Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

24 tháng 12 năm nay vẫn như năm ngoái, quanh Nhà thờ Lớn Hà Nội người chật như nêm cối. Tiếng ngân vang của những bản thánh ca bất hủ, những giai điệu về tình thương và sức mạnh của Chúa Hài đồng huyền diệu… Dẫu vậy, từ tối đến giờ, chúng tôi cùng một số cơ đốc nhân, không để bị chi phối bởi ngoại cảnh, chỉ tập trung mỗi cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm.

amlanh1

Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn (trái) làm lễ ở nhà thờ nhân lễ Giáng sinh, ngoại thành Hà Nội hôm 24/12/2013 - Reuters - Ảnh minh họa

Thấy còn sớm, cả hội lấy quyết định tiếp tục chương trình như đã dự kiến. Mọi người kéo về Nhà thờ Thái Hà. Mỗi lần về đây, chúng tôi có cảm tưởng như được trở lại thăm "chốn xưa", nơi Chúa giáng sinh ở Bethlehem. Thánh đường Nhà thờ được trang trí với nhiều đèn, nến, hình ảnh Thiên Chúa trang nghiêm, trầm mặc, lan toả khắp không gian tạo nên một bầu không khí linh thiêng, thành kính. Tại đây, ký ức đưa chúng tôi quay về bao nhiêu hoài niệm... Chính chúng tôi cũng không nhớ nổi đã bao lần cùng với người dân xứ đạo ở đây vang vang các khúc thánh ca của những thiên thần mà chúng tôi coi như sứ điệp từ Chúa trong những năm gần đây :

"Vinh danh Thiên Chúa trên trời

Bình an dưới thế cho người tù nhân lương tâm".

Những khúc hát giải bày tâm tình giữa đất với trời, như kết nối chúng tôi với 271 anh chị em đang bị đầy đọa trong các nhà giam, từ Bắc chí Nam trên giải đất đau thương hình chữ S này. Chúng tôi tin rằng, từ trong ấy, anh chị em thấu cảm được "tiếng lòng" của chúng tôi, vơi đi phần nào những thương tổn và nỗi đau thể xác trong những đêm đông giá lạnh như thế này. Vẫn biết không phải tất cả các anh chị em đều là người công giáo, nhưng hết thảy chúng ta từng được hưởng hồng ân của Chúa, đồng thời các anh chị cũng không cần lắm những lời động viên, an ủi suông. Bởi hai lẽ :

Thứ nhất, cảnh ngộ chúng ta như nhau, các anh chị em đâu có đứng một mình, chúng ta cùng đứng trên "chỗ sứt mẻ" cả ; khác chăng, chúng tôi từ một trại tù lớn hơn ngoài xã hội, chia sẻ với các anh chị em hiện đang trong một nhà tù nhỏ hơn.

Thứ hai, khi đã tình nguyện dấn thân vào con đường đấu tranh, các anh chị em đều thừa bản lĩnh, quyết tâm và lòng dũng cảm để đối mặt với mọi xông hãm, vây bủa và bắt bớ. Tuy chẳng cùng không gian, nhưng chúng ta cùng hoàn cảnh. Trong hoàn cảnh ấy, ta đâu có nghe thấy sự thù hận, nên hãy để cho nỗi buồn và sự cao thượng lan toả. Mọi người chắc còn nhớ giờ phút thầy Đinh Đăng Định yếu lã, lời ông dặn người chung quanh hãy đừng để hận thù chiếm lấy trái tim, mà hãy tha thứ. Tấm gương của thầy và những người đã ra đi trở thành những bằng chứng sáng lòa về một đất nước còn đầy những oan nghiệt.

Và thật ấm lòng, khi nhờ các phương tiện truyền thông, ngay từ đầu năm nay, chúng ta đã được biết tinh thần của một Nguyễn Đặng Minh Mẫn thật đáng khâm phục. Mặc dầu trọng lượng cơ thể chỉ còn hơn ba mươi cân sau những lần tuyệt thực để phản đối bạo lực xảy ra với cô, Minh Mẫn tuyệt nhiên không bao giờ tỏ ra yếu đuối. Người con gái ấy tuyên bố ráo hoảnh : "Nếu được làm lại từ đầu, tôi vẫn nói ‘Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam’. Mẹ con chúng tôi không bao giờ hối tiếc. Mình chấp nhận con đường đã chọn và rất hãnh diện là được góp một phần nhỏ bé để thay đổi đất nước". Nhiều lắm những Minh Mẫn như thế. Cũng như những Phạm Đoan Trang, Phan Thanh Nghiên, Lê Thị Công Nhân, Cấn Thị Thêu, Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Huỳnh Thục Vy… kể sao hết hậu duệ của Hai Bà Trưng, Bà Triệu ở thế kỷ 21 này.

Theo các tổ chức quốc tế, Việt Nam hiện là nước đứng thứ hai ở Đông Nam Á về số lượng tù nhân lương tâm bị giam hãm, khi tính đến nay con số đã lên tới 271. Trong tù, các anh chị em đã và đang bị đánh đập, cách ly, tra tấn và từ chối thăm khám y tế đầy đủ. Nhân thân của mỗi người tham gia đấu tranh dù thiên hình vạn trạng, nhưng mục tiêu tranh đấu của các anh chị em thì chỉ là một. Cuộc đấu tranh vì sự công bình ấy ngời sáng bên cạnh sự tù mù, tăm tối của nền tư pháp "bỏ túi" đang xử những đại án tham nhũng nhiều triệu đô. Chúng là bóng tối còn anh chị em là ánh sáng. Anh chị em đang chỉ ra con đường, mang lại chân lý và khát vọng tự do cho tha nhân… Những trái tim Danko ấy (The Flaming Heart of Danko) như ngọn đuốc trong đêm mãi mãi là nguồn cảm hứng bất tận hướng tới động lực giải phóng con người, soi sáng con đường tương lai, bắt đầu từ thế hệ hôm nay cho đến muôn đời sau. Dù bị đầy đọa vì lương tâm, công lý và đức tin, anh chị em vẫn ngăn chặn thành công khi chúng muốn cướp lửa từ trái tim của những chiến sĩ dũng cảm mà không sao cướp được ! Vì Ngọn lửa thiêng trong cuộc dấn thân này chính là nguồn sáng từ Lẽ thật hàng ngàn năm nay.

Thật trớ trêu khi những người cầm đầu như bí thư đảng gốc Tàu Hoàng Trung Hải, công an chìm Nguyễn Đức Chung (từng thông mưu cùng đô trưởng Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đốn hạ 15 ngàn cây cổ thụ hàng trăm tuổi chỉ trong có hai đêm), nay tuy đã bị tuyên bố kỷ luật, nhưng vẫn nhố nhăng tìm cách "diễn" trên Truyền hình nhân các sự kiện của công chúng. Trong khi đó, blogger Lê Anh Hùng, người từng hàng trăm lần, kiên trì và bền bỉ viết đơn gửi tới tất cả các cơ quan công quyền để tố giác kẻ phạm tội, đã bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt giam từ tháng 7/2018 đến nay và hiện đang bị hãm hại bí mật tại các bệnh viện tâm thần. Các nhà hoạt động nhận định rằng, tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2019 rất tồi tệ và dự báo sang năm 2020 mức độ đàn áp các nhà tranh đấu sẽ nghiêm trọng hơn khi các quan chức tranh nhau nắm quyền giữa lúc diễn ra đại hội đảng các cấp. Những kẻ gieo điều ác hãy nhớ, tai họa bất ngờ sẽ giáng xuống đầu các ngươi, như lịch sử bao lần đã chứng minh. Còn tên tuổi của các anh chị em, những Huỳnh Anh Trí, thầy Đinh Đăng Định, những Trương Văn Sương, tu sĩ Cao Đài Trần Hữu Cảnh, tu sĩ Đoàn Đình Nam, những thầy tu Phật giáo, những linh mục Công giáo… sẽ được người đời và hậu thế vinh danh, dài không kể xiết từ 1975 đến nay.

Từ Sài Gòn hoa lệ, chèn giữa những nhà thờ, những xóm đạo mừng Noel, đêm nay có một xóm đạo lọt thỏm vào nỗi buồn cô đơn của mùa đại lễ. Kẻ dữ đã dùng đến cả công an chìm đập vỡ ra từng mảnh những chòi dựng tạm bà con lấy cảm hứng từ túp lều thành Bethlehem. Lộc Hưng hơn một năm nay là cả trăm gia đình không cửa không nhà tứ tán tha phương. Là cả ngàn người ngồi giữa sương đêm, hay dưới cái nắng gay gắt bên câu khẩu hiệu "Chăm lo Tết cho bà con Vườn rau Lộc Hưng" như một sự mỉa mai đầy ai oán. Gần một năm rồi không công ăn việc làm, không nhà không cửa, bị xua đuổi, gần một năm rồi kêu oan khắp đất nước, ra tận thủ đô Hà Nội… Tha La hôm qua giặc tràn sang cướp phá, Vườn rau Lộc Hưng thì giặc nào tàn phá hôm nay ? Từ những Nguyễn Thị Thùy Dương "tô-ma-dép" ở Thủ Thiêm (Sài Gòn), đến những Cụ Kình bị đánh què chân ở Đồng Tâm (Hà Nội)… lường gạt và đểu giả kéo dài nhiều năm như những bản án công khai tố cáo chế độ mà Nguyễn Ái Quốc có tái sinh cũng khó viết được hùng hồn hơn.

amlanh2

Hiện trường vụ đập phá hang đá và tượng Đức Mẹ tại Vườn Rau Lộc Hưng hôm 8/12/2019 - Courtesy of FB Vườn Rau Lộc Hưng

Hẳn bên trong tường cao cổng kín của các trại tù, anh chị em cũng biết rằng, chuyện bố trí để cướp tiền do các nhà hảo tâm gửi cho tù nhân lương tâm từng xảy ra. Đánh vào nguồn giúp đỡ tù nhân lương tâm là cả một tội ác, ấy vậy mà chính quyền này đâu có ngán. Chị Tươi vợ tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi, bị cướp khi vừa ở ngân hàng ra. Vụ này, anh Vi Đức Hồi đã đưa tin lên mạng. Vào thời gian này năm ngoái, một lần nhân viên ngân hàng hẹn anh Ngô Duy Quyền đến nhà giao tiền. Đến giờ hẹn thấy công an chìm quen và lạ lảng vảng quanh nơi ở nên Quyền từ chối nhận. Cảnh giác, sau đó anh Quyền đề nghị nhà hảo tâm chuyển sang một địa chỉ khác. Chị Nguyễn Thúy Hạnh cũng có lần sau khi nhận một khoản tiền khá lớn nhưng bị bọn "cá" âm mưu chặn, nhưng khi chúng đến thì chị đã kịp lên trên nhà, công an chỉ bắt được cô giao tiền để xét hỏi. Một lần khác, sau khi nhận tiền xong một tốp "cá chím" rượt đuổi theo nhưng Hạnh kịp chạy vào bên trong thang máy. "Quỹ 50K" của chị Thuý Hạnh đang rất phát huy tác dụng, mặc dù để duy trì nó, vợ chồng chị thường xuyên phải đối mặt với hiểm nguy.

Một vụ án rúng động khác, theo blogger Tuấn Khanh, là vụ thầy Đào Quang Thực từng bị kết án 13 năm tù, mức án nặng đến ngạc nhiên dành cho một thầy giáo đau yếu và hay cười nói. Ngắm nhìn nụ cười trên di ảnh của thầy, chúng ta không thể không liên tưởng tới nụ cười nổi tiếng của chị Võ Thị Thắng. Ôi, nụ cười xưa những tưởng là vì chính nghĩa, đã từng bị dẫm đạp ngay từ trong lòng chế độ. Chị Võ Thị Thắng cũng suýt bị bắt và có lúc cũng đã nghĩ tự vẫn để giải thoát. Còn thầy Đỗ Quang Thực thì đã bị bỏ đói, bị đánh đập và khi đưa đi cấp cứu, cũng bị ngăn không cho gặp gia đình. Sau 3 năm, người thầy bị vu vạ "lật đổ chính quyền bằng nụ cười ấy", đã qua đời đúng vào ngày 10/12 (Ngày nhân quyền quốc tế) trong một trại giam nổi tiếng tàn ác từ trong đến ngoài trại. Sau khi về với Chúa, thầy vẫn phải chịu "biệt giam" nơi bãi chôn tập thể của Trại giam số 6 Nghệ An thêm 3 năm nữa – điều nhân đạo nhất mà chế độ có thể làm được. Đám tang của thầy Thực tại quê nhà tỉnh Hòa Bình, giống như một lễ dựng mộ gió của những người chết mất xác trên Biển Đông bị giặc Tàu hãm hại. Đâu đó, heo hút và khắc nghiệt của thời tiết và của cả Trại giam số 6 Nghệ An, thầy Đào Quang Thực bị vùi lấp theo quy định của nhà nước cộng sản Việt Nam.

Không thể ghi danh hết tất cả 271 các anh chị, nhưng chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng, một ngày không xa khi ánh sáng của nền dân chủ được thắp sáng lên không chỉ các nơi thờ phượng, mà khắp hang cùng ngõ hẻm của đất nước, tên tuổi của các anh chị em sẽ được khắc trên những bảng bằng đồng hoặc đá hoa cương, để các thế hệ đời sau mãi mãi nhớ đến nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, vinh danh cuộc chiến đấu tuy không cân sức vào thời điểm hiện tại nhưng tất yếu sẽ chiến thắng dưới Niềm tin và Đức tin Thiên Chúa, dù không phải trong tất cả các anh chị em đều là Cơ đốc nhân. Chính phủ Hungary hậu cộng sản mới đây đã làm chuyện đó, mặc dầu Thủ tướng Hung cũng là một kẻ độc tài, một nhà "dân chủ phi tự do".

Xưa nay, lễ Chúa Giáng sinh là mùa lễ của phẩm giá con người. Chúa xuống trần để nâng cao phẩm giá con người. Chúa làm người để con người được kính trọng. Con người cao quý vì đã được nâng lên làm con Thiên Chúa. Như thế, lễ Giáng sinh là lễ của niềm vui. Vui vì con người được Thiên Chúa yêu thương. Vui vì con người được nâng lên địa vị cao trọng. Nhưng ở Việt Nam, mùa Giáng sinh bao năm qua vẫn lại là những ngày lễ đượm buồn… buồn nhưng vẫn lạc quan và tin tưởng. Hôm nay khi đọc kinh Tin Kính đến câu "Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế", ta hãy quỳ gối trước tình yêu thương cao cả của Chúa dành cho ta. Quỳ gối để suy niệm sự cao cả của các anh chị em vì đã được Chúa yêu thương. Vâng, các chế độ hưng rồi phế, nhưng tấm gương nghĩa hiệp về cuộc đấu tranh của các anh chị tù nhân lương tâm và cũng là của chúng ta, sẽ trường tồn theo năm tháng và lịch sử dân tộc !

Nguyễn Hoàng

Nguồn : RFA, 24/12/2019

Published in Văn hóa

Vừa qua, một số Tổng biên tập phải đôn đốc các phóng viên trong nhiều toà soạn “nặn ra” những bài viết, kiểu như “Thương lắm, Trường Sa ơi…” hay những tuỳ bút “sến” giống các phóng sự trên VTV1. Dường như có sự cắn rứt lương tâm. Biển đảo nổi sóng là thế mà phải “khoá miệng”. Và Tư Chính vẫn là từ “huý” không được nhắc đến, vì Ban Tuyên giáo Trung ương chưa cho phép.

cam1

Hải đồ khu vực Bãi Tư Chính đang bị tàu Trung Quốc uy hiếp - Ảnh minh họa

Không được nhắc đến, nhưng hầu như phần lớn giới truyền thông trong nước đều biết điều gì vừa xẩy ra trên “bồn trũng” Tư Chính – Vũng Mây vào thượng tuần tháng 7. Những ai quan tâm tới thời cuộc đều lùng sục trên các trang mạng quốc tế, từ BBC đến RFA, từ VOA đến RFI để tìm hiểu sự thật, nhất là từ các bình luận của những bỉnh bút có tên tuổi.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những não trạng đáng ngờ. Đến giờ này rồi mà vẫn ngồi rung đùi, cho là mọi chuyện ngoài đảo xa kia vẫn hết sức yên ổn (?!) Một tổng thư ký toà soạn (từ một tờ báo có tên tuổi ở Sài Gòn) viết trên FB của mình : “Chuyện lực lượng hải quân bị uy hiếp chỉ là fake news. Tin nhắn hàng giờ từ DK1 vào điện thoại : ‘Anh em OK, DK1 vẫn OK ! Xin gửi lời chào đất liền !’…”.

Trên thực tế, cuộc ghìm nhau giữa các tàu Trung Quốc và tàu Việt Nam trong những tuần qua là căng thẳng có thật, chứ không phải chỉ là chuyện “nghe hơi nồi chỏ” kiểu Hồng Kông. Đây là lần thứ hai trong vòng 5 năm, từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu HD-981 vào gần khu vực quần đảo Hoàng Sa, tàu chấp pháp của hai nước, có trang bị vũ khí hạng nặng, đã đối đầu nhau liên tục nhiều ngày, ngay trong vùng biển của Việt Nam.

Theo đánh giá của một số chuyên gia, động thái này nhằm dằn mặt đối với Việt Nam đang muốn “giãn Trung” và “cận Mỹ” ; đồng thời đây cũng là cách Trung Quốc “được đằng chân lân đằng đầu”, làm tới để đòi thêm chủ quyền ngay tại vùng thềm lục địa của Việt Nam. Hai năm trước (2017 và 2018) Việt Nam đã “cài số lùi”, với 2019 này Bắc Kinh nghĩ Hà Nội không thể hành xử ngoại lệ.

Thông thường, có thể có những vấn đề về chính trị thượng tầng không thể công bố rộng rãi, nhưng những gì xẩy ra trong phần lãnh hải của mình thì người dân có quyền được thông tin từ chính nhà nước. “Điều gì khiến báo chí trong nước buộc phải im lặng với những diễn biến trong lãnh hải của Việt Nam ?” Có nhà báo tự do đã đặt vấn đề như vậy.

Lý do đầu tiên, và có thể đấy là lý do bao trùm. Nội tình cả Trung Quốc lẫn Việt Nam hiện đều đang trong giai đoạn cần được làm ra vẻ ổn định, ít nhất là bề nổi. Ngoài cuộc thương chiến với Mỹ, Tập Cận Bình đang “đau đầu” về cuộc khủng hoảng tại Hồng Kông, còn Nguyễn Phú Trọng, bên cạnh lý do sức khỏe, còn lo giải quyết vấn đề nội bộ đang hỗn chiến trong cuộc đấu đá quyền lực.

Lý do thứ hai, đối đầu giữa tàu hải cảnh Trung Quốc với tàu cảnh sát biển Việt Nam diễn ra trong bối cảnh có chuyến thăm Bắc Kinh của bà Chủ tịch quốc hội Việt Nam. Theo nguồn tin có thẩm quyền, chính Trung Quốc đã gấp rút “mời” bà Ngân sang để “dàn xếp nội bộ” vụ tranh chấp mà không tiết lộ ra với bên ngoài, khiến các “lực lượng thù địch” có thể làm ảnh hưởng đến “đại cục” giữa hai đảng và hai nước.

Lý do thứ ba, hoàn toàn có thể đoán được, nếu cho đưa tin “thả dàn” tình hình căng thẳng kéo dài suốt cả mấy tuần lễ như vậy, rất có thể sẽ gây ra những làn sóng phản đối Trung Quốc mạnh mẽ ở Việt Nam, giống như hoặc thậm chí còn cao hơn hồi năm 2014, khi giàn khoan dầu HD-981 được cắm sâu trong khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Lý do thứ tư, sự câm lặng đáng ngờ của báo chí trong nước không khỏi khiến dư luận đặt nghi vấn (tuy khả năng này không cao) là, Bộ Ngoại giao và Ban Tuyên giáo phải chờ “sự phối hợp” với Trung Quốc về mức độ lên tiếng về vụ đối đầu vừa qua tại bãi Tư Chính. Và đến khi phối hợp xong, báo chí nhà nước buộc phải “phục tùng” xem như vụ việc này chưa từng diễn ra.

cam2

Giàn khoang Bãi Tư Chính của Việt Nam

Cho dù tất cả có thể chỉ là giả định, nhưng tại sao vốn đang cần yên ổn trong nội bộ mỗi nước và trong bang giao song phương mà Bắc Kinh lại “sắp đặt” ra một xi-căng-đan kiểu HD-981 như thế để làm phép thử với Hà Nội ? Muốn trả lời câu hỏi này, cần nhìn lại cái não trạng “chủ nghĩa thực dân mới” kiểu Tàu (từ của chính Thủ tướng Malaysia Mahathir từng dùng).

Nhớ lại hồi tháng 7 năm 2014, phiên bản tiếng Anh từ tờ báo của Đảng cộng sản Trung Quốc Trung Quốc mô tả chuyến thăm Hà Nội của ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì sau vụ HD-981 như là món quà từ Trung Quốc, đem tới cho Việt Nam thêm cơ hội nữa để “tự kiềm chế mình trước khi quá muộn”. Về mục đích chuyến thăm Việt Nam lần ấy, Dương Khiết Trì còn cho biết đã thúc giục “đứa con hoang đàng trở về nhà”.

Nguyễn Hoàng

Nguồn : RFA, 17/07/2019 (NguyenHoang's blog)

Published in Diễn đàn

Nguyễn Xuân Phúc vừa chân ướt chân ráo về Hà Nội thì chạng vạng 28/4, mưa như những túi nước khổng lồ trút ào ào xuống đầu người dân. Cơn giông lốc tràn qua thủ đô khiến nhiều người liên tưởng tới "tâm bão thông tin" đang vần vũ trên cả nước. Chuyến "đóng thế" của Xuân Phúc tại Bắc Kinh lành dữ thế nào trở thành mối quan tâm hàng đầu (Tin Nguyễn Phú Trọng sẽ xuất hiện tại quốc tang 3/5 tới tạm thời bị đẩy xuống thứ yếu).

CHINA-VIETNAM-DIPLOMACY

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trước cuộc gặp ở Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 25/4/2019 - AFP

Nhiều người thở phào nhẹ nhõm khi biết Việt Nam không có tên trong danh sách những nước ký vào bản ghi nhớ về "Diễn đàn Vành đai Con đường" (BRF). Trong một tuyên bố riêng rẽ sau ba ngày thượng đỉnh (từ 25-27/4), Trung Quốc cho biết họ đã ký được bản ghi nhớ với nhiều quốc gia khác nhau bao gồm Ý, Peru, Barbados, Luxembourg, Peru và Jamaica.

Sự hoan hỷ càng bộc lộ khi biết rằng, hàng chục văn kiện tầm quốc gia do phía Trung Quốc chuẩn bị sẵn, nhẽ ra Nguyễn Phú Trọng phải ký trong đợt "triều cống" vừa qua, nhưng nhờ biến cố 14/4, đã được gác lại. Đáng chú ý, trong chuyến công tác này, Nguyễn Xuân Phúc chỉ đóng vai "chứng kiến" các đối tác hai nước ký các văn bản liên quan đến kinh tế, trong đó có hai thỏa thuận mở cửa để Việt Nam xuất khẩu sữa và măng cụt vào thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc Mỹ và phương Tây không một nước nào tỏ ra mặn mà, chỉ một mình Trung Quốc quan tâm tới dự án cao tốc Bắc – Nam, vẫn nổi lên như "thanh gươm Damocles" lơ lửng trên đầu trên cổ Việt Nam. Phát biểu của Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Nhật tại phiên họp Ủy ban Kinh tế Quốc hội càng làm cho người dân nghi ngờ bản hoà tấu "mật ngọt chết ruồi" của TTXVN về cuộc hội kiến giữa ông Phúc với ông Tập.

CHINA-DIPLOMACY-TRADE

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn Vành đai Con đường ở Bắc Kinh hôm 26/4/2019 AFP

Đối mặt với Tập, hẳn nhiên Phúc bắt buộc phải hoan nghênh và ủng hộ sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ (BRI), nhưng đã không quên gắn việc tham gia BRI của Việt Nam với việc "bảo đảm các nguyên tắc hợp tác hòa bình, bình đẳng và cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, phù hợp luật pháp quốc tế, hướng đến mục tiêu đóng góp cho sự phát triển và thịnh vượng chung của tất cả các nước".

Ông Phúc "hoan nghênh Trung Quốc triển khai các dự án lớn, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, đại diện cho trình độ phát triển của Trung Quốc tại Việt Nam". Khi hoan nghênh như thế, chắc hẳn cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh tạm thời tảng lờ dự án "Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông" do Trung Quốc thiết kế và thi công chưa đi vào vận hành nhưng có đoạn trông như hoang phế.

Mà không chỉ có đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, các đại dự án đầu tư công ở Việt Nam như boxit, các nhà máy nhiệt điện, gang thép, phân đạm, hóa chất… do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhận trọn gói hay trúng thầu thi công đều bị đội vốn, bị chậm tiến độ, có công nghệ lạc hậu… gây nên thua lỗ cực lớn. Được biết, trong hội kiến riêng vừa rồi tại Bắc Kinh, hai bên đều có liên hệ tới những mảng tối này trong bang giao vừa qua.

Nhưng việc Xuân Phúc lại tiếp tập đoàn Thái Bình Dương tại Bắc Kinh, một tập đoàn mà Hà Nội đang định "bán cái" dự án "Cao tốc Bắc – Nam" cho họ, càng dấy lên lo ngại điều chuyên gia Phạm Chi Lan cảnh báo : "Dân ta không thể chấp nhận trao cả con đường xương sống của đất nước hay bất cứ đoạn nào của con đường vào tay những kẻ đến từ một quốc gia không ngừng muốn biến đất đai, biển trời của ta thành một bộ phận trong vành đai, con đường của họ..".

Bài viết của bà Chi Lan còn vạch rõ những thủ thuật từ nhiều dự án Trung Quốc ở nước ta, như bỏ thầu thấp rồi nâng vốn lên gấp hai – ba lần, kéo dài thời gian thi công, sử dụng kỹ thuật, thiết bị, vật tư chất lượng thấp, đưa lao động của họ sang và tìm cách ăn đời ở kiếp tại nước ta, đấy là chưa kể đến những hệ quả về môi trường và tệ tham nhũng khi làm ăn với họ. Ý kiến chung của người dân hiện nay, nếu tiếp tục thuê nhà thầu Trung Quốc là tiếp tay cho tham nhũng.

Cách đây đúng một tháng, một tuyên bố của bảy tổ chức xã hội dân sự và hàng trăm cá nhân thúc giục nhà cầm quyền "loại bỏ dứt khoát nhà thầu Trung Quốc, không vay vốn và nhận đầu tư từ Trung Quốc". Trong số những người tham gia ký tên trên bản tuyên bố, ngoài những nhân sĩ, trí thức nổi tiếng trong ngoài nước, còn có nhiều người từng là đảng viên Việt Nam.

Sau khi EVN "tăng chui" giá điện lên trên 35% (Đông Âu xưa mà thế này chính phủ đã đổ rồi) thì việc "lót ổ chui" cho đặc khu Vân Đồn để đón lân bang "có chung đường biên giới với Việt Nam", chưa phải là kết thúc. Giờ đến lượt "Cao tốc Bắc – Nam" ! Cơ sở nào mà Nguyễn Thiện Nhân dám hứa với Bộ Chính trị là sẽ không có biểu tình trong các dịp này. Nhìn những tấm áp-phích của giáo dân vùng Nghệ An thì quả là Thiện (hay Ác ?) Nhân này đã uống thuốc liều.

Đối phó với "Sáng kiến Vành đai và Con đường" (BRI), ngay cả cái đảng và nhà nước này dường như buộc đang phải lựa chọn dần dà trở thành thành viên theo sát (shadow member) trong "Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở" (FOIP) do Bộ tứ thúc đẩy. Một số chuyên gia nhận định, Việt Nam phát huy nguyên tắc tham gia tất cả, theo như một định hướng đối ngoại sau Đổi mới là "làm bạn với tất cả".

Nhưng trên thực tế, hai đại chiến lược nói trên là hai mô thức kiến tạo trật tự thế giới khác nhau giữa Hoa Kỳ với thế giới tự do là một bên, còn bên kia là Trung Quốc với một vài quốc gia lạc hậu và độc tài ở Á Phi Mỹ – La tinh. Hai cái hệ hình này là hoàn toàn ngược nhau trong cả triết lý lẫn nội hàm. Vì vậy, chủ động tham gia hay bắt buộc phải tham gia là hai câu chuyện hoàn toàn không thể đánh đồng làm một.

Không được quên, hiện nay một bóng ma đang ám ảnh Tập Cận Bình – bóng ma của nền dân chủ toàn cầu. Phải luôn luôn nhớ, tham vọng Mao Trạch Đông từng tuyên bố : "Chúng ta phải chinh phục trái đất. Mục tiêu của chúng ta là toàn thể trái đất". Vì vậy, bằng mọi cách, tránh làm "cánh tay nối dài" cho Trung Quốc. Vì quyền lợi thiết thân của quốc gia lẫn khu vực, không thể để cho dự án "Cao tốc Bắc – Nam" trở thành đầu cầu của "một đai một đường" (OBOR) !

Nguyễn Hoàng

Người RFA, 30/04/2019

Tham khảo :

http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/39986502-thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-hoi-kien-tong-bi-thu-chu-tich-trung-quoc-tap-can-binh.html

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/du-an-cao-toc-bac-nam-chi-nha-thau-trung-quoc-quan-tam/

Published in Diễn đàn

Một cách ước lệ, dưới đây là 5 bài học dễ nhận thấy trước và sau thượng đỉnh Mỹ-Triều cũng như qua cuộc viếng thăm chính thức Hà Nội của Kim Jong-un. Tuy nhiên, việc đánh số các bài học không đồng nghĩa với thứ tự của tầm quan trọng. Bài học cuối cùng có khi lại là cốt tử nhất.

kimtrong1

Kim Jong-un và Donald Trump - Tranh dân gian minh họa

Thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra tại Hà Nội kết thúc chóng vánh mà không có một cam kết chung nào giữa các bên. Giấc mơ Hà Nội thành dấu ấn lịch sử đối với tiến trình phi hạt nhân hóa để thỏa mãn cơn khát của "thành phố hoà giải các xung đột quốc tế" gần như về "mo". Hai ngày nán lại Hà Nội của ông Kim xem ra cũng kém vui, dù Cả Trọng vẫn đãi ông Kim với nghi thức dành cho nguyên thủ. 

Tuy nhiên, chuỗi sự kiện liên quan đến ba bên (hẳn nhiên Việt Nam chỉ ngồi ở "ghế phụ") vẫn để lại một số bài học cho mỗi nước, cũng như cho cả hai. Bài học quan trọng nhất đối với cả Triều Tiên lẫn Việt Nam là số phận của các nước nhỏ trong thời đại ngày nay vẫn được quyết định bởi bàn cờ giữa các cường quốc. Bài học xưa như trái đất này muôn thuở có lẽ vẫn đúng !

Ngẫm lại một chút, chẳng có lý gì do để tiếc nuối. Chúng ta (tức Việt Nam) phải hiểu rằng Mỹ-Triều không đạt được thoả thuận như vừa qua là điều logic. Dù chỉ yêu cầu bỏ 5/11 khoản liên quan đến cấm vận, nhưng vấn đề này không thể quyết mà không có tiếng nói của Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Hàn Quốc. Bỏ cấm vận để đi đến phi hạt nhân hoá cũng như thống nhất trên bán đảo Triều Tiên sẽ còn là một "cuộc trường chinh" vạn dặm và liên quan đến nhiều bên.

Trung Quốc không bao giờ mong muốn một quốc gia Triều Tiên thống nhất, độc lập, hùng cường, thoát Trung và có xu hướng thoả hiệp với Mỹ. Nhật Bản cũng chẳng hề muốn có một đối thủ sẽ nổi lên cạnh tranh với họ trên mọi lĩnh vực (Nếu thống nhất, bán đảo Triều Tiên sẽ có gần 80 triệu dân, sở hữu nền tảng kinh tế và khoa học công nghệ rất mạnh, đấy là chưa nói tới cái "máu" dân tộc chống Nhật của dân Hàn).

Và ngay cả Hàn Quốc, dù cùng chung một dân tộc với Triều Tiên và nếm trải nỗi đau chia cắt, nhưng cách biệt giữa hai miền giờ đây đã là quá lớn, bên cạnh gánh nặng phúc lợi vì một cơ cấu dân số "già hoá" chẳng hề kém Nhật, liệu họ có sẵn sàng để chi hàng ngàn tỷ USD nhằm tái thiết miền Bắc (giống như Tây Đức đã từng phải gánh Đông Đức).

Bài học thứ hai, chúng ta (cả Việt Nam lẫn Triều Tiên) cần tỉnh ra ngay, đó là Tổng thống Mỹ bao giờ cũng quan tâm đến lợi ích nước Mỹ trước tiên, luôn lấy đối ngoại phục vụ đối nội. Nói cách khác, trong trường hợp của Trump, tình hình "nước sôi lửa bỏng" ở Washington những ngày ông vắng nhà, đã buộc ông phải nhanh chóng lấy một quyết định để thu hút truyền thông, nhằm đánh bạt lời khai của tay luật sư Michael Cohen "phản thùng" kia.

Và Trump đã toại nguyện. Sau khi huỷ bỏ bữa tiệc trưa (với một menu rất hấp dẫn), họp báo vội vàng (trong 37 phút) rồi ông lên thẳng chuyên cơ về nước, hiệu ứng có ngay lập tức trên nước Mỹ. Tất cả các nhật báo ở thủ đô, từ The Washington Post đến New York Times, từ Los Angeles Times đến Wall Street Journal… đều đồng loạt chạy trên trang nhất về chuyện đã không thoả thuận được cái "deal" nào với Triều Tiên cả. Hẳn nhiên, lời khai "lật kèo" của Cohen bị đẩy lùi ra những trang sau.

Bài học thứ ba, trong câu chuyện nhiều "chương", "hồi" về Triều Tiên, cần phân biệt giữa chiến lược với chiến thuật. Nếu chấp nhận dỡ bỏ ngay lập tức toàn bộ cơ sở hạt nhân của mình thì Triều Tiên sẽ còn gì để mặc cả với Mỹ, Nhật, Hàn và cả phương Tây ? Đến cả Mỹ cũng tuyên bố "chẳng có gì phải vội". Bởi vì, nếu Triều Tiên thực hiện phi hạt nhân hóa ngay thì chẳng còn "raison d'être" nào cho sự hiện diện và chiếc dù an ninh của Mỹ ở Đông Á nữa.

Hơn nữa, câu chuyện đến năm 2020 của Trump là tập trung tái cử. Từ nay đến đó, chắc chắn còn một số màn trình diễn thượng đỉnh Trump-Kim nữa. Nhưng cứ "diễn" mãi thì cũng dễ nhàm chán. Vì vậy sẽ có những thoả thuận "bán phần" nào đấy đủ để nuôi dư luận Mỹ. Rằng, nếu không phải là Tổng thống Trump thì giờ này, Hoa Kỳ và Triều Tiên đang chuẩn bị lâm chiến. Đấy là chiêu Ban vận động tranh cử của Trump cần cho thời gian tới.

kimtrong2

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chiêu đãi Chủ tịch Kim Jong-un

Bài học thứ tư, nên tránh rơi vào trạng thái ảo tưởng hay tự huyễn hoặc. Giả định Triều Tiên thành một Việt Nam thứ hai là ăn phải "bả tuyên truyền" của mấy ông Mỹ. Mỹ có ẩn ý đằng sau việc ca tụng "mô hình Việt Nam". Còn ông Kim từ bé học ở Thuỵ Sỹ sao lại có thể mê món "bún chả" kinh tế thị trường nửa dơi nửa chuột ? Chẳng phải bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã thừa nhận, mô hình ấy "không hề có trong lý thuyết mà cũng chẳng mấy ai hiểu nổi trên thực tế".

Rồi nữa, Đặng cởi trói vì kinh tế Tàu lúc bấy giờ kiệt quệ sau những chính sách của Mao Trạch Đông. Lãnh đạo Việt Nam học phép "cởi trói" kinh tế của Trung Quốc khi viện trợ của Liên Xô và các nước Đông Âu chấm dứt. Kim Jong-un không lâm vào tình trạng ấy. Sau khi Kim bắt tay Trump năm ngoái, Trung Quốc, Nga và các nước châu Phi đã tìm cách xé rào, né tránh các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc để liên hệ, trao đổi với Bắc Hàn. Cho nên chế độ của gia tộc Kim có lẽ vẫn sẽ sống dài dài.

Bài học cuối cùng, thứ năm nhưng lại rất quan trọng (the last but not least), đó là phải cắt nghĩa thế nào cho "chuẩn khỏi cần chỉnh" cái xu thế "viễn Trung cận Mỹ", tức là "thoát Trung và xích lại gần Mỹ" trong thời đại ngày nay ? Triều đại Kim III này lên ngôi 6 năm xử trảm cả chú họ từng đưa mình lên ngai vàng lẫn anh trai, chỉ vì tội "quá thân Tàu" hoặc nghi "do Trung Quốc nuôi" (và chắc có ý tạo phản). Thế không phải là "thoát Trung" thì là gì ?

"Thoát" nhưng khi cần thì vẫn "nhào dzô" đấy. Trong vòng 10 tháng, ông Kim qua lại Trung Quốc bốn lần. Đấy là chưa kể lần sang Việt Nam và lần từ Hà Nội về Bình Nhưỡng vừa rồi không loại trừ có thêm các cuộc tiếp xúc bí mật thứ năm hay thứ sáu ngay trên đường (?). Dù "cùng một mẹ sinh ra" và bây giờ thì chẳng còn chất keo "cộng sản" nào dính hai nước được với nhau, nhưng cách hành xử của Kim đối với Trung Quốc xem ra rất đáng để mấy người ở Ba Đình học tập !!!

VIETNAM-US-NKOREA-DIPLOMACY-SUMMIT

Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đi dạo trong khuôn viên hội họp

Dẫu rằng, cách "thoát Trung" của anh Kim này chẳng mấy nhân văn và có lẽ chẳng quốc gia nào trên thế gian này có thể học hỏi các phương thức bạo chúa ấy. Nhưng phải thừa nhận "anh chàng ôm hoả tiễn" kia (rocketman là lời của Trump từng chỉ trích Kim) không phải là không dám "chơi rắn" với Trung Quốc khi cần (mà anh ta cũng có đường biên giới chung với Trung Quốc giống ta đấy thôi).

"Xích lại gần Mỹ" là câu chuyện rất thời sự. Nguyễn Gia Kiểng đã đúng khi cho rằng, ban lãnh đạo Việt Nam có lý khi cố gắng tách dần khỏi quỹ đạo Trung Quốc và sáp lại với Mỹ. Nhưng sẽ rất sai lầm nếu nghĩ rằng có thể mật thiết với Mỹ mà vẫn giữ nguyên chế độ độc tài toàn trị. Điều này có thể đúng với Trump, nhưng Trump chỉ là một "dấu ngoặc đơn" (…) trong nền chính trị Hoa Kỳ. Gánh nặng trên vai Cả Trọng trong chuyến thăm Mỹ tới đây, vì vậy, xem ra chẳng mấy nhẹ nhàng./

Nguyễn Hoàng

Nguồn : RFA, 02/03/2019 (NguyenHoang's blog)

Published in Diễn đàn

Một cách ước lệ, dưới đây là 5 bài học dễ nhận thấy trước và sau thượng đỉnh Mỹ-Triều cũng như qua cuộc viếng thăm chính thức Hà Nội của Kim Jong-un. Tuy nhiên, việc đánh số các bài học không đồng nghĩa với thứ tự của tầm quan trọng. Bài học cuối cùng có khi lại là cốt tử nhất.

baihoc11

Chủ tịch Kim Jong-un rời Việt Nam ngày 2/3/2019 - AFP

Thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra tại Hà Nội kết thúc chóng vánh mà không có một cam kết chung nào giữa các bên. Giấc mơ Hà Nội thành dấu ấn lịch sử đối với tiến trình phi hạt nhân hóa để thỏa mãn cơn khát của "thành phố hòa giải các xung đột quốc tế" gần như "mo" (mort-chết). Hai ngày nán lại Hà Nội của ông Kim xem ra cũng kém vui, dù Cả Trọng vẫn đãi ông Kim với nghi thức dành cho nguyên thủ.

Tuy nhiên, chuỗi sự kiện liên quan đến ba bên (hẳn nhiên Việt Nam chỉ ngồi ở "ghế phụ") vẫn để lại một số bài học cho mỗi nước, cũng như cho cả hai.

Bài học quan trọng nhất đối với cả Triều Tiên lẫn Việt Nam là số phận của các nước nhỏ trong thời đại ngày nay vẫn được quyết định bởi bàn cờ giữa các cường quốc. Bài học xưa như trái đất này muôn thuở có lẽ vẫn đúng !

Ngẫm lại một chút, chẳng có lý gì do để tiếc nuối. Chúng ta (tức Việt Nam) phải hiểu rằng Mỹ-Triều không đạt được thỏa thuận như vừa qua là điều logic. Dù chỉ yêu cầu bỏ 5/11 khoản liên quan đến cấm vận, nhưng vấn đề này không thể quyết mà không có tiếng nói của Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Hàn Quốc. Bỏ cấm vận để đi đến phi hạt nhân hóa cũng như thống nhất trên bán đảo Triều Tiên sẽ còn là một "cuộc trường chinh" vạn dặm và liên quan đến nhiều bên.

Trung Quốc không bao giờ mong muốn một quốc gia Triều Tiên thống nhất, độc lập, hùng cường, thoát Trung và có xu hướng thỏa hiệp với Mỹ. Nhật Bản cũng chẳng hề muốn có một đối thủ sẽ nổi lên cạnh tranh với họ trên mọi lĩnh vực (Nếu thống nhất, bán đảo Triều Tiên sẽ có gần 80 triệu dân, sở hữu nền tảng kinh tế và khoa học công nghệ rất mạnh, đấy là chưa nói tới cái "máu" dân tộc chống Nhật của dân Hàn).

Và ngay cả Hàn Quốc, dù cùng chung một dân tộc với Triều Tiên và nếm trải nỗi đau chia cắt, nhưng cách biệt giữa hai miền giờ đây đã là quá lớn, bên cạnh gánh nặng phúc lợi vì một cơ cấu dân số "già hóa" chẳng hề kém Nhật, liệu họ có sẵn sàng để chi hàng ngàn tỷ USD nhằm tái thiết miền Bắc (giống như Tây Đức đã từng phải gánh Đông Đức).

Bài học thứ hai, chúng ta (cả Việt Nam lẫn Triều Tiên) cần tỉnh ra ngay, đó là Tổng thống Mỹ bao giờ cũng quan tâm đến lợi ích nước Mỹ trước tiên, luôn lấy đối ngoại phục vụ đối nội. Nói cách khác, trong trường hợp của Trump, tình hình "nước sôi lửa bỏng" ở Washington những ngày ông vắng nhà, đã buộc ông phải nhanh chóng lấy một quyết định để thu hút truyền thông, nhằm đánh bạt lời khai của tay luật sư Michael Cohen "phản thùng" kia.

Và Trump đã toại nguyện. Sau khi hủy bỏ bữa tiệc trưa (với một menu rất hấp dẫn), họp báo vội vàng (trong 37 phút) rồi ông lên thẳng chuyên cơ về nước, hiệu ứng có ngay lập tức trên nước Mỹ. Tất cả các nhật báo ở thủ đô, từ The Washington Post đến New York Times, từ Los Angeles Times đến Wall Street Journal… đều đồng loạt chạy trên trang nhất về chuyện đã không thỏa thuận được cái "deal" nào với Triều Tiên cả. Hẳn nhiên, lời khai "lật kèo" của Cohen bị đẩy lùi ra những trang sau.

Bài học thứ ba, trong câu chuyện nhiều "chương", "hồi" về Triều Tiên, cần phân biệt giữa chiến lược với chiến thuật. Nếu chấp nhận dỡ bỏ ngay lập tức toàn bộ cơ sở hạt nhân của mình thì Triều Tiên sẽ còn gì để mặc cả với Mỹ, Nhật, Hàn và cả phương Tây ? Đến cả Mỹ cũng tuyên bố "chẳng có gì phải vội". Bởi vì, nếu Triều Tiên thực hiện phi hạt nhân hóa ngay thì chẳng còn "raison d'être" nào cho sự hiện diện và chiếc dù an ninh của Mỹ ở Đông Á nữa.

Hơn nữa, câu chuyện đến năm 2020 của Trump là tập trung tái cử. Từ nay đến đó, chắc chắn còn một số màn trình diễn thượng đỉnh Trump-Kim nữa. Nhưng cứ "diễn" mãi thì cũng dễ nhàm chán. Vì vậy sẽ có những thỏa thuận "bán phần" nào đấy đủ để nuôi dư luận Mỹ. Rằng, nếu không phải là Tổng thống Trump thì giờ này, Hoa Kỳ và Triều Tiên đang chuẩn bị lâm chiến. Đấy là chiêu Ban vận động tranh cử của Trump cần cho thời gian tới.

Bài học thứ tư, nên tránh rơi vào trạng thái ảo tưởng hay tự huyễn hoặc. Giả định Triều Tiên thành một Việt Nam thứ hai là ăn phải "bả tuyên truyền" của mấy ông Mỹ. Mỹ có ẩn ý đằng sau việc ca tụng "mô hình Việt Nam". Còn ông Kim từ bé học ở Thuỵ Sỹ sao lại có thể mê món "bún chả" kinh tế thị trường nửa dơi nửa chuột ? Chẳng phải bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã thừa nhận, mô hình ấy "không hề có trong lý thuyết mà cũng chẳng mấy ai hiểu nổi trên thực tế".

Rồi nữa, Đặng cởi trói vì kinh tế Tàu lúc bấy giờ kiệt quệ sau những chính sách của Mao Trạch Đông. Lãnh đạo Việt Nam học phép "cởi trói" kinh tế của Trung Quốc khi viện trợ của Liên Xô và các nước Đông Âu chấm dứt. Kim Jong-un không lâm vào tình trạng ấy. Sau khi Kim bắt tay Trump năm ngoái, Trung Quốc, Nga và các nước Châu Phi đã tìm cách xé rào, né tránh các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc để liên hệ, trao đổi với Bắc Hàn. Cho nên chế độ của gia tộc Kim có lẽ vẫn sẽ sống dài dài.

Bài học cuối cùng, thứ năm nhưng lại rất quan trọng (the last but not least), đó là phải cắt nghĩa thế nào cho "chuẩn khỏi cần chỉnh" cái xu thế "viễn Trung cận Mỹ", tức là "thoát Trung và xích lại gần Mỹ" trong thời đại ngày nay ? Triều đại Kim III này lên ngôi 6 năm xử trảm cả chú họ từng đưa mình lên ngai vàng lẫn anh trai, chỉ vì tội "quá thân Tàu" hoặc nghi "do Trung Quốc nuôi" (và chắc có ý tạo phản). Thế không phải là "thoát Trung" thì là gì ?

"Thoát" nhưng khi cần thì vẫn "nhào dzô" đấy. Trong vòng 10 tháng, ông Kim qua lại Trung Quốc bốn lần. Đấy là chưa kể lần sang Việt Nam và lần từ Hà Nội về Bình Nhưỡng vừa rồi không loại trừ có thêm các cuộc tiếp xúc bí mật thứ năm hay thứ sáu ngay trên đường (?). Dù "cùng một mẹ sinh ra" và bây giờ thì chẳng còn chất keo "cộng sản" nào dính hai nước được với nhau, nhưng cách hành xử của Kim đối với Trung Quốc xem ra rất đáng để mấy người ở Ba Đình học tập !!!

Dẫu rằng, cách "thoát Trung" của anh Kim này chẳng mấy nhân văn và có lẽ chẳng quốc gia nào trên thế gian này có thể học hỏi các phương thức bạo chúa ấy. Nhưng phải thừa nhận "anh chàng ôm hỏa tiễn" kia (rocketman là lời của Trump từng chỉ trích Kim) không phải là không dám "chơi rắn" với Trung Quốc khi cần (mà anh ta cũng có đường biên giới chung với Trung Quốc giống ta đấy thôi).

"Xích lại gần Mỹ" là câu chuyện rất thời sự. Nguyễn Gia Kiểng đã đúng khi cho rằng, ban lãnh đạo Việt Nam có lý khi cố gắng tách dần khỏi quỹ đạo Trung Quốc và sáp lại với Mỹ. Nhưng sẽ rất sai lầm nếu nghĩ rằng có thể mật thiết với Mỹ mà vẫn giữ nguyên chế độ độc tài toàn trị. Điều này có thể đúng với Trump, nhưng Trump chỉ là một "dấu ngoặc đơn" (…) trong nền chính trị Hoa Kỳ. Gánh nặng trên vai Cả Trọng trong chuyến thăm Mỹ tới đây, vì vậy, xem ra chẳng mấy nhẹ nhàng.

Nguyễn Hoàng

Nguồn : RFA, 03/03/2019

Published in Diễn đàn

Chuỗi sự kiện "ba trong một" sắp diễn ra ở Việt Nam sau Tết : cấp cao Trump-Kim Jong-un, cấp cao Trump-Tập Cận Bình và một tiếp xúc nào đấy giữa phái bộ Mỹ với lãnh đạo Hà Nội cuối tháng Hai này liệu có góp phần giúp cho Việt Nam đẩy lùi được nguy cơ một cuộc chiến kiểu như 17/02 cách đây bốn mươi năm ? Cho đến nay, câu trả lời vẫn đang ở phía trước [1].

tq1

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt binh trong một cuộc tập trận qui mô - Ảnh minh họa

Cuộc huyết chiến 17/02/1979 phải được tưởng niệm mà không cần đến nghệ thuật "ôn cố tri tân" như các năm trước. Việc Trung Quốc "cắn trộm" trên toàn tuyến biên giới phía bắc Việt Nam cách đây 40 năm cần được ôn lại công khai và sòng phẳng ! Tuyên giáo của cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội dù có tốn công sức để lấp liếm các "mảnh vá chằng lót đụp" trên chiếc áo "hảo hảo" 4 tốt và 16 chữ vàng, thì việc Bắc Kinh có thể "ra đòn" đối với Hà Nội, trong một thời khắc khi họ túng quẫn về chiến lược, vẫn là một nguy cơ hiện hữu.

Xung quanh 17/02 năm nay có gì lạ ?

Từ các ý đồ đen tối của Bắc Kinh trong những năm gần đây, có bao nhiêu phần trăm sẽ thành hiện thực trong năm nay thì chưa ai có thể khẳng định một cách chắc chắn vào lúc này. Tuy nhiên, những động thái "rời rạc" từ Hà Nội trên nền của những tiếp nối liên tục tạo nên chính sách "lý tưởng tương thông" (cùng chung lý tưởng), "vận mệnh tương quan" (có chung định mệnh) với Trung Quốc vẫn khiến giới phân tích kịp nhận ra một số điều lạ lẫm.

Đầu tiên, năm nay nhà nước buộc phải cho phép tưởng niệm ngày 17/02/1979 (Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc) cùng với những sự kiện liên quan như 7/01/1979 (lật đổ Khmer đỏ), 19/01/1974 (mất Hoàng Sa), tất nhiên là cả 14/03/1988 nữa (cuộc thảm sát hèn hạ cán bộ chiến sỹ trên đảo Gạc Ma, Trường Sa). Tuy nhiên, tất cả chỉ là những cuộc tưởng niệm trong "thầm lặng". Nếu các cuộc gặp mặt trở thành những cuộc biểu dương lực lượng chống Tàu hay tôn vinh xã hội dân sự, chắc chắn nhà nước sẽ không để yên.

Cái lạ thứ hai (tuy không mấy ngạc nhiên), là tưởng niệm tất cả những mốc đau thương và đắt giá nói trên nhưng truyền thông lại không được đề cập tới dòng chảy chính tạo nên nguồn mạch các sự kiện. Đó là phải lờ đi thực tế hiển nhiên rằng, các vụ thảm sát ấy được tiến hành bởi chính bàn tay của "bạn vàng 4 tốt và 16 chữ". Tưởng niệm nhưng không được đề cập tới vai trò của chủ nghĩa bành trướng và bá quyền Trung Quốc đằng sau những sự kiện bi thảm ấy.

Điều lạ lẫm thứ ba, 17/02 năm nay được nhắc tới trong một môi trường quốc tế và quốc nội bất bình thường ; hầu như trái ngược lại nhiều điều Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày trong "bản tấu" mừng đảng mừng xuân đầu năm. Những vụ bắt bớ liên tục áp Tết vẫn không thuyên giảm, những bức hại đối với xóm đạo Lộc Hưng vẫn tiếp diễn, kể cả khi EU đã cảnh báo Hà Nội về các vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, dẫn đến việc đình hoãn Hiệp định EVFTA mà Hà Nội đang rất mong đợi.

Hoạ phúc phải đâu một buổi

Nếu làm một cuộc hành hương về nguồn, dễ thấy 17/02/1979 cũng như những biến cố liên quan, chỉ là các "chương" (chapter), "hồi" (episode) trong cuộc chiến dai dẳng và khốc liệt suốt từ thời Tần-Hán thôn tính các nhà nước Văn Lang-Lạc Việt. Nghĩ vậy để chia sẻ với nhà nghiên cứu Vũ Đức Liêm về câu chuyện của một dân tộc "dễ bị tổn thương". Câu chuyện không nhằm phác hoạ một Việt Nam nhược tiểu, cũng không nhằm hạ thấp nỗ lực của bao thế hệ tiền nhân đã đổ xương máu để xây nên quốc gia có cương vực như ngày nay [2].

Ở một góc nhìn cận cảnh khác, cần suy ngẫm và rút ra những bài học đang bị bỏ quên từ cuốn sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc…" [3] (Tính đến tháng 10/1979). Đây là một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao Việt Nam được công bố ngày 4/10/1979 nhằm vạch trần bản chất của chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh đối với Việt Nam trong cả một thời gian dài. Đọc cuốn sách này, dư luận sẽ không bất ngờ trước cuộc chiến tranh xâm lược ngày 17/02.

Riêng đối với giới nghiên cứu, cuộc chiến tàn độc ấy của Trung Quốc đối với Việt Nam là một bước phát triển lô-gích của chính sách bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của những người lãnh đạo Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Trên thế giới chưa có những nhà lãnh đạo một nước nào về mặt chiến lược lại lật ngược chính sách liên minh, đổi bạn thành thù, đổi thù thành bạn nhanh chóng và toàn diện như các lãnh đạo ở Trung Nam Hải. Văn kiện Bộ Ngoại giao một thời đã đanh thép khẳng định như vậy !

tq2

Sách Trăm Việt trên vùng định mệnh của Phạm Việt Châu

Thật đáng tôn vinh, trong giờ phút lâm nguy đối với cả cá nhân lẫn cộng đồng, một sỹ quan Việt Nam Cộng Hoà vẫn cố gắng hoàn tất tấm bản đồ dẫn dắt người đọc dọc theo hành trình lập quốc của các bộ tộc Bách Việt. Lộ trình ấy gợi mở về cách thức tồn tại của các quốc gia Đông Nam Á trong tư thế độc lập và tự do. Bản chỉ dẫn minh định một tầm nhìn liên kết và cùng nhau hội nhập để chống lại sự bành trướng của các thế lực quốc tế, dù ngụy trang dưới bất cứ hình thái hoặc ý thức hệ nào[4]. Đây chính là tầm nhìn mà các triều đại phương Bắc, bằng kế sách bành trướng nhiều hướng, ngày đêm tìm cách vô hiệu hoá, với sự "toa rập" đắc lực của những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống xưa và nay.

Và cả trước đấy khá lâu, từ những năm 1960, tác giả Tùng Phong cũng từng đau đáu về vận nước long đong khi cả hai quốc gia Bắc và Nam trải qua cuộc nội chiến tương tàn để rồi lại rơi vào thời kỳ Bắc thuộc mới. Tác giả cảnh báo khá chính xác nguy cơ các quốc gia như Việt Nam thường bị chi phối bởi những trận phong ba bão táp vô trách nhiệm do các nước lớn gây ra. Và lúc nào chúng ta cũng phải cảnh giác trước sự đe dọa liên tục của những cuộc ngoại xâm [5].

Để loại trừ nguy cơ chiến tranh

Tạp chí Nikkei Asian Review, trong một bài bình luận mới đây đã khẳng định, Tập Cận Bình đang chuẩn bị cho một năm 2019 đầy biến động [6]. Ngôi vị của Tập, người truyền cảm hứng trực tiếp đối với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đang có dấu hiệu bị lung lay. Giáo sư Hứa Tùng Tộ (Xiang Songzuo là người được coi là tiếng nói gián tiếp của các nguyên lão trong Đảng Cộng sản Trung Quốc) đã cảnh báo về nguy cơ bất động sản trong nước và sự rối loạn nội bộ liên quan đến chiến dịch "đả hổ diệt ruồi".

Thế bế tắc ấy khiến ông Tập có thể phải hoá giải mọi bất ổn bằng việc phát động một cuộc chiến ở bên ngoài Trung Quốc, như cách mà ông ta đã cảnh báo trong thông điệp đầu năm. Ngoài Đài Loan, Biển Đông được các chuyên gia đánh giá là nơi dễ xảy ra xung đột nhất. Nếu ông Tập gặp sự đe dọa về vị thế chính trị qua sự sụt giảm liên tục về kinh tế-xã hội do tác động từ cuộc thương chiến với Mỹ, thì Biển Đông nhiều khả năng sẽ là nước cờ "thấu cáy" để Tập dựa vào đó duy trì quyền lực của mình.

Để tránh "một 17/02" trong tương lai thì những động tác giả của Hà Nội vừa qua không mang nhiều ý nghĩa. Những miếng võ kiểu "Tiệt quyền đạo" ấy là chưa đủ "đô". Truyền thông trong nước từng "cố ý tiết lộ bí mật" khi mạng Soha chủ động công khai kế hoạch chuyển quân và bố trí lực lượng của trung đoàn 921 về Yên Bái, Su-22 đoàn không quân Sao Đỏ rời Hà Nội, lên chốt giữ vùng trời Tây Bắc [7]. Có thể đây là sự lặp lại chiến thuật "răn đe Trung Quốc" giống như khi Việt Nam mời mẫu hạm USS Carl Vinson đến "giao lưu quân sự" tại Đà Nẵng vào tháng 3/2018.

Việt Nam phải hết sức cẩn trọng trước "quyết tâm chiến lược" của "Giấc mộng Trung Hoa". Ông Tập từng phát biểu công khai, đất nước Trung Quốc "hiện đang ở trong giai đoạn ‘cơ hội chiến lược mang tính lịch sử’, trong đó có thể làm được nhiều việc. Triển vọng phát triển nhìn chung là tích cực, nhưng con đường đi lên sẽ không suôn sẻ. Thành tựu càng lớn, thì băng càng mỏng trên mỗi bước đi và chúng ta (tức là Trung Quốc) càng phải chuẩn bị đối mặt với những hiểm nguy ngay trong giai đoạn hòa bình. Chúng ta không thể để cho mình mắc sai lầm chiến lược hoặc sai lầm gây ra đổ vỡ" [8].

Để tránh phải lâm chiến, Việt Nam cần tích cực kết nối với những vùng miền chiến lược xuyên khu vực (Indo-Pacific), chủ động tiếp tục thực thi các khía cạnh của FOIP (Ấn Độ-Thái bình Dương tự do và rộng mở), thúc đẩy hợp tác về an ninh, phấn đấu thành đối tác bình đẳng với Nhật, Ấn, Úc và Hoa Kỳ. Cơ hội giờ đây là "Bộ tứ" ngày càng coi Việt Nam là "đối tác ngang cấp", là một đất nước độc lập, tự chủ, chứ không phải là quốc gia "vệ tinh" hay "phụ thuộc" như chính Hoa Kỳ gần đây đã tuyên bố.

"Mô thức Việt Nam" [9]- khéo léo nương theo ngọn triều của thời đại, vận động các nước "tiền tuyến" trong ASEAN cùng trở thành "những thành viên theo sát" của "Bộ tứ" (shadow members) - đó mới thật là kế sách lâu dài và căn bản. Phải làm cho mỗi tảng băng dưới gót dày của bành trướng và xâm lược lúc nào cũng có thể bị vỡ vụn (để nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước). Phải thiết kế được những kịch bản mà Trung Quốc không mong muốn, mới hy vọng Tập Cận Bình sẽ nghĩ lại nhiều lần trước khi có những hành động vô luân vô pháp như Đặng Tiểu Bình đã liều lĩnh 40 năm trước đây./.

Nguyễn Hoàng

Nguồn : RFA, 06/02/2019 (NguyenHoang's blog)


[1] "Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập sắp gặp nhau ở Việt Nam ?" Xem VOA ngày 4/02/2019

[2] http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/Viet-Nam-Lich-su-mot-dan-toc-de-bi-ton-thuong-12721

[3] http://www.vanhoanghean.com.vn/component/su-that-ve-quan-he-viet-nam-trung-quoc-trong-30-nam-qua

[4] https://www.voatiengviet.com/a/tram-viet-tren-vung-dinh-menh-bon-muoi-nam-sau/2941123.html

[5] https://doigio.wordpress.com/chinh-de-viet-nam/

[6] https://asia.nikkei.com/Editor-s-Picks/China-up-close/The-cursed-year-Xi-and-China-brace-for-a-wild-2019

[7] http://soha.vn/trung-doan-921-ve-yen-bai-su-22-doan-kq-sao-do-roi-ha-noi-len-chot-giu-vung-tay-bac.htm

[8]https://thediplomat.com/2019/01/chinas-new-maximalism-in-three-slogans/

[9]https://thediplomat.com/2018/11/bringing-vietnam-into-the-free-and-open-indo-pacific/

Published in Diễn đàn

Tin tức giáp vụ vui buồn lẫn lộn đối với những ai nặng lòng với giải đất hình chữ S.

Hãy khiêm tốn học hỏi bản lĩnh Kim Jong-un, "chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt" ! Đừng chấp nhận chỉ là một "vai kép" (vai diễn phụ) trong màn kịch liên khu vực (Indo-Pacific) thời nay !

ngoaigiao2

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un trong Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Hàn ở Singapore ngày 12/06/2018. AFP

Tin hoan hỷ trước. Không vui sao khi một "tuổi trẻ tài cao" như Kim Jong-un, sau bao toan tính, nay đồng ý sang Việt Nam để tái ngộ với "lão già Huê Kỳ loạn trí" [1]. Dường như ông Kim còn đến Hà Nội sớm hơn để thăm cấp nhà nước, trước cả thượng đỉnh, để gặp lại "những người đồng chí" vốn một thời từng là "hai anh em… hai chiến sĩ… sinh đôi cùng một mẹ" [2].

Nỗi lo trùm lên nỗi lo

Nhưng rồi bao nỗi lo ập đến sau cái Tết này.

Thứ nhất, chưa thấy Hà Nội động tĩnh gì để đón bắt cơ hội hiếm hoi đang ló dạng. "Củi khô củi ướt" thì do tết nhất cận kề nên đã được gác lại. Tạm gác thôi, vì trước sau nó sẽ được dùng để chuẩn bị cho nhân sự đại hội. Ông Trọng học được Trump tính lo xa. Hai năm nữa mới bầu bán mà danh sách thuộc cấp đã được chốt hạ từ những ngày này.

ngoaigiao1

Hình minh họa. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) bắt tay Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hà Nội hôm 1/4/2018 - AFP

Thứ hai, quan hệ Mỹ-Việt vẫn đang rất cần "upgrade" (nâng cấp), cho dù Trump đến Việt Nam, hoặc đến mà không bay ra Hà Nội. Hè vừa qua, Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam coi Mỹ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và mong muốn đưa quan hệ "đối tác toàn diện Việt-Mỹ" lên tầm cao mới [3]. Nhưng hứa là một chuyện. Còn biết bao biến số mà chính ông Phúc chắc gì đã tính được hết !

Nỗi lo thứ ba, hôm 22/1/2019 Hun Sen đã "khấu đầu" (knowtow) tại Bắc Kinh và thiên triều đã mở hầu bao, "rót" cho gần 600 triệu USD từ khuôn khổ của một quỹ chống lưng kéo dài 3 năm. Hun Sen còn được Tập hứa, sẽ tiếp tục hợp tác trên mọi lĩnh vực, bởi vì, "mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia rất là quan trọng, nếu so sánh với các nước khác", trích từ đánh giá của Tập đại đại.

"An Nam" - "An Đông" xưa & nay

Hơn 1300 năm trước, Triều Tiên và Việt Nam từng là "hai trạm biên giới" được nhà Đường thiết lập để canh giữ các vùng biên viêm hoang. "An Nam đô hộ phủ" được lập ra vào năm 679 để cai trị Giao Châu và phòng bị các thế lực từ phía Nam. "An Đông đô hộ phủ" là một chính quyền quân sự được thiết lập sớm hơn tại Bình Nhưỡng vào năm 668.

ngoaigiao3

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trước cuộc gặp tại Trung Quốc thành phố Đại Liên hôm 7/5/2018. AFP

Giới nghiên cứu địa-chính trị ngày nay thì ví Triều Tiên là "cái mỏ", còn Việt Nam là "đôi chân" của chú gà trống Trung Hoa. Dù là chân hay mỏ, "An Đông" và "An Nam" thế kỷ 21 này quan trọng đối với Trung Quốc hơn thời nhà Đường nhiều lần. Bắc Kinh phải "viện Triều" để "kháng Mỹ", đồng thời vẫn hạ quyết tâm kêu "đứa con hoang đàng" Việt Nam sớm trở về với đất mẹ [4].

Người ngoại đạo thấy lạ, suốt 6 năm lên ngôi, Kim Jong-un chưa một lần yết kiến thiên triều, ấy vậy mà vừa qua, Trung Quốc vẫn trống dong cờ mở đón "hoàng tử" dập dìu qua lại những 4 lần chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm. Đúng là một "kiên nhẫn chiến lược" từ cả ngàn đời nay đâu có thay đổi !

Cuộc "móc ngoặc" bộ ba Kim-Tập-Trump đã làm nên điều kỳ diệu hiếm hoi trên. Chủ tịch Tập cần ông Kim trước để thăm dò, mặc cả với Tổng thống Trump. "Tôi sẽ giúp ngài một tay, nếu ngài nương nhẹ, hạ nhiệt cuộc thương chiến". Thông điệp này chắc chắn Trump đã nhận được từ ông Tập.

Còn vòng so găng giữa một già-một trẻ sắp diễn ra và Trump trong cơn bấn loạn hiện nay đang cần món quà của "hoàng tử" Kim. Lâu lâu, ba đến dăm tháng tháng một lần, chỉ cần một vài động thái và "chàng" Kim tuyên bố sẽ giải giáp hạt nhân là Trump lại được dân xứ cờ hoa tung hô. Việc trở lại Nhà Trắng của ông chưa phải đã hết cửa.

Vậy là cả Tập lẫn Trump đều cần đến "chàng thanh niên thích phóng hỏa tiễn" (rocket man) [5]. Miễn là mọi kịch bản đan xen vào nhau phải thật trôi chảy. Bởi vì đến lượt mình, Kim cũng đang cần sự chống lưng của cả hai ông trùm. Cần ông Tập, vì chàng Kim muốn cho Trump thấy là Triều Tiên còn có "một con đường khác" nếu không thoả thuận được với Mỹ.

Cần ông Trump, vì nếu Kim ra với thế giới mà chỉ qua mỗi cửa "tò vò" Bắc Kinh thì kể cũng kẹt. Dẫu sao "đô lao" vẫn mạnh hơn "bánh bao" ! Điều này thì khi sang Hà Nội, ông Kim sẽ được Việt Nam mách nước nhiều hơn về tư duy chọn kẻ mạnh mà ngả vào !

ngoaigiao4

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Tổng thống Donald Trump tại Đại lễ đường lớn của nhân dân ngày 9 tháng 11. AFP

Trang tin khoa học từ "The Guardian" của Anh quốc, hồi tháng 4/2018 đều đồng loạt đăng bài, trích dẫn dữ liệu vệ tinh cho thấy có một bãi thử hạt nhân ngầm trong lòng núi của Bắc Hàn bị sập đổ hoàn toàn. Một mặt là do dư chấn từ các vụ thử tạo ra, mặt khác (theo thuyết âm mưu) có thể là do Mỹ ra đòn bằng một loại vũ khí bí mật (vốn còn đáng sợ hơn cả hạt nhân) [6].

Nằm dưới cây sung, hẳn nhiên, Việt Nam mừng trước món quà trời cho. Nguyễn Xuân Phúc có 2 tuyên bố vừa kịp thời vừa nhậy cảm. Ông Phúc được dẫn lời phát biểu trên kênh truyền hình hình Bloomberg : "Chúng tôi chưa biết về quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, nếu chuyện đó xảy ra thì chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tạo điều kiện cho cuộc gặp".

Bâng khuâng giữa đôi dòng nước

Trên kênh Bloomberg, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết thêm, Việt Nam đang nhập khẩu nhiều hàng hóa Mỹ hơn từ các tập đoàn lớn như Boeing hay General Electrics (GE) để thu hẹp khoảng cách thương mại. Đây là một động thái có thể giúp Việt Nam tiếp tục tránh khỏi các biện pháp trừng phạt của chính quyền Trump.

ngoaigiao5

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm Hoa Kỳ hồi tháng 5/2017. AFP

Nhưng một số quan chức từ hành pháp vẫn tuyên bố Việt Nam đã để tiền đồng mất giá khiến hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trở nên rẻ hơn. Có những báo cáo nói rằng cái gọi là mất giá này có thể là một hình thức thao túng tiền tệ và điều đó có thể thu hút các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Còn chuyện nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên "đối tác chiến lược" (mà ông Phúc đã hứa với Phó Tổng thống Mike Pence trong mùa hè qua) thì vẫn nằm trong danh sách chờ (stand by), vì điều này chắc phải được Bắc Kinh bật đèn xanh. Mà hiện tình còn quá nhiều ẩn số. Sau hạn chót 90 ngày, cuộc thương chiến tốn kém cả với Mỹ lẫn đắt giá đối với Tàu chưa rõ sẽ ngã ngũ ra sao ? Trung-Mỹ mà tiếp tục căng lên thì còn khuya thiên triều mới "hảo hảo" cho vụ nâng cấp.

Thế mới thấy ông Kim Jong-un giỏi ! Trước khi quyết định chơi ván bài "mạt chược" với siêu cường số một thế giới, ông đâu có cần xin ý kiến ai. Bắc Kinh cũng chưa một lần dám nặng lời với Kim "đệ tam" (như họ từng cho cái loa rè "Hoàn cầu Thời báo" đe nẹt Việt Nam bao lần). Khi mọi chuyện êm xuôi, Kim mới mượn máy bay Trung Quốc làm chuyên cơ hay đáp tàu hoả đi lại chỉ là để "diễn".

Trở lại câu chuyện "to phe" khác, đó là "tình trạng gân gà" của Việt Nam những năm tới. Một mặt, Việt Nam buộc phải chào đón "Sáng kiến Vành đai-Con đường" (BRI) của Trung Quốc, vì cả lý do chính trị và kinh tế. Thủ tướng Phúc mới đây đã công khai ủng hộ "Nhất đới Nhất lộ" (OBOR) vì đây là sáng kiến mang dấu ấn của Tập Cận Bình.

Mặt khác, Việt Nam không thể làm ngơ "Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở" (FOIP) của Hoa Kỳ nhằm hình thành một mạng lưới an ninh khu vực để đối trọng lại Trung Quốc do Washington và Tokyo cùng dẫn dắt. Hà Nội đã được chọn làm đối tác tiềm năng. Đã có tuyên bố về một "mô hình Việt Nam" để vận động tiếp ASEAN tham gia cuộc chơi thế kỷ. Hãy xuất phát từ lợi ích quốc gia-dân tộc để tìm tập hợp cân bằng mới !

"Hoàn cầu Thời báo" có lần từng bình luận : "Bang giao Việt-Mỹ hiện giờ thực chất là quan hệ đồng minh" [7]. Việt Nam là một trong những nước nhận được viện trợ quân sự của Hoa Kỳ, bên cạnh một số thỏa thuận hạt nhân quan trọng. Ngay cả báo Nga, từ lâu đã cho rằng, Việt Nam thật ra đã có "quan hệ đồng minh thực tế" với Hoa Kỳ [8]. Căn cứ vào các tiếp xúc ngoại giao-quốc phòng năm 2018, RFA mới đây cũng cật vấn : Việt Nam và Hoa Kỳ phải chăng là những đồng minh trên thực tế ? [9]

Vì vậy, đối với FOIP, Việt Nam thật khó mà bỏ qua. Nếu từ chối FOIP, thì cái gọi là "kinh tế thị trường" khi nào mới được công nhận. Mà đây lại là vấn đề sinh tử ; khi ký các FTA thế hệ mới, Mỹ sẽ loại đối tác chưa có kinh tế thị trường ra khỏi các hiệp định. Chưa hết, không có FOIP thì rồi đây Việt Nam sẽ không "thở được" trên Biển Đông, chứ đừng nói đến "tự do đi lại" !

Cuối cùng, cả BRI lẫn FOIP đều có các mục tiêu chiến lược bên cạnh việc tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng. Cường quốc nào cũng đang tìm cách kéo các quốc gia như Việt Nam vào quỹ đạo của họ. Hãy "niệm" câu ca dao cũ trước khi chọn lựa : 

Thân em như tấm lụa đào

Đừng rơi xuống giếng (BRI) hãy vào vườn hoa (FOIP) !

Nhưng có lẽ đã đến lúc thay vì thổn thức tiếng lòng, hãy vươn lên để khẳng định giá trị của một "An Nam" không còn là viêm hoang nữa. Không thể cứ đứng chỉ để "trông trời, trông đất, trông mây"… Đừng chấp nhận làm món "gia vị" trên bàn tiệc giữa các cường quốc ! Hãy khiêm tốn học hỏi bản lĩnh Kim Jong-un, "chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt" ! Đừng chấp nhận chỉ là một "vai kép" (vai diễn phụ) trong màn kịch liên khu vực (Indo-Pacific) thời nay.

Nguyễn Hoàng

Nguồn : RFA, 23/01/2019 (NguyenHoang's blog)

[1] https://news.zing.vn/sau-ga-ten-lua-trump-lai-goi-kim-Jong-un-la-nguoi-dien-post781687.html

[2] https://taodan.vn/tho/to-huu/hai-anh-em-to-huu-2555.html

[3] https://news.zing.vn/viet-my-chia-se-loi-ich-chung-trong-duy-tri-tu-do-hang-hai-post892226.html

[4] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/chinese-media--vietnam-the-prodigal-son-to-return-home-06202014175314.html

[5] https://baomoi.com/qua-tang-cua-trump-danh-cho-kim-Jong-un-dia-ghi-bai-hat-nguoi-ten-lua/c/26786250.epi

[6] https://www.theguardian.com/world/2018/apr/26/north-korea-nuclear-test-site-collapse-may-be-out-of-action-china

[7] https://www.globalresearch.ca/vietnam-an-unofficial-ally-of-the-u-s-against-china/5631630

[8] https://viettimes.vn/bao-nga-suy-dien-viet-nam-da-ton-tai-quan-he-dong-minh-thuc-te-voi-hoa-ky-57335.html

[9] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-us-de-facto-allies-08292018130621.html

Published in Diễn đàn
jeudi, 10 janvier 2019 17:20

Lịch sử… cứ như mới hôm qua

Một nửa chiếc bánh mì vẫn là chiếc bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không còn là sự thật. Kỷ niệm 40 năm lật Khmer đỏ mà không được phép nhắc tới vai trò Trung Quốc và rút ra các bài học đắt giá của những năm tháng Việt Nam từ "bộ đội nhà Phật" trở thành kẻ chiếm đóng, thì ý nghĩa của mùa kỷ niệm liệu còn gì ?

lich1

Biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm cuộc chiến chống Khmer Đỏ ở Campuchia hôm 4/1/2018 tại Hà Nội - AFP

--------------------

Mồng 7/1 năm nay trong nước kỷ niệm khá ồn ào, từ tội ác của Khmer đỏ đến tình đoàn kết Việt Nam-Campuchia. Tuy nhiên, hai thực thể hiển nhiên ai cũng nhớ thì báo chí lề phải không được "xớ rớ" tới. Thứ nhất, "Trung Quốc là người ‘bảo mẫu’ cho chế độ Khmer đỏ". Thứ hai, "cái bẫy Trung Quốc dựng lên hồi bấy giờ đã khiến Việt Nam chảy máu, bị cô lập tuyệt đối trên trường quốc tế suốt 12 năm".

Nửa sự thật không là sự thật

Kỷ niệm 40 năm lật Khmer đỏ mà không cho phép nhắc tới vai trò Trung Quốc và rút ra các bài học đắt giá của những năm tháng Việt Nam từ anh hùng giải phóng, trở thành kẻ chiếm đóng, thì ý nghĩa của lễ kỷ niệm liệu còn gì ?

Bỉnh bút Naya Chanda mô tả dịp này 40 năm trước, các cố vấn Trung Quốc lang thang trong các khu rừng rậm ở miền tây Campuchia đến 61 ngày, ngủ trong lều lợp cỏ tranh, ăn đồ hộp. Sứ mệnh của những nhà ngoại giao ấy chỉ chấm dứt khi Việt Nam tấn công vào thủ phủ của Pol Pot trong rừng già.

lich2

Một lãnh đạo của Khmer Đỏ là Ta Mok (phải) đang chào đón quan chức đại diện Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1975 đến 1979 AFP

Chiều 11/4/1979 vị đại sứ Trung Quốc cùng với bảy đồng nghiệp quần áo bẩn thỉu nhếch nhác, nước mắt đầm đìa lặng lẽ trốn qua Thái Lan. "Lần đầu tiên, đại diện của một vương triều trung tâm (tức là Trung Quốc) phải trốn chạy khỏi một vùng đất chư hầu (Campuchia) một cách thật tủi nhục" [1].

Mặc dù chiến thắng về mặt quân sự, nhưng theo ước tính, khoảng 25.000 chiến binh Việt đã mất mạng ở CPC từ tháng 12/1978 đến tháng 9/1989. Huy Đức trích từ trang mạng "SOHA", dẫn lời tướng Hoàng Kiền, cho biết 12 vạn (120.000) bộ đội Việt Nam đã hy sinh trong các cuộc xung đột Tây Nam và trên biên giới phía Bắc (1977 - 1989).

"Chủ nghĩa nhân văn Tàu"

Hàng chục vạn người lính khác đã để lại một phần cơ thể họ trên đất nước chùa Tháp, nhiều chàng trai trong số họ để lại đôi chân trần, bởi một loại mìn rất đặc biệt do Trung Quốc chế tạo, không gây chết người nhưng cắt đứt luôn cả hai chân. (Không cho nạn nhân chết, chỉ để lại gánh nặng cho xã hội và chứng nhân cho lịch sử) [2]. Thế mới thấy "Chủ nghĩa nhân văn Tàu" thật rùng rợn ! Lịch sử cứ như mới hôm qua đây thôi, cần được ôn lại một cách nghiêm túc và sòng phẳng !

Đối với Trung Quốc, "cuộc trường chinh" của họ từ bấy đến giờ xem ra lại "có hậu". Hun Sen từng bị Đặng Tiểu Bình coi là "con rối của Việt Nam", nay lại là đồng minh trung thành nhất của Bắc Kinh. Ngày nay, Campuchia đang có dấu hiệu biến thành một tỉnh của Trung Quốc.

Trước đây, Hun Sen từng tố cáo Trung Quốc là "kẻ chống lưng cho Khmer Đỏ", nhưng năm 2012, Hun Sen công khai giúp Bắc Kinh ngăn chặn việc ASEAN ra thông cáo chung tại thượng đỉnh hàng năm, đồng lõa với hành vi bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.

lich3

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (giữa) vẫy tay trong lễ kỷ niệm đánh dấu 40 năm lật đổ Khmer Đỏ ở Sân vận động Olympic ở Phnom Penh hôm 7/1/2019 AFP

Đặc biệt, bước sang 2018, khi Trung Quốc thực hiện "Dự án Koh Kong" thì đến cả lợi ích kinh tế lẫn chủ quyền quốc gia, Hun Sen cũng sẵn sàng hy sinh nốt. Tờ "Asia Times" nhận định : "Bắc Kinh đã có thể tận dụng ảnh hưởng của mình để biến CPC thành căn cứ cho mục tiêu chiến lược lâu dài của họ trên toàn vùng Đông Nam Á".

Chẳng thế, không phải ngẫu nhiên, ngày 7/12/2018 Hun Sen đã phải sang tận Hà Nội để bảo đảm với Nguyễn Xuân Phúc, rằng Hiến pháp CPC không cho phép bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình. Trong khi trước đó, truyền thông quốc tế lại đưa tin, Trung Quốc đã vận động hành lang CPC từ năm 2017 để thiết lập một căn cứ quân sự ở Koh Kong trong Vịnh Thái Lan.

Ông Hun Sen phủ nhận ngay những đồn đại trên và cho đấy là bịa đặt. Nhưng "thanh minh tức là thú nhận", nhất là ở một đất nước có 43 cụm tượng phật Bayon 4 mặt khổng lồ với nụ cười đầy bí hiểm. Chưa nói, Hun Sen có lúc cũng đã đặt câu hỏi về "sự chống lưng" của Việt Nam dành cho ông ta, sau khi có thông tin cựu lãnh đạo đảng đối lập Sam Rainsy từng bí mật đàm phán với một số quan chức ngoại giao Việt Nam. Hun Sen nói sẽ yêu cầu Việt Nam cung cấp thông tin về vụ này.[3]

"Hội chứng Khmer Đỏ"

Thật ra thì Hun Sen hoàn toàn có thể chất vấn "ngược" đối với Việt Nam để chạy tội. Bởi vì, ngay cả dải đất Việt Nam cũng đang dần dần nằm gọn vào tay Trung Quốc. Bô xít Tây Nguyên phía Tây ; đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh) ở phía Bắc ; cảng nước sâu Vũng Áng Formosa (Hà Tĩnh) và đặc khu Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) ở miền Trung và đặc khu Phú Quốc (Kiên Giang) ở phía Nam (nay mai).

Những đặc khu nói trên danh nghĩa là kinh tế nhưng khi động binh, sẽ hiện nguyên hình thực chất là những đặc khu quân sự. Vậy thì Việt Nam "trách cứ" CPC nỗi gì ? Trong tương lai gần, cả về tiến độ lẫn quy mô các đặc khu mở ra cho Trung Quốc, giữa CPC và VN, chưa chắc ai đã vượt ai !

Như vậy, "rổn rảng" kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng CPC thoát khỏi hoạ diệt chủng, dường như chỉ là lý do phụ. Lý do chính yếu hơn, đó là nỗi lo sợ về một "hội chứng Khmer đỏ" có thể tái xuất hiện để kềm chế Việt Nam trong tương lai. Trong đợt kỷ niệm vừa qua, những "vùng huý kỵ" vẫn được cả Việt Nam lẫn CPC quán triệt để khỏi làm phật ý thiên triều, giờ là "đối tác chiến lược" của cả hai người anh em thù địch (brother enemy).

Để hóa giải "hội chứng Khmer đỏ" và ngăn ngừa nguy cơ xuất hiên một "Khmer Đỏ không Pol Pot", Việt Nam cần nỗ lực cải thiện ngay sức mạnh mềm, để đủ sức thuyết phục "ông em" đầy bất trắc. Điều này, chỉ bằng sức mạnh quân sự không thôi là chưa đủ, quan trọng hơn đó phải là sự vượt trội của mô hình quản trị (governance) và chất lượng thể chế.

Một thực tế đáng ngại hiện nay, Việt Nam đang cho thấy sự tụt hậu so với cả hai "ông em" CPC và Lào trên một số tiêu chí như chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động, tự do báo chí và xã hội đa nguyên… Thậm chí, khá nhiều doanh nhân khởi nghiệp Việt phải chạy sang tận Campuchia thì mới có đất dụng võ.

Nói cho cùng, thay vì ý tưởng về một "Liên bang Đông dương" gây tranh cãi, phải chăng Việt-Miên-Lào từ nay nên cùng tiến trên con đường tiếp thụ các giá trị phổ quát nhân loại. Nếu mỗi quốc gia này thụ đắc được mô hình nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự thì đó mới là đảm bảo cho hoà bình và thịnh vượng chung trên bán đảo vốn đã chịu quá nhiều đau khổ trong lịch sử.

Nguyễn Hoàng

Nguồn : RFA, 09/01/2019


[1] https://thediplomat.com/2018/12/vietnams-invasion-of-cambodia-revisited/

[2] https://www.voatiengviet.com/a/lam-the-nao-vietnam-de-campuchia-lot-vao-tay-trung-quoc/4732080.html

[3] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43426902

Published in Diễn đàn