Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Van Huy NGUYEN

Van Huy NGUYEN

Phúc thẩm Nguyễn Văn Túc : ‘Bản lĩnh, không xin xỏ’ (BBC, 18/09/2018)

Phiên tòa phúc thẩm tại Hà Nội hôm 14/9 tuyên y án sơ thẩm 13 năm tù giam, 5 năm quản chế cho bị cáo Nguyễn Văn Túc, vì tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79, của Bộ luật Hình sự Việt Nam.

vn1

Ông Nguyễn Văn Túc trước tòa tại phiên xử phúc thẩm hôm 14/9

Một số tổ chức nước ngoài như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) gọi ông Túc là nhà hoạt động nhân quyền, kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông.

Theo luật sư bào chữa Ngô Anh Tuấn, trong phần nói lời cuối cùng tại phiên tòa phúc thẩm vụ án xét xử mình, ông Nguyễn Văn Túc ngẫu hứng biến tấu bài thơ của Hồ Xuân Hương "Khóc ông Phủ Vĩnh Tường" :

"Cán cân công lý rơi đâu mất

Miệng túi càn khôn thắt chặt rồi"

Ông Túc là một người "rất bản lĩnh", luật sư Ngô Anh Tuấn nói. "Đây là bản án thái độ, tức thái độ của bị cáo sẽ đồng hành với bản án của họ".

Có một số tình tiết như thân nhân, bệnh tật cũng như việc ông Túc từng đi bộ đội có thể giúp làm giảm nhẹ bản án nhưng ông Túc đã dặn luật sư "không xin xỏ hay nhắc đến gia cảnh".

Luật sư Ngô Anh Tuấn cho biết, phiên tòa phúc thẩm diễn ra nhưng hạn chế phần tự bào chữa của bị cáo và tranh luận, đối đáp giữa bên viện kiểm sát và luật sư đã bị tòa cắt ngang.

Điều này khiến ông Túc và vợ và con gái có mặt tại phiên tòa rất tức giận, bật miệng chửi thề trước tòa.

Trong lời nói cuối cùng tại phiên tòa, ông Túc nói :

"Tôi đấu tranh cho sự tiến bộ xã hội, tôi mong muốn xã hội vận động theo hướng tích cực. Tôi không muốn lặp lại những sai lầm mà Đảng Cộng sản đã mắc phải để gây nên hận thù dân tộc kéo dài và nhiều mâu thuẫn không giải quyết được".

"Tôi đấu tranh và tôi chấp nhận hậu quả để mong rằng lớp con cháu sau này nhận ra sai lầm của Đảng Cộng sản để thay đổi. Tôi không vô cảm".

Ông Nguyễn Văn Túc là ai ?

Ông Túc từng ngồi tù bốn năm, từ 2008-2012, và ba năm quản chế vì tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước". Ông bị xử cùng với ông Phạm Văn Trội.

Sau khi ra tù, ông Túc vẫn tiếp tục các hoạt động khiếu kiện đất đai, đòi hỏi quyền lợi cho người dân.

Theo lời kể của bà Rề, ông từng đi bộ đội bốn năm ở Campuchia và "được tặng bằng khen".

vn2

Ông Túc từng đi tù 4 năm vì tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước" hồi 2008

Ông Túc bắt đầu thực sự "dấn thân" vào con đường đấu tranh khiếu kiện khi ruộng vườn 4 sào của ông bị đòi bán với giá rẻ mạt, gia đình bị xã hội đen uy hiếp hồi 2007.

Bà Rề kể ông Túc bị bắt giữ ngày 1/9/2017 sau khi lên Ủy ban nhân dân huyện để làm việc về một khiếu kiện bồi thường đất đai cho người dân. Khi đang trở về nhà thì ông đột ngột bị bắt giữ, "quăng lên xe".

Bà Rề cho biết ông Túc hiện đang bị bệnh tật rất nặng, như bệnh trĩ và tim mạch mãn tính, viêm giác mạc mãn tính, vai ông vẫn còn đau nhức từ lần bị bắt giữ vào năm ngoái.

"Bình thường ở nhà ông ấy [tiết kiệm] lắm. Ông ấy nói ông ấy ăn uống khổ nó quen rồi. Tôi chỉ thương ông ấy bệnh tật chứ tinh thần ông ấy minh mẫn lắm, việc nào ông ấy cũng nhớ, tại tòa ông ấy đọc vanh vách".

Bà Rề hy vọng ông Túc được giam giữ trong trại giam gần nhà để dễ dàng thăm nuôi, đưa thuốc cho ông.

Báo chí Việt Nam viết gì về ông Túc ?

Theo Thông tấn xã Việt Nam, ông Túc bắt đầu tham gia khiếu kiện từ 1997, với hoạt động "tính cố chấp, kéo dài nên đã bị các đối tượng phản động trong, ngoài nước lôi kéo, kích động, mua chuộc. Túc chuyển sang bất mãn chế độ".

vn3

Ông Túc từng tham gia khiếu kiện đất đai, chăng biểu ngữ đòi giữ vẹn toàn biển đảo và đa nguyên chính trị. Ông cũng viết nhiều bài được cho là 'chống đối'

Từ 2006, ông Túc "bị các đối tượng phản động vận động tham gia" các tổ chức như Đảng Dân chủ 21, Hội dân oan, Khối 8406….

Báo chí trong nước cho rằng ông Túc đã được "hỗ trợ vật chất, khích lệ tinh thần để tập hợp những đối tượng khiếu kiện cố chấp, có tư tưởng bất mãn, chán ghét chế độ, tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước".

Sau khi mãn hạn tù hồi 2012, ông Túc "tiếp tục hoạt động chống đối".

Ông Túc đã "công khai thái độ chống đối, coi thường pháp luật, núp danh nghĩa tuyên bố sẽ đấu tranh vì 'dân chủ, nhân quyền' để chống Đảng, chế độ".

Ông "thường xuyên sử dụng mạng internet, liên lạc, hội luận, đăng tải các tài liệu có nội dung xấu, nhiều lần vi phạm án phạt quản chế tự đi khỏi địa phương, gặp gỡ các đối tượng chống đối chính trị và tham gia biểu tình ở Hà Nội".

Tại phiên tòa phúc thẩm, Thông tấn xã ghi, ông Túc "vẫn tỏ thái độ chống đối và kháng cáo toàn bộ bản án".

*****************

Hà Nội : Bảy người chết sau lễ hội âm nhạc (BBC, 17/09/2018)

Giới chức Hà Nội "tạm dừng cấp phép" tổ chức lễ hội âm nhạc sau vụ bảy thanh niên chết "nghi dương tính với ma túy" trong đêm 17/9 ở Công viên nước Hồ Tây.

vn4

Lễ hội âm nhạc điện tử "Du hành tới mặt trăng" tại Công viên nước Hồ Tây đêm 16/9

Tin cho hay bảy thanh niên chết "nghi dương tính với ma túy", nhiều người khác phải cấp cứu sau lễ hội âm nhạc ở Công viên nước Hồ Tây diễn ra vào đêm 16/9.

Lễ hội âm nhạc điện tử "Du hành tới mặt trăng" (Trip To The Moon) được quảng bá là sự kiện nằm trong khuôn khổ Tuần lễ âm nhạc điện tử 2018 - Vietnam Electronic Weekend (VEW) năm thứ ba liên tiếp. Vé dự sự kiện này được bán với giá 650.000 từ hai tháng trước.

Sự kiện do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kết nối Châu Á tổ chức, với sự tham dự của bốn DJ nước ngoài.

Theo báo Người Lao Động, lượng người tham dự sự kiện này được Sở Văn hóa -Thể thao Hà Nội cấp phép tổ chức lên đến 5.000 người.

Báo Zing dẫn lời một bạn trẻ dự sự kiện nói "ngửi và phát hiện thấy nhiều người sử dụng chất kích thích" và trong khuôn viên sân khấu có những người bày bán "bóng cười".

Trong buổi họp báo được tường thuật trực tuyến trên mạng xã hội vào chiều 17/9 từ trụ sở Công an thành phố Hà Nội, ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội nói : "Công ty Kết nối Châu Á từng tổ chức tốt đẹp nhiều lễ hội âm nhạc điện tử được cấp phép".

"Công ty này chưa từng bị xử lý vi phạm trước sự cố hôm 16/9".

"Về lễ hội đêm 16/9, toàn bộ các quy trình xin, cấp giấy phép đều đúng theo quy định của pháp luật".

"Sau vụ này, Hà Nội sẽ tạm dừng cấp phép tổ chức các lễ hội âm nhạc tương tự".

"Khi có kết luận của cơ quan điều tra thì chúng tôi mới xem xét và phối hợp thật chặt hơn nữa với cơ quan chức năng là chính quyền địa phương và Công an Hà Nội để đảm bảo an ninh trật tự".

vn5

Bệnh viện E Hà Nội là nơi hiện có ba nạn nhân "đang hôn mê"

'Tinh thể màu trắng'

Đại tá Nguyễn Văn Viện, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, cho biết : "Công an phát hiện bóng cười và một số tinh thể màu trắng tại hiện trường và đang xét nghiệm các loại ma túy đó là gì".

"Những người được đưa đi cấp cứu nằm trong số những người bị phát hiện có biểu hiện không bình thường tại nơi diễn ra lễ hội".

"Chưa có cơ sở để nói rằng bảy nạn nhân tử vong trong vụ này có đi cùng nhau hay không".

"Công an thành phố sẽ căn cứ vào kết quả điều tra để khởi tố vụ án hình sự, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan".

*****************

Âm nhạc, ma túy và những cái chết ở Hà Nội và Sydney (VOA, 18/09/2018)

Qua một s trùng hp ngu nhiên bi thm, 7 thanh niên Vit Nam và hai thanh niên Sydney, trong đó có mt người Úc gc Vit, t vong vào cui tun va ri sau mt l hi âm nhc.

vn6

Hình ảnh l hi âm nhc Defqon.1. Sydney

Những người tr tui trong cuc đã "t giã cuc vui" theo cả nghĩa đen ln nghĩa bóng- gia mt l hi âm nhc hoc ngay sau đó. 7 người ti nhc hi đin t "Du hành ti Mt Trăng" din ra ti Công viên nước H Tây, Hà Ni vào đêm 16/9 ; và 2 người ti nhc hi Defqon.1 t chc ti Trung tâm Đua thuyn Quc tế Sydney Penrith, Australia, vào ngày 15/9.

Những cái chết có liên quan ti dùng ma túy quá liu nêu bt tính cách nghiêm trng ca vn đ ma túy trong gii tr toàn cu nói chung, và trong thành phn tui tr Vit Nam nói riêng, c trong ln ngoài nước.

Theo kết qu điu tra sơ khi thì có nghi vn "sc thuc tp th" đng sau các trường hp t vong vào đêm 16/9 tiếp theo sau l hi âm nhc Hà Ni.

Lễ hi này khi s t 15g30 ngày ch nht, theo li k ca nhng người có mt thì càng v khuya đám đông càng lớn, không khí càng ngt ngt, nhiu người b ngt xu, gây hoang mang cho đám đông.

VnExpress dn li mt phát ngôn viên qun Tây H, bà Võ Bích Thy, cho hay xe cu thương đã bt đu chuyên ch các bnh nhân ti bnh vin t 10g30 ti. Trong 7 ca tử vong, mt người chết trên đường ti bnh vin, các bnh nhân khác chết sau khi nhp vin. Nhiu người khác được đưa đi cp cu ti các bnh vin gn đó, mt s người vn trong tình trng nguy kch. Tt c 7 người đã chết đu xét nghim dương tính vi ma túy.

Đưa tin này, trang mng tin tc news.com.au ca Úc tường thut rng cnh sát chưa xác đnh được tng s các ca dùng ma túy quá liu, và loi ma túy nào đã gây "sc tp th".

Một người tham d tiết l vi trang mng Zing rng rt nhiu khán gi s dng "cht kích thích". Tin trong nước cho biết cnh sát phát hin 10 người có dính líu ti vic buôn ma túy trong l hi. Gn 70 người b phát hin có mang ma túy trên người. Nhng loại b tch thu gm có MDMA, cocaine và thuc lc.

Tuần l Âm nhc đin t 2018 - Vietnam Electronic Weekend (VEW) là s kin âm nhc ln nht tng được t chc ti th đô ca Vit Nam, vi s đóng góp ca các DJ và ngh sĩ quc tế ni tiếng. Chương trình lễ hi được S Văn hóa thể thao và du lịch Hà Ni ký giy phép t chc. Phó giám đc Trương Minh Tiến xác nhn S Văn hóa thể thao và du lịch đã cp giy phép cho Công ty kết ni Châu Á do ông Lê Thái Sơn làm giám đc, t chc s kin.

Đây là năm thứ 3 liên tiếp Tun l âm nhc đin t được t chc ti Vit Nam.

Trong một s trùng hp l lùng, vào đêm 15/9 gi Sydney, 2 người tr tui gm 1 thanh niên 23 tui và mt cô gái 21 tui, qua đi sau khi được đưa đến bnh vin t mt l hi âm nhc. Như trong bn tin ca VOA, thanh niên trong cuộc là công dân Úc gc Vit Joseph Phm cư ng khu vc phía Tây Sydney. Mt bn tin cp nht cho biết Joseph chết vì lên cơn đau tim sau khi dùng ma túy quá liu. Nn nhân th hai là mt thiếu n đến t Melbourne. Hai nn nhân đu bt tnh trong khi có mặt ti l hi, và qua đi không lâu sau đó ti bnh vin.

Ngoài 2 ca tử vong va k, còn có hơn chc người khác được đưa vào bnh vin vi nhng triu chng sc ma túy. Khong 700 người khác có mt ti l hi Defqon cũng cn được chăm sóc.

Thủ hiến New South Wales Gladys Berejiklian hôm 16/9 yêu cu đình ch vĩnh vin l hi vì cho rng Defqon là "mt s kin không an toàn". Bà tuyên b s "làm tt c nhng gì có th làm đ bo đm tình trng này không bao gi xy ra na".

Hàng năm có hàng ngàn người chết trên khp thế gii vì s dng ma túy quá liu. Mt s sng sót nhưng b chn thương não b do óc thiếu dưỡng khí trong thi gian kéo dài. Các chuyên gia nói mi người có th đã tng chng kiến điu này xy đến cho nhng người xung quanh. Nhưng bây giờ, nó đã xy ngay ti Vit Nam và trong cng đng người Vit nước ngoài.

Các chuyên gia khuyến cáo nếu nc mt lượng rượu ln trong mt thi gian ngn, mc cn trong máu có th tăng cao mt cách nguy him, nhiu b phn trong cơ th không hot đng đúng mức. Trong trường hp xu nht, ng đc rượu khiến bnh nhân ngưng th, tim ngưng hot đng, nn nhân có th b ngt th vì b ói ma quá nhiu.

Sử dng cht kích thích quá liu còn có th tăng nguy cơ try tim, b nght mch máu, vi hu qu khôn lường đối vi sc khe.

Châu Âu và giấc mơ tự chủ

Mở đầu bài xã luận mang tựa đề "Sự tự chủ mà Châu Âu mơ ước", Le Point nhận định Liên Hiệp Châu Âu đã biết rằng họ chỉ là một "chú lùn trên chính trường". Qua hồ sơ Iran, giờ đây Châu Âu biết thêm rằng họ cũng chỉ là "một chú lùn" trong lĩnh vực tài chính. Do sự thống trị của đồng đô la Mỹ, Châu Âu không thể cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran. Tác giả Luc De Barochez nhận định Liên Âu đã không làm những điều cần làm, nên cho đến giờ Châu Âu tự chủ vẫn chỉ là một giấc mơ.

eu1

Trụ sở Ngân hàng Trung ương Châu Âu tại FrankfurtReuters

Mùa hè vừa qua, các tập đoàn Châu Âu như Total, Peugeot, Siemens, Daimler, Air France-KLM, British Airways… đã đồng loạt thông báo rút khỏi thị trường Iran, cho dù Liên Hiệp đã "nài nỉ" các doanh nghiệp tiếp tục giao thương với Iran.

Trước đây, Liên Hiệp tin rằng có thể giúp cho các công ty Châu Âu không bị Mỹ trừng phạt nếu tiếp tục làm ăn với Iran. Ngày 07/08/2018, bà Federica Mogherini, lãnh đạo ngoại giao Châu Âu, thậm chí còn khẳng định : "Chính Châu Âu mới có quyền quyết định giao thương với ai". Thế nhưng, chỉ một tháng sau đó, các ngân hàng Châu Âu đã từ chối giao dịch với Iran, vì họ chưa quên vụ BNP Paribas do vi phạm lệnh cấm của Mỹ mà bị phạt tới 8,9 tỉ đô la hồi năm 2015.

Để gia tăng áp lực lên các nhà băng, Mỹ còn yêu cầu SWIFT, công ty viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế loại Iran ra khỏi danh sách dịch vụ kể từ ngày 04/11/2018. Nhưng trên thực tế, trong giai đoạn 2012 - 2016, các ngân hàng Iran đã gặp trở ngại khi sử dụng dịch vụ của SWIFT, khiến xuất khẩu dầu lửa của nước này giảm 50% : không có SWIFT, ngay lập tức Iran đã mất đáng kể khách hàng. Tất cả những điều đó cho thấy Mỹ sẽ lại đạt được mục đích trong những tuần sắp tới.

Thế nhưng, theo tác giả Luc De Barochez, thủ phạm thực sự không phải là SWIFT, mà là sự thống trị của đồng đô la Mỹ. Đã đến lúc Liên Hiệp Châu Âu phải nâng cao vị thế của đồng euro trên thị trường quốc tế, điều mà từ trước tới nay Châu Âu không làm vì họ cảm thấy "thoải mái khi phục tùng một nước Mỹ bảo trợ nhân từ". Giờ đây, Liên Âu đã nhận ra chính sách đó tai hại đến mức nào.

Nhà báo Luc De Barochez cho rằng để đối phó với chính sách hung hăng của Donald Trump, Liên Hiệp Châu Âu cần chú trọng phát triển để tự chủ trên mọi lĩnh vực. Không thể ngồi chờ Donald Trump mãn nhiệm để lấy lại "quan hệ lệ thuộc một cách thoải mái" với Mỹ có từ năm 1945. Xu hướng chia rẽ giữa Mỹ và Châu Âu thực ra đã có thể thấy rõ từ thời George W. Bush với cuộc chiến Irak và ở thời Barack Obama với sự xoay trục sang Châu Á. Có lẽ sự chia rẽ đó sẽ tiếp tục ngay cả sau khi ông Donald Trump hết nhiệm kỳ tổng thống. Châu Âu cũng không nên vì chống Mỹ mà ngả sang Trung Quốc và Nga nhằm tạo đối trọng với Hoa Kỳ, vì chắc chắn sẽ không có lợi.

Đi tìm sự tự chủ cho Châu Âu là nhiệm vụ dài hạn, không chỉ là xây dựng nền tài chính tự chủ dựa trên đồng euro, mà còn phải xem xét lại cơ cấu an ninh và phòng vệ cho Châu Âu, nếu Liên Âu không muốn mãi là "một chú lùn".

Ngày mà Châu Âu chao đảo vì di dân

Liên quan tới hồ sơ di dân, trên trang Thế giới, tuần báo Le Point có bài "Ngày mà Châu Âu chao đảo vì di dân". Đó là ngày 04/09/2015, cách nay vừa tròn 3 năm. Trước làn sóng di dân quốc tế tìm cách vượt biên giới Hungary sang Áo, để rồi sang Đức, thủ tướng Áo đã điện đàm với bà Merkel về việc có nên đóng cửa biên giới với Hungary để ngăn làn sóng di dân hay không. Câu trả lời của thủ tướng Đức Angela Merkel là không. Bà hứa với thủ tướng Áo là sẽ tiếp nhận di dân tới từ ngả nước Áo, cho dù nhiều đến đâu đi chăng nữa.

Trong vòng nhiều tuần lễ, bà Merkel được hoan nghênh, khâm phục vì quyết định rộng lượng nói trên đối với di dân. Nhiều thành phố của Đức huy động các sáng kiến, tình nguyện viên, tổ chức các hoạt động đón tiếp, cứu giúp di dân, phân phát quần áo, dạy tiếng Đức… Một số gia đình còn cho di dân ở nhờ trong nhà. Các chủ doanh nghiệp lạc quan thậm chí còn khẳng định di dân sẽ là nguồn nhân công tuyệt vời, đẩy mạnh sự cạnh tranh trong nước. Không ai có thể ngờ quyết định của bà Merkel mở cửa biên giới đón tiếp di dân sẽ làm đảo lộn đời sống chính trị tại nước Đức và cả Châu Âu.

2 năm sau, AfD, đảng dân túy bài di dân, chiếm được 93 ghế tại Quốc Hội. Phe dân túy bài di dân cũng lên nắm quyền ở Ý. Tại Hungary, thủ tướng Orban, nổi tiếng với các chính sách khắc nghiệt với người xin tị nạn, đã tái đắc cử. Còn chiếc ghế thủ tướng của bà Angela Merkel thì vẫn đang bị đe dọa.

Một hệ thống bấp bênh 10 năm sau khủng hoảng

Ngày 15/09/2018 là tròn 10 năm ngân hàng Mỹ Lehman Brothers phá sản. Tuần báo L’Obs giới thiệu bài viết của giáo sư Daniel Cohen, trưởng khoa Kinh tế của Đại học sư phạm ENS. Bài viết có tiêu đề "Một hệ thống bấp bênh 10 năm sau khủng hoảng".

Nếu so sánh Đại suy thoái 2008 do sự sụp đổ của Lehman Brothers gây ra với cuộc Đại khủng hoảng 1930, giáo sư Daniel Cohen đánh giá là Đại suy thoái 2008 ít nghiêm trọng hơn. Phần nào đó là nhờ các nhà quản lý đã rút ra bài học kinh nghiệm, nhất là nhờ chủ tịch ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) - thời đó là giáo sư kinh tế Ben Bernanke - là chuyên gia về Đại khủng hoảng 1929. Các công trình nghiên cứu của ông đều liên quan đến tác động của sự sụp đổ của các nhà băng đối với sự lây lan của cuộc khủng hoảng. Dưới sự điều hành của Ben Bernanke, Fed đã can thiệp liên tục để cứu các ngân hàng. Còn tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu, chủ tịch ngân hàng trung ương Châu Âu, với đầu óc thực tế tuyệt vời, đã mở van tín dụng, ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng tiền tệ trầm trọng tại Châu Âu.

Trong Đại suy thoái 2008, nhất là với nhóm G20, hợp tác quốc tế ban đầu diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau này, mọi chuyện dần xấu đi. Chính phủ các nước thành viên khu vực đồng euro vội vã thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng khiến cuộc khủng hoảng kéo dài hơn, thậm chí nền kinh tế Hy Lạp sụp đổ, tương tự như trong thập niên 1930.

Về hợp tác quốc tế, ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ và đã thay đổi các thỏa thuận đã có từ trước đó, đẩy thế giới vào cuộc chạy đua tăng thuế suất mà hiện chúng ta chưa biết sẽ được dẫn tới đâu.

Từng chút, từng chút một, những sai lầm trong thập niên 1930 đã lặp lại. Những sai lầm đó không chỉ là do chẩn đoán không tốt mà còn là hệ quả do chính cuộc khủng hoảng gây ra. Chính sách bảo hộ của tổng thống Mỹ Donald Trump thực ra cũng xuất phát từ tư tưởng bài ngoại.

Trong lĩnh vực ngân hàng, hiện nay, việc cứu một nhà băng lớn khỏi bị phá sản lại gặp nhiều khó khăn hơn hồi năm 2008, do lập luận "tại sao lại phải dùng tiền thuế của dân để cứu các chủ ngân hàng thiếu năng lực ?". Người ta cũng không chấp nhận việc bắt dân chúng đóng thêm thuế để trả những món nợ cũ. Quyết tâm chính trị để khắc phục hậu quả của vụ ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ cũng suy giảm. Cuộc khủng hoảng đã tạo ra sự lớn mạnh cho các lực lượng chống hệ thống và chính các lực lượng này sẽ cản trở việc vực dậy hệ thống nếu một cuộc khủng hoảng mới nổ ra.

Syria, hành động cuối cùng

Trên mục Ý kiến, tuần báo L’Express giới thiệu bài viết của Christian Makarian "Syria, hành động cuối cùng". Tại Idlib, cứ địa cuối cùng của quân nổi dậy tại Syria, sẽ diễn ra một trong những trận đánh phức tạp nhất trong cuộc nội chiến thảm khốc đã tàn phá đất nước Syria.

Trên bình diện quân sự, các đội quân của chính phủ Syria với sự hậu thuẫn của quân đội Nga và sự tham gia của binh lính Iran, sẽ phải đối đầu với phe nổi dậy dạn dày kinh nghiệm chiến đấu, trong đó, theo đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Staffan de Mistura, có khoảng 10.000 chiến binh thuộc các phong trào Hồi giáo cực đoan.

Các cuộc tấn công sẽ khủng khiếp tới mức nhiều người nghi ngờ là các loại vũ khí hóa học sẽ được sử dụng. Để tránh nguy cơ phương Tây tấn công quân chính phủ Syria với lý do chế độ Damascus sử dụng vũ khí hóa học, Nga khẳng định nhiều chất hóa học đã được lực lượng Mũ Trắng - lực lượng cứu hộ tình nguyện Syria do phương Tây hỗ trợ - chuyển tới Idlib.

Trong những ngày qua, Hải quân Nga đã được tăng cường tới phía đông Địa Trung Hải, ngoài 30 chiến đấu cơ Nga đặt tại căn cứ ở Syria. Về phía Mỹ, USS Ross, khu trục hạm được trang bị tên lửa Tomahawk, cũng được triển khai tới gần khu vực.

Trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo, gần 3 triệu thường dân đang mắc kẹt tại vùng sắp có giao tranh, đa số sống sót được trong nhiều tháng qua nhờ vào sự trợ giúp của quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.

Về mặt chiến lược, điều đáng lo ngại nhất là quan hệ phức tạp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tại khu vực vốn nằm dọc biên giới giữa Syria với Thổ Nhĩ Kỳ. Từ nhiều năm nay, Ankara ủng hộ phe đối lập với tổng thống Syria Bachar al-Assad và hỗ trợ phe đối lập Syria tạo dựng thành trì ở Idlib, chủ yếu để phe này chặn đường không cho người Kurdistan kiểm soát miền bắc Syria. Để hậu thuẫn chế độ Damascus, một mặt, Nga tấn công các nhóm đối lập được Ankara ủng hộ, mặt khác Matxcơva vẫn phải dàn xếp với Ankara vì trên danh nghĩa, Nga vẫn cần có Thổ Nhĩ Kỳ làm đồng minh trên bàn đàm phán quốc tế để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.

Tác giả Christian Makarian cho rằng "sự nhập nhằng không tên" đó ở Idleb liên quan đến các lợi ích trái ngược nhau của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, không thể để các lực lượng nổi dậy Syria, vốn xuất thân từ các phần tử Hồi giáo cực đoan nguy hiểm, tan rã rồi lọt vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, đối với Nga, điều quan trọng là đánh đuổi các phần tử Hồi giáo cực đoan khỏi vùng Idlib, lấy lại quyền kiểm soát khu vực này cho chế độ Damascus, để từ đó kết thúc các hoạt động quân sự, chuyển sang bước tiếp theo. Theo nhà báo Christian Makarian, có lẽ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải nhượng bộ Nga, từ bỏ mục tiêu ở Syria.

Idlib sẽ trở thành ván bài cuối cùng trong tay tất cả các cường quốc đang sa lầy trong cuộc khủng hoảng Syria. Ít ra thì tổng thống Syria Bachar al-Assad cũng đã chiến thắng khi đưa cả các đồng minh, đối tác và đối thủ vào một tình thế rối ren, khó gỡ.

Du khách muôn năm !

Trong bài xã luận "Du khách muôn năm", Courrier international cho biết Tổ chức thế giới về du lịch thống kê trong cả năm 2017, số du khách trên toàn thế giới là 1 tỉ 323 triệu người, tăng 7% so với năm 2016. Lượng du khách quốc tế tăng mạnh do tầng lớp trung lưu trên thế giới tăng và chi phí các chuyến đi giảm, dẫn đến hiện tượng bài du khách.

Tuy nhiên, Courrier international lưu ý là sự bùng nổ du lịch kéo theo sự phát triển kinh tế và tạo nhiều công ăn việc làm. Hy Lạp là một ví dụ điển hình. Trong vòng 20 năm, lượng du khách tới Hy Lạp đã tăng gấp 5 lần. Doanh thu từ du lịch chiếm 10% GDP toàn cầu. Thay vì hạn chế lượng du khách đến một số thành phố hay quốc gia, nên khuyến khích du khách khám phá các điểm đến mới, tránh mùa cao điểm, và đặc biệt tránh phản ứng thái quá với việc bùng nổ du khách quốc tế.

Tái chế thiết bị điện tử cũ : thách thức chiến lược

Trong lĩnh vực Môi trường, tuần báo Courrier International giới thiệu bài viết "Những thứ bỏ đi tốt hơn các loại quặng" trên tạp chí Ensia, do Viện môi trường thuộc đại học Minesota tài trợ. Việc tái chế máy tính và thiết bị điện tử cũ là một thách thức mang tính chiến lược vì dù phép thu được các kim loại với chi phí thấp hơn khai thác quặng nhưng lại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Mỗi năm, khoảng 20-50 triệu tấn máy tính, ti vi, máy điều hòa nhiệt độ, điện thoại di động, tủ lạnh, bóng đèn và các loại rác thải điện tử khác bị thải ra trên toàn thế giới. Nhưng những "đồ bỏ đi" nói trên lại có nhiều kim loại có giá trị quý, như vàng, bạc, đồng, chì… có thể phân tách, thu gom để tái sử dụng. Nhiều doanh nghiệp chuyên về tái chế rác thải điện tử từ Mỹ, tới Trung Quốc làm ăn rất phát đạt. Nhà nghiên cứu Mỹ Cornelis Baldé ước tính trong năm 2016, tổng giá trị các nguyên liệu thu được từ rác thải điện tử đạt khoảng 55 tỉ đô la, cao hơn GDP của phần lớn các quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, nếu không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và sức khỏe thì lĩnh vực tái chế rác thải điện tử và điện gia dụng cũng gây ra một cơn ác mộng về cả phương diện môi trường và xã hội. Một ví dụ điển hình là tại các khu gia công ở Mandoli, ngoại ô New Delhi, Ấn Độ. Axit được sử dụng để thu tách đồng khiến cả nguồn nước và không khí bị ô nhiễm nặng. Người ta sử dụng nhiều trẻ em làm công việc nguy hiểm khiến sức khỏe các em bị tàn phá.

Trang nhất các tuần báo Pháp

Trên trang nhất, tuần báo L’Express kêu gọi độc giả học hỏi cách học nhân mùa tựu trường. Tuần báo Le Point tôn vinh rượu vang, còn tuần báo Courrier International lại dành trang nhất cho đề tài du lịch. Trong khi đó, tuần báo L’Obs tiết lộ về Dubai Papers, một vụ bê bối trốn thuế mới liên quan quan tới nhiều chủ doanh nghiệp Pháp, nhiều lãnh đạo chính trị Nga, các nhân vật quý phái ở Châu Âu …

Thùy Dương

Trung Quốc mưu đồ biến Pakistan thành đặc khu kinh tế

Huyền thoại Emmanuel Macron tiêu tan, báo chí trong và ngoài nước thất vọng tổng thống Pháp. Venezuela lung lay nhưng tổng thống Nicolas Maduro vẫn bám trụ nhờ vàng đen và… Mỹ. Con đường tơ lụa mới của Tập Cận Bình tại Pakistan : Trung Quốc mua chính phủ nhưng không mua được dân, là một số chủ đề của các tạp chí trong tuần.

pakistan1

Một cửa hiệu ở Peshawar, Pakistan tràn ngập hàng nhập khẩu Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 07/08/2018. Reuters/Fayaz Aziz

Trên trang bìa, tuần báo L'Express đặt câu hỏi : "Tại sao Macron phải thay đổi ?". Hai đồng nghiệp L’ObsLe Point tiên đoán điện Elysée đang mưu tính gì trong khi trang nhất của Courrier international khẳng định huyền thoại Macron đã tan biến và do đâu mà báo chí quốc tế thất vọng. Về hồ sơ quốc tế, "hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan" được đặc phái viên Le Point phân tích lợi hại :

Hải cảng Gwadar được Trung Quốc đầu tư 500 triệu đô la để nâng cấp chỉ là bước đầu trong dự án thiết lập một đường hành lang trên bộ 2000 km để Trung Quốc có thể vận chuyển hàng hóa từ Kachgar đến biển Arabie nhằm làm sống lại con đường tơ lụa nối liền hai lục địa Á- Âu.

Hai mục tiêu công khai của Trung Quốc là mở cánh cửa thông thương cho các tỉnh miền tây nối với Châu Phi qua ngã Pakistan và giúp cho quốc gia nghèo đông dân, 210 triệu dân, được phát triển để không rơi vào ảnh hưởng của thánh chiến Hồi giáo.

Các công ty nhà nước Trung Quốc đã đầu tư 62 tỷ đôla để xây dựng nhà máy điện mặt trời, canh tân hệ thống xa lộ, đường xe lửa và đặt cáp quang. Thế nhưng một nhà phân tích chính trị người Trung Quốc, xin giấu tên, lại cho rằng chủ tịch Tập Cận Bình có một "thâm ý" khác, đó là muốn được lịch sử ghi tên : "Dự án hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan cũng như con đường tơ lụa mới được Tập Cận Bình khai thác để củng cố quyền lãnh đạo và để lại dấu tích trong lịch sử".

Về phần Islamabad, từ 2008 đến nay, do tình hình bất an, do khủng bố, Pakistan bị giới đầu tư lần lượt rút bỏ : Đầu tư Trung Quốc là cơ hội để Pakistan đuổi theo Ấn Độ. Quân đội Pakistan nghĩ rằng New Delhi không bao giờ chấp thuận để mất một phần lãnh thổ sau khi Anh Quốc trao trả độc lập nay là Pakistan Hồi giáo. Đối với quân đội, điều sinh tử là phải ngăn chặn Ấn Độ trở thành cường quốc số một trong vùng và do thế cần một nền kinh tế hùng mạnh để có tiền trang bị vũ khí.

Đặc khu kinh tế khắp nước hay cả nước biến thành đặc khu kinh tế ?

Tuy không rõ thâm ý của Bắc Kinh và quy mô thực sự của dự án nhưng Islamabad chấp nhận bởi vì… tâm lý chống Ấn Độ. Trong khi đó, ngay giới chuyên gia Trung Quốc cũng nghi ngờ có điều bí ẩn.

Để thực hiện mục tiêu cân bằng lực lượng với Ấn Độ, Islamabad chọn liên minh với Bắc Kinh thay vì với Washington. Vụ đột kích giết Bin Laden năm 2011 không thông báo trước với chính quyền Pakistan đã đánh dấu mối rạn nứt trong quan hệ Mỹ-Pakistan.

Trong thời gian qua, Mỹ cũng xích lại với Ấn Độ qua các thỏa thuận về hạt nhân dân sự, về hợp tác hải quân và trở thành nguồn cung cấp vũ khí cho Ấn Độ đứng thứ hai chỉ sau nước Nga. Hãy nghe tướng Ghafoor phát biểu : "Nhìn xem chính quyền Trump : đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley là người gốc Ấn, đại sứ Mỹ tại New Delhi cũng gốc Ấn, áp lực hành lang của người Ấn tác động lên chính sách ngoại giao của Mỹ".

Vấn đề, theo Le Point, từ khi Trung Quốc khởi động dự án "hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan", tiếng nói chỉ trích nổi lên trong nước. Khurram Husain, phóng viên kinh tế của báo Dawn lưu ý : "Dự án Trung Quốc kéo dài đến 2030 và xa hơn thế nữa. Chính quyền nói đến các đặc khu kinh tế đó đây trên lãnh thổ nhưng một nguồn tin Trung Quốc cho biết các công trường hiện tại chỉ là nốt nhạc đầu của một bản đại hòa tấu". Được báo chí đặt câu hỏi, đại sứ Trung Quốc từ chối trả lời, viện lý do chỉ nói chuyện với chính quyền sở tại.

Bắc Kinh giăng bẫy nợ

Tại Pakistan, không ai rõ điều kiện tài trợ cho các đại công trình ra sao. Ngân hàng Trung Quốc cho vay nhưng ai bảo hiểm và bảo hiểm bao nhiêu ? Nếu Pakistan vỡ nợ thì sao ? Chuyên gia kinh tế Akbar Zaidi lo ngại đất nước của ông sẽ đánh mất chủ quyền.

Tại Trung Quốc cũng có quan điểm ngờ vực. Nhà phân tích Trung Quốc trích dẫn bên trên cho biết : Nhiều chuyên gia và quan chức trong đảng cộng sản cũng nghi ngờ thực chất của dự án hành lang kinh tế. Vận chuyển hàng từ miền tây Trung Quốc đến cảng Gwadar dài 3.000 km, qua những ngọn núi cao 4.600 mét sẽ tốn kém vô cùng.

Nhưng phe chủ xướng mang "lợi ích chiến lược" ra giải thích : Trung Quốc được quyền sử dụng hải cảng trong biển Arabian nằm gần vịnh Ba Tư. Nhà phân tích Trung Quốc bình luận : Lợi ích chỗ nào ? Chi ra 62 tỷ đôla để có một căn cứ hậu cần là điều phi lý.

Cho đến nay, hàng lang kinh tế làm Pakistan trả giá nặng : tăng nhập khẩu hàng Trung Quốc lên bốn lần, tính đến tài khóa 2016-2017, Pakistan chi ra 14 tỷ đô la để mua máy móc và xi măng của Trung Quốc, trong khi trữ lượng ngoại tệ chỉ đủ để chu toàn nhập khẩu trong hai tháng.

Tập Cận Bình "ma cà rồng"

Nhân công Trung Quốc tràn ngập. Tại một nước Hồi giáo mà thịt heo bán công khai và nhất là cách thức Bắc Kinh đối xử với người Duy Ngô Nhĩ làm dân chúng Pakistan bất bình, phong trào chống Trung Quốc trỗi dậy.

Hiệp định mậu dịch tự do với Trung Quốc cũng là lưỡi dao kề cổ Pakistan. Chủ tịch nghiệp đoàn chủ nhân Ehsan Malik cho biết một thí dụ : buôn bán với Trung Quốc, xí nghiệp Pakistan bị thuế quan cao hơn là giao dịch với ASEAN nhất là gạo và bông sợi. Pakistan cũng phải xuất khẩu hầu hết bông vải sang Trung Quốc để Trung Quốc dệt may… bán quần áo sang Mỹ để cạnh tranh với Pakistan.

Chưa hết, các công trình xây dựng tại Pakistan đều do công nhân Trung Quốc thực hiện với vật liệu nhập từ Trung Quốc. Tóm lại, Pakistan không thu lợi được bao nhiêu. Từ 20.000 đến 30.000 kiều dân Trung Quốc lưu trú tại Pakistan, với hàng quán mọc lên như nấm, bán cả thịt heo, món cấm tại xứ Hồi. Sự hiện diện này, cộng với dự án thiếu minh bạch và cách đối xử thô bạo của Bắc Kinh đối với người dân Tân Cương đã làm trỗi dậy một phong trào bài Trung Quốc.

Trường hợp một người dân Pakistan 39 tuổi, năm 2008, sang Tân Cương làm việc rồi lấy vợ Trung Quốc. Năm 2016, người vợ bị bắt đi "học tập chính trị" và biệt tích. Người chồng không được đi thăm, sau đó giấy cư trú không được gia hạn, phải chạy về nước. Vụ này đã gây một làn sóng phản đối tại Pakistan. 62 tỷ đôla xứng đáng để chính quyền im lặng nhưng báo chí lên tiếng phát động chiến dịch đòi sự thật. Trên Facebook, Tập Cận Bình bị miêu tả là "ma cà rồng" hút máu 20 triệu dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Pháp : Thần tượng sụp đổ ?

Trở lại tình hình chính trị nước Pháp, năm thứ hai nhiệm kỳ của tổng thống Emmanuel Macron được dự báo sẽ rất phức tạp. Kinh tế hụt hơn và một số vụ tai tiếng trong giới thân cận đã làm thần tượng sụp đổ, theo nhận định của hai tờ báo Anh và Canada được Courrier International trích dịch. Trái lại, một nhật báo Ý an ủi dân Pháp nên biết có nhiều may mắn hơn láng giềng Ý.

Theo Le Point, tổng thống Pháp chỉ có nỗi ám ảnh là chiến thắng bầu cử Nghị viện Châu Âu trong năm 2019. Chủ nhân điện Elysée kỳ vọng vào chính sách cải cách xã hội để thuyết phục cử tri : luật khế ước xí nghiệp cho phép nhân viên tham gia đầu tư và chia lợi nhuận, luật chống nghèo khó khuyến khích dân chúng tự lập xí nghiệp, luật hưu trí kéo dài tuổi lao động…

Cùng nhận định, tuần báo cánh tả L’Obs xác quyết là cho dù bị tai tiếng trong vụ cận vệ đặc biệt lộng quyền đánh người biểu tình, hành pháp vẫn tiếp tục tiến hành cải cách từ chống nghèo khó, thất nghiệp, hưu trí đến tái tổ chức bệnh viện… Trong hồ sơ y tế này, độc giả tò mò có thể xem trên Le Point danh sách 50 nhà thương hàng đầu của Pháp. Theo điều tra riêng của tuần báo, ba hạng đầu là bệnh viện của đại học y khoa Toulouse, Bordeaux và Lille. Nhiều bệnh viện ở Paris đứng cuối bảng.

Tuần báo L’Express "lo lắng" cho Emmanuel Macron bởi vì "dư chấn của vụ tai tiếng mà cận vệ đặc biệt Benalla gây ra". Những ngày tháng tới sẽ rất căng, L’Express, mượn lời của cựu bộ trưởng đại học Valérie Pécresse, cảnh báo : Năm thứ hai nhiệm kỳ là cơ may cuối cùng để thực hiện lời hứa với cử tri, tổng thống không thể chậm trể hơn nữa vì đã mất hết hào quang của một nhân vật được mô tả là "đổi mới". Chủ nhân điện Elysée phải thay đổi, đó là kết luận của L'Express.

Courrier International cũng cho rằng tổng thống trẻ tuổi của Pháp đã mất hết huyền thoại, theo báo chí nước ngoài. Daily Telegraph từ Luân Đôn lấy làm tiếc là lẽ ra nước Pháp phải bước vào thời kỳ hiện đại với tổng thống 40 tuổi, được bầu vào năm 2017. Tuy nhiên, các biện pháp cải cách chỉ được thực hiện một cách rụt rè. Thuế đánh lên xí nghiệp vẫn còn cao và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp rơi từ hạng 22 xuống 26.

Báo The Globe and Mail của Canada , bên cạnh hí họa một người đàn ông trung niên vất vả đẩy chiếc xe 2 mã lực (deux chevaux) đề tựa khôi hài : Tổng thống không có toàn hảo lắm. Tính tự ái cho mình là "chiếc rốn của vũ trụ" có lẽ Emmanuel Macron là số một, không ai bằng. Donald Trump và Justin Trudeau là những ông thầy tu nếu so sánh với tổng thống Pháp.

Dễ thương hơn hai đồng nghiệp báo Anh ngữ, nhật báo Ý Il Foglio, tuy cũng chỉ trích những khiếm khuyết của tổng thống Pháp, đã kêu gọi dân Pháp không nên thất vọng : Nếu tôi là người Pháp, trước khi khẻ tay tổng thống, tôi nhìn qua một vòng nước Ý để thấy giới chính khách mị dân phô trương bản lãnh phá hoại Châu Âu như thế nào.

Dầu hỏa cứu chế độ Maduro

Về thời sự Nam Mỹ, trong lúc Venezuela bị lạm phát phi mã, có thể đến 1.000.000% vào cuối năm nay, theo dự báo của Quỹ IMF, đất nước phá sản, hơn 2 triệu dân đi tị nạn, thực phẩm khan hiếm, giá cả leo thang, chính quyền vô kế khả thi thế mà tổng thống Nicolas Maduro vẫn thản nhiên, giới thân cận và phe ủng hộ vẫn tin tưởng. Đó là nhờ hai yêu tố không ngờ mà nhật báo El Nuevo Diario của Nicaragua lý giải sau đây :

Trong bài "Vàng đen cứu tổng thống Venezuela" nhà báo Adolfo Miranda Saenz nói thẳng đó là dầu hỏa và nước Mỹ. Đồng minh của Venezuela là Nicaragua cũng không mua dầu của nước bạn mà nhập dầu lọc của Mỹ. Bản thân Venezuela là nguồn cung cấp dầu hỏa đứng hàng thứ tư của Mỹ. Cho dù Venezuela có trữ lượng dầu hỏa to lớn nhưng chỉ chọn khách hàng "tiền trao cháo múc", chỉ có ba nước là Mỹ, Ấn và Trung Quốc.

Do tình trạng các nhà máy lọc dầu xuống cấp, Venezuela bán dầu thô cho Mỹ và nhập dầu đã lọc từ Mỹ cũng như Nicaragua bán ngô bắp cho Costa Rica để nhập lại hạt bắp nướng. Tại Mỹ, công ty dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA là chủ nhân duy nhất của Citgo, một đại tập đoàn có trụ sở tại Houston, Texas, chủ nhân của 3 nhà máy lọc dầu, 48 kho dự trữ và 6.000 cây xăng với doanh số hàng năm 32,4 tỷ đô la.

Cho dù khối lượng dầu hỏa sản xuất có ít đi nhưng với thu hoạch khổng lồ này, tổng thống Nicolas Maduro có đủ đôla để bám quyền, để sống vương giả và bảo đảm cho những người thân cận và đám công chức trung thành cũng như sĩ quan quân đội một cuộc sống đầy đủ trong khi đất nước phá sản.

Bé sơ sinh học nhanh hơn người lớn

Về y khoa, tuần báo L’Express giới thiệu một khám phá mới về trí thông minh của trẻ sơ sinh. Trước khi biết nói, trẻ sơ sinh đã học nhanh hơn người lớn biết rút tỉa bài học sai lầm, phân biệt được kinh nghiệm đã biết và những gì mới chưa gặp, biết tìm thông tin mới và học cách tránh lầm lỗi. Cụ thể là biết đánh tiếng gọi người lớn nếu cảm thấy có nguy cơ té ngã.

Tú Anh

Nhiều sai phạm trong việc sử dụng vốn ODA (RFA, 09/08/2018)

Việc sử dụng vốn đầu tư không hoàn lại ODA giai đoạn 2011-2016 mắc nhiều sai phạm cần được điều tra làm rõ trách nhiệm của cơ quan chức năng.

oda1

Một công trình xây dựng dang dở ở Đà Nẵng. AFP

Đây là đề nghị mà Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ra trong phiên họp về việc quản lý sử dụng vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016 diễn ra vào chiều ngày 9 tháng 8.

Theo đó trong giai đoạn này đã có 319 Hiệp định được ký kết với hơn 33,6 tỷ đô la. Trong số này, phần chi cho các dự án không có khả năng hoàn vốn chiến 65%. Bình quân trong cả giai đoạn, vốn ODA và ưu đãi nước ngoài chiếm 37,6% tổng chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên Đoàn giám sát cho biết còn nhiều sai phạm trong việc sử dụng vốn ODA như tình trạng đội vốn hơn nhiều so với dự toán ban đầu như dự án phát triển cảng quốc tế Cái Mép- Thị Vải tăng hơn 8000 tỷ đồng, dự án Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 tăng hơn 10.000 tỷ đồng, dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai cũng đội vốn hơn 10.000 tỷ đồng… Bên cạnh đó chất lượng nhiều dự án không đạt yêu cầu. Có dự án bị lạc hậu về công nghệ, một số dự án chậm tiến độ.

Đoàn Giám sát của Quốc hội còn yêu cầu Chính phủ cho tạm dừng những dự án chưa thực hiện nhưng chưa xác định rõ hiệu quả. Đối với các dự án đang thực hiện cần đánh giá nửa giai đoạn. Còn với những dự án đã xong, cần đánh giá toàn diện hiệu quả thực tế của dự án.

*******************

Não trạng Việt Nam : Doanh nghiệp kêu cứu thủ tướng (BBC, 08/08/2018)

Luật sư nói việc Công ty Ba Huân kêu cứu thủ tướng về vụ liên quan đến VinaCapital cho thấy "não trạng" của doanh nghiệp Việt, nhà báo nói công ty "nên kiện ra tòa thì hơn".

oda2

Báo Việt Nam nói quỹ ngoại VinaCapital "có đòi hỏi vô lý" với Công ty Ba Huân

Công ty cổ phần Ba Huân "kêu cứu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và muốn hủy hợp tác với VinaCapital" vì cho rằng việc chi trả lãi và các điều kiện ràng buộc là "quá sức" của doanh nghiệp này, truyền thông Việt Nam cho hay.

Động thái này diễn ra sau gần nửa năm Công ty Ba Huân nhận khoản đầu tư 32 triệu đôla từ VinaCapital.

Bà Phạm Thị Huân, giám đốc Công ty Ba Huân được báo Zing dẫn lời : "Do thời điểm ký kết thỏa thuận vào mùa kinh doanh hàng Tết nên phần chuẩn bị rất cập rập, dẫn đến nhiều sai sót. Thay vì ký đầy đủ hai bản thỏa thuận cả tiếng Anh và tiếng Việt thì chúng tôi chỉ ký kết trên bản tiếng Anh. 20 ngày sau, bản tiếng Việt mới được đối tác chuyển qua. Chúng tôi đối chiếu thấy nhiều điều khoản không phù hợp, nên vẫn chưa ký bản thỏa thuận này".

Các báo Việt Nam nói trong văn bản gửi Thủ tướng Phúc, Ba Huân cáo buộc VinaCapital "muốn chiếm quyền quản lý và điều hành toàn bộ công ty, chiếm đoạt thương hiệu Ba Huân".

'Có khúc mắc' ?

Từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhà báo Hà Phan nói với BBC : "Tôi không đồng ý cách truyền thông và một số thông tin trong vụ Công ty Ba Huân "kêu cứu" lên thủ tướng Phúc vì lo ngại VinaCapital thâu tóm".

"Một doanh nghiệp có tiếng tăm và khá lớn trong ngành của mình như Ba Huân không thể biện minh rằng vì hợp đồng chỉ có tiếng Anh, chưa xong bản tiếng Việt nên "có hiểu lầm trong bản ký kết bằng tiếng Anh".

"Có thể bà Ba Huân sơ ý và không rành hết các "ngõ ngách" của một hợp đồng phức tạp nhưng còn cộng sự và cấp dưới".

"Hơn nữa khi làm ăn với bên ngoài và nhất là những quỹ đầu tư dày dạn kinh nghiệm như VinaCapital, tôi vẫn không hiểu tại sao Ba Huân lại không có công ty tư vấn hoặc luật sư đứng sau để phân tích rõ những rủi ro pháp lý cho bà chủ doanh nghiệp này. Tôi e rằng có "khúc mắc" nào đó chứ không hẳn như những gì báo chí Việt Nam đã đăng tải".

"Theo tôi thì dù cho hợp đồng ký kết bằng ngôn ngữ nào, doanh nghiệp cũng phải tôn trọng các điều khoản đã ký kết".

"Nếu công ty này sau đó phát hiện "hiểu lầm" hay không hài lòng thì nên kiện ra tòa và chờ phân xử chứ không nên kêu lên thủ tướng".

"Tôi tin chẳng ông thủ tướng nào can thiệp vào các hợp đồng đã ký đúng luật cả".

"Tôi cũng cho rằng cách truyền thông đổ lỗi cho đối tác bắt ép hay chỉ muốn thâu tóm doanh nghiệp chẳng có lợi gì cho cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế Việt Nam".

Sau vụ này, nhiều doanh nghiệp đi lên từ cơ sở kinh doanh gia đình như Ba Huân rất dễ bị tâm lý coi các quỹ đầu tư hay doanh nghiệp nước ngoài như "ngáo ộp" chỉ muốn "nuốt sống" mình.

"Đối tác ngoại cũng sẽ ngại làm ăn với doanh nghiệp Việt nếu cứ bị đổ cho những lỗi rất cảm tính như thế. Điều đó chỉ có hại cho doanh nghiệp, doanh nhân và kinh tế Việt Nam".

"Một khi đã hội nhập, chấp nhận gọi vốn, hợp tác làm ăn và để các quỹ đầu tư vào thì doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết".

"Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng cũng như am hiểu luật pháp liên quan thì nên thuê các công ty tư vấn, công ty luật chứ đừng để xảy ra do "không rành" rồi mới tính đến chuyện mời luật sư giải quyết như Ba Huân đang làm".

'Não trạng'

Cùng ngày, Luật sư Trần Duy Cảnh, Công ty luật Luật Việt, bình luận với BBC : "Sự việc Công ty Ba Huân làm đơn kêu cứu thủ tướng để can thiệp và giải quyết mối quan hệ thương mại - đầu tư với Quỹ Vinacapital gióng hồi chuông báo động về sự hiểu biết pháp luật và ứng xử của doanh nghiệp Việt".

"Hành vi nhờ thủ tướng can thiệp phản ánh não trạng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam là có việc gì cũng nhờ quan chức giải quyết, ở đây là thủ tướng. Họ thường nhầm lẫn giữa chức vụ và quyền hạn".

"Thủ tướng không có thẩm quyền để xử lý vấn đề này. Mà thật ra, nó cũng phản ánh thực trạng khá buồn là thủ tướng hoặc thủ trưởng các cơ quan nhà nước thường can thiệp vào các hoạt động kinh doanh - nhân sự của doanh nghiệp có vốn nhà nước hoặc có liên quan đến tài sản đất đai của nhà nước".

"Thế nên, khi có chuyện, doanh nghiệp thường kêu thủ tướng là điều dễ hiểu. Nhưng khó hiểu ở đây là Công ty Ba Huân không phải là doanh nghiệp Nhà nước để ông ấy có thể can thiệp".

"Thử tưởng tượng, hàng triệu doanh nghiệp đều gửi lời kêu cứu tới thủ tướng thì chúng ta cũng có thể hiểu được thủ tướng không thể và không được can thiệp vào các giao dịch thương mại đầu tư kiểu này".

"Ông không thể làm thay công việc của cơ quan tài phán như tòa án hay trọng tài. Trong vụ này, đáng lẽ người nhận đơn của Công ty Ba Huân phải là các cơ quan này theo như đã thỏa thuận trong hợp đồng".

oda3

VinaCapital thành lập năm 2003

"Giao dịch này theo báo chí lên tới hơn 700 tỷ đồng, và theo thông lệ, quá trình đàm phán sẽ kéo tới hơn nửa năm, bao gồm cả vấn đề thẩm định pháp lý, tài chính của doanh nghiệp. Thời gian đó với thông tin chia sẻ qua lại, chắc Ba Huân đã hiểu và phải hiểu bản chất của giao dịch, quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Thế nên, giờ bà Phạm Thị Huân phát ngôn như vậy, sẽ gây cảm giác không trung thực từ phía công ty".

"Chúng tôi thấy, các thỏa thuận, quan điểm của Ba Huân về giao dịch này hoàn toàn thiếu vắng vai trò của luật sư tư vấn. Họ không có mặt thì phải, hoặc nếu có thì ảnh hưởng của họ là con số KHÔNG to tướng. Thật ra, doanh nghiệp Việt Nam ít khi thuê luật sư trong các giao dịch kinh doanh, bất kể lớn nhỏ, đơn giản hay phức tạp".

"Sự thành công của họ mà không có luật sư đã làm họ tự tin một mình có thể giải quyết mọi vấn đề, từ kể cả luật pháp. Họ không cho rằng phí luật sư cũng là một khoản đầu tư đáng giá. Mười thương vụ thành công và chỉ một vụ thất bại vì các vấn đề pháp lý cũng làm cho hao hụt của mười vụ thành công kia về số âm".

"Sự tham gia của quỹ đầu tư trong các doanh nghiệp thường rất ngắn hạn - cùng với vòng đời cũa quỹ là 3-5 năm. Họ bỏ tiền vào doanh nghiệp và điều họ muốn là chi phối được quá trình ra quyết định của doanh nghiệp đó".

"Các công ty gia đình hoặc công ty - một - người thường rất khó chịu về chuyện này. Có thể Ba Huân thấy họ không có khả năng kiểm soát công ty nữa nên khá khó chịu".

"Thậm chí, nhà đầu tư bên ngoài yêu cầu cắt bớt các hoạt động kinh doanh khác để tập trung vào ngành kinh doanh cốt lõi cũng là hợp lý. Họ muốn mua doanh nghiệp sản xuất trứng, gà, gia cầm. Danh mục đầu tư của họ cho quỹ này phải như thế".

"Nhiều bài học khá đau đớn từ Việt Nam mà họ học được là, doanh nghiệp nhận tiền đầu tư và ném vào các ngành mới khác như bất động sản, lướt sóng trên sàn... để kiếm tiền nhanh và nhiều. Kết quả ngược lại là tiền mất và doanh nghiệp lụn bại. Các bên đưa nhau ra tòa, trọng tài để kiện tụng nhau. Rất vất vả và mỏi mòn cho các bên".

"Việc Ba Huân cần làm bây giờ là thuê luật sư để họ thay mình giải quyết các vướng mắc pháp lý này, còn chủ doanh nghiệp nên dành thời gian cho hoạt động kinh doanh. Cần tránh lên báo chí, truyền thông kể lể để nhận sự "cảm thông" nhưng dường như kết quả không như ý. Điều đó sẽ tổn hại đến hình ảnh của doanh nghiệp vì sự không chuyên nghiệp của mình", Luật sư Trần Duy Cảnh nói với BBC.

Năm 1985, vựa trứng Ba Huân của bà Phạm Thị Huân chuyển đổi thành cơ sở thu mua và phân phối trứng, và tới năm 2000 chuyển lên thành doanh nghiệp.

VinaCapital thành lập năm 2003.

Ben Ngo

Nghi ngờ Trịnh Xuân Thanh 'bị đưa sang Slovakia' (BBC, 30/04/2018)

Bộ Nội vụ Slovakia tuyên bố rằng họ quan ngại về việc chuyến thăm của Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm hồi năm ngoái có thể đã bị 'lợi dụng' cho những mục đích vượt ra ngoài phạm vi hợp tác và hữu nghị song phương, truyền thông nước này hôm 29/4 nói.

txt1

Hôm 24/4, phiên tòa xử nghi phạm vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bắt đầu tại Berlin

TASR, hãng thông tấn của Slovakia, dẫn nguồn từ Vụ Báo chí thuộc Bộ Nội vụ nói rằng Bộ đang phải phản hồi các thông tin từ truyền thông Đức, theo đó nói chuyến công du của ông Tô Lâm có thể có liên hệ tới hoạt động của cơ quan an ninh Việt Nam tại Đức.

Truyền thông Đức trong những ngày gần đây nói rằng Slovakia 'có thể đã có dính líu' vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh hồi 7/2017 tại Berlin.

Chính phủ Slovakia không xác nhận tin báo chí này nhưng nói hôm 29/04 :

"Kể từ tháng 8 năm ngoái, Bộ Nội vụ Slovakia đã làm việc chặt chẽ với các cơ quan của Đức để làm rõ vấn đề, để hợp tác tối đa thông qua việc trợ giúp pháp lý quốc tế".

"Nếu như thông tin từ phía Đức đưa ra được xác nhận, thì chúng tôi sẽ coi đó là việc đối tác Việt Nam đã hành xử không công bằng, lạm dụng lòng hiếu khách của chúng tôi để làm những việc không nằm trong phạm vi quan hệ hữu nghị, và việc đó làm bất ổn quan hệ song phương vốn đang rất tốt đẹp giữa hai nước", Bộ Nội vụ Slovakia được TASR dẫn lời nói.

Vụ việc đang tiếp tục làm rung động quan hệ Đức - Slovakia, khiến đương kim Thủ tướng Slovakia, ông Peter Pellegrini (Đảng Smer-SD) đã phải trả lời truyền hình và xác nhận nước ông bị cho là "có dính líu" đến vụ Trịnh Xuân Thanh.

Theo trang slovensko.hnonline.sk, Thủ tướng Pellegrini hứa ông sẽ yêu cầu có cuộc điều tra về vụ này.

Khách sạn Borik

Cuộc họp giữa Bộ trưởng Nội vụ khi đó của Slovakia, Robert Kalinak, và ông Tô Lâm, diễn ra tại khách sạn Borik ở Blatislava hồi 7/2017.

Theo Bộ Nội vụ, cuộc họp được thu xếp trong chuyến đi trước đó của phái đoàn Slovakia tới Việt Nam nhằm củng cố quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Tờ FAZ (Frankfurter AllgemeineZeitung) của Đức, số ra ngày 25/4/2018, nói rằng chỉ ba ngày sau vụ bắt cóc ở Berlin, vào ngày 26/7/2017, nhiều nhân vật tình nghi trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã từ Prague trên các xe thuê chạy tới Pressburg và đỗ xe tại bãi đỗ của khách sạn Borik.

Báo này cũng nêu rõ Khách sạn Borik là nơi nằm dưới sự chủ quản của chính phủ Slovakia và là nơi đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam với Bộ trưởng Nội vụ Robert Kalinak, người đồng thời là Phó thủ tướng cho đến ngày 12/03.

txt2

Báo chí Đức đưa nhiều tin quanh phiên tòa 'bắt cóc' Trịnh Xuân Thanh

Bài tường thuật của FAZ nói trong phái đoàn Việt Nam có cả tướng Đường Minh Hưng, người hiện đang bị cơ quan điều tra Đức cho là đã trực tiếp chỉ huy vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin.

Cơ quan công tố Đức nói tướng Hưng đã rời Berlin về Việt Nam ngay sau vụ bắt cóc, và trong những ngày đó, Đức tin rằng ông Trịnh Xuân Thanh vẫn đang còn bị giữ tại một địa điểm bí mật nào đó ở Châu Âu.

FAZ nói rằng ông Hưng đã quay ngay trở lại Châu Âu để tham dự cuộc gặp giữa phái đoàn Việt Nam với các chính trị gia cao cấp của Slovakia, và đặt câu hỏi phải chăng đây là cuộc gặp để hai bên thương lượng trong việc Slovakia giúp đỡ Việt Nam đưa ông Trịnh Xuân Thanh về nước.

Hôm 24/4, phiên tòa xử nghi phạm vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bắt đầu tại Berlin.

Cơ quan điều tra Đức nói rằng một phụ nữ đi cùng ông Trịnh Xuân Thanh vào thời điểm xảy ra vụ bắt cóc cũng bị bắt đi.

Theo nội dung cáo trạng, chiếc xe chở những người bị bắt đã chạy thẳng về Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin. Người phụ nữ bị bắt cóc cùng ông Thanh, được nêu danh tính là cô Thi Minh P. D., đã rời Đức về Việt Nam ngay trong ngày, qua ngả Bắc Kinh.

Tuy nhiên, cơ quan công tố Đức nói rằng ông Thanh sau khi bị đưa về Đại sứ quán đã được đưa về Việt Nam "bằng cách nào đó không rõ".

Các điều tra viên nghi ngờ rằng đối tượng bị bắt cóc có thể đã được đưa vào xe dịch vụ cứu thương để đưa tới thủ đô Bratislava của Slovakia, sau đó bay về Hà Nội, nhật báo Đức Tageszeitung tường thuật.

Trịnh Xuân Thanh bị điều tra 'rửa tiền' ?

Phiên tòa ở Berlin xử ông Nguyễn Hải Long, bị cáo buộc có liên quan tới vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh', đã tạm nghỉ sau hôm khai mạc 24/4.

Tòa án sẽ mở lại vào hai ngày 7 và 8/5.

txt3

Ông Trịnh Xuân Thanh đã bị kết án hai án chung thân ở Việt Nam

Truyền thông Đức đã đăng nhiều tin bài về phiên xử, trong đó có thông tin gây chú ý từ tuần báo Focus hôm 26/4.

Tờ báo này nói vào năm 2013, giới chức Đức chú ý một tài khoản mà người vợ ông Trịnh Xuân Thanh đã mở ở ngân hàng Sparkasse ở Đức.

Tài khoản này nhận vào 635.000 euro. Người gửi, tờ báo Focus ghi, là ông Hong Quang NL, đăng ký chỗ ở giống địa chỉ nhà vợ ông Thanh.

Tờ Focus cũng tường thuật giới chức Đức tìm thấy danh sách ghi các tài khoản ở Đức của vợ chồng ông Thanh.

Đến ngày 28/4, cũng tờ Focus lại đăng bài thứ hai, nói rằng chính nhân vật Hong Quang NL, thông qua một luật sư, đã liên lạc với cảnh sát Đức, hai ngày sau khi xảy ra vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" ở Berlin.

Nhân vật NL này, theo báo Focus, đã cung cấp các thông tin như tin về một cô gái được cho là người tình của Trịnh Xuân Thanh, thẻ tín dụng ông Thanh, và các chuyến bay mà có thể đã đưa ông Thanh ra khỏi nước Đức.

Trước tin của tờ Focus về cuộc điều tra cáo buộc rửa tiền, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng từ Berlin bình luận :

"Theo tôi, có hai vấn đề riêng rẽ. Cáo buộc rửa tiền, giả sử ông Thanh vẫn còn đang ở Đức, nhưng lý do xin tị nạn bị xem là không xứng đáng, rằng ông chạy trốn như tội phạm kinh tế, chưa chắc ông ấy đã được cho tị nạn".

"Nhưng trong khi thủ tục xin tị nạn của ông Thanh chưa xong, chưa đến ngày thẩm vấn thì xảy ra vụ mà Đức gọi là bắt cóc, sau đó bị xử án mà tưởng có nguy cơ bị tử hình. Dường như vì vậy Đức đã cấp cho ông quyền cư trú tị nạn chính trị".

Ông Hùng đặt giả thuyết : "Giờ đây ví dụ ông Thanh lại được quay lại Đức, biết đâu ông ấy lại phải ra tòa vì cáo buộc rửa tiền".

txt4

Thủ tướng Slovakia, Robert Fico (giữa) đưa ra một triệu euro tiền mặt (trên bàn) để thưởng cho ai giúp tìm ra kẻ giết ông Jan Kuciak nhưng đến hôm 15/03 ông Fico đã từ chức, sau khi Bộ trưởng Nội vụ Robert Kalinak (bìa phải) cũng từ chức trước đó vài hôm

Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kalinak và thủ tướng Robert Fico đều đã từ chức sau khi bị hàng vạn dân biểu tình phải đối vì vụ việc có liên quan đến cái chết của nhà báo Jan Kuciak và vị hôn thê.

*********************

Việt Nam có thể đã lợi dụng lòng hiếu khách của Slovakia để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (RFA, 30/04/2018)

Bộ Nội vụ Slovakia hôm 29/4 bày tỏ quan ngại về chuyến thăm của Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm sang nước này hồi năm ngoái vì nghi ngờ chuyến thăm có thể được sử dụng nhằm mục đích khác hơn là thăm hữu nghị. Hãng tin TARS của Slovakia loan tin này hôm 29/4.

txt5

Trịnh Xuân Thanh (giữa) bị dẫn ra tòa ở Hà Nội hôm 22/1/2018 AFP

Bộ Nội vụ Slovakia đưa ra phản ứng này sau khi có thông tin từ báo chí Đức cho biết chuyến thăm của tướng Tô Lâm đến Slovakia có thể là liên quan đến việc mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan chức ngành dầu khí lúc đó đang xin tỵ nạn tại Đức.

Thông báo của bộ Nội vụ Slovakia viết : ‘chúng tôi cho rằng những việc như vậy đáng ra phải được giải quyết theo cách khác, theo tiêu chuẩn. Từ tháng 8 năm ngoái đến nay, Bộ Nội vụ Slovakia đã làm việc chặt chẽ với các đối tác Đức để làm rõ vấn đề này, cung cấp các hợp tác tối đa thông qua hỗ trợ tư pháp quốc tế.

Bộ Nội vụ Slovakia cho biết nếu các thông tin được phía Đức công bố được xác nhận thì phía Slovakia sẽ xem việc làm của chính phủ Việt Nam là không công bằng với đối tác của mình, và lạm dụng lòng hiếu khách của Slovakia vào mục đích khác thay vì tình hữu nghị, và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

Theo Bộ Nội vụ Slovakia, vào tháng 7 năm ngoái, Bộ trưởng công An Tô Lâm đã đén Slovakia và gặp Bộ trưởng Nội vụ Robert Kalinak tại khách sạn Borik ở Bratislava. Mục đích của chuyến thăm được nói vào lúc dó là để tăng cường quan hệ giữa hai nước.

Trong khi đó báo chí Đức cho gần đây cho biết Slovakia có thể có liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, Đức vào tháng 7 năm ngoái. Theo báo chí Đức, một số kẻ tình nghi tham gia vụ bắt cóc đã có mặt trong chuyến thăm Bratislava cùng tướng Tô Lâm.

Chính phủ Đức đã cáo buộc Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế và Đức khi cho mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Chính phủ Việt Nam bác bỏ cáo buộc này và nói rằng Trịnh Xuân Thanh đã về nước đầu thú.

Vào đầu năm nay, Việt Nam đã mở hai phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh về các tội cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô với hình phạt án tù chung thân.

Hôm 23/4, tòa Thượng thẩm Đức đã mở phiên tòa xét xử một nghi phạm tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Cáo trạng đọc trước tòa cũng cáo buộc tướng công an Đường Minh Hưng đã đến Berlin, trực tiếp chỉ huy vụ bắt cóc.

******************

Về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh : Báo chí truyền thông Slovakia chỉ trích chính phủ nước này dữ dội (Tiếng Dân, 02/05/2018)

Ngay sau khi vụ bắt cóc xảy ra, đầu tháng 8 năm 2017 chính phủ ở Bratislava đã được phía Đức thông báo chính thức về nghi vấn Trịnh Xuân Thanh được đưa ra khỏi EU bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Kể từ đó các nhà điều tra Đức đã làm việc chặt chẻ với Bộ Nội vụ Slovakia để làm rõ vấn đề. Cuộc điều tra này được giữ kín, sau hơn 8 tháng điều tra, phía Đức mới bắt đầu hé lộ.

txt6

Ảnh chụp bài báo trên tờ Handelsblatt ra ngày 30/04/2018

Hôm 30/04/2018 báo Handelsblatt, là nhật báo Đức chuyên về kinh tế, đăng một bài báo với tựa đề "Chuyên cơ của chính phủ trong tâm điểm – Báo chí truyền thông Slowakia thấy Chính phủ đồng lõa" và chạy hàng tít phụ "Người Việt bị bắt cóc ở Berlin có thể đã được vận chuyển bởi một máy bay của Chính phủ Slovakia. Các phương tiện truyền thông Slovakia nói đây là một sự ô nhục cho đất nước". Sau đây là bản dịch bài báo của tờ Handelsblatt :

Bộ Nội vụ Slovakia đã bị chỉ trích vì có thể dính líu đến vụ bắt cóc một người Việt Nam từ Berlin đưa về nước. Vụ việc này là một sự ô nhục quốc tế cho cả nước Slovakia, nhật báo "Dennik N" viết như vậy hôm thứ Hai vừa qua.

Chính phủ đã trình bày cho dư luận quốc tế thấy một hình ảnh khủng khiếp của đất nước: "Hoặc chúng ta là một băng đảng của những kẻ cẩu thả, hoặc thậm chí chúng ta là những kẻ đồng lõa trong một vụ tội phạm quốc tế".

Bộ Nội vụ ở Bratislava, thủ đô Slovakia đã thú nhận rằng, họ đã cho một phái đoàn ngoại giao Việt Nam sử dụng ngắn hạn một chuyên cơ của chính phủ Slovakia sau một chuyến thăm làm việc thường lệ.

Bộ Nội vụ không biết rằng hồi tháng 7 năm ngoái, chiếc chuyên cơ này có thể đã được dùng để chở doanh nhân bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh về nước. Bộ Nội vụ giận dữ về việc mình có thể đã bị "lợi dụng" lòng hiếu khách.

Hôm thứ Hai vừa qua, trong cuộc nói chuyện với các báo "Pravda" và "Plus1den" Bộ trưởng Nội vụ Robert Kalinak cho biết rằng, từ tháng 8 năm 2017 chính phủ ở Bratislava đã được Phía Đức thông báo chính thức về sự nghi ngờ này. Kể từ đó, Bộ nội vụ Slovakia đã làm việc chặt chẽ với chính quyền Đức, nhưng được giữ bí mật.

Trong 2 vụ án ở Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh đã bị kết án hai lần tù chung thân vì tham nhũng và quản lý kém. Phiên tòa xét xử phúc thẩm sắp bắt đầu. Vụ bắt cóc này đã làm cho quan hệ Đức-Việt bị ảnh hưởng nặng nề.

txt7

Chuyên cơ của Chính phủ Slovakia đã cho Bộ Trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm mượn chở Trịnh Xuân Thanh về Hà Nội qua ngả Moscow

Trong khi đó một bài báo trên nhật báo TAZ số ra ngày 01/05/2018 cho biết một số chi tiết mới về nghi vấn Bộ Nội vụ Slovakia đã cung cấp Bộ trưởng Công an Tô Lâm một chuyên cơ của Slovakia để chở Trịnh Xuân Thanh về nước.

Theo trình bày của Bộ Nội vụ Slovakia, phái đoàn Công an cao cấp Việt Nam ban đầu muốn bay đến Vienna, thủ đô nước Áo, chứ không bay đến Slovakia. Trong một thời gian ngắn thì kế hoạch đã được thay đổi.

Thời gian ngắn trưa ngày 26/07/2017 Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã hạ cánh xuống Praha, thủ đô CH Séc. Theo thông tin tờ TAZ nhận được, tháp tùng ông là Trung tướng Đường Minh Hưng và hai người đàn ông khác, trong đó có một sĩ quan cảnh sát cấp cao.

Theo lời của Bộ Nội vụ Slovakia, vì sự thay đổi lịch trình này và để cho Bộ trưởng Tô Lâm không bỏ lỡ cuộc hẹn ngay sau đó tại Moscow, nên Slovakia đã cung cấp cho Bộ trưởng Tô Lâm một chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Theo sưu tra của tờ TAZ, đó là một chiếc Airbus A319, được gửi đến Praha – Cộng hòa Séc vào buổi sáng ngày 26/07/2017.

Chỉ một tiếng rưỡi đồng hồ sau đó chiếc chuyên cơ lại cất cánh chở Bộ trưởng Tô Lâm cùng với những người tháp tùng và hạ cánh xuống phi trường Bratislava của Slovakia vào đầu giờ chiều ngày 26/07/2017.

txt8

Sân bay Letisko Batislava của Slovakia

Chỉ hơn một tiếng rưỡi sau, chiếc chuyên cơ của chính phủ Slovakia lại cất cánh một lần nữa và bay đến Moscow, có lẽ với nạn nhân bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên máy bay, sau đó ông Thanh bị đưa về Hà Nội.

Những thông tin về thời gian do Bộ Nội vụ Slovakia đưa ra cũng không ăn khớp với nhau : Theo Bộ Nội vụ, cuộc họp làm việc tại khách sạn chính phủ Bôrik kéo dài khoảng hai giờ. Nhưng các bộ trưởng không thể nào nói chuyện với nhau lâu như thế được, vì thời gian từ khách sạn đến sân bay đã mất 40 phút.

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

Các giám mục Việt Nam đến Vatican (RFA, 06/03/2018)

Các giám mục Việt Nam vào ngày 5 tháng 3 được giáo hoàng Francis, người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã tiếp tại Vatican.

vn1

Giáo hoàng Francis gặp gỡ 33 giám mục Việt Nam - Courtesy of baoconggiao.net

Tin cho biết 33 vị giám mục Việt Nam thực hiện chuyến đi thăm mộ hai vị thánh tông đồ Pedro và Paulus lô thường được gọi theo tiếng La-tinh là ‘ad limina’. Trong chuyến đi này họ được giáo hoàng tiếp kiến và nghe báo cáo về tình hình giáo phận mà họ đang coi sóc.

Chuyến ‘ad limina’ gần nhất của các vị giám mục công giáo Việt Nam được cho biết vào tháng 6 năm 2009. Lúc đó người tiếp hàng giáo phẩm Công giáo trong nước là giáo hoàng Bê nê đíc tô thứ 16.

Trong chuyến thăm lần này, vào ngày 3 tháng 3 vừa qua, giám mục Nguyễn Chí Linh, hiện là chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, phát biểu trong thánh lễ được tiến hành tại nguyện đường gần mộ Thánh Pedro về lòng trung thành của giáo dân Việt Nam với giáo hội và đức giáo hoàng.

Thống kê cho thấy trong số dân hơn 96 triệu của Việt Nam hiện nay, số tín hữu Công giáo La Mã chỉ chiếm chừng 6,6%. Tỉ lệ này thấp hơn số 10% được ghi nhận trong những thập niên đầu của thế kỷ 20.

Hiện nay Giáo hội Công giáo La Mã tại Việt Nam có 26 giáo phận, hơn 2.220 giáo xứ. Tất cả thuộc 3 tổng giáo phận. Số linh mục được cho biết là 2668 vị.

************************

VinUni : lợi nhuận hay phi lợi nhuận ? (VNTB, 07/03/2018)

VinUni - trường Đại học phi lợi nhuận thuộc tập đoàn Vingroup được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương cho phép thành lập, dự kiến khóa đầu tiên là vào năm 2020 với 3 lĩnh vực là : Kinh doanh, Công nghệ và Khoa học Sức khỏe.

Nếu nhìn vào trong 3 linh vực, thì có thể nhận ra đây là môi trường đào tạo nguồn nhân lực cho chính hệ sinh thái của tập đoàn này gồm : Kinh doanh (Vinhome,...) ; Công nghệ (Vinfast,...) và Khoc học sức khỏe (Vinmec,...).

Vingroup theo hướng mô hình đại học tư thục phi lợi nhuận, có nghĩa là sẽ nối gót Vinmec hay Vinschool (hoặc như RMIT), thực hiện chất lượng cao với giá tương đương. Nói gọn hơn, với cấu trúc hoạt động như vậy, Vin sẽ sử dụng trường đại học này làm nơi đào tạo nguồn nhân lực, và dành cho giới,… nhà giàu.

vn2

Ảnh mẫu trường đại học phi lợi nhuận đầu tiên thuộc hệ sinh thái Vingroup

Tuy nhiên, vì là ‘con buôn’, nên với Vingroup, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo ? Trước nhất, cần thiết phải ghi nhận rằng, Vingroup có thể muốn tạo ra sự khác biệt mang tính tích cực ở Việt nam, bao gồm trong lĩnh vực kinh doanh, công nghiệp ôto, y tế hay giáo dục. Nhưng vì bản chất con buôn, nên cũng có thể đặt ra viễn cảnh, Vingroup có thể là sử dụng cụm trường đai học phi lợi nhuận này để chiếm hữu đất vàng ; đi xa hơn là với cơ sở sinh thái có sẵn, cộng với nguồn lực dồi dào của mình, tập đoàn này sẽ sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn học phí cao ngất ngưởng ; nguồn tài trợ và ưu đãi của chính phủ (bao gồm cả miễn thuế), các tổ chức - cá nhân,... để làm cơ sở đầu tư ngoài ngành ? 

Câu chuyện phi lợi nhuận nhằm trốn thuế hoặc sử dụng nguồn tài chính thu được để tái đầu tư ngoài ngành…. có lẽ không còn mới. Trường Đại học Harvard, ngôi trường chất lượng cao có trụ sở của Mỹ, ngoài cung cấp nền tảng giáo dục nổi tiếng, Harvard còn tiến hành đầu tư bất động sản [1]. Đề cập như vậy để cho thấy rằng, việc Vingroup tiến hành hoạt động thành lập Vinuni là không khác biệt, và nó nằm trong hệ quy chiếu thị trường. Vấn đề là VinUni (hay Vinmec) thành lập tại Việt Nam chứ không phải Mỹ, do đó nó tồn tại nhiều bất cập và sự thiếu minh bạch. Chính sự thiếu minh bạch trong cơ chế có thể giúp tập đoàn Vingroup đẩy mạnh các hoạt động doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận mà không gặp quá nhiều sự rắc rối từ cơ quan hữu trách. Hay đúng hơn, ‘Phi lợi nhuận’ giúp Vingroup tối đa hóa lợi nhuận của mình, có thể chuyển nguồn tiền thu được cho dự án khác (ví như Vinfast) hoặc tiếp tục cơi nới khu vực bất động sản của mình. Và bối cảnh này có thể trở thành hiện thực trong tương lai.

Câu hỏi đặt ra là làm sao có thể giám sát chặt chẽ tính chất ‘phi lợi nhuận’ của Vingroup ? Bởi ngay đến yêu cầu các tổ chức phi lợi nhuận (thuộc Vingroup) báo cáo số tiền chênh lệch trên % doanh thu quy định có vẻ là một việc làm bất khả thi tại Việt Nam, quốc gia mà trốn thuế và lách thuế diễn ra ngang nhiên. Chưa kể, đối mặt với cơ quan thuế là một doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền và cơ quan hữu trách trong kiểm soát thuế lại là cơ quan có nhiều vấn đề trong tham nhũng - vốn được xem là quốc nạn ở Việt nam. Đây không phải là nỗi lo quá xa, khi mà ngay cả cấp trung ương cũng nghi ngờ về tính minh bạch thuế, bởi vào tháng 8/2016, khi làm việc với Tổng Cục thống kê, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã đề cập đến bất cập trong dữ liệu thống kê doanh nghiệp đến mức mà, trong nhiều trường hợp "Chính phủ điều hành mà không biết thế nào mà lần". Mà ‘dữ liệu’ thì tại Việt Nam việc làm giả, kê khống là công việc rất bình thường.

Vậy làm sao có thể tạm nhận biết được tính chất phi lợi nhuận của Vingroup đến đâu ? Điều này có thể dựa vào việc phía doanh nghiệp này công khai nguồn dữ liệu tài chính theo đơn vị tháng hoặc quý. Bởi tổ chức phi lợi nhuận thì đồng nghĩa phải minh bạch tài chính. Nguồn dữ liệu này bao gồm : lương, phúc lợi, bảo thuế, thuế, khoản tín dụng, số dư nguồn tiền của tổ chức ; các khoản vay và nghĩa vụ thanh toán khoản vay,… Ngoài ra, có thể tiếp tục nhận thêm bản lưu chuyển tiền tệ, cân đối kế toán ; báo cáo thu nhập.

Câu chuyện thành lập Vinmec hay Vinuni theo hướng phi lợi nhuận cũng mở ra một khía cạnh mới, đó là sự liên đới về tính chính trị. Tại Việt nam, nếu triệu phú hay tỷ phú USD, với xuất phát điểm là bất động sản thì mặc nhiên doanh nghiệp đó ít nhiều liên đới chặt chẽ với chính quyền sở tại, và người đứng đầu rơi vào trạng thái phe phái. Do đó, khi phe phái bị yếu thế thì lập tức, các sai phạm được che giấu trước đó sẽ bị phơi bày, và lúc này, người dùng hay ngân sách chi cho phi lợi nhuận là 2 yếu tố bị tổn hại nhiều nhất. Một trường hợp tương tự đã từng xảy ra cách đây không lâu, theo đó - vào năm 2010, tại phía Nam Việt nam từng thành lập trường Đại học Tân Tạo - được mô tả là xây dựng theo mô hình các đại học danh tiếng của Mỹ, với hội đồng sáng lập là các giáo sư nổi tiếng của Mỹ. Tuy nhiên, người đứng đầu Hội đồng là bà Đặng Thị Hoàng Yến. Bảy năm sau, Đại học Tân Tạo bị Thanh tra Bộ Giáo dục và đào tạo bóc tách nhiều sai phạm, từ khâu quản lý, tổ chức cho đến tuyển sinh đào tạo, trong đó có cả việc tuyển sinh ngành đã bị đình chỉ.

Bà Đặng Thị Hoàng Yên là người bị Quốc hội Việt Nam bãi nhiệm tư cách Đại biểu quốc hội vào năm 2012 vì không trung thực khi khai hồ sơ ứng cử.

Quay trở lại với câu chuyện của Vingroup, mới đây (28/02) - tạp chí Forbes, sau nhiều năm xếp hạng ông Phạm Nhật Vượng từ tỷ phú kinh doanh bất động sản (real estate), nay chuyển sang tỷ phú đa ngành"(diversified). 

Ánh Liên

Ghi chú :

[1] https://www.reuters.com/article/us-usa-stocks/wall-street-closes-higher-as-trade-war-fears-ease-idUSKBN1GH1W9

*********************

Công bố danh sách giáo sư, phó giáo sư tại Việt Nam (RFA, 06/03/2018)

Việt Nam vừa cho công bố quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 cho 1.131 ứng viên, ít hơn 95 người so với danh sách ban đầu.

vn3

Một vị Phó Giáo sư trong một buổi lễ trao bằng công nhận danh hiệu giáo sư và phó giáo sư tại Văn Miếu Hà Nội vào ngày 24 tháng 12 năm 2012. AFP

Thông tin này chính thức được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công bố vào ngày 5/3 và được truyền thông trong nước loan đi.

Theo ông Bùi Văn Ga, phó chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư cho biết, việc rà soát 1.226 hồ sơ ứng viên đã xác định 1.131 hồ sơ đủ tiêu chuẩn và đảm bảo điều kiện công nhận đạt chuẩn, không có đơn thư tố cáo. Còn 95 hồ sơ còn lại thuộc diện có đơn thư tố cáo và hồ sơ cần được xác minh thêm.

Đây cũng là con số kỷ lục trong hơn 40 năm qua, khiến cho dư luận lo ngại về chất lượng xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017.

Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có công văn yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo rà soát nghiêm túc lại quá trình xét duyệt để đảm bảo chất lượng.

Xin nhắc lại, năm 2017, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã công bố 1.226 giáo sư và phó giáo sư, đây là con số được truyền thông trong nước cho là tăng đột biến và gây ra nhiều nghi vấn trong dư luận. Hiện tại, hội đồng này mới chỉ thừa nhận 1 phó giáo sư duy nhất chưa đủ tiêu chuẩn.

********************

Trưởng công an bị cảnh cáo vì dùng bằng giả để tiến thân (CaliToday, 06/03/2018)

Không hề học hết cấp III, lại xuất thân từ một trưởng xóm ở xã Nghĩa Sơn (huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) ông Phạm Phú Thành (sinh năm 1962) dùng bằng giả để leo tới chức Trưởng công an xã. Điều đặc biệt là ngay cả khi bị phanh phuy sự dối trá này, ông Thành vẫn còn được chính quyền bao che, chạy tội.

vn4

Bằng giả được trưởng công an dùng để tiến thân. Ảnh : Vnexpress

Ngày 6/3/2018, tin tức từ Huyện ủy Nghĩa Đàn (Nghệ An) cho biết, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy đã ra quyết định thi hành kỷ luật với hình thức cảnh cáo đối với ông Phạm Phú Thành-Trưởng công an xã Nghĩa Sơn. Ông Thành bị kỷ luật vì kê khái không đúng sự thật, sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả để tiến thân. Theo Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy những vi phạm của ông Thành là trái với cương lĩnh, điều lệ đảng cộng sản Việt Nam trong việc trực tiếp tham gia vào việc mua bán bằng giả.

Trước đó, ông Phạm Phú Thành bị tố cáo đã sử dụng bằng cấp giả để hợp thức hóa giấy tờ, hồ sơ nhằm tiến thân, cho dù bản thân không hề học qua trường cấp III. Tờ giấy chứng nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông của ông Thành do một người là phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An có tên Phạm Quý Hưng ký. Tuy nhiên, theo kiểm tra của Sở Giáo dục vào Đào tạo tỉnh Nghệ An thì Sở này không hề có phó giám đốc nào tên như vậy.

Theo lí lịch của ông Thành, xuất thân từ một đảng viên Cộng sản, ông Thành được làm xóm trưởng rồi lên làm phó công an xã. Đến năm 2009, ông Thành được chính quyền cử đi học lớp Trung cấp Công an, cho dù ông chưa từng tốt nghiệp trường cấp III. Sau khi được cử đi học, ông Thành trở về trễm chệ ngồi trên chiếc ghế Trưởng công an xã Nghĩa Sơn.

Ngay sau khi bị phanh phuy, báo chí đã tiếp xúc với lãnh đạo xã Nghĩa Sơn để tìm hiểu hồ sơ, lí lịch của ông Phạm Phú Thành. Tuy nhiên, tất cả lãnh đạo của xã đều từ chối cung cấp hồ sơ, vì cho rằng hồ sơ của ông Thành là "hồ sơ mật".

Rất có thể sau khi bị kỷ luật với mức cảnh cáo, ông Phạm Phú Thành sẽ không còn được ngồi ở chiếc ghế Trưởng công an xã nữa, mà phải nhường ghế ấy cho người khác.

Việc cán bộ, đảng viên cộng sản Việt Nam sử dụng bằng cấp giả để tiến thân diễn ra nhan nhản. Đến ngay cả một Ủy viên Trung ương đảng, cựu Bí thư thành ủy Đà Nẵng cũng bị phát giác sử dụng bằng cấp giả, thì ở những cấp chính quyền thấp hơn, hiện tượng sử dụng bằng giả để tiến thân là điều không có gì phải lạ. Những cán bộ này chỉ việc đi theo cộng sản, họ được đảng bảo kê, họ cướp đi việc làm của những người được đào tạo, có tri thức khác. Đảng cộng sản Việt Nam tạo mọi điều kiện để đảng viên của mình có được những công ăn việc làm tốt nhất, cho dù đó là cướp đi việc làm của người khác.

Cũng liên quan đến công an, tại xã Hựu Thành (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) do có xích mích trong gia đình, một phó ấp kiêm công an viên đã dùng súng bắn trọng thương một người có họ hàng của mình.

vn5

Nạn nhân kể lại việc mình bị truy sát. Ảnh : NLD

Kẻ dùng súng bắn trọng thương người khác được xác định là Nguyễn Quang Tiến (sinh năm 1956) phó ấp 4 xã Hựu Thạnh.

Theo tin tức mà chúng tôi thu thập được cho biết, sự việc xảy ra vào 19 giờ tối ngày 28/2/2018, trên đường về nhà ở ấp 4 xã Hựu Thạnh, anh Nguyễn Phát Huy (sinh năm 1985, làm tài xế) gặp ông Tiến, người có họ hàng với mình ngược chiều đi về. Lúc này, ông Tiến chặn xe, bắt buộc anh Huy phải dừng lại. Từ đó, giữa đôi bên đã xảy ra cự cãi liên quan đến chuyện gia đình.

Lời qua tiếng lại thì đột ngột ông Tiến móc súng bắn anh Huy. Viên đạn trúng ngay anh Huy khiến anh đổ máu rất nhiều. Ngay lập tức, anh liền chạy vào nhà dân gần đó đẻ trốn. Chưa hết cơn cuồng sát, ông Tiến còn đuổi theo tiếp tục bắn anh Huy cho đến khi hết đạn, đồng thời còn tuyên bố, sẵn sàng ở tù.

Lúc này những người có mặt tại đó liền chạy đến can ngăn. Theo người dân sống gần khu vực cho biết, mâu thuẫn giữa ông Tiến và anh Huy liên quan đến tranh chấp đất đai đang chờ giải quyết lâu nay. Không chờ pháp luật giải quyết cán bộ Tiến đã sử dụng súng mà chính quyền Cộng sản cấp cho để cố sát bà con của mình. Rất may, đó chỉ là loại súng bắn đạn cao su, chứ nếu không hậu quả thật khó lường.

Người Quan Sát

**********************

Nhà máy thép gây ô nhiễm xin tồn tại và đòi bồi thường (RFA, 06/03/2018)

Hai nhà máy thép gồm Công ty cổ phần Dana Ý và Công ty cổ phần Dana Úc tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, hôm 6 tháng 3 nộp đơn lên chính quyền thành phố đòi bồi thường thiệt hại do bị cơ quan chức năng địa phương buộc đóng cửa đột ngột.

vn6

Bên ngoài công ty cổ phần Dana Ý - Courtesy of viettimes

Ông Nguyễn Vĩnh An, Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần thép Dana Úc xác nhận thông tin vừa nêu với truyền thông trong nước.

Ngoài ra, trong đơn kiến nghị, bà Nguyễn Thị Xuân, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc công ty này cho biết việc công ty dừng hoạt động đã gây ảnh hưởng rất lớn lên gần 500 lao động ở đây và công ty có nguy cơ phá sản do thiệt hại khi ngừng sản xuất.

Bà cũng cho biết thêm là đa số người dân nơi nhà máy tọa lạc thuận theo chủ trương muốn di dời và tái định cư nơi khác.

Cùng ngày, Công ty cổ phần thép Dana Ý cũng nộp đơn kiến nghị tương tự gửi chính quyền thành phố Đà Nẵng. Ông Huỳnh Văn Tân, Tổng giám đốc công ty cho truyền thông trong nước biết tổng thiệt hại tạm tính khi dừng hoạt động và di dời nhà máy khoảng 1.800 tỷ đồng.

Ủy Ban Nhân Dân (UBND) thành phố Đà Nẵng vào ngày 1 tháng 3 chính thức yêu cầu hai nhà máy thép là Công ty cổ phần Dana Ý và Công ty cổ phần Dana Úc tạm dừng nấu luyện thép trực tiếp gây ô nhiễm môi trường.

Ngày 2 tháng 3, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng thông báo kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về giải quyết ô nhiễm Nhà máy thép Dana Ý và Nhà máy thép Dana Úc, yêu cầu hai công ty này ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất trực tiếp kể từ ngày 2 tháng 3 năm 2018.

Trong thời gian qua dân chúng địa phương tiến hành những cuộc tập trung phản đối tình trạng ô nhiễm do hai công ty thép Dana Úc và Dana Ý gây ra.

Chính trị và quyền lực kinh tế trong vụ Vũ "nhôm" (RFA, 05/01/2018)

Chiều ngày 4/1/2018, Bộ Công an Việt Nam ra thông cáo cho biết đã tiếp nhận bị can Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ "nhôm". Điều này đồng nghĩa với việc những đồn đoán về số phận của Vũ "nhôm" trước đó đã được sáng tỏ.

cuidot1

Ảnh chụp ngày 29 tháng 4 năm 2016 cho thấy Phan Văn Anh Vũ (giữa, áo trắng) tại một sự kiện ở Đà Nẵng.  AFP

Nhìn lại diễn biến của câu chuyện để thấy sự hiện diện của chính trị và kinh tế đã đóng vai trò như thế nào trong sự trở về của Vũ "nhôm" ?

Chuỗi sự kiện nhiều nghi vấn

Cho đến tận chiều tối ngày 2/1/2018, khi báo Pháp Luật trong nước đăng bài viết "Singapore xác nhận đang tạm giữ ông 'Phan Van Anh Vu" cùng với hình ảnh tờ báo chính thống của Singapore, tờ Straits Times đăng bài "ICA (Cơ quan nhập cư và Hải quan của Singapore) tạm giữ đại gia bất động sản Việt Nam với cáo buộc vi phạm luật nhập cư" thì câu chuyện về cuộc đào thoát của người được gọi là Vũ "nhôm" mới ‘chính thức’ bùng nổ.

Nhìn lại xuyên suốt sự việc, Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada trả lời RFA rằng theo ông, có vẻ với những khía cạnh pháp lý, chính trị đó đã làm cho dư luận bị cuốn hút vào bề ngoài của một vụ án, cho đến khi mọi chuyện đã an bài thì ông cho rằng "Theo dòng sự kiện, chúng ta sẽ thấy có một cái gì đó làm cho chúng ta nghĩ rằng cái này không đơn giản chút nào hết". Phân tích rõ hơn ông nói :

"Tại vì nó có nhiều tình tiết mà hình như là một kịch bản nào đó. Ngay cả khi ông ấy bị bắt vào ngày 28/12 rồi lệnh trục xuất ngày 30/12, kể từ ngày đó đến ngày lần đầu tiên ông ấy gặp luật sư là ngày 3/1, thời gian ấy rất dài và vô lý.

Vì theo luật của Singapore, sau khi một đương sự nào đó bị bắt thì phải có quyền tiếp cận của luật sư liền và bất cứ quyết định nào thì đương sự đó cần phải biết.

Ngày 3/1 ông ấy đã gặp được luật sư nhưng luật sư cũng chưa biết chuyện gì hết, mà lệnh trục xuất thì ngày 30/12 đã có rồi".

Điểm thứ hai, luật sư Vũ Đức Khanh đặt nghi vấn về thời gian Vũ "nhôm" có mặt ở Singapore, mà ông gọi là "trên đường chạy trốn".

Nghi vấn này liên quan đến những "chứng cứ bên lề" về quốc tịch thứ 2, thứ 3 của Vũ "nhôm" đã được đăng tải trên mạng xã hội.

"Trong sự chạy trốn đó, ông ấy có passport của đảo quốc Antigua và Barbuda, mà passport này được đi 130 nước trên thế giới, trong đó có Singapore và Đức, mà ông ấy có mục đích là muốn tới Đức để gọi là cung cấp 1 số thông tin liên quan đến hồ sơ Trinh Xuan Thanh thì tại sao ông ấy không đi liền mà kẹt lại Singapore cho tới ngày 28, khi rời Singapore đi Mã Lai thì bị bắt.

Cái này có một cái gì đó mà những nguồn thông tin chúng ta sẽ không bao giờ biết. Vì Singapore viện dẫn trong điều luật 33 khoản 6 Luật Di trú là Singapore sẽ không bao giờ cung cấp nguồn thông tin vì sao ông ấy bị bắt.

Ngay cả vấn đề nói ông ấy đi vào Singapore bằng passport nào. Hiện tại có ai đưa ra passport nào mà ông ấy vào Singapore không ?

Singapore chỉ nói là ông ấy vào bằng một cái passport không phải tên của ông ấy, có thể là mang tên Lê Văn Sáu.

Hiện tại tôi có nhận được một cái mẫu passport nhưng đó cũng chỉ là một nguồn người ta đưa ra, không có kiểm chứng".

Tranh cãi pháp lý

Tất cả những bài viết, những bình luận, ngay cả những cái tạm gọi là "chứng cứ" như các hộ chiếu chứng minh quốc tịch khác nhau của Vũ "nhôm" do cư dân mạng đưa ra từ ngày 28/12/2017 đều mang tính chất là "thông tin bên lề". Nó dẫn đến hàng loạt dự đoán, nhận định của dư luận liên quan đến số phận của Vũ "nhôm".

Cho đến khi có thông tin chính thức từ Bộ Công an Việt Nam rằng Singapore trục xuất Vũ "nhôm" về Việt Nam trao trả cho chính quyền Hà Nội thì thật sự đã gây ra một tranh cãi cho các diễn đàn luật liên quan đến vấn đề pháp lý. Không ít các luật gia lên tiếng bày tỏ ngạc nhiên khi Singapore đồng ý trao trả Vũ "nhôm" cho chính quyền Hà Nội. Ngay chính luật sư của Vũ "nhôm" ở Singapore, ông Remy Choo, bình luận với BBC hôm 4/1 rằng ông rất thất vọng khi thân chủ của ông bị trục xuất mà chính ông không được thông báo trước vụ việc.

Nhà báo Phạm Lê Vương Các đặt vấn đề trên trang cá nhân rằng "Trục xuất Vũ "nhôm" về Việt Nam là Singapore vi phạm nghiêm trong luât quốc tế.

Thạc sĩ Hoàng Việt có quan điểm khác và ông đưa ra phân tích của mình.

"Mọi người kỳ vọng quá nhiều về Singpore. Và có lẽ, tôi cũng dự đoán, khi ông Anh Vũ sang Singapore thì ổng cũng nghĩ rằng Singapore là một nước tôn trọng pháp quyền khá nhất ở khu vực Đông Nam Á. Nhưng nói gì thì nói, luật pháp của các nước Châu Á vẫn còn rất yếu".

Tuy Singapore là một quốc gia có nguyên tắc pháp quyền khá là tốt ở khu vực Đông Nam Á nhưng nó vẫn còn rất nhiều lỗ hổng và vai trò của chính quyền can thiệp khá nhiều, trong đó việc Singapore toan tính liên quan đến lợi ích cả về chính trị và kinh tế đối với Việt Nam là chắc chắn có".

Nói về hệ thống pháp quyền của Singapore, Luật sư Vũ Đức Khanh cũng cho rằng quốc gia này không phải là nước pháp trị có ý nghĩa thật sự (the rule of law), mà quốc gia này dùng luật để cai trị nhân dân chứ không phải dùng luật để bảo vệ người dân và quản trị xã hội.

Sự hiện diện khôn ngoan của chính trị và kinh tế

Sự trở về của Vũ "nhôm" lại tiếp tục dấy lên những ồn ào khác, liên quan đến những điều mà dư luận gọi là "mặc cả chính trị, trao đổi kinh tế". Người ta cũng dễ dàng liên tưởng đến một cuộc trở về cách đây không lâu và ồn ào không kém. Đó là cuộc "về đầu thú" của Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam, người sẽ ra tòa vào ngày 8/1 tới đây.

Lần này, cũng là một sự "trở về" nhưng với hình thức hoàn toàn hợp pháp theo nghĩa được sự đồng ý của đối tác. Điều này đã cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa hai vụ Trịnh Xuân Thanh và Vũ "nhôm".

Nhận xét về sự khác biệt này, Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng đây có vẻ như là một kịch bản có những bài học liên quan vụ Trịnh Xuân Thanh.

"Tôi có đặt nghi vấn là phía Hà Nội đang tìm cách giải quyết vấn đề trục trặc giữa Việt Nam và Đức nên kịch bản của Vũ "nhôm" là kịch bản để giải quyết vấn đề đó.

Thêm nữa là ông Vũ "nhôm" bị truy tố cái tội là "cố ý làm lộ bí mật quốc gia". Cho đến giờ phút này chúng ta không biết bí mật nào bị lộ. Rồi bây giờ lại dính đến vấn đề của Singapore. Giữa Singapore là Việt Nam là một mối quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao rất mật thiết.

Tôi không nói trường hợp này Singapore đồng loã gì với Việt Nam hết, nhưng Singapore đã khai thác được một cái gì đó để mang lại những quyền lợi rất lớn cho Singapore".

Ngày 2/1 vừa qua, nghĩa là trước chuyến bay chở Vũ "nhôm" về Việt Nam từ Singapore, báo trong nước cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý tăng vốn từ 875 triệu USD lên 2 tỷ USD và bổ sung thêm hoạt động kinh doanh casino ở Khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Khu du lịch Laguna Lăng Cô vốn thuộc Tập đoàn Banyan Tree của Singapore.

Nói về sự hiện diện của chính trị và kinh tế trong sự trở về của Vũ "nhôm", Thạc sĩ Hoàng Việt nói rằng ông sẽ đánh giá dựa trên cơ sở của văn hoá chính trị và văn hoá pháp luật. Do đó theo ông, ở các quốc gia như Singapore, Việt Nam, việc chính trị can thiệp vào mọi lĩnh vực của xã hội là không thể không xảy ra.

"Vai trò của chính trị rất lớn, chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Và luật pháp, như luật pháp khi Singapore trục xuất Vũ "nhôm" như thế nào thì nó cũng bị chính trị chi phối rất lớn. Tôi nghiên cứu về góc độ văn hoá chính trị và văn hoá pháp luật nó là như vậy".

Phân tích của Thạc sĩ Hoàng Việt đã cho thấy chính trị và kinh tế đã tương trợ để chi phối nhau trong cách giải quyết vấn đề nội bộ của quốc gia. Hai lĩnh vực này đã hiện diện tinh tế đến mức Luật sư Vũ Đức Khanh đã thận trọng cho rằng đó là "thuyết âm mưu". Ông nói rằng : "Những gì chúng ta phân tích cho đến bây giờ cũng chỉ là những phân tích vì chúng ta không đủ dữ liệu. Chúng ta sẽ không bao giờ biết được những sự thật vì nó liên quan đến an ninh quốc gia. Chính phủ Việt Nam và Singapore sẽ không bao giờ đưa ra".

Cát Linh

*******************

Công an Việt Nam sẽ làm rõ vì sao Vũ "nhôm" có đến 3 hộ chiếu (VOA, 05/01/2018)

Bộ Công an Vit Nam s điu tra làm rõ vì sao ông Phan Văn Anh Vũ, còn gi là Vũ "nhôm", có đến ba h chiếu như phía Singapore loan báo và ai là người "giúp sc" cho ông.

cuidot2

Ảnh hộ chiếu của ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm bị bắt tại Singapore

Hôm 5/1 báo Dân trí trích lời ông Dương Thanh Biu - nguyên Phó vin trưởng Vin Kim Sát Nhân dân ti cao Ti cao cho rng, "trước mt b can Phan Văn Anh Vũ s b xem xét v việc có ti 3 h chiếu như phía Singapore đ cp".

Ông Biểu nói thêm rng phía Singapore phát hin b can Phan Văn Anh Vũ mang h chiếu gi nên theo nguyên tc đã trc xut, tr v nơi xut cnh là Vit Nam. "B can Vũ đang b truy nã nên B Công an tiếp nhn trường hp này là đúng pháp lut. Như vy có th thy b can Vũ đã s dng 2 h chiếu và s b xem xét v vic này theo quy đnh ca pháp lut".

Ông Dương Thanh Biu nói : "Ti đây B Công an s điu tra làm rõ b can Vũ đã s dng h chiếu như thế nào, ai là người giúp sc nếu có vic làm gi h chiếu ?"

*******************

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc 'muốn rà soát đất đai' (BBC, 05/01/2018)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "yêu cầu xử lý nghiêm người đứng đầu buông lỏng quản lý đất đai", báo Chính Phủ Việt Nam cho hay.

cuidot3

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn "quản lý chặt chẽ hiệu quả quỹ đất quốc phòng"

Trong chỉ thị mới về "chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "yêu cầu chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tập trung chỉ đạo rà soát, đánh giá đầy đủ tình hình triển khai thi hành pháp luật về đất đai ở các cấp, các ngành, trên cơ sở đó có kế hoạch, biện pháp cụ thể để chấn chỉnh, xử lý, khắc phục kịp thời những tồn tại trong việc thực hiện từng nội dung nhiệm vụ quản lý đất đai ở địa phương".

*********************

Tập đoàn Than - Khoáng Sản sai phạm làm thất thoát gần 15 ngàn tỷ đồng (RFA, 04/01/2018)

Thanh tra Chính Phủ Việt Nam từng có kết luận rằng Tập đoàn Than - Khoáng Sản Việt Nam (TKV-VinaComin) có những sai phạm khiến thất thoát gần 15 ngàn tỷ đồng.

cuidot4

Trụ sở Tập đoàn Than - Khoáng sản tại Hà Nội. RFA

Cụ thể theo Thanh Tra Chính Phủ Việt Nam thì Hội đồng Thành viên và Tổng Giám đốc TKV đã quyết định chủ trương và quản lý quá trình thực hiện đầu tư tài chính thuộc ngành nghề kinh doanh chính thiếu cơ sở pháp lý và thực tiễn, vi phạm các qui định của pháp luật, bảo lãnh trả nợ vay vượt thẩm quyền…

Hậu quả dẫn đến đầu tư không hiệu quả, thua lỗ, mất vốn… Tổng số tiền và đất đai mà Thanh Tra Chính Phủ phát hiện vần kiến nghị xử lý lên đến gần 15 ngàn tỷ đồng. Ngoài ra cò gần 6,7 triệu mét vuông nhà, đất.

Thanh Tra Chính Phủ Việt Nam nói đã chuyển hồ sơ những vụ việc thuộc TKV có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang cho Bộ Công an để điều tra, làm rõ.

Vào chiều ngày 4 tháng giêng, đại diện TKV họp báo và phản bác lại những kết luận của Thanh Tra Chính Phủ như vừa nêu.

Người đại diện được ủy quyền của TKV, bà Đặng Thị Tuyết- Trưởng ban Thanh Tra Pháp Chế của tập đoàn này, nói với báo chí là số tiền gần 15 ngàn tỷ đồng nêu trong kết luận của Thanh Tra Chính Phủ là ‘cần kiến nghị xử lý’ chứ chưa kết luận là ‘sai phạm’.

Bà Đặng thị Tuyết cho rằng có những tiếp cận khác nhau dẫn đến những kết luận khác nhau. Bà này cho rằng cần làm rõ những ý kiến còn khác nhau giữa Thanh Tra Chính Phủ, TKV và những bộ-ngành khác.

Một số việc khác Thủ tướng Phúc muốn thực hiện :

Yêu cầu chấn chỉnh và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, tính thu nghĩa vụ tài chính về đất đai không đúng quy định.

Xử nghiêm các trường hợp buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép hoặc chậm đưa đất vào sử dụng mà không xử lý kịp thời.

Tổ chức rà soát các tổ chức kinh tế đã được nhà nước giao đất mà theo quy định của pháp luật đất đai thuộc đối tượng phải chuyển sang thuê đất, các đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ tài chính đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để chuyển sang thuê đất ngay theo đúng quy định của pháp luật.

Tăng cường chỉ đạo việc phối hợp và làm rõ trách nhiệm giữa các cơ quan định giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất để tổ chức thực hiện tốt việc quản lý, xác định giá đất cụ thể bảo đảm chất lượng và thời gian yêu cầu.

Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính về đất đai ở địa phương để bảo đảm tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian thực hiện ; bãi bỏ, điều chỉnh các nội dung công việc và các loại giấy tờ không đúng quy định, không đúng thẩm quyền.

Liên quan đến tình hình sử dụng đất quốc phòng, Thủ tướng Phúc chỉ đạo Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Tư pháp "rà soát, đề xuất sửa đổi các văn bản quy định về quản lý, sử dụng đất quốc phòng cho phù hợp với Luật Đất đai năm 2013" ; phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố "rà soát tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng trên phạm vi cả nước".

"Trường hợp có dấu hiệu sai phạm như sử dụng đất không đúng mục đích, cho thuê, cho mượn đất trái phép hoặc quản lý không chặt để bị lấn, bị chiếm đất thì kịp thời, kiên quyết xử lý theo quy định để quản lý chặt chẽ hiệu quả quỹ đất quốc phòng, đồng thời xử lý trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, đơn vị", chỉ thị viết.

Trong một bài mới đây trên BBC, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, Học viện Chính sách & Phát triển, bình luận : "Chính phủ cũng đang thuận lợi khi thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, loại bỏ sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, kể cả doanh nghiệp quốc phòng, tích tụ và tư hữu hóa đất đai, công sản, thêm quyền cho Quốc hội trong các vấn đề tài khóa, và thiết lập một hệ thống tư pháp độc lập tương đối…".

"Tuy nhiên, tiếp tục thực hiện các cải cách trên cũng với thời gian sẽ đồng nghĩa với việc đe dọa đến quyền lực của Đảng, điều mà chế độ hiện tại không sẵn lòng chấp nhận. Đây là mâu thuẫn chủ yếu của cải cách trong cái gọi là thể chế 'lai' - Độc đảng toàn trị với kinh tế thị trường", ông Thọ viết.

Báo Thanh Niên hôm 4/1 cho biết Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa "nhìn nhận cái sai của Ban Thường vụ Thành ủy trong thời gian vừa qua đó là nguyên tắc tập trung dân chủ chưa đạt".

"Câu chuyện đất cát và tới đây sẽ có những câu hỏi. Giờ báo chí bắt đầu đăng : tại sao Vũ "nhôm" mua được nhiều đất công như thế mà không phải người khác ? Rõ ràng phải xem lại quy trình nguyên tắc quản lý làm sao cho chuẩn mực", báo này dẫn lời ông Nghĩa.

Bom nguyên tử : Hiểm họa tái hiện

Hồ sơ lớn được các tạp chí hay tuần báo Pháp chú ý và nêu trên trang bìa rất tản mạn, mỗi tờ mỗi vẻ : Le Point với ảnh một cây cổ thụ, chạy hàng tựa ngắn "Cây cối"… trong lúc L’Obs, với ảnh vẽ một nữ sinh chiếm gần cả trang bìa, thì tìm hiểu xem "Các cô bé gái nghĩ gì" về nhà trường, về tương lai, về vấn đề phân biệt nam nữ. Gây ấn tượng mạnh nhất trong số các trang bìa có lẽ là hàng tựa "Ngày trở lại của quả bom – Le retour de la bombe" trên tạp chí L’Express.

bom1

Hình ảnh một vụ nổ bom nguyên tử. Ảnh : publicdomainpictures.net

Quả bom được nói đến chính là bom nguyên tử được minh họa bằng hình ghép cột nấm của một quả bom trùm lên một thành phố. Ngay bên dưới tấm hình, tạp chí Pháp nêu bật các hồ sơ lớn đề cập bên trong, trước tiên là câu hỏi : "Liệu Trump có thể đánh Bắc Triều Tiên hay không ?", kế đến là phân tích "Nước Iran lại trở nên đáng sợ", và sau cùng là dự đoán : "Những hiểm họa nguyên tử sắp tới".

Trong hồ sơ đặc biệt dày 16 trang về chủ đề này, L’Express ghi nhận một cách bi quan là triển vọng một thế giới không vũ khí hạt nhân đang trở nên xa vời : Trong lúc Kim Jong-un liên tiếp có những động thái khiêu khích, thì những nước khác khởi động lại tiến trình phổ biến hạt nhân.

Tạp chí Pháp dĩ nhiên là đã chú ý đến cuộc đọ sức đang leo thang – lúc này chỉ mới bằng lời nói – giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, và tự hỏi là liệu đến một lúc nào đó cuộc đấu khẩu đó có thể trở thành tai họa hay không ? Đối với tờ báo, sự trở lại của mối đe dọa hạt nhân là "triệu chứng của việc thế giới đang thiếu lãnh đạo" cũng như là "sự minh họa của việc quốc tế đang lâm vào tình trạng đại lệch lạc".

Nếu Mỹ ra tay đối với Bắc Triều Tiên ?

Trong bài viết "Nếu Mỹ ra tay thì sao", L’Express đã tìm cách đánh giá xem điều gì sẽ xảy ra nếu Kim Jong-un bắn đi một hỏa tiễn, bị Mỹ cho là giọt nước làm tràn ly. Đối với tạp chí Pháp, "Cuộc chiến sẽ nguy hiểm gay go hơn nhiều so với những lời huênh hoang của Tổng thống Hoa Kỳ" vì đó sẽ là một thảm họa : Chế độ Bình Nhưỡng sẽ bị tiêu diệt, nhưng thủ đô Seoul của Hàn Quốc cũng vậy !

L’Express nêu bật chi tiết là Bắc Triều Tiên đã chôn sâu xuống đất tất cả các mạng lưới truyền thông và đào những con đường hầm trên khắp lãnh thổ để di chuyển quân đội và vũ khí. Trong kho vũ khí của Bắc Triều Tiên thì có khoảng từ 30 đến 60 quả bom nguyên tử, 10 ngàn đến 13 ngàn khẩu pháo đang chĩa về phía Hàn Quốc. Trong tình hình đó, đánh Bắc Triều Tiên không phải là chuyện dễ dàng.

Tạp chí Pháp đã trích lời tướng Joseph Dunford, tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ, thừa nhận rằng : "Tôi không có một chút nghi ngờ gì, nếu chúng ta phải đi đến chiến tranh với Bắc Triều Tiên, chúng ta sẽ giành chiến thắng, nhưng sẽ có một số lượng nạn nhân to lớn như chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy trong sáu mươi hoặc bảy mươi năm gần đây".

“Hòa” hay “chiến” ?

Tuy vẽ ra viễn cảnh đáng sợ như vây, nhưng tờ báo cũng trấn an : "Lúc này không thấy có dấu hiệu nào cho thấy là một cuộc chiến tranh như vậy đang được chuẩn bị".

Nhưng trước những hành động bị cho là khiêu khích của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, câu hỏi thường được đặt ra là phải xử lý vấn đề ra làm sao, đánh hay là hòa. Trong bài viết mang tựa "Đánh Bình Nhưỡng hay đàm phán", L’Express đã đặt câu hỏi cho hai nữ chuyên gia Pháp : Sử gia Juliette Morillot, và nhà nghiên cứu Valérie Niquet, thuộc trung tâm nghiên cứu chiến lược Pháp Fondation pour la recherche stratégique.

Điểm lý thú là quan điểm của hai học giả hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu bà Juliette Morillot chủ trương đàm phán, nhưng một cách nghiêm túc và không khoan nhượng, thì bà Valérie Niquet cho rằng cần phải thật cứng rắn.

Đối với bà Niquet, đã có nhiều cuộc đàm phán rồi, nhưng chẳng đi đến đâu, thậm chí còn cho phép Bình Nhưỡng, được Bắc Kinh hỗ trợ về kinh tế tài chánh, câu giờ để hoàn thiện các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt của họ, với sự giúp đỡ của Bắc Kinh về kinh tế và tài chánh. Các biện pháp trừng phạt cũng vô hiệu, vì Trung Quốc không sốt sắng áp dụng.

Trong tình hình đó, theo bà Niquet, cần phải có thái độ thật cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên, và việc đe dọa đánh thẳng vào Bình Nhưỡng sẽ có tác dụng trên Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải thay đổi thái độ với đàn em. Đối với bà Niquet, đàm phán bằng mọi giá, tránh dùng đến võ lực đồng nghĩa với "không làm gì hết".

Trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, L’Express dĩ nhiên đã đề cập đến vai trò của tổng thống Mỹ Donald Trump như là một người cũng đã thổi cho căng thẳng tăng lên.

"Trump, kẻ phá hủy" ?

Courrier International cũng chú ý đến tổng thống Mỹ, nhưng dưới khía cạnh khác qua hàng tựa : "Trump, kẻ phá hủy" và minh họa bằng ảnh ông Trump phá cờ Mỹ, thổi bay các ngôi sao. Tạp chí ghi nhận : Một năm sau khi ông được bầu lên, các định chế Mỹ còn cầm cự được, nhưng đến bao giờ ?

Courrier trích dẫn nhận định các tờ báo Mỹ như The Atlantic, The New York Times, The Washington Post, nhân Diễn Đàn Thế Giới về Dân Chủ, tổ chức ở Strasbourg, miền đông nước Pháp (3-10/11)

Tạp chí tóm lược tình hình, nhắc lại là cách đây một năm, lo âu đã lên tột đỉnh sau khi ông Trump được bầu. Cuộc vận động tranh cử của ông đầy rẫy sự cố sai lệch, tạo nên lo ngại là ông sẽ hành xử một cách độc đoán.

Tuy nhiên báo The Atlantic nhìn thấy rằng hơn 9 tháng sau khi ông nhậm chức thì các định chế Mỹ vẫn có thể trụ lại được cho dù tổng thống Trump đã chà đạp dưới chân nhiều chuẩn mực, và có thể sẽ bị Tư pháp "thăm hỏi" trong hồ sơ liên hệ với Nga.

Tờ báo nhận định chưa bao giờ có một tổng thống Mỹ ít hiểu biết về nhiệm vụ của mình như thế, chưa bao giờ nói dối một cách thản nhiên như thế, sẵn sàng tấn công, chỉ trích kịch liệt như vậy, từ ngành Tư Pháp, giới truyền thông, cho đến Quốc Hội, người trong đảng Cộng Hòa của ông, một số viên chức cao cấp của ông.

Ông có vẻ khinh thường quy tắc và hành xử theo ý muốn riêng mình, lạm dụng quyền hành của mình, nhưng cho đến giờ ông Trump đã không thành công.

Tờ báo dẫn ví dụ : sắc luật nhập cư của tổng thống Mỹ, tạm cấm công dân 7 quốc gia Hồi Giáo vào Mỹ, hay mối liên hệ với Nga, Tư Pháp đã can thiệp và buộc ông Trump phải tuân theo, cho dù ông hoàn toàn không muốn. Tuy nhiên báo The Atlantic cũng nêu câu hỏi là sự kháng cự chống lại thiên hướng độc tài, thái quá, có thể kéo dài đến bao giờ ?

Tờ New York Times cũng chú ý đến việc khía cạnh thái quá của chủ nhân Nhà Trắng vốn vẫn gây lo ngại. Ông đã biến hoạt động chính trị của mình thành một màn kịch thường xuyên. Riêng đối với tờ Washington Post, ông Trump đã vô tình đã đánh thức tinh thần công dân của người Mỹ trên cả nước.

Courrier International nêu kết quả thăm dò dư luận của viện Gallup, thực hiện từ mùng 6 đến 22/10, tại Mỹ, ông Trump được 38% người tín nhiệm, 58% không tin tưởng. Tuy nhiên trong thành phần cử tri đảng Cộng Hòa thì ông vẫn được 80% người ủng hộ.

Tổng thống Trump nên bớt phát biểu …''linh tinh''

Tuần báo L’Obs thì chú ý dến những người mà ông Trump làm cho thất vọng. Phóng viên của tạp chí đã đi đến 3 tiểu bang vùng Midwest, Wisconsin, Michigan, Pensylvania, nơi mà cử tri đã gây bất ngờ khi bầu cho ông Trump. Tờ báo nhìn thấy là một năm sau, giữa con số đông đảo cử tri vẫn còn trung thành, số người không chịu được ông nữa cũng không ít, tuy rằng họ không cho thấy lộ liễu.

Nhưng cái gì đã làm cho họ bực tức như thế ? Chủ yếu là những phát biểu ‘linh tinh’ của Trump, như lời của Jack Jenson, một cựu quân nhân, mà phóng viên của L’Obs đã gặp. Ông Jenson đã từng bỏ phiếu cho Obama, nhưng đã quay sang ủng hộ Trump. Giờ đây thì ông không chịu nổi, mỗi khi ông Trump mở miệng : "Ông có nghe những điều ngu xuẩn ông ấy nói hay không ? về Porto Rico, về Triều Tiên... Tôi có rất nhiều bạn đóng ở Hàn Quốc hay ở Guam, tôi hiểu tình hình. Ông Trump có can đảm nói lên điều ông nghĩ, tốt thôi. Có điều mỗi lần mở miệng thì tôi rất ghét. Ông ta nên câm miệng thì hơn."

Theo bài phóng sự thì những Jenson từng bỏ phiếu cho ông giờ đây chỉ muốn ông Trump câm miệng, là khá đông. Nhưng nghịch lý là, không ít người cho biết là họ có thể sẽ bầu lại ông một lần nữa.

Trung Quốc không cử người kế vị Tập Cận Bình : Nguy hiểm !

Về Châu Á, Courrier International, trích dẫn bài viết trên tờ Minh Báo ở Hồng Kông đã thắc mắc đặt câu hỏi "Tập Cận Bình tỏa sáng nhưng đến bao giờ ?"

Như dự kiến, Đại Hội 19 của đảng cộng sản đã cho nhân vật số 1 của Trung Quốc một nhiệm kỳ mới 5 năm. Quyền lực Tập Cận Bình được củng cố, nhưng không có người thừa kế được chỉ định. Một tình hình đáng ngại.

Tờ báo Hồng Kông ghi nhận về mặt nhân sự, những người được chỉ định trong ê kíp cầm quyền thì có nhiều gương mặt mới, (phần đông trung thành với ông Tập Cận Bình) được đưa vào Bộ Chính Trị và Ủy Ban Thường Vụ, nhưng không có chấp hành quy định bất thành văn theo đó ‘một người thừa kế được chỉ định’ nhân dịp này.

Đây là một sự thay đổi không nên xem nhẹ, do tầm quan trọng của nó đối với tổ chức của đảng.

Việc chuyển giao quyền hạn ở thượng tầng đảng cộng sản có tầm quan trọng hàng đầu và theo một tiến trình bí ẩn, với những cuộc đấu đá hung hãn giữa các lãnh đạo cao cấp. Cho nên năm 1978, hai năm sau cái chết của Mao và việc nhóm Tứ Nhân Bang bị dẹp, Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền đã lập ra "ban lãnh đạo tập thể" ở cấp cao nhất trong đảng để đừng rơi vào tình trạng Mao tập trung quyền hành như trước đó.

Ông cũng cố gắng chỉ định người thừa kế nhiệm vụ, để tránh việc đấu đá giữa các phe phái. Và theo tiến trình đó, ông Hồ Cẩm Đào đã lên nắm quyền vào năm 2002, và ông Tập Cận Bình năm 2012. Việc đề cử trước người kế nhiệm này có vai trò tích cực là tránh được, ít ra là ở bề mặt, những cuộc đấu đá hung hăng bùng lên. Giới quan sát cũng có thể thấy được những đường hướng tương lai, tạo ra cảm giác chính trị ổn định, người Trung Quốc biết được lãnh đạo của mình là ai, quốc tế thì thấy xu hướng tương lai.

Theo tờ Minh Báo, ông Hồ Cẩm Đào và ông Tập Cận Bình đã được thuận lợi nhờ tiến trình chỉ định trước đó.

Nhiều người cho là ông Tập Cận Bình muốn tạo cơ hội để cầm quyền thêm một nhiệm kỳ thứ 3, người thì nói ông muốn khuyến khích những gương mặt mới. Thế nhưng với việc thiếu bố trí người thừa kế này, tương lai chính trị Trung Quốc lại mập mờ hơn - cho dù ông Tập có ở lại thêm 5 năm nữa - thậm chí còn để cửa mở cho những cuộc tranh giành quyền lực không có lợi cho dân chúng.

Mai Vân

Trước tin Thiếu tướng Trương Giang Long vừa nhận quyết định nghỉ công tác chờ hưu trí theo thông báo của Bộ Công an, cựu Đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang, người có trên 40 năm làm việc trong ngành công an của Việt Nam, nói ông "bất ngờ" và "ngạc nhiên" về quyết định này.

tgl1

Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị, tại lễ thành lập Học viện Chính trị CAND năm 2014

Nói với BBC hôm 04/10, Đại tá Quang cho rằng dù vì lý do nào đi nữa, Bộ Công an không nên công bố quyết định này trước Hội nghị trung ương 6 hiện đang diễn ra.

Thiếu tướng Tiến sĩ Giáo sư Trương Giang Long là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân và Giám đốc Học viện Chính trị Công An Nhân dân.

Quyết định cho ông Long về nghỉ được truyền thông Việt Nam đăng tải rộng rãi hôm 3/10.

"Bất ngờ" và "ngạc nhiên"

Trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 04/10/2107, Đại tá Nguyễn Đăng Quang, người từng được biệt phái từ ngành an ninh sang làm việc trong ngành ngoại giao của Việt Nam, nói ông hơi bất ngờ và ngạc nhiên về chuyện Thiếu tướng Long nhận quyết định chờ hưu trí.

"Thiếu tướng Long chờ hưu tức là không phải nghỉ hưu ngay mà là chờ từ 1 năm đến 1 năm rưỡi rồi mới nhận sổ hưu", ông Quang giải thích.

"[Tôi ngạc nhiên vì] ngoài cấp hàm thiếu tướng, anh Long còn có học vị tiến sĩ, học hàm giáo sư. Theo quy định chung của nhà nước, những người có học hàm học vị giáo sư tiến sĩ được lưu giữ lại từ 5 đến 7 năm.

Tức là phải đến tuổi 65 cho đến 67, họ mới nghỉ hưu chính thức, mặc dù khi đến tuổi 60, theo yêu cầu, thì họ có thể "không đảm nhận công tác quản lý và chỉ làm công tác chuyên môn thuần túy".

Theo Đại tá Nguyễn Đăng Quang, Thiếu tướng Long "hoàn toàn có thể vẫn ở lại tiếp tục lên lớp giảng dạy mặc dù có thể không làm viện trưởng [Giám đốc Học viện Chính trị Công an Nhân dân] nữa".

Trong quyết định nghỉ công tác chờ hưu trí của ông Long, không nói tới việc ông Long được lưu nhiệm lại để làm công tác chuyên môn, Đại tá Quang bình luận.

Khi được hỏi tại sao quyết định này lại được đưa ra vào lúc này, Đại tá Quang nói : "về mặt thời điểm cũng có thể là tình cờ ngẫu nhiên. Nhưng ở góc độ quan hệ tế nhị giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì lý do gì nữa cũng không nên công bố [quyết định này] trước Hội nghị trung ương 6 đang diễn ra hôm nay".

Đại tá Quang nhấn mạnh ông không có ý nói việc này là do "chịu sức ép gì từ bên ngoài".

Có quan điểm bị Trung Quốc không thích ?

Trả lời câu hỏi liệu có sự tương đồng nào giữa trường hợp của Thiếu tướng Trương Giang Long và ông Nguyễn Cơ Thạch, cựu Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, người mà giới nghiên cứu nói là từng có quan điểm phản đối Trung Quốc, đại tá Quang kể lại :

"Ông Nguyễn Cơ Thạch đã công khai nói với các quan chức của Bộ Ngoại giao trong những cuộc họp chính thức và không chính thức rằng Trung Quốc đưa ra một điều kiện là muốn cải thiện quan hệ Việt Trung thì việc đầu tiên Việt Nam cần làm và phải làm là loại bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch.

"Đây là điều tôi được nghe trực tiếp anh Nguyễn Cơ Thạch nói trong một cuộc họp tôi có tham dự. Điều này cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cụ Nguyễn Trọng Vịnh biết rất rõ. "

Mối liên hệ với video clip về quan hệ Việt - Trung ?

Trong một video xuất hiện trên YouTube hồi tháng 3/2017, mà đến nay có hàng triệu lượt người xem, ông Trương Giang Long nói nhiều về quan hệ với Trung Quốc mà ông gọi là quốc gia "có dã tâm", có "gene xấu".

Theo ông, "Trung Quốc không bao giờ từ bỏ dã tâm chiếm Biển Đông của chúng ta".

Trung Quốc có "gene tốt thấp, gene không tốt vượt trội".

"Nhưng Trung Quốc xấu, xấu nữa, thì chúng ta cũng vẫn tìm cách phải chung sống, chỉ làm sao để họ đừng xấu hơn".

Về chính trị Việt Nam, và nhận thức bạn thù, ông nói :

"Phải tới Đại hội 12, Đảng ta mới bừng tỉnh, mới ghi vào trong nghị quyết là mọi chủ trương đường lối đối ngoại đều phải lấy lợi ích dân tộc làm trọng, phải xuất phát từ lợi ích dân tộc".

Khi được hỏi liệu có mối liên hệ gì giữa những phát biểu của ông Long trong clip này và quyết định chờ nghỉ hưu mà ông Long vừa nhận, Đại tá Quang cho biết, theo quan điểm của cá nhân ông, có sự nhạy cảm và rất có thể có liên quan gì đó đến quan hệ Việt-Trung mặc dù không có thông tin chính thức hay bằng chứng gì.

Bình luận thêm về video clip dài khoảng 30 phút này mà ông đã "nghe đi nghe lại", Đại tá Quang nói :

tgl2

Thiếu tướng Trương Giang Long trong video clip dài 30 phút về quan hệ Việt Trung phát trên YouTube hồi tháng 3/2017.

"Tôi không biết video clip này được tiết lộ một cách cố tình hay vô ý, nhưng những nội dung mà anh Trương Giang Long nói là hoàn toàn thực tế. Đấy là thực tại trong các cơ quan Việt Nam hiện nay.

"Các cơ quan an ninh của Việt Nam biết rất rõ Trung Quốc đã hoạt động cài cắm người vào các cơ quan như thế nào.

"Đây là một vấn nạn mà các cơ quan an ninh Việt Nam phải đối phó".

Đại tá Nguyễn Đăng Quang cũng nói thêm, dù không trực tiếp biết Thiếu tướng Long, ông đánh giá ông Long là "người có năng lực, một Giáo sư tiến sỹ sắc sảo và có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiệp vụ".

"Có thể khẳng định anh Trương Giang Long hoàn toàn xứng đáng là một thiếu tướng và hơn nữa, còn xứng đáng quân hàm cao nhất cho Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị theo quy định của nhà nước là hàm trung tướng", Đại tá Nguyễn Đăng Quang nói với Quốc Phương của BBC Tiếng Việt.

Vụ thuốc trừ sâu Monsanto : Ủy Ban Châu Âu bị dồn vào chân tường

Dư âm của vụ thảm sát ở Las Vegas, những bất đồng xung quanh dự toán ngân sách 2018 của chính phủ Pháp là một số chủ đề lớn của báo chí hôm nay. Về thời sự Châu Á, cho dù chính phủ Miến Điện tuyên bố tạo điều kiện cho hồi hương, nhưng rất nhiều người Rohingya không còn đường về. Trước hết, xin giới thiệu bài phân tích trên Libération về cuộc chiến chống thuốc trừ sâu Monsanto tại Châu Âu đang đến hồi gây cấn.

monsanto1

Biểu tình chống tập đoàn Monsanto tại Bordeaux, Pháp, ngày 20/05/2017. GEORGES GOBET / AFP

Bài "Glyphosat. Bruxelles bị dồn vào chân tường" của Libération cho biết việc bỏ phiếu, dự kiến vào ngày 5 và 6/10, theo kế hoạch của Ủy Ban Châu Âu, về đề nghị gia hạn 10 năm cho hợp chất glyphosat, thành phần chủ yếu của Roundup "loại thuốc diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất thế giới" này, đã bị hoãn lại đến 23/10. Đây là lần hoãn thứ ba. Đối với Ủy Ban Châu Âu, đây là một thất bại mới trong nỗ lực đưa loại thuốc diệt cỏ này trở lại thị trường.

Libération nhấn mạnh là hợp chất glyphosat được dùng để chế tạo 178 thuốc trừ sâu, diệt cỏ hiện đang được lưu hành tại Pháp, tuy nhiên kể từ năm 2015, chất này đã bị Tổ Chức Y Tế Thế Giới coi là nguy hiểm, bởi "có thể gây ung thư", và thậm chí làm biến đổi cả hệ mã di truyền.

Ngày 24/05/2016, Ủy Ban Châu Âu bị tập đoàn Monsanto đe dọa kiện ra tòa để đòi bồi thường nếu không đưa ra bỏ phiếu về đề nghị gia hạn 10 năm đối với hợp chất glyphosat kể trên, đúng thời hạn quy định. Chín ngày sau đó, cơ quan phụ trách Y Tế và An Toàn Thực Phẩm của Ủy Ban Châu Âu tổ chức cuộc họp với lãnh đạo tổ chức lobby nông nghiệp lớn của Châu Âu Copa-Cogeca, cùng đại diện nhiều nghiệp đoàn nông nghiệp Pháp, Anh, Đan Mạch và Ireland, để yêu cầu các tổ chức này gây áp lực đối với chính phủ những nước nào chống lại việc cho phép trở lại glyphosat.

Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm Châu Âu bị tố cáo đồng lõa

Trả lời phỏng vấn Libération, Ủy Ban Châu Âu biện minh cho hành động này với việc viện ra "quyền được thông tin đầy đủ" của mỗi quốc gia và mỗi công dân. Quan điểm của Ủy Ban là dựa trên các kết luận của Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm Châu Âu (EFSA), theo đó glyphosat không phải là một chất gây ung thư. Tuy nhiên, theo Libération, kết luận của Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm Châu Âu lại dựa trên một báo cáo của BFR, một viện nghiên cứu Đức.

Một phần lớn báo cáo của BFR là sao lại nguyên văn một nghiên cứu trước đó của chính tập đoàn sản xuất thuốc trừ sâu, diệt cỏ Monsanto. Thông tin trên đây là của hiệp hội phi chính phủ Áo Global 2000. NGO này hứa hẹn sẽ kiện viện nghiên cứu Đức ra tòa.

Hôm thứ Năm tuần trước, lần đầu tiên các lãnh đạo Nghị Viện Châu Âu chính thức cấm đại diện của Monsanto lai vãng đến các cơ sở của định chế này. Cùng với Pháp, Malta, và có thể là cả Ý và Áo, Bỉ cũng vừa tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống glyphosat. Gọng kìm khép lại xung quanh Monsanto, trong lúc tại Hoa Kỳ và Châu Âu, hàng loạt vụ kiện đang nhắm vào tập đoàn đa quốc gia này.

Về hóa chất Monsanto, Libération có bài phỏng vấn nhà báo Marie-Monique Robin, tác giả cuốn sách sắp ra mắt "Monsanto đối diện với các thẩm phán" (NXB La Découverte). Tựa đề phỏng vấn là "Một trong những hóa chất nguy hiểm nhất mà con người tạo ra". Nữ phóng viên Pháp cảnh báo tập đoàn Monsanto có thể đang tìm cách "tự giải thể", với việc sáp nhập với công ty Đức Bayer, để tránh phải đối mặt với công lý. Bên cạnh đó, bà bày tỏ lo ngại là công chúng và kể cả báo giới còn biết rất ít về loại chất độc hết sức nguy hiểm, đã được sử dụng rộng rãi cho đến nay.

"Miến Điện : Dân Rohingya không còn đường về"

Khủng hoảng người Rohingya tị nạn sang Bangladesh để tránh bị dồn vào chỗ chết tại Miến Điện dường như có phần tạm lắng do các can thiệp quốc tế, và sự nhân nhượng của chính quyền, nhưng trên thực tế, nhiều người trong số họ sẽ không thể quay về. Một lẽ rất đơn giản là quân đội Miến Điện đã tịch thu giấy tờ chứng minh họ là cư dân Miến Điện.

Trong lúc, khoảng 500.000 người Rohingya tị nạn trên đất Bangladesh, Le Monde đặt câu hỏi : "Hứa hẹn của chính quyền Miến Điện đáng tin không ?". Trong quá khứ gần đây, sau hai đợt tị nạn lớn vào năm 1978 và 1991-1992, khá đông người Rohingya đã được phép trở về nước (186.000 người trên 190.000 năm 1978 ; khoảng 155.000 trên 260.000 trong đợt sau). Tuy nhiên, đợt tị nạn này là phức tạp hơn nhiều. Đàn áp của chính quyền là khủng khiếp và trở về những ngôi làng bị tàn phá tan hoang là điều rất nguy hiểm, trong bối cảnh không khí chống người Rohingya dâng cao. Thêm vào đó, cộng đồng Rohingya chưa bao giờ thực sự được thừa nhận là thành viên của quốc gia Miến Điện.

Thảm sát Las Vegas và thái độ dung túng bạo lực của xã hội Mỹ

Trở lại với cuộc thảm sát ở Las Vegas, khiến 58 người chết và hơn 500 người bị thương, xã luận La Croix muốn tìm hiểu cội rễ của tội ác này. Giải thích như tổng thống Trump, đây là hành động của một "kẻ điên rồ" là "quá dễ dãi", "quá đơn giản". Theo La Croix, tình trạng tâm lý bất thường này có ở mọi xã hội, nhưng chỉ ở Hoa Kỳ, tần suất của các vụ xả súng chết người hàng loạt mới cao như vậy.

Vấn đề đầu tiên đặt ra là phải kiểm soát chặt hơn việc bán súng và sở hữu súng. Tuy nhiên, nỗ lực trong lĩnh vực này bị giới hạn rất nhiều do áp lực của các tập đoàn công nghiệp sản xuất vũ khí. Vấn đề thứ hai là cần phải theo dõi tốt hơn những người có vấn đề tâm lý và quá trình trị liệu của họ. Nhưng điều đặc biệt cần chú ý là "thái độ của xã hội Mỹ đối với bạo lực", bởi đây chính là một quốc gia mà "phim ảnh và trò chơi trên mạng mang tính bạo lực" rất có ảnh hưởng.

Tất cả những vấn đề trên rõ ràng là của nước Mỹ, nhưng không chỉ liên quan đến Mỹ.

Về "Sức nặng của lobby súng tại Mỹ", La Croix điểm lại nhiều nỗ lực lâu dài của phe Dân Chủ nhằm hạn chế bán vũ khí, nhưng đều bị phe Cộng Hòa, với sự hậu thuẫn của hiệp hội ủng hộ quyền sỡ hữu súng NRA, và một số tổ chức lobby khác, ngăn chặn. Riêng NRA có đến 5 triệu thành viên.

Le Monde cho biết, theo một điều tra của viện Pew, đe số phe Cộng Hòa chống lại việc siết chặt kiểm soát đối với các vũ khí tự động, chính là loại vũ khí giết người hàng loạt tại Las Vegas.

Hai phụ nữ bị giết hại tại Marseille và điều "không thể tha thứ"

Vẫn về khủng bố nhưng tại Pháp, Le Figaro rất bất bình sau vụ hai phụ nữ trẻ bị sát hại bằng dao tại nhà ga Marseille, miền nam nước Pháp, hôm Chủ nhật. Bài xã luận mang tựa đề - "Khiếm khuyết không thể tha thứ" - nhấn mạnh đến "những lỗ hổng" trong hệ thống an ninh, nguyên nhân để lọt tội phạm.

Trước hết, phải khẳng định cơ quan ninh Pháp đã theo dõi sát nhân vật này từ năm 2005. 24 giờ trước khi tội ác xảy ra, người ta đã thông báo kẻ khủng bố tương lai đang có mặt tại nhà ga sân bay Lyon. Tuy nhiên, kể từ đó nhân vật này đã mất hút, trước khi gây ra "điều không thể cứu vãn".

Nhân vụ án này, Le Figaro tố cáo "mức độ đạo đức giả rất cao" trong việc quản lý người nước ngoài không giấy tờ tại Pháp. Theo yêu cầu của Tòa Án Nhân Quyền Châu Âu, tội cư trú không giấy tờ hợp lệ bị loại ra khỏi tầm ngắm của hệ thống tư pháp của nước Pháp.

Pháp : Xóa bỏ thuế ISF, chủ đề tranh cãi lớn

Ngân sách 2018 của Pháp là chủ đề trang nhất của nhiều báo hôm nay. Việc chính phủ chủ trương xóa thuế ISF, đánh vào người có thu nhập cao, bị phê phán từ nhiều phía. Hôm qua, tổng thống Emmanuel Macron trở lại nhà máy Whirpool ở Amiens, 5 tháng sau lần đến đầu tiên giữa hai đợt bỏ phiếu bầu tổng thống.

Theo Le Figaro, chính tại nhà máy này, nguyên thủ Pháp đã lớn tiếng bác bỏ quan điểm đối lập một bên là người giàu, bị coi là độc ác, và bên kia là những người nghèo nhất, những người dễ tổn thương nhất. Emmanuel Macron khẳng định chính phủ có một loạt các biện pháp hỗ trợ người nghèo nhất và tầng lớp trung lưu, nhưng đồng thời cũng cần thiết "khuyến khích mọi người kiếm tiền và tái đầu tư tại Pháp".

Tiếp theo tổng thống, hôm nay, thủ tướng Edouard Philip có bài trả lời phỏng vấn dài trên Libération để bảo vệ "tính cân bằng" của ngân sách chính phủ. Xã luận Libération đề nghị độc giả tự phán xét khi đọc bài phỏng vấn, nhưng báo trước là thủ tướng Philip sẽ khó thuyết phục được công luận về chủ trương xóa bỏ ISF, một sắc thuế tuy chỉ liên quan đến "một thiểu số", mang lại ít nguồn thu cho Nhà nước, nhưng được đa số dân Pháp ủng hộ. Nếu xóa bỏ sắc thuế này, thì lợi thu được không chắc chắn, nhưng thiệt hại chính trị là rõ ràng.

Mô hình Uber phá sản, hay "gậy ông đập lưng ông"

Vẫn trong lĩnh vực kinh tế, Les EchosLe Monde đều chú ý đến sự thất bại của mô hình Uber, vốn nở rộ khắp thế giới những năm gần đây. Bài "Gậy ông đập lưng ông của mô hình Uber" của Les Echos nhận định : cách đây hai năm, sự xuất hiện của mạng Uber tại Pháp, với ưu thế giá rẻ, có mặt nhanh chóng, phục vụ tận tình, nhờ sự tham gia của các tài xế độc lập, đăng ký tham gia tự do, khiến loại hình tắc-xi truyền thống bị coi như thuộc về quá khứ.

Thế nhưng giờ đây, chính xe hơi của các tài xế Uber lại trở thành đối tượng bị chỉ trích, với giá quá cao, tài xế thì thô tục, xe hơi bẩn thỉu… Cuối tháng 9, Luân Đôn quyết định rút giấy phép hoạt động của mạng Uber, với lý do không bảo đảm an ninh cho khách hàng.

Bài "Uber bị kẹt vào chiếc bẫy của chính mình" trên Le Monde, nói rõ hơn là, sau khi bị Luân Đôn đình chỉ, chính Uber đã phải đứng ra "tự phê bình". Le Monde nhấn mạnh là với việc lên án thẳng vấn đề an ninh của khách hàng không được bảo đảm, Luân Đôn đã nhằm đúng vào cốt lõi làm nên sức mạnh của mô hình Uber. Đó là sử dụng hàng nghìn tài xế rất ít được đào tạo, làm việc nay được mai chăng, trong lúc họ thường phải chấp nhận "những giờ giấc nguy hiểm" để kiếm được đồng tiền. Tờ báo đặt câu hỏi : "trong những điều kiện như vậy, làm sao có thể bảo đảm chắc chắn là người tài xế có được các ứng xử tốt ?".

Le Monde nhấn mạnh đến "một bài học đã bị quên lãng của nền công nghiệp" thế giới, đó trong suốt thế kỷ XIX, "một hệ thống làm công ăn lương ổn định" đã được lập nên để đáp ứng các đòi hỏi về an toàn và tính chất kỹ thuật gia tăng của lao động. Một mạng lưới nối kết bằng công nghệ số, dù tinh vi như thế nào, cũng khó có thể làm nên những tài xế có trách nhiệm.

Bom tấn Holywood hoành tráng, nhưng lỗi thời

Trong lĩnh vực điện ảnh, hai bộ phim mới vừa công chiếu được các báo Pháp chú ý. Bộ phim Canada "Blader Runner 2049" nói đến một thế giới viễn tưởng, hoang tàn ngày tận thế, sau các thảm họa sinh thái và quân sự. Theo Le Monde, bộ phim với các cuộc đọ sức kinh hoàng giữa con người - máy người - người máy đã được thực hiện một cách công phu, khiến người xem tuy hút hồn, nhưng trong sâu thẳm, người ta mất hết hy vọng sau khi xem xong bộ phim này.

Về phần mình, Libération chê trách bộ phim bom tấn của Hollywood. Theo tờ báo, bộ phim viễn tưởng được dàn dựng kỳ công này chỉ thể hiện cho những ám ảnh của những năm 1980. Và đã đến lúc Hollywood chia tay với kiểu phim kinh dị hoành tráng này để chuyển sang quan tâm đến những "lo hãi ám ảnh thực sự của con người đương đại, với một thứ điện ảnh giàu tưởng tượng hơn".

"Nào, Toto !" : Một bộ phim lạ

LibérationLe Monde dành nhiều khen ngợi cho bộ phim "Nào, Toto !" của đạo diễn Pháp Pierre Creton, nổi tiếng với phong cách tinh tế, và các bộ phim kỳ lạ rất khó xếp loại. Toto là tên của một chú lợn rừng tìm nơi tị nạn ở nhà một người làm nông 77 tuổi, vì bị săn đuổi. Đạo diễn Creton cũng là một nhà nông và  là một nhân vật trong bộ phim này.

Bộ phim gồm ba câu chuyện hoàn toàn khác nhau, nhưng lồng vào nhau. Theo Libération, phim của Pierre Creton pha trộn thể loại tài liệu và hư cấu, giữa mơ và thực, mang lại nhiều khoái cảm cho người xem. Le Monde mời khán giả trầm tư về những ranh giới và liên đới giữa con người và loài vật, với bài "Nào Toto ! : thú và người".

Trọng Thành