trung Tôn.

RSF kêu gọi trả tự do cho blogger Ngô Văn Dũng

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF hôm 18/09/2018 ra thông cáo tố cáo việc blogger Ngô Văn Dũng ở Daklak bị công an bắt cóc cách đây hai tuần và hiện bị giam tại công an phường Bến Nghé (Sài Gòn). RSF kêu gọi Hà Nội trả tự do lập tức cho ông. Ngô Văn Dũng (biệt danh Biển Mặn) là thành viên của phong trào Chấn Hưng Nước Việt, đấu tranh cho tự do báo chí và tự do thông tin.

Trọng Thành, Thụy My

*******************

32 nghị sĩ EU đòi Việt Nam cải thiện nhân quyền trước khi thông qua EVFTA (VOA, 18/09/2018)

Một nhóm ngh sĩ Liên hip Châu Âu mi đây đã gi mt bc thư chung đến hai lãnh đo ca khi, đ ngh h "thúc đy đ có tiến b mnh m v nhân quyn Vit Nam" trước khi phê chun Hip đnh T do Thương mi EU-Vit Nam (EVFTA).

nhan4

Toàn cảnh Ngh vin Châu Âu

Bức thư ca 32 ngh sĩ đ ngày 17/9, được gi đến Đi din Cp cao đc trách chính sách Đi Ngoi và An ninh ca EU, bà Federica Mogherini, và y viên Thương mi ca EU, bà Cecilia Malmstrom.

Nội dung bc thư viết bng tiếng Anh, được ti lên trang web ca ngh sĩ Ramon Tremosa, một đi din ca Tây Ban Nha trong ngh vin EU, có đon nói rng h sơ nhân quyn ca Vit Nam hin nay "làm dy lên mi quan ngi sâu sc" và "gây nghi ngi ln" v cam kết ca Vit Nam đi vi tôn trng nhân quyn.

u ý đến cam kết ca EU v vic c cho nhân quyền trong các chính sách đi ngoi và thương mi, 32 ngh sĩ viết trong thư là h tin rng điu cp thiết EU phi làm là "nêu rõ v mt lot các chun mc nhân quyn mà Vit Nam cn đáp ng" trước khi EVFTA được đ trình lên Ngh vin EU đ phê chuẩn.

Từ Pháp, nhà hot đng Phm Minh Hoàng nhn xét vi VOA rng bc thư ca nhóm ngh sĩ EU là mt đng thái "tích cc" song không gây ngc nhiên nếu xét đến bi cnh trong hơn mt năm tr li đây, chính quyn Vit Nam liên tiếp ra nhng bn án nng n tng cng lên đến trên 220 năm tù đi vi khong 20 người đu tranh vì dân ch.

Chỉ 1 tháng trước, mt tòa án Ngh An kết án nhà hot đng Lê Đình Lượng 20 năm tù v ti "hot đng nhm lt đ chính quyn", mc án cao nht t trước đến nay cho mt người bt đồng chính kiến.

Ông Phạm Minh Hoàng, cu ging viên đi hc b Vit Nam tước quc tch và trc xut v Pháp hi năm ngoái, cho biết trong mt vài tháng gn đây, ông đã tiếp xúc vi các ngh sĩ trong ngh vin Châu Âu, thuyết phc h tích cc bày t thái đ về nhng vi phm nhân quyn trm trng Vit Nam.

Ông nói với VOA :

"Trên thế gii không ai có th yên lng trước nhng hành đng có th gi là tàn nhn như thế này. Và tôi ước mong rng các ngh sĩ lên tiếng nhiu hơn na đ nhng áp lc này s có nhng thành quả, nhng hiu qu tt, đc bit là cho nhng người đu tranh dân ch trong nước, cũng như là cho đt nước ca chúng ta trong tương lai".

Nhóm nghị sĩ nêu ra mt s vic c th mà Vit Nam cn làm, hàng đu là bãi b các điu 109, 116, 117, 118 và 331 trong Bộ lut Hình s - là các điu v "chng phá", "lt đ" - và bo đm rng b lut phù hp vi Công ước Quc tế v Các Quyn Dân s và Chính tr (ICCPR).

Các điều 74 và 173 ca Lut T tng Hình s cũng phi b bãi b, và chính quyn cn cho phép tt c nhng ai b giam gi, k c nhng người b cáo buc phm các ti liên quan đến an ninh quc gia, đu được tư vn pháp lý ngay sau khi b bt, theo bc thư.

nhan5

EU đã lên tiếng ch trích vic Vit Nam kết án nng đi vi nhà hot đng Lê Đình Lượng

Một đ ngh quan trng khác được 32 ngh sĩ nêu ra là Vit Nam cn th tt c nhng người đã b kết án tù hoc đang b tm giam ch vì h thc hin các quyn cơ bn. Thư nêu tên ca 21 nhà hot đng hoc bt đồng chính kiến, trong đó có Hòa Thượng Thích Qung Đ, bà Nguyn Ngc Như Quỳnh (blogger M Nm), bà Trn Th Nga, ông Trn Huỳnh Duy Thc, ông Hoàng Đc Bình, và nhiu người khác.

Bức thư ca nhóm ngh sĩ EU cũng đ ngh Vit Nam sa đi các lut v an ninh mạng và tôn giáo-tín ngưỡng, công nhn công đoàn đc lp, và thông qua mt s công ước ca T chc Lao đng Quc tế v bo v các quyn ca người lao đng.

Nhóm nghị sĩ cnh báo rng Vit Nam cn "n lc mt cách thc tâm" đ gii quyết các vn đ nhân quyền cp bách va nêu, đng thi "cho thy nhng ci thin c th" trước khi ngh vin Châu Âu b phiếu v hip đnh EVFTA. Nếu không, "chúng tôi khó có th b phiếu thun đ thông qua hip đnh", nhóm ngh sĩ nói trong thư.

Theo giáo sư Phm Minh Hoàng, chính quyền Vit Nam "hin đang rt cn" hip đnh thương mi t do gia Âu Châu và Vit Nam "bi vì h không còn nơi nào khác đ nương ta".

Giáo sư Hoàng cũng thn trng nói rng xét đến tương quan gia 32 ngh sĩ ký vào bc thư vi tng cng 750 nghtrong nghị vin chung Châu Âu, cn "chng mc" khi kỳ vng v tác đng ca bc thư :

"Tôi nghĩ việc 32 ngh sĩ Âu Châu lên tiếng không phi là cái gì to tát hay vĩ đi lm. Nhưng trong bi cnh Vit Nam đang nh cy đến Âu châu, đây rõ là mt áp lc mà nhà cầm quyn s không th mnh tay. Và tôi hy vng là h s phi dè chng trước nhng bn án trong tương lai".

Theo số liu ca Hi quan Vit Nam, tng tr giá trao đi hàng hoá gia Vit Nam và Liên Hiệp Châu Âu (EU28) trong năm 2017 đạt 50,46 t đô la, trong đó tng lượng hàng xut khu ca các doanh nghip Vit Nam sang th trường EU đt 38,27 t đô la, chiếm gn 18% tng kim ngch xut khu ca c nước.

Từ Vit Nam, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói vi VOA rng tuy EU là th trường xut khu quan trng đi vi Vit Nam, ch sau Trung Quc và M, song cách tiếp cn gây sc ép v nhân quyn có th không đem li hiu qu mong mun.

Ông nói :

"Nói chung, chính sách của Vit Nam là không chp nhn sc ép t bên ngoài. Tôi nghĩ phía Liên Hiệp Châu Âu nên có s trao đi trên tinh thn tôn trng ln nhau và bình đng đ phía Vit Nam hiu s quan tâm ca Liên Hiệp Châu Âu và có th có các bước đi thích hợp có li cho c hai bên".

Việt Nam và EU chính thc khi đng đàm phán v hip đnh thương mi t do gia hai bên vào tháng 6/2012 và hoàn tt đàm phán vào đu tháng 12/2015.

Tuy nhiên, gần 3 năm trôi qua, hip đnh chưa được hai bên ký kết chính thc và thông qua đ đi vào thc thi. Mi quan tâm ca EU đến 3 vn đ gm nhân quyn, các quyn ca người lao đng và bo v môi trường được xem là các tr ngi chính.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói ông mong rng hai bên s tích cc "trao đi ý kiến" đ quan điểm hai bên xích lại gn nhau hơn và đi đến ký kết, thông qua hip đnh vào tháng 3/2019, trước cuc bu c ngh vin Châu Âu vào tháng 5.

Hồi cui tháng 7, theo mt bn tin trên trang nhadautu.vn, Ngh sĩ Bernd Lange, Ch tch y ban Thương mi Quc tế ca Nghị vin Châu Âu, nói ông hy vng l ký kết hip đnh "s din ra trong tháng 10" ti Hi ngh Thượng đnh Á-Âu (ASEM), "hoc mun hơn vào tháng 11 ti".

Ông nói thêm rằng "Nếu vì lý do nào đó làm chm vic ký kết, chng hn chm 1 năm, không ai có th biết nó s din ra như thế nào trong nhim kỳ mi ca Ngh vin Châu Âu".

Published in Việt Nam

Nguồn : VOA, 19/09/2018

Published in Video

Ban Công lý & Hòa bình Giáo phận Vinh : Bản lên tiếng về tù nhân lương tâm và thực trạng nhân quyền Việt Nam

tnlt1

Tù nhân lương tâm và thực trạng nhân quyền Việt Nam - Ảnh minh họa

Xã Đoài, ngày 05 tháng 9 năm 2018

Việt Nam đã tham gia các công ước Quốc tế về nhân quyền. Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận những quyền căn bản đó của con người.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xảy ra tình trạng nhà cầm quyền Việt Nam ngày càng gia tăng bắt giữ và kết án nặng nề đối với những người đấu tranh một cách ôn hòa cho nhân quyền và tự do. Đặc biệt, sau những biến động xã hội do thảm họa Formosa gây ra, khi tình hình tạm lắng, nhà cầm quyền lại gia tăng bắt bớ, bỏ tù những người đấu tranh đòi tôn trọng và bảo vệ môi trường. Nhiều người trong số họ bị cưỡng ép vào những tội danh nặng nề với những bản án hết sức hà khắc. Điều khủng khiếp ở đây là họ đã bị nhà cầm quyền bắt giam, điều tra và xét xử bằng những cách thức thiếu minh bạch, không đúng trình tự tố tụng như quy định của pháp luật, thiếu chứng cứ xác đáng và diễn ra trong những phiên tòa chóng vánh, thiếu sự quan sát độc lập từ phía thân nhân cũng như của người dân. Chính vì thế, nhiều người trong số họ đã phản ứng chống lại bản án bất công và chế độ hà khắc của nhà tù bằng cách tuyệt thực.

Bên cạnh đó, sự lạm quyền của lực lượng an ninh ngày càng gia tăng và bằng các thủ đoạn tăm tối, họ đã hành xử cách bất công đối với những người bất đồng chính kiến, những người dám lên tiếng đòi hỏi nhân quyền, tự do tư tưởng và tự do tôn giáo một cách ôn hòa. Những băng nhóm được gọi là "quần chúng nhân dân tự phát" và "đội cờ đỏ" được thường xuyên sử dụng để hành hung, đe dọa, hạn chế quyền đi lại hoặc cư trú của những người bất đồng chính kiến. Mặt khác, các nhân viên an ninh Việt Nam cũng áp dụng việc cấm xuất nhập cảnh một cách tùy tiện đối với họ.

Một cách tổng quát : Tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong những năm qua đã thể hiện những bước thụt lùi nghiêm trọng. Nhiều lúc lực lượng an ninh và cơ quan công quyền đã không tôn trọng chính Hiến pháp và pháp luật.

Trước thực tế nêu trên, chúng tôi, Ban Công Lý và Hòa Bình của Giáo phận Vinh, lên tiếng để thức tỉnh những người hữu trách trong bộ máy cầm quyền, đặc biệt đề nghị lực lượng an ninh cần phải thượng tôn pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành các công ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, để đảm bảo minh bạch và công bằng cho các tù nhân lương tâm.

Chúng tôi cũng kêu gọi các tổ chức hoạt động vì nhân quyền và những người yêu chuộng tự do, công lý và hòa bình, đặc biệt người dân Việt Nam, cùng lên tiếng và chung tay góp sức trong việc bảo vệ nhân quyền, vì đó là những giá trị phổ quát, bất khả xâm phạm của con người mà chính Tạo hóa đã ban tặng.

Cách riêng, dưới nhãn quan Kitô Giáo, mỗi người là chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô : "Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau" (x.1Cr 12,26) (1). Vì thế, lên tiếng bênh vực, đồng hành với những người đang chịu bất công, đặc biệt các tù nhân lương tâm, đó là trách nhiệm và là mệnh lệnh lương tâm của các Kitô hữu.

Chúng tôi tin rằng, nếu mọi người đều ý thức tôn trọng và bảo vệ nhân quyền thì tương lai tốt đẹp sẽ đến với đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

TM. Ban công lý và hòa bình

Trưởng ban

(đã ký)

Lm. Antôn Nguyễn Văn Đính

Chú thích :

(1) x.1Cr 12,26 : xem Sách Phúc Âm Tân Ước Côrintô phần 1 đoạn 12 dòng thứ 26 : If one part suffers, every part suffers with it ; if one part is honored, every part rejoices with it (Corinthians)

Published in Diễn đàn