Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tổng bí thư sốt ruột về "điểm nghẽn của điểm nghẽn"

Huỳnh Trần, RFA, 30/2024

Cải cách thể chế là cấp thiết nhưng nhạy cảm với chế độ, mặc dù trong bối cảnh như thế quyền tự do biểu đạt, các kiến nghị mang ‘tính xây dựng’ có ý nghĩa quan trọng

theche1

Tổng bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên khai mạc của Quốc hội ở Hà Nội hôm 21/10/2024 - Nhac Nguyen / AFP

Dưới chế độ Đảng cộng sản (Đảng) toàn trị những lời phát biểu của lãnh đạo tối cao có ý nghĩa định hướng, ‘kim chỉ nam’ cho các hoạt động của hệ thống chính trị cũng như toàn xã hội. Mới đây, truyền thông Nhà nước đồng loạt đưa tin rằng ông Tổng bí thư Tô Lâm ‘bày tỏ’ sự sốt ruột trước những "lãng phí" nói riêng và "cơ hội phát triển" của đất nước nói chung : "Tôi rất sốt ruột, không thể chậm trễ hơn được nữa, chờ là lỡ mất thời cơ…". Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát đi lời phát biểu của người đứng đầu Đảng trong buổi thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 ngày 26/10/2024. Ngày 20/10 ông Tô Lâm đã có bài viết "Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" [1] và ngày 21/10 đã có bài phát biểu dài tại phiên khai mạc Quốc hội [2]. Việc nhấn mạnh "thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn" trong các phát biểu trên chứng tỏ ông Tô Lâm "rất sốt ruột" với ‘thể chế’ và giới quan sát quan tâm liệu ông sẽ cải cách thế nào ? Hai lưu ý cho câu trả lời, một, đây là vấn đề ‘nhạy cảm’. Và, hai, quan điểm và giải pháp chính sách có thể đoán định.

 

Phần 1

Thể chế - vấn đề ‘nhạy cảm’

 

Đối với Việt Nam quyền biểu đạt về ‘thể chế’ có lằn ranh đỏ, là vấn đề ‘nhạy cảm’ với chế độ Đảng trị. Những người quan tâm tới hiện tình đất nước như giới học giả, nghiên cứu hay báo chí trong nước cũng ‘sốt ruột’ không kém. Họ bình luận rằng những lời phát biểu như vậy là "điều hiếm có trong lịch sử" [3] và mặc dù có "áp lực" cải cách nhưng cần "tháo bung ‘điểm nghẽn’ trước ‘thực tiễn nóng bỏng của đất nước’" [4]. Đúng vào dịp này, ngày 14/10/2024, giải Nobel kinh tế 2024 được trao cho được trao cho ba nhà kinh tế học, đó là Daron Acemoglu (Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ), Simon Johnson (Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ) và James Robinson (Đại học Chicago, Hoa Kỳ) vinh danh các nghiên cứu về các thiết chế xã hội và sự thịnh vượng của quốc gia. Họ xây dựng các mô hình lý thuyết kinh tế chi tiết, với trợ giúp của mô hình toán học, phân tích sâu sắc hơn về bản chất của tiến trình thay đổi thể chế, đã làm rõ hơn các điều kiện để các nhóm lợi ích chấp nhận thay đổi thể chế.

Giới bình luận chỉ ra rằng hơn 20 năm trước, GS. Robert Solow, chủ nhân Nobel kinh tế năm 1987 đã chỉ ra rằng các nền kinh tế không thể duy trì tăng trưởng cao trong dài hạn nếu chỉ dựa vào đầu tư tích lũy vốn, thay vào đó gia tăng năng suất mới là yếu tố quyết định. Khi đó, tiến bộ công nghệ chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định gia tăng năng suất. Sau đó Douglass North và Robert Fogel, đã nhận được giải Nobel Kinh năm 1993 vì công trình ứng dụng lý thuyết kinh tế vào lịch sử để cung cấp một hiểu biết mới về cách thức các xã hội phối hợp hành vi của con người (thể chế). Và nay, Nobel kinh tế 2024 nêu bật yếu tố thể chế có ý nghĩa ‘quyết định’ phát triển bền vững.

Có hai hình thức biểu đạt điển hình ở trong nước theo hai thái cực. Một là, giới học thuật trong môi trường học thuật giới hạn bày tỏ thái độ nhấn mạnh trên giác độ lý thuyết [5], hay ám chỉ chung chung về thực tế bị hạn chế nên việc kiến nghị vẫn né tránh ‘tính nhạy cảm’ của vấn đề thể chế, từ việc giới hạn rằng "cải cách thể chế vẫn phải tiếp tục hơn nữa,… nhưng (thể chế ở đây là luật chơi - rules of game, khác với chế độ - regime)" [6] đến việc rút ra bài học "Đối với Việt Nam, … hàm ý sự cần thiết phải tiếp tục nỗ lực chống tham nhũng, lãng phí và đảm bảo trách nhiệm giải trình kết quả trước nhân dân" [7] và v.v.

Hai là, ý kiến nhìn nhận khái niệm thể chế theo nghĩa rộng, ở đây bao gồm cả chế độ chính trị. Trong môi trường vắng tự do biểu đạt, một số ít các nhà hoạt động xã hội, dân chủ đã cố gắng lách ‘khe cửa hẹp’ về mạng xã hội như YouTube hay Facebook… bày tỏ chính kiến. Nổi bật trong số đó là bài viết "Kỷ nguyên mới phải là kỷ nguyên dân chủ cho Dân tộc Việt Nam vươn mình" [8]. Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A "dựa vào kinh nghiệm chuyển đổi dân chủ thành công của Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, đã "lý giải vì sao kỷ nguyên mới phải là kỷ nguyên dân chủ". Ông cho rằng Việt Nam đã hội tụ đủ nhiều yếu tố cho chuyển đổi dân chủ và khuyến nghị Đảng cần "Chủ động chuyển đổi dân chủ từ sức mạnh. Tức là Đảng cộng sản Việt Nam chủ động chuyển đổi dân chủ để giữ quyền lực của mình, để có thể trở thành một đảng dân chủ mạnh…".

Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A mong muốn ý kiến của ông "góp phần cho một cuộc thảo luận rộng hơn", nhưng điều này là không thể trong bối cảnh chế độ hiện hành. (Ông ấy đã ba lần nhận được giấy mời làm việc với cơ quan Công an sở tại nơi cư trú về phát biểu trên VOA) [9]. (Giới quan sát suy đoán liệu đây có là tín hiệu ‘cởi mở’ hơn nên ông Quang A ‘tạm thời’ chưa có "Giấy triệu tập" theo ‘quy trình’). Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã biểu đạt ôn hòa theo quyền hiến định và can đảm trước áp lực đe doạ từ chính quyền, nhưng rõ ràng cách tiếp cận như vậy là tới hạn "lằn ranh đỏ" của chế độ. Ngoài ra, chắc chắn ông hiểu chuyển đổi dân chủ dưới chế độ Đảng cộng sản toàn trị không đơn giản nhưng vẫn kiên trì ‘biểu đạt’ và hy vọng lúc nào đó giới lãnh đạo, nhà cầm quyền sẽ ‘nhận ra.’

Đã có một vài ‘comment’ về "tính thực tế" của bài viết của ông, trong đó có "Fan cứng" có ‘nik name’ là Sparrow Jack : "Tiến sĩ chỉ tham khảo các số liệu mà không xét bối cảnh lịch sử thì thật là thiếu sót quá. Việt Nam phải đến năm 95 mới thoát khỏi cấm vận của Mỹ. Trong suốt quá trình trước đấy Việt Nam luôn trong tình trạng chiến tranh còn các nước xung quanh được hưởng hòa bình và phát triển. Việt Nam chỉ thực sự phất lên từ 1995 đến nay mà thôi. À mà cũng không kém phần thần kỳ, chỉ trong vòng 30 năm, từ một nước nghèo nàn/lạc hậu/cô lập bậc nhất thế giới thì đến nay Việt Nam đã đứng trong các top nọ top kia của thế giới. Công lao đó phải được ghi nhận cho Đảng cộng sản - lực lượng duy nhất lãnh đạo Việt Nam. Điều đó cũng chứng tỏ Đảng cộng sản không chỉ giỏi đánh nhau mà còn giỏi cả làm kinh bang tế thế. Dân Việt Nam từ chỗ đói khát, dốt nát giờ cũng có của ăn của để và được hưởng nền giáo dục tử tế không kém quốc gia nào ở Đông Nam Á. Xét ra Dân chủ hay Không dân dủ thì dân được hưởng sung sướng đến thế là cùng. Ps : Bác Trọng đã có lần nói vỗ mặt phóng viên quốc tế "chả tiện nói ra, một số nước cứ nhận là dân chủ nhưng chắc gì đã dân chủ hơn chúng tôi..." [10].

Có thể Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A cũng ‘sốt ruột’ vì tình cảnh đất nước và mong muốn nó ‘tốt đẹp’ hơn, nhưng ông ấy đúng khi nhấn mạnh thể chế bào hàm cả nghĩa chế độ chính trị. Điều này được chính một trong ba khôi nguyên giải Nobel 2024 Daron Acemoglu xác nhận trong một cuộc phỏng vấn có liên quan đến cuốn sách "Vì sao các quốc gia thất bại". Cuộc phỏng vấn trực tiếp này được đặt tên : "Các thể chế bao trùm, dân chủ và các động lực chính của tăng trưởng kinh tế" [11]. Trong đó, trước tiên, vị giáo sư giải thích về thể chế bao trùm (Inclusive institution) "đều liên quan đến động cơ và cơ hội", nghĩa là "có một sân chơi bình đẳng, cơ hội bình đẳng cho nhiều thành phần trong xã hội," (thể chế kinh tế). Tiếp đến, ông diễn giải hai điều quan trọng. Thứ nhất, "các thể chế kinh tế được định hình bởi các thể chế chính trị và sự phân bổ quyền lực chính trị trong xã hội". Và trên thực tế, mối quan hệ này quyết định duy trì ‘tính bao trùm’. Thứ hai, việc thiết kế các thể chế là rất khó khăn, ngay cả trong trường hợp cụ thể hóa hiến pháp, vì "chúng là kết quả của các quá trình lịch sử, chúng là kết quả của sự tương tác giữa chính trị và chuẩn mực, và của những người tham gia vào chính trị theo nhiều cách khác nhau".

Daron Acemoglu cũng lưu ý "trạng thái dân chủ" và chuyển đổi dân chủ vì "vì dân chủ là điều kiện cần nhưng không đủ cho các hệ thống chính trị nuôi dưỡng loại giá trị và sự tham gia". Nền dân chủ tốt cho người nghèo… nhưng "có những người hưởng lợi từ sự suy yếu của nền dân chủ và trong số đó có những nhà lãnh đạo quyền lực với khuynh hướng độc đoán, và về cơ bản đó cũng là những gì đã xảy ra ở Trung Âu ‘chuyển đổi.’

Trên đây, là những hàm ý khái quát quan trọng gắn với chủ đề cải cách thể chế Đảng cộng sản toàn trị ở Việt Nam.

 

Phần 2

…nhưng cải cách thế nào ?

 

theche2

Chủ tịch Tô Lâm khi đợi tiếp Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga tại Hà Nội hôm 25/7/2024 - Luong Thai Linh/Pool Photo via AP

Giới nghiên cứu và quan sát chính trị đã và vẫn dành sự quan tâm đặc biệt đến chủ đề dân chủ ở các nước chủ nghĩa xã hội Đông Âu, từng thuộc mô hình cộng sản Liên Xô, chuyển đổi sang chế độ dân chủ kiểu phương Tây. Điều này cũng được quan tâm ở Việt Nam nhưng có những khác biệt quan trọng, kể từ khi có Đảng có chính sách đến nay… Trong bối cảnh "kỷ nguyên mới", như các nhà lãnh đạo Đảng nói, nhưng "vươn mình" thế nào ? Trong đó việc tập trung giải quyết thế chế là "điểm nghẽn của điểm nghẽn" là cấp bách để ‘vươn mình.’

Sau những ‘ồn ào’ khởi đầu của việc tiếp quản chức Tổng bí thư Đảng khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời giữa nhiệm kỳ 13, tân Tổng bí thư Tô Lâm đang đối diện với thực tế ‘phức tạp’ của sự vận hành của chế độ tập trung quyền lực cao độ với ý thức hệ cộng sản bám rễ lâu ngày trong xã hội. Bất chấp những tuyên bố mang tính tuyên truyền kiểu ‘mục đích thay cho phương tiện’, điều then chốt đã được giải mã : ông Tô Lâm vẫn duy trì ‘Đảng trị nhưng đổi mới phương thức lãnh đạo’ [12]. Ông đã trình bày khái quát những nội dung chủ yếu [13], đã nêu trong các văn kiện của Đảng trước đây, nhưng cụ thể hóa việc thực hiện thế nào được quan tâm. Điều này tuỳ thuộc vào vai trò và phong cách lãnh đạo người đứng đầu Đảng. Cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thường ‘chỉ đạo’ cần thận trọng, ‘vấn đề gì rõ, chín… mới đưa thành chính sách để thực hiện, nếu chưa thì thí điểm. Trong những tháng đầu cầm quyền, ông Tô Lâm tỏ ra quyết đoán, mạnh mẽ trong công tác nhân sự, củng cố quyền lực cũng như chương trình nghị sự, thúc đẩy tiến độ với nhiều hội nghị bất thường… Tuy nhiên, việc ‘chuyển giao’ chức Chủ tịch nước cho ông Lương Cường, Thường trực Ban bí thư từng là đại tướng quân đội, dấy lên đồn đoán về việc chia sẻ quyền lực giữa các phe phái, nghĩa là ông Tô Lâm có thể bắt đầu trực diện với nguyên tắc tập thể lãnh đạo với cơ chế "tứ trụ" thay vì "tam trụ", trong đó Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ và Chủ tịch quốc hội.

Tuy nhiên, tính chất của chế độ Đảng cộng sản toàn trị là luôn bảo vệ, duy trì quyền lực tập trung bởi nhóm nhỏ, độc đảng, đã quyết định các đặc điểm và cấu trúc hệ thống chính trị, trong đó cơ cấu "cộng hòa" cũng như "dân chủ" nhưng chỉ mang tính hình thức khi tất cả chịu sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng. Chẳng hạn, khác biệt với mô hình dân chủ hiện đại ở phương Tây, người dân không trực tiếp, độc lập tham gia chính trị, ba cơ quan nhà nước, chính phủ, quốc hội là do Đảng "phân nhiệm", chứ không độc lập, Mặt trận tổ quốc với hệ thống chân rết rộng khắp nhưng loại trừ hoặc kiểm soát nghiêm nghặt tổ chức xã hội dân sự, phi chính phủ và từng cá nhân.

Trong quá trình tồn tại, chế độ Đảng cộng sản toàn trị ứng phó linh hoạt, uyển chuyển, tinh vi trước tình hình với những biến động phức tạp. Hơn thế, nó ‘ổn định’, hơn hình thức toàn trị ban đầu là chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật vào nửa đầu thế kỷ 20, bởi ý thức hệ cộng sản và chính trị ký ức từ cách mạng giành độc lập dân tộc. Giới lãnh đạo chế độ luôn nỗ lực giành chủ quyền văn hóa và, thậm chí biến đổi hệ tư tưởng cộng sản thành hình thức tôn giáo thế tục. Xã hội đã không còn phân chia thành giai cấp công, nông, trí như nền tảng lý luận Mác – Lênin, mà ‘san phẳng’ thành các công dân, xóa nhòa gianh giới cai trị và bị trị, kẻ bóc lột ‘đổi tên’ thành người sử dụng lao động, loại trừ một số ‘bất tuân’, thậm chí thực hiện quyền biểu đạt ôn hòa cũng trở thành thế lực thù địch, phản động hay suy thoái đạo đức… Giá như George Orwell (1903-1950) còn sống, ông ấy sẽ có những tác phẩm nổi tiếng kế tiếp sau "Trại súc vật" (1945) và "Một chín tám tư" (1949) !

Thực tế cho thấy chế độ Đảng cộng sản toàn trị đã biến đổi trước nguy cơ sụp đổ. Đường lối Đổi mới, chứa đựng nội hàm "cải cách và mở cửa" tương tự như mô hình Trung Quốc sau Mao, là minh chứng, giữ nguyên chế độ độc đảng nhưng chuyển đổi sang thị trường đã tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh và kéo dài ‘kỳ diệu’. Tuy nhiên, các dấu hiệu bất ổn lớn dần bởi mâu thuẫn giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, diễn đạt kiểu ‘kinh viện’ là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, tích tụ thành nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng. Tiếc rằng cách tuyên truyền, vận dụng từ phương pháp duy vật biện chứng đang ‘nguỵ biện’ cho duy vật lịch sử theo năm giai đoạn phát triển. Giới lãnh đạo nói thế này : Thị trường được coi là sản phẩm của tiến hoá, không thuộc chủ nghĩa tư bản, vì vậy chủ nghĩa xã hội có thể sử dụng như một sách lược vì vậy cứ duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa mà không cần thay đổi ! Và họ ‘khước từ’ "đổi mới lần hai" như một số đề đề xuất, phủ nhận dân chủ hóa như một giải pháp tăng trưởng, chứ hy vọng gì về "kỷ nguyên chuyển đổi dân chủ" !

Tổng bí thư Tô Lâm đang đối mặt với thời kỳ "vàng son" đã bước vào giai đoạn thoái trào [14] trong đó tăng trưởng kinh tế nhanh gắn với tham nhũng mang tính hệ thống. Chống tham nhũng đồng nghĩa với giải giáp vũ khí quan chức sẽ phá vỡ các quan hệ làm ăn kinh tế khiến cho cả hệ thống rung động, sụt giảm kinh tế, rối loạn chính trị và huỷ hoại niềm tin vào lãnh đạo, chế độ. Kéo dài quá trình này có khả năng cao dẫn đến chế độ độc tài, hoặc cá nhân hoặc tập thể, công an trị hay một nhà nước cảnh sát, những biểu hiện ‘cực đoan’ của chế độ toàn trị trước khi chuyển hóa hoặc sụp đổ. Kiểu đổi mới phương thức lãnh đạo Đảng, chẳng hạn như "quy định cụ thể mối quan hệ và lề lối làm việc giữa Đảng với Nhà nước và các đoàn thể nhân dân ở các cấp, trước hết là ở Trung ương" hay "tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của Đảng… để lãnh đạo cơ quan nhà nước" cũng chỉ là biện pháp tình huống, những ‘miếng vá cho chiếc áo cũ’, đã từng được yêu cầu nhiều lần. Thậm chí, trong bối cảnh tha hóa quyền lực, suy thoái lãnh đạo Đảng kể cả việc ‘thay máu’ nhân sự bởi công an, quân đội cũng không là giải pháp căn cơ nếu không thay đổi quan điểm về cải cách thể chế, trước hết, thay đổi cách tiếp cận giải đáp các câu hỏi vì sao phải cải cách ? Cải cách cái gì và Cải cách như thế nào ? Qua các ‘tuyên bố’ của lãnh đạo luận ra : 1.Kỷ nguyên mới ; 2.Thể chế, Phương thức lãnh đạo Đảng ; 3. Đổi mới, vươn mình. Đó không phải là những câu trả lời thực chất cho ba câu hỏi ở trên.

Việt Nam không bị ‘oan’ khi bị quy là "nước Tàu thu nhỏ". Sự ảnh hưởng của nó mang tính ‘di truyền’ từ lịch sử ngàn năm đô hộ, đồng hóa. Liên quan đến chủ đề thể chế ở đây là cách thức tổ chức nhà nước đối với xã hội. Khổng Tử (khoảng 551 trước công nguyên – 479 trước công nguyên) Luận ngữ đã viết : "Các thường dân không tranh luận về các vấn đề của nhà nước". Ông đề xuất mô hình tổ chức xã hội chính trị điều đó không liên quan đến trách nhiệm giải trình hoặc đại diện. Hay thừa tướng nước Tần, Thương Ưởng (khoảng 390 trước công nguyên - 338 trước công nguyên) [15], đã nói về mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội : "Khi người dân yếu đuối, nhà nước mạnh mẽ, "do đó nhà nước cố gắng làm suy yếu người dân". Mô hình của ông về cách tổ chức xã hội chính trị là một nhà nước với xã hội được kiểm soát nghiêm ngặt. Cho đến ngày nay mô hình Trung Quốc mà Việt Nam không thể buông bỏ vẫn là mô hình nhà nước tập quyền cao với ý thức hệ cộng sản kiểm soát chặt chẽ xã hội.

Các nghiên cứu đã chỉ ra sự mất cân bằng mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước và quyền lực xã hội là căn nguyên phát triển không bền vững. Lịch sử điển hình có nhà Tần, hiện đại có mô hình Trung Quốc. Trong bối cảnh Đổi mới hay Cải cách và Mở cửa động lực thị trường đã làm thay đổi nền kinh tế, biến dạng chế độ tập quyền cùng ý thức hệ, và, giới lãnh đạo đang ‘níu kéo’ yếu tố công nghệ như cứu cánh kiểm soát xã hội, công dân. Tuy nhiên, các nhà khoa học chính trị cũng chỉ ra sự khó khăn cải cách thể chế, nhưng luôn có "Hành lang hẹp" [16], nơi sự cân bằng nêu trên có thể xuất hiện. Và đó là không gian, trong đó người dân được hưởng sự thịnh vượng và sự tự do. Đây là hàm ý quan trọng cho "tạo ra khác biệt về cải cách thể chế"

Đổi mới đã mở rộng ‘hành lang’ cho tự do kinh tế, nhưng đã cấp thiết tạo hành lang cho tự do chính trị song hành với tự do kinh tế, đó phải là mục đích của cải cách thể chế. Đó chính là câu trả lời cho câu hỏi nêu trong tiêu đề bài viết.

Huỳnh Trần

Nguồn : RFA, 29/10/2024

Tham khảo :

[1] https://xaydungdang.org.vn/van-kien-tu-lieu/bai-viet-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-phat-huy-tinh-dang-trong-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-21847 ;
[2] https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-tai-phien-khai-mac-ky-hop-thu-8-quoc-hoi-khoa-xv-119241021113227895.htm ;
[3] https://vietnamnet.vn/diem-nghen-the-che-va-ap-luc-cai-cach-2334875.html ;
[4] https://vietnamnet.vn/thao-bung-diem-nghen-truoc-thuc-tien-nong-bong-cua-dat-nuoc-2334505.html ;
[5] https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nobel-kinh-te-2024-bai-hoc-ve-the-che/ ;
[6] https://vietnamnet.vn/cai-cach-the-che-nhin-tu-cuon-sach-vi-sao-cac-quoc-gia-that-bai-2332685.html ;
[7] https://tuoitre.vn/nobel-kinh-te-2024-va-bai-hoc-ve-the-che-cho-viet-nam-20241015081612447.htm ;
[8] https://diendantheky.net/nguyen-quang-a-ky-nguyen-moi-phai-la-ky-nguyen-dan-chu-cho-dan-toc-viet-nam-vuon-minh/ ;
[9] https://www.youtube.com/watch?v=5JdFudCPDTo ;
[10] https://www.facebook.com/story.php/?story_fbid=931311842359639&id=100064424960281&_rdr ;
[11] https://www.youtube.com/watch?v=KLdnISYOUo4 ;
[12] https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/to-lam-new-era-but-what-new-10212024114348.html ;
[13] https://www.qdnd.vn/chinh-tri/cac-van-de/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-tiep-tuc-doi-moi-manh-me-phuong-thuc-lanh-dao-cam-quyen-cua-dang-yeu-cau-cap-bach-cua-giai-doan-cach-mang-moi-794653 ;
[14] https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/china-model-out-of-trend-lesson-for-vn-part-2-04162024113804.html ;
[15] https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%C6%A1ng_%C6%AF%E1%BB%9Fng
[16] https://thedocs.worldbank.org/en/doc/322521530018291063-0050022018/original/AcemogluKenotte2PPT.pdf.

***************************

Tổng bí thư Tô Lâm ‘sốt ruột’ vì Việt Nam ‘lò dò, lom dom’ ; nhiều người gợi ý dân chủ là chìa khóa

VOA, 30/10/2024

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm mới đây bày tỏ "sốt ruột" khi Việt Nam "đi lò dò, lom dom" so với tốc độ phát triển rất nhanh của thế giới và nêu ra Ireland là tấm gương để "học hỏi". Nhiều người bàn luận về phát biểu của ông và cho rằng cải cách chính trị, dân chủ hóa chính là chìa khóa, theo quan sát của VOA.

theche01

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại cuộc họp về dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030. Ảnh : Trí Dũng

Các báo trong nước gồm Dân Việt, Thanh Niên… đưa tin rằng ông Lâm nói hôm 26/10 trong một cuộc họp của Quốc hội rằng sau 40 năm đổi mới, đất nước đã có những thành tựu có thể gọi là "kỳ tích", "vĩ đại" nhưng nhìn ra thế giới lại thấy "sốt ruột" vì họ phát triển rất nhanh.

Ông Lâm, nhà lãnh đạo có thực quyền quyết sách cao nhất Việt Nam, nhấn mạnh một số vấn đề cản trợ sự phát triển của đất nước là nạn lãng phí ; các quy định, chính sách còn "vướng" ; và sự phối hợp kém giữa các cơ quan, các địa phương…

Ông nêu ra thực tế là hàng trăm, hàng nghìn dự án đầu tư công ở các địa phương được cấp cho doanh nghiệp "nhưng triển khai lại vướng, lại đứng chờ nhau", theo Dân Việt, Thanh Niên và các báo.

Dân Việt trích lời vị tổng bí thư đưa ra lời chất vấn "…quy định vướng cái nọ, vướng cái kia, vậy quy định đó do ai ? Do mình chứ do ai. Tại sao mình làm chính sách lại vướng chính mình ? … Sao có quy định để cuối cùng chính mình không làm được. Nhà nước không làm được, thì sao doanh nghiệp làm được ?"

Nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam chỉ đạo rằng "Khó đến đâu gỡ đến đó, nhìn từng cái mà gỡ… Phải có phối hợp chính sách, chính phủ vướng cái nào, phải trao đổi, thảo luận với Quốc hội và ngược lại, không thể đổ lỗi và cũng không thể chờ đợi nhau được", theo các trích dẫn trên Dân Việt và Thanh Niên.

Từ góc nhìn của mình, ông Lâm cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp trong nước chưa được tạo điều kiện thích hợp ; nguồn lực, sự sáng tạo, sức lao động chưa được tôn trọng. "Những điều này đặt ra cho chúng ta vấn đề suy nghĩ", ông nói.

"Tiềm năng đất nước phải tạo ra được của cải vật chất. Tôi hết sức sốt ruột, không thể chậm trễ hơn được. Nếu đứng chờ, thì lỡ hết cơ hội", vị tổng bí thư thúc giục.

Trong quan điểm của ông Lâm, cho dù đã có nhiều thành tựu rất to lớn song đất nước "còn nhiều khó khăn, thách thức và lo lắng" và ông đưa ra bức tranh toàn cảnh là "nhìn ra thế giới, họ phát triển vượt bậc !", Dân Việt, Thanh Niên và các báo tường thuật. Từ đó, ông lưu ý rằng đòi hỏi của thời cuộc đối với Việt Nam vẫn rất lớn.

Để cử tọa dễ hình dung, nhà lãnh đạo cao nhất quốc gia lấy Ireland làm dẫn chứng, đó là nơi ông mới tới thăm hồi đầu tháng 10. Ông nói rằng nước này từng thuộc diện nghèo nhưng hiện nay rất phát triển, thu nhập bình quân đứng thứ nhì thế giới, nhờ dựa vào công nghệ số, công nghệ sinh học...

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, Tổng sản lượng quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Ireland vào năm 2023 là gần 104.000 đô la, gấp gần 24 lần con số của Việt Nam trong cùng năm là gần 4.350 đô la.

"Phải nhìn vào những tấm gương để đi, nếu không vươn mình để đi, cứ lò dò, lom dom thế này nữa sẽ rất khó khăn. Và phải đi ra mới thấy thế giới như nào, chúng ta ở đâu", Tổng bí thư Tô Lâm đề nghị, và ông nhấn mạnh một lần nữa : "Chứng kiến tốc độ phát triển của thế giới, thấy rất sốt ruột. Họ đã rất tiến bộ", bản tin của Dân Việt viết.

Những phát biểu mới nhất của ông Lâm đã lan truyền và nhận được nhiều bình luận trên mạng xã hội, gồm các trang Facebook Truyền hình Quốc hội Việt Nam, Chân Trời Mới Media, hay trang cá nhân của chuyên gia tài chính Lâm Minh Chánh, nhà văn Trần Thanh Cảnh, nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài…

Một số người đánh giá cao việc tổng bí thư đương nhiệm nói ra 3 điều được xem là nhìn thẳng vào sự thật trong những tuần gần đây, đó là Việt Nam vẫn còn chậm chạp trong khi thế giới phát triển vượt bậc, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn, và con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới và nền văn minh nhân loại.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh chia sẻ suy nghĩ với VOA : "Tất cả những điều đó có chỉ dấu và cũng đem lại hy vọng là lãnh đạo đã nhận thức rõ vấn đề và muốn có cải cách. Vấn đề bây giờ là phải có chính sách và những hành động cụ thể tiếp theo các lời tuyên bố như vậy".

Một trong số các ý kiến trên trang Truyền hình Quốc hội Việt Nam viết rằng : "Ai cũng sốt ruột nhưng mãi vẫn không giải quyết được thể chế phù hợp với sự phát triển – một dự án mà mất 16 năm với 40 con dấu thì nền kinh tế không thể nào phát triển được".

Cũng trên trang này, một người khác đưa ra quan điểm : "Một xã hội thật sự công bằng, dân chủ, văn minh thì dân sẽ giàu và nước sẽ mạnh thôi, bác Tổng bí thư ạ".

Trên trang cá nhân của mình, nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài, từng bị bỏ tù vì đấu tranh cho các quyền tự do và dân chủ ở Việt Nam và hiện sinh sống ở Đức, cho rằng nhà lãnh đạo Việt Nam Tô Lâm "chưa nhận ra nền tảng cơ bản để nhân dân và chính phủ Ireland dựa vào để phát triển kinh tế là chế độ dân chủ đa đảng và có các nước EU, Mỹ… là đồng minh".

Chỉ ra hiện trạng thể chế nhà nước của Việt Nam, ông Đài bình luận : "Cho dù Tô Lâm có ‘sốt ruột’ hết phần đời còn lại cũng không giúp được gì cho người dân và đất nước nếu không dũng cảm xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp và thể chế chính trị độc đảng".

Hiến pháp Việt Nam, dù qua một số lần sửa đổi, luôn quy định trong Điều 4 rằng Đảng cộng sản Việt Nam "là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội".

Dẫn ra cuốn sách "Vì sao các quốc gia thất bại" của hai tác giả Acemoglu và Robinson mới đoạt giải Nobel Kinh tế năm nay, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống nói với VOA rằng thể chế chính trị là điều quyết định sự thành bại của các quốc gia.

"Thể chế chính trị mà không bao hàm, không dân chủ thì rồi kinh tế cũng khó phát triển lắm", ông Cống nói.

Vẫn vị phó giáo sư, tiến sĩ cho rằng những phát biểu của Tổng bí thư Tô Lâm chưa thể làm thay đổi được gì nhiều : "Phải có những cuộc cách mạng mạnh mẽ may ra mới cải tiến được. Việt Nam nói thì hay. Ông nào nói cũng hay, nhưng làm rất kém. Tại vì trước đây những người nào dám nói trái ý họ thì người ta vu oan giáo họa, bắt bỏ tù. Thành ra đổi mới cách mạng nhất là đổi mới chính trị, đổi mới thể chế".

Các tổ chức nhân quyền quốc tế ước tính Việt Nam giam giữ gần 190 người vì họ hoạt động cho các quyền chính trị, tự do, nhân quyền. Ngược lại, Việt Nam luôn nói rằng không có ai bị bỏ tù vì vấn đề chính trị, dân chủ, nhân quyền… mà chỉ có những người bị kết án vì vi phạm luật hình sự.

Chia sẻ quan điểm với VOA về con đường phát triển của Việt Nam, doanh nhân-nhà văn Trần Quốc Quân, người sinh sống và làm ăn cả ở Việt Nam và Ba Lan, cho rằng các chế độ dân chủ hay độc tài hay quân phiệt… là những phương tiện khác nhau để quản trị đất nước sao cho đạt được mục đích "dân giàu, nước mạnh".

"Phương tiện nào dẫn đến mục đích đấy nhanh nhất, hiệu quả nhất, thì tôi ủng hộ", ông Quân nói.

Nhưng ông cũng dẫn ra sự phát triển và chuyển đổi của Hàn Quốc để nhấn mạnh ý tiếp theo của ông rằng sau khi đạt được "dân giàu, nước mạnh", rốt cuộc để đi đến "xã hội công bằng, văn minh", đất nước phải có "nền dân chủ, pháp quyền". Theo ông Quân, các chuẩn mực về dân chủ đã tồn tại nhiều thế kỷ và các nước xây dựng nền văn minh đều hướng tới.

Ông nói thêm : "Mô hình là nhân dân làm chủ thật sự chứ không phải là làm chủ trên khẩu hiệu. Dân chủ được thực hiện bằng cách nào ? Bằng chính lá phiếu của mình. Dân mà thực hiện quyền lãnh đạo đất nước của mình bằng lá phiếu của mình thì rất cần một xã hội đa nguyên. Không thể nào mà một tập đoàn lãnh đạo độc quyền được".

VOA cố gắng liên lạc với Tổng bí thư Tô Lâm để tìm hiểu quan điểm của ông đối với những đề xuất về dân chủ hóa Việt Nam nhưng không kết nối được.

Nguồn : VOA, 30/10/2024

Additional Info

  • Author Huỳnh Trần, VOA tiếng Việt
Published in Bref 3

Ở Việt Nam, ‘thể chế’ là quái thú bất trị !

Trân Văn, VOA, 24/10/2024

Hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đồng thanh quy trách cho "thể chế" sau khi ông Tô Lâm – Tổng bí thư đương nhiệm tuyên bố : Thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn.

 quaithu1

 Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Đại học Columbia, New York, Mỹ, vào ngày 23/9/2024 : "Thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn".

Ở ngày đầu tiên trong Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa này, ông Tô Lâm nhận diện ba "điểm nghẽn" đang kiềm chế Việt Nam là "thể chế, hạ tầng và nhân lực", trong đó "thể chế" là "điểm nghẽn" lớn nhất, nan giải nhất [1].

Tuyên bố của ông Tô Lâm không những không mới mà còn khiến thiên hạ cảm thấy rất tệ ! Tô Lâm chỉ lặp lại điều mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam ra rả suốt từ 2011 đến giờ. Tháng 1/2011, tại Đại hội lần thứ 11 của Đảng cộng sản Việt Nam, các đại biểu tham dự đại hội này đã xác định "thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng là ba khâu đột phá chiến lược" [2].

Hãy bỏ ra vài phút dùng "thể chế" như từ khóa kèm với những "Nguyễn Phú Trọng", "Nguyễn Xuân Phúc", "Vương Đình Huệ", "Võ Văn Thưởng", để tìm kiếm trên Google ắt sẽ thấy, "thể chế" chẳng khác gì một loại quái thú vừa làm cho người Việt khốn khổ, vừa giúp tổ chức chính trị giành giữ quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam không những vô can mà còn có cơ hội sắm vai "hiệp sĩ" xả thân chống quái thú !

Xin nhìn qua một số kết quả từ Google : Tháng 1/2011, ông Nguyễn Phú Trọng xác định "phải xem đột phá về thể chế, cải cách các chế độ và thủ tục hành chính, chống phiền hà, sách nhiễu là khâu trọng yếu, bảo đảm phát huy đầy đủ, đúng đắn cơ chế thị trường, tạo xung lực mới cho phát triển nhanh và bền vững". Năm năm sau (2016) khi Ban Chấp hành trung ương đảng khóa 11 mãn nhiệm, tới lượt Ban Chấp hành trung ương đảng khóa 12 (2016 – 2021), rồi Ban Chấp hành trung ương đảng khóa này (2021 – 2026) nhận nhiệm vụ, đến giờ, "phát triển nhanh và bền vững" vẫn chỉ là mục tiêu chưa biết lúc nào có thể chạm tới, bởi "hoàn thiện thể chế" vẫn là nhiệm vụ lâu dài. Khởi xướng "đột phá về thể chế" lúc 67 tuổi, ra đi ở tuổi 80 nhưng ông Nguyễn Phú Trọng vẫn thúc thủ trước "thể chế", thành ra đồng đảng chỉ có thể ca ngợi "dấu ấn" của ông trong "công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế" [3].

Chẳng riêng ông Trọng, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng vật lộn với "thể chế" từ lúc còn là Thủ tướng cho tới khi trở thành Chủ tịch nước. Năm 2016 – năm năm sau khi Ban Chấp hành trung ương đảng khóa 11 xác định "thể chế" là một trong "ba đột phá chiến lược" – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu : Kiểm điểm xem Chính phủ còn nợ gì về thể chế [4]. Người đứng đầu bộ máy hành pháp tại Việt Nam, sau đó là người đứng đầu Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên tục sáng tạo ra đủ loại "thể chế" để thúc giục "đột phá", yêu cầu "đổi mới", đòi hỏi "hoàn thiện", kể cả "thể chế về rác thải nhựa" [5]. Năm 2018, khi tham dự đối thoại về chính sách do Diễn đàn Kinh tế Việt Nam tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu quan điểm của Daron Acemoglu và James A. Robinson trong "Tại sao các quốc gia thất bại" và nhấn mạnh, đó là vì "thể chế, thể chế và thể chế" [6].

Dường như "thể chế" dễ tạo "dấu ấn", dễ giương danh nên ông Phúc cũng tâm đắc với "thể chế" chẳng thua gì ông Trọng. Đầu năm 2020, ông Phúc nhận định : Nút thắt lớn nhất hạn chế sự phát triển là thể chế, nút thắt về tư duy [7], đến cuối năm ông chỉ đạo : Muốn hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân phải tập trung xây dựng thể chế pháp luật [8]. Những Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng, tất nhiên không thể đứng ngoài cuộc chiến công kích "thể chế" để vươn lên dẫn đầu công cuộc "đổi mới" và "hoàn thiện". Có thể tìm thấy trên Internet vô số những tuyên bố rổn ràng về "thể chế" của họ. Chẳng hạn : Thể chế, chính sách, nguồn lực là điểm nghẽn lớn trong phát triển văn hóa [9]. Hay : Sẽ hoàn thiện thể chế để cán bộ không thể tham nhũng [10]…

Về ngữ nghĩa, thể chế là hệ thống văn bản lập pháp và lập quy của một quốc gia, xác định phương thức tạo dựng, duy trì, điều chỉnh quan hệ giữa các tập thể bao gồm cả chính quyền với cá nhân. Thể chế ấn định cả quyền lợi lẫn nghĩa vụ cho tất cả các bên và tất nhiên không thể thiếu cách thức chế tài. Một trong những cách thức phổ biến để dân chúng chế tài chính quyền là sử dụng lá phiếu để bày tỏ ý chí, nguyện vọng của họ.

Tại sao ở Việt Nam, thể chế lại chẳng khác gì quái thú bất trị mà những cá nhân hữu trách không thể xác định từ đâu ra, vì lẽ gì mà có thể tác oai, tác quái và lợi hại đến như vậy ?

"Chiến lược" của Đảng cộng sản Việt Nam thế nào, năng lực của Đảng cộng sản Việt Nam ra sao mà sắp tròn 14 năm, "ba khâu đột phá" cùng trở thành ba "điểm nghẽn", thậm chí "thể chế" – khâu "đột phá" đầu tiên – còn trở thành "điểm nghẽn của điểm nghẽn" ?

Khi dõng dạc bảo rằng "thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn", ông Tô Lâm hoặc vô tình, hoặc cố ý đã phủ nhận toàn bộ cả "dấu ấn" lẫn "công trạng" của những người tiền nhiệm. Giống như các nhân vật tiền nhiệm, ông Tô Lâm chỉ tiếp tục thừa nhận sự tồn tại của quái thú, đổ sự bế tắc của quốc gia, sự lầm than của dân chúng lên đầu quái thú chứ không đề ra cách thức giải trừ !

 quaithu2

 Ba nhân vật lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam. Từ trái : Tân chủ tịch nước, Lương Cường, thủ tướng Phạm Minh Chính, tổng bí thư Tô Lâm.

Gần như ai cũng biết thể chế là phương thức tổ chức, quản trị, điều hành quốc gia dựa trên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Không phải tự nhiên mà thiên hạ xếp Việt Nam vào nhóm quốc gia theo thể chế độc đảng – Đảng cộng sản Việt Nam giành, giữ quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối về mọi mặt – và chính quyền Việt Nam thường xuyên bị cả ngoài lẫn trong chỉ trích vì độc đoán, khắc nghiệt.

Đó dường như là lý do 14 năm vừa qua, các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ra rả về chuyện phải "đột phá" để "đổi mới" và "hoàn thiện" "thể chế". Đáng lưu ý là những tuyên bố đôi khi nảy lửa về "thể chế", xem "thể chế" như "nút thắt" [11], hay "điểm nghẽn" [12], thậm chí "điểm nghẽn của điểm nghẽn" [13] đều thuộc loại bỏ gốc lấy ngọn để che mắt mọi người.

Chưa rõ do hiểu biết hạn chế hay cố tình gieo hy vọng nơi hàng trăm triệu người càng ngày càng bất bình vì đủ loại bất toàn ở hiện tại, không thấy lối thoát ở tương lai, những viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đã diễn giải "thể chế" chỉ như là các quy định liên quan đến kinh tế, xây dựng, Nhờ có Đảng cộng sản Việt Nam, đời mới có thêm những phát kiến kiểu như "thể chế về rác thải nhựa" [14].

Còn gì khôi hài hơn chuyện Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước vừa xác định "thể chế" là "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Đề nghị : Quốc hội phải đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động theo tinh thần nghị quyết của Ban Chấp hành trung ương đảng khóa này về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới nhưng ngay sau đó, nhờ báo đăng, dân chúng Việt Nam mới biết họ vừa có tân Chủ tịch nước.

Chẳng phải chỉ có thường dân, những người quan tâm đến hiện tình chính trị Việt Nam và các cơ quan truyền thông quốc tế luận bàn - tại sao ông Lương Cường, tân Chủ tịch nước lại tuyên thệ nhậm chức trong khi không thấy thông tin nào về việc Quốc hội sẽ và đã miễn nhiệm vai trò Chủ tịch nước của Tổng bí thư Tô Lâm (?), ngay cả phóng viên chuyên về chính trị của một trong những tờ báo hàng đầu ở Việt Nam cũng chỉ có thể phỏng đoán như vầy trên mạng xã hội : Theo các quy định của đảng, hiến pháp và pháp luật, chắc chắn Quốc hội đã tiến hành thủ tục miễn nhiệm chức Chủ tịch nước đối với đại tướng Tô Lâm. Đây là thủ tục bình thường theo các quy định hiện hành. Lẽ ra, cơ quan chịu trách nhiệm về truyền thông, thông tin của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải thông báo kịp thời để cử tri và nhân dân được biết [15].

Nếu ông Tô Lâm thực sự sốt ruột vì "thể chế" là "điểm nghẽn của điểm nghẽn" và muốn giải quyết vấn nạn này, nếu Ban chấp hành trung ương đảng khóa này thực tâm khi soạn và công bố Nghị quyết 27/NQ-TW hồi tháng 11/2022 nhằm yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền "tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới" thì làm gì có chuyện quái dị như vừa đề cập ?

"Thể chế" như đã biết và đang thấy tạo ra thực trạng, trong vòng 3 năm 9 tháng (1/2021 – 10/2024), Việt Nam có năm lần đổi Chủ tịch nước : Nguyễn Phú Trọng (miễn nhiệm 4/2021), Nguyễn Xuân Phúc (từ chức 1/2023), Võ Văn Thưởng (từ chức 3/2024), Tô Lâm (miễn nhiệm 10/2024), Lương Cường. Đó là thành quả hay hậu quả của "đột phá chiến lược", tháo gỡ "nút thắt", giải quyết "điểm nghẽn" nhắm vào "thể chế" ?

Nếu "đột phá chiến lược" vào "thể chế" thành công, sẽ có bao nhiêu người Việt muốn bỏ phiếu chọn ông Tô Lâm - Nhân vật phải chịu trách nhiệm về hoạt động và hiệu quả của lực lượng công an nhân dân – làm nguyên thủ quốc gia ?

- Nghi can trong vụ tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh năm 2017 và đến tháng 5 năm nay Slovakia mới có ý định đình chỉ điều tra bởi nghi can vừa trở thành Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [16] ? - Người chỉ đạo cuộc tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội năm 2020 ?

- Năm 2021 thì trở thành đề tài đàm tiếu trên hệ thống truyền thông quốc tế vì thưởng thức "bò dát vàng 24K" có giá từ 1.140 Mỹ kim đến 2.015 Mỹ kim khi đến "công tác" tại London [17] trong khi thu nhập bình quân của một người Việt chỉ khoảng 184 Mỹ kim/tháng [18] ?

Không có "thể chế" là "điểm nghẽn của điểm nghẽn", ông Tô Lâm có thể rũ bỏ trách nhiệm trong vụ Mobifone mua lại 95% cổ phần của Công ty Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) ? Trong thương vụ vừa đề cập, giá trị thực của AVG chỉ chừng 1.900 tỉ đồng nhưng nhiều bên, trong đó có Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an… cùng giúp sức để AVG nâng giá trị lên thành 8.900 tỉ.

Trong Kết luận thanh tra vụ Mobifone dùng công quỹ mua 95% cổ phần của AVG với giá cao hơn giá trị thực 7.000 tỉ, Thanh tra chính phủ xác định, việc Bộ Công an phát hành ba văn bản : "Công văn 4352/BCA-A81 ngày 08/12/2014, Công văn 418/BCA-TCAN ngày 9/3/2015, Công văn 2889/BCA-A61 ngày 21/12/2015 là không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định" [19]. Những công văn vừa kể đã mở đường cho Mobifone mua AVG với giá cao bởi Bộ Công an nhắc nhở "hạ tầng truyền dẫn phát sóng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị", nếu AVG muốn chuyển nhượng thì doanh nghiệp nhà nước phải nhận chứ không thể để nhà đầu tư ngoại quốc nắm những cổ phần này. Cả ba công văn của Bộ Công an mà Thanh tra chính phủ đề cập đều do Thượng tướng Tô Lâm ký và tự xếp chúng vào loại "Mật" hoặc "Tối mật" để không ai dám bình phẩm [20].

Đó cũng là lý do Thanh tra chính phủ kiến nghị : Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân thuộc Bộ Công an trong việc tham mưu ban hành ba văn bản tham gia ý kiến với Bộ Thông tin và truyền thông nêu tại điểm 6 Mục II. Tuy nhiên cuối cùng, chỉ có những Nguyễn Bắc Son (Ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng, cựu Bộ trưởng Thông tin và truyền thông) bị phạt tù chung thân, Trương Minh Tuấn (Ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông) bị phạt 14 năm tù, còn ông Tô lâm vẫn lừng lững bước tới để nâng mức độ phê phán "thể chế" từ "nút thắt", "điểm nghẽn" thành "điểm nghẽn của điểm nghẽn" và dẫn dắt hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam tiếp tục công cuộc "đột phá chiến lược" vào "thể chế" !

Ở Việt Nam, "thế chế" khác gì quái thú. Muốn trị ? Còn khuya ! Có ai lấy đá để tự ghè chân của mình ?

 Trân Văn

 Nguồn : VOA, 24/10/2024

 Chú thích

[1] https://www.sggp.org.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-the-che-la-diem-nghen-cua-diem-nghen-post764593.html
[2] https://xaydungdang.org.vn/co-so-dang/dai-hoi-dang-xi-voi-3-khau-dot-pha-3276
[3] https://baophapluat.vn/dau-an-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-trong-cong-tac-xay-dung-hoan-thien-the-che-post519751.html
[4] https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/Thu-tuong-Kiem-diem-xem-Chinh-phu-con-no-gi-ve-the-che-104246.html
[5] https://cebid.vn/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-can-co-the-che-voi-van-de-rac-thai-nhua/
[6] https://tuoitre.vn/tai-sao-cac-quoc-gia-that-bai-the-che-the-che-the-che-20180112080228529.htm
[7] https://vneconomy.vn/thu-tuong-nut-that-lon-nhat-han-che-su-phat-trien-la-the-che-nut-that-ve-tu-duy.htm
[8] https://baophapluat.vn/the-che-the-che-va-the-che-post372457.html
[9] https://baodautu.vn/ong-vo-van-thuong-the-che-chinh-sach-nguon-luc-la-diem-nghen-lon-trong-phat-trien-van-hoa-d180401.html
[10] https://dantri.com.vn/xa-hoi/ong-vo-van-thuong-se-hoan-thien-the-che-de-can-bo-khong-the-tham-nhung-20220627184628187.htm
[11] https://vneconomy.vn/thu-tuong-nut-that-lon-nhat-han-che-su-phat-trien-la-the-che-nut-that-ve-tu-duy.htm
[12] https://baodautu.vn/ong-vo-van-thuong-the-che-chinh-sach-nguon-luc-la-diem-nghen-lon-trong-phat-trien-van-hoa-d180401.html
[13] https://www.sggp.org.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-the-che-la-diem-nghen-cua-diem-nghen-post764593.html
[14] https://cebid.vn/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-can-co-the-che-voi-van-de-rac-thai-nhua/
[15] https://www.facebook.com/kien.sut/posts/pfbid02DhddZuauPbXuENrTrqSQJyv9gW63hN8rpBEYgCbHcKevESEXfnDodNxQvChQkBUDl
[16] https://spectator.sme.sk/c/23336677/vietnamese-president-charges-slovakia.html
[17] https://www.bbc.com/news/world-asia-59174383
[18] https://www.abc.net.au/news/2021-11-06/salt-bae-gold-leaf-steak-vietnam-security-minister-to-lam/100599898
[19] https://thanhtra.com.vn/thanh-tra/hoat-dong-nganh/Thanh-tra-Chinh-phu-cong-bo-ket-luan-thuong-vu-MobiFone-mua-AVG-131455.html
[20] https://baotiengdan.com/2022/12/27/su-nghiep-cua-hai-pho-thu-tuong-pham-binh-minh-va-vu-duc-dam-cham-dut-phan-2/

***********************

 Nói ‘thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn’, Tổng bí thư Tô Lâm nhắm đến cải cách điều gì ?

 VOA, 23/10/2024

 Nhà lãnh đạo cao nhất Việt Nam Tô Lâm tạo ra nhiều tranh luận khi phát biểu trước Quốc hội hôm 21/10 rằng "thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn". Theo hai chuyên gia kinh tế, cơ chế tập trung quyền lực không minh bạch của Việt Nam kìm hãm sự phát triển và hội nhập của đất nước, cần nhanh chóng thay đổi.

 quaithu3

 Tổng bí thư Tô Lâm (thứ hai, bên phải) chụp ảnh cùng các nhà lãnh đạo khác của Việt Nam hôm 21/10/2024 ở Hà Nội (AP Photo/Minh Hoang).

 Báo chí Việt Nam đưa tin rằng ở thời điểm ông Tô Lâm còn nắm cả hai chức vụ tổng bí thư và chủ tịch nước, ông nhấn mạnh trong bài diễn văn khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối cùng của năm 2024 rằng "cần thẳng thắn nhìn nhận, trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục".

 Tiếp đến, nhà lãnh đạo quyền lực nhất Việt Nam chỉ ra rằng "trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là ‘điểm nghẽn’ của ‘điểm nghẽn’", báo chí trong nước trích dẫn, thậm chí nêu bật trong tít bài trên một số trang tin.

 Theo quan sát của VOA, lời phát biểu kể trên của ông Tô Lâm cũng được nhiều người chia sẻ và bàn luận trên mạng xã hội, trong đó không ít người tỏ ý hy vọng về sự thay đổi theo hướng cởi mở, thông thoáng hơn ở Việt Nam dưới thời ông Tô Lâm giữ chức tổng bí thư, đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam nắm độc quyền lãnh đạo đất nước.

 Tuy đồng ý rằng nhà lãnh đạo Tô Lâm đã có những phát biểu mang tính cấp tiến trong thời gian gần đây, song Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh nói với VOA rằng công chúng cần xác định là vấn đề thể chế mà ông Tô Lâm vừa đề cập khác với điều mà họ trông đợi :

 "Điều ông ấy nói tôi nghĩ thiên về cách ban hành luật pháp hay cấu tạo của nhà nước. Còn thể chế mà chúng ta nghĩ là thể chế chính trị, tôi nghĩ ông ấy sẽ không bàn tới. Nhưng chỉ cần ông ấy đồng ý rằng ở Việt Nam, cách tổ chức, đặc biệt là cách đạt được quyền lực, nó đúng là điểm nghẽn của điểm nghẽn".

 Bà Ánh, chuyên gia về kinh tế và kinh doanh quốc tế đã nghỉ hưu, phân tích thêm :

 "Cách để con người đạt được quyền lực, kể cả trong chính trị, kinh doanh, v.v… thì khá nhiều điều không được minh bạch, làm ảnh hưởng nhiều đến sự sáng tạo của con người, do đó cũng cản trở sự phát triển của xã hội".

 Chuyên gia kinh tế-tài chính Bùi Kiến Thành nói với VOA rằng Tổng bí thư Tô Lâm đã không làm rõ nghĩa của từ "thể chế" mà ông ấy nêu trong diễn văn. Từ góc nhìn của mình, ông Thành nhận xét :

 "Thể chể có thể nói là quan trọng hạng nhất trong vấn đề Việt Nam phát triển. Việt Nam vẫn do đảng cộng sản quản lý từ trên xuống dưới, có đặc thù là tập trung quyền lực. Thể chế của Việt Nam ngày hôm nay vẫn là thể chế của một chế độ quyền lực tập trung, nếu không nói là một chế độ độc đoán, độc tài".

 Điều này làm cho Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi vừa đi theo chủ nghĩa xã hội vừa cố áp dụng các nguyên tắc của kinh tế thị trường, ông Thành chỉ ra và nói tiếp :

 "Có những vấn đề chưa giải quyết được nên nền kinh tế Việt Nam vẫn còn bị tắc nghẽn. Chủ nghĩa xã hội theo Marx-Lenin và chế độ dân chủ, văn minh có khoảng cách rất xa mà Việt Nam cần nhanh chóng xóa bỏ những cái gì cần xóa bỏ để Việt Nam thực sự hội nhập với các nước thật sự dân chủ và có nền kinh tế thị trường".

 Theo ông Thành, chưa cần bàn về chính trị, chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế, nhà nước cần giải phóng cho doanh nghiệp và người dân theo nguyên tắc tất cả những gì pháp luật không cấm, họ có quyền làm. Ông nói :

 "Phải hiện thực hóa nguyên tắc đó. Người ta đưa ra những quy định, chỉ thị, nghị định không phù hợp, làm kinh tế khó phát triển. Rồi thì vấn đề xin cho, sinh ra chi phí không chính thức, khó cho nền kinh tế. Đảng cộng sản và nhà cầm quyền phải nhanh chóng gỡ bỏ tất cả những gì làm cho nền kinh tế trì trệ".

 Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Anh chia sẻ suy nghĩ của bà :

 "Ở Việt Nam, chỉ làm những điều được phép. Nhà nước liệt kê ra các loại hình kinh doanh. Nhưng chúng ta biết luật pháp không đi kịp với thực tế, nếu nhà nước còn sót, chưa liệt kê cái gì, có nghĩa là không được làm. Điều đấy đã làm cho nhiều doanh nghiệp sáng tạo, nhất là doanh nghiệp về IT, phải bỏ sang Singapore để lập nghiệp. Cái tư duy này nếu có thể thay đổi được, nó sẽ là một điều tốt".

 Phát biểu khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm 21/10, ông Tô Lâm, nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, thúc giục "đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp" với đề nghị rằng "tư duy quản lý không cứng nhắc" và "dứt khoát từ bỏ tư duy ‘không quản được thì cấm’".

 Tư duy xây dựng pháp luật cần chuyển đổi theo hướng "vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển", vẫn lời ông Lâm, được báo chí Việt Nam trích dẫn.

 Các quy định của luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài ; luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc ; không cần quá dài, ông Lâm định hướng.

 Vị tổng bí thư đảng đặt ra việc đổi mới này sau khi ông nêu ra một loạt những "tồn tại, hạn chế" trong công tác soạn, sửa và hoàn thiện pháp luật bị ông xem là "chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn", "chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo" và nhiều quy định bị đánh giá là "còn khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực ; chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông nguồn lực trong dân".

 Ông Lâm cũng phê phán thủ tục hành chính "rườm rà", dịch vụ công trực tuyến "chưa thuận tiện", thực thi pháp luật, chính sách vẫn "yếu", phân cấp, phân quyền "chưa triệt để, chưa rõ trách nhiệm", bộ máy hành chính nhà nước "chưa tinh gọn"…, bên cạnh tình trạng "chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp".

 Trên cương vị quyền lực nhất đất nước, ông Lâm yêu cầu rằng những tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm đó "cần khẩn trương khắc phục, không để cản trở phát triển, gây lãng phí, lỡ thời cơ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới" và ông khẳng định đây là "trọng trách rất lớn đặt lên vai của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ".

 Về những lời kêu gọi đổi mới nêu trên của Tổng bí thư Tô Lâm, hiện đang được bàn luận nhiều trong công chúng và dường như tạo ra niềm phấn chấn ở một số người, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh thận trọng nêu ý kiến :

 "Theo tôi hiểu, tổng bí thư mới có lẽ trùng nhiều quan điểm với bác [cựu Thủ tướng] Nguyễn Tấn Dũng hồi trước, tức là nói những lời tương đối cởi mở, ủng hộ kinh doanh, cho các doanh nhân có nhiều cơ hội hơn, thúc đẩy kinh tế. Nhưng chưa có luật nào thay đổi, chưa có hành động nào. Tôi thật sự không biết có dám trông đợi gì nhiều không. Cá nhân tôi sẽ chờ đợi hành động. Chúng ta sẽ chờ xem hành động như thế nào".

 Lý giải về sự hoài nghi của mình, bà Ánh đề cập đến tình trạng trong vài năm gần đây đã có những người lên tiếng phản biện xã hội bị bắt giữ mà bà nhận xét là "chưa bao giờ nhiều vụ bắt bớ như vậy, chưa bao giờ có những quy định kiềm chế tự do ngôn luận như vậy".

 Xét thực tế Việt Nam là nước do đảng cộng sản nắm độc quyền lãnh đạo, đứng trên cả Quốc hội, Chính phủ và Tư pháp, chuyên gia kinh tế-tài chính Bùi Kiến Thành bình luận rằng Việt Nam mới chỉ đạt được độc lập mà chưa có tự do, hạnh phúc như được nêu ra trong tiêu ngữ gắn với quốc hiệu. Ông đề nghị :

 "Việt Nam cần tiến tới trở thành một chế độ phải đa nguyên, phải thật sự dân chủ, công bằng, không phải là chế độ mà một đảng đứng ra giải quyết mọi vấn đề và độc quyền tất cả mọi quyết định của đất nước. Làm nhanh hay làm chậm là trách nhiệm của những người hiện nay đang quản lý nhà nước".

 Ông Thành kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam "nên khẩn trương mà nhận thức được trách nhiệm của mình đối với nhân dân, tổ tiên, đất nước để vấn đề độc lập - tự do - hạnh phúc được thực hiện sớm nhất có thể" và chậm nhất là trước dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiền thân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay.

 VOA liên lạc với Tổng bí thư Tô Lâm để tìm hiểu phản ứng của ông đối với những bình luận của hai chuyên gia nhưng không kết nối được.

 Nguồn : VOA, 23/10/2024

Additional Info

  • Author Trân Văn, VOA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Vì sao thể chế vững mạnh là chìa khóa cho sự thịnh vượng của một quốc gia ?

Giải Nobel Kinh tế năm nay đã được trao cho Daron Acemoglu và Simon Johnson từ Viện Công nghệ Massachusetts, cùng James Robinson từ Đại học Chicago, nhờ công trình nghiên cứu giải thích tại sao lại có sự chênh lệch lớn về mức độ thịnh vượng giữa các quốc gia.

theche1

Từ trái sang phải : Daron Acemoglu, Simon Johnson và James A. Robinson, những người chiến thắng giải Nobel kinh tế năm 2024. Christine Olsson / TT / EPA

Khi công bố giải thưởng, Jakob Svensson, Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Nobel Kinh tế, cho biết: "Giảm bớt sự chênh lệch lớn trong thu nhập giữa các quốc gia là một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta. "Nghiên cứu đột phá" của ba nhà kinh tế học đã mang lại cho chúng ta "một sự hiểu biết sâu sắc hơn về những nguyên nhân gốc rễ của sự thành công hay thất bại của các quốc gia".

Giải Nobel Kinh tế, được thành lập vào thập niên 1960, vài thập kỷ sau khi các giải Nobel đầu tiên được trao, được biết đến chính thức với tên gọi là Giải thưởng Ngân hàng Trung ương Thuỵ Điển dành cho Khoa học Kinh tế. Các học giả sẽ cùng chia sẻ giải thưởng và số tiền mặt 11 triệu krona Thuỵ Điển (810.000 bảng Anh).

Để giải thích về công trình nghiên cứu của ba nhà kinh tế và tầm quan trọng của công trình này, tác giả đã trò chuyện với Renaud Foucart, giảng viên cao cấp về kinh tế tại Đại học Lancaster, Vương quốc Anh.

Những cống hiến của Daron Acemoglu, Simon Johnson và James Robinson

Ba học giả giành giải thưởng chủ yếu nhờ việc cung cấp bằng chứng nhân quả về ảnh hưởng của chất lượng thể chế của một quốc gia đối với sự thịnh vượng kinh tế của quốc gia đó.

Thoạt đầu nghe qua chuyện này như "thừa giấy vẽ voi". Hầu hết mọi người đều đồng tình rằng một quốc gia thực thi quyền sở hữu tài sản, hạn chế tham nhũng, bảo vệ cả pháp quyền lẫn sự cân bằng trong quyền lực sẽ thành công hơn trong việc khuyến khích công dân tạo ra của cải, cũng như phân phối của cải hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, bất kỳ ai theo dõi tin tức ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary, Mỹ hoặc thậm chí là ở Anh sẽ nhận thấy rằng không phải ai cũng đồng tình với ý kiến này. Chẳng hạn như tại Hungary, các vụ tham nhũng, chủ nghĩa gia đình trị (nepotism), truyền thông thiếu đa dạng và những mối đe dọa ảnh hưởng đến độc lập tư pháp đã dẫn Hungary đến một xung đột căng thẳng với Liên minh Châu Âu.

Các nước giàu thường có thể chế vững mạnh. Tuy nhiên, một số nhà lãnh đạo (hoặc muốn trở thành lãnh đạo) lại rất thoải mái với việc làm suy yếu nền pháp quyền. Họ dường như không xem thể chế là nguyên nhân của sự thịnh vượng, mà chỉ coi thể chế là một thứ ngẫu nhiên tương quan với sự giàu có của đất nước.

Theo ba nhà kinh tế đạt giải Nobel, tại sao chất lượng thể chế của các nước lại khác nhau ?

Công trình nghiên cứu của ba nhà kinh tế bắt đầu bằng một thứ rõ ràng không trực tiếp ảnh hưởng đến sự thịnh vượng kinh tế của các quốc gia ngày nay – đó là điều kiện sống của người dân trong giai đoạn đầu của thời kỳ thuộc địa châu Âu vào thế kỷ 14. Giả thuyết của họ là, nước nào càng giàu có và càng khắc nghiệt với "người ngoài", thì các thế lực thực dân càng quan tâm đến việc cướp bóc tàn bạo tài nguyên của nước đó.

Trong tình huống ấy, các thế lực thực dân đã dựng lên các thể chế mà không hề quan tâm đến người dân địa phương. Điều này dẫn đến việc hình thành các thể chế kém chất lượng trong thời kỳ thuộc địa, kéo dài cho đến tận sau khi các nước giành độc lập, dẫn đến tình trạng kinh tế bất ổn hiện nay.

Tất cả những điều này diễn ra bởi vì – và đây là một lĩnh vực khác mà các chủ nhân giải Nobel năm nay đã đóng góp – các thể chế tạo ra những điều kiện cần thiết để duy trì sự bền vững của chính thể chế đó.

Trái lại, ở những nơi kém phát triển hơn nhưng lại có điều kiện sống thuận lợi, các cường quốc thực dân không đến khai thác tài nguyên. Thay vào đó, họ định cư luôn ở đó và tìm cách tạo ra của cải. Vì vậy, việc thực dân xây dựng các thể chế dân chủ có lợi cho người dân địa phương là vì các mối lợi ích (dẫu mang tính vụ lợi) của chính họ.

Ba nhà nghiên cứu sau đó đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách xem xét dữ liệu lịch sử. Đầu tiên, họ phát hiện ra một "sự đảo ngược lớn" về mức độ thịnh vượng. Những nơi từng có tỉ lệ đô thị hóa cao và đông dân nhất vào năm 1500 trở thành những khu vực nghèo nhất vào năm 1995. Thứ hai, họ nhận thấy rằng những nơi mà người đến định cư chết nhanh chóng vì bệnh tật và do đó không thể ở lại – trong khi dân địa phương hầu hết miễn nhiễm với bệnh – hiện nay cũng nghèo hơn.

Việc xem xét nguồn gốc thuộc địa của các thể chế là một nỗ lực để làm rõ đâu là "nhân" và đâu là "quả" trong mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng thể chế của một quốc gia và sự thịnh vượng kinh tế của quốc gia đó. Đây cũng có lẽ là lý do chính mà ủy ban Nobel cho rằng, ngay cả khi những người được trao giải năm nay không phải là người phát minh ra ý tưởng về tầm quan trọng của các thể chế, đóng góp của họ vẫn xứng đáng nhận được sự vinh danh cao nhất.

Một số ý kiến cho rằng công trình này lập luận đơn thuần rằng "dân chủ đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế". Điều này có đúng không ?

Không thể xem xét đơn độc một yếu tố dân chủ và đặt ngoài lề những yếu tố xung quanh. Chẳng hạn, công trình của ba nhà kinh tế không khẳng định rằng việc áp đặt một nền dân chủ hoàn toàn mới vào một quốc gia vốn có thể chế hoạt động kém sẽ thành công. Chưa chắc một nhà lãnh đạo dân chủ thì sẽ không tham nhũng.

Các thể chế là một tổng thể hệ thống. Đó là lý do tại sao việc duy trì các khía cạnh khác nhau của thể chế ngày nay lại quan trọng đến vậy. Việc làm suy yếu ngay cả một phần nhỏ các biện pháp bảo vệ mà nhà nước cung cấp cho công dân, người lao động, doanh nhân và nhà đầu tư có thể dẫn đến một vòng tiêu cực luẩn quẩn: Mọi người không cảm nhận được sự an toàn rằng họ sẽ được bảo vệ trước tham nhũng hoặc việc bị tước đoạt tài sản; điều này làm suy giảm mức độ thịnh vượng và gia tăng nhiều lời kêu gọi hơn về các quy tắc độc tài.

Cũng có thể có những trường hợp ngoại lệ. Trung Quốc rõ ràng đang cố gắng khẳng định quan điểm rằng chủ nghĩa tư bản không cần dân chủ tự do vẫn có thể song hành với thành công kinh tế.

Sự tăng trưởng của Trung Quốc kể từ các cải cách của Đặng Tiểu Bình vào những năm 1980 trùng hợp với thời điểm đưa ra các quyền sở hữu tài sản được củng cố hơn cho doanh nhân và doanh nghiệp. Xét từ khía cạnh này, đây chính là một ví dụ điển hình về sức mạnh của các thể chế.

Nhưng cũng chính Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh cho quân đội đàn áp cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989. Dễ thấy Trung Quốc ngày nay sở hữu một hệ thống chính trị độc tài hơn so với các nền dân chủ phương Tây.

Thực ra, theo Acemoglu, chế độ ngày càng độc tài của Tập Cận Bình chính là nguyên nhân khiến cho nền kinh tế Trung Quốc trong tình trạng "dột từ nóc".

Các thể chế dân chủ trên toàn cầu hiện đang phát triển theo hướng nào ?

Acemoglu đã bày tỏ lo ngại rằng các thể chế dân chủ ở Mỹ và châu Âu đang mất dần sự ủng hộ từ người dân. Thực tế, nhiều nền dân chủ dường như đang nghi ngờ về tầm quan trọng của việc bảo vệ các thể chế của mình.

Họ mạo hiểm trao nhiều quyền lực hơn cho những kẻ mị dân, những người tuyên bố rằng thành công có thể đạt được mà không cần một bộ quy tắc chặt chẽ để ràng buộc quyền lực của những người lãnh đạo. Tôi không biết giải thưởng hôm nay có chút ảnh hưởng nào đến họ không.

Dù vậy, nếu có một thông điệp để "bỏ túi" từ công trình của những người đoạt giải năm nay, thì đó chính là cử tri nên thận trọng, đừng vì những quy tắc đôi khi gây khó chịu nhưng cần thiết để duy trì sự thịnh vượng mà bỏ đi những quy tắc đó, qua đó giết chết sự thịnh vượng kinh tế.

Renaud Foucart

Nguyên tác : “Nobel economics prize: how colonial history explains why strong institutions are vital to a country’s prosperity – expert Q&A”, The Conversation, 14/10/2024

Tạ Kiều Trang biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 21/10/2024

Additional Info

  • Author Renaud Foucart, Tạ Kiều Trang
Published in Diễn đàn

Trên thế giới, phát hiện được vấn đề như các nhân sĩ trí thức Việt Nam trình bày thì có khi được vinh danh như ba vị Giáo sư người Mỹ nọ. Nhưng ở nước ta, cả Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống lẫn Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A khi đưa ra các góp ý chính sách, đều có nguy cơ bị vướng vào vòng lao lý. Sở dĩ thoát được cho đến nay là nhờ các vị ấy vừa có danh hiệu khoa học, vừa có "tước hiệu" gia đình cách mạng.

nobel1

Các thành viên của Ủy ban Giải thưởng Nobel thông báo giải Nobel Kinh tế 2024 cho ba nhà khoa học Mỹ Daron Acemoglu, Simon Johnson và James A Robinson tại Thụy Điển hôm 14/10/2024 - Reuters

--------------------------

Liệu còn mất 5 năm, 10 năm, hay bao lâu nữa ?

Trước khi Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Nobel Kinh tế Jakob Svensson tuyên bố về tầm quan trọng của thể chế, giới hoạt động xã hội tại Việt Nam đã sớm nhận thức được vấn đề này. Đúng như Jakob Svensson đã nhấn mạnh, những người đoạt giải Nobel Kinh tế 2024 đã khẳng định rằng thể chế xã hội, bao gồm các thể chế "bao trùm" hay "loại trừ", đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Với tình hình Việt Nam hiện nay, khi nào người dân mới có thể dỡ bỏ được "ách gông cùm của thể chế" để thoát khỏi nghèo đói và sự bất bình đẳng trong xã hội ?

Chỉ một ngày sau khi nhậm chức, hôm 4/8/2024, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm đã kêu gọi "tháo gỡ vướng mắc về thể chế" [1]. Tuy nhiên, ông Trần Anh Quân, một nhà hoạt động xã hội trẻ tuổi tại Sài Gòn, nhận định vào ngày 6/8/2024 với Đài RFA : "Những lời kêu gọi tháo gỡ vướng mắc về thể chế đã tồn tại nhiều năm qua, không chỉ đợi đến khi ông Tô Lâm lên nắm quyền". Ông Quân liệt kê thêm, các nhân vật quan trọng trong Bộ Chính trị như Nguyễn Xuân Phúc, Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng trước đây và cả đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính hiện nay đều đã nói về việc phải đổi mới thể chế, xây dựng chính phủ sáng tạo và cải cách hành chính. Tuy nhiên, theo ông Trần Anh Quân, đó chỉ là những lời nói hoa mỹ mà thôi. Vấn đề cốt lõi của nhà nước Việt Nam hiện nay vẫn là sự độc đảng và độc tài [2].

Không chỉ dừng lại ở việc kêu gọi "tháo gỡ vướng mắc về thể chế", Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm còn thúc giục đất nước phải nhanh chóng chuyển mình "để bước vào kỷ nguyên mới". Tuy nhiên, trước khi giải Nobel Kinh tế năm nay được trao, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A đã phát hành một video cá nhân trên YouTube, với tiêu đề "Giá như họ chấp nhận, kỷ nguyên mới đã bắt đầu từ 10 năm trước" [3]. Trong đó, ông Quang A đã phân tích nếu lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam tự tin và đã dân chủ hóa, thì họ đã có thể giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử [giả định] các năm 2016, 2021, và có thể tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 2026 sắp tới. Tuy nhiên, do sự thiếu tự tin và lo sợ không cần thiết, Ban lãnh đạo Đảng đã né tránh tiến trình dân chủ hóa, dẫn đến việc đất nước vẫn chưa thể bước vào một kỷ nguyên mới, dù có đầy đủ các điều kiện thuận lợi. Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A cũng đã điểm lại một số vấn đề về dân chủ hóa, vai trò của xã hội dân sự trong dân chủ hóa và các bài học lịch sử trên thế giới, chủ yếu từ các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước kia và đặc biệt từ các nước trong khu vực [4].

nobel2

Tiến sĩ Nguyễn Quang A xem TV ở nhà riêng tại Hà Nội hôm 19/4/2016 (minh họa). Reuters

Các phát hiện của ba nhà khoa học Hoa Kỳ đạt giải Nobel Kinh tế năm nay Daron Acemoglu, Simon Johnson và James Robinson có giá trị phổ quát. Vì những người nhận giải năm 2024 này đã nghiên cứu về cách các thể chế được hình thành và ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của các quốc gia suốt cả một lịch sử dài năm trăm năm. Công trình của họ đã giúp giải thích tại sao bất bình đẳng toàn cầu vẫn tồn tại, đặc biệt ở những nước bị ảnh hưởng bởi tham nhũng và chế độ độc tài. Cuốn sách nổi tiếng của Daron Acemoglu và James Robinson, "Why Nations Fail : The Origins of Power, Prosperity, and Poverty" [Tại sao các quốc gia thất bại : Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói], là một phần kết tinh quan trọng các nghiên cứu của họ [5].

nobel2

Cuốn sách nổi tiếng của Daron Acemoglu và James Robinson, "Why Nations Fail : The Origins of Power, Prosperity, and Poverty" [Tại sao các quốc gia thất bại : Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói]

Giải Nobel Kinh tế năm nay được trao chỉ một ngày sau khi Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo cho thấy 26 quốc gia nghèo nhất thế giới – nơi sinh sống của 40% dân số nghèo nhất – đang mắc nợ nặng nề hơn bao giờ hết kể từ năm 2006, làm dấy lên lo ngại về sự thụt lùi trong cuộc chiến chống đói nghèo [6].

Không chỉ lãng phí mà còn là tội ác

Sau các chuyến công tác dài ngày tới Tây bán cầu và châu Âu để tham dự các cuộc họp tại     Liên Hiệp Quốc và Cộng đồng Pháp thoại, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhanh chóng công bố bài viết "Chống lãng phí", được truyền thông Nhà nước đăng tải rộng rãi. Trong bài viết, ông Lâm nhấn mạnh việc coi đấu tranh chống lãng phí như một "cuộc chiến chống giặc nội xâm", đặt nó ngang hàng với phòng, chống tham nhũng [7].

Đài VOA nhanh chóng đặt câu hỏi : "Vì sao Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm phát đi thông điệp chống lãng phí" ? Hai nhà trí thức cao tuổi là Mạc Văn Trang và Nguyễn Đình Cống khi trả lời phỏng vấn của Đài VOA ngày 17/10 đã cho biết, việc ông Tô Lâm kêu gọi chống lãng phí là điều được mong đợi, nhưng sẽ không hiệu quả nếu Việt Nam không đổi mới thể chế và trao thêm quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.

Các nhà trí thức lão thành như Tiến sĩ Mạc Văn Trang, 86 tuổi và Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống, 87 tuổi đều cho rằng, việc chống tham nhũng thông qua chiến dịch "đốt lò" của ông Trọng, và bây giờ là ông Tô Lâm, chỉ mang tính đấu tranh nội bộ, xử lý tình thế, dù rất quyết liệt, căng thẳng, nhưng không hiệu quả bền vững, vì không dựa trên thể chế kiểm soát quyền lực khách quan. Các vị này cho rằng cần có một cuộc cách mạng triệt để mới cải thiện được tình hình. Theo quan điểm của hai vị này, cuộc cách mạng ấy không chỉ dừng lại ở chống tham nhũng, mà cần phải đổi mới về chính trị, tạo ra một thể chế khoan dung, bao hàm và dân chủ hơn [8]. Những ý kiến này đều được hai ông tuyên bố trong nhiều dịp trước đây. Các nghiên cứu để góp xây dựng cho chính sách của Đảng và Nhà nước xưa nay đều chỉ ra các điểm yếu căn bản trong chế độ chính trị hiện nay của Việt Nam. 

Thứ nhất, các nhà lãnh đạo Việt Nam hầu hết đều nhận thức được, sự tụt hậu của đất nước xuất phát từ đâu, nhưng không bao giờ dám "gọi sự vật đúng tên". Trong buổi làm việc với Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên thẳng thắn báo cáo rằng mọi thứ đều ổn, ngoại trừ một vướng mắc duy nhất, đó là thể chế và chỉ có thể chế mà thôi ! Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cam kết sẽ "tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế..." [9].

Điểm yếu lớn thứ hai cũng ít ai dám thẳng thắn chỉ ra, chính là nguồn gốc thực sự của sự trì trệ trong quản trị quốc gia. Theo Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống, lý do khiến thể chế không thể thay đổi kịp thời để thích nghi với tình hình nằm ở sự cồng kềnh của bộ máy nhà nước. Chính hệ thống cồng kềnh này mới tạo cơ hội cho các đảng viên trong Đảng "kiếm chác" và duy trì cơ chế lâu dài "bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình" [như lời bài hát trong Quốc tế ca]. Hệ quả là người dân và doanh nghiệp buộc phải ra sức "bôi trơn" hệ thống bằng các hình thức hối lộ, đút lót để giải quyết công việc. Điều này không chỉ gây lãng phí trong khu vực công, mà còn là một cản trở lớn cho sự phát triển của đất nước. Cuộc cách mạng mà Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống và Tiến sĩ Mạc Văn Trang đề cập không chỉ đơn thuần là cải cách về mặt chính trị, mà còn phải đổi mới thể chế theo hướng "khoan dung", "bao hàm" và "dân chủ", đúng theo tinh thần các kết luận khoa học của ba giáo sư người Mỹ đoạt giải Nobel Kinh tế năm nay [10].

Trên thế giới, phát hiện ra được vấn đề như các nhân sĩ trí thức Việt Nam thì có khi được vinh danh như ba vị giáo sư người Mỹ nọ. Nhưng ở nước ta, cả Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống, Tiến sĩ Mạc Văn Trang lẫn Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A khi đưa ra các nghiên cứu để góp ý cho chính sách, thì đều có nguy cơ bị chính quyền bắt bỏ tù. Sở dĩ thoát được cho đến nay là nhờ các vị ấy vừa có danh hiệu khoa học, vừa có "tước hiệu" cách mạng. Cho nên Đảng tha cho họ. Thật "dân chủ đến thế là cùng !!!" [một tuyên bố của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng [11]. "Trung ngôn thì nghịch nhĩ"! Phủ nhận những sự thật hiển nhiên mà các nhà trí thức lão thành và các nhà khoa học quốc tế công bố không chỉ là sự lãng phí lớn nhất, mà còn là một tội ác khủng khiếp, thưa ngài Tổng bí thư - Chủ tịch nước. Nhà báo tự do Hoàng Quốc Dũng từng nhận xét trên Facebook cá nhân rằng: "Giải thưởng Nobel là giải thưởng quốc tế danh giá nhất, được trao cho những công trình nghiên cứu có đóng góp to lớn trong việc làm cho xã hội nhân loại tốt đẹp hơn. Việc phủ nhận giải Nobel đồng nghĩa với việc phủ nhận sự tiến bộ của nhân loại. Đáng tiếc thay, tác phẩm ‘Tại sao các quốc gia thất bại: Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói’ do Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A chuyển ngữ, sau đó được một nhóm khác có bản quyền dịch và xuất bản tại Việt Nam, đã không được tái bản, thậm chí còn bị âm thầm thu hồi" [12].

Trần Hiếu Chân

Nguồn : RFA, 21/10/2024

Tham khảo :

[1] https://dangcongsan.vn/tieu-diem/quyet-tam-xay-dung-dang-vung-manh-nuoc-viet-nam-giau-manh-dan-chu-cong-bang-van-minh-674205.html

[2] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-it-possible-to-reform-institutions-as-general-secretary-to-lam-said-08062024103417.html

[3] https://diendantheky.net/nguyen-quang-a-gia-nhu-ho-chap-nhan-thi-le-ra-ky-nguyen-moi-da-bat-dau-tu-gan-muoi-nam-na/

[4] https://vanviet.info/van-de-hom-nay/dan-chu-hoa-va-xa-hoi-dan-su-o-viet-nam-nua-dau-the-ky-21/

[5] https://tuoitre.vn/nobel-kinh-te-2024-va-bai-hoc-ve-the-che-cho-viet-nam-20241015081612447.htm

[6] https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/khung-hoang-no-de-nang-len-26-quoc-gia-ngheo-nhat-the-gioi-680591.html

[7] https://baotintuc.vn/thoi-su/bai-viet-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-ve-chong-lang-phi-20241013155922590.htm

[8] https://www.voatiengviet.com/a/vi-sao-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-vn-to-lam-phat-thong-diep-chong-lang-phi/7828394.html

[9] https://baochinhphu.vn/chu-tich-quoc-hoi-tran-thanh-man-lam-viec-voi-ban-thuong-vu-thanh-uy-tphcm-102241005160100261.htm

10] https://baotiengdan.com/2024/10/16/huong-ung-phat-bieu-cua-ngai-to-lam-va-gop-vai-de-nghi/

[11] https://vtcnews.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-chia-se-sau-khi-tai-dac-cu-ar241600.html

[12] https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=3968477856808003&id=100009374840842&rdid=bkOi38tfh5t0fRvq

Additional Info

  • Author Trần Hiếu Chân
Published in Quan điểm

Nhưng có thể thay đổi ?

Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh tại buổi làm việc với Đảng đoàn Quốc hội ngày 5/10/2024 đã cho rằng ‘cái vướng xuyên suốt vẫn là thể chế'…

theche1

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. AFP Photo

Theo ông Nên, Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế, trung tâm kinh tế, chính trị, công nghệ, giáo dục đào tạo, xã hội… muốn vươn mình lên kỷ nguyên mới thì Thành phố Hồ Chí Minh phải vượt qua những điểm nghẽn đang vướng. Muốn vậy phải gỡ được những vướng mắc về thể chế.

Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài từ Đức quốc hôm 8/10/2024, nhận định với RFA :

"Đây không phải lần đầu tiên ông Nguyễn Văn Nên nhìn nhận mọi vướng mắc ở Việt Nam từ vấn đề cải cách hành chính, cải cách nhà nước pháp quyền, cho đến các quyền tự do dân chủ của người dân, đều vướng mắc ở vấn đề thể chế. Đã có rất nhiều quan chức của đảng cộng sản Việt Nam từ thời ông Võ Văn Kiệt, rồi sau này ông Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng… cũng đều nhìn nhận rõ vấn đề thể chế. Nhưng như truyền thống, rất là khó tin những người cộng sản".

Ông Nên nói như vậy thôi, mà nếu không có sử ủng hộ của người dân, thì chắc chắn không có một quan chức cộng sản nào có nhận thức như ông Nên dám làm.
-Luật sư Nguyễn Văn Đài

Theo Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, người cộng sản nhận thức thì được, nhưng ở tầm cỡ một Bí thư Thành ủy, Ủy viên Bộ Chính trị như ông Nguyễn Văn Nên thì cũng không đủ tầm để có thể thay đổi được thể chế. Ông Đài nói tiếp :

"Phải cần nỗ lực từ chính nhân dân Việt Nam, chỉ khi nào người dân Việt Nam đều nhìn nhận những gì họ đang phải chịu đựng từ vấn đề kinh tế chính trị, văn hóa xã hội, mọi vấn đề… là đều do thể chế đó gây ra. Khi người dân gây áp lực lên, thì những quan chức có một chút nhận thức tiến bộ như ông Nguyễn Văn Nên, thì họ mới có động lực và có sự ủng hộ của người dân, thì họ mới dám làm được. Chứ ông Nên nói như vậy thôi, mà nếu không có sử ủng hộ của người dân, thì chắc chắn không có một quan chức cộng sản nào có nhận thức như ông Nên dám làm".

Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài cho rằng, muốn cải cách thể chế thì Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do dân chủ của người dân. Trước hết là phải nới lỏng hoàn toàn không gian mạng xã hội, cho phép người dân tự do bày tỏ quan điểm, chính kiến của họ… Từ đó dẫn đến thành lập các tổ chức xã hội dân sự, dẫn đến việc thành lập các tổ chức chính trị… Để từ đó những tổ chức này tham gia tiến trình cải cách một cách triệt để thể chế chính trị độc đảng hiện nay. Còn nếu không có sự tham gia của người dân thì theo Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, không một cải cách nào có thể đi đến cái đích cuối cùng của nó.

Một người dân Việt Nam không muốn nêu tên vì lý do an toàn khi trả lời RFA liên quan vấn đề thể chế cho rằng :

"Thể chế độc đảng của Đảng cộng sản Việt Nam không thể có chỗ đứng bền vững cho người tài chân chính vì rằng thể chế đó là độc quyền đảng trị và đường lối cán bộ phạm phải những điều phản dân chủ, phản khoa học, phản tiến bộ. Thể chế tốt phải có tự do mà quan trọng nhất là tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do lập hội. Thể chế của Việt nam hiện nay hạn chế những tự do đó".

Trước đó vào tháng 8 năm 2024, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm khi trả lời báo nhà nước cho biết sẽ tập trung tháo gỡ vướng mắc về thể chế. Theo ông Tô Lâm, mục đích cải cách thể chế nhằm đưa đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh… Đồng thời ông Tổng bí thư cũng cam kết ‘quyết tâm xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam vững mạnh’.

Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy nhận định với RFA về vấn đề này khi đó cho rằng, Đảng cộng sản đang đối mặt với hai cuộc khủng hoảng lớn. Thứ nhất đó là cuộc khủng hoảng về thể chế lý luận chính trị và thứ hai là cuộc khủng hoảng kinh tế :

"Thể chế kinh tế phát triển dựa vào nhân công thô, nguyên liệu thô, và những ưu đãi về thuế hiện đã đạt đến ngưỡng. Chính vì sự khủng hoảng kinh tế này mà nhu cầu đòi cải cách thể chế tăng cao. Nhu cầu đòi cải cách không chỉ trong nhân dân, mà ngay cả trong đảng cộng sản, khi mà những đảng viên đã trở thành những nhà tư bản. Nhưng cải cách thể chế lại đi ngược lại vai trò độc tôn của đảng cộng sản".

Việc cải cách về thể chế kinh tế theo ông Nguyễn Huy Vũ hiện đã đạt tới giới hạn, khi mà nền kinh tế đã gần như mở hoàn toàn. Nền kinh tế Việt Nam hiện đã được mở hoàn toàn. Khúc mắc lớn nhất đó là sự hiện diện của các công ty nhà nước và các công ty chống lưng bởi các đảng viên đảng cộng sản đã nhận được những ưu đãi lớn từ chính quyền. Những việc này khó mà xoá bỏ nếu mà đảng cộng sản vẫn còn nắm độc quyền. Ông Vũ giải thích thêm :

"Mặt khác, đảng cộng sản hiện nay chưa đặt vấn đề về cải cách chính trị. Các chức vụ trong chính quyền từ lớn đến nhỏ đều bố trí cho các đảng viên đảng cộng sản. Điều này nó giới hạn khả năng của những người có năng lực khác tham gia vào việc điều hành chính quyền. Chính vì vậy mà chừng nào chưa cải cách thể chế chính trị, năng lực điều hành chính sách và kinh tế quốc gia vẫn còn chưa nâng cao lên được.

Việc điều hành đất nước nó không chỉ tập trung vào một vài người ở trên mà nó cần một bộ máy xuyên suốt từ trên xuống dưới của những người có năng lực. Trong các thể chế dân chủ, tất cả các cấp bậc, các vị trí trong chính quyền được bầu chọn dựa trên năng lực và do đó nó giúp nâng cao khả năng quản trị".

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho rằng, chừng nào mà đảng cộng sản không cải cách thể chế, thay đổi về dân chủ, thì chừng đó khả năng quản trị của nhà nước vẫn còn tắc nghẽn và khủng hoảng vẫn còn tiếp tục. Việc cải cách thể chế do đó nó sẽ đi ngược với việc duy trì sự độc đảng cầm quyền của đảng cộng sản.

Nguồn : RFA, 08/10/2024

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Thể chế có vấn đề ?

Nguyễn Nam, VNTB, 18/06/2023

"Một nhà nước pháp quyền sao lại đặt vấn đề chủ nghĩa cá nhân trong công việc quản trị quốc gia ?"

theche1

Chính phủ đề nghị Quốc hội ban hành nghị quyết về khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm…

"Một nhà nước pháp quyền sao lại đặt vấn đề chủ nghĩa cá nhân trong công việc quản trị quốc gia" – đây là câu hỏi dễ bật ra khi người dân hiểu rằng với đề nghị này của chính phủ, có nghĩa lâu nay động từ ‘dám’ trong chuyện quản lý hành chính mới là điều quyết định, chứ không phải tuân thủ theo pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ mới là nguyên tắc chung.

Hệ quả của Đảng trị

Trong một hội luận cuối tuần của nhóm thân hữu đang cộng tác với trang Việt Nam Thời Báo, bàn luận chủ đề trên, nhiều ý kiến nhìn nhận sở dĩ phải lệ thuộc vào động từ "dám" vì rất nhiều trường hợp phía lãnh đạo Đảng đã đưa ra những "định hướng" mang tính chủ quan của "thượng tầng chính trị bảo thủ", nên phía thực hiện ở cấp dưới để làm tốt trách nhiệm công vụ, họ phải cần đến hành động gọi là "dám" của "dám chơi, dám chịu" cho việc mà Chính phủ đang muốn được "luật hóa" từ đề nghị Quốc hội ban hành nghị quyết về khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm.

Đơn cử tại phiên họp đầu tiên của chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào sáng ngày 11/8/2021, trong diễn văn huấn thị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại về cung cách quản trị quốc gia của Đảng :

"Chúng ta biết rằng, hệ thống chính trị ở nước ta gồm có 3 bộ phận : Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Đảng lãnh đạo có nghĩa là Đảng đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, mở rộng các quan hệ đối ngoại.

Nhà nước bao gồm Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan tư pháp quản lý có nghĩa là Nhà nước tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, biến nó thành hiện thực. Nhân dân thông qua Mặt trận, các tổ chức quần chúng thành viên của Mặt trận làm chủ là chủ thể thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước và được thụ hưởng các thành quả do mình làm ra.

Riêng về các cơ quan nhà nước thì Quốc hội là cơ quan lập hiến, lập pháp, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng ; Chính phủ là cơ quan hành pháp, có trách nhiệm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện, biến luật pháp của Nhà nước, tức cũng là đường lối của Đảng thành hiện thực, tạo ra của cải vật chất, quản lý xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho toàn thể nhân dân, cho đất nước ; các cơ quan tư pháp gồm Tòa án, Viện Kiểm sát… là cơ quan bảo vệ pháp luật, giữ gìn trật tự, an toàn cho xã hội, cho nhân dân".

Thượng tầng chính trị bảo thủ đã khiến hạ tầng rối ren

Vẫn theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì mối quan hệ hữu cơ trên được ông nhìn nhận đầy phấn khích rằng :

"Hội nghị của chúng ta hôm nay diễn ra vào thời điểm có nhiều sự kiện lớn của đất nước, thể hiện sự phối hợp rất nhịp nhàng, ăn khớp của cả hệ thống chính trị ở nước ta ; sự đoàn kết nhất trí cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ; một phương thức, cách làm rất bài bản, hợp lý, khoa học, theo tinh thần "Trên dưới đồng lòng", "tiền hô hậu ủng", "nhất hô bá ứng" và "dọc ngang thông suốt".

Vì sao tôi dám nói như vậy ? Tôi xin chứng minh : Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới bên cạnh thuận lợi cũng có rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là phải đối phó với dịch bệnh Covid-19, chúng ta đã tiến hành rất thành công đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (tháng 01/2021) ; tiếp theo đó là 3 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ; tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 với quy mô lớn nhất từ trước đến nay (tháng 5/2021) ; tiến hành Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV (tháng 7/2021) để kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự và triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đại hội XIII và các nghị quyết hội nghị của Trung ương Đảng.

Các cấp, các ngành đã khẩn trương triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quyết định của Trung ương theo đúng tiến độ, kịp thời, với sự đồng thuận, nhất trí cao, dư luận quốc tế rất quan tâm. Chính phủ họp hôm nay cũng chỉ sau Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV có mấy ngày.

Tôi được biết, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đang tích cực, khẩn trương chuẩn bị để sẽ họp Hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng sau Hội nghị này của Chính phủ. Rõ ràng, đây là sự phối hợp rất cần thiết, rất nhịp nhàng, bài bản, và thực tế cho thấy đây là cách làm hợp lý, cho kết quả tốt đẹp"…

Như vậy, với cách hiểu thông thường của tam đoạn luận, rõ ràng là một khi định hướng của đường lối – chủ trương từ Đảng thiếu rõ ràng, nặng tính duy ý chí, thì buộc cấp thừa hành nếu muốn quản trị tốt quốc gia, họ cần phải biết "dám" lên tiếng và "dám" hành động dứt khoát với những gì mà Đảng đã quá bảo thủ.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 18/06/2023

****************************

Vì còn Đảng còn mình nên "Đảng bảo gì, làm đấy"

Thới Bình, VNTB, 18/06/2023

Chính phủ Phạm Minh Chính đang đề nghị Quốc hội ‘luật hóa’ việc "dám nghĩ – dám làm" bằng một nghị quyết…

theche2

"Sếp bảo gì làm đấy, cứ đều đều, cầm chừng cho an toàn !"

Có một vấn đề cần bàn luận cho đề nghị đó : nếu đã "còn Đảng thì còn mình" như nhắc nhở của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở hội nghị của Bộ Công an hồi trung tuần tháng 6 vừa qua, thì một khi "Đảng bảo gì" cần "phải làm đấy" (!?).

Ông bạn của người viết bài này kể rằng khi sinh hoạt lúc trà dư tửu hậu ở Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, ông đã chứng kiến không ít cán bộ, kể cả người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị không dám ký các văn bản, nhất là liên quan đến đấu thầu, đầu tư, xây dựng, quản lý đất đai… do lo sợ nếu chẳng may có vấn đề sai phạm sẽ phải "vào tù".

"Có cán bộ rất có năng lực, trí tuệ nhưng khi tôi hỏi vì sao không dám làm đã thẳng thắn trả lời rằng "nếu làm chẳng may sau này sai dù không tư lợi, đều vì cái chung nhưng sẽ chẳng có ai bảo vệ, có thể bị kỷ luật, đi tù. Cho nên "sếp bảo gì làm đấy, cứ đều đều, cầm chừng cho an toàn". Nếu việc có chậm trễ, bị phê bình thì cùng lắm chỉ bị nhắc nhở, phê bình hay mất thi đua…" – người bạn này kể như vậy.

Quản trị quốc gia trong bối cảnh lệ thuộc vào ‘mệnh lệnh’ của các cấp từ Tổng bí thư tối cao cho đến những Bí thư Tỉnh/ Thành/ Đảng/ Đoàn sẽ đưa đến ranh giới giữa dám nghĩ, dám làm, đột phá với vi phạm pháp luật nhiều khi trở nên rất mong manh. Điều này khiến cán bộ chùn bước và mang trong mình tâm lý những gì pháp luật chưa quy định thì thôi không tham mưu, không làm.

Thậm chí đâu đó người ta vẫn nghe có cán bộ đã phát biểu công khai "nếu làm thì sợ sai nên chỉ làm việc cầm chừng để không có sai phạm, không bị xử lý".

Trong quá khứ từng xảy ra sự việc vì "dám nghĩ – dám làm" mà vướng lao lý, đến mức khi ấy Thủ tướng Võ Văn Kiệt biết rõ sự tình nhưng vẫn không cách gì xoay trở được sự cứng nhắc của người đứng đầu Bộ Chính trị lúc đó.

Đó là ông Vũ Ngọc Hải – cựu Bộ trưởng Năng lượng – đang chịu án tù nhưng được Thủ tướng Võ Văn Kiệt và 28 bộ trưởng, thứ trưởng tới thăm vì công lao lớn cho đường dây 500 KV.

Sau khi hoàn thành công trình xây dựng đường dây truyền tải điện Bắc Nam 500KV, ông bị khởi tố vì Bộ Chính trị cho rằng ông có những sai phạm trong dự án này. Ông bị án phạt 3 năm tù giam và được đặc xá sau khi thụ án 1 năm tại Trại Thanh Xuân (V26, Bộ Công an).

Thông thường, khi đặc xá mỗi phạm nhân phải viết một bản tường trình, trong đó phải viết "tôi đã nhận rõ tội lỗi" ; nhưng ông Vũ Ngọc Hải dứt khoát không viết như vậy.

Về sau, trong những dịp trò chuyện với báo chí, ông Vũ Ngọc Hải nhắc rằng, "Thủ tướng có nói với tôi, nếu đường dây 500KV không thành công thì ông sẽ từ chức. Tôi có nói với anh em ngành điện là ông Kiệt phát biểu như thế đấy. Ngoài ra, trong quá trình làm, có nhiều người ở miền Nam gọi điện ra nói là trong đó đang rất thiếu điện, càng giúp chúng tôi có thêm động lực để quyết tâm hơn".

Theo ông Hải, thực tế Thủ tướng Võ Văn Kiệt không phải chuyên gia ngành điện nhưng Thủ tướng hiểu rằng không có năng lượng, không có điện thì không thể phát triển kinh tế được. Do đó, Thủ tướng rất ủng hộ và được Thủ tướng hỗ trợ nên công trình gặp nhiều may mắn.

"Một lần, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đi thăm công trường trên đèo Lò Xo. Khi thấy công nhân còn nhiều khó khăn, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đồng cảm và chỉ đạo Bộ Năng lượng và Bộ Y tế tính cơ chế riêng cho anh em kỹ sư, công nhân thực hiện công trình này để Thủ tướng giải quyết. Ngay sau đó, anh em làm việc trên rừng được bổ sung thêm thực phẩm, dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe làm việc, đẩy nhanh tiến độ cho công trình", ông Hải kể.

Trong hồi ức, ông Hải nói rằng đầu tiên là những ý kiến phản đối, vì cho rằng công trình sẽ gây lãng phí ngân sách. Một luồng ý kiến khác lại đề xuất bán điện sang Trung Quốc để thắt chặt mối quan hệ bang giao của hai nước.

Nhưng vướng mắc lớn nhất đó là kinh tế. Lúc bấy giờ kinh tế rất khó khăn, công trình quy hoạch là đến năm 1995 nhưng năm 1992 đã bắt đầu, cái này không có trong kế hoạch mà phải chi hàng trăm ngàn tỷ.

"Ngày 5/4/1992, giữa lúc Quốc hội đang có cuộc họp quan trọng, Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ đạo khởi công công trình tại các cụm điểm : một vị trí ở Mãn Đức (Hòa Bình), một vị trí ở Hòa Sơn – Hòa Vang (Đà Nẵng) và một vị trí ở Phú Lâm" – ông Vũ Ngọc Hải nhắc lại.

Từ câu chuyện trên cho thấy trong yêu cầu "dám nghĩ, dám làm" ở hiện tại đang cần đến những chính khách "dám chơi, dám chịu" ở tầm đứng đầu Chính phủ như ông Võ Văn Kiệt hồi nào.

Thới Bình

Nguồn : VNTB, 18/06/2023

Additional Info

  • Author Nguyễn Nam, Thới Bình
Published in Diễn đàn

Th chế có th s tr thành tr ngi ln đi vi vic hin thc hóa khát vng tr thành quc gia thu nhp cao vào năm 2045, mt báo cáo mi công b hôm 18/5 ca Ngân hàng Thế gii (WB) đưa ra nhn đnh.

theche1

Mt góc đường Hà Ni. Ngân hàng Thế gii cho rng trong 35 năm qua, Vit Nam đã trin khai thc thi nhng ưu tiên phát trin vi kết qu chưa được đng đu.

Theo WB, đ thc hin được mc tiêu trên, Vit Nam cn chuyn đi mô hình tăng trưởng và ci thin rõ rt năng lc trong phi hp và trin khai nhng ci cách chính sách kinh tế và đu tư công.

Báo cáo có tên "Đ tươi sc đào xuân - ci cách th chế hướng ti thc thi hiu qu" ca WB nói mô hình tăng trưởng truyn thng ca Vit Nam đang đi mt vi nhng thách thc ln do đi dch Covid-19, toàn cu hóa chng li và nguy cơ ngày càng d b tn thương đi vi nhng cú sc bên ngoài, trong đó có ri ro khí hu.

"GDP theo đu người ca Vit Nam đã tăng gp năm ln sau ba thp k qua, trong khi th chế ca quc gia chưa thích ng vi tc đ thay đi đó k t thi k Đi mi vào cui thp k 1980", bà Carolyn Turk, Giám đc Quc gia Ngân hàng Thế gii ti Vit Nam, nhn đnh trong thông cáo đưa ra hôm 18/5.

Theo bà Carolyn Turk, "Ci cách th chế đng b có th giúp quc gia tránh by thu nhp trung bình qua nâng cao hiu qu ng phó vi nhng thách thc mi và phc tp phát sinh trong nước và trên toàn cu".

WB cho rng trong 35 năm qua, Vit Nam đã trin khai thc thi nhng ưu tiên phát trin vi kết qu chưa được đng đu. Mc dù quc gia Đông Nam Á đã m ca thương mi và hòa nhp xã hi, nhưng vn chưa đt kết qu mong mun v đy mnh tăng trưởng xanh và nâng cp h tng cơ bn ca quc gia.

Đ đt được mc tiêu tr thành quc gia thu nhp cao vào năm 2045, WB cho rng có 5 ci cách th chế quan trng mà Vit Nam cn trin khai. Các ci cách này bao gm : to nn tng th chế vng chc cho tng ưu tiên phát trin nhm biến nhng ưu tiên phát trin đó thành hành đng c th ; hài hòa các quy trình, th tc hành chính đ nâng cao hiu qu ca chính quyn các cp ; s dng các công c th trường đ to đng lc cho các bên liên quan trong khu vc nhà nước và tư nhân ; thc thi hiu lc các quy đnh và quy tc nhm nâng cao đng lc, lòng tin và công bng ; áp dng các quy trình có s tham gia đ đm bo nâng cao minh bch và trách nhim gii trình.

Ngân hàng Thế gii nói Vit Nam cn tiếp tc ci cách th chế vi quy mô như tng được trin khai trong thi k Đi mi ca thp k 1980 và thành công như trin khai m ca thương mi trong hai thp k qua.

Theo d báo ca WB, nn kinh tế Vit Nam có th tiến ti mc tăng trưởng GDP trước đi dch là 6,0 đến 6,5% t năm 2022 tr đi. Tuy d báo này được cho là tích cc nhưng vn thp hơn 4.5% so vi mc tăng trưởng GDP bình quân ca Vit Nam trong thi k trước đi dch Covid-19.

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Tóm tắtBài viết này sẽ điểm lại những nghiên cứu liên quan đến thể chế chính trị của các chính thể ở miền Trung Việt Nam thời kỳ cổ – trung đại thông qua những nghiên cứu về thể chế chính trị của vương quốc Champa, từ những quan điểm cho rằng Champa là một vương quốc theo kiểu tập quyền đến quan điểm coi đây là một liên bang (hoặc liên hiệp). Sau đó, chúng tôi trình bày những công trình về thể chế liên bang Champa khi ý tưởng này đã được chấp thuận rộng rãiNhững nghiên cứu về thể chế chính trị của liên bang Champa giúp chúng ta có những tiếp cận tham chiếu về nguồn gốc và những đặc thù của thể chế chính trị ở miền Trung thời kỳ Chúa Nguyễn.

Đổng Thành Danh

champa1

Quần thể Thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam

1. Dẫn nhập

Những thể chế chính trị tại miền Trung Việt Nam trong quá khứ vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ hay trở thành một đối tượng nghiên cứu nghiêm túc trên bình diện học thuật. Thể chế chính trị của khu vực này vốn chỉ được nhìn nhận một cách tương đối, bắt đầu từ thể chế Đàng Trong, một thực thể vốn chỉ hình thành từ khoảng 500 năm trước, tức là kể từ khi Nguyễn Hoàng rời đất Bắc di chuyển về phương Nam nhận lãnh trách nhiệm Trấn thủ Thuận – Quảng năm 1558 [1]. Nhưng nếu ta chỉ nhận thức về lịch sử miền Trung và thể chế chính trị của khu vực này bắt đầu từ thời điểm ấy thì ta sẽ bỏ cả một khoảng trống lịch sử kéo dài hơn hàng ngàn năm trước đó. Vậy thì lý do gì khiến chúng ta vẫn hình dung ý niệm về thể chế chính trị của miền Trung bắt đầu từ thực thể xứ Đàng Trong chứ không phải là xa hơn thế nữa ? Phải chăng chỉ vì những thể chế chính trị trước đó không phải do người Việt tạo nên ?

Nhưng dù lý do là gì đi nữa, những ý niệm này là chưa hoàn chỉnh, bởi vì như bất kỳ một chuyên khảo nào nghiên cứu về xứ Đàng Trong, các học giả không thể bỏ qua những tiền đề hình thành khu vực này cũng như bản chất chính trị của thực thể ấy trong suốt thời kỳ chúa Nguyễn. Trong những nghiên cứu đó, bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp, những yếu tố liên quan đến vương quốc Champa [2] cổ vẫn luôn được nhắc đến như những di sản mà từ đó người Việt thừa hưởng để xây dựng nên các đặc thù của xứ Đàng Trong, trong đó có cả những thiết chế chính trị [3]. Đó là những thiết chế được manh nha từ thời kỳ hình thành các nhà nước tiền Champa, được củng cố trong suốt thời kỳ tồn tại của vương quốc Champa, được tiếp thu và vận dụng linh hoạt dưới thời kỳ các chúa Nguyễn.

Trong tinh thần đó, để có thể nhận thức tường tận các thể chế chính trị đã từng tồn tại ở miền Trung Việt Nam trong lịch sử, thiết nghĩ những nghiên cứu học thuật hiện nay không nên chỉ dừng lại ở thể chế Đàng Trong thời chúa Nguyễn, mà nên lùi xa hơn đến thể chế chính trị Champa trong quá khứ. Bài viết này sẽ không đi sâu vào phân tích các đặc thù của thể chế ấy, nhưng điểm lại những quan điểm của giới học thuật trong quá trình nghiên cứu về thể chế chính trị của vương quốc Champa, một vương quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tiến trình lịch sử Việt Nam. Và biết đâu từ đó, ta có thể hiểu biết hơn về những đặc trưng của thể chế chính trị miền Trung trong suốt cả tiến trình lịch sử từ cổ đại đến trung đại.

champa2

Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam

2. Những quan điểm tranh luận về thể chế chính trị của Champa

Những nghiên cứu đầu tiên về thể chế chính trị của vương quốc Champa bắt đầu từ những tranh luận về chính thể tập quyền hay liên bang của vương quốc này. Nhưng ít ai biết rằng nguồn gốc của những tranh luận này lại bắt nguồn từ những tài liệu sơ cấp khác nhau mà các nhà Champa học tiếp cận, có thể kể ra ba nhóm tư liệu chính : các bia ký viết bằng chữ Phạn và chữ Chăm cổ [4] ; các biên niên sử của Trung Hoa và Việt Nam có đề cập đến Champa [5] ; các thư tịch cổ bằng giấy hoặc lá buông của người Chăm viết bằng chữ Chăm đương đại hiện được lưu giữ trong các gia đình người Chăm hoặc được lưu trữ tại các bảo tàng, thư viện trong và ngoài nước [6].

Étienne Aymonier là một trong những nhà Champa học đầu tiên đã có những tiếp cận và đối sánh giữa các nguồn tư liệu như văn bia và thư tịch Chăm để nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ của người Chăm. Xuất phẩm đáng chú ý của ông là một chuyên khảo đầy đủ về Biên niên sử hoàng gia Chăm, một tư liệu lịch sử nằm trong nhóm thư tịch chép tay của người Chăm [7]. Trong công trình này, khi đối chiếu với các nguồn tư liệu từ bia ký hay các biên niên sử của Trung Hoa, Đại Việt, Aymonier nhận thấy những sai lệch về niên đại trị vì của các vị vua Champa, từ đó ông cho rằng những tư liệu này chỉ mang tính chất huyền sử chứ không hề có giá trị về mặt lịch sử [8].

Mười lăm năm sau đó, năm 1905, trong một bài viết đăng trên tập san của trường Viễn Đông Bác cổ, E. Durand [9] lại đưa ra những quan điểm ngược lại về Biên niên sử Chăm. Ông cho rằng những biên niên sử này là có giá trị về mặt lịch sử, vì nó không ghi nhận gia phả của các vị vua đóng đô ở phía Bắc Champa như các bia ký hay văn bản Trung Hoa và Đại Việt, ngược lại, những văn bản này chỉ ghi nhận danh sách các vị vua đóng đô ở phía Nam, thuộc vùng Panduranga (tức Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay) [10]. Nếu giả thuyết của E. Durand là chính xác, thì trong thực tế có đến hai vương triều Champa trong lịch sử : một đóng đô ở phía Bắc, một đóng đô ở phía Nam, và quan điểm này cần phải được xem xét hay đặt câu hỏi một cách nghiêm túc : phải chăng Champa là một vương quốc có hai chính thể khác biệt ?

Tiếc thay, những công trình sau đó về lịch sử Champa không hề để ý đến câu hỏi này để rồi lại đi vào lối mòn của Aymonier. Năm 1928, G. Maspero xuất bản một công trình nghiên cứu về Champa nhưng chỉ dựa vào các văn bia và biên niên sử của Trung Hoa, Đại Việt, chứ không hề sử dụng các thư tịch Chăm, trong đó có Biên niên sử hoàng gia Chăm, cũng không để ý đến giả thuyết mà Durand đã nêu ra [11]. Cũng vì thế, Maspero chỉ đề cập đến lịch sử Champa thông qua các vương triều đóng đô ở phía Bắc, mà không hề nhắc đến sự tồn tại của một triều đình khác ở phía Nam Champa, cũng không hề quan tâm đến việc có hay không một chính thể liên bang hay liên hiệp nhiều tiểu quốc của Champa, mà chỉ xem vương quốc này là một quốc gia thống nhất, theo thể chế tập quyền như Trung Hoa hay Đại Việt. Có chăng ông chỉ nhắc đến các địa hạt thuộc vương quốc Champa như Amaravati, Vijaya, Panduranga [12].

Năm 1965, một công trình lịch sử nữa của Champa được xuất bản bởi Dohamide và Dorohiem [13]. Nhưng dường như hai tác giả của công trình này cũng không hề quan tâm đến giả thuyết của Durand. Thay vào đó, họ đi theo quan điểm của Aymonier, tức là chỉ xem Biên niên sử hoàng gia Chăm như là những văn bản không có giá trị lịch sử, theo như cách nói của họ : "nội dung của các câu truyện cổ [các biên niên sử hoàng gia Chăm]… cũng tùy thuộc vào hứng khởi, trí tưởng tượng, khiến hậu thế khó mà vịn vào đó để tìm sự thật… lắm lúc được tô thêm ít huyền thoại…" [14]. Cũng chính vì vậy, như Maspero, hai tác giả này chỉ khắc họa lịch sử Champa như một vương quốc với một triều đình duy nhất, không hề đề cập đến một triều đình khác ở phía Nam, hay nói cách khác, hai tác giả này cũng xem Champa như một quốc gia có chính thể tập quyền.

Năm 1978, Po Dharma xem xét nghiêm túc giả thuyết của Durand, tiến hành nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về các Biên niên sử hoàng gia Chăm và đi đến kết luận rằng các văn bản này là có giá trị về mặt lịch sử, nhưng sở dĩ nó không trùng khớp với niên đại của các vị vua ở Bắc Champa vì nó chỉ là danh sách các vị vua của Panduranga ở phía Nam, do đó ông gọi tên các văn bản này là Biên niên sử hoàng gia Panduranga [15]. Trên cơ sở này, Po Dharma lập luận trong một công trình được xuất bản sau đó rằng Champa có đến hai tiểu quốc là Vijaya và Panduranga. Vijaya thì thất thủ sau năm 1471, trong khi Panduranga vẫn tồn tại cho đến tận năm 1832 [16]. Sau đó không lâu, trong một hội thảo quốc tế về Champa, Po Dharma tiếp tục phát triển ý tưởng này và đi đến khẳng định Champa là một quốc gia theo thể chế liên bang bao gồm 5 tiểu quốc Indrapura, Amarawati, Vijaya, Kauthara và Panduranga [17].

Những công bố của Po Dharma đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong nhận thức về thể chế chính trị của vương quốc Champa, trường phái "xét lại" (revisionist), theo cách gọi của Bruce M. Lockhart [18], đã giành được sự chấp thuận của các nhà Champa học về sau. Kể từ đó, vương quốc Champa không còn được xem như một quốc gia thống nhất với chế độ quân chủ tập quyền như Trung Hoa hay Đại Việt nữa, thay vào đó nó được thừa nhận là một quốc gia liên bang, bao gồm 5 tiểu quốc Indrapura (Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay), Amaravati (Thừa Thiên, Quảng Nam), Vijaya (Quảng Ngãi, Bình Định), Kauthara (Phú Yên, Khánh Hòa) và Panduranga (Ninh Thuận, Bình Thuận). Trong đó có một tiểu quốc giữ vai trò chủ đạo (trước thế kỷ thứ 10 là Amarawati, từ thế kỷ 10 – 15 là tiểu quốc Vijaya), vua của tiểu quốc đó cũng chính là vua của liên bang, thường được gọi là Rajadiraja (vua của các vị vua) [19].

Tuy nhiên, cho đến tận những năm gần đây, cuộc tranh luận về việc Champa thật sự có theo thể chế liên bang hoặc liên hiệp vẫn còn tiếp diễn. Năm 2004, trong một chuyên khảo về lịch sử Champa, Giáo sư Lương Ninh đặt nghi vấn về thể chế này, với kết luận : "nếu đem áp dụng [lý thuyết Mandala tức liên bang] ở đây [Champa], tôi chỉ tán đồng một nửa" [20]. Quan điểm này nhanh chóng vấp phải sự phản ứng của một số các học giả. M. S. Bertrand ngay lập tức đã viết bài phản biện cuốn sách của Lương Ninh trong đó có phản bác quan điểm này [21]. Hay gần đây hơn là những tranh luận về thể chế chính trị của Champa xung quanh bài trao đổi của Lâm Thị Mỹ Dung với Nhà Nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông [22].

3. Những quan điểm và giả thuyết về thể chế liên bang của Champa

Một khi quan điểm về một Champa theo thể chế liên bang đã được chấp nhận rộng rãi trong giới nghiên cứu, thì các học giả lại đi vào xem xét bản chất của thể chế này trong suốt tiến trình lịch sử Champa. Các nhà Champa học muốn lý giải xem thể chế liên bang này vận hành như thế nào ? Điều gì tác động đến cách vận hành của hệ thống đó ? Vai trò của chính quyền trung ương và các tiểu quốc, cũng như mối quan hệ của chúng, trong hệ thống liên bang hay những đặc trưng của thể chế liên bang ở Champa… Nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề đã đặt ra và lôi cuốn giới học giả vào truy tìm lời giải. Chính trong tinh thần đó, những công trình, bài viết nghiên cứu về liên bang Champa ngày một xuất hiện nhiều trên các diễn đàn khoa học, nhất là ở trong nước.

Từ những năm 1970 – 1980, cùng với sự phát triển về quan điểm liên bang trong thể chế chính trị của Champa, những nhà nghiên cứu về mô hình các nhà nước Đông Nam Á thời cổ đã phát triển nhiều lý thuyết mang tính bước ngoặc, điều được các học giả về sau khi nghiên cứu về thể chế chính trị của Champa tiếp thu. Đó là các mô hình về đặc trưng và bản chất của những nhà nước Đông Nam Á thời cổ – trung. Nổi bật trong các mô hình đó là mô hình "chính thể ngân hà" của Tambiah [23], mô hình Mandala [24] do O. W. Wolters đề xuất, hay mô hình "không gian văn hóa – chính trị quần đảo" của Keith Taylor [25], trong số đó mô hình Mandala được đông đảo các Nhà nghiên cứu về nền chính trị Champa áp dụng [26].3

Trần Kỳ Phương có thể là người đầu tiên công bố những quan điểm về sự hình thành, cấu trúc và cách thức tổ chức của từng tiểu quốc thuộc liên bang Champa. Trong một công bố năm 1991, Trần Kỳ Phương và đồng sự đã nêu giả định rằng mỗi tiểu quốc trong vương quốc Champa có thể được hình thành dựa vào năm yếu tố phong thủy như : 1) Núi thiêng, tượng trưng thần Siva ; 2) Sông thiêng, tượng trưng nữ thần Ganga vợ thần Siva ; 3) Cửa biển thiêng ; nơi giao dịch buôn bán, trung tâm hải thương ; 4) Thành phố thiêng, nơi cư ngụ của vua và hoàng tộc, trung tâm vương quyền ; 5) Ðất thiêng, nơi thờ tự thần linh và tổ tiên, trung tâm thần quyền. Theo đó, tiểu quốc Amaravati ở vùng Quảng Nam được hình thành dựa trên những yếu tố sau : Núi thiêng là Mahaparvata hay núi Mỹ Sơn/Răng Mèo ; Sông thiêng là sông Thu Bồn ; Cửa biển thiêng là Cửa Ðại Chiêm/Hội An ; Thành phố thiêng là Simhapura/Thành Sư Tử tại Trà Kiệu ; Ðất thiêng là khu đền thờ Srisanabhadresvara tại Mỹ Sơn. Ranh giới của mỗi mandala có lẽ được ấn định bởi những ngọn đèo, nhưng đây chỉ là ranh giới có tính chất tượng trưng vì đất đai được cai quản bởi thần linh [27].

Giáo sư Trần Quốc Vượng, cùng thời gian đó, cũng đã công bố những nghiên cứu liên quan đến thể chế liên bang của Champa. Theo ông khi chấp nhận Champa như một Mandala thì một "vùng", một "tiểu quốc" ở Champa sẽ được quy hoạch theo mô hình : Núi (nơi đặt thánh địa) – đồng bằng (nơi đặt thành thị) – duyên hải (nơi đặt cảng thị) – đảo ven bờ (cũng giữ vai trò thương mại) tất cả được phân bố theo một trục sông chảy từ núi ra biển theo hướng Tây – Đông. Lấy ví dụ, ở Quảng Nam : thánh địa Mỹ Sơn ở núi Chúa – thành Trà Kiệu ở đồng bằng – cảng Hội An ở ven biển – xa hơn là đảo Cù Lao Chàm, 4 yếu tố này đều quy hoạch theo trục sông Thu Bồn, kết nối núi và biển. Giáo sư Trần Quốc Vượng, sau đó tiếp tục mở rộng vùng khảo sát để phát triển giả thuyết của mình khắp miền Trung với các mô hình tương tự mà ông nêu ra là ở Quảng Bình, Quảng Trị Thừa Thiên, Bình Định, Khánh Hòa và Đồng Nai… Tuy nhiên, việc áp dụng giả thuyết này trong trường hợp tiểu quốc Panduranga vẫn chưa được ông nhắc đến và được xem như một khác biệt [28].

Một nghiên cứu khác cũng rất đáng chú ý liên quan đến thể chế Mandala Champa của Giáo sư Momoki Shiro, đó là bài viết liên quan đến thể chế liên bang của Champa thông qua việc tham chiếu các nguồn thư tịch của Trung Hoa liên quan đến vương quốc này. Khi dẫn các nguồn tài liệu của Trung Hoa, Giáo sư cho rằng Champa có ít nhất hơn 10 nước lớn nhỏ như Xinzhou, Jiuzhou, Wuli, Rili, Yueli, Weirui, Bintonglong, Wumaba, Longrong, Puluowuliang, Baopiqi… Do vậy, theo Giáo sư Shiro, khái niệm về một liên bang Champa bao gồm 4 hoặc 5 tiểu quốc được đề xuất bởi Po Dharma và được nhiều học giả tiếp nối cần phải được đánh giá lại [29].

Mặt khác, khi nghiên cứu về thể chế chính trị của nhà nước liên bang Champa, các học giả cũng quan tâm đến một mô hình cấu thành và vận hành của các tiểu quốc trong liên bang này, đó là mô hình "hệ thống trao đổi ven sông/riverine exchange network" của B. Bronson [30]. Trần Kỳ Phương là người đầu tiên áp dụng mô hình này vào trường hợp cụ thể của sông Thu Bồn chảy qua Quảng Nam. Dòng sông này được xem như một cầu nối từ vùng cao của tỉnh nơi có đông đảo người Katu bản địa cư trú đến vùng đồng bằng, đổ ra cửa Đại, nơi có cảng thị Đại Chiêm hoặc xa hơn nữa ra đến Cù Lao Chàm. Từ đây, các hàng hóa từ vùng cao xuống tận đồng bằng sẽ được đưa vào hệ thống mậu dịch khu vực và quốc tế. Điều này khiến cho sông Thu Bồn trở thành một trục lộ quan trọng không chỉ trong hoạt động thương mại và liên kết vùng, mà còn góp phần cấu thành tiểu quốc Amaravati, trở thành điển hình cho hệ thống trao đổi ven sông trong lịch sử Champa [31].

Tiếp đến, W. Southworth cũng áp dụng mô hình "hệ thống trao đổi ven sông" vào trường hợp nghiên cứu không chỉ từ dòng sông Thu Bồn, mà còn bước đầu gợi mở việc áp dụng mô hình này với cả miền Trung Việt Nam. Khác với Trần Kỳ Phương và nhiều nhà nghiên cứu khác sau này, việc áp dụng mô hình trao đổi ven sông vào trường hợp Champa của Southworth chủ yếu tham chiếu các tư liệu về khảo cổ học từ thời Sa Huỳnh cho đến các phế tích, đền đài, bia ký thành lũy ở khắp miền Trung Việt Nam hiện nay như thành Trà Kiệu (Quảng Nam), phế tích đền tháp Po Dam (Bình Thuận), bia ký Chợ Dinh (Phú Yên)… Tất nhiên những nghiên cứu này chỉ mang tính gợi mở bước đầu, chứ chưa áp dụng mô hình của Bronson vào một trường hợp cụ thể nào như Trần Kỳ Phương (trước đó) hay Đỗ Trường Giang (sau này) [32].

Đỗ Trường Giang đã áp dụng mô hình trao đổi ven sông này với trường hợp dòng sông Côn chảy qua Bình Định. Theo Đỗ Trường Giang dòng sông này bắt nguồn từ Bắc Tây Nguyên, chảy qua các làng mạc, vùng đồi trung du và đồng bằng trù phú, cuối cùng đổ ra biển ở Vịnh Thị Nại, nơi có một thương cảng sầm uất. Như vậy, cũng như sông Thu Bồn ở phía Bắc, sông Côn giữ vai trò nối kết các bản làng trên cao nguyên qua vùng đồng bằng ra đến thương cảng Thị Nại để từ đó tham gia vào hệ thống thương mại. Vì lẽ đó, dòng sông này trở thành một trục lộ then chốt cấu thành tiểu quốc Vijaya, một trong những tiểu quốc giữ vai trò chủ đạo trong Mandala Champa [33].

Gần đây, Nguyễn Hữu Thông cũng áp dụng mô hình trao đổi ven sông với trường hợp con sông Ba chảy qua Gia Lai và Phú Yên. Theo Nguyễn Hữu Thông, dòng sông này trải rộng qua nhiều vùng, nhiều tỉnh từ miền cao đến đồng bằng và cuối cùng đổ ra biển, chính vì vậy dòng sông này đã tạo ra một tuyến thủy hệ quan trọng nối kết các hàng hóa từ cao nguyên đến tận cửa biển Phú Yên. Từ đó, dòng sông này không chỉ giữ vai trò quan trọng trong việc liên kết các vùng mà còn góp phần hình thành tiểu quốc Hoa Anh, một tiểu quốc đã xuất hiện trong biên niên sử Việt Nam, nhưng cho đến nay vị trí cụ thể của nó vẫn rất mơ hồ [34].

4. Tạm kết

Chúng tôi vừa điểm lại một số những nghiên cứu liên quan đến thể chế chính trị của vương quốc Champa, một quốc gia theo thể chế liên bang bao gồm nhiều tiểu quốc. Kể từ khi mà các nhà nghiên cứu Champa bắt đầu quan tâm đến thể chế của vương quốc này trong lịch sử không phải là không có những tranh luận trái chiều. Đầu tiên là những cuộc tranh luận xung quanh tính lịch sử và phi lịch sử của biên niên sử Champa, cho đến khi quan điểm xem Champa như là một quốc gia liên bang chính thức ra đời và được bảo vệ trong hội thảo quốc tế (ở Copenhague, Đan Mạch) bởi Po Dharma và cộng sự, và gần đây hơn là ý kiến trái chiểu với quan điểm ấy của Giáo sư Lương Ninh. Dù vậy, cho đến nay, quan điểm cho rằng Champa theo thể chế liên bang đã được chấp thuận rộng rãi trong học giới.

Kể từ đó, những cuộc thảo luận về thể chế chính trị của vương quốc Champa chỉ còn xoay quanh các quan điểm, ý kiến và các mô hình giả định có thể áp dụng trong trường hợp liên bang này, cũng như cách thức mà các tiểu quốc thuộc liên bang ấy ra đời và tồn tại. Nếu như Trần Kỳ Phương, Trần Quốc Vượng, W. Southworth… xem Champa như là một Mandala điển hình, thì K. Taylor lại đề nghị xem liên bang Champa như là một điển hình của "không gian văn hóa – chính trị quần đảo", trong đó, mỗi tiểu quốc của Champa có thể được xem như một đảo nhỏ vận hành trong cơ cấu chung. Mặt khác, khi xem Champa như là một quốc gia liên bang, cuộc trao đổi vẫn tiếp diễn với cuộc thảo luận về đặc trưng của mỗi tiểu quốc trong liên bang ấy. Từ đây, học giới lại đi tìm cách thức mà một tiểu quốc trong liên bang hình thành, vận hành và liên kết với nhau. Mô hình được áp dụng phổ biến để lý giải vấn đề này là "hệ thống trao đổi ven sông" của B. Bronson.

Tuy nhiên, những thảo luận, thậm chí tranh luận về vấn đề này, chắc hẳn vẫn sẽ còn tiếp diễn, lôi cuốn giới nghiên cứu vào những hoạt động học thuật sôi động. Ở đây, có nhiều vấn đề vẫn còn phải bàn thêm : Nếu Champa là một liên bang, thì nó bao gồm bao nhiêu tiểu quốc ? Ý kiến của Po Dharma (có 4, 5 tiểu quốc) hay M. Shiro (có 10 tiểu quốc) chuẩn xác hơn ? Hoặc, nếu ta xem Champa như một Mandala điển hình, thì mô hình của một tiểu quốc như Trần Kỳ Phương và Trần Quốc Vượng đề xuất có thể áp dụng với toàn thể vương quốc hay không, nhất là khi các tiểu quốc ở miền Nam như Kauthara, Panduranga lại không phù hợp với mô hình ấy, hay đó là những ngoại lệ ? Mặt khác, nếu áp dụng mô hình trao đổi ven sông với Champa, ta có thể áp dụng nó với các dòng sông ở Nam miền Trung (các dòng sông ở Ninh Thuận, Bình Thuận) hay chỉ với các dòng sông ở Bắc miền Trung như Trần Kỳ Phương, Đỗ Trường Giang, Nguyễn Hữu Thông đã thí điểm hay không ?

Những câu hỏi đó vẫn còn chờ những nghiên cứu tiếp theo trả lời. Đây là một mảng nghiên cứu quan trọng không chỉ giúp chúng ta lý giải các vấn đề liên quan đến thể chế chính trị của vương quốc Champa mà còn cung cấp những gợi mở thú vị để nghiên cứu thể chế chính trị của xứ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn. Cơ cấu và bản sắc chính trị của một vùng đất, dù có biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử, theo từng chủ thể tiếp nối, nhưng chắc hẳn đều sẽ có những tiếp biến, tương tác và kế thừa. Miền Trung Việt Nam, từ khi thiết chế chính trị Đàng Trong được hình thành, chắc hẳn cũng phải trải qua những kế thừa, tương tác và tiếp biến đối với nền chính trị của vương quốc Champa trước đó. Những đặc trưng đó giúp chính quyền chúa Nguyễn khác với chính quyền chúa Trịnh, dù vẫn là người Việt, và cũng chính nó giúp chính quyền này tồn tại và giữ vị thế độc lập trước xứ Đàng Ngoài, cũng như trước cả quốc tế trong thời điểm bấy giờ. Tất nhiên, vẫn cần có những lý giải chuyên sâu về thể chế chính trị của xứ Đàng Trong, và trong đó, những yếu tố thừa hưởng từ nền chính trị Champa cũng cần nên được xem xét một cách đầy đủ.

Đổng Thành Danh

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 08/08/2020

Chú thích :

[1] Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam Thực lục, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr. 28 ; Lê Quý Đôn (2007), Phủ Biên Tạp lục, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr. 53.

[2] Về vương quốc Champa cf. : G. Maspero (1828), Le Royaume de Champa, Les Éditions : G. Van Oest, Paris ; Dohamide – Dorohiem (1965), Dân tộc Chàm lược sử, Saigon ; T. Quach-Langlet (1988), "Le cadre historique de l’ancien Campa", in Actes du séminaire sur le Campa organisé à l’Université de Copenhague, Travaux du CHCPI, Paris, pp. 27-47 ; Lương Ninh (2004), Lịch sửVương quốc Champa, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội ; M. Vickery (2011), "Champa Revised", trong The Cham of Vietnam : History, Society, and Art, Tran Ky Phuong, Bruce M. Lockhart (ed), NUS Press, Singapore, pp. 363 – 420 ; Pierre-Bernard. Lafont (2011), Vương quốc Champa : địa dư – dân cư – lịch sử, IOC – Champa, San Jose.

[3] Phan Khoang (1971), Xứ Đàng Trong (1558 – 1771), Khai Trí, Saigon ; Taylor (1998), "Surface Orientations in Vietnam : Beyond histories of nation and Region", The Journal of Asian Studies, 57 (4), pp. 949 – 978 ; Li Tana (2013), Xứ Đàng Trong : lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh ; Vũ Đức Liêm (2016), "Tái định vị xứ Đàng Trong trong không gian Đông Á và Đông Nam Á, thế kỷ XVI – XVIII", Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130), tr. 12 – 42.

[4] Về các bia ký Chăm xem : L. Finot (1903), "Notes d’épigraphie : III Stèle de Cambhuvarman a Mi Son", Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient (BEFEO), tome 3, pp. 206 – 213 ; (1904), "Notes d’épigraphie : VI. Inscriptions du Quang Nam", BEFEO, tome 4, pp. 83 – 115 ; (1904), "Notes d’épigraphie XI : Les inscriptions de Mi-Sơn", BEFEO, tome 4, pp. 897 – 977 ; R. C. Majumdar (1985), Champa : History and culture of an Indian colonial kingdom in the Far – East 2nd – 16th centuries AD, Book III : Inscription of Champa, Gian Publishing House, Delhi.

[5] Về các biên niên sử Trung Hoa có đề cập đến Champa xem : Lương Ninh (2004), op.cit, tr. 306 – 343. Về các biên niên sử Việt Nam xem : Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội ; Khuyết danh (2005), Việt sử lược, Trần Quốc Vượng dịch, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế ; Nhiều tác giả (2009), Đại Việt sử ký Toàn thư, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

[6] Về các thư tịch Chăm xem : Pierre-Bernard Lafont – Po Dharma – Nara Vija (1977), Catalogue des manuscrits cam des bibliothèques françaises, EFEO CXIV, Paris ; Po Dharma (1988), Complément au Catalogue des manuscrits cam des bibliothèques françaises, EFEO CXXXIII, Paris ; Thành Phần (2007), Danh mục thư tịch Chăm tại Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

[7] E. Aymonier (1890), "Légende historiques des Cham", Excursions et Reconnaissances XIV (32), pp. 145 – 206.

[8] Ibid, p. 149.

[9] E. Durand (1905), "Notes sur les Chams : La Chronique Royale", BEFEO V, pp. 377 – 382.

[10] Ibid, pp. 380 – 382.

[11] G. Maspero (1928), op.cit.

[12] Ibid, tr. 24 – 25.

[13] Dohamide – Dorohiem (1965), op.cit.

[14] Ibid, tr. 120.

[15] Po Dharma (1978), Chroniques du Panduranga, Thèse de l’EPHE, Paris.

[16] Po Dharma (1987), Le Panduranga 1822-1835. Ses rapports avec le Vietnam, EFEO, Paris, pp. 60 – 61. Bản dịch của công trình này xem : Po Dharma (2013), Vương quốc Champa : Lịch sử 33 năm cuối cùng, Champaka IOC – Champa, San Jose.

[17] Po Dharma (1988), "Etat des dernières recherches sur la date de l’absorption du Campa par les Vietnamiens", in Actes du séminaire sur le Campa organisé à l’Université de Copenhague le 23 mai 1987, CHCPI, Paris, pp. 59 – 67 ; Po Dharma (1994), "Status of the Latest Research on the Date of the Absorption of Champa by Vietnam", in Proceedings of the Seminar on Champa, Southeast Asia Community Resource Center, R. Cordova, p. 55. Cf : Po Dharma (2013), op.cit, tr. 53 – 54.

[18] Bruce M.Lockhart (2011), "Colonial and post-colonial constructions of ‘Champa’", in The Cham of Vietnam – History, Society and Art, NUS Press, Singapore, pp. 1 – 53.

[19] Po Dharma (2013), op.cit, tr. 54 – 55.

[20] Lương Ninh (2004), op.cit, 152.

[21] M. S. Bertrand (2009), "Lương Ninh : Lịch sử Vương quốc Champa", trong Champaka 9, IOC – Champa, San Jose, tr. 138 – 156.

[22] Cf : Nguyễn Hữu Thông (2009), Chưa hẳn đã có một vương quốc Champa hoàn chỉnh ở miền Trung Việt Nam (truy cập ngày 20/3/2017). Và bài trao đổi : Lâm Thị Mỹ Dung (2009), Những nhận thức thiếu cập nhật và sai lầm về vương quốc Champa (truy cập ngày 20/3/2017).

[23] J. Tambiah (1976), World Conqueror and World Renounser : A study of Buddhism and Polity in Thailand Against a Histotical background, Cambridge University Press.

[24] O.W.Wolters (1982), History,Culture and Region in Southeast Asian Perspectives, Institute of Southeast Asian Studies. Theo Đỗ Trường Giang, Giáo sư O.W. Wolters là người đầu tiên đã giải thích Mandala như là một thuật ngữ để diễn tả một hệ thống chính trị kinh tế đã được phát hiện tại hầu hết các quốc gia cổ ở Đông Nam Á. Thuật ngữ mandala cũng được sử dụng để miêu tả một trạng thái chính trị riêng biệt và thường là không ổn định trong một khu vực địa lý được xác định mơ hồ vì không có những đường ranh giới cố định, tại đó những trung tâm nhỏ hơn vì lý do an ninh nên có xu hướng vươn ra mọi phía, các mandala sẽ mở rộng hay thu hẹp lại theo cách thức này. Mỗi mandala bao gồm một số chính quyền chư hầu (tributary rulers), nhưng mỗi chư hầu như vậy có thể từ bỏ địa vị chư hầu của họ khi có cơ hội và nỗ lực xây dựng một mạng lưới chư hầu của riêng họ. Dẫn theo : Đỗ Trường Giang (2009), "Mandala trong nhận thức và cách nhìn của các học giả quốc tế", tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr. 59 – 67.

[25] Keith W.Taylor (1992), "The early kingdoms", The Cambridge history of SoutheastAsiaVol.1, From early times to c.1800, Cambridge University Press, pp. 153 – 154.

[26] Nguyễn Hữu Thông (2008), "Từ mô hình Mandala nghĩ về cấu trúc xã hội của vương quốc Champa", trong Thông tin khoa học, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, tháng 3, tr. 7 – 22.

[27] Tran Ky Phuong – Vu Huu Minh (1991)"Cua Dai Chiem (Port of Great Champa) in the 4th – 15th centuries", trong Ancient town ofHoi An, Foreign Languages Publishing House, Hanoi, pp. 77 – 81.

[28] Trần Quốc Vượng (1998), "Từ cái nhìn Thánh địa Mỹ Sơn", Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam, tr. 37 – 40 ; Xem thêm Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa – văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, tr. 332 – 338.

[29] Momoki Shiro (2011), "‘Mandala Champa’ seen from Chinese documents", trong The Cham of Vietnam – History, Society and Art, NUS Press, Singapore, pp. 127 – 132.

[30] Theo mô hình này, "hệ thống trao đổi ven sông" có một vùng duyên hải để làm cơ sở cho một trung tâm thương mại thường tọa lạc ở một cửa sông. Đây cũng là trung tâm giao dịch quốc tế. Ngoài ra, cũng có những trung tâm ở thượng nguồn, đó là những điểm tập trung ban đầu của các nguồn hàng có gốc từ những vùng xa sông nước. Những nguồn hàng này được sản xuất ở các vùng không họp chợ bởi các cư dân sống trong các bản làng ở miền thượng du hoặc thượng nguồn. Nguồn hàng này, chủ yếu là lâm sản, được tập trung trao đổi ở các chợ phiên vùng trung du, rồi vận chuyển về các khu chợ sầm uất hơn ở vùng hạ lưu gần cảng thi, sau đó lại được tập trung về cho các thương nhân cư trú ở cảng thị để xuất khẩu. Mỗi tiểu quốc trong liên bang có riêng một "hệ thống trao đổi ven sông" như vậy. Xem thêm : B. Bronson (1977), "Exchange at the upstream and downstream ends : Notes toward a functional model of the coastal state in Southeast Asia’, trong Economic exchange and social interaction inSoutheast Asia : Perspectives from prehistory, history,and ethnography, Karl L. Hutterer (Chủ biên), Center for South and Southeast Asian Studies, University of Michiganpp. 39-52.

[31] Trần Kỳ Phương (2004), "Bước đầu tìm hiểu về địa – lịch sử của vương quốc Chiêm thành (Champa) ở miền Trung Việt Nam : Với sự tham chiếu đặc biệt vào ‘hệ thống trao đổi ven sông’ của lưu vực sông Thu Bồn Quảng Nam", Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Văn hóa làng các dân tộc thiểu số Quảng Nam, Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Miền Trung, Huế ;  xem thêm : Tran Ky Phương (2008), "Riverine exchange network" : An exploration of the historical cultural landscape of central Vietnam", in trong biblioasia, vol 4, Issue 3, Singapore.

[32] W. Southworth (2011), "River Settlement and Coastal trax to wards a specific model of early state development in Champa", trong The Cham of Vietnam : History, Society, and arts, Bruce Lockhart and Tran Ky Phuong(ed), NUS Press, Singapore, pp. 102 – 119.

[33] Đỗ Trường Giang (2011), "Biển với lục địa – thương cảng Thị Nại Champa (Champa) trong hệ thống thương mại Đông Á (Thế kỷ XX – XV)", trong Người Việt với biển, Nguyễn Văn Kim (Chủ biên), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, tr. 285 – 314.

[34] Nguyễn Hữu Thông (2015), "Sông Ba : giao lộ chính trị – kinh tế – Văn hóa đặc thù", trong Thông báo khoa học, Đại học Văn Hiến số 7 tháng 5, tr. 33 – 45.

Đọc thêm :

Nguyễn Văn Huy, Người Chăm tại Việt Nam, Thông Luận 2002.

Tài liệu tham khảo :

 

  1. Aymonier Étienne, "Légendes historiques des Chams" in Excursions et Reconnaissances, n° 14-32, 1889, pp. 145-206
  2. Bronson B. (1977), "Exchange at the upstream and downstream ends : Notes toward a functional model of the coastal state in Southeast Asia", in Economic Exchange and Social Interaction in Southeast Asia : Perspectives from prehistory, history and ethnography, Karl L. Hutterer (Chủ biên), Center for South and Southeast Asian Studies, University of Michigan, pp. 39-52.
  3. Bertrand M. S (2009), "Lương Ninh : Lịch sử Vương quốc Champa", trong Champaka 9, IOC – Champa, San Jose, tr. 138 – 156.
  4. Durand Emile (1905), "Notes sur les Chams : La Chronique Royale", Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient (BEFEO), tome 5, pp. 377 – 382.
  5. Dohamide – Dorohiem (1965), Dân tộc Chàm lược sử, Saigon.
  6. Lê Quý Đôn (2007), Phủ Biên Tạp lục, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
  7. Finot L (1903), "Notes d’épigraphie : III Stèle de Çambhuvarman à Mi Son", BEFEO, tome 3, pp. 206 – 213.
  8. Finot L (1904), "Notes d’épigraphie : VI. Inscriptions du Quang Nam", BEFEO, tome 4, pp. 83 – 115.
  9. Finot L (1904), "Notes d’épigraphie XI : Les inscriptions de Mi-Sơn", BEFEO, tome 4, pp. 897 – 977.
  10. Đỗ Trường Giang (2009), "Mandala trong nhận thức và cách nhìn của các học giả quốc tế", tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2.
  11. Đỗ Trường Giang (2011), "Biển với lục địa – thương cảng Thị Nại Champa (Champa) trong hệ thống thương mại Đông Á (Thế kỷ XX – XV)", trong Người Việt với biển, Nguyễn Văn Kim (Chủ biên), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, tr. 285 – 314.
  12. Phan Khoang (1971), Xứ Đàng Trong (1558 – 1771), Khai Trí, Saigon.
  13. Khuyết danh (2005), Việt sử lược, Trần Quốc Vượng dịch, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế.
  14. Lafont Pierre-Bernard – Po Dharma – Nara Vija (1977), Catalogue des manuscrits cam des bibliothèques françaises, EFEO C XIV, Paris.
  15. Lafont Pierre-Bernard (2011), Vương quốc Champa : địa dư – dân cư – lịch sử, trong Champaka, 05/11/2018, IOC – Champa, San Jose.
  16. Li Tana (2013), Xứ Đàng Trong : lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
  17. Vũ Đức Liêm (2016), "Tái định vị xứ Đàng Trong trong không gian Đông Á và Đông Nam Á, thế kỷ XVI – XVIII", Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130), tr. 12 – 42.
  18. Maspero Gẻoges (1928), Le Royaume de Champa, Les Éditions : G. Van Oest, Paris.
  19. Majumdar R. C (1985), Champa : History and culture of an Indian colonial kingdom in The Far – East 2nd – 16th centuries AD, Book III : Inscription of Champa, Gian Publishing House, Delhi.
  20. Lương Ninh (2004), Lịch sử Vương quốc Champa, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
  21. Nhiều tác giả (2009), Đại Việt sử ký Toàn thư, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
  22. Po Dharma (1978), Chroniques du Panduranga, Thèse de l’EPHE, Paris.
  23. Po Dharma (1987), Le Panduranga 1822-1835. Ses rapports avec le Vietnam, EFEO, Paris.
  24. Po Dharma (1988), Complément au Catalogue des manuscrits cam des bibliothèques françaises, EFEO CXXXIII, Paris.
  25. Po Dharma (1988), "Etat des dernières recherches sur la date de l’absorption du Campa par les Vietnamiens", in Actes du séminaire sur le Campa organisé à l’Université de Copenhague le 23 mai 1987, CHCPI, Paris, pp. 59 – 67.
  26. Po Dharma (1994), "Status of the Latest Research on the Date of the Absorption of Champa by Vietnam", in Proceedings of the Seminar on Champa, Southeast Asia Community Resource Center, R. Cordova, 53 – 64.
  27. Po Dharma (2013), Vương quốc Champa : Lịch sử 33 năm cuối cùng, Champaka IOC – Champa, San Jose.
  28. Tran Ky Phuong – Vu Huu Minh (1991), "Cua Dai Chiem (Port of Great Champa) in the 4th – 15th centuries", trong Ancient town of Hoi An, Foreign Languages Publishing House, Hanoi, 77-81.
  29. Trần Kỳ Phương (2004), "Bước đầu tìm hiểu về địa – lịch sử của vương quốc Chiêm thành (Champa) ở miền Trung Việt Nam : Với sự tham chiếu đặc biệt vào ‘hệ thống trao đổi ven sông’ của lưu vực sông Thu Bồn Quảng Nam", Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Văn hóa làng các dân tộc thiểu số Quảng Nam, Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Miền Trung, Huế.
  30. Trần Kỳ Phương (2008), "‘Riverine exchange network’ : An exploration of the historical cultural landscape of central Vietnam", in biblioasia, vol 4, Issue 3, Singapore.
  31. Thành Phần (2007), Danh mục thư tịch Chăm tại Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
  32. Quach-Langlet. T (1988), "Le cadre historique de l’ancien Campa", in Actes du séminaire sur le Campa organisé à l’Université de Copenhague, Paris (Travaux du CHCPI), pp. 27 –
  33. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
  34. Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam Thực lục, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
  35. Momoki Shiro (2011), "‘Mandala Champa’ seen from Chinese documents", trong The Cham of Vietnam – History, Society and Art, NUS Press, Singapore, 127 – 132.
  36. Southworth W (2011), "River Settlement and Coastal trax to wards a specific model of early state development in Champa", in The Cham of Vietnam : History, Society, and arts, Bruce Lockhart and Tran Ky Phuong (ed), NUS Press, Singapore, pp. 102 – 119.
  37. Tambiah J. (1976), World Conqueror and World Renounser : A study of Buddhism and Polity in Thailand Against a Histotical background, Cambridge University Press.
  38. Keith W. Taylor (1992), "The early kingdoms", trong The Cambridge history of Southeast Asia, Vol.1, From early times to c.1800, Cambridge University Press.
  39. Keith W. Taylor (1998), "Surface Orientations in Vietnam : Beyond histories of nation and Region", The Journal of Asian Studies, 57 (4), pp. 949 – 978.
  40. Nguyễn Hữu Thông (2008), "Từ mô hình Mandala nghĩ về cấu trúc xã hội của vương quốc Champa", trong Thông tin khoa học, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, tháng 3, tr. 7 – 22.
  41. Nguyễn Hữu Thông (2015), "Sông Ba : giao lộ chính trị – kinh tế – Văn hóa đặc thù", trong Thông báo khoa học, Đại học Văn Hiến số 7 tháng 5, tr. 33 – 45
  42. Trần Quốc Vượng (1998), "Từ cái nhìn Thánh địa Mỹ Sơn", Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam, tr. 37 – 40.
  43. Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa – văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
  44. Vickery M (2011), "Champa Revised", in The Cham of Vietnam : History, Society and Art, Tran Ky Phuong, Bruce M. Lockhart (ed), NUS Press, Singapore, pp. 363 – 420.
  45. Wolters O.W. (1982), History, Culture and Region in Southeast Asian Perspectives, Institute of Southeast Asian Studies, New York.

Additional Info

  • Author Đổng Thành Danh
Published in Tư liệu

5 chữ ‘tinh’ trong yêu cầu của công bộc

Mai Lan, VNTB, 28/06/2020

Trước hết là "tinh thông" trong công việc, "tinh nhuệ" trong hành động, "tinh gọn" về bộ máy, "tinh túy" về chất cán bộ, "tinh ý" trong hiểu người dân, doanh nghiệp.

tinh1

Báo chí đăng về yêu cầu 5 chữ ‘tinh’ ấy của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi ông đến dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị "Hà Nội 2020 – hợp tác đầu tư và phát triển", diễn ra tại Hà Nội ngày 27/6/2020.

Xin cùng bàn tuần tự với 5 chữ ‘tinh’ trong thể chế chính trị hiện tại.

Trước hết, giả dụ như công việc làm tổng biên tập một tờ báo nào đó. Lâu nay ai cũng rõ trong hệ thống báo chí thuộc cơ quan Đảng bộ cấp tỉnh, thành, thì gần như cả 100% người ngồi vào chiếc ghế tổng biên tập/giám đốc là được Đảng cấp trên phân công dựa trên căn cứ về tư tưởng, không phải từ yêu cầu của tay nghề. Như vậy, yêu cầu "tinh thông" nghề báo là thứ yếu.

Tiếp theo về "tinh nhuệ". Cũng vị tổng biên tập/giám đốc được bổ nhiệm ấy, chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu "tinh nhuệ", nhưng đó là "tinh nhuệ" trong tìm mọi cách để đáp ứng đòi hỏi về ‘định hướng tư tưởng’ mà Đảng cấp trên yêu cầu ; không phải là "tinh nhuệ" trong nghiệp vụ báo chí với các yêu cầu ghi nhận đầy đủ tiếng nói của nhân dân, và cả sự tuân thủ pháp luật đến đâu của đảng viên, của tổ chức đảng được ghi rõ ở hiến định tại điều 4.3 : "Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".

"Tinh gọn" về bộ máy của một tòa soạn ở tổng biên tập/giám đốc như nói trên, sẽ xảy ra ít nhất hai trường hợp : thứ nhất, vì không am tường nghề báo, vị tổng biên tập/giám đốc ấy cần đến đội ngũ thầy dùi cứng nghề. Trong trường hợp này thì yêu cầu "tinh" là có thể, nhưng không thể "gọn".

Thứ hai, sẽ có cả "tinh" và "gọn" nếu như phần lớn tòa soạn đều là ‘vây cánh’ của vị tổng biên tập/giám đốc ấy. Nhất hô bá ứng trong nội bộ thế này sẽ mang đến cảm giác của bộ máy "tinh gọn".

"Tinh túy về chất cán bộ" thì điều này cần được minh định là cán bộ của Đảng, hay cán bộ của dân? Khi là cán bộ thì cấp dưới phải răm rắp nghe theo lệnh của cán bộ cấp trên. "Tinh túy" trong hoàn cảnh đó sẽ được định nghĩa thế nào?

"Tinh ý" trong hiểu người dân, doanh nghiệp mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu, nếu đặt trong bối cảnh của 4 chữ ‘tinh’ trước đó thì lại phải thắc mắc là thế nào mới gọi ‘hiểu dân’ ?

Liệu trong đòi hỏi "tinh ý" này có phải cùng với ý của huấn thị "Chế độ của ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đày tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân" (1). "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ" (2), "Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa" (3).

Mai Lan

Nguồn : VNTB, 28/06/2020

_________________

Chú thích :

(1) Hồ Chí Minh : Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, trang 263.

(2) Hồ Chí Minh : Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, trang 75.

(3) Hồ Chí Minh : Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, trang 269.

*********************

Ngũ "tinh" của " Hà Nội không vội được đâu"

Hoài Nguyễn, VNTB, 28/06/2020

Cán bộ "tinh ý" đến mức "tinh nhuệ" nên họ hiểu cần "tinh gọn" ra sao để làm hài lòng bề trên; để bề trên gật gù cho sự nhanh nhạy "tinh thông" đó phù hợp với từng thời điểm, từng ngữ cảnh uyển chuyển khác nhau.

tinh2

Ngài thủ tướng nói rằng sở dĩ "Hà Nội không vội được đâu" đã là chuyện ‘xưa rồi Diễm’, vì Hà Nội hôm nay đã đủ 5 chữ "tinh" theo tuần tự: "tinh thông", "tinh nhuệ", "tinh gọn", "tinh túy", "tinh ý".

"Tinh thông". Một bài báo trên Infonet (chuyên trang của báo điện tử VietnamNet), viết: "Tình hình tham nhũng trên địa bàn Thành phố Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi hơn, phạm vi, lĩnh vực tham nhũng rộng, tiềm ẩn trong lĩnh vực đất đai, đầu tư, tài chính – Báo cáo kết quả phòng chống tham nhũng năm 2019 của UBND Thành phố Hà Nội nêu.

Đây là một trong những nội dung của báo cáo về Kết quả phòng chống tham nhũng năm 2019 do Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu vừa ký gửi hdn Thành phố Hà Nội trước kỳ họp thứ XI diễn ra trong ba ngày (từ hôm nay 3 đến 5/12)" (*).

Như vậy, ở đây cho thấy với những thủ đoạn ‘tinh vi’ trong tham nhũng ở Hà Nội, cho thấy những người tham nhũng ở Hà Nội đã ‘tinh thông’ các ngón nghề trong đối phó với pháp luật trong lãnh vực này.

"Tinh nhuệ". Cũng bài báo trên, có đoạn vào khúc kết nhấn lại tình hình, "Tuy nhiên, tình hình tham nhũng trên địa bàn Thành phố vẫn diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi hơn, phạm vi, lĩnh vực tham nhũng rộng, tiềm ẩn trong một số lĩnh vực : quản lý, sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng, tài chính", báo cáo nêu rõ". Chính nhận xét này cho thấy những người tham nhũng ở Hà Nội không chỉ "tinh thông" ngón nghề đối phó, mà họ đủ "tinh nhuệ" để đưa những nhà hoạch định chính sách vào mê hồn trận của bất lực.

"Tinh gọn". Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội, vào ngày 24/6/2020, đưa tin : "Đối với sắp xếp tổ chức bộ máy tổ chức hành chính, ở cấp Thành phố, tại thời điểm ngày 31/12/2016 có 24 sở. Tại thời điểm ngày 31/12/2019 có 23 sở. Đối với văn phòng, thanh tra, phòng chuyên môn, nghiệp vụ, chi cục và tổ chức tương đương (Ban) thuộc cơ cấu tổ chức của sở, tại thời điểm ngày 31/12/2016 có 191 tổ chức thuộc sở, tại thời điểm ngày 31/12/2019 có 188 tổ chức thuộc sở (giảm 65 phòng).

Đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, tại thời điểm ngày 31/12/2016 có 364 phòng, đến ngày 31/12/2019 có 361 phòng.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tổng hợp số lượng đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm cả các Ban quản lý dự án) tại 2 thời điểm là ngày 31/12/2016 có 2.657 đơn vị và ngày 31/12/2019 có 2.633 đơn vị. Dự kiến việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trong giai đoạn 2020 – 2021 là giảm 38 đơn vị" (**).

Với số liệu ở trên cho thấy nếu cho đó là kết quả của "tinh gọn", xem ra khó thuyết phục, ít ra là theo ý nghĩa của thống kê.

"Tinh túy". Từ hai bài báo dẫn chứng ở trên, cho thấy nếu thực sự có được đội ngũ công bộc "tinh túy", thì chẳng cần bận tâm đặt ra những chỉ tiêu cho "sắp xếp, tổ chức lại" làm gì để phí phạm nguồn lực được cho là "tinh túy" ấy.

"Tinh ý". Cái tinh này trong cụ thể ở đây có lẽ là bao trùm cho giải thích về 4 cái tinh" đề cập phần trên. Vì cán bộ "tinh ý" đến mức "tinh nhuệ" nên họ hiểu cần "tinh gọn" ra sao để làm hài lòng bề trên; để bề trên gật gù cho sự nhanh nhạy "tinh thông" đó phù hợp với từng thời điểm, từng ngữ cảnh uyển chuyển khác nhau.

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 28/06/2020

______________

Chú thích :

(*)https://infonet.vietnamnet.vn/thoi-su/ha-noi-tham-nhung-dien-bien-phuc-tap-thu-doan-tinh-vi-54251.html

(**)http://thanglong.chinhphu.vn/da-sap-xep-to-chuc-giam-duoc-256-don-vi-su-nghiep-cong-lap

Additional Info

  • Author Mai Lan, Hoài Nguyễn
Published in Diễn đàn

Các cựu chính khách, nhà phản biện xã hội đã nói gì về thể chế chính trị của Việt Nam nhân dịp đầu năm mới Canh Tý ?

canbo1

Ông Phạm Minh Chính, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Tổ chức trung ương, trao giấy chứng nhận tốt nghiệp cho học viên lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII của Đảng (28/10/2019) - Ảnh : TTXVN

Theo cách làm cũ sẽ không khơi dậy được nhân tài

Ông Nguyễn Đình Hương, cựu Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam, nhìn nhận trong danh sách gần 200 người được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9 khóa XII đưa vào quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII vừa rồi đều có độ tuổi trên dưới 40. Như vậy là số này mới sinh ra và lớn lên sau năm 1975, phần lớn đã kinh qua hoạt động trong phong trào Đoàn thanh niên.

"Đại hội Đảng khóa XIII đang đến gần. Nếu công tác chuẩn bị nhân sự theo cách làm cũ thì không khơi dậy được nhân tài, mặt khác không chuyển tiếp các thế hệ để bảo đảm có cán bộ có kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý đất nước với số cán bộ trẻ có triển vọng vươn lên, thay thế" – ông Nguyễn Đình Hương nhận định.

Ông Nguyễn Đình Hương đề xuất việc chấm dứt "bó đũa chọn cột cờ" hay "cầm đuốc soi tìm cán bộ", theo đó, không nên quá cứng nhắc về tuổi đời, quá trình tham gia cách mạng dài hay ngắn ; không phân biệt và thành kiến với thành phần gia đình, thậm chí cả đảng viên trong thành phần kinh tế tư nhân.

"Ngay cả việc chọn lựa lãnh đạo chủ chốt của đất nước trong bối cảnh hiện nay cũng không nên quá cứng nhắc, nhất là tiêu chuẩn phải trải qua 2 khóa Bộ Chính trị mới được bầu vào vị trí lãnh đạo chủ chốt. Nếu cứng nhắc giữ cơ chế này, có thể việc chọn nhân sự chủ chốt sẽ sa vào tranh luận về những trường hợp đặc biệt mà không thể giải quyết được. Ngược lại, bỏ được cơ chế cũ, sẽ tạo cơ hội cho những người trẻ, không đủ 2 khóa Bộ Chính trị, kể cả ủy viên trung ương nhưng xứng đáng có thể đưa lên đảm nhiệm các chức danh chủ chốt. Như thế sẽ dài hơi hơn" - ông Nguyễn Đình Hương lập luận.

Tuy nhiên không khó để nhận ra rằng nếu tiếp tục thiếu động lực của cạnh tranh giữa các đảng phái chính trị, thì dù có xoay trở cách nào đi nữa, vẫn là câu chuyện được gói gọn trong giới hạn của những đảng viên với nhau trong chuyện phân chia quyền lực trong cùng một bó đũa mà thôi.

"Quyền" của người dân cần phải được tôn trọng

Nhà phản biện xã hội Trương Nhân Tuấn khai bút đầu năm với yêu cầu mong sao "nhà nước của dân do dân và vì dân" được xác định cho rõ nghĩa.

Theo ông Tuấn, nếu đó là nhà nước của mọi người dân, nhà nước cho mọi người dân và nhà nước vì mỗi người dân thì mọi người dân phải được bình đẳng về "quyền". Thứ nhứt là quyền "chính trị". Đảng cộng sản Việt Nam không phải là lực lượng duy nhứt lãnh đạo "nhà nước và xã hội". Mọi người dân đều có quyền và trách nhiệm tham gia việc lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Thứ hai là quyền tự do cơ bản của mỗi người dân theo đúng nội dung bản Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền, phải được luật pháp bảo vệ và tôn trọng.

Ông Lê Văn Sinh chia sẻ cảm nghĩ đầu năm mới bằng một liên tưởng : Một trận mưa rào kèm sấm sét rền vang như giữa mùa hạ vào chiều và đêm 30 Tết Canh Tý tại Hà Nội. Chính ngọ mùng một Tết, lại mưa rào và sấm. Nhiều người nói chưa từng chứng kiến điều này trong gần một thế kỷ qua.

"Thời quân chủ chuyên chế, theo lệ vào dịp đầu năm, các vua Việt Nam tế lễ ở Đàn Nam Giao tạ ơn Trời Đất và sám hối trước Thần Linh về những tội lỗi họ phạm phải. Nhà vua cầu xin đấng quyền uy siêu nhiên đừng giáng họa xuống thần dân của mình".

Ông Sinh nói và cho rằng, "với một nền chính trị coi bạo lực đẻ ra chính quyền như Việt Nam, thì nền chính trị đó là một nền chính trị vô đạo đức. Sớm muộn gì nó cũng phạm tội ác chống nhân loại và con đường bại vong là điều không tránh khỏi. Có rất nhiều gương soi từ lịch sử các xã hội loài người. Tiếc thay không phải ai cũng học được từ bài học nhân – quả !".

Luật sư Đặng Đình Mạnh đặt vấn đề : "Năm nay, tôi xin phép hoãn lại những lời cầu chúc về tài lộc, thăng tiến, sức khỏe… Vì lẽ, tôi vẫn mong hoài bão lớn nhất của dân tộc được chóng thành nên đã cầu chúc điều ấy. Tôi tin rằng, khi điều ấy thành tựu, thì chúng ta và con cháu cũng đều sẽ có mọi sự tốt lành trong cuộc đời và nhất là được sống, được thở, được nói, được hành xử đúng với phẩm giá làm người, giá trị mà nhiều dân tộc trên thế giới đã mặc nhiên sở hữu".

Thay lời kết

Qua ghi nhận một số ý kiến nêu trên, từ cựu quan chức cấp cao của đảng như ông Nguyễn Đình Hương, đến các công dân ‘ngoài đảng’, cho thấy có cùng điểm chung : Chế độ đảng cộng sản toàn trị mang đặc tính chuyên chế là nhà nước được miễn trừ khỏi các quy định pháp luật với việc duy trì bộ máy an ninh đông đảo, rộng khắp để kiểm soát mọi mặt cuộc sống của người dân.

Lạm dụng quyền lực hiện nay đang tạo ra xu hướng đáng lo ngại trong công luận. Nó có thể làm tổn hại đến nỗ lực cải cách thể chế hiện nay của chính độc đảng cầm quyền. Điều này cho thấy dùng quyền lực của đảng, nhà nước để chống tham nhũng được coi như ‘ta đánh ta’, ‘tự lấy đá ghè chân mình’, ‘đánh chuột không làm vỡ bình’… để giảm thiểu sự bất mãn từ dân chúng, mà không dựa vào dân bằng cơ chế dân chủ, khả thi là một hình thức biểu hiện của chuyên chế.

Chuyên chế trong chính trị tạo ra sự chống đối ngầm, bộ máy hành chính trì trệ, quan chức tuân lệnh nhưng ‘tâm không phục’. Nguy hại hơn, nếu chuyên chế trong các vấn đề dân sự, như các biến cố vừa xảy ra ở Đồng Tâm, ở Lộc Hưng…, có thể gây nên sự bất bình, mất niềm tin, thậm chí sự căm thù, đối đầu với chính quyền. Đây là căn nguyên bất ổn dẫn đến mâu thuẫn, chia rẽ và xung đột xã hội.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 26/01/2020

Additional Info

  • Author Nguyễn Nam
Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2