Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Ta" vn nín, chưa nói tiếng nào v trường hp Dương Đc Thnh và bn bè ca cu.

duong1

C Vit Nam Cng Hòa b du hc sinh Vit Nam ti Úc git xung, dm đp.

Thnh t Vit Nam sang Úc hc trung hc Marrickville High School (ngoi ô thành ph Sydney, tiu bang New South Wales) cùng vi vài người bn đã b buc thôi hc và đang ch c h thng tư pháp ln h thng di trú Úc đưa ra nhng quyết đnh cui cùng : Có truy cu trách nhim hình s hay không ? Có trc xut v Vit Nam hay không ?

Thnh và bn bè ca cu lâm nn vì dp 30 tháng 4 va qua đã git quc k ca Vit Nam Cng hòa vt xung đt, gim lên, đòi đt, kèm theo nhiu li nguyn ra thô tc (1). C nhóm gp rc ri khó lường ch vì tin nhng hành đng y là đúng đn, cn thiết ! Không phi t nhiên nhng bn tr này ghi hình và đưa video clip lên mng xã hi !

Thnh và bàn bè đã nín nhưng nhiu người suy nghĩ ging Thnh và bn bè cu thì chưa. Không ít người bày t s t hào v hành đng ca Thnh. Có người khuyến khích các du hc sinh nên tiếp tc phát huy. Rt nhiu người tin rng"ta" s sm thông qua h thng ngoi giao ca "ta" bo v nhngbn tr dũng cm(2)

Nếu chu khó đc nhng ý kiến ng h Thnh và bn bè ca cu t s nhn ra nhng đim tương đng trong nhn thc gia Thnh và bn bè vi các cá nhân ng h h :Th nht, không có bt k ai cùng khuynh hướng nhn thc vi Thnh và bn bè hiu rng văn minh là phi tôn trng s khác bit, chà đp, hy hoi khác bit được xem là tt nhiên.

Th hai, nhng người khen ngi Thnh và bn bè không ch tin "ta" là "chính nghĩa" mà còn tin vào "v thế", vào "sc mnh" ca "ta", ch cn trung thành vi "ta" là có th nhân danh 90 triu người Vit, thm chí mt s người ng h Thnh, kêu gi các du hc sinh bt chước Thnh còn khng đnh s có 100 triu người Vit làm hu thun !

Vy thì ti sao"ta" vn nín ?

***

Thnh và bn bè không phi là nhng người đu tiênhc và làm theo "ta" lâm nn

Tin vào "chính nghĩa" ca"ta", ông H Ngc Thng nhân viên cơ quan di trú Đc (BAMF) - đã dùng facebook ch trích nhiu nơi, nhiu người dám cáo buc"ta" bt cóc Trnh Xuân Thanh (3) và b BAMF sa thi bi nhn đnh thiếu khách quan. Tuy ông Thng kin BAMF ra tòa nhưng sau khi hòa gii BAMF vn không chp nhn đ ông Thng quay li làm vic, ch đng ý tr cho ông mt khon tr cp đ ông ngh hưu sm và đi tìm vic khác nếu mun (4). Dù sao ông Thng vn còn may mn hơn ông Nguyn Hu Long - mt người Vit sng ti Czech. Tin vào "v thế", "sc mnhca"ta", ông Long h tr "ta" bt cóc Trnh Xuân Thanh và gi đang thi hành án tù ca Đc (5).

"Ta" không ch nín khi nhng người hết lòng vì "ta"  bên ngoài Vit Nam lâm nn. bên trong Vit Nam, khi cn,"ta" còn sn sàngp chết, ăn tht" nhng người hết lòng vì "ta". Ông Bùi Tiến Li (Thượng tá, Ch nhim B môn Chủ nghĩa xã hội khoa hc thuc Khoa Khoa hc xã hi và Nhân văn ca trường Sĩ quan Công binh) là mt ví d

Tháng 7 năm ngoái, Ủy ban Kiểm tra ca Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã bác khiếu ni ca ông Li, gi nguyên quyết đnh khai tr ông Li ra khi đng ca t chc đng cp dưới vì suy thoái nghiêm trng v tư tưởng chính tr, "t din biến", "t chuyn hoá", đ các thế lc thù đch li dng chng phá đng, nhà nước(6).

Nếu chu khó theo dõi các din đàn đin t và các trang trên mng xã hi chuyên h đng, bn t phi biết ông Li mt trong nhng nhân vt nhit thành chng c phn đng lnnhng phn t cơ hi chính tr,song năm 2018, ông Li đt nhiên b Đng y trường Sĩ quan Công binh :Loi khi Lc lượng 47 ca nhà trường(7).

Tuy nhiên quyết đnh va k không làm ông Li chùn bước, ông tiếp tc viết bài, làm video clip, tiếp tc "t xung, hu đt" chng vic gi "ngy" là Vit Nam Cng hòa, chng tôn vinhVit Nam Cng hòa đ bo v ch quyn ca Vit Nam ti bin Đông. Trong mt video clip thc hin năm 2019, ông tuyên b, đi ý : Đng bao gi nghĩ rng c có các d liu lch s thì có th vơ đo, lãnh hi, thm lc đa đó là ca mình Ai đó nói rng bin Đông, Trường Sa là ca Vit Nam thì đó là tuyên truyn trái vi lut pháp quc tế(8) Đó cũng là lý do ông phê phán khuynh hướng thay đi nhn đnh v"ngy" là lt s, là m dân và người ta biết c, làm sao giu được !

Ti mc này thì "ta" thng tay tng ông Li ra khi đng, thm chí còn nhn mnh ông Li đã đcác thế lc thù đch, phn đng li dng chng phá đng, nhà nước. Làm sao "ta" có th gi ông Li trong đng khi ông khng đnh, tuyên b :Nếu nói rng bin Đông, Trường Sa là ca Vit Nam thì đó là tuyên truyn trái vi lut pháp quc tế chính là theo đnh hướng :Đó là phát ngôn có thông tin chính thng. Chúng tôi được tp hun và đã tng ging dy bn, năm năm nay. Tuy nhiên ch vì sơ sut là không đúng đi tượng có my chc giây thôi, tôi phi lãnh "án" mà bn thân tôi chưa bao gi hình dung và trên thế gii người ta không bao gi tưởng tượng được là đến mc đ như vy(9)

***

Nhn thc, hành đng ca Thnh và bn bè hoc nhng người như ông Thng, ông Long, ông Cường, là h qu tt nhiên ca vic hc, làm theo "ta". Ch "ta" mi có chuynqun chúng t phátđược khuyến khích và có th t do nhc m, hành hung nhng cá nhân công khai bày t s khác bit vi nhng th được dán nhãn"chính nghĩa", du"chính nghĩa" thường xuyên thay đi, thm chí ln ngược v chun mc.

Cũng ch "ta" mi xem "t chuyn hóa" v nhn thc, t điu chnh v hành vi (mà ta gi là "t din biến") là xu xa, các din biến cho dù ôn hòa vn phi đui cùng, dit tn. Ch có điu kiu bo v"chính nghĩa" như trn bùn vi nht ri đem đ vào nhà nhng phn t "thù đch, phn đng" không nhng không hp nhãn mà còn không hp pháp vi phn còn li ca nhân loi. Thành ra nếu"ta" có ln ging thì ch ln ging bên trong biên gii. bên ngoài, ln ging như thế không th làm bn vi tt cnên ta nín !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 11/05/2021

Chú thích

(1) https://www.sbs.com.au/language/vietnamese/audio/du-hoc-sinh-viet-nam-truong-trung-ho-c-marrickville-nhuc-ma-co-vang

(2) https://www.facebook.com/groups/235106643790089/permalink/804675546833193/

(3) https://www.spiegel.de/politik/deutschland/herr-t-vom-bamf-und-der-entfuehrte-vietnamese-a-1162120.html

(4) https://nhandan.com.vn/binh-luan-phe-phan/su-that-da-duoc-chung-minh-322628

(5) https://www.voatiengviet.com/a/tòa-đc-bác-kháng-cáo-v-bt-cóc-trnh-xuân-thanh-li-gây-chú-ý-/5273130.html

(6) http://ubkttw.vn/tin-tuc-thoi-su/-/asset_publisher/bHGXXiPdpxRC/content/thong-cao-bao-chi-ky-hop-46-cua-uy-ban-kiem-tra-trung-uong

(7) https://www.facebook.com/401392156576802/photos/pcb.2256928094356523/2256906547692011/?type=3&theater

(8) https://www.facebook.com/watch/?v=464534664309408

(9) https://www.youtube.com/watch?v=3ipKjrXtxkI&ab_channel= BÙITINLI

Published in Diễn đàn

Đừng làm xấu hình ảnh lá cờ vàng nữa !

Song Chi, quyenduocbiet, 08/01/2021

Bao nhiêu năm nay lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng thiêng liêng gợi nhớ về một chế độ, tuy còn non trẻ và gặp bao nhiêu khó khăn trong thời chiến tranh, nhưng đã kịp xây dựng được những mầm mống căn bản của một chế độ tự do dân chủ, đã kịp để lại những thành tựu về kinh tế qua rất nhiều thương hiệu Việt Nam, những di sản quý giá về văn học, thi ca, âm nhạc cho tới kiến trúc... mang đậm tính nhân bản, tình tự quê hương, dân tộc, bằng chứng là nền văn học, âm nhạc… đó vẫn sống dù từng bị cấm đoán, thủ tiêu từ ngay những ngày đầu tiên khi cuộc chiến tranh vừa kết thúc, một nền giáo dục với tính triết lý Nhân bản-Dân tộc-Khai phóng đã đào tạo ra bao nhiêu con người trí thức có năng lực, có kiến thức và có lương tri.

 

covang1

Cờ Việt Nam Cộng Hòa nay đã bị liệt vào danh sách cực đoan cùng những kẻ cuồng tín khác - Ảnh Quartz

Để có được những thành tựu ấy và để cho người dân miền Nam được hưởng một cuộc sống ấm no, êm đềm dù trong những ngày tháng ngập lửa bom đạn, chiến tranh, là sự hy sinh của bao nhiêu con người đã ngã xuống trên chiến trường Đồng Xoài, Pleime., Mậu Thân, Quảng Trị, An Lộc, hải chiến Hoàng Sa, Phước Long, Xuân Lộc… Lá cờ ấy còn thấm máu và tinh thần bất khuất của ít nhất 5 vị tướng cùng hàng chục, hàng trăm tá, úy, người lính đã tuẫn tiết ngay trước, trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến.

Chế độ Việt Nam Cộng Hòa bại trận nhưng việc lựa chọn đúng mô hình thể chế, con đường đi cho dân tộc cho tới những thành tựu, di sản đó là không thể phủ nhận.

Sau khi chiến tranh kết thúc cho tới bao nhiêu năm sau đó nữa, hàng trăm ngàn, hàng triệu con người đã rời nước ra đi, sống tha hương trên đất người nhưng vẫn mang theo lá cờ bên mình-lá cờ vàng vì vậy càng trở thành biểu tượng của tự do. Đối lập với lá cờ đỏ sao vàng của đảng cộng sản, của chế độ cộng sản-là lá cờ gắn liền với một chủ thuyết và một mô hình sai lầm đã bị nhân loại vứt vào sọt rác, gắn liền với một chế độ độc tài sắt máu, mị dân, hình thành từ bạo lực, tồn tại nhờ bạo lực, chỉ chuyên dùng bạo lực, khủng bố để cướp chính quyền và giữ chính quyền.

Nay lá cờ vàng lại bị một số người ủng hộ Trump, chủ yếu ở Mỹ, mang theo trong mọi cuộc xuống đường ầm ỹ ủng hộ Tổng thống Donald Trump hay phản đối kết quả cuộc bầu cử 2020, và nhiều lần hình ảnh lá cờ vàng đã lọt vào ống kính của phóng viên báo chí nước ngoài. Đỉnh điểm là trong cuộc bạo loạn xông vào tòa nhà Quốc hội Mỹ của thành phần ủng hộ Trump, mà giờ đây đã bị Tổng thống Tân cử Joe Biden gọi là những kẻ khủng bố nội địa (domestic terrorists), cũng có những người Mỹ gốc Việt với lá cờ vàng đã lọt vào ống kính của một vài báo, đài nổi tiếng !

covang2

Một nữ ủng hộ Trump được cho là người Việt Nam đang cổ vũ cho bạo lực cực đoan trước Capitol Hill với hình ảnh bạo lực. Nguồn hình từ Facebook

Yêu quý ai là quyền của quý vị. Có những hành động bạo loạn, vi phạm pháp luật, Hiến pháp Mỹ như vụ xông vào tòa nhà Quốc hội Mỹ kia cũng là lựa chọn của quý vị và nếu quý vị có phải trả giá vì điều đó thì cũng là chuyện của quý vị.

Nhưng đừng nhân danh lá cờ vàng mà làm xấu đi hình ảnh của lá cờ vàng nữa. Lá cờ ấy không đại diện cho riêng một nhóm người ủng hộ Trump. Đó là chưa kể bây giờ quý vị đã là người Mỹ rồi, đừng mang theo lá cờ của cựu quốc nữa, nếu muốn xuống đường ủng hộ Trump thì cứ mang theo hình Trump, những câu slogan "America First", "Make America Great Again"…hay thậm chí "Trump là Thượng đế, là Chúa Trời của tôi"… tùy !

Song Chi

Nguồn : quyenduocbiet, 08/01/2021

********************

Sự thật và đạo đức

Lâm Bình Duy Nhiên, 07/01/2021

Tôi có nhiều người là bạn, là chỗ thân tình, thậm chí trong gia đình, ủng hộ và bỏ phiếu cho tổng thống Trump. Họ có niềm tin và hy vọng vào sự đổi thay cho chính nước Mỹ, quốc gia đang cưu mang họ. Trong số đó có cả những người muốn nhìn thấy Trung cộng bị "đánh đẹp" bởi những chính sách của ông tổng thống Mỹ. Tôi tôn trọng họ vì đó là luật chơi trong một xã hội dân chủ. Tôi chẳng bao giờ lên án hay nguyền rủa những người đặt hy vọng, chính đáng đối với họ, vào ông Trump.

Một xã hội đa nguyên là thế. Đó là nơi không có chỗ cho sự áp đặt, sợ hãi của bọn độc tài.

Cái mà tôi chống, tôi lên tiếng chính là sự giả dối, vu khống, bôi nhọ sự thật của những kẻ bất lương người Việt tại Mỹ, Việt Nam hay bất cứ nơi nào trên thế giới này. Họ lợi dụng sự căm phẫn của người Việt đối với Trung cộng để tha hồ tung tin vịt nhằm định hướng dư luận. Họ thừa biết nỗi niềm khát khao dân chủ cho quê nhà của người dân trong và ngoài nước. Chính vì thế, họ kêu gọi bạo động, kích động sự thù hận ngay trong lòng nước Mỹ, kể cả tại những nơi có người Việt sinh sống.

toichong1

Tôi không muốn những kẻ bệnh hoạn, kích động bạo loạn, tuyên truyền dối trá lại đội lốt dân chủ tranh đấu cho chính một Việt Nam không cộng sản. Ảnh Lev Radin/Pacific Press/LightRocket via Getty Images

Đối với những người này, không theo ông Trump là đồng nghĩa với cộng sản, bị Tàu cộng mua chuộc, phản bội lý tưởng tự do, chà đạp cờ vàng và xứng đáng bị kết tội phản quốc.

Trong số đó có không ít người được cho là nhà truyền thông, nhà dân chủ, cựu tù nhân lương tâm hay chính trị. Họ đắm mình từ vài tháng nay trong những thuyết âm mưu và hân hoan chia sẻ, phát tán thậm chí "sáng chế" ra những thông tin dối trá, bệnh hoạn để đánh phá những người ủng hộ Biden và đảng Dân chủ.

Không những bất lương, họ còn ra sức tuyên truyền những nhận xét mang tính kỳ thị và phân biệt chủng tộc đối với các sắc dân khác. Cứ như thể, họ đã là da vàng thượng đẳng và họ cố tình quên đi những bài học đau thương và đẫm máu do chủ nghĩa phân biệt chủng tộc gây ra trong lịch sử nhân loại.

"Cứu cánh biện minh cho phương tiện" là thế. Không có gì là xấu đối với họ để đạt mục đích.

Đó mới chính là lý do khiến tôi lên tiếng để góp phần lột trần sự bệnh hoạn của họ. Cái đích đến chính là một Việt Nam dân chủ, nếu được, diễn ra trong ôn hòa, trên tinh thần tôn trọng những giá trị nhân quyền cũng như bản sắc văn hóa Việt Nam. Tôi không muốn những kẻ bệnh hoạn, kích động bạo loạn, tuyên truyền dối trá lại đội lốt dân chủ tranh đấu cho chính một Việt Nam không cộng sản.

Vì những kẻ ấy, nếu có cơ hội và quyền lực trong tay, chúng cũng sẽ tồi tệ không thua gì bọn độc tài toàn trị.

Đất nước Việt Nam chưa có thể được gọi là đã tiếp cận được những khái niệm dân chủ như người Đông Âu trước đây. Miền Nam Việt Nam cũng chỉ tồn tại quá ngắn và nền dân chủ tại đây cũng còn non trẻ trong bối cảnh chiến tranh triền miên. Tam quyền, phân lập và nhận thức chính trị cũng như những giá trị nhân quyền phổ phát của người Việt vẫn còn nhiều hạn chế khi mà chế độ cộng sản vẫn đang ra sức đàn áp những tiếng nói đấu tranh một cách khốc liệt.

Vì vậy, một khi chế độ cộng sản bị xóa sổ, viễn cảnh một Việt Nam chìm trong bạo loạn là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Bằng không thì cũng chỉ như Nga, một chế độ "dân chủ theo kiểu Putin", thực chất vẫn là "độc tài đội lốt dân chủ" !

Sẽ khó có thể có chuyển tiếp dân chủ ôn hòa như các nước Đông Âu sau khi Bức tường Bá Linh bị sụp đổ.

Và càng khó hơn nếu hận thù và dối trá vẫn tiếp tục ngự trị trong tư tưởng của người Việt.

Chính vì thế, lương tâm là lẽ phải, là sự thật, là lột trần bản chất bệnh hoạn của những kẻ đang cố tình chà đạp lên những giá trị đạo đức nhân danh cho một Việt Nam vắng bóng độc tài toàn trị trong tương lai.

Vì như Niels Bohr từng nhận định : "Vũ khí tốt nhất của sự độc tài là giấu giếm, nhưng vũ khí tốt nhất của dân chủ nên là cởi mở".

Đối với tôi, còn hơn cả sự cởi mở. Đó phải là Sự thật và Đạo đức !

Đó mới chính là nền tảng vững chắc cho mọi xã hội dân chủ và tiến bộ.

Lâm Bình Duy Nhiên

Nguồn: https://www.facebook.com/duynhienlambinh, 07/01/2021

Tiêu đề do Thông Luận đặt.

Published in Diễn đàn

Một thầy giáo mất việc vì treo cờ vàng muốn khởi kiện (VOA, 22/03/2019)

Một thy giáo mt vic sau khi b khi t vì t chc k nim 20 năm ngày "Sài Gòn tht th" vi lá c vàng 3 sc đ mun kin công an tnh Phú Yên đòi bi thường oan sai và ly li thanh danh.

tdn1

Thầy giáo Nguyễn Nhiên (phi) và Lut sư Võ An Đôn. Cu thày giáo dy s đang tìm cách kin công an tnh Phú Yên sau 24 năm k t khi ông b khi t do t chc k nim ngày "Sài Gòn tht th" vi c vàng và sau đó mt vic (nh Facebook Đôn An Võ).

Thầy giáo Nguyn Nhiên cho VOA biết ông đã t chc mt bui l kỷ nim vào ngày 30/4/1995 ti tư gia trong đó có vòng hoa cùng lá c ca Vit Nam Cng hòa trước khi b tht th ngày 30/4/1975.

Ông Nhiên cho biết ông đã chp nh đng bên cnh c vàng và hoa cùng khu hiu "Truy nim 20 năm ngày Sài Gòn tht th". Đó cũng là năm hai chính phủ Vit Nam và M bình thường hóa quan h ngoi giao sau 2 thp k kết thúc chiến tranh.

Với tư cách là mt trí thc và cũng là mt thày giáo dy s, ông Nhiên cho rng vic t chc mt bui l k nim như vy cùng vi mt s bn bè là mt sinh hot văn hóa bình thường đ ngm nghĩ v nhng s kin lch s đã qua đi.

Mặc dù mi ch có 9 tui khi "Sài Gòn tht th" ngày 30/4/1975, thy giáo Nhiên gii thích rng ông đã tng chào c vàng 3 sc đ trong ba năm trường tiu hc và xem đó là "mt biến c quá ln đi vi nước Vit Nam và người dân min Nam".

"Lúc đó tôi còn trẻ nhưng mình đã sng, hc hành và có tui u thơ đó. Biến c đó xy ra làm thay đi xã hi và chính tr ghê gm : có s phân bit đi x gia nhng người min Bc và min Nam".

Gần 4 tháng sau đó, Công an tnh Phú Yên ra quyết đnh khi t ông vi ti danh "Tuyên truyền chng chế đ xã hội chủ nghĩa".

"Trong khi luật pháp Vit Nam không có điu lut nào cm công dân treo C vàng", theo Lut sư Võ An Đôn, người được thy giáo Nhiên nh giúp đ v mt pháp lý đ thc hin v kin này.

Nhận biết vic truy tố thy giáo Nhiên là sai lut, sau hai tháng điu tra Công an tnh Phú Yên ra Quyết đnh đình ch điu tra b can và chuyn sang hình thc x pht hành chính.

tdn2

Quyết đnh đình ch điu tra ca công an Phú Yên đi vi thy giáo Nhiên. Đây là ln đu tiên ông Nhiên đưa ra tài liu mà, theo ông cho biết, cơ quan công an nói ông "phải gi bí mt".

"Điu tra không được thì người ta tr t do cho mình. Nhưng có điu ngành giáo dc cho mình ngh vic là trái pháp lý", thy Nhiên cho biết.

Sở Giáo dc tnh Phú Yên đã căn c vào Quyết đnh khi t b can đ cho thy giáo Nhiên nghỉ dy t 8/1/1996.

Thầy giáo Nhiên, từng dy trường Trung học cơ sở Lương Tn Thnh huyn Đông Hòa ca tnh Phú Yên, đã gi đơn khiếu ni các cơ quan cp tnh, cp trung ương và thm chí c tòa án nhưng không được hi đáp.

Trong lần xem xét đ khi kin ln này, thày giáo Nhiên ln đu tiên đưa ra nhng nhng giy t ca 24 năm trước trong đó có quyết đnh đình ch điu tra b can mà Công an tnh Phú Yên dn ông "giữ bí mt, không được cho bt kỳ người nào xem" vì "đây là tài liu ti mt ca nhà nước".

Luật sư Võ An Đôn cho VOA biết ông đang nghiên cu lut ca v này. Tuy nhiên, v lut sư này nói rng do v vic "xy ra rt lâu nên s hết thi hiu khi kin".

"Nếu v này mà xy ra hin ti hoc vài năm gn đây thì thng kin 100%", theo Luật sư Đôn.

Mặc dù không có nhiu hy vng, nhưng thy giáo Nhiên nói rng ông mun kin cơ quan Công an tnh mt phn "đ gii ta tâm lý" khi ông b người dân đa phương nghĩ rằng "mình là phản đng".

"Để xóm làng và đa phương mình, thm chí c (toàn) Vit Nam thay đi suy nghĩ rng thc ra (tôi) không phi là mt người chng phá (nhà nước) hay phn quc gì c".

Thầy giáo Nhiên còn muốn rng vic khi kin ca ông s thay đi tư duy nhìn nhận lch s và "Lut pháp lúc nào cũng phi bo v và tôn trng quyn t do ca người dân".

https://youtu.be/ape0Cc0dd44?list=PL231429C17BE39E34

******************

Vụ nhà báo Trương Duy Nhất rất... đơn giản (RFA, 22/03/2019)

Ngày 25/1/2019, ông Nhất được cho là xuất hiện tại UNHCR tại Thái Lan.

tdn3

Blogger Trương Duy Nhất trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ, năm 2016 - Courtesy of FB Trương Duy Nhất

Ngày 26/1/2019, ông Nhất được coi là mất tích tại một khu mua sắm trên đất Thái.

Ngày 9/2/2019., bà Cao Thị Xuân Phượng, vợ nhà báo Trương Duy Nhất, đã gửi "đơn thỉnh cầu giúp đỡ tìm người thân" đến các lãnh đạo Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ quốc Phòng, Bộ Công an và Công an thành phố Đà Nẵng để yêu cầu giúp đỡ tìm kiếm, xác định xem ông Trương Duy Nhất đang ở đâu và bày tỏ lo lắng cho tính mạng của chồng mình. Theo lá đơn này, ông Trương Duy Nhất rời khỏi thành phố Đà Nẵng hơn một tháng nay không lý do.

Ngày 27 - 28/2/2019, cuộc gặp thượng đỉnh Trunmp - Kim diễn ra với kết quả không thành công như mong đợi của "Việt Nam - Trung tâm hòa giải xung đột quốc tế" ( !).

Ngày 20/3/2019, cô Trương Thục Đoan (con gái ông Nhất) cho BBC hay : "Một người, hôm 15/3, không biết là ai, gọi cho mẹ ở Việt Nam báo là ba hiện đang bị giam ở T16".

Sau đó, vợ ông Nhất đã đến T16 để làm thủ tục thăm nuôi và được cấp sổ. Theo sổ này, ông Nhất bị bắt ngày 28/1/2019 và trong cùng ngày đã chuyển đến trại T16.

Gần 3 tháng qua, tung tích của nhà báo Trương Duy Nhất đã sáng tỏ.

Truy nã & đầu thú (?!)

Theo quy định tại Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 - Truy nã bị can :

1. Khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.

2. Quyết định truy nã ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, đặc điểm để nhận dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này ; kèm theo ảnh bị can (nếu có).

Quyết định truy nã bị can được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai để mọi người phát hiện, bắt người bị truy nã.

3. Sau khi bắt được bị can theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã. Quyết định đình nã được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai.

Theo trên, chắc chắn không có một lệnh truy nã nào được ban hành đối với nhà báo Trương Duy Nhất, bởi cho đến hiện nay, không có văn bản pháp lý nào được ban hành đủ để gọi ông Nhất là "bị can". Điều này có nghĩa, không thấy bất kỳ một tội danh nào cáo buộc ông Nhất, từ cơ quan pháp luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (!).

Nhà báo Trương Duy Nhất cũng không thể làm điều gọi là "đầu thú", bởi không chỉ vợ ông cho biết sự vắng mặt lâu ngày và không có lý do của chồng làm bà bất an, mà còn do ông Nhất có thể "đi chơi loanh quanh" đâu đó (!).

Ngày 28/01/2019 (?)

Theo nguồn tin báo chí, vợ ông Nhất đã gởi đồ thăm nuôi và nhận sổ theo quy định, trong đó cho hay, ông bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt ngày 28/01/2019.

Như vậy, "kịch bản đầu thú" theo cách Trịnh Xuân Thanh không thể xảy ra như dư luận dự đoán.

Điều cần làm rõ, chính là biên bản bắt nhà báo Trương Duy Nhất có ghi rõ lý do bị bắt cùng các căn cứ không ? Điều đáng băn khoăn hơn nhiều, ông Nhất có ký vào biên bản đó không ?

Nếu ông Nhất đã ký vào biên bản dưới sự o ép và đe dọa nào đó, coi như nhà cầm quyền Việt Nam đã... "chiến thắng" trước dư luận trong và ngoài nước.

Các thông tin bên ngoài không còn giá trị

Một khi ông Nhất đã ký vào biên bản bắt giữ (bất chấp lý do và căn cứ), nghĩa là ông Nhất đã tự tay xác định mình bị bắt ngay trên đất Việt Nam (tất nhiên, tại một địa điểm trên một tỉnh hay một thành phố thuộc Việt Nam).

Như vậy, các hình ảnh, bằng chứng v.v... từ các nguồn bên ngoài sẽ hoàn toàn vô giá trị.

Thêm vào đó, UNHCR gần như im lặng trước trường hợp này. Đồng thời, nhà nước Thái Lan có vẻ cũng không mặn mà gì lắm, cho việc "điều tra" về nhà báo Trương Duy Nhất đã xuất hiện trên đất Thái.

Một khi biên bản bắt giữ mà nhà báo Trương Duy Nhất đã trực tiếp ký vào, cũng đồng nghĩa rằng, tất cả các văn bản pháp lý như : quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can, quyết định tạm giam v.v... sẽ được ký trước hay đúng ngày 28/01/2019.

Mọi thắc mắc, bàn tán suốt 2 tháng qua của dư luận, dù rất nóng bỏng và hấp dẫn, cũng không làm thay đổi được "hiện trạng" nhà báo Trương Duy Nhất đang đối mặt. "Nền báo chí cách mạng" sẽ thu xếp ổn thỏa việc đó ( !).

Nguyễn Ngọc Già

*******************

Các tổ chức nhân quyền kêu gọi Việt Nam thả Trương Duy Nhất (VOA, 22/03/2019)

Các tổ chc nhân quyn quc tế hôm 21/3 đng lot lên tiếng kêu gi Việt Nam làm rõ tình trng ca nhà báo bt đng chính kiến Trương Duy Nht và phóng thích ông ngay lp tc, sau khi có tin cho hay ông đã b đưa vào tri giam Vit Nam gn hai tháng k t ngày đt ngt mt tích ti Thái Lan.

tdn4

Trương Duy Nht là mt blogger cng tác vi Đài Á Châu T do (RFA) và là ch website "Mt Góc Nhìn Khác" chuyên bình lun và phân tích v chính tr và xã hi Vit Nam.

Trương Thc Đoan, con gái ca ông Nhất hin đang Canada, xác nhn vi VOA rng m cô đã đi thăm nuôi cha cô hôm 20/3 tri giam T16 Thanh Oai, Hà Ni. Cô nói m cô ch được gi vào mt chút đ ăn và qun áo, chưa được gp mt ông Nht nên "hoàn toàn vn chưa biết" tình hình sc khe ca ông ra sao.

"Cho đến bây gi t phía gia đình và lut sư Trn Vũ Hi vn chưa nhn được bt kì thông báo chính thc nào v vic bt giam ba", cô nói trong mt email gi cho VOA.

Cô cho biết thêm gia đình cô và lut sư vn chưa nhn được thông báo hay giấy t văn bn xác nhn gì t phía chính quyn Vit Nam v lý do ông Nht b bt.

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên, mt người bn ca ông Nht, cho biết ông là người đã đưa v ông Nht là bà Cao Th Xuân Phượng vào tri giam T16. Ông nói bà được cp mt cun "s tiếp tế, thăm gp" cho nhng ln sau.

"Trong cuốn s ghi ngày bt gi ông y là 28 tháng 1, 2019… Nó ghi rng ông y b chuyn vào tri trong cùng ngày", ông Nguyên nói vi hãng tin AFP hôm 21/3.

Cùng ngày, các tổ chc nhân quyn quc tế thúc gic nhà chc trách Vit Nam làm rõ lý do vì sao ông Nht b bt cóc khi Thái Lan hôm 26/1, tc là mt ngày sau khi ông đến văn phòng ca Cao y Người T nn Liên Hip Quc ti Bangkok đ xin t nn.

"Những bn tin cho hay ông Nht đang b giam trong tù Hà Ni là cc kì đáng lo ngi", Joanne Mariner, C vn Khng hong Cao cp ca t chc Ân xá Quc tế nói trong mt thông cáo. "Nhà chc trách Vit Nam và Thái Lan cn phi nói tht v chuyn ti sao và bng cách nào mà ông Nhất tr v Vit Nam nhanh như vy sau khi ông đăng kí xin t nn Bangkok".

Bà kêu gọi Hà Ni cho ông Nht được quyn tiếp cn lut sư ngay lp tc và được đưa ra trước mt thm phán, nếu đúng là ông đang b giam gi. "Tr phi nhà chc trách có thể cho thy cơ s hp lý đ giam gi ông Nht, bng không h phi phóng thích ông ngay tc thì", bà nói thêm.

y ban Bo v Ký gi (CPJ) cũng kêu gi nhà chc trách Vit Nam th ông Nht "ngay lp tc và vô điu kin" và đ ngh Vit Nam và Thái Lan phải buc nhng người đng sau v bt cóc ông "chu trách nhim đến mc ti đa theo lut pháp đa phương".

Tổ chc Phóng viên Không Biên gii (RSF) nói vào lúc này, "mi chuyn cho thy ông [Nht] b bt gi vì hot đng báo chí ca mình" và kêu gi xác đnh chính xác vai trò ca nhà chc trách Thái Lan trong v vic.

Việt Nam chưa lên tiếng chính thc v v vic liên quan đến ông Nht.

Vụ mt tích ca ông gi liên tưởng đến v cu lãnh đo du khí Trnh Xuân Thanh b mt v Vit Nam bt cóc hi năm 2017 ở Berlin, Đức, nơi ông Thanh khi đó đang xin t nn. Ông Thanh sau đó tái xut hin Vit Nam và b kết án tù chung thân v các cáo buc tham nhũng.

Ông Nhất là mt blogger cng tác vi Đài Á Châu T do (RFA) và là ch website "Mt Góc Nhìn Khác" chuyên bình luận và phân tích v chính tr và xã hi Vit Nam. Ông tng b kết án hai năm tù vào năm 2014 ṿi "li dng các quyn t do dân ch xâm phm li ích ca nhà nước".

John Lansing, Giám đốc điu hành Cơ quan Truyn thông Toàn cu Hoa Kỳ - cơ quan qun lý đài VOA và RFA, trong một thông cáo hi tháng 2, gi ông Nht là mt trong nhng "nhà báo dũng cm" vn kiên đnh bt chp nhng him nguy "vì h tin vào sc mnh ca báo chí đc lp to nên mt thế gii tt đp hơn".

******************

RSF kêu gọi Việt Nam công bố lý do bắt blogger Trương Duy Nhất (RFI, 22/03/2019)

Trong thông cáo đề ngày 21/03/2019, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris kêu gọi chính quyền Việt Nam làm rõ tình trạng của blogger Trương Duy Nhất, bị mất tích từ cuối tháng Giêng và đến hôm thứ Tư thì được biết đang bị giam tại Hà Nội.

tdn5

Ảnh minh họa.AFP

Ông Daniel Bastard, phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Phóng viên Không biên giới đề nghị Việt Nam nhanh chóng cho biết về tình hình của ông Trương Duy Nhất, vì sao lại bị bắt tại Thái Lan. Ông Bastard tuyên bố : "Hiện nay, tất cả đều cho thấy ông Nhất bị bắt giam vì hoạt động báo chí. Cũng rất cần thiết định rõ vai trò cụ thể của chính quyền Thái Lan trong vụ này".

Thông cáo của RSF nhắc lại, ông Trương Duy Nhất được nhìn thấy lần cuối hôm 26/1 ở Bangkok khi đến văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc xin trợ giúp, và sau đó không có tin tức gì. Đến thứ Tư 20/3, vợ con ông Nhất cho biết ông đang bị giam giữ tại trại giam T16 ở Hà Nội.

Người vợ, bà Cao Thị Xuân Phượng đến hôm 15/3 mới được báo tin, bà đã đến trại giam nhưng chưa được tiếp xúc, mà chỉ được cấp một "Sổ tiếp tế, thăm gặp" cho lần tới. Trong cuốn sổ này có ghi ngày bắt là 28/01/2019 và được chuyển đến trại tù trong cùng ngày.

RSF ghi nhận ông Trương Duy Nhất vẫn chưa chính thức bị khởi tố, và lý do ông quay về Việt Nam vẫn chưa được giải thích. Theo con gái ông Nhất, thì ông không tự ý về nước. Blogger Trương Duy Nhất hồi năm 2014 bị kết án hai năm tù vì tội "lạm dụng tự do dân chủ", lập blog chỉ trích chính quyền.

*********************

Các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng về vụ blogger Trương Duy Nhất (RFA, 22/03/2019)

Ân xá Quốc tế và Ủy ban Bản vệ các nhà báo (CPJ) hôm 21/3 đã đồng loạt lên tiếng đòi Việt Nam trả tự do cho blogger Trương Duy Nhất của Đài Á Châu Tự Do.

tdn6

Blogger Trương Duy Nhất - Courtesy of FB Trương Duy Nhất

Trong tuyên bố của mình, CPJ kêu gọi chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho blogger và cho phép ông đi khỏi Việt Nam.

Trong khi đó Ân Xá Quốc tế ra thông cáo yêu cầu chính phủ Thái Lan và Việt nam trả lời những câu hỏi về sự biến mất đột ngột của blogger Trương Duy Nhất khi đến Thái Lan xin quy chế tị nạn hồi cuối tháng 1 vừa qua, và nay lại bị giam giữ tại một trại giam ở Hà Nội.

Blogger Trương Duy Nhất của Đài Á Châu Tự Do đã đột ngột mất tích tại Thái Lan vào ngày 26/1, ngay sau khi đến văn phòng Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn để xin quy chế tị nạn hôm 25/1, theo xác nhận của Bạch Hồng Quyền, một người tị nạn Việt Nam khác đã giúp đỡ Nhất trong thời gian ông ở Thái Lan.

Vào ngày 20/3, cô Trương Thục Đoan, con gái blogger xác nhận với RFA rằng cha cô đang bị giam giữ tại trại T16 ở Hà Nội. Cô khẳng định cha cô không hề có ý định muốn quay về Việt Nam. Giới chức trại giam nói với mẹ của cô, vợ của blogger, là bà Cao Thị Xuân Phượng, rằng ông Trương Duy Nhất đã bị giam tại đây từ ngày 28/1. Tuy nhiên bà Phượng không được gặp ông Nhất mà chỉ có thể gửi đồ thăm nuôi cho ông trong trại giam vì lý do là việc điều tra chưa kết thúc. Phía trại giam không cho biết ông Nhất đang bị điều tra về cái gì.

"Có một khả năng lớn là ông ta đã bị chuyển về cho phía Việt Nam giam giữ bất chấp rủi ro thực sự về việc vi phạm nhân quyền trầm trọng", bà Joanne Mariner, cố vấn cao câp về khủng hoảng của Ân xá quốc tế được trích lời trong thông cáo cho biết.

"Nếu ông ta bị giam giữ thì ông ấy cần phải được tiếp xúc ngày lập tức với luật sư và cần phải được đưa ra trước thẩm phán. Nếu giới chức Việt Nam không đưa ra được bằng chứng chắc chắn để giam giữ ông Nhất, thì họ phải trả tự do cho ông ngày lập tức", bà Joanne Mariner nói.

Đại diện cấp cao của CPJ tại Đông Nam Á, ông Shawn Crispin được trích lời trong thông cáo báo chí thúc giục "giới chức Việt Nam và Thái Lan nên điều tra về hoàn cảnh xung quanh việc ông Nhất bị bắt cóc ở Thái Lan và phải đưa những người chịu trách nhiệm vụ này ra trước pháp luật".

Đã có những thông tin cho rằng có khả năng blogger Trương Duy Nhất đã bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ khi đang ở trung tâm mua bán Future Park, ngoại ô Bangkok hôm 26/1. Sau đó cảnh sát Thái đã đưa ông đến một quán vắng ở ngoại ô Thái Lan và trao cho phía an ninh Việt Nam.

Theo Bạch Hồng Quyền, Trương Duy Nhất đã nói với anh rằng ông có những thông tin quan trọng về các quan chức cấp cao trong chính phủ Việt Nam và ông dự định sẽ công bố các thông tin này khi được định cư ở một nước khác. Ông nói ông lo sợ mình sẽ bị bắt giữ nếu còn ở Việt Nam nên đã tìm cách sang Thái Lan để tìm quy chế tị nạn.

Blogger Trương Duy Nhất là người thương xuyên có những bài viết chỉ trích chính phủ. Ông đã từng bị bắt vào năm 2013 và bị kết án tù 2 năm với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Ân Xá Quốc tế coi ông là một tù nhân lương tâm.

********************

Ân Xá Quốc Tế : Chính quyền Thái và Việt Nam cần trả lời các câu hỏi về blogger Trương Duy Nhất (RFA, 21/03/2019)

Ân Xá Quốc Tế hôm 21/3 ra thông cáo kêu gọi chính phủ Thái Lan và Việt Nam trả lời những câu hỏi về sự biến mất đột ngột của blogger Trương Duy Nhất khi đến Thái Lan xin quy chế tị nạn hồi cuối tháng 1 vừa qua, và nay lại bị giam giữ tại một trại giam ở Hà Nội.

tdn7

Blogger Trương Duy Nhất tại một phiên tòa ở Đà Nẵng hôm 4/3/2014 - AFP

"Có một khả năng lớn là ông ta đã bị chuyển về cho phía Việt Nam giam giữ bất chấp rủi ro thực sự về việc vi phạm nhân quyền trầm trọng", bà Joanne Mariner, cố vấn cao câp về khủng hoảng của Ân xá quốc tế được trích lời trong thông cáo cho biết.

Blogger Trương Duy Nhất của Đài Á Châu Tự Do đã đột ngột mất tích tại Thái Lan vào ngày 26/1, ngay sau khi đến văn phòng Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn để xin quy chế tị nạn hôm 25/1, theo xác nhận của Bạch Hồng Quyền, một người tị nạn Việt Nam khác đã giúp đỡ Nhất trong thời gian ông ở Thái Lan.

Vào ngày 20/3, cô Trương Thục Đoan, con gái blogger xác nhận với RFA rằng cha cô đang bị giam giữ tại trại T16 ở Hà Nội. Cô khẳng định cha cô không hề có ý định muốn quay về Việt Nam. Giới chức trại giam nói với mẹ của cô, vợ của blogger, là bà Cao Thị Xuân Phượng, rằng ông Trương Duy Nhất đã bị giam tại đây từ ngày 28/1. Tuy nhiên bà Phượng không được gặp ông Nhất mà chỉ có thể gửi đồ thăm nuôi cho ông trong trại giam vì lý do là việc điều tra chưa kết thúc. Phía trại giam không cho biết ông Nhất đang bị điều tra về cái gì.

"Nếu ông ta bị giam giữ thì ông ấy cần phải được tiếp xúc ngày lập tức với luật sư và cần phải được đưa ra trước thẩm phán. Nếu giới chức Việt Nam không đưa ra được bằng chứng chắc chắn để giam giữ ông Nhất, thì họ phải trả tự do cho ông ngày lập tức", bà Joanne Mariner nói.

Đã có những thông tin cho rằng có khả năng blogger Trương Duy Nhất đã bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ khi đang ở trung tâm mua bán Future Park, ngoại ô Bangkok hôm 26/1. Sau đó cảnh sát Thái đã đưa ông đến một quán vắng ở ngoại ô Thái Lan và trao cho phía an ninh Việt Nam.

Theo Bạch Hồng Quyền, Trương Duy Nhất đã nói với anh rằng ông có những thông tin quan trọng về các quan chức cấp cao trong chính phủ Việt Nam và ông dự định sẽ công bố các thông tin này khi được định cư ở một nước khác. Ông nói ông lo sợ mình sẽ bị bắt giữ nếu còn ở Việt Nam nên đã tìm cách sang Thái Lan để tìm quy chế tị nạn.

Blogger Trương Duy Nhất là người thương xuyên có những bài viết chỉ trích chính phủ. Ông đã từng bị bắt vào năm 2013 và bị kết án tù 2 năm với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Ân Xá Quốc tế coi ông là một tù nhân lương tâm.

*****************

Bạch Hồng Quyền lo lắng bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ vì có liên quan đến blogger Trương Duy Nhất (RFA, 21/03/2018)

Bạch Hồng Quyền, một người hoạt động vì nhân quyền ở Việt Nam hiện đang lẩn trốn tại Thái Lan, đang lo ngại mình sẽ là một nạn nhân của chính quyền hai quốc gia : Việt Nam, đất nước mà anh đã bỏ ra đi 2 năm về trước khi bị truy nã vì các hoạt động xã hội, và Thái Lan, đất nước mà anh hy vọng sẽ cho mình một nơi trú ẩn an toàn.

tdn8

Nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền - Courtesy of FB

Quyền là người đã giúp đỡ Trương Duy Nhất, một blogger của Đài Á Châu Tự Do, người bị mất tích khi đang ở Bangkok hồi cuối tháng 1 vừa qua, khi đang xin quy chế tị nạn. Những nghi ngờ trước đó cho rằng Nhất bị an ninh Việt Nam bắt cóc với sự cộng tác của phía Thái Lan đã được củng cố thêm sau khi Đài Á Châu Tự Do nhận được thông tin xác nhận blogger này đang bị giam giữ tại Hà Nội. Thông tin xác nhận từ con gái của blogger là thông tin đầu tiên về ông kể từ khi ông mất tích gần 2 tháng về trước.

Trường hợp của blogger Trương Duy Nhất càng làm xấu thêm hình ảnh của Thái Lan vốn được coi là nơi lánh nạn an toàn cho những người tị nạn ở khu vực Đông Nam Á. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Busadee Santipaks đã từ chối không đưa ra bất cứ lời bình luận nào hôm 21/3 liên quan đến thông tin mới nhất về blogger, mà chỉ nói vắn tắt rằng vấn đề đang được cảnh sát Thái xử lý.

tdn9

Blogger Trương Duy Nhất ở Bangkok hôm 25/1/2019 Courtesy of FB Thanh Hieu Bui

"Tôi hiện rất lo ngại cho sự an toàn của tôi và gia đình tôi", Bạch Hồng Quyền, 29 tuổi – cha của 3 con nhỏ, nói với Đài Á Châu Tự Do trong một cuộc phỏng vấn riêng. Mặc dù đã được Liên Hiệp Quốc cấp quy chế tị nạn vốn được coi là có thể bảo vệ người tị nạn khỏi bị bắt giữ hoặc trục xuất, Quyền nói anh vẫn phải lẩn trốn, sống tách rời khỏi gia đình mình để tránh không bị bắt giữ.

"Nếu chính phủ Thái bắt giữ tôi, họ chắc chắn sẽ trao tôi cho phía Việt Nam", Quyền nói.

Nỗi lo sợ của Quyền bắt nguồn từ những gì đã xảy ra với blogger Trương Duy Nhất, một tiếng nói chỉ trích chính phủ, người được những nhà hoạt động cho rằng đã bị phía Thái Lan bắt giữ khi đang ở tại một trung tâm mua bán ở ngoại ô Bangkok, rồi sau đó trao cho phía an ninh Việt Nam. Trương Duy Nhất cũng là người đóng góp thường xuyên các bài vở cho ban Việt ngữ, Đài Á Châu Tự Do.

Blogger Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu) hiện đang sống ở Đức, viết trên trang facebook của mình hôm 10/3 rằng cảnh sát Thái đã bắt Nhất đến một quán ăn ở ngoài Bangkok nơi các nhân viên an ninh Việt Nam đã chờ sẵn. "Khi Nhất thấy người Việt Nam đi xe đến, Nhất cự không kịp và bị những người bịt mặt này bẻ tay, trùm đầu vất lên xe tiêm thuốc mê", blogger Người Buôn Gió viết.

tdn10

Blogger Trương Duy Nhất (giữa) cùng vợ (phải) và con sau khi ra tù hồi năm 2015 Courtesy of FB Truong Huy San

Chính phủ Thái Lan nói rằng họ đang điều tra trường hợp của blogger Trương Duy Nhất. Đây cũng là trường hợp khiến một số dân biểu Mỹ phải quan tâm lên tiếng. Phản ứng từ chính phủ của Tổng thống Trump đến giờ này là im lặng. Chính phủ Mỹ thường tránh chỉ trích tình trạng nhân quyền ở các nước đồng minh châu Á như Thái Lan và Việt Nam, nơi đã tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Bắc Hàn hồi tháng trước.

Về phần mình, Quyền nói anh cảm thấy mình như người bị chú ý vì những thông tin bên trong mà anh biết được về sự biến mất của Nhất. Anh nói anh đã giúp blogger tìm nơi ở tại Bangkok và giúp nộp hồ sơ xin quy chế tị nạn lên văn phòng Cao Ủy về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc ở Bangkok hôm 25/1, một ngày trước khi Nhất mất tích, và anh có những thông tin liên quan đến việc khiến blogger hay chỉ trích chính quyền và vốn có nhiều quan hệ phải chạy trốn khỏi Việt Nam.

Con gái của Nhất, cô Trương Thục Đoan, nói rằng mẹ cô, tức blogger Nhất, là bà Cao Thị Xuân Phượng, được phía trại giam cho biết Nhất đã bị bắt từ ngày 28/1, 2 ngày sau khi ông bị bắt cóc ở Bangkok. Nhất hiện đang bị giam giữ tại trại T16 ở Hà Nội. Bà Phượng hiện vẫn chưa được phép vào thăm chồng.

"Rõ ràng là ba tôi không có ý định quay về Việt Nam", cô Trương Thục Đoan nói.

Quyền nói về nỗi sợ của mình có liên quan đến trường hợp của Nhất, và cho rằng cảnh sát Thái và Việt Nam đang muốn xóa mọi dấu vết của Nhất nhằm che đậy những gì đã xảy ra. Anh cũng nói đến những lo ngại đã được các nhà hoạt động nhân quyền đưa ra rằng chính phủ Việt Nam và chính phủ Thái Lan có thể đang muốn trao đổi các nhà bất đồng chính kiến mà họ đang tìm kiếm ở cả hai nước. Chính phủ Thái đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào cuối tuần này.

"Vào lúc này, tôi không thể sống cùng gia đình tôi vì tôi biết chính phủ Thái đang theo dõi vợ tôi để tìm ra tôi", Quyền nói trong một cuộc phỏng vấn trước khi thông tin về Nhất xuất hiện. RFA đồng ý không tiết lộ thời gian và địa điểm cuộc phỏng vấn vì những lo ngại cho an toàn của Quyền.

"Chúng tôi đã không sống cùng nhau suốt khoảng 10 ngày nay. Vợ tôi hôm qua nói với tôi rằng một vài cảnh sát đã đậu xe dưới tòa nhà nơi gia đình tôi sống. Chiều qua, một vài người đã đến gõ cửa nhà tôi và vào trong để tìm xem tôi có ở nhà không nhưng họ không thấy tôi nên đã bỏ đi. Họ nói với vợ tôi là họ là an ninh của tòa nhà nhưng họ lại mặc quần áo thường", Quyền cho biết.

Quyền đang tìm kiếm việc định cư ở Canada, nơi được coi là nơi đến hàng đầu cho những người tìm quy chế tị nạn sau khi Hoa Kỳ cắt giảm đáng kể con số người tị nạn mà nước này có thể chấp nhận.

Bản copy đơn xin tị nạn của Quyền tới chính phủ Canada hôm 2/3 mà RFA có được viết : "Tôi hiện đang sống trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm".

RFA đã gọi số điện thoại của Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok để xin phản ứng về những cáo buộc mà Quyền đưa ra rằng Việt Nam muốn Thái Lan trục xuất Quyền, nhưng số điện thoại dường như không hoạt động.

Giới chức di trú Thái Lan từ chối có bất cứ thông tin nào liên quan đến nỗ lực nhằm trục xuất Quyền, người đã chạy sang lánh nạn tại Thái Lan từ tháng 5 năm 2017 vì bị truy nã với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" sau khi anh tổ chức một cuộc diễu hành kỷ niệm vụ ô nhiễm biển miền trung Việt Nam năm 2016. Thảm họa môi trường này đã dẫn đến nhiều vụ biểu tình phản đối lớn.

tdn11

Lệnh truy nã của công an với Bạch Hồng Quyền hồi năm 2017 Photo : RFA

"Chúng tôi không có thông tin Bạch Hồng Quyền trong hệ thống. Anh ta không có ở đây", Đại tá Cảnh sát Tatpong Sanawarangkoon, người phụ trách bộ phận thuộc Cơ quan di trú, nói với hãng tin BenarNews. Người đại diện cơ quan Di trú Thái nói ông không thể đưa ra nhận xét nào về những cáo buộc mà Quyền đưa ra liên quan đến việc cảnh sát Thái Lan đang tìm kiếm anh.

Mặc dù Thái Lan không phải là một nước ký Công ước về người Tị nạn năm 1951, nhưng Thái Lan đã luôn được coi là một nơi đến cho những người tị nạn chạy trốn chiến tranh và đàn áp từ các nước láng giềng.

Những vụ cưỡng bức trục xuất người tị nạn hoặc tìm kiếm quy chế tị nạn do lo ngại bị đàn áp trên thực tế là rất hiếm ở Thái kể từ sau khi Thái Lan gửi trả hơn 100 người Hồi giáo Uighur về lại Trung Quốc hồi nằm 2015, gây bất bình trong quốc tế. Tuy nhiên, những người tị nạn vẫn phải đối mặt với tình trạng bấp bênh. Gần 10% trong số hơn 5.000 người có đăng ký được quan tâm của UN tại Thái Lan hiện đang bị giam giữ trong trung tâm giam giữ của sở Di trú.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới hồi tuần trước nói rằng sau khi cảnh sát Thái tìm đến nhà Quyền vào ngày 1/3, họ lo ngại là giới chức Thái sẽ cho phép an ninh Việt Nam bắt cóc Quyền.

"Chúng tôi thúc giục chính phủ Thái Lan tôn trọng quy chế của Bạch Hồng Quyền và gia đình anh ta là những người tị nạn và ngưng việc đe dọa Quyền dưới bất cứ cách nào", ông Daniel Bastard, người đứng đầu phân ban Châu Á Thái Bình Dương của tổ chức Phóng viên Không Biên giới nói với RFA.

Quyền sống ở Thái Lan cùng với vợ là Bùi Hương Giang và ba con là Bạch Yến Nhi, 6 tuổi, Bạch Gia Hân, 3 tuổi và con trai Bạch Joseph, 6 tháng sinh tại Thái Lan.

Quyền nói Quyền không hối tiếc việc giúp Nhất, người đã nói với Quyền là phải dời Việt Nam vì lo sợ sẽ bị bắt giữ. Nhất cũng nói rằng ông có những thông tin bên trong có thể gây nguy hại cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông nói ông có ý định sẽ công bố những thông tin này khi ông có được quy chế tị nạn ở nước khác.

Quyền giải thích rằng anh không lạ gì những sách nhiễu đối với các hoạt động xã hội của mình ở Việt Nam.

"Khi tôi bị nguy hiểm, đã có những người khác giúp đỡ tôi", Quyền nói, "Khi Trương Duy Nhất nói với tôi là anh ấy gặp nguy hiểm, là một người Việt Nam và là một người hoạt động tôi thấy bình thường khi giúp đỡ một người bạn, người cũng đã từng bị đi tù vì những bài viết của anh ấy trên blog và hiện giờ đang gặp nguy hiểm".

"Tôi không hối tiếc về những gì mình đã làm", Quyền nói tiếp, "Tôi đang gặp nguy hiểm nhưng ít nhất tôi vẫn còn tự do".

Published in Việt Nam

Cờ Vàng hay cờ Đỏ là chủ đề gây tranh cãi bao năm qua, đó không chỉ là sự tranh cãi giữa những người Cộng hòa và Cộng sản, mà còn là sự bất đồng trong chính những người đấu tranh dân chủ. Tình trạng này bao giờ mới chấm dứt ?

co0

Nhiều hội đoàn từ nhiều quốc gia khác nhau đã tụ họp trước tòa nhà Quốc Hội Âu Châu ở Bruxelles, Bỉ để cùng biểu tình hôm 30/4/2015 - RFA

Hiểu biết là một quá trình

Việc bị nhồi sọ từ bé khiến cho ác cảm về cờ Vàng rất khó phai nhạt. Người cộng sản tô vẽ rằng "Cờ ba sọc" là biểu tượng của cái ác. Vì thế mà ngay chính những nhà hoạt động dân chủ - những nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản cũng ngượng ngùng khi được trao cho lá cờ này.

Ban đầu thì những nhà dân chủ chỉ đơn thuần chỉ trích lãnh đạo hiện tại, cho rằng họ suy thoái đạo đức, tham nhũng, đi chệch hướng so với những gì mà thế hệ lãnh đạo đi trước mong muốn. Có nghĩa là lý tưởng Xã hội Chủ nghĩa vẫn tốt đẹp, những lãnh tụ như Hồ Chí Minh vẫn vĩ đại, và vì thế mà lá cờ đỏ sao vàng vẫn thiêng liêng. Có người còn giặt sạch sẽ, gấp phẳng phiu lá cờ để mang đi biểu tình chống Trung Quốc.

Nhưng mà dần dần rồi người ta hiểu thêm được nhiều thứ.

Cờ Đỏ sao vàng hóa ra không phải cờ dân tộc như mọi người vẫn nghĩ, nó giống đến 99% cờ của tỉnh Phúc Kiến – nơi có thể coi như điểm khởi đầu của cộng sản Trung Quốc. Nhìn cờ Phúc Kiến khiến cho cảm tình với cờ Đỏ sao vàng giảm đi ít nhất 1 nửa.

Rồi cùng với thời gian, hàng bao nhiêu cái xấu xa được tìm hiểu. Rồi Nhà nước Việt Nam lập nên những Hội cờ Đỏ đi đàn áp tôn giáo, xỉ nhục những người lên tiếng vì chủ quyền đất nước… Với từng ấy điều xảy ra, ngày trước dẫu có yêu cờ Đỏ mấy thì bây giờ nhìn vào cũng thấy không đẹp nữa.

Cho dù lá cờ ấy có tung bay khi một người Việt nào đó giành được một thành tựu ở quốc tế, Nhà nước Việt Nam cộng sản cũng chỉ tìm cách khuếch trương, tung hô quá đà với mục đích cho người dân và những nhà đấu tranh dân chủ thấy rằng : đất nước Việt Nam vẫn tươi đẹp lắm, đáng tự hào lắm, các anh đừng có quấy phá, chê bai làm gì.

Xin khẳng định đó đều là những thành tích nhỏ nhoi và phải lâu lắm mới có 1 lần, nó không giúp ích được gì nhiều mà còn làm che giấu thực trạng đáng báo động của đất nước với bao nhiêu vấn đề cấp bách cần phải quan tâm.

Các quốc gia dân chủ, tiến bộ hơn cũng có vấn đề, nhưng mức độ của nó thấp hơn, không đến mức "chết người", không vô lý đến mức khủng khiếp. Người ta có lúc đấu tranh với các vấn đề xã hội, có lúc ăn mừng thành tựu, thì việc ăn mừng ấy là bình thường. Còn mình chẳng quan tâm đến những vấn đề ngay sát sườn tác động trực tiếp đến miếng cơm manh áo mà lại đi tung hô quá đà, tự hào mù quáng với thứ mà mình chẳng được hưởng thì đúng là kỳ cục.

Cứ mỗi một thành tích nhỏ bé ấy, Đảng thổi phồng lên, cho tung hô với cờ Đỏ ru ngủ người dân dù đất nước ngày càng tụt hậu. Việt Nam hiện nay đã thua cả Lào và Campuchia về năng lực cạnh tranh và trình độ sản xuất ; thua Campuchia về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, thua về Công nghiệp ô tô và thua cả những lĩnh vực nông nghiệp có thế mạnh như lúa gạo.

Chúng ta từ trước tới nay luôn "tự hào" là dẫn đầu nhóm 4 nước nghèo nhất Asean là Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar ; nhưng nay đã bị Lào và Campuchia vượt qua nhiều mặt, nếu cứ tiếp tục tình hình này thì sẽ còn thua cả Myanmar.

Cái công lao "thống nhất đất nước" đến nay cho thấy không còn đúng nữa. Tại sao không nghĩ rằng đó là sự mở rộng cái nghèo đói cho cả 2 miền vốn chẳng đem lại lợi lộc gì ngoài bao nhiêu người chết ?

Kết quả ấy chỉ đơn thuần là chiến thắng của Chủ nghĩa cộng sản, hay nói đúng hơn là của một nhóm lãnh đạo cộng sản. Nhóm người có chức có quyền ấy thắng, là vì sau khi cướp được chính quyền, họ có thể dễ dàng trở thành triệu phú, tỷ phú Đô la dễ như bỡn ; còn phần thua thuộc về cả dân tộc, cả đất nước.

Người Đức có cách thống nhất mà không tốn một giọt máu. Mà nếu không mang Chủ nghĩa cộng sản về Việt Nam thì còn độc lập dễ hơn nhiều, vì các nước thực dân đến một thời điểm đều trao trả thuộc địa. Hồng Kông rồi cũng được trả về cho Trung Quốc đấy thôi, nhưng dân Hồng Kông có lẽ chẳng bao giờ được tự do như thời còn làm thuộc địa nữa. Và một điều quan trọng : Hồng Kông giàu có văn minh là do thực dân Anh hay do Trung Quốc ?

Có giải pháp nào dung hòa ?

Nhiều người kêu gọi sự hòa giải từ hai phía, nghĩa là cần phải có giải pháp dung hòa cho cả hai, điều này nghe thì hay và tưởng chừng là khách quan, nhưng không hợp lý.

Hãy nhìn người Mỹ hòa giải như thế nào. Khi tướng Lee - chỉ huy quân đội miền Nam quyết định đầu hàng, vị tư lệnh miền Bắc là tướng Grant đã nghiêm cấm các sĩ quan và binh lính không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với vị tướng miền Nam bại trận. Tướng Lee đến nơi hẹn trong tiếng kèn chào đón của lính miền Bắc.

Hai người nói chuyện thân mật về kỷ niệm từng sát cánh thời chiến tranh với Mexico. Tướng Grant (bên thắng) ngại ngùng không dám hỏi tướng Lee về quyết định đầu hàng. Thành ra câu chuyện kéo dài, đến nỗi tướng Lee (bên bại) sốt ruột, phải chủ động nói : mục đích buổi gặp gỡ ngày hôm nay là bàn về việc đầu hàng.

Tướng Grant (bên thắng) chủ động viết những điều khoản và trao cho tướng Lee, trong đó cam kết binh lính miền Nam không bị coi là phản quốc và không phải ở tù ; chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ. Sau đó ông cũng chấp nhận cho bính lính miền Nam được đem lừa ngựa về nhà để giúp gia đình.

Khi quân miền Bắc định bắn đại pháo ăn mừng, tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức. Ông nói : "Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta". Ông cho rằng cách tốt đẹp nhất để bày tỏ niềm vui của miền Bắc là không vui mừng trước thất bại của miền Nam.

Sau chiến tranh, có nghĩa trang chung cho binh lính hai miền, cờ miền Nam vẫn tung bay trên nước Mỹ. Và còn nhiều tình tiết cảm động nữa. Đáng chú ý, miền Bắc nước Mỹ - phe thắng trận, phe muốn xóa bỏ chế độ nô lệ, là phe có nhiều chính nghĩa hơn nhưng lại chủ động nhún nhường.

Nó trái ngược hoàn toàn với cách đối xử của Bắc Việt với Nam Việt sau 1975 : hàng trăm ngàn người bị bắt đi tù khổ sai với mỹ từ "học tập cải tạo" ; cả triệu người bị tịch thu tài sản, bắt đi vùng Kinh tế mới ; đó là chưa kể những nghĩa trang của quân đội Việt Nam Cộng hòa bị cư xử tàn tệ, còn cờ Vàng đương nhiên là bị cấm.

Thế cho nên những trường hợp nhắn nhủ với người Việt tị nạn rằng : "Ở đâu cũng là người Việt Nam, phải yêu thương lấy nhau, không nên hận thù", thì đấy là những người chẳng hiểu gì cả. Họ cầm cờ Đỏ sang Mỹ "hòa giải" trong khi đáng lẽ phải cầm cờ Vàng ra Hà Nội mới đúng. Họ nói đồng bào hải ngoại đừng "thù hằn" trong khi người ở trong nước ai ai cũng được dạy phải căm thù "Mỹ - Ngụy". Đã thắng rồi mà còn căm thù, vậy mà bắt những người bị tan cửa nát nhà, chết trên biển cả phải yêu quý mình sao ?

Quân miền Bắc nước Mỹ nhiều lẽ phải hơn mà còn nhún nhường để hòa giải, còn Bắc Việt đã sai mà lại tìm mọi cách nhục mạ người bị hại. Hòa giải phải xuất phát từ bên đã làm việc không đúng, phải đi xin lỗi người mình đã gây hại chứ không thể nào xuất phát từ bên bị hại. Nhất là bên sai nhưng lại suốt ngày ca ngợi việc làm sai ấy thì làm sao xóa đi được nỗi đau.

Xin khẳng định là : Nếu không phân biệt được đâu là bên chính nghĩa sẽ không thể có sự hòa hợp dân tộc, không thể có giải pháp dung hòa. Dung hòa thế nào, rằng "chúng tôi đã có công thống nhất đất nước, các anh hãy quên chuyện cũ đi, quên cờ Vàng đi để yêu cờ Đỏ rồi đừng thù hằn nữa" chăng ?

Chỉ khi nào bên cộng sản thừa nhận rằng "chúng tôi đã dại dột làm anh lính xung kích cho Nga và Trung Quốc khiến bao người Việt chết oan để rồi đất nước nghèo nàn và lại bước vào một thời kỳ Bắc thuộc mới. Chính chúng tôi hiện nay cũng dị ứng với cờ Đỏ vì gợi nhớ lại thứ chủ nghĩa quái thai và mang ý nghĩa là 1 tỉnh của Trung Quốc. Mãi sau này chúng tôi mới biết được rằng cờ Vàng là cờ dân tộc có từ thời vua Thành Thái. Nay chúng tôi đồng ý đổi tên nước thành Việt Nam Cộng hòa, xóa bỏ chế độ độc đảng, đưa đất nước đi theo con đường tự do dân chủ. Chỉ xin giữ lại bài Tiến Quân Ca làm quốc ca (có thể thay lời), vì nhạc sỹ Văn Cao thật ra sau này cũng chẳng ưa gì cộng sản và bị đóng dấu phản động", thì khi đó người Việt tị nạn mới có thể bỏ qua hết mọi chuyện để chung tay xây dựng đất nước.

Nhưng điều này chắc chắn chẳng bao giờ xảy ra, nếu không tin, hãy nhìn cái cách họ ăn mừng ngày 30/4 thì rõ.

Phi Cảnh

Nguồn : RFA, 04/05/2018

Published in Diễn đàn
vendredi, 13 janvier 2017 11:26

Cờ Đỏ cờ Vàng

co2

Cờ Đỏ, Cờ Vàng

Hơn 40 năm sau khi chiến tranh kết thúc, người Việt trong và ngoài nước, phe này phe kia vẫn tiếp tục tranh cãi nhau về màu cờ. Điều đó có một phần nguyên nhân từ đảng và nhà nước cộng sản, khi chính họ không hề có những động thái hòa giải hòa hợp thật sự, khi chính họ vẫn tiếp tục rêu rao, bôi bác về chế độ Việt Nam Cộng Hòa, về lá cờ Vàng.

Kể cũng lạ (hay thật ra, chẳng lạ chút nào) cho một nhà cầm quyền, một đảng cầm quyền khi chỉ trong một thời gian ngắn họ có thể quay lại bắt tay với kẻ thù phương Bắc ngay, bất chấp những mưu mô thâm độc của kẻ thù và cái giá phải trả trong quá khứ, hiện tại lẫn tương lai. Họ cũng có thể bắt tay với "thực dân Pháp", "đế quốc Mỹ" nhưng riêng với những người đồng bào khác ý thức hệ của họ, riêng với chế độ Việt Nam Cộng Hòa là họ vẫn tiếp tục căm thù, bôi nhọ.

Còn đối với người dân ?

Có những người không thích cờ Vàng, nhất là những người sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, bị chế độ cộng sản nhồi sọ nhiều năm, hay những người sinh ra và lớn lên sau chiến tranh không hiểu gì về chế độ Việt Nam Cộng Hòa, cảm thấy xa lạ với lá cờ Vàng. Những điều đó tôi hoàn toàn có thể hiểu được.

Nhưng còn cờ Đỏ, không một ai có hiểu biết, hoặc có tinh thần đấu tranh chống độc tài, chống chế độ cộng sản và mong muốn một thể chế tốt đẹp hơn, một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước, dân tộc lại có thể yêu thích cờ đỏ sao vàng. Ngược lại, nếu đã lên tiếng đấu tranh vì tự do, dân chủ, hay ngay cả chỉ đấu tranh cho nhân quyền thôi mà lại chấp nhận, thậm chí vẫn còn trân trọng lá cờ đỏ sao vàng thì hoặc là rất thiếu kiến thức về lịch sử Việt Nam và thế giới, hoặc là đấu tranh kiểu nửa vời, "giả cầy".

Tại sao nói như vậy ? Bởi vì đó là lá cờ của đảng cộng sản Việt Nam, một đảng phái chính trị đã gây ra quá nhiều tội ác với đất nước, với dân tộc. Một đảng chính trị đi theo mô hình độc tài toàn trị, chống lại mọi giá trị tự do, dân chủ, chà đạp lên nhân quyền, đàn áp nhân dân, đàn áp tôn giáo cho tới mọi tiếng nói phản biện ôn hòa nhất.

Sau hơn 7 thập kỷ độc quyền lãnh đạo ở miền Bắc và hơn 4 thập kỷ lãnh đạo trên toàn đất nước, đảng cộng sản không thể chối bỏ vai trò, trách nhiệm duy nhất trong việc đưa đất nước này, dân tộc này đến tình trạng lạc hậu, thua kém rất nhiều nước khác trên thế giới và các nước trong khu vực về mọi mặt. Tàn phá về kinh tế, giáo dục, đạo đức xã hội, những phẩm chất tốt đẹp của con người, hủy hoại môi trường, đẩy đại đa số nhân dân vẫn còn sống trong cảnh cực khổ, chạy ăn từng bữa, và không có bất cứ một quyền tự do, dân chủ nào, không có bất cứ một tiếng nói, vai trò nào đối với đất nước.

Và số liệu người Việt Nam chết dưới chế độ cộng sản, chết bởi bàn tay của đảng cộng sản, tính cà mấy cuộc chiến tranh và nhiều chính sách sai lầm khác là không thể dưới 5 triệu. Một con số đã đủ kinh hoàng chưa nếu chúng ta biết rằng nhiều quốc gia trên thế giới dân số của họ chỉ có 5 triệu người mà thôi.

Quan trọng nhất, đảng cộng sản là một đảng bán nước theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đất nước này từ đất liền, hải đảo, biển cả đã mất mát những gì, thu hẹp đi bao nhiêu kể từ khi đảng cộng sản cầm quyền và Việt Nam hiện tại bị lún sâu trong vòng kiềm tỏa, khống chế của Trung Quốc, trở thành "chư hầu" của Bắc Kinh.

Một đảng phái có quá nhiều tội ác với nước với dân như vậy thì không thể được vinh danh và lá cở đỏ sao vàng của đảng cộng sản cũng vậy.

Đừng lẫn lộn lá cờ của một đảng phái chính trị với lá cờ hay hình ảnh của Tổ Quốc. Lịch sử của Tổ Quốc Việt Nam thì có hơn 4000 nghìn năm nay, nhưng lịch sử của đảng cộng sản thì chỉ mới chính thức tính từ năm 1930 mà thôi.

Hãy nhìn sang tất cả các nước xã hội chủ nghĩa cũ kể cả Liên Xô, khi đảng cộng sản sụp đổ, có quốc gia nào lấy lại lá cờ của đảng cộng sản hay không, hay là thậm chí ở một số quốc gia trên thé giới, những hình ảnh, biểu tượng như búa liềm, sao vàng, màu cờ máu còn bị cấm xuất hiện, quảng bá, giống như biểu tượng chữ thập ngoặc của chủ nghĩa phát xít ?

Rồi đây, chế độ cộng sản sẽ sụp đổ, chọn lá cờ gì sẽ tùy thuộc vào cuộc trưng cầu dân ý, tùy thuộc vào nhân dân Việt Nam. Nhưng chắc chắn lá cở đỏ sao vàng sẽ phải biến mất, không có chỗ trong tương lai, trên đất nước này.

Trong lúc chờ đợi, thay vì ném đá, nhục mạ lẫn nhau, có lẽ tốt hơn những ai còn chưa hiểu biết, còn binh vực cờ Đỏ hay còn mơ hồ, nhầm lần về lịch sử, hãy chịu khó đi học lại về lịch sử một cách đúng đắn để có một cái nhìn khách quan hơn về màu cờ, ý nghĩa, hoàn cảnh ra đời của những lá cờ trước khi phát ngôn một cách hàm hồ.

Còn những ai yêu quý cờ Vàng cũng đừng nên ép buộc người khác phải yêu màu cờ của mình, hãy tìm cách giải thích, đưa dẫn chứng, tài liệu, lập luận chứng minh cho người ta hiểu, nếu người ta vẫn không hiều thì thôi, hồn ai nấy giữ vậy. Hãy tập trung đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp hơn cho Việt Nam, tập trung đấu tranh giành lại đất nước từ tay đảng cộng sản bán nước đã, trước khi Việt Nam mất hẳn vao tay Trung Quốc. Khi đã giành lại được đất nước, chúng ta sẽ nói chuyện màu cờ sau.

Song Chi

Nguồn : RFA tiếng Việt, 13/01/2017 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn