Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vì sao di nguyện hỏa táng của ông Hồ Chí Minh sau 54 năm vẫn chưa được thực thi ?

54 năm sau ngày nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, thi hài của ông vẫn còn trưng bày trong lăng Ba Đình, bất chấp di nguyện được hỏa táng của ông trước khi lìa trần.

dichuc0

Di chúc của Hồ Chí Minh : "Tôi yêu cầu thinhafi tôi được đốt đi, tức là hỏa táng".

Di chúc Hồ Chí Minh

"Lần đầu tiên tôi nhìn thấy thi thể của ông Hồ đang nằm đó, trong một không khí rất là trang trọng. Từng đoàn người vào viếng và tôi nhận thấy đa số đều bật khóc khi nhìn thấy thi hài thì tôi cũng xúc động theo.

Là một người nghiên cứu lịch sử, mình được chạm mặt, được thấy một nhân vật lịch sử thì cảm xúc đó nó lớn hơn là mình đọc trong sách báo".

Ông Đinh Kim Phúc, cựu giảng viên bộ môn lịch sử, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, kể về lần đầu ông được ra Hà Nội viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hồi năm 1986.

"Những nước theo chế độ cộng sản thì lãnh tụ rất là quan trọng. Niềm tin vào lãnh tụ và biểu tượng của lãnh tụ là sức mạnh để tập hợp cả tất cả các lực lượng để mà chiến đấu cho cái khẩu hiệu đề ra từ ban đầu.

Mặc dù di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sau khi ông mất phải hỏa táng, nhưng mà một trong những lý do khiến Ban chấp hành Trung ương Đảng lúc bấy giờ quyết định gìn giữ thi hài của của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vì đồng bào miền Nam rất nhiều người chưa gặp mặt, chưa thấy mặt tận mắt hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do đó, Ban Chấp hành Trung ương quyết định giữ gìn thi hài ca chủ tịch Hồ Chí Minh".

Trong di chúc của mình, ông Hồ Chí Minh nêu mong muốn về vấn đề an nghỉ sau khi qua đời rằng "Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là "hỏa táng". Tôi mong rằng cách "hỏa táng" sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì "điện táng" càng tốt hơn".

Ý chí của Đảng

dichuc2

Lãnh đạo Việt Nam các thời kỳ thường xuyên viếng lăng Hồ Chí Minh vào các ngày lễ. Ảnh: AP

Dù ông Hồ Chí Minh có nguyện vọng được hỏa táng, tuy nhiên thực tế cho thấy lãnh đạo Đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam qua các thời kỳ cho đến tận ngày nay vẫn chưa có ý định thực hiện điều đó.

Văn phòng Chính phủ Hà Nội, hôm 24/8/2023 ban hành Thông báo số 351  của Thủ tướng yêu cầu các bộ như Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch… kết hợp làm việc, nhằm đảm bảo nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tiến sỹ Lịch sử Olga Dror, chuyên nghiên cứu về Hồ Chí Minh, nói với RFA rằng các nhà nước cộng sản thường ướp xác và trưng bày thi thể của lãnh tụ đất nước họ là vì :

"Đảng và Chính phủ của họ muốn duy trì di sản của chế độ. Những nhà lãnh đạo muốn thể hiện rằng họ là trung tâm của tôn giáo chính trị ở các quốc gia đó".

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, người dân có xu hướng không còn quan tâm nhiều đến ý thức hệ cộng sản mà đa số chỉ muốn làm việc và kiếm tiền. Do đó, bà Olga nhận định :

"Đảng phải giữ mối liên hệ giữa người sáng lập ra nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và người dân. Đây là điều là cần thiết để duy trì hệ thống Xã hội chủ nghĩa trong khi tình hình đang thay đổi.

Nhưng tôi nghĩ rằng Chính phủ Việt Nam ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc duy trì mối liên hệ này. Chính phủ đã rất nỗ lực, họ yêu cầu các trường học, doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể… tổ chức các buổi viếng thăm lăng Chủ tich Hồ Chí Minh và các tour du lịch cũng khuyến khích đến nơi này".

Ngoài ra, theo bà Olga, một nguyên do khác khiến Việt Nam giữ gìn thi thể ông Hồ Chí Minh là một số các lãnh tụ cộng sản khác như Mao Trạch Động của Trung Quốc, Lenin của Nga hay Kim Jong-il của Bắc Hàn… vẫn đang được bảo quản ; Việt Nam sẽ rất khó xử nếu là quốc gia vẫn theo chế độ cộng sản đầu tiên chôn cất ông Hồ Chí Minh.

Đã đến lúc chôn cất ?

Từ sau khi Liên bang Xô Viết tan rã năm 1991, dư luận trong nước Nga đã bắt đầu đề cập đến chuyện chôn cất Lenin. Năm 2015, có đến hơn một nửa dân số Nga đồng thuận với ý tưởng  này. Bộ trưởng văn hóa Nga thậm chí còn phát biểu rằng "Đã đến lúc chôn cất Lenin".

Trong khi đó, ở Việt Nam, người dân thậm chí còn không dám thảo luận về việc có nên chôn cất ông Hồ Chí Minh hay không.

Bà Olga phân tích, do Nga đã thay đổi thể chế chính trị, họ không còn là một quốc gia cộng sản nữa nên chuyện bàn luận về lãnh đạo cộng sản được dễ dàng hơn. Còn Việt Nam vẫn không thay đổi chế độ, ít nhất là trên lý thuyết. Do đó, theo bà Olga, sẽ không an toàn nếu một ai đó ở trong nước ủng hộ chuyện an táng thi hài ông Hồ Chí Minh vào lúc này :

"Các quy định của Việt Nam không cấm mọi người có thể nói chuyện này, nó có thể được nói đến trong không gian riêng tư nhưng thảo luận một cách công khai thì tôi nghĩ là không được".

Dự toán ngân sách năm 2023 công bố sẽ chi khoảng 286 tỷ đồng cho việc vận hàng hoạt động Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Đinh Kim Phúc cho rằng số tiền này nó không thấm vào đâu so với số tiền mà các quan chức tham nhũng gây thất thoát cho ngân sách : 

"Theo tôi suy nghĩ không nên đặt vấn đề chiếm trong bao nhiêu tiền thuế của nhân dân, mà chúng ta phải thấy rằng cái việc bảo quản thi hài có giá trị gì để mà phát huy cái cái tấm gương đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đất nước Việt Nam mới là quan trọng. 

Tôi cho rằng trong những phát biểu, những mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại thì cái quan trọng nhất là ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được tự do học hành…".

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm ở vị trí giữa Quảng trường Ba Đình, được khánh thành ngày 29/8/1975. Thi hài của ông Hồ được các chuyên gia Liên Xô (sau này là Nga) qua giúp Việt Nam trong việc bảo quản hàng năm. 

Theo thông tin từ báo điện tử của Đảng cộng sản Việt Nam, chỉ trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, có khoảng 52.000 người vào viếng ông Hồ Chí Minh.

Nguồn : RFA, 30/08/2023

Published in Việt Nam
jeudi, 01 juin 2023 23:01

Quà sinh nhật muộn

 "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" là tên của một bài thơ mà Nguyễn Chí Thiện viết từ năm 1968. Tuy hơn nửa thế kỷ đã qua, tác phẩm này vẫn được nhiều người trích dẫn (đều đều) vì tâm đắc hay yêu thích :

Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó

Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó

Việc nó làm, tội ác nó ra sao

qua1

Tác giả, và độc giả mến mộ những câu thơ thượng dẫn – xem ra – đều hơi quá lạc quan khi tin rằng "đồng bào miền Bắc" đều biết" rõ "việc làm", và "tội ác" của ông Hồ Chí Minh người đã từng là Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Đảng cộng sản Việt Nam suốt hai mươi bốn năm dài (1945 - 1969) gần một phần tư thế kỷ.

Tuy cũng sinh cùng nơi, và sống cùng thời, với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện nhưng cái nhìn của nhà văn Lê Phú Khải lại khác : "Độc lập và dân chủ là hai phạm trù lớn nhất, được cả dân tộc nhắc đến nhiều nhất trong thế kỷ qua. Độc lập thì Hồ Chí Minh là hình tượng…".

Giáo sư Tương Lai cũng thế. Ông tuyên bố : "Dứt bỏ mọi liên hệ với đảng Nguyễn Phú Trọng thao túng, để tiếp tục chiến đấu với tư cách đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam, đảng của Hồ Chí Minh".

Nhà văn Dương Thu Hương cũng dành cho nhân vật lịch sử này không ít thiện cảm cùng nhiều lời ưu ái :"Đó cũng là nguời sáng suốt nhất giữa đám nguời cầm quyền Việt Nam cùng thời đại".

Theo bác Hà Sĩ Phu thì đây là chuyện : "…không lạ, vì nhiều trí thức trong nước hiện nay, dù là đảng viên trung thành hay trí thức phản biện, cũng có cùng quan điểm như Dương Thu Hương (phê phán cộng sản nhưng tôn vinh Hồ Chí Minh), trong khi Hà Sĩ Phu và nhiều người khác thì lại có những ý kiến có phần khác biệt. Vấn đề khó, không dễ nhất trí ngay, xin cứ lưu lại tất cả để cùng suy ngẫm".

Với ít nhiều chủ quan, tôi thì tin rằng vấn đề chả có "khó khăn" gì ráo trọi và cũng không có chi để mà "suy gẫm" nữa. Ngoại trừ một số ít quý vị nhân sĩ vẫn còn tiếc nuối cái Thời đại Hồ Chí Minh quang vinh ("Thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân Việt") dù "nó" đã đi rất xa, và rất sâu, vào tận trong lòng của quần chúng mất rồi :

-     Đả đảo Thiệu, Kỳ cái gì cũng có

Hoan hô Hồ Chí Minh cái đinh cũng phải xếp hàng.

- Chiều chiều trên bến Ninh Kiều

Dưới chân tượng bác đĩ nhiều hơn dân.

Nói chi ngay tại bến Ninh Kiều, ở tuốt luốt dưới miệt Năm Căn mà lắm người cũng "biết", và cũng căm ("nó") lắm :

Vừa có thông báo lăng Ba Đình sẽ được dùng làm nhà xí công cộng một thời gian, trước khi đập bỏ, ông Tư Ngộ (ở Năm Căn) vội vã bay ra Hà Nội. Ông định xin ở trọ nhà một người quen vài hôm để có dịp vào thăm lăng Bác cho thỏa ước nguyện ấp ủ cả đời người. Đến nơi, chủ nhà rẫy nẩy : Sao ở vài ngày mà xong được. Thiên hạ đã đăng ký và xếp hàng dài ra tới tận đèo Cù Mông rồi. Ông cứ về lại Năm Căn đi, chờ vài năm nữa rồi ra lại đây vẫn chưa muộn.

Chờ "vài tháng" thì ok chớ chờ "vài năm" thì sợ muộn vì cái lăng này đã bị nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh canh me (và lăm le, hoặc hăm he) từ lâu :

"Tôi đề nghị một phương pháp xử lý lăng Hồ Chí Minh như vầy : chôn ông ta thật sâu dưới lòng đất, ngay nơi xác ông ta đang quàn, rồi dán lên bên trong, bên ngoài của tất cả những bức tường, trần và các lối đi trong lăng những đầu lâu của những nạn nhân, ưu tiên là những nạn nhân trong cải cách ruộng đất, và đổi tên thành : "Lăng những nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam".

Đề nghị "bất nhơn" của ông thi sĩ khiến tôi thoáng nhớ đến cái ý niệm "tri thức tập thể" (collective consciousness) của Émile Durkheim. Đây có lẽ chính là "túi khôn của loài người", hay "túi khôn" của một giống nòi – nếu chỉ xét ở mức độ quốc gia.

Khi vô thức tập thể (collective unconsciousness) của một dân tộc đã trồi lên đến bình diện ý thức, và đã được chuyển hóa thành hò vè/ngạn ngữ/tục ngữ/ca dao/chuyện hài… về một sự kiện (hay nhân vật) nào đó thì dân gian… rất ít khi sai :

- Dối như Cuội

- Láo như Vẹm

- Mất mùa là tại thiên tai

Được mùa là bởi thiên tài đảng ta !

- Một năm hai thước vải thô

Làm sao che nổi cụ Hồ hỡi em ?

Che chắn không được, bênh vực cũng xong vì thời thời gian không đứng về phía Bác và thời thế cũng đã hoàn toàn đã khác. Cái nhìn của giới trẻ hiện nay về Người trần trụi và tỉnh rụi hà :

- Phạm Chí Dũng : "Tôi tôn trọng quan điểm của giáo sư Tương Lai, nhưng tôi thấy khó chia sẻ suy nghĩ trở về đảng Hồ Chí Minh của ông".

Phạm Thanh Nghiên : "Chẳng có đảng nào là đảng ‘của ông Hồ’ hay ‘của ông Trọng’ đâu ông Tương Lai ạ. Nó đích thị chỉ là một, tên gọi của nó là đảng cộng sản Việt Nam, thủ phạm gây ra mọi tội ác với nhân dân Việt Nam trong suốt mấy chục năm kể từ ngày ra đời 3/2/1930 đến nay. Hồ, Duẩn, Linh, Mười, Mạnh, Trọng... chỉ là những kẻ luân phiên nhau cầm đầu cái đảng ấy để làm khổ người dân Việt Nam thôi ông ạ".

Phạm Hồng Sơn : "Ai là người có thẩm quyền chính trị cao nhất đã để cho đất tư từ hàng ngàn năm biến hết thành đất ‘sở hữu toàn dân’, đã tiến hành cuộc ‘cách mạng long trời lở đất’ ở nông thôn cách đây hơn nửa thế kỷ mà vẫn khiến lòng người hôm nay bấn loạn, hãi hùng, rồi cũng chính người ấy lại đưa tay chấm nước mắt tiếc thương nhưng vẫn giữ trọn ngai vàng cho tới lúc chết ?

"Ai là người vừa là Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch đảng cầm quyền trong lúc ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng hạ bút ký một công hàm công nhận lãnh hải Trung Quốc bao phủ cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ? Chắc chắn 54 năm chưa phải là thời gian quá lâu để mọi người quên mất người đó là Hồ Chí Minh...".

Đó là tôi mới điểm qua (theo thứ thự alpha) vài vị thức giả thuộc dòng họ Phạm thôi đó nha, chớ nếu ghi lại ý kiến của cả trăm dân muôn họ thì chắc phải ngồi gõ bàn phím cho tới Tết (hoặc dám tới chết) luôn nữa – không chừng !

Chuyện đề Hồ Chí Minh, tuy thế, chưa thể chấm dứt ngang đây. Trong một bài tiểu luận khác ("Bỏ Đảng Vì E Tội Cõng Rắn") bác Hà Sĩ Phu lại đặt ra tiền đề sau : "…muốn Thoát Trung phải Thoát Cộng, muốn Thoát Cộng phải Thoát Hồ".

Cũng như tuyệt đại đa số người Việt, tôi tin chắc là chúng ta đã "Thoát Hồ" rồi. Chuyện "Thoát Cộng" thì vẫn còn phải đợi, và chắc là phải đợi hơi lâu.

Tức nước vỡ bờ !

Nước chưa đủ tức ? Ý thức và ý chí của kẻ bị trị chưa đủ mạnh ? Hay đơn giản có thể chỉ vì vận mệnh của dân tộc này vẫn còn đen đủi lắm ?

Thường dân cỡ tôi, tất nhiên, không đủ tư cách để bàn đến những chuyện lớn lao cỡ đó. Còn những chuyện lặt vặt (cỡ "nó") thì dễ ợt nên tôi nào có ngại chi đôi câu … thanh nghị : Chúng ta đã bị thế giới loài người bỏ lại phía sau xa lắc, xa lơ rồi. Xin đừng tiếp tục phí thì giờ cho một con chó chết nữa. Quên "nó" đi !

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 01/06/2023

Published in Văn hóa

Tranh cãi

Nhân vật Hồ Chí Minh vốn là một nhân vật gây tranh cãi từ lâu nay không chỉ giữa những người chống Cộng sản và những người phò Cộng sản. Mà nó còn là câu chuyện gây tranh cãi ngay giữa những người vốn tôn sùng Hồ Chí Minh xưa nay nhưng vẫn có những nhận thức mới, tìm hiểu về nhân vật đã một thời họ coi là thần tượng của mình.

hcm1

Một con người, một nhân vật được cả hệ thống nâng lên thành thần tượng, thành điểm ngắm, thành đích đến của mọi con người, mọi thế hệ trong một dân tộc, hẳn phải là nhân vật hoàn hảo đến những chi tiết nhỏ nhất và sự hoàn hảo đó phải vượt yếu tố thời gian để mãi mãi trường tồn, đặng làm ngôi sao sáng dẫn đường cho đất nước, dân tộc đi theo.

Thế nên, mọi chi tiết về đời sống, nhân cách, thành quả, trí tuệ cũng như sâu xa hơn là nguồn gốc, xuất thân của Hồ Chí Minh phải được rõ ràng, chứng minh cụ thể bằng những sử liệu không thể thay thế, chẳng thế nghi ngờ. Đặc biệt, trí tuệ, đạo đức của nhân vật đó phải trỗi vượt mọi mặt so với đời sống xã hội bình thường.

Có vậy, thì mới có thể buộc cả đất phải "học tập và làm theo" và buộc dân tộc phải "mãi mãi đi theo con đường bác đã chọn".

Thế nhưng, nhân vật Hồ Chí Minh đã không có được những yếu tố đó, và đó là nguyên nhân gây tranh cãi dai dẳng trong xã hội Việt Nam.

Sự tranh cãi đó, gây nên sự vô ích, tốn thời gian, và nhất là tạo ra sự mất đoàn kết trong xã hội.

Vậy thì điều đơn giản nhất để xóa bỏ những hệ lụy từ sự thiếu nhất trí, đoàn kết trong xã hội đó là gì ?

Có lẽ không có gì khó khăn, nếu tất cả mọi điều về nhân vật này được minh bạch và được đánh giá đúng tầm mức, không tô lục chuốc hồng và cũng không bị bôi đen.

Bởi như lời Kinh Thánh đã chỉ ra : "Chỉ có sự thật mới giải thoát anh em".

Thế nhưng, người cộng sản đã không hành động theo hướng đó, ngược lại, họ đã tạo ra xung quanh Hồ Chí Minh những đám mây mù, những uẩn khúc, những ẩn số… nhằm tạo ra sự huyền áo, hư thực để lôi cuốn những kẻ ưa chuyện âm mưu, trinh thám và thiếu tính thực tế.

Nhưng điều họ không biết, hoặc không cần biết, là những sự hư ảo đó, ngay nay rất dễ dàng để có thể bị bóc trần trước thiên hạ. Và đến khi đó, lòng tin chính thức bị phản bội, lòng người sẽ thay đổi.

Họ cũng không chịu suy nghĩ xem trong lòng người dân Việt Nam hôm nay, trừ những kẻ bị liệt kháng với khả năng nhân thức, phần còn lại trong xã hội, họ nghĩ gì về Hồ Chí Minh.

Rất có thể những người cộng sản nghĩ rằng : Chẳng cần, miễn là cần một số đông những kẻ chỉ cần nhắm mắt đi theo, dỏng tai nghe ngóng để làm theo mà bộ não không cần suy nghĩ là đủ.

hcm2

Thế nhưng, oái oăm thay, là xã hội vận động và phát triển lại không nhờ đám bò đỏ thừa cơ bắp nhưng thiếu trí tuệ đó, mà xã hội muốn tiến bộ và phát triển, lại do những bộ óc ưu việt trong xã hội hướng dẫn mà đi lên.

Người ta cũng không hiểu là ngay cả những người đứng đầu hệ thống tuyên truyền của đảng Cộng sản, những kẻ như Hoàng Chí Bảo khi thao thao bất tuyệt những câu chuyện bịa đặt, sáo rỗng và mùi mẫn nhằm lấy nước mắt mấy kẻ khó tiếp thu kiến thức nhưng dễ xúc động và mau nước mắt, là nạn nhân của những quả lừa, thì bản thân họ có tin điều mình nói ra hay không ?

Điều mà hệ thống tuyên truyền đảng không chịu hiểu, hoặc có thể hiểu nhưng không chịu suy nghĩ và sửa chữa, hoặc là muốn sửa chữa nhưng không thể làm, là để Hồ Chí Minh thật sự được người dân yêu mến, kính phục, thì điều cần thiết hơn cả, là sự minh bạch, sự rõ ràng những thông tin về Hồ Chí Minh để thuyết phục những con người dù khó tính nhất, dù xét nét nhất, nghi ngờ nhất.

Hẳn nhiên, sự minh bạch, sự rõ ràng không thể đến bằng cách cả vú lấp miệng em, không thể theo kiểu nói lấy được, bất chấp mọi lý luận, tư liệu và nhân chứng sống hay đã chết. Sự minh bạch chỉ có thể từ các căn cứ khoa học, từ các tư liệu và nhân chứng cụ thể, chỉ vậy mới thuyết phục được tuyệt đối đa số nhân dân mà thôi.

Nhưng, xem chững hệ thống này không muốn vậy.

Và cứ vậy, câu chuyện về Hồ Chí Minh vẫn cứ bao trùm những lớp mơ hồ, những điều bất minh để mỗi lần nói đến, là mỗi lần trở thành cơn phẫn nộ, chia rẽ cũng như làm cho thần tượng Hồ Chí Minh của một số người bị hạ bệ nhanh chóng.

Và vậy là cả hệ thống lúng túng, bao biện, suy diễn rồi bịa đặt để vớt vát lại những điều đã trót bịa đặt theo kiểu "đã đâm lao phải theo lao".

Vậy Hồ Chí Minh là ai ? Người này có thật không ?

hcm3

Hẳn nhiên, theo hệ thống tuyên truyền nhà nước, thì Hồ Chí Minh không chỉ có thật, mà còn là một lãnh tụ thiên tài, là một người đủ mọi thứ tốt đẹp nhất trong mọi thứ tốt đẹp nhất. Điều không đầy đủ duy nhất ở Hồ Chí Minh, điều mà khi nào hệ thống tuyên truyền của đảng cũng thấy thiếu. đó là những cái xấu. Và không chỉ là thiếu những cái xấu, cái bẩn, mà còn là cả những cái đời thường nếu không được điển hình hóa, không được tiêu chuẩn hóa… để đáp ứng cho được tính chất cần có của một thần tượng, một ông thánh cho cả dân tộc, cả đất nước cứ nhằm vào đó mà noi theo, mà học tập. Mà điều cần học nhất, là "luôn luôn đi theo đảng và trung thành với đảng" trong khi "là đảng cầm quyền".

Và để xây dựng lên một tấm gương, một hình mẫu cho Hồ Chí Minh, thì hàng đống hàng núi tiền dân đã đổ ra để nặn, để vẽ, để tô và để… cung cấp cho bộ môn "nổ" về những điều có thể gán cho Hồ Chí Minh nếu thấy đẹp nhất.

Thế nhưng, sự đời là vậy, nhiều khi cứ nghĩ là lừa bịp thiên hạ một số lần thì sẽ được mãi mãi, mà không hiểu rằng trong cơn say máu bịa đặt và nói nhiều đến mức chính bản thân mình cũng tẩu hỏa nhập ma, thì các nhà tuyên truyền về Hồ Chí Minh cũng để lộ cái đuôi của hệ thống đằng sau đó một cách rất tự nhiên và lộ liễu.

Đã có nhiều tờ báo nhà nước, kể cả những tờ báo như "Quân đội Nhân Dân" hô hào rằng : Báo chí nhà nước cho rằng : Hồ Chí Minh chỉ là một huyền thoại.

Trên trang mạng của Ban Quản lý Lăng Hồ Chí Minh có bài viết : "Huyền thoại Hồ Chí Minh trong trái tim các nhà báo quốc tế" khẳng rằng Hồ Chí Minh là một "Huyền thoại".

Trang báo mạng Tuyên Giáo, trong bài viết : "Không bao giờ đánh đổ được huyền thoại Hồ Chí Minh" ngày 16/5/2011 đã khẳng định rằng : "Huyền thoại Hồ Chí Minh là thành quả vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX". Bài viết đăng lại bài trên tờ Quân Đội Nhân Dân của Quân ủy Trung Ương, của Bộ Quốc phòng.

Điều đó có nghĩa rằng : Hồ Chí Minh là một huyền thoại được cả hệ thống Việt Nam dựng lên, và coi là thành quả vĩ đại của hệ thống tuyên giáo.

Hẳn nhiên là cũng cần biết điều này : Theo định nghĩ tiếng Việt, thì : "Huyền thoại, nghĩa là câu chuyện không có thật, mang vẻ thần bí, kì lạ và hoàn toàn do tưởng tượng" - Nghĩa là Hồ Chí Minh, chỉ là những câu chuyện được đảng và bộ phận chuyên môn bịa của đảng đã tưởng tượng ra, bịa ra về một nhân vật mang tên Hồ Chí Minh để buộc cả nước lấy đó làm đích để "học tập và làm theo".

Đương nhiên rằng đã là những câu chuyện tưởng tượng, thì được cấp lương, cấp tiền và đủ mọi phương tiện, các nhà tưởng tượng học của đảng tha hồ mà "Nổ" – nói theo cách nói dân gian – để vẽ ra một Hồ Chí Minh không tì vết, nhưng không có thật.

Xin đừng có ai nói rằng đó là cách dùng từ chưa chuẩn của báo chí nhà nước. Bởi với hệ thống tiến sĩ dày đặc, lại nhất là khi nói, viết về Hồ Chí Minh thì chuyện không hề là chuyện đùa và sự nhầm lẫn, sai sót về ngôn ngữ là điều không thể xảy ra.

Ngẫm lại, điều đó cũng rất có lý. Bởi người ta nhớ lại rằng, với hệ thống tuyên giáo hùng hậu, với lực lượng ăn theo Hồ Chí Minh "đông như quân Nguyên", thì việc tưởng tượng ra một Hồ Chí Minh không có thật là điều không hề khó khăn.

Bởi chỉ một mình Hồ Chí Minh thôi, cũng đã có thể ngồi tưởng tượng ra một Hồ Chủ tịch rất lâm ly mẫu mực trong bộ sách "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" để tự ca ngợi mình, nhưng lấy tên Trần Dân Tiên.

Có vậy, Hoàng Chí Bảo mới thao thao bất tuyệt, ngậm ngùi kể lại câu chuyện Hồ Chí Minh ở Pháp mà còn đi ra ngoại thành để mua bằng được con gà về làm giỗ cúng mẹ. Chuyện kể như thật và nếu ai không tìm hiểu sẽ ngồi khóc tỉ ti như hàng ngũ cán bộ đã khóc khi nghe Hoàng Chí Bảo kể chuyện này.

Nhưng, họ sẽ thôi khóc và đứng dậy ra về ngay, nếu có ai đó đứng lên hỏi : Vậy chứ "bác" có hiếu vậy, thương mẹ như thế, mà sao mấy lần "bác" về quê, mộ mẹ nằm ngay đó trên núi Đại Huệ, mộ anh chị, ông bà chỉ cách mấy bước chân, mà tịnh không hề thấy "bác" bước chân đến mộ thắp cho họ một nén hương. Còn nếu "bác bận việc nước" quá, thì sao khi đến quê nội và quê ngoại, "bác" cũng chỉ giương mắt nhìn, mà không hề nhắc đến tên của ông bà, tổ tiên chứ đừng nói thắp một nén nhang trước ban thờ tổ tiên nội ngoại ?

Tất cả đối với Hồ Chí Minh đều là những câu chuyện bịa đặt, kể cả chuyện Hồ Chí Minh có đầy đủ, ngập tràn lòng yêu thương quê hương, đất nước, hay khiêm tốn, bản lĩnh… cũng chỉ là chuyện huyền thoại, nghĩa là những câu chuyện do thêu dệt mà có.

Thế rồi, có nhiều người quả quyết rằng : Hồ Chí Minh là nhân vật không hề có thật, đó chỉ là một câu chuyện hư cấu.

hcm4

Bởi đơn giản một điều : Một con người mà mọi thứ để xác định nhân thân từ tên, tuổi, quê quán, dòng tộc, họ hàng, ngày sinh, ngày chết, di chúc để lại… tất cả đều giả. Điều đó, nếu ai chưa hiểu thì cứ lên mạng Internet mà tìm tư liệu.

Vậy, thì làm sao có thể coi là đã có một con người !

(19/05/2023)

J.B Nguyễn Hữu Vinh 

Nguồn : RFA, 26/05/2023

Published in Diễn đàn

Có một số bài học có thể rút kinh nghiệm trên bình diện quản lý xã hội, như triết lý nền tảng dẫn dắt công cuộc chống tham nhũng, cho đến cần có tiếp cận lịch sử khách quan, trung thực khi nghiên cứu nhân vật lịch sử, mà một thí dụ là nghiên cứu Hồ Chí Minh, nhân vật lịch sử của Việt Nam trong thời kỳ cận, hiện đại như một con người, chứ không phải là một ‘vị thánh’, như một nhà nghiên cứu lịch sử từ Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Lê Văn Sinh, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do hôm 19/5/2023, trong dịp tại Việt Nam, Nhà nước và Đảng cộng sản đang đánh dấu 133 năm sinh của cố lãnh tụ cộng sản Việt Nam, cố Chủ tịch Việt Nam Cộng Hòa, ông Hồ Chí Minh (1890-1969).

hcm1

Hình ông Hồ Chí Minh và cờ đảng cộng sản Việt Nam trên một pano ở Hà Nội. A FP

"Trước hết, về vấn đề ứng xử với nạn tham nhũng, có thể thấy rằng trong thời của ông Hồ Chí Minh, ông gọi thẳng việc chống tham nhũng là chống ‘giặc nội xâm’ và qua vụ án với ông Đại tá cục trưởng cục quân nhu, thì ông Hồ Chí Minh đã xử rất là nghiêm khắc.

Đọc tài liệu thì thấy là ông Trần Dụ Châu bị tử hình, và bị tịch thu 3/4 tài sản, và ông Hồ Chí Minh đã gọi thẳng ra rằng đó là ‘giặc nội xâm’.

Còn đến thời ngày nay ở Việt Nam thì tham nhũng tràn lan, không còn đơn lẻ như thời ông Trần Dụ Châu với một vài người với nhau, mà bây giờ thành ra một trào lưu, một làn sóng tham nhũng, dẫn đến hiện tượng cả những tập thể đông đảo tham gia, ví dụ như tập thể ở Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam chẳng hạn, đó là cả một bộ sậu rút tiền công quỹ của Nhà nước ra để chia tiền bạc với nhau.

Thế nhưng, chống tham nhũng ở Việt Nam ngày hôm nay, về mặt hình thức nhìn vào thì có vẻ được làm mạnh, song nhìn vào phát biểu của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng cộng sản Việt Nam mà nói rằng ‘chống tham nhũng là ta đánh ta’, nếu thực sự nói như thế, thì sẽ rất khó chống tham nhũng.

Theo tôi, phải coi tham nhũng là ‘giặc’, và khi nhìn nhận như thế rồi, tất cả những người hôm nay là ‘đồng chí’ của mình đấy, nhưng mà vì tham nhũng, vì ăn cắp, ăn cướp tiền công quỹ của quốc gia, lãng phí tiền của nhà nước, tài sản của nhân dân, đều phải coi đó là kẻ thù của đất nước, và như thế thì không thể nào mà nói rằng ‘ta đánh ta’ được, đó là theo quan điểm của tôi.

Và tôi tin rằng một khi đã coi chống tham nhũng là chống ‘giặc nội xâm’, người ta sẽ có cách hành xử khác, chứ không có chuyện hô hào, kêu gọi rằng ‘hãy tự nguyện từ bỏ chức vụ’, rồi ‘hãy tự nguyện nộp lại những tài sản này kia’, để mà được hưởng những sự khoan hồng nào đó, tất nhiên luật pháp nước nào cũng có những khoan hồng cho những người phục thiện, song nếu hô hào, kêu gọi mấy ông quan chức lãnh đạo tham nhũng nào mà bỏ ra một ít tiền để nộp lại hòng thoát án tử hình chẳng hạn, thì sẽ rất khó để chống tham nhũng trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, theo tôi".

"Không có pháp trị, không thể chống tham nhũng hiệu quả"

Nhà nghiên cứu lịch sử từ Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra so sánh của mình về vấn đề nền tảng cơ bản làm căn cứ đảm bảo cho hiệu quả của việc chống tham nhũng ‘thời nay’ so với ‘thời xưa’, tức thời của cố Chủ tịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ông Hồ Chí Minh khi ông còn sống, nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh nói :

"Trước đây bằng phong cách ngôn ngữ của thời đại của ông, Hồ Chí Minh trong một yêu sách tám điểm đòi các quyền tự do, dân chủ cho người dân An Nam, có nói một câu được các tài liệu trích dẫn được cho là đã nói rằng ‘Bảy xin hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền", riêng trong lĩnh vực chống tham nhũng, tôi nghĩ đây là một nhắc nhở về tầm quan trọng của vấn đề pháp quyền, hay trước đây ở miền Nam Việt Nam được đề cập như thiết chế ‘dân chủ pháp trị’, đấy là trong thời xưa mà ông Hồ Chí Minh đã sử dụng tư tưởng và thuật ngữ của tư tưởng chính trị, nhà nước, pháp luật của phương Tây để đặt vấn đề cho Việt Nam.

Còn ngày nay ở Việt Nam, nói thêm về chống tham nhũng, tôi hiểu rằng vấn đề này mà không đặt trên nền tảng ‘pháp quyền, pháp trị’, tức là luật pháp ở trên hết, pháp luật thượng tôn, không có gì, không có bất ai đứng trên pháp luật, thì sẽ khó thu được những thành tựu, thành quả tốt.

Chống tham nhũng là một cuộc chiến rất cam go, nó không chỉ xảy ra riêng ở trong đất nước của chúng ta (Việt Nam), hay ở Trung Quốc, hay ở riêng mấy nước nghèo, ngay ở các quốc gia tiên tiến, người ta vẫn phải đối mặt với tình trạng này, đó là lòng tham của con người ở một số người, nhưng mà ở những nơi văn minh, tiến bộ, luật pháp đặt ở trên tất cả mọi người, nên kể cả Tổng thống, nguyên thủ quốc gia, nếu phạm tội, có thể bị lôi ra trừng trị tương thích, trước tòa án công lý.

Do đó mà việc chống tham nhũng ở những nơi người ta thực hiện pháp trị, pháp quyền thì hiệu quả.

Còn ở những nơi mà không đặt nền pháp trị, pháp quyền lên trên, mà dựa vào một cá nhân, một người nào đó, hay một nhóm người nào đó thôi, thì rõ ràng sẽ không có được một kết quả như mong muốn, đó là theo nhận thức của tôi".

Nghiên cứu thân thế Hồ Chí Minh ra sao ?

Nhà nghiên cứu lịch sử từ Hà Nội trong dịp này chia sẻ thêm với RFA tiếng Việt về một vấn đề nữa mà ông cho rằng đáng quan tâm và suy nghĩ, đó là làm thế nào để nghiên cứu thân thế và sự nghiệp của Hồ Chí Minh một cách khách quan, khoa học, tránh thiếu khách quan, phiến diện, hay tuyên truyền, chính trị hóa, ông Lê Văn Sinh nói :

"Về nghiên cứu thân thế, sự nghiệp của cố Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh, ông là một nhân vật có thể nói là ‘lớn nhất’ của Việt Nam trong thế kỷ 20, theo cách nhìn của tôi, nhưng cách nhìn, nghiên cứu về cố Chủ tịch Hồ Chí Minh của giới sử học Việt Nam hiện nay lại bị khuôn theo một hướng, mà hướng đó có thể là bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chính trị, đó là nặng về tuyên truyền, ca ngợi, tôn vinh.

Hướng đi đó không nhìn ông Hồ Chí Minh như một con người, mà coi ông như một vị Thánh, song trên thực tế thì không có ‘Thánh’ ở đó mà chỉ có con người thôi. Mà đã là con người, thì dù ông Hồ Chí Minh có những điểm được cho là tốt, ông cũng sẽ có những điểm người ta gọi là điểm khuyết.

Tôi nghĩ rằng đối ở Việt Nam hiện nay có hai tình trạng, hay hai phía, một phía như ông Huy Đức, tác giả của sách Bên Thắng Cuộc, gọi là ‘Bên thắng cuộc’, và bên kia là ‘Bên thua cuộc’. Với Bên thua cuộc, người ta chỉ nhìn thấy cái được cho là xấu xa của nhân vật lịch sử này thôi, còn Bên thắng cuộc lại chỉ nhìn thấy những cái được coi là tốt của nhân vật lịch sử đó, mà không thấy được điểm khiếm khuyết của nhân vật đó. Cho nên cả hai cách nhìn nhận này đều không đạt được sự khách quan của nhận thức lịch sử.

Và tôi nghĩ rằng để có được một nhận thức khách quan về nhân vật lịch sử này, tức là cố Chủ tịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh, phải nhìn nhận lại ông ấy như một con người có những điểm mạnh, nhiều điểm rất mạnh, nhưng đồng thời cũng có những điểm không mạnh, hay là như người ta gọi là điểm yếu.

Và khi dựng lại chân dung của ông, tiếp cận cân bằng đó mới giúp đạt được sự khách quan. Cái này còn tùy thuộc vào những nguồn sử liệu mà các nhà nghiên cứu có được, các nguồn sử liệu ấy phải chân thực, mà không phải là việc như người ta bịa tạc ra những chi tiết giống như là ông Giáo sư Hoàng Chí Bảo, ông ấy đã bịa ra rất nhiều chuyện về ông Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà theo nhận thức riêng của tôi thì đó không phải là nghiên cứu lịch sử".

hcm2

Ảnh AFP chụp ngày 5/7/2022 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội và đăng trong sách của tác giả Trần Thị Minh Hà.

Đó là tuyên truyền, mà sự tuyên truyền ấy nhiều khi có hại hơn cho danh tiếng của ông Hồ Chí Minh, hơn là tôn vinh ông ấy.

Bởi vì một khi đã bịa tạc ra những thông tin về nhân vật lịch sử, thì đôi khi nó phản tác dụng, mang lại tác dụng ngược. Nhân câu hỏi của RFA đặt ra, tôi nghĩ rằng phương pháp khoa học lịch sử nghiên cứu về bất kỳ một nhân vật lịch sử nào, thì cũng đều phải tiến hành làm sao để nhà nghiên cứu đứng một cách khách quan và trung thực, và những nhận xét, kết luận của nhà nghiên cứu ấy phải được đặt trên những nguồn tài liệu đã được khảo cứu, được phê phán cẩn thận.

Và do đó sẽ tránh được tình trạng một nhân vật lịch sử này thì được ca tụng lên mây xanh, còn nhân vật lịch sử kia bị vùi xuống tận bùn đen.

Ở Việt Nam hiện nay chúng ta thấy có tình hình đó, những nhân vật của Bên thắng cuộc được đưa lên mây xanh, mà người đọc không thấy một điểm yếu, một điểm dở nào cả, trong khi tất cả những nhân vật lịch sử ấy đều là con người, và như thế họ phải có điểm dở, phải có điểm khuyết, vì không có ai tuyệt đối cả.

Đồng thời là với những nhân vật đối lập, ví dụ như ở phía chính quyền phía Nam Việt Nam trước kia (Việt Nam Cộng Hòa) là trường hợp của ông Tổng thống Ngô Đình Diệm, hay sau này là ông Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, và trước nữa như là với các nhân vật lịch sử mà được giới sử gia ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa không coi là thuộc dòng của họ, như là Vua Gia Long, hay là Vua Lê Chiêu Thống.

Như thế có hai tuyến nhân vật, một tuyến được ca tụng, một tuyến bị vùi dập, cách tiếp cận như thế không dẫn tới nhận thức lịch sử một cách khách quan, tôn trọng sự thực, theo quan điểm của tôi".

Liều lượng môn học "Tư tưởng Hồ Chí Minh" trong nhà trường thế nào ?

Về liều lượng môn học về tư tưởng Hồ Chí Minh, bên cạnh một số môn học khác như triết học Marx-Lenin, lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam v.v., nhà nghiên cứu sử học Lê Văn Sinh nhận xét :

"Câu hỏi về khía cạnh này rất hay, tôi có may mắn tham gia giảng dạy ở Khoa sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội vài chục năm, cho nên tôi có hiểu biết trực tiếp về câu chuyện này.

Môn của tôi dạy cho học trò là các sinh viên ở Khoa Sử là môn ‘Sử liệu học đại cương’ và môn ‘Phương pháp luận sử học’, đó là những môn mà chúng tôi nói với những học trò là những người nghiên cứu sử học tương lai, truyền cho họ tay nghề nghiên cứu.

Thời kỳ đầu, chúng tôi có 45 tiết một môn, nhưng từ khi thành lập môn ‘Tư tưởng Hồ Chí Minh’, thì hai môn mà tôi có may mắn được trình bày cho các học trò là sinh viên như nói ở trên đều bị cắt đi cả, mỗi môn đó bị cắt đi 15 tiết. Tức là từ 45 tiết, thì chỉ còn là 30 tiết một môn.

Và tổng cộng hai môn đó, chúng tôi bị cắt đi là 30 tiết, và tất nhiên là để dành cho môn ‘Tư tưởng Hồ Chí Minh’ rồi. Có thể nói là hai môn ở trên mà tôi giảng dạy là những môn học trang bị cho những người nghiên cứu sử học, nghiên cứu lịch sử tương lai kỹ thuật, tay nghề, phương pháp nghiên cứu và khảo cứu tài liệu lịch sử, cũng như nghiên cứu về hệ tư tưởng, quan điểm sử quan của nhà nghiên cứu, mà không chỉ của Marxism – Leninism, mà còn là của các trường phái triết học lịch sử khác nhau nữa của phương Tây và phương Đông.

Những môn đó, các học trò nói với chúng tôi rằng : ‘Những môn đó đang rất quan trọng đối với chúng em, thì lại bị cắt đi, trong khi chúng em đã phải học môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam rồi, một Triết học Marx – Lenin rồi, môn Kinh tế Chính trị học Marx – Lenin rồi, bây giờ lại phải học thêm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nữa !’

Ở Việt Nam có nhiều môn học mang tính chính trị như những môn mà tôi vừa kể, cũng như là có một sự lãng phí nhất định, ví dụ người ta đưa vào cả chương trình Quân sự học đường, những cái đó chiếm một phần đáng kể thời gian của học trò, sinh viên, và do đó với chuyện học nghề, học tay nghề thực sự của sinh viên, thời gian quý báu mất đi rất là nhiều.

Những môn phụ đó, trong đó có môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, chiếm rất nhiều thời gian, mà tổng thời gian học tập của sinh viên thì giới hạn, tôi lấy thí dụ và xin ví tỷ lệ là 10/10 đi, mà bây giờ đưa vào những môn như thế vào như vậy, thời gian thực dành cho những môn chuyên môn, những môn tay nghề của người học chỉ còn lại 7/10 hay 6/10 thôi, vậy nên chất lượng đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp của sinh viên ở Việt Nam, trong đó có sinh viên tu nghiệp ngành sử học, bị ảnh hưởng là chuyện đương nhiên".

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 19/05/2023

Ông Lê Văn Sinh là nhà nghiên cứu lịch sử, cựu Giảng viên khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, sau này là Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi ông có thời gian giảng dạy vài chục năm về các phương pháp nghiên cứu lịch sử, các phương pháp khảo cứu các nguồn tài liệu lịch sử, ngoài ra ông cũng được biết đến qua một số nghiên cứu, khảo cứu vấn đề kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hợp tác hóa nông nghiệp, biến đổi kinh tế Việt Nam trong thời kỳ quá độ sang thời kỳ Đổi mới và cho đến hiện nay.

Published in Diễn đàn

Tại hội nghị tổng kết 30 năm hợp tác giữa Ban Quản lý Lăng Hồ Chí Minh và Viện Nghiên cứu Khoa học Dược liệu và Tinh dầu Nga (VILAR), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu phải phấn đấu làm chủ hoàn toàn công nghệ giữ gìn lâu dài, bảo vệ an toàn thi hài cố Chủ tịch Hồ Chí Minh trong mọi điều kiện vào năm 2030.

hcm1

Lực lượng trông coi lăng ông Hồ Chí Minh dọn cỏ trước lăng. Ảnh minh họa chụp trước đây. A FP PHOTO

Một nhà khoa học, không muốn nêu tên vì lý do an ninh khi trả lời RFA qua điện thoại hôm 15/8 từ Hà Nội cho rằng, Việt Nam đã làm chủ kỹ thuật ướp xác, còn lãnhh đạo Việt Nam phát biểu như vậy chỉ vì lý do ngoại giao :

"Thứ nhất chuyện bảo quản thi hài chủ tịch Hồ Chí Minh thì Việt Nam đã có chủ trương từ rất lâu. Trước khi Bác Hồ mất một năm, Bộ Chính trị đã cử bác sĩ Quyền - Trưởng khoa giải phẫu Viện Quân y 118 bí mật sang Liên Xô học ướp xác. Người giao nhiệm vụ là ông Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, có nói ‘đây là lần đầu tiên chúng ta làm trái với Bác’. Ý thứ hai, khi Bác mất, tất nhiên là có chuyên gia Liên Xô bên cạnh họ làm cách kỹ thuật bảo quản, đồng thời Việt Nam cũng bắt chước ướp xác một người ăn mày để làm đối chứng."

Theo nhà khoa học này, kỹ thuật ướp xác mà Việt Nam có được một phần do ăn cắp :

"Sau mấy chục năm tôi tình cờ nghe được khi làm ở học viện quân y, có một số luận án tiến sĩ bí mật về bảo quản xác Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo tôi đến bây giờ Việt Nam có thể làm chủ kỹ thuật bảo quản thi hài Bác, ngày xưa thì có một số hóa chất mình không làm được phải. Nhưng có những cái là mình ăn cắp, tôi được biết vì khi ở nước ngoài, người lãnh đạo phụ trách tôi là người từng phục vụ các chuyên gia ướp xác Nga. Ông kể có một lần đưa các chuyên gia đi ăn nhậu, tắm biển đã lấy được chìa khóa vào phòng thí nghiệm lấy các mẫu hóa chất và phân tích."

Nhiều năm qua, truyền thông Nhà nước Việt Nam luôn có những bài viết khen ngợi công tác gìn giữ thi hài của ông Hồ Chí Minh kể từ năm 1969 và kêu gọi tiếp tục duy trì lâu dài. Tuy nhiên trong công luận lâu nay lại có những ý kiến thắc mắc về việc có nên tiếp tục ướp xác cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, từng công tác tại Tạp chí Cộng sản, nhận định với RFA hôm 15/8 :

"Theo quan điểm của tôi là không nên ướp xác nữa, vì tôi đọc di chúc của ông Hồ Chí Minh, ông bảo thiêu xác chứ không lập lăng. Đó là một, thứ hai nữa nó quá là tốn kém, có cả Bộ tư lệnh lăng mỗi năm rất tốn kém không biết bao nhiêu là tiền. Bây giờ dẹp đi thì vừa đúng nguyện vọng của ông Hồ Chí Minh, hơn nữa là đỡ tốn kém cho dân… Cái này tôi thấy nhiều người nói rồi, nhưng mà họ cứ không chịu thôi thay đổi."

Nữ nghệ sĩ Kim Chi, người từng có thời gian dài sống và làm việc ở miền Bắc, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này trước đây cũng cho rằng không nên duy trì thi hài ông Hồ, mà nên đem thiêu theo di chúc được công khai :

"Theo tôi thì nguyện vọng của ông Hồ là muốn được thiêu chứ đâu có đòi xây lăng rồi ướp xác quá tốn kém. Mà về phong thủy người ta cũng kiêng lắm, thi hài mà cứ đưa lên đưa xuống hoài thì dân làm sao mà làm ăn được, đất nước làm sao mà phồn thịnh được. Theo những gì về tâm linh thì tôi thấy nên thiêu đi như ông mong muốn. Như vậy vừa tốt cho phong thủy dân tộc, vừa tiết kiệm."

Trên mạng xã hội từ nhiều năm trước cũng đã lan truyền một phần bản di chúc của ông Hồ Chí Minh về việc hậu sự... trong đó có đoạn : "Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là "hỏa táng".

Nhà khoa học ở Hà Nội không muốn nêu tên thì cho rằng :

"Nên ướp xác hay không ướp xác thì tùy theo tình hình, tùy theo mỗi người. Theo tôi, thứ nhất nó có giá trị khoa học kỹ thuật, từ chỗ Việt Nam không biết gì thì bây giờ làm chủ hầu như hết. Còn họ bây giờ nói vậy là ngoại giao tôi không biết. Theo tôi, về mặt khoa học thì mình đã làm chủ một công trình khoa học. Thứ hai nữa, về mặt người Á Đông và thể chế chính trị thì nó cũng là một biểu tượng, như lăng tẩm của các vị vua nhà Nguyễn, lăng Minh Mạng, Tự Đức… là dấu ấn một thời kỳ lịch sử. Ngay như lăng Lê-nin cũng vẫn còn, dù Liên Xô sụp đổ. Ướp xác Hồ Chí Minh được coi như một cái biểu tượng để người ta duy trì quyền lực chính trị, đoàn kết trong nội bộ của họ."

Theo thông tin được Nhà nước Việt Nam công khai, cố Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào ngày 2/9/1969. Bộ Chính trị khi đó quyết nghị phải thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài và xây dựng lăng của ông Hồ Chí Minh.

Sau đó với sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế Liên Xô, Việt Nam đã giữ gìn thi hài ông Hồ. Đến năm 1994 Việt Nam đã tự chủ làm thuốc thường xuyên và năm 2004 tiếp nhận chuyển giao và xây dựng được hệ thống phòng thí nghiệm tự pha chế, kiểm nghiệm dung dịch ướp bảo quản. Đến năm 2019 thì Việt Nam hoàn thành công tác chuyển giao này.

Nguồn : RFA, 15/08/2022

Published in Việt Nam
mercredi, 18 mai 2022 14:23

Hồ Chí Minh & Lời ai điếu

Chương mở đầu Hồi ký Tống Văn Công  có đoạn :

Ông nội tôi có ba người con, nhưng chỉ có cha tôi là trai. Sau khi cha tôi bị bắt vì tội "làm cộng sản", ông nội tôi sốt ruột chuyện "nối giòng". Có người mai mối má tôi là Nguyễn Thị Thâm ở làng Giồng Tre (xã An Ngãi Trung) cho cha tôi…

loiaidieu1

Sau lễ ra mắt, hai họ quyết định các bước kế tiếp theo tập tục. Cha tôi phải tới "ở rể" tại nhà ông bà ngoại tôi. Trong bữa cơm đầu tiên, ông ngoại tôi cầm chai rượu lên hỏi : "Con có biết uống rượu không" ? Cha tôi đáp : "Dạ, có chút đỉnh". Ông ngoại tôi rót đầy ly nhỏ, đưa cho cha tôi. Cha tôi cầm lấy, cám ơn và uống cạn. Ông ngoại tôi cười lớn nói bỗ bã : "Tao thích mày !"

Tui thì thích hết hai ông : ông ngoại và ông cha của nhà báo Tống Văn Công bởi cả hai đều vui tính, hảo rượu, và (chắc) đều là những trang hảo hớn. Bởi tui cũng sinh trưởng ở trong Nam nên nói như vậy (nghe) cũng kỳ kỳ, và e có điều tiếng eo sèo là mình hơi nhiều máu địa phương hay phân biệt vùng/miền.

Để tránh dị nghị, tôi xin mạn phép mượn đôi lời của một nhân vật khác – từ một vùng đất khác – ghi nhận về những nét "dễ thương" của nơi mà mình chôn rau cắt rún :

Về tính cách ham vui của người dân Nam Bộ, tôi có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Ở cùng phố với tôi, có anh bạn một hôm đến rủ tôi đến nhà anh ăn mừng sinh nhật Bác Hồ ngày 19/5. Đương nhiên là tôi đi. Đúng một tháng sau, anh lại đến rủ tôi đi liên hoan. Tôi hỏi, dịp gì thế ? Anh ta bảo, hôm nay "đầy tháng" Bác Hồ !

Chưa hết, anh rủ tôi đến nhà ăn giỗ bà già. Đúng một tháng sau anh lại đến rủ tôi, nói : hôm nay giỗ bà già tôi ! Nghe vậy tôi ngạc nhiên quá, vì vừa ăn giỗ tháng trước. Anh hiểu sự ngạc nhiên này nên giải thích ngay : năm nay nhuận hai tháng tám phải giỗ hai lần ! 

Vẫn chưa hết. Ngày Phật Đản, anh rủ tôi rồi đến ngày Noel mừng Thiên Chúa Giáng Sinh anh cũng đến mời tôi đi ăn mừng. Tôi thắc mắc vì anh theo đạo Phật cơ mà, anh cười, nói tôi đa tôn giáo ! Thế nên hèn chi, ca dao Nam Bộ mới có câu : "Ra đường thấy vịt cũng lùa. Thấy duyên cũng kết, thấy chùa cũng tu !" (Lê Phú Khải, Lời Ai Điếu , Westminster, CA, Người Việt, 2016).

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn , tác giả cuốn hồi ký thượng dẫn sinh năm 1942 tại Hà Nội, học văn khoa tại trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 1967, làm việc cho đài Tiếng Nói Việt Nam và sau này bị/được ‘lưu đày’ vào Nam. Ông đã nghỉ hưu, nhưng vẫn còn viết cho truyền thông… lề trái".

Dù ở hoàn cảnh "lưu đày" nhưng Lê Phú Khải yêu quí và rành rẽ Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ít ai sánh kịp. Ngoài gần chục tác phẩm viết về miền đất này, ông còn tìm ra được hằng trăm từ kép mà người dân hai miền Nam/Bắc "chia nhau" (trước/sau hay sau/trước) một cách vô cùng độc đáo :

"…ô dù, ốm đau, buồn rầu, bơi lội, bóc lột, cố gắng, co kéo, chọc ghẹo, chán ngán, chặt đốn, cưng chiều, chén bát, chờ đợi, chửi rủa, chậm trễ, cần thiết, cạn kiệt, chia xớt, đưa rước, dạy bảo, dòm ngó, dọn dẹp, dụ dỗ, đùa giỡn, đùi vế, đau ốm, đĩ điếm, khờ dại, điên khùng, dư thừa, giỡn chơi, đui mù, dòm ngó, dọa nạt, đe dọa, hư hỏng, hao tốn, hăm dọa, hối thúc, hù dọa, hung dữ, ham thích, hoảng sợ, hèn nhát … Ví dụ như đui mù thì người Nam nói đui, người Bắc nói mù".

Thiệt là bất ngờ và thú vị !

Hèn chi mà giáo sư Nguyễn Văn Tuấn không tiếc lời ca ngợi : "Đây là một cuốn sách cần phải có trong tủ sách gia đình. Một cuốn sách bổ sung tuyệt vời cho các tác phẩm của Vũ Thư Hiên, Bùi Tín, Xuân Vũ, Dương Thu Hương, Trần Đĩnh, Huy Đức…".

Tôi rất tán thành với nhận định ("một cuốn sách tuyệt vời") và chỉ hơi lấy làm tiếc là đã không hoàn toàn chia sẻ được với nhà báo Lê Phú Khải về vài đoạn văn (ngăn ngắn) trong hồi ký của ông. Xin đơn cử một thí dụ :

"Đó là vào năm 1992, một đoàn nhà báo, gồm toàn những nhà báo có ‘máu mặt’, tổ chức lên Đà Lạt nhằm bênh vực chị Đặng Việt Nga, kiến trúc sư và anh Phương cũng kiến trúc sư, hai chủ nhân của ‘Ngôi nhà trăm mái’ đang bị địa phương bắt tháo dỡ vì nhiều lý do không chính đáng.

Đường xa, hết chuyện bàn, tôi nêu câu hỏi : Nếu bây giờ phải chọn hai gương mặt tiêu biểu cho Việt Nam thế kỷ qua thì các vị chọn ai ? Mọi người đều chọn nhân vật số một là Hồ Chí Minh. Vậy còn người thứ hai ? Cả xe im lặng. Có vị nói : Võ Nguyên Giáp ! Tôi phản đối và đưa ra nhân vật thứ hai là Dương Thu Hương ! Cả xe nhao nhao phản đối. Có người hỏi : Dương Thu Hương là cái quái gì mà ông lại cho là nhân vật thứ hai sau Hồ chí minh ? 

Tôi trả lời : chẳng là cái quái gì mà tự cho mình có quyền đứng ngang hàng và dám vỗ vai nhắc nhở các vị đang cai trị dân chúng, thì đó là dân chủ, là xã hội công dân chứ còn gì nữa ! Độc lập và dân chủ là hai phạm trù lớn nhất, được cả dân tộc nhắc đến nhiều nhất trong thế kỷ qua. Độc lập thì Hồ Chí Minh là hình tượng, còn dân chủ thì đến Đại tướng cũng không dám đối thoại với tổng bí thư Lê Duẩn, Dương Thu Hương là thảo dân mà lại tự cho mình quyền ăn nói ngang hàng với các vị đang đứng trên đầu dân, thì đó là hình tượng của dân chủ. Sau hình tượng của dân tộc phải là hình tượng của dân chủ… Chẳng thấy ai trên xe nói gì nữa !"

Tôi không có mặt trong chuyến xe lên Đà Lạt vào năm 1992, và cũng không có khả năng tranh luận nên xin phép được mượn lời của nhà bình luận thời cuộc Vũ Quang Thuận và bác sĩ Phạm Hồng Sơn để góp ý thêm về ông Hồ Chí Minh – nhân vật mà theo nhà báo Lê Phú Khải là "một hình tượng độc lập tiêu biểu của nước Việt Nam" trong thế kỷ vừa qua.

– Vũ Quang Thuận : …Nó lừa dân mình. Dân mình ngu si không biết lại còn tung hô, dựng nó lên thành thánh. 

– Phạm Hồng Sơn Theo tôi, hiện nay nếu muốn đất nước có tiến bộ, có dân chủ thực sự hay thậm chí là chỉ muốn chính quyền phải cương quyết hơn với sự đe dọa, xâm lấn từ Trung Quốc thì chúng ta rất không nên lấy "cụ Hồ" ra làm tấm gương, trừ khi chúng ta không có đủ thông tin hoặc chỉ muốn có tiến bộ giả dối, nửa vời và chỉ muốn chính quyền vẫn lệ thuộc Trung Quốc. Chỉ cần xem lại một chút lịch sử chúng ta sẽ thấy điều này rất rõ.

Lãnh tụ nào và chính thể nào đã đưa vòng lệ thuộc, cống triều phương Bắc trở lại Việt Nam gần 80 năm sau khi sự phụ thuộc đó đã bị hủy bỏ hoàn toàn kể từ Hiệp ước Patenôtre 1884 ? Còn lãnh tụ nào và chính quyền nào nếu không phải là chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bắc những cây cầu "răng môi", "núi liền núi sông liền sông " cho sự lệ thuộc, cống triều (kiểu mới) phương Bắc trở lại Việt Nam từ năm 1950 ?

Ai là người vừa là Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch đảng cầm quyền trong lúc ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng hạ bút ký một công hàm công nhận lãnh hải Trung Quốc bao phủ cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ? Chắc chắn 54 năm chưa phải là thời gian quá lâu để mọi người quên mất người đó là Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tại miền Bắc Việt Nam), kiêm chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam và là một chí hữu, một "người thầy vĩ đại" đương thời của Thủ tướng Phạm Văn Đồng…

Cái đau xót và đau buồn chính là việc những người bị trị, những người đang mất tự do, bị áp bức, những người không muốn đi theo cái ác lại vẫn quì lạy, sùng kính một con người đã đưa họ từ những xiềng xích thô kệch, rỉ sét sang những gông xiềng êm ả, tinh vi, bền chắc hơn, đã khai sinh ra một chế độ suy đồi mà họ đang ta thán, đã là một ông trùm của các thủ đoạn dân chủ giả hiệu vẫn được duy trì cho tới hôm nay, đã là một chuyên gia về các kỹ thuật mị dân lão luyện tới mức khiến cho cả một dân tộc đa phần vẫn cứ an tâm, ngáo ngác, trông đợi tự do trong gông cùm và thờ kính chính kẻ đã quàng vào họ bộ gông cùm mới.

Tôi không hề có dụng ý mượn lời của Vũ Quang Thuận và Phạm Hồng Sơn để chỉ trích nhà báo Lê Phú Khải. Tôi chào đời trước hai nhân vật này, và sinh sau tác giả của cuốn hồi ký Lời Ai Điếu. Giữa ba ông tôi chỉ (tình cờ) là một độc giả thuộc thế hệ bắc cầu nên thấy cần ghi lại quan điểm của cả ba để rộng đường dư luận !

Courage sometimes skips a generation Lòng dũng cảm đôi khi bỏ qua cả một thế hệ.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : VNTB, 18/05/2022

Published in Diễn đàn

Ngày sinh của rắn 

Trần Quốc Việt, 19/05/2022

Một người Việt ra bờ biển sớm mai mùa đông

Thấy biển đỏ như máu.

Một người Việt lên non đầu xuân, nhìn xuống

Thấy sông đầy nước mắt.

Một người Việt ra đồng vào đầu thu

Thấy xương phơi trắng đồng.

Một người Việt ra phố vào đầu hạ

Thấy máu loang khắp phố phường 

ran0

Dưới bóng cờ đỏ

Mừng ngày sinh của rắn.

Trần Quốc Việt

(19/05/2022)

********************

"Con chó khát máu đã chết"

Abner J. Mikva, Chicago Daily News, 9/9/1969.

Tổng thống Truman vừa tuyên bố Hitler cuối cùng đã chết thì vào ngày hôm sau cơ quan lập pháp của tiểu bang Illinois phấn khởi thông qua nghị quyết này : "Chúng tôi do đó tuyên dương Hitler vì một hành động tốt trong đời hoạt động của ông... và lên án ông sao không chết  quách cách đây 56 năm".

hochiminh1

Tin Hồ Chí Minh từ trần đăng trên báo New York Times ngày 4/9/1969 - Ảnh minh họa

Còn Đài phát thanh Anh mừng sự kiện này khi trích dẫn lời của Shakespeare : "Chúng ta đã chiến thắng, con chó khát máu đã chết".

Mọi người đều hân hoan. Người lạ mua rượu đãi nhau, mừng, hớn hở. Bao người trên đường phố với vẻ mặt tươi cười rạng rỡ lúc bàn tán về chuyện này. Tất cả họ đều đồng ý rằng con quỷ ấy chết thật là đáng kiếp. 

Phản ứng cũng giống như vậy, tuy ở mức độ nhỏ hơn, khi Mussolini bị hành hình. Còn khi Tojo cố gắng tự tử, người ta hy vọng ông vẫn còn sống, và ông còn sống thật, vì họ muốn thấy ông bị treo cổ, và cuối cùng ông bị treo cổ thật. 

Tại sao lại không vui mừng chứ ? Ngoài chiến thắng hoàn toàn nước thù địch ra thì chẳng có gì phấn khởi cho bằng cái chết của kẻ lãnh đạo của nước thù địch. 

Vì thế tôi không thể nào chờ để đi ra khu trung tâm thành phố sau khi tôi mở đài và nghe tin Hồ Chí Minh đã chết. 

Nhét confetti và kèn giấy vào túi quần, đội chiếc mũ rơm đỏ-trắng-xanh, và ngâm nga những bản nhạc của George M. Cohan, tôi bắt đầu lên đường để hòa mình vào sự bộc phát của lòng yêu nước mà tôi chắc chắn sẽ tràn ngập ở khu trung tâm. 

Lạ thay, tôi chẳng thấy những đám đông hân hoan tập trung ở ngã tư đường State và đường Madison. Phố xá vẫn bình thường tưởng như không có gì tuyệt vời đã xảy ra. 

Còn trong các quán bar, chẳng ai làm dấu hiệu chữ "V" bằng tay, hay uống rượu mừng, hay hát "Hãy yêu nhau đi trên cỏ xanh"...

Vì vậy tôi vội vã đến văn phòng để đọc báo và để biết chắc rằng mình đã không hiểu sai lời của xướng ngôn viên. 

Không sai. Rành rành trên giấy trắng mực đen kia. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, Hồ đã chết. 

Tôi tưởng ít ra sẽ có sự mãn nguyện khi đọc về cái chết của con quỷ tàn ác này. Tôi bắt đầu tìm kiếm những bài báo trích dẫn lời của những người lãnh đạo chúng ta nói về cái chết của Hồ là chiến thắng rất lớn cho tự do ; về tại sao chết là cực kỳ tốt cho con bạch tuộc cộng sản này mà đã ra sức tiêu diệt chúng ta bằng những cái vòi cộng sản quốc tế. Tôi muốn đọc thích thú những bài xã luận mà nói thế giới ngày nay bây giờ có thể bớt lo lắng một chút, và con người khủng khiếp này đã để lại những trang sử đẫm máu. 

Nhưng tình huống lại càng trở nên khó hiểu. 

Tổng thống Mỹ thậm chí cũng không bình luận gì về cái chết của Hồ. Hầu như không ai trong chính quyền nói gì. Không có những nghị quyết châm biếm được các cơ quan lập pháp thông qua ở bất kỳ nơi đâu. 

Lại càng kỳ lạ hơn nữa là nhiều bài báo và xã luận còn cho ông là "George Washington đối với hàng triệu người Việt".

Một bài xã luận bàn về "cuộc đấu tranh quyết liệt và kiên trì của ông trong hơn 30 năm để giải phóng toàn cõi Việt Nam ra khỏi sự đô hộ của nước ngoài". 

Một phóng viên chiến trường dày dạn đã kinh qua chiến trường ác liệt trong hơn hai năm đã tả Hồ là người "có chòm râu, đáng kính trọng, bậc tiền bối, nhân từ, giống như người ông với các cháu". 

Còn tờ báo biểu lộ lòng yêu nước nhất trong thành phố mà tôi hy vọng sẽ bày tỏ bằng lời niềm vui trước cái chết của ông thì lại không viết một lời xã luận nào. 

Hầu như lời bình khe khắt duy nhất mà tôi có thể tìm thấy thì lại là một sự thật rất hiển nhiên rằng ông là một tay cộng sản gộc. Nhưng cả điều này cũng được làm cho xoa dịu bớt qua lời nhận xét rằng Hồ là người Việt quốc gia hơn là người cộng sản. 

Một điều tưởng như rất khó tin nhưng không có cách nào tránh được : Hồ dường như nghe ra có vẻ tốt hơn những người ở bên phe ta. 

Đó là lòng yêu nước gì vậy ? Chỉ riêng lương tri thôi cũng đủ mách cho ta biết rằng ông là ma quỷ của bóng tối cực ác. Nếu không thì tại sao chúng ta lại giết đến hàng trăm ngàn người theo ông, và qua đó đã mất đi 30.000 người của chính mình. Nếu nhiều người theo ông xấu xa đến mức còn đáng bị giết như thế thì ta hãy hình dung xem ông, lãnh tụ của họ, là con người như thế nào. 

Hơn nữa, việc chúng ta tham chiến ở Việt Nam lâu hơn chúng ta tham chiến trong Đệ nhị Thế chiến nên là bằng chứng hiển nhiên rằng ông có lẽ là kẻ ác nhất trên thế giới, vì nếu như ông không ác nhất thì tại sao chúng ta lại không đánh kẻ ác nhất ? 

Lần tới khi chúng ta tham chiến trong cuộc chiến tranh hạn chế, tôi hy vọng chúng ta sẽ tìm thấy một kẻ lãnh đạo đáng ghét hơn. Dù sao, chúng ta thật sự có tự do chọn lựa. 

Abner J. Mikva (Dân biểu Mỹ)

Nguyên tác : "We've Run Out of "Bad Guys", Chicago Daily News, 9/9/1969. Tựa đề tiếng Việt của người dịch.

Trần Quốc Việt dịch

*************************

Con rắn vô ơn

Basset Digby, The Living Age, 18/02/1922

Ngày xưa có một ông già người Kirghiz cỡi lạc đà đi xuống biên giới Turkestan và thấy một con rắn sắp bị con cò bắt ăn. Con rắn rất khiếp sợ, nên cầu khẩn ông cứu mạng. 

V

Hình Hồ Chí Minh trên bìa báo Time ra ngày 16 tháng 7 năm 1965.

"Được rồi", người Kirghiz nhân hậu nói xong liền từ trên lạc đà bước xuống. Ông đuổi còn cò đi chỗ khác, rồi nhặt con rắn lên bỏ vào một trong những cái túi da nhỏ mà ông luôn luôn mang bên mình.

"Mmmmmmm", con rắn nói. 

"Chẳng hiểu gì hết !", người Kirghiz đáp. "Làm ơn nói to lên nào, chứ đừng nói lầm bầm trong miệng". 

"Thì ông cũng phải ghé tai lại gần hơn chứ", con rắn nói. "Chẳng lẽ ông tưởng ông nghe được tôi nói qua cái túi dày này hay sao... Con cò bay đi rồi chứ ?". 

"Đúng", người Kirghiz đáp. 

"Ông có thật sự, tuyệt đối, hoàn toàn chắc chắn rằng con cò đã bay đi rồi chứ ?", con rắn hỏi. 

"Đúng", người Kirghiz đáp. 

"Ông thật sự hoàn toàn xác tín rằng chuyện con cò bay đi không phải là ảo tưởng mơ hồ phải không nào ?", con rắn hỏi dai. 

"Đúng", người Kirghiz đáp. Ông cũng chẳng biết hơn gì ta nghĩa của tất cả những từ dài ngoằng này, nhưng ông là người già chín chắn, nên luôn luôn thường nói "đúng" để tránh chuyện lời qua tiếng lại. 

"Thế thì thả tôi ra đi ; trong này tối bưng, ngột ngạt và khó chịu quá!", con rắn nói. 

Người Kirghiz mở dây buộc quanh miệng túi, thả nó ra. 

Ra ngoài nắng con rắn nháy mắt một lát. Rồi nó quay sang ân nhân mình nói : 

"Bây giờ tôi sẽ cắn lạc đà và ông, cả hai các ngươi ! Ông chắc chắn sẽ ngã ra chết !".

"Tại sao ?", ông già hỏi. "Ta có hại gì mi đâu !". 

"Trái lại ông làm ơn cho tôi là đằng khác. Còn nếu ông hại tôi thì tôi mới sợ ông". 

"Bất công quá !", ông già người Kirghiz nói. "Tuy nhiên, tôi sẵn sàng chấp nhận tất cả những sắc thái triết học mới này. Chúng ta hãy tiếp tục đi, và trên đường đi chúng ta sẽ hỏi ý kiến của kẻ khác về chuyện này". 

Con rắn đồng ý. Chẳng bao lâu họ gặp con bò liền kể cho con bò nghe hết mọi chuyện. Con bò nói : 

"Con rắn hoàn toàn đúng đấy. Bọn con người các ông cũng cư xử giống như nó vậy thôi. Các ông cũng lấy oán trả ơn. Chẳng hạn, hãy nhìn tôi đây. Mười hai năm trời tôi phục vụ cho cùng một người chủ. Mỗi năm tôi vẫn đẻ ra cho hắn con bê, và tôi còn cho hắn sữa để nuôi bản thân hắn và gia đình nữa. Nhưng giờ tôi già rồi họ chẳng cần đến tôi nữa. Mới hôm qua gã đồ tể đến nắn tôi và bóp tôi. Họ sẽ bán tôi để mổ thịt. Tôi biết mà". 

"Ông bây giờ thấy tôi đúng chứ !", con rắn nói vẻ rất thích thú, nhưng ông già người Kirghiz yêu cầu nó chờ cho tới khi họ hỏi ý kiến người nào khác. 

Trên con đường xa xăm họ đi ngang qua dưới bóng cây du rất lớn, và nhờ cây giải quyết vụ bất đồng giữa họ. 

"Tôi đứng đây một mình giữa thảo nguyên", cây du đáp. "Trong suốt trăm năm tôi tỏa những nhánh cây rậm rạp đầy lá ra để che bóng mát cho bao khách qua đường nghỉ chân ở đây. Nhưng không có một ai trong tất cả bọn họ khi nhìn thân cây vững chắc và các nhánh cây đẹp đẽ của tôi mà lại không ao ước xẻ tôi ra làm ván và xà nhà để đem bán. Những ngày tới sẽ có người đến đốn hạ tôi rồi xẻ tôi ra từng mảnh. Chẳng lẽ tôi làm tất cả những điều tốt suốt bao lâu nay chỉ để được trả ơn như vậy sao ?".

"Ông đã nghe con bò kể chuyện", con rắn nói. "Ông đã nghe cây du kể chuyện. Thôi đi. Đừng phí thời gian của chúng ta nữa. Tôi đang phải vội đây. Từ giờ đến xế chiều tôi cắn ba người nữa còn ông đã thật sự đến số rồi". Nhưng ông già van nài nó hãy chờ cho tới lúc họ nghe xem một ý kiến nữa thôi. Thế rồi cả hai đi tiếp. 

Chẳng bao lâu họ gặp con chồn già quỷ quyệt. Họ kể cho con chồn nghe chuyện bất đồng của họ và mọi sự xảy ra như thế nào. 

"Ta không thể nói cho hai bên biết ta nghĩ gì cho tới khi ta thấy chính xác câu chuyện này bắt đầu như thế nào đã", con chồn nói. "Con rắn hãy bò lại vào cái túi đi, lúc ấy ta mới thấy rõ rắn được cứu ra như thế nào chứ". 

Con rắn mới bò nửa chừng vào cái túi. Rồi nó dừng lại. 

"Nhanh lên ! Bò tiếp ! Cậu làm ơn bò một mạch vào bên trong đi !", con chồn vừa nói vừa chọc con rắn để thúc giục nó. "Nhớ bò hẳn vào tận bên trong đấy nhé, và không được lòi một tí gì cái đuôi ra bên ngoài !". Con rắn rất hậm hực, nhưng nó đã vào bên trong túi và cuộn tất cả cái đuôi lại bên trong. 

"Đến đây thì được rồi", con chồn vừa nói vừa nhăn trán lại trông có vẻ rất thông thái. "Bây giờ, người Kirghiz kia, ông đã bỏ nó vào túi đúng như thế. Rồi kế tiếp ông làm gì ? Có phải ông lấy dây buộc chặt miệng túi lại phải không ?".

"Đúng, tôi quả làm như vậy", người Kirghiz đáp. 

"Được, vậy hãy làm lại cho ta thấy", con chồn nói tiếp. "Tòa phải hoàn toàn biết rõ sự việc liên quan trực tiếp đến cáo trạng". 

Ông già người Kirghiz buộc chặt miệng túi lại. 

"Ông biết đập lúa, phải không ?", con chồn hỏi. 

"Nhưng ở đây tôi đâu có lúa má gì mà đập !", người Kirghiz đáp. 

"Thôi đập con rắn vậy", con chồn khuyên. "Bây giờ nó không thể nào ra cắn ông được". 

"Tôi không bao giờ nghĩ đến điều ấy !", ông già người Kirghiz cười nói. Và nhặt lấy một tảng đá to và phẳng, ông ném nó lên cái túi và đè bẹp con rắn vô ơn dẹp lép như cái bánh. 

"Cảm ơn, chồn", người Kirghiz nói. 

"Không có chi", con chồn lịch sự đáp lại. 

Rồi ông già lại leo lên lạc đà và đi tiếp xuống biên giới Turkestan. 

Bassett Digby

Nguyên tác : "The Ungrateful Snake, A Siberian Folk Tale", The Living Age, 18/02/1922, pp. 428-429

Trần Quốc Việt dịch

Published in Diễn đàn

"Độc lập và Tự do"

Câu nói của Hồ Chí Minh, "Không có gì quý hơn độc lập và tự do", lẽ ra phải và nên được hiểu như thế này mới phản ánh chính xác bản chất của cộng sản, tức là không có gì quý hơn độc lập và tự do của người khác. Lịch sử Việt Nam dưới thời cộng sản minh họa cho cách hiểu duy nhất này.

doclap1

Hàng chục vạn thanh niên Hà Nội được tuyển mộ lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)

Sau khi cướp chính quyền và lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân để đánh Pháp thành công, nhân danh chủ nghĩa tam vô họ đã cướp đoạt độc lập và tự do từ tay nhân dân. Rồi dưới bóng chủ nghĩa cộng sản quốc tế, đặc biệt dưới ảnh hưởng của Trung Quốc, độc lập và tự do xây trên xương máu ấy mất hút tức thì trong lỗ đen của cái gọi là thiên đường xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Rồi lại nhân danh "độc lập" và "tự do", họ cho họ cái quyền xâm lược để chiếm đoạt nốt độc lập và tự do của muôn triệu người khác ở miền Nam. Từ đấy người người vượt biển tìm tự do, người người bị giam cầm trong các trại cải tạo, người người sống vật vờ như chết ở bên lề xã hội.

Biển đảo và đất đai mất dần khi họ bán tiếp "độc lập" nửa vời ấy trên bàn hội nghị Thành Đô và rồi quay sang cướp tiếp độc lập và tự do cá nhân của biết bao nhiêu người khi họ cho họ độc quyền tự do " quy hoạch " đất đai của nhân dân. Tầng lớp dân oan bắt đầu ra đời bên vệ đường khắp nơi. Và rồi tự do đối với người dân bây giờ chỉ còn là tự do im lặng và tự do đau khổ khi nhà tù tự do mọc lên trên cả nước và dùi cùi tự do giáng xuống đầu dân lành.

Cho nên ngày nay khi đọc hay nghe hay thấy câu nói "Không có gì quý hơn độc lập và tự do" thì trong tâm tưởng mình ta phải hiểu ngay sự thật là không có gì quý hơn độc lập và tự do của người khác. Không có cách hiểu nào khác đối với bao nạn nhân của chế độ cộng sản cướp bóc này.

doclap2

Cơn sóng môi trường chung cuộc mà đỉnh sóng là Formosa sẽ thực hiện cuộc tàn sát thầm lặng dân tộc Việt Nam.

Sự thật và kiếp nạn

Dưới khẩu hiệu "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" là sự thật được minh chứng qua lịch sử. Dưới sự thật ấy có lẽ là một trường kiếp nạn cho dân tộc Việt Nam.

Lịch sử Việt Nam từ hậu bán thế kỷ hai mươi đến nay là vô vàn những cơn sóng máu vỗ qua đất nước hình chữ S này. Hồ Chí Minh dùng mồi "Độc lập" để nhử biết bao nhiêu người yêu nước nặng lòng với quê hương nhưng nhẹ về lý trí. Họ Hồ không thể làm được gì nếu sau lưng ông không có hàng vạn người yêu nước lỡ trao duyên lầm tướng cướp. Từ đấy sóng máu sau lớn hơn sóng máu trước tạo thành số phận người Việt.

Cơn sóng máu đầu tiên cuốn chìm những người quốc gia yêu nước chân chính, nhiều người trong họ thuộc giới tinh hoa trong xã hội. Kế tiếp, cơn sóng máu của những bộ đội bỏ mình trong cuộc chiến chín năm chống Pháp. Họ khép lại lần cuối cùng đôi mắt thanh xuân mà tưởng mình hiến thân cho giấc mơ độc lập nhưng hóa ra mở màn cho các cơn sóng máu ác mộng khác vỗ lên cuộc đời con cháu họ. Hàng trăm ngàn người dân chết trong cải cách ruộng đất, vùi thây trong các trại tù, hay chết vật vờ về tâm hồn bên lề xã hội mới dưới bóng cờ đỏ ở miền Bắc.

Sóng máu của hàng triệu thanh niên mới thuộc thế hệ sinh Bắc tử Nam gây ra vô vàn sóng máu khác cho vô vàn đồng bào họ ở bên kia vĩ tuyến - từ sóng máu Mậu Thân đến sóng máu khủng bố từ trường học đến các đại lộ kinh hoàng. Chiến tranh kết thúc liền kích hoạt những làn sóng máu khác ở các trại cải tạo và trên biển Đông nơi hàng ngàn người bỏ mình trên đường vượt biển.

Rồi hôm nay ta đang chứng kiến cơn sóng máu lớn nhất cuối cùng đang từ từ bổ xuống Việt Nam. Cơn sóng môi trường chung cuộc mà đỉnh sóng là Formosa sẽ thực hiện cuộc tàn sát thầm lặng dân tộc Việt Nam. Cuộc đại thảm sát không một giọt máu này sẽ kết liễu giống nòi người Việt. Trung Quốc hiện nay hầu như kiểm soát cả Biển Đông và nếu muốn họ có thể làm cho Cửu Long khô cạn mau chóng, còn bàn tay họ gián tiếp gây ra bao sự ô nhiêm môi trường từ Nam chí Bắc qua kế hoạch xuất khẩu các dự án đầu tư gây ô nhiễm và lạc hậu từ các nhà máy thép đến các nhà máy nhiệt điện. Tất cả điều này là hiện thân của cơn sóng thần máu do Trung Quốc tạo ra và được tiếp sức và tăng tốc bởi lòng tham vô cùng tận của tập đoàn băng đảng cầm quyền coi đất nước như lãnh địa riêng để cùng nhau thay phiên chia chác làm ăn.

Thế hệ sau trách thế hệ trước đã gieo "sinh tử phù" cho mình. Nhưng thế hệ đáng trách nhất là thế hệ đương thời không hành động của chúng ta.

Dưới khẩu hiệu "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" chính là sự thật rằng cộng sản từ đời đầu đến đời nay đều theo đuổi cùng mục tiêu : Đuổi sói cửa trước - Giết nai cửa giữa - Rước hổ cửa sau. Sói là thực dân Pháp, nai là người Việt, hổ là Trung Quốc.

Chúng ta phải hành động chứ không phải là những con nai bị tê liệt vì sợ hãi, ngơ ngác nhìn sóng thần máu cuối cùng đang ập đến.

Mỗi người có lẽ chân bước đi mà lòng kéo lại. Nhưng dù sao vì cuộc sinh tồn chung tất cả mọi người hãy hy sinh mà lên đường đấu tranh để hóa giải kiếp nạn đang mở ra cho quê hương và đồng bào hiện nay và trong tương lai của chúng ta.

doclap5

Không có gì quý hơn đập dập tự do nên xưa kẻ liều chết vượt biển người, vùi thây trong tù.

Đập dập, đập dập nữa, đập dập mãi

Khẩu hiệu "Độc lập-Tự do-Hạnh phúc" là giải băng tang rủ xuống Việt Nam từ hậu bán thế kỷ hai mươi đến nay.

Dưới chiêu bài độc lập, Hồ Chí Minh và đảng của ông đã lợi dụng lòng yêu nước mê muội dâng trào của rất nhiều người để cướp quyền lực. Rồi từ đấy độc lập trở thành đập dập. Đảng cộng sản đập dập liên tục trên cả nước từ thủ tiêu các thành phần tinh hoa quốc gia không cộng sản, đến cải cách ruộng đất đưa miền Bắc vào thời đồ đá về luân thường đạo lý và vùi sâu lương tâm con người dưới nỗi sợ hãi truyền kiếp, đến đập dập sinh mạng của hàng triệu người cho cuộc chiến tranh phục vụ ngoại bang nhằm đập dập nốt nền độc lập non yếu của miền Nam. Cả nước sau 1975 bị đập dập tan tác và tang thương dưới khẩu hiện chính xác phải là "Đập dập Tự do Hạnh phúc".

Không có gì quý hơn đập dập tự do nên xưa kẻ liều chết vượt biển người vùi thây trong tù. Không có gì quý hơn đập dập hạnh phúc nên nay người mất đất kẻ không nhà. Không có gì quý hơn đập dập độc lập nên ở Thành Đô đảng cộng sản Việt Nam hạ bút ký, biển đảo mất dần, người người bỏ nước ra đi hay ở lại thì ngoảnh mặt làm ngơ trước số phận nô lệ và bị đồng hóa của con cháu và dân tộc.

Những thế hệ trước sôi sục nhiệt huyết theo đảng cộng sản chống Pháp dưới những khẩu hiệu - "Độc lập hay chết", "Nước Việt Nam của người Việt Nam", hay "Thà chết hơn nô lệ". Họ đã vô tình hay hữu ý thêm móng vuốt cho đảng để đảng tiến hành quá trình đập dập độc lập liên tục mà chiến tích đập dập mới đây nhất của đảng là ký chưa ráo mực vào những hiệp ước trói buộc Việt Nam càng sâu chặt hơn vào Trung Quốc.

Những thế hệ hôm nay bị đảng cộng sản Việt Nam đập dập làm cho vô cảm, mê muội, chỉ chăm chút cho mái nhà mình mà không thấy mái nhà Việt Nam chung mà bao thế hệ cha ông đã hy sinh và vun đắp đang sắp sụp đổ. Họ đang vô tình hay hữu ý truyền máu thêm cho đảng để đảng giáng xuống Việt Nam những cú đập dập cuối cùng nhằm xóa Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Hôm nay mừng sinh nhật đảng chúng ta hãy tiếp tục thực hiện khẩu hiệu chúng ta đã thực hành chăm chỉ suốt bao nhiêu năm qua là "Thà vô cảm hơn vô tù" hay "Thà nô lệ hơn hy sinh". Rồi mai đây khi khẩu hiệu "Nước Việt Nam của người Trung Quốc" thành hiện thực chúng ta hãy đem bàn thờ tổ tiên để ra ngoài đường để chúng ta khỏi phải đối mặt với linh hồn Mẹ Việt Nam biết đâu lại đêm đêm hiện về đứng khóc bên giường.

doclap3

Khe Đá Mài : những nạn nhân bị đánh bể sọ, bị chôn sống, bị trói chùm rồi hất xuống những hố cát được lấp vùi vội vàng và nông cạn.

Đời đầu và đời cuối vẫn là rắn

Ký giả Mỹ Henry J. Taylor vào đầu năm 1962 đã nhận xét về Hồ Chí Minh như sau : "Tôi thấy ông ta lần đầu tiên ở Trung Quốc và lần cuối cùng ở Thụy Sĩ, một người nhỏ bé xanh xao, một cái tôi méo mó, ngồi thu mình lại giống như con rắn cuốn khoanh tròn lại ; một con quỷ lùn vặn vẹo, co giật sợ hãi khắp cả người.

Ông ta là diễn giả ; một con người khác của lời nói, lời nói, lời nói. Những lời nói của ông như bị nghẹt phát ra từ miệng móm mém, nhưng mắt ông ánh lên sự giận dữ của kẻ cuồng tín tàn bạo và trên cả thế giới này ít có đôi tay nào đẫm máu bằng đôi tay ông" (1)

Sáu năm sau, đôi tay của Hồ ngập sâu trong dòng sông máu của 14,300 dân thường ở Miền Nam bao gồm cả trẻ em trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân. Con rắn không còn cuộn tròn hay vặn vẹo nữa mà đã phóng thẳng vào những nạn nhân vô tội qua những cánh tay nối dài của những thế hệ người lính Bắc Việt và Việt Cộng, dưới nọc độc tuyên truyền nhồi sọ của nó, đã đánh mất lương tâm và tâm hồn kết tinh từ hàng ngàn năm tiến hóa của con người

Nửa thế kỷ trôi qua máu vẫn chưa tan ở Gia Hội, Phú Thứ, Khe Đá Mài… Những nạn nhân bị đánh bể sọ, bị chôn sống, bị trói chùm rồi hất xuống những hố cát được lấp vùi vội vàng và nông cạn. Có lẽ họ giết người dã man như thế không chỉ vì họ không còn là con người mà có lẽ cũng vì họ tiếc đạn. Mạng người thời chiến rẻ hơn đạn hay lương khô.

Con rắn chúa đã hút hết tâm hồn cùng lương tâm của bao thế hệ trẻ trong chiến tranh. Hôm nay những bầy rắn lúc nhúc sinh thành từ nó đang tiếp tục hút cạn sinh lực và tài nguyên của cả nước và đang vẫn ra sức tiêm nọc độc của chúng vào bao thế hệ trẻ ngày nay.

Những con rắn đời đầu và đời cuối sau bao nhiêu lần lột da vẫn hoàn rắn, vẫn còn cắn ngập vào quê hương để sinh tồn và để thỏa mãn cơn dục vọng bất tận của chúng về quyền lực và của cải.

Để sống như con người trọn vẹn, ta phải đứng lên dẹp tan những người có lòng dạ rắn rết đang ngự trị trên quê hương.

doclap4

Mất lương tâm là con đường ngắn nhất để từ người thành rắn độc.

Miệng rắn

Người và rắn độc ai độc hơn ? Nọc độc của rắn chỉ giết một lần một người. Miệng người có thể giết hàng ngàn người trong thời gian ngắn. Chẳng hạn Bài thơ Chúc Tết vào năm 1968 của Hồ Chí Minh phát ra trên đài đã gây ra cuộc Thảm sát Mậu Thân và gây ra biết bao cái chết thảm thương của các cán binh cộng sản mà xác họ nằm la liệt trên hàng rào kẽm gai, trên quốc lộ, và cả trong khuôn viên toà Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn.

Người và rắn độc ai độc hơn ? Rắn chỉ cắn người, nạn nhân có thể sống nếu được cứu chữa kịp thời. Miệng người phun ra những lời lẽ tuyên truyền đường mật giết những người vô thế, cả tin và bồng bột sau khi làm nhiễm độc nặng lương tâm của bao nạn nhân. Con người quý nhất ở lương tâm. Mất lương tâm là con đường ngắn nhất để từ người thành rắn độc. Ngày trước Đảng cộng sản Việt Nam đã làm nhiễm độc lương tâm của bao thế hệ thanh niên Miền Bắc trước khi ném họ vào lò lửa của cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam mà gây ra biết bao núi xương sông máu. Ngày nay, theo cách này họ đào tạo những con người công cụ hành hạ, tra tấn và giết người trong đồn công an, hay giáng dùi cùi nắm đấm xuống những người dân vô tội xuống đường trên đường phố hay giết người không dính máu ở toà án.

Bài học ta có thể rút ra là ngắn gọn như thế này. Hãy nhìn kỹ miệng người khi họ nói vì đôi khi ẩn trong đấy là con rắn phun ra những hơi độc mà biết đâu có thể khiến người thành thú.

Trần Quốc Việt

(27/04/2022)

(1) Henry J. Taylot, Vulture From Orient Proves That Birds of Red Feather Fly Together, The Los Angeles Times, Jan 5, 1962.

********************

Chuột và người 

Trần Quốc Việt, 06/2020

lang1

Kêu xe cứu thương đến đưa nó vô nhà xác và nói thấy nó nằm chết ngoài công viên nhé.

Hỏi : Có một con chuột nằm chết ngay giữa phòng khách nhà anh. Anh làm gì ?

Đáp : Vất nó ngay rồi lau chùi sạch sẽ.

Hỏi : Có một xác chết nằm ngay giữa thủ đô, phòng khách của quốc gia. Anh làm gì ?

Đáp : Chôn ngay.

Hỏi : Anh nghĩ gì về quốc gia và nhân dân mà đã để một cái xác chết nằm giữa thủ đô, tức phòng khách của quốc gia trong nửa thế kỷ ?

Đáp : Á đù. Quá phản động.

Hỏi : Anh trả lời rất đúng dù thô lỗ. Quốc gia và nhân dân ấy quả đúng là phản động. Vậy theo anh họ nên làm gì ?

Đáp : Quá phản động ! Phải bỏ tù ngay. Các đồng chí đâu ?

Hỏi : Mày còn hỏi nữa hay thôi ? Trả lời đi.

Đáp : Tôi không thể thở.

Hỏi : Chuyện gì vậy anh ?

Đáp : Không có gì. Kêu xe cứu thương đến đưa nó vô nhà xác và nói thấy nó nằm chết ngoài công viên nhé. Mẹ nó !

lang2

 Phát minh của Quỷ phải trưng bày ảnh lãnh tụ khắp mọi nơi để tồn tại.

Tránh nhìn "Bác"

Triết gia Friedrich Nietzsche nói nếu ta nhìn vào mắt Quỷ quá lâu, ta có nguy cơ trở thành quỷ. Cho nên nhà nước cộng sản mà triết gia Ba Lan Leszek Kolakowski gọi là phát minh của Quỷ phải trưng bày ảnh lãnh tụ khắp mọi nơi để tồn tại.

Thần dân của các nước phong kiến không được phép nhìn trộm long nhan. Thường cả đời họ cũng không bao giờ được thấy mặt quân vương. Còn các nước cộng sản phân phát miễn phí ảnh lãnh tụ cho nhân dân để treo trong nhà mà có khi là túp lều rách nát để họ tiếp tục nhìn thấy ảnh lãnh tụ sau khi họ đã thấy ảnh "Người" khắp nơi trên đường phố trong lớp học trong công sở và cả trên những tờ giấy bạc lưu hành. Con cái họ thấy hình ảnh lãnh tụ treo trong lớp học từ mẫu giáo đến đại học và trên truyền hình ở nhà. Hình ảnh lãnh tụ theo ta suốt đời như bóng với hình.

lang3

Bức hình này nên treo trong mỗi gia đình người Việt để họ luôn luôn nhận diện kẻ thù đích thực muôn thưở của Việt Nam.

Đề cao cá nhân "thần thánh" của lãnh tụ và đẩy mạnh tuyên truyền, xét cho cùng, chỉ là một phần của mục đích của chế độ nhằm đưa ảnh lãnh tụ đến khắp hang cùng ngỏ hẻm. Mục tiêu chính là nhân bản ra nhiều tiểu quỷ mà về bản chất chung cuộc sẽ giống như Quỷ. Quá trình quỷ hóa tâm hồn thành tựu khi ý thức hệ nhiễm độc hoàn toàn đa số dân chúng.

Sân khấu dựng lên. Đám đông muôn người như một bị thu hồn dưới ánh nhìn đăm đăm của Quỷ. Họ cuồng nộ, họ xô tới, họ xỉ vả những "kẻ thù của nhân dân" đang quỳ câm lặng cúi mặt trước cơn đại hồng thủy đấu tố cuốn sạch hàng ngàn thế kỷ tiến hóa về đạo đức và văn minh tinh thần của con người. Ở Việt Nam dưới ảnh Bác Hồ là con tố mẹ, vợ tố chồng, quả thực lên ngôi, luân lý rớt dưới bùn, sách vở thành than và lòng người thành lòng thú. Ở Campuchia dưới ảnh Bác Pol Pot là toàn xã hội biến thành nông trường lớn vào thời nguyên thủy mông muội nhất tên "năm zero".

Hãy nhìn những ánh mắt man dại si mê của hàng muôn người Bắc Hàn hôm nay khi được Bác Un nhìn xuống từ trên khán đài để hình dung phần nào những ánh nhìn như thế của rừng người Trung Quốc khi họ nhìn Bác Mao hay đám đông người Việt khi nhìn Bác Hồ vào những năm chưa xưa lắm.

Hãy suy nghĩ sâu xa lời của hai triết gia trên để nhận thức rằng tất cả mọi người từ trước đến nay dưới chế độ toàn trị đều là nạn nhân của quá trình quỷ hóa hủy diệt đạo lý và tinh thần con người. Đứa bé ngây thơ trong rừng người cúi mặt xuống đất đã không nghe lời mẹ dặn mà ngước mắt lên nhìn và chợt thấy một hoàng đế ở truồng. Câu chuyện như thế hầu như không xảy ra trong lòng xã hội toàn trị vì người mẹ đã khắc hình ảnh lãnh tụ trong bào thai con khi mẹ hàng ngày phải nhìn ảnh, rồi đứa bé ra đời và thấy hình ảnh "Bác" ngay trong nhà. Quá trình quỷ hóa đã bắt đầu ngay từ bụng mẹ.

Vì thế để tồn tại như con người trong xã hội toàn trị ta không nên nhìn hình ảnh lãnh tụ để khỏi đánh mất lương tâm của mình. Và chừng nào còn một người Việt còn nhìn "Bác" và tôn thờ "Bác" thì ngày ấy Việt Nam vẫn còn không có tương lai.

Bá vai với kẻ thù

bavai

Bức hình này nên treo trong mỗi gia đình người Việt để họ luôn luôn nhận diện kẻ thù đích thực muôn thưở của Việt Nam. Ảnh chụp Đặng Tiểu Bình và Hồ Chí Minh đã cùng nhau bá vai trong một buổi gặp gỡ tại Bắc Kinh năm 1965 vào lúc cuộc tấn công của quân cộng sản Bắc Việt vào lãnh thổ miền Nam đang diễn ra rất khốc liệt

Bá vai với kẻ thù và cùng nhìn về Việt Nam đắm chìm trong biển máu chiến tranh. Đồng chí an tâm, chúng ta sẽ cùng đánh Mỹ đến người Việt cuối cùng.

Bá vai với kẻ thù và cùng cười trước kỳ tích của cải cách ruộng đất. Nền đạo đức và văn hóa ngàn đời thoáng chốc tan biến như những hạt bụi trong cơn lốc đấu tố. Đồng chí an tâm, chúng tôi sẽ phóng tay mạnh hơn như đồng chí từng khuyên để san bằng thành trì vững chắc nhất và trường tồn nhất đã từng cản chân những đoàn vó ngựa tung hoành của phương Bắc - thành trì đạo đức, văn hóa và tinh thần An Nam.

Bá vai với kẻ thù và chỉ biên giới Trung Quốc về phương Nam sẽ kéo dài đến Mũi Cà Mau. Đồng chí an tâm, sau khi thành trì văn minh tinh thần ấy đổ nát, chẳng còn gì cản bước đoàn vó ngựa chinh nam của chúng ta nữa một khi chính dân họ trở thành vô cảm chẳng tưởng gì đến tiền nhân và quê hương.

Kẻ thù bá vai lại và cười nói tiền đồ đồng chí chỉ ra thật huy hoàng. Đồng chí đã làm được những gì biết bao vương triều Trung Hoa suốt trong bốn mươi thế kỷ không bao giờ làm được. Đó là đưa đứa con hoang Bách Việt cuối cùng về nhà.

Bức hình này nên treo trong mỗi gia đình người Việt để họ luôn luôn nhận diện kẻ thù đích thực muôn thưở của Việt Nam. Còn nếu lòng họ không nhìn thấy gì qua kính chiếu yêu này thì tương lai con cháu ta phải chung chăn gối vĩnh viễn với kẻ thù.

Kim tự tháp Hồ Chí Minh

 

Việt Nam có kim tự tháp hình chữ S bắt đầu từ Quảng trường Ba Đình đến Quảng trường Hồ Chí Minh như dự định ở Thủ Thiêm và kết thúc ở tượng đài Hồ Chí Minh ở Phú Quốc.

hcm1

Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm nhìn từ Q.1. Dự kiến Quảng trường Hồ Chí Minh sẽ là điểm nhấn, là trung tâm của khu đô thị. Ảnh : Ngọc Dương

Hàng triệu người chết trong cuộc chiến tranh Việt Nam để tạo ra nền móng kim tự tháp làm bằng những lớp xương và sọ trắng dày dặc dưới lăng Hồ Chí Minh lớn nhất thế giới. Rồi dòng xương trắng theo cuộc chiến thảm khốc chảy dọc theo chiều đất nước và phủ lên mặt đất những lớp xương và sọ dùng để làm nền móng cho kim tự tháp mà ngày nay vẫn còn đang được xây dựng tiếp.

Máu của hàng triệu nạn nhân bỏ mình trong cuộc chiến, hay trên đường vượt biển, trên những đồi hoang của các trại cải tạo và khu kinh tế mới được chế tạo thành nước sơn để sơn bóng kim tự tháp. Nhìn từ trên không dưới đêm trăng rằm kim tự tháp màu máu ấy sống động như con rắn trườn mình quấn chặt lên thân thể Mẹ Việt Nam. 

hcm2

Dự án tượng đài Hồ Chí Minh sẽ được dựng lên ở phường Dương Đông, Thành phố Phú Quốc. Ảnh minh họa Lễ động thổ xây dựng tượng đài ngày 29/04/2022 (C.Công)

Dòng sông nước mắt của hàng triệu người đã chết, hay khóc cho người thân, hay khóc cho bao oan khuất cá nhân là dòng nước vô tận nuôi dưỡng những cây cảnh làm đẹp dọc theo hai bên kim tự tháp dài bất tận này 

Xác ướp trong lăng nhìn suốt từ Hà Nội đến Thủ Thiêm và mãn nguyện vì biết tên mình là tên của kim tự tháp nằm đè lên Việt Nam. Sống làm cha dân Việt chết làm cha dân Việt thì còn gì vui bằng đối với một người Tàu. 

Kim tự tháp của các vua Ai Cập cổ đại và kim tự tháp Hồ Chí Minh ngày nay ở Việt Nam có nhiều điểm khác nhau về hình thể, chiều dài, mục đích. Một điểm khác quan trọng là kim tự tháp Hồ Chí Minh không có những tượng nhân sư lớn như bên Ai Cập. Thay vào đấy là những bầy heo và những đàn chó ngao sống ăn cướp và hút máu nhân dân không ngừng để có tài lực nộp cho Đảng của những con hồ đuôi đỏ để chúng duy trì kim tự tháp tội ác cao ngất đến trời xanh ấy ! 

Trần Quốc Việt

(30/04/2022)

Published in Diễn đàn

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Lucian W. Pye, 01/1968

Vì Hồ Chí Minh, con người bí hiểm khó hiểu nhất của cộng sản Á Châu, từ trước đến nay là đối tượng của những cảm xúc rất mạnh mẽ, cả khâm phục lẫn căm thù, và vì hôm nay mọi người rất quan tâm đến chiều hướng chiến tranh ở Việt Nam và muốn biết liệu giới lãnh đạo ở Hà Nội đến lúc nào đấy sẽ sẵn sàng đàm phán, cho nên người ta rất quan tâm đến cuốn sách về những bài viết của Hồ này, mà Bernard Fall vừa mới hoàn tất việc biên tập xong chỉ một tuần trước khi ông bị chết thảm tại Nam Việt Nam.

hcm1

Vì thế ta sửng sốt khi khám phá rằng sách này quả thật khiến ta buồn chán nhất và thất vọng nhất trong nhiều năm trời. Trên hết ta lấy làm lo lắng khi biết bao hy sinh anh hùng của những người cộng sản Việt Nam được khích lệ phần lớn bởi vô vàn những điều tầm thường. Khi cuối cùng chúng ta đối diện với tuyển tập lớn những lời của Hồ, điều bí ẩn về lý do ông ít khi xuất hiện trước công chúng không còn là bí ẩn nữa - văn phong công khai của ông là văn phong của một anh ngốc. Lời của ông thiếu khí lực trí tuệ ; chúng hoàn toàn thiếu sự say mê ; câu văn của ông vụng về và không tự nhiên ; và nó đều toàn rất tầm thường và sáo mòn. Điều khiến ta phần nào khó chịu là những bài viết của Hồ chỉ gồm có những hình thức "những lời chào mừng" khoa trương ấy, những lễ kỷ niệm thuộc về nghi lễ, và những dịp khánh thành bình thường các học viện và trường học, mà vốn được coi là chán ngắt trong tất cả các xã hội, và đặc biệt lại càng chán ngắt trong xã hội cộng sản. 

Tiếc thay cuốn sách này ít làm sáng tỏ vấn đề Hồ là người quốc gia hay là người cộng sản ; ông dường không thuộc hẳn về cả hai. Người ta đã nói rằng Hồ trước tiên được khích lệ bởi lòng căm thù mãnh liệt chủ nghĩa thực dân Pháp. Tuy nhiên trong những trang sách này ông dường như chỉ là người phàn nàn, chẳng hạn như người viết thư cho các báo bày tỏ sự thất vọng của mình về dịch vụ của công ty điện thoại. Thỉnh thoảng ông viết ra những điều quá đáng về sự độc ác cá nhân của những viên chức Pháp nào đấy đến mức ông dường như xin độc giả thông minh đừng coi trọng lời ông. 

Các báo cáo cho rằng Hô Chí Minh là nhà lý luận xoàng được chứng minh đúng sự thật qua những bài viết của ông, mà giỏi lắm làm cho ông dường như chỉ là một bút nô khác của đảng. Ông giải thích rất ít và dựa rất nhiều vào sáo ngữ để gây sự chú ý. Ví dụ, khi người Pháp bất ngờ biến mất không còn là kẻ thù chính nữa thì họ được thay thế bằng khái niệm trừu tượng gọi là "chủ nghĩa đế quốc Mỹ". 

hcm2

Có lẽ ta sai lầm khi kỳ vọng nhiều vào những bài viết của một nhà lãnh đạo cách mạng. Tuy nhiên bất chấp tất cả những giá trị hạn chế trong các tác phẩm về ý thức hệ Mác-xít, Mao Trạch Đông thường xuyên tìm thấy lời văn sinh động, Khrushchev có văn phong trần tục, và trên hết dĩ nhiên, cả Lenin và Stalin đều có những tư tưởng và giá trị riêng biệt. Tuy nhiên, với Hồ Chí Minh chúng ta có ấn tượng về một nhà lãnh đạo không thể nào vượt lên trên trình độ bình thường của cán bộ tuyên huấn của đảng. Hay phải chăng có thể đầu óc ông chỉ chứa toàn những điều tầm thường ? Có lẽ vì thế quyển sách này đặc biệt khiến ta quá thất vọng. 

Lucian W. Pye

Nguyên tác : "The Thoughts of Ho Chi Minh", in The Problems of Communism,  tháng 01/1968, trang 41. Trích từ sách "Ho Chi Minh On Revolution", Bernard Fall, Ed. Selected Writings, 1920-1966, New York, F.A. Praeger, 1967". 

Trần Quốc Việt dịch

*******************

Chân dung Hồ Chí Minh

Seymour Topping, The Washington Post, 15/07/1951

15 tháng Bảy, 1951

Sài Gòn, Đông Dương - Hôm nay từ mạng lưới giăng phủ đầy bao bí mật và đồn đại, Hồ chí Minh hiện ra như nhân vật cộng sản số 1 ở Đông Á.

hcm3

Con người gầy gò má hóp với chòm râu thưa này đã trở thành nhân vật chủ chốt trong chính trường toàn cầu vì Đông Dương đã trở thành cửa ngõ tự nhiên cho cộng sản thâm nhập vào Đông Nam Á. Trong cuộc đấu tranh gian khổ để giành quốc gia yết hầu này, Hồ Chí Minh đã đóng vai trò trội nhất.

Hồ Chí Minh kiểm soát lực lượng quân sự theo cộng sản lớn nhất ở Đông Á. Quân đội Việt Minh gồm 100.000 quân chính quy do cộng sản lãnh đạo lại được hàng ngàn quân du kích ủng hộ đã chiến đấu từ năm 1946 đến nay để đuổi người Pháp ra khỏi Đông Dương. Là chủ tịch nước "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" được Liên Xô công nhận, ông cai trị 24 triệu người ở nửa cõi Đông Dương.

Trong suốt hơn 25 năm trời, dưới nhiều bí danh khác nhau, Hồ Chí Minh đã hoạt động trong bóng tối của phong trào bí mật của cộng sản quốc tế. Ngay cả hôm nay các hoạt động của ông cũng được bao phủ trong màn bí mật. Ông chỉ huy cuộc chiến tranh chống người Pháp từ tổng hành dinh bí mật trong núi ở phía bắc Đông Dương.

Hàng chục tin đồn và tin tức tuyên truyền nói ông đã chết vì bệnh lao, bị những người cộng sản cực đoan hành hình, bị giết chết trong cuộc dội bom của Pháp. Còn những tin đồn khác cho là ông đã bị truất phế, bị tước quyền lực, bị giam cầm.

Tuy nhiên những bằng chứng đáng tin cậy chứng tỏ Hồ Chí Minh vẫn còn sống và đương nắm quyền lãnh đạo.

Ngày nay, ở tuổi 59, Hồ Chí Minh là người gầy gò, yếu ớt chưa bao giờ bình phục hoàn toàn từ cơn bệnh lao nặng ông mắc phải vào năm 1931. Đôi mắt rất sáng dưới vầng trán rộng, cao càng lộ rõ vẻ mặt khổ hạnh. Ông ăn mặc giản dị, thường là áo đại cán cổ cao giống như Stalin.

Hồ Chí Minh ít khổ hạnh như tiếng tăm truyền tụng. Tuy không bao giờ kết hôn, nhưng một cựu phụ tá của ông nói rằng Hồ Chí Minh có đứa con gái với tình nhân vào năm 1945. Ông thích hút thuốc lá Mỹ. Thỉnh thoảng ông dùng chung cơm với cá khô của những người phục vụ riêng của ông, nhưng ông cũng thường xuyên ăn những món cao lương mỹ vị Đông Phương đắt tiền.

Lúc trò chuyện Hồ Chí Minh giọng khàn khàn được cho là nói năng truyền cảm và thuyết phục, nhưng ông không được xem như là người nói hay trước công chúng. Người ta nói sự am hiểu ngoại ngữ của ông đã sút giảm sau thời gian dài sống trong nội địa Đông Dương nhưng họ nói ông đã từng nói được tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Quảng Đông và biết chút ít tiếng Nhật và tiếng Bồ Đào Nha thêm vài thổ ngữ Đông Dương.

Cách cư xử tình cảm và nồng nhiệt che giấu tính cách tàn bạo của nhà cách mạng cộng sản chuyên nghiệp từng trải. Ông thường chào các phụ tá bằng cách ôm họ và gọi họ là "chú".

Ông thường biểu lộ sự thương yêu dành cho trẻ em. Nhiều người Việt Nam gọi ông là "Bác Hồ". Người ta biết ông khóc khi chuẩn y các bản án tử hình do "các tòa án nhân dân" của ông áp đặt lên những người tù chính trị.

Giống như hầu hết các nhà cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh trước tiên là sản phẩm của sự mâu thuẫn giữa ảnh hưởng của nền văn minh Pháp và các chính sách thực dân của đế quốc Pháp già cỗi.

Hồ Chí Minh đến Paris vào khoảng năm 1916 lúc 24 tuổi. Trong bốn năm, ông làm công trên tàu thủy Pháp mà đã đưa ông từ Sài Gòn đến Hoa Kỳ, Anh, Đức và cuối cùng Pháp. Người ta ít biết đến cuộc đời thiếu thời của ông ngoại trừ ông tên Nguyễn Tất Thành, sinh ra ở miền bắc An Nam, con của một viên quan nhỏ.

Ở Paris, nơi ông sống bằng nghề sửa ảnh, Hồ Chí Minh nghiên cứu hàng giờ liền ở Thư viện Quốc gia. Ông bắt đầu say mê chính trị và chẳng bao lâu trở thành nhân vật quen thuộc trong giới cánh tả Pháp.

Đến năm 1919, ông là đảng viên Đảng cộng sản Pháp và ít nhiều cũng có tiếng tăm để yêu cầu Đông Dương được độc lập trước Hội nghị Hòa bình Versailles.

Ông đến Mạc Tư Khoa vài lần mà lần đầu tiên vào năm 1923 với tư cách đại biểu Đảng cộng sản Pháp tham dự Krestintern (Hội nghị Quốc tế Nông dân). Ông ở lại Mạc Tư Khoa hai năm, học hỏi lý thuyết chính trị Xô-viết và các phương pháp cách mạng.

Từ năm 1925 đến năm 1927, ông tham gia hoạt động cách mạng với tư cách nhân viên thuộc bộ phận báo chí của lãnh sự Nga tại Quảng Đông. Khi Quốc Dân Đảng đoạn tuyệt với cộng sản Trung Quốc, ông trốn qua Mạc Tư Khoa.

Năm sau ông lại hoạt động với tư cách nhân viên chủ chốt của cục Viễn Đông thuộc Quốc tế cộng sản ở Thượng Hải. Tại Hong Kong vào năm 1930 ông thành lập Đảng cộng sản Đông Dương nhưng rồi ngay sau đó ông bị người Anh bắt giam hai năm về tội khích động chính trị bất hợp pháp.

Vào năm 1940, tại thành phố Thanh Khê ở miền nam Trung Quốc, ông thành lập Việt Minh (Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội). Thời ấy, cũng như bây giờ, tổ chức này là tập hợp các phái quốc gia dưới sự lãnh đạo của cộng sản.

Rồi Hồ Chí Minh lại bị tù, lần này bị người Trung Quốc bắt giam 13 tháng. Ra khỏi tù, ông đi làm thông dịch cho Văn phòng Thông tin Chiến tranh Hoa kỳ ở Côn Minh.

Nhờ Mỹ ủng hộ, Hồ Chí Minh vượt biên giới vào Đông Dương vào cuối năm 1944 cùng với vài trăm du kích Việt Minh và thiết lập căn cứ ở miền núi. Ông hợp tác với những toán giải cứu phi công của Không Lực thứ 14 Hoa Kỳ và bất ngờ tấn công chớp nhoáng người Nhật vài lần. Đáp lại, các sĩ quan OSS Mỹ giúp đỡ ông và họ thả dù các vũ khí cho quân du kích ông.

Khi người Nhật đầu hàng, Hồ Chí Minh đắc thắng tiến vào Hà Nội và vào ngày 2 tháng Chín, 1945 tuyên bố thành lập nước "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" của ông. Khi các cuộc thương lượng nhằm giành độc lập cho Việt Nam với người Pháp đã quay trở lại thất bại vào tháng Mười Hai, 1946, Hồ Chí Minh bắt đầu cuộc chiến tranh chống Pháp.

Ngày nay, Hồ Chí Minh thống trị nhà nước hoạt động bình thường được khối Xô-viết công nhận mà có hầu như tất cả những biểu hiệu chủ quyền được chấp nhận. Ông thực thi sự kiểm soát hành chính với tư cách chủ tịch "cộng hòa" và là người đứng đầu Tổng bộ, ủy ban hành chính trung ương của chính quyền.

Câu hỏi người ta thường hay hỏi là : Hồ Chí Minh chủ yếu là ai, người Quốc gia hay người Cộng sản ?

Người ngoại quốc thường quan tâm đến câu hỏi này hơn chính cả người Việt. Người Việt thường bảo bạn : "Giành được độc lập là vấn đề đầu tiên ; còn cộng sản là vấn đề thứ hai". Hồ Chí Minh hứa hẹn hoàn toàn độc lập.

Về những vấn đề nội bộ, Hồ Chí Minh có lẽ không nhận mệnh lệnh trực tiếp từ Mạc Tư Khoa, mặc dù một tin tức quả quyết rằng một người Nga Xô-viết tên Kharkov, và một người Tàu cộng tên Bảo, đều là ủy viên Tổng bộ.

Mối quan hệ trực tiếp vững chắc nhất của Hồ Chí Minh chính là với Bắc Kinh, nơi ông duy trì sứ quán. Trung Cộng đã cung cấp cho quân đội thiện chiến miền bắc của Hồ Chí Minh phương tiện huấn luyện và quân nhu. Tình báo quân đội Pháp cho biết những chuyên gia Trung Cộng nằm ở trong hàng ngũ quân đội Việt Minh.

Cơn ác mộng khiến Tây Phương không ngừng lo lắng là Hồ Chí Minh sẽ "rước" Trung Cộng vào và như thế có thể làm bùng nổ cuộc chiến tranh tổng lực với Trung Cộng. Sự kiểm soát phần lớn khu vực biên giới phía bắc Đông Dương của Việt Minh sẽ cho phép các "chí nguyện quân" Trung Cộng vào Việt Nam không bị cản trở.

Hiện nay, việc Trung Cộng xâm lăng Đông Dương dường như chưa có thể xảy ra, nhưng tuyên truyền của Việt Minh đang chuẩn bị quân đội của Hồ Chí Minh cho cuộc chiến tranh hao mòn trường kỳ chống Pháp, và nếu tình thế bất lợi cho ông, Hồ Chí Minh có thể yêu cầu Trung Cộng can thiệp.

Seymour Topping

Nguyên tác : "Frail, Secretive Ho Chi Minh Is No. 1 Red of Asia Gateway", The Washington Post, 15/07/1951. Tựa đề tiếng Việt của người dịch.

Trần Quốc Việt dịch

*******************

Giấc mơ bất tử của Hồ là cơn ác mộng bất tận của bao thế hệ người Việt

Richard M. Nixon, The Lewiston Daily Sun, 01/04/1985

Hội nghị Geneva năm 1954 giải quyết tạm thời vấn đề ai sẽ là người thay thế người Pháp. Hội nghị tuyên bố chia Việt Nam thành hai nước, Bắc Việt cộng sản và Nam Việt độc lập. Nhưng số phận lâu dài của Việt Nam và của Mỹ tại Việt Nam đan quyện vào số phận của hai nhà lãnh đạo : Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm.

hcm4

Nếu hình ảnh nổi tiếng của Hồ Chí Minh là một chỉ dấu thì ông ắt hẳn có tổ chức tuyên truyền tốt nhất thế giới phục vụ ông. Đường lối điển hình của Hồ thường là như thế này : tuy là cộng sản nhưng quan trọng nhất Hồ vẫn là người quốc gia.

Thật ra, Hồ Chí Minh là kẻ lừa gạt rất khéo mà suốt đời giả vờ là con người hoàn toàn ngược lại với con người thật của mình. Ông chỉ là người quốc gia theo nghĩa ông không thể thiết lập nhà nước cộng sản ở Việt Nam nếu Việt Nam là một phần của đế quốc Pháp. Ông chỉ trung thành với việc đoạt được quyền lực cho bản thân và ý thức hệ của ông.

Các lực lượng chiếm đóng hậu chiến Anh, Hoa Kỳ, và Trung Hoa sắp rời Việt Nam, còn Pháp quay trở lại. Mặc dù các tổ chức quốc gia từ chối hợp tác với người Pháp, nhưng Việt Minh cộng sản lại quyết định cộng tác. Hồ ký cái gọi là hiệp định ngày 6 tháng Ba đã đưa quân đội Pháp trở lại miền Bắc Việt Nam.

Hồ và người Pháp cùng nhau sát hại hàng trăm nhà lãnh đạo và hàng ngàn thành viên thường của các tổ chức quốc gia. Người Pháp cấp cho Việt Minh các thiết bị quân sự, binh lính, và yểm trợ cả pháo để thực hiện điều này. Vào tháng Bảy 1946, những lực lượng của Hồ bất ngờ tấn công vào các trụ sở của tất cả các tổ chức quốc gia còn sót lại trong khi các thiết vận xa Pháp cô lập các khu vực chung quanh. Hầu hết vài nhà lãnh đạo đối lập còn sót lại đã bị bắt và sau đấy bị giết. Khi người Pháp bất ngờ tấn công Việt Minh vào tháng Mười Một 1946, chẳng phải ngẫu nhiên Hồ trở thành nhà lãnh đạo kháng chiến quan trọng duy nhất. Ông đã giết hầu hết tất cả những người khác.

Ý tưởng cho rằng Hồ chí Minh chủ yếu là người Việt quốc gia thực ra không có cơ sở. Thay vì hợp tác với những người quốc gia để giành độc lập, ông dành cả đời người tiêu diệt tất cả những người quốc gia độc lập, cho dù điều này có nghĩa là công khai cộng tác với thực dân Pháp. Mặc dù ông nói hay về chủ nghĩa dân tộc, nhưng quan trọng nhất Hồ vẫn là người cộng sản toàn trị. Ông dùng chủ nghĩa dân tộc để phục vụ chủ nghĩa cộng sản thay vì ngược lại.

Sự chọn lựa duy nhất khác với Hồ và cộng sản là ở Miền Nam Việt Nam. Ngô Đình Diệm đã xây dựng nên nhà nước căn bản là tự do nhưng, theo tiêu chuẩn Mỹ, không hoàn toàn tự do. Giống như hầu hết các nhà lãnh đạo hậu thuộc địa, ông cầm quyền theo cách thức mà nhận được sự khích lệ một phần từ các mô hình nghị viện Châu Âu, một phần từ các mô hình Châu Á truyền thống, và một phần do hoàn cảnh bắt buộc

Khác với Hồ, Diệm là người quốc gia chân chính. Ông xuất thân từ một gia đình quyền thế ở kinh đô Huế và nổi tiếng là người chống chủ nghĩa thực dân Pháp mãnh liệt.

Diệm được lòng dân phần lớn nhờ những chương trình xã hội và cải cách rộng lớn mà ông đã lập ra với sự giúp đỡ về tài chánh và kỹ thuật của Mỹ. Trường học mọc lên khắp nơi ở miền quê. Ruộng đất được chia cho tá điền. Phun thuốc trừ sâu để diệt sốt rét. Sản xuất gạo tăng vọt. Xây dựng nhiều cầu đường. Đầu tư ngoại quốc gia tăng. Công nghiệp nhẹ bất ngờ xuất hiện quanh Sài Gòn. Mặc dù các chương trình của ông thường tạo ra gánh nặng lên khả năng hành chánh còn thiếu thốn của chính quyền nhưng kết quả của chúng mang lại lợi ích rất lớn.

Khi hai nhà lãnh đạo này được so sánh bên cạnh nhau, ý kiến gợi ý rằng Hồ sẽ thắng phiếu Diệm trong cuộc tranh cử trực tiếp dường như thật nực cười. Tuy nhiên trong chiến tranh nhiều người chỉ trích nỗ lực cứu Miền Nam Việt Nam của Mỹ lại bàn đến chính điểm này. Họ nói Tuyên bố Geneva năm 1954 về mặt pháp lý buộc chính quyền của Diệm và Hoa Kỳ phải thống nhất hai miền Việt Nam thông qua bầu cử và tất yếu cuối cùng Hồ sẽ thắng cử. Họ sai cả hai.

Cho dù họ nói bất kỳ điều gì chăng nữa về bầu cử, hành động của họ vẫn phơi bày ý định của họ : họ đã thiết lập hai chính quyền, cho phép hai lực lượng quân đội riêng, và tổ chức cho người tỵ nạn đi lại giữa hai miền. Thật là ngu dại khi đã trải qua tất cả bao khó nhọc này vào 1954 rồi chỉ để đảo ngược lại và xóa bỏ nó sau bầu cử vào 1956.

Dù thế nào đi nữa toàn bộ ý tưởng ấy cực kỳ không thực tế. Thống nhất được cho là được quyết định qua cuộc bầu cử tự do. Vì bầu cử ở Bắc Việt sẽ không tự do. Nam Việt có thể phản đối một cách chính đáng việc tổ chức bầu cử. Bế tắc là tất yếu.

Khi đã đến lúc thảo luận bầu cử vào 1956, Diệm từ chối tham dự, và Hoa Kỳ ủng hộ ông. Chúng ta không sợ tổ chức bầu cử ở Việt Nam, miễn là bầu cử được tổ chức theo những điều kiện tự do thật sự như Tuyên bố Geneva yêu cầu. Nhưng chúng ta biết rằng những điều kiện này sẽ chỉ tồn tại ở Nam Việt. Sau khi dành hai năm nghiền nát tất cả những tàn tích của tự do ở Bắc Việt, những nhà lãnh đạo Hà Nội sẽ không bao giờ cho phép những cuộc bầu cử tự do dưới sự giám sát quốc tế để quyết định số phận của họ. Sau những cuộc thương nghị về sau, Liên Xô đồng ý rằng không thể thực hiện được cuộc trưng cầu dân ý.

Hồ sẽ không thể thành công trong cuộc bầu cử công bằng. Vào 1954 cứ trong 13 người Miền Bắc có một người đào thoát ra khỏi nước hơn là phải sống dưới ách cai trị của ông. Cái gọi là chương trình cải cách ruộng đất của ông làm kinh động cả nước, gây ra nạn thiếu hụt thực phẩm trầm trọng, và châm ngòi cho những cuộc nổi dậy lớn của nông dân mà bắt đầu từ tỉnh quê hương của Hồ rồi lan ra ít nhất hai tỉnh khác. Tướng Võ Nguyên Giáp, người chỉ huy lực lượng Việt Minh ở Điện Biên Phủ, về sau thừa nhận rằng để dẹp tan cuộc nổi dậy ấy chính quyền ông đã giết 50,000 người. Đến 1956, Hồ hầu như không phải là người đứng đầu danh sách ứng cử viên.

Diệm, lúc ấy rất được lòng dân, sẽ thắng chắc chắn. Chỉ có một lý do duy nhất tại sao những nhà lãnh đạo Bắc Việt không bao giờ dám tổ chức những cuộc bầu cử tự do thật sự : Họ biết họ sẽ thua.

Thật là phi lý về pháp lý, xuẩn ngốc về chiến lược, nực cười về đạo lý nếu Hoa Kỳ buộc Nam Việt tổ chức bầu cử mà gian lận trắng trợn để bảo đảm cộng sản chiến thắng.

Hồ không bao giờ dao động trong quyết tâm thống nhất hoàn toàn Việt Nam dưới chế độ cộng sản. Không bao giờ có vấn đề ông sẽ cố gắng chiếm Nam Việt hay không, mà chỉ có vấn đề ông sẽ cố thực hiện điều ấy vào khi nào và bằng phương tiện gì.

Theo những tài liệu bị tịch thu và theo những lời khai của những người cộng sản cấp cao đã đào thoát, quyết định chiếm Nam Việt của Bắc Việt có liền ngay sau Hội nghị Geneva. Hồ chờ một vài năm trước khi bắt đầu tấn công. Ông cần củng cố quyền lực ở Bắc Việt trước, và ông tiên liệu chính quyền của Diệm sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn ngay sau khi phân chia đất nước để rồi tự sụp đổ.

Nhưng ông bắt đầu chuẩn bị tấn công Miền Nam trước khi chữ ký của các đại biểu của ông còn chưa ráo mực trên hiệp định ngừng bắn ở Geneva. Ông đã cam kết ngưng gia tăng quân số của quân đội ông, nhưng trong vòng bốn tháng lực lượng Bắc Việt mở rộng từ bảy sư đoàn đến hai mươi sư đoàn. Trong khi đó, Nam Việt cho giải ngũ 20.000 quân. Vào tháng Năm 1959 tại đại hội mở rộng lần thứ mười lăm, Đảng cộng sản Bắc Việt ra lệnh bắt đầu tấn công.

Đến tháng Chín, cuộc xâm nhập trên diện rộng của các du kích cộng sản vào Nam Việt bắt đầu, tổng cộng lên đến 4.000 người chưa đến hai năm. Hầu hết những binh lính này là người Miền Nam đã tập kết ra Bắc vào 1954. Nhưng lý lịch của tác giả cuộc xâm nhập này rất rõ ràng. Như Tướng Giáp tuyên bố vào tháng Một 1960, "Miền Bắc đã trở thành hậu phương lớn cho quân đội chúng ta". Với Miền Bắc phục vụ như là tuyến sau, thì tuyến đầu của mặt trận ở đâu khác ngoài trong Nam ?

Nếu chiến tranh thường bắt đầu trong đầu của con người thì Chiến tranh Việt Nam bắt đầu trong đầu Hồ Chí Minh. Suốt trong 30 năm, ông đã tàn bạo theo đuổi mục tiêu thống nhất Việt Nam dưới chế độ cai trị toàn trị của ông. Giấc mơ bất tử của ông là cơn ác mộng bất tận đối với hàng triệu người Việt. Ông tưởng người Pháp giao Việt Nam cho ông qua hiệp định ngày 6 tháng Ba 1946. Ông tưởng Liên Xô và Trung Cộng giao Việt Nam cho ông trên bàn hội nghị ở Geneva vào 1954. Ông tưởng Nam Việt rơi vào tay ông sau một thời gian tạm gián đoạn ngắn ngủi dưới quyền Tổng thống Diệm. Ông có lẽ còn hy vọng thắng Nam Việt qua cuộc bầu cử thống nhất mà có thể là sự gian lận rành rành.

Vào 1959, sau khi tất cả những mơ tưởng này không thành, Hà Nội bắt đầu gây chiến tranh.

Richard M. Nixon

Nguyên tác : "Ho Chi Minh’s Goal : Rule All Vietnam", The Lewiston Daily Sun, 01/04/1985. Tựa đề của người dịch.

Trần Quốc Việt dịch

*********************

Gian hùng gặp anh hùng

Time, 04/04/1955

Trong suốt Đệ Nhị Thế Chiến và theo sau hậu quả của cuộc chiến, người Nhật, người Pháp và phe cộng sản của Hồ Chí Minh tất cả đều đánh lẫn nhau vì Đông Dương ; tất cả họ đều muốn đạt được sự ủng hộ của Diệm người Quốc Gia nhưng ông từ chối tất cả bọn họ vì chẳng ai trong họ ủng hộ "nền độc lập thực sự".

hcm5

Vào năm 1945, quân cộng sản của Hồ đánh vào dòng họ Ngô Đình phe Quốc Gia, bất ngờ tấn công vào dinh thự của họ ở Huế và đốt cháy toàn bộ bộ sưu tập sách gồm 10.000 cuốn của Diệm. Quân cộng sản bắt Diệm ; họ giam cầm người anh đáng kính của ông là Ngô Đình Khôi và chôn sống anh ông. Nhưng chỉ bốn tháng sau đó Hồ Chí Minh quyết định ông cần sự ủng hộ của nhiều người quốc gia thuần túy, cho nên đưa Diệm từ trong tù đến gặp ông.

Hồ nói với Diệm : Ông hãy đến ở chung với tôi trong phủ.

Diệm : Ông giết anh tôi. Ông là tội phạm.

Hồ : Tôi chẳng biết gì về anh ông Ông buồn phiền và tức giận. Ông hãy đến ở với tôi. Chúng ta phải cùng nhau đấu tranh chống Pháp.

Diệm : Tôi không tin ông hiểu tôi là loại người như thế nào. Ông hãy nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi có phải là người sợ hãi không ?

Hồ : Không.

Diệm : Tốt. Vậy tôi đi ngay.

Hồ thả ông ra.

Time

Nguyên tác : The Beleaguered Man", tạp chí Time, số 14, bộ 65, ra ngày 4 tháng Tư 1955. Tựa đề tiếng Việt của người dịch

Trần Quốc Việt dịch

*********************

Con rơi của Hồ Chí Minh

Hans S. Nichols, Insight on the News, 28/5/2001

Tin đồn đã đưa Nông Đức Mạnh lên làm người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam. Nhiều người nói tài năng chính trị của ông không phải là điều duy nhất mà giống Bác Hồ kỳ lạ.

hcm6

Chủ tịch Hồ Chí Minh đút cơm cho một em bé khi đến thăm trại trẻ chiến khu Việt Bắc, năm 1950 (Ảnh : Lưu trữ TTXVN)

Vào năm 1931 trong khi đang lùng bắt các gián điệp cộng sản ở các hải cảng Châu Á trong đế quốc của mình, người Anh đã xông vào căn hộ của Hồ Chí Minh ở Hồng Kông và bắt ông đang ở trên giường với một phụ nữ Trung Quốc. Đối với những người Xô Viết ủng hộ tài chánh cho ông, những người đã bác bỏ yêu cầu được kết hôn của ông vào mấy tháng trước đấy, điều này chẳng có gì lạ.

Nhưng hiện nay đối với những kẻ thần thánh hóa ông, những người đang bảo vệ huyền thoại Hồ Chí Minh, điều này đồng nghĩa với xúc phạm. Đối với những kẻ thêu dệt huyền thoại về ông ở trung ương đảng Bác Hồ là vị thánh cộng sản, đã thoát ra khỏi những ham muốn trần tục, và suốt đời chỉ gắn bó với cách mạng. Điều này và những bằng chứng khác từ hồ sơ cảnh sát Pháp và hồ sơ lưu trữ Liên Xô cho thấy Bác Hồ còn có những quan tâm khác. Hồ sơ hé lộ trong một chuyến đi ngang qua Liên Xô cũ ông bắt đầu quan hệ tình dục với một phụ nữ Nga có chồng. Trước khi mối quan hệ tình dục qua đường ở Nga này, nhà ái quốc người Việt đáng ngờ này còn say đắm trước sắc đẹp Pháp. Từ cuộc ái tình vụng trộm ấy loan ra những tin đồn về đứa con người Pháp.

Trong khi phải dồn hết mọi suy nghĩ và sức lực vào sự nghiệp cách mạng quốc tế, Hồ đã nhờ một người bạn phiến loạn cộng sản tìm cho ông một người vợ trong thời gian ông lưu lại miền duyên hải Trung Quốc vào cuối thập niên 1920. Hồ không biết người đồng chí của mình là gián điệp nhị trùng làm việc cho mật vụ Pháp. Trong lúc gián điệp này dành ra thời gian để tìm bạn gái cho Hồ y cũng báo cáo hết mọi chuyện về Paris.

Còn bây giờ đến bằng chứng chắc chắn nhất về lối sống phóng túng của Hồ : người con trai, Nông Đức Mạnh, trở thành tổng bí thư mới của Đảng cộng sản Việt Nam một cách mờ ám.

Từ lâu trước khi ông có tên là Bác Hồ, ông có thể là Cha Minh. Hồ sơ tình báo cho thấy vào thời điểm người ta nghĩ ông trở thành cha Nông Đức Mạnh ông thậm chí chẳng phải là Hồ Chí Minh. Vào thời đó, ông vẫn còn dùng tên Nguyễn Ái Quốc và thật ra chỉ là một gián điệp cộng sản mờ nhạt - người thích mô tả về mình như là "người yêu nước đã phục vụ tổ quốc từ bao lâu nay".

Frederick Brown ở trường đại học John Hopkins nói với Insight rằng "Việt Nam là xứ sở tin đồn và huyền thoại". Sự thật về người lãnh đạo mới của Việt Nam vẫn ở đâu đó đằng sau lớp sương mù ban mai dâng lên trên mặt nước đầm lầy nông cạn tù đọng của vùng châu thổ sông Mekong. Dù theo như họ nói, "Tất cả chúng tôi đều là con Bác Hồ", nhưng các nguồn tin Việt Nam và các học giả Mỹ tin Mạnh chính là con ruột : một trong vài đứa con rơi của Hồ Chí Minh.

Hầu hết các bài báo đăng tin Mạnh trở thành người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam đều viết ông là người dân tộc Tày, mặc dù không có tài liệu về cha mẹ ông, những người mà Mạnh nói đã chết khi ông còn rất bé. Tại hội nghị của các chuyên gia về Việt Nam vào cuối tháng Tư ở Houston, ngay sau Đại hội Đảng lần thứ chín chính thức bầu Mạnh vào chức vụ tổng bí thư đảng, mọi người đều hỏi nhau về nhân thân cha mẹ ông. Ngay ở Hà Nội, người ta cũng bàn tán râm ran bóng gió rằng một trong những đứa con rơi của Hồ Chí Minh đã trở thành người lãnh đạo mới của Việt Nam.

William Duiker, tác giả sách tiểu sử đáng tin cậy nhất về Hồ Chí Minh có thể là người đầu tiên tính toán. Nếu Mạnh sinh vào tháng Chín 1940 thì như vậy vào lúc thọ thai Minh phải ở miền nam Trung Quốc. Duiker kiểm tra lại những ghi chép của mình : ông không thể nào không nghĩ đến khả năng người lãnh đạo mới của Việt Nam có thể mang nửa dòng máu Tàu.

Nếu Hồ là cha thì hoặc là Mạnh mang nửa dòng máu Tàu hay ngày sinh của ông bị khai man. Vì gốc gác và lý lịch mờ ám của Mạnh mà do Đảng cộng sản Việt Nam đưa ra không được minh bạch cho nên hoặc là một hay cả hai khả năng này đều có thể đúng.

Huyền thoại hiếm khi tự nhiên mà sinh ra. Khi hồ sơ Liên Xô được bạch hóa thì càng có nhiều bằng chứng rằng hình ảnh được xây dựng cẩn thận về Bác Hồ là nhà cách mạng khổ hạnh, chỉ gắn bó với sự nghiệp nước Việt Nam độc lập luôn luôn chỉ là nhiều huyền thoại hơn sự thực. Hilaire Du Berrier, một người Mỹ hoạt động bí mật cho cả Pháp và Mỹ chống lại người Nhật trong vùng này, chế giễu : "Hình ảnh ấy luôn luôn dối trá". Nhưng như Zachary Abuza, giáo sư tại trường đại học Simmons ở Boston và là chuyên gia nổi tiếng về Việt Nam, nhận xét : "Đảng cộng sản Việt Nam làm hết sức mình để phổ biến huyền thoại này". Chắc chắn như thế.

Ước gì thói trăng hoa của Bác Hồ chỉ là thú vui tao nhã ; ước gì Việt Nam có thể tồn tại chỉ bằng huyền thoại thôi.

Có nhiều rủi ro mất mát ở đây hơn thanh danh của nhà cách mạng và thanh danh của những phụ nữ Trung Quốc, Pháp và Nga mà ông đã tằng tịu : "Đến hôm nay đảng vẫn còn sử dụng Hồ để làm cho chế độ chính danh vì họ chắc chắn không đạt được sự chính danh nào về hoạt động kinh tế", Abuza gợi ý.

"Dù các tin đồn này đúng hay không", Carl Thayer ở Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Honolulu nói, "rõ ràng chúng vẫn có lợi cho Mạnh". Tuy nhiên tổng bí thư đảng mới phải cẩn thận không khai thác quá xa gốc gác bí ẩn của mình vì, nếu ông ta là con của lãnh tụ cộng sản thì Bác Hồ không phải là người đẹp đẽ gì như đảng từ lâu đã khẳng định. Còn nếu bản thân Hồ đã hủ hóa với phụ nữ thì phải chăng về những phương diện khác ông đã phản bội lại niềm tin được đặt trọn vào ông ?

Nếu khó lần theo nguồn gốc của huyền thoại thì nguồn gốc của tin đồn lại càng khó lần hơn. Câu chuyện Mạnh là con của Bác Hồ lần đầu tiên lan rộng ra khoảng độ cách đây tám hay chín năm. "Mọi người, đặc biệt là người Việt Nam, nói ông ta là con của Hồ Chí Minh" Duiker nói. Duiker từng công tác với sở ngoại vụ Hoa Kỳ ở Sài Gòn vào thập niên 60 và trở lại Việt Nam vài lần để tìm tài liệu cho cuốn sách của mình.

"Chính Mạnh chẳng làm gì để dập tắt tin đồn, mà còn láu lỉnh trả lời một cách lảng tránh, "Tất cả mọi người Việt Nam đều là con của Bác Hồ". Tuy nhiên một khi đã chắc chắn lên làm lãnh đạo đảng ông cố gắng tuyên bố ông không quan hệ gì với tin đồn. Không đưa ra lời phủ nhận hoàn toàn, ông tuyên bố ông mới đây đã về thăm mộ cha mẹ mình ở quê ông thuộc tỉnh Bắc Cạn. Và mọi người biết, như tùy viên báo chí ở tòa đại sứ Việt Nam ở Washington giải thích, nơi an nghỉ cuối cùng của Bác Hồ là ở Hà Nội.

Nhưng nếu Mạnh là đứa bé mồ côi ở bộ tộc thiểu số người Tày miền núi thì làm thế nào ông thăng tiến nhanh đến như thế ? "Người này vô danh tiểu tốt", William Turley học giả nghiên cứu về Việt Nam ở đại học Southern Illinois nhận xét. "Vậy ai là người đỡ đầu ông ?".

Mặc dù vấn đề thân nhân cha mẹ của Mạnh không thể được giải quyết trong tương lai gần, nhưng các chuyên gia ở Quốc hội và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đang cố gắng điền vào những chỗ trống trong tiểu sử của ông. Lý lịch khác biệt về việc ông ở đâu trong suốt thời gian từ cuối thập niên 60 đến đầu thập niên 70. Tiểu sử chính thức của đảng nói ông học lâm nghiệp ở Liên Xô từ năm 1966 đến 1971, rồi trở về một tỉnh miền bắc để áp dụng học vấn của mình. Nhưng nguồn Quốc hội Hoa Kỳ chứng tỏ Mạnh vẫn còn học ở Hà Nội từ năm 1966 đến 1971 và chỉ dành một năm ở rừng Nga. Trong một lý lịch khác, Mạnh ở Liên Xô hầu như trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, đến năm 1975 mới trở về nước. Khi bị thúc ép phải giải thích những sự khác biệt này, các nhà ngoại giao Phương Tây ở Hà Nội và Washington đều quy cho bản lý lịch chính thức của đảng.

Đối với một số người ở Quốc hội Mỹ, vấn đề về tiểu sử của Mạnh chỉ là kết quả khác của sự cả tin của Bộ ngoại giao và tình báo kém cỏi. Họ cho rằng các nhà ngoại giao đã bị lừa gạt rất lâu và cộng đồng thương mại thiện cảm đang đánh giá thấp vai trò của Mạnh trong chiến tranh. "Họ không biết người này là ai", Al Santoli, trợ lý trưởng về ngoại vụ cho dân biểu Dana Rohrabacher, thuộc Đảng Cộng hòa, bang California, nói.

Bây giờ 60 tuổi, lúc chiến tranh kết thúc Mạnh 34 tuổi. Cho dù ông tham gia vào chiến tranh như thế nào chăng nữa, điều quan trọng là Đảng cộng sản Việt Nam không nhắc đến vai trò của người lãnh đạo mới trong "cuộc chiến tranh chống Mỹ". Phải chăng Việt Nam muốn mở ra chương mới trong mối quan hệ với Hoa Kỳ ? Santoli, chẳng hạn, không tin : "Ông ấy là cộng sản, và đấy mới chính là điều quan trọng".

Vào năm 1986 khi Mạnh bất ngờ được nổi tiếng và được bầu vào Ủy ban Trung ương, đại hội lần thứ sáu quyết định đã đến lúc mở cửa kinh tế Việt Nam và phát động chương trình canh tân kinh tế gọi là đổi mới. Ngày nay, thu nhập trung bình của người Việt khoảng độ 370 đô la Mỹ -trong khu vực chỉ có Lào là nghèo hơn- đổi mới không thể nào được coi là thành công lớn. Trong khi Việt Nam nhìn thấy các nước Châu Á khác hưởng tiến bộ kinh tế thì nền kinh tế của họ lại đầy rẫy yếu kém và tham nhũng. Đảng cộng sản từ lâu đã tìm kiếm một nhà lãnh đạo có thể vực dậy nền kinh tế trì tệ, giống như Bác Hồ giải phóng Việt Nam ra khỏi sự thống trị của thực dân.

Dân biểu Earl Blumenauer, thuộc Đảng Dân chủ, bang Oregon, từng đến Việt Nam với Bill Clinton vào tháng Mười Một năm 2000. Blumenauer nhận xét, "Giới trẻ rất náo nức muốn có cơ hội tham gia vào kinh tế. Tất cả họ đang đòi hỏi điện thoại di động". Tuy cái ấy có vẻ tầm thường, nhưng niềm hy vọng bây giờ của họ về kinh tế phát triển đặt vào Mạnh, một người lãnh đạo được đặt đủ tên từ "ứng cử viên thỏa hiệp" đến "nhà cải cách kín đáo".

Điều này không có nghĩa rằng Mạnh tin vào dân chủ hay thị trường tự do. Nếu những người theo dõi tình hình Việt Nam đồng ý về một điều, đó là ông là người cộng sản kiên định. Về những vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo, họ nghĩ chính sách Việt Nam chỉ có vài thay đổi.

Dù sao đi nữa, Mạnh đã nhận được điểm cao trong tư cách chủ tịch Quốc hội, đã lèo lái đảng ông hiện lãnh đạo. Quả thật, tài năng chính trị của Mạnh giống kỳ lạ tài năng chính trị của Bác Hồ, bậc thầy về nghệ thuật làm cho phái này chống phái kia và rồi mình ở giữa lãnh đạo. Ta có thể nói như thế về chuyện Mạnh trở thành người đứng đầu của Đảng cộng sản Việt Nam.

À đúng rồi, còn một điều giống nhau nữa, chẳng có báo cáo nào trên truyền thông Phương Tây về vợ con của ông. Phải chăng cha con cộng sản giống hệt nhau ?

Hans S. Nichols

Nguyên tác : "Ho Chi Minh’s Love Child", Insight on the News, số ra ngày 28/5/2001, trang 14-15.

Trần Quốc Việt dịch

*******************

Ai là Hồ ?

Neal Stanford, 28/04/1954

Washington, 28/4/1954

Không chỉ là sự suy đoán vu vơ, tức những tin đồn nhà lãnh đạo phiến loạn Đông Dương, Hồ Chí Minh, đã chết. Những người giữ những chức vụ trách nhiệm và thạo tin ở Washington nghĩ có thể nhà lãnh đạo Việt Minh tài giỏi được đào tạo ở Mạc Tư Khoa này đã bị thay thế bởi một người khác giống hệt ông thay cho ông tại những vùng xa xôi mù sương ở Đông Dương.

hcm7

Ai là Hồ ?

Nhiều sự việc xảy ra dường như củng cố giả thuyết như thế - mặc dù người ta đồng ý chúng hầu như không chứng minh được giả thuyết ấy. Thật ra một lý do mà phái thuộc quan điểm chính thức ở Washington muốn người Đông Dương phiến loạn này được mời đến Geneva khi cuộc hội đàm ở đấy đến lúc phải bàn về Đông Dương là thật sự để xem Hồ có phải là Hồ. Họ không nói ông ta không phải là Hồ. Nhưng họ không chắc chắn ông ta là Hồ.

Trước tiên, người ta công nhận Hồ Chí Minh là quyền lực và lực lượng trên toàn cõi Đông Dương-ngay cả trong những vùng những người phiến loạn không chiếm đóng. Ông là người đầu tiên tổ chức phong trào độc lập dân tộc sau Đệ Nhất Thế Chiến và nhiều người Đông Dương vẫn coi ông là nhà lãnh đạo chống thực dân. Ông trở thành điểm quy tụ cho tất cả tinh thần chống Pháp nhờ lòng tận tụy phi thường của ông với công cuộc phá tan ách cai trị của người Pháp.

(Nếu có cuộc trưng cầu dân ý ở Đông Dương vào ngày hôm nay) thì Washington sẽ không thích nhưng chẳng ngạc nhiên khi Hồ Chí Minh giành được sự ủng hộ của đa số nhân dân. Đối với nhiều người Đông Dương ông chống thực dân hơn thân cộng - thật ra chính vì những người bản xứ ý thức về thực dân hơn tỉnh thức trước cộng sản cho nên họ coi Hồ là nhà lãnh đạo quốc gia thay vì là nhà cách mạng cộng sản. Cho nên chính vì Hồ có tiếng tăm và uy tín lớn đến mức những người phiến loạn thấy cần thiết phải tạo ra một Hồ khác nếu Hồ thật biến mất. cộng sản cần một Hồ, người thật hay, rất có thể, người giả, như một biểu tượng, vừa để đứng đầu phong trào của họ và là điểm quy tụ cho những người Đông Dương.

Thứ hai, Hồ Chí Minh, trong thời gian dài, đã không xuất hiện cả trên tin tức và trên ảnh tin tức. Có những tin đồn ông đang ở Bắc Kinh, ông trở lại Mạc Tư Khoa, ông đang ẩn náu tại Vân Nam. Ông không biến mất khỏi tin tức, nhưng ông tan biến vào miền quê Châu Á xa xôi và suốt trong nhiều tháng trời chỉ còn là một cái tên. Rồi mùa xuân hay mùa đông vừa qua này Hồ - hay người nào đấy Việt Minh gọi là Hồ - xuất hiện ở Bắc Kỳ và nhân danh chế độ phiến loạn bắt đầu ra những tuyên bố và ra mặt nhiều lần. Sự biến mất của nhà lãnh đạo Việt Minh, sự vắng mặt lâu của ông, và sự xuất hiện trở lại bất ngờ của ông, tự chúng sẽ không chứng minh được giả thuyết rằng đây là Hồ giả người mà đã trở lại như là biểu tượng chống thực dân Pháp và nhà lãnh đạo cộng sản đầy mưu mẹo. Nhưng người ta còn nhận thấy những điều khác.

Điều thú vị và có thể quan trọng là những hình mới đây của Hồ - những hình chụp ông kể từ khi ông xuất hiện trở lại - không giống hệt lắm những hình chụp trước khi ông biến mất. Nghiên cứu những hình hiện nay và vừa qua cho thấy những sự khác nhau về diện mạo mà sẽ thật khó giải thích khi chỉ mới có nhiều tháng trôi qua. Ít nhất dưới mắt của những người đã quen biết Hồ trong quá khứ và bây giờ xem xét những hình hiện nay của ông, họ cũng có sự hoài nghi thật sự là người đã biến mất chính là người xuất hiện trở lại trên báo chí và hình ảnh. Về Hồ mới này là ai - nếu đúng là một Hồ mới - ta chỉ có thể suy đoán. Có thể biết đâu là anh hay em của Hồ - nhưng không có tài liệu nào nói ông có anh hay em rất giống ông. Có thể biết đâu là một người giả có vẻ mặt khá giống với người thật để đánh lừa hầu hết mọi người và như thế duy trì huyền thoại Hồ Chí Minh.

Đã có sự gia tăng bạo lực và khủng bố trong vùng Việt Minh chiếm đóng mà chứng tỏ Tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành quyền lực thực sự trong những người phiến loạn. Ông và các đồng nghiệp của ông đàn áp đối lập, ngay cả khuyết điểm nhỏ nhặt nhất, một cách tàn bạo mà chứng tỏ một chế độ quân phiệt mà về mức độ nào đấy không hợp với tính cách của Hồ Chí Minh.

Cho đến bây giờ không viên chức Mỹ nào có bằng chứng nhà lãnh đạo phiến loạn, Hồ, không phải là Hồ, hay bằng chứng ông hoặc đã chết, bị thủ tiêu, hay bị thay thế. Nhưng họ thật sự tin họ có đủ chứng cứ gián tiếp để nêu lên một nghi ngờ hợp lý về lý lịch của Hồ hiện nay. Có lẽ nếu có thể đồng ý rằng Hồ Chí Minh tham gia vào cuộc hội đàm Geneva với tư cách đại biểu của Việt Minh thì người ta có thể kiểm tra xem có đúng Hồ hiện nay là Hồ thật. Còn bây giờ ta chỉ có thể nói có sự hoài nghi -mơ hồ, không chắc chắn- những vẫn là sự hoài nghi về lý lịch của ông.

Washington, 28/4/1954

Neal Stanford

Nguyên tác : "Who is Ho ?", The Christian Science Monitor, Washington, 28/04/1954, trang 18.

Trần Quốc Việt dịch

*********************

Bác mỉm cười trước lúc đi xa

Tân Hoa Xã, 03/09/1979

Hôm nay cả hai tờ Nhân Dân Nhật Báo và Bắc Kinh Nhật Báo đều đăng các bài báo và ảnh tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, người bạn lớn của nhân dân Trung Quốc, mất cách đây đúng mười năm.

hcm8

Thẻ đại biểu tư vấn cấp cho Nguyễn Ái Quốc để tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, tổ chức tại Thủ đô Moskva năm 1924.

Một bài báo dài trên Nhân Dân Nhật Báo nhớ lại nhiều chuyến đi sang Trung Quốc của Hồ Chí Minh. Vào năm 1924, Hồ Chí Minh lúc ấy 35 tuổi đã đi từ Pháp sang Liên Xô và từ đấy sang Quảng Châu nơi ông huấn luyện nhiều nhà cách mạng Việt Nam. Ông dùng Quảng Châu làm cơ sở để thắp lên ngọn lửa cách mạng trong tổ quốc đau khổ của ông. Vào năm 1938 ông trở lại Diên An với kế hoạch dùng Trung Quốc làm cơ sở để thực hiện cách mạng ở Việt Nam.

Bài báo này cũng kể về cuộc gặp gỡ giữa Mao Chủ tịch và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1965 khi hai nhà cách mạng kỳ cựu trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề quan trọng. Khi Hồ Chí Minh bày tỏ quyết tâm của nhân dân Việt Nam nhằm chống lại sự xâm lược của Mỹ cho đến khi giành thắng lợi hoàn toàn, Mao Chủ Tịch thốt lên "Tuyệt vời, tuyệt vời". Và nguyên tắc được quyết định ở cuộc họp ấy được thể hiện qua việc đưa 300.000 người Trung Quốc sang chiến đấu sát cánh với người anh em Việt Nam trên các chiến trường Việt Nam.

Bài báo trên tờ Bắc Kinh Nhật Báo kể lại nhiều chuyện chứng tỏ mối quan tâm của Thủ tướng Chu Ân Lai và những nhà lãnh đạo Trung Quốc dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sức khỏe của ông suy yếu, và đồng thời cũng chứng tỏ tình thương yêu của Hồ Chí Minh dành cho nhân dân Trung Quốc. Các thành viên trong tổ y tế hồi tưởng khi ông vừa tỉnh lại sau cơn hôn mê, Hồ Chí Minh nói ông muốn nghe bài hát Trung Quốc. Ông mỉm cười khi các cán bộ y tế làm theo lời yêu cầu của ông. Hóa ra đây là nụ cười cuối cùng của ông.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các cán bộ y tế và những nhân viên Trung Quốc khác làm việc với ông tấm kính ghi "Tình hữu nghị Việt Nam Trung Quốc đời đời bền vững".

Bắc Kinh Nhật Báo cũng đăng bức ảnh chụp ông với Phó Chủ tịch Đồng Tất Vũ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đang dưỡng bệnh tại nhà nghỉ mát Hoàng Sơn.

Tân Hoa Xã (Bắc Kinh)

Nguyên tác : "Beijing Papers Mark Anniversary of Ho Chi Minh’s Death", Vietnam Center And Archive, Texas Tech University. Dịch từ bản tin tiếng Anh của Tân Hoa Xã. Tựa đề của người dịch.

Trần Quốc Việt dịch

*********************

Khi bức màn hạ xuống 

P.J. Honey, 16/04/1975

Đảng cộng sản Việt Nam không phải là nhóm nông dân chân đất lý tưởng chiến đấu bằng vũ khí thô sơ tự chế để giải phóng Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của ngoại bang, hay là những người yêu chuộng hòa bình phải miễn cưỡng xử dụng bạo lực chống lại những đồng bào thối nát, được đồng đô la Mỹ nuôi dưỡng, đang đày đọa nước Việt Nam. Buồn thay ta cần phải bày tỏ điều này vì rất nhiều người ở Phương Tây chấp nhận không suy nghĩ hình ảnh ấy mà cộng sản và những kẻ thân cộng ra sức truyền bá bất chấp tất cả sự thật.

hcm9

Họ là phong trào xâm lược bành trướng đã kiểm soát Bắc Việt và phần lớn ba nước láng giềng Lào, Cambodia, và Nam Việt. Họ là những người Phổ ở Đông Nam Á, tuy cực lực lên án người Nam Việt chấp nhận viện trợ Mỹ, nhưng chính họ hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ về quân sự và kinh tế tế từ Nga, Trung Quốc, và các nước còn lại trong khối cộng sản.Họ áp đặt lên nhân dân Bắc Việt một trong những mức sống thấp nhất trên thế giới để quân đội họ có thể tiến hành xâm chiếm nước ngoài. 

Trước tiên, chế độ ở Bắc Việt là toàn trị. Hay chính xác hơn toàn bộ quyền lực đều thuộc về một đảng chính trị duy nhất, tức đảng Lao Động hay đảng Cộng sản, mà kiểm soát chính quyền, lực lượng vũ trang, công an, báo chí, phát thanh và truyền hình, kinh tế, lao động, sự đi lại của dân chúng và nhiều thứ khác. Công dân Bắc Việt không được tự do rời khỏi nước hay thậm chí không được đi lại trong nước nếu không được phép. Nhiều nhu yếu phẩm hạn chế, có cưỡng bách quân dịch và có thể có cưỡng bách lao động bất kỳ khi nào nhà cầm quyền cộng sản muốn. Bắt giam tùy tiện và không có việc khiếu nại bắt giam, trong khi ấy các bản án thường rất nặng, như trong trường hợp một thanh niên bị kết án 14 năm tù và bị tước quyền công dân vì chơi nhạc Phương Tây. Một số viên chức cấp cao, những người như Trần Đại Nghĩa, chủ nhiệm các ủy ban nhà nước hay phó hiệu trưởng trường đại học tổng hợp Hà Nội, tiến sĩ Lê Văn Thiêm, đều tích cực ủng hộ Hitler. 

Chế độ đặt dưới sự lãnh đạo của 11 người lập thành Bộ chính trị của ủy ban trung ương Đảng cộng sản và chỉ những người này trong họ mới cùng nhau ra mọi quyết định chính. Ủy ban trung ương, mà nhóm họp định kỳ, ngoan ngoãn phê chuẩn những quyết định này còn chính phủ chỉ là tổ chức hành pháp thực hiện những quyết định này. Ở Việt Nam chỉ có một đảng cộng sản mặc dù một đảng khác chỉ hư danh, đảng Nhân Dân Cách Mạng thành lập cho Nam Việt vào năm 1962 là để khiến cho những người ngoại quốc ngây thơ tưởng lầm rằng Việt Cộng ở miền Nam không lệ thuộc vào cộng sản Bắc Việt. Lúc sinh thời của Hồ Chí Minh bộ chính trị chấp nhận dễ dàng sự lãnh đạo của ông nhưng sau khi ông chết những sự khác biệt giữa các thành viên bộ chính trị trở nên rõ ràng. Những sự khác biệt này chỉ về cá tính và cách thức, vì không có sự bất đồng về mục tiêu cuối cùng. 

Đảng cộng sản Việt Nam là sáng tạo của Hồ Chí Minh, và đảng vẫn còn biểu hiện những đặc trưng mà ông đã giáo dục cho đảng. Hầu như không có gì giả dối cho bằng hình ảnh nổi tiếng của Hồ như một người yêu nước thánh thiện, sống giản dị chỉ quan tâm đến công cuộc giải phóng dân tộc ông ra khỏi thân phận nô lệ ngoại bang. Là cộng sản tự phong, Hồ tàn nhẫn đến mức bán đứng lãnh tụ quốc gia Phan Bội Châu cho nhà cầm quyền Pháp ở Thượng Hải để loại trừ một địch thủ và dùng tiền thưởng ấy làm nguồn tài chính cho các hoạt động chính trị của mình. Ông đã rất cố ý khi chọn mặc áo quần nông dân giản dị và chọn phong cách hiền lành khi ông nhận thấy tác động chính trị của Mahatma Gandhi ở Ấn Độ. Hồ có sự nhạy bén chính trị khi lợi dụng lòng yêu nước của người Việt cho những mục tiêu cộng sản của ông, và ông làm cho ý thức hệ cộng sản trở nên dễ chấp nhận hơn bằng cách diễn đạt nó bằng tiếng Việt bình dân thay vì bằng thuật ngữ Mác-Lê không tự nhiên. 

Có lẽ kinh nghiệm chấn thương tâm lý nhất trong cuộc đời sống thọ của Hồ, và kinh nghiệm tạo ra ấn tượng không thể nào quên được đối với ông là việc Quốc Dân Đảng bất ngờ quay sang chống lại người cộng sản hợp tác với họ vào năm 1927, khi nhiều người cộng sản Trung Quốc bị giết chết còn bản thân Hồ thoát được chỉ nhờ ông có hộ chiếu Nga. Từ đấy về sau ở Việt Nam ông không bao giờ chịu chia xẻ quyền lực với những người không cộng sản và ông khiến cho toàn đảng lây nhiễm nỗi sợ hãi gần như bệnh hoạn về điều này. Những trung tâm quyền lực đối thủ tiềm tàng, dù thể chế hay cá nhân, đều luôn luôn bị tiêu diệt tàn bạo. 

Đặc trưng của việc Hồ cướp quyền lực ở Hà Nội là sự sát hại hàng loạt những đối thủ chính trị bao gồm Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, và các phong trào quốc gia khác, còn những viên chức Nhà Nước như Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi, anh của Ngô Đình Diệm, đều bị giết chết cũng như Tạ Thu Thâu trốt-kít. Vào năm 1954, cái gọi là cải cách ruộng đất với khẩu hiệu là "Thà giết lầm mười người còn hơn bỏ sót một kẻ thù", đã gây ra cái chết của độ 100.000 người và châm ngòi cho cuộc nổi đậy công khai của những người nông dân tay không. 

Giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam cuồng tín, kiên định, và nhất quán trong công cuộc theo đuổi mục đích của họ. Họ coi cuộc đấu tranh trường kỳ của họ là một chiến dịch tổng hợp bao gồm cả quân sự lẫn chính trị và chúng phải phục vụ cho lợi ích lẫn nhau. Vì vậy, khi Bắc Việt đồng ý tổ chức hội nghị ở Paris trong suốt năm 1968, họ dùng chính trị để giảm bớt áp lực quân sự cho quân đội bại trận của họ và để ngừng cuộc ném bom Bắc Việt, không phải để thương lượng một giải pháp mang tính thỏa hiệp nhằm kết thúc chiến tranh. Cố Tổng thống Johnson đã không hiểu điều này. 

Một lần nữa, khi Lê Đức Thọ nhượng bộ tiến sĩ Kissinger vào tháng Mười, 1972, Thọ làm vậy để giải tỏa áp lực cho quân đội cộng sản đang tháo lui. Về sau, những tính toán sai lầm của Hà Nội đã gây ra cuộc ném bom vào tháng Mười Hai, 1972, nhưng theo thỏa thuận cuộc ném bom ngừng lại để chấp nhận bản dự thảo hiêp định ngừng bắn. Qua giải pháp Paris Bắc Việt có được sự rút lui của Mỹ và quyền hiện diện quân sự hợp pháp ở Nam Việt. Đúng ra, Bắc Việt đã đồng ý rút quân ra khỏi Lào và Cambodia và cam kết không tiến hành xâm lăng quân sự ở Miền Nam, nhưng những cam kết này chỉ là những nhượng bộ mang tính chiến thuật của phong trào mà về lâu dài Bắc Việt không có ý định tôn trọng. Như thế giới đã thấy, Đảng cộng sản Việt Nam đã vi phạm mọi điều khoản của hiệp định ngừng bắn Paris như vào lúc ký hiệp định tôi nói họ sẽ vi phạm. 

Cho dù Quốc hội Hoa Kỳ có thể hợp lý hóa như thế nào chăng nữa ; cho dù những người biện hộ cho cộng sản trong thế giới tự do có thể biện hộ như thế nào chăng nữa ; cho dù các đài phát thanh Hà Nội hay "Giải Phóng"có thể phát đi những lời hứa hẹn hòa giải gì chăng nữa thì chiến thắng của cộng sản ở Nam Việt sẽ gây ra những cuộc giết người trên phạm vi lớn. Toàn bộ hồ sơ trong quá khứ của giới lãnh đạo cộng sản, sát hại hay bắt cóc 5.800 thường dân ở Huế trong 26 ngày cộng sản chiếm đóng vào năm 1968, trong suốt nhiều năm cộng sản không ngừng ám chỉ đến "những món nợ máu" phải trả, đến "tội ác" của "bọn ác ôn" hay "bè lũ tay sai", những sự kiện kinh hoàng diễn ra theo sau cuộc tiếp quản của cộng sản ở Bắc Việt, và những lời chứng của những người được Bắc Việt phái đi thực hiện cuộc tiếp quản ấy khiến ta không còn nghi ngờ gì mữa. 

Đầu tiên đảng cộng sản sẽ yêu cầu những người ngoại quốc phải rời khỏi Việt Nam và rồi, đằng sau biên giới bị đóng lại, họ sẽ thanh toán tất cả những người nào, những nhóm nào và thể chể nào mà họ tin sẽ gây đe dọa cho chế độ. Họ sẽ trả thù "những kẻ có tội", mà tội của những người này là phục vụ Chính quyền Nam Việt được thiết lập hợp pháp hay chống cộng sản ở mọi cấp, địa phương, tỉnh hay toàn quốc. Nếu cuộc tắm máu xảy ra, nó không phải là cái cớ cho những người chẳng làm gì để ngăn cản nó nói rằng họ đã không biết. Tất cả những ai mà cho rằng cộng sản Việt Nam sẽ không trả thù đang làm bộ không biết đến những bằng chứng rất nhiều và không thể tranh cãi. Những người này đang đánh cược ý kiến cá nhân của họ trên sinh mạng có lẽ của hàng triệu người Miền Nam Việt Nam. 

P.J. Honey

Nguyên tác : Dịch từ báo Anh London Daily Telegraph số ra ngày 16 tháng Tư, 1975. Bài báo được một dân biểu Mỹ đề cập đến ở Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng Tư, 1975, trang 11121 & 11122. Tựa đề tiếng Việt của người dịch. 

Trần Quốc Việt dịch

**********************

Làm thế nào để độc quyền cai trị một dân tộc

P. J. Honey, Royal United Service Institute ,1969

Luân Đôn, tháng Hai, 1969

Năm ngoái một nhà cách mạng cộng sản Nam Mỹ thăm viếng Bắc Việt và có một loạt các cuộc phỏng vấn dài với Hoàng Quốc Việt, một trong những nhà lãnh đạo cấp cao của Bắc Việt. Trong nhiều câu hỏi ông ta hỏi có câu hỏi này : "Ông đã thực hiện thành công cuộc cách mạng ở Việt Nam : Chúng tôi đã cố gắng nhiều lần ở Nam Mỹ, nhưng lần nào chúng tôi cũng thất bại. Tại sao ? Nền tảng thành công của ông là gì ?"

Những câu trả lời của Hoàng Quốc Việt được tóm tắt trong rất nhiều ghi chép mà tôi hiện đang có, và những ghi chép này làm sáng tỏ rất nhiều điều. Ông nói :

"Trước tiên, để tiến hành một cuộc cách mạng thành công, ông phải làm cho toàn dân tham gia. Thật vô ích khi chỉ có một mình Đảng cộng sản cố gắng thực hiện cách mạng. Để cho toàn dân tham gia ông phải nghĩ ra một cương lĩnh cách mạng bao gồm những mục tiêu mà sẽ lôi cuốn toàn dân. Điều này bắt buộc phải phân loại dân chúng theo giai cấp, nghiên cứu quyền lợi của mỗi giai cấp, và xây dựng một cương lĩnh từ những gì chung cho tất cả các giai cấp. 

Cương lĩnh bắt nguồn từ đấy hầu như không có chủ nghĩa Marx-Lenin cho nên là người cộng sản cách mạng ông có thể không thích điều này, nhưng ông phải thực hiện cương lĩnh ấy nếu ông còn có chút hy vọng thành công. Đây sẽ được gọi là Cương lĩnh Tối thiểu. 

Trong thời kỳ Pháp đô hộ Việt Nam hình thành một cương lĩnh không khó. 'Cương lĩnh tối thiểu' của chúng tôi kêu gọi chấm dứt chế độ cai trị của Pháp và thiết lập nền độc lập dân tộc, nhờ vậy đã lôi cuốn được tất cả mọi người". 

hcm10

Ở Bắc Việt giai đoạn đầu tiên này đã hoàn thành qua chiến dịch cải cách ruộng đất, và giai cấp địa chủ bị tiêu diệt. 

"Cương lĩnh tối thiểu" giành được sự ủng hộ của quần chúng và rồi cách mạng có thể bắt đầu, dưới sự chỉ huy và kiểm soát bí mật của Đảng cộng sản nhưng làm ra vẻ là cuộc khởi nghĩa toàn quốc tự phát. Theo Hoàng Quốc Việt, khi cách mạng đã đạt đến một giai đoạn nào đấy thì Đảng cộng sản cần thiết phải công khai nắm quyền kiểm soát phong trào. Đảng thực hiện điều này bằng cách chuyển từ "cương lĩnh tối thiểu" sang "cương lĩnh tối đa" mà có nghĩa là chỉ cần thêm vào những mục tiêu cộng sản không thể lầm lẫn được vào "cương lĩnh tối thiểu" ban đầu. 

Đến lúc này phần lớn dân chúng đã một lòng quyết tâm theo cách mạng, nhưng những người khác có thể không muốn đấu tranh cho những mục tiêu cộng sản. Để duy trì sự ủng hộ của họ, những mục tiêu ban đầu của cách mạng phải được duy trì. Nhiều người chống chủ nghĩa cộng sản tất yếu sẽ rời bỏ phong trào, nhưng thiệt hại có thể giảm đến mức tối thiểu bằng cách chỉ ra rằng cách mạng vẫn còn cố gắng đạt được những mục tiêu ban đầu và bằng cách kêu gọi họ không giúp đỡ kẻ thù. 

Khi chiến thắng quân sự đạt được, như chống Pháp ở Điện Biên Phủ, mặt trận dân tộc thống nhất vẫn còn tồn tại. Những thành phần kết thành mặt trận đã được đánh giá về mặt giai cấp xã hội, và Đảng cộng sản nắm quyền cũng đã biết nguyện vọng của mỗi giai cấp. Rồi những phần tử chống đối tiềm ẩn trong mặt trận dân tộc thống nhất bị thanh trừng theo từng giai đoạn. Đầu tiên, toàn thể mặt trận chống lại giai cấp nguy hiểm nhất, mà ở Bắc Việt là giới địa chủ bóc lột. Mặc dù họ đã chiến đấu trung thành trong suốt toàn bộ cuộc cách mạng, nhưng bây giờ họ bị bêu xấu và bị chụp mũ là kẻ thù. Toàn thể mặt trận còn lại được vận động chống lại họ. Ở Bắc Việt giai đoạn đầu tiên này đã hoàn thành qua chiến dịch cải cách ruộng đất, và giai cấp địa chủ bị tiêu diệt. 

Giai cấp kế tiếp lên thớt là giới tư sản bóc lột, chủ các hiệu buôn lớn và chủ các nhà máy. Những cuộc thanh trừng liên tiếp này đều do mặt trận dân tộc thống nhất thực hiện cho đến khi tất cả các giai cấp mà biết đâu có thể chống đối ách cai trị cộng sản đều đã bị loại bỏ ra khỏi dân chúng. Đến lúc này những cuộc thanh trừng chấm dứt và rồi chỉ còn lại một mình chế độ cộng sản độc quyền cai trị dân chúng ngoan ngoãn.

P. J. Honey

Nguyên tác : Trích dịch từ bài phát biểu của giáo sư P.J. Honey trong cuộc hội thảo do viện Royal United Service Institute của Anh tổ chức vào tháng Hai, 1969, trang 15994-15995. Tựa đề tiếng Việt của người dịch.

Trần Quốc Việt dịch

P. J. Honey (1922-2005) là học giả Anh chuyên nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam. Ông từng sống ở cả hai miền Bắc và miền Nam Việt Nam, và rất thông thạo tiếng Việt. Ông đã dịch tác phẩm của học giả Trương Vĩnh Ký, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876), sang tiếng Anh.

********************

Tai họa dân tộc 

C.L. Dancey, Peoria Journal Star, 5/9/1969

Vào những ngày này thế giới đang tạo ra vài loại "anh hùng" và huyền thoại kỳ lạ, như được phản ánh qua những lời "khen ngợi" công khai dành cho "Bác Hồ" mới chết, trong đó có nhiều lời khen từ các nhà bình luận và phóng viên Mỹ "nhân đạo" và "cấp tiến" của chúng ta.

Ông được xem là "người quốc gia" và "nhà ái quốc" lớn đã làm được nhiều điều lớn lao cho đất nước mình.

mienbac3

Cải cách ruộng đất 1954 tại các tỉnh miền Bắc

Thời ấy là thời những đế quốc Pháp và Anh trên đường tan rã, đế quốc này thì bằng bạo lực và đế quốc kia thì qua thương lượng, nhưng tất cả các đế quốc đều không còn. Cho nên không thể nào có chuyện nếu không có Hồ Chí Minh và nếu không có chiến tranh ở Việt Nam thì quốc gia ấy ngày nay vẫn còn thuộc về đế quốc Pháp. Tất nhiên sẽ không có chuyện đó. Và cũng chẳng có chuyện gì hết.

Không, nếu như không vì Hồ và vì thú đam mê khủng bố và bạo lực và cai trị toàn trị của ông thì ngày nay Việt Nam đã là một nước tự do không có người Pháp, không có người Trung Quốc, không có người Nga, không có người Mỹ, và có lẽ đã thống nhất.

Ông là tai họa ghê gớm nhất từ xưa đến nay từng giáng xuống Đông Nam Á.

Bác Hồ đã áp đặt lên nhân dân ông chế độ chuyên chế mới, 25 năm chết chóc và tàn phá, và sự chia cắt đất nước hiện nay - khi chưa đến 25 năm bằng phương tiện ít đổ máu hơn họ có thể có tự do, thống nhất, và hòa bình giống như một số nước ở phía nam Tunisia.

(Ngoại lệ duy nhất đối với điều này trong toàn bộ đế quốc Pháp sẽ phải là Algeria nơi cuộc đấu tranh có lẽ không thể nào tránh khỏi do dân số Pháp đông đảo ở đấy và sự gắn bó mật thiết về kinh tế, địa lý và chính trị với Pháp.)

Xét về kết quả, Hồ Chí Minh không phải là thành công cho nước ông mà là thảm họa tước đoạt của họ sự thành công thật sự.

Xét về con người, đây là loại anh hùng gì ?

Chẳng hạn, George Washington sẽ là loại anh hùng gì nếu ông phát động cuộc khởi nghĩa chống người Anh bằng một cuộc tàn sát bí mật được tổ chức rộng rãi và tùng xẻo thường dân, hầu hết là phụ nữ và trẻ em-tạo ra sự bất ngờ bằng cách tiến hành "đàm phán" cho tới đúng cái "Đêm Hành Quyết" ? Nếu Washington rồi bắt đầu "tổ chức" nhân dân ở nông thôn bằng cách chặt tay phải của trẻ em ở những gia đình nào từ chối gia nhập bộ đội và từ chối cung cấp lương thực cho bộ đội thì sao ?

Washington sẽ là loại anh hùng gì nếu ông từ bỏ "liên minh chính trị" bao gồm tất cả các đảng phái dân chủ cho tới khi người Anh bỏ cuộc, và rồi ám sát Thomas Jefferson, Ben Franklin, Sam Adams, John Adams, John Hancockm, James Madison, và những người khác để thiết lập chế độ độc tài toàn trị phi dân chủ bao trùm lên toàn bộ đời sống của quần chúng ?

Washington sẽ là loại anh hùng gì nếu sau đấy ông đưa hàng ngàn quân vượt qua biên giới Canada để giết các viên chức Canada ở mỗi làng và thành thị, qua khủng bố và tra tấn buộc nông dân phải hợp tác trong cuộc chiến tranh du kích chống lại nhà cầm quyền Canada, và tiến hành cuộc chiến tranh vô tận như thế trong suốt 25 năm trời để thống nhất "các thuộc địa Mỹ" ?

Phải chăng chúng ta đã trở nên mù quáng, thần kinh, hay mất trí ? 

Nếu hoạt động của một người xấu xa không thể nào tả được thì chúng ta không nói. Nói ra chẳng danh giá gì. Khi nói ra sự thật rất xúc phạm đến đạo lý thì việc nói thật ấy chẳng xứng với hình ảnh của nhà bình luận. Vì vậy chúng ta tán dương ông, chúng ta nói rằng chỉ những người tuyên truyền chuyên về những tuyên bố cực đoan mới nói đến những hành vi dã man như thế, và che giấu sự thật rằng một số người trong xã hội chúng ta, giống như Bác Hồ, làm những hành động rất quá khích và rất dã man mọi rợ với những người thực sự bằng xương bằng thịt đang sống đang thở !

Tội ác tồn tại ở Mỹ. Tội ác chắc chắn tồn tại ! Một năm mười ba ngàn vụ giết người- những hành vi cá biệt mang tính cá nhân của những tội phạm hay những người bị bệnh tâm thần nặng, chứ không phải chính sách của nhà nước.

Và tội ác mà tồn tại trong những khu vực chiến tranh cũng là những hành vi cá biệt do nhầm lẫn, hoảng sợ, suy sụp tinh thần-chứ không phải chính sách của nhà nước.

Nhưng "Cụ Hồ, Bác Hồ tốt" đã mưu tính, tuyên truyền, huấn luyện, tổ chức và ra lệnh tàn sát và sát hại tập thể nhằm mục đích đã dự trù là khủng bố để cuối cùng áp bức đồng bào Việt Nam mình.

Và loại "chiến tranh" ông thích là chiến tranh chống lại thường dân, như ông thường xuyên chứng tỏ.

Ông bắt đầu cuộc "chiến tranh" của ông bằng những cuộc tấn công vào thường dân-và đưa cuộc chiến lên cao nhất qua việc xử dụng đạn pháo Nga dồi dào để pháo kích vào các khu vực dân cư, chứ không phải các mục tiêu quân sự.

Anh hùng như thế đấy !

Yêu nước như thế đấy !

Con người như thế đấy !

C.L. Dancey

Nguyên tác : "Ho Goes to Heaven", Peoria Journal Star, 05/09/1969, trang 25490 và 25491. Bài báo được dân biểu Mỹ Robert H. Michel trình bày trước Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 15/09/1969. Tựa đề tiếng Việt của người dịch.

Trần Quốc Việt dịch

Published in Diễn đàn

Đi din gii lãnh đo tnh Hòa Bình va loan báo skim tra toàn b d án dng khu hiu i đi nh ơn Ch tch H Chí Minh vĩ đitrên mt ngn đi phường Phương Lâm, thành ph Hòa Bình (1).

bac0

Tượng đài Nguyn Tt Thành và thân ph Nguyn Sinh Sc ti tnh Bình Đnh, 18/5/2017. (nh chp t Báo Bình Đnh)

Cũng vì vy, chưa rõ kế hoch dng khu hiu có 11 t, mi ch cao 10 mét, mi nét rng 1,4 mét, dày 0,6 mét này, trong 80 ngày và phi hoàn thành trước khi Hòa Bình t chc đi hi đng b tnh, có th hoàn thành đúng hn hay không ?

S dĩ gii lãnh đo tnh Hòa Bình phi… kim tra d án va k vì d án b công chúng ch trích kch lit. Trong bi cnh như hin nay, chng ai tán thành vic chi ti 11 t cho dng khu hiu mà tính ra mi t ngn ca công qu mt t !

Phn ng ca công chúng nói chung và ca nhiu đng viên, trong đó có không ít cán b lão thành cách mng nói riêng, c trên mng xã hi ln h thng truyn thông chính thc v s kin va k cho thy, "bác" không nhng không còn vô giá vì vĩ đi mà còn gim giá va nhanh, va nhiu ! H thng chính tr, h thng công quyn không th tùy tin s dng công qu đ chi vô ti v cho nhng d án, công trình nhm… tưởng nh hoc bày t sbiết ơn… dành cho "bác" như trước.

11 t mà gii lãnh đo tnh Hòa Bình quyết đnh chi đ bày t s… biết ơn… "bác", rõ ràng chng thm vào đâu so vi 1.400 t mà Sơn La tng mun chi cách nay năm năm đ xây dng qun th qung trường tượng đài đn th nhmtưởng nh và bày t s… biết ơn "bác". Hi đó, trước phn ng d di ca công chúng, đi din h thng chính tr, h thng công quyn Sơn La tng phi phân bua :Tượng đài "bác" ch chng 200 t. Khon tin 1.400 t là tng chi phí cho nhiu hng mc khác (2) !

Phân bua ca đi din gii hu trách Sơn La (chi phí dành cho… "bác" ch chng 1/7 tng chi ca d án), vô tình xác nhn, nhng cá nhân này toan đem"bác" đính kèm vào kế hoch xây dng qung trường, trung tâm hành chính mi ! Tuy nhiên h không lường được, kế hoch xây dng qung trường tượng đài đn th đtưởng nh và bày t s biết ơn "bác" li b công chúng phn đi d di đến mc, thượng cp phi ch đo đình ch d án.

Đó có l là ln đu tiên victưởng nh và bày t s biết ơn "bác" b trc trc ! Trên thc tế,tưởng nh và bày t s biết ơn "bác" hết sc tn kém. Cho dù ngân sách thâm thng, n nn liên tc gia tăng, chi tiêu cho phúc li xã hi, đu tư cho phát tin liên tc b ct gim nhưng h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam luôn luôn phóng tay chi cho nhng d ántưởng nh và bày t s biết ơn "bác". Đó cũng là lý do khiến nhng quy mô ca nhng d án loi này càng ngày càng ln !

Các d án, công trìnhtưởng nh và bày t s biết ơn "bác" sôi ni ti mc, tháng 5 năm 2015, B Văn hóa Th thao Du lch ca Vit Nam phi t chc mt hi tho v "Tiêu chí ni dung, đa đim xây dng tượng đài Ch tch H Chí Minh đến năm 2030". Theo "quy hoch" được công b ti hi tho đó thì t 2015 đến năm 2030, Vit Nam s xây dng thêm... 58 qun th qung trường tượng đàitưởng nh và bày t s biết ơn "bácnhưng do tài chính eo hp, các đa phương phi xếp hàng ch ti lượt mình (3).

***

S kin Sơn La phi chp nhn… "thit thòi" (4), hy b kế hoch chi 1.400 t đtưởng nh và… bày t s biết ơn… "bác" nhm "gii đc dư lun" đã khiến vic mượn "bác"… xài công qu chuyn hướng.

Sau khi Sơn La tht bi trong vic đem… "bác" đính kèm vào qung trường, trung tâm hành chính mi, các d án, công trình nhmtưởng nh và… bày t s biết ơn… "bác" bt đu được dán nhãn "xã hi hóa" !

V lý thuyết, "xã hi hóa" là hn chế ti đa vic s dng công qu, thc hin phn ln hoc toàn b kế hoch bng tin do công chúng hay các t chc phi chính ph, doanh nghip tư nhân đóng góp, song"xã hi hóa" các công trình tưởng nh và… bày t s biết ơn… "bác" thì… khác. "Bác" tr thành lý do đ h thng chính tr, h thng công quyn có th đem công th ra trao đi vi nhà thu. M đường cho phong trào "xã hi hóa" các công trình tưởng nh và… bày t s biết ơn… "bác" là Qung Bình !

Năm 2017, Hi đng nhân dân tnh Qung Bình b phiếu thông quaD án xây dng Qun th tượng đài H Chí Minh. Theo đó, chính quyn tnh Qung Bình giao cho mt công ty có tên là Sơn Hi 36 héc ta đt thành ph Đng Hi và công ty này s b ra 128 t đng đ thc hin d án (5). Du đó là đem công th đi công trình nhưng công trình li liên quan ti… "bác", thành ra không nơi nào thc mc, 36 héc ta đt thành ph Đng Hi đã được đnh giá thế nào, chng l ch có 128 t đng ?

Tuy nhiên, xét c v tính cht ln quy mô, c Qung Bình ln Công ty Sơn Hi chng là gì so vi Ngh An và Ngân hàng Bc Á (Bac A Bank). Cách nay bn tháng, nhân dp K nim 130 năm ngày sinh ca "bác", Ngh An t chc khánh thành "Đn th gia tiên Ch tch H Chí Minh" núi Chung, huyn Nam Đàn (Đn Chung Sơn). Theo h thng truyn thông chính thc Vit Nam, din tíchĐn Chung Sơn lên ti 83 héc ta, vi 18 hng mc.

Có mt đim rt đáng chú ý là công chúng không th biết chi phí xây dngĐn Chung Sơnlà bao nhiêu. Theo mt s cơ quan truyn thông thì Đn Chung Sơn thuc loi "công trình xã hi hóa mt phn" và Bac A Bank được chính quyn tnh Ngh An chn đ góp phn đó (6).Đn Chung Sơn du đã rt ln nhưng ch là mt phn caD án Bo tn, tôn to "Khu Di tích Kim Liên". "Khu Di tích Kim Liên" li gn vi kế hoch phát trin"Khu Du lch lch s, sinh thái văn hóa núi Chung".

Đã "xã hi hóa" nhưng"bác" vn còn là… bình phong che cho gii hu trách Ngh An khi phi tr li :Đn Chung Sơnđã ngn bao nhiêu t ca công qu ? Bac A Bank góp bao nhiêu và được hưởng nhng gì t t"Khu Di tích Kim Liên", "Khu Du lch lch s, sinh thái văn hóa núi Chung" ? H thng chính tr, h thng công quyn trung ương cũng dùng… "bác" làm… lý do đ khi phi báo cáo cho "dân biết, dân bàn" xem vic phê duyt nhng ưu đãi dành cho Bac A Bank có hp lý và hp pháp hay không ?

***

Thnh thong, h thng tuyên giáo, h thng truyn thông chính thc Vit Nam li nhc đến ước nguyn ln nht ca… "bác" : Tôi ch có mt s ham mun, ham mun tt bc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn đc lp, dân ta được hoàn toàn t do, đng bào ai cũng có cơm ăn áo mc, ai cũng được hc hành (7) Đem ước nguyn này so vi hin trng kinh tế, xã hi Vit Nam và nhng khon chi khng l nhm… tưởng nh và… bày t s biết ơn… "bác", t s hiu vì sao "bác" mt thiêng !

Chng l dùng đ mi th đon đ moi cho bng được công qu, thc hin đ loi d án, công trìnhtưởng nh và… bày t s biết ơn… "bác", bt chp nhân tâm, dân ý là… hc tp và làm theo tư tưởng H Chí Minh ?

T nhân danh "nguyn vng ca nhân dân" như Sơn La đ có th phung phí hàng ngàn t, đến "xã hi hóa" bng công th hết c trăm t như Qung Bình, hoc ém nhm, giu bit chi phí như Ngh An thm chí vì công chúng càng ngày càng d ng vi qung trường - tượng đài đn th dành cho… "bác" nên chuyn sangtưởng nh và bày t s biết ơn "bác" bng khu hiu, mi t ch mt t như Hòa Bình, rõ ràng, h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam đã dùng rt nhiu chiêu nhm gim giá xài… "bác". Bi kch nm ch, tuy không ngng sáng to, h giá tưởng nh và… bày t s biết ơn… "bác" t ngàn t xung chc t, thiên h vn không ưng !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 28/09/2020

Chú thích

(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/hoa-binh-se-kiem-tra-du-an-khau-hieu-11-chu-gia-hon-10-ti-1284273.html

(2) https://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/lanh-dao-son-la-tuong-dai-bac-chi-co-200-ty-dong-3280640/

(3) https://thanhnien.vn/van-hoa/quy-hoach-xay-dung-tuong-dai-chu-tich-ho-chi-minh-568164.html

(4) http://soha.vn/xa-hoi/chu-tich-son-la-chua-co-tuong-dai-la-thiet-thoi-cho-chung-toi-20150806095903434rf20150806095903434.htm

(5) https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/thuc-hien-du-an-tuong-dai-chu-tich-chi-minh-voi-nhan-dan-quang-binh.htm

(6) https://baonghean.vn/den-chung-son-nang-nghia-tuong-nho-tri-an-267685.html

(7) https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/ham-muon-tot-bac-cua-bac-ho-421662/

*******************

UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu làm rõ dự án lắp đặt 11 chữ hết hơn 10 tỷ đồng

RFA, 28/09/2020

Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình hôm 28/9 vừa có công văn chỉ đạo các sở ngành của địa phương làm rõ phản ảnh về dự án lắp khẩu hiệu 11 chữ tốn hơn 10 tỷ đồng đang bị dư luận chỉ trích.

bac1

Hình ảnh khẩu hiệu đang được lắp đặt trên đồi Ông Tượng ở tỉnh Hòa Bìn - Lao Động

Trong những ngày qua, báo chí trong nước và mạng xã hội đưa tin về dự án lắp đặt 11 chữ "Đời dời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại" trên đồi Ông Tượng ở tỉnh nghèo Hòa Bình, dự kiến hoàn tất trong năm 2020.

Cụ thể, vào tháng 5 năm 2020, UBND tỉnh Hòa Bình có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án lắp dựng khẩu hiệu gồm 11 từ trên đồi Ông Tượng với mức đầu tư dự kiến là 10,99 tỷ đồng, do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư.

Theo Công thông tin doanh nghiệp, công ty trúng thầu dự án này là Công ty Đầu tư Phát triển Anh Kỳ với giá trúng thầu là khoảng 10,2 tỷ đồng.

Theo truyền thông trong nước, khu vực đồi Ông Tượng đã bị sạt lở nghiêm trọng trong đợt mưa kéo dài nhiều ngày hồi tháng 10 năm 2017. Để đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống trong khu vực và đập thuỷ điện Hòa Bình, quốc lộ 6, UBND tỉnh đã xin chỉ đạo của Chính phủ thực hiện dự án xử lý khẩn cấp sạt lở ở khu vực này với mức đầu tư gần 340 tỷ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2020. Tuy nhiên, dự án đang bị chậm tiến độ vì thiếu vốn.

Vì vậy, việc lắp đặt 11 chữ với hơn 10 tỷ đồng trên địa điểm này đã khiến dư luận và báo chí trong nước đặt nhiều câu hỏi.

Trước đó, bà Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh, được báo chí trong nước trích lời cho biết việc lắp đặt khẩu hiệu ở khu vực này là rất cần thiết vì đây là nơi tập trung nhiều công trình quan trọng bậc nhất của tỉnh. Bà Niềm giải thích việc chi phí đắt đỏ là do địa hình núi cao nên việc vận chuyển các vật liệu đều làm thủ công.

Nguồn : RFA, 28/09/2020

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 3