Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tín hiệu được gửi ra

Lực lượng Phòng vệ Hàng hải của Nhật Bản cho biết mới đây đã tổ chức một cuộc tập trận chung với hải quân của Hoa Kỳ, Úc và Canada ở Biển Hoa Đông, theo truyền thông chính thức Nhật Bản hôm 07/6/2023.

taptran1

Tàu chiến Mỹ tập trận chung cùng tàu của Hải quân Hoàng gia Úc và Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản ở Biển Đông trong tháng ba năm 2022 - Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ

 ‘Các bên đang có những động thái rất quyết liệt’

Vẫn theo NHK, bốn quốc gia đã tổ chức các cuộc tập trận chung vào năm 2019 và 2022 ở Thái Bình Dương và Biển Đông, nhưng đây là cuộc tập trận đầu tiên của họ ở Biển Hoa Đông. Về mục đích của cuộc tập trận, kênh truyền thông chính thống của Nhật Bản dẫn nguồn từ Lực lượng Phòng vệ Hàng hải của Nhật Bản cho biết :

"Cuộc tập trận chung đã tăng cường hợp tác giữa bốn quốc gia với mục đích hiện thực hóa một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở, rõ ràng là có tính đến các hoạt động hàng hải ngày càng gia tăng của Trung Quốc".

Vẫn theo nguồn này, một tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ đã tham gia cuộc tập trận sau khi đi qua eo biển Đài Loan hôm thứ Bảy.

"Quân đội Hoa Kỳ cho biết một tàu khu trục Trung Quốc đã đi ngang qua mũi tàu Hoa Kỳ trong khi nó đang tiến hành một chuyến đi thường xuyên qua eo biển cùng với một tàu Canada, đến gần khoảng 140 mét", NHK cho biết thêm.

Bình luận về động thái của cuộc tập trận lần đầu tiên diễn ra ở khu vực Biển Hoa Đông này, từ Sài Gòn, nhà nghiên cứu an ninh khu vực, luật gia Hoàng Việt hôm 07/6 nêu quan điểm riêng với Đài Á Châu Tự Do :

"Gần đây, nhiều đồng minh của Mỹ, trong đó có Canada, đã thể hiện vai trò ngày một mạnh mẽ hơn trong việc quan tâm đến các khu vực biển, trong đó có Biển Đông và Biển Hoa Đông. Chúng ta biết là ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Trung Quốc đã có những yêu sách vô lý trên đó, và chúng ta vẫn còn nhớ cách đây không lâu, vài ngày trước đây thôi, trong cuộc tập trận giữa Mỹ và Canada, một tàu chiến của Trung Quốc gần như đâm thẳng vào một tàu chiến của Mỹ và Canada ở đó. Điều ấy cho thấy là các bên cũng đang có những động thái rất quyết liệt, và mới đây nhất, CHLB Đức cũng đã tuyên bố là sẽ gửi những tàu chiến đến để tuần tra ở khu vực Biển Đông.

Thế thì ở đây chúng ta có thể nhìn thấy một bức tranh rộng hơn, đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa một bên là Mỹ và các nước đồng minh, trong đó có Canada, Nhật Bản, và bên kia là Trung Quốc, có thể nói ngắn gọn như vậy".

‘Nhật muốn kéo chân Việt Nam về phía mình’

Còn từ Tokyo Nhật Bản, nhà báo, nhà quan sát thời sự và an ninh khu vực, ông Đỗ Thông Minh cho RFA tiếng Việt biết thêm góc nhìn của mình :

"Trong cuộc tập trận mới đây, Hoa Kỳ thực ra từ xưa tới giờ đã có rất nhiều cuộc tập trận, có thể nói mấy chục, cả trăm lần luôn, nhưng sự tham gia của Canada ở trong vùng này là tương đối hiếm. Cho nên kỳ này, tôi thấy đó là điểm đặc biệt. Nhưng có lẽ do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh ở Ukraine, nên Mỹ đã huy động các đồng minh tối đa để mà đề phòng sự bành trướng của Trung Quốc. Bởi vì một mình Mỹ chúng ta biết mạnh thì mạnh, nhưng một đối một cũng không có hơn gì nhiều, cho nên càng kéo được nhiều đồng minh càng tốt. Cho nên Đây không phải lần đầu tiên Canada tham gia cùng với Mỹ, suốt từ thế chiến đến giờ, tôi nghĩ ít nhất từ Thế chiến II tới giờ, luôn đánh trận, thì Canada vẫn luôn là đồng minh của Hoa Kỳ…

Còn đối với Nhật Bản, từ thời Thủ tướng Shinzo Abe, một người sinh sau thế chiến và là một người bảo thủ và có tư tưởng thân Mỹ, rồi đến bây giờ ông Fumio Kishida lên thay thế, tôi thấy rằng hai ông lập trường có lẽ cũng giống nhau, mà có khi ông Kishida sau này lại còn cứng rắn hơn, bởi vì cái thế đang đi lên… Tức là với ông Thủ tướng mới này, ông cho biết rằng với tình thế này, Nhật Bản phải tăng cường mạnh mẽ. Tức là Nhật Bản sẽ tăng cường ngân sách quốc phòng 200%, tức là gấp đôi… Trong cuộc tập trận mới đây, với động thái của Nhật, Mỹ và Canada v.v…, đương nhiên là Trung Quốc không thích chút nào. Trung Quốc đang bành trướng và cũng thấy trước mắt đang có những rào cản. Thành ra chúng ta thấy căng thẳng giữa các nước thì có thể nói là đã kéo dài rất lâu, nhưng chưa bên nào dám thực sự động binh…"

Ông Đỗ Thông Minh, qua đó, chia sẻ thêm sự kiện vừa diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh khối G7 mở rộng khi Nhật Bản mời Việt Nam tham dự. Ông cho rằng nhiều người thắc mắc là tại sao lại mời Việt Nam. Và ông đưa ra lý do :

"Hội nghị G7 mở rộng vừa rồi, nhiều người thắc mắc là tại sao lại mời Việt Nam vào, bởi vì có quan hệ chung về quyền lợi ở Biển Đông. Biển Đông mà có yên, thì tàu bè Nhật Bản đi buôn bán mới được, tại vì đường buôn bán chính là ở phía đó, mà nếu bây giờ bị Trung Quốc chi phối thì lúc đó là Nhật bị kẹt. Cho nên tại sao Nhật vẫn giúp, vẫn viện trợ cho Việt Nam ? Đó là để Nhật Bản kéo chân Việt Nam về phía mình, và Việt Nam đương nhiên cũng cần những ‘đồng minh’ và đối tác để giữ sự cân bằng, chứ nếu không đứng một mình, thì Trung Quốc sẽ lấn át hết".

Còn trong một diễn biến khác ở khu vực, cùng hôm 07/6/2023, theo trang mạng tin tức của Học viện Hải quân Hoa Kỳ (USNI News), các oanh tạc cơ của Nga và Trung Quốc đã thực hiện một phi vụ với sứ mạng chung gần Nhật Bản và Hàn Quốc vào lúc một Hạm đội của Nga tổ chức các cuộc tập trận lớn ở Thái Bình Dương

"Các máy bay ném bom của Nga và Trung Quốc đã thực hiện nhiệm vụ chung trên Biển Nhật Bản và Biển Hoa Đông vào hôm thứ Ba - đánh dấu phi vụ (diễn tập) oanh tạc cơ chung đầu tiên của họ kể từ tháng Mười Một năm ngoái – thời điểm diễn ra một hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc", mà nhóm này còn được biết tới là nhóm quốc gia tham gia ‘khối QUAD’, vẫn theo trang tin của Học viện Hải quân Hoa Kỳ.

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 07/06/2023

Published in Diễn đàn

Trung, Nga tái lập tập trận rầm rộ vào lúc quan hệ căng thẳng với Mỹ

Trọng Nghĩa, RFI, 08/08/2021

Hơn 10.000 binh sĩ Trung Quốc và Nga dự kiến sẽ tham gia một cuộc tập trận kéo dài 5 ngày kể từ ngày mai 09/08/2021 tại một căn cứ huấn luyện chiến thuật ở khu tự trị Ninh Hạ miền tây bắc Trung Quốc. Giới quan sát cho rằng, cuộc tập trận này cho thấy Bắc Kinh và Matxcơva đang đẩy mạnh nỗ lực học hỏi lẫn nhau trong cách đối phó với Mỹ.

hoadong1

Tập trận Nga - Trung ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 19/09/2016. Reuters/Stringer

Theo ghi nhận của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, đây sẽ là cuộc tập trận chung đầu tiên do Trung Quốc tổ chức kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng lên. Trong khi bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho biết là cuộc tập trận sẽ tập trung vào việc chống khủng bố và bảo đảm an ninh, nội dung rèn luyện cũng bao gồm việc thành lập một trung tâm chỉ huy chung cũng như nâng cao khả năng trinh sát chung, cảnh báo sớm, tấn công điện tử và thông tin, cũng như các tập dượt tấn công chung khác. 

Không chỉ thế, trong một thông báo gần đây, bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho biết là vào cuối tháng Tám này, khu vực Tân Cương ở miền tây bắc Trung Quốc cũng là nơi tổ chức ba cuộc thi trong khuôn khổ Đại Hội Thể Thao Quân Đội Quốc Tế do Nga chủ xướng. Quân Đội Trung Quốc dự kiến sẽ cùng với Nga, Belarus, Ai Cập, Iran, Venezuela và Việt Nam trau dồi kỹ năng vận hành phương tiện chiến đấu, phóng tên lửa phòng không di động và trinh sát hạt nhân, sinh học và hóa học.

Vào tháng Chín tới đây, Trung Quốc dự kiến kết hợp một lần nữa với Nga, lần này cùng với Ấn Độ, Pakistan và các quốc gia Trung Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan, trong một cuộc tập trận chống khủng bố của Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải.

Được đặt tên là "Sứ mệnh hòa bình-2021", cuộc điễn tập của Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải sẽ diễn ra tại khu huấn luyện Donguz ở vùng Orenburg phía tây nam nước Nga.

Theo Vasily Kashin, một chuyên gia về quân sự và Trung Quốc tại Trường Kinh Tế Cao Cấp, một trường đại học nghiên cứu ở Matxcơva, các cuộc tập trận kể trên sẽ diễn ra sau giai đoạn Bắc Kinh và Matxcơva cùng giảm quy mô các hoạt động quân sự chung vì đại dịch. Thế nhưng, ngay cả trong thời kỳ đại dịch, Trung Quốc đã cố gắng tham gia cuộc tập trận chỉ huy chiến lược Kavkaz-2020 ở Nga vào năm ngoái, một cuộc diễn tập chiến lược thứ ba của Nga mà Trung Quốc tham gia, sau Vostok-2018 và Tsentr-2019.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 08/08/2021

*********************

Seoul quyết định vẫn tập trận với Mỹ bất chấp cảnh cáo của Bình Nhưỡng

Thu Hằng, RFI, 08/07/2021

Cuộc tập trận Bộ Chỉ huy Liên hợp (CCPT) Mỹ - Hàn sẽ vẫn diễn ra như dự kiến từ ngày 16 đến ngày 26/08/2021 bất chấp cảnh cáo từ phía Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin ngày 08/08, quy mô của cuộc tập trận mùa hè sẽ được thu nhỏ do đại dịch Covid-19.

hoadong2

Quân đội Hàn Quốc triển khai xe tăng tại Paiju, gần giới tuyến hai miền, tham gia tập trận chung với Mỹ ngày 07/03/2016. Reuters/Hwang Ki-sun/News1

Một nguồn tin của chính phủ cho Yonhap biết là Hàn Quốc "đang nghiên cứu để tổ chức cuộc tập trận như dự kiến. Đây là cuộc tập trận thường xuyên và cần thiết cho sự phối hợp". Seoul "duy trì các cuộc tham vấn chặt chẽ với Hoa Kỳ về vấn đề này""Cuộc diễn tập sắp tới sẽ có quy mô tối thiểu về các nhóm tham gia, thậm chí còn nhỏ hơn so với cuộc tập trận mùa xuân và không dự kiến bất kỳ cuộc tập trận bên ngoài nào", với lý do là vào ngày 06/08, bộ Quốc Phòng Hàn Quốc đã quyết định kéo dài các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt chống dịch Covid đối với toàn bộ lực lượng quân sự cho đến ngày 22/08.

Vấn đề đặt ra hiện này là cuộc tập trận chung mùa hè của hai đồng minh sẽ gây phản ứng như thế nào đối với Bình Nhưỡng. Trước đó, Kim Yo Jong, em gái của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, từng cảnh cáo các cuộc tập trận Mỹ-Hàn sẽ ảnh hưởng đến bầu không khí hòa giải sau khi hai miền tái lập đường dây nóng.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 08/08/2021

***********************

Biển Đông : Trung Quốc bắt đầu hàng loạt cuộc tập trận, Việt Nam lên tiếng phản đối

Trọng Nghĩa, RFI, 06/08/2021

Đúng vào lúc diễn ra Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 54 với vấn đề Biển Đông và những yêu sách chủ quyền "phi pháp" của Trung Quốc được đề cập đến trong nhiều cuộc họp có Mỹ tham gia, Trung Quốc đã loan báo một loạt cuộc tập trận trong khu vực, trong đó có hai cuộc tập trận mở ra vào hôm nay 06/08/2021. Một số hoạt động tập trận của Bắc Kinh trong vùng biển có tranh chấp với Việt Nam đã lập tức bị Hà Nội phản đối.

hoadong3

Ảnh minh họa ngày chụp ngày 20/08/2013 - Các thủy thủ Trung Quốc trên tàu khu trục tên lửa dẫn đường Thanh Đảo (phải) tại cảng quân sự ở Thanh Đảo (Qingdao), Sơn Đông, Trung Quốc.  AP

Như thông lệ, Trung Quốc tiết lộ thông tin về các cuộc tập trận thông qua các kênh báo chí và các thông báo cấm tàu thuyền qua lại đăng trên trang web của Cục Hải Sự.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo Trung Quốc vào hôm qua cho biết là một cuộc tập trận trên Biển Đông sẽ được tiến hành kể từ ngày 06/08, và kéo dài cho đến ngày 10/08. Theo tờ báo, "một số nhà quan sát" cho rằng cuộc tập trận lần này cũng giống như một cuộc tập trận được tiến hành vào năm ngoái, trong đó Quân Đội Trung Quốc được cho là đã tiến hành bắn thật loại tên lửa đạn đạo chống hạm gọi là "sát thủ tàu sân bay".

Trích dẫn thông báo của Cục Hải Sự Trung Quốc ngày 04/08 và một số nguồn tin báo chí khác, Hoàn Cầu Thời Báo cho biết là khu vực tập trận trải rộng từ vùng biển ngoài khơi phía đông nam đảo Hải Nam đến phần lớn vùng biển xung quanh quần đảo Tây Sa, tức là quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm trọn từ Việt Nam năm 1974.

Bên cạnh cuộc tập trận dài ngày đó là một loạt cuộc diễn tập quân sự quy mô nhỏ và ngắn ngày hơn tại Vịnh Bắc Bộ, phía gần Trung Quốc, hay tại khu vực phía bắc Biển Đông.

Việt Nam phản đối

Sự kiện Trung Quốc cho tập trận tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa đã bị Việt Nam phản đối. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, ngày 05/08, đã tố cáo Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, và cuộc tập trận "đi ngược lại lại tinh thần tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông, gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy Tắc Ứng Xử giữa các bên ở Biển Đông…".

Và "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa ; chấm dứt, và không tái diễn hoạt động vi phạm tương tự làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông".

Thách thức Mỹ và đồng minh

Đối với các nhà phân tích, các cuộc tập trận mà Bắc Kinh khởi động trên vùng Biển Đông là những động thái thách thức, không chỉ đối với các láng giềng Đông Nam Á đang bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, mà cả đối với Mỹ và nhiều nước khác đã chỉ trích các đòi hỏi chủ quyền bị cho là "phi pháp" của Bắc Kinh về vùng biển này.

Gần đây nhất là các tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong khuôn khổ các cuộc họp tại Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 54, nhắc lại việc Washington bác bỏ những yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, theo phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye.

Ngoài Hoa Kỳ, ngày 03/08, New Zealand là nước mới nhất gởi công hàm lên Liên Hiệp Quốc để bác bỏ yêu sách lịch sử (của Trung Quốc) ở Biển Đông và khẳng định giá trị chung cuộc và ràng buộc của phán quyết của Tòa Trọng Tài về Biển Đông năm 2016.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 06/08/2021

Published in Diễn đàn

Biển Đông : Manila lên án Bắc Kinh vi phạm "trắng trợn chủ quyền Philippines"

Thanh Hà, RFI, 03/05/2021

Cách nhau chưa đầy 24 giờ đồng hồ, Bộ Quốc phòng và Ngoại giao Philippines cùng đưa ra những lời lẽ cứng rắn đòi Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền lãnh hải của Manila tại Biển Đông. Ngoại trưởng Teodoro Locsin ngày 03/05/2021 đòi tàu của Trung Quốc "ra khỏi" các vùng thuộc lãnh hải của Philippines, ngưng những "hành động gây hấn" nhắm vào các tàu cá Philippines gần bãi cạn Scarborough.

biendong1

Tàu tuần duyên Philippines tuần tra ở khu vực Đá Ba Đầu (Whitsun Reef), Biển Đông. Ảnh do lực lượng tuần duyên Philippines cung cấp ngày 15/04/2021. via Reuters - Philippine Coast Guard

Hãng tin Anh Reuters trích lại tin nhắn trên Twitter với lời lẽ không mấy ngoại giao của người đứng đầu ngành ngoại giao Philippines, Teodoro Locsin, đòi Trung Quốc "ra khỏi" vùng biển nơi mà các tàu Trung Quốc hoạt động "trái phép".

Ngoại trưởng Locsin giải thích "dùng lời lẽ lịch sự với Trung Quốc không hiệu quả" và ví von như trong một cuộc thi đấu bò, Trung Quốc lúc nào cũng trong tư thế "rình rập tấn công". Từ tháng trước, Manila liên tục phản đối tàu Trung Quốc hiện diện trong vùng biển "Tây Philippines" tức Biển Đông. Trong số này có nhiều tàu được cho là thuộc lực lượng dân quân biển Trung Quốc.

Về phía Bộ Quốc phòng, bộ trưởng Delfin Lorenzana cũng đã có lời lẽ cứng rắn không kém. Trong tuyên bố hôm Chủ Nhật 02/05/2021 ông khẳng định "Philippines tiếp tục các chiến dịch thao diễn hàng hải ở bên trong vùng 200 hải lý thuộc Vùng Đặc Quyền Kinh Tế" của Philippines tại Biển Đông.

Từ tháng trước lực lượng tuần quyên và Cục Ngư Nghiệp Philippines khởi động các cuộc tuần tra trên biển, tăng cường hiện diện tại một vùng biển đang bị "tàu Trung Quốc đe dọa". Manila "không thay đổi lập trường (…) Philippines có thể hòa nhã và hợp tác với những quốc gia khác nhưng không vì thế mà đánh mất chủ quyền và quyền chủ quyền" của mình.

Bộ trường Quốc Phòng Lorenzana nhấn mạnh thêm : chủ trương cứng rắn với Trung Quốc này phản ánh những tuyên bố gần đây của tổng thống Rodrigo Duterte. Nguyên thủ Philippines đã tỏ ra "rất thẳng thắn và cứng rắn" ra lệnh cho quân đội "bảo vệ những gì chính đáng thuộc về Philippines nhưng không quên mục tiêu tránh để xảy ra chiến tranh và duy trì hòa bình" trên các vùng biển.

Hãng tin Anh nhắc lại đến nay tổng thống Dueterte luôn xem Trung Quốc là một "nước bạn" nhưng tuần qua ông này đã tuyên bố "có những chủ đề không thể thỏa hiệp".

Thanh Hà

******************

Mỹ - Nhật tái khẳng định lập trường chống nỗ lực làm thay đổi hiện trạng Biển Hoa Đông

Thùy Dương, RFI, 02/05/2021

Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ ngày 30/04/2021 đã thống nhất giữ vững lập trường chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông.

hientrang1

Tàu tuần duyên và tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản trên biển Hoa Đông ngày 06/10/2016.  AP

Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, tướng Yamazaki Koji, đã có cuộc trao đổi với chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Mark Milley, tại Hawaii hôm thứ Sáu 30/04. Đài Nhật NHK hôm nay 02/05 loan báo hai nhà lãnh đạo đến Hawaii tham dự một buổi lễ thay đổi chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ.

Bộ quốc phòng Nhật Bản cho biết hai vị tướng Yamazaki và Milley đã thảo luận về tình hình ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc đang tăng cường hiện diện. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Mark Milley, tái khẳng định cam kết kiên định của Hoa Kỳ về việc bảo vệ Nhật Bản theo Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật, bao gồm cả việc bảo vệ quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông. Nhật Bản kiểm soát quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và tuyên bố chủ quyền.

Trước đó một hôm, thứ Năm 29/04, tướng Yamazaki, Milley và người đồng cấp Hàn Quốc đã nhất trí hợp tác chặt chẽ để đối phó với các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo gỡ tin nhắn Twitter chỉ trích Mỹ

Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo đã xóa khỏi tài khoản Twitter chính thức của họ một hình ảnh minh họa mô tả Hoa Kỳ như thần chết gõ cửa Ai Cập, đằng sau là máu rỉ ra từ các nước Hồi giáo, trong đó có Syria và Libya. Kèm theo hình ảnh đó là tin nhắn bằng tiếng Nhật có đoạn "Đây là điều sẽ xảy ra khi Hoa Kỳ mang đến nền dân chủ", gợi nhắc đến phát biểu của chính quyền Joe Biden về tầm quan trọng của nền dân chủ.

Tin nhắn Twitter được đăng hôm thứ Năm 29/04 nhưng đã bị đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo xóa sau khi vấp phải những lời chỉ trích của người dùng Twitter tại Nhật Bản.

Về phía chính quyền Washington, ngày 30/04, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tokyo đã đăng Tweet cảm ơn phản ứng của "những người bạn Nhật" và nhấn mạnh điều đó nhắc nhở rằng liên minh Mỹ-Nhật "có nguồn gốc sâu xa từ các giá trị được chia sẻ".

Đài Nhật NHK nhắc lại trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc thường sử dụng Twitter để quảng bá lập trường của Bắc Kinh ở nước ngoài.

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 02/05/2021

*********************

EU lên tiếng v căng thng trên Bin Đông

VOA, 02/05/2021

Liên Hiệp Châu Âu (EU) mi lên tiếng v căng thng gia tăng trên Bin Đông, "trong đó có s hin din gn đây ca các tàu ln ca Trung Quc Đá Ba Đu".

hientrang2

T chc gm hàng chc nước thành viên này nói rng s leo thang căng thng đó e da hòa bình và n đnh trong khu vc".

"EU cam kết đm bo các tuyến hàng hi an toàn, t do và rng m khu vc n Đ Dương - Thái Bình Dương, phù hp vi lut pháp quc tế, đc bit là Công ước Liên Hp Quc v Lut Bin (UNCLOS), đm bo li ích ca tt c các bên", EU nói trong thông cáo ra ngày 24/4.

Liên Hiệp Châu Âu cũng nhn mnh "s phn đi mnh m ca mình đi vi bt k hành đng đơn phương nào mà có th gây tn hi ti s n đnh ca khu vc và trt t da trên các nguyên tc quc tế".

EU còn "thúc gic tt c các bên gii quyết các tranh chp thông qua các bin pháp hòa bình, phù hp vi lut pháp quc tế, đc bit là UNCLOS, bao gm c các cơ chế gii quyết tranh chp" và "nhc li Phán quyết ca Tòa Trng tài được đưa ra trong khuôn kh UNCLOS vào ngày 12/7/2016".

Phán quyết này bác b tuyên b ch quyn ca Trung Quc Bin Đông, nơi Vit Nam cũng đòi ch quyn và khng đnh rng Bc Kinh "không có ch quyn lch s" đi vi vùng bin rng ln. Tuy nhiên, chính quyn đông dân nht thế gii đã bác b phán quyết này.

Trong thông cáo, Liên Hiệp Châu Âu cho biết "ng h tiến trình do ASEAN dn dt hướng ti xây dng B Quy tc ng x da trên lut pháp, hiu qu và thc cht, mà không làm phương hi đến nhng li ích ca các bên th ba".

Tuyên b ca Liên Hiệp Châu Âu có đon : "EU thúc gic tt c các bên hướng ti nhng n lc chân thành đ hoàn tt B Quy tc này".

Theo Reuters, EU tun trước đã công b mt chính sách mi đ tăng cường nh hưởng ca khi khu vc n Đ Dương Thái Bình Dương nhm chng li sc mnh gia tăng ca Trung Quc.

Cũng trong tun trước, Philippines đã lên tiếng tiếp tc phn đi Trung Quc không rút các tàu mang tính e da" mà Manila cho là thuc lc lượng dân quân trên bin ti Đá Ba Đu.

Tháng trước, tr li câu hi v phn ng ca Vit Nam trước vic nhiu tàu Trung Quc hot đng ti Đá Ba Đu, phát ngôn viên B Ngoi giao Lê Th Thu Hng mt ln na nói rng "Vit Nam có đy đ cơ s pháp lý và chng c lch s đ khng đnh ch quyn đi vi qun đo Trường Sa phù hp vi lut pháp quc tế".

"Là quc gia ven bin và là thành viên Công ước ca Liên Hp Quc v Lut bin năm 1982 (UNCLOS), Vit Nam được hưởng ch quyn, quyn ch quyn và quyn tài phán đi vi các vùng bin ca mình được xác lp phù hp vi UNCLOS", bà Hng nói.

"Hot đng ca các tàu Trung Quc trong phm vi lãnh hi ca Sinh Tn Đông thuc qun đo Trường Sa ca Vit Nam đã xâm phm ch quyn ca Vit Nam, vi phm quy đnh ca UNCLOS v hot đng ca tàu thuyn nước ngoài trong lãnh hi ca quc gia ven bin, đi ngược li tinh thn và ni dung Tuyên b v cách ng x ca các bên Bin Đông (DOC), làm phc tp tình hình, không có li cho tiến trình đàm phán B Quy tc ng x gia ASEAN và Trung Quc Bin Đông (COC)".

N phát ngôn viên nói rng "Vit Nam yêu cu Trung Quc chm dt xâm phm ; tôn trng ch quyn ca Vit Nam ; thin chí thc hin UNCLOS ; nghiêm chnh tuân th DOC, đc bit là nghĩa v kim chế, không làm phc tp tình hình ; to môi trường thun li cho tiến trình đàm phán COC ; đóng góp vào vic duy trì hòa bình, an ninh, n đnh và trt t pháp lý trên bin ti khu vc".

Nguồn : VOA, 02/05/2021

Published in Châu Á

Sách trắng Quốc phòng Nhật tố cáo Trung Quốc lợi dụng đại dịch bành trướng lãnh thổ

Cùng lúc Washington lên án mạnh mẽ Bắc Kinh gây căng thẳng ở Biển Đông, Nhật Bản ra báo cáo Quốc Phòng tố cáo Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động đòi chủ quyền gần các đảo có tranh chấp ở biển Hoa Đông cũng như ở Biển Đông, giữa lúc thế giới phải lo đối phó với dịch bệnh.

nhat0

Tàu tuần duyên Nhật Bản (trên) chặn tàu hải giám Trung Quốc tiến vào vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông, 24/09/2012 - Reuters - Ảnh minh họa

Theo hãng tin Reuters, trong sách trắng Quốc Phòng thường niên công bố hôm nay, 14/07/2020, Nhật Bản tố Trung Quốc "tiếp tục ý đồ thay đổi nguyên trạng vùng biển Hoa Đông và Biển Đông".

Báo cáo về quốc phòng của Nhật tố cáo Trung Quốc xâm nhập liên tục vùng biển xung quanh các đảo đang có tranh chấp giữa hai nước trên Biển Hoa Đông. Cụ thể đó là quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, hiện do Nhật quản lý nhưng Trung Quốc và Đài Loan đều có đòi hỏi chủ quyền.

Còn trong vùng Biển Đông, tài liệu của Tokyo nêu rõ, trong lúc các nước đang tập trung chống đại dịch virus corona, Bắc Kinh đã có các hành động xác quyết chủ quyền bằng cách tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính trên các đảo đang có tranh chấp.

Nhật Bản vẫn coi Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài, nhất là chi phí quốc phòng của Trung Quốc lớn gấp bốn lần của Nhật.

Bên cạnh vấn đề quốc phòng, sách trắng của Nhật còn tố cáo Bắc Kinh thúc đẩy chiến dịch tuyên truyền bóp méo thông tin nguồn gốc đại dịch virus corona, muốn đổ trách nhiệm cho Mỹ.

Mối đe dọa khác mà Nhật đang phải đối mặt được sách trắng Quốc Phòng nêu ra đó việc Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo cũng như việc Nga trở lại các hoạt động quân sự trong vùng trời và vùng biển của Nhật, trong đó có những lần tập trận chung với Trung Quốc.

Anh Vũ

******************

Covid-19 : Hai căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa bị phong tỏa (RFI, 13/07/2020)

Hai căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ở Okinawa, miền nam Nhật Bản, đã bị phong tỏa sau khi có hơn 60 lính thủy quân lục chiến Mỹ bị nhiễm virus corona những ngày gần đây. Thống đốc Okinawa, Denny Tamaki đã yêu cầu chỉ huy lực lượng Mỹ đưa ra những biện pháp phòng chống nghiêm ngặt, và minh bạch trong việc thông báo cho chính quyền địa phương về tình hình lây nhiễm trong các căn cứ Mỹ.

nhat2

Sân bay trong căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ Futenma tại Okinawa (Nhật Bản). Ảnh tư liệu chụp ngày 24/03/2018. Reuters - Issei Kato

Thông tín viên RFI tại Nhật Bản, Frédéric Charles, tường thuật :

Có hai ổ lây nhiễm virus corona được khám phá trong căn cứ thủy quân lục chiến Futenma và Camp Hansen. Tổng cộng có 61 quân nhân bị nhiễm theo ban chỉ huy Mỹ.

Thống đốc Denny Tamaki đã không che giấu nỗi tức giận. Ngày 04/07, lính Mỹ mừng ngày Độc Lập của Mỹ trên các bãi biển và trong hộp đêm ở Okinawa, và tạo ra nguy cơ lây nhiễm cho người địa phương.

Thống đốc Okinawa nghi ngờ là quân đội Mỹ đă không đưa ra biện pháp dự phòng cần thiết do số lương lây nhiễm cao như vây trong không đầy một tuần. Ông cũng lấy làm tiếc là những người lính mới đến Okinawa được cách ly trong những khách sạn bên ngoài các căn cứ.

Ban chỉ huy Mỹ đã tái lập những biện pháp hạn chế đối với quân nhân và nhân viên các căn cứ do số ca bị nhiễm virus tăng cao trở lại ở Nhật Bản. Hiện có đến 21.000 người bị nhiễm virus và 1000 người chết tại Nhật

Okinawa đón hai phần ba trong số 50.000 lính Mỹ đóng tại Nhật. Người dân địa phương cảm thấy nghẹt thở với sự hiện diện này. Cho đến nay đảo này chỉ có 150 ca nhiễm virus corona.

Mai Vân

Published in Châu Á

Nhật mua thêm ít nhất 20 máy bay F-35A ? (VOA, 21/02/2018)

Nhật Bn có kế hoch mua thêm ít nht 20 máy bay chiến đu tàng hình F-35A trong sáu năm ti, mt phn hoc tt c sô đó có th s được mua trc tiếp t tp đoàn Lockheed Martin Hoa Kỳ, hơn là lp ráp trong nước, ba ngun tin cho hay.

nhat1

Máy bay F-35 tại mt trin lãm hàng không (nh tư liu, 2016)

"Tính đến ngân sách và lịch sn xut, vic mua thêm khong 25 chiếc máy bay là phù hp", mt trong nhng ngun thông tin nm v kế hoch cho biết.

Các nguồn tin nói mua máy bay hoàn chnh t Hoa Kỳ, vi giá khong 100 triu đôla mi chiếc, s tiết kim cho Nht khong 30 triu đôla mi chiếc.

Đợt mua này s b sung cho đơn đt hàng trước đó đ mua 42 chiếc máy bay chiến đu, phn cùng loi, phn ln các máy bay này đang được chế to dng ti nhà máy "lp ráp và kim tra ln cui" Nht do Mitsubishi Heavy Industries vn hành, hãng này là nhà thầu quc phòng hàng đu Nht.

Trong cuộc hp báo hôm 20/2, khi được hi liu Nht Bn có d đnh mua thêm máy bay chiến đu F-35 hơn hay không, B trưởng Quc phòng Itsunori Onodera nói : "Chúng tôi chưa lên kế hoch và chúng tôi đang đánh giá xem chúng tôi cần loi máy bay chiến đu nào".

Bộ Quc phòng Nht s công b hai phúc trình quc phòng trước cui năm nay, phác tho các mc tiêu an ninh và kế hoch mua hàng quân s ca Nht Bn trong 5 năm bt đu t tháng 4 năm 2019.

Chiếc đu tiên trong số 42 chiếc F-35A mà Lc lượng Phòng v Trên không ca Nht Bn (ASDF) đt mua s được trin khai ti Căn c Không quân Misawa min bc Nht Bn.

Nhật Bn cũng mun t chế to máy bay chiến đu tàng hình, có tên là F-3, mc dù chi phí tn kém đ phát triển chiếc máy bay quân s này có nghĩa là nước này có l cn tìm đi tác nước ngoài đ chia s chi phí.

(Theo Reuters)

*********************

Nhật tố cáo tàu Trung Quốc chuyển ‘lậu’ hàng cho tàu Triều Tiên (VOA, 21/02/2018)

Quân đội Nhật Bn phát hin mt v chuyn hàng t tàu ca Trung Quc sang tàu ca Triu Tiên xa ngoài bin và Tokyo nói hành đng đó có th đã vi phm các lnh trng pht kinh tế ca Liên hip quc đi vi Triu Tiên.

nhat2

Trong ảnh tư liu ngày 24/7/2016 này : Than đá được bc lên tàu trong đc khu kinh tế Rason ca Triu Tiên đ ch sang Trung Quc.

Bộ Ngoi giao hôm th Ba 20/2 nói rng mt máy bay thám thính của quân đi và mt tàu h tng đã phát hin chiếc tàu ch du Yu Jong 2 mang c Triu Tiên cp dc theo mt chiếc tàu nh hơn hôm th Sáu tun trước ngoài khơi Bin Hoa Đông cách thành ph Thượng Hi khong 250 kilômét.

Không xác định được quc tch ca chiếc tàu nh, nhưng B Ngoi giao Nht nói có dòng ch "Min Ning De You 078" viết bng ch Hán trên mũi tàu, dch nghĩa ra là tàu ch du t Ninh Đc, là thành ph thuc tnh duyên hi Phúc Kiến ca Trung Quc.

Bộ Ngoi giao Nht Bn cho biết đã báo cáo s vic kh nghi cho Hi đng Bo an Liên hip quc. Đây là v vic đáng nghi ln th ba trong năm nay mà Nht Bn đã báo cáo cho Liên hip quc.

Bình Nhưỡng b hàng lot lnh chế tài ca Hi đng Bo an Liên hip quc do nước này tiếp tc thử nghim ht nhân và tên la đn đo. Trong các bin pháp chế tài có lnh cm chuyn hàng qua li gia các tàu ca các thành viên vi tàu mang c Triu Tiên.

***************

Nhật Bản phát hiện Bắc Hàn vi phạm lệnh cấm của UN (RFA, 21/02/2018)

Nhật Bản vừa báo cáo lên Liên Hợp Quốc việc Bình Nhưỡng vi phạm lệnh cấm vận của Hội Đồng Bảo An sau khi Nhật phát hiện việc chuyển hàng hóa từ một tàu có chữ Trung Quốc sang một tàu Bắc Hàn.

nhat3

Hình minh họa. Một tàu Bắc Hàn ở cảng Manzanillo ở Colon, cách thủ đô Panama 90 km hôm 16/7/2013. AFP

Bộ Ngoại giao Nhật hôm thứ ba ngày 20/2 cho biết một máy bay tuần tra của quân đội và một tàu hộ tống đã quan sát việc chuyển hàng hóa giữa hai tàu vừa nói trên biển Hoa Đông vào chiều thứ sáu ngày 16/2.

Cụ thể, hải quân Nhật thấy tàu Yu Jong 2 của Bắc Hàn nằm ngay cạnh một tàu nhỏ hơn không rõ thuộc nước nào trên vùng nước quốc tế cách Thượng Hải khoảng 250 km . Tàu nhỏ hơn có tên Trung Quốc là Min Ning De You 078, tạm dịch là tỉnh Phúc Kiến, thành phố Ningde, tàu chở dầu 078.

Bộ Ngoại giao Nhật cho biết, sau khi đánh giá tình hình tổng thể, chính phủ Nhật Bản nghi ngờ các tàu này đang chuyển hàng hóa cấm từ tàu sang tàu. Tokyo cho biết nước này đã thông báo nghi vấn này lên Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.

Đây là lần thứ 3 trong năm nay Tokyo cho biết đã phát hiện được việc chuyển hàng hóa từ một tàu của Bắc Hàn, vi phạm lệnh cấm của Liên Hợp Quốc liên quan đến chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của nước này.

Published in Châu Á

Các máy bay chiến đu F-15 ca Nht Bn hôm th By đã tiến hành mt cuc din tp trên không vi máy bay ném bom B1-B ca M trong vùng tri bên trên Bin Hoa Đông, Lc lượng T v Hàng không ca Nht Bn cho biết.

nhat1

Những chiếc đu cơ F-15 ca Nht Bn (dưới) din tp vi máy bay ném bom B-1B Lancer của M (trên) trong vùng tri bên trên Bin Hoa Đông, Nht Bn, trong mt bc hình do Văn phòng Tham mưu Không quân ca B Quc phòng Nht Bn công b ngày 9 tháng 9, 2017.

Cuộc tp trn này din ra trong bi cnh Hàn Quốc chun b đi mt vi mt v th nghim phi đn kh dĩ ca Bc Triu Tiên khi nước này k nim ngày lp quc, ch vài ngày sau khi cuc th nghim ht nhân ln th sáu và ln nht ca Bc Triu Tiên làm chn đng các th trường tài chính toàn cu và gia tăng căng thẳng trong khu vc.

Cuộc din tp có s tham gia ca hai máy bay ném bom B-1B Lancer ca Không quân M bay t Căn c Không quân Andersen trên đo Guam ca M Thái Bình Dương, cùng vi hai chiến đu cơ F-15 ca Nht Bn.

Ngày 31 tháng 8, các máy bay chiến đu F-15 ca Nht Bn cũng tiến hành din tp trên không vi máy bay ném bom B1-B và chiến đu cơ tàng hình F-35 ca M tron vùng tri phía nam bán đo Triu Tiên, hai ngày sau khi Bc Triu Tiên phóng mt phi đn đn đo ngang qua min bắc Nht Bn.

Published in Châu Á

Nhật, Mỹ tập trận hải quân ngoài khơi Bán đảo Triều Tiên (RFA, 01/06/2017)

Sáng sớm ngày 1/6, cuộc thao diễn hỗn hợp của hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản đã bắt đầu ở Đông Hải.

mynhat1

Chiến hạm USS Carl Vinson trong cuộc tập trận chung Mỹ - Nhật vào ngày 1 tháng 6 năm 2017. AFP

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay cuộc thao diễn bao gồm 2 khu trục hạm của Nhật và 2 hàng không mẫu hạm của Mỹ. Bản tin từ phía Hoa Kỳ nói đây chỉ là một cuộc thao diễn thường xuyên được thực hiện giữa 2 nước, với mục đích tăng cường mức sẵn sàng của binh sĩ để đối phó với mọi tình huống.

Cuộc tập trận diễn ra chỉ ít ngày sau khi Bắc Hàn bắn thử nghiệm thành công tên lửa có dụng cụ dẫn dường. Ngay sau đó, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố trở ngại do Bắc Hàn gây nên là mối quan tâm hàng đầu của thế giới về an ninh.

Cuộc tập trận cũng diễn ra trong lúc Hoa Kỳ đang thúc đẩy các nước tăng mức độ cấm vận đối với Bắc Hàn, đồng thời kêu gọi Trung Quốc nên đóng vai trò tích cực hơn để buộc Bình Nhưỡng ngưng chương trình chế tạo võ khí hạt nhân.

*********************

Mỹ - Nhật tập trận ngoài khơi bán đảo Triều Tiên (RFI, 01/06/2017)

mynhat2

Tàu sân bay USS Carl Vinson trên đường đến tham dự cuộc tập trận với Nhật Bản, ngày 23/04/2017.U.S. Navy/Mass Communication Specialist 2nd Class Z.A. Landers/H

Hai hàng không mẫu hạm Mỹ cùng với hai tầu chiến Nhật ngày 01/06/2017 đã tiến hành một cuộc tập trận ngoài khơi bán đảo Triều Tiên. Cuộc phô diễn sức mạnh này xảy ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng vừa cho tiến hành bắn thử tên lửa.

Thông tin này được thông báo trên Facebook của hạm đội 7 Hoa Kỳ : "Tập trận diễn ra với sự tham gia của hai tổ hợp hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và USS Ronald Reagan kết hợp cùng với hai tầu khu trục Hyuga và Ashigara, thuộc lực lượng hải quân của phòng vệ Nhật Bản".

Địa điểm thao dợt nằm ở vùng biển Nhật Bản, nơi hỏa tiễn Bắc Triều Tiên phóng thử rớt xuống hôm thứ Hai 29/05. Theo AFP, Washington và Tokyo tập trận nhằm mục đích cảnh cáo các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.

Tập trận Mỹ - Nhật diễn ra một ngày sau khi Lầu Năm Góc cho thử nghiệm thành công một hệ thống bắn chặn hỏa tiễn liên lục địa.

Thụy My

Published in Châu Á