Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bắc Kinh, Đài Loan cùng tập trận

Đăng Khoa, Pháp Luật online, 10/08/2022

Căng thẳng hai bên bờ eo biển Đài Loan tăng cao khi trong tuần này cả Bắc Kinh và Đài Bắc cùng lúc tập trận quy mô lớn.

taptran1

Một máy bay trực thăng của hải quân Trung Quốc thuộc Chiến khu Đông bộ tập trận ở vùng biển xung quanh Đài Loan vào ngày 8/8. Ảnh : Chiến khu Đông bộ/Reuters

Ngày 9/8, Đài Loan tập trận bắn đạn thật mô phỏng nội dung chống đổ bộ, bảo vệ hòn đảo trước nguy cơ bị tấn công, hãng tin AFP cho biết. Cuộc tập trận diễn ra ở huyện Bình Đông vào đầu giờ sáng 9/8 và kết thúc trong vòng 1 giờ. Đài Loan đã thông báo lịch tập trận của mình trước đó, diễn ra vào các ngày 9 và 11/8. Hàng trăm binh sĩ và khoảng 40 khẩu pháo được triển khai tham gia.

Đài Loan nói rằng các cuộc tập trận này đã được lên lịch trước và không phải nhằm phản ứng với Trung Quốc. Tuy thế, động thái tập trận của Đài Loan gây chú ý khi diễn ra ngay sau đợt tập trận quy mô lớn và dài ngày của Trung Quốc.

Cùng ngày 9/8, Chiến khu Đông bộ Trung Quốc thông báo rằng hải quân và không quân nước này sẽ tiếp tục tập trận chung ở các vùng biển và vùng trời xung quanh Đài Loan, theo báo South China Morning Post. Chiến khu Đông bộ cho biết nội dung tập trận tập trung vào các hoạt động chống tàu ngầm và tấn công trên biển, chuẩn bị cho các hoạt động "phòng thủ chung", "phong tỏa chung" Đài Loan, đồng thời không nói cụ thể ngày kết thúc.

Đợt tập trận này diễn ra chỉ một ngày sau khi Trung Quốc kết thúc đợt tập trận quy mô lớn ở sáu địa điểm quanh Đài Loan trong bốn ngày (từ ngày 4 đến 7/8) nhằm phản đối chuyến thăm Đài Bắc của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. Trong đợt tập trận này, Trung Quốc triển khai tàu chiến, máy bay chiến đấu, máy bay không người lái khắp các vùng trời và vùng biển quanh Đài Loan, tập trận bắn đạn thật và bắn 11 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, phóng tên lửa đạn đạo qua Đài Bắc.

Trong khi đó, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sau chuyến thăm của bà Pelosi đến Đài Bắc vẫn đang leo thang đáng ngại. Ngày 8/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói ông lo ngại về các cuộc tập trận quân sự gần đây của Trung Quốc quanh Đài Loan, theo đài CNN. Cùng ngày, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre lên án các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc là "khiêu khích, vô trách nhiệm và làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm". Trước đó, ngày 4/8, Nhà Trắng đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc Tần Cương để lên án các hoạt động quân sự của Trung Quốc và nhấn mạnh mong muốn của Mỹ là tránh một cuộc khủng hoảng trong khu vực.

Phần mình, ngày 8/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố khẳng định việc nước này tập trận "trong vùng biển của chúng tôi" một cách công khai, minh bạch và chuyên nghiệp là chuyện bình thường.

Ngoài tập trận, ngày 5/8, Trung Quốc thông báo hủy các cuộc điện đàm trong tương lai giữa các nhà lãnh đạo quốc phòng Trung Quốc và Mỹ, đình chỉ các cuộc đàm phán song phương về khí hậu. Riêng về lĩnh vực quốc phòng, Trung Quốc đình chỉ các cuộc đàm phán chính thức với Mỹ liên quan đến các cấp chỉ huy, điều phối chính sách quốc phòng và tham vấn quân sự hàng hải.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng tình hình căng thẳng hiện nay ở eo biển Đài Loan hoàn toàn do phía Mỹ khiêu khích, Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và hậu quả nghiêm trọng về việc này. Về phía Mỹ, các quan chức Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng lên án "phản ứng thái quá vô trách nhiệm" của Trung Quốc.

Đăng Khoa

********************

Trung Quốc phong tỏa Đài Loan có thể gây rối loạn kinh tế thế giới

Minh Anh, RFI, 09/08/2022

Cuộc tập trận của Trung Quốc diễn ra ở nhiều điểm gần sát, xung quanh Đài Loan cho thấy ý đồ của Bắc Kinh tìm cách bao vây, bóp nghẹt nền kinh tế Đài Loan, và đặc biệt là kiểm soát việc chế tạo chip bán dẫn toàn cầu mà Đài Loan hầu như chiếm thế độc quyền. Theo các nhà quan sát, mưu đồ này của Trung Quốc có nguy cơ gây nhiều hệ quả nặng nề cho toàn bộ ngành công nghiệp thế giới.

taptran2

Ảnh minh họa của Tân Hoa Xã : Một tầu chở container của Nhật Bản cập cảng Dương Sơn (Yangshan) ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 27/04/2022.  AP - Chen Jianli

Nếu như chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi vẫn đang là chủ đề tranh cãi gay gắt trong giới chuyên gia, thì không phải ngẫu nhiên người ta nhìn thấy tấm ảnh bà Nancy Pelosi trên tờ Taipei Times bên cạnh ông Morris Chang, đồng sáng lập tập đoàn sản xuất chip bán dẫn Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC).

Tập đoàn công nghệ cao này, vốn chiếm lĩnh đến 92% thị trường thế giới các loại chip điện tử cực mỏng chất lượng cao, là nhà cung cấp chip điện tử quan trọng cho các đại tập đoàn Mỹ như Apple, Qualcomm hay Nvidia.

Đài Loan là nơi duy nhất trên thế giới có thể khắc những con chip mỏng 2 nanomet, tương đương với khoảng 50 tỷ transistor có kích cỡ bằng một móng tay. Một kỹ nghệ mà cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều chưa thể làm chủ. Và Trung Quốc, công xưởng lớn nhất thế giới, chiếm đến 60% nhu cầu thế giới về chất bán dẫn và có đến 90% là phải nhập từ nước ngoài, phần lớn đến từ Đài Loan.

Chỉ có điều, thị trường chất bán dẫn trên thế giới đang nở rộ. Theo báo cáo của Cyclop được báo Pháp La Croix trích dẫn, tăng trưởng của ngành sản xuất chip bán dẫn trong năm 2022 có thể đạt mức 15%. Trong lĩnh vực viễn thông như mạng 5G và 6G đặc biệt "ngốn" nhiều chip điện tử. Tương tự, việc điện hóa các phương tiện giao thông, số hóa các máy móc công nghiệp và phát triển trí thông minh nhân tạo khiến nhu cầu chip bán dẫn tăng vọt.

Trong bối cảnh này, nếu như nguồn cung bị gián đoạn, hệ quả sẽ rất lớn. Khó khăn cung ứng trong thời kỳ Covid-19 là một minh chứng rõ nét. Đại dịch đã gây ra tình trạng chậm trễ, thậm chí khan hiếm chip bán dẫn, khiến nhiều nhà máy trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp xe ô tô bị đình trệ.

Theo La Croix, những mục tiêu trên của Bắc Kinh có nguy cơ gây xáo trộn một thị trường vốn đã bị mất cân bằng. Ông Mark Liu, chủ tập đoàn TSMC, trong một cuộc trả lời phỏng vấn hiếm có trên đài CNN lập luận việc Trung Quốc xâm lược Đài Loan sẽ làm cho các chuỗi sản xuất của nhà máy "không thể hoạt động". Ông cảnh báo "không ai có thể kiểm soát TSMC bằng vũ lực", hàm ý rằng doanh nghiệp dự kiến phá hủy các công cụ sản xuất nếu đảo bị tấn công.

Dĩ nhiên Mỹ và Châu Âu bắt đầu đầu tư hàng chục tỷ đô la vào việc sản xuất những con chip "quý giá" nhưng việc "tái thiết hoàn toàn ngành công nghiệp mũi nhọn này đòi hỏi một cái giá còn cao hơn cả khả năng đầu tư của các nước phát triển", theo như đánh giá của Cyclope trong một báo cáo.

Một vấn đề khác không kém phần quan trọng cũng có thể gây rối loạn cho nền kinh tế thế giới : Đài Loan cũng đóng một vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hải thế giới. Eo biển Đài Loan, với chiều rộng từ 130-180 km, chiếm 50% lưu thông hàng hải. Tính từ đầu năm đến nay, có đến 88% lượng tầu chở container đi qua tuyến đường này.

Eo biển là nơi kết nối các nhà máy ở Đông Á với phần còn lại của thế giới. Đây cũng là nơi vận chuyển khí đốt tự nhiên và dầu hỏa. Giới quan sát lo ngại, các cuộc tập trận hay việc phong tỏa Đài Loan có nguy cơ dẫn đến việc thổi bùng giá nhiên liệu do những chậm trễ trong việc giao hàng. Và việc đóng cửa hẳn eo biển này buộc tầu thương mại phải đi vòng sang phía đông, hải trình không những dài hơn mà còn nhiều nguy hiểm vào mùa mưa bão.

Trên đài truyền hình LCI, ông Michel Ruimy chuyên gia kinh tế, giáo sư trường đại học Khoa học Chính trị Sciences Po lưu ý : "Việc phải sống trong một sự bất định là một điềm không tốt cho giới làm ăn và các nền kinh tế". Đây cũng chính là nỗi lo của nhiều nước ASEAN hiện nay, những nước tự xác định là các quốc gia thương mại trong khu vực.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 09/08/2022

**************************

Giới chuyên gia thấy gì từ các cuộc tập trận của Trung Quốc bao vây Đài Loan ?

Anh Vũ, RFI, 08/08/2022

Các cuộc tập trận trên quy mô lớn xung quanh Đài Loan tiến hành từ ngày 04/08/2022 và vừa được kéo dài thêm, cho thấy bóng dáng một kịch bản mà Trung Quốc có thể sử dụng để thôn tính hòn đảo trong tương lai : sử dụng sức mạnh quân sự phong tỏa. Giờ đây, Đài Bắc và đồng minh Hoa Kỳ có thể sẽ phải suy nghĩ nghiêm túc về kế hoạch này của Bắc Kinh.

taptran3

Một bản đồ hiển thị các địa điểm mà quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành các cuộc tập trận quân sự được đăng tải trên báo chí. Ảnh chụp tại một quầy báo ở Trung Quốc, ngày 03/08/2022.  Reuters – Tingshu Wang

Tất cả bắt nguồn từ chuyến thăm Đài Bắc của bà chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi hôm 02/08 mà Bắc Kinh đánh giá là sự khiêu khích nghiêm trọng. Quân Đội Trung Quốc ngay lập tức thông báo mở một loạt "chiến dịch quân sự có mục tiêu" trên 6 điểm trong vùng biển xung quanh hòn đảo Đài Loan. Ban đầu dự kiến diễn ra từ ngày 04 đến 07/08, các cuộc diễn tập giờ được kéo dài thêm thời gian.

Huy động sự tham gia một lực lượng lớn hải quân và không quân, lần đầu tiên quân đội Trung Quốc tiến hành các cuộc diễn tập áp sát Đài Loan như vậy, có điểm chỉ cách bờ khoảng 20 km. Hải quân Trung Quốc cũng triển khai cả bên phía sườn đông của hòn đảo, khu vực được cho là sống còn với Đài Bắc vì sẽ là hướng mà quân đội Đài Loan có thể nhận tiếp viện của quân đội Mỹ từ biển vào, trong trường hợp đảo bị tấn công thực sự. Nhìn vào sơ đồ cuộc diễn tập của Trung Quốc, giới chuyên gia quân sự có thể dễ dàng nhận ra đó là một bài tập mô phỏng phong tỏa Đài Loan, một giải pháp quân sự có thể được Trung Quốc sử dụng khi xung đột xảy ra.

Phong tỏa có thể giúp Trung Quốc chặn mọi lối ra vào đối với tàu bè thương mại cũng như quân sự, nhưng chủ yếu nhằm chặn đường tiếp cận của các lực lượng Mỹ có mặt trong vùng.

Theo nhà bình luận quân sự độc lập của Trung Quốc, Tống Trọng Bình (Song Zhongping) được AFP trích dẫn, quân đội Trung Quốc "hiển nhiên có đủ khả năng để áp đặt một cuộc bao vây phong tỏa như vậy. Người ta đã thấy với cuộc diễn tập vừa rồi, chiến đấu cơ, chiến hạm Đài Loan không thể cất cánh hay ra khỏi cảng".

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc đã bắn một chục quả tên lửa đạn đạo vào nhiều điểm trong vùng đặc quyền kinh tế xung quanh Đài Loan. Truyền thông Trung Quốc cho biết lần đầu tiên các tên lửa trên được bắn qua vùng trời của đảo.

Theo Tân Hoa Xã, Bắc Kinh đã huy động 100 máy bay, hơn chục tàu chiến các loại, trong đó có cả máy bay tàng hình J-20 và khu trục hạm Type 055, những vũ khí khí tài hiện đại nhất của quân đội Trung Quốc hiện nay.

Nhưng ngoài trang thiết bị, các bài diễn tập vừa rồi còn cho phép Trung Quốc thử nghiệm tổng thể năng lực phối hợp tác chiến của quân đội Trung Quốc trong một cuộc bao vây phong tỏa quy mô rộng lớn.

John Blaxland, giáo sư về an ninh quốc tế Đại học Quốc gia Úc nhấn mạnh với AFP rằng điều mà Trung Quốc muốn là "khẳng định năng lực chiến đấu của họ mạnh". Ông phân tích, quân đội Trung Quốc "rõ ràng có đủ phương tiện phối hợp hành động trên đất liền cũng như trên biển và họ có khả năng triển khai các hệ thống tên lửa và triển khai nhanh chóng các phương tiện đó".

Chuyên gia Úc khẳng định các bài diễn tập này chỉ cho Đài Loan, Mỹ hoặc Nhật Bản thấy rằng giờ đây Trung Quốc "có những gì cần thiết để hiện thực hóa những đe dọa của họ".

Vào năm 1995-1996, khi Hạ Viện Mỹ thông qua nghị quyết cho phép chính quyền Bill Clinton đón tổng thống Đài Loan khi đó là ông Lý Đăng Huy, tại eo biển Đài Loan cũng đã xảy ra khủng hoảng lớn. Hải Quân Mỹ đã điều động nhiều tàu chiến đi qua eo biển và triển khai một tàu sân bay ở không xa hòn đảo Đài Loan. Lần này, chính phủ Mỹ tỏ ra thận trọng nhằm tránh leo thang căng thẳng mà họ không mong muốn, theo Lonnie Henley, cựu sĩ quan tình báo Mỹ, hiện là giáo sư trường Elliot School, Washington.

Sự thận trọng này cũng được giải thích bởi giờ đây năng lực quân sự của Trung Quốc lớn mạnh hơn nhiều so với hồi năm 1996.

Grant Newsham, cựu sĩ quan hải quân Mỹ, nhà nghiên cứu tại Japan Forum for Strategic Studies ghi nhận : "Trong một số lĩnh vực, khả năng của Trung Quốc còn có thể vượt Hoa Kỳ… Nếu một trận chiến xảy ra và bị phong tỏa trong phạm vi xung quanh Đài Loan, thì hải quân Trung Quốc sẽ là một đối thủ đáng gờm. Nếu Mỹ và Nhật không can thiệp thì mọi việc sẽ trở nên rất khó khăn cho Đài Loan".

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 08/08/2022

Published in Diễn đàn

Xu hướng vũ lực mới trong quyết sách của Trung Quốc

Nguyễn Trường, RFA, 29/01/2021

Trung Quốc đã có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và đang tích lũy những chiếc tàu chiến hung hãn. Giờ đây, họ sung sức và sẵn sàng tham chiến.

haiquan1

Hải quân Trung Quốc diễn tập ở Biển Đông hôm 12/4/2018 - Reuters

Trong quá khứ, Trung Quốc từng là nước gây chiến, liệu họ có lặp lại điều này một lần nữa ? Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, năng lực quân sự của Trung Quốc đã được củng cố. Họ gia tăng sức ép quân sự đối với Đài Loan, thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Ngoài ra, các cuộc đụng độ ở biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã dẫn đến nhiều thương vong cho cả hai bên.

Giới phân tích quốc tế đang cân nhắc về khả năng hành động quân sự sắp xảy ra. Trung Quốc thừa nhận họ có phương tiện, vấn đề là Bắc Kinh tin tưởng vào sự nghiệp này đến mức độ nào. Tháng 11/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa phát biểu với giọng điệu gay gắt : "Chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ ai, bất kỳ lực lượng nào xâm phạm và chia cắt những vùng lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc". Rắc rối nằm ở chỗ nhiều phần trong đó cũng là lãnh thổ thiêng liêng mà các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền.

Các nhà ngoại giao "chiến lang" của Trung Quốc khẳng định rằng họ chỉ có ý định hòa bình. Họ tuyên bố Đảng cộng sản Trung Quốc (Đảng cộng sảnTQ) chưa bao giờ phải viện đến xung đột quân sự. Các nước láng giềng của họ hẳn sẽ phản đối điều này.

Năm 1962, Trung Quốc đụng độ với Ấn Độ. Năm 1969, tranh chấp giữa Trung Quốc với Nga đã nhuốm màu bạo lực. Năm 1974, Trung Quốc chiếm các đảo của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. Sự kiện này đã leo thang thành một cuộc xung đột lớn vào năm 1979 và tới năm 1988, giữa hai nước lại xảy ra đụng độ ở quần đảo Trường Sa.

Trong một cuộc tranh luận của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Tiến sĩ Oriana Mastro, một nhà phân tích thuộc Viện nghiên cứu quốc tế, Đại học Stanford, nói bà tin rằng sẽ sớm xảy ra một cuộc đụng độ. Bà nói : "Dường như Trung Quốc không phải đang chuẩn bị cho hòa bình. Vũ khí của họ không nhằm mục đích phòng thủ. Cho dù họ triển khai sức mạnh với các tàu nổi hay đưa nhiều tàu sân bay vào hoạt động, thì điều chúng ta có thể thấy rõ là nước này đang xây dựng một quân đội có năng lực sử dụng vũ lực để đánh chiếm vùng lãnh thổ mà họ cho là của riêng mình. Ban lãnh đạo nước này không hài lòng với nguyên trạng. Tuy nhiên, khi quân đội Trung Quốc ngày càng trở nên hùng mạnh hơn, thì họ càng trở nên thoải mái hơn khi sử dụng các công cụ quân sự để đạt được mục tiêu của mình".

Tập Cận Bình gia tăng sự hiếu chiến

Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, giọng điệu hiếu chiến của Bắc Kinh đã được nâng lên tầm cao mới. Tháng 9/2020, tờ Thời báo Hoàn cầu, cơ quan tuyên truyền của Đảng cộng sảnTQ, tuyên bố : "Người Trung Quốc không muốn chiến tranh, nhưng chúng tôi có những tranh chấp lãnh thổ với một số quốc gia láng giềng đã bị Mỹ xúi giục đối đầu với Trung Quốc". Một lần nữa, các nước láng giềng không nhất trí về việc quy kết Mỹ là kẻ xúi giục.

Trung Quốc có tranh chấp trên biển với Philippines, Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Brunei, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan. Họ có tranh chấp trên đất liền với Nga, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Lào, Mông Cổ và Myanmar. Tuy nhiên, đối tượng mà cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc nhắm tới không phải là các nước láng giềng này mà là phần còn lại của thế giới. Họ muốn gieo rắc vào trong tâm trí của cộng đồng quốc tế một lời phủ nhận chính đáng. Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu, một vị trí do Đảng cộng sảnTQ bổ nhiệm, nói : "Chúng ta phải làm rõ một số điều. Thứ nhất, phía bên kia, chứ không phải Trung Quốc, mới là bên phá vỡ nguyên trạng. Thứ hai, phía bên kia mới là kẻ khiêu khích trong một tình huống phức tạp".

haiquan2

Tàu chiến và máy bay của Trung Quốc tập trận ở Biển Đông hôm 12/4/2018. Reuters

Ông tiếp tục lập luận rằng mọi kịch bản hẳn phải được dàn dựng theo cách có thể lý giải cho cách hành xử của Trung Quốc. Bằng cách đó, họ có thể phát động một cuộc chiến tranh chính nghĩa.

Theo Mastro, có thể nhận thấy ý định của Bắc Kinh qua hành động của họ : "Dù người ta cho rằng đó là vì uy tín và danh dự hay vì những lý do chính trị trong nước (chủ nghĩa dân tộc dâng cao ở trong nước khiến ban lãnh đạo Trung Quốc cần chuyển hướng sự chú ý của người dân ra bên ngoài), hay dù người ta cho rằng Trung Quốc có lý (họ đang tính toán giữa phí tổn và lợi ích để tìm cách xây dựng và triển khai sức mạnh của mình), thì tất cả những yếu tố này đều dẫn đến một khả năng là Trung Quốc sẵn sàng sử dụng vũ lực ".

"Hành động đạo đức" của Trung Quốc ?

Theo Hồ Tích Tiến, "Trung Quốc phải là một quốc gia dám chiến đấu. Và điều này cần dựa trên cả sức mạnh và đạo đức. Chúng tôi có sức mạnh trong tay, chúng tôi có lý lẽ và chúng tôi không e sợ đứng lên bảo vệ những tài sản quan trọng của mình". Vấn đề là phải làm cho phần còn lại của thế giới tin vào điều đó. Đó là lý do giải thích tại sao Bắc Kinh đang đầu tư mạnh tay vào các chiến dịch gây ảnh hưởng và truyền bá thông tin sai lệch.

Một chiến thuật khác là tạo dựng cảm giác "việc đã rồi" : lớn tiếng tuyên bố quyền sở hữu, kiên trì đòi quyền sở hữu, chiếm đóng lãnh thổ tranh chấp, ép buộc các bên không liên quan phải công nhận. Đây là kịch bản đang diễn ra trên dãy Himalaya, biển Hoa Đông và Biển Đông. Vấn đề là các quốc gia khác cũng nắm quyền kiểm soát đối với những khu vực đó và điều này khiến Bắc Kinh cảm thấy bất mãn.

Hồ Tích Tiến nói : "Trung Quốc là một cường quốc đang trỗi dậy bị Mỹ và phương Tây bác bỏ về mặt ý thức hệ. Các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đồng cảm với nhau. Nếu Trung Quốc quyết định gây chiến với một nước láng giềng, thì cộng đồng quốc tế sẽ có xu hướng ủng hộ bên yếu hơn. Dù động thái của chúng tôi có chính đáng hay không thì vẫn có rủi ro lớn về mặt đạo đức".

Tuy nhiên, liệu ban lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc có tin rằng đây là rủi ro đáng để họ chấp nhận ? Vẫn chưa nước nào ngăn chặn được Bắc Kinh từng bước củng cố lãnh thổ của mình. Tiến sĩ Mastro nói : "Sẽ ít có khả năng hòa bình. Các phương tiện của Trung Quốc rất có thể sẽ đụng độ với phương tiện của Mỹ hoặc các đồng minh của nước này. Và điều này sẽ dẫn đến những thiệt hại về người và của mà có thể leo thang thành chiến tranh, đặc biệt là trong môi trường chính trị hiện nay".

Sử dụng con bài "chủ nghĩa dân tộc"

Giống như hầu hết các nhà lãnh đạo độc tài, Chủ tịch Tập Cận Bình xây dựng quyền lực của mình dựa trên niềm tự hào dân tộc. Để duy trì quyền lực, ông phải tạo ra được kết quả. Tiến sĩ Mastro lưu ý : "Chúng ta biết rằng Tập Cận Bình là người rất có tinh thần dân tộc. Chẳng hạn, ông đã nhiều lần nói rằng việc thống nhất Đài Loan là cần thiết để phục hưng dân tộc Trung Hoa". Theo Mastro, sự nghiệp phục hưng dân tộc Trung Hoa đã trở thành nguồn gốc mang đến tính hợp pháp cho Đảng cộng sản Trung Quốc.

haiquan3

Hải quân Đài Loan tập trận ở Kao Hùng hôm 27/1/2021. Reuters

Tiến sĩ Mastro lập luận rằng hầu hết các cuộc chiến tranh đều nổ ra khi các nhà lãnh đạo tin rằng lực lượng quân sự sẽ tạo ra các nguồn lực, quyền lực, vinh quang và uy tín. Về bản chất, kết quả sẽ biện minh cho phí tổn. Ban lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng tin rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của họ là giành lại quyền kiểm soát đối với những gì họ coi là lãnh thổ của mình. Và nếu người dân Trung Quốc tin tưởng vào cách biểu lộ và thể hiện chủ nghĩa dân tộc, thì họ cũng tin tưởng vào sự nghiệp này.

Mặc dù Đảng cộng sản Trung Quốc muốn sử dụng các phương tiện kinh tế và ngoại giao, nhưng có những dấu hiệu cho thấy họ đang mất hết kiên nhẫn. Tiến sĩ Mastro nói : "Chúng ta phải làm rõ rằng không thể giành lại hoàn toàn các vùng lãnh thổ tranh chấp bằng những công cụ này. Đó là vì các nước ở phe còn lại sẽ không bao giờ hoàn toàn chấp nhận lập trường của Trung Quốc". Ấn Độ sẽ không sẵn lòng từ bỏ lãnh thổ của mình ở vùng núi cao trên dãy Himalaya. Đài Loan sẽ không dễ dàng từ bỏ nền dân chủ và độc lập của mình. Việt Nam, Nhật Bản và Philippines không thể để mất các ngư trường truyền thống của họ. Mastro nói rằng khi các quốc gia này kiên định với lập trường của mình và bắt đầu đoàn kết lại với nhau, thì càng nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ tiến hành một cuộc biểu dương lực lượng.

Tại thời điểm này, quân đội Trung Quốc tin rằng có một số tình huống bất ngờ mà trong đó Mỹ sẽ không đích thân can dự, như hành động chống lại Việt Nam hoặc Ấn Độ, và điều này sẽ làm tổn hại đến vai trò của Mỹ trong khu vực ; hoặc những tình huống mà dù Mỹ đích thân can dự thì Trung Quốc cũng sẽ chiếm ưu thế. Điều này đem đến lợi ích to lớn cho Tập Cận Bình.

Thông điệp tuyên truyền của Trung Quốc vẽ nên một bức tranh tương tự. Hồ Tích Tiến nói : "Chúng tôi tự tin sẽ giành chiến thắng trong cuộc xung đột với các lực lượng láng giềng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Tương tự, nếu chiến sự với Mỹ nổ ra gần khu vực ven biển Trung Quốc, chúng tôi cũng có nhiều cơ hội giành chiến thắng".

Theo một báo cáo trình Quốc hội Mỹ gần đây, những tiến bộ trong thời gian qua về trang thiết bị, tổ chức và hậu cần (logistics) đã cải thiện đáng kể khả năng của PLA trong việc triển khai sức mạnh và các lực lượng viễn chinh ở xa bờ biển Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc có những lợi ích khi chiến đấu với các nước nhỏ hơn không phải là đồng minh, chẳng hạn như Việt Nam hoặc Ấn Độ, nhằm trau dồi khả năng quân sự của họ, làm suy yếu vai trò của Mỹ trong khu vực, chuẩn bị (trong vòng 7-9 năm) cho các cuộc xung đột lớn chống lại Nhật Bản hoặc cho việc giành lại Đài Loan bằng vũ lực. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sắp xảy ra một cuộc đụng độ giữa các các nước lớn.

Nguyễn Trường

Nguồn : RFA, 29/01/2021

**********************

Trung Quốc tiếp tục đe dọa các nước ở Biển Đông

Phạm Quý Vương, RFA, 28/01/2021

Trung Quốc tập trận để đe dọa Việt Nam ?

Trung Quốc đã thông báo về "cuộc diễn tập quân sự" và cấm một phần vùng biển trên Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía Tây Bán đảo Lôi Châu (Tây Nam Trung Quốc) đúng thời điểm Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng XIII và Mỹ đang triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tiến vào Biển Đông. Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) cho biết lệnh "cấm một phần vùng biển" được áp dụng từ ngày 27-30/1, nhưng không cho biết chi tiết về thời gian hoặc quy mô tập trận.

haiquan4

Tàu hải cảnh Trung Quốc đuổi tàu cảnh sát biển Việt Nam ở gần giàn khoan HD 981 ở Biển Đông hôm 15/7/2014 - Reuters

Vào tháng 12/2020, ba tàu hải cảnh số 0127, 0128, 0129 của Trung Quốc đã có các hoạt động diễn tập gần bờ. Năm 2020, Trung Quốc tiến hành 20 cuộc tập trận ở Biển Đông, trong đó 9 lần ở Vịnh Bắc Bộ. Quy mô và sự tham gia của Hải quân Quân Giải phóng trong các lần tập trận này rất khác nhau. Có những lần Trung Quốc điều tàu sân bay Sơn Đông và tàu đổ bộ Type 075 tham gia, nhưng có những lần chỉ là diễn tập thông thường với tàu hải cảnh.

Căn cứ hải quân Trạm Giang của Trung Quốc nằm trên bán đảo Lôi Châu là nơi đồn trú của các tàu chiến mặt nước thuộc Hạm đội Nam Hải, còn tàu ngầm đóng ở căn cứ trên đảo Hải Nam.

Giới chức Mỹ cho biết, cùng thời gian này, hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt cùng đoàn tàu chiến Mỹ đã vào Biển Đông (khu vực phía Nam) ngày 23/1 để bảo vệ nguyên tắc "tự do hàng hải".

Hành động phô trương sức mạnh của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh một hải đội tác chiến Mỹ tiến vào khu vực và thời điểm Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng XIII có phải là ngẫu nhiên hay không ?

haiquan5

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ngoài khơi Đà Nẵng hôm 5/3/2020. Reuters

Thứ nhất, một ngày sau khi tân Tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậm chức, Mỹ đưa một hải đội tác chiến do hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt dẫn đầu vào vùng Biển Đông, nơi Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích, để bảo đảm quyền tự do lưu thông quốc tế.

Ngày 25/1, Bắc Kinh lên án Mỹ thường xuyên đưa tàu sân bay vào Biển Đông, phô trương sức mạnh, đe dọa ổn định và hòa bình.

Thứ hai, tại Hà Nội diễn ra Đại hội Đảng XIII - một sự kiện chính trị quan trọng. Song song với thông báo tập trận trên biển, Trung Quốc đã triển khai số lượng lớn bệ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung tiên tiến mới (IRBM) tới các khu vực phía Đông và phía Tây nước này để huấn luyện chuyên sâu.

Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), ảnh vệ tinh của công ty Maxar Technologies (Mỹ) cho thấy quân đội Trung Quốc đã triển khai nhiều bệ phóng tên lửa DF-26 (Đông Phong 26) tới một địa điểm huấn luyện ở tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc. FAS cho biết, đây là lần đầu tiên họ thấy DF-26 hoạt động trong khu vực này.

Hải quân Trung Quốc cũng đã từng tổ chức tập trận tại bán đảo Lôi Châu thuộc tỉnh Quảng Đông hồi năm ngoái ít nhất 2 lần vào tháng 7 và tháng 11. Lần này sắp diễn ra lại trùng với thời điểm Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng. Sự trùng hợp của hai sự việc không thể không dẫn đến những liên tưởng về chủ đích của Bắc Kinh.

Trung Quốc sẽ tiếp diễn việc quấy nhiễu việc thăm dò và khai thác dầu khí trên biển Đông

Chuyên gia an ninh Châu Á Ian Storey cho rằng dù Trung Quốc muốn mở rộng quan hệ kinh tế với Malaysia và duy trì quan hệ thân thiện, nhưng nước này sẽ tiếp tục quấy rối các hoạt động dầu khí trong vùng biển của Malaysia nhằm ép Kuala Lumpur ký kết các thỏa thuận phát triển chung. Tuy nhiên, "Malaysia sẽ không khuất phục trước mong muốn của Trung Quốc, ít nhất là trong ngắn hạn".

Theo chuyên gia Storey, năm 2021, chính sách Biển Đông của Malaysia sẽ không thay đổi. Kể từ đầu những năm 1990, các nhà lãnh đạo Malaysia đều theo một chính sách : bảo vệ các yêu sách lãnh thổ của Malaysia trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ; giám sát các hoạt động của hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc trong EEZ ; đảm bảo rằng vấn đề này không trở thành "cái gai" trong quan hệ Malaysia - Trung Quốc bằng cách theo đuổi chính sách ngoại giao "âm thầm và bí mật" với Bắc Kinh.

Bên cạnh đó, ông Storey nhận định Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin sẽ tìm cách củng cố quyền lực chính trị và đảm bảo sự tồn tại cho chính phủ liên minh mong manh của ông, đồng thời cũng cố gắng kiểm soát đại dịch Covid-19.

Chuyên gia phân tích Châu Á Hugo Brennan thuộc hãng tư vấn rủi ro địa chính trị Verisk Maplecroft, nhận định : "Thủ tướng Muhyiddin bận rộn với tình trạng khẩn cấp trong nước và bất ổn chính trị hiện nay. Điều cuối cùng mà Thủ tướng mong muốn là sự leo thang căng thẳng song phương với Trung Quốc ở Biển Đông". Theo ông Brennan, Trung Quốc có thể quấy rối tàu của Malaysia khi đang thực hiện các hoạt động dầu khí trong khu vực "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền như đã xảy ra vài lần vào năm 2020.

Từ năm 2013, cảnh sát biển Trung Quốc đã duy trì sự hiện diện gần như liên tục tại Bãi cạn Luconia ngoài khơi bang Sarawak của Malaysia. Khu vực này có trữ lượng hydrocarbon (dầu khí) lớn và dồi dào nguồn cá. Trữ lượng hydrocarbon lớn đặc biệt quan trọng đối với Kuala Lumpur vì là nguồn thu nhập đáng kể. Cuối năm 2019 và đầu năm 2020, cảnh sát biển Trung Quốc làm gia tăng nguy cơ trong khu vực khi tìm cách cản trở hoạt động khảo sát và khoan của Malaysia bằng cách quấy rối các giàn khoan, tàu cung cấp và tàu khảo sát do Malaysia thuê. Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) đưa tin "đại dịch Covid-19 không có ảnh hưởng lớn đến sự hiện diện của cảnh sát biển Trung Quốc ở Biển Đông".

haiquan6

Mỏ Lan Tây ngoài khơi Vũng Tàu của Việt Nam. Reuters

Cảnh sát biển Trung Quốc tiếp tục tuần tra xung quanh Lô 06/1 - nơi mà Việt Nam vẫn đang khai thác dầu khí ở đó. Lô này nằm trên bồn Nam Côn Sơn, hoàn toàn nằm sâu trong EEZ của Việt Nam. AMTI cho biết : "Việc này tương tự như mô hình lâu nay của cảnh sát biển Trung Quốc tại Bãi cạn Luconia, thường tuần tra các mỏ dầu và khí đốt gần đó… Các bên tranh chấp ở Đông Nam Á thường kiềm chế triển khai các tàu thực thi pháp luật hoặc hải quân để phản đối các cuộc tuần tra thường lệ này. Điều này cho thấy Trung Quốc đã thành công trong việc bình thường hóa sự hiện diện của mình ở đây. Một ngoại lệ gần đây là việc Malaysia triển khai tàu tuần tra KD Kelantan đến Bãi cạn Luconia vào ngày 29/8/2020, việc này dường như khiến tàu 5403 của cảnh sát biển Trung Quốc rời đi… Tuy nhiên, ảnh hưởng chỉ là tạm thời : một tàu Trung Quốc đã quay lại Bãi cạn Luconia vào tháng 11/2020 và hiện đang quấy rối hoạt động dầu khí trong khu vực".

Một câu hỏi giới chuyên môn đặt ra là với các tài nguyên năng lượng quan trọng ở khu vực thuộc EEZ của Việt Nam, liệu Hà Nội có tích cực thách thức tuyến đường tuần tra mới nhất của cảnh sát biển Trung Quốc hay không ?

Ông Brennan cảnh báo : "Bắc Kinh có thể sớm thăm dò điểm yếu của chính quyền Biden và Biển Đông là một trong những vấn đề có thể làm được".

Bộ Ngoại giao Mỹ mới ra thông báo ngày 27/01, cho biết tại cuộc điện đàm với người đồng cấp Philippines Teodoro Locsin Jr., tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã một lần nữa khẳng định vai trò của liên minh Mỹ - Philippines trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở ; đề cao tầm quan trọng của Hiệp ước Phòng thủ chung giữa hai nước trong việc bảo vệ Philippines ở khu vực Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông ; nêu rõ Mỹ phản đối các yêu sách biển thái quá của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế được quy định trong UNCLOS 1982 ; nhấn mạnh cam kết sẽ đứng về phía các quốc gia Đông Nam Á trước áp lực của Trung Quốc.

Phạm Quý Vương

Nguồn : RFA, 28/01/2021

*********************

Tướng quân đội Việt Nam nói về bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông tại Đại hội Đảng

RFA, 27/01/2021

Quân đội Việt Nam đã kiên quyết, kiên trì, xử lý kịp thời, linh hoạt, có hiệu quả các tình huống tại Biển Đông, không để bị động, bất ngờ.

so3

Một chiến sĩ hải quân Việt Nam đứng canh tại đảo Trường Sa Đông thuộc quần đảo Trường Sa hôm 7/1/2013 - Reuters

Đó là phát biểu vào sáng ngày 27 tháng 1 của ông Phan Văn Giang, Thượng tướng- Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam tại phiên thảo luận về các văn kiện đại hội đảng.

Cụ thể, theo người đại diện của Đảng bộ Quân đội Việt Nam thì các lực lượng vũ trang đã thực hiện tốt công tác bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, nhất là tình hình Biển Đông.

Ngoài ra, theo báo cáo của ông Phan Văn Giang thì từ năm 2016 đến nay, quân đội Việt Nam đã điều chỉnh trên 800 tổ chức, trong đó giải thể 260 tổ chức trung gian, phục vụ từ cấp tiểu đoàn đến cấp cục ; giảm 10% quân số chiến dịch, chiến lược ; ưu tiên quân số cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu ở các tuyến biên giới, hải đảo…

Cũng theo ông Phan Văn Giang, quân đội Việt Nam cũng đã làm tốt chủ trương dân sự hóa quần đảo Trường Sa ; chỉ đạo xây dựng, phát huy hiệu quả 28 khu kinh tế-quốc phòng ở các địa bàn được cho là chiến lược đặc biệt khó khăn dọc biên giới đất liền và hải đảo.

Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông ; tuy nhiên Hoàng Sa hiện đang do Trung Quốc quản lý. Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa.

Published in Diễn đàn

Hải Quân Nhật tập phối hợp tác chiến với Mỹ ở Biển Đông (RFI, 14/06/2019)

Trong ba ngày, từ 10-12/06/2019, Hải Quân Nhật Bản đã phái tàu chiến lớn nhất của mình, chiếc trực thăng mẫu hạm JS Izumo, đến Biển Đông tham gia tập trận chung với hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan. Đây là cuộc tập trận mới nhất, thuộc loại rầm rộ nhất của Hải Quân Nhật Bản với đồng minh Hoa Kỳ trên vùng biển mà Trung Quốc tự nhận là có chủ quyền và đang áp đặt quyền khống chế.

nhat1

Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan cùng hoạt động bên cạnh tàu chở trực thăng Nhật Bản JS Izumo (phải) tại Biển Đông ngày 11/06/2019. JMSDF/U.S. Navy/Handout via Reuters

Chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 12/06 đã lồng sự kiện này trong một chuỗi cuộc tập trận của Nhật Bản nhằm tăng cường khả năng hợp đồng tác chiến với Hải Quân Mỹ, đặc biệt là tại địa bàn nóng hiện nay là Biển Đông.

Theo thông cáo ngày 11/06 của bộ phận thông tin của hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan, tham gia tập trận cùng với tàu sân bay Mỹ, ngoài chiếc Izumo, Hải Quân Nhật Bản còn cử thêm hai khu trục hạm khác JS Murasame (DD-101) and JS Akebono (DD-108). The Diplomat còn trích dẫn Hạm Đội 7 của Mỹ cho biết thêm là có 5 phi cơ quân sự cũng tham gia đợt thao diễn.

Nhât báo Japan Times, trong bài viết về cuộc tập trận, cho biết là trong số các bài tập, có những nội dung rèn luyện kỹ năng hợp đồng chiến đấu cả trên biển lẫn trên không.

Mỹ Nhật tập trận để dự phòng Trung Quốc

Cuộc tập trận hải quân chung Mỹ-Nhật tại Biển Đông lần này đã nối tiếp theo một loạt những cuộc tập trận song phương Mỹ-Nhật, cũng như là đa phương có sự tham gia tích cực của hai nước. Trong bối cảnh đó, theo báo Japan Times, có rất nhiều khả năng là Bắc Kinh xem đó là những động thái chống lại Trung Quốc, đang muốn mở rộng tầm hoạt động của họ cả Biển Đông lẫn Thái Bình Dương.

Như một sự trùng hợp, Hải Quân Mỹ-Nhật đã khởi động cuộc tập trận ở Biển Đông đúng vào thời điểm Trung Quốc cho tàu sân bay duy nhất đang hoạt động của họ là chiếc Liêu Ninh băng qua Eo biển Miyako, nằm giữa đảo Miyako và đảo chính Okinawa của Nhật Bản để ra Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, Japan Times nhắc lại rằng, để mở rộng tầm khống chế của mình, Trung Quốc cũng đã cho xây dựng một loạt tiền đồn quân sự ở Biển Đông, trong đó có những hòn đảo nhỏ bên trên có sân bay dùng được vào mục tiêu quân sự và các loại vũ khí tiên tiến.

Trung Quốc tuyên bố là những công trình đó chỉ nhằm mục tiêu phòng thủ, nhưng một số chuyên gia thì thấy rằng đó là những cơ sở nhằm phục vụ mục tiêu khống chế vùng biển trong thực tế, bất chấp việc các láng giềng của Trung Quốc như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền trong khu vực, trong lúc Hải Quân các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia Đông Nam Á khác đều thường xuyên hoạt động tại nơi này.

Dấn thân vào Biển Đông : Mỹ số một, Nhật Bản số hai

Ngay sau Mỹ, Nhật Bản đang nổi lên là một quốc gia ngoài vùng Biển Đông đang tích cực can dự vào việc bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực, dù không có tranh chấp lãnh thổ nào ở trong vùng.

Quyết tâm của Nhật Bản phản ánh trước hết qua việc tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông về mặt quân sự. Chỉ tính riêng trong năm 2019 này, chiến hạm Nhật Bản đã tham gia hàng loạt cuộc tập trận song phương và đa phương với các đồng minh và đối tác.

Theo ghi nhận của The Diplomat, từ 02-08/05/2019, trực thăng mẫu hạm Izumo và khu trục hạm Murasame của Nhật đã tham gia một cuộc diễn tập hải quân đa phương cùng với các chiến hạm Mỹ, Philippines và Ấn Độ tại Biển Đông, trong một sự kiện được đánh gia là "có ý nghĩa nhất" trong thời gian gần đây.

Ngay sau đó, hai tàu chiến Nhật Bản đã tiếp tục tiến xuống phía nam Biển Đông, thao diễn chung với khu trục hạm Mỹ USS William P. Lawrence, tại eo biển Malacca, cửa ngõ từ Ấn Độ Dương đi vào Biển Đông.

Tần suất tập trận chung Mỹ Nhật tại Biển Đông ngày càng tăng

Từ cuộc tập trận song phương Mỹ Nhật đầu tiên tại Biển Đông vào năm 2015 đến nay, tần suất các cuộc thao diễn chung giữa hai quốc gia đồng minh ngày càng tăng, song song với các mối lo ngại ngày càng nhiều về các hoạt động của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.

Hoa Kỳ dĩ nhiên là nước năng động nhất, nhưng Nhật Bản cũng ngày càng dấn thân sâu hơn vào khu vực, ngày càng phái càng nhiều tàu chiến của mình tham gia các cuộc tập trận song phương và đa phương trên khắp khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Riêng tại Biển Đông, theo ghi nhận của The Diplomat, dù không theo chân Washington tham gia hay tự mình thực hiện các chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải, Tokyo thường xuyên cho chiến hạm của mình tháp tùng theo và tập trận với Hải Quân Hoa Kỳ.

Từ đầu năm đến nay, các hoạt động của Nhật cũng mở rộng thêm ra toàn vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, với hàng loạt những cuộc tập trận và thao diễn với Ấn Độ.

Izumo sẽ lại ghé cảng Việt Nam

Sắp tới đây, hoạt động của Hải Quân Nhật tại Biển Đông nói riêng, và tại Ấn Độ-Thái Bình Dương nói chung sẽ được tăng cường thêm, với chiến dịch triển khai thường niên của trực thăng mẫu hạm Izumo và khu trục hạm Murasame đã bắt đầu từ ngày 30 tháng 4 và sẽ kéo dài cho đến 10 tháng Bảy.

Trong khuôn khổ chiến dịch triển khai này, một thông cáo của Hải Quân Nhật Bản ngày 05/06 cho biết là tàu Izumo sẽ ghé cảng Việt Nam trong tháng này, thời điểm và cảng ghé thăm chưa được xác đinh rõ, nhưng giới quan sát cho rằng Izumo sẽ ghé Cam Ranh.

Một chi tiết đáng chú ý là sự hiện diên hầu như thường xuyên của trực thăng mẫu hạm Izumo trong các cuộc tập trận, một mình hay kèm theo hải đội tác chiến bao gồm hai khu trục hạm Murasame và Akebone, cùng với năm phi cơ quân sự.

Luyện cách dùng tàu sân bay và phối hợp với đồng minh

Theo giới quan sát, từ khi chính phủ Nhật Bản quyết định bật đèn xanh cho việc biến hai chiếc tàu chở trực thăng Izumo và Kaga thành hàng không mẫu hạm thực thụ, chở theo các chiến đấu cơ hiện đại F-35B có khả năng cất cánh lên thẳng, việc tập huấn cho thủy thủ đoàn của các chiếc tàu sân bay tương lai của Nhật đã trở thành cấp bách.

Điều đó giải thích lý do vì sao trong thời gian gần đây, chiếc Izumo liên tiếp được tung vào những hoạt động chung với Hải Quân Hoa Kỳ, rèn luyện kỹ năng tương tác với các chiến hạm tháp tùng cũng như là với các hàng không mẫu hạm của đồng minh Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, Hải Quân Nhật Bản cũng đẩy mạnh những hoạt động hợp tác với các nước khác như Việt Nam, Philippines, Ấn Độ, Pháp, Úc để tạo tiền đề cho việc phối hợp khi cần thiết.

Trọng Nghĩa

********************

Hai chiến hạm lớn nhất của Nhật Bản đến Việt Nam (RFA, 14/06/2019)

Hai tàu khu trục trực thăng JS Izumo và JS Murasame cùng với 600 sĩ quan và thủy thủ đoàn thuộc Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF) cập cảng Cam Ranh vào ngày 14 tháng 6, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam trong 4 ngày.

nhat2

Hai tàu khu trục trực thăng JS Izumo và JS Murasame cập cảng Cam Ranh ngày 14/06, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 17/06/2019. Courtesy : Ảnh chụp màn hình thanhnien.vn

Vào ngày 10 tháng 6, tờ Diplomat dẫn nguồn từ thông cáo báo chí của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (Japan Maritime Self-Defense Force - JMSDF) cho biết chuyến thăm vừa nêu nhằm tăng cường sự hiện diện của Hải quân Nhật tại khu vực Đông Nam Á, cũng như đánh dấu sự phát triển trong hợp tác quân sự song phương Việt-Nhật.

Truyền thông trong nước, vào ngày 14 tháng 6 cho biết Chuẩn Đô đốc Hiroshi Egawa, Chỉ huy Biên đội tàu khu trục số 1 làm trưởng đoàn và trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 6, đoàn chỉ huy tàu Nhật Bản sẽ gặp gỡ với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân và Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó, thủy thủ đoàn cũng sẽ giao lưu với binh sĩ Vùng 4 Hải quân và tham gia một số hoạt động cộng đồng tại tỉnh Khánh Hòa.

Biên đội tàu JS Izumo và JS Murasame đang thực hiện hải trình đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương từ ngày 30 tháng 4 đến ngày 10 tháng 7. Hồi đầu tháng 5 vừa qua, tàu JS Izumo đã có cuộc tập trận chung với tàu chiến của Mỹ, Ấn Độ và Philippines tại Biển Đông.

Trong cùng lãnh vực liên quan, một phái đoàn Hải quân Việt Nam cấp cao đến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 6. Chuyến đi được nói theo lời mời của Trung tướng Tần Sinh Tường, Chính ủy Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Vững, trưởng phái đoàn Hải quân Việt Nam, tại buổi hội đàm với Trung tướng Tần Sinh Tường ngỏ lời mời Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cử đoàn đến tham dự Duyệt binh hàng hải quốc tế, trong khuôn khổ của Hội thảo an ninh hàng hải quốc tế do Hải quân Việt Nam tổ chức khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.

Qua các buổi gặp gỡ và tiếp xúc với các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, phái đoàn Hải quân Việt Nam bày tỏ sự nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng Việt-Trung, giải quyết tốt bất đồng trên cơ sở nhận thức chung giữa hai nước nhằm duy trì an ninh, hòa bình, ổn định trong khu vực.

********************

Tàu chiến Nhật cập cảng Cam Ranh, bắt đầu chuyến thăm chính thức (VOA, 14/06/2019)

Hai tàu chiến ca Lc lượng phòng v Bin Nht Bn (JMSDF) đã cp cng quc tế Cam Ranh vào sáng th Sáu 14/6, bt đu chuyến thăm chính thc Vit Nam 4 ngày, t 14/6 ti 17/6/2019.

nhat3

liu : Tàu chiến Nht viếng cng Cam Ranh

Tàu khu trục JS Izumo và tàu khu trc JS Murasame do Chuẩn Đô đc Hiroshi Egawa dn đu, mang theo 600 sĩ quan, thy th, đã được Hi quân Vit Nam và các quan chc chính quyn đa phương đón mng.

Hệ thng truyn thông NHK ca Nht Bn dn li Chun Đô đc Egawa, phát biu :

"Việt Nam là đi tác rt quan trng đối vi Nht Bn trong vic đm bo hòa bình và n đnh khu vc, đc bit là duy trì và tăng cường trt t hàng hi".

Trong khuôn khổ chuyến thăm, sĩ quan ch huy tàu Nht s đến chào xã giao lãnh đo UBND tnh Khánh Hòa và B Tư Lnh Vùng 4 Hi quân. Thy th Nht và Vit Nam s giao lưu th thao và tham gia mt s hot đng cng đng.

JS Izumo, được coi là khu trc hm lớn nht thế gii, có chiu dài 248m, rng 38m, lượng giãn nước là 19.950 tn. Đây là ln th nhì tàu khu trc này ghé thăm vnh Cam Ranh. Chuyến thăm th nht din ra vào năm 2017.

Tàu khu trục JS Murasame có chiu dài 151m, chiu rng 17,4m, lượng giãn nước 4.550 tn. Hai khu trc hm Nht ti Vit Nam trong bi cnh Trung Quc tiếp tc tăng cường s hin din trong khu vc. D kiến tàu Nht s ri cng Cam Ranh vào ngày th Hai 17/6.

Tàu chiến Nht tiến vào vnh Cam Ranh, cng bin nước sâu chiến lược hàng đầu khu vc, sau cuc tp trn chung Bin Đông vi chiến hm USS Ronald Reagan ca M. Trang mng defensenews nhn đnh rng bt chp s gin d ca Bc Kinh,vai trò và nh hưởng ca Nht Bn đang gia tăng trong khu vc.

Published in Châu Á

Việt Nam phản đối Đài Loan tập trận bắn đạn thật ở quần đảo Trường Sa (RFA, 22/03/2019)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 21/3 lên tiếng phản đối Đài Loan tập trận bắn đạn thật tại đảo Ba Bình, đả lớn nhất do Đài Loan kiểm soát ở quần đảo Trường Sa.

dailoan1

Hình chụp hôm 21/4 (không rõ năm) của Cơ quan thông tin quân đội Đài Loan : tàu chiến Đài Loan đóng ngoài đảo Ba Bình - AFP

Trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội, bà Lê Thị Thu Hằng một lần nữa khẳng định : "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo luật pháp quốc tế".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng việc Đài Loan nhiều lần tổ chức bắn đạn thật tại Trường Sa bất chấp những phản đối của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với Trường Sa, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và phức tạp tình hình Biển Đông.

Việt Nam yêu cầu Đài Loan không tiến hành các hành động tương tự.

Quần đảo Trường Sa ở Biển Đông hiện là nơi tranh chấp chủ quyền của nhiều nước bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Đây cũng là nơi đã diễn ra hải chiến hồi năm 1988 giữa Việt Nam và Trung Quốc khiến 64 binh sĩ Việt Nam thiệt mạng và sau đó Trung Quốc đã chiếm được đá Gạc Ma từ Việt Nam.

*******************

‘Đài Loan bất chấp phản đối của Việt Nam’ (VOA, 22/03/2019)

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Vit Nam hôm 21/3 ch trích Đài Loan "bt chp phn đi ca Vit Nam", tiếp tc din tp bn đn tht đo Ba Bình, mà Đài Bc gi là Thái Bình, thuc qun đo Trường Sa.

dailoan2

"Người nhái" Đài Loan trong mt cuc tp trn.

Bà Lê Thị Thu Hng nói tiếp rng vic Đài Loan "nhiu ln t chc din tp bn đn tht vùng bin xung quanh đo Ba Bình thuc qun đo Trường Sa ca Vit Nam là hành đng xâm phm nghiêm trng ch quyn lãnh th ca Vit Nam đi vi qun đo này, đe da hòa bình, n đnh, an toàn, an ninh hàng hi, gây căng thẳng và làm phc tp tình hình Bin Đông".

"Một ln na, Vit Nam kiên quyết phn đi và yêu cu Đài Loan không tiến hành các hành đng tương t", bà Hng nói, theo Cng thông tin chính ph.

Tin cho hay, lực lượng tun duyên Đài Loan hôm 12/3 thông báo tổ chc din tp bn đn tht, s dng súng ci và pháo phòng không, t ngày 20 ti 21/3.

Published in Châu Á

Tai nạn tàu chiến ở Nhật : Hải quân Mỹ tìm được thi thể 7 thủy thủ (RFI, 18/06/2017)

Một ngày sau vụ khu trục hạm Hoa Kỳ USS Fitzgerald bị một tàu chở hàng đâm, hôm nay, 18/06/2017, chỉ huy Hạm đội Bảy thông báo đã tìm được thi thể 7 thành viên thủ thủy đoàn bị coi là mất tích. Câu hỏi đặt ra là : Làm thế nào một chiến hạm thuộc loại hiện đại nhất của Mỹ lại gặp nạn ?

tau1

Khu trục hạm USS Fitzgerald trở về căn cứ Yokosuka, 17/06/2017. REUTERS/Toru Hanai

Theo phó đô đốc, tư lệnh Hạm đội Bảy Joseph Aucoin, thi thể các thủy thủ đã được tìm thấy trong khoang ngủ của con tàu. Tai nạn xảy ra vào khoảng 2 giờ sáng, giờ địa phương, đúng vào lúc đa số thủy thủ đang trong giấc ngủ. Trả lời báo giới, chỉ huy Hạm đội Bảy giải thích là vết thủng lớn đã khiến cả một cột nước khổng lồ ập vào tàu, khiến những người ở gần đó gần như không có cơ may sống sót.

Theo AFP, hôm qua, vào cuối buổi chiều, 16 giờ sau tai nạn, khu trục hạm dài 154 mét đã trở về căn cứ hải quân Yokosuka, miền tây Nhật Bản. Chính tại đây, các thợ lặn bắt đầu công việc tìm kiếm người mất tích bên trong con tàu.

Phó đô đốc Joseph Aucoin cũng cho biết hạm trưởng Bryce Benson bị thương, được sơ tán khỏi tàu cũng nhiều thủy thủ, hiện đang được chăm sóc tại bệnh viện.

Lãnh đạo Hạm đội Bảy không đưa ra bất cứ bình luận nào về nguồn gốc tai nạn. Vụ tàu chiến Mỹ bị đâm xảy ra tại một khu vực giao thông hàng hải tấp nập, tuy nhiên, vào thời điểm xảy ra tai nạn, thời tiết ổn định. Khu trục hạm USS Fitzgerald thuộc loại hiện đại nhất, được trang bị các radar tân tiến, đang hoạt động trong khuôn khổ chiến dịch của Hạm đội Bảy tại vùng biển Triều Tiên.

Về nguyên tắc, phía Nhật Bản sẽ mở điều tra, nhưng theo hiệp ước hợp tác an ninh song phương, Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò chính trong các điều tra, nếu vụ việc liên quan đến các chiến hạm tối tân của Hải quân Mỹ.

Tàu gây tai nạn ACX Crystal mang cờ Philippines, nhưng thuộc tập đoàn hàng hải NYK Line của Nhật. Không có ai trong số 20 thủy thủ của tàu bị thương. Người phát ngôn của hãng NYK Nhật cho AFP biết sẽ "hợp tác hoàn toàn" với nhà chức trách trong vụ này. 

RFI tiếng Việt

********************

Chiến hạm Mỹ-Nhật thao dượt chung ở Biển Đông (RFI, 17/06/2017)

Hai chiến hạm của Nhật vừa thao dượt chung với hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan ở Biển Đông, theo tin của báo chí Nhật hôm 17/06/2017.

ham1

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tại Biển Nhật Bản ngày 01/06/2017.REUTERS

Tờ Yomiuri Shimbun cho biết là từ ngày 13 đến ngày 15/06 vừa qua, chiếc tàu chở trực thăng JS Izumo và khu trục hạm JS Sazanami của Nhật đã tập huấn chung với hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử USS Ronald Reagan và một khu trục hạm của Mỹ ở vùng Biển Đông.

Tờ báo Nhật nói trên và hãng tin All-Nippon News Network đều ghi nhận đây là lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm của Mỹ và hải quân Nhật thao dượt chung tại vùng biển mà Trung Quốc đang nhanh chóng quân sự hóa các đảo tranh chấp.

Cuộc tập huấn chung này diễn ra một tháng sau khi chiến hạm Izumo của Nhật được triển khai để bảo vệ một tàu tiếp liệu của Mỹ. Việc triển khai này, theo lời Bộ trưởng Quốc Phòng Tomoni Inada, là nhằm thể hiện sự vững chắc của liên minh quân sự Mỹ-Nhật. Nhưng một số nghị sĩ và tổ chức xã hội dân sự ở Nhật đã phản đối quyết định đó, vì họ không đồng ý với chính sách của Tokyo mở rộng hoạt động quân sự ở nước ngoài.

Gần đây Trung Quốc đã cảnh cáo Hoa Kỳ và Nhật Bản là không được can thiệp vào hồ sơ Biển Đông, sau khi Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ chỉ trích các hoạt động của Bắc Kinh bồi đắp các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Thanh Phương

**********************

Bảy thủy thủ Mỹ mất tích trong vụ đụng tàu Philippines (RFI, 17/06/2017)

Lực lượng tuần duyên Nhật hôm nay 17/06/2017 đang tìm kiếm bảy thủy thủ Mỹ mất tích sau khi khu trục hạm USS Fitzgerald đụng phải một tàu chở hàng Philippines ở ngoài khơi thành phố Yokosuka của Nhật Bản.

ham2

Khu trục hạm Mỹ USS Fitzgerald bị tàu hàng Philippines đâm thủng, ngoài khơi thành phố cảng Shimoda (tây nam), 16/06/2017. Ảnh Kyodo/Reuter

Tai nạn xảy ra vào lúc 2 giờ 30 địa phương (17 giờ 30 GMT hôm qua), giữa khu trục hạm Mỹ USS Fitzgerald và chiếc tàu container ACX Crystal, tại vùng biển cách Yokosuka 56 hải lý về hướng tây nam. Hạm đội Thái Bình Dương cho biết sĩ quan chỉ huy tàu là Bryce Benson cùng với hai thủy thủ khác bị thương đã được đưa sang một tàu bệnh viện Mỹ.

Thông cáo của Hạm đội Thái Bình Dương cho biết : "Chiếc USS Fitzgerald bị hư hại ở mạn tàu bên phải và mớn nước. Vụ va chạm đã làm nước tràn vào bên trong tàu. Tuy động cơ vẫn hoạt động nhưng lực đẩy bị hạn chế".

Người đứng đầu lực lượng tuần duyên Nhật, ông Yutaka Saito nói với kênh truyền hình NHK, khu vực này gần các cảng container lớn của Yokohama và Tokyo nên tàu bè qua lại rất tấp nập, trong quá khứ đã từng xảy ra các tai nạn. Cho đến trưa nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân, nhưng theo NHK, lý do là chiếc tàu container dài 222 mét đã đột ngột đổi hướng.

Tuần duyên Nhật đã gởi năm chiếc tàu, hai máy bay và một đội cứu hộ đến khu vực. Hải quân Mỹ thì điều khu trục hạm USS Dewey (DDG 105), y tế cấp cứu cùng với hai tàu kéo, và các phi cơ cũng sẵn sàng tham gia. Chiếc USS Fitzgerald được các tàu kéo dẫn đường hướng về Yokosuka trong vịnh Tokyo.

Được hạ thủy trong thập niên 90, khu trục hạm USS Fitzgerald dài 154 mét, trọng tải 9.000 tấn hoạt động tại Thái Bình Dương và Biển Nhật Bản, từng được triển khai trong chiến tranh Irak năm 2003. Còn chiếc ACX Crystal là tàu chở container mang cờ Philippines, nhưng thuộc tập đoàn hàng hải NYK Line của Nhật. Cả 20 thủy thủ trên chiếc tàu này vẫn an toàn, tàu chỉ bị hư hại nhẹ và đang quay về một hải cảng Tokyo.

Thụy My

*********************

Mỹ tìm kiếm thủy thủ trong vụ đâm tàu chiến (VOA, 18/06/2017)

ham3

Một thy th M b thương được đưa vào b hôm 17/6.

Các nỗ lc cu h, tìm kiếm 7 thy th M mt tích trong v đâm tàu khu trc ca hi quân M và tàu hàng treo c Philippines vn tiếp din ngoài khơi Nht Bn, dù tri ti.

Theo hải quân M, tàu khu trc được trang b tên la dn đường USS Fitzgerald đã va chạm vi tàu ch hàng to gp ba tàu chiến này hôm 17/6.

Tin cho hay, ba người trên khoang tàu chiến ca M đã được đưa ti mt bnh vin ca hi quân M Yokosuka, trong đó có ch huy tàu, người được cho là trong tình trng n đnh.

Hai người còn li đang được cha tr các vết thương và các vết thâm tím trong khi nhng người b thương khác đang được xem xét trên tàu, theo Reuters.

ham4

Tàu chở hàng treo c Philippines to gp ba ln USS Fitzgerald.

Tàu USS Fitzgerald đã cp cng Nht Bn ti 17/6, nhưng các tàu bè và máy bay M và Nht vn tiếp tc công cuc tìm kiếm nhng thy th còn mt tích.

Hải quân M cho biết chưa công b tên h ca nhng người này cho ti khi gia đình và người thân ca các thy th được thông báo.

Không có ai bị thương trong s 20 thuyn viên, gm tt c là công dân Philippines, trên tàu ch hàng.

Hiện vn chưa rõ v va chm xy ra như thế nào. Mt phát ngôn viên ca Hm đi 7 ca M cho biết rng "ch ti khi cuc điu tra hoàn tt, bt kỳ vn đ pháp lý nào mi được đ cp".

******************

Đô đốc Mỹ khiến Trung Quốc tức giận sắp từ nhiệm (VOA, 17/06/2017)

Đô đốc Harry Harris, người tng có quan đim cng rn vi Trung Quc v Bin Đông, d kiến s t nhim vào năm ti, buc Tng thng Trump phi tìm kiếm người thay thế cho mt v trí quan trng mà Bc Kinh luôn theo dõi sát.

ham5

Ông Harry Harris (phải) trong mt chuyến thăm Vit Nam năm 2016.

Theo Reuters, ông Harris, vốn được b nhim t thi Tng thng Barack Obama, có th kết thúc v trí người đng đu B Tư lnh Thái Bình Dương (PACOM) ca Hoa Kỳ sau ba năm lãnh đo cơ quan này (tính ti tháng Năm va qua).

Phần ln ch huy PACOM thường ch làm vic trong ba năm, dù không có hạn chế v thi gian, theo Reuters.

ham6

Đô đốc Scott Swift được coi là ng c viên mnh, có th lên thay thế ông Harry Harris.

Ông Harris tng khiến Trung Quc tc gin hai năm trước khi gi vic xây dng các đo nhân to ca nước này Bin Đông là "vn lý trường thành bng cát".

Vị tư lnh này báo cáo lên Tổng thng Trump thông qua Bộ trưởng Quc phòng Jim Mattis.

Theo Reuters, các đồng minh ca Washington châu Á s theo dõi sát vic b nhim người lên kế nhim ông Harris.

Các nguồn tin M nói rng mt trong các ng c viên mnh là đô đc Scott Swift, người cũng ng h vic tun tra t do hàng hi Bin Đông.

Published in Châu Á