Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Liên Hiệp Quốc : Luật an ninh quốc gia đe dọa nghiêm trọng tự do tại Hồng Kông

RFI, 04/09/2020

Theo AFP hôm 04/09/2020, các báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc cảnh báo Trung Quốc, luật an ninh quốc gia áp đặt tại Hồng Kông là một nguy cơ trầm trọng đe dọa các quyền tự do căn bản của đặc khu.

lhq1

Tỷ phú Hồng Kông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) được tòa xử trắng án, ngày 03/09/2020.  AFP Photo/Isaac Lawrence

Trong lá thư đề ngày 01/09, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc tố cáo Bắc Kinh không tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế. Luật an ninh quốc gia đặc biệt đe dọa các quyền "tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do hội họp", hình sự hóa mọi chỉ trích đối với Trung Quốc.

Luật an ninh quốc gia được Trung Quốc áp đặt mà không thông qua Nghị Viện Hồng Kông, người dân không hề biết được nội dung trước đó. Luật này trừng phạt các tội danh "nổi dậy, ly khai, khủng bố, thông đồng với thế lực nước ngoài" với các định nghĩa mơ hồ, khiến các nhà đấu tranh dân chủ dễ dàng bị quy chụp. Nhiều nước phương Tây nhất là Hoa Kỳ đã lên án luật này, Bắc Kinh cho rằng đó là sự can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc.

Bị cáo buộc đe dọa, tỉ phú Lê Trí Anh trắng án

Vẫn liên quan đến Hồng Kông, hôm nay nhà tỉ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai), chủ nhân tờ báo đối lập Apple Daily đã được trắng án trong một vụ kiện, có thể khiến Bắc Kinh bực tức vì các thẩm phán Hồng Kông vẫn độc lập. Từ Hồng Kông, thông tín viên De Changy cho biết thêm chi tiết :

"Ông Lê Trí Anh xác nhận : ‘Vâng, tôi đã được trắng án, đó là một dấu hiệu tốt. Điều này cho thấy dù trường hợp này bị chính trị hóa, nhưng vẫn còn các thẩm phán làm tốt công việc của mình, không bị ảnh hưởng chính trị’.

Ông chủ báo Apple Daily bị một phóng viên của tờ báo cạnh tranh Oriental Daily cáo buộc là đã đe dọa người này trong một vụ tranh cãi năm 2017, theo đó ông Lê Trí Anh không chỉ thóa mạ mà còn dọa sẽ làm khốn đốn.

Dựa trên các video và lời chứng trong phiên tòa, thẩm phán cho rằng các cáo buộc trên không có cơ sở. Đó chỉ là giây phút giận dữ của ông Lê Trí Anh đối với nhà báo. Người này đã thừa nhận là có nhiệm vụ theo dõi ông thường xuyên, suốt ba năm trời trước khi xảy ra sự việc. Thẩm phán cũng ghi nhận là nguyên đơn không có khả năng trả lời những câu hỏi đơn giản trong phiên tòa, gây nghi ngờ về sự khả tín.

Phán quyết của tòa được vỗ tay hoan nghênh, trong khi bên ngoài tòa án một số người thân Bắc Kinh tụ tập lại hô hào "Lê Trí Anh phải vào tù !"

Thụy My

*******************

Covid-19 : WHO mở điều tra về quá trình thế giới đối phó với đại dịch

RFI, 04/09/2020

Hôm 03/09/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tiến hành điều tra về phương thức thế giới đối phó với đại dịch Covid-19, khiến hơn 863.000 người chết. WHO hứa "minh bạch hoàn toàn" về các hồ sơ liên quan.

lhq2

Trụ sở của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO - tại Genève, Thụy Sĩ.  AFP

Tháng 5/2020, hội nghị toàn thể các thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới thống nhất về nguyên tắc sẽ tiến hành một cuộc điều tra độc lập về đại dịch Covid-19, một trong các khủng hoảng y tế nghiêm trọng nhất với nhân loại, nhằm rút ra các kinh nghiệm cho tương lai. Tháng 7/2020, WHO thông báo lập Ủy ban Đánh giá Độc lập, dưới sự đồng chủ tọa của cựu thủ tướng New Zealand, Helen Clark, và cựu tổng thống Liberia, Ellen Johnson Sirleaf.

Hơn 120 chuyên gia khắp nơi trên thế giới đã ứng cử vào Ủy ban này. Danh sách 11 thành viên của Ủy ban Đánh giá Độc lập được công bố hôm qua. Theo AFP, trong danh sách này, có chuyên gia về Sida người Pháp Michel Kazatchkine, cựu ngoại trưởng Anh David Miliband, cựu tổng thống Mêhicô Ernesto Zedillo, chuyên gia Trung Quốc về các bệnh hô hấp, bác sĩ Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) hay cựu chủ tịch Quỹ Thế giới chống Sida, Lao và Sốt rét, ông Mark Dybul người Mỹ. Các chuyên gia sẽ trình báo cáo sơ bộ đầu tiên vào tháng 10 tới, trước khi đệ nạp báo cáo cuối cùng vào tháng 5/2021.

Trong việc tổ chức đối phó toàn cầu với đại dịch Covid-19, WHO bị rất nhiều chỉ trích, đặc biệt là trong giai đoạn đầu tiên, bị cáo buộc là đã chậm trễ trong việc tuyên bố "tình trạng khấp cấp toàn cầu", chỉ được đưa ra vào ngày 30/01/2020, trong lúc dịch bệnh đã được phát hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào cuối tháng 12/2019. WHO cũng bị phê phán là đưa ra nhiều khuyến cáo mâu thuẫn, liên quan đến con đường lây truyền virus, hay trong việc đeo khẩu trang.

Định chế quốc tế này cũng bị dư luận lên án là đã tỏ ra quá mức dễ dãi với Trung Quốc. Chính quyền Mỹ của tổng thống Donald Trump nhiều lần tố cáo WHO là "con rối trong tay Bắc Kinh". Chuyên gia về Sida người Pháp Michel Kazatchkine, thành viên trong Ủy ban Đánh giá Độc lập về đại dịch của WHO, cũng từng chỉ trích mạnh mẽ WHO về điểm này. Trong số các thành viên của Ủy ban vừa được bổ nhiệm, có cựu chủ tịch tổ chức Y sĩ Không Biên giới Joanna Liu, cũng có thái độ phê phán mạnh mẽ WHO trong việc đối phó với đại dịch Ebola tại miền tây Châu Phi.

Riêng về thái độ của Washington đối với Tổ chức Y tế Thế giới, nhiều nhà quan sát cũng lưu ý, trước khi đại dịch bùng lên mạnh tại Mỹ, tổng thống Donald Trump cũng từng không ngớt ca ngợi chính quyền Tập Cận Bình minh bạch, đối phó tốt với dịch bệnh. Trong một bài tổng thuật hồi tháng 5/2020, kênh truyền thông Mỹ CNN tổng kết, kể từ khi dịch bùng lên tại Trung Quốc, đầu tháng Giêng 2020 cho đến ngày 01/04/2020, tổng thống Trump đã ca ngợi Bắc Kinh "ít nhất 37 lần" về vấn đề này. Thái độ dễ dãi của tổng thống Trump với Trung Quốc cũng được coi là một nguyên nhân khiến chính nước Mỹ chủ quan trước đại dịch.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Chuyên gia WHO đến Bắc Kinh tiền trạm cho điều tra về nguồn gốc virus corona (RFI, 11/07/2020)

Theo AFP hôm 11/07/2020, các chuyên gia của Tổ Chức Y Tế tới Bắc Kinh để chuẩn bị cho cuộc điều tra về nguồn gốc virus corona, xuất hiện ở Trung Quốc từ cuối 2019 và lây lan ra khắp thế giới.

sing1

Biển ghi bằng tiếng Trung và Pháp trước trụ sở Tổ chức Y tế Thế giới tại Genève, Thụy Sĩ. AFP - Fabrice Coffrini

Chuyến công tác của hai chuyên gia, một về dịch tễ học và một về thú y, diễn ra một ngày sau khi WHO kêu gọi cảnh giác trước tình trạng bùng phát lây lan của virus corona tiếp tục trên thế giới.

Đến lúc này trận đại dịch Covid-19 đã làm hơn 556 nghìn người chết trên toàn cầu và tiếp tục lây nhiễm mạnh, đặc biệt tại Mỹ và Brazil.

Theo phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới, Margaret Harris, các chuyên gia tới Bắc Kinh sẽ làm việc với các quan chức Trung Quốc để xác định những địa điểm cho cuộc điều tra sắp tới.

Bà Harris cho biết thêm, một trong những vấn đề quan trọng là tìm hiểu liệu có phải virus corona được truyền từ động vật sang người, và nếu có thì đó là động vật nào ?

Hôm qua, Hoa Kỳ đã lên tiếng hoan nghênh thông báo mở điều tra của WHO tại Trung Quốc. Đại sứ Mỹ bên cạnh các tổ chức của Liên Hiệp Quốc, tại Genève, Andrew Bremberg nhận định : "cuộc điều tra khoa học này là giai đoạn cần thiết để thấu hiểu minh bạch về cách thức virus lây lan ra khắp thế giới".

Đây là phát biểu tích cực hiếm có từ Hoa Kỳ, dù trước đó chính quyền Donald Trump đã chính thức tiến hành các thủ tục để rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới.

Ngay từ đầu dịch, Washington đã chỉ trích tổ chức quốc tế này phản ứng chậm trễ và nhất là đã chạy theo đuôi Trung Quốc khi virus xuất hiện.

Anh Vũ

********************

Mỹ cảnh báo công dân về nguy cơ giam giữ gia tăng ở Trung Quốc (VOA, 11/07/2020)

Bộ Ngoi giao M ngày th By cnh báo công dân M nên "tăng cường cn trng" ti Trung Quc vì h có nhiu nguy cơ tr thành đi tượng của việc thc thi pháp lut tùy tin bao gm giam gi và cm xut cnh.

sing2

"Công dân Mỹ có th b giam gi mà không được tiếp cn vi các dch v lãnh s M hoc thông tin v ti mà h b cáo buc", B Ngoi giao M nói trong mt cnh báo an ninh được ban hành cho công dân của mình ti Trung Quc, nói thêm rng công dân M có th phi đi mt vi "các cuc thm vn và câu lưu kéo dài vì nhng lí do liên quan đến an ninh nhà nước".

"Nhân viên an ninh có thể câu lưu và/hoc trc xut công dân M vì gi nhng tin nhắn đin t riêng tư ch trích chính ph Trung Quc", b nói thêm mà không cn dn ra ví d c th. B cũng không cho biết điu gì đã đưa ti cnh báo an ninh này.

Cảnh báo an ninh được đưa ra gia lúc căng thng song phương gia tăng cường đ v mt lot các vấn đ t đi dch Covid-19, thương mi, lut an ninh Hong Kong mi và các cáo buc vi phm nhân quyn đi vi người Uighur vùng Tân Cương.

*******************

Bầu cử Singapore : Phe đối lập giành được tỷ lệ phiếu lịch sử (RFI, 11/07/2020)

Trong cuộc bầu cử Quốc hội tại Singapore hôm qua, 11/07/2020, đảng cầm quyền vẫn giữ được đa số, nhưng phe đối lập đã giành một tỷ lệ phiếu cao lịch sử.

sing3

Trong cảnh giác cao độ với dịch Covid-19, cử tri Singapore thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng dịch trước khi bỏ phiếu, ngày 10/07/2020. Reuters - Edgar Su

Đảng Hành động Nhân dân (PAP), cầm quyền liên tục từ khi Singapore giành độc lập năm 1965, đã thu được 61,2% số phiếu, giành 83 trên tổng số 93 ghế của Quốc hội mới. Kết quả này thấp hơn nhiều so với cuộc bầu cử năm 2015, khi đảng PAP thu được 70% số phiếu.

Trong khi đó, Đảng Công nhân, đảng đối lập, giành được đến 10 ghế dân biểu, nhiều hơn 4 ghế so với kết quả cao nhất cho tới nay. Tuy không đánh bại đảng cầm quyền, nhưng những người ủng hộ đảng đối lập tối qua vẫn ăn mừng kết quả lịch sử này.

Từ Kuala Lumpur, thông tín viên RFI trong khu vực Gabrielle Maréchaux tường trình :

Ở tất cả những nơi khác, tỷ lệ phiếu này có vẻ không có gì đáng nói, nhưng ở Singapore thì nó lại mang tính lịch sử. Re Ting Hu, nữ dân biểu mới được bầu của Đảng Công nhân tỏ xúc động nói : 

"Tận đáy lòng, tôi xin cám ơn sự tin tưởng và niềm hy vọng mà đồng bào đã bày tỏ hôm nay. Chúng tôi nguyện sẽ làm việc hết mình để bảo đảm là sự tin tưởng này không bị đặt sai chỗ. Bởi vì chúng tôi không thể có kết quả như hôm nay nếu không có các ủng hộ viên nỗ lực làm việc suốt từ 10 năm qua.

Đứng chung danh sách tranh cử với cô, Jamus Lim còn hứng khởi hơn : "Chúng tôi hy vọng đã làm cho mọi người tin tưởng rằng giấc mơ về một con đường thay thế tương lai là hoàn toàn có thể trở thành hiện thực, nếu có can đảm nắm lấy những thời cơ đang đến với quý vị".

Đảng của họ đã giành được 10 trên tổng số 93 ghế của Quốc hội, một tỷ lệ chưa từng có tại một quốc gia mà việc sắp xếp các đơn vị bầu cử, chiến dịch tranh cử chớp nhoáng trong 9 ngày và các điều kiện ứng cử ngặt nghèo vẫn gây rất nhiều khó khăn cho phe đối lập. Kể từ năm 1995, tỷ lệ phiếu tệ nhất của đảng cầm quyền là 93% và nay kỷ lục đáng ngạc nhiên này bây giờ đã bị phá.

Tại các đơn vị bầu cử mà đảng Công nhân giành thắng lợi tối qua, David dường như đã chiến thắng Goliath và không khí lễ hội đã bao trùm suốt đêm qua.

Khi đi bỏ phiếu hôm qua, cử tri Singapore đã phải tuân thủ các quy định an toàn dịch tễ rất nghiêm ngặt trong bối cảnh đang có dịch Covid-19. Họ phải mang khẩu trang, đeo găng tay, đi bầu trong khoảng thời gian được ấn định trước để bảo đảm giãn cách xã hội.

Các phòng phiếu đã phải kéo dài thêm hai giờ, do cử tri phải xếp hàng rất lâu. Tại Singapore, mọi người dân đều phải đi bỏ phiếu, vì tham gia bầu cử là bắt buộc.

Thanh Phương

**********************

Bầu cử lập pháp Singapore : Kết quả đã được biết trước (RFI, 10/07/2020)

Sau một chiến dịch vận động tranh cử được thu gọn trong 9 ngày, ngày 10/07/2020 hơn 2,65 triệu cử tri Singapore được kêu gọi bầu lại Quốc hội.

sing4

Cử tri Singpore và các biện pháp vệ sinh dịch tễ tại một phòng bỏ phiếu ngày 10/07/2020. Reuters - Edgar Su

Thủ tướng mãn nhiệm, Lý Hiển Long và đảng cầm quyền Hành Động Nhân Dân (PAP) được dự báo dễ dàng tái đắc cử. Đảng này liên tục cầm quyền từ khi Singapore dành được độc lập năm 1965. Tuy nhiên, mọi chú ý lần này hướng về gia đình của thủ tướng Lý Hiển Long đang bị chia rẽ : em trai ông là ông Lý Hiển Dương lại ủng hộ phe đối lập.

Thông tín viên đài RFI trong khu vực, Gabrielle Maréchaux cho biết thêm :

"Tại Singapore, hai anh em một nhà trở thành những đối thủ chính trị. Người anh cả là thủ tướng mãn nhiệm vận động cử tri dồn phiếu cho đảng Hành Động Nhân Dân cầm quyền kể từ khi Singapore giành được độc lập.

Như vậy quốc gia nhỏ bé và giàu có này vẫn sẽ đoàn kết trong mùa đại dịch mà tới nay Singapore vẫn chưa hoàn toàn làm chủ được tình hình. Còn người em thì đã đi theo phe đối lập và qua những tin nhắn hoặc đoạn video đăng tải trên Facebook đã chỉ trích chính quyền mà gương mặt tiêu biểu nhất là anh trai ông.

Cả hai đều là con của ông Lý Quang Diệu, người cha lập quốc Singapore. Tới nay, ông Lý Quang Diệu vẫn còn được sùng bái vì đã đưa quốc gia nhỏ bé Đông Nam Á này trở thành một thị trường tài chính quốc tế.

Việc hai anh em một nhà cùng tranh giành di sản chính trị của cha, càng gây thêm hoang mang vào lúc Singapore đã phải đối mặt với virus corona. Đại dịch mà chính quyền đương nhiệm coi là một cuộc "khủng hoảng hiện sinh" buộc quốc gia này phải xem xét lại mô hình phát triển.

Singapore vốn lệ thuộc rất nhiều vào trao đổi mậu dịch với thế giới bên ngoài, đặc biệt là về mặt lương thực thực phẩm. Công luận không phải lúc nào cũng tán đồng việc sử dụng vòng đeo tay để theo dõi và kiểm soát đà lây lan của dịch bệnh. Thêm vào đó, hàng ngàn người lao động nhập cư sống trong những khu tập thể và đấy chính là nơi dịch bệnh bùng phát gây hoảng sợ.

Giới quan sát vẫn tin rằng đảng cầm quyền sẽ giành được thắng lợi trong cuộc tuyển cử lần này, tuy nhiên đa số ở Quốc hội có thể sẽ không áp đảo như mong đợi và điều đó có thể làm thay đổi đường hướng chính trị của đảng cầm quyền".

Thanh Hà

Published in Châu Á

Mỹ phát hiện : Tổng Giám đốc Tổ chức y tế thế giới là cựu đảng viên Đảng cộng sản

Hoàng Trung, Thoibao.de, 11/04/2020

Trong bối cảnh viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành trên khắp hành tinh và ác liệt nhất là trên lãnh thổ Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 7/4 chính thức lên tiếng chỉ trích chính tổ chức đang điều phối cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch – Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

my1

Dòng tweet của ông Trump ngày 7/4/2020 chỉ trích WHO

Trên mạng Twitter ngày 07/04/2020, tổng thống Mỹ đã thẳng thừng cáo buộc WHO nghiêng về phía Trung Quốc.

Tổng thống Trump đã chỉ trích nặng nề Tổ chức này trong bài tweet của mình : "WHO thực sự đã làm hỏng mọi thứ. Vì một lý do nào đó, (WHO) được Mỹ tài trợ rất nhiều, song lại xoay quanh Trung Quốc… Thật may mắn là tôi đã bác bỏ lời khuyên trước đó của họ về việc mở cửa biên giới với Trung Quốc. Vì sao họ có thể đưa ra một khuyến cáo sai lầm như vậy ?".

Trước đó, ngày 31/1, Tổng thống Trump đã đưa ra quyết định cấm nhập cảnh Hoa Kỳ đối với toàn bộ những người đến từ Trung Quốc. Lệnh cấm quy định, mọi công dân nước ngoài từng đến Trung Quốc trong vòng 14 ngày gần nhất đều không được phép nhập cảnh vào Mỹ.

Ngay sau đó, WHO ra tuyên bố "không ủng hộ" lệnh giới hạn đi lại với Trung Quốc do ông ban hành.
Khi đó WHO cho rằng "giới hạn luồng hàng hóa và con người trong khủng hoảng y tế cộng đồng không hiệu quả trong phần lớn tình huống, có thể làm tiêu hao tài nguyên dành cho các biện pháp khác".

Ông Trump nhại lại giọng văn của WHO rằng : "Đừng có đóng biên giới với Trung Quốc, xin đừng làm thế… Bọn họ có nhìn thấy gì đâu. Họ đã không thấy và không báo cáo. Còn nếu họ đã chứng kiến, tức là họ đã che giấu".

Sau đó, trong cuộc họp báo cùng ngày, tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump tiếp tục công kích mạnh mẽ WHO, dọa sẽ cắt tiền tài trợ vì tổ chức này có những lập trường rất có lợi cho Trung Quốc, cung cấp thông tin sai lệch về dịch viêm phổi Vũ Hán.

Ông Trump nói : "Chúng ta (Hoa Kỳ) chi trả phần lần lớn cho ngân sách của họ (WHO), vậy mà họ chỉ trích tôi đã ra lệnh đóng cửa biên giới. Họ đã nhầm và họ sai lầm về nhiều thứ. Có rất nhiều thông tin mà họ đã không muốn công bố sớm hơn và họ có vẻ rất thiên vị Trung Quốc. Nhưng chúng ta sẽ theo dõi chặt chẽ hơn Tổ chức Y tế thế giới, vì họ đã thực sự sai lầm. Họ đã không cảnh báo, lẽ ra họ đã phải làm điều đó sớm hơn một tháng".

Ông phát biểu gay gắt : "Chúng tôi sẽ ngưng chi tiền cho WHO. Chúng tôi sẽ ngưng toàn bộ để rồi xem ra sao. Họ đã làm sai, sai tất cả. Họ đã làm hỏng bét mọi chuyện".

Năm ngoái, Mỹ đóng góp tổng cộng 500 triệu USD cho WHO, là nước đóng góp nhiều nhất cho tổ chức này. Tuy nhiên, ông Trump không đưa ra thông tin chi tiết về thời điểm cũng như số tiền ngừng tài trợ cho WHO. Cũng trong ngày 7/4, khi một phóng viên đặt câu hỏi về vấn đề cắt tiền tài trợ cho WHO, ông giải thích như sau : "Tôi đâu có nói là sẽ làm điều đó. Nhưng chúng tôi sẽ cân nhắc".

Báo New York Times nhận xét tổng thống Mỹ trước đây cũng thỉnh thoảng đe dọa kiểu này nhưng sau đó ông lại đổi ý. Lần này tuy chưa rõ ra sao, nhưng nếu Mỹ thật sự cắt tài trợ cho WHO, sẽ ảnh hưởng lớn đến sứ mệnh của tổ chức này. Ngân sách dành cho WHO ước tính khoảng 6 tỉ USD trong năm 2019, được đóng góp từ các quốc gia thành viên trên khắp thê giới trong đó nguồn tiền từ Mỹ chiếm đến 10% ngân sách.

Thời gian qua, các quan chức Mỹ cũng liên tục chỉ trích WHO lẫn Trung Quốc thậm chí còn kêu gọi Tổng giám đốc WHO từ chức.

Cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley đã viết trên Twitter : "WHO báo cáo vào ngày 14/1/2020 rằng không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người của virus mới. WHO nợ thế giới một lời giải thích. Quá nhiều đau khổ đã xảy ra bởi việc xử lý sai lệch thông tin và sự thiếu trách nhiệm của người Trung Quốc" .

Quan điểm của Tổng thống Trump nhận được sự ủng hộ từ nhiều chính trị gia Đảng Cộng hòa cũng như các quan chức Mỹ.

Thượng nghị sĩ Rick Scott, thành viên Ủy ban An ninh nội địa (Thượng viện Mỹ) cho biết : "Nếu họ (WHO) hoàn thành trách nhiệm, mọi người có thể đã sẵn sàng hơn. Chúng ta đã không phải đóng cửa nền kinh tế, chúng ta đã không chứng kiến bao nhiêu người chết trên khắp thế giới".

Thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng hòa của ông Trump, bà Martha McSally hồi tuần trước đã đi đầu trong kêu gọi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức. Bà McSally đổ lỗi cho sự thiếu minh bạch của Trung Quốc là từ Tổng Giám đốc WHO. Bà tuyên bố ông Tedros đã "lừa dối cả thế giới". Cùng với đó, nghị sĩ Mỹ Marco Rubio cũng kêu gọi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức vì đã để tổ chức này bị Bắc Kinh thao túng.

Trong khi đó, một đơn kiến nghị trực tuyến trên trang Change.org kêu gọi ông Tedros từ chức đã thu được hơn 718.000 chữ ký.

Các lời khuyên của WHO trong giai đoạn đầu năm 2020 gây nhiều thắc mắc, bao gồm việc dẫn thông tin từ Trung Quốc đánh giá dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán không nghiêm trọng.

Ngày 14/1, WHO báo cáo không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người của virus mới.

Ngày 31/1, tổ chức này khuyên các nước không nên đóng cửa biên giới dù dịch bệnh đang bùng phát.
WHO được thành lập năm 1948, có trụ sở đóng tại Geneva (Thụy Sĩ), hiện có 194 quốc gia, lãnh thổ là thành viên. Tổ chức này có khoảng 7.000 nhân viên đang hoạt động ở 150 quốc gia, sứ mệnh của họ là thúc đẩy chăm sóc y tế cơ bản, khả năng tiếp cận thuốc men và giúp đào tạo nhân viên y tế. Hoạt động của WHO rất đa dạng, từ thiết lập các quy chuẩn và dược phẩm thiết yếu, tư vấn về hành vi ăn uống cho đến đấu tranh chống các bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh, nghiên cứu vác-xin.

Trong các giai đoạn khủng hoảng như dịch viêm phổi Vũ Hán, WHO có nhiệm vụ xác định các mối đe doạ, giảm thiểu rủi ro, hỗ trợ phát triển công cụ y tế, hỗ trợ đáp ứng dịch vụ y tế thiết yếu ở những nơi có hạ tầng yếu…

Nhà chính trị Tedros Adhanom Ghebreyesus người Ethiopia giữ chức tổng giám đốc WHO từ năm 2017. Giới quan chức Mỹ còn nhắc lại ông Tedros từng là đảng viên Đảng cộng sản Ethiopia, để ám chỉ ông là đồng minh của Bắc Kinh.

Về phần ông Tedros, Tổng giám đốc WHO, trong một cuộc họp báo hôm 8/4 đã lên tiếng đáp lại các cáo buộc trước đó của ông Trump.

my2

Bài tweet đáp lại của Tổng giám đốc WHO Tedros trước chỉ trích của ông Trump

Ông Tedros nói : "Xin vui lòng đừng chính trị hóa con virus này… Nếu bạn không muốn nhiều người thêm nữa phải chết, thì bạn đừng chính trị hóa nó. Thông điệp ngắn gọn của tôi là : Xin hãy đừng chính trị hóa COVID19". Ông cũng thể hiện quan điểm này trong bài tweet của mình.

Trước trả lời của ông Tedros, nhiều bình luận trên mạng đã đặt câu hỏi rằng WHO nói không chính trị hóa dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, thì tại sao luôn phớt lờ vai trò của Đài Loan trên trường quốc tế, trong khi rõ ràng việc hợp tác quốc tế và ưu tiên về tính mạng con người luôn phải đặt ở vị trí cao nhất.

Thậm chí, trong một lần trả lời phỏng vấn trực tuyến với đài Hồng Kông RTHK hôm 28/3, ông Bruce Aylward, cố vấn cấp cao của WHO đã "giả vờ" không nghe thấy câu hỏi của phóng viên về tư cách thành viên Đài Loan trong WHO. Sau đó, ông yêu cầu đổi câu hỏi khác, và khi phóng viên tiếp tục đặt câu hỏi tương tự, mạng Internet "đột nhiên" bị ngắt kết nối. Rốt cuộc, ông Aylward miễn cưỡng trả lời với nội dung không hề liên quan đến câu hỏi.

Bắc Kinh hiện vẫn coi Đài Loan là một tỉnh tách rời của mình và luôn bày tỏ ý định thống nhất hòn đảo này vào Đại lục, kể cả bằng cách sử dụng vũ lực. Trung Quốc cũng luôn cảnh báo các quốc gia khác khi họ ủng hộ Đài Loan gia nhập vào các tổ chức quốc tế, bao gồm WHO.

Tổng thống Trump trong buổi họp báo tối ngày 8/4 tuyên bố chính ông Tedros mới là người đang chính trị hóa dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán và cho biết ông tin WHO ưu ái Trung Quốc.

Ông Trump nói : "Tôi không tin ông ta nói về chính trị khi bạn nhìn nhận vào mối quan hệ của họ với Trung Quốc. Trung Quốc chỉ chi 42 triệu USD, chúng tôi chi 450 triệu USD [cho WHO], nhưng mọi thứ trong tổ chức này dường như lại được vận hành theo cách của Trung Quốc. Điều đó là không đúng, điều đó là không công bằng với chúng tôi và thành thực mà nói điều đó là không công bằng với thế giới".

Mới đây, ngày 9/4, Mỹ tiếp tục cáo buộc WHO đặt vấn đề chính trị lên trước khi phớt lờ cảnh báo từ Đài Loan về sự bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc. Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ nói Mỹ "vô cùng lo lắng rằng thông tin của Đài Loan đã không được phổ biến cho cộng đồng quốc tế, nhưng có thể thấy qua tuyên bố ngày 14/1/2020 của WHO rằng không có dấu hiệu cho thấy (virus) lây truyền từ người sang người".

"WHO một lần nữa chọn chính trị thay vì sức khỏe cộng đồng", người phát ngôn nói, chỉ trích WHO vì từ chối cho Đài Loan gia nhập tổ chức, dù chỉ với tư cách quan sát viên, từ năm 2016. Theo người phát ngôn Mỹ, hành động của WHO "làm lãng phí thời gian và gây tổn thất nhân mạng".

Không ai khác mà chính là Trung Quốc đã thao túng các tổ chức quốc tế để các tổ chức này đưa ra tiếng nói có lợi cho mình mà WHO chỉ là một trong những con rối gần đây của nhà nước độc tài này. Dưới sự lãnh đạo của cựu đảng viên Đảng cộng sản Ethiopia, WHO đã thực sự không tỏ ra xứng đáng với vai trò của tổ chức này khi đã hoan nghênh "một cách quá đáng" phản ứng của Trung Quốc và nhất là đã chậm trễ trong việc ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, góp phần làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng y tế hiện nay.

Việc chính quyền Trump chỉ trích những sai lầm không thể chấp nhận được của WHO là một cách để phơi bày những thủ đoạn chính trị đen tối của nhà cầm quyền cộng sản ở Bắc Kinh.

Những mưu đồ này của Trung Quốc đã không hề xa lạ với người dân Việt Nam, khi ngay giữa đại dịch viêm phổi Vũ Hán , nhưng họ đã cho đội tàu hải cảnh xâm nhập lãnh hải của Việt Nam tại Hoàng Sa để lao vào, đâm chìm tàu đánh cá bằng gỗ của ngư dân, sau đó lại đổ lỗi cho tàu gỗ tự đâm vào mũi tàu thép Trung Quốc.

Đã đến lúc nhà cầm quyền ở Hà Nội cần thể hiện quan điểm rõ ràng và mạnh mẽ nhất, không thể tiếp tục nhu nhược, cần kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về những đau khổ và ngang trái mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra cho người dân Việt Nam.

Hoàng Trung (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 10/04/2020

********************

Corona : Tổng thống Trump chỉ trích WHO có đúng không ?

Nguyễn Hùng, VOA, 10/04/2020

Tổng thng th 45 ca Hoa Kỳ, Donald Trump, vn luôn gây sóng trên truyn thông nhưng liu nhng ch trích ca ông đi vi T chc Y tế Thế gii có đáng gây tranh cãi ?

who0

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đng đu WHO.

Mọi lý l không đi kèm vi d liu đu ch là suy đoán và ch kiến nên ta hãy xem d liệu nói gì về hành đng ca T chc Y tế Thế gii, gi tt là WHO, trước đi dch corona.

Đây là nguyên văn thông điệp được WHO đưa ra trên Twitter hôm 14/1/2020, hai tuần sau khi c bác sĩ Lý Văn Lượng ca Trung Quc toan cnh báo v nguy cơ ca vi rút mi và đã b trng tr :

"Các điều tra ban đu ca chính quyn Trung Quc không tìm thy bng chng rõ ràng v vic truyn nhim t người sang người ca coronavirus mi (2019-nCov) được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quc".

Giờ đc li nhng dòng này tôi mi đ ý thy chuyn h viết rng "không tìm thy bng chng rõ ràng", nguyên văn tiếng Anh là "no clear evidence", ch không phi là "không tìm thy bng chng".

Ai cũng hiểu rng khi mt cuc khng hoảng xy ra, nn nhân đu tiên là d liu và thông tin, nht là ti các quc gia cng sn. Do vy chuyn kim chng thông tin vô cùng quan trng. T chc Y tế Thế gii đã thc s nói như mt con vt ca chính quyn Trung Quc ch không phi là mt chú đi bàng có tầm nhìn bao quát.

Điều này còn đáng trách hơn na vì ngay tngày 31/12 Đài Loan đã gửi đin thư cho WHO cnh báo v nguy cơ lây nhim t người sang người của vi rút corona mi. Đài Bc cũng lp tc kim tra hành khách ti t Vũ Hán t hôm đó. Đài Loan không phi là thành viên ca WHO do b Trung Quc cn tr và cũng có th điu này khiến WHO không mun công khai cnh báo ca Đài Loan. T năm 2017 ti nay, Đài Loan thậm chí còn không được tham gia cuc hp thường niên ca WHO do sc ép t Trung Quc, nước chđóng góp chưa ti 30 triu đô la tin hi viên cho năm 2020 so với gn 60 triu đô la t Hoa Kỳ.

Hai tuần sau khi phát đi thông đip trên Twitter, Tng giám đc Tedros Adhanom Ghebreyesus ca WHO ti Trung Quc gp Ch tịch Tp Cn Bình. Trong thông cáo báo chí sau đó, WHO ca ngợi s "minh bch" và "ci m" ca Trung Quc trong vic chia sẻ thông tin. Trong lúc đó truyn thông thế gii đã cnh báo v c gng kim soát thông tin ca Bc Kinh. TNew York Times hôm 27/1 đã đăng bài về s bt bình ca chính người dân Trung Quc và dn li mt phn ng trên mng xã hi ca Trung Quc vi th trưởng Vũ Hán : "Nếu vi rút công bng, hãy đng tha con người vô dng này".

Tổng giám đc Tedros Adhanom Ghebreyesus ti t Ethiopia, mt quc gia đang phát triển ti Châu Phi và khó tin ông không hiu Trung Quc, nước đã ng h ông trong cuc chy đua vào chiếc ghế cao nht ti WHO. Người ta cũng đt câu hi phi chăng s hàm ơn Trung Quc đã nh hưởng ti cách hành x ca v tng giám đc.

Tới ngày 30/1, WHO công bố tình trng khn cp y tế trên toàn thế gii đi vi Covid-19 nhưng trong nhng ngày đu tháng Hai đã phn đi khi Hoa Kỳ cm nhp cnh vi nhng ai tng ti Trung Quc trong 14 ngày trước đó. Tổng giám đc WHO được dn li nói :

"Chúng tôi nhắc li li kêu gi ti tt c các nước không đưa ra các hn chế có th gây cn tr không cn thiết đi vi đi li và thương mi quốc tế. Nhng hn chế như thế có th làm tăng s s hãi và mc cm mà đem li ít li ích y tế công cng".

Gần mt tháng sau vn có nhng tít báo đặt câu hi ti sao WHO vn chưa tuyên b đi dch. Phải ti ngày 11/3 T chc Y tế Thế gii mi công b đi dch trên toàn thế gii, điu nhiu chuyên gia nói h phi làm như vy sm hơn nhiu. Có l không phi là nói quá khi tuyên b rng WHO đã bị ch huy t phía sau.

Nói như vy cũng không có nghĩa là WHO phi chu trách nhim chính trong vic các nước có s ca t vong vì corona mi lên ti c vn. Trách mình bao gi cũng phi là vic nên làm trước tiên vì trách người bao gi cũng dcũng là cách để gim bt trách nhim cá nhân. Nhng cách làm hiu qu ban đu ca Đài Loan, Vit Nam và Hàn Quc cho thy quyết tâm đúng lúc và sáng to có th gim thit hi v người do Covid-19 gây ra. Còn thit hi v kinh tế, và không loi tr c nhân mạng, do các bin pháp kht khe được đưa ra li là bài toán khác.

Nhưng chuyn người ta đt câu hi liu T chc Y tế Thế gii ch có mi nhim v đt tên cho con vi rút mi không phi là không có lý do. Mà cho ti gi người Vit Nam mi khi tìm kiếm vn dùng corona nhiều hơn Covid-19. Ngay c vic đt tên cho con vi rút xut phát t Trung Quc cũng khiến WHO mt quá nhiu thi gian thì nói gì ti chuyn chng nó.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 10/04/2020

Published in Diễn đàn

Covid-19 : Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới chỉ là "cái loa" của Bắc Kinh ?

Lòng quả cảm của nhân viên bệnh viện tiếp cận tử thần Covid-19 được vinh danh mỗi ngày. Pháp chuẩn bị ngân sách khổng lồ tài trợ các tập đoàn chiến lược. Tokyo khuyến khích xí nghiệp bỏ Trung Quốc. Người Á Châu bị kỳ thị tại Mỹ. Bắc Kinh thao túng Tổ chức Y tế Thế giới... Các chủ đề liên quan đến dịch Covid-19 tiếp tục áp đảo thời sự quốc tế.

who1

Tedros Adhanom Ghebreyesus, đảng viên cộng sản Ethiopia trước đây, được bầu làm giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2017. Christopher Black/WHO/Handout via Reuters

Thảm họa Covid-19 trên toàn cầu

Chưa thể xác quyết là làn sóng Covid-19 chựng lại, nhưng công lao của nhân viên y tế tiếp tục được vinh danh. "Làm việc với nỗi sợ trong lòng" là tựa của báo Libération. Les Echos cảnh giác "Bệnh viện Pháp lo ngại đợt dịch thứ hai". Trên trang nhất, Le Monde dành hàng tựa long trọng vinh danh giới bác sĩ chuyên khoa, đa khoa, sinh viên y khoa nội trú, y tá, nữ hộ sinh và nhân viên phụ trợ thấp nhất trong các bệnh viện Pháp ngày đêm cứu cấp, chăm nom bệnh nhân siêu vi corona.

Tại Mỹ, bên cạnh thông tin thượng nghị sĩ Bernie Sanders bỏ cuộc, ủng hộ cựu phó tổng thống Joe Biden đại diện đảng Dân chủ chạy đua với Donald Trump vào Nhà Trắng, Le Monde tập trung vào hai cộng đồng nạn nhân của Covid-19, nhất là người Mỹ gốc Châu Phi, chiếm đa số bệnh nhân. Nghèo, sức khỏe không tốt, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường nên dễ bị siêu vi Corona chủng mới quật ngã. Tại Chicago và Louisiana, người da đen chiếm 32% dân số và tỷ lệ tử vong lên đến 70%. Trung bình, cộng đồng người Mỹ gốc Châu Phi chiếm 14% dân số nhưng tỷ lệ nhập viện lên đến 33% vì Covid-19.

Bị tác hại gián tiếp là cộng đồng người Châu Á. Như tác giả đã nói trong tựa "Người Châu Á, nạn nhân của kỳ thị", dường như dù có thuộc thành phần xã hội nào, kể cả bác sĩ, y tá, người da vàng cũng có trường hợp bị kỳ thị. Một gia đình bị tấn công bằng dao, có người bị phun nước bọt kèm theo lời mắng "đồ Trung Quốc dơ bẩn". Sau vụ không tặc 11/09/2001, người Ả Rập cũng gặp tình cảnh tương tự nhưng tổng thống George Bush đã nhanh chóng đi thăm một nhà thờ Hồi giáo để đánh tan mối hoài nghi. Donald Trump không có một cử chỉ nào tuơng tự để bênh vực người Châu Á. Chỉ đến khi bị chỉ trích dùng từ "siêu vi Trung Quốc" làm tăng thêm căng thẳng, tổng thống Mỹ mới không nói như vậy nữa và lên tiếng kêu gọi bảo vệ cộng đồng Châu Á.

Về trị liệu, Libération đặt câu hỏi "Macron xuống tỉnh Marseille gặp chuyên gia siêu vi Raoult để làm gì ?". Le Figaro dự báo : Tổng thống Pháp sẽ cho dùng Hydroxy Chloroquine để trị bệnh viêm phổi do siêu vi corona gây ra.

Bằng cánh nào Trung Quốc kiểm soát WHO/OMS

Mục điều tra của Le Figaro tập trung vào hồ sơ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO/OMS) mà Hoa Kỳ tố cáo là "đồng lõa" với Bắc Kinh, che giấu, thậm chí đưa tin thất thiệt về quy mô dịch viêm phổi chủng mới ớ Vũ Hán.

Trong bài "Làm cách nào Bắc Kinh giật dây Tổ chức Y tế Thế giới ?", nhật báo thiên hữu phân tích do Washington không chú tâm đến hệ thống đa phương, Bắc Kinh khai thác cơ hội đẩy các quân cờ vào các định chế quốc tế để áp đặt chuẩn mực. Bắc Kinh kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp một số tổ chức như Cơ quan Lương nông Liên Hiệp Quốc FAO, Tổ chức Y tế Thế giới. Cho đến gần đây, Trung Quốc còn có người trong ban lãnh đạo Interpol. Một nhà ngoại giao Pháp cho rằng Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát cả Liên Hiệp Quốc.

Sau khi tranh giành chủ quyền ở Biển Đông và nối kết mạng 5G, Trung Quốc tiếp tục mưu toan biến các định chế quốc tế thành công cụ phát triển ảnh hưởng, kết hợp liên minh vi phạm nhân quyền với Châu Phi chống lại phương Tây. Trụ sở của Liên Hiệp Châu Phi UA do Bắc Kinh xây cất cho nên đừng ai lấy làm ngạc nhiên khi chủ tịch UA bênh vực giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới.

Ethiopia còn có một vị thế đặc biệt đối với Trung Quốc, theo nhà phân tích Valérie Niquet. Những nhân vật lãnh đạo hiện nay đều là cựu cộng sản. Cũng nhờ Trung Quốc mà Tedros Adhanom Ghebreyesus, đảng viên cộng sản trước đây được bầu làm giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2017. Từ đó, Tổ chức Y tế Thế giới luôn luôn nói rập khuôn Bắc Kinh "như con két". Tổ chức Y tế Thế giới không đóng vai trò của mình mà chỉ làm theo ý muốn của Bắc Kinh, do vậy không cho Đài Loan làm quan sát viên.

Trong vụ dịch Covid-19, các nước phương Tây không che giấu bực tức vì Bắc Kinh một mặt núp dưới chiêu bài ngoại giao y tế cộng đồng, sử dụng quân cờ là các nước thân Trung Quốc, vừa phát huy ảnh hưởng vừa tìm cách viết lại lịch sử đại dịch tại Vũ Hán. Đối với chuyên gia Valérie Niquet, không nên ảo tưởng Bắc Kinh sẽ thay đổi. Chúng ta đã cho Trung Quốc những quyền lực mà họ không xứng đáng nhận. Nhận rồi thì họ cố bám. Trung Quốc không tôn trọng luật chơi. Tuy Washington đôi khi cũng ngang ngược như Bắc Kinh, nhưng không thế đánh đồng Mỹ với Trung Quốc. Siêu vi corona gây hại cả thế giới xuất phát từ Trung Quốc. Do vậy, phải chỉ đích danh thủ phạm kể cả việc thành lập một toà án quốc tế.

Tokyo cũng ngán ngẩm Bắc Kinh

Trang kinh tế Les Echos nhắc đến hai sự kiện : Pháp sẽ sử dụng ngân sách 100 tỷ euro để cứu nguy nền kinh tế suy thoái trong cơn đại dịch. Trong số này, 20 tỷ euro là để hỗ trợ cho các công ty chiến lược. Nhật Bản chơi bạo hơn, thông báo ngân sách 1.000 tỷ đôla để vực dậy kinh tế và tài trợ cho các công ty Nhật quyết định bỏ Trung Quốc. Từ tháng 01/2020, nhiều tập đoàn Nhật Bản bị lao đao vì các khu công nghiệp ở Hoa lục đóng cửa. Họ cho biết sẽ tìm một nơi khác làm ăn.

Phục Sinh trong vòng vây siêu vi corona

Phục Sinh lại đến trong tình trạng thế giới đảo điên, con người đang ở đâu phải ở nguyên tại đó, hạn chế đi lại, hạn chế tụ họp. Không hẹn mà nên, La Croix Le Figaro cùng nói đến Giáo hội gia đình vì Phục Sinh năm nay thật là đặc biệt ai ở nhà nấy, không đi lễ nhà thờ mà cầu nguyện tại gia. Nhật báo công giáo nhắc lại lời Jesus : Hễ có 2 hay 3 người họp lại cầu nguyện nhân danh ta thì ta sẽ ở đó với họ. Le Figaro không quên những người lớn tuổi sống trong các nhà dưỡng lão. Tại Pháp, hơn 4.000 người đã chết trong đợt dịch virus corona. Già yếu, cộng với cô đơn do tác động của dịch bệnh, nhiều bô lão đã xuôi tay đầu hàng số phận.

Cũng mang số phận hẩm hiu trong cơn đại dịch là các tù nhân. Với tựa "Lãnh hai bản án", Libération đưa độc giả đến các nhà tù ở Brazil, Côte d' Ivoire và Indonesia tìm hiểu tình cảnh của tù nhân đã bị mất tự do mà còn bị cách ly.

Vũ khí hóa học : Damascus khó chối

Libération cũng không quên hồ sơ vũ khí hóa học ở Syria với tựa : Chính quyền Damascus đối mặt với cáo trạng. Lần này thì chế độ Bachar al Assad và đồng minh Nga khó chối. Tổ chức Cấm vũ khí hóa học công bố hôm thứ Tư 08/04/2020 kết quả hai năm điều tra chứng minh Damascus là thủ phạm dùng hai loại khí độc là Chlore và Sarin trong các vụ oanh kích ở Latané năm 2017.

Vào thời điểm đó, Moskva đã làm mọi cách cản trở báo cáo của một nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc bằng những lý giải linh tinh và cuối cùng là phủ quyết. Thế nhưng, phương Tây và nhất là Pháp quyết tâm phản công. Tổ chức Cấm vũ khí hóa học nhập cuộc dẫn đến kết quả như đã nói ở trên.

Về tác động địa chính trị, Les Echos cho rằng trong ngắn hạn, đại dịch Covid-19 sẽ làm những nước thuộc diện đang phát triển dở sống dở chết. Các nước phương Tây từ tâm trạng xem thường dịch bệnh lúc đầu nay theo chính sách mạnh ai nấy lo. Tuy nhiên, Les Echos hy vọng siêu vi Corona sẽ bị khắc phục, cũng bằng những phân tử li ti. Khi đó, trật tự thế giới cũ sẽ tái hồi.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Thất lạc ở Bắc Kinh : Câu chuyện của WHO

Lanhee J.Chen, Thụy My, RFI, 09/04/2020

"Hoa Kỳ cần phải hành động tích cực hơn để thay đổi cung cách làm việc và lãnh đạo ở WHO, tổng giám đốc sắp tới không thể là con dấu cao su của Bắc Kinh. Nếu các nỗ lực chuyển đổi WHO không hiệu quả, có lẽ Hoa Kỳ không còn cách nào khác là ra đi và làm lại từ đầu".

who1

Ông Bruce Aylward, nguời đứng đầu phái đoàn WHO-Trung Quốc về virus corona trong cuộc họp báo tại Genève ngày 25/02/2020, sau chuyến thăm Bắc Kinh. © Reuters/Denis Balibouse/File Photo

Trên trang Ý kiến của Wall Street Journal ngày 08/04/2020, tác giả Lanhee J.Chen (Trần Nhân Nghi), thành viên Hoover Institution có bài viết mang tựa đề "Thất lạc ở Bắc Kinh : Câu chuyện của WHO" (Lost in Beijing : The Story of the WHO – dựa theo tựa đề bộ phim nổi tiếng Lost in Translation). Chuyên gia này nhận định, Trung Quốc đang thao túng nặng nề Tổ chức Y tế Thế giới. Hoa Kỳ cần phải chỉnh đốn điều này, còn nếu không thì nên ra đi và thành lập một tổ chức khác.

Theo tác giả, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không chỉ "thiên về Trung Quốc" như tổng thống Trump đã nói hôm thứ Ba 7/4, mà còn đã "hỏng bét và thỏa hiệp".

WHO đã lúng túng khi dịch Ebola xảy ra tại Tây Phi năm 2014, khiến trên 11.000 người thiệt mạng. Giờ đây phản ứng của WHO trước đại dịch virus corona chứng tỏ tổ chức này đặt chính trị lên trên sức khỏe công chúng. Cung cách WHO thường xuyên ca ngợi các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy rõ nhu cầu cần phải cải cách một cách căn cơ.

Hoa Kỳ là nước đóng góp tài chính nhiều nhất cho WHO, với hơn 400 triệu đô la năm 2019, còn Trung Quốc đóng chỉ có 44 triệu đô la, theo bộ Ngoại Giao Mỹ. Donald Trump đề nghị nước Mỹ giữ lại số tài trợ này trong lúc chính quyền giám sát kỹ những gì đạt được. Theo ông Chen, tổng thống Mỹ và Quốc Hội cần phải đi xa hơn nữa.

Trong khi Washington chi tiền, thì Bắc Kinh đứng sau hậu trường để giựt dây các nhà lãnh đạo WHO. Tổng giám đốc hiện nay, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã được chính quyền Trung Quốc ủng hộ hết sức mạnh mẽ trong cuộc chạy đua vào chức vụ này.

Ông Tedros là một chọn lựa gây tranh cãi, do bị cáo buộc đã che giấu nạn dịch tả tại quê hương Ethiopia của ông, lúc đang là bộ trưởng y tế (2005-2012) và sau đó là ngoại trưởng (2012-2016). Trong những năm đó, Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào Ethiopia và cho vay nhiều tỉ đô la. Chẳng bao lâu sau khi được bầu làm tổng giám đốc WHO, ông Tedros đến ngay Bắc Kinh và ca ngợi hệ thống y tế của nước này : "Tất cả chúng ta đều học được điều gì đó từ Trung Quốc".

Dưới sự lãnh đạo của ông Tedros, Tổ chức Y tế Thế giới đã chấp nhận những dối trá của Trung Quốc về virus corona, và giúp Bắc Kinh phủi trách nhiệm, thông qua những tuyên bố có vẻ nghiêm túc. Ngày 14/01/2020, ngay cả trước khi phái đoàn chính thức của WHO đến Trung Quốc, họ đã nhắc lại như vẹt tuyên bố của Bắc Kinh là "không có bằng chứng rõ ràng là virus này lây từ người sang người".

Hai tuần sau đó, khi Trung Quốc cho biết có hơn 4.500 ca nhiễm virus và trên 70 người tại các nước khác lâm bệnh, ông Tedros đến thăm Bắc Kinh và ca ngợi "tính minh bạch" của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Cần nhắc lại rằng Trung Quốc đã đợi đến sáu tuần lễ sau khi những bệnh nhân đầu tiên ở Vũ Hán xuất hiện các triệu chứng, mới bắt đầu cho phong tỏa. Trong thời gian đó, chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt và trừng phạt tất cả những ai cố gắng đưa ra lời cảnh báo, nhắc đi nhắc lại những lời dối trá là con virus không lây từ người này sang người khác, lại còn tổ chức một buổi tiệc lớn ngoài trời ở Vũ Hán với mấy chục ngàn gia đình tham dự.

Cùng lúc ấy đã có hơn năm triệu người rời Vũ Hán, theo như thị trưởng cho biết. Trong đó có cả bệnh nhân đầu tiên được xác nhận là dương tính tại Mỹ.

Rốt cuộc WHO cũng phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế vào ngày 30/1, sau khi đã xác định được gần 10.000 ca dương tính với virus corona. Con số mà Trung Quốc đưa ra vào đầu tháng Hai tăng lên trên 17.000 ca dương tính và 361 trường hợp tử vong.

Tuy vậy ông Tedros lại chỉ trích tổng thống Donald Trump vì đã hạn chế số khách từ Trung Quốc đến Mỹ, và cổ vũ các nước khác không nên theo chân Hoa Kỳ. Tedros nói rằng nguy cơ virus lan ra bên ngoài Trung Quốc là "tối thiểu và rất chậm".

Mãi đến ngày 11/3, WHO mới chịu tuyên bố đại dịch. Vào lúc đó, con số chính thức đã lên đến 118.000 người tại 114 quốc gia bị nhiễm con virus từ Vũ Hán !

Ảnh hưởng của Trung Quốc còn thấy rất rõ trong việc WHO loại Đài Loan ra ngoài. WHO thậm chí còn không thèm trả lời khi Đài Loan cho biết kết quả điều tra vào tháng 12/2019, rằng ngược với những gì Bắc Kinh khẳng định, virus corona chủng mới có thể lây từ người sang người.

Tháng trước, một phóng viên truyền hình Hồng Kông đã đặt câu hỏi với Bruce Aylward, người lãnh đạo phái bộ chung WHO-Trung Quốc về virus corona, là liệu Tổ chức Y tế Thế giới có suy nghĩ lại về việc từ chối không cho Đài Loan gia nhập hay không. Trong video được nối kết, ông Aylward im lặng không nói được gì trong gần 10 giây đồng hồ. Phóng viên phải nhắc "Hello ?". Aylward rốt cuộc trả lời :

- Rất tiếc, tôi không nghe được câu hỏi của cô.

- Để tôi hỏi lại.

- Không, như vậy được rồi. Hãy chuyển sang câu khác.

Khi cô phóng viên cứ hỏi tiếp về Đài Loan, ông ta ngắt kết nối. Nhà báo gọi lại và cố khai thác theo một góc độ khác : "Tôi chỉ muốn biết nếu ông có thể bình luận một chút về việc Đài Loan đã làm thế nào để ngăn chận được con virus".

Ông Aylward trả lời : "Chúng ta đã nói về Trung Quốc và cô biết đấy, khi nhìn vào tất cả các địa phương của Trung Quốc, họ đều làm tốt công việc".

Cuộc trao đổi này cho thấy WHO đã đặt chính trị lên trên sức khỏe cộng đồng như thế nào. Cũng như Tedros, ông Aylward đã đánh đồng quan điểm của Trung Quốc với Đài Loan và lúc nào cũng tìm cách ca ngợi các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Trong cuộc khủng hoảng, chưa bao giờ WHO điều tra kỹ lưỡng về những gì Bắc Kinh tuyên bố về con virus, hay tỏ ra minh bạch về cách nghĩ phía sau các quyết định.

Là quốc gia đóng góp tài chính nhiều nhất cho WHO, Hoa Kỳ có quyền thúc đẩy một sự cải cách triệt để. Quốc Hội nên đặt điều kiện cho mọi tài trợ trong tương lai, WHO phải giải thích cụ thể cho những quyết định về y tế cộng đồng, điều tra nghiêm túc và độc lập khi nạn dịch lan rộng.

Hoa Kỳ cần phải hành động tích cực hơn để thay đổi cung cách làm việc và lãnh đạo ở WHO. Chính quyền Trump đã có một bước đầu tốt đẹp hồi tháng Giêng khi đặt ra chức đặc phái viên ở bộ Ngoại Giao, tập trung vào việc chống lại các mưu toan của Trung Quốc nhằm kiểm soát các tổ chức quốc tế. Tổng giám đốc sắp tới của WHO không thể là con dấu cao su của Bắc Kinh.

Tác giả Lanhee J.Chen kết luận, nếu các nỗ lực chuyển đổi WHO không hiệu quả, có lẽ Hoa Kỳ không còn cách nào khác là ra đi và làm lại từ đầu. Có thể thành lập một tổ chức tương tự, mở rộng cho tất cả các nước tôn trọng các tiêu chí cao nhất về minh bạch, quản lý giỏi và chia sẻ những phương pháp tốt nhất.

Thế giới cần có một tổ chức khả tín để đối mặt với những vấn đề sức khỏe cộng đồng xuyên biên giới – nếu không phải là WHO, thì sẽ là một tổ chức khác.

Lanhee J.Chen, Thụy My

Nguồn : RFI, 09/04/2020

Nguyên tác : Lost in Beijing : The Story of the WHO, Wall Street Journal, 08/04/2020

Lanhee J.Chen (Trần Nhân Nghi) là thành viên của Hoover Institution, giám đốc nghiên cứu về chính sách đối nội của chương trình chính trị công, trường đại học Stanford (California, Hoa Kỳ). Chuyên gia này từng là cố vấn chính trị trong chiến dịch tranh cử tổng thống của thượng nghị sĩ Mitt Romney năm 2012, được tổng thống Barack Obama bổ nhiệm vào Hội đồng cố vấn lưỡng đảng về chính sách an sinh xã hội.

***************

Covid-19 : WHO mất uy tín lâu dài vì "theo đuôi" Trung Quốc

François Godement, RFI, 09/04/2020

Ngay từ khi dịch Covid-19 bùng lên ở Trung Quốc cho đến ngày nay, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới WHO/OMS không hề lên tiếng chỉ trích bất kỳ tuyên bố của chính quyền Trung Quốc. Theo nhật báo Pháp Les Echos ngày 08/04/2020, sự thiếu vắng phản ứng nói trên của WHO giải thích phần lớn sự chậm trễ trong việc xử lý đại dịch Covid-19.

who2

Trụ sở của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Genève, Thụy Sĩ. Reuters - Denis Balibouse

Trả lời phỏng vấn của Les Echos, ông François Godement, chuyên gia kỳ cựu về Châu Á tại Viện Montaigne (Pháp) cho rằng thái độ phục tùng Bắc Kinh của lãnh đạo WHO đã làm cho hình ảnh của định chế này sứt mẻ lâu dài.

Les Echos : Tổng thống Mỹ (ngày 07/04/2020) đã chỉ trích WHO về cách xử lý kém cỏi hồ sơ virus corona. Những chỉ trích này có cơ sở hay không ?

François Godement : Từ nhiều tuần lễ nay, cách xử lý của WHO quả là đã bị chỉ trích nhiều lời chỉ trích, chứ không đợi đến lượt ông Donald Trump.

Ngày nay, khi người ta nhìn lại diễn tiến tình hình từ tháng 11/2019, nhiều điểm then chốt đã cho thấy rõ là WHO đã phản ứng chậm trễ ở chỗ nào.

Đài Loan đã hoài công cảnh báo WHO vào cuối tháng 12 về một dạng mới của virus corona xuất hiện ở Trung Quốc, nhiều ngày trước khi chính quyền Bắc Kinh gợi lên chuyện này.

Thế nhưng WHO vẫn không hề có phản ứng, mà phải đợi đến ngày 12/02/2020 mới cử một phái bộ đến xem xét tại chỗ. Trong lúc đó thì ngay ngày 24/01, vị tổng giám đốc đã công nhận, sau Trung Quốc, là virus corona có thể lây từ người sang người. Tất cả những điều này đã làm chậm trễ việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Và cuối cùng thì WHO phải đợi đến ngày 11/03 mới tuyên bố việc virus lây lan là đại dịch toàn cầu. Có lẽ đây là điểm WHO có thể ít bị chỉ trích, vì theo nguyên tắc của mình, định chế này chỉ có thể thông báo một sự kiện khi sự kiện đó thật sự xẩy ra : trước đó thì WHO đã gợi lên nguy cơ cao về đại dịch.

Les Echos : WHO như vậy đã bị mất tư cách ?

François Godemen : Phải nhớ là về mặt kỹ thuật, WHO là một cỗ máy hùng mạnh, với một chính sách phòng ngừa và hoạt động trên hiện trường nhờ việc phân cấp quyền hành cho các văn phòng khu vực.

Nhưng về mặt chính trị, và người ta đã thấy rõ điều này với dịch Covid-19, hình ảnh của tổ chức ngày nay đã bị sứt mẻ lâu dài.

Les Echos : WHO chủ yếu bị phê phán về những lập luận quá thiên về Trung Quốc. Vì sao có tình trạng đó ?

François Godemen : Đúng vậy. Tổ chức Y tế Thế giới đã và cũng đang không phản bác bất kỳ phát biểu chính thức nào của Trung Quốc. Ngay cả khi có những lời chứng bác bỏ các tuyên bố đó. WHO không hề có thông báo gì về nguồn gốc thật sự của dịch bệnh, tất cả đều chỉ tập trung trên việc xử lý khủng hoảng.

Tình trạng đó cũng có thể xuất phát từ việc Trung Quốc đã không hoàn toàn mở cửa cho chuyên gia của WHO vào xem xét.

Về phần mình thì tổ chức có trụ sở ở Genève này luôn luôn tránh công khai chỉ trích những quốc gia thành viên mà họ tùy thuộc. Đối bác sĩ Tedros, được bầu lên nhờ Trung Quốc vào năm 2017, việc không chỉ trích Bắc Kinh cho phép ông hy vọng được Trung Quốc hợp tác trên nhiều hồ sơ khác.

Les Echos : Vấn đề Đài Loan, mà Trung Quốc đã làm cho bị loại ra khỏi WHO, phải chăng đó là thêm một bằng chứng cho thấy vấn đề cũng mang tính chất chính trị ?

François Godemen : Một phần lớn mối quan tâm của Trung Quốc đối với các định chế của Liên Hiệp Quốc bắt nguồn từ động cơ muốn cản đường Đài Loan, mà Trung Quốc xem là một tỉnh của họ.

Gần đây thì Bắc Kinh đã thành công trong việc cấm những người mang hộ chiếu Đài Loan vào các trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York và Genève. Điều này đủ để cho thấy là giới lãnh đạo Bắc Kinh có thể đi đến đâu. Đó chính là chính sách ngoại giao tẩy chay mà Bắc Kinh thực hiện trong một chiến dịch trường kỳ.

François Godement

Nguyên tác : "L'OMS ne remet pas en cause les déclarations officielles de la Chine", Les Echos, 08/04/2020

Mai Vân dịch

Nguồn : RFI, 09/04/2020

Published in Diễn đàn

Bắc Kinh đang cố trở thành siêu cường về sức khỏe cộng đồng

1196986831

Tedros Adhanom Ghebreyesus (trái), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 28 tháng 1. Ảnh Naohiko Hatta

Trong khi virus corona đang thay đổi thế giới, Trung Quốc đang cố gắng tạo ảnh hưởng trong lĩnh vực sức khỏe trên thế giới.

Sau những phủ nhận và bao che ban đầu, Trung Quốc đã ngăn chặn được dịch Covid-19, sau khi làm lây nhiễm cả thế giới. Bất chấp những sai lầm ban đầu gây ảnh hưởng lớn trong việc trì hoãn phản ứng toàn cầu, giờ đây Trung Quốc đã cố gắng tận dụng câu chuyện thành công của mình để một vị thế mạnh hơn lên các cơ quan y tế quốc tế.

Dung túng cho Trung Quốc

Quan trọng nhất, Bắc Kinh đã thành công ngay từ khi bắt đầu chỉ đạo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi WHO vừa nhận được tài trợ từ Trung Quốc và cũng phụ thuộc vào chế độ cộng sản ở nhiều cấp độ.

Các chuyên gia quốc tế của WHO đã không được tiếp cận Trung Quốc cho đến khi Tổng giám đốc Tedros Adhanom đến thăm Tập Cận Bình vào cuối tháng 1. Trước đó, WHO đã lặp lại một cách không chính thức thông tin từ chính quyền Trung Quốc, phớt lờ những cảnh báo từ các bác sĩ Đài Loan.

Tuy nhiên, sau chuyến thăm Bắc Kinh, WHO tuyên bố rằng họ đánh giá cao "cam kết đặc biệt của lãnh đạo cao nhất và sự minh bạch của Trung Quốc". Chỉ sau cuộc họp vào ngày 30/1/2020, WHO mới tuyên bố trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đang được quốc tế quan tâm.

Và sau khi trường hợp lây nhiễm mới của Trung Quốc giảm hẳn mỗi ngày, WHO mới tuyên bố đại dịch ngày 11/3 sau khi virus corona đã lan rộng ra toàn cầu vài tuần trước đó.

WHO phát đi thông điệp của Bắc Kinh

Các chuyên gia của WHO nêu trong báo cáo tháng 2 về chuyến đi tới Trung Quốc rằng "khi đối mặt với một loại virus chưa từng được biết đến trước đây, Trung Quốc đã nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh nhanh chóng và quyết liệt nhất. Họ đã giành được thời gian vô giá cho phản ứng với cách tiếp cận toàn chính phủ và toàn xã hội’ để ngăn chặn hoặc trì hoãn hàng trăm ngàn ca bệnh, bảo vệ cộng đồng toàn cầu và tạo ra "một tuyến phòng thủ đầu tiên mạnh mẽ hơn chống lại sự lây lan quốc tế".

Báo cáo của WHO cho biết, việc sử dụng không khoan nhượng và nghiêm ngặt đối với các biện pháp phi dược phẩm, cung cấp những bài học quan trọng cho phản ứng toàn cầu. Chiến lược kinh tế của Bắc Kinh đã chứng minh rằng ngăn chặn có thể được điều chỉnh và vận hành thành công trong diện rộng. Tuy nhiên, trong khi khuyến nghị chính sách kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc đối với thế giới, WHO đã bỏ qua các tác động tiêu cực từ bên ngoài - từ thiệt hại kinh tế đến việc không thể điều trị cho nhiều bệnh nhân không nhiễm corona, tổn thương tâm lý và chi phí nhân quyền.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi chiến lược ngăn chặn của Trung Quốc có hiệu quả, Richard Neher, nhà virus học tại Đại học Basel cho biết. "Phong tỏa toàn bộ, kiểm dịch tập trung và truy tìm dấu vết lây nhiễm để chắc chắn đẩy nhanh sự suy giảm", ông Neher nói. Lawrence O. Gostin, giám đốc Trung tâm Hợp tác của WHO về Luật Sức khỏe Quốc gia và Toàn cầu tại Đại học Georgetown, chỉ ra mối quan tâm lớn về quyền con người trong chiến thuật cách ly được Trung Quốc sử dụng và giờ đang được áp dụng ở nhiều cấp độ ở các quốc gia khác. Gostin khuyến nghị các biện pháp y tế công cộng tiêu chuẩn như xét nghiệm, điều trị, theo dõi tiếp xúc và cách ly hoặc cách ly kiểm dịch là hợp lý về mặt khoa học.

WHO nhắm mắt

Trong khi số người nhiễm gia tăng ở khắp nơi cho thấy Trung Quốc không chỉ thất bại trong các giai đoạn đầu bùng phát dịch mà có lẽ không ai có thể biết đến được, và chắc chắn không được WHO hoặc các cơ quan khác công nhận.

Một lý do là dữ liệu chính thức của Trung Quốc thường rất khó tin có thể dẫn đến các chính sách y tế sai lầm ở các quốc gia khác, vì các nghiên cứu dựa trên thông tin từ Trung Quốc đầu tiên được sử dụng để tìm hiểu về virus Covid-19.

Số người chết tại nhà ở Vũ Hán có lẽ sẽ không bao giờ được thống kê. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết tỉnh Hắc Long Giang không báo cáo các ca nhiễm bệnh không có triệu chứng và con số này lên tới 50% còn WHO sử dụng số liệu do Bắc Kinh báo cáo.

Ông Steve Tsang, giám đốc Viện Trung Quốc tại Đại học SOAS, London nhận xét thành công lớn nhất của Trung Quốc là khiến WHO tập trung vào các mặt tích cực và bỏ qua các mặt tiêu cực trong phản ứng của họ và giúp tuyên truyền những sai lầm bị bỏ qua trước đây trở thành có vẻ đáng tin cậy cũng như bỏ qua các thiệt hại về kinh tế, nhân quyền và xã hội.

Trung Quốc đã báo cáo và cô lập "tất cả" những ai nhiễm Covid-19 được xác nhận nhưng tới đầu tháng 4 các nhà chức trách Trung Quốc vào mới bắt đầu công bố số ca bệnh không triệu chứng được xác nhận.

Nhà dịch tễ học của WHO Bruce Aylward, người đứng đầu tổ công tác tới Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng Trung Quốc không che giấu điều gì.

WHO nghiên cứu từ dữ liệu về người đã được cách ly điều trị, cách ly hoặc cách ly tại nhà của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc. Số liệu này thấp hơn nhiều so với con số do Thời báo New York tính toán.

WHO bị dắt mũi

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu các chuyên gia của WHO đi đến Trung Quốc có đủ hiểu tình hình tại hiện trường hay không. Ví dụ, dựa trên những con số từ tỉnh Quảng Đông, WHO cho rằng hầu như hiếm có các ca nhiễm không bị phát hiện. Trung Quốc phát hiện bệnh dựa vào biểu hiện sốt trên hầu hết bệnh nhân trong khi ở Đức, hầu hết những người có kết quả xét nghiệm dương tính đều không bị sốt. Vì vậy có thể có một số lượng đáng kể các ca không được phát hiện là bí ẩn lớn trong việc tính toán về tỷ lệ tử vong.

WHO cũng để lại nhiều câu hỏi mở về sự tham gia của công chúng được quản lý ra sao trong báo cáo của họ. Người dân Trung Quốc đã phản ứng với "lòng can đảm và niềm tin" ; họ "chấp nhận và tuân thủ các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt nhất". Mặc dù điều này có thể đúng với nhiều người, nhưng với người khác có thể là vì sợ án tù.

Tòa án Nhân dân Tối cao tuyên bố : Những người nhiễm bệnh không tuân theo các hạn chế kiểm dịch sẽ bị tù từ 3 đến 10 năm nếu hậu quả không nghiêm trọng. Hoặc họ có thể nhận bản án chung thân hoặc tử hình.

WHO báo cáo phần lớn dân chúng chấp nhận các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát và tham gia đầy đủ vào việc tự cách ly. Rõ ràng, đội công tác của WHO đã không có cơ hội nói chuyện với những người có quan điểm trái ngược.

Sự không đồng nhất của báo cáo của WHO đáng lẽ phải là một hồi chuông cảnh tỉnh vì toàn bộ chuyến đi của các chuyên gia trong và ngoài nước dường có vẻ giả tạo. Những chuyên gia tới Trung Quốc thiếu kỹ năng ngôn ngữ và không quen thuộc với Trung Quốc do đó thực sự đã không có nhiều tương tác trong các chuyến công du.

Trung Quốc tạo ảnh hưởng toàn cầu

Các tuyên bố của WHO rõ ràng đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ Đảng cộng sản Trung Quốc. Ngay từ đầu, nhiều chuyên gia đã lặp đi lặp lại thông tin từ Bắc Kinh và "tin tưởng vào WHO và chính phủ Trung Quốc". Báo cáo của WHO đã nhấn mạnh một cách đúng đắn về cam kết của dân Vũ Hán ; tuy nhiên họ không muốn minh bạch về việc dân chúng phải chịu đựng như thế nào.

Bắc Kinh có ảnh hưởng không chỉ tại WHO, mà còn trong các chính sách y tế của ngày càng nhiều quốc gia. Đây cũng là một khu vực quan trọng của chiến lược Vành đai và Con đường và các hoạt động của họ ở các nước Châu Phi.

Về mặt chính trị, các nước như Lào, Campuchia và Thái Lan không thể thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Đại diện của Trung Quốc đã tuyên bố nếu các quốc gia Đông Nam Á đóng biên giới thì Trung Quốc sẽ phải cân nhắc lại về tình hữu nghị và hợp tác với các quốc gia này. Và không một quốc gia nào có thể từ chối. Campuchia và Pakistan tiếp tục chấp nhận các chuyến bay từ Trung Quốc trong thời gian dịch bệnh.

Vì những lý do chính trị, Việt Nam cũng không thể đóng cửa biên giới với Trung Quốc. Người Trung Quốc đã gây áp lực rất lớn cho mọi quốc gia : Hàn Quốc, Việt Nam… Các quốc gia Châu Á không phải muốn làm gì thì muốn với Trung Quốc cũng được vì Trung Quốc có quyền lực lớn trong khu vực.

Trong khi Campuchia đóng cửa biên giới với một số nước phương Tây vào giữa tháng 3, họ đã bắt đầu các cuộc tập trận quân sự cùng với hàng trăm binh sĩ Trung Quốc cho tới thứ Hai tuần này.

Trung Quốc tạm thời đóng cửa biên giới với Lào gần như hoàn toàn trong thời gian dịch bệnh khiến miền bắc Lào rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Và cuối tuần trước, Bắc Kinh đã không cho hầu hết người nước ngoài nhập cảnh. Một động thái mà họ đã chỉ trích các quốc gia khác trong thời gian dịch bùng phát ở Trung Quốc.

"Sự kiện chính phủ Trung Quốc có thể thuyết phục một số quốc gia Đông Nam Á mở cửa biên giới cho du khách Trung Quốc, trong khi cách ly một tỉnh có dân số đông hơn hầu hết các nước Đông Nam Á cho thấy tầm ảnh hưởng của họ trong khu vực như thế nào.

Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm The Stimson, cho biết ông rất ngạc nhiên khi thấy Trung Quốc theo dõi với việc gửi bộ trưởng ngoại giao và đoàn tùy tùng của các quan chức cấp cao tới một cuộc họp cấp Bộ trưởng về Hợp tác Lancang-Mekong tại Vientiane vào ngày 20 tháng 2. Có vẻ như Trung Quốc coi trọng kinh doanh sân sau của mình hơn là bảo vệ những người tham dự.

Từ góc độ nhân quyền, chủ nghĩa độc đoán rất có hại cho sức khỏe, Sophie Richardson, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Trung Quốc cho biết. "Chúng ta có thể không bao giờ biết rõ về việc virus lây lan ra sao và ai đã chết và tại sao, và ai bị từ chối tiếp cận với các phương pháp điều trị.

Thế giới hiện đang chịu hậu quả của sự kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc. Không chỉ bây giờ mà, chúng ta có thể đối mặt với vấn đề này lại trong tương lai.

Hinnerk Feldwish-Drentrup

Nguyên tác : How WHO Became China’s Coronavirus Accomplice, Foreign Policy, 02/04/2020

 

Khánh An dịch

Nguồn : VNTB, 05/04/2020

Published in Diễn đàn

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuần trước cuối cùng đã tuyên bố đại dịch khi virus corona hay virus Vũ Hán lan tràn nhanh chóng trên toàn thế giới. Giờ đây, với hơn 240.000 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh và trên 10.000 trường hợp tử vong trên toàn cầu, câu hỏi đặt ra là tại sao phải rất lâu sau WHO mới nhận ra điều mà nhiều quan chức y tế và chính phủ đã xác định trước đó.

who1

Tổng giám đốc của tổ chức WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cũng như chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, phải chịu trách nhiệm trong việc xử lý liều lĩnh đại dịch chết người này.

Chúng tôi tin rằng tổng giám đốc của tổ chức WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cũng như chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, phải chịu trách nhiệm trong việc xử lý liều lĩnh đại dịch chết người này. Tedros rõ ràng đã nhắm mắt làm ngơ trước những gì đã xảy ra ở Vũ Hán và cả ở khắp Trung Quốc, đồng thời sau cuộc gặp với Tập Cận Bình vào tháng 1, đã giúp Trung Quốc giảm bớt mức độ nghiêm trọng, mức độ lây nhiễm và phạm vi của dịch cúm Vũ Hán.

Ngay từ đầu, Tedros đã bao che cho Trung Quốc mặc dù cho việc xử lý sai lầm dịch bệnh rất dễ lây lan này của Trung Quốc. Khi số ca nhiễm bệnh và số người chết tăng vọt, phải mấy tháng sau WHO mới tuyên bố dịch Covid-19 là đại dịch, mặc dù dịch bệnh trước đó đã đáp ứng các tiêu chí lây truyền giữa người, tỷ lệ tử vong cao và lây lan trên toàn thế giới.

Khi Tổng thống Trump thực hiện một bước quan trọng để ngăn chặn virus corona tại biên giới Hoa Kỳ với việc ban hành lệnh cấm đi lại ngày 31 tháng 1, Tedros tuyên bố rằng các lệnh cấm và hạn chế đi lại rộng rãi là không cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh và "có thể gây thêm sợ hãi và kỳ thị, chẳng có lợi cho sức khỏe cộng đồng". Tedos cảnh báo rằng việc can thiệp vào giao thông vận tải và thương mại có thể gây tổn hại cho nỗ lực giải quyết khủng hoảng và khuyên các nước khác không nên làm theo Hoa Kỳ.

Khi đáng lẽ phải tập trung vào chống đại dịch toàn cầu, Tedros đã chính trị hóa dịch bệnh và giúp Tập Cận Bình trốn tránh trách nhiệm đối với một loạt các hành động sai trái trong việc xử lý ổ dịch. Tedros đã sử dụng WHO để bảo vệ chính phủ Trung Quốc, vi phạm nhân quyền. Ví dụ, từ trường hợp đầu tiên được phát hiện vào tháng 11 cho đến phong toả Vũ Hán và thậm chí cho đến ngày hôm nay, Trung Quốc đã không trung thực về nguồn gốc và mức độ lây nhiễm của virus corona. Những người cố làm sáng tỏ vụ việc đã bị giam giữ hoặc mất tích, các báo cáo và bài đăng trực tuyến của họ đã bị xóa. Trung Quốc đã đưa thông tin sai lệch và đánh lừa thế giới, và Tedros đã thông đồng khi cách công khai ca ngợi sự "minh bạch" của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của căn bệnh này.

Khi Tập Cận Bình ra lệnh cho các quan chức y tế Trung Quốc tăng tốc độ sản xuất thuốc bằng cách " trộn thuốc bắc với thuốc tây". Ấn phẩm chính thức của WHO, "Hỏi Đáp về virus corona (Covid-19)", đã được thay đổi nhỏ. Cư dân mạng Trung Quốc đã tìm thấy sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Trung và tiếng Anh trong danh sách các biện pháp được cho là không hiệu quả trong việc chống virus Covid-19. Phiên bản tiếng Anh liệt kê bốn điều- hút thuốc, đeo khẩu trang, uống thuốc kháng sinh và thuốc bắc. Mục thứ tư không được đưa vào trong bản tiếng Trung. (Hôm nay bản tiếng Anh cũng đã xóa mục đó.)

Trung Quốc gần đây đã cam kết đóng góp 20 triệu đô la để giúp WHO chống dịch Covid-19 lây lan, Tedros đã cảm ơn Tập Cận Bình về điều đó. Nhưng chúng tôi lưu ý các mối liên hệ của Trung Quốc với quê hương của Tedros, Ethiopia, nơi được gọi là "Tiểu Trung Quốc" ở Đông Phi vì Ethopia đã trở thành đầu cầu của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng tới Châu Phi và là điểm quan trọng trong sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Thật vậy, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào Ethiopia.

Tedros đã được bầu vào làm tổng giám đốc WHO năm 2017, mặc dù thực tế rằng ông ta không phải là bác sĩ y khoa và không có kinh nghiệm quản lý sức khỏe toàn cầu. Từng giữ chức bộ trưởng Bộ Y tế và bộ trưởng Bộ ngoại giao Ethiopia, Tedros là thành viên điều hành của đảng Mặt trận giải phóng nhân dân Tigray (TPLF), nắm quyền từ vào năm 1991 và đã được coi là thủ phạm Cơ sở dữ liệu khủng bố toàn cầu . Sau khi Tedos trở thànhgiám đốc WHO, nhiều nhà phê bình đã đặt câu hỏi về việc Tedros bổ nhiệm nhà độc tài Zimbabwe lúc đó là Robert Mugabe làm đại sứ thiện chí của WHO.

Đại dịch coronavirus đã chứng tỏ rằng Tedros không phù hợp để lãnh đạo WHO. Vì sự lãnh đạo của Tedos, thế giới có lẽ đã bỏ lỡ thời điểm quan trọng trong việc ngăn chặn hoặc giảm thiểu độc lực của đại dịch. Thế giới hiện đang vật lộn với dịch bệnh đang ngày càng tăng và nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp cách ly. Là lãnh đạo của WHO, Tedros phải chịu trách nhiệm về vai trò của ông ta trong việc quản lý sai lầm khiến trong việc kiểm soát virus corona lây lan.

Bradley A. Thayer & Lian Chao Han

Nguyên tác : China and the WHO's chief : Hold them both accountable for pandemic, The Hill, 17/03/2020

https://thehill.com/opinion/international/487851-china-and-the-whos-chief-hold-them-both-accountable-for-pandemic

Diễm My dịch

Nguồn : VNTB, 20/03/2020

Published in Diễn đàn