Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vì sao cơ quan tố tụng "cấm khẩu" chứng cứ Hồ Duy Hải dự đám tang trong thời điểm xảy ra vụ án Bưu Điện Cầu Voi ?

anoan1

Luật sư Trần Hồng Phong (bìa phải), người suốt nhiều năm qua đã hỗ trợ pháp lý, cùng gia đình kêu oan cho bị án Hồ Duy Hải. (Ảnh : Luật sư Trần Hồng Phong cung cấp)

Vừa qua, Đài VOA đưa thông tin "Hàng trăm người kêu gọi tổng bí thư và chủ tịch nước Việt Nam điều tra lại 3 vụ ‘án oan’". Bài viết nêu sự kiện "Hàng trăm người đã ký tên vào một thỉnh nguyện thư do các luật sư thảo ra để yêu cầu các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam cùng các cơ quan có thẩm quyền xem xét và điều tra lại các vụ án mà họ cho là oan sai đối với các tử tù Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và Lê Văn Mạnh, trong đó ông Mạnh đã bị hành quyết" (1).

Đây là Thỉnh nguyện thư được Luật sư Lê Văn Hòa, Giám đốc "Công ty trách nhiệm hữu hạn Luật VH và Cộng sự" – Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Ban Nội chính Trung ương khởi thảo.

Tính đến ngày 6/11/2023 đã có 399 người ký "Thỉnh nguyện thư" về 3 vụ án oan Nguyễn Văn Chưởng - Hồ Duy Hải - Lê Văn Mạnh, và 609 người chia sẻ bài viết này (2).

Trong nền tư pháp mù lòa, chuyên chế của những điều luật 331 Bộ Luật hình sự, việc lên tiếng và ký tên hưởng ứng này là hành động dũng cảm, trách nhiệm, dấn dân vì công lý hết sức trân quý.

Nội dung thư Thỉnh nguyện khái quát khá đầy đủ dấu hiệu oan sai của ba vụ án. Riêng trường hợp Hồ Duy Hải, sau phiên tòa Giám đốc thẩm đầy tai tiếng, nhiều thông tin, chứng cứ mới đã được tiết lộ cho thấy Hồ Duy Hải hoàn toàn ngoại phạm. Đặc biệt là sự kiện có bảy nhân chứng đã cung cấp thông tin, chứng cứ xác định thời gian xảy ra vụ án Hồ Duy Hải tham dự đám tang ông Tư Lan trước sự chứng kiến của nhiều người.

Ngày 21/07/2021, Luật sư Trần Hồng Phong đã có Đơn trình bày :

* Cung cấp chứng cứ ngoại phạm của bị án Hồ Duy Hải

* Tố giác hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án

* Đề nghị xem xét lại quyết định Giám đốc thẩm

* Kiến nghị kháng nghị tái thẩm

gởi các cơ quan chức năng, lãnh đạo đảng nhà nước. Xin trích giới thiệu một phần nội dung đơn.

"Tháng 5/2021 vừa qua chúng tôi đã tiếp nhận được những tài liệu, chứng cứ có nội dung đặc biệt quan trọng và mới, thể hiện việc tối ngày 13/1/2008, bị án Hồ Duy Hải không hề vào bưu cục Cầu Voi mà đi dự đám tang ông Hồ Chi (tên gọi khác là Tư Lan), một người hàng xóm cách nhà Hải 500m. Thời điểm Hải có mặt tại đám tang là từ lúc 19g50 đến 21g – trùng với thời điểm mà từ trước đến nay Hồ Duy Hải bị Cơ quan điều tra công an tỉnh Long An quy kết đã vào Bưu cục Cầu Voi (khoảng 19g30) và sau đó sát hại hai nữ nạn nhân lúc khoảng 20g30’.

Những chứng cứ mới này cũng phù hợp với 2 bản lời khai của Hồ Duy Hải có trong hồ sơ điều tra. Cụ thể là : Bản tường trình do Hải tự viết tay và Biên bản ghi lời khai của Hồ Duy Hải ngày 20/3/2008. Đây là tài liệu được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xác định là "lời khai ban đầu của Hồ Duy Hải", có trong hồ sơ điều tra, nhưng đã bị Cơ quan điều tra công an tỉnh Long An rút khỏi hồ sơ vụ án. Vấn đề này được nêu rõ trong Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 15/QĐ-VKSNDTC-V7 ngày 22/11/2019 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (trang 9) và Quyết định giám đốc thẩm số : 05/2020/HS-GĐT ngày 8/5/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (trang 19, 20).

Đó là các đơn trình bày, xác nhận và cam kết của các nhân chứng có tên sau đây đều khẳng định tối 13/1/2008, khoảng từ 19g50 đến 21g, họ đã gặp và nhìn thấy Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Tư Lan. Mọi người đều thấy Hải có hành động phụ giúp gia đình bà Tư Lan : rót trà mời khách tại đám tang. Các nhân chứng đều bày tỏ mong muốn sự thật được làm sáng tỏ, không để oan cho Hồ Duy Hải.

anoan2

Từ trái qua : Nhà báo Nguyễn Đức, bà Tư Lan và Luật sư Trần Hồng Phong. Nguồn : CTV TD

Cụ thể các nhân chứng đã trình bày và xác nhận như sau (trích từ đơn của các nhân chứng) :

1. Lời trình bày và xác nhận của bà Nguyễn Thị Tư (Tư Lan), sinh 1952 – ngày 16/5/2021

"Chồng tôi mất tối ngày 12/1/2008, khi xe chở xác về nhà đã tối (khoảng 23g), xe bị tắt máy 2 lần. Gia đình tẩm liệm, nhập quan và báo tang ngày hôm sau 13/1/2008.

Tối 13/1/2008, cháu Hồ Duy Hải có đến phụ giúp đám tang chồng tôi, tại đám tang cháu Hải phụ bưng bê chén đĩa, rót nước trà mời khách. Tôi nhận ra cháu Hải vì cháu là người rất nổi bật, dáng cao, da trắng.

Qua sáng hôm sau (14/1/2008), khi đưa chồng tôi đi chôn, cháu Hải là người khiêng quan tài chồng tôi khi hạ huyệt. Tôi biết rõ cháu Hải vì cháu là người trong xóm, thường mua bánh mì của tôi. Thường ngày cháu Hải gọi tôi là dì, tính hiền, rất lễ phép".

2. Trình bày và xác nhận của ông Võ Phi Hùng (sinh 1957)

Đơn trình bày v/v xác nhận và cung cấp thông tin việc Hồ Duy Hải có mặt trong đám tang ông Hồ Chi (Tư Lan) đêm 13/1/2008 - ngày 23/4/2021.

"Tôi xác nhận từ 13/1/2008 chưa có cơ quan chức năng nào đến phỏng vấn hỏi tôi về việc Hồ Duy Hải có ở đám tang ông Hồ Chi (nêu trên) hay không. Nay có một số việc liên quan tôi muốn xác nhận và cung cấp cho cơ quan chức năng như sau :

Tối 13/1/2008 tôi đến viếng đám tang ông Hồ Chi vào lúc 18 giờ. Đến gần 20 giờ thì thấy cháu Hải (con cô Loan) đến phụ đám tang ông Hồ Chi (Tư Lan).

Hải phụ bưng dọn trà, nước, bánh… đãi khách. Hơn 20 giờ tôi về (khoảng 20g15 phút) tôi về (lúc đó cháu Hải đang phụ đám). Sau đó tôi không biết cháu Hải đi đâu và làm gì. Tôi cam đoan sự việc trình bày trên là đúng sự thật. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trên".

3. Trình bày và xác nhận của ông Huỳnh Văn Thanh (sinh 1968, còn gọi là Bảy Thanh)

Đơn trình bày xác nhận và cung cấp thông tin - ngày 23/4/2021

"Vào tối ngày 13/1/2008 khi tôi đóng cửa tiệm tạp hóa xong thì đi vào đám ma anh Tư Lan (Hồ Chi) ở xóm chùa.

Đến đám tang lúc đó khoảng 19g30, tôi thăm hỏi và ngồi nói chuyện một lúc khoảng 30 phút sau thì thấy có cháu Hồ Duy Hải con của chị Loan có đến phụ bưng dọn trà nước ở đám tang anh Tư Lan (Hồ Chi), và cháu Hải có đến bàn của tôi ngồi. Cháu Hải có nói là chào cậu Bảy đến dự đám tang hả. Và tôi cũng có chào cháu Hải. Trong đám tang lúc đó có rất đông người đến dự. Tôi thì vẫn thấy cháu Hải bưng trà nước vô tiếp cho mấy bạn khác cùng với đám.

Đến khoảng hơn 21g thì Hải có đến hỏi đi về. Còn tôi thì còn ở lại trò chuyện cùng với mấy anh em trong xóm đến hơn 22g thì tôi mới đi về.

Lời trình bày của tôi là sự thật, tôi xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong suốt thời gian qua, tôi không thấy ai là người đại diện đến hỏi và xác nhận ở tôi".

4. Trình bày và xác nhận của ông Nguyễn Thế Vinh (sinh 1979)

Bản tường trình sự việc và cung cấp thông tin - ngày 10/5/2021

anoan3

Nhân chứng Nguyễn Thế Vinh cầm tờ giấy ghi lời khai. Nguồn : CTV TD

"Khoảng 19g00 đêm 13/1/2008 tôi từ nhà vợ ở thị trấn Thủ Thừa vào đám tang ông Tư Lan (ông Hồ Chi), tôi vào viếng tang và ngồi vào bàn cùng mấy người trong xóm, ngồi uống trà và cùng nhâm nhi với mấy người bạn cùng xóm (như : Bé Tư (tên Hiển), Cu Anh, cậu Hải em, Tín, cậu Thu, Măng, Hà Tuyền chung bàn cạnh bàn cạnh bàn Thi Ân.

Trong đám tang tôi còn thấy người : Bảy Tèo (Bảy Thanh), Ba Thẹo, cậu 2 Hùng, tôi ngồi khoảng gần 20g00 thì thấy Hải vào dự đám tang có gật đầu chào tôi và mấy anh em ngồi chung.

Tôi thấy Hải vào có phụ đám bưng bê trà nước và đồ ăn trong đám. Khoảng 20g30 tôi chuẩn bị về có Hải lại ngồi chung bàn có nói chuyện nhau vài câu, tôi đứng dậy chào bàn đi về và có vỗ vai Hải nói (có chơi thì đừng khuya quá để về nghỉ ngơi). Tôi tranh thủ về phụ vợ chăm lo sữa uống, ru con, tã ướt vì con tôi còn nhỏ và nghỉ ngơi sáng mai để đi làm (chạy xe ôm).

Từ đêm dự đám tang ông Tư Lan đến ngày hôm nay tôi xác thực rằng không có cơ quan nào đến hỏi tôi có gặp Hải đêm 13/1/2008 trong đám tang đó hay không.

Những lời trình bày trên hoàn toàn đúng sự thật. Tôi cam đoan và chịu trách nhiệm trước pháp luật".

5. Xác nhận và trình bày của ông Huỳnh Thế Hiển (sinh 1983)

Bản tường trình v/v gặp Hồ Huy Hải trong đám tang ông Tư Lan đêm 13/1/2008 – ngày 11/5/2021

"Tôi đến phụ đám tang ông Tư Lan vào lúc hơn 06g30 tối. Trên đường đi tôi gặp Hải khúc gần chùa. Tôi có nói chút (nữa) lại phụ đám, khách đông lắm. Hải nói đi trước đi, tắm xong tao lại. Khoảng hơn một tiếng đồng hồ sau tôi thấy Hải đến (khoảng 7g50 tối). Chúng tôi phụ việc trong đám như : dọn bàn, chén đũa, nước đá…

Khoảng 9g tối Hải đi về (tôi không biết Hải đi đâu) tôi tiếp tục phụ dọn dẹp đến gần 5g sáng mới về nhà. Trong đám tang tôi thấy rất nhiều người đi dự như : anh Thanh (7 Tèo), anh Tín, Cu Anh, anh Măng, Hà Tuyên, chú Hải eM, cậu Thu, anh Ba Thẹo …

Tôi nhớ khoảng ngày 22 hoặc 23/3/2008, anh Nguyễn Thanh Hải (công an xã Nhị Thành) có đến gặp tôi nói lên xã Nhị Thành có chút việc. Khi đến tôi được lấy lời khai bởi một anh không mặc đồ công an. Anh hỏi tôi và ghi biên bản : là có thấy Hải có đi dự đám tang ông Tư Lan hay không và tôi đã trình bày là tôi có gặp Hải ở đó. Và tôi có ký biên bản và ra về. Và từ đó đến nay không có cơ quan chức năng nào hỏi tôi nữa.

Đây là trình bày của tôi đúng sự thật xin gửi tới quý cơ quan giúp vụ án mau sáng tỏ. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với trình bày trên trước pháp luật".

6. Đơn trình bày của ông Lê Tiến Dũng (sinh 1953, còn gọi là Út Ca)

Đơn trình bày về việc xác nhận và cung cấp thông tin Hồ Duy Hải có mặt trong đám tang ông Hồ Chi đêm 13/1/2008 - ngày 22/5/2021.

"Tôi xác nhận từ ngày 13/1/2008 chưa có cơ quan chức năng nào phỏng vấn, hỏi tôi về việc Hồ Duy Hải có mặt ở đám tang ông Hồ Chi hay không.

Nay có một sự việc tôi muốn xác nhận và cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng như sau : Tối 13 tháng giêng năm 2008 tôi đến viếng đám tang ông Hồ Chi vào lúc 19g đến gần 20g thì thấy Hồ Duy Hải con chị Loan đến phụ đám tang ông Hồ Chi. Đến khoảng 21g tôi về còn Hồ Duy Hải về khi nào thì tôi không biết.

Trên đây là sự việc tôi đã thấy và xác nhận là đúng sự thật. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nội dung trên".

7. Trình bày và xác nhận của bà Nguyễn Thị Len (sinh 1967)

Tờ tường trình - ngày 16/5/2021.

"Sáng ngày 14/1/2008 tôi đi đám ma ông Hồ Chi (Tư Lan), tôi hỏi Hồ Huy Hải tối con đi đám ma đã cúng tiền điếu cho mẹ con chưa, nếu chưa Út (tôi) cúng dùm. Hồ Duy Hải nói tối này con cũng cúng dùm mẹ rồi, Út khỏi cúng nữa.

Sau khi Hồ Duy Hải bị bắt sau vài ngày có điều tra viên Trần Quang Tiến và ông Nguyễn Công Đỉnh lên hỏi tối hôm 13/1/2008 Hồ Duy Hải làm gì, tôi nói Hồ Duy Hải đi đám ma, hai điều tra viên nói ồ Duy Hải đâu nói đi đám ma mà bà nói và không ghi lời khai tôi vào giấy gì cả.

Tôi cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, có gì sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật".

***

Sau khi xem xét nội dung và cẩn trọng đánh giá, chúng tôi cho rằng 100% những thông tin do các nhân chứng nêu trên cung cấp là sự thật. Đó là tối ngày 13/1/2008, từ lúc khoảng 19g50 đến 21g, Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Tư Lan, phụ giúp việc bưng bê, rót nước. Nhiều người nhìn thấy và nói chuyện với Hải.

Việc Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Tư Lan, không hề vào Bưu cục Cầu Voi tối 13/1/2008 cũng hoàn toàn phù hợp với những tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải và hàng loạt điểm mâu thuẫn khác trong hồ sơ vụ án mà chúng tôi đã phân tích và nêu ra trong các đơn kêu oan cho Hồ Duy Hải đã gửi trong suốt hơn 10 năm qua.

Nếu những chứng cứ mới này được kiểm tra, điều tra lại và làm rõ, thì đủ cơ sở để khẳng định Hồ Duy Hải đã bị kết án tử hình oan. Toàn bộ những chứng cứ và lý lẽ kết tội của Cơ quan điều tra công an tỉnh Long An sẽ hoàn toàn bị "sụp đổ", và đồng thời làm rõ được hành vi cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của những người có liên quan…".

Đáng tiếc trước những chứng cứ quan trọng và rỏ ràng ấy, hai năm qua, các cơ quan chức năng hoàn toàn im lặng. Báo chí nhà nước cũng hoàn toàn bị bịt miệng về thông tin này. Trong 800 tờ báo, chỉ duy nhất báo Dân Việt đăng thông tin "Nhân chứng mới nói rõ những việc Hồ Duy Hải đã làm ở đám tang đúng đêm xảy ra án mạng". Trong đó báo ghi nhận "Những nhân chứng đều viết giấy cam kết nhìn thấy Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Hồ Chi (tên gọi khác là Tư Lan) từ khoảng 20h đến 21h, tối 13/1/2008 ở Ấp 1 xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Hải cùng những người khác bưng nước trà mời khách…" (3).

Hơn thế nửa, trước đây, Luật sư Trần Hồng Phong có blog cá nhân Dan Den có mục cập nhật tất cả thông tin tài liệu vụ án Hồ Duy Hải, trong đó có cả Đơn Trình Bày mà chúng tôi trích dẫn, nhưng sau đó, blog này cũng không truy cập được (4).

Có thể ai đó đã hack hoặc dùng quyền lực an ninh mạng để khóa miệng dân đen. Phải chăng không thể giải đáp nên cơ quan tố tụng đã "cấm khẩu" trước chứng cứ ngoại phạm này ?

(xin gởi đính kèm toàn văn đơn)

Đơn kiến ngh cung cp chng c ngoi phm H Duy Hi ngày 21.7.2021

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 06/11/2023

1. https://www.voatiengviet.com/a/hang-tram-nguoi-keu-goi-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-viet-nam-dieu-tra-lai-3-vu-an-oan/7343659.html

2. https://www.facebook.com/levanhoa256/posts/pfbid0sCuCcWHPyoCXd9VVN3ecdQ4uMKngsxTzCwhVkKYM1pzHKMZuFdPTWrF5BSfCaWRal

3. https://danviet.vn/nhan-chung-moi-noi-ro-chi-tiet-ho-duy-hai-da-lam-o-dam-tang-dem-xay-ra-an-20210627005311867.htm

4. https://sites.google.com/a/ecolaw.vn/sites/system/errors/WebspaceNotFoun...

Published in Diễn đàn

Thăm lại bưu điện Cầu Voi và tìm chứng cứ ‘giải oan’ cho tử tù Hồ Duy Hải

Mới đây trong một chuyến công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh tôi đã xuống Long An thăm gia đình tử tù Hồ Duy Hải và ghé thăm hiện trường vụ án Bưu điện Cầu Voi.

cauvoi1

Ảnh chụp tại hiện trường Bưu điện Cầu voi, cánh cổng sắt phía sau của bưu điện nơi cho rằng Hải đã trèo ra ngoài rồi vòng lên cổng trước lấy xe máy đi về, phía sau cổng sắt là cánh cửa mở vào nhà vệ sinh nơi thu giữ được dấu vân tay trên vòi khóa nước lavabo

Mặt tiền căn nhà nơi từng là bưu điện hướng ra đường Quốc lộ 1A, cung đường huyết mạch nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây, phía trong cánh cổng sắt hoen rỉ là một cây trứng cá ở trong sân có cảnh ngả ra bốn phía vươn qua khỏi hàng rào.

Do không vào được bên trong nên tôi đi theo một lối đi nhỏ bên hông vòng ra phía sau bưu điện và dừng lại chụp vài bức ảnh ở cổng sau, nơi được cho là Hồ Duy Hải sau khi gây án đã trèo qua cổng để ra ngoài rồi đi vòng lên cổng chính lấy xe máy đi về.

Sau khi xem hiện trường về đối chiếu lại với những nội dung mô tả trong hồ sơ vụ án tôi thấy có vài điều phải suy nghĩ.

Mâu thuẫn trong lập luận

Trong Quyết định giám đốc thẩm, tại phần nhận định của tòa án, đối với nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát cho rằng Hải khai sau khi gây án thì trèo qua cổng sau của Bưu điện Cầu Voi đi ra ngoài, nhưng khi khám nghiệm hiện trường thì trên cánh cổng sau không có bất kỳ vết máu nào.

Làm rõ nội dung này tòa án cho rằng theo lời khai của Hải thì sau khi sát hại nạn nhân đã vào nhà vệ sinh rửa dao, rửa tay và gột quần áo, bởi vậy nên tòa án cho rằng hiện trường không có dấu vết máu để lại trên cổng sau là đúng thực tế với lời khai của Hải.

Như thế dựa vào chính nhận định của tòa án và dựa theo suy đoán hợp lý thì Hải sẽ phải để lại dấu vân tay ở nhà vệ sinh mà cụ thể là trên tay nắm mở vòi khóa nước ở lavabo.

Nhưng ở ngay nội dung tiếp theo trình bày quan điểm về dấu vân tay thu được trên tay nắm mở vòi nước ở lavabo, tòa án cho rằng việc không trùng khớp với dấu vân tay của Hồ Duy Hải không phải là tình tiết chứng minh yếu tố ngoại phạm của Hải.

cauvoi2

Luật sư Ngô Ngọc Trai đã xuống Long An thăm gia đình tử tù Hồ Duy Hải và ghé thăm hiện trường vụ án Bưu điện Cầu Voi

Quyết định giám đốc thẩm cho rằng mặc dù không phát hiện dấu vân tay thu được tại hiện trường trùng với dấu vân tay của Hải nhưng căn cứ vào các lời khai nhận tội của Hải phù hợp với bản ảnh hiện trường, biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản giám định pháp y, kết quả thực nghiệm điều tra, lời khai của người làm chứng và các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án đủ căn cứ xác định Hải là người thực hiện hành vi phạm tội.

Như thế tôi thấy là có sự mâu thuẫn trong nội dung lập luận, một mặt thì khẳng định Hải đã vào nhà vệ sinh rửa tay nên không để lại vết máu trên cánh cổng sau, mặt khác qua giám định cũng đã thừa nhận dấu vân tay trên vòi khóa nước lại không phải của Hải.

Và vẫn khẳng định Hải là thủ phạm dù vân tay không trùng khớp với dấu vân tay ở vòi khóa nước lavabo.

Bằng chứng vô tội

Cũng trong Quyết định giám đốc thẩm có nội dung cho biết trong quá trình khám nghiệm hiện trường cơ quan điều tra phát hiện thu giữ một số dấu vết đường vân ở mặt trong cửa kính trên cánh cửa sau và trên tay nắm mở vòi nước ở lavabo.

Cơ quan điều tra đã thu thập vân tay của khoảng 144 người nghi có liên quan để truy nguyên với các dấu vết đường vân thu tại hiện trường, nhưng không có kết quả trùng khớp.

Điều này khiến tôi băn khoăn suy nghĩ.

Thực tế không rõ là đã có 144 người được gọi đến cơ quan điều tra để hỏi han và lấy dấu vân tay, hay là chỉ có một số người được triệu tập đến làm việc như vậy, còn một số khác thì trong diện tình nghi và cơ quan điều tra đã trích xuất trong kho hồ sơ lưu trữ danh chỉ bản những người từng có tiền án tiền sự, lấy dấu vân tay của họ trong hồ sơ và đưa lên máy đối chiếu với dấu vân tay thu được ở hiện trường.

Nhưng dù là làm theo cách nào, việc thu thập dấu vân tay của 144 người và so sánh đối chiếu với dấu vân thu được ở hiện trường, đã cho thấy những nỗ lực cố gắng rất lớn của cơ quan điều tra trong xác minh truy tìm thủ phạm.

Hẳn là khi làm việc đó, diễn ra trong thời gian nhiều ngày, trong đầu mọi người đều đã suy nghĩ rằng người có dấu vân tay trùng khớp chính là kẻ đã gây án và trong lòng mọi người khi thực hiện công việc truy nguyên dấu vết hẳn đã mang hy vọng sẽ tìm ra được người đó.

Đây thật ra cũng chỉ là biện pháp điều tra căn bản nhưng trọng yếu của nghiệp vụ điều tra dựa vào dấu vết đường vân, đặc điểm sinh trắc học khác nhau của mỗi người, mà ngành điều tra tội phạm học của các nước trên thế giới họ đều đã làm từ hàng trăm năm qua trong những vụ án giết người không có nhân chứng.

cauvoi3

Ảnh chụp tại hiện trường Bưu điện Cầu voi, cánh cổng sắt phía sau của bưu điện nơi cho rằng Hải đã trèo ra ngoài rồi vòng lên cổng trước lấy xe máy đi về, phía sau cổng sắt là cánh cửa mở vào nhà vệ sinh nơi thu giữ được dấu vân tay trên vòi khóa nước lavabo

Gần đây qua các bài báo ‘Vụ án tử tù Hồ Duy Hải : Dấu vân tay ở hiện trường là của ai ?’ Và bài ‘Từ vụ án bên Trung Quốc áp dụng công nghệ mới nghĩ về vụ án tử tù Hồ Duy Hải’ tôi đã dẫn chiếu hai vụ án ở Mỹ và Trung Quốc cho thấy họ đều truy tìm đến cùng người để lại dấu vân ở hiện trường.

Trong vụ án ở nước Mỹ, cảnh sát sau khi đối chiếu dấu vân tay của hàng trăm người vẫn không tìm ra người trùng khớp, hồ sơ bị ách lại, cho đến nửa thế kỷ sau nhờ công nghệ hiện đại qua thiết lập, lưu trữ và sàng lọc dấu vân tay, họ mới tìm ra được thủ phạm trong một vụ án nửa thế kỷ trước có hai cảnh sát bị bắn chết.

Dẫn ra câu chuyện đó để cho thấy rằng các nước họ truy đến cùng người có dấu vân tay trùng khớp để xác định đó chính là thủ phạm.

Trong vụ án Hồ Duy Hải, sự nỗ lực trong việc so sánh đối chiếu dấu vân tay của 144 người đã cho thấy nhận thức ban đầu về xác định thủ phạm là người có dấu vân trùng khớp, vậy thì phải hiểu thế nào khi mà sau đó cơ quan điều tra lại kết luận Hồ Duy Hải là thủ phạm dù dấu vân không trùng khớp ?

Rõ ràng là việc làm sau trái ngược hoàn toàn với nhận thức của việc làm trước, việc làm trước mà đã có sự đúng đắn với khoa học pháp lý và kinh nghiệm quốc tế.

Thử hỏi, nếu có thể kết tội người có dấu vân không trùng khớp, nếu người có dấu vân không trùng khớp vẫn có thể là thủ phạm, thì việc trùng khớp hay không trùng khớp nào còn có ý nghĩa gì, sao phải vất vả đối chiếu tới tận những 144 người ?Đằng sau những câu hỏi là những nhận thức pháp lý trái ngược, dẫn đến những cách làm đúng và cách làm sai.

Thực tế chỉ có một cách hiểu đúng và làm đúng trong vụ án này, đó là thủ phạm sau khi gây án đã rửa tay và để lại dấu vân trên vòi khóa nước lavabo, bởi vậy cần phải truy tìm bằng được người có dấu vân trùng khớp và đó mới chính là thủ phạm.

Nếu không phải vậy thì toàn bộ kiến thức khoa học pháp lý về dấu vết đường vân sẽ cần phải bãi bỏ.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 08/06/2023

Luật sư Ngô Ngọc Trai làm việc tại Văn phòng Luật Công chính, Hà Đông, Hà Nội.

Published in Diễn đàn

Để nói lên sc mnh và văn minh ca mt quc gia, đc bit là th chế dân ch, nó không chỉ dựa vào ngành hành pháp có thi hành đúng lut hay không, mà còn ph thuc vào rất nhiu yếu t khác.

hdh1

Trang Kim Sát Online ca Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hôm 05/05/2020 đăng hình bà Nguyn Th Loan, m ca t tù H Duy Hi liên tc kêu oan cho con. Photo Kiem Sat online.

Trước hết, chúng ta cn nhìn xem phía đi lp có đ sức mnh đ kim soát và cân bng quyn lc, cũng như làm cho phía cm quyn phi có trách nhim gii trình. Mt chính quyn quá mnh trong khi bên đi lp quá yếu thì thế cân bng này là nguy him.

Ngành lp pháp cũng phi đủ mnh đ luôn điu chnh và đồng thời đ ra các lut mi thích nghi vi nhng thay đi ca xã hi và ca thế gii chung quanh, cũng như kim chế quyn lc ca ngành hành pháp.

Truyn thông cn có sự đc lp, đa dng và liêm chính đ đưa thông tin trung thc và đa chiu đến người dân. Vì thể chế dân ch luôn cn người dân có kh năng và kiến thc đ làm ch, ch không th làm ch bi chính sách ngu dân.

Các t chc xã hi dân s cũng phi luôn mnh m, đc lp và có ngun lc thích hp đ hot đng, thay vì ph thuc vào tài tr ca chính quyn.

Trên hết, và có l quan trng nht, mt nn dân ch vng n bt buc phi đ cao và phc v cho công lý. Không nơi nào đi din công lý rõ ràng hơn ngành lut và ngàn tư pháp. C hai phi hoàn toàn có tính đc lp và vng mnh. Như vy thì công lý xã hi mới được bảo đảm mt cách ti đa có th.

V án H Duy Hi

Tại Việt Nam, các chánh án không nhng không đi din cho công lý, mà còn ngi chm trên hiến pháp và pháp lut. H không tuân th hiến pháp, pháp lut, quy trình hay bt c chun mc nào. Chúng ta có th thy rõ qua v án H Duy Hi đang gây xôn xao trong dư luận gn đây [1].

Đây là mt v án nghiêm trng nhưng tiến trình và cung cách x lý thì đy vn đ và lỗ hng. Th nht, v án tuy đã kéo dài 12 năm nhưng lut sư bào cha ch có cơ hitrình bày 20 phút. Th hai, hai phiên tòa x trước đây (sơ thm và phúc thm), ch yếu là da trên h sơ v án và các bng chng thu thp được ; ch có ln sau cùng, phiên giám đc thm din ra ngày 6 đến 8 tháng Năm 2020, thì lut sư Trn Hng Phong, người bào cha chính cho H Duy Hi, mi được mi tham d. Th ba, gia đình H Duy Hi, k c người m,không được d phiên x này. Th tư, nhng người đng đu ngành tư pháp li vi phm lut một cách trng trn. Tr li phng vn trên BBC, lut sư Ngô Anh Tun cho biết :

Cn phi nói rõ ràng rng, hành đng hi đng giám đc thm hôm 6/5 'mi khéo' lut sư Trn Hng Phong ra khi tòa ch sau 20 phút trình bày, và không cho tham d các ngày tiếp theo, là vi phm pháp lut.

Theo khon 2, điu 386 B lut T tng Hình s năm 2015, trường hp người b kết án, người bào cha, người có quyn li, nghĩa v liên quan đến kháng ngh có mt ti phiên tòa thì nhng người này được trình bày ý kiến v nhng vn đ mà Hi đng giám đc thm yêu cu.

Lut cũng ghi rõ, rng ch ta phiên tòa phi to điu kin cho người tham gia t tng "trình bày hết ý kiến, tranh lun dân ch, bình đng trước tòa án".

Nghĩa là lut thì có, nhưng nhng người đng đu ngành tư pháp Vit Nam không xem nó ra gì c.

Dù sao, đi vi lut sư Ngô Anh Tun, vic cho phép lut sư Trn Hng Phong tham d phiên tòa giám đc thm là rt quý hiếm trong phiên tòa mang tính quyết đnh như thế.

Nghĩa là đã có tiến b lm ri. Còn bình thường thì không biết rng rú đến c nào.

Còn lut sư Trn Hng Phong thì khng đnh đã có s "vi phm" và "sai phm" mt cách c ý ca các cơ quan tiến hành t tng trong tt c các giai đon ca quá trình gii quyết v án.

Phn ln nhng người hiu biết và theo dõi sát v án này cho rng, Hội đng Giám đc thmcho thy h đã sai t bn cht, nguyên tc, th tc cho đến tng chi tiết pháp lý.

Nn công lý Vit Nam qua v án H Duy Hi kết thúc mt cách bi đát. Bin pháp cui cùng đ cu H Duy Hi là bnkiến ngh thư gi đến Ch tch Nước Nguyn Phú Trng vi quyn sinh sát trong tay.

Nhu cu hoàn toàn đc lp ca ngành lut và ngành tư pháp

Hoàn toàn đc lp không có nghĩa tuyt đi đc lp. Mà có gì tuyt đi trong đi này !

S b nhim vào vai trò chánh án ca tòa án ti cao ti M, chng hn, luôn luôn là mt quyết đnh chính tr. Đng Cng hòa thì phn ln ch trương b nhim nhng chánh án bo th, trong khi Đng Dân ch thì phn ln b nhim người cp tiến. Nhưng vn có nhiu ln trong lch s, các tng thng Hoa K chn nhng người xng đáng nht thay vì da vào xu hướng cp tiến hay bo th.

Tuy nhiên, mt khi đã nm vai trò và trách nhim này, các chánh án ca tòa án ti cao Hoa K phc v cho đến khi không th na, và h hoàn toàn đc lp trong các phán quyết ca mình.

Ti Úc, tiến trình chn lc và đ c chánh án có s cân nhc và tính toán sâu sc đ bo đm được tính đc lp ca nhng vai trò này [2]. K t ngày thành lp liên bang Úc, đúng hơn là trước khi thành lp, đã có s nghiên cu và tho lun trit đ v tiến trình tuyn chn chánh án. Điu 72 trong Hiến pháp Úc ghi rng các Chánh án Tòa án Ti cao được Tng Toàn quyn Úc, vi s tham kho ca Hi đng Hành pháp Liên Bang (Federal Executive Council), b nhim ; không th b cách chc tr khi Tng Toàn Quyn, vi s tham kho ca Hi đng Hành pháp Liên Bang trình bày trước c hai vin cùng lúc, quyết đnh da trên hai nguyên do là hành vi bt xng hay không đ năng lc ; lương bng ca h phi do Lp pháp quyết đnh và không th b gim đi khi còn ti chc ; phi v hưu khi đến tui 70 [3].

Tính minh bch trong tiến trình thôi cũng chưa đ. Cn có nhiu yếu t khác đ bo đm tính đc lp ca ngành tư pháp.

Điu 14.1 ca Công ước Quc tế v Quyn Dân s và Chính tr (ICCPR) có đon như sau :

Tt c mi người s bình đng trước tòa án và hi đng xét x. Khi xác đnh bt k cáo buc hình s nào chng li mt người, hoc các quyn và nghĩa v ca người đó trước mt v kin pháp lut, mi người s được quyn xét x công bng và công khai bi mt tòa án có thm quyn, đc lp và khách quan được thành lp theo lut đnh. [4]

ICCPR và các công ước khác liên quan đến nhân quyn, như quyn tr em, người tàn tt v.v…, phn ln xut phát t Tuyên ngôn Quc tế Nhân Quyn (UDHR), và điu 14.1 được khai trin t điu 10 ca UDHR [5].

Cu Chánh án Michael Kirby, mt trong nhng đi din cho trí tu và công lý ca Úc và thế gii, đã bin lun sâu sc v nhu cu đc lp ca ngành tư pháp trong bài "Đc lp Tư pháp Nguyên tc Cơ bn, Th thách mi" [6]. Mt s lun đim chính ca ông Kirby v đ tài này như sau :

- Không th bo đm nn pháp quyn (rule of law), mà qua đó quyn con người ph thuc vào, nếu không có các tòa án và hi đng xét x đ gii quyết các tranh chp mang tính cách dân s và chính tr, mt cách thm quyn, đc lp và khách quan.

- Mt phương thc khác là cai tr bng quyn lc (rule of power) mà tiêu biu là tùy tin, li ích cá nhân chu nhng nh hưởng có th không liên quan đến lut hin hành hoc giá tr đích thc ca tranh chp.

- Nếu không có nn pháp quyn và s bo đm đến t nhng người ra quyết đnh đc lp, thì hin nhiên s bình đng trước pháp lut s không tn ti. S đng nht, nht quán và chc chn trong các quyết đnh, s là tình c.

- Hoàn toàn đc lp là điu bt kh trong thế gii hin thc. Ti nhiu quc gia, Hành pháp b nhim chánh án, Lp pháp cung cp lương bng và tr cp, và tài tr cho các hot đng ca tòa án.

- Bt c mt người nào, trong mi đa v xã hi, khi đi din vi mt phiên tòa có quyn xét x mình, thì cũng ch mong mun rng người quyết đnh trường hp mình có thm quyn, đc lp và khách quan, không b bao nhiêu các yếu t xã hi hay áp lc chính tr, chng hn, nh hưởng. Mt thm phán mà không có tính đc lp là mt trò h được bao bc bi mt tình hung khôi hài ca s áp bc.

- v.v…

Ông Kirby kết lun rng, Điu 14.1 ca ICCPR có giá tr đi vi tt c các nhà nước và cá nhân khp mi nơi ; nó không ch đ xut mt nguyn vng mà còn là mt nguyên tc ca lut nhân quyn quc tế.

S đc lp ca ngành tư pháp là ti quan trng, nhưng ngành lut cũng thế.

Theo Tng Chánh án (Chief Justice) ca Tòa án Ti cao Úc, bà Susan Kiefel, thì tính đc lp ca ngành lut là kh năng đ hành đng và phán quyết mà không b áp lc t bên ngoài (the ability to act and to exercise judgement free from external pressure) [7]. Bn phn ca lut sư là thng thn và thành tht trước tòa án trong mi vn đ, không ch đ bảo vệ cho quyền lợi ca thân ch mình, mà còn là s thi hành công lý mt cách nhanh chóng và hiu quả. Đ c võ cho tính đc lp ca lut sư, tiêu chun đòi hi đây là ngành lut và các cơ quan nhà nước phi có trách nhim giáo dc người dân v tm quan trng ca tính đc lp đi vi lut sư và ngành tư pháp. Không có tiêu chun này, s tht khó đ duy trì s tin tưởng ca công dân vào các tòa án cũng như tin tưởng rng, họ s được xét x một cách công bng.

Trích t bài tham kho ca cu Chánh án Michael Kirby, Tng Chánh án Kiefel đng ý rng, chỉ khi ngành lut mang tính đc lp thực sự thì nó mới có th phc v như là "thành trì ca mt xã hi t do và dân ch" [8]. Có đôi khi lut sư đòi hi phi quyết định đi din cho thân ch trong những vụ liên quan đến sự tranh chp hay thách thc với chính quyn, hoc không được gii truyn thông hay công chúng ưa chung. Có nhng vn đ mà đa s cng đng s chng đi, nht là trong thi đim chiến tranh, khng b hay khn cp v.v... Nhưng đ cho lut sư thi hành đúng phận sự của mình mà hoàn toàn không bị s hãi vì li ích ca thân ch thì điu cn thiết là h không b bất cứ áp lc nào t phía nhà nước hay các cơ quan ca nó.

Ngoài ra, mt trong những mc tiêu chính ca s đc lp ca lut sư là "s bo đm cn thiết đ c võ và bo v nhân quyn". Quan nim này đã được xác đnh từ rất lâu, đin hình là ông John Latham, Tng Chánh án Tòa Ti cao Úc, năm 1933 cho biết, "Tính đc lp ca ngành lut là mt trong nhng s bo an mnh nht mà bt c cng đng nào có".

Tng Chánh án Kiefel cũng bin lun vai trò ca các cơ quan đt ra các chun mc hành x, k c cung cách hành x và đo đc, trong ngành lut rt là quan trng đ bo đm tính đc lp ca ngành này ; bng bin pháp giáo dc, bng cách đt ra các chun mc, và bng vic theo dõi s thi hành pháp lut. Bà Kiefel kết lun rng, các t chc chuyên nghip trong vai trò t điu hòa chính mình mt cách đc lp, là cn thiết đi vi s đc lp ca lut sư và s duy trì nn pháp quyn.

Vài li kết

Nhng gì Tng Chánh án Kiefel và cu Chánh án Kirby nói trên đã và đang là hin thc ti các quc gia có nn dân ch cp tiến trong nhiu thp niên qua, mc du nn dân ch cp tiến và pháp quyn ca mt s nơi đang gp phi nhng th thách và đang b soi mòn.

Tt c nhng gì có th xy ra trong v án H Duy Hi b kết án t hình nhưng thiếu cơ s pháp lý là vì các nguyên do rt cơ bn. Nhng người đng đu ngành tư pháp ti Vit Nam có bao gi được giáo dc v nhng điu nêu trên ? Nhưng ngay c khi được đc và hiu các nguyên tc và giá tr này thì h cũng không làm gì được trong mt th chế đc đng.

Trên hết, các h thng công quyn và tư pháp ti Vit Nam không đc lp, b chính tr hóa và nhũng lm, và thiếu hn tính chuyên môn, k c tiến trình/th tc t tng.

Nguyên do nhng s bt thường đã xy ra và vn kéo dài mãi đến ngày hôm nay là vì người dân không được giáo dc các vn đ căn bn v vai trò của ngành tư pháp, nht là s cn thiết đ nó phi hoàn toàn chuyên môn và đc lp t mi áp lc bi nhà nước và các thế lc chính tr xã hi khác.

Hiu biết là sc mnh (knowledge is power). Ngay c khi chưa làm gì c th, s hiu biết ca người dân có th chuyn dch cán cân quyn lc, và là mt thách thc đi vi gii cm quyn.

Còn khi người dân thiếu thông tin hoc không hiu biết thì h có th làm được gì, ngoi tr than trách !

Vì sao người dân Vit Nam không h được giáo dc hay khuyến khích v nhng vn đ chính tr xã hi hay pháp lut dưới chế đ cm quyn này ?

Đáng thương nht trong v án này là bà Nguyn Th Loan, m ca H Duy Hi. 12 năm mit mài tranh đu cho con mình : nhiu năm cô đơn đi kêu gào công lý cho con ; sng php phng gia hy vng và tuyt vng ; nghn ngào khi nghe được tiếng con mình [9]. Mng sng con người có th chng ra gì đi vi thế lc cm quyn, nhưng vi mt người m thì con là tt c.

V án H Duy Hi không phi là duy nht. Vn s còn nhng v án bt công này khi còn nhng cơ chế, cơ quan công quyn, gung máy nhà nước, và cơ cu chính tr như hin nay.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 19/08/2020

Tài liu tham kho :

1. "Trí thc Việt Nam ký kiến ngh v H Duy Hi 'vì trách nhiệm công dân' ", BBC News tiếng Việt, 18 May 2020 ; M Hng, "20 phút xut hin ca lut sư có giúp gì cho t tù H Duy Hi ? ", BBC News tiếng Việt, 7 May 2020 ; M Hng, "Gia đình t tù H Duy Hi không được d phiên giám đc thm " BBC News tiếng Việt, 6 May 2020 ; M Hng, "LS Trn Hng Phong : 'Không loi tr cnh tranh chính tr trong v H Duy Hi' " BBC News tiếng Việt, 5 December 2019 ; Quc Phương, "V t tù H Duy Hi : Cơ hi, nim tin và cm xúc ", BBC News tiếng Việt, 9 May 2020 ; Thiên H Lun, "Trường hp H Duy Hi không còn là v án hình s ", VOA tiếng Việt, 16 May 2020.

2. Max Spry, "Executive and High Court Appointments ", Parliament of Australia, Research Paper 7 2000-01, 10 October 2000.

3. "About the Justices ", High Court of Australia ; Accessed on 8 August 2020 ; "Federal Executive Council ", Parliament of Australia, Accessed on 8 August 2020.

4. Commission – General, "International Covenant on Civil and Political Rights - Human rights at your fingertips - Human rights at your fingertips ", Australia Human Rights Commission, Accessed on 15 August 2020.

5. "Universal Declaration of Human Rights ", United Nations, Accessed on 15 August 2020 ; "What is the Universal Declaration of Human Rights ? ", Australia Human Rights Commission, Accessed on 15 August 2020.

6. Michael Kirby, "Independence Of The Judiciary - Basic Principle, New Challenges ", High Court of Australia, Conference Hong Kong, 12-14 June 1999.

7. Susan Kiefel, "Independence - What does it mean for the Legal Profession ? ", High Court of Australia, 8 October 2017.

8. Michael Kirby, "Independence Of The Legal Profession : Global And Regional Challenges ", High Court of Australia, 20 March 2005.

9. M Hng, "M H Duy Hi : T hin lành cht phác tôi thành người đàn bà d dn '", BBC News tiếng Việt, 4 December 2019.

Published in Diễn đàn

Án oan khiến dân mất niềm tin dù có cải cách tư pháp !

Diễm Thi, RFA, 15/06/2020

Dân mất niềm tin vào tư pháp Việt Nam !

Sáng 15/6/2020, trong phiên thảo luận tại Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói rằng, ông nhận được rất nhiều tin nhắn, điện thoại của cử tri, trong đó có vị là lãnh đạo cấp cao đã nghỉ hưu, nói rằng chưa bao giờ thấy niềm tin vào tư pháp Việt Nam thấp như bây giờ.

giet1

Chiếc cân biểu tượng cho công lý - AFP

Đại biểu Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam phản biện lại rằng, lĩnh vực tư pháp thời gian qua tuy rằng có một số sai sót nhưng nếu chỉ lấy vài vụ việc để đánh giá ngành tư pháp là không nên.

Trước đó hai ngày, ông Hoàng Đức Thắng, trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Quảng Trị cho rằng, những vụ án như Hồ Duy Hải, vụ lùi xe trên cao tốc, vụ án Lương Hữu Phước nhảy lầu tự tử tại tòa… là phần nổi của tảng băng chìm, gây xói mòn lòng tin của người dân vào hệ thống tư pháp.

Để khách quan, RFA tìm hiểu quan điểm của một vị trong ngành tư pháp nhưng không là đại biểu Quốc hội, là ông Trần Đức Long - Phó Tổng Thư ký, Chánh Văn phòng Hội Luật gia Việt Nam, thì ông từ chối trả lời :

"Vâng, tôi là Trần Đức Long nhưng cô hỏi người khác nhé. Hỏi người khác chứ tôi không trả lời đâu !".

Nhận định về tranh luận của các đại biểu quốc hội sáng 15/6 về nền tư pháp Việt Nam hiện nay, ông Lê Văn Cuông, từng là Đại biểu quốc hội khóa 11 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa nói với RFA rằng, góc nhìn của mỗi đại biểu quốc hội có khác nhau. Ông nêu ý kiến của mình :

"Nền tư pháp Việt Nam những năm qua có nhiều đổi mới, tức là có Ban chỉ đạo để đổi mới tư pháp. Ban này hoạt động liên tục và có nhiều thay đổi so với trước đây để hội nhập thế giới. Cho nên trong quá trình thực thi pháp luật, tính dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử cũng được mở rộng so với trước đây.

Tuy nhiên, gần đây có một số vụ án chưa được sự đồng thuận của dư luận xã hội, người ta nghi ngờ có sự oan sai và có những ý kiến khác nhau về quan điểm xét xử cho nên nó cũng tạo cho ngành tư pháp bị giảm uy tín và niềm tin nhất định. Nhưng tôi nghĩ cái niềm tin đối với cải cách tư pháp thời gian qua được nâng lên".

Tháng 6/2005, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Vì đâu ?

Theo ghi nhận của RFA, rất nhiều người dân từ lâu đã không tin vào nền tư pháp Việt Nam do vô số những vụ án oan sai ngất trời. Sau vụ án Hồ Duy Hải, một vụ án được cho là thu hút sự chú ý của công luận trong và ngoài nước cao kỷ lục, người dân một lần nữa mất niềm tin vào nền tư pháp Việt Nam.

Có thể kể ra vài vụ điển hình như ông Hàn Đức Long bốn lần bị kết án tử hình dù vô tội. Ông Nguyễn Thanh Chấn bị kết án chung thân với tội giết người dù ông liên tục kêu oan. Tháng 11/2013, sau 10 năm ngồi tù oan, ông Chấn được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tạm tha về nhà và hai hôm sau, Tòa án nhân dân tối cao trong phiên tái thẩm đã hủy hai bản án kết tội ông Chấn giết người.

Ông Huỳnh Văn Nén hai lần bị kết án tử hình oan. Ông Nén được xem là người duy nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam mang 2 án oan, được gọi là "Người tù xuyên thế kỷ". Gần 17 năm ngồi tù oan, cuối năm 2015, Công an tỉnh Bình Thuận đình chỉ điều tra đối với ông Nén sau khi tìm ra hung thủ giết người.

giet2

Tân chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình tuyên thệ nhậm chức. Photo : Tuoitre.vn

Luật sư Phạm Công Út cho rằng, so với hàng chục năm trước thì tư pháp Việt Nam rõ ràng có sự thay đổi, có sự tiến bộ rõ rệt để hội nhập với nền tư pháp của thế giới mà Việt Nam đã ký kết. Nhưng từ luật tới thực tế còn quá xa vời. Ông nói :

"Trong thời gian nhiều năm hoạt động trong lãnh vực tư pháp thì tôi thấy các đạo luật, bộ luật bao hàm về kinh doanh, thương mại, về dân sự, hình sự, về tố tụng, về hành chánh có sự hội nhập với quốc tế một cách khá rõ rệt. Tuy nhiên, do vẫn còn mang những nét đặc thù riêng của Việt Nam, một đảng lãnh đạo, nên nó vẫn còn những điểm khác biệt với thế giới.

Để hội nhập thì Việt Nam phải sửa luật, và rõ ràng Việt Nam đã và đang sửa luật về mặt câu chữ, về mặt luật pháp, nhưng về mặt thừa hành thì không giống như quy định của pháp luật".

Luật sư Phạm Công Út nêu ví dụ cụ thể là vụ Đồng Tâm : Theo luật quy định, những tôi danh có khung hình phạt từ 15 năm trở lên thì bắt buộc phải có luật sư ngay từ đầu. Hiện có tổng cộng 25 người bị Công an Hà Nội đề nghị truy tố về tội danh "Giết người" theo khoản 1 điều 123 Bộ luật hình sự, mức án có thể lên đến tử hình nhưng không ai được có luật sư trong suốt thời gian điều tra.

Song song với chiến lược cải cách tư pháp thì vai trò của luật sư cũng có thay đổi. Theo pháp luật Tố tụng Hình sự sửa đổi, bổ sung 2015, hiệu lực từ 1/1/2018, Điều 74 quy định người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Tuy luật là vậy nhưng hầu như thực tế là khác. Trong một lần trao đổi với RFA về vai trò luật sư trong các vụ án ở Việt Nam, Luật sư Minh Thọ cho biết, các vụ người dân mời luật sư từ khi người phạm tội bị bắt, tạm giữ và được đưa về trụ sở cơ quan điều tra, là khá hiếm hoi. Chính vì thế, những vụ người dân "khi đi trai tráng, khi về bằng cáng", thậm chí mất mạng, mà theo cơ quan công an, là do người dân tự tử ở trụ sở công an vẫn diễn ra.

Là một nhà báo độc lập, ông Nguyễn Ngọc Già nhận định về nền tư pháp Việt Nam hiện nay :

"Thứ nhất, nền tư pháp hiện nay là một bề tư pháp không đúng chuẩn mực quốc tế. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do Việt Nam khộng có tam quyền phân lập. Do đó nó dẫn tới tình trạng là hầu hết tất cả các thẩm phán đều xuất thân là giới công an. Vì vậy nó gây mất niềm tin trong lòng dân từ rất lâu rồi nhưng trước đây chưa có mạng xã hội nên người dân không thấy.

Thứ hai, khi có đại biểu quốc hội nói rằng không thể lấy vài vụ án như Hồ Duy Hải, Lương Hữu Phước để đánh giá nền tư pháp Việt Nam thì tôi không đồng ý, bởi vì chuyện Hồ Duy Hải xảy ra hơn 12 năm và đã tới mức giám đốc thẩm do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Bình đại diện cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó là tính đại diện cao nhất, và điều đó phủ định sự ngụy biện rằng không thể lấy vụ Hồ Duy Hải hay Lương Hữu Phươc để đánh giá thấp nền tư pháp Việt Nam. Đó là điều ngụy biện hoàn toàn".

Ông Nguyễn Ngọc Già dẫn chứng ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hiện nay từng là Thiếu tướng Công an ; ông Trương Hòa Bình, cựu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao từng công tác tại Phòng An ninh Công an Thành phố Hồ Chí Minh, từng giữ chức Cục phó Cục An ninh văn hóa ; ông Lê Minh Trí hiện đang là Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao cũng từng làm Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 15/06/2020

********************

Giết Hồ Duy Hải tức là phản bội Cương lĩnh Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 15/06/2020

Ngày 13/5/2020, sau khi tuyên tử hình Hồ Duy Hải trong phiên giám đốc thẩm [1] Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Nguyễn Trí Tuệ cho biết (trích) : "liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin bịa đặt về vụ án, kêu gọi chống phá hệ thống tư pháp, cơ quan tố tụng từ Trung ương đến địa phương. Bôi nhọ, quy kết cả nền tư pháp...

giet3

Hình minh hoạ. Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ tử tù Hồ Duy Hải kêu oan cho con (hình trái), và tử tù Hồ Duy Hải trên báo - Photo : RFA

"Nguy hiểm hơn, có một vài đại biểu Quốc hội, chính thức là có 3 đại biểu Quốc hội phát biểu không đúng với nội dung của vụ án, đưa ra nhận xét chủ quan, dựa vào thông tin trên mạng xã hội, vấn đề này làm phức tạp thêm tình hình"... (hết trích).

Ba vị đại biểu Quốc hội gồm : Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân, Trương Trọng Nghĩa.

Theo Luật Tổ Chức Quốc hội, tại khoản 1 điều 1 cho biết : "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân tại khoản 1 điều 26 : "Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước".

Trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân tối cao quy định tại khoản 7 điều 27 về việc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Như vậy, phát ngôn của Nguyễn Trí Tuệ là sự báng bổ vào cơ quan cao nhất của dân cũng như đe dọa sinh mạng và hạ nhục tư cách đại biểu Quốc hội của các ông : Nhưỡng, Vân, Nghĩa.

Sau những phát ngôn của ông Tuệ, ba vị đại biểu của dân nói trên cũng trình bày thêm trên mạng xã hội.

Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh ra ngày 15/6/2020 đưa tin kỳ họp Quốc hội diễn ra với ý kiến của đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng [2] : "... vụ Hồ Duy Hải. Những sai lầm của tư pháp, đừng đổ cho đại biểu quốc hội (Đại biểu quốc hội) làm rối, Đại biểu quốc hội không làm những thứ này...".

Cùng ngày, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày trước Quốc hội vụ án Hồ Duy Hải. Theo báo Tuổi Trẻ cho hay [3] tất cả những tình tiết giết người, vật gây án v.v... đều là những tình tiết cũ dư luận đã biết rõ chúng đầy mờ ám - thông qua những phản biện của giới luật sư - đủ để kết luận Hồ Duy Hải hoàn toàn không có mặt tại hiện trường vụ án.

Ông Nguyễn Hòa Bình đưa ra hoàn toàn là những tình tiết cũ vào thời điểm hiện tại (tức là ngày 15/6/2020), điều này có nghĩa ông ta đã vi phạm vào Bộ luật Tố tụng hình sự tại điều 8 "Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân" đã quy định : "thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết".

Chính vì không "thường xuyên kiểm tra" (tức là phải luôn luôn cập nhật tình hình và tình tiết của vụ án), nên ông Nguyễn Hòa Bình cùng 16 ông (bà) thẩm phán chỉ căn cứ vào những tình tiết cũ đã bị bóp méo, phi lý, phi pháp và đầy ngờ vực có căn cứ, từ đông đảo dân trong nghề cho đến thường dân.

Việc ông Nguyễn Hòa Bình phát biểu trước Quốc hội chẳng qua chỉ là tường thuật những bằng chứng giả trá. Điều đó cho thấy Nguyễn Hòa Bình coi thường ngay chính những người đã bổ nhiệm ông ta trong vai trò Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Bằng chứng mới từ Luật sư Trần Hồng Phong

Bảy tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án mà chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét đó là [4] :

1. Dấu hiệu hung thủ thuận tay trái. Trong khi đó tại các bản giám định pháp y, nạn nhân Hồng có vết thương ở cổ theo hướng từ TRÁI QUA PHẢI. Trong khi đó nạn nhân Vân có vết thương cũng trên cổ nhưng theo hướng ngược lại.

Thực nghiệm điều tra thì Hải cầm dao gây án bằng TAY PHẢI.

2. Nhân chứng Đinh Vũ Thường không nhìn thấy Hồ Duy Hải như kết luận điều tra của công an và cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân.

3. Cơ quan điều tra đã bỏ qua chi tiết nạn nhân Vân vẫn còn ở tiệm bán trái cây lúc 21g 01 phút.

4. Một thanh niên khác ở bưu điện Cầu Voi và 04 bút lục quan trọng bị rút khỏi vụ án. Đó là biên bản lấy lời khai của anh Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí. Các bút lục này được đánh số 139, 140, 141, 142.

5. Dấu hiệu đèn sáng, cửa mở ở lầu 1, điện cúp, cổng khép và Nguyễn Văn Nghị là ai.

6. Hồ Duy Hải liên tục kêu oan nhưng chưa bao giờ được xem xét.

7. Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa sơ thẩm Lê Quang Hùng có mặt tại buổi thực nghiệm hiện trường không thể đảm bảo tính khách quan, độc lập.

Bảy tình tiết mới này cũng được làm đơn cung cấp tình tiết mới và đề nghị kháng nghị tái thẩm gởi tới Tòa, Viện Kiểm sát, Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Chủ tịch nước.

Lỗ hổng pháp lý

Điều 400 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định tại khoản 1 :

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Như vậy, chiếu theo khoản 1 điều 400 thượng dẫn, trường hợp Hồ Duy Hải không thể được tiến hành Tái thẩm bởi vì [5] Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 05/2020/HS-GĐT ngày 08 tháng 5 năm 2020 và quyết định này đã nói rõ "Không chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 15/QĐ-VKSTC- V7 ngày 22/11/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tức là Hồ Duy Hải phải chết !

Như vậy, gia đình Hồ Duy Hải cũng như dư luận chỉ còn trông vào điều 404 tại khoản 2 và khoản 3, đã quy định vai trò của Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội và Ủy ban Tư pháp . Tiếc rằng, hai nơi đó chỉ có quyền yêu cầu xem xét lại một vụ án đã giám đốc thẩm, còn chuyện xem xét lại như thế nào vẫn do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. Vô hình chung, quyền sinh sát vẫn ở trong tay Chánh án Trương Hòa Bình (!).

Giết chết Hồ Duy Hải tức là phản bội Cương lĩnh Đảng cộng sản Việt Nam

Với những phát ngôn mới nhất, ông Nguyễn Hòa Bình đã bất chấp sự thật, bất chấp pháp luật để bảo vệ một quyết định thật nhẫn tâm !

Hiến pháp 2013 đã quy định rõ tại lời nói đầu : "Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Trong khi đó, Cương Lĩnh [6] của Đảng cộng sản Việt Nam đã nói rõ :

(trích)

Thứ nhất, "Đảng lãnh đạo" là chỉ sự tác động, ảnh hưởng của Đảng bằng việc xác định đường lối, mục tiêu chính trị đúng đắn đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng cơ bản của đông đảo quần chúng nhân dân...

Thứ hai, "Đảng lãnh đạo" không phải dựa vào quyền lực (hiểu theo nghĩa cưỡng bức, ép buộc) tác động đến đối tượng lãnh đạo là quần chúng nhân dân ; mà vận động quần chúng nhân dân ủng hộ, đi theo Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng đối với quần chúng nhân dân là sự vận động mang tính thuyết phục để nhân dân đi theo, ủng hộ...

Thứ ba, "Đảng lãnh đạo" được hiểu như sự suy tôn của quần chúng nhân dân, thừa nhận Đảng là lực lượng lãnh đạo của mình.

Thứ tư, Đảng phải có năng lực thực tiễn tập hợp, tổ chức quần chúng bằng những hình thức thích hợp để tạo nên sức mạnh thực hiện đường lối của Đảng...

(hết trích)

Như vậy, Cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam cũng chỉ nhằm phục vụ nhân dân, thuyết phục nhân dân, tập hợp nhân dân để nhân dân thừa nhận Đảng cộng sản Việt Nam và đi theo Đảng cộng sản Việt Nam.

Vụ án Hồ Duy Hải bị oan khuất hơn 12 năm qua, được đông đảo nhân dân quan tâm, điều này có nghĩa Bộ Chính Trị cần phải ban hành nghị quyết hoặc chỉ thị về vụ án Hồ Duy Hải, buộc đảng viên Nguyễn Hòa Bình tuân thủ và thi hành theo đúng điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam tại khoản 1 điều 2 :

Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước ; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

Chỉ có Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam mới có đủ căn cứ pháp lý (theo Cương lĩnh & Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam cũng như Hiến Pháp đã quy định) và đủ quyền lực (thuộc về nhân dân) mới có thể cứu Hồ Duy Hải.

Nếu Hồ Duy Hải phải chết, đó không thể gọi là tử hình mà phải gọi là giết người, bởi lẽ, cái chết của người thanh niên vô tội chịu oan ức suốt hơn 12 năm trời là hành vi phản bội lại Cương lĩnh Đảng cộng sản Việt Nam của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Nguyễn Hòa Bình cầm đầu.

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 15/06/2020

[1] https://www.baogiaothong.vn/ba-dai-bieu-quoc-hoi-len-tieng-ve-phat-ngon-...

[2] https://plo.vn/thoi-su/tranh-luan-ve-niem-tin-vao-tu-phap-qua-vu-ho-duy-...

[3] https://tuoitre.vn/chanh-an-nguyen-hoa-binh-noi-gi-ve-vu-ho-duy-hai-truo...

[4] https://baotiengdan.com/2020/06/12/cung-cap-tinh-tiet-moi-va-de-nghi-kha...

[5] https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu-cua-hoi-dong-tham-phan/toa-an-nha...

[6] http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/doi-moi-phuong-thuc-lanh-dao-cua...

******************

Vụ Hồ Duy Hải : Chánh án Nguyễn Hòa Bình giải thích trước Quốc hội

BBC, 15/06/2020

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình "đã phải lên tiếng" sáng 15/06, tại Quốc hội Việt Nam về vụ Hồ Duy Hải.

giet4

Chánh án Tối cao Nguyễn Hòa Bình và Bộ trưởng Công an Tô Lâm họp Quốc hội hôm 20/5

Trong video được các báo Việt Nam đăng tải, ông Bình đã nhắc lại khá kỹ các chi tiết của vụ án mạng từ năm 2008 mà không cần nhìn giấy.

Chỉ sau một số đoạn nói ông nhìn xuống một mảnh giấy cầm tay chắc để xác định các điểm đã chuẩn bị.

Toàn bộ nội dung được trình bày theo cách giải thích của Chánh án Nguyễn Hòa Bình, là nhằm đáp ứng "sự quan tâm của các đại biểu" và của dư luận nói chung.

Tờ Thanh Niên hôm 15/06 cho hay phát biểu của ông Nguyễn Hòa Bình diễn ra "sau rất nhiều tranh luận của các đại biểu Quốc hội trong và ngoài ngành tòa án về vụ án Hồ Duy Hải suốt hai ngày thảo luận".

Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói ông muốn trả lời câu hỏi là bị cáo Hồ Duy Hải "có phạm tội hay không", và vụ án "có oan sai hay không".

Điều tra 'sơ suất' nhưng 'Tòa còn rất nhiều chứng cứ khác' ?

Về bị cáo Hồ Duy Hải, ông Nguyễn Hòa Bình nêu ra các điều đã ghi trong hồ sơ, phần nhiều căn cứ vào chính "lời khai của Hồ Duy Hải".

giet5

Hồ Duy Hải trong một phiên tòa - Ảnh minh họa

Phần giải thích thêm về hung khí, việc "mua dao, mua thớt ở chợ để làm chứng cứ", ông Nguyễn Hòa Bình giải thích :

"Ở thời điểm khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không thể biết cái thớt là hung khí. Chỉ khi bắt được Hải, Hải khai ra việc dùng thớt đập vào đầu nạn nhân, thì người ta mới biết. Khi đó, thớt đã bị dọn đi.

Về con dao, Hải khai ở bên tường bưu điện có cái bảng và dắt dao vào bảng đó. Không ai tìm thấy dao cả, chỉ có Hải mới biết vị trí cái dao. Sau khi khám nghiệm hiện trường, có ba anh dân phòng vào dọn phòng đó, phun nước, dỡ bảng ra thì có dao rơi xuống, nhưng người ta sơ suất vứt dao đi. Cơ quan điều tra đi tìm dao đó không được, nên cho ba anh dân phòng mô tả, đi mua dao về".

Theo ông, dư luận nói rằng mua dao ngoài chợ về để thay hung khí, nhưng trong hồ sơ vụ án, không có cái dao nào mua để thay hung khí cả.

"Mua dao, thớt, vật tương tự về để Hải và những người liên quan nhận diện xem có đúng là được sử dụng làm hung khí hay không. Khi để một loạt dao, Hải nhận diện đúng con dao dùng để gây án, dù khi khai thì lời khai không thống nhất".

Có vẻ như ông Nguyễn Hòa Bình nhắc lại rất nhiều những điều dư luận đã biết và đặt câu hỏi, nhất là về cách xử án và kết tội "trọng cung hơn trọng chứng" ở Việt Nam.

Tuy thế, ông hứa rằng cơ quan chức năng "biết còn rất nhiều chứng cứ khác mà nếu đại biểu quan tâm, Tòa án Tối cao sẵn sàng phục vụ trao đổi, thông tin".

Dư luận thấy 'chưa thuyết phục'

Một phần dư luận Việt Nam kiến nghị để Quốc hội giám sát vụ xử giám đốc thẩm mà ông Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa tháng 5 vừa qua về vụ án Hồ Duy Hải.

Ngay hôm kết thúc phiên xử giám đốc thẩm, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân phát biểu chiều 8/5 nói Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam "chưa thuyết phục" được dư luận về phán quyết vụ án Hồ Duy Hải.

giet6

Kiến nghị đòi công lý cho tử tù Hồ Duy Hải - Ảnh minh họa

Ông Lê Thanh Vân đang là Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội.

Viết trên Facebook cá nhân, ông cho rằng :

"Phán quyết chiều nay của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chưa thể thuyết phục trước nhiều vấn đề bất minh mà xã hội đang rất quan tâm trong vụ án này".

Một nhóm trí thức sau đó đã đăng kiến nghị trên mạng và gửi cho các cơ quan quốc tế yêu cầu Quốc hội Việt Nam lập Ủy ban giám sát vụ án để đánh giá lại tính khách quan và chính xác của phiên giám đốc thẩm về mặt thủ tục tố tụng.

Họ cho BBC biết họ muốn nhìn vào "sai sót" trong thủ tục tố tụng hình sự chứ không đi vào chi tiết tranh cãi Hồ Duy Hải có phạm tội hay không.

Cho đến ngày 15/06/2020, trang "KIẾN NGHỊ ĐÒI CÔNG LÝ CHO TỬ TÙ HỒ DUY HẢI - PETITION TO DEMAND JUSTICE FOR HO DUY HAI " có 7.639 người ký tên, từ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Bản thân ông Nguyễn Hòa Bình từng là thiếu tướng công an tại Long An khi xảy ra vụ án và sau làm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, ủy viên Trung ương cộng sản Việt Nam, lực lượng lãnh đạo toàn bộ xã hội.

Chỉ riêng chuyện này đã khiến có luồng dư luận đặt câu hỏi về tính khách quan khi mà một nhân vật đóng nhiều vai, và các chức vụ cao cấp trong bộ máy tư pháp ở Việt Nam do một đảng chính trị chỉ đạo, bổ nhiệm.

Điều chưa được rõ từ bản tin của các báo Việt Nam hôm 15/06 là hai ngày thảo luận trong Quốc hội có phải là thủ tục giám sát của một ủy ban, hay chỉ đơn thuần là "chất vấn" của đại biểu.

********************

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định Hồ Duy Hải phạm tội giết người

RFA, 15/06/2020

Trước thắc mắc của nhiều đại biểu Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình hôm 15/6 đã khẳng định trước Quốc hội tử tù Hồ Duy Hải phạm tội giết người, cướp của trong vụ án xay ra ở Bưu điện Cầu Voi, tỉnh Long An năm 2008.

giet7

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời trước Quốc hội hôm 15/6/2020 An Ninh Thủ Đô

Đây là vụ án kéo dài nhiều năm và đã qua xét xử sở thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm. Tất cả các cấp xét xử đều kết án Hồ Duy Hải phạm tội dù Hồ Duy Hải và gia đình đã nhiều năm ròng kêu oan lên các cấp bao gồm Quốc hội và Chủ tịch nước.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình là Chánh án trong phiên giám đốc thẩm diễn ra vào hồi đầu tháng 5 vừa qua.

Giải thích trước Quốc hội, ông Nguyễn Hòa Bình nói Hồ Duy Hải đã có 25 lời khai nhận tội. Ông cho biết ngay từ bản lời khai đầu tiên, Hải đã tự viết ra khá chi tiết nội dung vụ án chứ không qua hỏi cung.

Ông Nguyễn Hòa Bình khẳng định ở những thời điểm quan trọng của vụ án, Hải đều nhận tội. Trong đơn gửi Chủ tịch nước sau phiên sở thẩm, Hải không kêu oan mà chỉ xin giảm nhẹ hình phạt. Người kêu oan nhiều nhất là mẹ của Hải.

Ông Nguyễn Hòa Bình cũng cho biết việc cơ quan điều tra mua thớt và dao để Hải và những người liên quan nhận diện có đúng với hiện trường hay không chứ không phải là hung khí giả như nhiều người nhận định vì cơ quan điều tra không tìm thấy hung khí thật tại hiện trường.

Kết luận của phiên giám đốc thẩm xác định dù quá trình điều tra, xét xử có một số thiếu sót, nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án. Hội đồng xét xử cho rằng hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm kết án anh Hồ Duy Hải về tội cướp tài sản, giết người là có căn cứ, không oan sai.

Ngay sau phiên giám đốc thẩm, dư luận và một số đại biểu quốc hội đã lên tiếng phản đối kết luận của phiên xử và đề nghị xem xét lại vụ án.

Gia đình tử tù Hồ Duy Hải đã gửi đơn kêu oan lên Quốc hội và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Nguồn : RFA, 15/06/2020

Published in Diễn đàn

Vụ Hồ Duy Hải : Quốc hội 'đang giao cơ quan xử lý' (BBC, 18/05/2020)

Trong diễn biến mới hậu phiên Giám đốc thẩm liên quan bị án, tử tù Hồ Duy Hải, hôm 18/5/2020, Quốc hội Việt Nam và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao của nước này vừa có các động thái mới được báo chí chính thống của nhà nước đưa tin.

qh1

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời câu hỏi của phóng viên về vụ án Hồ Duy Hải.

Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Hạnh Phúc, được báo Tuổi Trẻ Online hôm thứ Hai dẫn lời cho hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đang giao các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất ‘hướng xử lý’ vụ án Hồ Duy Hải theo quy định của pháp luật nước này.

"Đoàn giám sát đã có báo cáo chi tiết với Quốc hội về vụ án này. Thế nên mới có việc xem xét lại bản án"

Vẫn theo tờ báo là diễn đàn của Liên hiệp Hội thanh niên Việt Nam thì gia đình bị cáo Hồ Duy Hải đã tiếp tục khiếu nại kêu oan, nhiều tổ chức quốc tế cũng quan tâm tới vụ án này.

"Để có thời gian xem xét thật toàn diện và khách quan các vấn đề liên quan đến vụ án này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý theo đúng các quy định của pháp luật", ông Nguyễn Hạnh Phúc được Thanh Niên Online dẫn lời nói.

Cũng hôm 18/5, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao của Việt Nam được báo mạng VnExpress dẫn lời tái khẳng định quan điểm của cơ quan này về vụ án, đồng thời cho hay giữa Tòa án nhân dân tối cao hay Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, bên nào đúng sai ra sao sẽ chờ cấp có thẩm quyền phán quyết.

qh2

Vụ án Hồ Duy Hải đang tiếp tục nằm ở tâm điểm quan tâm của dư luận xã hội

"Viện trưởng không nói Hồ Duy Hải có tội hay không. Nhưng thấy còn nhiều cái sai sót và nhiều chứng cứ chưa chặt chẽ, thậm chí còn mâu thuẫn giữa hiện trường, mâu thuẫn giữa lời khai, thực nghiệm điều tra...", Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ông Lê Minh Trí được dẫn lời nói tại một cuộc tiếp xúc cử tri ở Sài Gòn.

"Viện trưởng thấy cần thiết phải kháng nghị yêu cầu hủy bản án phúc thẩm, sơ thẩm để điều tra lại một cách thận trọng, khách quan".

Theo VnExpress, ông Lê Minh Trí cho biết việc này cũng là để đảm bảo tính mạng của người dân tốt hơn, khi chưa có chứng cứ thuyết phục khẳng định có hay không hành vi giết người và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị là có căn cứ và đúng thẩm quyền, cũng như bản thân ông Viện trưởng làm theo trách nhiệm với nhân dân, trách nhiệm thực thi pháp luật.

"Còn cử tri hỏi Tòa án nhân dân tối cao đúng hay Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đúng, hãy để cấp có thẩm quyền quyết định", ông Lê Minh Trí được dẫn lời nói.

Căn cứ để sửa sai ?

Trong một bình luận về vụ án và vai trò của Quốc hội hậu phiên Giám đốc thẩm, hôm 13/5/2020, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Pháp luật (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - Vusta) nêu quan điểm của mình tại một cuộc hội luận của BBC News tiếng Việt :

"Trong hệ thống của Việt Nam đã có một thiếu sót là không có Tòa Bảo hiến, không có một cơ quan để bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền của người dân theo Hiến pháp.

"Không có cơ quan đó, thế thì dường như nếu bây giờ mà chúng ta lại chấp nhận là phán quyết Giám đốc thẩm này và gia đình xin ân xá thì như vậy mặc nhiên thừa nhận quyết định "đúng đắn" của Hội đồng thẩm phán ? Mà rõ ràng tất cả đều thấy là nó không ổn rồi, chưa nói đến liên quan tới mạng người.

"Thứ hai nữa, bây giờ về Quốc hội Việt Nam, rõ ràng Quốc hội là cơ quan lập pháp. Tôi cũng đồng tình với ý kiến cho rằng là cơ quan lập pháp không nên can thiệp vào hoạt động xét xử, nhưng điều đó có lẽ nó chỉ đúng ở các nước có hệ thống tam quyền phân lập chuẩn và có Tòa án Bảo hiến.

"Còn trong trường hợp của Việt Nam không có một thiết chế như vậy, thì rõ ràng vai trò Quốc hội là xuất phát từ hai cái có căn cứ để có thể có một cách thức để sửa sai câu chuyện này.

"Tôi xin nói là để ‘sửa sai’ thì căn cứ là gì ? Căn cứ thứ nhất là Đại biểu quốc hội phải bảo vệ quyền con người mà Hiến pháp đã ghi nhận, đấy là căn cứ về nội dung và đó là trách nhiệm của Đại biểu quốc hội, của cử tri.

"Anh phải thay mặt nhân dân bảo vệ quyền của con người được ghi trong Hiến pháp, mà ở đây trong trường hợp của Hồ Duy Hải, là quyền được suy đoán vô tội, quyền được điều tra đúng trình tự pháp luật, thì đấy là những quyền rất cơ bản", PGS. Hoàng Ngọc Giao nêu quan điểm từ góc độ cá nhân.

Sửa luật về hình phạt tử hình ?

Cũng tại cuộc thảo luận trực tuyến này, từ London, Tiến sỹ, Luật sư Hoàng Đức Thắng đề cập tời một khía cạnh mà ông cho là có tính ‘căn cơ hơn’ đó là Quốc hội có thể xem xét sửa luật về gỡ bỏ ‘án tử hình’ nói chung trong luật hình sự của Việt Nam :

"Nghĩ tới một giải pháp căn cơ hơn, tức là nếu mà chúng ta muốn thay đổi các vấn đề về thủ tục tố tụng, thì chúng ta cần phải bắt nguồn ngay từ các giá trị pháp lý.

"Và một trong những giá trị pháp lý như ở trong trường hợp này mà chúng ta cho rằng đó là vấn đề về án tử hình, thủ tục tố tụng về cấp xét xử, về mạng sống của con người.

"Nếu chúng ta cho rằng mạng sống của con người là một thứ không thể tước đoạt được và nó tiềm ẩn những nguy cơ về tư pháp khác, thì một giải pháp khác mà Đại biểu quốc hội có thể suy nghĩ đến đó là sửa đổi Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự theo hướng bỏ án tử hình.

"Và nếu đây cũng là một hướng đã được phía cải cách tư pháp đưa ra mà tôi nghĩ là hai mươi năm nay và cũng là một hướng tiến bộ theo xu hướng của thời cuộc.

"Và trong trường hợp như vậy, nếu như một đề xuất như vậy được đưa ra trong thời kỳ sửa đổi Bộ luật Hình sự trong khoảng thời gian vài năm nữa, tôi nghĩ đây là một khả năng rất là cao, để mà nó thể hiện tính nhân văn và tiến bộ của Luật Hình sự.

"Và bên cạnh đó cũng mở ra cơ hội để mà các cơ quan có thêm những cách xử lý cho những trường hợp còn gây tranh cãi về sau này.

"Việc mà sửa đổi bỏ án tử hình không có nghĩa là chúng ta kết luận rằng hoặc chúng ta giảm án cho trường hợp nào đó, mà đó là thể hiện một thái độ nhân văn, một cách nhìn nhận khác đối với hệ thống hình sự.

"Còn bên cạnh đó, như Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao đã nói, cùng với thời điểm này, cũng sẽ phải xem xét lại những vấn đề khác trong hệ thống tố tụng hình sự, trong đó có vấn đề về vai trò của luật sư và vấn đề về xem xét áp dụng các án lệ dưới ý nghĩa là các nguyên tắc xét xử.

"Các án lệ này sẽ được thể hiện không phải chỉ trong hệ thống tòa án, mà cũng phải được áp dụng chung cho cả hệ thống điều tra và kiểm sát nữa, thì sẽ tránh được những sai sót trong việc thu thập tìm kiếm chứng cứ, cũng như là chứng minh chứng cứ sau này"

Bước tiến về tư pháp tố tụng ?

Cùng thời gian cũng có bình luận không muốn tiết lộ danh tính từ Hà Nội rằng "Có lẽ đây là lần đầu tiên có chuyện kháng nghị của viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đối với quyết định của Hội đồng Giám đốc Thẩm của Tòa án nhân dân tối cao.

Như diễn biến hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho lập cơ quan đặc biệt chính là thực hiện nhiệm vụ bảo hiến, chứ không phải như thế là can thiệp vào công việc của tòa án.

"Cũng có lẽ đây là lần đầu có một Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng ‘phản đố’i một Ủy viên bộ Chính trị, nếu xét trên quan hệ trong nội bộ của đảng cầm quyền, dù thông qua các thiết chế quyền lực, tư pháp.

"Về tư pháp tố tụng, theo tôi đây là bước tiến khi mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao một Phó Chủ tịch là ông Uông Chu Lưu và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, bà Lê Thị Nga, lập tổ công tác đặc biệt.

"Dễ thấy, như một khả năng, là ông Lưu và bà Nga sẽ giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Hội đồng Giám đốc thẩm xem lại phán quyết vụ án và và Hội đồng đó sẽ biểu quyết lại một nội dung mới.

"Nếu nội dung mới mà bản chất vẫn như nội dung cũ, thì có thể sẽ có phản ứng lớn từ phía công luận và sẽ có thể có sự bất lợi nào đó cho một số phương án nhân sự mà có thể đã đang được quy hoạch cho việc tái bầu ở Bộ Chính trị tại Đại hội 13 dự kiến vào năm tới.

"Có một giả thiết đặt ra trong giới quan sát vụ việc và thời sự chính trị Việt Nam là gIả sử cuối kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam ra yêu cầu, thì chắc có thể vào tháng trước khi có Hội nghị Trung ương 13, Hội đồng Thẩm phán sẽ phảỉ có quyết định mới.

"Nếu quyết định mới đó vẫn như cũ, thì lúc bấy giờ, rất có thể là Chủ tịch nước, kiêm Tổng Bí thứ, sẽ phải có sự can thiệp", ý kiến này nói với BBC News tiếng Việt hôm thứ Hai.

***********************

Thường vụ Quốc hội đang xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải (RFA, 18/05/2020)

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Ủy ban thường vụ Quốc hội đã giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý vụ án tử tù Hồ Duy Hải.

qh3

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Ủy ban thường vụ Quốc hội đang xem xét vụ án Hồ Duy Hải - Courtesy of dantri - RFA edited

Ông Tổng thư ký Quốc hội cho biết thông tin trên vào ngày 18/5 tại cuộc họp báo về chương trình dự kiến kỳ họp thứ 9 của quốc hội khóa 14 và được truyền thông trong nước loan tin.

Cụ thể, khi báo giới đặt câu hỏi về quan điểm của Ủy ban thường vụ quốc hội khi vừa qua một số đại biểu quốc hội đã có kiến nghị tiến hành giám sát hoạt động xét xử vụ án Hồ Duy Hải tại cuộc họp thứ 9, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài, khiến dư luận trong và ngoài nước quan tâm.

Ông cũng nói mặc dù năm 2013, đoàn giám sát tối cao của Quốc hội đã tiến hành giám sát về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật. Báo cáo đã được trình Quốc hội. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao khi đó cũng có báo cáo chi tiết về vụ án Hồ Duy Hải. Sau đó, các cơ quan đã có sự xem xét, tuy nhiên dư luận vẫn có ý kiến.

Đặc biệt sau khi hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giữ nguyên bản án phúc thẩm xử tử hình đối với Hồ Duy Hải, bác kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, một số đại biểu quốc hội đã đề nghị ủy ban thường vụ quốc hội vào cuộc giám sát, yêu cầu xem xét lại bản án. Do đó, ông Phúc trả lời, để có thời gian xem xét thật toàn diện, khách quan các vấn đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý theo đúng quy định của pháp luật

Trong buổi tiếp xúc cử tri tại Thành phố Hồ Chí Minh sáng 18/5, khi được cử tri chất vấn về vụ án Hồ Duy Hải, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí một lần nữa khẳng định kháng nghị có căn cứ, đúng thẩm quyền. Ông cho rằng việc cử tri nói Tòa án nhân dân tối cao đúng hay Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đúng, hãy để cấp có thẩm quyền quyết định, riêng bản thân mình ông cho rằng "Đến giờ này tôi tin rằng tôi đang làm đúng trách nhiệm của mình".

*******************

Thường vụ Quốc hội ‘nghiên cứu’ vụ án Hồ Duy Hải (VOA, 18/05/2020)

Trả li câu hi ca phóng viên v vic mt s đi biu đ ngh Quc hi xem xét, giám sát v H Duy Hi, Tng thư ký Quc hi Vit Nam, ông Nguyn Hnh Phúc, hôm 18/5 cho biết Ủy ban Thường v Quc hi đã giao cho cơ quan chuyên môi "nghiên cu" v án đang gây tranh cãi và bất bình trong công lun này.

qh4

Hội đng Thm phán Tòa án nhân dân tối cao công b quyết đnh giám đc thm v án H Duy Hi vào ngày 8/5/2020. Photo : PLO.

"Để có thi gian xem xét tht toàn din và khách quan các vn đ liên quan đến v án này, y ban Thường v Quc hi đang giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cu, đ xut hướng x lý theo đúng các quy đnh của pháp lut", VOV dn li ông Nguyn Hnh Phúc nói.

Trước đó, các đi biu Quc hi Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân đã gi kiến ngh lên Tng bí thư - Ch tch nước Nguyn Phú Trng và Ch tch Quc hi Nguyn Th Kim Ngân yêu cu làm rõ nhng vn đ mà dư luận đt ra sau khi Hi đng Thm phán Tòa án nhân dân tối cao ra phán quyết bác kháng ngh ca Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và y án t hình đi vi t tù H Duy Hi, nghi phm được cho là đã giết chết hai n nhân viên bưu đin Cu Voi, tnh Long An, 12 năm trước.

Các đại biu Quc hi cho rng Hi đng Thm phán đã không công tâm, khách quan, khoa hc và đúng đn trong vic xem xét các vi phm t tng ca cơ quan điu tra, dn đến che lp nhiu vn đ khut tt, gây bc xúc dư lun.

Trả li báo chí hôm 18/5, người đng đu Văn phòng Quc hi tha nhn đây là v án "đc bit nghiêm trng" và "dư lun trong nước và quc tế rt quan tâm".

Ông Nguyễn Hnh Phúc cho biết nhim kỳ trước, Quc hi đã thành lp đoàn giám sát v này do Phó Ch tch Quc hi Uông Chu Lưu làm trưởng đoàn và Phó Ch nhim Ủy ban Tư pháp Lê Th Nga làm phó trưởng đoàn.

"Ủy ban Tư pháp đã có kiến ngh v v án H Duy Hi", báo Tui Tr dn li ông Phúc nhc li quá trình x lý v vic trước đây.

Sau khi Hội đng Thm phán đưa ra quyết định y án đi vi H Duy Hi, hôm 10/5, bà Nguyn Th Loan, m ca Hi, đã gi đơn kêu cu ti bà Lê Th Nga, Ch nhim Ủy ban Tư pháp Quc hi, đ xin xem xét li quyết đnh trên.

Trong kiến ngh gi Tng bí thư - Ch tch nước Nguyn Phú Trng và Ch tịch Quốc hi Nguyn Th Kim Ngân, đi biu Lê Thanh Vân còn cho rng phiên giám đc thm có nhiu du hiu vi phm quy đnh ca Lut t tng hình s và đt ra mt dng quy đnh bt thành văn, không h có trong pháp lut v hình s và t tng hình s khi cho rằng sai phm trong t tng không nh hưởng đến bn cht v án, to ra tin l nguy him và vô tình khuyến khích vi phm pháp lut trong t tng hình s.

Ngoài các đại biu quc hi, rt nhiu trí thc và người dân cũng đã lên tiếng, ký thnh nguyn thư yêu cầu nhà chc trách Vit Nam điu tra li v án, tr li công lý và s tht cho nhng người liên quan.

Published in Việt Nam

‘Lộ diện’ Nguyễn Văn Nghị trong vụ án Hồ Duy Hải, tên thật là Nguyễn Hữu Nghị

Hoàng Trung, Thoibao.de, 17/05/2020

Nguyễn Văn Nghị người từng được nhắc đến là nghi can trong vụ án Hồ Duy Hải được Công an Long An khẳng định tên thật là Nguyễn Hữu Nghị đang làm nghề bán bảo hiểm xe. Tuy nhiên Nguyễn Hữu Nghị có năm sinh 1984 và cư trú tại xã An Vĩnh Ngãi, thành phố Tân An, tỉnh Long An, trong khi Nguyễn Văn Nghị mà báo chí xác định từ ngày 16/1/2008 thì sinh năm 1979 và cư trú tại Cai Lậy, Tiền Giang.

hdh1

Hình bên trái là văn bản của Cơ quan điều tra tỉnh Long an xác định từ năm 2016 rằng không có ai tên Nguyễn Văn Nghị mà chỉ có Nguyễn Hữu Nghị. Hình bên phải là tên Nguyễn Văn Nghị trong bản án Giám đốc thẩm vừa được tuyên bố.

Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Mi Sol chính là 2 đối tượng được nhắc đến nhiều trong suốt vụ án Hồ Duy Hải.

Đã có lúc, Nguyễn Văn Nghị bị báo Công an nhân dân phản ánh là 1 trong số nghi can số 1 trong vụ án Bưu điện Cầu Voi. Nguyễn Văn Nghị thời điểm đó được biết đến là "bạn trai" của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng.

Tuy nhiên, một "điểm mờ" trong vụ án là Nguyễn Văn Nghị hoàn toàn biến mất trong hồ sơ vụ án khiến nhiều người không ngừng thắc mắc về nhân vật này.

Theo thông tin đăng tải trên báo chí thời điểm đó, nhân vật Nguyễn Văn Nghị cư trú tại xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Tuy nhiên, báo chí phản ánh, tại xã Tân Hội không có người tên Nguyễn Văn Nghị. Theo tờ Dân Việt : Cơ quan chức năng xã đã lật tung hộ khẩu gần 4.000 hộ dân những cũng chưa tìm ra lai lịch Nguyễn Văn Nghị.

Trong khi đó, trên báo Giao Thông, trả lời vấn đề này, Công an tỉnh Long An khẳng định không ai tên Nguyễn Văn Nghị ở thị xã Cai Lậy liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, chỉ có Nguyễn Hữu Nghị, ngụ xã An Vĩnh Ngãi, thành phố Tân An trong hồ sơ.

Báo Giao Thông dẫn lời Đại tá Phạm Thanh Tâm - Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết : Sau khi xảy ra vụ án sát hại 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi xảy ra tối 13/1/2008, cơ quan điều tra tập trung nhiều hướng xác minh gồm : Cướp của giết người, ghen tuông tình ái, mâu thuẫn cá nhân.

Qua đó, cơ quan điều tra xác định có một đối tượng tên là Nguyễn Hữu Nghị cư ngụ ấp Hòa Ngãi, xã An Vĩnh Ngãi, thành phố Tân An (Long An) và Nguyễn Mi Sol (SN 1984, ngụ ấp Vĩnh Tiến, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).

Hai đối tượng này có mối quan hệ tình cảm với nạn nhân H. nên cơ quan điều tra triệu tập làm việc đầu tiên vào ngày 14/1/2008.

Đại tá Phạm Thanh Tâm dẫn chứng : Tại biên bản ghi lời khai của Nghị và qua xác minh những nhân chứng đã xác định Nghị ngoại phạm.

Bởi, khoảng 19g30 (đây là khoảng thời gian xảy ra án mạng ở Bưu điện Cầu Voi) ngày 13/1/2008, Nghị ở tại nhà cùng uống cà phê và đánh bài (binh xập xám) với anh Nguyễn Thanh Nhàn (SN 1981, nhà đối diện nhà Nghị) cùng ông Nguyễn Văn Tròn (SN 1969, gần nhà Nghị). Đến 21h cùng ngày, anh Nhàn và ông Tròn về nhà nghỉ ngơi.

"Cả 2 người này đều ký biên bản xác nhận với cơ quan điều tra là đã cùng uống cà phê và đánh bài chung với Nghị trong thời gian trên", Đại tá Tâm nói.

Tiếp tục ngày 5/3/2008, cơ quan điều tra đã gửi giấy triệu tập và Nghị có mặt tại cơ quan điều tra để làm việc. Ngoài ra, cơ quan điều tra còn cử điều tra viên đến Công ty Hoàng Long (do Nghị đang làm việc ở đây) có trụ ở huyện Bến Lức để xác minh làm rõ vụ việc.

Nói về lý do không đưa hồ sơ của Nghị vào vụ án, Đại tá Tâm cho rằng, qua lời khai và chứng cứ xác minh Nghị và Sol có những bằng chứng, chứng minh ngoại phạm rất rõ, không liên quan vụ án nên Cơ quan điều tra không đưa vào hồ sơ vụ án.

"Tuy nhiên, hồ sơ của Nghị vẫn được lưu giữ tại Cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An từ đó đến nay. Và qua xác minh, hiện Nghị vẫn còn ở địa phương và đang mở dịch vụ du lịch và bán bảo hiểm xe.

Chúng tôi khẳng định vụ án trên không ai tên Nguyễn Văn Nghị ở thị xã Cai Lậy liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải. Chỉ có Nguyễn Hữu Nghị, ngụ xã An Vĩnh Ngãi, thành phố Tân An trong hồ sơ…", Đại tá Tâm khẳng định.

Trong khi đó thông tin do Công an xác định đăng báo ngày 16/1/2008, chỉ sau 3 ngày khi vụ án mạng xảy ra đã mô tả rõ hơn về Nguyễn Văn Nghị như là nghi can số 1 của vụ án.

Nội dung bài báo như sau :

"Ngày 15-1, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An đã tiến hành lấy lời khai 3 thanh niên và câu lưu một nghi can trong vụ án 2 nhân viên Bưu điện Cầu Voi, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, bị sát hại tại nơi làm việc (Báo Người Lao Động cùng ngày đã thông tin). Bước đầu, Cơ quan điều tra xác định động cơ gây án của hung thủ là do ghen tuông mù quáng.

Ba thanh niên được lấy lời khai là Nguyễn Văn Sol, Nguyễn Tuấn Anh và Trần Văn Chà, cùng ngụ tại huyện Trà Ôn - Vĩnh Long, là thợ bạc tại tiệm vàng Kim Long ở thị tứ Cầu Voi. Ba người này từng có mối quan hệ với 2 nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân. Bước đầu, cả 3 đều đưa ra được chứng cứ ngoại phạm.

Đối tượng đang bị câu lưu là Nguyễn Văn Nghị, SN 1979, ngụ huyện Cai Lậy - Tiền Giang, bạn của 3 thanh niên nêu trên, có dấu hiệu nghiện ma túy. Nghị là một trong 2 bạn trai của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng. Vào đêm xảy ra vụ án, người dân địa phương thấy Nghị đi xe máy đến Bưu điện Cầu Voi gặp Hồng và Vân. Có người thấy Nghị mặc quần jean khoác bên ngoài chiếc áo gió. Ngay trong ngày 14-1, Cơ quan điều tra đã cử trinh sát đến tất cả những địa chỉ mà Nghị thường xuyên lui tới nhưng không gặp anh ta. Sau đó, Cơ quan điều tra cử trinh sát mai phục tại nhà cha mẹ Nghị ở Cai Lậy, đến nửa đêm thì nghi can xuất hiện và được áp giải về Công an tỉnh Long An lấy lời khai.

Theo nhận định ban đầu, hung thủ chuẩn bị gây án từ trước, nên ngay khi đến Bưu điện Cầu Voi, y đưa tiền cho Vân ra ngoài mua trái cây để có thời gian sát hại Hồng rồi sau đó giết luôn Vân để bịt đầu mối.

Các nhân chứng cho biết, trước đây Hồng và Nguyễn Văn Sol quen nhau, dự định đi đến hôn nhân nhưng gia đình hai bên không đồng ý, do nhà Sol quá xa.

Sau đó, bạn Sol là Nguyễn Văn Nghị đến Cầu Voi chơi và làm quen với Hồng. Cuộc tình này của Hồng cũng bị trắc trở từ phía gia đình. Tuy quen với Nghị nhưng Hồng vẫn còn quan hệ với Sol, dẫn đến tình bạn giữa Sol và Nghị bị sứt mẻ.

Đôi khi hai người bạn này chạm trán nhau tại bưu điện và những chỗ vui chơi giải trí khu vực Cầu Voi. Từ đó, Nghị đã nhiều lần lên tiếng buộc Hồng chấm dứt quan hệ với Sol. Gần đây, Sol không còn làm thợ bạc cho tiệm vàng Kim Long, mà lên Thành phố Hồ Chí Minh kiếm sống. Cuối tuần Sol mới về Cầu Voi thăm chủ cũ và thăm Hồng. Nghị vẫn thường tỏ vẻ ghen tức khi thấy Sol có mặt ở Cầu Voi.

hdh3

Ngày 16/1/2008, ngay khi vụ án vừa được khởi tố để điều tra, báo Công an nhân dân đã có bài viết phân tích rất kỹ về Nguyễn Văn Nghị với tựa đề "Vụ 2 nhân viên bưu điện bị giết : Nghi can là bạn trai của nạn nhân"

Theo một nhân chứng, tối hôm xảy ra vụ án, Sol cũng về Cầu Voi nhưng không vào bưu điện thăm Hồng vì biết có Nghị ở đó. Chị Nguyễn Thị Phượng, người bán trái cây ở Cầu Voi, cũng cho biết đêm đó Vân đi mua trái cây và bảo tiền do bạn trai của Hồng cho, người này đến từ Tiền Giang".

Có lẽ mọi lý giải về việc bỏ qua nghi can Nguyễn Văn Nghị của cơ quan Công an Long an đều do Nghị có chứng cứ ngoại phạm, và chứng cứ này chính là lời khai của hai nhân chứng. Tuy nhiên vẫn còn hàng loạt nghi vấn khác mà dư luận chưa nguôi ngoai như :

- Chi tiết được xác định sát với ngày gây án rằng : "Chị Nguyễn Thị Phượng, người bán trái cây ở Cầu Voi, cũng cho biết đêm đó Vân đi mua trái cây và bảo tiền do bạn trai của Hồng cho, người này đến từ Tiền Giang" - Người ở Tiền giang chính là Nghị, chứ không thể Hồ Duy Hải.

- Mặc dù cáo trạng có nhắc tên Nguyễn Văn Nghị và xác định chắc chắn sự có mặt của Nghị vào đêm gây án, nhưng mọi hồ sơ liên quan đến Nguyễn Văn Nghị đã bị biến mất, vì sao Hội đồng xét xử giám đốc thẩm không đặt nghi vấn để xem xét ?

- Người thanh niên được Công an Long an xác định nay lại có tên Nguyễn Hữu Nghị chứ không phải Nguyễn Văn Nghị. Như vậy hai cái tên Văn Nghị và Hữu Nghị này có phải một người đã được cơ quan điều tra lưu ý và thẩm vấn ngay từ đầu vụ án hay không ? Bởi Nguyễn Hữu Nghị có năm sinh 1984 và cư trú tại xã An Vĩnh Ngãi, thành phố Tân An Long an, trong khi Nguyễn Văn Nghị thì sinh năm 1979 và cư trú tại Cai Lậy Tiền Giang.

- "Vì sao không cho Nguyễn Văn Nghị nhận dạng Hồ Duy Hải ? Vì sao không giám định vân tay của Nguyễn Văn Nghị ? Đây là những điều rất bất thường", luật sư Trần Hồng Phong đặt câu hỏi trên báo Tuổi Trẻ.

Với quan điểm trọng chứng hơn trọng cung thì lời chứng rằng Nguyễn Văn Nghị ngoại phạm là khẳng định yếu hơn so sánh với hiện trường không hề có dấu vân tay của Hồ Duy Hải, cùng lúc ấy thì hồ sơ điều tra lại không hề xác định các dấu vân tay ấy là của ai, là của Nghị, của Sol, hay của ai khác…

hdh4

Góc cầu thang trong Bưu điện Cầu Voi, nơi xảy ra án mạng vẫn còn vết máu đen trên tường, hình ảnh do Luật sư Trần Hồng Phong đến hiện trường chụp lại

Trên trang Facebook cá nhân mang tên Võ Tòng, tức Thạc sĩ Võ Văn Tài - nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Tây Ninh, hiện là giảng viên trường nghiệp vụ Kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh, ông đưa ra bình luận về những dấu vân tay tại hiện trường có thể truy ra được hung thủ và người này không thể là Hồ Duy Hải.

"Từ nội dung kết luận về diễn biến của vụ án, theo khoa học Hình sự thì sẽ có rất nhiều dấu vân tay ở khắp nơi, dấu vân tay trên con dao và cái thớt (Cơ quan điều tra không thu giữ 02 vật chứng này nên thôi chúng ta bỏ qua)", Thạc sĩ Võ Văn Tài đưa ra vấn đề.

"Hung thủ bị quy kết có bóp cổ chị Hồng, theo logic trên cổ chị Hồng sẽ có dấu các ngón tay của hung thủ ; khi dùng dao cắt cổ chị Hồng, máu bắn dính đầy tay và người hắn, kế đến, hung thủ cầm ghế xếp đập đầu chị Vân, rồi bế ngang nách chị Vân di chuyển đến chỗ chị Hồng, sau đó hắn mang cái ghế để gần nơi đó, trong lúc tay hắn dính đầy máu, diễn biến vụ việc như vậy cho ta thấy sẽ có dấu vân tay trên ghế và trên áo của chị Vân ; hắn lục lọi lấy tài sản của nạn nhân, thì những nơi đó sẽ có dấu vân tay ; sau cùng là cái hàng rào, hung thủ trèo qua hàng rào xuất hiện khả năng rất lớn nữa sẽ có dấu vân tay của hắn trên hàng rào.

Cơ quan điều tra không thu được hết các dấu vân tay ở những nơi mà tôi liệt kê, và quá trình điều tra cũng như việc tiến hành so sánh những mẫu vân tay có được, không có mẫu nào là của Hồ Duy Hải. Tôi xin hỏi cơ quan tố tụng của tỉnh Long An, cấp cao và Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, các vị hãy cho biết dựa vào điều gì để kết luận bị cáo chính là hung thủ giết người ?

hdh5

Hình ảnh tại hiện trường hiếm hoi được công bố với cái thớt đẫm máu bên cạnh thi thể nạn nhân, vật chứng quan trọng như thế mà Công an lại để mất đi rồi thay bằng thớt mua ở chợ vào, có thể thấy rằng tư duy của Điều tra viên có vấn đề nghiêm trọng, hoặc có thể suy đoán là họ đã cố ý tiêu hủy nhiều chứng cứ vì một mục đích nào đó

"Về lập luận rằng bị cáo nhận tội và cũng không có cơ sở nói bị cáo bị bức cung, dùng nhục hình nên tuyên bị cáo tử hình là đúng người, đúng tội", thầy Võ Văn Tài bình luận thêm.

Chắc quý Tòa còn nhớ vụ án "Dùng nhục hình" tại thành phố Tuy Hòa, Phú Yên chứ ? Nửa đêm Cơ quan điều tra Công an Tuy Hòa đến nhà bắt anh Ngô Thanh Kiều dẫn giải về trụ sở vì nghi ngờ anh có tham gia một vụ trộm cắp tài sản, anh Kiều có lẽ kiên quyết không nhận tội, hậu quả ngày hôm sau anh phải từ giã cõi đời. Kết quả khám nghiệm tử thi, đếm trên thân thể anh Kiều có trên 60 vết thương rõ hình dạng, còn những vết thương không rõ thì không biết bao nhiêu mà kể.

Kết quả điều chỉ xác định được Nguyễn Thân Thành Thảo có dùng cây ba trắc (dụng cụ chuyên dụng của Cảnh sát) đánh vài cái (có một cái lên đầu gây cho nạn nhân chấn thương sọ não), 4 vị cán bộ còn lại chỉ thừa nhận đánh 1,2 cái vào chỗ không nguy hiểm. Như vậy, tổng hợp lại 5 con người ấy chỉ đánh trên 10 cái, còn mấy chục vết thương còn lại không biết từ đâu ra, có lẽ anh Kiều tự đánh mình ?

hdh6

Giảng viên trường nghiệp vụ Kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh, thạc sĩ Võ Tấn Tài

Trước đây tôi đã từng 03 năm thực hiện công tác kiểm sát việc giam giữ tội phạm của cơ quan Công an, khi kiểm tra toàn diện nơi giam giữ những người phạm tội, tôi yêu cầu cán bộ quản giáo phải mở cửa từng buồng giam để tôi hỏi từng người đang bị giam giữ xem họ có khiếu nại hay tố cáo rằng họ bị bức cung, dùng nhục hình hay không, thì có vài lần, người bị giam giữ tố cáo là họ có bị nhục hình, tôi lấy lời khai thì họ nói bị đánh trước đó vài ngày, vết bầm thâm tím đã mờ nên không thu được dấu vết gì rõ ràng cả ; mà nếu như vết đánh còn mới đi nữa, thì tôi cũng không tài nào làm ra được là có dùng nhục hình hay không.

Bởi một lý do đơn giản là rất ít (hầu như không có) phạm nhân nào (những người đang chấp hành án phạt tù nên được ra khỏi buồng giam để lao động, dọn dẹp vệ sinh) khai là có thấy cán bộ đánh, cùng lắm họ chỉ khai có nghe la lớn nhưng không biết là chuyện gì ; còn những người đang bị tạm giam trong buồng giam nếu có hỏi thì cũng không ích gì, họ có nhìn thấy đâu mà khai báo ; đối với cán bộ điều tra và quản giáo, không cần hỏi chúng ta cũng biết họ sẽ trình bày như thế nào ?

Như vậy, theo các vị, nếu Hồ Duy Hải tố cáo bị bức cung, dùng nhục hình thì có điều tra, làm rõ được vấn đề đó hay không ?

Thu Thủy

Nguồn : Thoibao.de, 17/05/2020

*******************

Vụ giết người ở Bưu điện Cầu Voi : Nghi phạm Nguyễn Văn Nghị bặt vô âm tín ?

Nguyễn Tường Thụy, RFA, 17/05/2020

Hai câu chuyện kỳ lạ

Mấy hôm nay tự nhiên nảy ra một Nguyễn Hữu Nghị ở Long An được cho là nghi phạm trong vụ hai cô gái ở Bưu điện Cầu Voi bị giết, còn nghi phạm Nguyễn Văn Nghị vẫn nói tới thì mất hút.

hdh2

Đại tá Phạm Thanh Tâm (bên phải), Phó Giám đốc Công an tỉnh Long an

Hai chuyện kỳ lạ này là kết quả điều tra của phóng viên báo Dân Việt và Giao Tthông.

Thông tin Nguyễn Văn Nghị, Tiền Giang mất dấu vết nằm trong bài "Vụ án Hồ Duy Hải : Lật tung hộ khẩu gần 4.000 hộ dân, chưa tìm ra lai lịch Nguyễn Văn Nghị"  của báo Dân Việt.

Còn việc nảy ra một Nguyễn Hữu Nghị, Long An là thông tin từ bài "Nguyễn Hữu Nghị : "Tôi không liên quan vụ án Bưu điện Cầu Voi…"  đăng trên báo Giao Thông.

Theo đó, đại tá Phạm Thanh Tâm, phó giám đốc Công an tỉnh Long An cho biết cơ quan điều tra xác định có một đối tượng tên là Nguyễn Hữu Nghị cũng có mối quan hệ tình cảm với nạn nhân Hồng, đã triệu tập làm việc và được xác định ngoại phạm.

Nếu chỉ là sai họ và tên thôi thì có thể cho là nhầm lẫn. Đằng này lại khác cả địa chỉ và nhiều chi tiết khác sẽ đề cập sau đây. Như vậy có 2 Nghị đều là nghi phạm và đều có quan hệ tình cảm với nạn nhân Hồng ?

Bài ở báo Giao thông không nhắc gì đến Nguyễn Văn Nghị, Tiền Giang.

Ai chịu trách nhiệm về thông tin nghi phạm Nguyễn Văn Nghị ?

Thời gian đầu vụ án, về nghi phạm, báo chí đều đều nói đến Nguyễn Văn Nghị ở huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang được cho là nghi phạm trước tiên, điều này không nhắc lại. Ở đây chỉ dẫn bài viết của báo Công an nhân dân cho chắc, kẻo lại bảo mấy ông nhà báo hóng hớt mà bịa ra.

Đó là bài "Vụ 2 nhân viên bưu điện bị giết : Nghi can là bạn trai của nạn nhân" đăng ngày 16/1/2008, tức là sau khi vụ án xảy ra 3 ngày.

Theo đó thì : "Nghi can chính là Nguyễn Văn Nghị, ngụ tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang), có dấu hiệu nghiện ma túy. Nghị là một trong hai bạn trai của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng. Vào đêm xảy ra vụ án, người dân địa phương thấy Nghị đi xe máy đến Bưu điện Cầu Voi gặp Hồng và Vân".

Và cuộc truy bắt Nguyễn Văn Nghị cũng rất khẩn trương, nói lên sự nỗ lực của công an điều tra tỉnh Long An : "Ngay trong ngày 14/1, cơ quan điều tra đã cử trinh sát đến tất cả những địa chỉ mà Nghị thường xuyên lui tới nhưng không gặp anh ta. Sau đó, cơ quan điều tra cử trinh sát mai phục tại nhà cha mẹ của Nghị ở Cai Lậy (Tiền Giang) đến nửa đêm thì nghi can xuất hiện, các trinh sát thực hiện biện pháp áp giải về cơ quan điều tra lấy lời khai".

Bài báo này viết tiếp : "Theo tin ban đầu, Nghị cố tình đưa ra chứng cứ ngoại phạm nhưng không có cơ sở thuyết phục nên cơ quan điều tra quyết định câu lưu để làm rõ".

Bài viết còn có một chi tiết đặc biệt có giá trị để tìm ra hung thủ là : "Chị Nguyễn Thị Phượng, người bán trái cây ở Cầu Voi cũng cho biết, đêm đó Vân có nói là tiền mua trái cây là do bồ của Hồng tài trợ. Người này đến từ Tiền Giang".

Thông tin về Nguyễn Văn Nghị, Tiền Giang còn được Viện kiểm sát tối cao sử dụng trong Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 15/QĐ-VKSTC-V7, ngày 22/11/2019, theo đó "còn có đối tượng tình nghi là Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Misol không được điều tra làm rõ".

Nếu không phải Công an Long An cung cấp cho các cơ quan tư pháp, báo chí về Nguyễn Văn Nghị ở Tiền Giang thì là ai ?

Như vậy, những nội nội dung trên cho thấy thông tin về Nguyễn Văn Nghị, Tiền Giang và Nguyễn Hữu Nghị, Long An đều do Công an Long An đưa ra. Cần chất vấn Công an Long An về mâu thuẫn kỳ lạ này. Chỉ tiếc rằng báo Dân Việt và Giao Thông chưa đưa ra một câu hỏi vặn nào để xem Công an Long An trả lời ra sao ?

Rõ ràng, Cơ quan điểu tra Công an tỉnh Long An phải chịu trách nhiệm và phải giải thích về việc này.

Cần mở thêm vụ án "Vi phạm nghiêm trọng tố tụng hình sự…" 

hdh7

Bà Nguyễn Thị Loan (mẹ tử tù Hồ Duy Hải) đã khóc ngất trước cổng tòa án khi nghe thông tin về phán quyết phiên xử Giám đốc thẩm. Ảnh : báo Người Lao Động

Sau phiên Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải kết thúc với biểu quyết 17/17 bác kháng nghị của Viện kiểm sát tối cao, xem chừng không phải thế mà đã xong. Không thể sau đó cứ đem Hồ Duy Hải đi tiêm thuốc mà được. Phản đối quyết định này có luật sư, gia đình đã đành, còn có cả một số đại biểu quốc hội, Viện kiểm sát tối cao và đông đảo người dân yêu công lý. Phe bảo vệ Hồ Duy Hải cho rằng, không thể tử hình một người mà chỉ căn cứ vào cái thớt, con dao mua ở chợ với những tình tiết mơ hồ khác như thời điểm Hải có mặt ở bưu điện Cầu Voi, thời điểm nạn nhân bị giết, không chứng minh được dấu vân tay... Hội đồng thẩm phán dựa vào lời khai của Hồ Duy Hải để bác kháng nghị của Viện kiểm sát tối cao nhưng lại không xem xét việc Hải kêu oan ở cả hai phiên tòa sơ thẩm 11/12/2008 và phúc thẩm 28/4/2009. Trong bản cung đầu tiên ngày 20/3/2008 (ngày Hải bị bắt), Hải cũng không không nhận tội.

Ngay sau phiên Giám đốc thẩm, Luật sư Trần Hồng Phong cùng cộng sự đã rà soát lại hồ sơ vụ án và phát hiện ra thêm một tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải vô cùng có giá trị. Đó là sát thủ trong vụ án là người thuận tay trái trong khi Hồ Duy Hải lại thuận tay phải.

Tuy nhiên những người bảo vệ Hồ Duy Hải mong muốn tìm ra thêm nhiều lý lẽ, chứng cứ thuyết phục khác. Trong đó, hướng tới những nghi phạm như Nguyễn Mi Sol, và đặc biệt là Nguyễn Văn Nghị, nhưng Nguyễn Văn Nghị lại bặt vô âm tín.

Việc này, chỉ có công an Long An mới trả lời được, chỉ có điều họ có chịu khai hay không mà thôi.

Chưa bao giờ, trong một vụ án có những chuyện kỳ quái như vậy. Điều đó nói lên những sai phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự trong khi điều tra của công an tỉnh Long An còn ghê gớm hơn những gì đã nói tới.

Thế mà Hội đồng thẩm phán chỉ căn cứ vào hồ sơ để xem xét mà không có những câu hỏi lật lại và nhất là dựa vào hồ sơ không đáng tin cậy.

Cần mở thêm vụ án, tạm gọi là vụ "Vi phạm nghiêm trọng tố tụng hình sự trong điều tra vụ giết người ở bưu điện Cầu Voi". Tại sao không ?

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn :, RFA, 17/05/2020 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

17 bàn tay Hội đồng Thẩm phán : Tòa án nhân dân tối cao đồng phạm với cái ác

Phạm Đình Trọng, 13/05/2020

Hơn mười hai năm đã qua từ đêm cái ác hiện hình 13/1/2008, hai cô gái Ánh Hồng và Thu Vân đang rực rỡ tuổi hai mươi bị giết man rợ ngay tại nơi làm việc, bưu điện Cầu Voi, Thủ Thừa, Long An.

acquy1

Những bàn tay hai cấp tòa mù lòa giơ lên biểu quyết tử hình Hồ Duy Hải chỉ có lời nhận tội bởi bức cung. Đó là những bàn tay đồng phạm với cái ác.

Cái ác cầm dao cứa vào cổ cao ba ngấn trắng ngần cô gái hai mươi ba tuổi Ánh Hồng và vung thớt giáng xuống đầu cô gái Thu Vân hai mươi mốt tuổi.

Với những mối quan hệ tình cảm của cô gái nhan sắc mặn mà, cổ kiêu ba ngấn, lập tức nghi can nổi cộm lồ lộ hiện ra và cơ quan điều tra đã hành động kịp thời, đúng nghiệp vụ, nghi can nổi cộm bị bắt. Với những tang chứng, vật chứng còn đầy đủ nơi cái ác ra tay. Việc chứng minh tên tuổi cái ác chỉ còn một bước ngắn. 

Bỗng như có quyền lực từ trên cao lệnh xuống những cảnh sát điều tra làm án, lệnh xuống cả những quan tòa xử án. Cơ quan điều tra lập tức răm rắp chuyển hướng tìm tội phạm và cơ quan tư pháp nối gót sự răm rắp đó, chấp nhận ngay bản kết luận điều tra đầy sai trái, khuất tất của cảnh sát điều tra.

Cơ quan điều tra đang tỉnh táo và quyết liệt làm đúng phận sự, đúng bài bản nghiệp vụ, đang trên con đường đi tới ánh sáng công lí bỗng mau lẹ mụ mị ngoặt sang con đường tối tăm, sai trái, mờ ám. Từ đây cuộc điều tra hoàn toàn diễn ra trong bóng tối.

Trong bóng tối, không ai nhìn thấy bàn tay mở khóa nhà tạm giam thả nghi phạm chính Nguyễn Văn Nghị, kẻ dính líu nhiều nhất, rõ nhất đến án mạng. Mở đường cho nghi phạm rõ nhất Nguyễn Văn Nghị chạy trốn biệt tăm vào hư vô, bàn tay đó cũng mở đường đưa vụ án vào khuất tất, gian dối, sai trái và tội ác.

Kẻ giết người đột phát, không có ý đồ từ trước nên hớ hênh để lại đầy rẫy dấu vết, chứng cứ. Để lại tất cả tang vật. Để lại dấu vân tay ở vật gây án. Để lại cả tinh dịch trên người cô gái mà kẻ giết người si mê.

Trong bóng tối, không ai nhìn thấy bàn tay vội vã thu lượm những tang vật gây án mang đốt phi tang. Cái thớt, con dao còn in hằn dấu vân tay kẻ giết người nhưng thớt đã thành than, dao thì biến mất. Tinh dịch kẻ giết người để lại trên người cô gái bị giết đã bị cảnh sát điều tra cố tình bỏ qua, không được xét nghiệm xác định cá thể của tinh dịch. Chứng cứ xác đáng nhất đó đã bị chôn sâu cùng thi thể cô gái xấu số.

Trong bóng tối không ai nhìn thấy bàn tay đã lén lút rút khỏi hồ sơ vụ án bản khai cung, thú nhận của nghi can chính Nguyễn Văn Nghị.

Dấu vết chính xác nhất, chứng cứ buộc tội kẻ giết người chắc chắn, đầy đủ nhất đã bị đốt tiêu hủy, đã bị chôn sâu trong lòng đất. Chứng không còn, cuộc điều tra chỉ còn biết dựa vào cung. Cung là lời khai. Bằng nhục hình, bức cung, cảnh sát điều tra đã tạo ra lời cung, tạo ra kẻ giết người là Hồ Duy Hải.

Ông Nguyễn Thanh Chấn không giết người nhưng bị bức cung. Có nguy cơ bị cảnh sát điều tra đánh chết, ông Chấn phải nhận tội giết người. Cảnh sát liền hướng dẫn cho ông Chấn động tác cầm dao đâm hình nộm sao cho hợp lí và ông Chấn phải tập đâm dòng dã ngày này sang ngày khác cả tháng trời đến thuần thục như kẻ giết người chuyên nghiệp. Lúc đó ông Chấn liền được dẫn đến hiện trường vụ án làm diễn viên, diễn cảnh giết người để quay phim, chứng minh thao tác giết người thuần thục như vậy thì không thể oan. Với Hồ Duy Hải, chỉ cần đòn dữ làm Hải phải nhiều lần nhận tội là đủ.

Hai mạng người bị giết man rợ là một vụ trọng án. Điều tra vụ trọng án man rợ với những sai phạm lớn thấy rõ sự cố tình, với cả những mờ ám, gian dối ngang nhiên để dẫn đến kết tội cho Hồ Duy Hải giết hai cô gái bưu điện Cầu Voi chỉ bằng lời cung nhận tội của Hải.

Linh hồn hai cô gái trẻ ở bưu điện Cầu Voi, Long An bị giết man rợ đêm 13/1/2008 chỉ được siêu thoát khi kẻ giết người bị chỉ mặt và bị pháp luật trừng phạt đích đáng. Thêm một người bị nghi oan, chết uổng vì cái chết oan uổng của hai cô gái trẻ là lại thêm một lần hai cô gái trẻ bưu điện Cầu Voi bị giết.

Vật chứng kẻ giết người để lại đã bị xóa sạch. Lời cung của nghi can rõ nhất cũng đã biến khỏi hồ sơ vụ án. Chỉ những cán bộ cảnh sát điều tra mới làm được những việc đó. Những cán bộ điều tra vụ án đã trở thành đồng phạm với cái ác giết hai cô gái ở bưu điện Cầu Voi, Long An.

Bất chấp những vi phạm tố tụng nghiêm trọng của cơ quan điều tra, nhắm mắt tuyên mức án tử hình, loại bỏ khỏi cuộc sống kẻ tội phạm mà cảnh sát điều tra áp đặt, hai cấp tòa mù lòa luật pháp, mù lòa công lí cũng trở thành đồng phạm với cái ác giết hai cô gái bưu điện Cầu Voi.

Bàn tay cảnh sát điều tra rút bản cung của nghi phạm chính ra khỏi hồ sơ vụ án. Bàn tay cảnh sát điều tra mở khóa nhà giam đánh tháo cho nghi phạm chính chạy trốn. Bàn tay cảnh sát điều tra phi tang những tang vật, chứng cứ cái ác để lại. Bàn tay hai cấp tòa mù lòa giơ lên biểu quyết tử hình Hồ Duy Hải chỉ có lời nhận tội bởi bức cung. Đó là những bàn tay đồng phạm với cái ác.

Không ai nhìn thấy những bàn tay đồng phạm với cái ác trong quá khứ hơn mười hai năm trước. Nhưng ngày 8/5/2020 người dân cả nước đã nhìn thấy rành rành ở công đường tòa án tối cao, nhìn thấy rành rành trên màn hình ti vi, nhìn thấy rành rành trên mặt báo mười bảy bàn tay của hội đồng thẩm phán tòa án tối cao giơ lên biểu quyết nhất trí y án bản án mù lòa pháp luật, mù lòa công lí của hai tòa cấp địa phương, giữ nguyên bản án tử hình Hồ Duy Hải. Người dân cả nước vô cùng bất an khi phải chứng kiến mười bảy bàn tay của hội đồng thẩm phán tòa án tối cao đồng phạm với cái ác.

Chỉ có hai bàn tay cái ác giết hai cô gái bưu điện Cầu Voi, Long An trong đêm tối. Nhưng cả nền tư pháp mù lòa pháp luật, mù lòa công lí với nhiều bàn tay đồng phạm đã tuyên án tử hình Hồ Duy Hải giữa ánh sáng ban ngày dưới vòm trời trong xanh. 

Hôm nay cả nền tư pháp mù lòa pháp luật, mù lòa công lí tuyên án tử hình Hồ Duy Hải. Ngày mai, ngày mốt, cả nền tư pháp mù lòa pháp luật, mù lòa công lí sẽ lần lượt tuyên án tử hình từng người, từng người dân Việt Nam lương thiện và yêu nước !

Phạm Đình Trọng

(13/05/2020)

******************

Thẩm phán tối cao : Cao mà tối nên... sụp !

Trân Văn, VOA, 13/05/2020

Phản ng d di trên din rng ca nhiu gii, k c đi biu ca dân chúng Vit Nam ti Quc hi, đi vi phán quyết Giám đc thm ca Hi đng Thm phán Tòa án nhân dân tối cao v v án H Duy Hi chính là bằng chng cho thy, s kính trng và nim tin vào cơ quan cao nht ca h thng xét x ti Vit Nam đã sp đ.

acquy2

Chánh án Nguyễn Hòa Bình trong phiên giám đốc thm H Duy Hi, ngày 5/5/2020. Photo PLO

Thẩm phán Bùi Ngc Hòa – thành viên Hội đồng Thẩm phán ca Tòa án nhân dân tối cao, mt trong nhng người tham gia phiên Giám đc thm v án H Duy Hi, va thay mt cả Tòa án nhân dân tối cao lẫn Hội đồng Thẩm phán - gii thích thêm v lý do Hội đồng Thẩm phán bác kháng ngh ca Vin Kim sát tối cao, gi nguyên bn án chung thm (1).

Song những ý kiến ca ông Hòa không có gì mi và quan trng hơn, ông Hòa ch khng đnh Hội đồng Thẩm phán cũng như Tòa án nhân dân tối cao không sai. Tuy đang là thm phán ca cp cao nht, đi din cho cơ quan xét x cp cao nht, bin minh v phán quyết b ch trích kch lit nht t trước đến nay nhưng ông Hòa không phn bin.

Đã có rất nhiu người phân tích phán quyết Giám đc thm ca Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sai như thế nào và nguy hi ra sao, trong s này có ông Nguyn Quang Lc, mt thm phán kỳ cu ca Tòa án nhân dân tối cao, trước khi ngh hưu đã tng đm trách vai trò Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao một thi gian dài. Xin tham kho nhn đnh ca ông Lc…

***

Về v án H Duy Hi

Nhiều bn bè, đng nghip, hc trò hi tôi v v án H Duy Hi. Qu tht tôi không được nghiên cu h sơ v án, ch nghe qua các lung thông tin đa chiều nên không dám có ý kiến gì v vic kết ti đi vi b cáo Hi.

Tuy nhiên, qua theo dõi phiên tòa Giám đốc thm ca Hi đng Thm phán Tòa án Nhân dân tối cao, tôi xin nêu một s ý kiến v th tc t tng hình s theo quy đnh ca B lut tố tng hình s năm 2015. Xin nói trước là nhng ý kiến ca tôi không nhm ch trích ai mà trên tinh thn xây dng, thượng tôn pháp lut mà thôi.

1. Về thành phn Hi đng Giám đc thm

Điều 53 B lut t tng hình s quy đnh "Thay đi Thm phán, Hi thm" :

1/ Thẩm phán, Hi thm phi t chi tham gia xét x hoc b thay đi khi thuc mt trong các trường hp :

...c/ Đã tham gia xét xử sơ thm hoc phúc thm hoc tiến hành t tng v án đó với tư cách là Điu tra viên, Cán b điu tra, Kim sát viên, Kim tra viên, Thm tra viên, Thư ký Tòa án.

Đây là quy định ca Phn th nht "Nhng quy đnh chung" ca B lut T tng hình s năm 2015, được coi như là nguyên tc xuyên sut quá trình gii quyết v án hình s t sơ thm, phúc thm, giám đc thm, tái thm. Như vy người nào đã tiến hành t tng v án đó vi tư cách là người tiến hành t tng thì phi t chi tham gia xét x v án hoc b thay đi. Vic ký quyết đnh không kháng ngh v án hoặc tr li khiếu ni bn án, quyết đnh đã có hiu lc pháp lut ca nhng người tiến hành t tng hình s cũng chính là đã tiến hành t tng v án.

Vì thế, tôi cho rng ông Nguyn Hòa Bình phi t chi tham gia xét x Giám đc thm v án H Duy Hi vì ông Bình đã ký quyết đnh không kháng ngh v án này vi tư cách là Vin trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Sở dĩ lut quy đnh như vy đ bo đm tính vô tư, khách quan, tránh áp đt ý mun ch quan ca người ngi xét x v án.

Ông Bình ngồi xét xử, li là Chánh án Tòa án nhân dân ti cao ch ta phiên tòa làm cho người ta đt câu hi v tính Khách Quan, Vô Tư ca phán quyết !

2. Về thành phn triu tp đến phiên tòa

Điều 383 Bộ luật Tố tụng hình sự quy đnh :

...2/ Trường hp xét thy cn thiết hoc có căn cứ sửa mt phn bn án, quyết đnh có hiu lc pháp lut, Tòa án phi triu tp người b kết án, người bào cha và nhng người có quyn li, nghĩa v liên quan đến kháng ngh tham gia phiên tòa giám đc thm ; nếu h vng mt thì phiên tòa giám đc thm vn được tiến hành.

Rõ ràng là Hội đng Giám đc thm đã xét thy cn thiết (ch không phi là có căn c đ sa án) nên đã triu tp người bào cha cho b cáo và xét không cn thiết phi triu tp b cáo và nhng người tham gia t tng khác ra tòa.

Theo quy định tại Điu 386 Bộ luật Tố tụng hình sự thì... "Trường hp người b kết án, người bào cha, người có quyn li, nghĩa v liên quan đến kháng ngh có mt ti phiên tòa thì nhng người này được trình bày ý kiến v nhng vn đ mà Hi đng giám đc thm yêu cu... Kim sát viên, người tham gia t tng ti phiên tòa giám đc thm tranh tng v nhng vn đ liên quan đến vic gii quyết v án. Ch ta phiên tòa phi to điu kin cho Kim sát viên, người tham gia t tng trình bày hết ý kiến, tranh lun dân ch, bình đng trước tòa".

Tại phiên tòa Giám đc thm này, lut sư ca b cáo ch được trình bày ý kiến mà không có tranh tng. Vic Hi đng Giám đc thm không cho phép lut sư tham gia đy đ phiên tòa rõ ràng là vi phm pháp lut. Có l Hi đng Giám đc thm sa sai bng việc triu tp li khi v lut sư này đã buc phi tr v thành ph H Chí Minh trong tâm trng "Bc thang mà hi ông tri !". Có l đây cũng là trường hp hy hu trong lch s ca nn tư pháp xã hội chủ nghĩa ! Không biết có còn v án nào hc theo không ?

3. Về kháng nghị ca Vin Kim sát nhân dân ti cao

Hội đng Giám đc thm cho rng kháng ngh ca Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trái pháp lut nên không được chp nhn. Vy kháng ngh đó trái pháp lut nào ? Kháng ngh khi mà Quyết đnh s 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 ca Ch tch nước bác đơn xin ân gim án t hình ca H Duy Hi đang có hiu lc pháp lut ? Lut nào quy đnh ? Không có quy đnh nào v vn đ này trong Bộ luật Tố tụng hình sự.

Thực tế thì H Duy Hi không làm đơn xin ân gim án t hình, vy Ch tch nước xét đơn ca ai đ ra quyết đnh bác đơn ?

Khi Hội đng Giám đc thm cho rng kháng ngh trái pháp lut tc là không cn xem xét v ni dung ca v án thế mà phiên tòa vn din ra trong ba ngày. Thông thường khi xét x phúc thm hoc giám đc thm Hội đồng xét xử phải xem xét ngay đến s ca trình t t tng này là Kháng cáo, Kháng ngh. Mt kháng cáo hoc kháng ngh đã không hp pháp thì không có phiên tòa.

4. Về cái được gi là "sai sót trong t tng hình s ca v án này"

Tôi không đồng ý vi cách gi như vy mà phi nói thng đó là những vi phm nghiêm trng quy đnh ca B lut T tng hình s mi đúng bn cht ca s vic. Vy các vi phm nghiêm trng th tc t tng hình s trong v án có làm thay đi ni dung, bn cht ca v án không ?

Nội dung, bn cht ca v án phi được các cơ quan tiến hành t tng hình s chng minh bng chng c được thu thp mt cách khách quan, toàn din, đy đ đ xác đnh s tht ca v án. Đó thuc trách nhim ca các cơ quan tiến hành t tng. Đây là quy đnh ca B lut T tng hình s (Điu 15, Điều 85, Điu 86 Bộ luật Tố tụng hình sự).

Rõ ràng là trong vụ án này, vic điu tra đã có quá nhiu vi phm nghiêm trng trình t th tc t tng hình s t khám nghim hin trường, thu gi vt chng, du vết, nhn dng vt chng, mua cái không phi là vt chng đ c tình hợp pháp hóa vt chng... Khi mà các cái gi là chng c được thu thp trái pháp lut, không đúng quy đnh ca pháp lut và li được s dng như là chng c buc ti thì không n vì đó không phi là chng c. Vì thế nó không có sc thuyết phc, không đ để chng minh ti phm và đương nhiên nó làm nh hưởng hoc thay đi ni dung, bn cht ca v án.

Sẽ là mt tin l và nguy him hơn là án l cho các vi phm nghiêm trng th tc t tng hình s nói riêng và phát lut t tng nói chung. Đáng quan ngi !

5. Về cái kết ca v án này

Theo quy định ca Chương XXXVII ca Bộ luật Tố tụng hình sự, "Th tc xem xét li quyết đnh ca Hi đng Thm phán Tòa án nhân dân ti cao", thì vn còn có nhng người sau có th yêu cu, kiến ngh, đ ngh xem xét li quyết đnh giám đc thm của Hội đng Thm phán Tòa án nhân dân ti cao :

- Ủy ban thường v Quc hi yêu cu

- Ủy ban Tư pháp ca Quc hi kiến ngh

- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kiến ngh

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đ ngh

Tuy nhiên xem ra chỉ là mt phn ngàn ca tia hy vng mà thôi. Dù sao thì cũng vẫn hy vng cho dù là vô vng !

Ôi ! 17 cánh tay hóa ra chập li thành mt và ch mt mà thôi !

Sau khi ông Lộc gii thiu nhn đnh va dn trên trang facebook ca ông (3), rt nhiu cá nhân và din đàn đin t đã gii thiu nhn đnh này (3) vì hai lý do : Thứ nht, gn gàng, xác đáng và th hai, đó là nhn đnh ca người tng là thm phán kỳ cu ca Tòa án nhân dân tối cao. Ch tiếc là chưa rõ vì sao ông Lc t xóa nhn đnh này (4)…

***

Theo Luật T chc Tòa án nhân dân 2014 (5), Tòa án nhân dân tối cao là cp cao nht ca h thng xét x ti Vit Nam và Hội đồng Thẩm phán là cơ quan cao nht ca Tòa án nhân dân tối cao. Hội đồng Thẩm phán không ch giám đc thm, tái thm các bn án, quyết đnh đã có hiu lc pháp lut nhưng b kháng ngh mà còn đm nhn nhiu trng trách khác : Ban hành ngh quyết hướng dn các tòa án trên toàn quc áp dng pháp lut. Tng kết và công b án l đ các tòa án trên toàn quc nghiên cu, áp dng trong xét x. Góp ý cho các d tho quy phm pháp lut.

Bộ lut va k qui đnh, Hội đồng Thẩm phán chỉ có t 13 (ti thiu) đến 17 thành viên (ti đa). Nhng thành viên này là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Thm phán ti cao. Thm phán ti cao là ngch cao nht trong bn ngch thm phán (Sơ cp – thm phán các tòa qun, huyn. Trung cp – thẩm phán các tòa tnh, thành ph. cao cấp – thm phán các tòa cp cao ca khu vc. tối cao – thm phán Tòa án nhân dân tối cao). 17 thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao va tham gia Giám đc thm v án H Duy Hi là toàn b thm phán hin có ca Tòa án nhân dân tối cao.

Trừ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được Quc hi bu và có nhiệm kỳ tương ng vi nhim kỳ Quc hi, nhng thành viên còn li ca Hội đồng Thẩm phán tr thành Thm phán ti cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đ ngh Quc hi phê chun ca Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (6). Bn năm sau khi Lut T chc Tòa án nhân dân 2014 có hiu lc, gia năm ngoái, Quốc hi Vit Nam thông qua mt… ngh quyết đc bit : Tm… hoãn áp dng yêu cu v kinh nghim xét x v trí Thm phán cao cp (ti thiu năm năm) khi chn Thm phán tối cao cho ti 1/2/2022.

Sở dĩ ông Nguyn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, xin Quc hi khóa 14 điều chnh lch làm vic ca Kỳ hp th 7 (tháng 6/2019) đ thông qua mt ngh quyết ngoài kế hoch, tm… ngưng áp dng tiêu chun v kinh nghim xét x v trí Thm phán cao cp đ có th tiến c các cá nhân làm Thm phán ti cao cho Quc hi phê chuẩn theo Lut T chc Tòa án nhân dân 2014 là vì thiếu người hi đ điu kin này đ… quy hoch làm… lãnh đo Tòa án nhân dân tối cao (6) !

Tuy phủ nhn tam quyn phân lp (to lp s đc lp gia hot đng ca lp pháp, hành pháp, tư pháp) nhưng h thng chính tr Vit Nam vẫn dùng nhiu cách đ cao vai trò ca Thm phán tối cao, k c dùng Quc hi ban hành… ngh quyết tm… hoãn áp dng tiêu chun v kinh nghim xét x v trí Thm phán cao cấp đi vi la chn – phê chun Thm phán tối cao vì hot đng ca Hội đồng Thẩm phán nói riêng và bộ máy xét x nói chung tác đng rt ln đến chính tr và xã hi.

Đó cũng là lý do cần phi ngm nghĩ, ti sao các Thm phán tối cao trong Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao li "nht trí" khi đưa ra phán quyết như đã biết lúc xem xét v án H Duy Hi theo th tc Giám đc thm ? Vì sao các Thẩm phán tối cao cùng chn con đường t hy v mt ngh nghip, khiến uy tín Hội đồng Thẩm phán n tung và làm uy tín Tòa án nhân dân tối cao tan nát. Vì sao "n đnh chính tr" vn là tiêu chí hàng đu mà các Thm phán tối cao li cùng vung tay, to ra thm ha chính tr lớn đến như vy ?

Rất khó tin khi cho đó là ngu dt nhưng gii thích vì hèn thì cũng khó tin. Thm phán ngch tối cao mà hèn thì… tư pháp xã hi ch nghĩa là gì hi Tri ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 13/05/2020

Chú thích :

(1) https://tuoitre.vn/giam-doc-tham-vu-ho-duy-hai-thanh-vien-hoi-dong-tham-phan-noi-gi-20200512083517584.htm

(2) https://www.facebook.com/loc.nguyenquang.9619

(3) https://www.facebook.com/nguyenvanquynh.nguyenvanquynh/posts/2784577354984172

(4) https://www.facebook.com/loc.nguyenquang.9619/posts/234860037816496

(5) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Luat-to-chuc-Toa-an-nhan-dan-2014-259724.aspx

(6) https://thanhnien.vn/thoi-su/quoc-hoi-dong-y-ha-tieu-chuan-tham-phan-toa-an-toi-cao-trong-3-nam-1091296.html

******************

Chánh án Nguyễn Hòa Bình vi phạm pháp luật

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 13/05/2020

Vu án tử tù vô tội Hồ Duy Hải tiếp tục phơi bày những khuất lấp hơn 12 năm trước, đang được nhìn nhận rõ ràng hơn, đầy đủ hơn với rất nhiều ý kiến của dân trong nghề luật, nhà báo, nhà quan sát thời cuộc và đông đảo người dân.

acquy3

Ông Nguyn Hòa Bình phi t chi tham gia xét x Giám đc thm v án H Duy Hi vì ông Bình đã ký quyết đnh không kháng ngh v án này vi tư cách là Vin trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Giữ nguyên bản án tử hình đối với ông Hồ Duy Hải sau 3 ngày làm việc của phiên giám đốc thẩm được Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Nguyễn Trí Tuệ trả lời [1] phóng viên báo Pháp Luật hôm 13 tháng Năm năm 2020 : "Chúng tôi biểu quyết bằng nhận thức của mình, bằng cái tâm của mình và chịu trách nhiệm trước ý kiến của mình", buộc người dân phải tiếp tục soi xét các văn bản quy phạm pháp luật.

So với Bộ luật Tố tụng hình sự

Tại điều 8 của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định "thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng" 

Hội đồng Thẩm phán gồm 17 người đã không thực hiện việc "thường xuyên" theo quy định thượng dẫn.

Chính vì không thực hiện "thường xuyên" (tức là phải luôn luôn cập nhật tình hình và tình tiết của vụ án), nên 17 ông (bà) thẩm phán chỉ căn cứ vào những tình tiết cũ bị bóp méo, phi lý, phi pháp và đầy ngờ vực có căn cứ, từ đông đảo dân trong nghề cho đến thường dân.

Song song đó, tại điều 44 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định "Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án và Phó Chánh án Tòa án", Chánh án có tất cả 14 nhiệm vụ. Tuy nhiên, không có quy định nào cho phép Chánh án trực tiếp THAM GIA XÉT XỬ. Đây là quy định vô cùng quan trọng để bảo đảm tính khách quan và công minh trong xét xử.

Vi phạm cả Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

Luật Tổ Chức Tòa án nhân dân [2] được thông qua ngày 14/11/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2015.

Luật tổ chức Tòa án nhân dân gồm có 11 Chương với 98 điều "quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân ; về Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác trong Tòa án nhân dân ; về bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân". Trong đó, tại điều 27, quy định "Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao" ghi rõ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có tất cả 17 nhiệm vụ và quyền hạn.

Trong tất cả 17 nhiệm vụ, cũng không tìm thấy nhiệm vụ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được trực tiếp tham gia xét xử Giám đốc thẩm.

Như vậy, ông Nguyễn Hòa Bình với tư cách Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã vi phạm vào điều 27 Mục 2 Chương II của Luật tổ chức Tòa án nhân dân.

Kết

Căn cứ vào điều 8 và điều 44 của Bộ luật Tố tụng hình sự cùng với điều 27 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đủ xác định ông Nguyễn Hòa Bình trong tư cách Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, đã vi phạm pháp luật. Suy ra, quyết định giám đốc thẩm vào ngày 8/5/2020 phán quyết án tử hình đối với ông Hồ Duy Hải là hoàn toàn vô giá trị.

Yêu cầu Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ quốc hội nhanh chóng phủ nhận quyết định của 17 ông (bà) thẩm phán, đình chỉ điều tra vụ án và trả tự do ông Hồ Duy Hải. Đồng thời khai trừ đảng, cách chức và khởi tố Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, vì đã vi phạm vào điều 1 trong "19 điều đảng viên không được làm" [3] theo quy định 47/QĐ-TW ban hành ngày 1 tháng Mười Một năm 2011 và vi phạm pháp luật như phân tích trên.

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 13/05/2020 (nguyenngocgia's blog)

[1] https://plo.vn/phap-luat/tand-toi-cao-thong-tin-ve-vu-an-ho-duy-hai-9121...

[2] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Luat-to-chuc-Toa-an...

[3] https://thukyluat.vn/vb/quy-dinh-47-qd-tw-nhung-dieu-dang-vien-khong-duo...

******************

Phán quyết 17/17 tạo ra án lệ nguy hiểm

Huy Đức, 12/05/2020

"Bản chất vụ án" mà các cấp xét xử đang căn cứ gồm nhiều bằng chứng được thu thập theo cách có nhiều vi phạm nghiêm trọng tố tụng và khá mơ hồ [Không có nhân chứng trực tiếp, không có bằng chứng trực tiếp (máu, vân tay...)]. Nhưng, quan trọng hơn, trách nhiệm chính của phiên giám đốc thẩm không phải là xem xét nội dung (bản chất vụ án) mà chủ yếu xem xét về tố tụng. Vi phạm tố tụng theo hướng bất lợi cho bị cáo (như vụ Hồ Duy Hải) thì phải hủy án, đó là nguyên tắc tối thượng.

Đừng chỉ quan tâm tới dư luận. Phiên giám đốc thẩm 17/17 đã đặt ra một án lệ cực kỳ nguy hiểm : Hội đồng thẩm phán có thể đứng trên pháp luật (tố tụng) chứ không phải tuân theo pháp luật. Rất tiếc là các câu hỏi của phóng viên đã không truy được tới tận cùng (có lẽ phải thỏa hiệp để có bài phỏng vấn độc quyền này).

Huy Đức

Nguồn : fb.osinhuyduc, 12/05/2020

PS : Rất muốn trở lại khi có thể để nói rõ hơn con đường tiến thân của ông Phó chánh án Bùi Ngọc Hòa.

------------------------

Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải : Thành viên Hội đồng thẩm phán nói gì ?

Thân Hoàng - Hoàng Điệp, Tuổi Trẻ Online, 12/05/2020

Sau bản án giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, có hàng loạt ý kiến cho rằng bản án không công tâm, khách quan, chủ tọa phiên tòa giữ cả 3 vai tố tụng trong vụ án, các thẩm phán biểu quyết giơ tay thì không độc lập.

acquy4

Thẩm phán Bùi Ngọc Hòa - Ảnh : NAM TRẦN

Để rộng đường dư luận, Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Ngọc Hòa, thành viên Hội đồng Thẩm phán. Ông Hòa cho rằng các thẩm phán độc lập xét xử và xem xét kỹ hồ sơ vụ án nên đồng thuận đưa ra phán quyết chứ không chịu bất kỳ áp lực nào...

Vi phạm tố tụng sao không hủy án ?

TTO : Những vi phạm mấu chốt mà dư luận quan tâm là việc thu giữ vật chứng của cơ quan điều tra, việc mua dao mua thớt để coi là hung khí gây án, từ việc đó có dẫn đến quan điểm đánh giá của cơ quan điều tra. Vậy Hội đồng Thẩm phán đánh giá thế nào để đi đến kết luận cuối cùng ?

Bùi Ngọc Hòa : Trong thực tế, không phải vụ án nào cũng thu giữ được vật chứng nhưng căn cứ các tài liệu chứng cứ như bản ảnh hiện trường, biên bản khám nghiệm hiện trường, kết luận giám định, lời khai người làm chứng, lời khai của bị cáo và các tài liệu chứng cứ khác đã thu thập được để kết luận bị cáo có phạm tội hay không. 

Đối với vụ án Hồ Duy Hải, cơ quan điều tra đã căn cứ bản ảnh hiện trường, lời khai của bị cáo, những người làm chứng và yêu cầu những người trông thấy, phát hiện (con dao, thớt) mua vật đồng dạng để cho bị cáo nhận dạng và thực nghiệm điều tra nhằm xác định lời khai của bị cáo có cơ sở hay không. Việc này không vi phạm pháp luật. 

Các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm và phúc thẩm không xác định con dao, cái thớt được mua này là vật chứng trong vụ án.

TTO : Hội đồng Thẩm phán cho rằng điều tra lại cũng không thay đổi bản chất vụ án nên không điều tra lại, căn cứ vào đâu để xác định như vậy, thưa ông ?

Bùi Ngọc Hòa : Quá trình xét xử giám đốc thẩm, có ý kiến thành viên Hội đồng Thẩm phán đặt vấn đề những thiếu sót, mâu thuẫn ở trong kháng nghị (như việc không thu giữ cái thớt, cái ghế ; việc chậm giám định nhóm máu) thì khi điều tra lại những thiếu sót này có khắc phục được không ? 

Tại phiên xét xử, đại diện viện kiểm sát (Viện Kiểm sát) cũng cho rằng một số vấn đề sai sót không thể khắc phục được, tuy nhiên một số sai sót khác mà kháng nghị đã đề cập khi điều tra lại vẫn có thể khắc phục được. 

Ví dụ việc xác định thời gian di chuyển của bị cáo từ tiệm cầm đồ về Bưu điện Cầu Voi, việc giám định thời gian chết của nạn nhân.

Hội đồng Thẩm phán đã nhận định mặc dù trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã có một số thiếu sót, vi phạm thủ tục tố tụng nhưng những thiếu sót, vi phạm này không dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. 

Ngoài ra, một số vấn đề kháng nghị nêu ra như có mâu thuẫn trong lời khai của chính bị cáo, mâu thuẫn giữa lời khai của bị cáo với hiện trường vụ án và các tài liệu chứng cứ khác, Hội đồng Thẩm phán nhận thấy trong quá trình điều tra các mâu thuẫn này đã được điều tra làm rõ nên không cần thiết điều tra lại.

acquy5

Quang cảnh phiên tòa xét xử giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải - Ảnh : TTXVN

TTO : Quyết định kháng nghị của Viện Kiểm sát bị Hội đồng xét xử cho rằng không đúng quy định pháp luật, vậy tại sao tòa vẫn mở phiên giám đốc thẩm để xem xét các nội dung kháng nghị ?

Bùi Ngọc Hòa : Theo quy định, tại phiên tòa giám đốc thẩm thì người kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi, rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. 

Trong vụ án này, tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện Kiểm sát giữ nguyên kháng nghị. Do đó, Hội đồng Thẩm phán phải xem xét toàn bộ nội dung kháng nghị. 

Chính vì vậy, những nội dung kháng nghị của Viện Kiểm sát đã được các thành viên Hội đồng Thẩm phán làm rõ, từ việc Hải có mặt ở hiện trường hay không, Hải có thực hiện hành vi gây án hay không, đến những mâu thuẫn thể hiện trong hồ sơ, những vi phạm của cơ quan tố tụng cũng như tính có căn cứ, thẩm quyền kháng nghị của viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Sau khi thảo luận, các thành viên Hội đồng Thẩm phán đã thống nhất kháng nghị của Viện Kiểm sát không đúng pháp luật, không được quyền kháng nghị trong trường hợp này, vì vậy Hội đồng Thẩm phán đã quyết định không chấp nhận kháng nghị này. Nghĩa là dù kháng nghị có đúng thẩm quyền hay không thì vẫn phải mở phiên tòa giám đốc thẩm thì mới kết luận được việc đó.

Ở góc độ pháp lý, sau khi có quyết định bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải, căn cứ quyết định của Chủ tịch nước, Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh Long An mới ra quyết định thi hành án bản án này. 

Sau khi có công văn của Văn phòng Chủ tịch nước về việc tạm dừng thi hành án và yêu cầu chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xem xét lại toàn diện vụ án đó xem Hồ Duy Hải oan hay không oan, Hội đồng thi hành án tỉnh Long An đã ra quyết định tạm dừng thi hành bản án đối với Hồ Duy Hải.

Như vậy, quyết định của Chủ tịch nước và quyết định thi hành án tử hình của hội đồng thi hành án là hai quyết định trong thủ tục thi hành án hình sự. 

Kháng nghị của Viện Kiểm sát căn cứ công văn của Văn phòng Chủ tịch nước để ra kháng nghị là không đúng. Bởi vì các quyết định tố tụng hình sự chỉ được thay thế, hủy bỏ bằng một quyết định tố tụng hình sự khác của cấp có thẩm quyền. 

Công văn của Văn phòng Chủ tịch nước là văn bản hành chính. Hơn nữa trong công văn nêu trên, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước là đề nghị Viện Kiểm sát xem xét quyết định theo thẩm quyền và bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

TTO : Thưa ông, sau công văn của Văn phòng Chủ tịch nước, nếu Viện Kiểm sát không kháng nghị thì tòa xem xét lại vụ án oan hay không oan khi nào ? Xem xét đánh giá ra sao ? Bằng cách nào ?

Bùi Ngọc Hòa : Sau khi Văn phòng Chủ tịch nước có công văn yêu cầu xem xét lại vụ án, Tòa án nhân dân tối cao đã thành lập đoàn công tác liên ngành gồm cả ngành kiểm sát và công an xem xét để đánh giá lại toàn bộ hồ sơ vụ án. 

Sau khi xem xét, kể cả gặp tử tù Hồ Duy Hải, đoàn công tác báo cáo không có cơ sở để kháng nghị hủy án vì việc xét xử Hải là không oan, không sai. 

Sau đó, Tòa án nhân dân tối cao đã có báo cáo gửi Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội rằng trong vụ án này Hồ Duy Hải không oan.

TTO : Một số nội dung trong kháng nghị đã được Hội đồng xét xử kết luận có cơ sở, đó là những sai sót của cơ quan điều tra. Vậy nội dung kháng nghị đúng thì sao lại bị quy là trái pháp luật ?

Bùi Ngọc Hòa : Sai sót trong quá trình điều tra mà kháng nghị Viện Kiểm sát nêu là những vi phạm thủ tục tố tụng, nhưng như trên đã nêu, những sai sót này không làm thay đổi bản chất vụ án, nên việc hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm để điều tra lại là không cần thiết. Còn kháng nghị của Viện Kiểm sát trong trường hợp này là trái pháp luật vì không đúng thẩm quyền.

TTO : Tại phiên xét xử, Hội đồng Thẩm phán công bố sau kháng nghị của Viện Kiểm sát, Bộ Công an lập tổ công tác xác minh xem xét lại hồ sơ vụ án. Kết quả này được Hội đồng Thẩm phán sử dụng làm tài liệu trong phiên giám đốc thẩm, việc này thuộc quy định tố tụng nào ?

Bùi Ngọc Hòa : Sau khi có kháng nghị của viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, bộ trưởng Bộ Công an thành lập tổ công tác độc lập nhằm thẩm định lại toàn bộ vụ án. Chúng tôi cho rằng việc làm này thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao của Bộ Công an. 

Trước phiên giám đốc thẩm, Hội đồng xét xử nhận được báo cáo kết quả thẩm định nên đã mời đại diện Bộ Công an trình bày nội dung này. Chúng tôi cho rằng đây cũng là một tài liệu để xem xét tính khách quan toàn diện trong quá trình điều tra, truy tố của các cơ quan tố tụng đã thực hiện trước đó.

Trong Luật tố tụng không quy định trình tự này, nhưng đây là việc làm thể hiện trách nhiệm rất cao của Bộ Công an và Hội đồng Thẩm phán sử dụng làm tài liệu tham khảo.

TTO : Rõ ràng đây là vụ án rúng động dư luận, 12 năm chưa đi đến hồi kết, cho thấy quá nhiều vấn đề mà quá trình điều tra chưa làm thuyết phục. Ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng việc buộc tội ngay cả khi chưa chứng minh được một cách thuyết phục có thể không bỏ lọt tội phạm, tránh được bồi thường nhưng sẽ tạo tiền lệ oan sai ?

Bùi Ngọc Hòa : Hội đồng giám đốc thẩm đã xem xét rất khách quan, toàn diện vụ án, kể cả chứng cứ buộc tội và gỡ tội. Hội đồng Thẩm phán nhận thấy trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, bị cáo không bị ép cung, mớm cung, nhục hình và Hồ Duy Hải cũng thừa nhận điều này. 

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện Kiểm sát cũng khẳng định không phát hiện có dấu hiệu Hải bị ép cung, mớm cung, nhục hình. Chính vì vậy, Hội đồng Thẩm phán đánh giá lời khai nhận tội của bị cáo là tự nguyện.

Hải khai mâu thuẫn về diễn biến hành vi phạm tội thể hiện bị cáo không bị ép cung, mớm cung, vì nếu bị ép cung, mớm cung thì lời khai của bị cáo tương đối giống nhau. 

Hội đồng Thẩm phán đã căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, nghe lời trình bày của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm và phúc thẩm cũng như giải thích của các giám định viên, quan điểm của Viện Kiểm sát tối cao tại phiên tòa. 

Vì vậy, Hội đồng Thẩm phán kết luận tòa cấp sơ thẩm, phúc thẩm kết án Hồ Duy Hải về hai tội "giết người" và "cướp tài sản" là không oan. 

Quá trình điều tra mặc dù có thiếu sót, vi phạm như Viện Kiểm sát nêu ra trong kháng nghị nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án. Do đó không có căn cứ chấp nhận kháng nghị đề nghị hủy án để điều tra lại.

Vụ án đã kéo dài 12 năm, mong mỏi của gia đình hai nạn nhân đòi hỏi công lý phải được thực thi. Nếu công lý không được thực thi thì không còn pháp luật.

TTO : Nghĩa là Hội đồng xét xử thấy rằng kết luận điều tra là thuyết phục, kết quả xét xử cũng thuyết phục ?

Bùi Ngọc Hòa : Đúng vậy !

acquy6

Tòa nhà xảy ra vụ án mạng bỏ hoang nhiều năm - Ảnh : HOÀNG ĐIỆP

Chủ tọa "đóng 3 vai" có khách quan ?

TTO : Có nhiều ý kiến lo ngại tính khách quan của quyết định giám đốc thẩm, khi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình thời điểm xảy ra vụ án là phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, đến thời điểm ra quyết định không kháng nghị vụ án thì ông Bình là viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và khi xét xử giám đốc thẩm ông lại ngồi ghế chủ tọa. Một người đóng ba vai như thế thì có ra được quyết định khách quan hay không, thưa ông ?

Bùi Ngọc Hòa : Theo điều 382 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng toàn thể thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì do chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm chủ tọa. 

Còn theo điều 53, việc thay đổi thẩm phán, hội thẩm được quy định : Thẩm phán, hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người giám định, đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là điều tra viên, cán bộ điều tra, kiểm sát viên, thẩm tra viên, thư ký tòa án... Hoặc có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ không thể vô tư khi làm nhiệm vụ.

Trong phần thủ tục phiên giám đốc thẩm, chủ tọa đã hỏi và được đại diện Viện Kiểm sát khẳng định việc triệu tập những người đến tham gia phiên tòa và thành phần Hội đồng xét xử là đúng quy định. 

Bên cạnh đó đối chiếu các quy định tại điều 49, 53 thì chánh án Tòa án nhân dân tối cao không thuộc một trong các trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi.

Hơn nữa vai trò chánh án là chủ tọa phiên tòa, còn việc biểu quyết, quyết định là của từng thành viên Hội đồng Thẩm phán có quan điểm độc lập, biểu quyết theo đa số, không bị phụ thuộc. 

Đối với vụ án này, các thẩm phán đã được giao nghiên cứu hồ sơ trước 4 tháng và chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã quán triệt đây là vụ án được dư luận quan tâm nên phải nghiên cứu hồ sơ một cách toàn diện cả chứng cứ gỡ tội và buộc tội để có quan điểm hoàn toàn độc lập khi xét xử.

Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng không thể nghi ngờ tính khách quan trong quyết định của hội đồng, kể cả vai trò của chủ tọa phiên tòa.

TTO : Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thời điểm làm viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã có quyết định không kháng nghị nhưng bây giờ ngồi ghế chủ tọa phiên giám đốc thẩm thì có được coi là vô tư khách quan ?

Bùi Ngọc Hòa : Có vô tư, khách quan hay không thì phải nói theo quy định pháp luật, nghĩa là phải có căn cứ rõ ràng. 

Giai đoạn ông Nguyễn Hòa Bình làm viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyết định không kháng nghị là thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật, nên không thể nói đó là sự không vô tư khách quan. Quyết định không kháng nghị này là của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chứ không phải của cá nhân ông Bình.

TTO : Trong quá trình xét xử, Hội đồng Thẩm phán lấy biểu quyết các thành viên 4 nội dung quan trọng với hình thức giơ tay. Chánh án đang ngồi ghế chủ tọa thì có ảnh hưởng đến biểu quyết của các thành viên ? Có ý kiến đặt ra nếu chánh án giơ tay thì các thành viên có đưa ra quan điểm khác ?

Bùi Ngọc Hòa : Theo quy định, sau khi nghe đại diện Viện Kiểm sát trình bày quan điểm, các thành viên Hội đồng Thẩm phán thể hiện quan điểm và thảo luận. 

Sau khi thảo luận thì biểu quyết những nội dung mà Viện Kiểm sát kháng nghị. Như vậy việc biểu quyết của các thành viên hội đồng là độc lập, mỗi thành viên thể hiện quan điểm và biểu quyết bằng hình thức giơ tay. 

Đó là quan điểm độc lập của từng thành viên, không phụ thuộc vào cơ chế hành chính giữa cấp trên và cấp dưới. Việc biểu quyết này có thể đồng ý kháng nghị hoặc không đồng ý kháng nghị. Và trong thực tế có một số vụ án xét xử giám đốc thẩm có thành viên biểu quyết khác quan điểm của chánh án. 

Cho nên nói rằng vì phụ thuộc cấp trên cấp dưới mà các thành viên miễn cưỡng giơ tay biểu quyết theo chánh án là suy diễn không có căn cứ.

Phải nói thêm rằng, các thành viên Hội đồng Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

TTO : Thời gian qua có nhiều vụ án oan như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, vụ án "vườn điều". Những vụ án này quá trình điều tra, kết quả điều tra cho thấy lời khai nhận tội phù hợp với chứng cứ cơ quan điều tra thu thập và họ bị kết án. Tuy nhiên đến khi hung thủ thực sự ra đầu thú thì họ mới được minh oan. Từ những vụ án như vậy, với diễn biến vụ Hồ Duy Hải thì Hội đồng xét xử cần cẩn trọng hơn, thưa ông ?

Bùi Ngọc Hòa : Trong quá trình điều tra xét xử đúng là có những vụ án oan như vậy. Những vụ án này mặc dù bị cáo có lời khai nhận tội nhưng quá trình điều tra, truy tố, xét xử có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án ; có những chứng cứ gỡ tội chưa được xem xét toàn diện dẫn đến kết án oan.

Còn trong trường hợp này Hội đồng Thẩm phán đã xem xét một cách toàn diện, đánh giá tổng hợp tất cả chứng cứ buộc tội và gỡ tội. Chúng tôi cho rằng đã đủ cơ sở kết luận rằng bị cáo không oan.

TTO : Có sai sót, vi phạm tố tụng nhưng không thay đổi bản chất vụ án. Liệu cách nhìn nhận đánh giá như thế này có là tiền lệ cho việc xét xử các vụ án từ nay về sau ?

Bùi Ngọc Hòa : Cái quan trọng là đánh giá sai sót vi phạm tố tụng đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không. Nếu sai sót đó mà làm thay đổi hoặc dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án thì chúng tôi cho rằng đó là vi phạm nghiêm trọng tố tụng, phải hủy điều tra lại. Đó là luật quy định, chứ không phải những sai sót nào, vi phạm nào cũng dẫn đến phải hủy toàn bộ bản án để điều tra xét xử lại.

Chúng tôi nhắc lại thiếu sót đó, sai sót đó phải dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án thì mới phải hủy điều tra lại.

Thân Hoàng - Hoàng Điệp

Nguồn : Tuổi Trẻ, 12/05/2020

********************

Công Lý

Trương Huy San, 12/05/2020

[Bài này tôi post trên tường Facebook ngày 28/5/2015, nay đưa vào "notes" với mục đích lưu nhưng nếu ai có thời gian đọc thì tôi nghĩ vẫn có thể tìm thấy nhiều điều chưa cũ]

acquy7

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực thi hàng ngày 01/07/2016

Dự thảo Luật Tố tụng Hình sự đang thảo luận tại Quốc hội (tháng 5/2015) đã "tiếp thu" vài nguyên tắc mà "loài người tiến bộ" đã từng áp dụng từ hàng trăm năm qua. Các đại biểu Quốc hội cũng bắt đầu nhận ra, cho dù nhu cầu chống tội phạm lớn tới đâu cũng không thể chấp nhận oan sai. Tuy nhiên, nếu không nhận thấy nguyên nhân sâu xa của oan sai thì không những không thể thiết kế một nền tư pháp có thể mang lại công lý mà trong vài trò chống tội phạm, nó còn có thể trở thành công cụ của từng băng nhóm.

Dân Trí hay Quan Trí

Không ngạc nhiên khi các tướng công an không ủng hộ quyền im lặng của bị can. Quyền ấy chắc chắn sẽ làm khó hơn cho tiến trình điều tra. Chỉ ngạc nhiên, sao các tướng - những người thực thi - lại được đặt ngồi trong cơ quan lập pháp.

Quyền không khai những điều có thể trở thành bằng chứng chống lại mình khi chưa có luật sư được người Mỹ đưa vào Hiến pháp năm 1789 (Tu chính án thứ Năm). Tướng Trịnh Xuyên cho rằng áp dụng nguyên tắc này sẽ không phù hợp với dân trí nước ta. Nói như thế thật là xúc phạm người dân Việt Nam, không lẽ sau 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, dân trí nước ta lại thua dân trí Mỹ 226 năm về trước.

Nếu Quốc hội đã "học Mỹ" khi đưa "quyền im lặng" vào luật Việt Nam chỉ xin quý vị hiểu lại cho rõ nguyên lý "nhà nước của dân". Năm 2006, khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đến thăm nơi tưởng niệm Tổng thống Abraham Lincoln, tôi thấy ông đứng rất lâu trước câu nói của Lincoln : "Nhà nước của dân, do dân và vì dân". Những nhà cách mạng Mỹ không chỉ là tác giả của câu nói này mà còn đã thể chế hóa thành công nguyên tắc ấy.

Khi giành được độc lập, khi đã cầm quyền thay vì quay lưng với nhân dân như nhiều nhà cách mạng khác, ngay trong đời tổng thống thứ Nhất, các nhà lập quốc Mỹ đã đưa vào Hiến pháp 10 tu chính án ngăn chặn Quốc hội ra các đạo luật ngăn cản các quyền tự do quan trọng nhất của người dân.

Các đại biểu đến từ phía Nam - hai luật sư Trương Trọng Nghĩa và Trần Du Lịch - đã tranh luận khá thẳng thắn với các tướng công an. Nhưng rất tiếc chưa thấy hai ông chỉ ra hai nguyên tắc cơ bản để bảo vệ quyền im lặng : Nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc một người không thể bị coi là có tội khi chưa có một bản án có hiệu lực của tòa. Vì không coi trọng hai nguyên tắc này mà nhiều người dân chỉ cần bị dân phòng bắt đã bị đối xử như tội phạm.

Camera & Nhục Hình

Nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra sáng kiến dùng camera đặt trong phòng hỏi cung để ngăn chặn điều tra viên sử dụng nhục hình. Camera liệu có tác dụng không khi "phòng hỏi cung" nằm trong tay cơ quan điều tra ? Các vị nghĩ rằng các điều tra viên sẽ bật nó lên cho quý vị xem cách họ làm cho những người vô tội ký vào đơn nhận tội ?

Có những cuộc tra tấn được điều tra viên trực tiếp tiến hành trong phòng hỏi cung như vụ 7 công dân vô tội bị ép nhận tội giết người ở Sóc Trăng. Nhưng, không phải điều tra viên nào cũng sử dụng nhục hình thô thiển vậy.

Theo tiến sĩ Dương Thanh Biểu, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ngay cả con người huyền thoại Tạ Đình Đề - người bảo vệ Hồ Chí Minh thời đang còn là "Lý Thụy ở Vân Nam" - trong hai lần bị "công an ta" bắt (1975-1976 và 1985-1988), nếu không nhận tội, không khai đúng ý" của người thẩm vấn cũng bị "chuyển phòng giam khác, bị giao cho đầu gấu". Tạ Đình Đề kể với ông Biểu : "Khi nghe lệnh chuyển phòng, người tôi bủn rủn... Sang phòng giam mới, bị nhốt với bọn đầu gấu mới (tôi sẽ phải chịu đủ trò) tinh quái và độc ác" (Tạ Đình Đề - Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2014, trang 254).

Kinh nghiệm của ông Tạ Đình Đề không chỉ là câu chuyện của thập niên 1970s, 1980s. Khi gặp Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, bị án Hồ Duy Hải vẫn không dám kêu oan mà chỉ xin giảm án vì Ủy ban Tư pháp gặp xong rồi về còn Hải thì phải quay lại trại giam của công an Long An. Một khi hệ thống trại giam, đặc biệt là các trại tạm giam đang nằm trong tay các cơ quan điều tra thì chuyện ngăn chặn bức cung, nhục hình là vô vọng cho dù có gắn bao nhiêu camera trong phòng hỏi cung.

Độc lập giữa các cơ quan tố tụng

Không có nhà nước nào cơ quan lập pháp lại mang các vụ án ra đánh giá sai đúng trong các phiên toàn thể. Không phải tự nhiên mà tố tụng phải bao gồm nhiều định chế độc lập : điều tra, Viện Kiểm sát, TA, luật sư. Quyền giám sát tố tụng nằm ở khả năng "độc lập, chỉ tuân theo pháp luật" của các cơ quan thực thi chứ không phải là ở quyền giám sát chính trị của cơ quan lập pháp.

Điều nguy hiểm nhất hiện nay là các công tố viên và thẩm phán bị cơ quan điều tra viên "lôi vào cuộc", bị "cộng đồng trách nhiệm" ngay trong những ngày đầu. Các thủ tục tố tụng phải dựa trên chứng cứ chứ không phải là suy đoán của điều tra viên. Nếu kiểm sát viên độc lập và không quá sợ cơ quan điều tra, anh ta sẽ không phê chuẩn tạm giam một công dân nếu chứng cứ mà cơ quan điều tra đưa ra không thuyết phục.

Tòa án cũng có khuynh hướng bị lũng đoạn bởi cơ quan điều tra nên cách an toàn nhất trong công tác xét xử của họ là "án tại hồ sơ" và với những vụ phức tạp thì tòa dưới còn tham vấn tòa trên nhằm tránh án bị "cải, sửa" khi phúc thẩm để không "mất điểm thi đua".

Không phải tự nhiên mà trong suốt nhiều năm ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang kêu oan, Viện Kiểm sát lẫn Tòa án nhân dân tối cao đều im, dù họ không trực tiếp dùng nhục hình bức cung. Vì cả Viện Kiểm sát và TA đã "đồng lõa" với cơ quan điều tra ngay từ đầu, đứng chung xuồng ngay từ đầu, nên minh oan cho ông Chấn thì họ sẽ trở thành tội phạm.

Cũng như ông Chấn, 7 bị cáo ở Sóc Trăng được minh oan là vì kẻ thực sự gây án đã ra tự thú. Những người thực sự oan khuất chưa chắc đã nằm trong số được tòa tuyên vô tội. Không ai có thể biết chắc trong số hàng triệu "vụ án đẹp", trong số hàng triệu bộ hồ sơ án hoàn hảo, hàng triệu bị can nhận tội kia có bao nhiêu thực sự oan sai. Những kẻ gây án thực sự đang ở trong tù hay vẫn ở ngoài vòng pháp luật.

Quyền lực tuyệt đối

Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, thật khó để nhận ra quyền lực cao nhất đang nằm ở đâu. Nhưng rõ ràng không có cơ quan nào có những quyền đáng sợ như Bộ Công an đang nắm.

Trong vụ án Năm Cam và những vụ án tướng Thành sử dụng tay chân ở Tiền Giang, người dân chỉ biết câu chuyện một băng đảng xã hội đen bị đánh tan. Ít ai biết sự lộng quyền của tướng Thành, biết cái cách thức ông ta khống chế TA và Viện Kiểm sát không khác gì Năm Cam cả.

Vì tướng Thành đã trở thành "anh hùng của nhân dân", trở thành "thần tượng của số đông", nên người ta đã không tống giam ông cho dù những điều tra viên Tiền Giang bắt bớ, chia chác theo lệnh ông đều đã phải vào tù hoặc vào nhà thương điên để tránh vành móng ngựa.

Không tính thứ bậc trong Đảng, Tòa án, Viện Kiểm sát không dễ dàng độc lập trước một Bộ có trong tay quá nhiều công cụ. "Quyền lực có khuynh hướng tha hóa, quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối" (Lord Acton). Không chỉ trong hệ thống tư pháp, không có nhà nước nào nuôi dưỡng nguy cơ chính trị bằng cách tạo ra một siêu bộ nếu không muốn các chính trị gia trở thành con tin của bộ ấy.

Chưa kể sự khuynh loát của quyền lực, không ai có thể một lúc hoàn thành quá nhiều chức năng. Vậy nhưng, Bộ Công an hiện nay đang nắm trong tay vai trò điều tra, cảnh sát và cả an ninh, tình báo.

Tình báo phải là một cơ quan độc lập và chỉ nhắm vào kẻ thù bên ngoài chứ không phải nhắm cả vào bên trong (Có thể có an ninh nội địa nhưng đến khi có một nhà nước thực sự của dân thì không cần cơ quan an ninh kiểu như hiện nay). Và, ngay trong vai trò cảnh sát thì cũng nên tách ra : Cảnh sát quốc gia và cảnh sát địa phương.

Cảnh sát địa phương phải thuộc thẩm quyền của các địa phương ; quy mô và phương thức hoạt động tùy từng nơi mà tổ chức khác nhau. Không nhất thiết một huyện ngoại thành cũng có cảnh sát như một huyện ở vùng nông thôn. Những thành phố quá an ninh chỉ cần có vài ba trăm cảnh sát cho vui thay vì cũng nhiều tướng tá như nơi đầy trộm cướp.

Cảnh sát giao thông nên là một lực lượng riêng. Nếu cơ quan điều tra không cùng một mẹ với cảnh sát giao thông thì chắc sẽ mạnh tay hơn với nạn mãi lộ mà không sợ ngành tai tiếng.

Cảnh sát quốc gia thiết lập trật tự và sự thống nhất trên toàn quốc ở những vấn đề cảnh sát địa phương không với tới và nắm những lực lượng như cảnh sát cơ động, cảnh sát chống bạo động. Cảnh sát địa phương đảm trách vai trò giữ gìn trật tự và điều tra những án thuộc về trị an như cướp giật, trộm cắp, kể cả những vụ giết người thuần hình sự xảy ra trên địa bàn.

Nên lập cơ quan điều tra quốc gia để điều tra những vụ án có yếu tố băng đảng, những vụ tham nhũng và những vụ liên quan đến trách nhiệm thi hành công vụ.

Tòa ba cấp

Nên thiết lập hệ thống tòa án theo ba cấp xét xử : sơ thẩm, phúc thẩm và tòa phá án. Không tòa nào là cấp trên của tòa nào ; các cấp xét xử chỉ tuân theo pháp luật. Không thể để chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp ủy, "nằm trên tòa án". Các ứng cử viên thẩm phán phải chủ yếu nằm trong số các luật sư giỏi và uy tín nhất.

Tòa nên xét xử bằng tranh tụng : công tố buộc tội ; luật sư bào chữa ; hội thẩm nhân dân quyết định có tội hay không ; thẩm phán lượng hình nếu hội thẩm nhân dân tuyên có tội. Với thủ tục này, mỗi phiên sơ thẩm chỉ cần một thẩm phán và 5-7 hội thẩm viên. Để đảm bảo khách quan, thẩm phán có thể không cần đọc trước hồ sơ, riêng hội thẩm thì không được đọc trước hồ sơ vụ án.

Vấn đề băn khoăn nhất là luật sư. Tuy nhiên ngay cả với bị cáo không có tiền "chạy" và thuê luật sư giỏi thì tình trạng pháp lý cũng không thể xấu hơn với cách tiến hành tố tụng hiện nay. Chỉ cần yêu cầu mỗi luật sư hàng tháng phải tham gia bào chữa miễn phí một số vụ theo chỉ định của tòa. Chỉ cần cho xã hội dân sự phát triển sẽ có nhiều luật sư tình nguyện bào chữa cho người nghèo và sẽ có nhiều tổ chức hỗ trợ pháp lý cho người nghèo.

Nhà nước cũng có thể dùng một ngân khoản để trả cho luật sư trong trường hợp đặc biệt. Đây là khoản chi cho công lý chứ không phải đơn giản cho bị cáo.

Đừng sợ mất vai trò của Đảng. Một đảng tốt là một đảng đảm bảo có một hệ thống tư pháp có thể cung cấp công lý chứ không phải là một đảng khi muốn thì thọc tay vào vụ án. Các tướng lĩnh cũng không nên cố công bảo vệ đặc quyền cho công an. Quan nhất thời. Hãy nhìn gương tướng Quắc, tướng Trần Văn Thanh. Rất có thể có ngày quý vị trở thành nạn nhân của hệ thống tư pháp mà quý vị đang thiết kế.

Huy Đức

Nguồn : fb.osinhuyduc, 12/05/2020

********************

Khi người ta đồng thuận giết người

JB Nguyễn Hữu Vinh, RFA, 12/05/2020

Như vậy là bao nhiêu mơ mộng, hy vọng và những sôi sục trong dư luận xã hội Việt Nam thời gian qua đã bị dội một gáo nước lạnh khi "phiên tòa Giám đốc thẩm" vụ án Hồ Duy Hải kết thúc.

acquy8

Phiên tòa Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải ngày 08/05/2020 tại Hà Nội - Ảnh minh họa

Đây là một phiên tòa được dư luận quan tâm không chỉ vì đây là một vụ án oan đơn thuần. Bởi án oan ở đất nước này, thì đâu chỉ có một vụ, một chục hay một trăm vụ mà con số đó chắc chắn là rất lớn. Đã có đại biểu quốc hội là ông Bùi Nguyên Súy đã tính tỷ lệ án sai là 28% vậy thì với 100 trại giam trong cả nước, 4 cơ sở giáo dục bắt buộc và 3 trường giáo dưỡng (là những con số tính được) và hàng trăm nhà tạm giam, tạm giữ khắp cả nước, con số tù nhân và qua đó là nạn nhân oan sai là con số khổng lồ.

Mới đây, ngày 4/11/2019, Ủy ban Tư pháp đánh giá, chất lượng giải quyết một số vụ án chưa đáp ứng yêu cầu ; số trường hợp bị oan tăng 58,3% so với năm 2018.

Thế nhưng, chuyện oan sai cho người dân, đẩy người dân vào tù tội, oan khiên đã trở thành chuyện bình thường của bộ máy cai trị.

Đây cũng không phải là một vụ án giết người quá rùng rợn như những vụ thảm sát hàng loạt người một lúc như thường xảy ra ở Việt Nam.

Nhưng, người ta chú ý bởi tình tiết vụ án, bởi những điều ẩn giấu đằng sau vụ án đã làm những người kém hiểu biết nhất về luật pháp cũng phải chú ý vì những tình tiết hết sức vô lý đến hài hước trong cách thi hành luật pháp tại Việt Nam.

Điều người ta chú ý, là tại sao một vụ án mà suốt quá trình mười mấy năm, dư luận xã hội, báo chí cũng như nhiều người đã vạch rõ những sai trái trong tất cả mọi khâu theo luật pháp quy định. Thế nhưng, cả hệ thống đã bằng mọi cách phớt lờ, bỏ ngoài tai để cố tình tước đoạt mạng sống người dân ?

acquy9

Câu chuyện vụ án Hồ Duy Hải đã kéo dài hàng chục năm, không chỉ người thân của nghi can kêu oan khắp nơi, mà báo chí, dư luận xã hội đã đặt ra những vấn đề hết sức nghiêm túc về vụ án này.

Một vụ án, mà ngay từ khi khởi tố, bắt giam, điều tra, giam giữ, xét xử… tất cả các khâu đều đã bị vạch trần rằng đã vi phạm luật pháp nghiêm trọng. Dư âm của những sai phạm này đã vang lên không chỉ một địa phương mà trong cả nước cho đến ra thế giới và Chủ tịch nước phải hoãn thi hành án tử hình để tổ chức lại Phiên xử Giám đốc thẩm.

Và người ta hy vọng rằng : Hội đồng giám đốc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao sẽ hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm và phúc thẩm để trả hồ sơ về cấp sơ thẩm tiến hành điều tra, xét xử lại vụ án theo thủ tục chung.

Thế nhưng không, Hội đồng xét xử đã bác toàn bộ kháng nghị giám đốc của Viện trưởng Viện Kiểm sátND tối cao, điều này đồng nghĩa với việc tiếp tục bất chấp tất cả để tước đoạt mạng sống của một thanh niên.

Mạng người là quan trọng !

Một thời kỳ dài, trong kế hoạch của cuộc xâm lăng văn hóa từ Trung Quốc, hầu hết các đài truyền hình trong cả nước đã đồng loạt chiếu phim Trung Quốc. Những bộ phim từ cổ chí kim được "bạn vàng" cho, tặng, bán… đầy rẫy cho các nhà đài tha hồ chiếu cho công chúng xem.

Đến mức, trẻ em Việt Nam có thể không biết Bà Triệu, Bà Trưng và Trần Quốc Tuấn là ai, nhưng đọc vanh vách những nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc từ Tào Tháo cho đến Lưu Bị, từ Bao Chửng cho đến Triển Chiêu…

Trong bộ phim dài tập Bao Công xử án, người ta thường xuyên nghe nói câu này : "Mạng người là quan trọng" dù cho chính ông ta đã ra lệnh chém đầu không biết bao nhiêu người.

Hơn 1000 năm trước, dù đã chém không biết bao nhiêu người, nhưng trong bất cứ vụ án nào, bao giờ Bao Công cũng bằng mọi cách tìm được chứng cứ khách quan để chứng minh tội lỗi của phạm nhân. Phạm nhân phải cúi đầu tâm phục, khẩu phục và nhận tội trước tòa thì mới bị thi hành án theo luật pháp quy định.

Hơn một ngàn năm sau, khi mà điều kiện hiện đại, đủ mọi phương thức để có thể xác định, điều tra, xét xử những vụ án dù khó khăn nhất, thì ở đất nước Việt Nam, việc "Trọng Chứng hơn trọng Cung" đã bị hủy bỏ ở nhiều vụ án.

Và để có được những bản cung theo ý đồ của cán bộ điều tra là điều không có gì khó khăn.

Biết bao nhiêu vụ ép cung, mớm cung đã xảy ra trên cả nước những năm gần đây bị bộc lộ. Biết bao vụ công dân vào đồn rồi tử vong hết sức bí ẩn thường được giải thích bằng những lý do nghe đã thấy hài hước. Nào là nạn nhân tự tử bằng dây giày, bằng dây rút quần, bằng cách treo cổ trong tư thế ngồi với dấu vết bầm tím khắp người.

Việc dùng nhục hình trong quá trình điều tra, ép cung, mớm cung bắt nhận tội đã được báo chí vạch rõ ràng, được chính các nạn nhân kể lại rành mạch sau những vụ án mà tử tù được minh oan nhờ thủ phạm thật ra nhận tội… Nhưng, tất cả những kẻ gây nên nỗi oan trái cho người dân đều bình an vô sự.

Những vụ phải đền trả hiếm hoi cho những năm tù đày của người dân, đều được lấy từ chính những đồng tiền ngân sách, nghĩa là lại móc túi người dân để đền cho việc sai trái của chính quyền đã gây ra oan khuất cho người dân.

Hầu như không một ai trong hệ thống điều tra, kiểm sát và tòa án bị sờ tới trong những vụ án oan nổi tiếng, rõ ràng và không xa xôi gì lắm.

Vậy thì tại sao không thoải mái gây oan sai.

Việc ép cung, dùng nhục hình sở dĩ được tiến hành bất cứ lúc nào, ở bất cứ ở đâu, chỉ vì tất cả đều được giao vào tay công an. Công an bắt, công an giữ, công an hỏi cung, ép cung, mớm cung và công an hoàn thiện hồ sơ theo ý mình, mặc cho sự thật ở đâu không cần biết, miễn là đạt được ý muốn của ngành công an.

Đã có biết bao tiếng nói, đề nghị, bàn bạc để nhằm hạn chế trường hợp ép cung, mớm cung và dùng nhục hình.

Nhiều người đã yêu cầu việc giam giữ tách biệt với hệ thống công an nhằm tránh việc lạm dụng nhục hình và ép cung. Nhưng công an không chịu.

Đã có nhiều ý kiến cần ghi âm, ghi hình khi hỏi cung, nhưng chẳng ai có thể biết được rằng để ra ghi âm, ghi hình của buổi hỏi cung đó, thì nạn nhân đã được "thử nghiệm" những màn tập dượt cho nhuần nhuyễn những việc công an muốn họ làm, những điều công an muốn họ nói. Nếu chưa hoặc không chịu đạt yêu cầu, thì đã có màn khủng bố nhục hình trong bóng tối, trong nơi giam giữ bởi chính công an hoặc chính các bạn tù cho đến khi đạt yêu cầu mới thôi. Câu chuyện người tử tù kể lại việc phải tập dùng dao đâm vào hình nộm hàng tháng trời cho nhuần nhuyễn để khi công an cần thì diễn cho đúng ý công an.

Vậy thì có cái gì có thể ghi âm, ghi hình khách quan được ngoài ý công an ?

Đã có nhiều ý kiến rằng, luật quy định khi hỏi cung, cần có luật sư tham gia mới có giá trị pháp luật. Nhưng công an bao giờ chấp nhận điều đó. Bởi nếu vậy thì hệ thống "Công an giỏi nhất thế giới" làm sao có kết quả điều tra tội phạm ?

Mạng người chẳng có gì quan trọng !

Câu chuyện vụ án Hồ Duy Hải đã kéo dài hàng chục năm, không chỉ người thân của nghi can kêu oan khắp nơi, mà báo chí, dư luận xã hội đã đặt ra những vấn đề hết sức nghiêm túc về vụ án này.

Bởi ngay từ đầu, vụ án đã cho thấy sự tắc trách và sự coi thường mạng sống của một con người đến mức ghê tởm của hệ thống luật pháp từ địa phương đến trung ương.

Ở đó, chính những tờ báo nhà nước đã nêu lên những điều hết sức bất hợp lý và những sai sót, những yếu kém cũng như sự quy kết để giết người một cách có chủ đích của cả hệ thống từ công an, viện kiểm sát cho đến tòa án.

Theo Tạp chí tòa án, kháng nghị của Viện Kiểm sátND tối cao chỉ ra nhiều mâu thuẫn trong các lời khai của Hồ Duy Hải.Ở đó chỉ rõ rằng các bút lục trong hồ sơ vụ án mâu thuẫn với nhau như nước với lửa mà chỉ một con người bình thường đã không thể chấp nhận kết tội người khác, chưa nói đến những người am hiểu luật pháp và những người làm công việc liên quan đến luật pháp.

Những sự vô lý từ việc không thể chỉ đích danh thủ phạm là ai, thời gian gây án, động cơ mục đích gây án là gì ? Nhân chứng vụ án không có mặt, không xác định được ai đã chứng kiến hung thủ có mặt tại nơi vụ án xảy ra. Thậm chí, những tang chứng, vật chứng đã được cơ quan công an điều tra Việt Nam tiến hành một cách hết sức hài hước và bất ngờ.

Thế rồi khi có phiên tòa Giám đốc thẩm vụ án này, cả xã hội còn có chút hy vọng rằng với bao nhiêu vô lý, vi phạm nghiêm trọng trong mọi khâu từ điều tra, kiểm sát đến tòa án mấy cấp đã qua, người ta nghĩ rằng những người cần cán cân pháp lý tối cao kia, sẽ nghĩ lại và sẽ hành xử đàng hoàng, có chút nhân tính cho việc kết án được khách quan, ít nhất cũng để nạn nhân hiểu rằng : Mọi vấn đề được sáng tỏ và nếu nạn nhân có tội thì cũng phải tâm phục, khẩu phục.

Thế nhưng, cả 17 cái đầu trên những cái cổ nung núc thịt kia, đã không hề động não, không hề biết nghe, biết nhìn và biết nghĩ… bất chấp tất cả dư luận, bất chấp tiếng nói của lương tâm và ít nhất là luật pháp để ra một phán quyết có lý, hợp tình.

Cái câu nói thường được nghe ở những phiên tòa cộng sản là : Có những sai phạm trong quá trình điều tra, xét xử… nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án. Và thế là những cái tay giơ lên đồng thuận giết người.

acquy10

Và bên ngoài tòa, một cánh tay chới với đưa lên trời như vô vọng, như một sự kêu cứu lên Trời xanh tiếng kêu oan khuất của mình để mong đòi lại chút công lý cho con mình.

Bởi người mẹ đó còn biết kêu ai, khi mà cả hệ thống đã đồng thuận giết chết con bà bằng một cái giơ tay.

Và có nghĩa là con bà sẽ chết tức tưởi, chết trong sự tủi nhục, âm thầm với bao nhiêu ấm ức không được giải tỏa. Chết trong sự nghi ngờ của xã hội rằng không rõ anh ta có tội hay không ?

Thậm chí, dư luận xã hội còn nghi ngờ rằng, anh ta chỉ là một co tốt bị đem thí mạng nhằm che giấu tội ác của một cháu con lãnh đạo.

Vậy thì mạng người chẳng có gì là quan trọng ở đây. Miễn là đạt được ý đồ của người cầm cái gọi là "Công lý".

Vì sao nên nỗi ?

Có lẽ, chưa có khi nào trong lịch sử đất nước này, mạng người được coi rẻ rúng như hiện nay, khi mà người dân có thể mất mạng bất cứ khi nào.

Có thể họ chết một mình hoặc tập thể, rất đơn giản và nhan nhản hàng ngày bởi những vụ tai nạn giao thông. Lý do là hệ thống tham nhũng đã không thể đáp ứng hạ tầng giao thông. Cảnh sát chỉ lo vơ vét và trấn lột mặc cho người dân chết cứ chết. Con số đó là hàng chục ngàn người mỗi năm, hơn cả một cuộc chiến tranh khốc liệt nhất.

Có thể họ chết đơn giản vì vào bệnh viện không đủ tiền nộp viện phí thì cứ nằm đợi chết, hoặc chết nhanh hơn khi được hệ thống y tế phân phối thuốc chữa bệnh giả.

Có thể họ chết dần dần, chết mòn bởi những món ăn độc hại trên khắp đất nước, bởi thảm họa biển, bởi những độc hại từ các nhà máy thải ra để căn bệnh ung thư được phân phối cho toàn dân.

Có thể họ chết trong các nhà giam, nhà tạm giữ của công an khi công an muốn lập thành thích chào mừng ngày sinh nhật đảng hoặc sinh nhật bác của họ.

Đủ muôn vàn cách để chết dành cho người dân.

Đó là chưa nói đến những cái chết tập thể kéo dài triền miên bởi cuộc "đấu tranh giai cấp" dẫn đến những cuộc chiến nồi da, nấu thịt. Bởi những cuộc đầu độc phe nhóm…

Những điều đó đã trở thành bình thường, chẳng có gì quan trọng. Bởi chính mạng người đã chẳng còn là điều gì quan trọng.

Sâu xa hơn, điều đó cũng có nguồn gốc của nó. Đó chính là quan niệm của người cộng sản, rằng bản chất thế giới này chẳng có gì ngoài vật chất. Theo lý thuyết cộng sản : "Vật chất có trước, tinh thần có sau" và chủ nghĩa sùng bái vật chất là tư tưởng hành động và là nền tảng cuộc sống xã hội.

Ở đó, vấn đề tâm linh, tinh thần bị tiêu diệt bằng những cuộc cách mạng cộng sản, và khi không thể tiêu diệt được thì cố tình làm cho tha hóa, trở thành tôn giáo công cụ phục vụ chủ nghĩa vô thần.

Và như vậy, thì mạng người có gì đâu là quan trọng.

Và cũng chính vì thế, người ta có thể rất đơn giản, nhẹ nhàng giơ tay biểu quyết đồng thuận giết người.

Khi mà đất nước này, dân tộc này đang được sự lãnh đạo, sự cai trị của một đảng vô thần, của chủ nghĩa cộng sản làm nền tảng tư tưởng… thì mạng người chỉ là cỏ rác mà thôi.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 12/05/2020 (nguyenhuuvinh's blog)

Published in Diễn đàn

Quyết định Giám đốc thẩm kết luận Hồ Duy Hải không oan

Phóng viên, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, 08/05/2020

Sau 3 ngày xét xử giám đốc thẩm (từ 6/5-8/5), Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã công bố quyết định giám đốc thẩm (cassation) đối với vụ án Hồ Duy Hải, khẳng định bị cáo không bị kết án oan, Quyết định kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao không đúng quy định pháp luật.

hoduyhai01

Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Trí Tuệ, thay mặt Hội đồng Thẩm phán công bố quyết định giám đốc thẩm – Ảnh : TTXVN

Sau khi tóm tắt toàn bộ nội dung vụ án, thay mặt Hội đồng Thẩm phán, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Trí Tuệ đọc quyết định Giám đốc thẩm.

Quyết định Giám đốc thẩm lập luận về một số nhận định trong Quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Hải có mặt ở hiện trường vụ án

Quyết định kháng nghị cho rằng việc kết luận việc Hải có mặt ở hiện trường là không có căn cứ. Tuy nhiên, Hội đồng Thẩm phán thấy căn cứ vào lời khai của một số nhân chứng và của Hải, có việc chiếc xe máy Dream của Hải dựng ở bưu điện ; các nhân chứng cũng nhận dạng được tóc, áo của Hải.

Lời khai của Hải cũng phù hợp với người bán hoa quả tên Ngân về việc Hải đưa tiền cho chị Nguyễn Thị Thu Vân (một trong 2 nạn nhân) đi mua trái cây. Lời khai của Hải phù hợp với vị trí, các đồ vật có mặt tại hiện trường và Hải phải có mặt ở đó mới có thể mô tả chính xác. Do đó, Hội đồng Thẩm phán cho rằng đủ có chứng cứ kết luận Hải có mặt tại hiện trường và kháng nghị là không đúng.

Kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng Hải không thể có mặt ở Bưu điện Cầu Voi trước 19g30 ngày xảy ra vụ án. Tuy nhiên nhân chứng Đinh Vũ Thường có mặt ở bưu điện trước thời điểm này ; thời gian Hải ở quán cầm đồ, gặp một số người khác… rồi đến bưu điện. Do đó, Hội đồng Thẩm phán kết luận Hồ Duy Hải có mặt tại hiện trường lúc 19g34 là có căn cứ.

Về việc thu thập và đánh giá chứng cứ

Kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng nhiều chứng cứ chưa được thu thập, đánh giá, lời khai của bị cáo còn nhiều mâu thuẫn… Hội đồng Thẩm phán nhận định, lời khai có nhiều mâu thuẫn nhưng phù hợp với diễn biến tâm lý tội phạm và chứng tỏ cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm, phúc thẩm không mớm cung, bức cung bị cáo. Có những tình tiết rất nhỏ, chỉ người trực tiếp thực hiện hành vi mới biết nhưng Hải vẫn khai ra được. Vì vậy, không cần hủy án để làm rõ các mâu thuẫn này.

Về nhận định của kháng nghị cho rằng có mâu thuẫn trong thu thập chứng cứ, như đêm đó Bưu điện Cầu Voi có nước hay không, Hội đồng Thẩm phán cho rằng, lời khai của các nhân chứng phù hợp với lời khai của Hải về việc bưu điện có nước vì có giếng. Kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng có mâu thuẫn giữa lời khai của Hải về đập đầu nạn nhân vào lavabo nhưng không thấy dấu vết trên lavabo là nhận định trái với nguyên tắc chứng minh tội phạm. Lời khai đó sai như chính Hải đã khai lại sau này, Hải không đập đầu chị Hồng vào lavabo. Biên bản khám nghiệm hiện trường và bản án cũng không khẳng định Hải đập đầu chị Hồng vào lavabo nên không cần thiết phải điều tra lại.

Về vấn đề cho rằng lời khai của Hải mâu thuẫn với vị trí các đồ vật trong phòng, Hội đồng Thẩm phán cho rằng việc này được thể hiện ở bản án nên không nhất thiết phải điều tra lại. Tình tiết này cũng không có ý nghĩa trong việc xác định Hải phạm tội hay không.

Kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng không có dấu vết máu trên cánh cổng sau, dù Hải khai trèo qua đây tẩu thoát sau khi cắt cổ các nạn nhân. Tuy nhiên, chính Hải khai đã vào nhà vệ sinh rửa sạch máu sau gây án nên việc không phát hiện máu trên tường, trên cổng đã chứng minh Hải khai đúng, không cần thiết phải điều tra lại.

Về dấu vân tay thu thập được ở hiện trường không có của Hồ Duy Hải và không biết của ai, Hội đồng Thẩm phán lập luận, bưu điện là nơi công cộng nên nhiều dấu vân tay là đúng. Việc này cũng không thể chứng minh Hải vô tội.

Kháng nghị cho rằng Hải đánh vào mặt chị Hồng bằng tay sẽ không gây ra vết thương trên mặt như bản ảnh thể hiện. Hội đồng Thẩm phán cho rằng nhận định này của Viện kiểm sát là chủ quan, loại trừ một số cơ chế hình thành các vết thương. Các kết luận giám định cũng phù hợp với lời khai của Hải, biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi… nên việc điều tra lại để làm rõ là không cần thiết.

Về ý kiến mẫu tàn tro thu được không có giá trị chứng minh trong vụ án, Hội đồng Thẩm phán cho rằng việc nếu không có lời khai của Hải về việc tự đốt quần áo, cơ quan điều tra cũng không thể biết để thu giữ. Giám định mẫu tro phát hiện nguyên liệu làm quần áo, phù hợp với lời khai của Hải.

Về việc điều tra làm rõ nơi Hải tiêu thụ tài sản cướp được, Hội đồng Thẩm phán cho rằng Hải đã mô tả tài sản của nạn nhân Hồng phù hợp với lời khai của bố đẻ và bạn của chị Hồng ; Hải cũng nhận dạng được các tài sản này khi thực nghiệm và vẽ chính xác sơ đồ nơi tiêu thụ tài sản. Vì vậy, không nhất thiết phải trả hồ sơ làm rõ việc này.

Về nội dung kháng nghị cho rằng Hải khai lần đầu đến Bưu điện Cầu Voi nhưng lại mô tả được chi tiết các đồ vật có mặt trong phòng. Tòa án nhận thấy, thời gian Hải có mặt tại hiện trường từ 19g30 đến 21g30 là đủ để biết các chi tiết trong một không gian nhỏ như bưu điện.

Về nhận định kháng nghị nêu các chứng cứ thu được như con dao, thớt, ghế… không phải công cụ gây án. Các Thẩm phán cho rằng phía điều tra không biết thớt là hung khí cho đến khi Hải khai ra, Hải cũng giấu kỹ con dao và được nhân viên thu dọn phát hiện, đem đốt… Việc cơ quan điều tra mua dao, thớt về chỉ để các nhân viên này và Hải nhận dạng, không phải dùng làm chứng cứ như kháng nghị nêu. Vì vậy, không cần trả hồ sơ điều tra lại.

Về việc không đưa lời khai ban đầu của Hải và một số nhân chứng khác vào hồ sơ, Hội đồng Thẩm phán cũng đồng tình đây là thiếu sót của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, các tài liệu này không ảnh hưởng đến bản chất vụ án nên không nhất thiết phải điều tra lại.

Hội đồng Thẩm phán cũng cho rằng có sửa chữa chính tả trong biên bản ghi lời khai, việc này là sai sót nhưng không làm ảnh hưởng bản chất vụ án.

Quyết định kháng nghị không đúng quy định pháp luật

Đối với kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán kết luận là trái pháp luật vì kháng nghị diễn ra trong khi quyết định Quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực.

Vì các lẽ trên, Hội đồng Thẩm phán quyết định không chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đối với các nội dung trong vụ án Hồ Duy Hải. Theo đó, đủ cơ sở kết luận Hồ Duy Hải đã sát hại hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi.

Phóng viên

Nguồn : Tạp chí Tòa án nhân dân diện tử, 08/05/2020

*********************

17/17 thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết không chấp nhận kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải

Thái Vũ, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, 08/05/2020

Sáng ngày 8/5, phiên giám đốc thẩm xét xử vụ án Hồ Duy Hải, bước sang ngày làm việc thứ ba. Hội đồng tập trung thảo luận, đánh giá toàn diện vụ án và làm rõ những nội dung còn có ý kiến khác nhau và biểu quyết từng nội dung cụ thể.

hoduyhai02

Luật sư Phong cung cấp chứng cứ không mới

Chiều ngày 7/7 Liên đoàn Luật sư Việt Nam có công văn đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng giám đốc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tạo điều kiện để Luật sư Trần Hồng Phong được tham dự phiên giám đốc thẩm. Được sự chấp thuận của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, sáng nay, Luật sư Phong đã có mặt tại phiên tòa.

Hội đồng hỏi Luật sư Phong có chứng cứ gì không ? Ông Phong đưa ra lập luận cho rằng Hồ Duy Hải có dấu hiệu oan, với dẫn chứng về nhân chứng Đinh Vũ Thường và ý kiến của bà Nguyễn Thị Rưỡi, cho rằng Hải dùng xe Dream cũ của bà Rưỡi để đi gây án là không đúng. Ông Phong cũng nêu ý kiến về việc gia đình làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm cho Hải, gia đình muốn kêu oan nhưng bị xúi chỉ kháng cáo giảm nhẹ…

Chủ tọa cho rằng ông Phong không có chứng cứ mới. Hội đồng cũng đã chiếu tấm ảnh ông Phong cung cấp để mọi người cùng xem.

Cơ quan điều tra công bố lời khai của Hải về việc dùng chiếc xe đó. Ngày 12/3/2008, Hải khai đi xe dì Út, sau đi xe Dream của dì Rưỡi, nhớ bốn số cuối biển kiểm soát là 0842. Ông Thu, chồng bà Rưỡi khai : Có xe Dream cũ, biển kiểm soát 62 F5 0842, hôm đó để ở sân, ai có việc thì dùng.

Thẩm phán phiên sơ thẩm đọc biên bản phiên tòa cho thấy bà Rưỡi đã khai về chiếc xe tương đồng ý kiến của chồng và còn nói "xe đó tùy Tòa quyết định, trả lại thì tốt".

Quyết định kháng nghị có phù hợp với quy định pháp luật ?

Một vấn đề mới được Hội đồng đặt ra là Quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực, thì căn cứ nào để Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra Quyết định kháng nghị số 15/QĐ-Viện Kiểm sát nhân dân tối cao-V7 ?

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trả lời : Ngày 24/7/2019, Văn phòng Chủ tịch nước có Công văn 688/VPCTN-PL-m thông báo ý kiến của Chủ tịch nước, đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật đối với vụ án Hồ Duy Hải. Do đó, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị là đúng pháp luật.

Hội đồng chất vấn, theo đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thì Công văn 4688 của Văn phòng Chủ tịch nước là văn bản tố tụng hay văn bản hành chính ? Văn bản đó có thay thế được Quyết định 639 của Chủ tịch nước hay không ?

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng, Công văn 4688 là văn bản hành chính, không thay thế được Quyết định 639 của Chủ tịch nước, nhưng Chủ tịch nước đã tạm hoãn thi án tử hình đối với Hồ Duy Hải. Hơn nữa, Quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình cũng căn cứ trên cơ sở hai quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Câu hỏi đặt ra là Quyết định 639 của Chủ tịch nước đang có hiệu lực, căn cứ nào để Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tạm đình chỉ thi hành Bản án hình sự phúc thẩm số 281/2009/HSPT đối với Hồ Duy Hải ?

"Khi ra Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm thì người ra kháng nghị có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án", đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nói.

Hội đồng cho rằng quyết định văn bản không phủ định được quyết định của Chủ tịch nước. Một quyết định tố tụng chỉ được thay thế, phủ định bằng một quyết định tố tụng khác. Hội đồng sẽ xem xét, cân nhắc về tính hợp pháp của Quyết định kháng nghị.

Viện kiểm sát tối cao còn nhiều băn khoăn

Sau hơn hai ngày làm việc tích cực, trả lời Hội đồng cũng như chất vấn các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan, các đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã lần lượt phát biểu quan điểm về vụ án.

Các ý kiến không cho rằng Hồ Duy Hải bị kết án oan, nhưng quá trình điều tra có quá nhiều sai sót về tố tụng, có những sai sót rất nghiêm trọng, trong khi không có chứng cứ trực tiếp nào xác định Hồ Duy Hải là người đã gây ra cái chết cho hai nạn nhân. Kết luận điều tra, cáo trạng và các bản án căn cứ vào lời khai nhận tội của bị cáo và các chứng cứ gián tiếp để kết tội…

Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây ra cái chết của hai nạn nhân và thêm bản án tử hình nữa, nên dư luận đặc biệt quan tâm, vì vậy rất cần xem xét thận trọng, làm rõ những mâu thuẫn mà kháng nghị đã nêu.

Một đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tha thiết nói : "Quá nhiều vi phạm rất nghiêm trọng trong tố tụng, mong Hội đồng Thẩm phán hết sức cân nhắc, công tâm, khách quan, xem xét lại vụ án".

Chủ tọa nói, các thành viên Hội đồng đã nghiên cứu rất kỹ hồ sơ vụ án. Hội đồng sẽ xem xét đầy đủ nội dung kháng nghị và nội dung mà các cơ quan tố tụng khác đã cung cấp, cũng như tính hợp pháp của Quyết định kháng nghị để có quyết định giám đốc thẩm khách quan, đúng pháp luật.

Sau khi ba đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu quan điểm đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 281/2009/HSPT và bản án sơ thẩm đã tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải thì các thành viên Hội đồng Thẩm phán phát biểu quan điểm về đánh giá chứng cứ, những vi phạm về tố tụng, những mâu thuẫn trong lời khai. Các ý kiến có có chung quan điểm là Hồ Duy Hải không bị ép cung, mớm cung, lời khai tổng cung phù hợp với chứng cứ khác như lời khai của các nhân chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi… nên xác định Hồ Duy Hải phạm tội giết người, cướp tài sản là đúng.

Biểu quyết

Đúng 12g45p, Chủ tọa phiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lấy biểu quyết về từng vấn đề cụ thể.

1. Vụ án đã có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không ?

Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết "Không thay đổi bản chất vụ án".

2. Bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm kết án Hồ Duy Hải có đúng người, đúng tội, đúng mức án hay không ?

Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết "Đúng người, đúng tội, đúng mức án".

3. Quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực, Quyết định kháng nghị số 15/QĐ-Viện Kiểm sát nhân dân tối cao-V7 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có đúng quy định pháp luật hay không ?

Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết "Không đúng quy định pháp luật".

4. Chấp nhận kháng nghị, hủy hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra bổ sung hay không chấp nhận kháng nghị ?

Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết "Không chấp nhận kháng nghị".

Cuối giờ chiều nay, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tuyên án.

Thái Vũ

Nguồn : Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, 08/05/2020

*******************

Có quy định nào ghi xử giám đốc thẩm là ‘xử kín’ ?

Trần Dzạ Dzũng, VNTB, 08/05/2020

Có quy định nào ghi xử giám đốc thẩm là ‘xử kín’ ?

Câu trả lời là không, mặc dù nhìn chung các phiên xử giám đốc thẩm lâu nay hầu hết là ‘xử kín’.

Bộ Luật tố tụng hình sự, phiên bản 2015, dành chương XXV cho nội dung "Xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật", từ điều 370 tới điều 396.

hoduyhai03

Hội đồng thẩm phán gồm 17 thẩm phán cao cấp do Chánh án Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa. Ảnh : TTXVN.

Không mời vì thấy… không cần thiết ?

Bộ Luật tố tụng hình sự, "Điều 383. Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm (cassation) :

1. Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm ; nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành".

Ở phiên tòa giám đốc thẩm bắt đầu từ hôm 6/5 về vụ án xảy ra ở Bưu cục Cầu Voi vào đầu năm 2008, phiên tòa có triệu tập người bào chữa với việc yêu cầu người này trình bày phần nội dung được cho là ‘tình tiết mới’ trong vòng 20 phút, sau đó thì vị luật sư ấy được mời rời phiên tòa. Người bị kết án không được triệu tập.

Việc luật sư ‘được mời rời phiên tòa’, cho thấy dấu hiệu vi phạm tố tụng. Theo đó, điều 386. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm, ở khoản 2 quy định :

"2. Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu.

Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.

Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án".

Như vậy người tham gia tố tụng ở đây chưa tranh biện được gì thì đã được mời rời phiên tòa. Điều đó cho thấy ngay ở buổi đầu tiên của phiên tòa giám đốc thẩm vụ án, đã ít nhiều ngờ vực về yêu cầu "công tâm, khách quan, toàn diện và đúng pháp luật".

Ném đá để dò đường dư luận cho việc ‘y án’ ?

Thiếu khách quan ở đây bước đầu được nhận diện qua tường thuật của bài báo trên tạp chí Tòa án nhân dân điện tử - cơ quan Tòa án nhân dân tối cao. Bài báo này có đoạn như sau :

"Kết thúc buổi sáng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình kết luận : Như vậy, Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan tố tụng đã thống nhất là Hồ Duy Hải thừa nhận có đập đầu và cắt cổ chị Hồng. Vấn đề không thống nhất là cơ quan tiến hành tố tụng Long An cho rằng Hải đập đầu chị Hồng bằng thớt, loại trừ đập đầu vào lavabo như lời khai trước đó, trong khi đó đại Viện Kiểm sát nhân dân tối cao không loại trừ việc thủ phạm đập đầu nạn nhân vào lavabo" (*).

Sở dĩ gọi là thiếu khách quan, vì theo nội dung tường thuật thì hành vi phạm tội của Hồ Duy Hải là có, song vật dụng để gây án là gì thì còn tranh luận.

Theo lịch xét xử, buổi sáng ngày 8/5, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu quan điểm, sau đó Hội đồng Thẩm phán đánh giá các chứng cứ trên cơ sở tài liệu đã nghiên cứu và quá trình hỏi và nghe giải trình hai ngày qua.

Buổi chiều 8/5, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tuyên án.

Dự kiến, ở phiên diễn ra sáng ngày 8/5, có mặt luật sư Trần Hồng Phong. Cuối giờ chiều ngày 7/5, luật sư Phong vừa về tới Sài Gòn thì nhận được lời mời quay trở lại phiên giám đốc. Người mời là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình.

Vẫn chưa tắt hy vọng

Giả dụ như tình huống phiên giám đốc thẩm vẫn tuyên Hồ Duy Hải có tội thì vẫn còn hy vọng bước tiếp theo của "Thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao", được quy định từ điều 404 đến 412, Bộ Luật tố tụng hình sự.

Có 3 trường hợp ở đây về trình tự. 

Thứ nhất, khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.

Thứ hai, trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Thứ ba, trường hợp Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét kiến nghị đó.

Thật ra còn có một trường hợp thứ tư, là khi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị, thì báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét đề nghị đó. Tuy nhiên ở phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, ngồi ghế chủ tọa đã là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, nên trường hợp thứ tư này coi như loại trừ.

Đừng công khai kiểu ‘nửa ổ bánh mì’

Trở lại về câu hỏi của tựa bài viết này, lâu nay pháp luật không có quy định phiên tòa giám đốc thẩm thì phải xử kín hay xử công khai. Hiện nay đa số vụ án giám đốc thẩm đều được xử kín, báo chí, luật sư và đương sự không được tham gia.

Tuy nhiên cần phải thấy rằng bản chất của giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Phiên tòa giám đốc thẩm nên để báo chí tham dự. Bởi xét về bản chất, báo chí là cơ quan truyền thông, góp phần thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội. Phiên tòa càng công khai, minh bạch, càng có sự tham gia phản biện của nhiều tổ chức xã hội thì trách nhiệm của người tham gia xét xử càng được nâng cao, chất lượng công việc ngày càng tốt.

Ở phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, đúng là báo chí có tham gia, nhưng lại theo xét duyệt, không phải tờ báo nào cũng có quyền cử phóng viên đến để ghi nhận. Loạt bài tường thuật trên tạp chí của chính cơ quan Tòa án nhân dân tối cao là một minh chứng cho băn khoăn đó.

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn : VNTB, 08/05/2020

Chú thích :

(*) https://tapchitoaan.vn/bai-viet/thoi-su/giam-doc-tham-vu-an-ho-duy-hai-cong-tam-khach-quan-toan-dien-va-dung-phap-luat

***************

Vụ Hồ Duy Hải : Điều tra viên "sơ xuất" kiểu "ăn người" ?

Nguyễn Đình Ấm, VNTB, 08/05/2020

Ngày đầu tiên 6/5/2020 xử giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải các báo hôm 7/5/2020 đưa tin : Điều tra viên nhận "có sơ suất". Theo đó, điều tra viên Lê Thành Trung thừa nhận lúc đầu Hồ Duy Hải khai đập đầu nạn nhân vào lavabo, nhưng không có dấu vết thể hiện ở lavabo sau Hồ Duy Hải lại khai dùng thớt đập đầu nạn nhân ở chân cầu thang, trùng hợp với vết thương ở đầu, cổ nạn nhân… nhưng "do "tưởng dấu vết ở đầu, gáy nạn nhân là dao nên không để ý cái thớt" (Tuổi trẻ, 6/5/2020).

hoduyhai04

Chánh án Nguyễn Hòa Bình điều khiển phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, ngày 6/5. Ảnh : Báo Công Lý.

Đây là tình tiết sai sót ư ?

Tôi đã từng theo dõi nhiều vụ án và thấy chỉ riêng tình tiết này đã thể hiện Hồ Duy Hải bị ép cung, mớm cung.

Qua các vụ giết người tôi theo dõi thì thấy điều tra viên thường dùng mọi thủ đoạn gọi là "biện pháp nghiệp vụ" để đạt được mục đích phá án nhanh, trong đó sai, đúng không quan trọng. 

Năm 2005 có một thanh niên đi ăn trộm cá ở thôn Mai Chung, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) bị đánh trọng thương. Khi anh ta còn sống đưa đến bệnh viện có một thanh niên địa phương con nhà có thế lực khoe chính mình trừng trị tay ăn trộm cá chuyên nghiệp. Thế nhưng sau đó anh trộm không qua khỏi và công an huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương khởi tố vụ án. 

Năm người ở thôn Mai Chung có ao cá bị bắt giam mặc dù có nhiều tình tiết vô lý, mâu thuẫn, ngoại phạm còn thanh niên kia bị dân tố cáo nhưng chỉ bị thẩm vấn qua loa rồi cho qua… Buổi đầu tất cả năm người không nhận tội nhưng sau thời gian ngắn điều tra đều nhận tội. Sau này hỏi tại sao lúc đầu không có tội mà cả năm người đều nhận đánh chết người thì họ cho biết : 

Đầu tiên họ giam mỗi người một phòng giam kín nóng như nung. Qua mấy ngày thẩm vấn, điều tra, không ai nhận tội. Từ đây họ giảm bữa ăn chỉ ở mức "cầm hơi", đang đêm điều tra viên thay nhau gọi dậy hỏi cung làm mình nhiều ngày đêm liền không được ngủ. 

Trong khi thẩm vấn nếu mình trả lời không đúng ý họ tra tấn như tát, dí điện vào người, đá vào mạng sườn, thúc gối vào thóp bụng… Đến khi cảm thấy không thể sống nổi thì điều tra viên đem vào một mảnh giấy viết tay nói là thằng B trong nhóm bị bắt đã khai cả lũ rồi đây, mày có nhận không. 

Đọc bản viết thì đúng là người trong nhóm mình thật nhưng không phân biệt được mặt chữ vì xưa nay ai để ý xem hàng xóm mình viết như thế nào. Dù vậy tôi cũng không nhận và "mày ngoan cố à" và những seri đòn giáng xuống. Nếu kéo dài kiểu này thì không thể sống nổi nên tôi phải nhận bừa để sống và tự nhủ để khi ra tòa sẽ phản cung. 

Tưởng thế là xong, hôm sau điều tra viên lại thẩm vấn và tôi phải khai như thế nào để phù hợp với việc cùng đánh chết người. Khi tôi không nghĩ ra được tình tết phù hợp thì điều tra viên nhắc phải như thế nọ, thế kia chứ. Khi đã hoàn thành bản cung theo chỉ đạo của điều tra viên, lại phải ghi thêm : "Tôi tự khai không ai ép buộc".

Sau này tôi mới biết từ bản "nhận tội" tôi viết thật dẫn đến bốn người còn lại cũng phải nhận tội hết rồi cũng phải cùng điều tra viên thảo lời khai cho khớp với hiện trường, vết thương trên nạn nhân…

Sau khi năm người nhận tội với lời khai "ăn khớp" với ý điều tra viên mọi người được đối xử tốt, đợi ngày ra tòa để cãi nhưng khi ra tòa họ phản cung thì quan tòa, viện kiểm sát dở các bản cung ra đọc bác bỏ hết vì trong đó ghi "đã nhận tội" lại còn khẳng định mình "tự khai không ai ép buộc…". Thế là năm nông dân nghèo hèn kia phải đi tù nhưng có lẽ cơ quan pháp luật cũng biết họ oan có chút lương tri chỉ áp mức án nhẹ, người cao nhất 11 năm tù nhưng không ai phải thi hành hết thời hạn.

Vụ này tôi đã viết, đăng bài : "Kỳ án trộm cá và mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án", trên báo Cựu chiến binh ngày 6/6/2011.

Theo tôi, không chỉ riêng vụ này mà cả vụ Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn… tuy tình tiết có thể khác nhau nhưng cũng diễn ra cảnh bị ép cung, tra tấn, nhục hình phải nhận tội bừa như kiểu trên và với những "sơ xuất" một cách quá "ngây thơ" kiểu "ăn người" của điều tra viên Lê Thành Trung ở vụ Hồ Duy Hải chắc chắn cũng là như vậy. Điều tra viên điều tra trọng án không thể không phân biệt được vết đập bằng thớt hay chém bằng dao ở đầu, cổ nạn nhân. Việc này thì người thường cũng xác định được vết thương do thứ gì gây ra chứ không cần đến một điều tra viên được học hành, đào tạo và có kinh nghiệm.

Còn việc rút hồ sơ của Nguyễn Văn Nghị khỏi vụ án, dấu vân tay không khớp với Hồ Duy Hải, không xét nghiệm máu, tại sao không triệu tập nhân chứng phủ nhận không nhận diện được Hồ Duy Hải mà cơ quan tố tụng khẳng định đã nhận diện được Hồ Duy Hải - một tình tiết đặc biệt quan trọng trong vụ án kết tội Hồ Duy Hải… để xem hội đồng xét xử phán như thế nào.

Vụ án Hồ Duy Hải dù diễn ra như thế nào thì dư luận cũng vẫn hiểu anh ta bị toan tính thế mạng cho người thân một quan chức.

Nguyễn Đình Ấm

Nguồn : VNTB, 07/05/2020

*****************

Ông Nguyễn Hòa Bình vừa cầu thủ vừa trọng tài ?

Đỗ Thành Nhân, VNTB, 08/05/2020

Vừa làm cầu thủ vừa làm trọng tài trong một trận bóng, hay câu thành ngữ "vừa đá bóng, vừa thổi còi" gặp khá nhiều ở xã hội Việt Nam. Ví dụ rõ nhất là nhiều Đại biểu Quốc hội, vừa làm ở các cơ quan lập pháp hoặc tư pháp.

hoduyhai05

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình.

I

Có trận bóng sinh tử như thế này.

Quả bóng là dân đen Hồ Duy Hải bị các thế lực đội bóng đối phương sút vào chỗ chết, người sút quả bóng cuối cùng là "cầu thủ" Hòa Bình. Lẽ ra bóng đã vào "cầu môn" cửa tử, nhưng trong pha tranh chấp ở cầu môn, hậu vệ chặn bóng ngay tại vạch và phát bóng ra biên.

Vậy là hội đồng trọng tài họp để xem xét trường hợp này để quyết định công nhận/không công nhận, nên/không nên cho bóng vào cửa tử.

Và chủ tịch hội đồng "trọng tài" lúc này lại là "cầu thủ" Hòa Bình sút quả bóng trước đó.

Trong trường hợp này Hòa Bình có thể nói vừa là "cầu thủ" vừa là "trọng tài" hay không ? tức là "vừa đá bóng, vừa thổi còi" ?

II

Ông Nguyễn Hòa Bình từng là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - vai trò của "Kiểm sát viên", ngày 24/10/2011, ông ban hành quyết định không kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải do không có tình tiết mới. 

Việc này như là "sút quả bóng" Hồ Duy Hải vào "cầu môn" cửa tử.

Tuy nhiên đến từ ngày 6-8/5/2020, ông Nguyễn Hòa Bình là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tịch hội đồng vai trò "Thẩm phán".

Lúc này lại là "trọng tài" để công nhận/không công nhận quả bóng sinh tử.

Chuyện ông Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa phiên tòa Giám đốc thẩm, trong khi trước đó chính ông đã ban hành quyết định buộc Hồ Duy Hải phải chết ; là có phù hợp với quy định pháp luật về tố tụng hình sự không ?

Xem Điều 53, khoản 1, điểm c Bộ Luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 [1] :

‘Điều 53. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm :

1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp :

1.c. Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án".

Phù hợp theo Luật không thì không rõ !

Nhưng nếu như không phải ông Nguyễn Hòa Bình ngồi ghế chủ tọa phiên tòa Giám đốc thẩm thì chắc chắc bức tranh phiên tòa ngày hôm nay sẽ giảm đi những mảng tối.

Đỗ Thành Nhân

Nguồn : VNTB, 08/05/2020

Ghi chú :

[1] Bộ Luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 

*****************

Hồ Duy Hải - Vụ án rung chuyển chế độ

Thu Thủy, Thoibao.de, 07/05/2020

Luật sư Trần Hồng Phong : ‘Không loại trừ cạnh tranh chính trị trong vụ Hồ Duy Hải’

Phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, người bị kết án hai tội danh "Giết người" và "Cướp tài sản" 12 năm trước, diễn ra sáng 6/5 tại Tòa án Nhân dân Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội. Cuối năm 2014, Hồ Duy Hải đã suýt nữa thì bị thi hành án tử hình. Việc hoãn thi hành án tử hình chỉ được thực hiện trước đó một ngày nhờ sự can thiệp của chủ tịch nước Trương Tấn sang sau khi nghe trình bày qua điện thoại của Luật sư Trần Văn Tạo. 

Phiên xử dự kiến kéo dài trong ba ngày, từ 6-8/5, do chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa.

Hồ Duy Hải không được triệu tập như hai phiên tòa trước do đây là phiên tòa chủ yếu xử trên hồ sơ nhưng luật sư Trần Hồng Phong, người bào chữa chính cho Hồ Duy Hải, được mời tham dự.

hoduyhai06

Hồ Thu Thủy (trái), em gái Hồ Huy Hải, cho hay cô và mẹ, bà Nguyễn Thị Loan (giữa) đã từ quê nhà ra Hà Nội trước đó một ngày.

Trả lời BBC News tiếng Việt qua điện thoại hôm 6/5, Hồ Thu Thủy, em gái Hồ Huy Hải cho hay cô và mẹ đã từ quê nhà ra Hà Nội trước đó một ngày. Nhưng hai mẹ con không được vào phòng xử, cũng không được đứng gần cổng tòa án.

"Hiện tôi và mẹ đang đứng cách cổng tòa vài chục mét. Có rất đông an ninh sắc phục bảo vệ quanh tòa. Các phóng viên tới tác nghiệp cũng rất khó khăn", Thủy nói.

"Mẹ tôi đang rất căng thẳng, lo lắng không biết phiên tòa giải quyết theo hướng nào vì không được vào cũng không được xem qua màn hình".

Hồ Thu Thủy cho hay lần gần đây nhất gia đình gặp Hồ Duy Hải là cách đây ba tháng, hôm 14/2/2020. Khi đó Hải "khỏe và tinh thần phấn chấn lên đôi chút" vì gia đình thông báo mọi người đang nỗ lực minh oan cho Hải. Gia đình cũng chưa có dịp thông báo với Hải rằng phiên giám đốc thẩm sẽ được mở vào 6/5 và cũng không biết trại giam có cho Hải biết không, Thu Thủy nói với BBC.

"Sau mỗi phiên xử, luật sư Trần Hồng Phong sẽ thông tin cho gia đình về nội dung, nhưng không gặp mặt trực tiếp trong suốt thời gian này để đảm bảo tính khách quan.

Hiện gia đình đã tạm gác hết mọi công việc để lo cho anh Hải. Tôi mong phiên xử này thẩm phán phải xem xét thấu đáo, công tâm, nếu Hồ Duy Hải bị oan thì phải trả lại tự do cho Hồ Duy Hải. Mong người hướng về phiên tòa này để đòi lại công bằng, công lý cho Hồ Duy Hải", Thu Thủy nói.

hoduyhai07

Bài báo Tuổi Trẻ và Đời Sống, số 360 ngày 29/1/2015 với tựa đề : Hé lộ lời nhắn : "Đừng trách tôi đứng ra tuyên án tử hình Hồ Duy Hải… Hãy trách người xúi tôi xử".

Phiên giám đốc thẩm khác gì với các phiên tòa khác ?

Theo phân tích của tác giả Võ Văn Quản trên Luật khoa Tạp chí, Giám đốc thẩm là thủ tục tố tụng đặc biệt, nhằm xem xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Giám đốc thẩm không xem xét lại sự thật khách quan của vụ án. Nó chỉ xem xét xem cơ quan tiến hành tố tụng có sai sót trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hay không.

Trước đó, trả lời phỏng vấn BBC News tiếng Việt hôm 4/11, luật sư Trần Hồng Phong nói tình huống tốt nhất cho Hồ Duy Hải là Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giám đốc thẩm theo hướng hủy án, điều tra lại như kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Sau đó trong quá trình điều tra đi đến kết luận là không đủ căn cứ buộc tội Hồ Duy Hải hoặc tìm ra một nghi can khác.

Luật sư Phong cho hay đã có sự "vi phạm" và "sai phạm" một cách cố ý của các cơ quan tiến hành tố tụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án.

Ông nói rằng tại cả hai phiên xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm) Hồ Duy Hải đều kêu oan. Dựa trên hồ sơ vụ án và các bằng chứng thu thập được, luật sư Phong đánh giá rằng việc kết tội Hồ Duy Hải tính đến thời điểm hiện nay là không có căn cứ, có thể dẫn đến oan sai và bỏ lọt tội phạm.

Ông Phong nói các cơ quan tiến hành tố tụng đã bỏ qua chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải là kết quả giám định dấu vân tay. Bên cạnh đó, dù quy kết Hải dùng dao và thớt sát hại nạn nhân, nhưng cơ quan điều tra không hề thu giữ được tang vật nào như vậy ở hiện trường mà lại cho người ra mua dao và thớt ở chợ để "minh họa" cho "hành vi phạm tội" của Hải. Ngoài ra còn rất nhiều điểm vô lý và mâu thuẫn khác, cũng như có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Luật sư Phong cho hay ông đã trực tiếp đi xác minh và gặp nhiều nhân chứng, trong đó có ông Đinh Vũ Thường là người mà cơ quan điều tra cho rằng đã nhìn thấy Hồ Duy Hải tại Bưu điện. Nhưng ông Thường khẳng định mình chỉ nhìn thấy một thanh niên và không thể nhận dạng.

hoduyhai08

Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của Hồ Duy Hải kêu oan cho con, khóc nức nở ở Bờ Hồ Hà Nội, sau lưng là tấm bia ghi tên Lý Thái Tổ. Bà Nguyễn Thị Loan đã đi khắp nơi kêu oan cho con suốt 12 năm trời, bà phải bán nhà đi ở nhờ nhà anh trai

Ngoài ra, toàn bộ thông tin về đối tượng Nguyễn Văn Nghị, là người yêu của nạn nhân Hồng, từng bị triệu tập sau đó được thả, đã bị rút khỏi hồ sơ vụ án, dù từng bị xem là nghi can hàng đầu, vẫn theo luật sư Lê Hồng Phong.

Còn bà Nguyễn Thị Loan, mẹ Hồ Duy Hải, từng nói với BBC rằng, từ 12 năm qua, "từ một bà mẹ thôn quê hiền lành chất phác", bà đã trở thành một người đàn bà "dữ dằn", "lúc nào cũng đi tới đi lui", "bỏ bà mẹ già hơn 90 tuổi ở nhà" đề đi kêu gào công lý cho Hải.

Diễn tiến vụ án Hồ Duy Hải do Luật sư Trần Hồng Phong tóm lược

Trong đêm ngày 13/1/2008, tại Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) đã xảy ra một vụ giết người. Nạn nhân là hai nữ nhân viên Nguyễn Thị Ánh Hồng (22 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) bị giết hại dã man (cắt cổ) ở khu vực cầu thang phía sau. Tại hiện trường cơ quan điều tra thu được nhiều dấu vân tay của hung thủ. Cơ quan điều tra đã triệu tập nhiều nghi can, trong đó có một người tên là Nguyễn Văn Nghị, là người yêu của nạn nhân Hồng. Tuy nhiên sau đó tất cả đều được thả.

Hơn 2 tháng sau, ngày 21/3/2008, Hồ Duy Hải, một thanh niên nhà cách Bưu điện Cầu Voi khoảng 2km bị bắt giữ.

Sau đó Hồ Duy Hải bị truy tố và đưa ra xét xử về hai tội "giết người" và "cướp tài sản". Cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội giết người.

Theo cáo buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng, Hồ Duy Hải đã dùng dao và thớt có tại Bưu điện để sát hại hai cô gái. Thời gian gây án vào lúc 20g30 tối và nhân chứng Đinh Vũ Thường là người đã nhìn thấy Hồ Duy Hải có mặt tại Bưu điện lúc 19g39 (ngay trước khi gây án). Tuy nhiên tại cả hai phiên xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm) Hồ Duy Hải đều kêu oan.

Theo các luật sư bào chữa cho Hồ Duy Hải, trong đó có tôi, cho rằng việc kết tội Hồ Duy Hải tính đến thời điểm hiện nay là không có căn cứ, có thể dẫn đến oan sai và bỏ lọt tội phạm (hung thủ là người khác). Cụ thể các cơ quan tiến hành tố tụng đã bỏ qua chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải là kết quả giám định dấu vân tay (kết luận dấu vân tay tại hiện trường không trùng khớp với vân tay của Hồ Duy Hải). Trong khi điều này cho thấy chắc chắn hung thủ hoặc ít nhất tại hiện trường phải có một người khác. Mặt khác dù quy kết Hải dùng dao và thớt sát hại hai nạn nhân, nhưng khi khám nghiệm hiện trường Cơ quan điều tra không hề thu giữ được tang vật nào như vậy. Mà chỉ sau khi bắt Hải thì cho người ra chợ mua dao và thớt để "minh họa" cho "hành vi phạm tội" của Hải. Ngoài ra còn rất nhiều điểm vô lý và mâu thuẫn khác, cũng như có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Sau khi bị tuyên án tử hình, trong tù Hải kêu oan, ở ngoài thì mẹ Hải là bà Nguyễn Thị Loan chạy nhờ luật sư làm đơn, kêu oan cho con mình. Trong giai đoạn này có ba luật sư chính là Nguyễn Văn Đạt (cũng là người bào chữa cho Hải tại các phiên xét xử trước đây), tôi và luật sư Trần Văn Tạo (nguyên Phó giám đốc công an Thành phố Hồ Chí Minh)",Luật sư Trần Hồng Phong kể.

Trần Hồng Phong : "Bản thân tôi trong quá trình này đã trực tiếp đi xác minh và gặp nhiều nhân chứng, trong đó có anh Đinh Vũ Thường là người mà Cơ quan điều tra cho rằng đã nhìn thấy Hồ Duy Hải tại Bưu điện. Anh Thường khẳng định mình chỉ nhìn thấy một thanh niên và không thể nhận dạng. Điều này chứng tỏ Cơ quan điều tra đã bịa đặt ra tình tiết anh Thường nhìn thấy Hồ Duy Hải. Tôi cũng nhận thấy rất bất thường khi toàn bộ những thông tin về đối tượng Nguyễn Văn Nghị đã bị rút khỏi hồ sơ vụ án, chỉ còn đúng một chữ "Nghị" trong một bản cung. Trong khi đây là nhân vật từng bị xem là nghi can hàng đầu, báo chí đăng rất chi tiết khi vụ án vừa xảy ra.

Theo đó, tôi đã hỗ trợ gia đình Hồ Duy Hải lần lượt làm các đơn đề nghị giám đốc thẩm (từ năm 2011), đơn tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị (từ năm 2015) và tố cáo làm sai lệch hồ sơ vụ án (từ năm 2017) gửi đến Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị giám đốc thẩm, kêu oan cho Hồ Duy Hải. (Ghi chú : để tránh hiểu sai, ngoài tôi, còn có luật sư Nguyễn Văn Đạt cũng làm đơn đề nghị giám đốc thẩm ; và có thể có luật sư nào khác nữa mà tôi không biết).

Cuối năm 2014, Hồ Duy Hải đã suýt nữa thì bị thi hành án tử hình.

Sau gần 12 năm kiên trì gửi đơn kêu oan cho con, cuối cùng ngày 22/11/2019 Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Nội dung phân tích lý do dẫn đến kháng nghị giám đốc thẩm hầu như trùng khớp với những phân tích và kiến nghị của các luật sư.

Như vậy, vấn đề pháp lý then chốt trong vụ án này là để kết tội được Hồ Duy Hải, phía Cơ quan điều tra sắp tới đây là giải quyết được những mâu thuẫn nói trên hoặc tìm ra chứng cứ mới chứng minh Hồ Duy Hải hay một ai khác là thủ phạm thật sự. Vì đây là một vụ án giết người nên phải có hung thủ.

Tôi cho rằng việc vụ án được kháng nghị giám đốc thẩm là sự tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân : trước hết là áp lực từ cộng đồng mạng xã hội, cơ quan báo chí, gia đình Hồ Duy Hải, và các luật sư (qua đơn từ) - mong muốn một sự công bằng, tiệm cận công lý ; từ các văn bản lưu ý của các tổ chức quốc tế, Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc. Có người nói với tôi rằng thậm chí có thể từ sự cạnh tranh chính trị của các quan chức cấp cao và tôi không loại trừ khả năng này. Bất luận thế nào, thì việc kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực sự là một tin vui", Luật sư Trần Hồng Phong nhận định.

BBC : Luật sư có thể phác họa một vài kịch bản khả dĩ có thể xẩy ra cho vụ án, từ tốt nhất đến xấu nhất ?

Trần Hồng Phong :Theo tôi, tình huống tốt nhất cho Hồ Duy Hải là Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giám đốc thẩm theo hướng hủy án, điều tra lại như kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Sau đó trong quá trình điều tra đi đến kết luận là không đủ căn cứ buộc tội Hồ Duy Hải hoặc tìm ra một nghi can khác. Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với Hồ Duy Hải. Tức là Hồ Duy Hải vô tội và đã bị kết án oan. Cá nhân tôi tin tưởng đây là một khả năng cao, nhất là nếu Cơ quan điều tra tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội.

Còn trường hợp xấu nhất thì nói thật là tôi không nghĩ tới và cũng không tin sẽ xảy ra. Vì tôi là người đã nghiên cứu rất sâu về hồ sơ này, nên tôi có cơ sở để tin rằng hung thủ thật sự không phải là Hồ Duy Hải, ít nhất là theo kết quả điều tra đến thời điểm hiện nay. Nếu nghĩ xấu đi, tôi đã không cố gắng kêu oan cho Hồ Duy Hải như đã từng trong nhiều năm qua.

BBC : Trong thời gian hỗ trợ pháp lý cho Hồ Duy Hải, luật sư có được tiếp xúc đầy đủ với thân chủ để bào chữa, có điều kiện cố vấn tốt nhất cho Hồ Duy Hải không ?

Trần Hồng Phong : Thật đáng ngạc nhiên là tôi và các luật sư bào chữa cho Hồ Duy Hải ở giai đoạn kêu oan hiện nay đều không được gặp Hồ Duy Hải trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có đơn đề nghị.

Nói một cách khách quan, thì luật sư bị hạn chế rất nhiều và kém hiệu quả khi không được tiếp xúc, trao đổi với thân chủ. Mặc dù về lý thuyết theo quy định thì đây là quyền của luật sư.

Trên thực tế, các luật sư cũng không được tiếp cận đầy đủ hồ sơ vụ án. Nhiều tài liệu đã bị rút khỏi hồ sơ vụ án. Chẳng hạn như nay đọc kháng nghị của Viện Kiểm sát tôi mới biết là Hồ Duy Hải có bản khai không nhận tội ngày 20/3/2008 ngay trước khi bị bắt. Lâu nay tôi cứ nghĩ bản khai ngày 21/3/2008 là bản khai đầu tiên của Hồ Duy Hải.

BBC : Mười hai năm là một chặng đường rất dài. Tại sao phải cần một thời gian dài như thế để giải quyết một vụ án bằng đề nghị điều tra lại từ đầy ? Điều này cho thấy gì về ngành tư pháp của Việt Nam ?

Trần Hồng Phong : Đây là một câu hỏi mà tôi muốn chuyển cho các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan tư pháp của Việt Nam. Tôi chỉ nói ngắn gọn là việc để kéo dài quá lâu như vậy là không thể chấp nhận được và cũng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật Việt Nam về thời gian giải quyết đơn tố giác cũng như vấn đề trách nhiệm và thực thi trách nhiệm của các cơ quan tố tụng. Vụ án Hồ Duy Hải là một điển hình về thực trạng này.

Là một luật sư đã có gần 20 năm hành nghề, tôi thật sự thấy buồn khi nói về thực trạng của ngành tư pháp Việt Nam lúc này. Nói một cách đơn giản là đã không vận hành và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó dẫn đến sự mất niềm tin của người dân vào sự công minh và khách quan của Tòa án, Viện kiểm sát, công an. Thật nguy hiểm khi sự vi phạm pháp luật của không ít cán bộ công chức tư pháp lại nhân danh pháp luật, dẫn đến những hậu quả, oan sai và ảnh hưởng đến uy tín của ngành tư pháp.

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : Thoibao.de, 07/05/2020

***********************

Mười luật sư kiến nghị cho luật sư của Hồ Duy Hải dự phiên Giám đốc thẩm 

RFA, 07/05/2020

Khoảng 10 luật sư hôm 7/5-2020 đã ký tên vào Đơn kiến nghị khẩn cấp gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đồng thời cũng gửi tới những nơi khác như Chủ tịch nước Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội... đề nghị tạo điều kiện cho luật sư Trần Hồng Phong tiếp tục tham gia phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải theo quy định của pháp luật.

hoduyhai09

Gia đình tử tù Hồ Duy Hải bên ngoài Tòa án Nhân dân tối cao ở Hà Nội hôm 6/5/2020 -Courtesy of Cuong Hoang Cong

Hồ Duy Hải là tử tù vì bị kết án về tội giết người, cướp tài sản trong một vụ án còn nhiều nghi vấn cách đây 12 năm.

Các luật sư này bày tỏ trong đơn là "hết sức bất ngờ và thất vọng" vì luật sư đồng nghiệp được gia đình Hồ Duy Hải yêu cầu bảo vệ cho bị án trong giai đoạn Giám đốc thẩm của vụ án - chỉ được có mặt trong phần thủ tục đầu tiên của phiên tòa và trình bày ý kiến của mình trước Hội đồng Thẩm phán trong khoảng thời gian 20 phút hôm 6/5.

Luật sư Lê Văn Hòa, một trong 10 người ký đơn vào trưa ngày 7/5/2020 đã trực tiếp cầm đơn kiến nghị gửi cho Bộ phận tiếp dân của Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội. Ông cho biết qua điện thoại với phóng viên Đài Á Châu Tự do như sau :

"Trong bộ luật Tố tụng Hình sự đã ghi rõ rồi cho nên cái việc đó chúng tôi thấy rằng là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chưa tạo điều kiện tối đa cho luật sư để thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình để bảo vệ cho thân chủ là tử tù Hồ Duy Hải.

Chúng tôi hi vọng rằng ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sẽ lắng nghe kiến nghị của chúng tôi, nếu mà ông ấy đáp ứng ứng được cái điều đó đó thì tôi nghĩ sẽ rất là có lợi.

Bởi vì vụ án này kéo dài cũng rất được quan tâm trong suốt thời gian qua, bà con ở trong nước và kể cả cả hải ngoại rồi các tổ chức thế giới đều rất là quan tâm đến vụ án này".

Cũng theo luật sư Hòa, đơn kiến nghị gửi đi vào ngày thứ 2 của thủ tục Giám đốc thẩm, ông không rõ việc duyệt đơn có phụ thuộc vào ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình hay là người cấp cao hơn nhưng các luật sư cũng rất hi vọng rằng lá đơn sẽ được đáp ứng.

Nội dung lá đơn chỉ rõ : "Khi Luật sư Trần Hồng Phong mất đi quyền có mặt và thực hiện nghĩa vụ, quyền tranh tụng của mình tại phần tiếp theo của phiên tòa, có nghĩa là bị án Hồ Duy Hải đã bị tước đi cơ hội cuối cùng, hy vọng cuối cùng được xem xét công bằng theo quy định".

******************

Canh bạc chính trị

Lynn Huỳnh, VNTB, 07/05/2020

Trong phiên giám đốc thẩm đang diễn ra về vụ án hai nữ nhân viên bị sát hại ở bưu cục Cầu Voi, tỉnh Long An, có ý kiến cho rằng đây là một canh bạc chính trị cho ông Nguyễn Hòa Bình, và ông Trần Quốc Vượng.

hoduyhai10

Tháng 7/2011, ông Nguyễn Hòa Bình, tân Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chúc mừng ông Trần Quốc Vượng, cựu Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được bầu vào Ban Bí thư Trung ương,

Thời gian xảy ra vụ án ở bưu cục Cầu Voi với việc kết án Hồ Duy Hải khung tử hình, bất chấp các chứng cứ được nhóm luật sư chỉ rõ là ngụy tạo, cố tình vi phạm tố tụng…, thì ngồi ghế Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi ấy là ông Trần Quốc Vượng. Đến tháng 7/2011, ông Trần Quốc Vượng thôi giữ chức Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chuyển công tác về Văn phòng Trung ương Đảng và giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (Quyết định số 138-QĐNS/TW và Quyết định số 139-QĐNS/TW).

Kế nhiệm ông Trần Quốc Vượng là ông Nguyễn Hòa Bình, khi ấy là Bí thư tỉnh Quảng Ngãi, nguyên là thiếu tướng công an, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an. Kể từ tháng 4/2016, ông Nguyễn Hòa Bình chuyển sang giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Kế nhiệm ông Nguyễn Hòa Bình để giữ chức Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ông Lê Minh Trí, người từng là phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh từ cuối năm 2009 đến tháng 4/2013 thì được chuyển sang làm Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Sau đó thì ông Lê Minh Trí kế nhiệm ông Nguyễn Hòa Bình, và vào ngày 22/11/2019 Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đã kháng nghị giám đốc thẩm vụ án về hai nạn nhân nữ bị sát hại ở Bưu cục Cầu Voi năm 2008.

Có thể thấy việc tuyên hủy một bản án mà báo chí đăng rất chi tiết về nhiều sai phạm, hẳn không là việc khó khăn hay áp lực gì đối với Chủ tọa Nguyễn Hòa Bình, dù chính ông là người đã từng phản đối kháng nghị vụ án này.

Thêm nữa, nếu việc có thể tuyên bố không cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn bằng giam giữ đối với Hồ Duy Hải, thì ông Chánh tòa tối cao đang có cơ hội lớn để gắn tên mình vào một ‘tượng đài công lý’. Chí ít, tên ông cũng đi liền với một sự kiện tư pháp vô tiền khoáng hậu, khiến lòng dân hồ hởi ngay tức khắc. Nó sẽ tôn cao vị thế của ông ngay sau khi kết thúc phiên tòa giám đốc. Và có lẽ các toan tính ấy đã được dự liệu, khi ai đó sắp xếp ông Nguyễn Hòa Bình là người ngồi ghế chủ tọa - bất chấp chuyện ông Nguyễn Hòa Bình dường như chưa lần nào làm công việc thuần chuyên môn của một thẩm phán.

Một câu hỏi cũng từ đây : Một hệ thống tư pháp trong 12 năm không hề nhìn ra sự phi lý đằng sau bản án đó, nay vì sao bỗng nhiên tỉnh ra ? Liệu có liên quan gì đến canh bạc chính trị trong cơ cấu ghế của đảng chính trị ở nhiệm kỳ mới ?.

Ba mươi chưa phải là Tết. Câu trả lời có lẽ phải đợi đến quý 2/2021, khi mọi chuyện đã ngã ngũ cho những chiếc ghế quyền lực nhất trong nội các của đảng cầm quyền.

Một chút ngậm ngùi cho gia đình của hai nạn nhân ở vụ huyết án. Giờ đây, hiện trường đã thay đổi quá nhiều, mọi chứng cứ đã xóa nhòa, các nhân chứng người có, người không, nhiều nghi phạm cũng rời địa phương không rõ tung tích. Vấn đề còn lại chỉ là những suy luận, tranh biện dựa trên những lời khai, chứng cứ của… ngày xưa. Kẻ thủ ác chưa đền tội, linh hồn nạn nhân chắc vẫn vất vưởng đâu đó để chờ đợi. Hơn 12 năm đi qua rồi.

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 07/05/2020

*******************

Chung quanh chuyện giám đốc thẩm

Viết từ Sài Gòn, RFA, 06/05/2020

Sáng ngày 6/5/2020, Hồ Duy Hải được xét xử giám đốc thẩm, điều đó không có nghĩa là Hồ Duy Hải có thể hi vọng vào may mắn, vào công lý để thoát án tử. Và nếu như thoát được án tử, nghĩa là không có tội, Hồ Duy Hải sẽ được trả tự do ngay tức khắc và tòa án, ngành điều tra và viện kiểm sát liên đới sẽ xin lỗi, đền bù danh dự và đền bù vật chất cho Hồ Duy Hải. Vấn đề nằm ở chỗ này chứ không phải cán cân công lý hay ánh sáng lương tri.

hoduyhai11

Hồ Chí Minh rút khăn tay lau nước mắt vì những sai lầm sau cải cách ruộng đất.

Bởi nếu xét theo cán cân công lý hay ánh sáng lương tri, Hồ Duy Hải đã được trả tự do từ lâu. Nghiệt nỗi, những thứ ấy đã trở nên rẻ rúng và xa xỉ trong hệ thống quyền lực đảng và lợi ích nhóm. Bởi vì quyền lực đảng kéo theo lợi ích nhóm đã phá tan mọi thứ, nếu bây giờ, công lý quay lại thì lấy gì để đền bù cho những người như Hồ Duy Hải, bởi có biết bao nhiêu vụ án oan trong lịch sử Việt Nam này đã bị chìm khuất và tiếng kêu oan của con dân nước Việt đã thấm trong từng thớ đất.

Nói tới án oan, đâu riêng gì thời đại này, mà những năm đầu thành lập Đảng cộng sản đã có án oan, nhưng có lẽ, án oan nhiều nhất bắt đầu xuất hiện tại miền Bắc Việt Nam những năm đầu của thập niên 1950, khi mà hàng trăm, thậm chí hàng ngàn "phiên tòa" đã diễn ra trong đêm tối mập mờ ánh đuốc, dưới những gốc đa, bụi tre, trước các sân đình… Không có ngóc ngách dân sinh nào là không có những phiên tòa như thế.

Những phiên tòa mà thẩm phán là những cán bộ vừa học xong i tờ, không biết thế nào là pháp luật và phục vụ trong một chế độ không có pháp luật, chỉ có lòng thù hận mông lung và hành vi quyết liệt, gắt máu, đằng sau họ là những cố vấn người Trung Quốc, hay nói chính xác hơn là các đảng viên cộng sản Trung Quốc. Những phiên tòa đã được dàn dựng, chuẩn bị kĩ lưỡng từ khâu dân vận, dạy cho dân đấu tố, dạy cho dân thù hận "địa chủ bóc lột", dạy cho dân ném đá vào địa chủ và vỗ tay mỗi khi thẩm phán đưa ra quyết định (giết người). Bị cáo là ai ? Là những người đã chắt chiu cả đời để có của ăn của để, để con cái học hành và thăng quan tiến chức, có phẩm hàm triều đình, và, khi bị mang ra tòa, khi bị tuyên án tử hình, họ vẫn không hiểu mình bị tội gì !

Những phiên tòa như vậy diễn ra gần một thập kỉ và trải dài khắp miền Bắc, có biết bao mạng người đổ xuống trong tức tưởi, đau khổ và oan khiên. Thế rồi, hàng trăm phiên tòa, hàng ngàn nhân mạng bị chết oan ức ấy cũng được "giám đốc thẩm" bằng một hành vi duy nhất, bởi con người quyền lực cao nhất - Hồ Chí Minh - ông đã khóc, đã lấy khăn mùi soa lau nước mắt về những cái chết oan. Phiên "giám đốc thẩm" này diễn ra trong vài chục giây, đủ để các phóng viên ghi hình, đủ để các cây bút dưới trướng của ông ghi chép vào lịch sử và nó giúp cho hình ảnh Hồ Chí Minh trở nên thần thánh, cao cả hơn. Một phiên giám đốc thẩm cực kì lạ lùng bởi nó diễn ra trong bối cảnh và sinh hoạt lạ lùng trong một đất nước ở vào thời kì lạ lùng và tăm tối.

Và sự tăm tối ấy kéo dài mãi đến bây giờ, vẫn chưa rõ ánh sáng cuối đường hầm xã hội chủ nghĩa ở đâu, bao xa nữa thì gặp. Bởi sau khi đất nước không còn chia hai miền, sau khi chủ nghĩa Cộng sản chảy tràn trên cả miền Nam và có hàng ngàn phiên tòa không phiên tòa, tức những phiên tòa bỏ túi, chớp nhoáng để kết án một cựu sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước khi cho người đó "sáng mắt sáng lòng" ở trại cải tạo. Và những khu trại cải tạo là hậu phương của hàng chục ngàn phiên toàn bỏ túi của những cán bộ chưa bao giờ hiểu thế nào là pháp luật, bởi pháp luật chính là sự thương ghét hay thù hận của họ, kẻ chiến thắng và nắm quyền sinh sát. Có hàng trăm con người đã bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc và hàng ngàn con người mất tương lai sau những phiên tòa bỏ túi như thế này.

Rồi, vẫn chưa dừng ở những phiên tòa bỏ túi dành cho "kẻ thù", "ngụy quân ngụy quyền" kia mà liên tục trong thời kinh tế tập trung bao cấp, rồi đến kinh tế mở cửa thị trường, có hàng trăm án oan, có hàng chục cái chết mà nếu như nghiêm túc một chút, người ta có thể được tha bổng. Từ Tăng Minh Phụng trong vụ Epco Minh Phụng cho đến Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn, rồi Hồ Duy Hải… Tất cả những người này, nếu được xét xử trong một hệ thống pháp luật hiện đại, nghĩa là hệ thống điều tra có chuyên môn, có nghiệp vụ và lương tri, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, một hệ thống tòa án nghiêm túc, không được chăng hay chớ, không qua loa chiếu lệ và biết coi trọng mạng sống con người, coi trọng công lý và sự thật, thì chắc chắn, họ đã được thoát án tử. Nghiệt nỗi, họ đang sống và chấp pháp dưới thời đại của những ông chánh án, thẩm phán ngu dốt, của những điều tra viên thèm tiền, hung hãn và không có nghiệp vụ.

Hiện tại, nếu tìm hiểu về hệ thống tòa án Việt Nam, riêng phần tòa án cấp huyện, số lượng các chánh án học chuyên tu, bổ túc, mà nguồn ban đầu của họ là sự đào thải từ ngành công an, họ không đủ chuyên môn hoặc thế lực để ở lại cơ quan công an, vậy là đi học chuyên tu, bổ túc, sau đó học đại học tại chức để mua cho được tấm bằng cử nhân luật, chuyển sang ngành tòa án. Và không bao lâu thì lên họ ngồi ghế chánh án. Chính các loại chánh án tù mù này đã làm cho hệ thống tòa án cấp huyện hỏng hóc nặng nề, bời mọi sự xét xử hay luận án đều được soi chiếu bởi cái đầu và cán cân dốt nát của các chánh án như vậy. Đến tòa cấp tỉnh, rồi chánh án tòa tối cao, nếu soi xét học vị của họ, cũng lắm vấn đề. Chính vì hệ thống tòa án không đủ năng lực và sáng suốt nên hệ thống điều tra thuộc ngành công an dễ dàng qua mặt hoặc bắt tay làm những việc sai lầm, phi pháp.

Chỉ cần vài chục triệu đồng hay một chai rượu ngoại hạng xịn, cũng đủ làm cho trắng thành đen, làm cho sáng thành tối và khiến cho một mạng người bị thủ tiêu bằng chính viên đạn hợp pháp, viên đạn đã có bảo chứng từ tòa án. Chuyện này không ít, thậm chí Đường Nhuệ, một tay giang hồ bẩn thỉu và cộm cán ở Thái Bình đã đẩy biết bao nhiêu người vào lao lý, mất trắng mọi thứ chỉ vì y có tiền, có khả năng dùng đồng bạc đâm toạc công lý (mà thực ra cũng chẳng tìm đâu ra công lý lúc này !).

Ngoài ra, còn biết bao nhiêu tay giang hồ, đầu trộm đuôi cướp có thể dùng tiền để mua ngành điều tra, sau khi chém chết người, chỉ cần mua ngành điều tra, rồi ngành điều tra mua lại ngành kiểm sát, tòa án là khỏi có truy tố hay phiên tòa nào. Nếu một người nào không may mắn rơi vào vòng lao lý chính là họ đang rơi vào chỉ tiêu án của ngành. Vì tất cả những kẻ sống ngoài vòng pháp luật, những kẻ bất hảo đã được bảo vệ bởi hệ thống nhân viên công lực, bởi hệ thống chấp pháp, thì đương nhiên, những án oan phải có, bởi nó có để thay thế, để lấp vào khoản trống những vô lý, bất công xã hội và bất lực của nhà nước, của đảng lãnh đạo.

Và, trong phiên tòa giám đốc thẩm Hồ Duy Hải, liệu có bao nhiêu phần trăm niềm tin công lý để hi vọng rằng Hải được trắng án ? Rất khó, thậm chí xác suất được sống sót của Hải là quá thấp, bởi trước khi trả tự do, trả ánh sáng công lý, công bằng cho Hải, người ta lại đặt ra câu hỏi về lời xin lỗi, tiền đền bù án oan và những cán bộ có nguy cơ mất việc bởi thiếu năng lực. Và để trả lời những câu hỏi này, không có con đường nào khác, người ta phải vận dụng tới đồng tiền, người ta sẽ bằng mọi giá mua cái chết cho Hải để cứu sống cái ghế của họ. Đây là bài toán vô cùng khủng khiếp và mang đầy dấu ấn của mông muội, man rợ xã hội, một thứ xã hội đã ngấm quá lâu trong sự dửng dưng, tàn nhẫn, coi thường mạng sống và sẵn sàng đấu tố, đẩy đồng loại vào đường cùng, chỗ chết !

Và, vụ án Hồ Duy Hải một lần nữa nói lên rằng cán cân công lý hay thần công lý đang ở quá xa Việt Nam trong lúc này. Việc người ta tìm cách đúc biểu tượng công lý để đặt trước các tòa án chẳng khác nào một ca sĩ đúc tượng của mình đặt trước sân nhà hay một kẻ tâm thần cố nặn ra chân dung của hắn sau khi hắn tình cờ đi ngang qua triển lãm điêu khắc của một nghệ sĩ lừng danh nào đó. Mọi thứ đều là trò chơi hay vở kịch, công lý tại Việt Nam giống như một vở kịch mà ở đó, lời nguyện cầu và tiếng thở dài giống như những tràn vỗ tay của khán giả dành cho sân khấu công lý ! Thật là buồn khi phải nhắc đến hai chữ này, ngay lúc này : Công Lý !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 06/05/2020 (VietTuSaiGon's blog)

********************

Giám đốc thẩm oan án Hồ Duy Hải : Chánh án Nguyễn Hòa Bình có dám "lật kèo" Tổng Chủ ?

Gió Bấc, RFA, 04/05/2020

Oan án kéo dài 13 năm, đơn kêu oan chất chồng, Nghị sĩ Mỹ, EU các tổ chức nhân quyền thế giới, nhiều lần lên tiếng. Ủy ban Tư pháp Quốc hội giám sát, kiến nghị nhưng Tòa và Viện tối cao khăng khăng không kiến nghị. Văn phòng Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra văn bản, lập tức gió đổi chiều. Chánh án Nguyễn Hòa Bình sẽ phải chủ tọa giám đốc thẩm bản án mà Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình từng ký quyết định không kháng nghị. Chánh án sẽ tự vả mồm mình hủy án hay dám "lật kèo" trái lệnh Tổng Chủ ?

hoduyhai12

Chánh án Nguyễn Hòa Bình sẽ phải chủ tọa giám đốc thẩm bản án mà Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình từng ký quyết định không kháng nghị.

Theo thông tin của Tòa án nhân dân tối cao, phiên xử giám đốc thẩm kỳ án Hồ Duy Hải sẽ bắt đầu từ ngày 6/5 và kéo dài 3 ngày, do ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm chủ tọa. Ngoài các ủy viên của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và đại diện các cơ quan tố tụng của tỉnh Long An tòa còn mời Luật sư Trần Hồng Phong người hổ trợ pháp lý kêu oan trong suốt 10 năm qua.

Thoát chết phút 59

Hồ Duy Hải (Long An) bị kết án tử hình về các tội "giết người, cướp tài sản" bằng những bằng chứng con dao cái thớt mua từ ngoài chợ. Các cơ quan tiến hành tố tụng cả hai cấp sơ phúc thẩm đều vi phạm nghiêm trọng. Ngay từ sơ thẩm, Luật sư Nguyễn Văn Đạt (người bào chữa cho Hồ Duy Hải tại hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm) và bị cáo Hải đã kêu oan với đầy đủ lý lẽ, chứng cứ nhưng không được đoái hoài.

Cuối năm 2009, luật sư Nguyễn Văn Đạt gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm cho phạm nhân Hồ Duy Hải. Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gửi văn bản trả lời luật sư Đạt là đã xét xử đúng người đúng tội. Trước nền công lý tối tăm ấy Luật sư Đạt vẫn kiên trì hàng tháng đều đặn ra bưu điện liên tục gởi đơn kêu oan cho đến lần thứ 36. Sau đó là sự tiếp nối song song với Luật sư Trần Hồng Phong cho đến khi anh lâm bệnh phải đi định cư ở nước ngoài.

Riêng thời gian yêu cầu kháng nghị Giám đốc thẩm đến thời điểm có quyết định kháng nghị là 10 năm, sự kiên trì bền bỉ của gia đình Hồ Duy Hải và các Luật sư vấp phải áp lực vô cảm, vô tri, tàn bạo kinh hồn của các cơ quan tố tụng. Một đồng nghiệp đã tóm tắt tiến trình pháp lý trên fb của Luật sư Trần Hồng Phong như sau :

- Ngày 24/5/2011, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có Quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm bản án phúc thẩm ;

- Ngày 24/10/2011 : Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra Quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm bản án phúc thẩm ;

- Tháng 1/2012, luật sư Trần Hồng Phong (theo yêu cầu của gia đình Hồ Duy Hải) tiếp tục gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm cho Hồ Duy Hải ;

- Tháng 4 và 5/2012, Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng đã xét xử đúng người đúng tội ;

- Ngày 17/5/2012, Chủ tịch nước bác đơn ân giảm án tử hình đối với Hồ Duy Hải ; 

- Ngày 24/11/2014, Hội đồng thi hành án ra quyết định thi hành án tử hình Hồ Duy Hải vào ngày 5/12/2014. 

- Ngày 25/11/2014, cán bộ Tòa án nhân dân tỉnh Long An đến nhà, thông báo cho gia đình Hải về việc nhận xác con sau tử hình. Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ Hải, lại một lần ra Hà Nội gửi đơn kêu cứu.

- Ngày 4/12/2014, báo chí đồng loạt đưa tin về việc sắp thi hành án đối với Hồ Duy Hải, dư luận xã đề nghị cân nhắc, xem xét lại để tránh oan sai. Gia đình Hải gửi đơn xin hoãn thi hành án. Luật sư Trần Văn Tạo và Trần Hồng Phong gửi đơn khẩn đến Văn phòng Chủ tịch nước và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị hoãn thi hành án và xem xét giám đốc thẩm.

Trong ngày 04/12/2014, Văn phòng Chủ tịch nước có văn bản thông báo tới các cơ quan chức năng về việc Văn phòng Chủ tịch nước đã nhận được đơn kêu oan của mẹ bị án Hồ Duy Hải nên đã yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự tỉnh Long An tạm dừng thi hành án, để xem xét thật kỹ trước khi tước đoạt sinh mạng một con người. Đến khoảng 12h trưa, Hội đồng thi hành án thông báo việc tạm hoãn thi hành án tử hình (Phó chánh án ghi vào sau Đơn của gia đình).

Cần nói thêm, Hồ Duy Hải may mắn kéo dài cuộc sống đến năm 2014 là do chờ hướng dẫn cụ thể việc chuyển đổi thi hành án tử hình từ bắn sang tiêm thuốc.

Có vi phạm tố tụng nhưng không làm thay đồi bản chất vụ án !

Theo yêu cầu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Đoàn giám sát liên ngành Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Công an đã giám sát vụ án này. Tháng 3/2015, đoàn kết luận cho rằng việc kết án tử hình đối với Hồ Duy Hải về các tội danh trên là "có căn cứ pháp luật, quá trình điều tra còn có một số vi phạm, thiếu sót nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án".

Song song đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có chương trình giám sát về "Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật" trong đó có vụ án Hồ Duy Hải. Theo báo cáo kết quả giám sát ngày 20 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban Tư pháp cho thấy, việc giải quyết vụ án này có nhiều thiếu sót, vi phạm như quá trình khám nghiệm hiện trường không chú ý xem xét để thu giữ những đồ vật liên quan đến dấu vết trên cơ thể nạn nhân như cái thớt, chiếc ghế inox, con dao nên sau này bị can khai ra đó là hung khí vụ án thì cái thớt, con dao đã bị thất lạc không tìm lại được ; chiếc ghế thu giữ sau này được cho là vật chứng không đúng với chiếc ghế phản ánh trong biên bản khám nghiệm và bản ảnh hiện trường ; kiểm tra việc sử dụng thời gian của Hải vào ngày xảy ra vụ án thiếu chính xác, chưa chặt chẽ ; một số biên bản ghi lời khai, hỏi cung bị tẩy xóa, sửa chữa nhưng không có chữ ký xác nhận của người khai ; động cơ, mục đích giết người nêu trong kết luận của các cơ quan tố tụng chưa phù hợp với diễn biến vụ án. Đây là những thiếu sót, vi phạm dẫn đến nghi ngờ về tính khách quan của kết quả điều tra, truy tố, xét xử (1).

Nhưng ngay trên diễn đàn quốc hội Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình và Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương vẫn giữ lập trường "quá trình điều tra còn có một số vi phạm, thiếu sót nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án" và án tử tiếp tục treo lơ lửng trên đầu Hồ Duy Hải.

Theo pháp chế thì Tố tụng Hình sự là khuôn thước không thể sai lệch, bà Lê Thị Nga Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp thời đó đã nhấn mạnh tại quốc hội "chỉ cần sai một điểm phải hủy án, bản án này sai hàng chục điểm". Nhưng phát biểu này bị chìm trong im lặng. Cần lưu ý, thời điểm này sắp đại hội 12 của Đảng. Trương Hòa Bình có cơ cấu vào Bộ Chính trị, Nguyễn Hòa Bình có cơ cấu vài ủy viên trung ương, Hồ Duy Hải phải chết để bản thành tích các quan chức này sạch đẹp ?

Sắp đến Đại hội 13, gió đổi chiều ?

Sau 4 năm kể từ ngày có kết luận giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, tháng 11/2019, Viện trường Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí bất ngờ có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Long An và Bản án hình sự phúc thẩm của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ; đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, theo hướng Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã xét xử Hồ Duy Hải về tội "giết người", "cướp tài sản" để điều tra lại - Tạm đình chỉ thi hành Bản án hình sự phúc thẩm đối với Hồ Duy Hải. Quyết định kháng nghị này thay thế quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành tháng 10/2011.

Quyết định này là tin vui bất ngờ đối với gia đình Hồ Duy Hải và dư luận nói chung. Nhưng vì sao ông Viện trưởng Lê Minh Trí dám kháng nghị lật ngược lại quyết định của người tiền nhiệm giờ đã là ủy viên trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đặc biệt là Trương Hòa Bình Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực phụ trách nội chính ?

Một tháng trước đó trên RFA có bài "Hồ Duy Hải : cơ hội cuối đời của Nguyễn Phú Trọng" chỉ mới đặt vấn đề về quyền ân xá của Tổng Chủ "Quyền ân xá của Chủ tịch nước là quyền nhân đạo, không ảnh hưởng đến tiến trình tư pháp trước đó, không ảnh hưởng đến thành tích, vai vế của Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hay Nguyễn Hòa Bình Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thời điểm đó.

Năm năm trước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã làm đươc điều chưa có tiền lệ, chỉ đạo Văn phòng Chủ tịch nước ra công văn hoãn thi hành án Hồ Duy Hải vào giờ chót. Một quyết định chấn động dư luận, cứu sống mạng người đươc dư luận cả nước đồng tình tuy nó chỉ là một ý kiến nửa vời.

Với tuổi tác và sức khỏe hiện nay, ngày ông Trọng rời xa quyền lực thậm chí ngày rời xa thế giới này để đi gặp ông Mác, ông Hồ cũng không còn xa, ký một quyết định nhân đạo cứu sống một thanh niên vô tội là cơ hội để ông có thể để lại điều gì đó cho sự nghiệp của mình" (2).

Trả lời BBC tiếng Việt, Luật sư Trần Hồng Phong cũng cho rằng "Không loại trừ sự cạnh tranh chính trị "việc vụ án được kháng nghị giám đốc thẩm là sự tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân : trước hết là áp lực từ cộng đồng mạng xã hội, cơ quan báo chí, gia đình Hồ Duy Hải, và các luật sư (qua đơn từ) - mong muốn một sự công bằng, tiệm cận công lý ; từ các văn bản lưu ý của các tổ chức quốc tế, Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc. Có người nói với tôi rằng thậm chí có thể từ sự cạnh tranh chính trị của các quan chức cấp cao và tôi không loại trừ khả năng này. Bất luận thế nào, thì việc kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực sự là một tin vui" (3).

Trong quyết định kháng nghị của Viện trưởng Lê Minh Trí dẫn ra nhiều căn cứ để ra quyết định nhưng báo Thanh Niên mới đây thông tin về phiên Giám đốc thẩm có đưa thông tin mới mà ít người biết đươc "Ngày 24/7/2019, Văn phòng Chủ tịch nước (Nguyễn Phú Trọng) có công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định theo thẩm quyền, đảm bảo đúng quy định pháp luật" (4).

Phải chăng đây là điểm tựa quyền lực để có quyết định kháng nghị ? Gió đã xoay chiều, vụ án sẽ là tình tiết phục vụ cho yêu cầu cơ cấu nhân sự Đại hội 13 ?

Chánh án Nguyễn Hòa Bình sẽ tự xử thế nào ?

Theo báo Tuổi trẻ & Đời sống số ra ngày 5/5 ghi nhận, việc Chánh án Nguyễn Hòa Bình chủ tọa phiên tòa làm dư luận băn khoăn. Luất sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc công ty luật Minh Bạch cho biết, việc ông Nguyễn Hòa Bình - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm chủ tọa một phiên tòa đúng là điều khá đặc biệt. Trước đây rất hiếm trường hợp đích thân Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đứng ra làm chủ tọa xét xử một vụ án.

Luật sư Trần Thanh Phong Đoàn Luật sư Cần Thơ nhắc đến một quy tắc "bất tái cứu" dành cho thẩm phán tòa sơ phúc thẩm, đã xử vụ án một lần rồi thì sẽ không đươc ngồi xử lần thứ 2. Năm 2011, ông Nguyễn Hòa Bình là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, từng ra quyết định không kháng nghị (ngày 24/10/2011) theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải vì cho rằng cấp sơ thẩm, phúc thẩm đã xét xử đúng người, đúng tội. Không rõ nguyên tắc này có áp dụng cho Tòa án nhân dân tối cao không ?

Tương tự, trang Báo Mới cũng có bài đăng ý kiên soi rọi thêm khía cạnh tố tụng, rằng việc ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ngồi ghế chủ tọa trong phiên xử sắp tới có phù hợp với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 53 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS 2015) hay không... Bởi vào thời điểm tháng 10/2011, khi giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình đã ban hành quyết định không kháng nghị vụ án này...

Cũng theo bài viết này, Tiến sĩ Võ Thị Kim Oanh (nguyên trưởng khoa luật Hình sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) nêu quan điểm : Đầu tiên, cần phải khẳng định ngay là ông Bình không tham gia xét xử sơ thẩm (tòa tỉnh Long An) và phúc thẩm (tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh) đối với vụ án Hồ Duy Hải.

Như vậy, điều cần xác định ở đây là ông Bình có phải đã từng là người tiến hành tố tụng theo quy định của Điều 53 BLTTHS hay không ?

Quyết định không kháng nghị lúc đó của ông Nguyễn Hòa Bình được kí với vai trò và chức danh Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao. Đây là các thủ tục đặc biệt dành riêng cho giám đốc thẩm và tái thẩm, do người có thẩm quyền theo luật định thực hiện.

Đồng ý rằng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng là Kiểm sát viên nhưng nếu là một Kiểm sát viên bình thường, không mang chức danh quản lý (cụ thể là mang các chức danh có thẩm quyền kháng nghị) thì không thể kí ban hành các quyết định kháng nghị liên quan đến vụ án.

Nên hiểu, việc ông Bình kí quyết định không kháng nghị vụ án vào thời điểm tháng 10/2011 là với thẩm quyền của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chứ không phải là một Kiểm sát viên tham gia giải quyết vụ án (5).

Dù cho là đúng luật, việc ngồi xử Giám đốc thẩm bản án mà mình từng ký quyết định bác kháng nghị khác nào ông Nguyễn Hòa Bình đang tự vả vào mặt mình ?

Nhưng dù sao đây cũng là cơ hội để minh oan cho một thanh niên vô tội, đền trả cho người mẹ, người em, những người dì 13 năm ròng xả thân đòi công lý. Họ đã khánh kiệt phải bán hết nhà cửa ruộng vườn đi ở nhờ nhà người anh. Cầu mong cho ánh sáng hiện ra ở cuối đường hầm.

Nhưng điều cầu mong lớn hơn là thể chế chính trị, nền tư pháp Việt Nam cần có bước đổi thay cơ bản vì còn Đặng Văn Hiến, Nguyễn Văn Mạnh, Lê Văn Chưởng những tử tội tương tự Hồ Duy Hải bị kết án oan bởi những "vi phạm tố tụng nhưng không ảnh hưởng đến bản chất vụ án".

Phải thay đổi làm sao để sinh mạng, quyền tự do của con người phải đươc tôn trọng, bảo vệ chứ không là trò chơi, là công cụ cùa quyền lực.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 04/05/2020 (Gió Bấc's blog)

1. https://www.facebook.com/eco.law.3

2. https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/ho-duy-hai-last-chance-for-nguy...

3. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/50655276?SThisFB&fbclid=IwAR3xBGW...

4. https://thanhnien.vn/thoi-su/vu-tu-tu-ho-duy-hai-co-gi-dac-biet-1218378....

5. https://baomoi.com/chuyen-chanh-an-nguyen-hoa-binh-chu-toa-vu-ho-duy-hai...

Published in Diễn đàn

Kỳ vọng gì trước phiên giám đốc thẩm của tử tù Hồ Duy Hải ?

VOA, 05/05/2020

Ngày mai 06/05, dự kiến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyn Hòa Bình s ch ta phiên x giám đc thm kéo dài ba ngày v án H Duy Hi, người b kết án v hai ti "giết người" và "cướp tài sn", xy ra ti Bưu đin Cu Voi, tnh Long An cách nay hơn 12 năm.

hoduyhai1

Trang Kiểm Sát Online của Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao hôm 05/05/2020 đăng hình bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của tử tù Hồ Duy Hải liên tục kêu oan cho con. Photo Kiem Sat.

Từ Long An, trước khi lên đường ra Hà Ni d phiên giám đc thm, bà Nguyn Th Loan, m ca t tù H Duy Hi, cho VOA biết kỳ vng ca bà trong phiên tòa sp din ra.

"Tôi kỳ vọng phiên tòa sp ti đây s tuyên tr t do cho con trai tôi. H Duy Hi s được minh oan trong phiên giám đốc thm. H Duy Hi s được sum hp vi gia đình".

Trước đó, vào cui năm 2019, Vin trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đã kháng ngh, đ ngh Tòa án nhân dân tối cao hy bn án sơ thm năm 2008 ca TAND tnh Long An và bn án phúc thm năm 2009 của Tòa Phúc thm Tòa án nhân dân tối cao ti Thành phố Hồ Chí Minh đã kết án Hi t hình.

Trang Thanh Niên trích lời Lut sư Trn Hng Phong, lut sư bào cha cho H Duy Hi, cho biết : "Cơ quan tiến hành t tng Long An có hành vi rút ra khi h sơ v án nhiu tài liu quan trng, là chng c ngoi phm ca H Duy Hi. Ba đt kết qu giám định dấu vân tay ca H Duy Hi".

"Ngụy to vt chng, hung khí con dao gây án, khi Cơ quan điu tra kết lun H Duy Hi dùng dao ct c 2 nn nhân nhưng thc tế không thu gi được tang vt. Sau khi bt giam H Duy Hi, Cơ quan điều tra c người ra ch mua mt con dao và dùng làm chứng c buc ti", Luật sư Phong cho biết thêm.

Hôm 05/05, trang Kiểm Sát ca Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho rng "hai bn án tuyên t hình Hi là chưa phù hp vi tình tiết khách quan ca v án ; vic thu thp, đánh giá chng c, tài liu chưa đy đ, b sót chứng c v án, không trưng cu giám đnh vết máu ; không đưa ra li khai ca Hi và người làm chng vào h sơ v án, nhiu mâu thun trong li khai ; vi phm t tng nghiêm trng".

Bà Loan chia sẻ vi VOA :

"Từ phiên tòa sơ thm và phúc thm trước đây, tôi chưa thy nn tư pháp Vit Nam mang li s công bng gì c.

"Họ là nhng người đi din cho tòa án và vin kim sát, h phi bảo v s công bng cho người dân, còn đng này h đè người dân đen thp c bé ming đ h tuyên t hình con tôi trong các phiên x trước đây. Tht là bt công !

"Từ trước đến nay tôi không có nim tin gì c. Tôi hy vng là phiên giám đc thm sp ti đây, cán cân công lý sẽ được chnh sa và nn tư pháp phi mang li s công bng cho người dân vô ti".

Vào ngày 14/01/2008, dư lun tnh Long An b chn đng trước s vic 2 nhân viên n ca Bưu đin Cu Voi b sát hi ti nơi làm vic. Thông qua điu tra, cơ quan công an đã tạm gi mt s đi tượng nghi vn. Sau đó, H Duy Hi đã b bt, khi t, đưa ra xét x ; bn án sơ thm và phúc thm sau đó đã tuyên t hình đi vi H Duy Hi.

Tác giả Võ Văn Qun viết trên trang Lut khoa Tp Chí hôm 05/05 : "Vi v án ca H Duy Hi, nh vào s kiên cường ca thân mu anh, nh vào s nhit thành ca các lut sư tham gia, nh s lên tiếng ca báo chí, và quan trng nht là nh vào công lun Vit Nam, chúng ta có lẽ đang được chng kiến mt quy trình tư pháp phn nào công khai và sòng phng".

Ông Quản viết thêm : "Vi nhng đc trưng khó có th chi b ca nn tư pháp Vit Nam, không khi bùi ngùi khi nghĩ rng bn án s không th nào làm thay đi cách nhìn của người dân đi vi h thng tư pháp, và li càng không th làm thay đi chính bn cht tht s ca h thng".

******************

Hồ Duy Hải và hai ông tướng công an

Đỗ Thành Nhân, VNTB, 04/05/2020

Báo chí đưa tin chuẩn bị xử Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hảivào ngày 06/5/2020, hy vọng lần này công lý sẽ được thực thi. Suốt hơn 10 năm Hồ Duy Hải mang án tử hình, thẩm thỏm lo âu chờ thi hành án, có liên quan đến hai ông tướng công an.

hoduyhai1

Lực lượng "Công an nhân dân chỉ biết còn Đảng còn mình"

Mặc dù tên gọi là "công an nhân dân", nhưng lại ưu tiên bảo vệ đảng, nên mới có khẩu hiệu : "công an nhân dân chỉ biết còn đảng, còn mình". Nếu như bác sĩ nhìn ai cũng thấy bệnh, nhìn đâu cũng thấy vi trùng ; thì công an nhìn đâu cũng thấy tội phạm. Khi lên đến Tướng thì tư duy, quan điểm, nhận thức công an càng sâu sắc.

Mặc dù hai ông tướng này đều làm đại biểu quốc hội (tức là đại biểu của nhân dân), nhưng lại không bảo vệ người dân. Mặc dù chuyển sang ngạch dân sự nhưng bản chất cũng còn rất giống công an. Chỉ cần có nghi vấn, thì cho là tội phạm phải bị trừng phạt đích đáng, xem tính mạng dân thấp như cỏ rác.

1. Trung tướng Trương Hòa Bình [2]

Sinh ngày 13/4/1955, quê tại Phước Vĩnh Đông, Cần Giuộc, tỉnh Long An ; hiện nay là Phó thủ tướng thường trực của Chính phủ.

Ông bắt đầu công tác tại phòng An ninh nội bộ PA17, Công an thành phố Hồ Chí Minh, 1985 giữ chức Phó phòng. Làm việc trong ngành công an, năm 2006 làm chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam Quốc hội Việt Nam khóa XII Thứ trưởng Bộ Công an, năm 2007 được thăng quân hàm Trung tướng. Ngày 25/7/2007, ông Trương Hòa Bình được bầu giữ nhiệm kì 2007-2011.

Mặc dù là Đại biểu quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, ông Trương Hòa Bình vẫn theo quan điểm của Công an là Hồ Duy Hải phải chết, đã hai lần đề nghị bác đơn xin ân xá :

– Lần thứ nhất, ngày 24/5/2011, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình có quyết định không kháng nghị và có Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải.

– Lần thứ hai, sáng ngày 13/3/2015, tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình khi bị ông Đỗ Văn Đương (đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh) chất vấn về vụ án Hồ Duy Hải đã cho rằng không có căn cứ kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải. Ông còn cho biết Hồ Duy Hải từng có đơn xin được thi hành án tử hình sớm.

hoduyhai2

Phó thủ tướng thường trực của Chính phủ, Trung tướng Trương Hòa Bình đã cho rằng không có căn cứ kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải. Ông còn cho biết Hồ Duy Hải từng có đơn xin được thi hành án tử hình sớm.

2. Thiếu tướng Nguyễn Hòa Bình [2]

Sinh ngày 24/5/1958 ; quê quán ở xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh tỉnh Quảng Ngãi.

Giai đoạn 1980-1987 đội trưởng Văn phòng Công an huyện Tam Kỳ, Phó Văn phòng tổng hợp, Phó phòng nghiên cứu khoa học Công an tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

Tham gia công an, đến năm 2008 ông là Thiếu tướng, Ủy viên thường vụ đảng ủy Tổng cục Cảnh sát, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an. Sau đó làm Phó bí thư, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Ngày 26/7/2011, Quốc hội khóa 13 bầu ông giữ chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ngày 08/4/2016, kỳ họp thứ 11 bầu ông giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho đến nay.

Ngày 24/10/2011, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình ban hành quyết định không kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải do không có tình tiết mới.

hoduyhai3

Thiếu tướng Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên thường vụ đảng ủy Tổng cục Cảnh sát, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi, hiện là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đã ban hành quyết định không kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải do không có tình tiết mới.

***

Hai ông tướng xuất phát nghề nghiệp từ công an, nên đồng quan điểm với cơ quan điều tra của công an là đương nhiên, đó là khẳng định Hồ Duy Hải có tội. 

Nhưng hai ông tướng này vẫn mang tư tưởng công an khi nắm quyền tư pháp tối cáo (Viện trưởng Tối cao, Chánh án Tối cao), lẽ ra xem xét vụ án nhân văn hơn, dưới góc độ suy đoán vô tội, thì đằng này vẫn khẳng định Hồ Duy Hải có tội và PHẢI CHẾT. 

Thậm chí với vai trò Đại biểu quốc hội, trong khi dư luận đã chỉ ra rất nhiều nghi vấn liên quan tới vụ án Hồ Duy Hải [3], nhưng hai ông tướng vẫn cho rằng Hồ Duy Hải có tội và KHÔNG ĐƯỢC SỐNG.

Khi tướng công an nắm thêm quyền tư pháp, lập pháp : tính mạng con người quá mong manh. Giá như các ông nguyên tướng công an "reset tư duy" theo đúng chức năng, nhiệm vụ hiện tại, thì QUYỀN SỐNG của người dân sẽ được tôn trọng hơn. Đồng ý là hai ông tướng đều là ủy viên trung ương đảng, cần làm gương công an phải bảo vệ đảng, nhưng không phải lúc nào cũng "thà giết nhầm hơn bỏ sót" như thời xa cũ… !

May mắn là ngày 04/12/2014, trước ngày quyết định thi hành án tử hình Hồ Duy Hải, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu tạm dừng thi hành án ; đề đến hôm nay Hồ Duy Hải còn có cơ hội làm người dự Giám đốc thẩm.

Mong muốn của người viết bài : nếu Hồ Duy Hải có tội thì xử đúng tội, còn không có tội thì sớm trả lại quyền công dân cho anh ta ; đồng thời phải truy tìm kẻ đã gây ra tội ác và phải truy cứu những người đã tạo ra oan sai.

Đỗ Thành Nhân

Nguồn : VNTB, 04/05/2020

Ghi chú :

[1] Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải : Xuất hiện nhiều tình tiết mới 

[2] Tra cứu Wikipedia : "Hồ Duy Hải", "Trương Hòa Bình", "Nguyễn Hòa Bình", 

[3] Vụ án tử tù Hồ Duy Hải kêu oan

Published in Diễn đàn

Oan án Hồ Duy Hải kéo dài đã 12 năm. Người thân, giới luật sư, nhiều tổ chức trong nước và quốc tế kêu oan, đặc biệt hai chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều có văn bản đề nghị xem xét lại hồ sơ. Ủy ban Tư pháp Quốc hội trực tiếp giám sát vụ án ghi nhận nhiều vi phạm tố tụng nhưng Chánh án Tòa tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao thời điểm ấy đều không chấp nhận kiến nghị giám đốc thẩm. Hẳn phải có một áp lực rất lớn che lấp sự thật trong vụ án này đến mức quyền lực của lãnh đạo tối cao của đất nước cũng không soi sáng được.

oan1

Hồ Duy Hải trong một phiên tòa - Courtesy Photo

Không loại trừ cạnh tranh chính trị

Gần đây, khi tổ chức Ân xá Na Uy lên tiếng kêu oan, qua bài viết "Hồ Duy Hải : cơ hội cuối cùng của Nguyễn Phú Trọng" chúng tôi chỉ dám đặt hy vọng người đốt lò có chút lòng nhân ra quyết định ân xá cho Hồ Duy Hải mà không đụng chạm đến quyền lợi một ai, nhưng thật bất ngờ, sự việc lại đột biến chuyển sang tình huống mới rất sáng sủa và tích cực cho nền tố tụng Việt Nam.

Ngày 30/11/2019, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, thu hồi quyết định không kháng nghị trước đó, đề nghị hủy toàn bộ án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại. Nội dung ngôn từ của quyết định này rất mạnh mẽ chỉ ra hàng loạt sai phạm của các cơ quan tố tụng.

Trả lời BBC News tiếng Việt hôm 4/11, luật sư Trần Hồng Phong, người hỗ trợ pháp lý cho Hồ Duy Hải, giải thích ý nghĩa quan trọng của kháng nghị này :

"Quyết định của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tuy chưa kết luận điều gì, nhưng có thể nói có ý nghĩa mang tính bản lề và chuyển biến sau 12 năm gia đình mòn mỏi kêu oan, tố giác và chờ đợi. Cụ thể là mở ra cơ hội để điều tra lại, và có thể là sẽ truy tố và xét xử lại (nếu cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam vẫn xác định Hồ Duy Hải là nghi phạm gây án). Đây cũng chính là cơ hội để gia đình và các luật sư bào chữa cho Hồ Duy Hải, hướng đến mục tiêu giải oan, trắng án cho Hải".

oan2

Hồ Duy Hải tại một phiên xử Ảnh chụp màn hình

Trả lời về nguyên nhân của bước chuyển biến đột phá này, Luật sư Trần Hồng Phong cho rằng "việc vụ án được kháng nghị giám đốc thẩm là sự tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân : trước hết là áp lực từ cộng đồng mạng xã hội, cơ quan báo chí, gia đình Hồ Duy Hải, và các luật sư (qua đơn từ) - mong muốn một sự công bằng, tiệm cận công lý ; từ các văn bản lưu ý của các tổ chức quốc tế, Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc. Có người nói với tôi rằng thậm chí có thể từ sự cạnh tranh chính trị của các quan chức cấp cao và tôi không loại trừ khả năng này. Bất luận thế nào, thì việc kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực sự là một tin vui" (1).

Liệu suy đoán về sự cạnh tranh chính trị trong Kiến nghị giám đốc thẩm này có đi xa quá không khi đây chỉ là một vụ án hình sự với can phạm chỉ là một thanh niên mới ra trường ? Ai cạnh tranh với ai, ai được lợi và ai bất lợi nếu sự thật vụ án này được lôi ra ánh sáng công lý ?

Vi phạm tố tụng đến mức phạm pháp

Như đã dẫn ở phần trên, tuy chỉ là vụ án hình sự nhưng do sự oan trái quá lộ liễu, quá nghiệt ngã với số phận một thanh niên vừa tốt nghiệp ra trường phải mang án tử hình. Nó thu hút sự chú ý của nhiều người từ Chủ tịch nước đến người dân và từ trong nước đến dư luận quốc tế nên chắc hẳn khi sự thật được làm rõ, chắc chắn những người làm ra, bao che cho oan án phải chịu một trách nhiệm nào đó tương xứng với vi phạm của mình. Theo luật pháp, sai phạm ấy đã thành hành vi phạm tội, người vi phạm dù ở vị trí quan trọng đến mức nào cũng có thể bị xem là tội phạm.

Luật sư Trần Hồng Phong cho rằng : "Đúng từ mà nói, thì đó là sự "vi phạm" và "sai phạm" một cách cố ý của các cơ quan tiến hành tố tụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án. Nói "thiếu sót" là quá nhẹ và không đúng về bản chất. Bản thân gia đình Hồ Duy Hải và tôi đã gửi đơn tố cáo hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án. Đây là hành vi có dấu hiệu phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự" (1).

Theo ý kiến của luật sư Hồng Phong thì có rất nhiều quan chức trong ngành tố tụng các cấp phải chịu trách nhiệm về sai phạm trong đó có ít nhất hai vị Ủy viên trung ương đảng đứng đầu hai ngành tố tụng.

Phó Thủ tướng đương nhiệm đầu têu sai phạm

Người chịu trách nhiệm cao nhất và cũng là người tích cực nhất thoái thác các đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, ân xá cho Hồ Duy Hải chính là Phó Thủ tướng thường trực phụ trách nội chính Trương Hòa Bình hiện nay. Toàn bộ diễn biến vụ án và tiến trình xét xử diễn ra trong thời kỳ Trương Hòa Bình là Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao.

oan3

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại Quốc hội ở Hà Nội hôm 22/5/2017 AFP

Cá nhân Trương Hòa Bình trực tiếp có nhiều hành vi mang tính quyết định về pháp lý trong vụ án như sau :

Ngày 24/5/2011, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyết định không kháng nghị và có Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải (2).

Sáng ngày 13/03/2015, tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa 13, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam Trương Hòa Bình cho rằng không có căn cứ kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải. Ông còn cho biết Hồ Duy Hải từng có đơn xin được thi hành án tử hình sớm (3).

Ngày 20/03/2015, bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam khóa 13, Phó trưởng Đoàn Giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13, đề nghị xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải. Bà là người trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án và cho rằng có đủ bốn căn cứ để kháng nghị, đó là :

1) Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ ;

2) kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án ;

3) có sự vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử ;

4) có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự

Sau đó, ngày10/04/2015, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình trả lời vụ này chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị, Chủ tịch nước đã bác đơn xin ân giảm án tử hình. Sau khi Chủ tịch nước yêu cầu, liên ngành đã xem xét lại và xác định chưa thấy căn cứ để kháng nghị. "Chúng tôi sẽ họp lại một lần nữa để có kết luận cuối cùng. Nếu không có căn cứ kháng nghị, Chủ tịch nước đã bác đơn thì tới đây giải quyết thế nào ? Theo quy định của pháp luật đến đây là hết rồi, không thể giải quyết gì khác" (3).

Tiến sĩ luật Trương Hòa Bình không thể không nhận ra những vi phạm tố tụng, những oan sai trong vụ án mà giới luật sư và ngay cả Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã vạch ra nhưng ông Chánh án tối cao vẫn đẩy Hồ Duy Hải vào cái chết.

Viện trưởng đương nhiệm sửa sai tiền nhiệm

"Đồng phạm" với Trương Hòa Bình là nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, đương nhiệm là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Ngày 24/10/2011, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình ban hành quyết định không kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải do không có tình tiết mới (2).

oan4

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình hoàn

Từ hai quyết định của hai Bình, ngày 17/05/2012, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang có quyết định bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình đối với Hồ Duy Hải.

Trước những kiến nghị kêu oan của gia đình, luật sư và Ủy ban Tư pháp, lẽ ra với thẩm quyền và trách nhiệm giám sát kiểm tra các hoạt động tư pháp, Nguyễn Hòa Bình phải chỉ đạo xem xét, ra kháng nghị bản án vi phạm pháp luật này nhưng ông ta hoàn toàn im lặng.

Ngày 6/7/2017, Viện trưởng Nguyễn Minh Trí kế nhiệm Nguyễn Hòa Bình có Thông báo số 151/TB-Viện Kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan điều tra (Cục 1) thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, và Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp (Vụ 6) thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra, báo cáo những điểm mâu thuẫn trong vụ án Hồ Duy Hải. (4)

Kháng nghị giám đốc thẩm mới đây của Viện trưởng Nguyễn Minh Trí có lẽ là kết quả của cuộc kiểm tra này. Đây là quyết định dũng cảm hiếm có mạnh mẽ vạch ra những sai phạm nghiêm trọng trong vụ án Hồ Duy Hải và nhất là chạm đến một ủy viên trung ương đồng cấp Nguyễn Hòa Bình và Bí thư trung ương Đảng, Phó Thủ tướng thường trưc phụ trách nội chính, tức là cấp trên trực tiếp. Liệu một mình ông Trí có đủ lực để bật lại áp lưc vô hình nào đó

Trong thời điểm cuộc đua vào nhà đỏ Đại hội 13 đang đi vào nước rút, các yếu nhân luôn cẩn trọng đến từng hơi thở, chắc hẳn Viện trưởng Nguyễn Minh Trí không đến nỗi khinh xuất ra tay khi chưa chắc thắng, chưa có điểm tựa nào khả dĩ mạnh hơn Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đang là nhân vật có nhiều ưu thế để chen vào tứ trụ.

Trong cuộc đua, người dẫn đầu chẳng ai thích hơi thở từ sau gáy ? Cụ Tổng cần thêm củi lớn vào lò…. ?

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 06/12/2019

(1) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50655276

(2) https://thanhnien.vn/thoi-su/ky-an-tu-tu-ho-duy-hai-vi-sao-vien-ksnd-toi-cao-khang-nghi-dieu-tra-lai-1154523.html

(3) https://plo.vn/thoi-su/quoc-hoi-yeu-cau-khong-de-xay-ra-oan-sai-545268.html

(4) https://tuoitre.vn/chua-co-can-cu-khang-nghi-vu-ho-duy-hai-719948.htm

(5) https://dantri.com.vn/phap-luat/vien-ksnd-toi-cao-yeu-cau-lam-ro-vu-ho-duy-hai-20170706121440021.htm

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2