Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Những ai đứng tên cho khối tài sản khổng lồ của Nguyễn Xuân Phúc ?

Tin nội bộ, Thoibao.de, 03/09/2024

Ngày 1/9, một nguồn tin nội bộ cho thoibao.de biết :

Khối tài sản nhiều tỷ đô la Mỹ của vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc – Trần Thị Nguyệt Thu, cho đến nay, đang là tâm điểm của dư luận và là thách đố đối với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an, vì họ chưa có giải pháp thỏa đáng để thu hồi triệt để.

nv02

Khối tài sản nhiều tỷ đô la Mỹ của vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc – Trần Thị Nguyệt Thu, cho đến nay, đang là tâm điểm của dư luận và là thách đố đối với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an - Ảnh minh họa ông Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân trong một buổi tiếp tân sang trọng

Như thông tin đã đưa trong các bài trước, vợ chồng Phúc – Thu đã nhờ những người thân đứng tên khối tài sản khổng lồ này :

– Bùi Thị Thu Hà, vợ của Thiếu tướng Đàm Thanh Thế (anh em đằng mẹ ông Phúc). Hiện nay ông Thế đã viết đơn xin ly dị bà Hà.

– Nguyễn Thị Thúy Duyên và Nguyễn Thị Ánh Linh, con gái đầu và thứ 2 của Nguyễn Quốc Dũng, anh trai Nguyễn Xuân Phúc.

– Vũ Chí Hùng con rể và Vũ Chí Kiên (thông gia). Hiện nay Hùng đã ly dị Nguyễn Thị Xuân Trang, nhưng ông Phúc có xin Hùng tạm thời qua lại cho các cháu, con của Hùng và Trang khỏi sốc.

Không dừng lại đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tìm ra thêm một đầu mối đứng tên tài sản cho vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc đó là Đặng Huỳnh Ức My (ngày sinh 12/12/1981 tại Sài Gòn, quê quán Hải Nam, Trung Quốc), chồng là Trương Hồng Quân.

Đặng Huỳnh Ức My tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị kinh doanh và tài chính, tại Đại học Preston, New Zealand. Năm 2006, khi mới 25 tuổi, Ức My đã nắm giữ chức vụ Phó Giám đốc điều hành, Phó Tổng giám đốc thường trực Công ty cổ phần Thành Thành Công. Đến tháng 7/2009, khi mới 28 tuổi, Ức My trở thành nữ Tổng Giám đốc trẻ tuổi nhất trong Tập đoàn Thành Thành Công. Hiện nay Ức My là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Người đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Thành Thành Công Biên Hòa.

Ức My được tình báo kinh tế Hoa Nam tuyển chọn năm 2015, khi đó, My mới 35 tuổi. My được tiếp cận với gia đình Nguyễn Xuân Phúc, thông qua cha mẹ là doanh nhân thành đạt Huỳnh Bích Ngọc và Đặng Văn Thành – người được mệnh danh là " đại gia ngân hàng" – nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank liên tục trong 18 năm.

Tuy nhiên, năm 2014, Sacombank đã bị gia đình ông Trầm Bê thâu tóm và sáp nhập vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam – chính sự liều lĩnh này đã dẫn ông Trầm Bê và các thành viên thân hữu vào con đường lao lý đầy chông gai, để từ đây gây ra những ân oán hận thù dai dẳng giữa gia đình Trầm Bê và Đặng Văn Thành, mà đạo diễn chính đứng sau hệ lụy này là Nguyễn Xuân Phúc.

Cần nói rõ thêm : Đặng Văn Thành và Thân Đức Nam là 2 nhân vật đắc lực dùng tiền của chạy chức cho Nguyễn Xuân Phúc, từ "một gà què" lên "lộc đỉnh ký".

Ngoài ra, lúc Nguyễn Xuân Phúc đang làm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, thì Nguyễn Thị Minh Kỳ (sinh năm 1970, quê quán Quảng Ngãi, hiện là Chủ tịch Công ty cổ phần Ô tô Đô Thành) cung phụng vợ chồng Thu – Phúc như con phụng dưỡng cha mẹ. Từ cái tăm, đến đôi tất, quần áo lót của gia đình Thu – Phúc, bà Kỳ đều đi Nhật mua sắm. Bà Kỳ cũng là trung gian dẫn Đặng Văn Thành đến gặp vợ chồng Thu – Phúc, và xúi bà Thu mua cổ phần của Công ty Sacombank – Thu cho em trai Trần Công Tấn đứng tên. Tấn là chủ nhân của các đập thuỷ điện Sông Tranh 1 và 2 – vì siêu lợi nhuận mà bỏ qua các yếu tố kỹ thuật an toàn cho người dân – gây ra thảm hoạ môi trường và cản trở các hoạt động của dòng hải lưu, làm thiệt hại đến nền nông nghiệp của đất nước.

Nguyễn Thị Minh Kỳ còn có em trai Nguyễn Văn Cựu, là thành viên Hội đồng Quản trị Sacombank, và là đệ tử thân tín của Đặng Văn Thành.

Cựu từng là thành viên Hội đồng Quản trị độc lập Sacombank (từ 2013 đến tháng 6/2017), và là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bản Việt (từ ngày 24/5/2010 đến ngày 28/9/2012). Hiện nay Nguyễn Văn Cựu là Chủ tịch Tập đoàn Đô Thành.

Đặng Văn Thành là người giới thiệu, cũng là chủ hôn cho Vũ Chí Hùng và Nguyễn Thị Xuân Trang cưới nhau. Ông Thành cũng đứng tên 2 căn biệt thự tại Hoa Kỳ cho Nguyễn Xuân Hiếu (con trai thứ 2 của vợ chồng Thu – Phúc). Hiếu được mệnh danh là "hoàng tử ngủ lười", qua Hoa Kỳ du học, nhưng Hiếu cứ cầm sách là ngủ – đến lớp là ngáy như sấm, cho nên Thành phải sang Hoa Kỳ chuyển trường cho Hiếu 2 lần (trường Tư do người Hoa điều hành, nên Thành xin được bảng điểm tốt cho Hiếu).

Quay trở lại với Đặng Huỳnh Ức My, bà My không chỉ đứng tên tài sản cho vợ chồng Phúc – Thu, mà còn dùng tiền dơ bẩn đó trực tiếp kinh doanh, tạo lợi nhuận cho gia đình này. Năm 2019, Phúc công khai nhận Ức My làm con nuôi.

My hiện nay tập trung kinh doanh mía đường, giáo dục, y tế, bất động sản, chứng khoán… Hiện nay, gia đình Đặng Văn Thành đang mâu thuẫn trầm trọng, vì Đặng Văn Thành yêu cầu con gái rót tiền cho anh hai Đặng Hồng Anh và em trai út Đặng Huỳnh Thái Sơn, nhưng Ức My nhất quyết không thực hiện, nhằm giữ uy tín với gia đình Nguyễn Xuân Phúc.

Theo thông tin nội bộ từ gia đình Đặng Văn Thành, thì Nguyễn Huỳnh Ức My đang nắm giữ khoảng 2 tỷ đô của vợ chồng Phúc – Thu…

Trong một đất nước kém phát triển, hàng triệu người dân Việt Nam còn khổ sở – không đủ tiền điều trị y tế, hàng trăm ngàn người phải đi vượt biên hoặc lao động xuất khẩu mỗi năm, với ước mong đổi đời để nuôi sống gia đình.

Vậy mà, đại gia đình Phúc – Thu tìm muôn ngàn phương thức, bòn rút ngân khố, cướp của nhân dân, lợi dụng hệ thống tư pháp non pháp và hèn kém, để tạo nên những bất công cho xã hội, nhằm thu lợi bất chính và xây dựng quyền lực.

Điều nguy hại hơn nữa là, không chỉ một cá nhân sử dụng quyền lực chính trị để hà hiếp người dân yếu thế, trả thù cá nhân, mà tư tưởng tội ác đó được tôi luyện như một "bản năng bền vững", nối truyền qua các thế hệ : Từ anh trai Nguyễn Quốc Dũng – nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Đà Nẵng, em vợ Trần Công Tấn – ông chủ đứng sau điện lực Sông Tranh I và II, con rể Vũ Chí Hùng – phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, và bản thân nguyên Thủ tướng Chính phủ – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, dọn đường cho cả thế hệ con cháu là Nguyễn Xuân Hiếu hiện là Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Giang – một kẻ bất tài vô dụng.

Tưởng chừng, Phúc – Thu chỉ tham lam, ngu dốt, nhưng vợ chồng này còn làm nhiều chuyện trái luân thường đạo lý, như : lừa thầy phản bạn, gắp lửa bỏ tay người, chỉ đạo bắt kết án oan sai nhiều cá nhân và doanh nghiệp, như Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc"), Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm"), Trầm Bê, Trần Bắc Hà…

Từ cổ chí kim chưa một bạo chúa tàn ác và ngu dốt nào mà có kết cục có hậu – cuối cùng số phận cũng bạc bẽo. Cái chết của Gaddafi, Saddam Hussein, là bài học điển hình về luật nhân quả.

Vì thế, nguyên Thủ tướng Chính phủ- Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và đệ nhất phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu, với bản tính tham lam, tâm địa độc ác, sẽ không thể tránh khỏi quy luật "ác giả ác báo". Càng mưu mô nham hiểm thì càng nhận được cái kết cục bi đát và bất ngờ !

Tin nội bộ

***********************

Vợ chồng Bảy Phúc vẫn cố gắng thanh minh mình vô tội

Trà My, Thoibao.de, 02/09/2024

Một trong những chủ đề được công luận quan tâm nhất hiện nay, có lẽ là câu chuyện xử lý các sai phạm của cựu Thủ tướng, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và gia đình.

nxp1

Sáng ngày 30/08/2024, ông Nguyễn Xuân Phúc -bìa phải) đã xuất hiện trong đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đến viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh 2/9.

Theo giới quan sát, sau khi cộng đồng mạng chia sẻ các thông tin liên quan đến ông Phúc, ông đã vắng bóng hẳn trên truyền thông nhà nước.

Nhưng bất ngờ, sáng 30/8, ông Nguyễn Xuân Phúc đã xuất hiện trong đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đến viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh 2/9.

Theo mô tả, phong thái, và vị trí đứng của ông Bảy Phúc hết sức lạc lõng, cùng với thái độ xa lánh của các lãnh đạo cấp cao khác trong buổi lễ. Điều này khiến cho cộng đồng mạng không khỏi nghi ngờ, về sự thất thế của một chính khách tên tuổi từng vang bóng một thời.

Được biết, trước Đại hội Đảng 13, ông Nguyễn Xuân Phúc là một trong 2 nhân vật lãnh đạo, được chọn làm trường hợp nhân sự "đặc biệt", để tái cử Đại hội 13.

Không chỉ như vậy, theo giới thạo tin, ông Nguyễn Xuân Phúc là một chính khách khôn ngoan và láu cá hơn người, đặc biệt trong việc sử dụng các thủ đoạn chính trị, để "gây thù, chuốc oán" với các "đồng chí" trong Đảng. Nhất là mối quan hệ giữa ông Bảy Phúc và phe cánh an ninh, tình báo của Bộ Công an, mà ông Tô Lâm đóng một vai trò rất quan trọng.

Những sai phạm của ông Bảy Phúc và phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu, liên quan đến các cáo buộc tham nhũng, rửa tiền, và chuyển tiền lậu ra nước ngoài, trong một loạt các đại án nghiêm trọng như Việt Á và Vạn Thịnh Phát của bà trùm Trương Mỹ Lan.

Theo đó, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Trần Thị Nguyệt Thu đã nhận hối lộ từ bà Trương Mỹ Lan lên tới 100 triệu USD.

Các nguồn tin nội bộ của thoibao.de khẳng định, hồ sơ điều tra của Bộ Công an, về các hành vi sai phạm của ông Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân, sẽ được đích thân Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm xem xét kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, việc xử lý hình sự đối với một thành viên "Tứ trụ" như ông Bảy Phúc, là điều chưa từng có tiền lệ, nên hết sức khó khăn.

Mới đây, một số tin đồn cho biết, những ngày gần đây, tại Hải Phòng dư luận xôn xao việc cựu Thủ tướng, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gây sức ép, để buộc các quan chức địa phương mở tiệc tiếp đón.

Nguồn tin cho hay, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Phúc trên đường đi Quảng Ninh "bái Phật cầu an", vào buổi chiều 28/8, đã ghé thành phố Hải Phòng nghỉ ngơi. Khi đó, ông Bảy Phúc đã chỉ đạo cho cựu Thư ký, thông báo với lãnh đạo Hải phòng rằng, ông Phúc và bà Thu xuống thăm Thành uỷ và cán bộ thành phố Hải Phòng.

Nguồn tin cho biết, khi nghe tin này, Bí thư Thành uỷ và Chủ tịch Hải phòng đã đùn đẩy, không ai muốn tiếp đôi vợ chồng đang chờ bị khởi tố bắt giam. Nhưng bất đắc dĩ, cuối cùng, cả 2 cũng phải mở tiệc tiếp đón.

Cũng theo tin đồn mà Thoibao.de không có điều kiện xác minh, trong buổi tiệc, ông Nguyễn Xuân Phúc dõng dạc tuyên bố :

"Những việc ồn ào trên mạng thời gian qua, là do tụi phản động cấu kết với một số lãnh đạo ngành công an biến chất, đã cố ý xúc phạm cá nhân tôi và gia đình".

Đồng thời, ông Bảy Phúc khẳng định : "bản thân tôi luôn luôn trong sáng như gương, đề nghị các đồng chí đừng hiểu nhầm và tiếp tay cho kẻ xấu tuyên truyền tin tức vô căn cứ đó".

Xin nhắc lại, trong một thể chế chính trị độc tài, độc đảng như nhà nước Việt Nam hiện nay, việc điều hành Nhà nước và xã hội không dựa vào Hiến pháp và pháp luật. Vì thế, việc truy cứu hình sự với ông Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân, là một quyết định hết sức khó khăn đối với Tổng bí thư Tô Lâm. 

Trà My

Published in Diễn đàn

Một nguồn tin nội bộ cho biết :

Nguyễn Quốc Dũng, sn 1947, là anh cả (miền Nam gọi là anh Hai) trong gia đình gồm 6 anh chị em. Dũng cũng có bản tính lưu manh, tham lam, độc ác giống như người em út (em Bảy) Nguyễn Xuân Phúc, sn 1954.

nxp1

Anh em Nguyễn Xuân Phúc & Nguyễn Quốc Dũng

Nhà sử học nổi tiếng người Hà Lan Rutger Bregman từng nói rằng bản chất con người vốn không xấu xa tận căn mà là do quyền lực : Chính quyền lực mới là thứ tác động trực tiếp đến các quyết định gây ra hậu quả kinh hoàng trong lịch sử mà đến ngày hôm nay, nhân loại vẫn rùng mình sởn ốc khi nhắc đến.

Điều đó có lẽ đúng trong trường hợp này, khi ở cương vị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP. Đà Nẵng, ông Quốc Dũng bòn vét từng đồng của cơ quan, cấu kết với Công an và Tòa án khởi tố, bắt giam, kết án oan sai nhiều doanh nghiệp, cá nhân – ngoài mục đích tư thù còn cướp tài sản của họ.

Cụ thể như hồi năm 2004, được sự chống lưng của Nguyễn Xuân Phúc (lúc đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam), Nguyễn Quốc Dũng phê chuẩn khởi tố, bắt giam Trung tá Hoàng Minh Công (điều tra viên Phòng Cảnh sát điều tra Công an Đà Nẵng) gán ghép tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Sau nhiều lần xét xử, tòa buộc phải tuyên vô tội. Đặc biệt, trong phiên toà, bị cáo – Trung tá Hoàng Minh Công tố cáo Viện trưởng Viện Kiểm sát Đà Nẵng Nguyễn Quốc Dũng cố tình trả thù, khởi tố vụ án trái luật.

Không dừng tại đó, vào năm 2007, Nguyễn Quốc Dũng ký quyết định truy tố Thiếu tướng Công an Trần Văn Thanh (Chánh thanh tra Bộ Công an) với tội danh gán ghép : "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân".

Ông Thanh là nạn nhân của sự trả thù phi nhân, gần như là muốn bức tử, khi ông bị điệu ra tòa án khi đang hôn mê, bị đẩy vào phòng xử với đầy đủ dây nhợ và máy trợ thở oxygen, để nghe lời tố cáo và tuyên án mình.

Lương tâm mà ác thì hành động bất nhân, anh em nhà Xuân Phúc từ trứng nước đã tìm nhiều phương kế triệt hạ đối thủ và hãm hại đồng môn.

Cần nói thêm Nguyễn Quốc Dũng có 2 cô con gái. Cô thứ nhất tên Nguyễn Thị Thúy Duyên (5 đời chồng) hiện đang ở bên Singapore tham gia đầu tư kinh doanh bất động sản và đứng tên tài sản cho "chú ruột" Nguyễn Xuân Phúc 1,2 tỷ đô la Mỹ. Duyên còn là cổ đông chiến lược của sòng bài Resorts World Sentosa toạ lạc trên hòn đảo Sentosa đẹp như tranh vẽ ở Singapore với diện tích rộng 8.733 mét vuông.

Cô con gái thứ hai tên Nguyễn Thị Ánh Linh, lấy cháu ruột bà Trương Mỹ Lan. Linh hiện nay đang cư trú tại San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ và sở hữu nhiều bất động sản. Thí dụ như căn hộ sang trọng tại thung lũng Silicon – vùng này là nơi đặt đại bản doanh của hơn 1.000 công ty công nghệ hàng đầu thế giới, nên giá bất động sản cực kỳ đắc đỏ, mức giá trung bình một căn nhà 1,67 triệu USD và cao nhất có căn lên tới 30 triệu đô USD.

Vợ chồng Linh hiện đứng tên tài sản cho chú ruột Nguyễn Xuân Phúc và bà cô Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát) 10 tỷ đô la Mỹ.

Ngày 8/10/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an khởi tố bắt giam Trương Mỹ Lan thì ngày 21/12/2022 vợ chồng Nguyễn Ánh Linh bị cục C03 triệu tập lên làm việc. Đến ngày 13/4/2023 thì vợ chồng Linh trốn chạy qua Campuchia bằng đường bộ để bay tới Hoa Kỳ đem theo cả những bí mật và sự thật về một đế chế tham lam, độc ác và lũng loạn nền kinh tế Việt Nam…

Quay lại nguyên Thủ tướng Chính phủ – Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Không có lãnh đạo nào lại tán tận lương tâm khi thấy đất nước đang lâm cảnh lầm than, hàng triệu người dân thiếu vaccin ngừa bệnh hoặc mắc kẹt ở xứ lạ quê người, thì lại tiếp tay cho vợ con cấu kết với gian thương buôn bán vật tư y tế và nâng khống giá kit test. Đệ nhất phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu gian thông với Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Việt Á, làm hàng chục nghìn người dân Miền Nam tử vong – vì siêu lợi nhuận, hối thúc chính quyền địa phương đưa ra quyết sách sai lầm khi ép buộc người dân xếp hàng dài đi thử Covid-19, nên họ bị lây chéo và chết oan trong cô đơn tại các bệnh viện dã chiến.

Chính vì vậy, nhiều người dân đặt câu hỏi : tại sao nguyên thủ một quốc gia như ông Nguyễn Xuân Phúc độc ác, tham lam như thế mà các ủy viên Trung ương Đảng và các đại biểu quốc hội vẫn cắm mặt bỏ phiếu ủng hộ – có những lần Phúc đạt tối đa gần 100% phiếu bầu để giữ các chức danh ?

Tin nội bộ

Nguồn : Thoibao.de, 28/08/2024

Published in Diễn đàn
mercredi, 21 août 2024 09:43

Lãnh đạo Ma zê in Việt Nam

Tôi đã sống ở nước ngoài 34 năm. Thực ra những chuyện nội bộ của Việt Nam tôi không biết và cũng ít quan tâm. Thông thường tôi cũng chẳng biết ông bà nào làm chức gì và họ đánh nhau ra sao. Khi có các vụ đánh nhau lớn hay các vụ xì can đan (scandale) thì tôi mới biết đến ông nọ bà kia.

Nhưng riêng chuyện ông Phúc nghẹo thì tôi lại biết ngay từ đầu, từ khi ông chưa vướng scandale. Ông vừa lên thủ tướng thì ông đã có một câu nói để đời : "Vietnam chúng ta phải xuất khẩu với các mác Ma zê in vietnam". Các bạn làm ơn cho biết các mác Ma zê in này bây giờ đang ở đâu. Sau vụ này, ông ta lại chơi một màn biểu diễn quá xuất sắc, đó là "Cờ mờ vờ - cờ mờ lờ vờ(Campuchia, Laos, Vietnam - Campuchia, Myanmar, Laos, Vietnam). Rất không may cho ông là thời đại này, những phát biểu của ông được ghi hình trên Youtube và người ta chuyển cho nhau xem được cho đến tận bây giờ. Những bước đi đầu tiên của ông đã là 1 trò hề cực tếu.

Việc những kẻ bất tài lên ngôi là chuyện thường tình ở các nước cộng sản. Và đương nhiên hậu quả là nhân dân và đất nước phải hứng chịu.

Tôi có một nhận xét như sau. Thông thường, những kẻ lãnh đạo có tài, họ nghĩ đến những việc lớn và họ cố gắng làm được những việc lớn cho đất nước, cho cộng đồng để họ sẽ được lưu danh. Còn những kẻ bất tài, chẳng nghĩ ra được cái gì cả (đọc không thông thì làm được gì ?). Chẳng nghĩ ra được gì, thì chỉ nghĩ đến việc làm riêng cho mình bằng cách "ăn cắp" (ăn hối lộ thì cũng là ăn cắp chứ gì). Ăn cắp là dễ nhất, nhất là ăn cắp ở nước cộng sản khi người ta ở đỉnh cao quyền lực. Các bạn đừng có kết tội tôi là phản động. Điều này đã được chứng minh qua thực tế của tất cả các nước cộng sản và nó cũng đang diễn ra hàng ngày trước mắt các bạn.

Thời gian qua, trên mạng xã hội, các bạn có thể đã biết Ủy ban kiểm tra trung ương đã hoàn tất hồ sơ khởi tố, bắt giam vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc-Trần Thị Nguyệt Thu về nhiều tội danh (1) :

1. Nhận hối lộ 100 triệu Mỹ kim. Thực ra nhận hơn con số này rất nhiều nhưng 100 triệu là có bằng chứng không thể chối cãi. Liên quan đến Mỹ Lan, còn cả cả chuyện rửa tiền hàng tỷ USD qua Hồng Kong. Vụ này có liên quan đến cả Trương Khánh Hoàng (cháu của Mỹ Lan), quyền tổng giám đốc Ngân hàng SCB.

2. Phúc nhiều lần nhận hàng triệu đô từ Phan Quốc Việt (Vụ Việt Á). Vợ Phúc nhận hai triệu đô từ bà Kỳ vợ của Nguyễn Thanh Long (Bộ trưởng Y tế). Khi Công an bắt ông Long thì Đảng bộ bộ Y tế có đơn và chữ ký tập thể xin tha cho bà Kỳ, vợ ông Long vì bà Kỳ bị bắt sẽ khai ra bà Thu vợ ông Phúc. Đây là mẹo của Phúc chạy tội cho vợ. Hiện nay Công an triệu tập tất cả những người viết đơn để làm sáng tỏ sự việc. Đấy, toàn mẹo vặt để ăn cắp.

3. Vụ siêu dự án Sài Gòn Đại Ninh. Ông cựu phó thủ tướng Trương Hòa Bình khai là đã nhận của ông Hoàng Thanh Bách và Nguyễn Cao Trí (2 đại diện của công ty Sài Gòn-Đại Ninh, chủ đầu tư dự án) 9 triệu đô Mỹ. Sau đó ông Trương Hòa Bình đã tách bỏ cho Nguyễn Xuân Phúc 3 triệu đô. Trương Hòa Bình hiện cũng đang bị cấm xuất cảnh và cũng có thể sẽ bị bắt trong thời gian tới.

4. Tẩu tán tài sản. Cơ quan điều tra xác minh vợ chồng Phúc-Thu đã chuyển tiền với số lượng lớn ra nước ngoài, tổng cộng 53 lượt, trong đó Mỹ 31 lần với số tiền khoảng 260 triệu đô. Vợ chồng Phúc-Thu còn nhờ rất nhiều người khác, chuyển tiền hay đứng tên rất rất nhiều tài sản, bất động sản, resort ven biển ở Quảng Nam, Nha trang… Nhiều quá kể ra không hết.

Tội ác của kẻ lãnh đạo ngu dốt chỉ nghĩ được cho mình và những kẻ cộng sự đang được tổng kết và dần dần sẽ được đưa ra ánh sáng.

Hoàng Quốc Dũng

(21/08/2024)

(1) Đọc thêm :

Hồ sơ thụ lý vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc đã hoàn tất, tiếp theo là gì ?

Cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc e khó qua khỏi con trăng này

Published in Quan điểm

Vì sao việc khởi tố bắt giam vợ chồng Bảy Phúc, không phải chuyện một sớm, một chiều ?

Trà My, Thoibao.de, 21/08/2024

Một trong những chủ đề liên quan đến chính trường Việt Nam, được công luận quan tâm theo dõi và bám sát nhất, có lẽ là việc xử lý các sai phạm của cựu Thủ tướng, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và gia đình.

nxp4

Cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế – người được mệnh danh là ông "trùm" truyền thông, lại bị bắt vào đầu năm 2024.

Cách đây ít lâu, giới thạo tin tiết lộ, một bộ phận lãnh đạo cấp cao trong Đảng đã nhận được tài liệu phổ biến "nội bộ". Nội dung là phải triệt hạ bằng hết chân rết quyền lực của ông Phúc cùng với đồng đảng ở khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, và các tỉnh lân cận.

Theo đó, đây là một phe cánh chính trị rất nguy hiểm, đã gây chia rẽ trầm trọng trong nội bộ Đảng, và đã thực hiện các hành vi tham nhũng có tổ chức, với quy mô hết sức nghiêm trọng. Phe cánh chính trị của Nguyễn Xuân Phúc đã sử dụng hệ thống truyền thông do Nguyễn Công Khế cầm đầu, để hỗ trợ đưa tin trong cuộc chiến nội bộ giữa các phe cánh trong Đảng.

Đó cũng là lý do, vì sao, cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế – người được mệnh danh là ông "trùm" truyền thông, lại bị bắt vào đầu năm 2024. Ở thời điểm đó, giới thạo tin đã tin rằng, nạn nhân tiếp theo của Bộ trưởng Công an Tô Lâm sẽ là Bảy Phúc, chứ không phải là ông Tư Sang – một người được cho là "đại ca" trực tiếp của ông Khế.

Công luận đặt vấn đề, tại sao, sau khi ông Phúc bị buộc phải thôi chức Chủ tịch nước vào đầu năm 2023, người ta thấy ông Bảy Phúc bất ngờ đến thăm cựu Thủ tướng Ba Dũng, tại tư gia ở Sài Gòn ?

Tại sao, người xử lý ông Phúc là Tổng Trọng, và Bộ trưởng Công an Tô Lâm lúc đó chỉ là "đầu sai" của Tổng bí thư, nhưng Bảy Phúc vẫn biết rất rõ, tiếng nói của ông Ba Dũng có trọng lượng trong mọi quyết định của Bộ trưởng Tô Lâm. Điều đó cũng có nghĩa là, ông Phúc đã biết rất rõ mối quan hệ trong "bóng tối" giữa Tô Lâm và ông Nguyễn Tấn Dũng.

Trở lại vấn đề, các nguồn tin nội bộ của thoibao.de khẳng định, hồ sơ điều tra của Bộ Công an đối với các hành vi sai phạm của ông Phúc và phu nhân Nguyệt Thu, có liên quan đến việc nhận hối lộ, rửa tiền, đã được đặt trên bàn làm việc của Tô Tổng.

Vẫn theo giới thạo tin, hồ sơ này sẽ được đích thân Tô Tổng xem xét kỹ lưỡng, trước khi chuyển tới các thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghiên cứu. Cuối cùng, hồ sơ sẽ được thống nhất trong một cuộc họp xét kỷ luật của Bộ Chính trị, có sự tham gia của các thành viên Ban Bí thư.

Theo nguồn tin nội bộ, loạt hành vi sai phạm của ông Nguyễn Xuân Phúc và Trung tướng Trần Văn Vệ, bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá là "đặc biệt nghiêm trọng".

Đồng thời, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng yêu cầu ông Phúc phải giải trình, về việc dùng quyền lực cá nhân, để can thiệp chỉ đạo một số vụ án. Đó là lý do vì sao, theo nguồn tin, không chỉ vợ chồng ông Phúc, mà cả Trung tướng Trần Văn Vệ cũng có nguy cơ bị khởi tố, bắt giam, trong thời gian tới, sau khi Bộ Chính trị họp bàn và thông báo kết luận cuối cùng.

Công luận cho rằng, trong thời gian hơn 13 năm cầm quyền, trên cương vị Tổng bí thư, ông Trọng đã chống tham nhũng một cách nửa vời. Điều đó đã đánh mất sức chiến đấu của Đảng, và lòng tin của người dân.

Dẫu trên tinh thần "đốt lò" không có vùng cấm, không có ngoại lệ, để làm gương, nhưng việc truy tố một cựu Ủy viên Bộ Chính trị như ông Nguyễn Xuân Phúc, không phải là chuyện dễ dàng. Bởi "cả làng tham nhũng chứ mình Phúc đâu ?", nghĩa là, không chỉ xử lý một trường hợp của ông Bảy Phúc, mà phải xử lý tất cả những người liên quan.

Có lẽ, đây là lý do, việc xử lý, khởi tố, và bắt giam ông Nguyễn Xuân Phúc không phải là chuyện ngày 1 ngày 2, mà Tô Tổng và Bộ Chính trị sẽ còn phải "nâng lên, đặt xuống" nhiều lần.

Trà My 

Nguồn : Thoibao.de, 21/08/2024

*************************

Hồ sơ khởi tố bắt giam vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc & Trần Thị Nguyệt Thu đã hoàn tất

Tin nội bộ, Thoibao.de, 19/08/2024

Một nguồn tin nội bộ cho biết :

Nguyên Thủ tướng chính phủ – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu vẫn đang thụ lý ở cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an và Ủy ban Kiểm tra trung ương.

nxp1

Vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc & Trần Thị Nguyệt Thu, và Vũ Chí Hùng & Nguyễn Thị Xuân Trang - những tay hòm chìa khóa của ông Phúc trong một chuyến tạ lễ

Trong số các nội dung mà cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và Ủy ban Kiểm tra trung ương đang làm việc với vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc và Trần Thị Nguyệt Thu :

1. Nổi bật nhất là vụ nhận hối lộ của Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát) 100 triệu đô la Mỹ

Ủy ban Kiểm tra trung ương yêu cầu ông Phúc giải trình mối quan hệ với bà Trương Mỹ Lan, quá trình nhận tiền và số tiền đó hiện cất giấu ở đâu ?

Đáng chú ý, con số 100 triệu đô la Mỹ là số tiền mà cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an chứng minh được. Còn con số thật sự mà bà Trương Mỹ Lan khai báo còn lớn hơn nhiều.

Ngoài ra, Nguyễn Xuân Phúc còn tạo còn điều kiện cho vợ là bà Trần Thị Nguyệt Thu và con gái Nguyễn Thị Xuân Trang tham gia đường dây rửa tiền cả tỷ đô la Mỹ từ Việt Nam tuồn qua Hồng Kông trong thời gian 2021 – 2022. Đây là khoản tiền mà bà Trương Mỹ Lan ủy nhiệm cho Trương Khánh Hoàng (cháu ruột của Trương Mỹ Lan) thực hiện, lúc đó Trương Khánh Hoàng giữ chức quyền tổng giám đốc Ngân hàng SCB.

2. Nội dung nổi bật thứ hai là vụ Việt Á liên quan đến Test kits Covid 19

Ngoài việc Nguyễn Xuân Phúc nhận trực tiếp từ Phan Quốc Việt (Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á) nhiều triệu đô la Mỹ, Trần Thị Nguyệt Thu còn nhận từ bà Kỳ – vợ Nguyễn Thanh Long (lúc đó là Bộ trưởng Bộ Y tế) – 2 triệu đô la Mỹ.

Khi cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an bắt giam ông Long thì Đảng bộ Y tế có đơn và chữ ký tập thể xin tha cho bà Kỳ, vợ của ông Long. Việc này do Nguyễn Xuân Phúc hướng dẫn để bảo vệ cho vợ của mình (Trần Thị Nguyệt Thu) khỏi vướng vòng lao lý, vì nếu bà Kỳ bị bắt thì sẽ lòi ra bà Thu. Hiện nay Ủy ban Kiểm tra trung ương triệu tập những người viết đơn xin tha cho tội cho bà Kỳ.

Hiện nay, với chứng cứ rõ ràng, bà Trần Thị Nguyệt Thu đã thừa nhận có nhận số tiền đó (2 triệu đô la Mỹ) nhưng khai đó là tiền đầu tư chung kinh doanh thuốc tây (bà Kỳ có chuỗi cửa hàng kinh doanh thuốc tây).

3. Nội dung nổi bật thứ ba là vụ siêu dự án Sài Gòn Đại Ninh

Ủy ban Kiểm tra trung ương đưa bản khai của nguyên phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về việc ông Bình khai nhận của ông Hoàng Thanh Bách và ông Nguyễn Cao Trí (cả hai là đại diện pháp luật của Công ty Sài Gòn Đại Ninh – chủ đầu tư siêu dự án Sài Gòn Đại Ninh) 9 triệu đô la Mỹ tại nhà công vụ ở Hà Nội. Trương Hòa Bình trình bày, sau đó có đưa cho Nguyễn Xuân Phúc 3 triệu đô la Mỹ.

Hiện nay Trương Hòa Bình đang bị cấm xuất cảnh và có thể bị khởi tố bắt giam trong thời gian tới.

4. Nội dung nổi bật thứ tư là tẩu tán tài sản

Theo hồ sơ vụ án từ năm 2015 đến nay ngoài việc nhờ Bùi Thị Thu Hà (nguyên là vợ của thiếu tướng Đàm Thanh Thế) đứng tên, vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc và Trần Thị Nguyệt Thu đã nhanh tay tẩu tán tài sản qua thành phố Chicago ở nước Mỹ và thành phố Melbourne ở nước Úc.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an rà soát các lần chuyển tiền ra nước ngoài của vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc và Trần Thị Nguyệt Thu, xác minh hơn 53 lượt chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, nhiều nhất là tại Mỹ 31 lần với số tiền lên tới 260 triệu đô la Mỹ.

Nguyễn Xuân Phúc nhờ con rể Vũ Chí Hùng và Trần Hào Nam (cháu của Trần Thị Nguyệt Thu) đứng tên nhiều bất động sản tại Việt Nam. Vũ Chí Kiên, bố đẻ của Vũ Chí Hùng, cũng được xí phần khi Nguyễn Xuân Phúc nhờ đứng tên 2 khách sạn tại đường Thái Văn Lung, quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh, và 3 resort nghỉ dưỡng ven biển tại thành phố Hội An (Quảng Nam) và Nha Trang (Khánh Hòa).

Cho đến nay hồ sơ để khởi tố nguyên Thủ tướng – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu, và nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã hoàn tất.

Những hành vi phạm tội của gia đình Nguyễn Xuân Phúc và cộng sự đang dần được đưa ra ánh sáng công luận và chờ ngày công lý được thực thi.

Vợ chồng ông Bảy Phúc Nguyệt Thu thế là hết đời, Phơ Thủ tướng Trương Hòa Bình nguy hiểm ! – Nhân Việt TV

Tin nội bộ

Nguồn : Thoibao.de, 19/08/2024

***************************

Hồ sơ cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Trung tướng Trần Văn Vệ

Tin nội bộ, Thoibao.de, 20/08/2024

Nguồn tin nội bộ tiếp tục cho biết :

Ủy ban Kiểm tra trung ương đang làm việc với Nguyễn Xuân Phúc về hành vi "ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật".

Năm 2019 trong cương vị Thủ tướng chính phủ, ông Phúc đã hai lần gọi Trung tướng Trần Văn Vệ – Phó Thủ trưởng thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an – lên giao nhiệm vụ bằng mọi cách phải khởi tố bắt giam Đại tá Nguyễn Duy Linh – Tổng cục phó Tổng cục Tình báo. Nguyễn Duy Linh là con trai Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng – Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh – "thủ trưởng" cũ của Tô Lâm.

Nguyễn Xuân Phúc hứa làm xong sẽ cho Trần Văn Vệ ở lại thêm 2 năm và đặc cách (vì lúc đó Vệ đã hết tuổi quy hoạch lên Thứ trưởng Bộ Công an) cho lên kế nhiệm Thượng tướng Lê Quý Vương làm Thứ trưởng Bộ công an kiêm chức vụ Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

nxp2

Nguyễn Xuân Phúc và Trung tướng Trần Văn Vệ.

Trung tướng Trần Văn Vệ, lúc đó như "mèo mù vớ cá rán", đã tìm mọi cách ngụy tạo hồ sơ, thúc cung, mớm cung, ép cung và đe doạ Vũ "nhôm" (tức Phan Văn Anh Vũ), bắt phải khai "túi quà" biếu tặng Nguyễn Duy Linh với mục đích tặng quà là nhờ Linh "giúp đỡ".

Cuối cùng Nguyễn Duy Linh bị tòa án kết tội nhận hối lộ từ Vũ "nhôm" với số tiền nhiều triệu USD. Nhưng nhờ sự can thiệp của Bộ trưởng công an Tô Lâm lúc đó, nên Nguyễn Duy Linh chỉ bị cáo buộc nhận hối lộ 5 tỷ đồng và bị tuyên án 14 năm tù. Theo giới thạo tin, Nguyễn Duy Linh tuy mang tiếng ngồi tù nhưng trong thực tế chỉ như đi nằm viện nghỉ dưỡng, nghĩa là vẫn được nhân viên trại giam cúc cung phục vụ.

nxp3

Ông Nguyễn Duy Linh thừa nhận trong 5 lần nhận quà từ Phan Văn Anh Vũ có một lần có tiền. Ảnh : TTXVN

Nguyễn Duy Linh là con trai duy nhất của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, một "bố già" khét tiếng trong ngành công an. Theo tin đồn, do nhục nhã và cay cú, tướng Hưởng thề sẽ bắt bằng được Nguyễn Xuân Phúc.

Vụ án Nguyễn Duy Linh được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mâu thuẫn giữa hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Tô Lâm.

Nguyễn Xuân Phúc còn sai Trung tướng Trần Văn Vệ sử dụng các thủ đoạn nham hiểm ép buộc ông Trần Phương Bình – Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á – khai gian dối khoản tiền cho Vũ "nhôm" vay là tiền của ngân hàng, nhưng thực ra khoản tiền đó là tiền Vũ góp cổ đông.

Hành vi của Trung tướng Trần Văn Vệ và Nguyễn Xuân Phúc, theo Ủy ban Kiểm tra trung ương đánh giá, là "đặc biệt nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân, làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của ngành tư pháp và công bằng xã hội".

Ủy ban Kiểm tra trung ương yêu cầu Nguyễn Xuân Phúc giải trình việc chỉ đạo Trung tướng Trần Văn Vệ làm lệch chuẩn hồ sơ liên quan đến các vụ án của Vũ "nhôm" – hồ sơ kết tội không có căn cứ khoa học, dựa ý chí chủ quan của thẩm phán, trong đó có cả việc dùng phạm nhân ở cùng phòng giam ép cung và điều tra viên tự ý ghi và ép ký vào biên bản hỏi cung.

Vì vậy, không chỉ Nguyễn Xuân Phúc mà cả Trung tướng Trần Văn Vệ cũng có nguy cơ bị khởi tố bắt giam trong thời gian tới.

Được biết, cánh Đà Nẵng và Vũ "nhôm", tướng Hưởng đang hồ hởi với tin khả năng Nguyễn Xuân Phúc và Trần Văn Vệ bị khởi tố. Bây giờ chỉ còn chờ quyết định cao nhất từ Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm.

Bố già Nguyễn Văn Hưởng báo thù vợ chồng Bảy !

Tin nội bộ

***************************

Mối thâm thù của Nguyễn Xuân Phúc

Tin nội bộ, Thoibao.de, 21/08/2024

Nguồn tin nội bộ cung cấp thêm một vài chi tiết :

Hồi tháng 9/2017 Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Thủ tướng đã chỉ đạo kỷ luật Bí thư tỉnh Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh với tội danh "Kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực", dù đã biết bằng đại học mà Nguyễn Xuân Anh sử dụng là bằng thật do trường California Southern University cấp. Bằng này được nhiều nước trên thế giới công nhận, nhưng chưa được Bộ Giáo dục Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chấp nhận, bởi lý do Phúc có mối thâm thù với Nguyễn Văn Chi (bố của Nguyễn Xuân Anh).

phuc1

Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Văn Chi và Nguyễn Xuân Anh.

Hồi Nguyễn Xuân Phúc chưa lên làm Phó Thủ tướng, Nguyễn Văn Chi – khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị và là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương – trong buổi tiệc tổ chức tại 189 đường Cách Mạng Tháng 8, Thành phố Đà Nẵng (nhà cố bí thư Nguyễn Bá Thanh) đã đuổi vợ chồng Phúc & Thu ra khỏi nhà. Lý do là trong lúc Nguyễn Văn Chi và Nguyễn Xuân Phúc lời qua tiếng lại, ông Chi cầm ly rượu vang ném mạnh vào đầu ông Phúc. Vừa đau vừa nhục trước mặt mọi người, ông Phúc đã bỏ ra về và mang mối hận này suốt đời. Kỷ luật Nguyễn Xuân Anh, con của Nguyễn Văn Chi chỉ là một biểu hiện.

Về Nguyễn Xuân Phúc, ngay cả bằng cấp của ông là một câu hỏi lớn. Ông Phúc khai lý lịch rằng ông theo học ngành Quản lý Kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore. Nói đến trường Đại học Quốc gia Singapore thì đây là trường đại học lâu đời nhất Singapore, thành lập năm 1950, đứng thứ 21 trong tóp trường Đại học danh giá trên thế giới. Sinh viên theo học phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh và không có trợ giảng bằng tiếng nước khác. Nguyễn Xuân Phúc một chữ tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết, toàn đọc "cờ lờ mờ vờ" (CLMV - Campuchia, Laos, Myanmar, Vietnam), nhưng lại có bằng quốc tế Singapore.

Ngoài ra, về bằng tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân của Nguyễn Xuân Phúc, khi Cơ quan Cảnh sát điều tra yêu cầu nhà trường cung cấp bản trích lục thì Phó Hiệu trưởng Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Văn Cường báo cáo là hồ sơ không có sinh viên nào tên Nguyễn Xuân Phúc, sinh ngày 20/7/1954, quê quán Quế Phú – Quế Sơn – Quảng Nam, từng thi và học tại đây.

Trở lại chuyện tướng Trần Văn Vệ mà đã trình bày ở phần trên (Nguyễn Xuân Phúc và Trung tướng Trần Văn Vệ), tướng Vệ có đệ tử thân tín là Đại tá Đặng Xuân Quỳnh, hiện nay làm Phó Giám đốc Công an Yên Bái.

Hồi năm 2020, ông Quỳnh có nhận của Huỳnh Đức Thơ – nguyên Bí thư Đà Nẵng – nhiều triệu đô la Mỹ để giúp Thơ thoát tội. Thơ hiện nay đang mua nhà bên Úc để tìm đường chạy trốn.

Cần biết thêm, Đại tá Đặng Xuân Quỳnh hiện nay đang trong tầm ngắm với cáo buộc làm gián điệp cho tình báo Hoa Nam. Quỳnh cũng là cánh tay phải của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Quỳnh được cài cắm nhằm cung cấp thông tin tình báo kinh tế cho Hoa Nam (Trung Quốc).

Đại tá Đặng Xuân Quỳnh mấy ngày gần đây lo lắng, sợ hãi nên đã đến xin Hồ Đức Phớc ra tay cứu, vì Hồ Đức Phớc sắp được Phạm Minh Chính đề cử lên Phó Thủ tướng (sẽ được chính thức công bố trong thời gian tới).

Với bản tính tráo trở và lưu manh, không biết Hồ Đức Phớc có dang tay cứu Đặng Xuân Quỳnh hay không ? Nhưng nếu không cứu, thì rất có thể Quỳnh sẽ khai hết việc Phớc cùng tham gia làm gián điệp kinh tế cho Trung Quốc.

Ủy ban Kiểm tra trung ương yêu cầu làm rõ việc Nguyễn Xuân Phúc thông qua con rể Vũ Chí Hùng cấu kết với Vũ Văn Tiền – Tiền "còi" quê Thái Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Geleximco – tiến hành đầu tư dự án Trung tâm logistics và Cảng tổng hợp container Cái Mép Hạ, với diện tích 1.200 ha và tổng số vốn đầu tư lên tới 1 tỷ 740 triệu USD.

Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng yêu cầu làm rõ việc thu hồi Cảng Quy Nhơn – Công ty cổ Phần Cảng Quy Nhơn do doanh nghiệp tư nhân ông Lê Hồng Thái quản lý – để chuyển giao trái pháp luật cho con rể của ông Nguyễn Xuân Phúc là Vũ Chí Hùng – nhưng không đền bù đúng theo quy định pháp luật hiện hành. Còn nguồn tiền đầu tư thì ông Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) chi ra.

Nói chung những hành vi phạm tội của gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc và cộng sự đã dần dần được đưa ra ánh sáng – ngày công lý được thực thi sẽ không xa.

Cho đến nay hồ sơ để khởi tố bắt giam nguyên Thủ tướng chính phủ – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu, nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Trung tướng Trần Văn Vệ và Đại tá Đặng Xuân Quỳnh, Phó Giám đốc Công an Yên Bái đã hoàn tất và chờ được giải tòa. 

Vì sao Bảy Phúc xin gặp Tổng bí thư Tô Lâm ? Không được lại đòi gặp Chánh án Nguyễn Hòa Bình, cũng không xong !

Tin nội bộ

Nguồn : Thoibao.de, 21/08/2024

------------------------------------------

Đọc thêm

Khối tài sản khổng lồ của Đế chế gia đình Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Tài sản của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Published in Diễn đàn

Nguyễn Xuân Phúc nhận hối lộ của Trương Mỹ Lan 100 triệu đô la Mỹ

Tin nội bộ, Thoibao.de, 09/08/2024

Một nguồn tin nội bộ cho biết :

Trong thời gian gần đây, nguyên Thủ tướng – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã bị cơ quan Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công An mời lên làm việc 5 lần tại số 47 Phạm Văn Đồng – Cầu Giấy- Hà Nội. Tuy nhiên sáng ngày 5/8 Phúc có đơn gửi cơ quan Cảnh sát điều tra xin được phục vụ cơ quan tố tụng tại nhà riêng vì lý do đang mắc bệnh hiểm nghèo.

phuc1

Ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Trương Mỹ Lan

Phúc trình bày mắc bệnh nhưng Phúc vẫn lượn lờ tham gia các hội nghị nhằm chứng minh bản thân vẫn bình thường, không có chuyện gì xảy ra. Tối ngày 7/8 vừa qua Phúc có tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Thượng Đức tại Quảng Nam với tâm trạng mệt mỏi, bất an và chán trường nên hình ảnh Phúc bị hạn chế đăng trên các mặt báo của tỉnh Quảng Nam.

Hiện nay cơ quan điều tra đã có đủ bằng chứng khẳng định Nguyễn Xuân Phúc – nguyên Thủ tướng chinh Phủ, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – nhận của bà Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát) 100 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, Phúc vẫn đang chối cãi và có khả năng nay mai sẽ phải thỏa hiệp để xin giảm nhẹ hình phạt.

Chúng ta chờ xem công lý có được thực thi hay không – "lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát".

Hiện nay, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm – mặc dù mới vừa lên chức Thứ trưởng Bộ Công an – nhưng vẫn là người đứng đầu Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (C03) Bộ Công an với cương vị là Cục trưởng C03.

Trong thời gian tới, Đại tá Nguyễn Quang Phương (sn 1976, quê quán Quảng Ninh) – hiện là Cục phó C03 – sẽ lên nắm giữ chức vụ Cục trưởng C03, kế nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm.

Tin nội bộ

Nguồn : Thoibao.de, 09/08/2024

********************************

Nguyễn Xuân Phúc sắp bị bắt ?

Tin nội bộ, Thoibao.de, 04/08/2024

Ông Nguyên Xuân Phúc, nguyên Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước Việt Nam đang bị Ủy Ban Kiểm tra Trung ương gọi lên làm việc liên quan đến tài liệu chứng minh nhận hối lộ của Trương Mỹ Lan, Cao Minh Trí (Giám đốc Truyền thông Trường Phổ thông Duy Tân) và Phan Quốc Việt (Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á).

phuc2

Cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và vợ, bà Trần Nguyệt Thu

Hiện nay Nguyễn Xuân Phúc và Trần Nguyệt Thu (vợ) bị cấm xuất cảnh.

Để tránh bị phát giác khối tài sản nhiều ngàn tỷ, bà Thu đã nhờ Bùi Thị Thu Hà là vợ thiếu tướng Đàm Thanh Thế đứng tên giùm. Đàm Thanh Thế là người có họ hàng với Nguyễn Xuân Phúc (anh em đằng mẹ Nguyễn Xuân Phúc).

Hồi cuối năm 2013, Đàm Thanh Thế xin biệt phái từ ngành công an để chuyển sang làm Vụ trưởng trong Văn phòng Chính phủ, thư ký riêng cho ông Nguyễn Xuân Phúc (lúc đó ông Phúc là Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo 389).

phuc3

Trung tướng Trần Văn Vệ

Tháng 7/2016 sau khi Nguyễn Xuân Phúc lên làm Thủ tướng, Đàm Thanh Thế được bổ nhiệm giữ chức Chánh Văn phòng Thường trực BCĐ 389. Đây là cơ quan trung ương quyền lực, chỉ đạo các hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của Chính phủ. Có thể nói, Đàm Thanh Thế nắm giữ một vị trí trung gian rất "màu mỡ", có quyền lực rất lớn, kiếm được rất nhiều tiền trong hơn 5 năm ở đây.

Khi đang làm Thủ tướng, Nguyễn Xuân Phúc dùng Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và Trung tướng Trần Văn Vệ – Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát – khởi tố bắt giam nhiều cán bộ, doanh nghiệp để trả thù cá nhân, cũng như tiêu diệt đường chính trị của họ nhằm rộng đường thăng tiến của mình.

phuc4

Đại tá Nguyễn Duy Linh, Cục phó Cục Tình báo Bộ Công an

Điển hình như vụ án liên quan đến Vũ Nhôm (Phan Văn Anh Vũ) khi chứng cứ kết tội dựa vào suy đoán của cơ quan tố tụng, người bán đất công vụ là nhà nước là nguyên nhân phạm tội thì không xét xử mà lại kết tội người mua. Tại tòa án ngày 1/7/2020 Vũ Nhôm hỏi quan tòa : "có chứng cứ nào khẳng định bị cáo cấu kết với lãnh đạo Đà Nẵng…". Quan tòa trả lời : "dựa vào kết luận điều tra và cáo trạng đủ chứng minh có sự cấu kết…".

Thực trạng này phản ánh nền tư pháp của Việt Nam không dựa trên hiến pháp, công lý hay sự thật mà tùy thuộc vào ý chí chủ quan của lãnh đạo và việc mua bán công lý.

Hơn nữa, Nguyễn Xuân Phúc còn cướp Cảng Quy Nhơn – Công ty cổ Phần Cảng Quy Nhơn do doanh nghiệp tư nhân ông Lê Hồng Thái quản lý để chuyển giao cho con rể của ông Phúc là Vũ Chí Hùng, còn nguồn tiền đầu tư ông Phúc yêu cầu Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) chi ra.

Phúc còn dùng Trung tướng Trần Văn Vệ để khởi tố bắt giam nhiều phe cánh của Tô Lâm và Trần Đại Quang. Chẳng hạn như vụ án của Đại tá Nguyễn Duy Linh, Cục phó Cục Tình báo Bộ Công an, con trai Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng – Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh – "thủ trưởng" cũ của Tô Lâm.

Đây được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mâu thuẫn giữa ông Phúc và Tô Lâm.

phuc5

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an

Năm 2019, ông Phúc "bật đèn xanh" cho Tướng Trần Văn Vệ, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an, sờ gáy Đại tá Nguyễn Duy Linh và Hồ Hữu Hòa, về tội "nhận hối lộ" và "môi giới hối lộ". Hồ Hữu Hòa vốn là thầy phong thủy, nên thân quen với nhiều ủy viên Bộ Chính trị và các tướng lĩnh công an.

Đại tá Nguyễn Duy Linh nhận hối lộ từ Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm", với số tiền nhiều triệu USD. Nhưng nhờ Bộ trưởng Tô Lâm, nên Nguyễn Duy Linh chỉ bị cáo buộc nhận hối lộ 5 tỷ đồng, và bị tuyên án 14 năm tù. Theo giới thạo tin, Nguyễn Duy Linh mang tiếng ngồi tù, nhưng cũng chỉ như đi nằm viện nghỉ dưỡng.

Nguyễn Duy Linh là con trai duy nhất của Tướng Hưởng, một "bố già" khét tiếng trong ngành công an. Theo tin đồn, do nhục nhã và cay cú, Tướng Hưởng thề sẽ bắt bằng được ông Phúc.

Sắp tới Nguyễn Xuân Phúc có thể bị khởi tội nhận hối lộ, còn Trung tướng Trần Văn Vệ có thể bị khởi tố vì liên quan đến tội bỏ lọt tội phạm và bảo kê đánh bạc.

Tin nội bộ

*******************************

Những nhân vật liên quan đến vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc (tiếp theo bài "Về cái chết của ông Vũ Tiến Lộc)

Tin nội bộ, Thoibao.de, 07/08/2024

Một nguồn tin nội bộ cho biết :

Nguyên đệ nhất phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu bị nhiều người lên án là "độc ác" – "tham lam", sống không có liêm sỉ. Quá khứ của Thu quá nhơ nhớp khi làm nhân viên Massage cho khách sạn Thu Bồn Đà Nẵng, còn chức danh kế toán cho khách sạn chỉ là "màn thưa che mắt thánh".

phuc6

Nguyễn Xuân Phúc, Trần Văn Vệ và Đặng Xuân Quỳnh

Có nhiều tài liệu của cơ quan An Ninh kinh tế chứng minh từ năm 2016 cho đến năm 2020, Trần Thị Nguyệt Thu đã cấu kết với nhiều đối tượng đầu cơ tài chính lũng loạn thị trường chứng khoán của Việt Nam (cá nhân Trần Nguyệt Thu được hưởng lợi bất chính 12 ngàn tỷ VNĐ từ nguồn tiền chứng khoán).

Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Bộ Công an có khả năng sẽ khởi tố bắt tạm giam nguyên Thủ tướng Chính phủ – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc về tội nhận hối lộ, và vợ Trần Thị Nguyệt Thu về các tội "thao túng thị trường chứng khoán" và " sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán".

Tính trước ngày hoạn nạn này không sớm thì muộn sẽ xảy ra và để tránh mang tiếng cũng như bị liên đới, Thiếu tướng Đàm Thanh Thế (có họ hàng với ông Phúc – anh em đằng mẹ ông Phúc) đã viết đơn xin ly dị bà Bùi Thị Thu Hà. Bà Hà là người đứng tên tài sản cho gia đình Nguyễn Xuân Phúc, hiện nay bà Hà thường xuyên đến khu biệt thự Tây Hồ – Hà Nội sống cùng gia đình ông Phúc.

Còn Trung tướng Trần Văn Vệ có khả năng bị bắt về tội "Làm sai lệch hồ sơ vụ án, bỏ lọt tội phạm" và tội "nhận hối lộ" -"bảo kê đánh bạc trên không gian mạng".

Tướng Vệ sống với tâm lý lo sợ và hoang mang suốt mấy năm qua vì sợ gia đình Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng – nguyên Thứ trưởng Công an – trả thù. Nguyên do là vì tướng Vệ thu thập chứng cứ ngụy tạo, cấu thành hồ sơ tạo tiền đề cho Trung tướng Đỗ Văn Hoành khởi tố, bắt giam Nguyễn Duy Linh, con trai tướng Hưởng. Do đó tướng Vệ đã bán căn nhà số 5 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội – và đến sống cùng gia đình con gái Trần Vân Anh (sinh năm 1993).

Trần Vân Anh có chồng là Đại tá Nguyễn Quốc Đoàn, đang giữ chức Bí thư Lạng Sơn (nơi mới xảy ra vụ nguyên dàn lãnh đạo công an tỉnh này làm gián điệp cho Trung Quốc). Đoàn được biết đến là thăng tiến thần tốc từ Giám đốc Công an Huế cho đến Phó Bí thư Huế, rồi Bí thư Lạng Sơn.

Với trình độ yếu kém, năng lực hạn chế, Đoàn chỉ có thể tiến thân bằng cách cặp bồ với các phụ nữ có chồng là quan chức. Vợ đầu của Đoàn chết vì tự sát khi nghe tin Đoàn cặp với bà Thanh (tên đã được thay). Vợ chết nhưng Đoàn không về lo tang sự cho vợ.

Nhiều lần Đoàn xin làm thứ trưởng Bộ Công an nhưng đều bị từ chối vì ai cũng biết Đoàn sống kiểu "thượng đội hạ đạp" tình dục quý hơn tình người. Tuy được nhạc phụ bơm tiền để chạy chức thứ trưởng, nhưng tiền mất tật mang.

Hiện nay Đoàn đang bị điều tra về những sai phạm hồi thời làm Giám đốc Công an và Phó Bí thư tỉnh Thừa Thiên -"Huế, liên quan đến tội tham ô tài sản, cấp phép nhiều mỏ đất hiếm trái phép, thả người trái pháp luật…

Trở lại chuyện tướng Trần Văn Vệ, ông có đệ tử thân tín là Đại tá Đặng Xuân Quỳnh, hiện nay làm Phó Giám đốc Công an Yên Bái. Hồi năm 2020, ông Quỳnh có nhận của Huỳnh Đức Thơ – nguyên Bí thư Đà Nẵng – nhiều triệu đô la Mỹ để giúp Thơ thoát tội. Thơ hiện nay đang mua nhà bên Úc để tìm đường chạy trốn.

Cần biết thêm, Đại tá Đặng Xuân Quỳnh hiện nay đang trong tầm ngắm với cáo buộc làm gián điệp cho tình báo Hoa Nam. Quỳnh cũng là cánh tay phải của Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ tài chính. Quỳnh được cài cắm nhằm cung cấp thông tin tình báo kinh tế cho Hoa Nam (Trung Quốc). Hiện nay Phạm Minh Chính đang cân nhắc giới thiệu Phớc vào chức danh Phó Thủ Tướng.

Tin nội bộ

****************************

Về cái chết của ông Vũ Tiến Lộc

Tin nội bộ, Thoibao.de, 07/08/2024

Một nguồn tin nội bộ tiết lộ về nguyên nhân cái chết của ông Vũ Tiến Lộc như sau.

Ông Vũ Tiến Lộc (sn 1960, quê quán Thái Bình) – đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam ( VIAC), nguyên Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – chết bất thình lình !

phuc7

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc tặng sách Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2011

Theo báo điện tử VnExpress, ông Vũ Tiến Lộc bị đột quỵ và qua đời ở tuổi 64 lúc 5g sáng ngày 5/8/2024.

Nhưng nguồn tin từ phía gia đình cho biết, ông đã uống thuốc độc tự sát, ông có để lại di chúc nhưng không đề cập đến lý do chọn cái chết. Hiện nay gia đình từ chối cho cơ quan pháp y giám định.

Vợ ông Vũ Tiến Lộc cho biết cách đây 2 tuần ông có đi ăn tiệc với gia đình Nguyễn Xuân Phúc và Trần Thị Nguyệt Thu. Khi về nhà ông tỏ ra buồn phiền và ít nói, được vợ gặng hỏi thì ông trả lời : "ông Xuân Phúc dặn anh nên đi xa một thời gian yên ổn rồi về".

Căn nguyên sự việc là trong thời gian từ khi ông Nguyễn Xuân Phúc làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho đến lúc làm Thủ tướng (2006-2021), ông Vũ Tiến Lộc đã dẫn Trương Mỹ Lan đến gặp và giới thiệu mối quan hệ đi lại với ông Phúc, cũng như bà Lan nhiều lần nhờ ông Vũ Tiến Lộc đưa tiền, quà biếu cho ông Phúc.

Được biết, ông Lộc nổi tiếng với biệt tài là thích nịnh, cứ gặp lãnh đạo là ông cười và nịnh bợ một cách vô hồn không cảm xúc thật.

Hiện nay ông Vũ Tiến Lộc qua đời nhưng con đường đi vào lao lý của nguyên Thủ tướng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và nguyên đệ nhất phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu có lẽ không còn có vùng cấm.

Cổ nhân có câu ; "Ác giả ác báo" thật đúng trong hoàn cảnh này việc gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác.

Tin nội bộ

Published in Diễn đàn
mercredi, 31 juillet 2024 22:06

Bảy Phúc "họa vô đơn chí"…

Khi cha đẻ vừa qua đời, lại rộ tin đồn ông Nguyễn Xuân Phúc sắp bị khởi tố, bắt giam

Người xưa có câu "họa vô đơn chí, phước bất trùng lai", nghĩa là, tai họa không chỉ đến một lần, và phước lành không lặp lại 2 lượt. Cựu Thủ tướng, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đang ở trong tình cảnh như vậy.

nxp1

Ông Nguyễn Xuân Phúc lúc còn đương quyền - Ảnh minh họa

Hiện nay, mạng xã hội loan truyền tin, cụ thân sinh của ông Nguyễn Xuân Phúc vừa qua đời, tại quê nhà Quảng Nam. Theo Facebooker Thanh Tú viết :

"Thân phụ của Bảy nghẹo qua đời, mà không có tờ báo nào đăng tin. Thôi thì em chia buồn với Idol của em vậy. Tình đồng chí gì mà nó bạc hơn vôi".

Cha của ông Nguyễn Xuân Phúc là cụ Nguyễn Văn Hiền, sinh năm 1917, quê xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Gia đình ông Phúc có lý lịch "đỏ rực", tứ thân phụ mẫu đều là cán bộ lão thành Cách mạng, cha ông Phúc có huy hiệu 75 năm tuổi Đảng. Mẹ là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Anh ruột là Anh hùng Lực lượng Vũ trang.

Ông Phúc từng trải qua các chức vụ : Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân. Vậy mà, ông Phúc vẫn bị các "đồng chí" trong Đảng đá văng khỏi ghế "Tứ trụ", khi đang ở trên đỉnh cao quyền lực.

Một số tin đồn cho rằng, các thế lực chính trị trong Đảng hiện nay đang chuẩn bị phương án khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Xuân Phúc, nhưng không cho biết lý do.

Chiều ngày 17/1/2023, Hội nghị Trung ương bất thường đã thống nhất cho ông Phúc thôi tất cả các chức vụ trong Đảng, nhà nước, cũng như Quốc hội. Có vẻ, đó chỉ là sự khởi đầu của một loạt đòn trừng phạt nặng hơn từ các đối thủ của ông Phúc.

Cũng theo tin đồn, tổng Trọng và phe cánh từ lâu vẫn nỗ lực diệt trừ "hậu họa". Trong đó, hệ thống chính trị ở Quảng Nam của ông Phúc, bị xem một mối đe dọa tiềm ẩn. Đây là một vấn đề liên quan kế hoạch của Tổng Trọng "truy cùng diệt tận" đối với ông Phúc và phe cánh.

Dù rằng, ông Phúc từng có mối quan hệ nồng ấm với ông Trọng. Tại Đại hội Đảng 13, ông Phúc đã được Tổng Trọng chọn làm "nhân sự đặc biệt", để cùng ông tái cử, đảm nhận vai trò Chủ tịch nước.

Nhưng sau đó, Tổng Trọng được cho là đã thẳng tay loại bỏ ông Phúc không thương tiếc, bởi trước Đại hội 13, ông Phúc và phe cánh đã cản phá quyết liệt ý định của ông Trọng, muốn đưa Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng kế nhiệm Tổng bí thư. Kết quả, ông Vượng phải nghỉ hưu, và đó cũng là cái cớ để Tổng Trọng ở lại nhiệm kỳ thứ 3, trái với quy định.

Theo giới thạo tin đánh giá, ông Phúc là một chính khách khôn ngoan và láu cá, đặc biệt trong việc sử dụng các thủ đoạn chính trị, để "gây thù chuốc oán" với các "đồng chí" trong Đảng. Nhất là mối quan hệ "bằng mặt không bằng lòng", giữa ông Phúc và phe nhóm an ninh, tình báo, trong Bộ Công an, mà Tô Lâm đóng một vai trò chính.

Chẳng hạn như vụ án của Đại tá Nguyễn Duy Linh, Cục phó Cục Tình báo Bộ Công an, con trai Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, "thủ trưởng" cũ của Tô Lâm. Đây được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mâu thuẫn giữa ông Phúc và Tô Lâm.

Năm 2019, ông Phúc "bật đèn xanh" cho Tướng Trần Văn Vệ, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an, sờ gáy Đại tá Nguyễn Duy Linh và Hồ Hữu Hòa, về tội "nhận hối lộ" và "môi giới hối lộ".

Nguyễn Duy Linh là con trai duy nhất của Tướng Hưởng, một "bố già" khét tiếng. Hồ Hữu Hòa là cháu ruột của Hồ Mẫu Ngoạt – Trợ lý của Tổng Trọng. Hồ Hữu Hòa vốn là thầy phong thủy, nên thân quen với nhiều ủy viên Bộ Chính trị và các tướng lĩnh trong ngành Công an.

Đại tá Nguyễn Duy Linh nhận hối lộ từ Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm", với số tiền nhiều triệu USD. Nhưng nhờ Bộ trưởng Tô Lâm, nên Nguyễn Duy Linh chỉ bị cáo buộc nhận hối lộ 5 tỷ đồng, và bị tuyên án 14 năm tù. Theo giới thạo tin, Nguyễn Duy Linh mang tiếng ngồi tù, nhưng cũng chỉ như đi nằm viện nghỉ dưỡng.

Quan trọng hơn, Đại tá Linh đã đánh mất suất Ủy viên Trung ương Đảng kiêm Thứ trưởng Bộ Công an, mà Tô Lâm đã quy hoạch cho ông tại Đại hội 14.

Theo tin đồn, do nhục nhã và cay cú, Tướng Hưởng thề sẽ bắt bằng được ông Phúc.

Và có lẽ, đã đến lúc ông Phúc phải trả giá. Trong thể chế chính trị độc tài, như Nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay, việc điều hành không dựa vào Hiến pháp và pháp luật. Khi sức mạnh từ kẻ mạnh "sinh ra từ họng súng", thì việc đấu đá tranh giành quyền lực luôn tàn khốc và đẫm máu.

Trà My

Published in Diễn đàn
mercredi, 29 mars 2023 14:52

Hùng Phò Mã

Hùng phò mã tc Vũ Chí Hùng, con r ngài cu ch tch nước By Phúc. Khi ông Phúc làm phó th tướng thường trc, Hùng Phò Mã là cái tên mà nhng quan chc, doanh nghip tìm đến để thiết lp quan h.

hung0

Hùng Phò Mã Vũ Chí Hùng, con r ngài cu ch tch nước By Phúc hin nay đang gi chc phó tng cc trưởng tng cc thuế

Trong quá trình làm phó th tướng và th tướng ca ông Phúc, hai người thân ca ông nhn biếu xén nhiu nht là v ông và cu con r.

V ông thường được người ta tìm đến biếu xén hoc mi gi hp tác đầu tư vào nhng nơi hái ra tin. Còn còn r ông ngoài được người ta tìm đến, Hùng còn đi săn lùng nhng nơi hái ra tin. Chng hn nơi nào có vn đề b thanh tra, nơi nào đang mun có d án. Nhng khon tin ăn được nhng nơi này, Hùng đều chuyn v cho b m và em gái mình đứng tên.

Thi ông Quang làm b trưởng công an, đã thu thp bng chng v s bt động sn ca v chng Hùng đứng tên, lên đến hàng trăm t. Ông Phúc làm th tướng, ông Quang làm ch tch nước. Ông Phúc đã thu thp nhng sai phm sân sau ca ông Quang trình ông Trng xin x lý. Cùng lúc ông Lâm mun ht nh hưởng cánh công an Ninh Bình để đưa cánh Hưng Yên thay thế, nên ông Phúc áp đảo hoàn toàn. Cánh ông Quang b tiêu dit sch bách.

Hin nay bà Thu v ông Phúc gn như đã b bt giam, ông Phúc không được tiếp xúc vi v.

Bà Thu là tác nhân chính trong v Vit Á, bà đã gi đin cho các quan chc liên quan trong v này để sp xếp cho Phan Quc Vit bán kit test. Nhưng người dng kch bn và đạo din v Vit Á li là cu tng biên tp báo Thanh Niên, ông Nguyn Công Khế.

Khế có quan h sâu rng vi quan chc cp cao, hiu rõ quá trình vn hành ca b máy chế độ. Biết đưa kit test ca Vit phi đi qua trình t nhng nơi nào. Khế sp xếp cho Vit nói chuyn vi bà Thu, ch bo nhng nơi cn gi và nói nhng gì.

Cơ quan công an không s đến Khế trong v Vit Á, do Khế không phi quan chc, nhng gì Khế vch ra ch là ý kiến quân sư. Nhưng mu cht là Khế còn biết nhiu điu v các quan chc khác. Cho nên công an đã tm để Khế đấy nhm s dng cho nhng vic như khai thác đim yếu ca các quan chc, nhm nm thóp và uy hiếp h khi có vic cn.

Hùng Phò Mã hin nay đang gi chc phó tng cc trưởng tng cc thuế, nếu ông Phúc không b bt v, có l Hùng s nm chc tng cc trưởng tng cc thuế năm 2023 này và lên th trưởng vào năm 2025, vào ủy viên trung đảng năm 2026.

Nhưng con đường thăng tiến ca Hùng đã b ngưng li khi ông Phúc v, B Tài Chính trao quyn tng cc trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành.

Hùng Phò Mã trước cnh b v mt quyn, m v b giam lng, vin cnh đen ti ca nhà v hin rõ trước mt. Trong khi tui mình còn đang sung sc, đã tính chuyn li d v để ct đứt liên quan. Ôm khi tài sn khng l đã kiếm chác được t nh hưởng ca ông Phúc để lo cho thân mình.

Hùng cũng như Khế, ch ăn tin hi l nhng chuyn môi gii không phi lĩnh vc mình qun lý, cho nên rt khó có th kết ti Hùng nhn hi l. Nếu Hùng dâng bt gia sn, đồng thi tiết l nhng v vic v chuyn làm ăn ca doanh nghip và quan chc khác cho công an. Kiu đoái công chuc ti, chng nào công an còn khai thác thông tin v quan chc, doanh nghip t Hùng thì anh ta có th yên tâm v s phn ca mình qua hết nhim k này.

Chng hn như Khế đã tiết l v chuyn làm ăn ca Nguyn Cao Trí Lâm Đồng, d án Đại Ninh vn đầu tư đến 30 nghìn t trên din tích 3595 héc ta đất, liên quan đến Trí và Vn Thnh Phát vi quyết định thanh tra chính ph (dn đến phó tng thanh tra chính ph Trn Văn Minh t vn).

Khế và Hùng là nhng k môi gii, thiết lp quan h, bt cu cho các doanh nghip và quan chc làm ăn nhiu d án. Như bà Thu vì tình nghĩa vi chng, khai thác bà ra nhng mi quan h gây hi cho chng là vic khó khăn. Nhưng vi bn như Khế, Hùng Phò Mã thì cn cu thân, chúng sn sàng làm tt k c hi chiến hu hay gia đình v.

Công chúa Nguyn Xuân Trang gi tr lên ut c vì s bi bc ca gã chng.

Trước cnh v b giam lng, con r ph bc con gái, cháu cht anh em h hàng trong tm lao lý. Ông Phúc đơn côi trong vòng kim soát ca an ninh, ông ru rĩ đổ bnh.

Đó là cái kết cc tr giá cho vic mun hài lòng nhng người liên quan đến ông, cái mà nhà báo H Thu Hng khen ngi ông có ưu thếđoàn kết ni các chính ph chính là vic ông d dãi để cho người khác li dng kiếm chác, tho mãn li ích cho các phe nhóm để ly s ng h ca h.

Quá đắng cho cu ch tch nước khi nhng k thân thiết vi ông như Vũ Chí Hùng, Nguyn Công Khế gi vn nhn nhơ sung sướng trên s tài sn mà nh ông chúng mi kiếm được, chúng quay lưng tr mt vi ông như người dưng.

Không có cu th tướng, ch tch nước nào mà s phn thm hi như ông Phúc.

Người Buôn Gió

Nguồn : fb.Hieugio1972

Published in Diễn đàn

"Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp Giám đốc Việt Á". Ông Nguyễn Xuân Phúc đã sử dụng cơ hội cuối cùng trong Phủ Chủ tịch để gửi tới toàn dân lời thanh minh. Nếu "điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Ủy ban Kiểm tra) kết luận" như tuyên bố của ông, thì Ủy ban Kiểm tra Trung ương hoặc Ban Bí thư nên là bên đứng ra công bố, "đập tan" những "luận điệu" gọi bà Trần Thị Nguyệt Thu là "trùm cuối".

nxp0

Tứ trụ cầm quyền Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam

Và tất nhiên, Ủy ban Kiểm tra cũng nên cho dân chúng biết 3 vụ bắt giam : Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân (tối 31/12/2022) ; Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Bạch Thùy Linh (tối 4/1/2022). Đặc biệt, Thủy và Linh đã "lợi dụng ảnh hưởng" của ai mà có thể "can thiệp, tác động lãnh đạo một số Bộ, ngành tạo điều kiện giúp Công ty Việt Á".

Hẳn nhiều người còn nhớ : Chủ tịch nước hôm 16/11/2022 còn rạng rỡ bên cạnh phu nhân trong chuyến thăm Thái Lan ; chiều 1/12/2022, báo chí còn đăng thông cáo của Bộ ngoại giao nói, 4 đến 6/12, "Chủ tịch nước sẽ thăm Hàn Quốc cùng phu nhân" nhưng tối hôm đó thì thông tin "cùng phu nhân" đã không còn nữa. Hai chuyến công du cuối cùng của ông "không có Thu".

Danh dự của một nguyên thủ quốc gia là rất quan trọng nhưng dân chúng không chờ một lời thanh minh, không chờ ngay cả một lời xin lỗi mà chờ nghe sự thực. Sự thực về chính sách "Zero Covid", chủ yếu được ban hành dưới thời Chính phủ của ông.

Bao nhiêu người bệnh Covid đã chết trong các "trại tập trung" thiếu sự chăm sóc vì quá tải. Bao nhiêu ánh mắt khắc khoải vì phút lâm chung không bóng người thân. Bao nhiêu người mắc những căn bệnh khác đã chết vì không thể đến bệnh viện, vì không thể ra ngoài mua thuốc. Bao nhiêu "F1" đã thành "F0" vì bị cách li tập trung trong những cơ sở tạm bợ, đối diện nhiều hơn với nguy cơ lây bệnh.

Dịch bệnh là một thảm họa mà loài người phải đối diện, ngay cả những quốc gia giàu có nhất cũng có hàng triệu người chết. Nhưng, không phải ở quốc gia nào, ngay giữa tâm dịch, dân chúng lại chịu đựng thêm nhiều bi kịch do chính chính sách chống dịch gây ra.

Cuối năm 2020, thế giới đã có vaccine, trước đó một số nhà sản xuất vaccine đã tiếp cận với Chính phủ Việt Nam. Nhưng, cho tới khi kết thúc nhiệm kỳ, Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn không hề có chiến lược vaccine. Quan sát thảm họa ở Thành phố Hồ Chí Minh và tình hình dịch bệnh lan tới Hà Nội và các địa phương khi đã có vaccine mới thấy, dân chúng Thành phố Hồ Chí Minh đã trả giá cho sự chậm trễ này trong đau đớn.

Thật khó mà quên hình ảnh của những nhà lãnh đạo say sưa với "Zero covid", ngạo nghễ với giải cứu, đánh bóng hình ảnh bằng "tự lực vaccine và kittest".

Ngay bên cạnh Việt Nam, chính phủ Campuchia không điều động đội Airbus 350 hay Boeing 787 đi giải cứu. Nhưng, người Campuchia từ các vùng dịch trở về Phnom Penh chỉ mất 650 USD thay vì phải từ 2.500 - 3000 USD như "tự hào người dân Việt Nam"[Đấy là con số chính thức trả cho tiền vé].

Tối qua, khi báo chí đưa lời thanh minh của "nguyên chủ tịch nước" Nguyễn Xuân Phúc, một người từng nằm 3 tuần cách li sau nhập cảnh nói, anh không thể nào quên được tiếng gào khóc của một đứa con phải bỏ ra cả trăm triệu bay về vì cha hấp hối, bị giữ ở cơ sở cách li, không có nhà chịu tang cha được.

Những người phải cố chen lên những chuyến bay giải cứu đều đang ở trong những hoàn cảnh ngặt nghèo. Không phải người "xuất khẩu lao động" hay sinh viên nào cũng thuộc gia đình khá giả. Nhiều bậc phụ huynh phải vay mượn để cho con trở về. Họ đâu biết, trong số những đồng tiền mà họ trả cho công cuộc giải cứu đó, phần lớn bị ăn chia. Họ đâu biết, có lợi ích của người phân bổ khách sạn và kéo dài thời gian cách li. Họ đâu biết, hàng triệu người dân bị ngoáy mũi, có người bị phá cửa, còng tay lôi ra… không chỉ để chống dịch mà còn để tăng doanh thu cho Việt Á.

nxp2

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố không có "vùng cấm và ngoại lệ" trong nỗ lực bài trừ tham nhũng. Ảnh minh họa 4 người bị thất sủng

Họ thực sự cần một ông chủ tịch nước bị truất phế đứng ra thanh minh ?

Không phải bây giờ quan chức mới tham nhũng và cũng không thể căn cứ vào số quan tham bị xử lý để nói bây giờ tham nhũng nhiều lên hay ít đi. Điều khác là, trước đây tham nhũng an toàn hơn và nay, trong số các quan tham có nhiều người bị bắt.

Tuy nhiên, ở năm thứ năm của công cuộc chống tham nhũng do Tổng bí thư phát động mà tham nhũng vẫn vươn lên đến hàng… tối cao. Ngay trong thảm họa, mà người ta vẫn chia chác trên sinh mệnh của nhân dân. Thì, đó là tội ác chứ không phải đơn giản là tội phạm.

Hẳn nhiều người còn nhớ, ngày 19/11/2009, khi trả lời chất vấn trước Quốc hội về tham nhũng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói, "Hơn ba năm nay tôi làm thủ tướng cũng chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào".

Tuyên bố trên đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu tượng như tư lệnh phất cờ. "Sâu bọ" từ đấy nhung nhúc, tham nhũng từ đấy phát triển sâu rộng như một tầng "văn hóa". Không phải tự nhiên nhiều quan chức khi đã đạt đến một vị trí nhất định tin rằng mình có tham nhũng thì vẫn an toàn.

Việc Nguyễn Tấn Dũng đến nay vẫn chưa phải là mục tiêu của công cuộc "đốt lò" đã gửi đi một thông điệp sai lệch. Đặc biệt, gần đây, khi con gái của Nguyễn Tấn Dũng lấn sông [Rạch Đỉa, Nhà Bè] với một diện tích rộng gấp ba khuôn viên căn biệt thự cô ta sở hữu mà không hề bị chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh xử lý càng gửi đi một thông điệp xấu. Hành vi vi phạm pháp luật này kéo dài hàng năm, báo Tuổi Trẻ phản ánh đã gần ba tháng nhưng chính quyền vẫn không dám triệu tập chủ nhà. Nghe nói, Huyện ủy Nhà Bè cũng chỉ dám có một báo cáo mà không ai đọc được vì "tối mật".

Lấn chiếm 4.500 m2 đất mặt sông là ăn cướp, là chiếm đoạt tài nguyên quốc gia chứ không phải vi phạm đơn thuần hành chánh. Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên vẫn được tiếng là giữ gìn khá sạch. Nhưng cương vị của ông không chỉ là giữ gìn trong sạch cho cá nhân. Việc chính quyền của ông bất lực trước "con gái nguyên thủ tướng" và thẳng tay với sai phạm của thường dân, đã nêu một hình ảnh xấu của cả ông và thành phố.

Hành vi coi thường nhà nước của Nguyễn Thanh Phượng và câu chuyện những người phụ nữ xung quanh Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho thấy, khi thiết lập ở tầng nấc nào đấy tính chất nửa vời, quan chức sẽ cố ngoi lên những nơi trú ẩn an toàn thay vì thôi tham nhũng.

Làm quan dưới thời Nguyễn Tấn Dũng thật khó để không bị nhem nhuốc. Nhưng hậu Tấn Dũng thì cần phải phân biệt loại quan chức biết sửa mình với loại quan chức vẫn "ăn của dân không từ một thứ gì". Cần phân biệt những người khi ở cấp thấp cũng có phạm sai lầm nhưng càng lên cao thì càng biết sửa mình, biết khát vọng làm thay đổi hình ảnh cá nhân và quốc gia, với những người tưởng đã chễm chệ ở trên cao thì để quyền lực và lòng tham bịt tai bịt mắt.

Minh bạch lý do bị phế truất của ông Nguyễn Xuân Phúc là rất cần thiết. Nếu ông xin từ chức vì có nhiều cấp dưới bị sai phạm, vì trách nhiệm chính trị của người đứng đầu, thì trong hệ thống chính trị này, Chủ tịch nước chưa phải là người đứng đầu. Nếu những người xung quanh ông sử dụng ảnh hưởng của ông để trục lợi thì không nên tiễn ông bằng hoa và sụt sùi nước mắt.

Uy tín của một quốc gia không mất vì có nguyên thủ tham nhũng, uy tín quốc gia chỉ mất khi nguyên thủ tham nhũng mà quốc gia bó tay và nhân dân thì chẳng biết đâu là sự thật.

Khi kỷ luật đồng chí của mình, nếu hỏi, ai trong các đồng chí tin mình trong sạch xin hãy giơ tay, sẽ có bao nhiêu người giơ tay ? Trong 7 năm qua, tuy đạt được những kết quả không thể không ghi nhận như bắt bớ, kỷ luật hoặc buộc thôi giữ chức hàng trăm cán bộ. Nhưng, gần như chưa có cải cách nào đáng kể, xây dựng trong tương lai một môi trường minh bạch để quan chức không muốn tham nhũng, không phải tham nhũng (cũng sống xứng đáng) và không thể tham nhũng.

Sự kiện Chủ tịch nước bị phế truất càng cho thấy, chúng ta đang vận hành công cuộc chống tham nhũng này với gần như chỉ có một bàn tay sạch. Điều này vui ít lo nhiều. Vì, bất cứ sự nghiệp quốc gia nào lệ thuộc vào một người, dù đạt được bước tiến như thế nào, rồi cũng có ngày phải bắt đầu lại.

Huy Đức

Nguồn : fb.Osinhuyduc, 05/02/2023

Published in Diễn đàn

'Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á'

BBC, 04/02/2023

Hôm 4/2, đã diễn ra buổi lễ bàn giao công tác của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

nxp1

Ông Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu tới New Delhi trước thềm thượng đỉnh ASEAN hồi tháng 1/2018

Ông Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội làm thủ tục miễn nhiệm chức Chủ tịch nước hôm 18/1 để ‘chịu trách nhiệm chính trị’ trước ‘Đảng và nhân dân’.

Tại buổi lễ bàn giao, ông Phúc nói ông đã "nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn", tờ Tuổi trẻ  đưa tin.

"Tuy nhiên trên cương vị Thủ tướng chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021, tôi chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi có một số cán bộ vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng", ông Phúc nói thêm.

"Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, nhân dân, tôi đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác, nghỉ hưu".

Đáng chú ý, vị nguyên Chủ tịch nước nói thêm một ý về vụ Việt Á : "Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á, điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận rõ ràng".

Thời gian qua, mạng xã hội Việt Nam dấy lên nhiều đồn đoán về liên đới của bà Trần Thị Nguyệt Thu, vợ ông Nguyễn Xuân Phúc, trong đại án Việt Á. Câu nói trên của ông dường như muốn trả lời những đồn đoán đó.

nxp2

Nguyên Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị APEC hồi tháng 11/2022

Đánh giá lại sự nghiệp công tác 40 năm của ông Phúc, quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nói ông Phúc "luôn sống và làm việc có trách nhiệm, nhiệt huyết, vì sự nghiệp chung" và khen ông đã "gương mẫu chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021".

"Vì một số cán bộ lãnh đạo dưới quyền vi phạm trong công tác phòng chống dịch Covid-19 nên làm đơn xin thôi giữ các chức vụ phân công, nghỉ công tác, nghỉ hưu", bà Ánh Xuân nói thêm.

Việc ông Nguyễn Xuân Phúc xin thôi việc giữa nhiệm kỳ được nhiều báo chí nước ngoài bình luận  hồi cuối tháng Một.

Ai sẽ lên làm Chủ tịch nước Việt Nam chính thức tiếp tục được dư luận trong nước quan tâm.

Chủ tịch nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì ?

Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 đề ra tiêu chuẩn đối với chức danh Chủ tịch nước bao gồm các yếu tố như :

+ Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

+ Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.

+ Đồng thời, cần có thêm các tiêu chuẩn : Thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật; không bị chi phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm.

+ Hiểu biết sâu rộng tình hình đất nước, khu vực và thế giới ; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, am hiểu sâu sắc về xã hội.

+ Có ý thức, trách nhiệm cao, có khả năng đóng góp ý kiến trong việc hoạch định đường lối, chính sách và phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, quyết định.

+ Là Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên.

Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương.

Nguồn : BBC, 04/03/2023

**************************

Ông Nguyễn Xuân Phúc : "Vợ và các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á !"

RFA, 04/02/2023

Ông Nguyễn Xuân Phúc lần đầu xuất hiện phát biểu trước truyền thông sau khi bị Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước hơn hai tuần trước đó, khẳng định bản thân và gia đình không làm sai trong vụ Việt Á. 

nxp3

Vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc viếng thăm New York, thăm tượng Nữ thần Tự do

Mạng báo Thanh niên dẫn lời ông Phúc nói hôm 4/2 trong buổi lễ bàn giao chức vụ do Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức : 

"Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận rõ ràng", ông Nguyễn Xuân Phúc khẳng định hôm 4/2 trong buổi lễ bàn giao chức vụ do Văn phòng Chủ tịch nước Việt Nam tổ chức. 

Đây là lần đầu tiên một trong tứ trụ ở Việt Nam lên tiếng về việc bãi nhiệm chức vụ của mình, điều không được công bố rõ ràng khi cho thôi việc đối với các quan chức cấp cao ở đất nước độc đảng. 

Không rõ vì sao ông Phúc phải lên tiếng thanh minh cho vợ con của mình, tuy nhiên trên mạng xã hội Facebook và Youtube lan truyền các thông tin không kiểm chứng cho rằng, phu nhân Chủ tịch nước Trần Thị Nguyệt Thu là "trùm cuối của Việt Á".

Ông Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong 21 tháng giữ chức vụ Chủ tịch nước, bản thân luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, nhân dân, đất nước đồng thời chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Đảng và kế thừa, phát huy các thành tựu quan trọng của các đời Chủ tịch nước tiền nhiệm. 

Tuy nhiên theo ông Phúc, trên cương vị người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021, ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi có một số cán bộ vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng. 

"Trong các cuộc họp của Bộ Chính trị, cuộc họp bất thường của trung ương và phiên họp bất thường của Quốc hội, tôi đã nêu vấn đề này một cách dứt khoát, rõ ràng. 

Căn cứ quy định của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của tôi, Đảng, Nhà nước đã đồng ý để tôi thôi giữ chức vụ, thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa 15", ông Nguyễn Xuân Phúc nói và cho rằng bản thân nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân nên đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác, nghỉ hưu.

Ông Phúc là người thứ ba sau hai Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh bị miễn nhiệm chức vụ "theo nguyện vọng cá nhân" sau khi trợ lý của hai ông này bị cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giữ vì liên quan đến đại án bộ xét nghiệm Việt Á và chuyến bay giải cứu công dân.

Nguồn : RFA, 04/02/2023

Published in Việt Nam

Hãy lên ti-vi ‘từ chức’ để người dân hiểu vì sao ‘ông lại ra đi’

Nguyễn Huỳnh, VNTB, 29/01/2023

Một ghi nhận ‘bỏ túi’ trong giới cà phê hè phố, rằng họ không hiểu vì lẽ gì mà hồi trước Tết có 3 quan chức cấp cao ‘từ chức’…

chuctet1

Ông Nguyễn Phú Trọng như hồi ‘kế nhiệm’ chủ tịch nước Trần Đại Quang đọc diễn văn chúc Tết đồng bào năm Quý Mão.

Những người được hỏi ý kiến có chung yêu cầu là "không nêu danh tánh" vì họ sợ bị ghi tên vào "sổ bìa đen" của nhà chức trách.

Một bác tài xe ôm rất tình thiệt nói rằng hồi đêm giao thừa rồi, bật ti-vi ông thấy sự xuất hiện trở lại của ông Nguyễn Phú Trọng như hồi ông này ‘kế nhiệm’ chủ tịch nước Trần Đại Quang, để đọc diễn văn chúc Tết đồng bào. Khi đó, bác tài xe ôm cứ ngỡ nhà đài phát nhằm băng hình cũ, đến khi nghe kỹ thì mới biết đây là chúc xuân năm con mèo.

"Nên để cho ông ấy ăn xong cái Tết rồi hồi hưu cũng được mà. Trịnh Xuân Thanh tận bên Đức còn lôi về được thì còn gì phải ngại nữa" – bác tài xe ôm kể trên đã ‘chốt hạ’ vậy.

Gia nhập làng xe ôm hè phố với mác "công nghệ", một "anh tài" trẻ hơn nhiều, nghe đâu có bằng cấp đại học nhưng không tìm được việc làm đành tạm thời "chạy grab", nói rằng lúc trước anh nghe chính khách chóp bu rao giảng rằng Việt Nam rất nhân văn trong ứng xử, người đảng viên cũng rất đổi văn minh với cộng đồng, vậy thì "sao mấy ổng không lên ti-vi trong chương trình thời sự của VTV chẳng hạn để đọc tâm thư từ chức ? cứ lẳng lặng từ chức trong nội bộ như vậy, xem chừng họ muốn gián tiếp nhắc nhở thiên hạ rằng lá phiếu cử tri lâu nay chỉ làm màu cho có vẻ dân chủ thôi à !".

Góp chuyện, một nhà báo "hưu non" tương tự như hai ông phó thủ tướng hồi cuối năm dần, nói rằng dường như mọi thuyết âm mưu quanh chuyện ông chủ tịch nước "từ chức" đều có những điểm dễ phản bác.

Ví dụ như thiên hạ cho rằng khi ông chủ tịch nước rời chính trường, thì ông Bộ trưởng Công an coi như loại được một đối thủ đáng gờm nhất của ứng viên tổng bí thư đảng. Điều này có lẽ chỉ xảy ra nếu ông tổng bí thư bất ngờ đột tử, hoặc cũng "từ chức", bởi khóa XIII của đảng mới đi nửa chặng đường mà thôi.

Đồn đoán khác phổ biến hơn đó là chỉ khi ông chủ tịch nước "từ chức" thì mới có thể khép lại đại án Việt Á, bởi vì thiên hạ nghĩ rằng "trùm cuối" ở vụ án này là một quý bà từng là "đệ nhất phu nhân". Thế nhưng cần lưu ý mỗi điểm này thôi, nếu người đứng đầu Bộ Chính trị mà "lắc" thì mấy ai dám "gật" để rồi sau này mang ra đổ thừa… Lẽ nào một quý bà lại đủ sức khuynh đảo cả hệ thống y tế qua vụ Việt Á ?

"Từ chức cũng có nghĩa là chủ động muốn được thất nghiệp. Người ta thôi việc có khi là đang chạy trốn việc phải đền tội cho những tội ác mà họ gây ra. Còn nếu họ có tội mà không phải đền tội, thì hoặc là ban lãnh đạo đã bị nắm thóp, hoặc có sự thông đồng với nhau…" – vị nhà báo "hưu non" xa gần, ẩn ý.

Kết câu chuyện đầu năm nơi hè phố, một bác sĩ ngoại khoa đang cà phê vỉa hè thẳng thắn ‘rạch dao mổ’ trong chuyện liên quan Việt Á – bay giải cứu : "Nếu thực tâm muốn làm cho bộ máy này trở nên sạch sẽ hơn, thì người đứng đầu cao nhất, đứng trên những kẻ đã dính líu vào tội ác, phải có lời xin lỗi chính thức đối với toàn dân.

Cơ quan quyền lực được cho là cao nhất cũng phải chính thức xin lỗi người dân. Và, cần phải có quốc tang cho những nạn nhân của dịch bệnh, của những tội ác trong giai đoạn dịch bệnh. Ít nhất thì điều đó cũng an ủi chút nào cho những đứa con mất cha, mất mẹ, cho những người còn lại vẫn còn đang hoang mang, hụt hẫng.

Không biết tất cả những việc nói trên có cứu vãn được gì không, có bù đắp được gì không. Nhưng nếu thành tâm mong muốn làm cho bộ máy này trở nên sạch sẽ hơn, thì lời xin lỗi chính thức, cùng việc truy tố, điều tra, xét xử đúng người, đúng tội là việc bắt buộc phải làm…".

…Và lời xin lỗi ấy cần giống như hồi đêm giao thừa năm Mẹo cách đây tuần lễ : tổng bí thư lại lên ti-vi, nhưng lần này không phải để diễn văn tân niên, mà là để cúi đầu nhận lỗi và tạ tội với quốc dân…

Nguyễn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 29/01/2023

******************************

Việt Nam sẽ không còn là ‘Tiểu Trung Quốc’ ?

William Pesek, VNTB, 24/01/2023

 Với rất nhiều sóng gió đang ập đến, giờ đây dường như là thời điểm vô cùng không thích hợp để Hà Nội thực hiện cải tổ chính trị lớn.

kytri3

Việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị buộc phải từ chức có thể báo hiệu một hướng cải cách ít thân thiện hơn ở Việt Nam - Ảnh minh họa Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng 

Đó chính là tình thế tiến thoái lưỡng nan mà các nhà đầu tư toàn cầu phải đối mặt trong tuần này khi Chủ tịch nước ủng hộ thị trường Nguyễn Xuân Phúc đột ngột từ chức.

Quan chức chính phủ tuyên bố rằng cuộc thanh trừng chưa từng có do Tổng Bí thư Đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo là nhằm chống tham nhũng trong các cơ quan quyền lực của Việt Nam.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư không khỏi thắc mắc liệu sự ra đi của ông Phúc có phải là một hành động thâu tóm quyền lực trong thời gian ngắn của ông Trọng hay không, điều này sẽ làm trì hoãn những cải cách kinh tế cấp thiết tại một trong những nền kinh tế phát triển nhất Châu Á.

Ông Phúc làm chủ tịch nước từ tháng 4/2021 và là thủ tướng từ năm 2016 đến năm 2021. Nói chung, ông đã củng cố đáng kể mối quan hệ của Hà Nội với Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu.

Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam được ký kết vào/2019 là biểu tượng cho quyết tâm quốc tế hóa kinh tế và là một ví dụ về lý do tại sao ông thu hút được sự quan tâm đáng kể trong giới thị trường toàn cầu.

Điều đáng chú ý nữa là ông Phúc bị lật đổ sau những tin tức gần đây rằng nhiều quan chức kỹ trị và thân phương Tây đã bị loại khi Nguyễn Phú Trọng tập trung quyền lực.

Zachery Abuza, giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington, cũng cho rằng việc kỷ luật ông Phúc là "tốt cho Trung Quốc và Nga" và là dấu hiệu cho thấy "Nguyễn Phú Trọng đã thắng lớn trong cuộc đấu với các nhà kỹ trị".

Còn các nhà đầu tư nước ngoài hiện có lý do để lo lắng rằng các ưu tiên an ninh trong nước đang lấn át tiến bộ kinh tế thì sao ?

Như Reuters đã đưa tin vào ngày 18 tháng 1, các quan chức chính phủ hàng đầu lo ngại Hà Nội có nguy cơ bỏ lỡ thời hạn/2025 mà đảng đặt ra để ban hành các cải cách nhằm nâng cấp Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Việc nâng hạng là điều kiện tiên quyết để Việt Nam tiến tới vị thế nước có thu nhập trung bình và thu hút hàng tỷ USD đầu tư dài hạn. Lý do : đấu đá chính trị cũng khiến cả chính phủ bị hao tổn.

Sở Giao dịch chứng khoán, hay HOSE, có vốn hóa thị trường nhỏ nhất trong số quốc gia khá lớn ở Đông Nam Á khá lớn ở mức khoảng 180 tỷ USD. HOSE là một trong những công ty kém nhất toàn cầu trong/2022, giảm hơn 30% trong bối cảnh bất ổn trong lĩnh vực bất động sản giống như Trung Quốc.

Thật vậy, Việt Nam thường được coi là một loại "Trung Quốc thu nhỏ". Lý do là do nền chính trị cộng sản, tốc độ tăng trưởng nhanh, mô hình kinh doanh tập trung nhiều vào nhà máy, dân số khá lớn 98 triệu người, chi phí thấp và vị trí địa lý đáng ghen tị trong bối cảnh kinh tế Châu Á đang trỗi dậy.

Và cũng giống như Trung Quốc của Tập Cận Bình, Việt Nam nhận thấy rằng việc duy trì một hệ thống kinh tế cộng sản là nói dễ hơn làm trong thời đại các nhà đầu tư toàn cầu ủng hộ khu vực tư nhân năng động hơn khu vực nhà nước thống trị.

Nhà phân tích Thomas Rookmaaker tại Fitch Ratings cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên khi "triển vọng tăng trưởng trung hạn mạnh mẽ" của Việt Nam phải vượt qua "những cú sốc toàn cầu, trong khi có những điểm yếu được hình thành do rủi ro nợ tiềm ẩn từ khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước".

Có người cho rằng ông Phúc rút lui và ông Trọng củng cố quyền lực sẽ không đẩy Việt Nam ra khỏi con đường hiện đại hóa đáng kể.

Như nhà phân tích John Marrett tại Economist Intelligence Unit đã nói : "Ông Phúc là người có định hướng kinh doanh hơn nhiều người ở cấp cao nhất của chính phủ, nhưng sự ra đi bắt buộc của ông không nên được coi là sự chuyển hướng khỏi tự do hóa kinh tế và cởi mở với đầu tư nước ngoài".

Marrett cho rằng "đối với tổng bí thư và các đồng minh của ông ta, chủ tịch nước sắp mãn nhiệm đại diện cho một hình thức hợp nhất giữa chính phủ và khu vực tư nhân được coi là nguy cơ đối với sự ổn định chính trị và bản thân Đảng cộng sản Việt Nam".

Như vậy, "Ông Phúc cuối cùng sẽ được thay thế bằng một đồng minh thân cận của tổng bí thư, nhưng điều này sẽ không dẫn đến một sự thay đổi lớn trong chính sách. Tổng bí thư và các đồng minh của ông ấy đã nắm quyền kiểm soát mạnh mẽ đối với chương trình nghị sự chính sách".

Tuy nhiên, người ta tự hỏi liệu Malaysia có thể là một điểm tham chiếu hợp thời hơn hay không. Một thực tế về quy mô và phạm vi đáng để xem xét : vốn hóa thị trường của thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh chưa bằng một nửa thị trường chứng khoán Malaysia. Càng có sự so sánh quan trọng thị hệ thống chính trị huynh đệ tương tàn đặt quyền lực lên trước sự tiến bộ.

Tất nhiên, điều này cũng có thể nói về sự thụt lùi chính trị ở Washington và London cho đến Bangkok. Tuy nhiên, rất ít hệ thống chính quyền ở Đông Nam Á, hoặc bất cứ nơi nào, yêu cầu quan chức mất nhiều thời gian giữ việc làm để làm việc như ở Putrajaya.

Đồng thời, Nishad Majmudar thuộc Dịch vụ nhà đầu tư của Moody cho biết, Malaysia, giống như Việt Nam, "sẵn sàng tiếp nhận một phần năng lực sản xuất của Trung Quốc" do hậu quả từ các chính sách "Zero Covid" của Tập Cận Bình và đàn áp công nghệ đã đẩy lùi đầu tư toàn cầu.

Câu hỏi đặt ra cho Việt Nam là liệu các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ có đang khiến việc nâng cấp nền kinh tế bị trì hoãn hay không.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam lo ngại "việc mắc sai lầm và nhận trách nhiệm sẽ làm giảm cơ hội và tăng chi phí vận hành của nền kinh tế, đòi hỏi Chính phủ phải hết sức sáng suốt và tháo vát trong ứng phó. những vấn đề đó".

Về mặt tích cực, ông nói : "Điều khiến tôi yên tâm là qua các cuộc làm việc với nhiều bộ, ngành, địa phương, tôi nhận thấy các cơ quan chức năng đã cơ bản nhận ra những thách thức này và quyết tâm vượt qua.

"Năm 2023, sẽ còn nhiều thách thức, nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành, nhưng chí ít, khả năng nhìn thẳng vào bản chất của các điểm nghẽn, nhận diện chính xác các trở ngại là cơ sở quan trọng để vạch ra con đường đúng đắn nhằm phục hồi kinh tế – xã hội và phát triển".

Ngoài ra còn có một kịch bản cạn bi quan làm đảo lộn tất cả những kỳ vọng về Việt Nam trong năm nay. Nhà kinh tế Trinh Nguyen tại ngân hàng đầu tư Natixis lo ngại cách tiếp cận bảo thủ của Hà Nội đối với quy định thị trường đang trì hoãn việc nâng cấp cần thiết để tăng khả năng tiếp cận ở nước ngoài. Đối với sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng và sự ổn định tài chính dài hạn quan trọng nhất là cần có nhiều vốn toàn cầu hơn.

Điều cũng rất quan trọng đó là để chấm dứt những cản trở nền kinh tế quá lâu. Trường hợp điển hình : sự sụt giảm của chỉ số Việt Nam Index vào năm ngoái.

Đó là một lời nhắc nhở về việc tâm lý nhà đầu tư đối với Việt Nam có xu hướng dao động dữ dội từ trạng thái lạc quan sang cực kỳ hoảng loạn như thế nào. Trong vài tuần đầu tiên của/2023, dao động theo hướng bán khống nền kinh tế. Tần suất và mức độ khốc liệt của các chu kỳ bùng nổ-suy thoái này đang cản trở việc nâng cao thu nhập bình quân đầu người, hiện là khoảng 3.700 đô la Mỹ.

Tin tốt là Trung Quốc mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19 và đó thực sự sẽ có lợi cho Việt Nam.

Ngân hàng Phát triển Châu Á đã hạ triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vào năm 2023 xuống 6,3% từ mức khoảng 7,5% vào/2022. Mặc dù vậy, ADB cho rằng Việt Nam sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, tiếp theo là Philippines.

Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào việc Trung Quốc có GDP tăng trưởng trở lại mức 5% và Hoa Kỳ có tránh được suy thoái kinh tế hay không.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là Việt Nam không chỉ tăng trưởng nhanh hơn mà còn tốt hơn. Điều này bao gồm việc giảm mức độ dao động niềm tin nghiêm trọng từ tăng sang giảm của các nhà đầu tư.

Nhiều nhà đầu cơ giá lên của Việt Nam có thể ngạc nhiên khi biết rằng đây là nơi Việt Nam vẫn nhận thức trọn vẹn 37 năm sau "Đổi mới" mở cửa thị trường nhằm xây dựng một nền kinh tế sáng tạo và hiệu quả hơn.

Một ưu tiên là vượt qua mối bận tâm không lành mạnh của Hà Nội về tỷ giá hối đoái. Hàng chục năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam luôn chủ động điều hành tỷ giá tiền đồng để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu. Vào cuối năm 2020, điều này đã khiến Hà Nội có tên trong danh sách "các quốc gia thao túng tiền tệ" của Bộ Tài chính Hoa Kỳ.

Để tiền đồng được giao dịch tự do hơn sẽ buộc các nhà hoạch định chính sách ở Hà Nội cải cách kinh tế vi mô của Việt Nam. Học cách chung sống với một đồng tiền mạnh hơn sẽ hạn chế rủi ro quá lớn, tăng niềm tin của nhà đầu tư và khuyến khích khu vực tư nhân trở nên cạnh tranh hơn.

Việt Nam cũng phải tiếp tục chống tham nhũng và khuyến khích cho vay hiệu quả hơn trong lĩnh vực bất động sản đang mắc nợ quá mức hiện đang kéo GDP xuống thấp hơn. Điều đó có nghĩa là trợ cấp ít hơn cho khu vực nhà nước kém hiệu quả và thường xuyên tham nhũng. Đồng thời tăng cường khuyến khích cho khởi nghiệp bùng nổ để tạo nhiều việc làm và của cải hơn ngay từ đầu.

Nói cách khác, giờ đây ông Trọng sẽ lãnh đạo quá trình rời bỏ mô hình từng mang lại cho Việt Nam cái mác Tiểu Trung Quốc. Liệu ông ta là người làm điều đó hay không thì không ai biết được..

William Pesek

Nguyên tác : Vietnam’s ‘mini-China’ days may be numbered, Asia Times, 20/01/2023

https://asiatimes.com/2023/01/vietnams-mini-china-days-may-be-numbered/

Nguồn : VNTB, 24/01/2023

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 10