Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

17 tháng 2 năm nay tiếp tục trôi qua trong lặng lẽ, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam tiếp tục câm lặng, không đả động gì đến chuyện vào đúng ngày này năm 1979, Trung Quốc xua đại quân tràn vào các tỉnh cực Bắc Việt Nam, giết sạch, đốt sạch, phá sạch mọi thứ để "dạy cho Việt Nam một bài học" và cũng không có bất kỳ hành động nào để bày tỏ sự tri ân, thương tiếc.

vequoc1

Nghĩa trang liệt sĩ ở Lạng Sơn, trong số này có những liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới với Trung Quốc năm 1979 - Reuters

Việc tưởng niệm những người lính đã đền nợ nước trong suốt mười năm (từ cuối thập niên 1970 đến cuối thập niên 1980), những thường dân đã uổng mạng 44 năm trước chỉ diễn ra trên mạng xã hội. Khác với một số năm trước, năm nay, trên hệ thống truyền thông chính thức, chỉ vài cơ quan có "máu mặt" như Thông tấn xã Việt Nam (1), Nhân Dân (2), đề cập đến cuộc chiến được gọi là "bảo vệ biên giới phía Bắc". Tại Việt Nam, việc tưởng niệm những người đã ngã xuống trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc hồi cuối thập niên 1970 cho đến cuối thập niên 1980 hoặc đã uổng mạng dưới tay quân xâm lược không theo quy luật nào cả.

Hoạt động tưởng niệm mang tính tự phát có năm có thể thực hiện thoải mái, có năm bị đàn áp khốc liệt, có năm thì một số cá nhân có thể cảm thấy thoải mái, một số thì bị giám sát chặt chẽ, không cho đến những nơi có thể trở thành chỗ "tụ tập đông người". Trên hệ thống truyền thông chính thức cũng thế, có năm, các cơ quan truyền thông chính thức giống như bị đãng trí đột xuất nên im như tờ, có năm đột nhiên đồng thanh lên tiếng như ngựa được thả lỏng cương. Năm nay thì chỉ vài cơ quan truyền thông thuộc loại "có sừng, có mỏ" được Đảng ta, Nhà nước ta "tin tưởng tuyệt đối" như Thông tấn xã Việt Nam, Nhân Dân… khẳng định : Đảng, Nhà nước, nhân dân luôn trân trọng, ghi nhớ.

Không cần phải bàn đến sự trân trọng của nhân dân bởi điều đó đã thể hiện rất rõ cả trên mạng xã hội lẫn trong thực tế nhưng phải bàn đến sự "trân trọng" của Đảng, Nhà nước. Làm sao có thể xem là "trân trọng" khi từ đầu thập niên 1990 đến giờ, đại diện giới lãnh đạo chính quyền Việt Nam chỉ chính thức đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc vào đúng dịp 17 tháng 2 một lần hồi 2016 và do vậy mà điều lẽ ra là đương nhiên ấy trở thành "sự kiện đặc biệt" (3) ? Mãi tới năm ngoái, Thủ tướng đương nhiệm mới làm như thế thêm một lần nữa nhưng là vào hạ tuần tháng 1 nhân dịp "làm việc tại Quảng Ninh" (4) !

Cứ đặt cách hành xử của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đối với những liệt sĩ người Việt đã đền nợ nước trong cuộc chiến vệ quốc kéo dài từ cuối thập niên 1970 đến cuối thập niên 1980 ở khu vực biên giới Việt – Trung bên cạnh cách đối xử với những "liệt sĩ Trung Quốc" đã "hy sinh" ở miền Bắc Việt Nam khi được đưa sang Việt Nam "chống Mỹ cứu nước" ắt sẽ thấy, trong nhận thức của giới lãnh đạo chính quyền Việt Nam, liệt sĩ người Việt không quan trọng bằng "liệt sĩ Trung Quốc". Năm nào chính quyền Việt Nam cũng cử đại diện đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các "liệt sĩ Trung Quốc" tại những "Nghĩa trang Liệt sĩ Trung Quốc" trên đất Việt Nam…

Có năm, đại diện chính quyền Việt Nam đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm "liệt sĩ Trung Quốc" vào dịp kỷ niệm ngày Việt Nam – Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao (5). Có năm, đại diện chính quyền Việt Nam đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm "liệt sĩ Trung Quốc" nhân "Ngày Thương binh – Liệt sĩ của Việt Nam" (6). Thậm chí, cứ như thông tin của các cơ quan truyền thông Trung Quốc thì năm nào vào Tiết Thanh Minh, Đại sứ và nhân viên ngoại giao của Trung Quốc tại Việt Nam cũng lập đoàn đi tảo mộ ở các "Nghĩa trang Liệt sĩ Trung Quốc" tại Việt Nam. Việt Nam hiện có tới 40 nghĩa trang như thế nằm rải rác trên 19 tỉnh, thành phố.

Theo CRI (China Radio International - Đài phát thanh Quốc tế của Trung Quốc), năm ngoái, khi đi tảo mộ các "liệt sĩ Trung Quốc" hy sinh cho Việt Nam, ông Hùng Ba – Đại sứ của Trung Quốc tại Việt Nam tiếp tục lập lại điều mà chính quyền Trung Quốc đã nói từ lâu, đó là "trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, hơn 1.400 con em xuất sắc của dân tộc Trung Hoa đã hy sinh vì sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam" (7).

Lẽ nào chỉ vì quân xâm lược là Trung Quốc – quốc gia có di sản quý báu là sự tương đồng ý thức hệ, với đặc trưng cùng do Đảng cộng sản lãnh đạo nên tạo ra mối quan hệ đặc biệt, chi phối cách ứng xử của cả hai, thành ra nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (8). Những liệt sĩ người Việt hy sinh trong một cuộc chiến vệ quốc như cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc ở biên giới phía Bắc đương nhiên phải bị rẻ rúng hơn các "liệt sĩ Trung Quốc" đã cùng chính quyền Việt Nam "chống Pháp, chống Mỹ" ?

Nếu một lần nữa "tiếng súng lại vang trên bầu trời biên giới, gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới" như 44 năm trước, vì chính quyền Việt Nam chưa bao giờ ngần ngại trong việc chứng minh, chẳng có gì quý hơn "sự tương đồng ý thức hệ, với đặc trưng cùng do Đảng cộng sản lãnh đạo", chẳng có gì quan trọng bằng việc được "một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" và dứt khoát phải gìn giữ thực thi cả "16 chữ vàng" lẫn "tinh thần bốn tốt" để Đảng cộng sản Việt Nam có thể đạt tới "muôn năm" mà người Việt ngã lòng, lơi tay thì ai đắc tội với dân tộc, với tiền nhân ?

Đồng Phụng Việt

Nguồn : RFA, 21/02/2023

Tham khảo

(1) https://baotintuc.vn/long-form/thoi-su/tri-an-liet-si-hy-sinh-o-bien-gioi-phia-bac-20230216224514958.htm

(2) https://nhandan.vn/44-nam-cuoc-chien-dau-bao-ve-bien-gioi-phia-bac-vi-doc-lap-tu-do-post739148.html

(3) https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/chu-tich-nuoc-dang-huong-liet-si-chien-tranh-bien-gioi-phia-bac-20160217160259235.htm

(4) https://baochinhphu.vn/thu-tuong-dang-huong-tuong-niem-cac-anh-hung-liet-si-da-hy-sinh-trong-cuoc-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-102220126190222862.htm

(5) http://caobangtv.vn/tin-tuc-n26934/doan-dai-bieu-tinh-dang-huong-vieng-nghia-trang-liet-sy-trung-quoc.html

(6) http://baobacgiang.com.vn/bg/xa-hoi/387217/lien-hiep-cac-to-chuc-huu-nghi-tinh-bac-giang-vieng-nghia-trang-liet-si-quan-tinh-nguyen-trung-quoc.html

(7) http://www.lmcchina.org/vie/2021-04/07/content_41522529.html

(8) http://tuoitre.vn/khong-ai-quen-loi-ich-quoc-gia-dan-toc-527794.htm

Published in Diễn đàn

Hoa Kỳ cố gắng khéo léo tăng cường hiện diện ở Đông Nam Á

Thu Hằng, RFI, 29/10/2021

ASEAN buộc phải giữ thế cân bằng giữa Trung Quốc và phương Tây trong vùng Đông Nam Á. Bắc Kinh khẩn trương củng cố quan hệ ngoại giao với khối 10 nước ASEAN trong bối cảnh chính quyền Biden chấn chỉnh chiến lược "xoay trục sang Châu Á" và liên kết với các đồng minh để kềm chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc.

phapmy1

Tổng thống Mỹ Joe Biden họp trực tuyến với các lãnh đạo ASEAN tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 26/10/2021.  Reuters - Jonathan Ernst

Một điểm chung được giới chuyên gia ghi nhận là Đông Nam Á bất đắc dĩ trở thành khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của hai siêu cường thế giới, dù luôn khẳng định không chọn phe nào. Bằng chứng mới nhất cho thấy ASEAN đang gồng mình giữ thế cân bằng là chỉ trong hai ngày 27 và 28/10/2021 đã lần lượt thông báo "nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện một cách có ý nghĩa, thực chất, cùng có lợi" với Úc và Trung Quốc.

Biden trấn an đối tác ASEAN về các liên minh quân sự

Úc là một đối tác quan trọng của Hoa Kỳ trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, tham gia liên minh AUKUS (Mỹ, Anh, Úc) được thành lập ngày 15/09/2021 và là thành viên của Bộ Tứ - QUAD (Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Mỹ). Sự thành lập liên minh AUKUS, cùng với việc Úc sẽ được trang bị tầu ngầm hạt nhân của Mỹ, khiến nhiều nước thành viên ASEAN lo ngại chạy đua vũ trang, trong khi khu vực này có Hiệp ước Không có Vũ khí Hạt nhân (SEANWWFZ).

Trả lời đài RFI ngày 26/10, giáo sư sử học Pierre Grosser, trường Khoa học Chính trị SciencesPo Paris (Pháp), giải thích việc tổng thống Joe Biden tham dự thượng đỉnh với ASEAN sau bốn năm vắng nguyên thủ Mỹ là nhằm chứng minh "sự quan tâm" của Hoa Kỳ đối với khu vực, được đánh giá là có sức ảnh hưởng khá quan trọng đến nhiều chương trình nghị sự quốc tế. Nhưng trên hết, nguyên thủ Mỹ muốn trấn an các đối tác ASEAN rằng "AUKUS hay QUAD không phải là những mối đe dọa, không phải là sự lôi kéo vào một cuộc chiến tranh lạnh", như nhiều nước từng lo ngại khi Mỹ thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) (08/09/1954 - 30/06/1977) chống sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á.

Đúng là "Hoa Kỳ đang chấn chỉnh chiến lược ngoại giao để nói chuyện với Trung Quốc trên thế mạnh", nhưng theo chuyên gia về quan hệ đối ngoại Pháp, Washington "không cố kéo ASEAN về phía họ, trong ngắn hạn, và đặc biệt là không gây sức ép quá đáng đối với ASEAN, vì có thể làm tan vỡ tổ chức này".

Nguy cơ "già néo đứt dây"

Washington ý thức được điểm vô cùng nhạy cảm này. Mười nước ASEAN có lập trường khác nhau về sự cạnh tranh Mỹ-Trung. Theo ông Pierre Grosser, "một số nước thành viên muốn giữ thế trung lập, một số nước ở tình thế tế nhị, bị kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc. Như Việt Nam chẳng hạn, xét về mặt hệ tư tưởng thì thiên về Bắc Kinh, nhưng xét về lợi ích thì lại có xu hướng ký kết nhiều thỏa thuận chiến lược với những nước khác, để cố cân bằng ít nhiều với sức mạnh Trung Quốc và dĩ nhiên là để đối phó với những mối đe dọa ở Biển Đông". Riêng Cam Bốt, nước sẽ giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2022, "có xu hướng ngả theo Trung Quốc rất rõ".

Khu vực Đông Nam Á cũng có vấn đề về dân chủ, nhân quyền và tự do ngôn luận, trong khi đây là những điểm được nguyên thủ Mỹ Joe Biden nhấn mạnh khi tranh cử. Cuộc khủng hoảng chính trị tại Miến Điện hiện nay cũng là một ví dụ cho "nghệ thuật" đối ngoại của Mỹ. Nhà Trắng không can thiệp, hiện chỉ dừng ở mức kêu gọi và trừng phạt giới tướng lĩnh liên quan đến đảo chính, vì nếu đi xa hơn, Mỹ có nguy cơ đẩy những nước ASEAN hiện "im lặng" về vấn đề Miến Điện ngả theo Bắc Kinh, được cho là ngầm ủng hộ tập đoàn quân sự.

Cuối cùng, mục tiêu mà Hoa Kỳ đang nhắm đến là sự hiện diện bền vững, lâu dài ở Đông Nam Á, nhằm làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc, thông qua hàng loạt chương trình hợp tác trên nhiều lĩnh vực : tiếp tục ủng hộ tự do lưu thông hàng hải và hàng không ở Biển Đông, phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19, chuyển đổi công nghệ số, thích ứng và chống biến đổi khí hậu, phòng ngừa dịch bệnh, với việc đặt Văn phòng CDC khu vực Đông Nam Á ở Hà Nội... Một chương trình trị giá 102 triệu đô la được Hoa Kỳ dự kiến công bố dành cho các sáng kiến mới tăng cường hợp tác với ASEAN.

Thu Hằng

********************

Pháp không ủng hộ liên minh AUKUS

Thanh Hà, RFI, 29/10/2021

Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo hôm 29/10/2021, đặc sứ Pháp trong khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương, Christophe Penot cho biết Paris không tán đồng AUKUS. Tuy nhiên "chiến lược của Paris không thay đổi, đó là củng cố quan hệ với những quốc gia như Ấn Độ hay Nhật Bản…".

phapmy2

Ảnh tư liệu do Hải quân Mỹ cung cấp : Chiếc USS Missouri (SSN 780), tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia, rời căn cứ Pearl Harbor-Hickamnt ngày 01/09/2021. AP - Petty Officer 1st Class Michael B Zingaro

Nguyên là đại sứ Pháp tại Canberra, tháng 10 năm ngoái, ông Penot đã được bổ nhiệm làm đại diện cho Pháp trong khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương.

Nhà ngoại giao này giải thích "cách tiếp cận của AUKUS không phù hợp với chúng tôi", bởi vì thỏa thuận giữa Washington, Luân Đôn và Canberra nhằm kềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực sẽ buộc một số quốc gia trong vùng phải chọn đứng về phía Bắc Kinh hay Washignton, và như vậy "càng tạo thêm căng thẳng, thay vì giúp tìm ra những giải pháp làm hạ nhiệt tình hình".

Đại diện ngoại giao Pháp cũng đề cập đến hợp đồng tàu ngầm với Úc, cho rằng việc Canberra trang bị tàu ngầm nguyên tử của Hoa Kỳ làm dấy lên tranh luận về vấn đề "chống phổ biến hạt nhân". Sau Úc, có thể một số quốc gia khác cũng muốn trang bị tàu ngầm hạt nhân. Tuy nhiên, ông Christophe Penot nhấn mạnh trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại Ấn Độ -Thái Bình Dương, Paris muốn tăng cường quan hệ với các quốc gia khác trong khu vực. Riêng với Úc, nhà ngoại giao này nhìn nhận một sự rạn nứt mà "cần có thời gian để hàn gắn".

Thanh Hà

Published in Quốc tế

K t tháng Tư khi bnh dch Covid-19 tái phát, s người mc bnh Vit Nam đã tăng lên ti 62 trong s 63 thành ph và tnh l. Các nơi b nng nht đu min Nam, như Sài Gòn, Bình Dương, Long An, Đng Nai, và Tây Ninh. Nhng hình nh đường ph Sài Gòn vng hoe, các nhân viên y tế mc đng phc che kín t đu ti chân nm ngh ngay trước ca phòng cp cu, làm não lòng người Vit nước ngoài.

covid1

Vit Nam nhn 500 ngàn liu vaccine Sinopharm tng phm t Trung Quc, 20 tháng Sáu, 2021.

Tuy nhiên, nếu chúng ta tin vào các con s do chính ph cng sn đưa ra thì t s người mc bnh và chết vì Covid-19 còn chưa cao lm. Trong dân s 96 triu người, ngày 11 tháng Tám 2021 mi có 232.937 bnh nhân, vi 4.145 người chết. Theo B Y tế, t s người chết vì bnh còn thp hơn t s 9,6% trong cơn bnh dch SARS năm 2002-2003.

Các con s trên có th làm du bt ni lo lng, nhưng không che giu được trình đ cha tr dch Covid quá yếu kém. Hình nh nhng xác người chết cun trong bao nm bên giường nhng bnh nhân còn sng gây mt n tượng thương tâm và kinh hoàng !

Các bnh vin cht chi, thiếu thiết b và thuc men, các nhân viên y tế làm ct lc không hết vic. Nhiu nơi đã t chi không nhn thêm bnh nhân. Ban giám đc bnh vin không đ nhân viên và xe, cáng di chuyn thi hài người đã chết. Nhng xác chết nm cnh người sng trong mt căn phòng ba bn ngn ngang ; có l vì khu nhà xác đã hết ch và phòng đó là nơi duy nht có máy lnh ! Cnh lúng túng, khn khó ngay trong mt bnh vin là mi lo chính ; vì mai mt không biết nhng bnh nhân sp vào có được cha tr hay không.

B Y tế cho biết đã có 80,348 người khi bnh. Nhưng theo hãng thông tn Nht Bn Nikkei thì Vit Nam đã tt xung đng hàng chót trong thành tích cha tr Covid-19. Ch s Lành bnh NCRI (Nikkei Covid-19 Recovery Index) đu tháng Tám ghi Trung Quc (74 đim) đng hàng đu ; vì h có phương tin y tế cho hàng t dân mà s bnh nhân rt ít. Đáng khen ngi là hai nước đng kế, New Zealand (69,5) và Hungary (69,0) mói lên thay Malta và Ba Lan trong tháng trước ; đó là nhng quc gia còn nh hơn nước ta. Vào tháng Sáu, ch s NCRI ca Vit Nam đng hàng th 100 trong s 120 quc gia trên thế gii. Đu tháng By đã tt xung hàng 114, và qua ngày 8 tháng Tám rơi xung hàng 120 cùng vi Thái Lan, c hai được 22 đim.

Trình đ phòng bnh cũng thp kém không khác gì vic tr bnh ; mc dù không có mt phong trào "chng vaccine" như M. Dân M được chích nga 57% đ hai liu, còn Vit Nam ti đu tháng Tám mi có gn 9 triu rưỡi, tc 10% dân s, được chích thuc chng, trong đó ch có gn mt triu, mt phn trăm được chích đy đ ; đây là t l thp nht so vi các nước Đông Nam Á.

Chính quyn Hà Ni tuyên b trong năm nay s mua 120 triu liu thuc nga, vn thiếu 30 triu liu mi đ đ phòng bnh cho 3 phn tư người ln, là t s ti thiu đ đt tình trng "min nhim tp th" (herd immunity).

Vit Nam đã được tng 592,100 liu vaccine ca Oxford-AstraZeneca, 38.9 triu liu vaccine min phí t COVAX, mt qu h tương do Y tế Thế gii t chc. Ngoài ra đã mua 30 triu liu thuc chng AstraZeneca và 20 triu liu Sputnik V ca Nga.

Đu tháng Sáu, Cng sn Trung Quc ha tng 500,000 liu vaccine do Công ty Sinopharm chế to. Lúc đó Trung Quốc đã cung cp cho 80 nước trên thế gii 350 triu liu thuc chng do các công ty Sinovac và Sinopharm sn xut. Nhưng người Vit Nam không tin tưởng vào thuc chng làm nước đàn anh cng sn.

Nhng tin tc sau đó càng tăng thêm mi nghi ng ca người Vit. Nhiu nước s dng hai th vaccine ca Trung Quốc đã phi lo tìm th thuc chng khác đ chích li ln na. Các nước Mongolia, Chile, và Seychelles, dùng vaccine ca Trung Quốc đã chng nga cho 50% dân chúng, nhưng nhiu người chích ri vn mc bnh và chết.

Đu tháng By, chính ph M gi tng Vit Nam 2 triu liu Moderna. Loi vaccine ca công ty này và công ty BioNTech Đc Quc (hp tác vi Pfizer) theo phương pháp hoàn toàn mi, dùng mRNA kích thích cho h thng min nhim trong con người sn xut các kháng th. Vit Nam đang mc c mua 5 triu liu ca Moderna, 31 triu ca BioNTech Pfizer.

T đu năm nay, Trung Quốc đã công kích phương pháp tân k này. Tp chí Hoàn Cu Thi Báo(Global Times) mô t vic s dng mRNA là rt nguy him ! BáoNhân Dân  Bc Kinh k li chuyn nhng người già Na Uy đã chết sau khi chích thuc chng ca BioNTech và Pfizer ; mt chuyn đn đãi không chng c.

Nhưng bây gi Trung Quốc phi công nhn loi vaccine dùng mRNA hiu qu gp bi so vi thuc ni hóa. Vào tháng Năm, Công ty Fosun Pharma (Phc Tinh Y Dược, 复星医) đã ký hp đng sn xut vaccine ca BioNTech cho th trường Trung Quc, 100 triu liu trong năm 2021 và mt t liu mi năm sau.

Dân Sài Gòn cũng nhit lit ng h các thuc chng dùng mRNA ca Moderna và BioNTech Pfizer. Hai tun l sau khi 2 triu liu thuc Moderna được trao cho Vit Nam, chính ph M li gi thêm 3 triu liu vaccine dùng mRNA na, c hai ln đu đi qua h thng COVAX. Mt na s thuc mi này ti Sài Gòn ngày 25 tháng By, mt na đi Hà Ni. Tng thng Joe Biden công b chương trình s cung cp 500 triu liu vaccine Pfizer-BioNTech cho 92 nước nghèo ; Vit Nam s được thêm mt s trong năm nay.

Ngoài các thuc chng nga, Chính ph M đã tng 17,7 triu đô la giúp Vit Nam phòng chng Covid-19 ; đu tư mt t m kim vào các cơ s y tế đ gia tăng sc chng bnh dch. T năm 1998 Cơ quan Phòng Chng Bnh Dch ca nước M, CDC đã giúp hun luyn các chuyên viên chng bnh dch.

Nhưng không nước nào có th vin tr cho dân Vit Nam mt chính quyn trong sch và hu hiu. Mt que "test swap" đ th nghim đáng giá mt đô la, khi đem s dng dân Qung Nam phi tr 734,000 đng. Mt ln xét nghim ti bnh vin tnh Đng Nai giá t 300 lên 734 ngàn ; người xa s phi tr t 600 ngàn ti 1 triu 500 ngàn đng !

Ai được chích nga trước ? Nhiu người đã nêu lên nhng cnh bt công. Danh sách Bn Phân B Vc Xin Moderna và Pfizer ca tnh Đng Nai, ngày 24 tháng By, cho thy ưu tiên được chích dành cho các cán b, đng viên. Mt giáo sư Đi hc Đà Nng than phin rng gn 3,000 người chưa ai được chích trong khi các đng nghip Sài Gòn và Hà Ni được chích c.

Ti Sài Gòn, trong s nhiu loi vaccine, có c vaccine ca Sinopharm. Công ty Vn Thnh Phát ca bà Trương M Lan nhp cng năm triu liu Vero Cell cho thành ph. Nhiu người dân cho đài RFA biết h t chi tiêm "vc-xin Tàu" dù b pht. Ngày 3 tháng Tám, lãnh đo thành ph phi gii thích rng dân có quyn t chi vaccine Sinopharm, không pht !

Bà Trương M Lan đã ni tiếng t năm 2014 vì b t cáo hi l 20 t đng (1 triu m kim) cho Th trưởng B Công an Phm Quý Ng đ chiếm mt khu đt thuc Cng Nhà Rng- Khánh Hi. Năm 2014, 10 người trong gia đình bà Trương M Lan đã xin t b quc tch Vit Nam, qua năm sau xin rút li. Năm nay, công chúng trên mng xã hi chuyn cho nhau xem nhng văn bn mà theo đó, người ca Tp đoàn Vn Thnh Phát nơi tài tr vaccine do Sinopharm sn xut được chích nga bng AstraZeneca ti Bnh vin Thng Nht, nơi dành cho cán b cao cp.

Covid-19 khiến cho người Vit Nam thêm mt dp biu l tinh thn chng Cng sn Trung Quc. Người ta chng đến c vaccine Trung Quốc ! Đây là mt thành kiến không cn thiết. Chích bt c th vaccine nào, dù ch hiu nghim 50% cũng tt hơn là không chích ! Nhưng người Vit đã chng c 1000 năm Bc thuc và bn năm ln quân xâm lăng tái chiếm đ nô lê hóa dân mình ; ký c không th nào xóa b được !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 13/08/2021

Published in Diễn đàn

"Sợ" Trung Quốc, Châu Âu giữ khoảng cách với Mỹ

Với báo chí Pháp, nhân vật trong ngày đương nhiên là tổng thống Mỹ, ngôi sao sáng ở thượng đỉnh G7 tại Anh Quốc. Xã luận của ba tờ báo lớn Paris đều dành cho Joe Biden và sự trở lại của Hoa Kỳ. "Biden chinh phục lại mặt trận miền Tây" là tựa của Libération. Tờ Le Figaro chạy tựa "Joe Biden muốn Châu Âu nhập ngũ chống Trung Quốc". Báo chí Pháp dường như quên mất Canada và Nhật trong thượng đỉnh G7 lần này.

eu1

Từ trái qua phải : Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Chủ tich Hội đồng Châu Âu Charles Michel, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Ý Mario Draghi, bên trước thượng đỉnh G7 ở Cornwall, Anh Quốc, ngày 11/06/2021.  Reuters – Phil Noble

Vào lúc tổng thống Mỹ muốn Châu Âu "có một cách tiếp cận cứng rắn hơn đôi với Trung Quốc" như Libération ghi nhận, thì Le Monde lưu ý độc giả, Châu Âu tránh một cuộc đối đầu quá lộ liễu.

Đối thoại chưa bao giờ bị cắt đứt

Thông tín viên của tờ báo từ Bắc Kinh, khẳng định : tương tự như Châu Á, nhiều nước trong Liên Hiệp Châu Âu cũng đang bị giằng co giữa một bên là nỗi lo sợ Trung Quốc "bành trướng" nhưng lại không dám mạnh mẽ chỉ trích Bắc Kinh vì sợ đánh mất những cơ hội với thị trường tiềm năng này. Do vậy, Liên Hiệp Châu Âu không muốn để Washington "lôi kéo vào một cuộc đối đầu trực diện với Bắc Kinh".

Bất chấp những nỗ lực của Hoa Kỳ, cả dưới thời chính quyền Trump lẫn Biden, "đối thoại chưa bao giờ gián đoạn"giữa các thành viên Liên Âu với Trung Quốc. Ngoại trưởng Hungary, Ba Lan và Ireland vừa sang Trung Quốc. Tây Ban Nha và Ý chuẩn bị theo chân. Không loại trừ khả năng thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ sang Bắc Kinh từ biệt ông Tập Cận Bình trước khi từ giã chính trường. Vẫn theo thông tín viên Le Monde, ý tưởng tổng thống Pháp Emmanuel Macron tháp tùng thủ tướng Merkel trong chuyến công du Trung Quốc vẫn còn tính thời sự. Một nhà ngoại giao Châu Âu được tác giả bài báo trích dẫn tỏ ra thực tế : "Đừng xem thường sức quyến rũ của Trung Quốc" khi mà trên toàn nước Đức một năm người dân mua vào 3 triệu xe hơi, nhưng chỉ riêng Volkswagen, mỗi năm bán ra đến 3 triệu rưỡi xe trên thị trường Trung Quốc. Người ta có thể không yêu quý gì Trung Quốc nhưng đây vẫn là một thị trường không thể bỏ qua.

Với Trung Quốc, Pháp ngậm bồ hòn làm ngọt ?

Nhưng Trung Quốc là một thị trường "xương xẩu", "khó nhằn" : "Paris hết kiên nhẫn với Bắc Kinh". Báo kinh tế Les Echos nhắc lại, trong chuyến công du Trung Quốc lần thứ nhì vào tháng 11/2019 tổng thống Emmanuel Macron kêu gọi Bắc Kinh "đẩy mạnh tiến độ mở cửa thị trường Trung Quốc cho các doanh nghiệp Pháp". 18 tháng sau, không một tiến triển nào được ghi nhận, những cam kết hợp tác của Bắc Kinh chỉ là những "lời hứa suông".

Pháp-Trung từng tuyên bố "cân bằng hóa trao đổi mậu dịch hai chiều", nhưng trong năm 2020 thâm hụt mậu dịch của Pháp với ông khổng lồ Châu Á "tăng kỷ lục" - đụng ngưỡng 39 tỷ euro. Trao đổi giữa bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire với phó thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa (Hu Chunhua) hôm 27/05/2021 đã "rất căng thẳng", theo một nguồn tin thân cận được Les Echos trích dẫn.

Thỏa thuận Trung Quốc mua thịt heo của Pháp nhẽ ra được thông qua nhân cuộc họp này cuối cùng đã bị hủy vào giờ chót, do Bắc Kinh chưa "sẵn sàng" vì vẫn sợ "dịch tả heo" lây sang Trung Quốc. Đàm phán về các hợp đồng trong lĩnh vực hàng không liên tục kéo dài. Trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, đôi bên vẫn chưa ngã ngũ về giá cả hợp đồng liên quan đến một nhà máy xử lý rác nguyên tử cho Trung Quốc. Riêng trên hồ sơ cuối cùng, Les Echos lưu ý độc giả : đành rằng Paris chỉ trích Bắc Kinh muốn "làm mưa làm gió" nhưng đổi lại thì Trung Quốc cũng bực mình trước những đòi hỏi của Pháp về các chuẩn mực an toàn trong dự án xây dựng nhà máy xử lý rác nguyên tử cho Trung Quốc. Paris không muốn "lịch sử lặp lại" sau bài học "phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán", khi đã hoàn toàn mất quyền kiểm soát những gì diễn ra đằng sau những bức tường của phòng thí nghiệm do chính Pháp tài trợ, giúp Viện vi trùng học Trung Quốc tại Vũ Hán trở thành "mũi nhọn" trong ngành.

Ấn Độ - Thái Bình Dương : Trung Quốc sách nhiễu Hải quân Pháp

Ấn Độ - Thái Bình Dương là một cái gai khác trong quan hệ Paris - Bắc Kinh. Trong bài phỏng vấn dành cho báo Le Monde hôm 08/06/2021, tư lệnh Hải quân Pháp đô đốc Pierre Vandier cho biết : mỗi lần công tác tại khu vực này, tàu của Pháp đều bị theo dõi, đôi khi phải tránh để "xảy ra đụng độ với tàu Trung Quốc".

Tệ hơn nữa, "một số nơi mà Hải quân Pháp thường ghé lại trong khu vực này đã hủy chương trình hợp tác vào giờ chót" và phía Pháp không nhận được bất kỳ một giải thích rõ ràng nào. Đó là dấu hiệu cụ thể cho thấy áp lực của Trung Quốc ngày càng gia tăng và Bắc Kinh đang áp dụng chiến lược "bóp ngẹt vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương"trên nhiều mặt trận cùng lúc, từ "kinh tế, đến ngoại giao, quân sự… hay kể cả dưới hình thức tấn công tin học hoặc bằng những phương tiện khác".

Khi được hỏi "Đâu là những thách thức mà sức mạnh của Trung Quốc sẽ đặt ra trong tương lai ?", tư lệnh Hải quân Pháp trả lời : cộng đồng quốc tế cần có một tiếng nói "tập thể" vì nếu không "trong một vài năm nữa, chúng ta sẽ không thể tránh khỏi tàu khu trục Trung Quốc khi đi qua khu vực này, thậm chí có thể bị cấm qua lại (…) Áp lực từ phía Trung Quốc hiện rất lớn (…) khiến chúng ta phải đặt nhiều câu hỏi về những ý đồ" của Bắc Kinh.

Vladimir Putin viết lại lịch sử Nga

Vài ngày trước thượng đỉnh Nga - Mỹ tổ chức tại Genève, Thụy Sĩ, tổng thống Vladimir Putin bị tố cáo phạm "tội ác chống lại lịch sử" : Le Monde chú ý đến báo cáo của Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền - FIDH, trụ sở tại Paris, hôm 10/06/2021 cho công bố một bản báo cáo tập hợp những vi phạm của chính quyền Nga nhắm vào giới nghiên cứu lịch sử nước này.

Mục tiêu của Moskva là nhằm áp đặt một dòng lịch sử "chính thức để biện minh cho tính chính đáng của chế độ".Văn bản gồm 80 trang và một trong những tác giả chính của bản báo cáo này là một luật sư trẻ, Grigori Vaïpan, tốt nghiệp trường Harvard Hoa Kỳ. Từ khi lên cầm quyền năm 2000, Vladimir Putin đã ban hành 7 đạo luật về "ký ức lịch sử".

Không biết bao nhiêu sử gia của nước Nga đã phải "trả giá" vì sự nghiêm túc trong công tác của một nhà nghiên cứu và can đảm đưa ra một tiếng nói "độc lập" với những tiêu chuẩn của Kremlin. Người thì mất chức, người thì bị cầm tù… Chỉ riêng trong năm 2018 đã có đến 17 nhà sử học Nga bị truy tố vì đã cả gan đưa ra những kết luận mà điện Kremlin không hài lòng khi nhìn lại vai trò của Moskva trong Thế Chiến Thứ Hai. Một chuyên gia hàng đầu của Nga về lịch sử quân sự lãnh án chung thân trong một phiên tòa bị xếp vào diện "bí mật quốc phòng".

Lịch sử, con tin của những nhà chính trị ma giáo

Giáo sư Antoon de Baets, trường đại học Groningue - Hà Lan nhận định, tổng thống Nga đã "biến lịch sử thành một bãi chiến trường".Tuy nhiên, nước Nga ngày nay của ông Putin hay Liên Xô trước kia không là một trường hợp riêng lẻ : "Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Guatemala hay Brazil đều từng vi phạm tội ác chống lịch sử. Ngay cả Châu Âu cũng thế. Những trường hợp như của Ba Lan hay Hungary đã quá hiển nhiên".

Chuyên gia này khen ngợi tổng thống Emmanuel Macron đã "can đảm" nhìn nhận trách nhiệm của nước Pháp trong cuộc thảm sát tại Rwanda, Châu Phi.

G7 : Kỳ vọng quá đáng vào Biden ?

Xã luận của báo công giáo La Croix mang tựa đề "Hy vọng Biden". Tờ Libération thiên tả hồ hởi với việc Joe Biden không đến dự thượng đỉnh G7 với "tay không" : ông hứa hẹn cấp nửa tỷ liều vac-xin chống Covid-19 cho các nước nghèo. Tổng thống Mỹ đang khiến cảnh tả Châu Âu ganh tị do đã áp đặt được biện pháp đánh thuế 15% các đại tập đoàn đa quốc gia, trong lúc đây là một sáng kiến của Pháp nhưng Paris lại không đủ sức thuyết phục. Còn Châu Âu thì không đoàn kết để có một tiếng nói chung trên hồ sơ này. Để rồi khi nước Mỹ lên tiếng thì tất cả răm rắp nghe theo.

Châu Âu phải nghĩ gì về một Biden đang muốn áp đặt biện pháp nâng lương tối thiểu ở Hoa Kỳ đang từ 7 lên 15 đô la một giờ, về một Joe Biden tung kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng 2.200 tỷ đô la ? Tác giả bài xã luận trên Libération kết luận nguyên thủ Mỹ đã đem lại một làn gió mới cho nước Mỹ và đó cũng là một làn gió mát mà Lục Địa Già đang rất cần !

Cũng Libération phỏng vấn giáo sư Garret Martin, chuyên gia về quan hệ quốc tế giữa hai bờ Đại Tây Dương : điều thú vị ở đây là dù vắng mặt trong "cuộc chạy việt dã ngoại giao" của tổng thống Biden lần này, nhưng Trung Quốc "lại là trọng tâm của khá nhiều cuộc trao đổi" giữa nguyên thủ Mỹ với các đối tác Châu Âu. Le Figaro hoàn toàn đồng ý với quan điểm này trong suốt loạt bài dành để nói về chuyến công du đầu tiên của tổng thống Biden trên Lục Địa Già. Theo tờ báo, "khí hậu, Covid và Trung Quốc, ba ưu tiên" của Joe Biden và trên cả ba hồ sơ đó Nhà Trắng chủ trương nước Mỹ "chia sẻ những giá trị và tầm nhìn về tương lai với các nền dân chủ khác". Chuyên gia Judy Dempsey quỹ Carnegie Hòa Bình khẳng định tổng thống Mỹ đến Châu Âu "vì những lý do chiến lược rất quan trọng". Washington "cần Châu Âu, cần có những đồng minh phương Tây, cần những nền dân chủ và cần hàn gắn mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương".

Vẫn theo chuyên gia này, trong logic của chủ nhân Nhà Trắng, ưu tiên số 1 của Joe Biden là Trung Quốc bởi về chiến lược, Hoa Kỳ trong thế "mặt đối mặt với Bắc Kinh" và ông Biden không muốn ra trận một mình.

Trong khi đó, "Châu Âu tuy ý thức được rằng Trung Quốc là một mối đe dọa có hệ thống, nhưng lại không có chung một quan điểm, và cũng không muốn bị kẹt giữa hai siêu cường" là Mỹ và Trung Quốc.

Dù vậy báo Le Figaro không quên nhắc nhở Châu Âu là nên thận trọng, chớ phấn khởi quá đáng về hình thức bề ngoài mà quên mất rằng, tổng thống Biden trong chưa đầy nửa năm ở Nhà Trắng đã theo chân những người tiền nhiệm ít nhất trên ba hồ sơ. Đó là "chính sách thoái lui của Mỹ khỏi Trung Đông và Trung Á ; tập trung trở lại vào những vấn để cốt lõi của nước Mỹ từ kinh tế, đến chính trị và hồ sơ thứ ba là một sự đối đầu về mặt chiến lược giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc".

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Mỹ : Lầu Năm Góc phải "biến lời nói thành hành động" để đối phó với Trung Quốc

Thùy Dương, RFI, 10/06/2021

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm qua 09/06/2021 yêu cầu Lầu Năm Góc thực hiện các ưu tiên đã đề ra để đối phó với Trung Quốc.

vandong1

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trong cuộc gặp tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại trụ sở bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Arlington, Virginia, Mỹ, ngày 07/06/2021.  Reuters – Evelyn Hockstein

Theo nhận định của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, các hoạt động của Lầu Năm Góc vẫn chưa cho thấy sự gia tăng nỗ lực để đối phó với sức mạnh đang lên của Bắc Kinh, đối thủ chiến lược số một của Washington.

Chiến lược quốc phòng Mỹ công bố hồi năm 2018 đã xác định Trung Quốc là một trong những mối đe dọa chính của Hoa Kỳ và Washington cần chống lại. Nhưng theo kết luận của một nhóm công tác đặc biệt do tổng thống Joe Biden thành lập hồi tháng 02/2021 nhằm đối phó mạnh mẽ hơn với Bắc Kinh, trong vòng 3 năm qua, Lầu Năm Góc đã không có nhiều hoạt động để thực hiện chiến lược quốc phòng nói trên.

Một quan chức cấp cao của bộ Quốc phòng Mỹ xin ẩn danh cho báo chí biết là nhóm công tác đã nhận thấy có một "khoảng cách giữa lời nói và việc làm" trong các vấn đề liên quan đến "các nguồn lực và quyết định" để đối phó với Trung Quốc. Quan chức này nhấn mạnh chiến lược quốc phòng năm 2018 có tầm quan trọng sống còn với nước Mỹ, nhưng giờ đây vấn đề là phải bảo đảm rằng bộ Quốc phòng đáp ứng mối ưu tiên đề ra về Trung Quốc.

Theo AFP, để đạt mục tiêu nói trên, bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã quyết định đích thân giám sát việc triển khai thực hiện các khuyến cáo của nhóm công tác đặc biệt của tổng thống Biden. Bộ trưởng Lloyd Austin cũng tuyên bố những nỗ lực mới nhằm thay đổi hướng đi của Lầu Năm Góc, vốn dĩ bị coi là một "cỗ máy quan liêu khổng lồ" và "cho phép bộ Quốc phòng Mỹ hồi sinh mạng lưới đồng minh và các quan hệ đối tác của Washington, tăng cường khả năng răn đe, đẩy mạnh sự phát triển các khái niệm tác chiến mới, các khả năng mới trỗi dậy và sự triển khai mới về các lực lượng" của Hoa Kỳ.

Thùy Dương

*********************

Mỹ mài sắc thêm vũ khí trừng phạt Trung Quốc

Trọng Nghĩa, RFI, 09/06/2021

Ngày 03/06/2021, tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra một sắc lệnh, sửa đổi lệnh trừng phạt các công ty Trung Quốc mà chính quyền tiền nhiệm Donald Trump đã ban hành, cấm đầu tư vào gần 60 doanh nghiệp Trung Quốc có liên quan tới quân đội hoặc hoạt động trong lĩnh vực giám sát. Ngoài việc đưa thêm nhiều công ty vào danh sách đen các thực thể bị cấm đầu tư, sắc lệnh mới còn bổ sung một số thiếu sót trong lệnh cũ đã làm cho biện pháp trừng phạt thiếu hiệu quả.

vandong2

Cờ Trung Quốc treo cùng với cờ tập đoàn CNOOC China National Offshore Oil Corp. © Reuters

Trong bài phân tích ngày 08/06/2021, hãng tin Anh Reuters đã nhận xét rằng vũ khí trừng phạt Trung Quốc được chính quyền Biden cải thiện về nguyên tắc có khả năng khiến "nhiều công ty Trung Quốc hơn rơi vào diện bị cấm nhận đầu tư Mỹ".

Nhìn chung, sắc lệnh vừa được tổng thống Biden ban hành sẽ nghiêm cấm các khoản đầu tư của Hoa Kỳ vào 59 tập đoàn và công ty trong các lĩnh vực công nghệ giám sát hoặc quốc phòng của Trung Quốc.

Phạm vi áp dụng trừng phạt rộng hơn so với thời Donald Trump

So với văn bản tương tự do tổng thống tiền nhiệm Donald Trump ký ban hành, lệnh mới của đương kim tổng thống Joe Biden có phạm vi áp dụng rộng hơn và tiêu chí để trừng phạt dễ dàng hơn.

Theo nhận xét của luật sư Kevin Wolf, cựu quan chức bộ Thương mại Mỹ, thì lệnh mới cấm người Mỹ đầu tư vào các công ty "đang hoạt động hoặc đã hoạt động" trong các lĩnh vực quốc phòng hoặc vật liệu liên quan tới quốc phòng hay công nghệ giám sát, hoặc thuộc sở hữu hay có người nắm quyền có liên hệ với các ngành trên.

Mục đích của lệnh cấm là nhằm hạn chế dòng tiền đổ vào các công ty làm suy yếu an ninh Hoa Kỳ hoặc "các giá trị dân chủ", những hành vi bị xếp vào diện vi phạm nhân quyền.

Những khái niệm được nêu lên trong lệnh cấm mới mang tính chất tổng quát hơn những gì ghi trong lệnh trừng phạt thời ông Trump, vốn chỉ được áp dụng đối với các công ty quân sự Trung Quốc như đã được định nghĩa trong Luật Ủy quyền Quốc phòng, tức là các công ty do Giải Phóng Quân Nhân Dân Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát hoặc "có liên quan với" quân đội, một bộ trong chính phủ hoặc với một cơ sở công nghiệp quốc phòng của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Lệnh đã được sửa đổi đã loại bỏ tiêu chí "liên kết trực tiếp với Nhà nước Trung Quốc", mà sử dụng ngôn từ mơ hồ hơn, nói đến những công ty "hoạt động trong -operate in" lĩnh vực quốc phòng hoặc giám sát.

Sắc lệnh mới có thể giúp tránh được những thất bại khi bị kiện

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả, theo các chuyên gia pháp lý được Reuters trích dẫn, là sắc lệnh mới có thể giúp chính quyền tránh được những thất bại đáng xấu hổ trước tòa án khi bị kiện, sau ba vụ công ty ra tòa khiếu nại lệnh cấm của tổng thống Trump, và đã thắng trong hai vụ, còn vụ thứ ba chưa ngã ngũ.

Chuyên gia Bill Reinsch, cố vấn cấp cao tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS), Washington nhận xét : "Các tòa án (Mỹ) thường tránh bác bỏ các quyết định của tổng thống nhân danh an ninh quốc gia. Việc họ đã phán quyết như vậy cho thấy là phía ông Trump đã thực sự kém cỏi cả trong việc soạn thảo sắc lệnh lẫn trong việc bảo vệ các quyết định đã được đưa ra".

Trong vụ kiện thứ nhất, Xiaomi, tập đoàn sản xuất điện thoại thông minh có trụ sở tại Bắc Kinh, bị mất khoảng 10 tỷ đô la vốn trên thị trường chứng khoán một tháng sau khi bị đưa vào danh sách các công ty bị cấm, là hãng đầu tiên đệ đơn kiện trước tòa để vạch rõ những sai sót trong lệnh của Trump.

Đến Tháng Ba vừa qua, tòa án đã yêu cầu đình chỉ lệnh cấm đối với Xiaomi với lý do là thiếu bằng chứng về việc tập đoàn này có liên kết với Quân Đội hoặc Nhà nước Trung Quốc. Điều đáng nói là tòa án đã gọi việc lập danh sách đen là một hành động "tùy tiện và thất thường".

Bằng chứng mà chính quyền Trump đưa ra để chứng minh "lỗi lầm" của Xiaomi chỉ là giải thưởng được Nhà Nước Trung Quốc trao tặng cho chủ tịch tập đoàn này vào năm 2014, một giải thưởng mà hơn 500 doanh nhân đã nhận được kể từ năm 2004, trong đó có cả lãnh đạo của một công ty sữa bột trẻ em. Chính quyền Mỹ cũng trích dẫn các khoản đầu tư của Xiaomi vào công nghệ 5G và trí tuệ nhân tạo, nhưng thẩm phán lưu ý rằng hai lãnh vực này đang trở thành tiêu chuẩn chung cho các sản phẩm tiêu dùng, chứ không chỉ riêng cho các thiết bị quân sự.

Thẩm phán cũng lưu ý những sai sót trong bản ghi nhớ quyết định của chính phủ, bao gồm các trích dẫn không chính xác quy chế được đề cập đến, và cho rằng chính quyền không đáp ứng thỏa đáng định nghĩa "có liên hệ với", cụ thể là "do một người khác kiểm soát trong thực tế hoặc liên kết với những người khác để cùng sở hữu hoặc kiểm soát".

Những công ty thoát nạn và những tập đoàn nổi bật bị trừng phạt

Do vậy, tháng Năm vừa qua, chính quyền Biden đã đồng ý rút tên Xiaomi ra khỏi danh sách.

Cũng giành được thắng lợi tương tự là công ty công nghệ bản đồ Luokung Technology Corp. Cả Xiaomi, Luokung và công ty bán dẫn Gowin Semiconductor, công ty thứ ba kiện lệnh cấm của chính quyền Trump, đều không nằm trong danh sách đen được sửa đổi của chính quyền Trump.

Dẫu sao thì danh sách 59 doanh nghiệp Trung Quốc bị cấm nhận đầu tư Mỹ vẫn bao gồm một loạt các đại tập đoàn, trong đó có nhiều thực thể nằm trong cả hai danh sách đen, cả thời Donald Trump lẫn thời Joe Biden.

Nổi bật trong danh sách là tập đoàn dầu hỏa ngoài khơi CNOOC, rất được người Việt Nam biết đến trong vai trò chủ nhân giàn khoan HD-981, tập đoàn công nghệ kỹ thuật số chuyên về camera giám sát Hikvision, tập đoàn điện thoại thông minh Hoa Vi và nhà sản xuất thiết bị bán dẫn SMIC.

Đối với luật sư Wendy Wysong hoạt động tại Hồng Kông, người đã từng cân nhắc việc kiện danh sách đen thời Donald Trump, thì bản danh sách của chính quyền Biden dường như có cơ sở vững chắc hơn.

Luật sư này giải thích : "Kiện các lệnh trừng phạt mới của Mỹ giờ đây sẽ khó khăn hơn rất nhiều vì lẽ lập luận không còn yếu như trước, trong lúc các tiêu chí không còn được định nghĩa một cách hạn hẹp nữa".

Chuyên gia Reinsch của CSIS thì dự đoán rằng nhiều công ty khác của Trung Quốc có thể bị liệt vào diện cấm nhận đầu tư Mỹ trong khuôn khổ lệnh trừng phạt của tổng thống Biden. Vấn đề chỉ là liệu Washington có muốn quyết liệt hơn với Bắc Kinh hay không.

Khả năng Mỹ trừng phạt Trung Quốc mạnh mẽ hơn hoàn toàn có thể xẩy ra trong bối cảnh mới đây Bắc Kinh chuẩn bị thông qua một bộ luật nhằm chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây, đặc biệt là các biện pháp từ phía Mỹ. Đang được thảo luận tại Quốc Hội Trung Quốc, dự luật này, theo Tân Hoa Xã sẽ được thông qua vào năm tới.

Trọng Nghĩa

*********************

Mỹ và Châu Âu tìm cách lập ''Liên minh công nghệ số'' để đối phó với Bắc Kinh

Trọng Thành, RFI, 10/06/2021

Trung tuần tháng 6/2021, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden công du Châu Âu, chuyến công du quốc tế đầu tiên kể từ khi nhậm chức. Trái ngược với chủ trương "Nước Mỹ trên hết", của người tiền nhiệm Donald Trump, tổng thống thứ 46 của nước Mỹ chủ trương siết chặt hợp tác với đồng minh truyền thống bên kia Đại Tây Dương, với mục tiêu chống lại ảnh hưởng gia tăng của mô hình độc tài toàn trị Trung Quốc.

vandong3

Cờ Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu.  AP - Jacquelyn Martin

"Liên minh công nghệ số" giữa Liên Âu (EU) và Mỹ được coi là một lĩnh vực mà Washington và Bruxelles muốn thúc đẩy, như một cột trụ của kế hoạch siết chặt hợp tác. Gần nửa năm sau khi ông Biden lên nắm quyền, dự án xây dựng Liên minh công nghệ số Âu – Mỹ đang trong tình trạng nào, và đâu là những thách thức chính ? RFI tổng hợp một số thông tin báo chí Âu – Mỹ, và giới thiệu dưới dạng hỏi đáp.

***

1. Dự án lập liên minh công nghệ số Âu – Mỹ hiện đang trong tình trạng nào ?

Dự án lập liên minh Âu – Mỹ trong lĩnh vực công nghệ số là một đề xuất từ phía Liên Âu, được Ủy Ban Châu Âu công bố hồi đầu tháng 12/2020, chỉ ít tuần sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Dự án đặt hy vọng vào việc "các giá trị chung" mà Hoa Kỳ và Liên Âu cùng chia sẻ (quyền cá nhân, các nguyên tắc dân chủ, phẩm giá con người) khiến Mỹ và EU "có thể cùng nhau khai thác được các cách tân công nghệ nhanh chóng và hóa giải được các thách thức đặt ra từ các hệ thống điều hành kỹ thuật số mang tính đối địch (ngụ ý đến hệ thống kiểm soát kỹ thuật số theo mô hình Trung Quốc)". Dự án của Ủy Ban Châu Âu nhấn mạnh là hai bên có "một cơ hội chưa từng có để xác lập một chương trình hợp tác công nghệ chung".

Ủy Ban Châu Âu đề xuất thành lập một Hội đồng Thương mại và Công nghệ EU – Hoa Kỳ (EU-U.S. Trade and Technology Council, gọi tắt là TTC), được đưa ra trong chương trình "New EU-US Agenda for Global Change ", công bố đầu tháng 12/2020. Đây có thể coi là bước khởi đầu giúp cho việc đặt các nền móng hợp tác. Dự án liên minh công nghệ số, bao gồm nhiều lĩnh vực như thương mại điện tử, an ninh mạng, nằm trong hướng hợp tác chung này.

Vào thời điểm đó, politico.com, trang mạng chuyên về chính sách của chính quyền Mỹ, ghi nhận việc thiết lập các hợp tác xuyên Đại Tây Dương sẽ gặp nhiều trở ngại. Về phía Hoa Kỳ, một số giới chức cao cấp cảnh báo là tân chính quyền Biden chắc chắn sẽ tiếp tục duy trì các chính sách với Liên Âu như thời Donald Trump, đặc biệt là sẽ làm mọi cách để chống lại các nỗ lực có thể khiến "các khoản thu" của chính quyền Mỹ, từ các tập đoàn đa quốc gia công nghệ số của Hoa Kỳ bị sụt giảm. Đề xuất của Liên Âu đã không nhận được hồi đáp của chính quyền Trump, vào giai đoạn ít tuần trước khi kết thúc nhiệm kỳ.

Đã nửa năm trôi qua từ đó. Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền từ hơn 5 tháng nay, có chủ trương ưu tiên tái lập quan hệ với các đồng minh, cùng chia sẻ các giá trị dân chủ, đặc biệt là các đồng minh Châu Âu, vốn đã bị rạn nứt nghiêm trọng trong thời kỳ ông Trump cầm quyền. Đầu tháng 5/2021, tổng thống Biden và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Layen đã có cuộc điện đàm, với dự án liên minh công nghệ là chủ đề trọng tâm, theo trang mạng Science Business, chuyên về lĩnh vực chính sách công nghệ, công nghiệp Châu Âu.

Trung tuần tháng 6/2021, tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến công du quốc tế đầu tiên, và Châu Âu được chọn làm đích đến. Bài "US and Europe to forge tech alliance amid China’s " của mạng Politico hôm 09/06, dẫn hai nguồn tin là giới chức cao cấp của Liên Âu, cho biết, trong khuôn khổ chuyến công du của nguyên thủ Mỹ, Liên Âu và Hoa Kỳ sẽ công bố một dự án hợp tác quy mô lớn về công nghệ và thương mại, nhằm "đẩy lùi Trung Quốc và cổ vũ cho các giá trị dân chủ". Các chi tiết của dự án sẽ được tổng thống Mỹ và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu công bố tại Bruxelles ngày 15/06.

2. Liên minh công nghệ số nhằm đối phó với Trung Quốc này có những mục tiêu chính nào ?

Xác lập "các tiêu chuẩn chung" trong lĩnh vực công nghệ số, thương mại kỹ thuật số là mục tiêu hàng đầu của dự án hợp tác Âu – Mỹ này. Mạng Politico dẫn lời phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu phụ trách kỹ thuật số, bà Margreth Vestager, hồi tuần trước, nhấn mạnh : "Mục tiêu chắc chắn là gây áp lực để đạt được các tiêu chuẩn toàn cầu thực sự, các tiêu chuẩn dựa trên việc tôn trọng đời sống riêng tư, bảo vệ phẩm giá con người …". Đầu tuần này, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, ông Jake Sullivan, giải thích rõ : tổng thống Biden và các lãnh đạo Liên Âu "sẽ tập trung vào việc phối hợp các tiếp cận về thương mại và công nghệ với mục tiêu để cho các nền dân chủ, chứ không phải là các thế lực nào khác, không phải Trung Quốc hay các chế độ độc tài nào khác, ấn định được các quy tắc thương mại và công nghệ của thế kỷ 21".

Washington và Bruxelles dự kiến tập trung vào ba lĩnh vực căn bản, vẫn theo thông tin từ hai giới chức cao cấp Châu Âu xin ẩn danh. Đó là quy tắc kinh doanh, chíp điện tử, và đầu tư nghiên cứu.

Lĩnh vực khẩn cấp đầu tiên là, thông qua việc hợp tác xuyên Đại Tây Dương về các tiêu chuẩn thương mại và công nghệ quốc tế, chống lại ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc, cũng như hợp tác để giải quyết các thách thức liên quan đến "chuỗi cung ứng toàn cầu", trở nên gay gắt hơn nhiều với đại dịch Covid, đặc biệt trong lĩnh vực linh kiện bán dẫn hay chíp điện tử, vật liệu căn bản của kỷ nguyên công nghệ số. Theo bản dự thảo thượng đỉnh Âu – Mỹ, mà Politico có được, Hội đồng Thương mại và Công nghệ EU – Hoa Kỳ (TCC) sẽ được giao phó phụ trách việc thiết lập các chính sách nhằm hướng đến việc "tái cân bằng các chuỗi cung ứng toàn cầu về linh kiện bán dẫn", nhằm bảo đảm để Liên Âu và Hoa Kỳ có đủ nguồn lực sản xuất linh kiện bán dẫn "tiên tiến nhất" và "tiết kiệm nguyên liệu nhất".

Lĩnh vực hợp tác căn bản thứ hai là các "giá trị dân chủ" trong lĩnh vực kỹ thuật số. Cụ thể là, hợp tác để ấn định các luật về thị trường kỹ thuật số, tạo điều kiện cho sự phát triển "các thị trường mở, công bằng", "đẩy lùi áp lực của các chế độ độc tài" trong lĩnh vực internet. "Chống độc quyền" trong lĩnh vực kỹ thuật số là một định hướng căn bản trong lĩnh vực này. Đây là một nội dung mà khối G7 sẽ phải làm rõ trong những tháng tới.

Lĩnh vực hợp tác thứ ba là tạo điều kiện cho các cách tân công nghệ và đầu tư tại Liên Âu và Hoa Kỳ. Hoa Kỳ và Liên Âu có thể lập "các công ty liên doanh đặc biệt" thúc đẩy các nghiên cứu - phát triển liên quan đến các công nghệ mũi nhọn, như tin học lượng tử.

3. Đâu là các thách thức, trở ngại chính cần vượt qua ?

Dự án liên minh công nghệ số Âu – Mỹ phải đối mặt với rất nhiều trở lực. Chủ trương đổi mới quan hệ Âu – Mỹ, tái lập hợp tác tuy được lãnh đạo hai phía ủng hộ nhiệt liệt, trên thực tế hoàn toàn không phải là việc "ngon ăn" (một "slam dunk" hay "cú úp rổ", thuật ngữ trong môn bóng rổ để chỉ cú ghi bàn chắc ăn 100%), theo như ghi nhận của Politico trong bài "US and Europe to forge tech alliance amid China’s".

Trên Le Grand Continent, trang mạng Châu Âu chuyên về địa chiến lược, chuyên gia về chính sách công nghiệp, công nghệ, ông Andre Loesekrug-Pietri , tỏ ra hết sức dè dặt trước triển vọng hợp tác Âu – Mỹ, theo đề xuất của Ủy Ban Châu Âu, với sáng kiến Hội đồng Thương mại và Công nghệ EU – Hoa Kỳ (TCC). Theo tác giả, để có được một hợp tác giữa các "đối tác" (chứ chưa ở mức "đồng minh") trong lĩnh vực này, Liên Âu cần phải xác lập được một "chính sách công nghệ" đủ khả năng cân bằng với Hoa Kỳ trong tương quan lực lượng, bởi "nếu tương quan lực lượng quá bất lợi, thì các điểm đồng thuận về lý thuyết có thể tìm thấy với Washington (ví dụ như trong việc xác định các tiêu chuẩn về những công nghệ mới như trong lĩnh vực "trí tuệ nhân tạo" hay công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin Blockchain), trên thực tế, sẽ trở thành các lĩnh vực có lợi nhiều hơn cho các tác nhân Hoa Kỳ".

Chuyên gia Andre Loesekrug-Pietri cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc, để cho hợp tác xuyên Đại Tây Dương không trở thành một mối nguy từ bên trong đối với Liên Âu, Hoa Kỳ cần phải từ bỏ việc cho phép cơ quan An ninh Quốc gia NSA đặt "các cửa hậu" trong các phần mềm tin học Mỹ, cũng như cần tách bạch nghiêm ngặt hai lĩnh vực, một là hoạt động của các nhà mạng cung cấp dịch vụ internet, kỹ thuật số và và hai là các cơ sở hạ tầng Internet của chính quyền Mỹ (như cáp ngầm dưới biển…).

Trong khi đó, đối với nhiều chính trị gia Liên Âu, lĩnh vực liên minh công nghệ số là "quan trọng", nhưng chưa hẳn đã là điều ưu tiên hàng đầu với Liên Âu hiện nay. Theo Science Business, "khôi phục những cây cầu hợp tác" (vốn đã bị hủy hoại nhiều dưới thời Donald Trump, với nhiều quyết định đơn phương), cho phép thúc đẩy các hợp tác kinh tế, công nghệ, thương mại, xuyên Đại Tây Dương nói chung mới là thách thức khẩn cấp hiện nay. Một nhà ngoại giao xin ẩn danh cho Politico biết "các thương lượng về thuế là điều quan trọng nhất".

Các bất đồng trong nội bộ Liên Âu về chiến lược quan hệ với Trung Quốc cũng là một thách thức, một ẩn số khác với dự án liên minh công nghệ số Âu – Mỹ. Một số lãnh đạo Châu Âu, như thủ tướng Đức Angela Merkel, ít có xu hướng hy sinh quan hệ kinh tế quan trọng với Trung Quốc, để dấn mình với thế đối đầu quyết liệt với Bắc Kinh.

Dù sao, nhìn chung, việc Liên Âu và Hoa Kỳ chậm trễ trong việc thúc đẩy các hợp tác về công nghệ số rõ ràng là để ngỏ sân chơi cho đà lấn tới của Trung Quốc, như cảnh báo của bà Luisa Santos, phó tổng giám đốc Business Europe (Hiệp hội của giới chủ Châu Âu), trên mạng Science Business. "Hợp tác được là điều tốt !", theo lãnh đạo Business Europe. Hồi tháng Giêng 2021, Hiệp hội của giới chủ Châu Âu và Phòng Thương mại Mỹ đã ra tuyên bố chung, ủng hộ sáng kiến thiết lập Hội đồng Thương mại và Công nghệ EU – Hoa Kỳ (TCC).

Trọng Thành

**********************

Thượng Viện Mỹ thông qua kế hoạch hơn 170 tỷ đầu tư cho công nghệ để đối phó với Trung Quốc

Anh Vũ, RFI, 09/06/2021

Thượng Viện Hoa Kỳ, ngày 08/06/2021, đã thông qua một kế hoạch đầu tư hơn 170 tỷ đô la, để khuyên khích các công ty sản xuất tại Mỹ và đối phó với Trung Quốc trên lĩnh vực công nghệ. Bắc Kinh tố cáo Washington thổi phồng cái gọi là mối "đe dọa Trung Quốc".

vandong4

Lãnh đạo phe thiểu số Cộng hòa tại Thượng Viện Mỹ, Mitch McConnell, phát biểu với giới truyền thông, tại trụ sở Quốc Hội, Đồi Capitol, Washington, Mỹ, ngày 08/06/2021.  Reuters – Evelyn Hockstein

Trong một phiên họp đặc biệt giữa đảng Dân Chủ và Cộng Hòa hôm qua, Thượng Viện Mỹ đã thông qua dự luật dự trù các khoản đầu tư lớn trong lĩnh vực khoa học công nghệ để ngăn chặn mối đe dọa từ Trung Quốc.

Theo AFP, văn kiện luật được đánh giá mang tính "lịch sử" này được thông qua với 68 phiếu thuận và 32 phiếu chống, sẽ còn phải được đưa qua Hạ Viện phê chuẩn vòng cuối cùng trước khi tổng thống ký ban hành. Tuy nhiên lịch trình công việc này tại Hạ Viện vẫn chưa được ấn định.

Ngay sau khi Thượng Viện Mỹ thông qua dự luật trên, Ủy ban Đối ngoại Quốc Hội Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích Washington thổi phồng "mối đe doa Trung Quốc" thể hiện tâm lý "hoang tưởng" của Mỹ với Trung Quốc.

Kế hoạch đầu tư được Thượng Viện vừa thông qua dành hơn 170 tỷ đô la cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất tại Hoa Kỳ các chi tiết bán dẫn, hiện chủ yếu được sản xuất tại Châu Á. Tình trạng khan hiếm vật liệu bán dẫn khắp thế giới đang tác động đến các ngành sản xuất trọng yếu, từ xe hơi đến viễn thông. Chế tạo bán dẫn trở thành một thách thức chiến lược với nhiều nước trên thế giới.

Cụ thể kế hoạch đầu tư dự trù 52 tỷ trong 5 năm để khuyến khích sản xuất bán dẫn trên đất Mỹ. 120 tỷ đô la dành cho nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ bản lề như trí tuệ nhân tạo, phát triển mạng 5 G, những lĩnh vực cạnh tranh căng thẳng nhất giữa Mỹ và Trung Quốc.

 Tổng thống Joe Biden đã khen ngợi việc thông qua dự luật. Ông tuyên bố "Vào lúc các nước khác tiếp tục đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển cho riêng mình. Chúng ta không chậm trễ. Nước Mỹ phải giữ vị thế của quốc gia cải tiến và sản xuất mạnh nhất thế giới".

Bảo vệ nền kinh tế Mỹ, đặc biệt trước sự bành trướng của Trung Quốc là chủ đề hiếm hoi có được đồng thuận giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ tại Quốc Hội Mỹ. Lãnh đạo phe Dân Chủ tại Thượng Viện Chuck Schumer đánh giá dự luật này "mở đường đầu tư rộng rãi nhất trong khoa học và công nghệ từ nhiều thế hệ qua".

Còn lãnh đạo phe Cộng Hòa tại Thượng Viện Mitch McConnell nhất mạnh : "Từ các dây chuyền cung ứng thiết yếu đến sở hữu trí tuệ qua đến chống gián điệp, dự luật tấn công vào vấn đề chủ chốt để giúp chúng ta xác định cơ sở chiến lược cho nhiều thập kỷ". Các nghị sĩ Mỹ nhất trí cho rằng dự luật này mang lại cho Hoa Kỳ khả năng đáp trả mạnh mẽ cuộc cạnh tranh không trung thực từ chế độ Cộng Sản Trung Quốc.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Bắc Kinh chống Mỹ, người Châu Á chống Trung Quốc

Thông tín viên Le Monde trong bài "Hoa Kỳ trở thành vật tế thần tự động của Trung Quốc"ngày 28/04/2021nhận xét việc đả kích Mỹ đã trở thành quy luật trong những bài diễn văn của chính quyền Bắc Kinh. Đây là một trong những bài đáng chú ý trong mục điểm báo Pháp ngày 28/04/2021.

chong1

Sinh viên Philippines đốt cờ Trung Quốc ở trước dinh tổng thống để phản đối chuyến công du của chủ tịch Tập Cận Bình, Manila, Philippines, ngày 20/11/2019.  AP - Aaron Favila

Hiếm khi tổng thống Mỹ phải chờ đến phút chót mới biết được khách có nhận lời mời hay không. Nhưng điều này đã xảy ra với Biden : mãi đến 21/04, một ngày trước cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu do ông tổ chức, Trung Quốc mới loan báo sự tham gia của Tập Cận Bình.

Chiếc nón cao bồi của Đặng Tiểu Bình giờ chỉ còn trong hoài niệm

Đã xa rồi, thời kỳ mà nhân vật số 1 Trung Quốc đi thăm Mỹ với chiếc nón cao bồi khiến chủ nhà hài lòng. Đó là tháng 2/1979. Mao đã qua đời gần ba năm, và người kế nhiệm là Đặng Tiểu Bình muốn chứng tỏ Trung Quốc mở cửa với thế giới. Ngược lại, 42 năm sau, Tập Cận Bình giữ khoảng cách với Chú Sam. Hôm 21/03, khi các nhà ngoại giao đôi bên khẩu chiến dữ dội ở Anchorage (Alaska), ông Tập bệ vệ hơn bao giờ hết, đi thăm một cánh đồng trà ở Phúc Kiến và triết lý về văn hóa Trung Hoa. Hẳn nhiên ông không nghĩ đến việc đội lại một chiếc mũ cao bồi rộng vành, người Trung Quốc sẽ phản đối.

Đã hẳn là nhiều người ở Hoa lục vẫn tiếp tục mơ gởi đứa con duy nhất đến các trường đại học Mỹ, và khi nói riêng với nhau, họ tin tưởng vac-xin Mỹ hơn hàng nội địa. Nhưng nếu các cuộc thăm dò ở phương Tây cho thấy hình ảnh Trung Quốc xấu đi một cách thảm hại, thì ở Hoa lục cũng diễn ra điều ngược lại. Các tố cáo diệt chủng và cưỡng bức lao động ở Tân Cương không hề tạo ra những tranh luận nghiêm túc tại Trung Quốc. Đại đa số có vẻ tin vào những lời tuyên truyền, rằng đó là mưu toan của Mỹ để làm Trung Quốc yếu đi.

Tờ báo nhắc lại ngày 03/10/2010, thủ tướng lúc đó là Ôn Gia Bảo nói với CNN rằng "tự do ngôn luận là cần thiết" dù mức độ phát triển của một nước có như thế nào đi nữa. Ngày nay là sự đối chọi giữa hai mô hình, "nhân quyền"và "phép lạ kinh tế". Tại Hoa lục, không thể nói tốt về Mỹ. Ở Diễn đàn Kinh tế Bác Ngao (Boao) vừa kết thúc ở đảo Hải Nam, không ai tự cho phép nói rằng kế hoạch tái thúc đẩy khổng lồ của Hoa Kỳ là món lợi lớn cho các nhà xuất khẩu Châu Á. Ngược lại, những bài diễn văn "nghe lọt tai" là phải tố cáo sự mất cân bằng tiền tệ do luồng đô la ồ ạt. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh ngày càng ít giấu diếm ý định dùng đồng nhân dân tệ ảo để tránh sử dụng đồng đô la trong các giao dịch quốc tế.

Hoa Kỳ cũng được dùng làm cái cớ cho những trò chơi xấu của Bắc Kinh. Tại Bác Ngao, khi các khách mời Indonesia và Philippines tố cáo chính sách bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, chủ nhà đáp lại, đó là do sự hiện diện của Mỹ ! Không may cho Bắc Kinh, nếu tinh thần chống Mỹ nối kết người Hoa, thì phần còn lại ở Châu Á suy nghĩ ngược lại, họ coi Washington như người bảo vệ để chống lại người láng giềng hùng mạnh và ngang ngược.

Nhân dân tệ ảo để cạnh tranh với đồng đô la

Trên lãnh vực kinh tế, Le Monde ngày 28/04cho rằng"Đồng tiền kỹ thuật số còn là vấn đề chủ quyền".Tiền ảo có thể giúp tăng cường chống rửa tiền, nhưng cũng có nguy cơ làm đảo lộn hệ thống tài chính, bên cạnh đó là vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân. Riêng Trung Quốc đang thử nghiệm "e-yuan" ở bốn thành phố lớn.

Ngân hàng Trung ương (PBOC) muốn phổ biến đồng nhân dân tệ ảo vào năm 2022. Người sử dụng có thể thanh toán qua ứng dụng smartphone, nhưng qua đó PBOC biết được ai chi trả cho những gì, ở đâu, khi nào, nhất là khi hệ thống được bổ sung bằng công nghệ nhận diện và giám sát. Đồng nhân dân tệ ảo, về lâu về dài, có thể cạnh tranh với đô la Mỹ trong hệ thống thanh toán quốc tế và như vậy giúp tránh né các trừng phạt của Washington đối với các công ty ngoại quốc làm ăn với những nước như Iran.

Đảo Hải Nam, thiên đường thuế của Trung Quốc ?

Le Monde cũng mô tả"Hải Nam, phòng thí nghiệm tự do kỳ lạ của Tập Cận Bình". Chính quyền Trung Quốc có tham vọng biến hòn đảo 10 triệu dân ở cực nam thành khu vực miễn thuế khổng lồ cạnh tranh với các cảng lớn hiện nay như Dubai, Singapore và cả Hồng Kông, trở thành một Thâm Quyến của thế kỷ 21. Bắc Kinh nhấn mạnh đến "năm tự do hóa" từ nay đến 2025 : thương mại, đầu tư, vận tải, tư bản và nhân lực.

Người nước ngoài được ở lại Hải Nam 1 tháng không cần visa, và ngược với Hoa lục, các trang web phương Tây như Facebook, Twitter có thể tham khảo tự do. Các lãnh vực đầu tư được mở rộng, ngay cả trường trung, đại học có thể do người ngoại quốc quản lý. Thuế nhập khẩu thấp hơn Thượng Hải ít nhất 80%, riêng với vật liệu cho hi-tech thì bằng 0, thuế công ty, thuế thu nhập cũng thấp hơn. Tuy nhiên tất cả vẫn chỉ là dự kiến. Theo thứ trưởng ngoại thương Tiền Khắc Minh (Qian Keming), "Hải Nam là stress test về việc mở cửa của Trung Quốc sang Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, là trái tim của khu vực 2 tỉ người tiêu dùng ở Trung Quốc và Đông Nam Á".

Dự án đại quy mô này có thể thất bại và cũng có thể thành công. Pascal Lamy, cựu tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khách mời trên mạng của Bác Ngao cảnh báo, tuy các cảng miễn thuế tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế, nhưng cũng có thể tạo cạnh tranh bất chính. Theo ông, "đó là một phương thuốc chỉ nên dùng khi tình trạng bệnh nhân cần đến", và không hề thúc đẩy được tăng trưởng chung. Phát biểu trước các quan chức Trung Quốc ca ngợi nền kinh tế Hoa lục đang tăng tiến, chẩn đoán của "bác sĩ Lamy" như một sự bác bỏ. Tập Cận Bình muốn chạy đua với các thiên đường thuế ? Sẽ là một nghịch lý cho "chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Hoa".

Thảm họa Ấn Độ, hệ quả của dân túy

Cũng tại Châu Á nhưng trong lãnh vực y tế, Le Monde trong bài xã luận nhận định "Covid làm Ấn Độ của Narendra Modi rung chuyển". Đầu tháng Hai, ông Modi khoe rằng đã chiến thắng được Covid, đất nước 1,4 tỉ dân mỗi ngày chỉ có 9.000 ca dương tính. Được coi là "pharmacie của thế giới", Ấn Độ xuất khẩu và tặng hàng triệu liều vac-xin. Ba tháng sau, một Ấn Độ gương mẫu đã biến thành ác mộng.

Mỗi ngày có đến 350.000 ca nhiễm mới và trên 2.000 người chết, tổng cộng có gần 200.000 người thiệt mạng – theo thống kê được cho là thấp hơn nhiều so với thực tế. Những hàng dài xe cấp cứu trước cổng các bệnh viện đã quá tải, thân nhân người bệnh van nài trong tuyệt vọng để có được oxy, xác được thiêu hàng loạt… Từ thành phố đến nông thôn, sang cũng như hèn, cuộc thảm sát không chừa một ai. Thảm họa này làm rúng động một đất nước đầy hứa hẹn, bộc lộ những khiếm khuyết. Đợt dịch mới không chỉ do do diễn biến bất ngờ của con virus và các biến thể mà còn do thiếu chuẩn bị, sự ngạo mạn và mị dân của thủ tướng.

Ông Modi đã hoàn toàn buông lơi cảnh giác từ đầu năm 2021. Đang trong chiến dịch vận động để chiếm lại các bang đã mất, ông liên tục tổ chức các cuộc mít-tinh trước đám đông khổng lồ không đeo khẩu trang. Modi để diễn ra cuộc hành hương Kumbh Mela, hàng triệu người chen chúc nhau trầm mình xuống dòng sông Hằng, biến nơi đây thành ổ dịch quy mô. Thủ tướng tung ra ngoại giao vac-xin nhưng không nắm rõ năng lực sản xuất thực tế, ưu tiên cho những vùng thuận lợi về chính trị cho mình, đẩy trách nhiệm cho các bang. Kết quả là chỉ có chưa đầy 10% dân Ấn Độ được tiêm chủng một liều, với tốc độ này miễn dịch tập thể đến 2023 mới đạt được. Tình hình Ấn Độ cũng như Brazil biểu hiện cho tác hại của dân túy, từ những người rao bán ảo tưởng.

Miến Điện : Các sắc tộc trên tuyến đầu

Ở khu vực Đông Nam Á, Libération nhận định"Tại Miến Điện, tiền phương ngày càng mang màu sắc tộc".Một trong những nhóm nổi dậy mạnh nhất là quân đội Karen (KNU) hôm qua chiếm được một căn cứ quân sự, gây lo ngại một chu kỳ bạo lực mới. Dân làng sống trong khủng hoảng : Khi KNU chiếm được một vị trí hồi cuối tháng Ba, Tatmadaw trả đũa bằng cuộc không kích đầu tiên kể từ 20 năm, khiến gần 25.000 người phải chạy sang Thái Lan.

Có vẻ như tiền tuyến đã dời từ những thành phố lớn sang các vùng sắc tộc. Sau trên 750 cái chết và 4.000 vụ bắt giữ, không còn mấy ai dám công khai đối đầu với quân đội ở đô thị. Nếu những tuần đầu sau vụ đảo chính, cả triệu người đã xuống đường, thì nay đoàn biểu tình hiếm khi vượt quá vài trăm người. Liệu việc các nhóm thiểu số tham gia vào cuộc xung đột có làm đảo ngược tương quan ? Giấc mơ một lực lượng liên bang gồm tất cả các sắc tộc và những người kháng chiến ở thành phố lại sống dậy, tuy nhiên vẫn sẽ là giấc mơ vì ngay trong từng sắc tộc cũng đã có nhiều nhóm vũ trang đôi khi đối nghịch với nhau.

Cuộc chiến ngoại giao dữ dội giữa Nga và phương Tây

Tại Châu Âu, đang diễn ra cuộc chiến ngoại giao giữa Nga và phương Tây. Chỉ trong vòng bốn năm qua, số các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi Châu Âu và Bắc Mỹ đã vượt quá số lượng trong suốt 20 năm chiến tranh lạnh với Liên Xô cũ. Theo tính toán của Le Monde, kể từ đầu 2017 đến nay, có ít nhất 309 đại diện của Nga đã hoặc đang phải hồi hương. Tổng cộng cả hai phía, có hơn 600 nhà ngoại giao các bên phải xách vali về nước.

Năm 2018 đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa Nga và phương Tây : lần đầu tiên vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal đã dẫn đến 26 nước cùng trục xuất 144 nhà ngoại giao Nga, trong đó 60 ở Mỹ, 23 ở Anh. NATO cũng hủy giấy phép 7 thành viên trong phái đoàn Nga. Ngay cả Hy Lạp vốn có quan hệ tốt với Nga, ba tháng sau cũng phải trục xuất 2 đại diện Nga vì toan phá hoại một thỏa thuận giữa Athens và Skopje.

Chuyên gia François Heisbourg của IISS nhận định, các đại sứ quán Nga đã lặp lại thói quen của Liên Xô cũ, và còn vượt quá các hoạt động gián điệp thông thường. Những trang web điều tra như Bellingcat vào cuộc đã lật mặt khá nhiều hoạt động của Nga. Thế nên quy luật ăn miếng trả miếng đôi khi không được áp dụng. Vụ Ý trục xuất hai nhà ngoại giao Nga mới đây chỉ bị trả đũa bằng việc Moskva trục xuất một đại diện Ý.

100 ngày đầu nhiệm kỳ của Biden gây ngạc nhiên

Les Echos hôm nay chạy tựa "Tái thúc đẩy : Pháp muốn tiến lên nhanh hơn, mạnh hơn", trong khi La Croixđiểm qua "Kế hoạch tái thúc đẩy của Châu Âu và Hoa Kỳ". Le Figaro đăng ảnh tổng thống Mỹ với dòng tít"Joe Biden, 100 ngày năng nổ".Trang nhất báo giấy Libération nói về đảo Cyprus, nhưng tít lớn của bản trên mạng cũng là ông Biden với nhận định"Sau 100 ngày, Biden chiến thắng về dịch tễ và kinh tế".

Xã luận của Le Figaro nói về"Nỗi ngạc nhiên Biden". Người ta vẫn cho rằng ông chỉ là một tổng thống chuyển tiếp, một ông già nhã nhặn nhưng thường xuyên nhầm lẫn. Tuy nhiên không ngờ với 44 năm lăn lộn chính trường, khi trở thành tổng thống Joe Biden thấy được đây là cơ hội lịch sử để cải tổ, chú trọng vào giai cấp trung lưu. Trong 100 ngày đầu ở Nhà Trắng, thừa hưởng sự đầu tư của người tiền nhiệm Donald Trump trong việc sản xuất vac-xin, Biden giúp tung ra 200 triệu liều trong 3 tháng. Với đa số khít khao ở Quốc hội, ông áp đặt được kế hoạch thúc đẩy khổng lồ. Hiện tại thì đa số người Mỹ ủng hộ Biden, nhưng khó khăn còn ở phía trước.

Tương tự, Les Echos thấy rằng cho đến nay, Biden có thể điều hành bằng sắc lệnh – như ông Trump trước đây – và dựa vào đoàn kết quốc gia trước tình trạng khẩn cấp vì đại dịch. Những tháng tới khi tình hình trở lại bình thường vào mùa hè thì sẽ khác, khi tất cả người trưởng thành đều đã chích ngừa. Tối nay Biden giới thiệu phần thứ ba của kế hoạch có thể lên đến 1.800 tỉ đô la để hỗ trợ các gia đình như miễn học phí một số đại học, trợ cấp giữ trẻ… Muốn vậy, phải tăng thuế, và đây là thách thức lớn nhất cho Biden, một số thượng nghị sĩ Dân chủ ôn hòa có thể chống lại. Cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11/2022 sẽ mang tính quyết định.

Thụy My

Published in Châu Á

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công du Ấn Độ để tăng cường hợp tác đối phó với Bắc Kinh

Trọng Thành, RFI, 21/03/2021

Hôm 21/03/2021, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Llyod Austin kết thúc chuyến công du Ấn Độ ba ngày, nhằm siết chặt quan hệ giữa Washington và New Delhi, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, trong bối cảnh tham vọng bành trướng của Trung Quốc trong khu vực khiến hai nước lo ngại.

donga01

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Đô Rajnath Singh và đồng nhiệm Mỹ Lloyd Austin sau lễ đón tiếp tại New Delhi, ngày 20/03/2021.  Reuters – Adnan Abidi

Đây là chuyến công du Ấn Độ đầu tiên của một lãnh đạo cao cấp trong tân chính quyền Joe Biden. Bộ trưởng Quốc phòng Llyod Austin tới New Delhi sau chuyến công du Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ tại châu Á.

Hôm 20/03, lãnh đạo Lầu Năm Góc đã có buổi làm việc với bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh. Phát biểu trước báo giới sau buổi làm việc nói trên, lãnh đạo bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định Ấn Độ là "trụ cột" trong chiến lược của Mỹ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, với việc "chia sẻ các giá trị và lợi ích chiến lược". Khẳng định các hợp tác song phương vì một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do, dựa trên luật pháp quốc tế, là thông điệp chung của lãnh đạo hai bên.

Truyền thông Ấn Độ cho hay, phát biểu trước báo giới sau buổi làm việc với phái đoàn Mỹ, bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cho biết là "hội đàm tập trung vào hợp tác quốc phòng trên diện rộng, tăng cường các hoạt động tập trận chung, chia sẻ tin tức tình báo, hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng mới xuất hiện, cũng như tăng cường hợp tác về cơ sở hậu cần".

Lãnh đạo quân đội hai bên thỏa thuận siết chặt quan hệ giữa Quân đội Ấn Độ với Bộ Tư Lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Bộ Tư lệnh Trung tâm (phụ trách vùng Trung Đông và Vịnh Ba Tư) và Bộ Chỉ Huy châu Phi của Mỹ. 

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cũng thông báo hai bên đã thảo luận về "các bước đi cụ thể" để thúc đẩy thực hiện ba thỏa thuận về an ninh quốc phòng, được ký kết trong 5 năm trở lại đây, đã trở thành nền tảng cho quan hệ hợp tác Mỹ - Ấn trong lĩnh vực này. Ba thỏa thuận trên bao gồm một thỏa thuận về hậu cần (LEMOA) và hai thỏa thuận liên quan đến trao đổi thông tin tình báo (COMCASA và BECA).

Nhân quyền là trọng tâm

Tăng cường hợp tác về an ninh, quốc phòng với Ấn Độ, đồng thời với việc đặt vấn đề dân chủ, nhân quyền ở trọng tâm, là điểm mới trong chính sách của tân chính quyền Mỹ được giới quan sát ghi nhận. Thông tín viên Sébastian Farcis tường trình từ New Delhi :

"Chúng tôi đến đây là nhằm để củng cố mối quan hệ đồng minh với Ấn Độ. Đây là thông điệp chính của bộ trưởng Quốc phòng Llyod Austin trong chuyến công du này. Trong chuyến đi ba ngày, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã gặp bộ trưởng Quốc phòng, cố vấn an ninh quốc gia và thủ tướng Ấn Độ.

Dĩ nhiên là Washington muốn dựa vào New Delhi để giúp Hoa Kỳ kiềm chế đà bành trướng hung hãn của Trung Quốc tại khu vực chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhưng tân chính quyền Mỹ muốn làm việc này trong quan hệ hợp tác với các đồng minh, chứ không phải hành động đơn phương như trước. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không tiếc lời ca ngợi đồng minh, mô tả Ấn Độ như "quốc gia lãnh đạo khu vực", và quan hệ liên minh Mỹ - Ấn là "một trong những quan hệ đối tác quan trọng nhất của thế kỷ 21". 

Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng không ngần ngại đề cập với các lãnh đạo Ấn Độ vấn đề nhân quyền, quyền của người Hồi Giáo, bị chà đạp từ 6 năm nay dưới chính quyền theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa tại Ấn Độ.

Đây là một thay đổi lớn so với thời tổng thống tiền nhiệm Donald Trump, vốn chỉ quan tâm đến các hợp đồng vũ khí và trao đổi thương mại".

Trọng Thành

******************

Mỹ và Nhật Bản sẽ hợp tác quân sự về Đài Loan và tập trận chung ở Senkaku ?

Minh Anh, RFI, 21/03/2021

Truyền thông Nhật Bản ngày 21/03/2021 lần lượt thông báo Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng hợp tác chặt chẽ trong hồ sơ Đài Loan, và bắt đầu đàm phán khả năng tập trận tại quần đảo Senkaku đang có tranh chấp. Chính quyền Đài Bắc đồng thời thông báo tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa đối phó Trung Quốc.

donga02

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin (phải) duyệt đội binh danh dự trước cuộc họp với dồng nhiệm Nhật Kishi Nobuo. Ảnh ngày 16/03/2021.tại Tokyo.  Reuters - Pool

Hãng tin Kyodo News hôm nay dẫn nhiều nguồn tin chính phủ cho biết trong cuộc họp 2+2 vừa qua giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, bộ trưởng Quốc phòng hai nước bày tỏ đồng tình hợp tác chặt chẽ hơn trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Đài Loan.

Đề nghị này do chính bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Lloyd Austin đề xuất nhân cuộc gặp đồng cấp Nhật Bản, Nobuo Kishi hôm thứ Ba 16/3, dù chưa có một cuộc thảo luận chi tiết làm thế nào hai nước phối hợp hành động để đáp trả một tình huống khẩn cấp như vậy.

Đài Loan tăng cường năng lực răn đe chống Trung Quốc

Nhật báo Nhật Bản lưu ý là Tokyo rất hạn chế bình luận về tình hình khẩn cấp tại Đài Loan do có liên quan đến Trung Quốc. Lập trường nhất quán của chính phủ Nhật Bản từ trước đến giờ là "khuyến khích đối thoại cho một giải pháp hòa bình giữa đôi bờ eo biển Đài Loan".

Về phần mình, bộ Quốc phòng Đài Loan vừa công bố những đường nét chính trong chính sách quốc phòng, nêu rõ những ưu tiên hàng đầu cho bốn năm sắp tới. Theo đó, Đài Loan chú trọng vào việc cải thiện khả năng tấn công tầm xa.

Một kế hoạch răn đe được thiết lập ở nhiều cấp độ, với việc gia tăng số lượng lớn tên lửa tầm xa và tên lửa hành trình. Chương trình phòng thủ này này nhằm răn đe Trung Quốc trước mọi ý đồ xâm lược hòn đảo, bằng cách củng cố khả năng gây tổn hại cho các căn cứ quân sự của Trung Quốc.

Mỹ - Nhật tập trận tại quần đảo Senkaku có tranh chấp ?

Cũng liên quan đến Trung Quốc, tờ Nikkei Asia cho biết Hoa Kỳ và Nhật Bản bắt đầu đàm phán mở một cuộc tập trận quy mô lớn nhằm tăng cường khả năng phòng thủ quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát nhưng Trung Quốc có đòi hỏi chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.

Kế hoạch này đã được hai bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Nhật Bản cùng xác nhận nhân cuộc họp 2+2 Quốc phòng và Ngoại giao hôm thứ Ba. Theo dự kiến, cuộc tập trận quy tụ sự tham gia của các lực lượng phòng vệ Nhật Bản như Bộ binh, Hải quân, Không quân và Lực lượng Thủy quân Lục chiến và Không quân Mỹ.

Hiện ngày giờ chưa được nêu cụ thể. Tuy nhiên, theo giới quan sát, chương trình này được đưa ra vào lúc Bắc Kinh thông qua đạo luật cho phép lực lượng hải cảnh và tuần duyên được phép nổ súng vào các tầu nước ngoài. Và Bắc Kinh ngày càng có thái độ hung hăng gia tăng tần suất thâm nhập vùng lãnh hải do Nhật Bản quản lý.

Minh Anh

**********************

Biển Đông : Manila báo động vụ 220 tàu dân quân Trung Quốc tập trung ở Trường Sa

Trọng Nghĩa, RFI, 21/03/2021

Philippines vào hôm qua, 20/03/2021 đã bày tỏ thái độ quan ngại về vụ hơn 200 tàu dân quân biển Trung Quốc bị phát hiện neo đậu ở một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn vùng quần đảo Trường Sa, trong một khu vực mà Philippines coi là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình.

donga03

Tàu dân quân biển Trung Quốc neo đậu tại Whitsun Reef. Ảnh chụp ngày 07/03/2021, được Tuần Duyên Philippines công bố ngày 21/03/2021.  AP

Theo hãng tin Anh Reuters, trong một thông cáo công bố khuya hôm qua, lực lượng đặc nhiệm liên ngành của chính quyền Philippines cho biết là tuần duyên nước này đã phát hiện khoảng 220 chiếc tàu được cho là của lực lượng dân quân biển Trung Quốc neo đậu thành hàng ngũ vào hôm 07/03 vừa qua tại một bãi đá ngầm ở vùng quần đảo Trường Sa. Nhiều ảnh chụp cũng đồng thời được công bố.

Thông cáo cho biết địa điểm cụ thể là Đá Ba Đầu - tức Whitsun Reef theo tên quốc tế và Juan Felipe theo cách gọi của Philippines - rạn san hộ lớn nhất thuộc cụm Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa, đồng thời khẳng định nơi đó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Đá Ba Đầu hiện là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và Đài Loan.

Lực lượng đặc nhiệm Philippines tố cáo : "Bất chấp thời tiết thuận lợi vào thời điểm đó, tàu Trung Quốc tập trung ở rạn san hô không có bất kỳ hoạt động đánh bắt nào và đã bật đèn sáng trắng suốt đêm".

Lực lượng này cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng đánh bắt quá mức và hủy hoại môi trường, cũng như các đe dọa đối với tự do hàng hải.

Khi được hỏi là liệu Manila có gởi công hàm phản đối sự hiện diện của tàu Trung Quốc hay không, ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin cho biết ông sẽ làm như vậy "nếu giới tướng lĩnh yêu cầu".

Theo hãng tin Anh Reuters, vụ tàu dân quân biển Trung Quốc tràn ngập Đá Ba Đầu là ví dụ mới nhất phản ánh tình hình căng thẳng tại Biển Đông.

Reuters nhắc lại rằng Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye vào năm 2016 đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên khoảng 90% Biển Đông, một phán quyết đã bị Bắc Kinh phủ nhận.

Hoa Kỳ đã nhiều lần lên án các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó có các hành vi "bắt nạt" các láng giềng Đông Nam Á.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Việc cộng đồng Mỹ gốc Việt có tỷ số ủng hộ Tổng thống Donald Trump cao nhất (48%, theo AAPI) trong khối cử tri gốc Á, có lẽ không gây bối rối cho ai nhiều như cho Frank Snepp, người phục vụ tại Việt Nam từ 1969 đến 1975.

snepp1

Frank Snepp (phải) và Donald Trump - Ảnh minh họa

Frank Snepp, một nhà báo chuyên về phóng sự điều tra, tác giả cuốn "Decent Interval : An Insider's Account of Saigon's Indecent End Told by the CIA's Chief Strategy Analyst in Vietnam", còn là nhà phân tích chính về chiến lược Bắc Việt của cơ quan tình báo Mỹ (CIA) tại Sài Gòn, trong cuộc chiến Việt Nam.

Phản ứng trước sự ủng hộ người Mỹ gốc Việt dành cho Tổng thống Donald Trump, ông Frank Snepp thổ lộ tâm tư trong bài 'Vietnamese Friends and Other Patriots : Trump Doesn't Deserve You'.

"Là một nhân viên CIA đã đến công tác tại Việt Nam nhiều lần, và là tác giả của hai cuốn sách về sự sụp đổ của Sài Gòn, cũng như tình cảnh của đồng minh, tôi thấy mình có một mối quan hệ và tình cảm đặc biệt với người Mỹ gốc Việt trên khắp nước Mỹ". Ông viết.

Nhưng 'quan hệ đặc biệt' đó không giúp Frank Snepp hiểu được tại sao rất nhiều người Mỹ gốc Việt lại muốn ông Trump đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa.

"Tôi rất thất vọng khi biết có bao nhiêu người trong số những người cùng hàng ngũ với tôi này, những người mà vì kinh nghiệm cay đắng lẽ ra phải ghét Donald Trump, lại vẫn cứ ủng hộ ông ấy". Ông bộc bạch trong bài viết.

Và nằn nì :

"Chao ôi, bạn bè người Việt của tôi ơi, qua sự tán thành dành cho nhà tiên tri giả này, các bạn đã bỏ qua những hô hào phân biệt chủng tộc, thái độ khinh thường của ông ta với người kém may mắn nhất trong xã hội, và quyết tâm làm cho chúng ta chia rẽ của ông ấy".

"Nếu bạn tin rằng "con người đạo đức" này sẽ đến bên bạn trong giờ phút bạn cần nhất, như khi Sài Gòn thất thủ, thì tôi có lời cảnh báo cho bạn : "Người Kurd". Khi những đồng minh dũng cảm này trở thành sự bất tiện với chính sách 'khi thế này, lúc thế khác' của Trump ở Syria, ông ta sẽ đơn giản bỏ rơi họ. Lần này, sẽ không có bất kỳ trực thăng khẩn cấp nào được đưa đến để mang những người bị bỏ rơi ra khỏi nơi nguy hiểm".

"Và nếu lỡ bạn có nghĩ rằng những đóng góp khôn lường mà bạn đã làm cho đất nước này sẽ cho phép bạn hưởng bất kỳ sự đối xử đặc biệt nào từ Trump, thì hãy suy nghĩ lại. Mới năm ngoái, Trump đã hủy bỏ thỏa thuận với Việt Nam từ năm 2008, tìm cách trục xuất một số người tị nạn, trong một phần chính sách nhập cư của ông".

Trả lời câu hỏi của BBC News tiếng Việt là điều gì đã khiến ông viết một bài viết thống thiết như thế, ông Frank Snepp nói :

"Tôi phục vụ rất lâu trong cuộc chiến Việt Nam với cơ quan CIA, và vì thế có một mối quan hệ và tình cảm đặc biệt với những người Việt tôi làm việc cùng, và trở thành người tị nạn sau cuộc chiến. Tôi vẫn liên lạc với họ, tôi thực sự quý trọng và yêu mến những người bạn này, và rất để ý đến khuynh hướng chính trị của họ".

"Tôi đã sắp xếp ý tưởng để chuẩn bị viết bài này lâu rồi, với mục đích thổ lộ tâm can với tất cả những người ủng hộ Trump, không chỉ riêng với người Việt. Nhưng điều làm tôi muốn viết cho bạn bè người Việt, và những người cùng hàng ngũ với tôi tại Little Saigon, Quận Cam, California, là một số Tweets của những người Việt ủng hộ Trump, đăng ngay sau khi ông Trump đàn áp người biểu tình Black Lives Matter. Ông Trump cho người dẹp biểu tình ôn hòa, chỉ để ông ta chụp tấm hình với cuốn kinh thánh trước một thánh đường trước cửa Nhà Trắng. Những tweets này ca ngợi Trump là người 'kính sợ Chúa', người sẽ bảo vệ tôn giáo, là điều làm tôi hết sức bất bình".

snepp2

Frank Snepp nhận Huy chương của CIA năm 1975 từ tay Giám đốc CIA William E. Colby (trái). Một nhân viên của BBC quay Frank Snepp năm 1991 trên nóc Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn cho một cuốn phim tài liệu (phải).

******************

*Frank Snepp : Ngay cả với tiêu chuẩn của Khổng giáo hay Phật giáo, người đàn ông này không phải là một người yêu Thượng Đế. Khuynh hướng kỳ thị chủng tộc của ông, khuynh hướng thích sỉ nhục những người kém may mắn trong xã hội của ông, thói quen khiến mọi người bất hòa, căm thù nhau của ông không phải là lòng khoan dung hay sự cảm thông. Lòng khoan dung và sự cảm thông là căn bản của bất cứ tôn giáo nào. Phân biệt chủng tộc không phải là lòng trắc ẩn.

Hai người Việt Nam này đang làm gì với những Tweets này thế ? Tôi tự hỏi, và muốn bàn về sự mê đắm của họ với Trump, vì rõ ràng là mọi điều mà Trump đại diện đi ngược lại niềm tin tôn giáo và quan điểm của người Việt tại Việt Nam trước đây, và cả đến bây giờ.

Có nhiều điều về Trump cho thấy ông không hề có chút lòng trắc ẩn với người Việt. Ông ấy muốn tống cổ những người tị nạn Việt Nam đã phạm bất kỳ tội gì ra khỏi Mỹ, kể cả những người đến Mỹ hồi còn tấm bé. Chính sách nhập cư của ông ấy ảnh hưởng nhiều vào Little Saigon, một trong những nơi có nhiều người Việt.

Thêm vào đó, Trump có mặc cảm tự tôn và xem mình như một Thượng đế. Ông tweet đi những thông điệp so sánh mình với đấng tối cao, và người ái mộ xem như ông là Chúa xuống trần. Tôi không thể nào hiểu được tại sao bất kỳ người Việt nào có thể chấp nhận được con người này. Trump cũng không phải là người đàn ông tôn trọng những giá trị gia đình, điều mà văn hóa Việt Nam coi trọng.

BBC : Có nhận định cho rằng sở dĩ người Mỹ gốc Việt ủng hộ ông Trump là vì quan niệm cứng rắn của ông ta với Trung Quốc. Ông nghĩ sao về điều này ?

Frank Snepp : Rất nhiều người Việt Nam bị thu hút bởi đảng Cộng hòa vì đảng Cộng hòa thường có quan điểm chống cộng, và vì thái độ có vẻ cứng rắn của Trump với Tập Cận Bình, vì thế họ cho là ông ấy chống cộng. Dường như là vậy. Nhưng tôi cho đó là những suy nghĩ vớ vẩn.

Ông Trump chỉ làm điều gì có lợi cho bản thân ông ấy. Ông áp thuế lên hàng Trung Quốc, nhưng những thuế suất ấy cuối cùng người Mỹ phải chịu hậu quả. Ông ấy tìm cách đánh lừa chúng ta bằng cách áp thuế để mọi người tin là ông cứng rắn với Bắc Kinh.

Thật ra ông bợ đỡ khen ngợi Tập Cận Bình đến tận mây xanh về việc xử lý virus corona cho đến khi ông quyết định thôi không làm thế nữa. Giờ đây, chúng ta cũng đã biết, từ cựu cố vấn an ninh John Bolton, trong cuốn sách của ông ta, rằng Trump đã cầu xin Trung Quốc giúp ông tái đắc cử bằng cách mua thêm nông sản của Mỹ, để ông lấy được phiếu của giới nông dân. Trump không hề chống cộng. Ông ta cũng không hề chống Trung Quốc.

Đây là một người đàn ông chỉ chuyên giao dịch, đổi chác. Ông ta sẽ làm bất cứ điều gì để lấy phiếu. Làm sao những người Việt đáng kính lại có thể ủng hộ được ông ta một cách ngây thơ như vậy được ?

BBCNhiều người Mỹ gốc Á khác cũng ủng hộ ông Trump về cách ông đối phó với Bắc Kinh, nhưng tại sao việc người Việt có cảm tình với Trump lại khiến ông có vẻ khổ tâm như thế ?

Frank Snepp : Nhiều người Mỹ gốc Trung Hoa cũng ủng hộ Trump. Nhưng có lẽ vì phục vụ ở Việt Nam rất lâu nên tôi có một cảm tình đặc biệt với người Việt, xem họ là những người cùng hàng ngũ.

Tôi muốn nhắc họ là chúng ta đừng quên thời chiến tranh Việt Nam, khi quý vị và cha anh quý vị hy sinh trên chiến trường để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, ông Trump đã trốn quân dịch. Khi tranh cử tổng thống năm 2016 Trump đã gièm pha chê bai John McCain, người từng chiến đấu bên cạnh những phi công kiêu hùng của miền Nam Việt Nam, rồi bị bắt làm tù binh. Trump không hề tôn trọng John McCain vì ông ấy bị tù.

Bạn có nghĩ rằng Trump ta sẽ tôn trọng những người Việt bị vào tù cải tạo, ra tù đến Mỹ theo diện HO không ? Ông ta chẳng có tí tôn trọng nào cho quý vị. Ông ta sẽ gọi bạn là "loser". Lúc viết bài viết này, tôi càng viết càng trở nên tức giận.

BBC : Bài viết của ông đã nhận được phản hồi như thế nào, nhất là từ bạn bè người Việt của ông ?

Frank Snepp : Tôi nhận được rất nhiều phản ứng về bài viết đó, nhiều bạn trẻ Việt Nam đồng ý với suy nghĩ của tôi. Nhiều người lớn tuổi nói rằng tôi không hiểu họ. Tôi suy luận rằng có lẽ họ phản ứng như thế vì thói quen tôn trọng quyền lực, thói quen tôn thờ lãnh tụ có sẵn trong họ.

Có người lập luận với tôi rằng ngoài vấn đề Trung Quốc, họ còn thích Trump vì ông ta khôn ngoan, lợi dụng được hệ thống (game the system) để làm giàu, và vì thế họ đánh giá cao ông ta. Khôn và biết lợi dụng kẽ hở của hệ thống để làm giàu thì tôi còn có thể hiểu được, vì ở Việt Nam khó có cơ hội thay đổi hệ thống. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên, là họ thích cả sự kỳ thị của ông ta, điều này thì tôi không thể nào giải thích nổi.

BBC : Nói đến kỳ thị, ông nghĩ gì về khuynh hướng không ủng hộ phong trào Black Lives Matter của nhiều người Việt ?

Frank Snepp : Có vẻ như có một chút kỳ thị nào đó trong cộng đồng Việt mà tôi không hiểu. Tôi có một người bạn Mỹ gốc Việt. Cô ấy nói không bao giờ xin được người nhà giàu người Việt nào đóng góp cho từ thiện, cho những người kém may mắn. Họ có vẻ không có nhiều cảm thông với những người họ cho là không làm việc chăm chỉ như mình.

À, còn có một khía cạnh khác tôi cần phải nói. Đó là việc nhiều người Việt tức giận vì tin Joe Biden không muốn Mỹ giúp đỡ người tị nạn Việt Nam. Nhưng đó là tin giả do phe cực hữu tung ra để bôi xấu Joe Biden, và nhiều người Việt đã tin việc này, mặc cho những dữ kiện và nỗ lực phân tích chứng minh đó không phải là tin thật.

BBC : Thế còn sự cách biệt quan điểm giữa hai thế hệ của người Mỹ gốc Việt thì sao, theo ông ?

Frank Snepp : Vâng, có một điều khá rõ ràng là những người trẻ tuổi Việt Nam đang chống lại Trump một cách áp đảo để ủng hộ một điều khác. Họ muốn một cái gì đó khác thế hệ cha mẹ của họ. Họ có thể gặp khó khăn trong việc thuyết phục cha mẹ để họ có cùng hướng nhìn với mình, nhưng giới trẻ có cách tiếp cận đa sắc thái hơn với chính trị, so với thế hệ của cha mẹ họ, và họ đi con đường của riêng họ.

Người Mỹ gốc Á nói chung, trong cuộc bầu cử vừa qua đã bầu nhiều cho đảng Dân chủ. Tuy nhiên nhiều người Việt lớn tuổi vẫn có cái nhìn đặc biệt bảo thủ.

BBC : Bài viết này của ông có khiến ông mất đi nhiều bạn bè người Mỹ gốc Việt không ?

Frank Snepp : Tôi rất yêu quý người Mỹ gốc Việt, thậm chí cả những người Việt lớn tuổi không cùng quan điểm với tôi. Chúng tôi đã chia sẻ nhiều. Bạn tôi chỉ lắc đầu và nói rằng chúng ta suy nghĩ rất khác nhau, nhưng họ nói họ 'tha thứ' cho tôi. (cười).

Một người bảo sẽ mời tôi đến Little Saigon ăn tối, và sẽ 'thay đổi cái nhìn' của tôi sau bữa ăn tối đó.

Thú thực nếu không có Covid-19, thì tôi đã đến đấy đấy.

Tina Hà Giang

Nguồn : BBC, 29/10/2020

Published in Diễn đàn

Bộ Tứ khẳng định tăng cường hợp tác ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, đối phó với Trung Quốc

RFI, 07/10/2020

Theo trang tin Ấn Độ Businessinsider.in, hôm 06/10/2020, trong cuộc họp tại Tokyo, Nhật Bản, các ngoại trưởng các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Hoa Kỳ đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác để Ấn Độ-Thái Bình Dương thành khu vực tự do và rộng mở trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng lấn lướt trong khu vực chiến lược.

Bước đệm định hình liên minh 'NATO châu Á' đối phó Trung Quốc | Thế giới |  Thanh Niên

Ngoại trưởng bốn nước trong Bộ Tứ (Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ) hội đàm tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 06/10/2020. Reuters – POOL

Cùng sự tham dự của thủ tướng Nhật Yoshihide, ngoại trưởng các nước Bộ Tứ (Quad), khẳng định tăng cường hợp tác vì một trật tự quốc tế tự do rộng mở dựa trên luật pháp quốc tế, bảo đảm hòa bình và ổn định trong khu vực, thông cáo của chính phủ Nhật cho biết.

Cuộc họp ngoại trưởng Quad, theo sáng kiến của Nhật, diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra hung hăng về mặt quân sự trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Trong các phát biểu tại cuộc họp, dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng ngoại trưởng các nước đều nhấn mạnh đến khía cạnh hòa bình và ổn định trong khu vực đang bị đe dọa, cần phải tăng cường hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trong khu vực để bảo đảm các quyền tự do lưu thông hàng hải, tôn trọng toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và giải quyết các tranh chấp bằng con đường ngoại giao.

Trang tin Ấn Độ nhắc lại, Trung Quốc là nước có tranh chấp với nhiều láng giềng trong khu vực, từ biển Hoa Đông, xuống Biển Đông, qua đến biên giới trên bộ với Ấn Độ. Không chỉ tỏ rõ ý đồ bành trướng mà Bắc Kinh còn ngày càng có những hành vi ngang ngược, chèn ép các nước có tranh chấp lãnh thổ.

Tuy nhiên các nước Bộ Tứ không đưa ra tuyên bố chung nào sau cuộc họp.

Hôm nay (07/09), theo Reuters, vẫn tại Tokyo ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi và Úc Marise Payne đã thảo luận về quan hệ đối tác đặc biệt, đồng ý mở rộng hợp tác an ninh sâu rộng hơn nữa trong điều kiện khu vực có nhiều "vấn đề mới".

Ngoại trưởng Nhật sau đó đã gặp đồng nhiệm Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và tuyên bố Tokyo tiếp tục coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ.

Anh Vũ

*******************

Đài Loan tố cáo Trung Quốc gia tăng áp lực quân sự để thay đổi nguyên trạng

RFI, 06/10/2020

Quân đội Đài Loan đã gia tăng gấp đôi các phi vụ ngăn chặn máy bay Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay so với 2019. An ninh hải đảo bị đe dọa nghiêm trọng trước áp lực quân sự của Hoa lục, theo bản báo cáo của Bộ Quốc phòng.

https://s.rfi.fr/media/display/e39ce9f8-fb28-11ea-b54c-005056a98db9/w:900/p:16x9/AP20204247315473.webp

Ảnh tư liệu chụp ngày 10/02/2020 do Bộ Quốc phòng Đài Loan công bố : Một chiếc F-16 của Không Quân Đài Loan (phía dưới) áp sát một oanh tạc cơ H-6 của Không Quân Trung Quốc khi chiếc máy bay này đến gần Đài Loan. AP

Trong những tuần lễ vừa qua, máy bay quân sự Trung Quốc liên tục vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan, được xem là vùng trái độn chính thức giữa hải đảo và Hoa lục, cũng như nhiều lần xâm nhập vùng nhận dạng phòng không ở phía tây nam Đài Loan.

Một bản báo cáo của Bộ Quốc phòng trình Quốc Hội Đài Loan cho biết, từ đầu năm đến nay, không quân Đài Loan đã phải can thiệp 4.132 lần để ngăn chặn máy bay Trung Quốc, tăng 129% so với toàn năm 2019.

Theo lược thuật của Reuters, Bộ Quốc phòng Đài Loan tố cáo Bắc Kinh sử dụng sức mạnh quân sự với ba mục tiêu : Tìm cách làm thay đổi "nguyên trạng" trong eo biển Đài Loan, trắc nghiệm khả năng ứng phó của quân đội hải đảo và thu hẹp không gian hoạt động của Đài Loan.

Bản báo cáo thẩm định, chiến lược phát triển sức mạnh của quân đội Hoa lục được tiến hành song song với các hoạt động quân sự nhắm vào Đài Loan.

Cũng theo Reuteurs, với dân số vỏn vẹn 23 triệu người, chính phủ Đài Bắc tiến hành một chương trình hiện đại hóa quân đội để các binh chủng của hải đảo linh động hơn, khó bị phát hiện và tấn công.

Theo nhận định của thứ trưởng quốc phòng Đài Loan, tướng Trương Quan Quần (Chang Guan Chung), trong một cuộc hội thảo về an ninh quốc phòng Mỹ-Đài Loan vào ngày 05/10/2020, Trung Quốc đang gia tăng "tập luyện tấn công Đài Loan một cách thực tế".

Nhưng vị tướng ba sao này cho biết thêm là Đài Loan có một hệ thống phòng thủ đa hiệu với các đặc tính lợi hại : nhỏ nhưng rất nhiều, thông minh, tàng hình, cơ động, ít tốn kém, bền bỉ, hiệu quả, phát huy dễ dàng, bảo trì đơn giản và che mắt được đối phương.

Thứ trưởng Trương Quan Quần kêu gọi Hoa Kỳ, ngoài các hợp đồng vũ khí, cần hợp tác chặt chẽ hơn Đài Loan trong nỗ lực đào tạo, tham mưu, thẩm định các khả năng, hợp tác tình báo và vũ khí…

Tú Anh

**********************

Ấn Độ - Mỹ thắt chặt hợp tác quân sự

RFI, 05/10/2020

Ấn Độ và Hoa Kỳ có các cuộc gặp song phương dồn dập trong tháng 10/2020, đặc biệt là đối thoại 2+2 lần thứ ba, giữa bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước, dự kiến diễn ra ngày 26 và 27/10. Chính quyền New Delhi sẵn sàng ký Thỏa thuận Hợp tác và Trao đổi Cơ bản (Basic Exchange and Cooperation Agreement, BECA) nhân dịp này.

Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ có cuộc đụng độ biên giới tồi tệ

Một phi cơ của Không Quân Ấn Độ. AP

Ngày 06/10, ngoại trưởng Ấn Độ và Mỹ tham gia hội nghị "Bộ Tứ" (Quad) tại Tokyo với trọng tâm là Trung Quốc. Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Stephen Biegun dự kiến đến New Delhi vào giữa tháng 10 để tăng cường các thỏa thuận hợp tác song phương. Và tại đối thoại 2+2 trong hai ngày 26-27/10, Ấn Độ và Hoa Kỳ sẽ ký thỏa thuận BECA liên quan đến hợp tác địa-không gian.

Theo trang Hindustan Times ngày 05/10, việc ký kết BECA là bước phát triển quan trọng, cho phép Ấn Độ sử dụng bản đồ không gian địa lý toàn cầu của Mỹ để đánh giá độ chính xác của các loại vũ khí tầm xa như tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. BECA là thỏa thuận cuối cùng trong số bốn thỏa thuận thiết lập liên lạc quân sự và cho phép Ấn Độ mua máy bay không người lái của Mỹ, như MQ-9B sử dụng dữ liệu không gian để tấn công mục tiêu của kẻ thù.

Đối thoại 2+2 Ấn-Mỹ diễn ra vào đúng lúc đảng Cộng Sản Trung Quốc tổ chức hội nghị với 370 thành viên Ban Chấp Hành Trung Ương và tổng bí thư kiêm chủ tịch Tập Cận Bình để xem xét những quyết định chính trị quan trọng, cũng như kế hoạch 5 năm sắp tới.

Ấn Độ khánh thành đường hầm giúp giảm thời gian điều quân lên Ladakh

Ấn Độ và Trung Quốc đang căng thẳng tại biên giới ở cao nguyên Ladakh, với nhiều cuộc ẩu đả chết người giữa quân đội hai bên. Ngày 03/10, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, cùng nhiều quan chức chính phủ, đã khánh thành đường hầm Atal, dài 9,02 km, nằm trên độ cao hơn 3.000 mét ở bang Himachal Pradesh, giúp khẩn trương điều quân lên vùng biên giới đang có tranh chấp với Trung Quốc.

Theo AFP, đường hầm Atal, có tổng chi phí 400 triệu đô la, nằm trên một trong hai trục đường duy nhất dẫn đến vùng biên giới Ladakh và có vai trò quan trọng trong chương trình cơ sở hạ tầng chiến lược của Ấn Độ.

Trang Global Times, cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc, không phủ nhận tầm quan trọng trong thời bình của đường hầm này đối với Ấn Độ, nhưng cảnh báo là công trình "sẽ không có lợi ích nào trong thời chiến, đặc biệt là nếu xảy ra xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc" vì quân đội Trung Quốc "có khả năng vô hiệu hóa đường hầm này".

Thu Hằng

********************

Nhật Bản phản đối Trung Quốc lập trang web về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

RFI, 05/10/2020

Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên trang web diaoyudao.org.cn mới được lập. Ngày 05/10/202, Tokyo đã phản đối "bảo tàng số" về quần đảo mà Nhật Bản kiểm soát và quốc hữu hóa.

Nhật Bản lên tiếng về vụ tàu Trung Quốc tiến gần Senkaku

Quần đảo Senkaku / Điếu Ngư gây căng thẳng quan hệ Nhật - Trung. © - Reuters

"Bảo tàng trên mạng" của Trung Quốc hoạt động từ ngày 03/10 để trưng bày những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo không có dân cư, ở biển Hoa Đông. Theo Tân Hoa Xã, trang web trên giúp "khán giả hiểu hơn về sự thực không thể chối cãi là quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu, tên gọi theo tiếng Hoa) là một phần lãnh thổ gắn liền với Trung Quốc".

Theo hãng tin Kyodo, ông Katsunobu Kato, chánh văn phòng chính phủ Nhật Bản, trong buổi họp báo ngày 05/10, đã bác bỏ những thông tin trên trang web Trung Quốc và khẳng định : "Quần đảo Senkaku được lịch sử công nhận, chiểu theo luật pháp quốc tế là một phần của lãnh thổ Nhật Bản và chúng tôi (Nhật Bản) duy trì kiểm tra hiệu quả đối với quần đảo này".

Thông qua con đường ngoại giao, Tokyo đã yêu cầu Bắc Kinh xóa trang web này vì đây là hành động vi phạm chủ quyền của Nhật Bản. Hiện tại, trang web mới chỉ có phiên bản tiếng Trung Quốc, nhưng sẽ được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác, như tiếng Anh, Nhật và Pháp.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là chủ đề tranh chấp giữa hai nước từ nhiều năm nay. Tokyo hiện kiểm soát quần đảo, nhưng Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền và thường xuyên điều tầu hải cảnh đến khu vực này.

Thu Hằng

**********************

Việt Nam tố cáo Trung Quốc tập trận ở Biển Đông đe dọa đàm phán COC

RFI, 02/10/2020

Kể từ đầu tuần, Bắc Kinh đã bắt đầu 5 cuộc tập trận đồng thời trên vùng biển bao quanh Trung Quốc, trong đó có hai cuộc gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Vào hôm qua, 01/10/2020, Việt Nam chính thức phản đối và cho rằng hành động tập trận của Bắc Kinh sẽ gây tổn hại cho các đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về một Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông (COC).

Trung Quốc gia tăng tập trận trên biển - thông điệp đến Mỹ và các nước  Phương Tây

Tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh và tàu hộ tống trong một cuộc diễn tập ở Biển Đông tháng 12/2016. Ảnh minh họa. Reuters

Trong cuộc họp báo thường kỳ tại Hà Nội, phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên án hành động của Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đối với phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam, các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Hoàng Sa không những trái với tinh thần của bản Tuyên Bố về Cách Ứng Xử của các bên tại Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), mà còn "không có lợi cho đàm phán COC", tức Bộ Quy Tắc Ứng Xử về Biển Đông. Bà Lê Thị Thu Hằng nhắc lại rằng việc khởi động lại các cuộc đàm phán về COC, sau một thời gian dài bị đình chỉ vì dịch Covid-19, đang là ưu tiên của khối ASEAN và Trung Quốc.

Theo hãng tin Anh Reuters, COC là một mục tiêu mà cả ASEAN lẫn Trung Quốc đều nêu lên từ gần hai chục năm nay, nhưng giới chuyên gia an ninh khu vực đã đặt nghi vấn về thực tâm của Trung Quốc, cũng như rất hoài nghi về việc các bên đạt được một thỏa thuận có tính ràng buộc về pháp lý.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã lợi dụng tình hình các láng giềng phải lo chống dịch Covid-19 để tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông và liên tục tổ chức các cuộc tập trận tại các khu vực mà họ đòi chủ quyền. Hoa Kỳ đã cáo buộc Trung Quốc bắt nạt các nước láng giềng, trong khi Bắc Kinh nói rằng Washington và các đồng minh phương Tây đã đe dọa an ninh khi gửi tàu hải quân đến khu vực.

Về phần mình, tháng 8 vừa qua, Việt Nam đã tố cáo sự hiện diện của oanh tạc cơ Trung Quốc ở Hoàng Sa, xem đấy là điều "gây nguy hiểm cho hòa bình". 

Trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã tuyên bố hoan nghênh lập trường của Anh, Đức, Pháp, thể hiện trong công hàm gởi lên Liên Hiệp Quốc ngày 16/09 vừa qua, bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Mai Vân

Published in Châu Á

Xin trả lời những câu hỏi thời sự nóng bỏng như sau :

1. Tỉ phú, nói chung, cỡ như Donald Trump (hay Bill Gates) làm ăn với phạm vi hoạt động khắp thế giới không nghĩ giống như người thường. Gọi họ là "internationalist" - người theo "chủ nghĩa quốc tế", chắc đúng hơn là "nationalist" - người theo "chủ nghĩa quốc gia", dù họ có nhẩy ra làm chính trị hay không, dù có hô khẩu hiệu "America First" hay không.

trump1

Cả gia đình con trai, con gái, con rể và Donald Trump đang làm ăn tiền tỉ với thị trường 1.400 triệu dân của Trung Quốc từ nhiều năm nay  

2. Riêng với Trump, cả gia đình Trump - con trai, con gái, con rể - đều rất coi trọng chuyện tài sản, tiền bạc, đang làm ăn tiền tỉ với thị trường 1.400 triệu dân của Trung Quốc từ nhiều năm nay, chống Trung Quốc để mất hết cơ nghiệp ở Tầu ư ? Chuyện này khó tin quá, nhất là Trump, không giống như Tập Cận Bình, phải nghĩ đến lúc phải rời bỏ quyền hành, sớm nhất là trong vài tháng, lâu nhất là thêm được 4 năm nữa. Gia đình này có lợi gì mà làm kẻ thù của những ông Con Trời nổi tiếng thù dai !

3. Tất cả các ứng viên Tổng thống Mỹ, trong thời kỳ tranh cử, đều "tranh"nhau chống Trung Quốc, bất kể Cộng hòa hay Dân chủ. Đề tài này ăn khách vì dân Mỹ nói chung những năm gần đây cảm thấy lo lắng, khó chịu trước thực tại nước Mỹ càng ngày càng thất thế trong cuộc cạnh tranh quyền lực và quyền lợi với nước Tầu cộng sản. Tuy nhiên, sau bầu cử thì ông tổng thống nào cũng sẽ nói giọng khác hẳn, nhân danh... hòa bình ! Riêng đối với Trump - đã có cái "base"/"bệ phóng" là 40% dân Mỹ ủng hộ một cách khá chắc chắn (vì một số lý do khá lạ lùng nhưng hiểu được) - nếu thổi lên được ngọn lửa chống Tầu đầy khí thế mà mình là quán quân thì có thể Trump thêm được một vài phần trăm dân ủng hộ, 4% chẳng hạn. Cộng với một vài phần trăm ở các lãnh vực khác (như tìm được thuốc trị Covid-19 hay vaccine tương đối hiệu quả, kinh tế có chút ánh sáng cuối đường hầm, chiêu bài "law and order"/"luật pháp và trật tự" khá ăn khách...) thì Trump, cuối cùng, vẫn có thể đủ "popular votes"/"phiếu dân bầu" để thắng phiếu Cử tri đoàn, nghĩa là được tái cử. Tóm lại, chống Tầu, đối với Trump là chiêu bài, là chiến thuật, là hỏa mù, là giương Đông kích Tây, là chiêu võ "cách sơn đả ngưu", là "diện" không phải là "điểm", là "trông vậy mà không phải vậy"... !

4. Trump đang trong giai đoạn uy tín xuống dốc vì khủng hoảng y tế và khủng hoảng kinh tế song hành chỉ còn khoảng một trăm ngày để lật ngược thế cờ nên muốn có thêm, giả sử, 4% như nói trên thì phải "diễn" thật hay, diễn như... thật. Không những Trump mà toàn nội các phải nói cùng một giọng, toàn đảng Cộng hòa cũng phải đồng ca một bài, phải đề cao cả những chính trị gia nổi tiếng chống Trung Quốc của đảng Cộng hòa như Ted Cruz, như Marco Rubio (tất nhiên không dùng chính trị gia chống Trung Quốc của đảng Dân chủ như Nancy Pelosi), phải rao bán sách "Death By China"/"Chết Dưới Tay Trung Quốc" của Peter Navarro... (1).

5. Về căn bản, nước Mỹ không còn đủ sức "trừng phạt" nước Tầu nữa. Trừng phạt bằng cách nào ? Chỉ là tự bắn vào chân hoặc là "ăn miếng, trả miếng" là cùng. Đấu với con mèo như đám Taliban, như Bắc Hàn của Kim Jong-un còn phải xuống nước cầu hòa, thì đấu với địch thủ to bằng con voi như nước Tầu thì đấu làm sao cho thắng ? Chiến tranh nguyên tử chắc là không rồi, mấy triệu quân hải, lục, không quân luân lưu tham chiến suốt 10 năm như thời chiến tranh Việt Nam cũng là không rồi, vậy chỉ còn cách áp đặt phong toả/embargo nhưng ai phong tỏa ai đây ? Ai cần mua hàng của ai hơn đây ? Hay con nợ dọa quịt số nợ hơn 1.000 tỉ Mỹ Kim thì chủ nợ phải đầu hàng !...

6. Trump leo thang "võ miệng" nhưng có thể không ngờ Tầu đang ngấm ngầm chuẩn bị "cướp thời cơ" : dùng toàn lực thanh toán gọn Đài Loan trong một tuần lễ sau khi đổ lỗi cho đế quốc Mỹ mưu đồ chia cắt nước Tầu lâu dài, lại hiếu chiến, khiêu khích trước. Mỹ và Đồng minh làm được gì trong trường hợp này, trước sự đã rồi ? Can thiệp thế nào khi đã chính thức công nhận Đài Loan là một phần của nước Trung Hoa, như can thiệp thế nào khi Tầu đã và đang "nuốt" sống Hongkong ?

Dĩ nhiên, trong nội bộ của Đảng cộng sản Tầu có thể vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi "nếu không phải lúc này - lúc đế quốc Mỹ yếu nhất, rối loạn nhất - thì còn đợi lúc nào ?," nhưng việc "mất" Đài Loan tức là sự biến mất nước Tầu thứ hai - thực thể Trung Hoa Dân Quốc/The Republic of China - nếu xẩy ra, sẽ là một hậu quả bất ngờ nhưng lại... không quá bất ngờ của cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2020 khi mà ông Tổng thống đương nhiệm Donald Trump quyết tâm bằng mọi cách ngồi lại ở tòa Bạch Ốc thêm một nhiệm kỳ 4 năm !

Cao Tuấn

(27/07/2020)

Chú thích :

(1) Peter Navarro lý thuyết gia chống Tầu số 1 của Trump tố cáo - rất đúng, rất bài bản - Đảng cộng sản Tầu, từ thời Mao đến nay đã lãnh đạo nước Tầu từng bước vùng dậy "cướp thời cơ" như thế nào. Tuy nhiên, tư cách của Navarro xem ra kém cỏi, kém xa Jim Mattis, John Kelly nên được Tổng thống Trump dùng như một thứ "nô tài", cho làm một chức quan nhỏ là "trade adviser", khác hẳn Nixon đối xử với Kissinger, cũng là đảng viên của đảng Cộng hòa và là lý thuyết gia thân Tầu số 1... của nước Mỹ

Tham khảo :

Cao Tuấn, "Tại sao trận đấu Biển Đông giữa Mỹ và Tầu có thể vừa là Stalingrad vừa là Pearl Harbor của thế kỷ 21 ?",  08/02/2020

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 3