Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

18/01/2022

Lính Trung Quốc ném đá vào công nhân Việt Nam ở đâu ?

Nhân Việt TV - Trương Nhân Tuấn - Khánh An

Xung đột lính Trung Quốc ném đá vào công nhân Việt Nam xảy ra ở đâu tỉnh nào ?

Nhân Việt TV, 18/01/2022

Cửa khẩu Thiên Bảo trước kia đặt trên sông Lô (Trung Quốc gọi là Khai Hóa Hà). Ngày nay là cửa khẩu đường bộ, kế cận sông Lô.

Mốc giới cắm khu vực này mang số 261, mốc đôi (tức gồm có hai mốc 261(1) và 261(2)), là giao điểm giữa sông Lô và suối Ná La. Khu vực này nổi tiếng qua cuộc chiến tranh "Đông Dương lần thứ ba", cực kỳ đẫm máu, kéo dài từ năm 1984 đến năm 1989.

Tranh chấp khu vực này đến từ lập trường đối nghịch về biên giới giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. Trận chiến này Trung Quốc chiếm được một số lãnh thổ của Việt Nam (nổi tiếng) rải rác trên biên giới như Giải Âm Sơn, Lão Sơn…

Riêng khu vực cửa khẩu Thiên Bảo, Trung Quốc thành công dời đường biên giới về phía nam, phía hữu ngạn sông Lô, chiếm một đồi đất (tên gọi là Giải Âm sơn) có diện tích khoảng một vài cây số vuông. Phía tả ngạn sông Lô Trung Quốc cũng chiếm một vùng đất khá rộng lớn.

Nguồn : Nhân Việt TV, 18/01/2022

***********************

"Sự cố" lính Trung Quốc ném đá vào công nhân Việt Nam đang làm công tác "kè bờ" xảy ra ở đâu ?

Clip video chuyền qua chuyền lại trên các kênh YouTube từ đầu năm 2022 cho thấy lính Trung Quốc "ném đá" vào xe ủi đất của công nhân Việt Nam khi những người này đang thi công "kè bờ" trên một khúc sông (hay suối) biên giới. Vụ này báo chí quốc tế tiếng Việt có đăng tin. RFA đăng ngày 4 tháng Giêng 2022. VOA đăng ngày 15 tháng Giêng, nhân dịp phỏng vấn nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp.

Lính biên phòng Trung Quốc ném đá, bắc loa yêu cầu Việt Nam dừng thi công kè biên giới, 04/01/2022 - Youtube RFA tiếng Việt

Vấn đề là mỗi tòa báo "mỗi bên nhìn một phía".

RFA giải thích nguồn gốc của clip Video : "Vụ việc không rõ xảy ra ở đoạn nào ở biên giới, tuy nhiên người đăng tải clip là tài xế xe ben chở đất dạo gần đây cho việc thi công các công trình xây dựng bờ kè biên giới ở Lào Cai".

Bài trên VOA , phỏng vấn nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp. Ông này khẳng định rằng "sự cố" xảy ra ở Hà Giang.

Dẫn : "Một đoạn video mới đây ghi lại cảnh các binh sĩ Trung Quốc ném đá và chửi bới lăng mạ những công nhân xây dựng không vũ trang của Việt Nam ở tỉnh Hà Giang, khu vực giáp giới với Trung Quốc".

VOA dẫn tấm hình cửa khẩu Thanh Thủy (VN) - Thiên Bảo (Trung Quốc).

Cửa khẩu Thiên Bảo trước kia đặt trên sông Lô (Trung Quốc gọi là Khai Hóa Hà). Ngày nay là cửa khẩu đường bộ, kế cận sông Lô. Mốc giới cắm khu vực này mang số 261, mốc đôi (tức gồm có hai mốc 261(1) và 261(2)), là giao điểm giữa sông Lô và suối Ná La.

Khu vực này nổi tiếng qua cuộc chiến tranh "Đông Dương lần thứ ba", cực kỳ đẫm máu, kéo dài từ năm 1984 đến năm 1989. Tranh chấp khu vực này đến từ lập trường đối nghịch về biên giới giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc.

Trận chiến này Trung Quốc chiếm được một số lãnh thổ của Việt Nam (nổi tiếng) rải rác trên biên giới như Giải Âm Sơn, Lão Sơn… Riêng khu vực cửa khẩu Thiên Bảo, Trung Quốc thành công dời đường biên giới về phía nam, phía hữu ngạn sông Lô, chiếm một đồi đất (tên gọi là Giải Âm sơn) có diện tích khoảng một vài cây số vuông. Phía tả ngạn sông Lô Trung Quốc cũng chiếm một vùng đất khá rộng lớn.

Bản đồ phân giới, dẫn từ Công báo các số 634, 635, 638 và 639 ngày 6 tháng 11 năm 2010. Vùng gạch xanh là đất Việt Nam mất cho Trung Quốc, nếu so sánh theo bản đồ do Sở Địa Dư Đông Dương của Pháp (bản đồ theo công ước Pháp-Thanh 1887). Vùng đất được xác định bởi 3 mốc giới mang số 259, 260 và 261.

VOA dẫn lời ông Hà Hoàng Hợp "Việt Nam và Trung Quốc cho tới nay không thể coi là có "hòa bình", vì dù không có tiếng súng đạn, nhưng hai quốc gia láng giềng lâu nay vẫn ở trong tình trạng "chiến tranh" trên rất nhiều mặt trận".

Ông Hợp còn khẳng định "hành động của binh sĩ Trung Quốc là do "nhận lệnh từ Bắc Kinh".

Ý kiến của ông Hà Hoàng Hợp cho thấy quan hệ hai bên Việt Nam-Trung Quốc căng thẳng, trong lúc tình hình cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc có vẻ ép buộc các quốc gia trong khối ASEAN phải "chọn bên". Việt Nam có chọn bên hay chưa ? Chuyện gì đã khiến Bắc Kinh phật lòng đến đỗi cho lính "ném đá" về phía Việt Nam, trong vụ "kè bờ", bên bờ phía Việt Nam, ở một con suối biên giới ?

Mọi người có thể tin hay không tin chuyện Bắc Kinh can dự vào chuyện Việt Nam "kè bờ" những con sông, con suối biên giới. Hiệp định phân định biên giới hai bên Việt Nam-Trung Quốc đã ký từ năm 1999. Việc cắm mốc cũng đã hoàn tất từ lâu. Các hiệp ước về việc bảo vệ biên giới cũng đã được ký kết. Bờ sông (suối) bên nào thì thuộc chủ quyền quốc gia bên đó. Mỗi bên có phận sự "kè bờ" để chống lũ, miễn là công việc kè bờ không làm thay đổi dòng chảy (tức thay đổi hướng đi của đường biên giới). Đường biên giới luôn là trung tuyến của dòng sông (hay suối).

Ông Hà Hoàng Hợp so sánh vụ "ném đá" ở biên giới Việt Nam-Trung Quốc với vụ "ném đá" ở biên giới Trung Quốc-Ấn độ theo tôi là hơi bị "so le". Biên giới Việt Nam-Trung Quốc đã được phân định rạch ròi còn biên giới Trung Quốc-Ấn độ thì chưa.

Điều tôi quan tâm là : Có thật vụ "ném đá" này xảy ra ở tỉnh Hà Giang, như ý kiến của ông Hà Hoàng Hợp ?

Bên nào nói đúng ? Lào Cai của RFA hay Hà Giang của VOA ?

Trả lời được câu hỏi ta có thể xác định tính "khả tín" về ý kiến của ông Hà Hoàng Hợp.

Đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc có một số đoạn biên giới đi theo trung tuyến dòng chảy của con sông (hay suối). Nhưng cũng có một số đoạn biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy.

Hướng chung đường biên giới là Tây sang Đông. Mốc số 1 cắm tại ngả ba biên giới Việt-Trung Quốc-Lào. Mốc cuối cùng ngoài cửa sông Bắc Luân, số 1378. Một số đoạn biên giới theo hướng chung Đông-Đông Bắc hoặc hướng chung Đông-Đông Nam.

Coi lại clip video của VOA và RFI. Xét "vị trí tương đối" giữa lính Trung Quốc (phía bắc) và công nhân Việt Nam (phía nam). Để ý dòng chảy của con suối đăng trong 2 clip video.

Từ bờ Việt Nam nhìn sang bờ Trung Quốc ta thấy dòng nước chảy "từ phải sang trái". Điều này rất quan trọng để xác định vụ việc xảy ra ở đâu.

Nếu việc "ném đá" xảy ra ở khúc sông mà dòng chảy con sông theo hướng chung từ "đông sang tây". Như vậy dòng sông "chảy ngược".

Chảy ngược bởi vì, nói "sến súa" một chút, "cho tới dòng sông mệt mõi nhứt cuối cùng cũng chảy ra biển cả". Hướng biển của Việt Nam là hướng Đông. Mệt mõi cách nào thì dòng sông cũng phải chảy từ Tây sang Đông.

Ý kiến của cá nhân tôi hôm đầu năm cho rằng "sự cố" ném đá có thể xảy ra trên sông Bắc Luân.

Theo Công ước phân định biên giới Pháp Thanh 1887, hầu như toàn bộ đường biên giới giữa tỉnh Quảng Ninh và Đông Hưng là "đường biên giới nước", là trung tuyến sông Ka long (Bắc Luân) và vài con suối khác. Đường biên giới này có hiệu lực cho đến khi hai bên Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định phân định biên giới ngày 30 tháng 12 năm 1999 để thay thế. Hiệp ước biên giới 1999 tái khẳng định hiệu lực biên giới cũ 1887.

Chiều dài tổng cộng đoạn "biên giới nước" ở tỉnh Quảng Ninh khoảng 89 cây số.

Lịch sử Việt Nam ghi lại, thời điểm từ 1954 đến 1975, hai bên Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều tranh chấp trong đoạn "biên giới nước" thuộc tỉnh Quảng Ninh. Vì lý do "kè bờ". Việt Nam tố cáo Trung Quốc nhiều lần đơn phương kè bờ bằng bê tông với mục đích chuyển đổi dòng chảy, khiến bên lỡ bên bồi, đem lại lợi ích cho phía Trung Quốc.

Ngay cả sau khi phân định và cắm mốc lại biên giới, tranh chấp do "kè bờ" thường xuyên xảy ra.

Theo đại biểu Đỗ Thị Lan, đơn vị Quảng Ninh, nói tại Quốc hội, dẫn lại từ RFA : "biên giới Việt - Trung tại Móng Cái, Quảng Ninh, hệ thống kè biên giới của chúng ta mới hoàn thành 10%, phía nước bạn đã xây dựng kiên cố và có cống thoát lũ tiết diện lớn xả thẳng ra sông vào mùa mưa làm xói lở bờ sông và thay đổi vị trí tâm điểm xác định ranh giới hai nước".

Dầu vậy "sự cố" lính Trung Quốc ném đá vào công nhân Việt Nam đang làm công tác "kè bờ", theo clip video mà RFA và VOA đã dẫn, địa điểm khó có thể thuộc về tỉnh Quảng Ninh. Tất cả sông và suối biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh đều chảy theo chiều "thuận", từ Tây sang Đông.

Đoạn biên giới này ta có thể loại ra ngoài.

Biên giới tỉnh Lào Cai có đoạn nào là dòng sông "chảy ngược" ?

Theo tôi, "sự cố" ném đá có thể xảy ra ở khúc sông thuộc đoạn biên giới Lào Cai, từ giao điểm Sông Hồng với sông Nậm Thi.

Ta thấy sông Nậm Thi là "sông biên giới" giữa Lào Cai và Vân Nam. Sông này từ thời Pháp thuộc đã được hai bên Pháp-Thanh sử dụng làm "biên giới" hai nước. Hiệp định phân định biên giới trên đất liền ký ngày 30 tháng 12 năm 1999 giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng lấy lại sông Nậm Thi để làm ranh giới. Sông Nậm Thi có đoạn "chảy ngược", từ đông sang tây, hợp lưu với sông Hồng (tại Lào Cai) rồi đổ ra biển.

Theo các biên bản phân giới và cắm mốc (Hiệp ước 30/12/1999), từ cột mốc số 100, là giao điểm sông Hồng và sông Nậm Thi, đến mốc số 106 đường biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy sông Nậm Thi.

Mốc số 106 là giao điểm hai sông Nậm Thi và sông Bá Kết. Vùng khoanh đỏ trong bản đồ là sông Nậm Thi. Ta thấy sông Nậm Thi, trong đoạn này, chảy từ đông sang tây.

Bản đồ giao điểm sông Hồng và sông Nậm Thi trong khoanh đỏ. Biên giới trong đoạn này là sông Hồng và sông Nậm Thi. Sông Hồng chảy về hướng Đông-Nam. Sông Nậm Thi "chảy ngược", hướng chung từ Đông sang Tây.

"Sự cố" cũng có nhiều xác suất xảy ra ở đoạn biên giới thuộc Lào Cai, kế đó một chút trên bản đồ, từ mốc 106 đến mốc 111. Đoạn này biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy sông Bá Kết. Sông Bá Kết chảy theo chiều Bắc xuống Nam-Tây nam.

Cũng thuộc tỉnh Lào Cai, "sự cố" có nhiều xác suất xảy ra tại đoạn biên giới từ mốc 111 đến mốc 112, đường biên giới "ngược trung tuyến dòng chảy một con suối không tên". Suối này cũng chảy theo hướng Bắc xuống Nam.

Ngoài ra, cũng thuộc tỉnh Lào Cai (huyện Mường Khương), từ mốc 163 đến mốc 171 biên giới theo trung tuyến dòng chảy của Sông Xanh, hướng chung Đông-Đông Nam.

Ta thấy thuộc tỉnh Lào Cai, các đoạn biên giới đi ngược sông Nậm Thi, ngược sông Bá Kết hay ngược con suối "không tên"... đều là các đoạn có thể xảy ra "sự cố" ném đá. Ngoại trừ đoạn "biên giới nước", từ mốc 163 đến mốc 171, "sự cố" khó có thể xảy ra vì biên giới xuôi theo trung tuyến dòng chảy.

Còn tỉnh Hà Giang có sông nào tạo thành biên giới ?

Từ mốc 171 đến mốc 172 biên giới đi ngược theo trung tuyến dòng chảy của Sông Chảy, hướng chung Đông, Đông Nam.

Từ mốc 208, biên giới theo trung tuyến dòng chảy "con suối không tên", hướng chung Đông Bắc, qua mốc 209 là giao điểm "con suối không tên" với suối Hồ Pả, rồi xuôi theo dòng chảy suối Hồ Pả đến mốc 210, hướng chung Đông-Đông Bắc.

Từ mốc 216 đến mốc 217 biên giới theo trung tuyến dòng chảy của mương nước Cốc Cái, hướng chung là hướng Đông.

Từ mốc 221 biên giới có một đoạn theo trung tuyến dòng chảy của một "con suối không tên", hướng chung Bắc-Đông Bắc, đến giao điểm suối này với Suối Đỏ là cột mốc 222. Từ mốc 222 biên giới xuôi theo trung tuyến dòng chảy Suối Đỏ, hướng chung Nam-Đông Nam đến mốc 223 và mốc 224.

Từ mốc 224, giao điểm Suối Đỏ với suối Nậm Cư, biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy suối Nậm Cư, hướng chung Bắc-Đông Bắc cho đến mốc 225.

Từ mốc 260 đến mốc 261 biên giới có một đoạn xuôi theo dòng chảy suối Ná La, hướng chung Đông-Bắc. Từ mốc 261 biên giới xuôi theo trung tuyến dòng chảy suối Ná La đến giao điểm giữa suối này với sông Lô, mốc 262.

Từ mốc 428 đường biên giới cs một đoạn theo trung tuyến dòng chảy sô Nho Quế để đến mốc 429.

Trong các đoạn biên giới nước ghi trên thuộc tỉnh Hà Giang, đoạn nào có khả năng xảy ra "sự cố" lính Trung Quốc ném đá ?

Một điều chắc chắn là sự việc không xảy ra tại cửa khẩu Thanh Thủy-Thiên bảo, mặc dầu đây là khu vực "chiến trường" của cuộc chiến "Đông Dương lần thứ ba". Đơn giản vì ở đây đường biên giới xuôi theo trung tuyến dòng chảy suối Ná La, hướng Đông-Bắc.

Sự việc có thể xảy ra ở đoạn từ mốc 224, biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy suối Nậm Cư. Hướng chung biên giới là Bắc-Đông Bắc. Dòng chảy suối Nậm Cư phải là Nam-Tây Nam. Vị trí tương đối lính Trung Quốc là phía Tây-Tây Bắc và công nhân Việt Nam ở phía Đông-Đông Nam. Phía Việt Nam sẽ thấy dòng chảy từ "phải qua trái".

Kết luận lại. Theo tôi nhiều khả năng "sự cố" lính Trung Quốc ném đá vào công nhân Việt Nam đã xảy ra trên biên giới tỉnh Lào Cai. "Thống kê" chiều dài biên giới "đi ngược trung tuyến dòng chảy" cho thấy vùng Lào Cai "nhiều" cây số hơn vùng Hà Giang.

Nhưng dầu thế nào thì sự im lặng của nhà cầm quyền Việt Nam trên các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, hải phận biển đảo… là không phù hợp. Chỉ một "sự cố" ném đá trên biên giới người ta có thể suy diễn ra thành một tranh chấp "đổ máu", tương tự vụ "ném đá chết người" giữa Ấn độ và Trung Quốc nhiều tháng trước.

Trên VOA ông Hà Hoàng Hợp còn tiết lộ những tin "giật gân", cho rằng vụ lính Trung Quốc ném đá là "nhận được lệnh từ Bắc Kinh". Càng "giật gân" khi ông Hợp cho rằng Việt Nam và Trung Quốc "vẫn còn trong tình trạng chiến tranh", trên "nhiều mặt trận".

Theo tôi để tránh tình trạng suy diễn, nhà cầm quyền Việt Nam cần loan tải những tin tức trung thực. Mù mờ là một "chiến lược đấu tranh" nhưng việc dấu nhẹm tin tức thì không phải là hành vi khôn ngoan.

Để việc "chọn phe" được chính xác, người phân tích thời sự cần những dữ kiện trung thực.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : Facebook. nhantuan.truong, 17/01/2022

************************

Biên gii Vit-Trung : Hết chn ca khu đến ‘ném đá’, Trung Quc đang làm gì vi Vit Nam ?

Mt đon video mi đây ghi li cnh các binh sĩ Trung Quc ném đá và chi bi lăng m nhng công nhân xây dng không vũ trang ca Vit Nam tnh Hà Giang, khu vc giáp gii vi Trung Quc. S kin din ra gia bi cnh xut khu nông sn ca Vit Nam đang b điêu đng khi hàng ngàn xe ti ch nông sn b tc nghn nhiu tun l biên gii vì chính sách phòng dch mi ca Trung Quc.

biengioi2

Biên phòng Trung Quc tại cửa khẩu Thiên Bảo (phía Trung Quốc) - Thanh Thủy (tỉnh Hà Giang, Việt Nam).

Đon video do tài khon tên "Lee Ann Quan" đăng lên trang Twitter vào ngày 3/1 cho thy hàng chc lính Trung Quc đang ném đá v phía nhng chiếc xe xúc đt được cho biết là ca nhóm công nhân Vit Nam đang làm công trình dc b sông phía Vit Nam đ chng xói l.

Nhn đnh v s vic, Tiến sĩ Hà Hoàng Hp, mt nhà nghiên cu cao cp khách mi thuc Vin ISEAS (Vin Nghiên cu Đông Nam Á) ca Singapore, nói vi VOA rng có th khng đnh hành đng ca binh sĩ Trung Quc là do "nhn lnh t Bc Kinh".

Ông cho biết thêm : "Trung Quc h không đng ý cho công nhân Vit Nam đp ch b bên này ca sui nước. Lý do ca h là nó s cn dòng nước và (làm cho) dòng nước chy v phía b ca Trung Quc, làm xói b phía Trung Quc và làm đ hàng rào mà Trung Quc xây đó. H nói rt rõ và còn trưng c khu hiu phn đi bng tiếng Vit ln tiếng Trung Quc".

Phía Vit Nam sau đó đã gii thích rng vic đp b không nh hưởng đến Trung Quc và tiếp tc làm công trình nên dn đến v "ném đá" trên, vn theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hp.

"Phía bên kia, Trung Quc h nói không được thì h đưa người dân ra biu tình, đ đo, nhưng cũng không được na thì h ném đá. H không ném vào công nhân Vit Nam nhưng h ném vào my chiếc xe xúc. Không mt người Vit Nam nào b thương c" - Tiến sĩ Hà Hoàng Hp cho biết.

Hành đng "ném đá" ca người Trung Quc đi vi Vit Nam, theo ông, ging ht như nhng gì đã din trong giai đon đu cuc xung đt biên gii gia Trung Quc và n Đ.

"Lúc đu, người Trung Quc ch ném đá vào các lu ca người n Đ biên gii thôi, là nhng lu không có người, nhng lu mà lính n Đ tr thc phm, go, thc ăn và my con heo Nhưng sau đó (xung đt) tăng lên rt nhanh, (Trung Quc) bt đu ném vào nhng lu mà lính (n Đ) , ri ném đá vào nhau, đánh nhau, đy nhau xung vc chết" - Tiến sĩ Hà Hoàng Hp nói, đng thi cho rng đây là mt du hiu "không tt", mc dù kh năng xy ra xung đt vũ trang như trong trường hp ca n Đ là không cao, "nhưng không phi là không có".

Theo nhn đnh ca nhà nghiên cu ca Vin ISEAS, Vit Nam và Trung Quc cho ti nay không th coi là có "hòa bình", vì dù không có tiếng súng đn, nhưng hai quc gia láng ging lâu nay vn trong tình trng "chiến tranh" trên rt nhiu mt trn.

"Không đánh nhau bng súng đn, mà đánh nhau th nht là bng thông tin : chiến tranh thông tin" -Tiến sĩ Hà Hoàng Hp nói. Ông dn chng s vic gn nht xy ra trong tun này là mt Vin trưởng Vin Nghiên cu Bin Đông ca chính quyn Trung Quc đã đăng mt bài viết trên nht báo ln nht ca nước này là t "Trung Quc Ngày Nay", nói rng dân binh bin Vit Nam đã đóng các tàu st 400 tn, thay vì tàu g truyn thng, trong đó có trang b vũ khí như vòi rng, súng, máy bn cung và thm chí hành đng như cướp bin, đánh cướp và đe dọa tàu cá ca các nước khác.

"H vu khng Vit Nam, và đy là chuyn đơn gin nht ca chiến tranh thông tin" - Tiến sĩ Hà Hoàng Hp nói.

Mt cuc chiến khác "rt mnh" cũng đang xy ra gia Vit Nam và Trung Quc là cuc chiến không gian mng. Hàng chc ngàn cuc tn công t bên ngoài, mà ch yếu là t Trung Quc, vào các mng lưới máy tính ca Vit Nam mi tun là mt dn chng, vn theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hp.

Mt đim khá đc trưng là Trung Quc thường áp dng "chiến thut vùng xám" trong các cuc chiến trên mi lĩnh vc đi vi Vit Nam, t vic đưa các tàu gi là "tàu nghiên cu" đi ngang dc các vùng bin mà Vit Nam tuyên b ch quyn cho đến s kin gn đây là dùng chính sách "Zero Covid", mà Tiến sĩ Hà Hoàng Hp nói là mt "lý do di trá" đ bin minh cho các hành đng gây sc ép ca Bc Kinh nhm chn đng khu vc biên gii, gây điêu đng cho nông sn Vit Nam.

Tu trung li, nhng hành đng trên thc tế cho thy Trung Quc có mt kế hoch tn công tng hp và cht ch trên mi lĩnh vc nhm vào các quc gia láng ging có tranh chp ch quyn vi h, đc bit là Vit Nam.

Riêng trong lĩnh vc biên mu, ngoài các lý do theo kiu "kiếm c" ca Trung Quc, Tiến sĩ Hà Hoàng Hp cho rng phía Vit Nam cũng cn phi nhìn nhn và điu chnh cung cách làm ăn kinh doanh ca mình cho phù hp vi các tiêu chun quc tế, đ có th đi phó vi mt Trung Quc "rt chu khó hc hi" các quy đnh quc tế k t sau khi nước này được vào T chc Thương mi Quc tế (WTO).

Ông nói : "T phía Vit Nam cũng phi nhìn thy rng mình cn phi hc và thc hin các quy chế thương mi, t cht lượng hàng hóa cho đến v sinh, tiêu chun ký như thế nào thì phi làm đúng như thế, ch không phi sang đó ri cười vi nhau ri bo Gim giá ri ông mua đi cho tôi. Không phi thế !".

Tuy nhiên, Tiến sĩ Hà Hoàng Hp lưu ý ngay c khi các doanh nghip Vit Nam thc hin nghiêm chnh theo các tiêu chun thương mi quc tế, thì vn không loi tr kh năng phía Trung Quc tiếp tc dùng các chiêu trò đ gây sc ép và làm thit hi cho Vit Nam.

Khánh An

Nguồn : VOA, 15/01/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nhân Việt TV, Trương Nhân Tuấn, Khánh An
Read 540 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)