Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trần Chính Cẩm [1], Nghiên cứu quốc tế, 28/09/2021

Tô tem của người Trung Quốc là Rồng, mà rồng là sinh vật căn bản không tồn tại, nó chỉ là một vật tượng trưng. Tượng trưng gì thế ? Trả lời : Quyền lực !

nguoitq1

Ngày 14 tháng 3 năm 2018, Viện Kiểm sát khu vực Đài Bắc [Đài Loan] tuyên bố Mã Anh Cửu "chứng cứ phạm tội rõ ràng", sẽ bị khởi tố [2]. Như vậy Mã Anh Cửu trở thành vị lãnh đạo thứ ba của Đài Loan sau khi mãn nhiệm bị khởi tố, tiếp sau Lý Đăng Huy và Trần Thủy Biển.

Thế nhưng Đài Loan sau ngày thực hành bầu cử dân chủ chỉ có ba vị lãnh đạo này mãn nhiệm.

Chuyện ấy tuy hiếm nhưng vẫn không đơn độc : ông Tăng Ấm Quyền, nguyên Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong [thuộc Trung Quốc], cũng bị khởi tố, hơn nữa đã bị tuyên án.

Nên biết rằng các vị lãnh đạo kể trên đều do quần chúng nhân dân bầu lên đấy chứ. Dân chúng từng sùng bái và điên cuồng ủng hộ mấy vị ấy như thế, nay sao lại trở mặt với người họ bầu lên ?

Thái độ mâu thuẫn như vậy của quần chúng nhân dân đối với quyền lực, lúc thì cực kỳ sùng kính, lúc thì trừng mắt coi khinh, thực ra tồn tại suốt trong lịch sử Trung Quốc.

Người Trung Quốc sùng bái quyền lực

Khổng Tử nói "Quân quyền thần thụ" (tức quyền lực của vua chúa là do thần linh ban cho). Tư tưởng ấy bị kẻ thống trị lợi dụng và không ngừng tăng cường, cực hoá. Kết quả làm cho người ta sùng bái quyền lực như sùng bái thánh thần. Và thế là hình thành một thể tồn tại vô cùng độc đáo trên trái đất : Hoàng đế Trung Quốc.

Sử gia Trương Hùng Kiệt viết trong tác phẩm của ông "Năm loại vận mệnh của Hoàng đế Trung Quốc" : "Xưa nay chưa từng có một vật [nguyên văn : tồn tại] nào to lớn hơn, cao cả hơn, hiển hách hơn Hoàng đế Trung Quốc. Loại động vật này chẳng qua cũng có chiều cao như một con người, nặng khoảng trăm cân [3]. nhưng nó có sức mạnh còn hơn tổng sức mạnh của hàng chục triệu con người. Nó khẽ động ngón tay là nửa quả địa cầu này rung chuyển.

Tại trung ương đế quốc Trung Hoa, mọi người dốc hết sức cùng lực kiệt xây dựng một toà cung điện gồm chín nghìn chín trăm chín mươi chín [9999] căn phòng để cho hắn ở. Mấy nghìn trinh nữ xinh đẹp mê hồn được lựa chọn kỹ rồi nhốt vào kinh thành của đế vương để cung phụng hắn một mình hưởng thụ. Mấy chục nghìn đàn ông khoẻ mạnh bị thiến mất bộ phận sinh dục, trở thành lũ quái vật bất nam bất nữ để phục dịch chuyện ăn-uống-ỉa-đái-ngủ của hắn".

Mỗi chi tiết trong bản thiết kế của chế độ Hoàng đế Trung Quốc đều xuyên suốt một ý tưởng cốt lõi : mỗi một loại hưởng thụ đều được đẩy tới cực đoan, vét cho kỳ hết trí tưởng tượng để lặp đi lặp lại, khoa trương và lãng phí, thậm chí đạt tới cực điểm không thể tăng thêm, không cần thiết nữa, khiến người ta nhàm chán.

Mặc dầu hệ thống đường xá thời xưa vô cùng lạc hậu, việc đi lại của dân chúng cực kỳ khó khăn, thế nhưng mỗi lần Hoàng đế chỉ tay vào một địa điểm mới cần đến trên bản đồ, thì chỉ sau một thời gian ngắn nhất, trên bản đồ đế quốc sẽ xuất hiện một con đường mới dài vài trăm hoặc vài nghìn cây số. Con đường ấy rộng đến 10 mét, cố gắng thẳng băng và được đầm phẳng "nhẵn bóng như sân đập lúa". Con đường ấy chỉ để một mình Hoàng đế đi, "không cho bất cứ ai đi". Trước khi Hoàng đế xuất hành, con đường phải được rẩy nước sạch không một hạt bụi.

Để không làm Hoàng đế chán ngán vì phong cảnh trên đường về vẫn y như phong cảnh trên đường đi, "phải đắp một con đường khác để Hoàng đế đi khi trở về".

Chẳng những sinh thời cực kỳ xa hoa mà khi Hoàng đế chết đi lại còn hao phí rất nhiều sức người sức của để xây lăng mộ, chôn theo vô số Châu báu quý hiếm, thậm chí còn chôn theo cả người sống.

Thế nhưng trong xã hội Trung Quốc, từ tầng lớp sĩ đại phu ở trên, cho tới tầng lớp thường dân ở dưới, tất cả mọi người đều nghĩ rằng những chuyện ấy là hợp tình hợp lý. Thậm chí họ còn cho rằng tận trung với Hoàng đế là điều vinh dự. Hoàng đế muốn giết ai thì cái chết của người đó được gọi là "cái chết vua ban cho", khi nhận lệnh chết, người ấy còn phải tạ ơn Hoàng đế nữa cơ !

Hoàng đế chỉ là đại diện cực đoan của quyền lực, lũ quần thần ở dưới có chút quyền lực cũng muốn phát huy hết mức quyền lực đó. Ta thường thấy một bức tranh thế này : bọn thần tử quỳ gối run lập cập trước Hoàng đế, còn bọn quan phụ mẫu thì cưỡi trên đầu dân chúng tác oai tác phúc !

Song le, Trung Quốc lại là quốc gia xảy ra sự thay đổi vương triều nhiều nhất, thường xuyên nhất trên thế giới.

Người Trung Quốc thách thức quyền lực

Bắt đầu từ câu nói "Chẳng lẽ bọn vương hầu khanh tướng lại cao quý hơn chúng ta ư ?" của Trần Thắng, Ngô Quảng [4], lịch sử Trung Quốc từng trải qua vô số lần "Phất cờ nổi dậy", cuối cùng để lại cho đời sau 4 chữ : "Thành vương bại khấu" [tức Được làm vua, thua làm giặc].

Hãy xem nước Anh : Vương triều Anglo-Saxon của họ kể từ năm 1066 đến nay chưa từng đứt mạch lần nào.

Vì sao [người Trung Quốc] chúng ta khi sùng bái và khi thách thức quyền lực đều cực đoan tới mức ly kỳ cổ quái khó hiểu như vậy ?

Theo tôi, chủ yếu có hai nguyên nhân.

Trước hết, trong nền văn hóa của chúng ta có tồn tại thái độ cực kỳ mâu thuẫn đối với quyền lực.

Tuy Khổng Tử nói "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử" [5], về sau các bậc đại Nho như Chu Hy cũng ra sức đề cao "Tam cương ngũ thường" [6], phàm việc gì trước hết cũng phải "Trung quân".

Thế nhưng Á thánh [7] Mạnh Tử lại khác, ông chu du các nước, đi đến đâu bao giờ cũng tràn trề tình cảm kích động, chẳng kiêng kị gì hết, toàn nói những lời ghê gớm, chẳng hạn "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" [nghĩa là dân là trọng hơn cả, xã tắc đứng đằng sau, vua còn nhẹ hơn] ; "Phản phục chi bất thính tắc dịch vị" [ý nói cho phép phế truất vua hư hỏng, lập người tài đức làm vua] ; "Quân chi thị thần như sĩ giới, tắc thần thị quân như khấu cừu" [Vua coi bề tôi như hòn đất, búi cỏ thì bề tôi coi vua như kẻ thù. Ý nói vua chớ nên coi thường bề tôi].

Về sau Chu Nguyên Chương [8] khi đọc thấy mấy câu kể trên của Mạnh Tử liền biến sắc mặt giận dữ, quát : "Lão này mà còn sống đến bây giờ thì không thể không đem ra chém" [9].

Dĩ nhiên, người ghê gớm nhất vẫn là Mặc Tử, ông nói : Cho nên chọn người có tài đức trong thiên hạ, lập người ấy làm Thiên Tử... Sau đó khi thấy người ấy chưa đủ sức thì lại chọn những người có tài đức khác lập thành Tam Công... (Khi lãnh thổ thiên hạ mở rộng mà những người đó không thể hiểu biết được các dân tộc ở xa thì phải chia thiên hạ ra làm nhiều nước, rồi lập vua cho các nước chư hầu. Nếu lại cho rằng họ chưa đủ mạnh, thì) trong mỗi nước chư hầu chọn lấy một số người tài đức, lập họ làm người đứng đầu về hành chính [10].

Như vậy nghĩa là hai nghìn năm trước, người Trung Quốc đã công nhiên đòi bầu cử !

Hơn nữa, loại "Lời lẽ kịch liệt" ấy cũng nhiều lần xuất hiện trong lịch sử văn học Trung Quốc.

Trong "Tây du ký", Tôn Ngộ Không nói : "Người ta thường nói : ‘Thay nhau mà làm Hoàng đế, sang năm đến lượt nhà tôi làm, phải bảo hắn dọn đi, để Thiên cung lại cho ta là xong" [đoạn tiếp sau là : Nếu mà không nhường cho ta thì ta nhất định phá rối, mãi mãi không được yên ổn].

Lý Quỳ trong "Truyện Thủy Hử" cũng suốt ngày léo nhéo : "Đánh đến Đông Kinh, chiếm lấy ngai vàng để cho ông anh Tống Giang của ta ngồi !"

Cụ Chủ tịch Mao cũng nói : "Nguyên lý chủ nghĩa Mác có trăm nghìn điều, nói cho đến cùng là một câu –– Làm phản là có lý !".

Trong nền văn hóa của chúng ta, dù là sùng bái quyền lực hay là thách thức quyền lực, đều cực đoan như thế cả.

Nhật Bản và Hàn Quốc kế thừa văn hóa Trung Quốc và đạo Khổng Mạnh cũng đều như vậy.

Trong thời gian ngót hai chục năm nay, trừ hai ông Junichiro Koizumi và Shinzo Abe ra, rất ít các vị Thủ tướng nước Nhật có thể làm tròn nhiệm kỳ hai năm ; thậm chí rất nhiều người chỉ làm được vài tháng, ngồi ghế chưa nóng đít đã bị hạ bệ.

Dĩ nhiên thê thảm nhất là Hàn Quốc. Chuyện về các vị Tổng thống Hàn Quốc là một bộ sử viết bằng máu và nước mắt. Thế nhưng tại Triều Tiên –– nước đối diện với Hàn Quốc, thì chuyện người lãnh đạo của họ lại là một "Bài tụng ca người anh hùng" !

Ngoài ra còn có một nguyên nhân trực tiếp hơn : sự cực đoan sùng bái quyền lực dẫn đến sự cực độ phình to quyền lực mà không bị ràng buộc. Quyền lực như thế sẽ tất nhiên sinh ra sự suy đồi cực độ. Chúng ta thấy thời kỳ cuối của các triều đại trong lịch sử đều suy đồi tới mức không chịu nổi, dân chúng không còn đường sống, người chết đói đầy đường, biết bao màn kịch bi thảm lần lượt diễn ra trên đất Trung Quốc.

"Ngày mồng 6 tháng Tư, cha của Chu Trọng Bát chết đói. Mồng 9, anh cả chết đói. Ngày 12, con trưởng của anh cả chết đói. Ngày 22, mẹ chết đói...".

Khi mọi người không có mảnh đất cắm dùi, không còn lối thoát nữa thì tự nhiên người ta vùng lên chống lại quyền lực.

Bởi vậy, cực đoan sùng bái quyền lực tất nhiên sẽ dẫn tới cực đoan thách thức quyền lực.

Thế nhưng sự thách thức quyền lực sẽ có thể như thế nào ?

Mỗi lần dấy binh tạo phản đều làm vô số người thương vong. Cuộc nội chiến quy mô lớn nhất trong lịch sử thế giới –– Phong trào Thái bình Thiên quốc [11] trực tiếp dẫn đến hậu quả làm cho số dân Trung Quốc giảm đi 100 triệu người !

Cứ cho là tạo phản thành công thì cuối cùng cũng chỉ là thay kẻ làm Hoàng đế mà thôi, còn lại vẫn tiếp tục đi lên cái vòng tuần hoán ác tính : sùng bái – suy đồi – thách thức – sùng bái.

Song le, chuyện đáng buồn là ở chỗ cho dù cực đoan sùng bái quyền lực hay là thách thức quyền lực một cách không kiêng dè gì hết, cuối cùng đều dẫn tới kết quả "Thắng hoặc thua, dân chúng đều khổ !".

Nếu chúng ta không thể bỏ được tâm trạng cực đoan như vậy đối với quyền lực thì nhân dân sẽ mãi mãi khổ sở.

Ai nấy đều nói Tô tem của người Trung Quốc là con rồng, mà rồng là một sinh vật căn bản không tồn tại. Nó chỉ là một thứ tượng trưng. Tượng trưng cho cái gì vậy ? Câu trả lời là quyền lực !

Chúng ta phải phá bỏ sự sùng bái đối với con rồng ấy. Trước hết phải nhốt nó vào trong cái cũi của chế độ ! Sao cho nó không thể lại muốn gì làm nấy, hô phong hoán vũ, mặc sức thể hiện tài thần thông quảng đại.

Điều quan trọng hơn là chúng ta phải lôi con rồng ấy ra khỏi điện thờ trong lòng người Trung Quốc.

Tôi nghĩ rằng sẽ có một ngày chúng ta có thể thực sự vứt bỏ được sự sùng bái quyền lực, có thể nhìn nhận quyền lực một cách khách quan và có lý trí. Chỉ khi ấy chúng ta mới có dân chủ đích thực.

Trần Chính Cẩm (Trung Quốc)

Nguyên tác : 谈国人对权力崇拜与挑战 (Một cuộc nói chuyện ngắn gọn về Người Trung Quốc sùng bái và thách thức quyền lực), 06/08/2018

Nguyễn Hải Hoành biên dịch và ghi chú

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 28/06/2021

————

[1] Trần Chính Cẩm (陈政锦), s. 1991, nghiên cứu sinh thc sĩ chuyên ngành Tâm lý hc ng dng ti Hc vin Chính tr thuc Đại hc Quc phòng Trung Quốc.

[2] Mã Anh Cửu, Tổng thống Đài Loan thời gian 2008/2016 ; năm 2018 bị Toà án Tối cao kết án 4 tháng tù vì tội làm lộ an ninh quốc gia. Lý Đăng Huy (nhiệm kỳ 1996/2000), Trần Thủy Biển (nhiệm kỳ 2000/2008), Mã Anh Cửu đều là Tổng thống dân bầu, làm việc hết nhiệm kỳ.

[3] Cân Trung Quốc bằng nửa kg.

[4] Trần Thắng, Ngô Quảng là hai thủ lĩnh dẫn đầu phong trào khởi nghĩa chống lại sự cai trị tàn bạo của triều đình Tần Nhị Thế, bắt đầu từ năm 209 TCN. Được nhiều nơi hưởng ứng, Trần Thắng chiếm được quận Trần và xưng vua, định quốc hiệu là "Trương Sở". Đây là chính quyền do nông dân xây dựng đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, nhưng chỉ tồn tại được 6 tháng, cho tới khi nhà Tần diệt được Trần Thắng.

[5] Nghĩa là vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con ; ý nói từ vua đến dân, ai nấy đều phải hành xử đúng với danh phận của mình, như vậy quốc gia mới thịnh trị.

[6] Tam cương chỉ ba mối quan hệ trật tự trên-dưới : vua-tôi, cha-con, chồng-vợ. Ngũ thường chỉ năm đạo đức con người phải thường xuyên làm theo : Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

[7] Á Thánh là tên tôn xưng Mạnh Tử, đồng thời là từ chỉ người có tài năng gần bằng với người trước đã được coi là tài thánh (Khổng Tử).

[8] Chu Nguyên Chương tức Minh Thái Tổ, là Hoàng đế đầu tiên của vương triều nhà Minh (1368 – 1644), một trong những Hoàng đế vĩ đại nhưng cũng tàn ác nhất lịch sử Trung Quốc.

[9] "Sử thử lão tại kim nhật, ninh đắc miễn hô ?"

[10] "Cố tuyển thiên hạ chi hiền giả, lập dĩ vi Thiên Tử… Hựu tuyển thiên hạ chi hiền giả, trí lập chi dĩ vi Tam Công… Hựu tuyển trạch kỳ quốc chi hiền giả, trí lập chi dĩ vi Chính Trưởng".

[11] Thái bình Thiên quốc : cuộc chiến tranh cách mạng của nông dân Trung Quốc chống lại sự cai trị của triều đình nhà Thanh và sự xâm lược của đế quốc nước ngoài, khởi sự năm 1851 tại Quảng Tây, do Hồng Tú Toàn lãnh đạo. Năm 1853 định đô tại Thiên Kinh (Nam Kinh), năm 1864 thất bại. Một số nhà lãnh đạo phong trào này từng cố gắng học hỏi văn minh phương Tây, tìm con đường chống phong kiến chống đế quốc, giành độc lập và xây dựng Trung Quốc giàu mạnh.

Published in Diễn đàn

Đối tượng giúp 52 người Trung Quc nhp cnh trái phép Vĩnh Phúc khai gì

C. Lê, Giadinhnet, 0505/2021

Vì li ích kinh tế, Hnh đã lén lút đón 52 người Trung Quc nhp cnh trái phép vào Vit Nam ri hướng dn h ti lưu trú ti nhng căn nhà đã thuê sn thành phố Vĩnh Yên, tnh Vĩnh Phúc.

phongtrao1

Đối tượng Hnh (áo vàng) ti Cơ quan điều tra. nh : Công an

Liên quan đến đường dây đưa 52 người Trung Quc nhp cnh trái phép vào Vit Nam, Cơ quan Cảnh sát điều tra điu tra Công an tnh Vĩnh Phúđã khi t b can, bt tm giam Nguyn Th Hng Hnh (SN 1985, trú phường Liên Bo, thành phố Vĩnh Yên, tnh Vĩnh Phúc) v ti "T chc cho người khác li Vit Nam trái phép" theo điu 348 B lut hình s.

Theo kết qu điu tra bước đầu, Công an tnh Vĩnh Phúc xác định trong khong thi gian t đầu tháng 4 ti nay, đối tượng Nguyn Th Hng Hnh đã thuê 5 căn nhà trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên vi giá t 15 - 18 triu đồng/tháng.

Ti Cơ quan Công an Hnh khai nhn, trong thi gian đi xut khu lao động ti Trung Quc (t 2009-2012), Hnh có quen mt người dân bn địa. Ti tháng 4/2021, người này liên h vi Hnh qua mng xã hi đặt vn đề nh thuê nhà cho người t Trung Quc sang . T ngày 22/4 đến ngày 2/5, người này liên lc vi Hnh để đón nhng người Trung Quc nhp cnh trái phép đến tr. Hnh hướng dn ch đường cho nhóm người Trung Quc đến các địa đim đã chun b sn để lưu trú theo giá tha thun t trước.

Do biết rõ nhóm người Trung Quc nhp cnh trái phép nên Hnh không thc hin đăng ký tm trú. Nhm qua mt cơ quan chc năng, Hnh dn dò nhng người Trung Quc không ra khi nhà tr, bn thân Hnh trc tiếp cung cp thc phm và các nhu yếu phm sinh hot hàng ngày, qua đó Hnh cũng kiếm li.

Trước đó, vào đêm 3/5, 39 người Trung Quc nhp cnh trái phép b phát hin khi cư trú ti các phường Khai Quang và Liên Bo (thuc thành phố Vĩnh Yên). Ti sáng hôm sau (4/5), cơ quan chc năng tiếp tc phát hin thêm 13 người Trung Quc khác ti phường Liên Bo.

C.Lê

*******************

Người Trung Quốc tiếp tục trốn sang Việt Nam vào mùa dịch Covid-19

RFA, 04/05/2021

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam vào đầu năm 2020 đến nay, cơ quan chức năng nước này liên tục phát hiện nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép từ các nước láng giềng. Theo truyền thông trong nước, những người này chủ yếu là người Trung Quốc ‘nhập cảnh bất hợp pháp, trốn cách ly’ bằng đường bộ qua các tỉnh giáp biên giới, nhiều nhất là biên giới phía bắc.

phongtrao2

Những người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị phát hiện. Courtesy Ministry of Public Security

Mới nhất là vào ngày 3/5, công an đã bắt giữ 52 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và cư trú bất hợp pháp tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngay trong ngày 4/5, công an tỉnh Vĩnh Phúc đã bắt và khởi tố bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh về tội tổ chức môi giới cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam trái phép. Còn 52 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép được đưa đi cách ly chờ trục xuất.

Trước đó, vào ngày 2/5, công an Hà Nội đã phát hiện 46 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, thuê phòng ở chung cư thuộc quận Nam Từ Liêm. Cùng ngày, Công an quận Cầu Giấy cũng phát hiện 4 trường hợp người Trung Quốc nhập cảnh trái phép lưu trú tại phường Trung Hòa.

Thiếu tướng Tô Ân Xô – Chánh Văn phòng Bộ Công an cho báo chí nhà nước biết, các đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam vì một số nguyên nhân như, tìm việc ở một số địa phương Việt Nam, đi du lịch và theo ông Xô đa số vào Việt Nam để sang Campuchia đánh bài.

Tin cho biết, sau khi những người Trung Quốc nhập cảnh trái phép hết thời hạn cách ly tập trung, Phòng quản lý xuất nhập cảnh tỉnh thành phố sẽ tiến hành trao trả những người Trung Quốc này cho phía biên phòng Trung Quốc.

Mới nhất là vào ngày 15/4/2021, lãnh đạo Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Hải Dương cho báo chí biết vừa phối hợp với lực lượng chức năng tại Lạng Sơn bàn giao 6 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam cho phía Trung Quốc tiếp quản.

Liệu việc xử lý như vậy có đủ sức răn đe trong bối cảnh nguy cơ bùng phát lan rộng dịch Covid-19 tại Việt Nam ? Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, khi trả lời RFA hôm 4/5 từ Hà Nội cho biết ý kiến của mình :

"Đối với người các nước nhập cảnh vào cũng cần có hình thức xử phạt để mang tính răn đe, người tiếp theo không còn làm hành vi đó nữa. Kể cả việc xử phạt tù trong một phạm vi nhất định, trong một khung pháp luật nhất định, thì cũng là cần thiết để đảm bảo tính an ninh trước tình hình Covid có thể nặng như kiểu ở Ấn Độ, có thể là thảm họa quốc gia".

Tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương diễn ra vào ngày 29/12/2020, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, trong năm 2020 có khoảng 14.000 người Việt Nam xuất, nhập cảnh bất hợp pháp. Còn theo Thiếu tướng Tô Ân Xô – Chánh Văn phòng Bộ Công an, hiện có 27/63 tỉnh thành của Việt Nam có người Trung Quốc nhập cảnh trái phép.

Để tìm hiểu thêm về mặt pháp luật, RFA hôm 4/5 liên lạc Luật sư Đặng Đình Mạnh, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, và được ông giải thích về vấn đề này :

"Hiện tại, luật pháp Việt Nam chế tài đối với người có hành vi tổ chức, môi giới xuất nhập cảnh trái phép rất nghiêm khắc. Hình phạt cao nhất có thể lên đến 15 năm tù và phạt tiền đến 50 triệu đồng (điều 348 Bộ luật Hình sự). Thế nhưng, với hành vi nhập cảnh trái phép thì sự chế tài lại khá nhẹ nhàng. Hình phạt cao nhất chỉ đến 3 năm tù hoặc phạt tiền 50 triệu đồng mà thôi (điều 347 Bộ luật Hình sự).

Trong khá nhiều trường hợp xử lý người nhập cảnh trái phép, thì chính quyền thường chọn hình thức chế tài bằng phạt tiền rồi trục xuất. Rõ ràng, với cách thức chế tài như vậy không đủ sức răn đe đối với người có ý định nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong hoàn cảnh dịch cúm Covid-19 đang lan mạnh ở các nước có chung đường biên giới với Việt Nam.

Thế nên, với hành vi phạm pháp luật này, tôi nghĩ đã đến lúc chính quyền phải có cách thức xử lý "mạnh tay" hơn để bảo đảm có đủ sức răn đe. Mặt khác, để bảo vệ hữu hiệu sức khỏe người dân trong nước".

Chưa kể số người Trung Quốc nhập cảnh trái phép mà công an Việt Nam chưa phát hiện, tình trạng người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và bỏ trốn tại khu cách ly vào khi Việt Nam đang ghi nhận nhiều ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng khiến việc kiểm soát dịch gặp nhiều khó khăn. Nhiều địa phương khác như Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 3/5 cũng đã thông báo truy tìm những người Trung Quốc bỏ trốn khỏi khu cách ly.

Ông Trần Bang, một người bất đồng chính kiến khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, liên quan vấn đề này tỏ vẻ nghi ngờ việc người Trung Quốc nhập cảnh trái phép sẽ bị xử phạt nặng để răn đe :

"Có khởi tố hay không thì mình cũng chịu, cái đấy là do chủ quan của nhà nước cộng sản Việt Nam, và mối quan hệ với cộng sản Trung Quốc. Như trước đây có vụ bắt mấy chục người Trung Quốc ở Hải Phòng, thì họ lại trả về Trung Quốc, các vụ khác cũng vậy... Không có mấy khi mà họ xét xử hay truy tố tại Việt Nam".

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp vào năm 2020, nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 2/8/2020 có đưa ra yêu cầu khởi tố tất cả trường hợp nhập cảnh và lưu trú trái phép tại Việt Nam. Dẫn ý kiến của các chuyên gia về khả năng đợt bùng phát dịch khi đó do yếu tố lây nhiễm từ bên ngoài Việt Nam, ông Phúc yêu cầu các Bộ Y tế, Quốc phòng, Công an... và các địa phương tăng cường quản lý khu vực biên giới, quản lý chặt chẽ việc nhập cảnh trái phép qua các đường mòn, lối mở.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia pháp luật khi đó cho rằng, yêu cầu này của ông Phúc vừa đúng lại vừa sai. Đúng vì yêu cầu này là hết sức cần thiết, nhất là trong giai đoạn bùng phát lại dịch Covid-19 như khi đó. Nhưng ở góc độ pháp lý, yêu cầu này sai về thẩm quyền và mức độ xử lý. Bởi lẽ, Thủ tướng, người đứng đầu các cơ quan hành pháp không có thẩm quyền yêu cầu xử lý hình sự, vì thẩm quyền xử lý hình sự thuộc về các cơ quan tư pháp mà cụ thể là các cơ quan tiến hành tố tụng như cảnh sát điều tra, viện kiểm sát và tòa án...

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho biết thêm ý kiến của mình :

"Cách xử lý đối với người trong nước và người nước ngoài nhập cảnh trái phép thì nên được xem xét thật chi tiết tại Quốc hội. Và Quốc hội có thể ban hành một Nghị quyết để xử lý các trường hợp này cho bảo đảm tính thống nhất. Chứ hiện nay thì căn cứ pháp lý để xử lý thì vẫn cứ vận dụng vào góc này góc kia của luật này luật khác, nên cách xử lý vẫn chưa được tốt. Người Trung Quốc thì từ phía bắc, còn hiện nay việc bùng nổ Covid tại Lào và Campuchia... nhất là tình trạng nhập cảnh trái phép giữa Campuchia với phần phía nam của Việt Nam... thì theo tôi là nguy cơ Covid bùng phát ở Việt Nam, có thể mang lại hậu quả khó kiểm soát hơn".

Do đó, Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng, Quốc hội cần ra một Nghị quyết riêng về vấn đề này, nhưng không chỉ đối với người Trung Quốc hay nhập cảnh trái phép với nhóm lớn, mà Quốc hội còn phải nhắm đến nguy cơ dịch bệnh đối với người Việt và người Campuchia nhập cảnh trái phép. Đây là vấn đề theo Giáo sư Đặng Hùng Võ là cấp bách cần xem xét xử lý.

Published in Việt Nam

Việt Nam trao trả hai người tổ chức đưa người vượt biên cho công an Trung Quốc (RFA, 06/08/2020)

Chiều ngày 5/08/2020, công an tỉnh Lào Cai trao trả 2 đối tượng mang quốc tịch Trung Quốc tổ chức đưa người vượt biên sang Việt Nam về lại Trung Quốc. Báo trong nước loan tin hôm 6/8.

nhap01

Công an tỉnh Lào Cai trao trả 2 đối tượng tổ chức đưa người vượt biên sang Việt Nam về lại Trung Quốc. Photo : phapluat.vn

Theo đó, ngày 2/8, công an tỉnh Lào Cai nhận được công văn trao đổi của Cục Công an huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, Vân Nam, Trung Quốc về việc đề nghị bắt giữ 8 đối tượng người Trung Quốc, trong đó có 2 đối tượng có hành vi tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài trái phép tên Đàm Kiến Bình và Nguyễn Văn Bảo.

Đến ngày 4/8 công an Lào Cai bắt giữ 2 đối tượng này tại khách sạn Quốc tế Aristo Lào Cai. Cả hai đối tượng là người dân tộc Hán và đăng ký thường trú tại thành phố Mông Tự, châu Hồng Hà, Vân Nam, Trung Quốc.

Liên quan việc người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, chiều ngày 5/8, công an thành phố Bắc Ninh lại phát hiện 20 người Trung Quốc tại khách sạn Yoyo HD, thành phố Bắc Ninh. Cả 20 người này đều không xuất trình được giấy tờ cấp phép nhập cảnh của cơ quan có thẩm quyền.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 2/8, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND các tỉnh, thành tăng cường quản lý khu vực biên giới, quản lý chặt chẽ việc nhập cảnh trái phép qua các đường mòn, lối mở. Ông Phúc cũng đồng thời yêu cầu khởi tố tất cả trường hợp nhập cảnh và lưu trú trái phép, đặc biệt với các đường dây tổ chức đưa người nước ngoài vào Việt Nam.

*******************

Liệu yêu cầu khởi tố người Trung Quốc nhập cảnh trái phép có thể thực thi ? (RFA, 04/08/2020)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 2/8 yêu cầu khởi tố tất cả trường hợp nhập cảnh và lưu trú trái phép tại Việt Nam. Ông Nguyễn Xuân Phúc đưa ra chỉ đạo vừa nêu tại cuộc họp Thường trực chính phủ chiều ngày 2/8/2020, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

nhap02

Những người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị phát hiện. Courtesy Ministry of Public Security

Dẫn ý kiến của các chuyên gia về khả năng đợt bùng phát dịch lần 2 này do yếu tố lây nhiễm từ bên ngoài Việt Nam, ông Phúc yêu cầu các Bộ Y tế, Quốc phòng, Công an... và các địa phương tăng cường quản lý khu vực biên giới, quản lý chặt chẽ việc nhập cảnh trái phép qua các đường mòn, lối mở.

Liệu có thể khởi tố người Trung Quốc nhập cảnh trái phép?

Từ Sài Gòn, Luật sư Đặng Đình Mạnh, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn hôm 4/8/2020, liên quan chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhận định:

"Hiện nay, một số địa phương phát hiện có nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép qua đường tiểu ngạch và đường biển ở các tỉnh biên giới phía Bắc và phía Nam để vào lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, Thủ tướng đã yêu cầu khởi tố tất cả trường hợp nhập cảnh và lưu trú trái phép.Tôi cho rằng yêu cầu này vừa đúng lại vừa sai. Đúng vì yêu cầu này là hết sức cần thiết, nhất là trong giai đoạn bùng phát lại dịch Covid 19 như hiện nay. Nhưng ở góc độ pháp lý, yêu cầu này sai về thẩm quyền và mức độ xử lý.

Bởi lẽ, thủ tướng, người đứng đầu các cơ quan hành pháp không có thẩm quyền yêu cầu xử lý hình sự, vì thẩm quyền xử lý hình sự thuộc về các cơ quan tư pháp mà cụ thể là các cơ quan tiến hành tố tụng như cảnh sát điều tra, viện kiểm sát và tòa án".

Yêu cầu này vừa đúng lại vừa sai. Đúng vì yêu cầu này là hết sức cần thiết, nhất là trong giai đoạn bùng phát lại dịch Covid 19 như hiện nay. Nhưng ở góc độ pháp lý, yêu cầu này sai về thẩm quyền và mức độ xử lý.
-LS. Đặng Đình Mạnh

Thời gian gần đây, Việt Nam liên tục phát hiện nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép từ các nước láng giềng. Theo truyền thông trong nước, chủ yếu là người Trung Quốc ‘nhập cảnh bất hợp pháp, trốn cách ly’ bằng đường bộ qua các tỉnh giáp biên giới, nhiều nhất là biên giới phía bắc.

Thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng Bộ Công an, khi phát biểu tại buổi họp báo chính phủ thường kỳ vào chiều tối 3/8/2020 cho biết, hiện có 27/63 tỉnh thành của Việt Nam có người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, với tổng số là 504 người, tính từ đầu năm 2020 đến nay. Đơn cử như : An Giang có 4 trường hợp, Bắc Ninh có 35, Đà Nẵng có 78, thành phố Hồ Chí Minh là 12 người, Lai Châu có 36, Lạng Sơn có 29 người, Quảng Ninh 126 và Tây Ninh là 32.

Thông tin này được công bố vào thời điểm Việt Nam bùng phát đợt dịch Covid-19 lần hai, khiến nhiều người đặt câu hỏi về khả năng virus theo chân những người Trung Quốc nhập cảnh bất hợp pháp, không qua kiểm soát dịch tễ.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, hôm 4/8/2020, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam, nói:

"Nghị định 167 ban hành năm 2013, trong đó quy định những hành vi giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài hoặc vào và ở lại Việt Nam, kể cả bản thân người nhập cảnh trái phép qua đường biên giới, thì sẽ bị phạt hành chính từ 15 triệu đến 40 triệu đồng. Nếu người vi phạm là người nước ngoài, tùy theo mức độ có thể bị xử phạt và trục xuất ra khỏi Việt Nam. Xin nói thêm về mặt hình sự tại Việt Nam, thì mức cao nhất có thể bị phạt 15 năm tù giam... theo quy định của điều 348 Bộ luật hình sự 2015. Ngoài ra nếu hành vi này dẫn đến lây lan dịch bệnh như viêm đường hô hấp cấp Covid-19, thì người này có thể bị xử lý hình sự theo điều 240, với mức phạt tù từ 1 đếm 5 năm. Nếu đó là người nước ngoài, thì theo quy định của Việt Nam là sẽ dẫn độ".

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Luật hình sự Việt Nam quy định những công dân Việt Nam và nước ngoài, sống trên lãnh thổ Việt Nam mà vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý theo Bộ luật hình sự quy định. Luật sư Hậu nêu ví dụ như trước đây Việt Nam cũng đã từng xử lý người nước ngoài vi phạm pháp luật của Việt Nam, và đã dẫn độ để nước đó xử lý tiếp. Theo ông, đối với người Trung Quốc cũng sẽ tương tự như vậy.

Hôm 4/8/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tuyên phạt tổng cộng 25 năm tù giam với 6 bị can về tội "tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép". Sáu bị can đã móc nối với các đối tượng người nước ngoài không rõ lai lịch, trong các ngày 9 và 10/6, đã 2 lần tổ chức cho 6 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và đã bị Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh bắt giữ.

Tin cho biết những người Trung Quốc nhập cảnh trái phép đã được chuyển đến cơ sở cách ly, để xét nghiệm phòng chống Covid-19. Tuy nhiên, tin không cho biết những người Trung Quốc nhập cảnh trái phép đợt này có bị truy tố hay không ?

Luật sư Đặng Đình Mạnh, giải thích với Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này :

"Tham chiếu theo Bộ luật Hình sự hiện hành (điều 347), thì việc khởi tố hình sự đối với hành vi nhập cảnh trái phép vào lãnh thổ Việt Nam không có giấy phép theo quy định của pháp luật chỉ đặt ra khi mà người vi phạm đã từng bị xử lý phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm mà thôi. Chứ không phải trường hợp nào vi phạm thì cũng đều có thể khởi tố hình sự ngay được.

Tham khảo thêm, chỉ đối với hành vi tổ chức, môi giới cho nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì sẽ bị xem xét khởi tố ngay theo quy định Bộ luật Hình sự (điều 348). Hình phạt nhẹ nhất là 1 năm tù và mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 15 năm tù".

Còn Nhà hoạt động Trần Bang, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, hôm 4/8/2020, liên quan vấn đề này tỏ vẻ nghi ngờ việc người Trung Quốc nhập cảnh trái phép sẽ bị truy tố:

"Có khởi tố hay không thì mình cũng chịu, cái đấy là do chủ quan của nhà nước cộng sản Việt Nam, và mối quan hệ với cộng sản Trung Quốc. Như trước đây có vụ bắt mấy chục người Trung Quốc ở Hải Phòng, thì họ lại trả về Trung Quốc, các vụ khác cũng vậy... Không có mấy khi mà họ xét xử hay truy tố tại Việt Nam, cho nên đợt này có xét xử hay không thì cũng không thể đoán".

Người Trung Quốc nhập cảnh trái phép để làm gì ?

Vì sao ngày càng nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam ? Họ vào Việt Nam với mục đích gì?

Theo Thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng Bộ Công an, các đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam vì một số nguyên nhân như, tìm việc ở một số địa phương Việt Nam, đi du lịch và theo ông Xô đa số vào Việt Nam để sang Campuchia đánh bài, bởi Campuchia đã mở lại các sòng bài (!?).

Cũng trong ngày 4/8/2020, trước lo lắng của cử tri việc người nhập cảnh trái phép vào Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng đông, sẽ rất nguy hiểm nếu mang theo mầm bệnh... cũng như thắc mắc vì sao nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào thành phố và đề nghị thành phố phải có biện pháp mạnh. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết có nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, Thành phố Hồ Chí Minh có đông người Hoa sinh sống, có mối quan hệ nhân thân và làm ăn với người Trung Quốc. Thứ hai, Việt Nam được đánh giá an toàn trong phòng chống dịch, trong khi Trung Quốc đang thiên tai, dịch bệnh, nên không tránh khỏi người Trung Quốc nhập cảnh sang để cư trú, tìm việc...

Nhà hoạt động Trần Bang, cho biết thêm :

"Ngay từ tháng 7, khi bắt đầu có hiện tượng người Trung Quốc vào Việt Nam, bị dân phát hiện thì tôi cũng đã cảnh báo đây có thể là một trong những nguồn gieo rắc virus Vũ Hán. Lúc đấy đợt dịch thứ 2 chưa bùng lên, tôi đã cảnh báo thế giới đang đối mặt cuộc chiến tranh siêu vi trùng, xuất phát từ Vũ Hán Trung Quốc. Chúng ta có thể hiểu ngầm, trong cuộc chiến tranh không tuyên chiến, mà để người Trung Quốc vào Việt Nam quá dễ dàng như vậy. Mà dân là người phát hiện ra, trong khi bao nhiêu lực lượng an ninh, biên phòng, công an, chưa kể lực lượng 750 ngàn dân phòng... Việt Nam nuôi lượng an ninh quá đông, mà để cho họ vào như chỗ không người, quá chủ quan".

Cũng tại buổi họp báo chính phủ thường kỳ vào chiều tối 3/8/2020, trước câu hỏi của truyền thông về việc xử lý vấn đề này, Thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết thêm, từ tháng 6 đến nay, công an và biên phòng phát hiện 21 vụ việc, với 177 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Theo ông, Việt Nam đã khởi tố 5 vụ với 19 đối tượng người Việt Nam và người Trung Quốc về hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép. Tuy nhiên ông không nói thêm chi tiết về việc này.

**********************

Việt Nam phát hiện 504 người Trung Quc nhập cnh trái phép, buộc phi siết biên gii (VOA, 04/08/2020)

Bộ Công an Việt Nam loan báo đã phát hiện 504 người Trung Quc nhập cảnh trái phép trong mùa dịch buộc nhà chức trách phải "quyết liệt" siết chặt biên gii.

nhap03

Mt s người Trung Quc nhp cnh vào Thành phố H Chí Minh trái phép được đưa đi cách ly. Photo CAND.

Chiu 3/8, Thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng, người phát ngôn B Công an cho biết từ đầu năm đến nay có 504 người Trung Quc nhp cnh trái phép vào 27 tnh, thành Vit Nam, nhiều nhất là tại Quảng Ninh vi 126 người, Đà Nẵng vi 78 người, Bc Ninh 35 người, Thành phố Hồ Chí Minh 12 người theo trang VietnamNet.

"S dĩ có tình trng này là do Trung Quc b thiên tai liên tc, li thêm dch bnh bùng phát, trong khi ta li tuyên truyn Vit Nam là đim đến an toàn. Người Trung Quc nhp cnh Vit Nam mt là đi tìm vic, hai là đi du lch, ba là mượn đường đ qua Campuchia đánh bc", ông Xô nói.

Truyền thông Việt Nam dẫn li ông Xô cho biết thêm rằng từ tháng 6 đến nay, cơ quan công an, biên phòng các đa phương đã phát hin 21 v vi 177 người Trung Quc nhp cnh trái phép, khi t 5 v vi 19 đi tượng

Tuy nhiên, đài VTV cho biết con số người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, phần ln là người Trung Quc, là hàng ngàn người.

Hôm 4/8, trong phóng sự "Siết nhập cảnh trái phép trong mùa dịch", đài truyền hình VTV đưa tin : "Trong lúc dch Covid-19 có nguy cơ bùng phát tr li. C nước đã phát hin hàng ngàn trường hp nhp cnh trái phép, ch yếu là người Trung Quc".

Đài VTV trích số liệu của Lực lượng Biên phòng cho biết chỉ riêng trong tháng 7/2020 có đến 2.735 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, phần ln là người Trung Quc.

Đài này dẫn li Đại tá Bùi Văn Lua, Cục trưởng Cục Phòng chng Ma túy Tội phạm, Bộ Tư lệnh Biên phòng, thừa nhận rằng lực lượng biên phòng còn "quá mỏng, một cán bộ phải gác 3-4 km đường biên" là một thách thức hiện nay.

Đáng lưu ý là Đà Nẵng và Quảng Nam, tâm dịch Covid-19 của Việt Nam hiện nay, là điểm đến của hàng chục người Trung Quc nhập cảnh trái phép trong tháng 7, các trang báo Việt Nam cho biết.

Hôm 3/8, VnExpress cho biết tổng cộng có đến 114 trường hợp người nước ngoài, phần ln là người Trung Quc nhập cảnh trái phép vào Thành phố Hồ Chí Minh trong thi gian vừa qua. Trong đó có bắt giữ một người Trung Quc "có du hiu đưa khong 20 người Trung Quc nhp cnh trái phép t Đà Nng vào Thành phố Hồ Chí Minh".

Gần nhất, hôm 31/7, Công an qun Bình Tân phát hin 28 người Trung Quc vượt biên vào Thành phố Hồ Chí Minh ; ngày 30/7, công an qun Tân Phú tm gi 11 người ; ngày 29/7, quận Bình Thạnh phát hin 11 người Trung Quc nhập cảnh trái phép.

Theo luật định, các hình thức xử lý người nước ngoài nhập cảnh trái phép tại Việt Nam là pht tin, trc xut, hoc x tù cho người tái phạm, hoặc dẫn độ đối vi người có hành vi phm ti theo điều ước tương trợ pháp lý.

**********************

6 thanh niên lĩnh 25 năm tù vì tổ chức đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép (RFA, 04/08/2020)

Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh ngày 4/8 đã tuyên phạt 25 năm tù giam với 6 bị can về tội "tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép".

nhap04

Các đối tượng tổ chức đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Ben Ngô & xuất cảnh sang Campuchia bị công an bắt giữ (Ảnh minh họa) Courtesy of State Media - RFA edited

Truyền thông quốc nội loan tin này vào cùng ngày.

Theo Vietnamplus, 6 đối tượng trong độ tuổi từ 18 đến 25 bị tuyên phạt tù gồm Voòng A Sủi 6 năm tù giam ; Voòng A Hây 6 năm tù giam ; Lỷ A Tằng 5 năm tù giam ; Phùn Quay Phóng 4 năm tù giam ; Nình Văn Xuân 2 năm tù giam và Phùn Văn Dũng 2 năm tù giam.

Tại phiên tòa nhóm này thừa nhận đã móc nối với các đối tượng người nước ngoài không rõ lai lịch để đưa những người nhập cảnh trái phép vào Móng Cái.

Cụ thể trong các ngày 9 và 10/6, nhóm này đã 2 lần tổ chức cho 6 người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và đã bị Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh bắt giữ. Trong đó, Voòng A Sủi là người cầm đầu chỉ đạo ; 5 người còn lại giúp sức đắc lực cho Sủi. Mỗi vụ trót lọt, nhóm của Sủi thu hơn 13 triệu đồng/người.

Những người nhập cảnh trái phép sẽ di chuyển bằng bè xốp vượt sông qua biên giới, sau đó được cái đối tượng dùng xe máy đưa về trung tâm thành phố và vào nội địa Việt Nam.

Cũng trong ngày 4/8, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đã phê chuẩn lệnh bắt giữ Lưu Văn Ba, 30 tuổi trú tại huyện Lục Nam để điều tra về hành vi "Tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép" theo quy định tại Điều 348 Bộ luật hình sự.

Công an Bắc Giang đã phát hiện Ba nhận tiền của 5 người Trung Quốc (Trung Quốc) rồi đón họ từ Lào Cai về Bắc Giang thuê nhà nghỉ Đức Duy lưu trú trái phép.

Hiện 5 người Trung Quốc đã được chuyển đến cơ sở cách ly của huyện để xét nghiệm phòng chống Covid-19.

Ở một diễn biến khác diễn ra cùng ngày, Công an Tây Ninh đã khởi tố, bắt giam 4 tháng đối với Trần Văn Hậu, Hồ Văn Thãnh (tức Cọp), Trương Ngọc Danh (tức Út De), Lê Văn Qui (tức Duối) và Cao Văn Phùng (tức Khuốt) đều ngụ huyện Bến Cầu, để điều tra về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.

Tại cơ quan điều tra, nhóm này khai ngoài đưa 4 người Trung Quốc trú tại huyện Hóc Môn và Quận Bình Thạnh qua biên giới sang Campuchia thì trước đó cũng tổ chức cho 5 người khác xuất cảnh qua Campuchia thu lợi 35 triệu đồng.

********************

Th tướng Phúc yêu cu khi t các trường hp nhp cnh trái phép 'VOA, 03/08/2020)

Th tướng Nguyn Xuân Phúc hôm 2/8 yêu cu B Công an, B Y tế và các đa phương tăng cường qun lý cht ch khu vc biên gii và có bin pháp mnh đi vi tình trng đưa người nhp cnh trái phép vào Vit Nam.

nhap05

Th t ướ ng Nguy n Xuân Phúc yêu tăng cường qun lý cht ch khu vc biên gii và có bin pháp mnh đi vi tình trng đưa người nhp cnh trái phép vào Vit Nam

"Yêu cu khi t tt c các trường hp nhp cnh và lưu trú trái phép, đc bit vi các đường dây t chc đưa người nước ngoài vào Vit Nam", Vietnamnet dn li Th tướng Phúc nói ti cuc hp.

Ch đo ca người đng đu nhà nước Vit Nam được đưa ra gia bi cnh Vit Nam đang cp tp đi phó vi làn sóng lây nhim dch Covid-19 th hai, vi s lượng người nhim bnh tăng nhanh tng ngày sau hơn 3 tháng không có ca lây nhim trong cng đng.

Tính đến ti 3/8, Vit Nam ghi nhn 642 ca nhim bnh, 6 ca t vong và nhiu trường hp đang trong tình trng nguy kch, tiên lượng t vong.

Hin thành ph Đà Nng, tâm dch hin nay ca Vit Nam, đã áp dng lnh phong to, dng mi hot đng du lch và vn chuyn ra vào thành ph sau khi ca nhim đu tiên được phát hin ti đây vào ngày 25/7, dn đến hàng trăm trường hp lây nhim khác trong thành ph và trên 7 tnh thành ca Vit Nam.

B Công an Vit Nam cho biết ch riêng trong tháng 7, công an, biên phòng đã phát hin 177 người Trung Quc nhp cnh trái phép, khi t 5 v v hành vi "T chc môi gii cho người khác xut cnh, nhp cnh trái phép".

Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng B Công an, cho biết mt s người Trung Quc khai h vào Vit Nam đ tìm vic và du lch, mt s khác đi qua đường Vit Nam đ sang Campuchia chơi bài.

Trong 5 v án b khi t, có 19 b can người Vit và 1 b can người Trung Quc.

Ngày 25/7, Công an tnh Qung Ninh đã khi t, bt tm giam 6 thanh niên vì đưa người Trung Quc nhp cnh trái phép vào Vit Nam vi giá 4.000 nhân dân t/người (khong 13 triu đng). Trước đó, gii hu trách phát hin 73 người Trung Quc nhp cnh trái phép vào Đà Nng, Qung Nam bng đường tiu ngch.

Trong khi đó, mt đi din ca B Quc phòng, Thiếu tướng Lê văn Phúc Phó tư lnh B đi Biên phòng Vit Nam, hôm 31/7 cho hay lc lượng này đã ngăn chn trên 16.000 người nhp cnh trái phép vào Vit Nam k t đu năm đến nay.

Sau khi Đà Nng phát hin ca nhim mi, Vit Nam đã thành lp 10 đoàn công tác, trong đó có 8 đoàn đi kim soát biên gii trên hai tuyến phía Bc và Tây Nam, VnExpress dn li Thiếu tướng Lê Đc Thái, ph trách Tư lnh Biên phòng cho biết thêm.

Published in Diễn đàn

Trường hợp điển hình cho thấy các tổ chức giáo dục Trung Quốc cấu kết với các cá nhân để làm đánh cắp tài sản trí tuệ ra sao.

china1

Ông Zhang đã đánh cắp bí mật thương mại của hai công ty công nghệ Hoa Kỳ và để cho Đại học Thiên Tân – Trung Quốc

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tuyên bố kết ánZhang Hao (張浩). Ông Zhang đã đánh cắp bí mật thương mại của hai công ty công nghệ Hoa Kỳ và để cho Đại học Thiên Tân – Trung Quốc (TJU) và công ty riêng của anh ta cạnh tranh không lành mạnh ở thị trường tỷ đô cho các bộ lọc tần số vô tuyến trên các thiết bị điện tử.

Theo Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, ông Zhang đã đánh cắp bí mật thương mại từ hai công ty Hoa Kỳ là Avago có trụ sở tại California và Skyworks có trụ sở tại Massachusetts. Công ty Avago thiết kế và cung cấp một loạt các bộ phận phát tín hiệu kỹ thuật số và tín hiệu hỗn hợp tập trung vào thiết kế và xử lý chất bán dẫn, trong khi công ty Skyworks chuyên về chất bán dẫn analog hiệu suất cao.

Zhang nhắm đến các công nghệ phát triển tốt thuộc sở hữu của hai công ty này, cụ thể là Bộ cộng hưởng âm thanh hàng loạt (FBAR), được dùng để loại nhiễu và cải thiện các khía cạnh khác của hiệu suất thiết bị.

Năm 2006, Zhang ra mắt một doanh nghiệp ở Trung Quốc khi đang làm việc cho Avago ; đồng phạm của Zhang, Pang Wei (龐慰), làm việc cho Skyworks. Cả hai sau đó trở thành giáo sư tại Đại học Thiên Tân và hợp tác với trường này thành lập một công ty khác là Novana năm 2009. Công ty Novana sử dụng thông tin chính mà họ đã đánh cắp từ các thực thể của Hoa Kỳ.

Zhang thậm chí đã cấp bằng sáng chế cho các bí mật thương mại có được và đã phát triển doanh nghiệp FBAR mới của mình trong một phòng thí nghiệm do ông thành lập tại Đại học Thiên Tân.

Vào ngày 16 tháng 5 năm 2015, Zhang đã bị bắt tại sân bay ở Los Angeles trong khi đi đến Pheonix, Arizona để tham dự hội nghị chuyên đề về lò vi sóng quốc tế.

"Hoạt động gián điệp kinh tế là mối đe dọa trên khắp Hoa Kỳ, đặc biệt là vùng Vịnh San Francisco và Thung lũng Silicon", Nhân viên đặc biệt của FBI John F. Bennett nói. "Trường hợp này chứng tỏ một vài nhân viên dễ dàng bị cuốn hút tham giam âm mưu chiếm hữu tài sản trí tuệ bất hợp pháp vì lợi ích của Trung Quốc ra sao".

Zhang hiện được thả ra sau khi đóng tiền tại ngoại 500.000 đô la, và phiên xử kết án của dự kiến ​​diễn ra vào ngày 31 tháng 8 năm 2020. Ông Zhangsẽ phải đối mặt với án tù 15 năm vì tội gián điệp kinh tế và 10 năm vì tội trộm cắp bí mật thương mại.

Một thẩm phán liên bang ở San Jose, California đã tuyên an Zhang Hao, 41 tuổi, có tội sau phiên tòa kéo dài bốn ngày.

Phán quyết được đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đang xấu đi, với việc chính quyền Trump củng cố lập trường chống lại Bắc Kinh vì che giấu bệnh dịch và động thái cứng rắn với Hồng Kông.

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O KhắcBrien trong một bài phát biểu gần đây cho biết chính quyền Trump sẽ đẩy lùi chống lại hàng loạt các mối đe dọa do chế độ cộng sản này gây ra. Giám đốc FBI Christopher Wray cũng cho biết trong tuần này FBI hiện có hơn 2.000 cuộc điều tra chính quyền Bắc Kinh.

Chris Chang

Nguyên tác : Chinese professor convicted of stealing trade secrets from US firms, Taiwan News, 28/06/2020

Ngọc Lan dịch

Nguồn : VNTB, 29/06/2020

Published in Diễn đàn

Người Trung Quốc tràn sang từng đoàn : Dân lo, chính quyền phản ứng chậm !

Dân không tin Trung Quốc !

Chỉ trong 10 ngày, ba đoàn khách Trung Quốc với số lượng từ hàng trăm lên đến vài ngàn sang Việt Nam tham gia các hoạt động văn hóa của riêng họ khiến nhiều người đọc báo ngỡ ngàng. Lý do theo họ chưa bao giờ có hiện tượng như vậy xảy ra. Trong khi đó cơ quan chức năng và chính quyền chỉ có biện pháp khi sự việc dường như đã rồi.

tran1

Du khách Trung Quốc tham quan thành phố Hà Nội bằng xe xích lô. Ảnh chụp năm 2015. Reuters

Vụ việc đầu tiên diễn ra hôm 10/12, hơn 600 người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam theo hình thức "tour 0 đồng" qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) sau đó tập trung về thành phố Hạ Long, tụ tập tại Cung Quy hoạch - Hội chợ và Triển lãm tỉnh (Cung Cá heo), để biểu diễn trang phục, ca hát…

Ngày 11/12, bà Nguyễn Thị Hạnh - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Quảng Ninh - cho báo chí biết đã đề xuất cho tạm dừng chương trình vì chưa được phép của các cơ quan chức năng.

Trong khi đó, ông Bùi Quang Nam, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Quảng Ninh, cho rằng doanh nghiệp chỉ cần gửi văn bản thông báo đến các cơ quan chức năng là được phép tổ chức mà không cần chờ cấp giấy phép hay có ý kiến phản hồi.

Ngày 12/12, hơn 700 khách du lịch Trung Quốc, chủ yếu là khách nữ, đến Cung Cá heo quy hoạch, hội chợ, triển lãm và văn hóa tỉnh Quảng Ninh (thành phố Hạ Long) tụ tập chụp ảnh khiến chính quyền địa phương phải đưa khoảng 30 người đến giám sát.

Hai vụ đó chưa kịp lắng xuống trong công luận thì sáng 20/12, hơn 2.000 người Trung Quốc di chuyển trên 60 xe khách từ tỉnh Quảng Ninh đến thành phố Hải Phòng để dự tiệc mà dư luận cho rằng họ dự định tổ chức hội thảo tại Trung tâm tiệc cưới Hải Đăng khiến dư luận không khỏi lo ngại.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thuộc Viện Hán Nôm, thì theo lẽ thường, khi một nước, một tỉnh hoặc một vùng du lịch mà có khách du lịch đến ăn uống, tiêu xài, thuê mướn khách sạn, hội trường… thì đấy là một điều mừng chứ không phải điều lo, nhưng dư luận Việt Nam lại thấy lo ngại trước hiện tượng người Trung Quốc đến Việt Nam ồ ạt vì nhiều lý do. Ông giải thích :

"Thứ nhất là họ ồn ào, mất vệ sinh, hung dữ. Thứ hai là họ đến tuyên truyền những điều không được phép như tuyên truyền về đường lưỡi bò ; tuyên truyền lịch sử Việt Nam vốn là từ Trung Quốc tách ra ; tuyên truyền Hoàng Sa, Trường Sa là của họ".

Tuy dư luận xã hội lo lắng trước hiện tượng này nhưng ông Lê Thế Hùng - Giám đốc Công ty lữ hành quốc tế Quảng Ninh, cho rằng việc hơn 600 du khách qua biểu diễn thời trang tại địa phương này chỉ là buổi sinh hoạt nội bộ của du khách, cũng giống như du khách trong nước đi du lịch thường mặc đồng phục để check-in, sau đó ăn uống, ca hát…

Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang, một trong những thành phố có đông khách du lịch Trung Quốc, phân tích lý do vì sao có hiện tượng trên :

"Mình không ở trong ban tổ chức nên mình không biết chắc chắn họ có ý đồ gì không, nhưng tôi nghĩ nó có thể rơi vào mấy trường hợp sau :

Thứ nhất họ coi chuyện đó là bình thường, không vi phạm luật pháp Việt Nam. Thứ hai là họ có sự cố ý. Họ làm vậy để thể hiện người Trung Quốc có quyền làm bất cứ điều gì trên lãnh thổ Việt Nam theo tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc".

Cô Trần Thị Tuyết, nhân viên công ty bảo hiểm Prudential cũng bày tỏ nỗi lo lắng của mình rằng người Trung Quốc họ không bao giờ đối xử tốt với người Việt Nam mà họ chỉ tìm cách hại người Việt Nam từ thực phẩm cho đến chủ quyền quốc gia. Cô nói thêm :

"Người Trung Quốc họ đâu có tốt. Ở bên nước nó mà nó đã xấu rồi thì qua tới Việt Nam mình nó còn xấu tới cỡ nào nữa !"

Chính quyền quản lý lỏng lẻo hay sợ Trung Quốc ?

Là một nước lớn lại nằm cạnh Việt Nam, từ hàng ngàn năm qua Trung Quốc lăm le xâm chiếm Việt Nam, coi Việt Nam như một nước chư hầu của mình. Gần nhất là cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước.

tran2

Khách Trung Quốc tham quan Vịnh Hạ Long. Reuters

Chính vì thế, chuyện từng đoàn khách du lịch Trung Quốc hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người tụ tập như những ngày qua khiến người dân không thể an lòng. Các cấp chính quyền cũng chỉ giám sát hoặc tạm ngưng các chương trình của họ khi "gạo đã nấu thành cơm" mà không thể ngăn cản ngay từ đầu.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nhận định :

"Điều đó nói lên Việt Nam rất lỏng lẻo trong vấn đề để người Trung Quốc sang Việt Nam. Thứ nhất là sự lỏng lẻo của hệ thống chính quyền tại các địa phương đó. Thứ hai là không có sự chỉ đạo một cách nhất quán từ trung ương xuống đến địa phương. Thể hiện sự buông lỏng quản lý của cấp trung ương với hiện tượng này".

Theo lãnh đạo Công an thành phố Hải Phòng và Sở Du lịch thành phố Hải Phòng, sự có mặt của hơn 2.000 khách Trung Quốc như kể trên là hoạt động du lịch bình thường.

Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng, thật ra chính quyền chỉ lên tiếng khi công luận bức xúc lên tiếng trên báo chí hoặc trên mạng xã hội. Lúc đó họ mới giật mình rồi đổ qua đổ lại. Ông nói tiếp :

"Tôi cũng ở trong bộ máy Nhà nước nhiều năm nên tôi biết. Họ vô tâm lắm, họ chả có ý thức chuyện đó đâu.

Cán bộ cao cấp Việt Nam rất là sợ Bắc Kinh. Nếu làm phật ý Bắc Kinh là có thể bay ghế liền, cho nên hiện tượng người Trung Quốc sang Việt Nam ờ ạt như vậy chỉ có người dân là bức xúc mà thôi chứ cán bộ thì ít, đặc biệt cán bộ cao cấp nhiều khi còn tránh né sợ đụng chạm".

RFA hỏi chuyện một vài người dân rằng giả sử người Mỹ qua Việt Nam du lịch từng đoàn người đông như vậy và có những hoạt động tương tự các đoàn khách Trung Quốc thì họ có thấy lo lắng không ?

Cô Tuyết trả lời không do dự :

"Không ! Tôi không thấy lo vì người Mỹ họ qua họ giúp Việt Nam Từ hồi nào giờ tôi chỉ thấy người Trung Quốc là xấu thôi chứ Mỹ thì không !"

Nhà báo Võ Văn Tạo cũng cùng ý kiến. Ông nêu dẫn chứng chiếc tàu sân bay USS Carl Vinson đến Đà Nẵng vào tháng 3 năm 2018. Hải quân Mỹ trong ban nhạc Hạm đội 7 đã có một đêm nhạc sôi động thu hút hàng trăm người dân tham gia tại chân cầu Rồng. Ông nói :

"Không hề lo ngại. Hoan nghênh và vui vẻ là đằng khác. Đó không phải là suy diễn mà là thực tế. Những chiếc tàu hải quân Mỹ đến Đà Nẵng hay Nha Trang tổ chức những sự kiện văn nghệ, người dân đến xem và tham gia vui vẻ. Họ đâu có ghét. Phải nói thẳng tâm lý của người Việt Nam là rất kỵ Trung Quốc".

Qua mấy vụ vừa rồi, mạng xã hội lan truyền lại bài thơ "Đường sang nước bạn" của Tố Hữu với hai câu :

"Bên ni biên giới là mình

Bên kia biên giới cũng tình quê hương…".

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 20/12/2019

**********************

Hải Phòng bất ngờ với 2.000 người Trung Quốc đến tổ chức hội nghị (VOA, 21/12/2019)

Các cơ quan chc năng ca Hi Phòng vừa được lnh "vào cuc" đ kim tra, làm rõ mt s kin tp trung hơn 2.000 người Trung Quc trong thành ph vào ngày 20/12.

tran3

n 2.000 du khách Trung Quc xut hin ti trung tâm tic cưới ln nht Hi Phòng, Hải Đăng Plaza, vào ngày 20/12/2019 để nghe chia sẻ sản phẩm, kinh nghiệm bán hàng.

Nhiều trang tin t Vit Nam dn li người dân đa phương xác nhn đoàn khách nói tiếng Trung Quc đã đi trên khong 60 xe khách đến Trung tâm tic cưới Hi Đăng, nơi có sc cha ln nht Hi Phòng, nhưng không ai biết h đến đây đ làm gì.

Tin cho hay đoàn khách đã đến Vit Nam qua ca khu Móng Cái, Qung Ninh, vào ngày 19/12 ri đến Hi Phòng d tic tri ân khách hàng ca 3 doanh nghiệp du lch Trung Quc.

Khi được hi v s kin này, ông Nguyn Kim Pha, Chánh Văn phòng UBND thành ph Hi Phòng, nói vi báo Dân Trí rng thành ph đã giao cho Công an, S Ngoi v, S Công thương và các cơ quan chc năng "vào cuc" đ xác minh thông tin, đồng thi cho biết thêm rng quan đim ca thành ph là s "nhanh chóng làm rõ hot đng trên như thế nào, có phép hay không phép, đ có hướng x lý và thông tin c th đến báo chí".

Phía Sở Văn hóa thể thao và du lịch thành ph thì nói h không nhn được bất cứ thông tin gì v hot đng này vì nhóm khách đến đt xut, và đã đ ngh thành ph dng hot đng ca nhóm này.

Trong khi đó, lãnh đạo Công an và S Du lch thành ph Hi Phòng nói vi báo Thanh Niên rng s có mt ca hơn 2.000 khách Trung Quc như trên là một "hot đng du lch bình thường" và hot đng này "đã được thông báo vi Công an thành ph Hi Phòng và S Du lch".

Thời gian gn đây, các hot đng tp trung đông người Trung Quc ti Vit Nam đang thu hút s chú ý ca công lun, gia bi cnh mi quan h gia hai nước đang rơi vào tình trng căng thng vì nhng hot đng mang tính khiêu khích nhm khng đnh ch quyn ca Trung Quc trên Bin Đông và nguy cơ v an ninh gây ra t s lượng khng l du khách Trung Quc đ vào Vit Nam mi năm.

Tuần trước, UBND tnh Qung Ninh cũng đã phi đình ch mt s kin văn hóa quy mô ln, kéo dài nhiu ngày ca khong 600 người Trung Quc, trong đó có ni dung trình din xường xám và trang phc ca các dân tc thiu s Trung Quc, vì lý do chưa được cp phép.

Trả li cht vn hôm 12/12 v công tác qun lý người nước ngoài ti Đà Nng, Thiếu tướng Vũ Xuân Viên tha nhn "có sơ h trong qun lý lưu trú" và cho biết vi phm ca "người nước ngoài" "gn như không thiếu hành vi nào", theo VnExpress.

Trong khi đó, khi được hi v nhóm "người nước ngoài" nào thường xuyên vi phm, phm ti ti Vit Nam, Đi tá Trn Văn D, Phó Cc trưởng Cc qun lý Xut nhp cnh, thuc B Công an, nói rng đây là vn đ "tương đi nhy cm" và là vn đ "nghip v".

"Chúng tôi không thể đưa ra nhóm nào vì nó li đi phó vi mình nên cũng không th đưa lên phương tin đi chúng được", ông D tr li báo Thanh Niên hôm 16/12.

Theo ghi nhận t Tng cc Thng kê vào tháng trước, s lượng du khách đến Vit Nam va đt mc mi, cao nht t trước ti nay, nâng tng s khách quc tế đến Vit Nam lên gn 16,3 triu lượt người. Trong đó, du khách đến t Trung Quc và Hàn Quc chiếm đến 57%.

Theo một đi din ca S Du lch thành ph Đà Nng, mc dù du khách Trung Quc, Hàn Quc chiếm đến 70% th phần khách du lch quc tế đến thành ph, nhưng có đến 88% du khách đến đây bng tour giá r hay tour 0 đng, gây tht thu không nh cho ngân sách nhà nước kèm theo nhiu h lụy khác.

Published in Diễn đàn

Công an nói nhiều người ‘nước ngoài’ chọn Đà Nẵng làm địa bàn phạm tội (RFA, 12/12/2019)

Thiếu tướng Vũ Xuân Viên, Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng, hôm 12/12 nói tại kỳ họp Hội Đồng Nhân Dân TP. Đà Nẵng rằng có nhiều người ‘nước ngoài’ chọn thành phố làm địa bàn phạm tội và thừa nhận có những sơ hở trong quản lý lưu trú của cơ quan chức năng.

congan1

Cơ quan chức năng bắt giữ năm người Trung Quốc bị truy nã lẩn trốn tại Đà Nẵng hôm 21 và 22 tháng 11/2019 Courtesy of Ủy Ban Nhân Dân TP Đà Nẵng

Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày trích lời ông Giám đốc Công an Đà Nẵng nói người nước ngoài đến thành phố ngoài mục đích du lịch, một số đã lợi dụng sự thông thoáng trong chính sách xuất, nhập cảnh để vi phạm pháp luật.

Ông Viên khẳng định những người nước ngoại vi phạm ‘gần như không thiếu hành vi nào’, từ trộm cắp, ma túy, cưỡng đoạt tài sản, lừa đảo công nghệ cao, đánh bạc, sản xuất phim đồi trụy phát tán lên Internet.

Một điểm đáng chú ý được ông Viên nói là hiện nay có một số phụ nữ trẻ sinh năm 1993 – 1994 từ địa phương khác đến Đà Nẵng xin lập doanh nghiệp và sau vài tháng thì chuyển cho người ‘nước ngoài’. Việc này được đánh giá có dấu hiệu người ‘nước ngoài’ núp bóng người Việt Nam để kinh doanh trái phép.

Tuy nhiên, báo trong nước không cho biết người đứng đầu ngành Công an Đà Nẵng nói những người ‘nước ngoài’ phạm tội là từ nước nào.

Thực tế cho thấy Đà Nẵng đang là điểm đến của nhiều khách du lịch Trung Quốc và là địa bàn của nhiều tội phạm từ Hoa Lục đến.

Hôm 15/10, chính quyền Đà Nẵng công bố có hơn 400 người Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm đã bị trả về Hoa Lục.

Nhiều vụ việc người Trung Quốc vi phạm tại Đà Nẵng được mô tả giống lời ông Giám đốc Công an thành phố như vụ bắt 5 người Trung Quốc tổ chức đánh bạc đang bị truy nã hôm 24/11, vụ 5 người Trung Quốc thuê các em gái vị thành viên quay phim khiêu dâm hồi giữa tháng 9, vụ 34 người Trung Quốc dùng công nghệ cao thao túng chứng khoán bị phát hiện hôm 14/9.

****************

Hacker ‘được nhà nước Việt Nam hậu thuẫn' tấn công hãng xe BMW và Huyndai (VOA, 11/12/2019)

Truyền thông Đc hôm 11/12 dn mt báo cáo cho biết nhóm tin tc APT32, được cho là có s hu thun ca nhà nước Vit Nam, đã tn công vào h thng mng ca các đi gia sn xut xe hơi là BMW và Huyndai, đ "đánh cp bí mt thương mi".

vn1

Dây chuyền sn xut xe hơi Vinfast ca tp đoàn Vingroup. Truyn thông Đc nói nhóm tin tc bt đu tn công vào thi đim Vingroup m nhà máy sn xut xe hơi, mà hu hết thiết kế xe là xut phát t các công ty Đc.

Theo tiết l ca đài phát thanh truyền hình Đc BR, nhóm tin tc Vit Nam, còn có tên Ocean Lotus, được cho là đã xâm nhp vào h thng mng ca các đi gia ô tô toàn cu là BMW và Huyndai đ truy cp vào các bí mt thương mi ca h, nhưng nhng n lc trên đã b các nhóm bo mt ca công ty chn đng.

Tin cho hay các cuộc tn công bt đu vào mùa xuân năm nay khi các tin tc thuc nhóm APT32 c cài đt mt công c đc hi có tên Cobalt Strike, có kh năng chiếm quyn kim soát các máy tính trong mng, và t đó truy cp vào các tệp tin được lưu tr trong các h thng mng đã b tn công.

Một mánh khoé khác ca nhóm tin tc này là lp ra mt s trang web gi danh trang web ca chi nhánh BMW Thái Lan và ca Hyundai.

BMW không đưa ra bình lun v s c c th này nhưng nói vi đài BR rằng h có h thng và quy trình đ phát hin các cuc tn công mng và đ phc hi sau các cuc tn công này.

Hậu thun t nhà nước Vit Nam ?

Đài phát thanh truyền hình Đc còn nói rng "có bng chng mnh m v vic nhà nước Vit Nam hu thun cho nhóm APT32".

Theo đó, BR dẫn li ông Dror-John Röcher, thành viên ca T chc An ninh mng ca Đc (DCSO), nói rng nhóm tin tc bt đu thc hin các cuc tn công mng vào thi đim tp đoàn Vingroup m mt nhà máy sn xut xe hơi, mà hu hết thiết kế xe là xuất phát t các công ty Đc.

Việt Nam t lâu đã đưa ra ch trương phát trin ngành công nghip chế to xe hơi, nhưng tt c nhng n lc trong hơn mt thp niên qua đu không thành công.

"Có thể cuc tn công mng mi nht nhm mc đích giành quyn truy cập vào tài sn trí tu thuc v các công ty ô tô Đc", t Teiss nhn đnh.

Chuyên gia Dror-John Röcher cho biết thêm rng công c đc hi Cobalt Strike đã được nhóm APT32 s dng thường xuyên, và quá trình xem xét các s c liên quan cũng như phân tích các mục tiêu ca nhóm tin tc này cho thy có bng chng mnh m v s bo tr ca nhà nước Vit Nam đi vi nhóm này.

Theo BR, hồi đu năm nay, Hip hi Công nghip Ô tô Đc (VDA) đã đưa ra cnh báo cho tt c các công ty xe hơi v các cuc tn công mạng do nhóm tin tặc Ocean Lotus phát đng nhm vào h thng thông tin ca h. Hip hi này đã mô t chi tiết các công c và k thut ca nhóm hacker, t đó giúp cho các nhà sn xut ô tô tăng cường các giao thc bo mt không gian mng ca h.

Nhóm tin tặc Việt Nam lâu nay được biết tiếng v các hot đng gián đip không gian mng và nhm mc tiêu vào các doanh nghip nước ngoài liên kết vi sn xut, sn phm tiêu dùng và khách sn ca Vit Nam.

Các chuyên gia của công ty an ninh mng ca M FireEye cho biết nhóm này cũng từng nhm mc tiêu vào các nhà hot đng chính tr và nhng người ng h t do ngôn lun Vit Nam và trên khp Đông Nam Á.

***************

Quảng Ninh dừng việc biểu diễn trang phục của hơn 600 người Trung Quốc ở Việt Nam (RFA, 11/12/2018)

Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh ra công văn yêu cầu tạm dừng việc hơn 600 du khách Trung Quốc tụ tập tại Cung Quy hoạch - Hội chợ và Triển lãm tỉnh (Cung Cá heo), để biểu diễn trang phục, ca hát…

vn2

Nhiều phụ nữ mặc trang phục dân tộc Trung Quốc đến thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) trình diễn - Photo : Thanh niên

Báo trong nước ngày 11 tháng 12 trích lời bà Nguyễn Thị Hạnh - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Quảng Ninh - cho biết, ngay sau khi có ý kiến cho rằng sự kiện này diễn ra khi chưa được phép của các cơ quan chức năng, Sở đã đề xuất cho tạm dừng chương trình đến khi vụ việc được làm sáng tỏ. Bà Hạnh cũng cho hay qua kiểm tra ban đầu không phát hiện có hình lưỡi bò trên các trang phục mà đoàn khách mặc.

Trong khi đó, ông Lê Thế Hùng - Giám đốc Công ty lữ hành quốc tế Quảng Ninh cho hay công ty tổ chức sự kiện này đã có công văn xin phép các cơ quan chức năng, trong đó có công văn gửi Công an tỉnh Quảng Ninh đề nghị hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự cũng như các nội dung khác. Ông Hùng nói thêm rằng đây chỉ là buổi sinh hoạt nội bộ của du khách, cũng giống như du khách trong nước đi du lịch thường mặc đồng phục để check-in, sau đó ăn uống, ca hát.

Nếu không bị dừng, chương trình hoạt động của nhóm du khách này diễn ra trong buổi chiều, từ ngày 10 đến 12 tháng 12.

Cũng theo truyền thông trong nước, hơn 600 người Trung Quốc trên nhập cảnh vào Việt Nam theo hình thức "tour 0 đồng" qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) sau đó tập trung về thành phố Hạ Long để tham gia sự kiện trên.

********************

Đình chỉ hoạt động trình diễn sườn xám của 600 người Trung Quốc tại Quảng Ninh (VOA, 11/12/2019)

n 600 người Trung Quc được cho là "t tp, trình din trang phc trái phép H Long" vào ngày 10/12/2019.

vn3

Hàng trăm người Trung Quốc tụ tập, trình diễn trang phục trái phép ở Hạ Long (Thanh Niên) - Ảnh Lã Nghĩa Hiếu

Một lượng ln du khách Trung Quc lên đến khong 600 người đã tp trung tại mt trung tâm hi tr-trin lãm tnh Qung Ninh đ tham gia hot đng trình din áo dài sườn xám và các trang phc dân tc thiu s ca nước này vào ngày 10/12 khiến người dân đa phương chú ý và báo cho chính quyn.

Ngay sau đó, UBND tỉnh Qung Ninh đã ra văn bản yêu cu gii hu trách đình ch hot đng d kiến kéo dài đến ngày 12/12 và "xác minh làm rõ ni dung" ca hot đng "có s tham gia ca du khách người nước ngoài" này.

Theo tường thut ca Dân Vit, s kin được t chc mt cách "quy mô", với ni dung là trình din và trao gii trang phc sườn xám, trong đó ban giám kho, người dn chương trình, người tham gia và nhân viên phc v đu là người Trung Quc.

Sự kin còn được quay video và fly cam mà không có giy phép ca cơ quan chc năng.

Tin cho hay tất c nhng người tham gia đu nhp cnh vào Vit Nam bng đường b qua ca khu Móng Cái, sau đó tp trung ti H Long đ tham gia s kin, theo Thanh Niên.

Khoảng 600 người trong b sườn xám và các trang phc dân tc đ màu sc ca Trung Quc bước xung t hàng chc chiếc xe 45 ch ngi đã khiến người dân đa phương "choáng ngp", theo Dân Vit.

Số người này đã đến Vit Nam theo hình thc "tour 0 đng", "núp bóng một s kin t chc ni b ca doanh nghip", báo Thanh Niên cho biết thêm.

Một lãnh đo ca S Văn hoá-Th thao tnh Qung Ninh nói vi t báo rng Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mi và l hành quc tế Qung Ninh, đơn v đng ra t chc s kin, có gi văn bản xin được t chc "hot đng văn hoá ni b" và không bán vé. Tuy nhiên, vic t chc s kin vi "yếu t nước ngoài" mà chưa có s đng ý ca cơ quan chc năng thì b xem là hot đng "chui".

Trong văn bản gi ra cùng ngày, UBND tnh Qung Ninh đã yêu cầu đình ch hot đng này vì chưa được cơ quan qun lý nhà nước có thm quyn xét duyt chương trình và cp phép biu din.

Ngoài ra, tỉnh này cũng yêu cu gii hu trách đa phương "kim tra, giám sát" và không đ t chc các hot đng tp th ca đoàn khách khi chưa có ý kiến ca các cơ quan chc năng liên quan.

Trung Quốc lâu nay vn được xem là quc gia đang n lc "bành trướng" không nhng v mt quân s mà còn qua các công c "quyn lc mm" như kinh tế, văn hoá…

Hồi tháng trước, t báo nhà nước Trung Quốc China Daily đăng bài viết thi trang v "phong cách Trung Quc", trong đó chp nh nhiu người mu n mc trang phc y ht áo dài Vit Nam, đu đi mn, nón lá và gi đây là nhng thiết kế "sáng to" theo phong cách Trung Quc.

Bài viết đã gây phn nộ trong cng đng mng Vit Nam khi h cho rng nhà thiết kế Trung Quc đã "ăn cp" quc phc ca Vit Nam.

*********************

Nhiều tội phạm người Trung Quốc gây bất ổn ở miền Trung Việt Nam (Người Việt, 11/12/2019)

Trong số hơn 550 người ngoại quốc, đa số là người Trung Quốc vi phạm pháp luật ở Đà Nẵng, có nhiều người đang bị lệnh truy nã quốc tế.

vn4

Công An tỉnh Khánh Hòa bắt giữ một ổ cờ bạc tại thành phố Nha Trang do người Trung Quốc tổ chức. (Hình : Người Lao Động)

Phúc trình tại kỳ họp Hội Đồng Nhân Dân Đà Nẵng ngày 10 Tháng Mười Hai, 2019, ông Phan Thanh Long, trưởng Ban Pháp Chế Hội Đồng Nhân Dân thành phố, cho biết các cơ quan hữu trách đã phát giác 556 người ngoại quốc, hầu hết là Trung Quốc "có hành vi vi phạm pháp luật ở địa bàn", tăng 279 trường hợp so với năm ngoái. Đặc biệt, trong số những người bị bắt giữ có đến chín người bị lệnh truy nã quốc tế.

Báo Zing dẫn lời ông Long cho biết : "Đà Nẵng đang phát triển mạnh về du lịch, kéo theo đó là những hệ lụy nhiều người ngoại quốc đến đây để ẩn náu, trốn lệnh truy nã. Trong số này, có những nhóm người Trung Quốc tiếp tục thực hiện việc phạm tội như tàng trữ, sử dụng ma túy, đánh bạc hoặc dụ dỗ các cô gái Việt Nam sản xuất clip sex".

Tương tự, theo báo Người Lao Động, cùng ngày tại kỳ họp Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa, Ủy ban Nhân Dân tỉnh này đã giải trình các ý kiến cử tri liên quan đến tình trạng người ngoại quốc, nhất là Trung Quốc vi phạm pháp luật ở địa phương trong thời gian qua.

Theo đó từ đầu năm 2019 đến nay, giới hữu trách tỉnh Khánh Hòa đã phát hiện 651 vụ phạm tội về trật tự xã hội, tăng 41 vụ so với cùng kỳ 2018. Trong đó có nhiều vụ liên quan đến người ngoại quốc. Điển hình là việc người Trung Quốc thuê nhà, sử dụng mạng internet để đánh bạc xuyên quốc gia.

Về tình trạng cướp giật tài sản của du khách, Ủy ban tỉnh cho biết trong năm 2019 đã xảy ra 55 vụ, tăng chín vụ so với năm 2018.

Riêng tình trạng người Trung Quốc giao dịch mua bán đất đai ở tỉnh Khánh Hòa, ông Nguyễn Đắc Tài, phó chủ tịch Ủy ban Nhân Dân tỉnh, cho biết cơ quan hữu trách chỉ phát giác ba trường hợp người Trung Quốc thuê đất của người Việt Nam để sản xuất kinh doanh.

Nói về biện pháp quản lý, Ủy ban tỉnh Khánh Hòa cho biết thời gian tới "sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh du lịch, cư trú, tạm trú của khách du lịch ngoại quốc để xử lý các vi phạm nếu có. Đồng thời, tỉnh sẽ xem xét việc lắp đặt thêm camera trên các tuyến đường, khu phố để giám sát". (Tr.N)

Published in Việt Nam
samedi, 03 août 2019 08:58

'Quân Nguyên' ở Hải Phòng

Trong tuyên bố đầy bất ngờ rạng sáng 2/8, Tổng thống Donald Trump tuyên bố từ ngày 1/9 tới sẽ áp thuế 10% lên 300 tỉ USD hàng hoá từ Trung Quốc, đồng nghĩa với việc toàn bộ hàng hóa của Bắc Kinh sẽ chịu thuế nhập khẩu cao tại Mỹ.

haiphong1

Khu công nghiệp Trung quốc Thâm Quyến tại Hải Phòng

"Tôi nghĩ Việt Nam chịu thiệt hại nặng nề trong vụ áp thuế mới này, vì ở Hải Phòng, các doanh nghiệp Trung Quốc ‘đông như quân Nguyên’ vậy!". Bà Nguyễn Thị Oanh, Hội Tư vấn Thuế, cho biết trong một trao đổi với phóng viên trang Việt Nam Thời Báo, sáng ngày 2-8 tại Sài Gòn.

VNTB : Thưa bà, một thông tin của cánh báo chí lại nói rằng ‘quân Nguyên’ ở Hải Phòng thật ra không hề nhắm chính đến lợi nhuận thương mại, do vậy nên thiệt hại vụ áp thuế này từ Việt Nam vẫn chưa rõ ràng.

Nguyễn Thị Oanh: Dân kế toán cũng râm ran tin tức tương tự. Khu công nghiệp VCEP (Vietnam-China Economic and Trade Cooperation Park) do Trung Quốc đầu tư tại phía đông bắc của Hải Phòng, và thuộc sở hữu của chính quyền thành phố Thâm Quyến, đến nay đúng vẫn là một trong những khu công nghiệp phát triển chậm nhất tại Việt Nam.

Cá nhân tôi có nhận thông tin chính thức, đại khái rằng chi nhánh Thâm Quyến ở Hải Phòng là của Ủy ban kiểm soát và giám sát tài sản nhà nước Trung Quốc (SASAC). Họ giám sát tất cả các công ty thuộc sở hữu cả ở ngoài phạm vi Trung Quốc, và nhà cầm quyền Bắc Kinh đã yêu cầu những nhà đầu tư tại Hải Phòng phải biến khu công nghiệp này thành nơi trưng bày cho Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đến Việt Nam.

Như vậy, dù là ‘quân Nguyên’ sao đi nữa thì thiệt hại lớn nhất, tôi nghĩ vẫn thuộc về chính phủ Việt Nam.

VNTB : Bà nói đến Thâm Quyến, một cái tên nghe rất lạ…

Nguyễn Thị Oanh: Báo chí hay dùng từ Thẩm Quyến. Trong hồ sơ khai thuế của VCEP tại Hải Phòng, họ dùng từ Thâm Quyến, viết theo tiếng Hoa: 深圳; pinyin: Shēnzhèn. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Thâm Quyến nghĩa là ‘con lạch sâu’ nhưng tên địa danh này trong tiếng Việt thường bị phiên âm sai thành Thẩm Quyến. Hiện nay còn có sông Thâm Quyến (Thâm Quyến hà) là ranh giới giữa Thâm Quyến và Hồng Kông.

Ở VCEP Hải Phòng, lẽ ấy dễ tạo nhầm lẫn giữa giới làm ăn Hương Cảng không thích cộng sản, với nhà đầu tư Thâm Quyến của Trung Hoa lục địa. Tôi nghĩ rằng đây là ý đồ của Đặng Tiểu Bình khi cho thành lập Đặc khu kinh tế tại Thâm Quyến vào năm 1979. Địa điểm này được chọn vì cả dân Thâm Quyến và dân Hồng Kông cùng có chung ngôn ngữ là tiếng Quảng Đông; chung văn hóa và dân tộc nhưng lại có giá nhân công, đất đai rẻ hơn nhiều. Do gần Hồng Kông nên Thâm Quyến có thể dễ dàng thu hút vốn đầu tư và chuyên gia từ Hồng Kông, cũng như xuất khẩu hàng hóa sang Hồng Kông và đi các nước.

Dĩ nhiên qua vụ áp thuế mới nhất của Mỹ với hàng hóa Trung Quốc, cùng với các lộn xộn chính trị - xã hội cả tháng qua ở Hồng Kông, cho thấy mọi chuyện giờ đã sang trang khác. Điều này, tôi cho rằng những lãnh đạo Việt Nam cần tỉnh táo xem xét lại về VCEP Hải Phòng. Rất có thể vụ án về đường dây cờ bạc vừa công khai trên báo chí tại Hải Phòng do những người Trung Quốc thực hiện, là tín hiệu cho chuyện Việt Nam nhìn lại toàn cục về mối bang giao giữa Hà Nội và Bắc Kinh.

Hãy lưu ý, Hải Phòng là thành phố lớn thứ nhì miền bắc, các cảng quan trọng của miền bắc đều nằm quanh Hải Phòng, đường sắt cũng đi về Hải Phòng. Trung Quốc tham gia đầu tư vào Hải Phòng, vì Hải Phòng đang trở thành một trung tâm công nghiệp và có vị trí tốt hơn các thành phố khác ở miền bắc. Về chuyện này, tôi nghĩ báo chí cần quan tâm đến cái tên Đỗ Trung Thoại ở Hải Phòng, như từng tốn nhiều bút mực cho Võ Kim Cự vụ Formosa Hà Tĩnh.

Anh Thoại vốn là Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng. Anh đã nghỉ hưu từ tháng ba năm ngoái rồi. 

Thời gian tôi làm tư vấn thuế cho một doanh nghiệp ngoài Hải Phòng, nhiều lần tôi nghe anh Thoại hùng hồn nói rằng, đại khái, Hải Phòng đang là điểm đến lý tưởng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Trung Quốc thông qua việc thành phố chú trọng đầu tư phát triển về kết cấu hạ tầng, xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, tạo điều kiện giao thương thuận lợi giữa thành phố Hải Phòng với tỉnh Quảng Đông, tích cực thực hiện chương trình hợp tác "hai hành lang, một vành đai" giữa Việt Nam và Trung Quốc.

VNTB : Cảm ơn bà về lưu ý nhân vật đã rời chính trường đó. Câu hỏi chót, theo bà vì sao Hải Phòng lại thu hút nhà đầu tư Trung Quốc đến làm ăn, và cả để hình thành các tổ chức tội phạm?

Nguyễn Thị Oanh : Tôi nhớ câu hỏi đầu tiên mà nhà đầu tư Trung Quốc thường đặt ra là "Ở đây có khu công nghiệp của Trung Quốc không?".

Ở Hải Phòng, các doanh nghiệp Trung Quốc tập trung rót vốn ở những khâu cuối trong chuỗi sản xuất để hưởng xuất xứ sản phẩm, nên giá trị gia tăng thấp và ít có chuyển giao công nghệ.

YingKe, một trong các công ty luật lớn nhất Trung Quốc cũng đã có mặt ở Hải Phòng. Họ tận dụng các ưu đãi thương mại, đầu tư theo pháp luật Việt Nam, ưu đãi theo các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên.

Tôi nghĩ rằng từ lâu rồi phía Bắc Kinh đã đặc biệt quan tâm đến trục giao thông Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai. Đây là tuyến đường sắt quan trọng để kết nối với đường sắt Trung Quốc, từ đó kết nối với đường sắt các nước Châu Á, Châu Âu khác. Phía Trung Quốc rất coi trọng vì tuyến đường nằm trong tuyến đường sắt xuyên Á cũng như trong phát triển theo chiến lược "hai hành lang, một vành đai kinh tế". 

Trung Quốc đang rốt ráo ‘lobby’ để Việt Nam đồng ý cho họ được quyền làm trọn gói tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai. Tại sao ư? ‘Quân Nguyên’ đã có đường biển từ cảng Lạch Tray ở Hải Phòng, Sơn Dương ở Hà Tĩnh, thì họ sẽ thêm lợi thế nếu lại có đường bộ phù hợp từ Trung Quốc qua ngõ Lào Cai để xuyên suốt thủ đô của Việt Nam, kéo dài đến tận Hải Phòng, và có thể là hơn nữa khi họ trúng thầu dự áo cao tốc Bắc – Nam.

Điểm cuối của hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Hải Phòng là cảng cửa ngõ Lạch Huyện. Đây chính là một trong những lý do để Hải Phòng được doanh nghiệp Trung Quốc lựa chọn.

VNTB : Cảm ơn bà.

Minh Châu thực hiện

Nguồn : VNTB, 03/08/2019

Published in Diễn đàn

Một thông tin mới được công bố hôm 11/12 của Công ty nghiên cứu thị trường CBRE cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2018, khách hàng Trung Quốc chiếm đến 31% lượng khách mua bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh, trở thành những nhà đầu tư dẫn đầu thị trường bất động sản ở Việt Nam, trên cả Mỹ, Nam Hàn. Thống kê này của CBRE được cho biết là chỉ tính đến những giao dịch thành công từ CBRE, không phải của toàn thị trường. Tuy nhiên, thông tin này cũng gây những lo ngại cho một số người dân Việt Nam, vốn có tâm lý ngại Trung Quốc.

longai1

Những chung cư đang được xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. AFP

Trong 3 năm trở lại đây, tỷ lệ người Trung Quốc mua nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng nhanh chóng từ con số 2% trong năm 2016 lên gấp đôi vào năm 2017 và 31% trong 9 tháng đầu năm nay, theo con số thống kê mới nhất của Công ty nghiên cứu Thị trường CBRE Việt Nam đưa ra tại Hội nghị Bất động sản - Động lực tăng trưởng mới do Forbes tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 11/12/2018. Dường như con số này không làm mấy người Việt Nam yên tâm, nhất là khi tính đến yếu tố lịch sử.

Luật sư Minh Thọ ở Sài Gòn nêu ý kiến của mình với tư cách một người dân :

"Hỏi 100 người thì phải trên 90 người cảm giác "nhột nhột", tại vì bản chất Trung cộng thì đã quá rõ từ hàng ngàn năm nay rồi, họ muốn thôn tính mình bằng mọi cách thì mình không thể nào an tâm được".

Những tranh chấp về chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc được luật sư Minh Thọ nói đến như là một yếu tố tác động đến tâm lý lo ngại này.

"Bây giờ xét về góc độ luật pháp thì Trung Quốc không tuân thủ, chiếm biển đảo bằng vũ lực như một tên cướp thì làm sao có thể tin được, chưa nói họ vào Việt Nam một cách hợp pháp. Sau thời hạn sử dụng đất mà họ không đi thì mình làm gì họ ?"

Theo bảng thống kê của CBRE được báo chí trong nước trích dẫn thì ngoài Trung Quốc còn có nhiều nước khác cũng mua bất động sản tại Việt Nam những năm gần đây, nhưng những người Việt trong nước mà chúng tôi hỏi chuyện đều cho rằng, họ không ngại nếu nước khác mua bất động sản ở Việt Nam dù để ở hay để đầu tư, nhưng với Trung Quốc thì khác. Cô Trần Thanh Mai, sinh viên Đại học Sản xuất Phạm Thành phố Hồ Chí Minh cũng có cùng suy nghĩ :

"Không chỉ người Trung Quốc mà người Hàn Quốc họ mua nhà ở Việt Nam cũng rất nhiều nhưng thật ra người Việt Nam có tâm lý bài Trung.

Cái tư tưởng bành trướng của Trung Quốc từ xưa đến nay khiến em và rất nhiều người Việt Nam tin rằng Trung Quốc đến Việt Nam không chỉ vì kinh tế. Đã có quá nhiều bài học cho Việt Nam rồi. Chính trị và an ninh của Việt Nam không vững mạnh, nếu một mai rơi vào trường hợp như bán đảo Crimea thì Việt Nam có đối phó được hay không, đó là một dấu hỏi của rất nhiều người Việt Nam hiện nay".

Trong những năm qua, ở Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ biểu tình phản đối Trung Quốc ở các thành phố lớn từ năm 2007 trở lại đây, chủ yếu liên quan đến tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông. Đỉnh điểm của các vụ biểu tình phải nói đến là vào năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu HD 981 vào gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam. Các cuộc biểu tình đã dẫn đến bạo động đốt phá ở một số khu công nghiệp của Việt Nam, nhắm vào các công ty của Trung Quốc. Đại sứ quán Trung Quốc thậm chí đã phải ra thông báo cảnh báo công dân nước này tại Việt Nam.

Mới đây nhất là các vụ biểu tình của hàng ngàn người dân ở nhiều thành phố lớn tại Việt Nam phản đối dự luật Đặc khu vì lo ngại người Trung Quốc sẽ được thuê đất đến 99 năm. Những phản đối dữ dội của người dân và cảnh báo từ phía các chuyên gia độc lập đã khiến Quốc hội Việt Nam phải ngưng việc thông qua dự luật gây tranh cãi này.

Vì sao người Trung Quốc muốn mua đất ở Việt Nam ?

Báo cáo mới của CBRE cho biết, các nhà đầu tư Trung Quốc tập trung nhiều ở phân khúc căn hộ cao cấp và bất động sản nghỉ dưỡng, nhiều nhất vẫn là các căn hộ cao cấp ở khu vực trung tâm thành phố.

lognai2

Người Việt Nam biểu tình phản đối việc cho Trung Quốc thuê đất tới 99 năm. Ảnh chụp hôm 10/6/2018. AFP

Nhưng ngoài Sài Gòn, người Trung Quốc cũng mua đất đai ở nhiều địa phương khác tại Việt Nam như Nha Trang, Đà Nẵng. Những khu dân cư ven biển ở Đà Nẵng từ nhiều năm nay người dân không còn lạ với việc người Việt đứng tên để người Trung Quốc mua đất xây nhà sinh sống.

Theo đánh giá của Bộ Tài Chính thì giá bất động sản Việt Nam thu hút người Trung Quốc bởi giá rẻ hơn các nước trong khu vực. Giá bất động sản cao cấp ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh dao động từ 3.000 USD đến 6.000 USD m2, bằng một nửa so với mức 7.000 USD-9.000 USD/m2 bất động sản cùng phân khúc ở Bangkok và chưa đến 10% so với giá nhà ở Hồng Kông.

Còn theo các chuyên gia của CBRE, lý do người Trung Quốc mua bất động sản ở thành phố tăng vọt là vì quy định cho phép người nước ngoài được mua 30% số lượng đơn vị nhà ở trong các dự án bất động sản tại Việt Nam có hiệu lực kể từ năm 2015.

Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường, việc người Trung Quốc mua nhà ở Việt Nam cũng giống người Hàn Quốc hay người các nước khác muốn sang làm việc ở Việt Nam mà thôi vì chính sách về nhà ở của Việt Nam hiện rất thoáng.

"Chính sách nhà ở của Việt Nam được thay đổi rất mở trong luật 2014, trong đó tạo điều kiện cho tất cả những cá nhân nước ngoài có visa công việc vào Việt Nam thì được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở. Thời hạn là 50 năm và nếu hết thời hạn mà còn có nhu cầu thì được gia hạn và nếu không có nhu cầu thì có thể chuyển nhượng trên thị trường".

Người dân Việt luôn có tâm lý lo ngại cũng như cảnh giác người Trung Quốc vào nhiều, chiếm các vị trí quan trọng mang tầm chiến lược ở Việt Nam, nhất là với 3 đặc khu trong dự luật Đặc khu gây tranh cãi là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Blogger Trần Bang, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng từng nói với RFA về dự luật đặc khu rằng 99 năm rất là dài, có thể kéo dài đến 3,4 thế hệ và ảnh hưởng rất xấu đến an ninh quốc phòng. Khi đấu giá, họ sẵn sàng ra giá cao để thuê được 3 điểm quan trọng nằm tại đầu và giữa của đất nước, kết hợp với Hoàng Sa, Trường Sa, kết hợp với đường lưỡi bò thì Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng tay họ.

Tuy nhiên, Giáo sư Đặng Hùng Võ có một góc nhìn tích cực hơn trong vấn đề hợp tác quốc tế dù ông biết nhiều người Việt Nam cũng nghĩ theo hướng quan ngại vì từ xưa đến nay cũng có những vấn đề nhất định.

"Về địa chính trị thì Việt Nam ở vị trí khó khăn nhưng về địa kinh tế thì Việt Nam được tiếp cận một thị trường hơn 1,4 tỷ dân, là thị trường rất lớn, thế thì phải nói đấy là lợi thế. Tôi cho rằng tất cả câu chuyện quan ngại hay không là ở chỗ Việt Nam có được nền kinh tế thông minh, xã hội thông minh hay không, chứ tất cả mọi chuyện đều giải quyết được".

Giáo sư Đặng Hùng Võ khẳng định hiện nay người nước ngoài chỉ được mua nhà gắn với quyền sử dụng đất ở, và các dự án hay nhà ở được phép bán không thuộc những nơi hiểm yếu về an ninh quốc phòng.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 11/12/2018

********************

Người Trung Quốc mua đất tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng đột biến (RFA, 11/12/2018)

Trong 9 tháng đầu năm 2018, khách hàng Trung Quốc đã mua 31% lượng bất động sản bán ra tại thành phố Hồ Chí Minh, theo số liệu do công ty nghiên cứu thị trường CBRE cung cấp hôm 11/12.

lognai3

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh minh họa) AFP

Hiện khách hàng Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu thị trường người nước ngoài mua nhà tại thành phố này dù trước đó quốc gia này không nằm trong 5 vị trí đầu tiên.

Theo CBRE, từ năm 2016-2017 lượng khách hàng trong nước mua bất động sản đã giảm đi đáng kể từ 47% còn 36%. Trong khi đó, lượng khách hàng nước ngoài đầu tư bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng mạnh và đáng kể nhất là lượng khách hàng Trung Quốc. Các nhà đầu tư Trung Quốc tập trung nhiều ở phân khúc căn hộ cao cấp và bất động sản nghỉ dưỡng, nhiều nhất vẫn là phân khúc căn hộ cao cấp ở những khu vực trung tâm thành phố

Chuyên gia của CBRE được truyền thông trong nước trích lời cho biết khách hàng từ Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Hong Kong tỏ ra ưa chuộng các dự án có quy mô lớn, vị trí trung tâm như Alpha Hill của Alpha King mới mở bán hay Vinhomes Central Park và Vinhomes gold River của Vingroup.

Theo các chuyên gia của CBRE, lý do người Trung Quốc mua bất động sản ở thành phố tăng vọt là vì quy định cho phép người nước ngoài được mua 30% số lượng đơn vị nhà ở trong các dự án bất động sản tại Việt Nam có hiệu lực kể từ năm 2015.

Published in Diễn đàn

Du khách từ Trung Quốc qua Việt Nam ngày càng đông và càng hỗn, nhưng cũng ích lợi cho người mình. Bà con trong nước đang dùng một lời khuyên rất hiệu quả khi thấy ai có ngôn ngữ, cử chỉ không đẹp. Ghé tai nói nhỏ : "Đừng để người ta tưởng mình là người Trung Quốc !" Nói nhỏ nhẹ dịu dàng, nhưng ai nghe cũng thấy phải xét lại hành vi của mình !

dukhach1

Cảnh du khách Trung Quốc chen lấn trước quầy thực phẩm tự do trong một khách sạn du lịch

Thí dụ, ở Việt Nam bây giờ, trong quán có mấy người cao hứng nói lớn tiếng, tranh nhau nói lấy được, không ai nhường ai, át giọng tất cả mọi người. Lúc đó, chỉ cần một người can ngăn : "Ông ơi, đừng nói lớn quá ! Người ta tưởng bọn mình người Trung Quốc !" Nhắc nhở vậy đủ rồi ! Người đang cười nói oang oang bỗng đỏ mặt, cái miệng tự đạp thắng, hạ thấp tần số vừa đủ nghe !

Bà con mình đang dùng "câu thiệu" này khắp nơi, khi thấy ai lớn tiếng. Khi đi trên xe buýt, khi cùng lên xuống một chuyến thang máy, khi bàn luận giá cả trong cửa hàng (ngoài chợ thì khó, đủ nghe thì phải nói lớn), cả trong đám bạn bè nhậu nhẹt, nếu thấy ai lớn tiếng quá, cứ dùng lời "đe dọa" này, chắc chắn công hiệu ! Trong dịp Tết Tây và Tết Ta sắp tới, sẽ còn rất nhiều người ra đường, đi mua sắm, hội họp ăn uống, chắc lời khuyên bảo này sẽ được nghe nhiều hơn nữa !

Lối khuyên bảo này có thể đem dùng trong nhiều hoàn cảnh khác. Mỗi khi thấy ai có cử chỉ, hành động mà mình nghĩ là kém lịch sự, thiếu văn minh, mình có thể bảo nhau, thí dụ : "Này ông bạn ! Đừng khạc nhổ như vậy ! Người ta sẽ tưởng mình người Trung Quốc !" Nghe như thế, còn ai muốn khạc nhổ bừa bãi nữa hay không ? Cứ thế, chúng ta sẽ nói : "Đừng vứt tàn thuốc lá xuống đường ! Đừng vứt xương xuống gầm bàn ! Người ta có thể tưởng mình người Trung Quốc !" Hoặc "Ông đến sau, đừng giành chỗ lên trước những người đã xếp hàng chờ ! Người ta sẽ tưởng mình người Trung Quốc !"

Người Việt chúng ta nên tiếp tục dùng lời khuyên nhủ này, khắp nơi, đồng bào ở nước ngoài cũng nên bắt chước. Phong tục, tập quán sẽ thuần hậu.

Nhờ đâu mà bà con sáng tạo ra phương pháp "cải cách phong tục" hiệu nghiệm như thế ? Trước hết, bởi vì du khách Trung Quốc đang tràn ngập khắp nơi ở nước ta. Những dân lục địa không đủ tiền đi chơi Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, thì họ qua Việt Nam, Lào, Cambodia ! Họ kéo đi hàng đoàn, vui vẻ, xí xô nói lớn tiếng, chen lấn, xô đẩy, giành giựt, xả rác, khạc nhổ, coi nước Việt Nam như chỗ không người ! Rồi họ lại kỳ kèo, mặc cả, dí đồng tiền "nhân dân tệ" ra bắt người Việt nhận, làm như cả thế giới ai cũng tiêu cái hình Bác Mao !

Người Việt chứng kiến các hành vi thô lỗ của du khách Bắc phương thì cũng cảm thấy mắc cỡ ! Đến mình mà cũng thấy xấu hổ cho họ thì đủ biết hành vi của "người lạ" nó "lạ" tới mức nào ! Nhưng khi biết hành vi của họ đáng xấu hổ, bà con ta tự nhiên tự xét hành vi của chính mình, của đồng bào mình ! Nhiều lúc chính mình có khi cũng không được hoàn hảo ! Nhìn các du khách Trung Quốc, thấy như đang soi gương ! Ngó mặt mình, ngắm nghía, biết mình phải cũng thay đổi ! Đây chính là một cơ hội tự sửa mình !

Phải thông cảm điều nay : Các du khách, nước nào cũng vậy, khi đến xứ lạ họ thường không cảm thấy bị kiềm thúc như khi sống ở xứ họ ; dù ở nhà họ vẫn cư xử văn minh, lễ độ. Vì khi đến một nơi toàn những người lạ hoắc, mà cả đời chắc mình chỉ gặp một lần, họ cảm thấy được "tự do, phóng túng" hơn. Không riêng gì người Trung Hoa. Năm 2015, chính quyền Mã Lai Á đã bắt giữ và phạt nặng một du khách người Anh quốc, một người Hòa Lan, và hai người Canada, vì khi leo lên tới đỉnh núi Kinabalu, họ cao hứng cởi hết quần áo ! Kinh khủng ! Cả nước Malaysia kêu trời ! Vì đó là một nước Hồi Giáo, đàn bà để hở mặt ra cho đàn ông lạ thấy đã bị coi là "thất tiết !" Là bất chính !

Cũng đừng tưởng rằng các du khách Trung Quốc chỉ biểu diễn những hành động bất xứng khi qua Việt Nam, vì đến một nước nghèo hơn mình, họ có thể coi thường, không cần ăn ở nghiêm túc (Hai ngàn năm trước, các thái thú như Nhâm Diên, Tích Quang đã kể rằng dân Việt ăn mặc lõa lồ, trẻ con không biết ai là cha mình).

Ở trong chính nước họ, nhiều người lục địa cũng coi trời bằng vung ! Đi qua một nước giầu mạnh như Nhật Bản, nhiều người cũng có những thái độ, cử chỉ rất đáng tiếc !

Bởi vì phần lớn đám du khách này chỉ mới giầu có gần đây thôi. Họ tưởng khi có đồng tiền thì có quyền huênh hoang, sai bảo ai cũng được, nhất là những người phải "phục vụ" họ. Và từ lúc lớn lên họ chưa có dịp tập cách ăn ở văn minh. Hồi Tháng Sáu năm 2016, trong nước Trung Hoa, một bà du khách đã tát tai cô tiếp viên ở phi trường Thẩm Quyến, chỉ vì cô này không in được bản lộ trình, bắt bà khách phải chờ đợi – cái máy bị kẹt ! Có ông hành khách trên máy bay tỉnh bơ mở cánh cửa cấp cứu, để… ra ngoài hút thuốc ! Có bà cãi nhau với tiếp viên phi hành, giận quá tát tai cho nó biết thân ! Có ông lấy túi xách tay của hành khách khác, moi ra lấy đồ !

Từ năm 2015 chính phủ Trung Quốc đã làm một "sổ đen" ghi tên những người lỗ mãng, không cho lên máy bay nữa. Để chấm dứt mối hiểu lầm khắp thế giới, cho rằng chỉ có người Trung Hoa thô lỗ. Tháng Giêng năm 2016, thêm hai người được vào sổ vì họ thẩy ly nước nóng vào cô tiếp viên, trên chuyến bay Bangkok-Nam Kinh.

Nhưng du khách không chỉ biểu diễn các hành vi bất xứng trên phi cơ. Khu Disneyland ở Thượng Hải đã được du khách lục địa tới thăm, trước khi mở cửa ngày 16 Tháng Sáu năm ngoái. Nhân nghỉ Lễ Lao Động, nhiều người đến Disney Town coi trước, và sau khi họ ra về, trên cái cột đèn thấy có hàng chữ "Tôi đã đi du lịch, tới đây rồi ! Ở khu Phòng San (Fangshan, 房山) ngay tại Bắc Kinh, có du khách cũng xịt sơn viết tên mình lên vách đá tại thắng cảnh Quái Thạch San (Guaishishan, 怪石山). Phủ Tiên Hồ (Fuxian, 抚仙湖), cái hồ sâu nhất ở tỉnh Vân Nam nổi tiếng là nước trong vắt. Tháng Chín năm ngoái, có mấy bà du khách tới đó, nhẩy xuống tắm gội thoải mái, tự nhiên như ở nhà !

Nhưng các du khách Trung Quốc đi máy bay nổi tiếng hơn cả. Tháng Chín năm ngoái ở phi trường Thượng Hải, hai hành khách đến trễ sau khi cửa máy bay đã đón. Hai ông bà bèn chạy thẳng ra sân bay, đứng chặn trước cái phi cơ đang lăn bánh, trong tay còn lễ mễ ôm cả mấy cái va li ! Chuyến bay bị trễ 20 phút mới cất cánh ! Có gì đâu, ở nhà chúng tôi vẫn chặn xe đò để leo lên kịp chuyến như vậy mà !

Cái thói quen "tự nhiên như ở nhà" này, người ngoại quốc không hiểu được. Có hai bà người Trung Quốc gặp nhau ở phi trường Narita, bên Nhật, hồi Tháng Hai năm ngoái. Chỉ có một chuyện, là giành nhau lên phía trước, bà này đẩy xe hành lý đụng xe của bà kia. Đồng bào cả mà, có thể xin lỗi rồi nhường nhau cũng được, nhất là đang trước mặt người ngoại quốc ! Nhưng bà Peng Jing, chủ nhân một công ty xây dựng, nhảy lên tát mặt bà kia, rồi đánh đấm, cấu xé, vẫn tự nhiên như thường la mắng nhân viên dưới quyền khi ở nhà. Khi cảnh sát tới, thấy đối thủ sứt môi, chảy máu, chợt nhớ ở xứ Nhật không thể dúi tiền cho công an là xong, bà Peng, 42 tuổi, bỏ chạy, ra tới cửa thì bị tóm ! Trên truyền hình Nhật Bản, Asahi’s news, All-Nippon News, có ngay một hoạt cảnh hấp dẫn !

Kể chuyện các thói xấu của du khác Trung Quốc rồi, cũng phải nghĩ đến nhiều thói xấu của người mình. Có ai còn nhớ đồng bào mình đã nhau đi "hái hoa, cướp hoa" anh đào Nhật Bản trước đây bảy năm không ? Mấy năm sau, lại diễn ra cảnh ở quận Ba Đình, khi bà con mình giành giựt 3,000 cái áo mưa Hòa Lan tặng hay không ? Có người nhảy lên cả sân khấu, giựt cái áo mưa trên tay nhân viên đại sứ quán !

Nhưng từ năm nay, mỗi lần thấy ai có những hành vi đáng xấu hổ như vậy, người Việt có thể sửa cho nhau bằng một câu nói : "Đừng làm như thế ! Người ta lại tưởng mình là du khách Trung Quốc !" Có lẽ lời khuyên răn này sẽ giúp dân mình, ở trong nước cũng như bên ngoài, bỏ bớt được nhiều tât xấu ! Sau này, khi người Việt Nam nổi tiếng khắp thế giới là cư xử lễ độ, nhường nhịn, trọng kỷ luật, phải giải thích cho con cháu hiểu rằng đó cũng là nhờ xưa ông bà, cha mẹ đã thay đổi, cũng nhờ thấy các du khách Trung Quốc !

Có người lạc quan còn hy vọng lời khuyên bảo trên có thể thay đổi cả guồng máy công quyền. Có thể nào chúng ta khuyên các ông cảnh sát giao thông một câu, chẳng hạn : "Đừng đòi hối lộ chứ ! Người ta lại tưởng anh công an Trung Quốc !"

Nhưng nói câu đó xong, chắc mình cũng cảm thấy hơi xấu hổ. Vì hồi Tháng Năm năm ngoái, chính các du khách đã dây người Việt không nên đòi tiền đút lót. Một trăm du khách Trung Hoa đã làm náo loạn tại ngay phi trường, trong lúc họ chuẩn bị rời Việt Nam, chỉ vì các quan gác cửa đòi tiền mãi lộ ! Có lẽ các vị này đã đọc tin chiến dịch "Đả hổ, diệt ruồi" của Tập Cận Bình bên nước họ ! Họ muốn "dạy cho Việt Nam một bài học !" Chính họ có lòng tốt, muốn các con ruồi hải quan ở Việt Nam học tập phong trào chống tham nhũng của Tập Chủ Tịch !

Ở nước ta hiện giờ chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng đang lo chống tham nhũng theo lối Tập Cận Bình : Đả hổ trước ! Đả Đinh Cao Thăng, đả Nguyễn Văn Bình, vân vân, giống như Tập Cận Bình đã diệt Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu ! Sẽ có ngày anh Ba Ếch phải khuyên Nguyễn Phú Trọng bằng cách ghé tai nói nhỏ : "Đừng đả hổ nữa ! Người ta lại tưởng anh người Trung Quốc !"

Nói vậy chưa chắc đã hiệu quả. Ông Nguyễn Phú Trọng có thể trợn mắt : Được làm người Trung Quốc càng sướng chứ sao ?

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 26/12/2017

Published in Diễn đàn