Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Với mục tiêu trở thành cường quốc số một thế giới, Trung Quốc đã không ít lần thực hiện các hoạt động gián điệp và gây bất ổn trên quy mô toàn cầu. Các hoạt động này xuất hiện ngày càng nhiều và dưới hình thức đa dạng, từ lan truyền tin giả, đánh cắp dữ liệu nhạy cảm, đến phá hoại các hệ thống cáp quang, v.v

giandiep1

Ảnh minh họa các hoạt động tấn công mạng của Trung Quốc trên toàn cầu. AP - Seth Wenig

Các "nạn nhân" của Trung Quốc

Nạn nhân đầu tiên của các hoạt động này dĩ nhiên là đối thủ lớn nhất của Bắc Kinh hiện nay : Hoa Kỳ. Vào tháng trước, báo chí Mỹ đã tiết lộ vụ tấn công tin học nhắm vào dữ liệu điện thoại của ông Donald Trump và người đứng liên danh phó tổng thống J. D. Vance, đồng thời nhắm đến các thành viên trong ê kíp của ứng cử viên Dân Chủ Kamala Harris. Trên tờ The New York Times hôm 21/11, ông Mark Warner, chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, nhấn mạnh : "Đây là vụ tấn công mạng lớn nhất trong lịch sử viễn thông của chúng ta",

Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, các chuyên gia về an ninh mạng còn phát hiện một chiến dịch khác của Trung Quốc có biệt danh là "Spamouflage". Chiến dịch này bao gồm việc kích hoạt các tài khoản Facebook giả và phát tán các hình ảnh và video, thường được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo, nhằm làm gia tăng sự chia rẽ và cho thấy một nước Mỹ đang đứng bên bờ vực sụp đổ, bị tàn phá bởi fentanyl, một loại ma túy cực độc, và bạo lực súng đạn.

Ngoài các vụ tấn công mạng ở Mỹ, Bắc Kinh còn bị nghi ngờ dính líu tới các hoạt động phá hoại, gây bất ổn ở Châu Âu. Hôm 22/11, Thụy Điển đã thông báo sẽ cùng Đan Mạch giám sát một tàu hàng Trung Quốc dài 225 mét, mang tên Yi-Peng 3, bị mắc kẹt ở biển Baltic. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu tàu Yi Peng 3 không có mặt đúng tại vị trí của hai dây cáp, một cáp nối Thụy Điển với Litva, cáp còn lại nối Trung Âu với các nước Bắc Âu, ngay thời điểm chúng bị cắt vào ngày 17/11. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã ngay lập tức phủ nhận mọi trách nhiệm trong vụ việc.

Dù chưa xác định được chính quyền Trung Quốc có dính líu đến vụ phá hoại cáp quang hay không, sự việc lần này gợi nhớ tới vụ tương tự diễn ra trước đó. Vào ngày 08/10/2023, một tàu Trung Quốc mang tên NewNew-Polar-Bear đã làm hư hại một đường ống dẫn khí đốt giữa Phần Lan và Estonia, cùng với một cáp viễn thông dưới biển. Tại hiện trường, người ta đã tìm thấy mỏ neo của tàu này. Nhưng phải một năm sau đó, vào tháng 8 năm nay, Trung Quốc mới thừa nhận rằng tàu container này đã gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng đó là một tai nạn do thời tiết xấu. Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis thậm chí đã viết trên mạng xã hội X : "Nếu tôi nhận được một đồng xu mỗi lần một tàu Trung Quốc để neo trôi trên đáy biển Baltic gần các cáp quan trọng, thì tôi đã có hai đồng rồi, dù không phải là nhiều nhưng thật kỳ lạ khi điều này lại xảy ra đến hai lần".

Cũng trong năm 2023, 13.000 cư dân của đảo Matsu, thuộc quyền kiểm soát của Đài Loan, đã phải sống trong gần 2 tháng với kết nối Internet hạn chế sau khi một tàu đánh cá và sau đó là một tàu hàng, cả hai đều là tàu của Trung Quốc, làm đứt hai cáp kỹ thuật số nối đảo Matsu với đảo chính Đài Loan.
Do đâu các hành động này ngày càng gia tăng ?

Những vụ việc gần đây phản ánh xu hướng gia tăng hoạt động của các tác nhân Trung Quốc vào các chiến dịch phá hoại hoặc thu thập tin tức tình báo dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình. Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 11/2012, lãnh đạo họ Tập đã rất chú trọng đến việc củng cố các cơ quan tình báo. Ông đặc biệt tăng cường hoạt động của bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS), chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tình báo nước ngoài và phản gián. Bộ này từ lâu đã là một cơ quan ít được biết đến, thường bị lu mờ bởi cơ quan tình báo quân sự trong các nhiệm vụ ở nước ngoài và bởi bộ Công An trong công tác an ninh nội địa.

Tuy nhiên, vào tháng 10/2022, khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba trong cương vị chủ tịch nước, ông Tập đã thăng chức cho bộ trưởng An ninh Quốc gia đương nhiệm Trần Văn Thanh ( Chen Wenqing ), đưa ông vào Bộ Chính Trị, một điều chưa từng có, và giao cho ông lãnh đạo Ủy ban Công tác Chính trị và Pháp lý của Đảng cộng sản.

Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ quyết tâm của Bắc Kinh tạo ra một trật tự thế giới mới. Phát biểu trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi với kênh truyền hình BBC, ông Richard Moore, giám đốc cơ quan tình báo MI6 của Anh, cho biết "ông Tập mong muốn loại bỏ Mỹ khỏi vị trí cường quốc số một" và quyết tâm của ông ấy khiến giới lãnh đạo phương Tây phải lo ngại. Nhưng để làm được điều đó, ngoài việc thực hiện các hoạt động phá hoại, Trung Quốc còn phải chạy đua phát triển công nghệ để sánh ngang với Mỹ.

Do vậy Bắc Kinh còn mong muốn thu thập được các thông tin mật về công nghệ hiện đại. Chuyên gia Emmanuel Lincot tại Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS) nhận định trên kênh truyền hình TF1 : "Tình báo Trung Quốc xâm nhập vào mọi lĩnh vực, từ các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và thậm chí là cả các trường đại học. Tại Đức, vụ việc đầu tiên liên quan đến gián điệp công nghiệp. Họ (Trung Quốc) đã sử dụng một thủ đoạn quen thuộc, đó là tiếp cận với những người làm việc trong các lĩnh vực nhạy cảm và trả tiền cho họ để thu thập thông tin mật về các công nghệ đang được phát triển".

Lý do thứ ba phải kể tới, đó là sự chậm trễ của Châu Âu và Hoa Kỳ. Giới chuyên gia lo ngại rằng, dù quyết tâm chống lại các hành vi này, phương Tây chưa đánh giá đầy đủ các thách thức mà Trung Quốc đang đặt ra và đã bị tụt hậu trong công tác tình báo, khiến phương Tây trở nên dễ bị tổn thương trước các hoạt động gián điệp và phá hoại của Bắc Kinh, từ đó làm gia tăng nguy cơ tính toán sai lầm, dẫn đến các hậu quả tai hại.

Theo ông Nigel Inkster, một cựu nhân viên khác của MI6, các cơ quan tình báo Trung Quốc đã tham gia vào hoạt động gián điệp công nghiệp từ những năm 2000, nhưng các doanh nghiệp phương Tây đã giữ im lặng. Ông giải thích : "Họ không muốn báo cáo điều đó vì sợ sẽ làm tổn hại đến vị trí của mình trên thị trường Trung Quốc".

Cuối cùng, việc xác định và ngăn chặn các hoạt động tình báo của Bắc Kinh cũng là một thách thức lớn với phương Tây. Theo BBC, giống như Trung Quốc, các nước phương Tây cũng theo dõi Bắc Kinh. Tuy nhiên, việc thu thập thông tin tại Trung Quốc nhằm chống lại các hoạt động tình báo và phá hoại của Bắc Kinh lại không hề dễ dàng cho các cơ quan phương Tây.

Không bị trói buộc bởi các vấn đề nhân quyền, chính phủ Trung Quốc có thể dễ dàng áp dụng các biện pháp quản lý nghiêm ngặt thông tin nội bộ, cũng như giám sát chặt chẽ các hoạt động của người dân. Theo số liệu do Le Monde trích dẫn, tính đến đầu năm 2023, tại Trung Quốc có khoảng 540 triệu camera giám sát trên tổng số 1,46 tỷ dân, có nghĩa là mỗi camera sẽ giám sát khoảng 3 người. Việc theo dõi và nhận dạng khuôn mặt trên hệ thống kỹ thuật số dày đặc như vậy khiến mô hình tình báo truyền thống gần như không thể thực hiện. Hơn nữa, Trung Quốc cũng là mục tiêu rất khó theo dõi đối với Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), chuyên nghe lén các thông tin liên lạc và thu thập tình báo số, vì Trung Quốc sử dụng các nền tảng công nghệ riêng của họ, thay vì công nghệ của phương Tây.

Minh Phương

Additional Info

  • Author Minh Phương
Published in Châu Á

Từ nhiều năm qua, nhiều nước Châu Âu đã cảnh báo về hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại châu lục này. Vụ bắt giữ 6 người, bị tình nghi làm gián điệp của Bắc Kinh ở Anh và Đức tuần trước, cho thấy các điệp viên của Bắc Kinh không chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, mà còn lấn sân vào chính trường.

giandiep1

Gián điệp mạng Trung Quốc hoạt động mạnh tại Châu Âu. Reuters/Edgar Su

Trong vòng 1 tuần, 6 người đã bị buộc tội làm gián điệp cho Trung Quốc ở Châu Âu : 2 người ở Anh và 4 người ở Đức. Một trong những người bị bắt giữ ở Anh là một nhà nghiên cứu tại Quốc hội, có thể tiếp cận nhiều chính khách và gây ảnh hưởng đến chính sách của Anh đối với Trung Quốc. Còn tại Đức, một trong bốn người bị cáo buộc làm điệp viên cho Trung Quốc là Jian Guo, mà các công tố viên coi là một trường hợp "đặc biệt nghiêm trọng". Người Trung Quốc có quốc tịch Đức này bị cáo buộc làm việc cho Bộ an ninh Quốc gia Trung Quốc. Ông Guo là trợ lý của Maximilian Kral, nghị sĩ Châu Âu thuộc đảng cực hữu Alternative for Germany. Ông Maximilian cũng là một trong những ứng cử viên của đảng này trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu vào tháng 6.

Châu Âu tăng cường các hoạt động chống gián điệp Trung Quốc ?

Chính quyền Hà Lan và Ba Lan, hôm thứ Tư tuần trước, 24/04, cũng đã đột kích vào các văn phòng của Nuctech, một công ty thiết bị an ninh Trung Quốc bị tình nghi có những giao dịch không minh bạch. Đây là lần đầu tiên Ủy Ban Châu Âu sử dụng luật mới "chống trợ giúp nước ngoài" để tấn công một công ty Trung Quốc tại châu lục này.

Vào đầu tháng Tư, Thụy Điển đã trục xuất một nhà báo Trung Quốc định cư ở nước này từ hơn 20 chục năm qua, với lý do "đe dọa an ninh quốc gia".

Còn tại Pháp, từ nhiều năm qua, cơ quan tình báo đã lo ngại về hôn nhân giữa những sinh viên nữ Trung Quốc với các quân nhân vùng Bretagne hay với các kỹ sư làm việc trong căn cứ hải quân ở Brest.Tờ Financial Times của Anh Quốc đề cập đến "Honeypots", tức là cách mà các điệp viên dùng những chiêu trò tình ái để đạt được mục tiêu. Điều này cho thấy hoạt động gián điệp của Trung Quốc đã ngày càng được mở rộng.

Theo New York Times, sau những vụ bắt giữ gần đây, nhiều người cho rằng Trung Quốc đang tăng cường mạng lưới gián điệp để ảnh hưởng đến nền dân chủ ở các nước này, cụ thể là ở Anh và Đức, vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế- vốn đã quen thuộc. Họ mở rộng sang hoạt động gián điệp chính trị, mà Nga thường hay sử dụng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Trung Quốc, không phải Bắc Kinh đang tăng cường hoạt động gián điệp, mà là các nước Châu Âu đã tăng cường phản ứng.

Chiến tranh Ukraine tác động đến các hoạt động tình báo của Châu Âu ?

Cơ quan an ninh của Đức đã công khai cảnh báo về "nguy cơ Trung Quốc" kể từ năm 2022, không lâu sau khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine. Nhật báo Anh Financial Times trích dẫn phát biểu của lãnh đạo cơ quan tình báo Đức trước Quốc hội nước này : "Nga là cơn bão, Trung Quốc đang biến đổi khí hậu".

Nếu các cơ quan tình báo phương Tây hợp tác với nhau thì Trung Quốc và Nga cũng ngấm ngầm làm điều tương tự. Hôm 18/04 vừa qua, hai người Đức gốc Nga đã bị bắt ở Bayern, với cáo buộc lên các kế hoạch phá hoại ngầm các cơ sở quân sự nhằm cản trở việc Đức yểm trợ Ukraine trong cuộc chiến chống Nga xâm lược.

Theo nhật báo Anh, Bắc Kinh và Moskva đều muốn tác động đến các quan điểm chính trị cực đoan của Châu Âu, "gieo rắc nghi ngờ về dân chủ", gây chia rẽ chính trị "bằng các hoạt động nhỏ giọt, từ từ", Trung Quốc và Nga cùng có mục tiêu chung, "cùng nhau thúc đẩy lợi ích của mình, tìm cách suy yếu vị thế của các nước phương Tây".

Cơ quan tình báo của Trung Quốc hoạt động như thế nào ?

Được thành lập vào năm 1983, bộ An Ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS) là một tổ chức cảnh sát dân sự bí mật mà Hoa Kỳ mô tả giốn như là sự kết hợp giữa FBI và CIA. Theo Financial Times, với phạm vi hoạt động rộng lớn, bộ này có các cơ quan đặc trách phản gián, cũng như bảo đảm an ninh chính trị cho chế độ Cộng Sản. Bộ này cũng bị cáo buộc có mạng lưới gián điệp rộng lớn và có ảnh hưởng ở nước ngoài, ăn cắp thông tin tình báo và công nghệ nước ngoài. Không giống như các nước phương Tây, một số văn phòng tình báo của Trung Quốc không tập trung, mà được phân bổ rải rác, ví dụ như văn phòng ở Thượng Hải chỉ đạo các hoạt động ở Mỹ, trong khi văn phòng ở Chiết Giang thì làm việc với mạng lưới gián điệp ở Châu Âu.

Trả lời L’Express, Paul Charon, nhà nghiên cứu về tình báo, dự đoán các mối đe dọa tại Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự ở Pháp, cho biết nhiệm vụ của cơ quan này, ngoài việc bảo vệ đảng cầm quyền, còn phải chống lại "5 loại độc" : độc lập của Đài Loan, độc lập của Tây Tạng, phe ly khai ở Tân Cương, Pháp Luân Công và phong trào dân chủ Trung Quốc. Họ thu thập các thông tin tình báo về chính trị, quân sự, thương mại, khoa học, và kỹ thuật, thực hiện các chiến dịch gây ảnh hưởng, hoặc các hoạt động phá hoại làm suy yếu các xã hội mà họ nhắm vào.

Điệp viên Trung Quốc có cách xử lý thông tin riêng của họ ?

Theo chuyên gia nghiên Paul Charon, cũng giống với phương Tây hoặc Nga, Trung Quốc cũng có các phương tiện liên lạc được mã hóa, hay các thủ thuật hòm thư chết, các chiến dịch cờ giả. Tuy nhiên, họ cũng có một số điểm đặc biệt. Ban đầu, họ tập trung vào cộng đồng người Hoa hải ngoại vì không thông thạo ngoại ngữ. Nhưng hiện giờ, họ có nhiều nguồn nhân lực khác nhau, với quy mô hoạt động rộng lớn.

Vào năm 2019, theo Financial Times, cơ quan ngoại giao Châu Âu đã cảnh báo có khoảng 250 người tình nghi là điệp viên của Trung Quốc ở Bruxelles, còn số điệp viên Nga là khoảng 200 người. Vào cuối năm 2023, một báo cáo của ủy ban an ninh và tình báo Quốc hội Anh đã nhận định rằng "quy mô hoạt động của bộ máy tình báo Trung Quốc là lớn nhất thế giới, với hàng trăm ngàn điệp viên". Tình báo Anh vào tháng 10/2023, đã đưa ra con số 20 000 người Anh bị các điệp viên Trung Quốc tiếp cận trên Linkedin, nhằm đánh cắp các bí mật về công nghệ và công nghiệp. Khoảng 10 000 doanh nghiệp của Anh gặp rủi ro trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, hoặc sinh học tổng hợp mà Trung Quốc đang cố chiếm ưu thế.

Mức độ hiệu quả của các chiến dịch này ?

Theo chuyên gia quân sự Paul Charon, hoạt động của các điệp viên Bắc Kinh ngày càng tinh vi và bí mật, nhờ mức độ chuyên nghiệp ngày càng được nâng cao. Trung Quốc đã tự nỗ lực nâng cao khả năng nhưng cũng phải nhờ vào kỹ năng mà Nga chuyển giao cho. Chuyên gia tại Viện nghiên cứu chính sách hòa bình, Erich Schmidt Eeboom, trả lời Nikkei Asia, cho rằng các vụ bắt giữ gián điệp gần đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vì Trung Quốc cũng đã cải thiện các kỹ thuật tình báo, đặc biệt là tin tặc. Hồi đầu năm nay, giám đốc FBI đã cảnh báo rằng các tin tặc mà Trung Quốc triển khai có thể đông hơn rất nhiều so với nhân viên mạng của cơ quan này.

Ngay cả trên mạng xã hội, trong những năm gần đây, các điệp viên Trung Quốc cũng đã chuyển từ tài khoản giả mạo tên Trung Quốc sang các tài khoản Nga có vẻ xác thực nhờ trí tuệ nhân tạo. Trang Slate từng tiết lộ rằng các gián điệp Trung Quốc đã tạo ra một liên hoan phim giả ở Praha, với một trang web, để quảng cáo một bộ phim tài liệu. Bài đăng trên trang web, tác giả là người Pháp, Benoit Lelièvre, ca ngợi Hồng Kông dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Chi Phương

Nguồn : RFI, 30/04/2024

Additional Info

  • Author Chi Phương
Published in Diễn đàn

Chính quyền tại Trung Quốc chi tiền để đột nhập website Cảnh sát giao thông Việt Nam'

Một tổ chức chính quyền vùng tây nam Trung Quốc được cho là đã trả chi tiền để đột nhập website của cảnh sát giao thông Việt Nam, theo tài liệu rò rỉ.

xamnhap1

Tài liệu rò rỉ cho biết chính quyền tại Trung Quốc đã trả khoảng 15.000 USD để đột nhập vào website của cảnh sát giao thông Việt Nam

Trong tài liệu rò rỉ này, một công ty an ninh mạng Trung Quốc tuyên bố họ có năng lực tấn công mạng vào Bộ Ngoại giao Anh.

Các cơ quan chính phủ, tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp và tổ chức từ thiện của Vương quốc Anh cũng xuất hiện trong dữ liệu i-Soon bị rò rỉ.

Các tài liệu khác cho thấy dấu vết các vụ tấn công mạng thành công vào cơ quan công quyền và doanh nghiệp trên khắp Châu Á và Châu Âu, nhưng vẫn chưa rõ liệu đã gây ra tổn hại nào hay chưa.

Vẫn chưa xác định được danh tính của bên rò rỉ thông tin.

Đại sứ quán Trung Quốc ở Anh cho biết họ không biết gì về vụ rò rỉ và nói rằng Trung Quốc "kiên quyết phản đối và chống lại mọi hình thức tấn công mạng".

Nhưng cảnh sát Trung Quốc và i-Soon được cho là đang điều tra việc kết xuất cơ sở dữ liệu, theo hãng tin AP.

BBC đã tiếp cận chính phủ Anh để yêu cầu bình luận.

Thông tin rò rỉ có vẻ chân thực

i-Soon là một trong nhiều công ty tư nhân cung cấp dịch vụ an ninh mạng cho quân đội, cảnh sát và các cơ quan an ninh của Trung Quốc.

Công ty này có chưa đến 25 nhân viên tại trụ sở chính được đặt ở Thượng Hải.

Tổng cộng 577 tài liệu và nhật ký trò chuyện đã bị rò rỉ trên GitHub - một nền tảng trực tuyến dành cho nhà phát triển - vào ngày 16/2.

Ba nhà nghiên cứu bảo mật nói với BBC rằng vụ rò rỉ này có vẻ là chuyện thật.

Các tập tin tiết lộ công việc của i-Soon trong tám năm, gồm các hoạt động trích xuất dữ liệu và chiếm quyền truy cập vào các hệ thống ở Anh, Pháp và một số nơi ở Châu Á - bao gồm Đài Loan, Pakistan, Malaysia và Singapore.

Trong một vụ việc, một tổ chức chính quyền ở miền tây nam Trung Quốc đã trả khoảng 15.000 USD (gần 370 triệu đồng) để đột nhập vào website của cảnh sát giao thông Việt Nam.

Trong một vụ khác, phần mềm chạy chiến dịch đưa thông tin sai lệch trên X, trước đây là Twitter, được treo giá 100.000 USD.

'Sếp Lục'

Trong một nhật ký hội thoại không ghi ngày tháng giữa "Sếp Lục" và một người dùng ẩn danh khác, Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh được tiết lộ là mục tiêu ưu tiên của i-Soon.

Người dùng giấu tên cho biết họ có quyền truy cập vào lỗ hổng phần mềm của Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, "Sếp Lục" sau đó nói rằng hãy tập trung vào một tổ chức khác vì một nhà thầu đối thủ đã giành được đơn hàng này.

Trong một nhật ký hội thoại khác, một người dùng gửi danh sách các mục tiêu của Vương quốc Anh tới i-Soon, bao gồm Bộ Tài chính, Chatham House (Viện Quốc tế Hoàng gia) và Tổ chức Ân xá Quốc tế.

Người nhận đơn đặt hàng cho biết : "Chúng tôi chưa có sẵn thứ này để giao liền, nhưng chúng tôi có thể xử lý được".

Sau đó, đôi bên thảo luận về việc khách hàng trả trước cho những thông tin không cụ thể về mục tiêu.

Các nhật ký trò chuyện cho thấy việc nhân viên của i-Soon đã thảo luận về các hợp đồng liên quan đến Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO.

Cái nhìn cận cảnh

John Hultquist, người đứng đầu bộ phận phân tích của Mandiant Intelligence (chuyên về phân tích gián điệp mạng), cho biết các vụ rò rỉ có thể tạo ra cơ hội hiếm hoi để có một cái nhìn cận cảnh vào "hoạt động tình báo vì mục đích lợi nhuận, mang tính nguy hiểm cao".

Ông cho biết thêm rằng dữ liệu cho thấy các nhà thầu phục vụ "không chỉ một cơ quan mà nhiều cơ quan cùng một lúc".

Các chuyên gia cho rằng có thể có nhiều động cơ đằng sau vụ rò rỉ dữ liệu.

Đó có thể là do một cựu nhân viên bất mãn, do một cơ quan tình báo nước ngoài hoặc một vụ rò rỉ ác ý của đối thủ cạnh tranh nhằm làm giảm uy tín của i-Soon.

Các chiến dịch gián điệp mạng của Trung Quốc đã được biết đến rộng rãi, nhưng vụ rò rỉ này hé lộ cách thức bất thường mà khu vực tư nhân nhúng tay vào các chiến dịch đó.

Dakota Carey, một thành viên tại Trung tâm Trung Quốc Toàn cầu thuộc Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết khó có khả năng kết quả điều tra của chính quyền Trung Quốc sẽ được công khai.

BBC Verify & Global China Unit

Nguồn : BBC, 23/02/2024

Additional Info

  • Author BBC Verify & Global China Unit
Published in Việt Nam

Hai thủy thủ người Mỹ gốc Hoa bị bắt vì bị tình nghi làm gián điệp cho Trung Quốc

Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ngày 03/08/2023, hai thủy thủ phục vụ trong Hải quân Mỹ vừa bị bắt giữ với cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc. Cả hai người đều là người Mỹ gốc Hoa, làm việc tại California.

uss1

Tàu đổ bộ USS Essex. Ảnh chụp ngày 27/09/2018. AP - MC3 Matthew Freeman

Theo hãng tin Pháp AFP, trong một thông cáo, bộ Tư Pháp Mỹ cho biết hai người này mới bị bắt gần đây, và đã bị truy tố về tội gởi cho các gián điệp Trung Quốc các hình ảnh, video và tài liệu có chứa đựng các thông tin mật trong đó có các sách hướng dẫn dành cho tàu chiến và những hệ thống vũ khí trên tàu, cũng như các bản thiết kế của một hệ thống radar và kế hoạch diễn tập quân sự quy mô lớn do Mỹ tổ chức ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Theo bộ Tư pháp Mỹ, nghi can đầu tiên là thủy thủ Ngụy Tấn Siêu (Jinchao Wei), 22 tuổi phục vụ trên tàu đổ bộ tấn công USS Essex, đặt căn cứ ở thành phố San Diego (bang California, Hoa Kỳ). Anh bị bắt ngày 02/08 vừa qua.

Người này đã làm việc cho một điệp viên Trung Quốc từ tháng 2/2022 và đã cung cấp hàng chục tài liệu, hình ảnh và video ghi lại sự vận hành, hệ thống an ninh cũng như các bản hướng dẫn sử dụng về kỹ thuật lẫn cơ khí của hệ thống vũ khí trên tàu USS Essex. Cáo trạng xác định rằng phía Trung Quốc đã chi cho thủy thủ này hàng ngàn đô la để đổi lấy thông tin.

Nếu bị xét là có tội, Ngụy Tấn Siêu sẽ phải đối mặt với bản án tù chung thân.

Trong một vụ khác, bộ Tư Pháp Mỹ cho biết hạ sĩ quan Triệu Văn Hằng (Wenheng Zhao), 26 tuổi, đã làm gián điệp cho Trung Quốc từ gần 2 năm nay, khi làm việc tại căn cứ Hải quân hạt Ventura, phía bắc thành phố Los Angeles (bang California, Hoa Kỳ).

Quân nhân này bị cho là đã được một đặc vụ Trung Quốc đóng giả như một nhà nghiên cứu đi tìm thông tin cho các quyết định đầu tư, tiếp cận vào năm 2021. Triệu Văn Hằng đã cung cấp cho điệp viên Trung Quốc thông tin về cuộc tập trận quân sự quy mô lớn do Mỹ tiến hành ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm các chi tiết về thời gian cũng như vị trí của các hoạt động tập trận đổ bộ, cũng như các bức ảnh và video cùng với các biểu đồ và bản đồ thiết kế cho một hệ thống rada được đặt ở một trung tâm quân sự Mỹ ở Okinawwa, Nhật Bản.

Nếu bị kết tội, Triệu Văn Hằng có thể bị mức án tối đa là 20 năm tù giam.

Bản thông cáo của bộ Tư Pháp Mỹ trích dẫn bà Suzanne Turner, phó ban phản gián của cơ quan FBI nhận xét rằng những vụ bắt giữ như kể trên cho thấy là Trung Quốc không ngừng tìm cách chiếm đoạt các thông tin quân sự nhạy cảm có thể gây tổn thất nghiêm trọng cho an ninh quốc gia Mỹ.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa
Published in Quốc tế

Không quân M th nghim thành công vũ khí siêu thanh

VOA, 19/05/2022

Không quân M hôm 16/5 cho biết h va th nghim thành công vũ khí siêu thanh bay nhanh gp 5 ln tđâm thanh, theo Reuters.

my1

Mt máy bay ném bom B-52 phóng mt tên la t trên không có tên là Vũ khí Phng Nhanh (ARRW).

Không quân cho biết trong mt tuyên b rng cuc th nghiđược thc hin hôm 14/5 ngoài khơi b bin nam California khi mt máy bay ném bom B-52 phóng mt tên la t trên không có tên là Vũ khí Phng Nhanh (ARRW).

Tuyên b viết : "Sau khi tách khi máy bay, tên lđy ca ARRW kích hođúng theo thi gian d kiến, đđược tđ siêâm ln gp 5 ln tđâm thanh".

Hoa Kỳ không phi là nước duy nht phát trin vũ khí siêu thanh, vi tđ và kh năng cơđng khiến chúng khó b theo dõi vàđánh chn.

Các quan chc quân s M cho biết Nga đã bn tên la siêu thanh vào các mc tiê Ukraine và Trung Quđã th nghim vũ khí siêu thanh. Hi tháng 10, B Ngoi giao Trung Quc bác b thông tin rng hđã tiến hành mt v th vũ khí siêu thanh.

*********************

Hoa Kỳ truy t mt người M, bn quan chc Trung Quc v ti gián đip

VOA, 19/05/2022

Mt công dân Hoa K và bn nhân viên tình báo Trung Quc b truy t ti do thám các nhà bđng chính kiến, các lãnh đo nhân quyn và các nhà hođng ng h dân ch Trung Quc cư trú ti Hoa K, B Tư pháp M loan báo ngày 18/5.

theche2

B trưởng Tư pháp M Merrick Garland

Cáo trng nóông Wang Shujun, cư ng Queens, New York, li dng đa v ca mình trong cng đng và gii bđng chính kiến người Hoa đ thu thp thông tin v các nhà hođng thay mt cho B An ninh Quc gia Trung Quc (MSS).

B Tư pháp M nóông Wang, 73 tui, b bt vào ngày 16 tháng 3.

Bn quan chc MSS tên là Feng He, Jie Ji, Ming Li và Keqing Lu vn còn tđào, B nói thêm.

Bn cáo trng được công b ngày 17/5 ti mt tòán liên bang  Brooklyn.

Tòa đi s Trung Quc ti Washington không hđáp yêu cu bình lun.

"Bn cáo trng hôm nay vch trn và b gãy mt chiến dch ca Cng hòa Nhân Dân Trung Hoa đe da s an toàn và t do ca các công dân Trung Quđang cư trú ti Hoa K ch vì nim tin dân ch và nhng li lng h dân ch ca h", Chưởng lý M ti QuĐông ca New York Breon Peace nói.

Ông Wang đã cung cp thông tin cho MSS ít nht t năm 2011, theo cáo trng.

Cáo trng nói các quan chc MSS chđông Wang nhm mc tiêu vào các nhà hođng ng h dân ch cho Hong Kong, nhng ngường hđc lp cho Đài Loan và các nhà hođng người Uyghur, người Tây Tng.

Theo Reuters

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Quốc tế

Căng thẳng Úc-Trung : Canberra bảo vệ chiến dịch phản công tình báo

RFI, 13/09/2020

Bộ trưởng Nội Vụ Úc ngày 12/09/2020 bảo vệ quyền của chính phủ tiến hành cuộc tấn công tình báo nhằm ngăn chặn sự can thiệp từ nước ngoài. Lời khẳng định này được đưa ra sau khi Bắc Kinh lên án các cuộc khám xét nhà riêng của các nhà báo Trung Quốc làm việc tại Úc.

uctrung1

Bộ trưởng Nội Vụ Úc Peter Dutton trả lời báo chí tại trụ sở Nghị Viện Úc ở Canberra (Úc) ngày 17/10/2019.  AP - Rod McGuirk

Theo hãng tin Reuters, bộ trưởng Peter Dutton tuy nhiên đã từ chối xác nhận trực tiếp rằng các nhà báo Trung Quốc đã bị cơ quan phản gián Úc thẩm vấn hồi tháng 6/2020. Ông cho biết một cuộc điều tra đang được tiến hành và cơ quan phản gián Úc đã có một số "hoạt động".

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABC, ông Dutton tuyên bố : "Cơ quan an ninh có đầy đủ quyền hạn để thực hiện một lệnh khám xét hay nhiều hoạt động khác và họ sẽ bảo đảm cho các hoạt động đó".

Vẫn theo bộ trưởng Nội Vụ Úc : "Nếu một ai đó ẩn nấp dưới vỏ bọc nhà báo hay doanh nhân hay bất kể là gì, và nếu có bằng chứng cho thấy là họ đang hành động trái với luật pháp Úc thì đương nhiên các cơ quan này sẽ phải hành động".

Những chiến dịch phản gián này đã được bộ Ngoại Giao Trung Quốc tiết lộ hồi tuần trước, sau vụ hai nhà báo Úc vội vã rời Trung Quốc sau khi bị công an Trung Quốc thẩm vấn. Hôm thứ Sáu, 11/09/2020, bộ trưởng Thương Mại Úc cho biết là các cơ quan phản gián Úc hành động trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ cuộc điều tra về sự can thiệp từ nước ngoài.

Hôm 11/09, truyền thông Trung Quốc lên án mạnh mẽ vụ khám xét này.

Quan hệ Úc–Trung vốn dĩ căng thẳng những năm gần đây, giờ lại thêm tồi tệ trong năm 2020 này sau khi Canberra kêu gọi mở một cuộc điều tra về nguồn gốc virus corona chủng mới, khiến Bắc Kinh nổi giận.

Để trả đũa, Trung Quốc áp đặt nhiều biện pháp hạn chế thương mại nhắm vào hàng nhập khẩu từ Úc như lúa mạch và rượu, buộc Úc phải siết chặt hơn nữa việc kiểm soát an ninh đối với đầu tư nước ngoài.

Minh Anh

***********************

Bộ trưởng Úc ngầm thừa nhận chiến dịch xử lý gián điệp Trung Quốc

Tuổi Trẻ Online, 13/09/2020

Bộ trưởng Nội vụ Úc không xác nhận hay phủ nhận các cuộc đột kích và bắt giữ các nhà báo Trung Quốc nhưng khẳng định "nếu có bằng chứng cho thấy ai đó đang phá luật thì chúng tôi sẽ hành động".

uctrung2

Bộ trưởng Nội vụ Úc Peter Dutton - Ảnh : AFP

Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton cũng hé lộ cơ quan tình báo Úc đang tiến hành "một số hoạt động" ngăn chặn can thiệp của nước ngoài. 

Ông Dutton từ chối xác nhận trực tiếp chuyện các nhà báo Trung Quốc đã bị cơ quan tình báo Úc thẩm vấn hồi tháng 6 nhưng ám chỉ có bằng chứng cho việc lục soát và bắt giữ.

"Nếu cơ quan tình báo Úc có đủ cơ sở để thực hiện lệnh khám xét hoặc cho các hoạt động khác, họ sẽ làm ngay. 

Nếu ai đó giả danh làm nhà báo, doanh nhân hay gì khác mà có bằng chứng cho thấy họ đang làm trái pháp luật Úc, chúng tôi sẽ hành động", ông Dutton nhấn mạnh trên Đài ABC ngày 13/9.

Các vụ đột kích nơi ở của các nhà báo Trung Quốc thường trú tại Úc chỉ mới được tiết lộ hồi tuần trước, sau vụ Bắc Kinh yêu cầu thẩm vấn hai nhà báo Úc và bắt giữ một nhà báo người Úc gốc Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Úc đã lục soát và lấy đi nhiều tài sản của các công dân Trung Quốc mà không nêu rõ lý do và vẫn chưa trả lại những gì đã lấy. 

Đáp lại sau đó, Úc khẳng định các động thái được tiến hành dựa trên những bằng chứng thu được từ một cuộc điều tra phản gián.

Mối quan hệ giữa Úc và đối tác thương mại hàng đầu Trung Quốc đang xấu dần đi trong những năm gần đây. Căng thẳng gia tăng trong năm nay sau khi Canberra kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus corona chủng mới khiến Bắc Kinh tức giận.

Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế thương mại đối với các sản phẩm bao gồm lúa mạch và rượu nhập khẩu từ Úc. Đáp lại, Canberra đã siết chặt các khoản đầu tư đến từ Trung Quốc và đánh giá dưới góc độ an ninh quốc gia.

Bảo Duy

Published in Châu Á

Mỹ : Trump bị phản đối khi đề nghị dời ngày bầu cử tổng thống (RFI, 31/07/2020)

Ngày 30/07/2020, tổng thống Donald Trump đề nghị dời ngày bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ, dự kiến diễn ra vào ngày 03/11/2020. Tuy nhiên, đề xuất này của chủ nhân Nhà Trắng gặp phải nhiều phản ứng mạnh, kể cả trong nội bộ đảng Cộng hòa.

my1

Ý tưởng của Donald Trump về việc hoãn bầu cử tổng thống Mỹ vấp phải nhiều ý kiến phản đối.  AFP

Từ New York, thông tín viên Loudna Anaki tường trình :

"Ngay cả trong nội bộ những người thân cận nhất của ông Donald Trump, ý tưởng về khả năng lùi ngày bầu cử tổng thống cũng gây ra những phản ứng rất dứt khoát.

Mitch McConnell, người đứng đầu phe đa số Cộng hòa ở Thượng Viện, đã khẳng định cuộc bầu cử sẽ vẫn diễn ra như dự kiến và trong quá khứ, ngay cả khi xảy ra khủng hoảng, ngày bầu cử tổng thống chưa bao giờ bị hoãn.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, người kiên quyết bảo vệ ông Donald Trump, cũng bác ý tưởng hoãn ngày bầu cử. Nhiều lãnh đạo Cộng hòa khác cũng có chung quan điểm dù họ tránh công khai chỉ trích gợi ý của tổng thống.

Về phía đảng Dân chủ, các dân biểu cũng bác những ẩn ý của chủ nhân Nhà Trắng liên quan đến nguy cơ gian lận hàng loạt do bỏ phiếu qua đường bưu điện, đang được triển khai rộng vì đại dịch.

Về nguyên tắc, tổng thống Donald Trump không có quyền thay đổi ngày bầu cử, chỉ có Nghị Viện mới có thể đưa ra một quyết định như vậy. Nhưng gợi ý của tổng thống sắp mãn nhiệm một lần nữa cho thấy ông ý thức được việc đang mất tín nhiệm trong cuộc tranh cử. Hoặc cũng có thể ông lại đánh lạc hướng dư luận như vẫn thường làm.

Hôm qua, các con số và dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ không hề vững mạnh như tổng thống vẫn nhắc đi nhắc lại".

Minh Anh

********************

Covid-19 : Mỹ đẩy mạnh cuộc săn lùng gián điệp Trung Quốc (RFI, 31/07/2020)

Gián điệp Trung Quốc là chủ đề được báo chí Pháp nhắc đến nhiều trong những ngày qua, trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao Mỹ - Trung đặc biệt gia tăng trong tuần trước.

my2

Các nhà nghiên cứu của Mỹ về virus corona đã được chính quyền cảnh báo về nguy cơ tin tặc, gián điệp Trung Quốc.  © Reuters - Pool

Các cường quốc gài gián điệp dọ thám lẫn nhau không phải là điều mới mẻ. Việc Mỹ và Trung Quốc cáo buộc lẫn nhau làm gián điệp cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng điều đáng nói là trong vòng một tuần, Washington liên lục đưa ra ánh sáng các vụ tin tặc, gián điệp Trung Quốc dọ thám và đỉnh điểm là quyết định yêu cầu tòa lãnh sự Trung Quốc tại Houston, Texas, đóng cửa, kéo theo đòn trả đũa của Bắc Kinh là đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô.

Quyết định của Washington ngày 21/07/2020 về việc cho đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston như "tiếng sấm nổ bên tai". Trên đài France Info ngày 25/07, bà Valérie Niquet, phụ trách cơ quan nghiên cứu châu Á, thuộc Quỹ nghiên cứu chiến lược Pháp, nhấn mạnh : "Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1979 và kể từ khi Trung Quốc và Mỹ tái lập quan hệ, một tòa lãnh sự của Trung Quốc bị Mỹ yêu cầu đóng cửa".

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, Morgan Ortagu, giải thích quyết định của Washington là nhằm "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các thông tin cá nhân của người Mỹ",khẳng định "Hoa Kỳ sẽ không dung thứ cho việc Trung Quốc có những hành động vi phạm chủ quyền của Mỹ và đe dọa nhân dân Mỹ".

Hàng loạt vụ bắt tin tặc, gián điệp Trung Quốc

Theo giới quan sát, cuộc chiến của Washingtion chống gián điệp Trung Quốc đặc biệt gia tăng giữa lúc khủng hoảng Covid-19. Chỉ trong vòng một tuần, bắt đầu từ ngày 21/07, hàng loạt vụ việc liên quan đến gián điệp Trung Quốc bị Washington "lôi ra trước ánh sáng".

Ngày 21/07, trong một thông cáo, bộ Tư Pháp Mỹ thông báo đã phát lệnh truy nã hai tin tặc Trung Quốc Lý Tiểu Ngọc (Xiaoyu Li) và Đổng Gia Chí (Jiazhi Dong). Hai người này hiện đang ở Trung Quốc và bị Mỹ cáo buộc đã tiến hành các cuộc tấn công tin tặc nhắm vào hàng trăm tổ chức phi chính phủ, công ty công nghệ cao, định chế và cơ quan hành chính của Mỹ và 10 quốc gia khác, trong đó có Đức, Anh, Bỉ, Úc, Nhật, Hàn Quốc … trong suốt hơn 10 năm. Phó giám đốc FBI, David L. Bowdich, khẳng định hai tin tặc này hoạt động dưới sự chỉ đạo của cơ quan tình báo Trung Quốc.

Ngày 23/07, bộ Tư Pháp Mỹ lại thông báo đã bắt giữ một người phụ nữ Trung Quốc tên là Juan Tang, 37 tuổi, chuyên gia về bệnh ung thư, đến học tập, nghiên cứu tại đại học California từ tháng 01/2020. Trước đây, bà Tang làm việc trong một quân y viện của Trung Quốc. Sau khi bị FBI phát giác dùng hộ chiếu giả, che giấu mối liên hệ với quân đội Trung Quốc khi xin visa nhập cảnh vào Mỹ nhằm mục đích dọ thám, Juan Tang đã đến ẩn náu ở lãnh sự Trung Quốc tại San Francisco, nhưng cuối cùng, bà Tang cũng bị Washington bắt.

Các chưởng lý liên bang tố cáo bà Tang là sĩ quan và là nhà nghiên cứu của bệnh viện của lực lượng không quân Trung Quốc. Nếu bị tòa kết tội, Juan Tang sẽ phải chịu án tù giam lên tới 10 năm và nộp phạt 250.000 đô la. Trước khi bà Tang bị bắt, có ba nhà khoa học khác của Trung Quốc cũng bắt vì cáo buộc tương tự ở California và Indiana. Theo trang tin Fr 24 News, bộ Tư Pháp Mỹ nhận định các vụ đó mới chỉ là một phần nhỏ trong một mạng lưới lớn tại ít nhất 25 thành phố của Mỹ.

Đến ngày 24/07, bộ Tư Pháp Mỹ lại thông báo một công dân Singapore thú nhận trước một tòa án liên bang là đã làm gián điệp cho Trung Quốc thông qua việc dùng danh tính giả, tự nhận là người tuyển dụng nhân viên phục vụ chính phủ và quân đội Mỹ để thu thập và cung cấp cho Bắc Kinh những thông tin nhạy cảm của Whasington.

Nghiên cứu Covid-19 : mục tiêu mới của tin tặc, gián điệp Trung Quốc

Trở lại vụ hai tin tặc Trung Quốc Lý Tiểu Ngọc và Đổng Gia Chí, theo bộ Tư Pháp Mỹ, ngoài các bí mật liên quan đến các vệ tinh của quân đội, pin mặt trời và hóa chất …, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, hai tin tặc Trung Quốc Lý Tiểu Ngọc và Đổng Gia Chí đặc biệt nhắm vào các doanh nghiệp nghiên cứu vac-xin ngừa virus corona. Theo chưởng lý liên bang phụ trách hồ sơ, mới đây, hai người này đã tấn công vào một số doanh nghiệp ở California, chuyên về nghiên cứu vac-xin, điều trị và xét nghiệm tầm soát virus corona, cũng như hai doanh nghiệp công nghệ sinh học ở Maryland và Massachusetts.

Ngoài ra, phải kể đến tổ hợp y khoa lớn ở thành phố Houston, Texas, trong đó có đại học y Baylor và bệnh viện Houston Methodist. Đài France 24 cho biết các cơ quan tình báo Mỹ cũng khẳng định đại học Oxford của Anh và ngành công nghệ dược phẩm của Pháp, trong đó có cả hãng dược nổi tiếng Sanofi, cũng bị gián điệp Trung Quốc "nhòm ngó".

Chính quyền Mỹ không nói rõ hai tin tặc Trung Quốc đã lấy được thông tin bí mật của các doanh nghiệp hay chưa, nhưng theo AFP ngày 22/07, ông John Demers, đặc trách các vấn đề an ninh quốc gia của bộ Tư Pháp, lo ngại là các vụ tấn công tin tặc hoặc các âm mưu tấn công mạng khiến công tác nghiên cứu, vốn đang rất cấp bách để có thể khống chế dịch bệnh, bị chậm lại.

Đài France Info ngày 25/07 trích dẫn ông Julian Barne, chuyên gia của New York Times, tác giả các bài điều tra về gián điệp Trung Quốc, theo đó kể từ khi virus corona xuất hiện, các hoạt động gián điệp đã tăng mạnh và "vào thời chiến tranh lạnh, người ta đánh cắp các bí mật quân sự và các bí mật về công cuộc chinh phục không gian … còn hiện giờ, mục tiêu lớn bị nhắm đến là các nghiên cứu về vac-xin. Các doanh nghiệp về công nghệ sinh học và dược phẩm bị nhắm đến, nhưng các trường đại học cũng vậy, vì đó là nơi tiến hành nhiều nghiên cứu, và máy tính của các trường đại học thì dễ bị xâm nhập hơn. Khác với doanh nghiệp, trường đại học không có nhiều tiền để đầu tư vào an ninh mạng".

Ngay từ hôm 13/05, cảnh sát liên bang và cơ quan an ninh mạng của Mỹ đã cảnh báo các nhà khoa học Mỹ đang nghiên cứu về virus corona về nguy cơ bị tin tặc Trung Quốc tấn công. Theo các nhà bình luận, rất hiếm khi cảnh sát liên bang và cơ quan an ninh mạng của Mỹ làm như vậy. Đến ngày 07/07, giám đốc FBI Christopher Wray tố cáo Trung Quốc đang tìm cách gây hại cho công tác nghiên cứu của Mỹ về Covid-19.

Theo các chuyên gia, những vụ phát giác liên tục trong tuần trước chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". "Cuộc chiến gián điệp" của Mỹ chống Trung Quốc sẽ còn quyết liệt, nhất là trong bối cảnh cả thế giới đang ngóng chờ vac-xin, niềm hy vọng để vượt qua đại dịch. Không phải vô cớ mà cả chính quyền và các dân biểu Mỹ đều khẳng định Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất của Mỹ thời Covid-19 !

Thùy Dương

**********************

Tin tặc : Liên Hiệp Châu Âu trừng phạt Nga, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên (31/07/2020)

Liên Hiệp Châu Âu ngày 30/07/2020 lần đầu tiên ra thông báo trừng phạt 6 cá nhân và 3 thực thể chịu trách nhiệm hay có can dự vào nhiều cuộc tấn công tin tặc được tiến hành từ Nga và Trung Quốc.

my3

Nga, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên bị Liên Hiệp Châu Âu nhắm đến với các cáo buộc tấn công tin tặc.  © - Reuters

Trong một thông cáo, lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, ông Josep Borrell, nêu rõ : "Hội đồng quyết định áp đặt các biện pháp hạn chế đối với 6 cá nhân và 3 thực thể có liên quan hay có tham gia vào nhiều vụ tấn công tin tặc khác nhau. Đó là những mưu toan tấn công tin học nhắm vào Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OIAC). Những đợt tấn công này được biết đến dưới các tên gọi ʺWannacryʺ, ʺNotPetyaʺ và ʺOperation Cloud Hopperʺ.

Một cách cụ thể, Liên Hiệp Châu Âu nhắm vào trụ sở GRU, cơ quan quân báo Nga, 1 tổ chức của Trung Quốc và 1 tổ chức của Bắc Triều Tiên có liên hệ với 1 nhóm tin tặc. 6 cá nhân bị trừng phạt bao gồm 4 người Nga, và 2 công dân Trung Quốc.

Những thực thể và cá nhân trên bị cấm nhập cảnh vào lãnh thổ Liên Hiệp Châu Âu và tài sản sẽ bị phong tỏa. Ngoài ra, Liên Hiệp Châu Âu còn cấm các cá nhân và các thực thể của Liên Hiệp Châu Âu lập quỹ tài chính cho những người và cơ quan nằm trong danh sách trừng phạt.

AFP dẫn lời giải thích của ông Josep Borrell cho rằng "những biện pháp này là theo mong muốn của Liên Hiệp Châu Âu và các nước thành viên nhằm bảo vệ sự toàn vẹn, an ninh và sự thịnh vượng của xã hội tự do và dân chủ của chúng ta, cũng như là trật tự được lập trên nền tảng các quy định và sự vận hành tốt của các tổ chức quốc tế".

Hãng tin Pháp nhắc lại là 4 công dân Nga trong danh sách trừng phạt bị cáo buộc có mưu đồ tấn công hệ thống tin học của OIAC tại La Haye hồi tháng 4/2018. Những người này đã được xác định và bị trục xuất. Cơ quan quân báo Nga GRU bị cáo buộc điều phối chiến dịch này.

Còn 2 công dân Trung Quốc có can dự trong chiến dịch "Cloud Hopper" đã nhắm vào các hệ thống tin học các tập đoàn đa quốc gia tại 5 châu vào năm 2010, kể cả các doanh nghiệp được thành lập tại Liên Hiệp Châu Âu. Đợt tấn công này đã gây ra nhiều thiệt hại kinh tế to lớn. Hãng Huaying Haitai bị tố cáo đã hỗ trợ tài chính cho các tin tặc.

Còn chiến dịch "Wanna Cry" và "NotPetya", xảy ra năm 2017, là những đợt đánh cắp dữ liệu để đòi tiền chuộc. Công ty Bắc Triều Tiên Chosun Expo bị lên án đã hỗ trợ tài chính, kỹ thuật hay thiết bị cho đợt tấn công này và bị tố cáo có liên hệ với nhóm Lazarus Group, một nhóm "tin tặc" Bắc Triều Tiên.

Minh Anh

Additional Info

  • Author RFI tổng hợp
Published in Quốc tế

Chuyên gia khuyến cáo đại học Úc chớ hợp tác với đại học Trung Quốc (VOA, 26/11/2019)

Nên cấm các đi hc Úc làm đi tác vi hơn 100 đi hc Trung Quc vì các đi hc Trung Quc có quan h gn gũi vi quân đi Trung Quc, mt trung tâm nghiên cu hàng đu cnh báo.

uc1

Chủ tch Trung Quc Tp Cn Bình khánh thành Vin Khng T đu tiên Úc hi năm 2010

Trước đây trong tháng, các đi hc Úc ha cân nhc v bt kỳ mi liên h quân s nào mà mt cơ s giáo dc bc cao Trung Quc có th có khi xét đến các d án nghiên cu chung.

Dùng dữ liu ngun m, Vin nghiên cu Chính sách Chiến lược Úc viết trong báo cáo đăng tải hôm 25/11 rng 115 trường đi hc Trung Quc có liên h vi các nghiên cu quân s hay các vi phm nhân quyn, các mi liên h mà các đi hc Úc không nên làm đi tác vi h.

Sinh viên nước ngoài đóng góp khong 24 t đô la mi năm cho nn kinh tế Úc. Sinh viên Trung Quc chiếm khong 1/3 s này và Úc lo rng Trung Quc có th dùng v thế này đ gây nh hưởng các đi hc Úc.

Bắc Kinh trước nay khng đnh không có hot đng nào không tha đáng, t cáo Úc mang tinh thn chiến tranh lnh.

Quan hệ gia Úc vi Trung Quc nhng năm gn đây tr nên căng thng vì Úc lo ngi v các hot đng ca Trung Quc, c ni đa ln xuyên khp khu vc Thái Bình Dương.

**************

Úc điều tra về chiến dịch của Bắc Kinh cài gián điệp vào Quốc hội (RFI, 26/11/2019)

Cảnh sát Úc sẽ mở điều tra về các thông tin, do một "cựu điện viên" Trung Quốc cung cấp mới đây, cho thấy Bắc Kinh tìm cách tuyển mộ người để đưa vào Quốc hội Úc.

uc2

"Cựu điệp viên" Trung Quốc Vương Lập Cường (Wang Liqiang) trong chương trình 60 Minutes Australia. Ảnh chụp từ màn hình theaustralian.com.auCapture d'écran : theaustralian.com.au

Một giới chức cảnh sát Úc hôm 26/11/2019 cho hãng tin AFP biết cảnh sát liên bang Úc sẽ chính thức tiến hành điều tra về vụ ông Triệu Bác (Bo "Nick" Zhao), 32 tuổi, chủ một đại lý xe hơi hạng sang tại Melbourne, cũng là thành viên đảng Tự Do cầm quyền, tình nghi bị Trung Quốc tiếp cận để tuyển mộ làm gián điệp.

Trong các khai báo mới đây về các hoạt động gián điệp và can thiệp trên quy mô lớn của Trung Quốc trong khu vực, "cựu điệp viên" Trung Quốc Vương Lập Cường (Wang Liqiang) cho biết tình báo Trung Quốc đã từng tìm cách tuyển mộ một doanh nhân ở Merlbourne, để tìm cách đưa vào Quốc hội Úc. Ông Vương Lập Cường khẳng định đã tham gia vào nhiều hoạt động bí mật tại Đài Loan và Úc. Lời khai của "cựu điệp viên" họ Vương có thể đã khiến vụ Bo "Nick" Zhao nổi lên trở lại.

Theo các thông tin được tiết lộ trong chương trình 60 phút (60 Minutes Australia) đài truyền hình Nine, hôm Chủ Nhật 24/11, ngay trước khi qua đời, doanh nhân nói trên đã thông báo với cơ quan phản gián Úc (ASIO) đã bị người của Bắc Kinh tiếp cận để tuyển mộ. Hồi tháng 3/2019, doanh nhân gốc Hoa Bo "Nick" Zhao, mang hai quốc tịch Úc và Trung Quốc, được phát hiện đã chết tại một khách sạn ven đường. Ông Bo "Nick" Zhao có thể đã cự tuyệt đề nghị của tình báo Trung Quốc.

Cũng trong chương trình truyền hình nói trên, người phụ trách về tình báo trong Quốc hội Úc, Andrew Hastie, nhấn mạnh đây là một "nỗ lực do một quốc gia nước ngoài chủ trương, để đưa người vào Quốc hội, với việc sử dụng một công dân Úc, như một nhân vật mang ảnh hưởng bên ngoài vào trong hệ thống dân chủ của chúng ta".

Tối Chủ Nhật 24/11, lãnh đạo cơ quan phản gián Úc Mike Burgess đã ra một thông báo bất thường, khẳng định cơ quan này đang "tích cực điều tra" về vụ Bo "Nick" Zhao. Lãnh đạo cơ quan phản gián Úc không đưa ra bình luận nào về cái chết của ông Zhao, vì lý do bí mật điều tra.

Hôm 25/11, thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết các cáo buộc liên quan đến vụ ông Bo Zhao là "hết sức đáng ngại" và "nước Úc "không hề ngây thơ trước các đe dọa mà quốc gia này đang phải đối mặt".

Trọng Thành

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt, RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Mồng Một Tết Âm lịch, ngày 5/2/2019, báo Sydney Morning Herald đưa tin chính phủ Úc xóa tư cách thường trú nhân, không cho tỷ phú Trung Quốc Huang Xiangmo nhập cảnh, mặc dầu ông đã định cư tại Úc từ năm 2011, đầu tư hằng tỷ Úc kim (AUD) và vợ con ông hiện vẫn còn ở Úc.

typhu1

Ảnh ông Huang Xiangmo chụp chung với Thủ tướng Malcolm Turnbull năm 2016.

Kèm theo bản tin là hình ảnh ông chụp với nhiều chính trị gia hàng đầu của Úc, bao gồm các cựu thủ tướng, các cựu ngoại trưởng lưỡng đảng, cho thấy ảnh hưởng rất lớn của ông trong chính giới Úc, nhưng chẳng ai dám lên tiếng giúp ông.

Ông từng là nhà tài trợ chính trị lớn nhất nước Úc. Theo điều tra của hãng tin ABC, ông đã từng đóng góp cho 3 đảng Lao Động, Tự Do và Quốc Gia lên đến 2,7 triệu Úc kim. Chưa kể những "quà tặng" riêng cho các chính trị gia Úc chưa được biết tới.

Huang Xiangmo là ai ?

Ông sinh năm 1969 tại Quảng Đông, bỏ học năm 15 tuổi, làm giàu nhờ buôn bán bất động sản, xây cất và nhờ quan hệ với các giới chức cao cấp.

Ông di dân đến Úc năm 2011 và tiếp tục ngành xây cất và đầu tư bất động sản.

Năm 2012, một số giới chức cao cấp trước đây từng quan hệ với ông tại Trung Quốc bị bắt vì tội tham nhũng đất đai.

Ông từ chối không có liên hệ với các vụ tham nhũng tại địa phương và cho biết đến Úc vì "người Úc nồng ấm và thân thiện, còn không khí trong sạch, rất trong sạch".

Trên báo Trung Quốc Global Times ông cho biết "Tiền là nguồn sữa mẹ của chính trị" (Money is the Mother’s Milk of Politics), và ngay khi đến Úc bằng mọi cách ông đã tung tiền lũng đoạn chính trị Úc.

Chi đồng đều cho 3 đảng lớn…

Ngày 19/11/2012, lần đầu tiên ông đóng góp cho đảng Lao Động tại New South Wales (NSW) với số tiền lên đến 150.000 Úc kim. Trong cùng ngày hai doanh nhân khác liên đới với công việc làm ăn của ông Huang đóng góp thêm 350.000 Úc kim.

Về phía đảng Tự Do trong lần tranh cử 2013, ông đã đóng góp lên đến 870.000 Úc kim.

Ngày 5/10/2015, ông tham dự buổi gây quỹ cho đảng Lao Động với sự tham dự của thủ lãnh đối lập Bill Shorten đã thẳng tay đóng góp 55.000 Úc kim.

Theo tường trình của Ủy ban Bầu cử vào ngày Hiệp ước tự do mậu dịch Trung – Úc được ký kết năm 2014 ông Huang đã tặng ngay 50.000 Úc kim cho quỹ tranh cử của Tổng trưởng Mậu dịch Andrew Robb.

Ông Robb vừa là cha đẻ của Hiệp ước vừa công khai ủng hộ Tập đoàn Landbridge, của tỷ phú Ye Cheng, thuê 99 năm cảng Darwin, Bắc Úc.

Ngày 9/5/2016 trước lần bầu cử Liên bang ông Robb đột ngột xin từ chức bộ trưởng và tuyên bố không ra ứng cử nữa.

Một lá thư mật do công ty Landbridge gửi đến ông Robb bị tiết lộ cho biết trước khi từ chức ông Robb đã nhận lời làm cố vấn kinh tế cao cấp cho công ty Landbridge, Trung Quốc, với mức lương hàng năm lên tới 880.000 Úc kim.

Bức thư nói một cách mù mờ ông Robb chẳng cần làm gì cả mà vẫn có được món tiền này.

Theo hãng tin ABC, trong vòng 4 năm 2012-2016, ông Huang đã 46 lần đóng góp cho 3 đảng Tự Do, Lao Động và Quốc Gia với tổng số tiền lên đến 2.692.960 Úc Kim.

Thượng nghị sĩ Úc mất chức vì "phản quốc" ?

Năm 2016, ông Huang hứa tặng 400.000 Úc kim cho đảng Lao Động, nhưng khi phát ngôn viên đối lập quốc phòng Thượng nghị sĩ Lao Động Stephen Conroy lên tiếng chỉ trích chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông ông Huang đã rút lời hứa.

Ngay hôm sau, Thượng nghị sĩ Lao Động Sam Dastyari, xuất hiện trong một buổi họp báo với ông Huang, tuyên bố ngược lại chính sách của đảng Lao Động Úc không nên can thiệp vào các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Được biết văn phòng ông Dastyari đã 4 lần liên lạc Bộ Di trú để hỏi về đơn xin quốc tịch của ông Huang và sau đó chính ông Dastyari lại tiết lộ tin "mật" cho ông Huang là ông đang bị Cơ quan Tình báo Úc theo dõi.

Ông Huang xin nhập quốc tịch Úc nhưng hồ sơ của ông bị Cơ quan Tình báo Úc giữ lại vì ông có 2 lý lịch, với 2 tên và 2 visa khác nhau. Tương tự trường hợp Vũ Nhôm cựu thượng tá an ninh Việt Nam Phan Văn Anh Vũ.

typhu2

Thượng nghị sĩ Sam Dastyari bị tố là ăn tiền và làm tay sai cho Trung Quốc - Ảnh biếm họa

Ông Huang sau này tiết lộ Thượng nghị sĩ Dastyari từng yêu cầu ông trang trải chi phí đi lại và đòi công ty của ông trả cho một vụ kiện cá nhân với khoản tiền lên đến 44.000 Úc kim. Ông Dastyari bị buộc phải từ chức thượng nghị sĩ vào ngày 25/01/2018.

Có nguồn tin cho rằng ông Dastyari cũng bị Cơ quan Tình báo Úc theo dõi và hằng ngàn người đã ký tên đòi điều tra ông về tội "phản quốc" (be charged with treason) cộng tác với gián điệp ngoại bang.

Một tuần sau khi ông Dastyari từ chức, đảng Lao Động công bố dành chức Thượng nghị sĩ cho một người rất gần gũi với ông Huang, một doanh nhân buôn vàng gốc Hoa ông Simon Zhou. Chỉ trong 1 thời gian ngắn ông Simon đã quyên góp được 140.000 Úc kim cho đảng Lao Động.

Báo chí ngay tức thì đưa tin ông Simon đang bị Sở thuế Liên bang điều tra vì gian lận thuế khiến ông phải từ chức trước khi tuyên thệ nhậm chức.

Gián điệp Trung Quốc ?

Ông Huang là lãnh đạo của Hội đồng Thúc đẩy Thống nhất Hòa bình Trung Quốc, giữ vai trò thúc đẩy việc thống nhất Đài Loan, cùng xác định chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông và Tây Tạng.

Ông cũng là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung Quốc một tổ chức chuyên cố vấn cho Tập Cận Bình.

Ông tài trợ 3,5 triệu đô la cho trường đại học Western Sydney để thành lập viện Nghệ thuật và Văn hóa Úc-Trung.

Ông dùng 1,8 triệu Úc kim để thành lập Viện nghiên cứu Úc – Trung thuộc Đại học Kỹ thuật Sydney (UTS) rồi mướn cựu ngoại trưởng Lao Động Bob Carr làm giám đốc. Ông Bob Carr có vợ gốc Hoa là người nổi tiếng thân Bắc Kinh.

Việc làm kể trên bị nghi là nằm trong chiến lược của Tập Cận Bình mua chuộc giới khoa bảng, chuyển giao các công trình nghiên cứu về không gian, trí tuệ nhân tạo và khoa học máy tính của Úc cho Trung Quốc, một hình thức của gián điệp công nghệ.

Nói tóm lại ngay khi đến Úc ông Huang Xiangmo đã hiểu khá rõ hệ thống chính trị Úc, thâm nhập khá sâu vào chính trị Úc cho thấy ông đã được sửa soạn và thu xếp sẵn để đưa vào các vai trò trên.

Trong dịp kỷ niệm 66 năm ngày Đảng Cộng sản cầm quyền, tại Lãnh sự quán ở Sydney ông Huang công khai tuyên bố :

"Chúng tôi kiều dân Trung Quốc kiên định lập trường ủng hộ Chính phủ Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, [và] luôn hỗ trợ sự phát triển của Đất Mẹ…".

Tài trợ tranh cử…

Yếu điểm của vận động tranh cử tại Úc là phần lớn tài trợ không được kiểm soát, không có quy định giới hạn về mức gây quỹ, đóng góp hay chi tiêu cho vận động chính trị và đã bị nhà cầm quyền Bắc Kinh triệt để khai thác.

Ngoài tỷ phú Huang Xiangmo còn nhiều "doanh nhân" Trung Quốc khác cũng bị phanh phui dùng tiền ảnh hưởng chính trị Úc.

Ông Chen Yonglin, cựu lãnh sự xin tỵ nạn từ năm 2005, cho biết các khoản đóng góp được tiết lộ cho đến nay là rất nhỏ so với những giao dịch ngầm mua chuộc chính giới Úc, bao gồm những chuyến du lịch miễn phí đến Trung Quốc và các món quà không thể truy ra nguồn gốc.

Ngày 28/6/2018 Lưỡng viện Quốc hội Úc thông qua hai Đạo luật chống can thiệp chính trị từ ngoại bang và gián điệp công nghiệp, sau đó thông qua Đạo luật cấm các khoản đóng góp tài trợ chính trị từ nước ngoài có hiệu lực từ đầu tháng 1/2019.

Không cho về lại nước Úc…

Mặc dù ông Huang đầu tư lên đến nhiều tỷ Úc kim, vợ và con hiện đang sống tại Úc.

Chỉ riêng năm 2018, ông đầu tư gần một tỷ Úc kim vào hai dự án nông nghiệp của tập đoàn Trung Quốc Dalian Wanda Group tại Úc.

Việc ông bị xóa tư cách thường trú nhân và không được phép trở lại Úc, sau chuyến đi Thái Lan trước Tết, nói rõ lập trường của chính phủ Úc đối với ông Huang. Hiện ông Huang đang nhờ luật sư giúp để xin nhập cảnh Úc.

Luật Úc còn cho phép xóa tư cách công dân khi biết được đơn xin gia nhập quốc tịch có điều gian dối hay cá nhân làm gián điệp cho ngoại bang.

Trả lời phỏng vấn Reuters về việc này ngoại trưởng Úc bà Marise Payne cho biết chưa nhận được phản ứng gì từ phía Bắc Kinh và không mong chuyện này sẽ trở thành chủ đề thảo luận song phương vì Úc và Trung Quốc có một mối quan hệ tốt đẹp tôn trọng lẫn nhau.

Lẽ đương nhiên Trung Quốc phải biết tôn trọng nền độc lập của các quốc gia trong đó có Úc và nhất là không thể tiếp tục dùng tiền lũng đoạn chính trị thế giới.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 8/02/2019

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn

"Cánh tay nối dài" của Trung Quốc gây quan ngại ở Mỹ (VOA, 15/12/2017)

Việc Bc Kinh đ tin ca ra đ xây dng mt mng lưới có nh hưởng trong lòng xã hi và h thng chính tr M nhm làm li cho Trung Quc đã đt ra mt mi nguy cơ v an ninh đi vi Hoa Kỳ, còn ln hơn c s can d ca Nga, mt ngh sĩ M cnh báo.

spy1

Cờ ca Trung Quc v M bay trên Đi l Pennsylvania gn tòa nhà quc hi ti Washington trong chuyến thăm ca ch tch H Cm Đào. Trung Quc được cho là đang dùng mọi n lc đ gây nh hưởng ti Hoa Kỳ.

Lời cnh báo này được đưa ra trong bi cnh các nước phương Tây như Úc, New Zealand và c Canada, mi đây đã b rúng đng vì các tin b phanh phui v các n lc ca Bc Kinh tìm cách gây nh hưởng lên các chính tr gia, các trường đi hc, các vin nghiên cu và các doanh nghiệp ti các nước này. Các chính khách và các nhà chiến lược Hoa Kỳ đã bt đu nhn thc được vn đ và đang tìm cách gii quyết.

Hôm 13/12, Ủy ban Điu hành ca Quc hi M v Trung Quc (CECC) đã t chc mt bui điu trn có ch đ ‘Cánh tay nối dài ca Trung Quc’ đ xem xét tình trng Bc Kinh đang xây dng nh hưởng chính tr, kim soát các cuc tho lun v các ch đ nhy cm, can thip vào các t chc quc tế, đe da các nhà hot đng nhân quyn, kim duyt sách v ca các nhà xut bản nước ngoài, và tác đng vào các trường đi hc và các vin nghiên cu.

"Chúng ta nói rất nhiu v vic Nga tác đng vào cuc bu c nước chúng ta, nhưng n lc ca Trung Quc đ nh hưởng ti chính sách và các quyn t do cơ bn ca chúng ta còn quy mô rộng ln hơn nhiu, so vi nhng gì chúng ta nghĩ", Thượng ngh sĩ Marco Rubio, đng ch tch ca CECC, phát biu trong phiên điu trn.

Ông nói : "Đó là một n lc toàn din không ch nhm mc đích thuyết phc đ mi người có cái nhìn thin cm hơn vi Trung Quốc, mà còn đ gây hi cho người M ngay trong lòng nước M".

Theo tờ Washington Post thì chiến dch gây nh hưởng ca Trung Quc ti Hoa Kỳ có ‘quy mô và phm vi rt ln’. Mc đích bao trùm ca chiến dch đó là bo v chế đ chuyên chế ca Bc Kinh trước nhng li ch trích, và xut khu mô hình ca Trung Quc đến phn còn li ca thế gii.

Chiến lược ca Bc Kinh Hoa Kỳ trước hết, là chn đng nhng ch trích v Trung Quc và sau đó là lôi kéo nhng người có nh hưởng Hoa Kỳ a dua theo lun điu ca Trung Quc.

Một trong nhng dn chng mà Thượng ngh sĩ Marco Rubio đưa ra là các Vin Khng T mà chính ph Trung Quc m ti các trường đi hc Hoa Kỳ vn hot đng theo nhng hp đng m ám và thường b ch trích là can thip vào các hot đng ging dy có liên quan đến Trung Quc.

Các hoạt đng tài tr ca Bc Kinh cho các nghiên cu ca các viện chiến lược và các quan h đi tác trí thc cũng cn được xem xét k lưỡng, ông Rubio nói trong mt phiên điu trn.

Một bài viết mi đây trên tp chí Foreign Policy mô t chi tiết làm sao mà ông Đng Kiến Hoa, tng là Trưởng đc khu Hong Kong, đã bỏ tin ra đ tài tr các công trình nghiên cu ti Trường Nghiên cu Quc tế Cao cp (SAIS) ca Đi hc John Hopkins, Vin Brookings và các cơ quan khác thông qua Qu Trao đi Trung-M (CUSEF). Ông Đng hin là Phó Ch tch ca Hi ngh Chính tr Hip thương Nhân dân Trung Quc, cơ quan có liên quan đến nhim v thúc đy tuyên truyn v Đng Cng sn Trung Quc nước ngoài.

Những cơ quan nhn tin tài tr ca Trung Quc thường xuyên nhn mnh rng tính đc lp v mt hc thut ca h vn được đm bo. Nhưng trong bi cnh các cơ quan này đang rt cn tin, h lâm vào thế phi t kim duyt các sn phm ca mình đ tiếp tc được Trung Quc tài tr. Các nhà nghiên cu hiu rng h không nên ‘chõ mũi’ vào chuyn ca Trung Quc nếu mun được tài tr, còn các nhà xuất bn thì đng ý xóa nhng bài báo ch trích khi các n phm ca h đ được tiếp cn th trường Trung Quc.

Glenn Tiffert, nhà nghiên cứu khách mi ti Vin Hoover, nhn đnh :

"Bằng cách gây nh hưởng vi các nhân vt có nh hưởng ca M, Trung Quốc đang dùng chính người M đ truyn bá thông đip ca Bc Kinh đến vi dân M. Cách làm này hiu qu hơn rt nhiu so vi vic các quan chc Trung Quc đích thân vn đng".

Tờ Washington Post dn li nhà nghiên cu Tiffert nói :

"Cần phi có nhn thc Washington về mc đ các cơ quan nghiên cu và hc thut ca M đang da vào tin ca Trung Quc", ông Tiffert nói. "Mi người đang bt đu đt câu hi là người chi tin có th chi phi mi chuyn như thế nào".

Trước mi nguy đó, hình như Hoa Kỳ không có những biện pháp thích nghi đ chng tr mt cách hu hiu. Bc Kinh cm thy t tin hơn rt nhiu trước s thoái lui ca chính quyn Tng thng Donald Trump, không còn mnh m bo v các giá tr truyn thng ca M như dân ch và nhân quyn.

Trung Quốc dưới quyền Ch tch Tp Cn Bình ngày càng thúc đy thế gii đi theo mô hình chuyên chế ca h và áp dng cách làm ca h vào các đnh chế qun tr thế gii.

Nỗ lc ca Trung Quc nhm gây nh hưởng ti Hoa Kỳ càng được nêu bt khi câu chuyn tương tự xy ra Úc. Th tướng Úc Malcolm Turnbull mi đây ban hành lnh cm nước ngoài tài tr chính tr vin lý do là ‘nhng phúc trình đáng lo ngi v nh hưởng ca Trung Quc’.

Một thượng ngh sĩ ca nước này là ông Sam Dastyari, thuc Đng Lao Đng, bo buộc là đã ‘ng h hành đng ca Trung Quc trên Bin Đông, đi ngược vi vi lp trường ca Đng ca ông đ đi li s tài tr ca nhà tài phit Trung Quc Hoàng Hướng Mc’.

Ông Dastyari còn bị cáo buc là đã khuyên ông Hoàng phi làm sao đ tránh s theo dõi của phía Úc vào lúc cơ quan tình báo Úc đang tiến hành theo dõi ông Hoàng. Ông ngh sĩ này còn tìm cách gây sc ép lên mt lãnh đo Đng Lao đng đ ông này không gp mt nhà hot đng dân ch Hong Kong hi năm 2015, mc dù kế hoch này bt thành.

Mới đây, Quỹ Quc gia H tr Dân ch (National Endowment for Democracy) ca Hoa Kỳ công b mt phúc trình v các chế đ chuyên chế. Phúc trình này nhn đnh rng mt mt, Trung Quc đang ngày càng đt thêm rào cn trước nh hưởng chính tr và văn hóa t bên ngoài, trong khi mặt khác, li li dng s ci m ca h thng dân ch ca các nước đ làm li cho mình.

"Chính quyền Trung Quc đã b ra hàng triu đô la đ chi phi các giá tr, các phát ngôn và thái đ chính tr các nước khác", ông Shanthi Kalathil, chuyên gia của NED nói.

Báo The Washington Post nhận đnh, dưới chính quyn ca Tng thng Donald Trump, không có du hiu gì cho thy Washington có chiến lược gì đ đi phó vi nh hưởng ngày càng tăng ca Trung Quc. T báo nói, chuyến công du Châu Á mi đây của ông Trump được đánh du bi s mơ h v chính sách và s kin ông Trump không đt được nhượng b nào đáng k t phía Bc Kinh, mc dù ông được Bc Kinh đón tiếp trng th.

"Vấn đ ca nước Úc là vic Trung Quc sn sàng dùng các bin pháp cưỡng chế để đt được gic mơ ca h là s phc hưng ca đt nước Trung Hoa", ông Alan Dupont, người sáng lp công ty tư vn Cognoscenti Group, viết trên báo The Australian. "Trong khi vi vic nước M ca Tng thng Trump đã tuyên b rút khi vai trò lãnh đo thế giới và vic nước M không có mt chính sách Châu Á rõ ràng thì Trung Quc ngày càng gp ít tr ngi trong vic thúc đy nh hưởng và tham vng ca mình".

*****************

Nhiều đại học Úc bị tố "chia sẻ" công nghệ quân sự với Trung Quốc (RFI, 15/12/2017)

Trung Quốc có thể dùng vũ khí Úc đánh lại Úc. Lỗi này là do thái độ thụ động của bộ Quốc Phòng Úc, theo tố giác của giới chuyên gia Úc được ABC loan tải trong bản tin 15/12/2017. Sau khi giới chính trị bị tai tiếng để cho Bắc Kinh mua chuộc, đến lượt giới khoa học gia Úc bị tố gián tiếp giúp quân đội Trung Quốc canh tân khả năng tác chiến.

spy2

Đại Học Adelaide tại Úc. Ảnh tư liệu chụp ngày 05/02/2007.Wikipedia/Bram Souffreau

Peter Jennings, giám đốc viện nghiên cứu chiến lược (ASPI) của Úc, từng là cố vấn chiến lược của bộ quốc phòng Úc, cho rằng có nhiều xác suất là các đại học Úc đã chia sẻ công nghệ khoa học với Trung Quốc một cách bất hợp pháp. Do vậy cần phải nhanh chóng điều tra sâu rộng để biết vì sao các nguyên tắc kiểm soát nghiêm ngặt không được áp dụng ? .

Giáo sư Clive Hamilton, đại học Charles Sturt, đã phát hiện hàng trăm dự án nghiên cứu chung giữa các nhà khoa học Úc và các tướng lãnh Trung Quốc. Nhân vật trung tâm của mạng lưới hợp tác đáng ngờ này là tướng hai sao Dương Học Quân (Yang Xue Jun), tân ủy viên trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc, chủ nhiệm một cơ quan nghiên cứu quốc phòng Trung Quốc.

Một số đại học Úc có chương trình nghiên cứu công nghệ mũi nhọn, như trí thông minh nhân tạo, điện toán, công nghệ tự động có thể ứng dụng vào quân sự. Được ABC đặt câu hỏi, giáo sư Clive Hamilton dự đoán là một số kiến thức mà Trung Quốc thu thập được từ mối hợp tác này đang được quân đội Trung Quốc nghiên cứu để cải tiến khả năng tác chiến.

Theo ông, thì một ngày nào đó, quân đội Trung Quốc sẽ dùng công nghệ Úc đánh lại Úc trên chiến trường. Chính sách hợp tác Úc-Trung cần phải được xét lại, vì nó tác hại đến mối quan hệ quốc phòng giữa Úc và đồng minh số một trong vùng là Hoa Kỳ.

Tú Anh

Published in Quốc tế