Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm mà còn có nguy cơ diễn biến khốc liệt hơn. Ngày 25/3, Philippines đã triệu tập đại biện Trung Quốc để phản đối "các hành động gây hấn" trên Biển Đông hồi cuối tuần qua. Bộ Ngoại giao Philippines cáo buộc hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng phun vào một tàu dân sự đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho binh lính của họ đóng tại Bãi Cỏ Mây hôm 23/3. Theo lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines vụ việc đã khiến 3 thuyền viên Philippines bị thương và gây ra "thiệt hại đáng kể cho tàu" (1).

imlang1

Hình chụp hôm 5/3/2024 cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu quân sự của Philippines tại Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông. AFP

Teresita Daza - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines - cho biết: "Sáng nay (ngày 25/3), Bộ Ngoại giao đã triệu đại biện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc để truyền đạt sự phản đối mạnh mẽ của Philippines đối với các hành động hung hăng của lực lượng hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc nhằm cản trở nhiệm vụ luân chuyển và tiếp tế của Philippines ở bãi cạn Ayungin (cách Philippines gọi Bãi Cỏ Mây) vào ngày 23/3/2024" (2).

Vụ việc hôm 23/3 là lần thứ hai trong tháng này các thuyền viên Philippines bị thương trong cuộc đối đầu giữa tàu Trung Quốc và tàu Philippines ở Biển Đông đang tranh chấp. Trước đó, ngày 5/3, các quan chức Philippines cho biết bốn thành viên thủy thủ đoàn trên một tàu quân sự của Philippines đã bị thương nhẹ khi tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu của họ và làm vỡ kính chắn gió (3). Những sự cố căng thẳng trên biển gần đây đã trở nên thường xuyên hơn khi các tàu Trung Quốc cố gắng ngăn chặn các tàu thuyền của Philippines chuyển hàng tiếp tế đến tiền đồn quân sự của Manila ở đó.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro đề nghị Trung Quốc nên chứng tỏ tính thuyết phục của yêu sách chủ quyền của mình thông qua trọng tài quốc tế. ÔngTeodoro nói trước báo giới: "Nếu Trung Quốc không ngại nêu yêu sách với thế giới, thì tại sao chúng ta không phân xử theo luật pháp quốc tế?" (4).

imlang2

Hình chụp hom 5/3/2024 : một tàu hải cảnh và một tàu dân quân biển Trung Quốc đi sát tàu quân sự của Philippines khi tàu này đang làm nhiệm vụ tiếp tế ở Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông. AFP

Nhiều quốc gia ủng hộ Philippines

Tính đến ngày 26/3, đã có đến 21 quốc gia, trong đó có cả Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển và Liên minh châu Âu (EU), đã bày tỏ quan ngại trước những hành động nguy hiểm và sử dụng vòi rồng nhằm vào tàu thuyền Philippines của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc. Nhóm nước này đề cập đến Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và kêu gọi duy trì các quy tắc khi quản lý tranh chấp ở Biển Đông.

Trên mạng xã hội X, Đại sứ quán Thụy Điển tại Manila đăng bài viết cảnh báo việc làm hư hại các tàu Philippines là "gây nguy hiểm đến tính mạng một cách không cần thiết" và "tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình theo UNCLOS và luật pháp quốc tế" (5).

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho rằng "các vấn đề Biển Đông liên quan trực tiếp đến hòa bình, ổn định trong khu vực và là mối quan tâm chính đáng của cộng đồng quốc tế" (6). Nhật Bản cho biết họ phản đối những hành động của cả hai nước sẽ làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Manila sau cuộc gặp người đồng cấp nước chủ nhà Philippines Enrique Manalo, Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar khẳng định Ấn Độ ủng hộ chủ quyền của Philippines trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và muốn khám phá các lĩnh vực hợp tác mới, bao gồm cả quốc phòng và an ninh : "UNCLOS năm 1982 đặc biệt quan trọng xét về khía cạnh Hiến pháp các vùng biển. Tất cả các bên phải tuân thủ toàn bộ, cả về mặt chữ nghĩa lẫn tinh thần, của công ước. Tôi nhân cơ hội này để nhắc lại một cách chắc chắn sự ủng hộ của Ấn Độ đối với Philippines trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia" (7).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lim Soo-suk nói trong một cuộc họp báo : "Chúng tôi thực sự quan ngại về việc sử dụng vòi rồng gần đây và lặp đi lặp lại ở Biển Đông. Những hành động này làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng được tất cả các nước sử dụng, trong đó có Hàn Quốc, và làm suy yếu các nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và trật tự hàng hải dựa trên luật lệ" (8).

ASEAN câm lặng

Tuy nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng ủng hộ Philippines, thế nhưng ASEAN - tổ chức quan trọng của khu vực Đông Nam Á, lại im tiếng trong suốt thời gian dài xảy ra căng thẳng giữa đôi bên.

Bắc Kinh đã sử dụng chiến lược "Ba cuộc chiến" – dư luận, chiến tranh tâm lý và pháp lý, và lợi ích kinh tế – để khiến các nước Đông Nam Á bị chia rẽ trong tranh chấp Biển Đông. Sự sa sút về dân chủ và gắn kết nội bộ yếu kém, vốn là đặc điểm của các nước Đông Nam Á trong nhiều thập kỷ, càng làm tăng thêm khả năng chi phối của các cường quốc bên ngoài. Chiến lược chia cắt của Trung Quốc đã thành công trong việc làm tê liệt ASEAN - cơ quan hàng đầu quản lý các vấn đề khu vực Đông Nam Á - bằng cách lạm dụng quy trình cơ chế thể chế của tổ chức này.

Toan tính của Việt Nam

Tổng thống Philippines Ferdinand R Marcos Jr. muốn chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách phát triển hợp tác hàng hải với Việt Nam, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Australia và Mỹ, đồng thời thúc đẩy một cuộc đàm phán thành công về Bộ quy tắc ứng xử (COC) trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, sự khác biệt trong cách tiếp cận của khu vực với Trung Quốc, chính sách đối nội khác nhau của các quốc gia Đông Nam Á và chiến lược chia rẽ hiệu quả của Trung Quốc đặt ra những trở ngại đáng kể cho một mặt trận thống nhất chống lại sự xâm lược của Trung Quốc trong khu vực.

Các quốc gia có yêu sách trong khu vực không có chung cách tiếp cận để chống lại Trung Quốc. Manila đã trở nên chủ động hơn trong việc chống lại Trung Quốc bằng cách áp dụng chiến lược răn đe tập thể, củng cố mối quan hệ với các nước có cùng quan điểm, đặc biệt là Mỹ và các đồng minh. Dưới thời chính quyền Marcos Jr., Philippines đã công khai các hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tuy là một quốc gia đã từng bị Trung Quốc uy hiếp giống như họ đang làm với Philippines, Việt Nam lại tỏ ra thận trọng khi đối phó với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Không giống như Philippines, Việt Nam thích cách giải quyết riêng rẽ trước các hành động khiêu khích của Bắc Kinh, cho phép nước này quản lý và cô lập các vấn đề hàng hải khỏi các mối quan hệ song phương rộng lớn hơn với Trung Quốc. Như tác giả Khang Vũ đã chứng minh trong một bài viết gần đây (9), Việt Nam đã nhất quán đảm bảo với Trung Quốc rằng nước này sẽ không liên minh chống lại bất kỳ nước thứ ba nào trừ khi Bắc Kinh đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Sự đảm bảo này cho phép Trung Quốc tách tranh chấp Biển Đông với Việt Nam khỏi sự cạnh tranh rộng lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tác giả Harshit Prajapati trong một phân tích mới đây (10), cho rằng : Việc Đảng cộng sản Việt Nam thắt chặt mối quan hệ liên đảng với Đảng cộng sản Trung Quốc là nhằm mục đích củng cố quyền lực chính trị trong nước của Đảng cộng sản Việt Nam, vì Đảng cộng sản Trung Quốc ủng hộ các cải cách kinh tế và sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của Đảng cộng sản Việt Nam trước các đối thủ chính trị trong nước. Việt Nam khó có thể áp dụng bất kỳ cách tiếp cận cân bằng đáng kể nào chống lại Trung Quốc vì cách tiếp cận như vậy có thể gây nguy hiểm cho vị thế chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam ở trong nước.

Chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc tồn tại ở Việt Nam, nhưng Đảng cộng sản Việt Nam đã thành công trong việc quản lý nó hoặc dập tắt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc khi cần thiết, biểu thị mối quan hệ không thể xóa nhòa giữa 2 Đảng cộng sản.

Liệu đây có phải là một lý do quan trọng để khiến cả Việt Nam không có động lực trong việc lên án Trung Quốc. Có thể ASEAN sẽ đánh mất vai trò và vị trí của mình khi luôn im lặng trước các hành động sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hà Lệ Chi

Nguồn : RFA, 31/03/2024

Tham khảo :

1. https://x.com/jaytaryela/status/1772957681105641844?s=20

2. https://www.bloomberg.com/news/articles/2024-03-25/philippines-summons-china-diplomat-in-manila-amid-sea-tensions

3. https://www.benarnews.org/english/news/philippine/4-injured-in0chinese-water-cannon-03052024142514.html

4. https://globalnation.inquirer.net/229319/teodoro-dares-china-to-put-maritime-sovereignty-claim-to-arbitration

5. https://x.com/SwedeninManila/status/1771776696468869473?s=20

6. https://www.manilatimes.net/2024/03/25/news/south-china-sea-incidents-legitimate-concern-of-international-community-japan/1938509

7. https://timesofindia.indiatimes.com/india/jaishankar-backs-philippines-in-south-china-sea-riles-china/articleshow/108798668.cms

8. https://world.kbs.co.kr/service/news_view.htm?lang=e&Seq_Code=184471

9. https://thediplomat.com/2023/11/what-vietnam-can-learn-from-the-stalemate-in-ukraine/

10. https://eastasiaforum.org/2024/03/22/southeast-asia-stymied-in-south-china-sea-dispute/

Published in Diễn đàn

Các nước ASEAN sẽ diễn tập chung lần đầu tiên ở Biển Đông

RFA, 09/06/2023

Indonesia, nước chủ tịch năm nay của Khối ASEAN hôm thứ Năm (8/6) cho biết các quốc gia Đông Nam Á sẽ tổ chức cuộc diễn tập quân sự chung lần đầu tiên ở Biển Đông. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington trong khu vực eo biển Đài Loan và trên tuyến đường biển có tranh chấp này.

dientap1

Ảnh chụp một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc nhìn từ một tàu hải quân của Indonesia. Tàu hải quân Indonesia đang đi tuần tra tại khu vực Đặc quyền Kinh tế của nước này ở phía bắc quần đảo Natuna ngày 11/1/2020. Antara Foto/M. Risyal Hidayat/via Reuters

Cuộc diễn tập phi chiến đấu sẽ diễn ra gần quần đảo Natuna của Indonesia trong tháng 9 thể hiện sự đoàn kết trong Hiệp hội 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – các quan chức quân sự Indonesia cho biết.

"Tất cả [các nước ASEAN] đều đã khẳng định tham gia" – ông Julius Widjojono – Người phát ngôn của lực lược vũ trang Indonesia cho tờ Benar News của RFA biết và nói thêm rằng diễn tập này sẽ là một sự kiện thường niên. Tuy nhiên, Myanmar hiện chưa khẳng định có tham gia hay không – ông Julius nói. Myanmar – quốc gia bị giằng xé bởi xung đột – là thành viên không được chào đón tại các cuộc họp lớn của ASEAN.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn diện tích Biển Đông, bao gồm cả vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Đài Loan và các quốc gia thành viên ASEAN có liên quan là Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Mặc dù Indonesia không coi mình là một bên trong tranh chấp Biển Đông nhưng Trung Quốc thường tuyên bố quyền lịch sử đối với một số khu vực biển chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia và vùng xung quanh quần đảo Natuna.

Tư lệnh quân đội Indonesia, Đô đốc Yudo Margono – người đưa ra đề xuất tổ chức cuộc diễn tập ASEAN tại cuộc gặp hôm thứ Tư (7/6) tại Bali của các bộ trưởng quốc phòng trong khối – nói rằng cuộc tập trận chung này sẽ giúp tăng cường sự ổn định trong khu vực.

"Indonesia sẽ tiếp tục ủng hộ và thúc đẩy một khu vực an toàn, hòa bình và ổn định, không có bất kỳ mối đe dọa và xáo trộn nào đe dọa chủ quyền của các quốc gia" - ông Yudo cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư.

"Một vùng biển an toàn sẽ tự động giúp thúc đẩy kinh tế của các nước trong khu vực" – ông nói.

‘Thông điệp mạnh mẽ tới các cường quốc"

Cuộc tập trận ASEAN - được gọi là Cuộc Diễn tập Đoàn kết ASEAN hay Asec01N - sẽ có sự tham gia của các đơn vị lục quân/bộ binh, hải quân và không quân từ các quốc gia thành viên ASEAN và quốc gia quan sát viên Đông Timor. Cuộc diễn tập sẽ tập trung vào nội dung an ninh hàng hải và các hoạt động tìm kiếm cứu nạn.

Ông Khairul Fahmi – một nhà phân tích quân sự và an ninh tại Viện Nghiên cứu An ninh và Chiến lược có trụ sở tại Jakarta, nói rằng cuộc diễn tập này một sáng kiến tốt của Indonesia.

"Đây là một hình thức cụ thể của ngoại giao quốc phòng nhằm xây dựng lòng tin, giảm quan ngại và hiểu nhầm giữa các quốc gia, đặc biệt là các nước ASEAN. Thêm vào đó, sẽ có rất nhiều thách thức và đe dọa đối với lợi ích quốc gia của Indonesia" – ông Fahmi nói.

Theo ông, sáng kiến này của Indonesia cũng giúp khẳng định quyền chủ quyền của nước này ở biển Bắc Natuna  – nơi mà Trung Quốc tuyên bố là một phần quyền lịch sử của nước này, được đánh dấu bằng đường chín đoạn hiện được vẽ chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác.

"Đây là một phần trong những nỗ lực của ASEAN nhằm cùng nhau nắm giữ một vai trò chiến lược hơn trong việc duy trì ổn định khu vực"- ông Fahmi nói.

"Đồng thời, nó [sáng kiến tập trận chung] gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các cường quốc có lợi ích trong khu vực, đặc biệt trong Biển Bắc Natuna, đừng bỏ qua/phớt lờ ASEAN".

Trung Quốc đã thiết lập một số cơ sở quân sự trên một số đảo và đá mà nước này kiểm soát ở Biển Đông. Năm 2016, một tòa trọng tài quốc tế đã ra phán quyết rằng : Các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý xét theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Tuy nhiên Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết này và tiếp tục khẳng định sự hiện diện của mình.

Indonesia, Việt Nam và Malaysia đã cáo buộc Trung Quốc làm gián đoạn các hoạt động thăm dò dầu khí của họ bằng các cuộc xâm nhập thường xuyên của các tàu thuộc lực lượng cảnh sát biển và dân quân biển Trung Quốc, dẫn đến các cuộc đối đầu. ASEAN và Trung Quốc đã đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông trong nhiều năm nhằm quản lý tranh chấp một cách hòa bình nhưng tiến triển đạt được rất chậm chạp.

Mỹ, một quốc gia không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng có hiệp ước quốc phòng với Philippines, đã thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bằng việc tiến hành các hoạt động "tự do hàng hải" trên tuyến đường biển này.

Trong khi quan chức từ một số quốc gia ASEAN đã bày tỏ lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc chiến giữa các siêu cường về vấn đề Đài Loan, vào đầu năm nay, Washington và Manila đã ký một thỏa thuận cho các lực lượng của Mỹ gia tăng tiếp cận đối với các căn cứ quân sự ở Philippines – một động thái khiến Trung Quốc tức giận.

****************************

ASEAN sẽ diễn tập quân sự chung lần đầu tiên ở ngoài khơi Indonesia

Reuters, VOA, 08/06/2023

Indonesia, nước đang giữ chức Chủ tịch khối ASEAN, cho biết hôm thứ Năm 8/6 rằng khối của các nước Đông Nam Á sẽ tổ chức cuộc diễn tập quân sự chung lần đầu tiên từ trước đến nay ở Biển Đông, là cuộc diễn tập an ninh đa phương mới nhất vào thời điểm căng thẳng gia tăng và có những bất ổn trong khu vực.

dientap2

Máy bay F-16 và tàu hải quân của Indonesian hoạt động ở vùng Natuna, gần Biển Đông, hồi tháng 1/2020.

Quyết định này được đưa ra tại cuộc họp của các vị chỉ huy quân sự thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 nước thành viên ở Indonesia, nước này sẽ là chủ nhà của cuộc diễn tập sẽ diễn ra ở Biển Bắc Natuna, là vùng biển cực nam thuộc Biển Đông.

Tư lệnh quân đội Indonesia, Đô đốc Yudo Margono, nói với hãng thông tấn nhà nước Antara rằng cuộc tập trận sẽ diễn ra vào tháng 9 và sẽ không bao gồm bất kỳ hoạt động huấn luyện tác chiến nào. Vẫn ông Margono nói rằng mục đích của cuộc diễn tập là để tăng cường "tính trung tâm của ASEAN".

Trong nhiều năm nay, sự đoàn kết của ASEAN đã bị thử thách vì Hoa Kỳ và Trung Quốc ganh đua với nhau ở Biển Đông. Một số nước thành viên ASEAN gồm Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia có tuyên bố chủ quyền đối chọi với Bắc Kinh, vốn khẳng định chủ quyền đối với những vùng biển rộng lớn bao gồm một phần vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia.

Người phát ngôn quân đội Indonesia Julius Widjojono cho biết cuộc diễn tập có liên quan đến "nguy cơ cao xảy ra thảm họa ở Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á".

Là nơi có lượng thương mại khoảng 3,5 nghìn tỷ đô la đi qua bằng tàu biển hàng năm, Biển Đông đã chứng kiến căng thẳng liên tục vào thời gian gần đây khi Trung Quốc thúc đẩy các yêu sách của mình bằng việc triển khai lực lượng hải cảnh và tàu đánh cá khổng lồ đi xa tới 1.500 km tính từ bờ biển của họ.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bằng "đường 9 đoạn" rất rộng dựa vào các bản đồ cổ của họ, nhưng một tòa trọng tài quốc tế đã phán quyết vào năm 2016 rằng "đường 9 đoạn" đó, bị nhiều người Việt Nam gọi là "đường lưỡi bò", không có cơ sở pháp lý.

ASEAN đã và đang thúc đẩy để hoàn tất bộ quy tắc ứng xử hàng hải với Trung Quốc được chờ đợi từ lâu và một số thành viên của khối đã có xung khắc với Bắc Kinh trong những tháng gần đây.

Việt Nam vừa chỉ trích việc Trung Quốc triển khai tàu nghiên cứu gần một số lô thăm dò, khai thác khí đốt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cùng lúc, Bắc Kinh bị cáo buộc đã điều lực lượng nghi là dân quân biển đi vào vùng biển nơi hải quân Ấn Độ và các nước ASEAN tổ chức diễn tập.

 

(Reuters)

Các nước ASEAN sẽ diễn tập chung lần đầu tiên ở Biển Đông

RFA, 09/06/2023

Indonesia, nước chủ tịch năm nay của Khối ASEAN hôm thứ Năm (8/6) cho biết các quốc gia Đông Nam Á sẽ tổ chức cuộc diễn tập quân sự chung lần đầu tiên ở Biển Đông. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington trong khu vực eo biển Đài Loan và trên tuyến đường biển có tranh chấp này.

1111111111111111111111111

Ảnh chụp một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc nhìn từ một tàu hải quân của Indonesia. Tàu hải quân Indonesia đang đi tuần tra tại khu vực Đặc quyền Kinh tế của nước này ở phía bắc quần đảo Natuna ngày 11/1/2020. Antara Foto/M. Risyal Hidayat/via Reuters

Cuộc diễn tập phi chiến đấu sẽ diễn ra gần quần đảo Natuna của Indonesia trong tháng 9 thể hiện sự đoàn kết trong Hiệp hội 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – các quan chức quân sự Indonesia cho biết.

"Tất cả [các nước ASEAN] đều đã khẳng định tham gia" – ông Julius Widjojono – Người phát ngôn của lực lược vũ trang Indonesia cho tờ Benar News của RFA biết và nói thêm rằng diễn tập này sẽ là một sự kiện thường niên. Tuy nhiên, Myanmar hiện chưa khẳng định có tham gia hay không – ông Julius nói. Myanmar – quốc gia bị giằng xé bởi xung đột – là thành viên không được chào đón tại các cuộc họp lớn của ASEAN.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn diện tích Biển Đông, bao gồm cả vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Đài Loan và các quốc gia thành viên ASEAN có liên quan là Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Mặc dù Indonesia không coi mình là một bên trong tranh chấp Biển Đông nhưng Trung Quốc thường tuyên bố quyền lịch sử đối với một số khu vực biển chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia và vùng xung quanh quần đảo Natuna.

Tư lệnh quân đội Indonesia, Đô đốc Yudo Margono – người đưa ra đề xuất tổ chức cuộc diễn tập ASEAN tại cuộc gặp hôm thứ Tư (7/6) tại Bali của các bộ trưởng quốc phòng trong khối – nói rằng cuộc tập trận chung này sẽ giúp tăng cường sự ổn định trong khu vực.

"Indonesia sẽ tiếp tục ủng hộ và thúc đẩy một khu vực an toàn, hòa bình và ổn định, không có bất kỳ mối đe dọa và xáo trộn nào đe dọa chủ quyền của các quốc gia" - ông Yudo cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư.

"Một vùng biển an toàn sẽ tự động giúp thúc đẩy kinh tế của các nước trong khu vực" – ông nói.

‘Thông điệp mạnh mẽ tới các cường quốc"

Cuộc tập trận ASEAN - được gọi là Cuộc Diễn tập Đoàn kết ASEAN hay Asec01N - sẽ có sự tham gia của các đơn vị lục quân/bộ binh, hải quân và không quân từ các quốc gia thành viên ASEAN và quốc gia quan sát viên Đông Timor. Cuộc diễn tập sẽ tập trung vào nội dung an ninh hàng hải và các hoạt động tìm kiếm cứu nạn.

Ông Khairul Fahmi – một nhà phân tích quân sự và an ninh tại Viện Nghiên cứu An ninh và Chiến lược có trụ sở tại Jakarta, nói rằng cuộc diễn tập này một sáng kiến tốt của Indonesia.

"Đây là một hình thức cụ thể của ngoại giao quốc phòng nhằm xây dựng lòng tin, giảm quan ngại và hiểu nhầm giữa các quốc gia, đặc biệt là các nước ASEAN. Thêm vào đó, sẽ có rất nhiều thách thức và đe dọa đối với lợi ích quốc gia của Indonesia" – ông Fahmi nói.

Theo ông, sáng kiến này của Indonesia cũng giúp khẳng định quyền chủ quyền của nước này ở biển Bắc Natuna  – nơi mà Trung Quốc tuyên bố là một phần quyền lịch sử của nước này, được đánh dấu bằng đường chín đoạn hiện được vẽ chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác.

"Đây là một phần trong những nỗ lực của ASEAN nhằm cùng nhau nắm giữ một vai trò chiến lược hơn trong việc duy trì ổn định khu vực"- ông Fahmi nói.

"Đồng thời, nó [sáng kiến tập trận chung] gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các cường quốc có lợi ích trong khu vực, đặc biệt trong Biển Bắc Natuna, đừng bỏ qua/phớt lờ ASEAN".

Trung Quốc đã thiết lập một số cơ sở quân sự trên một số đảo và đá mà nước này kiểm soát ở Biển Đông. Năm 2016, một tòa trọng tài quốc tế đã ra phán quyết rằng : Các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý xét theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Tuy nhiên Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết này và tiếp tục khẳng định sự hiện diện của mình.

Indonesia, Việt Nam và Malaysia đã cáo buộc Trung Quốc làm gián đoạn các hoạt động thăm dò dầu khí của họ bằng các cuộc xâm nhập thường xuyên của các tàu thuộc lực lượng cảnh sát biển và dân quân biển Trung Quốc, dẫn đến các cuộc đối đầu. ASEAN và Trung Quốc đã đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông trong nhiều năm nhằm quản lý tranh chấp một cách hòa bình nhưng tiến triển đạt được rất chậm chạp.

Mỹ, một quốc gia không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng có hiệp ước quốc phòng với Philippines, đã thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bằng việc tiến hành các hoạt động "tự do hàng hải" trên tuyến đường biển này.

Trong khi quan chức từ một số quốc gia ASEAN đã bày tỏ lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc chiến giữa các siêu cường về vấn đề Đài Loan, vào đầu năm nay, Washington và Manila đã ký một thỏa thuận cho các lực lượng của Mỹ gia tăng tiếp cận đối với các căn cứ quân sự ở Philippines – một động thái khiến Trung Quốc tức giận.

****************************

ASEAN sẽ diễn tập quân sự chung lần đầu tiên ở ngoài khơi Indonesia

Reuters, VOA, 08/06/2023

Indonesia, nước đang giữ chức Chủ tịch khối ASEAN, cho biết hôm thứ Năm 8/6 rằng khối của các nước Đông Nam Á sẽ tổ chức cuộc diễn tập quân sự chung lần đầu tiên từ trước đến nay ở Biển Đông, là cuộc diễn tập an ninh đa phương mới nhất vào thời điểm căng thẳng gia tăng và có những bất ổn trong khu vực.

2222222222222222222222222

Máy bay F-16 và tàu hải quân của Indonesian hoạt động ở vùng Natuna, gần Biển Đông, hồi tháng 1/2020.

Published in Châu Á

Sau hai ngày họp tại Siem Reap, Cam Bốt, bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN và 8 đối tác kêu gọi tôn trọng các quy định quốc tế để tránh đối đầu trên biển. Trong tuyên bố chung công bố ngày 23/11/2022, các bên nhắc lại cam kết cải thiện việc chia sẻ thông tin và tuân thủ Bộ Quy tắc tránh va chạm ngoài ý muốn trên biển, được thông qua năm 2014, nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra va chạm. 

asean1

Bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin, đồng cấp Việt Nam Phan Văn Giang, phó thủ tướng Thái Lan Prawit Wongsuwan tại Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở mở rộng (ADMM Plus), Siem Reap, Cam Bốt, ngày 23/11/2022. © AP - Heng Sinith

Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM Plus) gồm 18 nước : 10 nước ASEAN, nhưng Miến Điện không tham gia, và 8 "đối tác đối thoại" trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. Tuyên bố chung của các bên tái khẳng định của tầm quan trọng được tự do lưu thông trên biển và trên không. Theo trang Nikkei Asia, ý muốn nói đến eo biển Đài Loan và các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. 

Tuyên bố chung cũng cổ vũ các nước tham gia ADMM Plus tránh "những thông tin sai lệch" và nhiều lần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của "tin tưởng lẫn nhau". Trước đó, phát biểu tại hội nghị, thủ tướng Cam Bốt, nước chủ tịch luân phiên ASEAN, cũng nhấn mạnh rằng "tôn trọng lẫn nhau và đối thoại thẳng thắn là điều quan trọng". 

Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng cạnh tranh để nắm quyền lãnh đạo ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương và tìm cách lôi kéo các nước ASEAN về phía họ. Trong cuộc họp song phương bên lề ADMM Plus, bộ trưởng Mỹ Lloyd Austin và đồng nhiệm Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã nhất trí duy trì các kênh đối thoại để tránh đối đầu quân sự. Tuy nhiên, trước nguy cơ xảy ra đối đầu ngoài ý muốn ở eo biển Đài Loan hoặc ở Biển Đông, các nước trong vùng kêu gọi cần có các biện pháp phòng ngừa. 

Theo đài truyền hình NHK, tình hình chiến sự ở Ukraine cũng được đề cập tại hội nghị hôm 23/11 dù nội dung không được tiết lộ. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin ngoại giao của NHK, Hoa Kỳ và nhiều nước đã chỉ trích Moskva. Nga cử thứ trưởng quốc phòng Alexander Fomin tham dự hội nghị ADMM Plus lần này. 

Thu Hằng

Published in Châu Á

Miến Điện, cạnh tranh Mỹ - Trung : ASEAN, "khán giả" của chính sân nhà ?

Lần đầu tiên kể từ năm 1997, ASEAN họp thượng đỉnh lần thứ 38 và 39 (từ ngày 26-28/10/2021) tại Brunei mà không có Miến Điện. Nhưng thượng đỉnh năm nay còn diễn ra trong bối cảnh đặc biệt : ASEAN đang chịu nhiều áp lực từ đại dịch Covid-19 cho đến cuộc cạnh tranh gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc. Thiếu gắn kết, ASEAN có nguy cơ trở thành người ngoài cuộc ngay trên chính sân nhà.

aseanaustralia1

Thượng đỉnh ASEAN trực tuyến lần thứ 38 và 39, do Brunei chủ trì nhưng không có sự tham dự của Miến Điện. Ảnh chụp ngày 26/10/2021.  AP

Trên đây là nhận định của nhà nghiên cứu David Camroux khi trả lời ban Tiếng Việt đài RFI. Là giảng viên trường Khoa Học Chính Trị - SciencesPo tại Paris, chuyên gia người Úc về Đông Nam Á từng được mời giảng dạy tại trường đại học quốc gia Hà Nội. Theo ông, đại dịch Covid-19, khủng hoảng chính trị Miến Điện cũng như là cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, sự hình thành của liên minh quân sự AUKUS đang đặt khối ASEAN trước nhiều thử thách cam go. Vị thế của khối trên trường quốc tế cũng vì thế bị lung lay.

**********

RFI : Kính chào giáo sư David Camroux. Sau nhiều tháng chần chừ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN, cuối cùng đã quyết định không mời tướng Min Aung Hlaing dự thượng đỉnh năm nay. Phải chăng quyết định này được ASEAN đưa ra là do áp lực từ Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu như lời tố cáo của Miến Điện ? Hay có một ý muốn nào đó từ khối ASEAN muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị tại Miến Điện ?

David Camroux : Tôi nghĩ hai giải thích này đều đúng cả. Rõ ràng là có một áp lực từ Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu liên quan đến sự hiện diện của ông Min Aung Hlaing. Nhưng còn có sự bực tức từ phía ngoại trưởng hai nước Indonesia và Malaysia nữa, đối với tập đoàn quân sự Miến Điện.

Ông Min Aung Hlaing khi đến dự cuộc họp thượng đỉnh hồi tháng Tư năm nay đã chấp nhận một đồng thuận 5 điểm. Vài tháng sau đó, tháng 8/2021, ASEAN đã bổ nhiệm một đặc sứ, vốn là thứ trưởng Ngoại Giao của Brunei, với một điều kiện là người này có thể đến Miến Điện, không chỉ gặp lãnh đạo Miến Điện mà còn được tiếp xúc cả với bà Aung San Suu Kyi và nhiều thành viên khác của phe đối lập dân chủ hiện đang bị cầm tù.

Tuy nhiên, tập đoàn quân sự Miến Điện không tỏ một chút thiện chí nào, họ từ chối cho gặp bà Aung San Suu Kyi. Nhưng đó còn là do thái độ ngoan cố của phe quân sự. Họ thậm chí không chấp nhận gởi một đại diện "phi chính trị" đến dự thượng đỉnh tại Brunei. Do vậy, không có một đại diện Miến Điện nào cả !

RFI : Theo ông, quyết định gạt Miến Điện chỉ mang tính tạm thời hay là vĩnh viễn ? ASEAN dự định sẽ xử lý vấn đề Miến Điện như thế nào sau kỳ thượng đỉnh này ? Liệu với quyết định này, khối ASEAN có phải lo lắng về những hệ quả trong tương lai ?

David Camroux : Tôi nghĩ là Có. Thứ nhất, với tư cách là một khối, ASEAN có rất ít công cụ để sử dụng. Ví dụ, trong hiến chương của ASEAN, khối này không có khả năng khai trừ một thành viên, do vậy, phương thức hành động của ASEAN là rất hạn chế.

Tuy nhiên, người ta cũng tự hỏi liệu giới quân sự Miến Điện có muốn ở lại trong ASEAN hay không. Đừng quên là vào năm 1997, vào lúc Miến Điện chuẩn bị gia nhập khối, có nhiều tướng lĩnh bảo thủ đã lên tiếng chống đối. Họ muốn Miến Điện giống như Bắc Triều Tiên, một nước tách biệt, không liên kết.

Dù sao đi chăng nữa, người ta có cảm giác là giới quân sự đang đi ngược lại ý kiến của ASEAN. Theo nhiều nhà quan sát, tập đoàn quân sự Miến Điện đang chuẩn bị một chiến dịch quân sự quy mô lớn, huy động gần 30.000 binh sĩ để tấn công điều mà họ cho là những phần tử khủng bố, nhưng trên thực tế là những người chống đối chính quyền quân sự, những nhóm vũ trang sắc tộc thiểu số và phe đối lập ở miền bắc Miến Điện, bang Kachin và những vùng lân cận.

Người ta có cảm giác là giới quân sự Miến Điện không muốn một giải pháp chính trị, bằng mọi giá họ tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng bằng quân sự, và tình hình hiện nay ngày càng đi đến gần một cuộc nội chiến.

RFI : Về phần ASEAN, thượng đỉnh năm nay có chủ đề "Chúng ta quan tâm, Chúng ta chuẩn bị, Chúng ta thịnh vượng". Phải chăng điều này phản ảnh một nỗi lo lắng nào đó từ phía ASEAN ? Sự gắn kết của khối ngày nay liệu đang bị thách thức bởi đại dịch Covid-19, hồ sơ Miến Điện rồi đối đầu Mỹ - Trung ?

David Camroux : Đúng là ASEAN hiện đang phải đối mặt với ba thách thức. Thứ nhất, đó là điều mà người ta gọi là "ASEAN way", tức là mô hình hoạt động theo đồng thuận và rõ ràng trong hồ sơ Miến Điện, cách thức này không vận hành được.

Thách thức thứ hai được đặt ra ở đây chính là nguyên tắc "không can thiệp" vào chuyện nội bộ của các nước thành viên. Với việc hàng ngàn người chạy sang các nước láng giềng tị nạn như Thái Lan hay Ấn Độ, rõ ràng là cuộc khủng hoảng ở Miến Điện có những tác động đối với các nước láng giềng. Trong trường hợp này, nguyên tắc "không can thiệp" là có vấn đề.

Khía cạnh thứ ba bị thách thức không chỉ bởi tình hình ở Miến Điện mà còn bởi liên minh quân sự AUKUS giữa ba nước Mỹ, Anh và Úc cũng như là bởi cuộc đối đầu Mỹ - Trung. Ở đây, chính "tính trung tâm" của ASEAN đang bị thách thức.

Bởi vì, người ta trông cậy nhiều vào ASEAN để giải quyết tình hình ở Miến Điện nhưng khối này tỏ ra bất lực, không có phương tiện để xử lý vấn đề. Đây thật sự là một thách thức cho ASEAN và cho vị thế của khối trong khu vực, sau hơn 50 năm thành lập.

RFI : Nhiều nhà quan sát cho rằng ASEAN ngày càng giống như là một khán giả, ngồi quan sát các cuộc đọ sức giữa các siêu cường đến từ bên ngoài trong khu vực. Phải chăng đó là do sự thiếu gắn kết của ASEAN ?

David Camroux : Đúng vậy. Đó chính là những gì diễn ra cùng với sự ra đời của khái niệm Ấn Độ - Thái Bình Dương, do cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khởi xướng với sự tham dự của Úc, Hoa Kỳ và Ấn Độ. Sự việc đặt ra một thách thức cho vị thế của ASEAN cũng như là vai trò trung tâm của khối.

Năm 2019, Indonesia đã tìm cách cho thông qua một tầm nhìn của ASEAN về vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhưng vấn đề cơ bản của ASEAN ở đây chính là việc thiếu sự gắn kết trong nội bộ của hiệp hội.

Ở đây người ta có những nước chuyên chế như Việt Nam chẳng hạn, những nước dân chủ cho dù là cũng có những vấn đề như Indonesia, Philippines hay còn có những nước tập đoàn quân sự độc tài cứng rắn như Thái Lan. Do vậy, chẳng có một đồng thuận về mô hình chính trị, một cơ chế chính trị cho toàn thể khối ASEAN.

Không có một sự liên kết, không một đồng thuận về một mô hình chính trị như người ta mong muốn, ASEAN mỗi lúc gặp nhiều khó khăn hơn, nhất là trong bối cảnh một cuộc đối đầu Mỹ - Trung ngày một gay gắt, ASEAN đúng là đang rơi vào thế như là một khán giả.

RFI : Vậy phải chăng việc căng thẳng gia tăng trong khu vực, còn có một phần trách nhiệm của ASEAN như lời chỉ trích của một số nhà quan sát ?

David Camroux : ASEAN không có trách nhiệm gì trong việc gia tăng những căng thẳng. Chính những áp lực từ Trung Quốc đối với Hồng Kông và Đài Loan đã làm cho căng thẳng bùng lên, cũng như là những đòn trừng phạt của Trung Quốc nhắm vào Úc chẳng hạn.

Rủi thay, Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình không có chút nỗ lực nào để chứng tỏ là một nước láng giềng hòa bình. Thế nên, ASEAN cảm thấy bị đe dọa bởi vì về mặt quân sự, các nước trong ASEAN như Indonesia hay Philippines không có những phương tiện hải quân để đối phó với những cuộc xâm nhập của các nhóm bán dân quân tự vệ hải quân Trung Quốc.

Hơn nữa các nước Đông Nam Á, như trường hợp Việt Nam, không muốn phải chọn phe giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trên thực tế, Mỹ được xem như là một nguồn hậu thuẫn về an ninh, còn Trung Quốc thì bảo đảm về kinh tế. Cho đến trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, các nước thành viên của ASEAN trong một vị thế rất thuận lợi, có thể tận dụng được sự cạnh tranh này.

Giờ thì mọi việc đang trở nên trầm trọng, Hoa Kỳ bắt đầu đòi hỏi khu vực phải chọn theo Mỹ hay là Trung Quốc. Điều này đúng là không có lợi cho nhiều nước như Việt Nam hay nhiều nước khác phải chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

RFI : Như vậy, điều này có nghĩa là các nước ASEAN một ngày nào đó có nguy cơ phải chọn phe ?

David Camroux : Nguy cơ ở đây chính là sự chia rẽ trong nội bộ khối. Có những chế độ như Cam Bốt, Lào thì thân Trung Quốc. Rồi có những thành viên như Việt Nam hay Indonesia, không thân với Trung Quốc và cũng không chống, nhưng tỏ ra ngờ vực Trung Quốc.

Chính vì vậy mà Nhật Bản và Hàn Quốc có một vai trò quan trọng trong khu vực. Nhật Bản luôn là nhà cung cấp hỗ trợ và phát triển, nhà đầu tư hàng đầu trong khu vực. Hàn Quốc cũng đóng góp một vai trò, hỗ trợ các nước Đông Nam Á có những phương cách hành động giữa Mỹ và Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.

Trên thực tế, phương thức hoạt động của các nước Đông Nam Á gần giống như là một trò chơi cân bằng, sử dụng cùng lúc nhiều lá bài. Nhưng nếu cạnh tranh Mỹ - Trung thêm trầm trọng, trò chơi cân bằng này mỗi lúc trở nên khó trụ được.

RFI : Trong bối cảnh này, liệu ASEAN trong tương lai có còn là một tác nhân quan trọng trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương ?

David Camroux : Đương nhiên, ASEAN vẫn có một tương lai bởi vì thế mạnh của khối chính là luôn nỗ lực tạo ra biết cách tạo ra một sự tin tưởng. Người ta hay quên là vào năm 1967, vào thời điểm thành lập khối ASEAN, ngay giữa thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, có những cuộc đối đầu, những căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ, nhưng ASEAN đã tạo dựng thành công một bầu không khí tin tưởng giữa các nước thành viên, hoạt động theo phương thức đồng thuận.

Chính vì thế trường hợp Miến Điện là nghiêm trọng, giới tướng lĩnh quân đội không tham gia cuộc chơi, tức là tạo ra một sự tin tưởng cho các nước thành viên láng giềng.

Nhưng tôi cũng nghĩ rằng ASEAN không có giải pháp thay thế cho các nước Đông Nam Á. Việc tạo ra một không khí tin tưởng giữa các nước cho phép phát triển mạnh về kinh tế, trở nên giầu có hơn như trường hợp của Việt Nam.

Khi Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, sau cuộc Đổi Mới, đó là bước đi thứ hai để Việt Nam trở thành một quốc gia "bình thường", quan trọng trên trường quốc tế. Đó chính là nền tảng để tạo bầu không khí, cho phép Việt Nam giống như những nước khác của ASEAN biết đến những phép mầu kinh tế và tăng trưởng.

Tôi nghĩ rằng ASEAN vẫn luôn giữ vai trò này nhưng người ta cũng thấy có những hạn chế của mô hình khi các nước thành viên không thực hiện các quy định cuộc chơi của cả nhóm !

RFI : RFI tiếng Việt xin cảm ơn Giáo sư David Camroux, trường Khoa học Chính Trị SciencesPo Paris.

Minh Anh thực hiện

Nguồn : RFI, 28/10/2021

Published in Diễn đàn

Vai trò trung tâm của ASEAN, chủ nhân của vùng chiến lược địa chính trị Đông Nam Á, là chủ đề thu hút sự quan tâm của giới phân tích trong thời gian qua, đặc biệt khi ASEAN đứng trước một Trung Quốc bạo quyền và các quốc gia dân chủ trở lại mạnh mẽ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ; cùng các vấn đề như đại dịch Covid-19, khủng hoảng chính trị Miến Điện, hay biến đổi khí hậu.

asean1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu vào thời điểm Việt Nam làm chủ tịch luân phiên ASEAN 2020.  AP

Trong bối cảnh đó, ASEAN có thật sự tồn tại dưới một thể thống nhất ; giữ vững được vai trò trung tâm ? Những cơ hội cũng như thách thức nào cho ASEAN trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc ? Xin mời quý vị nghe nhận định của Luật sư – Nhà báo Lưu Tường Quang trong cuộc trả lời phỏng vấn đài RFI Tiếng Việt.

--------------------------

RFI : Thưa ông, nói về Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), có lẽ chúng ta bắt đầu từ tôn chỉ hoạt động của nó. Thực tế, các quốc gia thành viên có thống nhất thực hiện đúng như những gì đã đề ra nhằm khẳng định vai trò trung tâm và lợi ích của khối này trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương ?

Lưu Tường Quang : Đọc qua hầu hết những phát biểu của các Chủ tịch luân phiên ASEAN (Chairman's Statement) trong nhiều năm qua, chúng ta thường thấy một chi tiết quen thuộc, đó là vai trò trung tâm của ASEAN (ASEAN centrality). Với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2020, ông Nguyễn Xuân Phúc đã nói : "Chúng tôi - tức là những trưởng nhiệm hành pháp của 10 nước hội viên, xác nhận lại sự quan trọng của việc duy trì vị thế trung tâm của ASEAN, tính nhất quán trong nỗ lực xây dựng cộng đồng, tiếp cận với các đối tác nước ngoài và cấu trúc khu vực" ("We reaffirmed the importance of maintaining ASEAN centrality and unity in our community-building efforts, engagement with external partners and the regional architecture").

Cũng như những chủ tịch tiền nhiệm và kế nhiệm, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không hề định nghĩa vai trò trung tâm của ASEAN là gì. Nhìn qua những phát biểu, chúng ta có thể hình dung bối cảnh mà vai trò trung tâm được coi là thiết yếu, đó là tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN (thành phần cốt lõi trong sinh hoạt nội bộ ASEAN), giao tiếp với các đối tác nước ngoài, và tổ chức khu vực.

Thành công lớn nhất của ASEAN là đã biến một tổ chức nguyên thủy chống cộng (1967) thành một tổ chức mở rộng phát triển kinh tế và có một thế đứng nhất định về chính trị, ngoại giao khu vực. Hiện nay, ASEAN là một thị trường gồm 650 triệu dân với tổng sản lượng nội địa chung là 2,8 tỷ Mỹ kim.

ASEAN tự đặt cho mình hai nguyên tắc sinh hoạt, đó là quyết định trên căn bản đồng thuận và không can thiệp vào chính trị nội bộ của nhau. Cả hai nguyên tắc này có thể thích hợp với hai thập niên trước đây. Tuy nhiên, hiện nay, chính nó có thể đẩy ASEAN vào tình trạng bị động, thậm chí bất lực và gây chia rẽ nội bộ mà một đại cường khu vực dễ dàng khai thác.

Thí dụ điển hình : Vì nguyên tắc không can thiệp nội bộ (và phần nào vì lý do quyền lợi đầu tư như Singapore và Việt Nam), mà ASEAN bất động đối với hai cuộc khủng hoảng tại Miến Điện dưới thời hai chính quyền quân phiệt. Một thí dụ khác: Vào năm 2012, khi Cam Bốt làm Chủ tịch, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN đã không thể phổ biến Thông cáo chung, vì thủ tướng Hun Sen không đồng ý với đoạn nói về tranh chấp Biển Đông mà giới quan sát coi là không làm vừa lòng Bắc Kinh. 

RFI : Có thể nói, Đông Nam Á là sàn đầu tư đem lại lợi nhuận tương đối an toàn cho sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Bắc Kinh, nhưng khu vực này cũng là sân chơi lý tưởng mà các nước dân chủ sử dụng để đối kháng Trung Quốc. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính yếu thành lập Bộ tứ An ninh (The Quad). Diễn đàn đối thoại này chủ trương hành động dựa trên sự tự do và mở rộng của "Khung Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương" (2007) và Tuyên bố chung ("The Spirit of the Quad", 03/2021). Vậy, hai sách lược này có gì khác nhau và tác động thế nào lên khu vực Đông Nam Á ?

Lưu Tường Quang : Khởi thủy của The Quad là sáng kiến của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi ông đọc diễn văn tại New Delhi năm 2007 về giao thoa giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Từ đó, nảy sinh ra khái niệm một tập hợp thân hữu giữa 4 quốc gia dân chủ: Ấn, Mỹ, Nhật, Úc, mà tổng thống Mỹ George W Bush đã từng gợi ý. Theo đó, bất cứ sự hợp tác nào giữa các quốc gia dân chủ trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương đều bị Trung Quốc phản đối. Bắc Kinh xem đây là một nỗ lực bao vây Trung Quốc theo tư duy của một cuộc chiến tranh lạnh mới.

The Quad phiên bản 1.0 này chết yểu sau khi tại Úc có sự thay đổi chính trị. Thủ tướng Đảng Lao Động Kevin Rudd tuyên bố Úc sẽ không tiếp tục tham dự "The Quad" trong năm 2008. Lý do là vì Bắc Kinh đã tạo áp lực lên thủ tướng mới của nước Úc, mặc dầu ông Kevin Rudd đã phủ nhận việc này. Với sự rút lui của Úc, The Quad đã phải ngưng hoạt động cho đến năm 2017, khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) tại Manila. Với sự có mặt đầy đủ lãnh đạo của 4 nước, The Quad phiên bản 2.0 được chính thức ra đời.

Về mặt tổng thể, chủ đích của "The Quad 1.0" (2007) và "The Quad 2.0" (2021) hầu như tương đồng. "Khung chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương" là chỉ vùng không gian địa lý và "The Spirit of the Quad" là nói về nội dung, về tinh thần hợp tác để duy trì vùng địa lý này được tự do, rộng mở và hòa bình.

Điểm khác biết rõ rệt nhất trong khoảng cách 10 năm này là Trung Quốc. Dưới thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào (2003 – 2013) có rất nhiều khác biệt so với Trung Quốc dưới thời Tổng bí thư - Chủ tịch Tập Cận Bình. Dưới thời Ông Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc chưa đủ mạnh về quân sự và kinh tế, chưa xác quyết chủ quyền đường Lưỡi Bò 9 đoạn, và chưa quân sự hoá quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và, có lẽ quan trọng hơn cả về mặt chiến lược toàn cầu là chưa có Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI, 2013).

Nhóm Tứ Cường Kim Cương cũng đã có một bước tiến cụ thể gọi là The Quad Plus (The Quad +) khi Việt Nam, New Zealand và Nam Hàn được mời tham dự thảo luận kế hoạch phòng chống đại dịch Covid-19 vào tháng 3/2021. Trong số các nước khu vực Đông Nam Á, có lẽ Việt Nam gặp nhiều khó khăn để đáp ứng, vì Việt Nam đã công bố theo đuổi chính sách Bốn Không (trước kia gọi là Ba Không). Theo ý tôi, đây là chính sách mà Việt Nam không thể tự do lựa chọn, vì áp lực từ phía Bắc Kinh. Cũng vì lý do đó, Việt Nam chưa dám đồng ý nâng cấp bang giao với Mỹ từ mức "Đối tác toàn diện" lên mức  "Đối tác chiến lược". Trong khi đó, mối bang giao giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã ở mức "Đối tác chiến lược toàn diện" từ nhiều năm qua.

Trong bối cảnh mới của thập niên thứ 3, thế kỷ 21, khu vực Đông Nam Á, nếu không phải là tổ chức ASEAN, vì ASEAN chia rẽ và không có tầm nhìn chiến lược chung, còn có vai trò quan trọng hơn đối với The Quad. Chúng ta có thể nhìn thấy phần nào sự phân biệt giữa khu vực địa lý Đông Nam Á và tổ chức ASEAN, căn cứ vào những sinh hoạt ngoại giao dồn dập từ Washington và New Delhi trong thời gian gần đây.

asean2

Hải quân Bộ Tứ Quad (Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ) tham gia cuộc tập trận chung Malabar, tại phía bắc biển Ả Rập, ngày 17/11/2020.  AP

RFI : Nhìn chung, Ấn Độ - Thái Bình Dương là khu vực lý tưởng cho sự đối đầu giữa các quốc gia dân chủ và Trung Quốc nhằm tranh quyền ảnh hưởng lên các quốc gia sở tại. Các quốc gia thành viên của khối ASEAN được hưởng lợi gì từ sự cạnh tranh giữa hai thái cực địa chính trị này ?

Lưu Tường Quang : Trong ngắn hạn, cuộc thương chiến giữa Washington và Bắc Kinh, đặc biệt là dưới thời tổng thống Donald Trump, có thể tạo cơ hội thuận lợi cho các nước ASEAN. Thuận lợi chính thức và không vi phạm quy luật của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), đó là sự di chuyển cơ sở công nghệ, nguồn đầu tư từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, vì nhân công rẻ hơn và để tránh sự trừng phạt kinh tế của Mỹ. Đồng thời, cũng có các cơ hội thuận lợi không chính thức, thậm chí mang tính bất hợp pháp, đó là khi hàng hoá sản xuất tại Hoa lục được sửa đổi nhãn hiệu và gán nhãn mác xuất xứ tại các nước trung chuyển. Chính phủ Mỹ đã từng phát hiện những trường hợp này và đã có biện pháp chế tài thích hợp.

Tuy vậy, đây không phải là lợi nhuận lâu dài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, nền kinh tế thế giới tùy thuộc vào sự phát triển thương mại của nhiều nước, đặc biệt là của Mỹ và Trung Quốc. Nếu vì cuộc thương chiến giữa Washington và Bắc Kinh nói riêng, hay vì cuộc tranh chấp lãnh đạo giữa Mỹ và Hoa lục, mà sinh hoạt kinh tế tại hai cường bị trì trệ, toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Tình trạng tốt nhất là nếu cuộc tranh chấp có thể được giải quyết mà không có chiến tranh và trật tự thế giới pháp quyền tồn tại. Có như vậy, các quốc gia Đông Nam Á mới giữ được tình trạng khá tốt đẹp hiện nay, như được thể hiện qua các dữ liệu thống kê.

Trong năm 2019, trị giá thương mại hai chiều giữa ASEAN và Hoa Kỳ là 206,3 tỷ Mỹ kim. Trong số này, Mỹ bán cho ASEAN 86,1 tỷ Mỹ kim và nhập siêu từ ASEAN là 120,2 tỷ Mỹ kim. ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ. Đối với Trung Quốc, khi ASEAN có quan hệ Hiệp định Thương mại Tự do FTA, trong năm 2020, trị giá giao thương hai chiều là 731,9 tỷ Mỹ kim. Hai bên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nhau, nhưng Bắc Kinh thường là bên nhập siêu. Riêng đối với Việt Nam, giao thương hai chiều với Trung Quốc trong năm 2020 là 100 tỷ Mỹ Kim, mà Việt Nam là nước nhập siêu (mua 65,6 tỷ Mỹ kim từ Trung Quốc). Ngược lại, Việt Nam lợi nhuận nhiều hơn trong giao thương với Mỹ, có trị giá hai chiều là 90 tỷ Mỹ kim, khi Mỹ là nước nhập siêu với 79,6 tỷ Mỹ kim.

RFI : Khi đề cập ASEAN, vấn đề biển Đông được coi là một mặt trận gay cấn và lôi kéo nhiều sự quan tâm nhất, khi mà Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, trật tự chung của an ninh hàng hải, ngang nhiên xâm lấn, tăng cường các hoạt động quân sự tại đây. Cuộc đối đầu của các khối nước mà dẫn đầu là Mỹ và Trung Quốc diễn ra ngày càng mạnh mẽ và quyết đoán trên vùng biển Đông. Vậy ASEAN thể hiện phản ứng thế nào trước sự xung đột leo thang của các cường quốc bên ngoài khu vực ?

Lưu Tường Quang : Trên lập trường cơ bản, Bắc Kinh chủ trương giải quyết tranh chấp song phương và không chấp nhận sự can thiệp của bất cứ quốc gia nào ngoài khu vực, cụ thể là Hoa Kỳ. Trong khi đó, quan điểm của Washington là Mỹ có thể làm bất cứ điều gì tại Biển Đông mà luật quốc tế cho phép, kể cả quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không. Nước Anh, nước Pháp (cũng như Đức và Ấn Độ) gần đây cũng đã quyết định đưa nhóm tàu chiến hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth và Charles de Gaulle đến Biển Đông mà Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối. Ngược lại, nhìn chung, ASEAN với tư cách là một tổ chức, đã không có phản ứng chính thức.

Nếu chúng ta có thể rút ngắn tiến trình lịch sử rất dài về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, thì mốc điểm đương đại quan trọng có thể là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS, 1982), mà tất cả các quốc gia có tranh chấp tại Biển Đông đều là thành viên kết ước (ngoại trừ Đài Loan). Phán quyết cụ thể dựa vào UNCLOS là quyết định của Tòa Trọng tài Quốc tế (Permanent Court of Arbitration, PCA) ngày 12/07/2016 trong vụ Philippines kiện Trung Quốc (The Philippines vs The People’s Republic of China).

PCA đã bác bỏ lập luận của Bắc Kinh về quyền lịch sử (historic rights) và xác quyết chủ quyền của Bắc Kinh về Đường Lưỡi Bò 9 đoạn là không có cơ sở pháp lý. Tuy phán quyết này là sau cùng, có tính cách cưỡng hành, nhưng Bắc Kinh đã từ chối chấp nhận. Và phán quyết PCA được ủng hộ mạnh mẽ nhất không phải bởi ASEAN, mà từ 4 thành viên của nhóm Tứ Cường Kim Cương.

Một diễn tiến khác mà tổ chức ASEAN đã góp phần đáng kể, ít nhất về mặt tiến trình, là cuộc thương thuyết kéo dài nhiều năm với Bắc Kinh về bộ Quy tắc Ứng xử (Code of Conduct, COC) để thay thế cho bản Tuyên bố Ứng xử (Declaration of Conduct, DOC, 2002). Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị loan báo triệu tập phiên họp vào tháng 7/2021, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy tiến triển gì.

Trong bối cảnh địa lý chính trị, Ấn Độ - Thái Bình Dương và trong tình trạng căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, 10 nước ASEAN có vẻ không công khai ngả về đại cường nào. Nhưng thực tế, nhất là trong vấn đề Biển Đông, ASEAN là một tổ chức bị chia rẽ. Cam Bốt và Lào ủng hộ lập trường của Bắc Kinh, trong khi Thái Lan và Miến Điện ít nhiều cũng có thiện cảm hơn với Trung Quốc. Cả 4 nước này đều không có tranh chấp tại Biển Đông. Do đó, họ không quan tâm đến tiến trình thương thuyết bộ Quy tắc Ứng xử (Code of Conduct – COC) mà Bắc Kinh đang nắm thế chủ động.

Vấn đề cốt lõi nhất là từ quan điểm của Việt Nam, COC phải có tính ràng buộc và áp dụng cho tranh chấp quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh đã chiếm đóng bất hợp pháp bằng vũ lực hồi tháng 01/1974 sau một cuộc hải chiến với Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, theo ý tôi, thà không có một COC, hơn là có một COC mà Việt Nam bị mất vĩnh viễn Hoàng Sa và Trường Sa. Tôi không tin một tổ chức ASEAN chia rẽ như hiện nay có thể đạt được một COC thuận lợi cho đất nước Việt Nam.

asean3

Tầu dân quân tự vệ Trung Quốc neo đậu san sát trên Biển Đông, ngày 22/03/2021.  © Handout / AFP

RFI : Theo giới phân tích, trước sự bành trướng bất chấp luật lệ của Trung Quốc và sự trở lại mạnh mẽ của Bộ tứ Kim cương (QUAD), đã xuất hiện làn sóng hoài nghi về tính trung tâm của ASEAN trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Liệu rằng, một ASEAN còn thể hiện những yếu kém tương đối, thiếu sự đồng nhất và nhất quán giữa các quốc gia thành viên có bảo vệ được cột mốc thành trì trung tâm ; trong khi phải chống chọi trước những thách thức lớn như đương đầu ứng phó đại dịch Covid-19 và những hệ lụy của nó, tàn dư của cuộc khủng hoảng chính trị ở Miến Điện, trật tự an ninh hàng hải qua vùng biển Đông, hay vấn đề biến đổi khí hậu ?

Lưu Tường Quang : Như là một kết luận tạm thời, tôi tin rằng Tổ chức ASEAN sẽ tồn tại khi chứng tỏ khả năng tự diễn tiến để thích nghi với những thay đổi lớn từ năm 1967 đến nay. Tuy nhiên, đề xướng và phát huy vai trò ‘trung tâm’ có thể là một tham vọng quá lớn, nhất là trong bối cảnh trỗi dậy không hòa bình của Trung Quốc. 

Có thể là một nghịch lý, dù thiếu vắng tính nhất quán, nhưng ASEAN chưa bị sẻ làm đôi. Từ một tổ chức chống cộng với 5 thành viên ban đầu, 10 thành viên ngày nay rất thực tế. Họ hợp tác với nhau trong phạm vi có thể được, tuy vậy lúc nào cũng sẵn sàng đi theo hướng quyền lợi riêng. Cụ thể, trường hợp Cam Bốt hợp tác quân sự với Bắc Kinh (mặc dù Thủ tướng Hun Sen luôn phủ nhận) tại các quân cảng vùng Sihanoukville ở bờ biển phía Nam ; hay nước Lào nhỏ bé xây dựng hàng chục đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong ; và ASEAN đã không giải quyết được hai cuộc khủng hoảng tại Miến Điện. Ngoài ra, trong vấn đề biến đổi khí hậu hay sách lược đối phó với đại dịch Covid-19, ASEAN cũng có cơ cấu nghiên cứu, phối hợp kế hoạch, nhưng trong thực tế, các nước tự lo cho quyền lợi của chính mình.

Những ai lạc quan có thể nghĩ rằng ASEAN vào một lúc nào đó có thể trở thành một Liên Âu thu nhỏ tại Đông Nam Á. Viễn tượng này còn rất xa vời, không những bởi sự khác biệt giữa 10 thành viên về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, nền kinh tế cạnh tranh thay vì bổ túc cho nhau ; mà còn vì áp lực từ cường quốc bên ngoài. Trong thực tế, ASEAN có thể không còn là một tổ chức thuần nhất.

RFI :RFI Tiếng Việt cảm ơn Luật sư - Nhà báo Lưu Tường Quang.

Hoàng Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 12/08/2021

Luật sư - Nhà báo Lưu Tường Quang có mối quan tâm đặc biệt đến các vấn đề chính trị, ngoại giao tại Úc và các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ông là cựu Trưởng nhiệm SBS Radio (Head of SBS Radio), một Cơ quan Truyền thông Văn hóa Đa nguyên của Úc Châu.

Published in Diễn đàn

Biển Đông : Malaysia tuyên bố không muốn rơi vào bẫy của cuộc đấu Mỹ-Trung (RFI, 06/08/2020)

Vài tiếng đồng hồ trước hai cuộc điện đàm, lần lượt với đồng nhiệm Trung Quốc và Hoa Kỳ, ngoại trưởng Malaysia vào hôm qua 05/08/2020 đã xác định rằng nước này sẽ không để bị "lôi cuốn" rồi "vướng vào bẫy rập" của cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường ở Biển Đông.

asean1

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Nimitz được tiếp liệu trên Biển Đông ngày 07/07/2020. Ảnh minh họa.  © U.S. Navy/Christopher Bosch/Handout via Reuters

Trước Quốc hội Malaysia, khi được hỏi về các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và tác động trên vấn đề an ninh và chủ quyền của Malaysia, ngoại trưởng Hishammuddin Hussein cho biết là Kuala Lumpur chủ trương giải quyết tranh chấp một cách xây dựng, thông qua "các cuộc đàm phán ngoại giao phù hợp".

Tuy nhiên, theo ông Hishammuddin, Malaysia phải chú ý đến hai vấn đề quan trọng.

Trước hết là cần phải tránh để cho Malaysia bị "kéo vào và mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa các siêu cường", ý muốn nói đến Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trên cơ sở đó, ngoại trưởng Malaysia cho rằng cần ngăn chặn, không cho bất kỳ sự cố không mong muốn nào xảy ra trong lãnh hải của nước này, cũng như ngăn chặn mọi xung đột quân sự tại Biển Đông giữa các bên.

Kêu gọi ASEAN đoàn kết trên đối sách với Trung Quốc

Vấn đề thứ hai cần lưu ý là phải bảo đảm sự đoàn kết trong khối ASEAN khi giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc, không nên dùng vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông để gây bất hòa giữa các nước trong khối.

Đối với ngoại trưởng Hishammuddin, Malaysia không chỉ có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ở Biển Đông mà còn có những "yêu sách chồng lấn" với những nước ASEAN khác như Việt Nam, Philippines và Brunei. Do đó, theo ông, "để giải quyết vấn đề Biển Đông với Trung Quốc, phải bảo đảm sao cho sự đoàn kết của ASEAN được vững chắc và các nước trở thành một khối thống nhất".

Ngoại trưởng Malaysia cho biết là ông sẽ nêu vấn đề này trong một cuộc điện đàm với đồng nhiệm Trung Quốc vào tối 05/06, và với ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào ngày 06/08.

Biển Đông được nêu lên nhân Đối thoại ASEAN - Mỹ lần thứ 33

Trong cuộc Đối thoại ASEAN-Mỹ mở ra vào ngày 05/08 thông qua video, tình hình cẳng thẳng ở Biển Đông với các động thái của Trung Quốc đã được nêu lên.

Cuộc Đối thoại diễn ra ở cấp thứ trưởng ngoại giao, dưới quyền đồng chủ tọa của trợ lý ngoại trưởng Mỹ David Stilwell và thứ trưởng ngoại giao Lào Thongphane Savanphet, và có sự tham dự của thứ trưởng ngoại giao các thành viên khác của ASEAN.

Trong một thông cáo báo chí về cuộc họp, bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết là hai bên đều nhấn mạnh tính chất quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-ASEAN trong việc bảo đảm an ninh cho một vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Về Biển Đông, thông cáo ghi nhận là "Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết hợp tác với ASEAN trong việc đảm bảo an ninh cho khu vực dựa trên các luật lệ rõ ràng và minh bạch, và củng cố kiến trúc an ninh khu vực lấy ASEAN làm trung tâm".

Thông cáo cũng nói rõ : "Các bên tham gia đối thoại khẳng định sự cần thiết phải giải quyết trong hòa bình cuộc tranh chấp ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và phán quyết của Tòa Trọng Tài năm 2016".

Mỹ cũng "tái khẳng định ý định mở rộng quan hệ đối tác ở sông Mêkông để thúc đẩy chủ quyền, độc lập kinh tế và cách tiếp cận minh bạch dựa trên cơ sở luật pháp để giải quyết các thách thức xuyên biên giới".

Trọng Nghĩa

**********************

Biển Đông : Mỹ - Indonesia chống tham vọng biển đảo của Trung Quốc (RFI, 04/08/2020)

Quan hệ chiến lược Mỹ - Indonesia trong bối cảnh an ninh khu vực đang bị Trung Quốc đe dọa là chủ đề trong cuộc hội kiến giữa hai ngoại trưởng, Mike Pompeo và Retno Marsudi, hôm thứ Hai 03/08/2020 tại Washington, theo báo mạng Ấn Độ, Times of Republic.

asean2

Hải quân Indonesia tập trận ngoài khơi đảo Natuna. Ảnh tháng 7/2020  © Nguồn : CNA Indonesia Navy

Thông báo của bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết trong cuộc gặp gỡ này, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và đồng nhiệm Indonesia Retno Marsudi đã thảo luận về mối quan hệ phòng thủ song phương và tình hình khủng hoảng trong khu vực do tham vọng của Trung Quốc muốn làm chủ gần như toàn bộ biển Đông gây ra.

Hai ngoại trưởng nhấn mạnh đến "quan hệ đối tác chiến lược vững chắc giữa Mỹ và Indonesia, cũng như mục tiêu chung của hai nước là tôn trọng luật quốc tế trong vùng Biển Đông",theo thông cáo.

Mối quan hệ này cần được củng cố trong mọi lãnh vực từ y tế đến kinh tế, cũng như để bảo đảm an ninh trong vùng. Ngoại trưởng Mỹ đặt biệt nhấn mạnh đảo Natuna của Indonesia không thuộc"thẩm quyền"của Trung Quốc.

Indonesia không can dự vào cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng trong một tuyên bố gần đây, Jakarta bác bỏ các yêu sách của Bắc Kinh tự cho có chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông, theo bản đồ "đường lưỡi bò 9 đoạn".

Vùng kinh tế đặc biệt của đảo Natuna nằm chồng lên con đường "9 đoạn" mà Bắc Kinh gọi là biên cương của Trung Quốc.

Tú Anh

***********************

Tổng thống Duterte cm hi quân Philippines tp trn vi M Bin Đông (VOA, 04/08/2020)

Tng thng Philippines Rodrigo Duterte va đt ngt cm các hi quân nước này tham gia các cuc tp trn chung vi Hoa K và các nước khác Bin Đông, mt đng thái có th làm suy yếu n lc ca Washington nhm xây dng liên minh chng Trung Quc vùng bin nhiu tranh chp.

asean3

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu tr ướ c qu c d â n h ô m 27/7/2020.

"Philippines s không tham gia bt c cuc tp trn nào vi các nước khác Bin Đông, tr vùng lãnh hi ca chúng tôi", B trưởng Quc phòng Delfin Lorenzana cho biết trong mt cuc hp báo hôm th 3/8, và nêu ra lnh ca Tng thng Rodrigo Duterte.

"Tng thng Duterte ra lnh hin vn có hiu lc vi chúng tôi, vi tôi, rng chúng tôi không được tham gia các cuc tp trn hi quân Bin Đông, ngoi tr vùng lãnh hi ca chúng tôi, rng 12 hi lý tính t b bin ca chúng tôi", ông Lorenzana cho hay. "Vì vy, chúng tôi không th làm điu đó, chúng tôi không th tp trn vi h Bin Đông".

Quyết đnh gây tranh cãi ca ông Duterte gây ra bt bình trên khp c nước và b xem là mt s nhượng b na ca ông Duterte đi vi Bc Kinh, ch vài tun sau khi các quan chc hàng đu ca Philippines công khai ch trích Trung Quc và yêu cu nước này tuân th phán quyết ca tòa án trng tài năm 2016 ng h các yêu sách v bin ca Philippines, trong khi bác b yêu sách ca Trung Quc.

Nhưng cùng lúc, Manila phát ra tín hiu gây phân vân v quc phòng vì ông Duterte dường như không phn đi vic mt đơn v hi quân khá ln ca Philippines tham gia cuc tp trn Thái Bình Dương 2020 (RIMPAC20) Honolulu, Hawaii, là cuc tp trn quc tế ln nht thế gii do M dn đu, tiến hành 2 năm 1 ln.

Philippines s điu tàu khu trc tên la mi được đưa vào biên chế BRP Jose Rizal (FF-150) ti tham gia cuc tp trn hi quân quy mô ln gia M và khong 20 đng minh, d kiến kéo dài trong hai tun vào cui tháng này.

(CNN, Asia Times)

*************************

Trung Quốc triển khai tàu chiến và chiến đấu cơ ra Trường Sa (RFA, 03/08/2020)

Trung Quốc vừa triển khai tàu chiến và máy bay chiến đấu ra các tiền đồn của nước này tại quần đảo Trường Sa, theo thông tin từ truyền thông nhà nước Trung Quốc và các hình ảnh vệ tinh mà Đài Á Châu Tự Do có được.

asean4

Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa hôm 3/7/2020 (Hình vệ tinh) - Planet Labs Inc.

Việc triển khai vũ khí quân sự lần này của Trung Quốc ra quần đảo đang tranh chấp diễn ra ngay trước khi cuộc tập trận đa quốc gia thường niên do Hoa Kỳ dẫn đầu có tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) chuẩn bị diễn ra từ ngày 17 đến 31/8 tới.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, các máy bay của Quân khu Miền Nam Trung Quốc đã được triển khai ra đá Subi vào tuần trước. Trong khi đó, một đoạn video do truyền thông nhà nước Trung Quốc ở Hải Nam phát đi cho thấy các máy bay Su-30 MKK đã thực hiện việc tiếp liệu trên không trong khi thực hiện một chuyến bay kéo dài 10 tiếng đến Đá Subi.

Các chuyên gia về quân sự của Trung Quốc cho rằng cuộc diễn tập của các máy bay Trung Quốc như cho thấy trên video có thể nhằm mục đích kiểm tra sức khoẻ của phi công trong điều kiện chuyến bay dài.

Đá Subi là điểm dừng chân quan trọng cho các tàu hải cảnh, tàu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông. Hình ảnh vệ tinh mà đài RFA có được hôm 3/8 cho thấy 2 tàu hải cảnh của Trung Quốc đang có mặt tại đây.

Trung Quốc mới đây cũng triển khai hai tàu chiến tới Đá Vành Khăn. Các hìn ảnh vệ tinh cho thấy tàu 054A và 056 đang có mặt tại vùng nước của Đá Vành Khăn hôm Chủ Nhật, ngày 2/8. Một số tàu chuyển chở tiếp liệu đến và đi khỏi Đá Vành Khăn cũng được nhìn thấy qua hình ảnh vệ tinh.

Đá Vành Khăn là đảo nhân tạo lớn nhất mà Trung Quốc cho xây lấp ở Biển Đông, mặc dù thực thể này theo luật quốc tế là thực thể nửa chìm nửa nổi. Trung Quốc đã tiến hành xây lấp và biến đá này thành một căn cứ quân sự với cảng lớn và đường băng cho máy bay.

Hoa Kỳ và các nước trong khu vực đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động đơn phương xây lấp các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông từ năm 2014 đến nay nhưng Bắc Kinh coi đây là các vùng thuộc chủ quyền của nước này.

Bắc Kinh đòi chủ quyền đến gần 90% diện tích Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra và đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế bác bỏ tính hợp lệ trong một phán quyết vào năm 2016.

Những nước khác cũng đòi chủ quyền tại khu vực này bao gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei và Đài Loan.

Published in Châu Á

ASEAN "rắn mặt" với Trung Quốc – Mỹ đồng tình ủng hộ

Hoàng Lan, Thoibao.de, 01/07/2020

Một ngày sau Tuyên bố "Tầm nhìn về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng" được các lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 ngày 26/6, Hoa Kỳ là trong những cường quốc đầu tiên đã lên tiếng hoan nghênh lập trường của các nước Đông Nam Á về Biển Đông.

asean1

Cuộc họp Thượng đỉnh khối ASEAN lần thứ 36 qua cầu truyền hình, Hà Nội, ngày 26/6/2020

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo viết trên Twitter ngày 27/6 : "Mỹ hoan nghênh sự kiên định của các nhà lãnh đạo ASEAN về việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Trung Quốc không được phép coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình. Chúng tôi sẽ sớm thảo luận thêm về chủ đề này".

Điểm đáng chú ý là trong thông điệp của mình, ông Pompeo đã đính kèm bản Tuyên bố của các lãnh đạo ASEAN mang tên "Tầm nhìn về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng : Vượt lên các thách thức và duy trì tăng trưởng", đã được thông qua nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 36.

Các lãnh đạo ASEAN đã nhất trí tái khẳng định Công ước UNCLOS năm 1982 là cơ sở cho việc xác định các quyền trên biển, là khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương. Tuyên bố chung của Thượng đỉnh ASEAN, do nước chủ nhà Việt Nam, chủ tịch luân phiên của khối, chủ trì soạn thảo, khẳng định các lãnh đạo ASEAN "nhấn mạnh tầm quan trọng của thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Lo ngại về việc cải tạo các đảo, những diễn biến gần đây và những sự cố nghiêm trọng xảy ra gần đây tại Biển Đông, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, các lãnh đạo khẳng định sự cần thiết phải tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau, tự kiềm chế trong các hoạt động và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình và giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982".

asean01

Ảnh chụp màn hình đoạn chia sẻ trên Twitter của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo

Mặc dù Trung Quốc không được nêu đích danh trong Bản tuyên bố chung nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng đây đã là một bước tiến cho thấy ASEAN đã bước đầu thống nhất được lập trường, để chống lại các tham vọng bành trướng của Trung Quốc.

Theo hãng tin Mỹ AP, tuyên bố về Biển Đông của khối ASEAN lần này là một trong những nhận định cứng rắn nhất của khối đối với việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông trên cơ sở lịch sử.

Trả lời hãng AP, ba nhà ngoại giao Đông Nam Á xin giấu tên nhận định : bản thông cáo nói trên "đánh dấu một bước tiến quan trọng" trên con đường khẳng định giá trị nền tảng của luật pháp quốc tế tại khu vực Biển Đông, nơi vốn được coi là một trong những địa điểm xung đột dễ dàng bùng phát thành chiến tranh, trong bối cảnh các tham vọng chủ quyền trên biển của Trung Quốc ngày càng gia tăng.

Theo giáo sư Carl Thayer, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về khu vực Đông Nam Á, tuyên bố của ASEAN mang ý nghĩa là một động thái bác bỏ các cơ sở mà Bắc Kinh dựa vào để yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, thể hiện một sự thay đổi đáng kể trong lời lẽ của ASEAN đối với Trung Quốc.

Theo báo Philippines, cũng trong Thượng đỉnh nói trên, Tổng thống Philippines đã báo động về căng thẳng gia tăng tại nhiều khu vực tranh chấp. Với tư cách quốc gia phụ trách điều phối đối thoại giữa ASEAN và Bắc Kinh, Tổng thống Rodrigo Duterte kêu gọi các bên tìm kiếm các biện pháp mới, có thái độ mềm dẻo để đạt được mục tiêu giữ hòa bình và ổn định.

Theo ông Duterte, Manila đang nỗ lực thúc đẩy các bên đi đến được một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong thời gian sớm nhất. Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp cũng tiếp tục căng thẳng. Trong thời gian gần đây, Manila đã phải hai lần gửi công hàm phản đối Bắc Kinh về các hành động gây hấn.

Trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự trên biển Đông giữa lúc các nước trong khu vực gồng mình chống đại dịch Covid-19, Philippines đang thay đổi những tính toán địa chính trị.

Philippines đang thực hiện những động thái chậm rãi nhưng chắc chắn nhằm thách thức Trung Quốc trên biển Đông. Giới chức Bộ Năng lượng và Bộ Ngoại giao Philippines đang kêu gọi Tổng thống Rodrigo Duterte nối lại hoạt động thăm dò năng lượng trong vùng biển tranh chấp này với mục tiêu củng cố an ninh năng lượng và tái khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên năng lượng dưới đáy biển bị Trung Quốc tranh chấp.

Trong khi đó, Bộ Tư pháp Philippines đang gia tăng sức ép, yêu cầu Trung Quốc bồi thường cao hơn cho 22 ngư dân Philippines suýt thiệt mạng vào năm ngoái, sau khi bị tàu quân sự Trung Quốc đâm chìm tàu cá.

Theo báo Asia Times, những động thái cứng rắn nêu trên phản ánh quan hệ chiến lược Washington – Manila đã hồi sinh, cũng như nhu cầu gia tăng của Philippines về việc bảo đảm an ninh năng lượng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế sắp xảy ra.

Bên cạnh đó, việc Philippines thay đổi thái độ với Trung Quốc còn phản ánh tầm ảnh hưởng vẫn lớn mạnh của nền tảng chính sách ngoại giao và quốc phòng của nước này, vốn từng bị đe dọa phá vỡ bởi lập trường thân thiện của Tổng thống Duterte đối với Bắc Kinh khi ông mới nhậm chức. Hồi đầu tháng này, Tổng thống Duterte quyết định tạm ngừng rút Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng quân sự (VFA), vốn là trung tâm của quan hệ đồng minh Mỹ – Philippines. Theo giới chuyên gia, động thái này cho thấy Manila đang thay đổi những tính toán địa chính trị giữa lúc Bắc Kinh ngày càng hung hăng trên biển Đông.

Trước đây, Tổng thống Duterte từng vận động hành lang để đạt được thỏa thuận "đồng sở hữu" các nguồn tài nguyên tranh chấp thông qua những dự án thăm dò và phát triển với Trung Quốc. Tuy nhiên, động thái ngày càng ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông giữa khủng hoảng đại dịch Covid-19, trong đó có tăng cường tập trận hải quân trong các khu vực tranh chấp, dường như đã hủy hoại những nỗ lực trước đó của Bắc Kinh và Manila về một thỏa thuận chia sẻ tài nguyên.

Ngoài Philippines, giới quan sát nhận định ba nước khác có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc gồm Việt Nam, Malaysia và Indonesia, đã tỏ ra mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ chủ quyền và phản đối yêu sách của Bắc Kinh.

asean2

Công hàm của Mỹ gửi lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách ‘bất hợp pháp’ của Trung Quốc trên Biển Đông ngày 01/6/2020

Trên phương diện ngoại giao, các nước này đã lần lượt gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối "đường 9 đoạn" của Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982.

Liên Hiệp Quốc đã chứng kiến một cuộc chiến công hàm phản đối Trung Quốc trên Biển Đông từ cuối năm 2019 đến nay.

Ngày 12/12/2019, Malaysia gửi lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) Báo cáo ranh giới thềm lục địa mở rộng tại khu vực phía Bắc Biển Đông. Ngay trong ngày, Trung Quốc gửi Công hàm số CML/14/2019 tới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phản bác Báo cáo này của Malaysia. Tại Công hàm này, Trung Quốc cho rằng :

i) Trung Quốc có chủ quyền đối với bốn nhóm đảo là Hoàng Sa, Trường Sa (của Việt Nam), Trung Sa, Đông Sa (gọi chung là Nam Hải chư đảo) ;

ii) Trung Quốc có các vùng biển (nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) từ các nhóm thực thể và

iii) Trung Quốc có quyền lịch sử ở Biển Đông.

Tiếp theo, ngày 06/3/2020, Philippines gửi lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hai công hàm : thứ nhất là Công hàm số 000191-2020 phản đối Công hàm số CML/14/2019 của Trung Quốc, Philippines tuyên bố các yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) ; thứ hai là Công hàm số 000192-2020 của Philippines đưa ý kiến về Báo cáo của Malaysia. Ngày 23/3/2020, Trung Quốc gửi Công hàm CML/11/2020 lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc để phản bác các Công hàm của Philippines. Trong Công hàm này, Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với Trường Sa (của Việt Nam), bãi Scarborough (mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) và các vùng biển lân cận ; yêu sách quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan cũng như vùng đáy biển và vùng đất dưới đáy biển. Trung Quốc cũng tiếp tục nhắc lại yêu sách quyền lịch sử ở Biển Đông.

Trong bối cảnh đó, ngày 30/3/2020, Việt Nam gửi Công hàm số 22/HC-2020 lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc để phản bác hai Công hàm CML/14/2019 và CM/11/2020 của Trung Quốc. Ngày 10/4/2020, Việt Nam gửi hai Công hàm số 24/HC-2020 và 25/HC-2020 lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lần lượt nêu ý kiến về báo cáo của Malaysia và về các công hàm của Philippines.

Đến ngày 01/6/2020, Mỹ cũng gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc liên quan tới Công hàm số CML/14/2019 do Phái bộ thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gửi cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vào ngày 12/12/2019 để phản hồi đệ trình của Malaysia lên Ủy ban về Ranh giới thềm lục địa (CLCS) ngày 12/12/2019. Trong công hàm của mình, Hoa Kỳ bác bỏ các yêu sách hàng hải này vì nó không phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Luật biển 1982.

Không dừng lại ở các động thái ngoại giao, Mỹ còn khẳng định sự hiện diện mạnh mẽ của mình tại khu vực Biển Đông nhằm răn đe Trung Quốc.

Một mặt, Mỹ tăng cường cuộc tuần tra bảo đảm tự do hàng hải (FONOPS) trên không và trên biển với sự điều động một lực lượng hùng hậu không quân và hải quân trong khu vực mà gần đây nhất là sự có mặt của ba tàu sân bay Mỹ tại cửa ngõ Biển Đông hồi trung tuần tháng 6.

Mặt khác, Mỹ tiếp tục hỗ trợ trực tiếp nhiều nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc : Chỉ tính từ đầu năm 2020 ; vào tháng 3, tầu sân bay USS Theodore Roosevelt thăm cảng Đà Nẵng Việt Nam ; vào tháng 4, chiến hạm Mỹ "hiện diện" gần khu vực giàn thăm dò dầu khí West Capella của Malaysia ; vào tháng 5, Mỹ tặng nhiều máy bay không người lái cho Hải quân Malaysia…

Một sự kiện khác được coi là những thay đổi tích cực mới trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, đó là Việt Nam, cũng như New Zealand và Hàn Quốc được mời tham gia cuộc họp trực tuyến "Quad Plus" ngày 27/3/2020 với "Bộ Tứ" gồm Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản, trong đó nhiệm vụ chính của Quad là đoàn kết chống đà bành trướng của Trung Quốc ở Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Còn với Trung Quốc, Biển Đông được coi là mặt trận bên ngoài thứ ba sau Đài Loan và Hồng Kông nhằm khơi dậy tinh thần dân tộc, khẳng định sức mạnh khổng lồ của quốc gia này.

Trả lời phỏng vấn RFI, Giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân Sự Pháp (IRSEM) nhận định :

"Kỳ họp Quốc hội hàng năm là sự kiện lớn, quan trọng đối với chính trị Trung Quốc. Kỳ họp lần này diễn ra sau đỉnh điểm khủng hoảng dịch tễ Covid-19 trong khi cách xử lý dịch của Trung Quốc bị phản đối từ trong nước lẫn ở nước ngoài, đặc biệt phải kể đến việc tổng thống Mỹ Donald Trump lên án Trung Quốc phải chịu trách nhiệm với quốc tế.

Trong bối cảnh căng thẳng, chính quyền Bắc Kinh cần phải khuấy động tinh thần dân tộc nhằm tái thể hiện sức mạnh Trung Quốc trước một sự kiện mang ý nghĩa lớn, đó là kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 2021 (ngày 23/07/1921). Chính quyền trung ương tỏ rõ quyết tâm trong việc tập hợp, tăng cường đoàn kết dân tộc và khẳng định vị trí cường quốc bên trong lãnh thổ cũng như ở các vùng ngoại vi của nước này, như Đài Loan, Hồng Kông và mặt trận bên ngoài thứ ba chính là Biển Đông. Trong cả ba trường hợp, tầm cỡ tinh thần quốc gia và chính sách đối nội đều rất quan trọng".

Vì vậy mà ngay trong đại dịch Covid-19, Trung Quốc vẫn thúc đẩy chủ quyền phi pháp của mình trên Biển Đông. Về mặt hành chính, Trung Quốc ngang nhiên lập trái phép hai "quận" mới Tây Sa (Xisha) tại Hoàng Sa và Nam Sa (Nansha) ở Trường Sa, trực thuộc "thành phố Tam Sa" (Sansha) để hoàn thiện và củng cố hệ thống quản lý ở vùng biển chiến lược này. Về quân sự, Hải Quân Trung Quốc liên tục tập trận ở Biển Đông từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2020, trong đó có cả tầu sân bay Liêu Ninh tham gia. Ngân sách quốc phòng cũng được Quốc hội Trung Quốc bỏ phiếu tăng thêm 6,6% ngay cả trong bối cảnh suy thoái kinh tế do đại dịch.

Greg Poling, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) cho biết : "Hàng ngày có hàng chục tầu hải cảnh Trung Quốc khuấy đảo quanh các đảo ở Trường Sa và có hàng trăm tầu cá sẵn sàng ra khơi. Những hòn đảo này đầy những radar giám sát. Chúng theo dõi được hết những gì xảy ra ở Biển Đông. Trong quá khứ, Trung Quốc không biết bạn khoan dầu ở đâu, giờ thì họ biết chính xác vị trí". Và dĩ nhiên kể cả mọi hoạt động của tầu thuyền trong vùng.

Hoàng Lan (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 01/07/2020

***********************

Vai trò của Việt Nam trong thông điệp ‘mạnh mẽ’ của ASEAN với Trung Quốc

VOA, 30/06/2020

Các nhà lãnh đạo ca Hip hi các Quc gia Đông Nam Á (ASEAN) va đưa ra mt tuyên bố chung, được coi là mnh m nht ca h đi vi các yêu sách ca Trung Quc t trước ti nay và nhn được s hoan nghênh ca M, trong đó nhc ti Công ước Lut bin Liên Hp Quc 1982 và tm quan trng ca t do hàng hi.

asean3

Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc (phi) nhn chiếc búa làm ch tch lun phiên ASEAN t Th tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha ti Bangkok hi tháng 11/2019. Vit Nam, thay mt 10 nước thành viên ASEAN, vừa đưa ra tuyên b vi thông đip mnh m ti Trung Quc.

Trong tuyên bố tm nhìn được đưa ra ti Hi ngh Thượng đnh ASEAN thường niên va được t chc ti Vit Nam qua hình thc trc tuyến trong bi cnh đi dch Covid-19, nhng người đng đu khi Đông Nam Á cho rng Công ước Lut bin ca Liên Hiệp Quốc (UNCLOS 1982) phi là cơ s cho các quyn chủ quyn và quyn li Bin Đông.

Tuyên bố, do Vit Nam – vi tư cách là ch tch luân phiên – giám sát vic son tho và đưa ra thay mt cho khi 10 nước thành viên, nói : "Chúng tôi tái khng đnh rng UNCLOS 1982 là cơ c đ quyết đnh các li ích hàng hài, quyền ch quyn, tài phán và các quyn li chính đáng trên các khu vc hàng hi", trong bi cnh Trung Quc ngày càng có nhng đng thái mnh m nhm tăng cường kim soát Bin Đông trong lúc các quc gia láng ging còn đang vt ln vi đi dch do virus corona bắt ngun t Vũ Hán gây ra.

UNCLOS 1982 chính là cơ s đ tòa trng tài quc tế ti La Haye đưa ra phán quyến bác b đường lưỡi bò 9 đon mà Trung Quc đơn phương tuyên b trên Bin Đông trong v kin vi Philippines năm 2016.

"Tôi không hiểu nội tình của quá trình thương lượng đ ra tuyên b chung nhưng nếu chúng ta nhìn vào ni dung ca bn tuyên b chung thì chúng ta thy có vic nhn mnh ca vai trò lut pháp quc tế đc bit là Công ước Lut bin ca Liên Hiệp Quốc năm 1982", Tiến Lê Hng Hip ca Viện nghiên cu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak có tr s Singapore nói. "Theo đánh giá ca nhiu người thì đây có th là mt bước tiến nht đnh khi so vi các bn tuyên b chung trước đây".

Tiến sĩ Hiệp còn cho rng bn tuyên b này "cũng có th coi là s ng hộ ca ASEAN đi vi phán quyết ca tòa trng tài năm 2016 trong v kin gia Philippines và Trung Quc vì phán quyết ca tòa trng tài đu da vào Công ước Lut bin 1982 và bên cnh đó phán quyết cũng ch ra là rt nhiu yêu sách ca Trung Quc trên Bin Đông không phù hợp vi công ước lut bin này".

Bản tho cui cùng ca Tuyên b Tm nhìn, được đăng ti trên trang web ASEAN Vietnam 2020, còn tái khng đnh "tm quan trng ca vic duy trì và thúc đy hòa bình, an ninh, n đnh và t do hàng hi cũng như hàng không trên Bin Đông".

Trung Quốc năm 2013 tuyên b mt khu nhn dng phòng không (ADIZ) trên hu hết khu vc Bin Đông và người phát ngôn ca B Ngoi giao nước này, Triu Lp Kiên, hôm 22/6 khng đnh rng "mi quc gia đu có quyn lp mt ADIZ và quyết đnh có thành lp mt ADIZ hay không da trên cường đ các mi đe dọa mà h phi đi mt trong an ninh quc phòng".

Vai trò chủ tch

Việt Nam, ch tch lun phiên ca ASEAN năm nay, luôn có mt lp trường cng rn hơn các quc gia khác trong khu vực đối vi Trung Quc. Nhng t ng như "các s c nghiêm trng gn đây xy ra ti Bin Đông" trong tuyên b ln này không có trong tuyên b ca năm ngoái khi Thái Lan làm ch tch.

Những tháng gn đây, căng thng gia Vit Nam và Trung Quc tăng cao khi Hà Nội t cáo Bc Kinh đâm chìm mt tàu cá ca ngư dân Vit gn qun đo Hoàng Sa. Trung Quc còn tiến hành các cuc tp trn quân s vào gia tháng 4 và tuyên b thành lp các qun hành chính Hoàng Sa và Trường Sa, mt đng thái mà Hà Ni phn đi.

Trong bài phát biểu khai mc hi ngh cp cao ASEAN ln th 36 hôm 26/6, Th tướng Nguyn Xuân Phúc nói rng "trong khi c thế gii đang gng mình chng dch, vn xut hin nhng hành đng thiếu trách nhim, vi phm lut pháp quc tế, nh hưởng đến môi trường an ninh và ổn đnh mt s khu vc, trong đó có khu vc ca chúng ta".

Tiến sĩ Hiệp, tác gi cun sách "Sng cnh Người khng l : Kinh tế chính tr ca các mi quan h ca Vit Nam vi Trung Quc trong thi kỳ đi mi", cho rng phát biu đó không nói c th ai "nhưng rõ ràng chúng ta hiu là nhc ti hành vi ca Trung Quc".

"Tôi nghĩ đấy là mt nhn xét khách quan và đúng vi s tht", Tiến sĩ Hip nhn đnh v phát biu ca Th tướng Phúc. "Tuy nhiên bn thân các lãnh đo Vit Nam dám nói lên thc tế đy thì tôi nghĩ là một điu đáng ghi nhn trong bi cnh mà Vit Nam lâu nay tương đi dè dt trong các phát biu liên quan ti tình hình Bin Đông liên quan ti Trung Quc".

Mỹ đã lên án vic Trung Quc li dng đi dch virus corona đ tiến hành các hot đng khiêu khích trên vùng biển có nhiu tranh chp cũng như "khuyến thích các quc gia phn đi hành vi sai trái ca Trung Quc", theo như li Đi s Daniel Kritenbrink nói hi cui tháng 4.

Theo Tiến sĩ Hiệp, ngôn t mnh m hơn ca tuyên b chung ASEAN mt phn là do nh hưởng ca vic Vit Nam làm ch tch vì "lâu nay trong lch s t các hi ngh ln trước thì Vit Nam đu có truyn thng là mun đưa vào các tuyên b chung nhng ngôn ng và nhng quan đim tương đi là mnh m, cng rn đi vi vn đ Bin Đông".

"Lần này với tư cách ch nhà, là nước làm ch tch ASEAN luân phiên thì ASEAN có li thế đ đưa các ngôn ng như mình mun vào trong tuyên b này", Tiến sĩ Hip nói.

Tuy nhiên một yếu t khác đóng góp vào "s mnh m hơn so vi các ln trước" trong ngôn t ca tuyên bố ln này, theo Tiến sĩ Hip, mt phn cũng vì "các đng thái gn đây ca Trung Quc trên Bin Đông đã đng chm ti các li ích ca các nước cùng tranh chp khác, ví d như Malaysia, Indonesia và Philippines chng hn. Nhng quc gia này cũng s có li ích trong việc đưa ra được mt bn tuyên b chung có ngôn ng mnh m hơn đ lên án các hành đng ca Trung Quc mt cách trc tiếp hay gián tiếp".

Bắc Kinh chưa lên tiếng v tuyên b tm nhìn ca ASEAN nhưng đã thông báo din tp quân s Hoàng Sa.

Sự hu thun ca M

Ngay sau khi bản tuyên b ca ASEAN 36 v Bin Đông được đưa ra, B trưởng Ngoi giao M Mike Pompeo hôm 27/6 nói rng "Hoa Kỳ hoan nghênh s kiên đnh ca các nhà lãnh đo ASEAN v vic gii quyết tranh chp Bin Đông theo lut pháp quc tế, bao gm Công ước Liên Hp Quc v Lut bin (UNCLOS) 1982". Trong đon chia s v Tuyên b "Tm nhìn v ASEAN gn kết và ch đng thích ng" trên Twitter, ngoi trưởng M còn nói "Trung Quc không được phép coi Bin Đông là đế chế hàng hi ca mình. Chúng tôi sẽ sm tho lun thêm v ch đ này".

"Lâu nay chúng ta thấy rng vn đ tranh chp Bin Đông đã tr thành mt phn trong đi đu chiến lược gia M và Trung Quc ti vì trong bi cnh Trung Quc m rng phm vi nh hưởng ca mình và gia tăng sức mạnh quân s, đc bit trong khu vc Bin Đông, thì nó nh hưởng ti các li ích ca Hoa Kỳ", Tiến sĩ Hip nói. "Chính vì vy mà Hoa Kỳ cũng đã can d ngày càng sâu hơn vào tranh chp Bin Đông. Và trong bi cnh gia tăng cnh tranh chiến lược gia M và Trung Quốc thì s là mt điu d hiu khi mà Hoa Kỳ có xu hướng hu thun các bên tranh chp Đông Nam Á, trong đó có Vit Nam".

Hai ngày sau khi Việt Nam đưa ra tuyên b thay mt các nước ASEAN, các hàng không mu hm ca M hôm 28/6 đã khi đng các cuc tập trận chung trên vùng bin Philippines.

Sau khi Trung Quốc đâm chìm tàu cá Vit Nam hi tháng 3, B Ngoi giao và B Quc phòng M đã ngay lp tc lên tiếng ch trích Trung Quc v hành đng "bt nt" Vit Nam và các nước trong khu vc. Hi tháng 4 va qua, Ngoại trưởng Pompeo đã đưa ra tuyên b v vic tái khng đnh cam kết ca M vi khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương và sc mnh mi quan h hp tác gia M và Vit Nam.

Tuy nhiên sự ng h ca M dù mang li thun li nhưng cũng s là thách thc cho Vit Nam cũng như các quc gia Đông Nam Á khác, theo Tiến sĩ Hip.

"Một mt thì v thế cũng như đòn by v mt ngoi giao ca Vit Nam và các nước Đông Nam Á trong vic đi phó vi các sc ép ca Trung Quc được gia tăng nhưng mt khác nó cũng có th to ra ri ro là bản thân Vit Nam cũng như các nước Đông Nam Á khác s b cun vào cnh tranh chiến lược gia M và Trung Quc, tr thành mt nn nhân theo mt nghĩa nào đó trong cuc đi đu gia (hai cường quc) và điu này có th gây ra nhng h lu lâu dài, khó lường đi vi v thế đc lp, t ch ca các quc gia trong khu vc, trong đó có Vit Nam", Tiến sĩ Hip nói.

Làm sao để va khôn khéo khai thác được s ng h ca M va đng thi không đ b cun vào cnh tranh chiến lược M-Trung Quc s là mt thách thc ln đối vi Vit Nam và các nước Đông Nam Á trong thi gian ti khi đi phó vi Trung Quc, theo Tiến sĩ Hip.

"Tuy nhiên tôi cho rằng bt chp nhng th thách, nhng ri ro như vy thì có s hu thun ca M vn là mt điu rt đáng quý, đáng k đi vi n lc của Việt Nam trong vic chng li các sc ép ca Trung Quc trên Bin Đông".

*************************

Báo Đảng Trung Quốc phản ứng sau tuyên bố ‘mạnh mẽ’ nhất của ASEAN về Biển Đông

VOA, 01/07/2020

Ngay sau khi Việt Nam thay mt các lãnh đo ASEAN đưa ra mt tuyên b được coi là "mnh m" nht t trước ti nay v Bin Đông, trong đó đ cp đến công ước lut bin 1982 và được M hoan nghênh, t Hoàn cu Thi báo ra mt bài xã lun nói truyn thông nước ngoài ám chỉ tuyên b nhm đến Trung Quc và rng s can thip ca M có th là nguyên nhân cho s "t tin" hơn ca các nước Đông Nam Á.

asean4

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN trực tuyến từ Hà Nội hôm 26/6. Việt Nam thay mặt khối đư a ra m ột tuyên bố chung về Biển Đông mà truyền thông quốc tế nói là một thông điệp mạnh mẽ gửi đến Trung Quốc.

Tại Hi ngh Thượng đnh ASEAN ln th 36 do Vit Nam, vi tư cách ch tch luân phiên, t chc qua hình thc trc tuyến, các lãnh đo ca khi đưa ra mt tuyên b chung "tái khng đnh rng UNCLOS (Công ước Lut bin ca Liên Hp Quc) 1982 là cơ s cho vic quyết đnh các li ích hàng hi, quyn ch quyn, tài phán và các quyn li chính đáng trên các khu vc hàng hi".

Tiến sĩ Lê Hng Hip ca Vin nghiên cu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak nói vi VOA hôm 29/6 rng theo đánh giá ca nhiu người thì tuyên b đưa ra hôm 26/6 "có th là mt bước tiến nht đnh khi so vi các bn tuyên b trước đây" và được coi là "s ng hộ của ASEAN đi vi phán quyết ca tòa trng tài năm 2016 trong v kin gia Philippines và Trung Quc".

Ba nhà ngoại giao ca Đông Nam Á không được nêu danh tính có chung ý kiến trên khi nói vi hãng tin AP ca M rng tuyên b cho thy nhóm các nước ASEAN muốn tăng cường khng đnh lut pháp khu vc Bin Đông.

Các hãng tin quốc tế khác cũng cho rng các nhà lãnh đo ASEAN ln này đã gi mt thông đip mnh m nht t trước ti nay đến Trung Quc trong bi cnh Bc Kinh tăng cường các đng thái nhm kim soát Biển Đông gia lúc các nước láng ging đang tp trung chng dch virus corona có ngun gc t Vũ Hán.

Tờ Hoàn cu Thi báo, ph bn ca t Nhân dân Nht báo ca Đng cng sn Trung Quc, hôm 29/6 nói rng truyn thông quc tế nói quá lên rng tuyên b này c th nhm ti Trung Quc.

"So với các tuyên b trước đây ca ASEAN v Bin Nam Trung Hoa (mà Vit Nam gi là Bin Đông), tuyên b ln này dường như đã tăng cường s khng đnh ca h đi vi vùng bin có tranh chp", bài xã lun ca Hoàn cu Thi báo viết, và cho rng có mt s yếu tố đóng góp vào đng thái này.

Một ngày sau khi ASEAN đưa ra tuyên b chung ti Hà Ni, Ngoi trưởng M Mike Pompeo nói Hoa Kỳ hoan nghênh s kiên đnh ca các nhà lãnh đo ASEAN v vic gii quyết tranh chp Bin Đông theo lut pháp quc tế, bao gm UNCLOS 1982, và cảnh cáo "Trung Quc không được phép coi Bin Đông là đế chế hàng hi ca riêng mình".

Hoàn cầu Thi báo cho rng s can thip liên tc ca M trong khu vc có th đã "làm thúc đy s t tin ca ASEAN trong vic tăng cường tuyên b đi vi Bin Đông. Washington tin rằng các vn đ Bin Đông nh hưởng trc tiếp đến li ích ca h, vì vy h s không mun vng mt trong các cuc đàm phán v COC (b quy tc ng x trên Bin Đông)".

Trung Quốc và khi ASEAN đang trong quá trình thương tho mt b quy tắc ng x trên Bin Đông (COC) trong nhiu năm qua và t báo Đng ca Bc Kinh cho rng các thành viên ASEAN có ý đnh duy trì các tuyên b cũng như bo v các li ích ca h trong nhng cuc tho lun sp ti vi Trung Quc. S khng đnh mnh m hơn trong tuyên bố mi nht ca khi ASEAN th hin ý đnh này, theo Hoàn cu Thi báo.

"Trong số nhng nước này, Vit Nam dường như đang đưa ra nhiu yêu sách nht", bài xã lun viết. "Vi tư cách là ch tch luân phiên ca ASEAN trong năm nay, Hà Ni có th lôi kéo các nước khác c gng ti đa hóa li ích ca h trong các cuc đàm phán COC vi Bc Kinh".

Căng thẳng tăng cao trong nhng tháng gn đây gia Trung Quc và Vit Nam cũng như mt s quc gia Đông Nam Á khác, gm Indonesia, Philippines và Malaysia, về Biển Đông. Theo nhn đnh ca Tiến sĩ Hip vi VOA hôm 29/6, điu này cũng góp phn vào s mnh m hơn so vi các ln trước trong ngôn t ca tuyên b ln này vì các đng thái gn đây ca Trung Quc trên Bin Đông đã đng chm ti các li ích ca các nước cùng tranh chấp khác.

Hoàn cầu Thi báo nhc ti s căng thng vi mt s quc gia Đông Nam Á, và nói rng "nhng xung đt gn đây gia Bc Kinh và Hà Ni ch yếu xut phát t s xích mích liên quan đến vic khai khác du khí dưới đáy bin" và rng "Bc Kinh và Jakarta đang tranh cãi về nhng tuyên b ch quyn hàng hi chng ln trên các khu vc Bin Đông".

Hầu hết các tranh chp hàng hi trên khu vc Bin Đông là gia Trung Quc và mt s ít các nước thành viên ASEAN, nên, theo Hoàn cu Thi báo, Trung Quc nên dùng các cơ chế song phương đ thương lượng vi Vit Nam và Indoneisa. Theo nhiu nhà quan sát tng nhn đnh, Trung Quc luôn mun đàm phán song phương vi các nước láng ging có tranh chp trên Bin Đông đ tránh s can thip ca M.

Một bin pháp khác mà bài xã luận ca Hoàn cu Thi báo nói Trung Quc có th thc hin là dn dt dư lun quc tế.

"Các phương tin truyn thông phương Tây hin nay không tr mt n lc nào đ khuy đng rc ri khu vc Bin Đông vi s cường điu vô căn c", bài xã luận viết. "Vi mt câu chuyn quen thuc và git gân, h gieo rc bt hòa gia Trung Quc và mt s nước cùng tuyên b (ch quyn) trong khu vc. Dư lun phương Tây đã phá v nghiêm trng các n đnh hòa bình v vn đ Bin Nam Trung Hoa (tc Bin Đông)".

Tờ báo Đng Trung Quc còn cho rng Bc Kinh phi "n lc hơn na đ m rng hp tác vi các nước ASEAN, đc bit trong lĩnh vc an ninh phi truyn thng, như nghiên cu hàng hi chung, hot đng cu h và trn áp cướp bin. "Nhiu li ích ln nhau có kh năng tạo ra s tin tưởng ln nhau nhiu hơn. Đây là mt cách khác đ gim thiu các vn gia vi các nước Đông Nam Á vi Trung Quc".

Published in Diễn đàn

Hội nghị ASEAN tại Singapore thảo luận tình hình an ninh Biển Đông (RFA, 20/04/2018)

Hòa bình và an ninh tại Biển Đông là vấn đề sẽ được bàn thảo tại hội nghị cấp cao Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) tổ chức ở Singapore vào cuối tháng này.

asean1

Lãnh đạo các nước ASEAN bắt tay chụp hình trong lễ khai mạc thượng đỉnh ASEAN ở Manila, Philippines hôm 29/4/2017- AFP

Mạng báo Inquirer của Philippines loan tin này ngày 20 tháng 4 dẫn nguồn từ Bộ ngoại giao chính phủ Manila cũng như phát biểu của trợ lý ngoại trưởng, bà Hellen De La Vega, rằng Biển Tây Philippines (tức Biển Đông) luôn là điểm chính trong các cuộc thảo luận.

Tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 31 diễn ra ở Manila vào tháng 11 năm ngoái, khối này lặp lại kêu gọi phi quân sự hóa và thực thi kiềm chế tại Biển Đông, khi mà hoạt động cải tạo, bồi lắp các đảo nhân tạo được tiến hành cũng như bố trí, lắp đặt trang thiết bị quân sự tại những thực thể đó.

Theo Inquirer thì những hình ảnh thu thập được cho thấy dường như công tác chuyển bảy đảo nhân tạo mà Trung Quốc lập nên ở khu vực Trường Sa thành những pháo đài gần như hoàn tất. Và ảnh chụp được máy bay vận tải quân sự của Trung Quốc trên đá Vành Khăn cũng cho thấy viễn cảnh Bắc Kinh sẽ đưa chiến đấu cơ đến tại các đảo đó.

Lãnh đạo của 10 nước ASEAN sẽ đến Singapore tham dự Hội Nghị Cấp Cao ASEAN lần thứ 32 diễn ra trong hai ngày 27 và 28 tháng tư này.

Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc, sẽ thăm chính thức tiểu quốc Singapore từ ngày 25 đến 27 và sau đó dự Hội Nghị Cấp Cao ASEAN.

**********************

Chiến đấu cơ Trung Quốc tuần tra các đảo (RFA, 20/04/2018)

Một nhóm chiến đấu cơ của Trung Quốc vào ngày 19 tháng 4 tiến hành cuộc tuần tra các đảo trong đợt huấn luyện gần đây nhằm mục đích nâng cao khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

asean2

Một nhóm chiến đấu cơ của Trung Quốc vào ngày 19 tháng 4 gồm máy bay ném bom H-6K tiến hành cuộc tuần tra các đảo - Courtesy of www.news.cn

Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn viên của lực lượng Không quân Trung Quốc (PLA) Thân Kiến Khoa cho biết hôm thứ Sáu 20/4.

Cũng theo lời phát ngôn viên của Không quân Trung Quốc nhóm các chiến đấu cơ tham gia tuần tra đảo gồm máy bay ném bom H-6K, máy bay chiến đấu Su-30, J-11, máy bay trinh sát và máy bay cảnh báo.

Ông Thân nói thêm rằng với quyết tâm, sự tự tin, và khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, Không quân Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc tuần tra đảo do đủ loại máy bay chiến đấu thực hiện theo một kế hoạch đã được định sẵn.

***********************

Nhật và Australia sẽ tập trận chung với Mỹ và Philippines (RFA, 19/04/2018)

Đợt tập trận thường niên Philippines - Hoa Kỳ năm nay sẽ có thêm một số nước khác tham gia, trong đó có Nhật Bản và Australia. Đây cũng là lần đầu tiên hoạt động chung này giữa Philippines và Hoa Kỳ được mở rộng như thế.

asean3

Cuộc tập trận Balikatan giữa quân đội Mỹ và Philippines ở thị trấn Capas hôm 14/4/2016 AFP

Reuters loan tin cho biết đợt tập trận có tên Balikatan (Vai Kề Vai) năm nay là lần thứ 34 và mục đích cũng như lâu nay là nhằm xem xét khả năng sẵn sàng của quân đội Philippines trong việc ứng phó với những nguy cơ gồm thiên tai và tấn công của những phần tử quá khích.

Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Manila vào ngày 19 tháng tư ra thông cáo nêu rõ Úc và Nhật, hai đồng minh của Mỹ và cũng là đối tác chiến lược của Philippines, sẽ tham gia đợt tập trận tại nhiều vị trí trên đảo Luzon.

Phát ngôn nhân Quân Đội Philippines, bà Liezel Vidallon, cho biết lực lượng các nước tham gia sẽ trao đổi, chia sẻ thông tin và tiến hành huấn luyện bắn đạn thật.

Đợt tập trận bắt đầu từ ngày 7 tháng 5 tới đây và sẽ kéo dài trong hai tuần lễ.

Vào năm ngoái, đợt tập trận Balikatan giữa Philippines và Hoa Kỳ bị thu hẹp vì tổng thống Rodrigo Duterte công khai chống lại phía Hoa Kỳ. Ông cho rằng bất cứ sự hiện diện nào của lực lượng quân đội Mỹ trên đất Philippines đều đặt nước ông trước nguy cơ xung đột ; đặc biệt với Trung Quốc khi mà Bắc Kinh tăng cường phòng thủ hàng hải.

Ngoài ra ông Duterte cũng không tiếc lời khen ngợi Nga và Trung Quốc ; đồng thời mời tàu chiến của hai nước này tham dự tập trận với Philippines.

*********************

Hoa Kỳ nới rộng quy định bán máy bay không người lái (RFI, 20/04/2018)

Nhà Trắng hôm qua 19/04/2018 loan báo đã gỡ bỏ một số hạn chế về việc bán các loại máy bay không người lái (drone) tân tiến nhất, nhằm tăng cường sức mạnh cho các quân đội đồng minh và cạnh tranh với Trung Quốc trên thị trường vũ khí.

asean4

Một lính Mỹ đang giới thiệu máy bay do thám không người lái (Unmanned Aircraft Systems - UAS) trong cuộc luyện tập ANTX18, tại Camp Pendleton, California, Hoa Kỳ, ngày 20/03/2018U.S. Marine Corps/Lance Cpl. Cutler Brice/Handout via Reuters

Theo ông Peter Navarro, cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, quyết định này chủ yếu liên quan đến các loại máy bay chiến đấu không người lái, cho phép các tập đoàn vũ khí Mỹ chủ động buôn bán trực tiếp với khách hàng ngoại quốc - là các đồng minh và đối tác được cho phép - thay vì phải xin phép chính phủ như dưới thời ông Obama. Đồng thời cạnh tranh được các sản phẩm sao chép có chất lượng thấp của Trung Quốc.

Ông Navarro cho biết, xuất khẩu của Mỹ trong lãnh vực vũ khí và hàng không đạt 1.000 tỉ đô la một năm, duy trì được 2,5 triệu việc làm lương cao. Trong đó chỉ riêng thị trường máy bay không người lái đã đạt 50 tỉ đô la trong vòng một thập niên. Tuy nhiên "các thiết bị Trung Quốc sao chép công nghệ Mỹ" đã thâm nhập được vào khu vực Trung Đông.

Chẳng hạn loại drone bay ở độ cao trung bình Dực Long (Wing Loong) 2 do Chengdu Aircraft Group sản xuất, theo ông Peter Navarro, "rõ ràng là sao chép lại" kiểu MQ-9 Reaper của công ty Mỹ General Atomics.

Hoa Kỳ đứng hàng đầu trong việc sử dụng các thiết bị bay không người lái, giúp có thể can thiệp từ xa và tránh được tổn thất nhân mạng, thông qua các liên lạc vệ tinh.

Thụy My

Published in Châu Á
jeudi, 27 avril 2017 20:07

ASEAN và Biển Đông

Campuchia kêu gọi Mỹ ngưng trục xuất tội phạm (RFA, 27/04/2017)

Thủ tướng Hun Sen của Campuchia vào ngày 27 tháng tư lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ ngưng cưỡng bức những tội phạm gốc Campuchia về Xứ Chùa Tháp.

asean1

Cảnh sát di trú Mỹ bắt cư dân bất hợp pháp tại Los Angeles, California hôm 11/2/2017. AFP photo

Người nắm quyền tại đất nước Campuchia hơn ba thập niên qua cho rằng nước Mỹ quá khôn chỉ giữ người tốt mà cho trục xuất tội phạm về lại Xứ Chùa Tháp. Đồng thời thủ tướng Hun Sen còn bày tỏ hy vọng Hoa Kỳ là xứ xở nhân quyền sẽ chấp thuận đề nghị sửa đổi thỏa thuận giữa hai phía, tạo cơ hội cho những tội phạm Campuchia tại Mỹ có cơ hội được ở lại cùng gia đình của họ tại đó.

Phát biểu của thủ tướng Hun Sen được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Campuchia vào đầu tuần này cho biết muốn được thương thảo lại thỏa thuận giữa hai nước ký kết đã 15 năm rồi về việc trục xuất công dân của đôi bên.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Campuchia cho rằng thỏa thuận đó bị cộng đồng người Campuchia cả ở Xứ Chùa Tháp và ở Mỹ chỉ trích cho rằng cưỡng bức hồi hương là ‘hình phạt hai lần’.

Một phát ngôn nhân Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Phnom Penh cũng thừa nhận có được phía chính quyền sở tại thông báo về ý muốn sửa đổi thỏa thuận liên quan đã ký.

Cho đến nay có hơn 500 phạm nhân gốc Campuchia ở Mỹ bị trả về Xứ Chùa Tháp. Tin nói trong số này có nhiều người lớn lên tại Hoa Kỳ và khi về lại Campuchia không thể nói được tiếng địa phương.

*****************

Chuyện biển Đông tại thượng đỉnh ASEAN 2017 (RFA, 26/04/2017)

Thượng đỉnh các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra từ ngày 26 đến 29 tháng 4 tại Manila, Philippines được trông đợi là sẽ đề cập đến vấn đề tranh chấp ở biển Đông giữa Trung Quốc và những nước láng giềng.

asean2

Biểu tượng ASEAN bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc tế Philippines, Manila. Ảnh chụp ngày 25/4/2017. AFP photo

Quyền Ngoại trưởng Philippines, ông Enrique Manalo mới đây nói với tờ South China Morning Post rằng những tranh chấp ở khu vực biển Đông sẽ được đưa ra bàn thảo giữa 10 nước thành viên ASEAN tại thượng đỉnh ASEAN nhưng ông cũng đồng thời nhấn mạnh những thảo luận này sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines.

Không làm xấu quan hệ với Trung Quốc

Tờ South China Morning Post trích lời ông Manalo nói rằng Philippines sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hoặc ít nhất là điều tiết những căng thẳng và tranh chấp một cách hòa bình và qua những phương cách ngoại giao. Philippines nhìn nhận còn tồn tại những khác biệt, nhưng điều này không có nghĩa là mối quan hệ tổng thể sẽ bị ảnh hưởng bởi vì Philippines và Trung Quốc cũng có quan hệ kinh tế và trao đổi giữa người dân hai nước tốt đẹp.

Mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đã từng có thời gian căng thẳng dưới thời của Tổng thống Benigno Aquino mà đỉnh điểm là việc Philippines đệ đơn lên tòa Trọng tài Quốc tế ở The Hague đòi hỏi làm rõ những yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Vào tháng 7 năm 2016, tòa Trọng tại Quốc tế ra phán quyết có lợi cho Philippines và bác bỏ yêu sách về đường chín đoạn hay còn gọi là đường lười bò của Trung Quốc ở biển Đông. Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng sau phán quyết này Philippines và những nước đang có tranh chấp khác với Trung Quốc ở khu vực biển Đông sẽ gây sức ép lên Trung Quốc bất chấp việc Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ phán quyết của tòa.

Tuy nhiên kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền vào hồi giữa năm ngoái, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines đã cải thiện rõ ràng. Tổng thống Duterte cũng tuyên bố sẵn lòng bỏ phán quyết của tòa sang một bên khi đàm phán với Trung Quốc. Tổng thống Duterte cũng nói nhiều lần là ông muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc, trong khi chỉ trích Hoa Kỳ, nước đồng minh lâu năm của Philippines. Giáo sư Renato Cruz de Castro, chuyên gia về quan hệ quốc tế thuộc trường đại học De La Salle, Philippines cho biết :

Kế hoạch của Tổng thống Duterte là quay trở lại giống như dưới thời của Tổng thống Gloria Arroyo. Nhưng thời đó, Tổng thống Arroyo chơi một trò chơi mà tôi gọi là trò chơi cân bằng. Theo cách này, Philippines tìm một điểm trung gian giữa hai cường quốc đang cạnh tranh với nhau, đó là Mỹ và Trung Quốc. Cơ bản mà nói thì đây giống như một cách thí quân mở đường theo cách ngoại giao.

Tổng thống Arroyo vào đầu những năm 90 cho thấy là bà ủng hộ Mỹ trong trận chiến chống khủng bố và đã có được những hỗ trợ từ Mỹ. Cùng lúc đó bà mở ra các cơ hội để hợp tác phát triển chung với Trung Quốc. Bà đã ký thỏa thuận này với Trung Quốc. Theo tôi kế hoạch của Tổng thống Duterte là quay trở lại tình trạng đó. Theo đó thì Philippines là một nước nhỏ, lợi dụng sự cạnh tranh giữa các cường quốc.

Vào tháng 5 tới đây, Philippines và Trung Quốc sẽ bắt đầu những đàm phán song phương chính thức về vấn đề biển Đông. Theo ông Manalo, vấn đề chính được bàn thảo giữa hai nước sẽ bao gồm những vấn đề kỹ thuật ở mức cấp cao. Ông đánh giá đây là cơ hội tốt cho phía Philippines để nêu ra những vấn đề với Trung Quốc và môi trường cũng thuận tiện để hai phía có thể nói chuyện và giải quyết những khác biệt một cách hòa bình.

Gần đây Trung Quốc cũng đã cho phép các ngư dân Philippines trở lại đánh bắt cá trong khu vực bãi cạn Scaborough Shoal mà nước này chiếm của Philippines từ năm 2012.

Tổng thống Duterte mới đây cũng lên tiếng cho biết ông đang xem xét đến việc hợp tác với Trung Quốc để cùng khai thác tài nguyên thiên nhiên ở khu vực tranh chấp.

Căng thẳng có thể tiếp tục

PHILIPPINES-CHINA-DIPLOMACY

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (phải) bắt tay Phó Chủ tịch Trung Quốc Wang Yang (trái) tại thành phố Davao, Philippines hôm 17 tháng 3 năm 2017. AFP photo

Quyền Ngoại trưởng Philippines cũng nói với tờ South China Morning Post rằng Philippines sẽ tập trung vào việc xây dựng một bộ khung cho Bộ Quy tắc về Ứng xử của các bên ở biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (gọi tắt là COC). Phía Philippines hy vọng COC sẽ hoàn tất trong tháng tới và được các nước chấp thuận trong năm nay.

Tuy nhiên, đã có những nghi ngờ về khả năng COC có thể được thông qua như Philippines mong đợi. Giáo sư Renato Cruz de Castro nhận xét :

Tôi rất nghi ngờ khả năng COC có thể được hoàn tất vào năm nay. Indonesia đã cố gắng thực hiện điều này, Việt Nam đã cố gắng, Campuchia ở chừng mực nào đó cũng có cố gắng. Với tình hình thực tế mà Philippines đang có thì Philippines đang tìm cách duy trì mối quan hệ mới tốt đẹp với Trung Quốc. Nhưng mặt khác Philippines cũng phải đối mặt với lập trường cứng rắn từ Trung Quốc muốn xây dựng các cơ sở quân sự ở biển Đông. Tình hình này đặt Philippines vào một vị trí rất khó xoay xở liệu Philippines có thể đưa ra được một COC có tính ràng buộc hay không và do đó có thể khiến Trung Quốc tức giận. Cho nên tôi nghĩ cam kết đó của Philippines cũng nên được coi là hơi quá mức.

Vào tháng 2 vừa qua, tại hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN diễn ra tại Philippines, các nước ASEAN đã thống nhất lên tiếng bày tỏ quan ngại trước các hoạt động quân sự hóa ở biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay vào lúc đó nói rằng việc phi quân sự hóa sẽ là yếu tố then chốt trong bất kỳ một COC nào đạt được giữa ASEAN và Trung Quốc, nhưng còn quá sớm để có thể nói rằng liệu việc Bắc Kinh tháo gỡ các vũ khí lắp đặt trong khu vực có phải là điều kiện tiên quyết cho việc hình thành COC hay không.

Theo một báo cáo vào hồi cuối tháng 3 của Minh Bạch Hàng Hải thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế (CSIS) tại Washington DC, Trung Quốc hiện đã gần hoàn tất việc xây dựng ba đường băng để đáp máy bay chiến đấu ở Trường Sa, cho phép nước này có thể triển khai các máy bay chiến đấu và vũ khí quân sự khác ra khu vực tranh chấp khi cần.

Hồi đầu tháng này Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cùng một số quan chức quốc phòng cấp cao khác đến các đảo do nước này kiểm soát ở biển Đông trong nỗ lực khẳng định chủ quyền của Philippines. Ngay trước khi những chiếc máy bay quân sự của Philippines đến đảo Thị Tứ mà cả Trung Quốc, Việt nam và Đài Loan đều đòi chủ quyền, phía Trung Quốc đã gửi tín hiệu phát thanh cảnh báo máy bay của Philippines đang đi vào khu vực ngoại vi của các cơ sở do Trung Quốc kiêm soát và yêu cầu máy bay của Philippines phải ra khỏi khu vực này. Phía Việt Nam sau đó cũng lên tiếng phản đối chuyến thăm mà họ cho là phi pháp của giới chức Philippines đến Trường Sa.

Nhận xét với tờ South China Morning Post, chuyên gia Aileen Baviera thuộc trường đại học Phiippines ở Manila cho rằng mặc dù chính phủ của Tổng thống Duterte đang tích cực tham gia đối thoại song phương với phía Trung Quốc để cải thiện môi trường chính trị nhưng ông Duterte không bỏ hẳn phán quyết của tòa Trọng tài quốc tế sang bên một cách vĩnh viễn.

Việt Hà, phóng viên RFA

*************************

Indonesia : ASEAN nên có lập trường chung về Biển Đông trước khi nói chuyện với Trung Quốc (RFI, 27/04/2017)

ASEAN nên giải quyết "ngay lập tức" các tranh chấp Biển Đông trước khi diễn ra thượng đỉnh của khối này. Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã phát biểu như trên khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình Philippines ANC.

asean4

Tổng thống Indonesia Joko Widodo trước dinh tổng thống ở Jakarta, ngày 29/03/2017Reuters

Trong một cuộc phỏng vấn được kênh truyền hình ANC phát sóng hôm nay 27/04/2017, tổng thống Joko Widodo cho rằng Hiệp hội các Quốc Gia Đông Nam Á cần có một "thỏa thuận chung" về các tranh chấp trên Biển Đông trước khi đàm phán với Trung Quốc.

Ông nói : "Biển Đông là một trong những hồ sơ cần được giải quyết ngay lập tức. Trong những lần thượng đỉnh trước, giữa các thành viên trong khối vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng. Tôi cho là chúng ta nên có một quan điểm chung".

Vẫn theo tổng thống Indonesia, "điều quan trọng nhất là trong nội bộ ASEAN nên có một sự đồng thuận với nhau về vấn đề này, khi đó và chỉ khi đó, chúng ta mới có thể nói chuyện với Trung Quốc".

Bộ Quy Tắc Ứng Xử sẽ phải làm cơ sở cho các hoạt động chung trên Biển Đông, bao gồm cả các hoạt động khai thác và đánh bắt. Do vậy, theo nguyên thủ Indonesia, Bộ Quy Tắc này phải cụ thể, thực tế và rất quan trọng.

Minh Anh

*******************

Tổng thống Philippines : Không có hy vọng chống lại Trung Quốc ở Biển Đông (RFI, 27/04/2017)

asean5

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đón quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah tại Manila, ngày 27/04/2017. NOEL CELIS / AFP

Hôm nay, 27/04/2017, tổng thống Philippines, nước làm chủ tịch luân phiên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), nói rằng không thể chống lại việc Trung Quốc bồi đắp các đảo nhân tạo trong các vùng đang có tranh chấp ở Biển Đông bởi vì không thể ngăn chặn được tiến trình này.

Nguyên thủ Philippines đã có những phát biểu như vậy vào lúc ASEAN chuẩn bị họp hội nghị thượng đỉnh, bắt đầu từ ngày mai, 28/04, tại Manila. Đồng thời, ông khẳng định sẽ không tranh thủ sự kiện này để gây sức ép với Trung Quốc trước các hành động bá quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Tổng thống Philippines giải thích : Ai có thể ngăn chặn ? Chúng tôi ư ? Chỉ có Hoa Kỳ mới đủ khả năng ngăn chặn Trung Quốc trong việc này. Lẽ ra, từ nhiều năm nay, Mỹ nên dùng hải quân để ngăn chặn Trung Quốc bồi đắp các đảo nhân tạo. Thế nhưng, Hoa Kỳ đã để cho việc này xẩy ra.

Mặt khác, tổng thống Philippines cũng cho biết là sẽ không nêu các phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông tại thượng đỉnh ASEAN. Ông nói : "Tôi sẽ tránh nêu phán quyết của Tòa. Đây không phải là vấn đề của ASEAN" và đó chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc và Philippines.

Tổng thống Duterte nói là nhân dịp thượng đỉnh, ông muốn các nước ASEAN tập trung thảo luận về Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông – COC. Theo các nhà ngoại giao Philippines, thì bộ khung của COC có thể được hoàn tất vào tháng Sáu.

Giới quan sát tỏ ra thận trọng vì từ 15 năm nay, Trung Quốc đã tìm mọi cách trì hoãn các cuộc thương lượng về COC, đồng thời tranh thủ thời gian để bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo tại các nơi đang có tranh chấp ở Biển Đông.

********************

Tổng thống Philippines : Không ai dám gây sức ép lên Trung Quốc (RFA, 27/04/2017)

PHILIPPINES-POLITICS-DUTERTE

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) bắt tay với Giám đốc sở cảnh sát quốc gia (PNP), Dela Rosa, tại trụ sở PNP hôm 17/8/2016. AFP photo

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 27 tháng tư cho biết việc thảo luận những hoạt động gây căng thẳng ngoài biển Đông của Trung Quốc tại thượng đỉnh ASEAN là không cần thiết và không ai dám gây sức ép lên Trung Quốc.

Nói với báo giới tại dinh Tổng thống sau cuộc gặp với Thủ tướng/quốc vương Brunei là ông Sultan Hassanal Bolkiah, ông Duterter còn cho biết việc thảo luận phán quyết của tòa trọng tài quốc tế trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc trước kia là phí thời gian và không hợp lý vì phán quyết của tòa hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề chủ quyền hay quyền chủ quyền.

Philippines là nước chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm nay. Thượng đỉnh ASEAN hiện đang diễn ra tại Manila từ ngày 26 đến 29 tháng 4. Hãng tin Reuters hôm 26 tháng 4 cho biết bản thảo tuyên bố chung của thượng đỉnh mà hãng này có được sẽ không đề cập đến Trung Quốc và lời lẽ trong tuyên bố cũng nhẹ nhàng hơn khi nói đến các tranh chấp ở biển Đông.

***********************

Thượng đỉnh ASEAN : Philippines bị tố chiều ý Bắc Kinh về Biển Đông (RFI, 26/04/2017)

asean7

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (P) và thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqiang) trong một bức ảnh chụp chung tại thượng đỉnh ASEAN+3 tại Vientiane, Lào, 07/09/2016. REUTERS/Soe Zeya Tun

Các cuộc họp chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào cuối tuần này đã mở ra hôm nay, 26/04/2017, tại Manila dưới quyền chủ tọa của Philippines, nước làm chủ tịch luân phiên Hiệp Hội Đông Nam Á năm nay. Bản dự thảo thông cáo chung dự trù công bố cuối hội nghị đã bị cho là có lời lẽ quá "nhẹ" đối với các hành vi quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc. Nước chủ nhà bị dư luận tố là đã "chiều ý" Bắc Kinh.

Theo một bản sao bản dự thảo mà các hãng thông tấn Reuters, AP hay AFP có được, lãnh đạo 10 nước Đông Nam Á dĩ nhiên sẽ bày tỏ những "quan ngại sâu sắc" về tình hình "leo thang các hoạt động" trong khu vực Biển Đông đang tranh chấp. Vấn đề là bản dự thảo đã phớt lờ hay chỉ nói gián tiếp về nhiều điểm thiết yếu liên quan hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hãng tin Mỹ AP đã ghi nhận việc bản dự thảo không đề cập gì đến phán quyết vào năm ngoái của Tòa Trọng Tài Thường Trực bác bỏ các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Hãng Reuters thì chú ý đến việc bản dự thảo không nói đến việc Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Theo các chuyên gia được hãng tin Anh tham khảo, thì bản dự thảo lần này còn nhẹ nhàng đối với Bắc Kinh còn hơn cả bản Thông cáo chung đã được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm ngoái ở Lào.

Hãng tin Pháp AFP cũng thấy rằng văn kiện do chủ tịch ASEAN năm nay là Philippines chuẩn bị chỉ đề cập bóng gió đến việc Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo trong nhóm từ "diễn biến gần đây và leo thang các hoạt động". Tên Trung Quốc cũng không được nêu lên.

Lời lẽ nhẹ nhàng trên đây được lồng vào trong bối cảnh tổng thống Philippines Duterte đã quay ngoặt với chính sách của người tiền nhiệm, chạy theo Trung Quốc để tìm kiếm hợp đồng kinh tế, và dịu giọng hẳn với Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông.

Lập trường của ông Duterte đã tạo ra phản ứng bất bình. Cựu ngoại trưởng Alberto del Rosario vào hôm qua đã không ngần ngại lưu ý chính quyền Duterte là nên tranh thủ hội nghị ASEAN để nêu bật việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Theo ông : "Vai trò lãnh đạo của Philippines sẽ bị mất ảnh hưởng đáng kể nếu bỏ lỡ cơ hội này".

Một cựu quan chức chính quyền Philippines còn nặng lời hơn khi so sánh Philippines năm nay với Cam Bốt vào năm 2012. Phnom Penh khi đó đã bị tố cáo là ngả hẳn theo Trung Quốc và chống lại các đồng minh trong ASEAN trên vấn đề Biển Đông.

Trả lời hãng Reuters, quan chức xin giấu tên này nhận định : "Mọi chú ý đang dồn vào Philippines, và điều chờ đợi là Trung Quốc sẽ thông qua Duterte để gởi thông điệp đến ASEAN. Philippines đang hành động như là tay sai của Trung Quốc".

Trọng Nghĩa

********************

Bắc Hàn kêu gọi sự ủng hộ từ ASEAN (RFA, 27/04/2017)

asean8

Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un (giữa). AFP photo

Bắc Hàn kêu gọi sự ủng hộ của các nước Đông Nam Á giữa những căng thẳng với Hoa Kỳ, để ngăn chặn "cuộc tàn sát hạt nhân" như đã từng cảnh báo trước đây.

Đó là nội dung trong bức thư gửi Tổng thư ký của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á-ASEAN của Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-Ho. Hãng tin AFP ngày 27/4 cho biết trong bức thư, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-Ho cảnh báo tình hình trên bán đảo Triều Tiên "đang tiến gần bờ vực chiến tranh" vì các hành động của Washington.

Ông kêu gọi người đứng đầu ASEAN thông báo cho các bộ trưởng ngoại giao 10 nước về tình hình nghiêm trọng trên bán đảo và đưa ra một đề xuất phù hợp.

Những căng thẳng giữa hai quốc gia đang leo thang trong mấy tuần gần đây khi Bắc Hàn tiến hành hàng loạt các cuộc thử hỏa tiễn trước những lời chỉ trích gay gắt từ Washington.

Bức thư được gửi đi ngay trước thềm hội nghị ASEAN diễn ra trong tuần này tại Manila.

Published in Châu Á