Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tại Trung Quốc, thế hệ đỏ thứ hai đang chuyển sang chỉ trích ‘chế độ chuyên chế cá nhân’.

xibiden1

Mặc dù không có nhiều nụ cười trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung đầu tiên sau một năm, nhưng Joe Biden đã nhận được lời cảm ơn từ Tập Cận Bình về cách Hoa Kỳ xử lý các vấn đề nghi thức. (Ảnh Nikkei /Nguồn ảnh của Reuters)

Cuộc tranh giành quyền lực trong chính trường Trung Quốc là nguyên nhân khiến Chủ tịch Tập Cận Bình phải tới tận California để gặp mặt trực tiếp người đồng cấp Mỹ, lần đầu tiên sau một năm.

Hôm thứ Tư, hội nghị thượng đỉnh tại San Francisco giữa Tập và Tổng thống Joe Biden đã diễn ra ba tháng sau mật nghị mùa hè hàng năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi ban lãnh đạo đảng đương nhiệm, do Tổng Bí thư Tập Cận Bình đứng đầu, đã nhận được một số lời khuyên gay gắt từ các đảng viên lão thành, xoay quanh vấn đề nền kinh tế Trung Quốc.

Theo một số nguồn tin, những đảng viên lão thành tuy nghỉ hưu nhưng vẫn còn ảnh hưởng này đã đề cập đến cả vấn đề ngoại giao của Trung Quốc, đặc biệt là quan hệ của nước này với Mỹ. Họ nhấn mạnh rằng quan hệ Mỹ-Trung ổn định đã đặt nền móng cho một Trung Quốc thịnh vượng ngày nay, và ban lãnh đạo đương nhiệm nên tránh làm rạn nứt hoàn toàn mối quan hệ đó.

Đối với Tập, việc bay tới Mỹ và gặp Biden – qua đó chứng tỏ rằng ông đang đạt được một số tiến bộ – chủ yếu là để tuân theo những gì các đảng viên lão thành đã nói trong cuộc gặp vào tháng 8 tại khu nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà. Chuyến đi cũng diễn ra sau khi một người bạn và đồng minh cũ đã ngầm chỉ trích chế độ "chuyên chế" của Tập, bằng cách công bố một bài viết về Mao Trạch Đông.

Tập và Biden đã dành tổng cộng bốn giờ cùng nhau, bao gồm một cuộc thảo luận kéo dài hai giờ, bên lề thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức tại San Francisco.

xibiden2

Tập Cận Bình và Joe Biden đi dạo sau cuộc gặp đầu tiên sau một năm. Cả hai đang ở một khu biệt thự cách trung tâm thành phố San Francisco khoảng 40 km. © Reuters

"Tôi đánh giá cao cuộc trò chuyện của chúng ta, vì tôi nghĩ điều quan trọng nhất là ông và tôi đã hiểu nhau, nói chuyện trực tiếp với nhau, và không có sự hiểu lầm hay thông tin sai lệch nào", Biden nói trong bài phát biểu mở đầu. "Chúng ta phải đảm bảo rằng cạnh tranh không biến thành xung đột".

Tập đáp lại, "Tôi vẫn tin rằng cạnh tranh giữa các nước lớn không phải là xu hướng chủ đạo của thời đại hiện nay, và nó không thể giải quyết các vấn đề mà Trung Quốc, Mỹ, hay thế giới nói chung, đang phải đối mặt".

Dù vậy, cả hai nhà lãnh đạo đều không mỉm cười trong suốt cuộc trao đổi, làm trầm thêm bầu không khí vốn đã nặng nề, và dập tắt mọi hy vọng xoa dịu căng thẳng.

Tuy nhiên, hai bên đã đạt được một số tiến bộ nhất định, cụ thể là việc mở lại kênh liên lạc quân đội. Nhưng phần lớn phát biểu của Tập chỉ là sự nhắc lại quá khứ, đặc biệt là những nhận xét của ông về Đài Loan.

Quyết định đến thăm Mỹ vì áp lực trong nước của Tập có vẻ nghịch lý, nếu xét đến việc ông hủy kế hoạch tới New Delhi dự hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9.

Tập không đến G20 là vì các vấn đề trong nước, như bất ổn chính trị, rắc rối trong quân đội, và nền kinh tế đang suy thoái. Vào thời điểm đó, Tần Cương đã bị cách chức Bộ trưởng Ngoại giao, và cuộc tranh giành quyền lực vốn sẽ dẫn đến việc cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc cũng đã bắt đầu.

Tất cả những vấn đề trên vẫn còn tồn tại, nhưng Tập không thể bỏ qua thượng đỉnh APEC một cách dễ dàng như vậy.

Ông đã cố gắng nhẫn nại trước khi ra quyết định cuối cùng là đến Mỹ.

Một phần nguyên nhân sự bất an của Tập xuất phát từ việc Mỹ trừng phạt Đặc khu trưởng Hong Kong, Lý Gia Siêu, vì vai trò của Lý trong cuộc đàn áp nhân quyền ở đặc khu hành chính của Trung Quốc. Tập là người đề cử Lý đảm nhận chức vụ cao nhất trong chính quyền Hong Kong, vốn cũng là thành viên APEC, nhưng vì lệnh trừng phạt nên Lý đã bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.

xibiden3

Đặc khu trưởng Hong Kong Lý Gia Siêu đã bị cấm tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC do lệnh trừng phạt của Mỹ, bất chấp việc Hong Kong là thành viên của tổ chức này. © Reuters

Xét đến phản ứng dữ dội ban đầu của Trung Quốc khi Lý Gia Siêu bị loại khỏi thượng đỉnh APEC, quyết định đến thăm Mỹ của Tập là một sự nhượng bộ đáng kể.

Các trợ lý thân cận của Tập đã ra lệnh cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng một cuộc gặp Tập-Biden phải diễn ra.

Nhà Trắng biết Tập muốn đến San Francisco bằng bất cứ giá nào, nên đã lợi dụng điểm yếu của ông.

Phát biểu tại Washington hôm thứ Ba – một ngày trước cuộc gặp với Tập tại San Francisco – Biden đã thể hiện thái độ xem thường, nói rằng người Trung Quốc "hiện đang gặp khó khăn về kinh tế".

Dù Tập đã gặp Biden nhưng ông không có ý định nán lại San Francisco lâu. Theo các nguồn tin của Mỹ, lịch trình ban đầu của Tập là ông sẽ bỏ qua ngày cuối cùng của thượng đỉnh kéo dài ba ngày.

Vào thứ Năm, ngay phút chót, Tập đã hủy bỏ việc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh CEO APEC, cũng ở San Francisco. Thay vào đó, ông đã gửi một thông điệp bằng văn bản tới diễn đàn dành cho các nhà lãnh đạo khu vực tư nhân và chính phủ.

Ngoài sự bất mãn với việc Lý Gia Siêu bị loại khỏi thượng đỉnh APEC, Trung Quốc cũng không muốn cho các nhà báo toàn cầu có mặt ở San Francisco cơ hội để đề cập đến các vấn đề nhạy cảm của nước này khi Tập ở đó.

Đội ngũ của Tập kiên quyết giữ im lặng trước câu hỏi về một phụ nữ sống ở Mỹ , người có liên quan đến việc Tần Cương bị sa thải khỏi chức vụ Ngoại trưởng. Họ cũng muốn gạt bỏ mọi báo cáo về vụ sa thải bí ẩn Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc, và những tin tức về cái chết đột ngột, ở độ tuổi còn khá trẻ của cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Các quan chức cấp cao của Trung Quốc đi cùng Tập trong chuyến thăm Mỹ lo ngại rằng nếu cánh nhà báo nước ngoài liên tục đặt câu hỏi hóc búa về những vấn đề trên, nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc sẽ bị mất mặt.

Quả thực, các nhóm lớn người biểu tình chống Tập từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về San Francisco, nhưng các nhân viên của ông đã cố gắng giữ họ tránh xa Tập.

Cuộc gặp Tập-Biden được tổ chức tại Filoli, một khu biệt thự xa xôi, nằm cách San Francisco khoảng 40 km. Theo một nguồn tin ngoại giao có liên quan đến quan hệ song phương, địa điểm này được chọn vì phía Mỹ đã cố gắng thực hiện một loạt các yêu cầu về lễ tân ngoại giao do Bắc Kinh đưa ra, nhằm duy trì thể diện của Tập với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc.

Sau khi bước xuống một chuyên cơ tại Sân bay Quốc tế San Francisco hôm thứ Ba, Tập trước tiên đã được chào đón bởi một quan chức lễ tân hàng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ, chứ không phải bởi Thống đốc California Gavin Newsom, hay Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, hay bất kỳ quan chức Mỹ nào khác đang có mặt tại đó.

xibiden4

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến tới bắt tay Thống đốc California Gavin Newsom.

Vị quan chức này đã thông báo ngắn gọn cho Tập về lịch trình của ông. Nguồn tin ngoại giao nhận định đây là một việc làm bất thường, nhưng đã được Mỹ thực hiện để đáp lại các yêu cầu chi tiết của Trung Quốc.

Tập quan tâm đến nghi thức – cách bắt tay và đi tản bộ sau cuộc họp với Biden – hơn là nội dung thực tế của cuộc họp.

Tập cũng cảm ơn Biden về cách Mỹ xử lý mọi vấn đề về nghi thức lễ tân.

Trong khi đó, tại khách sạn nơi Tập lưu trú, nằm ở trung tâm San Francisco, đã có một hàng rào màu đen chắc chắn được dựng lên, và có các nhân viên người Trung Quốc mặc đồ đen kiểm tra giấy tờ chứng minh của những người ra vào.

Một diễn biến xảy ra trong chính giới Trung Quốc ngay trước chuyến đi của Tập có thể đã khiến nhà lãnh đạo lo lắng khi đến Mỹ.

Mọi chuyện bắt đầu với một bài báo ngầm chỉ trích chế độ chuyên quyền của Tập do Lưu Nguyên, con trai của cựu Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ, viết. Giống như Tập, Lưu là thành viên "thế hệ đỏ thứ hai", cách gọi dành cho con cái của các lãnh đạo đảng thời kỳ cách mạng.

Lưu cũng là bạn thời thơ ấu và là đồng minh của Tập. Sau khi thăng lên cấp tướng trong quân đội, cấp bậc cao nhất, ông đã có ảnh hưởng lớn đối với những người thuộc thế hệ đỏ thứ hai khác.

xibiden5

Tướng Lưu Nguyên, chụp vào năm 2015. Lưu đã giúp Tập Cận Bình thực hiện chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội trước khi Tập giành được nhiệm kỳ tổng bí thư thứ ba chưa từng có tiền lệ vào năm 2022. (Ảnh của Getty Images)

Cũng cần nhắc lại câu chuyện của cha ông. Lưu Thiếu Kỳ được Mao Trạch Đông, người sáng lập nước Trung Quốc cộng sản, nhường lại chức vụ chủ tịch nước sau khi Mao thất bại trong Đại Nhảy vọt (1958-1962), một sự kiện được cho là đã khiến hàng chục triệu người chết đói.

Nhiệm vụ của Lưu Thiếu Kỳ khi đó là xây dựng lại nền kinh tế đã đổ vỡ và mang lại sinh kế cho dân thường. Nhưng sau đó, Mao lại phát động cuộc Cách mạng Văn hóa thảm khốc những năm 1966-1976 nhằm lấy lại uy tín và quyền lực đã mất, giam giữ Lưu trong điều kiện hết sức tồi tệ.

Lưu cuối cùng đã bị đẩy đến chỗ chết.

Bài báo của Lưu Nguyên là một nghiên cứu về Mao. Ở đầu bài viết, ông tuyên bố "phản đối chế độ chuyên chế cá nhân" và ủng hộ "dân chủ nội đảng" nhân danh cha mình. Tuy nhiên, công chúng lại xem bài báo này là sự chỉ trích chế độ hiện tại của Trung Quốc.

xibiden6

Lưu Thiếu Kỳ, thứ ba từ trái sang, được Mao Trạch Đông, thứ hai từ phải sang, bổ nhiệm làm chủ tịch nước sau Đại nhảy vọt thảm khốc. Lưu đã sớm không được lòng Mao. © Tân Hoa Xã/AFP/ Jiji

Một chuyên gia quen thuộc với thế hệ đỏ thứ hai ở Trung Quốc lưu ý rằng bài viết đã xuất hiện sau khi những người xung quanh Tập bắt đầu sử dụng chức danh "lãnh tụ nhân dân", vốn mang hàm ý sùng bái cá nhân.

Chức danh này từng được sử dụng trong thời gian chuẩn bị cho đại hội toàn quốc của đảng vào tháng 10/2022, khi Tập giành được nhiệm kỳ tổng bí thư thứ ba.

Vị chuyên gia cho rằng bài viết của Lưu Nguyên "rất đáng chú ý" vì nó "biểu hiện sự bất mãn gay gắt của những người thuộc thế hệ đỏ thứ hai".

Đầu tháng 11, khi Tập đang chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ, một buổi hòa nhạc lớn đã được tổ chức tại Bắc Kinh để kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Lưu Thiếu Kỳ. Nhiều thành viên thuộc thế hệ đỏ thứ hai đã đến tham dự.

Một nguồn tin tiết lộ "Điều thú vị là những nhân vật thuộc thế hệ đỏ thứ hai có mặt tại sự kiện đã trao đổi quan điểm ở hậu trường".

Truyền thông Trung Quốc đã đưa tin về buổi hòa nhạc kỷ niệm, dù không hề rầm rộ.

xibiden7

Đầu tháng 11, các thành viên thế hệ đỏ thứ hai đã tham dự buổi hòa nhạc ở Bắc Kinh để tưởng nhớ cố chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, người phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Mao Trạch Đông vào những năm 1960. (Ảnh chụp màn hình từ mạng xã hội Trung Quốc)

Bài báo của Lưu Nguyên đã lan truyền trên mạng từ trước buổi hòa nhạc, nhưng ngay khi có ý kiến cho rằng bài báo là ngầm chỉ trích Tập, tất cả những nội dung và tài liệu liên quan đã bị xóa khỏi mạng internet Trung Quốc.

Hành động nhanh chóng của cơ quan kiểm duyệt cho thấy những người xung quanh Tập đã nghiêm túc xem xét bài viết của Lưu đến mức nào.

Lưu Nguyên là người có công giúp Tập giành được nhiệm kỳ tổng bí thư thứ ba chưa từng có tiền lệ, vì Lưu đã giúp Tập thực hiện chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội. Tập sau đó cũng được bầu lại làm chủ tịch nước Trung Quốc.

Nửa thế kỷ trước, Mao đã chỉ ra thiếu sót trong kế hoạch tái thiết kinh tế của Lưu Thiếu Kỳ, không công nhận Lưu là người kế vị thực sự của mình, và thay vào đó, kiên quyết duy trì địa vị lãnh đạo hàng đầu của mình cho đến cuối đời.

Giờ đây, Tập cũng không có dấu hiệu chuẩn bị cho một người kế nhiệm thực sự.

Nhiều quan chức đảng cho rằng Tập sẽ hướng tới nhiệm kỳ tổng bí thư thứ tư tại đại hội đảng toàn quốc năm 2027. Họ cũng tin rằng Tập sẽ hướng tới địa vị lãnh tụ trọn đời.

Nhưng các thành viên thuộc thế hệ đỏ thứ hai, những người từng ủng hộ Tập, đang dần cảm thấy khủng hoảng và bắt đầu lên tiếng chống lại "chế độ chuyên quyền cá nhân".

Chuyến thăm của Tập tới California là chuyến thăm đầu tiên của ông sau mười năm. Hồi tháng 6/2013 – vài tháng sau khi trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc – ông đã tới Mỹ để hội đàm với Tổng thống lúc bấy giờ là Barack Obama.

xibiden8

Mười năm trước, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không biết phải làm gì với đề xuất chia sẻ quyền lực và ảnh hưởng ở Thái Bình Dương của Tập Cận Bình. (Ảnh tư liệu của Reuters)

Trong cuộc gặp, Tập đề xuất Mỹ và Trung Quốc nên chia sẻ lợi ích an ninh và kinh tế ở Thái Bình Dương. Chính quyền Obama đã không thể hiểu ngay ý định thực sự của Tập : Ông muốn Mỹ nhượng lại cho Trung Quốc phần phạm vi ảnh hưởng ở Đông Thái Bình Dương.

Nhưng sau khi cẩn thận phân tích những nhận xét của Tập ở Washington, chính quyền Obama đã nhận ra mục đích của Trung Quốc và thẳng thắn bác bỏ đề xuất ngầm này.

Hai cường quốc đối thủ đã xung đột kể từ thời điểm đó, và cấu trúc cơ bản của cuộc đối đầu vẫn không thay đổi dưới thời các chính quyền Mỹ kế nhiệm.

Một chuyên gia quen thuộc với quan hệ Mỹ-Trung cho biết hội nghị thượng đỉnh song phương tuần này chưa thể tìm ra điểm chung để thay đổi cấu trúc đó.

Và kết quả đó có lẽ không thể giúp Tập giữ thể diện.

xibiden9

Trong một cuộc họp báo vào ngày 15/11 tại San Francisco, Joe Biden đã trả lời câu hỏi cuối cùng mà người ta đã hét vào mặt ông bằng cách lặp lại từ "kẻ độc tài", ám chỉ Tập Cận Bình. © Reuters

Câu hỏi bây giờ là tình trạng hòa hoãn Mỹ-Trung sẽ kéo dài bao lâu. Nửa tháng ? Một tháng ? Hay có lẽ là ba ?

Cuối cuộc họp báo tổ chức hôm thứ Tư, sau cuộc hội đàm với Tập, Biden đã gọi nhà lãnh đạo Trung Quốc là "kẻ độc tài" – phát biểu này có lẽ không tốt cho sự hòa hợp lâu dài giữa hai bên.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "Xi saves face by meeting Biden but accomplishes little", Nikkei Asia, 17/11/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 20/11/2023

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Published in Diễn đàn

Cuc gp g Joe Biden Tp Cn Bình s không th làm tan biến nhng mâu thun trong mc tiêu và quyn li hai nước ; nhưng s cho thế gii thy hai bên đang tìm cách gim bt tình trng căng thng.

joe1

Ông Biden và ông Tp bên l thượng đnh G20, Bali, Indonesia, 2022.

Trước khi ông Tp Cn Bình gp ông Joe Biden, nhân d hi ngh Hp tác Kinh tế Á Châu Thái Bình Dương (APEC) trong tun sau, c hai bên đã báo trước không nên trông đi kết qu nào ln lao, ngon mc. Quc v khanh Vương Ngh mô t : "Con đường đi San Francisco" không bng phng đ có th dùng "xe hơi không người lái" đ đến gp nhau. Vương Ngh đng đu ban Ngoi giao ca Trung ương Đảng cộng sản Trung Quc, nói thng như vy sau khi gp ngoi trưởng M Antony Blinken và C vn Anh ninh Quc gia Jake Sullivan đ tho lun chương trình ngh s.

Chương trình s rt nhiu đ mc nhưng cuc gp g chc s ngn ngi ; vì hai bên đã biết không th thuyết phc người đi din thay đi ý kiến trên rt nhiu vn đ. Tp Cn Bình và Joe Biden thế nào cũng nói đến cuc chiến đang din ra gia Israel vi Hamas Trung Đông, s bày t ý kiến v chiến tranh Ukraine và Nga. Washington ng h quyn tr đũa t v ca Israel ; Bc Kinh ch kêu gi ngưng bn, s có li cho quân Hamas. Biden giúp Ukraine chng tr quân Nga xâm lăng, Tp mi tiếp đón Vladimir Putin đ nhc li tình đoàn kết keo sơn.

Hai bên có th cùng lên tiếng kêu gi m đường tiếp tế cho gii Gaza và "trao đi tù binh" đ cu nhng người Israel b bt làm con tin. Nhưng Biden không th yêu cu Tp khuyến cáo Bc Hàn đng cung cp vũ khí hay Iran ngưng bán máy bay không người lái cho Nga ; Tp cũng không hy vng s yêu cu Biden ni lng các chiêu ngăn cn không cho Trung Quc phát trin vic sn xut nhng con chip mi nht.

Các bin pháp không cho phép cung cp cht bán dn tinh xo là đòn kinh tế ca chính quyn Biden đánh nng nht trên kinh tế Trung Quc. Ngăn chn hàng nhp cng mua t Trung Quc không gây hu qu đáng k vì h sn sàng chuyn các nhà máy sang các nước láng ging, s đi nhãn hiu "Made in China", thành "Made in Vit Nam" chng hn. Nhưng nếu không bán các cht bán dn nh dưới 7 nano mét thì Trung Quc không th d dàng mua đâu được đ thay thế.

T tháng Chín năm ngoái ông Sullivan đã nói thng ch trương bo v đa v dn đu thế gii ca M, ngăn chn kh năng phát trin nhng ngành "k thut cơ bn" ca Trung Cng như sn xut chíp, trí khôn nhân to (AI), k thut sinh hc (biotech). Không nhng thế, M còn yêu cu các nước đng minh cm vn các loi chip cc nh, nht là không được bán cho Trung Quc nhng máy móc dùng đ chế to nhng con chip nh nht. Nht Bn, Hòa Lan, Nam Hàn cũng phi thi hành lnh cm này vì các thiết b ca h đu s dng rt nhiu sáng chế do các công ty M làm ch.

Lnh cm gây thit hi tc khc cho ngành sn xut chip Trung Quc. Trước đây, h trù tính đến năm 2030 s t cung cp hơn mt na s chip dùng trong nước ; bây gi h ch tiêu xung ch còn mt phn ba. Công ty K thut B nh Dương T (YMTC) vn đã cung cp chíp cho hu hết các xí nghip Trung Quc. Bng nhiên, h không mua được các máy chế to chip ; các máy móc đã mua cũng không được mua đ ph tùng thay thế. C kế hoch sn xut năm 2023 ca YMTC phi hy b, mt cơ xưởng đang xây phi ngng, và gim bt s chip bán cho khách hàng, có nơi ct ti 70%, theo tun báo Economist.

Mt hu qu khác ca kế hoch Sullivan là ngành sn xut dược phm dùng cht liu sng (biopharmaceuticals) Trung Quc s b ngưng tr khi các công ty M b cm không được bán các nguyên liu, dng c, và thông tin k thut, hay bng sáng chế. Chính ph Biden còn cm dân M đu tư vào các hot đng liên quan đến quc phòng Trung Quc, trong đó có các ngành k thut tân tiến nht.

Tp Cn Bình s không th thuyết phc Joe Biden thay đi nhng bin pháp kim chế trên. Cũng như Biden không th yêu cu Tp Cn Bình ha s không tn công Đài Loan. Mt vn đ ln hai bên có th nói thng vi nhau là đng ý không đ cho chiến tranh xy ra gia hai nước ch vì nhng hiu lm bt ng. Ngoài ra, đành đ cho các mi xung khc tiếp tc biu hin, min là không bên nào có th chiếm phn thng li ln, đe da bên kia.

Cng sn Trung Quc đã thuyết phc dân chúng tin rng M ch mun gi đa v đc tôn không chp nhn cho h tiến b đ vượt lên bng, hay qua mt M. Ngoài các hành đng ngăn chn v k thut, M còn tht cht các liên minh quân s cũ vi Nht Bn, Nam Hàn, Philippines ; và không quên nhc li nhng cam kết bo v Đài Loan mà trước đây quc hi M đã thông qua. Chính quyn Biden cũng gia tăng nhng quan h thân thin vi Indonesia, Malaysia, Vit Nam ; đng thi tìm cách bao vây Trung Quc bng các liên minh quân s mi : Vi Nht Bn, Australia và n Đ trong liên minh QUAD, ri ký kết thêm AUKUS cùng Anh quc vi Australia.

Nhng mâu thun kinh tế và chính tr trên không th gii ta được khi hai quc gia theo đui nhng mc tiêu hoàn toàn khác bit. Nước M đ cao chế đ t do dân ch, hot đng ngoi giao ci m và công khai, gii quyết các xung đt trong tinh thn tôn trng lut pháp và nhng quyn làm người căn bn. Tp Cn Bình mun to mt "trt t thế gii mi," trong đó Trung Quc, Nga và Iran cùng bo h và liên kết vi các nước theo chế đ đc tài, chuyên chế. Vi hai cách nhìn thế gii đi nghch nhau như vy, M và Trung Cng không th tha hip trong hu hết các vn đ đang tranh chp.

Hai ông Tp Cn Bình và Joe Biden khi gp nhau s ch to không khí hòa hoãn và cng tác trong nhng chuyn nho nh và bày t thin chí khi có cơ hi. Chính ph M đã c mt phái đoàn đông đo chưa tng thy qua d cuc Hi Ch Nhp cng Quc tế (CIIE) Thượng Hi vào ch nht va qua. Tun trước, các viên chc hai nước thuc Nhóm Cng Tác Kinh tế (Economic Working Group) đã hp phiên đu tiên cùng làm vic. Ngày 1 tháng 11, báo Nhân Dân bn tiếng Anh Bc Kinh đã đt mt ta đ : "Cng tác là la chn tt nht trong bang giao M, Trung Quc." Ngày hôm sau, B trưởng Tài chánh M Janet Yellen nhn mnh "Mi bang giao gia M và Trung Quc quan trng nht cho c thế gii. Chúng ta cn hành đng cho đúng.

Nói chuyn ti cuc hp ca Hi Á Châu (Asia Society) Washington D.C., bà xác đnh chính ph M không mun gây thit hi cho kinh tế Trung Quc, cũng không ép các nước láng ging phi "chn đng v mt phía" gia Washington và Bc Kinh. Bà qu quyết chính ph M không mun "tách ri" (decouple) nn kinh tế hai nước : "Chúng tôi không bao gi mun thế gii chia làm hai phe, s gây ra nhng hu qu tai hi."

Janet Yellen là mt b trưởng trong chính quyn Biden gây được cm tình nhiu nht trong dư lun Trung Quc, trong mt chuyến viếng thăm năm nay. Bà xác nhn kinh tế là mi quan tâm chính ca M trong vùng này : tưởng cho rng nước M đang chuyn hướng ra khi Á Châu Thái Bình Dương là hoàn toàn không căn c. Chúng tôi đang tht cht thêm mi quan h vi tt c vùng này," k c Trung Quc và các nước chung quanh.

Cuc gp g Joe Biden Tp Cn Bình s không th làm tan biến nhng mâu thun trong mc tiêu và quyn li hai nước ; nhưng s cho thế gii thy hai bên đang tìm cách gim bt tình trng căng thng. Như ông Vương Ngh mi nói th đô nước M, hai nhà lãnh đo s có th vch ra hướng đi chính đ gii quyết các xung đt, m ca cho các cuc đi thoi trong tương lai, và s "không làm gì khiến tình trng xu hơn." Ít nht, đó cũng là mt điu ích li, giúp các nước khác yên tâm hơn.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 03/11/2023

Published in Diễn đàn

Nếu hỏi hai siêu cường có điểm gì chung trong cách thu hút các nước Châu Á, thì câu trả lời là : Chiến lược thiếu sót.

biden1

Tuần này, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đang trên đường tới Washington để gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong một cuộc họp thượng đỉnh được mong đợi từ lâu. Chương trình nghị sự cho cuộc họp của Biden với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vốn đã hai lần bị trì hoãn, là nhằm ngăn chặn khu vực này chuyển hướng về phía Trung Quốc. Nhưng hội nghị thượng đỉnh còn được coi là có tính bước ngoặt vì một lý do khác. Trong lúc Mỹ và Trung Quốc đẩy mạnh cuộc cạnh tranh toàn cầu để tranh giành ảnh hưởng và quyền lực, mỗi bên đều đang chuẩn bị kế hoạch mới để giải quyết các điểm mù chiến lược của mình. Nhưng cả hai kế hoạch đều không có khả năng thành công.

Hiểu rõ rằng ảnh hưởng kinh tế của Mỹ trong khu vực đang suy giảm, còn thị trường của Trung Quốc đang lớn mạnh, Biden sẽ sử dụng hội nghị thượng đỉnh tuần này để thảo luận về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) sắp tới của ông. Một kế hoạch chắp vá, IPEF là nỗ lực để bù đắp cho việc Washington không sẵn lòng đàm phán về loại thỏa thuận thương mại mở cửa thị trường mà các nhà lãnh đạo Châu Á ưa thích – vốn là điều mà Trung Quốc sẵn lòng thực hiện.

Trong khi đó, Bắc Kinh đang quảng bá một kế hoạch mới của riêng mình, được thiết kế tương tự để vá một lỗ hổng trong chiến lược toàn cầu của họ. Trung Quốc đã không thể đẩy lùi một cách hiệu quả mạng lưới liên minh toàn cầu của Mỹ, và vai trò người bảo đảm an ninh của nước này – một vai trò đã trở nên mạnh mẽ hơn kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh hiện đang triển khai Sáng kiến An ninh Toàn cầu, được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trình bày lần đầu tiên tại Diễn đàn Bát Ngao về Châu Á vào tháng trước, nhưng cho đến nay vẫn chưa được định nghĩa một cách rõ ràng.

Trước tiên, hãy xem xét IPEF. Được đưa ra lần đầu tiên vào năm ngoái, ý tưởng này là giấc mơ của các quan chức Mỹ nhằm lấp lỗ hổng trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Washington sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào năm 2017. Động thái đó thường là chủ đề than phiền của các đối tác của Mỹ ở Châu Á, những người hy vọng Mỹ sẽ sớm quay trở lại với hiệp định. Cả Biden và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan đều phản đối CPTPP, xem kiểu thỏa thuận thương mại này là con đường chắc chắn dẫn đến thảm họa chính trị trong nước. Do đó, IPEF – được thiết kế nhằm đề xuất một chương trình nghị sự kinh tế tích cực – trên thực tế, là một phương án thay thế vốn sẽ không mấy hiệu quả trong việc làm chậm quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của hầu hết các quốc gia Châu Á với Trung Quốc.

IPEF sẽ là một nội dung chính tại hội nghị thượng đỉnh tuần này, mà Biden đã cố gắng tổ chức hai lần trước đó, chỉ để chứng kiến nó tiếp tục bị trì hoãn vì có quá ít nhà lãnh đạo Đông Nam Á có thể tham dự. Kurt Campbell, Điều phối viên Châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, vừa mới tuyên bố rằng xây dựng quan hệ sâu sắc hơn với ASEAN sẽ là một ưu tiên chính của Biden trong năm 2022, một sự thừa nhận muộn màng rằng khu vực này là một chiến trường quan trọng của cạnh tranh Trung-Mỹ. Tuy nhiên, các triển vọng của IPEF không thực sự hứa hẹn. Khuôn khổ này tập trung vào các lĩnh vực khác nhau, từ sự dẻo dai của chuỗi cung ứng và năng lượng sạch, đến thuế và tham nhũng, cũng như các quy tắc mới về thương mại "công bằng và linh hoạt", chẳng hạn như yêu cầu các đối tác thông qua các tiêu chuẩn lao động cao hơn. Theo truyền thống, các quốc gia mới nổi như các nước ASEAN sẽ chấp nhận các loại yêu cầu khó khăn này vì đổi lại họ được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan và tiếp cận thị trường. Nhưng vì chính quyền Mỹ đã hứa sẽ bảo vệ người lao động và nhà sản xuất trong nước, vốn đòi hỏi phải bảo vệ họ khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài, IPEF không cho phép tiếp cận thị trường Mỹ. Đối với ASEAN, đây đơn giản là một thỏa thuận kinh tế không có lợi.

Kết quả là một mớ hỗn độn, với việc Washington đưa ra một thỏa thuận chẳng ai mong muốn. Các nền kinh tế tiên tiến như Australia, Nhật Bản, và New Zealand có thể tham gia, chủ yếu là do mối quan hệ địa chính trị chặt chẽ của họ với Mỹ. Singapore cũng có thể làm như vậy. Nhưng liệu các quốc gia địa chính trị quan trọng, vẫn còn đang do dự như Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan có làm như vậy hay không vẫn còn là điều khó đoán – chưa nói đến các quốc gia Thái Bình Dương nhỏ hơn như Quần đảo Solomon, nước đang rất được quan tâm vì vừa mới ký một thỏa thuận với Trung Quốc. Dù bằng cách nào, kết quả sẽ không làm thay đổi cán cân kinh tế cơ bản giữa Mỹ và Trung Quốc. IPEF cuối cùng sẽ khiến chính quyền Biden phụ thuộc vào cùng một chiến lược cũ, không cân bằng, trong đó Washington phải tập trung vào sức mạnh quân sự và an ninh để tăng cường ảnh hưởng trong khu vực.

Vấn đề của Trung Quốc là hoàn toàn ngược lại. Họ có nhiều ảnh hưởng về kinh tế và sức mạnh quân sự cũng ngày càng tăng. Nhưng nước này lại thiếu mạng lưới liên minh và quan hệ đối tác rộng lớn, vốn là thứ mang lại cho Mỹ tầm ảnh hưởng về an ninh, cùng với những lợi ích tích lũy từ việc là người tạo ra phần lớn kiến trúc an ninh hiện có trên thế giới. Bắc Kinh sẽ nhận ra minh chứng cho loại sức mạnh này của Mỹ trong chiến dịch tương đối thành công của Washington nhằm đẩy lùi sự xâm lược của Nga – dù là thông qua Liên Hiệp Quốc hay các tổ chức do Mỹ dẫn đầu như NATO.

Chính trong bối cảnh đó, Tập đã công bố kế hoạch của Trung Quốc : phát triển Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI), mà ông cho rằng sẽ giúp "xây dựng một kiến trúc an ninh cân bằng, hiệu quả, và bền vững" và "bác bỏ tư tưởng Chiến tranh Lạnh, phản đối chủ nghĩa đơn phương, và nói không với chính trị nhóm và đối đầu khối". Nội dung chi tiết vẫn còn mơ hồ, dù điều này thường đúng với các sáng kiến mới của Trung Quốc. Ví dụ, Sáng kiến Vành đai và Con đường đã ra đời từ một bài phát biểu mơ hồ của Tập hồi năm 2013, trước khi nhanh chóng chuyển hóa trong các thông báo tiếp theo, thành một dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu khổng lồ.

Trung Quốc có lý do rõ ràng để triển khai một kế hoạch như vậy. Ở một mức độ nào đó, giới lãnh đạo của nước này thực sự cảnh giác trước định hướng của trật tự toàn cầu thời hậu chiến tranh Ukraine. Bắc Kinh cảm thấy rằng họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc hỗ trợ Moscow, trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng nổi bật, đặc biệt là ở Châu Á. Gần đây Washington đã đưa ra một chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới để chống lại Bắc Kinh, nên Bắc Kinh cũng cảm thấy họ cần một chiến lược toàn cầu mới để chống lại Washington.

Đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang thúc đẩy ý tưởng này. Ngay sau bài phát biểu của Tập, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết nước ông có kế hoạch "xây dựng một kiến trúc an ninh khu vực mới" để giúp "cùng duy trì hòa bình và ổn định ở Châu Á". Vài tuần sau, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành đã có một bài phát biểu rõ hơn, lưu ý rằng Trung Quốc sẽ sớm "thực hiện các bước tích cực để vận hành GSI".

Một số lập luận của Lạc là phản ứng trực tiếp trước tình hình Ukraine – ví dụ, tuyên bố của ông rằng GSI sẽ phản đối "các lệnh trừng phạt đơn phương". Việc phương Tây lần đầu tiên trong lịch sử sử dụng những công cụ này để chống lại Nga đã khiến Trung Quốc lo ngại, rằng chúng cũng có thể được sử dụng để chống lại Trung Quốc nếu nước này tấn công Đài Loan. Trong một diễn biến khác, Lạc cho rằng Trung Quốc nhận được quá ít sự ghi nhận cho những bước tiến của họ trong nhiều lĩnh vực, từ bảo mật dữ liệu và đa dạng sinh học, đến giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Điều này cho thấy Trung Quốc sẽ dùng GSI để cố gắng tìm kiếm bạn bè toàn cầu, đồng thời đẩy lùi các nỗ lực của Mỹ nhằm vào Trung Quốc thông qua các nhóm như Đối thoại An ninh Bốn bên (Quad). Nhìn chung, động thái này có thể hấp dẫn các quốc gia mới nổi ở Châu Phi, Châu Á, và Mỹ Latinh, vì nhiều quốc gia trong nhóm này đang hoài nghi về những gì họ coi là tiêu chuẩn kép của phương Tây, và những lời kêu gọi đạo đức xuất hiện sau cuộc xâm lược Ukraine.

Tuy nhiên, dù GSI có trở thành gì đi chăng nữa, thì nó cũng khó có thể đạt được mục tiêu trọng tâm : thay thế Mỹ trở thành tác nhân an ninh hàng đầu của thế giới – hoặc chí ít là của khu vực. Khi họ tập trung tại Washington vào tuần này, hầu hết các nhà lãnh đạo Đông Nam Á vẫn mong muốn Mỹ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng về an ninh và kinh tế Châu Á. Thêm vào đó, hầu hết láng giềng của Trung Quốc đều lo sợ tương lai nước này trở thành bá chủ. Đối với các vấn đề như Biển Đông, họ đã học được bài học rằng Trung Quốc có thể gây hấn và ép buộc – và sẽ không khoan nhượng đối với các nước nhỏ hơn mà họ cho là đang cản đường mình. Việc tạo ra một lớp áo mới cho tư duy đó vẫn không thể che giấu được lối hành xử của người Trung Quốc trong hệ thống quốc tế – và đặc biệt là ở sâu sau Châu Á của họ.

Tuy nhiên, ngay cả khi các sáng kiến mới của Washington và Bắc Kinh đều không thành công, sự tồn tại của các dự án thiếu sót như IPEF và GSI là một phản ánh thú vị của kỷ nguyên cạnh tranh sắp tới giữa các cường quốc ở Châu Á. Hai sáng kiến cho thấy Trung Quốc và Mỹ ít nhất cũng nhận thức được những điểm yếu tương đối của mình, và đang cố gắng thích ứng để trở nên hấp dẫn hơn đối với các đối tác tiềm năng. Nhưng về phía Mỹ, IPEF nhấn mạnh rằng Washington không còn sẵn sàng gánh vác những gánh nặng kinh tế mà từ trước đến nay vẫn gắn với vị thế siêu cường, đặc biệt nếu những gánh nặng đó liên quan đến rủi ro chính trị trong nước. Đối với Trung Quốc, vẫn còn rất ít dấu hiệu cho thấy họ đã sẵn sàng đảm nhận loại vai trò an ninh toàn cầu mà Mỹ đã đảm nhiệm từ rất lâu : khả năng và sự sẵn lòng phát triển các thể chế mở, dựa trên quy tắc, những thể chế đôi khi hành động chống lại lợi ích của Trung Quốc – và trong quá trình đó, xây dựng tính chính danh cho vai trò của Bắc Kinh trong hệ thống quốc tế.

Như phản ứng dữ dội từ cuộc khủng hoảng Ukraine đã cho thấy, cả Trung Quốc và Mỹ đều đang mắc kẹt trong một mối quan hệ không có sự tin cậy, nơi các kênh liên lạc đã bị đóng cửa, và cơ hội hợp tác là rất hiếm hoi. Động lực này có thể sẽ ngày càng xấu đi trong tương lai. Các hành động thù địch âm ỉ có thể vẫn được duy trì trong lúc chính quyền Biden tập trung vào Ukraine, và cho đến khi cả Đại hội Đảng toàn quốc quan trọng của Trung Quốc lẫn cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ kết thúc vào cuối năm nay. Nhưng cuộc cạnh tranh mở, căng thẳng và gay gắt nhiều khả năng sẽ sớm tiếp tục sau đó. Khi các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đến thăm Washington trong tuần này, họ – và các nhà lãnh đạo của các quốc gia khác bị mắc kẹt ở giữa – đơn giản sẽ phải vật lộn với thực tế là hai siêu cường đang cạnh tranh với những kế hoạch thiếu sót, vốn chỉ có lợi cho chính họ.

James Crabtree

Nguyên tác : "Biden and Xi Struggle to Compete in Asia",Foreign Policy, 11/05/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 20/0/2022

James Crabtree là giám đốc điều hành khu vực Châu Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, và là tác giả cuốn sách "The Billionaire Raj : A Journey Through India’s New Gilded Age".

Published in Diễn đàn

Quân sự, thương mại, chủ quyền : Ba chủ đề lớn trong thượng đỉnh Tập - Biden

Thu Hằng, RFI, 15/11/2021

Tuyên bố chung "tăng cường hành động vì khí hậu" của Trung Quốc và Hoa Kỳ tại COP26 ngày 10/11/2021 có lẽ là "thiện chí" duy nhất của hai cường quốc trong thời gian gần đây. Những cạnh tranh về quân sự, bất đồng về thương mại, chủ quyền và nhân quyền giữa hai cường quốc đối thủ khó có thể được xoa dịu chỉ trong cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến ngày 15/11 trong khi cả hai nguyên thủ Tập Cận Bình và Joe Biden đều kiên quyết đưa nước của họ đứng vị trí số 1.

summit1

Quân đội tham gia lễ diễu binh nhân dịp lễ Quốc khánh Đài Loan, tổ chức tại Đài Bắc ngày 10/10/2021. AP - Chiang Ying-ying

Trong buổi họp báo đầu tiên với tư cách tổng thống Hoa Kỳ, ông Joe Biden đã cảnh báo rằng Trung Quốc "tự đặt mục tiêu chung là trở thành nước giầu nhất và mạnh nhất thế giới. Điều này sẽ không xảy ra trong nhiệm kỳ của tôi, vì Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thịnh vượng và phát triển".

Trong khi đó, chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh đến "thiên thời, địa lợi" khi phát biểu trước các lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng sản vào tháng 01/2021 : "Vào lúc thế giới đang trải qua một giai đoạn biến động chưa từng có, thời cơ và sự năng động đang ngả về phía Trung Quốc".

Cạnh tranh sức mạnh quân sự 

Sự cạnh tranh vị trí số 1 thế giới đã khiến mối quan hệ Mỹ-Trung ngày càng trở nên căng thẳng. Trong vòng 10 năm gần đây, Washington có lập trường ngày càng cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh mà đỉnh điểm là những năm cầm quyền của tổng thống Donald Trump. Cả hai lao vào cuộc chiến "trường kỳ" trên mọi mặt trận, từ quân sự đến thương mại, và "ở quy mô lớn hơn bất kỳ cuộc đối đầu quốc tế khác trong lịch sử đương đại, kể cả chiến tranh lạnh", theo trang Foreign Affairs, được Courrier International trích ngày 16/10. 

Về thương mại, các quan chức Mỹ đánh giá Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh nặng ký. Theo các nhà phân tích, đến cuối năm 2021, GDP của Trung Quốc sẽ đạt gần 71% GDP của Mỹ, trong khi vào thời chiến tranh lạnh thập niên 1980, GDP của Nga chỉ tương đương 50% GDP Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng chiếm vị trí số 1 của Mỹ thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất. 

Có lẽ vì thế, dưới thời chính quyền của tổng thống Joe Biden, dù lời lẽ mang tính ngoại giao hơn so với người tiền nhiệm Donald Trump nhưng lập trường cứng rắn với Trung Quốc vẫn được giữ nguyên. Trong "Hướng dẫn chiến lược tạm thời về an ninh quốc gia" (giới thiệu những đường lối đầu tiên về tầm nhìn chiến lược vào tháng 03/2021), chính quyền Biden tiếp tục coi Trung Quốc là "đối thủ tiềm năng duy nhất có khả năng kết hợp sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thách thức một cách lâu dài hệ thống quốc tế ổn định và mở".

Trong báo cáo thường niên được công bố đầu tháng 11, bộ Quốc Phòng Mỹ nhận định Trung Quốc sẽ có lực lượng hải quân hùng hậu nhất thế giới từ nay đến năm 2030, với 460 tầu chiến các loại. Trong vòng 10 năm, Bắc Kinh đã tăng gấp đôi ngân sách quân sự, hiện lên đến 208 tỉ euro (nhưng vẫn kém ba lần so với Mỹ, 643 tỉ) và tập trung nâng cao năng lực không quân và hải quân.

Trung Quốc là cường quốc quân sự thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ, và đứng đầu châu Á, bỏ xa Ấn Độ, Nga và Nhật Bản. Mục tiêu chung của Bắc Kinh là đối đầu hiệu quả hơn với Hoa Kỳ, tạo tương quan ngày càng bất lợi hơn cho chiến lược mở rộng lực lượng của Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương. Mục tiêu cụ thể hơn, theo giáo sư Jean-Pierre Cabestan, đại học Baptiste Hồng Kông, được nhật báo kinh tế Bỉ L’Echo trích ngày 20/10, là "không chỉ chiếm quyền kiểm soát Đài Loan và vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền, mà còn trở thành bá chủ quyền lực ở trong vùng".

Thực vậy, vấn đề an ninh của Đài Loan, tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông nơi Trung Quốc đòi hầu hết chủ quyền hiện là những mối bận tâm lớn của Mỹ và thể hiện cho sự đối đầu Mỹ-Trung về mặt quân sự hiện nay. Và trong thời gian gần đây, nếu có một chủ đề có nguy cơ dẫn đến một cuộc đối đầu vũ trang, đó có lẽ là Đài Loan với hậu quả khôn lường, theo nhận định trên mạng Twitter của bà Bonnie Glaser, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) : "Nếu Đài Loan bị tấn công, chúng ta sẽ thấy một cuộc xung đột lớn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mà sẽ rất khó để kiềm chế với nguy cơ leo thang hạt nhân".

Trong 10 tháng đầu năm 2021, quân đội Trung Quốc huy động tổng cộng hơn 600 máy bay thâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, so với 380 vào năm 2020, đỉnh điểm là tháng 10 với con số kỉ lục 150 chiến đấu cơ, trong đó có nhiều máy bay ném bom H-6 có khả năng mang bom hạt nhân. 

Chủ quyền, nhân quyền : Trung Quốc lên án Mỹ can thiệp chuyện nội bộ 

Chính quyền Mỹ không đổi cách tiếp cận về vấn đề Đài Loan. Lộ trình về chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ còn nhằm mục đích "giúp Đài Loan phát triển một chiến lược và khả năng phòng thủ hiệu quả và giúp hòn đảo bảo đảm an ninh". Do đó Mỹ cung cấp vũ khí và ngầm huấn luyện cho quân đội Đài Loan, ít nhất từ 1 năm nay. 

Tuy nhiên, đối với Bắc Kinh, Washington đã can thiệp thô bạo vào chuyện nội bộ, vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Ngoài vấn đề nhân quyền, dân chủ ở Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, chủ đề Đài Loan đã thổi bùng ngọn lửa dân tộc ở Bắc Kinh. Giáo sư Jean-Pierre Cabestan cho biết : "Sự ủng hộ can thiệp quân sự vào Đài Loan được hưởng ứng mạnh trong xã hội Trung Quốc và tăng thêm kể từ khi bà Thái Anh Văn trở thành tổng thống Đài Loan năm 2016. Nếu như những sự ủng hộ này phản ánh cho một phần xã hội, thì chúng cũng được một số quan chức trong đảng, giới tinh hoa theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa cố tình thổi bùng"

Nhìn rộng hơn, Bắc Kinh coi Washington là mối đe dọa từ bên ngoài cho an ninh quốc gia Trung Quốc. Theo tác giả bài viết trên Foreign Affairs, được tuần báo Pháp Courrier International trích dẫn, đa số các nhà quan sát Trung Quốc nhất trí rằng hành động của Hoa Kỳ được dẫn dắt bởi sự lo lắng và ý đồ kìm hãm sức mạnh Trung Quốc bằng mọi cách. Nhìn từ Bắc Kinh, chính Mỹ mới là bên khuấy động bầu không khí thù nghịch. Hơn nữa, từ lâu, Trung Quốc luôn coi việc Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ còn nhằm thay đổi chế độ chính trị và làm suy yếu quyền lực của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nếu như Bắc Kinh áp đặt được luật an ninh quốc gia ở đặc khu hành chính Hồng Kông, bóp nghẹt mọi tiếng nói đối lập và phong trào đòi dân chủ, thì ví dụ này cho thấy thất bại về chính sách "một quốc gia, hai chế độ". Kinh nghiệm đau thương của Hồng Kông cũng đánh dấu chấm hết cho chủ trương thống nhất hòa bình hòn đảo tự trị Đài Loan, mà Bắc Kinh luôn coi là một tỉnh nổi loạn. Người dân Đài Loan không tin Bắc Kinh : chỉ có 8% người dân hòn đảo muốn thống nhất với Hoa lục, còn 63% người được Đại học Chính Trị (Chengchi) thăm dò ý kiến khẳng định họ là người Đài Loan.

Trong trường hợp Trung Quốc tấn công vũ trang Đài Loan, hòn đảo "không có phương tiện kháng cự""chỉ có sự can dự quân sự ồ ạt từ phía Mỹ mới có thể cứu được hòn đảo trong trường hợp chiến tranh", theo giáo sư Cabestan. Tuy nhiên, chuyên gia người Pháp về chính trị Trung Quốc cũng nhấn mạnh đến những rủi ro lớn đối với Bắc Kinh : "khả năng chiến dịch thất bại, tiếp theo là khả năng nguyên tử hóa cuộc xung đột, cuối cùng là khó đánh giá được những hậu quả quốc tế của một cuộc tấn công như vậy và thách thức trong trường hợp kiểm soát được hòn đảo, các thể chế, nền kinh tế và người dân Đài Loan".

Trở lại với bài viết của Foreign Affairs, tác giả cho rằng nếu Mỹ và Trung Quốc hiểu rõ hơn về quan điểm lịch sử gần đây của nhau thì có lẽ hai nước tìm ra được cách xử lý cạnh tranh một cách trách nhiệm để tránh xảy ra xung đột với quy mô tàn phá mà không bên nào mong muốn. Vấn đề đặt ra là liệu hai nguyên thủ Tập Cận Bình và Joe Biden có nhân nhượng nhau trong cuộc họp thượng đỉnh lần này ?

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 15/11/2021

*********************

Joe Biden và Tập Cận Bình muốn gì từ Hội nghị Thượng đỉnh 15/11 ?

BBC, 15/11/2021

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến vào thứ Hai 15/11 khi căng thẳng giữa hai nước ngày càng trở nên sâu sắc.

summit2

Joe Biden và Tập Cận Bình gặp nhau tại Bắc Kinh năm 2013

Tuần trước, hai siêu cường trong thế cạnh tranh đã khiến nhiều người bất ngờ khi đưa ra một tuyên bố chung nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu tại các cuộc hội đàm ở Glasgow, Scotland.

Nhưng những quan ngại ngày càng gia tăng về một cuộc đối đầu quân sự liên quan đến vấn đề Đài Loan càng khắc họa rõ nét sự khác biệt.

Cuộc họp lần thứ 3 giữa hai vị nguyên thủ sẽ đề cập đến một số chủ đề hóc búa.

An ninh mạng, thương mại, không phổ biến vũ khí hạt nhân là những chủ đề sẽ được bàn đến, theo nguồn thạo tin về các cuộc đàm phán nói với truyền thông Mỹ.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Sáu, Nhà Trắng cho biết "hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về các cách quản lý có trách nhiệm sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa, cũng như các cách thức hợp tác với nhau khi lợi ích của đôi bên tương đồng".

Hai bên đã họp hai lần kể từ khi ông Biden nhậm chức vào tháng Giêng, nhưng cả hai đều thừa nhận những va chạm trong mối quan hệ.

Viết cho Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc phi lợi nhuận vào tuần trước, ông Tập Cận Bình nói đất nước của ông sẵn sàng làm việc với Mỹ để đưa quan hệ trở lại đúng hướng. Ông nói thêm rằng hợp tác là "sự lựa chọn đúng đắn duy nhất".

Các phóng viên của chúng tôi ở Washington và Bắc Kinh đánh giá xem cuộc gặp có thể diễn tiến như thế nào.

Tổng thống Biden muốn gì ?

Phùng Triệu Âm, BBC News, Washington

Kỳ vọng vào cuộc họp là không cao nhưng việc cuộc họp diễn ra, tự thân đã là một kết quả quan trọng. Cả hai bên đều có ý định hàn gắn lại mối quan hệ Mỹ-Trung vốn đã lao dốc trong vài năm trở lại đây.

Vấn đề Đài Loan có khả năng đứng đầu chương trình nghị sự. Biden muốn ông Tập cam kết duy trì hòa bình trên eo biển Đài Loan, vì Bắc Kinh ngày càng thể hiện ý chí tăng cường áp lực quân sự lên hòn đảo này. Đổi lại, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ phải trấn an người đồng cấp Trung Quốc rằng Mỹ không có lập trường về vấn đề chủ quyền của Đài Loan.

Cuộc gặp cũng sẽ là cơ hội để Biden thuyết phục ông Tập rằng chiến lược Trung Quốc của chính quyền Mỹ có thể là một khung vững vàng cho mối quan hệ song phương. Học thuyết Trung Quốc của Biden trước đây đã được Ngoại trưởng Antony Blinken của ông tóm tắt - "cạnh tranh khi cần, hợp tác khi có thể, và đối đầu khi bắt buộc".

Nhưng Bắc Kinh nói rõ rằng các vấn đề hợp tác, chẳng hạn như hành động khí hậu, không thể tách rời các điểm tranh chấp trong quan hệ ngoại giao. "Nếu ốc đảo bị bao quanh bởi sa mạc, thì sớm muộn gì 'ốc đảo' cũng sẽ bị sa mạc hóa", Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hồi tháng 9 cho biết.

Liệu các cuộc đàm phán có mang nước đến các "sa mạc" và dập tắt các đám cháy ?

Chủ tịch Tập Cận Bình muốn gì ?

Robin Brant, BBC News, Thượng Hải

Đài Loan và đối thoại - hai từ tổng hợp những mối quan tâm chính của Trung Quốc khi Tập Cận Bình chuẩn bị ngồi xuống và trò chuyện qua Zoom với Tổng thống Mỹ.

Hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía đông Trung Quốc, với tổng thống được bầu dân chủ, có vẻ như là một vấn đề còn mù mờ đối với nhiều người bên ngoài châu Á.

Nhưng đối với Bắc Kinh, Đài Loan là một tỉnh ly khai mà họ luôn mong muốn được tái thống nhất trọn vẹn với "mẫu quốc". Tập Cận Bình nói về điều đó như một lẽ tất yếu. Ông ta biết việc phong thánh đang chờ đợi nếu ông là người làm điều đó.

Nhưng chỉ vài tuần trước, Joe Biden cam kết sẽ bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công. Cam kết của Mỹ đối với những gì được xem là biểu trưng của giá trị Mỹ dường như rõ ràng.

Tập Cận Bình muốn làm rõ. (Trong khi đó, chúng tôi biết từ các hình ảnh vệ tinh trong các báo cáo truyền thông gần đây rằng quân đội Trung Quốc đang sử dụng các cấu trúc có hình dạng giống tàu sân bay Mỹ để làm mục tiêu thực hành).

Viễn cảnh về một cuộc chiến là lý do tại sao "nói chuyện" đứng đầu danh sách mong muốn của "hội nghị thượng đỉnh qua mạng".

Các mối quan hệ đang ở mức thấp - một báo cáo theo yêu cầu của Nhà Trắng do các cơ quan tình báo Mỹ thực hiện đã hai lần nhắc lại sự thiếu cởi mở của Trung Quốc trong cuộc điều tra nguồn gốc của Covid-19.

Mới tuần trước, Tổng thống Biden đã đồng ý áp thêm các hạn chế về thương mại đối với một công ty viễn thông Trung Quốc. Ông cũng đã thành công trong việc bắt đầu thiết lập lại các liên minh để thách thức sự ảnh hưởng và sức mạnh của Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Như tất cả chúng ta, Bắc Kinh cũng lưu ý dòng cuối cùng của một thông báo chính thức sau cuộc điện đàm vào tháng 9 năm ngoái, cảnh báo hai bên phải có trách nhiệm đảm bảo "cạnh tranh không dẫn đến xung đột".

Việc thiết lập lại các cơ chế đa cấp để gặp gỡ, đàm phán và đối thoại có thể đảm bảo điều đó xảy ra.

*********************

Thượng đỉnh Biden – Tập Cận Bình nhằm hạ nhiệt căng thẳng, Đài Loan là tâm điểm

Minh Anh, RFI, 15/11/2021

Tổng thống Mỹ Joe Biden và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tối 15/11/2021, theo múi giờ ở Mỹ, tức sáng sớm thứ Ba 16/11, sẽ có cuộc trao đổi qua video đầu tiên sau nhiều tháng căng thẳng. Trong số những bất đồng dai dẳng giữa hai nước, Đài Loan được cho là tâm điểm của cuộc thảo luận. 

summit3

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình họp thượng đỉnh trực tuyến ngày 15/11/2021 (giờ Washington).  © DS

AFP nhắc lại đây cũng là cuộc hội đàm thứ ba giữa hai nguyên thủ, hai lần trước đôi bên trao đổi qua điện thoại. Tổng thống Mỹ Joe Biden, kể từ ngày nhậm chức, luôn có định tổ chức một cuộc gặp trực diện nhưng đã bị ông Tập Cận Bình từ chối với lý do dịch bệnh. 

Thông cáo của Nhà Trắng nêu rõ, nguyên thủ hai nước sẽ "thảo luận các phương cách xử lý một cách có trách nhiệm về cuộc đối đầu này" giữa hai siêu cường và cách thức "cùng nhau hợp tác khi đôi bên có chung một lợi ích". 

Cuộc gặp thượng đỉnh lần này diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ song phương đã xuống đến mức thấp nhất do những bất đồng mỗi lúc một nhiều, từ thương mại, công nghệ, nhân quyền cho đến những tham vọng của Trung Quốc trong khu vực, buộc Hoa Kỳ phải củng cố các mối quan hệ đồng minh ở châu Á. 

Tuy nhiên, hồ sơ Đài Loan được cho là chiếc gai "khó gỡ"" nhất, cho phép hạ nhiệt căng thẳng giữa hai nước, vốn dĩ đã gia tăng lên đến đỉnh điểm sau việc Trung Quốc cho chiến đấu cơ ồ ạt xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Ngay trước thượng đỉnh, ngoại trưởng hai nước, trong cuộc họp trù bị đã đưa ra những lời cảnh cáo nhau liên quan đến số phận hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh xem như là một tỉnh nổi loạn, cần phải được đưa về với Hoa Lục, trong khi Washington thì vẫn muốn duy trì nguyên trạng. 

Theo quan sát của AFP, trong bối cảnh căng thẳng này, cuộc họp hôm nay cho thấy thiện chí của Washington muốn duy trì "những kênh đối thoại" công khai ở cấp cao nhất sau nhiều cuộc tiếp xúc ở cấp bộ trưởng diễn ra không mấy suôn sẻ thời gian đây. 

Nếu như Hoa Kỳ nhấn mạnh đến tính thiết yếu của việc hợp tác với đối thủ lớn Trung Quốc, nếu có thể, thì giới chức hai nước cũng cảnh báo là chớ nên trông đợi có những kết quả cụ thể hay những quyết định cụ thể từ cuộc họp hôm nay.

Minh Anh

******************

Thượng đỉnh Mỹ - Trung : Đài Loan, Hạt nhân và những thông điệp chính trị đối nội

Minh Anh, RFI, 15/11/2021

Hôm 15/11/2021, tổng thống Mỹ Joe Biden họp trực tuyến với đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình. Bên cạnh các chủ đề gây căng thẳng giữa hai nước từ nhiều năm qua, từ thương mại, công nghệ đến nhân quyền, vấn đề Đài Loan và vũ khí hạt nhân được cho sẽ là những tâm điểm chính của cuộc thảo luận.

summit4

Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phó tổng thống Mỹ Joe Biden tại Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế, South Gate, bang California, Hoa Kỳ, ngày 17/02/2012.  © AP - Damian Dovarganes

Xung khắc công khai giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ kéo dài từ một thập kỷ, qua ba đời tổng thống Mỹ, bắt đầu từ thời chính quyền Obama. Căng thẳng Mỹ - Trung trở nên gay gắt khi Donald Trump trở thành chủ nhân Nhà Trắng. Cuộc đọ sức này vẫn tiếp diễn dù Washington đã có lãnh đạo mới là Joe Biden. Danh sách những điểm bất đồng giữa hai nước mỗi lúc một dài, liên quan đến mọi lĩnh vực.

Thế nhưng, giới quan sát dự báo, Đài Loan sẽ là "điểm nóng nhất" của cuộc thảo luận. Trung Quốc hồi đầu tháng 10/2021 điều ồ ạt chiến đấu cơ đi vào vùng nhận dạng phòng không khiến Hoa Kỳ trong tình trạng báo động. Nhưng sự việc cũng phản ảnh nỗi lo sợ của Bắc Kinh : Nguy cơ Hoa Kỳ làm suy yếu chính sách "một nước Trung Hoa" mà Mỹ từng cam kết và căn cứ vào đó mà công nhận Bắc Kinh là đại diện duy nhất tại Liên Hiệp Quốc từ năm 1979.

Trước thượng đỉnh, tờ Global Times, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã nhắc lại rằng Đài Loan là "lằn ranh đỏ chính yếu" của Trung Quốc. Do vậy chủ đề này sẽ được ông Tập Cận Bình đề cập đến với nguyên thủ Mỹ, rằng Trung Quốc quyết tâm hoàn thành "việc hợp nhất quốc gia trong một tương lai gần, bất kể với giá nào". Lãnh đạo Trung Quốc muốn có được lời bảo đảm từ đồng nhiệm Mỹ rằng Washington không ủng hộ "độc lập Đài Loan".

Ngoài ra, theo Financial Times, hồ sơ hạt nhân cũng có thể sẽ được chủ nhân Nhà Trắng đề cập đến trong cuộc thảo luận. Việc Trung Quốc tăng cường năng lực hạt nhân khiến Hoa Kỳ lo ngại. Một báo cáo gần đây, "China Military Power Report", do Lầu Năm Góc công bố cho biết từ đây đến năm 2030, Bắc Kinh sẽ có khoảng 1.000 đầu đạn hạt nhân, cao gấp hai lần so với con số ước tính do bộ Quốc Phòng Mỹ đưa ra năm 2020. Theo ông Danny Russel, phó chủ tịch về An ninh Quốc tế và Đối ngoại, Viện Chính sách Xã hội châu Á, trên trang mạng Foreign Affairs, thì với đà tăng tốc ngoạn mục này cùng với quy mô đầu tư trong hệ thống "bộ ba hạt nhân", rõ ràng Trung Quốc đang chuyển từ chính sách răn đe hạt nhân sang tấn công hạt nhân.

Dẫu sao thì giới chuyên gia đều có chung một nhận xét, những bất đồng dai dẳng và gay gắt này, kéo dài từ nhiều năm qua, khó thể giải quyết trong một cuộc họp thượng đỉnh. Giới chức chính phủ hai bên cũng đã cảnh báo, không nên trông đợi gì nhiều vào kết quả cuộc họp hay những quyết định quan trọng vào tối nay.

Bởi vì, những tranh chấp này giữa hai nước diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị trong nước khó khăn. Thượng đỉnh lần này còn là dịp để lãnh đạo hai nước phát đi những thông điệp chính trị. Tại Bắc Kinh, Tập Cận Bình phải đối mặt với Đại hội Đảng lần thứ 20, vào lúc ông có kế hoạch kéo dài nhiệm kỳ, trở thành lãnh đạo trọn đời.

Do vậy, "Tập Cận Bình muốn tận dụng thượng đỉnh này để gởi đến người dân trong nước và các nước khác rằng quan hệ Mỹ - Trung đang được hồi phục. Một kịch bản mà chính quyền Biden muốn tránh bằng mọi giá", theo như nhận xét của Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc tại German Marshall Fund với tờ Financial Times.

Còn tại Washington, Joe Biden và phe Dân Chủ đang tìm cách tránh mất thêm ghế ở Quốc Hội trong cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ diễn ra trong năm 2022. Trong bối cảnh có một sự đồng thuận chống Trung Quốc từ lưỡng đảng, chủ nhân Nhà Trắng khó có thể có được những đồng thuận hay tiến bộ trong quan hệ với Trung Quốc, nên buộc phải có những thái độ cứng rắn hơn với Bắc Kinh.

Trong tình cảnh này, rõ ràng, cả hai nhà lãnh đạo, không ai muốn tỏ ra là bên yếu thế. Liệu sau cuộc đối thoại này, đôi bên có giải quyết được các xung đột ?

Los Angeles Times khẳng định "cạnh tranh gay gắt" giữa các siêu cường về kinh tế, ngoại giao và hạt nhân sẽ không dễ gì xử lý. Cuộc họp thượng đỉnh lần này sẽ không thể chấm dứt các bất đồng, nhưng có thể cho phép bắt đầu giải quyết những tranh chấp. Ít ra, đó cũng là một bước quan trọng ! 

Minh Anh

Published in Diễn đàn

Bầu cử Mỹ 2020 : Vì sao Joe Biden khiến Bắc Kinh lo sợ ?

Vào lúc cuộc bầu cử Mỹ ngày 03/11/2020 đã gần kề, các tạp chí phát hành vào trung tuần tháng 10 đã dành rất nhiều trang bài cho sự kiện, đặc biệt là hai tờ L’Express và L’Obs đều giới thiệu trên trang bìa Joe Biden, đối thủ của đương kim tổng thống Mỹ Donald Trump. Rất lý thú là bài phân tích trên L’Express : "Tại sao Joe Biden khiến Bắc Kinh lo sợ".

joe1

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden (thứ 2 từ bên phải) và phu nhân Jill Biden (g) đón tiếp phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Washington DC (Hoa Kỳ) ngày 14/02/2012.  Reuters/Larry Downing - Ảnh tư liệu

Cả hai tạp chí Pháp đều xem ông Biden là người có khả năng thay thế Donald Trump. Tuy nhiên, nếu L’Express dành trọn hồ sơ dài 7 trang cho một mình Joe Biden, thì L’Obs nhìn rộng hơn, trong 12 trang báo, đã đề cập đến cả người phó của ứng viên Dân chủ là bà Kamala Harris.

Courrier International cũng quan tâm đến tình hình quốc tế, nhưng nêu bật trên trang bìa sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ đang gây sóng gió ở rất nhiều nơi, từ vùng Thượng Karabakh cho đến miền đông Địa Trung Hải.

Tuần báo Anh The Economist thì đề cập đến thảm nạn mà người Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc đang phải gánh chịu, nhận định rằng chiến dịch đàn áp của Bắc Kinh đối với sắc tộc thiểu số này là một tội ác chống nhân loại.

Riêng Le Point thì tập trung chú ý đến tình hình xã hội Pháp, xoáy mạnh trên một sự kiện gây sốc : Một nữ sinh vì chỉ trích đạo Hồi, đã phải bỏ trường lớp cũ, đi nơi khác tìm chỗ ẩn thân sau khi bị chửi rủa và đe dọa đến tính mạng.

Biden không phải là "con rối" của Trung Quốc

Trong các bài viết về ông Joe Biden, lý thú hơn cả là bài phân tích trên L’Express mang tựa đề : "Tại sao Joe Biden khiến Bắc Kinh lo sợ", đả phá lập luận của Donald Trump cho rằng đối thủ của ông là "con rối" của Tập Cận Bình. Theo tạp chí Pháp, thực tế có thể khác : Cựu phó tổng thống Mỹ có thể thống nhất phương Tây chống lại Bắc Kinh và cao giọng trên chủ đề nhân quyền.

Cuộc gặp đầu tiên giữa 2 người là vào năm 2011. Vào thời điểm đó, tổng thống Mỹ Barack Obama thấy rằng sẽ rất hữu ích khi hiểu rõ hơn về ông Tập Cận Bình, khi ấy còn là phó chủ tịch Trung Quốc, nhưng được biết là sẽ lên nắm quyền lãnh đạo chế độ cộng sản.

Trong tư cách là phó tổng thống, lại có kinh nghiệm từ lâu về giới lãnh đạo Trung Quốc - ông đã gặp Đặng Tiểu Bình vào tháng 4/1979 - Joe Biden được giao trách nhiệm tạo dựng quan hệ với người đồng cấp Tập Cận Bình, lúc ấy còn mang vẻ một lãnh đạo khá chất phác. Hai người đã gặp nhau ít nhất tám lần trong 18 tháng, ở Trung Quốc cũng như ở Hoa Kỳ, từng chia sẻ với nhau nhiều bữa ăn tối chỉ có hai người cùng với phiên dịch viên của mình.

"Côn đồ" Tập Cận Bình

Tuy nhiên, từ khi trở thành ứng cử viên đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Mỹ, Joe Biden đã không từ bỏ một lời lẽ cứng rắn nào khi nói về ông chủ ở Bắc Kinh. Một ví dụ là hồi tháng 2 vừa qua, ông đã tố cáo : "Ông ta là một tên côn đồ", không có một chút dấu vết "dân chủ" nào trong người.

Về phần mình, ông Donald Trump đã chỉ ra sự nhập nhằng của những năm Obama, đã phát tán các clip cho thấy đối thủ của ông đang cụng ly với Tập Cận Bình và nhấn mạnh rằng nếu "Biden thắng, Trung Quốc sẽ thắng".

Nhà tỷ phú tự cho mình là cơn ác mộng tồi tệ nhất của Trung Quốc, là người đầu tiên lớn tiếng với Trung Quốc. Ông đã mở ra nhiều mặt trận chống "kẻ thù" Châu Á, đã phát động chiến tranh thương mại, kềm hãm đà tỏa rộng ra quốc tế của Hoa Vi trong lĩnh vực 5G và tiếp tục cáo buộc "virus Trung Quốc" đã lây nhiễm cả thế giới.

Ông Trump còn khẳng định là Bắc Kinh "sẽ làm mọi cách" để ông thất cử và để cho ông Biden lên thay thế, với hy vọng đưa quan hệ Trung-Mỹ trở lại bình thường.

Cả Biden lẫn Trump đều sẽ khiến Bắc Kinh đau đầu

Thế nhưng, theo L’Express, trong thực tế, chính phủ Trung Quốc dường như đang phân vân : Giữa hai khả năng đều xấu, họ không biết phải chọn cái nào.

Triệu Thông (Zhao Tong), chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Carnegie-Thanh Hoa ở Bắc Kinh giải thích : "Rất khó nói được là liệu Trung Quốc có thích một ứng cử viên cụ thể nào hay không, bởi vì cả hai đều không có lợi cho chế độ Bắc Kinh và cả hai đều có thể đồng nghĩa với rắc rối".

Lý do là vì ngoài sự chia rẽ giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, toàn bộ tầng lớp chính trị Mỹ hiện coi sự trỗi dậy của đối thủ Trung Quốc là một mối đe dọa nghiêm trọng trên về mặt kinh tế, địa chính trị, quân sự và ý thức hệ. Theo một cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Washington), gần 3/4 người Mỹ có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc.

Bắc Kinh đã "thích nghi" được với Trump

Ngoài ra, theo L’Express, trái ngược với những gì Donald Trump khẳng định, ở một khía cạnh nào đó, Bắc Kinh đã thích nghi với "triều đại" của ông.

Tổng thống Mỹ đương nhiệm, thực sự, đã vô tình góp phần giúp Trung Quốc nổi lên trên trường thế giới khi rút Mỹ ra khỏi một số cơ quan quốc tế - chẳng hạn như Tổ chức Y tế Thế giới.

Tăng Duệ Sanh (Steve Tsang), giáo sư tại viện nghiên cứu SOAS China Institute (Luân Đôn), nhận xét : "Trump đã làm nhiều hơn bất cứ ai để cho Trung Quốc trở nên vĩ đại - hoặc cướp lấy khẩu hiệu của chính ông : ‘Làm cho Trung Quốc vĩ đại trở lại’. Trong bốn năm, cán cân quyền lực đã chuyển sang phía Trung Quốc".

Hơn nữa, chủ nhân Nhà Trắng cuối cùng cũng không nhận lại được nhiều : Thị trường Trung Quốc phần lớn vẫn không mở cửa cho các công ty nước ngoài ; chế độ đã gia tăng sự kềm kẹp đối với Hồng Kông, và đã khởi động một chương trình rộng lớn đàn áp và giam giữ người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Trung Quốc sợ Biden liên kết được với Châu Âu và Châu Á

Mặt khác, đằng sau những bức tường đỏ của Trung Nam Hải, nơi tập trung quyền lực tại Trung Quốc, một số người lo sợ rằng nhà lãnh đạo đảng Dân chủ sẽ cứng rắn hơn ông Trump nhiều về lãnh vực nhân quyền.

Và trên hết, ông thực hiện kế hoạch phối hợp hành động với Châu Âu và Châu Á chống lại Trung Quốc - trong khi Trump tiếp tục tấn công các đối tác của mình.

Ông Triệu Thông khẳng định : "Biden sẽ hiệu quả hơn nhiều trong việc củng cố mạng lưới các đồng minh của Mỹ, ngăn chặn sự suy giảm nhanh chóng ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên quốc tế và thống nhất phương Tây để chống lại Trung Quốc".

Tuy nhiên, điều rủi ro có thể là ở tuổi 78, ông Biden sẽ tái lập những sai lầm của thời Obama. Đặc biệt nếu ông tìm kiếm hợp tác Trung-Mỹ trong lĩnh vực khí hậu. Nhà chính trị học Chen Daoyin phân tích : "Ngay cả khi Biden có chính sách cứng rắn với Trung Quốc, ông ấy có thể rơi vào bẫy của Đảng cộng sản Trung Quốc, thảo luận, câu giờ và không làm gì cả".

Trump trong nhiệm kỳ II cũng là hiểm họa đối với Bắc Kinh

Nhưng điều chắc chắn là bản chất quan hệ Mỹ-Trung đã thực sự thay đổi, và sẽ tiếp tục như thế dù người thắng ngày 03/11/2020 là ai. Ông Trump cũng có thể là hiểm họa mới đối với Trung Quốc, nếu ông thắng.

Chuyên gia Triệu Thông phân tích : "Giới diều hâu trong chính quyền Trump hiện tại, như ngoại trưởng Pompeo, trong mấy tháng qua đã hướng mũi dùi, chỉ trích Đảng cộng sản Trung Quốc và tìm cách chia rẽ dân chúng với đảng. Đây là mối lo ngại thật sự đối với chính quyền Trung Quốc, vốn đang tự hỏi là phải chăng đảng Cộng hòa nhắm tới việc làm thay đổi chế độ".

L'Express kết luận : Tập Cận Bình thật sự cần phải quan ngại – dù người "bạn cũ" – như ông từng gọi Biden - có lên nắm chính quyền hay không.

"Tất cả về Biden"

Dưới hàng tựa trang nhất : "Tất cả về Biden", L’Express đã chạy thêm một lời chú thích để khêu gợi óc tò mò của độc giả : "Do đâu mà người đàn ông này sẽ làm bạn ngạc nhiên". Bên trong là một loạt bài nói về những khía cạnh khác nhau của ông Joe Biden.

Bài "Joe Biden không phải là người như bạn nghĩ", tập trung đả phá lập luận mà tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra, theo đó Joe Biden, 77 tuổi, là một người cánh tả già nua. Đối với L’Express, ứng viên đảng Dân chủ hoàn toàn có thể chứng tỏ rằng ông là người mà nước Mỹ đang cần.

Tạp chí Pháp đã nêu bật các ưu tiên kinh tế của Joe Biden, từ vấn đề bảo vệ công ăn việc làm, y tế, cho đến việc phát huy năng lượng xanh..., những chủ trương giống như những người tiền nhiệm trong đảng Dân chủ của ông, khác xa với thứ "chủ nghĩa cánh tả" mà ông Trump đã lên án.

Trên trường quốc tế, trả lời L’Express, chuyên gia khoa học chính trị Alexandra de Hoop Scheffer dự đoán là ông Joe Biden sẽ muốn đánh dấu sự khác biệt của mình so với người tiền nhiệm, nhưng đó sẽ là một nhiệm vụ phức tạp vì "khôi phục lại vốn liếng đạo đức của Hoa Kỳ sẽ không dễ dàng".

Về đời thường của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, bài "Khi Joe Biden còn trẻ" đã nói về thời niên thiếu của ông, được người mẹ hết sức yêu thương, đến khi lớn lên thì rất thành đạt trên bình diện xã hội nhưng lại lâm vào nhiều bi kịch cá nhân, hai yếu tố đã giải thích nhân cách của ông.

L’Express cũng ghé bang Delaware "Vương quốc của Joe", nơi mọi người đều biết đến vị thượng nghị sĩ mà họ liên tục tín nhiệm từ 36 năm nay. Theo tạp chí, là một thiên đường thuế thấm nhuần văn hóa thỏa hiệp, tiểu bang Delaware nhỏ bé này đã định hình phong cách của ông.

"Một thế giới không có Trump"

Như nói ở trên, L’Obs đã dành một hồ sơ dài 12 trang để nói về liên danh ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden và Kamala Harris. Tựa trang bìa nêu bật : "Một thế giới không có Trump".

Đối với L’Obs cặp bài trùng Biden-Harris là cơ hội cuối cùng để cứu nền dân chủ. Đây không phải là ê kíp tuyệt hảo, nhưng là một cặp đầy cao vọng, mang theo hy vọng của những người muốn ngăn không cho ông Trump phá bỏ nền dân chủ Mỹ.

Tạp chí Pháp nhấn mạnh tính chất "lạ lùng" của cặp đôi ứng cử viên này : "Một ông già với mái tóc bạc trắng và những câu nói vụng về, bên cạnh một phụ nữ ngũ tuần mang hai giòng máu đến từ hai lục địa khác nhau. Họ là hai nước Mỹ cũ và mới, giống như dầu và nước trong cùng một cái ly".

Thổ Nhĩ Kỳ một mình chống thế giới

Tuần này tạp chí Courrier International dành trang bìa cho các hành động hung hăng hiện nay của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Tờ báo chạy tựa lớn ở trang bìa "Thổ Nhĩ Kỳ đấu với phần còn lại của thế giới" và liệt kê bên dưới : "Thượng Karabakh, Syria, Libya, Biển Égée…, tại sao chế độ Erdogan lại can thiệp ở mọi nơi, trên mọi mặt trận như vây ?".

Như thông lệ, tạp chí tìm câu trả lời qua các bài phân tích của các báo nước ngoài.

Trong phần mở đầu, Courrier International nhắc lại là trong tất cả các cuộc xung đột nêu trên, mẫu số chung là Thổ Nhĩ Kỳ. Vào năm 2004, Ankara từng khẳng định nguyên tắc "không có vấn đề với các nước láng giềng", 16 năm sau, nước này đã xung đột với hầu hết mọi người.

Trên tờ báo Nga Rossia v Globalnoï Politiké, nhà chính trị học Nga Fyodor Loukianov đã viết : "Việc Đảng Công lý và Phát triển (AKP), do Recep Tayyip Erdogan thành lập, lên nắm quyền vào đầu những năm 2000, thực sự là một động cơ mạnh mẽ cho quá trình Âu hóa". Tuy nhiên, theo ông : "Ở một thời điểm nào đó, Ankara đã kết luận (không phải là vô căn cứ) rằng EU chưa sẵn sàng chấp nhận Thổ Nhĩ Kỳ vào hàng ngũ của mình".

Và nếu cho đến năm 2016, mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ vẫn khá thân thiết, như nhận định của một nhà chính trị học người Hy Lạp, giải thích trên tờ I Kathimerini thì "Erdogan đã thay đổi rất nhiều kể từ cuộc đảo chính bất thành chống lại ông vào năm 2016".

Muốn làm đại ca khu vực

Bằng cách ủng hộ Azerbaijan ngày nay trong cuộc xung đột với Armenia, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ muốn thể hiện vai trò "đại ca" trong khu vực. Giấc mơ của Erdogan là "hồi sinh Đế chế Ottoman", nhưng có nguy cơ gây nên xung đột với các lợi ích của Nga ở vùng Kavkaz và vấp phải tình hình nội bộ của chính Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhật báo Ha'Aretz của Israel gần đây giải thích : "Về mặt quân sự, đất nước Thổ Nhĩ Kỳ có thể mạnh hơn bao giờ hết, nhưng đây chỉ là một chiêu trò phụ để bù đắp tối đa cho một xã hội bị xé nát và chán nản".

Để hiểu rõ hơn những gì Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm và câu trả lời mà Châu Âu, Nga và Trung Quốc (đồng minh cuối cùng của Ankara, cùng với Qatar) có thể mang lại, Courrier International đã tổng hợp lại hồ sơ địa chính trị này, đối chiếu các nguồn, trích dẫn các báo Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Erdogan, nêu bật các quan điểm, và không quên nói cuộc đấu khẩu mới nhất giữa tổng thống Pháp Macron với ông Erdogan.

Tuổi trẻ Thái Lan chống độc tài

Thời sự quốc tế khác mà Courrier International cũng nêu lên trên trang bìa và dành cho 7 trang bên trong là tình hình Thái Lan, với việc thế hệ trẻ đang nổi dậy, gia tăng biểu tình kể từ mùa hè năm nay để yêu cầu cải cách hiến pháp và chấm dứt chủ nghĩa độc tài.

Bốn năm sau cái chết của vua Bhumibol Adulyadej, người dù đã trị vì 70 năm (1946-2016), nhưng vẫn gây được tiếng vang và sự kính trọng to lớn, chế độ quân chủ không còn được tín nhiệm như trước. Vua Vajiralongkorn kết tinh sự bất mãn xung quanh cách hành xử của ông.

Trung Quốc và tội ác chống nhân loại ở Tân Cương

Cũng chú ý đến thời sự quốc tế, tuần báo Anh The Economist nêu bật thảm nạn mà người Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc đang phải gánh chịu. Hàng tựa lớn trang bìa "Nỗi thống khổ của người Duy Ngô Nhĩ và cuộc khủng hoảng nhân quyền toàn cầu", viết bằng chữ đỏ, nổi bật trên ảnh vẽ dây thép gai màu đen trên nền trắng, gợi đến các trại lao cải mà Trung Quốc đã dựng lên ở Tân Cương.

Trong bài phân tích mang tựa đề "Cuộc truy bức người Duy Ngô Nhĩ là một tội ác chống nhân loại", The Economist đã nêu bật tính chất vô nhân đạo của chính sách giam giữ, tẩy não, cưỡng bức lao động... hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ mà Bắc Kinh áp dụng ở Tân Cương.

Đối với The Economist, điều mà Trung Quốc đã làm đối với người Duy Ngô Nhĩ đúng là một tội ác chống nhân loại, thể hiện qua việc dùng vũ lực lưu đày, giam giữ cả một nhóm dân được xác định cụ thể, thủ tiêu một số cá nhân. Do một chính phủ áp đặt một cách có hệ thống, đó là hành động vi phạm trên quy mô lớn nhất trên thế giới hiện nay nguyên tắc theo đó các cá nhân có quyền tự do và nhân phẩm đơn giản vì họ là con người.

Điều đáng buồn theo tạp chí Anh, là Trung Quốc ngày nay đang ở cực điểm của một xu hướng đáng lo ngại, với dân chủ và nhân quyền đang thoái trào ở nhiều nơi.

The Economist nêu lên ví dụ tại Ấn Độ, nơi thủ tướng Narendra Modi tán thành một chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ giáo hung hãn và đối xử với những người Hồi giáo tại Ấn Độ như thể họ không thực sự là công dân, hay là tại Philippines, nơi tổng thống Rodrigo Duterte hô hào giết hại các nghi phạm tội phạm.

Tại Châu Âu thì có thủ tướng Hungary đang đập tan các thể chế dân chủ và nói rằng các đối thủ của ông là một phần trong âm mưu của người Do Thái, còn tại Nam Mỹ là tổng thống Brazil tôn vinh hành vi tra tấn và tuyên bố rằng những người nước ngoài chỉ trích ông muốn chiếm đoạt vùng Amazon. Cũng như vậy ở Thái Lan, nhà vua đang biến chế độ quân chủ lập hiến thành một chế độ chuyên chế.

Phải lên tiếng và hành động chống lại tội ác nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ

Đối với The Economist, việc chống lại sự xói mòn nhân quyền nên bắt đầu với trường hợp người Duy Ngô Nhĩ. Vì nếu không nói gì về vụ vi phạm tồi tệ nhất hiện nay xẩy ra bên ngoài các vùng chiến sự, thì làm sao có thể tạo ra được sự tin tưởng trên những lời chỉ trích những tội ác khác nhẹ hơn ?

Giới hoạt động nhân quyền nên vạch trần và lập hồ sơ về những vụ vi phạm, giới văn nghệ sĩ có thể nói tại sao phẩm giá con người là đáng quý, giới doanh nghiệp có thể từ chối tiếp tay. Hiện nay đang có những lời kêu gọi tẩy chay – trong đó có cả việc tẩy chay Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022.

Cuối cùng, đến lượt các chính phủ phải hành động. Họ nên cấp quyền tị nạn cho người Duy Ngô Nhĩ, và cũng giống như Mỹ, áp dụng các biện pháp trừng phạt có mục tiêu đối với các quan chức chịu trách nhiệm về những vụ vi phạm và cấm hàng hóa được làm bằng lao động cưỡng bức.

Các chính phủ cũng nên lên tiếng. Chế độ của Trung Quốc không phải là không biết xấu hổ. Vì nếu tự hào về những hành động khắc nghiệt ở Tân Cương, Bắc Kinh đã không cố gắng che giấu như đã thấy, và cũng không dựa vào các nước nhỏ hơn để ký các tuyên bố tán thành các chính sách của Trung Quốc ở Tân Cương.

Quy mô khủng khiếp của chiến dịch đàn áp càng nổi cộm, hiệu quả của chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh ngày càng giảm sụt : Mới đây, 15 quốc gia, đa số trong khối Hồi giáo, từng ký tuyên bố ủng hộ chính sách của Trung Quốc tại Tân Cương, đã thay đổi ý kiến.

Trong lúc đó thì các cuộc thăm dò cho thấy hình ảnh của Bắc Kinh ngày càng xấu đi ở nhiều nước trong những năm gần đây : 86% người Nhật và 85% người Thụy Điển hiện có cái nhìn không thuận lợi về Trung Quốc. Đối với một chính phủ đang tìm cách phát huy quyền lực mềm, đây là một điều đáng lo ngại.

Mai Vân

Published in Quốc tế