Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vn đ là có bao nhiêu người Vit trong gn 100 triu người trong nước đc và hiu v nhng tư tưởng triết hc chính tr này ?

dantri01

Đình Chiên Đàn (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) - nơi từng diễn ra nhiều cuộc diễn thuyết duy tân - Ảnh: H.V.M.

Biến c 30 tháng 4 năm nay tu chung cũng không khác nhiu so vi nhng năm trước. Báo chí Tây phương thì có nhc đến nhưng ngày càng ít hơn, ngoi tr các mng nói v lch s và bài hc v cuc chiến Vit Nam. Truyn thông ca người Vit t nn cng sn cũng như các bài trên mng xã hi như Facebook thì phn ln nhc đến l tưởng nim và nhng tang thương sau biến c này, t ci to đến vượt biên vượt bin và hi tc. Nói chung đây là ngày đau bun. Truyn thông trong nước, t tiếng Vit đến tiếng Anh, vn mt chiu như mi năm, nói v chiến thng, thng nht và ông H Chí Minh.

Trong nhng ngày xoay quanh 30 tháng 4, nhng nhà hot đng trong nước không được đi li vì có an ninh canh gác sut thôi. Nhiu năm ri quen, nên h cũng không ngc nhiên hay bun phin gì. Trong thi đim mà t do ngôn lun và t do báo chí đã xung đến gn mc thp nht, nhiu nhà hot đng tha hiu rng vào nhà tù trong lúc này cũng chng thay đi được gì. H đành im lng trong lúc này.

Trong dp này cũng có mt s bài viết đáng suy ngm. Như bài ca ông Ngô Nhân Dngphng đoán lch s 100 sau, tc năm 2075, s nói gì v biến c này. Cũng có người như ông Bùi Văn Phú nói v đ tàihòa gii. Đúng ngày 30 tháng 4, ông Nguyn Gia King bàn vdân ch, đ tài gn lin vi bao năm hot đng ca ông. Như mt s bài bàn v dân ch trước đây, ông King đi tìm li gii cho nguyên do vì sao công cuc vn đng dân ch vn chưa thành. Theo ông King, đó là vì văn hóa chính tr Vit Nam b nh hưởng nng n ca di sn văn hóa Khng giáo, trong đó gii nhân sĩ hàng đu, quc gia ln cng sn, đu là nhng công thn phc v cho gii cai tr. Thay vì dùng tư duy đc lp đ lên tiếng cho l phi thì h va hi ht trong chính tr va im lng trước nhng sai trái.

V khía cnh này, tôi đng ý rng gii nhân sĩ hay trí thc hàng đu ca Vit Nam trong thế k 20, t quc gia đến cng sn, đu không phi là nhng nhà tư tưởng chính tr. Nói chung Vit Nam, xưa và nay, thiếu hn các nhà triết hc. Trn Nhân Tông và Nguyn Trãi là nhng tên tui ln nhưng vn chưa phi là triết gia. Trn Đc Tho được xem là triết gia ni tiếng ca min Bc, nhưng cho dù đng ý vi s ghi nhn này đi na, nhng giá tr ông mang li cũng chng là gì ngày nay khi chính tư tưởng Mác cũng ch còn giá tr phê bình ch nghĩa tư bn cc đoan. Phm Công Thin được xem là người viết nhiu tác phm mang tính triết hc ti min Nam Vit Nam, nhưng nh hưởng ca ông cũng không nhiu và không ra khi biên gii Vit Nam. Nguyn Hưng Quc không xem Phm Công Thin là mt nhà tư tưởng, ít nht không phi là đim ni bc nht trong tài năng ca ông.

Trong khi đó nhng triết gia Anh, Pháp, Đc, Mỹ, v.v cho ra nhng tác phm có nh hưởng sâu sc lên bao nhiêu thế h chính tr gia và tng lp trí thc và trung lưu trong ln ngoài đt nước ca h. nh hưởng lên toàn cu. Nhng triết gia thi Hy Lp như Socrates, Plato, Aristotle cho đến thi Khai Sáng như John Locke, Jean-Jacques Rousseau, John Stuart Milton, v.v đưa ra nhng triết lý v chính quyn, khế ước xã hi, công bng, t do, bình đng, kinh tế, kinh tế chính tr, hay nói chung là ch nghĩa cp tiến (liberalism). Nhng tư tưởng này đã làm khai sáng bao thế h k t thế k 17 tr đi, truyn cm hng cho tt c nhng ai mun sng trong t do và bình đng, mà chính quyn ch là công c đ đi din người dân lèo lái con thuyn quc gia trong thi gian nht đnh. Nó đưa đến s hình thành ca nhà nước cng hòa và dân ch đu tiên ti M, và Pháp, và sau đó lan rng toàn cu.

Khoan nói đến triết gia, Vit Nam thiếu hn các nhà nghiên cu hay giáo sư dy triết hc chính tr trong thế k 20 ln thế k 21. Đây là mt lĩnh vc mà chưa có nhiu người Vit Nam đi vào, đ có th xem là nhng chuyên gia. Mt hin tượng l lùng và chưa có li gii thích.

Điu l lùng na là, nếu có bng tiến sĩ được xem là trí thc, thì mt s trí thc Vit Nam mà tôi biết hoàn toàn không biết v khoa hc chính tr, dù h đang dy mt trường đi hc nào đó ti M hay Úc. Tư duy ca h v chính tr vn ch yếu là chính tr xôi tht (politicking), cá ln nút cá bé, nước mnh ln hiếp nước nh. H ngc nhiên khi nghe tôi nói là có c mt rng chuyên ngành v chính tr hc và triết hc chính tr. Nhng người Vit cùng thế h tôi, chuyên môn trong nhiu ngành ngh khác nhau, nhưng không có my người cm ly mt cun sách triết hc chính tr hay biết v các triết gia thi Khai Sáng. Ngay c mt s bn đang hành ngh lut sư, nếu lúc còn trong trường hc lut mà không chn chính tr làm môn t chn (elective subject), thì đến gi vn không biết gì v triết hc chính tr, mc du mt s tư tưởng ca các triết gia này nh hưởng sâu sc lên tư duy v công lý. Chánh Thm phán ca Tòa Ti cao Ú c Susan Keifel, chng hn, có nhngbài viết và phát biu rt sâu sc v nn tư pháp và công lý ca Úc, và bà Keifel thường nhc đến nhng tư tưởng nh hưởng sâu đm lên nn công lý ti Úc và toàn cu.

Trong khi đó, nhng bn Úc ca tôi đc tht sâu và hiu tht rng. Vi nhng người không chuyên v chính tr hc đi na, nhng môn h chn thi trung hc hay đi hc cho ngành nhân văn hay ngh thut ít nhiu đu có lý thuyết và triết hc. Nó cho h kiến thc bao la v tư tưởng đ làm nn tng soi sáng con đường h đi.

Tôi được biết có mt thi phong trào tìm hiu triết lý chính tr thi Khai Sáng đã được mt s bn tr Vit Nam hưởng ng. Ho đng ra t chc các bui tham lun như vy ti Vit Nam, và được s bo tr ca giáo sư Chu Ho, chng hn. Gi này mi người mt phương hướng, và nhng cánh én như thế vn chưa làm nên mùa xuân.

Ông King kết lun trong bài viết v 30 tháng 4 rng câu tr li cho câu hi "bao gi Vit Nam mi có dân ch" là "hn k dân ch không còn xa, nht là nếu chúng ta tích cc c võ cho c gng thay đi văn hóa chính tr đang din ra".

Nghĩa là văn hóa chính tr phi có trước, ri mi có dân ch. Tư tưởng phi đi trước đ hướng dn hành đng. Tht vy.

Vn đ là có bao nhiêu người Vit trong gn 100 triu người trong nước đc và hiu v nhng tư tưởng triết hc chính tr này ? Ri t cp hiu đến cp làm, đến xây dng thành văn hóa, là c mt quá trình dài. Có khi vài chc năm và vài thế h, nếu mi s suông s. Nhưng hin nay t do báo chí, ngôn lun và tư tưởng đang b kìm kp thô bo. Ngay c khi Vit Nam có thay đi, chc gì s xây dng được văn hóa chính tr cp tiến trong thi gian canh tân đt nước ?

Con đường dân ch cho Vit Nam, theo quan sát ca tôi, vì thế tht không d dàng hay lc quan chút nào.

Nếu không có nhng khái nim nn tng v t do, công bng, bình đng, công lý, pháp quyn, v.v thì làm sao có th xây dng tp th, cng đng hay quc gia theo vin kiến dân ch mà chúng ta mong mun ?

Nhà nước cng sn Vit Nam không h có nhng khái nim này, nên h có xây được cái gì cho ra hn đâu.

Cho nên bài toán ca Vit Nam, theo tôi, phi tính khác. Phi tìm gii đáp khác.

Yếu t quan trng nht, cái phi bt đu trước hết, là khát vng hay ước mơ mun thy s thay đi t đa s người Vit Nam. Ước mơ như thế cn được truyn cm hng t mt thiu s sang thành đa s. Không có khát vng thay đi, mà ch nhìn mi th bng tin, bng vt cht, thì làm sao thay đi ? Không thay đi tư duy mình trước thì làm sao thay đi được người chung quanh?

Bài toán Vit Nam, do đó, không còn thun túy là chính tr. Nó là vn đ phát trin cá nhân (personal development). Nó là vn đ dân trí. Dân trí là thiết yếu.

Và nó an toàn. Quan trng là an toàn.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 06/05/2023

Published in Diễn đàn
mercredi, 08 avril 2020 23:13

Bàn về dân chủ và dân trí

Lời tòa soạn : Cần đánh tan một ngộ nhận là phải nâng cao dân trí trước rồi mới dân chủ hóa đất nước sau. Quan niệm này không những không đúng mà còn làm cho phong trào dân chủ Việt Nam không thể lớn mạnh. Đã hơn 100 năm ngày cụ Phan Châu Trinh đưa ra câu nói "Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh" mà dân trí Việt Nam vẫn còn thấp, tại sao ?

Thông Luận đăng lại bài viết cũ của Giang Hoàng về chủ đề này.

Việt Hoàng

danchu1

Dân trí là ý thức chính trị của người dân, ý thức về vai trò vị thế của họ trong mối tương quan với chính quyền, ý thức về quyền căn bản của con người, khả năng suy nghĩ độc lập, tư duy phê phán…

Có nhiều lý do phong trào dân chủ Việt Nam chưa lớn mạnh như đáng lẽ nó phải có. Một trong những lý do có vẻ thuyết phục được nhiều người là do dân trí của ta chưa cao. Liệu đây có phải là lý do thực sự không, hay chỉ là lý cớ để biện minh cho một thực tế khác ?

Trước khi bàn về vấn đề này, chúng ta hãy phân tích một chút về dân trí của người dân Việt Nam hiện nay, để xem lý do được đưa ra ở trên có phải là một khái quát đúng đắn, hay chỉ là một nhận định được đưa ra từ sự bất lực của những người đang ước vọng cho một Việt Nam dân chủ. Điều này rất quan trọng, vì dân trí vừa là lý do làm chùn bước những người có ý định dấn thân, vừa là lý do để cho rằng chúng ta chưa thể áp dụng các quyền tự do dân chủ vào thực tế Việt Nam.

Nếu hiểu dân trí là một xã hội mà, đa số người dân tốt nghiệp trung học, nhiều người có bằng cấp về một chuyên môn nào đó thì ta có thể nói, dân trí của ta tương đối cao.

Nếu hiểu dân trí là một xã hội mà đa số người dân có thể đọc, nghe và hiểu một cách tương đối những thông tin, thông điệp của hệ thống truyền thông đại chúng thì có thể nói, dân trí của ta ở mức trung bình (nhiều nước khá phát triển nhưng do sự phức tạp về sắc tộc, ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa nên tỉ lệ mù chữ cao hơn ta nhiều).

Còn nếu hiểu dân trí là ý thức chính trị của người dân, ý thức về vai trò vị thế của họ trong mối tương quan với chính quyền, ý thức về quyền căn bản của con người, khả năng suy nghĩ độc lập, tư duy phê phán… thì phải thừa nhận một thực tế đáng buồn, dân trí của ta rất thấp.

danchu2

Phan Châu Trinh, nhà cách mạng nổi tiếng với câu "Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh".

Tôi đã nói chuyện với nhiều người có trình độ học vấn đại học và nhận thấy tuyệt đại đa số không phân biệt được tổ quốc và chính quyền. Đối với những người này, khi ai đó lên tiếng phê phán những sai trái của chính quyền là đồng nghĩa với việc chống lại tổ quốc ! (có lẽ, với họ, Cao Bá Quát là tên phản quốc vì ông dám nổi loạn chống chính quyền nhà Nguyễn – chính quyền mà ông từng phục vụ !).

Và, tôi cho rằng phải đánh giá sự cao thấp của dân trí qua tiêu chí thứ ba này, nghĩa là tiêu chí nhận thức chính trị, hay ít nhất phải coi đây là tiêu chí quan trọng nhất. Những người  tốt nghiệp bác sĩ ở Việt Nam và Hàn Quốc sẽ có trình độ chuyên môn tương đương, nhưng ý thức chính trị thì đẳng cấp rất khác nhau giữa các bác sĩ Hàn – Việt. Điều này tạo ra sự khác biệt lớn mà ta có thể đánh giá trình độ dân trí của hai cộng đồng này.

Nhưng liệu có phải vì dân trí của ta thấp, mà ta chưa nên dấn thân cho dân chủ, hay chưa thể bắt đầu xây dựng được dân chủ, mà phải chờ đợi hiểu biết chính trị của người dân tăng lên một mức nào đó, rồi mới có thể nói tới dân chủ ? Điều này sai. Bởi vì, như đã nói ở trên, dân trí là ý thức chính trị, tư duy độc lập, tư duy phê phán…của người dân trước các vấn đề chính trị, xã hội. Mà những cái này chỉ có trong môi trường giáo dục khai phóng, môi trường truyền thông tự do, đa chiều. Những yếu tố chỉ có trong chế độ dân chủ, chứ không thể có trong chế độ toàn trị, nơi mà hệ thống giáo dục, truyền thông chỉ phục vụ cho mục đích ngu dân về chính trị, nô dịch về tư tưởng.

Nói rằng : hãy khoan nghĩ tới dân chủ khi dân trí chưa cao cũng chẳng khác gì nói với một người chưa biết bơi rằng: anh/chị đừng bao giờ xuống nước cho tới lúc nào biết bơi. Vấn đề ở đây là chưa có ai tập bơi thành công trên cạn cả. Nói như vậy là nhầm lẫn giữa hậu quả và nguyên nhân. Dân chủ là điều kiện tiên quyết cho phép phổ biến và tích lũy tri thức, nghĩa là nâng cao dân trí, rồi từ đó dân chủ ngày càng được củng cố. Hai điều này có mối quan hệ biện chứng nhưng dân chủ vẫn là tiền đề khởi phát.

Hệ thống giáo dục và đào tạo hiện nay của chế độ cộng sản đã có những cố gắng thực sự với hy vọng có một đội ngũ cán bộ có trình độ, nhưng đó chỉ là trình độ chuyên môn hạn hẹp trong những ngành nghề nhất định. Họ, nếu thành công, cũng chỉ tạo ra những con người ngoan ngoãn chỉ biết vâng lời và phục vụ cho hệ thống kinh tế đang nuôi dưỡng bộ máy khổng lồ của chính quyền độc tài. Những người này thực ra không khác gì những con bò chỉ biết cày kéo, suốt đời bị chính quyền dắt mũi. Có lẽ, đây là lý do Aristotle từng có định nghĩa nổi tiếng : "Con người là động vật chính trị".

Nhưng tại sao, có nhiều người, trong đó có những trí thức đang có những cố gắng nhất định để dân chủ hóa Việt Nam, vẫn khăng khăng rằng : cần phải nâng cao dân trí trước khi nghĩ tới dân chủ.

Theo tôi, lý do chính là đa số những người đang được hay đang bị coi là trí thức của Việt Nam hiện nay không phải là trí thức đúng nghĩa. Họ có kiến thức, thường là kiến thức chuyên môn cao nhưng đây mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để trở thành trí thức.

Người trí thức trước hết phải là người can đảm. Can đảm để đảm trách vai trò lãnh đạo quần chúng, trước những thử thách cam go của đất nước, điều mà giới khoa bảng Việt Nam không có. Họ chỉ là những kẻ theo đuôi quần chúng, chờ đợi ý thức chính trị của quần chúng tăng lên theo thời gian. (Hy vọng này được củng cố và có phần đúng trong thời đại internet, khi mà chính quyền độc tài không còn kiểm soát được hoàn toàn truyền thông). Rồi nhờ một biến cố bên trong như đấu đá nội bộ ở thượng tầng, sự phẫn uất của người dân từ một sự kiện như ở Tunisia, hay một Gorbachev Việt Nam xuất hiện. Hoặc một biến cố từ bên ngoài như Trung Quốc suy sụp, Đảng cộng sản Việt Nam mất chỗ dựa rồi sụp đổ theo… và đất nước chuyển hóa về dân chủ.

Những ước định của họ nếu đúng, thì Việt Nam cũng sẽ đối mặt với khả năng nguy hiểm : rất có thể rất lâu nữa chúng ta mới có dân chủ, và khi đó mọi sự có thể rất tồi tệ, thậm chí đã quá muộn. Tại sao ư ?

Hãy nhìn vào nguồn lực quốc gia, bao nhiêu tài nguyên khoáng sản quan trọng đã bị phung phí hết, môi trường bị hủy hoại hàng ngày, văn hóa đạo đức xuống cấp không phanh, ngay cả tài nguyên quan trọng nhất là nguồn lực con người cũng đang hao mòn theo thời gian. Dân số nước ta đang già đi nhanh chóng.

Nước Nhật mấy chục năm nay đang suy thoái mạnh, mà nguyên nhân quan trọng là dân số già hóa. Nhưng Nhật chỉ đối mặt với tình trạng lão hóa dân số khi mà trình độ phát triển đã đạt mức rất cao, hệ thống an sinh xã hội đầy đủ, hoạt động kinh tế không còn dựa nhiều vào cơ bắp. Còn chúng ta sẽ phải đối mặt với lão hóa dân số ngay khi chế độ độc tài này vẫn còn tồn tại. Hậu quả là nước ta sẽ mãi mãi tụt hậu.

Và, nếu chế độ độc tài này sụp đổ như cái kịch bản mà họ tưởng tượng thì đất nước có thể rơi vào hỗn loạn trong một thời gian dài, với nguy cơ can thiệp của các thế lực bên ngoài, khi mà lực lượng dân chủ chưa sẵn sàng về mặt tổ chức để lấp vào khoảng trống chính trị mà chế độ cộng sản để lại.

Người trí thức phải là người có hiểu biết sâu sắc về chính trị, nhưng do sống trong hàng ngàn năm dưới các chế độ chuyên chế, người dân bị gạt ra ngoài đời sống chính trị, chính trị chỉ còn là trò chơi quyền lực giữa các phe nhóm trong cung đình mà chỉ một số nhỏ thành phần trí thức khoa bảng được tham gia với vai trò công cụ. Nền chính trị bóng tối này đẻ ra những quan niệm rất sai về chính trị, coi nó như là những thủ đoạn bẩn thỉu, lừa lọc cần tránh xa. Trí thức Việt Nam không mấy người chịu hiểu rằng : chính trị, theo đúng nghĩa của nó là khoa học tìm ra phương thức tổ chức xã hội tốt nhất, hòng mưu cầu hạnh phúc tối đa cho quần chúng.

Năm 1993, trong một cuộc phỏng vấn, khi trả lời câu hỏi của nhà báo người Đan Mạch về vai trò của trí thức đối với quá trình dân chủ hóa Việt Nam, nhà toán học Phan Đình Diệu đã trả lời đại ý như sau : hiện nay, chúng tôi có nhiều nhà toán học, nhiều nhà vật lý, nhiều nhà văn, v.v. và sắp tới, sẽ có thêm nhiều nhà kinh tế học. Nhưng trí thức, hiểu theo nghĩa những người có hiểu biết về chính trị xã hội, có tư duy độc lập, dám đưa ra phản biện chính sách của chính quyền để hướng dẫn dư luận thì chúng tôi chưa có tầng lớp này.

Thomas Friedman - tác giả cuốn "Thế giới phẳng" - nói rằng : "năng lực tạo ra ý định". Tôi nghĩ, ông có lý. Không có năng lực chính trị thì không có gì ngạc nhiên khi trí thức Việt Nam không dám dấn thân chính trị, không tin vào chiến thắng chính trị khi đối diện với chế độ độc tài.

Đối với họ, đảng cộng sản Việt Nam là một tổ chức mạnh, quá mạnh. Với họ, sức mạnh của đảng cộng sản Việt Nam là những giá trị biểu kiến như, số đảng viên đông đảo, lực lượng quân đội, công an hùng hậu, hay ngân sách quốc  gia mà đảng tùy ý sử dụng…

Họ không hiểu một chính đảng mạnh là một chính đảng có lý tưởng mà các đảng viên của nó tin tưởng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ những gì xác tín. Đảng cộng sản Việt Nam từng là là một chính đảng mạnh vì nó có lý tưởng cộng sản. Chính chủ nghĩa Mác - Lenin là tín điều tạo ra một đội ngũ cuồng tín, gắn bó làm nên sức mạnh của nó. Bởi vậy, dù chỉ với một đội ngũ nhỏ, họ đã giành được chính quyền, vượt qua nhiều cam go rồi đi đến toàn thắng trước các đối thủ có phương tiện dồi dào hơn hẳn.

Còn hiện nay - khi lý tưởng cộng sản đã lố bịch - trong hàng triệu đảng viên của đảng, có đảng viên nào dám hy sinh một ngón tay cho đảng ? Đảng cộng sản hiện nay chỉ là một tập đoàn mà người ta vẫn gọi là một đảng vì khối đảng viên vẫn ràng buộc nhau bởi quyền lực và quyền lợi. Nhưng quyền lực và quyền lợi không bao giờ tạo ra sự gắn kết thực sự, nó chỉ tạo ra chia rẽ, tranh đoạt. Những đấu đá, mạt sát nhau thậm tệ của đám chóp bu được phơi bày trên internet là minh chứng rõ ràng.

Nếu hiểu như vậy thì trí thức Việt nam sẽ thấy, đảng cộng sản hiện nay không những không mạnh mà thực ra: nó không còn gì. Họ sẽ biết mình phải làm gì để đưa đất nước ra khỏi bế tắc, thay vì chỉ biết biện luận loanh quanh, mỗi trí thức sẽ hiểu phải chọn cho mình một tổ chức để tham gia hoặc ủng hộ một cách công khai và mạnh mẽ.

Kể từ ngày lập quốc, đặc biệt trong khoảng hai trăm năm trở lại đây, đất nước chúng ta đã có những thay đổi khốc liệt. Nhưng thứ ít thay đổi nhất có lẽ là tâm lý của thành phần mà ngày trước gọi là kẻ sĩ, nay được gọi là trí thức. Họ vẫn là những kẻ vong thân vị kỷ, vẫn tuyên bố một cách không xấu hổ :

Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả

Tội gì mà thức một mình ta

Hay như Tú Xương ngày trước :

Ngủ quách sự đời thây kẻ thức

Bên chùa thằng trọc đã hồi chuông…

Hoặc biết giới cầm quyền cho ăn bánh vẽ cũng giả vờ nhai như Chế Lan Viên :

Tôi vô thần nên tôi chẳng tin

Nhưng bảo khấn thì tôi khấn…

Nguyễn Duy cũng từng nói một cách mỉa mai về niềm tin đối với chủ nghĩa Mác – Lênin rằng, khi không được làm công cụ của giai cấp thống trị, thì cũng chỉ là kẻ cam chịu sự vô lý của bạo quyền, hoặc tự tách mình ra ngoài lề mọi biến chuyển của đất nước… Quả là sự phá sản của trí tuệ và phẩm giá.

Suy cho cùng, những lý lẽ cho rằng chưa thể thực hiện dân chủ vì dân trí chưa cao, vì điều kiện văn hóa, kinh tế…chưa cho phép chỉ là những biện luận lúng túng của một chế độ độc tài đã mạt vận – không còn dám bác bỏ dân chủ - nó chỉ là thể hiện sự bất lực của trí tuệ. Người trí thức cần phải có thái độ độc lập vì đó là thuộc tính của trí thức. Ông tổ của chủ nghĩa cộng sản từng phán rằng : "Những tư tưởng thống trị thời đại bao giờ cũng là tư tưởng của giai cấp thống trị". Trí thức Việt Nam cần dõng dạc bác bỏ nó và mạnh mẽ tuyên bố : những tư tưởng của thời đại phải là tư tưởng của trí thức. 

Giang Hoàng

(8/11/2016)

Published in Quan điểm

Quá trình công an điều tra vụ án "tham ô tài sản" đối với Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm trong thương vụ mua bán cổ phần bất động sản, bị can Đặng Sỹ Hùng - nguyên Trưởng phòng Kinh tế Kế hoạch Cty cổ phần Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land) - đã bất ngờ tử vong.

Theo tài liệu cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã có quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Đặng Sỹ Hùng (SN 1975).

bican1

Bị can Đặng Sỹ Hùng bất ngờ tử vong - ảnh chụp năm 2011 (Ảnh : Công an nhân dân)

Để khắc phục hậu quả của vụ án mà các đối tượng đã chiếm đoạt 49 tỉ đồng (theo cáo buộc của cơ quan điều tra), cơ quan Cảnh sát điều tra xác định, bị can Đặng Sỹ Hùng sau khi chết không có tài sản riêng. Tuy nhiên, gia đình bị can Hùng đã nộp lại cơ quan Cảnh sát điều tra số tiền hơn 13 tỉ đồng.

Trở lại với vụ án "Tham ô tài sản" xảy ra tại PVP Land và Công ty cổ phần Minh Ngân mà cơ quan Cảnh sát điều tra đã đề nghị truy tố các bị can Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng) và các đồng phạm, cơ quan Cảnh sát điều tra cáo buộc trong thương vụ chuyển nhượng cổ phần tại dự án Nam Đàn Plaza với giá thấp hơn thực tế, các đối tượng chiếm đoạt số tiền 49 tỉ đồng.

Bị can Đặng Sỹ Hùng, nguyên Trưởng phòng Kinh tế Kế hoạch Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land), cùng các cổ đông Cty Xuyên Thái Bình Dương ký Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng cổ phần với giá 52 triệu đồng/m2 đất, sau đó Hùng đã cùng Nguyễn Ngọc Sinh, Tổng Giám đốc PVP Land, lập Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với giá 34 triệu đồng/m2 đất (chênh 18 triệu đồng/m2) rồi nhờ Thái Kiều Hương, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Vietsan tác động để Trịnh Xuân Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Cty PVC ; Đào Duy Phong, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVP Land chấp thuận cho chuyển nhượng cổ phần để chiếm đoạt tiền chênh lệch giá.

bican2

Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc tội "tham ô tài sản" và đang bị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội danh trên.

Cơ quan điều tra xác định, qua thương vụ chuyển nhượng cổ phần bất động sản này, các đối tượng đã chiếm đoạt 49 tỉ đồng. Trong đó, Hùng đã nhận 20 tỉ đồng của ông Lê Hoà Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng và Dịch vụ 1/5, Công ty cổ phần Minh Ngân.

Trong vụ án này, cơ quan điều tra xác định Đinh Mạnh Thắng đã nhận 5 tỉ đồng ; Trịnh Xuân Thanh nhận 14 tỉ đồng.

Khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án Lê Hòa Bình lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì ông Thắng đã trả lại cho Hương 5 tỉ đồng. Lúc này, Trịnh Xuân Thanh cũng trả lại 14 tỉ đồng để Thắng đưa cho Hương.

Theo cơ quan điều tra, việc Thanh hoàn trả 14 tỉ đồng diễn ra sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án. Do tội phạm đã hoàn thành nên PVP Land vẫn bị chiếm đoạt số tiền này. Hành vi của Đinh Mạnh Thắng, Trịnh Xuân Thanh đã phạm tội "tham ô tài sản", trong đó Thắng đóng vai trò giúp sức.

Ngoài Thanh, Thắng bị khởi tố về tội "tham ô tài sản" còn có 6 đồng phạm khác gồm : Nguyễn Ngọc Sinh, nguyên Tổng giám đốc PVP Land ; Đào Duy Phong, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVP Land ; Lê Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty 1/5 ; Nguyễn Thị Kim Thoa, cựu kế toán trưởng công ty 1/5 ; Huỳnh Nguyễn Quốc Duy, nghề môi giới ; Thái Kiều Hương, nguyên phó tổng giám đốc công ty VietSan.

bican3

Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng) cũng bị cáo buộc về tội tham ô tài sản với vai trò giúp sức.

Theo tài liệu cơ quan điều tra, điều bất ngờ trong bản lí lịch của Trịnh Xuân Thanh, bị can này từng có một tiền sự về tội "Vi phạm quy định về an toàn giao thông vận tải ; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác".

Năm 1987, Lê Hoà Bình cũng bị Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội phạt cảnh cáo về tội "Vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải". Bình bị bắt, tạm giam ngày 7/9/2010 đến ngày 11/11/2014. Hiện Bình đang được tại ngoại.

Hiện vụ án "Tham ô tài sản" xảy ra tại PVP Land và Công ty cổ phần Minh Ngân đã được cơ quan Cảnh sát điều tra hoàn tất và chuyển đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để tiến hành các bước tố tụng tiếp theo.

Tuấn Hợp

Published in Việt Nam

Một nhận xét khá phổ biến của nhiều người về tiến trình dân chủ của Việt Nam như sau : "Dân trí Việt Nam còn thấp, do đó, dân chủ không thích hợp với Việt Nam". Để phân tích sự đúng, sai của nhận định này, trước hết cần hiểu thế nào là "dân trí" ?

danchu1

Dân chủ mang lại niềm tin, sức sống và mở ra một chân trời mới

"Trí" chỉ khả năng nhận thức, ghi nhớ, suy đoán... thuộc trí tuệ gắn liền với mỗi người. Dân trí là khái niệm chỉ về trình độ nhận thức, mặt bằng văn hóa chung của cộng đồng, hoặc là trình độ học vấn trung bình của người dân. Hiểu một cách rộng hơn, dân trí cũng là sự hiểu biết và ý thức về quyền và trách nhiệm của người dân.

Vậy dân trí của Việt Nam cao hay thấp ? Hãy cùng xét qua vài chỉ tiêu quan trọng sau đây :

- Tính đến năm 2016, Việt Nam có 412 trường Đại học và Cao đẳng ; nghĩa là bình quân mỗi tỉnh, thành phố có khoảng 6,6 trường Đại học và Cao đẳng (1).

- Số giảng viên đại học là gần 92.000 người, trong đó có 4.155 giáo sư và phó giáo sư. Mỗi năm, có hơn 400.000 sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng. Cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng dân số 95 triệu dân, cao hơn cả các quốc gia phát triển (1).

- Chỉ số phát triển con người(Human Development Index - HDI) của Liên Hợp Quốc vào năm 2016, Việt Nam thuộc nhóm "Medium Human Development" (Phát triển trung bình), xếp hạng 115/188, cao hơn cả Ấn Độ, Myanmar và Phillipines (2).

Chỉ số phát triển con người(HDI) được đánh giá qua 3 tiêu chí :

1. Sức khỏe : đo bằng tuổi thọ trung bình ;

2. Tri thức : đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học ở các cấp giáo dục.

Chỉ số tri thức (giáo dục), được biểu hiện qua 2 chỉ số chi tiết : tổng số năm đi học được kỳ vọng và tổng số năm đi học trung bình của mỗi người dân. Cả 2 chỉ số này của Việt Nam đã tăng một cách đáng kể so với nhiều nước trên thế giới.

3. Mức thu nhập : đo bằng GDP bình quân đầu người.

Rõ ràng, nếu đánh giá dân trí của Việt Nam dựa trên trình độ học vấn, giáo dục và chỉ số phát triển con người  (Human Development Index), thì dân trí của Việt Nam ở trên mức trung bình. Do đó, nhận định "dân trí Việt Nam còn thấp nên chế độ độc tài toàn trị là thích hợp" là một ngụy biện và nhận định sai lầm. 

Cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam cần một nhà độc tài kiểu Park Chung-hee hay Lý Quang Diệu, bởi nhờ sự độc tài của họ mà Hàn Quốc và Singapore đã có thịnh vượn. Trong thực tế, "không thể có những chế độ độc tài sáng suốt bởi vì nền tảng của mọi chế độ độc tài là sự kiêu căng bệnh hoạn của một người hay một nhóm người tự nghĩ rằng họ đủ thông minh để suy nghĩ thay cho cả một dân tộc". Vì thế, một lần nữa phải khẳng định rằng, nhận định này là một ngụy biện, hoặc ít nhất cũng là sự ngộ nhận do thiếu hiểu biết.

Trong suốt hơn 5000 năm tồn tại, loài người đã sống và trải nghiệm mặt tốt và xấu của ít nhất 5 thể chế chính trị, hàng chục triệu người đã phải đổ máu… để có kết luận rằng dân chủ không phải là một thể chế chính trị tuyệt hảo, nhưng là một giải pháp chính trị ít tệ hại nhất. Dân chủ không phải là một phép màu kì diệu mang đến sự giàu có ngay lập tức, nhưng "dân chủ là một phong cách sinh hoạt cho phép đặt các vấn đề một cách đúng đắn và chọn lựa những người có trách nhiệm" (3).

"In a democracy, there will be more complaints but less crisis, in a dictatorship more silence but much more suffering".

"Ở một chế độ dân chủ, sẽ có nhiều than phiền, chỉ trích, nhưng ít khủng hoảng ; Ở một chế độ độc tài, sẽ có nhiều sự thinh lặng, nhưng lại rất nhiều đau khổ".

Chính vì thế, cho rằng "dân chủ không thích hợp với Việt Nam vì dân trí thấp" là một sự ngụy biện và nhận định sai lầm, bởi dân chủ không phải là một hệ quả của sự vận động xã hội mà dân chủ là một quyền cơ bản nhất của con người. Một nền dân chủ thực sự sẽ là nền tảng vững chắc mang đến cho người dân những giá trị cơ bản : công lý, tự do và nhân quyền. Nếu nói rằng một đất nước phải có dân trí cao thì dân chủ mới hình thành và phát triển được, như vậy phải giải thích như thế nào khi đế quốc La Mã có một nền dân chủ hơn hẳn Ai Cập, là nước đã phát triển trước họ cả ngàn năm ? Vì thế, không nên ngụy biện hay viện cớ ý thức dân chủ của người Việt Nam còn kém, lòng người còn chia rẻ… để cho rằng dân chủ là một xa xỉ phẩm đối với Việt Nam. 

"Chúng ta phải bẻ gẫy lập luận cho rằng dân chủ sẽ đưa tới hỗn loạn. Chúng ta cần chứng minh rằng dân chủ là điều kiện căn bản để bảo đảm không có hỗn loạn, là phương thức sinh hoạt cho phép xã hội tiến hóa và đổi mới không ngừng trong trật tự".

"Chúng ta phải bẻ gẫy lập luận cho rằng xã hội phương Đông khác với xã hội phương Tây, và do đó không thể chấp nhận những giá trị của phương Tây như tự do cá nhân, dân chủ và nhân quyền. Tự do, dân chủ và nhân quyền là những giá trị phổ cập của cả loài người, không riêng gì của phương Tây. Các giá trị đó có mặt trong mọi nền văn minh, kể cả tại Việt Nam
" (3).

Đất nước và dân tộc Việt Nam đang bị đặt dưới ách cai trị độc tài toàn trị của chế độ cộng sản. Để duy trì ách độc tài, đảng cộng sản đã tận dụng chính sách ngu dân, mị dân trong khi nhân dân mới chính là sức mạnh và tiềm năng của một quốc gia. Do đó, sự lụn bại ở mọi góc cạnh của đất nước từ văn hóa, giáo dục, xã hội, môi trường đến dân trí, tình cảm, đạo đức… đều là hệ quả của chế độ độc tài toàn trị.

"Ách độc tài toàn trị và bị từ chối những quyền con người cơ bản, như quyền tự do ngôn luận, tự do kết hợp, tự do bầu cử và ứng cử, kể cả quyền sở hữu đất. Hàng triệu dân oan bị cướp đoạt đất sống lây lất trong uất hận. Đồng thời tài nguyên quý nhất của quốc gia là con người cũng bị xuống cấp một cách thê thảm. Sức khỏe của nhân dân suy nhược vì thiếu dinh dưỡng, thuốc men và chăm sóc. Các chứng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lan tràn một cách báo động mà không có biện pháp ngăn chặn. Thanh thiếu niên bỏ học hàng loạt. Trí tuệ dân tộc suy giảm nặng với sự xuống cấp bi đát của hệ thống giáo dục. Tệ nghiện hút, mại dâm, trộm cướp ngày càng gia tăng. Cuộc sống khó khan trong một xã hội băng hoại làm con người càng ngày càng rời xa các giá trị căn bản phải có của mọi quốc gia : đạo đức, lương thiện, thật thà, cần cù, kỷ luật, v.v. Dối trá, lừa đảo, thô lỗ trở thành thông thường trong quan hệ xã hội" (3).

Khai Sáng Kỉ Nguyên Thứ Hai - Chương 1 : Nhiệm Vụ Lịch Sử

Chế độ độc tài toàn trị đã khiến cho đất Mẹ Việt Nam ngày càng hoang tàn, đổ nát, và phần lớn con dân phải sống trong cơ cực. Bản chất của người Việt vốn cần cù, dễ tiếp thu, và chịu khó. Sự thành công của nhiều người Việt hải ngoại là một minh chứng về khả năng thích nghi và thông minh vốn có của người Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế đau buồn là, trong khi 3/4 dân tộc trên thế giới đã có dân chủ, thì chúng ta vẫn phải cam go yêu sách đòi dân chủ. Chính vì thế, ngụy biện đầy bịp bợm rằng "dân trí còn thấp nên dân chủ không thích hợp ở Việt Nam" cần phải bị lên án và loại bỏ. 

Dân chủ không phải là một "chiếc đũa thần kì" có thể ngay lập tức biến một nước nghèo khổ thành phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, dân Chủ và cụ thể là dân chủ đa nguyên, là một phương thức tổ chức xã hội hiệu quả nhất. Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia cường thịnh và tôn trọng nhân quyền nếu lấy dân chủ đa nguyên làm nền tảng, để rồi tổng động viên mọi trái tim, mọi khối óc và mọi bàn tay trong sự nghiệp xây dựng một Việt Nam thịnh vượng, sung túc và thanh bình. 

Có thể nói, mức độ dân chủ quyết định sự cường thịnh của một quốc gia. Dân chủ càng cao, người dân càng có nhiều cơ hội sống trong công bằng, bao dung, tự do và nhân quyền, đặc biệt là quyền phát huy ý kiến và sáng kiến.

"Bài học lớn nhất của lịch sử thế giới là một dân tộc muốn vươn lên chỉ cần ba yếu tố : một xã hội tự do, những con người cần mẫn và đồng thuận dân tộc. Chúng ta là một dân tộc cần mẫn đã có đồng thuận dân tộc và sắp có tự do. Chúng ta sẽ vươn lên. Chúng ta có quyền lạc quan trong cuộc hành trình về tương lai" (3).

Sẽ không có một giải pháp nào tốt đẹp hơn cho dân tộc Việt Nam nếu chế độ độc tài cộng sản còn tồn tại. Chỉ có loại bỏ chế độ độc tài cộng sản bất nhân và hung bạo để chào đón dân chủ đa nguyên, dân tộc Việt Nam mới có cơ hội tiếp cận thật sự với tự do, công bằng và nhân quyền.

"Thử thách trước mặt chúng ta tuy rất lớn, nhưng hy vọng thôi thúc chúng ta còn lớn hơn bởi vì cuộc chiến đấu này không chỉ xứng đáng và vinh quang mà còn tất thắng. Chúng ta được chuyên chở và thúc đẩy bởi cả một làn sóng dân chủ toàn cầu và bởi nguyện ước chung của một dân tộc đã dần dần hồi phục sau những thương tích. Chúng ta đang được tiếp viện của cả một thế hệ mới đã tự khai phóng và quyết tâm làm những con người tự do. Đằng sau những trở ngại là cả một tương lai rực sáng" (3).

Mai V. Pham

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

(30/06/2017)

Nguồn :

(1) http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/225000-cu-nhan-thac-si-that-nghiep-he-qua-cua-mo-truong-dai-hoc-o-at-20160531074206426.htm

(2) http://hdr.undp.org/en/composite/HDI

(3) https://www.thongluan-rdp.org/thdcdn/item/602-khai-sang-k-nguyen-th-hai

Published in Quan điểm