Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Gắn kết giữa đối nội với đối ngoại thành một chủ trương nhất quán ! Hãy thích ứng với môi trường mới, không gian Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) ! Nới bỏ dần cái "gông" ý thức hệ và phải tự cường trong bang giao với Trung Quốc ! Hãy vượt thoát hiệu ứng "bóng đè" của Bắc Kinh để tránh thân phận "con thuyền không bến" ! "Gắn kết" và "chủ động thích ứng" mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố hôm 4/11 hãy trở thành phương châm mới cho chính sách lâu dài, chứ không chỉ riêng năm Chủ tịch ASEAN.

ganket1

Hình minh họa. Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) bắt tay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Hà Nội hôm 27/2/2019 AFP

Từng quan niệm đối ngoại là sự kéo dài của đối nội, nhưng từ ngày "mở cửa", Việt Nam nhận ra rằng, luận đề ấy của Lênin đã quá đát. Thời nay, hai mặt ấy cần phải được tích hợp thành một thể thống nhất. Ngay trong đối ngoại cũng phải sòng phẳng mới có được lòng tin từ đối tác. Tờ "Quân đội Nhân dân" ngày 23/12/2019 tố cáo Mỹ là "thế lực thù địch" của đất nước, đang tìm cách lật đổ chế độ cộng sản Việt Nam (?!) Trong khi cũng chính dàn báo chí "quốc doanh" ấy từng đăng tải các tuyên bố của chính quyền Mỹ, cả hành pháp lẫn quốc hội, đã ủng hộ độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trước sự xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc suốt 113 ngày mùa hè 2019 tại Bãi Tư Chính. Chính phủ Mỹ còn tặng vũ khí hiện đại cho Hà Nội để bảo vệ lãnh hải như tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton. Với chính sách "lá mặt lá trái" ấy, không chỉ Mỹ mà cả Châu Âu cũng không hiểu Việt Nam muốn gì ? Tiếp tục lừa bịp người dân trong nước về mối đe dọa của "đế quốc Mỹ", trong khi lờ đi kẻ thù thực sự, rõ ràng đối với nhân dân Việt Nam chính là Tàu cộng đang chiếm đóng Hoàng Sa và nhiều đảo ở Trường Sa.

3 "điểm chốt" của Ngoại giao

Ngày 17/12/2019, Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng giải thích quyết định chọn lựa chủ đề "Gắn kết và Chủ động thích ứng" và các định hướng ưu tiên lớn cho năm chủ tịch ASEAN 2020. Thứ trưởng khẳng định, những kết quả đạt được của đối ngoại đa phương trong thời gian qua sẽ góp phần giúp Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN 2020. Cử toạ bị sốc trước bài thuyết trình của ông Dũng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS). Dù tân đại sứ của Hà Nội tại Trung Quốc Phạm Sao Mai có thề thốt gì ở Bắc Kinh ngay hai hôm sau đó, ngày 19/12, thật ra không còn mấy ý nghĩa, nếu rồi đây, ngoại giao Việt Nam có thể được triển khai theo hướng ông Dũng trình bày. Tuy nhiên, đấy cũng chỉ là một giả thuyết ! Lập luận ngược lại, một think-tank nghiên cứu về Trung Quốc khá có uy tín ở trong nước, đã bác cái nhìn lạc quan nói trên. Theo think-tank này, càng gần đến deadline của "thoả ước Thành Đô", Việt Nam tuyên bố gì không quan trọng. Vấn đề là trên việc làm, Đảng cộng sản Việt Nam đã "hoàn thành kế hoạch" đến đâu trong việc hiện thực hoá "tiến trình Thành Đô" mới là điều Bắc Kinh quan tâm.

ganket2

Hình minh họa. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai Photo : RFA

Nhưng hãy tạm gác "ác mộng Thành Đô" và thuyết âm mưu sang một bên để trở lại buổi rao giảng có thể đi vào lịch sử ấy. Tại đấy, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng "chốt" lại 3 vấn đề : i) Hy vọng trong thời gian Việt Nam giữ cương vị chủ tịch ASEAN, Trung Quốc sẽ thể hiện sự kiềm chế và dừng các hoạt động (vi phạm CS và EEZ của Việt Nam). ii) Những gì Trung Quốc đã hành động (như vừa qua) là rất đáng lo ngại, vì đó cũng là mối đe dọa không chỉ nhằm vào Việt Nam mà còn nhắm vào các nước khác, vốn thấy trước nguy cơ bị bức hiếp trong tương lai. iii) Mùa hè vừa qua, không phải các nước ASEAN ủng hộ hành động (trên biển đảo) của Trung Quốc, mà chỉ là họ đã phản đối theo một cách khác. Ba nội dung này chắc chắn đã khiến Ngoại trưởng Vương Nghị "lộn cả mề". Nhưng kỳ lạ là cả ông Cảnh Sảng hoặc bà Hoa Xuân Oánh vẫn chưa mở miệng phản đối ông Dũng sau tuyên bố "bạo phổi" nói trên. Một điều phản ánh chính sách bưng bít thông tin là cả làng báo "mậu dịch" Việt Nam không được phép đăng chi tiết về những điều ông Dũng rao giảng tại ISEAS.

Tính táo bạo trong bài thuyết trình của ông Dũng càng nổi bật, nếu chúng ta biết được rằng, chỉ trước đó không lâu, người có địa vị cao hơn ông Dũng là Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, tại cấp cao ASEAN-35 vừa qua ở Bangkok (đầu tháng 11/2019) đã bị chính Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phản kháng kịch liệt, thậm chí còn đe doạ một cách vô lối, bất chấp cả những nguyên tắc sơ đẳng trong ngoại giao quốc tế. Lúc bầy giờ, ông Minh chỉ mới đề cập một cách gián tiếp việc Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam mà Vương ngoại trưởng đã lập tức "nổi đoá", vu vạ cho ông Minh là vi phạm thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong vấn đề biển đảo. Theo cái đà Ngoại trưởng Vương "quạt" ông Minh, phát biểu như ông Dũng vừa qua tại Singapore có thể "thổi bay" cái ghế thứ trưởng của ông. Tuy nhiên, lần này, các sợi dây bảo hiểm cho cả ông Minh lẫn ông Dũng có vẻ đủ mạnh và đủ chắc, nên cho đến giờ này, chưa thấy có tai nạn nghề nghiệp nào xẩy ra với hai thầy trò Phạm Quốc Dũng cả (Amen !).

Những dự báo kém lạc quan

Ngược lại với âm hưởng trong bài thuyết trình nói trên, một số dự báo từ các chuyên gia hàng đầu về chính trị quốc tế lại không mấy lạc quan như thế. Trong một phân tích hôm 16/12/2019, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định : "Năm 2020 sẽ rất quan trọng. Nếu công ty Rosneft Vietnam (liên doanh với Nga) nối lại hoạt động khai thác tại lô dầu khí như mùa hè qua thì sẽ có nguy cơ bị các tàu hải cảnh của Trung Quốc quấy nhiễu". Vị Giáo sư có tên tuổi này còn nhận định tiếp : "Trong năm 2020, chúng ta sẽ có khả năng thấy sự tiếp tục của những nỗ lực từ phía Trung Quốc để gây sức ép lên các quốc gia ven Biển Đông để ngưng hoặc chấm dứt các hoạt động của các tàu khai thác dầu của nước ngoài". Dự báo này còn dựa trên một tầm nhìn bao quát hơn, đó là sang năm mới, cuộc tỷ thí về địa-chính trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ chuyển dịch dần từ cuộc thương chiến kịch liệt trong 17 tháng qua sang căng thẳng và đối đầu trên Biển Đông.

ganket3

Hình minh họa. Hình chụp hôm 23/6/2014 : tàu Trung Quốc (trái) đâm tàu Việt Nam ở Biển Đông AFP

Theo dự báo của một chuyện gia khác, GS. Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI), việc xây lấp các đảo nhân tạo đã giúp Trung Quốc gây sức ép lên các nước khác. Ông Poling khẳng định : "Việc xây dựng các cơ sở quân sự ở Trường Sa đã cho phép Bắc Kinh có thể triển khai tàu. Họ có thể triển khai tàu hải cảnh và thậm chí cả tàu dân quân biển đến các nơi và thường trực ở đó 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần trong toàn bộ khu vực nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn". Trong năm 2020 tới, Trung Quốc được cho cũng sẽ thúc đẩy việc hoàn tất các vòng tham vấn về Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Bắc Kinh trước đó đã đưa ra một khung thời gian để hoàn thành các vòng tham vấn này vào năm 2021. Việc Bắc Kinh hối thúc các nước ASEAN hoàn tất các vòng đàm COC sẽ khiến các nước này ít có thời gian thu xếp "đồng thuận" với nhau trước khi mặc cả với Trung Quốc về các vấn đề còn tranh cãi như phạm vi địa dư, tính ràng buộc về pháp lý của COC, cũng như việc giải quyết các tranh chấp sẽ được thực hiện ra sao và vai trò của các bên thứ ba ngoài khu vực sẽ như thế nào.

Hiển nhiên, chúng ta mong thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đúng và mấy ông tây vừa được trích dẫn đã dự báo sai ! Tuy nhiên, để những hy vọng của ông Dũng trở thành hiện thực hoàn toàn không phải chuyện dễ dàng, bởi khó khăn không chỉ đến từ một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong các tranh chấp lãnh hải mà còn từ thái độ thực dụng của một số nước ASEAN, ngay cả các bên đưa ra yêu sách chủ quyền như Philippines và Brunei. Nếu phần lớn các nước trong khối tiếp tục với chủ nghĩa thực dụng của họ, Việt Nam có nguy cơ bị bỏ lại đơn độc trong cuộc đấu tranh nhằm yêu cầu Trung Quốc có những nhượng bộ cần thiết trong dự thảo về Bộ quy tắc COC. Chính vì vậy, việc có thêm một không gian thứ hai ngoài Đông Nam Á, đó là không gian Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) là một cơ hội đối với Việt Nam. Trong khi các nước ASEAN chỉ nhấn mạnh sự hợp tác về kinh tế trong khuôn khổ đại chiến lược này thì Việt Nam cần nhanh chóng giảm bớt sự phụ thuộc vào cái "máng lợn kinh tế" của Bắc Kinh và tăng cường thúc đẩy các khía cạnh an ninh – chiến lược trong sự hợp tác về quốc phòng với "Bộ tứ" như hai năm vừa qua.

Các đại án và dự án "đắp chiếu"

Từ địa hạt ngoại giao trở về với thời sự trong nước, chúng ta gặp cả "rừng" bình luận về đại án MobiFone – AVG vốn đang rúng động các loại ghế trong chính quyền. Vụ này tuy không trực tiếp dính đến ngoại giao, nhưng nó bộc lộ trước quốc dân và quốc tế cái bản chất của một trong những chính thể toàn trị còn tồn tại cho đến hôm nay. Thế giới thấy rất rõ rằng, bên dưới lớp "vỏ" chống tham nhũng, câu kết MobiFone – AVG là một cuộc chơi được dàn dựng để cướp đoạt tiền bạc của người dân ở phạm vi kinh hoàng, ngoài trí tưởng tượng của cả kẻ mua lẫn người bán. Đó là một cuộc cướp đoạt và chia chác vô lương tâm. Đưa hối lộ và nhận hối lộ chỉ là một thành tố của cuộc chơi. Một tác nghiệp của cuộc chia chác "bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình" bao gồm nhiều công đoạn. Vụ đại án đã đang xử nói lên thực trạng lem luốc của nền tư pháp do Đảng cộng sản Việt Nam chỉ đạo và thực thi, còn dân gian thì mỉa mai rằng, đó là một nền tư pháp chuyên xử các bản án "bỏ túi".

ganket4

Hình minh họa. Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có vốn Trung Quốc bị trễ tiến độ nhiều lần và đội vốn AFP

Nhưng ngoài đại án MobiFone – AVG, chúng ta hiện đang có tới 12 dự án "đắp chiếu". Liệu cái "lò vôi" của Nguyễn Phú Trọng có dám "tôi" vụ nào trong số này, đặc biệt là những vụ có yếu tố Trung Quốc ? Tổng đầu tư sau khi đội vốn lên tới 64.000 tỷ VND, tăng gần 50% tổng vốn ban đầu. Tính đến năm 2018, tổng nợ của các dự án này là gần 60.000 tỷ VND. Quả thật là những con số khủng khiếp ! Tất cả đều là các dự án đầu tư công, có đặc điểm chung là yếu kém từ khâu xây dựng, thẩm định đến kiểm tra, giám sát tiến độ dự án. Một phân ba các dự án này là tiền vay ODA Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc, triển khai dự án là phải nhận tổng thầu Trung Quốc theo hình thức "chìa khóa trao tay" với thiết bị công nghệ "bãi rác". Tổng thầu Trung Quốc nhiều yếu kém, chậm tiến độ, đội vốn. ODA Trung Quốc lãi suất rất cao tới 3%/năm, trong khi các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ 1 – 1,5%/năm . Tổng thầu Trung Quốc còn tính thêm phí quản lý, phí cam kết mỗi thứ 0,5%/năm, khiến vốn đội lên năm này qua năm khác. Đặc biệt, xử lý các dự án thua lỗ này cần có lộ trình và chế tài mạnh hơn, không thể đề ra thời hạn rồi tiếp tục bị lùi mà không ai chịu trách nhiệm.

Đất nước có bao giờ được như thế này chăng ? Tổng chủ Nguyễn Phú Trọng từng cao hứng "tự sướng" như thế. Quả thật đất nước chưa bao giờ có nhiều đại án và các dự án "buồn" thế này. Chẳng ở đâu có nhiều quan chức, doanh nhân bị tù đày nhiều như ở Việt Nam. Thế nhưng có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi tại sao như vậy không ? Một khi hệ thống đã mắc lỗi thì dù có "xử" cả dãy hàng trăm người, "khui ra" cả trăm vụ việc thì liệu hệ thống ấy có khả năng phục hồi lại được không ? Từ hồi xử đại án Năm Cam, dư luận đã yêu cầu, phải xử luôn cả cái cơ chế đẻ ra Năm Cam, chứ không chỉ bản thân vụ án. Lần này, dư luận chắc chắn sẽ yêu cầu phải xử cả cái hệ thống sinh ra các đại án và những dự án "đắp chiếu" ấy. "Lỗi hệ thống là một loại lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình", cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã từng nã đại pháo thẳng vào dinh luỹ của nhóm bảo thủ trong Đảng cộng sản Việt Nam như thế cách đây hàng chục năm có lẻ. Tuy nhiên, toàn bộ hệ thống vẫn "dặt dẹo" một bước tiến hai bước lùi trên con đường bất định cho đến ngày hôm nay. Nhưng trong một thể chế toàn trị như Việt Nam và Trung Quốc, "buồn" nhiều khi cũng mắc tội hình sự ! "Buồn" có thể là một "âm mưu" nào đó từ các thế lực thù địch (?!).

Thay kết luận

Qua cái nhìn riêng rẽ từ một vài khía cạnh của các hiện tượng đối ngoại và đối nội nói trên, chúng ta nhận ra thực tế, ngày nay không thể có cuộc hội nhập toàn diện với thế giới dân chủ, văn minh khi mà pháp luật trong nước lại nhập nhèm đến thảm hại như vậy. Về đối ngoại, càng không thể nói một đằng, làm một nẻo. Vừa muốn tranh thủ Mỹ và thế giới phương Tây, ngửa tay nhận "quà biếu" : các tầu tuần tra hiện đại và cả hiệp định thương mại thế hệ mới với Châu Âu, nhưng mặt khác lại "tốc váy" chửi Mỹ và các nước dân chủ như một bà già mất gà ở nhà quê. Nền ngoại giao "bắt bí" của Kim Jong-un cho thấy là bất khả thi. Nếu ai đó đặt hy vọng vào nền ngoại giao "Chí Phèo", chắc chắn cũng sẽ thất bại. Bài viết trên tờ "Quân đội nhân dân" ngày 23/12 nếu là một bài viết theo đơn đặt hàng thì chẳng đáng bàn, nhưng nếu đó là một tuyên bố chính sách thì thật là đại hoạ cho đất nước. "Khấu đầu" trước kè thù nhưng lại dối trá, không thực tâm với bạn bè, đối tác đang giang tay cứu mình, đó là não trạng của những kẻ hoảng tưởng và rối loạn nhân cách, không xứng đáng ở vị trí lãnh đạo quốc gia.

Chiêm Thành

Nguồn : RFA, 27/12/2019

Published in Diễn đàn

Mãi cho đến tối 16/7/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam mới nói gần nói xa (vì chẳng qua không dám nói thật !) về sự kiện nóng bỏng suốt mấy tuần qua ngoài bãi Tư Chính. Nhưng tuyên bố của bà Hằng không động chạm gì đến tàu thăm dò địa chấn Hải Dương-8 (Haiyang Dizhi-8), thậm chí hai tiếng “Trung Quốc” cũng không hề được bà nhắc tới.

haigiang1

Tàu thăm dò địa chấn của Trung Quốc ở ngoài khơi Việt Nam - Courtesy of Twitter Ryan Martinson/ RFA Edited

Tệ hơn kịch bản HD-981

Trong khi đó, từ 3/7/2019, theo các hãng tin quốc tế, do tàu Hải Dương-8 tiến hành cái gọi là “thăm dò địa chấn” trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, nên các tàu có vũ trang của Việt Nam đã đối đầu với các tàu cùng loại của Trung Quốc trên “bồn trũng” Tư Chính – Vũng Mây.

Trong thời gian tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu cảnh sát biển Việt Nam vờn nhau, báo chí chính thống của cả hai nước đều im hơi lặng tiếng. Đây là hiện tượng bất thường, vì bối cảnh bang giao Việt – Trung cũng như quan hệ Việt – Mỹ hiện nay có nhiều biến số khác các giai đoạn lịch sử trước đây.

Sự khác biệt quan trọng nhất, quan hệ Việt – Mỹ hiện được giới quan sát đánh giá là đang đứng trước khúc quanh mới. Nếu sức khoẻ cho phép, Tổng chủ Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến thăm Washington vào mùa Thu này. Mùa thu 1945, Hồ Chí Minh đã đầu tư rất nhiều công sức để trở thành đồng minh của Hoa Kỳ, nhằm đẩy lùi cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Nhưng định mệnh đã không chiều lòng Cụ.

Mùa Thu này, liệu “hậu duệ” của Hồ Chí Minh có tạo dựng được một tư thế để “bẻ ghi chiến lược” khi mà Trung Quốc vốn đang tìm mọi cách hãm phanh Việt Nam trên vòng đua nước rút trở thành “đối tác chiến lược” của Mỹ ? Để trả lời câu hỏi này nên mổ sẻ sâu hơn về động cơ “quấy rối” vừa rồi của Trung Quốc.

Mùa Thu này, liệu “hậu duệ” của Hồ Chí Minh có tạo dựng được một tư thế để “bẻ ghi chiến lược” khi mà Trung Quốc vốn đang tìm mọi cách hãm phanh Việt Nam trên vòng đua nước rút trở thành “đối tác chiến lược” của Mỹ ? Để trả lời câu hỏi này nên mổ sẻ sâu hơn về động cơ “quấy rối” vừa rồi của Trung Quốc.

Vào lúc này, do mọi chuyện đang bị che đậy một cách đáng ngờ, nên chưa thể xác định là phản ứng của ban lãnh đạo Việt Nam đã đủ mạnh hay chưa, có tương tự như hồi năm 2014 hay không. Bởi theo đánh giá chung, Việt Nam dường như phản ứng dưới mức cần thiết, vì tự nhận thấy lần này không hẳn là bản dạo đầu của một vụ giàn khoan mới theo kiểu HD-981.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia quốc tế, nếu vị trí của HD-8 lần này thực sự được xác nhận ở phía tây đảo Trường Sa Lớn, thuộc quần đảo Trường Sa, thì đợt“quấy nhiễu” vừa rồi là hết sức nhậy cảm đối với Hà Nội. Trường Sa Lớn là đảo lớn nhất mà Việt Nam kiểm soát và cũng là đảo đông dân nhất trong các đảo của Việt Nam tại đây. Năm 2017 và 2018, Trung Quốc đã cáo buộc Việt Nam vi phạm tinh thần hiểu biết lẫn nhau giữa lãnh đạo hai nước.

Một đợt “lấn sân” mới

Những gì diễn ra xung quanh bãi Tư Chính trong những tuần đầu tháng 7 nếu được xác nhận, thì rõ ràng Trung Quốc đang chuẩn bị một đợt “lấn sân” mới, đòi hỏi chủ quyền nhiều hơn trên Biển Đông và buộc Việt Nam phải tiếp tục lùi bước. Trên thực tế, Việt Nam đã lùi trong hai năm 2017 và 2018 khi công ty Repsol (Tây Ban Nha) bị ép phải ngưng khoan thăm dò dầu khí ngay trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Những gì diễn ra xung quanh bãi Tư Chính trong những tuần đầu tháng 7 nếu được xác nhận, thì rõ ràng Trung Quốc đang chuẩn bị một đợt “lấn sân” mới, đòi hỏi chủ quyền nhiều hơn trên Biển Đông và buộc Việt Nam phải tiếp tục lùi bước.

Và bây giờ là mùa Thu 2019, thời điểm quan hệ Việt – Mỹ đang đứng trước thử thách. Trong khi hai bên đang rục rịch chuẩn bị nâng cấp quan hệ thì vừa qua tổng thống Trump, không phải ngẫu nhiên, đã nổi đoá một cách bất ngờ về vụ các công ty Việt Nam tiếp tay cho công ty Trung Quốc tuồn hàng sang Mỹ trong bối cảnh cuộc thương chiến Mỹ – Trung vào hồi cao trào.

Chưa hết ! Nhiều câu hỏi được đặt ra là tại sao cũng vào thời điểm này, các công ty Mỹ làm ăn ở Việt Nam lại đua nhau phàn nàn về những thách thức họ gặp phải trong các hoạt động kinh doanh ở đây. Những thách thức ấy đâu có gì mới nhưng tại sao được trưng ra lúc này, bao gồm nạn tham nhũng, cơ sở luật pháp yếu kém, cũng như việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ không nghiêm túc…

“Trăm dâu đổ đầu tằm”. Nếu bang giao Mỹ – Việt rồi đây có những bước thụt lùi đáng tiếc, thì trách nhiệm lịch sử thuộc về ai ? Muốn làm rõ vấn đề này, ban lãnh đạo Đảng cộng sảnVN nên cùng nhau làm một cuộc bứt phá về tư duy. Nếu vẫn mắc kẹt trong tư duy coi Mỹ là đối tượng tác chiến thì thật khó có thể thoát khỏi tình trạng “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông” về chiến lược.

Đúng là Mỹ đang cần Việt Nam trong chiến lược xoay trục sang Châu Á (IPS), nhưng nếu Hà Nội cứ “lửng lơ con cá vàng”, thậm chí để Bắc Kinh “lấn sân” một cách nguy hiểm thì không loại trừ Mỹ phải tính những nước cờ khác ! Hãy cùng nhau hình dung kịch bản sau đây : Mỹ sẽ tuyên bố áp thuế nặng lên các hàng hóa của Việt Nam như đối với Trung Quốc.

Cùng với việc áp thuế, Mỹ cũng sẽ không bày tỏ thái độ gì trước những “quậy phá” tiếp theo của Trung Quốc trên Biển Đông theo kiểu “tằm ăn dâu”. Nếu tất cả những điều này xẩy đến cùng một lúc, thì đấy là thất bại nhãn tiền của “chính sách ba không”. Tương tự, nếu ASEAN cũng khoanh tay đứng nhìn mỗi khi Việt Nam bị bắt nạt và bị đe dọa thì rõ ràng ASEAN đã bị phân hoá theo đúng như kịch bản của Bắc Kinh.

Mà đấy cũng không chỉ là thất bại của “chính sách ba không” ! Những kịch bản nói trên, nếu xẩy ra, nó còn phản ánh thế “ngõ cụt” về chiến lược của Việt Nam trong một giai đoạn đầy sóng gió trước mắt

Chiến Thành

Nguồn : RFA, 17/07/2019

Published in Diễn đàn

Nếu không có truyền thông xã hội thì làm sao biết được nhà báo tự do Trương Minh Đức, người bị kết án lần thứ hai 13 năm tù giam, hiện đang tuyệt thực cùng với nhiều anh em tù nhân lương tâm khác tại trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An…

thuong1

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng tại một buổi tiếp xúc cử tri ở Đồng Nai hôm 11/5/2019. Hình minh họa. Courtersy of daibieunhandan.vn

Nếu không có truyền thông xã hội thì làm sao chúng ta biết được 2 trên 7 triệu người dân Hồng Kông đã xuống đường hôm 16/6, đòi xóa dự luật dẫn độ sang Trung Quốc và đòi trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Carrie Lam phải từ chức, vì chỉ mới tạm ngưng dự luật cho phép dẫn độ người về lục địa để xét xử…

Trong một xã hội như Việt Nam hiện nay, cái gì cũng giả, chỉ các bản án khắc nghiệt, đầy đọa đối với những người yêu nước như Trương Minh Đức, Trần Huỳnh Duy Thức… và hàng trăm tù nhân lương tâm khác là có thật.

Giả và lừa đảo là phổ biến ! Từ bệnh tình các vị đứng đầu đất nước đến "hàng Việt Nam chất lượng cao" kiểu Asanzo… Trong bối cảnh những câu chuyện theo lệnh thầy Tàu để lừa đảo và bức hại dân Việt đầy rẫy như vậy, rõ ràng sự hù dọa của Võ Văn Thưởng về truyền thông xã hội chỉ là một trò ăn vạ !

Sự điêu trác của kẻ đứng đầu ban Tuyên giáo trung ương thật đáng xấu hổ nếu bản thân ông chịu khó làm một phép so sánh. Không nói đâu xa, chỉ hơn một năm trở lại đây, bao nhiêu tin tức về Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh… rồi Trần Đại Quang và gần đây nhất là về Nguyễn Phú Trọng, người dân tìm sự thật trên mạng, chứ không phải trên mấy trăm tờ báo ông do ông làm tổng biên tập.

Đấy cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bài viết của ông và đồng đảng (gồm các trợ lý giúp ông chấp bút) – "Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam" – thực sự đã/đang gây phẫn nộ trên các trang mạng.

Hãy click vào boxitvn để thấy Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống – một "lão tướng" trong làng báo độc lập – đã điểm lại một cách cô đọng như thế nào các tiếng nói phản biện công khai từ một số bỉnh bút nổi tiếng, bàn về câu chuyện vu oan giáo họa vô liêm sĩ của trưởng ban Tuyên giáo.

Vẫn biết các pha "rạch mặt ăn vạ" là ngón nghề khá phổ biến hiện nay ở Trung Quốc. Nhưng dùng chiêu rẻ tiền ấy để bôi nhọ các trào lưu dân chủ, đặc biệt các trào lưu ấy lại là kết quả đấu tranh, có khi tự phát, có khi âm ỉ bao lâu nay dưới "đống tro nóng" tích tụ từ áp bức, bất công của các chế độ toàn trị, thì sự lu loa ấy không thể gọi tên gì khác hơn là đáng xấu hổ và thật vô liêm sĩ !

Bôi nhọ trào lưu dân chủ hóa trong sinh hoạt quốc tế, ông trưởng ban càng làm cho thế giới tiến bộ thấy rõ cái hoang mạc lý sự cùn của Việt Nam nó khô cằn, thoái hóa, thậm chí bị "lại giống" đến nhường nào, nếu nhìn từ góc độ tiến hóa.

Ông Thưởng quy kết mọi nguyên nhân của các cuộc cách mạng từ Nam Tư đến Ukraine, từ Belarus đến Libya, Syria, thậm chí cả những biến động xã hội mới đây nhất ở Pháp và Venezuela… đều là do truyền thông xã hội. "Truyền thông xã hội đã châm ngòi, thổi bùng bằng kích động, tổ chức và thông tin, khiến ban đầu là các phong trào đường phố, đi đến bạo động…", ông Thưởng viết.

Này ông trưởng ban, ông đừng đánh tráo các khái niệm kiểu như vậy ! Biểu tình vốn ra đời từ trước cả thời ông Hồ Chí Minh đến tận Versailles, Pháp để đưa cái quyền ấy vào trong bản thỉnh nguyện thư, đòi tự do hội họp, tức "freedom to associate freely" cho dân An Nam.

thuong2

Người dân biểu tình phản đối dự luật Đặc khu và An ninh mạng ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/6/2018. Hình minh họa. AFP

Từ "tự do lập hội và hội họp" (trong đó có biểu tình) cho đến truyền thông xã hội là một bước tiễn vĩ đại của nhân loại. Dù là biểu tình hay truyền thông xã hội… tất cả chỉ là một trong những phương tiện để người dân có thể biểu đạt ý kiến của mình, nó không "châm ngòi", không "thổi bùng" cái gì cả như ông trưởng ban vu vạ.

Nói lại một lần cho Võ Văn Thưởng và đồng đảng rõ, đấy chính là những quyền ông Hồ đòi từ 1919, đến nay đã tròn 100 năm mà các "nghị gật" các ông vẫn lờ tịt, lấy cớ là quốc hội bận không đủ thời gian để thảo luận. Thật là trớ trêu, nhưng lịch sử sẽ ghi lại điều này như một trong nhiều vết nhơ của cái chính thể được gọi là "cộng hòa xã hội chủ nghĩa" của các ông.

Chỉ vì để áp-phe chính trị mà ông toan tính để cướp mất một cơ hội nữa đối với người dân trong nước đang háo hức theo dõi sát sao mọi diễn biến trên dải đất Hồng Kông. Người dân nhìn những cô gái chàng trai tham gia biểu tình như đi trẩy hội. Họ nhìn hàng triệu triệu người xuống đường và mơ ước đến một ngày dân Việt cũng sẽ biết cách hành động như thế.

Bên kia chiến tuyến, ông và phe cánh thực sự run sợ trước sức mạnh lan tỏa của một biến cố đang thu hút sự quan tâm tích cực của đa số người dân Việt cũng như đông đảo dư luận tiến bộ trên hành tinh. Đúng là các ông "sợ cái cái minh bạch, cái thức tỉnh, cái hiểu biết và sợ sự thật được phơi bày".

Bài viết tràng giang đại hải của ông Thưởng dẫn dắt đến một ngõ cụt nghe nhàm tai : "Không để cho các thế lực thù địch lợi dụng, chiếm lĩnh truyền thông xã hội". Rõ ràng run sợ trước đa số "quyền lực của kẻ không có quyền lực", nên xung quanh mình các ông chỉ thấy toàn hận thù và tứ bề thọ địch. Một đất nước toàn là "sâu mọt" và "củi lửa" như vậy thì các ông định sống với ai ?

Là trưởng ban Tuyên giáo, nhưng cái kết bài viết của ông sặc mùi súng đạn, dùi cui và còng số 8. Tưởng ông học được các bậc minh quân, làm thế nào để "khắp nơi làng mạc không có tiếng oán giận than sầu" (Nguyễn Trãi). Đằng này, giải pháp duy nhất của ông và các đồng chí là "Luật an ninh mạng", một bộ luật tiếp tục gặp nhiều chỉ trích từ đầu 2019 tới nay.

Chiến Thành

Nguồn : RFA, 24/06/2019

Tham khảo :

- Hoàng Nguyên Vũ, "Xã hội cái gì cũng giả, mỗi lừa nhau là có thật !", Tiếng Dân, 22/06/2019

- Võ Văn Thưởng, "Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam", VietnamNet, 17/06/2019

- Nguyễn Đình Cống, Ngụy biện của ông Võ Văn Thưởng, boxitvn, 21/06/2019

- Thu Trang, Muôn kiểu vạch mặt ăn vạ ở Trung Quốc : Cười ra nước mắt với 1001 chiêu "rạch mặt" không thể mê nổi của các Chí Phèo thời hiện đại, soha.vn, 27/09/2016

- Yêu sách của nhân dân Anb Nam, vi.wikipedia.org/wiki/

- Lãnh đạo Việt Nam lộ rõ lo sợ đối với mạng xã hội

- Quyền lực không quyền lực, vi.wikipedia.org/wiki/

Published in Diễn đàn

Sau cuộc mặc cả chưa thành với Trump, Kim đã nán lại Hà Nội để tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ 1 đến 2/3 (hình như đã rút bớt một ngày so với kế hoạch). Đây thực sự là chuyện hiếm hoi, bởi giữa hai quốc gia "cộng sản nòi" mà theo mô tả của nhà thơ "cung đình" Tố Hữu thì vốn là "anh em… cùng mẹ sinh ra", nhưng phải mất 60 năm mới lại có dịp hội ngộ.

VIETNAM-NKOREA-DIPLOMACY

Hình chụp hôm 1/3/2019 do KCNA cung cấp : Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nắm tay nhau tại một bữa tiệc ở Hà Nội. AFP

Đó là chưa kể, như nhiều nhà bình luận ví von thì Triều Tiên ngày nay được xem như "cái mỏ", còn Việt Nam là "đôi chân" của "chú Khách". "Cái mỏ" là để ông chủ sai bảo khi cần gây khó khăn cho tiến trình phi hạt nhân hóa với Mỹ, thì phải "mổ" ngay. Về mặt địa chiến lược, hẳn chú Khách phải tính toán như thế, song trên thực tế Kim lại không phải là loại người dễ bề để cho kẻ khác sai khiến.

Trong khi đó, để thực thi sáng kiến "vành đai con đường" nhằm phá thế thượng phong toàn cầu của Mỹ thì ông chủ lại rất cần đến "đôi chân" lưỡng dụng, vừa kêu đứa con hoang đàng trở về với đất mẹ (lời Dương Khiết Trì khi trở về nước sau chuyến kinh lý Việt Nam năm 2014), vừa tìm cách mở "đường máu" đưa hàng trăm triệu nông dân tràn xuống Đông Nam Á (Mao tiết lộ với Lê Duẩn thuở nào).

Sứ mệnh của hai anh em "cùng mẹ khác cha" (cùng là cộng sản nhưng gen Đại Hàn và Đại Việt lại chẳng mấy giống nhau) ngàn xưa đã vậy, từ thuở "An Nam đô hộ phủ" và "An Đông đô hộ phủ". Nhưng dù là "An Nam" hay "An Đông" thì cũng đều phải cung phụng thiên triều trong sứ mạng trấn giữ sự yên bình tại "miền biên viễn". 40 năm trước, khi xua quân xâm lược Việt Nam, Đặng cũng từng nói mục đích duy nhất chỉ có vậy (!).

Thế mà lần này, cả "hai anh em" lại không ra nổi cái "Tuyên bố chung" hay chí ít là "Thông cáo chung" trong chuyến thăm cấp nhà nước nói trên. Bởi theo thông lệ thế giới, nhất là đối với nền ngoại giao "định hướng xã hội chủ nghĩa" và "quốc tế vô sản" thì những dịp như thế này thường không thể thiếu những văn kiện "phô diễn" kết quả. Hay liệu đấy là do chính ông chủ muốn thế ?

Chắc vậy ! Nếu ra "Tuyên bố chung" thì rách việc lắm. Này nhé, khi ấy "hai anh em" sẽ phải cam kết ủng hộ nhau, hoặc tuyên bố cùng chia sẻ những vấn đề của nhau trước khi đề cập đến các điểm nóng của khu vực hay thế giới. Hà Nội ủng hộ Kim "phi hạt nhân hóa" thì OK vì đã được bật đèn xanh từ trước, mà nếu chưa có cái "thánh chỉ" ấy thì chắc Kim cũng chẳng dám sang Hà Nội để gặp Trump.

Tuy nhiên, làm sao mà Kim Jong-un lại có thể ủng hộ ông Trọng trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa được ? Ngay đến cả ông nội ông là Kim Nhật Thành có sống lại chắc cũng chẳng dám. Nhất là khi ông này đã từng công khai ủng hộ Trung Quốc chống lưng cho Khơ-me đỏ để làm "Việt Nam chảy máu" và "dạy cho Việt Nam một bài học". Chưa hết, ông này còn dành hẳn cho Sihanouk một cuộc sống vương giả trong căn biệt thự "xa xỉ" tại Bình Nhưỡng để tiện bề "thông lưng" với Bắc Kinh.

Ấy vậy mà tối 1/3, Cả Trọng đã cho tổ chức một chương trình văn nghệ đặc biệt trong khuôn khổ quốc yến chào mừng Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un với tựa đề "Ánh dương Mùa Xuân", do Nhà hát Ca múa kịch Việt Nam thực hiện. Ở đó, các "nghệ sĩ nhân dân" đã biểu diễn các ca khúc "Đam Mê", "Trung Thành" – vốn được sáng tác để tôn vinh Kim Chính Nhật và Kim Nhật Thành.

khonnan2

Hình chụp hôm 1/3/2019 ở Hà Nội : Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un (thứ ba bên phải) chơi đàn bầu, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng (giữa) vỗ tayAFP

Theo tin TTXVN, Chủ tịch Kim đã đặt vòng hoa tri ân tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Thật ra, có lẽ không cần thiết phải phô trương quá lố đến như vậy. Bởi nếu có thế giới tâm linh, thì ngay chính trong cái đêm diễn đặc biệt ấy, hàng vạn liệt sĩ từ chiến trường Vị Xuyên và biên giới Tây Nam đã phải đội mồ về để chứng kiến những bài hát "ngợi ca" cả gia tộc họ Kim.

Bản thông cáo báo chí vắn tắt về chuyến thăm rình rang của Kim, dưới dạng sáo ngữ. Tại đó, Nguyễn Phú Trọng Trọng đã bày tỏ niềm tin, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên, đứng đầu là Chủ tịch Kim, nhân dân Triều Tiên sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cùng thời điểm đó, chính phái bộ Triều Tiên ở Liên Hiệp Quốc phải lên tiếng kêu gọi thế giới cứu đói cho hơn 10 triệu người (chiếm 40% dân số nước này).

Nhưng thông cáo báo chí đã không đề cập gì đến niềm tin của ông Kim đối với sự nghiệp Đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam lẫn công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước. Cả điều Washington mong đợi, Bình Nhưỡng sẽ biến "phép lạ Việt Nam" thành "phép lạ Triều Tiên" cũng không hề có bất cứ một "bóng chữ" nào trong thông cáo.

Nói chuyến thăm là rình rang, bởi khi sang mất tới 66 giờ, còn khi về thì nghe nói nhanh hơn, chỉ tốn khoảng 60 giờ di chuyển bằng xe lửa. Nhưng oái ăm là bên Bình Nhưỡng, người dân phải dậy sớm trước 3 giờ sáng để rước đón chủ tịch trở về sân ga. Trong khi các cháu thiếu nhi Việt Nam, dưới tiết trời lạnh giá ở Đồng Đăng, cũng phải hàng lối chỉnh tề trước 6 giờ sáng để đón đoàn tàu của Kim chủ tịch.

khonnan3

Người dân đến đón Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un ở ga Đồng Đăng, Lạng Sơn hôm 26/2/2019 AFP

Blogger J.B Nguyễn Hữu Vinh đã có lý khi buông lời nhận xét : "Cả nước chộn rộn, quan chức chạy ngược chạy xuôi, học sinh phải nghỉ học, chợ búa đóng cửa, xe cộ bị cấm lưu thông, cờ quạt búa xua, công an như muỗi… Nửa phía Bắc tê liệt một phần, đổ tiền dân như nước lã, đốt giấy vụn. Tất cả chỉ để chào đón một kẻ bị mang danh "côn đồ quốc tế". Điều này thật sự là phản "đắc nhân tâm".

Thế nhưng, ông Trọng và bộ sậu có thể đã "bắn" đến Washington một thông điệp đầy nguy hiểm, rằng Việt Nam và Triều Tiên là những đồng minh chí cốt. Việt Nam có tiếng nói đối với Triều Tiên (nghe thật huyễn hoặc). Quý vị hãy cẩn thận, đừng để "An Nam" và "An Đông" chúng tôi giương cao ngọn cờ xã hội chủ nghĩa ngay trong khu vực Indo-Pacific chiến lược của các ông ! (Kim chúc Trọng trước khi rời Hà Nội).

Việt Nam rình rang đón Kim để làm gì ? Từ cuộc đón tiếp "rình rang" ấy đến cái vị thế "lộng giả thành chân" (when lies become truth), liệu Việt Nam và Triều Tiên sẽ tiến bước trên con đường trở thành những đối tác cùng chung lợi ích, hay sẽ "xuống hố cả nút" (x.h.c.n) trong công cuộc "chống Mỹ cứu Tàu" cho Tập Cận Bình ?

Chiến Thành

Nguồn : RFA, 10/03/019

Published in Diễn đàn