Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nếu bỏ trốn về Việt Nam, Lê Hồng Quang có bị ‘giết người diệt khẩu’ ?

Lê Hồng Quang là ai ?

Cựu Đại biện lâm thời Đại sứ quán Slovakia tại Hà Nội Lê Hồng Quang đã biến khỏi căn hộ của ông ta, chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Slovakia Andrej Kiska và Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini quyết định chỉ đạo cho Bộ Nội vụ và cảnh sát nước này mở cuộc điều tra về vụ Trịnh Xuân Thanh.

lhq1

Ông Lê Hồng Quang (ngồi đầu góc phải). Photo Đại sứ quán Việt Nam tại Bratislava

Cảnh sát bắt đầu tìm Lê Hồng Quang. Nhưng ông ta đi đâu ?

Lê Hồng Quang được báo chí Đức và Slovakia xem là nhân chứng rất quan trọng trong việc móc nối cho đoàn quan chức công an Việt Nam, dẫn dắt bởi Bộ trưởng công an Tô Lâm, mượn máy bay của Chính phủ Slovakia để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đưa từ Bratislava sang Moscow vào ngày 26/7/2017.

Trang thoibao.de cho biết bản báo cáo kết quả điều tra của Đức ghi rõ Lê Hồng Quang là "người trong cuộc", đứng ra trung gian dàn xếp mọi chuyện nhờ vào quan hệ với cả hai bên về việc cho Tô Lâm mượn chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Lê Hồng Quang cũng có mặt trên chuyên cơ chở Tô Lâm và Đường Minh Hưng đếnBratislava.

Vào khoảng 13 :35 giờ chiều ngày 26/7/2017, đoàn xe chở phái đoàn Bộ trưởng Tô Lâm từ sân bay về đến khách sạn Bôrik của chính phủ Slovakia. Tại đây đã diễn ra một cuộc họp (vừa ăn trưa, vừa làm việc) giữa hai phái đoàn. Phía Việt Nam gồm có 4 người : Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Trung tướng Đường Minh Hưng, Trung tướng Lê Mạnh Cường – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Tổng cục V), Bộ Công an Việt Nam, và một nhân vật tên họ là Pham Văn Hieu – cho đến nay không rõ nhân vật này là ai và giữ chức vụ gì.

Phía Slovakia gồm có 4 người : Bộ trưởng Bộ Nội vụ Robert Kaliňák, người đứng đầu Bộ phận Lễ tân của Bộ Nội vụ Radovan Culák, Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Ivan Netík và ông Lê Hồng Quang – người cố vấn của Thủ tướng Robert Fico.

Lê Hồng Quang sinh năm 1964, tại Nghệ An, sang du học tại Slovakia (khi ấy thuộc nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc) năm 1984. Ông tốt nghiệp kỹ sư, có vợ và hai con, một trai một gái. Ông là Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Slovakia. Ông đã được nhập tịch Slovakia vào năm 2001.

Từ những năm đầu của thập kỷ 90, ông Quang đã làm cố vấn cho Vụ Châu Á thuộc Bộ Kinh tế Slovakia. Sau đó ông làm Chủ tịch Phòng Thương mại Slovakia – Việt Nam. Khi Slovakia mở lại đại sứ quán tại Việt Nam, ông Quang được bổ nhiệm làm Tham tán thương mại Đại sứ quán nước Cộng hòa Slovakia tại Việt Nam.

Một điểm đáng chú ý, sau khi thành công phi vụ đưa Trịnh Xuân Thanh về nước nhờ vào chuyên cơ của chính phủ Slovakia, thì Lê Hồng Quang được cử làm Đại biện lâm thời Sứ quán Cộng hòa Slovakia tại Việt Nam hồi cuối tháng 8. 2017, đúng lúc ông Igor Pacolak kết thúc nhiệm kỳ đại sứ Slovakia tại Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Slovakia xác nhận rằng hồi đầu tháng 6 năm 2018 họ đã triệu hồi ông Lê Hồng Quang về Bratislava để hỏi ý kiến, và dựa trên yêu cầu của ông, Bộ Ngoại giao đã quyết định chấm dứt sứ mệnh của ông tại Đại sứ quán Slovakia tại Hà Nội. Hiện nay, ông cũng không còn là một nhân viên của Bộ Ngoại giao Slovakia.

Có bị ‘giết người diệt khẩu’ ?

Khủng hoảng Slovakia – Việt đang chính thức bắt đầu và còn vượt trên khủng hoảng Đức – Việt một bậc : trong khủng hoảng Đức – Việt, các cơ quan tư pháp Đức chỉ làm rõ chứng cứ vụ bắt cóc đến Nguyễn Hải Long và một quan chức công an bậc trung là Đường Minh Hưng trong bối cảnh chuyến đi Đức của tướng Hưng là lén lút chứ không công khai và càng không chính thức, thì chuyến đi của Bộ trưởng công an Tô Lâm đến Slovakia ngay sau khi xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức, cùng cuộc gặp chính thức của Tô Lâm với bộ trưởng nội vụ Slovakia khi đó là Robert Kaliňák đã xác nhận rằng Tô Lâm là một đại diện chính thức của Chính phủ Việt Nam, là tiền đề kéo theo mức độ xung đột ngoại giao giữa Slovakia và Việt Nam là xung đột cấp nhà nước.

Ngày 9/8/2018, Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak tuyên bố chính thức sẽ không bổ nhiệm đại sứ của Slovakia ở Hà Nội cho đến khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được điều tra rõ ràng. Khủng hoảng Slovakia – Việt Nam đã chính thức bùng nổ với động tác hạn chế ngoại giao đầu tiên như thế.

Giả thiết nhiều khả năng xảy ra nhất là ‘rút kinh nghiệm sâu sắc’ từ việc Nguyễn Hải Long đã không kịp hoặc không dám bỏ trốn mà do đó đã bị cảnh sát Czech bắt giữ và dẫn độ sang Đức, Lê Hồng Quang đã đào thoát khỏi Bratislava và có thể ra khỏi biên giới Slovakia trước khi cảnh sát nước này đến tìm ông ta – mà hầu như chắc chắn Lê Hồng Quang sẽ bị câu lưu để thẩm vấn nếu bị cảnh sát tìm thấy.

Mới đây, có tin cho rằng Lê Hồng Quang đã chuồn sang Thái Lan.

Dấu hỏi bật ra là nếu đào thoát khỏi Slovakia, liệu Lê Hồng Quang có tìm đường quay về ‘quê nhà’ Việt Nam ? Bởi từ Thái Lan sang Việt Nam là quá gần, thậm chí có thể đi đường bộ qua biên giới Lào – Việt.

Nhưng lại có một nghi ngờ khác bật ra : liệu Lê Hồng Quang có an toàn khi quay trở về Việt Nam để trốn tránh giới tư pháp Slovakia ? Liệu Lê Hồng Quang – với vai trò là một nhân chứng đặc biệt quan trọng và rất có thể đã nắm được nhiều thông tin, đặc biệt là thông tin về những nhân sự tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và ‘vẫn chuyển’ Thanh về Hà Nội để ‘tự nguyện đầu thú’, có bị rơi vào cảnh ‘giết người diệt khẩu’ tại Việt Nam ?

Không loại trừ việc Lê Hồng Quang chẳng còn bao nhiêu niềm tin vào ‘đảng và nhà nước ta’, đã phải tính toán khả năng không trở về Việt Nam mà cao chạy xa bay sang một nước khác, bỏ trốn khỏi hai lực lượng truy tìm mình là cảnh sát Slovakia và những người đồng chí của ông ta.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 11/08/2018

Published in Diễn đàn

Việc Ủy ban Thường vụ quốc hội bất thần thông báo hoãn bàn về ‘Luật bán nước’ đã hé ra một sự thật : trong đảng và trong khối cơ quan chính phủ cùng các tỉnh thành, không phải quan chức nào cũng ‘đồng cam cộng khổ’ về lợi ích đất đai và xu hướng Thiên triều hóa với dự luật Đặc khu, không phải quan chức cũng sẵn sàng gật một cách vô não và vô đạo như một nghị trường ‘cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp’.

dackhu1

‘Cặp đôi hoàn hảo’ Phạm Minh Chính - Nguyễn Thị Kim Ngân được cho là ‘giương cao ngọn cờ đặc khu dành cho người Trung Quốc’. Ảnh : Vietnammoi.vn

Vào những ngày đầu tháng Tám năm 2018, một bản thông cáo mới nhất về chương trình kỳ họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội – được phát đi từ Văn phòng Quốc hội – đã bất ngờ biến mất nội dung ‘cho ý kiến về dự án luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu)’ như chương trình được lên trước đó.

Dự án luật này "đang được cân nhắc lại" – Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc viện dẫn lý do.

Không còn nghi ngờ gì nữa, hiệu ứng của cuộc tổng biểu tình Mười tháng Sáu lên đến hàng trăm ngàn người ở Sài Gòn và lan ra hơn 50% tỉnh thành trong cả nước, cùng phong trào văn thư kiến nghị, phản bác trước đó của giới trí thức đã buộc đảng cầm quyền, chính phủ và một quốc hội ‘đầu sai của đảng’ phải lùi thông qua dự luật Đặc khu để ‘nghiên cứu tiếp’, để cho đến nay phải tìm cách hoãn bàn về ‘luật bán nước’ vì lo sợ sẽ bùng nổ một phong trào biểu tình khổng lồ mới của dân chúng, dù trước đó đã muốn đặt dự luật này vào sự đã rồi mà không thèm quan tâm đến quan điểm, chính kiến và ý kiến của các tầng lớp nhân dân.

Mạng xã hội đã biến thành một chiến trường gầm vang với vô số chỉ trích, kể cả chửi rủa nhắm vào Bộ Chính trị đảng, đặc biệt xoáy vào những nhân vật có liên quan trực tiếp đến dự luật này là Phạm Minh Chính – Ủy viên bộ chính trị, Trưởng ban Tổ chức trung ương và là bí thư tỉnh Quảng Ninh vào thời lập dự án cho đặc khu Vân Đồn tại tỉnh này ; Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch quốc hội và là nhân vật đã ủng hộ tuyệt đối ‘Luật bán nước’, thậm chí còn áp dụng tiểu xảo chính trị với phát ngôn đầy tính áp đặt ‘Bộ Chính trị đã kết luận rồi…’ như một cách nói để không cho ai nói khác với đảng ; và cả Nguyễn Phú Trọng – một tổng bí thư mà sau chuỗi hô hào ‘lò nóng lên rồi !’ thì lại tuyệt đối mất dạng trước con sóng phẫn nộ của nhân dân đòi hoãn hay hủy bỏ dự luật Đặc khu.

Vào giữa năm 2018, bất chấp phản ứng dữ dội của dư luận xã hội và hàng triệu cử tri, Quốc hội Việt Nam vẫn một lần nữa chứng tỏ cái năng lực nổi bật của nó : không chỉ hùa theo các nhóm lợi ích để tăng vọt thuế và ‘bóc lột dân ta đến tận xương tủy’, ‘cơ quan dân cử’ này còn tiến xa hơn một bước bằng một kỳ họp châu đầu vào ‘luật bán nước’, trong khi hoàn toàn không thèm ngó ngàng gì đến cảnh nạn hàng ngàn người dân ở ‘Khu đô thị mới Thủ Thiêm’ đã bị chính quyền TP.HCM biến thành dân oan, phải tha phương cầu thực và cả những cái chết tự treo cổ do quá phẫn uất khi bị cưỡng chế đẩy đuổi khỏi mảnh đất sinh nhai duy nhất.

Trừ một số rất hiếm hoi dân biểu phát tiếng nói phản biện, tuyệt đại đa số còn lại trong số gần 500 đại biểu quốc hội vẫn tiếp tục thói ‘ngủ ngày’ trong cơn mộng du vong bản và vong dân.

Nhưng cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu năm 2018 chống luật Đặc khu đã chứng tỏ cái sức mạnh biển trời của nó trước con thuyền mục nát của chính quyền. Cuộc biểu tình khổng lồ này cũng là đầu tiên xác quyết không chỉ phản đối một chủ trương hay một chính sách của chính quyền, mà còn thể hiện sự phản kháng trực tiếp đối với chính quyền.

Rộng hơn hẳn và đông hơn hẳn các cuộc biểu tình trước đây, phong trào biểu tình phản đối Luật Đặc khu không chỉ bùng nổ ở Sài Gòn mà còn lan rộng ra nhiều tỉnh thành khác như Nha Trang, Cam Ranh, Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Dương, Mỹ Tho…

Không chỉ là những tiếng hô "Không Trung Quốc, Không đặc khu !", "An ninh mạng, Bịt miệng dân !", mà cả tiếng thét "Đả đảo bọn bán nước", "Đả đảo cộng sản bán nước", "Đả đảo Việt gian".

Từ luật Bảo hiểm xã hội đến dự luật Đặc khu – chỉ có cơn lôi đình căm phẫn của hàng chục triệu người dân mới có thể khiến đình hoãn những điều khoản ‘bán nước’.

Chỉ đến khi không khí và tâm trạng bức xúc của dân chúng lên cao độ vào tháng Sáu năm 2018, ông Phúc mới lộ hình để thanh minh : ‘Giao đất 99 năm không phải mấu chốt của luật đặc khu".

Nhưng khi không khí bức xúc của dân chúng và trí thức không còn là mỉa mai hay chỉ trích đối với dự luật đặc khu mà đã bùng nổ thành rất nhiều văn thư, bài viết phản bác và phản kháng, đồng thời manh nha một làn sóng biểu tình phản đối dự luật này, ông Phúc lại ‘tự diễn biến’ khi tự thay đổi quan điểm trước đó của mình sang ‘Sẽ điều chỉnh cho thuê đất đặc khu xuống dưới 99 năm’.

‘Một dân tộc yêu nước như thế thì không lo gì mất nước’ – Thủ tướng Phúc không quên thòng.

Kể từ thời ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tiến một bước dài đến phong cách đa ngôn ngữ và ‘đa nhân cách’ trong hệ thống từ điển tiếng Việt và hồ sơ phân tâm học – bằng vào những gì ông ta bộc lộ liên quan đến cuộc chiến Dự luật đặc khu.

Sang tháng Bảy năm 2018, lồng trong bầu không khi căng thẳng và tàn nhẫn khi công an lao vào ‘bắt nguội’ và đưa ra xử án nhiều người dân biểu tình, Thủ tướng Phúc bắt đầu lấp ló ‘sẽ xin ý kiến nhân dân về luật Đặc khu’.

Chính phủ đã quan tâm đến ‘ý kiến nhân dân’ từ khi nào thế ?

Còn nhân dân thì làm sao quên được một sự thật quá sức trần trụi : một trong những quyền dân đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1992 là trưng cầu dân ý vẫn chưa hề được luật hóa cho đến tận giờ đây.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 07/08/2018

Published in Diễn đàn

Tròn một năm sau khi Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, thời điểm đầu tháng Tám năm 2018 đang chứng kiến cơn khủng hoảng Slovakia – Việt Nam ập đến rất gần !

slovak1

Trước bão khủng hoảng Slovakia, giới quan chức Việt Nam vẫn im lặng. Im lặng như thể bị cấm khẩu. Hoặc chỉ hồi đáp theo cách chống chế một cách đầy gượng gạo, khiên cưỡng và thật thiếu liêm sỉ. Ảnh : Tintuchangngayonline.com

Dù cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák tuyên bố rằng những bài viết trên báo Đức (tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung) và báo Slovakia ngày 3/8/2018 về ‘Robert Kaliňák đã giúp Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia’ là ‘bịa đặt’, nhưng cho tới nay Kaliňák lại chẳng thể tự bảo vệ mình khi không chứng minh được báo chí bịa đặt về ông ta ra sao.

Trong khi đó, báo chí quốc tế lại mô tả một cách chi tiết : "Bộ trưởng Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ của chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn Việt Nam, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn và được hai mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu đi…" (1).

Cảnh sát Slovakia đã chính thức tiến hành cuộc điều tra về hành vi và trách nhiệm của cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák. Rồi đây ông Kaliňák thậm chí có thể bị bắt giữ về hành vi ‘tiếp tay cho bắt cóc’.

Để ngay sau đó, Chính phủ Slovakia – để tự bảo vệ lòng tự trọng của mình – sẽ phải tung ra một quyết định dù rất khó khăn nhưng thật sự cần thiết và cứng rắn với chính thể độc đảng ở Việt Nam và những kẻ bắt cóc.

Lời chỉ trích nghiêm khắc của Tổng thống Slovakia Andrej Kiska đối với Cảnh sát trưởng Milan Lučanský vào một ngày tháng Bảy nóng rẫy của năm 2018, về trách nhiệm của cảnh sát và Bộ Nội vụ nước này liên quan vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, có thể chỉ là khởi đầu cho một chuỗi tiếp nối nhiều chuyện còn căng thẳng hơn.

Còn về phía Việt Nam, cụ thể là Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an mà chưa kể một ‘bộ’ khác là Bộ Chính trị đảng, cho tới nay đã bày tỏ hay phản hồi gì với Slovakia ?

Im lặng. Im lặng như thể bị cấm khẩu. Hoặc chỉ hồi đáp theo cách chống chế một cách đầy gượng gạo, khiên cưỡng và thật thiếu liêm sỉ.

Thái độ phản đối yếu ớt lại là một bằng chứng gián tiếp về sự thừa nhận hành vi phạm pháp. Dẫn chứng gần nhất và sống động nhất là cuộc khủng hoảng Đức – Việt.

Thông thường, hành động của một quốc gia nhằm trả đũa quốc gia khác trục xuất nhân viên ngoại giao của mình là trục xuất lại nhân viên của quốc gia đối phương. Nhưng kể từ tháng Tám năm 2017 khi Đức tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và trục xuất ít nhất hai nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, cho tới nay phía Việt Nam vẫn chỉ một mực ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ nhưng lại chẳng dám có bất kỳ phản ứng công khai hay trục xuất trả đũa nào đối với các nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.

Vào tháng Năm năm 2018, sau khi bị thủ tướng Đức Angela Merkel chất vấn, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Slovakia đã triệu tập Đại sứ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – ông Dương Trọng Minh, để yêu cầu giải thích về những nghi ngờ nghiêm trọng trong vụ công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh bị đưa về nước (bằng chuyên cơ của Slovakia).

Nhưng trong vài tuần sau đó, phía Việt Nam đã im như thóc. Phản ứng của chính thể Việt Nam nói chung và Bộ Ngoại giao Việt Nam nói riêng là quá yếu ớt và quá mập mờ.

Chỉ sau khi bị phía Slovakia làm căng theo cách ‘không thể chờ đợi lâu hơn’, Đại sứ Việt Nam Dương Trọng Minh mới chịu hiện ra cùng câu trả lời không thể ngắn ngủn hơn ‘Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt ở Slovakia’.

Tại sao nội dung trả lời của Đại sứ Dương Trọng Minh lại không hề thanh minh cho việc ‘Việt Nam không bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ ?

Nhưng với những bài điều tra kèm cáo buộc của báo chí Đức và Slovakia, ngay cả ‘Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt ở Slovakia’ cũng rất có thể đã là một sự dối trá vĩ đại.

Trong khi đó, hầu hết Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an Việt Nam vẫn như những đứa trẻ chưa hề biết nói trước vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, cho dù giới quan chức Việt đi đến đâu trong nước cũng ‘tự sướng’ bằng thành tích ‘Uy tín Việt Nam luôn nâng cao trên trường quốc tế’.

Cho tới nay, tuyệt nhiên vẫn không thấy Bộ trưởng công an Tô Lâm hiện ra để ‘phản bác những luận điệu sai trái’ của phía Slovakia và Đức về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong’. Hiện tượng quá trống vắng này càng khiến dư luận quốc tế tin rằng đã có một mối liên đới nào đấy giữa tướng Tô Lâm và Trịnh Xuân Thanh trong vùng lãnh thổ Slovakia vào cuối tháng Bảy mướt mồ hôi của năm 2017.

Cái cách lấp ló như thế của phía Việt Nam càng phác ra bức tranh tổng quát : vào chính lúc này, hình như không một cơ quan nào, nhất là Bộ Ngoại giao, muốn "dây" đến vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" và bị biến thành kẻ đổ vỏ bất đắc dĩ mà rất dễ thành ‘bất đắc kỳ tử’ cho những cơn khủng hoảng ngoại giao Việt – Đức lẫn Việt – Slovakia.

Trong cảnh ‘tang gia bối rối’ của chính giới Việt, mối quan hệ giữa ‘đối tác thân thiện nhất’ Slovakia với Việt Nam lại đang trở nên kém hẳn thân thiện cứ sau mỗi ngày.

Một lần nữa kể từ đầu năm 2018, ‘điềm báo vi cá mập’ lại ứng nghiệm.

6 tháng sau vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Chilê phơi phóng hàng trăm vi cá mập trên nóc tòa đại sứ và vi phạm nghiêm trọng các công ước và quy định bảo vệ động vật quý hiếm của nước sở tại, ‘năm thành công đối ngoại chưa từng có’ mà Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh tuyên rao vào cuối năm 2017 đang có thể tiếp biến thành một khủng khủng hoảng ngoại giao mới mang tên ‘Slovakia – Việt’.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 06/08/2018

(1) Thoibao.de dịch từ http://bit.ly/2Kk7jh3

Published in Diễn đàn

Sau khi chuyến công du Hoa Kỳ của ông Đỗ Bá Tỵ vào cuối tháng Bảy năm 2018 gây nghi ngờ trong giới quan sát chính trị về vai trò của ông Tỵ không biết về thực chất là Phó chủ tịch quốc hội hay ‘Đại tướng’ thay mặt cho Bộ Quốc phòng Việt Nam, chỉ hai tuần sau đó, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ bất ngờ khẳng định với VOA tiếng Việt rằng Việt Nam có các hợp đồng mua các thiết bị quân sự với Hoa Kỳ trị giá tới 94,7 triệu đôla.

vukhi1

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ (phải) gặp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan vào tháng Bảy năm 2018. Ảnh : VOV

Như vậy, phải mất đến hai năm kể từ lúc Tổng thống Mỹ Barak Obama bất ngờ tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào tháng Năm năm 2016, Bộ Quốc phòng Việt Nam mới thỏa thuận được hợp đồng đầu tiên mua vũ khí của Mỹ, giá trị gần 100 triệu USD, dù chưa được tiết lộ là bao gồm các loại vũ khí nào.

Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm với VOA : "Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng Việt Nam hiện có 24 trường hợp trong chương trình Mua bán Quân sự Nước ngoài với tổng trị giá là 69,7 triệu đôla".

Theo VOA Việt Ngữ, các vụ này đã được thông báo cho Quốc hội Mỹ và đang trong các giai đoạn khác nhau để triển khai và chuyển giao cho Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ năm 2012 tới 2017, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã cho phép Việt Nam mua các mặt hàng quân sự, trong đó có các thiết bị điện tử quân sự, trị giá 25 triệu đôla thông qua chương trình Mua bán Thương mại Trực tiếp. Mua bán Quân sự Nước ngoài (FMS) và Mua bán Thương mại Trực tiếp (DCS) là hai chương trình chính để Hoa Kỳ chuyển giao các dịch vụ và thiết bị quốc phòng cho đồng minh và đối tác. Cụ thể, FMS là một chương trình chuyển giao giữa hai chính phủ. Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ thông qua đơn đặt hàng, rồi đối tác trả tiền cho thiết bị và Bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng hệ thống của mình để mua rồi chuyển cho đối tác. Trong khi đó, theo chương trình DCS, đối tác đạt thỏa thuận với một nhà sản xuất Mỹ, nhưng nhà sản xuất phải được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cấp giấy phép thông qua vụ mua bán trước khi chuyển giao thiết bị…

Chỉ có điều, những bản hợp đồng đầu tiên của Việt Nam mua vũ khí Mỹ chưa đầy 100 triệu USD – chỉ bằng chưa đầy 1/% so với giá trị các hợp đồng thương mại, dù trên danh nghĩa mà chưa có cơ sở nào để coi là thực chất, mà Thủ tướng Phúc hoan hỉ mang đến Washington tháng Năm năm 2017 để lấy lòng Tổng thống Trump.

Sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng Mười Một năm 2017, một dấu hỏi lớn vẫn tồn tại : Vì sao trong khi ông Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có vẻ mãn nguyện với giá trị thỏa thuận thương mại được ký kết giữa hai nước trong chuyến đi này lên tới 12 tỷ USD (tuy chưa biết có thật hay không, hoặc nếu là thật thì có được thực hiện hay không), đã chẳng có một thỏa thuận nào và càng không hiện ra hợp đồng nào về việc Việt Nam mua vũ khí của Mỹ, cho dù Tổng thống Trump đã trổ "ngón nghề" về đàm phán, và Bloomberg còn dẫn một nguồn tin ẩn danh cho biết Tổng thống Mỹ khi "chào hàng" tên lửa và các hệ thống vũ khí khác của Mỹ thậm chí nói ông Phúc "còn chần chờ gì nữa" khi ông (Trump) đã lên nắm cương vị đứng đầu nước Mỹ được 10 tháng rồi ?

Chẳng lẽ sau hàng loạt chuyến đi Mỹ trong năm 2017 của các tướng Ngô Xuân Lịch – Bộ trưởng quốc phòng, và Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng quốc phòng có liên quan đến việc mua vũ khí, Việt Nam lại chẳng nhìn ngó một cơ hội mười mươi mà Tổng thống Mỹ mang đến tận Hà Nội ?

Thực ra, giới quân sự Việt Nam vẫn còn nặng lòng với vũ khí Nga. Cho tới nay, Nga vẫn là đối tác cung cấp đến 90% vũ khí chủ lực cho Việt Nam.

Nhưng từ khoảng năm 2013 đến nay và đặc biệt gần đây, đã xuất hiện quan điểm trong giới chuyên gia quốc phòng rằng sẽ rất rủi ro nếu Việt Nam chỉ phụ thuộc vào một hay một số ít các đối tác, vì vậy Việt Nam nhất thiết phải đi tìm cách đa dạng hóa nguồn cung và bổ sung thêm vào biên chế những khí tài có xuất xứ "ngoài Nga".

Trong thời gian Trump ở Việt Nam vào tháng 11/2017, một số tờ báo nhà nước cũng có xu hướng cổ vũ cơ chế mua bán vũ khí với Mỹ như "Quân đội Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn khi Mỹ thể hiện thiện chí muốn cung cấp những vũ khí tối tân nhất theo yêu cầu của chúng ta".

Những tờ báo này cũng khuyến nghị rằng nếu có mong muốn mua thêm các vũ khí phương Tây vào thời điểm này, Việt Nam nên tập trung vào cải thiện năng lực cảnh giới điện tử, giám sát hàng hải và chống ngầm – điểm yếu lớn nhất hiện nay của hải quân. Máy bay tuần tiễu P-3C Orion hay SC-130J Sea Hercules (biến thể nâng cấp từ dòng máy bay vận tải hạng trung C-130) sẽ là một miếng ghép hoàn hảo cho năng lực phòng thủ, bảo vệ lãnh hải của Việt Nam. Một yếu tố khác cũng khá quan trọng là giá thành của C-130J lẫn SC-130J đều không quá đắt, phù hợp với ngân sách mà Việt Nam có thể đáp ứng cho công tác đào tạo, huấn luyện cũng như duy trì, nâng cấp. Ngoài ra, với mối quan hệ đang cực kỳ nồng ấm với Nhật Bản, trong trường hợp Mỹ bán máy bay nhưng không trang bị vũ khí, cũng không quá khó khăn để Việt Nam có thể tìm kiếm sự thay thế từ các đối tác Nhật (với nền công nghệ quốc phòng hùng mạnh và cũng sử dụng vũ khí hệ Mỹ-NATO).

Và nếu điều kiện tài chính cho phép, Việt Nam cũng có thể xem xét mua thêm 1 hoặc 2 phi đội tiêm kích F-16 đã qua sử dụng và được nâng cấp lên chuẩn Block 52 của Mỹ, như là một giải pháp lý tưởng để tăng cường sức mạnh không quân trong bối cảnh những cựu binh én bạc MiG-21 (khoảng 100 chiếc) mới nghỉ hưu và khoảng trống vẫn chưa được lấp đầy. Bên cạnh đó, phương án này cũng giúp không quân Việt Nam dần làm quen, trước khi sử dụng nhiều hơn các thế hệ máy bay chiến đấu của phương Tây…

Một trong những bằng chứng quan tâm đến vũ khí phương Tây là sau khi được dỡ bỏ lệnh cấm mua vũ khí sát thương, Việt Nam đã âm thầm mua chịu nửa tỷ USD tín dụng quân sự của Ấn Độ và hỏa tiễn của Israel – đều là những đồng minh quân sự của Mỹ.

Từ khá lâu nay, nội bộ Việt Nam không còn nói về ‘Mỹ là kẻ thù số một’, cho dù giới bảo thủ trong đảng và lực lượng vũ trang vẫn âm thầm ghét Mỹ.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 05/08/2018

Published in Diễn đàn

Một phát hiện lớn mà ‘đảng và nhà nước ta’ đã không dám công bố trong suốt 4 năm qua : từ năm 2014 đến năm 2018, viện trợ ODA cho Việt Nam luôn cận kề với vạch 0.

oda1

Cuộc gặp Tony Abbott - Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2015. Ông Dũng cười gượng khi bị Thủ tướng Úc ‘lăng mạ’ về thói xin tiền. Ảnh : Vietnamese American Community Network.

Việc so sánh những báo cáo chính thức cho thấy độ chênh của hai kết quả về viện trợ ODA từ năm 1993 đến năm 2014 (20 năm) và đến năm 2018 (25 năm) là số 0. Tức sau 4 năm, con số tổng nhận ODA vẫn chỉ là 80 tỷ USD mà không có một chút tăng tiến an ủi nào.

Còn con số vài ba tỷ USD viện trợ ODA mà chính phủ Việt Nam vẫn công bố đã nhận được hàng năm kể từ năm 2015 đến nay thực ra chỉ là số chưa được giải ngân trong những năm trước, mà chỉ được giải ngân trong những năm gần đây (trong giai đoạn 1993 đến 2014, vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân đạt 53,89 tỷ USD, chiếm trên 73,2% tổng vốn ODA đã ký kết).

Vì sao ODA vào Việt Nam lại giảm sút thê thảm trong 4 năm qua ?

Xà xẻo không thương tiếc ‘lộc trời’ !

Trong thực tế, đã có một đúc rút ngược ngạo và ê chề về triết lý cung cấp ODA cho Việt Nam : Vào sớm – Ra sớm.

Năm 1993, Đan Mạch và Thụy Điển là những quốc gia đầu tiên tỏ thiện chí và đi tiên phong trong việc cung cấp nguồn vốn ODA cho một Việt Nam cộng sản nhưng đã chịu hé cửa nền kinh tế với mục đích chủ yếu để thu hút đầu tư nước ngoài và viện trợ nhưng không hề ‘cải cách thể chế’. Hai chục năm sau đó, chính Đan Mạch và Thụy Điển lại là những chế độ dân chủ đầu tiên chính thức phổ biến chính sách cắt giảm đáng kể nguồn ODA cho Việt Nam, mở ra thời kỳ ‘lộc trời’ không còn như sung rụng và khiến nhiều đối tượng quan chức Việt bị rơi vào diện phải ‘xóa đói giảm nghèo’.

Ngay trước thềm hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ năm 2012, Bộ Ngoại giao Đan Mạch đã không ngần ngại tuyên bố ngừng 3/4 dự án ODA tài trợ cho Việt Nam do một số cơ quan đơn vị của Việt Nam sử dụng chi sai khoảng 11,4 tỷ đồng trên tổng số tiền 69 tỷ đồng do Đan Mạch tài trợ, tức là tương đương khoảng 19,9 triệu cua-ron. Vụ việc này, tuy không gây ra một chấn động lớn đối với ‘uy tín Việt Nam trên trường quốc tế’, nhưng đã trở thành một cái bạt tai nhè nhẹ đối với chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khi đó, đồng thời mở màn cho bi kịch tiết chế mạnh mẽ nguồn vốn ODA từ quốc tế cho Việt Nam những năm sau này.

Đến năm 2013, đến lượt Thụy Điển đã bắt buộc phải ngừng vô thời hạn các khoản viện trợ ODA cho Việt Nam sau khi phát hiện hàng loạt gian dối của quan chức Việt. Sau đó cả Bộ Ngoại giao Úc và vài quốc gia khác cũng bắt đầu cắt giảm viện trợ.

Từ trước tới nay, nguồn vốn ODA do các tổ chức tài chính quốc tế và chính phủ nước ngoài đều quy định hết sức chặt chẽ về việc chính phủ Việt Nam không được sử dụng số tiền cho vay sai mục đích. Tuy nhiên trong thực tế "đúng quy trình" của ngân sách Việt Nam, tiền vay nước ngoài, đặc biệt là vay vốn ODA, có nhiều dấu hiệu đã bị chi sai mục đích và chi xài vô tội vạ. Tình trạng này rất phổ biến trong 8 năm cầm quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cũng từ nhiều năm qua, ODA đã trở thành một trong những quốc nạn về tham nhũng. Tỷ lệ thất thoát bình quân tại nhiều dự án ODA được đồn đoán khoảng 20 – 25%. Nhưng đó chỉ là mức "hợp pháp". Thậm chí tỷ lệ "lại quả" ODA còn lên đến 40% – được chứng thực bởi một dự án xây dựng trường tiểu học ở Hà Tĩnh và giai đoạn 2009 – 2010. Ngoài ra, còn rất nhiều bằng chứng về lãng phí và "ăn dày" ODA.

Vào đầu năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải đi Úc để "khuyến mãi" nước ngoài mua nợ xấu. Nhưng có vẻ gương mặt ông Dũng đã sạm hẳn khi Thủ tướng Tony Abbott không những không quan tâm đến lời chào mua nợ xấu mà còn tuyên bố thẳng tay cắt giảm viện trợ đối với Việt Nam.

Đến thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cũng đã có ít nhất một bằng chứng cho thấy vốn ODA bị chi sai mục đích.

Tại một phiên họp thường kỳ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 22/12/2016, phía Chính phủ đã đề nghị dùng 4.482 tỷ đồng vốn ODA để cấp vốn điều lệ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội. Câu hỏi đặt ra là ai và cơ quan nào đã tham mưu cho chính phủ để lấy vốn ODA – mà theo yêu cầu của nhà tài trợ là chỉ được sử dụng cho những chương trình xã hội và hạ tầng cơ sở, để cấp cho ngân hàng – một cơ chế thuần túy kinh doanh ?

Việc Chính phủ đề nghị Quốc hội cấp vốn ODA cho giới chủ ngân hàng chính là một bằng chứng không thể rõ hơn, cho thấy dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ rất có thể đã quen với việc dùng tiền ODA để chi cho những mục đích khác, như thay vì sử dụng đúng mục đích ODA cho các dự án hạ tầng cơ sở và môi trường, họ đã cắt nguồn vốn này cho các khoản chi tiêu thường xuyên của chính phủ, thậm chí còn có thể cắt ODA cho các dự án xây dựng trụ sở hành chính và tượng đài từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn tỷ đồng đầy tai tiếng và cực kỳ đáng lên án.

Trong khi đó và bất chấp rất nhiều khuyến cáo của nhà tài trợ ODA, ở Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ tổ chức giám kiểm độc lập nào đối với nguồn vốn viện trợ ODA. Những tổ chức phi chính phủ Việt Nam muốn làm việc này thì không được cho phép thành lập, trong khi đó những tổ chức phi chính phủ nước ngoài vốn có truyền thống kiểm định những dự án lớn như thế này lại chưa hoạt động ở Việt Nam, và cũng chưa được được một cơ quan nhà nước Việt Nam nào mời.

Quá hiển nhiên, đó là lý do vì sao ngay cả những quốc gia được coi là có "thiện cảm" với Việt Nam như Đan Mạch, Thụy Điển, Úc… cũng phải thẳng tay cắt giảm viện trợ ODA đối với một chính quyền "ăn của dân không chừa thứ gì".

Thật trùng khớp là cú lao dốc của nguồn vốn ODA trong những năm qua lại xảy ra trong bối cảnh nguồn kiều hối của ‘khúc ruột ngàn dặm’ từ hải ngoại cũng giảm sút niềm tin chế độ không kém : nếu năm 2015 kiều hối về Việt Nam đạt kỷ lục 13,5 tỷ USD thì sang năm 2016 chỉ còn khoảng 9 tỷ USD – giảm đến hơn 30%, còn năm 2017 thì thậm chí Tổng cục Thống kê Việt Nam không dám công bố con số tổng kết nào bởi rất có thể kết quả kiều hối năm đó còn thê thiết hơn cả năm 2016.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 04/08/2018

Published in Diễn đàn

Khác hẳn với bầu không khí vài ba tháng trước chỉ thuần túy bị nghi ngờ nhưng không có bằng chứng, giờ đây Chính phủ Slovakia đang phải hứng chịu búa rìu từ báo chí Đức – những tờ báo mang đẳng cấp quốc tế và có uy tín trên thế giới, chẳng hạn như Frankfurter Allgemeine Zeitung, kéo theo sự ‘tham chiến’ của nhiều tờ báo Mỹ và các nước khác, tạo nên một sức ép ghê gớm về việc cấp thiết phải minh bạch việc Slovakia có tiếp tay cho Bộ Công an Việt Nam để ‘vận chuyển’ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam hay không.

txt1

Lời chỉ trích nghiêm khắc của Tổng thống Slovakia Andrej Kiska (phải) đối với Cảnh sát trưởng Milan Lučanský (trái) vào một ngày tháng Bảy nóng rẫy của năm 2018. Ảnh : Slovak Spectator

Đó là nguồn cơn dẫn đến sự xuất hiện của Tổng thống Slovakia Andrej Kiska trong một chế độ chính trị mà thực quyền nằm trong tay thủ tướng.

Tháng Bảy năm 2018, trong cuộc gặp với Cảnh sát trưởng Milan Lučanský, Tổng thống Andrej Kiska đã chỉ trích giới cảnh sát nước này về thái độ thiếu trách nhiệm trong vụ Trịnh Xuân Thanh.

Bối cảnh cuộc gặp có vẻ không còn đường lùi trên diễn ra hơn hai tháng sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini vớiThủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin vào đầu tháng Năm năm 2018. Trong khi bà Merkel phàn nàn về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh với chi tiết một đoàn cán bộ công an cấp cao của Việt Nam dường như đã lợi dụng lòng hiếu khách và sự nhẹ dạ của Chính phủ Slovakia để mượn một chiếc máy bay của Slovakia, rồi dùng máy bay này để ‘vận chyển’ Trịnh Xuân Thanh bay qua không phận Ba Lan về Hà Nội…, thì báo chí Đức nêu ra một câu hỏi rất khó chịu với Peter Pellegrini : ‘Chính phủ Slovakia đã đóng vai trò gì trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đưa về nước hồi mùa hè năm ngoái ?’.

“Vụ án này đã trở thành một vụ bê bối quốc tế” – Tổng thống Andrej Kiska nói, “Việc này có thể có hậu quả nghiêm trọng về sự tin tưởng trong quan hệ giữa Slovakia và Đức”, tờ Nhật báo The Slovak Spectator của Slovakia thuật lại như thế.

Năm ngoái, truyền thông Đức cho biết vào ngày 26/7/2017, 3 ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, Bộ trưởng Công an Việt Nam là tướng Tô Lâm đã đến thăm Slovakia và có cuộc làm việc ngắn với Bộ trưởng Nội vụ nước này. Trong đoàn của ông Tô Lâm lại có những nghi phạm đã tham gia vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Sau đó phía Việt Nam đã mượn Slovakia một chiếc máy bay để di chuyển. Truyền thông Đức cho rằng rất có thể Trịnh Xuân Thanh đã ở trên chiếc máy bay đó.

Khi đó, Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini cũng như Bộ Nội vụ Slovakia đã bác bỏ bất kỳ mối liên hệ nào với vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Nhưng mới đây, vào thời điểm kết thúc phiên tòa thượng thẩm Berlin xử Nguyễn Hải Long – một nghi can tham gia vào đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh – sớm hơn dự kiến gần cả tháng do Nguyễn Hải Long rốt cuộc đã quyết định thú tội bắt cóc để được hưởng mức án 3 năm 10 tháng tù giam, thay vì phải ‘bóc lịch’ đến 7 năm rưỡi, phía Cảnh sát Đức đã nêu công khai về một cuộc họp chính thức giữa Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam là Tô Lâm với Bộ trưởng Nội vụ Kaliňák ở Bratislava vào tháng Bảy năm 2017 dường như ‘chỉ có một mục đích’, cụ thể là ‘di chuyển ông Thanh tương đối suôn sẻ từ khối Schengen về đến Việt Nam’.

Thì ra lời khẳng định ‘không liên quan’ vào năm 2017 của Bộ trưởng nội vụ Slovakia Robert Kaliňák lại tương phản hoàn toàn với hình ảnh chính ông ta thủ vai diễn viên chính trong vở kịch ‘trung chuyển Trịnh Xuân Thanh’.

Tại thời điểm tháng Bảy năm 2018, báo chí Đức tự tin viết rằng ‘gần như không còn nghi ngờ’ rằng một máy bay của chính phủ Slovakia đã tham gia vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Nhưng chính vào thời gian nước sôi lửa bỏng hiện thời, Cựu bộ trưởng nội vụ Robert Kaliňák lại chạy một đường vòng lắt léo khi từ chối những tuyên bố rằng ông biết về vụ bắt cóc khi ông tại chức, bỏ lại một di sản bê bối chính trị mang tầm cỡ quốc tế mà chẳng biết trách nhiệm sẽ trút lên đầu quan chức nào mang trọng trách của Slovakia.

Kaliňák còn bày tỏ quan điểm của ông ta về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên một mạng xã hội : tên của Trịnh Xuân Thanh không nằm trong danh sách hành khách sử dụng máy bay do chính quyền Việt Nam cung cấp ; không có bệnh nhân nào được vận chuyển trên máy bay, hoặc một ai bị trói hoặc có cử động bị hạn chế theo bất kỳ cách nào khác ; mọi người đều có hộ chiếu ngoại giao.

“Làm thế nào những chính trị gia như chúng ta có thể đối mặt với hàng trăm ngàn người đang kêu gọi một Slovakia tử tế, một Slovakia, nơi quyền lực chính trị sẽ không bị lạm dụng, khi chúng ta không nhìn vào những gì đã được nói đến !” – Tổng thống Andrej Kiska thốt lên đầy bức bối và có thể cả giận dữ.

Khi đã được xác nhận rằng Slovakia cung cấp máy bay của chính phủ, sau đó được sử dụng để bắt cóc cựu quan chức Việt Nam Trịnh Xuân Thanh, hiển nhiên một lời giải thích thuyết phục về tất cả những nghi ngờ và phản đối hoặc hình phạt đối với những người có trách nhiệm là điều mà Tổng thống Andrej Kiska đang mong đợi và hối thúc. 

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 03/08/2018

********************

Bộ trưởng công an Tô Lâm là ‘thủ phạm vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ (Người Việt, 02/08/2018)

Trong một diễn biến bất ngờ, hôm 3 Tháng Tám 2018, tờ báo Taz, một cơ quan truyền thông độc lập của Đức, lần đầu tiên đăng bài báo bằng tiếng Việt cập nhật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

tolam1

Bộ trưởng công an Việt Nam Tô Lâm (phải) họp với Robert Kalinak, bộ trưởng Nội vụ Slovakia tại Hà Nội ngày 3 Tháng Sáu, 2017. (Hình : Website Chính Phủ cộng sản Việt Nam)

Điều đáng chú ý nhất là bài báo này nêu đích danh Thượng tướng, Bộ trưởng công an cộng sản Việt Nam Tô Lâm là ‘thủ phạm vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, với sự tiếp tay của bộ trưởng Nội vụ Slovakia’.

Bài báo với tựa đề ‘Trịnh Xuân Thanh – Lời chào thân ái từ Hà Nội’ viết rằng :

“Vào Thứ Tư sau hôm xảy ra vụ bắt cóc, ở khách sạn Borik có một buổi tụ họp ly kỳ : Chủ nhà là bộ trưởng Nội vụ Slovakia hồi đó, ông Robert Kalinak. Bốn khách Việt Nam có mặt, trong đó có tướng Hưng [Trung Tướng Đường Minh Hưng, tổng cục phó Tổng Cục An Ninh– Bộ Công An] – người được cho là giữ vai trò điều phối vụ bắt cóc tại Berlin, và một vị tướng hai sao khác của Bộ Công An [cộng sản Việt Nam]. Người dẫn đầu phái đoàn là Tô Lâm, bộ trưởng công an Việt Nam”.

“[Sau cuộc họp], chiếc phi cơ A319 đang chờ họ tại cửa VIP của sân bay để đi về Moscow. Lúc 14 giờ 46 phút, chuyến bay SSG004 cất cánh, có 12 hành khách ngồi trong phi cơ, tất cả đều mang hộ chiếu ngoại giao. Các nhà điều tra tin chắc rằng, một nguời trong đó là nạn nhân bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Tất nhiên là anh ta không được mang tên thật của mình”, báo Đức viết.

tolam2

Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức hôm 2 Tháng Tám đăng tin Trịnh Xuân Thanh bị hai mật vụ Việt Nam xốc nách đưa lên máy bay của chính phủ Slovakia và bộ trưởng Nội vụ Slovakia giúp bộ trưởng Công an trong vụ này. (Hình chụp màn hình)

Trong khi đó, tờ Thời Báo của người Việt ở Đức (thoibao.de) nêu rõ hơn : “Bộ Trưởng Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ của chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn Việt Nam, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn và được hai mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu đi – Các nhà điều tra Đức cho rằng, Trịnh Xuân Thanh đã bị thương và bị cho uống thuốc có chất ma túy”.

Thời Báo cũng dẫn lại tin đăng trên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức cáo buộc ông bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kalinak “đã giúp ông Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia”.

tolam3

Tờ Taz của Đức lần đầu tiên đăng bài báo bằng tiếng Việt cập nhật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. (Hình : Chụp qua màn hình)

“Các nhà điều tra Đức cho rằng Trịnh Xuân Thanh đi bằng một hộ chiếu ngoại giao Việt Nam dưới tên giả. Sau đó cánh cửa đóng lại và máy bay cất cánh theo hướng Moscow. Các chiêu đãi viên hàng không sau đó đã kể lại rằng họ đã phải giao tất cả điện thoại di động của họ cho phi công trưởng Slovakia – để chắc chắn rằng không có ảnh nào được chụp,’ tờ báo của nhà báo Lê Trung Khoa tường thuật.

Trong một diễn biến khác, ông Robert Kalinak được Slovak Spectator, tờ báo tiếng Anh duy nhất của Slovakia dẫn lời trong bài phỏng vấn đăng hôm 2 Tháng Tám, 2018 : “[Chính phủ] Việt Nam có thể đã lợi dụng lòng hảo tâm của chúng tôi. Slovakia đã làm mọi thứ có thể để giúp điều tra vụ bắt cóc [Trịnh Xuân Thanh]. Chúng tôi đã bày tỏ sự phẫn nộ về vụ bắt cóc này. Vụ này xảy ra trên lãnh thổ Đức. Tôi chỉ có một câu hỏi : Nếu ông Thanh bị truy nã quốc tế, tại sao tên ông ta không có trong hệ thống thông tin Schengen, nơi hiển thị tên của những tội phạm bị truy nã ?”.

Ông Kalinak cũng nói trong cuộc phỏng vấn : “Họ [ông Tô Lâm và giới chức công an cộng sản Việt Nam] yêu cầu chúng tôi giúp một vụ và chúng tôi nhận lời. Sự hào phóng của chúng tôi có thể đã bị lợi dụng. Tôi không thể tưởng tượng rằng bộ trưởng [Tô Lâm] sẽ đích thân tham gia vào một vụ hỗn độn như vậy”.

“Ông ấy [Tô Lâm] nói với tôi rằng đoàn Việt Nam đã nhỡ chuyến bay hay một điều đại loại như thế, và anh ấy hỏi tôi có thể giúp cấp máy bay đưa họ đến Moscow không. Tôi không có lý do gì để nghi ngờ ông ta”.

“Chúng tôi đã đón ông ta và theo lịch trình thì ông Lâm bay từ Prague đến Vienna. Nhưng rồi toàn bộ lịch trình đã bị thay đổi. Nếu những gì phía Đức nói là sự thật, rằng có một người bị còng tay hoặc bị khống chế, chúng tôi chắc chắn đã nhận ra và có phản ứng. Tuy vậy, hôm ấy không có người nào như vậy. Hơn nữa, phía Đức đã thẩm vấn tất cả nhân viên sân bay, phi hành đoàn và nhân viên của khách sạn Bôrik. Tôi tiếp tục giữ quan điểm : vụ này là giữa Đức và Việt Nam, và một cái gì đó ám muội. Họ [Hà Nội] đã không nêu tên ông ta [Trịnh Xuân Thanh] là người đang bị truy nã quốc tế trong hệ thống thông tin Schengen’, tờ Slovak Spectator viết thêm.

“Theo tờ theguardian của Anh, hồi Tháng Ba, 2018, ông Robert Kalinak, một đồng minh quan trọng của Thủ tướng Slovakia Robert Fico, buộc phải từ chức sau vụ ám sát một nhà báo. Nhà báo này đang điều tra sự dính líu giữa chính phủ Slovakia và mafia của Ý. Vụ ám sát làm dấy lên các cuộc biểu tình chống chính phủ.

Liên quan đến vụ này, trong phiên tòa diễn ra tại Berlin, ông Nguyễn Hải Long bị tuyên phạt 3 năm 10 tháng tù giam về tội “Hoạt động gián điệp chống lại nhà nước Đức” và “Trợ giúp cưỡng đoạt tự do” đối với ông Trịnh Xuân Thanh và người ở cùng ông Thanh thời điểm đó là bà Đỗ Thị Minh Phương.

Ông Long vừa đệ đơn kháng án và yêu cầu đổi luật sư biện hộ. Hành động này làm dấy lên suy đoán có sự can thiệp của chính phủ Việt Nam.

Ông Long trước đó đã thừa nhận “tiếp tay cho mật vụ Việt Nam” và nhận tội để được miễn giảm án tù theo lời tư vấn của luật sư. (T.K.)

Published in Diễn đàn

Trong chuyến đi Hà Nội vào những ngày cuối tháng Bảy năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện châu Âu (EP), có một cuộc tiếp xúc ‘lạ’ giữa ông Bernd Lange với Bộ trưởng công an Tô Lâm.

congan1

‘Bộ đàn áp nhân quyền’ của tướng Tô Lâm (phải) và ‘thường vụ đảng ủy công an trung ương Nguyễn Phú Trọng’ (trái) có chịu thả thêm tù nhân lương tâm ? Ảnh : Tinmoi.vn

Thậm chí sau cuộc gặp trên, trang web của Bộ Công an Việt Nam đưa bản tin với nội dung “Ngài Bernd Lange khẳng định, cá nhân mình và EU sẽ cố gắng thúc đẩy Hiệp định EVFTA sớm được thông qua, cũng như mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác với Bộ Công an trong thời gian tới…”.

Vậy Bernd Lange gặp Tô Lâm thực chất nhằm mục đích gì ?

Khó có thể hiểu khác hơn, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Bernd Langeđang mang trên mình một nhiệm vụ phức tạp và đầy ý nghĩa khi làm việc với Tô Lâm : vừa thuyết phục vừa sòng phẳng với ‘Bộ đàn áp nhân quyền’ phải thả lỏng cơ chế siết bức dân chủ và dần cải thiện tình trạng đàn áp nhân quyền vốn đang xảy ra quá trầm trọng.

Nhân quyền và Công đoàn độc lập

Vào tháng 6/2016, Nghị viện châu Âu lần đầu tiên phải tung ra một nghị quyết mang số hiệu 2016/2755 (RSP) với thái độ và từ ngữ cứng rắn chưa từng có khi đề cập và lên án tình trạng đàn áp nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam. Ngay sau đó, chính quyền Việt Nam bắt đầu một chiến dịch đàn áp khốc liệt kéo dài 17 tháng liên tiếp đối với giới đấu tranh nhân quyền ở quốc gia ‘lệ rơi hình chữ S.

Từ nửa cuối năm 2016 đến nay, đã có một số nghị sĩ của EU đến Hà Nội làm việc về EVFTA và luôn kèm dẫn những điều kiện về nhân quyền – một trọng tâm của EVFTA.

Nhưng chủ đề nhân quyền đã hoàn toàn không được Việt Nam quan tâm và phản hồi. Thậm chí ngược lại, nhà cầm quyền Việt Nam còn bắt giam đến gần ba chục người bất đồng chính kiến trong năm 2017 – một “thành tích” tương đương với thời kỳ “khủng bố trắng” từ năm 2008 đến năm 2012.

Khi đến Hà Nội vào tháng 9/2017, ông Bernd Lange cũng đã nói thẳng “Nhân quyền là vấn đề trọng tâm trong đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu- EU”. Ông Bernd Lange cũng nói rằng nếu Việt Nam không giải quyết đầy đủ các quan ngại về nhân quyền thì e rằng chuyện thương thảo giữa đôi bên sẽ gặp rắc rối.

Còn chuyến công du Hà Nội của ông Bernd Lange vào những ngày cuối tháng Bảy năm 2018 đã mang lại một tín hiệu mới lạc quan hơn : xác lập vị trí của những yêu sách về nhân quyền trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), từ chỗ khá yếu thế cách đây hai năm, đang trở nên tương đối mạnh mẽ vào thời gian này.

Phát biểu tại hội thảo ‘Kinh doanh và Quyền Con người trong Quan hệ Thương mại và Chuỗi Cung ứng Toàn cầu tại Việt Nam’ vào sáng 25/7 tại Hà Nội, ông Bernd Lange cho biết 3 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đang là mối quan tâm của các Nghị sỹ Châu Âu. Việc Việt Nam đưa ra những cam kết rõ ràng và mang tính ràng buộc sẽ góp phần thuyết phục các nghị sỹ sớm thông qua EVFTA.

Trước đó vào tháng Hai năm 2018, trang Borderlex của châu Âu đã chính thức cho biết để thông qua EVFTA, “EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả”.

Với phát biểu về 3 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đây là lần thứ hai trong vòng 10 tháng qua ông Bernd Lange đã ‘đòi nợ’ chính thể Việt Nam về nhân quyền.

Từ giữa năm 2016, bàn cờ đối thoại và đàm phán về nhân quyền đã dần chuyển từ tay người Mỹ sang Liên minh châu Âu.

Còn sau vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, có vẻ như người Đức duy lý, rất nguyên tắc và theo phương châm cứng rắn đang cầm chịch và cầm đằng chuôi trong phần lớn hoạt động và nội dung đàm phán nhân quyền, thậm chí đàm phán chi tiết ‘một đổi một’ với giới con buôn Hà Nội.

Đêm 7 tháng Năm năm 2018, đã có bằng chứng đầu tiên về ‘đổi nhân quyền lấy thương mại’ trong chính sách của Việt Nam : một tù nhân lương tâm được cộng đồng quốc tế và các tổ chức nhân quyền đặc biệt quan tâm là Luật sư Nguyễn Văn Đài, cùng nữ cộng sự của ông là Lê Thị Thu Hà, đã bị nhà cầm quyền và công an Việt Nam tống xuất ra nước ngoài, nhưng không phải đi Mỹ mà là đi Đức.

Việc chính thể Việt Nam chấp nhận trả tự do, dù vẫn theo cách tống xuất ra nước ngoài đối với Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Thu Hà, không chỉ đơn thuần là việc thả hai tù nhân chính trị, mà quan trọng hơn nhiều là sự đánh dấu một điểm ngoặt lớn về tính xu thế : sau một thời gian dài co kéo mặc cả với Chính phủ Đức, sức bền mỏi của chính thể Việt Nam đã sa vào vùng giới hạn dưới mà không thể trả treo và kéo dài lâu hơn nữa.

Việc Việt Nam chấp nhận phóng thích nhân vật nguy hiểm nhất như Nguyễn Văn Đài càng cho thấy rõ hơn về điểm ngoặt, nếu không muốn nói là bước ngoặt, trong xu thế buộc phải cởi nới nhân quyền để đổi lấy EVFTA đang diễn ra ở Việt Nam – một xu thế tất yếu và không thể đảo ngược.

Nhưng vụ phóng thích Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Thu Hà chỉ là biểu hiện có tính minh chứng đầu tiên về ‘cải thiện nhân quyền’ trong thời gian còn lại của năm 2018. Vẫn còn rất nhiều nhà hoạt động nhân quyền khác đang phải chịu ách kềm kẹp, trong đó có blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – người đàn bà hai con nhỏ đã được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh tặng danh hiệu ‘Người phụ nữ can đảm quốc tế’ vào đầu năm 2017 và đang phải chịu án tù 10 năm đằng đẵng…

Cuộc gặp Bernd Lange – Tô Lâm trong bối cảnh hiện thời đang mở ra hy vọng về việc ‘Bộ đàn áp nhân quyền’ sẽ chịu thả thêm một số tù nhân lương tâm trong thời gian tới để lại một lần nữa ‘đổi nhân quyền lấy thương mại’.

Thiền Lâm

Nguồn CaliToday, 01/08/2018

Published in Diễn đàn

Chỉ vài ngày sau khi Trương Minh Tuấn phải nhận thông báo bị ‘thôi giữ chức’, mà thực chất là bị cách chức bí thư ban cán sự đảng Bộ Thông tin và truyền thông, đồng nghĩa với việc bị cách chức bộ trưởng bộ này, vì sao lại thêm một quyết định chỉ định Trương Minh Tuấn làm Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương ?

chidinh1

Tình cảm ưu ái của Nguyễn Phú Trọng (phải) dành cho Trương Minh Tuấn (trái) là khá rõ. Ảnh : Tin Tức Hàng Ngày

Bởi vào tháng Tám năm 2016 ông Tuấn đã được Nguyễn Phú Trọng chỉ định ngồi vào cái ghế ấy kiêm chức bộ trưởng Thông tin và truyền thông.

Phải chăng ông Trọng sợ rằng hai năm qua công luận đã quên bẵng Trương Minh Tuấn là người của Ban Tuyên giáo trung ương, nên hai năm sau phải công bố một quyết định mới nhằm ‘tân trang’ cho nhân vật này ?

Cái ghế Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương phải chăng là động tác vớt vát ‘thể diện và uy tín’ cho Trương Minh Tuấn ?

Vào đầu tháng Bảy năm 2018, cái cách ‘cảnh cáo Trương Minh Tuấn’ – mà vai trò ‘tổng đạo diễn’ hiển nhiên thuộc về Tổng bí thư Trọng – đã khiến người ta dễ hình dung hơn về một chủ ý, hay sâu xa hơn nữa là một thâm ý của ông Trọng trong sách lược phân biệt đối xử giữa ‘củi nhà’ và ‘củi rừng’ cùng tương lai chiến dịch ‘chống tham nhũng’ của ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’.

Cái cách kỷ luật trên có vẻ giống như một kiểu ‘đánh bùn sang ao’ để cứu vớt Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn khỏi phải theo chân cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng vào tù.

Kết quả kỷ luật trên cũng xác nghiệm mối lo ngại của dư luận ngay trước đó về việc Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đã ‘chạy án’ và thoát tội là có cơ sở.

Tình cảm ưu ái của Nguyễn Phú Trọng dành cho Trương Minh Tuấn là khá rõ, khác hẳn với trường hợp Đinh La Thăng, dù Trương Minh Tuấn ‘ứng’ với Đinh La Thăng bởi tính chất ‘rất nghiêm trọng’ trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Vào tháng Năm năm 2016, ngay sau khi bị kết luận ‘rất nghiêm trọng’ vào thời kỳ còn là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, bị kỷ luật và phải rời hai cái ghế ủy viên bộ chính trị lẫn bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh quá màu mỡ, dù được chỉ định làm Phó trưởng ban Kinh tế trung ương, nhưng vụ Thăng bị khởi tố và tống giam bảy tháng sau đó đã khiến lộ rõ ý đồ của Nguyễn Phú Trọng : đưa Thăng về Ban Kinh tế trung ương là do ‘biện pháp tình thế’, tức Tổng Trọng chưa thể ‘xử’ Thăng ngay vào thời điểm đó, mà chỉ để tạm tại Ban Kinh tế trung ương như một cách ‘nhốt quyền lực vào lồng’, chờ cơ hội thuận lợi sẽ tống Thăng vào ‘lò’.

Còn Trương Minh Tuấn từ năm 2016 đã nổi lên như một ngôi sao sáng trên chính trường Việt Nam với thành tích lặp đi lặp lại không biết ngán ngẩm công cuộc ‘chống tự diễn biến, tự chuyển hóa’ của người thày Nguyễn Phú Trọng. Về mặt tư tưởng hệ và cách thức giáo điều, Trương Minh Tuấn hiển nhiên đã tỏ ra đồng cảm tuyệt đối với nhà mác xít Nguyễn Phú Trọng và dành được thiện cảm của ông Trọng.

Trương Minh Tuấn cũng là nhân vật được một số dư luận xem là ‘sát thủ báo chí’, nắm giữ quyền sinh quyền sát đối với gần hết khối báo chí nhà nước, cũng là người đặc biệt tỏ ra ‘cực đỏ’ và ‘kiên định chủ nghĩa xã hội’ từ năm 2016 khi chính thức nhậm chức bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông.

Không chỉ cần thiết cho Nguyễn Phú Trọng trong chủ trương kiên định ‘chống tự diễn biến, tự chuyển hóa’, Trương Minh Tuấn còn có thể trở thành nhân vật khó có thể thay thế vào lúc này khi luật An ninh mạng đã được một quốc hội ‘nghị gật’ cắm đầu bấm nút thông qua và một tổng bí thư muốn ‘vận dụng’ luật này để ‘bảo vệ chế độ’ và áp chế mọi tiếng nói khác biệt chính kiến. Trương Minh Tuấn chính là công cụ đắc lực để một đảng toàn trị và độc đoán được bảo vệ và kéo dài hơi thở phập phù ngày nào hay ngày nấy.

Khác hẳn ‘củi rừng’ Đinh La Thăng mà đã bị Nguyễn Phú Trọng sẵn lòng xử án tù giám đến 31 năm, Trương Minh Tuấn lại là một dạng ‘củi nhà’, để dù có bị kỷ luật và bị cách chức thì vẫn có thể ‘hạ cánh an toàn’.

Nhưng Trương Minh Tuấn cũng bị nghi ngờ rất lớn về ‘âm mưu chia chác’ bởi nhân vật này đã trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho Nguyễn Bắc Son, để Lê Nam Trà của Công ty Mobifone ký hợp đồng mua Công ty AVG.

Trương Minh Tuấn cũng là quan chức bị đồn đoán rất nhiều về việc đã nhận một ngôi biệt thự trị giá hàng triệu USD của Phạm Nhật Vũ – em trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và là một trong những kẻ chủ mưu vụ AVG nhưng cho tới nay vẫn không hề xuất hiện tên tuổi trong kết luận thanh tra của Thanh tra chính phủ về vụ AVG cũng như trong công bố khởi tố và bắt giam của Bộ Công an.

Giờ đây, quan chức nhúng chàm Trương Minh Tuấn lại nghiễm nhiên trở thành sếp của hơn 800 tờ báo nhà nước và có quyền răn dạy về ‘đạo đức cách mạng’.

Trong chiến dịch được xem là ‘chống tham nhũng’ của Nguyễn Phú Trọng, vụ ‘Mobifone mua AVG’ và cá nhân Trương Minh Tuấn được dư luận đặc biệt chú tâm. Giờ đây khi tất cả mọi người chứng kiến ông Trọng xử vụ Trương Minh Tuấn quá nhẹ nhàng theo cách ‘đập chuột sợ vỡ bình’, điều được ông Trọng tuyên xưng là ‘chống tham nhũng không có vùng cấm’ sẽ hoàn toàn vô giá trị trong con mắt thế thái nhân tình, còn tất cả những tụng danh dành cho ông Trọng như ‘Sỹ phu Bắc Hà’, ‘Minh quân’, ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ và gần đây nhất là ‘Người đốt lò vĩ đại’ sẽ chỉ còn gió thoảng mây bay và chẳng còn nghĩa lý gì nữa.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 02/08/2018

Published in Diễn đàn

Theo thông báo đăng trên trang web của Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Hà Nội ra ngày 20/7/2018, Chính phủ Cộng hòa Séc đã gây nên một cú sốc đối với chính thể độc đảng ở Việt Nam : quyết định tạm ngừng tiếp nhận đơn xin thị thực dài hạn cho mục đích lao động và kinh doanh đối với công dân Việt Nam”.

sec1

Thông báo của Đại sứ quán Czech tại Hà Nội về việc ngừng cấp visa dài hạn cho người Việt. Động thái này diễn ra vài ngày sau khi Nguyễn Hải Long, một người Việt sinh sống ở Czech, thú tội trước tòa án Đức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh cách đây 1 năm. Ảnh : VOA

Chỉ một tháng trước quyết định trên, vào tháng Sáu năm 2018 và trong khuôn khổ bàn luận về vấn đề ngân sách tài chính năm 2017 của ngành ngoại giao Cộng hòa Séc, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện nước này là ông Zaoralek đã bất ngờ tung ra một phát ngôn chấn động mang tính khẳng định “Việt Nam là tội phạm có tổ chức và trở thành mối đe dọa an ninh quốc gia hàng đầu”.

Ông Zaoralek cho biết visa cho sinh viên Việt Nam vào Séc là công cụ để đưa tội phạm vào nước này. Ông cũng nói rằng các băng nhóm Trung Quốc và Việt Nam đang sản xuất chất gây nghiện Pervitin để bán vào Đức và Séc…

Bất chấp phản ứng ngày 24/6/2018 của ông Hồ Minh Tuấn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Séc, chứ không phải của Bộ Ngoại giao Việt Nam, về phát biểu của Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Cộng hòa Séc là “hoàn toàn không phù hợp với sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai nước những năm qua”, giới chóp bu Việt Nam đã lần đầu tiên như bị một cái tát nảy đom đóm từ chính đối tác mà họ luôn tự tin là ‘quốc gia có nền kinh tế thân thiện nhất với Việt Nam’.

Nếu nhìn rộng hơn, phát ngôn của ông Zaoralek không hẳn là một sự bất ngờ mà đã được tích tụ sau một khoảng thời gian đủ dài và chuỗi sự cố đủ dày. Phát ngôn này không chỉ liên đới mật thiết với quá nhiều bức xúc của cộng đồng người Việt ở Séc trước tình trạng Đại sứ quán Việt Nam tại nước này đã từ lâu biến cơ chế cấp visa thành một dịch vụ hay hơn thế nữa là vụ đầu cơ dành cho các quan chức của đại sứ quán, với giá thu visa gấp từ 4-5 lần so với mức quy định, mà còn nhằm chỉ trích nhiều thực trạng mà giới quan chức ‘ăn của dân không chừa thứ gì’ đã mang sang tận kinh thành cổ kính Praha.

Phát ngôn trên lại phát ra trong bối cảnh vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ đã lan đến Slovakia – quốc gia mà cùng với Cộng hòa Séc đã được tách ra từ Tiệp Khắc trước đây.

Vào tháng Tư năm 2018 và liên quan đến phiên tòa của Tòa án Đức xử Nguyễn Hải Long, đã bất thần bùng phát một thông tin liên đới một cấp cao hơn rất nhiều : Slovakia phải làm việc với phía Đức để xác minh khả năng ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, đã sử dụng chuyến thăm của mình đến nước này hồi tháng Tám năm 2017 để làm bình phong cho vụ bắt giữ Trịnh Xuân Thanh.

Mặc dù sau đó Đại sứ Việt Nam tại Bratislava là ông Dương Trọng Minh đã hồi đáp yêu cầu của Bộ Ngoại giao Slovakia là ‘Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt ở Slovakia’, giới quan sát chính trị vẫn nhận ra một sự né tránh rõ rệt : câu trả lời của Đại sứ Dương Trọng Minh chỉ là ‘Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt ở Slovakia’, mà không hề thanh minh cho việc ‘Việt Nam không bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’.

Cho tới nay, tuyệt nhiên vẫn không thấy Bộ trưởng công an Tô Lâm hiện ra để ‘phản bác những luận điệu sai trái’ mới đây của phía Slovakia và Đức về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong’. Hiện tượng quá trống vắng này càng khiến dư luận quốc tế tin rằng đã có một mối liên đới nào đấy giữa tướng Tô Lâm và Trịnh Xuân Thanh trong vùng lãnh thổ Slovakia.

Tuy chưa có quan chức nào của Slovakia tuyên bố một cách chính thức về tình trạng thực ra đã rạn nứt đáng kể giữa Slovakia và Việt Nam qua vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, nhưng thông tin của báo chí Slovakia và báo chí Đức đều phản ánh mối quan hệ này đang xấu hẳn đi, với sự cảnh giác cao độ của người Slovakia đối với giới mật vụ và ngoại giao Việt Nam.

Tình trạng rạn nứt giữa Slovakia và Việt Nam còn khiến ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người đồng hương của Slovakia là Cộng hòa Séc với Việt Nam. Vào nửa đầu năm 2017, một quan chức cao cấp của Việt Nam là Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đến Séc để vận động nước này ủng hộ Việt Nam vào EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu). Khi đó, có vẻ giới lãnh đạo Séc còn lưỡng lự.

Còn đến giờ, đã chẳng có bất kỳ phản hồi nào từ giới lãnh đạo của Chính phủ Séc đối với EVFTA.

Séc nằm trong số những thị trường xuất khẩu lao động trong khối Liên Hiệp Châu Âu (EU) mà lao động Việt Nam làm việc như Bulgaria, Cộng hòa Síp, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Pháp, Itallia, Manta, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, và Vương quốc Anh. 

Sau vụ Cộng hòa Séc tạm ngừng tiếp nhận đơn xin thị thực dài hạn cho mục đích lao động và kinh doanh đối với công dân Việt Nam, có thể cho rằng Việt Nam đã mất đứt ‘thị trường xuất khẩu lao động truyền thống’ mà nước này luôn kỳ vọng.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 26/07/2018

Published in Diễn đàn

Ngay sau khi phiên tòa xử bị cáo Nguyễn Hải Long kết thúc, nhà báo Lê Trung Khoa – chủ bút của trang Thoibao.de của cộng đồng người Việt ở Đức – đã nhận định rằng phía Đức sẽ có những bước đi tiếp theo đối với những nhân vật khác đã được phía Đức xác định có liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. “Khi Nguyễn Hải Long đã chủ động nhận tội tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh thì vụ án này có kết quả rất tốt, bằng kết quả là họ ký nhận có tham gia vụ bắt cóc và đây là vụ bắt cóc. Khi có kết quả này rồi thì như nhận định của bà luật sư đại diện cho Trịnh Xuân Thanh là chắc chắn sẽ có những động thái tiếp theo với những đối tượng đang trốn chạy là tướng Đường Minh Hưng, Đào Quốc Oai, Lê Anh Tú và một số những người khác đã được nêu tên trước tòa” (RFA Việt ngữ).

duc1

Số phận của tướng Đường Minh Hưng thì không cần phải bàn cãi, mà chỉ còn là vấn đề thời gian. Ảnh : VANews

Chỉ một tuần sau cử chỉ cúi đầu nhận tội làm gián điệp và bắt cóc, Nguyễn Hải Long đã được hưởng mức án chỉ có 3 năm 10 tháng tù vì tội, tức giảm đến phân nửa so với mức án lên đến bảy năm rưỡi tù giam nếu không chịu nhận tội.

Vào thời điểm Nguyễn Hải Long nhận tội, Hãng tin BBC cho biết nội dung bản khai bổ sung viết “Việc thuê xe sang Berlin là để bắt một nhân vật rất quan trọng, nhằm đem về Việt Nam xét xử”. Nguyễn Hải Long cũng thừa nhận ông ta biết rằng người chỉ đạo chiến dịch bắt người này là tướng Đường Minh Hưng, người mà ông đã đặt phòng khách sạn hộ tại Berlin. Nguyễn Hải Long cũng khai trước tòa rằng sau khi vụ bắt người hoàn thành, ông đã tham dự một buổi tiệc “ăn mừng” ở Prague, với tướng Hưng là một trong những người có mặt và đã “uống khá say”. Phần trình bày bổ sung này của bị cáo Nguyễn Hải Long đã được bên công tố và luật sư đại diện ông Trịnh Xuân Thanh chấp nhận là “phù hợp kết quả điều tra”…

Đường Minh Hưng lại là trung tướng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh thuộc Bộ Công an Việt Nam. Vào tháng Mười Hai năm 2017, Công tố Đức đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với Đường Minh Hưng. Tin tức này đã được báo chí Đức phát đi vào giữa năm 2018, nhưng từ đó đến nay Bộ Công an và chính phủ Việt Nam vẫn hoàn toàn ‘cấm khẩu’, không có bất kỳ phản ứng nào trước động thái không khác gì ‘hạ nhục’ từ người Đức.

Từ sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, mặc dù phía Đức đã trưng ra một số bằng chứng (nhân chứng, vật chứng) để chứng minh có sự tham gia trực tiếp của mật vụ Việt Nam vào vụ bắt cóc này, nhưng việc Nguyễn Hải Long nhận tội có thể được xem là chứng cứ sống đầu tiên của chính thủ phạm mà đã tố cáo trực tiếp về đường dây bắt cóc của Trung tướng công an Đường Minh Hưng. Trên phương diện tố tụng hình sự, chứng cứ này là đặc biệt quan trọng và có thể mở đường cho hàng loạt phanh phui tiếp theo về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trong thời gian tới.

Lời thú tội của Nguyễn Hải Long tại Tòa Thượng thẩm Berlin vào ngày 17/7/2018 càng thúc đẩy mau hơn và mạnh hơn những quyết định tiếp tới của ngành tư pháp Đức để chế tài Việt Nam, kể cả việc phát thêm lệnh truy nã quốc tế đối với vài gương mặt quan chức cao nào đó thuộc công an Việt Nam, trong bối cảnh Hà Nội vẫn chưa có bất kỳ một động tác xin lỗi và ‘cam kết không tái phạm’ nào trước người Đức.

Một khả năng khác có thể xảy ra là sau việc 4 quan chức ngoại giao Việt Nam ‘trốn’ hiện diện tại phiên tòa xử Nguyễn Hải Long (Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Đức là Đoàn Xuân Hưng, Tham tán Công sứ Lê Thị Thu, sĩ quan liên lạc cảnh sát Lê Thanh Hải và Bí thư Thứ nhất Lê Đức Trung – đều là những nhân vật bị nghi ngờ có dính dáng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh), Tòa Thượng thẩm Berlin sẽ gây sức ép đủ mạnh để Bộ Ngoại giao Đức phải trục xuất Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Đoàn Xuân Hưng khỏi nước Đức, tương tự thân phận cán bộ tình báo Nguyễn Đức Thoa vào năm 2017.

Vào tháng Sáu năm 2018 khi Nguyễn Hải Long còn chưa chịu nhận tội, phía Việt Nam có vẻ tưởng chừng Tòa thượng thẩm Berlin sẽ bị bế tắc trong vụ xử Long và sẽ không thể có kết quả đáng kể nào để tác động vào khối hành pháp Đức nhằm chế tài thêm đối với Việt Nam. Cũng vào tháng Sáu đó, giới chóp bu Việt Nam bất ngờ trục xuất Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài sang Đức như một chiến thuật “đổi nhân quyền lấy thương mại’ – một cử chỉ lấy lòng bởi Đức đang đóng vai trò quyết định trong việc tác động đến Nghị viện châu Âu xem xét có ký kết và sau đó thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) hay không. Đồng thời, phía Việt Nam phát tín hiệu ‘sẽ trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức’…

Nhưng còn giờ đây, sau khi Nguyễn Hải Long đã ‘khai sạch’ và chắc chắn đã làm sáng tỏ nhiều hành vi của một số quan chức công an cao cấp của Việt Nam trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, hy vọng ‘kết thúc khủng hoảng Việt – Đức’ trong năm 2018 và ký kết EVFTA vào cuối năm 2018 lại một lần nữa mờ mịt.

Kể từ tháng Tư năm 2018 khi phiên tòa xử Nguyễn Hải Long được mở và khiến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trở nên tung tóe, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã không còn giữ được tư thế đàm phán theo lối trả treo có vẻ không quá khó khăn với Bộ Ngoại giao Đức – cơ quan hành pháp – về vụ Trịnh Xuân Thanh, mà phải đối mặt với một cơ quan hoàn toàn độc lập với chính phủ Đức là Tòa Thượng thẩm Berlin thuộc khối tư pháp, theo đúng nguyên tắc tam quyền phân lập chỉ có ở những nước dân chủ.

Sự thật là trong con mắt nước Đức, một kẻ tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh nếu có được phía Việt Nam ‘trả lại’ cho Đức cũng chẳng có ý nghĩa gì lớn. Mà trên hết, người Đức cần được chế độ vi phạm nhân quyền quá trầm trọng ở Việt Nam thật sự tôn trọng như một nhà nước pháp quyền, mà vụ Trịnh Xuân Thanh là một phép thử rất lớn.

Với một nhà nước pháp quyền và tam quyền phân lập như đinh đóng cột như thế, ngay trước mắt có thể sẽ là những lệnh truy nã bổ sung dành cho những kẻ bắt cóc đến từ Việt Nam.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 27/07/2018

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 16