Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vì sao phương Tây im lặng về Hồng Kông ?

Châu Á với cuộc đọ sức giữa phòng trào dân chủ Hồng Kông và chính quyền vẫn tiếp tục căng thẳng. Trung Cận Đông có "Syria hậu chiến trong bóng của những người cha đỡ đầu Nga và Iran" và vụ tấn công vào cơ sở sản xuất dầu của Saudi Arabia khiến thế giới lo ngại giá dầu tăng… Đó là những chủ đề quốc tế lớn của các báo Pháp ra hôm nay.

im1

Dân biểu Hồng Kông Trần Thục Trang (Tanya Chan) phát biểu tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Geneve, Thụy Sĩ, ngày 16/09/2019 - Reuters/Denis Balibouse

Hồng Kông : Phương Tây né tránh vì lợi ích kinh tế

Trước hết đến với Hồng Kông. Vùng nhượng địa cũ của Anh Quốc từ hơn ba tháng qua lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng chưa từng có kể từ khi được trả lại cho Trung Quốc dưới quy chế đặc khu hành chính. Cuộc đọ sức giữa phong trào biểu tình đòi dân chủ và chính quyền địa phương vẫn không có lối thoát và bạo lực vẫn không chấm dứt. Dư luận báo chí cả thế giới đều quan tâm theo dõi những diễn biến ở Hồng Kông trong những ngày qua.

Nhật báo công giáo La Croix ghi nhận : "Đã hơn ba tháng từ khi phong trào phản kháng đòi dân chủ và phổ thông đầu phiếu, khởi phát ở Hồng Kông, cộng đồng quốc tế không thấy huy động ủng hộ phong trào này".  Tờ báo đặt câu hỏi : "Tại sao phương Tây lại lặng thinh về Hồng Kông ?".

Để tìm câu trả lời, tờ báo đăng bài viết của ông Hervé Goulletquer, phó giám đốc nghiên cứu của Ngân hàng Bưu điện Asset Management.

Tác giả cho rằng chính xung đột thương mại với Trung Quốc mà tâm điểm là cuộc thương chiến Mỹ -Trung là nguyên nhân ngăn cản phương Tây đi quá xa, dù các nước này không phải không quan tâm đến những gì đang diễn ra ở Hồng Kông.

Theo tác giả, xung đột thương mại có nguy cơ mở ra cuộc khủng hoảng rộng hơn. Cả hai bên Mỹ và Trung Quốc đều hiểu không có lợi gì khi đi quá xa. Mỗi bên đều muốn tránh để cuộc khủng hoảng Hồng Kông làm rắc rối thêm cuộc thương lượng vốn đã quá phức tạp. "Trung Quốc biết mình có thể đi tới đâu trong việc trấn áp Hồng Kông còn Hoa Kỳ thì cũng biết giới hạn phản ứng của mình". Tất cả đều vì lợi ích kinh tế, hai bên lệ thuộc vào nhau quá lớn.

Tác giả phân tích thêm : "Nhiều công ty nước ngoài đang làm ăn ở Trung Quốc, doanh thu của các công ty Mỹ trên thị trường Trung Quốc cao hơn 100 tỷ đô la. Nếu chính quyền Trung Quốc muốn gây rắc rối cho chúng ta (phương Tây) thì họ biết sẽ phải làm thế nào".

Bên cạnh đó Trung Quốc đang nắm giữ hơn 1000 tỷ đô la nợ của Mỹ dưới dạng trái phiếu. Bắc Kinh mà bán ra ồ ạt số nợ này thì sẽ gây không ít phiền toái cho kinh tế Mỹ cũng như có thể đảo lộn thị trường tài chính thế giới. Theo tác giả đây là vũ khí cuối cùng của Trung Quốc. Tuy nhiên họ cũng không dễ gì sử dụng vì sẽ gây tác động tiêu cực đến mô hình Trung Quốc vốn đang cần sự ổn định.

Tác giả kết luận : "Không ai ham gì khi thấy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đổ sụp vì quốc gia này đóng góp từ 30 đến 40% tăng trưởng kinh tế thế giới. Quan hệ phương Tây và Trung Quốc như Đặng Tiểu Bình trong những năm 1970 đã đúc kết là "đồng sàng dị mộng". Đúng là các nước phương Tây và Trung Quốc gắn với nhau về kinh tế nhưng những khát vọng của họ thì lại mang tính chất khác nhau".

Ít ra cũng phải tỏ lo ngại

Cùng chủ đề này, La Croix còn có một bài viết khác của chuyên gia Antoine Bondaz, giám đốc chương trình Triều Tiên thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS), cho rằng "cần phải bày tỏ lo ngại của chúng ta (Liên Hiệp Châu Âu) với Trung Quốc" về tình hình Hồng Kông.

Riêng với nước Pháp, chuyên gia Bondaz cho rằng "thách thức ở Hồng Kông không phải chỉ là vấn đề nhân quyền. 20 nghìn kiều dân chúng ta có mặt tại đó và rất nhiều lợi ích kinh tế khiến các nhà chính trị Pháp phải lên tiếng. Không phải để tấn công Bắc Kinh mà là để bảo vệ lợi ích của chúng ta. Liên Hiệp Châu Âu bày tỏ lập trường là một chuyện, điều đó không ngăn cản các nước thành viên làm như vậy". Tác giả bài viết ghi nhận mới chỉ có Đức là mạnh dạn hơn cả. Trong chuyến thăm Bắc Kinh, thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhắc đến tình hình Hồng Kông. Hoàng Chi Phong gương mặt tiêu biểu của phong trào phản kháng Hồng Kông liền sau đó tới Đức, được ngoại trưởng Đức tiếp.

Cho dù từ tháng 6 năm nay, Nghị Viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết về Hồng Kông. Trong khi đó ở Pháp các nghị sĩ cũng như các đảng phái chính trị không hề nói gì. Không cần phải đặt lại vấn đề về quyền hạn của Bắc Kinh với Hồng Kông mà chỉ là bày tỏ hy vọng đối thoại và hòa dịu thôi cũng không có.

Nhìn sang Mỹ, tác giả thấy Hồng Kông là chủ đề ngày càng được đưa vào trong các tranh luận của các Thượng và Hạ nghị sĩ về Trung Quốc và về cuộc chiến thương mại cũng như là trong các cuộc tranh luận giữa các ứng viên ra tranh cử tổng thống. Ở bên Anh Quốc các dân biểu vẫn thường xuyên chất vấn chính phủ về vấn đề Hồng Kông.

Chuyên gia Antoine Bondaz nhấn mạnh : "Ý nghĩ tránh chỉ trích trực tiếp Trung Quốc là một chiến lược tồi. Ngoan ngoãn dễ bảo không giúp có được sự tôn trọng của Bắc Kinh".

Cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung : Hòa hoãn chỉ là tạm thời

Liên quan đến Trung Quốc, nhưng trong cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung dằng dai từ 18 tháng, qua lúc bùng lên dữ dội, khi thì lại dịu xuống đầy hy vọng, báo Le Monde có bài "Bắc Kinh và Washington cố giảm căng thẳng" đề cập đến những diễn biến mới nhất của cuộc đọ sức Mỹ -Trung trên mặt trận kinh tế. Vài ngày qua, cả Bắc Kinh và Washington liên tiếp đưa ra các cử chỉ thiện chí như hoãn áp thuế với nhau, mua lại sản phẩm của nhau… Tổng thống Donald Trump thậm chí hôm 12/9 còn cho biết ông không loại trừ khả năng ký một hiệp định thương mại tạm thời với Trung Quốc.

Le Monde đặt câu hỏi, liệu các cử chỉ như vậy có đủ để làm dịu lâu dài các căng thẳng Trung-Mỹ ?  Tờ báo khẳng định : Dù một thỏa thuận từng phần hay tạm thời được ký thì cũng chẳng có gì chắc chắn hết. Các vấn đề cốt lõi vẫn còn. Đó là mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc và Mỹ vẫn xung đột với nhau. Trên vấn đề này, không có gì cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng nhượng bộ dù chỉ là một chút, Le Monde kết luận.

Trung Cận Đông căng thẳng thường trực 

Trung Cận Đông nơi căng thẳng, xung đột và khủng hoảng thường trực, vài ngày qua lại trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế.

Hôm 14/9 tổ hợp dầu lửa khổng lồ của Saudi Arabia Ramco bất ngờ bị các máy bay không người lái tấn công. Lực lượng nổi dậy người Houthi, Yemen đã nhận trách nhiệm. Tuy nhiên vụ tấn công này có bóng dáng của cuộc xung đột gián tiếp giữa Riyadh và Tehran. Một lần nữa Hoa Kỳ lên án Iran đứng đằng sau vụ tấn công để tạo thanh thế, gây ảnh hưởng trong khu vực. Libération nhận xét : "Dầu lửa : Saudi Arabia bị đánh vào túi tiền". Les Echos chạy tựa lớn trang nhất : "Dầu lửa : Saudi Arabia bị đánh vào giữa tim". Sau vụ tấn công, Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, thông báo giảm phân nửa sản xuất dầu. Điều này sẽ khiến giá dầu thế giới sẽ biến động căng thẳng trong thời gian tới

Syria : Bachar al Assad trả giá đắt cho sự sống còn của chế độ

Vẫn là thời sự trong khu vực Trung Đông, chuyển qua Syria. Cuộc chiến tranh kéo dài 8 năm ở đất nước này gần như sắp kết thúc. Chế độ Assad đã vượt qua được cuộc chiến đẫm máu dân này để tồn tại. Tổng thống các nước Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran hôm nay gặp nhau tại Ankara để bàn về vấn đề người tị nạn và tương lai của đất nước này.

Nhật báo Le Figaro chạy tựa trang nhất : "Assad : thời hậu chiến trong bóng các cha đỡ đầu Nga và Iran". Le Figaro cũng ghi nhận chế độ Damascus sống sót nhưng đó là một chiến thắng cay đắng của Bachar al Assad. Cái giá phải trả cho sự tồn tại chế độ này là hơn 500 nghìn người chết, 5 triệu người phải bỏ nhà cửa phiêu bạt trong nước, 6 triệu người ra nước ngoài lánh nạn và một đất nước trong đổ nát hoang tàn.

Cũng như cuộc vật lộn vì sự sống sót 8 năm qua, chế độ Assad sẽ tiếp tục thỏa hiệp và dựa vào những người bảo trợ Nga và Iran trong thời kỳ hậu chiến đầy khó khăn.

Anh Vũ

Published in Quốc tế
dimanche, 15 septembre 2019 20:30

Tin tức thời sự truyền hình 15/09/2019

Nguồn : RFI, 15/09/2019

Published in Video

Tiền Trung Quốc cho vay : bom nổ chậm cho những con nợ

"Quả bom nổ chậm đến từ các khoản nợ mà Trung Quốc cho vay" trên tuần báo Pháp Courrier International trích dịch một bài trên nhật báo Đức Der Spiegel, giới thiệu một công trình nghiên cứu nêu bật sự kiện Trung Quốc đã trở thành chủ nợ lớn nhất hành tinh. Có điều là các điều kiện mà Bắc Kinh áp đặt trên các quốc gia con nợ vốn đã yếu kém, đang gây nguy hiểm cho nền kinh tế toàn cầu.

tien1

Con nợ của Trung Quốc trở thành "nô lệ" của đồng nhân dân tệ. Johannes Eisele / AFP

Bài báo mở đầu bằng một nhận định : Nếu tính cả Hồng Kông, Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất hiện nay trên thế giới. Các khoản cho vay của Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường quốc tế giống như các loại đồ chơi, điện thoại thông minh và xe trượt điện.

Từ Kenya đến Montenegro, từ Ecuador đến Djibouti, tiền của Trung Quốc mang đến những con đường, đập nước hoặc nhà máy điện. Dĩ nhiên đây là tiền cho vay, và các nước đi vay sẽ phải trả trong những năm tới đây không những cả vốn lẫn lãi, mà cả tiền lãi trên tiền lãi.

Nguy cơ lâm vào cảnh "làm nô lệ để trả nợ"

Nếu tín dụng từ Trung Quốc đã cho phép thế giới không rơi vào suy thoái sau cú sốc ngân hàng Mỹ Lehman Brothers phá sản năm 2008, thì những khoản cho vay của Bắc Kinh đã gây tranh cãi.

Một số người khen rằng tiền của Trung Quốc là một đóng góp đáng hoan nghênh để xây dựng cơ sở hạ tầng tại những khu vực kém phát triển ở Châu Á hoặc Châu Phi. Nhưng đối với những người khác, thì các món nợ này đã đẩy một nửa hành tinh vào tình trạng phụ thuộc Trung Quốc về chính trị và kinh tế, thậm chí vào cảnh "làm nô lệ để trả nợ".

Một báo cáo của một nhóm nghiên cứu Mỹ-Đức, do Carmen Reinhart, trường đại học Mỹ Harvard dẫn đầu, đã cung cấp một phân tích toàn diện nhất về các khoản cho vay của Trung Quốc ở nước ngoài. Toàn cảnh hiện ra không khỏi làm dấy lên lo ngại, đặc biệt với phát hiện là khá nhiều quốc gia ở các khu vực nghèo trên thế giới đã vay mượn của Trung Quốc những khoản tiền lớn hơn nhiều so với chúng ta nghĩ.

Những khoản cho vay này đã buộc các con nợ phải chịu những chi phí thanh toán đáng kể, bị các lợi ích chiến lược của Bắc Kinh chi phối mạnh mẽ và làm tăng nguy cơ khủng hoảng tài chính cho nhiều nước đang phát triển.

Tính ra, Trung Quốc đã cấp khoảng 5.000 khoản tín dụng và trợ giúp cho 152 quốc gia. Theo bản nghiên cứu, Bắc Kinh không chỉ xuất khẩu vốn sang các nước đang phát triển và mới nổi với một khối lượng nhiều hơn tất cả các quốc gia công nghiệp khác cộng lại, mà các khoản vay của Trung Quốc cũng có nhiều đặc điểm đè nặng lên nước đi vay.

Thời hạn ngắn, chi phí cao, khả năng bị siết nợ nhiều

Trong khi hầu hết các khoản vay mà phương Tây và các tổ chức quốc tế cung cấp cho các nước thế giới thứ ba đều là các khoản vay dài hạn với lãi suất thấp, thì Bắc Kinh thường cho vay với thời hạn ngắn và phí bảo hiểm rủi ro cao. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc thu lợi nhiều hơn.

Các khoản vay của Trung Quốc cũng bao gồm một loạt các điều khoản được thiết kế để bảo vệ Bắc Kinh khỏi bị mất nợ, chẳng hạn như quyền tịch thu thực phẩm, nguyên liệu thô hoặc thu nhập từ các doanh nghiệp nhà nước ở nước là con nợ.

Ngoài ra, các khoản tiền cho vay được rót trực tiếp cho các công ty Trung Quốc xây dựng các sân bay, cảng hoặc đập thủy điện là đối tượng của khoản vay. Do đó, tiền Trung Quốc chi ra lại lọt trở lại các công ty Trung Quốc, một vòng tròn tài chính khép kín, không có chỗ cho nước ngoài chen vào.

Ngoài ra, hơn 75% các khoản tín dụng trực tiếp dành cho phát triển được cấp trong những năm qua, đến từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc. Vì đây là hai định chế quốc doanh, Nhà nước Trung Quốc như vậy hiện diện trong tất cả các giai đoạn của dự án ; và trong trường hợp phát sinh khủng hoảng, Nhà nước Trung Quốc sẽ có thể thâu tóm ngay các khoản bảo lãnh của con nợ trước khi các chủ nợ khác xen vào.

Công trình nghiên cứu kết luận : Trung Quốc đã sáng tạo một hình thức viện trợ phát triển trong đó "các định chế cho vay của Nhà nước lại cung cấp tín dụng theo các điều khoản thương mại".

Đề nghị mới của Hoa Vi đáng được xem xét

Cũng về Trung Quốc, tuần báo Anh The Economist đã chú ý đến một ý tưởng mà tập đoàn Hoa Vi vừa đưa ra để trấn an Hoa Kỳ và các nước đang lo ngại trước việc họ lợi dụng uy thế trong lãnh vực công nghệ 5G để làm gián điệp cho chế độ Bắc Kinh. Đó là chuyển giao các công nghệ 5G của họ cho đối thủ cạnh tranh.

Theo tuần báo Anh, những người nghị kỵ Hoa Vi hoàn toàn có lý. Không một công ty Trung Quốc nào có thể thách thức chính quyền độc đoán đang cai trị nước này, đặc biệt là trong các vấn đề an ninh quốc gia. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là liệu có thể có một cơ chế để giảm thiểu rủi ro và tạo dựng niềm tin ở trong một lãnh vực mà sự tin cậy lẫn nhau rất ít tồn tại. Anh và Đức đã thành lập các cơ quan giám sát để xem xét kỹ lưỡng các sản phẩm của Hoa Vi, nhưng điều đó không gây ấn tượng gì nơi các quan chức Mỹ.

Giờ đây Nhậm Chánh Phi, ông chủ của Hoa Vi, đã đưa ra giải pháp cho phép nước ngoài mua lại công nghệ 5G của công ty ông và xử lý theo ý mình. Ngay cả các đối thủ cạnh tranh của Hoa Vi là Samsung hoặc Ericsson cũng có thể mua lại phần công nghệ 5G đó.

Theo The Economist, việc Hoa Vi chấp nhận chuyển giao công nghệ 5G không phải là một đảm bảo về mặt an ninh chống lại các điệp viên hoặc kẻ phá hoại Trung Quốc. Tin tặc của Bắc Kinh vẫn hoàn toàn có khả năng tấn cộng các mạng do các công ty phương Tây điều hành. Thế nhưng phương Tây sẽ tiếp cận ngay được công nghệ 5G tiên tiến, tránh sự chậm trễ, cạnh tranh sẽ gia tăng.

Thế giới có thể tiếc rằng vẫn có hai môi trường công nghệ, nhưng đề nghị của Hoa Vi dù sao cũng có thể giúp xóa nhòa cuộc chiến tranh lạnh công nghệ. Đối với The Economist, bình thường ra, đề nghị của ông Nhậm Chánh Phi sẽ là kỳ quặc. Trong tình hình hiện nay, nó xứng đáng được lắng nghe và xem xét.

Không có thời sự nóng trên trang bìa các báo tuần

Thời sự nóng tại Pháp hay trên thế giới hầu như đã rời khỏi trang bìa các tạp chí ra tuần này.

Courrier International có chú ý đôi chút đến tình hình Châu Âu với hồ sơ "Nước Đức đang trở thành cực đoan", nói về hiện tượng vươn lên của đảng cực hữu Afd tại Đức trong các cuộc bầu cử địa phương mới đây.

Về phần mình, L’Obs cũng theo gương các đồng nghiệp khác, tuần này đã có một "Hồ sơ đặc biệt địa ốc", nói về vấn đề giá cả nhà đất tại Pháp, và ghi nhận trong hàng tựa trang bìa : "Cuộc đổ xô ồ ạt" để mua nhà, khiến giá cả tăng nhanh.

The Economist cũng dành tựa trang bìa cho đề tài khoa học : "Các con chip điện tử bám vào mọi thứ", đề cập đến công nghệ chip điện tử hiện nay đang thâm nhập vào mọi ngõ ngách trong cuộc sống hàng ngày.

Cách mạng liệu pháp gen

Về các hồ sơ quan trọng được các tờ báo nêu bật, đáng chú ý hơn cả là trang bìa của L’Express, giới thiệu hồ sơ chính trong hàng tựa "Cuộc cách mạng liệu pháp gen", bên dưới một tiểu tựa cho thấy các chứng bệnh có thể được liệu pháp này chữa trị : "Các loại ung thư, bệnh Parkinson, Alzheimer…".

L’Express đã dành một hồ sơ 10 trang cho tiến bộ khoa học này, nêu bật một ví dụ cụ thể về một em bé sơ sinh tên Augustin : "Guillaume và Mélanie, bố mẹ của Augustin tràn đầy hy vọng, ngày 14/05 vừa qua, đứa con của họ được trị liệu bằng liệu pháp gen".

Tờ báo nói tiếp : "Trước khi được tiêm, đứa trẻ sơ sinh không cử động được tay, đầu không giữ được thẳng và bắt đầu nuốt không được trôi. Đó là do việc một gen trong người bị suy yếu, làm cho các motoneurone, tức là những tế bào của tủy cần thiết cho hoạt động cơ bắp, bị chết đi. Phương thức trị liệu đã khôi phục gen này cho đứa bé : Từ lúc đó thì tiến bộ thấy rõ hàng ngày".

Nhưng kết quả sẽ đi đến đâu ? Augustin có thể cử động được chân, có thể đứng lên hay không ? Chưa ai biết được, nhưng L’Express ghi nhận là tại Hoa Kỳ, 12 đứa trẻ đã được trị liệu bằng phương thức này trong lần thử nghiệm lâm sàng đầu tiên vào năm 2014 và chúng vẫn sống đến giờ, thở được và ăn được không cần phải trợ giúp.

Thế nhưng tạp chí Pháp tỏ vẻ tiếc nuối : "Pháp phát minh, người nước ngoài hưởng lợi… Những công nghệ học này đòi hỏi những khoản đầu tư quan trọng không huy động được ở Pháp vì không có nhà đầu tư chuyên ngành. Nước Pháp có tiền nhưng không đi vào những hoạt động có tính cách tương lai này".

Theo L’Express, trường hợp của Zolgensma, loại thuốc ra đời được nhờ tiền của người Pháp quyên tặng nhân các chiến dịch quyên góp Téléthon hàng năm, nhưng lại bị tập dược phẩm đa quốc gia Novartis bán ra với giá đắt như vàng, đã gây tai tiếng vào mùa xuân này.

Nhưng sự việc sẽ lại tái diễn. Généthon, viện bào chế do Téléthon tài trợ, đã nhượng giấy phép của một phương thức trị liệu chống một loại bệnh teo cơ cho một công ty khởi nghiệp Mỹ đang thử nghiệm lâm sàng liệu pháp này.

Donald Trump và hội chứng Việt Nam

Le Point cũng dành tựa trang bìa và hồ sơ chính 16 trang cho chủ đề khoa học "Cuộc đua chạy theo chỉ số thông minh QI (hay IQ theo tiếng Anh). Câu hỏi mà tờ báo đặt ra là "Nên chăng đo lường trí thông minh của mình và của con cái ?". Tạp chí Pháp đã nêu lên "sự thật" về các loại test để đo chỉ số thông minh, đồng thời nêu bật tranh luận chính trị liên quan đến đề tài này.

Tuy nhiên, một trong những bài xã luận của Le Point lại rất chính trị, mang tựa đề "Trump và hội chứng Việt Nam", tìm lời giải thích cho quyết định bất ngờ mới đây của tổng thống Mỹ Donald Trump trên hồ sơ Afghanistan.

Đối với Le Point, tổng thống Mỹ muốn rút quân khỏi Afghanistan. Nhưng ông đang rất khó nghĩ. Người ta không thể kết thúc tốt một cuộc chiến tồi. Hoa Kỳ đã học bài học ở Việt Nam, và lại trải nghiệm một lần nữa ở Afghanistan.

Tại Sài Gòn, những người Mỹ cuối cùng đã phải bỏ chạy bằng trực thăng ngày 30/04/1975 khi lực lượng cộng sản tiến vào thủ đô miền Nam. Nỗi nhục vẫn đè nặng gần nửa thế kỷ sau, trên chính sách ngoại giao Mỹ.

Việc này, theo Le Point, có thể giải thích phần nào khó khăn của Mỹ trong việc rút quân khỏi vùng Trung Á và Trung Đông cho dù đó là mục tiêu mà ông Trump cho thấy từ khi vào Nhà Trắng.

Tổng thống Mỹ xem nhẹ tình trạng hỗn loạn mà việc rút quân sẽ để lại ở Afghanistan. Ông Trump không mấy hứng thú trong vai trò sen đầm quốc tế. Chỉ có một việc ám ảnh ông : được tái đắc cử. Vì thế, ông phải kết thúc cuộc chiến không được lòng dân mà cựu tổng thống George W. Bush đã khởi động năm 2001, đưa các "boys" trở về nhà.

Thế nhưng mặt khác, ông phải tránh để cho việc rút quân, như ở Việt Nam, trở thành mối sỉ nhục quốc gia. Bằng không thì ông sẽ bị thua lỗ trong việc rút đi này. Ông cũng phải làm thế nào để Quốc hội Mỹ và cả chính quyền của ông không cản chân ông.

Cũng dễ hiểu vì sao ông Trump chập chờn. Vào giờ phút chót ông đã từ chối không phê chuẩn thỏa thuận nguyên tắc mà các đặc sứ của ông đã đúc kết với phe Taliban Afghanistan để bắt đầu việc rút quân. Cái chết của một người Mỹ trong cuộc tấn công khủng bố ngày 05/09 ở Kabul là thêm một cái tát quá mức chịu đựng, và là cái cớ để ông hủy bỏ lời mời các lãnh đạo chính của Taliban đến để cùng chụp hình với ông vào ngày 08/09 tại Camp David.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Trung Quốc nói đã 'trục xuất' tàu Mỹ ra khỏi Hoàng Sa (BBC, 15/09/2019)

Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói nó đã "trục xuất" một tàu khu trục của Hoa Kỳ ra khỏi quần đảo Hoàng Sa hôm thứ Sáu, 13/9, theo Bưu điện Hoa Nam.

uss1

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer

Phát ngôn viên của Chiến khu Nam Bộ thuộc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), Đại tá Lý Hoa Mẫn, nói rằng tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Hải quân Hoa Kỳ USS Wayne E. Meyer đã di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa "mà không có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc".

"Quân đội của chúng tôi sẽ [thực hiện] tất cả các biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia và bảo vệ vững chắc hòa bình và ổn định ở Biển Đông."

Ông Lý cho biết Hải quân và Không quân PLA đã theo sau, xác định, theo dõi, cảnh báo và trục xuất tàu khu trục này.

"Phớt lờ các luật lệ và quy tắc quốc tế, phía Hoa Kỳ đã thực hiện quyền bá chủ trên biển ở Biển Đông trong một thời gian dài. Những hành động như vậy đã làm suy yếu nghiêm trọng các lợi ích có chủ quyền của Trung Quốc, và chứng minh rằng phe Mỹ hoàn toàn thiếu chân thành trong việc duy trì hòa bình toàn cầu cũng như an ninh và ổn định khu vực," ông Lý nói.

Trước đó, chỉ huy Reann Mommsen, phát ngôn viên của Hạm đội Bảy của Hải quân Hoa Kỳ nói đợt tuần tra mới nhất này nhắm vào việc thách thức các "yêu sách quá mức" của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa, vốn cũng được tuyên bố chủ quyền bởi Đài Loan và Việt Nam.

"Trung Quốc đã cố gắng đòi thêm vùng biển nội địa, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hơn là theo luật quốc tế," bà Mommsen nói với Reuters.

"Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền với vùng đảo Hoàng Sa. Cả ba yêu cầu phải có sự cho phép hoặc thông báo trước khi một tàu quân sự nước ngoài thực hiện một đường đi 'vô hại' qua vùng biển lãnh thổ.

uss2

Trung Quốc nói lực lượng Hải quân và Không quân của nước này đã theo sau, xác định, theo dõi, cảnh báo và trục xuất tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Hải quân Hoa Kỳ USS Wayne E. Meyer

"Việc áp đặt hay yêu cầu thông báo đơn phương của bất kỳ giới cầm quyền nào cho một hoạt động qua lại vô hại (innoccent passage) là điều không được quy định trong luật quốc tế, vì vậy Hoa Kỳ thách thức những yêu cầu này".

Hoa Kỳ cũng thách thức tuyên bố về đường cơ sở năm 1996 của Trung Quốc về chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, bà Mommsen nói.

Tháng trước, tàu USS Wayne E. Meyer của Mỹ cũng đi qua khu vực trong vòng 12 hải lý của khu vực Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn, hai khu vực đảo nhân tạo lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực quần đảo Trường Sa. Đây là lần đầu tiên tàu chiến Hoa Kỳ thách thức hai tiền đồn của Trung Quốc kể từ khi thực hiện hoạt động tuần tra tự do hàng hải.

******************

Khu trục hạm Hải quân Hoa Kỳ đi sát quần đảo Hoàng Sa (RFA, 14/09/2019)

Khu trục hạm USS Wayne E. Meyer của Hải quân Hoa Kỳ vừa đi qua quần đảo Hoàng Sa, thách thức Trung Quốc, 2 tuần sau khi chiến hạm này đi qua đá Chữ Thập và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Hãng tin Reuters trích lời của người phát ngôn Hạm đội Bảy Reann Rommsen cho biết như vậy hôm thứ Sáu, ngày 13/9.

uss3

Hình minh họa. Khu trục hạm USS Wayne E. Meyer của Hải quân Hoa Kỳ đi cùng tàu chiến Wang Geon của Hải quân Nam Hàn trong một cuộc tập trận chung ở Thái Bình Dương hồi tháng 4/2017 - Reuters

"USS Wayne E. Meyer thách thức những hạn chế về đi qua vô hại do Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam áp đặt, đồng thời thách thức đòi hỏi của Trung Quốc đối với đường cơ sở thẳng mà Bắc Kinh áp dụng đối với quần đảo Hoàng Sa", người phát ngôn Hạm Đội 7 được Reuters trích lời cho biết.

Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa lúc đó do chính quyền Nam Việt Nam kiểm soát. Hiện tại, cả Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đều đòi chủ quyền đối với quần đảo này.

Từ năm 1996, Trung Quốc đã tuyên bố một loạt đường cơ sở thẳng qua quần đảo Hoàng Sa nhằm mục đích mở rộng phần lãnh hải quanh quần đảo này, thay vì vẽ riêng đường cơ sở thẳng cho từng thực thể theo quy định của luật quốc tế.

Người phát ngôn Hạm đội 7 cho biết các đòi hỏi của Trung Quốc đối với vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nhiều hơn so với quy định của luật quốc tế.

Từ năm 2015 đến nay, Hoa Kỳ đã liên tục gửi tàu chiến và máy bay đi qua khu vực Biển Đông trong chương trình tự do hàng hải (FONOP) nhằm thách thức các đòi hỏi về chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Washington thời gian qua đã có những chỉ trích nặng nề đối với Bắc Kinh về những hoạt động quân sự hóa khu vực Biển Đông và có hành động bắt nạt các nước láng giềng trong đó có Việt Nam.

Bắc Kinh nói Hoa Kỳ đang gây bất ổn tình hình trong khu vực và bóp méo sự thật.

*********************

Quốc phòng : Lầu Năm Góc "dồn hỏa lực" về phía Trung Quốc (RFI, 14/09/2019)

Tuần tra trên biển, bắn thử tên lửa, diễn tập đổ bộ, bộ Quốc phòng Mỹ gần đây đã có nhiều hành động trong vùng Châu Á Thái Bình Dương. Washington muốn nhắc nhở Trung Quốc tránh vượt qua lằn ranh đỏ hay chính quyền Trump tăng tốc chặn đứng những tham vọng chiến lược của Bắc Kinh ?

my1

Lầu Năm Góc, trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ, tại thủ đô Washington. Reuters/Yuri Gripas/File Photo

Hãng tin Pháp AFP nêu lên hai câu hỏi này sau sự kiện Hạm Đội Bảy của Hoa Kỳ hôm 13/09/2019 điều tàu khu trục USS Wayne E.Meyer áp sát các đảo do Trung Quốc chiếm giữ trong khu vực quần đảo Hoàng Sa. Cuối tháng 8/2019, cũng chiến hạm này đã đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn tại Trường Sa.

Trong chín tháng đầu năm 2019, Hải Quân Hoa Kỳ đã sáu lần điều chiến hạm đến các khu vực có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông nhân danh quyền tự do hàng hải. Để so sánh, trong hai năm 2017 và 2018, Hải Quân Mỹ chỉ có tổng cộng tám lần điều tàu vào các khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong suốt tám năm dưới chính quyền Obama, Lầu Năm Góc cũng chỉ có sáu lần đến khu vực mà Trung Quốc đã khẳng định chủ quyền trên gần như toàn bộ.

Tại Biển Hoa Đông, Washington cũng đã tăng cường sự hiện diện qua đợt diễn tập quân sự trên đảo Ie-Shima, cách không xa Okinawa, hôm 11/09/2019. Trong cuộc tập trận lần này, lính Mỹ và Nhật Bản thực hiện nhiều bài tập gồm : tập đổ bộ lên một hòn đảo bị một lực lượng thù nghịch chiếm đóng ; tập chiếm một sân bay để chứng minh khả năng của quân đội Mỹ có thể đánh chiếm một hòn đảo có tranh chấp chủ quyền, biến địa điểm đó thành một căn cứ tiếp liệu cho Không Quân.

Theo lời một sĩ quan Mỹ, những chiến dịch kiểu này nhằm "cho phép quân đội triển khai lực lượng trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương, tiến hành các chiến dịch viễn chinh tại các vùng ven bờ có tranh chấp chủ quyền".

Theo giới quan sát, Lầu Năm Góc, vốn chỉ đưa tin nhỏ giọt về các chiến dịch tập trận, trong thời gian gần đây lại thường xuyên thông báo về các hoạt động quân sự này. Có lẽ đây là một sự thay đổi lớn từ khi ông Mark Epser được chỉ định vào chức bộ trưởng Quốc Phòng. Hơn nữa, các chiến dịch dồn dập nói trên thể hiện chính sách của Mỹ đối lại với chiến lược của Nga và Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Epser đã dành chuyến công du đầu tiên cho Châu Á và đã không che giấu kế hoạch của Washington nhanh chóng triển khai thêm tên lửa mới tại Châu lục này. Dự án đó có thể được thực hiện trong "một vài tháng sắp tới" nhằm "ngăn cản sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực", như ghi nhận của tư lệnh Lục Quân Hoa Kỳ, tướng Ryan McCarthy hôm 12/09/2019. Và theo ông việc triển khai tên lửa tầm trung sẽ làm "thay đổi bàn cờ tại Đông Nam Á".

Không nêu đích danh Trung Quốc và Nga, nhưng tướng Ryan McCarthy nhấn mạnh, nếu mở rộng được quan hệ đối với các đối tác trong vùng, cho phép quân đội Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của các đối tác này, thì Hoa Kỳ gần như có khả năng tương xứng để đối chọi với sự hiện diện quân sự của hai nước nói trên.

Vào tháng trước, Lầu năm Góc đã cho thử tên lửa tầm trung trên biển Thái Bình Dương sau khi Washington chính thức khai tử Hiệp Định Tên Lửa Tầm Trung INF. Cuối tháng 8/2019 chính phủ Mỹ khai sinh Bộ Tư Lệnh Không Gian Spacecom. Mục tiêu đề ra là bảo đảm an ninh cho Hoa Kỳ trước hai mối đe dọa là Nga và đặc biệt là Trung Quốc. Ngay từ năm 2007, Bắc Kinh đã phát triển một tên lửa tiêu diệt vệ tinh. Đây là bước mới nhất trên con đường quân sự hóa không gian của Trung Quốc.

Thanh Hà

******************

Biển Đông : Tàu khu trục Mỹ áp sát các đảo tranh chấp tại Hoàng Sa (RFI, 14/09/2019)

Phát ngôn viên Hạm đội 7 Mỹ, Reann Mommsen xác nhận hôm 13/09/2017, khu trụ hạm hải quân Mỹ, USS Wayne E. Meyer đã áp sát nhiều đảo do Trung Quốc chiếm giữ tại Biển Đông để khẳng định quyền tự do hàng hải. Hành động này nhằm bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh.

my2

Khu trục hạm USS Wayne E. Meyer. Ảnh minh họa. Nguồn : U.S. Navy

Chiến hạm USS Wayne E. Meyer mang tên lửa dẫn đường đã áp sát các hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa hiện Trung Quốc đang chiếm giữ. Hãng tin Reuters dẫn lời ông Mommsen khẳng định hành động của hải quân Mỹ là nhằm "phản đối các hạn chế quyền qua lại vô hại do Trung Quốc áp đặt cũng như không thừa nhận đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại quần đảo này". Việt Nam và Đài Loan cũng đòi chủ quyền trong vùng biển này.

Đây là lần thứ 2 trong vòng chưa đầy hai tuần chiến hạm USS Wayne E. Meyer thách thức các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Cuối tháng trước tàu USS Wayne E. Mayer đã đi vào trong khu vực 12 hải lý chung quanh Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa. Đây cũng là 2 hòn đảo do Trung Quốc chiếm giữ.

Trong vài tháng qua, hải quân Hoa Kỳ liên tục tiến hành các hoạt động khẳng định quyền tự do hàng hải như vậy khiến Bắc Kinh bực tức.

Phát ngôn viên Hạm đội 7 nhấn mạnh "với hoạt động này, Hoa Kỳ muốn cho Trung Quốc thấy vùng biển này không thuộc chủ quyền của Bắc Kinh" và những yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa là trái với luật pháp quốc tế.

Theo trang tin mạng The Japan Times, Trung Quốc đã điều các tàu chiến và máy bay đến để đuổi tàu Mỹ, nhưng chiến hạm USS Mayne E. Meyer vẫn hoàn thành hải trình như dự kiến.

Anh Vũ

*******************

Khu trục hạm Mỹ lại vào gần đảo tranh chấp ở Biển Đông (BBC, 13/09/2019)

Một tàu khu trục của hải quân Mỹ hôm thứ Sáu 13/9 tiến vào gần các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Quần đảo Hoàng Sa.

bd1

Khu trục hạm Wayne E. Meyer trong cảng Los Angeles hồi 2012

Tàu Wayne E. Meyer chỉ mới hai tuần trước áp sát hai đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ở Quần đảo Trường Sa.

Lần này, khu trục hạm thuộc lớp Arleigh Burke tới gần các đảo thuộc Quần đảo Hoàng Sa, quân đội Mỹ nói, nhưng không cho biết chi tiết đó là các đảo nào.

Hôm 28/8, tàu khu trục Wayne E. Meyer vào sát phạm vi 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn. Phía Trung Quốc lập tức cho tàu thuyền và phi cơ ra theo dõi, giám sát.

Chỉ huy Reann Mommsen, nữ phát ngôn viên của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ, được Reuters dẫn lời nói hoạt động mới nhất, hôm 13/9, của khu trục hạm Wayne E. Meyer là nhằm tiếp tục thách thức các tuyên bố chủ quyền quá mức của Trung Quốc ở Biển Đông.

"... Trung Quốc đã tìm cách đòi hỏi các vùng nước nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa nhiều hơn so với phần họ được hưởng theo luật quốc tế," bà Mommsen nói.

Tin cho hay lần này, quân đội Trung Quốc cũng đã ngay lập tức được huy động để theo dõi tàu khu trục Mỹ và ra cảnh báo, yêu cầu tàu rời đi.

Bắc Kinh nói rằng việc hải quân Hoa Kỳ lặp đi lặp lại hoạt động tuần tra ở Biển Đông là vi phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc, và việc tàu Wayne E. Meyer vào khu vực Hoàng Sa lần này diễn ra khi chưa được sự cho phép của Bắc Kinh.

"Chúng tôi nhấn mạnh lại rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển quanh đảo," Bộ Tư lệnh Tác chiến Miền Nam của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nói trong một tuyên bố.

"Không một hình thức khiêu khích nào của tàu hải quân và phi cơ nước ngoài có thể làm thay đổi được thực tế này".

Trung Quốc căng thẳng với nhiều nước

Việc tàu hải quân Mỹ tiến vào khu vực Quần đảo Hoàng Sa diễn ra ngay sau khi có những dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ và Trung Quốc đang chuẩn bị nối lại đàm phán thương mại.

Hôm thứ Năm, Hoa Kỳ hoan nghênh việc Trung Quốc tiếp tục mua đồ nông sản Mỹ, nhưng vẫn tiếp tục đe dọa áp thuế cao, khiến cuộc thương chiến Mỹ-Trung tiếp tục căng thẳng.

Hồi tuần trước, Trung Quốc đã giận dữ lên án sau khi có tin Anh và Mỹ có thể sẽ phối hợp hoạt động tại Biển Đông trong thời gian sắp tới.

Báo chí Anh loan tin rằng nước này có thể sẽ gửi tàu hàng không mẫu hạm mới nhất của Hải quân Hoàng gia Anh chở theo các chiến đấu cơ tàng hình thuộc lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ vào khu vực Quần đảo Trường Sa.

bd2

Đại sứ Lưu Hiểu Minh phát biểu tại London rằng Anh Quốc "chớ nên làm công việc bẩn thỉu này cho kẻ khác" trước tin hàng không mẫu hạm Anh có thể chở phi cơ Mỹ tới vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông

Đại sứ Trung Quốc tại London, ông Lưu Hiểu Minh được dẫn lời nói Anh "chớ nên làm công việc bẩn thỉu này cho kẻ khác".

Tùy viên quân sự Trung Quốc tại Anh, Thiếu tướng Tô Quang Huy (Su Guanghui) tuyên bố : "Nếu như Mỹ và Anh cùng nhau thách thức hoặc vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, thì đó sẽ là hành động thù nghịch".

Nếu như hai đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa nơi tàu Wayne E. Meyer áp sát hồi hai tuần trước là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và Đài Loan, thì các đảo thuộc Quần đảo Hoàng Sa chỉ liên quan tới tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh, Hà Nội và Đài Bắc.

Quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội trở nên đặc biệt căng thẳng trong thời gian hơn hai tháng qua, với sự kiện tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng nhóm tàu hộ tống của Trung Quốc kéo vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hai bên nhiều lần cáo buộc lẫn nhau xâm phạm lãnh thổ, quyền chủ quyền của mình.

Bầu không khí giữa Trung Quốc và Đài Loan cũng rất căng thẳng quanh vấn đề Đài Bắc mua vũ khí Mỹ, nhưng hai bên gần đây không có đối đầu trực tiếp gì liên quan tới các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Tuy nhiên, trong quan hệ với Philippines, Bắc Kinh đã có những cải thiện đáng kể.

Mới đây nhất, hồi đầu tháng Chín, hai bên đã bắt đầu triển khai hoạt động khai thác tài nguyên chung trong một dự án hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, điều Trung Quốc đã muốn đạt được từ lâu với các quốc gia láng giềng có tranh chấp với Bắc Kinh trên Biển Đông.

**************

Thêm một tàu khu trục Mỹ đi ngang qua Biển Đông (VOA, 13/09/2019)

Quân đội M cho biết mt tàu khu trc ca hi quân Hoa Kỳ hôm th Sáu 13/9 đã tiến gn các đo mà Trung Quc tuyên bố thuc ch quyn ca h trong Bin Đông, mt đng thái có th làm Bc Kinh gin d.

bd3

liu : USS Wayne E. Meyer, khu trc hm lp Arleigh neo ti cng San Diego, California. nh chp ngày 12/4/2015. Reuters/Louis Nastro/File Photo

Hãng tin Reuters nói tuyến hàng hi đông đúc tàu bè qua li này đã tr thành mt trong nhng đim nóng trong mi quan h M-Trung, cùng vi các đim nóng khác là chiến tranh thương mi đang leo thang, các bin pháp chế tài ca M đi vi quân đi Trung Quc, và quan h gia M vi Đài Loan.

Trung tá Reann Mommsen, người phát ngôn ca Hm đi 7- Hi quân Hoa Kỳ, nói vi Reuters rng chuyến đi ca tàu khu trc Wayne E. Meyer là để thách thc tuyên b ch quyn ca Trung Quc trên Bin Đông, k c tuyên b ch quyn mà người phát ngôn ca M mô t là "quá qut" ca Trung Quc ti qun đo Hoàng Sa, nơi mà c Vit Nam và Đài Loan cũng tuyên b thuc ch quyn ca mình.

Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoi giao Trung Quc chưa tc thi tr li yêu cu bình lun ca Reuters.

Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thi gian qua đã li qua tiếng li v vic Trung Quc "quân s hóa Bin Đông". Phía M cáo buc Bc Kinh xây dng các cơ s quân s trên các đảo nhân to và bãi đá trong các vùng bin đang tranh chp.

Bắc Kinh nói nhng công trình xây ct đó là cn thiết đ "t v", và Hoa Kỳ mi là bên phi chu trách nhim leo thang căng thng khi điu tàu chiến đi ngang qua và máy bay quân s bay gn các hải đảo "thuc ch quyn ca Trung Quc".

*******************

Biển Đông : Ấn Độ "Hướng Đông" nhưng tránh đối đầu với Trung Quốc (RFI, 13/09/2019)

Với chính sách "Hướng Đông", tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Nga về an ninh hàng hải, Ấn Độ xây dựng hình ảnh một cường quốc hải quân muốn đóng vai trò quan trọng hơn trong khu vực Biển Đông đang bị Trung Quốc lấn hiếp. Các nước Đông Nam Á trông chờ có thêm một đồng minh. Tuy nhiên, thực tế dường như không phải như thế, theo nhận định "tiếc rẻ" của một chuyên gia Ấn Độ.

bd4

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Xi Jinping (P) và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc gặp tại Vũ Hán (Wuhan), tỉnh Hồ Bắc (Hubei), Trung Quốc, ngày 27/04/2018.India's Press Information Bureau/Handout via Reuters

Trong những ngày gần đây có hai sự kiện cho phép suy đoán Ấn Độ thay đổi chính sách Biển Đông. Trước hết là bộ trưởng Quốc Phòng Rajnath Singh đến Tokyo hồi tuần trước để cùng xem xét khả năng hợp tác an ninh trong toàn khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương cũng như thảo luận về tình hình căng thẳng tại Biển Đông. Tiếp theo đó, trong cuộc hội kiến với tổng thống Nga Vladimir Putin tại Vladivostok, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ký một bản ghi nhớ mở một con đường hàng hải nối liền nước Nga đến tận thành phố cảng Chennai ở miền đông Ấn Độ.

Hai động tác này phải chăng là bước tiến cụ thể từ khi chính sách "Hướng Đông" được nâng cấp thành "Hành Động Phía Đông" vào tháng 10/2014 thể hiện cuộc chạy đua giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Châu Á ?

Theo nhiều nhà phân tích, sự hiện diện của Ấn Độ bên cạnh Nga và các cường quốc khu vực là tín hiệu New Delhi có quyết tâm chống lại ảnh hưởng áp đảo của Bắc Kinh tại Biển Đông. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu địa chính trị Abhijit Singh thuộc Viện Quan Sát (Observer Research Foundation) ở New Delhi, đưa ra một nhận định khác trong bài "Chính sách Biển Đông của Ấn Độ không đổi".

Ấn Độ Dương của tôi, Biển Đông của anh

Ấn Độ không bỏ chủ trương không can thiệp vào Biển Đông vì ba lý do.

Thứ nhất, Ấn Độ không có chủ quyền bị đe dọa trực tiếp tại đây. Thứ hai, Trung Quốc ở thế mạnh, kiểm soát các đảo chủ yếu, có căn cứ quân sự và vũ khí áp đảo các nước láng giềng. Và thứ ba, có lẽ là lý do quan trọng nhất, Ấn Độ muốn bảo vệ quan hệ tốt với Trung Quốc qua thỏa thuận Vũ Hán. New Delhi hy vọng Bắc Kinh sẽ tôn trọng ảnh hưởng của Ấn Độ tại Ấn Độ Dương, đổi lại, Ấn Độ sẽ tôn trọng quyền lợi của Trung Quốc tại Biển Đông.

Ấn Độ thật ra cũng rất lo ngại trước mối đe dọa của Trung Quốc về giao thông, vận tải, quyền lợi chiến lược năng lượng của mình. Biển Đông là huyết mạch đối với các nhà chiến lược Ấn Độ và họ thấy cần phải tăng cường khả năng tự vệ cho Đông Nam Á. Đó là hai mối ưu tư thúc đẩy NewDelhi phát triển chính sách Ấn Độ-Thái Bình Dương. Thế nhưng, liên quan đến Biển Đông, Ấn Độ không muốn đụng chạm đến Trung Quốc. Hải quân Ấn Độ không tham gia tuần tra tại Biển Đông mà ngay chính phủ Ấn Độ cũng tránh ký tên vào các bản tuyên bố chung lên án Trung Quốc. Điển hình là nhân Diễn đàn an ninh tại Singapore hồi năm 2018, Mỹ, Úc, Nhật kêu gọi xây dựng một trật tự tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương với những "quy tắc chung làm nền tảng". Ấn Độ, trái lại, chỉ dè dặt đề nghị một hình thức "nối kết".

Thiếu quyết tâm chính trị

Cho đến cuộc họp lần thứ tư của nhóm "tứ cường" mà thủ tướng Nhật Shinzo Abe gọi là "nhóm kim cương" tại Bangkok, thì lúc đó Ấn Độ mới tiến thêm một bước "chia sẻ ý tưởng hợp tác dựa tên các quy tắc".

Cũng theo chuyên gia Abhijit Singh, những phóng sự rầm rộ của truyền thông Ấn Độ về tham vọng khai thác dầu khí tại Biển Đông chỉ là hành động quảng cáo. Trên thực tế, tuy Ấn Độ có quyền lợi thương mại trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng quyền lợi này không quan trọng lắm.

Do vậy, tuy New Delhi có vẻ đang tăng cường hợp tác với Mỹ, Nhật, Úc và Việt Nam, thực tế không đúng như thế. Không những Ấn Độ chưa sẵn sàng mở rộng tầm hoạt động hải quân đến Biển Đông mà còn tránh mọi lời nói có thể bị Bắc Kinh xem là khiêu khích.

Chuyên gia Ấn Độ Abhijit Singh lấy làm tiếc là chính quyền của thủ tướng Modi tuy có chính sách "Hành Động Phía Đông" nhưng lại thiếu quyết tâm chính trị ngăn chận hành động xâm lăng của Trung Quốc.

Tú Anh

Published in Châu Á

Chiến tranh công nghệ chống Trung Quốc và cuộc chiến giữa các vì sao chống Liên Xô

Le Figarongày 13/09/2019 nói về "Giấc mơ Reagan của nước Mỹ và người khổng lồ Trung Quốc". Tờ báo đặt ra các câu hỏi : Hoa Kỳ sẽ dùng chiến lược nào để đối phó với Trung Quốc ? Liệu Mỹ có thể hành động như tổng thống Reagan trong thập niên 80 đối với Liên bang Xô viết, chú tâm đến công nghệ ?

cyber1

Chuyên gia hải quân của Cisco giải thích cách Cisco tạo ra phương pháp phát hiện mới như một phần trong nỗ lực giới thiệu công nghệ cao cho các dịch vụ quân sự của Hoa Kỳ. Ảnh minh họa


Theo Le Figaro, ông Trump rất muốn thế, nhưng Trung Quốc của Tập Cận Bình với vũ khí kỹ thuật số không phải là một con cọp giấy như Liên Xô cũ.

"B Team" và sự sụp đổ của chế độ cộng sản Liên Xô

Năm 1983, ông Ronald Regan đã gây ngạc nhiên cho Liên Xô khi bất ngờ tung ra "Cuộc chiến tranh giữa các vì sao". Chiến lược này là phát súng ân huệ cho nền kinh tế xô-viết đang bị rối loạn và tê liệt vì nạn tham nhũng.

Chủ trương tiến công thật ra không tự nhiên xuất phát nơi các nhà chiến lược Washington, vốn bận ngồi đếm hàng ngàn chiến xa Nga, về lý thuyết có thể tràn ngập Châu Âu. Lúc đó đa số các nhà phân tích của CIA và think tank nổi tiếng đều cho rằng Liên Xô là một cường quốc quân sự đáng ngại, thậm chí có thể qua mặt Hoa Kỳ.

Chính nhờ sự quyết liệt của một nhóm chiến lược gia không theo truyền thống, trong đó có nhà sử học Richard Pipes, được gọi là "B Team", đã kích thích ý chí chiến đấu của tổng thống Mỹ để lao vào một cuộc chạy đua, dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản.

Donald Trump liệu có thể tái diễn chiến thắng của "B Team" trước Trung Quốc ? Tiền lệ Reagan luôn được đội ngũ của ông nêu ra để chứng minh cho chính sách cứng rắn trước Bắc Kinh.

Nhờ trực giác, tổng thống Trump quyết định so găng với Trung Quốc về thương mại để "cứu vớt giới công nhân Mỹ", đồng thời ngăn chận việc chuyển giao công nghệ cho các công ty như Hoa Vi (Huawei). Đây là một "bước ngoặt chiến lược quan trọng", như nhận định của cựu cố vấn Steve Bannon cách đây một năm. Theo ông Bannon "cần khoảng 10 năm để đảo ngược tình hình".

Giới tinh hoa Âu-Mỹ nay ủng hộ đối đầu với Trung Quốc

Trên nguyên tắc, giờ đây không còn ai ở Washington tranh cãi về ý tưởng "kiên nhẫn chiến lược" thời ông Obama, đã tỏ ra không hiệu quả. Sau khi chỉ trích tính dân tộc chủ nghĩa của ông Trump và coi chủ tịch Trung Quốc như ngôi sao trong Diễn đàn Davos, giới tinh hoa Mỹ và Châu Âu rốt cuộc đã đứng về phía Donald Trump, trước những thủ đoạn thương mại bất chính của Bắc Kinh.

Tuy nhiên tất cả đều lo ngại về tác động tai hại của cuộc chiến thuế quan đối với nền kinh tế thế giới, nhất là vẫn còn mơ hồ về giải pháp trước thách thức Trung Quốc. Cuộc tranh luận mới đây của các ứng cử viên Dân chủ cho thấy họ rất mông lung, nói rằng ủng hộ các nhà nông Mỹ bị ảnh hưởng bởi thương chiến, nhưng lại không muốn tỏ ra yếu kém trước Bắc Kinh.

Tờ báo dẫn lời chiến lược gia bảo thủ David Goldman, chủ trương cứng rắn, nhưng song song đó phải có chiến lược kỹ nghệ dài hạn. "Thời điểm hiện nay cũng mang tính quyết định như thời kỳ phải đọ sức với chương trình Sputnik" - ông viết trong mục diễn đàn cùng ký tên với Henry Kressel, nhà khoa học nổi tiếng từng làm việc trong chương trình "Chiến tranh giữa các vì sao". "Nếu Hoa Kỳ đánh mất năng lực về công nghệ thì sẽ bị lệ thuộc vào kẻ thù, giống như một đất nước không có ngành luyện kim trong lúc phải đánh nhau bằng trọng pháo".

Trump có trực giác tốt nhưng chọn nhầm vũ khí

Chiến lược gia David Goldman trong bài trả lời phỏng vấn Le Figaro đã nhận định "Trước Bắc Kinh, ông Trump có trực giác tốt nhưng chọn nhầm vũ khí".

Chuyên gia Goldman nhận định, tổng thống Trump chắc chắn đã gây bất ngờ cho ban lãnh đạo Trung Quốc vì sự cứng rắn của ông. Trong suốt 25 năm qua, giới tinh hoa Mỹ, đặc biệt là Kissinger đã sai lầm khi luôn chủ trương chung sống hòa bình với Trung Quốc, tránh đối đầu. Ngược lại, Donald Trump không sợ xáp chiến với Bắc Kinh, trực giác của ông là đúng đắn. Nhưng chiến lược của Trump thì phải xét lại.

Ban đầu Trung Quốc coi Trump như một nhân vật thô lỗ, có thể dỗ ngọt bằng quà cáp, nhưng rốt cuộc không thành công. Đến đầu năm 2019, Bắc Kinh thay đổi cách nhìn, chấp nhận một cuộc chiến thương mại tổng lực, vì nghĩ rằng sẽ bị thiệt hại ít hơn.

Ông Trump ít còn khả năng gây ngạc nhiên, sau khi đã chơi hai nước bài thuế quan và hạn chế bán công nghệ cao cho Bắc Kinh (nhất là Hoa Vi). Theo Goldman, tái thúc đẩy công nghệ bán dẫn là biện pháp duy nhất để chận bước Trung Quốc, tuy nhiên rất tốn kém : một nhà máy sản xuất chip hiện đại tốn đến 40 tỉ đô la.

Ông nhắc lại, cuộc cách mạng kỹ thuật số đã giúp cán cân nghiêng về phía Mỹ khi Reagan lên làm tổng thống. Liên Xô chỉ nhận ra điều đó vào năm 1982, trong cuộc không chiến Israel-Syria : hệ thống trang thiết bị điện tử giúp chiến đấu cơ Mỹ luôn ở thế thượng phong. Liên Xô vẫn còn hỏa lực rất mạnh, nhưng sáng tạo đã giúp phương Tây giành phần thắng. Trong thế kỷ 21, sáng tạo trong công nghệ lại còn quan trọng hơn.

Thái Lan : Vào tù ra khám vẫn được làm bộ trưởng

Tại Châu Á, Le Monde trong bài "Thái Lan và vị bộ trưởng buôn ma túy" cho biết theo một tờ báo Úc, bộ trưởng Nông nghiệp của Thái liên can đến một vụ nhập lậu heroin.

Buôn ma túy, tội phạm, mafia : làm thế nào ông bộ trưởng Thamanat Prompow có thể chống chọi được trước những thông tin tai hại mà nhật báo Úc Sydney Morning Herald vừa công bố ? Theo đó, ông Thamanat đã từng ở tù bốn năm (1993-1997) tại Úc do một vụ buôn bán ma túy. Ông đã nhận tội nhập lậu 3,9 kg heroin có trị giá vào thời đó là 4,1 triệu đô la. Thamanat bị bắt tại một phòng khách sạn, khi một người giao hàng từ Bangkok vừa mang ma túy đến. Năm 1998 ông lại vào tù ở Thái Lan vì cáo buộc giết người và hãm hiếp, rồi được trắng án sau ba năm trong trại giam.

Vụ tiết lộ này mang tầm vóc chính trị, vì nhân vật này đóng một vai trò trong cơ cấu rắc rối của chính phủ, gồm các bộ trưởng xuất thân từ 17 đảng khác nhau. Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha muốn khoác lên chiếc áo dân chủ, phải lập một liên minh tạp nham để chiếm đa số trong Quốc hội, trong đó có 10 đảng "siêu nhỏ". Nếu Thamanat phải ra đi, liên minh này càng dễ tổn thương. Cần nói thêm, bộ trưởng Nông nghiệp có tài sản kê khai là 42 triệu đô la với một đội xe sang trọng, túi xách Chanel, Hermès, đồng hồ hàng hiệu.

Sự kiện một bộ trưởng từng vào tù ra khám có vẻ không hề gây sốc cho thủ tướng Thái. Hôm 10/9 ông Prayut nói trong cuộc họp báo : "Ai cũng có thể sai lầm", và ông còn chất vấn các phóng viên "Tại sao quý vị luôn đặt ra những câu hỏi làm cho tôi phải bực mình ?".

Brexit không thỏa thuận có thể tạo nguy cơ nổi dậy

Ở Châu Âu, các báo quan tâm đến kịch bản thảm họa về Brexit không thỏa thuận, mà thủ tướng Anh Boris Johnson buộc lòng phải cho công bố hôm qua. Báo cáo mang tên "Chiến dịch Yellowhammer" báo động tình trạng hỗn loạn sẽ xảy ra, nước Anh sẽ thiếu thốn nhiều loại hàng hóa.

Tài liệu gồm năm trang mô tả một tình hình kinh tế tồi tệ, thậm chí có nguy cơ dẫn đến nổi loạn. Gần 85% xe vận tải nặng đi qua biển Manche sẽ ở trong tình trạng bất hợp lệ theo quy định mới của hải quan Pháp, có thể phải chờ đến hai ngày rưỡi, và như vậy lượng xe lưu thông sẽ giảm từ 40 đến 60%. Một số mặt hàng tươi sống trở nên hiếm hoi, người dân lo sợ, ồ ạt đi mua khiến chuỗi cung ứng rối loạn. Dược phẩm sẽ bị thiếu, gây nguy cơ dịch bệnh ; xăng dầu trở nên hiếm hoi tại Luân Đôn và đông nam nước Anh.

Le Figaro nói thêm, tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều tháng, làm hàng hóa tăng giá, ảnh hưởng đến các gia đình thu nhập thấp. Người ta lo ngại bất bình tăng cao sẽ dẫn đến các vụ nổi dậy, và căng thẳng giữa các cộng đồng. Một Brexit "cứng" sẽ làm Anh quốc thiệt mất 16 tỉ euro hàng xuất khẩu sang EU, nhiều tỉ bảng Anh trao đổi với các nước khác cũng tan thành mây khói.

Vì sao Google chịu nộp phạt 1 tỉ euro cho chính phủ Pháp ?

Trên lãnh vực kinh tế, sự kiện đáng chú ý là "Google chi trả gần 1 tỉ euro để chấm dứt bị kiện tụng tại Pháp". Tòa án Paris vừa chấp nhận việc tập đoàn Mỹ chi 500 triệu euro để tránh ra tòa về tội trốn thuế, đồng thời nộp phạt cho cơ quan thuế vụ với số tiền tương đương.

Les Echos cho biết năm 2016 các nhà điều tra của Cơ quan chống tham nhũng, tội phạm tài chính và thuế (OCLCIFF) phối hợp với Viện Công tố Tài chính Pháp (PNF) đã tiến hành một cuộc "bố ráp" quy mô vào Google France. Hơn 100 điều tra viên cùng với các chuyên gia tin học đi kèm đã ập vào trụ sở, tịch thu nhiều téraoctet dữ liệu và phải mất hơn ba năm mới xử lý xong.

Vì sao tập đoàn khổng lồ này chịu quy phục trước Nhà nước Pháp, trong khi đang ở thế mạnh vì tòa án hành chính Paris hồi tháng Tư bác việc nộp phạt thuế ? Trước hết là vấn đề hình ảnh, mà các tập đoàn GAFA vốn rất nhạy cảm. Mặt khác, Tham chính viện vẫn có thể hủy quyết định của tòa hành chính. Cuối cùng, vũ khí hình sự để chống trốn thuế đã được tăng cường trong những năm gần đây, đặc biệt là một cơ chế theo kiểu Mỹ, cho phép một doanh nghiệp đóng một khoản tiền phạt lớn để tránh một bản án hình sự.

Biện pháp này tỏ ra hết sức hiệu quả, các ngân hàng lớn như HSBC, Société Générale… đều chấp nhận. Một tấm gương tày liếp là UBS. Ngân hàng này chọn ra tòa hơn là thương thảo, và tòa án đã buộc nộp phạt số tiền kỷ lục là 4,5 tỉ euro, trong khi mức thương lượng với PNF chỉ có 2 tỉ euro. Có lẽ tiền lệ này đã khiến Google phải suy nghĩ.

Hưu bổng, Google : Trang nhất báo Pháp

Tựa trang nhất báo chí Paris hôm nay chủ yếu dành cho thời sự nước Pháp. Le Figaro chạy tít "Chế độ hưu : Thủ tướng Edouard Philippe lên tuyến đầu". Cũng về chủ đề này, Libération nhận định "Chế độ hưu : Chính phủ có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn". Le Monde cho biết "Điện Elysée vẫn ủng hộ Richard Ferrand sau khi chủ tịch Hạ Viện bị đặt trong vòng điều tra", còn nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến sự kiện "Google thanh toán nợ với Pháp". Riêng La Croix nhìn sang Bắc Phi, với tựa đề "Tunisie : Nền Dân chủ trước thách thức".

Thụy My

Published in Quốc tế

Thương chiến Mỹ-Trung : Trump không loại trừ một thỏa ước tạm thời (RFI, 13/09/2019)

Washington có tính đến giải pháp ký kết với Bắc Kinh một thỏa thuận thương mại tạm thời theo nghĩa bắt đầu bằng những điểm dễ đồng thuận trước.

mytrung4

Ảnh tư liệu : Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề thượng đỉnh G20, Osaka, Nhật Bản, ngày 29/06/2019 - Reuters/Kevin Lamarque

Tổng thống Mỹ Donald Trump với báo chí như vậy tại Nhà Trắng ngày 12/09/2019, vào lúc cả Mỹ lẫn Trung Quốc thông báo "hưu chiến". Liệu đây là chiến thuật mặc cả hay chuẩn bị xuống thang ?

Theo ông Donald Trump, xung khắc thương mại hiện nay với Trung Quốc chỉ có thể kết thúc với một hiệp định toàn diện, tái lập cân bằng trong quan hệ mậu dịch. Tuy nhiên, lần đầu tiên Donald Trump không loại trừ khả năng giải quyết "từng cụm" dễ trước khó sau.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh chuẩn bị đợt đàm phán mới tại Bắc Kinh vào đầu tháng 10. Để tỏ thiện chí, thứ Tư vừa qua, Donald Trump thông báo dời lại đến 15/10, ngày thi hành quyết định tăng thêm 5% thuế nhập khẩu đánh lên 250 tỷ đôla hàng Trung Quốc. Vài giờ sau, Bắc Kinh cũng loan báo tạm ngưng thi hành biện pháp trả đũa đánh lên 16 mặt hàng Hoa Kỳ.

Giới phân tích cũng như các sàn giao dịch quốc tế cho đây là tín hiệu hai bên có nhu cầu phải xuống thang tranh chấp.

Theo hãng tin Bloomberg, một cách cụ thể, Washington dự kiến đề nghị một thỏa thuận tạm thời với Bắc Kinh. Bộ Thương Mại Trung Quốc cũng thông báo điều nghiên gia tăng nhập khẩu nông phẩm Hoa Kỳ, nhất là thịt heo và đậu nành, đang bị Bắc Kinh trả đũa.

Bổ sung tuyên bố của chủ nhân Nhà Trắng, bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin cho biết là tổng thống Donald Trump sẵn sàng "hủy bỏ hay tăng thêm" mức thuế đánh lên hàng Trung Quốc, tùy theo kết quả đợt thương lượng đầu tháng 10. Nói cách khác, Hoa Kỳ chờ đợi phía Trung Quốc phải có những nhượng bộ "quan trọng", để tái lập quân bình trong cán cân thương mại song phương, theo tuyên bố của bộ trưởng Steven Mnuchin trên đài CNBC ngày 12/09.

Tú Anh

****************

Thương mại Mỹ-Trung : Bắc Kinh hòa hoãn hay cho Donald Trump uống nước đường ? (RFI, 12/09/2019)

Sau nhiều tháng căng thẳng, đối thoại bị đóng băng, Mỹ và Trung Quốc cùng tỏ thiện chí trước ngày trưởng đoàn đàm phán song phương nối lại đàm phán thương mại vào tháng 10 sắp tới. Bắc Kinh đi một bước trước, chìa bàn tay thân thiện vì đã thấm mệt do xung đột thương mại kéo hay đã tìm cách chiều lòng Donald Trump để tiếp tục mặc cả ?

mytrung1

Đô la Mỹ và nhân dân tệ Trung Quốc và quốc kỳ hai nước (Ảnh minh họa chụp ngày 20/05/2019) Reuters/Jason Lee/Illustration/File Photo

Ngày 11/09/2019 liệu có là một cột mốc quan trọng trong cuộc đọ sức thương mại Mỹ-Trung ? Hôm 11/09/2019, Bắc Kinh công bố danh sách 16 mặt hàng của Mỹ bán sang trị trường đông dân nhất hành tinh được miễn tăng thuế nhập khẩu trong vòng một năm. Quyết định chính thức có hiệu lực từ ngày 17/09/2019.

Lập tức tại Washington tổng thống Donald Trump hoan nghênh một "thay đổi lớn" trong chính sách thương mại của Trung Quốc và đáp lại, nguyên thủ Hoa Kỳ thông báo dời ngày tăng thuế đánh vào 250 tỷ đô la hàng của Trung Quốc. Các sàn chứng khoán từ Âu sang Á thực sự phấn khởi trước viễn cảnh căng thẳng thương mại giữa hai ông khổng lồ kinh tế thế giới "xuống thang".

Từ mùa xuân năm 2018 khi chính quyền Trump mở ra cuộc chiến thương mại, dùng thuế nhập khẩu như một công cụ lợi hại nhất để thu hẹp thâm thủng mậu dịch của Mỹ với Trung Quốc, buộc Bắc Kinh đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp của Mỹ và ngừng rút ruột các công nghệ cao của Hoa Kỳ.

Trong 18 tháng qua, Mỹ và Trung Quốc đã nhiều lần thông báo đình chiến, chính tổng thống Trump đã nhiều lần tuyên bố đôi bên đang "cận kề" một giải pháp để khai thông bế tắc trên hồ sơ thương mại. Để rồi Washington và Bắc Kinh vẫn dùng những đòn ăn miếng trả miếng và tiếp tục lao vào một cuộc đọ sức bất chấp những cảnh báo chiến tranh thương mại đe dọa đến tăng trưởng của cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc và của toàn thế giới.

Vì vậy, lần này giới phân tích chỉ nói tới một "cử chỉ hòa hoãn" mang tính "tạm thời" của cả đôi bên. Chuyên gia kinh tế Iris Pang, thuộc ngân hàng ING nhận định : Bắc Kinh chứng tỏ "sự thành tâm" trước ngày nối lại đàm phán với Hoa Kỳ vào tháng tới, nhưng cũng có khả năng hành động này là một kế hoãn binh vào dịp mà người dân Trung Quốc được nghỉ phép và thường đi mua sắm.

Vẫn theo bà Iris Pang, 16 mặt hàng Mỹ tạm tha chỉ là một giọt nước trong lúc mà hiện nay có tới trên dưới 5.000 sản phẩm Mỹ trong tầm ngắm của Bắc Kinh. Đậu tương, đậu nành không nằm trong danh sách 16 sản phẩm được Trung Quốc tạm ngưng tăng thuế.

Trong khi đó, ai cũng biết tổng thống Trump vừa khởi động chương trình vận động tái tranh cử và cần trấn an giới nông gia từng bỏ phiếu cho ông. Dù vậy có thể nói, đòn đấu dịu của Bắc Kinh đã đem lại kết quả cụ thể đó là việc Nhà Trắng dời lại hai tuần lễ lệnh tăng thêm 5 % thuế đánh vào 250 tỷ đô la hàng của Trung Quốc.

Trả lời đài truyền hình Mỹ CNBC, chuyên gia James McCormack thuộc cơ quan thẩm định tài chính Fitch ghi nhận thiện chí của cả phía Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc nhằm "hạ nhiệt" tình hình, nhưng ông cho rằng còn quá sớm để "mở rượu ăn mừng kết thúc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung". Trước mắt James McCormack vẫn chưa trông thấy những "giải pháp thực sự" cho phép đóng lại tranh chấp về thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu của thế giới này.

Daniel Gerard thuộc cơ quan tư vấn tài chính State Street Global Exchange đặc trách về khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đánh giá không ai biết trước được cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ kết thúc như thế nào, do vậy các nhà đầu tư vẫn hết sức thận trọng với những tuyên bố của cả Washington lẫn Bắc Kinh.

Về câu hỏi đâu là những động lực thúc đẩy Trung Quốc và Hoa Kỳ đấu dịu, phần lớn các chuyên gia đều cho rằng, đôi bên cùng thấm mệt. Nhiều doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc đã di dời cơ sở sang những nước láng giềng trong khu vực, trong đó Việt Nam và Đài Loan là những điểm đến được nhiều doanh nhân Mỹ đánh giá cao.

Theo báo cáo mới nhất của Phòng thương mại Mỹ tại Thượng Hải công bố hôm 11/09/2019, có tới 26,5 % trong số 333 doanh nghiệp được hỏi cho biết đã "chuyển hướng" các dự án đầu tư mà nhẽ ra là được thực hiện tại Trung Quốc.

Về phía Trung Quốc, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Thống kê vừa được Bắc Kinh công bố hôm 07/09/2019 cho thấy chỉ số xuất khẩu, động lực tăng trưởng chính của Trung Quốc, trong tháng 8/2019 giảm 1% so với cùng kỳ năm 2018. Điều khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh lo ngại hơn cả là nếu không nhanh chóng tìm được chìa khóa đối thoại với Donald Trump, thì với đà này từ nay đến cuối năm toàn bộ các sản phẩm của Trung Quốc bán sang thị trường Mỹ đều có khả năng bị tăng thuế nhập khẩu. Trong khi đó thì khả năng đáp trả của Trung Quốc bắt đầu gặp giới hạn.

Dù vậy lịch bầu cử tổng thống Mỹ và nhất là các chỉ số tăng trưởng của Hoa Kỳ buộc chủ nhân Nhà Trắng phải tìm một ngõ thoát trong cuộc đọ sức với Trung Quốc hiện nay. Sau cùng, cho dù là Washington và Bắc Kinh có san bằng phần nào những bất đồng về mậu dịch, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chỉ đi từ thỏa thuận "ngừng bắn" này đến một thỏa thuận "hưu chiến" khác, hơn nữa ngay từ tháng 3/2018 các nhà quan sát đã ý thức được rằng, thương mại chỉ là cái cớ trong cuộc đọ sức dài hơi giữa hai siêu cường của thế kỷ 21.

Thanh Hà

***************

Thương mại Mỹ-Trung : Trump hoãn tăng thuế đánh vào hàng Trung Quốc (RFI, 12/09/2019)

Tổng thống Donald Trump ngày 11/09/2019 thông báo hoãn lại 2 tuần lễ lệnh tăng thêm 5% thuế nhập khẩu nhắm vào hàng Trung Quốc.

mytrung2

Tổng thống Mỹ, Donald Trump tại phòng Bầu Dục, Nhà Trắng, Washington, ngày 11/09/2019. NICHOLAS KAMM / AFP

Như vậy, mức thuế 30% nhắm vào 250 tỷ đô la hàng Trung Quốc sẽ được áp dụng kể từ ngày 15/10/2019 thay vì từ ngày 01/10/2019. Vài giờ trước đó, Bắc Kinh công bố danh sách 16 mặt hàng của Mỹ được tạm miễn tăng thuế trong vòng một năm.

Các cử chỉ hòa hoãn của cả hai phía được đưa ra trong bối cảnh, sau nhiều tháng bị đóng băng, đối thoại Mỹ - Trung dự trù được mở ra vào đầu tháng 10 sắp tới. Vào dịp Tết Trung Thu và trước ngày Quốc Khánh, Bắc Kinh hài lòng với quyết định tạm hoãn tăng thuế nhập khẩu của chính quyền Trump.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde giải thích :

"Nhà Trắng đưa ra cử chỉ này một hôm trước kỳ nghỉ cuối tuần dài ngày vào dịp Tết Trung Thu. Ngày mai (13/09/2019), đúng vào Rằm tháng 8 mọi người được nghỉ phép và có nhiều khả năng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là đề tài được mọi nhà nhắc đến khi quây quần bên chiếc bánh trung thu.

Trên Twitter, tổng thống Donald Trump giải thích quyết định hoãn tăng thuế nhằm tôn trọng Trung Quốc kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Đồng thời nhằm thỏa mãn yêu cầu của phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tránh gây thêm căng thẳng đúng vào ngành Quốc Khánh.

Tuy nhiên Mỹ đồng ý hoãn tăng thuế đánh vào hàng Trung Quốc sau khi Bắc Kinh đã tỏ thiện chí, thông báo tạm thời miễn áp thêm thuế nhắm vào 16 mặt hàng của Hoa Kỳ. Trong đó có những sản phẩm dầu nhờn không chế biến từ dầu lửa, và một số dược phẩm, thực phẩm nuôi cá ...

Hoàn Cầu Thời Báo trong bài xã luận sáng nay hoan nghênh cử chỉ của Hoa Kỳ và xem đây là một dấu hiệu tích cực cho các vòng đàm phán song phương sắp tới. Nhiều người đang kỳ vọng vào đối thoại Mỹ-Trung dự trù mở lại trước ngày 15/10/2019. Đây là thời hạn chót trong quyết định tạm hoãn tăng thuế đánh vào hàng Trung Quốc do tổng thống Mỹ ấn định".

Thanh Hà

***************

Bắc Kinh miễn tăng thuế với 16 mặt hàng nhập khẩu Mỹ, để tỏ thiện chí (RFI, 11/09/2019)

Theo Reuters, chính quyền Trung Quốc hôm nay, 11/09/2019, loan báo 16 mặt hàng nhập khẩu Mỹ sẽ được miễn tăng thuế, vốn dự kiến sắp được áp dụng để trả đũa Washington. Thông báo nói trên được đưa ra ít ngày trước một cuộc họp mới giữa các đoàn đàm phán hai bên, để tìm lối thoát cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

mytrung3

Ảnh tư liệu : Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (giữa) chụp ảnh chung với bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin (phải) và đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer, tại Bắc Kinh, ngày 28/03/2019 Reuters

Bộ Tài Chính Trung Quốc cho biết cụ thể là trong số các mặt hàng được miễn tăng thuế có thuốc điều trị ung thư, dầu bôi trơn, thực phẩm cho chăn nuôi. Việc miễn tăng thuế sẽ có hiệu lực trong một năm, kể từ ngày 17/09/2019.

Theo kinh tế gia Iris Pang, tập đoàn tài chính ING, quyết định miễn tăng thuế nói trên là "một cử chỉ thiện chí" của Bắc Kinh đối với Hoa Kỳ, trước vòng đàm phán mới, tuy nhiên việc miễn tăng thuế này có ý nghĩa nhiều hơn đối với bản thân chính nền kinh tế Trung Quốc, có dấu hiệu đang gặp khó khăn ngày càng nhiều, sau hơn một năm xung đột thương mại với Mỹ.

Vẫn theo kinh tế gia của ING, thì trên thực tế, 16 mặt hàng trên chỉ chiếm một tỉ lệ hết sức nhỏ trong tổng số khoảng 5.000 mặt hàng Mỹ đã bị tăng thuế. Hồi tháng 7/2019, Trung Quốc cũng miễn tăng thuế 110 mặt hàng Mỹ.

Một phái đoàn Trung Quốc sẽ tới Washington trong ít ngày tới, để chuẩn bị cho vòng thương thuyết cấp bộ mới đầu tháng 10 tại thủ đô Hoa Kỳ. Dự kiến tham gia vòng đàm phán này có phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He), bộ trưởng Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer và bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Làm Châu Âu "hùng mạnh": Thách thức nan giải với tân Ủy Ban Châu Âu

Tân Ủy Ban Châu Âu trước thách thức xây dựng một Liên Âu "hùng mạnh" (Le Monde), Hồng Kông rắp ranh thôn tính thị trường tài chính Luân Đôn (Les Echos), giáo hoàng Francis tuyên bố "không sợ hãi" các thế lực ly khai trong Giáo hội Công giáo (La Croix), ra mắt sách "Tư bản và Ý thức hệ" của kinh tế gia Thomas Piketty, người được mệnh danh "Marx của thế kỉ 21" (Libération). Trên đây là một số hồ sơ lớn của báo chí Pháp hôm nay.

chau0

Ảnh chụp dàn lãnh đạo mới của Ủy Ban Châu Âu, tại Genval, Bỉ, ngày 12/09/2019. Kenzo TRIBOUILLARD / AFP

Ngày thứ Ba, mùng 10/09/2019, dàn lãnh đạo mới của tân Ủy Ban Châu Âu chính thức ra mắt và chuẩn bị cho các "sát hạch" tại Nghị Viện Châu Âu, và nếu mọi việc ổn thỏa sẽ đi vào hoạt động từ đầu tháng 11/2019. Tương lai chính trị của Châu Âu là chủ đề đã được nhiều báo Pháp hôm qua bàn đến. Nhật báo Le Monde hôm nay tiếp tục dành nhiều giấy mực cho vấn đề này.

"Những thách thức mới chờ đón tân Ủy Ban Châu Âu" là tựa trang nhất Le Monde. Đáng chú ý là bài nhận định của nhà báo Sylvie Kauffmann trong chuyên mục Địa chính trị của Le Monde, với tựa đề : "(Châu Âu) hùng mạnh, nhưng hùng mạnh như thế nào ?", đặt các lãnh đạo Châu Âu đối diện trực tiếp với thách thức được coi là sống còn hiện nay với Châu Âu : Có khả năng hành động với tư cách một thế lực địa chính trị độc lập và có uy lực trên trường quốc tế.

Nếu Liêu Âu không tự khẳng định, sẽ có các thế lực khác thay thế

Le Monde chia sẻ trước hết với cương lĩnh của tân chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, nữ chính trị gia người Đức Ursula von der Leyen và tân chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, chính trị gia người Bỉ Charles Michel. Bà von der Leyen chủ trương một Liêu Âu "mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế". Ít dè dặt hơn đồng sự người Đức, ông Charles Michel kêu gọi Liên Âu phải hành động "với sự táo bạo và tự tin", chính trị gia người Bỉ nói thẳng Liêu Âu phải đóng "vai trò lãnh đạo trên trường quốc tế. Bởi nếu không, các thế lực khác sẽ đảm lãnh việc này, và theo lợi ích của họ chứ không phải theo lợi ích của chúng ta".

Theo bình luận gia của Le Monde, tân Ủy Ban Châu Âu đang chuẩn bị để hành động theo hướng tăng cường xác lập một chính sách đối ngoại chủ động. Tân chủ tịch Ủy Ban Châu Âu gọi bộ máy lãnh đạo hành pháp Châu Âu là một "Ủy Ban địa chính trị". Lãnh đạo ngành đối ngoại tương lai của Châu Âu, chính trị gia Tây Ban Nha Joseph Borell, được phân công phụ trách một nhóm làm việc bao gồm tất cả các ủy viên Châu Âu nào phụ trách các lĩnh vực có ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại của Liên Âu. Bà Ursula von der Leyen nhấn mạnh đến việc xây dựng lực lượng phòng vệ chung của khối, xây dựng các phương tiện tài chính để Liên Âu có thể sử dụng để thực thi "các mục tiêu chính trị" của khối.

Đối diện với thực tại khắc nghiệt

Le Monde thừa nhận đây chưa phải là "một cuộc cách mạng", nhưng rõ ràng đã có những biến chuyển quan trọng trong nhận thức về vai trò toàn cầu của Liên Âu. Theo một thăm dò dư luận mới nhất của ECRF (một viện tư vấn Châu Âu), với 60.000 công dân của Liên Hiệp, thì "đại đa số không còn tin tưởng vào Hoa Kỳ, trong việc bảo đảm an ninh cho Châu Âu". Các công dân Châu Âu cũng hiểu rằng các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, di cư… đòi hỏi các đóng góp mang tính quyết định của Liên Âu.

Le Monde cũng muốn làm rõ vấn đề là một Liên Âu như thế nào thì gọi là "hùng mạnh". Trong giai đoạn trước mắt, Liên Âu không đặt trọng tâm vào lĩnh vực quân sự. Cựu đại sứ Pháp tại Liên Âu, ông Pierre Sellal, khẳng định Liên Âu trước hết muốn trở thành một thế lực lớn trên trường quốc tế, trong lĩnh vực thương mại, cạnh tranh kỹ thuật số. Trong dàn lãnh đạo mới, trọng trách này được đặt lên vai tân phó chủ tịch Ủy Ban, chính trị gia Đan Mạch Margreth Vestager, trực tiếp phụ trách vấn đề Cạnh Tranh, và điều phối hồ sơ kỹ thuật số.

Le Monde khép lại bài phân tích với việc chỉ ra "các thực tại khắc nghiệt", những điểm yếu không dễ gì vượt qua của Liên Âu, trước hết là tại khu vực Trung Đông, một địa bàn sống còn với Liên Âu. Cho đến nay các nỗ lực của Liên Âu khẳng định đường lối độc lập trong hồ sơ hạt nhân Iran không đạt kết quả. "Cơ chế tài chính Instex" cho phép hỗ trợ Iran lách các trừng phạt Mỹ, để Tehran tiếp tục ở lại với thỏa thuận hạt nhân 2015 tỏ ra bất lực trước sức mạnh vượt trội của đồng đô la. Liên Âu cũng không có phương tiện để thực thi nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho tàu thuyền Anh quốc, theo kêu gọi của Luân Đôn, trước các đe dọa từ Iran.

Đối nội cân bằng

Thách thức với dàn lãnh đạo mới của Ủy Ban Châu Âu không chỉ là đối ngoại, mà còn là đối nội. Bài "Những nỗ lực "tạo thế cân bằng"mới tại Bruxelles", nhấn mạnh đến sứ mạng gian nan của tân lãnh đạo Ủy Ban trong việc xây dựng một "Ủy Ban uyển chuyển, mềm dẻo, hiện đại" có năng lực mang lại một "sức năng động dân chủ mới" trong nội bộ khối, đáp ứng được đòi hỏi của các công dân. Tân chủ tịch Ursula von der Leyen nhấn mạnh không chỉ đến cân bằng về giới tính (nam, nữ), mà còn là "giữa miền tây và miền đông, giữa miền bắc và miền nam Châu Âu", "giữa các lực lượng chính trị chủ chốt".

Vòng sát hạch tại Nghị Viện

Le Monde, trong bài "Nghị Viện Châu Âu chuẩn bị kỳ sát hạch dàn lãnh đạo tân Ủy Ban", cho biết các ủy viên sẽ phải chứng tỏ khả năng nắm rõ hồ sơ, trước các ủy ban chuyên trách của Nghị Viện. Sau hai ngày sát hạch 30/9 và 8/10, Nghị Viện sẽ đưa ra nhận xét chung về dàn lãnh đạo mới. Nếu Nghị Viện chưa hài lòng, sẽ có thêm các cuộc sát hạch mới.

Ý sang trang "Salvini", chìa tay hòa giải với Liên Âu

Nội tình Châu Âu cũng là hồ sơ chính của Le Figaro hôm nay. Tựa đề trang nhất : "Tân chính phủ Ý muốn sang trang Salvini", với ghi nhận : tân thủ tướng Ý muốn hòa giải với Bruxelles, chấm dứt không khí đối đầu thường trực, từ hơn một năm qua, giữa chính quyền Roma và Liên Hiệp Châu Âu, đặc biệt do chính sách chống nhập cư của cựu bộ trưởng Nội vụ, lãnh đạo đảng cực hữu Liên Đoàn. Kể từ giờ, theo Le Figaro, chính phủ Ý - sau cuộc lột xác để trở thành chính phủ cánh tả - đã tham gia trở lại vào công cuộc cải tổ Liên Âu, do tổng thống Pháp khởi xướng. Thêm một yếu tố thuận lợi cho tiến trình này là việc Ý lần đầu tiên có được một chính trị gia được bổ nhiệm ủy viên Kinh tế và Tiền tệ Liên Âu, một chức vụ có thế lực nhất dành cho một người Ý trong Ủy Ban, cho đến nay.

Bolton - lá bài chủ chốt trong "chính sách độc đoán" – của Tổng thống Trump

Về chính trị quốc tế, việc tổng thống Mỹ bất ngờ sa thải cố vấn an ninh quốc gia John Bolton là một chủ đề thời sự hàng đầu khác. Le Monde có bài "Trump sa thải diều hâu Bolton", lưu ý đến các mâu thuẫn giữa tổng thống Mỹ và viên cựu cố vấn an ninh quốc gia trong hàng loạt hồ sơ, từ Iran đến Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, Le Monde cũng lưu ý là, cho đến những tháng gần đây, ông Bolton – viên cố vấn an ninh quốc gia thứ ba - cũng lại là một lá bài chủ chốt của tổng thống Mỹ trong việc thực thi một chính sách đối ngoại độc đoán, bản năng, tập trung mọi quyền hành quyết định vào cá nhân ông ta, với hệ quả nghiêm trọng là "vô hiệu hóa và làm suy yếu toàn bộ cỗ máy chính quyền Liên bang", trước hết là ngành ngoại giao.

Nhật báo Pháp đăng trên trang nhất loạt biếm họa về tổng thống Trump. Ông Trump nói : Sa thải Bolton, tôi còn có các cố vấn khác. Tuy nhiên, các bức ảnh liên tiếp sau đó cho thấy, tổng thống Donald Trump đang trơ trọi một mình.

Động thái nguy hiểm của thủ tướng Israel

Cũng Le Monde chú ý đến một động thái cực kỳ nguy hiểm của thủ tướng Israel, khi tuyên bố nếu tiếp tục nắm quyền, sau cuộc bầu cử Quốc Hội mới, sẽ sáp nhập hơn một phần ba vùng West Bank (Cisjordanie của người Palestine). Quyết định của thủ tướng Israel bị Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Âu lên án, có nguy cơ đẩy khu vực Trung Cận Đông đến bờ vực chiến tranh mới. Tuyên bố táo tợn của lãnh đạo Israel, theo Le Monde, một phần quan trọng xuất phát từ các hậu thuẫn chưa từng có từ phía chính quyền Donald Trump, cắt đứt với chiến lược Trung Cận Đông của các đời chính phủ Mỹ từ một phần tư thế kỷ nay (chủ trương hòa giải Israel với Palestine), sẵn sàng đưa ra mọi nhân nhượng để ve vãn các nhóm cử tri Hoa Kỳ có tư tưởng cực đoan.

Hồng Kông rắp ranh thôn tính thị trường tài chính Luân Đôn

Công ty chứng khoán Hồng Kông (HKEX) ngày hôm qua 11/9 bất ngờ đề nghị mua lại Sở giao dịch chứng khoán London Stock Exchange (LSE) với giá 31,6 tỷ bảng Anh. Đề nghị này được HKEX gửi tới hội đồng quản trị của LSE. Theo Les Echos, đề xuất này để ngỏ nguy cơ Bắc Kinh tìm cách thao túng thị trường tài chính Luân Đôn, được coi là thị trường tài chính số một thế giới, sau Wall Street, Hoa Kỳ. Bộ trưởng Tài chính Anh thông báo theo sát các diễn biến để kịp thời phản ứng trước các tác động đến an ninh của Vương Quốc Anh.

Vẫn theo Les Echos, trên thực tế, đề xuất của công ty chứng khoán Hồng Kông là một "nỗ lực vớt vát cuối cùng", bởi công ty chứng khoán Anh đang đàm phán để tìm cách mua lại tập đoàn tài chính Anh Refinitiv, một khi việc mua bán hoàn tất, quy mô của chứng khoán Luân Đôn sẽ quá lớn đối với Hồng Kông. Một chuyên gia cũng nêu khả năng, đây cũng có thể là một nỗ lực để thị trường tài chính Hồng Kông "ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc".

Marx của thế kỉ 21 lên án "tín điều" của chủ nghĩa tư bản

Nhật báo thiên tả Libération hôm nay dành nhiều trang để giới thiệu cuốn sách mới "Tư bản và Ý thức hệ" của kinh tế gia Thomas Piketty, ra mắt hôm nay với tựa trang nhất "Nạn bất bình đẳng không phải là định mệnh". Libération dành 4 trang cho bài phỏng vấn tác giả. Tác giả cuốn "Tư bản luận của thế kỉ 21" (xuất bản năm 2013), người được mệnh danh là Marx mới đã tấn công vào nhiều tín điều được coi là nền tảng cho các chế độ xã hội bất bình đẳng hiện nay, trước hết là vấn đề sở hữu, với việc làm cho sở hữu tư nhân trở thành điều thiêng liêng tột đỉnh, với rất nhiều ưu đãi dành cho các tài sản lớn. Theo ông, ý thức hệ sở hữu tư nhân chủ nghĩa gắn liền với tình trạng thâu tóm quyền lực và bất bình đẳng nghiêm trọng hiện nay, và điều này có thể được vượt qua, với việc phát triển các hình thức đánh thuế khác, hình thức sở hữu khác...

Cũng trong số bài này, Libération chú ý đến các vận động chính trị mới tại Hoa Kỳ với sự trỗi dậy của nhiều ứng cử viên tổng thống trong cuộc tranh cử sơ bộ trong đảng Dân Chủ, hướng mạnh đến việc đòi hỏi "công bằng xã hội", đặc biệt là nữ thượng nghị sĩ Elizabeth Warren.

Giáo hoàng sẵn sàng tranh luận với giới ly khai trong Giáo hội

Giáo hoàng tuyên bố không sợ hãi các thế lực ly khai trong nội bộ Giáo hội là chủ đề được hầu hết các báo giới thiệu. "Tôi không sợ nạn ly giáo" là tựa đề trang nhất La Croix. Theo nhật báo công giáo, phát biểu nói trên của người đứng đầu Vatican trên đường tông du Madagascar, chắc chắn sẽ được ghi vào lịch sử Giáo hội. Đối tượng mà Giáo hoàng Francis nhắm đến trước hết là các thế lực chống đối trong Giáo hội Công Giáo Hoa Kỳ. Theo La Croix, với việc lần đầu tiên công khai hóa các mâu thuẫn quyết liệt trong nội bộ Giáo hội, và sẵn sàng đương đầu, người lãnh đạo Giáo hội đang tìm con đường mới để giảm bớt căng thẳng của cuộc đối đầu trong hậu trường. Giáo hoàng Francis khuyến cáo những người chống đối ông hãy phê phán trực diện, và để ngỏ cánh cửa cho đối thoại và tranh luận công khai. La Croix ghi nhận đây là một động thái "chưa từng có" từ phía một lãnh đạo Giáo hội Công Giáo.

Trong khi đó, Le Monde chú ý đến phát biểu của giáo hoàng như một hành động phản công, chống lại các chỉ trích ngày càng ồn ào của giới Công giáo bảo thủ Mỹ, muốn thay thế người đứng đầu Giáo hội do lập trường ủng hộ công bằng xã hội, chống lại tiến trình "toàn cầu hóa" nguy hại hiện nay. Nỗ lực chống lại giáo hoàng được mô tả rõ trong cuốn sách mới "Nước Mỹ đang muốn thay giáo hoàng như thế nào". Phản đối những người lên án ông là "quá cộng sản", lãnh đạo Giáo hội nói ông chỉ nhắc lại và tiếp tục các lý tưởng về công bằng xã hội như cố giáo hoàng John Paul II trước kia.

Cố giáo hoàng John Paul II vốn là người được giới bảo thủ trong Giáo hội Công giáo sùng bái. Ông là người đóng vai trò quan trọng cho thành công của Công Đồng Vatican II (1962-1965), được coi là diễn biến quan trọng nhất trong lịch sử Giáo hội Công giáo thế kỉ 20, vạch ra các đường hướng cho phép Giáo hội hội nhập với xã hội hiện đại.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Mỹ : Diều hâu Bolton ra đi, nguy cơ chiến tranh giảm bớt

Năm tờ báo lớn, năm tựa trang nhất khác nhau, trọng tâm chú ý của báo Pháp ra ngày 11/09/2019 quả là rất phân tán. Nhưng nếu có một sự kiện tương đối có sức hút, dù không được đưa lên trang nhất, thì đó là vụ cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton rời Nhà Trắng, được tổng thống Trump loan báo hôm qua.

bolton1

Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và tổng thống Donald Trump, ngày 13/05/2019 tại Nhà Trắng. Photo Brendan Smialowski. AFP

Nhật báo Libération chạy tựa "Sau khi diều hâu Bolton ra đi, Donald Trump bay một mình". Đối với tờ báo cánh tả Pháp : "Vụ cách chức viên cố vấn an ninh quốc gia rất hiếu chiến cho thấy sự rối loạn trong chính quyền Trump, trước lúc mở ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc".

Nhật báo cánh hữu Le Figaro thì ghi nhận trong tít : "Chỉ bằng một tin nhắn Twitter, Donald Trump chia tay với con ‘diều hâu’ John Bolton". Tờ báo giải thích : "Các bất đồng ngày càng chồng chất giữa tổng thống Mỹ và cố vấn an ninh quốc gia của ông".

Về phần Les Echos, tờ báo này thì nêu vụ ông John Bolton ra đi trong mục tin giờ chót dưới hàng tựa ngắn gọn : "Trump chia tay với John Bolton". Tờ báo kinh tế cho rằng tổng thống Mỹ nghi ngờ là cố vấn an ninh của ông "muốn lôi kéo đất nước vào một cuộc chiến tranh mới".

Riêng hai tờ Le Monde và La Croix không thấy nói đến vụ việc trên báo giấy, có lẽ vì lên khuôn sớm, nhưng đã nêu bật thông tin này trên trang web.

John Bolton xin từ chức hay bị cách chức ?

Bài phân tích của Libération có lẽ nêu rõ hơn cả những khía cạnh khác nhau của vụ chia tay, đặc biệt là các bất đồng giữa Donald Trump và John Bolton, thói quen cách chức cộng sự viên của tổng thống Mỹ. Tờ báo trước hết nêu bật tranh cãi giữa cố vấn Bolton và tổng thống Trump về vụ chia tay tự nguyện hay bắt buộc.

Theo Libération, như thông lệ, ông Donald Trump đã thông báo quyết định trên mạng Twitter. Trưa thứ ba, ông cho biết đã thông báo cho ông Bolton vào tối hôm trước rằng ông "không cần đến sự giúp đỡ" của vị cố vấn an ninh quốc gia nữa, và ông đã "đề nghị ông Bolton nộp đơn từ chức", điều mà ông Bolton đã làm vào sáng thứ Ba.

Trái với ông Trump, ông Bolton đã cho biết là chính ông đã đề nghị từ chức vào tối thứ Hai và được ông Trump bảo rằng "Ngày mai hãy tính". Và qua thứ Ba, vài phút sau khi biết tin ông bị cách chức, ông Bolton đã gửi tin nhắn cho các phóng viên, trong đó có phóng viên của báo Washington Post, cho biết rằng ông "sẽ lên tiếng khi cần thiết".

Đàm phán với Taliban : Giọt nước tràn ly

Về những bất đồng giữa tổng thống Mỹ và cố vấn an ninh quốc gia của ông, báo Libération cho rằng xung khắc giữa hai người mang tính chất cơ bản :

Theo tờ báo Pháp, nêu cả hai cùng chia sẻ thái độ nghi kỵ chủ nghĩa đa phương, thì quan điểm hiếu chiến của ông Bolton, thường được gọi là quan điểm "diều hâu cực đoan", dường như không hợp với chủ trương co thủ biệt lập của ông Trump. Trong thời gian ở Nhà Trắng, ông Bolton đã để lại dấu ấn của ông trong việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, một tháng sau khi ông nhậm chức.

Tờ New York Times hôm thứ Ba viết rằng "Trump từ lâu đã phàn nàn riêng rằng Bolton quá thiên về việc đẩy Mỹ vào một cuộc chiến mới". Donald Trump còn nói đùa trước mặt một cố vấn xin ẩn danh : "Nếu John quyết định tất cả mọi thứ thì ngày nay, chúng ta sẽ phải tham gia bốn cuộc chiến". Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Rand Paul, người rất chỉ trích Bolton, nói rằng sự ra đi của ông "làm giảm đáng kể khả năng xảy ra chiến tranh thế giới".

Xung khắc đang gia tăng trong những tháng gần đây giữa Tổng thống và cố vấn của ông. Bolton luôn không hài lòng với mối quan hệ của Donald Trump với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un. Sự vắng mặt của ông được chú ý vào cuối tháng 6, trong cuộc gặp giữa Trump và Kim tại khu phi quân sự Bàn Môn Điếm giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên.

Mười ngày trước đó, sau khi đã đồng ý, tổng thống Trump đã hủy bỏ một chiến dịch không kích ở Iran được ông Bolton khuyến khích.

Bất đồng mới nhất, có thể là giọt nước tràn ly, là các cuộc đàm phán hòa bình không thành với các đại diện của Taliban, được dự trù cuối tuần này tại Camp David. Tổng thống Trump tuyên bố đã hủy bỏ thương thảo sau một cuộc tấn công do Taliban tự nhận là tác giả đã giết chết một lính Mỹ. Thế nhưng Bolton là người đã phản đối mạnh mẽ việc mời các lãnh đạo Taliban đến tư dinh của tổng thống.

77% cộng sự viên chủ chốt từ chức hay bị cách chức

Đối với Libération, ông Bolton đã ghi tên mình vào danh sách càng lúc càng dài của các cộng sự viên mà ông Donald Trump cách chức, điều chưa từng thấy tại Mỹ :

Sự ra đi của Bolton chỉ là sự kiện mới nhất trong một loạt vụ từ chức và cách chức. Theo nhóm nghiên cứu của viện Brookings, tỉ lệ ra đi trong nhóm cộng sự viên chính được ông Trump bổ nhiệm lên đến 77%. Ngoài ba cố vấn an ninh quốc gia, tổng thống Mỹ đã sa thải ba chánh văn phòng, và nhiều phát ngôn viên. Thành viên chính phủ cũng không thoát. Trong số các vị trí chủ chốt có hai ngoại trưởng và một bộ trưởng tư pháp

Cái loa thách thức Mỹ về Hồng Kông

Về Châu Á, tình hình Hồng Kông vẫn thu hút mối quan tâm của báo Pháp. Nhật báo Les Echos đặc biệt phân tích một bài viết trên tờ China Daily của Trung Quốc cảnh cáo Mỹ rằng "không được đụng vào Hồng Kông", một ví dụ điển hình về cuộc chiến thông tin mà Bắc Kinh đang tiến hành chống phong trào phản kháng tại Hồng Kông.

Tựa đề báo China Daily rõ như ban ngày : "Hồng Kông không phải là sân sau của Mỹ", và nước này phải biết rõ điều đó. Nhật báo tiếng Anh, cái loa của Đảng cộng sản Trung Quốc, cáo buộc "một số người biểu tình ở Hồng Kông" vi phạm luật pháp, "phá vỡ cuộc sống bình thường, trong khi hàng ngàn người trong số họ đã tạo thành một chuỗi người" để bảo vệ "cái gọi là yêu cầu dân chủ" của họ, gây ra bạo động dữ dội và tổ chức một cuộc biểu tình kêu gọi tổng thống Mỹ "giải phóng" Hồng Kông.

Tờ báo không ngần ngại tố cáo "sự can thiệp của nước ngoài", và cho rằng trong mọi tình huống, Bắc Kinh sẽ không thỏa hiệp về chủ quyền của Hồng Kông.

China Daily đã tấn công trực tiếp chủ tịch Hạ Viện Mỹ , bà Nancy Pelosi và thượng nghị sĩ Marco Rubio, bị tờ báo cho là "đã xem các hành vi khủng bố là hành động đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền". China Daily đã cảnh báo cư dân Hồng Kông chống lại "âm mưu" của Hoa Kỳ.

Theo Les Echos, lời tố cáo cái gọi là bàn tay nước ngoài đó cho thấy rõ sự bối rối của Bắc Kinh khi đối mặt với một tình huống mà họ không còn làm chủ được.

Bắc Triều Tiên thử tên lửa để mời Mỹ trở lại hòa đàm

Cũng về Châu Á, Libération chú ý đến Bán đảo Triều Tiên, một điểm nóng khác đã bị thời sự Hồng Kông che khuất. Trong bài : "Mỹ-Bắc Triều Tiên : Các hoạt động quân sự vẫn tiếp diễn trong khi chờ đàm phán".

Theo Libération từ 5 tháng nay Bắc Triều Tiên đã quay trở lại với nút bấm tên lửa một cách đều đặn, khiến chúng ta quên rằng từ tháng 11 năm 2017 đến tháng Năm vừa qua, họ đã đóng tên lửa của họ lại.

Phải thừa nhận là Bình Nhưỡng cẩn thận không bao giờ vượt qua lằn ranh đỏ : không thử hạt nhân hay tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, bị cho là đe dọa lãnh thổ Mỹ, và chọc giận Donald Trump.

Nhưng Kim Jong-un đã bắn tới bắn 19 tên lửa tầm ngắn kể từ ngày 04/05. Các tên lửa KN-23 và KN-25 là những loại có điểm tương đồng đáng lo ngại với Iskander của Nga và Fateh của Iran, những hỏa tiễn địa-đối-địa có khả năng đánh trúng tất cả các quốc gia trong khu vực trong một bán kính 500 km.

Và như vậy Bắc Triều Tiên vẫn có thể "thổi nóng và lạnh" vào trong cuộc đọ sức với Hoa Kỳ, đòi Mỹ trở lại bàn thương thuyết, nhắc nhở là Bình Nhưỡng muốn trở lại bàn đàm phán sau thất bại của hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội vào tháng Hai và sự không hoàn hảo của cuộc họp ngẫu hứng tại Bàn Môn Điếm hồi tháng Sáu.

Tựa lớn trang nhất : Năm tờ năm vẻ

Les Echos thì quan tâm đến Tân Ủy Ban Châu Âu mà danh sách vừa được công bố vào hôm qua. Đối với Les Echos, tân chủ tịch Ủy Ban, bà Ursula Von der Leyen đã "Đặt cược trên một Châu Âu hùng mạnh", tựa chính trang nhất. Tờ báo ghi nhận những cam kết của người giữ chức vụ tương đương với một thủ tướng chính phủ, là sẽ xây dựng một Châu Âu xanh, có công nghệ cao và có nhiều cao vọng trên sân khấu thế giới. Tờ báo Pháp không quên nhắc lại rằng bà Sylvie Goulard người Pháp, sẽ chịu trách nhiệm giám sát các hồ sơ công nghiệp và quốc phòng.

Trang nhất báo Libération là một bức ảnh đen trắng của một người đàn ông đã luống tuổi, mặc quần đùi, đi chân đất, đứng chống một chân lên cái cản phía sau một chiếc xe Hoa Kỳ kiểu cũ. Đó là ảnh chụp nhiếp ảnh gia Robert Frank vừa qua đời. Tựa lớn trên trang báo : Robert Frank : Thế hệ huyền thoại – Mythe Generation, mô phỏng Beat Generation – Thế hệ Beat, một phong trào văn hóa, văn học xuất hiện tại Mỹ trong thập niên 1950. Tờ báo giới thiệu ngay : Vĩ nhân của ngành nhiếp ảnh, đại diện tối hậu của thế hệ Beat đã qua đời hôm thứ Hai (ngày 09/09/2019) thọ 94 tuổi.

Báo Le Monde cũng nhìn sang Mỹ, nhưng lại dành tựa chính cho sự kiện : "50 công tố viên Mỹ tấn công Google". Bên trong tờ báo đã giải thích lý do vì sao Google lại nằm trong tầm ngắm của 50 công tố viên Hoa Kỳ : Đó là vì tập đoàn này bị cho là đã lạm dụng tư thế độc quyền để thống trị tất cả các khía cạnh của quảng cáo và tìm kiếm trên Internet.

Tờ Le Figaro đã chú ý đến thời sự Pháp, chạy tựa lớn trang nhất "Luật đạo đức sinh học : Vấn đề đẻ thuê khuấy động cuộc tranh luận". Tờ báo Pháp ghi nhận là dự luật về đạo đức sinh học đang nghiên cứu không dự trù việc cho phép đẻ thuê tại Pháp. Thế nhưng chính phủ sẽ có thông tri về việc xác nhận trực hệ các các trẻ em sinh ra ở nước ngoài nhờ hình thức đẻ thuê.

Sau cùng, nhật báo công giáo La Croix đã dành trang nhất và hồ sơ chính cho nhân vật lịch sử của Pháp Jeanne d’Arc, một nhân vật mà trong suốt lịch sử Pháp, từ thế kỷ 15 đến nay được đủ mọi khuynh hướng chính trị tôn vinh, từ phe bảo hoàng cho đến những người cách tân, từ giới dân tộc chủ nghĩa, cho đến giới đấu tranh cho nữ quyền.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Afghanistan : Thêm một thất bại cho lối ngoại giao "trình diễn" của Trump

Quyết định bất ngờ của tổng thống Mỹ chấm dứt đàm phán với lực lượng Taliban – Afghanistan, đúng vào lúc tưởng thành công trong tầm tay. Bầu cử địa phương Nga : Đảng cầm quyền của ông Putin thất bại. Thủ tướng Anh đơn thương độc mã trong hồ sơ Brexit. Trên đây là các hồ sơ quốc tế được báo chí Pháp hôm nay đặc biệt chú ý.

taliban1

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington trước khi lên đường đến Camp David, ngày 30/08/2019. @Reuters/Yuri Gripas

Đàm phán Afghanistan đổ vỡ là hồ sơ chính của Le Monde, với tựa lớn trang nhất : "Afghanistan : Vì sao các thương lượng giữa Trump và Taliban thất bại ?".

Rút quân Mỹ khỏi Afghanistan là một mục tiêu tranh cử hàng đầu của ông Donald Trump hồi 2016, và trước thềm cuộc tái tranh cử vào Nhà Trắng, đây là một trong các lá bài quan trọng đối với ông Trump nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cử tri. Thất bại nói trên quả là một vố đau với tổng thống Mỹ. Le Monde ghi nhận một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại là "các bất đồng trong nội bộ đảng Cộng hòa". Theo Le Monde, việc tổng thống Mỹ viện lý do Taliban vừa đánh, vừa đàm, để hủy bỏ đàm phán đã không phản ánh đúng thực tế. Trong suốt năm qua, đàm phán được coi là vẫn tiến triển, trong lúc trên thực địa, tấn công khủng bố vẫn diễn ra thường xuyên.

Việc ông Trump bất ngờ đưa ra quyết định chấm dứt đàm phán hôm thứ Bảy, 07/09, là do đàm phán bế tắc trong một số điểm căn bản trong hồ sơ chính. Một bộ phận giới cố vấn của tổng thống Donald Trump, trong đó có ông John Bolton, đòi hỏi duy trì một "lực lượng chống khủng bố", trong khi đây là điều mà Taliban bác bỏ. Bên cạnh đó là một yếu tố mang tính biểu tượng quan trọng : cuộc gặp cấp cao với Taliban dự kiến được tổ chức rầm rộ tại Camp David, và lại ngay trước ngày tưởng niệm vụ khủng bố 11/09. Đối với thế lực diều hâu trong chính quyền Mỹ, đây là điều không được phép.

Sau khi Donald Trump thông báo chấm dứt đàm phán với Taliban, nữ nghị sĩ Liz Cheney, nhân vật thứ ba của đảng Cộng hòa tại Hạ Viện, con gái cựu phó tổng thống Dick Cheney, ngay lập tức hoan nghênh và bình luận thêm : Camp David đã từng là nơi chuẩn bị tổ chức cuộc phản công chống Al-Qaeda (được Taliban hỗ trợ), sau vụ Al-Qaeda tấn công khủng bố tháp đôi ngày 11/09/2001, "không một thành viên Taliban nào được phép đặt trên đến đây, không bao giờ".

Cú đặt cược bị bỏ lỡ

Bài "Tiến trình hòa bình Afghanistan : Cú đặt cược bị bỏ lỡ của Trump" trên Le Monde thuật lại những nét lớn của tiến trình đàm phán, khởi sự từ một năm nay, cũng như những lý do dẫn đến đổ vỡ bất ngờ. Kể từ năm 2001 đến nay, giữa Hoa Kỳ và Taliban đã có hơn 10 nỗ lực thương thuyết, nhưng đều thất bại. Theo Le Monde, tiến trình đàm phán cam go kỳ này lại càng trở nên khó khăn hơn với một dòng Tweet lạc điệu của tổng thống Trump hồi tháng 7/2019, khẳng định bất luận thế nào vẫn sẽ còn lính Mỹ trên đất Afghanistan. Mà đây lại chính là điều mà lực lượng Taliban kiên quyết bác bỏ.

Trước đó, phía các nhà đàm phán Mỹ đã tìm cách thuyết phục Taliban, là sau khi các đơn vị quân đội Mỹ rút khỏi nước này, từ đây đến cuối 2020, sẽ còn một số lực lượng "chống khủng bố" ở lại. Tuy nhiên, ngay cả vấn đề "lực lượng chống khủng bố" người Mỹ, chứ chưa nói đến quân đội Mỹ, đã bị phản đối mạnh. Quan điểm của Taliban là Afghanistan có đủ lực để bảo vệ an ninh chống khủng bố, bảo vệ các quyền lợi của Mỹ tại quốc gia này.

Hồ sơ "Taliban" buộc ông Trump trở lại với hiện thực

Vẫn về vụ đàm phán Afghanistan đổ vỡ, Le Monde có bài xã luận mang tựa đề : "Taliban buộc Donald Trump trở lại với hiện thực". Phân tích của Le Monde trước hết nhấn mạnh đến một "ưu điểm" của tổng thống Mỹ là luôn thể hiện tôn trọng đến cùng các cam kết tranh cử. Đặc biệt trong vấn đề Afghanistan, ông Donald Trump có tham vọng là cam kết rút quân sẽ khởi sự trước cuộc bầu cử tổng thống 2020, vừa để tôn trọng lời hứa với cử tri, cũng vừa để thể hiện mình hơn hẳn người tiền nhiệm, cựu tổng thống Barack Obama.

Với tổng thống Mỹ, một thỏa thuận với Taliban sẽ càng vang dội hơn, nếu diễn ra tại Camp David, một địa điểm mang tính lịch sử, nơi tổng thống Carter trước đây đã thành công trong việc hòa giải Israel và Ai Cập (năm 1978). Giờ đây, tổng thống Donald Trump tưởng tượng là ông cũng sẽ làm được một điều tương tự : tập hợp tại Camp David hai đối thủ tại Afghanistan, phe Taliban và chính quyền Kabul, để ký kết thỏa thuận hòa bình. Nếu thành công, thì đây sẽ là một màn diễn tuyệt vời, đúng với phong cách ưa màn hình - sân khấu, hợp với con người tự tôn, đầy tham vọng, như tổng thống Trump.

Thoạt nhìn, các diễn biến có vẻ thuận lợi. Theo nhiều quan chức chính quyền Mỹ, hai bên đã đi đến nhiều thỏa hiệp, sau 9 vòng thương lượng. Thỏa thuận sẽ cho phép Hoa Kỳ rút 14.000 binh sĩ, trước mắt là rút ngay 5.000 quân. Đổi lại, Taliban sẽ cam kết chống khủng bố, và tham gia đối thoại với chính quyền Kabul. Tuy nhiên, theo Le Monde, ông Donald Trump đã phạm hai sai lầm. Một là coi Taliban là "các đối tác đáng tin cậy", và thứ hai là dường như ông đã "đánh giá thấp sự chia rẽ trong nội bộ chính quyền Mỹ" - những phản đối quyết liệt trong nội bộ chống lại dự án hòa bình, đặc biệt là từ phía cố vấn an ninh quốc gia John Bolton.

"Trung thành với phong cách trình diễn truyền thống", ông Donald Trump một lần nữa tuyên bố hủy đàm phán, chỉ bằng một dòng Tweet. Ngoại trưởng Pompeo sau đó đành phải cố sức giải thích trước truyền thông về nguyên nhân thất bại, quy lỗi cho phía Taliban.

Le Monde nhấn mạnh là "Lịch sử sau này sẽ ghi lại nền ngoại giao của Donald Trump suy yếu sau thất bại này, do bởi đã ưu tiên phong cách trình diễn trong một hồ sơ đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu".

Afghanistan : Liệu đàm phán có nối lại ?

Vẫn về hồ sơ Afghanistan, Libération có bài "Xung đột Afghanistan : Một bước ngoặt lớn và rất nhiều câu hỏi". Bài viết nhấn mạnh là trong bối cảnh bạo lực gia tăng và sau quyết định chấm dứt đàm phán của Donald Trump, tổng thống Afghanistan tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Taliban. Câu hỏi lớn đặt ra là : Liệu đàm phán có thể nối lại không ? Libération ghi nhận các nỗ lực của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ngay sau dòng tweet sét đánh của tổng thống Trump, ông Pompeo liên tục giải thích với báo giới là "một thỏa thuận về nguyên tắc" vẫn tiếp tục trên bàn sau "rất nhiều tiến bộ". Việc nối lại đối thoại tùy thuộc vào thái độ của Taliban. Phía Taliban cũng thừa nhận sẵn sàng đàm phán tiếp.

Ẩn số lớn hiện nay là quan hệ giữa chính quyền Kabul với lực lượng Taliban, vốn không thừa nhận chính quyền mà họ coi là bù nhìn của Mỹ. Bản thân chính quyền của tổng thống Ashraf Ghani cũng không tham gia vào tiến trình đàm phán Mỹ-Taliban. Tổng thống Afghanistan chỉ được thông báo về thỏa thuận hòa bình hồi tuần trước. Quan hệ giữa hai thế lực chính tại Afghanistan lại càng khó lường hơn khi cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra ngày 28/09. Hai ứng cử viên chính không thể vận động tranh cử, vì điều kiện an ninh không cho phép.

Brexit : Thủ tướng Anh đơn thương độc mã

Nếu như Le Monde đặc biệt chú ý đến hồ sơ Afghanistan, thì chủ đề chính của Le Figaro hôm nay là chính trị nước Anh với Brexit. Le Figaro chạy tựa lớn trang nhất : "Boris Johnson một mình chống lại tất cả". Chỉ còn lại chưa đầy hai tháng nữa là hạn chót (31/10) để Anh quốc rời khỏi Liên Âu, tuy nhiên tình hình vẫn mờ mịt. Anh sẽ rời Liên Âu có thỏa thuận hay không ? Rời Liên Âu vào thời điểm này hay sau đó ?

Theo Le Figaro, hôm qua, thủ tướng Anh Boris Johnson đã đình chỉ hoạt động của Nghị viện trong 5 tuần, tức đến ngày 14/10, sau khi đề xuất tổ chức bầu cử sớm của ông Johnson bị các dân biểu bác bỏ. Le Figaro dùng hình ảnh ví von "hai cánh cửa cùng lúc đóng lại", để mô tả tình hình kịch tính này. Cánh cửa thứ nhất là cánh cửa Nghị viện Anh, còn cánh cửa kia là đề xuất bầu cử sớm của thủ tướng Anh, bị Nghị viện bác. Le Figaro nhận định bầu cử sớm, hay xóa bài làm lại, là cốt lõi trong chiến lược của ông Johnson. Chiến lược này đã hoàn toàn phá sản.

Giờ đây câu hỏi đặt ra là : Liệu thủ tướng Anh có chấp nhận thực thi quyết định của Nghị viện, với luật, yêu cầu Châu Âu kéo dài thời hạn đàm phán thêm ba tháng hay không ? Về mặt chính thức, chính phủ Anh cho biết sẽ tuân thủ luật mà Nghị Viện vừa thông qua (đã được Nữ hoàng phê chuẩn), tuy nhiên một số nhân vật trụ cột trong chính phủ vẫn muốn duy trì một không khí mơ hồ xung quanh luật này. Ngoại trưởng Anh cho biết "sẽ xem xét kỹ" các cách giải thích khác nhau về luật. Các nghị sĩ chống lại việc Anh rời Liên Âu không thỏa thuận (tức "no deal") cũng chuẩn bị sẵn các biện pháp pháp lý để đối phó. Một số luật sư thậm chí cảnh báo : nếu không thực thi luật, thủ tướng Anh có thể bị bắt giam.

Bầu cử địa phương Nga : Chiến thuật thành công của đối lập

Về nước Nga, Libération có bài về đảng của Putin mất tay chân tại địa phương trong cuộc bầu cử địa phương hôm Chủ Nhật vừa qua. Theo Libération, chiến thuật của đối lập Nga đã thành công, bất chấp các ứng cử viên độc lập và đối lập bị chính quyền không cho ứng cử. Lãnh đạo đối lập Alexy Navalny đã đề xuất chiến thuật "bỏ phiếu một cách thông minh", cụ thể là cử tri đối lập dồn phiếu cho ứng cử viên nào có cơ hội giành chiến thắng trước ứng cử viên đảng cầm quyền.

Kết quả : hàng loạt ứng viên của đảng Nước Nga Thống Nhất của ông Putin bị loại, trong đó có 13 ứng viên, ứng cử vào hội đồng nghị viện Moskva (tức Duma Moskva). Tại một số thành phố, đảng của ông Putin thất bại thảm hại, ví dụ như Khabarovsk, Viễn Đông, Nước Nga Thống Nhất chỉ được 2 trên 36 ghế dân biểu.

Tại Moskva, 21 trên 45 ghế dân biểu địa phương đã rơi vào tay ba đảng phái "đối lập trong hệ thống", gồm Đảng cộng sản, đảng Nước Nga Công Bằng, đảng Iabloko. Theo Libération, đây là các đảng được chính quyền coi là "dễ bảo", nhưng "dù sao cũng là đối lập". Nhìn chung, cho dù tỉ lệ tham gia bầu rất thấp (hơn 21%), kết quả của cuộc bầu cử nói trên cho thấy "hệ thống kiểm soát chính trị truyền thống" tại Nga – vốn không cho phép mọi ứng cử viên nào có quan điểm khác với điện Kremlin được tham gia chính trường - đã bị vô hiệu hóa.

Hồng Kông : Thảm họa của người phục vụ cùng lúc 2 chủ

Về Trung Quốc, Le Monde có bài : "Hồng Kông : Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) tại tâm điểm khủng hoảng". Để hiểu về hành trạng của nhân vật nằm ở trung tâm cuộc khủng hoảng Hồng Kông, đây là một bài viết không nên bỏ qua. Le Monde thuật lại những thăng trầm của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, từ đỉnh cao danh vọng. Người phụ nữ đầu tiên được "bầu" làm lãnh đạo đặc khu Hồng Kông, với 777 phiếu, tức ba lần con số "7" thần thánh, được Bắc Kinh sủng ái.

Vấn đề là bà Lâm không thể cùng một lúc phục vụ hai chủ nhân, ông chủ Bắc Kinh và chủ nhân thứ hai là "dân chúng Hồng Kông". Trong cuộc trao đổi riêng với giới doanh nhân, lãnh đạo Hồng Kông thừa nhận điều này. Theo Le Monde, khi nói điều này, ắt hẳn bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (một tín đồ Công giáo) đã có trong đầu một câu nói của thánh Matthieu trong kinh Phúc Âm : "Nhà ngươi không thể phục vụ cùng lúc Chúa và Mammon (tức biểu tượng của tiền bạc và sự giầu sang)".

Đa số người Châu Âu muốn Liên Hiệp Châu Âu độc lập hơn

Về Liên Hiệp Châu Âu, Les Echos công bố một kết quả thăm dò thú vị về quan điểm của các công dân Châu Âu đối với tương lai của khối. Theo một thăm dò dư luận về Châu Âu, do cơ quan nghiên cứu và tư vấn ECFR (Hội đồng Châu Âu về Đối ngoại) tiến hành (với 60.000 người, thuộc 14 quốc gia Châu Âu), đa số người dân muốn một Châu Âu tự chủ hơn, có tiếng nói độc lập hơn, mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế. Thăm dò được công bố trước khi tân Ủy ban Châu Âu chính thức ra mắt. Kết quả thăm dò nói trên hoàn toàn ngược lại với định kiến lâu nay về một dân chúng Châu Âu thụ động, thờ ơ với đời sống chính trị Châu lục.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 10/09/2019

Published in Quốc tế

Pháp – Nga : Vì sao Macron muốn cải thiện quan hệ với Putin ?

Từ nghi ngờ đến thiết lập quan hệ tin cậy, Pháp-Nga nối lại đối thoại trong bối cảnh Moskva và Kiev trao đổi tù nhân, những nguyên nhân thúc đẩy tổng thống Pháp chuyển trục thân Nga là chủ đề chính trên báo Paris ngày 09/09/2019.

macron1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khéo léo tiếp nguyên thủ Nga Vladimir Putin, tại nhà nghỉ ở Brégançon, trước thượng đỉnh G7. Gerard Julien/Pool via Reuters

Pháp-Nga : Paris "xoay trục" để làm gì ?

Vì sao Emmanuel Macron muốn hữu hảo với Nga ? Bằng cách nào và sẽ đi đến đâu ? Sự kiện ngoại trưởng Jean Yves Le Drian và bộ trưởng Quân lực Florence Parly sang Moskva để vực dậy đối thoại 2+2 bị gián đoạn từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào mùa xuân 2014 xác nhận quan hệ ngoại giao Pháp-Nga được sưởi ấm.

Từ khi nhậm chức vào tháng 5/2017, tổng thống Macron không che giấu ý định kéo Nga trở lại sân khấu Châu Âu, nhưng vì lý do gì ? Le Monde tìm câu trả lời từ hai nhân vật cánh tả.

Cựu bộ trưởng Quốc phòng Jean-Pierre Chevènement : Nước Pháp không thể làm con tin của ngoại giao Hoa Kỳ và các nước Đông Âu thù ghét nước Nga. Nhưng lý do sâu xa nhất thúc đẩy tổng thống Macron phải đổi thái độ với Nga là mục tiêu chiến lược độc lập lâu dài, sáng kiến của cựu ngoại trưởng Hubert Vedrine mà chủ nhân Điện Elysée tâm đắc : cho dù Donald Trump tái đắc cử hay một tổng thống mới là người của đảng Dân chủ, Hoa Kỳ không thể xem thường quyền lợi địa chiến lược của Châu Âu mà nước Nga là Châu Âu. Tổng thống Macron đã có lý khi hành động không chậm trễ. Không để cho Nga ngả theo Trung Quốc là một tính toán chính trị lạnh lùng, thực dụng chứ không phải là một quyết định vì ý thức hệ.

Hy vọng rồi thất vọng ?

Nhìn từ Paris, Le Figaro chia sẻ phân tích của Le Monde nhưng kết luận một cách thận trọng : Coi chừng kết quả vẫn như cũ, hy vọng rồi thất vọng.

Nhật báo thiên hữu nhắc lại mối quan hệ thăng trầm giữa tổng thống Pháp Macron lúc mới đắc cử đối với tổng thống Nga Putin trong hơn hai năm qua. Làm sao có thể tin cậy vào chủ nhân điện Kremlin, kẻ đã đặt cược vào lãnh đạo đảng cực hữu Marine Le Pen và tung đội quân dư luận viên tấn công vào ứng cử viên Emmanuel Macron. Nhưng từ đó đến nay, tình thế đổi khác. Rất nhiều lý do để thúc đẩy tổng thống Pháp đổi hướng.

Trước hết là do tính người. Emanuel Macron thích ngoại giao, thực dụng và không câu nệ ý thức hệ. Thứ hai là tình hình nghiêm trọng của thế giới. Để hiểu tầm mức quan trọng của quan hệ Pháp-Nga phải biết rõ chính sách đối ngoại toàn cầu của Pháp. Cơ chế đa phương giải quyết khủng hoảng quốc tế đang bị sói mòn vì chủ trương đơn phương của Mỹ. Nước Pháp muốn góp phần xây dựng một trật tự thế giới mới. Nga trở thành một đối tác không thể thiếu trên các hồ sơ nóng từ Syria, Iran cho đến Ukraine.

Thứ ba là yếu tố thiên thời. Cùng một lúc, nước Đức bước vào giai đoạn chuyển đổi thế hệ lãnh đạo, nước Anh tê liệt vì Brexit, chính phủ nước Ý bị khủng hoảng và Ukraine có một vị tổng thống mới Volodymyr Zelensky tạo sinh khí cho hồ sơ Ukraine. Đúng vào lúc này, ghế ngoại trưởng Đức nằm trong tay một người của đảng Dân chủ Xã hội là Heiko Mass. Ban lãnh đạo mới của đảng thiên tả Đức đã "xoay trục 180°" nhân lúc uy tín thủ tướng Angela Merkel suy yếu. Tất các yếu tố này cho phép Emmanuel Macron xuất hiện như lãnh đạo duy nhất của Châu Âu.

Trên thực tế, con đường bình thường hóa quan hệ với Nga không thiếu các chướng ngại vật. Những lập luận của tổng thống Pháp đổ lỗi cho thái độ cứng rắn của Tây phương, là nguyên nhân làm cho nước Nga hung hăng, bị Putin coi là "yếu đuối". Một nhân vật lúc nào cũng thích dùng sức mạnh như Putin sẽ khai thác đến cùng để chia rẽ Châu Âu. Putin còn xem bàn tay thân thiện của Macron là một chiến thắng biểu tượng của Nga đối với Châu Âu.

Thế nhưng, cựu ngoại trưởng Hubert Vedrine nghĩ rằng tổng thống Macron vì bổn phận của một nhà lãnh đạo và vì quyền lợi quốc gia nên tìm cách (đưa Châu Âu và Nga) ra khỏi cuộc "chiến tranh giằng co" vô bổ.

Le Figaro cảnh báo : Tương lai gần sẽ cho biết kết quả tương xứng đến đâu so với nỗ lực đầu tư. Hoặc là, cũng như các cố gắng trước đây, chiếc xe hòa giải với Moskva sẽ lao đầu vào bức tường đá ở quảng trường Đỏ.

Không ngây thơ

Phản ảnh tâm trạng dè dặt của công luận Tây phương về sáng kiến đơn phương của tổng thống Pháp, Le Monde đặt thẳng câu hỏi với bộ trưởng Quân lực Florence Parly.

Phải chăng Crimea sẽ là vật trao đổi trong đối thoại 2+2 Pháp-Nga ? Bà Parly giải thích : nếu chỉ có Crimea thì đối thoại Pháp-Nga sẽ "ngắn ngủn". Quan hệ hai nước được đặt trong bối cảnh toàn diện liên quan đến cuộc khủng hoảng hiện nay kể cả tên lửa hạt nhân. Nhưng nếu khủng hoảng ở Ukraine và Crimea không được giải quyết thì tất cả các hồ sơ khác đều bị tắc nghẽn. Nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Nga, theo bộ trưởng bộ Quân lực Pháp xuất phát từ một nhu cầu chính đáng : an ninh của người dân Pháp và ổn định ở Châu Âu. Do vậy, không có chuyện "thân thiện vô điều kiện" và Pháp sẽ không ngây thơ, bộ trưởng Florence Parly khẳng định.

Cũng về Ukraine, bình luận về cuộc trao đổi tù nhân giữa Moskva và Kiev, Libération lạc quan thận trọng : hai bên đã chọn trao trả những tù nhân nổi tiếng, một bước nhượng bộ báo hiệu triển vọng hòa bình cho dù còn khá viển vông. Nhật báo công giáo La Croix đồng điệu qua bài xã luận "Người đổi người" : Không khác thông lệ, cuộc trao đổi tù nhân này mang ý nghĩa mậu dịch đầy thâm hiểm và gần như không có tác dụng chính trị. Đành rằng chúng ta vui mừng vì nhiều người được đoàn tụ với gia đình nhưng hầu hết đó là những tù nhân chính kiến bị Nga bắt một cách tùy tiện. Vui vì đây là một thành công của tổng thống Zelensky nhưng còn quá sớm để có thể gọi đây là một bước cho phép tìm một giải pháp cho cuộc chiến giữa Kiev và phe nổi dậy ở Donbass do Nga hậu thuẫn.

La Croix nhấn mạnh là trong chiều hướng này, hai bộ trưởng Pháp đi dự cuộc họp 2+2 tại Moskva để bàn đến các hồ sơ phức tạp từ Ukraine, Syria, Iran hay Trung Phi sẽ "không ngây thơ", theo tuyên bố của bộ trưởng bộ Quân lực. Vấn đề là Paris có lá bài nào trong tay ?

Nhật báo công giáo lo ngại : sáng kiến đối thoại với Nga là do tổng thống Macron thúc đẩy. Mà tổng thống Pháp làm như thế là vì không muốn Nga ngả theo Trung Quốc và muốn xây dựng một Châu Âu theo mô hình "nhân bản". Thế mà, cuộc bầu cử tại Nga hôm 08/09/2019 hoàn toàn phi dân chủ, cho thấy lòng can đảm đánh cược với rủi ro của tổng thống Pháp mâu thuẫn với ước mơ một Châu Âu đầy tình người.

Afghanistan : giờ chót hủy hẹn

Sự kiện tổng thống Mỹ Donald Trump vào giờ chót hủy bỏ đàm phán với Taliban cũng là một đề tài được báo Pháp bình luận rộng rãi và gọi đây là một chiến thuật treo giá trong thương mại. Cụ thể ra sao ?

Theo Le Figaro, có thể giải thích quyết định của tổng thống Donald Trump. Thứ nhất là như tuyên bố của chủ nhân Nhà Trắng : Taliban muốn đàm phán trong thế thượng phong nên tấn công Kabul, giết binh sĩ của Mỹ. Với những kẻ chỉ biết chém giết để đàm phán ở thế mạnh, không chấp nhận được một cuộc hưu chiến trong lúc thương lượng thì làm sao tin họ đàm phán nghiêm túc.

Lẽ ra, ngày 08/09, tổng thống Mỹ sẽ có hai cuộc họp quan trọng : một là với đại diện Taliban, giáo sĩ Abdul Ghani Baradar và thứ hai là với tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani để thuyết phục hai bên trực tiếp gặp nhau. Tổng thống Donald Trump có thế tự nhận công lao thúc đẩy cho hai phe Afghanistan hòa đàm.

Điểm hẹn tại Camp David được tổ chức vào thời điểm nhạy cảm : Hoa Kỳ sắp tưởng niệm nạn nhân vụ không tặc Al Qaeda tấn công tòa tháp đôi ngày 11/09/2001. Thủ phạm là Al Qaeda lúc đó được chính quyền Taliban chứa chấp.

Quyết định đình chỉ đàm phán có thể để che đậy một thất bại vào giờ chót. Laurel Miller, chuyên gia của nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế International Crisis Group với La Croix đặt câu hỏi : Taliban khủng bố liên tục chứ đâu phải chỉ có vụ xe gài chất nổ hôm 05/09 đâu ? Rất có thể, quyết định này cũng chỉ là chiến thuật đàm phán mặc cả của Donald Trump bởi vì Taliban không chấp thuận yêu sách của Mỹ để lại một lực lượng chống khủng bố nên ông mới đặt điều kiện "Taliban phải thay đổi thái độ" thì sẽ mở lại hòa đàm.

ASEAN mượn oai Mỹ

Cuộc tập trận Mỹ-ASEAN đã kết thúc. Một năm sau khi tập trận với Trung Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thao dợt với Hoa Kỳ tại Biển Đông. Tín hiệu mang ý nghĩa gì ?

Trong bài "Đối mặt với Trung Quốc, cuộc tập trận lần đầu tiên của Mỹ và ASEAN", Le Monde cho là các nước Đông Nam Á mượn oai nước Mỹ để bắn tín hiệu với Bắc Kinh theo kiểu "chúng tôi là người nói tiếng nói sau cùng" đừng có dọa. Tập trận chung với Hoa Kỳ cho phép ASEAN khẳng định họ có khả năng tăng cường quan hệ quân sự với Washington cũng vừa có thể duy trì quan hệ quân sự với Bắc Kinh. Như South China Morning Post nhận định cuộc tập trận chung này, tuy có tính biểu tượng, nhưng cũng cho thấy chiến lược Ấn Độ- Thái Bình Dương của Mỹ là có ít nhiều thực chất.

Tại Đông Nam Á, có một tiểu quốc sắp kỷ niệm 20 năm ngày thoát ách cai trị của Indonesia : Đông Timor, nền dân chủ hiếm hoi trong khu vực. Đứng trước các cường quốc chung quanh : Sau Indonesia và Úc, giờ đây Trung Quốc ngắm nghé tài nguyên dầu khí, Đông Timor phải làm gì ?

Le Monde trích một tuyên bố của cựu tổng thống Ramos Horta : Đông Timor phải tăng cường hợp tác với hai anh khổng lồ Úc và Indonesia. Hợp tác quân sự và an ninh với Úc để được bảo vệ vì ổn định của Đông Timor cũng liên quan đến ổn định của Úc. Cũng phải duy trì quan hệ tốt với Indonesia cũng là cách để Đông Timor được an ninh.

Còn Trung Quốc ? Theo cựu tổng thống Ramos Horta, Bắc Kinh là một cơ hội chứ không phải mà mối đe dọa. Nhà tranh đấu bất bạo động chống chính sách thực dân của Indonesia cho rằng Đông Timor không sợ bị rơi vào "bẫy nợ" Trung Quốc như nhiều người cảnh báo.

Tú Anh

Published in Quốc tế