Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bị khủng bố Hồi giáo tấn công nhưng đổ cho phương Tây, Putin đâm lao phải theo lao ?

Các chuyên gia trên Le Figaro và Le Monde ngày 28/03/2024 nhận định với vụ khủng bố một nhà hát ở Moskva mới đây, tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã sỉ nhục Putin : Daesh coi Nga là kẻ thù như Mỹ. Thế nên Kremlin vội vã đổ trách nhiệm cho Ukraine và nay là phương Tây. Logic tiếp theo là cứng rắn hơn trước những mối đe dọa tưởng tượng thay vì quân thánh chiến.

khungbo1

Cảnh phía trước nhà hát Crocus City Hall, ngoại ô Moskva sau vụ khủng bố. Ảnh chụp ngày 27/03/2024. AP - Alexander Zemlianichenko

Đến lượt phương Tây bị Moskva đổ tội

Chính phủ Pháp dự định siết lại chế độ trợ cấp thất nghiệp, vấn nạn ma túy, Hồi giáo hoành hành nơi trường học, nạn lãng phí thực phẩm là những vấn đề thời sự nước Pháp được đưa lên trang nhất. Về quốc tế, thái độ của Putin sau vụ khủng bố rất được báo chí Pháp quan tâm.

Le Monde và Le Figaro đều nhận thấy "Sau khi tố cáo Kiev, Nga buộc tội phương Tây". Ban đầu Putin chỉ ỡm ờ nói rằng bọn khủng bố chạy về phía Ukraine, nay toàn bộ quan chức Nga đều hòa cùng giọng điệu với ông chủ điện Kremlin. Hôm 26/03 khi một nhà báo hỏi : "Vậy đó là tổ chức Nhà nước Hồi giáo hay Ukraine ?", Nikolai Patruchev, thư ký Hội đồng An ninh Nga khẳng định ngay "Tất nhiên là Ukraine".

Cùng ngày, công tố viên trưởng Igor Krasnov, cựu tổng thống Dimitri Medvedev và nhiều quan chức khác cũng nói theo hướng này. Tiếp đến, Moskva chính thức cáo buộc phương Tây đồng lõa. Alexander Bortnikov, giám đốc FSB cho rằng tình báo phương Tây đã tạo điều kiện cho Daesh, và tình báo Ukraine trực tiếp dính líu. Theo ông Bortnikov, các thủ phạm được "chờ đợi" ở Ukraine để đón tiếp như "người hùng".

Báo chí nhà nước cũng hùa theo, nói rằng việc chính quyền và truyền thông phương Tây nhanh chóng chỉ ra tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Daesh, IS) là nhằm "che giấu tội lỗi" của Ukraine. Các cơ quan tuyên truyền này lờ đi việc Daesh công bố những hình ảnh ghi lại bên trong nhà hát. Có điều "trống đánh xuôi kèn thổi ngược". Alexander Lukashenko, muốn khoe hiệu quả hợp tác, trong một cuộc họp báo đã cho biết nhờ tăng cường kiểm soát, những kẻ khủng bố ban đầu chạy về Belarus nhưng đã phải quay lại chạy về phía biên giới Ukraine. Tổng thống Belarus như vậy đã nói ngược lại với Putin.

Kremlin hoang tưởng, Putin bị khủng bố Hồi giáo lăng nhục

Trong bài diễn văn ngày 29/02 đọc tại Quốc hội Nga, trước khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ năm, Vladimir Putin một lần nữa công kích "phương Tây" và những ai "tự cho là phương Tây" "gieo rắc bất hòa và làm chúng ta yếu đi từ bên trong". Khủng bố quốc tế chỉ được nhắc đến một lần duy nhất, và ở thì quá khứ.

Chưa đầy một tháng sau tuyên bố này, ông chủ điện Kremlin có thể trông cậy vào truyền thông ngoan ngoãn theo lệnh mình để cố dẫn dắt dư luận theo hướng vụ khủng bố nhà hát của ISIS-K có sự can thiệp của Ukraine. Tuy vậy vụ tắm máu này là sự nhắc nhở rằng ý tưởng thánh chiến vẫn tồn tại sau khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo bị đánh đuổi ở Trung Đông.

Le Figaro dẫn lời chuyên gia Dimitri Minic cho rằng khi cáo buộc Ukraine liên can đến vụ thảm sát ở nhà hát Crocus City Hall, Vladimir Putin đã nối dài truyền thống của giới an ninh và quân sự, luôn tố cáo phương Tây đủ mọi xấu xa. Người Nga nay đành phải chịu đựng việc Kremlin chiến đấu với những mối đe dọa tưởng tượng. Cuộc xâm lăng Ukraine và vụ nổi dậy của Yevgeny Prigozhin cho thấy chế độ chính là thủ phạm tự gây bất ổn cho mình.

Trong bài "Putin bị lăng nhục", cây bút bình luận Luc Ferry nhận định vụ khủng bố vừa rồi là một sự nhục nhã khó thể chịu đựng đối với Vladimir Putin. Thế nên ông ta mới ra sức che giấu nguồn gốc khủng bố Hồi giáo của vụ tấn công, đổ cho Ukraine bất chấp mọi logic. Những sát thủ của Daesh vừa nhắc nhở Putin là dưới mắt quân thánh chiến, đất nước của Putin vẫn là một phương Tây nhưng là một khuôn mặt phương Tây tệ hại, với ý tưởng cộng sản thực dụng, không ngừng chiến đấu với Hồi giáo từ thập niên 70.

Chỉ biết có thánh chiến, Daesh coi Nga cũng là kẻ thù như Mỹ

Theo Le Monde, vụ tấn công vào Moskva của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Khorasan (ISIS-K) cho thấy quân thánh chiến hoàn toàn dửng dưng trước sự thay đổi dòng chảy lịch sử kể từ ngày 24/02/2022 qua việc Vladimir Putin quyết định xâm lăng Ukraine. Chiến tranh quy ước quay lại với Châu Âu đã làm khởi động lại các cơ chế liên minh chiến lược và kỹ nghệ quốc phòng đã ngủ quên suốt ba thập niên trước ảo tưởng hòa bình và thương mại. Cuộc xâm lăng Ukraine và chiến tranh ở Gaza biểu hiện sự cô đơn của phương Tây trước "các nước phương Nam".

Về phía Daesh coi Mỹ là "kẻ thù điên cuồng của Hồi giáo", và Nga cũng không khác. Hôm 03/01 ISIS-K cũng đã tấn công vào Iran làm khoảng 90 người chết, đây là vụ khủng bố đẫm máu nhất kể từ sau Cách mạng Hồi giáo 1979. Nhìn chung tổ chức Nhà nước Hồi giáo coi cả Iran, Taliban ở Afghanistan, lẫn Mỹ và Nga - những chế độ hoàn toàn khác biệt - đều là thù địch.

Đã gần một phần tư thế kỷ trôi qua, từ khi Vladimir Putin tuyên bố tại Berlin ý định tham gia chống khủng bố sau sự kiện ngày 11 tháng 9, nay Kremlin coi mối nguy thánh chiến là ngoại vi. Tại Châu Phi, Hoa Kỳ bị đẩy ra khỏi vị trí quan sát chiến lược ở Niger giúp đánh giá kịp thời tình trạng mạng lưới thánh chiến ở Sahel, thay vào đó là Africa Corps, công ty an ninh đã tiếp quản nhóm Wagner sau cái chết của Yevgeny Prigozhin. Sự cạnh tranh Nga-Mỹ không còn nằm trong khuôn khổ có trật tự giữa các khối như thời chiến tranh lạnh, và nếu Donald Trump quay lại, liên minh phương Tây càng yếu đi, làm lợi cho các nhóm thánh chiến.

Putin dồn sức cho cuộc xâm lăng, gia tăng đàn áp

Le Figaro nhận định Vladimir Putin cứng rắn hơn trong cuộc xâm lăng Ukraine và tiếp tục đe dọa Châu Âu. Dựa vào kỹ nghệ quốc phòng đang chạy hết ga, tổng thống Nga đặt cược vào khả năng Mỹ không còn viện trợ cho Kiev và Liên Hiệp Châu Âu (EU) khó thể bù đắp nổi. Một nhà ngoại giao Pháp dự báo, sau bầu cử ở Nga và trước bầu cử Mỹ, Kremlin có sáu tháng để tấn công quân sự hay ngoại giao, chiếm ưu thế ở Ukraine trong khi người Mỹ bị tê liệt vì chiến dịch tranh cử. Một thời kỳ nguy hiểm và bất định, và những dấu hiệu từ Putin ngày càng cực đoan hơn sau khi tái đắc cử một cách gian lận.

Bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu thông báo thành lập hai quân đoàn và ba đơn vị mới, gồm 14 sư đoàn và 16 lữ đoàn. Theo lệnh Putin, chủ tịch Duma (Quốc hội Nga), Vyacheslav Volodin đề ra chương trình "phi phương Tây hóa" nước Nga qua việc gia tăng quốc hữu hóa kỹ nghệ, kiểm soát khoa học, văn hóa, có "giải pháp" cho vấn đề đối lập, tái lập án tử hình. Và lần đầu tiên phát ngôn viên Dimitri Peskov dùng chữ "chiến tranh" ở Ukraine thay cho "chiến dịch quân sự đặc biệt".

Khi lên nắm quyền năm 2000, Vladimir Putin dành quyền lực cho giới an ninh, gây chiến ở Chechnya và đánh vào giới tài phiệt. Sau khi quay lại ghế tổng thống năm 2012, ông ta gia tăng trấn áp đối lập, kiểm soát chặt truyền thông, bỏ tù Alexei Navalny. Hai tác giả Michel Duclos và Camille Le Mitouard cho rằng Putin sẽ còn đàn áp mạnh hơn mọi phong trào phản kháng, cùng với việc theo đuổi chiến tranh làm cho mức sống người dân giảm sút và gia tăng bắt lính.

Nga có thể theo đuổi chiến tranh đến 2027-2028

Vụ khủng bố ở Crocus City Hall, cũng như vụ nổi dậy của Yevgeny Prigozhin làm nổi bật những yếu kém của hệ thống an ninh Nga - nếu không phải là do chính phe này tổ chức. Michel Duclos lo ngại Nga sẽ đánh sâu vào cơ sở hạ tầng Ukraine, trực tiếp nhắm vào thường dân để trả thù. Việc đổ lỗi cho phương Tây báo trước Kremlin sẽ còn gia tăng xung đột, đặc biệt với Châu Âu.

Paris nghi ngờ những vụ tấn công tin học của Nga lâu nay do các nhóm tội phạm tiến hành, sắp tới mang tính quân sự và ở cấp nhà nước. Cho dù chiến tranh Ukraine kết thúc ra sao đi nữa, nó sẽ trở thành một cuộc đối đầu lâu dài. Đối với Vladimir Putin, chiến tranh liên miên là một loại bảo hiểm sinh mạng. Kỹ nghệ vũ khí Nga đang chạy hết công suất, trong khi các nhà máy Châu Âu còn chậm chạp, quân đội Ukraine thiếu người và đạn pháo.

Chuyên gia Gustav Gressel trên Le Figaro cho biết, hiện nay Nga xuất xưởng số xe tăng nhiều hơn Châu Âu, và có thể theo đuổi chiến tranh đến 2027-2028. Drone, hỏa tiễn, đạn pháo tiếp tục được Iran và Bắc Triều Tiên cung cấp. Tại Châu Âu, vũ khí dự trữ bắt đầu cạn, Hoa Kỳ và EU ngỡ rằng cuộc chiến sẽ sớm kết thúc nên không đẩy nhanh sản xuất. Các chuyên gia đều thống nhất rằng nếu Donald Trump tái đắc cử, Châu Âu không thể bù đắp được viện trợ quân sự của Washington. Vladimir Putin biết vậy, nên có thái độ triệt để hơn.

Ba thách thức cho EU

Đa số nước Châu Âu đã sáng mắt. Charles Fries, phó tổng thư ký phụ trách các hoạt động đối ngoại của EU phân tích, cuộc xâm lăng Ukraine là bước ngoặt cho quốc phòng, Châu Âu chỉ tiến lên trong khủng hoảng, khi bị dao kề cổ. Sau thời gian dài nhập nhằng, tổng thống Emmanuel Macron khẳng định không thể tự giới hạn mình để ngăn không cho Nga thắng, ngay cả việc gởi quân sang Ukraine.

Nhưng cũng theo Le Figaro, những điểm yếu còn quá nhiều : thiếu phối hợp giữa các quốc gia thành viên, ít giao hợp đồng cho các nhà máy, mua nhiều khí tài ngoài EU, khó kích hoạt kinh tế chiến tranh. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện Jean-Louis Bourlanges phân tích ba thách thức trước trận bão đến từ Moskva.

Về địa chính trị, trong một thế giới của đối đầu, đa cực và hiếu chiến, cần phải biết hành động. Về ý thức hệ, "Chúng ta đã ra khỏi một thế giới hạnh phúc, nơi chúng ta cho rằng những giá trị của mình là phổ quát, nhưng ngày càng ít người chịu tin". Cuối cùng là thách thức về tốc độ : các tiến trình của EU lâu dài và phức tạp, trong khi "người chiến thắng là người biết biến thời gian thành đồng minh của mình" - theo một viên chức Pháp.

Trong cuộc chiến tranh đầy dẫy nguy cơ này, Ukraine đặt cược sự tồn vong của mình, còn với EU là tương lai. Chuyên gia James Sherr cảnh báo, nếu Hoa Kỳ bỏ rơi, Châu Âu cận kề chiến tranh, nếu không làm một cuộc cách mạng suy nghĩ khó thể vượt qua thách thức. Jean Dominique Giuliani, chủ tịch Fondation Schuman, nhấn mạnh : "Thách thức từ Nga cũng quan trọng như khi các quốc gia sáng lập EU phải đối phó sau Đệ nhị Thế chiến".

Bắc Kinh muốn làm trung gian giữa Kiev và Moskva để lấy tiếng

Tập Cận Bình gởi lời "chia buồn sâu sắc" đến ông bạn thiết Vladimir Putin, nhưng Bắc Kinh tránh lặp lại cáo buộc Kiev về vụ khủng bố. Một năm sau khi đưa ra "kế hoạch" về Ukraine, Trung Quốc một lần nữa muốn đóng vai trung gian hòa giải. Đặc phái viên về Ukraine Lý Huy (Li Hui) vừa kết thúc vòng công du Châu Âu hôm 12/03 nhằm tìm "một giải pháp nhanh chóng cho khủng hoảng". Cả một thách thức trong khi hỏa tiễn rơi như mưa xuống Ukraine và Putin thì dọa dùng vũ khí nguyên tử.

Ông Earl Wang, giảng viên Science Po nhận định, Trung Quốc muốn có một chỗ trên bàn đàm phán về Ukraine, theo kiểu với Iran, nhưng chủ yếu dựa trên quan điểm của Nga. Lợi dụng lúc Châu Âu đang lo ngại về khả năng Donald Trump tái xuất, Lý Huy thúc giục EU ngưng chi viện vũ khí cho Kiev. Một nhà cựu ngoại giao ở Bắc Kinh nói, Trung Quốc muốn một hội nghị Yalta mới cho Châu Âu và Trung Quốc ở phía người chiến thắng. Một nhà ngoại giao khác ở Paris cho rằng Bắc Kinh không thực muốn làm nhà hòa giải, chỉ là trò chơi ngoại giao để đóng vai đại cường toàn cầu.

Le Figaro nhận thấy về mặt chính thức thì Kiev và Châu Âu hoan nghênh, tuy nhiên trong hậu trường chẳng ai bị lừa. Bruxelles và Paris chỉ tiếp đón Lý Huy một cách chừng mực. Ông Lý chỉ lưu lại 6 tiếng đồng hồ ở Kiev, nhưng các đồng nhiệm Ukraine không quên chỉ cho thấy phần còn lại của một hỏa tiễn Bắc Triều Tiên và các vũ khí từ "một nước thứ ba" - một cách để bày tỏ sự nghi hoặc về tính "trung lập" của Bắc Kinh. Tại Moskva, ông cũng không được ưu ái hơn vì Kremlin bực tức trước "sáng kiến hòa bình" Trung Quốc vào lúc quân đội Nga lấy lại thế công.

Thụy My

Published in Quốc tế

11 tháng Chín 2001, ngày đầu tiên của một thế giới không còn bình yên

Toàn thế giới bỗng dưng tập trung vào một nơi duy nhất, trong cùng một thời điểm là điều rất hiếm hoi, như lúc con người lần đầu đặt chân lên Mặt Trăng. Ngày 11/09/2001 chính là thời điểm hiếm có ấy. Từ Paris, Luân Đôn, cho đến Moskva, Bắc Kinh, tất cả mọi người đều sững sờ trước hàng ngàn cái chết trực tiếp trên màn hình, và biết rằng mọi sự sẽ không còn như xưa.

thegioi1

Ảnh tư liệu ngày 11/09/2001 : Tòa tháp nam của World Trade Center (trái) bắt đầu sụp đổ sau khi khủng bố tấn công.  AP - Gulnara Samoilova

Có đến hai tuần báo dành trọn số báo tuần này cho tài tử huyền thoại Pháp vừa qua đời, với hình ảnh Jean-Paul Belmondo thời trẻ trên trang nhất. L’Obschạy tựa "Những năm tháng Belmondo của chúng ta", toàn bộ các trang báoLe Pointnói về "Jean-Paul Belmondo : Sự hào hoa, cuộc sống, tình yêu, nước Pháp…".

Nhưng hồ sơ của các báo đều dành cho các vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín, đúng 20 năm sau sự kiện chấn động toàn thế giới.The Economistchạy tít "11 tháng Chín : Nước Mỹ ngày đó, bây giờ", Courrier International đặt câu hỏi "Hồi kết của thế kỷ Mỹ ?". RiêngL’Expressquan tâm đến Afghanistan và "Qatar, trò chơi hai mặt".

Các nhật báo đều ra số đặc biệt cuối tuần. Ảnh bìa Libérationdùng hai màu đen trắng : bóng đen những tòa cao ốc, phía trên là mịt mù khói, với dòng tựa "11 tháng Chín : 2001, năm zero" và dành hẳn 14 trang trong cho sự kiện. Le Figarochọn bức ảnh tòa tháp đôi bốc cháy, chạy tít "Cuộc chiến bất tận". Le Mondenói về "Hai mươi năm sau, những di chứng của 11 tháng Chín". La Croixđăng hình vẽ chim bồ câu trắng ngậm nhành ô liu nhưng bóng đổ phía dưới có hình quả bom, đặt vấn đề "Can thiệp quân sự : Phương thuốc tệ hơn cả cái ác ?".

Ám ảnh 11 tháng Chín

Thông tín viên củaL’Obsthuật lại "2001-2021 : Tôi đã thấy nước Mỹ thay đổi như thế nào" và theo L’Express "Sau 20 năm, Hoa Kỳ luôn bị ám ảnh bởi 11 tháng Chín".

Nhà báo của L’Obs sáng hôm ấy đang chạy đến nơi gởi xe ở ngay chân tòa tháp phía nam, thấy tất cả mọi người đang chăm chú nhìn về hướng ngược lại. Anh quay đầu xe, mở to mắt : ở tòa tháp phía bắc, một lỗ hổng khổng lồ đang bốc khói. Chiếc máy bay đầu tiên của bọn khủng bố vừa lao vào, lúc 8 giờ 46 phút.

Trên đường phố, những con người hoảng loạn đen ngòm khói bụi thất thểu như xác chết biết đi. Hai phút sau, tòa tháp sập xuống ngay trước mắt, từng tầng một như những lớp bánh pancake, một ngọn núi khói bụi và những mảnh vụn hướng về dòng Hudson. Anh nhớ lại tất cả : những người bị phỏng lao vào bệnh viện Saint-Vincent, những mẩu giấy tìm người thân dán khắp nơi, người cha dùng tay trần đào bới tìm con, mùi tử thi một tuần lễ sau vẫn còn cảm thấy được từ tòa soạn báo…

20 năm, nước Mỹ từ đoàn kết trở nên phân hóa

Tất cả các nước đều tổ chức thắp nến tưởng niệm các nạn nhân, các tiệm bán cờ đều bị vét sạch. Tại Pháp, cờ Mỹ được dán đầy trên những chiếc xe, trên cửa những căn nhà ở thôn quê của những người chưa từng đặt chân đến New York.

Một nước Mỹ đang tranh cãi về kết quả bầu cử tổng thống giữa George W. Bush và Al Gore bỗng đoàn kết hơn bao giờ hết các dân biểu Dân chủ cũng như Cộng hòa cùng đồng thanh hát "God Bless America" (Thượng Đế phù hộ cho nước Mỹ) trước Quốc hội. Ben Laden đã giúp cho tỉ lệ tín nhiệm của ứng viên đảng Cộng hòa thắng cuộc vọt lên đến 90%, một con số chưa từng thấy trong thời hiện đại. Một tháng trước khi khởi động cuộc chiến Iraq, hai phần ba người Mỹ ủng hộ việc can thiệp.

Hai mươi năm sau, nước Mỹ bị phân hóa trầm trọng và vẫn bị ám ảnh bởi sự kiện 11 tháng Chín. Hollywood và các nhà sản xuất phim truyền hình nhiều tập ngại đề cập đến chủ đề này, vài chục tù nhân vẫn còn bị giam ở Guantanamo… Và càng chia rẽ về ý nghĩa của lễ tưởng niệm : có nên chỉ vinh danh 2.977 nạn nhân của vụ khủng bố, hay cả 2.461 quân nhân tử trận ở Afghanistan và trên 100.000 nạn nhân ở Afghanistan ?

Hồi kết của một thế giới bình yên

Trong bài "Ngày đầu tiên của một thế giới khác", Libération lưu ý khoảnh khắc mà toàn thế giới bỗng dưng tập trung vào một nơi duy nhất, trong cùng một thời điểm là rất hiếm hoi. Đó là vài phút đồng hồ ngắn ngủi mà lịch sử ngả sang một chiều hướng khác. Chẳng hạn những bước chân đầu tiên của con người trên Mặt Trăng, ngày 21/07/1969, đối với những ai may mắn có được ti vi vào thời đó.

Tại New York, Paris, Luân Đôn, Kabul, Moskva, Bắc Kinh… ngày 11/09/2001 chính là thời điểm hiếm có ấy. Tất cả mọi người đều sững sờ trước những hình ảnh khó tin đang diễn ra, với hàng ngàn cái chết trực tiếp trên màn hình, và biết rằng mọi sự sẽ không còn như xưa. Người Mỹ bỗng sực tỉnh khi thấy lãnh thổ của quốc gia hùng mạnh nhất thế giới không còn là nơi trú ẩn an toàn.

Ngày 11/09/2001 là hồi kết của thời kỳ vô tư lự, của một thế giới mà một gói hàng vô chủ ở nhà ga chỉ đơn giản là một người đãng trí bỏ quên, khi lên máy bay không phải bị lục soát nghiêm ngặt và có thể cầm theo một quả cầu tuyết lung linh những mảnh kim tuyến… Nhưng điều đáng buồn nhất lại ở nơi khác. Trong ánh mắt tuyệt vọng của những người Afghanistan phải quay lại với thời kỳ tăm tối, của các cựu chiến binh bỗng cảm thấy hy sinh vô nghĩa. Và của lớp trẻ sinh ra sau ngày 11/09/2001, mà thế giới được định hình sau ngày hôm đó đã được bình thường hóa, số này lên đến 70 triệu người.

Sau 20 năm, lại quay về với "Ground Zero"

Le Figaro trong bài xã luận "Ground Zero" ghi nhận thiên niên kỷ vừa mới bắt đầu, 19 tên không tặc đã xô đẩy nước Mỹ và thế giới vào một cuộc chiến mới. Một cuộc chiến toàn cầu để đối phó với Hồi giáo cực đoan - sự tàn bạo được tô điểm thành thánh chiến chống lại toàn nhân loại, kể cả người theo đạo Hồi.

Hai mươi năm sau các vụ khủng bố 11 tháng Chín, tưởng nhớ những kỷ niệm đau thương khi tòa tháp đôi sụp đổ, vẫn phải đối diện với cùng một cái Ác. Sau hai cuộc can thiệp, đuổi được tổ chức Nhà Nước Hồi giáo, tiêu diệt Bin Laden và Al Baghdadi… thế giới trở lại với điểm xuất phát : Ground Zero.

Taliban nắm lại quyền ở Kabul, nước Mỹ mệt mỏi rời khỏi chiến địa, còn Pháp thấy "báo động đỏ" ở khắp nơi. Dù đưa ra trước công lý như phiên tòa xử các vụ khủng bố Paris ngày 13/11/2015, hay đi vào quên lãng như Guantanamo, vẫn không thay đổi được những chiến binh của hận thù. Nhưng theo tờ báo, 20 năm qua đã chứng minh được rằng xã hội đủ mạnh để đối đầu với virus Hồi giáo cực đoan, miễn là đừng tỏ ra yếu kém và thiếu kiên nhẫn.

Quân đội Hoa Kỳ vẫn mạnh nhất thế giới

Courrier Internationaldịch bài báo củaThe Observer nhận định, Hoa Kỳ theo nhiều tiêu chí, vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới, với mạng lưới các đồng minh vững chắc hơn rất nhiều so với Trung Quốc.

Theo Josef Joffre, cựu tổng biên tập Die Zeit, vụ di tản ở Kabul làm cho các nước giờ đây phải suy nghĩ kỹ trước khi đặt lòng tin vào Washington, tuy nhiên không phải là Mỹ đang xuống dốc. Các đại cường thường bắt đầu lung lay khi nguồn lực cạn dần, như Anh quốc trong thế kỷ 20, nhưng Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu toàn cầu về kinh tế, đặc biệt là tiến bộ công nghệ.

Và quân đội Mỹ hiện đại nhất thế giới, có thể can thiệp bất kỳ nơi đâu, chưa kể đến sự độc tôn về văn hóa mà Trung Quốc và Nga không có được. Kể cả khi đã rút khỏi Afghanistan, phạm vi hành động của quân Mỹ vẫn bao trùm khắp hành tinh với gần 800 căn cứ quân sự tại 70 nước. Theo giáo sư Dominic Tierney ở đại học Swarthmore, Hoa Kỳ là đại cường can thiệp nhiều nhất trong lịch sử đương đại. Triệt thoái khỏi Afghanistan và Trung Đông, Mỹ có thể tập trung nguồn lực để đối đầu với Trung Quốc.

Afghanistan : Panjschir, thung lũng kháng chiến bất khuất

Về Afghanistan, La Croix cuối tuần nhìn thấy một góc độ tích cực, cho rằng đất nước này không lại trở thành một trang giấy trắng như cách đây 20 năm. Trên 1,2 triệu người đã được thụ hưởng chương trình xóa mù chữ quy mô, trong đó có 800.000 phụ nữ, trẻ gái, và 45.000 cảnh sát ! Truyền thông rất năng động với 200 kênh truyền hình, 349 đài phát thanh, trên 1.300 tờ báo, năm 2020 Afghanistan có 1.130 nhà báo nữ. Cho dù có bị Taliban cấm hoạt động đi nữa, dân trí đã được nâng cao.

Triết gia kiêm nhà văn Bernard-Henry Lévy trên Le Point vinh danh Panjschir, vùng đất kháng chiến. Hôm 15/08 khi màn đêm rơi xuống Kabul, Ahmad Massoud, con trai thủ lãnh huyền thoại Massoud tuyên bố chữ "đầu hàng" không có trong từ điển của gia tộc. Nhờ sự giúp đỡ của vài người Pháp, với chiếc trực thăng cuối cùng chưa rơi vào tay Taliban, Ahmad rút vào thung lũng Panjschir, tiếp tục chiến đấu. Taliban tấn công ồ ạt từ cả hai hướng với các vũ khí Mỹ bỏ lại, được hỗ trợ bằng các nhóm đặc nhiệm, trực thăng tác chiến từ Pakistan, nên thành trì tự do còn lại của Afghanistan không chống chọi được.

Nhà văn không coi đây là trận chiến danh dự cuối cùng, sự vĩ đại không thuộc về kẻ chiến thắng mà kẻ chiến bại. Có những con sư tử bại trận, nhưng đó vẫn là sư tử, với tinh thần bất khuất. Afghanistan đã thua một trận đánh nhưng không phải cả một cuộc chiến.

Chó cứu hộ, những người hùng khác của ngày 11 tháng Chín

Quay lại với nước Mỹ, Le Figaro nói về những người hùng khác trong sự kiện ngày 11 tháng Chín : những chú chó cứu hộ. Trong suốt mấy chục ngày sau vụ khủng bố, 300 chó nghiệp vụ cùng với chủ do FEMA, cơ quan liên bang về tình trạng khẩn cấp huy động, đã sục sạo khắp khu vực tòa tháp đôi với hai triệu tấn gạch vụn để tìm người sống sót.

Tuy có các thiết bị để nhận ra cử động, nhưng chó biết phân biệt mùi của người. Mũi của loài chó có đến trên 300 triệu thụ thể khứu giác, còn người chỉ có 6 triệu. Chó nghiệp vụ được huấn luyện theo hai kỹ thuật khác nhau : theo dõi mùi của những người cụ thể, hoặc chỉ để tìm người sống sót trong một khu vực nhất định mà không cần mùi đặc biệt. Để được FEMA cấp giấy chứng nhận, chó và chủ phải được tập luyện suốt ba năm.

Vấn đề là hầu hết chuyên tìm kiếm người mất tích ở những địa điểm hoang vu, còn ngay giữa đô thị với nhiều yếu tố gây nhiễu, tại đống đổ nát khổng lồ thì chưa từng có. Đội cứu hộ đặt nhiều hy vọng, nhưng không có ai sống sót ! Người cuối cùng còn sống được một chú chó tìm ra sau vụ tấn công vài giờ, nhưng đó là trường hợp duy nhất. Ngay cả chó nghiệp vụ, làm việc miệt mài có khi đến 12 tiếng đồng hồ một ngày nhưng không kết quả, cũng tỏ ra thất vọng như người.

Đôi khi người điều khiển phải cho đồng đội đóng giả làm người sống sót, núp đâu đó để quân khuyển lên tinh thần. Ngược lại, sự hiện diện của chó nghiệp vụ cũng giúp thư giãn đối với đội ngũ cứu hộ và những người tìm kiếm thân nhân, bạn bè trong đống đổ nát mênh mông. Nhân kỷ niệm 20 năm vụ khủng bố, có hai cuộc triển lãm được dành riêng cho lực lượng chó cứu hộ ngày 11/09. Giờ đây những người hùng bốn chân ngày đó đều đã qua đời, hầu hết vì tuổi già.

Thụy My

Published in Quốc tế

Khủng bố Hồi giáo : Châu Âu nhận thêm hồi chuông cảnh báo

Tang tóc và khủng hoảng vì đại dịch Covid, thảm sát liên tục vì khủng bố Hồi giáo, Châu Âu nguy khốn tứ bề. Đó là chủ đề chính của báo chí Pháp hôm nay, trong khi chờ đợi tên vị tổng thống Mỹ sau ngày bầu cử 03/11đầy bất trắc mà không nhật báo nào muốn phiêu lưu dự phóng kết quả.

khungbo1

Cảnh sát Áo triển khai tại trung tâm thủ đô Vienna ngày 03/11/2020, ngay sau hôm xảy ra vụ khủng bố Hồi giáo cực đoan.  AP - Matthias Schrader

Kẻ chết vì siêu vi, người chết vì khủng bố

"Covid-19 : Chết quá nhiều ở các khu bình dân", tựa lớn trên trang nhất của Le Monde. Covid-19 tiếp tục hoành hành tại Pháp với 418 người chết trong ngày thứ Ba, một kỷ lục mới trong đợt hai đang diễn ra. Phần đông nạn nhân là dân nghèo, thu nhập thấp, sống chen chúc nhau trong các căn hộ chật chội. Số bệnh nhân qua đời trong khi được cấp cứu hồi sinh giảm bớt là tin khích lệ duy nhất.

Vienna choáng váng vì đòn tấn công của khủng bố Hồi giáo. Đại học Kabul bị tấn công, ít nhất 22 người chết, đại đa số là sinh viên Afghanistan. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự nhận là thủ phạm. Nước Pháp cũng bị hăm dọa : tại Bangladesh, Hồi giáo cực đoan huy động 50.000 người biểu tình chống nước Pháp và tổng thống Macron, là thông tin thời sự của Le Monde .

Lồng trong bức ảnh ghép Donald Trump và Joe Biden là hàng tựa "Sự chọn lựa của Hoa Kỳ" trên trang nhất của Le Figaro cùng với một bài phóng sự về tình hình nước Mỹ, đang bị chia rẽ, đi tìm một tổng thống. Chọn ai? Giữa một Joe Biden bền bỉ, biết cảm thông và một Donald Trump, kẻ chuyên gây xáo trộn, kẻ thù của báo chí, nội dung các bài ở trang trong của nhật báo thiên hữu.

La Croix mời ba nhà văn Mỹ chia sẻ quan điểm về đất nước của mình sau bốn năm Donald Trump. Libération cũng trở lại bốn năm của chủ nhân Nhà Trắng với tựa "400 cú" phá phách : Donald Trump đã "tháo bù lon" một cách có hệ thống các định chế và chính sách của Hoa Kỳ qua các quyết định tùy hứng : từ đe dọa xóa sổ Bắc Triều Tiên đến cuộc hẹn hò ở Singapore sau khi bị Kim Jong-un hạ hỏa, rồi chiến tranh thương mại với Bắc Kinh, xé hiệp định hạt nhân với Iran, đâm vào lưng đồng minh Kurdistan ở Syria…

Khủng bố : Châu Âu và hồi chuông cảnh báo

Thời sự quan trọng hơn cả là vụ khủng bố tại Vienna. "Tại sao nước Áo là mục tiêu tấn công của Hồi giáo cực đoan ?". Tựa trên trang nhất của Le Figaro mở đầu một loạt bài cùng chủ đề như để trả lời câu hỏi này.

Một thanh niên ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo cầm súng bắn chết bốn người ngay tại thủ đô nước Áo trước khi bị cảnh sát bắn hạ. Vụ việc xảy ra tiếp theo hai cuộc thảm sát tại Pháp. Một loạt thủ đô Châu Âu, Paris, Luân Đôn, Madrid, vùng báo động màu đỏ thẫm lan dần dần khắp Châu lục theo một tiến độ chinh phục ngấm ngầm và có phương pháp. Nhận định này là của Fréderic Péchenard, cựu giám đốc cảnh sát quốc gia Pháp.

Ba vụ khủng bố gần đây là do di dân Pakistan, Tchechenia và Tunisie thi hành. Nhân vật từng đứng đầu một cơ quan an ninh Pháp cho là Châu Âu không thể tiếp tục nhượng bộ mãi như đã nhu nhược trước Hitler. Nói cách khác, "Châu Âu phải có một chính sách kiểm soát làn sóng nhập cư và trục xuất những thành phần chúng ta không muốn chứa chấp. Nếu tiếp tục thiếu ý thức chính trị, thiếu một chính sách chung Châu Âu sẽ không tránh khỏi chiến tranh với Hồi giáo".

Trong chiều hướng tự vệ này, Pháp cần phải duy trì hiện diện quân sự tại Châu Phi, vẫn theo phân tích của cựu giám đốc cảnh sát quốc gia Pháp mà Le Figaro dành cho một cột báo dài.

Nhật báo thiên hữu không giấu lo âu, xem vụ khủng bố tại Áo là một lời cảnh cáo mới nhưng Châu Âu vẫn chưa có một giải pháp đối phó để bảo vệ sự sống còn của châu lục.

Trong bài xã luận "đánh vào trái tim Châu Âu", nhật báo thiên hữu tha tiết kêu gọi Châu Âu phải đoàn kết không những để bảo vệ lối sống, giá trị truyền thống của mình và còn làm chủ được vận mệnh trong tương lai.

Vì sao khủng bố chọn Châu Âu để ra tay ?

Cùng nhận định, "Châu Âu là mục tiêu" của khủng bố, La Croix cho biết thêm là Liên Hiệp Châu Âu đã tăng cường phương tiện và biện pháp chống khủng bố trong những năm gần đây. Bài xã luận của nhật báo Công giáo giải thích vì sao vụ khủng bố tại Vienna mang ý nghĩa tiếng chuông cảnh báo : thứ nhất thảm sát diễn ra gần một nhà thờ Do Thái giáo và thứ nhì, Vienna trong lịch sử là biểu tượng của cuộc xung đột giữa Tây Âu và thế giới Hồi giáo. Trận đánh ngày 12/9/1683 trên đồi Kahlenberg là chiến thắng quyết định chặn đứng làn sóng xâm lăng của binh đoàn đế chế Ottoman Hồi giáo trên lục địa Châu Âu.

La Croix thận trọng không vội kết luận là qua hành động khủng bố hồi đầu tuần, hung thủ có chọn thủ đô nước Áo vì lý do đó hay không nhưng "sớm hay muộn gì lịch sử sẽ trở lại trong tâm trí nhiều người". Theo La Croix, trong những năm gần đây, nước Pháp thường bị khủng bố Hồi giáo cực đoan tấn công bởi vì Pháp khẳng định bản sắc thế tục truyền thống.

Nhưng trên thực tế cả Châu Âu đều là mục tiêu của Hồi giáo, từ Đức, Anh cho đến vương quốc Bỉ chỉ vì nếp sống, lối suy nghĩ đậm nét Thiên Chúa giáo và giá trị tự do thừa kể từ thời "Ánh Sáng" : yêu chuộng tự do ngôn luận, bình đẳng giữa mọi người mà bắt đầu là bình đẳng nam nữ.

Trước hiểm họa khủng bố Hồi giáo, Châu Âu phải hợp tác chặt chẽ hơn để bảo vệ biên giới. Thách thức to lớn nhất là làm sao vừa tự vệ mà không co cụm và vẫn mở rộng cửa với thế giới bên ngoài. Thiên tài của người Âu là ở chỗ đó, nhật báo công giáo kết luận.

Libération với tựa ngắn "Khủng bố ở trung tâm thủ đô", tường thuật như bút ký chiến tranh : "9 phút tấn công, một đêm hỗn loạn". Một đất nước thái bình hiếm khi bị Hồi giáo võ trang đe dọa nhưng "thủ đô Vienna vừa trải qua một đêm thứ Hai không khác gì lâm vào chiến tranh do một kẻ từng tìm cách sang Syria một năm trước đó".

Covid-19 : Mọi biện pháp đối phó đều gây bất bình

Siêu vi SARS-Cov-2 tiếp tục hoành hành và tiếp tục gây tốn kém giấy mực của báo chí. Libération chỉ trích chính phủ Pháp với cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Nhật báo thiên tả cũng không tha những quan điểm trong công luận tranh cãi nhau do quyền lợi tương phản trước tác động của biện pháp phong tỏa.

Không phê phán như đồng nghiệp Libération, nhật báo La Croix cho biết là chính phủ gặp nhiều khó khăn để giải thích với công chúng về các phương án đối phó với đợt hai của Covid-19 trong bối cảnh người dân và nhất là giới doanh nhân, buôn bán rất bất bình vì sinh hoạt bị xáo trộn, thu nhập thiệt hại. Giới tiểu thương than phiền Nhà nước ưu đãi các đại siêu thị trong khi họ phải đóng cửa ít nhất một tháng.

Hơn tám tháng từ khi dịch xâm nhập, nhật báo công giáo còn dành một trang để tìm hiểu phương cách nào đơn giản mà hiệu quả để mỗi người có thể chận siêu vi lây cho mình trước đã. Bác sĩ Didier Pittet, chuyên gia chống bệnh truyền nhiễm, chủ tịch ủy ban điều phối ngăn Covid-19 cho rằng "lẽ ra, nếu mỗi người tôn trọng một số biện pháp vệ sinh y tế thôi là chúng ta đã chiến thắng" : Rửa tay và giữ khoảng cách an toàn, đó là câu thần chú. Bài phỏng vấn được minh họa với bức ảnh một học sinh, đeo khẩu trang, đang rửa tay bằng "dung dịch gel pha cồn".

Giới phân tích cũng chưa thấy ngõ ra

Trong toàn cảnh khó khăn này, giới chủ nhân các xí nghiệp phải đối phó ra sao để tồn tại ? Chính phủ có giải pháp khả thi nào để đưa đất nước ra khỏi đường hầm ?

Nhật báo kinh tế đến tận một số công ty nhỏ với bài "chứng nhân trong cuộc đối đầu với đợt dịch số 2". Bên cạnh hàng trăm chướng ngại, một trong những biện pháp cho phép công ty tiếp tục hoạt động là cho nhân viên làm việc từ nhà. Biện pháp này được tăng cường nhờ đồng thuận giữa hai bên tức là chủ nhân và công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động. Les Echos cũng không quên "cuộc kháng cự trong bệnh viện" qua bài phóng sự : "Bệnh viện nhà nước chuẩn bị đương đầu với với đợt tấn công thứ hai".

Nhìn rộng hơn nữa, Les Echos cho biết thêm Covid-19, vực dậy kinh tế và ngoại thương sẽ là những hồ sơ khẩn cấp của chính quyền Mỹ hậu bầu cử.

Tại Châu Âu, Nghị Viện Châu Âu đang bị áp lực tối đa với hai hồ sơ nóng : khủng bố và ngân sách chung để vực dậy kinh tế .

Trang ý kiến, qua ngòi bút của nhà báo Valérie Mignon, Les Echos phân tích thế mạnh, yếu của kinh tế Pháp và cố phác họa một lối thoát sau sáu tháng khủng hoảng vì đại dịch. Tuy nhiên, với thâm thủng ngân sách từ hơn 3% nay có nguy cơ lên đến 10% vào cuối năm, vực dậy kinh tế là một nhiệm vụ gần như bất khả. Đại dịch bùng lại có thể làm mọi nỗ lực của chính phủ cũng như những dấu hiệu kinh tế manh nha phục hồi bị triệt tiêu, tác giả kết luận bi quan vì thấy kịch bản nào cũng bất toàn.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Nước Pháp chấn động sau vụ khủng bố Hồi giáo chặt đầu một thầy giáo

Thanh Phương, RFI, 17/10/2020

Vụ chặt đầu một thầy giáo sử-địa tại vùng ngoại ô Paris hôm 16/10/2020, đã khiến cả nước Pháp chấn động. Nạn nhân đã bị một thanh niên người Nga gốc Tchechnia hạ sát vì đã cho học sinh xem các tranh biếm họa vẽ đấng tiên tri Mohamed. Đối với tổng thống Macron, đây là một "vụ tấn công khủng bố Hồi giáo đặc trưng".

khungbo1

Cảnh sát Pháp bảo vệ khu vực gần trường trung học Bois d'Aulne, ở Conflans-Sainte-Honorine (ngoại ô Paris), Pháp, ngày 16/10/2020.  Reuters/Charles Platiau

Vụ án mạng xảy ra vào khoảng 17 giờ gần trường trung học Bois d'Aulne tại Conflans-Sainte-Honorine (vùng Yvelines, ngoại ô tây-bắc Paris) nơi giáo viên Samuel Paty đang dạy. Cảnh sát đã được báo động vì có một kẻ khả nghi đang đi lảng vảng chung quanh trường. Khi đến nơi cảnh sát phát hiện thi thể bị chặt đầu của ông Paty, rồi tìm cách khống chế một thanh niên cầm dao đe dọa. Do hung thủ chống cự nên cảnh sát buộc phải bắn chết. Kẻ chặt đầu thầy giáo đã hô "Allah Akbar" (Thượng đế vĩ đại) trước khi bị bắn hạ.

Theo các kết quả điều tra đầu tiên, giáo viên sử-địa của trường vào tuần trước, khi giảng dạy về quyền tự do ngôn luận, đã cho học sinh xem các bức biếm họa vẽ đấng tiên tri Mohamed. Phải chăng hung thủ đã chặt đầu giáo viên này để trả thù ? Các nhà điều tra đang cố làm rõ động cơ của kẻ sát nhân.

Sau vụ tấn công, Viện Công tố Quốc gia chống khủng bố đã mở ngay cuộc điều tra về tội "sát nhân có liên hệ với một tổ chức khủng bố"  "cấu kết với một tổ chức khủng bố".

Danh tính của hung thủ đã được các nhà điều tra chính thức xác định. Theo một nguồn tin tư pháp được AFP trích dẫn, thanh niên 18 tuổi này là người Nga gốc Tchechnia, sinh ở Moskva, có tiền án tiền sự, nhưng chưa hề được biết là theo Hồi giáo cực đoan. Theo hãng tin AFP, trong khuôn khổ cuộc điều tra này, đã có tổng cộng 9 người đang bị tạm giữ, trong đó bốn người thân của hung thủ và hai vợ chồng phụ huynh học sinh ở trường trung học của giáo viên bị hạ sát.

Không chỉ gây chấn động dư luận, nhất là đối với các giáo viên và phụ huynh của trường, vụ chặt đầu thầy giáo sử-địa cũng đã gây phẫn nộ toàn bộ chính giới Pháp.

Ngay khi nghe tin về vụ tấn công này, tổng thống Emmanuel Macron cùng với hai bộ trưởng Nội Vụ và Giáo Dục đã đến tận trường Bois d'Aulne. Rất xúc động, ông Macron khẳng định đây là một "vụ tấn công khủng bố Hồi giáo đặc trưng", đồng thời kêu gọi toàn dân Pháp đoàn kết chống chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.

Tối qua, tuần báo trào phúng Charlie Hebdo đã bày tỏ thái độ "kinh hoàng và phẫn nộ" về vụ sát hại giáo viên ở Conflans-Sainte-Honorine.

Vụ án mạng nói trên xảy ra đúng 3 tuần sau vụ tấn công bằng dao trước trụ sở cũ của tờ Charlie Hebdo, khiến hai người bị thương nặng. Thủ phạm, một thanh niên Pakistan 25 tuổi, cho biết đã hành động như vậy để phản ứng lại việc tuần báo trào phúng này vào đầu tháng 9 đã đăng lại các bức biếm họa Mohamed, đúng vào ngày mở phiên xử về các vụ khủng bố ở Paris tháng 1/2015, giết chết gần như toàn bộ ban biên tập của tờ báo này. Sau đó, hàng ngàn người đã biểu tình tại nhiều thành phố của Pakistan để phản đối Charlie Hebdo và nước Pháp. Tổ chức khủng bố Al Qaeda cũng đã dọa sẽ tấn công một lần nữa vào tòa soạn tuần báo trào phúng này.

Nhiều tổ chức và hiệp hội vừa kêu gọi tập hợp tại quảng trường Cộng hòa ở Paris ngày mai vào lúc 15 giờ để tưởng niệm giáo viên Samuel Paty.

Thanh Phương

************************

Thầy giáo bị chặt đầu : Pháp xem là 'khủng bố Hồi giáo'

BBC, 17/10/2020

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói vụ chặt đầu một thầy giáo là "tấn công khủng bố Hồi giáo" và rằng thầy giáo đã "dạy tự do biểu đạt".

khungbo2

Cảnh sát phong tỏa khu vực

Truyền thông Pháp đưa tin nạn nhân bị một thanh niên hạ sát sau khi cho học sinh xem các tranh biếm họa vẽ đấng tiên tri Muhammad.

9 người đã bị bắt, trong đó có cha mẹ của một học sinh trong trường.

Kẻ tấn công đã bị cảnh sát bắn chết hôm thứ Sáu, khi xảy ra vụ việc. Tin tức hiện nói thủ phạm là thanh niên 18 tuổi, gốc người Chechnya.

Vụ án mạng xảy ra gần trường trung học Bois d'Aulne tại Conflans-Sainte-Honorine, vùng Yvelines, ngoại ô Paris, nơi nạn nhân đang dạy.

Vụ này xảy ra trong lúc đang có phiên tòa ở Paris liên quan vụ tấn công năm 2015 vào tạp chí châm biếm Charlie Hebdo, nơi đăng các tấm hình.

Tổng thống Macron phát biểu tại hiện trường : "Chúng sẽ không chiến thắng, sẽ không chia rẽ chúng ta".

Tin cho hay tên chặt đầu thầy giáo đã hô Allah Akbar (Thượng đế vĩ đại) trước khi bị bắn hạ.

Nạn nhân là giáo viên sử-địa của trường.

Tuần rồi, khi dạy về tự do ngôn luận, thầy giáo đã cho học sinh xem các bức biếm họa vẽ đấng tiên tri Muhammad.

******************

Cnh sát Pháp bt gi 9 người sau v thy giáo b cht đu ngoi ô Paris

VOA, 17/10/2020

Cnh sát Pháp đang thm vn chín người đang b câu lưu ngày th By sau khi mt người b tình nghi là cm tình viên Hi giáo cc đoan cht đu mt giáo viên trường hc gia ban ngày trên đường ph ngoi ô Paris, Reuters đưa tin, dn các ngun tin cnh sát.

khungbo3

Người dân t tp bên ngoài trường College du Bois d'Aulne sau v tn công Conflans St Honorine ngoi ô Paris, Pháp, ngày 17/10/2020.

Cnh sát bn chết k tn công vài phút sau khi người này sát hi giáo viên lch s 47 tui Samuel Paty vào ngày th Sáu. V giết người gây chn đng nước Pháp và gi nh đến v tn công cách đây năm năm nhm vào văn phòng ca tp chí châm biếm Charlie Hebdo.

Các nhà điu tra đang n lc xác đnh k tn công hành đng mt mình hay có đng phm. Báo chí Pháp đưa tin người này mt thanh niên 18 tui gc Chechnya.

Đu tháng này, thy Paty đã cho hc sinh xem tranh biếm ha v Nhà tiên tri Mohammad trong mt lp giáo dc công dân v quyn t do ngôn lun. Vic này đã khiến mt s cha m người Hi giáo tc gin. Người Hi giáo tin rng bt c hình nh khc ha nào v Nhà tiên tri đu là báng b.

Th tướng Jean Castex nói v tn công mang du n ca ch nghĩa khng b Hi giáo cc đoan.

"Tôi mun chia s vi các bn s phn n hoàn toàn ca tôi. Ch nghĩa thế tc, xương sng ca Cng hòa Pháp, đã b nhm mc tiêu trong hành đng hèn h này", ông Castex nói.

Bn người thân ca k tn công, bao gm mt người v thành niên, đã b câu lưu ngay sau v tn công vùng ngoi ô Conflans-Sainte-Honorine, theo các ngun tin cnh sát, Reuters cho biết.

Năm người khác đã b câu lưu trong đêm, trong s đó có hai người là cha m ca các hc sinh ti trường College du Bois dAulne nơi giáo viên này dy hc.

Mt tun trước, mt người đàn ông nói rng con gái ông ta hc trong lp ca thy Paty đã quay mt video được chia s trên mng xã hi, trong đó ông ta gi giáo viên này là côn đ và kêu gi nhng người khác "hp lc và nói thôi ngay, đng đng đến con cái chúng tôi.’"

Không rõ liu người này có phi là mt trong s nhng người b cnh sát câu lưu hay không. Không rõ ngay tc thì liu k tn công đã xem video này hay chưa.

Published in Quốc tế

Khủng bố ngày lễ Phục Sinh : Thủ phạm là một tổ chức Hồi giáo cực đoan Sri Lanka (RFI, 22/04/2019)

Hôm 22/04/2019, phát ngôn chính phủ Sri Lanka thông báo một tổ chức Hồi giáo của Sri Lanka, mang tên National Thowheeth Jama'ath (NTJ), chính là thủ phạm loạt khủng bố tự sát vào ngày Chủ nhật Phục Sinh, khiến tổng cộng 290 người chết và 500 người bị thương, tính đến hôm nay.

khungbo1

Sri Lanka : Cảnh sát trước nhà thờ Saint-Antoine, thủ đô Colombo, sau vụ tấn công tự sát. Ảnh 22/04/2019. Reuters / Athit Perawongmetha

Trong khi đó văn phòng phủ tổng thống Sri Lanka thông báo là tổng thống Maithripala Sirisena sẽ nhờ các nước trợ giúp truy tìm các mối liên hệ quốc tế của tổ chức đã gây ra các vụ khủng bố. Tổng thống Sri Lanka cũng sẽ ban hành tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, có hiệu lực kể từ nửa đêm nay.

Sáng hôm qua, sáu vụ nổ gần như cùng một lúc đã xảy ra tại 3 khách sạn hạng sang và 3 nhà thờ Công giáo. Nhiều tiếng đồng hồ sau đó đã xảy ra hai vụ nổ khác, trong đó có một vụ nhắm vào một khách sạn và vụ thứ hai là vụ nổ do một tay khủng bố tự sát gây ra khi cảnh sát đến bắt giữ người này. Hiện không thể xác định chính xác là có bao nhiêu người ngoại quốc thiệt mạng trong các vụ nổ, vì rất khó xác định nhân dạng của các nạn nhân. Trong số khoảng gần 40 người ngoại quốc bị chết, được biết có công dân của Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh Quốc và Hoa Kỳ.

Từ Vatican, Ấn Độ, cho đến Hoa Kỳ, cả thế giới hôm qua đã đồng thanh lên án các hành động bạo lực đẫm máu nhất ở Sri Lanka kể từ khi kết thúc nội chiến cách đây 10 năm.

Tổng thống Maithripala Sirisena, đang công du nước ngoài vào lúc xảy ra khủng bố, đã vội trở về nước để chủ trì một cuộc họp của hội đồng an ninh. Hôm nay, chính phủ Sri Lanka lại ban hành lệnh giới nghiêm mới, từ 8 giờ tối đến 4 giờ sáng, sau khi đã ban hành lệnh giới nghiêm đầu tiên vào đêm qua.

Cho tới nay, nhà chức trách Sri Lanka đã bắt giữ tổng cộng 24 người, nhưng vẫn chưa cung cấp thông tin về các nghi can này. Giám đốc cảnh sát quốc gia Sri Lanka Pujuth Jayasundara cách đây 10 ngày đã báo động là một tổ chức Hồi giáo cực đoan dự định tiến hành các vụ tấn công tự sát nhắm vào các nhà thờ và đại sứ quán Ấn Độ ở Colombo.

Từ Colombo, thông tín viên Antoine Guinard gởi về bài tường trình :

"Cuộc điều tra bắt đầu từ chiều Chủ Nhật vẫn tiếp diễn. Tổng cộng đã có 24 nghi can, toàn bộ là người Sri Lanka, bị bắt giữ, theo thông báo của cảnh sát.

Một quả bom tự tạo đã được tìm thấy tối qua tại một nơi gần sân bay Colombo. Các vụ tấn công bằng bom, có vẻ được phối hợp chặt chẽ, với sự tham gia của những tay khủng bố tự sát, xảy ra tại nhiều nơi khác nhau, là các vụ tấn công khủng bố đẩm máu nhất từ 10 năm qua ở Sri Lanka.

Bộ trưởng Quốc Phòng Sri Lanka đã tuyên bố là toàn bộ các nghi can là thành viên của một tổ chức tôn giáo cực đoan, nhưng không cho biết thêm chi tiết, để tránh gây căng thẳng tại quốc gia này. Tuy nhiên, cảnh sát đã nêu lên giả thuyết khủng bố Hồi giáo cực đoan, tuy rằng người cũng nói đến khả năng đây là những vụ tấn công của các thành phần Phật Giáo cực đoan nhắm vào cộng đồng Công giáo.

Thủ tướng Sri Lanka đã cho biết là cách đây 10 ngày, nhà chức trách đã biết được âm mưu khủng bố nhắm vào các nhà thờ, nhưng đã không thể ngăn chận được, do thiếu sự trao đổi thông tin.

Trong các cơ quan tình báo Sri Lanka thường xảy ra đấu đá nội bộ. Những vụ đấu đá này càng thêm gay gắt do khủng hoảng chính trị ở Sri Lanka. Đó là lý do vì sao an ninh đã không được bảo đảm".

Phát hiện 87 ngòi nổ tại một bến xe buýt ở thủ đô

Cảnh sát khu vực Pettah hôm nay cho biết đang tiến hành điều tra vè vụ này và chưa có một nghi phạm nào bị bắt. Cùng ngày hôm nay, một vụ nổ đã xảy ra tại thủ đô Colombo khi cảnh sát đang tiến hành tháo gỡ ngòi nổ một quả bom trong một chiếc xe tải nhẹ bị bắt giữ không xa một nhà thờ bị tấn công ngày hôm qua. Hiện chưa biết rõ số thương vong.

Thanh Phương

****************

Đánh bom ở Sri Lanka, hơn 200 người chết, ít nhất 450 người bị thương (VOA, 21/04/2019)

Các vụ đánh bom đúng vào dp l Phc sinh ngày 21/4 ti 3 nhà th và 4 khách sn Sri Lanka đã làm hơn 200 người chết và ít nht 450 người b thương, theo cảnh sát.

khungbo5

Hiện trường vụ tấn công tại khách sạn Shangri-la ở Colombia, Sri Lanka, ngày 21/4.

Ít nhất 27 nn nhân thit mng là người nước ngoài. Reuters đưa tin rng đây là v tn công ln đu tiên ti hòn đo nm n Đ Dương này k t khi kết thúc cuc ni chiến 10 năm trước.

Bảy người đã b bt và ba nhân viên cnh sát đã thit mng trong khi các lc lượng an ninh đt kích vào mt căn nhà th đô Sri Lanka vài gi sau các v tn công, mà mt s là các v đánh bom t sát.

Chính phủ đã tuyên b tình trng gii nghiêm th đô Colombo và chặn các trang mng xã hi cũng như các trang nhn tin như Facebook và WhatsApp.

Reuters nói thêm rằng hin chưa rõ khi nào lnh gii nghiêm s được d b.

Hiện chưa có ai hay t chc nào ngay lp tc nhn trách nhim gây ra các v tn công ti quc gia tri qua nhiu thp k chiến tranh vi phe ly khai Tamil cho tới năm 2009.

Khoảng thi gian đó, các v đánh bom xy ra ti th đô xy ra thường xuyên.

Theo Reuters, các nhóm theo Công giáo ở đa phương nói rng trong nhng năm qua, h đã vp phi s đe da ngày càng tăng ca các nhà sư Pht giáo quá khích.

Năm ngoái đã xảy ra nhiu v đng đ gia cng đng Pht giáo chiếm đa s và nhng người Hi giáo thiu s vì các tín đ Pht giáo cho rng tín đ Hi giáo bt buc mt s người ci đo.

******************

Công dân Trung Quốc thiệt mạng trong vụ tấn công ở Sri Lanka (VOA, 21/04/2019)

Một công dân Trung Quc thit mng trong các v tn công vào các nhà th và khách sn Sri Lanka hôm 21/4.

khungbo6

Hiện trường một vụ tấn công ở Sri Lanka.

Reuters dẫn li tin ca Nhân dân Nht báo đưa tin.

Trước đó, Tân Hoa Xã cho biết rng bn người Trung Quc b thương, nhưng hin trong tình trng n đnh ti bnh vin.

Các vụ đánh bom ti ba nhà th và bn khách sn làm hơn 200 người chết và ít nht 400 người b thương dp l Phc sinh hôm 21/4.

Theo Reuters, ít nhất 27 nn nhân thit mng là người nước ngoài.

Ngoại trưởng Hà Lan Stef Blok cho biết trong mt thông cáo rng một công dân nước này thit mng Sri Lanka.

Giáo hoàng Francis hôm 21/4 lên án các v tn công Sri Lanka, coi đó là các v bo lc "tàn nhn".

*******************

Khủng bố tại Sri Lanka : Một đòn chí mạng đối với kinh tế (RFI, 21/04/2019)

Loạt khủng bố cuối tuần qua tại Sri Lanka không chỉ gây thiệt hại nhân mạng, khoảng 290 người chết và 500 người bị thương, mà còn có những tác động tiêu cực nghiêm trọng đối với nền kinh tế của nước này.

khungbo2

Cảnh sát tại khách sạn Shangri-La hotel sau vụ khủng bố, Colombo, Sri Lanka, ngày 21/04/2019 Reuters/Dinuka Liyanawatte

Trước tiên là ngành du lịch. Trong số các mục tiêu khủng bố, có 4 khách sạn, trong đó có 3 khách sạn hạng sang. Sau gần ba thập niên nội chiến, kinh tế Sri Lanka bắt đầu khởi sắc, du lịch chiếm tới 11 % tổng sản phẩm nội địa. Năm 2009, khi nội chiến kết thúc, chỉ có khoảng 900 ngàn lượt du khách tới Sri Lanka. Kể từ năm 2016, mỗi năm nước này đón hơn 2 triệu lượt.

Tình trạng mất an ninh có thể làm giảm đáng kể hoạt động du lịch trong lúc cán cân thương mại vẫn bị mất cân đối. Nhập siêu của Sri Lanka trong tháng Giêng 2019 là 600 triệu đô la.

Trong thời gian qua, cũng giống như du lịch, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tăng mạnh, gần như gấp đôi, trong giai đoạn 2015 – 2017, theo số liệu của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD). Vào năm 2005, Sri Lanka chỉ đón nhận được khoảng 300 triệu đô la đầu tư. Vào tháng 03/2019, con số này lên tới gần 4 tỷ. Hai đối tác nước ngoài đầu tư nhiều nhất vào Sri Lanka là Ấn Độ và Trung Quốc.

Đáng quan ngại hơn là loạt khủng bố diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị Sri Lanka có nhiều biến động. Hồi cuối năm 2018, tổng thống Maithripala Sirisena sa thải thủ tướng rồi lại phải hủy bỏ quyết định này. Hậu quả là các cơ quan thẩm định tài chính quốc tế, Moody’s, Fitch và Standard and Poors, đã hạ thấp điểm tín nhiệm của Sri Lanka, làm cho đồng tiền quốc gia, ru-pi, bị mất giá.

Vừa qua, cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Pháp – COFACE – đã lưu ý là những biến động chính trị có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, đặc biệt là du lịch và xây dựng. Một trong những điểm yếu của nền kinh tế Sri Lanka là thiếu thốn cơ sở hạ tầng. Do bất ổn định chính trị, tháng 11/2018, Mỹ và Nhật đã tạm ngừng tài trợ cho các dự án hạ tầng cơ sở của Sri Lanka.

Minh Anh

********************

Đánh bom tại Sri Lanka vào ngày lễ Phục Sinh (RFA, 21/04/2019)

Tám vụ đánh bom nổ ra vào ngày chủ nhật 21 tháng 4 tại Sri Lanka. Những kẻ thủ ác nhắm vào các thánh đường Công giáo đang cử hành Lễ Phục Sinh và một số khách sạn khiến hơn 200 người thiệt mạng và 450 người bị thương tính đến tối cùng ngày.

khungbo3

Thủ tướng Sri Lanka đến tại Nhà thờ St. Anthony bị đánh bom ngày 21/4/2019 - AFP

Truyền thông quốc tế loan tin dẫn lời phát ngôn nhân Cảnh sát Sri Lanka, ông Ruwan Gunasekera, thông báo với các phóng viên ở thủ đô Colombo của Sri Lanka như vừa nêu.

Giới chức Sri Lanka cho biết một số trong 8 vụ đánh bom là do những tên liều chết gây ra.

Sau khi xảy ra những vụ đánh bom như vừa nêu, chính phủ Colombo tuyên bố lệnh giới nghiêm và quyết định chặn tất cả những công cụ mạng xã hội gồm cả Facebook và WhatsApp, nhằm ngăn không để thông tin bị cho là không đúng, sai lạc được loan truyền.

Thủ tướng Ranil Wickremesinghe của Sri Lanka lên tiếng tố cáo những vụ đánh bom, cho rằng đó là hành động bạo lực tệ hại nhất xảy ra ở đất nước ông kể từ khi cuộc nội chiến chấm dứt cách đây một thập niên.

Chưa có tổ chức nào lên tiếng nhận trách nhiệm về hành động đánh bom như vừa nêu.

Tuy vậy, hãng tin AFP, cho biết có đọc được những văn bản cho thấy Cảnh sát trưởng Pujuth Jayasundaea, đã đưa ra cảnh báo với những quan chức hàng đầu cách đây 10 ngày về việc những kẻ đánh bom liều chết lên kế hoạch tấn công những thánh đường nổi tiếng. Cụ thể một cơ quan tình báo nước ngoài cho biết nhóm có tên National Thowheeth Jama’ath lên kế hoạch tiến hành những cuộc tấn công liều chết nhắm vào những thánh đường nổi tiếng cũng như Cao Ủy Ấn Độ tại thủ đô Colombo của Sri Lanka.

Nhóm National Thoweeth Jama’ath là một nhóm Hồi giáo cực đoan tại Sri Lanka. Nhóm này dính líu vào vụ phá hoại những tượng Phật vào năm ngoái.

Giáo hoàng Phan Xi cô và nguyên thủ của nhiều quốc gia trên thế giới lên án những vụ đánh bom khủng bố tại Sri Lanka.

******************

Sri Lanka : Hơn 200 người chết trong các vụ nổ tại nhà thờ và khách sạn (RFI, 21/04/2019)

Theo tổng kết mới nhất của cảnh sát, tại Sri Lanka hôm nay, 21/04/2019, ít nhất 207 người đã thiệt mạng trong 8 vụ nổ, đó có 7 vụ nhắm vào 4 khách sạn hạng sang và 3 nhà thờ, vào lúc giáo dân đang dự lễ Phục Sinh. Trong số các nạn nhân có hàng chục người nước ngoài.

khungbo4

Các quân nhân Sri Lanka trước nhà thờ Saint-Anthony, một trong những địa điểm bị tấn công tại thủ đô Colombo, ngày 21/04/2019. Reuters/Dinuka Liyanawatte

Số người chết rất có thể tăng thêm nhiều, do có đến hơn 450 người bị thương trong các vụ tấn công với mức độ dữ dội chưa từng thấy. Bộ Quốc phòng Sri Lanka vừa ra lệnh giới nghiêm 12 tiếng đồng hồ từ 6 giờ chiều nay. Chính phủ cũng tạm cấm các mạng xã hội. Tòa Tổng giám mục Colombo thông báo hủy toàn bộ các thánh lễ Phục Sinh hôm nay ở Sri Lanka.

Theo cảnh sát và các nhân chứng được hãng tin AFP trích dẫn, có ít nhất 2 kẻ khủng bố tự sát tham gia vào các vụ tấn công hôm nay. Trước mắt theo báo chí Sri Lanka, đã có 7 nghi can bị bắt, nhưng cảnh sát chưa xác nhận tin này. Hiện giờ chưa có tổ chức nào lên tiếng nhận trách nhiệm, nhưng giám đốc cảnh sát quốc gia Sri Lanka Pujuth Jayasundara cách đây 10 ngày đã báo động là một phong trào Hồi giáo cực đoan mang tên NTJ (National Thowheeth Jama'ath) đã dự trù tiến hành các vụ tấn công tự sát nhắm vào các nhà thờ. Vào năm ngoái, phong trào này đã gây ra các vụ phá hoại tượng Phật, trong khi Phật Giáo là tôn giáo chiếm đa số ở Sri Lanka.

Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đã ngay lập tức lên án "những vụ tấn công hèn hạ". Về phần mình, bộ trưởng Tài chính Mangala Samaraweera tuyên bố trên mạng Twitter là các vụ tấn công đã giết hại "nhiều người vô tội".

Sau khi nghe tin về các vụ tấn công ở Sri Lanka hôm nay, giáo hoàng Francis đã bày tỏ sự đau buồn của ngài. Nhiều lãnh đạo thế giới như thủ tướng Anh Theresa May, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, thủ tướng Đức Angela Merkel, tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã đồng loạt lên án vụ tấn công này.

Đa số dân Sri Lanka theo Phật giáo, chiếm 70% trên tổng số 21 triệu dân, nhưng tại nước này cũng có đến 1,2 triệu dân là người Công giáo. Cộng đồng Công giáo vẫn được xem là một thành phần mang tính đoàn kết dân tộc vì bên phía sắc dân thiểu số Tamil (Tamoul) và sắc dân đa số Sinhala đều có các giáo dân.

Trả lời ban Việt ngữ RFI, ông Karunanatna Karou, một hướng dẫn viên du lịch tại Sri Lanka, cho biết ông rất ngạc nhiên về các vụ tấn công này :

"Vâng, là bởi vì từ mấy năm gần đây Sri Lanka không có vấn đề gì. Ngay cả trong suốt cuộc nội chiến kéo dài 30 năm cũng không xảy ra vụ tấn công nào nhắm vào người Công giáo. Đây cũng là lần đầu tiên họ tấn công trực tiếp vào người nước ngoài, vào du khách. Theo nhà chức trách thì đây là những cuộc tấn công được chuẩn bị kỹ lưỡng .

Sri Lanka là một quốc gia có đa số dân là người Phật giáo và đó là các Phật tử rất khoan dung theo đúng lời dạy của Đức Phật. Vì đa số Phật tử rất khoan dung cho nên các thiểu số tôn giáo như Công giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo có thể chung sống dễ dàng.

Chúng tôi không có vấn đề gì với người Công giáo, sự chung sống giữa các tôn giáo diễn ra rất tốt. Ví dụ như vào dịp ramadan, người Công giáo đến giúp trang hoàng các nhà thờ Hồi giáo, còn vào dịp lễ Noel cũng có các Phật tử đến giúp trang hoàng các nhà thờ. Tức là giữa người Phật giáo và người Công giáo không có vấn đề gì".

Ceylan, tên xưa của Sri Lanka

Sri Lanka, là một đảo quốc, nằm ở phía tây nam vịnh Bengal, Ấn Độ Dương. Với diện tích 65.000 km², Sri Lanka có 21,4 triệu dân. Trước kia được gọi là Ceylan, đất nước Sri Lanka nhiều lần là thuộc địa của các cường quốc phương Tây : Đầu tiên hết là Bồ Đào Nha (1505-1656), rồi Hà Lan (1656-1796) và cuối cùng là Anh Quốc (1815 -1948).

Năm 1972, quân nổi dậy Tamoul mở chiến dịch đòi độc lập, nhưng sau đó đã bị quân đội tàn sát dưới thời chính phủ người Sinhala chiếm đa số vào tháng 5/2009 sau một cuộc chiến làm gần 100.000 người chết.

Tháng Giêng năm 2018, tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena thăng cấp nhân vật số hai trong bộ binh, một vị tướng bị Liên Hiệp Quốc cáo buộc là đã phạm tội ác chiến tranh chống quân đòi ly khai Tamil. Quyết định này đã làm dấy lên làn sóng bất bình của các tổ chức bảo nhân quyền.

Từ khi cuộc xung đột chấm dứt, ngành du lịch đã phát triển mạnh mẽ với hơn hai triệu lượt du khách mỗi năm kể từ năm 2016, tăng hơn gấp bốn lần so với con số 448 ngàn người năm 2009. Tuy nhiên, theo AFP, trong những năm gần đây, Sri Lanka chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của những phần tử Phật giáo cực đoan.

Tháng Ba năm 2018, tình trạng khẩn cấp lần đầu tiên được ban hành kể từ năm 2011 trong vòng 15 ngày sau những vụ bạo động xảy ra nhắm vào cộng đồng thiểu số Hồi giáo tại miền trung đất nước làm 3 người chết.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Việt Nam xác nhận nạn nhân bị Abu Sayyaf chặt đầu (RFA, 07/07/2017)

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày 7 tháng 7 thông tin cho báo giới trong nước về tin liên quan hai nạn nhân thuyền viên Việt Nam bị phiến quân Abu Sayyaf chặt đầu.

abu1

Ngư dân Việt Nam được chính phủ Philippines trả tự do sau thời giam bị giam do đánh bắt hải sản trái phép. Ảnh chụp ngày 2 tháng 11 năm 2016.  AFP photo

Truyền thông trong nước dẫn lời thứ trưởng ngoại giao Vũ Hồng Nam là chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ gia đình nạn nhân và tìm mọi cách hoàn tất thủ tục pháp lý cũng như pháp y với phía Philippines để có thể đưa thi hài người bị hại về nước mai táng trong thời gian sớm nhất.

Danh tính 2 thuyền viên Việt bị phiến quân Abu Sayyaf sát hại được xác định là Hoàng Trung Thông và Hoàng Văn Hải. Việt Nam yêu cầu phía cơ quan chức năng Philippines bảo quản thi hài của 2 người xấu số này.

Đây là công việc đang diễn ra mấy hôm nay giữa Bộ Ngoại Giao Việt Nam với phía thẩm quyền Philippines. Hai thuyền viên Hoàng Trung Thông và Hoàng Văn Hải bị Abu Sayyaf bắt tháng Mười Một năm 2016 cùng với một số bạn thuyền khác. Đến ngày 4 tháng Bảy vừa rồi thì cả hai bị chặt đầu tại làng Banrangay Tumalubong Sumisip trên đảo Basilan mạn nam Philippines.

************************

Tổng thống Philippines muốn ăn gan thủ phạm giết con tin Việt Nam (RFI, 06/07/2017)

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dọa nuốt sống các thành viên của tổ chức Hồi Giáo cực đoan Abou Sayyaf, thủ phạm vụ bắt cóc và sát hại hai thủy thủ Việt Nam.

abu2

Ảnh chụp qua truyền hình ngày 05/07/2017, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu tại Hagonoy, nam Mindanao.Handout / PRESIDENTIAL PHOTO DIVISION / AFP

Trong bài diễn văn đọc tối 05/07/2017 trước các quan chức địa phương, ở thành phố Hagonoy, phía nam đảo Mindanao, ông Duterte tuyên bố : "Tôi sẽ ăn gan họ nếu các vị yêu cầu. Cho tôi ít muối và giấm, tôi sẽ ăn nó trước mặt các vị". Vị tổng thống nổi tiếng với những tuyên bố bốc đồng còn nói thêm : "Tôi ăn tất. Tôi không phải là người khó ăn. Tôi ăn cả những gì không thể nuốt được".

Tay cầm chiếc điện thoại di động có hình của các thủy thủ bị giết, cựu luật sư 72 tuổi thóa mạ những kẻ giết người : "Liệu chúng ta để những kẻ như này biến chúng ta thành nô lệ ? Đồ chó đẻ !".

Thi thể hai con tin Việt Nam, bị bắt cóc từ tháng 11/2016 với bốn đồng hương khác, được quân đội Philippines phát hiện vào sáng 05/07 trên đảo Basilan, một trong những thành trì của Abou Sayyaf. Hiện tổ chức chuyên bắt cóc đòi tiền chuộc này đang giữ 22 con tin.

Năm 2016, tổng thống Philippines đã ra lệnh tấn công Abou Sayyaf, được thành lập trong những năm 1990 nhờ tài trợ của một thành viên trong gia đình Oussama Ben Laden, thủ lĩnh tổ chức khủng bố Al Qaida. Abou Sayyaf cũng tham gia cuộc nổi dậy ly khai Hồi Giáo, khiến hơn 120.000 người chết từ năm 1970, chủ yếu là người theo Công giáo, ở miền nam đảo Mindanao.

Thu Hằng

***********************

Gia đình nạn nhân bị khủng bố chặt đầu sang Philippines (RFA, 06/07/2017)

Gia đình một trong hai thủy thủ người Việt Nam bị nhóm khủng bố Abu Sayyaf ở Philippines chặt đầu đang làm thủ tục để sang Philippines xác định danh tính nạn nhân. Một nguồn tin trong nước cho Đài Á Châu Tự do biết như vậy vào hôm 6 tháng 7.

abu3

Quân đội Philippines trưng bày các loại chất nổ tự tạo khác nhau và băng rôn tương tự được dùng của tổ chức ISIS tại một làng ở tỉnh Basilan hôm 16/5/2015. AFP

Theo nguồn tin, nạn nhân Hoàng Văn Hải, 25 tuổi, là con thứ hai trong một gia đình gồm 3 anh em trai ở Thanh Thủy, Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Thủy thủ này đã học ở trường Cao đẳng Hàng hải và thích được đi các chặng quốc tế. Hải chỉ mới chuyển sang làm cho tàu MV royal 16 của công ty Cổ phần Hàng hải Hoàng Gia vài tháng trước khi xảy ra vụ bắt cóc.

Quân đội Philippines hôm 5 tháng 7 cho biết đã phát hiện được xác của hai người bị chặt đầu được cho là hai con tin người Việt Nam bị Abu Sayyaf bắt giữ hồi tháng 11 năm ngoái. Người bị chặt đầu kia là Hoàng Trung Thông. Những người này nằm trong số 19 thuyền viên của một tàu hàng Việt Nam, tàu MV Royal 16. Tàu chở xi măng đang đi từ cảng Hải Phòng sang Indonesia thì bị các tay súng của Abu Sayyaf tấn công hôm 11 tháng 11 năm ngoái. 6 người trong số này đã bị Abu Sayyaf bắt cóc và giam giữ ở đảo Basilan, miền Nam Philippines.

Sau khi nhận được tin về hai thuyền viên Việt Nam có thể là nạn nhân của Abu Sayyaf, đại diện các cơ quan nhà nước bao gồm đại diện Cục Hàng hải đã về gặp gia đình thủy thủ Hoàng Văn Hải để thông báo tình hình. Tuy nhiên cho đến lúc này, phía Philippines vẫn chưa xác định chính xác người bị chặt đầu có phải là Hoàng Văn Hải hay không.

Đại tá Juvymax Uy, chỉ huy đơn vị đặc nhiệm phối hợp Basilan hôm 5 tháng 7 cho đài Á Châu Tự Do biết xác của hai người bị chặt đầu hiện đang được khám nghiệm với sự phối hợp từ phía đại sứ quán Việt Nam tại Philippines.

Vào tháng trước, một thủy thủ khác là Hoàng Võ, 28 tuổi đã được quân đội Philippines giải cứu.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 5 tháng 7 cũng cho biết giới chức Việt nam đang làm việc với phía Philippines để xác định thông tin nạn nhân. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng nói Việt Nam lên án mạnh mẽ mọi hành vi bắt cóc và sát hại dã man, vô nhân tính. Những hành vi như thế phải bị trừng trị đích đáng.

Nhóm Abu Sayyaf là nhóm phiến quân Hồi giáo chuyên hoạt động ở miền Nam Philippines. Lâu nay nhóm này chuyên thực hiện các vụ bắt cóc người nước ngoài đòi tiền chuộc. Những thủy thủ người Indonesia, Malaysia cũng đã là những nạn nhân của nhóm này.

Hồi tháng 2 vừa qua, một người Đức đã bị chặt đầu sau khi chính phủ Đức từ chối trả tiền chuộc là 600,000 đô la cho bọn bắt cóc. Hồi năm ngoái, hai người Canada khác cũng chịu chung số phận. Thủ tướng Canada Justin Trudeau hồi năm ngoái đã lên tiếng nói rằng Canada không thể và sẽ không trả tiền chuộc cho bọn khủng bố. Chính phủ các nước Mỹ, Canada, Anh đều đã tuyên bố là sẽ không trả tiền cho bọn khủng bố vì coi đây là hành động giống như cung cấp tài chính cho các hoạt động khủng bố. Hồi năm 2013, các nước phương Tây cũng đã đạt được một thỏa thuận chấm dứt việc trả tiền chuộc cho các nhóm khủng bố. Mặc dù vậy, một số nước như Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Đức vẫn tìm cách đưa tiền cho bọn khủng bố để cứu công dân nước mình.

Hiện chưa có thông tin gì về việc Abu Sayyaf có đòi tiền chuộc từ gia đình các thủy thủ Việt Nam hay chủ công ty của họ hay không.

Published in Châu Á

Tướng Iraq : Chiến sự ở Mosul sắp kết thúc (VOA, 26/06/2017)

Trận chiến đ chiếm quyn kim soát toàn b thành ph Mosul t tay quân Nhà nước Hi giáo s kết thúc trong mt vài ngày tới, và n lc chng tr ca các phn t ch chiến đã tht bi, mt tướng lãnh Iraq nói vi Reuters hôm th Hai.

is1

Khung cảnh đ nát, hoang phế ca khu vc lân cn Ph C Mosul, Iraq, ngày 25/6/2017.

Trung tướng Abdul Ghani al-Assadi, ch huy các đơn v ưu tú chng khng b (CTS) Mosul, cho biết :

"Chỉ còn li ít tàn quân trong thành ph, c th Ph C".

Tướng Assadi nói "V phương din quân s, Daesh (Nhà nước Hi giáo) đã cáo chung. H đã mt tinh thn chiến đu và thế cân bng, chúng tôi đang kêu gi h hãy đu hàng hoc là chết".

Quân đội Iraq nói rằng khu vc còn thuc quyn kim soát ca Nhà nước Hi giáo ch còn chưa đy 2 km vuông Mosul, tng được coi là th đô trên thc tế ca Nhà Nước Hi giáo.

Theo tướng Assadi, hôm Ch nht, Nhà nước Hi giáo đã tìm cách tr li đ tái chiếm khu vực lân cận bên ngoài Ph C nhưng đã tht bi. Tướng Assadi nói thành ph Mosul s rơi vào tay quân chính ph trong "vài ngày na, nh ơn Thượng đế".

CTS đang dẫn đu cuc chiến trong khu vc đông đúc dân cư vi nhng con hm chng cht và cht hp ca Ph Cổ lch s, nm bên b tây sông Tigris.

Liên minh quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đo đang h tr trên không và trên b cho chiến dch tn công đã kéo dài 8 tháng.

Tuần trước, các phn t ch chiến đã phá hy đn th Hi giáo lch s Grand al-Nuri và tháp nghiêng ca đn th, nơi mà cách đây 3 năm v trước, th lãnh IS Abu Bakr al-Baghdadi tuyên b thành lp mt vương quc Hi giáo, tri dài trên mt phn lãnh th ca Iraq và Syria. Khu đt ca đn này vn nm trong tay ca các phn t ch chiến.

Hôm thứ Hai, Quân đi Iraq cho biết đã chiếm khu ph al-Faruq phía tây bc Ph C, đi din vi đn th Hi giáo.

**********************

Israel lại tấn công các vị trí quân sự Syria (RFI, 26/06/2017)

Nhằm trả đũa các vụ pháo kích của quân đội Syria trên cao nguyên Golan, quân đội Israel ngày 25/06/2017 thông báo đã không kích vào các vị trí quân sự của Syria. Damas cáo buộc chính quyền Tel Aviv ủng hộ quân nổi dậy trong vùng này của Syria.

is2

Đội trực thăng tấn công của không quân Israel - IAF handout via Reuters

Thông tín viên khu vực Paul Khalifeh gởi về bài tường trình :

"Quân đội Israel hôm Chủ Nhật 25/06, thông báo đã tiến hành nhiều vụ oanh kích nhắm vào hai ụ pháo và một xe vận chuyển đạn của quân đội Syria. Kênh truyền hình al-Mayadeen, thân chính quyền Damas, tường thuật là một xe chở binh sĩ cũng bị trúng bom của các trận oanh kích đó.

Trước đó một ngày, một trực thăng của Israel đã tấn công hai xe tăng và nhiều vị trí quân sự của Syria tại tỉnh Quneitra, sau cơn mưa pháo trên cao nguyên Golan, do Israel chiếm đóng.

Các vụ oanh kích này của Israel xảy ra vào lúc quân đội Syria cùng các đồng minh (Hezbolla-Liban và Iran) đang đánh nhau ác liệt với liên minh quân nổi dậy và quân thánh chiến.

***********************

Lực lượng do Mỹ hậu thuẫn giải phóng 1/4 thành phố Raqqa khỏi tay IS (Tin Tức, 26/06/2017)

Lực lượng do Mỹ hậu thuẫn tại Syria đã giành được 1/4 thành phố Raqqa thuộc tỉnh Raqqa từ tay của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, trong vòng chưa đầy 3 tuần sau khi lực lượng này lần đầu tiên tiến vào thành trì quan trọng của IS.

is3

Các thành viên SDF tuần tra tại Hazima, ngoại ô phía bắc Raqa ngày 6/6. Ảnh : AFP/ TTXVN

Người đứng đầu Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) Rami Abdel Rahman ngày 26/6 cho biết kể từ khi các tay súng người Arab và người Kurd thuộc Các Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn tiến hành tấn công Raqqa hôm 6/6 vừa qua, đến nay SDF đã giành được 25% thành phố thuộc tỉnh miền Bắc Syria này. Dưới sự hỗ trợ của liên quân do Mỹ dẫn đầu, SDF đã giải phóng hoàn toàn các huyện Al-Meshleb và Al-Senaa ở phía Đông Nam, cũng như các huyện Al-Rumaniya và Sabahiya ở phía Tây.

IS tràn vào Raqqa từ năm 2014 và coi thành phố này là thủ phủ của chúng tại Syria.

Liên minh do Mỹ đứng đầu cũng hỗ trợ các lực lượng Iraq tiến hành một cuộc tấn công lớn nhằm vào các thành trì cuối cùng của IS tại Mosul. Tính đến ngày 26/6, các lực lượng an ninh của Iraq đã giành được 2/3 Thành Cổ ở Mosul. Trung tá Salam al-Obeidi thuộc Lực lượng Đặc nhiệm chống khủng bố Iraq (CTS) cho biết 65%-70% khu vực Thành Cổ đã được giải phóng, và vùng đất còn lại do IS kiểm soát rộng chưa đầy đầy 1 km2. Theo ước tính của ông Obeidi, hiện chỉ còn vài trăm tay súng IS vẫn còn cố thủ bên trong khu vực này.

TTXVN

*******************

Indonesia tìm thấy truyền đơn của IS nhắm vào trẻ em (Tin Tức, 26/06/2017)

Các cuốn sách được tìm thấy đều được viết bằng tiếng Indonesia, chứa các bức tranh và thông điệp cổ súy thánh chiến.

is4

Cảnh sát gác gần trụ sở cảnh sát ở Medan (Indonesia) sau vụ tấn công bằng dao làm một sĩ quan cảnh sát thiệt mạng. Ảnh : AFP/TTXVN

gày 26/6, một người phát ngôn của cảnh sát Indonesia thông báo lực lượng cảnh sát nước này đã tìm thấy hàng trăm cuốn sách có chứa nội dung tuyên truyền cho tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng nhắm vào đối tượng trẻ em tại nhà của một nghi phạm bị bắt giữ do có liên quan tới vụ tấn công bằng dao làm một sĩ quan cảnh sát thiệt mạng trước đó một ngày. 

Theo cảnh sát, các cuốn sách được tìm thấy đều được viết bằng tiếng Indonesia, chứa các bức tranh và thông điệp cổ súy thánh chiến. Nghi phạm bị cảnh sát bắt giữ được cho là kẻ đã thiết kế và in những sản phẩm này. 

Trước đó, ngày 25/6, một sĩ quan cảnh sát đã bị đâm chết bằng dao tại một trạm cảnh sát ở thành phố Medan, thủ phủ tỉnh Bắc Sumatra. Sau vụ tấn công, cảnh sát Indonesia đã nổ súng tiêu diệt nghi phạm và bắt giữ một đối tượng tình nghi có liên quan. 

Cảnh sát tin rằng các nghi phạm không chỉ có ý định giết hại cảnh sát mà còn muốn chiếm đoạt súng. Cảnh sát cho rằng những tên này trên thuộc mạng lưới Jemaah Ansharut Daulah (JAD), một tổ chức bị Bộ Ngoại giao Mỹ liệt vào danh sách khủng bố và bị cho là ủng hộ IS. 

Theo nguồn tin cảnh sát, vợ của đối tượng bị bắt giữ cho biết đối tượng đã có 6 tháng sinh sống tại Syria hồi năm 2013. Hiện cảnh sát vẫn đang tiếp tục điều tra vụ việc. 

Chính quyền Indonesia đang quan ngại về nguy cơ gia tăng hoạt động của các phần tử thánh chiến tại nước này, quốc gia có đông người Hồi giáo sinh sống nhất trên thế giới. 

Trong vài năm trở lại đây, những đối tượng ủng hộ IS đã tiến hành một số các cuộc tấn công nhỏ lẻ tại Indonesia. Bên cạnh đó là mối lo ngại đối với sự trở về của hàng trăm công dân nước này đã tới Syria để tham gia hỗ trợ IS.

TTXVN

Published in Quốc tế