Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng tại Liên Hiệp Quốc để tránh 'phật lòng cường quốc'

Bùi Thư, BBC, 25/02/2023

Chuyên gia nhận định rằng, các lá phiếu của Việt Nam tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về vấn đề Ukraine-Nga cho thấy nước này rất thận trọng và tránh "phật lòng" các cường quốc, bao gồm Nga.

phieutrang2

Việt Nam và Lào trở thành hai quốc gia duy nhất trong khối ASEAN bỏ phiếu trắng cho cuộc biểu quyết mới nhất của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

Việt Nam cùng với Trung Quốc, Ấn Độ một lần nữa bỏ phiếu trắng trong nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lên án Nga xâm lược Ukraine và kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine trong bối cảnh tròn một năm chiến sự.

Nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc được sự ủng hộ của 141 quốc gia. Có 32 nước bỏ phiếu trắng (abstain) và bảy nước, bao gồm cả Nga, bỏ phiếu chống.

Đáng chú ý, 9/11 quốc gia Đông Nam Á đã bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết mới nhất này lên án việc Nga xâm lược Ukraine và kêu gọi Nga này rút quân nói trên. Việt Nam và Lào trở thành hai quốc gia duy nhất trong khối ASEAN bỏ phiếu trắng.

Việt Nam tiếp tục "nước đôi"

Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Taiwan NextGen Foundation và Pacific Forum nhận xét với BBC News Tiếng Việt rằng, các lá phiếu của Việt Nam cho thấy quốc gia này vẫn rất thận trọng trong phản ứng đối với cuộc chiến Ukraine, duy trì chính sách phòng bị nước đôi trong quan hệ quốc tế, và quan trọng là tránh làm "tổn thương" hay "phật lòng" các cường quốc, bao gồm Nga.

"Nga có vị thế quan trọng trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam: là đối tác chiến lược toàn diện (giữ vị thế hàng đầu trong thang đo thứ bậc về đối tác của Việt Nam, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc).

"Nga có mối quan hệ truyền thống và gắn bó trong lịch sử qua sự ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, kiên trì hợp tác dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông bất chấp áp lực từ Trung Quốc.

"Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc diễn ra vào tháng 12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Việt Nam phải "biết thời, biết thế", đồng thời chú ý tôn trọng và giữ thể diện cho các cường quốc. Từ ứng xử của Việt Nam đối với cuộc chiến tranh Ukraine, cho đến nay, có thể khẳng định Hà Nội đặc biệt coi trọng yếu tố truyền thống và hữu nghị trong quan hệ với Nga," tiến sĩ nhận định.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào 24/02/2022, Hà Nội đã kiên trì với đường lối đối ngoại mà Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh là "không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải".

Tuy nhiên, việc Hà Nội vẫn kiên định với lá phiếu trắng dấy lên nhiều ý kiến trái chiều về lập trường "chọn chính nghĩa của Việt Nam".

Theo tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng, chính nghĩa, theo lối nói của Việt Nam, là ủng hộ hoà bình, an ninh, đề cao hợp tác và không ủng hộ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, cũng không gây chiến với các quốc gia khác.

"Chính sách Quốc phòng "bốn không" của Việt Nam, ban hành năm 2019, đã khẳng định tính chất hoà bình và tự vệ. Tuy nhiên, các lá phiếu của Việt Nam, dù không sai về khía cạnh luật pháp quốc tế, có thể gây quan ngại rằng Việt Nam đang xem trọng lợi ích thực dụng hơn là đề cao các tiêu chuẩn quốc tế.

"Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế ấn tượng, hội nhập kinh tế mạnh mẽ, mạng lưới đối tác được mở rộng, và việc được các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đánh giá cao, có thể củng cố sự tự tin của Hà Nội. Tình thế lưỡng nan về cân bằng giữa lợi ích và nguyên tắc. Có lẽ, vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng không đủ sức thay đổi phương cách ứng xử của Việt Nam trong vấn đề Ukraine," ông Sáng nêu quan sát.

Việt Nam và Trung Quốc "chung chí hướng" ?

Với diễn biến mới nhất, nhiều người chỉ ra cả năm lần bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đều tình cờ biểu quyết "đồng điệu" với Trung Quốc.

Cụ thể, lần đầu tiên, ngày 1/3/2022, khi bỏ phiếu nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine trong phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bỏ phiếu trắng.

Lần thứ hai, ngày 24/3, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết yêu cầu bảo vệ dân thường, Việt Nam cũng bỏ phiếu trắng.

Lần thứ ba, ngày 7/4/2022, đề nghị trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bỏ phiếu chống.

Lần thứ tư, ngày 12/10 rạng sáng 13/10 theo giờ Việt Nam, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết kêu gọi các quốc gia trên thế giới chống Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine.

Lần mới nhất này, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng như Trung Quốc đối với nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine.

Tuy nhiên, dưới quan sát của nhà nghiên cứu Huỳnh Tâm Sáng, ông cho rằng có sự khác biệt căn bản về cách tiếp cận của Trung Quốc và Việt Nam đối với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.

"Trung Quốc đang là đối tác quan trọng hàng đầu của Nga, và quan hệ hai nước đang phát triển cả về kinh tế và an ninh. Với những khác biệt về lợi ích và ý thức hệ, Nga và Trung Quốc đang nỗ lực chung tay thiết lập một mặt trận chung chống lại Mỹ và đồng minh.

"Dù Trung Quốc khẳng định mong là bên hoà giải và khuyến khích đối thoại giữa Nga và Ukraine nhưng về cơ bản, Bắc Kinh đang tính toàn những lợi ích tốt nhất cho mình trong khi tránh can thiệp vào cuộc chiến," ông Sáng phân tích.

Đồng thời, ông cũng chỉ ra sự khác biệt, tức về phía Việt Nam, quốc gia này luôn thận trọng và nỗ lực tối đa để tránh bị lôi kéo vào nền chính trị cường quyền (great-power politics).

"Là quốc gia tầm trung, Việt Nam thiên về kêu gọi đối thoại, hoà giải. Và không giống như Trung Quốc có thể xem cuộc chiến tại Ukraine là cơ sở để xử lý mối quan hệ phức tạp với Đài Loan, Việt Nam quan sát cuộc chiến với sự thận trọng hơn và nỗ lực không để trở thành một Ukraine thứ hai, nhất là khi Việt Nam tồn tại bên cạnh một láng giềng hùng mạnh và tham vọng như Trung Quốc," ông Sáng kết luận.

Bùi Thư

Nguồn : BBC, 25/02/2023

**************************

Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine ngay lập tức

Thu Hằng, RFI, 24/02/2023

Một ngày trước mốc tròn một năm Nga đưa quân tấn công Ukraine, trong phiên họp ngày 23/02/2023, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua với đa số áp đảo nghị quyết yêu cầu Moskva "rút ngay lập tức" mọi lực lượng Nga khỏi Ukraine. Nghị quyết nhận được 141 phiếu ủng hộ trên tổng số 191 nước thành viên Liên Hiệp Quốc, 7 phiếu chống và 32 nước bỏ phiếu trắng, trong đó có Việt Nam.

bophieu01

Phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 23/02/2023 tại New York, Mỹ. AP - Bebeto Matthews

Theo AFP, nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tái khẳng định "sự gắn bó" với toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, "yêu cầu" Nga rút hết quân khỏi cả những vùng đất Ukraine bị Nga sáp nhập. Ngoài ra, nghị quyết cũng kêu gọi "ngừng mọi hành vi thù nghịch" và "cần sớm đạt được một nền hòa bình toàn diện, công bằng và bền vững ở Ukraine phù hợp với những nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc".

Thông tín viên RFI Carrie Nooten tường trình từ trụ sở của Liên Hiệp Quốc tại New York :

"Các nước thành viên Liên Hiệp Quốc chào đón kết quả bỏ phiếu trong tiếng vỗ tay. Đa số áp đảo đã xác nhận ủng hộ Ukraine. Đó cũng là kết quả được nhiều bộ trưởng các nước Châu Âu hoan nghênh. Họ đã cất công đến tận New York.

Dù nghị quyết không mang tính ràng buộc, nhưng cũng đáng để lập lại bản đồ những nước ủng hộ mà Ukraine và Nga vẫn cạnh tranh từ một năm nay. Những nước lớn bỏ phiếu trắng vẫn là Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, không thay đổi lập trường một ly nào. Hai nước cam kết trung thành với Moskva là Nicaragua và Mali. Một số nước khác lại chuyển sang bên yêu cầu dừng mọi hành động thù nghịch, như Irak, Madagascar, Maroc và Nam Sudan.

Thế nhưng, phát biểu của các nước thành viên lại tương phản hơn những lá phiếu cho văn bản được đánh giá là thận trọng này khi nhấn mạnh đến việc bảo vệ những giá trị của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ngày càng có thêm nhiều nước yêu cầu có những sáng kiến cụ thể hơn cho hòa bình và mở đối thoại, chứ không chỉ bằng lòng bảo vệ những nguyên tắc một năm qua kể từ đầu cuộc xung đột".

Thế giới hiểu chính nghĩa ở bên nào

Chánh văn phòng tổng thống Ukraine Andrii Yermak vui mừng vì "đã giành được một chiến thắng. Thế giới hiểu bên nào là sự thật". Người đứng đầu ngành ngoại giao Châu Âu Josep Borrell hoan nghênh "đa số áp đảo từ cộng đồng quốc tế xác nhận sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraine, nạn nhân của xâm lược Nga". Theo ông, dù nghị quyết không có tính ràng buộc, nhưng "đó không phải chỉ là một mẩu giấy". Còn cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan đánh giá kết quả là "lời kêu gọi mạnh mẽ" cho hòa bình. "Con đường dẫn tới hòa bình" lại "rất rõ ràng", theo ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, đó là "Nga phải ngừng oanh kích. Sẽ không có hòa bình chừng nào kẻ tấn công lại đòi nạn nhân từ bỏ".

Thu Hằng

*************************

Việt Nam lại bỏ phiếu trắng

Nguyễn Huỳnh, VNTB, 24/02/2023

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine, đảm bảo hòa bình công bằng và lâu dài cho Kiev.

phieutrang3

Hà Nội vẫn kiên trì chống lại áp lực và tiếp tục với chiến lược không chỉ trích trực tiếp Nga xâm lược Ukraine

Nghị quyết "Các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc về hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài tại Ukraine" của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc được sự ủng hộ của 141 quốc gia. Có 32 nước bỏ phiếu trắng (abstain) và bảy nước, bao gồm cả Nga, bỏ phiếu chống.

Đáng chú ý, 9/11 quốc gia Đông Nam Á đã bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết mới nhất này lên án việc Nga xâm lược Ukraine và kêu gọi Nga này rút quân nói trên. Việt Nam và Lào trở thành hai quốc gia duy nhất trong khối ASEAN bỏ phiếu trắng.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào 24-02-2022, Hà Nội đã kiên trì chống lại áp lực và tiếp tục với chiến lược không chỉ trích trực tiếp Nga. Cụ thể, đối với năm bản nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược của Nga nhắm vào Ukraine, Việt Nam đã bỏ 4 phiếu trắng và 1 phiếu chống, nằm trong nhóm nước thiểu số trong cộng đồng quốc tế khi bày tỏ quan điểm về cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.

Cuộc bỏ phiếu được tổ chức sau hai ngày tranh luận tại Đại hội đồng. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tiếp tục vận động cộng đồng quốc tế "chọn phe giữa thiện và ác". Ông bác bỏ lập luận Ukraine chỉ nhận được ủng hộ từ phương Tây mà không có sự ủng hộ từ những nước đang phát triển.

"Nhiều quốc gia Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Á đã bỏ phiếu thuận cho nghị quyết. Sự ủng hộ dành cho Ukraine ngày càng mở rộng và sẽ tiếp tục được củng cố", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nhấn mạnh.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho rằng một nền hòa bình thực sự và lâu dài cần phải đặt trên nền tảng Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế. Ông cho biết nội dung hiến chương đã nêu rất rõ là "tất cả thành viên, trong quan hệ quốc tế, nên kiềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc nền độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào".

"Chiến sự càng kéo dài thì khó khăn càng nhiều", ông Guterres nói. Ông cho biết cuộc chiến đến nay đã khiến hơn 8 triệu người phải đi tị nạn, ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực, năng lượng ở nhiều nước. Ông cũng kêu gọi các nước thành viên ủng hộ sáng kiến mới đây của Liên Hợp Quốc nhằm hỗ trợ nhân đạo trị giá 5,6 tỷ USD cho Ukraine.

Tại phiên họp đặc biệt nói trên, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, đã bày tỏ quan ngại về tình hình xung đột tại Ukraine trong một năm qua cũng như trước diễn biến đáng lo ngại gần đây.

Trong bài phát biểu của mình, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh sự cần thiết tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhất là các nguyên tắc cơ bản quan trọng hàng đầu là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.

Việt Nam khẩn thiết kêu gọi các bên chấm dứt chiến sự, tránh hành động leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại, đàm phán để tìm giải pháp hòa bình toàn diện, thỏa đáng, lâu dài cho các bất đồng trên cơ sở phù hợp và tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, có tính đến lợi ích, quan tâm chính đáng của các bên liên quan, vì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam cho rằng cộng đồng quốc tế cần tăng cường bảo vệ an ninh, an toàn của người dân, bảo đảm những nhu cầu cấp bách của người dân chịu ảnh hưởng bởi chiến sự, bảo vệ và duy trì các cơ sở dân sự, nhất là cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam sẵn sàng đóng góp trong khả năng của mình vào nỗ lực ngoại giao, tái thiết, hồi phục, cứu trợ ở Ukraine.

Tuy nhiên như đã nói ở phần đầu bài viết này, Hà Nội vẫn kiên định với lá phiếu trắng dấy lên nhiều ý kiến trái chiều về lập trường "chọn chính nghĩa của Việt Nam".

Nguồn : VNTB, 24/02/2023

*************************

Nga tiếp tc b cô lp ti Liên Hip Quc, Vit Nam li b phiếu trng

Reuters, VOA, 24/02/2023

Đi hi đng Liên Hp Quc hôm 23/2 ra ngh quyết kêu gi hòa bình toàn din, công bng và lâu dài, và mt ln na đòi Moscow rút quân và ngng chiến.

phieutrang4

Kết qu b phiếu cho ngh quyết được th hin trước Đi hi đng Liên Hip Quc

Bc Kinh đã b phiếu trng đi vi ngh quyết này ln th tư - đi vi mt ngh quyết v Ukraine k t khi Nga m cuc xâm lược vào ngày 24/2 năm ngoái.

Vi tràng pháo tay t ngh trường, ngh quyết đã được thông qua vi 141 phiếu ng h và 32 phiếu trng. Sáu nước khác cùng Nga b phiếu chng, bao gm Belarus, Bc Triu Tiên, Eritrea, Mali, Nicaragua và Syria.

"Ngh quyết này là tín hiu mnh m v s ng h toàn cu trước sau như mt cho Ukraine," Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskiy viết trên Twitter sau cuc b phiếu.

Phó Đi s Nga ti Liên Hp Quc Dmitry Polyanskiy bác b ngh quyết này, cho là vô dng. Ông viết trên Twitter : "Liu nó có mang li hòa bình không ? Không ! Nó s c vũ nhng người hiếu chiến không ? Có ! Do đó, nó kéo dài thm kch Ukraine".

Nga mô t ngh quyết là không cân bng và chng Nga" và kêu gi các nước b phiếu chng nếu không có sa đi.

N
ước đng minh ca Moscow là Belarus đã tht bi trong n lc sa đi câu ch ngh quyết trong đó đưa vào câu ngăn chn xung đt leo thang hơn na vi vic cp vũ khí sát thương cho các bên.

Vic Trung Quc b phiếu trng dường như phn ánh n lc đi hai hàng v ngoi giao đi vi cuc chiến Ukraine. Bc Kinh nói rng ch quyn và toàn vn lãnh th ca tt c các nước phi được tôn trng, nhưng trong c ch đng thun vi s bt an ca Nga v NATO Trung Quc tin rng tt c nhng quan tâm v an ninh cn được gii quyết.

"Mc dù chúng tôi ng h s tp trung ca ngh quyết hin ti vào các nguyên tc ca hiến chương và lut pháp quc tế, nhưng nó chc chn không đưa chúng ta đến gn hơn vi vic đt nn móng cho hòa bình lâu dài và giúp chm dt tàn phá và hy dit," Đi s Nam Phi ti Liên Hp Quc Mathu Joyini, nước đã b phiếu trng, phát biu.

Brazil đã b phiếu thun, nhưng Đi s nước này Ronaldo Costa Filho cho biết ‘đã đến lúc m ra không gian đi thoi và bt đu tái thiết.

Vit Nam nm trong s 32 nước b phiếu trng cho ngh quyết.

(Reuters)

*************************

Vit Nam li b phiếu trng v cuc xung đt Nga-Ukraine, gii quan sát quan ngi

VOA, 24/02/2023

Hôm 23/2, Vit Nam li b phiếu trng cho ngh quyết ca Liên Hip Quc (Liên Hiệp Quốc) yêu cu Nga rút quân khi Ukraine. Gii quan sát bày t s tht vng, nói rng hướng đi này khng đnh lp trường "thân" Nga ca Hà Ni, dù Vit Nam nói "không chn bên".

phieutrang5

Đi s Vit Nam ti Liên Hiệp Quốc Đng Hoàng Giang phát biu ti Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 22/2/2023. Photo UN Web TV.

Chiu ngày 23/2, gi New York, Đi hi đng Liên Hiệp Quốc thông qua ngh quyết kêu gi Nga rút quân khi Ukraine, đm bo hòa bình công bng và lâu dài cho Kiev. Ngh quyết kêu gi chm dt chiến s Nga - Ukraine, đánh du xung đt vũ trang gia hai nước tròn mt năm.

Ngh quyết không mang tính ràng buc, nhn được 141 phiếu thun trong s 193 thành viên tham gia. Có 7 nước b phiếu chng và 32 nước b phiếu trng, trong đó có Vit Nam, Trung Quc, Lào, n Đ.

Ngoài Nga, sáu quc gia b phiếu chng khác gm Belarus, Triu Tiên, Eritrea, Mali, Nicaragua và Syria.

Đây là ln th năm Vit Nam b phiếu có li cho Moscow ti Đi hi đng Liên Hp Quc liên quan đến cuc xung đt Nga Ukraine, trong đó có 4 ln b phiếu trng và 1 ln b chiếu chng.

Mt ngày trước khi din ra cuc b phiếu, Đi s Vit Nam ti Liên Hiệp Quốc Đng Hoàng Giang phát biu kêu gi các bên liên quan trong cuc xung đt Ukraine hãy "chm dt hành đng thù đch, tránh các hành đng làm leo thang căng thng", đng thi hi thúc ni li đi thoi và hòa đàm nhm đt được mt nn "hòa bình toàn din, công bng và lâu dài Ukraine".

Gii quan sát nêu nhn đnh vi VOA rng đng thái này ca Vit Nam cho thy Hà Ni tiếp tc con đường i ngược dòng thi đi", t rõ thái đ "thân" Nga ca Vit Nam khi phn ln các quc gia trên thế gii lên tiếng phn đi cuc xâm lược Ukraine ca Nga.

Ông Vũ Hoàng Hi, thành viên ca khi 8406, bang California, Hoa K, chia s ý kiến :

"Vit Nam đã b phiếu trng, tc là Vit Nam luôn luôn chơi mt nước c đôi, lúc nào cũng lên án v vn đ chiến tranh, h nói mt đàng li làm mt no. Vic Vit Nam b phiếu trng ngày hôm nay cho chúng ta thy rng Vit Nam luôn luôn ph thuc vào Nga và Trung Quốc, và rng Vit Nam đã đng v phía xâm lược Nga".

T Canada, Lut sư Vũ Đc Khanh, chuyên gia nghiên cu v chính tr Vit Nam và quan h quc tế, nêu nhn đnh vi VOA qua email : ng Cng sn Vit Nam đã đt đt nước Vit Nam đi ngược dòng tiến hóa ca thi đi, đng bên l ca nhng giá tr nhân bn ca cng đng nhân loi và có th tr thành mt trong nhng quc gia thù đch, không tôn trng lut pháp quc tế".

Tương t, lut sư Nguyn Văn Đài Đc chia s quan đim :

"Vic Nga xâm lược Ukraine đã kéo dài mt năm và h đã gây ra biết bao nhiêu ti ác vi đt nước và nhân dân Ukraine. Đi hi đng Liên Hiệp Quốc ra ngh quyết yêu cu Nga chm dt chiến tranh và rút quân khi Ukraine không nhng đáp ng nguyn vng ca người dân Ukraine mà đáp ng nguyn vng ca toàn nhân loi tiến b trên khp thế gii.

"Người Vit Nam biết rõ giá tr ca hòa bình và ti ác ca chiến tranh và tôi nghĩ rng người dân Vit Nam đu mong mun ngh quyết này s được thông qua và Nga phi chp hành ngh quyết này, nhưng chính quyn Cng sn Vit Nam đã đi ngược li, nguyn vng không ch ca nhân dân Ukraine mà còn đi ngược li nguyn vng ca ngay chính nhân dân Vit Nam.

"Người Vit Nam chúng ta cn lên án hành đng b phiếu trng ca [chính quyn] Vit Nam đi vi ngh quyết mi nht này", ông Nguyn Văn Đài nhn đnh.

"Vit Nam là mt quc gia đã phi chu nhiu thit thòi, mt mát, đau thương do chiến tranh gây ra, nên nhân dân Vit Nam rt hiu rõ giá tr ca hòa bình, công lý và l phi. Vy mà thái đ ca nhà cm quyn Cng sn Vit Nam đã làm cho nhng người bn trên thế gii phi bt mãn, đc bit, nhân dân Ukraine, hàng triu người phi chu đng hàng ngày hàng gi, hàng phút nhng bt công, vô lý, vô nhân ca ông Putin phi sng st trước nhng lá phiếu ca Vit Nam", ông Vũ Đc Khanh nói.

"Th hi, ông Nguyn Phú Trng hay ông B trưởng B Ngoi giao Vit Nam s gii thích như thế nào vi nhân dân thế gii và nhng người bn Ukraine", ông Khanh đt vn đ.

Hôm 24/2/2023, các nhà ngoi giao Liên minh Châu Âu (EU) t tu bên ngoài Đi s quán Ukraine Hà Ni, gi đi mt thông đip mnh m ng h Ukraine và đng hành cùng nhân dân Ukraine, theo Twitter ca EU ti Vit Nam. Có l các lãnh đo Vit Nam không th không biết "cuc tun hành t tp đông người này", nơi cách qung trường Ba Đình, và văn phòng Chính ph không xa.

phieutrang6

Các nhà ngoi giao EU t tp bên ngoài tòa Đi s Ukraine Hà Ni bày t s ng h và đng hành cùng nhân dân Ukraine, ngày 24/2/ 2023. Twitter EU in Vietnam.

Các trang mng báo nhà nước Vit Nam hôm 24/3 có loan tin v vic Đi hi đng Liên Hiệp Quốc thông qua ngh quyết này, nhưng không nêu cách chn phiếu ca Vit Nam. Cách loan tin này, theo các nhà quan sát, làm dy lên nhng lo ngi v quyn tiếp cn thông tin trong nước và tính minh bch v quyn đi din ca người dân trước din đàn quan trng như Liên Hiệp Quốc.

Moscow ch trích ngh quyết này thiếu cân bng và bài xích Nga. Đi s Nga ti Liên Hiệp Quốc Vasily Nebenzya cáo buc phương Tây đang li dng Ukraine và hy sinh li ích ca các nước đang phát trin đ tha mãn tham vng đánh bi Nga, y c thế gii xung vc sâu chiến tranh nhm duy trì bá quyn", theo Reuters.

Hi tun trước, ông Andrey Yatskin, mt nhà lãnh đo ca Thượng vin Nga trong chuyến thăm Vit Nam, nói rng ông đánh giá cao lp trường "cân bng, khách quan" ca Vit Nam. Ông nói : "Vic Vit Nam t chi tham gia các bin pháp trng pht Nga bt hp pháp mt ln na khng đnh bn cht hu ngh và tin cy truyn thng ca quan h hai nước chúng ta luôn không b nh hưởng bi nhng thay đi ca tình hình".

Trao đi vi VOA nhân dp mt năm din ra cuc xung đt, Đi s Ukraine ti Vit Nam Oleksandr Gaman nói rng : "Chúng tôi mun Vit Nam đng v phía chính nghĩa, v phía công lý". Nhà ngoi giao Ukraine cho biết thêm : "Chúng tôi cn s ng h ca mi quc gia đ chm dt cuc chiến phi nghĩa này. Như chúng ta biết, lý do thc s ca cuc chiến này là ch đ tiêu dit quc gia Ukraine, xóa s đt nước chúng tôi khi bn đ".

Trong khi phn ln các quc gia trên thế gii và c Tng thư ký Liên Hp Quc Antonio Guterres lên tiếng t cáo cuc xâm lược ca Nga vào Ukraine, thì chính quyn Vit Nam, cũng như Trung Quc và các quc gia khác có xu hướng thân Nga, chưa bao gi lên án Moscow v cuc xâm lược này.

Trong s 10 nước thành viên ASEAN, ch có Vit Nam và Lào b phiếu trng cho ngh quyết này, trong khi các nước còn li, k c Myanmar, đã b phiếu thun.

Phát biu ti Liên Hiệp Quốc vào tháng 10 năm ngoái, Đi s Giang nói rng Vit Nam "hiu rõ giá tr ca hòa bình và phn đi mi hành vi đe da, s dng vũ lc xâm phm đc lp, ch quyn và toàn vn lãnh th ca các nước". Tuy nhiên, sau đó, đi din cho Vit Nam, ông b phiếu trng v chng Nga sáp nhp bn vùng lãnh th Ukraine.

Vào tháng 4/2022, Vit Nam là mt trong 9 quc gia Châu Á b phiếu phn đi vic loi Nga khi Hi đng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc. Trước đó, vào tháng 3/2022, Hà Ni cũng b phiếu trng đi vi mt ngh quyết ca Đi hi đng Liên Hiệp Quốc v bo v dân thường Ukraine. Tháng 1/2022, Vit Nam b phiếu trng cho ngh quyết lên án cuc xâm lược ca Nga đi vi Ukraine.

Vào tháng 5/2022, trong bài phát biu ti Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế (CSIS) th đô Washington, Th tướng Vit Nam Phm Minh Chính nói rng thay vì chn bên, Vit Nam "chn công lý, công bng và thin chí, da trên các nguyên tc ca lut pháp quc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc".

Hi đu tháng này, trong cuc phng vn vi VOA, bà Nataliya Zhynkina, Phó Đi s Ukraine ti Hà Ni đưa ra thông đip đến Vit Nam rng : "Các bn không cn chn bên, hãy chn l phi".

Lut sư Vũ Đc Khanh đưa ra khuyến ngh cho gii lãnh đo Hà Hi : "Chính ph Vit Nam không cn phi chn bên nhưng nht đnh phi chn chính nghĩa, công lý và hành x có lương tâm và trách nhim, tiếp tc bo v nhng nguyên tc căn bn ca Liên Hip Quc và tôn trng lut l quc tế".

 

VOA, 24/02/2023

Published in Việt Nam

Việt Nam bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc đòi Nga rút quân khỏi Ukraine

Việt Nam cùng với 32 quốc gia khác bỏ phiếu trắng Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine. Nghị quyết mới được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua hôm 23/2 (giờ địa phương) với 141 phiếu ủng hộ việc lên án Nga xâm lược Ukraine.

lhq1

Màn hình điện tử ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chiếu kết quả bỏ phiếu Nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine hôm 23/2/2023 - Reuters

Sáu quốc gia bỏ phiếu chống gồm Belarus, Bắc Hàn, Eritrea, Mali, Nicaragua và Syria.

Đây là lần thứ năm Việt Nam bỏ phiếu trăng đối với các nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine. Việt Nam một lần bỏ phiếu chống Nghị quyết loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Cuộc bỏ phiếu lần này diễn ra nhân dịp kỷ niệm một năm Nga đem quân xâm lược nước láng giềng.

Trong bài phát biểu hôm 22/2 tại phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (Liên Hiệp Quốc) đã nhóm họp để tiếp tục thảo luận về tình hình Ukraine, Đại sứ Việt Nam Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, bày tỏ quan ngại về tình hình xung đột tại Ukraine trong một năm qua cũng như trước diễn biến đáng lo ngại gần đây.

Đại diện Việt Nam cũng nhấn mạnh sự cần thiết tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, nhất là các nguyên tắc cơ bản quan trọng hàng đầu là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.

Nguồn : RFA, 23/02/2023

**************************

Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu về nghị quyết "hòa bình lâu dài" cho Ukraine

Chi Phương, RFI, 23/02/2023

Trước ngày đánh dấu một năm cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraine hôm 23/02/2023, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu về một nghị quyết hòa bình cho Ukraine.

lhq2

Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trong phiên họp ra nghị quyết lên án Nga "sáp nhập bất hợp pháp" các vùng lãnh thổ của Ukraine, New York, Hoa Kỳ, ngày 12/10/2022. © Bebeto Matthews/AP

Theo AFP, trong ngày đầu tiên thảo luận về hòa bình cho Ukraine tại Liên Hiệp Quốc, hôm qua, 22/02, tổng thư ký Antonio Guterres khẳng định rằng cuộc xâm lược mà Nga tiến hành từ một năm qua là "một cột mốc đen tối đối với Ukraine và đối với cộng đồng quốc tế". Ông Guterres lên án những hậu quả về mặt nhân đạo và những vi phạm nhân quyền của Nga trong cuộc chiến này, đồng thời đề cập đến mối đe dọa ngầm của việc sử dụng vũ khí hạt nhân và các hoạt động quân sự "vô trách nhiệm" xung quanh các nhà máy điện hạt nhân. 

Trong cuộc thảo luận, lãnh đạo ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba khẳng định trong khi "một nước thì chỉ muốn tồn tại, thì nước kia lại muốn giết chóc, phá hủy". Ông Kuleba nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về một nền hòa bình toàn diện "công bằng và lâu dài" tại Ukraine, theo các nguyên tắc của Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, đó là bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, Nga rút quân và chấm dứt chiến tranh. 

Về phần đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassili Nebenzia, ông cáo buộc phương Tây "muốn Nga thất bại bằng mọi giá, và không chỉ Ukraine phải hy sinh, mà phương Tây còn muốn nhấn chìm cả thế giới vào vực thẳm chiến tranh". Lãnh đạo ngoại giao Châu Âu Josep Borrell đã đáp trả lại cáo buộc này, nhấn mạnh cuộc xung đột này không phải là phương Tây chống lại Nga, mà đây là "một cuộc chiến tranh bất hợp pháp, liên quan đến toàn thế giới, không phân biệt Đông, Tây, Nam hay Bắc". 

Trong bỏ phiếu vào tối nay, Ukraine và đồng minh hy vọng có thể nhận được ủng hộ ít nhất là từ 143 quốc gia, như là đối với nghị quyết tháng 10 năm ngoái lên án Nga sáp nhập các vùng lãnh thổ của Ukraine.

Từ khi chiến tranh Ukraine nổ ra, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua 4 nghị quyết, 3 trong số đó thu được từ 140 đến 143 phiếu thuận. Có 5 quốc gia bỏ phiếu chống là Nga, Belarus, Syria, Bắc Triều Tiên và Eritrea và khoảng 40 nước bỏ phiếu trắng.

Chi Phương

************************

Ukraine và các đồng minh tìm kiếm hậu thuẫn tại Liên Hiệp Quốc

Minh Anh, RFI, 24/02/2023

Hôm 22/02/2023, Liên Hiệp Quốc mở phiên họp Đại Hội Đồng nhân dịp đúng một năm cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga. Kiev và các đồng minh hy vọng có được một sự ủng hộ rộng lớn cho một nghị quyết kêu gọi một nền hòa bình "công bằng và bền vững". 

lhq3

Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 06/02/2023. Reuters – Eduardo Munoz

AFP cho biết dự thảo nghị quyết được 60 quốc gia ủng hộ nhấn mạnh đến việc "cần thiết có được một nền hòa bình toàn diện, công bằng và bền vững tại Ukraine trong những thời hạn sớm nhất, tuân thủ theo các nguyên tắc của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc". Văn bản này sẽ được bỏ phiếu sau một cuộc tranh luận bắt đầu từ hôm nay, lúc 15 giờ, giờ quốc tế và sẽ kéo dài ít nhất cho đến thứ Năm 23/02.

Cũng giống như các nghị quyết trước đây, văn bản lần này tái khẳng định "sự gắn bó" với "toàn vẹn lãnh thổ Ukraine", "yêu cầu" Nga triệt thoái các lực lượng tức thì và kêu gọi "chấm dứt các hành động thù nghịch".

Tuy nhiên, dự thảo không nhắc đến kế hoạch hòa bình 10 điểm do tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trình bày. Ukraine đã từ bỏ ý định này nhằm có được nhiều lá phiếu nhất có thể, theo nhiều nguồn tin ngoại giao. AFP nhắc lại, hồi tháng 10/2022, khoảng 143 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết lên án Nga sáp nhập nhiều vùng lãnh thổ của Ukraine.

Chiến tranh Ukraine : Thường dân trả giá đắt

Một năm đã qua, đây cũng là lúc điểm lại những tổn thất về nhân mạng. Liên Hiệp Quốc hồi trung tuần tháng 2/2023, tố cáo chiến tranh đã làm hơn 8 000 người chết và 13 000 người bị thương. Có số trên thực tế có thể còn cao hơn. Và thường dân đã phải trả một cái giá "không thể chịu nổi". 

Từ Genève, thông tín viên đài RFI, Jeremy Lanche giải thích :

"Số liệu do Liên Hiệp Quốc cung cấp chỉ là bề nổi của một tảng băng. Thống kê chưa tính đến những thiệt hại quân sự. Và họ để sang một bên tất cả những nạn nhân nào chưa thể xác định danh tính. Những gì chúng ta biết được, chính là phần lớn những người bị giết chết là đàn ông, chiếm đến 61%. Và trong 90% trường hợp, họ bị chết trong các vụ nổ.

Và điều đó nói rõ về bản chất của cuộc xung đột, theo như giải thích của bà Matilda Bogner, trưởng đoàn phái bộ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Ukraine.

"Điều đó có nghĩa là có sự vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế và các luật về chiến tranh. Bởi vì, thường dân bị biến thành mục tiêu một cách vô tội vạ. Các bên tham chiến không có những biện pháp cẩn trọng cần thiết để tránh những thiệt hại liên đới. Do vậy, chúng tôi nghĩ rằng con số thiệt hại thường dân sẽ còn cao hơn nữa".

Bảng tổng kết đặc biệt chưa đầy đủ do không được tiếp cận những vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát như tại các vùng Donetsk, Luhansk hay như Mariupol. Số liệu thống kê chưa tính đến những người dân thường bị giết chết trên lãnh thổ Nga.

Liên Hiệp Quốc nói đến khoảng 30 người chết nhưng không thể xác nhận con số này. Nhưng để có thể hình dung mức độ bạo lực của cuộc xung đột và tác động đối với thường dân, có thể cần phải xem một con số khác, do UNICEF – Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc cung cấp. Theo đó, 80% trẻ em Ukraine hiện sống dưới ngưỡng nghèo, tăng gấp hai lần so với trước khi nổ ra cuộc xâm lược của Nga".

Minh Anh

Published in Việt Nam