Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

19/11/2022

Phạm Đoan Trang được CPJ trao giải Tự Do Báo Chí khiếm diện

VOA, RFA, BBC

Nhà báo đang th án tù Phm Đoan Trang được CPJ trao gii T do Báo chí

VOA, 19/07/2022

y ban Bo v Ký gi (CPJ) va vinh danh nhà báo bt đng chính kiến ni bt nht ca Vit Nam, Phm Đoan Trang, bng vic trao cho người ph n đang th án 9 năm tù gii T do Báo chí Quc tế 2022 ca t chc phi chính ph có tr s M.

cpj1

Nhà báo bt đng chính kiến Phm Đoan Trang, hin đang th án tù Vit Nam, va được y ban Bo v Ký gi (CPJ) M trao Gii thưởng T do Báo chí Quc tế 2022. (Minh ha : Lut Khoa)

Bà Trang b Vit Nam kết án tù hi cui năm ngoái theo Điu 117 ca B lut Hình s - mt điu lut mà gii hot đng và các t chc nhân quyn quc tế cho là mơ h v vic cm "làm và tàng tr thông tin, vt phm chng li nhà nước" Vit Nam, vn kim duyt gt gao môi trường truyn thông. N nhà báo bt đng chính kiến b bt giam ngay sau khi Đi thoi Nhân quyn thường niên gia M và Vit Nam kết thúc vào tháng 10/2020 và b giam gi mà không được gp mt người nhà trong hơn mt năm trước khi b đưa ra xét x trong phiên tòa ch kéo dài mt ngày vào tháng 12/2021.

Trong thông báo v vic trao gii cho bà Trang hôm 14/7, CPJ, t chc chuyên c vũ cho t do báo chí và bo v quyn ca các nhà báo, cho biết bà Trang là mt trong s 23 nhà báo đang b giam gi sau song st Vit Nam vì nhng gì h viết ra, ti thi đim thng kê ca t chc này vào năm ngoái.

"Bng vic vinh danh (Phm Đoan Trang) vi Gii thưởng IPFA (T do Báo chí Quc tế) năm nay, CPJ đang đưa ra ánh sáng s xung cp trong môi trường t do báo chí ca Vit Nam, mt trong 5 quc gia có s lượng nhà báo b b tù nhiu nht trên thế gii", t chc có tr s New York nói trong thông cáo.

Đây là ln th hai bà Trang được vinh danh bng mt gii thưởng t do báo chí quc tế. T chc Phóng viên Không Biên gii (RSF) vào năm 2019 cũng trao cho nhà bà Trang, người có nhiu cun sách b cm xut bn Vit Nam như "Phn kháng phi bo lc" và "Cm nang nuôi tù", gii T do Báo chí hng mc Tm nh hưởng, vì nhng hot đng ca bà trong vic thúc đy cho dân ch và nhân quyn quc gia có Đảng cộng sản nm đc quyn cai tr hàng chc năm nay.

Bà Trang tng là mt phóng viên làm vic cho báo nhà nước nhưng b đui vic sau khi tun cho mt nhà báo đc lp đon ghi âm cuc thm vn ca công an trong lúc giam gi bà. Bà Trang sau đó tr thành mt nhà báo đc lp, chuyên viết v các vn đ nhân quyn cho Lut Khoa Tp chí, t báo mng do bà đng sáng lp, và trang tin tc đc lp bng tiếng Anh, The Vietnamese, có tr s M.

Bà Trang cùng ông Will Nguyen, công dân M gc Vit tng b giam gi Vit Nam vì tham gia biu tình phn đi Lut An ninh mng, cùng viết ra bn "Báo cáo Đng Tâm" xoay quanh v tn công gây chết chóc ca lc lượng công an vào thôn Hoành xã Đng Tâm đu năm 2020. Bà Trang b bt không lâu sau khi công b bn báo cáo này.

Theo RSF, có tr s ti Paris ca Pháp, truyn thông chính thng ca Vit Nam b kim duyt cht ch bi đc đng và vic các phóng viên đc lp cũng như các blogger thường xuyên b b tù khiến cho Vit Nam tr thành nhà tù ln th ba trên thế gii đi vi các nhà báo, sau Trung Quc và Myanmar. Vit Nam b t chc này xếp hng 174/180 v Ch s T do Báo chí, tc trong nhóm các nước có ít t do báo chí nht trên thế gii.

Bà Trang được nhc đến trong mt báo cáo chung ca năm báo cáo viên đc bit ca Hi đng Nhân quyn Liên Hp Quc, nhm đáp li v s trn áp ca nhà cm quyn đi vi bà Trang và nhng nhà báo đc lp khác Vit Nam.

Hi tháng 3 năm nay, bà Trang được B Ngoi giao M trao gii thưởng "Ph n can đm" và được Đi s M ti Hà Ni Marc Knapper ca ngi là "không s hãi theo đui mt xã hi dung np và không gian rng rãi hơn cho t do ngôn lun Vit Nam".

Vit Nam đã phn đi vic M trao gii cho bà Trang và người phát ngôn B Ngoi giao Hà Ni nhiu ln nói rng Vit Nam luôn đm bo quyn con người cũng như t do báo chí ti quc gia Đông Nam Á.

Trong bc thư vi tiêu đ "Nếu tôi có đi tù" được công b ngay sau khi b bt hi tháng 10/2020, bà Trang kêu gi vn đng cho lut bu c mi Vit Nam và nói rng bà "không cn t do cho riêng mình" mà "cn cái ln hơn thế nhiu: T do, dân ch cho Vit Nam."

Nguồn : VOA, 19/11/2022

***********************

CPJ trao giải Tự do Báo chí Quốc tế khiếm diện cho nhà báo Phạm Đoan Trang

RFA, 18/11/2022

Nhà báo Phạm Đoan Trang vừa được Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) vinh danh và trao giải khiếm diện giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế thường niên năm 2022. Buổi lễ được tổ chức tại trụ sở của tổ chức này ở tiểu bang New York vào đêm 17/11 (giờ miền Đông Hoa Kỳ).

cpj2

Nhà báo Phạm Đoan Trang với Báo cáo Đồng Tâm trên tay - FBNV

Trên trang web chính thức, CPJ - một tổ chức phi chính phủ hoạt động với mục đích thúc đẩy tự do báo chí và bảo vệ nhà báo trên toàn thế giới- nhận định rằng những người nhận được giải thưởng mà tổ chức trao năm nay đều đã vượt qua những thách thức to lớn để đưa tin một cách độc lậđến với công chúng trong bối cảnh tin giả và chiến tranh lan tràn.

Bà Trần Quỳnh Vi, đồng sáng lập Luật khoa Tạp chí, cũng là người đến nhận giải thay cho nhà báo Phạm Đoan Trang nói với RFA rằng một trong những tiêu chí mà Phạm Đoan Trang nhận được giải này là vì Đoan Trang vẫn thực hiện công việc làm báo của mình một cách chuyên nghiệp, mặc dù luôn có những nguy hiểm chực chờ :

"Tôi nghĩ đây là một giải thưởng rất vinh dự bởi vì nó chứng minh rằng những việc chúng tôi làm chỉ vì tôn chỉ của báo chí. Chúng tôi là những người làm báo chuyên nghiệp và muốn giữ vững nền tảng báo chí Việt Nam. Và Đoan Trang là một nhà báo được công nhận bởi một tổ chức uy tín trên thế giới, đó là một niềm hãnh diện chung của Luật khoa Tạp chí".

Ngoài bà Phạm Đoan Trang, năm nay còn có ba nhà báo khác cùng nhận giải thưởng này là các nhà báo Niyaz Abdullah đến từ Iraq, Abraham Jiménez Enoa đến từ Cuba, và Sevgil Musaieva đến từ Ukraine.

Theo điều tra của CPJ vào năm 2021, bà Trang là một trong số ít nhất 23 nhà báo bị giam giữ vì đã cố gắng đưa tin một cách độc lập về Việt Nam. Điều này khiến quốc gia độc đảng trở thành một trong năm quốc gia bỏ tù nhà báo nhiều nhất trên thế giới.

Nhà báo Phạm Đoan Trang là sáng lập viên của Luật khoa Tạp chí và là biên tập viên cho The Vietnamese, một mạng báo viết bằng tiếng Anh về tình hình chính trị - xã hội - nhân quyền Việt Nam. Bà còn là tác giả của nhiều cuốn sách bị cấm ở Việt Nam như Chính trị Bình dân, Cẩm nang nuôi tù, cùng với nhiều báo cáo khác bằng song ngữ Anh - Việt như Toàn cảnh thảm họa Formosa, Báo cáo Đồng Tâm... 

Chính vì các hoạt động báo chí một cách độc lập của mình, vào ngày 6/10/2020, bà Trang bị bắt với cáo buộc "phát tán tài liệu chống nhà nước", theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Từ đó, bà bị biệt giam trong hơn một năm trời suốt giai đoạn điều tra vụ án, trước khi bị kết án chín năm tù giam trong phiên toà phúc thẩm hồi tháng 12/2021.

Bà Quỳnh Vi cũng cập nhật thêm rằng hiện nay, sức khoẻ của nhà báo Phạm Đoan Trang ở trong tù cũng đã ổn định hơn giai đoạn bị biệt giam trước đây :

"Hiện nay, Phạm Đoan Trang đã được chuyển đến Bình Dương. Có một số thông tin cũng khá tích cực đó là họ (trại giam - PV) đã chấp nhận cho Đoan Trang mang một cây đàn guitar vào trong trại để một nơi chung. Đoan Trang có thể chơi đàn mỗi ngày, có thể nhận đồ tiếp tế từ gia đình. Và theo gia đình thì tình hình của Đoan Trang hiện nay cũng đang khá là ổn tuy sức khỏe vẫn yếu nhưng tinh thần thì cũng ổn định".

Bên cạnh giải thưởng về Tự do báo chí Quốc tế của CPJ, bà Trang từng được nhiều tổ chức cũng như Chính phủ nhiều nước trao giải vì các hoạt động cổ vũ cho tự do báo chí và nhân quyền của mình.

Một số giải thưởng nổi bậc như Giải Homo Homini của People in Need năm 2017 ; Giải thưởng Tự do Báo chí 2019, hạng mục Tầm ảnh hưởng của CPJ ; giải Martin Ennals 2022 dành cho những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền ; Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trao giải thưởng "Phụ nữ can đảm quốc tế" cho bà Trang vào giữa tháng 3/2022.

Nguồn : RFA, 18/11/2022

**************************

Phạm Đoan Trang được trao giải Tự do Báo chí 2022

BBC, 15/07/2022

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) vừa công bố trao tặng Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2022 cho nhà báo, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang.

cpj3

Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang từng làm việc hơn 10 năm trong các cơ quan báo chí chính thống của nhà nước Việt Nam

Bà Phạm Đoan Trang được trao giải thưởng này cùng với ba nhà báo khác từ Cuba, Iraq, và Ukaine.

Lễ trao giải sẽ diễn ra ngày 17/11 tới tại New York.

Nhà báo Phạm Đoan Trang từng được trao giải Tự do Báo chí năm 2019  của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, hạng mục Ảnh Hưởng.

Vào tháng 12/2021, bà Trang bị kết án 9 năm tù  về tội "Tuyên truyền chống phá Nhà nước". Bà bị giam 434 ngày trước khi bị kết án.

Trên website, CPJ viết hôm 14/7 :

"CPJ vinh dự trao tặng Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2022 cho nhà báo Việt Nam Phạm Đoan Trang.

"Nhà báo Việt Nam Phạm Đoan Trang đang thụ án chín năm tù theo Điều 117 của bộ luật hình sự, một điều khoản cấm đăng hoặc đưa tin chống phá nhà nước trong môi trường truyền thông bị nhà nước kiểm duyệt và thống trị cao. Bà đã bị giam giữ trong hơn một năm trước khi bị kết án vào tháng 12/2021 trong một phiên tòa kéo dài một ngày.

"Trang nằm trong số ít nhất 23 nhà báo Việt Nam bị bắt giữ vì các công việc của họ, vào thời điểm CPJ thực hiện điều tra về tình hình bỏ tù các nhà báo năm 2021.

"Bà Trang, một cựu phóng viên cho báo chí nhà nước, người bị sa thải vì làm rò rỉ đoạn ghi âm cuộc thẩm vấn của cảnh sát trong khi bà bị giam giữ cho một nhà báo độc lập, đưa tin về các vấn đề nhân quyền cho tạp chí Luật Khoa do bà sáng lập và cho trang web tiếng Anh độc lập The Vietnamese. Bà cũng viết cho blog Danlambao của người Việt lưu vong.

cpj4

Phái đoàn Việt Nam vận động cho bà Phạm Đoan Trang tại Geneva gồm bà Trần Quỳnh Vi, bà Bùi Thị Thiện Căn và ông Will Nguyễn

"Lực lượng an ninh đã đánh đập bà trong một cuộc biểu tình vào năm 2015, khiến bà bị thương tật vĩnh viễn và đi khập khiễng.

"Trước khi bị bắt vào tháng 10/2020, Trang viết trên trang Facebook cá nhân rằng bà đã phải đối mặt với sự quấy rối dai dẳng của cảnh sát vì hoạt động báo chí và xuất bản của mình, đồng thời đăng một lá thư kêu gọi cải cách dân chủ có tiêu đề "Nếu tôi bị bỏ tù", được lan truyền rộng rãi trên mạng và được trích dẫn trong một số bản tin.

"Bà Trang đã được đề cập đến trong một thông báo chung do năm báo cáo viên đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đưa ra phản hồi về sự quấy rối mà bà và các nhà báo độc lập khác phải đối mặt tại Việt Nam.

"Vào năm 2018, bà Trang đã phải lẩn trốn sau khi bị cảnh sát thẩm vấn về báo cáo của mình. Bà cũng có thời gian sống lưu vong ở nước ngoài sau khi bị chính quyền quấy rối.

"Bằng cách vinh danh bà với giải thưởng Tự do Báo chí năm nay, CPJ đang làm sáng tỏ môi trường tự do báo chí đang xuống cấp ở Việt Nam, một trong năm quốc gia có nhà báo bị quản lý tồi tệ nhất trên toàn thế giới."

Phạm Đoan Trang và các giải thưởng quốc tế

cpj5

Nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang (giữa) trong một lần gặp gỡ các chính khách quốc tế

Phạm Đoan Trang là nhà báo, blogger bất đồng chính kiến nổi tiếng. Bà viết nhiều sách gây tiếng vang như Chính trị bình dân, Cẩm nang nuôi tù, Phản kháng phi bạo lực.

Bà Trang là người đồng sáng lập blog Luật Khoa Tạp Chí, nơi cung cấp thông tin về các vấn đề pháp lý để giúp người dân Việt Nam bảo vệ quyền của mình.

2/6/2022 : Tại Geneva, Thụy Sỹ, giải thưởng nhân quyền Martin Ennals đã được trao cho nhà báo, nhà hoạt động Phạm Đoang Trang. Bà Bùi Thị Thiện Căn, 81 tuổi, mẹ của nhà báo Phạm Đoan Trang, có mặt tại Geneva để nhận giải thưởng này thay con.

10/02/2022 : Canada và Anh trao giải Tự do Truyền thông (Media Freedom 2022) cho bà Trang khi bà đang ngồi tù

18/5/2021 : Phạm Đoan Trang được công nhận là thành viên danh dự của PEN, tại Đức. Pen là một trong hơn 150 hiệp hội nhà văn trên toàn thế giới được hợp nhất trong PEN Quốc tế. Hiệp hội này ban đầu được thành lập ở Anh vào năm 1921 nhằm ủng hộ tự do ngôn luận và được coi là tiếng nói của các nhà văn bị đàn áp.

13/9/2019 : Giải thưởng Tự do Báo chí của Tổ chức Phóng viên Không biên giới

5/3/2018 : Giải nhân quyền Homo Homini của tổ chức People in Need diễn ra tại Prague, Cộng hòa Czech. Bà Nguyễn Thanh Mai, người đang làm việc cho một hãng hàng không ở Cộng hòa Czech đã được bà Đoan Trang ủy quyền đi nhận giải thay, do bà Trang khi đó trong tình trạng "ẩn náu tại Việt Nam" sau lần bị câu lưu.

Nguồn : BBC, 15/07/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA, RFA, BBC
Read 345 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)