Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mối quan hệ với Nga là chủ đề chính sách đối ngoại gây chia rẽ nhiều nhất trong Liên Hiệp Châu Âu, chí ít từ năm 2014, sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga. Và cuộc chiến xâm lăng Ukraine do Nga tiến hành còn làm nổi rõ sự "chia năm xẻ bảy" giữa các nước thành viên trong việc ra các quyết định liên quan đến Nga.

lhca1

Buổi thảo luận về chủ đề "Ngoại giao Pháp trước cuộc xung đột", trong khuôn khổ chương trình Hội thảo Địa Chính trị, do Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược tổ chức ở Nantes, Pháp, với sự cộng tác của đài RFI. © RFI tiếng Việt.

Có nên tiếp tục đối thoại với Vladimir Putin hay không như Đức, Pháp và Ý vẫn kiên nhẫn làm, giữ mối liên hệ với hy vọng một ngày nào đó nối lại đàm phán khi chiến tranh kết thúc ? Tại Châu Âu, đường lối đối ngoại này ngày một gây chia rẽ. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, với chính sách "ngoại giao điện thoại", đã dành nhiều giờ đồng hồ để điện đàm với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin.

Kể từ ngày chiến sự bùng phát ở Ukraine, nguyên thủ Pháp đã có 11 cuộc trao đổi và trước đó, còn có nhiều cuộc nói chuyện khác nữa. Nhưng những cuộc gọi định kỳ này, mà lần cuối cùng là hôm thứ Bảy 28/5, với sự đồng hành của thủ tướng Đức Olaf Scholz, đã chẳng làm thay đổi lập trường của tổng thống Nga.

Không những thế, đường hướng này của nguyên thủ Pháp còn làm dấy lên nhiều chỉ trích từ nhiều nước thành viên trong khối 27 nước. Ba Lan, các nước vùng Baltic và một số quốc gia khác , trong sâu thẳm, không muốn đối thoại cả với ông Putin lẫn nước Nga, như những gì cho thấy qua việc từ chối cấp visa cho du khách Nga.

Những nước này quan niệm rằng "chẳng thể trông đợi được gì không những từ ông Putin, mà còn từ nước Nga, quốc gia chưa bao giờ biết đến nền dân chủ và sẽ không bao giờ biết được. Người ta đẩy nước Nga sang Châu Á xa chừng nào tốt chừng ấy", theo như quan sát của ông Pierre Vimont, cựu đại sứ Pháp tại Mỹ, cựu đặc sứ về Nga cho tổng thống Macron, nhân cuộc hội thảo Địa Chính Trị tại Nantes, do Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược tổ chức, với sự cộng tác của Radio France Internationale (RFI).

Quan hệ Nga – Liên Âu và sự chia rẽ theo địa lý

Xu hướng này được thấy rõ ngay từ cuộc chiến tranh Irak 2003-2004. Vào thời đó, Châu Âu chia thành hai phe : Ba Lan và các nước vùng Baltic ủng hộ Mỹ đánh Irak, còn Pháp, Đức cùng với Nga chống cuộc chiến. Mối quan hệ giữa Liên Hiệp Châu và Nga càng thêm khó khăn khi biên giới của khối Liên Âu dần mở rộng sang phía Đông, hình thành một mối tương quan lực lượng mới, dưới sự ảnh hưởng của quá khứ lịch sử và sự cảm nhận về Nga từ những nước láng giềng.

Tại hội thảo mang chủ đề "Ngoại giao Pháp đối mặt với xung đột", được tổ chức tại Nantes ngày 23/9/2022, bà Marie Dumoulin, giám đốc chương trình "Wider Europe", thuộc Hội Đồng Đối Ngoại Châu Âu (European Council on Foreign Relations – ECFR) nhấn mạnh, bất chấp năm nguyên tắc cơ bản – và đây cũng là mẫu số chung nhỏ nhất có được – cho phép điều hành các mối quan hệ giữa các nước Châu Âu với Nga, nhưng các cuộc tranh luận về chủ đề này trong nội bộ Liên Âu vẫn luôn gay gắt, nhất là kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.

Marie Dumoulin : "Tình trạng chia năm xẻ bảy về hồ sơ Nga mà chúng ta thấy trong Liên Hiệp Châu Âu, chúng ta thường có xu hướng xem chúng như là một sự chia rẽ theo địa lý, giữa một bên là những nước Đông Âu, vốn sợ hãi ông láng giềng Nga, chỉ muốn duy trì quan hệ ít chừng nào tốt chừng ấy và nếu có thể, cùng với các nước Bắc Âu đôi khi cũng cùng một nhịp, xây một bức tường lớn để bảo đảm cắt đứt mọi cầu nối, và bên kia là các nước Tây – Nam Âu, có xu hướng thân Nga, hòa giải với Nga hơn".

Nếu như tính chất địa lý, quá khứ lịch sử là những tác nhân gây trở ngại cho việc đề ra một chính sách quan hệ với Nga của một số nước, thì sự chia rẽ này trong khối Liên Âu còn thêm phần phức tạp do những khác biệt trong sự cảm nhận về vị trí của Nga trong chính sách đối ngoại. Marie Dumoulin, còn là một chuyên gia về các nước Đông – Trung Âu, tại hội thảo mà RFI Tiếng Việt có dịp tham dự giải thích :

Marie Dumoulin : "Về cơ bản, sự chia rẽ ở đây còn còn do sự cảm nhận của các nước Châu Âu về Nga khác nhau thông qua bản chất của mối quan hệ, cũng như là sự cảm nhận của họ về các đối tác lớn khác như Mỹ chẳng hạn, và cảm nhận về chính vị thế của họ tại Châu lục và trên trường quốc tế. Đối với một nước như Ba Lan, mối quan hệ với Nga là một vấn đề trọng tâm trong chính sách đối ngoại. Đây có thể cũng là mối bận tâm chính trong chính sách đối ngoại trong mối quan hệ với Đức.

Nhưng với Pháp, đó chỉ là một trong số nhiều hồ sơ khác. Đây cũng chính là một chủ đề mang tính quyết định cho phần đông các nước khác, bởi vì Nga là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Người ta phải nói chuyện với Nga khi muốn bàn về Syria, Iran hay về tất cả các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới".

Chiến tranh Ukraine : Sợi chỉ đoàn kết của khối Liên Âu ?

Ngoài ra, còn có một yếu tố khác xác định nên mối liên hệ với Nga : Tính đa dạng của các mối quan hệ mà nước này nước kia có thể thiết lập với Nga, không chỉ ở cấp độ nhà nước mà cả trên bình diện xã hội. Đối với nhà nghiên cứu Marie Dumoulin, những mối quan hệ này còn mập mờ hơn cả những gì người ta có thể thấy một cách chính thức trên bình diện chính trị.

Marie Dumoulin : "Một nước như Vương Quốc Anh có những phát biểu chính thức hết sức cứng rắn đối với Nga, nhưng mặt khác lại tiếp đón rất nhiều tỷ phú Nga, các khoản đầu tư từ Nga và có một thị trường bất động sản hưởng lợi rất nhiều từ các quỹ đầu tư đến từ Nga. Do vậy, hiện tượng "chia năm xẻ bảy" là cực kỳ phức tạp, đa dạng và ta không thể chỉ tóm gọn trong chia rẽ theo địa lý".

Đương nhiên, cuộc tranh luận về đường hướng đối thoại với Nga không chỉ tựu quanh ở nhóm ba nước vùng Baltic cùng với Ba Lan. Các nước như Ý, Hy Lạp, Malte và Áo, mỗi nước có một mối quan hệ riêng với Nga, có một quan điểm riêng về Nga. Trong một chừng mực nào đó, Pháp và Đức, hai đầu tầu của khối 27, được ví như là điểm cân bằng. Nhưng do chiến tranh Ukraine bùng nổ, thế cân bằng này của hai nước cũng đang có những thay đổi.

Cuộc chiến tranh chống Ukraine do ông Putin phát động, ít nhiều cũng làm cho Liên Hiệp Châu Âu đoàn kết lại. Bảy loạt biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào Nga đã được thông qua. Lần đầu tiên trong lịch sử, khối 27 nước có những biện pháp hỗ trợ quân sự, như cấp vũ khí sát thương, cho Ukraine, quốc gia không nằm trong khối 27 nước. Điểm đáng chú ý khác là Đan Mạch đã thay đổi lập trường, tham gia vào hệ thống phòng thủ chung. Còn Thụy Điển và Phần Lan, cũng quyết định từ bỏ thế trung lập, xin gia nhập Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương.

Liên Âu trước thách thức từ vũ khí năng lượng của Nga

Chỉ tiếc rằng, trong hội thảo, lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga, một vế khác quan trọng không kém trong việc định hình mối quan hệ với Moskva, đã không được các chuyên gia nhắc đến.

Cuộc chiến xâm lược Ukraine do tổng thống Putin phát động đã làm lộ rõ một sự phụ thuộc quá lớn của khối 27 nước vào nguồn cung dầu khí từ Nga : 48,4% khí đốt và 25,4% dầu hỏa. Đây còn là một chủ đề nhậy cảm cho nhiều nước thành viên, tùy theo mức độ phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga. Nhìn chung, có một sự phân hóa rất rõ nét giữa Đông và Tây trong lĩnh vực này.

Trên thực tế, tại 10 nước Đông – Trung Âu (Phần Lan, Estonia, Latvia, Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia, Áo, Hungary, Rumani và Bulgari), khí đốt Nga chiếm đến hơn 75% lượng nhập khẩu năng lượng ngoài khu vực Liên Âu. Trong khi Ba Lan, Đức và Thụy Điển có mức độ phụ thuộc nằm trong khoảng 50-75%, thì ngược lại, đối với Pháp, Ý, Hy Lạp, Litva hay nhiều nước Nam Âu khác, tỷ lệ này xuống còn 25-50%.

Sự phụ thuộc này khiến Liên Hiệp Châu Âu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một tiếng nói chung để chống cuộc chiến xâm lược của Nga tại Ukraine, từ việc cấm vận dầu khí Nga, ngưng cấp visa nhập cảnh cho du khách Nga, đến cả việc giảm 15% mức tiêu thụ khí đốt từ đây đến tháng 3/2023, nhằm tìm cách cắt nguồn tài chính phục vụ cỗ máy chiến tranh của Vladimir Putin.

Những nước như Hungary, Cộng hòa Séc hay Slovakia gần như lệ thuộc hoàn toàn vào khí đốt Nga và thiếu một chính sách giảm phụ thuộc như Ba Lan thực hiện, đã phản đối các biện pháp của Liên Hiệp Châu Âu cấm vận dầu khí Nga, vốn dĩ có nguy cơ đe dọa đến nền kinh tế đất nước.

Dẫu sao thì trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng do Moskva đang cắt dần các nguồn cung khí đốt và giá nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng vọt khiến vật giá sinh hoạt leo thang, Liên Hiệp Châu Âu đứng trước nguy cơ trải qua một mùa đông giá lạnh và những rủi ro bất ổn xã hội trong nước như những gì đang diễn ra tại Anh Quốc.

Liệu rằng tình đoàn kết, thống nhất mà phần nào Liên Âu có được từ sau cuộc khủng hoảng dịch tễ và trong cuộc đối đầu, chống chiến tranh Ukraine do Nga tiến hành, có bị sẽ bị bẻ gãy trước vũ khí năng lượng lợi hại của chủ nhân điện Kremlin ? Trả lời cho câu hỏi này, nhà nghiên cứu Marie Dumoulin một lần nữa cho rằng điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Marie Dumoulin : "Các nước khác nhau không chịu tác động từ các hậu quả kinh tế của chiến tranh cùng một kiểu. Họ cũng không bị ảnh hưởng giống nhau do những hệ quả từ các trừng phạt kinh tế. Do vậy, việc duy trì tình đoàn kết ở Châu Âu sẽ còn khó khăn hơn nhiều, bởi vì những tình trạng khác nhau ở các nước sẽ ngày càng bất cân xứng.

Sự chia rẽ có nguy cơ trỗi dậy tùy theo việc người ta xem cuộc xung đột kết thúc như thế nào ? Lúc nào nên kết thúc và làm thế nào người ta có thể đánh giá là đã đến lúc nên kết thúc ? Liệu họ có đi đến đồng thuận là đã đến lúc nên ngồi vào bàn đàm phán với Nga ?

Hiện tại đúng là người ta nói rằng nên để Ukraine quyết định và họ có lý bởi vì chính Ukraine đang trên tuyến đầu và chính lãnh thổ của họ bị xâm chiếm. Nhưng tác động của cuộc chiến đang dần hiện rõ, rất có thể có một số nước muốn thúc đẩy đàm phán hơn nhiều nước khác.

Ngoài vấn đề này ra, người ta có cái nhìn như thế nào về tương lai của Châu lục, an ninh của Châu Âu ? Nên đi cùng với Nga hay là không ? Tất cả những điều đó, tuy vẫn chưa rõ ràng, nhưng mang tính thiết yếu".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 29/09/2022

Published in Diễn đàn

Cuộc khủng hoảng Afghanistan với đợt rút quân trong hỗn loạn của Mỹ khỏi Kabul, và mới đây nhất là vụ Mỹ - Anh - Úc ký thỏa thuận lập liên minh quốc phòng AUKUS với việc Úc hủy hợp đồng mua 12 tàu ngầm của Pháp lại một lần nữa làm dấy lên những tranh luận về việc Liên Hiệp Châu Âu thiếu khả năng tự chủ, lệ thuộc vào Mỹ…

lienau1

Bộ trưởng quốc phòng 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu họp tại Kranj, Slovenia, ngày 02/09/2021.  AP - Darko Bandic

Đã có rất nhiều lời kêu gọi của giới lãnh đạo Châu Âu nói chung và Pháp nói riêng về việc Liên Âu cần khẩn trương tăng cường sự tự chủ chiến lược, khả năng ra quyết định và năng lực hành động trên thế giới, cũng như thành lập một lực lượng quân sự riêng. Báo Pháp Le Figaro ngày 13/09/2021, trong chuyên mục Giải mã, lưu ý là những nhận định và vấn đề đều không phải là mới đối với Liên Hiệp Châu Âu. Nhưng ngoài những kiến ​​ngh v nguyên tc, quc phòng Châu Âu hin gi tiến trin ra sao ?

"Lực lượng tiên phong" của Châu Âu sẽ bao gồm những gì ?

Liên Âu hiện giờ đang xem xét đề xuất về một lực lượng tạm gọi là "lực lượng tiên phong" gồm 5.000 quân. Được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 05/2021 và được lãnh đạo ngoại giao Châu Âu Josep Borrell ủng hộ mạnh mẽ, theo dự kiến đề xuất này phải được xem xét vào ngày 16/11, nhưng cho đến nay vẫn không có được sự chấp thuận của tất cả các quốc gia thành viên Liên Âu.

Trên lý thuyết, lực lượng này phải có khả năng đảm nhiệm các sứ mệnh như bảo đảm an ninh cho một sân bay, hoặc bảo vệ các lợi ích của Châu Âu trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. Tướng Graziano, chủ tịch ủy ban quân sự, cơ quan quân sự cao nhất của Liên Âu, chuyên chỉ đạo các chiến dịch hiếm hoi của Châu Âu và tư vấn về ngoại giao cho Bruxelles, giải thích : "Mục tiêu là có đầy đủ các khả năng quân sự". Nói cụ thể, lực lượng này phải có khả năng chỉ huy chung, khả năng vận chuyển chiến lược, sơ tán y tế khẩn cấp… Dự án về lực lượng tiên phong có thể sẽ là "đầu tầu" thúc đẩy sự phát triển các năng lực nói trên.

Châu Âu có năng lực quân sự riêng hay không ?

Liên Hiệp Châu Âu không thiếu các cơ quan chuyên trách về an ninh hoặc về các thách thức liên quan đến quốc phòng. Thế nhưng, Liên Âu lại không có khả năng quân sự của riêng mình, mà phải phụ thuộc vào phương tiện của các quốc gia thành viên. Kể từ năm 2007, Liên Âu được cho là có hai "đội chiến đấu". Được biên chế khoảng 1.500 binh sĩ thường trực, các đội này có thể được triển khai trong vòng chưa đầy 10 ngày tại những nơi xảy ra khủng hoảng ở xa Bruxelles đến 6.000 km. Nhưng việc tập hợp các đội này cần có sự nhất trí của các nước thành viên. Vả lại trong hơn một thập kỷ qua, các binh sĩ đó chưa bao giờ được triển khai. 

Tuy nhiên, Claudia Major, chuyên gia về các vấn đề quốc phòng thuộc Viện Khoa học và Chính trị Đức SWP, nhận định các đội chiến đấu này có thể là hạt nhân nòng cốt của lực lượng được gọi là "lực lượng tiên phong" trong tương lai và chặng đầu tiên sẽ là tiến hành các cuộc tập trận chung với các nhóm chiến đấu. Tướng Graziano cũng muốn Liên Âu mở một cuộc tranh luận về thể chế để cho phép Bruxelles ra quyết định theo đa số.

Tuy nhiên, bộ trưởng quốc phòng Đức, Annegret Kramp-Karrenbauer, lưu ý trên diễn đàn của Atlantic Council hồi đầu tháng 09 là Liên Âu không nên sa vào cuộc tranh luận về việc nên hay không nên thành lập một lực lượng phản ứng nhanh mới của riêng mình, bởi trên thực tế, điểm hạn chế của Bruxelles không phải là thiếu năng lực kỹ thuật, hoặc gặp khó khăn về thể chế,mà chủ yếu là do Liên Âu thiếu ý chí chính trị để cùng nhau hành động.

Có thể chờ đợi gì từ "La bàn chiến lược" ?

"La bàn chiến lược" là một nội dung khác trong chương trình nghị sự quốc phòng Châu Âu. Đằng sau thuật ngữ này là việc 27 quốc gia thành viên Liên Âu phải xác định các ưu tiên và định hướng chiến lược của mình, để nêu lên chi tiết các mối đe dọa Liên Âu. "La bàn chiến lược" là một trong những thách thức khác mà Paris đặt ra cho nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên Liên Hiệp năm 2022 của Pháp. Chuyên gia Claudia Major nhận định đó là một cuộc thao dượt quan trọng, buộc các nước Châu Âu phải trao đổi và lắng nghe lẫn nhau. Nhưng kết quả cũng có thể chỉ là sự đồng thuận tối thiểu. Lịch trình bầu cử ở Đức và Pháp không có lợi cho sáng kiến ​​nói trên.

Trong nội bộ Liên Âu, những tuyên bố của tổng thống Pháp Macron cũng có xu hướng gây bực bội. Từ chủ đề đối thoại với Nga, khái niệm tự chủ chiến lược, cho đến những lời chỉ trích NATO, Pháp đều gây khó chịu nhiều hơn là tạo tình đoàn kết trong Liên Âu. "La bàn chiến lược" cũng đồng thời liên quan đến việc xem xét lại khái niệm chiến lược của Liên Hiệp Châu Âu.

Đâu là mối liên hệ giữa quốc phòng Liên Âu và NATO ?

Khi nói đến một sự "tự chủ chiến lược của Châu Âu", không phải là Bruxelles giữ khoảng cách với Hoa Kỳ hay Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO, mà là Liên Âu có khả năng hành động độc lập, nếu cả Washington và NATO đều không muốn can thiệp trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. Nhưng chính quyền nhiều nước đang tự hỏi tại sao phải tạo ra một cơ cấu cạnh tranh, bởi 21 trong số 27 quốc gia thành viên Liên Âu là thành viên của NATO và nhiều quốc gia trong số đó dựa vào chiếc ô hạt nhân của Hoa Kỳ trong khuôn khổ NATO. Còn khả năng răn đe hạt nhân của Pháp không thể thay thế ô hạt nhân của Mỹ, nhất là khi đối với Paris, không thể có chuyện Pháp chia sẻ trách nhiệm về việc này.

Trong nội bộ NATO cũng có những cảnh báo về bất kỳ động thái nào có thể làm suy yếu cấu trúc quân sự của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Từ một thập kỷ nay, Washington cũng kêu gọi các đồng minh "chia sẻ gánh nặng" nhiều hơn nữa, nhất là tăng ngân sách quốc phòng của các quốc gia thành viên. Thế nhưng, chuyên gia Claudia Major cũng lưu ý là các quốc gia cũng phải mất nhiều năm mới tái thiết được các năng lực quân sự.

Trong khi chờ đợi, một số quốc gia Châu Âu đã có khả năng hành động quân sự, nhưng Liên Âu lại không thể có ý kiến thống nhất. Hơn nữa, do vị thế đặc biệt của một số quốc gia "trung lập" như Áo, Ireland, Malta, các nước không liên kết như Phần Lan và Thụy Điển, hoặc như Đan Mạch thì đã ký điều khoản "opting-out" - lựa chọn không tham gia về mặt quốc phòng, nên mọi chuyện khó xử lý. Nhưng dù sao đi nữa thì Châu Âu vẫn có thể tạo ra ảnh hưởng trong các lĩnh vực khác, nhất là về kinh tế, lĩnh vực mà Liên Âu có thể giữ vai trò cường quốc.

Châu Âu có thể là một cường quốc công nghiệp quân sự ?

Sau vài năm, Quỹ quốc phòng Châu Âu mới chính thức được thông qua vào tháng 04/2021. Lần đầu tiên trong lịch sử Liên Âu, Bruxelles sẽ dành một phần ngân sách để phát triển các khả năng và công nghệ quân sự. Đó là một cuộc cách mạng nhỏ. Tuy nhiên, các tham vọng của Quỹ đã được điều chỉnh giảm bớt. Dự kiến ban đầu là 13 t euro, nhưng Qu ch được cp 8 t euro cho giai đon 2021-2027 và s dành để tài tr cho các d án quc phòng chung ca Liên Âu.

Thách thức trong việc hợp lý hóa thị trường Châu Âu cũng không nhỏ : sự đa dạng về thiết bị giữa lực lượng vũ trang các nước làm suy yếu "khả năng tương tác" của họ. Trong khi đó, nội bộ Châu Âu vẫn bị chia rẽ về chiến lược công nghiệp quốc phòng và việc mua thiết bị của Mỹ vẫn là ưu tiên hàng đầu đối với những quốc gia đang lo ngại về "lòng nhân từ" của Washington. Ngay cả Đức cũng đang tiến hành chiến lược này.

Nhìn một cách tổng thể, hợp tác quốc phòng Pháp-Đức đang tiến triển với nhiều khó khăn. Mặc dù Paris và Berlin đã đạt được thỏa thuận liên quan đến dự án quan trọng SCAF, loại chiến đấu cơ tương lai, nhưng những dự án khác vẫn chưa có mấy tiến triển, chẳng hạn như dự án về Hệ thống Chiến đấu Mặt đất Chủ lực (Main Ground Combat System - MGCS) liên quan đến loại xe thiết giáp trong tương lai. Trong nhiều lĩnh vực khác liên quan đến quân sự, chẳng hạn như về không gian, sự cạnh tranh giữa hai nước rất lớn. Paris và Berlin vẫn liên tục va chạm nhau, do những cách nhìn nhận khác nhau về các mối đe dọa và chiến lược quân sự.

Le Figaro kết luận chừng nào mọi chuyện còn tiếp diễn như vậy và Liên Âu còn thiếu động lực chính trị thì nền quốc phòng của Liên Hiệp Châu Âu sẽ khó mà đạt được tiến bộ. 

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 20/09/2021

Published in Châu Á

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương : EU đổi hẳn cách nhìn với Bắc Kinh


Les Echos hôm 21/04/2021 phân tích "Châu Âu cố gắng tập trung chiến lược đối phó với Trung Quốc". Trong một văn bản công bố hôm thứ Hai 19/04, Hội Đồng Châu Âu triển khai một chiến lược "Ấn Độ-Thái Bình Dương" nhằm đối phó với thách thức từ Bắc Kinh. Tuy không nêu đích danh, nhưng chính bản thân tài liệu này đã chứng tỏ có sự chuyển biến trong cách nghĩ về Trung Quốc.

indo1

Một người lính Hải quân Pháp bên cạnh chiến hạm Courbet neo đậu ở căn cứ Guam, nhân cuộc tập trận chung Mỹ, Nhật, Pháp, Anh tại Thái Bình Dương. Ảnh tư liệu chụp ngày 11/05/2017.  AP - Haven Daley

Mới cách đây hai năm, những người hiếm hoi nêu ra ý tưởng này đều vấp phải một bức tường do dự. Đây là lần đầu tiên Liên Hiệp Châu Âu (EU) tập trung cho một "chiến lược hợp tác Ấn Độ-Thái Bình Dương". Một chiến lược không bao giờ nêu tên Trung Quốc, nhưng cho thấy sự cần thiết phải có lời đáp nhất quán trước một cường quốc Châu Á ngày càng đáng lo ngại.

Về hình thức, tài liệu này tránh công khai chỉ trích Bắc Kinh. Nhà nghiên cứu Frédéric Grare của Hội đồng Đối ngoại Châu Âu (ECFR) ghi nhận "tất cả những nhập nhằng của EU về chủ đề này : tất cả mọi người đều muốn hợp tác với Bắc Kinh, nhưng chỉ một số nhìn thẳng vào những khác biệt về giá trị, trong khi số khác tìm cách xóa mờ những phương diện có thể gây rắc rối trong quan hệ".

Với lời kêu gọi đồng thuận trong việc hợp tác và quan hệ đối tác, Hội Đồng Châu Âu nêu ra danh sách các mục tiêu chiến lược, mà một số cho thấy khoảng cách giữa Châu Âu với Trung Quốc.

Nhân quyền, Biển Đông : Những bất đồng lớn

Về mặt kinh tế, đó là "đa dạng hóa các chuỗi cung ứng… đặc biệt đối với các hệ sinh thái công nghiệp nhạy cảm nhất". Cuộc khủng hoảng Covid khiến Châu Âu nhận ra đã quá lệ thuộc vào một số mặt hàng y tế Trung Quốc. Tài liệu cũng nêu ra "các nguyên liệu tối cần thiết". EU biết mình bị trói buộc vào đất hiếm của Trung Quốc như thế nào, một nguyên liệu ngày càng hiếm hoi.

Một số đòn khác : văn bản kêu gọi hợp tác với các đối tác trong khu vực để đối mặt với tình trạng "tính phố quát của nhân quyền đang bị thách thức". Tài liệu cũng định ra mục tiêu "bảo vệ các tuyến đường hàng hải tự do và rộng mở", ý nói căng thẳng trên Biển Đông. Tuy nhiên thực tế đặt ra vấn đề về năng lực hàng hải của EU : Brexit khiến Liên hiệp mất đi một trụ cột quân sự mà Đức còn lâu mới thay thế được, khiến Pháp trở thành nhân tố vững chắc duy nhất của cả khối.

Theo chuyên gia Frédéric Grare, còn hơn cả nội dung, "ngay chính sự hiện hữu của văn bản này đã là một điểm mới thực sự". Được thúc đẩy bởi một nước Pháp từ lâu vẫn đơn độc, tài liệu chỉ có thể ra đời sau khi Đức thay đổi quan điểm – Berlin đã công bố chủ trương về đề tài này của nước mình vào mùa thu 2020. "So với những ngần ngại ban đầu, đây là một bước tiến rõ rệt", chứng tỏ Châu Âu đã có cái nhìn khác về Trung Quốc, đặc biệt kể từ sau đại dịch.

Nhưng đây còn là việc xích lại gần hơn với Mỹ. Trong một thế giới mà Hoa Kỳ - dù tổng thống là ai đi nữa - vẫn coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược, khó thể là đối tác khả tín của Washington mà không chứng tỏ rằng Châu Âu cũng cân nhắc mối quan hệ với cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới.

Putin bất cần phương Tây, nhưng mong đối thoại ngang hàng với Mỹ

Về phía Nga, "Moskva nhìn sang Washington và duy trì phương Tây dưới áp lực", theoLa Croix. Tuy Vladimir Putin không còn quan tâm đến việc thích nghi với phương Tây, ông vẫn hy vọng hòa thuận được với Mỹ, đồng thời mở rộng vùng ảnh hưởng truyền thống.

Vẫn luôn ngự ở điện Kremlin, Putin đã nhìn thấy nhiều tổng thống Mỹ "đi qua đời mình" : Bill Clinton, George W.Bush, Barack Obama, Donald Trump và nay là Joe Biden. Hôm nay trong bài diễn văn truyền thống trước Quốc hội, quan hệ với Mỹ hẳn được ông đề cập đến. Putin biết rõ ông Biden, vào thời Obama đã cố gắng thúc đẩy quan hệ Mỹ-Nga nhưng không thành công. Ngày nay tuy thế giới đã thay đổi, nhưng với các vụ tấn công tin học, trục xuất các nhà ngoại giao, tập trung quân ở biên giới Ukraine, Moskva vẫn chiếm hàng đầu trong báo cáo tuyệt mật "Daily Brief" mà tình báo Mỹ trình lên tổng thống mỗi buổi sáng.

Nhà đối lập Alexei Navalny, cái gai trong mắt Putin lâu nay đã bị đầu độc rồi bị tống vào tù. Với việc sửa đổi Hiến pháp, Putin có thể tại vị đến tận năm 2036, nên yên tâm theo đuổi một chính sách đối ngoại bất cần phương Tây. Điểm mới là từ các vùng ảnh hưởng truyền thống của Liên Xô cũ, nay Moskva mở rộng sang các khu vực khác như Libya, Venezuela, Trung Phi ; với các hoạt động từ ngoại giao cho đến việc đưa sang lính đánh thuê, cố vấn quân sự.

Đề nghị tổ chức cuộc họp thượng đỉnh Nga-Mỹ của Joe Biden hôm 13/04, được điện Kremlin hoan nghênh, cho dù hai ngày sau là một loạt trừng phạt. Putin không từ bỏ hy vọng đối thoại ngang hàng với Hoa Kỳ, mà theo giáo sư Cyrille Bret của Science-Po Paris, "vì quan hệ với Trung Quốc mất cân bằng, Moskva lo ngại bị rơi xuống hàng thứ hai trong địa chính trị". Do bất đồng trên các hồ sơ lớn như Ukraine, Putin mong đồng tình được với Mỹ về các chủ đề khác như kiểm soát vũ khí hay biến đổi khí hậu.

Tổng thống Tchad tử thương trên chiến trường ngay hôm tái đắc cử

Tổng thống Tchad ở Châu Phi tử trận khi vừa tái đắc cử là đề tài chính của các báo Pháp hôm nay. La Croixchạy tựa "Idriss qua đời, Tchad bất ổn". Le Figaro đăng ảnh chân dung kèm theo lời bình, với cái chết của tổng thống Tchad Idriss Déby, Pháp mất một đồng minh trong cuộc chiến ở Sahel. Libérationdành hẳn bốn trang báo và đăng bức ảnh lớn ngoài bìa, với dòng tít "Tổng thống Tchad tử trận, nước Pháp mất đi Déby".

Le Figarotrong bài "Idriss Déby, chết trong lúc đang cầm vũ khí", thuật lại tình hình ở Tchad lúc vị tổng thống cầm quyền từ 30 năm qua ngã xuống trong một trận đánh với quân nổi dậy. Déby đã sống và chết như một chiến binh. Tin đồn bắt đầu lan ra vào chiều thứ Hai 19/04, khi các xe thiết giáp bỗng bao quanh Phủ tổng thống. Được chờ đợi vào buổi tối hôm đó để mừng tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 6 với 79% số phiếu, ông vẫn không thấy xuất hiện. Sáng thứ Ba, các đài truyền thanh chỉ phát toàn nhạc, và đến trưa phát ngôn viên quân đội, bao quanh là các tướng lãnh, mới đọc một thông cáo ngắn : "Tổng thống Idriss Déby Itno vừa trút hơi thở cuối cùng trên trận địa".

Thông tín viên của Libération thuật lại, tối thứ Hai những tràng súng đã nổ ra vang dội để mừng chiến thắng của Déby. Liệu ông có còn nghe thấy hay đã qua đời lúc 21 giờ hôm đó, khi ủy ban bầu cử loan báo kết quả ? Le Figaro cho biết theo nhiều nguồn tin, vị tổng thống 68 tuổi vừa tự phong thống chế cách đây không lâu, dẫn đầu một toán quân đi đẩy lùi nhóm nổi dậy FACT toan xâm nhập từ Libya. Trận đánh dữ dội nổ ra, tổng thống bị thương nặng và sau đó tử vong. Chuyên gia Roland Marshall nhận định, Déby là như vậy, rất can đảm và lại khá vô ý thức. Ông sẽ được an táng ở thủ phủ ở miền đông, sau lễ tưởng niệm long trọng ở quảng trường Nation. Bốn ngày sau loạt súng chào mừng tái đắc cử tổng thống, người chiến binh Déby lại được tiễn đưa bằng những loạt đại bác quốc tang.

Phương Tây trong thế lưỡng nan

Cái chết của ông để lại một khoảng trống lớn đầy nguy hiểm. Quân đội loan báo nắm quyền, Hiến pháp và Quốc hội bị tạm ngưng, ban hành lệnh giới nghiêm, đóng cửa biên giới trên bộ và không phận. Một Ủy ban Quân sự chuyển tiếp được thành lập, đứng đầu là tướng bốn sao Mahamat Idriss Déby - thường gọi là Mahamat Kaka, một trong những người con của tổng thống quá cố. Vị tướng 37 tuổi kín tiếng này tuy chỉ huy DSSIE, một lực lượng tinh nhuệ, nhưng không có được hào quang của người cha. Đối lập sau nhiều thập niên bị đàn áp, vẫn chưa chính thức phản ứng.

Trong bài xã luận mang tựa đề "Hỗn loạn", Libérationnhận xét Idriss Déby là một sản phẩm thuần túy của Pháp thời kỳ thuộc địa, và nhất là đồng minh của Paris tại khu vực Trung Phi đầy bất ổn.

Nằm giữa Libya, Niger, Cameroun, Cộng hòa Trung Phi, Nigeria và Soudan, Tchad có vị trí chiến lược trong cuộc chiến của Pháp chống quân thánh chiến ở vùng Sahel. Quân đội Tchad, một trong những đội quân thiện chiến nhất của G5 Sahel, là mũi nhọn trong các trận đánh từ Mali, Nigeria tới Trung Phi. Déby lên nắm quyền năm 1990 nhờ sự hỗ trợ của DGSE (Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp), và Paris đã nhiều lần cứu chế độ của ông khi bị quân nổi dậy đe dọa. Pháp vốn trông cậy vào Déby để củng cố lực lượng Barkhane, trở nên dễ tổn thương hơn.

Les Echoscho rằng đây là một bước ngoặt trong cuộc xung đột ở vùng Sahel. Vùng đất có gần 100 triệu dân, giống như một nồi súp-de với các vụ bắt con tin, khủng bố, buôn lậu vũ khí, ma túy, xăng dầu và cả buôn người. Phương Tây trong thế lưỡng nan : tiếp tục một cuộc chiến không lối thoát và không thể chiến thắng, hay để mặc cho khu vực này rơi vào hỗn loạn với nguy cơ phải chịu đựng làn sóng người tị nạn – và cả vấn đề này cũng không có được giải pháp. Bài xã luận của Le Figarochơi chữ, cho rằng vào lúc quân Mỹ rút khỏi Afghanistan, Pháp không nên trở thành con tin trong chiếc bẫy "Africanistan".

Mỹ rút khỏi Afghanistan, Pakistan hy vọng mở rộng ảnh hưởng

Từ Kaboul, Le Figaro có bài phóng sự cho biết "người Afghanistan lo sợ quân Taliban quay lại sau khi Mỹ ra đi". Một tài xế taxi nói : "Thế là chúng tôi sắp phải đơn độc, không chừng vài tháng nữa phụ nữ sẽ bị buộc phải mặc burqa (loại áo trùm kín người)". Khi Taliban nắm quyền từ 1996 đến 2001, phụ nữ Afghanistan không được đi làm, đi học, thậm chí không được ra khỏi nhà nếu không có nam giới đi kèm. Âm nhạc, điện ảnh, khiêu vũ đều bị cấm ; những ai vi phạm có thể bị ném đá, tùng xẻo hoặc treo cổ. Một thiếu nữ thất vọng : "Người Mỹ đã bỏ rơi chúng tôi !"

Trong khi đó Pakistan hy vọng mở rộng được ảnh hưởng. Ngay từ khi Taliban mới nổi lên, tình báo Pakistan đã cung cấp phương tiện và hậu cứ, quan hệ chặt chẽ đến nỗi khi cuộc chiến Afghanistan bắt đầu cho đến nay, tất cả tổng thống Mỹ đều yêu cầu Pakistan trước hết phải vô hiệu hóa các lãnh đạo Taliban trên lãnh thổ mình và sau đó thuyết phục đối thoại. Nếu Taliban quay lại, Pakistan có thể tranh thủ để ngăn chặn ảnh hưởng của Ấn Độ trong vùng, và yên tâm tiến hành việc xây dựng đường ống dẫn dầu TAPI. Islamabad đã được Bắc Kinh chuyển cho trên 60 tỉ đô la chủ yếu là cho vay để thực hiện dự án này, Pakistan hy vọng nhờ đó sẽ thoát khỏi tình trạng phá sản.

Thụy My

Published in Quốc tế

Liên Âu : Từ cuộc chiến chống Covid-19 đến cuộc chiến giữ vac-xin

Phương Tây tập hợp lại liên minh tạo mặt trận đối phó với Trung Quốc và Nga ; Châu Âu tiếp tục chật vật tìm giải pháp bảo đảm nguồn cung ứng vac-xin để thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng phòng Covid-19 ; Thổ Nhĩ Kỳ bỗng nhiên ngả sang Liên Âu khi gặp khó khăn… Và tất nhiên không thể thiếu các trang báo về cuộc chạy đua với thời gian chiến chống đại dịch Covid ở Pháp cũng như nhiều nơi khác. Đó là những chủ đề được quan tâm nhiều trên các báo Pháp ra hôm nay.

cov1

Pfizer-BioNTech, AstraZeneca, và Moderna : ba loại vac-xin phòng Covid-19 được sử dụng tại Châu Âu. Ảnh minh họa.  Reuters – Dado Ruvic

Trước hết đến với nhật báo Le Monde. Tờ báo trở lại sự kiện hôm 23/03 vừa qua, tại Bruxelles, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có cuộc họp với các đồng minh trong khối NATO. Mục đích cuộc họp này là để "Hoa Kỳ trấn an các đồng minh". Le Monde ghi nhận, cuộc họp dầu tiên dưới chính quyền Biden này mở ra một "quan hệ mới" mà "Bruxelles đang rất mong đợi, để xóa đi 4 năm căng thẳng chưa từng có, khi chính quyền Donald Trump đã làm lung lay nền móng của tổ chức". Với các nước Châu Âu thì đây là dịp hội ngộ, còn về phần chính quyền mới ở Mỹ thì đây cũng là dịp để khôi phục lại rõ ràng mối quan hệ với các đồng minh. Đó là khẳng định lại "tầm quan trọng của NATO", cam kết "đầu tư, hiện đại hóa" khối đồng minh quân sự này.

Tuy nhiên, theo Le Monde, vẫn còn những chi tiết bất đồng trong lập trường của Washington và của các nước Liên Hiệp Châu Âu, cũng như trong nội bộ NATO như "vấn đề quan hệ với Trung Quốc, dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 hay về vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong liên minh". Nhìn chung đây là cuộc gặp đầu tiên, chủ yếu là để trấn an nhau bằng những cam kết, chưa thể có những quyết định gì lớn, nhưng lại phản ánh sự phân hóa địa chính trị trên thế giới hiện nay.

Trong một bài báo khác trên trang Quốc tế, Le Monde cũng đề cập đến cuộc gặp giữa ngoại trưởng hai nước Nga và Trung Quốc. Giữa lúc phương Tây đang tập hợp đội ngũ nhằm vào mình, Bắc Kinh và Moskva cũng lập "mặt trận chung đối phó lại với phương Tây", chủ yếu là với việc chính quyền Mỹ của Joe Biden, đang đánh giá lại các hồ sơ lớn quốc tế cũng như ngày càng tỏ rõ lập trường cứng rắn với hai cường quốc đối địch này.

Châu Âu thận trọng với Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyển qua nhật báo La Croix, vẫn là chủ đề địa chính trị, liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu. Là một thành viên của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời của tổng thống Erdogan trong suốt giai đoạn dài vừa qua luôn tỏ ra ương ngạnh, sẵn sàng lên gân hay ly khai với các đồng minh phương Tây, giờ đây bỗng đổi hướng chiến lược, quay sang ngỏ ý muốn xây dựng quan hệ tốt với Châu Âu.

Nhật báo công giáo chạy tựa lớn trang nhất cho thấy ngay lý do : "Lâm vào khủng hoảng, Thổ Nhĩ Kỳ quay lại hướng Châu Âu". Hôm nay, các lãnh đạo Châu Âu có cuộc họp xem xét lại quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia hiện đang lâm vào khó khăn kinh tế nghiêm trọng. Tờ báo nhận xét, quan hệ Liên Âu – Thổ Nhĩ Kỳ từ nhiều tháng nay liên tục căng thẳng vì các xung đột quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành tại Syria, gây căng thẳng ở đông Địa Trung Hải với Hy Lạp hay Libya. Gần đây tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ liên tiếp có những tuyên bố muốn có quan hệ tốt với Liên Âu. Nguyên do được giới quan sát chỉ ra là chính quyền Erdogan từ cuối năm qua đã gặp quá nhiều khó khăn, cảm thấy không thể đơn thương độc mã nữa, nên quay sang ve vãn Liên Âu. La Croix ghi nhận, tuy sẵn sàng hòa dịu, nhưng Châu Âu cũng rất thận trọng với sự xích lại gần của Thổ Nhĩ Kỳ.

Châu Âu khởi động cuộc chiến giữ vac-xin

Chuyển sang vấn đề đang làm cả Liên Hiệp Châu Âu lo lắng nhất lúc này là làm sao bảo đảm được nguồn cung ứng vac-xin phòng Covid, trong lúc các nước trong Liên Hiệp đang chật vật chống chọi với làn sóng dịch thứ 3.

Đây là chủ đề nóng của cuộc họp thượng đỉnh Châu Âu qua truyền hình hôm nay. Le Figaro có bài : "Các nước Châu Âu sẵn sàng cấm xuất vac-xin ra ngoài Liên Âu" để bảo đảm được cung cấp theo đơn đặt hàng trước. Ngay từ đầu đại dịch cho đến nay, chiến dịch tiêm chủng Châu Âu đã liên tiếp bị thất bại. Trong khi hàng loạt nước như Pháp, Đức Hà Lan, Bỉ trong những ngày qua phải tăng cường các biện pháp thắt chặt phòng dịch. Để chống làn sóng dịch thứ 3, hy vọng duy nhất của các nước đặt hoàn toàn vào thành công của chiến dịch tiêm chủng mở rộng. Thế nhưng, cả Liên Âu lại rơi vào tình trạng thiếu thuốc, trong khi đây lại là nơi tập trung các nhà máy bào chế vac-xin ngừa Covid, hiện đang lưu hành. Theo số liệu chính thức, đến nay mới có 70 triệu liều vac-xin được giao cho các nước thành viên, rất thấp so với đơn đặt hàng 300 triệu liều của Liên Hiệp Châu Âu. Trong khi 43 triệu liều vac-xin đã được các hãng dược cho xuất ra ngoài Châu lục, thì vac-xin vẫn chỉ được ung cấp nhỏ giọt cho Liên Hiệp. Hiện tại, các nước trong Liên Âu đã tiêm hết 60 triệu liều, đạt 12% dân số. Cùng lúc, tỷ lệ tiêm chủng của Mỹ là 30% dân số, ở Anh Quốc là 40%. Đó là lý do khiến Ủy Ban Châu Âu quyết định sẽ siết chặt hơn nữa việc xuất vac-xin ra khỏi lãnh thổ của Liên Âu, cho dù quyết định như vậy gây không ít tranh cãi về vấn đề tự do mậu dịch.

Liên Âu đặt mục tiêu đến hết mùa hè này, 70% dân số trong khối sẽ được tiêm vac-xin. Mục tiêu khó có thể đạt được với tiến độ cung ứng vac-xin như hiên nay. Tranh cãi căng thẳng còn dấy lên giữa Liên Âu và Anh Quốc, nước đã ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, nhưng là khách hàng đặt vac-xin chủ yếu của AstraZeneca, hãng được mang màu cờ sắc áo của Anh. Mặt khác, Anh cũng là nước được nhập vac-xin các loại nhiều nhất từ lãnh thổ của Liên Âu.

Les Echos nhìn thẳng vào dự định cấm xuất khẩu vacxin qua hàng tựa trang nhất : "Vac-xin : Liên Âu tự vũ trang trước Anh Quốc". Vận dụng đến cơ chế quản lý thương mại và nhân danh chủ quyền kinh tế, để bảo đảm nguồn vac-xin, chỉ là biện pháp mang tính răn đe và đến nước cùng mới phải làm, các báo đều có chung nhận xét.

Cuba bên bờ khủng hoảng thực phẩm

Vẫn liên quan đến những hệ lụy của dịch Covid 19, Le Figaro có bài phóng sự dài về tình trạng thiếu thốn lương thực ở Cuba, giờ càng trầm trọng vì dịch bệnh.

Bài phóng sự có tiêu đề : "Cuba bên bờ hỗn loạn thực phẩm". Bài phóng sự cho thấy, đất nước này từ nhiều năm qua luôn trong tình trạng thiếu thốn lương thực thực phẩm. Giờ đây với dịch Covid-19, tình hình càng trở nên trầm trọng, người dân ở thủ đô La Havana phải xếp hàng nhiều giờ để mua vài trăm gram gạo hay thịt gà, loại thịt thi thoảng mới có.

Bài phóng sự ghi nhận khắp thủ đô Cuba, các cửa hàng, quán ăn đóng cửa không phải vì phòng dịch, mà vì không có gì để bán. Vẫn duy trì chế độ bao cấp, nhưng chính phủ đã không thể cung cấp hàng hóa, lương thực thực phẩm cho dân. Đầu cơ, tích trữ hàng, chợ đen nở rộ một cách nhốn nháo, càng làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm thực phẩm, và người dân là nạn nhân đầu tiên.

Ngày càng có nhiều người Cuba bằng cách này hay cách khác tìm cách bỏ nước ra đi. Còn lại chính quyền cộng sản tiếp tục kiên định với đường lối xã hội chủ nghĩa và đổ cho Hoa Kỳ là nguyên nhân gây ra nỗi thống khổ của người Cuba.

Đuốc Olympic Tokyo không tắt

Trở lại với nhật báo La Croix với một sự kiện diễn ra trong ngày hôm nay ở Nhật Bản, cuộc rước đuốc Olympic. Từ thành phố Fukushima biểu tượng cho sự hồi sinh và tái thiết sau vụ sóng thần và tai nạn hạt nhân khủng khiếp cách đây 10 năm, ngọn đuốc Olympic bắt đầu hành trình về thủ đô, chuẩn bị cho lễ khai mạc kỳ Thế Vận Hội ToKyo đầy biến động, dự kiến vào ngày 23/06 tới.

Tờ báo dành bài phân tích dài lấy tựa đề : "Ngọn lửa Thế Vận Hội Tokyo chập chờn, nhưng không tắt". Theo La Croix từ vài tuần nay, ở Tokyo lan truyền một giai thoại đùa vui về Thế Vận Hội rằng "Tháng Ba chúng ta có Thế vận hội không khán giả nước ngoài, tháng Tư sẽ là Thế Vận hội không khán giả Nhật, tháng Năm chúng ta sẽ có Thế Vận Hội không vận động viên". Giai thoại hài hước này nói lên số phận bất ổn của kỳ Thế Vận Hội, ban đầu được người Nhật hằng ao ước, nhưng đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn tất cả. Thế Vận Hội Tokyo 2020 bị đẩy lùi một năm. Dịch Covid-19 vẫn hoành hành ở nước chủ nhà, với những diễn biến không lường trước được. Chính phủ và các nhà tổ chức quyết tâm bằng mọi giá duy trì sự kiện, đành phải nghe ngóng rồi đưa ra các giải pháp chạy theo sau Covid-19.

Ngày càng đông người dân không còn muốn có Tokyo 2021, giờ có xu hướng chuyển thành một kỳ Thế Vận Hội "giãn cách", một phương thức sinh hoạt đã trở nên quen thuộc với mọi người dân trên thế giới từ một năm nay.

Theo La Croix, hành trình rước đuốc đã xuất phát, "ngọn lửa thiêng chập chờn nhưng không tắt. Đây sẽ là kỳ Thế Vận Hội không giống với các kỳ khác, vì hoàn cảnh đặc biệt buộc phải thích nghi", La Croix kết luận.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Các biện pháp trừng phạt như lệnh cấm nhập cảnh và đóng băng tài sải là các biện pháp trừng phạt đầu tiên liên quan đến vi phạm nhân quyền kể từ vụ Thiên An Môn 

eu1

Một số nhà ngoại giao cho biết Liên Hiệp Châu Âu (European Union - EU) nhắm vào Trung Quốc với các biện pháp trừng phạt đối với vi phạm nhân quyền lần đầu tiên kể từ cuộc đàn áp ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, đưa bốn người và một thực thể ở Tân Cương vào danh sách đen, một số nhà ngoại giao cho biết.

Các quan chức cấp cao của EU đã đồng ý sử dụng chế độ trừng phạt nhân quyền mới nhằm vào các quan chức Trung Quốc vào thứ Năm, sau khi các cuộc đàm phán kéo dài trong tuần này một lần nữa cho thấy sự chia rẽ của khối này trong cách tiếp cận với Bắc Kinh.

Các biện pháp trừng phạt, bao gồm lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản, đang được áp đặt vì các hành động của Bắc Kinh ở Tân Cương mà Mỹ và một số chính phủ Châu Âu đã gán cho tội ác diệt chủng đối với người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

Quyết định này vẫn cần ký kết chính thức, dự kiến khi các ngoại trưởng nhóm họp vào cuối tháng 3. Các quan chức Trung Quốc được đưa vào danh sách dài hơn gồm những người bị cáo buộc vi phạm nhân quyền từ Nga, Triều Tiên và Châu Phi.

Tên của các quan chức sẽ chỉ được công bố sau khi có quyết định chính thức.

Quyết định này là dấu hiệu mới nhất cho thấy mặc dù giữ các kênh cởi mở với Bắc Kinh và thúc đẩy quan hệ kinh tế sâu sắc hơn, EU vẫn sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc về nhân quyền và các vấn đề khác. EU đang cố gắng duy trì sự cân bằng tế nhị — và thường xuyên gây chia rẽ — trong mối quan hệ với một quốc gia mà họ gọi là đối thủ cạnh tranh, đối tác và đối thủ hệ thống.

Năm ngoái, EU đã trừng phạt hai cá nhân và một công ty Trung Quốc vì liên quan các cuộc tấn công mạng.

Trong năm qua, EU đã thúc ép các quan chức cấp cao của Trung Quốc, kể cả Chủ tịch Tập Cận Bình, về vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, cách đối xử các nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo, cũng như việc Bắc Kinh thắt chặt sự kìm kẹp ở Hồng Kông. Điều đó đã gây ra sự phản đối gay gắt từ các quan chức Trung Quốc, khi ông Tập tấn công các nhà lãnh đạo EU vì vấn đề nhân quyền của chính họ và các quan chức khác yêu cầu Châu Âu không can thiệp vào các vấn đề nội bộ.

Tuy nhiên, cùng lúc đó, EU và Trung Quốc đã thực hiện các bước quan trọng để làm sâu sắc hơn các liên kết kinh tế. Vào tháng 12, hai bên đã kết thúc bảy năm đàm phán về một thỏa thuận đầu tư, điều này đã thu hút sự quan ngại từ chính quyền sắp tới của Biden và từ một số nhà lập pháp ở Brussels.

Vào thời điểm hiệp định đầu tư vẫn chưa được phê chuẩn, quan chức EU khẳng định hiệp định sẽ không ngăn cản họ áp dụng áp lực lên các vấn đề như nhân quyền và Hong Kong, đồng thời cho biết các lệnh trừng phạt nhân quyền mới được đưa ra hồi tháng 12 là một phương tiện để làm như vậy.

Phái bộ Trung Quốc tại Brussels không bình luận gì ngay lập tức về thỏa thuận trừng phạt.

Đầu tháng này, EU đã sử dụng các biện pháp trừng phạt nhân quyền, tương tự như Đạo luật Magnitsky của Hoa Kỳ lần đầu tiên để trừng phạt những người liên quan đến việc bỏ tù nhà đối lập Nga Alexei Navalny. Tuy nhiên, EU đã lên kế hoạch cho một vòng trừng phạt rộng lớn hơn đối với các quan chức trên toàn cầu vì vi phạm nhân quyền.

Tuy nhiên, phải mất ba ngày hội đàm giữa các đại sứ EU tại Brussels trong tuần này để khắc phục những khác biệt về danh sách các mục tiêu trừng phạt. Chính phủ của Thủ tướng Hungary Viktor Orban, vốn có mối quan hệ chính trị và kinh tế nồng ấm với Bắc Kinh, phản đối các lệnh trừng phạt mới, nhưng 27 chính phủ EU đã đạt được thỏa thuận vào chiều thứ Năm.

Sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc sử dụng vũ lực gây thương vong đối với những người biểu tình ở Bắc Kinh vào năm 1989, EU đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế và cấm vận đối với Trung Quốc, nhưng các lệnh cấm vận này đã bị loại bỏ khi mối quan hệ với Bắc Kinh phát triển vào những năm 1990 và 2000. EU vẫn duy trì lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, khi ông Tập thắt chặt kiểm soát ở Trung Quốc, căng thẳng đã gia tăng giữa EU và Bắc Kinh, với các cuộc chiến về các vấn đề thương mại và nhân quyền cũng như căng thẳng về những gì EU coi là thông tin sai lệch của Trung Quốc về đại dịch corona. EU đã bắt đầu thảo luận về những thách thức của Trung Quốc với Washington, mặc dù họ khẳng định sẽ theo đuổi đường lối độc lập của riêng mình với Bắc Kinh.

"Có một động lực thực sự đang được tiến hành. Những người bạn Trung Quốc của chúng tôi đang gặt hái những gì họ đã gieo ở Châu Âu ", một nhà ngoại giao EU nói.

Tháng 7 năm ngoái, EU đã thông qua một số biện pháp khiêm tốn đối với cuộc đàn áp của Trung Quốc ở Hồng Kông, hạn chế các thỏa thuận dẫn độ với đảo quốc này. EU hiện đang cân nhắc các biện pháp bổ sung.

Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đặc biệt thúc đẩy EU duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc đã tăng gấp bội, và bà Merkel là người ủng hộ mạnh mẽ việc nhanh chóng ký kết thỏa thuận đầu tư.

Mỹ đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức và công ty Trung Quốc ở Tân Cương trong bối cảnh quốc tế lên án các trại cải tạo lớn dành cho công dân Duy Ngô Nhĩ với các cáo buộc vi phạm các quyền và cưỡng bức triệt sản. Ngay trước khi rời nhiệm sở, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã gọi các hành động của Trung Quốc ở tỉnh tây bắc này là diệt chủng .

Trung Quốc đã phủ nhận mọi hành vi ngược đãi đối người thiểu số Hồi giáo cũng như mọi hoạt giam cầm hàng loạt đối với người Duy Ngô Nhĩ.

Laurence Norman

Nguyên tác : EU to Sanction Chinese Officials Over Human-Rights Violations, The Wall Street Journal, 11/03/2021

Khánh An dịch

Nguồn : VNTB, 13/03/2021

Published in Diễn đàn

Lần đầu tiên EU gắn điều kiện dân chủ và khí hậu với cứu trợ

Anh Vũ, RFI, 21/07/2020

AFP hôm nay, 21/07/2020, dẫn thông báo của chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel cho biết lần đầu tiên Liên Hiệp Châu Âu gắn các điều kiện tôn trọng nguyên tắc dân chủ cũng như bảo vệ khí hậu với việc cấp tiền cứu trợ cho các nước thành viên, trong khuôn khổ kế hoạch phục hồi kinh tế hậu Covid-19 của Liên Âu vừa được thông qua.

eu1

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez (trái), tổng thống Pháp Emmanuel Macron (giữa) và thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) tại cuộc họp thượng đỉnh Bruxelles ngày 20/07/2020.  Pool/AFP

Trong cuộc họp báo sáng nay, sau bốn ngày đêm thương lượng khó khăn giữa lãnh đạo các nước thành viên, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu khẳng định : "Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Châu Âu, vấn đề cung cấp tài chính được gắn với mục tiêu bảo vệ khí hậu và tôn trọng Nhà nước pháp quyền".

Bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, cho biết đã đề xuất các công cụ chế tài đối với những trường hợp vi phạm Nhà nước pháp quyền.

Hungary và Ba Lan đang trong tầm ngắm của Bruxelles do hai nước này đã có những quyết định bị tố cáo là gây tổn hại đến chuẩn mực pháp lý và các giá trị dân chủ của Liên Hiệp Châu Âu.

Trước thượng đỉnh, đã có ý kiến đề nghị dự trù khả năng đình chỉ hoặc cắt giảm nguồn tài chính của Liên Hiệp Châu Âu đối với những nước không tôn trọng các giá trị chung của khối này.

Ba Lan và Hungary đã dọa sẽ phủ quyết việc gắn tài trợ với Nhà nước pháp quyền, nhưng cuối cùng các nước đã tìm được thỏa hiệp.

Theo cơ chế cam kết, mọi biện pháp đình chỉ hay cắt giảm nguồn tài chính của Châu Âu vì lý do vi phạm nguyên tắc Nhà nước pháp quyền phải được đa số các nước thành viên công nhận, tức là phải có 55% các nước thành viên chiếm 65% dân số toàn Liên Hiệp. Đây là điều kiện rất ít khả năng thành hiện thực, nhưng đó là thỏa hiệp cần thiết để Hungary và Ba Lan không bỏ phiếu chống kế hoạch gói tài chính phục hồi kinh tế 750 tỷ euro.

Anh Vũ

************************

Kế hoạch chấn hưng 750 tỉ euro : Liên Âu đạt thỏa thuận "lịch sử"

Trọng Thành, RFI, 21/07/2020

Sau bốn ngày thương lượng căng thẳng tại Bruxelles, sáng sớm hôm nay, 21/07/2020, lãnh đạo 27 nước Châu Âu đã đạt được thỏa thuận về kế hoạch chấn hưng, trị giá 750 tỉ euro, với mục tiêu giúp Châu Âu thoát thỏi cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử của khối, do đại dịch Covid-19.

eu2

Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel (phải) và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von Der Leyen tươi cười sau cuộc họp báo tại Bruxelles (Bỉ) ngày 21/07/2020.  Reuters - Pool

Kế hoạch chấn hưng, với số tiền trợ giúp không hoàn lại hàng trăm tỉ đô la, do Đức và Pháp thúc đẩy, có lợi trước hết cho các nước miền nam Châu Âu, nạn nhân chủ yếu của đại dịch (trước hết là Ý và Tây Ban Nha), bị nhóm các nước "khắc khổ" đứng đầu Hà Lan phản đối quyết liệt. Thượng đỉnh ban đầu dự kiến diễn ra trong hai ngày, rốt cuộc đã phải kéo dài bốn ngày. Rất nhiều lần thượng đỉnh gần như đi vào ngõ cụt, thất bại tưởng không tránh khỏi.

Điều chưa từng có đối với Liên Âu trong thỏa thuận được nhiều người đánh giá là "lịch sử" này là việc khối 27 nước chấp nhận nguyên tắc "chia sẻ nợ chung", cùng đóng góp để thanh toán các khoản tiền viện trợ của khối cho các thành viên lâm nạn. Để đạt được một thỏa hiệp, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, cựu thủ tướng Bỉ Charles Michel, đóng vai trò người trung gian trong thượng đỉnh này, đã đề xuất một kế hoạch chấn hưng, ít tham vọng hơn so với dự án ban đầu tiên. Theo ông, đề xuất dẫn đến thỏa hiệp này là "kết quả của một nỗ lực phối hợp tập thể hết sức căng thẳng".

Nhà nghiên cứu Frédéric Allemand, chuyên gia về Châu Âu, Đại học Luxembourg ghi nhận : "chưa bao giờ, cho đến lúc này, Liên Hiệp Châu Âu lại có được một năng lực tài chính lớn đến như vậy, ngoài ngân sách hàng năm". Hài lòng nhất trong số các lãnh đạo Châu Âu có lẽ là tổng thống Pháp và thủ tướng Đức, hai người đã sát cánh bên nhau bảo vệ đến cùng dự án ngân sách chưa từng có đối với Liên Hiệp. Thông tín viên Pierre Bénazet từ Bruxelles cho biết cụ thể :

Chúng ta hoàn toàn hiểu được vì sao các lãnh đạo Châu Âu lại hết sức hài lòng như vậy, sau 92 tiếng đồng hồ đàm phán ở đây. Phá kỷ lục thời gian đàm phán tại Nice cách đây 20 năm (về một hiệp định Châu Âu, giữa 15 quốc gia thành viên Liên Âu vào thời điểm đó). 

Tổng thống Emmanuel Macron ghi nhận đây là "một thời điểm lịch sử đối với Châu Âu". Đối với thủ tướng Đức Angela Merkel, họp báo bên cạnh nguyên thủ Pháp, "đây là một bằng chứng cho thấy Liên Âu là đáng tin cậy". Cùng một âm hưởng, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel tuyên bố "đây là một bằng chứng cho thấy Liên Âu có thể làm nên những điều kỳ diệu". 

Sau 4 ngày thương lượng, khối 27 nước đã đạt được đồng thuận về hai điểm chính. Trước hết về ngân sách 7 năm của Liên Hiệp Châu Âu, cho phép Liên Âu thực hiện các chương trình dự kiến, với tổng trị giá 1.074 tỉ euro. Đây là khoản tiền mà chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel đề xuất vào thời điểm khởi đầu đàm phán, số tiền còn cao hơn cả khoản dự trù cho ngân sách 7 năm đưa ra tại thượng đỉnh hồi tháng 2/2020, đã không được các thành viên Liên Âu chấp nhận.

Bên cạnh đó là khoản ngân sách cho kế hoạch chấn hưng, với tổng trị giá 750 tỉ euro. Để đạt được đồng thuận về dự án này, đề xuất Pháp - Đức phải chấp nhận nhân nhượng : số tiền trợ cấp không hoàn lại bị giảm xuống còn 390 tỷ euro (từ 500 tỷ euro). Tuy nhiên, đây vẫn là số tiền rất lớn so với lập trường của các nước thuộc nhóm "khắc khổ", hoàn toàn không muốn có khoản trợ cấp này. Đổi lại, các nước thuộc nhóm khắc khổ (Hà Lan, Đan Mạch, Áo, Thụy Điển) được phép giảm phần đóng góp cho ngân sách 7 năm của Liên Hiệp Châu Âu.

Phản ứng của Ý và Hà Lan

Ý, với 35.000 người chết do đại dịch Covid-19, sẽ là quốc gia được hưởng hỗ trợ nhiều nhất, với 28% tổng số tiền của kế hoạch chấn hưng sẽ được dùng để giúp Ý (trong đó có 81 tỉ euro trợ giúp không hoàn lại và 127 tỉ euro tín dụng). Từ Bruxelles, thủ tướng Ý Giuseppe Conte gửi đến người dân Ý thông điệp hoan hỉ : khối 27 nước "đã thông qua được một kế hoạch chấn hưng đầy tham vọng… cho phép chúng ta đối mặt với cuộc khủng hoảng này một cách hiệu quả".

Về phần mình, theo AFP, thủ tướng Hà Lan, quốc gia từng phản đối quyết liệt kế hoạch chấn hưng, cũng tỏ ra rất hài lòng sau thượng đỉnh. Ông Mark Rutte cho biết : "Tôi vui mừng về thỏa thuận này, và không có bất cứ thất vọng nào". 

Trọng Thành

Published in Diễn đàn

San sẻ nợ công, viên gạch cho một liên bang Châu Âu tương lai ?

Hội nghị thượng đỉnh Châu Âu đầu tiên không "ảo" như trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành là chủ đề chính của các báo Pháp hôm nay 17/07/2020.

nocong1

Các nhà lãnh đạo 27 nước Liên Hiệp Châu Âu lần đầu tiên gặp gỡ sau đại dịch, tại hội nghị thượng đỉnh ở Bruxelles ngày 17/07/2020. © Reuters/François Lenoir/Pool

Le Figaro chạy tựa trang nhất "Một hội nghị thượng đỉnh thiết yếu Châu Âu để tái thúc đẩy kinh tế". Nhật báo La Croix đặt câu hỏi "Nợ : Liên hiệp Châu Âu, một bước nhảy lớn ?". Việc chia sẻ nợ nần giữa các nước Châu Âu được bàn bạc tại hội nghị thượng đỉnh khai mạc hôm nay ở Bruxelles, liệu sẽ là bước đột phá tiến tới một liên bang hay không ?

Về thời sự nước Pháp, Le Monde quan tâm đến "Thủ tướng Jean Castex : Các chương trình cho 600 ngày" còn lại của nhiệm kỳ tổng thống Macron. Tựa chính của nhật báo kinh tế Les Echos nói về "Hiện tượng Tesla thúc đẩy ngành sản xuất xe hơi" : tập đoàn California sản xuất xe điện có trị giá trên thị trường chứng khoán tương đương với Toyota và Volkswagen cộng lại. Libération chạy tựa lớn trang nhất và dành nhiều trang trong cho thành phố nước Ý nổi tiếng bất đắc dĩ trong đại nạn virus corona : "Bergamo, thành phố tử đạo hồi phục".

Virus từ Vũ Hán đưa tử thần đến Bergamo

Trong bài phóng sự dài "Covid-19 : Tại Bergamo, một thế hệ đã biến mất", Libération gặp gỡ các cư dân địa phương vẫn còn sững sờ trước những gì đã phải chịu đựng, và nhìn nhận những sai sót trong việc xử lý khủng hoảng.

Trong nhiều tuần lễ, các nhân viên nhà đòn sáng nào cũng xếp hàng dài trước tòa thị chính Bergamo. Giacomo Angeloni, trợ lý trẻ của thị trưởng cho biết mỗi ngày nhìn độ dài của hàng người chờ nộp giấy chứng tử mà anh ước lượng được có bao nhiêu người chết hôm trước đó vì con virus từ Vũ Hán. Từng hợp tác với hiệp hội nhân đạo Caritas trước khi làm việc cho thành phố giàu có của vùng Lombardia 122.000 dân, Angeloni nhiều lần chứng kiến cái chết ở Kosovo, rồi đến Indonesia sau trận sóng thần, nhưng chưa bao giờ tưởng tượng sẽ phải đối mặt với tình hình tương tự ngay tại quê hương. Một vụ thảm sát mà người Bergamo chưa hề chuẩn bị.

Con virus đã cướp đi mạng sống của 35.000 người Ý (trong đó phân nửa ở Lombardia), nhưng Bergamo và thành phố Val Seriana lân cận phải chịu đựng thiệt hại nặng nề nhất. Trên 6.000 người đã chết, các nghĩa trang và cơ sở hỏa táng quá tải. Hình ảnh những đoàn xe vận tải quân sự chở các quan tài chạy trong đêm để hỏa táng tại các thành phố khác hồi giữa tháng Ba, đã trở thành biểu tượng cho đại dịch ở Châu Âu. Angeloni cho biết phải nhờ đến quân đội vì trong suốt 50 ngày, cứ mỗi 30 phút lại có một đám tang.

Tử thần để lại dấu ấn ở khắp nơi, không có gia đình nào mà không liên quan. Nhà báo Daniela Talocchi cho biết ở Bergamo, ai cũng có một người thân, người bạn hoặc người quen đã chết vì dịch Covid-19. Nhật báo Eco di Bergamo nơi cô làm việc hàng năm trong dịp lễ Các Thánh vẫn cho ra phụ trang đăng tên những người dân địa phương đã qua đời trong năm, khoảng 4.500, nhưng chỉ hai tháng con virus corona đã giết hại đến 6.000 người. Với 140 người chết mỗi ngày, có thể coi như một sát thủ xả súng vào đám đông, có khi cáo phó chiếm đến 1/3 tờ báo.

Một thế hệ đã ra đi không lời từ biệt

Tại bệnh viện hiện đại mang tên Giáo hoàng Gioan XXIII, vị giáo hoàng xuất thân từ Bergamo, tình hình đã khả quan hơn rất nhiều, trong khi vào cao điểm dịch phải nhận đến 550 bệnh nhân một ngày. Một bác sĩ đã mất đi mẹ vợ cho biết ảnh hưởng tinh thần vẫn còn đối với các nhân viên y tế chứng kiến cảnh bệnh nhân chết như rạ mà không có người thân bên cạnh. Một nữ y tá thổ lộ không bao giờ quên được ánh mắt hãi hùng của người bệnh. Ở Nembro, thành phố nhỏ cách Bergamo vài trạm tàu điện, có đến 188 nạn nhân trên 11.000 cư dân, nếu so với dân số nước Ý thì tương tự như 1 triệu người chết.

Tại Codogno, sau hai ca dương tính đầu tiên ngày 23/02, ai cũng ngỡ rằng nguy cơ vẫn còn xa, nhưng chỉ vài ngày sau đợt sóng thần dịch bệnh đã tràn đến, cả thị trưởng lẫn cảnh sát trưởng đều bị nhiễm. Thiếu khí oxy cho bệnh nhân, thiếu khẩu trang, đồ bảo hộ, chỉ còn tiếng còi xe cấp cứu vang rền trong thành phố… Cáo phó dán đầy những bức tường thay cho áp-phích quảng cáo. "Cứ như một vụ thảm sát. Một thế hệ đã biến đi" - Savino Moretti, một người về hưu cho biết chỉ trong 12 ngày, ông đã mất đến ba người anh em trai vì con virus. Cho đến nay, nghĩa trang thành phố Bergamo vẫn còn những ngôi mộ với các tấm bảng carton bọc nhựa ghi tên người quá cố vì không có thì giờ làm bia mộ.

Vì sao Bergamo phải chịu thiệt hại nặng nề đến thế, do phong tỏa trễ hay vận động hậu trường của ngành kỹ nghệ để không ngưng hoạt động của hàng ngàn công ty làm hàng xuất khẩu ? Dưới áp lực của gia đình các nạn nhân, trong đó có tập thể mang tên "Noi denunceremo" (Chúng tôi tố cáo), tư pháp Bergamo đã mở điều tra. Tuy nhiên khó thể tìm được "bệnh nhân số 0" tại vùng đất đông dân nhất nước Ý, mở cửa rộng nhất với bên ngoài, chủ yếu là với Trung Quốc.

San sẻ nợ công, viên gạch cho một liên bang Châu Âu tương lai ?

Về hội nghị quan trọng đang diễn ra của Châu Âu, Libération có bài "Tái thúc đẩy Châu Âu : Những ‘kẻ keo kiệt’ đang phục kích tại hội nghị thượng đỉnh hậu Covid". Le Monde nhận định "Bà Merkel trên tuyến đầu", Les Echos cho là "27 nước bước vào đấu trường". Le Figaro dành hai trang báo cho "Châu Âu trước thách thức khó khăn về tái thúc đẩy kinh tế", còn La Croix mạnh dạn đặt vấn đề "Châu Âu liệu có nhảy vọt thành liên bang hay không ?".

Với 1.800 tỉ euro được đặt ra trên bàn đàm phán, rõ ràng phải có sự hiện diện bằng xương bằng thịt. Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu (EU) sẽ phải thỏa thuận về ngân sách Châu Âu 2021-2027 (từ 1.000 đến 1.100 tỉ euro) và dự án tái thúc đẩy đại quy mô. Kế hoạch do Ủy Ban Châu Âu đề nghị là vô tiền khoáng hậu vì lên đến 750 tỉ euro (gồm 500 tỉ euro tài trợ, 250 tỉ euro cho vay) và mục tiêu tương trợ : EU sẽ đứng ra vay chung rồi phân bổ lại theo nhu cầu từng nước.

Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Die Zeit hôm 20/05 đã tuyên bố đây không phải là điều cấm kỵ. Ông nhắc đến Alexander Hamilton, bộ trưởng Tài chính Mỹ đầu tiên vào năm 1790 đã đạt được việc chuyển nợ công của 13 bang do cuộc chiến tranh độc lập để lại, thành nợ chung. Đây là giai đoạn quan trọng trong việc xây dựng nên Nhà nước liên bang Hoa Kỳ. Người ta dễ dàng so sánh với tình hình EU hiện nay. Việc san sẻ nợ công có thể là lực đẩy cho một liên minh ngân sách Châu Âu thực sự.

Tuy vậy trái phiếu chung EU chỉ giới hạn khoảng 1% GDP của khối, chứ không phải toàn bộ nợ công như ông Hamilton đã tiến hành ở Mỹ. Việc so sánh với Hoa Kỳ còn có thể phản tác dụng vì nếu nhấn mạnh đến việc xây dựng một liên bang Châu Âu có thể gây tâm lý lo sợ, như trường hợp Hiến pháp Châu Âu năm 2005, nhất là trong thời kỳ chủ quyền quốc gia đang được đề cao

Nhà chính trị học Christakis Georgiou nhấn mạnh, điểm mới và là dấu hiệu quan trọng, là chính bộ trưởng Tài chính Đức đã đưa ra so sánh này. Sự thay đổi rõ ràng là ngoạn mục, vì trong hội nghị của Hội đồng Châu Âu hôm 23/04, thủ tướng Đức vẫn còn phản đối. Nhưng Đức vốn thực dụng sau đó đã nhận ra rằng quyền lợi nước mình gắn chặt với EU. Đầu tháng Sáu, xuất khẩu của Đức vào các nước EU đã giảm 35%, đặc biệt với Pháp giảm 48%, Ý 40%... Từ nay các nước Bắc Âu không muốn san sẻ nợ với các nước khác, không còn có thể "núp sau lưng Đức", tuy nhiên vẫn có thể gây trở ngại lớn với nguyên tắc đồng thuận của 27 nước.

Vị thủ tướng chuyên đi xe đạp

Les Echos phác họa chân dung thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, người lãnh đạo không chính thức của nhóm bốn nước đòi thắt lưng buộc bụng, có thể ngáng chân cuộc thương lượng.

Mất đi đồng minh Anh sau Brexit, ông Rutte được coi như phát ngôn viên của bốn nước Hà Lan, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển, cương quyết phản đối kế hoạch tái thúc đẩy Châu Âu. Mark Rutte nổi tiếng là cứng rắn trong các cuộc họp ở Bruxelles, phát ngôn thẳng thừng ngay cả trước Donald Trump, nhưng trong nước thì ngược lại. Với chủ trương thỏa hiệp, ông lập được chính phủ liên minh trong bối cảnh chính trường chia năm xẻ bảy. Triết lý này khiến Rutte được mệnh danh là "Mister Silicone", vừa mềm dẻo lại vừa bền bỉ.

Nắm quyền từ một thập niên qua, chính khách phái tự do đôi khi bị tố cáo kiếm phiếu của cực hữu với chính sách nhập cư khắt khe, và không ngần ngại giảm lương của giới giáo viên, y tá. Tuy nhiên việc quản lý tốt dịch virus corona giúp ông vẫn dẫn đầu về tỉ lệ tín nhiệm. Vị thủ tướng 53 tuổi độc thân áp dụng cho chính mình nguyên tắc khắc khổ mà ông hy vọng áp đặt được lên Châu Âu : ông vẫn sống trong căn hộ mua được sau khi tốt nghiệp, dùng điện thoại Nokia đời cũ, tự lái một chiếc xe hơi rẻ tiền những lúc không chạy xe đạp được. Thủ tướng Hà Lan không có công xa lẫn tài xế, ông luôn đi xe đạp đến gặp các lãnh đạo nước ngoài.

Tài khoản Twitter của nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới bị tấn công

Một chủ đề khác rất được các báo chú ý là việc tài khoản của nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới trên mạng xã hội Twitter bị tin tặc đột nhập.

Thông tin hiện lên cuối giờ chiều thứ Tư 15/07 trong tài khoản cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden, ứng cử viên Dân chủ : "Tất cả bitcoin gởi đến địa chỉ sau đây sẽ nhận lại được gấp đôi. Nếu bạn gởi 1.000 đô la, tôi sẽ gởi lại 2.000 đô la. Chỉ trong vòng 30 phút thôi !". Tin Twitter tương tự cũng xuất hiện trên tài khoản cựu tổng thống Barack Obama, cựu thị trưởng New York Michael Bloomberg, tỉ phú Bill Gates, ông chủ Amazon Jeff Bezos và những ngôi sao như Kim Kardashian… có tài khoản cả trăm triệu người theo dõi. Tuy nhiên tổng thống Mỹ Donald Trump, người sử dụng Twitter nhiều nhất lại không bị ảnh hưởng.

Không phải do các chủ tài khoản sai sót trong bảo mật, mà từ một lỗ hổng an ninh của Twitter. Mạng xã hội này đành phải chận một số chức năng (như đổi mật khẩu, đăng tin) trong vài giờ. Tuy nhiên một số người đã bị mắc bẫy, số tiền ảo tương đương 115.000 đô la đã được chuyển cho tin tặc. Cách đây vài tháng, tài khoản của chính… ông chủ Twitter là Jack Dorsey cũng đã bị tấn công, tin tặc cho đăng các nội dung phân biệt chủng tộc, lăng mạ.

Cũng may vụ tấn công mới đây chỉ nhằm lừa đảo để kiếm bitcoin, người ta lo ngại nếu dùng cho mục đích chính trị sẽ gây tác hại rất lớn. Chẳng hạn tin tặc có thể giả danh những tên tuổi hàng đầu thế giới để thủ lợi ở thị trường chứng khoán, xúi giục biểu tình, gây hỗn loạn… Đặc biệt trong lúc chỉ còn bốn tháng nữa là đến kỳ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, việc chiếm lấy tài khoản chính thức của hai ứng cử viên ngay trong ngày bầu cử cùng với một số cơ quan truyền thông Mỹ, sẽ dẫn đến sự lũng đoạn chưa từng có trong cuộc bỏ phiếu quan trọng này.

Thụy My

Published in Quốc tế

Châu Âu bắt đầu cứng rắn với Trung Quốc

Bên cạnh mối quan tâm chính là các chủ đề về thúc đẩy các hoạt động khôi phục kinh tế trong nước sau dịch, các báo Pháp hầu hết đều chú ý đến cuộc đối thoại thượng đỉnh qua video giữa chủ tịch Ủy Ban Châu Âu và Hội Đồng Châu Âu với thủ tướng và chủ tịch Trung Quốc hôm 22/06/2020. Cũng giống như hầu hết các tờ báo khác, nhật báo kinh tế Les Echos ghi nhận : "Châu Âu cao giọng trước Trung Quốc".

lienau1

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với Trung Quốc tại Bruxelles (Bỉ), ngày 22/06/2020. Reuters - Yves Herman

Trong cuộc họp thượng đỉnh qua video kéo dài 1 giờ này, Châu Âu đã không khách sáo che giấu thất vọng về quan hệ hai bên và thẳng thắn hiếm thấy nêu với Bắc Kinh các vấn đề "nhạy cảm" mà trước đó người ta vẫn thấy EU né tránh, sợ làm mếch lòng Trung Quốc. Theo Les Echos, trong lúc Bruxelles triển khai các chính sách cảnh giác hơn đối với Trung Quốc, cuộc khủng hoảng virus corona và tình hình tồi tệ đi ở Hồng Kông càng làm quan hệ hai bên thêm dè chừng nhau hơn.

Trong cuộc hội đàm cấp cao này, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel đã có lời lẽ "đặc biệt cứng rắn với lãnh đạo Trung Quốc về các vấn đề an ninh mạng, quan hệ kinh tế, nhân quyền, quy chế về Hồng Kông cũng như về vấn đề khí hậu".

Nhìn chung, các lãnh đạo Châu Âu đều tỏ thất vọng. Châu Âu nhận thấy quan hệ hai bên thiếu sự qua lại và bây giờ không cần vội thúc đẩy, mà phải thay đổi trước về chiều sâu.  

Việc Bắc Kinh thắt chặt quản lý Hồng Kông cũng khiến "Liên Âu tỏ lo ngại về một nước Trung Quốc ngày càng trở nên ngạo mạn và hung hăng", tờ báo nhận xét.  Chính vì thế mà chủ tịch Hội Đồng Châu Âu nhấn mạnh đến mối "lo ngại sâu sắc" về nguyên tắc một đất nước 2 chế độ  với Hông Kông đang bị đe dọa. Bà Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu  thì khẳng định "với Châu Âu, nhân quyền và các quyền tự do cơ bản là không thể thương lượng".

Les Echos nhận thấy, trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nhiều năm qua Châu Âu đã tích tụ khá nhiều thất vọng. "Từ giờ trở đi EU bắt đầu triển khai chiến lược phòng thủ rõ nét hơn trước Bắc Kinh" và, "trong khi tìm kiếm mối quan hệ tương tác có tính xây dựng với Bắc Kinh về nhiều chủ đề đa phương, Châu Âu giờ dường như đang quyết tâm nâng tầm cuộc chơi trước một đối tác từ giờ được đánh giá là  đối thủ mang tính hệ thống", nhật báo kinh tế nhận định.

Đây là một sự thay đổi rõ rệt, không chỉ giọng điệu, mà còn cả về chiến lược với Trung Quốc của Liên Âu vốn trước đây vẫn bị đánh giá là nhu nhược và bất lực trước Bắc Kinh. Vấn đề còn lại là để xem từ lời nói đến hành động thực tế như thế nào trong khi mà Liên Âu vốn vẫn có điểm yếu là thiếu đoàn kết và thiếu các phương tiện gây áp lực.

Trong khi đó, "Trung Quốc của Tập Cận Bình trước tiên vẫn nhìn vào mối quan hệ dựa trên sức mạnh với câu hỏi Bắc Kinh luôn đặt ra : Đối thủ có cách nào để trừng phạt chúng ta ?". Theo như phân tích của chuyên gia về Trung Quốc của Pháp François Godement, trong bài trả lời phỏng vấn trên Les Echos, cũng về chủ đề cuộc đối thoại EU – Trung Quốc.

Covid-19  chưa bị đẩy lùi mà còn lăm le quay lại

Liên quan đến đại dịch Covid-19, các thông tin đang trở lại đầy lo lắng trên các báo. Trong khi dịch đang dần được đẩy lùi ở Châu Âu, đa phần các nước trong Liên Hiệp Châu Âu đang theo đuổi các kế hoạch giải tỏa và mở lại cửa biên giới,  ở nhiều nơi tiến triển của dịch vẫn đầy lo ngại đặc biệt sự xuất hiện trở lại ổ dịch lớn trong lò mổ ở Đức.

Thông tin được hầu hết các báo đăng tải với đầy lo ngại. Le Monde đưa tin "hơn 1300 ca nhiễm virus corona phát hiện tại lò mổ Gustersloh đang gây lo ngại ở Đức, khiến những người ủng hộ giải tỏa nhanh phải suy nghĩ lại". Theo Le Monde, từ đầu dịch đến nay nhiều lò mổ được xác định là những ổ Covid-19 ở Đức. Nhưng trường hợp mới phát hiện lần này gây lo ngại đặc biệt. Trước hết, đó là lò giết mổ gia súc lớn nhất Châu Âu. Thứ hai là số lượng ca nhiễm rất lớn. Đến ngày 21/06, tức 4 ngày sau khi phát hiện ổ dịch, tại lò mổ này đã ghi nhận được hơn 1.300 ca nhiễm trên tổng số gần 7.000 nhân viên của công ty. Cuối cùng, bởi vì đây là lần đầu tiên sau hai tháng gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa trong cả nước, chính quyền Đức đặt vấn đề có thể cho phong tỏa trở lại vùng dịch.

Trong khi đó xã luận báo La Croix kêu gọi "Cảnh giác", nhất là với nước Pháp. Đại dịch Covid-19 đúng là có vẻ chững lại ở Châu Âu. "Mong muốn lớn của mọi người đều là sang trang giai đoạn khó khăn. Bối cảnh chung khiến người ta nghĩ rằng dịch đã tắt. Trẻ em đã trở lại trường học, rạp phim mở cửa lại, các công ty lớn đẩy nhanh nhịp độ trở lại. trong các bệnh viện, các con số tử vong và người nhập viện cũng đã thuyên giảm".

Thế nhưng virus vẫn lan truyền, ở Pháp và Châu Âu, đặc biệt là nhiều nơi khác. Tổ chức Y tế Thế giới đầu tuần này đã cảnh báo "đại dịch tiếp tục tăng tốc trên thế giới". Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê giờ là tâm dịch, ở Hoa Kỳ, Ấn Độ, dịch vẫn còn hoành hoành, ở Trung Quốc bóng ma về làn sóng dịch thứ hai đang hiển hiện. Châu Phi dường như tránh được đại họa nhưng vẫn còn đó nỗi lo….

Xã luận tờ báo nhấn mạnh, phải luôn đề cao cảnh giác, nhất là khi "giả thuyết về dịch trở lại vào mùa thu đã được hội đồng khoa học của chính phủ Pháp nhận định là rất có khả năng xảy ra. Chúng ta vẫn phải sống chung với Covid -19".

Lại thêm nghịch lý trong cuộc chiến chống dịch ở Pháp

Vẫn liên quan đến chủ đề dịch virus corona, báo công giáo có bài viết "Hàng triệu test PCR không sử dụng  sắp sửa không thể dùng được". Sau một giai đoạn khan hiếm xét nghiệm vào thời điểm căng thẳng nhất của dịch, giờ đây các xét nhiệm ở Pháp lại rơi vào khủng hoảng thừa, có nguy cơ vút bỏ vào thùng rác. Tờ báo cho hay, vì dịch Covid-19 thuyên giảm, nhu cầu xét nghiệm bệnh thấp hơn rất nhiều với mục tiêu đề ra của chính phủ là làm từ 700 nghìn xét nghiệm PCR mỗi tuần. Hàng triệu mẫu sinh phẩm xét nghiệm giờ nằm im trong các tủ đông của các phòng thí nghiệm tư nhân. Các mẫu sinh phẩm xét nghiệm này sẽ hết hạn sử dụng trong vòng 2 tháng nữa.

Facebook hướng đầu tư vào  Châu Á

Vẫn trên trang báo Les Echos, liên quan đến Châu Á có bài phân tích của tờ báo có tiêu đề :  "Facebook đổ về Châu Á để viết nên trang sử mới  của mình".

Tờ báo nhận thấy, mặc dù chủ trương mở mang đầu tư ra bên ngoài, mạng xã hội số 1 thế giới trong vòng 6 tuần qua đã thực hiện hai vụ đầu tư lớn tại Châu Á. Facebook đang tìm đầu mối tăng trưởng nhờ và sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử và thanh toán di động trong khu vực này. Les Echos cho hay : Cuối tháng Tư, Facebook đã bỏ ra gần 6 tỷ đô la để có được 10% cổ phần của Reliance Jio, nhà mạng viễn thông hàng dầu của Ấn Độ. Đầu tháng 5, mạng xã hội này lại bỏ hàng trăm triệu vào Gojek, một công ty khởi nghiệp đầy hứa hẹn ở Indonesia về các ứng dụng. Với các vụ đầu tư lớn này, Facebook đang chuẩn bị sân bãi để triền khai ứng dụng thanh toán tiền WhatsApp Pay. Nếu Facebook giờ tập trung chú ý đầu tư vào Châu Á, đó là vì lục địa này là nguồn tăng trưởng với tiềm năng khổng lồ về số lượng người sử dụng, hiện 40% người dùng Facebook là ở Châu Á.

Amazon cắm chân vào Pháp làm bàn đạp ở Châu Âu

Liên quan đến một ông lớn khác trong nhóm những người khổng lồ Mỹ trong lịch vực công nghệ cao GAFA, nhật báo Libération dành hồ sơ chính cho Amazon, với  bài "Tại Pháp : Amazon muốn nắm quyền chỉ huy".

Libération cho biết,tập đoàn thương mại điện tử đang liên tiếp mở dự án cắm chân tại nước Pháp, để biến nước này thành một đầu cầu trong chiến lược phát triển ở Châu Âu. Sự bành trướng của Amazon đang gây tranh cãi và phản đối trong dư luận Pháp.

Theo Libération, tham vọng bành trướng của Amazon tại Pháp đang rõ dần. Trong thời kỳ gần như cả thế giới bị phong tỏa, nhưng người khổng lồ Mỹ trong lĩnh vực thương mại điện tử vẫn tận dụng tốt khủng hoảng y tế. Thu nhập của Amazon tăng 26% ở quý đầu năm nay. Giữa đại dịch, Amazon vẫn khẳng định vị thế số 1 trong lĩnh vực thương mại qua mạng tại Pháp. Thời hậu khủng hoảng tập đoàn quyết định nhắm tới Pháp làm trung tâm phát triển ra toàn Châu Âu.

Đang là thị trường lớn thứ 3 của Amazon tại Châu Âu, sau Anh Quốc và Đức, Pháp có lợi thế là có biên giới với 8 nước. Các kho chứa hàng của Amazon đang mọc lên liên tiếp trong nhiều vùng của Pháp và bắt đầu vấp phải sự phản đối của nhiều cư dân địa phương hay nhiều tổ chức chính trị xã hội.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Thương mại, bảo vệ khí hậu, Hồng Kông : Trung Quốc bỏ mặc EU – và thậm chí còn đe dọa tại thượng đỉnh trực tuyến EU-Trung Quốc

Châu Âu đang đòi hỏi nhiều từ giới lãnh đạo Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh. Nhưng Trung Quốc thậm chí còn tăng áp lực với các kế hoạch bao cấp cho nền kinh tế của mình.

eutq1

Chủ tịch Ủy ban EU, bà Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng EU, ông Charles Michel trong cuộc họp báo ngày 22/6/2020

Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc đã bị hoãn 2 lần và hiện chưa ấn định thời điểm mới. Chuyến đi Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Đức Merkel dự định vào tháng Bảy tới cũng sẽ không diễn ra.

Tại hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc trước đây, sau khi kết thúc đã có một cuộc họp báo chung và một tuyên bố chung. Nhưng hôm nay thứ Hai 22/6 đã không diễn ra như vậy. Chủ tịch Ủy ban EU, bà Ursula von der Leyen (chính trị gia Đức) và Chủ tịch Hội đồng EU, ông Charles Michel, đã xuất hiện trong cuộc họp báo mà không có đối tác Trung Quốc, và tuyên bố chung cũng bị hủy bỏ.

Lý do : Bắc Kinh không muốn. Sự kiện này cho thấy tình hình của mối quan hệ giữa hai bên. Sau hội nghị thượng đỉnh lần gần đây nhất vào mùa xuân 2019, Châu Âu đã thận trọng lạc quan cho rằng họ có thể vòi vĩnh được những nhượng bộ từ lãnh đạo Trung Quốc xung quanh Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Mặc dù Bắc Kinh đã đảm bảo bằng văn bản rằng họ muốn ký kết hiệp định đầu tư với EU vào cuối năm 2020, qua đó cải thiện các điều kiện cho những nhà đầu tư. Nhưng sau đó – lại một lần nữa – không có gì xảy ra nhiều. "Nhiều giao ước đã không được thực hiện đầy đủ", một quan chức cấp cao của EU chỉ trích.

Ít nhất một số chính trị gia ở Brussels hy vọng rằng hội nghị thượng đỉnh trực tuyến này sẽ mang lại động lực mới : Các cuộc đàm phán thương mại, cam kết bảo vệ khí hậu của Bắc Kinh và hành động của Trung Quốc tại Hồng Kông đã được bà Leyen và ông Michel đề cập đến. Tuy nhiên, dường như Tập và Lý không lắng nghe cho lắm.

"Chúng tôi phải đạt được một sự tiến triển", bà Leyen nhấn mạnh. Nhưng hội nghị thượng đỉnh này chỉ có thể là sự khởi đầu. Về hiệp định đầu tư, Bắc Kinh phải thể hiện nhiều thiện chí hơn nữa để có thể kết thúc các cuộc đàm phán vào cuối năm nay.

Mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc đã xấu đi

Hội nghị thượng đỉnh lẽ ra đã diễn ra vào cuối tháng 3 tại Trung Quốc, nhưng đã bị hoãn lại do sự bùng phát virus corona. Theo kịch bản ban đầu, cuộc họp này đáng lẽ khởi động cho một năm định hướng trong quan hệ song phương, mà đỉnh cao là một cuộc gặp mặt lịch sử của tất cả 27 nhà lãnh đạo EU với lãnh đạo Trung Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh – do Thủ tướng Angela Merkel đề xuất – tại Leipzig (Đức) vào giữa tháng 9 năm nay, gần đây cũng đã bị EU hoãn lại mà không ấn định thời điểm mới. Theo thông tin của tờ Handelsblatt, chuyến đi Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Đức Merkel dự định vào tháng Bảy tới cũng sẽ không diễn ra.

Việc hoãn hội nghị được nêu lý do là vì các hạn chế liên quan đến coronavirus. Tiến trình đàm phán chậm chạp cũng được viện dẫn giống như vậy trước thềm cuộc họp trực tuyến hôm nay. Nhưng đó chỉ là một nửa sự thật : mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc đã tiếp tục xấu hơn nữa trong những tháng qua.

Những nỗ lực của các quan chức chính phủ Trung Quốc giải thích virus Sars CoV-2 có nguồn gốc xuất phát từ nơi khác (không phải Trung Quốc) đã khiến Châu Âu phẫn nộ, không kém những sự việc khác Bắc Kinh tuyên truyền trên Internet.

Các quốc gia thành viên EU nhất trí lên án dự luật an ninh Hồng Kông là xâm phạm sâu rộng quyền tự trị. Bắc Kinh viện lý do rằng luật này nhằm tái lập trật tự và luật pháp trong khu vực hành chính đặc biệt của mình. Nhưng Châu Âu coi đây là sự vi phạm nguyên tắc "một quốc gia, hai hệ thống". Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel cho biết hành động của Trung Quốc tại Hồng Kông là "mối quan ngại nghiêm trọng" đối với EU.

Hôm thứ Sáu tuần rồi, Nghị viện Châu Âu cũng yêu cầu xem xét đưa vụ việc ra Tòa án Công lý Quốc tế. "EU không được nhắm mắt bỏ qua, nếu còn muốn giữ một vai trò địa chính trị ở đây", Chủ tịch phái đoàn Trung Quốc của Nghị viện EU Reinhard Bütikofer nói.

Căng thẳng chính trị cũng tác động xấu đến các cuộc đàm phán về hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn. Châu Âu yêu cầu mở cửa thị trường Trung Quốc rộng hơn nữa, ví dụ, cho các nhà sản xuất xe ô tô Châu Âu, nhà cung cấp dịch vụ tài chính và các công ty công nghệ sinh học. Ngoài ra, họ khăng khăng đòi hỏi rằng chính quyền không được gây bất lợi cho các công ty nước ngoài so với các công ty nhà nước và công ty tư nhân của Trung Quốc ; và Trung Quốc đáp ứng các tiêu chuẩn cao về bảo vệ môi trường và công nhân.

Tranh cãi về chính sách khí hậu

Chỉ khi Bắc Kinh đáp ứng những yêu cầu này, các quốc gia thành viên EU mới đồng ý với một hiệp định đầu tư : "Thỏa thuận xấu không phải là một lựa chọn", Đại sứ Đức tại EU Michael Clauss nói với tờ "South China Morning Post".

Norbert Röttgen, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Liên bang Đức nhấn mạnh : "Một hiệp định đầu tư chỉ có ý nghĩa đối với EU nếu các công ty Châu Âu được tiếp cận tốt hơn với thị trường Trung Quốc". Châu Âu chỉ có thể hình thành mối quan hệ với Trung Quốc bằng "sức mạnh có tính cách xây dựng" của mình.

Cho đến nay, Tập chưa sẵn sàng cho các cải cách cần thiết. Tuần trước trong một lá thư gửi Phó Chủ tịch Ủy ban EU Valdis Dombrovskis, Phó Thủ tướng Lưu Hạc nói rằng "một bước đột phá" trong các cuộc đàm phán là có thể xảy ra trước kỳ nghỉ mùa hè.

Tuy nhiên, cho đến nay, Châu Âu vẫn chưa thể thấy rằng giới lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của họ : "Các khái niệm như có đi có lại và cạnh tranh công bằng rõ ràng là khó dịch sang tiếng Trung", một nhà ngoại giao cấp cao của EU nói.

Phía EU lập luận rằng thị trường của họ mở cửa cho các nhà đầu tư Trung Quốc rộng hơn rất nhiều so với chiều ngược lại. Do đó, Bắc Kinh giờ đây cần phải đáp ứng phía Châu Âu.

Để tăng áp lực, EU đang đặt các "công cụ tra tấn" của riêng mình lên bàn : Ngoài các công cụ hiện có như thuế chống bán phá giá và kiểm soát đầu tư, Ủy ban EU còn muốn bổ sung thêm các công cụ nhằm chống lại bao cấp quy mô của Trung Quốc cho ngành công nghiệp của mình. "Nếu chúng ta không thể đạt được thỏa thuận về các nguyên tắc chung, thì chúng tôi sẽ phải hành động đơn phương", nữ quan chức EU cảnh báo.

Châu Âu cũng không hài lòng với Trung Quốc về bảo vệ khí hậu. Bà Leyen và ông Michel muốn thúc giục đối tác của họ đầu tư vào việc hiện đại hóa nền kinh tế sau đại dịch và cải thiện các cam kết của họ về thỏa thuận bảo vệ khí hậu Paris.

Mặc dù Bắc Kinh hỗ trợ năng lượng tái tạo và ô tô điện với số tiền lớn, nhưng chính quyền địa phương đang đầu tư ngày càng nhiều vào năng lượng than có hại cho khí hậu. Năm 2019 giấy phép thành lập các nhà máy nhiệt điện than được cấp nhiều hơn.

Theo tường thuật của báo chí truyền thông, chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt gần 10 gigawatt nhà máy nhiệt điện than trong quý đầu tiên năm 2020 – gần tương đương với những gì đã được phê duyệt cho cả năm ngoái. Do đó, ông Bütikofer cảnh báo : "Trung Quốc đang đi theo một hướng khác so với chúng ta".

Hiếu Bá Linh (biên dịch)

Nguồn : Thoibao.de, 23/06/2020

Published in Diễn đàn

Chấn hưng kinh tế Liên Hiệp Châu Âu : Các nước "keo kiệt" thách thức đầu tầu Pháp-Đức

Trên các nhật báo ra ngày 20/05/2020, làm tốn giấy mực nhiều nhất vẫn là sáng kiến khôi phục kinh tế Liên Hiệp Châu Âu thời hậu Covid-19 vừa được hai đầu tầu Pháp-Đức tung ra hôm 18/05.

chanhung1

Thủ tướng Áo Sebastian Kurz và tổng thống Alexander Van der Bellen họp báo tại dinh tổng thống Hofburg Palace, Vienna, ngày 21/05/2019 Reuters - Leonhard Foeger

Các báo đều ghi nhận điểm nổi bật là tính chất liên đới tương trợ của đề nghị, một điểm đã lại làm dấy lên phản ứng bất bình trong một số thành viên mà tờ báo thiên hữu Le Figaro không ngần ngại mệnh danh là "keo kiệt". 

Về chủ đề Châu Âu thời hậu Covid-19, Le Monde chạy hàng tựa chính rất khách quan trên trang nhất : "Sáng kiến ​​của Macron và Merkel để khôi phục Châu Âu".

Tờ báo trước hết nhắc lại nội dung chính của kế hoạch chung Pháp-Đức nhằm khắc phục các tác hại ghê gớm mà dịch Covid-19 đã gây ra cho Liên Hiệp Châu Âu, với việc bơm 500 tỷ euro vào ngân sách chung của toàn khối dùng để chi cho các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các ngành nghề bị đại dịch tác hại nhiều nhất.

Berlin thay đổi hoàn toàn lập trường

Điều được tờ báo tâm đắc nhất là sự kiện Berlin đã xóa bỏ một cấm kỵ về kinh tế mà nước Đức vẫn duy trì cho đến gần đây. Trong bài viết "Paris và Berlin đoàn kết bên nhau để thúc đẩy trở lại nền kinh tế Châu Âu", tờ báo nhấn mạnh là khi đồng ý với Pháp về việc toàn khối sẽ cùng nhau chia sẻ các món nợ tái thiết của mỗi quốc gia thành viên, Đức đã mạnh dạn phá bỏ một cấm kỵ cố hữu về kinh tế.

Mục tiêu mà lãnh đạo hai đầu tầu của Liên Hiệp Châu Âu là Đức và Pháp đề ra là "bảo đảm tính toàn vẹn của thị trường thống nhất Châu Âu và khu vực đồng euro" mà sự tồn tại bị đại dịch Covid-19 đe dọa.

Theo Le Monde, sáng kiến Pháp-Đức có thể được coi là một cuộc cách mạng nhỏ, đặc biệt là đối với Berlin. Thủ tướng Đức Angela Merkel, người vẫn kiên quyết phản đối mọi ý tưởng về việc toàn khối gánh vác các khoản nợ tái thiết của các thành viên tại hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu ngày 26/03, rốt cuộc đã cởi mở hơn khi đáp ứng đề nghị thể hiện tình liên đới từng được tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra.

Nhật báo Pháp ghi nhận : "Kể từ khi xuất hiện dịch Covid-19, Ý và Tây Ban Nha đã luôn luôn yêu cầu toàn Liên Âu thể hiện tình đoàn kết. Các nước như Bồ Đào Nha, Hy Lạp hay Pháp cũng vậy. Ngược lại, các quốc gia được gọi là "tằn tiện" như Hà Lan, Áo, Thụy Điển và Đan Mạch đã kiên quyết chống lại. Cho đến nay, Đức vẫn là đồng minh của các nước vừa kể, nhưng giờ đây đã quyết định đổi phe.

Các nước "keo kiệt" nghĩ đến việc phản công

Nhật báo thiên hữu Le Figaro cũng đồng quan điểm với Le Monde, cho rằng thay đổi lập trường của bà Merkel là một điều "Kolossal" - gọi theo tiếng Đức - nghĩa là cực kỳ to lớn.

Trong bài "Macron đã làm thế nào để lôi kéo được Merkel cùng chấp nhận ý tưởng về sự đoàn kết tài chính Châu Âu", Le Figaro còn nhấn mạnh đến tính chất to lớn về mặt tài chánh của sáng kiến chung Pháp-Đức : Ngân sách 500 tỷ euro dĩ nhiên là thua xa con số từ 1.000 đến 1.500 tỷ mà Paris hy vọng, nhưng vẫn cao hơn kế hoạch Marshall của Mỹ thời kỳ sau năm 1945.

Đối với tờ báo, việc thủ tướng Đức thay đổi 180 độ lập trường, đồng thuận với tổng thống Pháp, đã khiến nhiều nước phải nghiến răng căm tức. Trong bài "Các nước "keo kiệt" đang suy tính đến một cuộc phản công", Le Figaro nêu bật phản ứng trước mắt của nhóm 4 nước Áo, Hà Lan, Thụy Điển và Đan Mạch, nổi tiếng về lập trường kiên quyết không chấp nhận gánh vác nợ nần của các thành viên khác.

Theo Le Figaro, thủ tướng Áo Sebastian Kurz, là người đầu tiên phản ứng, lên tiếng bày tỏ ngay vào tối thứ 18/05 thái độ phản đối của ông đối với đề xuất Pháp-Đức. Ông còn nhân danh nhóm bốn nước bao gồm Áo, Đan Mạch, Hà Lan và Thụy Điển khẳng định rằng lập trường của họ vẫn giữ nguyên.

Tuy nhiên, một số nhà ngoại giao Châu Âu đã thấy rằng quan điểm của Hà Lan có dấu hiệu thay đổi, như việc bộ trưởng Tài chánh Hà Lan Wopke Hoekstra, vốn rất nhanh nhảu trong việc phản đối, lần này đã kín tiếng hơn, trung thành với quan điểm của thủ tướng Hà Lan Mark Rutte theo đó phải đợi cho đến khi Ủy Ban Châu Âu cụ thể hóa đề xuất của Pháp-Đức vào tuần tới trước khi có phản ứng.

Pháp-Đức đề nghị tăng thẩm quyền y tế cho Liên Hiệp Châu Âu

Cũng liên quan đến sáng kiến mới Pháp-Đức, trong một bài viết được giới thiệu trên trang nhất, nhật báo kinh tế Âu Les Echos thấy rằng trong lãnh vực công nghiệp y tế, hai nhà lãnh đạo Macron và Merkel cũng mong muốn Châu Âu có một chính sách chung.

Đối với Les Echos, đại dịch Covid-19 đã phơi bày các giới hạn trong chính sách y tế riêng rẽ của từng quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Do vậy, Paris và Berlin muốn "trang bị cho Châu Âu những thẩm quyền rất cụ thể về mặt y tế".

Những thẩm quyền này có thể liên quan đến việc bảo đảm cho Liên Âu có một kho dự trữ chung về khẩu trang, các thiết bị xét nghiệm, hay là khả năng mua chung các loại thuốc trị liệu, vac-xin, hoặc là đề ra những kế hoạch phòng ngừa ở cấp Châu Âu.

Hai đầu tầu Đức và Pháp đã thấy đó là các hướng đi cần phát triển lâu dài, và Ủy Ban Châu Âu sẽ đưa ra đề nghị cụ thể vào tuần tới đây trong khuôn khổ ngân sách sắp tới của Liên Hiệp Châu Âu.

Covid-19 đe dọa chế độ làm việc 35 giờ/tuần ?

Trên trang nhất của mình, Le Figaro cũng chú ý đến các kế sách đối phó với khủng hoảng kinh tế mà dịch Covid-19 gây ra, nhưng nhấn mạnh đến tình hình tại Pháp.

Dưới hàng tựa lớn : "Phải chăng sẽ phải làm việc nhiều hơn để vượt qua khủng hoảng ?", Le Figaro ghi nhận một xu thế đang xuất hiện : "Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã thúc đẩy các công ty xí nghiệp xem xét lại vấn đề tổ chức lao động, bắt đầu gây nên tranh luận về tuần lễ làm việc 35 giờ hiện nay".

Tờ báo trích dẫn một tuyên bố thẳng thắn của chủ tịch hiệp hội chủ nhân Pháp Medef, ông Geoffroy Roux de Bézieux trong một bài phỏng vấn, khẳng định rằng "sớm muộn gì thì cũng phải xem xét lại vấn đề thời gian làm việc, số ngày nghỉ lễ, và chế độ nghỉ phép có lương để hỗ trợ tiến trình khôi phục kinh tế và tạo điều kiện cho việc thúc đẩy thêm tăng trưởng bằng cách làm việc nhiều hơn".

Theo nhật báo Pháp, từ ngày có bài phỏng vấn đó đến nay, tranh luận bắt đầu nỗi lên về việc làm sao để các xí nghiệp thích nghi được với khủng hoảng. Nhiều xí nghiệp bị tác động mạnh sau hai tháng hoạt động hoàn toàn bị ngưng trệ, sẽ bắt đầu các cuộc thương lượng để điều chỉnh cách tổ chức sản xuất, với việc kéo dài thời gian lao động để cứu vãn công ăn việc làm.

Một cơ chế mới, thỏa thuận về hiệu năng tập thể, ký với các công đoàn đại diện cho đa số người lao động, cho phép xem xét lại các điều kiện làm việc trong một khoảng thời gian nhất định, từ vấn đề mức lương, nơi làm việc và thời gian lao động, cho đến vấn đề vận hành theo ê kíp làm việc.

Tờ báo thiên hữu đã không ngần ngại bênh vực cho việc xem xét lại chế độ làm việc 35 giờ từng được một chính quyền cánh tả tại Pháp đề ra khi ghi nhận "cánh hữu Pháp tiếp cận vấn đề lao động 35 giờ trên tinh thần không để cho ý thức hệ chi phối và một cách sáng suốt".

Hàng tồn kho chất đống tại Pháp vì Covid19

Cũng quan tâm đến tình trạng kinh tế Pháp thời hậu Covid-19, nhật báo kinh tế Les Echos đã chú ý đến một hậu quả thương mại bất ngờ : khối lượng hàng tồn kho cực lớn của hầu hết các doanh nghiệp.

Tựa lớn trang nhất của Les Echos xác định : "Nền kinh tế đang lâm bệnh với khối hàng không bán được".

Trên ba trang báo, tờ báo kinh tế đã liệt kê tình trạng hàng tồn kho càng lúc càng chồng chất ở các doanh nghiệp, trong lúc giới phân phối muốn chính quyền bật đèn xanh cho mùa hạ giá (Soldes hay Sales trong tiếng Anh) được mở ra sớm hơn.

Les Echos đặc biệt ghi nhận hai lãnh vực bị hiện tượng hàng ứ đọng tác hại. Trước hết là ngành thời trang may mặc, đang phải liên tục giảm giá, kế đến là ngành chế tạo ô tô, với những chiếc xe hơi chồng chất ở các đại lý mà không có người mua.

Một ví dụ điển hình được Les Echos phân tích là tình trạng của tập đoàn chế tạo ô tô Renault nổi tiếng của Pháp. Trong tình thế cực kỳ khốn khó, Renault đã được Nhà nước bảo đảm cho một khoản tín dụng lên đến 5 tỷ euro.

Bộ trưởng và đại biểu dân cử bị kiện vì virus corona

Trái với các đồng nghiệp, Libération và La Croix chú ý đến khía cạnh xã hội của giai đoạn hậu Covid-19.

Libération chú ý đến phương diện tư pháp, với câu hỏi lớn trên trang nhất : "Virus corona : Phải chăng sẽ có phản ứng quật ngược lại về mặt pháp lý ?"

Theo tờ báo, hiện nay đã có rất nhiều đơn kiện, từ hàng chục đơn kiện các bộ trưởng (và kể cả thủ tướng) trước Tòa án của Nền cộng hòa, cơ chế đặc trách xét xử các thành viên chính phủ đương nhiệm, cho đến những đơn kiện giới hạn ở cấp địa phương hay liên quan đến chế độ làm việc thời phong tỏa vì Covid-19.

Các đơn kiện này, đặc biệt là các khiếu nại trước Tham chính viện hay Tòa án của Nền cộng hòa, cộng thêm với các đòi hỏi Quốc hội thành lập ủy ban điều tra, đều nhằm buộc các đại biểu dân cử và các lãnh đạo cao cấp giải thích cách họ xử lý dịch bệnh trong thời gian qua.

Nhật báo La Croix thì chú ý đến lãnh vực tôn giáo, thở phào nhẹ nhõm trước việc "Cánh cửa những nơi thờ phượng đang hé mở", tựa lớn trang nhất, trên nền Nhà Thờ Đức Bà Paris với một vài giáo dân đeo khẩu trang đứng phía trước.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế
Trang 1 đến 5