Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam tổ chức duyệt binh ở quần đảo Trường Sa vào dịp Tết Nguyên đán

RFA, 11/02/2024

Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh với sự tham gia của quân đội và người dân ở đảo Trường Sa thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày mùng 1 Tết (tức 10/2). Báo chí Nhà nước loan tin cho biết lễ duyệt binh là để biểu dương lực lượng và thể hiện sự đoàn kết, ý chí quyết tâm giữ gìn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

truongsa1

Duyệt binh ở đảo Trường Sa hôm 10/2/2024 - Hồng Đạt/TTXVN

Quần đảo Trường Sa là nơi đang có tranh chấp về chủ quyền giữa Việt Nam và một số nước trong khu vực bao gồm Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Việt Nam hiện nắm giữ 27 thực thể ở quần đảo này. Đây cũng là nơi Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đá Gạc Ma của Việt Nam vào năm 1988.

Thông tin trên các trang báo của Việt Nam không cho biết cụ thể có bao nhiêu người tham gia cuộc duyệt binh vào dịp đầu năm mới nhưng các hình ảnh được loan tải rộng rãi cho thấy tham gia duyệt binh gồm các lực lượng quân đội đóng quân trên đảo Trường Sa, cán bộ và công chức khối dân chính Đảng và người dân trên đảo.

Đảo Trường Sa thủ phủ do Việt Nam thiết lập trên quần đảo Trường Sa, cách đất liền gần 500 km. Đảo có điều kiện vật chất tốt nhân trong số các thực thể mà Việt Nam đang kiểm soát ở quần đảo, có sân bay, cầu cảng có thể đón được tàu lớn. 

Nguồn : RFA, 11/02/2024

**********************

Tàu Hải quân Việt Nam thăm Malaysia rồi dự diễn tập đa phương MILAN ở Ấn Độ

RFA, 09/02/2024

Tàu 20, thuộc Hải đội 132, Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân Việt Nam vào ngày 8/2 cập cảng Lumut bắt đầu chuyến thăm chính thức Malaysia.

truongsa02

Tàu 20 trong đội hình diễn tập ngày 28/05/202 - Ảnh minh họa

Mạng báo Quân đội Nhân dân loan tin trong cùng ngày cho biết Tàu 20 lên đường từ ngày 2/2 và đây là chuyến thăm Malaysia thứ sáu của tàu Hải quân Việt Nam.

Vào ngày 9/2, Trưởng đoàn phía Việt Nam do Đại tá Đoàn Bảo Anh- Phó Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, đến chào xã giao Đề đốc Harisundar Rajoo- Phó Tư lệnh Hạm đội Miền Tây, Hải quân Malaysia.

Chuyến thăm Malaysia gần nhất của Hải quân Việt Nam diễn ra vào tháng 5 năm 2023. Lúc đó Tàu 20 đến Langkawi tham dự Triển lãm Hàng hải & Hàng không Vũ trụ Quốc tế (LIMA) năm 2023.

Tại cảng Lumut trong chuyến thăm này, ngoài những hoạt động giao lưu giữa phái đoàn Hải quân Việt Nam và Hải quân Malaysia, Tàu 20 sẽ được tiếp nhiên liệu và bổ sung lượng dự trữ để lên đường đi Ấn Độ tham gia Diễn tập Hải quân đa phương MILAN năm 2024 tại thành phố Visakhapatnam.

Diễn tập Hải quân đa phương MILAN do Hải quân Ấn Độ tổ chức lần đầu tiên vào năm 1995, và tiếp đó diễn ra định kỳ hai năm một lần. Trong giai đoạn đầu từ 1995 đến năm 2000, Diễn tập Hải quân đa phương MILAN quy tụ chủ yếu những quốc gia Nam Á và Đông Nam Á ; sau đó hoạt động này được mở rộng ra với sự tham gia của các đảo quốc ở khu vực Tây Thái Bình Dương, ven Tây Thái Bình Dương.

Nguồn : RFA, 09/02/2024

Published in Việt Nam

Quần đảo Hoàng Sa và một số thực thể ở Trường Sa hiện do Trung Quốc chiếm đóng đều bị nước này giành lấy từ những cuộc tấn công quân sự đối với Việt Nam. Năm 2024 là 50 năm Trung Quốc hoàn tất việc cưỡng chiếm Hoàng Sa. Năm nay cũng là 36 năm Trung Quốc tấn công một số thực thể ở Trường Sa và lần đầu hiện diện ở phía nam Biển Đông.

RFA có cuộc trao đổi với hai nhà nghiên cứu là Luật gia Hoàng Việt ở Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và Tiến sĩ Lê Vĩnh Trương, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, một tổ chức phi chính phủ đăng kí tại Pháp, về một số vấn đề liên quan đến chủ quyền đối với hai quần đảo lớn nhất này trên Biển Đông. 

chiemhuu0

Liệu Trung Quốc có thể sử dụng quyền "chiếm hữu theo thời hiệu" để giành được chủ quyền về mặt pháp lý đối với những thực thể này không ?

Chiếm đóng bằng vũ lực 

Trao đổi với RFA qua email, Tiến sĩ Lê Vĩnh Trương cho rằng đối với Hoàng Sa và các thực thể ở Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đóng, bất kể nước này quản lý các thực thể đó bao lâu đi nữa, họ cũng không thể nhận được sự công nhận của quốc tế về mặt chủ quyền. Theo Tiến sĩ Lê Vĩnh Trương, đến nay thì Trung Quốc chiếm giữ Hoàng Sa trên thực tế đã 50 năm, nhưng điều đó không ảnh hưởng gì đến tính chính nghĩa của Việt Nam trong vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa. Bởi lẽ Trung Quốc đã đánh chiếm lãnh thổ Hoàng Sa bằng vũ lực, vi phạm hiến chương Liên Hiệp Quốc và Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1970, theo đó không công nhận bất kỳ lãnh thổ nào được thụ đắc bằng bạo lực. Việt Nam không cần lo lắng họ chiếm Hoàng Sa càng lâu thì mình mất chính nghĩa đối với vùng lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc. Từ sau khi thế giới có Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Nghị quyết 2625 năm 1970 thì Trung Quốc có chiếm đóng Hoàng Sa bao lâu đi nữa cũng không ai công nhận chủ quyền của họ cả.

Theo Tiến sĩ Lê Vĩnh Trương, Việt Nam chỉ mất Hoàng Sa thực sự khi công khai thừa nhận chủ quyền của họ đối với quần đảo này. Nhưng Việt Nam sẽ không bao giờ làm như vậy. Hôm 20/1 mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa đã tuyên bố  chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, nhân 50 năm Trung Quốc đánh chiếm quần đảo bằng bạo lực.

Trao đổi với RFA, Tiến sĩ Lê Vĩnh Trương nhấn mạnh rằng 14 năm sau Hoàng Sa, đến 1988, Trung Quốc một lần nữa dùng bạo lực để tiến xuống Trường Sa. Đây là lần đầu tiên họ thụ đắc lãnh thổ ở Trường Sa. Có thể nói, lịch sử thụ đắc lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông phần lớn là bằng con đường bạo lực, xâm lược, trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ngày nay, họ vẫn đang tiếp tục tăng cường quân sự hóa ở Hoàng Sa và Trường Sa bằng cách xây dựng đảo nhân tạo, lắp đặt thêm vũ khí tối tân. Họ làm cho Biển Đông có nguy cơ trở thành điểm nóng của khu vực. Ông Lê Vĩnh Trương cho rằng cộng đồng quốc tế sẽ không làm ngơ trước điều đó vì đây là tuyến hàng hải huyết mạch này của thế giới.

"Chiếm hữu theo thời hiệu"

Theo luật gia Malcolm N. Shaw, trong sách "International Law", bản in năm 2008 xuất bản lần sáu, thì "chiếm hữu theo thời hiệu" (prescription acquisitive) là cách thức thụ đắc lãnh thổ bằng con đường chiếm hữu liên tục trong thời gian dài, bất kể lãnh thổ đó được chiếm hữu một cách bất hợp pháp, nhưng việc chiếm hữu kéo dài một một khoảng thời gian dài mà quốc gia có chủ quyền với nó lại không phản đối trong một thời gian dài. Trung Quốc đã chiếm hữu Hoàng Sa và một phần Trường Sa bằng vũ lực trong một thời gian dài, 50 năm với Hoàng Sa và 36 năm với một phần Trường Sa.

RFA đặt câu hỏi với Luật gia Hoàng Việt ở Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh rằng liệu Trung Quốc có thể sử dụng quyền "chiếm hữu theo thời hiệu" để giành được chủ quyền về mặt pháp lý đối với những thực thể này không. Thạc sĩ Hoàng Việt nói :

"Luật pháp quốc tế về chủ quyền không có một quy định rõ ràng, mà nó rải rác qua nhiều văn bản, như Hiến chương Liên Hiệp Quốc, các án lệ quốc tế, các học thuyết pháp lý quốc tế. Trong các văn bản trên, không có chỗ nào nói một vùng lãnh thổ sẽ bị mất, không thể kiện sau khi bị chiếm hữu 50 năm. 

Chủ quyền là câu chuyện kéo dài có thể hàng trăm năm vẫn không chấm dứt được. Ta lấy ví dụ tranh chấp đối với đảo Falkland / Malvinas giữa Anh quốc và Argentina. Năm 1982, lúc đó nước Anh đã chiến thắng tại Tòa Công lý Quốc tế và thậm chí còn chiến thắng trong một cuộc hải chiến trên biển đối với Argentina. Thế nhưng bây giờ nếu hỏi người Argentina là họ đã từ bỏ giấc mơ đòi lại quần đảo Falkland / Malvinas hay chưa thì câu trả lời là chưa. 

Rất nhiều vùng lãnh thổ khác trên thế giới cũng vậy. Ví dụ vùng lãnh thổ Sabah đã thuộc về Malaysia từ lâu nhưng vẫn là nỗi đau trong lòng người Philippines. Người Philippines chưa quên được. Hoặc như tranh chấp quần đảo Kuril giữa Nga và Nhật Bản vẫn chưa ngừng. Có thể nói đó là những tranh chấp kéo dài hằng trăm năm vẫn không thể hết. 

Luật quốc tế không có điều khoản nào hạn chế một thời hiệu theo cái nghĩa là sau bao nhiêu năm thì không được khởi kiện nữa. Như trong vụ Tòa án Công lý Quốc tế xét xử tranh chấp đối với đảo Pedra Branca giữa Malaysia và Singapore, trong đó Malaysia lập luận rằng họ có một tiểu vương đã thiết lập chủ quyền đầu tiên. Nhưng người tới đảo sớm nhất này đã không tiếp tục giữ chủ quyền mà bỏ đi. Sau này là người Singapore đã giữ đảo, rồi người Anh chiếm giữ và sau đó trao trả lại cho Singapore. Tòa đã phán quyết là người thiết lập chủ quyền đầu tiên là Malaysia, nhưng người chiếm giữ thực tế một cách hòa bình và lâu dài là Singapore nên đã trao quyền sở hữu cho Singapore. 

Câu chuyện Hoàng Sa thì hoàn toàn khác. Trung Quốc không phải dùng biện pháp hòa bình mà dùng bạo lực, trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Nghị quyết 2625 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1970. Trong luật quốc tế cũng có quy định rằng nếu một lãnh thổ bị xâm chiếm mà không lên tiếng phản đối thì sẽ mặc nhiên bị coi là công nhận chủ quyền của bên chiếm đóng. 

Nhưng với trường hợp Hoàng Sa thì Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã ngay lập tức lên tiếng phản đối. Sau đó Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kế thừa Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, cũng liên tục lên tiếng phản đối Trung Quốc, hằng năm hoặc mỗi khi có sự kiện liên quan. 

Đó là chưa kể trong các "cuộc chiến công hàm" năm 2019, 2020, 2021 thì Việt Nam đã liên tục lên tiếng khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa (và cả Trường Sa). Ngoài ra, trong các năm trước đó, những năm như 2014, 2011 thì Việt Nam cũng gửi rất nhiều công hàm khẳng định chủ quyền. Như vậy, không thể nói Việt Nam im lặng và như vậy mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trong trường hợp này".

Hằng năm, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam vẫn thường lặp đi lặp lại một câu nói theo mẫu là "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

RFA đặt câu hỏi với Luật gia Hoàng Việt rằng sự lặp đi lặp lại một cách "nhàm chán" và đôi khi "gây cười trên mạng xã hội" này có phải là một cách phá bỏ khả năng "chiếm hữu theo thời hiệu" của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa ? Ông Hoàng Việt giải thích : 

"Không phải. Không hẳn như vậy. Vì "chiếm hữu theo thời hiệu" đòi hỏi mấy yếu tố, trước hết là phải chiếm hữu bằng biện pháp hòa bình. Mà ngay đối với điều kiện đầu tiên này thì Trung Quốc đã không thỏa mãn rồi. Một khi đã chiếm giữ lãnh thổ bằng cách vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc, vi phạm Nghị quyết 2625 năm 1970 thì không thể "chiếm hữu theo thời hiệu" được. 

Còn người phát ngôn Bộ ngoại giao phát biểu liên tục hằng năm rằng Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa là để ít nhất luôn luôn nhắc nhở quốc tế về thái độ và lập trường của Việt Nam đối với vấn đề này, chứ không phải Việt Nam im lặng". 

Việt Nam cần có sức mạnh tổng hợp 

Mặc dù Trung Quốc không thể nhận được sự đồng thuận quốc tế đối với "chủ quyền" của họ ở những thực thể ở Hoàng Sa và Trường Sa nhưng nước này lại đang kiểm soát trên thực tế đối với Hoàng Sa và có sức mạnh quân sự lớn nhất ở Trường Sa.

Trao đổi với RFA về sự chênh lệch lực lượng này giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Biển Đông, Tiến sĩ Lê Vĩnh Trương cho rằng mặc dù Trung Quốc đã chiếm ưu thế trên Biển Đông nhưng không phải là Việt Nam đã bị bịt đường ra biển. Việt Nam vẫn còn một phần Trường Sa. Việt Nam quản lý trên thực tế nhiều thực thể địa lý nhất ở đó. Dù nguồn lực kinh tế của Việt Nam không bằng Trung Quốc nhưng nhà cầm quyền có những động thái nỗ lực. 

Ngoài ra, theo Tiến sĩ Lê Vĩnh Trương, Trung Quốc đòi hỏi đường lưỡi bò chiếm hơn 80% Biển Đông, nhưng theo Luật biển Quốc tế thì Biển Đông có một phần lớn là vùng biển quốc tế. Các vùng giàu tài nguyên dầu khí nằm gần bờ biển Việt Nam. Việt Nam có rất nhiều đối tác quốc tế có thể hợp tác về công nghệ, tài chính và có thể một phần nào là chính trị để cùng khai thác, phát triển. Bên cạnh đó, các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam với Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, và một số nước khác nếu có thể giải quyết bằng biện pháp thương lượng hòa bình thì sẽ càng giúp cho Việt Nam giữ được biển, tạo điều kiện để tiếp tục phát triển sức mạnh trên biển. Sức mạnh trên biển sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh tồn của dân tộc trong hiện tại và tương lai. 

Cuối cùng, vị thành viên lâu năm của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông cho rằng sức mạnh tổng hợp bao gồm kinh tế , chính trị, ngoại giao và cả quân sự là vô cùng cần thiết cho Việt Nam. Nếu không có sức mạnh tổng hợp thì mơ ước khó mà thành hiện thực. Có sức mạnh tổng hợp thì mới phát huy được thế mạnh pháp lý đối với Hoàng Sa Trường Sa và Biển Đông. 

Nguồn : RFA, 06/02/2024

Published in Diễn đàn

Đầu năm 2024, trang thông tin điện tử Ban dân tộc tỉnh Bình Thuận đăng kế hoạch  kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm.

sukien1

Người dân biểu tình chống Trung Quốc ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 22/7/2012. AFP

Nằm đầu danh sách là kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Những ngày được kỷ niệm sau đó là 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ; 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ ; 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ; 79 năm Ngày cách mạng tháng Tám ; Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

Ngoài ra còn có kỷ niệm ngày sinh của một loạt lãnh đạo quá cố của Đảng, Nhà nước như Trần Phú, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Lương Bằng… Sau cùng là kỷ niệm ngày sinh Vladimir Lenin, Karl Marx, Friedrich Engels.

Trang web nói rõ, việc tổ chức kỷ niệm nhằm tuyên truyền sâu rộng về truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc ; lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, ý chí tự lực, tự cường và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc ; góp phần củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân vào sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

Điều đáng nói là ngày Việt Nam mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc 19/1, ngày Trung Quốc đem quân xâm lược sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam 27/2, ngày Trung Quốc chiếm một số đảo của Việt Nam ở Trường Sa 14/3 không có trong danh sách kỷ niệm của tỉnh Bình Thuận.

sukien2

Cảnh sát giải tán người biểu tình trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 9/12/2012. AFP

Nhiều năm trước đây, vào ngày 19/1 và ngày 14/3, nhiều người dân tập trung tại tượng đài Lý Thái Tổ ở trung tâm Hà Nội và tượng đài Đức Thánh Trần ở bến Bạch Đằng, Sài Gòn để thắp hương tưởng niệm các tử sĩ, nhưng thường xuyên bị chính quyền ngăn cản. Năm nay, kỷ niệm 50 năm ngày mất Hoàng Sa, an ninh chặn những nhân vật bất đồng chính kiến ngay tại nhà nên không có cuộc tưởng niệm đông người và công khai nào diễn ra.

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên trưởng ban nghiên cứu - Ban dân Vận Trung ương nói với RFA suy nghĩ của ông sáng 7/2/2024 :

"Hiện nay, nói chung là người ta chú trọng đến những ngày kỷ niệm của Đảng cộng sản hơn là những ngày tưởng niệm của dân tộc. Những ngày như trận hải chiến Hoàng Sa của hải quân Việt Nam Cộng Hòa, hay ngày 17/2 khi Trung Quốc đem quân xâm lược sáu tỉnh biên giới phía Bắc… Đó là những sự kiện lịch sử nhưng lại không dám tổ chức kỷ niệm. Người dân đã phản đối, đã chê trách nhưng họ vẫn cứ lỳ ra không chịu sửa. Như thế là quá sợ Tàu, trong khi tàu vẫn lấy những ngày đó để kỷ niệm chiến thắng oanh liệt để tuyên truyền. Việt Nam thì im re. Như thế là có tội với nhân dân Việt Nam, có tội với dân tộc Việt Nam".

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc bày tỏ quan điểm của ông trong cùng ngày :

"Đầu năm 2023, tôi đã rất ngạc nhiên khi các chương trình kỷ niệm cho năm đăng trên trang web của Bộ Công thương không hề có ngày 19 tháng giêng, 17 tháng 2 và 14 tháng 3. Và năm nay, trên trang web chính thức của tỉnh Bình Thuận, ba sự kiện này đã bị gạt ra ngoài lề.

Chúng ta nên nhớ, cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía Bắc và biên giới phía Tây Nam cũng như cuộc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông hết sức là gay go. Máu của đồng bào, của chiến sĩ không phải là nước lã. Tôi không biết lãnh đạo Việt Nam sợ cái gì mà lặng im trong khi Trung Quốc vẫn tưởng niệm ba ngày này. Họ vẫn ca ngợi cái mà họ gọi là phản kích tự vệ, thu hồi lãnh thổ về cho Trung Quốc. Nếu mà hành xử như vậy thì làm sao mà giáo dục cho thế hệ trẻ ? Nếu mai này mà có chiến tranh xảy ra, ai sẽ là người cầm súng ?

Bạn bè là bạn bè, đồng chí là đồng chí nhưng quyền lợi quốc gia là tối thượng. Tôi xin nhắc lại, năm 2014, khi phát biểu tại Manila, Thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu rất đanh thép : Không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông".

Tháng 5/2014, thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng có chuyến thăm và làm việc tại Philippines. Trả lời báo chí quốc tế về hành xử của Việt Nam về tình hình Biển Đông, ông Dũng nhấn mạnh : "Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".

Với việc tỉnh Bình Thuận bỏ ba ngày liên quan đến Trung Quốc ra khỏi danh sách kỷ niệm năm 2024, luật sư Đặng Đình Mạnh nêu quan điểm của ông với RFA :

"Đọc bản kế hoạch tuyên truyền về các ngày lễ trong năm 2024, trong đó, bao gồm việc tuyên truyền kỷ niệm ngày sinh của các lãnh đạo Cộng sản đã mất. Thế nhưng, điều mà tôi thật sự thất vọng sâu sắc khi không đề cập gì đến các sự kiện mất Hoàng Sa và Trường Sa. Điều đó chứng tỏ chế độ không hề có ý chí khôi phục lãnh thổ bị đánh chiếm. Không những thế, họ xem trọng ngày sinh lãnh tụ của họ hơn là khôi phục lại lãnh thổ bị chiếm mất.

Với giặc ngoại xâm từ phương bắc, không phải thế hệ chúng ta mới phải đối diện với điều đó. Nào là Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… Thế hệ nào bị ngoại xâm, thế hệ đó đứng lên đánh đuổi, khôi phục nền độc lập, thu hồi lại lãnh thổ một cách sòng phẳng, dứt khoát. Chỉ đến thế hệ chúng ta, với sự cai trị của Cộng Sản mới nhu nhược, đớn hèn với chủ trương để lại di sản chống ngoại xâm cho thế hệ con cháu… Tôi đã nghĩ, lãnh thổ thiêng liêng của đất nước, thì chỉ có người dân mới quan tâm, chứ nó không phải là sự quan tâm của Đảng cộng sản".

sukien3

Một người lính Hải quân Việt Nam đứng canh gác tại đảo Thuyền Chài thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Reuters

Vào ngày 19/1/2024, tròn 50 năm ngày mất Hoàng Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng phát biểu trước báo giới rằng, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa được xác lập ít nhất từ thế kỷ 17, phù hợp với luật pháp quốc tế và được các nhà nước kế tiếp nhau của Việt Nam thực hiện một cách hòa bình, liên tục, công khai.

Một tuần sau, ngày 24/1/2024, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói trong cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh rằng, Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, phát triển, quản lý các đảo và quần đảo, và tiếp tục thực thi quyền chủ quyền đối với những đảo và quần đảo đó. Trung Quốc luôn luôn phản đối tuyên bố chủ quyền phi pháp của các nước liên quan đối với lãnh thổ Hoa Lục và sẽ tiếp tục bảo vệ vững chắc chủ quyền của nước mình.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 07/02/2024

Published in Diễn đàn

Trung Quc bác b ch quyn ca Vit Nam đi vi qun đo Hoàng Sa

VOA, 24/01/2024

B Ngoi giao Trung Quc hôm th Tư (24/1) nói các yêu sách ch quyn ca Trung Quc đi vi qun đo Hoàng Sa và Trường Sa Bin Đông đã được "lch s" chng minh, sau khi Vit Nam vào cui tun qua nhc li rng mình có đ cơ s pháp lý và bng chng lch s đ khng đnh ch quyn đi vi các qun đo này.

chuquyen1

Người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc Uông Văn Bân.

Hôm 20/1, khi tr li câu hi ca gii truyn thông nhân s kin 50 năm Trung Quc xâm lược qun đo Hoàng Sa năm 1974, người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Phm Thu Hng nói rng : "Vit Nam có đy đ cơ s pháp lý và bng chng lch s đ khng đnh ch quyn ca Vit Nam đi vi hai qun đo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó, ch quyn ca Vit Nam đi vi Hoàng Sa được xác lp ít nht t thế k XVII, phù hp vi lut pháp quc tế và được các nhà nước kế tiếp nhau ca Vit Nam thc hin mt cách hòa bình, liên tc, công khai".

Tuy nhiên, B Ngoi giao Trung Quc nói tuyên b ca Trung Quc "hoàn toàn được lch s và lut pháp chng minh".

"Trung Quc là nước đu tiên phát hin, đt tên, phát trin và qun lý các đo và qun đo này, đng thi tiếp tc thc thi quyn tài phán ch quyn đi vi chúng", người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc Uông Văn Bân nói ti cuc hp báo thường k hôm 24/1 khi được đt câu hi v khng đnh ch quyn ca Vit Nam.

"Trung Quc phn đi các yêu sách bt hp pháp ca các nước liên quan đi vi lãnh th Trung Quc và s tiếp tc bo v vng chc ch quyn ca mình", đi din ca B Ngoi giao Trung Quc nói thêm.

S kin Vit Nam tái khng đnh các yêu sách ch quyn ca mình din ra nhân dp 50 qun đo Hoàng Sa b Trung Quc đánh chiếm dưới thi Vit Nam Cng Hòa, đng thi cũng trùng hp vi vic Philippines trong nhng tháng qua liên tc tuyên b ch quyn mnh m các khu vc khác trên Bin Đông sau các cuc chm trán kch tính trên bin gia các tàu Trung Quc và Philippines gn khu vc tranh chp.

Tng thng Philippines Ferdinand Marcos Jr d kiến s có chuyến công du Vit Nam vào tun ti và mt tha thun v hp tác quân s gia lc lượng hi cnh ca hai nước được cho là sp được trin khai, theo truyn thông Philippines.

Theo bn sao d tho cui cùng ca Biên bn ghi nh (MoU) gia hai nước mà t Inquirer có được nêu rõ rng mc tiêu hp tác hàng hi gia lc lượng tun duyên Philippines và cnh sát bin Vit Nam là nhm "tăng cường hiu biết, tin tưởng ln nhau và tin cy hp tác hướng ti thúc đy, duy trì và bo v li ích chung ca h khu vc Đông Nam Á".

Trước đó, Tng thng Philippines cũng đ cp đến vic xây dng mt B quy tc ng x riêng vi Vit Nam, Malaysia và các quc gia khác Đông Nam Á.

Trong khi đó, mi quan h gia Vit Nam và Trung Quc cũng tri nhiu giai đon căng thng trong nhng năm qua vì vn đ tranh chp ch quyn trên Bin Đông. Mc dù tình trng căng thng này đã phn nào gim bt sau khi Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình đến thăm Hà Ni vào tháng 12 va qua, nhưng Hà Ni có th vn sn sàng đi mt vi nhng thách thc trước s quyết đoán ngày càng tăng ca Trung Quc Bin Đông, theo Reuters.

Trong chuyến thăm ca ông Tp, Vit Nam và Trung Quc đã ký tha thun hướng ti xây dng mt cng đng "chia s tương lai", nhưng theo chuyên gia Greg Poling ca Trung tâm Nghiên cu Chiến lược Quc tế (CSIS) ca M, thì đây là mt "la chn chiến lược rõ ràng đ xoa du Bc Kinh trong khi tích cc theo đui mi quan h cht ch hơn vi Washington, Tokyo, Canberra và các nước khác".

Nguồn : VOA, 24/01/2024

**************************

Trung Quốc bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa

RFA, 24/01/2024

Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 24/1 lặp lại tuyên bố Hoa Lục có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông dựa trên căn cứ lịch sử.

chuquyen2

Một người lính Hải quân Việt Nam đứng canh gác tại đảo Thuyền Chài thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Reuters

Phản bác của Bắc Kinh được đưa ra sau khi vào ngày 20/1 Phát ngôn nhân Phạm Thu Hằng của Bộ Ngoại giao Chính phủ Hà Nội lặp lại quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc ngang nhiên dùng vũ lực cưỡng chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng lặp lại câu nói : "Như đã nhiều lần nêu rõ, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa được xác lập ít nhất từ thế kỷ XVII, phù hợp với luật pháp quốc tế và được các nhà nước kế tiếp nhau của Việt Nam thực hiện một cách hòa bình, liên tục, công khai.

Mọi hành động sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là việc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trong quan hệ giữa các quốc gia là hoàn toàn đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, không thể tạo ra danh nghĩa chủ quyền, cũng như không thể làm thay đổi sự thật chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam".

Phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc hoàn toàn dựa trên căn cứ lịch sử và pháp lý.

Phát ngôn nhân Uông Văn Bân nói trong cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh ngày 24/1 rằng "Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, phát triển, quản lý các đảo và quần đảo (ở Biển Đông), và tiếp tục thực thi quyền chủ quyền đối với những đảo và quần đảo đó. Trung Quốc luôn luôn phản đối tuyên bố chủ quyền phi pháp của các nước liên quan đối với lãnh thổ Hoa Lục và sẽ tiếp tục bảo vệ vững chắc chủ quyền của nước mình".

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông qua đường đứt khúc do họ vạch ra ; đường này bị Philippines kiện và Tòa trọng tài Thường trực ở La Haye vào tháng 7/2016 tuyên đường đó không có giá trị cả về mặt lịch sử và pháp lý. Tuy nhiên Trung Quốc không tham gia vụ kiện, không thừa nhận phán quyết của tòa.

Nguồn : RFA, 24/12/2024

****************************

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974

RFA, 20/01/2024

Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày 20/1 nêu quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc ngang nhiên dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974.

bongoaigiao1

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh Bộ Ngoại giao

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng lặp lại câu nói :

"Như đã nhiều lần nêu rõ, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa được xác lập ít nhất từ thế kỷ XVII, phù hợp với luật pháp quốc tế và được các nhà nước kế tiếp nhau của Việt Nam thực hiện một cách hòa bình, liên tục, công khai.

Mọi hành động sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là việc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trong quan hệ giữa các quốc gia là hoàn toàn đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, không thể tạo ra danh nghĩa chủ quyền, cũng như không thể làm thay đổi sự thật chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam".

Truyền thông nhà nước không nêu thêm thông tin nào ngoài câu khẳng định trên của người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Mặc dù nhiều tổ chức dân sự trong và ngoài nước lên tiếng yêu cầu Việt Nam nên kiện Trung Quốc hoặc có động thái mạnh mẽ hơn trong sự kiện 50 năm Hoàng Sa bị cưỡng chiếm bởi Trung Quốc.

Quần đảo Hoàng Sa là một nhóm gồm hơn 30 đảo, rạn san hô, cồn cát và bãi đá ngầm ở Biển Đông.

Từ thế kỷ XVII, đã có những đội ngư binh Hoàng Sa do các chúa Nguyễn tổ chức ra khai thác, khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này.

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, quần đảo Hoàng Sa vẫn là ngư trường truyền thống và đặt dưới sự quản lý của các chính quyền ở Việt Nam.

Tuy nhiên, vào ngày 19/1/1974, Trung Quốc đã ngang nhiên sử dụng vũ lực để chiếm đoạt quần đảo này từ chính quyền Việt Nam Cộng Hoà. Trung Quốc sau đó đã xây dựng và cải tạo trái phép các thực thể bị chiếm đóng ở Hoàng Sa, dù có sự phản đối của quốc tế và phía Việt Nam.

Nguồn : RFA, 20/01/2024

***************************

Nhà nước Việt Nam đã từ lâu và liên tục thực hiện chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa

Nguyễn Bá Diến, violet.vn, 14/09/2017

hoangsa1

Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo ở ngoài khơi Việt Nam trong Biển Đông (1) : Quần đảo Hoàng Sa chỗ gần nhất cách đảo Ré một đảo ven bờ của Việt Nam khoảng 120 hải lý, cách Đà Nẵng khoảng 170 hải lý về phía Đông, và quần đảo Trường Sa chỗ gần nhất cách Vịnh Cam Ranh khoảng 250 hải lý về phía Đông.

Nhận thức của các nhà hàng hải thời xưa về Hoàng Sa và Trường Sa lúc đầu còn mơ hồ. Họ chỉ biết có một khu vực rộng lớn rất nguy hiểm cho tàu thuyền vì ở đó có những bãi đá ngầm. Ngày xưa, người Việt Nam gọi đó là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn Lý Hoàng Sa, và quần đảo Trường Sa hoặc Vạn Lý Trường Sa như các sách và bản đồ cổ của Việt Nam đã chứng tỏ. Hầu như tất cả các bản đồ của các nhà hàng hải phương Tây từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII đều vẽ chung quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa làm một dưới cái tên Pracel, Parcel hay Paracels (2). Các bản đồ trên nói chung đều xác định vị trí khu vực Pracel (tức là cả Hoàng Sa và Trường Sa) là giữa Biển Đông, phía đông Việt Nam, bên ngoài những đảo ven bờ của Việt Nam. Về sau, với tiến độ của khoa học và hàng hải, người ta đã phân biệt có hai quần đảo : quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Hai quần đảo mà các bản đồ hàng hải quốc tế ngày nay ghi là Paracels và Spatley hoặc Spratly chính là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Những tên "Tây Sa" và "Nam Sa" là tên phía Trung Quốc mới đưa ra mấy thập kỷ gần đây để phục vụ cho yêu sách đòi chủ quyền của họ. Từ lâu, nhân dân Việt Nam đã phát hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo đó một cách thật sự, liên tục và hòa bình.

1. Chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Nhiều sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam ghi chép rõ Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa và Trường Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn Lý Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ Việt Nam.

Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, tập bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá, tên chữ là Công đạo, soạn vẽ vào thế kỷ XVII, ghi rõ trong lời chú giải bản đồ vùng Phủ Quảng Nghĩa, xứ Quảng Nam : "giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng", "Họ Nguyễn (3) mỗi năm vào tháng cuối của mùa Đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hóa vật, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn".

Trong Giáp Ngọ bình nam đồ, bản đồ xứ Đàng Trong do Đoán quận công Bùi Thế Đạt vẽ năm 1774, Bãi Cát Vàng cũng được vẽ là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam (4).

Phủ biên tạp lục, cuốn sách của nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 – 1784) viết về lịch sử, địa lý, hành chính xứ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn (1558 – 1775) khi ông được triều đình bổ nhiệm phục vụ tại miền Nam, chép rõ đảo Đại Trường Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) thuộc phủ Quảng Ngãi. "Xã An Vĩnh" (5), huyện Bình Sơn, Phủ Quảng Nghĩa, ở ngoài cửa biển có núi (6) gọi là Cù Lao Ré, rộng hơn 30 dặm (7), có phường Tứ Chính, dân cư trồng đậu, ra biển bốn canh thì đến, phí ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa. Trước kia có nhiều hải vật và hóa vật của tầu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi ba ngày đêm mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải".

Đại Nam nhất thống toàn đồ, bản đồ nước Việt Nam vẽ vào khoảng năm 1838, ghi "Hoàng Sa" – "Vạn Lý Trường Sa" thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Đại Nam nhất thống chí, bộ sách địa lý Việt Nam do Quốc sử quán nhà Nguyễn (1802 – 1845) soạn xong năm 1882 (8) ghi Hoàng Sa là bộ phận lãnh thổ Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Nghĩa. Đoạn nói về hình thể tỉnh Quảng Nghĩa, cuốn sách viết : "Phía Đông có đảo cát - đảo Hoàng Sa - liền với biển làm hào ; phía Tây là miền sơn man, có lũy dài vững vàng ; phía Nam liền với tỉnh Bình Định, có đèo Bến Đá chặn ngang, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, có ghềnh Sa Thổ làm giới hạn".

Nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây trong những thế kỷ trước đều xác nhận Hoàng Sa (Pracel hay Paracel) thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Một giáo sĩ phương Tây đi trên tàu Amphitrile từ Pháp sang Trung Quốc năm 1701 viết trong một lá thư rằng : "Paracel là một quần đảo thuộc vương quốc An Nam" (9).

J.B. Chaigneau, cố vấn của vua Gia Long, năm 1820 đã viết trong phần chú thích bổ sung vào cuốn Hồi Ký về nước Cochinchine (10) : "Nước Cochinchine mà nhà vua bấy giờ đã lên ngôi Hoàng đế gồm xứ Cochinchine và xứ Đông Kinh (11)… một vài đảo có dân cư không xa bờ biển và quần đảo Paracel do những đảo nhỏ, ghềnh và đá không có dân cư hợp thành…" (12).

Giám mục J.L. Taberd, trong bài "Ghi chép về địa lý nước Cochinchine" xuất bản năm 1837, cũng mô tả "Pracel hay Paracels" là phần lãnh thổ nước Cochinchine và nói rõ người Cochinchine gọi Pracel hay Paracels là "Cát Vàng" (13). Trong An Nam đại quốc họa đồ xuất bản năm 1838, ông đã vẽ một phần của Paracel và ghi "Paracel hay Cát Vàng" (Paracel seu Cát Vàng) ở ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam, vào khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện nay (14).

Trong bài "Địa lý vương quốc Cochinchina (15) của Gutzlaff, xuất bản năm 1849 có đoạn nói rõ Paracels thuộc lãnh thổ Việt Nam và chú thích cả tên Việt Nam là "Cát Vàng".

Với tư cách là người làm chủ, trong nhiều thập kỷ nhà nước phong kiến Việt Nam đã nhiều lần tiến hành điều tra khảo sát địa hình và tài nguyên hải quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các sách địa lý và lịch sử của Việt Nam từ thế kỷ XVII đã ghi lại kết quả các cuộc khảo sát đó.

Trong Toàn tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư (thế kỷ XVII) : "Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển, từ cửa Đại Chiêm (16) đến cửa Sa Vinh (17) mỗi lần có gió Tây Nam thương thuyền các nước đi ở phía ngoài trong trôi dạt ở đấy, có gió Đông Bắc thì thương thuyền đi ở phía ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả, hàng hóa thì đều để lại ở nơi đó" (18).

Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1776) : "Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Phủ Quảng Nghĩa ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc, có nhiều cù lao, các núi (19) linh tinh hơn 130 hòn cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước hơn 30 dặm, bằng phẳng, rộng lớn, nước trong suốt đáy. Trên đảo có vô số tổ yến, các thứ chim có hàng ngàn hàng vạn, thấy người thì đậu vòng quanh không tránh, trên bãi vật lạ rất nhiều. Ốc hoa thì có tai voi, to như chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc đục không như ngọc trai, cái vỏ có thể đẽo làm tấm bài được, lại có thể nung vôi xây nhà ; có ốc xà cừ để khảm đồ dùng ; lại có ốc hương. Các thứ ốc đều có thể muối và nấu ăn được... Các thuyền ngoại phiên gặp bão thường bị hư hại (20) ở đảo này...".

Đại Nam thực lục tiền biên, Bộ sử về chúa Nguyễn do Quốc sử quán nhà Nguyễn soạn xong năm 1844, có đoạn viết : "Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Phủ Quảng Nghĩa ở ngoài biển, có hơn 130 bãi cát, cách nhau hoặc một ngày đường hoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn Lý Trường Sa. Trên bãi có giếng nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích, v.v…".

Trong Đại Nam nhất thống chí (1882) : "Đảo Hoàng Sa : ở phía Đông Cù Lao Ré huyện Bình Sơn, từ bờ biển Sa Kỳ ra khơi thuận gió, ba bốn ngày đêm có thể đến. Ở đó có đến hơn 130 đảo nhỏ, cách nhau hoặc một ngày đường hoặc vài trống canh. Trong đảo có bãi cát vàng, liên tiếp kéo dài không biết mấy ngàn dặm tục gọi là Vạn Lý Trường Sa. Trên bãi có giếng nước ngọt, chim biển tụ tập không biết cơ man nào. Sản xuất nhiều hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích… Hóa vật của các tàu thuyền bị nạn bão trôi giạt ở đây".

Theo Đại Nam thực lục chính biên, bộ sử về nhà Nguyễn soạn xong năm 1848, sau khi hoàn thành nhiệm vụ đo đạc vẽ bản đồ Hoàng Sa trở về, đội trưởng giám thành Trương Phúc Sĩ đã tâu với Vua Minh Mệnh rằng Hoàng Sa "là những bãi cát giữa biển, man mác không bờ bến" (21).

Các sách khác thời Nguyễn như Lịch triều hiến chương loại chí (1821), Hoàng Việt địa dư chí (1833), Việt sử cương giám khảo lược (1876) cũng mô tả Hoàng Sa một cách tương tự.

Do đặc điểm của Hoàng Sa và Trường Sa là có nhiều hải sản quý lại có nhiều hóa vật của tàu bị đắm như trên đã nói, Nhà nước phong kiến Việt Nam từ lâu đã tổ chức việc khai thác hai quần đảo đó với tư cách một quốc gia làm chủ. Nhiều sách lịch sử và địa lý cổ của Việt Nam đã nói rõ tổ chức, phương thức hoạt động của các đội Hoàng Sa có nhiệm vụ làm việc khai thác đó.

Trong Toàn tập Thiên nam tứ chi lô đồ thư (thế kỷ XVII) : "Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến (Bãi Cát Vàng) lấy hóa vật, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn".

Trong Phủ biên lạp lục (1776) : "Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng ba nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền tiểu câu (22) ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến các đảo ấy rồi ở lại đó. Tha hồ kiếm lượm, bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu, như là gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, đồng hồ thiếc khối, chì đen, súng ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên cùng là kiếm lượm mai đồi mồi, mai hải ba, hải sâm, hột ốc hoa, rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp. Cân và định hạng xong mới cho đem bán riêng các thứ ốc hoa, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về". "…Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đó, cho đi thuyền tiểu câu ra các xứ Bắc Hải, Cù Lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, tìm lượm hóa vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản".

Trong Đại Nam thực lục tiền biên (1844): "Hồi đầu dựng nước, đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm đến tháng 3 đi thuyền ra đảo, bộ ba ngày đêm đi đến, thu lượm hóa vật, đến tháng 8 trở về nộp. Lại có độ Bắc Hải mộ dân ở phường Tứ Chính ở Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dương sung vào, được lệnh di truyền ra các vùng Bắc Hải, Côn Lôn thu lượm hóa vật. Đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản".

Kế tiếp các chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn phải liên tiếp đối phó với sự xâm lược của nhà Thanh và của Xiêm, tuy vậy vẫn luôn luôn quan tâm đến việc duy trì và sử dụng các đội Hoàng Sa. Trong số tư liệu còn tìm thấy ngày nay, có thể kể tờ sai sau đây để năm 1786 của quan Thượng tướng công : "Sai cai Hội Đức Hầu đội Hoàng Sa dẫn bốn chiếc thuyền vượt câu vượt biển đến thẳng Hoàng Sa và các cù lao trên biển thu lượm đồ vàng bạc, đồ đồng và đại bác, tiểu bác (23), đồi mồi, hải ba cùng cá quý mang về kinh đô dâng nộp theo lệ". Nghĩa là thời Tây Sơn, Nhà nước vẫn tiếp tục tổ chức việc khai thác Hoàng Sa với ý thức thực hiện chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa.

Từ khi nắm chính quyền năm 1802 đến khi ký với Pháp hiệp ước 1884, các vua nhà Nguyễn ra sức củng cố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đại Nam thực lục chính biên (1848) chép rõ một số việc làm của các vua nhà Nguyễn củng cố chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo như sau :

- Năm 1815, vua Gia Long "cử Phạm Quang ảnh dẫn đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để khảo sát và đo đặc đường biển" (24).

- Năm 1816, vua Gia Long "lệnh cho thủy quân cùng đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa để khảo sát và đo đạc đường biển" (25).

- Năm 1833, vua Minh Mệnh chỉ thị cho Bộ Công chuẩn bị thuyền để năm sau sẽ phái tới Hoàng Sa dựng miếu, lập bia, trồng nhiều cây cối (26).

- Năm 1834, vua Minh Mệnh cử đội trưởng giám thành Trương Phúc Sĩ cùng thủy quân hơn 20 người ra Hoàng Sa vẽ bản đồ (27).

- Năm 1835, vua Minh Mệnh sai đội thủy quân Phạm Văn Nguyên đem lính và thợ giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Nghĩa, Bình Định chuyên chở vật liệu đến Hoàng Sa dựng miếu. Bến trái miếu dựng bia đá, phía trước miếu xây dựng bình phong (28).

- Năm 1836, chuẩn y lời tâu của Bộ Công, vua Minh Mệnh sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh ra Hoàng Sa đo đạc, vẽ bản đồ. Yêu cầu của công việc đo đạc, vẽ bản đồ đã được Đại Nam thực lực chính biên ghi lại rất chi tiết : "Không cứ là đảo nào, bãi cát nào, khi thuyền đi đến cũng xem xét xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi, và nước biển xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, bình dị thế nào phải tường tận đo đạc, vẽ thành bản đồ. Lại xét ngày khởi hành từ cửa biển nào ra khơi, nhằm phương hướng nào đi đến xứ ấy, căn cứ vào đường đi tính ước được bao nhiêu dặm. Lại từ xứ ấy trông vào bờ biển, đối thẳng là vào tỉnh hạt nào, phương nào, đối chênh chếch là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, cách bờ biển chừng bao nhiêu dặm, nhất nhất nói rõ, đem về dâng trình" (29).                                  

Đại Nam thực lục chính biên cũng chép rõ những bài gỗ mà Phạm Hữu Nhật mang theo để làm dấu chủ quyền đối với những nơi đã đến theo lệnh của nhà vua khắc những chữ sau đây : "Năm Minh Mệnh thứ 17, năm Bính Thân (1836), thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật vâng lệnh ra Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ".

Các vua Nguyễn không phải chỉ lo đến chủ quyền và quyền lợi của nước mình ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà còn lo bảo đảm an toàn cho tàu thuyền nước ngoài qua lại vùng biển của hai quần đảo đó. Năm 1833, vua Minh Mệnh bảo Bộ Công rằng : "Trong hải phận Quảng Nghĩa, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một màu không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây thuyền buôn thường bị nạn. Nay nên dư bọ thuyền mành đến sang năm sẽ phái người tới đó… trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, có thể tránh được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời" (30). Đó chính là ý thức trách nhiệm cao của một Nhà nước thật sự làm chủ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đối với hàng hải quốc tế trong khu vực này.

Như vậy, qua các sách lịch sử, địa lý cổ của Việt Nam cũng như chứng cứ của nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây nói trên, từ lâu và liên tục trong hàng mấy trăm năm từ triều đại này đến triều đại khác, Nhà nước Việt Nam đã làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự có mặt đều đặn của các đội Hoàng Sa do Nhà nước thành lập trên hai quần đảo đó mỗi năm từ 5 đến 6 tháng để hoàn thành một nhiệm vụ do Nhà nước giao tự nó đã là một bằng chứng đanh thép về việc Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo đó. Việc chiếm hữu và khai thác đó của Nhà nước Việt Nam không bao giờ gặp phải sự phản đối của một quốc gia nào khác, kể cả Trung Quốc. Điều đó càng chứng tỏ từ lâu quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã là lãnh thổ Việt Nam.

2. Việc nước Pháp nhân danh Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Từ khi ký với triều đình nhà Nguyễn Hiệp ước 06/06/1884, Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại và việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trong khuôn khổ sự cam kết chung đó, Pháp đại diện cho Việt Nam, tiếp tục thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sau đây là một số minh chứng cụ thể :

Các pháo hạm của Pháp thường xuyên tiến hành tuần tiễn trong vùng Biển Đông kể cả Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1899, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đề nghị với Paris xây tại đảo Hoàng Sa (Pattle) trong quần đảo Hoàng Sa một cây đèn biển để hướng dẫn các tàu biển qua lại vùng này, nhưng kế hoạch không thực hiện được vì thiếu ngân sách.

Từ năm 1920, các tàu hải quan Đông Dương tăng cường tuần tiễu ở vùng Hoàng Sa để ngăn chặn buôn lậu.

Năm 1925, Viện Hải Dương học Nha Trang cử tàu De Lanessan ra khảo sát ở quần đảo Hoàng Sa về hải dương học. Ngoài A. Krempf, giám đốc Viện hải dương học, còn có các nhà khoa học khác như Delacour, Jabouille… nghiên cứu về địa chất, về sinh vật… Ngày 3/3/1925, Thượng thư Bộ Binh của Triều đình Huế Thận Trọng Huề lại khẳng định Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam.

Năm 1927, tàu De Lanessan ra khảo sát khoa học quần đảo Trường Sa.

Năm 1929, phái đoàn Perrier – De Rouville đề nghị đặt 4 cây đèn biển ở 4 góc của quần đảo Hoàng Sa (đảo Tri Tôn, đảo Đá Bắc, đảo Linh Côn, bãi Bom Bay).

Năm 1930, tàu thông báo La Malicieuse tới quần đảo Hoàng Sa.

Tháng 3/1931, tàu Inconstant ra quần đảo Hoàng Sa.

Tháng 6/1931, tàu De Lanessan ra quần đảo Hoàng Sa.      

Tháng 5/1932, pháo hạm Alerte ra quần đảo Hoàng Sa.

Từ 13/4/1930 đến 12/4/1933, chính phủ Pháp đã cử các đơn vị hải quân lần lượt ra đóng các đảo chính trong quần đảo Trường Sa : Trường Sa (Spratley), An Bang (Caye d’Ambonine), Itu Aba, nhóm Song Tử (Groupe des deux îles) (31), Loại Ta, Thị Tứ.

Ngày 21/12/1933, thống đốc Nam Kỳ M.J. Krautheimer ký Nghị định sát nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm Song Tử, Loại Ta và Thị Tứ vào địa phận tỉnh Bà Rịa (32).

Năm 1937, nhà đương cục Pháp cử kỹ sư công chính Ganthier ra quần đảo Hoàng Sa nghiên cứu chỗ xây dựng đèn biển, lập bãi thủy phi cơ.

Tháng 2/1937, tuần dương hạm Lamotte Piquet do phó đô đốc Istava chỉ huy thăm quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 30/3/1938, vua Bảo Đại ký Dụ tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Nghĩa đặt vào tỉnh Thừa Thiên (33).

Ngày 15/6/1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié ký Nghị định thành lập một đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.

Năm 1938, chính quyền Pháp dựng bia chủ quyền, xây dựng xong đèn biển, trạm khí tượng, đài vô tuyến điện ở đảo Hoàng Sa, trong quần đảo Hoàng Sa, xây dựng trạm khí tượng, đài vô tuyến điện ở đảo Itu Aba trong quần đảo Trường Sa.

Ngày 5/5/1939, Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié ký Nghị định sửa đổi Nghị định ngày 15/6/1938 nói trên và thành lập tại quần đảo Hoàng Sa hai cơ quan đại ký "Croissant và các đảo phụ thuộc", "Amphitrite và các đảo phụ thuộc".

Suốt trong thời gian đại diện Việt Nam về mặt đối ngoại, Pháp luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và phản kháng những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo đó như :

Ngày 4/12/1931 và ngày 24/4/1932, Pháp phản kháng Chính phủ Trung Quốc về việc chính quyền Quảng Đông lúc đó có ý định cho đấu thầu khai thác phân chim trên quần đảo Hoàng Sa. Ngày 24/7/1933, Pháp thông báo cho Nhật việc Pháp đưa quân ra đóng các đảo chính trong quần đảo Trường Sa, Nhật đã phản kháng nhưng Pháp đã bác bỏ sự phản kháng đó của Nhật. Ngày 4/4/1939, Pháp phản kháng Nhật đặt một số đảo trong quần đảo Trường Sa thuộc quyền tài phán của Nhật.

3. Việc bảo vệ và thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Khi Chiến tranh thế giới lần thứ II còn đang tiếp diễn, ngày 27/11/1943 tại Hội nghị Cairo (Ai Cập), ba cường quốc đồng minh đại diện bởi Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt, Thủ tướng Anh Churchill và người đứng đầu Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã ký Tuyên cáo Cairo, theo đó : "Phải tước bỏ quyền của Nhật Bản trên tất cả các hải đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật Bản đã cưỡng đoạt hay chiếm đóng từ đầu Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và trả lại Trung Hoa Dân quốc tất cả các lãnh thổ đã bị Nhật Bản cướp của Trung Hoa, như Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ, và trục xuất Nhật Bản khỏi tất cả các lãnh thổ khác mà Nhật chiếm được bằng vũ lực" (34). Như vậy, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không hề được đề cập đến trong điều ước quốc tế quan trọng này, cũng không thể được giao cho Trung Quốc và do đó càng chứng tỏ hai quần đảo này là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Điều đáng lưu ý, Trung Quốc là một bên tham gia bản Tuyên cáo và đích thân Tưởng Giới Thạch đã có mặt tại các cuộc hội đàm kéo dài nhiều ngày ở Hội nghị Cairo nhưng không hề có sự đề cập đến việc chuyển giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.

Năm 1931, Nhật Bản xâm chiếm Mãn Châu với ý đồ thành lập Nhà nước Mãn Châu. Trước đó, trong Chiến tranh Trung-Nhật 1894-1895, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ cũng bị Nhật Bản chiếm cứ bằng vũ lực. Vì vậy, trong Tuyên Cáo Cairo năm 1943, Tổng thống Roosevelt và Thủ tướng Churchill tán thành đề nghị của Tưởng Giới Thạch về việc Đồng Minh sẽ bàn giao Mãn Châu, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ cho Trung Quốc khi chiến tranh kết thúc.

Tại Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cũng đã bị Nhật Bản chiếm cứ bằng vũ lực khi bắt đầu Chiến tranh Thế giới thứ II. Năm 1938, Nhật Bản chiếm 03 (ba) đảo tại Hoàng Sa là Phú Lâm, Lincoln và Hữu Nhật (Robert). Năm 1939, Nhật Bản ngang ngược công bố chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đổi tên Hoàng Sa thành Hirata Gunto, Trường Sa thành Shinnan Gunto. Do đó, nếu quả thật hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thực sự thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, thì tại Hội Nghị Cairo 1943, Tưởng Giới Thạch cũng đã đề nghị Đồng Minh giao hai quần đảo này cho Trung Quốc rồi (!?).

Theo pháp luật quốc tế hiện đại, Tuyên cáo Cairo năm 1943 là một điều ước quốc tế không những xác lập quyền mà còn ấn định những nghĩa vụ quốc tế có giá trị ràng buộc các quốc gia hữu quan. Vì vậy, với tư cách là một bên tham gia điều ước quốc tế, Trung Quốc - dù là Trung Hoa Dân Quốc hay Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (quốc gia kế thừa chủ quyền) - đều có nghĩa vụ tuân thủ cam kết quốc tế này. Ngay thời gian sau đó, cả hai phía Trung Hoa Dân Quốc và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đều thừa nhận giá trị pháp lý của bản Tuyên cáo này. Ví dụ, ngày 04/12/1950, Chu Ân Lai - lúc này là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa - đã tuyên bố tán thành Bản Tuyên cáo Cairo năm 1943 là "văn kiện lịch sử quốc tế mà Hoa Kỳ, Anh Quốc và Trung Quốc đã ký kết để làm cơ sở Hiệp ước San Francisco ngày 8/9/1951". Ngày 8/02/1955, mười hai năm sau khi ký Tuyên cáo Cairo, người đứng đầu Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch cũng đã thừa nhận giá trị của Tuyên cáo Cairo và Tuyên ngôn Potsdam là : "Tôi còn nhớ năm 1943, cố Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt và Thủ tướng Anh Churchill đã cùng tôi họp Hội nghị Cairo để thảo luận về những vấn đề liên quan đến việc tiến hành cuộc chiến tranh chống Nhật. Trong bản Tuyên cáo công bố vào ngày bế mạc Hội nghị (27/11/1943), chúng tôi loan báo rằng tất cả các lãnh thổ mà Nhật Bản đã chiếm của Trung Quốc, kể cả Đông Bắc Tỉnh (Mãn Châu), Đài Loan và Bành Hồ, phải được giao hoàn cho Trung Quốc. Bản Tuyên cáo này đã được Bản Hiệp ước Potsdam ngày 26/7/1945 thừa nhận và được Nhật Bản chấp nhận thi hành khi đầu hàng. Như vậy, giá trị Tuyên cáo Cairo đã được xác lập trên cơ sở những thỏa thuận không ai có thể phủ nhận được" (35).

Tuyên cáo Cairo ngày 27/11/1943 cũng đã được đại diện Liên Xô tán thành tại Hội nghị Teheran ngày 30/11/1943 giữa Tổng thống Roosevelt, Thủ tướng Churchill và Nguyên soái Stalin. Trong phiên Hội nghị này, Stalin cho biết ông đã đọc Tuyên cáo Cairo với đầy đủ nội dung của nó và cho rằng việc giao hoàn Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ cho Trung Quốc là hợp lý. Tuy nhiên, Stalin cũng không hề đề cập đến việc đến chuyển giao quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc (36). Theo luật gia người Pháp Giáo sư Monique Chemillier-Gendreau : "Việc không nói tới các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Tuyên cáo Cairo năm 1943 thật là đặc biệt. Nó không thể là kết quả của một sự tình cờ. Không có một bảo lưu cũng như một tuyên bố riêng rẽ nào của Trung Quốc về vấn đề các lãnh thổ này" (37).

Sau khi Đức Quốc xã đầu hàng Đồng Minh, tháng 7 năm 1945, các nước Mỹ, Anh và Liên Xô tổ chức Hội nghị Potsdam (tại Đức) để thảo luận về tương lai chính trị của các nước Đông Âu và Trung Âu sau Thế chiến thứ II với bản Tuyên bố Potsdam ngày 26/7/1945. Bản Tuyên bố này ấn định thể thức giải giáp quân đội Nhật Bản tại Thái Bình Dương. Để giải giáp quân đội Nhật, Đồng Minh quyết định chia Việt Nam thành hai khu vực, lấy vĩ tuyến 16 làm mốc : quân đội Trung Hoa Dân Quốc có nghĩa vụ giải giáp và hồi hương quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 Bắc, còn quân đội Anh được ủy nhiệm giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 vào Nam. Theo Tuyên bố Potsdam, Trung Quốc có nghĩa vụ giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 ra Bắc bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa (tọa lạc từ vĩ tuyến 16, như nhóm Lưỡi Liềm (Crescent Group) phía tây nam tại vĩ độ 16°30 và Nhóm An Vĩnh (Amphitrite Group) phía đông bắc tại vĩ độ 16°50) ; còn quân đội Anh có nghĩa vụ giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 vào Nam, bao gồm cả tại quần đảo Trường Sa. Cần lưu ý rằng, việc giải giáp quân sự theo pháp luật quốc tế không thể là sự tiếp thu hay chiếm hữu lãnh thổ. Vì vậy, hiển nhiên cả Anh và Trung Quốc đều không thể có chủ quyền lãnh thổ tại Trường Sa và Hoàng Sa thông qua hành vi giải giáp quân sự được các nước Đồng Minh ủy quyền.

Sự kiện này càng chứng tỏ rằng, khác với Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ, các nước Đồng Minh không thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc, và như vậy đã gián tiếp khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa!

Ngày 8/9/1951, sáu năm sau Hội nghị San Francisco thành lập Liên Hiệp Quốc (tháng 6 năm 1945), 48 quốc gia Đồng Minh lại nhóm họp tại San Francisco để ký Hiệp ước San Francisco nổi tiếng với Nhật Bản, nhằm chấm dứt tình trạng chiến tranh, phục hồi và tái thiết Nhật Bản, vãn hồi hòa bình thế giới trong tinh thần hòa giải, hợp tác và hữu nghị theo mục đích và tôn chỉ của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Theo Điều 2 của Hiệp ước, Nhật Bản khước từ chủ quyền tại đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ và một số lãnh thổ trong đó có các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

Khi Nhật Bản tuyên bố khước từ chủ quyền lãnh thổ về Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội nghị San Francisco năm 1951, các quốc gia tham dự Hội nghị đã phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc và mặc nhiên nhìn nhận chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này. Ngày 5/9/1951, trong phiên họp toàn thể, theo đề nghị của đại diện Liên Xô (Ngoại trưởng Andrei Gromyko), một tu chỉnh án đã được đưa ra yêu cầu Hội nghị trao một loạt lãnh thổ, trong đó có các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (Nam Sa và Tây Sa) cho Trung Quốc. Nhưng tu chỉnh án này đã bị Hội nghị bác bỏ với 46 phiếu chống, 03 phiếu thuận (Ba Lan, Tiệp Khắc và Liên Xô) và 01 phiếu trắng (38).

Ngày 7/9/1951, trong phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Hội nghị San Francisco, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, Trưởng Phái đoàn Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam : "…và cũng vì cần phải dứt khoát lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa". Tuyên bố đó không gặp sự chống đối hoặc bảo lưu nào của đại diện 51 quốc gia tham dự Hội nghị (kể cả Liên Xô).

Như vậy, sự công bố chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa trước 50 quốc gia hội viên thành lập Liên Hiệp Quốc tại Hội nghị San Francisco năm 1951 chứng tỏ rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các quốc gia trên thế giới thừa nhận là thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Việc 92% các quốc gia Đồng Minh hội viên Liên Hiệp Quốc thừa nhận chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có giá trị pháp lý quốc tế bắt buộc (39).

Một minh chứng nữa là khi ký một điều ước quốc tế với Nhật ngày 28/4/1952, Trung Hoa Dân quốc đã ghi nhận việc từ bỏ mọi quyền của Nhật đối với các đảo, nhưng lại không đưa vào Hiệp ước song phương này bất kỳ điều khoản nào về sự quy thuộc của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo luật gia người Pháp Giáo sư Monique Chemillier- Gendreau, "chính các điều khoản của các hòa ước với Nhật Bản (tập thể hay riêng rẽ), các tuyên bố nêu trong đó hay làm nguồn gốc cho các hiệp ước đó, cho thấy sau năm 1949, Trung Hoa Dân Quốc là nước bảo đảm sự liên tục của Chính phủ Trung Quốc duy nhất trước đó, đã không khẳng định bất kỳ yêu sách nào trên các quần đảo trong dịp có Bản Tuyên cáo Cairo và đã thừa nhận song phương sự từ bỏ của Nhật Bản mà không đưa ra yêu sách của chính mình" đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… cho phép kết luận là Trung Hoa Dân quốc khi đó đã từ bỏ việc khẳng định các quyền của mình đối với các hòn đảo tranh chấp" (40).

Ba năm sau Hội nghị San Francisco 1951, Hội nghị Geneva 1954 với sự tham dự của 09 quốc gia, gồm 05 cường quốc : Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Xô và Trung Quốc đã minh thị xác nhận chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hiệp định Geneva ký ngày 20/7/1954.

Trên thực tế, khi trở lại Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ hai, trong vùng chiếm đóng của mình, nhà cầm quyền Pháp đã phái chiến hạm ra quần đảo Hoàng Sa, xây dựng lại trạm khí tượng trên đảo Hoàng Sa và chống lại các hành động lấn chiếm của Trung Quốc. Năm 1953, tàu Ingenieur en chef Girod của Pháp khảo sát ở quần đảo Hoàng Sa về hải dương, địa chất, địa lý, môi sinh.

Chính quyền Sài Gòn, sau đó là chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cũng đều thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Dưới đây là một số minh chứng cụ thể :

Năm 1956, lực lượng hải quân của chính quyền Sài Gòn tiếp quản các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi Pháp rút quân về nước.

Năm 1956, Sở Hầm mỏ, kỹ nghệ và tiểu công nghiệp miền Nam tổ chức một cuộc khảo sát với sự giúp đỡ của hải quân Chính quyền Sài Gòn trên 04 đảo : Hoàng Sa (Pattle), Quang ảnh (Money), Hữu Nhật (Robert), Duy Mộng (Drumond).

Ngày 22/10/1956, Chính quyền Sài Gòn đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.

Ngày 13/7/1961, Chính quyền Sài Gòn đặt quần đảo Hoàng Sa, trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, vào tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy tên là xã Định Hải, trực thuộc quận Hòa Vang và đặt dưới quyền một phái viên hành chính.

Từ 1961 đến 1963, chính quyền Sài Gòn lần lượt cho xây bia chủ quyền ở các đảo chính của quần đảo Trường Sa : Trường Sa, An Bang, Song Tử Tây, Song Tử Đông, Thị Tử, Loại Ta.

Ngày 21/10/1969, chính quyền Sài Gòn sát nhập xã Định Hải vào xã Hòa Long cũng thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

Tháng 7/1973, Viện Khảo cứu nông nghiệp thuộc Bộ phát triển nông nghiệp và điền địa Sài Gòn tiến hành khảo sát Nam Ai (Nam Yit) thuộc quần đảo Trường Sa.

Tháng 8/1973, với sự hợp tác của Công ty Nhật Marubeni Corporation, Bộ Kế hoạch và phát triển quốc gia Sài Gòn tiến hành khảo sát phốt phát ở quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 6/9/1973, Chính quyền Sài Gòn sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai, Sinh Tồn và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

Có ý thức về chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, các chính quyền miền Nam Việt Nam đều bảo vệ chủ quyền đó mỗi khi có nước ngoài biểu thị ý đồ tranh giành hay xâm chiếm đảo nào đó trong hai quần đảo.

Ngày 16/6/1956, khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Đài Loan và Cộng hòa Philippines đều nhận quần đảo Trường Sa là của họ, Bộ trưởng Ngoại giao chính quyền Sài Gòn tuyên bố một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo đó.

Ngày 22/02/1959, Chính quyền Sài Gòn bắt giữ một thời gian 82 người dân Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng và Quang Hòa trong quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 20/4/1971, Chính quyền Sài gòn khẳng định một lần nữa quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, đáp lại đòi hỏi về chủ quyền của Malaysia đối với một số đảo trong quần đảo đó.

Nhân lời tuyên bố của Tổng thống Philippines về quần đảo Trường Sa, trong cuộc họp báo ngày 10/7/1971, Ngoại trưởng chính quyền Sài Gòn ngày 13/7/1971 khẳng định một lần nữa chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo đó.

Năm 1974, khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dùng lực lượng quân sự chiếm đóng nhóm đảo phía Tây Nam của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Sài Gòn ngày 19/1/1974 tuyên bố lên án Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ; ngày 28/6/1974 tuyên bố tại khóa họp thứ nhất Hội nghị luật biển lần thứ 3 ở Caracas rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam ; ngày 14/2/1974 tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ngày 26/1/1974 tuyên bố lập trường ba điểm về việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Ngày 5 và 6/5/1975, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thông báo việc giải phóng các đảo ở quần Trường Sa do quân đội Sài Gòn đóng giữ. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tháng 9/1975, Đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị khí tượng ở Colombo tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam và yêu cầu Tổ chức khí tượng thế giới tiếp tục ghi tên trạm khí tượng Hoàng Sa của Việt Nam (trước đây đã được đăng ký trong hệ thống các trạm của OMM dưới biểu số 48.860) trong danh mục trạm khí tượng của Tổ chức khí tượng thế giới.

Sau khi nước Việt Nam thống nhất năm 1976, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoặc trong các công hàm gửi các bên có liên quan, hoặc trong cuộc đàm phán cấp Thứ trưởng Ngoại giao ở Bắc Kinh bắt đầu tháng 10/1977 hoặc trong các tuyên bố của Bộ Ngoại giao, hoặc trong các Hội nghị của tổ chức khí tượng thế giới Genève (tháng 6/1980), của Đại hội địa chất thế giới ở Paris (tháng 7/1980), v.v…

Từ năm 1976, Nhà nước Việt Nam thống nhất dưới tên gọi mới Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với tư cách kế thừa quyền sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, có trách nhiệm duy trì việc bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong các năm 1979, 1981 và 1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ban hành Sách Trắng về chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, các tài liệu này đã chứng minh một cách rõ ràng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo trên tất cả các khía cạnh : lịch sử, pháp lý và thực tiễn quốc tế.

Xuất phát từ nhu cầu quản lý hành chính cũng như để xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa, ngày 9/12/1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nghị quyết ngày 06/11/1996 kỳ họp thứ X Quốc hội khóa IX đã quyết định tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ, sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Tháng 4/2007, chính phủ đã quyết định thành lập thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa.

Mặc dù quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép hoàn toàn từ năm 1974, nhưng Việt Nam vẫn không ngừng các hoạt động nhằm xác định chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa.

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các Công hàm gửi các bên liên quan, đặc biệt là cho Trung Quốc, hoặc trong cuộc đàm phán ngoại giao Việt - Trung ở Bắc Kinh tháng 10/1977 đều khẳng định chủ quyền hoàn toàn của Việt Nam đối với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tháng 10/1978, trong chuyến viếng thăm chính thức Malaysia, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định rằng, quần đảo Trường Sa trong đó có đảo An Bang, thuộc chủ quyền Việt Nam ; mọi tranh chấp hiểu nhầm nào có liên quan giữa hai nước sẽ được giải quyết thông qua thương lượng.

Từ ngày 16 đến ngày 20/9/1978, trong chuyến viếng thăm chính thức Philipinnes, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và thỏa thuận với Tổng thống F. Marcos rằng hai bên sẽ giải quyết mọi bất đồng thông qua thương lượng trên tinh thần hòa giải và hữu nghị.

Ngày 15/3/1979, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Bị vong lục về vấn đề biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Điều 9 của Bị vong lục này tố cáo việc Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 01/1974.

Ngày 28/9/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối việc Philippines sáp nhập hầu hết quần đảo Trường Sa vào lãnh thổ Philippines.

Ngày 29/4/1980, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Công hàm cho Malaysia phản đối về việc xuất bản một bản đồ vẽ ranh giới lãnh hải của Malaysia lấn vào vùng biển phía Nam của quần đảo Trường Sa trong đó có đảo An Bang, Thuyền Chài do Quân đội Nhân dân Việt Nam đang đóng giữ và các đảo Công Đo do Philippines đang chiếm giữ trái phép (khu vực này rộng khoảng 4,4 km2). Ngày 8/5/1980, nhân chuyến thăm và hội đàm với Malaysia, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch đã khẳng định đảo An Bang là của Việt Nam.

Tháng 7/1980, quân đội Philippines mở cuộc hành quân Polaris-I chiếm đóng thêm một đảo ở phía Nam là đảo Công Đo (Commodore Reef) mà họ gọi là đảo Rizal nằm cách hòn đảo gần nhất mà họ chiếm đóng trái phép trước đây 150 hải lý. Ngày 26/7 và 11/8/1980, Chính phủ Việt Nam gửi Công hàm phản đối hành động nói trên của Philippines.

Ngày 29/6/1981, ủy ban Nhân dân đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo đã ra Quyết định số 359-QĐ/UB –ĐK xử lý vụ 15 thủy thủ quốc tịch Đài Loan xâm phạm trái phép vùng quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngày 21/02/1982, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố phản đối chính quyền Đài Loan tự ý đặt quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới quyền tài phán của mình.

Ngày 6/5/1983, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ra Tuyên bố phản đối việc ngày 25/4/1983 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đặt tên Trung Quốc cho các đảo, đá, bãi cạn thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ngày 15/4/1984, Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối Malaysia chiếm đóng trái phép đảo Hoa Lau trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ngày 2/6/1984, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra Tuyên bố lên án Trung Quốc sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào địa phận Hải Nam.

Tháng 12/1986, Malaysia lại tổ chức một cuộc hành quân ra chiếm đóng trái phép Đá Kỳ Vân (Mariveles Reef) và Đá Kiệu Ngựa (Ardasier Reef) mà họ gọi là Terumbu Mantanani và Terumbu Ubi ở phía Bắc Đá Hoa Lau. Việt Nam đã phản đối hành động này của Malaysia.

Ngày 16/4/1987, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước Tuyên bố ngày 15/01/1987 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã Tuyên bố lên án Trung Quốc đã liên tiếp đưa tàu biển đến khảo sát, tiến hành các hoạt động bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa, đặc biệt là Trung Quốc đã tổ chức tập trận ở quần đảo Trường Sa từ ngày 16/5 đến ngày 6/6/1987.

Ngày 20/02/1988, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã Tuyên bố tố cáo nhiều tàu chiến Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam ở ngoài khơi của quần đảo Trường Sa của Việt Nam, lên án các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa là đe dọa nền an ninh của Việt Nam và của các nước láng giềng trong khu vực.

Trước việc Trung Quốc dùng vũ lực tấn công và xâm chiếm Đá Chữ Thập và Đá Gaven cùng một số đá chìm và bãi ngầm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra Tuyên bố ngày 14/3/1988 lên án Trung Quốc gây xung đột vũ trang và chiếm đoạt một số bãi đá ngầm tại Trường Sa của Việt Nam, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

Năm 1992, Trung Quốc lại dùng vũ lực xâm chiếm Bãi Vạn An trên thềm lục địa của Việt Nam, phía đông các Bãi Thanh Long và Tư Chính.

Những vụ xâm chiếm này rõ ràng không những đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam mà còn vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại, như : nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế, nguyên tắc các quốc gia phải có nghĩa vụ hợp tác với nhau, v.v… Những nguyên tắc này đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Liên Hiệp Quốc, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và trong hàng loạt điều ước quốc tế đa phương và song phương, khu vực và toàn cầu.

Ngày 16/01/2005, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu phía Trung Quốc có các biện pháp nhằm ngăn chặn và chấm dứt ngay những hành động sai trái tương tự, cho điều tra và xử lý nghiêm những kẻ đã bắn chết người về sự kiện ngày 08/01/2005 tàu nổ súng vào tàu đánh cá Việt Nam làm 09 ngư dân tỉnh Thanh Hóa bị thương.

Ngày 24/11/2007, Việt Nam cũng phản đối việc Trung Quốc tiến hành tập trận trong vùng quần đảo Hoàng Sa từ ngày 16 đến 23/11/2007 và coi đây là hành động vi phạm chủ quyền. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, việc này không phù hợp với tinh thần cuộc gặp mới đây giữa hai thủ tướng Việt Nam và Trung Quốc bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 tại Singapore.

Ngày 03/12/2007, Việt Nam đã lên tiếng cực lực phản đối hành vi của Quốc Vụ viện Trung Quốc phê chuẩn việc lập thành phố Tam Sa để quản lý các đảo gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trước diễn biến này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố : Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo nói trên.

Ngày 12/3/2009, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra Tuyên bố phản đối việc Trung Quốc cho phép Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch quốc tế Châu Giang, Hải Nam của nước này mở tour du lịch ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này và nhấn mạnh : "Việc này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên".

Ngày 12/3/2009, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố phản đối Luật đường cơ sở mới của Philippines vừa được Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo ký ban hành, trong đó quy thuộc các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào lãnh thổ của Philippines.

Ngày 08/5/2009, phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã có Công hàm số 86/HC-2009 gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bác bỏ Công hàm ngày 7/5/2009 và yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc tại Biển Đông. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã trả lời phỏng vấn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và coi đường yêu sách 09 đoạn của Trung Quốc thể hiện trên sơ đồ là "không có giá trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn".

Ngày 16/5/2009, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc tại một số vùng biển trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2009, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói : "Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động của nước ngoài đối với hai quần đảo này cũng như trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các khu vực này.

Trong thực tế, các sự kiện, văn kiện, chứng cứ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua bao thế kỷ đến nay còn rất nhiều. Tuy vậy, với một số dẫn chứng nêu trên, chúng ta có cơ sở vững chắc để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với thực tiễn và pháp luật quốc tế.

Từ những tư liệu lịch sử, pháp lý rõ ràng và căn cứ vào những nguyên tắc của luật pháp và tập quán quốc tế, có thể rút ra các kết luận sau đây :

1. Từ lâu, Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự và công khai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa khi mà các quần đảo đó chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào.

2. Từ đó đến nay, suốt trong mấy thế kỷ, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thật sự và liên tục chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

3. Nhà nước Việt Nam luôn luôn bảo vệ tích cực các quyền và danh nghĩa của mình trước mọi hành động xâm phạm tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa./.

Nguyễn Bá Diến

Nguồn : violet.vn, 14/09/2017

Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Bá Diến là Giám đốc Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chú thích :

1. Nhân dân Việt Nam từ lâu dùng từ Biển Đông để chỉ cái mà các bản đồ phương Tây gọi là Biển Trung hoặc Biển Nam Trung Hoa.

2. Bản đồ của các nhà hàng hải Bồ-đào-nha, Hà-Lan, Pháp như Lazaro Luis, Ferdanão Vaz Dourdo, Joãn Teixeira, Janssonius, Willem Jansz Blaeu, Jacob Aertsz Colom, Theunis Jacobsz, Hendrick Doneker, Frederich De Wit, Pletre du Val, Henricus E. Van Langren, v.v…

3. Tức chúa Nguyễn, cát cứ xứ Đàng trong từ năm 1558 đến năm 1775.

4. Trong tập Hồng Đức bản đồ.

5. Ở phía Nam biển Sa Kỳ, phường An Vĩnh ở Cù Lao Ré cũng thuộc xã này.

6. Đối với người Việt Nam cũng như người Trung Quốc, chữ Hán "sơn" có nghĩa là núi, nhưng cũng được dùng để chỉ các hải đảo. Thí dụ : Phần lớn các đảo ở ngoài cửa vịnh Hàng Châu (Nam Thượng Hải) đều được người Trung Quốc gọi là "sơn" : Bạch Sơn, Đại Ngư Sơn, Đại Dương Sơn, Tiểu Dương Sơn, Trúc Sơn, Tù Sơn, v.v… Người Trung Quốc cũng dùng "sơn" để chỉ một số đảo của Việt Nam như Cửu Đầu Sơn (đảo Cô Tô), Bất Lao Sơn (Cù Lao Chàm), Ngoại La Sơn (Cù Lao Ré)…

7. Dặm : Đơn vị đo lường thời xưa của Việt Nam, tương đương 444,44 mét (0,5 km).

8. Phần viết về các tỉnh Trung Bộ được soạn lại và khắc in năm 1909.

9. J.Y.C. trích dẫn trong bài "Bí mật các đảo san hô - Nhật ký về cuộc hành trình đến Hoàng Sa" (Mystère des atolls – Journal de voyage aux Paracels) đăng trong tuần báo "Đông Dương" (Indochine) trong các số ngày 3, 10, 17/7/1941 – danh từ Vương quốc An Nam trong tài liệu chỉ nước Việt Nam thời bấy giờ.

10. Danh từ Cochinchine (tiếng Pháp) hoặc Cochinchina (tiếng Anh) trong tài liệu phương Tây trích dẫn ở đây có hai nghĩa tùy theo văn cảnh : a) Nước Việt Nam thời bấy giờ, sách này dịch là nước Cochinchine ; b) Xứ Đàng Trong thời bấy giờ, sách này dịch là xứ Cochinchine.

11. Tức Đàng Ngoài (le Tonkin).

12. A. Salles trích dẫn trong bài "Hồi ký về nước Cochinchine của J.B. Chaigneau" (Le mémoire sur la Cochinchine de J.B. Chaigneau) đăng trong "Tạp chí của những người bạn thành Huế cổ" ("Bulletin des amis du vieux Huế") số 2 năm 1923, tr. 257.

13. "Ghi chép về địa lý nước Cochinchina" ("Note on Geography of Cochinchina") của giám mục Jean-Louis Taberd đăng trong "Tạp chí của Hội Châu Á Băng-Gan" (The Journal of the Asiatic Society of Bengal), tập VI, 1837, tr.745.

14. Đính trong cuốn "Từ điển La Tinh - Việt Nam" (Dictionarium Latino-Anamiti-cum), 1838, xem phụ lục III.

15. Bài "Địa lý vương quốc Cochinchina" (Geograpphy of the Cochinchinese Empire) đăng trong "Tạp chí Hội địa lý Hoàng gia Luân Đôn" (The Jounal of the Royal Geography Sociely of London), tập XIX, 1849, tr.93.

16. Cửa Đại Chiêm nay là cửa Đại, thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

17. Cửa Sa Vinh nay là cửa Sa Huỳnh, thuộc tỉnh Nghĩa Bình.

18. Bãi Cát Vàng từ lâu là khu vực có nhiều đá ngầm nguy hiểm ở Biển Đông.

19. Về từ "núi" xin xem chú thích (9).

20. Trong Phủ biên tạp lục, vốn là chữ "hoại", nghĩa là "hư hại" có bản chép lầm là chữ "ỷ", nghĩa là "dựa vào", nên trong Lê Quý Đôn toàn tập, tập I, Nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản năm 1977 đã dịch là "đậu".

Published in Diễn đàn

Biển Đông từ lâu được coi là nguyên nhân chính gây căng thăng và bất ổn tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Làm rõ quan điểm của các bên yêu sách là một nhiệm vụ nghiên cứu nhằm tạo ra các biện pháp xây dựng lòng tin và tăng cường nỗ lực để kiểm soát những xung đột có thể xảy ra trong khu vực. Mục đích của bài viết này nhằm làm rõ quan điểm của Việt Nam về tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và các vùng biển tại Biển Đông. Quan điểm của Việt Nam sẽ được xem xét trên ba khía cạnh : (1) chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa ; (2) các vùng biển bao quanh hai quần đảo này ; và (3) giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.

biendao1

Trường Sa Lớn, đảo thủ phủ huyện đảo Trường Sa, nơi Việt Nam ngày đêm bảo vệ chủ quyền

1. Giới thiệu

Hoàng Sa (tiếng Anh : Paracels, tiếng Trung : Tây Sa) và Trường Sa (tiếng Anh : Spratlys, tiếng Trung : Nam Sa) là hai quần đảo nằm ở trung tâm của Biển Đông (tên quốc tế : South China Sea, Việt Nam gọi là Biển Đông, Philippines gọi là Biển Tây). Tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa đã tồn tại hơn một trăm năm và đối với quần đảo Trường Sa đã tồn tại tám mươi năm. Ban đầu, tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa chỉ phát sinh giữa hai bên tranh chấp là Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng do sự thay đổi về địa chính trị sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ 2, sự phát triển của khoa học công nghệ cả về lĩnh vực dân sự và quân sự, khủng hoảng dầu mỏ và trật tự pháp lý trên biển mới được xác lập bởi luật biển giữa những năm 1970 và 1980, tranh chấp chủ quyền đã mở rộng tới quần đảo Trường Sa và các vùng biển xung quanh hai quần đảo này.

Cũng có một số các bên tranh chấp như Anh và Nhật Bản đã có yêu sách đối với một số đảo nhưng sau đó đã từ bỏ. Kể từ năm 1956, đặc biệt cuối những năm 1970 đã xuất hiện các bên tranh chấp mới như Philippines, Malaysia và Brunei. Sau hai cuộc hải chiến vào năm 1974 và 1988, Trung Quốc đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một số đảo đá tại quần đảo Trường Sa. Sự kiện Vành Khăn năm 1995 giữa Trung Quốc và Philippines đã đưa ASEAN và Trung Quốc đến đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC), kết quả đầu tiên của tiến trình này là việc kí kết Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002 [1] . Ngay sau khí ký kết DOC, tình hình ở Biển Đông đã hạ nhiệt trong một vài năm. Tuy nhiên, từ 2009 sau khi Phái đoàn thường trực của Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa (PRC) tại Liên hợp quốc đệ trình bản đồ hình chữ U (đường đứt khúc 9 đoạn) lên Ủy ban Liên hợp quốc về Ranh giới thềm lục địa (CLCS), những tuyên bố về "lợi ích cốt lõi" [2]  của Trung Quốc và "lợi ích quốc gia" [3]  của Mỹ tại Biển Đông thì tình hình tại đây lại căng thẳng trở lại và làm dấy lên mối lo ngại sâu sắc đối với cộng động quốc tế. Lịch sử tranh chấp phức tạp và những nỗ lực bất thành trong việc tìm kiếm các giải pháp giải quyết tranh chấp có thể chấp nhận được đã khiến cho những tranh chấp ở Biển Đông trở thành một trong những tranh chấp phức tạp nhất trong bản đồ chính trị quốc tế [4].

Hiện tại, Việt Nam và Trung Quốc yêu sách toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi Brunei, Malaysia và Philippines yêu sách một phần hoặc hầu hết đối với quần đảo Trường Sa [5]. Có rất nhiều bài viết làm rõ quan điểm của các bên và đề xuất các giải pháp cho tranh chấp [6]. Một vài lý do đã được đưa ra để giải thích cho sự phức tạp của tranh chấp Biển Đông : vị trí địa lý của Biển Đông ; tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển tại Biển Đông ; cuộc chạy đua đối với quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại khu vậy này ; thiếu sự rõ ràng của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) về quy chế của đảo và đảo đá, và những tình cảm dân tộc. Để hiểu được tình hình này, nghiên cứu về quan điểm của các bên trong tranh chấp dưới ánh sáng của sự pháp triển của luật pháp và thực tiễn quốc tế là điều cần thiết.

Bài viết này không cố gắng nghiên cứu toàn diện về quan điểm của tất cả các bên tranh chấp và các bên liên quan. Bài viết cũng không có tham vọng phân tích tất cả sự phát triển của luật pháp quốc tế có thể ảnh hưởng đến cuộc cạnh tranh về chủ quyền và các quyền tại Biển Đông. Việt Nam là một trong các bên tranh chấp bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi xung đột Biển Đông. Do đó, bài viết này chỉ nghiên cứu quan điểm của Việt Nam về tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển tại Biển Đông. Quan điểm của Việt Nam sẽ được xem xét trên ba khía cạnh : (1) chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa ; (2) các vùng biển xung quanh các đảo này ; và (3) giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.

biendao2

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp (ảnh Hồng Chuyên)

2. Quan điểm của Việt Nam về chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Quần đảo Hoàng Sa gồm khoảng 30 đảo nhỏ, đá và bãi nửa nổi nửa chìm, trong khoảng vĩ độ 16– 17Bắc và kinh độ 111– 113o Đông trên một vùng biển rộng khoảng 16000 km2. Quần đảo Trường Sa nằm trong khoảng vĩ độ 12– 4Bắc và kinh độ 109– 118o Đông, bao gồm hàng trăm đảo, đá, bãi nửa nổi nửa chìm trải trên vùng biển rộng gấp 10 lần vùng biển của quần đảo Hoàng Sa, khoảng 160000 và 180000 km2. Hai quần đảo này còn có một số lượng lớn bãi ngầm và bãi san hô. Khoảng cách từ quần đảo Hoàng Sa đến điểm gần nhất của đất liền Việt Nam (cảng Đà Nẵng) là 170 hải lý và đảo Hải Nam Trung Quốc là 160 hải lý. Quần đảo Trường Sa cách Vịnh Cam Ranh (Việt Nam) 250 hải lý và cách Đảo Hải Nam Trung Quốc 520 hải lý [7]. Trong một thời gian dài, những chấm nhỏ li ti của hai quần đảo này chỉ được biết đến như những điểm cực kỳ nguy hiểm đối với các nhà hàng hải hay là nơi trú ẩn của ngư dân trong khu vực [8]. Đến đầu thế kỉ 17, các triều đại của Việt Nam (nhà Nguyễn và Tây Sơn) là những triều đại đầu tiên thực hiện chức năng nhà nước đối với những hòn đảo không có người sinh sống và xa xôi này. Làn sóng chiếm hữu thường xuyên những hòn đảo không có người sinh sống, nghèo tài nguyên và không có nước sạch này diễn ra lần đầu tiên vào giữa những năm 1920 và 1930 khi Pháp, đại diện cho Triều đình phong kiến Việt Nam trong mọi quan hệ đối ngoại từ năm 1884, phái những đội quân thường trú tới quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Giữa những năm 1950, sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa đã tiếp quản phía tây quần đảo Hoàng Sa trong khi Trung Quốc tiếp quản phía đông. Tại quần đảo Trường Sa, quân Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình (Itu Aba), một số đảo khác dưới sự kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa. Giai đoạn chiếm đóng thứ 3 diễn ra giữa những năm 1970 và 1980 khi Trung Quốc giành quyền kiểm soát phía tây quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 1976, miền Bắc và miền Nam Việt Nam hợp nhất thành Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Philippines tham gia vào tranh chấp Trường Sa từ những năm 1970 trong khi đó Malaysia lần đầu tiên kiểm soát một đảo thuộc quần đảo này vào năm 1983. Giai đoạn chiếm đóng thứ 4 được đánh dấu bởi sự có mặt lần đầu tiên của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa sau một cuộc va chạm ngắn với tàu vận tải của hải quân Việt Nam. Quan điểm của Việt Nam và các bên tranh chấp khác có thể tìm hiểu bằng cách phân chia lịch sử tranh chấp thành các giai đoạn thích hợp. Hành động của các bên qua đó có thể xem xét dưới ánh sáng của luật thời điểm.

A. Trước thế kỉ 20 (xem tài liệu đính kèm, PDF)

B. Từ đầu thế kỷ 20 cho đến khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ II (xem tài liệu đính kèm, PDF)

 

Quan điểm của Việt Nam về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.pdf

 

Hải chiến Trường Sa 1988

Nguyen, Hong Thao

Nguyên tác : "Vietnam’s Position on the Sovereignty over the Paracels & the Spratlys : Its Maritime Claims", Journal of East Asia and International Law, 5 (1), pp. 165-211.

Nguyễn Thái Giang, Nguyễn Thị Lan Hương, Quách Thị Huyền biên dịch

Việt Long hiệu đính

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 20/06/2013

Tài liệu trích dẫn :

[1] Xem "Tuyên bố về ứng xử giữa các bên tại Biển Đông giữa ASEAN – Trung Quốc", được kí nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8 tại vào ngày 14/11/2002 http://www.aseansec.org/13163.htm

[2]  Carlyle Thayer, China’s Core interest in the South China Sea, SCRIBD, Sep. 17, 2010

http://www.scribd.com/doc/38047349/Thayer-China-s-Core-Interest-in-the-South-China-Sea  .

[3]  Xem "Remarks by Hilary Clinton, Secretary of State" tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ARF 17, Hà Nội, Việt Nam, 23/7/2010.

http://www.state.gov/secretary/rm/2010/07/145095.htm

[4] HungdahChiu & Choon-hoPark, Legal Status of the Paracels and SpratlysIslands, 3 Oean Dev. & Intl. L. 3 (1975).

[5]  Tại đây, Trung Quốc và Việt Nam được coi như một bên tranh chấp vì có cùng quan điểm đối với tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.

[6]  Greg Austin, China's Ocean Frontier : International Law, Military Force and National Development (1998) ; Bob Catley & Malmur Keliat, Spratlys : The Dispute in the South China Sea (1997) ; Robert Beckman, China, UNCLOS and the South China Sea, Asian Soc'y Int'l L. 3rd Biennial Conference Paper 12 (2011) http://cil.nus.edu.sg/wp/wp-content/uploads/2009/09/AsianSIL-Beckman-China-UNCLOS-and-the-South-China-Sea-26-July-2011.pdf ; John Chao, South China Sea : Boundary Problems Relating to the Nansha and Hsisha Islands, 9 Chinese Y.B. Int'l L. & AFF. 66-156 (1989-1990) ; Lee G. Cordner, The Spratly Islands Dispute and the Law of the Sea, 25 Oean Dev. & Intl. L. 61 (1994) ; Monique Chemillier-Gendreau, Sovereignty over the Paracel and Wpratly Islands (2000) ; Jorge Coquia, Maritime Boundary Problems in the South China Sea, 24 U. Brit. Colum. L. Rev. 117-125 (1990) ; Coopera tive Monitoring in the South China Sea : Satellite Imagery, Confidence-Building Measures, and the Spratly Islands Disputes (John Baker & David Wiencek eds. 2002) ; Eric Denégé, Géostratégie de la Mer de Chine méridionale et des bassins maritimes adlacents (1999) ; Daniel Dzurek, The Spratly Islands Dispute : Who’s On First ?, 2 Mar. Briefing (1996) ; Alex Elferink, The Islands in the South China Sea : How Does Their Presence Limit the Extent of the High Seas and the Area and the Maritime Zones of the Mainland Coasts ?, 32 Oean Dev. & Intl. L. 169-190 (2001) ; Fishing in Troubles Waters. Proceedings of an Academic Conference on Territorial Claims in the South China Sea (Ronald Hill et al. eds. 1991), 97 Centre of Asian Studies Occasional Papers & Monographs ; Xavier Furtado, International Law and the Dispute Over the Spratly Islands : Whither UNCLOS ? 21 Contemp. Southeast Asia 386-404 (1999) ; Marius Gjetnes, The Spratlys : Are They Rocks or Islands ?,32 Oean Dev. & Intl. L. 191-204 (2001) ; B.A. Hamzah, Jurisdictional Issues and Conflicting Claims in the Spratlys, 11 Foreign Rel. J. 1-26 (1990) ; Christopher Joyner, The Spratly Islands Dispute : Rethinking the Interplay of Law, Diplomacy and Geo-politics in the South China Sea, 13 Int'l J. Mar. & Coastal L. 193-236 (1998) ; Van Hoi Luu, The Sino-Vietnamese Difference on the Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes (1996) ; R. Haller-Trost, The Spratly Islands : A Study on the Limitations of International Law (1990) ; Dieter Heinzig, Disputed Isl   ands in the South China Sea : Paracels, Spratlys, Pratas, MacClesfield Bank, (1976) ; Kriangsak Kittichaisaree ; The Law of the Sea and Maritimer Boundary Delimitation in South-East Asia (1987) ; Chiu & Park, chú thích 4 ; Victor Prescott, Limits of National Claims in the South China Sea (1999) ; Victor Prescott, The Gulf of Thailand : Maritime Limits to Conflict and Cooperation (1998) ; Eric Hyer, Special Issue : The South China Sea Territorial Disputes, 12 am. Asian Rev. 1-209 (1994) ; War or Peace in the South China Sea ? (Timo Kivimaki ed. 2002) ; Hong Thao Nguyen, Le Vietnam et ses différends maritimes dans la Mer de Chine méridionale (2004) ; Hong Thao Nguyen & Ramses Amer, Managing Vietnam Maritime Boundary Disputes, 38 Oean Dev. & Intl. L. (2007) ; Marwyn Samuels, Contest for the South China Sea (1982) ; Mark Valencia & Jon Van Dyke & Noel Ludwig, Sharing the Resources of the South China Sea (1997) ; Hong Thao Nguyen & Ramses Amer, A New Legal Arrangement for The South China Sea, 40 Oean Dev. & Int'l. L. 333-349 (2009) ; Zou Keyuan, SouthChina Sea Studies in China : Achievements, Constraints and Prospects, 11 SING. Y.B. Int'l L. 85 (2007).

[7]  Sách trắng Bộ Ngoại giao Việt Nam năm 1988, The Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Archipelagoes and International Law 32(1988), tại http://www.presscenter.org.vn/  en//images/42905-bngvietnam88.pdf (truy cập ngày 30 tháng 3, 2012).

[8] Chemillier-Gendreau, chú thích số 6, tr.16 ; Samuels, chú thích số 6, tr.40.

****************************

C. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II 

Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Cộng Hòa Trung Hoa chiếm phần phía đông của quần đảo Hoàng Sa và Itu Aba (đảo Ba Bình theo tiếng Việt), một đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Cùng thời gian, Pháp và Chính quyền Bảo Đại tái chiếm phần phía tây của Hoàng Sa và một số đảo của Trường Sa. Phần phía đông của Hoàng Sa thuộc quyền quản lý của Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa từ năm 1956. Phần phía tây của Hoàng Sa bị Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm vào năm 1974. Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa chiếm được quyền kiểm soát một số đảo tại Trường Sa lần đầu tiên vào năm 1988 thông qua việc sử dụng vũ lực. Kể từ đó, Trung Quốc đã mở rộng kiểm soát lên đến 9 đảo đá tại khu vực quần đảo Trường Sa. Philippines lần đầu tiên vào năm 1978 chính thức yêu sách chủ quyền với hầu như toàn bộ quần đảo Trường Sa (gọi tên là Nhóm đảo Kalayan – Nhóm đảo Tự do, KIG) theo cách của gọi của Philippines), trừ đảo Trường Sa. Malaysia yêu sách chủ quyền với phần phía nam của quần đảo Trường Sa thông qua việc phát hành các bản đồ vào năm 1979. Trong bối cảnh này, năm 1976, nước Việt Nam thống nhất tiếp tục duy trì quan điểm là danh nghĩa chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, được củng cố một thời gian dài bởi các Vua và Chúa Nguyễn cũng như là các chính quyền Pháp thuộc và Sài Gòn, chưa bao giờ bị từ bỏ cả. Việt Nam Cộng Hòa tiếp nhận danh nghĩa chủ quyền, quyền và các yêu sách từ Pháp đối với các đảo phù hợp với Hiệp định Geneve năm 1954 – Ba Hiệp định về Ngừng chiến với Việt Nam, Lào và Campuchia [1]. Là bên nắm giữ danh nghĩa chủ quyền hợp pháp trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nam Việt Nam đã thực hiện tổ chức quản lý hành chính, khai thác kinh tế và bảo vệ hiệu quả hai quần đảo này.

Năm 1956, Bộ Kinh tế của Việt Nam Cộng Hòa đã cấp phép khai thác phân chim trên đảo Quang Ảnh, Hữu Nhật và Phú Lâm cho Lê Văn Cang. Năm 1959, giấy phép cũng được cấp cho Công ty Phốt-phát Việt Nam đảm nhiệm việc khai thác phân chim cho đến tận năm 1963. Năm 1973, một nghiên cứu chung đã được triển khai bởi Công ty và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Marubeni. Về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa đã được chuyển từ tỉnh Thừa Thiên sang tỉnh Quảng Nam theo Nghị định số N 174-NV ngày 13/7/1961. Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã tuần tra thường xuyên tại các vùng nước quanh khu vực các đảo.

Đối với Trường Sa, hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã đến Trường Sa và dựng bia thể hiện chủ quyền vào ngày 22/8/1956. Với Nghị định 143/VN ngày 20/10/1956, quần đảo Trường Sa đã được sáp nhập vào tỉnh Phước Tuy. Từ 11 đến 16/6/1961, các tàu hộ vệ Vân Đồn và Vạn Kiếp (HQ02 và HQ06) đã được điều đến tuần tra các đảo Song Tử Đông, Thị Tứ, Loại Ta và An Bang thuộc quần đảo Trường Sa. Các đơn vị hải quân đến đảo Trường Sa, An Bang, Loại Ta, Thị Tứ, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Nam Yết năm 1962, 1963 và 1964 nhằm mục đích dựng các cột chủ quyền đối với các đảo này. Ngày 6/9/1973, với Nghị định N 420 – BNV/HCDP/26, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy [2].

Việc chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực vào năm 1974 của Trung Quốc là vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và không thể tạo ra một danh nghĩa pháp lý cho quần đảo này. Quan điểm này đã được khẳng định chắc chắn nhiều lần trong các Sách Trắng do Bộ Ngoại giao Việt Nam phát hành (cả Việt Nam Cộng Hòa và Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) [3], các Tuyên bố của Chính phủ đối với các vùng biển của Việt Nam và về đường cơ sở vào các năm 1977 và 1982 ; Nghị quyết 1994 của Quốc hội phê chuẩn UNCLOS và các phát biểu chính thức của lãnh đạo Việt Nam. Ví dụ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tái khẳng định trước Quốc hội vào ngày 25/11/2011 rằng : "Chúng ta có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Chúng ta đã kiểm soát hai quần đảo này ít nhất từ thế kỷ 17, khi chưa có một quốc gia nào yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo này" [4]. Hiện nay, Việt Nam kiểm soát hơn 20 đảo, bãi cát, đá thuộc quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc giữ quan điểm rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của mình và Việt Nam đã hơn một lần công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo này [5]. Yêu sách này dựa trên bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 liên quan đến chiều rộng của các vùng lãnh hải của Trung Quốc, Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phản kháng việc Chính phủ Mỹ ấn định khu vực chiến đấu của lực lượng vũ trang Mỹ năm 1965, và phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm vào năm 1956. Dựa vào các bằng chứng này, Trung Quốc tuyên bố rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [6]. Chúng tôi sẽ không xem xét phát biểu của ông Ung Văn Khiêm bởi vì không có bằng chứng trung lập. Ông Ung Văn Khiêm không có quyền hạn công nhận hay từ bỏ lãnh thổ. Bài phát biểu, nếu tồn tại, không diễn ra trong bối cảnh đàm phán về lãnh thổ. Hai tài liệu khác phải được xem xét trong bối cảnh Việt Nam bị chia cắt trong giai đoạn 1954 – 1975 cùng với mối quan hệ cực kỳ gắn bó giữa hai nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Trung Quốc "vừa là đồng chí vừa là anh em" [7].

Ngày 4/9/1958, bị đe dọa bởi Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ trong khu vực eo biển Đài Loan, Trung Quốc thông báo tuyên bố mở rộng chiều rộng lãnh hải ra 12 hải lý. Tuyên bố này áp dụng cho cả Trung Quốc đại lục và tất cả các đảo thuộc Trung Quốc bao gồm Tây Sa, Nam Sa [8]. Ngày 14/9/1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai : "Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ : Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc". Trong Sách Trắng năm 1979, Bộ Ngoại giao Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tuyên bố rằng cách hiểu của Trung Quốc về bức thư ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là xuyên tạc, khi mà mục đích và hàm ý của công hàm chỉ nhằm công nhận chiều dài lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc [9]. Liệu sự im lặng về tình trạng của Hoàng Sa và Trường Sa trong bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng có được coi như là sự ngầm công nhận đối với chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo này ? Liệu nó có ảnh hưởng pháp lý nào nhằm loại bỏ Việt Nam không còn quyền đòi hỏi chủ quyền trong tương lai ? Câu trả lời là "không" [10].

Một hành động đơn phương sẽ tạo ra hậu quả pháp lý bắt buộc cho quốc gia thực hiện nếu như hành động đơn phương này được thực hiện trong phạm vi giới hạn của thẩm quyền quốc gia, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế và không trái đối với các nguyên tắc jus cogens (các nguyên tắc bắt buộc không được vi phạm) của luật quốc tế . Mục đích thật sự của quốc gia khi có tuyên bố đơn phương nên được diễn giải một cách cẩn trọng. Các hạn chế sự độc lập của các quốc gia do vậy không thể suy diễn [11]. Tòa Án Công lý Quốc tế (ICJ) trong vụ Thử vũ khí hạt nhân (Nuclear Tests Case) đã nhắc lại lập luận : "Một khi các quốc gia đã ra các tuyên bố hạn chế sự tự do hành động trong tương lai của họ thì một sự giải thích hạn chế là cần thiết" [12]. Qua thực tiễn hoạt động của các quốc gia và các phán quyết của Tòa [13], Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC) đã có hướng dẫn xác định các hành động đơn phương và hiệu lực pháp lý của chúng [14]. Theo như ILC, để xác định các ảnh hưởng pháp lý của các tuyên bố đơn phương, cần thiết phải xem xét nội dung, hoàn cảnh thực tế của các tuyên bố đơn phương được đưa ra và các phản ứng mà các tuyên bố này gây ra. Một tuyên bố đơn phương sẽ dẫn đến việc quốc gia tạo ra nó bắt buộc phải thực hiện cam kết này chỉ khi nó được tuyên bố trong các điều khoản cụ thể và rõ ràng. Trong trường hợp có nghi ngờ như là phạm vi trách nhiệm thực hiện từ các tuyên bố này, trách nhiệm thực hiện sẽ chỉ được diễn giải một cách hạn chế. Khi diễn giải nội dung của các dạng nghĩa vụ thực hiện như vậy, việc đầu tiên quan trọng nhất là xem xét nội dung văn bản của tuyên bố cùng với bối cảnh và hoàn cảnh tuyên bố này được đưa ra [15].

Khi áp dụng các hướng dẫn này, chúng ta có một số đánh giá về nội dung văn bản bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, và hoàn cảnh văn bản này được viết.

biendao3

Bia chủ quyền Việt Nam ở đảo Nam Yết (Trường Sa) - Ảnh: N.Đ.Q.

Trước tiên, vào thời điểm đó, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sà và Trường Sa. Theo Hiệp định Geneve, Việt Nam bị tạm thời chia làm hai khu vực quản lý hành chính với ranh giới là vĩ tuyến 17 trong khi chờ đợi thống nhất thông qua tổng tuyển cử. Trung Quốc là một bên ký Hiệp định Geneve. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới vỹ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa. Vào thời điểm này, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có danh nghĩa pháp lý de jure về chủ quyền cũng như không thực hiện chủ quyền de facto trên thực tế trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nó không có quyền từ bỏ đối với lãnh thổ mà nó không sở hữu [16]. Thậm chí các chính quyền miền Nam Việt Nam, hai chính phủ đối lập, Việt Nam Cộng Hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam được thành lập năm 1969, chỉ có quyền quản lý đối với hai quần đảo nhưng không có quyền chuyển nhượng bất cứ phần lãnh thổ nào cho ngoại quốc. Năm 1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc sử dụng vũ lực tại Hoàng Sa khi đưa ra tuyên bố 3 điểm [17].

- Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mọi dân tộc

- Giữa các nước láng giềng có nhiều vụ tranh chấp về vấn đề biên giới lãnh thổ do lịch sử để lại. Các tranh chấp đó có khi rất phức tạp, đòi hỏi được xem xét kỹ càng ; và

- Các nước liên quan phải cùng nhau xem xét vấn đề trên tinh thần bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt, và giải quyết vấn đề bằng thương lượng.

Tuyên bố công nhận sự tồn tại của tranh chấp, nhắc lại rằng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mọi dân tộc và kêu gọi đàm phán. Ngày 14/2/1975, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa đã công bố sách trắng về các quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phù hợp với nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết được quy định trong luật pháp quốc tế và Hiệp định Geneve, số phận các phần lãnh thổ của Việt Nam phải được định đoạt bởi người dân của đất nước thống nhất. Việt Nam được thống nhất vào năm 1976 và cơ quan đại diện cao nhất của người Việt Nam là Quốc hội đã được bầu vào năm 1976. Việt Nam thống nhất, gọi tên là Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kế thừa lãnh thổ từ Cộng Hòa miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử vào năm 1976. Hiến pháp Việt Nam năm 1980 và 1992, Nghị quyết của Quốc hội năm 1994 và Luật về biên giới quốc gia năm 2003 đều tái khẳng định rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam.

Thứ hai, Hiến pháp Việt Nam năm 1946 và 1957 quy định rằng việc chuyển nhượng lãnh thổ phải được quyết định thông qua trưng cầu dân ý. Tuyên bố của thủ tướng Phạm Văn Đồng không có hiệu lực pháp lý để từ bỏ lãnh thổ. Trong trường hợp liên quan đến chủ quyên đối với các đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks, và South Ledge (Malaysia/Singapore) liên quan đến lập luận của Singapore rằng Chính quyền Johor đã công nhận chủ quyền của Singapore đối với các đảo này [18], Tòa án đã có quan điểm không xem xét trả lời của Johor có tính hiến pháp với nghĩa tạo ra tác động pháp lý quyết định đối với Johor [19]. Lời văn trong thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có bất cứ tính hiến pháp nào đối với lãnh thổ của Nam Việt Nam. Do đó, bức thư này không có hiệu lực pháp lý quyết định đối với số phận của Hoàng Sa và Trường Sa.

Thứ ba, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không bao giờ phủ nhận các yêu sách và các hoạt động khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Nam Việt Nam. Nếu như bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc, bước logic tiếp theo sẽ là tuyên bố phủ nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa. Điều này không bao giờ xảy ra, cả trong năm 1956 và năm 1974. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vẫn tiếp tục ủng hộ lập trường của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam.

Thứ tư, tên gọi của văn bản tiếng Trung Quốc năm 1958 là Tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc. Bức thư của thủ tướng Phạm Văn Đồng công nhận và đồng ý quyết định liên quan đến chiều rộng 12 hải lý của lãnh hải Trung Quốc. Bức thư này không chứa đựng bất cứ sự từ bỏ các đảo có lợi cho Trung Quốc. Việc chuyển chủ quyền lãnh thổ từ một quốc gia này cho một quốc gia khác thường được thực hiện thông qua hiệp ước. Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, ngày 2/11/1957, Ủy ban Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam đã gửi thư đến Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất hai Đảng cầm quyền tôn trọng nguyên trạng status quo các vấn đề tranh chấp lãnh thổ do lịch sử để lại, và giải quyết tất cả tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình vào thời điểm phù hợp. Bức thư tháng 11/1957 viết : "Vấn đề biên giới là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết thông qua các nguyên tắc thực định của luật pháp hay do quyết định của hai chính phủ" [20]. Vào tháng 4/1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có phản ứng tích cực đối với thư của Đảng Lao Động Việt Nam. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ do lịch sử để lại được hiểu là chỉ liên quan đến vấn đề biên giới trên bộ ; không đề cập đến trường hợp tranh chấp của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, hai nước đã đồng ý rằng các tranh chấp của hai nước sẽ được giải quyết trong một thời điểm thích hợp thông qua đàm phán. Thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không nằm trong bối cảnh tranh chấp giữa Hà Nội và Bắc Kinh. ICJ đã phán quyết : "Không gì có thể ngăn cản các bên đạt thỏa thuận bằng con đường thông thường, đó là một thỏa thuận với điều kiện có đi có lại" [21]. Một số tác giả đã so sánh bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với Tuyên bố Ihlen trong vụ án đảo Greenland [22]. Tuyên bố Ihlen được đưa ra trong bối cảnh tìm kiếm giải pháp cho Greenland và Spitzberg. Tuyên bố Ihlen không phải là "cho không" ("open-handed"). Tuyên bố này công nhận chủ quyền của Đan Mạch đối với Greenland để đổi lại việc Đan Mạch công nhận chủ quyền của Na-uy đối với Spitzberg. Thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không chứa đựng đặc điểm có đi có lại. Do đó rất khó có thể xem xét Thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là từ bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thứ năm, trong cuộc chiến, Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào hỗ trợ vật chất từ Trung Quốc. Điều này đã đặt Hà Nội vào thế khó xử. Bức thư chỉ ủng hộ việc áp dụng nguyên tắc 12 hải lý cho chiều rộng lãnh hải. Đây là một hành động thể hiện thiện chí của Bắc Việt Nam ủng hộ Trung Quốc, đang phải đối mặt với nguy cơ bị Mỹ xâm lược khi nước này nỗ lực đưa tàu sân bay vào hoạt động tại eo biển Đài Loan. Việc bảo lưu tình trạng của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không được thể hiện trong bức thư vì Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có quyền hạn đối với hai quần đảo này.

Nhà nghiên cứu Monique Chemillier Gendreau đã nhận xét : "Đúng là công hàm của Phạm Văn Đồng chỉ hết sức hạn chế trong ghi nhận và tán thành quyết định về chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc. Thật không đúng để khẳng định rằng Việt Nam đã "thừa nhận yêu sách của Trung Quốc" đối với hai quần đảo" [23] . Không bên nào, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Việt Nam Cộng Hòa công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Vậy liệu thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng có tạo ra hiệu lực của nguyên tắc estopel (nguyên tắc mặc nhiên thừa nhận) ? "Anh không thể vừa có chiếc bánh lại vừa ăn hết nó" là nguyên tắc ngăn ngừa các quốc gia có hành động không nhất quán gây tổn hại đến các quốc gia khác [24]. Theo Ian Brownlie, đặc điểm cốt lõi của nguyên tắc estoppel là nhân tố hành xử gây tổn hại nghiêm trọng cho bên khác, do họ dựa vào cách hành xử đó để thay đổi quan điểm của mình và phải chịu một số tổn hại [25]. Trong vụ tranh chấp thềm lục địa Biển Bắc, tòa ICJ đã phán quyết : "Bên dựa vào nguyên tắc estoppel phải chỉ ra, cùng với một số điều kiện khác, là mình đã có các hành động đặc biệt do dựa vào phát biểu của bên kia" [26].

Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện, đặc biệt là điều kiện cần thiết "vì phát biểu này mà gây tổn hại cho bên khác" của nguyên tắc estoppel gây ra cho Trung Quốc. Trước tiên, Trung Quốc không chứng minh được quan điểm của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị thay đổi và bị thiệt hại do dựa vào tuyên bố của Bắc Việt Nam. Thứ hai, Trung Quốc đã giữ im lặng đối với tuyên bố của Mỹ liên quan đến khu vực tác chiến của lực lượng vũ trang Mỹ tại Biển Đông vào năm 1965, bao gồm quần đảo Hoàng Sa. Điều này liệu có cho thấy Trung Quốc thờ ơ trong việc bảo vệ yêu sách chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa khi bị nước ngoài xâm lược ? Thứ ba, nguyên tắc estoppel chỉ được áp dụng cho các hành động của một bên về một vấn đề trong một giai đoạn liên tục trong lịch sử. Trong trường hợp này, nguyên tắc estoppel được áp dụng như thế nào cho các tuyên bố của hai chính phủ khác nhau đó là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ? Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì không có thẩm quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước kế tục của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa và có quyền lựa chọn quyền và nghĩa vụ của bên nào để kế tục. Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa kế quyền và các hành động của Nam Việt Nam, vốn là bên duy nhất có quyền tài phán đối với Hoàng Sa và Trường Sa [27].

3. Lập trường của Việt Nam về các vùng biển quanh đảo (xem tài liệu đính kèm, PDF)

A. Lập trường của Việt Nam về các vùng biển theo UNCLOS 

B. Chế độ pháp lý của các đảo Hoàng Sa và Trường Sa

4. Quan điểm của Việt Nam về giải quyết tranh chấp tại Biển Đông 

5. Kết luận 

Download toàn bộ nội dung văn bản tại đây

Quan điểm của Việt Nam về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.pdf

Nguyen, Hong Thao (2012)

Nguyên tác : "Vietnam’s Position on the Sovereignty over the Paracels & the Spratlys : Its Maritime Claims", Journal of East Asia and International Law, 5(1), pp. 165-211.

Nguyễn Thái Giang, Nguyễn Thị Lan Hương, Quách Thị Huyền biên dịch

Việt Long biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 10/06/2013

Tài liệu trích dẫn

[1]  Zou Keyuan, The Sino-Vietnamese Agreement on Maritime Boundary Delimitation in the Gulf of Tonkin, 34 Oean Dev. & Intl. L. 22-24 (2005) ; Hong Thao Nguyen, Maritime Delimitation and Fishery Cooperation in the Tonkin Gulf, 34 Oean Dev. & Intl. L. 41-44 (2005) ; Ted McDorman, People’s Republic of China-Vietnam, 5 Int'l Mar. Boundaries 37553758 (2005).

[2]  Vụ Thông tin và Báo chí, Bộ Ngoại giao Việt Nam, chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa (1979) [Sách trắng Việt Nam 1979] ; Sách trắng Việt Nam 1981, tài liệu đã trích dẫn số 30 ; Sách trắng Việt Nam 1988, tài liệu đã trích dẫn số 7.

[3]  Như trên

[4]  Ban Bien Tap, Vietnamese PM Nguyen Tan Dung’s explanatory report at 2nd session of 13th NA, (Dec. 5, 2011), available at http://nguyentandung.us/vietnamese-pm-nguyen-tan-dung-s-explanatory-report-at-2nd-session-of-13th-  na.html (last visited on Mar.30, 2012).

[5]  Su Hao, China’s Positions and Interests in the South China Sea : A Rational Choices in its Cooperative Policies (CSIS, 2006), available at http://csis.org/publication/chinas-positions-and-interests-south-china-sea-rational-choices-its-  cooperative-policies (last visited on Mar.30, 2012).

[6] Austin, tài liệu đã trích dẫn số 6 trang 126-130. Xem tài liệu Bộ Ngoại giao Trung Quốc và các tài liệu khác liên quan đến việc Chính phủ công nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ của Trung Quốc (1980).

[7]  Luu, tài liệu đã trích dẫn số 6, trang 75-78.

[8]  Xem tuyên bố Lãnh hải của Trung Quốc, 1 :28 PEKING REV. 21 (Sept. 9, 1958).

[9] Vietnam White Paper 1979.

[10]  Xem thêm giải thích chính thức, Sách Trắng Việt Nam Vietnam White Paper 1988, tài liệu đã trích dẫn số 7, trang 20-23.

[11]  The S.S. Lotus Case (Fr. v. Turk.), 1927 P.C.I.J. (Ser. A) No. 10 (Sept. 7) tại http://www.worldcourts.com/ pcij/eng/decisions/1927.09.07_lotus.htm (last visited on Mar.30, 2012).

[12]  Nuclear Tests Case (Austl. v. Fr.), 1974 I.C.J. 267, 44 ; Nuclear Tests Case (N.Z. v. Fr.), 1974 I.C.J. 473, 47.

[13]  Island of Palmas Arbitration (Neth. v. U.S.), 2 Report of International Arbitral Awards (U.N. Ser.) 829, in David Harris Cases and Materials on International Law 190 (5th ed.1998) ; Legal Status of Eastern Greenland Case, supra note 10 ; Temple at Prear Vihear Case (Cambodia v. Thai.), 1962 I.C.J. 6 (June 15) ; North Sea Continental Shelf Case (Ger. v. Neth.), 1969 I.C.J. 26, 30 (Feb. 20) ; Burkina Faso v. Mali (Frontier Dispute), 1986 I.C.J. 574 (Dec. 22) ; Nuclear Tests Case (Austl. v Fr.), id. at 253-267 ; Nuclear Tests Case (N. Z. v Fr.), id. 457-473 ; Application of the Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide Case (Bosn.& Herz. v. Serb. & Montenegro), 1996 I.C.J. 622 (July 11) ; Pedra Branca/Pulau Batu Puteh Case, supra note 10.

[14]  U.N. International Law Commission, 58th sess. (2006), Guiding Principles Applicable to Unilateral Declarations of States Capable of Creating Legal Obligations, available at http://untreaty.un.org/ilc/texts/instruments/english/draft %20articles/9_9_2006.pdf (truy cập lần cuối ngày 30 tháng 3 năm 2012).

[15]  Như trên, điều 3 và 7

[16]  Chemillier-Gendreau, tài liệu đã trích dẫn số 6, trang 130.

[17]  Sách trắng Việt Nam 1981, tài liệu đã trích dẫn số 30, trang 139.

[18]  Chi tiết, xem S. Jayakumar & T. Koh, Pedra Branca : Tbe Road to the World Court (2009).

[19]  Pedra Branca/Pulau Batu Puteh Case, tài liệu đã trích dẫn số 10, trang 227.

[20]  Vu Duong Ninh (ed.), Bien gioi tren dat lien Viet Nam-Trung Quoc [ChinaVietnam Land boundary], Hanoi (Cong An Nhan Dan ed. 2011).

[21]Burkina Faso v. Mali Case, tài liệu đã trích dẫn số 94, trang 574.

[22]  Xem Austin, tài liệu đã trích dẫn số 6 trang 125-130, 149 ; R. Haller-Trost, The Contested Maritime and Territorial Boundaries ò Malaysia : an International Law Perspective 321 (1998) ; Daniel Dzurek, The Spratlys Island Dispute : Who’s on first ?, 2 MAR. BRIEFINGS 53 (1996) ; Jianming Shen, International Law Rules and Historical Evidences Supporting China’s Title to the South China Sea Islands, 21 Hastins Int'l & Comp. L. Rev. 57 (1997).

[23] Chemillier-Gendreau, tài liệu đã trích dẫn số 6, trang 129.

[24]  Fisheries Case (U.K.v.Nor.), 1951 I.C.J. 116 ; Temple of Preah Vihear Case, tài liệu đã trích dẫn số 94, trang 6 & 26.

[25]  Brownlie, tài liệu đã trích dẫn số 63, trang 646.

[26]  North Sea Continental Shelf Case, tài liệu đã trích dẫn số 94, trang30.

[27] Chemillier-Gendreau, tài liệu đã trích dẫn số 6, trang 130. Viết :"thực tế là trong thời điểm đặc biệt của sự chia cắt giữa Việt Nam trong lịch sử làm cho vị trí của Việt Nam bị mờ nhạt. Việt Nam thống nhất hiện nay phải quyết định thực thể nào mình kế thừa đối với vấn đề tranh chấp này. Logic của lãnh thổ quy định việc kế thừa quyền và các hành động của Nam Việt Nam, thực thể duy nhất có quyền tài phán xét trên quan điểm địa lý".

Published in Tư liệu

1. Ít nhất, từ thế kỷ XVII, Hoàng Sa không phải là lãnh thổ vô chủ (Terra Nullius)

Sử sách Trung Hoa suốt từ các đời Tần, Hán đến tận sau Thế chiến thứ II, không có tài liệu nào xác nhận, Biển Đông với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc (Biển Đông được người Trung Quốc và giới hàng hải gọi là中国南海Trung Quốc Nam Hải, 花南Hoa Nam, South China Sea, người Philippines từ 2012 gọi là biển Tây Philippines, West Philippine Sea ; quần đảo Hoàng Sa được người Trung Quốc gọi là西沙Tây Sa, tiếng Anh : Paracels và Trường Sa người Trung Quc được gi là 南沙 Nam Sa, tiếng Anh : Spratlys). Trong khi đó, không ít bn đồ phương Tây v trước thế k XIX, thư tch c Trung Hoa do chính người Trung Hoa viết, li đã tha nhn Hoàng Sa và Trường Sa thuc ch quyn ca Vit Nam [1] .

quatrinh1

Cảnh sát biển Việt Nam thực thi nhiệm vụ trên biển (Ảnh tư liệu)

Phía Trung Quốc thường tuyên truyền chủ quyền của họ đối với Biển Đông có từ hơn 2000 năm trước. Nhưng những chứng cứ chủ yếu lại chỉ là những ghi chép của người đương thời và người đời sau về các con đường hàng hải từ Trung Quốc ra nước ngoài, các hoạt động thám hiểm, buôn bán, đánh cá… và qua đó có ghi chép về địa lý, lịch sử, phong tục… ở các vùng mà những người chứng kiến đã đi qua. Cũng có tài liệu nói người đánh cá Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác khi buôn bán, đánh cá hoặc gặp thiên tai trên biển… đã từng sống trên các đảo tuỳ theo mùa vụ, nhưng cụ thể từ khi nào và mùa vụ là bao nhiêu lâu thì chưa thấy tài liệu nào ghi chép thật rõ [2] , và chỉ riêng điều đó thì cũng không có ý nghĩa về mặt chủ quyền. Ở đây các nhà nghiên cứu đôi khi thường bắt gặp có sự nhầm lẫn hoặc cố tình nhầm lẫn của những người làm sử thiếu khách quan. Theo luật pháp quốc tế, việc thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền trên các vùng biển đảo, ngày nay, không phụ thuộc vào việc phát hiện, thám hiểm hay thực thi buôn bán, làm ăn trên biển. Cũng không phụ thuộc vào sự hiểu biết của người quan sát về biển đảo. Từ thế kỷ thứ VIII, người Bắc Âu, Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh… đã có tiếng là những Viking [3] gồm những nhà thám hiểm, nhà buôn, chiến binh, và cả những hải tặc đã tung hoành trên nhiều vùng biển của địa cầu. Những ghi chép của người Anglo-Saxon về hải dương từ lâu đã là nguồn tra cứu phong phú và quý giá của nhân loại. Tiếp theo là những người Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Việt Nam… cũng có mặt ở nhiều vùng trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Phương Đông không có các Viking, ít các nhà thám hiểm nên người phương Đông có mặt trên biển chủ yếu là buôn bán, làm ăn, đánh cá…

Trước đây, phía Trung Quốc còn đưa thêm nhà thám hiểm người Hồi là Trịnh Hòa vào hồ sơ tranh chấp biển đảo. Nhưng thực ra Trịnh Hòa chỉ đi ngang qua Biển Đông và các ghi chép về 7 chuyến đi của ông cũng không thấy nói gì đến Hoàng Sa, Trường Sa : Từ năm 1405-1433, Minh Thành Tổ cử Đô đốc Thái giám Trịnh Hòa chỉ huy đoàn thám hiểm "hạ Tây dương" 7 lần đến Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc gia duyên hải, triển khai Con đường Tơ lụa trên biển tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông. Những chuyến hải hành của Trịnh Hòa trên thực tế không hề dừng ở Biển Đông. Trạm trú chân duy nhất của đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành bấy giờ. Sau khi Minh Thành Tổ mất, triều Minh đã phê phán những cuộc hải trình này chỉ là phô diễn và làm suy yếu kinh tế quốc gia [4] . (Gần đây, khi đụng đến những vấn đề Biển Đông, các chuyến thám hiểm của Trịnh Hòa không còn được phía Trung Quốc nhắc đến như trước đó nữa).

Trên thực tế, kể từ Định ước Berlin năm 1885, nguyên tắc "quyền phát hiện" và nguyên tắc "chủ quyền lịch sử" không còn phù hợp và đã bị thay thế bới nguyên tắc "chiếm hữu thực sự" và "có hiệu lực". Ngày nay, nguyên tắc chiếm hữu biển đảo còn được quy định chặt chẽ hơn : thực sự, không gián đoạn, hòa bình và minh bạch [5] . Nghĩa là, nếu giả sử luật pháp quốc tế vẫn còn căn cứ vào luận thuyết chủ quyền lịch sử hay sự phát hiện biển đảo để xác định chủ quyền thì quyền chiếm hữu và sở hữu các châu lục ngày nay hầu hết đã thuộc về các Viking, các nhà thám hiểm hoặc các tay cướp biển Tây Âu.

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa được các triều đại phong kiến Việt Nam thực thi từ rất sớm. Có tài liệu nói từ thế kỷ XV. Nhưng rõ nhất là từ đầu thế kỷ XVII đến tận năm 1932, khi Pháp chính thức tuyên bố kế thừa và tiếp tục chủ quyền tại hai quần đảo này, các triều đại phong kiến Việt Nam đều đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền thực tế đối với Hoàng sa và Trường Sa. Quá trình này diễn ra một cách liên tục, với những hoạt động kinh tế – xã hội rất hòa bình và lúc đó cũng chưa hề có tranh chấp. Về mặt pháp lý, ít nhất từ thế kỷ XVII, Hoàng Sa đã không còn là lãnh thổ vô chủ nữa (Terra Nullius) [6] .

Năm 1698, Hoàng Sa trở thành địa danh nổi tiếng được các nhà hàng hải phương Tây biết đến qua các biên niên sử hàng hải với các vụ mắc cạn của tàu l’Amphitrite dưới thời vua Louis XIV khi đi từ Pháp sang Trung Quốc [7] . Nghĩa là, Hoàng Sa được biết đến như một bãi cát nguy hiểm ở vùng Biển Đông Việt Nam. Tàu bè quốc tế đến vùng này nếu không biết có thể mắc cạn, làm mồi cho đói, khát và chết.

Thời các Chúa Nguyễn, tức là từ giữa thế kỷ XVI cho đến khi Tây Sơn chiến thắng năm 1777, hàng năm các Chúa nguyễn đều phái người ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ trên đảo nhằm thực thi chủ quyền và thu hoạch sản vật trên đảo cùng những sản vật của các tàu bị đắm trôi dạt vào đảo. Trong sách "Lịch triều Hiến chương loại chí" Quyển "chi Ngũ dư địa chí", trang 11a, 12a, Phan Huy Chú ghi chép : "Các vương triều trước (thời các Chúa Nguyễn) đặt đội Hoàng Sa 70 suất, người xã An Vĩnh luân phiên đi. Hàng năm vào tháng 3 nhận chỉ thị sai đi, mang 6 tháng lương, dùng 5 chiếc thuyền nhỏ, trương buồm xuất dương, 3 ngày 3 đêm đến đảo. Đến đây mặc tình đánh bắt cá ăn, được đồ quí khí vật trên thuyền rất nhiều, lại lấy được hải sản rất nhiều. Tháng 8 trở về, vào cửa Eo (Thuận An) để đến thành Phú Xuân" [8] .

Năm 1753, một sự kiện có liên quan đến chủ quyền Hoàng sa xảy ra với những người lính của Đội Bắc Hải đã được Lê Quý Đôn ghi chép khá kỹ trong "Phủ biên tạp lục" : "Hoàng Sa gần Hải Nam, Châu Liêm. Người đi thuyền thường gặp người Bắc quốc (Trung Quốc) đánh cá ngoài biển, hỏi thăm thì được biết họ là người huyện Văn Xương, Quỳnh Châu. Quan Chính đường sưu tra công văn trong đó kể rằng vào tháng 7 năm Càn Long thứ 18 (1753), 10 người lính thuộc đội Cát Liêm, xã An Bình, huyện Chương Nghĩa (Quảng Ngãi ngày nay) đến Vạn Lý Trường Sa 萬里長沙 thu thp các vt, 8 tên lính lên bờ thu thp, chỉ có 2 người lưu lại giữ thuyền. Chợt cuồng phong nỗi lên, đẩy thuyền xa đến cảng Thanh Lan 青瀾港 (Hi Nam, Trung Quốc). Viên quan tại đây điều tra sự thực bèn cho áp giải trở về. Nguyễn Phúc Chu sai Cai bạ Thun Hóa Thức lượng hầu gửi thư phúc đáp" [9] . Sự kiện này cũng là một dấu hiệu về việc người Trung Quốc không coi Hoàng Sa là của mình.

Năm 1816, vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo Hoàng Sa, ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thuỷ trình. Khâm sứ Pháp tại Đông Dương Jules Brevié đã ra lệnh thành lập cơ quan hành chính quản lý quần đảo Hoàng Sa và cho dựng trên quần đảo một tấm bia có dòng chữ "Cộng Hòa Pháp – Vương quốc An Nam – quần đảo Hoàng Sa, 1816" [10] .

Năm 1835, vua Minh Mạng cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiệm vụ khai thác, tuần tiễu, thu thuế trên đảo, và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người Pháp vào Đông Dương. Từ đó đến năm 1847-1848, việc quản lý hành chính các đảo này được triều Nguyễn duy trì nhằm giúp đỡ các cuộc hải trình và cũng để thu thuế ngư dân trong vùng [11] .

Theo nhà nghiên cứu Vũ Quang Việt, các dữ kiện lịch sử chiếm hữu Hoàng Sa cho thấy "Việt Nam đã có tuyên bố rõ ràng và thực thi quyền của mình ở Paracels ít nhất suốt 70 năm từ trước 1770 cho tới khi vua Gia Long chính thức khẳng định chủ quyền năm 1816, và tiếp tục cho đến thời Minh Mạng được ghi rõ ràng trong chính sử Việt Nam cho đến 1837… Thời gian có mặt của Việt Nam ở Paracels như thế kéo dài liên tục ít nhất là 74 năm từ 1774 tới ít nhất là (từ lúc Lê Quý Đôn nói về chuyến đi Hoàng Sa cho tới năm sau khi Minh Mạng ra lệnh vẽ bản đồ), thời gian này được ghi nhận trong chính sử. Ý chí và hành động nhằm khẳng định chủ quyền được vua Gia Long và vua Minh Mạng đã thể hiện trong văn bản. Các chuyến ra đảo dù chỉ kéo dài nhiều nhất là sáu tháng nhưng liên tục năm này qua năm khác. Và như thế là đủ" [12] .

2. Nước Pháp công nhận việc thực thi chủ quyền của các triều đại phong kiến Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và chịu trách nhiệm kế thừa

Năm 1884, Hiệp ước Patenôtre Huế áp đặt chế độ thuộc địa, nước Pháp có nghĩa vụ bảo hộ, giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ xứ An Nam. Ngày 9/6/1885, Hiệp ước Pháp – Thanh tại Thiên Tân chấm dứt xung đột Pháp Thanh ; Việt Nam vĩnh viễn thoát khỏi chế độ phên thuộc. Ngày 26/6/1887, Hiệp ước Pháp – Thanh ấn định biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa. Nghĩa là từ đây, mọi tuyên bố hay hành vi của Pháp về Hoàng Sa, Trường Sa, được hiểu là và trên thực tế là, đại diện cho Việt Nam, của Việt Nam.

Năm 1895 con tàu La Bellona và năm 1896 con tàu Imeji Maru bị đắm gần Hoàng Sa. Những người đánh cá ở Hải Nam đến thu lượm đồng từ hai chiếc tàu đắm này. Các công ty bảo hiểm của hai con tàu này phản đối chính quyền Trung Hoa. Chính quyền Trung Hoa trả lời là không chịu trách nhiệm, lấy lý do là Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Hoa, cũng không phải là lãnh thổ Việt Nam [13] .

Năm 1899, Toàn quyền Paul Doumer đề nghị chính phủ Pháp xây ngọn hải đăng nhưng việc này không thành vì lý do tài chính.

Vào năm 1909, Tổng đốc Lưỡng Quảng ra lệnh cho đô đốc Lý Chuẩn đổ bộ lên quần đảo Hoàng Sa. Cuộc đổ bộ không quá 24 giờ. Họ kéo cờ và bắn súng để biểu thị chủ quyền của Trung Quốc. Sự kiện này không gây ra phản ứng gì của các nước, kể cả nước Pháp đại diện cho An Nam vì cho rằng đó chỉ là một nghi thức hải quân nhân chuyến thám sát đảo xa.[14]  Sự kiện này cũng làm lộ ra mâu thuẫn trong lập luận của Trung Quốc. Nếu quần đảo Hoàng Sa đã được Trung Quốc chiếm cứ thực sự từ lâu, thì tại sao Lý Chuẩn lại không biết điều này và hành xử với tư cách là người lần đầu tiên phát hiện ra quần đảo.

Năm 1920, một công ty Nhật Bản là Mitsui Busan Kaisha xin phép Pháp khai thác quần đảo Hoàng Sa, Pháp từ chối. Cũng bắt đầu năm 1920, Pháp kiểm soát quan thuế và tuần tiễu trên đảo.

Ngày 30/3/1921, Tổng đốc Lưỡng Quảng tuyên bố sát nhập Hoàng Sa với Hải Nam, Pháp không phản đối. Ngay sau đó các nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội người Pháp ở Hà Nội đã chỉ trích Toàn quyền Đông Dương về thái độ này. Ngày 8/3/1925 Toàn quyền Đông Dương là Martial Henri Merlin long trọng ra tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa là lãnh thổ của Pháp. Chính phủ bảo hộ nhận trách nhiệm về chủ quyền của mình ở Hoàng Sa, Trường Sa và đẩy mạnh các hoạt động tuần tra, kiểm soát và nghiên cứu khoa học.

Cũng bắt đầu từ năm 1925, Viện Hải dương học Nha Trang tiến hành những thí nghiệm khoa học trên đảo Hoàng Sa do tiến sĩ Krempt tổ chức.

Năm 1927, Tàu De Lanessan viếng thăm quần đảo Trường Sa.

Đầu năm 1930, Ba tàu Pháp La Malicieuse, L’Alerte và L’Astrobale đã khảo sát chuẩn bị cho việc chiếm hữu quần đảo Trường Sa.

Ngày 13/4/1930, toàn quyền Đông Dương Pasquier điều Thông báo hạm La Malicieuse ra quần đảo Trường Sa. Tại đây, đại úy hải quân De Lattrie đã nhân danh nước Pháp bắn 21 loạt đại bác, tuyên bố chủ quyền toàn bộ các đảo ở Trường Sa với các vùng biển phụ cận và kéo cờ trên đảo "Île de la Tempête" (đảo Bão Tố, tức đảo Spratly, nay gọi là đảo Trường Sa Lớn). Văn bản báo cáo ghi rõ, Trường Sa nằm ở 8039 độ vĩ Bắc và 111055 kinh đông.

Ngày 23/9/1930 Pháp gửi thông báo ngoại giao tới các nước có liên quan về chủ quyền của Pháp trên đảo Trường Sa, Nói rõ : "Phủ Toàn quyền Đông Dương ra thông cáo để thông báo cho các nước thứ ba biết việc Cộng Hòa Pháp chiếm hữu toàn bộ quần đảo Spratly (Trường Sa)". Thông báo này cũng được đăng trên Công báo của Phủ Toàn quyền.

Năm 1931, Trung Hoa ra lệnh khai thác phân chim tại quần đảo Hoàng Sa, bán quyền khai thác cho Công ty Anglo – Chinese Development. Pháp phản đối.

Năm 1932, Pháp chính thức tuyên bố An Nam có chủ quyền lịch sử lâu đời trên quần đảo Hoàng Sa, sát nhập quần đảo Hoàng Sa với tỉnh Thừa Thiên. Nghĩa là Pháp công nhận và chịu trách nhiệm kế thừa chủ quyền của Việt Nam từ trước đó, tiếp tục thực thi chủ quyền tại hai quần đảo này. Đây là một bước đi quan trọng và là sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền một cách liên tục đối với lãnh thổ quốc gia.

Năm 1933, quần đảo Trường Sa được sáp nhập với tỉnh Bà Rịa. Ngày 26/7/1933 nước Pháp ra thông báo chính thức về sự chiếm hữu các đảo Trường Sa trên nhật báo của Pháp. Pháp cũng đề nghị với Trung Hoa đưa vấn đề ra Tòa án Quốc tế, nhưng Trung Hoa từ chối.

Việc thuyết phục nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương quan tâm ngày càng thiết thực hơn đến chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào những năm đầu thế kỷ XX, nên hiểu là một quá trình không đơn giản. Lúc đó, khác với ngày nay, việc chiếm hữu các đảo xa mang lại tốn kém, phức tạp, nguy hiểm nhiều hơn là lợi ích. Chính chủ quyền hiển nhiên đã có từ lâu trong lịch sử của các vương triều An Nam đối với biển đảo mới là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy các quan chức Pháp tại Hà Nội thiết tha hơn và cảm thấy trách nhiệm nặng nề hơn với Hoàng Sa, Trường Sa. Công đầu trong việc này thuộc về tờ tuần báo "Thức tỉnh kinh tế Đông Dương" (L’Éveil Économique de l’Indochine).

Tuần báo L’Éveil économique de l’Indochine ra số đầu tiên vào thứ bảy, ngày 16/6/1917 và số cuối cùng vào năm 1934. Người sáng lập, là Chủ bút và cũng là tác giả của nhiều bài viết trong tuần báo này là Henri Cucherousset (1879 – 1934, ông qua đời tại Hà Nội và cũng là người đặc biệt yêu mến Hoàng Sa, chiến đấu không mệt mỏi cho chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa). Trong 835 số tuần báo, Chính phủ Pháp và An Nam đã triệt để giải quyết tranh chấp Hoàng Sa với chính quyền Quảng Đông (lúc đó ly khai khỏi Trung Quốc và cũng không được Trung Quốc và các nước khác thừa nhận). Ông Henri Cucheroussset đã đưa vấn đề ra Thượng viện và Hạ viện Pháp, vì lý do Toàn quyền Đông dương ở Hà Nội không đủ nỗ lực quan tâm đến vấn đề. Trên tờ tạp chí này, các sự kiện sau đây đã được phản ánh :

- Các đề nghị đối với chính quyền bảo hộ : Đặt trạm hải đăng, trạm khí tượng, trạm phát sóng cực ngắn, các phao đèn và cọc tiêu, vẽ các bản đồ quần đảo Hoàng Sa : tỷ lệ 1:200.000, & 1:25.000 ; Xây dựng cảng cá và tổ chức nơi trú ẩn cho ngư dân, phát triển công nghiệp cá, phát triển các tầu đánh cá có thể đánh bắt xa bờ từ 2 đến 300 km ; Thiết lập hệ thống hành chính trên hai quần đảo và cần thiết có quân đội thường trú bảo vệ và tuần tra khu vực [15] .

- Trách nhiệm của nước Pháp và các quan chức Pháp tại Đông Dương : Tác giả trách cứ một số quan chức Đông Dương vô trách nhiệm đối với chủ quyền quần đảo Hoàng Sa như ông Monguillot (Thống sứ Bắc Kỳ, có lúc được cử làm quyền Toàn quyền Đông Dương), Trung tá Rémy hạm trưởng Hải quân Pháp tại Sài Gòn và đặc biệt là ông Toàn quyền Pière Pasquier. Và nhờ đó, các chính khách đã quan tâm đến vấn đề quần đảo Hoàng Sa như Thượng nghị sĩ Albert Sarraut, Nghị sĩ Ernest Outrey, Thượng nghi sĩ Bergeon… và đề nghị tổ chức một hội nghị về quần đảo này tại Luxembourg (Thượng nghị viện Pháp) và lâu đài Bourbon (Hạ nghị viện Pháp).

- Vỉa phốt phát có diện tích khoảng 4 triệu m2 có độ dầy trung bình 2m, tức 8 triệu mét khối và với có thể thu được 2 tấn/m3 phốt phát tức 16 triệu tấn. Phốt phát ở Hoàng Sa. Tuy nhiên, chính quyền quản lí lơ là để Nhật Bản và Trung Quốc khai thác bất hợp pháp, không mang lại lợi ích nào cho An Nam.

- Bằng con tầu Malicieuse, ngày 13/4/1930, nước Pháp đã chính thức đặt chủ quyền của An Nam dưới sự bảo hộ của Pháp đối với quần đảo Trường Sa [16] .

- Chính quyền Pháp và An Nam đã dựng lại bia chủ quyền cho quần đảo Hoàng Sa trên đảo Pattle (đảo Hoàng Sa) với dòng chữ : République française – Royaume d’An Nam – Archipel des Paracels 1816 – île Pattle – 1938 (Cộng Hòa Pháp – Vương quốc An Nam – Quần đảo Paracels 1816 – đảo Pattle 1938). Chính quyền Pháp đã lần lượt đặt hai trạm khí tượng trên đảo Boisée (Phú Lâm) và trên đảo Pattle (Hoàng Sa). Trước đó, vào năm 1933, Quần đảo Trường Sa đã được sáp nhập với tỉnh Bà Rịa.

3. Việt Nam "xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa" trước cộng đồng quốc tế tại San Fansico 1951

Ngày 14/3/1933, Pháp cho đội tàu gồm Malicieuse, tàu pháo Arlete và hai tàu thuỷ văn Astrobale và de Lanessan từ Sài Gòn đến Trường Sa với hàng loạt các đảo như đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), cụm rạn London Reefs (Trường Sa Đông, đá Đông, đá Tây và đá Châu Viên gọi là London Reefs), bãi san hô Tizard (Ba bình, Bàn Than, Sơn ca, Núi thị, Én đất, Nam yết, Đá Lạc, Ga ven), bãi san hô Loại Ta, cụm rạn Thị Tứ và rạn Thám hiểm Phía Bắc. Tại từng địa điểm đi qua, người Pháp đã tổ chức nghi lễ chiếm hữu các đảo chính thuộc nơi đó. White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands Republic of Vietnam Ministry of Foreign Affairs Saigon, 1975.

Ngày 19/7/1933, Bộ Ngoại giao Pháp ra bản thông báo về tuyên bố chủ quyền của Pháp, kèm theo danh sách liệt kê tên các đảo đã chiếm hữu, gồm 6 thực thể :

1. Trường Sa Lớn ; tuyên bố chủ quyền 13/4/1930 (île de la Tempête, Spratly).

2. An Bang ; tuyên bố chủ quyền 7/4/1933 (Caye-d’Amboine, Amboyna Cay ; Trung Quốc gọi là 安波沙洲 : An Ba sa Châu).

3. Ba Bình ; tuyên bố chủ quyền 10/4/1933 (Itu-Aba, Đài Loan gọi là太平).

4. Nhóm Song Tử ; tuyên bố chủ quyền 10/4/1933 (Groupe de Deux-îles ; Song Tử Đông (Northeast Cay, tiếng Filipino : Parola, Trung Quốc gọi là 北子 Bắc Tử đảo ; & Song Tử Tây (Southwest Cay, Trung Quốc gọi là 南子 Nam Tử đảo),

5. Loại Ta, tuyên bố chủ quyền 11/4/1933 (Loaita Island (South Island of Horsburgh) ; Trung Quốc gọi là 钥岛 Nam Thược đảo)

6. Thị Tứ ; tuyên bố chủ quyền 12/4/1933 (Thitu Island ; Trung Quốc gọi là业岛 Trung Nghiệp đảo).

"Những hòn đảo nói trên và các đảo phụ thuộc từng đảo này thuộc chủ quyền của Pháp".

Từ ngày 24/7/1933 đến 25/9/1933, Pháp lần lượt thông báo cho các quốc gia có thể có lợi ích tại Trường Sa biết về hành động của Pháp. Trừ Nhật Bản, tất cả các nước được thông báo đều không phản đối ; Trung Quốc, Hà Lan (đang kiểm soát Indonesia) và Mỹ đều im lặng.

Ngày 21/12/1933, thống đốc Nam Kỳ là Jean-Félix Krautheimer kí Nghị định số 4702-CP sát nhập số đảo trên và "các đảo phụ thuộc" vào địa phận tỉnh bà Rịa.

Năm 1939, Thứ trưởng Ngoại giao Anh là Butter tuyên bố rằng Pháp đã thực thi đầy đủ chủ quyền trên quần đảo.

Năm 1937, bất chấp sự phản đối của Pháp, Nhật chiếm các đảo nằm ngoài khơi Đông Dương, đổi tên thành Shinnan Gunto (Tân Nam Quần Đảo) và đặt dưới quyền tài phán của Cao Hùng (Đài Loan). Trong suốt thời gian Thế chiến II, các quần đảo bị Nhật tuyên bố là bị chiếm đóng.

Năm 1938, Pháp cho đặt bia đá, xây hải đăng, đài khí tượng và đưa đội biên phòng người Việt ra để bảo vệ đảo Pattle (đảo Hoàng Sa) của quần đảo Hoàng Sa. Ngày 4/4/1939, chính phủ Pháp gửi Công hàm phản đối các quyết định của Nhật và bảo lưu chủ quyền của Pháp tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 5/5/1939, Toàn quyền Đông Dương J. Brevie ký Nghị định số 3282 tách đơn vị hành chính Hoàng Sa thành 2 đơn vị : "Croissant và các đảo phụ thuộc", "Amphitrite và các đảo phụ thuộc".

Khi Chiến tranh Thế giới II sắp kết thúc, ba cường quốc Anh – Mỹ – Trung (lúc đó Tưởng Giới Thạch đại diện cho Trung Quốc) đã nhóm họp tại Cairo, Ai Cập ngày 27/11/1943 để bàn về những quyết định hậu chiến và ra Tuyên bố Cairo. Về biển đảo ở Thái Bình Dương, Tuyên bố viết rõ : "Nhật Bản phải bị loại ra khỏi tất cả các đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật đã cướp hoặc chiếm đóng từ khi bắt đầu Chiến tranh thế giới I năm 1914 và tất cả những lãnh thổ mà Nhật đã chiếm của Trung Quốc như Mãn Châu Lý, Đài Loan và Bành Hồ sẽ được trả lại cho Cộng Hòa Trung Hoa". Trong Tuyên bố này, Không có gì liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này có nghĩa rằng, Tuyên bố Cairo khẳng định các lãnh thổ mà Nhật Bản đã chiếm của Trung Quốc chỉ có "Mãn Châu Lý, Đài Loan và Bành Hồ". Và ngày 26/7/1945, tại Posdam của nước Đức bại trận, các nguyên thủ quốc gia gồm Harry Truman, Winston Churchill và Tưởng Giới Thạch khẳng định các Điều khoản của Tuyên bố Cairo sẽ được thực hiện. Tuyên bố Potsdam về "các điều kiện định cho sự đầu hàng của Nhật" tương tự như một tối hậu thư đối với Nhật Bản. Sự thực thì Trung Quốc lúc đó đã quá thỏa mãn với phần thưởng hậu chiến là có được Mãn Châu Lý, Đài Loan và Bành Hồ, mà không có Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 15/8/1945, Nhật Bản thua trận phải rút khỏi Đông Dương và ngày 26/8/1945, quân đội Nhật phải rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 6/1946, Pháp khôi phục lại sự có mặt của mình tại Hoàng Sa tại đảo An Vĩnh, nhưng ngay sau đó phải rút vì lý do chi viện cho chiến cuộc đang căng thẳng ở Bắc Việt Nam.

Chúng tôi một lần nữa muốn lưu ý rằng, suốt chiều dài lịch sử cho đến tận năm 1945, ngoài nỗ lực thị uy của chính quyền Quảng Đông năm 1909, Trung Quốc không hề có sự chiếm cứ thực sự, liên tục hay sự quản lý hành chính thực tế nào trên các đảo ở Biển Đông.

Cuối năm 1946, Trung Quốc (lúc đó là Chính thể Tưởng Giới Thạch) đưa quân chiếm đóng đảo Ba Bình (quần đảo Trường Sa), sau khi Pháp đặt bia chủ quyền ở đó. Tháng 1/1947, Trung Quốc đổ bộ lên đảo Woody (Phú Lâm) của quần đảo Hoàng Sa. Pháp lập tức phản đối việc xâm phạm trái phép này của Trung Quốc và cử một phân đội ra quần đảo Hoàng Sa, lập đồn binh và xây trạm khí tượng. Các trạm khí tượng này hoạt động trong suốt 26 năm với những nhân viên Việt Nam cần mẫn cho đến khi Trung Hoa đại lục cưỡng chiếm bằng quân sự vào năm 1974. Ngày nay thông tin về khí tượng thủy văn phát đi từ Hoàng Sa vẫn được toàn thế giới biết đến với danh nghĩa một trạm khí tượng của một hòn đảo nhiệt đới Việt Nam. Hai bên đàm phán tại Paris. Cũng năm 1947, Pháp đề nghị đưa vấn đề tranh chấp ra Trọng tài quốc tế nhưng Trung Hoa lại từ chối.

Tháng 10/1949, Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, chính phủ Trung Hoa Dân quốc chạy ra Đài Loan. Tháng 5/1950, Quân đội Quốc dân Đảng phải rút khỏi các đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) và Ba Bình (quần đảo Trường Sa). Các trại đồn trú của Pháp vẫn được tiếp tục duy trì ở Hoàng Sa.

Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý quần đảo này. Thủ hiến Trung phần Việt Nam lúc bấy giờ là Phan Văn Giáo đã chủ trì việc chuyển giao quyền hành quản lý quần đảo Hoàng Sa. Một năm sau đó, với thế giới và với Hoàng Sa – Trường Sa, đã diễn ra một sự kiện quan trọng, đó là hội nghị San Francisco, California (Mỹ) giữa lực lượng Đồng minh với Nhật Bản.

Trước khi hội nghị San Francisco diễn ra, Trung Quốc đại lục đã thể hiện yêu sách của họ đối với các quần đảo qua tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Chu Ân Lai ngày 15/8/1951. Nhưng chính quyền Tưởng Giới Thạch thì không phản ứng gì. Lúc đó, đa số các nước vẫn công nhận chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch là đại diện chính thức cho Trung Quốc.

Hội nghị San Fransisco diễn ra từ ngày 5/9 đến 8/9/1951, có phái đoàn của 51 quốc gia tham dự để thảo luận về vấn đề chấm dứt chiến tranh tại Châu Á – Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Trong hội nghị này, Trung Hoa Đại lục và Trung Hoa Dân quốc không được mời tham dự do giữa Mỹ và Liên Xô không thống nhất được ai là người đại diện chính thức cho quyền lợi của Trung Hoa.

Ngày 5/9/1951, Ngoại trưởng Liên Xô Gromyko đã đề nghị 13 khoản tu chính. Trong đó, có khoản tu chính liên quan đến việc Nhật Bản nhìn nhận chủ quyền của Trung Hoa đại lục đối với đảo Hoàng Sa. Hội nghị bác bỏ với 46 phiếu chống, 1 phiếu trắng và 2 phiếu thuận.[17]  Danh nghĩa chủ quyền Trung Quốc đối với các quần đảo ngoài khơi Biển Đông đã bị cộng đồng quốc tế bác bỏ rõ ràng trong khuôn khổ của một hội nghị quốc tế.

Ngày 7/9/1951, cũng tại hội nghị, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ Bảo Đại là Trần Văn Hữu đã long trọng tuyên bố, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam : "Cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt các mầm mống tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa" [18] . Kết thúc hội nghị là việc ký kết Hòa ước với Nhật ngày 8/9/1951. Trong hòa ước này, ở Điều 2, đoạn F, ghi rõ : "Nhật Bản khước từ mọi chủ quyền và đòi hỏi đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa". 50 phái đoàn nghe lời tuyên bố của phái đoàn Việt Nam, không quốc gia nào phản đối [19] .

Sau Hội nghị San Francisco, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn do chính quyền Bảo Đại quản lý. Đến năm 1954, 2 quần đảo này được đặt dưới sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Tháng 4/1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, đội tuần tra của Pháp trên đảo Hoàng Sa được thay thế bởi đội tuần tra của chính phủ Việt Nam cộng hòa. Nhưng khi đó chính quyền Trung Quốc đại lục đã bí mật cho quân đổ bộ chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa (cụm An Vĩnh, Amphitrite Group, 宣德群, Tuyên Đức qun đảo). Trong khi phía Tây, nhóm Lưỡi Lim, còn gi là Nguyt thim (Crescent Group, 乐群岛, Vĩnh Lc qun đảo) vn do quân đội Vit Nam đóng trên đảo Pattle nm gi. Ngày 1/6/1956, ngoi trưởng Việt Nam Cộng Hòa Vũ Văn Mẫu xác nhận lại chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo. Ngày 22/8/1956, Một đơn vị hải quân của Việt Nam Cộng Hòa cắm cờ trên quần đảo Trường Sa và dựng bia. Ngày 13/7/1961, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 174-NV về việc đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy danh là xã Định Hải thuộc quận Hòa Vang [20] .

4. Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa là trắng trợn vi phạm tuyên ngôn 1970 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc

Ngày 4/9/1958, Trung Quốc ra tuyên bố về hải phận 12 hải lý, áp dụng cho cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 14/9/1958 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi công thư cho Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai thông báo "tán thành" và "tôn trọng" quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc. Công thư này không hề nói gì về Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1961, quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền quản lý của tỉnh Quảng Nam. Năm 1973, thuộc tỉnh Phước Tuy.

Tháng 1/1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm các đảo do quân đội Việt Nam Cộng Hòa đóng, 75 sĩ quan và binh sĩ Sài Gòn hy sinh, Trung Quốc chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Nghĩa là kể từ 1974, trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Việt Nam đã bị tước mất yếu tố vật chất (Corpus), nhưng chủ quyền của Việt Nam vẫn không bị gián đoạn do được đảm bảo bằng yếu tố tinh thần (Animus). Tháng 12/1982, huyện Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được thành lập. Nhưng điều quan trọng hơn, theo luật quốc tế, từ đầu thế kỷ XX việc dùng vũ lực để chinh phục một lãnh thổ đã bị lên án và không được chấp nhận. Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24/10/1970 ghi rõ : "Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự, kết quả của việc sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một đối tượng thụ đắc bởi một quốc gia khác do đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lưc. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp" [21] . Do đó, các hành động dùng vũ lực trái ngược với luật quốc tế của Trung Quốc không thể mang lại danh nghĩa pháp lý cho nước này đối với quần đảo Hoàng Sa.

Đối với quần đảo Trường Sa, theo Jan Rowiński, cho đến thời điểm tháng 1/1974 "Trung Quốc không có khả năng gây ảnh hưởng đối với khu vực quần đảo Trường Sa, chứ chưa nói gì đến chuyện kiểm soát nó" [22] .

Ngày 14/2/1975, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.[23]

Tháng 5/1975, Việt Nam thống nhất, quân đội Nhân dân Việt Nam thay thế quân đội Việt Nam Cộng Hòa tại quần đảo Trường Sa. Năm 1977, Việt Nam ra tuyên bố lãnh hải đất nước, kể cả lãnh hải của các đảo. Khoảng thời gian này, một số quốc gia Đông Nam Á khác cũng đã chiếm một số đảo của quần đảo Trường Sa.

Tháng 3/1988, lần đầu tiên Trung Quốc có mặt trên quần đảo Trường Sa bằng cách đưa quân tới xâm lược bãi đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma, do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ. Ngày 11/3/1988, tàu HQ 604 (Lữ đoàn 125) của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ xuất phát từ Cam Ranh với 70 bộ đội công binh của Trung đoàn 83 và 22 bộ đội của Lữ đoàn 146 ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma. Khi đang chuyển vật liệu lên đảo thì ba tàu chiến Trung Quốc áp sát, giật cờ, nã súng xâm chiếm đảo Gạc Ma trái phép. Sau đó, tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công tàu HQ 605 đang bảo vệ và xây dựng đảo Len Đao và tàu HQ 505 canh giữ Cô Lin. Trận xung đột đã làm hai tàu của Việt Nam bị chìm, một tàu hỏng, 64 sĩ quan và chiến sĩ hy sinh, 9 người bị phía Trung Quốc bắt làm tù binh. Trung Quốc còn chặn không cho tàu mang cờ Chữ Thập Đỏ ra cứu hộ. Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, thương vong 24 thủy binh. Kể từ đó Trung Quốc chiếm đóng Gạc Ma.

Tháng 4/1988, Trung Quốc thành lập tỉnh thứ 33 bao gồm đảo Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tháng 5/1989, Trung Quốc chiếm thêm một đảo nhỏ trên quần đảo Trường Sa.

Năm 1990, Trung Quốc đề nghị khai thác chung quần đảo Trường Sa.

Năm 1992, Trung Quốc chiếm thêm một số đảo nữa.

Năm 1994, Đụng độ giữa Việt Nam và một chiếc tàu Trung Quốc nghiên cứu cho Công ty Crestone.

Tháng 2/1995, Trung Quốc chiếm bãi đá Vành Khăn, một đảo đá nhỏ do Philippines quản lý trên quần đảo Trường Sa.

Hiện nay Trung Quốc kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Còn quần đảo Trường Sa thì do sáu quốc gia và vùng lãnh thổ chiếm giữ là Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.

***

Những sự kiện điển hình vừa dẫn ra ở trên cho thấy ý đồ và bước đi của nhà cầm quyền Trung Quốc trong nhiều thế kỷ qua đã diễn ra theo một logic đáng ngại cho hòa bình và công pháp quốc tế. Nhưng không dừng ở đó, Ngày 26/5/2011 và này 30/11/2012 tàu Trung Quốc đã vào tận khu vực thềm lục địa Việt Nam và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cắt cáp địa chấn, cáp thu tín hiệu của tàu Binh Minh 02 thuộc Tập đoàn PetroViệt Nam. Tháng 5/2014 Trung Quốc đã đưa giàn khoan khổng lồ Haiyang Shiyou 981 cùng với hàng chục máy bay chiến đấu, hàng trăm tàu bán quân sự và quân sự vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngày 26/5/2014, tàu Trung Quốc số 11209 đã đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng trong ngư trường truyền thống của Việt Nam ở vị trí cách giàn khoan này 17 hải lý. Tháng 6/2014 Trung Quốc đưa tiếp nhiều giàn khoan khác xuống Biển Đông, trong đó giàn khoan Nam Hải 09 hạ đặt ngay tại cửa vịnh Bắc Bộ, nơi đang chờ được phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thực chất đây là một cuộc xâm lăng với tất cả các dấu hiệu vừa "cổ điển" vừa chưa có tiền lệ của nó. Cổ điển vì đã vượt biên giới, có vũ khí, hành động đơn phương với mưu đồ cưỡng chiếm lãnh thổ và thôn tính dài lâu. Nhưng lại chưa có tiền lệ vì sử dụng "lãnh thổ di động", chưa nổ súng và có thể không nổ súng nhưng vẫn có khả năng biến lãnh thổ quốc gia khác thành vùng tranh chấp rồi mới cưỡng đoạt. Giấc mộng Trung Hoa trên thực tế đã dần trút bỏ "lá nho che đậy không kém phần trơ trẽn" của nó [24] .

"Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói", đây là nhận định của Thủ tướng Việt Nam tại cuộc họp báo ngày 22/5/2014 tại Manila, nhân chuyến viếng thăm Philippines và tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2014. Tại cuộc họp báo này, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nói rõ : "Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển. Nhất định Việt Nam không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó" [25] .

Điều Thủ tướng nói chính là điều thuộc về ý nguyện của nhân dân.

Hồ Sĩ Quý

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 19/11/2023

Giáo sư Tiến sĩ Hồ Sĩ Quý là nguyên Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Bài đã đăng trên tạp chí "Thông tin Khoa học xã hội" số 6/2014.

Tài liệu trích dẫn :

[1]. Xem : Lưu Văn Lợi (1995), Cuộc tranh chấp Việt-Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà xuất bản Công an Nhân dân ; Trần Xuân Hiến (2014), Tư liệu Hoàng sa Trường sa trong thư tịch cổ Trung Quốc (Tư liệu Viện Thông tin Khoa học Xã hội) ; Thư tịch cổ Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa Trường Sa thuộc Việt Nam

Về tên gọi Hoàng sa : Năm 1838 nhà truyền giáo người Pháp Joan-Luis-Taberu đã xuất bản cuốn "Dictionarium Latino-An Namiticum completum et novo ordine dispositum ("Từ điển Việt-Latin"). Trong đó quần đảo Hoàng Sa được định nghĩa là "Paracel seu Cát vàng". Tiếp sau đó, nhà địa lý Hà Lan Villem Blau chính thức đặt tên cho đảo này bằng tiếng Châu Âu là "Pracel". Về sau do sự mai một của thời gian và các nhà đi biển người Pháp truyền khẩu không chính xác nên "Pracel" đã bị gọi chệch đi thành "Le Paracel". (Xem : Вьетнамцы никогда не смирятся. газета.ru 1/6/2014).

[2]. Xem : Keith Johnson (2014), Lord of the Sea, Foreign Policy, 2014, May 16. ; Phạm Hoàng Quân (2013). Về địa danh và vị trí vạn lý trường sa, vạn lý thạch đường trên địa đồ hàng hải thời Minh, Thư viện Đại học Oxford ; Phạm Hoàng Quân (2013), Phân tích tổng quan nguồn sử liệu Trung Hoa liên quan đến Biển Đông Việt Nam

[3]. Viking : thuật ngữ chỉ những nhà thám hiểm tài ba, phiêu lưu trên biển.

[4]. Xem : Mạnh Kim (2014), Sự thật về các chuyến Tây Dương của thái giám Trịnh Hòa  & Từ Đặng Minh Thu (2007), Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc

[5]. Xem : Vũ Quang Việt (2010), Tranh chấp Biển Đông Nam Á : đi tìm giải pháp hòa bình và công lý dựa trên chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế, Tạp chí "Thời đại mới" số 19/7/2010. 

[6]. Những bản đồ sớm nhất vẽ Hoàng Sa, Trường Sa là "Hồng Đức bản đồ" vẽ năm Hồng Đức thứ 21 (Canh tuất, 1490) dưới triều Lê Thánh Tông và bộ bản đồ trong "Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư" hay "Toản Tập An Nam Lộ" do Đỗ Bá Công Đạo soạn vào năm Chính Hòa thứ 7 (1686), trong đó Hoàng Sa, Trường Sa được thể hiện với tên gọi chung là "Bãi Cát Vàng". Nghĩa là, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được thể hiện trên các bản đồ Việt Nam cách đây khoảng 500 – 600 năm. (Xem : Võ Long Tê (1974), Les archipels de Hoàng – Sa et de Trường – Sa selon les anciens ouvrages vietnamiens d’histoire et de géographie, Ministère de la Culture, de l’Education et de la Jeunesse. Sài Gòn. tr. 33-43 và Phụ lục). Trước thời Minh Mạng, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xem như một quần đảo, nên gọi là Hoàng Sa, hoặc Vạn Lý Trường Sa. Nhưng sau cuộc thám sát thời Vua Minh Mạng, và cuộc thám sát của Kergariou-Locmaria năm 1787 – 1788, vị trí quần đảo Hoàng Sa mới được xác định chính xác như hiện nay. Từ đó quần đảo Hoàng Sa mới được phân biệt với quần đảo Trường Sa ở phía Nam. Bản đồ "Đại Nam nhất thống toàn đồ" được vẽ sau đó đã ghi rõ hai tên khác nhau cho hai quần đảo. (Xem : Từ Đặng Minh Thu (2007). Sđd.).

Nhiều tài liệu đã mô tả kỹ quá trình thực thi chủ quyền của Việt Nam. Mới đây, Tiến sĩ Trần Công Trục một lần nữa mô tả chi tiết lịch sử chiếm hữu và khẳng định, Nhà nước phong kiến Việt Nam suốt từ thời chúa Nguyễn, qua thời Tây Sơn đến thời các triều Nguyễn, với 3 triều đại khác nhau, đều đã thực hiện sứ mệnh thiêng liêng với tư cách Nhà nước Đại Việt, tiến hành chiếm hữu và thực thi chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Xem : Trần Công Trục (2014), Hoàng Sa, Trường Sa chưa từng thuộc về Trung Quốc

Cũng về quá trình này, sách trắng của Việt Nam "Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế" công bố 1988 cũng đã dẫn các nguồn tài liệu có giá trị như Đại Nam thực lục tiền biên (1600-1775), Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1630-1653), Phủ biên tạp lục (1776), Đại Nam thực lục chính biên (1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (bộ sách địa lý lịch sử chung của Đại Nam 1865-1882), Lịch triều hiến chương loại chí (1821), Hoàng Việt địa dư chí (1833), Việt sử cương giám khảo lược (1876), các châu bản triều Nguyễn về các bản tấu, phúc tấu, các dụ của các Vua, và hàng loạt bản đồ, tài liệu… của nước ngoài.

[7]. Xem : François Froger, Relation du premier voyage des François à la Chine fait en 1698, 1699 et 1700 sur le vaisseau "l’Amphitrite", herausgegeben von E. A. Voretzsch. 

[8]. Nguyên văn : "Tiền vương lịch triều tri Hoàng Sa đội thất thập suất, dĩ An vĩnh nhân luân phiên thái thủ. Tuế dĩ tam nguyệt thụ thị hành sai, tệ lục nguyệt lương, giá tiểu thuyền ngũ chích, xuất dương tam nhật tam dạ thỉ chí thử đảo cư tứ tình thái thủ, bổ ngư vi thực, sở đắc tào vật khí bửu thậm chúng, dữ thái thủ hải (vật) phả đa, dĩ bát nguyệt hồi nhập yêu môn tựu Phú – xuân thành. (pp. 11a. 12a). (Trích theo : Võ Long Tê (1974). Les archipels de Hoàng Sa et de Trường Sa selon les anciens ouvrages Vietnamiens d’histoire et de géographie. Ministère de la Culture, de l’Education et de la Jeunesse. Sài Gòn. tr. 76.).

[9]. Lê Quý Đôn. Phủ biên tạp lục. Quyển chi Nhị. Tờ 82b-85a : "Hoàng sa chử chính cận Hải nam Liêm Châu phủ. Thuyền nhân thời ngộ Bắc quốc ngư Châu, dương trung tương vấn, thường kiến Quỳnh Châu Văn xương huyện. Chính đường quan, tra thuận hóa công văn nội xưng, Càn long thập bát niên, An nam Quảng nghĩa phủ Chương nghĩa huyện Cát liêm đội An bình xã quan nhân thập danh, ư thất nguyệt vãng Vạn Lý Trường sa thái thập các vật. Bát danh đăng ngạn, tầm mích các vật, chỉ tồn nhị danh thủ thuyền. Cuồng phong đoản xúc phiêu nhập Thanh lan cảng, y quan tra thực áp tống hồi tịch. Nguyễn phúc Chu lịnh Thuận hóa cai bạ thức lượng hầu vi thư dĩ phục". (Trích theo : Võ Long Tê (1974). Sđd. tr. 56.).

[10]. Võ Long Tê trích M.A. Dubois de Jancigny và Jean Baptiste Chaigneau. Xem : Võ Long Tê (1974), Sđd. tr. 168). & Вьетнамцы никогда не смирятся. газета.ru 1/6/2014. 

[11]. Xem : Lưu Văn Lợi (1995). Cuộc tranh chấp Việt-Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà xuất bản Công an Nhân dân.

[12]. Vũ Quang Việt (2010). Sđd.

[13]. Xem : L’Éveil économique de l’Indochine số 741.

[14]. Duy Chiến, Chủ quyền Hoàng Sa thời Pháp thuộc & Nguyễn Nhã, Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa : Nguyên nhân và giải pháp, Hội thảo Việt Nam học lần thứ III, Hà Nội 2009, Tiểu ban 1.

[15]. L’Éveil économique de l’Indochine số 394, 398, 491, 602, 627, 644 …

[16]. L’Éveil économique de l’Indochine. 4/5/1930. – No 672, Tr. 18…

[17]. Theo sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa (1975). Xem : République du Vietnam, Ministère des affaires étrangères. Saigon, 1975. Livre blanc sur Hoang SA (Paracel) et des îles de Truong SA (Spratly)& Bản tiếng Anh : White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands - Phạm Ngọc Bảo Liêm (2010). Hội nghị San Francisco với vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tạp chí Xưa và Nay, Số 360, 7/2010 (tài liệu này ghi 48 phiếu chống, 3 phiếu thuận).

[18]. Les États Associés à la conférence de San Francisco les 6 et 7 Septembre 1951 : Viet-nam Declaration du Président Trần Văn Hữu. France-Asie – Saigon, 1951, 6ème année, tome VII, 66-67 (Déc. 1951), pp. 502-505.

[19]. Sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa (1975). Sđd & Phạm Ngọc Bảo Liêm (2010). Sđd.

[20]. Sắc lệnh này in trong Công báo Việt Nam Cộng Hòa, số ra ngày 29/7/1961, tr. 2695, cột 1, chụp từ microfilm kí hiệu "Film S 3419 1961 : no.25-58 (June-Dec.) reel 13", barcode : HX7G6V, Thư viện Lamont, Đại học Harvard - Xem : Nguyễn Tuấn Cường (2014) Sắc lệnh 1961 của Việt Nam Cộng Hòa về quần đảo Hoàng Sa

[21]Declaration on Principles of International Law Concerning Friendly Relations and Co-operation among States in Accordance with the Charter of The United Nations, United Nations General Assembly Resolution 2625 (XXV), 24 October 1970.

[22]. Rowiński Jan (1990). Biển Đông, khu vực tiềm tàng tranh chấp ở Châu Á, Warszawa. (Trích theo : Nguyễn Thái Linh (2014), Tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế).

[23]. République du Vietnam, Ministère des affaires étrangères. Saigon, 1975, Livre blanc sur Hoang Sa (Paracel) et des îles de Truong Sa (Spratly). Bản tiếng Anh : White Paper on Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands 

[24]. 同主题阅读[ZGPT]未来50年中国的六场战争将彻底打破世界格局(Website Chinanew nói về 6 cuộc chiến tranh mà Trung Quốc sẽ tiến hành để thực hiện Giấc mộng Trung Hoa trong 50 năm tới : 1/ Đài Loan 2020-2025 ; 2/ Biển Đông 2025-2030 ; 3/ Tây tạng 2035-2040 ; 4/ Điếu Ngư-Lưu Cầu 2040-2045 ; 5/ Ngoại Mông 2045-2050 ; Nga 2055-2060. Từ năm 2011 đến nay, 6/2014, bài viết này đã bị phản đối gay gắt trên khắp thế giới. Nhưng Trung Quốc vẫn không chịu gỡ bỏ).

[25]Thủ tướng : Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông

Published in Tư liệu

Người sưu tập bản đồ cổ Trung Quốc để chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Mỹ Hằng, BBC, 21/07/2023

Sinh ra và lớn lên ở miền biển Quảng Ngãi, sau khi sang Mỹ học tập và định cư, anh Trần Thắng - hiện là kỹ sư hàng không - vẫn tha thiết với biển đảo quê nhà. Anh đã tốn không ít tiền của và công sức sưu tập hàng trăm bản đồ cổ của Trung Quốc cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa chưa từng thuộc chủ quyền của nước này.

tranthang1

Kỹ sư hàng không Trần Thắng

Trong cuộc trò chuyện với BBC News Tiếng Việt, anh Trần Thắng cho biết hành trình sưu tập bản đồ của anh bắt đầu năm 2013, khi Tiến sĩ Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu Thư viện, Viện Hán Nôm, công bố tặng bản đồ nhà Thanh cho Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Bản đồ này nói về chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc dừng lại tại đảo Hải Nam, phía nam Trung Quốc.

"Khi ấy tôi đang lướt mạng tìm mua vài món cổ vật Việt Nam. Tôi đã thử tìm bản đồ Trung Quốc và rất vui khi thấy các bản đồ Trung Quốc giống như bản đồ nhà Thanh.

"Trong đầu tôi thoạt nghĩ, mình phải sưu tập các bản đồ Trung Quốc, Hoàng Sa và Trường Sa giúp cho Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo".

tranthang2

Sách Atlas - Trung hoa Dân quốc Bưu chính dư đồ, Tổng cục Bưu chính, Bộ Giao thông, Trung hoa Dân quốc, 1919 (62cm x 38cm). Sách có 29 bản đồ, viết bằng 3 ngôn ngữ Trung Hoa, Anh, Pháp.

Đêm đầu tiên, anh Thắng tìm được khoảng năm, bảy bản đồ Trung Quốc do các nước phương Tây phát hành. Anh gửi số bản đồ này về Việt Nam cho Tiến sĩ Trần Ðức Anh Sơn (nguyên Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng) đánh giá.

Kết quả bước đầu cho thấy đây là những bản đồ có độ tin cậy cao. Có thêm động lực, anh Trần Thắng bắt đầu dấn thân vào hành trình sưu tầm bản đồ cổ Trung Quốc.

Chỉ sau gần một năm, anh sưu tập được 150 bản đồ cổ.

Trong bộ sưu tập có 75 bản đồ Trung Quốc trong 400 năm, từ bản đồ năm 1618 phát hành tại Hà Lan cho đến bản đồ năm 2008 phát hành tại Mỹ. Các bản đồ này đều do các nước phương Tây phát hành.

Ðặt biệt, anh Thắng sưu tập được ba sách Atlas Trung Quốc quí hiếm. Cuốn đầu tiên do Hội truyền giáo Trung Quốc phát hành tại London năm 1908. Và cuốn Trung Hoa Dân Quốc Bưu chính Dư đồ do Bộ Giao thông & Truyền tin Trung Hoa Dân Quốc phát hành năm 1919, tái bản năm 1933.

"Dù bản đồ xuất bản tại Trung Quốc hay tại phương Tây, chúng có chung một điểm là đảo Hải Nam là điểm cuối nằm ở phía nam của Trung Quốc. Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc", anh Thắng nói.

Trong bộ sưu tập của anh Thắng, có 50 bản đồ Hoàng Sa và 25 bản đồ khu vực Ðông Nam Á. Các bản đồ Hoàng Sa được vẽ nằm sát với nước An Nam (tên gọi Việt Nam ngày xưa).

Anh Thắng tiếp tục gửi toàn bộ bản đồ này về Ðà Nẵng, nơi có Bảo tàng Hoàng Sa, để bảo quản và nghiên cứu.

Những bản đồ đặc biệt quý hiếm

Trong bộ sưu tập của mình, anh Thắng cho hay có những bản đồ đặc biệt quý hiếm. Trong đó phải kể đến bộ sách bản đồ thế giới Atlas sáu quyển do Viện trưởng Viện địa lý Hoàng gia Bỉ, Giáo sư Phillipe Vandermaelen, phát hành năm 1827 và được nhà vua Bỉ phê chuẩn.

"Bộ Atlas cổ này thuộc loại đồ sộ nhứt thế giới trong thời gian bấy giờ. Quyển Châu Á có bản đồ Hoàng Sa thuộc về nước An Nam, trên bản đồ Hoàng Sa (Paracels) ghi rất rõ về địa lý và chính trị nước An Nam", anh Thắng nói.

Ngoài ra còn có sách Atlas Trung Hoa Dân Quốc Bưu chính Dư đồ do Bộ Giao thông Trung Hoa phát hành năm 1919 có 29 bản đồ thể hiện cho thuộc 29 tỉnh, xuất bản bằng ba ngôn ngữ - Trung Hoa, Anh, Pháp. Bản đồ tỉnh Quảng Ðông bao gồm đảo Hải Nam nằm về phía nam của Trung Quốc. Trong phần phụ lục của sách, không ghi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo tiếng Anh hoặc Trung Hoa.

Theo nhận định của anh Thắng, sách Atlas Trung Hoa Dân Quốc Bưu chính dư đồ tái bản năm 1933, không gì thay đổi so với cuốn đầu tiên năm 1919.

"Như vậy bản đồ Biển Ðông ngày nay do Trung Quốc vẽ, gọi là "đường lưỡi bò", chiếm trọn Biển Ðông, không có trong sách bản đồ nhà nước Trung Hoa Dân Quốc trước năm 1933", anh Trần Thắng nói với BBC.

Giá trị pháp lý của bộ sưu tập

Theo anh Thắng, Việt Nam có bộ Châu Bản nhà Nguyễn ghi rõ triều đình quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Triều đình nhà Nguyễn có hải đội đi ra Hoàng Sa và Trường Sa hằng năm. Xa hơn, dưới thời Lê, sử sách cũng ghi về hai quần đảo này.

Bộ sưu tập bản đồ của anh Thắng là tư liệu bản đồ về Trung Quốc và Hoàng Sa, do nhà nước Trung Hoa và các nước phương Tây phát hành.

Anh Thắng cho rằng sự kết hợp giữa bộ sưu tập bản đồ cổ của anh và bộ Châu bản nhà Nguyễn sẽ tạo thế vững chắc về pháp lý và lịch sử để bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Ðông của Việt Nam.

Trao đổi với BBC News tiếng Việt, Giáo sư Carl Thayer từ Đại học New South Wales, Úc - người từng có mặt trong một số triển lãm bộ sưu tập bản đồ của anh Trần Thắng, nhận định :

"Trong các bản đồ luật quốc tế, chẳng hạn như bộ sưu tập đồ sộ của Trần Thắng, không có giá trị pháp lý trừ khi chúng được đính kèm với một hiệp ước để minh họa cho một quan điểm. Nhưng những bản đồ này thực sự có giá trị trong việc chống lại các yêu sách chính trị sâu rộng của Trung Quốc đối với tất cả các thực thể ở Biển Đông dựa trên lịch sử".

Giáo sư Thayer kể lại rằng, ông đã nhiều lần đặt câu hỏi với các học giả và quan chức Trung Quốc tại các hội nghị quốc tế như sau : "Các vị tuyên bố Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, chiếm giữ và quản lý tất cả các thực thể đất ở Biển Đông.

"Các vị có thể cho tôi ví dụ nào về việc Trung Quốc bị một cường quốc nước ngoài buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát hành chính của mình đối với một thực thể ở Biển Đông không ? Có xảy ra vũ lực không ? Thường dân có bị giết không ?

"Tôi chưa bao giờ nhận được một ví dụ nào để giải thích cách thức Philippines, Malaysia, Philippines và Việt Nam chiếm đóng các thực thể đất ở Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố đã chiếm đóng và quản lý", Giáo sư Carl Thayer nói với BBC.

Theo phân tích của Giáo sư Thayer, những tấm bản đồ trong bộ sưu tập của anh Trần Thắng cho chúng ta biết rằng các quan chức Trung Quốc và các chính phủ nước ngoài cũng như các nhà vẽ bản đồ đều đồng ý rằng cho đến thế kỷ 19, Trung Quốc không đưa ra yêu sách nào ngoài đảo Hải Nam.

"Điều đáng chú ý là các bản đồ được sản xuất ở các nước Châu Âu khác nhau đều có chung điểm này", Giáo sư Thayer nói.

tranthang3

Kỹ sư hàng không Trần Thắng (phải) và Giáo sư Carl Thayer

Cũng theo Giáo sư Thayer, trong luật pháp quốc tế, yêu sách chủ quyền phải dựa trên sự chiếm đóng và quản lý liên tục. Và "bộ sưu tập bản đồ của Trần Thắng chỉ là điểm khởi đầu".

"Ai đã vẽ bản đồ và tại sao họ lại làm như vậy ?

"Các yêu sách về chủ quyền phải được các bên yêu sách chứng minh bằng bằng chứng về sự chiếm đóng và quản lý liên tục, chẳng hạn như xây dựng một ngôi đền, ngọn hải đăng, đài phát thanh, trường học và các tài liệu như giấy khai sinh cấp cho cư dân địa phương.

"Yêu sách chủ quyền được coi là có cơ sở khi các quốc gia nước ngoài thừa nhận và tôn trọng sự chiếm đóng và quản lý của một quốc gia khác", Giáo sư Thayer nói với BBC.

Khoảng trống trong giáo dục Việt Nam

Trong quá trình tìm hiểu thông tin về Hoàng Sa, Trường Sa và sưu tập các bản đồ cổ, anh Trần Thắng nhận thấy có khoảng trống về thông tin lịch sử của hai quần đảo này trong sách giáo khoa Việt Nam.

"Việc nghiên cứu Biển Ðông của Việt Nam cũng chưa đặt đúng mức độ quan trọng của nó.

"Việt Nam chưa có đủ đội ngủ chuyên viên dầy dạn kinh nghiệm về Biển Ðông bao gồm các mặt như luật pháp quốc tế về biển đảo, địa chính trị, hàng hải, v.v...

"Ngoài ra, dưới sức ép Trung Quốc, Việt Nam phải giữ mức độ dung hòa tránh xung đột ở Biển Ðông", anh Trần Thắng nhận định.

Anh Thắng nhấn mạnh rằng cần phải đưa thông tin chính xác và đầy đủ về lịch sử hình thành và phát triển hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa Việt Nam để giảng dạy cho các thế hệ học sinh về chủ quyền biển đảo của quê hương mình.

Bên cạnh đó, cần xây dựng các bảo tàng về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Ðông để ghi nhận mọi mặt về địa chính trị, du lịch, kinh tế, năng lượng dầu mỏ, khí đốt, sinh thái biển, lịch sử phát triển diễn ra tại các vùng biển này.

"Hiện nay, Việt Nam có nhà trưng bày Hoàng Sa ở Ðà Nẵng và Trường Sa ở Nha Trang ở mức cơ bản. Chúng ta cần xây dựng những nhà trưng bày trở nên chuyên nghiệp và sống động hơn nhằm thu hút người Việt và du khách quốc tế đến tham quan".

Sau khi bộ sưu tập bản đồ cổ của anh Thắng được công bố, Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam đã kết hợp với bộ sưu tập sẵn có của bộ để tổ chức hơn 100 cuộc triển lãm từ bắc vào nam trong năm 2015-2016.

"Tôi có dự cuộc triển lãm tại Hà Nội và tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tôi cũng nghe nói cuộc triển lãm tại Thành phố Hồ Chí Minh và Ðà Nẵng thu hút hàng ngàn người xem, mọi người sắp hàng dài.

"Sau khi tham dự các cuộc triển lãm, tôi rất vui vì mình đóng góp đôi chút vào công việc và khơi dậy tinh thần nhận thức về bảo vệ chủ quyền biển đảo tại Việt Nam", anh Thắng tâm sự.

Không dừng lại ở việc sưu tập bản đồ cổ, anh Thắng còn phối hợp với các tổ chức liên quan tổ chức một số hội thảo Biển Đông, thu hút nhiều học giả Việt Nam và quốc tế. Trong đó có thể kể đến hội thảo do Viện văn hóa và giáo dục Việt Nam (IVCE) mà anh Trần Thắng sáng lập, kết hợp với khoa Ðông Nam Á học thuộc đại học Yale năm 2015.

"Từ hội thảo này, tôi nhận được phản ánh từ các học giả Mỹ rằng tài liệu về Biển Ðông tại Việt Nam viết bằng tiếng Anh rất ít, điều này làm khó khăn cho các học giả Mỹ khi nghiên cứu về Biển Ðông".

Từ mối quan tâm của học giả Mỹ, anh Trần Thắng nhen nhóm ý định dịch những sách Biển Ðông hay ra tiếng Anh, phục vụ cho các học giả Mỹ, Châu Âu, Canada, Úc và phương Tây và thư viện các trường đại học.

Vài năm qua, anh đã thu thập khoảng 100 sách và tư liệu, chọn ra khoảng 20 sách tốt nhất, rồi từng bước chuyển dịch ra tiếng Anh và tìm nhà xuất bản hợp tác.

Anh Thắng cũng gửi tặng bộ sưu tập bản đồ cổ đến 100 thư viện Ðông Nam Á thuộc các đại học hàng đầu tại Mỹ và các học giả Mỹ.

tranthang4

Ảnh Trung Hoa Dân quốc Bưu chính dư đồ (62cm x 38cm), do Tổng cục Bưu chính, Bộ Giao thông, Trung hoa Dân quốc, phát hành năm 1919.

"Khi có đầy đủ bản đồ Trung Quốc và Hoàng Sa, sinh viên Mỹ và giáo sư có nguồn tư liệu tham khảo về nguồn gốc của biển đảo khu vực Biển Ðông, nơi có mật độ hàng hải lớn nhứt thế giới. Ðặc biệt, tư liệu bản đồ này chống lại bản đồ "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đơn phương đưa ra cho thế giới".

Đôi nét về 'người sưu tập bản đồ' Trần Thắng

Anh Trần Thắng sinh ra tại Quảng Ngãi. Khi anh lớn lên, gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống.

Khi anh Thắng đỗ vào Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh thì gia đình đi xuất cảnh tại Mỹ năm 1991. Tại Mỹ, anh học tại University of Connecticut với ngành kỹ sư cơ khí.

Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Trần Thắng làm việc cho công ty sản xuất động cơ máy bay Pratt & Whitney từ năm 2000-2020. Anh đảm nhận nhiều vị trí khác nhau như thiết kế, phân tích mô phỏng, qui trình ráp động cơ...

"Tôi yêu thích công việc hàng không máy bay, nơi rèn luyện cho người kỹ sư nhiều kỹ năng sắc bén, hiểu về mô hình nền công nghiệp máy bay hiện đại", anh Thắng nói với BBC.

Ngoài công việc chính, anh Trần Thắng cùng bạn bè thành lập Viện văn hóa & giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York năm 2000 với mục đích giới thiệu văn hóa Việt Nam tại các trường đại học và trung tâm văn hóa Mỹ, quảng bá giáo dục Mỹ tại Việt Nam.

Từ năm 2002-2016, anh Thắng của các cộng sự của mình về Việt Nam mỗi dịp hè để làm các hội thảo Du học Mỹ, nhằm giúp cho các bạn trẻ Việt Nam tìm cơ hội du học tại Mỹ.

"Tôi cho rằng từ đó mà làn sóng du học Mỹ hình thành và phát triển mạnh trong 10 năm gần đây", anh Thắng nói.

Hiện tại anh Trần Thắng đang có dự xây dựng trường nội trú trung học Mỹ và đại học Mỹ tại Ðà Lạt nhằm thu hút học sinh và sinh viên Mỹ về Việt Nam học ngắn hạn, đồng thời thu hút học sinh và sinh Châu Á đến học trong đó có Việt Nam.

Anh cũng chia sẻ về kế hoạch xây dựng Trung tâm Việt-Mỹ nơi tập trung các chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật và học giả người Việt tại Mỹ để trợ giúp cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khắp Việt Nam.

Mỹ Hằng

Nguồn : BBC, 21/07/2023

******************************

Người gốc Việt triển lãm bản đồ Hoàng Sa trên đất Mỹ

Nguyễn Đông, VnExpress, 10/05/2016

Lần đầu tiên những bản đồ cổ giúp chứng minh chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa do Việt kiều Trần Thắng sưu tầm được trưng bày ở Mỹ.

tranthang5

Một bản đồ cho thấy quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ảnh : Trần Thắng.

20 bản đồ Hoàng Sa, 20 bản đồ cổ Trung Quốc và 2 sách atlas Trung Quốc được triển lãm tại Hội thảo quốc tế "Sự xung đột trong Biển Đông", tổ chức tại ĐH Yale, Mỹ cuối tuần qua. Ðây là 40 bản đồ trong bộ sưu tập 150 bản đồ cổ Hoàng Sa và Trung Quốc, cùng 3 sách atlas Trung Quốc mà ông Trần Thắng, Việt kiều Mỹ, sưu tập từ giữa năm 2012. Những bản đồ này đã được ông Thắng gửi tặng cho Việt Nam và UBND huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng.

20 bản đồ Hoàng Sa do các nước phương Tây và Việt Nam vẽ, từ năm 1618 đến 1859, cho thấy vùng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong khi đó, 20 bản đồ các nước phương Tây vẽ về Trung Quốc từ năm 1626 đến 1980, cho thấy miền Nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam. Hai sách bản đồ Atlas, một cuốn do Nhà nước Trung Hoa phát hành tại Nam Kinh năm 1933, cuốn còn lại do Phái bộ truyền giáo Trung Quốc phát hình tại Anh năm 1908 cũng chỉ rõ lãnh thổ nước này dừng lại ở Hải Nam.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia người Australia nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông, từng nhận xét bộ sưu tập của ông Trần Thắng cho thấy những mâu thuẫn trong tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trao đổi với VnExpress, ông Trần Thắng, chủ tịch Viện văn hóa - giáo dục Việt Nam (IVCE), cho biết các học giả tham dự hội thảo đều cho rằng, hiện chưa có sách hoặc công trình nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa được viết bằng tiếng Anh được phát hành rộng rãi. Điều này khiến các học giả quốc tế than phiền rằng họ không có tài liệu để nghiên cứu.

"Việt Nam được một số học giả quốc tế tranh đấu bảo vệ lợi ích Biển Ðông. Chính phủ Việt Nam cũng cần lập ra quỹ về Biển Ðông để tạo mọi điều kiện phát triển thông tin về Biển Ðông. Từ nguồn ngân sách này, có thể dùng dịch sách, các công trình nghiên cứu, phim tài liệu và tài liệu về Biển Ðông sang tiếng Anh và tiếng Trung Quốc", ông Thắng nói và cho rằng quỹ Biển Ðông cũng sẽ hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu Biển Ðông.

tranthang6

The Atlas of The World, Johnsons Atlas, New York, 1869, cũng cho thấy lãnh thổ phía nam của Trung Quốc kết thúc ở đảo Hải Nam. Ảnh : Trần Thắng.

Hiện Trung Quốc và các nước trong khối Ðông Nam Á tăng cường phát triển quân sự, có nghĩa là phát triển "sức mạnh cứng". Cái giá phát triển sức mạnh cứng là hàng tỷ tỷ USD, trong khi giá thành phát triển sức mạnh mềm như đầu tư nghiên cứu Biển Đông chỉ vài triệu USD. "Ðiều quan trọng của sức mạnh mềm là gìn giữ được hoà bình trong khu vực trong các cuộc xung đột về Biển Ðông", ông Thắng nói.

"Tôi nghĩ Chính phủ cần phải công khai giải pháp cụ thể về Biển Đông. Ví dụ như trường hợp Philippines họ chọn giải pháp về môi trường biển và giá trị pháp lý về đường lưỡi bò để chống lại Trung Quốc tại tòa án quốc tế, và giải pháp này được công khai trong nước và cả thế giới", ông cho biết thêm.

-----------------------------

Ông Trần Thắng tốt nghiệp kỹ sư cơ khí tại University of Connecticut và làm việc cho công ty động cơ máy bay Pratt & Whitney từ năm 2000. Ông đồng thời là Chủ tịch Viện văn hóa - giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York, nhằm phát huy giáo dục Mỹ tại Việt Nam và giới thiệu văn hóa Việt Nam tại các Đại học Mỹ. 

Năm 2012, ông Trần Thắng sưu tầm 150 bản đồ cổ Trung Hoa, bản đồ Hoàng Sa và 3 sách atlas Trung Hoa chứng minh chủ quyền biển đảo Việt Nam. Với đóng góp này, ông nhận được bằng khen của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy Ban biên giới - Bộ Ngoại giao, UBND thành phố Ðà Nẵng.

Nguyễn Đông ghi

Nguồn : Vnexpress, 10/05/2016

***********************

Người sưu tầm 100 bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa

Nguyễn Đông, VnExpress, 02/11/2012

Tạm gác công việc bận rộn của một kỹ sư máy bay, ông Thắng lên mạng rồi đến các cửa hàng đồ cổ tìm mua các bản đồ của Trung Quốc và thế giới chứng minh quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là phần lãnh thổ của Việt Nam.

tranthang7

Ông Trần Thắng vừa quyết định tặng 100 tấm bản đồ quý cho Việt Nam. Ảnh : NVCC.

Ông Trần Thắng (*), 42 tuổi đang sống tại tiểu bang Connecticut (Mỹ), Chủ tịch Hội Văn hóa - Giáo dục Việt Nam tại Mỹ (IVCE), vừa quyết định tặng toàn bộ số bản đồ mình cất công sưu tầm cho Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - xã hội Đà Nẵng, nơi có chương trình nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Thắng cho biết, đã sưu tầm được 100 bản đồ độc bản. Trong đó có 70 bản đồ lãnh thổ Trung Quốc, 15 bản đồ vẽ Hoàng Sa nằm sát bờ biển Việt Nam, 15 bản đồ khu vực Đông Dương hay Đông Nam Á, và 2 sách toàn đồ chứng minh Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa.

Theo ông Thắng, các bản đồ cổ và sách toàn đồ của Chính phủ Trung Quốc nói lên tính lịch sử và tính pháp lý rất cao. "70 bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc đã chỉ rõ miền nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. 15 bản đồ vẽ Hoàng Sa nằm sát bờ biển Việt Nam. Tại sao người Tây phương không vẽ Paracels (Hoàng Sa) nằm sát Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines, Singapore, Brunei, mà lại vẽ nằm sát Việt Nam ? Là vì từ Paracels đến bờ biển của An Nam gần so với các nước khác và trên đảo Paracels có người An Nam sinh sống nên người Tây phương cho rằng đảo này thuộc về An Nam", ông Thắng lý giải.

Nhà sưu tầm cho hay, 5 bản đồ vẽ các tuyến đường hàng hải trọng điểm đều đi qua Hoàng Sa nơi Pháp quản lý vùng biển và đảo của Indochina. Ngoài ra, Hoàng Sa có thể là nơi dừng chân cho các tàu bè trên tuyến hàng hải Nam - Bắc Châu Á. Sau hiệp định Geneva 1954, Pháp trao trả "toàn vẹn lãnh thổ" cho Việt Nam, tất nhiên phải có cả Hoàng Sa.

tranthang

Bản đồ do Petrus hay Pieter vẽ năm 1594 có thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông với tên gọi chung là Pracel, còn vùng lãnh thổ trong đất liền thì ghi là Costa de Pracel (Bờ biển Hoàng Sa).

Kể về hành trình sở hữu những tấm bản đồ quý, ông Thắng chia sẻ, cuối tháng 7 vừa qua, sau khi biết tin tiến sĩ Mai Hồng (Hà Nội) tặng bản đồ nhà Thanh (miền Nam Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam) cho bảo tàng Lịch sử Việt Nam, ông đã lên mạng và thấy có người rao bán vài tấm bản đồ cổ của Tây phương về lãnh thổ của Trung Quốc. Ông liền liên hệ và mua lại những bằng chứng này.

Là người "ngoại đạo" nên ông Thắng cẩn thận gửi các bản đồ này cho hai người bạn thân quen là Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn (Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - xã hội Đà Nẵng) và Tiến sĩ Nguyễn Nhã xem. "Hai vị này có cảm nhận tốt thế là tôi bắt đầu tìm kiếm bản đồ. Khi ấy có nguồn cảm hứng thế nào mà tôi toát ra suy nghĩ rất nhanh là phải sưu tầm nhiều bản đồ của Tây phương để chứng minh miền Nam của Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam", ông Thắng kể.

Tạm gác lại công việc bận rộn của một kỹ sư máy bay, ông tìm đến những cửa hiệu đồ cổ, điểm rao bán bản đồ để tìm mua. Số lượng bản đồ về lãnh thổ Trung Quốc được xuất bản tại Anh, Đức, Pháp, Hà Lan, Mỹ, Ý... trong thời gian 1626 - 1980 ngày một nhiều lên. Tuy nhiên, ông chỉ tìm được một tấm bản đồ có Hoàng Sa vẽ nằm sát bờ biển Việt Nam.

"Khi ấy tôi hơi lo lắng vì mình đã chứng minh miền nam của Trung Quốc dừng tại đảo Hải Nam, nghĩa là Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc. Vậy làm thế nào mình chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam ? Nếu chỉ có một bản đồ thì không đủ thuyết phục ?", ông tự đặt câu hỏi và nỗ lực tìm kiếm câu trả lời. Giữa tháng 9, ông tình cờ phát hiện tấm bản đồ cổ có Hoàng Sa và liền sau đó ông sưu tầm thêm được 15 bản đồ cùng loại.

Ông Thắng cũng phát hiện điều rất lạ là cả 3 cuốn Toàn đồ Trung Hoa dân quốc Bưu dư đồ của Trung Quốc in tại Nam Kinh năm 1919 và 1933 (gồm 78 bản đồ), và Atlas of The Chinese Empire do phái bộ China Inland Mission xuất bản tại Anh năm 1908 (gồm 23 bản đồ) đều không liệt kê Hoàng Sa, Trường Sa.

Tuy nhiên, do giá các cuốn sách cổ này rất đắt đỏ, bản thân lại không đủ tiền nên ông Thắng kêu gọi bạn bè thân đóng góp. Việc này được thực hiện bí mật, phòng khi thông tin lan rộng sẽ có người khác mua mất. "Trong 2 tuần chờ đợi tiền, tôi rất hồi hộp, ngày nào cũng đi làm về sớm xem sách còn trên mạng không. Khi cầm được sách trên tay tôi mới cảm thấy thanh thản", vị kỹ sư độc thân trải lòng.

tranthang9

Bản đồ Scherer Atlas Novus (Đức) năm 1670 cũng cho thấy lãnh thổ của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa. Ảnh : Trần Thắng.

Mua được bản đồ quý, ông lại bỏ thời gian kiểm tra lại thông tin về nhà xuất bản, năm xuất bản, mã số, làm khung, bọc giấy kính để bảo quản. Từ đây, ông bắt đầu giới thiệu cho người Mỹ và các bạn trẻ người Việt biết về Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. Toàn bộ hình ảnh về bộ sưu tập này được lưu lại tại trang web của Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam.

"Tôi nghĩ rằng mọi người Việt trong và ngoài nước đều là những người yêu nước, không riêng gì tôi. Tôi làm công việc sưu tập tài liệu bản đồ một cách tự nhiên, không bị áp lực nào về tính thời sự chính trị. Tôi không xem việc này là của Chính phủ hay việc kia là của người dân. Tôi thấy việc nào có lợi cho xã hội cho cộng đồng là làm", ông Thắng chia sẻ và cho biết, sau khi công bố tài liệu sẽ cùng với các luật sư ở Mỹ gặp nhau để cùng bàn cách giúp Việt Nam về tính pháp lý tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sau khi xem qua bản sao của gần 100 bản đồ ông Trần Thắng gửi từ Mỹ về, Giáo sư Sử học Phan Huy Lê nhận xét, bộ sưu tập này dù có một số chưa xác định đầy đủ xuất xứ nhưng đều rất quý, phong phú hơn những bộ sưu tập về bản đồ liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa trước đây. Cảm kích trước tấm lòng của một nhà khoa học nước nhà luôn hướng về quê hương, giúp Việt Nam có thêm chứng cứ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, Giáo sư Lê đã viết thư cảm ơn ông Thắng.

"Ý nghĩa của những tấm bản đồ này gắn liền với ý nghĩa lịch sử và pháp lý. Đặc biệt, những tấm bản đồ của Trung Quốc đến năm 1933 cho thấy thời điểm đó chính quyền Bắc Kinh không có nhận thức về về lãnh thổ phía Nam, tất cả bản đồ đều ghi rõ lãnh thổ của Trung Quốc kéo dài đến đảo Hải Nam. Trong khi đó, những tấm bản đồ của thế giới vẽ Châu Á, Đông Nam Á và Việt Nam đều chỉ rõ Hoàng Sa, Trường Sa gắn liền với Việt Nam", Giáo sư Phan Huy Lê nói.

Nguyễn Đông

Nguồn : VnExpress, 02/11/2012

(*) Năm 1991, ông Trần Thắng cùng gia đình sang Mỹ định cư. Ông tốt nghiệp kỹ sư cơ khí và làm cho công ty sản xuất động cơ máy bay Pratt & Whitney từ năm 1999. Ông cũng là người đứng ra thành lập Viện Văn hóa & Giáo dục Việt Nam tại New York để phát triển văn hóa Việt Nam, cũng như phát triển hợp tác giáo dục giữa hai nước.

Published in Tư liệu

Theo ni dungHòa ước San Francisco  ngày 8 tháng Chín năm 1951 và Công hàm 14 tháng Chín 1958 ca chính ph Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa .

chuquyen1

Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo đó một cách thật sự, liên tục và hoà bình. Nguồn : Internet

Ngày 11 tháng 12 năm 2015 Đi din thường trc ca nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Quc ti Liên Hip Quc đã racông hàm, mc đích phn bin các lý l ca Phi trình bày ti Tòa Trng tài Quc tế ti La Haye, Hòa lan (CPA) trong vPhi đơn phương kin Trung Quốc v hi phn Bin Đông, theo Ph lc VII ca UNCLOS. Ni dung như thường l khng đnh quyn, quyn lch s và ch quyn ca Trung Quc Bin Đông. Nhưng ln này ni dung công hàm còn cho biết các văn kin quc tế trước Thế chiến th II, như Tuyên b Cairo 1943, Tuyên b Potsdam 1945 và mt s văn kin khác, nhìn nhn ch quyn ca Trung Quốc ti các qun đo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đi din ca Vit Nam ti Liên Hip Quc có ra công hàm phn đi đng thi và tái khng đnh ch quyn ca Việt Nam ti Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng không thy phía Việt Nam đ cp đến các văn kin quc tế mà Trung Quốc đã nhc trong thông cáo ca mình.

Có tht là các Tuyên B Cairo, Tuyên b Potsdam (và các văn kin quc tế khác) đã nhìn nhn ch quyn ca Trung Quốc ti Hoàng Sa và Trường Sa, như ni dung ca công hàm công b ti Liên Hiệp Quốc ngày 11/12/2015 ?

Không có câu tr li nào c th hơn bng cách xem xét li các văn kin trên (và các văn kin quc tế khác, có liên quan đến các lãnh th mà Nht đã cưỡng chiếm ca các quc gia khác trong Thế chiến Th II).

Tuyên b Cairo

Tháng 11 năm 1943, ba lãnh t Theodore Roosevelt, Winston Churchill và Tưởng Gii Thch gp nhau ti Cairo, th ph nước Ai Cp, tho lun v điu kin đ Trung Hoa đng v phía Đng minh cũng như mc đích ca cuc chiến. Sau cuc hp, mt bn tuyên b chung được công b trước công chúng, gi là "Tuyên b Cairo".

Nguyên văn bn Tuyên b (1) (tm dch li) như sau :

"Mc đích chiến đu duy nht ca (các nước Đng minh) là kết thúc cuc xâm lược ca Nht Bn. Các nước Đng Minh không h có mc tiêu m rng lãnh th. Chúng tôi ch gii phóng các vùng lãnh th đã b Nht Bn chiếm đóng bi bo lc".

Các vùng đt mà Nht Bn phi t b :

Tt c nhng đo Thái Bình Dương mà Nht đã chiếm t sau Thế chiến I ;

Tr li cho Trung Hoa nhng vùng mà Nht đã cướp ca Trung Hoa như Mãn Châu, Đài Loan và qun đo Bành H ;

Tt c các vùng lãnh th mà đế quc Nht đã chiếm bng vũ lc ;

Nhân dân Hàn Quc ly li ch quyn đt nước mình trong mt thi gian nht đnh.

Nhng đim cn nhn mnh trong bn Tuyên b :

a/ Các cường quc (gm Trung Hoa) không có mc tiêu m rng lãnh th.

b/ lãnh th Nht tr li cho Trung Hoa gm Mãn Châu, Đài Loan và qun đo Bành H.

Tuyên b Cairo không có dòng ch nào nhc đến hai qun đo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ti hu thư Postdam

Còn gi là Tuyên b Potsdam, là ti hu thư ca các nước Đng minh Hoa K, Anh và Trung Hoa gi cho Nht Bn ngày 26 tháng 6 năm 1945. Văn kin này quan trng vì được s nhìn nhn vô điu kin ca Nht. Ni dung (2) ti hu thư tái xác nhn hiu lc Tuyên ngôn Cairo.

Ni dung gm mt s điu :

Thi hành các điu đã xác đnh theo tuyên b Cairo ;

Lãnh th Nht Bn s ch gii hn trên các đo Hondo, Hokkaido, Kiousiou và Si Kok cũng như trên mt s đo nh khác s được xác đnh do các nước đng minh ;

Nht s b hoàn toàn gii gii và các lc lượng quân đi Nht s gii ngũ.

Ni dung tuyên b này không nói đến s phn các vùng lãnh th ca các nước b Nht chiếm (trước Thế chiến II) cũng như nhc đến Hoàng Sa và Trường Sa.

Cho rng Tuyên b Cairo 1943 và Tuyên ngôn Potsdam 1945 nhìn nhn ch quyn ca Trung Quốc ti Hoàng Sa và Trường Sa là không đúng s tht.

Các văn kin quc tế khác

"Các văn kin khác" có nhc, hay có liên quan, đến Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi Nht ký văn bn đu hàng ngày 2 tháng 9 trên chiến hm Missouri, là các văn kin : 1/ Hòa ước San Francisco 1951, 2/ các tha ước Pháp-Trung ký tháng Hai năm 1946 ti Trùng Khánh v trao đi li ích kinh tế ti vùng Hoa Nam vi thm quyn lãnh th Đông dương. 3/ Hòa ước Trung-Nht 1952 và 4/ Hip ước Hòa bình và Hu ngh Trung-Nht 1978.

Các văn kin này nói gì v s phn Hoàng Sa và Trường Sa ?

1. Hip ước Trùng Khánh 28 tháng Hai 1946

Sau khi Nht ký văn kin đu hàng trên chiến hm Missouri ca M neo trong vnh Tokyo ngày 2 tháng Chín 1945. Tt c các lãnh th mà Nht đã chiếm ca các quc gia khác trước chiến tranh t lúc đó đt dưới thm quyn ca Đng Minh. Quân đi Nht các vùng lãnh th này có trách nhim gi gìn an ninh trt t trong lúc ch đi quân Đông minh vào gii gii.

S phn Việt Nam, không có quyết đnh nào ca Đng minh trao tr "nn đc lp" ca Việt Nam cho phe nào. Vic "gii gii" quân đi Nht, khu vc phía nam vĩ tuyến 16 do quân đi Anh ph trách và khu vc bc vĩ tuyến 16 dưới trách nhim ca quân Trung hoa.

Lãnh t De Gaule ca Pháp, đng v phe chiến thng Đng minh, có toan tính ưa Đông dương thuc ch quyn ca Pháp", vì vy tha thun vi Anh, thay thế quân Anh đ b vào "tiếp thu" Nam k, cùng vi quân đi Anh gii gii quân Nht.

V phía Bc k, Pháp lin ký kết vi Trung Hoa Hip ước Trùng Khánh (Tchong Quing) ngày 28 tháng 2 năm 1946. Din tiến đượcghi li như sau :

Le 28 février 1946, à 16 heures, Meyrier signe avec le ministre des Affaires étrangères Wang Shijie le texte qui consacre la rétrocession définitive des concessions françaises. En contrepartie de l’abandon de l’exterritorialité et du retour des concessions, la Chine accepte de retirer ses troupes du Tonkin dès que les troupes françaises auront pris la responsabilité du Nord de l’Indochine :

"La relève des troupes chinoises stationnées en Indochine au nord du 16e parallèle commencera entre le 1er et le 15 mars, et devra être terminée au plus tard le 31 mars. Les États-majors chinois et français se mettront d’accord pour fixer les modalités d’exécution de cette opération".

Theo đó quân đi Trung Hoa s ri Vit Nam t ngày 1 đến ngày 15 tháng 3 năm 1946 đ quân Pháp vào thay thế. Đi li, Pháp tuyên b hy b tt c các quyn li và tô gii ca Pháp ti Trung Hoa đng thi cam kết dành s ưu đãi v kinh tế cho Trung Hoa, như nhượng tuyến đường xe la Vân Nam Hi Phòng, dành ưu đãi v kinh tế, kiu dân Trung Hoa sng ti Vit Nam được hưởng qui chế ưu đãi đc bit.

Theo các điu ước ca các hip ước Trùng Khánh trao đi " kinh tế ly lãnh th ", Trung Hoa không còn thm quyn "gii gii" quân Nht Hoàng Sa và Trường Sa. Thm quyn gii gii các đo dưới vĩ tuyến 16 thuc Anh (sau đó Anh nhượng li cho Pháp).

Pháp đã gi quân đến các đo Hoàng Sa và Trường Sa đ khng đnh ch quyn, ngay sau khi Nht rút quân. Ti Hoàng Sa và Trường Sa, quân đi Pháp-Vit đã có mt t tháng 5 năm 1946. Đến tháng 10-1946, quân Pháp ra đo Ba Bình (Itu Aba) thuc Trường Sa, đóng mc mi, khng đnh li ch quyn.

Câu "các văn kin quc tế khác" đã ghi trong Tuyên b ca Trung Quốc không th loi tr các hip ước Pháp-Trung ký ti Trùng Khánh 28 tháng Hai 1946. Ni dung các hip ước này là Trung hoa t khước mi thm quyn, nếu có, v lãnh th Đông dương, cũng như các lãnh th trên bin.

2. Hòa ước San Francisco 8 tháng Chín 1951

Hi ngh San Francisco bt đu t ngày 4 tháng Chín, kết thúc vi Hòa ước gi là "Hòa ước San Francisco", ký ngày 8 tháng Chín năm 1951. Hi ngh gm có 52 quc gia tham gia, trong đó có 49 quc gia ký hip ước hòa bình vi Nht.

Vào thi đim đu hàng, 14/8/1945, Nht đã có tuyên chiến vi 46 nước, trong đó không có Vit Nam. T thi đim này đến ngày m đu Hi ngh San Francisco ngày 4 tháng 9 năm 1951, Hi ngh đón nhn thêm 9 nước khác (tuyên b chiến tranh vi Nht). Các nước này là các nước đã b Nht chiếm đóng lúc chiến tranh, không t ch v ngoi giao, vì tình trng dưới quyn bo h ca mt nước khác. Mt trong 9 nước đó là Vit Nam.

C hai bên Đài loan và lc đa đu không tham d Hi ngh San Francisco. Phía Bc Kinh, qua tuyên b ca Châu Ân Lai là không nhìn nhn mi kết qu phát sinh t Hi ng này.

Hòa ước San Francisco 1951 viết bng 4 ngôn ng : Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Nht. Nhưng ch có ba ngôn ng đu là có hiu lc pháp lý. Hòa ước bao gm gm 7 chương, 27 điu và mt li m đu. Điu 2 (3) khon (f) nói v lãnh th Hoàng Sa và Trường Sa, nguyên văn như sau :

"f) Japan renounces all right, title and claim to the Spratly Islands and to the Paracel Islands".

Nht phi t b mi quyn, mi danh nghĩa và mi yêu sách liên quan đến qun đo Spratly (Trường Sa) và qun đo Paracels (Hoàng Sa).

Điu 2 ca Hip ước San Francisco 1951 không h xác đnh Hoàng Sa và Trường Sa, (k c đo Đài Loan và qun đo Bành h), s tr v cho nước nào, hay giao cho chính ph nào có thm quyn qun lý !

Vì vy, mun tìm hiu các vùng lãnh th do Nht t b s giao cho quc gia nào ta phi nghiên cu v "tin Hi ngh San Francisco" đng thi xét đến công pháp quc tế và tp quán quc tế v nhng vn đ ch quyn các vùng lãnh th b t b.

Theo tác gi Focsaneanu Lazar trong "Les Traités de paix du Japon" (in : Annuaire français de droit international, volume 6, 1960. pp. 256-290). Hi ngh San Francisco đã đưa ra 4 gii pháp đ gii quyết s phn các vùng lãnh th mà Nht t b. Lược dch ra như sau :

(a) Đ ngh th nht, các vùng đt (Nht t b) thuc quyn qun lý ca tt c các nước có tuyên b chiến tranh vi Nht, tc hình thc "cng đng qun lý" (condominium). Vic chuyn giao ch quyn các vùng lãnh th này đã được thc hin lúc Nht ký kết Tuyên b Potsdam và đu hàng vô điu kin (14/8/1945). Điu 2 Hip ước San Francisco ch nhm mc tiêu hp pháp hóa hành vi t b lãnh th ca Nht mà thôi. Vn đ "kế tha" nhng vùng lãnh th (Nht t b) không còn liên quan đến Nht cũng như ni dung Hip ước San Francisco cũng như Hòa ước Trung-Nht 28/4/1952.

(b) Đ ngh th hai, các vùng đt (Nht t b) thuc quyn qun lý ca các nước ký kết vào Hip ước. Đ ngh này b Liên Xô chng đi. Hai nước n Đ và hai nước Trung Hoa đòi hi "cng đng qun lý" ngay c lãnh th ca Nht.

(c) Các vùng đt này tr thành đt vô ch (terrae derelictae).

(d) Các vùng đt này tr thành đt vô ch, người ta có th chiếm hu. Điu này hàm ý, nhng nước tham chiến đang chiếm đóng tm thi ti các vùng lãnh th đó có th chiếm đóng vĩnh vin và tuyên b ch quyn.

Chiếu nhng điu xy ra trên thc tế, ta thy điu (a), (d) và (c) ln lượt được thc hin.

Mt chi tiết quan trng : điu 2 ca Hip ước San Francisco là do đi din phái đoàn Pháp đ ngh.

Hành vi ca Pháp dĩ nhiên là có tính toán (đ ly li thuc đa Đông dương).

Bi vì, t ngày 28 tháng 2 năm 1946 Pháp đã ký kết vi Trung Hoa Hip ước Trùng Khánh (như đã viết đon trên). Ni dung kết ước Pháp tuyên b hy b tt c các quyn li và tô gii ca Pháp ti Trung Hoa. Đi li quân đi Trung Hoa s ri Vit Nam t ngày 1 đến ngày 15 tháng 3 năm 1946 đ quân Pháp vào thay thế.

Trong khi đó, phía nam vĩ tuyến 16, vì lý do chiến lược, Anh cũng đng ý nhượng quyn li cho Pháp.

Ti qun đo Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi Nht rút đi Pháp lin gi quân đến các nơi này đ khng đnh ch quyn. Ti Hoàng Sa quân đi Pháp-Vit đã có mt t tháng 5 năm 1946. Tháng 10-1946, quân Pháp ra đo Ba Bình (Itu Aba) thuc Trường Sa, đóng mc mi, khng đnh li ch quyn.

Như thế, hành đng ca Pháp phù hp hoàn toàn theo ni dung các đ ngh "tin hi ngh" San Francisco" v vic gii quyết các vùng đt do Nht t b.

Đó là Nht t b ch quyn Hoàng sa và Trường Sa. Hai vùng lãnh th này tr thành t vô ch - terrae derelictae", các quc gia có quyn tuyên b sáp nhp, hay khng đnh ch quyn.

Tuyên b ca Th tướng Trn văn Hu ca Vit Nam Dân Quc (Etat National du Viet Nam - còn gi là Quc gia Vit Nam) trước Hi ngh "thâu hi Hoàng Sa và Trường Sa" thuc ch quyn Vit Nam. Tuyên b này, trên lý thuyết, "có giá tr pháp lý" chng mc vì Việt Nam tham gia Hi ngh vi tư cách "quc gia đc lp có ch quyn v lãnh th". Việt Nam lúc đó l thuc Pháp v ngoi giao và quc phòng.

Đim yếu này ca Việt Nam du vy li được b túc và hoàn thin do các hành vi th hin trên thc đa (cm mc, dng bia, ra tuyên b trước công chúng quc tế) ca Pháp.

Pháp đã khng đnh li ch quyn ca mình ti Hoàng Sa và Trường Sa, dưới s mc nhiên chp thun ca các đi cường Hoa K và Anh.

3. Hòa ước Trung - Nht 28/4/1952

Tháng 4 năm 1952, Nht chn phía Trung Hoa Dân quc là đi din cho Trung Hoa đ ký riêng hip đnh Hòa bình.

Đây không phi là mt la chn " chiến lược ", mà do th tc pháp lý : chính ph Trung Hoa Dân Quc ca Tưởng Gii Thch có tuyên b chiến tranh vi Nht, do đó cn ký hip ước đ kết thúc chiến tranh. Phe Mao không tuyên b chiến tranh thì không th ký hip ước hòa bình vi Nht.

Điu 2 Hip ước Hòa bình 28/4/1952 gia Trung Hoa Dân quc và Nht Bn, nguyên văn như sau :

"It is recognized that under Article 2 of the Treaty of Peace with Japan signed at the city of San Francisco in the United States of America on September 8, 1951 (hereinafter referred to as the San Francisco Treaty), Japan has renounced all right, title and claim to Taiwan (Formosa) and Penghu (the Pescadores) as well as the Spratly Islands and the Paracel Islands" (4).

Tm dch : Hai bên nhìn nhn rng theo điu 2 ca Hip ước San Francisco ngày 8/9-1951, Nht t b mi quyn, danh nghĩa ch quyn cũng như mi yêu sách v đo Đài Loan, Bành H cũng như qun đo Hoàng Sa và qun đo Trường Sa.

Mt hip ước nhc li mt điu ước ca mt hip ước khác, đây là hòa ước San Francisco 1951. S phn Hoàng Sa và Trường Sa thế nào phi qui chiếu li ni dung điu 2(f) ca Hòa ước San Francisco, hay các kết ước khác có liên quan, như kết ước Pháp-Trung ký ti Trùng Khánh 28 tháng Hai 1946.

Các hc gi Đài Loan cho rng ni dung điu 2 Hip ước đã nói rõ Hoàng Sa và Trường Sa tr cho Trung Hoa Dân Quc là thiếu sót và không có căn c.

4. Hòa ước Trung - Nht 12/8/1972

Tuyên b chung Trung-Nht ngày 2 tháng By 1971, Nht nhìn nhn chính ph Bc kinh là đi din chính đáng và duy nht đi din cho quc gia (Etat, State) Trung Hoa. Ngày 12/8/1972 Nht ký Hip ước "Hòa bình và Hu ngh" vi lc đa. Hai bên đng thun rng tt c các kết ước trước đó gia Nht và chính ph Trung Hoa Dân quc là vô hiu lc (caduc). Dĩ nhiên bao hàn luôn Hòa ước 28/4/1952 gia Nht và chính ph Trung hoa Dân quc (Đài loan).

Vn đ là Trung Quốc không có tuyên b chiến tranh vi Nht. Nước Cộng hòa nhân dânTrung Quốc ca Mao Trch Đông khai sinh sau khi Nht đu hàng tháng 8/1945. Không có tuyên b chiến tranh sao li ký hip ước hòa bình ?

Điu này ch có th gii thích là Bc kinh "kế tha" di sn chng Nht ca Tưởng Gii Thch. Gút mc đây là chính ph Bc Kinh không th kế tha di sn mà h đã ph nhn (như vic ph nhn hòa ước 1952).

Ni dung Hòa ước 12/8/1972 tái khng đnh ni dung Tuyên b Potsdam 1945.

5. Công hàm 14 tháng Chín 1958 ca chính ph Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

Ngày 4 tháng 9 năm 1958 Trung Quc ban b "Tuyên b lãnh hi quc gia". Tuyên b gm 4 điu, ni dung phn quan trng tóm lược như sau :

Điu 1 : Lãnh hi ca Trung Quốc rng 12 hi lý. Điu này áp dng trên toàn b lãnh th Trung Quốc, các hi đo Đài Loan và các đo ph thuc, đo Bành H và các đo ph thuc, qun đo Đông Sa, qun đo Tây Sa (Hoàng Sa), qun đo Trung Sa, qun đo Nam Sa (Trường Sa)

Điu 3 : Tt c phi cơ, thuyn bè không được phép ca Trung Quốc thì không được xâm phm vào không và hi phn ca nước Trung Quốc.

Điu 4 : Nguyên tc qui đnh điu 3 (và 2) được áp dng cho c Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 10 tháng 9 năm 1958 Th Tướng Phm Văn Đng gi mt văn kin ngoi giao (note diplomatique), Việt Nam quen gi công hàm (công hàm 1958) nguyên văn như sau :

"Chính ph nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhn và tán thành bn tuyên b ngày 4 tháng 9 năm 1958 ca Chính ph nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quyết đnh v hi phn ca Trung Quc.

Chính ph nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trng quyết đnh y và s ch th cho các cơ quan Nhà nước có trách nhim trit đ tôn trng hi phn 12 hi lý ca Trung Quc, trong mi quan h vi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mt b".

Khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa "ghi nhn và tán thành" Tuyên b ca Trung Quốc, mc nhiên "ghi nhn và tán thành" luôn vic Hoàng Sa và Trường Sa thuc ch quyn ca Trung Quốc.

Trong các công hàm ca Trung Quốc gi văn phòng Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đc bitcông hàm CML/42/2020  ngày 17 tháng Tư 2020, Trung Quốc vn vào công hàm 1958 ca Phm Văn Đng đ cho rng Việt Nam đã phm "estoppel", nguyên tc "không được nói ngược" ca Công pháp quc tế.

Theo hc gi Monique Chemillier-Gendreau, trong tp tài liu "La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys", công hàm 1958 đã "im lng" trong vn đ ch quyn Hoàng Sa và Trường Sa. Điu này khiến Việt Nam phm vào li "acquiescement" ng thun ám th".

Theo bà hc gi, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong thi k 1958-1975 đã có nhng hành vi như công b các bài báo, các bn đ, sách giáo khoa ni dung khng đnh ch quyn ca Trung Quốc Hoàng Sa và Trường Sa. Các d kin này đã cng c hành vi ng thun ám th", khiến hành vi m th" tr thành mt "nghĩa v" buc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phi thc hin.

6. Kết lun :

Thc tế cho thy không mt văn kin quc tế nào nhìn nhn ch quyn Hoàng Sa và Trường Sa thuc v Trung Quốc, như Tuyên b ca Trung Quốc dn trên.

Ngoi tr công hàm 14 tháng Chín 1958 ca chính ph Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Phm Văn Đng làm th tướng. Công hàm này nhìn nhn Tuyên b 4 tháng Chín 1958 v hi phn và ch quyn lãnh th ca Trung Quốc.

Công hàm 1958 có phi là mt "văn kin quc tế" hay không ?

Điu này hoàn toàn ph thuc vào "tư cách pháp nhân" ca Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Nếu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (và Việt Nam Cộng Hòa) là nhng "quc gia đc lp có ch quyn", lài tượng ca công pháp quc tế", thì công hàm 1958 là "văn kin quc tế".

Trung Quốc có th đt nn tng trên văn kin này đ cng c h sơ Bin Đông, yêu sách toàn b Bin Đông (theo bn đ ch U chín đon) mà Việt Nam không làm được điu gì.

Nếu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có "tư cách pháp nhân Quc gia", Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không phi là i tượng ca lut quc tế". Hin nhiên công hàm 1958 không phi là "văn kin quc tế".

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : VOA, 17/09/2021

Ghi chú :

(1) Nguyên văn Tuyên b Cairo : President Roosevelt, Generalissimo Chiang Kai-shek and Prime Minister Churchill, together with their respective military and diplomatic advisors, have completed a conference in North Africa. The following general statement was issued :

"The several military missions have agreed upon future military operations against Japan. The three great Allies expressed their resolve to bring unrelenting pressure against their brutal enemies by sea, land and air. This pressure is already rising.

"The three great Allies are fighting this war to restrain and punish the aggression of Japan. They covet no gain for themselves and have no thought of territorial expansions. It is their purpose that Japan shall be stripped of all the islands in the Pacific which she has seized or occupied since the beginning of the first World War in 1914, and that all the territories Japan has stolen from the Chinese, such as Manchuria, Formosa, and the Pescadores, shall be restored to the Republic of China. Japan will also be expelled from all other territories which she has taken by violence and greed. The aforesaid three great powers, mindful of the enslavement of the people of Korea, are determined that in due course Korea shall become free and independent.

"The three great Allies are fighting this war to restrain and punish the aggression of Japan. They covet no gain for themselves and have no thought of territorial expansions. It is their purpose that Japan shall be stripped of all the islands in the Pacific which she has seized or occupied since the beginning of the first World War in 1914, and that all the territories Japan has stolen from the Chinese, such as Manchuria, Formosa, and the Pescadores, shall be restored to the Republic of China. Japan will also be expelled from all other territories which she has taken by violence and greed. The aforesaid three great powers, mindful of the enslavement of the people of Korea, are determined that in due course Korea shall become free and independent.

"With these objects in view, the three Allies, in harmony with those of the United Nations at war with Japan, will continue to preservere in the serious and prolonged operations necessary to procure the unconditional surrender of Japan".

(2) Ti hu thư Potsdam (Tuyên b Potsdam) ca các nước Đng minh là Hoa K, Anh và Trung Hoa gi cho Nht Bn ngày 26 tháng 6 năm 1945, mt s điu bó buc Nht Bn phi chp nhn gm có các vic : thi hành các điu đã xác đnh theo tuyên b Caire ; lãnh th Nht Bn s ch gii hn trên các đo Hondo, Hokkaido, Kiousiou và Si Kok cũng như trên mt s đo nh khác s được xác đnh do các nước đng minh ; Nht s b hoàn toàn gii gii và các lc lượng quân đi Nht s gii ngũ. Liên Xô ký nhn vào Tuyên b Potsdam ngày 8 tháng 8 năm 1945. Ngày 10 tháng 8 chính ph Nht cho biết h sn sàng chp nhn các điu kin ca Ti hu thư Potsdam đòi hi vì h nghĩ rng ni dung Ti hu thư không có điu nào xúc phm đến đc quyn ca Nht Hoàng. Ngày 11 tháng 8, Hoa K, nhân danh các nước Đng minh, xác đnh li rng thm quyn ca Nht hoàng và chính ph Nht s đt dưới quyn lãnh đo ti cao ca lc lượng Đng minh.

Ti hu thư Potsdam (Tuyên b Potsdam) ca các nước Đng minh là Hoa K, Anh và Trung Hoa gi cho Nht Bn ngày 26 tháng 6 năm 1945, mt s điu bó buc Nht Bn phi chp nhn gm có các vic : thi hành các điu đã xác đnh theo tuyên b Caire ; lãnh th Nht Bn s ch gii hn trên các đo Hondo, Hokkaido, Kiousiou và Si Kok cũng như trên mt s đo nh khác s được xác đnh do các nước đng minh ; Nht s b hoàn toàn gii gii và các lc lượng quân đi Nht s gii ngũ. Liên Xô ký nhn vào Tuyên b Potsdam ngày 8 tháng 8 năm 1945. Ngày 10 tháng 8 chính ph Nht cho biết h sn sàng chp nhn các điu kin ca Ti hu thư Potsdam đòi hi vì h nghĩ rng ni dung Ti hu thư không có điu nào xúc phm đến đc quyn ca Nht Hoàng. Ngày 11 tháng 8, Hoa Kỳ, nhân danh các nước Đng minh, xác đnh li rng thm quyn ca Nht hoàng và chính ph Nht s đt dưới quyn lãnh đo ti cao ca lc lượng Đng minh.

Ngày 14/8/1945 Nht tuyên b đu hàng. Ngày 31 tháng 8, ti Yokohama, McArthur thành lp ban Ch huy Đng minh Ti cao. Ngày 2 tháng 9 đi din Nht Hoàng ký vào văn bn tuyên b đu hàng không điu kin vi tướng Douglas Mac Arthur ti vnh Tokyo. Mac Arthur đi din các nước Đng minh là Hoa K, Anh, Trung Hoa và Liên Xô cũng như đi din cho quyn li các nước đã tuyên b chiến tranh vi Nht. Văn kin đu hàng không điu kin được đi din 9 nước sau đây ký nhn : Hoa K, Trung Hoa, Anh, Liên Bang Xô-viết, Úc, Canada, Chính ph Lâm thi Cng hòa Pháp, Hòa Lan và Tân Tây Lan. S kin này cn nhc nh vì s hin din ca Chính ph Lâm thi Cng hòa Pháp trong văn bn đu hàng ca Nht Bn là mt s kin quan trng (cho vic khng đnh ch quyn ti hai qun đo Hoàng Sa và Trường Sa).

(3) Article 2 :

a) Japan, recognizing the independence of Korea, renounces all right, title and claim to Korea, including the islands of Quelpart, Port Hamilton and Dagelet.

b) Japan renounces all right, title and claim to Formosa and the Pescadores.

c) Japan renounces all right, title and claim to the Kurile Islands, and to that portion of Sakhalin and the islands adjacent to it over which Japan acquired sovereignty as a consequence of the Treaty of Portsmouth of September 5, 1905.

d) Japan renounces all right, title and claim in connection with the League of Nations Mandate System, and accepts the action of the United Nations Security Council of April 2, 1947, extending the trusteeship system to the Pacific Islands formerly under mandate to Japan. (1)

e) Japan renounces all claim to any right or title to or interest in connection with any part of the Antarctic area, whether deriving from the activities of Japanese nationals or otherwise.

f) Japan renounces all right, title and claim to the Spratly Islands and to the Paracel Islands.

(4) https://treaties.un.org/doc/Publication/UNTS/Volume%20138/v138.pdf

Published in Diễn đàn

"Mỹ trở mặt nhanh như trở bánh tráng"

Trương Nhân Tuấn, 21/09/2020

Vụ Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội hôm 9/9 đăng bài báo kỹ niệm 25 ngày quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt trong đó đính kèm bản đồ Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chưa đến tuần lễ sau thì bài viết vẫn còn nhưng bản đồ có Hoàng Sa và Trường Sa đã bị gỡ xuống. Báo chí Việt Nam bàn luận sôi nổi chung quanh sự việc này.

Có người phê bình rằng "Mỹ trở mặt nhanh như trở bánh tráng" (sic !).

dao1

Bản đồ Biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Việc đăng lên để một tuần rồi lấy xuống không hề là một sự lầm lẫn (kiểu lỗi do thằng đánh máy) của tòa Đại sứ Mỹ. Đây là một hành vi tuy kém phần tế nhị ngoại giao nhưng nó là một thủ đoạn chính trị có tính toán.

Nhiều người cho rằng tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là một phần trong tranh chấp ở Biển Đông. Điều này không đúng lắm. Thực tế cho thấy mọi tranh chấp ở Biển Đông đều có nguồn gốc từ tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (và một số bãi cạn khác thuộc về thềm lục địa Phi, Mã Lai, Indonesia...). Tức là chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là "chìa khóa" giải quyết hầu hết các tranh chấp ở Biển Đông.

Quan sát bản đồ "bụng chửa" của Việt Nam (công bố từ cuối thập niên 70 thế kỷ trước) ta thấy tầm quan trọng của Hoàng Sa và Trường Sa.

Vào thời điểm đó, Việt Nam chủ trương hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có đầy đủ hiệu lực vùng biển và thềm lục địa theo khoản 1 và 2 điều 121 UNCLOS. Tức là các đảo Hoàng Sa và Trường Sa có lãnh hải, vùng tiếp cận, vùng kinh tế độc quyền 200 hải lý và thềm lục địa (200 hải lý và có thể mở rộng thêm 100 hải lý) giống như qui định của UNCLOS đối với đất liền. Hệ quả điều này phần lớn vùng biển và thềm lục địa phía Tây của Phi và Mã Lai (và Brunei) đều có chồng lấn với Việt Nam. Do việc này mà các quốc gia Phi và Mã Lai đã chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền một số đảo thuộc Trường Sa của Việt Nam, với mục đích làm giảm thiểu sự mất mát đến từ việc phân định biển với Việt Nam.

Phi đã chiếm đóng các đảo Thị Tứ, Song Tử Đông và một số các đảo khác vào các thập niên 50, 60 thế kỷ trước. Tương tự "bản đồ bụng chửa" của Việt Nam và "bản đồ đường lưỡi bò" của Trung Quốc, Phi đưa ra yêu sách vùng biển Kalayan, bao gồm hầu hết các đảo thuộc Trường Sa, với lý do địa lý các đảo này "gần Phi".

Mã Lai chiếm một số đảo đá như đá Hoa Lau, Kỳ Vân, Kiệu Ngựa… Mã Lai đã xây dựng đá Hoa Lau trở thành một "đảo nhân tạo", trên đó có cả phi trường.

Yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, ngoài việc áp dụng UNCLOS giống như Việt Nam, các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa là "đảo", có đầy đủ hiệu lực biển và thềm lục địa như đất liền. Trung Quốc còn có yêu sách "vùng nước quần đảo", như qui định của UNCLOS về "quốc gia quần đảo", theo đó vùng biển nằm trong các đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xem là "nội hải". Ngoài ra Trung Quốc còn có yêu sách gọi là "quyền lịch sử", bao gồm vùng biển được giới hạn trong phạm vi bản đồ "9 đoạn".

Yêu sách "vùng nước quần đảo" của Trung Quốc sinh ra do sự "ngộ nhận", hoặc "diễn giải sai" nội dung UNCLOS. Theo giải thích của Tòa CPA qua phán quyết 14/7/2016, nhân vụ xử Phi đơn phương kiện Trung Quốc, "vùng nước quần đảo" chỉ áp dụng cho quốc gia quần đảo mà thôi.

Còn về yêu sách "quyền lịch sử" của Trung Quốc trong vùng biển giới hạn bởi tấm bản đồ "lưỡi bò" thì không phù hợp với Công pháp quốc tế. Luật quốc tế không nhìn nhận "quyền lịch sử - droit historique", ngay cả khi quyền này áp dụng trên đất liền.

(Khái niệm về "quyền lịch sử" phát sinh khi có các vụ kiện tụng vì tranh chấp các nguồn nước và đồng cỏ giữa các bộ tộc và quốc gia Châu Phi. Nguyên nhân phát sinh do các đế quốc Anh, Pháp… đã phân định biên giới (hầu hết các quốc gia Châu Phi) "trong phòng giấy" và "trên bản đồ", với đường biên giới xác định bằng đường thẳng kinh tuyến và vĩ tuyến, hay đường thẳng nối các điểm cố định. Việc phân định bất kỳ khiến nhiều bộ tộc phải chia làm hai, mỗi bên thuộc về một quốc gia khác nhau. Hoặc trường hợp nhiều bộ tộc lâu đời đã uống nước ở nguồn nước đó và chăn nuôi trên đồng cỏ quen thuộc đó. Sau khi phân định biên giới nguồn nước và đồng cỏ đó thuộc về một quốc gia khác. Hệ quả dĩ nhiên đường biên giới không được các bên tôn trọng và tranh chấp đổ máu diễn ra. Trước tòa một bên nại "quyền lịch sử" để tiếp tục tiếp cận các nguồn nước và đồng cỏ. Tòa bác lập luận này, cho rằng "quyền lịch sử" không bắt nguồn từ "tập quán" của các quốc gia cũng không hề là "một lý thuyết luật học". Dầu vậy Tòa chấp nhận việc thay đổi đường biên giới "qui ước" dựa trên tính "effectivité", nếu một bên có bằng chứng cụ thể. Trong một số trường hợp Tòa nhìn nhận quyền "uti possidetis". Theo đó trước khi "giải thực" phe nào kiểm soát được ở đâu thì sau khi "giải thực" vùng đất đó sẽ thuộc về bên đó. (Vùng Khmer Krom của Việt Nam thuộc diện này).

Tranh chấp ở Biển Đông sẽ tan biến đi (hoặc giảm bớt 90%) nếu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xác định là hai "quần thạch", các đảo thuộc hai nhóm này là "đá", theo điều 121 khoản 3 UNCLOS.

Điều 121 khoản 3 UNCLOS nói rằng những đảo nào không thích hợp cho con người sinh sống hay không có một nền kinh tế tự tại thì đảo đó không có vùng kinh tế độc quyền cũng như thềm lục địa (200 hải lý tính từ đường cơ bản).

Ta thấy ngay rằng các đảo hoang ngày xưa, không phù hợp cho đời sống con người, như vì khí hậu khắc nghiệt, hoặc không có nước ngọt, không có đất trồng trọt… Thì nay với dụng cụ tối tân người ta có thể sưởi ấm, lọc nước mặn thành nước ngọt, trồng cây lương thực không cần đất một cách dễ dàng.

Các đảo hoang (hay đảo đá) này, nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, đã phù hợp với tất cả các qui định của UNCLOS về "đảo".

Sự "mù mờ", hay "kẻ hở" trong định nghĩa về "đảo" của UNCLOS khiến quốc gia nào có lãnh thổ là "đảo" cũng đưa ra yêu sách "tối đa". Bất kể đảo lớn nhỏ bao nhiêu, con người có thể sinh sống trên đảo hay không, đảo có nền kinh tế tự tại hay không... tất cả đều có yêu sách lãnh hải, vùng biển kinh tế độc quyền và thềm lục địa như là lãnh thổ trên lục địa.

Lãnh thổ các quốc gia như Pháp, Mỹ, Nhật... đều có các đảo cực kỳ nhỏ bé, diện tích tương tự các đảo Trường Sa, các quốc gia này vẫn xem các đảo đó là "đảo", như định nghĩa của điều 121 khoản 1 và 2.

Phán quyết CPA 14/7/2016 đã "giải thích" điều 121 UNCLOS rằng không có đảo nào thuộc Trường Sa được xem là "đảo" như định nghĩa ở điều 121 khoản 1 và 2. Kể cả đảo Ba Bình là đảo lớn nhứt.

Trở lại "cuộc chiến công hàm" đang diễn ra ở Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc. Các quốc gia Châu u nhập cuộc. Lập trường của các quốc gia Anh, Pháp, Đức... thể hiện rõ rệt qua các văn bản đã công bố hôm 16 tháng chín 2020. Các quốc gia này không ủng hộ phía nào trong tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia ở Biển Đông. Điều mà các quốc gia này "bảo vệ", thứ nhứt "quyền tự do không lưu và hải hành" trên Biển Đông và thứ hai UNCLOS phải được áp dụng một cách "thống nhứt và phổ cập" cho tất cả các quốc gia.

Nội dung công hàm không hề đề cập đến phán quyết PCA mà chỉ đặt nền tảng trên UNCLOS.

Hiển nhiên các quốc gia này tránh nói đến phán quyết PCA 14/7/2016, phần giải thích về hiệu lực các đảo Trường Sa. Bởi vì nếu công nhận phán quyết thì lợi ích quốc gia của họ có thể bị tổn hại.

Ý chí của các quốc gia Anh, Đức và Pháp là muốn bộ Luật quốc tế về biển (UNCLOS) trở thành "erga omnes", một thứ luật lệ áp dụng "thống nhứt và phổ cập", tức "đồng đẳng" cho tất cả các quốc gia tranh chấp trong khu vực.

Điều này không hẳn sẽ "cứu" được Việt Nam và các quốc gia (như Phi, Mã Lai...) thoát khỏi các yêu sách của Trung Quốc.

Bởi vì việc "phân định biển" không được UNCLOS "luật hóa - codification". Chỉ có việc phân định "ranh giới lãnh hải" được luật hóa mà thôi. Do đó các quốc gia phân định biển và thềm lục địa (ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý) theo cách "tùy thích", miễn sao hai bên được "thỏa mãn".

Vì vậy không ai có thể cấm cản việc phân định ranh giới biển giữa hai quốc gia, thí dụ Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Phi... mà hiệu lực các đảo Hoàng Sa và Trường Sa không đặt trên tiêu chuẩn nào.

Ngay cả khi phán quyết của tòa PCA 14/7/2016 đã giải thích rằng tất cả các "đảo" thuộc Trường Sa đều là "đá", ngay cả đảo Ba Bình lớn nhứt Trường Sa. Thì không có gì cấm cản giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu hai bên này có "ý kiến khác" với nội dung phán quyết nói trên.

Vụ phân định biển vùng đảo Bạch Long Vĩ và Cồn Cỏ trong vịnh Bắc Việt phản ảnh sự "tùy tiện" ở việc giải thích hiệu lực biển của các đảo. Các đảo Bạch Long Vĩ và Cồn Cỏ của Việt Nam hội đủ các điều kiện là "đảo" của UNCLOS : có đất đai trồng trọt, có dân cư sinh sống ổn định, có nền kinh tế tự tại… Nhưng Việt Nam chấp nhận các đảo này có hiệu lực còn kém hơn là "đá". Mỗi hòn đá trên biển, chỉ cần nhô lên một chút xíu 1cm² là đủ để có lãnh hải 12 hải lý. Đảo Cồn Cỏ có hiệu lực 3 hải lý và đảo Bạch Long Vĩ có hiệu lực 25%.

Do đó chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là quan trọng "nền tảng", là "chìa khóa" để giải quyết 90% tranh chấp ở Biển Đông.

Nếu Việt Nam khẳng định được Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và việc này được quốc tế (kể cả Trung Quốc) nhìn nhận. Thì mọi yêu sách của Trung Quốc đương nhiên bị "hóa giải". Việt Nam tuyên bố các đảo Hoàng Sa và Trường Sa là "quần thạch", tức là "đá", thì hầu hết các tranh chấp ở Biển Đông được giải quyết.

Nhưng thực tế, về pháp lý cũng như tương quan sức mạnh, Việt Nam đang ở vào thế "yếu".

Nhiều lần tôi khuyến cáo Việt Nam cần vận động các quốc gia (thông qua thủ thuật "action popularis" của Công pháp quốc tế) sao cho Phán quyết của Tòa PCA 14/7/2016 trở thành "luật". Phi đơn phương kiện Trung Quốc theo thủ thục qui định ở Mục VII UNCLOS nhằm "giải thích và cách áp dụng Luật Biển". Do đó phán quyết cũng là Luật, áp dụng cho tất cả các bên tranh chấp (erga omnes).

Vận động của Việt Nam chỉ thành công "chừng mực". Các quốc gia Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc... chỉ ủng hộ việc áp dụng UNCLOS và không hoàn toàn ủng hộ phán quyết của PCA, ngoài việc phản bác danh nghĩa "quyền lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông. Đơn giản vì quyền này không được công pháp quốc tế nhìn nhận.

Xét lại toàn diện, và từ nền tảng, Việt Nam vẫn "cô đơn" trong "cuộc chiến công hàm". Đến nay Việt Nam vẫn không thể phản biện được Trung Quốc những lập luận mà Trung Quốc đã nêu ra trong công hàm 17/4/2020. Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã bị "estoppel" sau khi đã nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc qua công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng.

Theo tôi, muốn tránh được điều này Việt Nam phải chứng minh rằng, bất kỳ ở thời điểm nào trong lịch sử, ở bất kỳ hoàn cảnh chiến tranh phân chia đất nước ra sao… vẫn luôn có một Việt Nam quản lý liên tục và hữu hiệu Hoàng Sa và Trường Sa.

Thực tế và lịch sử cho thấy, trong suốt thời gian từ 1958 đến 1975 Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa, thì ở phía nam vĩ tuyến 17° đã hiện hữu một Việt Nam khác luôn kiểm soát liên tục và quản lý hành chánh, khai thác kinh tế hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là Việt Nam Cộng Hòa.

Vấn đề là Đảng cộng sản Việt Nam không thể kế thừa danh nghĩa của Việt Nam Cộng Hòa, nếu các tập lịch sử xuất phát từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa luôn luôn khẳng định rằng Việt Nam Cộng Hòa là một tập đoàn "ngụy", "tay sai đế quốc Mỹ".

Điều này, tôi nói đi nói lại nhiều lần, nếu không sớm thực hiện một cuộc "hòa giải quốc gia" để "kế thừa" danh nghĩa Việt Nam Cộng Hòa thì Hoàng Sa và Trường Sa sớm hay muộn cũng sẽ mất vào tay Trung Quốc.

Việt Nam không phản biện được lập luận của Trung Quốc. Dư luận quốc tế nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Hệ quả Việt Nam sẽ phải phân định biển với Trung Quốc mà hiệu lực Hoàng Sa và Trường Sa lại do Trung Quốc quyết định.

Do đó việc Tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nội "nhá đèn" về tấm bản đồ có Hoàng Sa và Trường Sa là một thông điệp mạnh mẽ đến Việt Nam. Mỹ vẫn "để cửa" nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam, như đã từng làm các việc này trong các cuộc đàm phán hậu chiến tranh Thế chiến thứ II.

Sắp tới nguyên tắc "một Trung quốc" của Mỹ có thể sẽ chấp dứt và Đài loan có thể được Mỹ nhìn nhận là "quốc gia độc lập". Không có điều gì có thể ngăn cản Mỹ nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam, hay thuộc Đài Loan, hay thuộc về Trung Quốc.

Sau Thế chiến thứ II, Mỹ đứng đầu phe "Đồng minh" thắng trận. Mỹ đã hưởng nhiều "chiến lợi phẩm" lấy được từ Nhật và Đức, như về lãnh thổ là các đảo trên Thái Bình Dương. Mỹ có nhiều quyết định liên quan đến nền độc lập của các quốc gia như Đại Hàn và các quốc gia thuộc địa khác ở Châu Á và Châu Phi. Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về quốc gia nào, lý ra cũng do Mỹ quyết định, qua hội nghị San Francisco 1951.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : nhantuan.truong, 21/09/2020

**********************

Mỹ đăng bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa, Trường Sa – sự cố hay có ẩn ý ?

Bùi Thư, BBC, 18/09/2020

Sự kiện Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đăng bản đồ Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rồi sau đó thay bản đồ mới gây ra nhiều tranh luận.

my1

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 17/9 đã lên tiếng liên quan đến "sự kiện bản đồ" mới đây của Đại sứ quán Mỹ.

Trước đó, trang Facebook chính thức của Đại sứ quán Mỹ ngày 9/9 đã đăng bài viết nhìn lại 25 năm quan hệ đối tác Việt Nam - Mỹ. Đáng chú ý, bài viết có kèm hình ảnh bản đồ Việt Nam bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tuy nhiên, vào ngày 15/9, sau khi báo chí và dư luận xôn xao, Đại sứ quán Mỹ đã thay bản đồ mới với hình ảnh Hoàng Sa, Trường Sa "biến mất".

Sự cố hay ẩn ý ?

Từ Thành phố Hồ Chí Minh, thạc sĩ Hoàng Việt - giảng viên luật, nhà nghiên cứu Biển Đông - chia sẻ với BBC News tiếng Việt : "Khó nhận định đây là ý định rõ ràng của phía Mỹ hay là sự cố nên chúng ta cũng chưa biết rõ được. Tôi nghiêng về khả năng sự cố nhiều hơn vì nếu họ có ý định thì đã không vội vã thay đổi như thế".

"Chắc là sau khi đưa bản đồ này, thấy dư luận chú ý thì họ tìm cách thay bản đồ đó đi", ông nói.

Tuy nhiên, ông Hoàng Việt cũng đưa thêm giả thuyết: "Có thể phía Mỹ đưa ra một chủ ý nào đó nhưng sau đó, phía Việt Nam cảm thấy điều này không có lợi cho họ trong bối cảnh căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung. Làm như vậy khác nào dẫn đến việc Trung Quốc nghĩ Việt Nam đi theo Mỹ để chống lại Trung Quốc. Vì vậy, có thể Việt Nam đã yêu cầu phía Mỹ thay bản đồ đó đi".

my2

Bản đồ có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được Đại sứ quán Mỹ đăng tải ngày 9/9

Sự kiện Mỹ đăng tải bài viết kèm bản đồ có Hoàng Sa và Trường Sa, hai quần đảo vốn là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc cùng nhiều quốc gia khác, đã tạo ra một không khí sôi nổi trên mạng xã hội. Nhiều người Việt phấn khởi khẳng định đây là động thái cho thấy Mỹ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

Khang Vũ, người tự giới thiệu đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành an ninh Đông Á và vũ khí hạt nhân tại Đại học Boston, viết trên Twitter cá nhân: "Đại sứ quán Mỹ kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt - Mỹ bằng tấm bản đồ có Hoàng Sa và Trường Sa. Đây có phải là một tín hiệu cho thấy Mỹ ủng hộ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này?"

Không khí hồ hởi thể hiện rõ trên các diễn đàn mạng xã hội của người Việt, trong đó đa phần cho rằng Mỹ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam. Nhiều người bình luận : "Sự kiện chưa từng có", "Mỹ là đối tác tốt chưa từng có".

Bộ Ngoại giao Việt Nam phản ứng

Trái với sự vui mừng trước đó, sau khi Đại sứ quán Mỹ thay bản đồ mới không có Hoàng Sa và Trường Sa, một không khí giận dữ bao trùm các mạng xã hội.

Tính đến sáng 18/9, bài viết của Đại sứ quán Mỹ trên Facebook đã nhận được 6.900 lượt thả biểu tượng cảm xúc, trong đó có tới 5.500 biểu tượng giận dữ. Trong số hơn 1.700 bình luận dưới bài viết, nếu như các bình luận trước ngày 15/9 gồm nhiều từ cảm thán như "tuyệt vời", "hoan hô chính phủ Mỹ", thì sau đó tất cả các bình luận đều có nội dung bày tỏ sự thất vọng.

"Mỹ lật nhanh như lật bánh tráng vậy. Thế nên Việt Nam cần đề phòng", một người tên Huyen Nguyen bình luận trên bài viết này.

my3

Nhiều bình luận bức xúc dưới bài viết trên trang Facebook của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội về vụ việc.

Trang Facebook của Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa, một nhóm hoạt động về chủ quyền biển đảo tại Việt Nam, đã đăng bài viết với nhan đề "Sự tráo trở của nước Mỹ".

"Sau 6 ngày đã đánh bay mất '2 củ khoai' nhà chúng tôi… Chợt nhớ ra Mỹ mang danh họ nhà Lươn từ lâu... Ai còn mong chờ Mỹ giúp Việt Nam thì hãy tìm cho ra '2 củ khoai' rồi hãy chờ", tác giả viết.

"Hai củ khoai" trong đoạn trích trên được hiểu là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

my4

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng

Trên Facebook của mình, Facebooker Mai Quốc Ấn lên tiếng : "Tôi yêu cầu Đại sứ quán Mỹ lập tức thay đổi bản đồ minh họa có đầy đủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa!".

BBC News Tiếng Việt đã liên lạc bằng email tới Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội vào hôm 16/9 nhưng chưa nhận được bình luận chính thức về vấn đề này.

Phía chính phủ Việt Nam dù không đề cập trực diện động thái của Mỹ nhưng đã tận dụng dịp này để đưa ra thông điệp quen thuộc.

Tại cuộc họp báo  thường kỳ chiều 17/9 ở Hà Nội, khi được hỏi về sự việc Mỹ thay thế bản đồ nói trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói : "Việt Nam nhất quán lập trường quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam".

"Lập trường nhất quán và xuyên suốt nêu trên của Việt Nam đã được bày tỏ nhiều lần dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả tại Liên Hiệp Quốc và được nhiều quốc gia tôn trọng, ủng hộ", bà Hằng khẳng định.

Lập trường của Mỹ như thế nào ?

Trái ngược với các phản ánh giận dữ, phê phán nhằm vào Mỹ, nhiều người cho rằng không ủng hộ chủ quyền của các bên tranh chấp tại Biển Đông là chính sách ngoại giao nhất quán của Washington và điều đó sẽ không thay đổi.

Nhà báo Đỗ Hùng viết trên Facebook cá nhân : "Lưu ý là Mỹ phản đối Trung Quốc ở Biển Đông là phản đối trò bắt nạt, phản đối các yêu sách của Trung Quốc vốn đã bị Tòa án Trọng tài thường trực bác bỏ hồi năm 2016. Tuy nhiên, lập trường của Mỹ về các tranh chấp cụ thể đối với các thực thể tại Biển Đông, trong trường hợp này là Hoàng Sa và Trường Sa, vẫn là không công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với tuyên bố chủ quyền của bất cứ bên nào".

Theo nhà báo Đỗ Hùng, "lợi ích của Việt Nam thì Việt Nam cứ đòi, cứ đấu tranh bảo vệ chứ không nên kỳ vọng Mỹ sẽ bảo vệ, đòi hỏi giùm".

"Vấn đề của Việt Nam là xử lý các phản ứng của Mỹ theo hướng có lợi nhất cho mình, chứ không phải kỳ vọng Mỹ sẽ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam theo cách đó", ông viết thêm.

Tiến sĩ Lương Hoài Nam cũng chia sẻ quan điểm trên Facebook cá nhân : "Chính sách của Mỹ hàng chục năm nay là không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông. Không chỉ Mỹ, mà tất cả các cường quốc khác cũng vậy. Chính sách đó sẽ không thay đổi dù Tổng thống Mỹ là ai. Mỹ và các đồng minh bảo vệ tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và điều này cũng sẽ không thay đổi".

"Chúng ta nên ủng hộ nhà nước bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông bằng kiến thức, sự hiểu biết thay vì ngộ nhận, đem gán cho Mỹ hay cho các quốc gia khác những điều không đúng với chính sách, quan điểm của họ (làm như thế về bản chất là lừa dối nhau). Càng không nên chia sẻ các tin giả, các thuyết âm mưu gây chia rẽ dân tộc", ông kết luận.

Trao đổi với BBC News tiếng Việt, thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng có lẽ người ta chú ý tới việc này vì Mỹ là một cường quốc mà Mỹ và Trung Quốc đang có những vấn đề căng thẳng trên Biển Đông.

Ông nhận xét : "Nói cho cùng thì thế giới này, Mỹ vẫn là một siêu cường lớn nhất nên những gì Mỹ nói, Mỹ làm đều ảnh hưởng không chỉ riêng Việt Nam mà toàn thế giới".

"Nếu không có Mỹ, khó có quốc gia nào ngăn ngừa được tham vọng và hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Chính vì vậy, những thái độ, phát biểu của Mỹ đặc biệt quan trọng không chỉ với Việt Nam, mà với các quốc gia ASEAN có liên quan đến vấn đề Biển Đông", ông phân tích.

my5

Quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc kiểm soát, Việt Nam tuyên bố chủ quyền

Thạc sĩ Hoàng Việt cũng lưu ý tranh chấp hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa chỉ là một phần của tranh chấp trên Biển Đông và là câu chuyện rất phức tạp.

"Nếu muốn giải quyết sẽ phải đưa ra những cơ chế trước Tòa án Quốc tế. Mỹ, Úc hay Anh thì không thể thay thế Tòa án Quốc tế để phán quyết rằng đây thuộc chủ quyền của quốc gia này hay quốc gia khác", ông giải thích.

Theo ông Hoàng Việt, Mỹ cần đưa ra tiếng nói thận trọng, không thể thích Việt Nam thì khẳng định đó là của Việt Nam.

"Tranh chấp Trường Sa liên quan đến nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia là đồng minh với Mỹ, trong khi Việt Nam chỉ là quan hệ đối tác với Mỹ. Nếu công nhận là của Việt Nam thì những quốc gia như Philippines, Malaysia sẽ như thế nào?", ông Việt nêu vấn đề.

Bùi Thư

Nguồn : BBC, 18/09/2020

*************************

Vit Nam lên tiếng v Đi s quán M thay nh bn đ không có Hoàng Sa – Trường Sa

VOA, 18/09/2020

Đi din B Ngoi giao Vit Nam hôm 17/9 lên tiếng khng đnh lp trường v ch quyđi vi Hoàng Sa và Trường Sa sau khi báo chí yêu cu bình lun v viĐi s quán Hoa K thay đi hình nh bđ Vit Nam mà không có hai quđo này trên trang mng xã hi Facebook ca s quán.

my6

Phát ngôn viên B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng (Twitter MoFAVietNam Spokesperson).

"Vit Nam nht quán lp trường quđo Trường Sa và Hoàng Sa là mt b phn không th tách ri ca lãnh th Vit Nam. Vit Nam cóđđ bng chng lch s và cơ s pháp lýđ khng đnh ch quyn vi quđo Trường Sa và quđo Hoàng Sa phù hp vi lut pháp quc tế", báo Tui Tr dn li bà Lê Th Thu Hng, phát ngôn viên ca B Ngoi giao Vit Nam nói.

Tuy nhiên, ni dung tr li này cho đến ti 18/9 vn không được B Ngoi giao Vit Nam đăng lên trang tin chính thc bên cnh các ni dung kháđã đăng trong cùng ngày hp báo.

Theo bà Hng, "lp trường nht quán và xuyên sut" ca Vit Nam đãđược bày t nhiu ln và dưới nhiu hình thc khác nhau vàđược nhiu quc gia tôn trng, ng h.

my7

nh bđ Vit Nam đãđược thay đi trên trang Facebook cĐi s quán Hoa K ti Hà Ni.

Trướđó, hôm 9/9, trong bài viết v nhìn li quan hđi tác Hoa K - Vit Nam trong 25 năm qua nhân Hi ngh B trưởng Ngoi giao ASEAN ln th 33 (AMM 53) trên trang Facebook, Đi s quán Hoa K ti Hà Nđăng kènh bđ Vit Nam vi hai quđo Hoàng Sa  Trường Sa. Hành đng này nhđược sng h nng nhit vi rt nhi"like" và bình lung h t công lun Vit Nam.

Tuy nhiên, sau khi báo chí đưa tin v s kin này, Đi s quán Mđã thay đi hình nh này trên trang Facebook, thay bng nh tương t nhưng ct cn cnh hơn, làm mt hai quđo Hoàng Sa và Trường Sa trên bđ. Lp tc, bài viết nhn hàng trăm bình lun phđi và ch trích t các cư dân mng Vit Nam.

Cho đến thđim ti 18/9, Đi s quán Hoa K vn chưa lên tiếng bình lun chính thc gì v s thay đi này. Tuy nhiên, trang VnExpress phiên bn tiếng Anh dn li bà Rachael Chen, tu viên báo chí cĐi s quán Hoa K, nói trong mt tuyên b rng Hoa K không đưa ra lp trường v các tuyên b ch quyn lãnh thđi vi các thc thđt lin trên BiĐông.

"Hoa Kỳ hoan nghênh nhng du hiu tiến b gđây trong các cuc tho lun gia các quc gia Đông Nam Á có tuyên b ch quyn v n lc gii quyết hoà bình các tranh chp theo lut pháp quc tế, và hoan nghênh v s nht quán ca các lãnh đo ASEAN rng các tranh ch BiĐông cđược gii quyết phù hp vi lut pháp quc tế, bao gm UNCLOS", VnExpress dn li bà Chen nói.

Gia bi cnh căng thng v tranh chp ch quyđang gia tăng gđây gia Vit Nam, các quc gia láng ging và Trung Quc, bt k mđng thái nào t phía Hoa K hay các quc gia phương Tây liên quan đến khu vc BiĐông đu to ra mt hing lđi vi công lun và gii hu trách đa phương.

Vào trung tun tháng 7, tuyên b lp trường ca B Ngoi giao Hoa K v vđ BiĐông, trong đó nói rng các yêu sách ch quyn ca Trung Qu BiĐông là"phi pháp"đã nhđược sng h rng rãi t chính quyn, truyn thông cho đến người dân Vit Nam. B Ngoi giao Vit Nam vào thđiđó lên tiếng "hoan nghênh lp trường ca các nước" v vđ này.

**********************

Việt Nam lên tiếng về việc Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội thay hình bản đồ từ có sang không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

RFA, 17/09/2020

Việt Nam vào ngày 17/9 lên tiếng về việc Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội thay hình bản đồ trên fanpage Facebook của cơ quan ngoại giao này từ có sang không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

my8

Bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được đăng trên trang FB của Đại sứ quán Mỹ hôm 9/9/2020 - US Embassy in Hanoi

Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin, dẫn phát biểu của người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng của Bộ Ngoại giao tại cuộc họp báo thường kỳ vào chiều ngày 17/9.

Lúc được báo giới hỏi phản hồi của Việt Nam về việc vào ngày 9/9 Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho đăng trên fanpage Facebook của cơ quan này hình bản đồ có Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng rồi bị thay thế bằng hình ảnh bản đồ khác không có hai quần đảo này, bà Lê Thị Thu Hằng lặp lại phát ngôn lâu nay là ‘Việt Nam nhất quán lập trường coi Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Lập trường nhất quán và xuyên suốt đó đã được bày tỏ nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả ở Liên Hiệp Quốc, được nhiều quốc gia tôn trọng, ủng hộ’.

Bà Lê Thị Thu Hằng cũng lặp lại rằng Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Hôm 9/9, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho đăng trên fanpage Facebook của cơ quan ngoại giao này bài nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Khối các nước Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 53 và các hội nghị liên quan.

Bài viết có nội dung điểm lại quan hệ đối tác với Việt Nam trong thời gian 25 năm qua.

Một số cư dân mạng tại Việt Nam tỏ ra hân hoan với hình ảnh bản đồ kèm theo bài viết có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ; thế nhưng sau đó hình ảnh bản đồ đó không còn hai quần đảo này nữa.

Nguồn : RFA, 17/09/2020

*************************

Đại sứ quán Mỹ đăng bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa và Trường Sa

VOA, 14/09/2020

Đi s quán M Hà Ni va công b mt bđ Vit Nam trong đó bao gm Hoàng Sa và Trường Sa, hai quđo mà Trung Quc cùng có tuyên b ch quyn và nm trn trong đường lưỡi bò 9 đon do Bc Kinh đơn phương đt ra.

daisumy1

Bđ Vit Nam màĐi s quán M Hà Nđăng ti trên trang Facebook chính thc có hình nh các đo ca Hoàng Sa và Trường Sa, nơi Trung Quc cũng có tuyên b ch quyn và gi là Tây Sa và Nam Sa. (Facebook US Embassy in Hanoi)

M chưa bao gi công khai ng h các tuyên b ch quyn ca Vit Nam đi vi các quđo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng trong mtđăng ti trên trang Facebook chính thc ca S quán M Hà Ni hôm 9/9 nhm k nim 25 năm quan hđi tác gia hai nước, mt bđ Vit Nam vi hai quđo nàđượđăng kèm theo các thông tin v s hp tác gia Hoa K và Vit Nam trong 1/4 thế k qua.

Tm bđ này dường như nht quán vi các tm bđ chính thng mà chính ph Vit Nam công b, trong đó luôn có hình nh ca hai quđo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tranh chp lãnh th trên hai quđo này gia Vit Nam và Trung Quc tr nên căng thng vào tháng 4 va qua khi Bc Kinh công b thành lp qun Tây Sa và Nam Sa, mà Vit Nam gi là Hoàng Sa và Trường Sa, đ qun lý hai quđo mà c hai quc gia Cng sn láng ging đu có tranh chp ch quyn. Vit Nam đã mnh m lên tiếng phđđng tháđược coi là giúp Trung Quđy mnh hp pháp hoá yêu sách đường lưỡi bò chíđon dùđã b toà trng tài quc tế La Haye, Hà Lan, ph nhn hi tháng 7/2016.

Người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam nhiu ln khng đnh rng "Vit Nam cóđđ bng chng lch s và cơ s pháp lýđ khng đnh ch quyđi vi hai quđo Hoàng Sa và Trường Sa".

Nhn thy tm bđ Vit Nam mà S quán Mđăng ti trên trang Facebook có hình nh mt sđo ca Hoàng Sa và Trường Sa, nhiu người dùng mng xã hi nàđã bày t cáơn tđng thái mà h cho là"sng h" ca Mđi vi Vit Nam.

Mt người dùng Facebook có tên Nam Trường viết bng tiếng Anh : "Chính ph M công nhn : quđo Hoàng Sa và Trường Sa thuc v Vit Nam. Cáơn rt nhiu. Đi tác tt nht tng có".

Mt người dùng mng Facebook khác ly tên Cơm Ngui bày t"cơn chính ph Hoa K có quan điđúng đn này, phù hp vi lch s và pháp lut quc tế" và nói thêm rng "uy tín ca CP [chính ph] Hoa K cũng được cng c bi nhng hành đng như thế này".

Nhđnh v vic S quán Mđăng ti bđ Vit Nam có Hoàng Sa và Trường Sa, Khang Vu, mng viên tiến sĩ chuyên ngành an ninh Đông Á cĐi hc Boston,đưa ra câu hi trên trang Twitter cá nhân rng liđây có phi là mt tín hiu ngm cho thy Hoa Kng h ch quyn ca Vit Nam đi vi các quđo này không ?

Derek Grossman, nhà nghiên cu v an ninh quc gia vàĐ Dương-Thái Bình Dương ca vin nghiên cu Rand Corporation ca M cho rng đúng như vy khidn lđăng ti cĐi s quán M vi bđ Vit Nam có Hoàng Sa và Trường Sa trên trang Twitter cá nhân.

M trong nhng năm gđây luôn phđi các hođng quân s hoá ca Trung Quc trên BiĐông và lđu tiên ra tuyên b mnh m nht v BiĐông hi gia tháng 7 va qua, trong đó bác b hu hết các yêu sách ch quyn ca Trung Quc trên vùng biđy tranh chp. Washington khng đnh Bc Kinh không có cơ s pháp lý nào cho yêu sách ường chính đon" mà Trung Quc tđt ra, trong đó bao gm hu hết BiĐông chng chéo lên các quđo và lãnh hi mà Vit Nam có tuyên b ch quyn.

Lp trường ca Chính ph M, theo nhà nghiên cu Greg Polling ca Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế (CSIS)  Washington DC, là không đng v bên nào trong tranh chp lãnh th nhưng gđây Hoa Kđã th hin sng h kiên quyết hơđi vi phán quyết ca Toà trng tài quc tế năm 2016, trong đó quy đnh hu hết tài nguyê BiĐông thuc v các nước gn bin nht, gm Vit Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia.

B Ngoi giao và B Quc phòng M trong nhng tháng gđây cũng mnh m phđi vic Trung Quđâm chìm tàu cá Vit Nam trên BiĐông và cáo buc Trung Quc ngăn cn các hođng du khí ca Vit Nam và các quc gia trong khu vc.

Hin công ty ExxonMobil ca Mđang tham gia hp tác vi PetroVietnam trong dán khai thác du khí ln nht ca Vit Nam  m Cá Voi Xanh trên BiĐông, mt tr ct trong chiến lượĐ Dương-Thái Bình Dương t do và rng m ca M trong khu vc.

Tng lãnh s M Marie Damour  TPHCM hi tháng 7 nói : "Vit Nam đã mang đến cho M mđi táđnh, thnh vượng vàđc l khu vĐông Nam Áđóng góp cho hoà bình và an ninh quc tế, h tr lut phá khu vĐ Dương-Thái Bình Dương cũng như các quy tc ca h thng thương mi thế gii".

Nguồn : VOA, 14/09/2020

Published in Diễn đàn

Trung Quốc dùng Công hàm Phạm Văn Đồng đòi chiếm trọn Hoàng Sa và Trường Sa

Thu Thủy, Thoibao.de, 21/04/2020

Trung Quốc thông báo thành lập quận Tây Sa và Nam Sa

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng về việc Trung Quốc thông báo thành lập quận Tây Sa và Nam Sa để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.

congham1

Đảo Trường Sa Lớn thuộc quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh khoảng 254 hải lý (470,4 km) và cách Vũng Tàu hơn 500 km đường biển, trên đảo có cư dân Việt Nam và có trụ sở UBND huyện Trường sa, do Việt Nam quản lý

"Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nói trong một tuyên bố, một ngày sau thông báo của Bắc Kinh.

"Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là ‘thành phố Tam Sa’ và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng "yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai".

Trung Quốc hôm 18/4 thông báo việc thành lập quận Tây Sa có trụ sở đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trụ sở của quận Nam Sa đặt tại Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Hai quận này thuộc thẩm quyền của thành phố Tam Sa ở tỉnh Hải Nam.

Tin cho hay, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố rằng quận Tây Sa sẽ quản lý quần đảo Hoàng Sa, bãi Macclesfield và vùng biển xung quanh, trong khi quận Nam Sa quản lý quần đảo Trường Sa và vùng biển kế cận.

Phản đối của Việt Nam được đưa ra hơn mười ngày sau khi Hoa Kỳ cho biết "hết sức quan ngại" về các tin tức nói rằng Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam ở gần quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói trong một tuyên bố hôm 6/4 rằng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Trung Quốc đã khẳng định các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông như "công bố các trạm nghiên cứu" mới đặt trên các căn cứ quân sự được xây dựng trên Đá Chữ Thập và Đá Subi, cũng như cho "máy bay quân sự đặc biệt" hạ cánh trên Đá Chữ Thập.

Trung Quốc khẳng định chủ quyền ở Biển Đông

Trung quốc vừa gửi Công hàm tuyên bố buộc Việt Nam phải rút quân khỏi các đảo ở Trường sa.

Trước đó hôm 17/4/2020 Trung quốc đã gửi Công hàm số CML/42/2020 đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres, với những nội dung cơ bản được Facebook Nguyễn Đạt An lược dịch như sau :

1. Trung quốc khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa và Tây Sa - là Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vùng nước bao quanh các đảo trên.

2. Bắc Kinh khẳng định lại việc chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã công nhận chuyện đó, qua công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký đã ngày 14/9/1958 gửi đến Thủ tướng Chu Ân Lai.

3. Bắc Kinh cáo buộc sau năm 1975, Việt Nam gửi lính đến xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc tại các đảo này - tức là vi phạm lời khẳng định của ông Phạm Văn Đồng trước đó.

4. Bắc Kinh yêu cầu Việt Nam rút hết quân đội và cơ sở ra khỏi chuỗi đảo trên, vì họ đã xâm lược và đánh chiếm phi pháp.

Ông Nguyễn Đạt An nhận định :

- Trung Quốc đang bắt đầu sử dụng kênh ngoại giao chính thức để giành đảo và ảnh hưởng địa chính trị tại Biển Đông với Việt Nam.

- Trung Quốc chính thức sử dụng công hàm của Phạm Văn Đồng để đánh về mặt ngoại giao. Và chính xác công hàm đó là một công hàm bán nước.

- Trung Quốc sẽ bắt đầu các bước tiếp theo để thực hiện ý đồ này, bao gồm cảnh cáo, kêu gọi VN rút quân, và sau đó là gây chiến.

Với động thái này có thể nói Trung quốc gần như sẵn sàng chiếm trọn cả Hoàng sa Trường sa, như họ đã từng làm năm 1974 (cưỡng chiếm Hoàng sa) và 1988 (dùng vũ lực chiếm Trường sa). Đây là một bước đi vô cùng manh động và nguy hiểm trong khi Việt Nam và cả thế giới hầu như dành trọn mối quan tâm vào việc chống lại cơn đại dịch từ Vũ hán.

Hồi tháng 5/2014, một nhà ngoại giao và một học giả Trung Quốc nói Công hàm 1958 là bằng chứng Việt Nam công nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.

congham2

Phạm Văn Đồng và Công hàm 1958 về Biển Đông gây tranh cãi

Công hàm 1958 gây tranh cãi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng được Trung Quốc đề cập lại trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc đối đầu vì vụ giàn khoan HD-981.

Hôm 20/5/2014, đại biện lâm thời Sứ quán Trung Quốc ở Indonesia có bài đăng trên báo Indonesia Jakarta Post để biện hộ cho Trung Quốc.

Ông Lưu Hồng Dương nói quần đảo Tây Sa (tên Trung Quốc dùng để chỉ Hoàng Sa) là "lãnh thổ vốn vẫn thuộc về Trung Quốc".

"Vị trí của các đảo đã được cộng đồng quốc tế, kể cả Việt Nam, công khai thừa nhận trong nhiều thập niên từ Thế chiến Hai.

"Trong tuyên bố ngày 14/9/1958 thay mặt chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc".

Ông Lưu Hồng Dương cáo buộc "việc chính phủ Việt Nam gần đây thay đổi và từ chối công nhận Tây Sa là của Trung Quốc thật vô cùng gây sốc".

"Việt Nam rõ ràng vi phạm nguyên tắc ‘estoppel’ [nghĩa là : không được nói ngược]", ông Lưu cáo buộc.

Hôm 26/2/2014, ông Lý Thái Hùng từ Hoa kỳ có bài bình luận trên BBC News Vietnam về sự khó xử của Việt Nam đối với Công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký năm 1958.

Ông Lý Thái Hùng viết : "Mặc dù Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập gì đến Hoàng Sa hay Trường Sa, nhưng Công hàm đã viết : "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc".

Tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung Quốc đã viết :

"Chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc".

Như vậy, dù giải thích thế nào đi nữa, Công hàm 1958 vẫn đã thừa nhận chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông bao gồm luôn quần đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam, và cho Trung Quốc lý cớ để cột công hàm này vào nền tảng biện minh cho chủ trương xâm lược của họ hiện nay", ông Lý Thái Hùng nhận định.

Cũng trong giai đoạn cả thế giới bận tâm chống lại đại dịch Cúm Vũ Hán thì Trung quốc khởi động hàng loạt hành vi khiêu khích trên Biển Đông và nay thì họ bắt đầu nêu ra Công hàm 1958 do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký kết như là một bằng chứng triệt buộc, như một nước chiếu bí nhằm thẳng vào Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như là một chủ thể đồng nhất và kế thừa trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa 1958.

Một nước cờ được gợi ý để gỡ bí cho Việt Nam hiện nay là phải thừa nhận tư cách chủ thể Quốc gia độc lập của Việt Nam Cộng Hòa khi ấy do ông Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng thống tuyên bố chủ quyền và có quân đội quản lý Hoàng sa thì bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm vào ngày 19/1/1974. Tuy nhiên phía Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa bao giờ chính thức đưa ra lập luận ấy.

Mỹ nói Trung Quốc nên ngừng ‘hành vi bắt nạt’ ở Biển Đông

Mỹ ngày thứ Bảy kêu gọi Trung Quốc ngừng "hành vi bắt nạt" ở Biển Đông và nói rằng Mỹ lo ngại trước các báo cáo về "những hành động khiêu khích" của Bắc Kinh nhắm vào các hoạt động phát triển dầu khí ngoài khơi ở vùng biển tranh chấp.

Ba nguồn tin an ninh khu vực nói với Reuters ngày thứ Sáu rằng một tàu khảo sát của chính phủ Trung Quốc đang đeo bám một tàu thăm dò do công ty dầu khí nhà nước Petronas của Malaysia vận hành ở vùng biển đó.

Tàu Hải dương Địa chất 8 trước đó trong tuần này đã được nhìn thấy ngoài khơi Việt Nam, nơi mà năm ngoái nó đã thực hiện các hoạt động nghi là khảo sát thăm dò dầu khí trong các khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

"Mỹ lo ngại trước các báo cáo về các hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhắm vào việc phát triển dầu khí ngoài khơi của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền khác", Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một thông cáo gửi qua email cho Reuters trả lời câu hỏi về sự hiện diện của Hải dương Địa chất 8 ở vùng biển Malaysia.

"Trong trường hợp này, (Trung Quốc) nên chấm dứt hành vi bắt nạt của mình và không tham gia vào hoạt động khiêu khích và gây bất ổn kiểu này", thông cáo nói.

Các hành động của Trung Quốc đe dọa an ninh năng lượng trong khu vực và làm suy yếu thị trường năng lượng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, thông cáo nói thêm.

Đầu tuần trước, khi tàu khảo sát này xuất hiện trong vùng biển ngoài khơi Việt Nam, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói con tàu đang tiến hành các hoạt động bình thường và cáo buộc các quan chức Mỹ bôi nhọ Bắc Kinh.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông giàu tài nguyên và cũng là một tuyến đường thương mại trọng yếu. Philippines, Brunei, Việt Nam, Malaysia và Đài Loan cũng có những tuyên bố chồng chéo.

Liên quan đến những động thái gia tăng căng thẳng từ phía Trung quốc mới đây của Trung quốc, hôm 17/4/2020 Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu bang giao quốc tế từ Đại học George Mason, Hoa kỳ đưa ra bình luận :

"Chiến thuật của Trung Quốc là mềm nắn, rắn buông và lợi dụng thời cơ. Viêc quốc tế và các nước lân cận đang lúng túng đối phó dịch Cúm Vũ hán trong khi mối đe dọa dịch cúm giảm đi ở Trung Quốc, cùng môt lúc với sự kiện tầu sân bay của Mỹ bi tê liệt vì Cúm Vũ hán và việc cách chức vụng về, vội vã vị tư lệnh hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt gây bất mãn trong hải quân Mỹ đã tạo ra cơ hội ấy.

Gần đây cả Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ nối nhau ra tuyên bố quan ngại sâu sắc hay lên án đích danh hành vi Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam ở vùng biển khu vực.

Đó là tín hiệu mới phản ảnh một sự đồng thuận ở Mỹ về một chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc từ áp lực của quân đội, các chiến lược gia và Quốc hội Mỹ, cùng với mâu thuẫn kinh tế - thương mại giữa hai nước được đẩy mạnh lên nhân cơ hội dich Cúm Vũ hán", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét.

 "Mục tiêu tối hậu của Trung Quốc không thay đổi, nhưng việc thực hiên mục tiêu đó tùy thuộc vào sự tính toán về thời cơ của Trung Quốc. Thời cơ này tùy thuộc những biến chuyển nhất thời, như đại dịch Cúm Vũ hán, và sự thay đổi trong cán cân lực lượng.

Các nước nhỏ trong khu vực phải nương theo chiều gió để bảo vệ quyền lợi và chủ quyền của mình.

Nếu vì những lý do này, thế của Mỹ xuống thì thế của Trung Quốc sẽ lên, và áp lưc của Trung Quốc đối với các nước nhỏ trong khu vực sẽ gia tăng. Đó là mối lo của các nước này.

Nói chung và trong trường kỳ, dài hạn, thế giới phải đối phó với "thách thức Trung Quốc" và sự thay đổi đang xảy ra trong trật tư thế giới (world order), ai lên ai xuống, bắt nguồn từ sự cạnh tranh chiến lươc giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, đại nạn cúm cũng làm suy yếu vị thế của Mỹ, không những về kinh tế mà còn về khả năng lãnh đạo hướng đến việc tạo ra một trật tự thế giới phản ánh giá trị nhân bản Tây phương. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Mỹ đứng ra lãnh đạo và đoàn kết khối được gọi là "Thế giới Tự do" xây dựng lại nền kinh tế và xã hội đổ nát ở Âu Châu, chống bành trướng cộng sản. Mỹ có lợi nhưng cũng phải hy sinh nhiều.

Cán cân lực luợng và trật tự thế giới đang thay đổi và đang cần sư lãnh đạo và phối hợp của Mỹ để giải quyết các mối quan tâm chung, như biến đổi khí hậu, phục hồi kinh tế và các thách thức của Trung Quốc. Thiếu sự lãnh đạo và phối hợp này, thế giới sẽ chia ra nhiều khối để đoàn kết, tự bảo vệ, và thích ứng thách thức của Trung Quốc.

Đó là mối lo của những nuớc không muốn sống dưới môt trật tự thế giới mới do Trung Quốc lãnh đạo mà tiếng Anh gọi là Chinese World Order".

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : VNTB, 21/04/2020

********************

Từ Phạm Văn Đồng tới Nguyễn Phú Trọng

Cánh Cò, RFA, 21/04/2020

Chưa lúc nào đất nước bị đe dọa chiến tranh như lúc này khi mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố sẽ tiếp tục cho Việt Nam một bài học nữa về chủ quyển biển đảo khi chính thức đưa ra công hàm ngày 17/4/2020 nhắm tới. Với những lý lẽ gần như thô bạo "Trung Quốc kiên quyết đòi Việt Nam phải rút mọi lực lượng và phương tiện khỏi các đảo và đá mà nước này đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp" và rồi "Trung Quốc sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền, các quyền và lợi ích của mình ở Trung Hoa Nam Hải". Điều này có nghĩa là căn cứ đo quân đội Nhân dân Việt Nam đang trấn giữ tại Trường Sa phải bị rút bỏ và đồng thời mọi lô dầu mà Việt Nam đang khai thác trờ thành bất hợp pháp.

congham8

Trung Quốc lấy bãi đá Chữ Thập chiếm được của Việt Nam làm đại bản doanh quản lý 2 quận Tây Sa (Trường Sa) và Nam Sa (Hoàng Sa).

Công hàm được Bắc Kinh gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phản đối hai công hàm ngày 30/3 và 10/4 của Việt Nam về Biển Đông liên quan đến một báo cáo do Malaysia trình Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa hồi cuối năm 2019.

Sau khi gửi công hàm này đi một ngày, thì ngày 18/4 Trung Quốc đã ra tuyên bố thành lập cái gọi là quận Tây Sa và Nam Sa trái phép ở trên hai quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam là Hoàng Sa - Trường Sa. Lấy Bãi đá Chữ Thập mà Trung Quốc chiếm được của Việt Nam thành đại bản doanh quản lý 2 quận này.

Trước đó Trung Quốc chính thức mang công hàm Phạm Văn Đồng ra trước Liên Hiệp Quốc như một bằng chứng mạnh mẽ rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc từ năm 1958 được ký bởi Thủ tướng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lý lẽ này từng nhiều lần được Trung Quốc mang ra hù dọa Việt Nam và đó cũng là mối lo khiến Việt Nam chần chừ chưa bao giờ dám đưa Trung Quốc ra tòa Quốc tế.

Trung Quốc biết rõ yếu huyệt này của Việt Nam và không ít lần mạnh dạn xâm chiếm Hoàng Sa lẫn Trường Sa của Việt Nam mà không hề sợ Việt Nam trả đũa dù là trên phương diện pháp lý.

Ông Phạm Văn Đồng dù muốn hay không cũng đã có hành vi tắc trách đối với quốc gia. Ông có thể bị sự thúc bách của Bộ chính trị khi ý chí quyết chiếm miền Nam đã làm lu mờ mọi ý thức chủ quyền biển đảo. Cả một tập thể Bộ chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ thấy cái miền Nam béo bở mà quên hẳn những vùng đảo nhỏ nhoi mà ông cha đã dày công kiến tạo và vun bồi. Đối với đa số lãnh đạo cấp cao lúc ấy đều xem thường tầm nhìn xa của Trung Quốc, họ chỉ thấy tình đồng chí môi hở răng lạnh mà không thấy được lòng tham vô tận của đầu não Trung Quốc vốn có tính di truyền từ ngàn năm trước xem Việt Nam vốn dĩ là chư hầu không hơn không kém.

Ông Phạm Văn Đồng đã thay mặt Đàng Cộng sản Việt Nam đóng dấu vào văn kiện biếu không chủ quyền đất nước cho Trung Quốc để đổi lấy khí tài quân nhu tiếp liệu nhằm tấn công miền Nam. Lý do lộ liễu như vậy không cần phải chứng minh. Lịch sử đã cho thấy điều đó và lịch sử cũng cho thấy cuộc chiến tranh biên giới 1979 phản ảnh lòng tham của Hà Nội và sự tức giận của Bắc Kinh trước một học trò phản trắc.

Ông Nguyễn Phú Trọng đã từng nói : "Ừ, mình phải có thế nào người ta mới thế chứ !"

Và ông Trọng, Tổng bí thứ đời thứ 12 đã giữ trọn niềm tin rằng "mình không làm gì khiến Trung Quốc bất mãn thì họ sẽ không làm gì mình". Bám vào niềm tin không lay chuyễn đó trong suốt chín năm với hai nhiệm kỳ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người kiên cường với lập trường "vô chiêu thắng hữu chiêu" có nghĩa là sẽ không làm gì đối với các động thái ngày một thâm độc của Trung Quốc. Ông chỉ cho phép Bộ Ngoại giao đưa ra những phát biểu chung chung, giống như Việt Nam không thuộc về chính phủ Ba Đình vậy.

Ông Trọng đã phạm một sai lầm không thua gì ông Phạm Văn Đồng khi xưa. Trong cuộc tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm (Hà Nội) vào năm 2015 ông Tổng bí thư đã phát biểu một câu nói để đời về vấn đề Biển Đông mà báo chí chính thống đồng loạt loan tải : "Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không ?..".

Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xứng đáng được Đảng Cộng sản Việt Nam trao tặng huy chương cao nhất về hành vi bảo vệ Đảng thay vì bảo vệ tổ quốc. Ông Trọng công khai đem Đảng của ông so sánh với mảnh đất được hình thành do tổ tiên bao đời đổ máu ra để gây dựng nó. Trong tư duy của ông Nguyển Phú Trọng chỉ có Đảng là quan trọng nhất vì chỉ có Đảng mới cho ông và gần 5 triệu đảng viên được quyền rút tỉa xương máu của người dân và tài nguyên đất nước.

Trung Quốc nắm được tử huyệt này và ngày hôm nay họ tiến hành âm mưu độc chiếm Biển Đông cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

Từ ông Phạm Văn Đồng cho tới ông Nguyễn Phú Trọng, Bộ chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa bao giờ ngừng tuyên truyền về vai trò quan trọng của Đảng. Sau Hội nghị Thành Đô những gì mà người dân được phép lên án Trung Quốc trước đó đã bị Đảng rút lại. Từ những tấm bia ghi công chiến sĩ đánh Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới bị đục mất cho tới bắt bớ giam cầm người dân nào biểu tình chống Trung Quốc. Mới nhất là phiên tòa phúc thẩm xử thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, vừa kết thúc lúc 10h30 ngày 20/04/2020. Tòa phúc thẩm y án 11 năm tù và 5 năm quản chế cho tội yêu nước, chống lại bất công, bảo vệ biển đảo.

Ông Phạm Văn Đồng có thể bị thúc bách nhưng ông Nguyễn Phú Trọng thì không. Tuy nhiên cả hai ông đều phải ra trước vành móng ngựa của Tòa án Nhân dân khi Trung Quốc tấn công Việt Nam lần này. Có như thế lòng dân mới yên và mục tiêu chống Trung Quốc mới được hình thành trong lòng công chúng.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 21/04/2020 (canhco's blog)

*********************

Công hàm mới nhất của Trung Quốc gửi lên Liên Hiệp Quốc về Trường Sa và Hoàng Sa

Thoibao.de, 20/04/2020

Đặc biệt, Trung Quốc đã dùng Công hàm do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958 như là một bằng chứng cho lập luận của mình.

congham3

Bản đồ thời tiết Biển Đông cho thấy vùng biển này thuộc về Việt Nam

Trích : "Chủ quyền của Trung Hoa đối với Trường Sa và Hoàng Sa được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi. Chính phủ Việt Nam cũng đã công nhận nó một cách rõ ràng. Vào ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung Hoa ban hành Tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải của Trung Hoa, tuyên bố một lãnh hải rộng mười hai hải lý, và quy định rằng, Quy định này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa bao gồm quần đảo Hoa Đông, Hoàng Sa, Trung Sa (bãi cạn Scarborough của Philippines - lời người dịch), Trường Sa và tất cả các đảo khác thuộc Trung Hoa.

Vào ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam đã gửi công hàm ngoại giao tới Chu Ân Lai, Thủ tướng Hội đồng Nhà nước Trung Hoa, tuyên bố long trọng rằng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận và ủng hộ tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về quyết định liên quan đến lãnh hải của Trung Quốc được đưa ra vào ngày 4 tháng 9 năm 1958 và rằng chính phủ của Cộng hòa Dân chủ Việt Nam tôn trọng quyết định này.

Trong những năm đầu của thập niên 1970, Việt Nam đã chính thức công nhận rằng Hoàng Sa và Trường Sa luôn là một phần của lãnh thổ Trung Hoa kể từ thời cổ đại. Sở hữu này đã được phản ánh trong các tuyên bố và ghi chú của chính phủ, cũng như các bản đồ, sách giáo khoa và báo chí chính thức của Việt Nam".

Công hàm số : CML/42/2020

Kính thưa ngài Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres,

Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc xin bày tỏ sự kính trọng đối với quý Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

Chúng tôi xin được nhắc lại nội dung quan điểm của mình đã tuyên bố thông qua các Công hàm số CML/17/2009 và số CML/18/2009 đã được Phái đoàn thường trực của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc vào năm 2009 gửi tới Ngài Ban Ki-moon, là Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc khi đó ;

Phái đoàn thường trực của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đề cập vấn đề liên quan đến Công hàm số 22/HC-2020 ngày 30 tháng 3 năm 2020 và hai Công hàm số 24/HC-2020 và số 25/HC-2020 ngày 10 tháng Tư năm 2020 đã gửi đến Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc thông qua Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.

Nay chúng tôi chính thức tuyên bố quan điểm của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa như sau :

Trung Hoa có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa (nguyên văn : Xisha Qundao), quần đảo Trường Sa (nguyên văn : Nansha Qundao) và các vùng biển lân cận của chúng. Trung Hoa có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển có liên quan cũng như đáy biển và lòng đất. Trung Hoa có quyền lịch sử ở Biển Đông (nguyên văn : biển Nam Trung Hoa). Chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông (Nanhai Zhudao) và các quyền và lợi ích hàng hải ở Biển Đông được thiết lập trong quá trình thực hành lịch sử lâu dài. Các quyền này đã được duy trì bởi các chính phủ Trung Hoa kế tiếp và phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. Chính phủ Trung Hoa bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với nội dung của các công hàm số 22/HC-2020, số 24/HC-2020 và số 25/HC-2020 của Việt Nam.

Chủ quyền của Trung Hoa đối với Trường Sa và Hoàng Sa được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi. Chính phủ Việt Nam cũng đã công nhận nó một cách rõ ràng. Vào ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung Hoa ban hành Tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải của Trung Hoa, tuyên bố một lãnh hải rộng mười hai hải lý, và quy định rằng, Quy định này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa bao gồm quần đảo Hoa Đông, Hoàng Sa, Trung Sa (bãi cạn Scarborough của Philippines - lời người dịch), Trường Sa và tất cả các đảo khác thuộc Trung Hoa. Vào ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam đã gửi công hàm ngoại giao tới Chu Ân Lai, Thủ tướng Hội đồng Nhà nước Trung Hoa, tuyên bố long trọng rằng chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa công nhận và ủng hộ tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về quyết định liên quan đến lãnh hải của Trung Quốc được đưa ra vào ngày 4 tháng 9 năm 1958 và rằng chính phủ của Cộng hòa dân chủ Việt Nam tôn trọng quyết định này. Trong những năm đầu của thập niên 1970, Việt Nam đã chính thức công nhận rằng Hoàng Sa và Trường Sa luôn là một phần của lãnh thổ Trung Hoa kể từ thời cổ đại. Sở hữu này đã được phản ánh trong các tuyên bố và ghi chú của chính phủ, cũng như các bản đồ, sách giáo khoa và báo chí chính thức của Việt Nam.

Sau năm 1975, Việt Nam đã vi phạm tuyên bố của chính mình và đưa ra yêu sách lãnh thổ bất hợp pháp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Hoa. Vi phạm mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã đưa quân xâm chiếm và chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo và rạn san hô của Trung Hoa ở quần đảo Trường Sa bằng vũ lực, cố gắng kích động tranh chấp. Trung Hoa luôn phản đối sự xâm chiếm và chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam tại một số đảo và rạn san hô của Trung Hoa ở quần đảo Trường Sa, và các hoạt động xâm phạm quyền và lợi ích của Trung Hoa trong phạm vi quyền tài phán của Trung Hoa. Trung Hoa kiên quyết yêu cầu Việt Nam rút toàn bộ thủy thủ đoàn và các cơ sở khỏi các đảo và rạn san hô mà họ đã xâm chiếm và chiếm đóng bất hợp pháp.

Đệ trình chung của Việt Nam và Malaysia ngày 6 tháng 5 năm 2009 và đệ trình của Việt Nam ngày 7 tháng 5 năm 2009 lên Ủy ban về giới hạn của thềm lục địa liên quan đến các giới hạn bên ngoài của thềm lục địa vượt quá 200 hải lý ở một số khu vực ở Biển Đông đã xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Hoa ở Biển Đông. Trung Hoa kiên quyết phản đối điều này. Quan điểm của Trung Hoa về vấn đề này đã được nêu trong Công hàm số CML/17/2009 và số CML/18/2009 gửi cho Ngài Ban Ki-moon, khi đó là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, bởi Phái đoàn thường trực của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc năm 2009.

Quan điểm của Trung Hoa liên quan đến vấn đề Biển Đông là rõ ràng và nhất quán, và đã được nhắc đến nhiều lần trong các tuyên bố của chính phủ Trung Hoa và các công hàm có liên quan gửi Liên Hợp Quốc.

Phái đoàn thường trực của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc đề nghị Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lưu hành công hàm này đến tất cả các quốc gia thành vien của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển và tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc.

Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc tận dụng cơ hội này để nhắc lại quan điểm của mình với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

New York, ngày 17 tháng Tư năm 2020


congham4

congham5

congham6

Nguồn : Liên Hiệp Quốc 

 

congham7

Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai, Thủ tướng Hội đồng Nhà nước Trung Hoa 14/09/1958

Công hàm của Việt Nam ngày 30/03/2020 gửi lên Liên Hiệp Quốc :

8888888888888888888888

Nguồn : Thoibao.de, 20/04/2020

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2