Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hô hào "vô vọng" thu hút trí thức xây dựng đất nước của Tổng bí thư

Phạm Minh Hoàng, RFA, 27/03/2023

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi làm việc với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam sáng 24/3/2023 tại Hà Nội, kêu gọi thu hút đội ngũ trí thức trẻ xây dựng đất nước. Ông Trọng nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của đội ngũ trí thức.

trithuc1

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo trung ương chụp hình cùng đại biểu các chuyên gia, nhà khoa học tham dự hội thảo ngày 24/02/2023 - Ảnh minh họa

Từ Paris – Pháp Quốc hôm 27/3/2023, Giáo sư Phạm Minh Hoàng nhận định với RFA :

"Đây không phải là lần đầu tiên các lãnh đạo nhà nước Việt Nam kêu gọi giới trí thức. Tuy nhiên cách hành xử của nhà nước Việt Nam đối với những người trí thức nói riêng và với kiểu nói chung không phù hợp. Đơn cử một người hàng đầu của nền khoa học Việt Nam, đặc biệt toán học là Giáo sư Ngô Bảo Châu, ngay cả ông ta mà nhà nước còn có cách cư xử mà tôi nghĩ là không phù hợp lắm. Tôi nhớ một lần ông ấy viết về chủ tịch Hồ Chí Minh với một nhận định theo tôi là bình thường, thì đối với dư luận viên và một số người đứng về phía chính quyền đã dùng những từ ngữ rất là nặng để miệt thị Giáo sư Ngô Bảo Châu. Tôi thấy chuyện này hơi phi lý, vì Giáo sư Ngô Bảo Châu không hề có một ý tưởng gì gọi là phê phán, chỉ trích ông Hồ Chí Minh cả".

Qua đó Giáo sư Hoàng cho rằng, những người như Giáo sư Ngô Bảo Châu mà còn bị như vậy, huống chi những người nhỏ bé như ông hoặc những trí thức dám lên tiếng, thì chắc chắn nhà nước không bao giờ chấp nhận. Giáo sư Hoàng nói tiếp :

"Đối với họ, họ chỉ bảo vệ cho cái đảng của họ thôi, ai mà đụng vào thì cho dù người đó có giỏi đến cỡ nào thì họ vẫn coi là nguy hiểm. Tôi thấy cái đó là điều rất tiếc bởi vì Việt Nam là một đất nước có nhiều người có khả năng, có tâm với đất nước…. mà mình không khai thác được, không sử dụng được, đó là đáng buồn. Chuyện này đã kéo dài từ mấy chục năm nay, nhà nước họ đưa ra những lời kêu gọi hoa mỹ, nhưng thật sự đối với những người trí thức, thì chúng tôi đâu cần một căn nhà, hay lương cao… tôi chỉ cần một nơi làm việc xứng đáng, điều kiện làm việc phù hợp một người trí thức".

Giáo sư Phạm Minh Hoàng, người từ Pháp về giảng dạy tại Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, sau đó bị án tù vì những hoạt động cổ súy cho tự do dân chủ tại Việt Nam, đã bị trục xuất về Pháp hồi tháng 6 năm 2017.

Trước đó, hôm 7/3/2023 Bộ Chính trị cũng đã có Thông báo số 50 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 18 của Trung ương Đảng, trong đó yêu cầu ban hành chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài vào làm việc trong cơ quan nhà nước.

Nghị quyết số 18-NQ/TW, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, thu hút nhân tài… được ban hành ngày 25/10/2017. Tuy nhiên sau nhiều năm thực hiện, số nhân tài thu hút được chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đơn cử như Thành phố Hồ Chí Minh qua năm năm thí điểm nghị quyết thu hút nhân tài, theo truyền thông trong nước, Thành phố Hồ Chí Minh thu hút được 19 nhà khoa học về làm việc, nhưng sau đó 14 người đã rời đi và ba năm qua không tuyển được chuyên gia nào.

Giáo sư Phạm Minh Hoàng nhận định thêm :

"Một khi đã chấp nhận trở về sống và làm việc tại Việt Nam, thì có những điều bắt buộc phải chấp nhận. Nhưng những người sống ‘thẳng lưng’ họ không thể ‘cong lưng’. Một cô giáo ở Việt Nam từng phát biểu : ‘trong một xã hội như Việt Nam, mình mà thẳng lưng thì mình là khác thường’. Cho nên không có đất cho trí thức, thì tôi thấy cũng uổng lắm. Nước khác chẳng hạn như Do Thái, họ dành hẳn tuổi sung mãn nhất về trí tuệ để phục vụ cho đất nước của họ, cho dù họ ở nước ngoài. Nhưng Việt Nam thì không, vì Việt Nam đặt nặng vấn đề ý thức hệ quá. Nếu không theo ý thức hệ của họ, thì dù tài năng đến đâu, họ cũng không cần".

Chính điều đó theo Giáo sư Phạm Minh Hoàng, đã ngăn cản sự phát triển của đất nước và là một điều rất đáng tiếc.

Dù Nghị quyết 18 của Trung ương về thu hút nhân tài không đạt được kết quả như mong muốn, nhưng Bộ Chính trị vẫn ra thông báo số 50 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết này.

Mới đây, tại Chương trình lãnh đạo thành phố gặp gỡ sinh viên tiêu biểu, do Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hôm 23/3/2023, một sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc hai ngành Luật và Quản trị kinh doanh, thủ khoa Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 là cô Quách Thanh Vịnh An cho biết, không đủ điều kiện theo Nghị định 140/2017 của Chính phủ để được tuyển thẳng vào cơ quan nhà nước.

Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, giảng viên Khoa xây dựng thủy điện thủy lợi Đại học Bách khoa Đà Nẵng, hôm 27/3 khi nhận định với RFA cho rằng đó là lỗi của một hệ thống không đồng bộ :

"Một xã hội giống như một cỗ máy, tất cả các bộ phận phải đồng bộ với nhau, nó ăn khớp, nó nhịp nhàng với nhau. Nếu như một xã hội nào thiết lập lên mà không có sự đồng bộ, sẽ bị tự hủy hoại, đó là lỗi của hệ thống. Cái máy không ăn khớp nhịp nhàng ở Việt Nam mình không phải lỗi một chỗ, mà là lỗi nhiều chỗ… và như vậy sẽ không vận hành tốt được, cơ cấu nhà nước cũng như thế. Với các nước tiên tiến, các cơ chế sẽ đào thải những nhân tố hủy hoại hay không lành mạnh. Còn ở Việt Nam thì cơ chế vẫn nuôi những mầm mống không lành mạnh như thế".

Mặc khác theo Giáo sư Nguyễn Thế Hùng, những sinh viên giỏi được tuyển thẳng vào bộ máy nhà nước nếu không được bồi dưỡng đúng thì cũng như đem con bỏ chợ :

"Những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi cần được thu hút vô bộ máy nhà nước, thì xưa nay xã hội rất nhầm lẫn. Vì tốt nghiệp ở trường là loại giỏi chỉ là điều kiện cần, chứ chưa là điều kiện đủ để phục vụ xã hội. Mình tốt nghiệp loại giỏi ở trường đại học mới là tiền đề thôi, để mình có thể phục vụ xã hội, mình còn phải ôn luyện, tiếp xúc với thực tế, trao đổi với đồng nghiệp… Cho nên chuyện đưa một sinh viên giỏi nào đó về bộ máy nhà nước và ta không có điều kiện để bồi dưỡng, cũng giống như đem con bỏ giữa chợ".

Chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài được Việt Nam đề ra từ rất lâu và đã được thể hiện qua văn kiện của Đảng CSVN trước đây như : Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 18/6/1997 của Hội nghị Trung ương lần thứ ba, khóa VIII. Nhiều năm sau đó, Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nhiều nhiệm kỳ cũng thường xuyên nhắc lại, đốc thúc thực hiện chính sách này...

Nguồn : RFA, 7/03/2023

*************************

Ai dám tham mưu cho Đảng ?

Tử Long, VNTB, 26/03/2023

"Cần giáo dục chính trị, giáo dục tư tưởng đối với đội ngũ trí thức", thì có vẻ xem thường về trình độ chính trị và quyền tự do học thuật của giới trí thức.

trithuc2

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức (18/5/1963-18/5/2023) và 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (26/3/1983 -26/3/2023) Ảnh : Trí Dũng

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam cần tiếp tục chủ động và làm tốt hơn nữa nhiệm vụ tham mưu cho Đảng và nhà nước.

Hôm 24/3 tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức (18/5/1963 – 18/5/2023) và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (26/3/1983 – 26/3/2023).

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo. Báo chí tường thuật rằng trong bài phát biểu đó, Tổng bí thư có đưa ra mệnh lệnh mà tin rằng giới trí thức với quyền tự do học thuật, họ sẽ rất không hài lòng :

"Làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị, giáo dục tư tưởng đối với đội ngũ trí thức để anh chị em nhận thức sâu sắc hơn nữa vinh dự và trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với nhân dân ; nỗ lực đoàn kết phấn đấu, lao động sáng tạo, hoàn thành thật tốt trọng trách của mình ; tăng cường công tác bồi dưỡng chính trị, cũng như đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ trí thức ; động viên anh chị em có nhiều đóng góp tâm sức, trí tuệ vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ vững chắc sự bình yên của nước nhà".

Người viết cho rằng một khi đã phải cần đến "giáo dục chính trị, giáo dục tư tưởng đối với đội ngũ trí thức", thì đó là điều có vẻ xem thường về trình độ chính trị và quyền tự do học thuật của giới trí thức.

Có một thực tế mà chính Bộ Nội vụ phải công nhận được nêu dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, trong đó đề xuất cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm.

Theo dự thảo, cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá là cán bộ có tư duy, cách làm mới, dám đi đầu làm những việc mới, việc khó, phức tạp, chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu tính thống nhất, đồng bộ trong cơ chế, chính sách, không phù hợp với thực tiễn, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Dự thảo của Bộ Nội vụ cho rằng việc khuyến khích và bảo vệ cán bộ phải được tiến hành kịp thời, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định. Cán bộ có ý tưởng, cách làm mới, mạnh dạn đột phá, tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt và những vấn đề chưa có quy định, hoặc có quy định nhưng không còn phù hợp với thực tiễn thì được khuyến khích và bảo vệ nhưng phải bảo đảm không trái Hiến pháp, Điều lệ Đảng.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đã trả lời với báo chí rằng, "Đây là Nghị định rất phức tạp, liên quan đến rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực, các vị trí cán bộ. Bộ Nội vụ sẽ tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, các ban ngành đoàn thể để thể chế hóa được chủ trương của Đảng và đảm bảo tính khả thi".

Như vậy, ngay cả cơ quan quản lý chuyên trách vẫn chưa dám tin vào các chính sách dự kiến cho chuyện "giáo dục chính trị, giáo dục tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ đương chức", huống hồ giờ Tổng bí thư lại đưa ra mệnh lệnh hành chính với ngôn từ đầy trịch thượng, là đối với giới trí thức cần phải được "giáo dục chính trị, giáo dục tư tưởng"…

Cá nhân người viết cho rằng cần tôn trọng quyền tự do học thuật, vì thực tế Đảng cũng thay đổi xoành xoạt các chính sách, trong khi đó lại triệt buộc giới trí thức là khi phản biện không được trái ý Đảng qua cụm từ rất quen thuộc : phải bảo đảm không trái Hiến pháp, Điều lệ Đảng.

Bởi để xử lý chuyện trái hay không trái Hiến pháp, cần đến một Tòa bảo hiến. Còn Điều lệ Đảng, thì vì sao buộc giới trí thức bằng quyền tự do chính trị, họ lại phải thuộc Điều lệ Đảng để biết ‘tế nhị’ tránh khi bỏ công góp ý, nhưng lại làm phật ý Đảng ?

Tử Long

Nguồn : VNTB, 26/03/2023

Published in Diễn đàn

Năm 2022 sắp qua đi, nhưng với cuộc chiến Ukraine do Nga phát động và những hệ quả từ nó sẽ khiến năm nay đi vào lịch sử như một khúc quanh lớn của thế giới. 

Người dân Ukraine đang chiến đấu để khẳng định cho khát vọng dân chủ và cũng để một lần cho tất cả, bảo vệ căn cước của dân tộc. Ở bên kia chiến tuyến, Putin và chế độ độc tài của ông ta đã phát động cuộc chiến này như là một phản ứng tự vệ trước sức ép quá lớn của làn sóng dân chủ thứ tư đang tràn vào Nga. Cuộc chiến này kéo dài đã gần 10 tháng và càng kéo dài càng cho thấy rõ hơn chiến thắng tất yếu của Ukraine và thất bại không thể tránh khỏi của Putin. 

danchu1

Người dân Ukraine đang chiến đấu để khẳng định cho khát vọng dân chủ và cũng để một lần cho tất cả, bảo vệ căn cước của dân tộc.

Làn sóng dân chủ này cũng sẽ xô đổ chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam, một chế độ lấy quyết định tăm tối là đứng về phe độc tài đối nghịch với một thế giới dân chủ đang đoàn kết hơn bao giờ hết để bảo vệ các giá trị tiến bộ. Đây là điều mà người dân và đặc biệt là trí thức Việt Nam cần nhận thức được, bởi biến cố này đang đặt đất nước ta trước một bước ngoặt của một sự thay đổi vô cùng lớn đang đến rất gần.

Đất nước trước một kỷ nguyên mới

Những năm 1945, dân tộc Việt Nam đứng trước cơ hội lịch sử nhưng cũng đồng thời là thách thức vô cùng lớn khi chúng ta phải vừa đấu tranh giành độc lập vừa xây dựng dân chủ. Tuy vậy, bối cảnh lịch sử đã khiến những người yêu nước lúc đó không những đã ít do các đợt tàn sát của Đảng cộng sản mà còn không thể tập hợp lại với nhau. Để rồi hậu quả là đất nước đã thật sự rơi vào thảm kịch trong gần 80 năm qua. 

Nguyên nhân của thảm kịch trên là vì chúng ta đã hoàn toàn thiếu vắng về tư tưởng để rồi không thể có chung với nhau một dự án chính trị mà mọi người có thể cùng chấp nhận.

Đồng thời, sự chi phối của văn hóa nhân sĩ Khổng Giáo cũng đã khiến lúc đó chưa thể có một tầng lớp trí thức đúng nghĩa để có thể gánh vác trách nhiệm lịch sử. 

Bài học quan trọng nhất cần rút ra từ giai đoạn lịch sử ở trên là chúng ta phải hiểu được tầm quan trọng mang tính tiên quyết của một nền tảng tư tưởng đúng đắn. Có được sự đồng thuận về tư tưởng sẽ là điều kiện cho một sự kết hợp gồm những con người có ý chí, quyết tâm và hiểu được hoàn cảnh đất nước. Một sự kết hợp như vậy sẽ rất cần thiết để có được sự chuẩn bị trước một cơ hội lịch sử đang đến gần.

Xuyên suốt dòng lịch sử, chúng ta đã chỉ là một dân tộc nô lệ dưới ách thống trị của các chế độ bạo ngược. Việt Nam chưa bao giờ là một nước có dân chủ, chúng ta cũng chưa bao giờ là một dân tộc tự do. Các cuộc chiến tranh và nội chiến diễn ra, đã chỉ đưa đến sự cai trị luân phiên giữa những ách nô lệ ngoại bang và các ách nô lệ bản xứ đối với dân tộc. Chế độ cộng sản hiện nay đã hành xử như là một lực lượng chiếm đóng, đất nước đã chỉ là nơi để họ vơ vét và đối xử với phần còn lại của dân tộc như những nô lệ. 

Cuộc đấu tranh dân chủ hiện nay, vì vậy, sẽ là một cuộc cách mạng lớn nhất trong lịch sử nước ta. Cuộc cách mạng này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên thứ hai trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên của dân chủ thật sự khi chúng ta xóa bỏ được ách độc tài để tiến tới dân chủ, dân tộc sẽ bước từ bóng đêm nô lệ ra với ánh sáng tự do. 

danchu2

Có được sự đồng thuận về tư tưởng sẽ là điều kiện cho một sự kết hợp gồm những con người có ý chí, quyết tâm và hiểu được hoàn cảnh đất nước.

Trở ngại nào cho đất nước ?

Một ý kiến được chia sẻ nhiều, thể hiện sự lo lắng trước tình huống được đặt ra là một xã hội hỗn loạn sau khi chính quyền cộng sản sụp đổ. Âu lo này là chính đáng và có lý nếu nhìn vào di sản mà Đảng cộng sản đang để lại cho đất nước trong mọi mặt của xã hội ; sự uất ức và căm phẫn đang làm xã hội dồn nén trong tâm lý bức bối, chỉ chờ đợi thời cơ để bùng nổ. Để giải quyết được nỗi lo trên, chúng ta sẽ phải cần chuẩn bị đội ngũ trí thức chính trị có tầm vóc và một dự án chính trị đúng đắn trong nỗ lực xây dựng lại đất nước. 

Chúng ta cần có đội ngũ trí thức này vì trong lịch sử của các dân tộc, trí thức luôn là lực lượng lãnh đạo và quyết định vận mệnh của một quốc gia. Việt Nam rơi vào tăm tối và lạc hậu vì đất nước đang được lãnh đạo bởi một số ít những người cộng sản vừa thiếu hiểu biết, vừa thiển cận, vừa không có lòng yêu nước. 

Không những vậy, hiện nay chúng ta đang gặp một rào cản là tâm lý rã hàng của không những quần chúng mà còn của giới trí thức nhân sĩ, ai cũng tìm cách luồn lách để tìm kiếm giải pháp cá nhân cho mục đích cá nhân. Để xóa bỏ rào cản này, chúng ta cần lên án văn hóa Khổng Giáo để thay đổi lối đấu tranh nhân sĩ, một lối đấu tranh cổ súy cho danh vọng cá nhân. 

Trí thức nhân sĩ đã xem cái danh như là lý tưởng của một đời người, như danh sĩ Nguyễn Công Trứ từng nói : "đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông". Dù đau lòng nhưng phải đồng ý với một nhận định rằng, các nhân sĩ chọn lối đấu tranh cá nhân cũng là một hình thức luồn lách, động lực đấu tranh của họ là cho chính tham vọng cá nhân. Sâu thẳm trong tâm hồn của họ, cái danh là cao nhất, trên cả quốc gia và dân tộc. 

Đất nước chỉ có thể thay đổi để tốt lên khi chúng ta ý thức được vai trò và tầm quan trọng của một tầng lớp trí thức đúng nghĩa. Giờ đây, đứng trước trọng trách quốc gia, mỗi người trong chúng ta hãy bình tâm và tự hỏi chính mình rằng bản thân đang dấn thân để đấu tranh cho tương lai dân tộc hay vì mộng ước sẽ được danh lợi và địa vị cá nhân sau này ? Câu hỏi thẳng thắn dẫu có nhức nhối đối với nhiều trí thức nhưng cần trả lời thật tâm đối với mỗi người, bởi trách nhiệm này trong hoàn cảnh bi đát của đất nước sẽ đòi hỏi ở chúng ta những phẩm chất cao đẹp. Những phẩm chất chỉ có thể có ở những con người có đạo đức, lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm.

danchu3

Phẩm chất chỉ có thể có ở những con người có đạo đức, lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm.

Tâm hồn của trí thức và vận mệnh dân tộc

Nếu mỗi người chúng ta đều quan niệm đúng đắn rằng, chính trị là việc chung của mọi người thì khi dấn thân chính trị, mục tiêu của mỗi người chúng ta là vì lợi ích chung của toàn dân tộc chứ không phải vì mục tiêu cá nhân. 

Công cuộc đổi đời của một dân tộc là vô cùng khó khăn và đòi hỏi rất nhiều thời gian, có khi cần vài thế hệ. Khi chúng ta xác định được như vậy thì sẽ thấy rằng, thành công của công cuộc dân chủ hóa đất nước diễn ra lúc chúng ta còn trên cõi đời này hay không sẽ không còn quan trọng nữa. Người viết đã có may mắn biết đến các câu chuyện về những con người sống trọn cuộc đời vì quốc gia và dân tộc, họ hiện thân như những tấm gương lớn về lòng yêu nước và tinh thần quảng đại. Trong những tấm gương đó, có người đã qua đời nhưng trước đó họ đã sống một cuộc đời ý nghĩa với những đóng góp cao cả và thầm lặng ; có người hiện đang có được một cuộc đời hạnh phúc và an nhiên vì vẫn được đóng góp hết mình cho một giấc mơ Việt Nam chung. 

Ở chiều ngược lại, những người dấn thân đấu tranh nhưng mưu cầu mục đích sau cùng vì danh vọng và thỏa mãn ích kỷ của bản thân, thì sự kéo dài quá lâu của chặng đường đấu tranh chỉ có thể gây ra sự chán nản và tuyệt vọng. Sự chán nản đối với bản thân, với công cuộc đấu tranh sẽ biến thành sự chán nản đối với đất nước và sự chán ghét đối với những cá nhân, tổ chức đấu tranh khác. Đó là lý do vì sao, cùng với sự thoái bộ của phong trào dân chủ hiện nay, không ít những người đấu tranh đã bỏ cuộc hoặc ở ẩn chờ thời như những kẻ sĩ. Điều này là đáng tiếc nhưng cũng không tránh khỏi vì những người đó đã không có được lý tưởng đúng đắn cho cuộc đời mình. 

Lý tưởng cao đẹp nhất đối với một đời người, nhất là với người Việt Nam, theo người viết là một sự dấn thân và hy sinh không vụ lợi với mục tiêu cao nhất là đem đến những điều tốt đẹp nhất cho dân tộc, xa hơn là cho nhân loại. Dân tộc Việt Nam đang cho thấy một khát vọng tiến tới dân chủ, một chọn lựa tất yếu để có được trọn vẹn những quyền con người cơ bản nhất và mưu cầu hạnh phúc trong các giá trị tiến bộ của thế giới. Như vậy, trí thức thông qua lý tưởng của mình, đã là đóng góp cho một tương lai nhất định phải đến của dân tộc và cũng là lúc thấy được thành công của cuộc đời mình. Vấn đề tiếp tục đấu tranh hay từ bỏ khi gặp khó khăn cũng sẽ không còn đặt ra nữa, bởi cái chúng ta hướng đến là quyền lợi chung cho dân tộc. Quan niệm đúng đắn như vậy thì cũng sẽ hiểu được rằng không ai có thể đành lòng từ bỏ cái chung, mỗi người chỉ có thể từ bỏ cái riêng của mình. Khó khăn của công cuộc đấu tranh cho dân chủ, khi đó, thay vì nhìn nhận vấn đề với sự bi quan để rồi từ bỏ thì mỗi người sẽ có thêm lý do để quyết tâm hơn và theo đuổi đến cùng lý tưởng của cuộc đời mình.

Nhận thức đúng đắn trên sẽ đưa đến cho trí thức những phẩm chất cần có như lòng dũng cảm, tinh thần học hỏi, khả năng suy nghĩ và lý luận một cách lương thiện và dám sống trung thực với lập trường của mình. Những phẩm chất này sẽ luôn hun đúc và nuôi dưỡng một tâm hồn cao đẹp ở mỗi người. Trí thức với một tâm hồn như vậy sẽ luôn hành động theo lẽ phải và cũng là đảm bảo cho những quyết định đúng đắn mà qua đó, điều hiển nhiên sẽ đưa đến những giải pháp phù hợp cho quốc gia và dân tộc.

Kỷ nguyên dân chủ đa nguyên mà chúng ta đang hướng đến mặc dù hứa hẹn sẽ mở ra một trang sử tươi sáng hơn, nhưng nó cũng chỉ là một nền tảng và là điều kiện bắt buộc phải có để dân tộc vươn lên. Những khó khăn và thách thức vô cùng lớn trong mọi mặt của đất nước đang ở phía trước, đòi hỏi ở chúng ta sự khiêm tốn đi cùng với niềm tin và sự quyết tâm. Nó cũng đòi hỏi ở mỗi người thái độ đúng đắn về vai trò và khả năng của chính mình.

danchu0

Kỷ nguyên dân chủ đa nguyên cũng chỉ là một nền tảng và là điều kiện bắt buộc phải có để dân tộc vươn lên.

Trong một tương lai Việt Nam dân chủ, có hay không một vai trò trong chính quyền phụ thuộc vào khả năng của mỗi người. Người nào có tài năng thì sẽ có điều kiện thuận lợi để ứng cử và vận động để được giữ chức vụ tương xứng ; người nào hạn chế về khả năng thì vẫn có thể đóng góp trong các hoạt động của xã hội dân sự. Dù là phương diện nào với vai trò nào, một người như vậy đã thật sự thành công vì đã làm những gì tốt nhất cho dân tộc và phù hợp nhất cho chính bản thân mình. Điều tốt nhất cho mọi người cũng là điều tốt nhất cho mỗi người. 

Tương lai của dân tộc Việt Nam với những con người như vậy chắc chắn sẽ thoát ra khỏi tụt hậu và vươn lên, không những thay đổi hẳn vận mệnh của đất nước mà còn hứa hẹn đóng góp vào những sứ mệnh lớn lao của nhân loại.

Kỷ Nguyên

09/12/2022

Published in Quan điểm

Thời gian qua dư luận Việt Nam liên tục nóng lên bởi tin tức về cuộc ‘đại chiến’ giữa hai nhà sư quốc doanh Thích Nhật Từ và Thích Trúc Thái Minh về việc xin tiền phật tử một cách phản cảm của các nhà sư chùa Ba Vàng. Tiếp đến là việc các phụ huynh phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội phải bốc thăm để con được vào trường…mầm non. Chuyện doanh nhân, từng là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam Trịnh Văn Quyết (FLC) ‘bỗng nhiên’ trở thành một kẻ ‘lừa đảo, chiếm đoạt tài sản’. Rồi chuyện khủng hoảng ngành y tế khi nhân viên bỏ việc, thuốc men thiếu thốn, không có cả dao và chỉ để phẫu thuật bệnh nhân. Ngành giáo dục một số nơi bắt phụ huynh phải bỏ tiền mua bàn ghế cho năm học mới…Tất cả những vấn nạn này có mới không và có thể giải quyết được không? Xin thưa là không. Những vụ việc như thế này chỉ ngày càng tăng lên chứ không thể giảm xuống.

Để biện hộ người ta có thể đưa ra hàng trăm lý do nhưng lý do thật sự chỉ có một: ‘Giải pháp cộng sản’ không còn phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước. Chính trị quyết định tất cả và bao trùm lên tất cả. Mọi quyết định chính trị đều xuất phát từ một tư tưởng chính trị. Tư tưởng chính trị là những suy nghĩ nghiêm chỉnh về các vấn đề liên quan đến phương thức tổ chức xã hội. Tất cả những vấn nạn của Việt Nam ngày hôm nay đều xuất phát từ thể chế chính trị nhưng Đảng cộng sản Việt Nam không còn là giải pháp cho đất nước vì nền tảng tư tưởng của chế độ là Mác-Lê đã chứng tỏ sự độc hại và sai lầm không thể sửa chữa. Cả Gorbachev (tổng thống đầu tiên và duy nhất của Liên bang Xô Viết vừa tạ thế) và Yeltsin (tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga) đều khẳng định ‘Đảng cộng sản không thể sửa chữa mà chỉ có thể thay thế’.

giải pháp-1

Đảng cộng sản không thể sửa chữa mà chỉ có thể thay thế.

‘Giải pháp cộng sản’ sai từ gốc nên mọi cố gắng sửa chữa đều vô ích. Ngay cả những ý kiến đúng cũng không thể thực hiện được vì Đảng cộng sản đã mất đồng thuận nên nạn tham nhũng và đặc quyền đặc lợi là luật chơi bắt buộc của mọi ban ngành trong bộ máy nhà nước. Vụ Việt-Á hay các chuyến bay giải cứu trong đại dịch Covid-19 bị phanh phui là những ví dụ cho nạn tham nhũng đã ăn sâu vào hệ thống công quyền.

Ở các nước dân chủ, một đảng chính trị chỉ được cầm quyền trong thời gian 4-5 năm sau đó người dân sẽ xem xét đảng chính trị đó có thực hiện được các mục tiêu đã đề ra hay không để quyết định bầu hay không bầu cho họ thêm một nhiệm kỳ nữa. Đảng cộng sản Việt Nam đã cầm quyền tuyệt đối trong gần 80 năm qua và thực tế chứng minh là họ đã thất bại trong mọi lĩnh vực, trên mọi địa hạt và theo bất cứ một tiêu chuẩn nào.

Có lẽ đại đa số người Việt Nam hôm nay đều mong muốn đất nước có dân chủ nhưng làm thế nào để đất nước có được dân chủ thì không phải ai cũng có câu trả lời. Theo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên thì có bốn điều kiện cần và đủ để một cuộc cách mạng dân chủ thành công:

- Điều kiện thứ nhất là mọi người trong nước đồng ý rằng chế độ hiện hữu là tệ hại và phải thay đổi.

- Điều kiện thứ hai là đảng hay giai cấp cầm quyền, vì mất đồng thuận trên lý tưởng chung hay vì bị ung thối, đã chia rẽ, phân hóa và đã mất bản năng tự tồn của một đoàn thể.

- Điều kiện thứ ba là đại đa số quần chúng đạt tới đồng thuận về một chế độ mới và những mục tiêu quốc gia mới.

- Điều kiện thứ tư là có một tập hợp chính trị xuất hiện phù hợp với nguyện ước của toàn dân làm điểm hội tụ cho những khát vọng đổi mới.

Trong bài viết này chúng tôi muốn nói đến điều kiện thứ ba, khi đại đa số quần chúng đạt tới đồng thuận về một chế độ mới và những mục tiêu quốc gia mới. Hay nói một cách dễ hiểu hơn nữa là cần có một ‘giải pháp mới’ cho Việt Nam.

Khi một giải pháp cũ như giải pháp cộng sản đã trở nên lạc hậu và không phù hợp thì cần có một giải pháp mới, đó là tiền đề cho mọi sự thay đổi. Ví dụ, chúng ta ai cũng biết, để các đô thị lớn như Hà Nội hay Sài Gòn trở nên văn minh và hiện đại thì phải hạn chế dần dần và cuối cùng là cấm hẳn xe máy. Tuy nhiên muốn người dân chấp nhận chuyện đó thì phải có những phương tiện khác thay thế và đó phải là các phương tiện giao thông công cộng hiện đại, tiện nghi, dễ sử dụng và kết nối đồng bộ. Nếu không có phương tiện tốt hơn thay thế thì không thể nào cấm người dân đi xe máy. Chính trị cũng vậy, nếu giải pháp cộng sản không còn phù hợp thì phải có giải pháp mới thay thế.

Một giải pháp thay thế cho giải pháp cộng sản chỉ đến từ các tổ chức chính trị dân chủ. Các giải pháp cá nhân không thể là giải pháp chung cho cả dân tộc. Luồn lách không phải là một giải pháp vì nó là tình trạng ‘một người chống mọi người và mọi người chống một người’.

th1

Một giải pháp thay thế cho giải pháp cộng sản chỉ đến từ các tổ chức chính trị dân chủ. Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là một giải pháp như thế.

Chính trị và các hoạt động chính trị là việc chung, là những cố gắng chung để thành công chung. Ai cũng có quyền và trách nhiệm tham gia vào chính trị nhưng đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh có tổ chức. Người Việt cần quan niệm lại về chính trị và các hoạt động chính trị. Làm chính trị không phải để làm ‘ông nọ bà kia’, tranh giành quyền lực hay ‘vinh thân phì gia’ mà là để cống hiến cho một lý tưởng quảng đại và đem lại hạnh phúc tối đa cho người dân.

Một lý tưởng hay mục tiêu cao đẹp phải được thực hiện bằng những phương tiện lành mạnh và trong sáng. Chính trị vì vậy không thể là dối trá và gian manh mà phải là đạo đức, tôn trọng lẽ phải và sự thật. Môi trường hoạt động chính trị phải là nơi trong sáng và sạch sẽ nhất.

Các vấn nạn của đất nước sẽ càng ngày càng tăng như ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục, giao thông, y tế…Sẽ không có bất cứ giải pháp nào cho các vấn nạn trên nếu đất nước không có dân chủ. Mọi góp ý đều vô nghĩa, cho nên, thay vì ‘góp ý cho đảng’ thì trí thức Việt Nam nên tìm hiểu để rồi ủng hộ cho một giải pháp mới của một tổ chức chính trị dân chủ.

Đành rằng chính trị là việc chung, ai cũng có thể tham gia nhưng vai trò của tầng lớp trí thức có vai trò rất quan trọng vì bất cứ ở đâu và trong bất cứ thời điểm nào thì trí thức luôn là tiếng nói, tâm hồn và trí tuệ của một dân tộc. Trí thức có một trách nhiệm lớn lao đó là ‘hướng dẫn và lãnh đạo quần chúng’ thay vì chỉ biết ca thán, chạy theo đuôi quần chúng và khai thác các sự kiện do báo chí và Ban tuyên giáo của Đảng cộng sản tung ra.

Một tâm tình và chia sẻ rất đáng để những người còn xem mình là trí thức phải trăn trở và suy nghĩ là của nhà văn Tạ Duy Anh nói về trách nhiệm hướng dẫn và lãnh đạo quần chúng của giới trí thức nói chung và các nhà văn nói riêng. Sỡ dĩ Đảng cộng sản vẫn còn tồn tại và cai trị Việt Nam một cách ngang ngược như vậy là vì vẫn còn những người a dua, xu nịnh chế độ vì quyền lợi của bản thân hoặc vì thiếu hiểu biết. Chính sự ca tụng đó làm cho ban lãnh đạo Đảng cộng sản hoang tưởng, họ không biết họ sai, họ không biết rằng họ đang dẫn đất nước đi vào đêm đen. Không phải tự nhiên mà ông Nguyễn Phú Trọng có thể phát biểu xanh rờn rằng ‘đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay’.

giải pháp-3

Sự xu nịnh và tung hô của không ít người Việt Nam đã làm cho Đảng cộng sản trở nên hoang tưởng.

Trí thức Việt Nam phải dành thời gian để đọc và nghiên cứu các dự án chính trị của các tổ chức chính trị để xem các dự án đó đúng sai thế nào, liệu chúng có khả thi cho đất nước hay không, để rồi từ đó giới thiệu giải pháp đó đến với người dân Việt Nam. Khi đa số người dân đồng ý và chia sẻ với giải pháp mới thì Đảng cộng sản sẽ bị cô lập và bị nhìn nhận như là vật cản đường. Khi đó họ sẽ bớt huênh hoang để nhận ra sự kém cỏi của họ. Phải nói cho họ biết là họ không còn phù hợp cho tiến trình phát triển của đất nước nữa. Đến lúc đó muốn hay không họ cũng phải rút lui khỏi sân khấu chính trị. Trí thức phải là lực lượng tiên phong làm việc đó chứ không phải ai khác.

Để đất nước không rơi vào hoàn cảnh ‘tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa’ như hồi năm 1945, vừa đuổi được thực dân Pháp thì lại rước về một thứ còn tồi tệ hơn là Đảng cộng sản thì trí thức phải bỏ thời gian đọc, nghiên cứu và tìm hiểu các dự án chính trị của các tổ chức chính trị dân chủ. Phải phân tích và hướng dẫn cho người dân để họ nhận ra đâu là một dự án chính trị khả thi cho đất nước. Đa số người dân không có thời gian và kiến thức để làm việc đó. Sự thực thì các dự án chính trị không có nhiều ngoài Dự án chính trị đã được nhiều người biết đến là tài liệu Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Đó cũng chính là ‘giải pháp dân chủ đa nguyên’ mà chúng tôi đề nghị cho dân tộc Việt Nam.

Thế giới đang đứng trước một khúc quanh quan trọng để định hình lại trật tự thế giới. Làn sóng dân chủ thứ Tư sẽ tiếp tục dâng lên và quét đi các chế độ độc tài cuối cùng. Việt Nam sẽ không nằm ngoài dòng chảy đó của lịch sử. Người dân và trí thức Việt Nam cần chuẩn bị tinh thần để đón nhận thời cơ và cùng nhau mở ra một trang sử mới cho dân tộc.

Việt Hoàng

(1/9/2022)

Published in Quan điểm

Trí thc biết nhc không có ch dung thân ?

Trân Văn, VOA, 15/08/2021

Tun này, chuyn công an điu tra cô Trn Th Thơ, Ging viên Khoa Ngoi ng và ngay sau đó Đi hc Duy Tân sa thi cô vì phát ngôn sai lch v công tác phòng, chng dch Covid-19 (1) là mt trong nhng ch đ làm nóng mng xã hi.

cogiao1

Cô Trn Th Thơ trong bui nói chuyn b ghi hình và sau đó b t cáo. (Hình : Trích xut t video)

Trước đó, công chúng tng sng s khi mt sinh viên Đi hc Duy Tân đưa lên mng xã hi video clip ghi li cuc trò chuyn gia cô Thơ và cu ta nhm t cáo thy mình và Công an thành ph Đà Nng lp tc tiến hành điu tra...

Trong cuc trò chuyn mà ni dung chng khác gì c tình by thy y, sinh viên n danh và giu mt liên tc nêu thc mc đ cô Thơ gii thích ti sao cô cm thy nhc :T đu mùa dch ti gi, chính ph đã h tr gì cho em chưa ? Đã tiếp cn được vaccine chưa ? Có nước nào dân chy 1.500km v quê ? H thng an sinh xã hi ca chúng ta quá kém, đúng không ? Cô cm thy rt nhc nhã vì điu đó. Khi dch đến, dân nhng quc gia khác trên thế gii được h tr rt nhiu, k c vic tiếp cn vaccine, còn chúng ta thì thế nào ? Em lên th đèo Hi Vân coi. Đó mi là s nhc nhã (2) Sinh viên ca cô Thơ t cáo cô vì thy ca cu ta biết nhc. Công an thành ph Đà Nng điu tra vì cô có th làm nhiu người khác thay đi quan nim v t hào và nhc nhã…

Còn Đi hc Duy Tân thì sao ? Cơ quan chuyên đào to trí thc này đã chn hp tác vi công an đ điu tra và có l đ chng t thin tâm, thành ý, h sa thi cô Thơ sm nhm minh đnh lp trường : Không chp nhn mt trí thc biết nhc !

***

Cách x lý ca c h thng công quyn Vit Nam ln Đi hc Duy Tân đi vi mt trí thc biết nhc trước thc trng xã hi và thm trng trong đi dch đã làm nhiu người ni gin. Chng hn Nguyn Thanh Huy. Ông Huy nêu ra hàng lot câu hi : Ai có th v ngc khoe rng trong đt chng dch ln này chúng ta không lúng túng, không có nhng hn chế ? Nếu cho rng chúng ta đã làm rt tt, hoàn ho thì hoc là vô tri hoc gi ngu, gi mù mà nnh hót ! Chng l bn phn ca người làm thy ch ging như mt con robot được lp trình, t hơn ch là mt cái máy biết thu và biết phát, không được nói thêm gì khác ? Nếu ch như vy thì "thy" trong xã hi Vit Nam quá r rúng. Đã như thế thì đng bao gi ngi ca nhng người thy trong quá kh dám lên tiếng trước cường quyn, bt công như Chu Văn An, Nguyn Đình Chiu, Nguyn Tt Thành...

Theo ông Huy, l ra Đi hc Duy Tân - nơi có không ít người mang danh "trí thc" phi đng ra bo v cô Thơ cho dù phi chu nhiu sc ép t các cơ quan qun lý khác. Vic bo v cô Thơ không phi là bo v mt cá nhân do quan h riêng tư hay do cách ng x trng tình ca người Vit, mà hơn hết đó là bo v nhân cách, giá tr ca ging viên đng trên bc ging đ h có quyn nói ra suy nghĩ và bc l nhng cm xúc chân tht ca h... Vic sa thi s to nên nhng tin l hết sc nguy him đi vi s tiến b ca đt nước. Đó là s bóp nght phn bin, h thp giá tr, v trí ca nhng người làm thy, giết chết cm xúc và lòng trc n ca nhng người có lương tri vì làm h s mt miếng cơm, manh áo. Đng thi to ra cho các cp qun lý quyn lc vô hn, vượt khi các chế đnh ca lut pháp

Ông Huy tin rng, hành đng đơn phương ca Đi hc Duy Tân ch có th khiến cô Thơ mt vic - không vì vic này thì cô cũng s b vic khác - ch không th dp tt được ý chí cá nhân cũng như suy nghĩ và s phn ng ca công lun. Không chng điu đó s phn tác dng, ging như thi cho mt đm la bùng lên. Ông Huy nhc li cnh báo ca Lê Quý Đôn v nhng du hiu ca mt quc gia lâm nguy : Tr không kính gìa (vì già không đáng kính). Trò không trng thy (vì thy không ra thy). Binh kiêu tướng thoái (vì chng bao gi đánh trn). Tham nhũng tràn lan (vì không ăn cũng ung). Sĩ phu ngonh mt (vì nói chng ai nghe) (3) !

***

Trong Thư ng gi cô Thơ, ông Mc Văn Trang - mt nhà giáo đã ngh hưu, khen cô Thơ không vô cm, dám nói s tht, dù bây gi, x này, đó là TI ! Ông Trang nhn mnh,cô Thơ đã phm hai "sai lm" là NÓI THT và bc xúc, h thn vì bt lc trước ni đau ca đng bào mình trong khi dưới thế chế này, hai th đó t lâu đã là xa x phm. Ni đau, bun ca cô cũng là ni đau, bun ca tt c nhng ai quan tâm đến nn giáo dc nước nhà, đến tương lai đt nước.Tuy nhiên đc li chia tay ca cô Thơ vi sinh viên, đng nghip, ông Trang tin cô s sm tìm được công vic xng đáng vi cô vì cô có hiu nhân tình thế thái và biết gi nhân cách ca mình. Ông Trang tin cô Thơ s bình tĩnh vượt qua nghch cnh trong s đng cm ca rt nhiu người (4).

Bàn v s kin này, Tun Khanh mt nhc sĩ, li nhìn vào hướng khác : S tc gin ca dư lun dn vào Ban Giám hiu Đi hc Duy Tân, vào vic công an s triu tp mt cô giáo tr can trường, dám nói thng suy nghĩ ca mình nhưng điu đáng nói không kém là v mt lp người tr sn lòng lp mưu hèn, kế bn, sn sàng đu t cô giáo ca mình như thi man r. t là cũng đã đc được tâm hn và suy nghĩ ca nhng người đang lãnh đo môi trường gi là giáo dc đó thì th đu xanh ngu di tp tành đu t y mi tin chc rng mình s được trng dng khi dàn dng mi chuyn. Rõ, không ai bước vào nghĩa trang mà không mang theo nhang đèn, cũng không ai t bước hm phân mà không đoán trước nơi đó ngp nga b hung. Ai đã dng nên nhng con người như vy ? Mt thế h nhơ nhp như vy(5) ?

***

Ông Thái Ho, người nhiu ln bày t s bt bình, tht vng v giáo dc, h thng giáo dc Vit Nam, tâm tình như thế này trước s kin mt đng nghip b sa thi vì... biết nhc :Tôi thy mình b s nhc ! Có l nhiu bn thc mc rng ti sao tôi li quan tâm nhiu đến v "x" n ging viên Đi hc Duy Tân như thế. Đơn gin, vi tôi vic y là h trng, nếu không nói là h trng nht. Dch bnh cùng lm ch làm chết thân xác nhưng s đàn áp tư tưởng và bp nght tiếng nói s giết chết linh hn con người. Dch bnh ri s qua đi, có th mt năm, có th hai năm nhưng phi mt hàng trăm năm đ ci được nhng si xích nô l. Dch bnh ch làm chết nhng cá th, s nô dch đi vi mt người s đng vi nô dch tt c. Khi dch bnh làm chết mt người, tôi thương cm nhưng khi mt người b bt mm tôi thy đau đn. Chà đp và tước đi quyn con người là s s nhc đi vi chính tôi, vì tôi cũng là con người. Sa thi mt người thy vì nhng li nói bình thường, đó là s đe da và dn mt đi vi mi người thy. Tôi thy mình đã b tát thng vào mt. Tôi đang b s nhc(6) !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 15/08/2021

Chú thích

(1) https://vtv.vn/giao-duc/sa-thai-giang-vien-dh-duy-tan-phat-ngon-sai-lech-ve-cong-tac-phong-chong-covid-19-20210810064957733.htm

(2) https://www.facebook.com/NhatKyYeuNuocVN/posts/4222631971106613

(3) https://www.facebook.com/tiengdanbao/posts/4162351977176146

(4) https://baotiengdan.com/2021/08/12/gui-co-giao-tran-thi-tho/

(5) https://nhacsituankhanh.com/2021/08/12/nhung-vet-cat-khong-tuon-mau/

(6) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1049200389222482&id=100023975920044

***********************

Chuyện cô giáo Trần Thị Thơ bị sa thải

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 13/08/2021

Cô giáo Trần Thị Thơ - Giảng viên trường đại học Duy Tân bày tỏ sự phẫn nộ về dịch virus Trung Quốc đang hoành hành dữ dội trên toàn cõi Việt Nam với cách chống dịch tỏ ra kém hiệu quả của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, bị báo Công An Nhân Dân [*] ra ngày 9 tháng Tám năm 2021 gọi là "phát ngôn gây sốc", về việc cô Thơ trần tình trong giờ giảng bài với lớp học : "Có dân nước nào chạy 1.500 cây số để về quê. Như vậy là hệ thống an sinh xã hội của chúng ta quá kém đúng không ? Cô cảm thấy rất nhục nhã về điều đó".

cogiao2

Có dân nước nào chạy 1.500 cây số để về quê. Như vậy là hệ thống an sinh xã hội của chúng ta quá kém đúng không ? Ảnh minh họa

Theo đó, một sinh viên trong lớp đã vu vạ cô Thơ "không thích Việt Nam", rồi clip gọi là "cuộc tranh luận" đến với Ban Giám hiệu trường đại học Duy Tân. Sau đó, cô Trần Thị Thơ bị sa thải với phát ngôn của mình.

Câu chuyện cô Thơ bị sa thải khiến tôi nhớ lại cái gọi là "tranh luận" mà không ít người đã và đang ngộ nhận nhiều năm qua.

Tranh luận trong tù Chí Hòa

Tù ở Chí Hòa, có thể nói, vô cùng tạp nham và bát nháo, bởi tuyệt đại đa số là dân trộm cướp, hiếp dâm, mua bán ma túy, móc túi, đâm thuê chém mướn chuyên nghiệp (được diễn giải với tội danh "cố ý gây thương tích"). Hầu hết người tù học hành dở dang, có người không biết chữ, có cả người bị HIV thời kỳ cuối.

Kể lể chi tiết như vậy để mọi người đừng lầm tưởng, những người tù như vậy không quan tâm thời cuộc. Chính vì quan tâm hiện tình xã hội, nên họ thường cãi nhau xung quanh vấn đề này.

Một hôm, hai chàng trai chừng trên dưới 30 tuổi, một cậu bị tội trộm (tạm gọi tên ABC), một cậu bị tội cố ý gây thương tích (tạm gọi tên XYZ) "tranh luận" với nhau về giàu nghèo trong xã hội hiện nay.

Cậu ABC nói nước mình quá nghèo. Cậu XYZ lại cho rằng nước mình không nghèo. Cậu nào cũng đưa ra ý kiến riêng để bảo vệ quan điểm đến cùng. Khi cuộc "tranh luận" lên đến cao trào to tiếng, cậu ABC quay qua hỏi tôi :

- Bố Ngọc thấy bên nào đúng ?

Cậu XYZ nhìn tôi với ánh mắt nghi ngờ, khó chịu và chờ đợi xem thử tôi trả lời ra sao, vì trước đó tôi chăm chú nghe cuộc "tranh luận" của họ.

Tôi trả lời :

Hai đứa con muốn tranh luận "giàu - nghèo" thì phải đưa ra một số chuẩn chung, ví dụ : Để ăn cơm ngày 3 bữa phải có bao nhiêu tiền ; bao nhiêu người Việt Nam có xe gắn máy (vì trong cuộc cãi vả của họ có nói đến yếu tố xe gắn máy - ko nói xe hơi) ; đi khám bịnh như thế nào, trẻ em đi học có miễn phí hay không v.v...

Tóm lại, phải có những điểm chung mà cả hai đứa đều CHẤP NHẬN. Rồi từ những điểm chung đó, hai đứa con mới bắt đầu tranh luận "Việt Nam quá nghèo hay không nghèo". Chứ "tranh luận" như nãy giờ bố nghe thì không bao giờ kết thúc, vì mỗi đứa tự đưa những tiêu chuẩn của riêng mình, tức là không ai chịu ai. Đó không thể gọi là tranh luận mà nên gọi cho đúng là cãi vả.

Cả hai nhìn tôi đồng ý trong im lặng và hiểu ra tranh luận chứ không phải cãi vả.

Thú thật, người ÍT HỌC như họ lại rất dễ thương, vì thấy vấn đề đúng, họ chấp nhận ngay và sửa chữa chứ không cố chấp.

Chuyện cô Thơ

Trong lúc nóng giận và phẫn nộ về cách chống dịch của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, vốn gây ra quá nhiều hậu quả đau lòng, khiến cô Thơ cảm thấy ê chề và đau xót cho những người dân bơ vơ không nơi nương tựa, đã vô tình trở thành nguyên cớ cho việc bị sa thải. Lẽ ra, bình tĩnh hơn, cô Thơ chỉ cần nói ngắn gọn : Đây là câu chuyện công bộc (tức là Nhà nước) không chu toàn bổn phận đối với chủ nhân (tức là Công dân) và cô nhục nhã vì lẽ đó.

Sự nóng giận của cô Thơ vô tình trở thành "món mồi" cho tên sinh viên kia.

Điều đáng chê trách, chính là kẻ mang danh sinh viên, dù đã quá 18 tuổi lại không có chút hiểu biết gì về môn Giáo Dục Công Dân với kiến thức Công Dân - Nhà Nước được cung cấp từ lớp 10 trong trường phổ thông, lại vì một lẽ nào đó, dẫn đến "tai bay vạ gió" cho cô giáo của mình, theo cách mách lẻo như những kẻ tiểu nhân. Khổng Tử nói : Tiểu nhân nan dưỡng (Kẻ nhỏ mọn rất khó dạy).

Điều càng đáng chê bai và lên án, đó là cả Hội đồng Quản trị của trường đại học Duy Tân - những thầy (cô) với tuổi đời quá nhiều và với bằng cấp đầy mình, lại không phân biệt nỗi ý kiến một người chủ (tức là cô Thơ) đang chê trách và nhục nhã về việc công bộc không tròn trách nhiệm, mà lại cố tình suy diễn và đơm đặt sự phẫn nộ chính đáng của cô Thơ trở thành chính kiến (tức là có yếu tố chính trị). Để từ việc ngộ nhận về thường thức phổ thông ở mức lớp 10 hoặc vì hiềm khích cá nhân nào đó, Hội đồng quản trị trường đại học Duy Tân gán ghép cho cô Thơ về ý đồ chính trị, đến mức "Phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an Thành phố Đà Nẵng cũng đang xác minh, xử lý sự việc" - như báo Công An Nhân Dân cho biết.

Chê trách đứa sinh viên tiểu nhân một thì nên lên án cả Hội đồng quản trị trường đại học Duy Tân một trăm lần, bởi họ chắc chắn phải thuộc nằm lòng môn Giáo Dục Công Dân ở bậc phổ thông trung học và họ còn có bổn phận hiểu thấu đáo về vị trí, tư cách Thầy - Cô mà họ đang mang trên người, khi cư xử lỗ mãng đối với đồng nghiệp, cũng như họ càng buộc phải tuân thủ luật pháp về Luật Dân Sự, Luật Lao Động v.v... khi sa thải cô giáo Trần Thị Thơ vô căn cứ.

Sự đổ nát của nền giáo dục phi triết lý và phi cứu cánh

Hàng chục năm qua, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không thể định nghĩa cho ra "triết lý giáo dục là gì" và "cứu cánh giáo dục là gì". Đó chính là hậu quả sản sinh ra lớp thầy cô (có lẽ hầu hết là giáo sư - tiến sĩ) trong Hội đồng quản trị trường đại học Duy Tân, với kiến thức phổ thông và kiến thức căn bản về pháp luật của họ quá kém cỏi. Đó cũng chính là hậu quả nối tiếp, mới đẻ ra những loại sinh viên vừa vô minh, vừa ngu dốt, vừa hỗn ẩu và đầy tà tâm khi vụ vạ cho cô giáo của mình.

Môi trường giáo dục "thầy không ra thầy, trò không ra trò" làm cho người dân ngao ngán và thất vọng là điều dễ hiểu. Môi trường giáo dục mất tôn ti trật tự như vậy, tràn lan khắp xã hội mà cô Thơ chỉ là một trong hàng ngàn thân phận "kỹ sư tâm hồn" bị giẫm đạp nhân phẩm rất nhẫn tâm.

Việc sa thải cô giáo Trần Thị Thơ là kết quả không thể chối cãi từ chủ trương nhồi sọ và ngu dân suốt hơn 75 năm qua, kể từ ngày nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam áp đặt ách cai trị bạo ngược lên mảnh đất còm cõi hình chữ S mà nay, người dân Việt Nam vẫn đang oằn mình gánh chịu những hậu quả không thể nào "quyết toán" nỗi, trong trận đại dịch virus Trung Quốc.

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 13/07/2021

https://congan.com.vn/song-theo-phap-luat/sa-thai-nu-giang-vien-bay-to-n...

***********************

Những vết cắt không tuôn máu

Tuấn Khanh, RFA, 11/08/2021

Bạn có biết rằng một vết cắt từ cạnh của một tờ giấy mỏng, sẽ gây đau đớn và dai dẳng hơn khi bị đứt tay bằng dao không ? Các nhà khoa học cũng ngạc nhiên về điều đó và bỏ công ra tìm hiểu. Rốt cuộc, người ta tìm thấy lý do là dù vết thương do giấy cắt nhìn đơn giản, nhưng thật ra giấy lại có độ linh hoạt, mềm mỏng hơn, nên vết thương nhỏ nhưng trải rộng hơn. Nhìn dưới kính hiển vi, cạnh răng cưa của tờ giấy vết thương từ giấy sẽ làm vết thương rách nát. Nó hành hạ các đầu dây thần kinh ở tay, ngón tay nhiều hơn, lâu và khó lành.

cogiao3

Trường đại học Duy Tân, Đà Nẵng

Câu chuyện của một người tìm cách trò chuyện với cô giáo Trần Thị Thơ, khi còn dạy ở trường đại học Duy Tân, Đà Nẵng, rồi tìm cách ghi âm gài bẫy để chuyển cho ban giám hiệu, cũng không khác nào như vết cứa của tờ giấy vậy. Nghe qua lời kể, dường như đó là học trò của cô Thơ. Mọi thứ nhầy nhụa và thật đau đớn.

Trong một tiết học, khi cô Thơ bộc lộ sự bất bình của mình về việc những người nghèo phải vất vả chạy về quê tránh dịch, tức giận việc nhà nước không chăm lo đầy đủ cho con người trong đại dịch, thì ngay trong lớp học, đã có kẻ chú ý và dàn xếp một cuộc trò chuyện qua mạng internet, tạo cớ để trường đại học Duy Tân đuổi việc cô Thơ. Thậm chí là công an sẽ triệu tập làm việc với cô. 

Nhìn qua bản video đang lan tràn trên mạng, người ta nhìn thấy rõ chủ ý của người gài bẫy, khi đặt câu hỏi có tính quyết định, vội lia camera điện thoại vào hình cô giáo Thơ đang nói. Trên khung hình, người ta cũng nhìn thấy rõ sự hèn hạ của kẻ gài bẫy khi chỉ trình bày phần trò chuyện đó không có mặt của mình. Dĩ nhiên, ném đá thì phải giấu tay, tiện nhân thì phải luôn giấu mặt.

"Có dân nước nào chạy 1.500km về quê, như vậy hệ thống an sinh xã hội của chúng ta quá kém đúng không ?" và "Cô cảm thấy rất nhục nhã vì điều đó. Khi dịch đến, những quốc gia trên thế giới người ta được hỗ trợ rất nhiều, kể cả việc tiếp cận vắc xin, còn chúng ta thì thế nào ? Em lên thử đèo Hải Vân coi, đó mới là sự nhục nhã". Cô Thơ nói như vậy trong video được đem đi trình báo. Sau đó tổ đấu tố cấp đại học của trường đại học Duy Tân vội vã chính trị hóa sự việc, và đi báo công.

Thật ra, có thể cô Thơ biết rõ âm mưu nhắm với cô, qua cuộc đối thoại ấy. Nhưng vì những điều cô nói là sự thật, và cũng là điều mà chính báo chí nhà nước cũng đăng tải, cũng đặt vấn đề, nên cô không từ chối nhắc lại. Đó là cách của một người Việt Nam sống không hổ thẹn với bản thân mình, sống không ngại đối diện thẳng thắn với mọi loại chim chuột đang rình rập quanh mình. Cô đã sống và chấp nhận cho bọn tiểu nhân đắc chí, nhưng đồng thời từ sự lựa chọn của chúng, để phân biệt rõ đâu là súc sinh, và đâu là con người.

Lúc này, mọi dư luận tức giận đều dồn vào ban giám hiệu, vào việc công an sẽ triệu tập một cô giáo trẻ can trường dám nói thẳng suy nghĩ của mình. Nhưng điều cũng đáng nói không kém, là về một lớp người trẻ sẵn lòng lập mưu hèn, kế bẩn, sẵn sàng đấu tố cô giáo của mình như thời man rợ. Ắt cũng đã đọc được tâm hồn và suy nghĩ của những người đang lãnh đạo ở môi trường gọi là giáo dục đó, thì thứ đầu xanh ngu dại tập tành đấu tố ấy, mới tin chắc rằng mình sẽ được trọng dụng khi dàn dựng mọi chuyện. Rõ, không ai bước vào nghĩa trang mà không mang theo nhang đèn, cũng không ai tự bước vào hầm phân mà không đoán trước nơi đó ngập ngụa bọ hung.

Ai đã dựng nên những con người như vậy ? Một thế hệ nhơ nhớp như vậy ?

Câu chuyện của kẻ từ trường đại học Duy Tân hành động như một loại mật vụ rẻ tiền, nó không thể làm sự thật khuất lấp. Nhưng vết thương đó như bị cắt từ mảnh giấy nhỏ, vẫn chảy máu chậm chạp và dai dẳng nhức nhối trong đạo đức và giá trị ngàn đời của người Việt : bán thầy, bán bạn chưa bao giờ lại được hân hoan xiển dương như một thành tựu vào lúc này. Đó là chưa nói cả một hệ thống có học vị đại học, tiến sĩ ngồi lại đồng thuận cho một quyết định ô nhục đến bất ngờ là trơ trẽn phủ nhận sự thật, và từ chối cả người nói sự thật.

Vậy mà hôm nay, điều đó đang xảy ra, gây kinh ngạc đến khó tả cho mọi người dân Việt Nam bình thường.

Xã hội hôm nay vẫn đang hủy hoại mọi sự lên tiếng khác biệt cùng với dàn đồng ca quen thuộc lúc nói xuôi, lúc nói ngược. Đoàn diễu hành huyên náo làm vui cho ông vua cởi truồng của Andersen ở thế kỷ 19, hôm nay cũng không ngại cùng tự trần truồng cho đồng bộ. 

Thầy giáo Thái Hạo ở Huế viết trên trang facebook của mình "Duy Tân là sự sỉ nhục đất Quảng, là sự phản bội cụ Phan, là sự khinh bỉ giáo giới và là sự xúc phạm con người". Còn Giáo sư Hoàng Dũng thì viết "tôi thấy nhục nhã cho trường Đại học Duy Tân". Còn nhà thơ Bùi Chí Vinh có cả những câu thơ đau nhói "Tại sao các quốc gia trên thế giới đều đề cao lòng nhân đạo. Tại sao ở đất nước cô, súc vật sướng hơn người ?" 

Nhiều lắm, không đếm xuể. Những người Việt Nam từ bần hèn đến trí thức, còn biết nghĩ đến dân tộc mình, nghĩ đến đất nước mình đều có những nhận định cùng chiều như vậy. Tôi đọc không hết, nhớ không hết. Nhưng tôi biết đó không là giận dữ hay cay đắng. Mà thật ra, mọi lời viết ra như thay cho nước mắt khóc vì giống nòi, đau đớn khôn cùng về vết cắt không tuôn máu mỗi ngày, nhưng đang hủy hoại nguyên khí của nước Việt, đang làm đau cả linh hồn của tổ tiên người Việt đã sống và chết cho sự thật.

Những vết cắt tầm thường ghê sợ ấy, tiếc thay đang được nuôi dưỡng, và lại có cả những tập thể ôm giữ sự nhục nhã như một di sản làm vui cho chính bản thân, và cả gia đình mình.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 11/08/2021 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn
vendredi, 02 juillet 2021 09:29

Thất vọng với trí thức Việt Nam ?

Phải nhìn nhận một sự thực là hiện nay chúng ta có rất nhiều lao động trí óc nhưng chỉ có rất ít trí thức và đó đã là lý do khiến phong trào dân chủ không khởi sắc được. Nó cần những người mà chúng ta không có đủ. Điều chúng ta mong đợi ở trí thức Việt Nam vào thời điểm này chỉ giản dị là mỗi người tự đặt cho mình và tự trả lời cho mình câu hỏi : mình có phải là trí thức không, hay chỉ là một người lao động trí óc. Trả lời thế nào cũng được, điều quan trọng là câu hỏi.

trithu1

Nhà báo và đạo diễn Song Chi vừa phỏng vấn tôi về trí thức Việt Nam và văn hóa nhân sĩ. Hai năm trước một nhà báo và nhà bình luận nữ kiệt xuất khác, Phạm Thị Hoài, cũng thảo luận với tôi trong cùng đề tài này. Hình như phụ nữ quan tâm tới chân dung và vai trò của trí thức hơn là nam giới. Phải chăng vì trong xã hội Việt Nam trí thức chủ yếu được hiểu là một giai cấp dành cho phái nam và các "trí thức nam giới" này quá mệt mỏi để nghĩ về mình ?

Hai nhà báo nữ này quan tâm đến những vấn đề khác nhau của trí thức Việt Nam. Phạm Thị Hoài (1) muốn thảo luận về văn hóa nhân sĩ và cách đấu tranh chính trị nhân sĩ, Song Chi muốn nhận diện và đánh giá vai trò của trí thức Việt Nam trong cuộc vận động dân chủ hiện nay. Tuy vậy cả hai chủ đề đều dẫn đến thảo luận về lý lịch và hoàn cảnh của trí thức Việt Nam.

trithuc0

Chân dung và cuộc hành trình của trí thức Việt Nam

Trí thức Việt Nam là ai ?

Trước hết là một lời biện hộ chân tình. Cần nhận định là chúng ta đã tiến khá nhanh. Trái với sự tự hào của nhiều người, vùng Đông Nam Á, nơi tổ tiên chúng ta sinh sống, vào thời tiền sử thưa thớt, mức độ tập trung không đủ để làm xuất hiện một nền văn minh mạnh. Có thể nói, chúng ta đã chỉ thực sự phát triển từ khi tiếp xúc với hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Đầu Công nguyên, khi người Trung Quốc đến, chúng ta chậm trễ so với họ ít nhất 2000 năm. Vào thế kỷ 18, khi những tiếp xúc với phương Tây đã dồn dập, chúng ta tụt hậu so với Phương Tây khoảng 1.500 năm, còn tụt hậu khoảng 200 năm so với Trung Quốc. Ngày nay, sau ba thế kỷ, chúng ta còn tụt hậu so với các nước tân tiến khoảng 50 năm. Những ước tính rất sơ sài đó cho thấy chúng ta đã tiến lên khá nhanh và không cần phải có mặc cảm nào cả. Nếu không có cuộc nội chiến 30 năm 1945-1975 thì chắc chắn chúng ta còn khá hơn nhiều. Tuy nhiên trong cố gắng bắt kịp sự chậm trễ này, chúng ta cũng như các nước Đông Nam Á khác đã phải dồn sức để học và bắt chước nên khó có thể suy nghĩ, đào sâu và sáng tạo. Sự hời hợt về tư tưởng, nhất là tư tưởng chính trị, là tự nhiên. Cần hiểu như thế để không nên có mặc cảm vì những yếu kém của mình nhưng đồng thời cũng nhìn thấy sự cần thiết của những cố gắng mới, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước.

Cố gắng đầu tiên và quan trọng nhất mà trí thức Việt Nam phải làm là phải từ bỏ tức khắc và dứt khoát văn hóa Khổng giáo mà chúng ta tiếp thu từ người Trung Quốc. Văn hóa này hủy hoại trí tuệ và tâm hồn của của những người có học thức và do đó có khả năng thay đổi định hướng của xã hội. Chính vì Khổng giáo mà xã hội Trung Hoa đã gần như dậm chân tại chỗ trong hơn hai ngàn năm, nhưng cũng nhờ Khổng giáo mà đế quốc Trung Hoa đã là đế quốc kéo dài lâu nhất trong các đế quốc trên thế giới và thực ra vẫn còn tồn tại dưới nhãn hiệu cộng sản.

Trí thức Việt Nam ngày nay là hậu duệ của giai cấp sĩ trong xã hội Khổng giáo ngày xưa, điều này chúng ta phải đặc biệt cảnh giác vì di sản văn hóa là những phản xạ di truyền mà chúng ta có mà không ý thức được rằng mình có để cố gắng từ bỏ.

Giấc mơ của kẻ sĩ trong xã hội Trung Hoa và Việt Nam trong hàng ngàn năm chỉ giản dị là được làm tay sai không điều kiện -có thể bị nọc ra đánh, bị thiến, bị giết, thậm chí giết cả họ- cho một bạo quyền để tiếp tay thống trị và bóc lột dân chúng, rồi hãnh diện với cuộc sống tồi tệ đáng xấu hổ đó. Kẻ sĩ không có danh dự và nhân cách thực sự vì có một quan niệm bệnh hoạn về danh dự và nhân cách. Kẻ sĩ sinh ra để phục vụ một chế độ chứ không phải để phục vụ nhân dân, càng không phải để thay đổi chế độ. Chống đối lại chế độ là tội chết cho mình và cả dòng họ. Cố gắng của kẻ sĩ là tìm kiếm thành công cá nhân, là học để có bằng cấp và làm quan, là kèn cựa với các đồng nghiệp của mình để có tiếng tăm hơn và được chức vụ cao hơn. Đối với kẻ sĩ, làm chính trị chỉ là để làm quan, để có danh vọng. Kẻ sĩ không được quyền có lập trường chính trị, cùng lắm chỉ có thể dâng sớ, dâng biểu để nhà vua tùy ý quyết định, tương tự như các nhân sĩ ngày nay gửi kiến nghị lên Đảng. Kẻ sĩ càng không được thảo luận với nhau để về những vấn đề của đất nước nếu không muốn bị nghi ngờ là có âm mưu làm phản. Hâu quả là trong suốt dòng lịch sử Trung Hoa cũng như Việt Nam kẻ sĩ hầu như không có kiến thức chính trị nào. Các nhóm giao kết của các sĩ phu chỉ là những nhóm nhỏ bàn luận về thơ văn.

Ba di sản chính của văn hóa Khổng giáo còn thấy rất rõ trong trí thức Việt Nam là sự sơ sài về kiến thức chính trị, sự thiếu hụt về văn hóa đối thoại và sự thiếu vắng của văn hóa tổ chức.

Sự sơ sài về kiến thức chính trị hoàn toàn không phải là do thiếu thông minh. Rất nhiều trí thức Việt Nam đã đạt những thành quả lớn trong nhiều địa hạt dù là khoa học, kỹ thuật, kinh doanh v.v. Lý do chỉ giản dị là họ cho rằng chính trị không cần phải học. Do di sản văn hóa Khổng giáo họ có một niềm tin, ngay trong cơ thể, rằng trong chính trị đúng hay sai chỉ tùy thuộc vào địa vị và danh vọng, kiến thức không quan trọng. Trên nói dưới nghe, miệng kẻ sang có gang có thép. Bằng chứng về sự sơ sài về kiến thức chính trị không thiếu. Một thí dụ là năm 2013, nhân dịp chính quyền cộng sản sửa đổi hiến pháp, 72 trí thức có tiếng tăm trong phong trào dân chủ đã ký chung một kiến nghị hiến pháp đề nghị chế độ tổng thống, một chế độ mà từ lâu rồi đã được nhận định là độc hại vì tự nhiên dẫn tới chế độ dân túy. Hay sự kiện rất nhiều trí thức tự coi là dân chủ không hiểu hoặc không chịu hiểu rằng đấu tranh chính trị bắt buộc phải là đấu tranh có tổ chức. Hay sự kiện nhiều trí thức ngày nay nói một cách rất tự nhiên và hãnh diện rằng họ không làm chính trị mặc dù hoàn cảnh bi đát của đất nước. Họ nghĩ như vậy là cao thượng bởi vì đối với họ làm chính trị chỉ là để làm quan và họ không ham công danh.

Sự thiếu văn hóa thảo luận thì quá rõ ràng. Thí dụ cụ thể là tình trạng xâu xé nhau vì Donald Trump vẫn còn đang diễn ra hiện nay. Tại sao sự khác biệt quan điểm trên một nhân vật chính trị Mỹ lại có thể khiến những người Việt Nam, nhiều khi cùng chia sẻ một ước vọng dân chủ cho đất nước, mạt sát nhau bằng những lời lẽ thậm tệ ? Đó chỉ là vì đa số người Việt, kể cả trí thức không biết thảo luận. Chúng ta chưa coi thảo luận là cơ hội để học hỏi và nâng cao kiến thức và nhận thức chứ không phải là để tranh giành hơn thua.

Nét đậm nhất của di sản văn hóa Khổng giáo trên trí thức Việt Nam là sự thiếu vắng gần như tuyệt đối văn hóa tổ chức. Nó thể hiện qua cách hoạt động chính trị nhân sĩ ngay cả nơi nhiều trí thức rất thành tâm. Họ cố gắng trước hết tạo tiếng tăm cho mình, hoạt động một mình hay với một nhóm bạn có thể giúp mình nổi tiếng chứ không chịu tự đặt mình trong khuôn khổ một tổ chức nào để cùng hợp sức phấn đấu cho một lý tưởng chung. Hình như đó là một bản năng mà họ không chống lại được. Ngay cả đa số các trí thức trẻ, nam cũng như nữ, cũng thế, họ có thể phát biểu lập trường một cách khá mạnh dạn trên mạng xã hội nhưng không thấy cần phải tìm một tổ chức nào để tham gia và ngay cả khi đã chọn tham gia thì khả năng bỏ cuộc cũng cao hơn nhiều so với khả năng kiên trì tiếp tục. Có thể nói đây chứng bệnh di truyền của dân tộc ta. Văn hóa tổ chức yếu trong mọi dân tộc nhưng ở dân tộc ta nó yếu một cách bi đát. Văn hóa tổ chức trước hết là ý thức rằng giá trị lớn nhất của một người là khả năng xây dựng tổ chức và sinh hoạt trong một tổ chức.

Tại sao, như mọi người đều thấy, các tổ chức đối lập dân chủ tàn lụi gần hết ? Sự đàn áp của chính quyền cộng sản không phải là lý do chính, vì ngay cả các tổ chức ở hải ngoại không hề bị đàn áp cũng tàn lụi dần, không khác các tổ chức trong nước. Lý do chính là cái văn hóa nhân sĩ mà chúng ta chưa vất bỏ được. Nó khiến chúng ta chưa ý thức được sự cần thiết của một tổ chức dân chủ mạnh và tổ chức này chỉ có thể xây dựng trên một đồng thuận về một đất nước Việt Nam đáng mong ước và trên phương thức đấu tranh để đạt tới mục tiêu đó, nghĩa là trên một dự án chính trị. Sự rã rượi hiện nay của phong trào dân chủ dưới mắt nhiều người thực ra không đáng buồn. Nó chỉ chấm dứt một tình trạng nhốn nháo đánh lạc sự chú ý khỏi những cố gắng nghiêm túc. Mặt khác, di sản văn hóa là điều mà ngay khi ta ý thức được sự độc hại của nó thì phần lớn vấn đề đã được giải quyết.

Cảnh giác với di sản văn hóa Khổng giáo, vất bỏ lối đấu tranh nhân sĩ phải là cố gắng đầu tiên của những người muốn đóng góp cho cuộc cách mạng dân chủ.

Cố gắng quan trọng kế tiếp là đầu tư vào cố gắng học tập và nghiên cứu để xây dựng một kiến thức chính trị lành mạnh. Các khái niệm quốc gia, dân tộc, dân chủ, nhân quyền không giản dị như nhiều người nghĩ. Chọn lựa một thể chế chính trị và một mô hình xã hội, quy định những chính sách và những dự án quốc gia, tổ chức một bộ máy nhà nước là những tổng hợp mà mỗi quốc gia phải tự làm lấy tùy theo hoàn cảnh của mình chứ không thể bắt chước. Càng khó khăn hơn là sự thu thập những kinh nghiệm đấu tranh để trút bỏ ách độc tài và xây dựng dân chủ. Kiến thức chính trị rất phức tạp vì là tổng hợp của tất cả các kiến thức khác, và người ta chỉ có thể làm một tổng hợp đúng đắn nếu đã nắm vững các thành tố.

trithuc3

Song Chi, và nhiều bạn khác, cũng nhận xét là đối diện với chính quyền cộng sản những con người dũng cảm nhất là những nông dân, công nhân, dân nghèo, dân oan chứ không phải tầng lớp trí thức, bởi vì giới trí thức có quá nhiều thứ để sợ phải mất như địa vị, sự nghiệp hay danh tiếng. Các bạn này có lý để lo ngại bởi vì cuộc cách mạng dân chủ đòi hỏi một thay đổi văn hóa lớn mà chỉ có giới trí thức có thể làm được.

Đúng thế. Một điều rất quan trọng cần phải được nhìn thật rõ là cuộc đấu tranh thiết lập dân chủ là cuộc cách mạng lớn nhất trong lịch sử nước ta. Chúng ta thường tự hào là có một lịch sử dài nhưng chúng ta chưa bao giờ có dân chủ, trừ một ngoại lệ ngắn ngủi, miễn cưỡng, hời hợt và thô vụng tại miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Cho tới nay chúng ta đã chỉ có những chế độ độc tài chuyên chính theo mô hình Khổng giáo mà người Trung Quốc áp đặt lên nước ta sau cuộc chinh phục của Mã Viện vào đầu Công nguyên. Chế độ cộng sản mà nước ta đang phải chịu đựng về bản chất cũng chỉ là một phiên bản cải tiến của mô hình Khổng giáo. Không phải là một tình cờ mà cả ba nước còn dám vỗ ngực tự xưng là cộng sản hiện nay -Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên- đều là những nước theo văn hóa Khổng giáo. Cũng không phải là một sự tình cờ mà chế độ cộng sản Trung Quốc gần đây lập các Viện Khổng Tử tại khắp nơi. Cuộc vận động dân chủ vì vậy là một cuôc cách mạng rất lớn để đoạn tuyệt với văn hóa chính trị duy nhất mà chúng ta đã biết trong suốt dòng lịch sử. Mọi cuộc cách mạng đúng nghĩa –nghĩa là thay đổi cả chính quyền lẫn chế độ chính trị và triết lý chính trị- luôn luôn cần có một cuộc cách mạng văn hóa đi trước. Cuộc cách mạng dân chủ của chúng ta lại càng cần hơn bởi vì nó đồng thời cũng là một cuộc cách mạng văn hóa rất lớn, một cuộc cách mạng để thiết lập một chế độ chính trị mà chúng ta chưa hề có, để mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên thứ hai trong lịch sử nước ta. Do đó nó chỉ có thể do trí thức lãnh đạo. Quần chúng, các công nhân và nông dân chỉ có thể đấu tranh thay đổi chính quyền chứ không thể lãnh đạo một cuộc cách mạng văn hóa. Khó khăn chính, gần như duy nhất, là do di sản lịch sử và văn hóa Khổng giáo trí thức Việt Nam chưa ý thức được vai trò lãnh đạo mà dù muốn hay không họ phải đảm nhận trong cuộc cách mạng dân chủ.

Lập luận cho rằng phần đông trí thức Việt Nam không kiên quyết và dũng cảm đấu tranh chống lại bạo quyền vì họ có quá nhiều điều để mất cũng chỉ đúng một phần thôi. Lý do thực sự là họ không phải là những trí thức đúng nghĩa mà chỉ là những người có bằng cấp, có kiến thức và khả năng chuyên môn, nói đúng ra là những người lao động trí óc. Trí thức tự nó đã là một khái niệm chính trị. Không làm gì có trí thức phi chính trị. Từ "trí thức" (Intellectuel) xuất hiện tại Pháp hồi đầu thế kỷ 20 trong vụ án Dreyfus để chỉ những người có kiến thức nhưng đồng thời cũng quan tâm tới những vấn đề chính trị, dám suy nghĩ một cách độc lập và nhất là dám chống lại cái gian sai ngay cả khi nó rất mạnh. Phục tùng và cúi đầu không bao giờ có thể là thái độ của một trí thức, cùng lắm đó chỉ là một người lao động trí óc. Phải nhìn nhận một sự thực là hiện nay chúng ta có rất nhiều lao động trí óc nhưng chỉ có rất ít trí thức và đó đã là lý do khiến phong trào dân chủ không khởi sắc được. Nó cần những người mà chúng ta không có đủ. Điều chúng ta mong đợi ở trí thức Việt Nam vào thời điểm này chỉ giản dị là mỗi người tự đặt cho mình và tự trả lời cho mình câu hỏi : mình có phải là trí thức không hay chỉ là một người lao động trí óc. Trả lời thế nào cũng được, điều quan trọng là câu hỏi.

Vả lại, thực ra cái giá mà những người trí thức phản kháng cũng không còn quá cao. Không gian xã hội dân sự ngoài tầm kiểm soát của Đảng cộng sản hiện nay đã tạm đủ rộng để cho phép họ sống được mà không cần phục tùng bạo quyền để giữ nguyên nhân cách của một người trí thức thực sự. Không gian này sẽ tiếp tục mở ra rất nhanh trong khi không gian kiểm soát của Đảng cộng sản sẽ ngày càng nhỏ lại.

Dân chủ không xa vời

Hạn kỳ dân chủ không xa vời như nhiều người có thể nghĩ một cách bi quan. Chế độ cộng sản đang rất suy yếu và phân hóa vì không còn lý tưởng chung và vì bị tham nhũng tàn phá. Sở dĩ nhiều người bi quan là vì họ không nghiên cứu những cuộc cách mạng dân chủ lớn trên thế giới. Chúng thường rất đột ngột, cho đến sát ngày sụp đổ các chế độ độc tài thường vẫn tỏ rất vững chắc, như chúng ta đã thấy tại Đông Âu ba thập niên trước đây. Lý do là vì trong mọi cuộc cách mạng lớn, chuẩn bị là công việc chiếm gần như tất cả cố gắng và thời gian, giống như người ta chuẩn bị một ban hợp xướng trong nhiều tháng để chỉ biểu diễn trong khoảng một giờ. Cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam là một cuộc cách mạng rất lớn và cũng sẽ phải theo quy luật đó. Nếu chúng ta đấu tranh đúng phương pháp thắng lợi của dân chủ có thể rất gần.

Các bản án chính trị gần đây đã đặc biệt dã man. Những dân oan và thường dân đã chỉ phát biểu những lập trường rất đúng và rất ôn hòa như rất nhiều người khác nhưng đều bị xử những bản án dã man từ 12 đến 15 năm tù. Đây là thời gian ở tù trung bình dành cho những người bị kết tội giết người tại các nước văn minh, trước đây có thể bị tử hình. Điều này trước hết chứng tỏ chế độ cộng sản Việt Nam là một chế độ rất man rợ. Hãy thử so sánh với hai trường hợp tại Nga và Trung Quốc đang được cả thế giới biết đến. Tại Nga, lãnh tụ đối lập Alexei Navalny ra mặt quyết liệt chống đối chính quyền Putin và đã tổ chức hàng trăm cuộc biểu tình bị xử hai năm rưỡi ; tại Trung Quốc Joshua Wong một biểu tượng của những cuộc biểu tình của hàng triệu người tại Hồng Kông bị 10 tháng tù. Mức độ dã man của chính quyền cộng sản Việt Nam đã vượt mọi giới hạn. Sự hung bạo này chỉ vì Đảng cộng sản đang hoảng sợ.

Họ sợ vì, khác với nhiều trí thức, họ biết rằng trước sau gì một tổ chức dân chủ lớn cũng sẽ hình thành mà họ vừa không có lý do vừa không có khả năng để dẹp tan. Họ sợ vì nền tảng của chế độ đang lung lay. Trước đây Đảng cộng sản tự coi là đảng của người nghèo để chống bóc lột và vì thế đã được hậu thuẫn của một phần quần chúng đáng kể, giờ đây nó đã trở thành một đảng của người giầu để bóc lột người nghèo. Họ sợ vì nội bộ đang phân hóa và chia rẽ. Trong Đại hội đảng lần thứ 13 vừa qua Đảng cộng sản đã phải dày đạp lên bản điều lệ của chính nó để bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba dù ông rất yếu bệnh. Đó là vì trong ban lãnh đạo Đảng chẳng còn ai tín nhiệm ai và ông Trọng là người Việt Nam duy nhất còn sót lại có thể nói trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà không thấy ngượng. Sự hung bạo chỉ có mục đích che đậy sự hốt hoảng và cố tự trấn an.

Những người dân chủ có thể và nên làm gì trong lúc này ?

Như đã nói ở phần trên trong mọi cuộc cách mạng lớn chuẩn bị là công việc chiếm gần như tất cả cố gắng và thời gian. Vào lúc này, chuẩn bị là xây dựng một dự án chính trị và nhận diện những con người có thể là thành tố của đội ngũ nòng cốt của cuộc cách mạng dân chủ. Cả hai công tác đó chúng ta đều có thể làm ngay từ bây giờ, trong cũng như ngoài nước.

Và lịch sử có thể sang trang nhanh chóng.


Nguyễn Gia Kiểng

(02/07/2021)

Published in Quan điểm

Sự băng hoại và suy đồi của xã hội Việt Nam hôm nay hay là hệ lụy từ sự đa nhân cách tầng lớp trí thức

Quách Hạo Nhiên, Viet-studies, 26/02/2021

heluy00

Mở đầu

Trí thức là tầng lớp "có chữ", có hiểu biết sâu, rộng về một hay vài lĩnh vực nào đó. Học giả Cao Huy Thuần gọi thành phần trí thức là "lương tâm của thời đại". Bởi vai trò của trí thức là dẫn dắt, khai mở cho các tầng lớp khác bằng nhận thức, tư tưởng, phát minh, phát kiến của mình nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng văn minh, tiến bộ, lành mạnh… 

"Đa nhân cách" trước hết là vấn đề thuộc về tâm lý phổ biến của con người nhất là trong xã hội hiện đại khi phải chống chọi và ứng phó nhằm thích nghi với những tình huống khác nhau của cuộc sống. Chính do phải luôn tìm cách đối phó và thích nghi đã làm cho nhân cách của con người bị "rối loạn" từ đó chuyển thành bệnh lý. Người bị rối loạn nặng là những bệnh nhân tâm thần buộc phải điều trị và cách ly.

Quan sát những gì đang diễn ra trong xã hội Việt Nam hôm nay, đặc biệt là khi mạng xã hội bùng nổ có thể thấy những thang bậc giá trị văn hóa đang ngày một bị đảo lộn và băng hoại. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng dường như có một nguyên nội tại, cốt tử nhất từ phía tầng lớp trí thức trong xã hội lại hiếm khi được để cập và mổ xẻ nghiêm túc. Bởi như đã nói ở trên, với vai trò dẫn dắt và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội nên khi các thang bậc giá trị của xã hội bị đảo lộn thì chắc chắn trí thức không thể vô can, nếu không muốn nói là tội đồ cần phải lên án trước tiên. 

Ở phương diện nghề nghiệp, thành phần trí thức trong xã hội thường tập trung ở các lĩnh vực liên quan đến các "nhà" như : nhà giáo, nhà văn, nhà báo, nhà văn hóa, nhà chính trị… Sẽ có người tự ái và không hài lòng nhưng phải nói rằng thành phần các "nhà" này ở xã hội Việt Nam hôm nay đang rơi vào vòng xoáy của sự sa đọa với những biểu hiện và đặc điểm như : xu thời, trí trá, hèn kém, nước đôi, ba phải… Nói khác đi, có thể gọi đây là cách/lối sống muôn mặt, giả tạo, lá mặt lá trái, gió bề nào che bề đó của một bộ phận rất đông trong tầng lớp trí thức nước nhà hôm nay.

Dấu hiệu, thời điểm, giai đoạn khởi phát

Dẫu vậy, cũng phải khẳng định rằng cái mốc từ sau 1945 đến nay những biểu hiện trên mới ngày một khởi phát, hiển hiện ngày một rõ ràng và trầm trọng hơn. 

Trong "Bút pháp của ham muốn", từ góc nhìn phân tâm học, nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy đã có những phát hiện độc đáo khi nghiên cứu trường hợp thơ Chế Lan Viên. Theo ông, thơ Chế Lan Viên là những biểu hiện của một tâm hồn nghệ sĩ – một trí thức đa nhân cách trước những biến thiên của thời cuộc. Nếu như trước 1945, Chế Lan Viên tự nhân mình là cái "tháp bayon 4 mặt" buộc phải "giấu đi 3" trong tư cách người nghệ sĩ thực thụ thì sau 1945, sự "rối loạn" nhân cách (đa nhân cách) của Chế Lan Viên gần như là một phản ứng mang tính bản năng nhằm thích nghi với tư tưởng, nhận thức, chủ trương và đường lối cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo trong bối cảnh chiến tranh loạn lạc. Và không chỉ riêng Chế Lan Viên đa phần những tài năng trước 1945 đều như vậy. Nghĩa là tất cả đều phải "nói lại" cho "hợp thời" để trước hết được tồn tại và thụ hưởng bổng lộc. 

Đó cũng là lý do sau 1945 các nghệ sĩ trên sản xuất thơ văn nghệ thuật rất nhiều nhưng oái oăm thay độc giả hôm nay nhìn chung chỉ nhớ đến những gì họ viết ra trong khoảng từ 1930 đến 1945. Riêng Chế Lan Viên, trong cùng thời điểm nhưng ban ngày thì làm thơ ca ngợi Đảng, ca ngợi cách mạng nhưng đêm đến thì làm thơ cho chính mình trong nỗi ăn năn, sám hối, kiểu : "Ai ? Tôi" ! – Mậu Thân 2000 người xuống đường…".

Đây có thể xem là những chỉ dấu đầu tiên cho thấy sự trượt dài của tầng lớp trí thức nước nhà thời hiện đại. Đỉnh điểm cho sự trượt dài này là cả một thế hệ tuy cùng chiến tuyến nhưng đã trở mặt chĩa ngòi bút quyết chiến nhau trong vụ án mang tên "Nhân văn giai phẩm". Trước người "anh cả" Tố Hữu, những "cái tôi" lừng lẫy, cao chót vót tựa đỉnh Hy Mã Lạp Sơn như Xuân Diệu, Hoài Thanh, Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Huy Cận… đã phải cúi đầu thần phục nhằm chứng minh sự trung thành của bản thân để được trọng dụng, vinh danh. 

Từ sau năm 1975, tuy đất nước được thống nhất, giang sơn thu về một mối nhưng nhìn chung cả dân tộc vẫn vẫy vùng trong vũng lầy của sự nghèo đói cả về vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt giai đoạn từ 1975 đến 1986 gần như là kiệt quệ. 

Ở giác độ văn hóa, nhìn sâu vào bên trong có thể nói, một trong những nguyên nhân lớn nhất đưa đến sự kiệt quệ của đất nước giai đoạn này là do sự khủng hoảng của tầng lớp trí thức thuộc 2 phe khi nước nhà vừa thống nhất. Hay nói khác đi, việc "hòa hợp", "hòa giải" dân tộc đã không được "bên thắng cuộc" thực thi như đã hứa hẹn (vấn đề này thậm chí vẫn kéo dài đến tận hôm nay). 

Những người trí thức thuộc chế độ cũ miền Nam phần vì "sốc văn hóa" (khi tiếp xúc với các "trí thức" miền Bắc xã hội chủ nghĩa vào tiếp quản và lãnh đạo toàn diện) phần vì tự trọng nên đã tự kết liễu hoặc buộc phải bỏ xứ ra đi. Tô Thùy Yên sau hơn 10 năm học tập "cải tạo" đã ngậm ngùi nuốt nước mắt vào trong, kiểm nghiệm lại đời mình sao quá xót xa trong cơn "thương hải tang điền" : 

"Ta về như bóng ma hờn tủi

Lục lại thời gian kiếm chính mình

Ta nhặt mà thương từng phế liệu

Như từng hài cốt sắp vô danh".

Từ 1986 đến 2000, đây là giai đoạn mở cửa và từng bước hội nhập (sau khi đã bừng tỉnh trước những đòi hỏi bức thiết về sự tồn vong của dân tộc do những sai lầm trong điều hành đất nước nhất là về kinh tế và ngoại giao…), đất nước về cơ bản có khởi sắc hơn về đời sống vật chất nhưng về tinh thần thì những dấu hiệu của sự suy đồi ngày một rõ nét hơn. 

"Bần cùng sinh đạo tặc, phú quý sinh lễ nghĩa". Các du học sinh (nghe nói rất ít người học hành nghiêm túc mà chủ yếu là buôn lậu, chạy mánh) từ khối chủ nghĩa xã hội anh em Đông Âu nhất là Liên Xô sau khi trở về đã rất tinh mắt nhận ra thời cơ làm giàu trong bối cảnh nhập nhèm, tranh tối tranh sáng của đất nước vừa bước qua thời cơm độn khoai sắn. Kẻ lanh mắt chiếm lĩnh trận địa văn hóa, giáo dục, nghệ thuật bằng vỏ bọc Tiến sĩ "sau một đêm" ngủ dậy ; kẻ nhanh nhảu nhìn ra những kẽ hở của hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề hàng hóa nhập cảnh ở các hải cảng, cửa khẩu và nguồn tài nguyên khoáng sản, đất đai…

Đất nước từ đây được vận hành và hoàn toàn bị chi phối tuyệt đối bởi tầng lớp trí thức – con người mới xã hội chủ nghĩa (chủ yếu ở phía Bắc). Tuy vậy, cũng phải nói rằng trong hai thành phần trên thì thành phần trí thức đã nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa văn hóa, giáo dục, nghệ thuật là kinh khủng và kinh tởm nhất. Bởi văn hóa, giáo dục, nghệ thuật là nền tảng, là tâm hồn của xã hội và dân tộc, đất nước. Chính thành phần này chứ không phải ai khác đã thao túng và làm cho đạo đức văn hóa nước nhà ngày một trở nên suy đồi vàng thau lẫn lộn dẫn đến hệ lụy như hôm nay. Bằng chứng cụ thể và rõ ràng nhất là những lần họ "đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục" nước nhà và việc họ sản xuất, nhân bản ra hàng lô hàng lốc các thạc sĩ, tiến sĩ… ở các "lò ấp" trên khắp cả nước nhưng vẫn cao giọng rao giảng đạo đức.

Như một hệ lụy tất yếu, từ 2000 đến nay, dưới sự bùng nổ của công nghệ truyền thông và mạng xã hội, bộ mặt văn hóa – tâm hồn của dân tộc đã phơi bày một cách trần trụi. Nếu như trước đây, có người sau một đêm thành Tiến sĩ thì bây giờ sau một giờ một kẻ ất ơ bán hàng đa cấp cũng có thể thành nhà văn, nhà báo, nhà từ thiện, nhà nghệ sĩ… ; một anh nhà văn, nhà báo quèn cũng thành nhà văn hóa, nhà diễn thuyết, nhà dân chủ… có khả năng dẫn dắt chi phối cả xã hội với những danh xưng đúng mốt : facebooker, youtuber…

Thật lạ lùng và xót xa, xã hội gì mà bạn bè, anh em, đồng nghiệp, đồng chỉ có khi chỉ vì một lời bình, một cái bấm like… cũng sẵn sàng trở mặt, lao vào nhau, xem nhau như kẻ thù không đội trời chung !

heluy01

Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phùng Khánh Tài tặng hoa chúc mừng các trí thức được khen thưởng (pháp luật dân sinh, 13/11/2020). Ảnh minh họa

Nguyên nhân và một vài biểu hiện cụ thể

Có ba nguyên nhân chính gây nên sự rối loạn nhân cách của tầng lớp trí thức Việt Nam hôm nay :

Một là, xuất phát điểm và nền tảng văn hóa xã hội của dân tộc thấp. Là một nước thuần nông và nghèo đói người Việt gần như quanh năm chỉ lo cày cấy và chống giặc ngoại xâm. Cả dân tộc, vì thế, không có truyền thống văn hóa, tư tưởng gì có thể mang đi "xuất khẩu" trái lại còn bị ảnh hưởng, lệ thuộc nặng nề từ ngoại bang phương Bắc.

Hai là, sự "đứt gãy văn hóa" do những biến cố lịch sử dân tộc mấy nghìn năm chiến tranh loạn lạc liên miên. "Thắng làm vua làm giặc" – như một thói quen tất yếu trong truyền thống phương Đông, "bên thắng cuộc" bao giờ cũng vậy việc đầu tiên sau khi đã nắm trọn quyền hành là truy tầm, thanh trừng những mầm mống còn sót lại của kẻ thù ; sau nữa là "đốt sách, chôn nho" vừa để diệt trừ hậu họa vừa để thỏa mãn thói kiêu ngạo của kẻ thắng trận. Hậu quả là, những giá trị của triều đại cũ mất đi trong khi các giá trị mới chưa kịp định hình, sự đứt gãy cứ liên tục như thế làm cho con người và xã hội lạc lõng, ngơ ngác không biết bấu víu vào đâu.

Ba là, trong một xã hội chuyên chế, độc tôn có thể thấy từ sau khi đất nước thống nhất đến nay, Việt Nam không sản sinh ra được những cá nhân có tầm ảnh hưởng sâu rộng, nói như Trần Hữu Dũng đây là "thời vắng những nhà văn hóa lớn" có thể dẫn dắt, khai mở cho đám đông dân chúng.

Một dân tộc không có tư tưởng, suốt chiều dài lịch sử hết lo chuyện miếng ăn lại quay cuồng trong các cuộc chiến trước hết là một bất lợi nếu không nói là một định mệnh đầy bi kịch. Để yên ổn và thoát khỏi bi kịch điều tất yếu là phải tìm cách "ẩn mình", "biến hình", ngụy tạo nhằm đối phó và thích nghi. Thế nên, sự đa nhân cách của người Việt hôm nay phải chăng là một vấn đề thuộc về căn tính dân tộc có tính lịch sử ?

Dẫu vậy, lịch sử đã nhiều lần sang trang, thời đại hôm nay đã khác, lẽ ra, người Việt đã có thể cải thiện hình ảnh và tự giải thoát cho chính mình nếu như biết nắm bắt cơ hội trong thế giới mở. Nhưng tiếc thay, trong một xã hội chuyên chế, sự độc đoán, độc tài về tư tưởng, một lần nữa đã đóng sập mọi cánh cửa để cho cả dân tộc có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu ở phương diện tư tưởng, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật… – những yếu tố quan trọng làm nên phẩm cách dân tộc, phẩm cách quốc gia…

heluy2

Tại miền Nam, sau ngày 30/4/1975, việc đốt sách được thể hiện qua chiến dịch Bài trừ Văn hóa Đồi trụy - Phản động : về chính trị, bài trừ các luồng tư tưởng chống đối chế độ và về văn hóa, xóa bỏ hình thức được coi là ‘đồi trụy theo hình thức tư bản’.

Người Việt hôm nay không những không thoát ra được cái vòng luẩn quẩn mấy ngàn năm mà ngày một bị rối loạn thêm hơn. Vì để được tồn tại tất cả gần như buộc phải tiếp tục "hóa trang", "hóa thân", "nhập vai" để che giấu con người thật, nhân cách thật của mình một cách thuần thục và tinh vi hơn. 

Hẵn chúng ta đã nghe những câu nói có tính khái quát về những vấn đề liên quan đến đời sống, xã hội và con người hôm nay như : "thằng đó đảng viên mà tốt", "công an nhưng chơi được", "quan chức, lãnh đạo mà tử tế", "nhà văn mà không hèn", "nhà báo mà không làm tiền", "khen cho nó chết", "cái gì không mua được bằng tiên sẽ mua bằng số tiền lớn hơn", "nghèo thì nó ghét, đói rét nó khinh, thông minh nó tìm cách tiêu diệt"… Ngôn ngữ là tư duy, những câu nói ngắn nhưng phản ánh rất rõ tâm thế của một xã hội mà ở đó những người trí thức với vai trò dẫn dắt đã thật sự đánh mất chính mình ; cho thấy sự hoang mang, bấn loạn và mất niềm tin của con người trong xã hội.

Ở phương diện khác, văn chương nghệ thuật vốn không có biên giới ; có người nói văn chương nghệ thuật số phận con người, là tâm hồn dân tộc… Nhưng có lẽ chỉ ở Việt Nam là có "văn nghệ công an", "văn nghệ quân đội"… cùng những cuộc thi với chủ đề "người lính", người công an nhân dân… Chẳng lẽ tâm hồn và số phận dân tộc Việt Nam chỉ gói gọn trong các chủ đề ấy ? Chắc chắn là không phải vậy. Nhưng từ hiện tượng này và nhìn rộng ra nhiều lĩnh vực khác nữa, cho thấy người trí thức trong xã hội Việt Nam hôm nay đang ở vào tình thế, tình huống rất ngặt nghèo : nếu muốn tiến thân thì phải chấp nhận biến hình, thỏa hiệp thậm chí bán rẻ nhân cách.

Là nhà văn, nhà báo nhưng đồng thời còn là một đảng viên, một sĩ quan, một quân nhân với lời thề tuyệt đối trung thành với Đảng thế thì anh sẽ phản ánh, phản biện như thế nào trước những bất công xã hội mà bản thân anh trong tư cách một con người đã nhận thấy rất rõ cái nguyên nhân cốt tử của nó ? Nếu không có dũng khí và lòng tự trọng chỉ còn một cách duy nhất là phải tiếp tục làm "tháp Bayon 4 mặt" ; tiếp tục "diễn" thôi. Nhưng "diễn" như thế nào ? Nếu diễn nhạt anh sẽ không có đất sống, không có lợi cũng chẳng có danh ; ngược lại chỉ cần diễn tốt một hoặc tất cả các vai mặc nhiên và chắc chắn anh là kẻ trí trá, lọc lừa, gian dối (trước hết là với chính bản thân mình). 

Là một trí thức – "lương tâm thời đại" quan trọng và trước hết anh phải là người chính trực, cương trực, tự trọng cả trong suy nghĩ và lời nói, hành động. Người trí thức không thể bù khú, tụm năm tụm ba với bạn bè ở quán cóc vỉa hè thì hùng hổ, lớn tiếng mắng chửi, coi khinh quan chức lãnh đạo trong bộ máy công quyền nhưng khi gặp họ trong cuộc họp thì khép nép, bợ đỡ, luồn cúi xin chụp ảnh để làm kỷ niệm (thực ra là để tiếp tục khoe, lòe người khác "tao mới ngồi với ông Chủ tịch…") ; không phải lên mạng xã hội đóng vai nhà dân chủ với tư tưởng cấp tiến giả vờ công kích những chủ trương chính sách sai lầm của nhà cầm quyền nhằm lấy lòng đám đông chúng nhưng mặt khác lại âm thầm, lén lút "đi đêm" với thành phần biến chất để thao túng, lũng đoạn tất cả.

Là giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo anh không được vừa lớn giọng bảo ngành giáo dục phải thay đổi quy trình, nâng chuẩn đầu ra trong đào tạo nhưng lại nhận phong bì để thông qua các công trình, luận án mà bản thân anh biết là kém chất lượng, không đạt yêu cầu.

Là nhà báo anh không thể vừa là cây bút chủ lực trong việc tuyên truyền trên báo chính thống về những câu chuyện tử tế nhưng đồng thời lại một facebooker, một Klos vừa tạo ra sự khủng hoảng để sau đó nhận giải cứu truyền thông bất chấp đạo đức nghề nghiệp ; không thể trên báo chính thống thì anh ngoan ngoãn lấy lòng lãnh đạo nhưng lên mạng xã hội thì anh như con ngựa chứng dẫn dắt đám đông bằng những chiêu trò, câu chữ õng ẹo, rẻ tiền ; hoặc khi đương chức với vai trò lãnh đạo anh đã gạt phăng những bài viết chân thực, ruột gan của đồng nghiệp và cấp dưới nhưng khi về hưu thì lại huênh hoang tự nhận mình đã từng phải khổ sở bảo vệ, thanh minh cho họ với cấp trên…

Là nhà văn, nhà thơ, nhà nghệ sĩ anh "không thể quay lưng với đồng bào để nhận huân chương của nhà nước ; không được phản bội nhân dân để hưởng bổng lộc triều đình" (Bùi Chí Vinh) rồi cao ngạo, rao giảng về sứ mệnh nọ kia của người nghệ sĩ hay văn chương nghệ thuật… 

Đến đây, có thể nói sự lạc hậu, trì trệ và suy đồi về đạo đức văn hóa ở xã hội Việt Nam hôm nay âu cũng là một lẽ tất yếu. Bởi chân thành mà nói, hiện tại Việt Nam không có một tầng lớp trí thức đặc biệt là trí thức tinh hoa đúng nghĩa. 

Thay lời kết

Trong các báo cáo mang tính tổng kết về văn hóa xã hội Việt Nam thời gian qua, không ít người (nhà nghiên cứu, nhà cầm quyền…) cho rằng mạng xã hội (trước đó là "mặt trái của kinh tế thị trường") là nguyên nhân chính gây ra sự loạn chuẩn hay xuống cấp về đạo đức văn hóa của đất nước. Kết luận này không phải không có những hạt nhân hợp lý của nó nhưng nếu chỉ như thế thì không những rất phiến diện mà còn dễ dãi. Đặc biệt nó mang nặng tính đổ lỗi, đổ thừa cho những yếu tố "bên ngoài" hơn là dũng cảm nhìn nhận, suy xét đến các "yếu tố bên trong" nhất là vấn đề thuộc về tinh thần và thái độ của tầng lớp trí thức trong xã hội – một trong những nguyên sâu xa và cốt tử nhất. 

Mạng xã hội, suy cho cùng chỉ là phương tiện góp phần thúc đẩy và phơi bày tất cả những ngỏ ngách trong tâm hồn của dân tộc này một cách mau lẹ, nhanh chóng và trần trụi hơn mà thôi. Cái tâm hồn của một dân tộc có bề dày lịch sử mấy ngàn năm nhưng vẫn chưa chịu trưởng thành với những biểu hiện như : cảm tính, xốc nổi, chia rẽ, sân hận, chỉ thấy những mối lợi trước mắt mà không suy nghĩ đến hệ lụy lâu dài…Vì thế mà thường xuyên bị ngoại bang lợi dụng, bắt nạt, cai trị…

 Người xưa nói, "quốc gia hưng vong thất phu hữu trách" huống hồ là một kẻ sĩ, một trí thức có điều kiện và cơ hội hơn các thành phần khác. Thế nên, thiển nghĩ, muốn thay đổi hiện trạng này, điều quan trọng nhất mà tầng lớp trí thức nước nhà hôm nay cần phải ưu tiên thực hiện đó là phải biết xấu hổ với chính bản thân mình ; phải biết xấu hổ trước sự rệu rã, băng hoại đạo đức xã hội mà chính mình đã và đang vô tình hay cố ý góp phần bằng vô số các vai diễn khác nhau trên sân khấu cuộc đời để kiếm lợi, kiếm danh. Bằng ngược lại, nếu không thức tỉnh, không biết xấu hổ cũng đồng nghĩa với việc chà đạp lên cái "lương tâm thời đại". Nhưng nếu như thế thì chắc chắn đó thái độ và hành vi của những kẻ vô liêm sỉ.

Quách Hạo Nhiên

Nguồn : Vietstudies, 26/02/2021

Published in Diễn đàn

Trí thức chính trị là những người có hiểu biết và kiến thức tổng hợp trên nhiều lĩnh vực, có lý tưởng quảng đại là phụng sự xã hội và tha nhân. Dám dấn thân tranh đấu để thay đổi và làm cho xã hội tốt đẹp hơn, có dành thời gian cho các hoạt động chính trị và nhất là có tham gia hoặc ủng hộ cho các tổ chức chính trị. Có những trí thức chính trị hoạt động độc lập, không tham gia đảng phái nào nhưng trong điều kiện đất nước chưa có dân chủ như Việt Nam thì các hoạt động cá nhân thường có tác dụng tiêu cực vì chúng cổ vũ cho các giải pháp cá nhân trong khi đất nước đang cần một giải pháp chung. Trí thức chính trị khác với trí thức khoa bảng, là những người có bằng cấp cao nhưng không quan tâm đến chính trị.

trithuc1

"Không thầy đố mày làm nên" và đó là sự thật. Trong các nghề nghiệp thì "làm chính trị" là khó nhất vì đó là chuyên môn tổng hợp của mọi chuyên môn, là kiến thức tổng hợp của mọi kiến thức.

Ông bà ta có câu "không thầy đố mày làm nên" và đó là sự thật. Làm gì cũng phải học, dù là vá xe hay hớt tóc. Trong các nghề nghiệp thì "làm chính trị" là khó nhất vì đó là chuyên môn tổng hợp của mọi chuyên môn, là kiến thức tổng hợp của mọi kiến thức. Làm chính trị rất khó khăn và có tầm quan trọng đặc biệt vì chính trị quyết định tất cả mọi vấn đề lớn nhỏ trong cuộc sống và liên quan đến mọi người. Một đất nước có những người làm chính trị tốt thì đất nước đó phát triển và ngược lại.

Người làm chính trị phải có kiến thức và tư tưởng chính trị để dẫn dắt cho các hành động, trước là của mình và sau đó là của quần chúng. Điều đáng nói và đáng ngạc nhiên nhất là trí thức Việt Nam rất xem nhẹ tầm quan trọng của tư tưởng chính trị và dự án chính trị. Đó là lý do khiến Việt Nam vẫn là một nước độc tài, nghèo khổ và chưa có dân chủ. Việt Nam tụt hậu rất xa với thế giới trong đó lĩnh vực chính trị là rõ nét nhất. Phải nói một cách đáng buồn là trí thức Việt Nam biết rất ít về chính trị, đấu tranh chính trị lại càng không.

Trí thức phải đi trước và dẫn đường cho quần chúng chứ không phải chạy theo quần chúng. Phan Châu Trinh được kính trọng vì ông đi trước thời đại mà ông đã sống. Những người đi trước thời đại luôn cô đơn vì những ý kiến mới mẻ và táo bạo. Cái gì mới cũng thế, nhưng rồi, chính những cái mới đó sẽ làm thay đổi lịch sử và cuộc sống trên trái đất này. Dù vậy, chỉ có một số ít người là thích thú và chia sẻ với cái mới còn đa số là lo sợ và e ngại. Tâm lý con người là muốn an phận và hài lòng với những gì đã biết và đang có. Những người mạo hiểm đi trước mở đường phải có một niềm tin, quyết tâm và kiến thức vượt lên trên thời đại. Đó là nhiệm vụ của trí thức chính trị. Thời nào và ở đâu cũng vậy.

trithuc2

Cách đây vài năm không ai có thể tưởng tượng rằng hãng xe ô tô điện Tesla của Elon Musk có thể vượt mặt hãng Toyota…

Những ý tưởng mới và đúng của một thiểu số nhỏ dù bị chống đối lúc ban đầu nhưng sẽ tạo ra thay đổi và buộc đa số còn lại phải thích nghi theo. Điện thoại di động hay internet là một ví dụ, chỉ 20 năm trước, chúng hoàn toàn xa lạ với chúng ta nhưng giờ đây nếu không có chúng thì cuộc sống sẽ rất buồn tẻ. Cách đây vài năm không ai có thể tưởng tượng rằng hãng xe ô tô điện Tesla của Elon Musk có thể vượt mặt hang Toyota để trở thành hãng xe có giá trị nhất thế giới, nhưng chuyện đó đã xảy ra. Lịch sử luôn tiến về phía trước bởi một thiểu số nhỏ tiên phong và dù muốn hay không thì loài người cũng sẽ bị cuốn theo dòng chảy đó. Người nào chủ động hội nhập thì sẽ có tương lai tươi sáng ngược lại người nào cố tình trì hoãn, cố thủ trong vỏ bọc an toàn của quá khứ thì sẽ bị tụt hậu và bị bỏ rơi lại đằng sau.

Trí thức luôn là tâm hồn và tiếng nói của mỗi dân tộc. Bổn phận của trí thức là đi trước dẫn đường, là "hướng dẫn và lãnh đạo quần chúng" vì vậy phải luôn chủ động đón nhận những thay đổi mới, những tư tưởng mới của nhân loại để rồi truyền đạt cho dân chúng. Trí thức phải có tinh thần dân tộc và lòng yêu nước. Trí thức không nên quá khiêm tốn mà phải lên tiếng trước hiện tình đất nước. Phải xem sự chiếm đóng của Đảng cộng sản là một xúc phạm lớn đối với cả dân tộc chứ không phải với cá nhân mỗi người.

Nếu trí thức Việt Nam có kiến thức và quan điểm rõ ràng với tư tưởng chính trị thì lịch sử Việt Nam có thể đã khác. Nếu trước năm 1945 trí thức Việt Nam bàn luận sôi nổi và có thái độ dứt khoát với chủ nghĩa cộng sản thì chúng ta đã không mắc nạn cộng sản. Trí thức Việt Nam hồi đó, ngay cả những người xuất sắc nhất cũng không dám lên án chủ nghĩa cộng sản vì nó đang là một trào lưu mạnh mẽ nổi lên khắp thế giới. Hai trí thức nổi tiếng là Trần Đức Thảo và Nguyễn Mạnh Tường không những không lên án chủ nghĩa cộng sản mà còn đi theo cộng sản để rồi bị hắt hủi và sống những ngày cuối đời trong đau khổ và dằn vặt.

trithuc3

Hai trí thức nổi tiếng là Trần Đức Thảo và Nguyễn Mạnh Tường không những không lên án chủ nghĩa cộng sản mà còn đi theo cộng sản.

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (Tập Hợp) là tổ chức chính trị lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ chủ nghĩa dân túy thông qua hiện tượng Donald Trump là để cảnh báo sự tác hại của nó nhằm tránh cho Việt Nam rơi vào tình trạng của nước Nga (thời Putin) hay Philippines (thời Duterte). Chúng tôi tin rằng sau chế độ cộng sản chắc chắn Việt Nam sẽ có dân chủ vì các chính trị gia dân túy không còn đất sống sau những cố gắng kiên trì và bền bỉ của Tập Hợp. Một chế độ maphia như Nga hay dân túy như Philippines hiện nay sẽ không thể xuất hiện và tồn tại được ở Việt Nam. Đó cũng là lý do khiến Tập Hợp phải có thái độ với Donald Trump trong lúc nhiều tổ chức và những người "khôn ngoan" chọn cách im lặng. Việc có lập trường rõ ràng với một nhân vật quan trọng và có ảnh hưởng như Trump là rất cần thiết và quan trọng với một tổ chức chính trị. Một tổ chức đứng đắn phải có thái độ rõ ràng trên những vấn đề liên quan đến đạo đức chính trị như một vụ giết người, kì thị tôn giáo hay chủng tộc, kêu gọi bạo lực, mị dân, dối trá...Chúng tôi thường không đưa ra ý kiến chủ quan trên các vấn đề thuần túy kỹ thuật hoặc chuyên môn như "trồng cây gì, nuôi con gì?"...Sau tháng 11 này những tổ chức chính trị không có thái độ rõ ràng với Trump sẽ mất rất nhiều uy tín.

Một lý do quan trọng khiến người Việt Nam rất khó thảo luận về chính trị là vì không có các khái niệm căn bản về chính trị (1). Ai cũng nghĩ và cho rằng mình có hiểu biết về chính trị và vì thế luôn khó chịu với những người có quan điểm chính trị khác mình. Các bài viết của tôi, có thể sẽ làm cho một số người không hài lòng, thậm chí là bực bội. Tôi biết điều đó vì các bài viết của tôi thường hay đề cập và động chạm đến những vấn đề chính trị đau nhức và khác lạ với những gì mà nhiều người đã biết, đã quen thuộc. Tuy nhiên tôi tin rằng các ý kiến đó là có chất lượng vì chúng đã được thảo luận trong nội bộ Tập Hợp.

trithuc4

Tranh đấu chính trị phải có tư tưởng chính trị và một dự án chính trị.

Thời đại của những "anh hùng áo vải" hay minh quân đã qua đi. Làm chính trị theo kiểu thủ đoạn, âm mưu, "thật thật, giả giả", "binh bất yếm trá" (chiến đấu bất chấp thủ đoạn)… cũng đã qua đi. Chính trị hiện đại đồng nghĩa với đạo đức và sự minh bạch. Nhiều người Việt Nam chưa hiểu và chưa đồng tình với điều đó vì thế đất nước vẫn chưa có được một tầng lớp trí thức chính trị đúng nghĩa. Không thể hy sinh lẽ phải, lương thiện và đạo đức để đạt được mục đích. Một lý tưởng đẹp phải nâng cao giá trị con người và phải được thực hiện bởi những phương tiện lành mạnh và trong sáng.

Muốn làm chính trị thì phải học hỏi như bao nghề nghiệp khác. Ai cũng có thể tham gia vào các hoạt động chính trị vì "chính trị là việc chung". Một người muốn hoạt động chính trị, muốn trở thành một chính trị gia thì phải có đam mê. Không có đam mê thì sẽ không đi được đến cùng vì chính trị là khô khan, trăn trở và nhiều suy tư. Tiếp theo, người làm chính trị phải có tinh thần học hỏi và cầu tiến. Môi trường duy nhất để học hỏi về đấu tranh chính trị chỉ có thể là các tổ chức chính trị có tư tưởng và viễn kiến. Các trường đại học lớn có dạy môn chính trị nhưng cũng chỉ là các kiến thức chung chứ không có trường nào dạy về "đấu tranh chính trị".

Trí thức chính trị phải có tinh thần dân tộc. Thật ra tinh thần dân tộc và lòng yêu nước của người Việt Nam là có sẵn trong lòng mỗi người vì Việt Nam là vùng đất cô lập, bao bọc bởi núi rừng và biển cả, người Việt Nam sống chung với nhau lâu nên tạo ra tình cảm quyến luyến với đất nước. Tinh thần dân tộc đó chỉ ở dạng thụ động chứ chưa phải chủ động vì khi ra nước ngoài người Việt Nam đánh mất căn cước rất nhanh. Ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc của người Việt Nam rất thấp. Tình đồng bào, tình bạn không được coi trọng khi nhiều người sẵn sàng nổi giận và từ mặt nhau vì một người xa lạ như Donald Trump.

Lý do chính khiến tinh thần dân tộc của người Việt thấp là vì đất nước Việt Nam chưa bao giờ thực sự là của người Việt Nam. Trước đây là của các triều đại phong kiến và sau năm 1945 đến giờ là của riêng Đảng cộng sản. Nhiều người, kể cả các quan chức cộng sản đều dễ dàng chọn giải pháp bỏ nước ra đi thay vì ở lại và tranh đấu cho tương lai của đất nước. Tinh thần quốc gia chỉ mới xuất hiện tại Châu Âu vào thế kỷ 18 trong đó xem đất nước là di sản và tài sản chung của tất cả mọi người. Chúng ta đang mất nước bởi những kẻ chiếm đóng người bản xứ có tên là Đảng cộng sản.

Cuộc tranh đấu cho dân chủ là để giải phóng đất nước khỏi ách chiếm đóng của Đảng cộng sản. Bất cứ người Việt Nam nào cũng có trách nhiệm và bổn phận tham gia trong đó trí thức chính trị phải tiên phong để dẫn đường và lãnh đạo quần chúng chứ không phải chạy theo quần chúng.

Kết thúc bài viết, tôi xin trích lại lời nhắn gửi của ông Nguyễn Gia Kiểng : "Một số trí thức ưu tú đã đề cao Phan Châu Trinh, tôi chỉ có thể tán thành họ, nhưng cũng xin phép nhắc nhở rằng Phan Châu Trinh đã qua đời từ gần một thế kỷ rồi và cách tôn vinh đúng các nhà cách mạng tư tưởng không phải là làm theo họ mà là đi xa hơn họ, như họ đã đi xa hơn di sản lịch sử của chính họ" (2).

Việt Hoàng

(30/7/2020)

1. Hồng Việt, "Các khái niệm chính trị", thongluan.blog, 2016

2. Nguyễn Gia Kiểng, "Về văn hóa chính trị nhân sĩ", Phạm Thị Hoài thực hiện, 19/02/2019

Published in Quan điểm

Tồn tại chứ không phát triển không chỉ là đặc điểm của xã hội Việt Nam hiện đại mà cũng là đặc điểm của xã hội Việt Nam thời trung cổ.

trithuc1

Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, hay bia tiến sĩ Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Khi tìm những nguyên nhân của hiện tượng đó chúng ta thấy trước hết do tình trạng lạc hậu lại cũng do chiến tranh đóng vai trò quá lớn chi phối đời sống cộng đồng hàng thế kỷ mà bộ phận trí thức ưu tú cần thiết, đáp ứng được nhu cầu vận động của xã hội không hình thành.

Cả những rắc rối chồng chất do lịch sử ba phần tư thế kỷ vừa qua nay để lại lẫn những khó khăn kỳ cục do hoàn cảnh thế giới phức tạp hôm nay mang tới đều chỉ có hướng giải quyết thông qua con đường tự nhiên tức là con đường đưa trí thức vào vai trò những người đạo diễn xã hội. Chuyện quá dài…

Nhưng dù thế nào việc tìm hiểu bộ mặt của trí thức Việt Nam trong lịch sử vẫn rất bổ ích.

Kẻ sĩ thời trung đại và nền giáo dục đơn sơ

Nhiều năm qua chúng ta hay nói một cách hồn nhiên rằng dân ta ham học và trong quá khứ ta có một nền giáo dục chẳng kém gì những nước khác. Bản thân tôi ban đầu cũng tin như thế, sau thực tế ngày càng thấy phải nói ngược lại.

Trong một cuốn sách lịch sử giáo dục (Roger Gal, Lịch sử giáo dục, bản dịch Lê Thanh Hoàng Dân-- Trần Hữu Đức, NXB Trẻ-- Sài Gòn, 1971), tôi thấy người ta chỉ ra rằng thật ra giáo dục là chuyện xài sang. Chỉ những đất nước giàu có mới có tiền của để chi cho giáo dục theo đúng nghĩa của nó. Khi nền kinh tế ở trình độ tiểu nông manh mún, thậm chí trình độ hái lượm, con người có mỗi việc kiếm ăn đã không làm nổi, ta chỉ có thứ giáo dục ở dạng đơn sơ, kém cỏi. Ta hay khoe, người dân quê nào ở nông thôn Việt Nam cũng sẵn sàng bớt ăn bớt mặc cho con đến học ở các thầy đồ lấy "năm ba chữ thánh hiền".

trithuc2

Các triều đại Lý Trần Lê có 47 người được phong trạng, nhưng phần lớn họ không có tên trong danh sách các tác gia nổi tiếng ở Việt Nam

Nhưng hãy nhìn kỹ vào những lớp học đó. Trường sở sơ sài. Sách vở tài liệu không có, đến bữa cơm chắc bụng cho người dạy cũng không có nốt (nhiều truyện tiếu lâm toàn ghi lại chuyện thầy đồ ăn vụng) - thử hỏi sau mấy năm theo học các ông thầy ấy, phần lớn các cậu học trò nhà quê học được gì ? Biết dăm ba chữ để đủ đọc tên mình trong khế ước văn tự thế thôi chứ làm sao hơn được ?

Sự ham học có tính cá nhân nông nổi đó chưa bao giờ kết hợp với nỗ lực của cộng đồng để xây dựng nổi cơ chế giáo dục hợp lý và một nội dung giáo dục lâu dài, có triển vọng. Đọc lịch sử, đời Lê, sau khi đánh xong giặc Minh, nhà vua lo cầu hiền tài để chọn quan lại ở cấp cơ sở. Chọn như thế nào ? Chẳng qua chỉ một số người tinh nhanh đủ chữ ghi chép và… biết làm tính (Đại Việt sử ký toàn thư).

Theo như cách nói của một tác giả trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (1998) thì một nét đặc thù của trí thức Việt Nam trong lịch sử là tính cách lưỡng phân. Ông Nguyễn An Ninh, tác giả bài này giải thích :

Họ vừa là kẻ sĩ vừa là nông dân.

Khi không thể sống bằng chữ tức bằng nghề của mình, nhu cầu trí tuệ của họ bị giảm thiểu.

Những xung lực cho hoạt động trí tuệ ở họ thường xuyên bị kìm hãm. Gặp hoàn cảnh khó khăn, họ dễ bị hư hỏng. Tính cách lưỡng phân ấy là cả một ám ảnh, như ám ảnh về quê hương nghèo đói. Ta hiểu tại sao một số trí thức tỉnh táo khi đã thành đạt, vẫn không thể quên nguồn gốc của mình, cái nơi mà từ đó mình đi tới. Đây là lời dặn của Nguyễn Khuyến cho con cái :

Các con nối nghiệp cha nên biết

Nghiên bút đừng quên đậu lúa cà

Thế sao những người nông dân một nửa này vẫn miệt mài đèn sách để có ngày lều chõng khoa cử thì sao ? Việc nhồi vào óc một ít kiến thức cổ lỗ sở dĩ thu hút được toàn bộ tinh hoa nghị lực của nhiều người vì đó là con đường ngắn nhất để được gia nhập vào hàng ngũ quan chức.

Tự hào về nền giáo dục xưa, ta hay đưa dẫn chứng là trong lịch sử, các triều đại đã mở nhiều khoa thi và đã lấy được nhiều tiến sĩ, các bia tiến sĩ đó còn được đặt trong Văn Miếu. Nhưng thử hỏi trước tác của các vị tiến sĩ đó là gì hay chỉ là những bài văn mòn sáo sau khi dâng vua thì chính người viết ra nó cũng quên nó luôn.

Có thể chứng minh sự kém cỏi của nền giáo dục cổ ở một khía cạnh khác.

Nhân xem xét danh sách các tác gia văn học Việt Nam bằng con mắt thống kê, người ta đã phát hiện ra một nghịch lý vui vui (theo Tâm lý Người Việt nam nhìn từ nhiều góc độ, 2000) : Đó là nhiều nhà văn nhà thơ Việt Nam thời trước nổi tiếng mà không có tác phẩm, đây là nói những tác phẩm dày dặn, có chất lượng đáng kể, được truyền tụng về sau và trở thành một đối tượng mô tả bắt buộc của các bộ từ điển.

Từ điển Văn học Việt Nam do Lại Nguyên Ân biên soạn với sư cộng tác của Bùi Văn Trọng Cường có 276 mục dành cho tác giả trong khi chỉ có 132 mục dành cho tác phẩm. Từ thế kỷ thứ X đến hết thế kỷ XIX, tính đổ đồng, mỗi thế kỷ chỉ có 7 tác phẩm ; riêng thế kỷ XIX khá hơn, có tới 68 tác phẩm được ghi vào từ điển, nhưng số tác giả cũng lớn hơn, tới 78 người.

Cái hiện tượng cây không trái này (đúng hơn, có thể là toàn những trái chua trái héo, không cần cho ai, đời sau không ai buồn nhớ) càng thấy rõ khi nhìn vào hàng ngũ các ông trạng - chúng tôi muốn nói tới trạng chính thống chứ không phải trạng theo nghĩa dân gian.

Theo Vũ Ngọc Khánh trong cuốn Kho tàng về các ông trạng Việt Nam, thì không kể triều Nguyễn không lấy trạng nguyên, các triều đại Lý Trần Lê có tới 47 người được phong trạng. Nhưng phần lớn họ không có tên trong danh sách các tác gia nổi tiếng ở nước ta.

Ngược lại, xét chung các nhà sáng tác thơ văn, từ Nguyễn Du tới Nguyễn Đình Chiểu, từ Nguyễn Gia Thiều Phạm Thái cho tới Tú Xương, nhiều người không thuộc loại đỗ đạt cao. Riêng về biên khảo, một học giả thực thụ như Phan Huy Chú, tác giả của bộ sách đồ sộ, mang tính cách tổng kết lớn, một thứ bách khoa toàn thư là Lịch triều hiến chương loại chí, chỉ đỗ đến tú tài.

Câu chuyện người đỗ không giỏi và người giỏi không đỗ không chỉ tố cáo sự kém cỏi của hệ thống giáo dục mà còn cho thấy một phần thực chất con người của nhiều ông trạng. Họ chính là điển hình của loại học trò thuộc bài, chỉ biết tầm chương trích cú rồi làm theo những khuôn mẫu sẵn có, nói chung là những cá tính tầm thường, không có quan hệ gì tới tư duy độc lập và sự sáng tạo. Còn như muốn hiểu tại sao họ thi đỗ thì chúng ta có thể tìm đọc ngay những giai thoại về họ. Ví như trường hợp Nguyễn Giản Thanh mà trong dân gian thường gọi là Trạng Me.

Vũ Ngọc Khánh, trong sách đã dẫn, chép rằng lẽ ra ông này chỉ đỗ loại nhì (bảng nhãn), chẳng qua hôm vào yết kiến vua có cả mẹ nuôi vua ở đấy, bà này thấy Nguyễn Giản Thanh mặt mũi khôi ngô liền ngẫu nhiên hỏi : "Người này chắc là trạng nguyên ?" do đó nhà vua, vì muốn chiều lòng mẹ nuôi, lấy Nguyễn Giản Thanh làm Trạng.

Đằng sau câu chuyện vui vui, có một sự thật, ấy là xưa kia, việc phong trạng dù được đề cao trên trời dưới biển ghê gớm như vậy, vẫn mang nhiều tính cách ngẫu nhiên tuỳ tiện ; các vua chúa rất hay can thiệp vào công việc định giá, phong tặng ; các danh hiệu đôi khi chỉ là sản phẩm của những cơn nóng lạnh bất thường của họ.

Là những cường hào phất lên nắm được quyền lực, họ chỉ dùng đám kẻ sĩ nửa mùa chung quanh như một thứ thư lại để sai vặt, và ban phát các chức danh để làm sang cho vương quốc mà họ là chủ. Họ chỉ cần người trung thành chứ không cần người giỏi. Kẻ bề tôi càng tầm thường hèn hạ thì càng dễ sai bảo. Chính cái loại trạng xin trạng nhặt được như thế này lại sẽ là người thích khoe khoang trước bàn dân thiên hạ về danh vị của mình. Thói háo danh chỉ là một biểu hiện nhỏ của sự tha hoá con người -- một sự tha hoá không mạnh mẽ nhưng lại đều đều gặm nhấm cả bản lĩnh lẫn nhân cách.

trithuc3

Văn Miếu là nơi nhiều người tới cầu xin may mắn khi thi cử

Bàn thêm về giới thông thái chân đất

Bước vào giai đoạn hội nhập, gần đây, những cuộc bàn cãi xuất hiện đều đều trên mặt báo ở ta cho thấy vấn đề về giới trí thức đang là mối quan tâm chung của xã hội. Điều này có lý do chính đáng của nó.Sự trì trệ kéo dài hàng ngàn năm mà đến nay ta vẫn lĩnh đủ có một nguyên nhân sâu xa : cộng đồng không hình thành nổi bộ phận tinh hoa (elite) của mình. Một chủ nghĩa bình quân tối đa đã níu kéo tất cả lại. Có điều, không hẳn khi "ngửi" thấy tầm quan trọng của vấn đề là người ta đã nhận thức được nó đầy đủ.

Bằng chứng là nói tới trí thức, người ta thường nêu ra những yêu cầu lý tưởng đâu đâu với tầng lớp này, như đòi hỏi tính độc lập cao, khả năng phản biện để đóng góp mạnh mẽ cho xã hội, rồi từ đó đưa ra nhiều lời chê bai trong đó lời chê nặng nhất là "tư cách phò chính thống" của trí thức Việt Nam nói chung.

Tôi muốn thử đặt vấn đề theo một cách khác : liệu trong thực tế lịch sử chúng ta đã có một tầng lớp trí thức đúng nghĩa chưa ? Nếu tạm thời chấp nhận là có một tầng lớp như vậy, thì quá trình hình thành của họ có đặc điểm gì ? Tại sao họ dễ bị làm hỏng đến vậy ?

Trước 1945, những Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, các tác giả có bài thường xuyên trên Đông Dương Tạp chí, Nam phong Tri Tân Thanh Nghị…đã có ý kiến về vấn đề này mà chưa ai có dịp tổng kết.

Thời của chúng ta thì thế nào ? Trên đây tôi vừa thử nhắc lại bài "Tính chất lưỡng phân, một nét đặc thù của trí thức Việt Nam trong lịch sử" trong đó tác giả hé ra cho thấy vai trò của hoàn cảnh hình thành đã ảnh hưởng ngay tới trình độ và chất lượng thấp của trí thức Việt Nam ra sao. Dưới đây xin tiếp tục nêu thêm lớp người có cách sống lặng lẽ ngoài luồng này.

Tuy không nói ra, nhưng có vẻ như với nhiều người, kẻ sĩ Việt Nam chỉ là một loại trí thức chân đất. Một số nhà nghiên cứu gần đây đôi khi còn đi tới những khái quát cực đoan hơn.

Trong một bài viết mang tên "Tâm lý dân tộc với cuộc Cải cách hành chính hiện nay" nhà xã hội học lão thành Đỗ Thái Đồng cho rằng xã hội cổ truyền Việt Nam thiếu ba chỗ dựa cơ bản :

- Không có giai cấp quý tộc trong khi có đông đảo đám quan lại nhất thời.

- Không có tầng lớp trí thức để có được các trào lưu học thuật tư tưởng riêng. Rất hiếm thấy cái cốt cách như Lý Bạch "Thiên tử hô lai bất thượng thuyền". Học để làm quan, tuyệt đại đa số kẻ sĩ đều mộng làm quan hơn là giữ vai trò thầy đồ…áo rách.

- Không có lớp doanh nhân tung hoành về thương mại hay công nghệ trong nước cũng như ngoài nước.

Trong ba đặc điểm tôi cho là được nêu ra chính xác này, cái thứ hai liên quan đến chủ đề trí thức chúng ta đang nói.

Đáng nhắc nhở đầu tiên là trường hợp Nguyễn Trãi. Theo cách nói thông thường ông là trí thức hàng đầu của dân tộc. Nhưng bảo rằng ông là trí thức cũng đúng mà bảo rằng đây là người đứng trên đỉnh cao của bộ máy quyền lực cũng đúng. Gia nhập chính trường, vốn liếng và bản lĩnh trí thức sẵn có trong ông hoạt động theo quy luật của nhà chính trị.

Cái chết của Nguyễn Trãi là bi kịch của một quan chức chứ không phải của một trí thức. Trên nguyên tắc, ở ông đã có một sự chuyển đổi, dù không trọn vẹn. Thuần tuý hơn về trí thức phải kể loại như Chu Văn An, Nguyễn Du... và rõ hơn là Nguyễn Thiếp. La Sơn phu tử có lúc ra cộng tác với chính quyền có lúc quay về ở ẩn. Và ông ở lại trong lịch sử không phải là những đóng góp phò vua giúp nước cụ thể, mà còn là những đề nghị phải cho dịch Tứ thư Ngũ kinh thế này, phải dạy cho trẻ học thế kia...

Trong suốt trường kỳ lịch sử, bao nhiêu kẻ sĩ ở Việt Nam đều được đào tạo theo hướng như Nguyễn Trãi, kể sao hết. Còn loại như Nguyễn Thiếp quá ít, không tạo nên hiệu quả ngay lập tức nên bị chìm trong vô danh và không thể đóng vai trò dắt dẫn xã hội như giới trí thức các xứ khác. Không đạt đến chuẩn mực cần thiết. Còi cọc ốm yếu. Cấu trúc đã đơn giản lại dễ bị phá vỡ.

Những bệnh trạng loại này phải được coi là đặc điểm lớn nhất của giới có học, những kẻ sĩ trong xã hội cũ và ngày nay kêu bằng trí thức. Ngay so với tình hình bên Trung Hoa, "kiểu dáng mẫu mã" trí thức của ta cũng nghèo nàn hơn rất nhiều.

Nói Việt Nam thuở ấy không có trí thức cũng tương tự như nói Việt Nam trong thời trung đại không có thành thị, mà chỉ có những phố chợ còm nhom hiu hắt, lắt lay tồn tại giữa một bãi lầy nông thôn tăm tối.

Vương Trí Nhàn

Nguồn : BBC, 06/07/2020)

Bài đã đăng trên trang Facebook của tác giả Vương Trí Nhàn, Nhà phê bình văn học tại Hà Nội.

Published in Diễn đàn

Tôi từng nghe ở đâu đó một câu nói : ‘Trong trường hợp bạn im lặng trước kẻ gây tội ác, thì ít nhiều bạn cũng có lỗi như kẻ gây tội ác đó’. Câu nói đó luôn ám ảnh cá nhân tôi, và đó là một trong những lý do mà tôi đã lựa chọn việc dấn thân cho việc đấu tranh cho dân chủ.

Tôi không biết liệu các ‘nhà khoa bảng’, các ‘trí thức’ ở Việt nam có từng nghe qua hay một lần biết đến câu nói đó (hay những câu truyền tải nội dung tương tự) hay không ?

Cả dân tộc Việt Nam đang quằn quại. Cả đất nước này đang dần gục ngã. Chín mươi sáu triệu con người bị một nhóm nhỏ xấc xược tước đoạt mọi quyền tự do căn bản, ngang nhiên cho mình cái quyền có thể quyết định vận mệnh, cuộc sống, niềm vui và hạnh phúc… Những hậu quả nghiêm trọng mà nhóm người đó gây ra cho dân tộc Việt Nam có sự ‘góp công’ không hề nhỏ bởi sự im lặng của những người tốt và những người được gọi một cách trân trọng là ‘trí thức’ của cái xã hội này. 

Có vị nhân sĩ nói rằng, tôi đâu có làm gì sai đâu ? Chả nhẽ quyền được mưu cầu sống một cuộc sống yên ổn cũng không được hay sao mà bắt tôi phải dấn thân ? Xin thưa với những vị có suy nghĩ như vậy rằng, cái cuộc sống đó của các vị có thật sự ‘yên ổn’ không khi mà đến ngay cả không khí các vị và gia đình hít thở hàng ngày, cũng bị người ta quyết định xem là có sạch hay không chỉ bởi vài dòng trạng thái kêu gọi tấn công trên mạng ? Có yên ổn hay không khi con cái các vị ra đường đi học phải đeo khẩu trang hàng ngày, ở trường thì lo sợ bị giáo viên đánh đập, trù dập ? Có yên ổn không khi chính những thứ đảm bảo cuộc sống hàng của gia đình các vị như giá xăng, giá điện, chất lượng thực phẩm… cũng bị người ta tùy hứng quyết định ?

trachnhiem1

Các vị không những phải chịu trách nhiệm về những gì mình làm, mình nói mà còn phải chịu trách nhiệm về cả những gì mình không làm, mình không nói.

Có vị nói, tôi còn phải sống cho con cái tôi, cho gia đình tôi. Nhưng tôi xin hỏi ngược lại các vị rằng, con cái các vị ra đường là đối mặt với đủ thứ hiểm họa, từ môi trường, giao thông, xã hội đến bạo lực học đường… Cuộc đời của các vị đã phải sống trong một nền văn hóa độc tài tai ác, một chế độ hung bạo, một xã hội, nơi mà người ta tìm mọi cách đua nhau đưa gia đình chạy ra nước ngoài qua những chiếc thẻ xanh hay bất cứ phương tiện gì... Vậy các vị không mong muốn cuộc đời con cái các vị sẽ đáng sống hơn, sẽ tử tế hơn ở chính cái mảnh đất này hay sao ? Các vị đã bị chính chế độ này hà hiếp dù ít hay nhiều, cha mẹ các vị cũng thế, tất cả chúng ta đều thế, chẳng nhẽ các vị muốn chính đời con cái chúng ta cũng thế hay sao ? 

Có vị nói, có tiền sống ở Việt Nam là sướng nhất rồi, đi đâu làm gì ? Có thật thế không ? Có tiền để làm gì khi mà không khí hàng ngày để hít thở cũng không còn sạch, thực phẩm bẩn, giáo dục suy đồi điểm chác có thể mua bán, khi mà chính sự an toàn của mình cũng không được đảm bảo ? Có vị vừa nói câu đó xong thì đã phải mất tiền hối lộ cho công an, rồi lại tặc lưỡi ‘ừ thôi kệ’. Kệ một lần cũng được, kệ cả đời cũng được, tự do, dân chủ đâu có ăn được đâu ? 

Phải, dân chủ không phải một phép màu, nhưng ít nhất nó sẽ giúp các vị có thể đường hoàng sòng phẳng tìm một bữa ăn ngon lành đảm bảo, một cơ hội sống đúng với phẩm giá và năng lực của mình, hay gần gũi hơn, các vị có phát biểu ‘không khí bị ô nhiễm’ mà không sợ tên cảnh sát, hay tên dư luận viên nào gắn cái mác ‘phản động’. 

Đó là về phần các vị trí thức, các nhân sĩ, còn phía chế độ cộng sản thì sao ? 

Nếu chịu khó theo dõi và để ý tình hình chính trị, thì ai cũng thấy rằng đảng cộng sản đang dần xoay trục về phía Mỹ. Nhưng đây là một mối quan hệ nguy hiểm cho chính họ. Bản chất nô dịch của họ luôn bị giới chính trị gia Hoa Kỳ nhìn rõ. Từ việc ăn bám Liên Xô, ngả theo Trung Quốc trước kia, cho đến giờ sẽ là Mỹ. Có vẻ như giới chóp bu cộng sản đang nghĩ rằng với quan điểm chủ nghĩa thực tiễn của giới chính trị Mỹ, khi mà kinh tế, nước Mỹ là trên hết, còn nhân quyền, tự do tính sau, thì họ sẽ an toàn. 

Nhưng tôi sẽ nhắc lại một điều cho họ biết rằng, dù gì thì họ vẫn đang còn rao giảng các khẩu hiệu của một ý thức hệ đã bị cả thế giới xa lánh. Ý thức hệ là chọn lựa lâu dài. Hiển nhiên là lý tưởng cộng sản đã trở nên nhảm nhí, đó là chưa kể một điều là nó càng nhảm nhí hơn với nước Mỹ. Mỹ cũng đang gặp chính những vấn đề nội tại của họ bởi chế độ tổng thống và chính ông tổng thống đang tại nhiệm Donald Trump. Vậy thì liệu rằng nước Mỹ có là một cửa mới an toàn cho đảng cộng sản hay không ? Tôi e là không ! 

Đứng giữa một ngã ba của thời cuộc như vậy, không biết rằng các vị trí thức, nhân sĩ Việt Nam có cảm thấy có gì đó nhói trong lòng hay không ? Nếu các vị im lặng trước thời cuộc này, thì tội của các vị cũng ngang với Đảng cộng sản Việt Nam. Vì im lặng chính là đồng lõa cho đảng cộng sản ngày càng tung hoành phá nát chính đất nước của chúng ta. 

Liệu rằng các vị sẽ lựa chọn một giải pháp chung cho tất cả chúng ta, các vị sẽ dấn thân ủng hộ giới đấu tranh dân chủ ; hay là các vị sẽ vẫn im lặng và sống cuộc đời riêng của chính mình rồi để mặc cho họ hành hạ quê hương ? Câu hỏi này có lẽ tôi sẽ để cho chính các vị tự vấn lương tâm của mình mà trả lời.

Cùng nhau thực hiện và ủng hộ cho một truyện thuyết về một giấc mơ Việt Nam mới, tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, tìm một chỗ đứng, một phẩm giá xứng đáng cho tất cả mọi người con đất Việt, cho đất nước hay là chấp nhận sống luồn lách để mặc kệ tương lai đen tối với nguy cơ giải thế quốc gia này ? Đây là lựa chọn của mỗi người nhưng cũng đồng thời là trách nhiệm của mỗi người. 

Hoa hậu thế giới Canada – Anastasia Lin có một câu nói rất hay : ‘Nếu như không có ai lên tiếng, tất cả mọi người đều sẽ chịu khổ đau. Im lặng không giúp được bất kỳ ai. Im lặng nuôi dưỡng lũ người ác’. 

Còn cá nhân tôi, tôi chỉ xin nói vài lời với các vị ‘trí thức’. Các vị không những phải chịu trách nhiệm về những gì mình làm, mình nói mà còn phải chịu trách nhiệm về cả những gì mình không làm, mình không nói. 

Việt Thủy

(10/10/2019)

Published in Quan điểm

Nhà văn Nam Cao bằng truyện ngắn "Đôi mắt" nổi tiếng đã phê phán tầng lớp trí thức "trùm chăn" thờ ơ với thời cuộc, không đi theo kháng chiến.

trithuc1

Xã hội Việt Nam đang có vấn đề thừa học hàm học vị nhưng thiếu trí thức

Giáo sư toán học Hoàng Tuỵ, khi trở thành một Trí thức nhận xét : "Chạy theo danh hão, chạy theo quyền lực, chạy theo chức tước, là căn bệnh thời đại của trí thức Việt Nam".

Có lẽ không chỉ đối với Nam Cao, Giáo sư Hoàng Tuỵ, mà còn với đa số người Việt nam, trí thức chỉ giản dị là những người có một trình độ học vấn nhất định và vì thế có trí thức tích cực, thì cũng có trí thức "trùm chăn", có trí thức chạy theo danh hão, theo quyền lực.

Đây là một sự ngộ nhận đã góp phần quan trọng gây không ít trở ngại cho sự hình thành tầng lớp Trí thức tại Việt Nam. Trí thức không chỉ là một danh từ, mà còn là

Chỉ những ai, bên cạnh các điều khác, không hề biết đến "trùm chăn", không chạy theo danh hão, theo quyền lực... mới có thể trở thành Trí thức. Không phải cứ tốt nghiệp đại học, được công nhận là nhà văn, nghệ sĩ thì đã là trí thức. Người ta chỉ có thể trở thành một Trí thức bằng những hoạt động dấn thân.

Đòi công lý cho người bị oan

Năm 1895 Tòa án nước Pháp tuyên án sĩ quan pháp binh Alfred Dreyfus tội phản quốc và phạt ông tù chung thân, dù không có chứng cứ, không chỉ ra được động cơ làm gián điệp của ông. Mặc dù vậy, đa số công chúng Pháp vẫn coi Dreyfus có tội. Sau đó người ta tìm ra tên gián điệp thực sự là Thiếu tá Esterhazy, nhưng lại được Tòa án tuyên vô tội.

Khi đó, Emile Zola - nhà văn, nhà báo và họa sĩ - đã viết thư ngỏ với tiêu đề "Tôi buộc tội" (J'accuse), lên án mạnh mẽ quân đội và chính phủ về mặt đạo đức, phê phán sắc bén những sai phạm về thủ tục tố tụng và đòi hỏi công lý cho Dreyfus.

trithuc2

Vụ Dreyfus với sĩ quan gốc do thái Alfred Dreyfus (1859-1935) ra trước tòa ở Rennes, đã làm bùng lên phong trào phản đối của trí thức Pháp bảo vệ ông.

Thư ngỏ của Emile Zola có tiếng vang lớn và thu hút hơn 2000 nhà khoa học, nhà văn, nghệ sĩ, người làm nghề tự do, ký tên vào danh sách những người yêu cầu trả tự do cho Dreyfus. Clemenceau cho công bố danh sách này trên tờ "Le Journal" ngày 23/01/1898 và lần đầu tiên ông đặt tên cho danh sách ấy là " Sự Phản đối của các Trí thức".

Sự phản đối của các Trí thức đã thúc đẩy một cuộc thảo luận toàn dân về những giá trị trừu tượng như Sự thật và Công lý, mà sau cùng đã dẫn đến ân xá và trả tự do cho Dreyfus.

Từ đó đến nay, ở rất nhiều quốc gia, khi đề cập đến vai trò của cá nhân trong sự tồn vong của dân tộc, đối với sự phát triển quốc gia, Trí thức đã trở thành một danh hiệu để chỉ những người có khả năng và sự dấn thân như những người trong danh sách "Sự phản đối của các Trí thức".

Họ là những người có khả năng phân biệt đúng sai, tốt xấu, biết dấn thân cho điều mình tin là đúng vì lợi ích cộng đồng và sự phát triển đất nước. Trí thức chính là nguồn hình thành tầng lớp ưu tú của xã hội, gồm những người được xã hội kính trọng, có ảnh hưởng rộng lớn và quan trọng mang tính định hướng cho sự hình thành các giá trị cốt lõi của xã hội, đến sự phát triển đất nước.

Nhưng cũng có nơi Trí thức được xem như tiếng chửi rủa, miệt thị. Trong chế độ quốc xã của Adolf Hitler, Trí thức được dùng để chỉ những ai chống lại Chủ nghĩa và Đảng Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa, phải bị cô lập và loại bỏ ra khỏi xã hội.

Thông thường, để có khả năng phân biệt đúng sai, tốt xấu, người ta phải được đào tạo để có một trình độ học vấn nhất định. Nhưng không hiếm người có được khả năng đó qua kinh nghiệm sống, qua tự học, Ngược lại, nhiều người được đào tạo có bằng cấp, mà không có khả năng phân biệt ấy.

Nền giáo dục Việt Nam hiện đại, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà đặc biệt là do mục tiêu và triết lý giáo dục không đúng, khó có thể trang bị cho học sinh, sinh viên khả năng suy nghĩ độc lập, biết tự chủ phân biệt đúng sai, tốt xấu, mà không phụ thuộc vào ý thức hệ tư tưởng, vào các giá trị đạo đức, cũng như quan điểm chính trị chính thống.

Trí thức ra đời cùng thay đổi công nghệ và thời cuộc

Vì vậy, hầu như không có tiền đề cho sự hình thành Trí thức. Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ thông tin qua mạng Internet, cơ hội tự học, tự hoàn thiện bản thân ngày càng nhiều, cũng góp phần hình thành những cá nhân có khả năng phân biệt của một Trí thức.

Trí thức phân tích, đặt câu hỏi, bình luận và phê phán các sự kiện, hoạt động của xã hội trong các buổi bàn luận, tranh luận công khai để người dân biết và có thể đánh giá. Không có các buổi này, cũng không thể hình thành Trí thức.

Một đặc trưng quan trọng của Trí thức, là họ tranh luận, nói về các sự kiện, các hoạt động về cơ bản là không đụng chạm đến quyền lợi cá nhân mình. Quan điểm, cách nhìn và thái độ của Trí thức độc lập với chính quyền. Chúng có thể phù hợp, hoặc ngược lại với chính quyền.

trithuc3

Giới trẻ Việt Nam ngày nay đã có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với kiến thức của nhân loại

Nếu phù hợp, đó sẽ là một động lực quan trọng cho sự phát triển đất nước một cách sáng tạo. Nếu không, và khi bị chính quyền theo dõi, trấp áp, Trí thức sẽ trở thành những nhà đối lập.

Nói một cách khác, Trí thức vừa là người tạo ra các giá trị tư tưởng, vừa là người phê phán chúng ; vừa là người ủng hộ chính quyền, vừa là người đối lập.

Nhưng, tự bản chất của mình, Trí thức thực thụ không bao giờ là mối nguy hiểm cho xã hội, không bao giờ là người phản bội tổ quốc.

Những Trí thức có thể hình thành một mối quan hệ đặc biệt và không chính thức với nhau để hình thành một nhóm, một cộng đồng Trí thức.

Nhưng đó là phải là một cộng đồng hình thành trên cơ sở tuyệt đối tự do, tự nguyện và không ràng buộc.

Các tổ chức, Hiệp hội đặt dưới sự lãnh đạo của một đảng cầm quyền, của chính quyền, hoặc có lãnh đạo là các cán bộ đảng, chính quyền về hưu, không thể là cộng đồng có thể hình thành Trí thức, hay bảo đảm được sự hoạt động của Trí thức.

Sự dấn thân của Trí thức thể hiện trước hết ở lòng dũng cảm và bằng mọi cách nói lên những vấn đề xã hội quan tâm hoặc cần phải quan tâm, dù có thể nghịch tai nhà cầm quyền.

Khi truyền thông chính thức không có chỗ cho những buổi tranh luận công khai, khi phải trình bày ý kiến của mình trong khuôn khổ một tổ chức chính thống, theo một gợi ý bắt buộc về nội dung, người Trí thức chắc chắn sẽ tìm đến những khả năng khác.

Ngày nay, sự kết nối dễ dàng - và không thể ngăn chặn - với các trang mạng xã hội, các tổ chức truyền thông quốc tế, đã tạo ra những diễn đàn thuận lợi cho hoạt động của Trí thức ở bất kỳ quốc gia nào.

Chúng ta gọi các sinh viên mới tốt nghiệp, nhà văn, nghệ sĩ trẻ,...là trí thức, trong khi họ chưa thể là Trí thức ; gọi các nhà khoa học trưởng thành, văn nghệ sĩ "cây đa, cây đề" là trí thức, trong khi thiếu hẳn các điều kiện xã hội, các buổi tranh luận tự do, công khai, để họ có thể trở thành Trí thức.

Nhưng lại trông đợi, hy vọng và đòi hỏi họ phải có đầy đủ những giá trị và tác động tích cực của một Trí thức đúng nghĩa. Đó là một nghịch lý không thể chấp nhận, không thể tiếp tục dung dưỡng.

Muốn xây dựng được một xã hội văn minh dân sự, một đất nước phát triển mạnh mẽ bằng sức sáng tạo, chúng ta sẽ phải cần Trí thức. Nhưng, người ta không thể đào tạo Trí thức, mà chỉ có thể tạo điều kiện để hình thành Trí thức.

Ở Việt Nam, ngoài việc phải cải tổ một cách căn bản hệ thống giáo dục và quan niệm đúng đắn về Trí thức, có lẽ chỉ cần loại bỏ những rào cản, trở ngại, hiện đang không khuyến khích sự xuất hiện Trí thức, đồng thời cần minh định rõ : Trí thức không phải là nguyên nhân gây bất ổn xã hội, là mối nguy hiểm cho chế độ.

Nguyễn Vân Nam

Nguồn : BBC, 02/09/2019

Luật sư Nguyễn Vân Nam, giáo sư đại học Humboldt, Cộng hòa Liên bang Đức. Hiện ông đang sống và làm việc ở Thành phố Hồ Chí Mịnh.

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 3