Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tổng thống Pháp : Thủ lĩnh chiến tranh - thủ lĩnh hòa bình

"Bí mật của nghệ thuật hùng biện" - một di sản quý thời Hy Lạp cổ - tiếp tục được người Pháp phát triển ra sao, "cánh hữu của hữu" tại Pháp đang tập hợp lực lượng như thế nào, hay toàn bộ 40.000 bức thư của hoàng đế Napoléon ra mắt công chúng là một số chủ đề trang bìa của các tuần báo Pháp. Hồ sơ chính của Courrier International là một năm cầm quyền đầu tiên của tổng thống Pháp Emmanuel Macron qua báo chí nước ngoài.

phap1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (P) và thủ tướng Đức Angela Merkel hội kiến tại Berlin, Đức, ngày 19/04/2018. Reuters/Axel Schmidt

Đặc biệt đáng chú ý trong hồ sơ về tổng thống Pháp là bài xã luận "Thủ lĩnh chiến tranh, thủ lĩnh hòa bình", nêu bật sự tương phản cao độ giữa cuộc không kích chớp nhoáng mà Mỹ-Pháp-Anh vừa tiến hành nhắm vào chế độ Damascus - được nước Nga chống lưng - và tuyên bố đầy hy vọng ngay sau đó của tổng thống Pháp về triển vọng Paris và Moskva hâm nóng quan hệ, phối hợp nhau tìm "một giải pháp chính trị" cho xung đột Syria.

Paris tin tưởng có thể phối hợp với Moskva trong hồ sơ Syria đúng vào lúc đại sứ Nga tại Pháp lên án cuộc không kích là một hành động "sỉ nhục" đối với ông chủ điện Kremlin. Tuyên bố có vẻ phi hiện thực của tổng thống Pháp, tuy nhiên lại dựa trên nhiều điều kiện thực tế.

Hai cạm bẫy cần tránh

Trong mắt điện Kremlin, chỉ Pháp mới có thể ở vị thế là "người đối thoại" thực sự của Nga, trong bối cảnh Hoa Kỳ của tổng thống Trump "tự rút khỏi sân chơi quốc tế", Liên Hiệp Châu Âu không thống nhất về chính trị, còn Anh và Nga đang hồi căng thẳng cao độ sau vụ cựu điệp viên bị đầu độc, chưa kể tới sự bất lực của Liên Hiệp Quốc. Moskva rất cần Pháp cho một giải pháp chính trị tại Syria và việc dỡ bỏ trừng phạt phương Tây.

Tuy nhiên, Courrier International lưu ý, để đảm nhiệm được thành công vai trò "người môi giới", vốn nằm trong truyền thống chính trị Pháp từ thời De Gaulle đến nay, tổng thống Macron phải tránh được hai thái cực. Quá gần với tổng thống Nga, ông sẽ bị coi là "người truyền tin" của Putin, ngược lại, quá thân thiết với tổng thống Mỹ trong chuyến công du tuần tới, Emmanuel Macron sẽ bị coi là một "điệp viên hai mang".

"Thatcher" của nước Pháp ?

Hồ sơ tổng thống Pháp Emmanuel Macron, sau gần một năm cầm quyền, của Courrier International tập hợp nhiều đánh giá của báo chí quốc tế. Tuần báo đặt câu hỏi : "Nước Pháp đã thay đổi khá nhanh chóng, nhưng phương pháp của tổng thống Macron liệu có tốt hay không ?".

Courrier International chạy hàng tít lớn đầy khiêu khích : "Macron, kẻ khuấy động", với hình ảnh tổng thống Pháp ngồi trên đoàn tàu cao tốc đang phóng, mặt nghiêm nghị giơ tay hướng thẳng về phía trước, phía sau hành khách người la ó phản đối, kẻ vui vẻ tươi cười. Hình ảnh ngụ ý cuộc cải cách ngành đường sắt Pháp, do chính phủ chủ trương, đang gây phân hóa cao độ công luận trong nước.

Tuần báo Anh theo xu hướng "bảo thủ" The Spectator nhận định : "Sau nhiệm kỳ một năm đầu tiên đẹp như mơ, Emmanuel Macron bắt đầu phải đối mặt với những rối loạn thực sự đầu tiên… Thời điểm Thatcher đã đến". Báo Anh đặt câu hỏi "Phải chăng người Pháp đã tìm thấy nhà lãnh đạo Thatcher (thủ tướng Anh có biệt danh "Bà đầm thép") của mình ?", đồng thời cảnh báo nguyên thủ Pháp không được nhân nhượng trong cuộc cải cách ngành đường sắt, "một cuộc cải cách mang tính quyết định", trước áp lực của giới công đoàn hỏa xa. Nếu không làm được như thế, ông sẽ không chỉ không cải cách được ngành đường sắt, mà còn bỏ lỡ nhiều cuộc cải cách khác quan trọng hơn.

Nhiều triệu chứng "đêm trước 1968"

Trong khi đó nhật báo Tây Ban Nha El Pais thì lưu ý đến một góc độ khác.

Theo El Pais, tình hình nước Pháp hiện nay rất giống với bối cảnh nửa thế kỷ trước, trước phong trào tháng Năm (Mai 68), khi một chính phủ được coi là mạnh và một tổng thống có xu hướng quân chủ đã bị bất ngờ trước một cuộc phong trào phản kháng rộng lớn.

Bài "Buồn chán hay nổi dậy ?" của El Pais dẫn lại một số kết quả nghiên cứu về xã hội Pháp gần đây, cho thấy "nhóm trung lưu" đang có xu hướng gần lại với nhóm nghèo "về phương diện giáo dục", về nguy cơ thất nghiệp, cũng như "hình dung về tương lai" (điều tra "France, portrait social" của viện Insee).

Nhà nghiên cứu Jérôme Fourquet (Viện Ifop) (điều tra do Fondation Jean Jaurès xuất bản) thì nhấn mạnh đến những "rạn nứt văn hóa" đang âm thầm diễn ra ngay trong các tầng lớp xã hội khá giả, mọi người ngày càng co cụm lại trong các nhóm nhỏ của mình, trong lúc các môi trường tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa tập thể (như trại hè chẳng hạn) suy giảm mạnh (xem thêm : Pháp : Trại hè cho trẻ em mất dần sức hấp dẫn ).

Buồn chán, co cụm, thờ ơ, từng là các mầm mống âm thầm đêm trước cuộc nổi dậy tháng Năm 1968, nhưng riêng về xã hội Pháp đương đại cần phải nghiên cứu thêm, El Pais kết luận.

"Tình bạn" với Macron, cơ may cho tổng thống Mỹ

Khó khăn trong nước của tổng thống Pháp, không che khuất được thành tích ngoại giao. Tờ New York Times nhấn mạnh đến "mối quan hệ đặc biệt" mà Emmanuel Macron đã xây dựng được với tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo New York Times, trong bối cảnh vây quanh tổng thống Mỹ toàn là các thành phần diều hâu, "tình bạn với Macron" của tổng thống Trump là một cơ may cho thế giới, có thể giúp lãnh đạo Mỹ tránh bị hút vào các xu hướng mang tính hủy diệt, như chủ nghĩa dân tộc - độc tài của các lãnh đạo Nga, Trung Quốc, chiến tranh kinh tế, tấn công vào các định chế pháp quyền, quân sự hóa chính sách đối ngoại, mưu toan làm suy yếu Liên Hiệp Châu Âu.

"Cuộc trường chinh" đánh thức ý thức công dân vì Châu Âu

Khẳng định vị trí trung tâm trên sân chơi quốc tế, tuy nhiên Châu Âu là thách thức trước mắt của tổng thống Macron, sau khi đã giành thắng lợi tại Pháp.

Báo Đức Süddeutsche Zeitung thiên tả đặc biệt chú ý đến cuộc "Trường chinh vì Châu Âu" của đảng Cộng Hòa Tiến Bước của tổng thống Macron. Cộng Hòa Tiến Bước đang gấp rút đào tạo người, dự kiến sẽ "gõ 100.000 cửa nhà để đề nghị các công dân nói chuyện (…) về Châu Âu". "Lắng nghe" và "truyền đi giấc mơ về Châu Âu cho người Pháp", đó là khẩu hiệu của chiến dịch.

Đảng Cộng Hòa Tiến Bước hy vọng làm nên một "cuộc cách mạng văn hóa" trước thềm cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu năm tới 2019, và trở thành "lực lượng chính trị mạnh nhất" trong Nghị Viện tương lai, nòng cốt cho một liên minh chính trị mới. Tuy nhiên, báo Süddeutsche Zeitung cũng cảnh giác trước "phương pháp" của tổng thống Pháp, khi ông chủ trương muốn làm nên một cuộc "cách mạng văn hóa". Diễn đạt này không khỏi nhắc đến cuộc "cách mạng văn hóa" kinh hoàng thời Mao Trạch Đông, cách đây nửa thế kỷ khiến hàng chục triệu người Trung Quốc thiệt mạng.

Marathon ở Bình Nhưỡng : Quốc gia toàn trị trên đường mở cửa

Bán đảo Triều Tiên, ít ngày trước cuộc thượng đỉnh lịch sử giữa tổng thống Hàn Quốc và lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong-un là tâm điểm thời sự quốc tế.

Le Point có phóng sự mô tả cuộc thi bán marathon quốc tế, được tổ chức tại Bình Nhưỡng, với sự tham gia của hơn 400 vận động viên nước ngoài, được kiểm soát rất nghiêm ngặt. Qua câu chuyện về cuộc thi thể thao, Le Point chuyển đến công chúng những hình ảnh đầy nghịch lý của chế độ Bắc Triều Tiên, quốc gia toàn trị đang bắt đầu mở cửa ra với thế giới bên ngoài.

Do các phóng viên không được phép tham gia trong sự kiện này, nhà báo Le Point phải đóng vai làm vận động viên. Khách nước ngoài phải tuân theo hàng loạt các quy định, giao tiếp với dân chúng bị ngăn chặn, bắt buộc phải tỏ thái độ tôn kính với các lãnh đạo Bắc Triều Tiên quá cố là những điều không khó hình dung tại quê hương của Kim Jong-un. Chính các hướng dẫn viên là những người đầu tiên đốc thúc khách tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt.

Phóng viên Le Point được chứng kiến cảnh an ninh mặc thường phục canh gác để người dân Bắc Triều Tiên, buộc tham gia cổ động cuộc chạy đua, không được phép rời khán đài khi cuộc đua chưa kết thúc, cảnh công viên nước hoành tráng nhưng vắng khách, vì giá vé rất cao so với thu nhập trung bình. Điều ngạc nhiên không kém đối với phóng viên Le Point là thái độ của nhiều khách quốc tế. Sau khi thưởng thức món chả nướng tại một tiệm ăn sang trọng, họ đã thốt lên với vẻ bất mãn : người dân ở đây được an toàn và sung sướng, tại sao người ta lại mô tả Bắc Triều Tiên như "một chế độ hãi hùng" ?

Le Point mỉa mai : Đúng là trong chương trình du lịch Bắc Triều Tiên còn thiếu mục tham quan các trại tập trung, nơi giam cầm 200.000 tù nhân chính trị.

Truyền thông trung thực : Đừng để bị mạng xã hội lấn át !

Về truyền thông và nền dân chủ, báo L’Obs đặc biệt lo ngại nguy cơ truyền thông trung thực bị đẩy lùi với sự lên ngôi của các mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, đang đóng vai trò các phương tiện truyền thông mới.

Trả lời phỏng vấn L’Obs, nhà báo Frédéric Filloux, một chuyên gia về kỹ thuật số, cảnh báo chúng ta đang chứng kiến sự ra đời của một thế hệ "được thông tin rất kém", do truyền thông chủ lưu mất đất, lĩnh vực truyền thông bị bỏ ngỏ, tin giả, tin bịa tràn ngập. Và công chúng ngày càng có xu hướng đánh đồng các thông tin nghiêm túc, "có chất lượng" - mà phải rất công phu mới làm ra được - với các loại thông tin chắp vá, nửa thực, nửa hư, gây ngộ nhận.

Nhà báo Frédéric Filloux chỉ ra thủ phạm trực tiếp của tình trạng này là hệ thống các mạng xã hội, trang mạng thông tin "miễn phí" sống chủ yếu nhờ vào quảng cáo, đã thay thế các phương tiện truyền thông truyền thống trong việc đưa tin, nhưng chính mình lại không có trách nhiệm về chất lượng của thông tin được đăng tải. Các nền dân chủ, nếu tiếp tục để tin giả, tin thật lẫn lộn như vậy, không sớm thì muộn sẽ phải đối mặt với các thảm họa. Bởi hệ quả của điều này là sự bùng phát không gì kiểm soát nổi của các quan điểm cực đoan. Việc Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ chỉ là một trường hợp gây sốc lớn đầu tiên.

"Truyền thông hãy rời khỏi Facebook !" là kêu gọi của tác giả (rời khỏi Facebook không có nghĩa là đoạn tuyệt, mà chủ yếu là không để Facebook nắm quyền kiểm soát các quan hệ với bạn đọc). Nhà báo Frédéric Filloux đề nghị các phương tiện truyền thông trở lại làm đúng sứ mạng của mình.

Về phần mình, nhà báo - chuyên gia tin học Frédéric Filloux đã lập ra một một thuật toán tự động thẩm định thông tin tốt, có chất lượng, đang hoàn thiện, mà hiện theo ông có tỉ lệ chính xác là khoảng 95%. Deepnews.ai được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu hàng chục triệu bài báo thuộc tám cơ sở truyền thông khác nhau.

Buộc các tập đoàn tin học tôn trọng Nhà nước pháp quyền

Tuy nhiên, Facebook chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Xã luận Le Point vạch ra vấn đề sâu xa hơn nằm ở "mô hình kinh tế" chủ lưu hiện nay của nền kinh tế kỹ thuật số, với các đại gia thuộc nhóm GAFAM (bao gồm Google, Apple, Facebook, Amazon và Microsoft).

Riêng Google và Facebook thu hút đến 80% tiền bán quảng cáo tại Bắc Mỹ và Châu Âu. Theo Le Point, chủ trương thông tin "miễn phí", tưởng như là một lý tưởng tốt của một thời, lại trở thành cơ sở cho quan điểm làm ăn mang tính lưu manh. Đó là nếu như có miễn phí mặt này, thì sẽ có đánh cắp ở mặt khác để bù lại. "Đánh cắp các dữ liệu đời tư, tiền lương của người cộng sự, tiền thuế phải trả".

Le Point kêu gọi đưa các tập đoàn tin học trở lại với Nhà nước pháp quyền, với trách nhiệm xã hội, với nhận định là Liên Âu hiện đang đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực này. Đây cũng là một cơ hội cho phép Châu Âu vọt lên trong cuộc cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc.

Hơn 40.000 bức thư của Napoléon : Người thách thức số phận

Ký ức về Napoléon, nhân vật khổng lồ của của lịch sử Pháp và Châu Âu, là chủ đề trang bìa của L’Obs. Nhân dịp tập 15 và cũng là tập cuối cùng của toàn tập thư từ của Napoléon được xuất bản, L’Obs trở lại giới thiệu bộ sưu tập hơn 40.000 bức thư của hoàng đế Pháp. Dự án - của Quỹ Napoléon - ra đời năm 2002 đã nhận được sự đóng góp của khoảng 200 bảo tàng, viện nghiên cứu, trung tâm lưu trữ của 40 quốc gia, không kể các sưu tập tư nhân. 200 nhà nghiên cứu tham gia thẩm định tài liệu.

Những thư từ được xuất bản trong tập cuối, trong đó 22% thư chưa bao giờ được công bố, cho thấy một Napoléon cuối đời (1814-1821), bị thua trận, trở lại với trận chiến Waterloo, rồi chấp nhận ra hàng và sống lưu đày trên đảo Sainte-Hélène, trong hoàn cảnh nào cũng vẫn là người "thách thức số phận". "Không bao giờ ông chấp nhận để ai nói thay mình, kể cả thần chết" (chính Napoléon đọc cho quận công Montholon chấp bút bức thư cuối cùng, với các lời di chúc, gửi toàn quyền đảo Saint-Hélène).

"Alzheimer" : Cuốn sách lên án giới chuyên môn

Trong lĩnh vực y tế, Le Point giới thiệu với độc giả cuốn sách mới về bệnh "Alzheimer", "gây chấn động". Theo các tác giả, cho đến nay cơ chế của Alzheimer, thường được gọi là bệnh mất trí nhớ, vẫn hoàn toàn bí ẩn, giới chuyên môn quá vội vã khi đưa ra các chẩn đoán khi không đủ cơ sở, để rồi hàng loạt dược phẩm được tung ra. Nhưng tiền mất, tật mang.

Cuốn sách "Alzheimer, Le grand leurre" của giáo sư lão khoa Olivier Saint-Jean (bệnh viện Pompidou, Paris) và nhà báo kỳ cựu Favreau khẳng định giới chuyên môn đã "không nghiên cứu thực sự về quá trình lão hóa". Hàng trăm triệu hộp thuốc đã được tung ra, hàng chục tỉ euro tiêu tùng, chỉ để che lấp sự bất lực trước các triệu chứng lão hóa không thuốc chữa.

Theo các tác giả, các rối loạn trí não tuổi già cần được coi như hậu quả của lão hóa, chứ không phải của một căn bệnh giả tưởng, thì mới có hy vọng tìm ra được giải pháp. Việc điều trị, cải thiện cuộc sống người cao tuổi cần phải dựa nhiều vào các tiếp cận xã hội, tâm lý. Người già cả rất cần đến giao tiếp với cộng đồng, sự hỗ trợ của con cái. Quy mọi biểu hiện bệnh lý cho Alzheimer, phó mặc mọi trách nhiệm cho thuốc bệnh, phải chăng là "biến tuổi già thành bệnh tật".

Mất 95% da vẫn sống, nhờ tình anh em

Cũng trong lĩnh vực y tế, L’Obs đưa bạn đọc đến với hai anh em sinh đôi tại một ngôi làng nhỏ miền bắc nước Pháp. Frank bị mất 95% da, sau một tai nạn khủng khiếp tại nơi làm việc, cơ hội sống sót chưa đầy 1%, đã được Erik nhường lại một phần da. Trước vụ ghép da lịch sử này, chưa từng ai bị mất quá 60% diện tích da mà thoát được tử thần.

Frank Dufourmantelle sống lại một cách kỳ diệu là nhờ hàng loạt nguyên nhân. Trước hết, anh đã được cấp cứu hết sức kịp thời, chỉ ít phút sau tai nạn. Ê-kíp bác sĩ tuyệt vời, về chuyên môn, cũng như về tâm lý. Nhưng nếu không có sự hy sinh của người anh em sinh đôi sẵn sàng nhường da, xẻ thịt, Frank ắt hẳn không có cơ hội được sống dưới ánh mặt trời.

"Cây đậu cánh chim" ở xứ Băng Đảo : truyện ngụ ngôn thời hiện đại

Khép lại mục điểm tuần báo xin giới thiệu một câu chuyện gợi nhiều suy nghĩ về cây Lupin hoa tím (còn gọi là cây Đậu cánh chim), từng được coi là cứu tinh của môi trường xứ Băng Đảo (Iceland), nhưng ít năm gần đây lại trở thành đối tượng chia rẽ người dân xứ này thành hai phe.

Phóng sự mục "360 độ" của Courrier International kể rằng : Xứ Băng Đảo vốn tự hào về các vùng núi non đất đai cằn cỗi, nhưng hùng tráng như cảnh trên Mặt Trăng. Thế nhưng, cách đây nửa thế kỷ, để cứu môi trường thực vật của hòn đảo trên đà tàn lụi, hệ quả của quá trình công nghiệp hóa tàn khốc hàng thế kỷ, người ta đã du nhập vào xứ này loài Đậu cánh chim Alaska, có sức sống mãnh liệt. Bởi chúng có thể thu hút ni-tơ từ khí quyển làm giàu những vùng đất khô cằn nhất.

Cùng với khí hậu Trái đất bị hâm nóng, Đậu cánh chim tím biếc dần lan rộng, làm nên một gương mặt mới cho Băng Đảo. Những người ủng hộ vui mừng vì loài thực vật mới làm tươi tốt xứ sở, nhưng nhiều người thù ghét Đậu cánh chim, bởi chúng vừa phá hủy khung cảnh nguyên sơ hoành tráng xưa kia, lại vừa tiêu diệt nhiều giống loài khác. Tiêu diệt Đậu cánh chim hay tiếp tục để chúng phát triển ? Tại Iceland, rất ít người có quan điểm trung dung.

Phóng sự của Courrier International như một câu chuyện ngụ ngôn thời hiện đại. Khi con người sau bao nhiêu nỗ lực can thiệp với tham vọng biến đổi tự nhiên để phục vụ mình, rốt cục đang dần dần hiểu ra rằng phương thức tối ưu là chung sống với thiên nhiên. Sức sống mãnh liệt của loài Đậu cánh chim là một thách đố, nhưng cũng là một cơ hội cho con người.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Syria : Từ nội chiến đến chiến tranh khu vực

Nguy cơ nội chiến Syria trở thành chiến tranh Iran-Israel. Bình mới rượu cũ tại Cuba. Đảo Malta, cửa ngỏ Châu Âu bán quốc tịch. Phong trào đình công tại Pháp yếu dần vì công đoàn chia rẽ. Đó là một số chủ đề chính trên báo Pháp ngày 19/04/2018.

syria1

Ảnh minh họa : Lính Israel trên cao nguyên Golan, gần biên giới với Syria, ngày 28/01/2015 Reuters

Xung đột Iran-Israel ? Nga không muốn….

Trong bối cảnh tình hình căng thẳng ở Trung Đông, Le Figaro đặt câu hỏi : Liệu nội chiến Syria có trở thành chiến tranh khu vực hay không ? Ở trang quốc tế, Le Monde cho biết : quân đội Israel cung cấp cho báo chí hình ảnh vệ tinh về các căn cứ của Iran tại Syria, một hình thức cảnh cáo Tehran là Tsahal đã sẵn sàng.

Trong bài phân tích "Cuộc chiến sắp tới", Le Monde dự báo điều nguy hiểm không phải là va chạm Mỹ-Nga, mà là một cuộc xung đột giữa Israel và Iran. Tác giả giải thích : Mỹ, Nga, Iran và Israel tiếp tục bày binh bố trận. Ngay từ khởi đầu, nếu không có sự giúp đỡ trực tiếp từ quân sự, kinh tế, tài chính, ngoại giao và chính trị của Iran thì một mình không quân Nga không thể cứu được chế độ Bachar al-Assad.

Chính quyền Hồi giáo Iran muốn có một căn cứ quân sự thường trực tại Syria nhưng Israel xem đây là một hành động tuyên chiến. Từ 6 năm nay, không quân Israel oanh kích thường xuyên các đoàn xe chở vũ khí của Iran cung cấp cho Hezbollah-Lebanon. Ngày 9 tháng 4, căn cứ không quân T4 bị máy bay Israel oanh kích giết chết ít nhất 7 quân nhân Iran trong đó có một đại tá.

Trong khu vực Trung Đông, không một "đám cháy" nào mà không có bàn tay Iran từ Gaza cho đến Yemen. Huy động các sắc tộc theo hệ phái Shia trong vùng, Iran có trong tay một quân đoàn võ trang trên hành lang kéo dài từ bán đảo Ả Rập cho đến Địa Trung Hải. Bộ phận cực đoan trong chính quyền Iran muốn "xóa sổ" Israel và các vương triều Sunni trong khu vực.

Cho đến nay, chính quyền Nga "thông hiểu" các trận oanh kích của Israel nhắm vào Hezbollah-Lebanon nhưng quan hệ Nga-Israel trở nên rắc rối hơn sau khi Israel oanh kích lực lượng Iran tại Syria mà không báo trước cho Nga. Trong khi đó, tại Washington, các cố vấn của tổng thống Donald Trump đều thuộc thành phần chống Iran.

Nếu vào tháng 5/2018, Nhà Trắng bỏ thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran được ký kết vào năm 2015, Tehran tự do tinh lọc uranium, thì phe diều hâu trong chính quyền Israel liệu ngồi yên hay không ?

Còn về nghi vấn nguồn vũ khí hóa học của Damascus, Le Monde hướng độc giả đến cuộc điều tra của tư pháp Bỉ : Ba công ty Bỉ "dường như" vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc, bán cho Syria từ năm 2014 đến 2016, tổng cộng 168 tấn isopropanol, dùng trong kỹ nghệ lạnh, sơn và… chế tạo khí Sarin.

….nhưng khó ngăn chận

Cùng một câu hỏi trên Le Figaro : "Liệu nội chiến Syria có lan rộng hay không ?" chuyên gia Ran Halevi bi quan hơn. Theo nhà phân tích của viện nghiên cứu Pháp CNRS, thái độ thụ động của Tây phương, thoái lui theo Barack Obama, không trả đũa chế độ Damascus sau lần sử dụng bom hơi ngạt vào năm 2013, đã gây cho Châu Âu những hậu quả nghiêm trọng : Aleppo bị tàn phá, Daesh nổi lên, rồi Nga và Iran khống chế Syria và sau đó là cuộc khủng hoảng di dân, vượt biển vượt biên đến Liên Hiệp Châu Âu.

Điện Kremlin biết rõ hỏa lực vũ khí quy ước của Nga yếu hơn Tây phương nên tránh xung đột trực diện. Nhưng Nga cũng có một lằn ranh đỏ, đó là "không thay đổi chế độ ở Damascus". Putin tính chuyện cung cấp cho Syria tên lửa S-300 nhưng ý định này và vụ vũ khí hóa học đã đặt Israel và vệ binh Hồi giáo Iran ở Syria vào thế mặt đối mặt.

Israel không để tái diễn sai lầm cũ, tức là để cho miền nam Israel dưới đe dọa tên lửa của Hezbollah. Do vậy, quân đội Israel không để cho Iran lập cơ sở chế tạo tên lửa tại Syria uy hiếp toàn bộ lãnh thổ Israel. Một cuộc chiến tranh Iran-Israel tại Syria là kịch bản mà chính quyền Nga lo nhất.

Trên thực tế, Tehran đang gặp khó khăn nội bộ : đồng tiền mất giá, dân chúng phản kháng, tâm lý bất an vì không biết Mỹ quyết định ra sao về vụ hiệp định hạt nhân. Một cuộc chiến tranh với Israel tại Syria sẽ gây bất bình trong dân chúng Iran.

Tuy nhiên, vệ binh Hồi giáo Iran không quan tâm đến yếu tố lòng dân. Liệu Moskva có đủ khả năng ngăn cản nội chiến Syria trở thành xung đột Israel-Iran hay không ? Theo nhà phân tích Ran Halevi : không có gì bảo đảm.

Đảo Malta, một thành viên của Liên Hiệp Châu Âu bán hộ chiếu và quốc tịch.

Với giá hơn một triệu euro để vào cửa Châu Âu. Trong số 800 gia đình đã mua hộ chiếu vàng, địa chỉ cư trú chỉ là hộp thư tại hải đảo. Đa số là người Nga cần cất giấu tài sản, người Trung Quốc muốn trốn chiến dịch chống tham ô, người Iran, Bắc Triều Tiên tránh né lệnh trừng phạt của Mỹ.

Người cầm hộ chiếu Malta có quyền đi du lịch và đầu tư tại 160 nước trên thế giới. Le Monde dành bốn trang báo để tường thuật chi tiết kết quả nửa năm điều tra của mạng lưới Daphne, tên của một nữ phóng viên Malta bị ám sát hồi tháng 10/2017, sau khi tố cáo vụ việc mờ ám có liên quan đến chính phủ.

Các văn phòng môi giới hoạt động công khai tại thủ đô Valetta theo triết lý "tiền là trên hết", không đạo lý, không luật pháp. Nỗ lực điều tra của nữ phóng viên Daphne Caruana Galizia, cho phép thu thập chứng cớ tố cáo chính quyền Malta bất chấp điều kiện chung của Liên Hiệp Châu Âu về việc cấp hộ chiếu.

Chánh văn phòng của thủ tướng Malta nhận hối lộ cấp mỗi hộ chiếu là 100.000 euro. Trong số những người mua hộ chiếu có cả vua nhôm của Trung Quốc Lưu Trung Điền (Liu Zhong Tian) đang bị Mỹ điều tra.

Sau cái chết của nhà báo Daphne Caruana Galizia và tiết lộ của mạng lưới điều tra Daphne gây chấn động trong công luận Malta và ở Liên Hiệp Châu Âu .

Cuba và Trung Quốc cũng chiếm chỗ quan trọng trên báo Pháp. Chuyển giao quyền lực tại La Habana được Le Figaro nhận định là "mở ra một thời hậu Castro" mà người dân không tin là sẽ có đổi mới. Le Monde có cùng nhận định cho rằng : không ai ở Cuba tin vào đổi mới. Raul Castro rời ghế chủ tịch nước, dân Cuba bất lực trước chủ nghĩa thụ động.

Trung Quốc tiến tới một chế độ cảnh sát trị ?

Trong khi đó thì tại Trung Quốc, không gian tự do của người dân đã hạn hẹp, nay sắp bị siết lại thêm. Thời điểm được ấn định là vào năm 2020. Bài phóng sự của Le Figaro từ Bắc Kinh cho biết Đảng cộng sản Trung Quốc đã chế ra được một phương tiện "gọi là tín dụng xã hội" để chấm điểm "công dân tốt" và "công dân xấu", thưởng người này và phạt người kia.

Hệ thống nhận diện và thu thập dữ liệu cá nhân đang được thử nghiệm trên toàn quốc và sẽ chính thức hoạt động vào năm 2020. Theo nhà sử học độc lập Trương Lợi Phàm, Đảng cộng sản Trung Quốc đang làm chuyện kinh khủng, biến Hoa lục thành một chế độ cảnh sát trị.

Chuyên gia Mỹ Samantha Hofman thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc học không giấu lo ngại : "Một người dân có thể bị cáo buộc chống luật an ninh mạng chỉ vì phát biểu một lời nói không phù hợp đường lối của Đảng".

Nước Pháp, phong trào công nhân hỏa xa đình công và sinh viên bãi khóa bước vào tuần lễ thứ ba. Chính phủ Pháp dường như quyết tâm thực hiện cải cách trong lúc phe phản kháng có vẻ yếu đi : Macron tăng lực, biểu tình giảm cường độ, tựa của Libération.

Theo nhật báo cánh tả, sau nhiều tuần huy động lực lượng chống cải cách quy chế SNCF và cải tổ lối ghi danh ở đại học, phe tranh đấu có dấu hiệu hụt hơi vì không tạo được một trận thế chung đối diện với thái độ cứng rắn của hành pháp và sự ủng hộ của công luận.

Đây cũng là nhận định của hầu hết các báo. Tổng công đoàn CGT xuống đường một mình. CFDT từ chối kêu gọi biểu tình chung ngày lễ Lao động, tựa của Les Echos. Nhật báo công giáo La Croix nhắc đến ngày hành động chung với 130 cuộc biểu tình trên toàn quốc hôm thứ Năm 19/04 nhưng số người tham dự ít đi bởi vì tất cả các công đoàn không phải ai cũng đồng ý với chiến thuật của CGT.

Thêm vào đó thông điệp, quyền lợi của mỗi nhóm không giống nhau. Về phần sinh viên, tuy hơn một chục đại học bãi khóa nhưng theo Le Figaro, đại đa số sinh viên muốn đi học bắt đầu chán cái cảnh chỉ có một nhóm nhỏ, bị nghi ngờ là đã bị các tổ chức cực tả điều động, phong tỏa cửa giảng đường bắt đa số làm con tin của phong trào bãi khóa không lối ra.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Cuba thay chủ tịch nước : Bình mới rượu cũ ?

Mỹ và Bắc Triều Tiên nối lại đối thoại ngoạn mục, công đoàn đường sắt Pháp kêu gọi biểu tình lớn phản đối cải cách vừa được Quốc hội thông qua, kỉ niệm 70 năm Israel lập quốc trong bối cảnh nền dân chủ bị chủ nghĩa dân tộc, cực đoan tôn giáo đe dọa, vụ tập đoàn dầu mỏ Total mua lại một công ty điện làm đảo lộn thị trường điện lực tại Pháp là một số tựa lớn trang nhất. Chuyển giao quyền lực tại Cuba cũng là một chủ đề lớn khác. Báo Libération có bài phân tích "Cuba : Lãnh đạo Castro ra đi, một đệ tử ở lại", cho biết dân chúng không mấy hy vọng vào thay đổi này.

cuba1

Ông Miguel Diaz-Canel, người sắp được bầu làm chủ tịch Cuba, tại Santa Clara, ngày 11/03/2018. Reuters/Alejandro Ernesto/Pool/File Photo

Hôm 19/04, Quốc hội độc đảng Cuba bầu chủ tịch mới. Người kế tục là Miguel Diaz-Canel, 57 tuổi, nguyên phó chủ tịch nước. Lần đầu tiên kể từ hơn nửa thế kỷ nay, lãnh đạo Cuba không mang họ Castro. Sự kiện được coi là "có ý nghĩa biểu tượng". Tuy nhiên, theo Libération, người dân rất ít trông đợi ở sự thay đổi này. "Đời sống của 12 triệu cư dân hòn đảo sẽ không sớm thay đổi mạnh mẽ, những khó khăn hàng ngày của họ cũng ít có hy vọng giảm bớt".

Điều rõ ràng nhất mà mọi người đều thấy là chủ tịch sắp mãn nhiệm Raoul Castro, 86 tuổi, sẽ không về hưu, hay về "trồng cây ba đậu" (tiếng Cuba là "moringa") (loại cây mà ông anh Fidel Castro từng ca ngợi là mầu nhiệm), mà sẽ tiếp tục lãnh đạo đảng cộng sản. Mà đảng cộng sản là thế lực đứng trên Nhà nước. Thách thức với tân lãnh đạo Miguel Diaz-Canel sẽ "vô cùng lớn". Cùng với Bắc Triều Tiên, Cuba là "một trong những con khủng long cuối cùng" của thế giới cộng sản hiện còn sót lại, với "kinh tế bị bóp nghẹt, trong lúc chế độ kiểm soát chặt mọi động thái của xã hội dân sự", muốn nổi lên đòi hỏi "các cải cách kinh tế triệt để", cũng như "quyền tự do internet".

Libération dẫn lời một cư dân ở Remedios, một thành phố phía bắc Cuba, nhận định là trên thực tế "Raoul Castro hiểu rằng mình đã già" và nếu ông ta chết đi khi đang nắm quyền, nguy cơ "mất ổn định" là rất lớn, vì vậy mục tiêu trao ghế như trên nhằm để "duy trì ổn định".

Về mặt kinh tế, Libération ghi nhận là ông Raoul Castro đã khiến xã hội Cuba dễ thở hơn một chút, khi để cho hàng trăm nghìn người dân được phép hành nghề tự do, tuy nhiên, các dự án lớn đều bị đình trệ. Dự án xây dựng khu kinh tế đặc biệt ở Mariel, cách thủ đô La Habana 45 km, có tham vọng trở thành một trung tâm thương mại của vùng Vịnh Caribe, ra đời từ 5 năm nay, nhưng chỉ được rất ít chủ nước ngoài đầu tư.

"Tinh thần cởi mở" hay là "bị nhào nặn"

Riêng về chủ tịch mới của Cuba, Libération lưu ý là tại Villa Clara, nơi Miguel Diaz-Canel từng lãnh đạo, người ta ca ngợi "phong cách thực dụng", "tinh thần cởi mở" của nhân vật này. Miguel Diaz-Canel cũng từng lập ra một trung tâm văn hóa thử nghiệm, bị các cơ quan quản lý ngờ vực, trước khi chính thức được công nhận. Tân chủ tịch Miguel Diaz-Canel không xuất thân từ quân đội, đây là điều khác thường tại Cuba, và có thể là một điểm yếu của nhà lãnh đạo này, bởi quân đội có vai trò rất lớn trong nền kinh tế.

Cũng Libération có bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Mỹ Ted Henken, mang tựa đề "Miguel Diaz-Canel do giới cầm quyền hiện nay nhào nặn ra". Ted Henken là tác giả một cuốn sách về sự thay đổi chính sách kinh tế của chế độ Cuba. Theo nhà nghiên cứu Mỹ, đảng cộng sản Cuba cho dù có yếu đi so với trước, nhưng vẫn là "định chế chính trị hùng mạnh nhất" trên hòn đảo này, nhà lãnh đạo mới không dễ gì mà tạo ra được "một thay đổi triệt để" trong hệ thống. Miguel Diaz-Canel được chỉ định làm người kế vị chức chủ tịch nước, bởi ban lãnh đạo hiện nay tin tưởng là nhân vật này sẽ "tiếp tục con đường cách mạng như truyền thống" từ trước đến nay.

Dù sao, nhà nghiên cứu Ted Henken cũng đặt hy vọng vào một xã hội dân sự nổi lên từ hơn 10 năm nay, bao gồm không chỉ giới ly khai, mà cả các doanh nhân trẻ hoạt động trong lĩnh vực tư, hay những người phụ trách phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Những người này có thể không quan tâm nhiều đến chính trị và có thái độ phê phán chính quyền, nhưng điều đáng chú ý là họ có "quan điểm độc lập" và "không bị chính quyền xâm nhập". Tuy nhiên, trong xã hội dân sự Cuba, không có bất cứ một tổ chức nào được chính quyền công nhận. Chúng ta rất xa với tình hình tại Ba Lan hay Tiệp Khắc những năm 1980. Dù sao Ted Henken không loại trừ các bất ngờ.

Mỹ - Triều bí mật tiếp xúc : "Công lao quyết định" của Seoul

Thông báo hôm qua của tổng thống Mỹ, đã cử giám đốc CIA trực tiếp gặp Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng, là chủ đề lớn của hầu hết các báo. Theo Le Monde, đây là cuộc gặp cấp cao nhất Mỹ-Bắc Triều Tiên kể từ chuyến đi Bình Nhưỡng năm 2000 của ngoại trưởng Albright, thời Bill Clinton. Nỗ lực của chính quyền Clinton lỡ dở sau khi tổng thống G. W. Bush lên cầm quyền hai tháng sau đó.

Le Monde nhấn mạnh là đà cải thiện quan hệ Mỹ-Bắc Triều Tiên có công lao quyết định của chính quyền Hàn Quốc. Ngay từ khi lên nắm quyền tháng 5 năm ngoái, nhà lãnh đạo theo xu hướng cải cách Moon Jae In đã cho biết sẵn sàng chìa tay ra với miền Bắc. Nỗ lực của Seoul thoạt tiên bị tổng thống Trump cho là khờ dại.

Tuy nhiên đến đầu năm 2018, chính lãnh đạo Bắc Triều Tiên "đã nắm lấy bàn tay" của lãnh đạo Hàn Quốc, khi thông báo quyết định gửi đoàn thể thao tham dự Thế Vận Hội mùa đông ở Pyeongchang. Theo một giới chức cao cấp Hàn Quốc hôm thứ Ba, Bình Nhưỡng sẵn sàng đưa mục tiêu "phi hạt nhân hóa" vào tuyên bố chung với Hàn Quốc, sau cuộc họp thượng đỉnh Moon-Kim ngày 27/04.

Ý đồ thực sự của lãnh đạo Bắc Triều Tiên ?

Trong khi đó, báo Les Echos rất cảnh giác trước viễn cảnh đàm phán "khó khăn", bất chấp các thay đổi giọng điệu ngoạn mục giữa các bên. Bởi Bắc Triều Tiên chắc chắn sẽ đặt ra các điều kiện như lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc phải ra đi, hoặc phải cắt giảm, mà đây là điều khó được Washington chấp nhận. Ngược lại, quan điểm của Mỹ và Hàn Quốc là hòa bình chỉ có thể, nếu Bình Nhưỡng cam kết từ bỏ nhanh chóng hệ thống vũ khí hạt nhân, vốn được coi là lá bùa giúp cho sự sống còn của chế độ.

Trong một bài phân tích trên Le Monde, chuyên gia Philippe Pons, một người am hiểu về tình hình Triều Tiên, cho rằng trên thực tế, quan điểm của lãnh đạo Bắc Triều Tiên hoàn toàn nằm trong vòng bí ẩn, bởi Kim Jong-un "chưa đưa ra bất cứ dấu hiệu nào cho thấy các ý định cụ thể". Ông đặt câu hỏi : Dưới vẻ ngoài mềm dẻo, Kim Jong-un thực sự muốn gì ?

Philippe Pons tỏ ra dè dặt. Ông dẫn lời nhà nghiên cứu Myong Hyun, ở Seoul, theo đó nếu chỉ căn cứ trên lời lẽ, thì lãnh đạo Bắc Triều Tiên có vẻ như "đã hứa hẹn rất nhiều", Kim Jong-un cũng biết là tổng thống Mỹ Donald Trump đang cần đến "một thành công vang dội" để đánh bóng hình ảnh bản thân. Giữa hai lãnh đạo rất có thể sẽ có một thỏa thuận đình đám, nhưng chưa chắc là thỏa thuận đó sẽ sớm dẫn đến việc Bình Nhưỡng tiến hành các dỡ bỏ trên thực tế, và cho phép thanh tra quốc tế.

Dù sao, Philippe Pons cũng ghi nhận việc Trung Quốc trở lại với hồ sơ Bắc Triều Tiên (sau chuyến công du Bắc Kinh của Kim Jong-un) là một yếu tố thuận lợi đối với Seoul. Được sự ủng hộ của Bắc Kinh và Matxcơva, Hàn Quốc không còn "một mình trên tuyến đầu", có thể an tâm "tiếp tục công việc môi giới" cho các đối thoại giữa Washington và Bình Nhưỡng.

Tấn công hóa học tại Syria : Lo ngại dấu vết bị xóa sạch

Điều tra về cáo buộc Douma bị chính quyền Damas tấn công bằng vũ khí hóa học là điều vô cùng nan giải với các chuyên gia quốc tế. Theo Le Monde, các thanh tra của Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học (OIAC) hôm qua, 18/04, đã không vào được địa điểm bị tình nghi, hiện nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Syria.

Nhiều người lo ngại chính quyền Syria và Nga sẽ xóa mọi dấu vết của vụ tấn công. Tuy nhiên, theo một cựu chuyên gia của OIAC, nếu khí độc đã được sử dụng, thì rất khó tẩy rửa khỏi hiện trường, bởi một phần chất độc sẽ "bị hút vào trong tường nhà", và chỉ có phá hủy toàn bộ các ngôi nhà thì mới tẩy sạch được dấu vết.

Trong cuộc tấn công vào Khan Cheikhoun, ngày 4/4/2017, các nhà điều tra của OIAC đã không đến được hiện trường. Tuy nhiên căn cứ vào các mẫu thu được từ các nạn nhân chạy thoát ra nước ngoài, các chuyên gia có thể khẳng định nạn nhân trúng độc khí sarin, hoặc một chất tương tự. Vụ Khan Cheikhoun đã dẫn đến cuộc không kích trả đũa của Hoa Kỳ ba ngày sau đó.

Đức - Pháp : Merkel "hãm lại tham vọng" của Macron ?

Về thời sự Châu Âu, báo Pháp đặc biệt chú ý đến cuộc hội kiến giữa tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel, lãnh đạo hai quốc gia trụ cột của Liên Hiệp Châu Âu, ngày hôm nay, 19/04.

"Merkel hãm lại các tham vọng của Macron" của Le Monde nhấn mạnh là thủ tướng Đức, trong bối cảnh yếu thế trong nước, không muốn ủng hộ tổng thống Pháp trong mục tiêu cải cách mạnh mẽ khu vực đồng euro. Le Monde nhắc lại cuộc gặp cách nay một năm, khi tổng thống Pháp vừa nhậm chức để chỉ ra các nỗ lực cải cách trong nước của chính phủ Pháp, như đã cam kết với Berlin, nhưng thủ tướng Đức giờ đây dường như không còn mặn nồng với quyết tâm cải cách Châu Âu của nguyên thủ Pháp.

Trong khi đó, bài "Châu Âu : Macron và Merkel bước vào phần then chốt" của Les Echos nhấn mạnh đến sự khéo léo của thủ tướng Đức, khi địa điểm diễn ra cuộc tái ngộ với tổng thống Pháp được chọn là Diễn đàn Humboldt, lâu đài Berlin. Nhà thám hiểm, nhà địa chất học Alexandre von Humboldt (1769-1859) - có mẹ là người gốc Pháp, thuộc hệ phái Tin Lành Huguenot phải chạy khỏi Pháp để tránh đàn áp tôn giáo - là một biểu tượng cho quan hệ khăng khít Đức – Pháp. Bên cạnh đó, người anh trai, nhà triết học, nhà ngôn ngữ học Wilhelm von Humboldt, từng sống tại Paris, dường như cũng là người gây cảm hứng cho thủ tướng Đức và cả tổng thống Pháp.

Theo tổng thống Pháp, để khu vực đồng euro có thể đối mặt với một khủng hoảng tiếp theo, cần thành lập một ngân sách chung và một bộ trưởng Tài Chính của khối để có đủ phương tiện đối phó. Tuy nhiên, Berlin nhìn nhận đề xuất này với con mắt e ngại, bởi coi đây là cách để các nước bòn tiền của Đức, quốc gia nổi tiếng giàu lên nhờ tiết kiệm, không muốn bị mất tiền vào tay các nước quản lý kém. Les Echos lưu ý, trong tiếng Đức có từ "Shuld" vừa có nghĩa là "nợnần", nhưng cũng có nghĩa là "sai lầm", ngụ ý nhắc đến gốc rễ văn hóa sâu xa ẩn sau những dè dặt của Berlin.

Hôm 18/04, thủ tướng Đức tuyên bố sẽ tiếp tục thảo luận với Pháp để xây dựng các giải pháp chung, từ đây đến tháng 6. Tuần tới tổng thống Pháp và thủ tướng Đức đều công du Mỹ, lãnh đạo hai nước chắc chắn sẽ phải phối hợp để tìm được lập trường thống nhất trước tổng thống Mỹ Donald Trump trong hàng loạt vấn đề như thuế thép, trừng phạt Nga, hay khủng hoảng Syria…

Sách mới : Đừng ảo tưởng về Trung Quốc !

Trong lĩnh vực xuất bản, đáng chú ý có cuốn sách mới ra mắt về Trung Quốc, của nhà nghiên cứu Jean-Pierre Cabestan, mang tựa đề "Trung Quốc ngày mai sẽ là dân chủ hay độc tài ?" (1).

Le Monde có bài "Trông chờ dân chủ tại Trung Quốc là vô ích", phản bác lại quan điểm của nhiều chuyên gia cho rằng việc mức sống của người dân tại Trung Quốc được nâng cao sẽ dẫn đến chỗ chế độ độc tài sụp đổ, "một mặt, do dân chúng khao khát tự do hơn", mặt khác, do nền kinh tế "tri thức" mà các lãnh đạo Trung Quốc hiện nay muốn xây dựng sẽ không thể chung sống được với một chế độ kiểm soát chặt chẽ người dân.

Cabestan, tác giả cuốn sách, dự báo chắc chắn chế độ độc tài sẽ còn "ngự trị lâu dài" tại Trung Quốc, bởi một điều đơn giản là "đại đa số người dân Trung Quốc cho rằng nhờ chính quyền mà mức sống của họ đã tăng lên đáng kể", bên cạnh đó, từ 30 năm nay, Bắc Kinh đã khai thác triệt để hệ thống tuyên truyền, để kích động ý thức dân tộc chủ nghĩa. Trong khi đó, xã hội dân sự Trung Quốc đang ở trong trạng thái "hết sức mong manh, phân tán, dè dặt", trong bối cảnh chính quyền sẵn sàng đàn áp, đồng thời khuyến khích sự hình thành của một tầng lớp trung lưu dễ bảo, chỉ ham muốn được an toàn, không màng đến các quyền tự do.

Cũng về cuốn sách của Jean-Pierre Cabestan, Le Figaro có bài "Trung Quốc, đối thủ của chúng ta", dẫn lời tác giả, lưu ý người phương Tây đừng tự ti về "các nguồn lực dân chủ của mình". Các nguồn lực nói trên cho phép đối mặt với "các chuyển hóa phi thường của đế chế Trung Hoa" đang diễn ra, với điều kiện đánh giá Trung Quốc đúng mức, "không đánh giá thấp, cũng như không đánh giá quá cao".

Trọng Thành

*****

(1) Jean Pierre Cabestan cũng là tác giả một cuốn khảo cứu dầy dặn và chi tiết về "Hệ thống chính trị Trung Quốc" (xuất bản năm 2014), với đảng cộng sản 90 triệu thành viên, mà theo ông là "một hội kín lớn nhất thế giới".

Published in Quốc tế

Syria : Sáu lý do để Nga tiếp tục bảo vệ chế độ Bachar al-Assad (RFI, 18/04/2018)

Loạt tấn công của Anh-Pháp-Mỹ vào ba cơ sở được cho là liên quan đến việc nghiên cứu và tàng trữ vũ khí hóa học tại Syria của chế độ Damascus khiến Nga giận dữ. Bẩy năm kể từ khi cuộc chiến nổ ra tại Syria, điện Kremlin luôn ủng hộ chế độ cầm quyền.

syria1

Nga và Syria phân phát lương thực, bên trên là chân dung các nhà lãnh đạo Tchechnya, Nga và Syria, tại Abu al-Duhur, ngày 04/04/2018. George OURFALIAN / AFP

Về mặt chính thức, Nga hỗ trợ Damascus trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, nhưng trên thực tế, Moskva đang cứu chế độ Bachar al-Assad. Sau một thập kỷ rút khỏi trường quốc tế khi Liên Bang Xô Viết tan rã, Nga đã nối lại chính sách can thiệp có từ thời các Sa hoàng. Theo giải thích của trang Journal du Dimanche (JDD, 16/04/2018), tham gia vào cuộc xung đột tại Syria, Nga theo đuổi 6 mục đích khác nhau :

1. Nga muốn thể thiện là nước bảo vệ cộng đồng Cơ Đốc giáo Đông Phương

Để biện minh cho hành động tham chiến, Nga thường xuyên nêu mối đe dọa đè nặng lên cộng đồng Cơ Đốc giáo Đông Phương. Tại Syria, khoảng 7-9% dân số là giáo dân. Theo nhà sử học Frédéric Pichon, tác giả cuốn "Syria : thách thức nào đối với Nga ?", cách thể hiện vai trò của điện Kremlin và Tòa Thượng phụ Chính thống Moskva "biến Nga thành nước che chở truyền thống cho các cộng đồng Cơ Đốc giáo thiểu số trong thế giới Ả Rập".

2. Lợi ích kinh tế Nga tại Syria, quan trọng nhưng không hẳn quyết định

Nga có hai căn cứ quân sự tại Syria : cảng Tartus là nơi neo đậu duy nhất của Nga hướng ra Địa Trung Hải và cũng là cửa ngõ duy nhất dẫn ra các vùng "biển nóng" ; căn cứ không quân Latakia là cũng là lối vào khu vực Trung Đông của Nga.

Điện Kremlin còn muốn ngăn chặn ý đồ của Qatar xây dựng một đường ống dẫn khí đi qua Syria vì đường ống này có thể cạnh tranh với khí đốt của Nga tại Châu Âu. Ngoài ra, chế độ Bachar al-Assad cũng là một khách hàng vũ khí quan trọng của Moskva.

Tuy nhiên, theo đánh giá của sử gia Frédéric Pichon, đây là "một thách thức quan trọng, nhưng không hẳn là trọng yếu" vì lợi ích kinh tế của Nga tại Trung Đông dường như không quan trọng bằng vị trí chiến lược của vùng này đối với phương Tây, kể cả đối với việc xuất khẩu khí đốt.

3. Ngăn tình hình bất ổn ở Syria lan đến các nước láng giềng của Nga

"Nga lập luận rất nhiều về vùng đệm. Nhưng trước hết, Nga muốn chú ý đến các nước lân cận và kiểm soát tình hình bất ổn ở những nước này", theo nhận định của nhà nghiên cứu Isabelle Facon, thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược. Điện Kremlin quan niệm rằng tình hình tại Trung Đông rất có nguy cơ "thành vết dầu loang tại Trung Á và vùng Kavkaz, nằm sát sườn Nga. Đây là luận điểm không đáng tin cậy nhưng Nga luôn viện vào cớ này".

Vì vậy, mục tiêu giảm đà phát triển của Hồi Giáo cực đoan trong khối hậu Xô Viết không chỉ còn là một cái cớ. "Đối với Nga, tình hình bất ổn ở Trung Đông có liên quan đến an ninh cho nước Nga và các nước láng giềng", vẫn theo giải thích của bà Facon. Đó là chưa kể đến các nhóm thánh chiến hiện diện trên lãnh thổ Nga và ở các nước Cộng hòa Xô Viết cũ. Chính vì những lý do này, tổng thống Putin cho rằng làn sóng Cách mạng Mùa xuân Ả Rập là một mối đe dọa cho an ninh của Nga.

4. Nga không muốn chỉ là "cường quốc trong khu vực"

Năm 2014, tổng thống Barack Obama đã khiến điện Kremlin tức giận khi đánh giá Nga là "một cường quốc trong khu vực" đang mất ảnh hưởng. Tham chiến vào Syria là cách trực tiếp phản đối phát biểu trên và cũng là một lời cảnh báo : "Chúng tôi là một cường quốc có tầm cỡ thế giới, có thể can thiệp khi lợi ích bị thách thức".

Nước Nga của tổng thống Putin đang tìm cách lấy lại vị thế trong trật tự quốc tế mà Nga từng bị loại khi Liên Bang Xô Viết tan rã. Điện Kremlin tìm cách thu hẹp sự hiện diện khắp nơi của Mỹ để phát triển một thế giới đa cực. Và để làm được việc này, Nga cần nhiều đối tác như với Syria, Iran, Trung Quốc…

Khi can thiệp vào Syria, Nga cũng muốn buộc phương Tây phải đối thoại với mình. Tuy nhiên, kết quả lại không như mong đợi vì "phương Tây vẫn không dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt và vẫn chưa quên hồ sơ Ukraina".

5. Lo sợ thay đổi chế độ trong vòng ảnh hưởng của Nga

Một kịch bản mà Nga muốn tránh bằng mọi giá : thay đổi chế độ Syria hiện nay. Đây cũng là "chiến mã của Moskva trong cuộc xung đột Syria", theo sử gia Frédéric Pichon. Còn nhà nghiên cứu Isabelle Facon nhận định : "Đối với Nga, các nước phương Tây một lần nữa lại theo đuổi chiến dịch thay đổi chế độ từ nhiều năm gần đây, như các cuộc cách mạng mầu (ở Gruzia, Ukraina, Kirghizistan, Belarus, Lebanon), lật đổ chế độ ở Iraq, Libya…". Tất cả những sự kiện này, đều có vai trò của phương Tây, đã đẩy xa những nước trên khỏi vòng ảnh hưởng của Nga.

Vẫn theo bà Facon, "ý nghĩ một nước phương Tây chấm dứt các chế độ không theo "tiêu chí" của họ ngày càng trở nên quan trọng với Nga". Những ý đồ này lại càng mất uy tín trong mắt Nga khi mà các chế độ được dựng lên, tại Iraq hay Libya chẳng hạn, cũng không phải là những nền dân chủ từng được hứa hẹn để biện minh cho các chiến dịch can thiệp quân sự của phương Tây.

6. Nga bác bỏ ý đồ "can thiệp để bảo vệ" của phương Tây

Ngoài nỗi sợ mất ảnh hưởng, một cuộc xung đột về giá trị cũng được tiến hành trong cuộc chiến tại Syria. Nga tỏ ra rất nghi ngờ về những giới hạn "trách nhiệm bảo vệ", lý do được phương Tây đưa ra để giải thích các tình huống can thiệp. Vì theo Nga, những tiêu chí được đưa ra quá bấp bênh.

Nga rút kinh nghiệm từ cuộc chiến tại Libya. Thay vì sử dụng quyền phủ quyết như mọi lần, Nga đã quyết định bỏ phiếu trắng về dự thảo nghị quyết lập vùng cấm bay tại Libya với điều kiện là nghị quyết này không nhằm lật đổ chế độ. Với điện Kremlin, vụ xử tử tổng thống Muammar Kadhfi là sự vi phạm nghị quyết trên. Từ đó, Nga luôn phủ quyết mọi hành động được tiến hành dưới danh nghĩa của Liên Hiệp Quốc tại Syria.

************************

Các bằng chứng khó chối cãi về việc chế độ Syria sử dụng vũ khí hóa học (RFI, 18/04/2018)

Ba ngày sau cuộc không kích trả đũa của phương Tây hôm 14/04/2018, các thanh tra của Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học (OIAC) rốt cuộc đã đến được Syria hôm 17/4. Họ làm nhiệm vụ tại thành phố Douma, nơi xảy ra vụ tấn công được cho là bằng hóa học, làm khoảng 40 người chết.

syria2

Khám nghiệm các trẻ em tại một bệnh viện ở Douma, Đông Ghouta sau vụ tấn công hóa học ngày 07/04/2018.White Helmets/Handout via Reuters

Theo báo Le Monde, tổng hợp từ các nguồn khác nhau, cho đến nay, Syria và Nga viện cớ "vấn đề an ninh" để cấm các thanh tra vào. Tuy vậy các "vấn đề an ninh" này không ngăn trở được các nhà báo của đài truyền hình Thụy Điển TV4 đến được hiện trường phỏng vấn cư dân. Một người sống sót cho biết : "Chúng tôi trú ẩn dưới tầng hầm. Vật thể đã rơi trúng tòa nhà vào lúc 19 giờ. Chúng tôi vội chạy ra ngoài, còn phụ nữ, trẻ em ở lại bên trong. Không ngờ tòa nhà tỏa đầy hơi độc, những ai ở bên trong đều chết cả".

Một người láng giềng kể với ê-kíp truyền hình Mỹ CBS cũng đến được hiện trường : "Bỗng dưng khí độc có mùi chlore lan tỏa xung quanh chúng tôi, không thể thở được".

Hình ảnh một trong hai quả bom khí độc rơi trúng nóc tòa nhà mà lực lượng Mũ Trắng quay được vẫn luôn hiện diện trên truyền hình Thụy Điển và truyền hình Mỹ CBS, chín ngày sau vụ tấn công. Một phóng viên Thụy Điển khi vào trong tòa nhà cho biết ngửi thấy mùi rất nồng nặc, cổ họng bị rát. Ngược lại báo chí Nhà nước Syria vốn tha hồ ngang dọc thành phố, khẳng định không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Damascus có liên quan.

Vì sao chính quyền Pháp chắc chắn đây là tấn công hóa học ?

Chỉ có một ê-kíp của quân đội Nga đến Douma chớp nhoáng hôm 9/4 để xem xét một trong hai địa điểm có nhiều nạn nhân nhất. Moskva nói rằng đã lấy các mẫu thử, và hôm 11/4 khẳng định không có chất độc nào được sử dụng tại Douma, kết tội lực lượng Mũ Trắng đã "dàn dựng" vụ tấn công - kiểu quy chụp quen thuộc của Nga.

Paris hôm 14/4 đáp trả : "Sau khi nghiên cứu kỹ các video và hình ảnh các nạn nhân được đưa lên mạng, có thể kết luận với mức tin cậy rất cao, rằng hầu hết đều là sự kiện mới xảy ra, không hề bị chỉnh sửa". Vài giờ sau khi liên quân không kích, chính phủ Pháp công bố "bản đánh giá chính thức về vụ tấn công hóa học hôm 07/04/2018". Cũng nhằm chứng minh tính chính đáng của vụ oanh kích, Washington đã công bố bản đánh giá đêm 13 rạng 14/4.

Theo bản báo cáo của Paris : "Một tài liệu từ việc phân tích kỹ thuật các thông tin giải mật mà tình báo Pháp có được, Pháp cho rằng một vụ tấn công hóa học vào thường dân tại Douma đã diễn ra hôm 07/04/2018. Không có giả thiết nào khác ngoài việc đây là hành động của quân đội Syria, trong khuôn khổ cuộc tổng tiến công vào Đông Ghouta".

Vụ tấn công hóa học đã diễn ra như thế nào ?

Các tài liệu của Pháp và Mỹ nêu ra "nhiều vụ tấn công hóa học gây chết người", nhưng không nói rõ số lượng. Nhiều tiếng đồng hồ sau vụ tấn công hôm 07/04, ba tổ chức phi chính phủ Syria - Syrian Network for Human Rights, Violations Documentation Center in Syria và lực lượng Mũ Trắng - ghi nhận đó là hai vụ tấn công khác nhau. Vụ đầu tiên xảy ra gần một tiệm bánh mì vào lúc 16 giờ, vụ thứ hai vào khoảng 19 đến 19 giờ 30, đánh vào một tòa nhà ba tầng ở trung tâm thành phố.

Các video được báo chí địa phương đăng tải trong đêm 07 rạng 08/04 cho thấy nhiều xác chết tại hiện trường vụ thứ hai. Đó là các video của kênh truyền hình al-Jazira hôm 09/04 khi quân cảnh Nga đến nơi, và phóng sự của truyền hình Thụy Điển cũng chứng tỏ quay tại cùng một tòa nhà, ở gần quảng trường al-Shuhada.

Khoảng mấy chục người đã thiệt mạng tại đây. Lực lượng Mũ Trắng ước tính sơ khởi có 43 người chết, còn nhóm điều tra Bellingcat dựa theo các hình ảnh video đếm được 34 xác người tại hiện trường. Nhóm này vốn dựa vào kỹ thuật định vị và phân tích những nguồn mở, đã xem xét các video về tòa nhà bị nạn, được đưa lên mạng trong đêm. Phía Pháp ước lượng "có ít nhất 40 người chết vì chất độc hóa học".

Vì sao phải sử dụng đến vũ khí hóa học ?

Trong lúc Damascus đang tiến gần đến chiến thắng tại Ghouta sau tám tuần lễ tấn công, tại sao quân đội Syria lại phải dùng đến vũ khí hóa học ? Theo nhà phân tích, đó là chiến thuật quân sự của họ cộng với sự yên tâm sẽ không bị trừng phạt.

Hôm thứ Bảy 07/04, Douma đã phải chịu đựng trận bão lửa suốt 48 tiếng đồng hồ trước đó, sau hai tuần lễ tương đối yên tĩnh. Nhưng Damascus muốn kết thúc thủ phủ nổi dậy cuối cùng này, trong khi đa số lực lượng salafiste Jaych al-Islam (có khoảng 5.000 chiến binh) vẫn luôn từ chối di tản - theo các cuộc thương lượng do Nga bảo trợ vào giữa tháng Ba.

Thế nên Damascus phải sử dụng vũ khí hóa học ? Đối với Paris, không còn nghi ngờ gì nữa, việc này là từ "chủ trương về quân sự và chiến lược".

"Về chiến thuật, sử dụng loại vũ khí này giúp đẩy các chiến binh địch ra khỏi nơi trú ẩn, nhằm tiến hành các trận đánh trong thành phố với điều kiện thuận lợi cho chế độ.

Về chiến lược, mục tiêu chính là trừng phạt các thường dân sống tại những khu vực nổi dậy, gây khủng hoảng và sợ hãi khiến họ phải đầu hàng (…) ; chứng tỏ mọi sự chống cự đều vô ích, chuẩn bị cho việc tiêu diệt các ổ kháng cự cuối cùng".

Các vụ tấn công này đã khiến Douma phải đầu hàng ? Hôm 09/04, hai ngày sau khi bị tấn công, việc di tản thường dân lại được tiến hành trong hỗn loạn và sợ hãi. Theo các thông tín viên của hãng tin Smart News ủng hộ đối lập, chính quyền địa phương và nhóm Jaych al-Islam không còn kiểm soát được tình hình. Các chiến binh salafiste phóng hỏa các cơ sở và thiết bị của họ, còn các nhà kho thuộc các tổ chức phi chính phủ bị cư dân cướp phá để tìm lương thực.

Hãng tin nhà nước SANA trong cùng ngày cho biết phe nổi dậy vũ trang rốt cuộc đã chấp nhận rời thành phố. Hôm 12/04, sau tám tuần lễ tiến công, quân cảnh Nga được triển khai tại Douma, thành phố coi như đã đầu hàng.

Phía Mỹ khẳng định Hoa Kỳ "nắm trong tay một lượng lớn bằng chứng cho thấy trách nhiệm của chế độ Assad". Washington còn đi xa hơn Pháp, tố cáo chính các trực thăng của quân đội Syria đã tấn công hóa học.

"Nhiều trực thăng của quân chính phủ được trông thấy trên bầu trời Douma hôm 7/4. Các nhân chứng còn xác định cụ thể đó là loại Mi-8, có thể đã cất cánh từ sân bay Doumayr gần đó".

Hoa Kỳ dựa trên các dữ liệu được thu thập ngay lập tức của mạng lưới Sentry Syria. Đây là một hệ thống cảnh báo trên không, gồm các nhà quan sát không ngừng theo dõi bầu trời và các trao đổi vô tuyến, để xác định mục tiêu của những phi cơ cất cánh từ các sân bay của quân chính phủ Syria và Nga. Năm 2017, Washington đã công bố các dữ liệu radar của kế hoạch bay trong vụ thả bom khí độc sarin tại Khan Cheikhoun, và sau đó được các quan sát viên của Sentry Syria công nhận.

Những dữ liệu hôm 07/04 chứng tỏ các hoạt động nhộn nhịp trên bầu trời Douma, với những trực thăng và chiến đấu cơ bay đi từ căn cứ không quân Doumayr nằm cách Douma 40 km về phía đông bắc, và từ sân bay quân sự al-Sin cách thành phố bị vây hãm này 75 km về phía đông.

Nửa giờ sau khi khu vực quảng trường al-Shuhada bị tấn công, mạng lưới cảnh báo cho biết còn có ít nhất "bốn trực thăng chuyên thả bom" cất cánh từ căn cứ Doumayr. Hai chiếc trong số đó được trông thấy trên bầu trời Douma vài giây trước vụ tấn công. Từ ngữ "trực thăng thả bom" dùng để chỉ các trực thăng Mi-8 do Nga sản xuất, chuyên thả xuống các vật thể thường là những xy-lanh hơi độc sản xuất tại chỗ.

Cũng theo tài liệu Mỹ : "Nhiều nhân chứng đã chứng kiến cụ thể khẳng định những trực thăng này đã thả xuống các thùng hơi độc, một chiến thuật nhắm vào thường dân trong suốt cuộc chiến. Hình ảnh các vật thể thả xuống Douma phù hợp với các thùng hơi độc được chế độ sử dụng trước đó".

Loại chất độc nào đã được sử dụng ?

Tuy hiện chưa có các mẫu thử hóa học được các phòng thí nghiệm phân tích, Pháp cho rằng Douma hôm 07/04 đã bị tấn công hóa học. Các triệu chứng ghi nhận : "Nghẹt thở, khó thở, nước bọt và dịch mũi tiết ra rất nhiều, tổn thương đường hô hấp, phỏng da và phỏng giác mạc. Không thấy trường hợp nào bị thương do cơ học. Toàn bộ các triệu chứng đều là đặc trưng của việc bị tấn công bằng vũ khí hóa học, đặc biệt là các loại khí gây nghẹt thở, chất hữu cơ có phosphore hay cyanur".

Các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc lâu nay khẳng định chế độ Damascus thường xuyên dùng đến khí chlore ở Syria. Nếu khí sarin - mà việc sử dụng tại Khan Cheikhoun đã được OIAC xác nhận, thuộc họ các chất hữu cơ có phosphore - hiện chưa thể biết chất này có được sử dụng tại Douma song song với chlore hay không. Hai xy-lanh khí độc nhận diện được tại địa điểm bị tấn công thứ hai đều phù hợp với các vụ trước đó trong bốn năm gần đây.

Ông Olivier Lepick, chuyên gia về vũ khí hóa học thuộc Quỹ nghiên cứu khoa học hôm 12/4 giải thích với báo Le Monde : "Những dấu vết có thể bị xóa đi từng ngày, khiến chúng ta khó thể hiểu thấu những gì đã diễn ra".

Nếu chỉ có khí chlore được sử dụng, thì đó là vụ tấn công gây chết người nhiều nhất từ trước đến nay, bằng một loại khí vẫn được coi là ít mang tính sát thương.

Thụy My

Published in Quốc tế

Sau 48 năm cầm quyền với bàn tay sắt của Fidel Castro, và 12 năm với chính sách đổi mới dè dặt của Raul Castro, Cuba bước vào một thời kỳ mới : giai đoạn chuyển giao quyền lực giữa gia đình Castro và một thế hệ sinh sau cách mạng 1959. Tuy nhiên, người dân Cuba được cảnh báo : thay đổi thế hệ lãnh đạo không có nghĩa là sang trang lịch sử.

diaz1

Phó chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel và vợ đi bỏ phiếu bầu Quốc hội ở Santa Clara, ngày 11/03/2018. ReutersAlejandro Ernesto/Pool/File Photo

Trừ trường hợp bất ngờ, đương kim phó chủ tịch Cuba Miguel Diaz Canel sẽ được nghị viện "đảng cử dân bầu" hồi tháng Ba đưa lên thay thế Raul Castro. Lần đầu tiên từ năm 1959, chủ tịch nước Cuba sẽ không phải là người trong gia tộc Castro.

Tiến trình chuyển giao quyền lực được chuẩn bị và tiến hành trong bối cảnh phức tạp : Cuba tiếp tục phải nhập khẩu 80% nhu cầu lương thực, cấm vận của Hoa Kỳ chưa được giải tỏa, theo lệnh của Donald Trump, trong khi bản thân đồng minh Venezuela, nguồn viện trợ năng lượng cho Cuba bị khủng hoảng chính trị và cạn kiệt tài chính.

Theo AFP, nhiệm vụ của chính phủ mới rất nặng nề, một phần cũng vì chính sách đổi mới, được gọi là "cập nhật hóa kinh tế" chỉ mới thực hiện được 20%, sau 5 năm thi hành, theo lời than phiền của chủ tịch mãn nhiệm.

Chế độ Castro không Castro

Ngoại trưởng Cuba, Bruno Rodriguez, gần đây, cảnh báo : Sẽ có một phần đổi mới nhưng cũng có một phần tiếp nối bởi vì Raul Castro sẽ tiếp tục "đồng hành với người kế nhiệm"trong vai trò lãnh đạo đảng cộng sản Cuba.

Bỏ ghế chủ tịch Hội đồng Nhà nước nhưng Raul Castro, ở tuổi 86, tiếp tục làm tổng bí thư Đảng cho đến kỳ Đại hội tới vào năm 2021. Chuyên gia chính trị Cuba Esteban Morales phỏng đoán : Raul sẽ tập trung vào vấn đề ý thức hệ với sức lực còn lại, để cho Miguel Diaz Canel nhiệm vụ nặng nề và khó khăn phải cần có người bên đảng cầm quyền chống lưng.

Theo AFP từ La Havana, chuyện chuyển tiếp được người dân đảo quốc chú ý bàn luận. Tuy nhiên, dù thuộc xu hướng ủng hộ hay chống chế độ Castro, không ai chờ đợi có thay đổi sâu rộng trong một tiến trình chính trị mà người dân chỉ có quyền đứng nhìn.

Cuộc bầu cử quốc hội vào tháng Ba vừa qua cũng thế. Tuy là các dân biểu mới có nhiệm vụ bầu chủ tịch nước mới, nhưng 605 ứng cử viên "tranh" 605 ghế, đều do đảng đề cử, thì còn có ý nghĩa gì ?

Một thanh niên 24 tuổi thất nghiệp, thế hệ tương lai của Cuba, nói với AFP : "Họ đổi chính phủ nhưng không có gì thay đổi, luôn luôn có một Castro cho dù tên khác". Một người hồi hưu đồng quan điểm : "Họ nói Raul nhường chỗ cho một người trẻ, nhưng ông ta vẫn ngồi đấy, như Fidel".

Bản thân chính quyền Cuba cũng không xem sự kiện chuyển tiếp thế hệ lãnh đạo là một sự kiện quan trọng, một cuộc "cách mạng trong một cuộc cách mạng" : Không thông báo chương trình làm việc của nghị viện mới, không lễ nghi trọng thể. Giấy phép tác nghiệp cấp cho phóng viên quốc tế bị hạn chế trong bốn ngày.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Cuba : Miguel Diaz-Canel, người thay thế chủ tịch Raul Castro, là ai ?

Từ ngày 19/04/2018, Cuba bước sang một thời kỳ mới, "sẽ không còn do gia đình Castro điều hành" là hàng tựa trên Le Monde cùng với bài tổng kết 10 năm lãnh đạo của chủ tịch kiêm tổng bí thư đảng cộng sản Cuba Raul Castro. "Cuba sẵn sàng chuyển đổi trong thời hậu Castro" với sự kiện chuyển giao quyền lực sau 6 thập kỷ dưới triều đại nhà Castro, là nhận định của Le Figaro.

cuba1

Chủ tịch Cuba Raul Castro và Phó Chủ tịch Ciba Miguel Diaz-Canel. ilmondo

Chủ tịch Raul Castro nghỉ hưu ở tuổi 86 nhường lại vị trí lãnh đạo cho ông Miguel Diaz-Canel, 57 tuổi, "người được Raul đỡ đầu trên chính trường" theo nhận định của Le Monde và là "một người trung thành với chế độ" theo Le Figaro. Cả hai nhật báo đều phác họa chân dung của tân lãnh đạo Cuba, một người ít cười, ít nói, kiên nhẫn leo từng bậc trong nấc thang danh vọng dưới sự bảo trợ của ông Raul Castro.

Sinh ngày 20/04/1960 tại Placetas, tỉnh Villa Clara, ông Diaz-Canel tốt nghiệp kỹ sư điện tại đại học trung ương Las Villas năm 1985 và bắt đầu sự nghiệp trong Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba. Sau khi xuất ngũ, ông quay lại giảng dạy tại đại học trước khi đi công tác hai năm ở Nicaragua (1987-1989). Trở về Cuba, ông dần thăng tiến trong bộ máy lãnh đạo : trước tiên là trở thành một nhà lãnh đạo của Liên minh Thanh niên cộng sản, tiếp theo là vào Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Cuba năm 1991. Ở mọi chức vụ, ông luôn thể hiện là một lãnh đạo trẻ điềm tĩnh, hiện đại và được lòng dân. Ông di chuyển bằng xe đạp khi xăng dầu khan hiếm, mặc quần bò, tự nhận là fan của ban nhạc Anh Beatles và thành lập trung tâm văn hóa Santa Clara…

Tướng Raul Castro chú ý đến nhân vật mới nổi, và chỉ định Diaz-Canel vào vị trí Bí thư thứ nhất của đảng cộng sản ở Holguin năm 2003 và gia nhập Bộ chính Trị đầy quyền lực của Đảng cộng sản Cuba. Sáu năm sau, năm 2009, vẫn dưới sự bảo trợ của Raul Castro, ông Diaz-Canel trở thành bộ trưởng Bộ đại học, tiếp theo là phó thủ tướng phụ trách đào tạo, khoa học, văn hóa và thể thao. Đến năm 2013, ông vượt qua một cây đại thụ bảo thủ khác của thế hệ trước để trở thành phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước và đạt đến đỉnh cao là trở thành người kế nhiệm chức chủ tịch Cuba.

Thách thức cải cách Cuba đối với tân chủ tịch Diaz-Canel

Le Monde trích nhận định của nhà sử học Cuba Rafael Rojas cho rằng để đạt đến đỉnh cao này, "Diaz-Canel chỉ nợ mỗi Raul Castro". Với Le Figaro, dù không thuộc thế hệ cách mạng, nhưng ông Diaz-Canel luôn chứng tỏ lòng trung thành với chế độ và "chưa bao giờ đi chệch đường lối của Đảng", theo nhận định của nhà báo Nora Gamez Torres làm việc tại tờ Miami Herald.

Tuy nhiên, tính chính đáng của vị tân chủ tịch có thể bị tác động vì ông Diaz-Canel sinh ra sau cuộc cách mạng. Ngoài ra, ông cũng không xuất thân từ nhà binh dù từng phục vụ trong quân đội, trong khi Lực lượng Vũ trang lại có quyền lực rất lớn về chính trị và kinh tế tại Cuba.

Tân chủ tịch Cuba sẽ phải giải quyết tình hình khá nhạy cảm. Nền kinh tế bị đình đốn, giới trẻ bỏ xứ ra nước ngoài, trong khi Venezuela, quốc gia vẫn tài trợ cho chế độ, thì bị khủng hoảng và sẽ không thể tiếp tục giúp đỡ Cuba. Để thúc đẩy nền kinh tế, La Havana đã đón tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và khen ngợi "sự phát triển kinh tế ấn tượng"của Việt Nam.

Những thách thức đang đợi tân chủ tịch Cuba là chấm dứt hệ thống hai đồng tiền peso lưu thông song song trên thị trường khiến nền kinh tế mất cân đối, tái khởi động nền kinh tế Cuba, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đường bị lơ là từ nhiều năm qua… Thời gian sẽ trả lời liệu người kế nhiệm có vượt qua được cái bóng của người đã đưa ông vào guồng máy hay không.

Trục Ankara-Moskva vẫn liên kết chặt chẽ trong hồ sơ Syria

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ trận oanh kích của Mỹ-Anh-Pháp nhắm vào các khu vực được cho là có liên quan đến nghiên cứu và tàng trữ chất độc của Syria. Tuy nhiên, sự kiện này "không chia rẽ" Ankara và đồng minh Nga mà ngược lại, "Trục Ankara-Moskva kháng cự các trận oanh kích", như nhận định trên hàng tựa của Le Monde.

Trong buổi họp báo chung ngày 16/04 với tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu khẳng định : "Chúng tôi (Nga và Thổ Nhĩ Kỳ) có thể nghĩ khác nhau, nhưng quan hệ của chúng tôi với Nga quá mạnh nên tổng thống Pháp khó lòng phá vỡ được".

Đây cũng là quan điểm của phát ngôn viên điện Kremlin khi cho rằng giữa hai nước luôn có những điểm bất đồng nhưng điều này chẳng có gì là bí mật với mọi người và cũng không ngăn cản hai bên tiếp tục đối thoại.

Thực vậy, việc Ankara phản đối chế độ Damascus cũng không cản trở Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác chặt chẽ với Nga và Iran trong khuôn khổ vòng đàm phán Astana về hòa bình tại Syria, qua đó Thổ Nhĩ Kỳ đã có thể lập được 9 trạm quan sát giữa các lực lượng đối lập và quân của chế độ Damascus tại vùng Idlib, khu đồn trú cuối cùng của quân nổi dậy còn nằm ngoài tầm kiểm soát của Damascus.

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn giữ quan hệ chặt chẽ với Nga thông qua nhiều hợp đồng lớn : xây đường ống dẫn dầu và một nhà máy điện hạt nhân ở Mersin cũng như một dự án mua hệ thống lá chắn tên lửa S-400 gây nhiều tranh cãi vì Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên quan trọng của NATO.

Syria : Bằng chứng về những tội ác của chế độ Damascus

Nhật báo công giáo La Croix dành trọn trang nhất và 8 trang "Điều tra" để đăng hình ảnh một số nhân chứng và các bằng chứng về tội ác của chế độ Bachar al-Assad, được các nhà điều tra thu thập ở Châu Âu và tại Syria qua lời kể của người dân hay qua tài liệu từ một số quan tòa ở các tòa án Châu Âu.

Bài xã luận của La Croix cho biết ở mỗi cấp độ, mỗi người đưa ra hành động cáo buộc chế độ Syria : hành động tra tấn, các vụ mất tích, giết người. Thêm vào đó là những bằng chứng do các tổ chức phi chính phủ thu thập được. Khối lượng hình ảnh, video, chứng cứ rất lớn, vì vậy cần thời gian và kiên nhẫn để có thể kiểm chứng, chắp nối để có thể nhận dạng thủ phạm, vạch rõ trách nhiệm và "Ai biết được đấy, một ngày nào đó, Bachar có thể bị xét xử ?"

Trả lời phỏng vấn La Croix, ông Mazen Darwish, giám đốc Trung tâm vì Truyền thông và tự do ngôn luận Syria, nhận định "những hành động tàn bạo của Daesh đã làm lãng quên hàng loạt tội ác của Bachar al-Assad". Tham gia biểu tình ôn hòa năm 2011, ông bị cầm tù trong vòng ba năm và đang sống tại Đức, nơi tổ chức của ông hỗ trợ các nạn nhân trong cuộc chiến pháp lý chống chế độ Damascus.

Sau lằn ranh đỏ Syria, tổng thống Pháp đối mặt với lằn ranh đỏ trong nước

Sinh viên bãi khóa, chiếm trường ở một số trường đại học, những người bảo vệ khu đất ở Notre-Dame-des-Landes (thường được gọi là "zadiste") khỏi dự án xây dựng sân bay mới… tổng thống Pháp đang phải đối mặt với "lằn ranh đỏ" nội địa của "những người gây rối chuyên nghiệp".

Dù dự án xây sân bay mới đã được hủy, vài trăm "người vô chính phủ", cụm từ được Le Figaro sử dụng trong bài xã luận, vẫn tiếp tục chiếm đóng khu đất rộng lớn, trong khi "người dân xung quanh bực tức vì lượng người đấu tranh đổ xô đến đây", trong đó có "nhiều người cải trang thành nông dân địa phương", theo cáo buộc của bài xã luận. Chiến dịch giải tán của cảnh sát dường như chưa đủ mạnh để phong tỏa khu vực.

Còn tại Tolbiac, một cơ sở của trường đại học Paris I, bị sinh viên bãi khóa chiếm đóng từ nhiều ngày nay. Cơ sở vật chất bị phá hỏng gây thiệt hại lên đến vài trăm nghìn euro. Bài xã luận đặt câu hỏi : Tổng thống Pháp biện hộ cho "một thế giới chuyển động" để làm gì nếu như Nhà nước phải lùi bước trước vài bộ phận cánh tả ?

Miến Điện : Tòa án Hình sự quốc tế xem xét điều tra hồ sơ người Rohingya

Biện lý của Tòa án Hình sự quốc tế (CPI) đề nghị các thẩm phán xem xét khả năng tài phán về việc di chuyển cưỡng bức đối với 700.000 người Rohingya Miến Điện tại Bangladesh, liên quan đến hai tội : di chuyển và giam hãm tại trại tập trung ở nước ngoài.

Theo quy định, có ba khả năng để đưa một vụ việc ra Tòa án Hình sự quốc tế : thông qua một quốc gia thành viên, theo quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tự thụ lý hồ sơ.

Trong hồ sơ người Rohingya, Miến Điện không phải là thành viên của Quy chế Roma việc thành lập Tòa án Hình sự quốc tế, nhưng Bangladesh là một thành viên của định chế này. Về phương án quyết định của Hội Đồng Bảo An, Nga và Trung Quốc sẽ dùng quyền phủ quyết vì hai nước công khai ủng hộ chính quyền Miến Điện. Nếu các thẩm phán của CPI hợp thức hóa yêu cầu của biện lý thì biện lý có thể tự thụ lý hồ sơ và mở điều tra, hoặc cũng có thể theo yêu cầu điều tra từ phía Bangladesh về những tội ác vi phạm trên lãnh thổ nước này.

Chính phủ Miến Điện bày tỏ "quan ngại" trong bản thông cáo ngày 13/04. Với luật sư Alicia de la Cour giảng dạy tại đại học Luân Đôn, phản ứng của Naypyidaw không có gì ngạc nhiên : "Từ lâu, bà Aung Sang Suu Kyi phủ nhận mọi trấn áp nhắm vào người Rohingya. Hiện nay, người ta còn thậm chí có thể nói bà là đồng phạm với giới quân sự và như vậy, đồng phạm trong cuộc diệt chủng.

Bà Aung Sang Suu Kyi là người duy nhất tại Miến Điện có thể làm thay đổi tâm tính vì người dân yêu bà và nghe bà. Dĩ nhiên bà không có quyền lực chính trị để làm thay đổi mọi việc nhưng bà có quyền lực tinh thần. Cuối cùng, bà đã tham gia vào việc đối xử mất nhân tính với người Rohingya khi không phát biểu gì hết".

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Tấn công Syria : Nhiệm vụ còn dang dở

Vụ tấn công Syria của liên minh ba nước Anh, Pháp, Mỹ tiếp tục gây chia rẽ làng báo Pháp số ra ngày 17/04/2018. Nếu như một số chuyên gia trong nước không kiệm lời chỉ trích chiến lược của tổng thống Pháp, bài xã luận của Le Monde cho rằng cả ba nước vẫn còn "Một nhiệm vụ cần phải hoàn thành tại Syria" sau chiến dịch quân sự ngày 14/04.

tancong1

Đường phố Douma, ảnh ngày 16/04/2018.Reuters

Đầu tiên hết bài xã luận cho rằng nếu như có những cụm từ mà tổng thống Mỹ Donald Trump cần gạch bỏ khỏi vốn từ vựng của ông, thì đó là "nhiệm vụ đã hoàn thành". Câu nói này gợi nhắc lại tuyên bố thiếu cẩn trọng của cựu tổng thống Mỹ George Bush đưa ra hồi tháng 05/2003 trong hồ sơ Iraq. Tuy nhiên, lưu ý Donald Trump về lịch sử Hoa Kỳ để rút kinh nghiệm, cũng như khuyên ông không nên ưỡn ngực tự hào gửi Twitt sau vụ tấn công quân sự vào Syria ngày 14/04 vừa qua, là những đòi hỏi quá mức đối với đương kim tổng thống Mỹ.

Nếu như nhiệm vụ tấn công quân sự ba mục tiêu của Syria trong ngày 14/04 vừa qua đã hoàn thành, thì vẫn còn một nhiệm vụ khác mà phương Tây cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để hoàn thành, đó là tái tạo lòng tin vào những tuyên bố của cộng đồng quốc tế.

Các nhóm đối lập với chế độ Damascus phàn nàn là vụ tấn công quân sự chỉ diễn ra ở quy mô rất hạn chế và rất muộn. Đúng vậy, cũng như đợt tấn công cách nay hơn một năm, lần này, hơn một trăm quả tên lửa bắn vào các mục tiêu ở Syria không làm thay đổi tương quan lực lượng trên thực địa. Tuy nhiên, theo xã luận của Le Monde, đợt phối hợp tấn công quân sự giữa Mỹ, Anh, Pháp cũng mang lại ba hệ quả tích cực.

Thứ nhất, trước việc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học, nếu không có hành động gì, thì "tiếng nói của cộng đồng quốc tế" đòi chế độ Damascus phải tôn trọng các công ước quốc tế, coi như bị chôn vùi. Việc Mỹ, Anh từ chối tấn công năm 2013 đã làm thay đổi tương quan lực lượng tại Syria, sau khi Nga trực tiếp can thiệp. Do vậy, bằng bất cứ giá nào, không để cho Damascus vượt lằn ranh đỏ mà không bị trừng phạt.

Thứ hai, việc Mỹ, Anh, Pháp phối hợp tấn công Syria ngày 14/04, với sự ủng hộ của Liên Hiệp Châu Âu và NATO, có nghĩa là cả Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy là một phần của "cộng đồng quốc tế" vẫn còn tồn tại, bất chấp Nga liên tục dùng quyền phủ quyết trong hồ sơ Syria tại Hội Đồng Bảo An.

Cuối cùng, quân đội Syria tìm cách tái chiếm Idlib, hiện do quân nổi dậy kiểm soát và nơi đây có gần 2 triệu thường dân. Cần tấn công để răn đe chế độ không nên tái sử dụng vũ khí hóa học.

Le Monde kết luận, nhiệm vụ thực sự cần hoàn thành là tranh thủ hành động phối hợp quân sự ngày 14/04 để tạo ra một động lực ngoại giao nhằm đạt được ngừng bắn và bước khởi đầu tiến trình giải quyết chính trị hồ sơ Syria.

Ảnh hưởng bị mai một ?

Quan điểm này của Le Monde không được bà Caroline Galactéros, chủ tịch hội đồng cố vấn Geopragma chia sẻ trong bài viết đề tựa "Ảo ảnh cường quốc, thất bại ảnh hưởng", đăng trên mục ý kiến của Le Figaro. Bà lấy làm tiếc rằng hành động can thiệp thiếu chiến lược hiệu quả đã làm tổn hại đến uy tín ngoại giao của Pháp trên trường quốc tế.

Hoa Kỳ : Một thách thức khác dành cho Macron

Về phần mình, nhà báo Renaud Girard, cũng trên Le Figaro quan tâm đến việc "Tổng thống Macron đối mặt với thách thức Mỹ".

Nhà báo nhắc lại hôm Chủ Nhật 15/04/2018, trên đài truyền hình BFMTV, tổng thống Pháp vui mừng thông báo là đã thuyết phục được Hoa Kỳ không từ bỏ hồ sơ Syria, rút quân về nước. Hiện nay, khoảng 2000 lính đặc nhiệm Mỹ đang hoạt động ở phía bắc Syria. Nếu Mỹ rút, thì lực lượng nhỏ yếu của Pháp không thể ở lại một mình, trước nguy cơ nổi dậy của quân thánh chiến và đà tiến quân của Thổ Nhĩ Kỳ tấn công lực lượng người Kurdistan.

Chỉ vài giờ sau phát biểu của tổng thống Pháp, Nhà Trắng đã ra thông báo nói ngược lại hoàn toàn. Theo phát ngôn viên Sarah Sanders, nhiệm vụ của lính Mỹ không thay đổi. Tổng thống Trump đã nói rõ là ông muốn đưa lính Mỹ về nước càng sớm càng tốt.

Nhà báo Renaud Girard nhận định, tính cách của Trump đối ngược hoàn toàn với George Bush. Ông không phải là một chính trị gia tân bảo thủ. Ông không nghĩ rằng Hoa Kỳ có trách nhiệm hay quyền lợi gì chống lại những tên bạo chúa, thiết lập nền dân chủ khắp nơi trên thế giới.

Nguyên thủ Mỹ cho rằng Trung Đông là một vùng phức tạp và bất ổn từ trong nội tại, ở đó, Mỹ phải hứng chịu thua thiệt. Donald Trump đã nói là người dân Trung Đông từ nay phải tự lo vận mệnh của mình. Chiến lược của Mỹ tại vùng này mang tính trừng phạt, trả thù : Đánh tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo vì đã dám bắt cóc, giết hại công dân Mỹ, trừng phạt chế độ Damascus vì đã sử dụng vũ khí hóa học, vi phạm các công ước quốc tế… Các việc đó đã làm, giờ đây là lúc đưa lính Mỹ về nước.

Do vậy, trong chuyến công du Hoa Kỳ ngày 23/04 sắp tới, tổng thống Emmanuel Macron ít có khả năng thuyết phục được Donald Trump trong hai hồ sơ : Syria và thỏa thuận khí hậu Paris.

Theo Renaud Girard, tổng thống Macron cần tập trung sức lực vào việc thuyết phục Hoa Kỳ thay đổi lập trường trong hồ sơ quan trọng chiến lược : Đó là thỏa thuận hạt nhân Iran. Không một nước nào có lợi ích gì khi để cho vùng Trung Đông lao vào cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.

Bắc Triều Tiên : Không sợ trừng phạt bằng thiếu cứu trợ nhân đạo

Về thời sự Đông Á, thông tín viên của Les Echos tại Tokyo cho biết Liên Hiệp Quốc lo sợ thiếu hụt nguồn tài chính để tài trợ cho các chương trình lương thực và y tế cho Bắc Triều Tiên.

Năm 2017, Liên Hiệp Quốc chỉ thu nhặt được chưa tới 30% số tiền ước tính là 111 triệu đô la cho các chương trình hỗ trợ nhân đạo tại Bắc Triều Tiên. Nguyên nhân là các nhà hảo tâm, các ngân hàng hay các nhà cung cấp trang thiết bị đều giảm nguồn hỗ trợ vì e sợ bị cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận của quốc tế nhằm chống lại chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.

Trong khi đó, hệ thống kinh tế quốc doanh của Bình Nhưỡng đã lỗi thời, an ninh lương thực bất ổn vì mùa màng thất bát do hạn hán nghiêm trọng, ngành xuất khẩu thủy hải sản và khoáng sản cũng bị lao đao do các lệnh trừng phạt. Theo ước tính các chuyên gia, trong hoàn cảnh này cùng với việc nguồn trợ cấp bị suy giảm, hơn 10 triệu dân Bắc Triều Tiên, tức chiếm khoảng 40% dân số đang cần đến "sự hỗ trợ nhân đạo" của cộng đồng quốc tế.

Nói tóm lại, như tựa đề bài viết, "Tại Bắc Triều Tiên : Người dân đang hứng chịu sụt giảm cứu trợ nhân đạo nhiều hơn là các biện pháp trừng phạt".

Bắc Kinh - Bình Nhưỡng hòa dịu : Sau ngoại giao là kinh tế

Cũng theo quan sát của thông tín viên Les Echos tại Tokyo, ngay sau khi quan hệ Bắc Kinh - Bình Nhưỡng đã được sưởi ấm, giao thương giữa hai nước cũng bắt đầu tái khởi động.

"Sau hòa dịu, công việc làm ăn lại khởi sắc cho Bình Nhưỡng", Les Echos đề tựa. Kể từ sau chuyến thăm Bắc Kinh đặc biệt của Kim Jong Un hồi cuối tháng Ba năm 2018, chính quyền Trung Quốc dường như đã chấp thuận giảm bớt một phần lệnh cấm vận quốc tế.

Nhật báo kinh tế trích dẫn nhiều nguồn tin khác nhau, nhất là từ nhật báo Hàn Quốc Daily NK, hay được giới chuyên gia tham khảo, cho biết dường như hơn một nghìn lao động Bắc Triều Tiên đã rục rịch quay trở lại làm việc tại các nhà xưởng của Trung Quốc, mà họ buộc phải rời khỏi vào cuối năm 2017.

Vào thời điểm đó, Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu các nước phải cho hồi hương toàn bộ số lao động Bắc Triều Tiên, mà một phần lớn lương của họ đã bị chế độ trưng thu một cách có hệ thống.

Nhật Bản : Shinzo Abe bị tai tiếng bủa vây

Tại Nhật Bản, "Shinzo Abe tứ bề thọ nạn" là nhận định của Le Figaro. Thủ tướng Nhật Bản hôm nay đến Wahsington trong trạng thái bị suy yếu vì các vụ tai tiếng.

Thủ tướng Nhật Bản đến Washington trong một tâm thế bất an trước một loạt các tiết lộ tai tiếng : giao dịch bất động sản, gây sức ép lên các quyết định của nhà nước có lợi cho người bạn cũ, tư vị, bị kiện vì chôn vùi cáo buộc quấy nhiễu tình dục, nói dối… Một cuộc biểu tình quy tụ hơn một chục nghìn người đã diễn ra trước toàn nhà Quốc hội tại Tokyo hôm thứ Bảy 14/04.

Theo Le Figaro, chưa có lúc nào uy tín của thủ tướng Nhật Bản, người đã đưa ra các chính sách cải cách kinh tế mang tên Abenomics đã được giới quan sát đánh giá cao, nay sụt giảm thê thảm, không chỉ trong dân chúng (31%) mà ngay cả trong chính nội bộ đảng chính trị của ông.

Giới chuyên gia đặt câu hỏi : Phải chăng thời của ông Shinzo Abe bắt đầu chấm dứt ? Về phần mình, Le Figaro hóm hỉnh nhận xét : "Ít ra giữa Donald Trump và Shinzo Abe còn có một chủ đề chung để nói chuyện : Làm thế nào điều hành đất nước trong cơn bão tai tiếng".

Minh Anh

Published in Quốc tế

Nguồn : RFI, 15/04/2018

Published in Video

Thời trang cổ : Mưu toan chính trị của chính quyền quân sự Thái Lan

Tại Thái Lan, trang phục cổ Xiêm La đang lên ngôi. Hàng trăm ngàn người dân khắp nơi trong cả nước khoác lên người bộ trang phục của thế kỷ XVII-XIX. Đó là hiệu ứng đặc biệt của một bộ phim dài tập được chiếu trên truyền hình trong thời gian qua. Ngay cả tập đoàn quân sự cầm quyền tại Thái Lan cũng hưởng ứng trào lưu thời trang cổ này.

thai1

Thiếu nữ Thái trong trang phục cổ truyền thống trong một lễ hội Songkran tại Bangkok đón năm mới theo truyền thống Thái Lan, ngày 13/04/2018. Reuters/Jorge Silva

Vậy những bộ trang phục cổ khiến cả các quan chức chính phủ quân sự cũng phải mê mẩn, trông chúng như thế nào ? Thông tín viên RFI Arnaud Dubus giới thiệu : 

"Đó là những bộ trang phục hoàng tộc Xiêm La thế kỷ XVII-XIX. Quần thường ngắn, ống bồng, với các họa tiết trang trí. Áo làm bằng chất liệu ren và lụa. Trang phục của phụ nữ đôi khi có kèm theo một chiếc khăn lụa vắt qua một bên vai. Tại một số chợ, người bán hàng cũng mặc trang phục này. Kể các ca sĩ nhạc rap cũng mặc trang phục này lên sân khấu biểu diễn".

Về nguồn gốc trào lưu thời trang cổ, thông tín viên RFI Arnaud Dubus giải thích : 

"Trào lưu này có nguồn gốc từ một bộ phim lịch sử dài tập nói về triều đại vua Narai hồi cuối thế kỷ XVII. Bộ phim thành công vang dội. Rất nhiều người Thái sau đó bắt đầu mặc trang phục theo kiểu của thời kỳ đó, nhất là vào ngày nghỉ cuối tuần khi họ đi thăm các di tích lịch sử, chẳng hạn hoàng thành cổ Ayuthaya. Cứ sau mỗi tuần, trào lưu lại phát triển thêm, tới mức các bộ trưởng trong chính phủ quân sự cũng mặc trang phục đó đi họp. Nhiều lễ hội với trang phục cổ thời vua Narai dự kiến được tổ chức vào dịp Tết cổ truyền Thái Lan, diễn ra trong vài ngày nữa".

Nhưng ẩn sâu phía sau trào lưu thời trang này là những trăn trở về bản sắc và cả những mưu toan chính trị của tập đoàn quân sự cầm quyền. Thông tín viên RFI Arnaud Dubus giải thích tiếp : 

"Tôi nghĩ rằng điều này ứng với một giai đoạn mà đất nước Thái Lan đang đi tìm bản sắc. Sau 70 năm trị vì đất nước, vua Bhumibol từ trần hồi cuối năm 2016, để lại một sự hẫng hụt lớn. Tương lai dường như trở nên bất định. Cũng trong bối cảnh đó, cuộc khủng hoảng chính trị mà đất nước này sa lầy vào từ hơn 10 năm nay đã khiến một bộ phận trong giới tinh hoa xã hội chán nản trước nền dân chủ.

Và người ta luyến tiếc thời quân chủ chuyên chế hùng mạnh. Và sự luyến tiếc này cũng phần nào được chế độ quân sự quân sự khuyến khích. Các cuộc bầu cử dự kiến được tổ chức vào tháng 02/2019, tập đoàn quân sự cầm quyền đang cố gắng khai thác sự luyến tiếc quá khứ vì những mục đích chính trị. Họ muốn thể hiện rằng chính phủ quân sự là bảo đảm để tôn ti trật tự trong xã hội sẽ không bị lay chuyển".

Người Khmer tại Mỹ bị trục xuất về Cam Bốt : Tương lai bất định

43 người Cam Bốt tị nạn tại Mỹ hôm 05/04/2018 đã bị chính quyền Mỹ trục xuất về Phnom Penh. Những người này vốn được gọi là "Khméricain" - người Khmer Mỹ. Theo ước tính, có khoảng 200 người Khméricain đã từng chịu án tù vì trọng tội hay chỉ vì các tội vặt, bị trục xuất về Cam Bốt trong năm nay. Đa phần trong số họ đã trốn chạy khỏi Cam Bốt dưới thời Khmer đỏ và trong giai đoạn nội chiến. Thậm chí một số người còn hầu như chưa từng sống tại Cam Bốt. Từ Phnom Penh, thông tín viên RFI Juliette Buchez giải thích :

"Steven trông rất mệt mỏi, cũng giống như 42 người khác trở về Cam Bốt từ Mỹ. Sau 5 năm bị giam trong tù, người đàn ông từng sống 30 năm tại Mỹ, đã không thể thông báo cho gia đình là ông ấy phải ra đi. Steven nói : "Tôi đã không kịp nói chuyện với họ. Họ không biết hiện giờ tôi đang ở đâu. Chính quyền Mỹ đã trục xuất tôi về Cam Bốt... Tôi vừa mua điện thoại … Có thể tôi sẽ gọi cho họ".

Ngoài những người bị trục xuất lần này, 600 người Cam Bốt khác có tì vết trong lý lịch tư pháp cũng đã bị Mỹ trục xuất từ năm 2002 tới nay. Cho dù họ pham tội gì đi chăng nữa, cho dù họ mới bị xử án hay bị kết án cách đây cả 10 năm, họ đều bị cấm nhập cảnh vào Mỹ trở lại.

Thường thì ông Bill Herod của tổ chức phi chính phủ KVAO là người thông báo lệnh trục xuất cho họ. Tổ chức phi chính phủ này đang tìm cách tạo điều kiện thuận lợi để họ tái hòa nhập xã hội tại Cam Bốt. Bill Herod cho biết : "Chúng tôi nghĩ rằng có thêm khoảng 150 người Khmer Mỹ bị trục xuất trong năm nay. Chính quyền Mỹ thắt chặt chính sách nhập cư. Chúng tôi nghĩ rằng số người Khmer Mỹ bị trục xuất tăng là có liên quan tới chính sách nhập cư hà khắc nói trên".

Nhiều tổ chức hy mong muốn thỏa thuận giữa Cam Bốt và Hoa Kỳ sẽ được thương lượng lại. Trong số các tổ chức đó, có "một love Cambodia", tổ chức do người Khmer Mỹ sáng lập. Tuy nhiên, Bobby Horn và Jimmy Hiem giải thích họ cần xác định lại phạm vi hành động. Bobby giải thích : "Vì chúng tôi không thể ngăn cản các vụ trục xuất, chúng tôi tập trung vào việc trợ giúp cộng đồng người Khmer Mỹ". Jimmy tiếp lời : "Chính vì thế mà chúng tôi có mặt tại đây, để nói với họ rằng : Tôi biết điều gì đã xảy ra với bạn. Hãy tới nói với tôi".

1 love Cambodia và KVAO từ nay phải sắp xếp để đón tiếp và hỗ trợ những người Khmer Mỹ bị trục xuất để họ xây dựng lại từ đầu cuộc sống ở Cam Bốt".

Miến Điện : Facebook thúc đẩy lòng hận thù nhắm vào người Rohingya

Trong tuần qua, ông chủ Facebook đã phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ về vụ tai tiếng để lọt thông tin của người dùng mạng xã hội vào tay công ty Cambridge Analytica. Facebook cũng bị tố cáo làm lan tỏa lòng thù hận nhắm vào cộng đồng Hồi Giáo thiểu số Rohingya tại Miến Điện, mà theo Liên Hiệp Quốc họ là nạn nhân của nạn "thanh lọc sắc tộc".

Trả lời cho câu hỏi ở Miến Điện người ta chỉ trích Facebook vì những điều gì ? Thông tín viên RFI Elisa Hunt tại Rangoun giải thích : 

"Facebook bị trách là thiếu hiệu quả trong việc giám sát các đăng tải trên mạng. Chẳng hạn, hồi tháng 09 năm ngoái, tin giả về việc sắp xảy ra các vụ tấn công giữa Phật tử và người Hồi Giáo đã được loan báo rộng rãi. Các thông điệp sai lệch trên đã được thông báo rất sớm cho Facebook, nhưng phải sau 4 ngày chúng mới bị gỡ bỏ. Mà theo ước tính, trong vòng 48 tiếng, một đăng tải có thể được chia sẻ tới 30.000 lần tới hơn 100 triệu người. Facebook còn bị trách cứ là chủ yếu dựa vào thông báo của người dùng và các tổ chức xã hội dân sự, nhất là vì công ty này không có văn phòng ở Miến Điện. Những người phụ trách đều ở nước ngoài, và thiếu hiểu biết về tình hình đất nước này".

Mặc dù không có văn phòng tại Miến Điện, nhưng mạng xã hội Facebook lại được sử dùng rất nhiều tại đất nước Đông Nam Á này. Thông tín viên RFI Elisa Hunt cho biết cụ thể : 

"Có khoảng 27 triệu người Miến Điện sử dụng Facebook trên tổng số 54 triệu dân. Người ta nói rằng tại Miến Điện, Facebook chính là mạng internet. Ứng dụng Facebook được cài đặt sẵn trong mọi chiếc điện thoại. Đó là kênh giao tiếp được ưu tiên, kể cả của chính phủ và quân đội. Hồi tháng 03, tổng thống cũng thông báo từ chức quan Facebook. Đối với nhiều người Miến Điện, Facebook là nguồn tin duy nhất của họ".

Marc Zukerberg, ông chủ tập đoàn Facebook, trong buổi điều trần trước Thượng Viện Mỹ đã hứa ngăn chặn các đăng tải, thông điệp gây hận thù trong vòng 24 giờ. Marc Zukerberg cũng thông báo tuyển khoảng một chục người Miến Điện để nhanh chóng xác định các thông điệp thù hận cần gỡ bỏ nhưng theo nhiều tổ chức dân sự Miến Điện, số nhân viên này là quá ít, nhất là vì tại nước này, ngoài ngôn ngữ phổ thông, nhiều người còn dùng ngôn ngữ riêng tùy theo sắc tộc.

Anh Quốc : Tình trạng đâm chém tăng đột biến ở Luân Đôn

Từ đầu năm nay, thủ đô Luân Đôn, Anh Quốc bỗng nhiên xảy ra vài chục vụ giết người bằng cách đâm chém ngã gục ngay trên đường phố, thậm chí có vụ dùng súng, khiến người dân vô cùng lo ngại trước hiện tượng chưa từng có trong suốt cả chục năm qua : 55 người đã thiệt mạng, trong đó có 11 thanh thiếu niên. Nạn đâm chém đã tăng 30% chỉ trong vòng một năm. Số vụ nạn nhân dưới 16 tuổi cũng tăng vọt tới 63% sau 5 năm. Tính trong tháng 02-03/2018, số vụ giết người ở Luân Đôn đã cao hơn so với ở New York, Mỹ.

Từ Luân Đôn, thông tín viên Lê Hải cho biết thêm chi tiết :

"Suốt đêm 11 rạng sáng 12/04/2018, 200 cảnh sát tham gia lục soát và bắt giữ tại cả chục địa điểm khác nhau quanh Luân Đôn, thu được ma túy loại A và cả một khẩu súng Skorpion cùng đạn dược. Đây là hành động mới nhất của chính quyền trước tình trạng các vụ giết người bằng dao trên đường phố tăng bất ngờ, tính ra chỉ mới từ đầu năm tới giờ đã lấy đi trên 50 mạng sống, mà đa số là thanh thiếu niên.

Lãnh đạo cảnh sát thủ đô Cressida Dick đã mở màn chiến dịch bằng việc đi tuần tra ở khu Hackney, nơi một cậu bé 18 tuổi mới bị đâm chết, và nói với báo chí về mối liên hệ giữa tỷ lệ tội phạm trên đường phố gia tăng và sự phát triển của các băng nhóm mua bán ma túy tuyển mộ trẻ em làm thành viên.

Trong những ngày qua, chính phủ Anh bị chỉ trích nặng nề khi một báo cáo của bộ trưởng nội vụ Amber Rudd bị tiết lộ ghi nhận lực lượng cảnh sát Anh bị cắt giảm 5% trong thời gian qua, và thiếu ngân sách để đối phó với các loại hình tội phạm có tổ chức.

Cuộc bắt giữ lần này do lực lượng chuyên chống tội phạm có tổ chức Trident thực hiện, sau 6 tháng điều tra và chuẩn bị.Thực hiện các vụ bắt giữ ở khu vực giàu có đông khách du lịch ở phía tây Luân Đôn là Earl's Court và Fulham, một chỉ huy cảnh sát tin rằng chiến dịch này là một đòn mạnh vào băng đảng đã định hình. Ông Driss Hayoukane giải thích rằng họ vừa phá được một đường dây mua bán ma túy đã âm thầm hoạt động khá lâu và kiếm được rất nhiều tiền đủ để các thành viên mua xe sang trọng và đi nghỉ ở những nơi giàu có như Dubai.

Nhìn rộng ra thì xu hướng là các chủ hàng rút khỏi đường phố và tuyển mộ thanh thiếu niên vào đi giao hàng, bản thân chỉ thu tiền, cho nên có rất nhiều trẻ em tham gia trong các vụ đâm chém ghê rợn mà camera an ninh quay được, liên tục đăng tải trên trang nhất các báo.

Tuy nhiên, đó chỉ là cách giải thích của sở cảnh sát, còn trên báo chí có ý kiến nhìn vào sự ảnh hưởng của dòng nhạc drill với lời lẽ mạnh và nhắc tới việc đâm chém trên mạng xã hội. Bộ trưởng nội vụ thì cho rằng trách nhiệm thuộc về thị trưởng Sadiq Khan chậm phản ứng, cũng như hiệu quả của một lực lượng cảnh sát đặc biệt 300 nhân viên do ông lập ra từ năm 2016 để đối phó với các loại tội phạm hình sự sử dụng dao ở Luân Đôn. 

Thùy Dương

Published in Châu Á

Vì sao Samsung chọn Việt Nam làm "đất lành" ?

Chủ đề thời sự được quan tâm trên các tạp chí tuần này nhưng đề tài khá tản mạn, với ba nhân vật khác nhau nổi bật trên bìa các tuần báo lớn : Cựu tổng thống Pháp François Hollande trên tờ L'Obs, bà góa phụ Laeticia Hallyday trên Le Point, và đạo diễn Pháp Luc Besson trên L'Express. Riêng Courier International thì quan tâm đến vụ tai tiếng đang đeo bám Facebook, còn tuần báo Anh The Economist đặt trọng tâm trên nước Đức.

samsung1

Cho đến nay, Samsung đã đầu tư vào Việt Nam tổng cộng 17 tỷ đô la. Biển hiệu quảng cáo Samsung trên một phố ở Hà Nội. AFP /HOANG DINH Nam

Cũng The Economist có một bài viết rất thú vị về quan hệ chặt chẽ hai bên đều có lợi giữa tập đoàn Hàn Quốc Samsung với Việt Nam. Bài báo mang tựa : "Tại sao Samsung của Hàn Quốc lại là công ty lớn nhất tại Việt Nam ?", với ghi chú "nơi mà tập đoàn Hàn Quốc sản xuất đại bộ phận điện thoại thông minh của mình".

Bài báo trước tiên nêu bật vị trí quan trọng của Samsung tại Việt Nam qua một vài số liệu :

Cho đến nay, Samsung đã đầu tư vào Việt Nam tổng cộng 17 tỷ đô la, với những nhà máy làm ra gần 1/3 lượng sản phẩm mà tập đoàn Hàn Quốc xuất ra trên toàn thế giới.

Chi nhánh tại Việt Nam của Samsung đã trở nên tối quan trọng đối với Việt Nam vì là ông chủ sử dụng đến hơn 100.000 nhân viên, đạt được doanh số 58 tỷ đô la vào năm ngoái, vượt qua tập đoàn dầu khí Petro Việt Nam để trở thành tập đoàn lớn nhất nước, giúp Việt Nam chiếm vị trí nước xuất khẩu điện thoại thông minh thứ nhì của thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc.

Một mình Samsung đã chiếm gần một phần tư tổng xuất khẩu của Việt Nam trong năm ngoái, với trị giá lên đến 214 tỷ đô la Mỹ.

Một chi tiết thú vị được The Economist nêu bật : Nhà máy chính của Samsung ở Thái Nguyên, miền bắc Việt Nam, sử dụng hơn 60.000 người. Ba nhà ăn tập thể của nhà máy này cần đến khoảng 13 tấn gạo mỗi ngày. Đây là nhà máy có sản lượng điện thoại di động lớn hơn bất kỳ cơ sở sản xuất nào khác trên thế giới.

Samsung đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Nhờ tập đoàn Hàn Quốc, Thái Nguyên và tỉnh Bắc Ninh lân cận đã trở thành hai trong số những địa phương giàu nhất nước.

Nhà hàng, cửa hàng và khách sạn mọc lên như nấm quanh các khu công nghiệp Samsung. Số lượng các công ty Việt Nam được liệt kê là nhà cung cấp quan trọng cho Samsung đã tăng lên gấp bảy lần trong ba năm qua.

Và Samsung đã nghiễm nhiên trở thành nhà đầu tư Hàn Quốc lớn nhất tại Việt Nam. Trong số 108 tỷ đô la đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà Việt Nam đã nhận được kể từ khi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới vào năm 2007, một phần ba xuất xứ từ Hàn Quốc.

Ngoài Samsung, còn có LG, một chàng khổng lồ khác của Hàn Quốc, sản xuất màn hình truyền hình trong nhà máy trị giá 1,5 tỉ đô la tại cảng Hải Phòng, hay là Lotte, chủ nhân một dây chuyền siêu thị.

Việt Nam tốt hơn Trung Quốc

Đối với Samsung, Việt Nam là một lựa chọn hấp dẫn, thế vào chỗ của Trung Quốc.

Trước hết, Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ, đông đảo và giá rẻ. Đấy từng là lợi thế của Trung Quốc, nhưng ngày nay thì công nhân Trung Quốc bình quân đã già hơn 7 tuổi so với Việt Nam, và lương lai đắt hơn gấp hai lần so với Việt Nam.

Lao động giá rẻ giúp Samsung hạ thấp chi phí sản xuất, tạo cho nhà sản xuất điện thoại thông minh Hàn Quốc một lợi thế cạnh tranh so với Apple. Trong lúc nhiều nước khác trong khu vực có xu hướng xuất khẩu nguyên liệu hoặc linh kiện sang Trung Quốc, để được lắp ráp thành sản phẩm, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thành phẩm hoàn chỉnh.

Việt Nam cũng là một hàng rào có giá trị, giúp tránh được cách hành xử thất thường của chính quyền Trung Quốc. Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc tổ chức tẩy chay các công ty và sản phẩm của Hàn Quốc để trừng phạt chính quyền Seoul vì đã cho triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Mặc dù hệ thống này nhằm mục đích bảo vệ chống lại một cuộc tấn công từ Triều Tiên, nhưng Bắc Kinh cho rằng nó có thể được dùng để làm suy yếu hệ thống phòng thủ của Trung Quốc. Cuộc tẩy chay, dù đã kết thúc, nhưng đã làm cho các nhà đầu tư Hàn Quốc lo ngại.

Trái lại, Việt Nam đang tự do hóa nền kinh tế để đón chào giới công nghiệp nước ngoài. Năm 2015, Việt Nam đã mở cửa 50 ngành công nghiệp cho nước ngoài và giảm nhẹ ràng buộc trong hàng trăm ngành khác.

Việt Nam đã bán đi phần lớn cổ phần của Sabeco, hãng sản xuất bia quốc doanh lớn nhất, cho một công ty nước ngoài vào năm ngoái.

Sự nhiệt tình của Việt Nam đối với các hiệp định thương mại tự do đã khiến cho Việt Nam trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam cũng là một thành viên sáng lập của Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại đa phương bao gồm cả Úc, Canada và Nhật Bản. Việt Nam cũng sắp ký kết một hiệp định thương mại với Liên Hiệp Châu Âu. Thỏa thuận đã ký với Hàn Quốc vào năm 2015 đã giúp Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Hàn Quốc.

Moon Jae-in, tổng thống Hàn Quốc, đã viếng thăm Việt Nam hồi tháng Ba, cùng với các đại diện của Samsung và nhiều công ty khác.

Đây là chuyến đi thứ hai của ông tới Việt Nam trong vòng chưa đầy một năm cầm quyền. Các cố vấn của tổng thống Hàn Quốc đã cho rằng Hàn Quốc không nên tự thỏa mãn với việc trở thành "con tôm giữa bầy cá voi" như Trung Quốc và Nhật Bản, mà trái lại phải trở thành một cường quốc khu vực bằng cách kết minh với các đồng minh nhỏ hơn.

Điều đó, theo họ, sẽ giúp Hàn Quốc trở thành một "con cá heo", làm chủ được vận mệnh của chính mình. Ít ra là tại Việt Nam, kế hoạch của Hàn Quốc đã như cá gặp nước.

Trung Quốc : Quân đội mới của Tập Cận Bình

Tạp chí L'Express chú ý đến Châu Á qua một bài nhận định về "Quân đội mới của ông Tập", tựa bài viết trên hai trang của phóng viên Romain Rosso, nêu bật sự kiện Trung Quốc tiếp tục công cuôc hiện đại hóa quân đội, và như thế cuộc so tài chiến lược với Mỹ đã được khởi động.

Bài viết bắt đầu bằng chuyến ghé cảng Đà Nẵng của tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson, kèm theo những trận đấu giao hữu bóng đá, basket, viếng thăm nạn nhân chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã sử dụng trước đây.

Chuyến viếng thăm mang tính biểu tượng lịch sử này là để cho thấy sự xích lại gần nhau giữa hai kẻ thù năm xưa, mà chuyến thăm của tổng thống Obama đã đánh dấu một cách ngoạn mục năm 2016 khi bãi bỏ cấm vận vũ khí đối với Hà Nội.

Tuy nhiên, đối với tác giả bài viết, thông điệp nằm ở chỗ khác : Khi đưa hàng không mẫu hạm đến vùng biển Việt Nam, Hải quân Mỹ muốn chứng minh rằng họ đang trở lại vùng Biển Đông, một cử chỉ trấn an trong lúc mà Bắc Kinh gia tăng xây dựng đảo nhân tạo ở Hoàng Sa và Trường Sa trước sự quan ngại của Việt Nam, Malaysia hay Philippines.

Bài báo nhắc lại là vào đầu nhiệm kỳ của mình, tổng thống Mỹ Donald Trump bị chỉ trích là đã bỏ mặc vùng Biển Đông này do quá tập trung trên hồ sơ Bắc Triều Tiên, nhưng ngày nay thì Washington tạo cảm giác đã chỉnh lại tầm nhắm với các loạt trừng phạt thương mại, áp thuế đối với Trung Quốc.

Cuộc "chiến thương mại" với nền kinh tế thứ nhì của thế giới có lẽ còn che đậy một mục tiêu khác của Washington, đó là đối phó với Trung Quốc đã trở thành đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ trên toàn cầu.

Vào tháng Hai, đô đốc Harry B Harris, tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương, đã đánh giá : "Việc Trung Quốc tăng cường ngoạn mục sức mạnh quân sự của họ có thể sắp là một thách thức đối với Mỹ trong mọi lãnh vực, hay là gần như thế".

Sau đó không lâu, tổng thống Mỹ đã đề cử một nhân vật diều hâu làm đại sứ Mỹ ở Úc, một nước cũng đang quan ngại về những tham vọng quân sự của Trung Quốc.

Trung Quốc : Ngân sách quân sự được nhân ba

Phía Trung Quốc thì từ một chục năm qua, ngân sách quân sự đã như thế được nhân lên gấp 3 lần. Theo số liệu của chính quyền Bắc Kinh, ngân sách trên đã lên đến 142 tỷ euro, đứng hàng thứ nhì hành tinh. Theo Viện Nghiên Cứu Hòa Bình ở Stockholm, năm 2016, ngân sách này đã vượt mức 175 tỷ euro, tức 1,9% GDP.

Dĩ nhiên Trung Quốc không phải là nước duy nhất ngốn tiền cho quân sự . Các quốc gia Trung Đông, Nga, Hàn Quốc, cả Mỹ cũng thế, và Trung Quốc, tuy đã nỗ lực, nhưng còn kém xa Mỹ mà ngân sách năm nay tương đương với 570 tỷ euro.

Việc tăng cường sức mạnh quân đội này nằm trong cao vọng của ông Tập Cận Bình, muốn cải tổ để quân đội Trung Quốc trở nên hiện đại, hùng mạnh mà đảng dễ kiểm soát. Điều đó nằm trong quan niệm xây dựng một nước Trung Quốc trù phú của ông Tập.

Theo bài viết, hiện nay quân đội Trung Quốc được cải tiến đáng kể. Trước tiên ông Tập đã sớm đánh vào tham nhũng trong quân đội, rút gọn bộ máy điều hành, tăng cường sự giám sát của Đảng. Trên bình diện năng lực, trang thiết bị, các phương tiện tin học, không gian, drone, thông minh nhân tạo, vũ khí siêu âm được phát triển nhanh. Để khuyến khích sự sáng tạo, việc phối hợp năng lực dân sự và quân sự đã trở thành quốc sách.

Trong lúc mà Trung Quốc gia tăng đầu tư ở nước ngoài thì phương tiện của Hải quân cũng được phát triển mạnh : Trong vòng bốn năm, 80 chiếc tàu đã được hạ thủy, trong đó có một tàu sân bay thứ 2.

Theo ông Alexandre Sheldon-Duplaix, chuyên gia hàng hải Châu Á, những tàu nói trên cho phép Trung Quốc bảo đảm an toàn cho tàu buôn của họ đi qua vịnh Aden, nơi có nhiều cướp biển. Có 3 chiếc tàu thường trực trên biển trong khu vực. Với căn cứ ở Djibouti, tàu Trung Quốc có thể đảm nhiệm nhiều việc hơn, từ chống hải tặc, giải thoát con tin, cho đến di tản người nếu cần…

Tàu hải quân Trung Quốc dần dà tăng cường sức khống chế ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, không ngừng gây căng thẳng với các nước chung quanh. Chuyên gia Alexandre Sheldon-Duplaix ghi nhận : "Nhiệm vụ chính của Hải quân Trung Quốc là đảm bảo chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Và Đài Loan là trọng tâm".

Sát nhập Đài Loan là mục tiêu lớn của ông Tập Cận Bình trong lúc Washington vẫn phớt lờ phản đối của Bắc Kinh để tỏ dấu hiệu quan hệ tốt hơn với đảo. Luật mới của Mỹ, Taiwan Travel Act, có hiệu lực vào tháng 3, cho phép các nhà ngoại giao cấp cao Mỹ Đài Loan thăm viếng lẫn nhau đã làm cho ông Tập Cận Bình phẫn nộ.

Tóm lại, theo tác giả bài báo, cạnh tranh Mỹ Trung chỉ mới bắt đầu thôi.

Facebook bổ nhào ?

Riêng Courrier International theo sát thời sự quốc tế với vụ tai tiếng Facebook, mỉa mai trong dòng tựa trang bìa : "Các chàng khổng lồ của mạng Internet : cuộc chơi đã tàn".

Tuần báo giải thích bên dưới một hình vẽ ngược chữ F trong logo của Facebook : "Cơn khủng hoảng mà Facebook đang trải qua đã lan ra toàn lãnh vực internet : Người dân và giới chính trị muốn nắm lại quyền kiểm soát".

Malaysia : Thanh niên thờ ơ trước cuộc bầu cử Quốc hội

Dành hồ sơ chính cho Facebook, nhưng Courrier International không quên châu Á, và đã quan tâm đến Malaysia, sắp bầu lại Quốc hội, "một cuộc bỏ phiếu mà giới trẻ tẩy chay".

Dưới tựa đề trên tạp chí nhắc lại : Năm 2013, bầu cử quốc hội đã động viên được tầng lớp công dân trẻ Malaysia. Ngày nay sự cứng ngắt của quyền lực chính trị, không lay chuyển từ hơn 60 năm qua, đã khiến họ xa rời phòng phiếu.

Courrier trích báo New Naratif, Oxford, ghi nhận : Gần đến ngày bầu cử 19/05, sự thờ ơ của thanh niên đến tuổi đi bầu và chưa ghi danh trên danh sách bỏ phiếu đang làm giới chính trị lo âu.

Theo Ủy ban Bầu cử, số thanh niên trên, trong thế hệ sinh giữa 1980 và 2000, chiếm 2/3 số 3,8 triệu cử tri Malaysia chưa ghi tên trên danh sách bầu cử. Tại một đất nước mà cử tri khoảng 17 triệu, thì số thanh niên này rất quan trọng. Cho nên hiện có cả một chiến dịch vận động họ đi bỏ phiếu . Câu giải thích thường được ra về sự không hứng thú bỏ phiếu này là "không có thời gian, đi bỏ phiếu hay không thì cũng vậy thôi".

Trong khi đó thì ai cũng nhớ là nhân cuộc bầu cử năm 2013, thanh niên tham gia đông đảo, và lần đầu tiên liên minh cầm quyền của đảng Barisan National, từ khi giành độc lập 1957, bị thua trong cuộc bỏ phiếu của người dân, chỉ được 47% số phiếu, thấp nhất chưa từng thấy, nhưng với những thủ đoạn chồng chéo đã chiếm được 60% số 222 ghế dân biểu Quốc hội.

Trước tình hình này khôi phục lòng tin của thanh niên đối với chính trị không dễ.

Cựu tổng thống Pháp Hollande chỉ trích người kế nhiệm

Như nói ở trên, ba tuần báo lớn của Pháp đã chọn ba nhân vật khác nhau để đưa lên trang bìa. Trước tiên là tuần báo L'Obs, với chân dung cựu tổng thống Pháp François Hollande nổi bật trên trang bìa, và lời chỉ trích nhắm vào người kế nhiệm được tóm lược thành tựa : "Macron đào sâu thêm hố bất bình đẳng".

L'Obs đã giải thích ngay lựa chọn của mình bằng ghi chú bên dưới : Nhân dịp cho ra mắt quyển sách mới của ông : "Những bài học về quyền lực – Leçons du pouvoir", François Hollande đã dành cho tuần báo Pháp một bài phỏng vấn độc quyền. Nhân dịp này, L'Obs đã ghi nhận một số tiết lộ mới chứa đựng trong quyển sách có thể gọi là hồi ký của cựu tổng thống Pháp.

Đối với tuần báo Pháp, François Hollande không thuộc mẫu người hay tự trách mình. Thế nhưng, trong suốt quyển sách, cựu tổng thống đã nhiều lần tỏ ý hối tiếc về một sô điều đã làm, mà trước tiên hết là đã "nói quá nhiều". Trả lời phỏng vấn, ông công nhận : "Tôi đã nhận thức được rằng việc nói quá nhiều, thay vì giúp tôi gần gụi hơn với người dân, thì đã đẩy họ lánh xa tôi… Khi lúc nào cũng xông vào nhà người khác, kết cục sẽ là bị người ta đóng cửa không cho vào…".

Một trong những tiếc nuối mang tính chất rất thời sự của ông François Hollande là đã không tấn công Syria vào năm 2013. Ông nói "Giá mà chúng ta can thiệp vào Syria vào mùa hè 2013, thì phong trào đối lập có lẽ đã giành được lợi thế, và Daesh sẽ không ngự trị tại đấy".

Đánh giá của cựu tổng thống Pháp về các lãnh đạo khác cũng rất đáng chú ý : "Tổng thống Nga Putin là người chỉ tôn trọng sức mạnh…", cựu tổng thống Mỹ Obama thì đã khiến ông thất vọng não nề khi lùi bước giờ chót trên vấn đề Syria vào năm 2013, còn đương kim tổng thống Mỹ Donald Trump mà ông chỉ tiếp xúc hai lần qua điện thoại thì là một con người "có vấn đề".

Bà vợ góa của Johnny Hallyday phản công

Một nhân vật khác nổi bật trên trang bìa Le Point là Laeticia Hallyday, đã mượn một cuộc phỏng vấn dài 14 trang báo với để kể về cuộc sống của bà từ ngày gặp gỡ đầu tiên với thần tượng nhạc rock Pháp, Johnny Hallyday, những tình tiết ít biết khi hai người bên nhau, cho đến những tháng cuối cùng khi Johnny lâm bệnh rồi qua đời.

Le Point rất hãnh diện là đã có được bài phỏng vấn mà chủ nhiệm tạp chí đánh giá là một "tài liệu lịch sử", về danh ca quá cố, được phản ánh qua tựa đề ngắn gọn trên trang bìa "Đó là Johnny Hallyday".

Có điều là trong bối cảnh bà đang bị hai người con lớn của Johnny Hallyday là David Hallyday và Laura Smet kiện ra tòa để đòi quyền thừa kế gia sản của Johnny, và không ngần ngại tung chiến dịch mô tả bà như là một người nham hiểm đã âm mưu thâu tóm trọn tài sản của cha họ, bài phỏng vấn cũng là dịp để Laeticia phản công.

Trả lời Le Point, bà vợ góa của Johnny Hallyday không ngần ngại nêu bật thái độ vô tâm của hai người con lớn của Johnny đối với cha mình : "Sau khi được tin cha mình lâm bệnh, phải 6 tháng sau David mới ghé thăm, còn Laura là 4 tháng. Tôi không muốn phán xét họ, họ có lẽ có lý do riêng… nhưng đối với Johnny thì thật là đau đớn khi biết được qua mạng xã hội là con trai mình có ghé qua Los Angeles, hay sau đó là Paris, mà không hề báo".

Luc Besson, người tài xế của loạt phim Taxi từ 1 đến 5

Tuần báo Pháp L'Express đã dành trang bìa của mình để quảng cáo cho chuyên mục mới của mình được đặt tên là "Ký sự của L'Express – Le Récit de L'Express", với hồ sơ đầu tiên nói về đạo diễn điện ảnh Pháp Luc Besson với một tựa đề rất dễ gây ngộ nhận : "Luc Besson Taxi Driver" bên trên chân dung của đạo diễn, bên cạnh hình một chiếc xe tắc xi.

Luc Besson không có dính dáng gì đến bộ phim Taxi Driver của đạo diễn Mỹ Martin Scorcese, ra mắt năm 1976 và được đánh giá là một kiệt tác điện ảnh của mọi thời đại. L'Express mượn từ 'taxi driver' với đơn thuần nghĩa 'tài xế tắc xi', ngụ ý nói đến loạt phim Taxi nổi tiếng mà Luc Besson viết kịch bản và sản xuất – tức là đã lái - từ năm 1998 đến nay đã ra được 4 tập, với Taxi 5 vừa ra mắt khán giả.

Taxi được đánh giá là bộ phim "nhiều hồi" nổi tiếng nhất của Pháp, đã chinh phục được đến 28 triệu khán giả, lần nào được chiếu lại trên truyền hình cũng đều ăn khách, và Taxi 5 mới ra mắt tuần trước cũng đã vươn lên đứng đầu danh sách phim chiếu rạp được nhiều người xem nhất. Hồ sơ của L'Express đã điểm lại quá trình hình thành loạt phim Taxi đầy gian truân mà Luc Besson và các cộng tác viên đã trải qua.

Mai Vân

Published in Quốc tế