Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

‘Đối thủ truyền kiếp’ của Tập Cận Bình là người đứng sau những sóng gió ở Bắc Đới Hà mùa hè vừa qua.

bian4

Ngày 15/03/2019, Thủ tướng Lý Khắc Cường vẫy tay chào các nhà báo sau phiên họp bế mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. © AP

Cái chết của cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ở tuổi 68 vào tuần trước đã vén bức màn mở ra một hồi mới trong vở kịch chính trị phức tạp tại Trung Quốc.

Theo lời một nguồn tin, Lý thường được coi là "đối thủ truyền kiếp" của Chủ tịch Tập Cận Bình. Cả hai từng là ứng viên kế nhiệm cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Nhưng Lý không thuộc phe của Tập. Sự ganh đua giữa hai người, cộng với hàng loạt bí ẩn khác, đã dẫn đến việc lan truyền các thuyết âm mưu liên quan đến cái chết của Lý.

Một nguồn thạo tin về Trung Nam Hải ở Bắc Kinh, nơi đặt văn phòng của các quan chức Trung Quốc, đã gọi cái chết của Lý là "màn thứ ba" trong một câu chuyện "kỳ lạ" : được mở đầu tại đại hội toàn quốc lần thứ 20 của đảng vào mùa thu năm 2022, sau đó lên cao trào trong mật nghị mùa hè năm nay tại khu nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc.

Nguồn tin cho rằng Lý chính là người đứng sau những lời khuyên khắc nghiệt mà các đảng viên lão thành đưa ra cho các nhà lãnh đạo đương nhiệm ở Bắc Đới Hà. Như đã đưa tin trong các bài viết gần đây trong chuyên mục này, cựu Phó Chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng, 84 tuổi, đã khuyên Tập Cận Bình, Tổng bí thư 70 tuổi, cũng như những người dưới quyền Tập, phải tránh để xảy ra thêm hỗn loạn. Trong khi Tăng nói, Trì Hạo Điền, 94 tuổi, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, người luôn theo dõi sát sao quân đội Trung Quốc, ngồi im lặng bên cạnh.

Đáp lại lời khuyên này, Tập sau đó đã có một "cuộc nói chuyện động viên" với các lãnh đạo đảng đương nhiệm khác, gồm cả Thủ tướng Lý Cường, 64 tuổi. Trong buổi gặp đó, Tập đã nổi cơn thịnh nộ.

bian1

Bộ ba Bắc Đới Hà : Trương Đức Giang (trái), Tăng Khánh Hồng, và Trì Hạo Điền

Nguồn tin Trung Nam Hải tiết lộ "Lý Khắc Cường đã tham gia, dù là gián tiếp, vào cao trào căng thẳng của mật nghị mùa hè, được tổ chức khoảng hai tháng trước khi ông qua đời".

Năm nay, Lý Khắc Cường không đến Bắc Đới Hà, nhưng nhiều khả năng quan điểm của ông đã được phản ánh trong "lời khuyên" của Tăng.

Trong bối cảnh đảng đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có, các đảng viên lão thành đã phải trưng cầu ý kiến từ nhiều nhân vật nặng ký. Quyết định đồng thuận của họ sau đó được trình bày bởi ba đại diện – Trì, Tăng, và Trương Đức Giang, 76 tuổi, cựu Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Giờ đây, Lý Khắc Cường đã qua đời, chúng ta chẳng thể nào biết được ông đã thực sự truyền đạt điều gì cho ba vị đại diện.

Nhưng bằng cách xem lại những gì ông nói ngay sau mật nghị Bắc Đới Hà năm 2022, có thể đưa ra một số suy luận. Lý, người vẫn còn là thủ tướng cách đây hai mùa hè, đã nhận xét rằng "sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng ". Ngụ ý rằng chính sách "cải cách và mở cửa" do cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình khởi xướng sẽ không biến mất.

Lý tự hào là người kế thừa hợp pháp của chính sách cải cách và mở cửa, được duy trì vững chắc qua nhiệm kỳ chủ tịch nước của Hồ Cẩm Đào, người mà Lý coi như anh trai.

Vì vậy, Lý có thể đã được tham vấn về cách thức Trung Quốc nên tiến lên phía trước và quan điểm của ông đã được chuyển tải tới các nhà lãnh đạo đảng đương nhiệm tại Bắc Đới Hà năm nay.

Một chuyên gia quan sát chính trị Trung Quốc lâu năm, ở cả trong và ngoài nước, đã bình luận về cái chết đột ngột của Lý vào tuần trước. Người này nhận định "Điều quan trọng mỗi khi lịch sử Trung Quốc có biến động không phải là những sự thật sẽ không bao giờ được tiết lộ, mà là điều mà những người dân bình thường tin là sự thật".

"Tôi lo rằng có khá nhiều người đang tin vào cái gọi là thuyết âm mưu".

Ở Trung Quốc ngày nay, sự bất thường đã trở thành bình thường.

Hãy xem xét "vở kịch" diễn ra tại lễ bế mạc đại hội toàn quốc năm 2022 của đảng. Hồ Cẩm Đào, vị cựu chủ tịch nước 80 tuổi, đang ngồi cạnh Tập thì bất ngờ bị ép rời khỏi địa điểm họp. Gần đây hơn, Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương và Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc đều đã bị cách chức theo những cách khiến người dân Trung Quốc bình thường cũng phải thắc mắc lý do tại sao.

bian2

Cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào được hộ tống đi ngang qua Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường trong lễ bế mạc Đại hội Đảng toàn quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 22/10/2022. (Ảnh của Yusuke Hinata)

Trong lúc bí ẩn vẫn chưa được giải đáp, Lý Khắc Cường lại đột ngột qua đời, một lần nữa khiến người dân Trung Quốc bối rối. Sau khi nghỉ hưu, chẳng phải các cựu ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định hàng đầu của đảng, sẽ luôn được chăm sóc y tế chu đáo suốt quãng đời còn lại hay sao ?

Dù họ có đi đâu, chẳng phải những nhà lãnh đạo đã nghỉ hưu này sẽ luôn có các bác sĩ, y tá, vệ sĩ, và thư ký tháp tùng suốt ngày đêm hay sao ?

Quả thật, sức khỏe của họ đôi khi còn được kiểm tra vài lần mỗi ngày.

Chính nhờ hệ thống quản lý y tế 24/24 đó mà các đảng viên lão thành hiếm khi qua đời ở độ tuổi 60, 70. Hầu hết đều sống đến độ tuổi 90.

Lý Khắc Cường là lãnh đạo về hưu trẻ nhất. Cuối tháng 8, ông còn trông rất khỏe mạnh khi đến thăm Hang Mạc Cao, Di sản Thế giới ở Đôn Hoàng, tây bắc Trung Quốc.

Thế nhưng, "vào ngày 26/10, Lý đã lên cơn đau tim đột ngột và qua đời lúc 00 :10 ngày 27/10, sau khi mọi biện pháp cứu chữa đều thất bại", Tân Hoa Xã đưa tin.

Vấn đề là không có dấu hiệu nào cho thấy ông đã được đưa đến bệnh viện ở Thượng Hải, vốn là nơi có công nghệ tiên tiến nhất và đội ngũ bác sĩ tim mạch giỏi nhất Trung Quốc.

Tại sao ?

Bí ẩn cứ thế chất chồng.

Một nguồn chính trị đáng tin cậy khác của Trung Quốc đã chỉ ra bối cảnh giúp hiểu được tình hình chính trị và xã hội nước này sau cái chết của Lý. Nguồn tin cho biết, trong cơ cấu chính trị của Trung Quốc, điều quan trọng nhất là vị cựu thủ tướng là "đối thủ truyền kiếp" của Tập.

Trong khi chính quyền Tập đang cố gắng vượt qua những khó khăn chưa từng có về kinh tế, đối ngoại và an ninh, công chúng Trung Quốc dường như đã chuyển sự chú ý sang "đối thủ truyền kiếp" đã nghỉ hưu hồi đầu năm nay.

Nguồn tin cho biết "Nếu Tập không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải bất ngờ nghỉ hưu sớm, vì một lý do nào đó, thì Lý sẽ là người thay thế Tập, vì Lý vẫn còn trẻ".

Cuộc cạnh tranh giữa Tập và Lý bắt nguồn từ trước đại hội toàn quốc năm 2007 của đảng, khi người ta phải xác định ai sẽ là người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào. Ban đầu, Lý được coi là người có cơ hội được thăng chức. Ông là trợ lý thân cận của Hồ và là thành viên thế hệ tiếp theo đầy triển vọng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, một tổ chức thanh niên của đảng.

Tập khi đó chỉ là ứng viên số hai. Ông đại diện cho lợi ích của các "thái tử đảng" – con cái của các quan chức cấp cao của đảng – và của "thế hệ đỏ thứ hai" – một nhóm nhỏ hơn, gồm con cái của các lãnh đạo đảng thời kỳ cách mạng.

Nhưng sau đó, Tập đã lập được một kỳ tích đáng ngạc nhiên : Trong kỳ đại hội, cả Tập và Lý đều được bổ nhiệm vào Thường vụ Bộ Chính trị, nhưng cấp bậc của Tập cao hơn Lý một bậc. Vị thế này giúp Tập có cơ hội kế nhiệm Hồ. Đột nhiên, vị trí của Tập và Lý bị đảo ngược, nhưng Tập chưa bao giờ lơ là cảnh giác với Lý.

Cùng ngày Lý qua đời, thi thể của ông được chuyển từ Thượng Hải đến Bắc Kinh trên một chuyến bay đặc biệt mà không có phương tiện truyền thông nào đưa tin.

Mãi đến sáng thứ Ba (31/10/2023), truyền thông nhà nước Trung Quốc mới đưa tin ngắn gọn rằng thi hài của Lý sẽ được hỏa táng vào thứ Năm. Ngày diễn ra các sự kiện khác, chẳng hạn như lễ tang và lễ tưởng niệm, vẫn chưa rõ ràng.

Trong lúc chính quyền Tập chật vật đối phó với cái chết bất ngờ của vị cựu thủ tướng nổi tiếng, một thông báo chính thức đã được gửi tới các nhà chức trách ở các trường đại học trên cả nước, yêu cầu hạn chế các sự kiện tưởng niệm Lý Khắc Cường trái phép.

bian3

Người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Lý Khắc Cường bên ngoài ngôi nhà nơi ông lớn lên ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, vào ngày 28/10, sau cái chết đột ngột của ông một ngày trước đó. © Kyodo

Tuy nhiên, hàng ngàn người vẫn bày tỏ lòng thương tiếc đối với Lý trên khắp đất nước, bao gồm cả ở Hợp Phì, thủ phủ tỉnh An Huy, nơi thủ tướng đã trải qua thời thơ ấu.

Những người đến viếng tang hôm thứ Bảy, một ngày sau cái chết của Lý, đã tạo nên một núi vòng hoa nhỏ trước nơi ở thời thơ ấu của ông. Và để bày tỏ lòng kính trọng, họ đã đứng thành một hàng dài đến nỗi cần phải triển khai rất nhiều nhân viên an ninh.

Hợp Phì là nơi một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ nổ ra vào cuối năm 1986, tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, một phong trào sau đó đã lan rộng khắp đất nước, cuối cùng đến Quảng trường Thiên An Môn, nơi diễn ra cuộc đàn áp khét tiếng vào năm 1989.

Vào thời điểm đó, Hồ Diệu Bang đang giữ chức Tổng bí thư. Giống như Lý Khắc Cường, Hồ là cựu thành viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản. Là một nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa cải cách, Hồ cũng được công chúng yêu mến.

Tuy nhiên, ông đã bị phe bảo thủ chỉ trích vì phản ứng nhẹ tay trước làn sóng biểu tình của sinh viên. Ông bị thanh trừng vào tháng 01/1987 sau một cuộc tranh giành quyền lực khốc liệt. Hai năm sau, ông qua đời khi ngã gục trong một cuộc họp. Cái chết của ông vào ngày 15/04/1989 đã dẫn đến cuộc đàn áp Thiên An Môn vào ngày 04/06 cùng năm.

Hồ Diệu Bang vẫn được nhiều người Trung Quốc tôn kính vì lập trường tự do của ông.

Ông dường như cũng được ngưỡng mộ bởi cha của Tập Cận Bình, Tập Trọng Huân, người vào năm 1987 đã xung đột với lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình về việc Hồ bị sa thải.

Tập Trọng Huân, một thành viên Bộ Chính trị vào thời điểm đó, đã cố gắng bảo vệ Hồ, chấp nhận nguy hiểm đến tính mạng mình. Sự phản đối kịch liệt của ông đã làm trì hoãn đáng kể cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị nhằm bãi nhiệm Hồ.

Một cán bộ đảng đã nghỉ hưu tiết lộ : "Đồng chí Tập Trọng Huân đã thách thức Đặng Tiểu Bình bằng cách ở lì bên trong Đại lễ đường Nhân dân. Đó là một cuộc đình công một mình. Cuộc họp [Bộ Chính trị mở rộng] đã bị trì hoãn hơn 10 ngày. Nhưng một phần do sự căng thẳng mà ông phải chịu đựng, sức khỏe của Tập Trọng Huân đã bị tổn hại".

Làn sóng người thương tiếc Lý Khắc Cường cũng xuất hiện ở Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, nơi Lý từng giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ. Có người đã để lại lời nhắn "Trời xanh nhìn thấu chuyện trần gian. Ông trời có mắt".

Lý đã nói những lời này  vào mùa xuân vừa qua, ngay trước khi nghỉ hưu với tư cách thủ tướng, trong lúc chia tay các quan chức cấp cao của chính phủ. Nhận xét này có thể được hiểu là lời chỉ trích ngầm đối với Tập và đã không được đưa tin chính thức vào thời điểm đó.

Tình hình Trung Quốc sau cái chết của Lý đang nhạy cảm đến mức chính quyền Tập cần phải suy nghĩ kỹ càng về thời điểm tổ chức lễ tưởng niệm Lý và những biện pháp an ninh sẽ được triển khai.

Cái chết của Lý đến ngay trước tháng 11, đánh dấu một năm kể từ khi bắt đầu phong trào "giấy trắng"  của giới trẻ, nhằm phản đối chính sách zero-Covid hà khắc của chính quyền Tập. Nó cũng là một phong trào nhanh chóng lan rộng khắp Trung Quốc.

China Censorship

Ngày 27/11/2022, người dân ở Bắc Kinh cầm những tờ giấy trắng để phản đối các lệnh hạn chế zero-Covid của Trung Quốc, sau buổi cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ hỏa hoạn ở Ô Lỗ Mộc Tề. (Ảnh đã được chỉnh sửa vì lý do an toàn) © Reuters

Một năm trôi qua, nhiều thanh niên Trung Quốc vẫn thất vọng, không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp đại học. Những thanh niên này sẽ diễn giải lời chia tay của Lý Khắc Cường với các quan chức chính phủ cấp cao, những lời đang ngày càng vang vọng sau khi ông qua đời, như thế nào ? Câu trả lời chính là chìa khóa cho tương lai chính trị và xã hội Trung Quốc.

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "The mysteries and dangers that trail Li Keqiang’s death", Nikkei Asia, 2/11/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 06/11/2023

Published in Diễn đàn

Cái chết của cựu thủ tướng – người bị Tập Cận Bình gạt sang bên lề – đã tạo ra một thời điểm nhạy cảm cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

li1

Dân chúng tụ tập gần ngôi nhà nơi cố Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã trải qua thời thơ ấu ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, vào ngày 28/10/2023, sau cái chết đột ngột của ông một ngày trước đó. (Kyodo)

Hàng trăm người đưa tang đã đổ về ngôi nhà thời thơ ấu của Lý Khắc Cường để bày tỏ lòng thành kính đối với một chính trị gia chủ trương cải cách mà nhiều người xem là "thủ tướng của nhân dân", tạo ra một thách thức chính trị tiềm ẩn đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Sự đau xót trước cái chết của Lý, người đột ngột qua đời vào tuần trước ở tuổi 68, đã xuất hiện ở nhiều thành phố và trên khắp mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người so sánh phong cách tương đối giản dị của cố thủ tướng với phong cách của những đồng nghiệp xa cách hơn của ông.

Các nhà phân tích nhận định nỗi tiếc thương bộc phát của công chúng đối với sự ra đi của Lý Khắc Cường, người phần lớn đã bị Tập Cận Bình gạt ra bên lề khi còn đương chức, đặt ra một tình huống nhạy cảm đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong lúc đảng này phải đối mặt với tốc độ phục hồi kinh tế chậm chạp và căng thẳng địa chính trị.

"Chúng tôi có rất nhiều nhà lãnh đạo tham nhũng, nhưng ông ấy không phải là một trong số họ", trích lời một phụ nữ học cùng trường với Lý và đã tham gia vào đám đông đưa tiễn ông, được giám sát bởi lính canh. Bà cũng đặt hoa tại ngôi nhà nơi Lý đã trải qua một phần tuổi thơ của mình, ở Hợp Phì, tỉnh An Huy.

"Ông ấy quan tâm đến những người nghèo nhất trong xã hội", bà nói thêm trong lúc lau nước mắt.

Là một nhà kinh tế được đào tạo bài bản, người đứng đầu chính phủ của Tập suốt một thập niên, từ năm 2013 đến năm 2023, trước khi ông bị thay thế vào tháng 3, Lý Khắc Cường từng được xem là một ứng viên cho ghế chủ tịch nước. Trong nhiệm kỳ thủ tướng, là nhân vật số 2 của Trung Quốc, Lý đã ủng hộ các chương trình cải cách theo định hướng thị trường và các chương trình chống đói nghèo. Nhưng ông đã dần bị gạt sang bên lề dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông.

Cái chết của một lãnh đạo cấp cao thường là thời điểm nhạy cảm đối với Đảng Cộng sản, vì đảng phải cân bằng việc bày tỏ lòng thương tiếc cố quan chức và xác định di sản của người ấy đối với đảng, với việc ngăn chặn dịp này trở thành tâm điểm cho các cuộc biểu tình hoặc cơ hội để đưa ra những so sánh bất lợi cho ban lãnh đạo hiện tại.

"Đôi khi người ta có thể khen ngợi con đường không được chọn bằng cách đưa ra nhận xét về con đường đã được chọn", Wen-Ti Sung, nghiên cứu viên thuộc Trung tâm Trung Quốc Toàn cầu của Hội đồng Đại Tây Dương, nói. "Đối với một số người, Lý Khắc Cường đại diện cho một thái độ tương đối tự do đối với các quan hệ giữa nhà nước và xã hội, và ông cũng ủng hộ việc tạo ra nhiều không gian hơn cho các lực lượng xã hội và thị trường".

Tập từng phải đối mặt với tình huống tương tự vào tháng 11 khi cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, nhà lãnh đạo Trung Quốc ở thời kỳ tăng trưởng cao và tương đối mở cửa kinh tế, qua đời ở tuổi 96.

Cái chết của Giang trùng hợp với sự bùng nổ của "phong trào biểu tình giấy trắng" tại các thành phố lớn trên khắp đất nước, nhằm chống lại lệnh phong tỏa nghiêm ngặt zero-Covid của Tập, khi những người biểu tình giương cao những tờ giấy trắng để ám chỉ đến sự kiểm duyệt và không khoan nhượng trước những lời chỉ trích đối với công tác kiểm soát đại dịch. Ngay sau đó, Tập đã huỷ bỏ chính sách này.

Tại nơi ở cũ của Lý Khắc Cường ở Hợp Phì, một phụ nữ lớn tuổi giận dữ tuyên bố rằng chính quyền tỉnh và thành phố nên làm nhiều hơn để tưởng nhớ sự ra đi của nhà lãnh đạo cấp cao. Bắc Kinh vẫn chưa công bố kế hoạch tổ chức tang lễ cấp nhà nước cho Lý, dù sau khi Giang qua đời, đảng đã thành lập một ban quốc tang do Tập làm chủ tịch và tổ chức lễ tưởng niệm hoành tráng tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Những người ngoài cuộc thì chần chừ không dám thảo luận về chính phủ hiện tại. "Chúng tôi không thể nói nhiều vì tình hình chung ở đây. Tất cả những gì chúng tôi có thể nói là mọi người yêu mến Thủ tướng Lý", người phụ nữ lớn tuổi nói.

Tại làng Cửu Tử, cách Hợp Phì và nhà tổ của Lý Khắc Cường một giờ rưỡi đi xe, hàng trăm người đã đến đặt hoa trước một căn nhà tranh đơn sơ. Nhiều người thậm chí đã lái xe từ các tỉnh xa xôi đến để tưởng niệm một quan chức mà họ mô tả là "thủ tướng của nhân dân".

Bó hoa do một công ty xây dựng gần Hợp Phì gửi tặng đã trích dẫn một câu mà Lý từng nói vào đầu năm ngoái, trong đại dịch coronavirus, để cố gắng trấn an các nhà đầu tư rằng Trung Quốc sẽ không đóng cửa với thế giới bên ngoài.

"Sông Dương Tử và sông Hoàng Hà sẽ không chảy ngược dòng ". "Cánh cửa mở của Trung Quốc chắc chắn sẽ không đóng lại".

Bó hoa kết lại bằng câu "Thủ tướng đáng kính của nhân dân, xin hãy yên nghỉ".

Sun Yu và Joe Leahy

Nguyên tác : ‘Other leaders are corrupt’ : Li Keqiang mourning poses challenge for BeijingFinancial Times, 31/10/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 02/11/2023

Published in Diễn đàn

Bóng ma Lý Khắc Cường ám ảnh Tập Cận Bình

Tại Trung Quốc, Le Figaro ngày 02/11/2023 nhận thấy "Tang lễ của cựu thủ tướng Lý Khắc Cường bị kiểm soát chặt chẽ". Đối thủ bị Tập Cận Bình chèn ép có thể trở thành một khuôn mặt gây rắc rối cho chế độ, từ thế giới bên kia.

lykhaccuong1

Các nhân viên an ninh mặc áo xanh canh gác trước một rừng hoa được người dân mang đến tưởng niệm ở gần một tòa nhà, nơi cố thủ tướng Lý Khắc Cường trải qua thời thơ ấu ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, ngày 02/11/2023. AP - Ken Moritsugu

Tưởng niệm cố thủ tướng : Bị theo dõi, thậm chí bị bắt !

Thông tín viên tờ báo mô tả, những đoàn người nối dài trên đường phố Hợp Phì (Hefei) tay cầm hoa, trong không khí trang nghiêm. Đám đông vô danh đủ mọi lứa tuổi đến trước nhà Lý Khắc Cường ở thành phố Trừ Châu (Chuzhou) quê hương ông thuộc tỉnh An Huy (Anhui) để mặc niệm. Ảnh chân dung và hoa được đặt khắp nơi, cho thấy người dân yêu mến cựu thủ tướng đột ngột qua đời ở tuổi 68.

Nhưng nhất cử nhất động đều bị an ninh giám sát, bị chú ý từng dòng chữ ghi trên những bó hoa xem có nội dung chống đối hay không. Dòng sông Dương Tử chảy qua đây từng được nhà cải cách họ Lý nhắc đến trong câu nói nổi tiếng hồi tháng 3/2022, cho rằng sự mở cửa của Trung Quốc là "không thể đảo ngược, như dòng Dương Tử và Hoàng Hà", như một cách chỉ trích "kỷ nguyên mới" toàn trị và dân tộc chủ nghĩa của Tập Cận Bình.

Những hoạt động tưởng niệm diễn ra khắp Hoa lục từ khi nghe thông báo ông qua đời vì trụy tim trong khi đang bơi trong một khách sạn dành cho quan chức đảng ở Thượng Hải, tuy nhiên công an theo dõi chặt chẽ đám tang của "nhân vật số 2" ngày hôm nay ở Bắc Kinh. Lý Khắc Cường được hỏa táng ở nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn (Babaoshan), như cựu chủ tịch Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) năm ngoái, tro được rải đi như để tránh mọi tưởng tiếc. Cờ được treo rủ theo nghi thức : đảng tôn vinh người đầy tớ ngoan ngoãn nhưng cấm nhân dân thương tiếc "quá trớn" trong lúc kinh tế đang xuống dốc.

Vô số lời kể trên mạng xã hội cho biết an ninh giải tán mọi cuộc tụ tập. Ở Thành Đô (Chengdu), những bó hoa đặt tại công viên Nhân Dân bị tịch thu, nhiều người bị công an bắt để thẩm vấn. Tại Tây An (Xi’an), công an canh gác trước một địa điểm tưởng niệm đột xuất. Ai đó viết lên tường ở Thẩm Dương (Shenyang) "Dương Tử và Hoàng Hà không chảy ngược. Thủ tướng Lý Khắc Cường sống mãi !". Báo chí nhà nước đăng cáo phó theo công thức đã định, vinh danh "người chiến sĩ cộng sản trung thành", nhưng chỉ có thế. Ngay cả lời phân ưu của tổng thống Joe Biden cũng không được nhắc đến, dù đang sưởi ấm lại quan hệ với Mỹ. Tập Cận Bình im lặng về cái chết của nhân vật số 2 Trung Quốc, người đã làm việc chung trong suốt một thập niên nhưng bị ông ta hất hủi, dành ưu ái cho người trung thành Lưu Hạc.

Cái chết của Lý Khắc Cường : Hồi kết của "Đoàn phái"

Lý Khắc Cường là đại diện cuối cùng của "Đoàn phái" đã tạo dựng sự cất cánh Trung Quốc, bị phe "Thái tử đảng" lấn lướt, đưa ý thức hệ lên hàng đầu. Nhà chính trị học độc lập Trần Đạo Ngân (Chen Daoyin) giải thích : "Ông Lý không còn sức nặng chính trị từ khi về hưu, nhưng cái chết của ông được cho là nhạy cảm vì dưới mắt người dân, Lý Khắc Cường là biểu tượng cho đổi mới, trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Lấy cớ vinh danh ông, có thể có những tiếng nói kêu gọi cải cách". 

Ông Lý từng nhắc nhở gánh nặng 600 triệu người Trung Quốc vẫn đang sống với "dưới 1.000 nhân dân tệ" một tháng, trong khi ông Tập khoe khoang đã xóa được nạn nghèo đói. Theo WikiLeaks, Lý Khắc Cường cũng từng tỏ ra nghi ngờ con số thống kê chính thức, trước các nhà ngoại giao Mỹ.

Không quên vụ đám tang nhà cải cách Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang), công an căng thẳng theo dõi lễ hội Halloween tại Thượng Hải, nơi gần một năm trước diễn ra phong trào biểu tình bằng những tờ giấy A4 tố cáo "độc tài". Chế độ cũng kiểm duyệt tất cả những gì liên quan đến thuyết âm mưu, sau khi hai bộ trưởng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) và Tần Cương (Qin Gang) bị rơi đài. Sau vụ cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) bị áp tải ra khỏi đại hội đảng, cái chết của Lý Khắc Cường là hồi kết cho "Đoàn phái", lực lượng cuối cùng có thể hạn chế được sự tự tung tự tác của một nhà lãnh đạo đơn độc nay hơn bao giờ hết.

Thương mại mang "đặc thù Trung Hoa" : Đảng là tối thượng

Bắc Kinh cổ vũ cho thương mại "theo đặc thù Trung Hoa". Tập Cận Bình lập ra chủ thuyết với đảng cộng sản đóng vai trò chủ chốt – theo nhận xét của Le Monde. Với ông Tập, phương Tây phải học tập Bắc Kinh chứ không phải ngược lại. Trong bài diễn văn trước các quan chức đảng mang tựa đề "Cần sử dụng đúng đắn bàn tay vô hình và hữu hình", ông nhấn mạnh những thành tựu trong những thập niên qua của Trung Quốc là nhờ sự chỉ đạo của Đảng. Bàn tay vô hình là thị trường - mà Tập Cận Bình không chối bỏ lợi ích, nhưng bàn tay hữu hình là Đảng cộng sản Trung Quốc. Một bàn tay sắt ! Không chỉ quốc doanh lại được coi là mũi nhọn, mà ở các công ty tư nhân, các chi bộ đảng đóng vai trò cũng quan trọng như hội đồng quản trị. Và thường thì tổng giám đốc cũng kiêm luôn bí thư chi bộ.

Cũng vì đặt Đảng lên trên hết, Trung Quốc đã đưa ra hai sáng kiến quan trọng gây lo ngại cho phương Tây. "Con đường tơ lụa mới" được khởi động tháng 9/2003, và đến 2015 là chương trình "Made in China 2025", xác định 10 công nghệ quan trọng mà Bắc Kinh muốn thống trị. An ninh quốc gia đứng trên tự do mậu dịch. Trung Quốc còn triển khai tầm nhìn quốc tế của mình : "Sáng kiến vì văn minh thế giới" đề nghị "xây dựng một cộng đồng quốc tế cùng chung vận mệnh". Đặc tính của cộng đồng này là mỗi nước tự ý đưa ra định nghĩa về dân chủ tự do cho riêng mình. Nhà Trung Quốc học Manoj Kewwalramani vào cuối tháng 10 nhận xét, nếu Tập Cận Bình đạt được mục đích, chúng ta sẽ phải sống trong "một thế giới mà Nhà nước đứng trên quyền của các công dân".

Pháp đối phó nạn bài Do Thái, Israel bất lợi về ngoại giao

Tình hình Trung Đông vẫn tiếp tục là trung tâm chú ý. Libération nói về người Palestine tại West Bank (Cisjordanie) phải chịu đựng sự thù ghét của người Israel từ sau vụ khủng bố, trong khi họ cảm thấy không được chính quyền Palestine bảo vệ. Le Figaro lo âu trước nạn bài Do Thái và cổ vũ khủng bố đang lan rộng tại Pháp. Le Monde ra từ ngày hôm trước quan tâm đến việc Washington cổ vũ một "tầm nhìn chính trị" cho Gaza, trong khi La Croix nói về "Khủng hoảng lòng tin ở Israel" : sau vụ thảm sát ngày 07/10, thủ tướng Benjamin Netanyahou ngày càng bị chỉ trích gay gắt. Trước mắt, theo Les Echos, dù về quân sự đã hoàn tất việc bao vây Dải Gaza, Israel phải đối mặt với một loạt động thái bất lợi về ngoại giao.

Việc oanh kích Gaza trong đó 2,3 triệu dân bị làm bia đỡ đạn cho phe khủng bố, đã khiến dư luận nhiều nước phê phán. Để trừ khử Ibrahim Biari, một trong những chỉ huy Hamas chịu trách nhiệm về vụ thảm sát ở Israel ngày 07/10, Không quân Israel đã ném bom xuống một tòa nhà trong trại tị nạn Jabaliya do Hamas kiểm soát làm ít nhất 50 người chết - theo phe Hồi giáo. Jordan tuy đã bình thường hóa quan hệ từ gần 30 năm qua, đã triệu hồi đại sứ, Chile và Colombia cũng vậy, Bahrein ngưng quan hệ thương mại. Qatar, trung gian hòa giải để phóng thích 238 con tin cho biết vụ không kích này làm thương lượng thêm khó khăn.

Phía sau sự đoàn kết chống Israel của các nước Ả rập

Le Monde phân tích "Các chế độ Ả rập bị lúng túng trước cuộc chiến giữa Israel và Hamas". Trong cuộc chiến trước đây giữa Israel với Hamas năm 2014, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và Saudi Arabia không ủng hộ Hamas như Qatar, sự bất đồng này khiến chiến tranh kéo dài khoảng 50 ngày. Chín năm sau, tình hình có thay đổi.

Các nhà lãnh đạo trong khu vực không ai lên án vụ Hamas thảm sát hôm 07/10, mà chỉ kêu gọi Israel ngưng bắn. Trước sự phẫn nộ của đường phố sau khi Hamas cáo buộc Israel về vụ nổ ở một bệnh viện Gaza, họ lo ngại cho mô hình độc tài của mình. Saudi Arabia không có cách nào khác là ngưng thương lượng. Ai Cập và Jordan, những nước đầu tiên ký kết hòa ước với Israel năm 1978 và 1994, cảnh báo Tel-Aviv về mọi toan tính đưa dân Gaza và West Bank sang lãnh thổ nước mình, tuy họ không ưa gì Hamas. Cựu đặc phái viên Mỹ về Cận Đông Dennis Ross thậm chí cho biết khi nói chuyện riêng, các quan chức Ả rập cho rằng cần phải tiêu diệt Hamas ở Gaza.

Tuy để cho xuống đường ồ ạt nhưng các chế độ đều lo thủ thế, không để người biểu tình quay ngược lại chống đối mình. Các nhà lãnh đạo Ả rập Sunni không muốn để cho Iran Shia và các tay sai là Hezbollah và Hamas trở thành ngọn cờ đầu đấu tranh cho người Palestine. Nhà nghiên cứu Hussein Ibish cho rằng các nước Ả rập tuy ủng hộ Palestine nhưng phải tìm kiếm thăng bằng giữa an ninh quốc gia và an ninh khu vực, không có lợi gì khi mất đi những cam kết đã đạt được với Israel. Sự thăng bằng này tùy thuộc vào diễn biến của cuộc xung đột ở Dải Gaza.

Nhà văn chủ hòa Do Thái : Lần này tôi không ngần ngại đi chiến đấu

Nhà văn Yaniv Iczkovits, cựu quân nhân Israel từng từ chối phục vụ tại các lãnh thổ chiếm đóng năm 2002 và chấp nhận ngồi tù 28 ngày trong quân lao. Trong bài viết trên trang Ý kiến của Le Monde, ông giải thích vì sao ngày 07/10 khiến nay ông tình nguyện tham gia lực lượng tác chiến. Đó là vì vụ khủng bố này không hề liên quan đến các khu định cư Do Thái, hay cuộc xung đột lãnh thổ Israel-Palestine. Mà do một tổ chức khủng bố đang kiểm soát cuộc sống của hàng triệu người ở Dải Gaza đã gởi sang hàng ngàn sát thủ để giết hại thảm khốc, hãm hiếp, thiêu sống thường dân vô tội. Một số nạn nhân còn từng giúp tiền bạc và đưa trẻ em Gaza sang Israel chữa bệnh. Thế nên nếu để tổ chức khủng bố này tiếp tục hiện diện ở biên giới, những thảm kịch mới sẽ còn diễn ra.

Nghịch lý người Mỹ gốc Do Thái nhưng quay lưng với Israel 

Trong khi đó giáo sư Benjamin Olivennes trên Le Figaro nêu ra một nghịch lý : Nếu những người Do Thái ở Mỹ từ lâu vẫn bênh vực Israel trong những cuộc tranh cãi với phe cấp tiến và chống kỳ thị, nhưng ngày nay ủng hộ Israel lại được coi như không phù hợp với việc đấu tranh cho những cộng đồng thiểu số.

Trong những năm 2000, người Mỹ thân Israel còn người Pháp thương hại Palestine yếu thế. Năm 2023 tất cả đảo ngược : công luận Pháp đứng về phía các nạn nhân Do Thái của vụ khủng bố 07/10, và ngạc nhiên khi biết rằng tuy Biden và Washington luôn hỗ trợ mạnh mẽ Israel, nhưng giới sinh viên "ủng hộ kháng chiến Palestine" sử dụng hình dù lượn (Hamas dùng để tấn công hôm đó) trên áp-phích, và không ít người biểu tình là… gốc Do Thái !

Ở Pháp, những vụ khủng bố của Mohammed Merad, ở Charlie Hebdo, Bataclan, Nice… vẫn còn hằn sâu dấu vết. Còn giới trẻ Mỹ thì kỷ niệm về khủng bố đã quá xa, cũng như lịch sử Châu Âu. Người biểu tình chỉ nhớ trong đầu George Floyd, Black Live Matter, Donald Trump, #MeToo… cho rằng thế giới bị người da trắng thống trị. Ngày càng nhiều người tin là phải chọn lựa : gắn bó với Israel và trở nên bảo thủ, hoặc đấu tranh chống kỳ thị và tách rời Israel. Một trong những câu nói nổi tiếng của người Do Thái : "Nếu tôi không vì tôi thì vì ai ? Và nếu tôi chỉ vì tôi, thì tôi là gì ?". Israel đã chọn lựa nửa đầu, và người Do Thái Mỹ đang chọn phần sau.

Thụy My

Published in Châu Á

Vì sao ông Lý Khắc Cường qua đời lại nguy hiểm đối với ông Tập

Stephen McDonell, BBC, 28/10/2023

Việc một nhà lãnh đạo ở Trung Quốc qua đời có thể mở ra những thay đổi lớn, như đã xảy ra sau thời Mao Trạch Đông, hoặc có thể dẫn đến biến động chính trị, giống như khi sự thương tiếc dành cho ông Hồ Diệu Bang biến thành cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

lykhaccuong1

Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường nâng ly chúc mừng trong buổi chiêu đãi tháng 10/2022. Ảnh : Florence Lo/Reuters

Vì lý do này, việc cựu thủ tướng Lý Khắc Cường qua đời đã kích hoạt nhiều biện pháp khác nhau để đảm bảo duy trì sự ổn định ở Trung Quốc.

Một cuộc trấn áp việc sử dụng VPN đang được tiến hành nhằm giảm khả năng truy cập của công dân Trung Hoa vào các trang mạng không do Đảng cộng sản kiểm soát.

Đảng không muốn để tang một cựu lãnh đạo quyền lực số hai, nổi tiếng, tự do để gây ra sự chỉ trích rộng rãi hơn đối với chính quyền hiện tại, do ông Tập Cận Bình lãnh đạo.

Không chỉ vì ông Lý qua đời đột ngột do đau tim chỉ vài tháng sau khi từ chức, mà còn vì những gì ông đại diện : một cách thức điều hành Trung Quốc tiềm năng với những ưu tiên khác với những ưu tiên của Tổng Bí thư Tập Cận Bình.

Ông Lý là một người theo chủ nghĩa thực dụng sáng suốt và dường như không quan tâm lắm đến hệ tư tưởng. Và đây là một lý do tại sao ông lại là một nhân vật cô đơn như vậy trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị trước đây gồm bảy người, cơ quan ra quyết định quyền lực nhất đất nước.

Sau đó, cái được gọi là "Chỉ số Lý Khắc Cường" được ra đời thông qua một văn bản nổi tiếng của Bộ Ngoại giao Mỹ và được công bố trên Wikileaks. Với tư cách là Bí thư tỉnh ủy tỉnh Liêu Ninh lúc bấy giờ, ông Lý được cho là đã nói với đại sứ Mỹ vào năm 2007 rằng số liệu GDP của địa phương là không đáng tin cậy để đánh giá tình hình kinh tế.

Ông Lý cho biết ông đã sử dụng ba chỉ số khác để phân tích tăng trưởng : khối lượng hàng hóa được vận chuyển qua đường sắt, mức tiêu thụ điện và giải ngân vốn vay ngân hàng.

Việc chỉ trích số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc, ngay cả sau những cánh cửa đóng kín, với Mỹ không thể khiến các đối thủ chính trị của ông hài lòng.

Cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường được coi là một trong những nhân vật chính trị thông minh nhất trong thế hệ của mình. Ông được nhận vào Trường Luật Đại học Bắc Kinh danh tiếng ngay sau khi các trường đại học mở cửa trở lại sau Cách mạng Văn hóa thảm khốc của Chủ tịch Mao Trạch Đông.

Trong một Đảng do các kỹ sư thống trị, ông Lý là một nhà kinh tế học, người nổi tiếng với việc "nói đúng sự thật" bằng cách thừa nhận một cách trung thực và công khai các vấn đề kinh tế của Trung Quốc như một cách để tìm ra giải pháp cho các vấn đề này.

Trong đại dịch, ông đã nói về những thiệt hại mà chính sách zero Covid đặc trưng của ông Tập đã gây ra cho nền kinh tế và người dân thường Trung Quốc.

Đương nhiên, ông không trực tiếp chất vấn nhà lãnh đạo tối cao của đất nước hay bản thân chính sách đó, nhưng cũng không phủ nhận tác động của các biện pháp cải thiện.

Vào tháng 5/2022, trong một cuộc họp trực tuyến được cho là có sự tham gia của hơn 100.000 đại diện chính phủ và doanh nghiệp, lần đầu tiên ông đánh giá cao "việc làm hiệu quả" của các quan chức phải đối mặt với "những thách thức bất ngờ" trong cuộc khủng hoảng nhưng sau đó ông tiếp tục : "Những khó khăn, ở một số khu vực và ở một mức độ nhất định, thậm chí còn lớn hơn cú sốc nặng nề của đại dịch năm 2020."

Ông Lý nói thêm rằng có một con đường rõ ràng phía trước, nói rằng "sự phát triển là cơ sở và chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề ở Trung Quốc". Điều đáng chú ý là ông nói sự phát triển chứ không phải hệ tư tưởng.

"Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, chúng ta cần nguồn lực tài chính và vật chất. Chúng ta cần phát triển để hỗ trợ việc làm ổn định, sinh kế của người dân và phòng ngừa rủi ro", cựu Thủ tướng phát biểu.

Cũng vào tháng 5/2022, khi chính sách zero Covid vẫn được áp dụng, ông Lý xuất hiện mà không đeo khẩu trang tại một trường đại học ở tỉnh Vân Nam. Và cả sinh viên lẫn quan chức xung quanh ông đều không đeo khẩu trang. Điều này đã thúc đẩy cuộc thảo luận lan truyền trên mạng xã hội, với các bài đăng ca ngợi thủ tướng. Chẳng bao lâu sau, hashtag #PremierAtYunnanUniversity (Thủ tướng tại Đại học Vân Nam) đã bị kiểm duyệt.

Trong năm Covid đầu tiên, với tư cách là người phụ trách kỹ thuật của nền kinh tế, ông Lý Khắc Cường quyết định thúc đẩy mô hình quầy hàng trên phố để tạo ra nhiều việc làm hơn và và được nhìn thấy đã đến thăm những người bán hàng rong ở tỉnh Sơn Đông. Hoạt động kinh doanh đang gặp khó khăn và ông nói rằng loại hình thương mại này có thể tiếp thêm sức sống và tạo ra nhiều việc làm hơn.

Gần như ngay lập tức, những người bán hàng rong đã quay trở lại đường phố Bắc Kinh sau nhiều năm bị cấm. Nhưng họ sẽ không bao giờ được phép ở lại, nếu không theo tầm nhìn của ông Tập về việc thủ đô của Trung Quốc sẽ có bộ mặt như thế nào.

Chỉ vài ngày sau cái gọi là nỗ lực khôi phục lại các quầy hàng trên đường phố của ông Lý, động thái này đã bị phá hoại trên tờ báo của Thành ủy Bắc Kinh, Nhật báo Bắc Kinh. Tờ này đăng một bài bình luận nói rằng các quầy hàng trên đường phố là "mất vệ sinh và thiếu văn minh". Các kênh truyền thông nhà nước khác sau đó cũng tham gia với những thông điệp tương tự.

Việc chính quyền thành phố có thể nhanh chóng - một cách công khai và hiệu quả - lật ngược chính sách do Thủ tướng đề xuất, cho thấy quyền lực của ông đã trở nên hạn chế đến mức nào.

Dưới chính quyền trước đây của ông Hồ Cẩm Đào, với sự lãnh đạo tập thể, điều này đã không thể thực hiện được. Các phe phái khác nhau trong Đảng phải được cân bằng.

Nhưng dưới thời ông Tập, đó là đường lối của ông Tập Cận Bình hoặc là đường lối sai lầm.

Trước khi từ chức vào tháng 3/2023, ông Lý Khắc Cường là nhân vật cấp cao cuối cùng của chính phủ có liên quan đến thời ông Hồ Cẩm Đào và cách làm việc của giai đoạn này.

Sự hiện diện của ông đại diện cho một thời điểm khác, một cách tiếp cận ít nhiệt tình hơn về mặt chính trị, tập trung nhiều vào hoạt động kinh tế hơn là khẩu hiệu của đảng.

Là một người nói tiếng Anh lưu loát, ông Lý Khắc Cường có thể rất duyên dáng khi gặp gỡ các lãnh đạo nước ngoài. Ông cũng vẫy tay và mỉm cười với các phóng viên khi họ quay phim các cuộc họp chính thức của mình.

Việc ông qua đời chỉ vài tháng sau khi các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng cấp cao bị cách chức một cách không rõ nguyên nhân chỉ càng làm tăng thêm tính nhạy cảm tiềm tàng của vấn đề.

Các buổi lễ tưởng niệm chính thức sắp tới sẽ được tiến hành hết sức cẩn thận, đề phòng gây ra một chút tiếc thương với cựu Thủ tướng, có thể mâu thuẫn với đường lối hiện tại của chính phủ.

Những người theo dõi các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc sẽ thấy những nỗi buồn và cú sốc tràn lan trên mạng, khi những người bình thường tưởng nhớ đến ông Lý.

Ông gia nhập Đảng cộng sản cùng thời với ông Tập và có thời điểm, ông đã chạy đua để trở thành Tổng Bí thư thay vì ông Tập.

Nhiều suy đoán đã được đưa ra về tình hình hiện tại của Trung Quốc nếu ông Lý là người nắm quyền lãnh đạo tối cao.

Stephen McDonell

Nguồn : BBC, 28/10/2023

*****************************

Lý Khắc Cường chầu Mao trong lúc Tập thanh trừng, nghĩ về trận so găng Tổng – Thủ !

Ý Nhi, Thoibao.de, 28/10/2023

Sáng ngày 27/10, truyền thông nhà nước Trung Quốc loan tin, cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vừa qua đời, hưởng thọ 68 tuổi. Nguyên nhân cái chết được thông báo là do một cơn đau tim.

lykhaccuong2

Ông Lý khắc Cường. Nguồn : Tân Hoa Xã/ Chen Jianli.

Ông Lý Khắc Cường nắm chức Thủ tướng 2 nhiệm kỳ, từ tháng 3/2013 đến tháng 3/2023. Vậy là, ông Lý chết đột ngột chỉ sau 7 tháng từ bỏ quyền lực.

Thường những cái chết đột ngột do tự nhiên, thì hoặc là đau tim hoặc là đột quỵ. Ở Việt Nam, khi ông Nguyễn Phú Trọng đi kinh lý ở Kiên Giang vào năm 2019, ông cũng đã bất ngờ ngã bệnh, phía nhà nước cho biết là ông bị đột quỵ.

Tuy nhiên, cho đến nay, chính quyền cộng sản cũng không thể nào thuyết phục được người dân rằng, ông Trọng bị đột quỵ trong trạng thái bệnh lý tự nhiên. Bởi môi trường chính trị Việt Nam đã khiến cho người dân có lý do để nghi ngờ.

Hơn nữa, ông Trọng ngã bệnh tại Kiên Giang – vùng đất được xem là lãnh địa của ông Nguyễn Tấn Dũng – người trước đó đã bị chính Nguyễn Phú Trọng loại khỏi chính trường bằng cái gọi là "giới hạn tuổi", nhưng lại chừa cho bản thân ông một "suất đặc biệt".

Ông Lý Khắc Cường cũng đột ngột ngã bệnh, nhưng lại không may như ông Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam. Ông Lý qua đời ở độ tuổi chưa phải là quá cao. Ông Lý Khắc Cường còn nhỏ hơn ông Tập Cận Bình 2 tuổi.

Ở kỳ Đại hội lần thứ 20 của Đảng cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10/2022, ông Tập Cận Bình đã phá bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ, để ngồi lại ghế Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc. Ở Đại hội này, ông Tập cũng đã loại ông Lý Khắc Cường ra khỏi vũ đài chính trị, và thay bằng một ông Lý khác – Lý Cường, kết thúc 10 năm Chủ tịch và Thủ tướng "đồng sàng dị mộng".

Năm ngoái, một clip bị lộ cho thấy, cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bị ông Tập Cận Bình cho vệ sĩ hộ tống đưa ra ngoài, trong lễ bế mạc Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của Đảng cộng sản Trung Quốc, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 22/10/2022.

Khi bị xốc nách đưa đi, ông Hồ Cẩm Đào đã sờ vào vai ông Lý Khắc Cường, như muốn cầu cứu. Tuy nhiên, ông Lý Khắc Cường không thể làm gì được, ngoài việc ngoái đầu lại nhìn vị tiền bối này và gật đầu với ông.

Ông Lý Khắc Cường chết đột ngột ngay tại thời điểm ông Tập Cận Bình ra tay thanh trừng mạnh mẽ trên chính trường. Hồi tháng 7, ông Tập đã loại Ngoại trưởng Tần Cương ra khỏi vị trí quyền lực, và đưa Vương Nghị trở lại chiếc ghế cũ. Và mới đây, ông Tập cũng cho cách chức Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng của ông Lý Thượng Phúc.

Tất cả những điều này khiến cho rất khó để thuyết phục dư luận thế giới tin rằng, ông Lý Khắc Cường thật sự chết do đau tim.

Được biết, năm 1983, Lý Khắc Cường làm việc trong Đoàn Thanh niên cộng sản Trung Quốc, dưới trướng Hồ Cẩm Đào. Khi sắp mãn nhiệm, ông Hồ Cẩm Đào muốn đưa người được ông bảo trợ lên làm người kế nhiệm.

Tuy nhiên, kế hoạch này đã thất bại, do "phe Thượng Hải" xung quanh Giang Trạch Dân – người tiền nhiệm đầy quyền lực của ông Hồ – người đã xây dựng Tập Cận Bình làm người kế nhiệm. Lý Khắc Cường bị bỏ lại phía sau và chỉ chiếm được vị trí số 2.

Khi còn làm Thủ tướng, ông Lý từng cảnh báo trước Quốc hội về cuộc chiến thương mại với Mỹ, ông nói rằng : "Hiện tại và trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trước đây". Lời nói này như "gáo nước lạnh" tạt vào mặt Tập Cận Bình.

Lý Khắc Cường đã không gặp may khi thế lực của người bảo trợ Hồ Cẩm Đào suy yếu. Tập Cận Bình đã tước quyền hành của Chính phủ, bằng cách để các nhóm công tác và ủy ban của Đảng tiếp quản công việc của Chính phủ, dưới sự lãnh đạo của ông Tập. Cuộc chuyển giao quyền lực của nhân vật số 2 trong Đảng cộng sản Trung Quốc không được êm thấm.

Hình ảnh ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường là 2 chân trụ, lại đá nhau trong Đảng cộng sản Trung Quốc suốt 10 năm. Nó không khác mấy chân Tổng và chân Thủ của Việt Nam. Trận đấu Tập – Lý đã hạ màn, tuy nhiên trận đấu Trọng – Chính ở Việt Nam vẫn đang tiếp diễn. Đợi xem, cái kết sẽ như thế nào ? !

Ý Nhi

Nguồn : Thoibao.de, 28/10/2023

*****************************

Cu Th tướng Trung Quc Lý Khc Cường qua đi tui 68, mi sau 7 tháng ngh hưu

Reuters, VOA, 27/10/2023

Cu Th tướng Trung Quc Lý Khc Cường qua đi vì đau tim hôm th Sáu 27/10, thi đim mi được 7 tháng tính t khi ngh hưu sau mt thp k nm quyn và tr nên m nht trong vai trò thúc đy ci cách. Ông th 68 tui.

lykhaccuong3

Ông Lý Khc Cường khi còn là th tướng Trung Quc hi tháng 3/2017.

Tng được coi là ng c viên hàng đu cho chc v lãnh đo Đng cộng sản, ông Lý đã b Ch tch Tp Cn Bình gt sang mt bên trong nhng năm gn đây. Ông Tp đã siết cht quyn lc và lái nn kinh tế ln th hai thế gii sang hướng nhà nước kim soát nhiu hơn.

Ông Lý là nhà kinh tế hc ưu tú và ng h mt nn kinh tế th trường ci m hơn, c súy các ci cách đu cung, vi cách tiếp cn được đt tên là "thuyết kinh tế h Lý" nhưng công cuc này chưa bao gi được thc hin đến nơi đến chn.

Rt cuc, ông Lý đã phi tuân theo ưu tiên ca ông Tp là nhà nước nm quyn kim soát nhiu hơn, và nn tng sc mnh trước đây ca ông Lý suy yếu dn v tm nh hưởng khi ông Tp đưa tay chân ca mình vào các v trí quyn lc.

ng chí Lý Khc Cường, trong khi đang ngh ngơi Thượng Hi trong nhng ngày gn đây, đã b lên cơn đau tim đt ngt vào ngày 26/10 và sau khi các bác sĩ đã tn tình cu cha nhưng không thành công, đng chí đã qua đi ti Thượng Hi vào lúc 0h10 sáng ngày 27/10", đài truyn hình nhà nước CCTV đưa tin.

Ông Lý tng là th tướng và đng đu ni các Trung Quc dưới thi ông Tp Cn Bình trong mt thp k cho đến khi ri khi mi chc v chính tr vào tháng 3/2023.

Hi tháng 8/2022, khi đến đt vòng hoa ti tượng Đng Tiu Bình - nhà lãnh đo đã tiến hành ci cách làm thay đi mnh m nn kinh tế Trung Quc - ông Lý tuyên b : "Ci cách và m ca s không dng li. S không có chuyn sông Dương T và Hoàng Hà li chy ngược".

Các đon video v li tuyên b này đã lan truyn chóng mt nhưng sau đó b kim duyt trên mng xã hi Trung Quc. Nhiu người coi đó là li ch trích kín đáo nhm vào các chính sách ca ông Tp.

Ông Lý đã châm ngòi cuc tranh lun v nghèo đói và bt bình đng thu nhp vào năm 2020, khi nói rng quc gia ngày càng giàu lên này, có ti 600 triu người ch kiếm được chưa ti 140 đô la mi tháng.

Mt s trí thc Trung Quc và nhng người thuc tng lp cao có tư tưởng t do bày t bàng hoàng và tht vng trong mt nhóm không công khai trên nn tng WeChat khi biết tin là nhân vt ni tiếng v ci cách kinh tế t do ca Trung Quc mi qua đi. Mt s người cho rng điu này báo hiu c mt k nguyên đã kết thúc.

Wen-Ti Sung, mt nhà khoa hc chính tr ti Đi hc Quc gia Australia, nói : "Có l người ta s nh đến ông Lý là người ng h cho th trường t do hơn và nhng người nghèo. Nhưng trên hết, ông y s được nh đến v nhng tim năng không tr thành hin thc".

Alfred Wu, phó giáo sư ti Trường Chính sách công Lý Quang Diu Singapore, nhn xét : "Tt c nhng kiu người như thế này không còn tn ti trong chính trường Trung Quc na".

Ông Lý sinh ra tnh An Huy, min đông Trung Quc, mt vùng nông nghip nghèo khó.

Khi hc lut ti Đi hc Bc Kinh danh tiếng, ông Lý kết bn vi nhng người ng h dân ch nhit thành, mt s người trong s h v sau tr thành nhng người công khai thách thc s kim soát ca đng.

Ông Lý nói được tiếng Anh đy t tin và đã hòa vào gii trí thc và chính tr đy nhit huyết trong thp k ci cách dưới thi ông Đng. Thi k đó kết thúc bng cuc biu tình đòi dân ch ti Qung trường Thiên An Môn năm 1989 b quân đi đàn áp thng tay.

Sau khi tt nghip, ông Lý gia nhp Đoàn Thanh niên ca Đng cộng sản, khi đó được coi là nc thang cho nhng ngươi ci cách đ leo lên các chc v cao hơn.

Ông thăng tiến trong Đoàn Thanh niên khi hc ly bng thc sĩ lut và sau đó ly bng tiến sĩ kinh tế.

V kinh nghim chính tr, ông Lý tng là lãnh đo tnh Hà Nam. Ông cũng tng gi chc bí thư tnh y Liêu Ninh.

Người đàn anh bo tr cho ông Lý là ông H Cm Đào, mt cu ch tch nước thuc mt phe chính tr gm nhng người xut phát t Đoàn Thanh niên và gn bó vi nhau mt cách lng lo. Sau khi ông Tp lên nm quyn vào năm 2012, ông y đã ra tay phá phe này.

Ông Lý mt đi đ li phu nhân là bà Trình Hng, mt giáo sư môn tiếng Anh, và con gái ca hai ông bà.

Nguồn : VOA, 27/10/2023

********************************

Lý Khắc Cường : Cựu Thủ tướng Trung Quốc qua đời vì đau tim ở tuổi 68

BBC, 27/10/2023

Truyền thông Trung Quốc đưa tin cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường qua đời ở tuổi 68.

lykhaccuong4

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường

Ông Lý Khắc Cường là người có quyền lực thứ hai trong Đảng cộng sản Trung Quốc cầm quyền cho đến khi nghỉ hưu vào năm ngoái.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết ông đang "nghỉ ngơi" ở Thượng Hải thì bị lên cơn đau tim bất ngờ hôm thứ Năm.

Đài truyền hình nhà nước CCTV cho biết ông qua đời vào đêm thứ Sáu bất chấp "những nỗ lực hết mình" để cứu sống ông.

Ông Lý đã thăng tiến trong Đảng cộng sản Trung Quốc mặc dù không có bất kỳ cơ sở quyền lực nào, và có thời điểm thậm chí còn được đề cử vào vị trí chủ tịch nước.

Là một nhà kinh tế được đào tạo bài bản, ban đầu ông được giao quyền điều hành nền kinh tế Trung Quốc, nhưng các nhà phân tích cho biết vào cuối sự nghiệp, ông ngày càng bị gạt ra lề khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tập hợp quyền lực xung quanh mình.

Trong nhiệm kỳ cuối cùng của mình, ông trở thành quan chức hàng đầu đương nhiệm duy nhất không thuộc nhóm trung thành với Chủ tịch Tập.

Ông Lý được cho là có quan điểm thân cận với cựu lãnh đạo Hồ Cẩm Đào, người đã bị đưa ra khỏi phòng tại Đại hội Đảng năm ngoái theo lệnh của ông Tập.

Khi được dẫn đi, ông Hồ vỗ nhẹ vào vai ông Lý Khắc Cường với một cử chỉ thân thiện và thủ tướng đã gật đầu đáp lại.

Trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ sự tiếc thương trước cái chết của ông Lý. Một người viết rằng việc này giống như mất đi "một trụ cột trong nhà".

Ông Lý - nhà lãnh đạo ưu tú tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh – vốn nổi tiếng là người thực dụng trong các chính sách kinh tế, tập trung vào việc giảm khoảng cách giàu nghèo và cung cấp nhà ở giá phải chăng.

Ông được nhớ đến với thành tích kinh tế mạnh mẽ nhưng thời gian cuối nhiệm kỳ của ông lại bị sa lầy trong cuộc khủng hoảng không Covid ở Trung Quốc.

Trong thời điểm tồi tệ nhất, ông cho biết nền kinh tế đang chịu áp lực rất lớn và kêu gọi các quan chức lưu ý không để các lệnh hạn chế ảnh hưởng đến tăng trưởng. Ông thậm chí còn xuất hiện trước công chúng, không đeo khẩu trang, trước khi Trung Quốc dỡ bỏ chính sách không Covid.

Tuy nhiên, khi các quan chức phải lựa chọn giữa mệnh lệnh bảo vệ nền kinh tế của ông Lý và mệnh lệnh duy trì chính sách không Covid cực đoan của ông Tập, thì đó không phải là một lựa chọn khó khăn.

Bert Hofman, giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore, nói với chương trình Newsday của BBC : "Ông ấy là một người cởi mở rất nhiệt tình, người thực sự nỗ lực đưa Trung Quốc tiến lên và tạo điều kiện đối thoại cởi mở với mọi người từ mọi tầng lớp xã hội".

Thời gian ở Đoàn Thanh niên

Ông Lý xuất thân từ một gia đình khiêm tốn và là con trai của một quan chức địa phương. Ông sinh vào tháng 1/1955 tại huyện Định Nguyên, tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc.

Khi còn là một thiếu niên, ông đã chứng kiến sự hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa (1966-76) và làm việc trong vài năm với tư cách là thanh niên thành thị được gửi về các vùng nông thôn - tại một xã nông nghiệp ở huyện Phụng Dương, tỉnh An Huy.

Sau khi kỳ thi tuyển sinh đại học được khôi phục vào năm 1977, ông đăng ký vào Đại học Bắc Kinh để học luật và hoàn thành bằng thạc sĩ kinh tế vào năm 1988.

Là một người nói tiếng Anh lưu loát, ông đã giúp dịch một số tác phẩm pháp lý quan trọng từ tiếng Anh sang tiếng Trung Quốc, trong đó có The Due Process of Law về nguyên tắc xét xử công bằng của Lord Denning.

Ông học lấy bằng Tiến sĩ kinh tế tại Đại học Bắc Kinh và luận án của ông về cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc đã giành được Giải thưởng Kinh tế Tôn Dã Phương, giải thưởng cao nhất trong giới kinh tế.

Những năm đầu tiên trong sự nghiệp chính trị của ông là hoạt động trong phong trào thanh niên của Đảng cộng sản, Đoàn Thanh niên cộng sản Trung Quốc (CCYL). Ông được bầu làm thư ký ủy ban CCYL tại Đại học Bắc Kinh năm 1982.

Tại CCYL, ông làm việc dưới quyền Hồ Cẩm Đào - người sau này trở thành chủ tịch nước Trung Quốc - sau khi được bầu vào Ban bí thư Ủy ban Trung ương CCYL năm 1983. Mười năm sau, ông Lý trở thành bí thư đầu tiên của CCYL.

Bí thư tỉnh ủy

Vào tháng 7/1998, ông Lý trở thành tỉnh trưởng trẻ nhất ở Trung Quốc khi ông nắm quyền lãnh đạo tỉnh miền trung Hà Nam.

Trong nhiệm kỳ tỉnh trưởng và bí thư tỉnh ủy của ông Lý từ năm 2002 đến năm 2004, Hà Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế đáng kể.

Nhưng ông Lý cũng phải đối mặt với những thách thức, bao gồm cả sự lây lan của virus HIV thông qua truyền máu bị nhiễm bệnh, khi ông bị cáo buộc không tiết lộ đầy đủ quy mô của vụ bê bối.

Ông được thuyên chuyển đến tỉnh miền đông bắc Liêu Ninh vào tháng 12/2004 với tư cách là bí thư đảng ủy, nơi ông giám sát việc khôi phục cơ sở công nghiệp cũ của khu vực và thiết lập vành đai kinh tế ven biển để thúc đẩy thương mại với các nước láng giềng.

Những thành công của ông ở Liêu Ninh đã giúp ông có được một vị trí trong ban lãnh đạo trung ương của đảng, Ban Thường vụ Bộ Chính trị, vào tháng 10/2007. Tháng 3/2008, ông được bổ nhiệm làm phó thủ tướng.

Vào thời điểm đó, nhiều người suy đoán rằng do có mối quan hệ chặt chẽ với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lúc bấy giờ trong phe Đoàn Thanh niên, ông Lý sẽ được chuẩn bị để kế nhiệm ông Hồ.

Nhưng ông đã thua ông Tập, một ngôi sao đang lên trong phe "thái tử đảng" gồm những nhà lãnh đạo xuất thân từ gia đình các nhà cách mạng cấp cao hoặc các quan chức cấp cao.

‘Likonomics' - Kinh tế học Lý Khắc Cường

Ông Lý được bổ nhiệm làm thủ tướng vào tháng 3/2013 trong bối cảnh có nhiều sự phô trương.

Chính sách kinh tế cải cách cơ cấu và giảm nợ của ông, được gọi là "Likonomics" (Kinh tế học Lý Khắc Cường), nhằm giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào tăng trưởng dựa trên nợ và thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.

Nhưng khả năng lãnh đạo kinh tế của ông đã suy yếu sau tháng 11/2013, khi ông Tập tự bổ nhiệm mình làm người đứng đầu Nhóm lãnh đạo cải cách sâu sắc toàn diện, một trong nhiều nhóm do ông Tập thành lập để củng cố quyền lực của ông trong đảng.

Đến năm 2016, các bài báo trên cơ quan ngôn luận của đảng là Nhân dân Nhật báo đã bỏ "Likonomics", nhằm ủng hộ tư tưởng kinh tế của ông Tập, trong đó nhấn mạnh cải cách kinh tế vi mô và ủng hộ những thay đổi về cung ứng.

Vào tháng 3/2018, ông Lý tái đắc cử thủ tướng nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai, nhưng nhiệm vụ quản lý kinh tế được giao cho Phó Thủ tướng mới được bổ nhiệm Lưu Hạc, một nhà kinh tế học tốt nghiệp Harvard.

Ông Lý rõ ràng đã vắng mặt tại một hội nghị chuyên đề do Chủ tịch Tập triệu tập vào tháng 8/2020 để chuẩn bị cho Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc, với sự tham dự của các chuyên gia kinh tế và các lãnh đạo cấp cao của đảng.

Ông Lý đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo cao nhất của đảng trong cùng kỳ Đại hội đó. Ông đã nghỉ hưu với tư cách thủ tướng trong năm nay.

Không có nhiều thông tin về cuộc sống cá nhân của ông Lý.

Ông kết hôn với bà Trịnh Hồng, một giáo sư chuyên ngành giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, họ gặp nhau khi cùng học tại Đại học Bắc Kinh danh tiếng và có một con gái.

Nguồn : BBC, 27/10/2023

Published in Diễn đàn

Đã có những sự kiện âm thầm diễn ra trong lúc Tập vô hiệu hóa Quốc vụ viện để củng cố sức mạnh của đảng.

ly1

Trong các video ghi lại bằng điện thoại thông minh, người ta thấy Lý Khắc Cường, thủ tướng sắp mãn nhiệm của Trung Quốc, chào tạm biệt 800 quan chức cấp cao của chính phủ vào đầu tháng này và đưa ra một số lời chỉ trích ngầm. (Ảnh chụp màn hình từ một blog tiếng Trung)

Ngay trước khi Quốc hội Trung Quốc bắt đầu phiên họp thường niên vào Chủ nhật (05/03/2023), nhiều video về một sự kiện đã được lan truyền chóng mặt.

Được quay bằng điện thoại thông minh, những video này cho thấy Thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường đang chào tạm biệt khoảng 800 quan chức cấp cao của chính phủ. Họ bao gồm những nhân vật quan trọng nhất của Văn phòng Quốc vụ viện, cơ quan mà Lý đã lãnh đạo trong thập niên vừa qua.

Cho đến nay, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc do nhà nước điều hành vẫn chưa phát sóng – hay chính xác hơn là không thể phát sóng – đoạn clip gây tranh cãi, trong đó Lý đưa ra nhận xét mà một số người đã diễn giải là lời chỉ trích Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc.

Dù một số video hiện đã bị gỡ xuống, nhưng rõ ràng Lý đã nói những lời này : "Trời xanh nhìn thấu chuyện trần gian. Ông trời có mắt".

Những từ ngữ mạnh mẽ này cho thấy một niềm tin. Về mặt kỹ thuật, nhận xét của Lý hướng đến các quan chức cấp cao trong Quốc vụ viện, những người đã ủng hộ ông suốt nhiều năm. Ngay cả khi ánh đèn sân khấu không chiếu vào các vị, thì ông trời vẫn đang dõi theo những công việc tuyệt vời mà các vị đang làm. Hãy tiếp tục cống hiến dưới thời thủ tướng mới, đó chính là thông điệp của ông.

Nhưng nhiều người trung thành với Lý có lẽ đã giật mình trước câu nói của ông.

Trước tiên, cần phải hiểu về "cuộc chiến nam-bắc" đã diễn ra trong 10 năm qua tại khu Trung Nam Hải của Bắc Kinh, nơi các quan chức hàng đầu của Trung Quốc đặt văn phòng của họ.

Trung Nam Hải trước đây là một khu vườn thượng uyển. "Vườn phía nam" là nơi đóng trụ sở của các tổ chức trung ương của Đảng cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo, trong khi "vườn phía bắc" là nơi đặt các văn phòng chính của Quốc vụ viện, tức chính phủ Trung Quốc, đã từng nằm dưới quyền kiểm soát của Lý Khắc Cường.

Quan hệ giữa hai bên vẫn tương đối cân bằng, nhưng kể từ khi Tập lên nắm quyền vào năm 2012, vườn nam đã chiếm thế thượng phong. Thật vậy, kể từ năm 2016, họ đã giành chiến thắng trong cuộc tranh giành quyền lực này.

Năm đó, một bài báo viết bởi một "nhân vật có thẩm quyền" ẩn danh đã xuất hiện trên trang nhất của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản. Bài báo chỉ trích "Likonomics", các biện pháp kích thích kinh tế mà Lý khởi xướng, và nó đã gây ra một làn sóng chấn động khắp Quốc vụ viện.

Tác giả bài viết là Lưu Hạc, một nhà kinh tế và là thành viên của Bộ Chính trị thân cận với Tập. Những lời chỉ trích của ông đã làm suy yếu Quốc vụ viện và tập trung nhiều quyền lực hơn vào tay Tập. Likonomics từng thu hút sự chú ý quốc tế, nhưng kể từ năm 2016, nó đã bị gạt sang bên lề.

ly2

Bình luận của Lý Khắc Cường chủ yếu hướng đến các quan chức của Văn phòng Quốc vụ viện – cơ quan cấp cao nhất của chính phủ Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình từ một blog tiếng Trung)

Trong lời chia tay của mình, Lý đã thẳng thắn ca ngợi các nhân vật cấp cao chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách quan trọng của Quốc vụ viện, và liên tục đề cập đến "tiếng nói của nhân dân" và "quyền lực của nhân dân".

Theo ý thức hệ cộng sản Trung Quốc, "nhân dân" là những người đóng vai trò lãnh đạo nền chính trị. Lắng nghe tiếng nói của nhân dân và phản ánh chúng trong các chính sách thực tế là một vai trò truyền thống của Quốc vụ viện.

Nhưng vai trò ấy đã bị tước mất, và quyền lực hiện đã được củng cố trong tay Ban chấp hành Trung ương Đảng, dưới sự chỉ huy tối cao của Tập Cận Bình.

Nhận xét của Lý dường như ám chỉ thái độ hoài nghi của ông đối với sự coi thường truyền thống này.

"Ông Trời" (Thiên) là một khái niệm quan trọng trong triết học phương Đông. Ông trời từ trên cao nhìn xuống dân thường, và sẽ trừng phạt những ai dám làm việc xấu.

Thế thì ai đang làm điều xấu ? Có nhiều cách diễn giải khác nhau.

Như đã đề cập ở trên, một vài đoạn phim ghi lại lời chào tiễn biện của Lý đã bị rò rỉ. Điều đó cho thấy rằng nhiều người hâm mộ cựu thủ tướng đã rất buồn khi ông phải nghỉ hưu, và muốn lan truyền ngôn từ dũng cảm của ông. Nếu tính cả thời gian làm phó thủ tướng, Lý đã dành 15 năm ở vườn bắc. Vậy nên cũng dễ hiểu nếu ông có người hâm mộ ở nơi này.

Vào ngày Lý có bài phát biểu cuối cùng, một bản tin thú vị đã xuất hiện trên chương trình thời sự buổi tối của đài CCTV. Nó nói rằng mọi bí thư đảng thuộc tất cả các tổ chức tại Trung Quốc, bao gồm cả Quốc vụ viện, đều phải gửi báo cáo trực tiếp cho Tập.

Trước thời Tập, thật không thể tưởng tượng sự tồn tại của một cơ chế như vậy. Và nó chính là biểu hiện cho sự tập trung quyền lực của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

ly3

Thủ tướng tương lai Lý Cường vỗ tay trong lúc Thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường đi phía sau ông tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 5/3. Lý Cường không hề có kinh nghiệm làm phó thủ tướng. (Ảnh của Yusuke Hinata)

Sau 9 ngày họp, phiên họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc sẽ bế mạc vào ngày 13/3 sắp tới. Lý Cường, một phụ tá thân cận của Tập, sẽ được bầu làm thủ tướng mới của Trung Quốc, và sự suy giảm quyền lực của Quốc vụ viện sẽ càng trở nên rõ ràng hơn.

"Kế hoạch cải cách các thể chế của đảng và nhà nước" đang được thảo luận trong phiên họp quốc hội hiện tại, và nó sẽ thúc đẩy sự suy giảm quyền lực của Quốc vụ viện thêm nữa. Điều này có nghĩa là gì ?

Một nguồn tin thuộc Đảng cộng sản Trung Quốc nói với Nikkei Asia : "Những khác biệt nhỏ trong định hướng giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã là một trở ngại cho việc thực thi chính sách, và chắc chắn, trong tương lai, các chính sách sẽ được quyết định và thực hiện nhanh hơn dưới sự lãnh đạo của đảng".

Nguồn tin nhận định : "Nếu không có quan điểm khác biệt nào giữa đảng và chính phủ, bởi vì phe bắc hoàn toàn phục tùng phe nam, thì mọi thứ sẽ diễn ra suôn sẻ hơn và hiệu quả hơn".

Lập luận này có lẽ phải được đặt dấu chấm hỏi.

Khi quyết định các chính sách kinh tế phức tạp, chính phủ cần phải cân nhắc các yếu tố đầu vào khác nhau từ các chính quyền địa phương, các viện chính sách, và các bên liên quan khác. Sau những cuộc thảo luận sôi nổi, một chính sách được cân nhắc kỹ lưỡng sẽ được triển khai. Tuy nhiên, quá trình này có thể sẽ bị bỏ qua trong tương lai.

Các quan chức chính quyền địa phương thường lo lắng về phản ứng của Tập đối với bất cứ điều gì họ đề xuất. Cách tốt nhất để tự bảo vệ bản thân là che giấu suy nghĩ thật của mình và không bày tỏ phản đối. Xu hướng này hiện đã thành hình, và sẽ càng trở nên rõ ràng trong tương lai.

ly4

Trong một khoảnh khắc hiếm hoi, Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường bắt tay nhau vào cuối phiên khai mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hôm 5/3. (Ảnh của Yusuke Hinata).

Ngoài Lưu Hạc, tất cả các phó thủ tướng còn lại, kể cả Hồ Xuân Hoa – người từng được cho là có khả năng trở thành lãnh đạo thế hệ tiếp theo – sẽ rời Quốc vụ viện. Trong khi đó, Lý Cường, thủ tướng sắp được bổ nhiệm, lại không có kinh nghiệm làm phó thủ tướng.

Vai trò hàng đầu của Ban chấp hành Trung ương Đảng trong việc đưa ra quyết định đang làm dấy lên lo ngại.

Lo sợ sự leo thang của thương chiến Trung-Mỹ, Lý Khắc Cường đã thực hiện một số biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại suốt 5 năm qua, nhưng mối quan hệ giữa hai siêu cường vẫn tiếp tục xấu đi vì vấn đề an ninh. Cùng lúc đó, các biện pháp kinh tế trong nước của Trung Quốc không mang lại kết quả như mong muốn.

Lý Khắc Cường tin rằng COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, dù Tập và Ban chấp hành Trung ương đã tuyên bố chiến thắng. Bài phát biểu chia tay của ông phản ánh một số lo ngại đang diễn ra về virus.

Sau khi đọc bài phát biểu chia tay trước quốc hội vào Chủ nhật, Lý đã bắt tay với Tập trong một khoảnh khắc cực kỳ hiếm hoi. Khoảnh khắc này diễn ra ba ngày sau khi Lý có bài phát biểu trước các quan chức Quốc vụ viện. Người ta chẳng tài nào biết được hai người thực sự nghĩ gì sau một thập niên đầy thử thách, chia sẻ với nhau nhiều trải nghiệm nhưng lại có những quan điểm hoàn toàn khác biệt trong trận chiến ở Trung Nam Hải.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "In his parting words, Li Keqiang warns that ‘heaven is watching’", Nikkei Asia, 09/03/2023.

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 13/03/2023

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Published in Diễn đàn

Việc nhấn mạnh vào cải cách và mở cửa sẽ cản trở các chính sách kinh tế của Tập.

lkc1

Thủ tướng Lý Khắc Cường (phải), gần đây cho biết, "Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng", trong một cuộc nghiên cứu khả thi về các chính sách kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình. (Nikkei dựng phim / Getty Images / Reuters)

Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về việc trao lại sự nghiệp cho thế hệ tiếp theo, hoặc thảo luận về các xu hướng chính sách quan trọng, họ thường sử dụng các phép so sánh với sông Hoàng Hà và sông Dương Tử.

Hai con sông lớn nhất của đất nước đã bồi đắp cho nền văn minh Trung Hoa từ thời cổ đại. Các nhà lãnh đạo thường thích lồng ghép cảm xúc cá nhân vào chúng. Sẽ dễ nói về các chủ đề tế nhị hơn nếu ta so sánh chúng với những dòng sông.

Và so sánh ẩn dụ cũng thường hàm chứa nhiều thông điệp.

"Công cuộc cải cách và mở cửa của Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến lên. Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng", Thủ tướng Lý Khắc Cường đã vui vẻ nói trong khung cảnh bầu trời xanh, khi ông đến thăm một khu cảng trong chuyến thị sát thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, vào ngày 16-17/08.

Lý từng đưa ra nhận xét tương tự vào tháng 3, nhưng những bình luận mới nhất của ông đã thu hút sự chú ý hơn nhiều, bởi chúng được đưa ra ngay sau mật nghị Bắc Đới Hà, diễn ra giữa các nhà lãnh đạo đương nhiệm và đã nghỉ hưu tại khu nghỉ mát ven biển cùng tên. Người ta cho rằng cuộc họp diễn ra vào đầu tháng 8.

Các bình luận cũng được đưa ra ngay trước thềm đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khai mạc vào ngày 16/10. Niềm tin mà Lý thể hiện khi sử dụng trong phép ẩn dụ hai dòng sông – và việc duy trì chính sách cải cách và mở cửa – dường như đã chấm dứt cuộc tranh luận về chính sách kinh tế tiếp theo. Di sản của Đặng Tiểu Bình vẫn tồn tại, bất chấp việc Chủ tịch Tập Cận Bình cố gắng chứng tỏ rằng mình đã vượt qua nhà cố lãnh đạo.

Có lẽ vì phản ứng quá lớn đối với những lời phát biểu của ông, đoạn video quay cảnh Lý đưa ra bình luận trên đã không còn xem được ở Trung Quốc.

lkc2

Sông Dương Tử chảy qua Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, trong một đợt nắng nóng vào tháng 8. © Reuters

Trong khi đó, ở Tạp chí Cầu Thị, ấn phẩm của đảng được phát hành hai tháng một lần, một cuộc thảo luận riêng biệt đang diễn ra.

Trong số ra ngày 01/09, một bài báo của Khúc Thanh Sơn (Qu Qingshan), Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn liệu và Lịch sử Đảng của Ban chấp hành Trung ương, giải thích rằng "giai đoạn phát triển mới" mà Tập nói đến "đã được bao hàm trong giai đoạn sơ khai của chủ nghĩa xã hội, chứ không phải là một giai đoạn tách biệt với giai đoạn sơ khai của chủ nghĩa xã hội".

Bài báo cũng lần đầu tiên giới thiệu một bài phát biểu của Tập hai năm trước, nói về giai đoạn phát triển mới và tầm nhìn dài hạn đến năm 2035. Khúc đã phân tích bài phát biểu này.

Cụ thể, "giai đoạn phát triển mới" của Tập dự kiến rằng đến năm 2035, Trung Quốc sẽ cơ bản hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, sau đó sẽ xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, thịnh vượng, dân chủ, phát triển văn hóa, và hòa hợp vào năm 2049.

Dưới thời Đặng Tiểu Bình, mục tiêu cần đạt được là "sự sung túc". Còn mục tiêu của Tập trong giai đoạn phát triển mới là theo đuổi "sức mạnh".

Nếu thành công, con đường này sẽ đưa Tập lên trước Đặng trong sử sách.

lkc3

Lý Khắc Cường đã sử dụng một phép ẩn dụ trong chuyến thị sát Thâm Quyến, Quảng Đông hồi tháng 8. Đoạn phim quay lại cảnh này hiện không còn xem được ở Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình từ CCTV)

Nhưng phân tích của Khúc Thanh Sơn kết luận rằng "giai đoạn phát triển mới" chỉ là một bước trong "giai đoạn sơ khai" của chủ nghĩa xã hội – nền tảng của Lý luận Đặng Tiểu Bình.

Do Đặng khởi xướng, lý thuyết về giai đoạn sơ khai đã được giải thích rõ hơn vào năm 1987, trong đại hội toàn quốc lần thứ 13 của đảng. Vào thời điểm đó, người ta tin rằng giai đoạn sơ khai sẽ kéo dài cho đến khi quá trình hiện đại hóa được cơ bản thực hiện vào giữa thế kỷ 21.

Tại đại hội Đảng toàn quốc lần gần nhất, vào năm 2017, Tập đã đẩy mục tiêu hiện đại hóa lên sớm hơn khoảng 15 năm, tức là năm 2035. Đây được dự kiến sẽ là một trong những thành tựu lớn nhất của Tập.

Tuy nhiên, theo phân tích của Khúc, giai đoạn sơ khai của chủ nghĩa xã hội sẽ không kết thúc vào năm 2035. "Giai đoạn phát triển mới" của Tập đã được bao gồm trong giai đoạn sơ khai nói chung của Đặng.

Dù lời giải thích của Khúc là mạch lạc và hợp lý về mặt lịch sử, nhưng điều thú vị là ông đã nhấn mạnh đến logic này ở thời điểm hiện tại.

Điều đó dường như phản ánh các cuộc thảo luận ở Bắc Đới Hà, nơi chắc chắn đã đề cập đến những lo ngại về nền kinh tế đang chậm lại. Tuy nhiên, bằng cách trích dẫn bài phát biểu của chính Tập, bài phân tích đã giúp giữ thể diện cho nhà lãnh đạo.

Thông điệp lớn của Khúc là "Trung Quốc đang ở giai đoạn sơ khai của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, trước tiên cần làm cho chiếc bánh lớn hơn bằng cách tiếp tục cải cách và mở cửa. Không nên vội vàng hiện thực hóa "thịnh vượng chung" bằng cách chia đều miếng bánh. Việc đó sẽ làm ở giai đoạn sau, khi Trung Quốc đã kết thúc giai đoạn sơ khai".

Việc Khúc nhấn mạnh rằng Trung Quốc vẫn chưa ra khỏi giai đoạn sơ khai của chủ nghĩa xã hội được oil à một phần trong nỗ lực kiềm hãm sự mở rộng các chính sách kinh tế của Tập một cách vô trật tự.

lkc4

Một cuốn sách bình luận về phim tài liệu gây tranh cãi "Hà Thương".

Năm 1988, một năm sau khi lý thuyết về giai đoạn sơ khai của chủ nghĩa xã hội chính thức được giới thiệu, bộ phim tài liệu truyền hình Trung Quốc – Hà Thương – đã gây ra một cơn sóng thần văn hóa.

Bộ phim lập luận rằng Trung Quốc nên từ bỏ "nền văn minh sông Hoàng Hà" xưa cũ và tiến đến đại dương xanh, nếu không, họ sẽ sa sút dần và sau cùng sẽ mất đi vai trò "công dân toàn cầu" của mình.

Lập luận táo bạo này đã gây ra một làn sóng chấn động và bộ phim đã bị cấm phát lại.

Bộ phim kêu gọi mọi người hướng tới cải cách và mở cửa. Bộ phim tài liệu này đã được ủng hộ bởi Lệ Dĩ Ninh (Li Yining), một nhà kinh tế hàng đầu, đồng thời là giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, người cũng từng là cố vấn cho bộ phim.

Lệ cũng được biết đến là cố vấn cho Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Tập đang tìm kiếm một nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ với tư cách lãnh đạo đảng tại đại hội toàn quốc sắp tới.

Ngay sau khi Thủ tướng Lý nói rằng "sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược", đã xuất hiện nhiều đồn đoán rằng câu nói này có thể ảnh hưởng đến tương lai quyền lực của Tập và vấn đề thay đổi thế hệ lãnh đạo đảng.

Tuy nhiên, một thông báo đã được đưa ra vào ngày 30/08 rằng đại hội toàn quốc lần thứ 20 sẽ khai mạc vào ngày 16/10, theo đó cho thấy việc chuẩn bị cho sự kiện trọng đại của Tập đang diễn ra tốt đẹp.

Dù các chính sách kinh tế của Tập liên tục bị chỉ trích, điều đó vẫn không làm lung lay cơ sở chính trị của ông, chí ít thì không phải ngay lập tức.

Tập không nói về bất kỳ kế hoạch kế vị nào. Các tranh luận về người kế nhiệm chủ tịch nước một lần nữa đã bị kiểm soát và bị giữ trong bóng tối.

Trước thềm đại hội toàn quốc năm 2017, Tập đã thanh trừng Tôn Chính Tài, khi đó là Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, và là cái tên hứa hẹn sẽ trở thành nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo. Bằng cách đó, ông đã chứng tỏ rằng mình sẽ còn nắm quyền thêm một thời gian dài.

Nhưng sau mười năm tại vị, Tập khó mà sử dụng lại chiến thuật tương tự.

lkc5

Tập Cận Bình đứng giữa các cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân khi cả ba cùng xem một cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh vào ngày 01/10/2019. Tập luôn úp mở về cách chuyển giao quyền lực của mình. © Kyodo

Vậy Tập có quan điểm thế nào về kế nhiệm ? Tháng 10 năm ngoái – ngay trước khi "nghị quyết lịch sử lần thứ ba" của đảng được thông qua – Tập đã đưa ra nhận xét về vấn đề thay đổi thế hệ và nó đã thu hút sự chú ý lớn.

"Cách tốt nhất để đánh giá hệ thống chính trị của một quốc gia có dân chủ và hiệu quả hay không", ông nói, "là hãy quan sát xem việc kế nhiệm của các nhà lãnh đạo quốc gia đó có diễn ra trong trật tự hay không".

Ông từng nói những câu tương tự trong quá khứ. Điểm quan trọng là ông chỉ đề cập đến "các nhà lãnh đạo quốc gia", chứ không đề cập đến đảng hoặc Ban chấp hành Trung ương.

Tuy nhiên, những bình luận như vậy không cho thấy Tập đã sẵn sàng bàn giao mọi thứ ngay lập tức cho người kế nhiệm.

Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử, cựu chủ tịch Giang Trạch Dân từng có một nhận xét thú vị về kế nhiệm cách đây 22 năm.

"Ở sông Dương Tử, sóng sau xô sóng trước", ông nói với các quan chức cấp cao của liên minh cầm quyền Nhật Bản, gồm cả Hiromu Nonaka, khi đó đang là Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Tự do. Cuộc gặp diễn ra vào ngày 30/05/2000, tại khu Trung Nam Hải, Bắc Kinh.

Đó là một câu nói của người Trung Quốc. Nó có nghĩa là giống như dòng chảy của sông Dương Tử, thế giới thay đổi liên tục và thế hệ mới sẽ lên thay thế thế hệ cũ.

Trong cuộc gặp với các chính trị gia Nhật Bản, Giang đã đề cập đến tên của phó chủ tịch lúc bấy giờ, Hồ Cẩm Đào, người được cho là sẽ kế nhiệm Giang.

lkc6

Tập Cận Bình đến thăm ngôi nhà thời thơ ấu ở ngoại ô Diên An, tỉnh Thiểm Tây, vào năm 2015. © Tân Hoa Xã / Kyodo

Dù rất cởi mở với việc thay đổi thế hệ, Giang đã không dễ dàng nhường lại mọi quyền lực cho Hồ.

Tại đại hội toàn quốc lần thứ 16 của đảng vào mùa thu năm 2002, Giang đã trao lại chức vụ Tổng Bí thư cho Hồ nhưng không từ bỏ chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Ông đã giữ lại chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, mà về thực chất là một nguồn quyền lực bởi vị trí này có thể huy động quân đội, vì sợ ảnh hưởng của mình sẽ nhanh chóng suy yếu. Mãi đến hai năm sau, vào mùa thu năm 2004, Giang mới chính thức nghỉ hưu khỏi chức vụ đó.

Hiếm có nhà lãnh đạo nào lại dễ dàng nhường mọi quyền lực cho những người trẻ hơn. Việc Tập sẽ được bầu lại nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc trong đại hội toàn quốc vào tháng 10 này dường như là điều chắc chắn. Nhưng chúng ta hoàn toàn không biết ông sẽ chuyển giao quyền lực như thế nào trong tương lai.

Tập đã trải qua thời niên thiếu của mình gần Diên An, tỉnh Thiểm Tây, nơi được bao quanh bởi sông Hoàng Hà. Ông tự gọi mình là "người con của đất Hoàng Hà".

Trong khi đó, Thủ tướng Lý Khắc Cường là "hậu duệ" của chính sách cải cách và mở cửa được tượng trưng bởi Hà Thương, vốn kêu gọi từ bỏ "nền văn minh sông Hoàng Hà cũ".

Về mặt chính trị, Tập vẫn đang tìm cách tách khỏi các chính sách của Đặng Tiểu Bình. Ông sẽ đối phó ra sao với Lý, người tiếp nối ngọn cờ cải cách và mở cửa của Đặng ? Thêm nữa, ông sẽ giải quyết vấn đề bồi dưỡng người kế nhiệm tiềm năng như thế nào ? Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ có sau một tháng nữa.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "In cryptic lingo, Premier Li says rivers only flow forward", Nikkei Asia, 08/09/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 23/09/2022

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cao cấp của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Published in Diễn đàn

Lý Khc Cường dám đi đu Tp Cn Bình

Ngô Nhân Dụng, VOA, 08/06/2022

Năm 2018 hiến pháp Cộng hòa nhân dân Trung Quc được tu chính, xóa b tin l làm ch tch 2 nhim k ca Giang Trch Dân và H Cm Đào. Cui năm nay Tp Cn Bình s được Đi hi Đng tái c chc ch tch ln th ba. Tư tưởng Tp Cn Bình được ghi vào cương lĩnh, ngang vi Mao Trch Đông, trên chân Lý thuyết Đng Tiu Bình. Có ai dám đi đu vi quyn lc ca Tp Cn Bình hay không ?

lykhaccuong0

Tp Cn Bình (trái) và Lý Khc Cường. Lý Khc Cường vn chng t mình là người ch cht, người duy nht lo lng cho nn kinh tế vì biết uy quyn, nh hưởng ca Tp trên nhiu cán b cao và trung cp đang gim.

Ngày 25 tháng 5 va ri, Th tướng Lý Khc Cường (Li Keqiang) mi xut hin, nói chuyn vi hàng ngàn cán b trên toàn quc, qua màn nh. Ln cui cùng mt lãnh t nói chuyn vi đông đo cán b như vy là vào tháng Hai, 2020, theo bn tinBloomberg. Năm đó, Tp Cn Bình phát đng mt "cuc chiến tranh nhân dân" chng bnh dch Covid-19. Bây gi, hơn hai năm sau,Lý Khc Cường báo đng c nước rng kinh tế có th suy sp nếu tiếp tc chn Covid bng các bin pháp thiếu khôn ngoan.

Lý Khc Cường dám công khai trình bày mt ý kiến khác vi "lãnh t ct lõi". Lý không trc tiếp phê phán chính sách chngCovid cng nhc ca Tp Cn Bình, nhưng phê bình gt gao các lãnh t đa phương đã không thi hành các bin pháp kích thích kinh tế ca ông ta. Tp Cn Bình nhn mnh đánh Covid, Lý Khc Cường lo bo v kinh tế.

Trong hai người, ai cũng thy Tp mnh hơn. Nhiu cán b cao cp không tham d nghe Lý Khc Cường nói chuyn.Điu này d hiu.Lãnh đo các thành ph ln đang chú tâm ngăn nga Covid. Tương lai s nghip ca chính h s chm dt sm nếu bnh dch gia tăng. Thng kê s người b bnh hoc người chết được công b ngay lp tc. Còn kết qu vic kích thích kinh tế s ti rt chm chp.

Nhưng Lý Khc Cường vn chng t mình là người ch cht, người duy nht lo lng cho nn kinh tế vì biết uy quyn, nh hưởng ca Tp trên nhiu cán b cao và trung cp đang gim. Kinh tế suy yếu thì h thng bao cp ca Đng cng sn đ mua chuc lòng trung thành ca cp dưới cũng yếu đi. Các quan chc còn bt mãn vì Tp Cn Bình c vũ nhng chính sách ngoi giao thù nghch vi bên ngoài. Các nước M, Châu Âu, Nht Bn đoàn kết hơn, s ngăn cn sc bành trướng ca kinh tế Trung Quc. Chương trình Nht Đi Nht L có tiếng mà không có miếng, kích thích t ái dân tc ca dân lc đa, Tp Cn Bình được "tiếng" nâng uy tín cá nhân, nhưng các quan chc đa phương không thy được hưởng "miếng" nào hết mà ch thy tài nguyên đem ra ngoài, h không được quyn s dng.

Ni bt mãn ngm ngm này s được các đi th ca Tp Cn Bình khai thác trong k Đi hi Đng ln th 20 sp ti.

Tp Cn Bình s tiếp tc nm đa v cao nht, nhưng không chc s un nn được thành phn lãnh đo tương lai theo ý mình. Nghĩa là không còn đc quyn quyết đnh các chính sách quc gia trong năm, mười năm ti.

Trong 25 người thuc Thường v B Chính Tr hin nay có 15 người thuc vây cánh ca Tp Cn Bình. Theo thông l, 11 người ti tui 68 s phi v hưu trong s đó có Tp Cn Bình nhưng chc ch tch s được min tr. Lý Khc Cường s phi ngưng làm th tướng vì đã ngi quá lâu, nhưng vn còn thêm mt nhim k 5 năm na trong Thường v. Lý đang tìm cách xếp đt cho mt người ca mình lên thay làm th tướng đi đu vi người ca Tp, theo nht báothe Wall Street Journal.

Hai người thân tín ca Tp Cn Bình đang đi xung, là Lt Chiến Thư (Li Zhanshu, 战书), đang đóng vai ch tch Thường v, và Hàn Chính (Han Zheng, 韩正), người ph trách v Hng Kông. Mt ngôi sao đang lên là Lý Cường (Li Qiang,), vn là tay chân được Tp Cn Bình nâng đ, tng là thư ký riêng khi Tp làm Tnh y Chiết Giang.Lý Cường đang làm bí thư Thượng Hi, d trù s được đưa vào Thường v B Chính Tr. Nhưng tình trng căng thng thành ph này trong hai tháng qua, dân chúng biu tình chng các bin pháp cm đoán vì Covid, khiến ngôi sao này lu m ít có hy vng.

Trong s các phó th tướng, Tôn Xuân Lan,Hàn Chính, Lưu Hc, Tăng Bi Viêm s ngh, ch cònH Xuân Hoa (Hu Chun Hua胡春) chưa đến tui v hưu, là người thuc phe H Cm Đào và Lý Khc Cường. Cường mun đưa Hoa lên thay mình làm th tướng. Tp đang tn công Hoa vi cuc điu tra tham nhũng Ni Mông C trong 20 năm qua, mà H Xuân Hoa tng làm bí thư tnh y t 2009 đến 2012.

Thế lc ca Tp Cn Bình yếu hơn vì hai mi lm ln trong năm qua. Trong nước, chiến dch ngăn chn Covid-19 lúc đu ch chú trng đến nhng người trong tui làm vic ; nhng người ln tui chưa được chích nga đ, bây gi h bnh nhiu hơn và nng hơn. Tp bt tt c các thành ph ln đóng ca dù không cn thiết, khi vi khun Corona biến thái đến mt dng bt nguy him. Hu qu là kinh tế càng xung thp sau khi đã gim tc đ tăng trưởng sut my năm. Bc Kinh đt ch tiêu kinh tế s tăng thêm 5,5% trong năm nay, nhưng các nhà quan sát kinh tế tiên đoán s ch thêm được 4,5%, theo cuc thăm dò ca hãng tinBloomberg.

Bên ngoài, Tp Cn Bình cũng lm khi đng hn v phía Vladimir Putin trong cuc xâm lăng Ukraine. Các cường quc M, Châu Âu, Nht Bn phn đi, da áp dng lnh cm vn lên các công ty Trung Quc còn mua bán vi Nga. Các nước tiên tiến đã cm vn các công ty Trung Quc trong các lãnh vc tin hc, không cho mua nhng "chíp" bán dn tân tiến nht.

Mc dù Tp Cn Bình hô hào Trung Quc phi "t túc" trong vic phát trin các công ngh tân tiến, Trung Quc vn phi mua các b phn quan trng nht trong nhng ngành này. T năm 2012 khi Tp Cn Bình lên ngôi, s tin nhp cng các b phn quan trng nht cho các ngành đin t và tin hc không gim. K ngh chế to máy bay ca Trung Quc vn cn mua 98% các b phn t các nước t do dân ch.

Kinh tế Trung Quc sng nh xut cng, vn l thuc th trường các nước dân ch t do Âu M, Nht Bn. Tc là vn chu ri ro ln nếu các nước này ngăn chn, như cu Tng thng Donald Trump đã làm. Trước năm 2012 s hàng bán qua các nước trên đã gim t 50% xung 39% trong tng s xut cng. T hi Tp Cn Bình lên đến nay, t s đó không gim. Tp Cn Bình mun dùng th trường Nga đ gim bt nh hưởng ca các nước Âu M, nhưng nước Nga ch mua 2% hàng xut cng ca Trung Quc.

Hai bước đi lm ln ca Tp Cn Bình, trong nước và bên ngoài, không th nào che giu được. Lý Khc Cường biết, và biết rng quan chc cán b cũng biết. Cho nên cuc tranh giành nh hưởng và quyn lc đã bt đu. Mun biết kết cc ra sao phi coi tiếp các hi sau mi rõ!

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 08/06/2022

**************************

Lý Khắc Cường đã trở lại, và ‘Likonomics’ cũng vậy

Katsuji Nakazawa, Nguyễn Thị Kim Phụng, Nghiên cứu quốc tế, 23/05/2022

Những sai lầm kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình đã mở đường cho việc chia sẻ quyền lực.

lykhaccuong2

Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường - Ảnh minh họa

Việc Thủ tướng Lý Khắc Cường bất ngờ quay lại gia tăng quyền lực gần đây đang là chủ đề bàn tán khắp Trung Quốc.

Thủ tướng Trung Quốc theo truyền thống sẽ chịu trách nhiệm về các chính sách kinh tế vĩ mô, với tư cách là người đứng đầu Quốc vụ viện, tức chính phủ Trung Quốc. Nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã tập trung hết quyền lực vào tay mình, nên trong 9 năm qua, quyền lực của Lý chỉ là trên danh nghĩa.

Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi đáng kể trong tháng qua.

Sáng thứ Bảy vừa qua, các thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã rất ngạc nhiên khi lật mở các trang của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng cầm quyền. Nằm ngay ở trang 2 là toàn văn bài phát biểu của Lý ba tuần trước đó.

Tác động thực ra không đến từ nội dung lời nói của vị Thủ tướng tại hội nghị ngày 25/04 về chính trị trong sạch, mà đến từ việc nó đã được dành cho tận 10.000 từ trên trang báo chính thức.

lykhaccuong3

Thủ tướng Lý phát biểu tại Hội nghị Công tác của Hội đồng Nhà nước về Chính trị Trong sạch vào ngày 25/04. (Ảnh chụp màn hình từ CCTV)

Về nội dung, Lý nói đến chính trị trong sạch – phù hợp với chính sách lớn của Tập là xóa bỏ tham nhũng. Nhưng nếu xem xét cẩn thận hơn, chúng ta sẽ thấy nhiều yếu tố thú vị trong bài phát biểu của vị thủ tướng.

Hầu như trong suốt bài phát biểu của mình, Lý đều nói về nền kinh tế: các biện pháp tái thiết kinh tế, cam kết đối với cơ chế thị trường, giảm gánh nặng thuế, hỗ trợ các công ty vừa và nhỏ, cũng như tạo việc làm.

Đây là những trụ cột của ‘Likonomics,’ thuật ngữ được tạo ra vào giai đoạn đầu của nhiệm kỳ, để mô tả các ưu tiên của Lý. Sau đó, Likonomics đã bị tạm dừng khi Tập giành quyền điều hành nền kinh tế. Nhưng bài phát biểu ngày 25/04 báo hiệu rằng cẩm nang kinh tế của Lý đã trở lại một cách ngoạn mục.

Đáng chú ý nhất là câu, "Thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội là trách nhiệm cơ bản của chính quyền các cấp, và cũng là yêu cầu thiết yếu để cải thiện hoạt động của đảng và xây dựng chính quyền trong sạch".

Thủ tướng Lý thậm chí còn nói về cách điều hành Đảng Cộng sản. Đây vốn dĩ là đặc quyền của Tập.

"Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết phải nỗ lực hơn nữa để chống lại các thủ tục vô lý, chủ nghĩa quan liêu, chủ nghĩa hưởng lạc và thói xa hoa, đặc biệt tập trung vào hai vấn đề đầu tiên", Tân Hoa Xã đưa tin sau buổi họp.

lykhaccuong4

Kinh tế Trung Quốc suy giảm vào tháng 4 đã gây sốc cho nhiều người. © AP

Một điểm đáng chú ý khác trong bài phát biểu là Lý gần như không đề cập đến chính sách zero-Covid của Tập, dù nó đã được tái khẳng định tại cuộc họp gần đây của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định hàng đầu của đảng.

Điểm này có thể liên quan đến kết quả hoạt động kinh tế của Trung Quốc trong tháng 4 vừa qua, vốn rất tệ. Sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái, không chỉ bởi zero-Covid, mà còn liên quan đến cuộc đàn áp đối với các tập đoàn công nghệ, các công ty liên quan đến lĩnh vực bất động sản, và các trung tâm gia sư, vốn được lần lượt tiến hành theo chỉ đạo của Tập.

Nếu đem hàng loạt diễn biến gần đây ra phân tích về mặt chính trị, có thể kết luận rằng đã có một số thay đổi quan trọng trong nội bộ đảng kể từ tháng 4, khi nền kinh tế Trung Quốc rõ ràng đã mất động lực tăng trưởng.

Bài đăng về Lý Khắc Cường của Nhân dân Nhật báo cho thấy sự thay đổi trong hoạch định chính sách kinh tế – từ chế độ do Tập nắm toàn quyền, sang một chế độ do Lý cầm lái. Ít nhất, có thể nói rằng sẽ có nhiều sự phối hợp chính sách hơn trong tương lai.

Tuy nhiên, Tập sẽ không lặng lẽ bước sang một bên. Trong một hành động được nhiều người coi là phản pháo, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia – do một trong những trợ lý đắc lực của Tập, Hà Lập Phong, đứng đầu – đã cho ra mắt một tạp chí mới có tên gọi "Nghiên cứu Tư tưởng Kinh tế Tập Cận Bình".

Bằng cách đóng khung nền kinh tế như một phần trong "tư tưởng" của Tập, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia đang báo hiệu rằng Chủ tịch nước vẫn đang nắm quyền kiểm soát chung trong thời kỳ mới.

lykhaccuong5

Ông Tập, ở vị trí trung tâm, tại buổi lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 10 tháng 5. ©Tân Hoa xã/AP

Trong khi đó, thuộc hạ của Tập đã gây áp lực trong sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản, vốn là cơ sở quyền lực của Lý và người bảo trợ của ông, cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

Tổ chức này đã đạt đến thời kỳ hoàng kim dưới thời của Hồ. Vị cựu chủ tịch từng là Bí thư Thứ nhất của Đoàn Thanh niên, chức vụ hàng đầu của tổ chức, vài năm sau đó, Lý cũng đảm nhiệm chức vụ này.

Nhưng vận may của Đoàn Thanh niên đã biến mất, và chuỗi ngày đen tối của nó đã bắt đầu khi Tập trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc.

Biểu trưng cho sự sa sút của Đoàn là bầu không khí mờ nhạt tại sự kiện kỷ niệm 100 năm thành lập vào ngày 10/05.

Lễ kỷ niệm lần thứ 90 vào tháng 05/2012 đã được tổ chức tại Khán phòng lớn của Đại lễ đường Nhân dân. Nhưng lễ kỷ niệm 100 năm chỉ được tổ chức trong Phòng tiệc, vốn nhỏ hơn. Danh sách những người tham gia cũng giảm đi đáng kể.

lykhaccuong6

Lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Đoàn Thanh niên Trung Quốc được tổ chức tại Khán phòng lớn của Đại lễ đường Nhân dân vào tháng 05/2012. (Ảnh chụp màn hình từ CCTV)

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 100 năm, Tập nhấn mạnh tầm quan trọng của "đấu tranh" trước những đại biểu trẻ tuổi, đồng thời nói, "Đoàn Thanh niên Cộng sản sẽ không thành hình nếu không có Đảng cộng sản Trung Quốc".

Hạ Quân Khoa, Bí thư Thứ nhất đương nhiệm của Đoàn Thanh niên, đã ca ngợi Tập, nói rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến tới "sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa" miễn là đất nước vẫn được chèo lái bởi Tập.

Sự sa sút của Đoàn Thanh niên cũng được thể hiện qua số liệu. Số lượng đoàn viên đã giảm mạnh sau nhiều năm tăng trưởng ổn định cho đến thời kỳ Hồ Cẩm Đào.

lykhaccuong7

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào dự lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản vào tháng 05/2012. (Ảnh chụp màn hình từ CCTV)

Đoàn Thanh niên có 89,9 triệu thành viên vào cuối năm 2012, nhiều hơn con số 85,12 triệu thành viên của Đảng Cộng sản. Nhưng số lượng thành viên đã giảm xuống còn 73,71 triệu vào cuối năm 2021.

Số lượng đảng viên của Đảng Cộng sản đã tăng hơn 10 triệu người trong cùng thời kỳ đó.

Sự sụt giảm đoàn viên thanh niên phần lớn là do việc áp dụng nghiêm ngặt một quy tắc yêu cầu những người đã đủ 28 tuổi phải rời khỏi Đoàn, ngoại trừ các thành viên ban điều hành.

Một số thành viên của Đoàn Thanh niên thường ở lại tổ chức cho đến khi 35 tuổi. Nhưng dù thế nào đi nữa, bản thân điều đó không đủ để giải thích được việc mất đi 16 triệu thành viên trong suốt chín năm qua.

Ảnh hưởng của Đoàn Thanh niên cũng giảm sút. Năm 2016, chính quyền Tập đã công bố kế hoạch cải cách nghiêm ngặt đối với Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên, nhấn mạnh điều mà họ cho là bốn vấn đề lớn của ban, bao gồm việc trở nên "quan liêu" và chỉ chú trọng "giải trí".

Cụm từ "chú trọng vào giải trí" ở đây có nghĩa là Đoàn đã không hoạt động đúng chức năng của nó.

Các cựu thành viên của Đoàn đã bị mất mặt, bao gồm cả Hồ Xuân Hoa, người sau này trở thành phó thủ tướng.

lykhaccuong8

Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa từng là Bí thư Thứ nhất của Đoàn Thanh niên cộng sản Trung Quốc. © Reuters

Đối với Tập, người thuộc "thế hệ đỏ thứ hai", hay con của các nhà lãnh đạo đảng thời cách mạng, Đoàn Thanh niên khổng lồ là một nhóm đối địch với quyền lực chính trị của ông.

Sự hồi sinh của Thủ tướng Lý và thái độ lạnh lùng đối với sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đoàn là hai làn sóng mâu thuẫn trong nội bộ đảng. Chúng được cho là phản ánh cuộc giằng co chính trị đang diễn ra trong lúc chờ đợi đại hội toàn quốc tiếp theo của Đảng Cộng sản vào mùa thu này.

Lý đã công khai cho biết đây là năm cuối cùng của ông với tư cách là thủ tướng. Nhưng vẫn có khả năng ông sẽ đảm nhận một chức vụ quan trọng đáng kể trong 5 năm nữa, sau đại hội toàn quốc sắp tới của đảng. Bởi vì Lý, 66 tuổi, chưa đủ tuổi nghỉ hưu – 68 tuổi – vào mùa thu này.

Đó sẽ là một vấn đề lớn đối với Tập, người cho đến nay vẫn nắm quyền cai trị mà không bị thách thức. Thật ra ông vẫn có thể là Tổng Bí thư của đảng nhưng sẽ chỉ là lãnh đạo trên danh nghĩa, nếu ông đi sai nước cờ của mình.

Để tiếp tục là một nhà lãnh đạo vô song, Tập phải giành chiến thắng trong các trận chiến chính trị. Lịch sử cho chúng ta biết rằng những diễn biến quan trọng luôn xảy ra trước thềm đại hội đảng.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "Premier Li is back, and so is ‘Likonomics’", Nikkei Asia, 19/05/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 23/05/2022

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cao cấp của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Published in Diễn đàn

Lần gần đây nhất nhân vật số 2 của Trung Quốc sửa chữa chính sách của lãnh đạo tối cao, câu chuyện đã không kết thúc tốt đẹp.

lybang1

Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ năm 1966, trái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường năm 2021. (Ảnh AP và Getty Images)

Tuần trước, Trung Quốc đã tổ chức một hội nghị trực tuyến về ổn định nền kinh tế. Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu trước khoảng 100.000 quan chức cấp cao tại hơn 2.800 thành phố trên toàn quốc – đây là quy mô chưa từng có đối với một sự kiện như vậy.

Hội nghị được tổ chức trong lúc nền kinh tế số 2 thế giới đang lao đao sau chính sách zero covid hà khắc và cuộc đàn áp của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với các ngành công nghiệp bất động sản và công nghệ.

Theo truyền thông chính thức của nhà nước, Lý đã nói với những người tham gia : "Những khó khăn trong tháng 3 và đặc biệt là từ tháng 4, ở một số khía cạnh và ở một mức độ nhất định, là lớn hơn những gì đã xảy ra vào năm 2020 khi dịch Covid-19 tấn công đất nước". Ông trích dẫn các chỉ số đang đi xuống về việc làm, sản xuất công nghiệp, tiêu thụ điện năng, và vận chuyển hàng hóa làm ví dụ.

Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết phải "phối hợp kiểm soát dịch bệnh với phát triển kinh tế và xã hội một cách hiệu quả cao" – một lối diễn đạt mới.

lybang2

Thủ tướng Lý Khắc Cường đã nói chuyện với khoảng 100.000 quan chức cấp cao là lãnh đạo kinh tế tại hơn 2.800 thành phố trên toàn quốc. © Tân Hoa Xã Thượng Hải

Hướng đến quý 2, từ tháng 4 đến tháng 6, Lý kêu gọi các quan chức nỗ lực nhiều hơn để đảm bảo "tăng trưởng kinh tế hợp lý".

Tuy nhiên, nhiều quan chức sau khi nghe bài phát biểu của Lý đã chia sẻ riêng tư rằng chẩn đoán của thủ tướng về tình hình hiện tại còn u ám hơn các phương tiện truyền thông chính thức đưa tin.

Theo một biên bản lời phát biểu của Lý bị rò rỉ, các điểm trọng tâm trong bài phát biểu của Lý là tránh tăng trưởng âm, và đảo ngược tỷ lệ thất nghiệp đang tăng mạnh.

Cùng lúc đó, Lý cũng thông báo rằng Quốc Vụ Viện, tức chính phủ Trung Quốc, sẽ cử các đoàn thanh tra giám sát tới 12 tỉnh trong nước để ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào nhằm thổi phồng số liệu thống kê kinh tế.

Các quan chức địa phương đôi khi sẽ đưa ra những con số như vậy để củng cố thành tích cá nhân của họ, thông báo của thủ tướng đã nhấn mạnh sự lan tràn của vấn nạn này.

Nếu tình hình kinh tế hiện tại thực sự còn tồi tệ hơn những ngày đầu tiên của đợt bùng phát virus, thì điều đó có nghĩa là nền kinh tế rõ ràng đang ở trong vùng tăng trưởng âm. Kinh tế Trung Quốc đã giảm 6,8% theo các thước đo thực tế trong quý 1 năm 2020.

Đối mặt với tình thế khẩn cấp như vậy, Tập không còn cách nào khác là phải yêu cầu Thủ tướng Lý giúp ‘cầm máu’ nền kinh tế. Tập gần như đã gạt Lý sang một bên trong suốt 10 năm cầm quyền của mình, nhưng có lẽ giờ đây cả hai đã đạt được thỏa hiệp.

lybang3

Đối mặt với tình trạng khẩn cấp, Tập (trái) không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhờ Lý giúp cứu nền kinh tế. © Tân Hoa Xã/Kyodo/Getty Images

Điều kỳ lạ của hội nghị trực tuyến khổng lồ nói trên là nó gần như không được đưa tin trên các phương tiện truyền thông chính thức. Điều đó đã trở thành chủ đề bàn tán trong giới chính trị và quan chức, cũng như trong dân thường.

Con số 100.000 – quả thực rất ấn tượng đối với một hội nghị trực tuyến – không được truyền thông nhà nước công khai, nhưng đã bị phát hiện và đưa tin bởi các hãng truyền thông tư nhân, theo đó gây tranh cãi trên toàn quốc.

Hội nghị chỉ là câu chuyện thứ năm trong chương trình thời sự chính vào buổi tối trên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc do nhà nước điều hành.

Hôm sau, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng chỉ đăng tin về sự kiện này ở trang năm.

Thay vào đó, truyền thông nhà nước lựa chọn những tin tức kém thú vị hơn nhiều về Tập để làm câu chuyện chính trong ngày, và rõ ràng là bộ phận tuyên truyền của Đảng Cộng sản đã ban hành những chỉ thị mạnh mẽ để tránh đưa tin về hội nghị.

Cư dân mạng bắt đầu đặt câu hỏi trên mạng xã hội : tại sao một sự kiện 100.000 người lại chỉ là câu chuyện số 5 trong ngày. Một số người lưu ý rằng hội nghị trực tuyến này có sự tham dự của thủ tướng và bốn phó thủ tướng Trung Quốc, cùng với các quan chức cấp nội các phụ trách quân đội và cảnh sát – thường là loại tin tức sẽ được săn đón.

Tuy nhiên, những bài phê bình trên mạng đã lần lượt bị cơ quan kiểm duyệt xóa bỏ.

Ẩn sau sự bất mãn của cư dân mạng là sự ủng hộ rộng rãi dành cho Lý, và những lời chỉ trích gián tiếp đối với Tập và những người mà họ coi là tay sai của ông, những người mà họ tin rằng đã đặt chính trị lên trên cuộc sống của người dân, và để mặc cho nền kinh tế sa sút.

Tình huống này thật ra lại nguy hiểm cho Lý. Ngay cả khi bản thân thủ tướng không có ý định làm suy yếu Tập, ông có thể sẽ trông giống như một quan chức cấp cao đang tìm cách hãm hại nhà lãnh đạo hàng đầu.

Một đảng viên lớn tuổi đã có một giải thích thú vị về những gì đang diễn ra. "Anh sẽ có thể hiểu được tình hình nếu hồi tưởng lại ‘Hội nghị Bảy nghìn Cán bộ’ được tổ chức vào năm 1962".

Năm đó, hội nghị được tổ chức bí mật của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản đã quy tụ 7.000 quan chức cấp cao từ các tỉnh và khu tự trị, cũng như các xí nghiệp và quân đội.

Hội nghị lớn này thảo luận về Đại Nhảy vọt (1958-1962), một chiến dịch do Mao Trạch Đông lãnh đạo, vốn đã phá hủy nền kinh tế nông thôn và được cho là đã khiến hàng chục triệu người chết đói.

lybang4

Lưu Thiếu Kỳ và Mao Trạch Đông vào năm 1962. Một hội nghị được tổ chức bí mật vào năm đó đã quy tụ 7.000 quan chức cấp cao trên khắp đất nước. © Getty Images

Hội nghị đã khép lại bước chuyển hướng thiên tả thất bại của chính sách kinh tế và bắt đầu quá trình tái thiết nền kinh tế.

Số lượng người tham gia hội nghị là nhiều chưa từng có vào thời điểm đó. Nhưng sự kiện không hề được công bố rộng rãi.

Quyết định che giấu tin tức là nhằm bảo vệ uy tín của Mao. Việc các phương tiện truyền thông không chính thức đưa tin về hội nghị trực tuyến năm 2022 cũng gợi lên những quan ngại tương tự.

Thế nhưng, Hội nghị Bảy nghìn Cán bộ còn có một phần tiếp theo kinh hoàng.

Sau hội nghị năm 1962, Chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ là Lưu Thiếu Kỳ đã trở thành động lực thúc đẩy quá trình tái thiết kinh tế. Nhưng khi Mao giành lại quyền lực thông qua Cách mạng Văn hóa (1966-1976), Lưu đã trở thành mục tiêu số 1.

Ông bị khai trừ khỏi đảng, bị gán cho là kẻ phản bội, bị tra tấn liên tục, và cuối cùng phải mất mạng.

Các chính sách thiên tả được đưa ra trong vài năm qua theo sáng kiến của Tập đôi khi được mô tả là "tiểu Đại Nhảy vọt" vì chúng bỏ qua các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế.

Những chính sách đó đang bắt đầu được chỉnh sửa theo sáng kiến của Lý, dù chỉ là điều chỉnh âm thầm.

Nhưng nếu Tập vẫn là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc tại đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản vào mùa thu này, thì luôn có khả năng các chính sách thiên tả của ông sẽ xuất hiện trở lại với hình thức thậm chí còn cực đoan hơn sau vài năm nữa.

Khi nhìn lại, lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc cho thấy chính sách kinh tế và tranh giành quyền lực là hai mặt của một đồng xu. "Tiểu Đại Nhảy vọt" của Tập hẳn sẽ không dễ dàng bị dẹp bỏ.

Trong cuộc họp trực tuyến 100.000 người, Lý cho biết Trung Quốc sẽ công bố hướng dẫn triển khai chi tiết cho một gói các biện pháp kinh tế nhằm ổn định ang trưởng vào cuối tháng 5.

lybang5

Thượng Hải đã kết thúc hai tháng phong tỏa vào thứ Tư, nhưng chính sách zero covid của Trung Quốc vẫn tiếp tục phủ bóng đen lên nền kinh tế quốc gia. © Getty Images

Trung Quốc có kế hoạch huy động tất cả các tổ chức chính quyền trung ương và địa phương, cùng các công ty nhà nước, cũng như đẩy nhanh việc thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm cả việc nối lại quá trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Qua đó, Trung Quốc đặt mục tiêu tránh tăng trưởng âm trong quý 2, và sau đó đạt được sự phục hồi với tốc độ nhanh chóng trong quý 3. Nếu mọi việc suôn sẻ, kết quả ấy sẽ đưa nền kinh tế quay trở lại với mục tiêu tăng trưởng hàng năm của chính phủ, khoảng 5,5% vào năm 2022, Lý hy vọng.

Thượng Hải đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa kéo dài hai tháng vào thứ Tư, nhưng chính sách zero covid sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế ở nhiều vùng khác nhau của đất nước.

Cục Thống kê Quốc gia đã công bố hôm thứ Ba rằng chỉ số nhà quản trị mua hàng, hay PMI, đối với lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đang nằm dưới 50, tức ngưỡng suy thoái – tháng thứ ba liên tiếp tính đến tháng 5 này.

Ngoài ra, thị trường bất động sản lao dốc cũng đang đặt gánh nặng lên nền kinh tế.

Trong giai đoạn này, rất khó để vẽ ra một bức tranh lạc quan về nền kinh tế Trung Quốc. Và do đó, mặt còn lại của đồng xu – cuộc chiến giành quyền lực – sẽ còn tiếp diễn.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "Premier Li’s economic rebuild has a dangerous precedent ", Nikkei Asia, 02/06/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 07/06/2022

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cao cấp của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Published in Diễn đàn