Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hai Dự thảo về tín ngưỡng - tôn giáo theo kế hoạch có thể được thông qua trong kỳ họp Quốc hội tới đây. Có nhận định từ giới quan tâm cho rằng đó sẽ là một bước lùi nữa trong chính sách tôn giáo của Chính phủ Việt Nam.

tongiao1

Những tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập bị đàn áp trong nhiều năm - Facebook

Một bước lùi về Chính sách tôn giáo

Hồi trung tuần tháng bảy vừa qua, Ban thường trực Mặt trận Tổ quốc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý cho hai bản dự thảo liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, bao gồm dự thảo thay thế Nghị định số 162/2017 - quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng- tôn giáo ; và Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng- tôn giáo.

Một trong những yêu cầu quan trọng trong Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 162 là phải bổ sung những quy định và biện pháđể quản lý đối với hình thức sinh hoạt tôn giáo trực tuyến, nâng cao trách nhiệm của Nhà nươc trong việc "đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người". Hình thức sinh hoạt tôn giáo trực tuyến đã phát triển mạnh mẽ trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở Việt Nam.

Về Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng - giám đốc BPSOS, một tổ chức chuyên vận động, đấu tranh cho Tự do Tôn giáo Việt Nam - cho rằng Dự thảo này cho thấy một sự đi lùi rất nhiều rất đáng quan ngại về chính sách đối với các tôn giáo, đặc biệt là các tôn giáo mà không chịu sự khống chế của Nhà nước :

"Trước đây có thể có những điều vi phạm nhưng mà chưa có biện pháp xử phạt hành chính và đặc biệt là phạt tiền thì bây giờ. Với bản dự thảo Nghị định mà phía Việt Nam định thông qua sắp tới đây có những khoản ấn định mức phạt tiền rất cao. Rất nhiều các tổ chức tôn giáo sẽ không thể đủ sức để đóng tiền phạt, có nghĩa là họ sẽ không thể sinh hoạt được nữa.

Cái nữa phải thông báo trước cả năm trời. Nếu như không thông báo trước thì sẽ bị phạt. Mỗi lần vi phạm như vậy thì tiền phạt sẽ tăng lên gấđôi, gấp ba. Phải thông báo trước 12 tháng những sinh hoạt, sự kiện về hoạt động tôn giáo của mình thì đó là một sự quá quắt, kể cả về vấn đề hoạt động sinh hoạt trực tuyến.

Thì đó là một sự khắt khe hơn rất nhiều so với lại tình trạng hiện nay, vốn đã hết sức tắc nghẽn về vấn đề Tự do tôn giáo cho rất nhiều nhóm sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam.

Hoặc là đòi hỏi những trường đào tạo mục sư hay linh mục, chức sắc của các tôn giáo thì bắt buộc phải học về lịch sử cách mạng thì đó là một sự tuyên truyền của đảng Cộng sản, vốn là một đảng vô thần. Việc bắt buộc phải học những điều của đảng Cộng sản nhiều khi nó lại đi ngược lại với tín lý của tôn giáo.

Đây là một bản dự thảo mà chúng tôi nghĩ là cần phải rút lại, không thể đưa ra vào kỳ họQuốc hội sắp tới đây để thông qua".

Các điều khoản "bóp nghẹt Tự do Tôn giáo"

Những điểm mà tiến sĩ Thắng cho ra nghiêm trọng, bóp nghẹt Tự do tôn giáo, được quy định cụ thể trong dự thảo như sau :

Khoản 2 Điều 25, Phạt 10 triệu đến 20 triệu đồng nếu không tổ chức giảng dạy môn học lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo.

Điều 28, khoản 1, Cảnh cáo đối với việc không thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hàng năm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngoài ra, dự thảo còn quy định mức phạt từ mười đến 20 triệu đồng đối các tổ chức không được Nhà nước cấp phép hoạt động, và buộc phải chấm dứt các hoạt động tôn giáo.

Tại điều 20 quy định xử phạt năm đến 10 triệu nếu không hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử người làm chức sắc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nếu tổ chức hội nghị liên tôn giáo, hội nghị có yếu tố nước ngoài khi không được cơ quan Nhà nước chấp thuận sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

Đối với các hoạt động quyên góp của các tổ chức tôn giáo, theo điều 39, xử phạt năm đến 10 triệu đông nếu không thông báo hoạt động quyên gócho cơ quan nhà nước. Nếu nhận các khoản tài trợ không đúng với mục đích đã được cơ quan nhà nước chấp thuận sẽ bị phạt 20 đến 40 triệu đồng, đồng thời tịch thu tiền, hiện vật đã nhận.

Đàn áp tôn giáo vẫn tiếp diễn

Một sư thầy muốn ẩn danh tính, thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, nói với RFA rằng không chỉ riêng hai bản Dự thảo nêu trên, mà trong tất cả các văn bản luật về tín ngưỡng- tôn giáo khác đều thể hiện sự hà khắc, kìm kẹp của chính phủ đối với các hoạt động tôn giáo :

"Tôi nhận định đây là dự thảo thừa thãi, không cần thiết. Bởi vì trong các điều luật khác nó đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo rồi. Bây giờ lại ra thêm một bản dự thảo này và sắp sửa được ban hành thì lại càng vi phạm nghiêm trọng hơn về vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam".

Theo vị sư thầy này, Nhà nước luôn tìm mọi biện pháp để "thâu tóm tôn giáo một cách triệt để". Do đó, những tổ chức tôn giáo độc lập, không chịu sự kiểm soát luôn bị coi là "cái gai" trong mắt Chính quyền. Họ luôn tìm mọi cách tấn công, đàn áp để giải thể các tổ chức tôn giáo này :

"Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất gần như bị cô lập, đàn áp và sách nhiễu mọi mặt. Luôn luôn, trong các hoạt động tổ chức hành chính hoặc hoạt động cúng lễ, các hình thức tôn giáo… chúng tôi đều bị đàn áp trực tiếp hoặc gián tiếp".

Tiến sĩ Đỗ Lan Hiền, Viện trưởng Viện nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo phát biểu trong hội thảo Góý về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tôn giáo rằng "việc xử phạt chính là hoạt động bảo vệ tôn giáo".

Tuy nhiên, trong năm qua, tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ việc bị người trong cuộc cho là đàn áp tôn giáo. Điển hình như vụ các tín đồ tôn giáo sắc tộc ở Tây Nguyên theo đạo Tin Lành nói họ không được chấp thuận khi đăng ký nhóm họp cầu nguyện tại gia ; hay là chính báo chí Nhà nước cũng báo cáo rằng đã xoá bỏ hoàn toàn đạo Hà Mòn trên toàn lãnh thổ Việt Nam… Hôm 12 tháng 7, báo Công an Nhân dân- cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam - đăng bài viết của tác giả Quỳnh Vinh với nội dung tuyên truyền về chiến dịch "xoá bỏ đạo Dương Văn Mình" ở tỉnh Bắc Kạn. 

Nguồn : RFA, 01/08/2022

Published in Việt Nam