Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sài Gòn một Tết buồn…

Chúc Anh, Thoibao.de, 24/01/2023

Tết năm nay buồn, quá buồn. Khi mà đường phố vắng hoe, khi mà ngay cả những khu chợ nổi tiếng lâu đời như Bến Thành, Tân Định… cũng thưa thớt, người người nhìn nhau, thở ngắn than dài.

saigon1

Hoa đẹp nhưng không có người mua

Chiều 26 Tết, những ngày này mọi năm phố chợ luôn nườm nượp, người xe chen chúc, hoa cúc, hoa mai rộn ràng… Năm nay cũng cúc, cũng mai, cũng đào nở rộ, nhưng chẳng thấy người đâu. Chợ hoa "trên bến dưới thuyền" ở bến Bình Đông được trang hoàng rất đẹp với cặp mèo vàng duyên dáng, đáng yêu, với dãy hoa, bonsai đủ loại, đủ kiểu, đủ dáng… nhưng không mấy người mua. Từ chiều muộn đến tối, người đi dạo nhiều hơn, có xôn xao, có trả giá… nhưng người bán vẫn đông hơn người mua.

Báo Người lao động bảo rằng, hơn 100 chiếc ghe chở hoa, tắc, cây kiểng, mai, bông giấy, vạn thọ… đậu ngập bến Bình Đông, nhiều nhất từ trước đến nay. Ghi nhận của phóng viên Người Lao động là vào chiều 28 Tết và họ bảo là, người mua rất đông. Nhưng thực tế, chiều 28 Tết mà hoa vẫn còn dưới bến, chưa thể lên bờ do không có chỗ xếp, thì phải nói là quá ế ẩm.

Chị Hương, 53 tuổi, chủ một quán cơm bình dân nhỏ, có thâm niên hơn 30 năm ở bến Bình Đông, nhìn chợ hoa phía đối diện lắc đầu, thở dài : "chưa có năm nào ế ẩm như năm nay". Hoa rất đẹp nhưng không có khách mua, chỉ có người xem và chụp hình. Chị Hương cho biết thêm, "năm nay kinh tế suy thoái, công nhân thất nghiệp về quê sớm, nên hàng quán cũng ế ẩm theo".

Cùng quan điểm với chị Hương, chị Xuyên, 60 tuổi, chủ một sạp bánh mứt ở chợ Tân Định hơn 30 năm, cho hay, "ế lắm, biết làm sao giờ, kinh tế suy thoái mà… Mọi năm, mấy ngày cận Tết này là công nhân ra mua đông lắm, mua đem về quê làm quà. Nhưng năm nay công nhân đã về từ mấy tháng trước rồi, giờ bán không được nhiêu hết". Chị Xuyên cho biết thêm, năm nay, chị bán chỉ bằng 30% của năm ngoái, nghĩa là còn ế hơn trong dịch, tệ hơn trong dịch. Mà không chỉ mình chị, tất cả các hàng quán khác đều ế, từ áo quần may mặc, cho đến dịch vụ ăn uống…

Vườn hoa Tao Đàn, như mọi năm, cũng được trang hoàng rất đẹp với đủ loại hoa và các tác phẩm điêu khắc, nhưng vào chiều 28 Tết cũng khá vắng vẻ so với mọi năm. Khách du lịch nước ngoài cũng có, nhưng thưa thớt, không đáng kể.

saigon2

Chủ một quán cơm bình dân ở bến Bình Đông, đối diện chợ hoa

Nhà Văn hóa Thanh niên thành phố, số 4 Phạm Ngọc Thạch buổi chiều tối 29 Tết khá đông đúc, nhộn nhịp. Nhưng chỉ cách đó một quãng, Công viên 30/4 thì lại quạnh quẽ, đìu hiu. Một dãy các sạp cho chữ của thầy đồ nằm dọc theo hàng rào Nhà Văn hóa Thanh niên, có đến mấy chục thầy đồ ngồi cho chữ. Nhưng, cũng như chợ hoa Bình Đông, người đi xem, quay phim, chụp hình thì nhiều, người mua thì ít.

Một "bé đồ" xinh xắn, mới 13 tuổi, chia sẻ, vì em thích chữ đẹp nên đi học viết chữ thư pháp. Một "thầy đồ" khác là sinh viên cho biết, mỗi ngày em kiếm được trên dưới một triệu, chắc cũng đủ chi phí.

Đêm 30, gương mặt những chủ hàng hoa dường như dài hơn, sạm hơn… không còn nét tươi cười chào mời khách như những ngày trước đó. Khi thấy xin phỏng vấn, họ cáu, quát ầm lên "đã lỗ đến trắng tay rồi, phỏng vấn cái gì".

saigon3

Linh vật năm con mèo tại bến Bình Đông

Những chậu hoa cúc ngày 25 Tết để giá 150.000 đồng một chậu, nay hạ xuống 150.000 đồng một cặp mà vẫn không mấy người mua… Đến 9h tối, có chủ hàng hạ xuống 100.000 đồng một cặp, rồi 20.000 đồng một chậu… Nhưng năm nay, khác với mọi năm, đa số tiểu thương chấp nhận hạ giá bán rẻ, chứ ít đập bỏ, vì họ hiểu, người dân không có tiền để mua. Thế nhưng, vì lượng hoa còn quá nhiều nên cuối cùng vẫn phải bỏ.

Anh Hợp, 37 tuổi, người làm thuê cho một chủ vựa hoa ở Bến Tre, cùng chủ đem hoa lên bán tại bến Bình Đông cho biết, tiền lô, tiền thuê ghe, thuê nhân công cũng hết 4-50 triệu, nhưng thu về chưa đến 60% vốn, chủ của anh lỗ nặng…

Năm nay, cụm từ "suy thoái kinh tế" bám theo từng người dân, từng gia đình… Nhà nhà đều phải thắt lưng buộc bụng, không ai dám mua sắm gì nhiều, mâm cúng ngày Tết cũng đơn giản hơn, chỉ dừng ở những nghi lễ truyền thống.

Dường như ngân sách thành phố dành cho chi tiêu Tết cũng cắt giảm, đường phố không có những dãy đèn hoa rực rỡ, đủ màu sắc. Những trang hoàng, bày biện chỉ tập trung ở khu vui chơi Tết như Tao Đàn và đường hoa Nguyễn Huệ. Tuy nhiên, có lẽ vì ngân sách ít nên việc thiết kế lại thanh nhã hơn, nghệ thuật hơn, chứ không nhức mắt, sến súa như mọi năm. Mèo Sài Gòn cũng đẹp hơn bên cạnh nét trầm buồn…

Chúc Anh (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 24/01/2023

***************************

Đập nát hoa ế : Hành động này nói lên điều gì ?

RFA, 24/01/2023

Từ rất nhiều năm trước, cứ đến chiều 30 Tết, một số tiểu thương tại các chợ hoa lại lặng lẽ chất những chậu hoa không bán hết lên xe tải chở về vườn. Một số khác chọn cách bỏ lại những chậu hoa ế cho người nghèo mang về chưng Tết.

saigon4

Làng hoa ờ Sa Đéc. Hoa trồng để thương lái mua bán Tết. AFP

Nhưng mấy năm gần đây, đã có không ít tiểu thương có hành động đập nát những chậu hoa vô tội với thái độ hằn học như "trút giận" do không bán được. Nhiều người trong số họ khi được hỏi, lý giải rằng, nếu không đập nát những chậu hoa này thì người mua sẽ có thói quen canh hoa ế để lấy về chưng Tết mà không bỏ tiền ra mua nữa... "Đập" để tạo thói quen "mua" hoa ( ! ?).

Phản cảm và đồng cảm

Khi được hỏi về những hành động trên của các tiểu thương, bà Phương, một người trồng hoa ở Gò Vấp từ mấy chục năm qua nêu quan điểm của bà với RFA :

"Tôi thấy đây là một hành động phản cảm và không có lòng nhân ái. Nhưng theo tôi, lỗi là cả hai phía chứ không phải là một phía. Hồi xưa người mua cũng không chờ đến giờ cuối cùng để mua rẻ, nếu họ có thể mua trước đó. Người bán cũng cho hoa nếu họ không bán hết. Hồi xưa người ta hiền lành, tâm người ta thiện. Cuộc sống không phải đối chọi, không phải mưu mô tính toán nhiều. Bây giờ nguyên cái xã hội nó mưu mô, tính toán như vậy. Người bán hoa mà không biết thương hoa, không biết trân quý cành hoa. Họ đối xử với sản phẩm từng nuôi sống mình như vậy là không có tâm trong xử thế".

Hành động đập nát hoa, cắt hết cành hoặc đập bể chậu hoa, gốc đào vào chiều 30 Tết của những người bán hoa nhận không ít bình luận "không thể chấp nhận" được của nhiều người. Một ý kiến bình luận trên tờ VnExpress cho rằng "Một hình ảnh rất không đẹp, thiết nghĩ những người này sang năm đừng nên bán hoa kiểng". Một số người khác cho rằng đó là hành động phản cảm, thậm chí vô văn hóa của tiểu thương, trong đó có cả nhà vườn. Hoặc một số bình luận "nặng" hơn rằng đó là hành động vô lễ với khách hàng, nhân tố quan trọng trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào.

Nhận xét về những hình ảnh "không đẹp" trong ngày cuối năm như thế, nhà báo Nguyễn Ngọc Già nói với RFA :

"Về việc đập hoa, theo quan điểm cá nhân của tôi, đó là tài sản của người ta thì người ta có quyền đập, có quyền cho hay làm gì tùy ý. Tuy nhiên, họ không có quyền đổ lỗi cho khách hàng. Tôi chưa thấy nhà sản xuất nào lại dám đổ thừa lỗi tại khách hàng như vậy. Tôi cho đây chính là cái văn hóa xuất phát từ nền kinh tế phi thị trường. Tức họ bán cái họ có chứ không quan tâm đến nhu cầu của người tiêu dùng".

saigon5

Một nông dân đang chăm sóc hoa cúc bán Tết tại vườn ở Sa Đéc. AFP

Tính xấu của người Việt ?

Từ nhiều năm qua, có một số loại nông sản do người nông dân đầu tư tiền, của và công sức hàng năm trời nhưng "thiếu đầu ra" nên không tiêu thụ được, khiến cuộc sống của họ điêu đứng. Người nông dân chỉ biết "tự than thân trách phận" và cầu xin cộng đồng giải cứu như vài năm gần đây có các chương trình giải cứu vải thiều, giải cứu thanh long, giải cứu dưa hấu. Nhiều chuyên gia khi trò chuyện với RFA về vấn đề này từng cho rằng : Lý ra các hiệp hội và chính quyền phải vào cuộc ngay từ đầu, tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, không nên để nông dân tự "loay hoay" như vậy. Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cũng đồng ý kiến về vấn đề này trong trường hợp của các tiểu thương "đập bỏ" hoa ngày cuối năm. Ông cho rằng :

"Nó có nhiều nguyên nhân. Nhưng theo tôi, nguyên nhân quan trọng nhất là trách nhiệm của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Với tư cách là quản trị quốc gia, họ không có một kế hoạch nào hay dự báo về thị trường cho người nông dân nói chung, người trồng hoa, bán hoa nói riêng. Nguyên nhân thứ hai là Hiệp hội sinh vật cảnh Việt Nam, cũng như các Hội sinh vật cảnh của

Theo truyền thông Nhà nước, tình hình bán hoa Tết năm Quý Mão 2023 ế ẩm tại cả ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn. Luật sư Phạm Công Út chia sẻ một góc nhìn khác của ông về câu chuyện trên, khi ông cho rằng, những người đập phá hoa là thương lái chứ không phải nông dân. Mà thương lái, theo ông, họ chỉ biết lợi nhuận. Ông nói :

"Thương lái họ muốn giữ cái giá cho năm sau để tránh chuyện mọi người chờ đến giờ vàng để mua rẻ, cho nên họ đập bỏ. Nhưng tôi khẳng định đó không phải là nông dân mà là thương lái. Họ làm vậy thì nó phản cảm, tội nghiệp cho cả mấy người dọn vệ sinh. Nếu họ bán không hết thì họ có thể cho hoặc chở về vì trước đó lúc bán giá cao là họ đã có lời rồi. Nhưng vì họ muốn năm sau bán được giá hơn cho nên họ dùng cách đó. Ở đây tôi cũng mua hoa ở nhà vườn tối 30 Tết. Giá rất rẻ nhưng họ cám ơn tôi rối rít. Ví dụ một Châu hoa hướng dương giá 60 ngàn, tôi mua có 10 ngàn. Một câu hoa mồng gà 30 ngàn tôi mua có sáu ngàn. Họ là nông dân chứ không phải thương lái".

Nhiều người cho rằng, hành động chặt cành, đập nát hoa của những tiểu thương là tấm gương phản chiếu một xã hội không còn lòng nhân ái ; một xã hội xuống cấp về đạo đức. Một khi kinh doanh, tiểu thương phải chấp nhận rủi ro nếu không giỏi tính toán. Không thể đổ tại khách hàng trả giá rẻ mà trút giận nên những cành hoa như thế.

Một bài viết trên tờ Vnexpress có tựa "Tiểu thương đập nát hoa ế ngày 30 Tết" mô tả một nông dân quê Đồng Tháp tự tay ném nát gần 300 chậu hoa, liên tục hét lên "đập hết, không cho ai cả". Một người khác quê Khánh Hòa dùng cây phá nát những bông hoa cúc và nói : "Tôi thà cho hoa làm công quả chứ không để người ta xài chùa".

Theo Bác sĩ Đinh Đức Long, hành động của các tiểu thương thể hiện tính cách rất xấu của một số người Việt ngày nay :

"Việc này năm nào cũng xảy ra. Nó thể hiện tính cách của người Việt nói riêng và người Châu Á nói chung. Đây là một nét văn hóa xấu, tức là không ăn được thì đạp đổ. Kiểu tôi làm ra, tôi không ăn được thì cũng phá không cho người khác ăn. Không cho người khác hưởng thụ thành quả lao động của mình. Lẽ ra họ có thể tặng hoa, họ biếu cho người khác khi đã hết giờ bán, ai lấy thì lấy không lấy thì thôi. Đó là một nét văn hóa tốt".

Nguồn : RFA, 24/01/2023

Published in Việt Nam
samedi, 21 janvier 2023 15:53

Đêm giao thừa nhớ công sinh thành

Tình yêu thương, đc bit ca cha m, do đó có l là thước đo nng đ v s sâu đm ca ký c tui thơ.

cungtet1

Nhng gì tha thiết sâu đm trong ký c tui thơ luôn chiếm mt v trí quan trng trong não con người.

Ti nay là đêm giao tha. Ri Vit Nam khá lâu, và lâu nay không v, nên tht ra tôi cũng không còn nh Vit Nam bao nhiêu, nht là so vi tha ban đu. Nhưng mi ln Tết đến, ni nh Vit Nam dường như vn sâu đm, vn cha chan. Tr khi chúng ta mt trí nh, nhng k nim, đc bit thi thơ u, gn lin vi mi người. Nhng k nim tôi có gn lin vi gia đình và bn bè, trong đó cho đến nay đm nht vn là ba tôi.

Tôi tht s không biết gia đình tôi đón giao tha và ăn Tết ra sao trước năm 1975. Tui thơ tôi ln lên dưới chế đ "xã hi ch nghĩa" ch toàn thy cái nghèo và đói, nht là vào nhng năm 1975 đến 1986. K t năm 1975, bao nhiêu căn nhà ba tôi đu tư ct đ cho mi đa con mt căn đã b tch thu, ch còn li mt nhà duy nht mà tt c gia đình chung sng vi nhau. Vì b chế đ cng sn chiếu c tn tình như thế, và vì không làm được gì đáng k đ kiếm sng hay to ra tài sn, ba tôi quyết đnh sng cuc sng nghèo khó như mi người chung quanh. Tuy thế chúng tôi vn may mn, so vi phn ln xã hi thi đó, có được ngày ba ba cơm, trong đó bui sáng ba cho tin t mua, và hai bui cơm trưa và ti ăn chung vi nhau.

Ba tôi hiu rõ mng sng và li sng ca gia đình chúng tôi, vì lý do chính tr, chng khác gì cá nm trên tht. Chế đ đã nhiu ln đưa công an vào nhà tôi lc li tìm vàng bc mà h nghĩ ba tôi đã ct tr. Din tư sn thì phi đào tn gc, chc vy. Hiu bn cht ca chế đ, ba tôi luôn đi trước h bước, trong nhiu tình hung. Biết ba tôi còn tài sn nhưng không tch thu được, cp lãnh đo thi đó rt điên tiết, nhưng không làm gì hơn.

Vì nhng lý do trên, Tết đến, ba tôi ct hết nhng khon chi mà ông cho là không cn thiết, nht là đ không to s chú ý rình rp ca chế đ. Trước năm 1975, nếu đón mng năm mi bng nu ni bánh chưng hay tét, bng sm áo qun và dy dép mi, bng đt pháo vài mét lúc giao tha và ngày mng mt, v.v., thì sau năm 1975 ba tôi b hết truyn thng này. Theo ký c ca tôi, t năm 1982 tr đi, cuc sng dường như bt ngp th hơn mt chút. Ít ra là đi vi gia đình tôi, khi mt vài anh ch ln tui đã vượt biên được, trút bt gánh nng tinh thn và tài chánh lên nhng thành viên còn li. Lúc đó chúng tôi năn n lm, ba mi cho nu li bánh tét, mi đa con được sm b đ mi ăn Tết, và có đt pháo tượng trưng cho có không khí Tết như bao nhà chung quanh.

Gia đình tôi k t năm 1982 tr đi cũng bt đu ăn Tết phn nào như nhng gia đình chung quanh. Má tôi đã làm các loi mt khác nhau. Tôi còn nh ngi dưới bếp ph má làm mt da, mt gng, mt bí đao v.v... Thy ph giúp được má chun b cho gia đình ăn Tết, tôi vui mng rn rã trong lòng. Nói đến mt thì bây gi ch còn mt gng ít đường thì mi ăn được vài miếng. Ch còn thi đó mt nào cũng thích, và càng ngt càng ngon. Thi đó tr con va thiếu dinh dưỡng va tui đang ln và thèm ngt, nên ăn bao nhiêu mt cũng không thy ngán.

Truyn thng ăn Tết ca gia đình tôi đơn gin ch là thp hương, th cúng ông bà bng các món ăn đt trưng ca gia đình vào đêm giao tha. Cũng có đưa ông Táo v tri vào ngày 23 tháng Chp nhưng không đt nng tm quan trng như nhng người khác. Sáng Mng Mt c nhà tôi đi chùa, cúng dường và sau đó đi to m người thân trong gia tc. Có vài năm c nhà tôi v quê đ thăm giòng h và to m ông bà t tiên ca gia tc mình. Mi dp được v quê ni như thế tôi rt là thích thú. Tôi được gp bao nhiêu bà con, h hàng xa gn, và vui nht là được lên chc; vì có người ln tui như anh đu mình mà vn gi tôi là vai chú hay ông (sau này tôi li lúng túng vì cách xưng hô như thế). Tôi cũng được ăn trái cây tht tươi tht ngon hái t trên cây xung, như mít, da, đu đ v.v. Có l điu tôi n tượng nht là s thân thin và tht thà ca người dân quê. H ch t phát, hin lành, hiếu khách và hào phóng. Có bao nhiêu h đem ra tiếp khách by nhiêu, dù ngày mai không còn gì đi na. Tình đm đà hiếu khách như thế làm tôi n tượng và đc bit yêu quý quê hương tôi.

Thường đi chùa và to m xong, chúng tôi v nhà và sp hàng ch ba tôi lì xì cho má và mười người con. Ai ny đu chun b li hay ý đp đ chúc Tết ba m, có khi mong rng li chúc hay đó làm cho ba m vui, và có th lì xì nhiu hơn chăng! Nhưng ba tôi, theo kinh nghim ca chính tôi, cũng rt công bng vi tt c các con. Cho nên dù ln hay bé, dù trai hay gái, dường như ông đu lì xì như nhau, vì ba tôi không thích s phân bì trong nhà!

Tết đến, ba tôi cho phép c bc trong nhng ngày Tết. Chúng tôi ch mun ăn tin ba vì biết ba có nhiu tin. Ba luôn cm cái "xì lát" mi khi chơi bài trong nhà và lúc nào ba cũng ăn tin các con. Dù chúng tôi có du bài và đi bài, rt cuc ba tôi cũng hơn. Tôi không hiu vì ba tôi luôn may mn hay ông cũng có cách riêng ca mình khi chơi vi con cái. Nhng k nim này không h phai nhòa, và mi ln Tết đến, anh ch em tôi đem nhng mu chuyn này ra k cho con cháu mình nghe. Nhng tiếng cười giòn tan xoay quanh nhng câu chuyn v ông (c) ni/ngoi đã làm cho các con và cháu tôi thích thú mun biết thêm v ông mình.

Gn 30 năm nay tôi chưa có dp v thăm Vit Nam. Hình nh bn bè, người thân ngày càng phai nhoà trong ký c. Mi th đã, đang hay s thay đi qua thi gian, và đó là đnh lut. Tôi cũng hiu rng nhng ký c xưa, nhng k nim cũ, là điu đã qua và không th nào to li được. Nên tôi không bám víu. Tuy nhiên nhng nguyên tc, giá tr, cách nhìn, cách sng v.v. ca ba tôi đã có mt s tác đng nht đnh lên chúng tôi và, qua đó, lên cháu cht ca ba tôi. Dù sao thì các con tôi không th cm nhn được không khí Tết thi tôi ln lên ra sao. Ch có tri nghim mi đi sâu vào ký c. Ký c ca mi người góp phn đnh hình nên mi chúng ta. Nh quê hương, hay không nh, do đó không ch là chuyn mình mun hay không, mà còn là do nhng gì mình tri nghim, mình được cu to thành. Nhng gì tha thiết sâu đm trong ký c tui thơ luôn chiếm mt v trí quan trng trong não con người. Yếu tgia đình và văn hóa cũng góp phn quan yếu lên ký c tui thơ ca m i chúng ta. Riêng nhng ai tng tri nghim Tết như tôi ti Vit Nam chc khó th nào phai nhòa trong ký c, nht là khi chúng ta may mn có được người cha hay/và m đã làm tt c nhng gì có th trong hoàn cnh khó khăn nht đ thương yêu bo bc chúng ta. Tình yêu thương, đc bit ca cha m, do đó có l là thước đo nng đ v s sâu đm ca ký c tui thơ.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 21/01/2023

Published in Diễn đàn

Tết Nguyên đán, hay còn gọi là Tết ta, Tết Âm lịch, với người Việt Nam, là lễ hội lớn nhất, quan trọng và thiêng liêng nhất trong năm.

tet1

Tết ta là lễ hội lớn nhất, quan trọng và thiêng liêng nhất trong năm của người Việt.

Nhiều lần khi tôi nói chuyện với người nước ngoài về Tết Âm lịch của Việt Nam, từ người Na Uy cho đến người Anh, họ đều thích thú khi được nghe về ý nghĩa của các con vật biểu tượng cho các năm, ý nghĩa của cái Tết trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, các phong tục tập quán, trò chơi, món ăn v.v. và họ đều sửng sốt khi thấy người Việt mình chuẩn bị Tết từ trước đó cả tháng, ăn Tết lai rai cho đến hết mùng mới thôi.

Như ông bà mình thường nói "tháng Giêng là tháng ăn chơi", tháng Giêng cũng là tháng có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam, nào Lễ hội Căm Mường của Dân tộc Lự ở Lai Châu, Lễ hội Núi Bà Đen ở Tây Ninh, Lễ hội gò Đống Đa, Hà Nội, Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn), Lễ hội Chùa Hương Hội Lim ở Bắc Ninh, Lễ hội Cầu Ngư ở Thừa Thiên-Huế v.v.

Tết thời bao cấp, Tết bây giờ

Bây giờ thì đời sống ở Việt Nam cũng đã khá hơn nhiều rồi nhưng tôi vẫn còn nhớ những năm sau 1975 cho đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, khi chiến tranh vừa chấm dứt, nền kinh tế thị trường của miền Nam bị đánh sập qua những chính sách cải tạo công thương nghiệp, xóa bỏ tư sản mại bản, thí điểm xây dựng hợp tác xã, mấy cuộc đổi tiền v.v.Cả nước đi theo mô hình kinh tế tập trung bao cấp của Miền Bắc đưa đến việc sản xuất bị trì trệ, kinh tế tụt dốc, hàng hóa thực phẩm bị thiếu hụt, khiến từ năm 1976 đến 1985 mặc dù trong hoàn cảnh hòa bình mà Việt Nam phải "vác rá" đi xin viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em hoặc vay nợ để mua lương thực.

Cho đến năm 1986 thì cả nước đã đứng trên bờ vực của sự chết đói buộc nhà cầm quyền phải thi hành chính sách "đổi mới về kinh tế", thực tế là trở lại với nền kinh tế thị trường, tự do buôn bán kinh doanh. Nhưng mãi đến năm 1989 thì cái chuyện bao cấp mới thực sự kết thúc.

Những năm đó người dân cả nước đói kém, sống bằng chế độ tem phiếu, lương thực hàng tháng thì hết bột mì, khoai sắn lại đến cao lương, bo bo (chắc nhiều người vẫn còn nhớ mấy món cao lương, bo bo, là những thứ mà ở Liên Xô, Ấn độ hay Trung Quốc người ta dùng cho gia súc, vật nuôi nhưng hồi ấy họ đã viện trợ hoặc bán nợ bo bo cho Việt Nam làm lương thực)

Nhưng đói thì đói vẫn phải ăn Tết, vẫn phải chạy ngược xuôi xếp hàng mua cho hết số tem phiếu của gia đình để có đủ gạo, thịt, mỡ, đường, bột ngọt… cho ba ngày Tết, thêm những món chỉ có vào dịp Tết như gói kẹo, hộp mứt Tết, một phong pháo, gói trà, chai rượu hoa quả… tất cả đều là hàng Việt Nam.

Chả mấy khi có gạo trắng, nên Tết là dịp hiếm hoi mọi người cho phép mình được ăn cơm không độn, có miếng thịt, trẻ con thì có bộ quần áo mới may bằng vải đem nhuộm, in hoa lá, giặt mấy nước đầu thuốc nhuộm cứ phai ra. Có những gia đình lén lút nuôi con gà con heo trên ban-công, trong phòng tắm, để Tết đến giết thịt mà ăn, phải lén lút vì với chính sách bình đẳng toàn diện trong đói nghèo, khi người khác không có thịt thì mình cũng không được phép ăn thịt.

Nhưng ngay thời ấy người miền Nam vẫn may mắn hơn người miền Bắc vì rất nhiều gia đình có người đi vượt biên sang nước ngoài gửi tiền, gửi hàng về, nên vẫn có những đồng đô la quý báu hay những món hàng xa xỉ như kẹo chewing gum, cục xà bông, chai sữa tắm, mấy thước vải ngoại hay quần áo đã mặc qua, hồi đó hay gọi là đồ Sida. Nếu không dùng thì đem bán lấy tiền mua thứ khác.

Lúc đầu là các thùng quần áo cũ do Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (Swedish International Development Cooperation Agency, viết tắt là SIDA) viện trợ, sau đó bà con mình ở nước ngoài cũng gửi đồ đã mặc qua cho người nhà ; có một thời hàng SIDA được chuộng đến nỗi nhiều người mở cửa hàng chỉ chuyện kinh doanh quần áo cũ, ở Sài Gòn, Hà Nội và một số thành phố khác đều có.

Giới trẻ bây giờ nghe kể lại chắc không bao giờ có thể tưởng tượng có một thời ở miền Bắc trước 1975 và trên toàn quốc sau 1975 cho đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, cha mẹ ông bà mình lại sống cực khổ đến thế.

Nhưng mặt khác, hồi ấy vì hầu hết ai cũng nghèo, sống giản dị đơn sơ như nhau, nên Tết đến lại thấy vui vì những món nhỏ nhặt ngày thường không hay có, và không phải mặc cảm Tết nhà mình không bằng người ta.

Bây giờ thì đời sống của đa số người dân Việt Nam đã khá hơn, hàng hóa nội ngoại nếu có tiền thì thứ gì cũng mua được. Tết bây giờ với đại đa số người Việt trong nước không chỉ là ăn mà còn là chơi. "Cả năm chỉ 3 ngày Tết" hoặc "Tết mà", người ta có thế nào mình cũng phải thế"…đó là những câu nói cửa miệng của nhiều người khi mạnh tay chi tiêu, cho bằng chị bằng em. Mỗi bữa ăn nấu hàng chục món, rồi nhậu, rượu bia ê hề, rồi thi nhau trang hoàng nhà cửa…Mua đủ thứ nhiều khi không thật sự cần thiết, có người bỏ hàng chục triệu VNĐ, thậm chí hàng trăm triệu chơi hoa lạ, kiểng độc, sắm những món hàng xa xỉ. Rồi lại còn tặng quà cho người thân, lì xì cho con cháu, đi quà chúc Tết "xếp", đi chơi, đi du lịch v.v. Bao nhiêu thứ tiền.

Người giàu không nói, người không giàu đi làm vất vả, dành dụm cả năm để xài vung tay mấy ngày Tết. Báo chí đã nói nhiều về chuyện chi xài hoang phí ngày Tết, rằng có lẽ người Việt nên ăn Tết tiết kiệm hơn trong hoàn cảnh chung của một quốc gia đang phát triển và thu nhập đầu người vẫn kém hơn nhiều nước láng giềng.

Tết ở trong nước – vui nhưng lắm nỗi khổ

+ Nỗi khổ thứ nhất vẫn là… lo sắm Tết.

Nghèo khổ vì lo chạy tiền sắm Tết đã đành, giàu cũng khổ vì phải đãi đằng mời mọc đi thăm qua lại biếu xén nhau, vì người Việt mính ăn Tết to quá, dài ngày quá.

Xã hội Việt Nam bây giờ khoảng cách giàu nghèo ngày càng hiện rõ – giữa các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội và các thành phố nhỏ, giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu vùng xa, giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Và Tết là một dịp để thấy rõ hơn cái khoảng cách này. Sự khác biệt thấy ngay từ món tiền thưởng cuối năm. Có những doanh nghiệp thưởng Tết cá nhân vài trăm triệu cho tới cả tỷ VNĐ – xấp xỉ 43–44000 USD. Thông thường thì khoảng từ vài chục cho đến năm chục triệu đồng – khoảng 2100–2200 USD. Ngược lại có những ngành chỉ được khoảng hai, ba trăm ngàn đồng tức khoảng 10–13 USD.

Nông dân và công nhân, "hai giai cấp tiên phong, lực lượng nòng cốt của cách mạng" như Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn luôn luôn lặp đi lặp lại từ trước đến nay, trong thực tế là hai tầng lớp thiệt thòi nhất, nghèo cực nhất. Một thành phần khác cũng khó khăn không kém khi Tết đến là giáo viên. Lương giáo viên đã thuộc loại thấp so với nhiều ngành khác trong xã hội, nhưng năm nào cũng vậy, cứ Tết đến là tình trạng thưởng Tết bèo bọt lại tái diễn.

Sự khác biệt thấy ngay từ trong cách sắm Tết. Người giàu thì trang hoàng nhà cửa mua sắm quần áo từ trước Tết cả hai tháng, rồi mua sắm thực phẩm lai rai từ mấy tuần trước, người nghèo thì sát ngày Tết bếp núc trong nhà vẫn lạnh tanh. Người giàu thì vào những siêu thị, chợ lớn, hào phóng vung tiền từ rượu ngoại, thực phầm ngoại, những món ăn đắt tiền, mua tưởng chừng để dành ăn cả hai tháng cũng không hết. Người nghèo thì chỉ ra cái chợ hổm, chợ bình dân ngoài lề đường hoặc mấy tiệm tạp hóa gần nhà, vét mấy thứ mứt nhuộm phẩm xanh đỏ, mấy món thịt, trái cây kém tươi nên giá rẻ, bó hoa mồng gà, hoa cúc… cắm bàn thờ là xong.

+ Nỗi khổ thứ hai là tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm mấy ngày Tết.

Bình thường chuyện thực phẩm "bẩn" đã là chuyện thường ngày ở Việt Nam. Cứ mở báo ra là thấy tràn ngập các thông tin loại này. Nhưng Tết đến, do mức độ ăn uống, mua sắm tăng cao nên thực phẩm "bẩn", độc hại, hàng hóa dỏm, giả càng nhiều.

Có khá nhiều nguồn thực phẩm bẩn, giả, độc hại là từ Trung Quốc tuồn qua theo đường biên giới, nhập lậu. Nhưng ngay chính người Việt mình cũng hại nhau. Nhiều nơi sản xuất nước tương, lạp xưởng, mứt Tết… có tận mắt chứng kiến mới thấy vô cùng mất vệ sinh. Nhiều chỗ mổ lợn, bò, nhất là điểm mổ lậu, nguồn thịt không còn tươi. Ngay cả siêu thị lớn cũng chưa chắc an toàn.

Đó là chưa kể trong vô số hàng quán luôn luôn đông nghẹt người ăn vào những ngày Tết, có những nơi không chú ý vấn đề an toàn vệ sinh trong nguồn thực phẩm, trong nấu nướng, chế biến. Chẳng trách năm nào vào dịp Tết, số người phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm cũng cao hơn ngày thường. Và con số người Việt bị ung thư cứ càng năm càng tăng.

+ Một nỗi ám ảnh khác là chuyện tàu xe về quê ăn Tết.

Không phải ai cũng có tiền đề đi máy bay, với những người lao động nghèo đi làm ăn xa, Tết đến lại thu xếp về quê, thì các phương tiện phổ biến vẫn là xe lửa, xe đò. Cảnh nằm ngồi vạ vật, chen chúc để mua vé xe lửa, xe đò về quê năm nào cũng diễn ra. Nạn xe "dù" được dịp này là tung hoành, tha hồ chặt chém, nhồi nhét mọi người chật cứng trên xe, phóng ào ào trên đường… Rồi tai nạn lại xảy ra do phóng nhanh, do đường quá xấu…

Ngày Tết đi chơi cũng lắm chuyện bực mình. Từ các khu vui chơi, công viên, hội chợ… ở các tỉnh thành cho đến các thành phố, địa điểm du lịch như Đà Lạt, Vũng Tàu, Vịnh Hạ Long, Phú Quốc… rất ít khi du khách cảm thấy thật sự hài lòng, niềm vui trọn vẹn. Khi thì bị chặt chém, khi thì dịch vụ vừa kém vừa đắt, đông người, thức ăn bẩn, nạn chèo kéo, móc túi… Chỉ có dân giàu đến những khu resort, nhà hàng, khách sạn cao cấp thì mới tránh được những tình trạng này.

Tóm lại, cái Tết là dịp lẽ ra phải thoải mái tinh thần thì cũng không thoải mái được. Chỉ riêng một chuyện bày ra nấu nướng, cúng kiếng cho đủ món, mời người này đãi người kia rồi dọn rửa, đã là một nỗi kinh hoàng cho các chị em phụ nữ làm vợ, làm dâu !

Nhưng dân ta lại vẫn cứ thích Tết âm lịch. Từng có những ý kiến cho rằng có nên bỏ Tết ta, ăn Tết tây vừa tiết kiệm một năm khỏi tốn tiền cho 2 cái Tết, bây giờ đâu còn mấy quốc gia ở Châu Á ăn Tết Âm lịch, người Nhật cũng bỏ từ lâu, chưa kể Tết ta thì cũng là Tết… của Tàu thôi v.v. Nhưng đã có nhiều người không đồng ý.

Suy cho cùng, bản thân cái Tết Âm lịch chưa chắc đã có tội tình gì, những nỗi khổ khi Tết đến vừa kể trên là do xã hội của chúng ta, do chính chúng ta gây ra, chứ chả phải do Tết Âm lịch !

Tết ở nước ngoài

Tết ở nước ngoài chẳng có ý nghĩa gì nhiều. Ngày Tết vẫn phải đi làm như thường lệ, tối 30, trưa mùng một hay mùng ba có bày biện cúng bái thì cũng chỉ trong nhà. Có lẽ chỉ có nơi nào cộng đồng người Việt đông đảo thì mới hy vọng đón cái Tết Nguyên đán tương đối đầy đủ, đặc biệt là khu Little Saigon, Nam California, Mỹ, hầu như không thiếu cái gì từ thực phẩm ngày Tết, chợ hoa, cho tới trình diễn áo dài, chương trình văn nghệ, múa lân, thậm chí cả đốt pháo… Còn những nơi khác, cộng đồng người Việt chỉ có thể tổ chức gọi là cho có không khí Tết.

Ở Na Uy, mỗi thành phố tự chọn một ngày phù hợp với cộng đồng ở tại thành phố đó để tổ chức. Thường thì Ban Tổ chức phải chọn ngày cuối tuần, ngày nghỉ để bà con có thể đi dự đông đảo, nên chẳng mấy khi trúng ngày ba mươi hay mùng một Tết ở Việt Nam. Tất cả gói gọn trong một buổi, tổ chức tại một hội trường hoặc một nơi nào mà năm đó Ban tổ chức liên hệ thuê được. Có chương trình sân khấu với những phần vọng tế tổ tiên, múa lân, phần trình diễn của ông Táo, ca nhạc… Trước khi xem thì ăn uống, có thể ăn tại chỗ hoặc mua mang về, cũng khá nhiều món, đậm đà hương vị Việt Nam.

Cũng có khi cùng một thành phố lại có mấy chương trình đón Tết Nguyên đán khác nhau, ví dụ cộng đồng Thiên Chúa giáo tổ chức riêng, cộng đồng Phật giáo riêng, cộng đồng người Việt tỵ nạn riêng – mà ngay trong những người tỵ nạn cũng có đến vài nhóm khác nhau ; còn ờ Sứ quán Việt Nam thì tất nhiên là tổ chức riêng cho nhân viên Sứ quán, những gia đình thân cộng, các du học sinh con em gia đình cán bộ, v.v.

Cũng là một dịp để bà con gặp gỡ, nói tiếng Việt với nhau, cùng nhau nhớ vể nguồn cội, tổ tiên, quê nhà, quá khứ. Đó là nói lứa tuổi từ 40 trở lên, nhất là những người già 60, 70… còn mong đợi Tết để gặp đồng hương, chứ bọn trẻ dưới 30 trở xuống, sinh ra trên một nước khác, không hiểu gì nhiều về Việt Nam, ký ức về Việt Nam không có, tiếng Việt nói cũng không sõi, thì chẳng thiết tha gì mấy.

Ở Oslo, nơi có khoảng 6000 người Việt sinh sống, siêu thị Châu Á của người Việt mấy ngày đó cũng có bán bánh chưng bánh tét, một vài thứ mứt cho tới cây mai giả…n hưng những thực phẩm để nấu nướng thì có khá nhiều từ đồ khô, thịt cá đông lạnh cho tới trái cây theo mùa, gia vị, và nếu bà nội trợ siêng năng thì cũng có thể nấu một cái Tết khá đầy đủ hương vị cho gia đình, dù theo kiểu Bắc, Trung hay Nam.

Chỉ không có không khí Tết. Nhưng thật ra thì Tết của người Việt tha hương ở đâu mà chả thế.

Đến khi tôi sang Leeds, UK (Anh quốc) thì thành phố này không có nhiều người Việt, chỉ khoảng trên 400 người, nên mãi gần đây mới thấy có một, hai siêu thị của người Việt nhưng không đầy đủ, cũng không có nhiều nhà hàng Việt Nam. Muốn ăn món ăn Việt hay muốn mua đầy đủ hơn các loại rau, gia vị đặc trưng thì phải chạy lên Manchester, cách Leeds khoảng hơn một giờ chạy xe hơi, vào siêu thị Việt hay vào siêu thị Tàu ở khu Chinatown.

Nhưng ở London thì khu Chinatown rất nhộn nhịp, hàng quán các nước khu vực Đông Á rất nhiều, từ Việt, Hoa, Hàn, Nhật… hầu như muốn ăn gì cũng có.

Với đa số người Việt sống tha hương, họ vẫn cố gắng chuẩn bị một cái Tết càng đúng với phong tục tập quán bao nhiêu càng tốt, như một dịp để mọi người trong gia đình tụ tập quây quần với nhau, cùng ôn lại những chuyện cũ, gắn kết tình cảm gia đình, đồng thời giữ cho bọn trẻ sinh ra và lớn lên ở xứ người còn biết đến cái Tết của người Việt, biết đến gốc gác tổ tiên, họ hàng, gia đình… Hoặc cố gắng đưa gia đình về Việt Nam ăn Tết.

Trong lúc người đi xa tìm về Việt Nam thì những người thuộc thành phần trung lưu trở lên, tương đối có tiền, những năm sau này lại hay thích đi chơi xa ở nước ngoài vào những ngày Tết.

Người thì tìm về, người lại đi… Cũng là để thay đổi không khí.

xxxxx

Ba năm qua, đại dịch Covid-19 đã khiến cuộc sống của nhân loại hoàn toàn đảo lộn. Bây giờ tại nhiều quốc gia đại dịch tuy chưa hết hẳn nhưng cũng không còn đáng sợ nữa, tuy nhiên hậu quả của đại dịch cộng thêm cuộc chiến Ukraine trên mọi mặt đời sống kinh tế của người dân, nhất là tại các nước nghèo, là điều có thể thấy rất rõ. Như Việt Nam chẳng hạn.

Dù nền kinh tế Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 8,02% – đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2011–2022, nhờ doanh số bán lẻ trong nước và xuất khẩu mạnh, nhưng những xáo trộn trong ngành bất động sản, ngân hàng, việc hàng loạt công ty lớn sa thải công nhân với số lượng lớn… là những dấu hiệu cho thấy sự bất ổn về kinh tế. Bên cạnh đó, hàng loạt quan chức "ngã ngựa", bị bắt hoặc bị buộc phải từ chức, ngay cả ở cấp cao như Phó Thủ tướng, Chủ tịch nước, là một chỉ dấu khác của sự bất ổn phía sau hậu trường chính trị.

Tết đến, bên cạnh những cảnh ăn chơi xa xỉ, hào nhoáng của giới quan chức, đại gia, tầng lớp trên trung lưu, sẽ vẫn có hàng chục triệu người lao động, dân nghèo thành thị, nông dân, công nhân, các sắc dân bản địa vùng sâu vùng xa… chật vật, không có Tết. Và cùng với họ là những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, dân oan bị mất nhà mất đất, nạn nhân bị đàn áp tôn giáo phải chạy sang Thái Lan tỵ nạn, nạn nhân buôn người phải trở về nhà với hai bàn tay trắng sau thời gian dài làm nô lệ ở xứ người… với họ cũng không hề có khái niệm Tết, khái niệm Mùa Xuân. 

Song Chi

Nguồn : RFA, 21/01/2023

Published in Diễn đàn
vendredi, 23 décembre 2022 21:59

Cái Tết buồn cho người lao động nghèo

"Không có đơn hàng thì bt buc phi ngh thôi". Đó là li ca thán ca anh Nguyn Thanh Trung, mt công nhân làm vic trong lĩnh vc dt may ti mt khu công nghip tnh Vĩnh Phúc, giáp ranh vi th đô Hà Ni.

tet1

Mt người bán hàng rong Hà Ni dp giáp Tết

Anh Trung và hơn 300 công nhân ca doanh nghip may xut khu này va được thông báo cho ngh t ngày 10/12 cho ti 07/02, nghĩa là ngh Tết ti gn hai tháng. Anh Trung nói gn hai chc năm đi làm công nhân ti khp các khu công nghip phía Bc chưa bao gi anh ‘được ngh Tết dài như vy. Tuy nhiên, anh cho biết điu này anh đã d đoán trước bi gn đây anh và hu hết công nhân trong nhà máy đã phi đi làm cm chng, bui làm bui ngh, trước tình trng đơn hàng gim mnh.

Anh hin lo lng không biết ti đu tháng Hai có được quay tr li làm vic như li ha hay không. Anh nói c nhà bn ming ăn mà hai v chng đu ngh Tết sm và có nguy cơ mt vic khi Tết cn k như thế này thì đúng là khng khiếp. V chng anh đang sp xếp đ v quê sng da vào mnh vườn và my sào rung ca b m trong vài tháng ti. Chuyn ăn ung thì có th min cưỡng đm bo được, nhưng không biết con cái hc hành s ra sao khi mà phi chuyn trường v quê theo b m, anh nói và cho biết thêm rng v quê trong hoàn cnh giáp Tết mà li không mt xu dính túi như thế này đúng tht là cc chng đã’.

Rt nhiu công nhân ti khp các khu công nghip t Nam chí Bc năm nay ‘được cho ngh Tết sm, đng trước nguy cơ mt vic, tiến thoái lưỡng nan ngay trước Tết vì doanh nghip không được đt hàng.

Ngoài công nhân, nhiu thành phn lao đng khác cũng đang rơi vào hoàn cnh khó khăn ngay thi đim giáp Tết.

Anh Nguyn Minh Hà, mt ch vườn đào và qut Vĩnh Phúc, cho biết ti nay, tc ch còn khong tháng na là Tết, mà vườn cây cnh ca anh vn chưa bán được mt gc đào hay qut nào, khác hn vi mi năm khi rt nhiu người tìm ti mua đào, qut chơi Tết sm.

"Mi năm thì vào thi đim này đào, qut đã rc rch ri. Nhà các đi gia đã lên vườn mua đào, qut v chơi sm đến gn Tết vt đi ri mua gc mi. Nhưng năm nay thì chưa thy gì c. Nói chung là kinh tế khó khăn. Dch giã xong ri li khó khăn như thế này thì mt", anh Hà cho VOA biết.

Ngoài ngh trng cây, gia đình anh Hà cũng kinh doanh thêm các mt hàng tiêu dùng hàng ngày cho các xóm công nhân làm vic trong các khu công nghip gn nhà, nhưng anh cho biết gi đây ngun thu khá đu đn đó cũng không còn.

"Công nhân các khu công nghip thì cho ngh t lâu ri. Không có vic mà, nên h b cho ngh t lâu ri", anh than vãn và lo rng tình hình hin ti s còn kéo dài.

" Vit Nam thì người ta c tin rng Trung Quc b chính sách phong to thì kinh tế phát trin tr li, thông thương, nhp khu s li tt lên. Báo chí toàn tuyên truyn kiu đy thôi. Nên mi người hy vng Trung Quc thoát ri, thì Vit Nam cũng s đ đi", anh nói và qu quyết không tin mi chuyn li đơn gin như thế.

Anh N.T, mt phóng viên làm vic cho mt cơ quan báo chí Hà Ni, cho biết trong chuyến công tác vào Nha Trang, trung tâm du lch bin ca min Trung, anh đã chng kiến s vng lng khác thường khi hai ngun khách chính ca Nha Trang là Nga và Trung Quc đu vng bóng.

Anh cho biết tng dãy khách sn và resort 5 sao đóng ca ti om, không my người qua li. Theo anh, dù Trung Quc m ca tr li thì cũng không có nhiu hy vng cho du lch Vit Nam vì du khách Trung Quc "có sang ngay được đâu, m ca thì cũng m ca tng bước mà bn thân h cũng đang khó khăn ch có phi khá gi gì đâu".

"Cái nn kinh tế Vit Nam nó bp bênh là ch đy. Tc là sng hoàn toàn da vào đu tư nước ngoài, bán sc lao đng giá r, hoàn toàn ph thuc vào đơn hàng nước ngoài. Bây gi không có đơn hàng thì người ta sa thi là đương nhiên ri, không có cách nào khác c. Cái lc lượng lao đng đy gi không biết đi đâu v đâu c vì k năng lao đng ch thế thôi, làm theo dây chuyn, làm cái giày cái dép may cái qun cái áo thì trình đ đơn gin y mà", anh nói.

Ti Hà Ni, người dân cũng đang hn chế chi tiêu. Ngay cơ quan báo chí anh đang làm vic cũng đang gp khó khăn khi khó thu hút được qung cáo t các doanh nghip. Anh N.T cho biết hàng quán cũng không đông đúc như mi năm. Trước tình trng m đm ca nn kinh tế nói chung, người ta đã ít nghĩ ti chuyn t tp, ăn nhu tt niên.

Bà Hoàng Th Nhung, mt ch tim cà phê lâu năm,cho biết chưa bao gi tim ca bà li vng v như lúc này. Bà nói thường thì giáp Tết tim ca bà luôn tp np, còn gi đây li hoàn toàn khác. Bà không biết s cm c được bao lâu khi mà hàng tháng bà vn phi tr 30 triu đng cho tin thuê mt bng.

"30 triu thì phía trên cho thuê homestay được mười my triu thì cũng đ được mt na. Cà phê thì gi ch bán t sáng đến trưa thôi. Ti thì ch có lác đác vài người. Vng lm, lác đác ít người thôi", bà Nhung than vãn và cho biết đây s là mt cái Tết bun và thiếu thn.

Bt chp nhng thc tế đó, gii hu trách khng đnh năm 2022 nn kinh tế Vit Nam t kết qu tích cc và tương đi toàn din", lm phát được kim chế đúng ch tiêu, d kiến đt tăng trưởng trên 8%. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trn Tun Anh hôm 17/12 ti Din đàn Kinh tế Vit Nam ln th 5 vi ch đ "Tng quan kinh tế Vit Nam năm 2022 và đnh hướng điu hành năm 2023" tuyên b kinh tế Vit Nam "phc hi ngon mc, tăng trưởng mnh m, v cơ bn đã vượt qua nhng tác đng tiêu cc ca đi dch Covid-19 và đang ly li đà tăng trưởng vn có", theo báo nhà nước.

Nguyễn Lại

Nguồn : VOA, 23/12/2022

Published in Diễn đàn
mercredi, 08 janvier 2020 11:41

Tết

Tết Việt Nam buồn mà đẹp, dù là Tết thời chiến với xao xác tiếng gà tháng Chạp và canh khuya mang mang điệu buồn tản cư hay Tết thời bình người nhớ người vùi mình nơi biển cả hay bôn tẩu xứ người. Tết Việt Nam thơm tho mùi vạn thọ, cúc tần hay ngò cải đơm bông và giữa triệu triệu mùi hương ấy có hương hồn tổ tiên hiển hiện trong nét cười và cả lo toan con cháu. Tết Việt Nam ngày xưa có thêm mùi thuốc pháo và bây giờ những cành pháo bông trời đêm do ai đó lén lút đốt sáng làm phá vỡ không gian chứa đầy thanh âm giun dế.

tet0

Giữa hoang tàn đổ nát của những ngôi giáo đường đầy rêu xanh bỗng dưng mọc ra một cây cúc dại và trổ bông đón Tết.

Tết Việt Nam thời người ta chia nhau từng lát thịt và nắm tay nhau để vượt qua khốn khó đã qua rồi, Tết bây giờ không còn mùi thơm dưa cải kho cá với ớt xanh hâm đi hâm lại, cũng không còn mùi lửa rơm sáng sớm bà hay mẹ dậy sớm nấu nồi xôi cho cả nhà. Mùi hương của món xào một thuở cũng không còn… Thay vào đó là những món thập cẩm mua từ siêu thị, có chút mùi thơm của hương công nghiệp hiện đại và có cả chút khai khái của hơi máy lạnh ủ lâu ngày không gian kín… Nhưng, dù như thế nào thì Tết Việt Nam vẫn cứ buồn và đẹp. Vì sao ?

Vì giữa hoang tàn đổ nát của những ngôi giáo đường đầy rêu xanh bỗng dưng mọc ra một cây cúc dại và trổ bông đón Tết. Vì giữa hàng triệu sinh linh trôi dạt do biển nhiễm độc vẫn có những cụm rong xanh thoi thóp đón xuân về. Vì giữa hàng triệu nỗi đau mất mát vì thời cuộc vẫn có những cuộc đời, những số phận vươn lên với hành trang gồm mùi hương ngày Tết, ngai ngái sương sa tháng chạp hay âm ấm hương vạn thọ đầu làng. Và cuộc sống vẫn cứ phải trôi qua, con người vẫn cứ phải sống cho dù bi kịch luôn dựng bờ cõi trước trắc ẩn tâm hồn. Giữa muôn vàn nỗi đau và gian khổ, chữ sống hiện ra như một định dạng tâm linh.

Nếu Tết xưa với dưa món, củ kiệu, thịt heo, bánh tét, mứt, hạt dưa… và những thức ấy khan hiếm, ít ỏi, như một tượng trưng trên bàn nhà nông và người ta gắn mình với sự nghèo khổ mà yên bình ấy, người ta gắn lòng biết ơn với trời đất, cỏ cây, nguồn cội… Thì Tết nay, những món ngon có mặt hầu hết ở các gia đình và không còn mang tính tượng trưng nữa, nó trở nên ề hề, ứ hự. Và hình như người ta cũng không còn mấy ai gắn lòng biết ơn với tổ tiên, tiền nhân như trước, người ta đã khôn hơn, thậm chí khôn lõi khi biết đào xới, cưa xẻ thiên nhiên để mang về bỏ trong vườn, đặt trên bàn như một sự tôn vinh đẳng cấp thức thời. Và hình như, biết ơn thiên nhiên hay cỏ cây là điều gì đó đã trở nên xa xỉ và rởm đời đối với nhiều người, nhiều người lắm !

Nếu Tết xưa ở quê nghèo hay miền núi, trẻ con háo hức với áo mới, dép mới và những cây kẹo đường còn phưng phức mùi trời đất thì Tết nay, dường như mùi và màu ấy đã thuộc về quá vãng. Và Tết xưa cha mẹ đèo con dăm ba đứa trên chiếc xe đạp hay xe gắn máy để thăm ông bà, bà con, hàng xóm láng giềng, du xuân sơn thủy… Chúc nhau ly rượu mừng Xuân… Thì tết nay, việc ấy trở nên hãn hữu và ái ngại, bởi những chòm cảnh sát giao thông đã đứng sẵn bên ngoài chòm xóm để đo nồng độ cồn, mức phạt đôi ba triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng đang lấp ló ngoài cửa, người ta không còn cảm giác bình yên và lãng mạn, người ta đã đánh tráo sự lãng mạn, yên bình của mình bằng sắc màu vật dục, bằng những chiếc xe đời mới đậu trước cửa hay những thứ gì đó thuộc hàng hiếm, hàng độc và việc mua đường cũng là sự thể hiện đẳng cấp thời bây giờ.

Tết bây giờ, con người có nhiều thứ, nhưng hình như thiếu hẳn lòng trắc ẩn, tính bao dung và sự lãng mạn. Người ta đi du lịch, người ta liên tục chụp ảnh với cỏ cây và cảm nhận thiên nhiên qua tấm hình mình đã chụp. Tết đã mất đi không khí la đà sương chiều của đồng quê và những con đường đã bê tông hóa tự đáy tâm can chứ không phải nơi mặt đường hay lối xóm.

Tết Việt Nam buồn mà đẹp, vì sao ? Vì nếu không buồn thì làm sao có hàng triệu người bỏ nước mà đi, dù biết rằng việc đi ấy là nguy hiểm, việc ra đi là mãi mãi đánh mất quê hương thân yêu và có thể gắn sự sống mình ở một nơi chốn khác, không cùng giọng nói hay màu da hay điệu buồn riêng chung ? Nhưng đã có hàng triệu người ra đi, có lẽ vì Tết Việt Nam quá buồn, Tết buồn ngay trong cả tiếng cười hí hửng hay tiếng vỗ tay của bữa tiệc nhà quan ê hề rượu thịt. Tết buồn trong khóm hoa cúc hoa ngò hay cải hẹ tần ô bởi mùi hương năm cũ vẫn cứ phảng phất về một mối tương cảm giữa người với người nay đã mất. Tết buồn nên những ngôi mộ cỏ mọc hoang vu bởi người thân đã đi về một nơi nào đó xa xăm, chưa có dịp trở về cố quốc. Tết buồn bởi hàng triệu người đang đau đáu chuyện nhà cửa, chuyện chén cơm manh áo và sự chộn rộn kiếm cơm không thể khỏa lấp nỗi lo cơ chế. Tết buồn bởi có quá nhiều thứ gắn bó với con người trở nên hoang vu và trắng xóa chỉ sau một chữ ký của quan trên. Tết buồn bởi đâu đó, dư âm và hơi lạnh của Lộc Hưng, Đồng Tâm và hàng trăm địa điểm khác đang trở lại và sẽ có nhiều đồng loại bỗng dưng ôm mền mùng, chăn chiếu ra đường nằm ngủ và giấc ngủ của họ cũng không được yên bởi các anh dân phòng, công an khu vực tuần tra xua đuổi.

Còn hàng triệu nỗi buồn khác chưa kịp thống kê khi Tết về, chí ít là người đã biết lừa lọc người mỗi khi Tết đến, người đã biết bóc lột người mỗi khi Tết về, những chuyến xe chở người chật như nêm, đôn thêm ghế, nhét dưới gầm xe… và người chấp nhận đi như vậy, không cần biết chết sống ra sao, miễn sao là được về quê bởi đồng tiền trong túi cho họ biết rằng đó là cơ hội về quê và dư chút đỉnh để sắm quà Tết. Họ, những người nằm vật vạ trong xe ấy là ai nếu khhông phải những người lao động nghèo xa quê. Và Tết Việt Nam lạnh lùng buồn khi nghĩ đến những con người đã chết cóng trong thùng container nơi Anh Quốc, câu chuyện tưởng như cổ tích hay thần thoại buồn, nhưng nó có thật.

Nhưng, Tết Việt Nam đẹp, đẹp đến nao lòng, ngay cả những cánh rừng bị đốt trơ xương hay những ngọn đồi bị cắt lở lối vẫn toát lên vẻ lộng lẫy, huy hoàng của một vết thương vĩnh cửu. Tết Việt Nam đẹp bởi giữa muôn vàn xô bồ, người ta vẫn nghĩ đến một điều gì đó thiện lành để dành cho nhau và để nhớ về. Tết Việt Nam đẹp đến ấm lòng nên dù khi về quê, mới bước vào cửa khẩu đã bị hải quan rạch va ly, ăn cắp tiền bạc, vật dụng và ra đường thì bị taxi vẽ chuyện chặt chém, về nhà thì bị gia đình bóc thêm một lần nữa cho đến khi sạch túi, chỉ còn mỗi tấm vé để bay đi rồi lại cày xới, quần quật giữa xứ người… Nhưng người ta vẫn về, vẫn trở lại với lòng nhiệt tình, tha thiết. Bởi cái đẹp ẩn sâu níu gọi.

Giá như cái đẹp ẩn sâu của Tết Việt được phát lộ, giá như người tử tế với với người và biết nhìn vào nỗi buồn của nhau, thì Tết Việt đẹp lộng lẫy nhường bao ? !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 08/01/2020 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn
vendredi, 13 janvier 2017 13:44

Tết về trên rẻo cao

tet1

Hoa đào nở rực trên vùng cao những ngày gần Tết.  RFA photo 

Tết, với người đồng bào thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc, từ Đông Bắc sang Tây Bắc, từ người H’Mong cho đến Tày, Nùng, Thái Trắng, Thái Đỏ, Dao, Sán Dìu… dường như đây là quãng thời gian đẹp nhất và ý nghĩa nhất trong năm.

Cái Tết nghèo của người đồng bào thiểu số vùng núi ấm áp và có chút gì đó thê thiết, khó tả. Và năm nào cũng như năm nào, cứ đến Tết thì mọi cố gắng thắt lưng buộc bụng lại được mở ra và kéo dài cho đến hết tháng Giêng, sau đó, cái đói lại quay về và mọi khổ sở vẫn cứ thế tiếp tục, một năm nợ nần lại phủ bóng.

Tết miền núi có gì khác ?

Bà Lĩnh, người dân tộc Tày, sống ở bản Nà Chúa, xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn, chia sẻ : "Tết cũng bình thường thôi, làm gì mà có lớn, năm nay mùa màng thì cũng bình thường, chuẩn bị Tết thì cũng chưa đâu. Tết ở nông thôn thì cũng có để dành con gà, con lợn vậy thôi. Cũng chẳng đi chơi đâu xa đâu, cũng đi thăm họ hàng thôi chứ không xuống thành phố chơi đâu ! Nhà nào nghèo quá thì nhà nước cấp cho vài cân gạo để ăn Tết thế thôi. Cũng chưa có chuẩn bị gì đâu, ăn Tết không có lớn đâu ! Cũng thế thôi !".

Bà Lĩnh cho biết thêm, Tết ở miền núi vẫn chưa có gì thay đổi suốt cả trăm năm nay, khể từ thời ông bà đến cha mẹ của bà, đến bà rồi đến các con của bà. Mọi năm đều đón Tết như nhau. Người Tày, người Nùng không có thói quen du canh du cư, không xê dịch từ cánh rừng này sang cánh rừng khác nên có nhiều bản làng đã có tuổi thọ hàng chục năm, thậm chí vài trăm năm, như bản Nà Chúa của bà chẳng hạn, có tuổi đời đã trên trăm năm. Và suốt trăm năm nay chẳng có gì thay đổi.

Cũng Tết về, việc chuẩn bị Tết đã được thắt lưng buộc bụng trước đây nửa năm. Nghĩa là từ tháng Sáu âm lịch, mọi người trong bản đều bắt đầu chuẩn bị cho Tết, ai có tiền thì mua một con lợn con về nuôi hơi lớn một chút rồi thả rông ngoài rừng. Con lớn từ tháng sáu đến cuối năm sẽ nặng chừng 20 ký đến 30 ký, nhà nào có tiền thì đi xuống chợ mua thêm vài con gà con về nuôi, trong sáu tháng, gà đẻ được vài lứa trứng và đến cuối năm thì thành món thịt gà cho ba ngày Tết.

Bà Lĩnh nhắc lại rằng đó là Tết của những gia đình thuộc diện khá giả, có của ăn của để một chút trong bản. Số gia đình còn lại thì không chuẩn bị được lợn và gà cho ba ngày Tết mà chủ yếu để dành ngô, sắn và gạo nếp để Tết đến thì nấu bánh chưng, đồ xôi mà cúng ông bà.

Tết của người đồng bào miền núi là dịp rộn ràng và vui nhộn nhất trong năm, khi hoa đào, hoa lê nở trắng các triền đồi, sương mù lãng đãng trên những đám ruộng bậc thang, núi rừng, cây cỏ chuyển màu xanh mướt lộc non, những ruộng hoa tam giác mạch hoang dại cũng bắt đầu chớm bông, ngan ngát… Thế là Tết về, những tờ lịch cuối cùng rơi dần theo âm thanh ngày Tết, tiếng nói cười rộn ràng… Bà Lĩnh cho biết thêm là Tết ở quê bà từ xưa đến nay luôn vui, bởi xóm làng chỉ có dịp Tết là giao lưu gần gũi và hưởng lạc hết mình, bỏ mọi nỗi lo toan, nợ nần. Hơn nữa, cái Tết nghèo bao giờ cũng ấm áp và thân tình.

Mặc dù Tết ở miền núi chẳng có gì, chỉ có rượu ngô và rượu sắn để mời nhau ngày đầu năm, chỉ có một ít thịt lợn, măng rừng, bắp chuối rừng, nhà nào sang thì có thêm món thịt gà và xôi để mời khách dùng cơm. Hiếm có gia đình nào có bánh, mứt, hạt dưa, con nít nhà giàu trong bản thì có thêm cái bong bóng cầm chơi. Và vui nhất vẫn là lễ hội bản làng. Nhưng lễ hội phải diễn ra sau mấy ngày Tết một chút.

Nghèo, vui cho đến bao giờ ?

tet2

Người dân vùng cao những ngày đầu năm mới. RFA photo

Ông Trình A Túy, một người dân sống ở Nhạc Kỳ, Văn Lãng, Lạng Sơn, chia sẻ : "À, chẳng có gì đâu ! Tết thì không có cái gì mà, mình chẳng có cái gì đâu, chưa có chuẩn bị Tết gì đâu ! Mấy năm trước thì cũng vậy thôi, bà con tự lo mọi thứ và chung tay nhau lo, không có gì đâu ! Mình cũng chuẩn bị ít gạo, ít muối, ít thức ăn để Tết vậy thôi, không có gì đâu !".

Ông Túy cho biết thêm là Tết nào ở bản ông cũng vui và năm nào ở bản ông cũng nghèo, cũng thiếu lương thực, thiếu áo quần để mặc, thiếu điện, thiếu nước, thiếu mọi thứ cần thiết cho con người. Chỉ được mỗi cái nghèo mà vui. Mà có vui thì cũng tự người dân trong bản vui với nhau, nhà nước cũng có hỗ trợ một ít gạo cho gia đình nghèo nhưng để được làm gia đình nghèo thì quá khó, phải đạt nhiều tiêu chuẩn. Trong khi đó, miền núi thì có ai không nghèo, bởi nếu có tiền, người ta đã dời ra thị trấn để ở, chẳng ai dại gì mà ở trong bản làng heo hút, lội bộ cả ngày trời mới ra tới thị trấn và không có đường bêtông, không có gì cả.

Ông Túy cũng cho biết thêm là Tết năm nay, bản làng vẫn vui vẻ nhưng cái đói đã hiện hữu khắp nơi. Bởi vụ mùa vừa thu hoạch xong trước đây một tháng không đạt, số lượng thóc thu về chỉ bằng hai phần ba vụ năm trước. Trong khi đó, vụ năm trước, bà con chỉ dành dụm để ăn Tết xong thì ra tháng Giêng, tháng Hai không còn thóc để ăn, phải chạy vay chạy mướn, đi làm thuê tứ xứ để cứu đói. Mọi sự cứ đảo lộn lên. Bởi vì khi các thanh niên trong làng đi làm xa thì làng mất hết người lao động, mất người làm rừng và khi họ đi xa, thường quay về với những thói quen nghe có vẻ hiện đại nhưng thực ra là họ đang phá nát bản làng. Nạn xì ke, ma túy cũng len lõi vào làng bởi các thanh niên đi làm ăn xa mang về.

Ông Túy tỏ ra lo lắng vì không biết bản làng bình yên của ông sẽ còn kéo dài được bao lâu nữa, khi mà các vật dụng trong làng ngày càng bị Trung Quốc hóa, từ đôi dép cho đến chiếc xe đạp, chiếc xe gắn máy hoặc chiếc kẹp tóc của phụ nữ. Và đáng sợ hơn cả là hạt giống ngô, hạt giống đậu từ Trung Quốc đã tràn vào bản làng của ông quá nhiều. Mọi sự nghe có vẻ ngày càng thêm bất an.

Một cái Tết nữa đang về trên các rẻo cao Tây Bắc, nhưng cũng một cái Tết nữa, tiếng khèn, tiếng sáo Mèo, tiếng tù và đang ngày càng vắng thưa, hoa đào, hoa mơ trên núi cao cũng trơ gốc. Những bản làng đôi khi nằm lặng lẽ, trơ trọi như một giọt cô đơn của trời cao thả xuống núi rừng !

 

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Tết về trên rẻo cao

Published in Việt Nam

Tết của nông dân nghèo (RFA, 11/01/2017)

tet1

Cảnh đồng quê miền Bắc. AFP photo

Còn chưa đầy tháng nữa là đến Tết Âm lịch mà theo truyền thống Việt Nam ai cũng phải sắm sửa chí ít mâm cơm để cúng ‘ông bà’ những người đã khuất ; đồng thời lo cho con, cháu bộ quần áo, đôi dép mới…

Đối với người nông dân khó khăn vì mùa màng thất bát thì số chi phí cho dịp tết đến cũng là một nỗi lo toan lúc này của họ.

Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trong thời gian qua khiến cuộc sống của người nông dân trồng lúa đã vất và thêm phần cơ cực vì bốn bề khó khăn vây bủa.

Hai vụ trước mất hết, đặt cược hên xui vào mùa vụ này mong kiếm được ít gạo cho gia đình chứ không còn cách nào khác. Ông Nguyễn Văn Tiến cho biết :

"Năm nay người ta mần 2 vụ nhiều lắm, …mọi năm mần 3 vụ năm nay mần hai vụ…

3 vụ là hên xui, cũng như vụ này là vụ thứ 3 nè, nhiều khi xạ xuống hổng biết có ăn… nước mặn vô nó cháy khô luôn nó nằm đâu có trổ nổi đâu…

Một công ruộng là phải 1 triệu rưỡi, …một mẫu mình mất 15 triệu đó. Nếu mà không có thu hoạch thì mất…".

Ông Sang ở ruộng cạnh bên cũng không tránh khỏi sự mất mát trong những mùa vừa rồi. Ông nói :

"Giờ tính ra tui thất 15 bao lúa. Nguyên vuông lớn này tui bán 6 triệu, tính ra 1 triệu rưỡi một công á. …Còn có tiền công, tiền máy xới, rồi tiền bồ phóng, cho nên bây giờ tính ra là… lời đôi ba trăm ngàn là cao à".

Không làm ba vụ lúa nữa, một số nông dân chuyển sang canh tác hoa màu ; và đây là hướng được giới chuyên gia khuyến khích lâu nay.

"Năm rồi thất mùa nó không có đạt, lúa phóng (một) công có mấy bao à. Năm nay mới đổi qua trồng bắp… tại mình thất mùa mới đổi qua hoa màu… chứ làm lúa có ăn đâu. Lúa xuất khẩu bán rẻ rề, lúa bán là không có lời, lỗ luôn đó, như vụ này lỗ mấy trăm ngàn đó…".

Những người mất mùa nặng, dù được chính quyền hỗ trợ nhưng số tiền đó chỉ như mưa rào đồng cạn :

"Nói chung là năm rồi nhà nước cũng có ủng hộ… một công 2 trăm ngàn. 2 trăm ngàn đó thiếu tiền giống nữa chứ giải quyết được gì…".

Gia đình nông dân chị Thơ, anh Thịnh cùng hai con nhỏ ở thị trấn Tân Hòa vất vả nuôi con nhỏ lại còn bị thất mùa.

"Như của người ta vậy nè, cái mình mướn mình làm… mình không có tiền mua ruộng á. Rồi người ta cho mướn mình làm mình kiếm lúa ăn. Năm vừa rồi là thất luôn".

Nhiều nông dân phải bán đất đi làm công cho người khác để kiếm ăn hay có thể phải chuyển nghề như trường hợp chồng chị Thơ "Nhờ hổm nay ổng đi vác lúa có tiền á, mần xong vác lúa không có tiền chắc mai mốt ra biển người ta có cào nghêu đi cào nghêu, không thì đi làm hồ… Nói chung có con tốn tiền đủ thứ…"

Khoảng 3 tháng cày sâu cuốc bẫm, may lắm thì không lỗ tiền chi phí ; còn lại không thu được gì mà phải thâm tiền vốn mua cây giống cùng các chi phí khác. Một nông dân xác định tết năm nay sẽ không được như trước :

"Tệ hơn năm rồi là cái chắc rồi. Mọi năm thì mua quà mua đồ cho con, năm nay thôi chế con ơi năm nay tệ quá, sang năm đi… nói chung Tết mình có nhiều thì ăn nhiều có ít thì ăn ít. Giờ 1 ký thịt heo cũng được rồi".

Những người nông dân mà chúng tôi tiếp xúc cho biết trong những năm trở lại đây, Tết Âm lịch đối với họ chỉ còn ngày mồng một lo cúng ông bà, chứ sang ngày mồng hai, mồng ba có người phải ra đồng làm việc rồi. Tất cả trở lại như ngày thường.

Thông tín viên Việt Nam

*********************

Kẹt xe, nan đề tại các thành phố lớn Việt Nam (RFA, 11/01/2017)

Kẹt xe từ lâu đã được coi như ‘chuyện thường ngày’ ở Việt Nam. Chính quyền cũng đã đưa ra nhiều giải pháp cho tình trạng này, nhưng cho đến nay vẫn chưa có lối thoát nào cho vấn đề đi lại của người dân, nhất là tại các thành phố có mật độ dân số lớn như Hà Nội, Sài Gòn.

tet2

Cảnh kẹt xe thường ngày ở Sài Gòn - Ảnh minh họa

Nỗi khổ kẹt xe…

Quang cảnh xe máy đầy đường và ùn tắt lại ở những ngã tư khi đèn đỏ tại Sài Gòn, Hà Nội là điều làm cho những du khách ngoại quốc mới đến Việt Nam lần đầu tỏ ra ngạc nhiên một cách thú vị.

Thế nhưng đối với những người dân phải đứng trong đoàn xe rồ máy, nhả khói ; nhất là dưới trời nắng nóng thì đó là một khổ nạn phải gánh chịu thường xuyên.

"Cứ tới chỗ đèn xanh đèn đỏ mà người ta kẹt xe là mất khoảng 15-20 phút mới ra hết đoạn đó xong đi thêm một khúc thì đến đèn xanh đèn đỏ lại kẹt xe nữa hoặc là khúc đường giao nhau".

"Lúc trước đâu có kẹt vậy đâu, 6h mấy là hết rồi, càng ngày càng tăng, gắn đèn xanh đèn đỏ mới có, đèn xanh ít hơn hay sao, nháy qua rồi tới đèn đỏ".

Ra đường vào giờ tan tầm dường như là nỗi kinh hoàng với mọi người dân, nếu may mắn chỉ gặp chỗ ùn tắc ít chừng vài phút, nếu không thì thời gian có thể kéo dài hơn nửa tiếng.

Một người lái taxi đang kẹt xe 15 phút trên một đoạn đường cho biết :

"Thường xuyên tầm giờ cao điểm này này, tầm nửa tiếng, 45 phút gì đó".

Lòng đường nhỏ hẹp, lượng xe lưu thông nhiều là lý giải đầu tiên cho nạn kẹt xe ở Việt Nam.

Những "lô cốt" được dưng lên, nằm chắn giữa đường có lúc vài tháng, có khi kéo dài cả năm, có lúc thi công cả buổi tối, nhưng khi phóng viên Đài Á Châu Tự Do hỏi một người trong tổ xây dựng ước lượng về mức độ giảm ùn tắc của công trình sau khi hoàn thành thì chỉ nhận được câu trả lời "không" ngắn gọn rồi bỏ đi.

Lề đường vốn là nơi cho người đi bộ nay thành đường tắt cho những người vội vã muốn thoát ra khỏi chỗ kẹt.

"Giao thông giờ hỗn độn, không có nề nếp gì do người dân thiếu ý thức, ai cũng muốn hơn thua với nhau. Ví dụ đang kẹt ở ngã tư mà người nào cũng đâm qua ngược đường thì dính cứng ngắc.

"Người nào cũng chen, không ai chịu nhường ai".

"Ùn tắc giao thông là do những người không có ý thức. Nếu biết nhường nhau một chút xíu thì không có chuyện gì. Bây giờ chỉ quẹt nhau một chút cũng có thể gây chuyện".

Giải pháp ?

Đối với cơ quan chức năng bên cạnh việc lắp thêm đèn giao thông, một số biện pháp khác cũng được tiến hành như cho xây những cầu vượt nhằm giảm mức độ kẹt xe.

Vậy theo nhìn nhận nhận của người dân thì hiệu quả của những nổ lực đó được đến đâu ? Một người chạy xe ôm nhận xét :

"Cũng có một phần nhưng chưa hiệu quả lắm. Cơ sở hạ tầng còn kém quá nên ưa bị ùn tắc, giờ có mở cầu vượt hay cái gì nữa cũng chỉ giảm chút xíu thôi chứ không hết được".

Người chạy xe ôm khác có đánh giá tích cực hơn :

"Có giảm đấy. Nó lợi ở chỗ trên này đi thì dưới này cũng được đi chứ không phải cắt ngang như hồi xưa, đó là một mặt tốt".

Ngoài ra, để giải quyết vấn đề giao thông đô thị, Sài Gòn đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng. Mặc dù xe bus được đầu tư nâng cấp cơ sở và trợ giá trên hầu hết các tuyến, nhưng mạng lưới này chưa đem lại hiệu quả cao, 65% tuyến trùng lặp.

"Xe buýt công cộng có hiệu quả đó, nhưng chính nó cũng làm kẹt xe".

Ngoài hạn chế như vừa nêu, hệ thống xe buýt công cộng hiện nay tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn còn nhiều điểm tiêu cực như xe cũ nát, không an toàn, chạy không đúng giờ, thái độ phục vụ của nhân viên thiếu chuyên nghiệp… Thế rồi nạn móc túi… khiến nhiều người quay lựng lại với xe buýt !

Vào cuối tháng 10 vừa qua, Bí thư thành ủy Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị phát biểu đến năm 2030 có thể thực hiện đề án cấm tất cả xe máy tại nội đô Hà Nội.

Nhiều người dân sau khi nghe báo chí thuật lại phát biểu đó của ông Phạm Quang Nghị đều tỏ ra nghi ngờ vì những biện pháp thay thế như xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông công cộng đang diễn ra rất chậm chạp và có nhiều tai tiếng như tuyến đường trên cao Cát Linh- Hà Đông !

Phóng viên RFA tại Việt Nam

Published in Việt Nam

vetau1

Cả gia đình cùng tới ga để mong mua được vé tàu. Nếu không mua được thì cả nhà lại phải kéo về chứ biết làm sao !

Năm nào cũng vậy, thời gian trước Tết Nguyên Đán, sinh viên người lao động từ các tỉnh lên thành phố học hành kiếm sống, đều phải chạy đôn chạy đáo tìm mua cho được chiếc vé tàu vé xe về quê ăn Tết với gia đình người thân.

Vất vả tìm chiếc vé...

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng như một số nhà xe thông báo bán vé về quê ăn tết trước cả vài tháng. Vài năm gần đây, việc bán vé tàu xe còn được quảng cáo thực hiện qua mạng Internet. Thế nhưng nhiều sinh viên, công nhân và dân nhập cư vẫn thấp thỏm lo âu về điều này.

"Đầu tháng 10 là em phải mua vé rồi, trong khi vé Tết là… tháng 2. Mở bán, em nhớ là khoảng ba đợt, mà chờ để mua vé được vé như ưng ý là khó lắm, phải chờ. Trường lúc đó chưa có lịch thi phải đợi khoảng gần cận ngày khoảng đầu tháng 12 trường mới có lịch thi nên vé phải đổi qua đổi lại nhiều lần, nên cũng khó khăn…

Đúng ngày, em nhớ là đúng ngày 1 tháng 10 là 8 giờ sáng là bắt đầu mở bán. Từ 8 giờ sáng em ôm laptop ra thư viện trường em bấm. Vào là em thấy mấy chặng đó màu đỏ, đỏ là không có mua được…"

Không mua được vé dù canh thời gian vừa mở bán, năm trước có rất nhiều người như Tuấn bạn em không thể mua vé tàu qua website. Thêm vấn đề nữa đó là vé giả, cách đây vài ngày có nhiều đối tượng lừa đảo bán vé giả khiến cho người mua vé mất trắng.

Cô Hồng Vân, nhân viên hỗ trợ khách hàng tại ga Sài Gòn đưa ra lời khuyên :

"Nếu mà muốn mua đúng thì tốt nhất mình nên mua trong ga… còn không thì mình vào website dsvn.vn đó là trang web chính thức của đường sắt… nhiều đại lý ở ngoài mình không có quản lý được…tốt nhất anh nên mua trong ga hoặc vào website đường sắt…"

Càng cận Tết, càng khó khăn

Công nhân, sinh viên, người xa quê đi làm cận Tết càng khó khăn hơn vì lịch làm việc, lịch thi cử đã chiếm hết thời gian đi lo vé về Tết.

"21 dương là 24 âm mới thi xong bữa cuối cùng. Trường Khoa Học Tự Nhiên hay là trường Ngân Hàng cho nên mấy bạn đó hầu như là phải đi đặt vé xe hoặc chưa biết thế nào…"

Chúng tôi gặp cô Nguyễn Thị Hồng, công nhân công ty Rosa trong khu công nghiệp Bình Tân vừa tan ca lúc 8 giờ tối, cô chia sẻ.

"Lịch ngày Tết cuối năm nó cận quá rồi, sắp xếp thời gian về…ít được về lắm. Tại cô làm ở đây lịch nghỉ tới 29 nên cô ít khi được về quê lắm. Đi hai mươi mấy năm mà mới về quê Tết được có 1, 2 lần gì à… thiệt thòi ở chỗ đó, xa quê hương nó hơi bị thiệt thòi".

Tin tức cho biết một số công ty vừa qua cũng tạo điều kiện thuê xe đưa công nhân về quê. Thực tế này có xảy ra thế nhưng chỉ rất cá biệt ; nhiều người chỉ mong muốn được hỗ trợ chút ít họ cũng thấy phần nào được an ủi vì công ty quan tâm chăm sóc nhu cầu của công nhân :

"Những công ty lớn chứ công ty may đây không có đâu…năm trước có công ty Việt Tiến họ lo vé nhưng mà họ hỗ trợ thôi chứ còn lo thì họ không có lo".

"Có chương trình này cô rất là muốn, hy vọng là sẽ giúp được những người mà hoàn cảnh khó khăn có điều kiện để về quê được càng tốt".

Nạn chặt chem, nhồi nhét

Theo báo chí loan tin thì dịp Tết năm ngoái, nạn chặt chém, nhà xe nhồi nhét khách đường dài vẫn diễn ra. Cơ quan chức năng như Bộ Giao Thông- Vận tải cũng lên tiếng, công bố số điện thoại nóng để nạn nhân có thể báo ; tuy nhiên có mấy ai may mắn được can thiệp :

"Nó cũng kẹt cho người dân nhưng cô thấy đâu ai can thiệp đâu, mình cần thì mình đi thôi. Cứ lên xe nói bao nhiêu mình đưa bấy nhiêu…không thấy nhà nước can thiệp gì hết".

Vấn nạn ‘tàu xe ngày Tết’ tiếp tục là một chuyện dài trong muôn vàn khó khăn mà người dân Việt Nam phải gánh chịu suốt bao năm qua. Mỗi chuyến về quê của nhiều sinh viên, công nhân, người lao động… là một đoạn đường dài đau khổ ; thế nhưng vì hiếu đạo, vì nổi nhớ quê nhà buộc họ phải đành chấp nhận !

Phóng viên RFA tại Việt Nam

Published in Việt Nam