Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

16/02/2021

Nỗi đau thất bại của phe Miền Nam trong đảng

Thu Thủy - Lan Anh

Ai sẽ là người gánh trọng trách "hất" Nguyễn Phú Trọng, vực dậy thế lực Miền Nam ?

Trò chơi vương quyền là phải kéo bè kết cánh, đó là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên dù kéo bè kết cánh thì điều mấu chốt vẫn là quyền lợi cá nhân. Được biết, thế lực của phe Miền Nam hiện nay trong Bộ Chính Trị rất khiêm tốn, chỉ có 3 người là : Võ Văn Thưởng, Nguyễn Văn Nên, Trần Thanh Mẫn. Điều đáng nói là trong tứ trụ không có ai, và người giữ chức vụ cao nhất của phe Miền Nam là Võ Văn Thưởng.

Như vậy câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người gánh vác trách nhiệm vực dậy sức mạnh của phe Miền Nam qua thất bại ê chề ở Đại hội 13 ?

banlanhdao5

Liệu ông Võ Văn Thưởng có vựt dậy sức mạnh Miền Nam trong Bộ Chính Trị không ?

Với Trần Thanh Mẫn thì ông này mới vào Bộ Chính Trị, thế lực chưa đủ mạnh để gánh vác nhiệm vụ đó. Với Nguyễn Văn Nên thì ông này là cánh tay nối dài của Nguyễn Phú Trọng để "chiến đấu" với thế lực ngầm tại Sài Gòn, thế lực Lê Thanh Hải. Hiện nay cho thấy, ông Nguyễn Văn Nên không đủ khả năng tách ra làm một tụ riêng để dẫn dắt phe Miền Nam tiến chiếm trở lại thế lực vốn bị lấy cắp bởi phe Miền Bắc.

Chỉ còn có Võ Văn Thưởng là khả dĩ nhất, điều người ta băn khoăn làt ông Võ Văn Thưởng trước giờ là mẫu quan văn thích nhu hơn cương. Tuy nhiên cũng nhờ nhu tính mà ông ta lên được đến chức thường trực ban Bí thư chứ cương như Nguyễn Bá Thanh thì ông khó mà tiến thân trong chốn quan trường đầy hiểm ác như Đảng cộng sản.

Nhân sự Miền Nam bị sa sút ở Đại hội 13 là ‘câu chuyện buồn. Phe Miền Nam cũng từng có cá nhân khuynh đảo Bộ Chính Trị, đó là Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên trong cuộc chiến vương quyền chính kẻ mạnh nhất Miền Nam này cũng chịu thua trước sức mạnh lớn mạnh như vũ bão của ông Nguyễn Phú Trọng. Chính ông Trọng còn khiến không ít nhân vật Miền Nam ngã về ông, trong đó có cánh Tây Ninh là Nguyễn Văn Nên và Trần Lưu Quang.

Phe Miền Nam chưa bao giờ ê chề như Đại hội 13 kỳ này

Kết quả và nhân sự của Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục nằm trong tâm điểm quan tâm của dư luận tại Việt Nam trong tuần giáp Tết nguyên đán Tân Sửu. Nếu đọc các tờ báo của đảng thì người ta luôn bắt gặp những từ đại loại như ‘thành công rất tốt đẹp’, nhưng ai cũng hiểu đó là sự thành công của phe thắng cuộc Miền Bắc. Chưa bao giờ phe Miền Nam bị rụng nhiều như Đại hội 13 này. Trương Hòa Bình người được Trương Tấn Sang đặt kỳ vọng cũng phải rút lui khỏi Bộ Chính Trị, với con người ít tham gia vào phe cánh như bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng bị loại, và con người nhu nhược như Nguyễn Thiện Nhân cũng bị đá văng nốt. Nguyễn Thiện Nhân cũng vâng lời Nguyễn Phú Trọng ấy, nhưng khi nắm bí thư Sài Gòn cũng đã ngại thế lực Lê Thanh Hải nên cuối cũng cũng bị Nguyễn Phú Trọng cho ra khỏi Bộ Chính Trị vì vô dụng.

Đại hội 13 thì ông Trọng đã là người hay nói đi nói lại từ "thành công tốt đẹp" nhiều nhất. Chưa bao giờ phe Miền Nam rụng nhiều đến thế, chưa bao giờ phe Miền Nam thất thế đến như thế. Ở nhiệm 11, phe Miền Nam toàn là những thế lực có máu mặt với Nguyễn Tấn Dũng, Lê Thanh Hải, và Trương Tấn Sang. Đến nhiệm kỳ 12 thì còn đó Trương Hòa Bình. Và giờ đây kiếm người có sức mạnh lợi ích nhóm nổi trội thực sự rất khó.

banlanhdao6

Trương Hòa Bình là huy vọng lớn nhất của phe Trương Tấn Sang cũng bị rụng khỏi Bộ Chính Trị

Các đề cử được dự kiến cho các ghế mà mọi người vẫn gọi là Tứ trụ vắng bóng đại diện Nam bộ theo tôi là một vấn đề mà nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng quan tâm và có đặt câu hỏi. Phải chăng, phe Nam Bộ đã đầu hàng ? Người có thế lực mạnh Trương Hòa Bình mà còn bị loại thì thì Miền Nam còn được ai đủ mạnh đây ?

Vừa rồi ông Nguyễn Phú Trọng cho công bố việc ông Võ Văn Thưởng được phân công vào vị trí Thường trực Ban Bí thư làm nhiều người đánh giá là ông Trọng đã đánh giá Võ Văn Thưởng là vô hại chăng ? Bởi Thưởng là người ít tai tiếng và ông hăng say tham gia vào trò đấu đá sinh tử từ nhiều năm qua.

Ông Võ Văn Thưởng là ẩn số, có thể ông ta ẩn mình chờ thời chứ chưa chắc gì là con người hiền thực sự. Vì nếu hiền ông ta không thể ngoi lên nắm ghế thường trực ban bí thư đầy quyền lực ở nơi chốn đầy hiểm ác như chính trường cộng sản Việt Nam. Tuy có Võ Văn Thưởng vớt lại, nhưng phe Miền Nam là phe thất bại ê chề so với nhiều kỳ đại hội trước đây.

Ông Trọng đã quyết đì phe Miền Nam thế nào ?

Tỷ lệ nhân sự phía Nam mà chủ yếu là Nam bộ ở trong Tứ trụ dự kiến kỳ này người ta dùng một chữ theo cách nói dân gian là ‘rất hẻo’ thì đủ hiểu nó tệ hại đến mức nào ? !

Ông Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo cả các ban nhân sự và ban văn kiện Đại hội 13, qua 2 năm chuẩn bị ông đã tước đoạt sức mạnh phe Miền Nam khá nhiều. Đây là công sức của ông Trọng và nếu ông còn mạnh thì chắc chắn ông sẽ đì phe Miền Nam. Vì đơn giản nếu phe Miền Nam trỗi dậy thì sự an toàn cho bản thân ông thật sự khó đảm bảo. Việc cất nhắc Võ Văn Thưởng, liệu rằng đó có phải là ý kiến sáng suốt của ông Trọng hay không.

Ông Nguyễn Phú Trọng bị người đời đặt cho biệt danh Lú, nhưng thực chất ông chưa bao giờ lú mà ngược lại là rất sâu sắc trong vấn đề tìm cách đối phó với phe đối thủ. Chính nhờ sự minh mẫn đó mà ông đã chuyển từ thế bại sang thế thắng và độc chiếm quyền lực khi gom được ghế tổng bí thư và chủ tịch nước vào tay.

Nếu ông Trọng sử dụng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng để thực hiện ý đồ, hay dùng Trần Quốc Vượng để hỗ trợ ông thì không ai có thể bảo ông là Lú. Tuy nhiên giờ đây ông dùng Võ Văn Thưởng thì có khi ông lại lú thật. Không dè chừng phe Miền Nam thì có ngày bị phe Miền Nam quật ngã.

Chuyện nội bộ nhân sự cần chờ thời gian để biết rõ hơn, nhưng có lẽ người ta nhìn thấy người ở phía vắng bóng thì cũng không khó để đoán được là ông Trọng đã làm gì trong khoảng 2 năm qua.

Trong chiến thuật của mình, ông Trọng còn biết dùng cách lấy người Miền Nam đánh người Miền Nam như trong 4 năm qua. Cách dùng chiến thuật này đã cho ông thất bại khi ông dùng Nguyễn Thiện Nhân thay thế Đinh La Thăng, tuy nhiên khi dùng Nguyễn Văn Nên thay thế Nguyễn Thiện Nhân thì ông đã thành công.

Nếu người ta đánh giá năng lực theo thực tế, để thấy rằng từ trước đến giờ về năng lực, người đó lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hiệu quả công việc của mình làm, như là các chỉ báo cho thấy rõ – GDP cao lên, đời sống tốt lên, kinh tế – xã hội – văn hóa tốt lên, không có hoặc ít tiêu cực thì người Miền Nam tốt hơn, nhưng lo cho đất nước không phải là tiêu chuẩn mà tiêu chuẩn là thế lực nào mạnh hơn mà thôi.

Thành Phố Sài Gòn có số người bị kỷ luật, bị truy tố nói chung là khá nhiều, gần như hầu hết trong thường vụ Thành ủy, rồi Ủy ban Nhân dân đều bị kỷ luật, rồi bị truy tố, xét xử, đi tù… Đó là dấu hiệu của sự kì thị vùng miền trong vấn đề nhân sự của đại hội XIII.

Truyền thống Miền Bắc số một Miền Nam số hai

Phải công tâm thừa nhận, người Miền Nam, mà đặc biệt là Nam Bộ với hàng chục tỉnh thành ở miền Đông, miền Tây và tâm điểm, trọng điểm đầu tàu là Thành phố Sài Gòn có một vị thế quan trọng bậc nhất quan đối với sự phát triển cân bằng, ổn định, bền vững của đất nước.

Để đại diện trong nhân sự cấp cao của đảng như tại Đại hội 13 vừa bế mạc vừa qua phân công và công bố chính thức có thể đặt ra những câu hỏi rằng :

Ở Việt Nam có rất nhiều chuyện mà trước đây khi báo chí nhà nước đưa tin lên, thì lập tức bị phê là đưa tin như vậy gây mất đoàn kết nội bộ’, là không tốt’, cụ thể là nói tỷ lệ đường cao tốc ở Miền Nam, rồi đầu tư cho Miền Nam còn hạn chế thế này, thế kia, trong khi tỷ lệ xuất khẩu của Miền Nam, rồi đóng góp cho ngân sách của các địa phương Miền Nam cho toàn quốc là rất đáng kể, nhưng mà đường xá, hạ tầng cơ sở đầu tư cho Miền Nam thì còn rất thiếu.

Đấy chưa phải là vấn đề nhân sự, mà chỉ nói vấn đề khách quan về phát triển, đầu tư và đóng góp thôi thì đã bị phê là nói như vậy là chia rẽ, là phân biệt Nam – Bắc, cái đó cán bộ, nhân dân Miền Nam tâm tư rất nhiều, nhưng báo chí nói hộ ra thì bị kỷ luật, bao nhiều nhà báo, tòa báo và bao nhiêu người bị bịt miệng không được nói.

Thế nhưng bây giờ, qua Đại hội 13 đều thấy là công luận nói rất nhiều, tâm tư, băn khoăn rất nhiều về vấn đề bố trí, cơ cấu nhân sự để cuối cùng dẫn đến như thế.

Cho nên tiếng nói của Miền Nam, dựa trên vị thế, vai trò, đóng góp, thì những câu hỏi đặt ra về cân bằng nhân sự và cân bằng đại diện nhân sự cũng là một việc xác đáng và có lý chứ không phải là không.

Miền Nam vẫn là cộng sản, tuy nhiên Ban lãnh đạo Đảng cộng sản vẫn phân biệt cộng sản Miền Bắc thuần chủng và cộng sản Miền Nam ngoại lai. Thế mới thấy chế độ mà cộng sản tạo ra nó phân biệt đối xử ghê gớm, nó còn cho rằng cộng sản Miền Nam không đáng tin hơn cộng sản Miền Bắc.

Nếu là xã hội dân chủ, không có bao giờ phân biệt vùng miền như vậy. Thời Việt Nam Cộng Hòa, chính tướng Dương Văn Minh cũng được nắm quyền lực lớn, mặc dù ai cũng biết em trai của ông là Dương Văn Nhật, một cấp tướng trong quân đội Bắc Việt.

Miền Bắc hay Miền Nam làm chủ Bộ Chính Trị dân vẫn khổ

Phải thừa nhận nhân sự đại diện cho Miền Nam là rất quan trọng, và bao lâu nay cũng đã thế, mà nay thì như vậy thì rõ ràng là quá bất công, quá phân biệt đối xử.

Tiếp tục xem xét các trường hợp đặc biệt thuộc nhân sự cấp rất cao đã được bố trí và dự kiến cơ cấu vào ‘Tứ trụ’ tại Đại hội 13 có liên quan tới sự vắng bóng’ của đại diện Miền Nam trong ban lãnh đạo đảng, điều đó lại càng khẳng định tính phân biệt vùng miền đã ăn sâu vào lãnh đạo cộng sản mà đặc biệt là ông Nguyễn Phú trọng.

Hai trường hợp được xếp vào trường hợp đặc biệt để tiếp tục ở lại sau Đại hội 13 trong ‘Tứ trụ’ chỉ xét tới nam giới, mà trong đó có một phụ nữ lại từ Nam bộ không được cứu xét để lưu lại làm tiếp, thì đó cũng là điều càng quan tâm. Vì chức vụ, Đảng cộng sản đã loại nữ giới để nam giới chiếm áp đảo.

Hiện tượng tranh đoạt quyền lực cho đại nhội 13 chó thấy một điều Đảng cộng sản càng này càng loạn, họ chỉ chú tâm tới vấn đề đấu đá nội bộ hơn là lo xây dựng đất nước. Vậy nên nếu Võ Văn Thưởng có là thế lực Miền Nam làm nên cuộc tái xuất thì họ cũng chẳng còn có trí lực đâu mà lo cho vận mệnh đất nước, họ chỉ lo đấu đá và giữ ghế. Đất nước sẽ bị bỏ phế dù cho đó là Miền Bắc hay Miền Nam làm chủ cuộc chơi.

Thu Thủy (tổng hợp)

Nguồn : VNTB, 16/02/2021

***********************

Nguyễn Phú Trọng "xát muối" vào nỗi đau thất bại của phe Miền Nam trong đảng

Thu Thủy, Thoibao.de, 13/02/2021

Phải nói chưa bao giờ phe miền Nam thất bại như lần Đại hội XIII này. Từ trung ương đảng đến bộ chính trị thì cánh miền Nam đều thất thế. Lần đầu tiên trong tứ trụ không có bóng dáng người miền Nam.

xatmuoi1

Ông Trọng chiến thắng nghĩa là trường phái bảo thủ trong Đảng cộng sản đã chiến thắng

Miền Nam chỉ được an ủi chức thường trực ban bí thư trung ương của Võ Văn Thưởng. Tuy nhiên chức thường trực ban bí thư mà người miền Nam nắm giữ cũng khá bấp bênh. Ở đại hội XII năm 2016 thì ông Lê Hồng Anh một người miền Nam đã bị đánh bật ra khỏi Bộ Chính trị. Rồi đến nhiệm kỳ XII của Đảng cộng sản, ông Đinh Thế Huynh bị đứt gánh giữa đường và sau đó là thay bằng Trần Quốc Vượng và ông Vượng cũng không đi đến đâu. Liệu lần này nắm chức thường trực ban bí thư có tốt cho Võ Văn Thưởng hay không ?

Kết quả nhân sự của Đại hội XIII của đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nằm trong tâm điểm quan tâm của dư luận tại Việt Nam trong tuần giáp Tết nguyên đán Tân Sửu.

Được biết, sau Đại hội XIII với sự thất bại ê chề của phe miền Nam nhưng báo chí đảng lại tuyên bố là ‘thành công rất tốt đẹp’, đây chẳng khác nào trò sát muối vào vết thương thất bại của phe miền Nam. Từ khi Nguyễn Tấn Dũng rời ghế thủ tướng, Trương Tấn Sang cũng rời ghế chủ tịch nước thì sức mạnh của phe Miền Nam sau đó cứ yếu dần đi trông thấy.

Đại hội XIII đối với ông Trọng là thành công tốt đẹp thật. Đó là đại hội mà ông được ngồi lại ghế tổng bí thư bất chấp ông đã vi phạm cả 3 tiêu chuẩn về sức khỏe, về tuổi tác và vấn đề quá nhiệm kỳ. Tuy nhiên ông đã cho báo chí ca ngợi sự thành công ấy chẳng khác nào ca ngợi thắng lợi của phe ông.

Thất bại ê chề của cánh miền Nam

Các đề cử được dự kiến cho các ghế mà mọi người vẫn gọi là Tứ trụ vắng bóng đại diện Nam bộ, đây là câu hỏi đặt ra. Từ lâu nay, việc quy hoạch trung ương đảng và Bộ Chính trị theo chỉ tiêu từng vùng mà chưa hề có sự phá lệ ngoại trừ Đại hội XIII lần này.

Vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng cho công bố ông Võ Văn Thưởng được phân công vào vị trí Thường trực Ban Bí thư và người ta cho rằng đó là một cách để xoa dịu, khi đưa một nhân vật ở phía Nam vào vị trí đó. Tuy nhiên, theo giới phân tích thì người ta nói chiếc ghế ông Võ Văn Thưởng mới ngồi này kéo dài đến hết nhiệm kỳ là một may mắn cho ông rồi, còn việc tranh đoạt ghế tổng bí thư cho nhiệm kỳ sau là rất khó vì ghế tổng bí thư không thể nào để lọt vào tay dân miền Nam được.

Tỷ lệ nhân sự phía Nam mà chủ yếu là Nam bộ ở trong Tứ trụ dự kiến kỳ này người ta phải dùng một chữ phải nói là "đại bại", ít nhất so với trước đây, so với lịch sử và các đại hội gần đây.

Công việc nhân sự này của đảng và Đại hội đã được chuẩn bị từ lâu và từ trước, và qua thời gian dài đấu đá và ngã giá. Người làm chủ cuộc chơi này không ai khác chính là ông Nguyễn Phú Trọng, chính ông đã lãnh đạo cả các ban nhân sự và ban văn kiện Đại hội XIII.

Chỉ có hai vấn đề đó là lớn nhất và và ông Trọng trực tiếp làm, không biết là ý nghĩ của ông Trọng thế nào, nhưng ở bên cạnh chắc chắn có sự giúp đỡ, cố vấn, đề xuất của nhiều người. Người ta cho rằng trong đó không thể thiếu vai trò của ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng, một người có mối quan hệ tốt với Trung Quốc.

Chuyện nội bộ nhân sự cần chờ thời gian để biết rõ hơn, nhưng có lẽ người ta nhìn thấy người ở phía Nam hầu hết đều có dính dáng đến một trong 3 thế lực, đó là thế lực Nguyễn Tấn Dũng, thế lực Lê Thanh Hải, và thế lực Trương Tấn Sang. Trước đây ông Sang có liên minh với ông Trọng chống Nguyễn Tấn Dũng, nhưng nay ông Sang không còn quyền lực nữa thì chuyện ân nghĩa cũng cạn thôi. Qua kết quả Trương Hòa Bình mất suất ở lại Bộ Chính trị đã chứng minh điều đó.

xatmuoi2

Dù Võ Văn Thưởng được làm Thường trực Ban bí thư, nhưng Miền Nam vẫn là phe thất bại

Miền Nam bị đì sát ván

Có người cho rằng việc ông Võ Văn Thưởng được bổ nhiệm vào vị trí Thường trực Ban Bí thứ là một sự ‘xoa dịu’ đối với các nhân sự đại diện vùng Nam bộ. Tuy nhiên việc xoa dịu thường không có trong việc đấu đá trong nội bộ Đảng cộng sản. Họ giành nhau bất chấp tính mạng mà dùng một chức vụ lớn như chức thường trực ban bí thư để xoa dịu phe miền Nam là không thuyết phục.

Cũng có ý kiến cho rằng, cơ bản thành phần ở phía Nam là những người tốt nghiệp Đại học, trong đó có tại chức và chuyên tu, còn học tập trung, chính quy, tỷ lệ không đáng kể, nhưng tôi cho rằng năng lực, tiêu chuẩn mà dựa vào bằng cấp, dĩ nhiên phía Nam sẽ thất thế.

Đấy là một ý kiến không được thuyết phục cho lắm, bởi Đảng cộng sản chuộng hồng hơn chuyên, những người có bằng cấp tốt như ông Nguyễn Thiện Nhân còn bị đánh bật ra khỏi Bộ Chính trị thì nói chi ai ?

Nếu người ta đánh giá năng lực theo thực tế, để thấy rằng từ trước đến giờ về năng lực, người đó lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hiệu quả công việc của mình làm, như là các chỉ báo cho thấy rõ – GDP cao lên, đời sống tốt lên, kinh tế – xã hội – văn hóa tốt lên, thì người miền Nam thường trội hơn. Thành Phố sài Gòn, tỉnh bình dương, đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu là những tỉnh giàu so với mặt bằng chung cả nước.

Qua theo dõi cũng thấy một điều là trụ cột ở phía Nam chủ yếu là Sài Gòn dẫn đầu từ trước đến giờ, nhiều người từ Nam bộ, từ thành phố Sài Gòn đã ra ngoài kia, miền Bắc, Trung ương, làm lớn như từng làm Chủ tịch nước, Thủ tướng, làm Bộ trưởng nhiều đời v.v…

Thế mà lần này, ở Sài Gòn, số mà bị kỷ luật, bị truy tố nói chung là khá nhiều, gần như hầu hết trong thường vụ Thành ủy, rồi Ủy ban Nhân dân đều bị kỷ luật, rồi bị truy tố, xét xử, đi tù… thì theo tôi đó cũng là cái gây ra ảnh hưởng rất sâu về nhân sự.

Điều đó cho thấy, ông Nguyễn Phú trọng cố đị cánh miền Nam. Hiện nay cánh Nguyễn Tấn Dũng, Lê Thanh Hải và Trương Tấn Sang tuy thất thế nhưng họ có thể trỗi dậy bất kỳ lúc nào.

Miền Nam thất thế, Đảng cộng sản càng trở nên bảo thủ dưới bàn tay ông Nguyễn Phú Trọng

Khu vực miền Nam, đặc biệt là Nam Bộ với hàng chục tỉnh thành ở miền Đông, miền Tây và tâm điểm, trọng điểm đầu tàu là Sài Gòn – Gia Định, có một vị thế rất quan trọng đối với sự phát triển cân bằng, ổn định, bền vững của đất nước.

Ở Việt Nam có rất nhiều chuyện mà trước đây khi báo chí có đưa tin lên, thì lập tức bị phê là đưa tin như vậy gây ‘mất đoàn kết nội bộ‘, là ‘không tốt’, cụ thể là nói tỷ lệ đường cao tốc ở miền Nam, rồi đầu tư cho miền Nam còn hạn chế thế này, thế kia, trong khi tỷ lệ xuất khẩu của miền Nam, rồi đóng góp cho ngân sách của các địa phương miền Nam cho toàn quốc là rất đáng kể, nhưng mà đường xá, hạ tầng cơ sở đầu tư cho miền Nam thì còn rất thiếu. Nói chung là họ chặn họng luôn cả mấy tờ báo thân với phe miền Nam.

Đấy chưa phải là vấn đề nhân sự, mà chỉ nói vấn đề khách quan về phát triển, đầu tư và đóng góp thôi thì đã bị phê là nói như vậy là chia rẽ, là phân biệt Nam – Bắc, việc bất công đó cả xã hội đều biết, và những lãnh đạo CS phe miền Nam cũng chịu nhiều uất ức nhưng báo chí nói hộ ra thì bị kỷ luật, bao nhiều nhà báo, tòa báo và bao nhiêu người bị bịt miệng không được nói.

Thế nhưng bây giờ, qua Đại hội 13 đều thấy là công luận nói rất nhiều về vấn đề bố trí, cơ cấu nhân sự để cuối cùng dẫn đến như thế. Cho nên tiếng nói của miền Nam, dựa trên vị thế, vai trò, đóng góp, thì những câu hỏi đặt ra về cân bằng nhân sự và cân bằng đại diện nhân sự cũng là một việc xác đáng và có lý chứ không phải là không.

Không biết lãnh đạo đảng cao nhất suy tính thế nào, những người cố vấn nói gì, tác động, đề xuất thế nào, nhưng bây giờ để nhân sự miền Nam, mà chủ yếu là đại diện của Nam yếu đi thì điều đó cho thấy, Đảng cộng sản khó mà thay đổi được gì khi mà vận mệnh đất nước nằm trong tay một con người cổ hũ như Nguyễn Phú Trọng.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân bị loại vì là gốc "miền Nam"

Hai trường hợp được xếp vào trường hợp đặc biệt để tiếp tục ở lại sau Đại hội XIII trong ‘Tứ trụ’ chỉ xét tới nam giới, mà trong đó có một phụ nữ lại từ Nam bộ không được cứu xét để lưu lại làm tiếp, thì theo tôi đánh giá cũng là một điều lạ. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch quốc hội theo một số chuyên gia đánh giá bà là người phụ nữ có năng lực, sắc sảo, điều hành Quốc hội vững vàng. Tuy nhiên bà là người miền Nam nên lần này cũng bị đá văng không thương tiếc. Năng lực là một chuyện, nhưng thế và lực không còn mạnh nữa thì vẫn bị loại khỏi Bộ Chính trị như thường.

xatmuoi3

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân mà vẫn không trụ lại được thì phải nói cánh miền Nam đã quá thất bại.

Việc loại bà Ngân được cho là cách chơi không đẹp, một người phụ nữ không mạnh về việc kéo bè kết cánh đấu đá nhau như cánh đàn ông, tuy nhiên vì gốc Miền Năm của bà mà Đại hội XIII bà phải bị loại. Nhiều người cho rằng bà ấy xứng đáng là một trường hợp đặc biệt nếu những người tổ chức Đại hội XIII cơ cấu nhân sự với đa trường hợp đặc biệt như vậy, và với bà Kim Ngân thì bà ấy phải nói là trường hợp ‘rất đặc biệt’.

Có thể nói trong Đảng cộng sản, chưa từng xuất hiện người phụ nữ như bà Ngân, trước đây, về phương diện phụ nữ làm lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, đã có bà Nguyễn Thị Bình, trong đối ngoại, bà cũng đã tỏ ra rất sắc sảo, tài năng và ai cũng thấy rõ.

Với một người thích "an phận thủ thường" trong chính trường như bà Ngân mà vẫn không trụ lại được thì phải nói cánh miền Nam đã quá thất bại. Và có thể nói mâu thuẫn phe cánh nam bắc trong Đảng cộng sản khó mà khỏa lấp được khi mà ông Nguyễn Phú Trọng vẫn hành xử như vậy.

Thu Thủy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 13/02/2021

*********************

Việt Nam : Cuộc chiến quyền lực trong đảng – phái nữ bất ngờ bị bỏ rơi

|

Ngoài sự thiếu vắng gương mặt đại diện phía Nam trong Tứ trụ, Đại hội 13 còn mang đến một điều bất thường khác – đó là việc nhân sự là nữ giới không chỉ không góp mặt trong Tứ trụ mà cũng giảm đáng kể trong cơ cấu quyền lực của Đảng.

xatmuoi4

Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản khóa 13 ra mắt Đại hội

Nhà quan sát Trịnh Hữu Long đã tổng hợp các số liệu cụ thể từ các kỳ đại hội để đi đến nhận định tại Đại hội 13 nữ giới gần như không có chỗ đứng trong chính trường Việt Nam.

Chỉ có 9,5% tổng số ủy viên Ban chấp hành trung ương của Đảng cộng sản là nữ, tương đương 19 trong tổng số 200 người. Trong đó, 18 người là ủy viên chính thức, 1 người là ủy viên dự khuyết.

Chỉ có 1/18 ủy viên Bộ Chính trị – cơ quan được cho là quyền lực nhất của Đảng cộng sản – là nữ (bà Trương Thị Mai). Bà Mai hiện là Trưởng ban Dân vận Trung ương, một cơ quan không mấy quan trọng của đảng, và bà cũng không được kỳ vọng sẽ nắm giữ vị trí quan trọng gì trong 5 năm tới.

Chỉ có 1/5 tức 20% ủy viên mới của Ban Bí thư – cơ quan giúp việc cho Bộ Chính trị – là nữ (bà Bùi Thị Minh Hoài). Bộ Chính trị sẽ cử thêm thành viên của mình vào cơ quan này, và nếu có thêm thì cũng chỉ thêm một người, là bà Trương Thị Mai.

Như vậy, so với khóa XII, số nữ ủy viên trung ương giảm một người, số nữ ủy viên Bộ Chính trị giảm hai người.

Trong số các nữ ủy viên khóa XIII, không có ai sẽ nắm giữ các vị trí trọng yếu trong đảng hay chính phủ như bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Chủ tịch quốc hội khóa XII). "Tứ trụ" khóa này lại toàn nam như cũ.

Việc nữ giới chỉ chiếm chưa đến 10% trong Ban chấp hành trung ương có thể coi như phản ánh địa vị thực tế của họ trên chính trường Việt Nam.

Nhà hoạt động xã hội đã giải thích lý do tại sao tỷ lệ nữ tham chính ở nước ta lại thấp tới mức thảm hại như vậy trên cở sở định kiến xã hội.

Ông phân tích : Định kiến giới được cho là một rào cản chính. Nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ Oxfam cho biết, cả nữ và nam ở Việt Nam đều ưa thích lãnh đạo là nam giới hơn. Nam giới được cho là phù hợp hơn với vai trò lãnh đạo, những phẩm chất nam tính cũng được cho là những phẩm chất của một người lãnh đạo tốt.

Bất chấp mọi lời lẽ tốt đẹp và lý tưởng công bằng, bình đẳng giới do Đảng cộng sản Việt Nam cổ xúy, bất chấp bề mặt có vẻ như khá sáng sủa về tỷ lệ tham chính của nữ giới, Việt Nam, trên thực tế, vẫn đang do nam giới thống trị gần như tuyệt đối về mặt chính trị.

Nhà quan sát Nguyễn Hùng cũng có cùng quan điểm trên khi nhận định :

Trong cái gọi là tứ trụ lại toàn các ông, trong khi một nửa dân số Việt Nam là nữ giới.

Đáng buồn hơn số nữ giới trong Bộ Chính trị giờ chỉ còn một, so với ba của nhiệm kỳ trước. Người duy nhất đó là bà Trương Thị Mai, sinh năm 1958, Trưởng Ban dân vận trung ương. Tất cả 53 dân tộc thiểu số Việt Nam, vốn chiếm 15% dân số, cũng không có đại diện trong Bộ Chính trị.

Như vậy, có thể nói nhóm chưa tới 20 đàn ông người Kinh, đa số đã già, sẽ quyết mọi thứ trong một quốc gia mà dân số còn rất trẻ. Nếu ở Việt Nam có một đảng đối lập, chẳng hạn Đảng 54 Dân tộc, mà có cơ cấu lãnh đạo cao cấp như của Đảng cộng sản hiện nay thì báo Đảng cộng sản sẽ tấn công họ "chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc" và "trọng nam khinh nữ".

Nhưng khi chính Đảng cộng sản làm vậy, ai mà nói ngược có khi sẽ lại bị kết tội chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Không có đảng đối lập và thiếu tự do ngôn luận nó khổ thế đấy.

Mới hồi tháng 10/2020, chính báo Nhân Dân của Đảng chạy tít "Việt Nam đứng thứ 87/153 quốc gia về bình đẳng giới". Bài viết nói một mạng lưới đại diện nữ giới ở Việt Nam đã phát động chiến dịch "Sự nghiệp không phân biệt giới" để "thay đổi mạnh mẽ nhận thức và cách nhìn nhận về bình đẳng giới của các chủ doanh nghiệp cũng như của cộng đồng nhằm mang lại một môi trường làm việc hạnh phúc".

Xem ra chiến dịch Sự nghiệp không phân biệt giới không có tác động gì tới ông chủ tịch nước, kiêm trưởng đảng và nhiều chính trị gia già nua khác. Hay là họ hành động theo câu nói xuất hiện đâu đó trên cõi mạng : Chỉ có đàn ông mới mang lại hạnh phúc cho nhau.

xatmuoi5

Bà Trương Thị Mai là đại diện nữ duy nhất trong 18 Ủy viên Bộ Chính trị khóa mới

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam khi đưa ra bình luận với BBC về nhân sự tại kỳ đại hội quan trọng nhất của Đảng đã đặt ra câu hỏi : Tại sao Tứ trụ‘du di’ cho nam giới mà ‘bỏ qua’ nữ giới ?

Ông nói :

"Hai trường hợp được xếp vào trường hợp đặc biệt để tiếp tục ở lại sau Đại hội 13 trong ‘Tứ trụ’ chỉ xét tới nam giới, mà trong đó có một phụ nữ lại từ Nam bộ không được cứu xét để lưu lại làm tiếp, thì theo tôi đánh giá cũng là một điều lạ.

Tôi muốn nói tới trường hợp của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch quốc hội. Tôi xin nói là tôi đã có khoảng bốn nhiệm kỳ phục vụ ở Quốc hội Việt Nam, hai nhiệm kỳ đầy đủ và hai nhiệm kỳ bán nhiệm, cứ gọi là bốn nhiệm kỳ đi, thì tôi cho rằng một người phụ nữ như bà Nguyễn Thị Kim Ngân, có năng lực, sắc sảo, điều hành Quốc hội vững vàng, là một người không phải riêng chuyện giới tính nam hay nữ giới đâu, đó là sự thể hiện và khẳng định của trí tuệ, của năng lực và cả bản lãnh nữa.

Tôi nghe có người nói lại là người ta đã tìm cách bày đặt ra những tiêu chuẩn nọ, tiêu chuẩn kia, rồi chuyện nọ, chuyện kia, rồi thủ thuật bầu bán, để tìm cách loại đi, gạt đi, thì với bà Kim Ngân, chuyện xảy ra như thế cũng là một câu chuyện không hay đối với một phụ nữ lãnh đạo năng lực như thế.

Dần dần thì sẽ soi tỏ câu chuyện bên trong, nhưng ngay lúc này nhìn từ bên ngoài, tôi cho rằng trong những lãnh đạo của Việt Nam hiện nay mà biểu hiện được năng lực, bản lãnh điều hành, thì cá nhân tôi và cũng có nhiều người đồng tình với tôi là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên quán tỉnh Bến Tre, là một nhân vật rất là sắc sảo, rất là tốt, mà nếu ở lại làm việc thêm thì cũng rất là tốt.

Nhưng mà không biết lý do gì họ đã loại bà ấy, trong mười trường hợp đặc biệt, mà lại không có bà ấy, và theo tôi bà ấy xứng đáng là một trường hợp đặc biệt nếu những người tổ chức Đại hội 13 cơ cấu nhân sự với đa trường hợp đặc biệt như vậy, và với bà Kim Ngân thì bà ấy phải nói là trường hợp ‘rất đặc biệt’.

Tại sao tôi nói như thế ? Là bởi vì lâu lắm mới có được một người phụ nữ như thế, trước đây, về phương diện phụ nữ làm lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, đã có bà Nguyễn Thị Bình, trong đối ngoại, bà cũng đã tỏ ra rất sắc sảo, tài năng và ai cũng thấy rõ.

Sau này, cũng có một số cán bộ lãnh đạo là phụ nữ nữa, nhưng để mà toàn diện như bà Kim Ngân, thì tôi thấy đó là người phụ nữ đầu tiên, mà có thể trong mấy chục năm, thậm chí hàng trăm năm, hay là ít nhất từ năm 1975 đến giờ – khi mà mà có Quốc hội trên đất nước thống nhất mà đi vào khởi động dân chủ.

Tôi nghĩ rằng đó là một trường hợp phụ nữ lãnh đạo mà rất đáng được ghi vào lịch sử và nên phải được tiếp tục sử dụng để tận dụng được sự đóng góp, cũng như năng lực, tài năng của bà ấy, chứ tại sao chỉ du di, ngoại lệ cho nam giới trong tứ trụ, mà phụ nữ như thế thì lại bị loại ?"

Tuy nhiên, nữ chính khách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam giữ các chức vụ Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam lại không gây được thiện cảm với dư luận thời gian qua.

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nổi tiếng là sở hữu nhiều bộ áo dài sặc sỡ, thêu rồng phượng, đính vàng tuyệt đẹp. Người ta nói rằng mỗi bộ như vậy có giá từ 3.000 USD – 5.000 USD trong khi mức lương của bà Ngân chỉ khoảng 17 triệu đồng.

Nhà thiết kế áo dài Võ Việt Chung từng tiết lộ là đã may cho bà Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khoảng 300 bộ áo dài từ năm 2016 cho đến 2018. Mỗi bộ áo dài của bà Kim Ngân sẽ tốn từ vài chục hay đến trăm triệu, và với 300 bộ của Võ Việt Chung thì ngân sách phải chi không thể dưới 30 tỷ đồng.

Vì thế mà ngay khi Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đã kêu gọi toàn dân "tương thân tương ái", chung tay ngăn ngừa dịch bệnh hôm 23/03/2020 tại phiên họp của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc hội nghe báo cáo về công tác phòng chống dịch Covid-19 đã có luồng ý kiến đề nghị bán đấu giá số áo dài còn dư của bà Ngân để lấy tiền chống dịch vì dân chúng quyên góp sẽ chẳng thấm vào đâu so với số tiền Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân dùng để may áo dài.

Trong khi đó, trên thế giới không thiếu những nữ chính khách tài năng mà lại rất giản dị.

Cách Việt Nam không xa là đảo quốc Đài Loan, đất nước nhỏ bé, dân số ít, luôn bị Trung Quốc kìm kẹp và đe dọa tấn công, nhưng lại có mức GDP cao top đầu thế giới, và một nữ lãnh đạo Thái Văn Anh vô cùng giản dị và bản lĩnh.

Chỗ ở là một căn hộ chung cư tại Đài Bắc, tự lái xe đi làm, không cần vệ sĩ, ăn mặc như dân thường ; chỉ khi tiếp khách hoặc công cán nước ngoài bà mới khoác bộ vét tối màu, không đẹp nhưng nhã nhặn lịch lãm.

Bà được người dân trong nước kính trọng, bạn bè quốc tế nể phục về sự lãnh đạo tài tình và quả cảm.

Facebooker Nguyễn Đức Hiền bình luận người ăn mặc diêm dúa nhưng không làm được trò trống gì thì trông rất kệch cỡm. Mà quả đúng thế, cái ấn tượng nhất ở dân chúng là các kiểu áo dài của bà ta mà thôi (những 300 bộ).

Quốc hội trong thời gian bà ta nắm quyền đã làm những việc gì : Không dám ra nghị quyết về Biển Đông dù HD981 đang ở ngoài khơi, bắt Luật sư phải tố cáo thân chủ, ra luật An Ninh Mạng, suýt nữa thì ra luật Đặc khu, cố tình trì hoãn ra luật Biểu tình, không công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 20... Nói tóm lại mang tiếng "đại diện cho dân" nhưng toàn làm những việc hại dân !

Áo quần là lượt để che đi sự khiếm khuyết về tâm hồn, nhân cách, trí tuệ.

Mặc dù một người dân bình thường đều nhận thấy việc nữ giới không có chỗ đứng trong chính trường Việt Nam nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam rất biết xây dựng hình ảnh trước cộng đồng quốc tế trong vấn đề bình đẳng giới.

Tỷ lệ nữ đại biểu trong Quốc hội Việt Nam trong hơn 10 năm qua thường loanh quanh con số 25% đến xấp xỉ 27%.

Ở Đông Nam Á vào năm 2018, Việt Nam nằm trong nhóm ba nước có tỷ lệ nữ đại biểu cao nhất, cùng với Lào (28%) và Philippines (28%).

Trên thế giới, tỷ lệ nữ đại biểu của Việt Nam hơn cả… Mỹ (23%), Cộng hòa Séc (23%), Hàn Quốc (19%), Hungary (12%), Nhật (10%), và xấp xỉ tỷ lệ bình quân thế giới (25%).

Tuy nhiên, Quốc hội ở Việt Nam chỉ là cơ quan bù nhìn, không có thực quyền đến mức là dư luận đã sáng tạo ra một từ riêng để chỉ đại biểu quốc hội – đó là "nghị gật".

Lan Anh (tổng hợp)

Nguồn : VNTB, 13/02/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thu Thủy, Lan Anh
Read 957 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)