Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trước các tiên đoán về lĩnh vực bất động sản Việt Nam lâm nguy, sụp đổ, rồi sau đó lại phục hồi, thậm chí tăng mạnh, chúng ta hay nghĩ đó là chu kỳ có tính nóng lạnh của thị trường, hay vượt lên trên tất cả là niềm tin tuyệt đối vào năng lực lãnh đạo dành cho Đảng cộng sản Việt Nam, rằng vạn sự sẽ được bình ổn. Nhưng sự thật trần trụi hơn thế.

Bất động sản, nguồn thu nhập chính của Đảng và quan chức Đảng

‘Bất động sản’ là thuật ngữ pháp lý, có ý nghĩa cơ bản thống nhất ở các quốc gia, là tài sản bao gồm đất đai và tài sản không thể di dời trên đất như nhà, các công trình kiến trúc cố định, tài sản dưới lòng đất. Bất động sản được phân loại gồm: Bất động sản xây dựng, trong đó, nhà đất chiếm tỉ lệ cao nhất, bên cạnh cơ sở hạ tầng, kho bãi, trụ sở. Bất động sản không xây dựng như đất nông nghiệp, rừng và nhóm bất động sản đặc trưng như di tích, đền, chùa. Chúng ta có thể hiểu đại ý đó là “tài sản bất động”. Vì bất động, sản phẩm bất động sản không thể chuyên chở ra ngoại quốc, nên thị trường này mở ra cơ hội đầu tư bản địa, đặc biệt ở nhóm bất động sản xây dựng và phần nào là bất động sản nông nghiệp. Nhưng trước tiên, nó mở toang ra cơ hội cho Đảng cộng sản Việt Nam trong tăng trưởng kinh tế. Bất động sản là quyền năng thực sự từ ngày lãnh đạo Đảng biết tiêu tiền, có thể đánh dấu cột mộc đó từ nửa sau những năm 1990.

Ngành bất động sản và xây lắp có mối quan hệ như nước lên, thuyền lên.Thông thường ở các nước đang phát triển, mối quan hệ đó nằm trong logic của tăng trưởng kinh tế khi tốc độ đô thị hóa nhanh, giá trị bất động sản và tỉ trọng ngành xây lắp cũng tăng nhanh. Trong các chế độ độc tài, bất động sản và xây lắp càng gắn bó mật thiết vì xây dựng chủ yếu phục vụ cho điều tiết giá bất động sản, và vì quyền điều tiết ngân sách cũng theo nhiệm kỳ, nên ngân sách eo hẹp sẽ ưu tiên phân bổ cho xây lắp để bất động sản hưởng lợi. Xây lắp là công cụ quan trọng để triển khai ngành bất động sản.

Chìa khoá vàng để Đảng cộng sản gia cố chính danh trong cầm quyền hiện ra nhờ hai ngành đấy. Đảng hân hoan với sự tăng trưởng khi dành ưu tiên tuyệt đối cho phát triển bất động sản. Xin nhắc lại tuyệt đối chứ không phải tương đối. Họ có người đàn anh Trung Quốc chống lưng từ thể chế, mô hình tăng trưởng lẫn sẵn lòng cho vay. Việt Nam cũng nghèo và ngành bất động sản đóng vai trò quá lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Nó kéo theo ngành xây lắp, sắt thép, bê tông, vật liệu xây dựng, vận tải, phụ trợ...Dòng tiền sẽ luân chuyển trong xã hội với lượng lớn tạo ra tăng trưởng các ngành khác.

dcs3>

Việc dành quá nhiều ưu đãi cho lĩnh vực bất động sản thay vì cho thương mại - sản xuất là một sai lầm của Đảng cộng sản.

Đảng cộng sản có lí khi ưu tiên ngành bất động sản. Việt Nam phải tái tạo nền tảng hạ tầng sau nội chiến 1945 - 1975. Giao thông và bất động sản công nghiệp, văn phòng, nhà ở là những điều kiện tối thiểu để phát triển. Họ không sai, nhưng chưa kịp hiểu và rồi không còn muốn hiểu các quy luật phát triển. Bất động sản trở thành chất gây nghiện của tất cả các cấp lãnh đạo Đảng, từ thấp tới cao: Họ cần thành tích tăng trưởng và tham nhũng. Và họ tuyệt đối hóa quyền lực của mình trong chính sách đất đai bằng Hiến pháp và Luật đất đai. Dù câu chữ có thay đổi thế nào thì nội dung vẫn luôn nhất quán: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nghĩa là các cá nhân và công ty không có quyền sở hữu đất mà chỉ được giao quyền sử dụng đất và được quyền chuyển nhượng quyền đó, với đất nông nghiệp thì được giao sử dụng có thời hạn.

Với động lực tăng trưởng đi kèm tham nhũng, Đảng toàn quyền thu hồi đất đai của người dân khi hết thời hạn hoặc thu hồi khi vẫn còn hạn, để bán cho nhà đầu tư khác hay quy hoạch hạ tầng, thường cũng nhằm mục đích bán giá cao hơn, rồi đến bù cho dân theo khung giá nhà nước vốn thấp hơn giá thị trường nhiều, thậm chí không cần đền bù nếu sử dụng sai quy định. Mà quy định cũng do Đảng đặt. Bất động sản là nguồn thu ngân sách đáng kể, nhưng nguồn thu vào túi riêng các quan chức còn đáng kể hơn. Các thảm kịch dân oan cũng xuất phát từ đấy và một tầng lớp siêu giàu ăn theo chính sách bất động sản cũng đã hình thành.

Sụp đổ

Gần 30 năm thăng trầm, không ngành nào gắn bó mật thiết với Đảng cộng sản hơn bất động sản. Họ sống chủ yếu nhờ đất đai. Nhưng chính sách đất đai đã góp phần giết chết họ, sinh nghề tử nghiệp. Họ khai thác quá mức ngành xây lắp mà không ý thức được, bất động sản và xây lắp là “kho báu” để dành khi cần kích thích tăng trưởng kinh tế - xã hội. Đảng cộng sản ngược lại đã vắt kiệt nguồn lực quốc gia cho hai ngành đấy, bằng mọi giá và trong bất kỳ nhiệm kỳ nào. Để tăng trưởng nhanh theo “nghị quyết” và tăng tham nhũng, trục lợi thì giá bất động sản phải liên tục tăng cao hơn lãi suất trung bình các ngân hàng thương mại. Các quan chức Đảng làm giàu bằng cách thông qua các sân sau: Đầu cơ, thổi giá, tung tin, ưu tiên tín dụng cho địa phương có lãnh đạo đương chức...Trên hết, đó là đầu cơ chính sách với đặc quyền phân bổ ngân sách để quy hoạch giải phóng mặt bằng mà phục vụ lợi ích công thì ít, lợi ích tư thì nhiều. Đến nay thì giá bất động sản đang giảm dần.

Đảng cộng sản ước tính bất động sản đóng góp 11% GDP Việt Nam hiện tại. Thực tế có thể trên dưới 20% và thực tế hơn nữa là khi bất động sản và xây lắp lâm nguy, ảnh hưởng xấu của hai ngành này thường gấp đôi tỉ trọng của nó trong GDP vì kéo theo nhiều ngành nghề khác. Thông thường, tỉ lệ an toàn của ngành bất động sản trong đóng góp cho GDP dao động từ 10-15%, tương tự là xây lắp. Từ 2008, Trung Quốc đẩy con số đó lên xấp xỉ 30% và không dừng được nữa cho tới khi Covid-19.

chủ nghĩa cộng sản>

Ngay cả Trung Quốc còn không cứu nổi thị trường bất động sản của họ thì làm sao Đảng cộng sản Việt Nam làm được điều đó? Bất động sản có liên quan rất mật thiết với vận mệnh của đảng cộng sản Việt Nam lẫn Trung Quốc.

Trung Quốc đã không còn dấu được khủng hoảng với sự phá sản của các ngành đường sắt cao tốc, đóng tàu, bất động sản và xây lắp. Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ không che đậy được cuộc khủng hoảng trầm kha vì luôn làm theo Trung Quốc. Chúng ta hãy lí giải vì sao những dự báo thị trường bất động sản sắp sập trước kia, sau đó lại không đúng và lần này thì nó mới ứng nghiệm. Các lí do nêu ra dưới đây đều có quan hệ tác động lẫn nhau:

1. Đảng cộng sản đã mất sạch lí tưởng và hoàn toàn chia rẽ

Đây chắc chắn là lí do đầu tiên khiến “cái nghiệp” bất động sản báo ứng họ, khi cơn đốt lò điên cuồng của Đảng cộng sản hiện tại dựa trên nền tảng và “cảm hứng” những sai phạm trong ngành bất động sản là chính, trước khi lan ra tới mọi ngành nghề khác. Khi tham nhũng thông qua thị trường bất động sản đạt tới một “mức trần” nó để lại trong lòng xã hội sự chênh lệch quá lớn giữa giầu nghèo cùng với bất công. Tham nhũng cũng để lại trong lòng chế độ sự bất mãn cùng cực vì lớp trước đã trục lợi hết phần lớp sau. Hãy cảm nhận một số liệu được công bố công khai: GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay khoảng 4.100 USD/năm (2022), trong khi đó một mét vuông đất tại Hà Nội là 4.100 USD, ước tính 45 năm thì người lao động mới mua được một căn nhà! GDP đầu người Việt Nam thực tế chỉ khoảng 2.000-2.200 USD/năm.

Văn hóa cộng sản không có việc liên đới để xây dựng hay đỡ đần nhau và lãnh đạo Đảng tự đặt ra câu hỏi, giải cứu bất động sản là để giải cứu chế độ, giải cứu người tiền nhiệm hay giải cứu bản thân. Họ chắc chắn đã cướp đất, giao cho các công ty mà họ có quyền lợi, và “bảo lãnh” cả khoản vay ngân hàng. Nếu đoạt lại những gì của lớp trước, tiền lệ của công cuộc đốt lò chưa từng có của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tạo ra nề nếp tiêu diệt nhau bởi sai phạm, nhân danh chống tham nhũng. Không tham nhũng được thì làm người cộng sản để làm gì, ai sẽ đi đổ vỏ cho lớp người đi trước?

2. Khối nợ phi tài chính

Tức là khối nợ cộng dồn của các công ty, bao gồm cả công ty nhà nước và tư nhân (ngoại trừ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, bảo hiểm…nghĩa là các tổ chức hoạt động về nghiệp vụ tài chính, tiền tệ). Tổng khối nợ này là một thước đo quan trọng về sức khoẻ của nền kinh tế, tạm gọi là X. Ở các nước phát triển (Mỹ, Anh, Pháp, Đức…), ngưỡng an toàn là X<80% GDP, ở các nước phát triển trung bình (GDP xấp tỉ từ 11.000 tỉ USD-14.000 tỉ USD), X<65% GDP. Con số này ở Trung Quốc là 158,7% của GDP (Quý 2-2022, theo BIS - Ngân hàng thanh toán quốc tế). GDP Trung Quốc công khai xấp xỉ 17.7 ngàn tỉ USD, nhưng nhiều khả năng chỉ trên dưới 10 ngàn tỉ USD, nghĩa là dưới mức phát triển trung bình. Còn ước đoán số X của Trung Quốc có thể dao động từ 250% - 450% vì các chế độ chuyên chế chỉ đạo làm đẹp GDP theo “nhu cầu”. Chúng ta phải quan sát tình hình Trung Quốc, vì Đảng cộng sản Việt Nam luôn rập khuôn Trung Quốc.

Theo ước tính của người viết, X/GDP của Việt Nam (bao gồm doanh nghiệp bất động sản) sẽ nằm trong khoảng 80%-100%. GDP của Việt Nam công bố năm 2022 là 409 tỉ USD, và nợ công khoảng 157 tỉ USD, nhưng cũng như Trung Quốc, Đảng cộng sản điều chỉnh GDP để giảm tỉ lệ nợ công, trong khi thực tế, GDP Việt Nam chỉ khoảng 180-200 tỉ USD. Kịch bản phá sản các ngân hàng đã được chuẩn bị từ khoảng 6-7 năm trước, và nay, chúng ta sắp chứng kiến sự phá sản thật của các ngân hàng Việt Nam vì cho vay bất động sản.

Các lãnh đạo cộng sản chắc chắn đã cướp đất, giao cho các công ty mà họ có quyền lợi và “bảo lãnh” cả khoản vay ngân hàng và nhiều khả năng sẽ bảo lãnh cả các khoản vay nước ngoài, để phát triển thị trường thu lợi. Tỉ lệ nợ quá cao này không cho phép các doanh nghiệp tận dụng đòn bẩy tài chính ở thị trường vốn nước ngoài. Dù bất động sản không chiếm toàn bộ tỉ lệ nợ kể trên, nhưng ở Trung Quốc hay Việt Nam, khả năng cao là nó chiếm quá bán. Vay trong nước không được vì thị trường vốn Việt Nam đã hết hạn mức, nay sẽ bị siết chặt hơn. Các doanh nghiệp bất động sản đang đối mặt với việc mất khả năng trả nợ trái phiếu trong và ngoài nước và sẽ phá sản hàng loạt trong năm 2023.

3. Khủng hoảng chính trị

Tổng xuất - nhập khẩu của Việt Nam hiện là trên 250% GDP, có nghĩa chúng ta không thể hoạch định phát triển kinh tế lấy thị trường nội địa làm chủ đạo. Covid-19 tạo ra ảnh hưởng xấu trên toàn cầu, đặc biệt với một nước nghèo như Việt Nam, khi các nước bang giao xét lại chuỗi giá trị trong cung ứng, lập tức Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh khi tín dụng buộc phải san sẻ cho các ngành khác phục vụ xuất nhập khẩu.

Trên tất cả, cuộc chiến Nga - Ukraina đã thúc đẩy thế giới nâng cấp khái niệm liên minh dân chủ và thiết lập lại các hoạt động kinh tế với các thể chế đồng dạng. Việt Nam không thể đi vay của Trung Quốc vì đàn anh cũng gặp khó và co cụm, Việt Nam cũng không thể dựa vào Nga vì Nga không có tương lai và cũng không còn nhận được đầu tư từ thế giới để làm tiền đồn trên Biển Đông đối phó Trung Quốc. Thị trường bất động sản chao đảo ngay khi dòng tiền đầu tư không đổ về Việt Nam, kể cả kiều hối vì niềm tin vào chế độ đã không còn và môi trường đầu tư xuống cấp bi đát. Có thể dự báo, thị trường bất động sản sẽ có một cơn giãy giụa cuối cùng vì Đảng cộng sản vẫn còn cố một lần cuối sau khi đã ‘ổn định nhân sự’, như cách họ trấn an các cấp và nhà đầu tư. Họ còn ngoan cố chứng tỏ họ hy vọng có thể tự xoay sở, có lẽ là vì còn ông Trọng chủ trì. Nhưng được bao lâu nữa?

Năm 2023 sẽ chứng kiến hầu hết các đại gia khét tiếng nhất của ngành bất động sản Việt Nam dính vòng lao lý. Một bi kịch cho họ và cho chế độ khi chính Đảng cộng sản sẽ tự tay tiêu diệt những ‘doanh nhân ưu tú’ nhất mà họ có thể tạo ra. Cuộc hôn phối của triều đại Đảng cộng sản và thời đại tỉ phú bất động sản đã kết thúc.

Quốc Bảo

(20/2/2023)

Published in Quan điểm

Đại dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến khó lường. Mặc dù mùa hè nắng nóng nhưng coronavirus không hề biến mất mà vẫn lây lan mạnh trong các cộng đồng dân cư. Tính đến hôm nay đã có gần 11,5 triệu người bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới với hơn nửa triệu người tử vong. Mỹ vẫn đứng đầu với gần 3 triệu ca nhiễm và 130.000 người chết. Nhiều chuyên gia cảnh báo một làn sóng lây nhiễm thứ hai sẽ xuất hiện với hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều so với hồi đầu năm.

Thiệt hại mà Covid-19 gây ra cho thế giới là rất lớn và chưa dừng lại. Việt Nam là một nước may mắn vì đã khống chế được sự lây lan của Covid-19. Dù vậy những thiệt hại của nền kinh tế Việt Nam do Covid-19 gây ra là vô cùng lớn.

kinhtevn-1

Những thiệt hại của nền kinh tế Việt Nam do Covid-19 gây ra là vô cùng lớn.

Như chúng tôi đã phân tích trong các bài viết trước, kinh tế Việt Nam quá phụ thuộc vào ngoại thương (xuất nhập khẩu). Trong một nền kinh tế bình thường thì xuất nhập khẩu bằng 50% GDP là an toàn. Chỉ số đó của Việt Nam hiện nay là 200% - 250% của ngưỡng an toàn. (Xuất nhập khẩu Việt Nam trong năm 2019 là 517 tỉ USD trên GDP hơn 200 tỉ USD). Khi nền kinh tế phụ thuộc quá nặng vào bên ngoài như vậy thì Việt Nam phải gánh chịu những tai họa và rủi ro không do mình gây ra. Tai họa đó là Covid-19. Các kế hoạch và mục tiêu kinh tế của Việt Nam hoàn toàn bị đảo lộn.

Hoang tưởng là căn bệnh không thuốc chữa của Đảng cộng sản Việt Nam. Đúng là trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 thì Việt Nam có mọi triển vọng là một quốc gia phát triển mạnh nhất trong năm 2020. Lý do: Thế giới bắt đầu rút lui và tiến tới ngừng hợp tác với Trung Quốc vì Trung Quốc là một quốc gia độc tài, đồng nghĩa sẽ là một mối nguy cho hòa bình thế giới. Các công ty, nhà máy sẽ rút khỏi Trung Quốc và sẽ chuyển sang các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam. Sỡ dĩ thế giới ưu ái cho Việt Nam là vì muốn lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung Quốc.

CTL-0

Sự li dị giữa thế giới và Trung Quốc là dứt khoát và không thể đảo ngược.

Đảng cộng sản Việt Nam không hiểu điều đó và cũng có thể họ toan tính rằng thế giới sẽ còn phải đối đầu lâu dài với Trung Quốc nên sẽ o bế, chiều chuộng Việt Nam. Covid-19 làm thay đổi tất cả. Thế giới sẽ triệt thoái khỏi Trung Quốc nhanh hơn và Trung Quốc sẽ rơi vào khủng hoảng kinh tế sớm hơn. Đảng cộng sản Việt Nam tính không bằng trời tính, nên dù đã “xoay trục” sang Mỹ và các nước dân chủ nhưng vẫn không chịu thay đổi đất nước về hướng dân chủ, họ vẫn ngoan cố duy trì chế độ độc tài bằng cách tăng cường đàn áp, bắt bớ các tiếng nói bất đồng chính kiến, hậu quả là nền kinh tế Việt Nam sẽ sớm rơi vào suy thoái.

Tính đến cuối tháng 6/2020 đã có đến 7,8 triệu người lao động mất việc. 40 triệu người bị ảnh hưởng do Covid-19. 35.000 doanh nghiệp đã rút khỏi thị trường và 75% doanh nghiệp phải thu hẹp qui mô sản xuất trong quí 1 năm 2020. Trên 12 tỉnh thành tăng trưởng âm trong đó có Đà Nẵng, thủ phủ miền Trung. Một báo hiệu xấu, công ty PouYuen, chuyên gia công giày thể thao xuất khẩu ở thành phố Hồ Chí Minh có quy mô lên tới 62.000 công nhân đã cắt giảm 2.800 lao động và sẽ tiếp tục cho nghỉ việc khoảng 6.000 lao động từ ngày 1 tháng 7 đến hết ngày 31 tháng 7 năm 2020 do không còn việc làm.

kinhtevn-3

Công ty PouYuen đã cắt giảm 2.800 lao động và sẽ tiếp tục cho nghỉ việc khoảng 6.000 lao động…

Chính quyền Việt Nam đã bắt đầu nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề. Hôm 2/7/2020, Bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống suy thoái kinh tế sau đại dịch Covid-19. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: Nhiệm vụ phục hồi phát triển kinh tế cấp bách hơn bao giờ hết.

Liệu Đảng cộng sản Việt Nam có thay đổi được tình thế nguy nan của nền kinh tế Việt Nam hay không? Chúng tôi cho là không. Bản chất của các chế độ độc tài luôn mâu thuẫn với dân chủ. Sẽ không có chuyện vừa hợp tác và làm ăn với các nước dân chủ vừa có thể duy trì chế độ độc tài. Trung Quốc là một minh chứng. Thế giới đã thu được rất nhiều lợi ích trong việc hợp tác làm ăn với Trung Quốc nhưng cuộc tình “đồng sàng dị mộng” này cũng đến lúc phải kết thúc. Sự li dị lần này giữa các nước dân chủ với Trung Quốc là dứt khoát và không thể đảo ngược.

Cuộc thư hùng giữa phương Tây và Trung Quốc sẽ sớm chấm dứt với sự co cụm lại của Trung Quốc trước khi tan vỡ. Không có lý do gì để thế giới hợp tác chặt chẽ với một “tiểu Trung Quốc” là Việt Nam. Sự hứa hẹn và giúp đỡ của thế giới dành cho Việt Nam chỉ được thực hiện với một điều kiện là Việt Nam phải dân chủ hóa. Việt Nam phải khác Trung Quốc. Thế giới đã cho Việt Nam rất nhiều thời gian và cơ hội nhưng Đảng cộng sản Việt Nam đã không biết để nắm bắt lấy cơ hội ngàn năm có một đó. 27 công ty lớn của Mỹ đã chọn chuyển sang Indonesia thay vì Việt Nam là một báo hiệu xấu cho nền kinh tế Việt Nam.

Khi các công ty lớn của Mỹ và thế giới không đến Việt Nam thì các công ty từ Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam mang theo công nghệ lạc hậu và ô nhiễm môi trường. Hàng Trung Quốc sẽ bị đánh thuế cao khi vào Mỹ và EU nên họ sẽ tìm cách bắt tay với các doanh nghiệp Việt Nam để gian lận xuất xứ (hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam). Việc này sớm muộn cũng bại lộ và hàng hóa Việt Nam sẽ ảnh hưởng theo. Cuối năm 2019 Mỹ đã áp thuế 456% lên thép Việt Nam là một ví dụ.

Chúng ta đều biết sau 30 năm “đổi mới” kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi tích cực nhưng vẫn chỉ là bề nổi thay vì chiều sâu. Kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài (FDI). Các ngành nghề trong nước được ưu tiên là bất động sản, xây dựng, du lịch, nông nghiệp, thủy hải sản, may mặc, da giầy…đều là những ngành nghề cần nhiều lao động chân tay và không cần nhiều kỹ thuật cao. Lợi nhuận và thành quả của kinh tế Việt Nam vì vậy thấp và không bền vững. Mọi chuyện vẫn tốt đẹp cho đến khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Cuộc khủng hoảng này là vô cùng nghiêm trọng đối với thế giới, đặc biệt là các nước nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Việt Nam như Mỹ, Châu Âu (EU), Nhật…

Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên thế giới sẽ giảm mạnh vì khó khăn kinh tế và sự thay đổi về tâm lý. Người dân sẽ sống chậm lại thay vì mua sắm và chi tiêu tràn lan như trước Covid-19. Các ngành nghề về dịch vụ sẽ rất khốn đốn. Hàng chục nghìn lao động Việt Nam trên khắp thế giới bị mất việc và đang tìm cách trở về Việt Nam. Sẽ không có thuốc chữa cho nền kinh tế thế giới dù có bơm bao nhiêu tiền đi chăng nữa. Thế giới chỉ có thể hồi phục dần dần sau những cố gắng kiên trì trong nhiều năm. Sự kiện này sẽ khiến nhiều quốc gia thay đổi các dự định mang tầm quốc tế và khu vực. Ảnh hưởng mà Việt Nam bắt đầu thấy được là nguồn tài trợ ODA (Official Development Assistance: Tài trợ Phát triển Chính thức) từ các quốc gia giàu có dành cho những nước đang phát triển như Việt Nam đang giảm sút.

Việt Nam cho biết là 6 tháng đầu năm 2020 chỉ giải ngân được 30% vốn đầu tư công và 10% vốn ODA. Chính phủ đang thúc giục các tỉnh thành nhanh chóng giải ngân nếu không sẽ chuyển sang cho các tỉnh khác. Vì sao có chuyện lạ lùng đó? Bất cứ địa phương nào của Việt Nam cũng cần rất nhiều tiền để đầu tư phát triển kinh tế. Tuy nhiên tham nhũng khiến cho các dự án đầu tư công rất khó giải ngân vì hoa hồng (%) của dự án quá lớn, các địa phương không dám triển khai vì khi thanh tra sẽ không thể giải trình sự thất thoát vì phải “lại quả” cho người ký duyệt vay vốn. Khả năng bị “vào lò” rất cao, nhất là trước kỳ đại hội đảng. Luật pháp chồng chéo, mâu thuẫn giữa các bộ ngành cũng là một lý do khiến các dự án đầu tư công khó giải ngân. Với sự khó khăn về kinh tế của các nước cung cấp ODA (do Covid-19) thì việc giải ngân vốn ODA sẽ ngày càng khó vì họ giám sát chặt chẽ từ lúc phê duyệt dự án đến quá trình thi công.

kinhtevn-4

Việc dồn mọi nguồn lực cho bất động sản là một sai lầm và đang phải trả giá…

Để cứu nền kinh tế Việt Nam thì chính quyền phải hy sinh và chấp nhận sút giảm một số ngành nghề như bất động sản, du lịch…để dành nguồn lực cho các ngành nghề khác như sản xuất, thương mại. Tuy nhiên có thể thấy được là chính quyền không thể để ngành bất động sản đổ bể vì sẽ khiến cho nhiều ngân hàng phá sản theo. Việc dồn mọi nguồn lực và tài chính cho bất động sản đang phải trả giá. Dù muốn hay không thì bong bóng bất động sản cũng sẽ vỡ sau một thời gian, cuối năm nay là sẽ thấy rõ. Hầu hết những người đầu tư vào bất động sản là người có tiền, sau cơn chấn động vì Covid-19 họ sẽ sống chậm lại, bớt tham lam và ham muốn làm giàu để dành thời gian cho sức khỏe và bản thân. Bữa tiệc nào cũng đến lúc phải tàn.

Đảng cộng sản Việt Nam không thể thay đổi và lấy bất cứ một quyết định quan trọng nào vì họ không còn đồng thuận để làm bất cứ việc gì. Thế giới đã thất vọng khi Việt Nam “kiên quyết giữ vững chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa”. Việt Nam không thể nào hòa cùng dòng chảy của thời đại.

Một trật tự dân chủ mới đã hình thành với sự li dị dứt khoát giữa các nước dân chủ và độc tài. Việt Nam chỉ có thể thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và vươn lên nếu có dân chủ. Chỉ có một Việt Nam dân chủ mới có thể làm bạn với các nước dân chủ và hội nhập được với thế giới. Đảng cộng sản Việt Nam không muốn và cũng không có khả năng dân chủ hóa đất nước. Chế độ này phải thay đổi để đất nước có tương lai. Chỉ có một kết hợp mới, một lực lượng chính trị mới với một giải pháp mới…mới có thể cứu nguy cho đất nước.

Việt Hoàng

(07/07/2020)

Published in Quan điểm
mercredi, 18 mars 2020 13:00

Việt Nam chớ vội mừng

Tính đến ngày 18/3, trên thế giới đã có gần 200.000 người nhiễm Covid-19 và gần 8.000 người tử vong, trong đó nặng nhất là Trung Quốc với 3.200 người chết và sau đó là Ý với hơn 2.500 người tử vong. Hầu hết các nước trên thế giới đã đóng cửa biên giới trong đó có Mỹ, EU và cả Việt Nam.

Hậu quả mà dịch cúm Covid-19 để lại cho thế giới là vô cùng khủng khiếp mà chưa ai có thể hình dung ra được.

Hôm 09/03, giá dầu thô giảm xuống 34 USD một thùng, khiến đồng rúp của Nga mất giá mạnh, hiện tại xuống gần 80 RUB/1 USD. Với giá dầu này Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết là họ sẽ mất khoảng 3 tỉ USD trong năm 2020. Tuy nhiên giá dầu sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới, ngày 16/3 giá dầu thô Brent chỉ còn 30 USD/thùng.

voimung1

Giá dầu thô chỉ còn 30 USD/thùng trong phiên giao dịch hôm 16/3/2020

Tính từ ngày 14/2 đến 13/3/2020, chỉ số chứng khoán Mỹ Dow Jones đã mất trên 21%. Chỉ số chứng khoán VN-Index lao dốc mạnh, giảm 18,7%, từ 935 điểm xuống 761 điểm, mốc thấp nhất từ tháng 11/2017.

Sáng 16/3, giờ Mỹ, chỉ số Dow Jones đã mất hơn 10% trong khi chỉ số S&P 500 cũng giảm 10,6%, Nasdaq giảm 10,5%, theo Hãng tin AFP. Thị trường chứng khoán thế giới cũng giảm 8%, giá dầu giảm 10%, thậm chí giá vàng cũng bị ảnh hưởng. Nhưng việc bán tháo vẫn tiếp tục sau khi thị trường bị đình chỉ 15 phút, khiến Dow Jones mất gần 3.000 điểm hay 12,9%, tỷ lệ giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1987.

Mỹ lập tức hạ lãi suất xuống 0% và bơm thêm 1.000 tỉ USD vào thị trường. Theo các nhà phân tích và giới đầu tư thì họ không coi động thái của FED là hành động giải cứu mà là sự chuẩn bị cho tình huống có thể rất xấu sắp tới. "Họ đã tạo ra nỗi sợ, chứ không phải niềm tin", nhà phân tích Patrick O'Hare nhận định. Michael Hewson, Trưởng bộ phận phân tích thị trường tại công ty phân tích thị trường CMC, trụ sở tại Anh, đã mô tả động thái phối hợp lần này là vội vã tung hết mọi các quân bài ra "chỉ nhấn thêm sự nghiêm trọng của những cú sốc kinh tế sắp xảy ra".

voimung2

Chỉ số Dow Jones hôm 16/3 mất gần 3.000 điểm hay 12,9%, tỷ lệ giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1987.

Covid-19 là một cuộc khủng hoảng "vô tiền khoáng hậu" chưa từng xảy ra trên thế giới trong vài chục năm trở lại đây. Kinh tế thế giới sẽ suy thoái và khủng hoảng nghiêm trọng. Hạ lãi suất, bơm thêm tiền đều chỉ là những vũ khí đã cũ và hết thiêng. Không còn thuốc chữa cho cuộc khủng hoảng này. Thế giới sẽ phải xét lại một cách cơ bản và toàn diện về chủ nghĩa tân phóng khoáng, đề cao tự do và lợi nhuận tối đa. Phong trào toàn cầu hóa đã phá vỡ biên giới các quốc gia. Các công ty đa quốc không có tổ quốc mà chỉ biết đến lợi nhuận. Lòng tham của con người đã vượt quá giới hạn và đang đe dọa tương lai của loài người.

"Bàn tay vô hình" của Adam Smith chính là các giá trị đạo đức của Thiên chúa giáo đã bị chủ nghĩa phóng khoáng và internet công phá dữ dội. Cả thế giới quay cuồng theo đồng tiền, ngay cả đạo đức của giới chính trị gia nói chung và của các nguyên thủ quốc gia nói riêng cũng không còn được chú trọng, Donald Trump là một ví dụ. Việt Nam cũng vậy, ai kiếm được nhiều tiền là người đó giỏi còn mọi giá trị khác đều… không có giá trị.

Không ít người Việt Nam tự hào vì chính phủ đã chống dịch Covid-19 giỏi, cho đến giờ Việt Nam chỉ có gần 70 ca nhiễm và chưa có ai tử vong. Thậm chí nhiều người Việt Nam ở nước ngoài tìm cách quay về nước để được an toàn. Ông phó thủ tướng Vũ Đức Đam bỗng trở thành người hùng. Không ít người cho rằng các chế độ độc tài chống dịch giỏi hơn các nước dân chủ khi trung tâm của dịch cúm đã chuyển sang Châu Âu sau khi tàn phá thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

voimung3

Ý bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 do có nhiều công nhân Trung Quốc sang làm việc trong dự án Vành đai và Con đường.

Lý do Châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch cúm Covid-19 là vì Châu Âu có nhiều người già trong khi Trung Quốc rất ít người già. Sở dĩ Covid-19 hoành hành từ Ý và Iran là do hai nước này có nhiều công nhân Trung Quốc sang làm những công trình xây dựng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường. Rồi từ Ý dịch lan ra các nước Châu Âu khác vì không còn biên giới. Pháp bị nặng vì có nhiều du khách. Pháp là nước được du khách thăm viếng nhiều nhất thế giới.

Đúng là cho tới giờ, rất may là Việt Nam chưa bị thiệt hại về nhân mạng. Rất mong đây là sự thật và cầu mong cho chúng ta không bị thiệt hại hơn. Dù vậy, Việt Nam là một trong những nước bị thiệt hại lớn nhất trong dịch cúm Covid-19 này. Lý do như chúng tôi đã trình bày nhiều lần, Việt Nam có nền kinh tế quá phụ thuộc vào bên ngoài. Ví dụ, mỗi ngày Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc một lượng hàng trị giá 320 triệu USD, chủ yếu là nguyên vật liệu để gia công và xuất khẩu. Đồng thời mỗi ngày Việt Nam cũng xuất sang Trung Quốc một lượng hàng là nông hải sản trị giá 115 triệu USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là 500 tỉ USD với nền kinh tế có GDP hơn 200 tỉ USD. Như vậy ngoại thương Việt Nam lớn hơn ngưỡng an toàn cho phép (50% GDP) đến 5 lần. Kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào bên ngoài.

Dịch cúm Covid-19 là tai họa từ trên trời rơi xuống khiến cho cả thế giới khốn đốn và điều đó ảnh hưởng nặng nề đến Việt Nam. Ngành du lịch sẽ "chết lâm sàng" trong một thời gian dài kéo theo các ngành nghề phục vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng, quán xá… Lĩnh vực bất động sản sẽ đóng băng và tất cả những ai vay mượn tiền ngân hàng để đầu tư vào đất sẽ trả giá nặng. Đây là hậu quả của việc thả lỏng thị trường bất động sản của chính quyền Việt Nam. Gần như mọi nguồn lực của Việt Nam đều đổ vào đất, bất cứ ai có tiền đều sở hữu nhiều đất vì đây là lĩnh vực dễ kiếm tiền nhất và nhàn hạ nhất. Hưởng lợi nhiều nhất và phất lên nhanh nhất nhờ đất là các quan chức cộng sản và các đại gia đỏ, sân sau của các quan chức. Chúng tôi đã cảnh báo rất nhiều về việc này nhưng có lẽ không ai buồn nghe.

Hầu hết các tập đoàn kinh tế đình đám của Việt Nam đều kiếm tiền nhờ mảng bất động sản như khách sạn, resort, các khu nghĩ dưỡng, du dịch… Khi bất động sản rơi vào tình trạng đóng băng kéo dài thì khó khăn sẽ đè nặng lên họ và không phải ai cũng có thể vượt qua vì cuộc khủng hoảng Covid-19 kéo dài chưa biết bao giờ kết thúc và nếu kết thúc thì hậu quả của nó sẽ vô cùng lớn. Covid-19 sẽ thay đổi thế giới.

Các công ty, xí nghiệp Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi vào cảnh đóng cửa và công nhân sẽ thất nghiệp hàng loạt vì không còn nguyên vật liệu để sản xuất và sản xuất ra cũng không ai mua. Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân Việt Nam. Đã bắt đầu xảy ra hiện tượng người giàu… hết tiền tiêu vì bao nhiêu tài sản nằm hết trong bất động sản. Người nghèo và giai cấp công nhân - nông dân Việt Nam hầu như không có tiền của tích trữ nên làm đến đâu ăn đến đấy. Nếu phải nghỉ việc dài dài thì không biết họ xoay xở thế nào… Thế nên, chớ vội mừng và "tự hào" vì Việt Nam chưa có ai bị chết vì Covid-19. Tất cả chỉ mới là giai đoạn đầu. Khó khăn đang còn ở phía trước.

Chính quyền Việt Nam không có nhiều lựa chọn. Muốn không bị khủng hoảng kinh tế thì họ chỉ còn cách xoay trục thật nhanh sang các nước dân chủ vì đường nào Trung Quốc cũng đã lấy giải pháp rút lui và co cụm lại. Bất đồng giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước dân chủ là không thể giải quyết. Chỉ riêng việc gọi tên dịch cúm thế nào cho đúng cũng đã gây sóng gió cho quan hệ Mỹ-Trung khi Trung Quốc khăng khăng cho rằng Covid-19 không phải xuất phát từ… Trung Quốc.

Thảm họa này một lần nữa nhắc chúng ta rằng trái đất đã nhỏ lại và là mái nhà chung của cả nhân loại. Quốc gia phải được xét lại và quan niệm như một tình cảm, một không gian liên đới và một dự án tương lai chung. Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi coi quốc gia như một khu riêng biệt không chỉ thiển cận mà còn không khả thi nữa. Thế giới sẽ phải xét lại và đề cao sự liên đới giữa các quốc gia và sự liên đới giữa con người và con người. Covid-19 không phân biệt giàu nghèo, quan chức hay thường dân.

Rồi dịch cúm Covid-19 sẽ qua đi, mỗi người trong chúng ta sẽ phải nghĩ lại về bản thân, gia đình, sự nghiệp và tiền bạc. Cuộc đời còn nhiều cái để hy sinh và cống hiến chứ không chỉ có mỗi tiền bạc. Sự giàu có không phải là tất cả. Tất cả chúng ta, 95 triệu người Việt Nam đều liên đới và "ký sinh" vào nhau, cùng ràng buộc với nhau trong một số phận chung, một tương lai chung.

Thảm họa do Covid-19 gây ra sẽ qua đi nhưng nạn "virus đỏ" (lời nhà văn Phạm Đình Trọng) vẫn còn đó và nó mới là mối nguy lớn nhất cho dân tộc Việt Nam. Hãy nghĩ về điều đó và hãy lên tiếng ủng hộ cho một giải pháp chung cho cả dân tộc. Sự luồn lách để thành công dưới chế độ này chỉ là tạm bợ như những lâu đài xây trên cát.

Việt Hoàng

(18/3/2020)

Published in Quan điểm

Chứng khoán lao dốc, nước Ý bị cách ly, Trump tìm cách trấn an về virus (VOA, 10/03/2020)

Toàn bộ nước Ý b cách ly, th trường tài chính chao đo và tù nhân bạo lon là nhng gì đã xy ra hôm th Hai 9/3 cho thy dch virus corona đang lan rng trên toàn cu và tác đng trên mi lĩnh vc ca đi sng kinh tế và xã hi như thế nào, theo Reuters.

crisis1 - Copie

Ga tàu đi Rome vắng v sau khi chính ph Ý ra lnh cách ly khu vc phía bc Bologna vào ngày 8/3/2020.

Các thị trường chng khoán ln Châu Âu đã gim hơn 7%, các ch s ca Nht Bn gim hơn 5% và các th trường M gim hơn 7% sau khi Saudi Arabia bt đu cuc chiến giá du vi Nga, khiến cho các nhà đu tư vn đã lo ngi v dch virus corona nay phi tìm cách thoát thân.

Tại Ý, nơi có hình hình dch bùng phát ti t nht ti Châu Âu vi s ca nhim và t vong tăng vt, chính ph đã thc hin các bước quyết lit nht nhm ngăn chn dch bnh, nh hưởng đến khong 60 triu người dân ti đây. Nước này đã ra lnh cho tt c mi người trên khp c nước không được di chuyn ngoài nơi làm vic và trong trường hp khn cp, cm tt c các cuc t hp công cng và các s kin th thao b đình ch, bao gm c các trn đu bóng đá.

Số t vong khu vc Lombardy ca Milan đã tăng 25% trong một ngày, lên con s 333 người, trong khi s người chết trên toàn quc tăng thêm 97 người, lên tng cng 463 người, đng th 2 thế gii, ch sau Trung Quc. Khu vc Lombardy đã b cách ly, tt c các rp chiếu phim, nhà hát và bo tàng bị đóng ca và s gi hot đng ca các nhà hàng b hn chế.

n 9.000 người đã b nhim bnh Ý trong vòng chưa đy hai tun, trong tng s hơn 113.000 trên toàn cu ti hơn 100 quc gia. Gn 4.000 người đã chết trên khp thế gii, đi đa s Trung Quốc đi lc.

Kế hoch kinh tế ca M

Tại Hoa Kỳ, nơi đã ghi nhn hơn 600 trường hp nhim bnh và 26 ca t vong, chính quyn Trump hôm th Hai đã lên tiếng đm bo vi dân chúng v vic đi phó vi s bùng phát ca dch bnh, gia lúc th trường chng khoán sụt gim và các gii chc y tế hàng đu kêu gi mi người tránh đi du thuyn, đi máy bay và t tp đông người.

crisis2 - Copie

Tổng thng Donald Trump hp báo v kế hoch đi phó vi dch Covid-19 vào ngày 9/3/2020.

Trong lúc tiếp tc h gim mi đe da do chng virus ging như cúm gây ra, Tng thng Donald Trump cho biết ông s công b các bin pháp kinh tế vào ngày th Ba (10/3) và s tho lun v vic ct gim thuế tin lương vi Quc hi đ thúc đy nn kinh tế.

Ông Trump gần đây đã tiếp xúc vi hai thành viên ca Quc hi, bao gm mt người đã đi trên chiếc Air Force One và đang t cách ly vì nhng ngi v vic tiếp xúc vi virus.

Phó Tổng thng Michael Pence nói ông không biết ông Trump đã được xét nghim virus corona hay chưa.

Trên khắp thế gii, các chuyến bay đã b hy b, các cng đng và du thuyn b cô lp, các bui hòa nhc và hi ch thương mi b hoãn li. Trong khi mt s quc gia, chng hn như Trung Quc và Ý, đã chuyn sang các bin pháp quyết lit đ c gng trì hoãn s lây lan ca virus, thì các quc gia khác vn trong giai đon "ngăn chn", trong đó các trường hp riêng l vn có thể được theo dõi.

Vương quc Anh, vi 5 trường hp t vong trong s gn 300 trường hp nhim bnh được xác nhn, cho biết h s vn trong giai đon này cho đến hin ti, vn cho phép các cuc t hp đông người và các s kin th thao ln tiếp din, trong khi có sự chun b ln hơn đ chuyn sang giai đon "trì hoãn" khi cn thiết.

Tại quc gia láng ging Ireland, Th tướng Leo Varadkar, cho biết gói ngân sách tr giá 3 t euro (3,4 t USD) đ đi phó vi virus corona đã được chun thun.

Tại Tây Ban Nha, các trường hc đã b đóng ca trên khp khu vc Madrid và th ph Vitoria ca x Basque trong hai tun khi các trường hp nhim bnh lên đến 1.200 người trên toàn quc.

Thủ tướng Pedro Sanchez cho biết kế hoch kinh tế khn cp đã được chun b.

Saudi Arabia s pht nng

vùng Vnh, nơi hu hết các ca nhim đu xut phát t Iran, thì công vic trng tâm là kim soát biên gii.

crisis3 - Copie

Thánh địa Mecca được ty trùng. Saudi Arabia quy đnh pht nng du khách không tiết l thông tin v sc kho và chi tiết hành trình ca mình.

Saudi Arabia cho biết nhng người không tiết l thông tin v sc khe và chi tiết du lch khi nhp cnh s b pht lên ti mc 133.000 USD.

Iran, với 7.161 trường hp nhim bnh và 237 người chết, cho biết đang tm thi th khong 70.000 tù nhân ra vì virus corona.

Trung Quốc và Hàn Quc đu báo cáo có s chm li trong s ca nhim bnh mi.

Tại Trung Quc đi lc, khu vc bên ngoài tâm dch là tnh H Bc, không ghi nhn ca nhim virus corona mi nào trong ngày th Hai.

Hàn Quốc báo cáo 165 trường hp mi, đưa tng s ca bnh ti quc gia lên ti 7.478, trong khi s người chết tăng thêm 1 người, lên đến 51 người.

Với tc đ gia tăng các ca nhim mi mc thp nht trong 11 ngày, Tng thng Moon Jae-in nói Hàn Quc có th sm bước vào giai đon "n đnh".

crisis4 - Copie

Người thân ca các tù nhân đng đ vi cnh sát Ý bên ngoài nhà tù Rebibbia vào ngày 9/3/2020, sau khi nước này đưa ra quy đnh tm thi không cho thăm thân nhân vì s dch bnh lây lan.

Ý, giai đon đó dường như vn còn xa. Nhà chc trách cho biết 7 tù nhân đã chết khi các cuc bo lon lan rng trên hơn 25 nhà tù trên khp đt nước v các bin pháp áp đt nhm kim chế virus corona.

Cảnh sát và xe cu ha đã tp trung bên ngoài nhà tù chính th trn Modena phía bc, nơi xy ra v bo lc ti t nht.

Các nhân viên gác cửa Rome và Milan cho biết cnh sát đã đến cnh báo rng h có nguy cơ phi đóng ca nếu h đ khách hàng túm tm vi nhau.

"Chúng tôi cùng nhau đi vào quán cà phê nhưng được bo là phi đng cách xa nhau. Điu đó thc s kỳ quc bi vì chúng tôi là bạn bè", Reuters dn li Ilaria Frezza, mt sinh viên 21 tui, nói.

Nhưng quán bar mà sinh viên này đến, trên thc tế, gn như b b hoang, Reuters tường thut.

****************

Chỉ số Dow Jones giảm mức lịch sử sau cú sốc giá dầu (VOA, 09/03/2020)

Các chỉ s chính Ph Wall đã gim 7% và Dow Jones gim 2.000 đim, mc gim ln nht trong ngày t trước đến nay, trong phiên giao dch ngày th Hai (9/3) sau khi giá du gim 22%.

crisis5 - Copie

Màn hình hiển th ch s Dow Jones trên Sàn chng khoán New York vào ngày 24/2/2020.

Theo Reuters, giao dịch trên các sàn chng khoán M đã b ngng li ngay sau khi m ra vào th Hai, khi ch s S&P 500 gim 7%, gây ra vic t đng ngng giao dch trong 15 phút, k t sau cuc khng hong tài chính năm 2008-2009.

Động thái tăng sn lượng du đáng k ca Saudi Arabia sau khi tha thun ct gim ngun cung ca OPEC vi Nga b sp đ đã to ra nhng làn sóng mi trên th trường tài chính toàn cu, vn đang xáo trn vì tác đng ca s bùng phát dch virus corona.

Dầu thô ghi nhn mt ngày ti t nht trong gn ba thập niên, khiến các công ty du m Chevron và ExxonMobil gim hơn 9%. Ch s năng lượng SPNY gim 20,1%.

Vào lúc 9g54 sáng giờ min Đông Hoa Kỳ, ch s Dow Jones đã gim 1.791,85 đim, tương đương 6,93%, mc 24.072,93 ; và ch s S&P 500 gim 195,93 điểm, tương đương 6,59%, mc 2,776,44. Ch s Nasdaq gim 530,62 đim, tương đương 6,19%, mc 8.045,00.

Published in Quốc tế

Bây giờ thì không còn có thể nói về triển vọng ‘kinh tế Trung Quốc cất cánh’ được nữa, mà chỉ còn là vấn đề nền kinh tế nước này sẽ suy thoái hay khủng hoảng kinh tế mà thôi.

suythoai1

Rất nhiều thành phố 'ma' trong lòng Trung Quốc

Trong tháng 1 năm 2019, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc đã giảm mạnh nhất 3 năm.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI Caixin/Markit tháng 1 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc giảm còn 48,3, tệ nhất kể từ tháng 2/2016, từ mức 49,7 hồi tháng 12/2018. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp PMI Caixin/Markit giảm. Các nhà phân tích trước đó dự báo PMI Caixin/Markit tháng 1 là 49,5.

PMI là khảo sát các doanh nghiệp về môi trường kinh doanh. Số liệu này là một trong những thông tin đầu tiên giúp xác định tình hình kinh tế, thường được công bố hàng tháng. Nhà đầu tư đang theo dõi sát sao số liệu kinh tế Trung Quốc để xác định thiệt hại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ chưa kết thúc.

PMI trên 50 thể hiện sản xuất mở rộng và ngược lại.

Vào tháng 1 năm 2019, Michael Schuman viết trên Bloomberg Businessweek (bài " Forget the Trade War. China Is Already in Crisis ") đã gọi đây là một cuộc "khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc".Cuộc khủng hoảng này không chỉ đơn thuần là về tốc độ tăng trưởng hiện tại chậm lại. Tất cả các đèn cảnh báo cho thảm họa đã nhấp nháy màu đỏ : bong bóng nhà đất, công suất dư thừa trong các ngành công nghiệp từ thép đến sản xuất tấm pin mặt trời, và đáng lo ngại nhất là sự tích tụ nợ ở mức khổng lồ. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tổng số nợ so với sản lượng quốc gia đã tăng lên tới mức 253% vào giữa năm 2018, từ mức chỉ 140% một thập niên trước đó. Không nền kinh tế mới nổi nào kể từ những năm 1990 trải qua một quá trình tăng nợ quá mức như vậy mà lại thoát khỏi được một thảm họa tài chính. Trung Quốc sẽ phải thách thức lịch sử nếu muốn tránh được một thảm họa nợ nần.

Những khoảnh khắc Lehman có thể đáng sợ, nhưng chúng cũng mang tính thanh lọc, một cơ hội cho thị trường đào thải những thực thể yếu kém và tạo không gian cho các thực thể mới và tốt hơn. Bằng cách ngăn chặn điều đó xảy ra, Bắc Kinh lại đang cho phép những thứ cặn bã thối rữa thêm, có khả năng làm tăng chi phí dọn dẹp không thể tránh khỏi sau này.

Giải cứu hệ thống ngân hàng Trung Quốc có thể sẽ đòi hỏi phải có một Chương trình Cứu trợ Tài sản xấu khổng lồ. Chúng ta có thể hình dung sơ bộ chi phí sẽ lớn như thế nào nếu nhìn lại các cuộc khủng hoảng trong quá khứ. Chính phủ Hàn Quốc đã chi tương đương 31% GDP để cứu hệ thống tài chính của mình sau cuộc khủng hoảng năm 1997. Nếu sử dụng mức đó để tham khảo, chi phí Trung Quốc phải bỏ ra có thể đạt 3,8 nghìn tỷ đô la. Nó có thể còn cao hơn. Indonesia đã phải chi 57% tổng sản phẩm quốc nội cho việc tái cấu trúc sau khủng hoảng năm 1997.

Thực chất kinh tế Trung Quốc ra sao ?

Khách quan mà xét, Trung Quốc đã vượt qua được một thử thách rất lớn về kinh tế vào giai đoạn những năm 2012-2013. Từ năm 2011, người được giải Nobel kinh tế là Tiến sĩ Nouriel Roubini đã đưa ra dự báo rằng kinh tế Trung Quốc sẽ "hạ cánh cứng vào năm 2013". Tốc độ suy giảm GDP, nợ chính quyền địa phương và tình hình thiếu khả quan của các thị trường bất động sản và chứng khoán… là một số cơ sở cho nhận định bi quan như vậy của Rounini và cả một số tổ chức phân tích tài chính phương Tây. Tuy thế đến năm 2013, Trung Quốc lại bất ngờ vượt qua vực thẳm kinh tế và tài chính để sau đó nhịp độ tăng trưởng GDP có phần phục hồi. Cho tới gần đây, nền kinh tế quốc gia này vẫn có vẻ "ổn" và không bị quá nhiều dư luận nghi ngờ như trước đây.

Nhưng vẫn có một tử huyệt của nền tài chính Trung Quốc mà chính quyền nước này chưa bao giờ dám công bố : tổng nợ quốc gia vọt lên đến 237% GDP, tức đến 28 ngàn tỷ USD vào năm 2016 – theo phân tích của tờ Financial Times vào tháng Tư, 2016 – vượt xa tỷ lệ nợ của các nước đang phát triển khác. Tình trạng này có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính hoặc trì trệ kinh tế kéo dài ở Trung Quốc.

Tất nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn có thể tự an ủi rằng họ có một kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới – lên đến 4.000 tỷ USD vào năm 2016 và giảm xuống còn khoảng 3.000 tỷ USD vào năm 2018. Chỉ có điều, con số 3.000 USD – 4.000 tỷ USD này chỉ bằng 1/7 – 1/9 so với gánh nặng tổng nợ quốc gia 28 ngàn tỷ USD.

Vào đầu năm 2017, đã có những phản biện mới nhất về thực chất nền kinh tế Trung Quốc đến từ ông Gordon G. Chang, tác giả của cuốn sách "Sự sụp đổ sắp đến của Trung Quốc". Vị luật sư kiêm nhà bình luận người Mỹ này nhận định "kinh tế Trung Quốc sắp rơi tự do" trong một cuộc phỏng vấn mới đây với trang Đại Kỷ Nguyên, theo đó ông cho rằng Trung Quốc chỉ ổn định trên bề mặt trong năm 2017, nhưng tiềm ẩn bất ổn thực sự dưới bề mặt.

Hai thông tin đặc biệt mà ông Gordon G. Chang cho biết là : Trong năm 2015, luồng vốn chuyển ra nước ngoài là cao chưa từng thấy, từ 900 tỷ USD đến 1.000 tỷ USD ; và theo nguồn tin của ông, chỉ có 500 tỷ USD trong số 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối là còn có thể sử dụng được. Cũng theo ước tính của ông, Trung Quốc chỉ còn 1,5 nghìn tỷ USD tiền khả dụng để bảo vệ đồng CNY (nhân dân tệ)…

Có ít nhất một cơ sở cho nhận định về tiền khả dụng chỉ chiếm một nửa so với con số dự trữ ngoại hối mà chính quyền Trung Quốc công bố : vào năm 2011, chính một cục trưởng Thống kê của Trung Quốc, người sau đó đã về hưu, đã phải thừa nhận rằng nhiều thống kê của quốc gia này không phản ánh đúng sự thật. Cũng vào năm đó, con số nợ của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc được công bố chỉ khoảng 1.550 tỷ USD, nhưng đến năm 2014 thì Trung Quốc đã phải thừa nhận loại nợ này đã tăng gấp đôi, tức 3.000 tỷ USD. Còn đến tháng Mười năm 2018, tờ Financial Times công bố nợ của chính quyền địa phương đã lên đến 6.000 tỷ USD, chiếm tới 60% GDP của Trung Quốc.

Trong khi đó, vài nhà phân tích ở Hồng Kông cũng cho rằng GDP thực sự ở Trung Quốc không thể tăng đến 7% như báo cáo, mà chỉ khoảng 4-5% hàng năm.

Một trong những gam màu xám không thể che giấu chính là bức tranh về thị trường chứng khoán Trung Quốc. Từ năm 2015 đến nay, chỉ số chứng khoán Thượng Hải đã liên tiếp lao dốc và suy giảm, mất hơn 40% giá trị so với đỉnh cao nhất của nó vào năm 2015. Tuy nhiên, vấn đề chính yếu là mặc dù có nhiều thông tin cho biết Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đổ ra hơn 100 tỷ USD, hoặc gấp nhiều lần như thế để vực dậy chứng khoán nhưng lại khiến quỹ dự trữ ngoại hối nước này giảm từ 4.000 tỷ USD xuống còn 3.000 tỷ USD trùng với giai đoạn chứng khoán Thượng Hải giảm thê thảm, vẫn chẳng có dấu hiệu nào cho thấy biểu đồ các chỉ số chứng khoán Trung Quốc sẽ chứng minh được sức khỏe của nền kinh tế nước này là phục hồi và ổn định bằng cách hướng lên. Ngược lại là đằng khác, các nhà đầu tư chứng khoán lúc nào cũng như chực chờ để bán tháo cổ phiếu.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 12/02/2019

Published in Diễn đàn