Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Tư liệu

12/05/2020

Thức luận 2 : Tri thức nhân quyền

Lê Hữu Khóa

Từ ý thức công dân tới nhận thức dân chủ

Nhân quyền là phạm trù lý luận của nhân sinh đi tìm nhân phẩm, nên phạm trù này chỉ được chấp nhận nếu nhân loại xem nhân quyền là phổ quát từ nhân lý tới nhân tính, từ đạo đức tới luật pháp. Nhưng khi nhân loại xem nhân quyền là phổ quát từ nhân đạo tới nhân luật, thì nhân loại phải chấp nhận một hệ luận về nhân tri là : một chính quyền tôn trọng nhân quyền có thể chỉ trích, phê bình, buộc tội một chính quyền không tôn trọng nhân quyền bằng công pháp quốc tế, mà không bị buộc tội lại là xen vào nội bộ của một quốc gia. Đây chính là thử thách lớn của cuộc đấu tranh vì nhân quyền, vì tất cả các chính quyền dường như đều đồng ý về tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền, nhưng không phải tất cả đều tuân thủ tuyên ngôn này. Chuyện này đã kéo dài từ ba thế kỷ qua, và hiện nay trong thế kỷ XXI này, các chính quyền độc tài, độc đảng luôn lẩn tránh nhân quyền để lén lút hoặc công khai vi phạm nhân quyền, trong đó có Đảng cộng sản Việt Nam đang đứng hàng đầu cùng Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba và vài quốc gia châu Phi là những chế độ độc đảng để độc tài, là những tập đoàn tội phạm xâm phạm và đàn áp nhân quyền.

conscience5

Nhân chất 

Hãy vận dụng triết học, chính trị học và sử học để đi lại đoạn đường từ nhận định về nhân quyền bằng lý luận của nhân lý, nhân tính, nhân tri tới công nhận tính phổ quát về nhân quyền như tiền đề để bảo vệ nhân phẩm, nhân bản, nhân vị. Chúng ta có thể bắt đầu bằng công trình lý luận của Locke, môt tư tưởng gia của Anh quốc thế kỷ thứ XVII, đi tìm nhân quyền bằng cách trở lại thượng nguồn của nhân tính để nhận ra nhân lý, nơi mà con người tự hiểu về con người thế nào ? Hiểu ra sao ? Bằng tri thức gì ? Câu trả lời trú trong bản chất mà cùng là nội chất hãy tạm gọi là nhân chất. Ông đã trả lời bằng lý luận là con người không biết rõ, không biết đủ về chính nhân chất của mình ; con người sống và thấy rồi thấu về nhân chất qua kinh nghiệm, qua lịch sử.

Chính trong quá trình này đạo đức của nhân sinh được hình thành và trưởng thành, để luôn bồi đắp cho nhân trinhân trí là hai trụ cột làm nên tư tưởng và lập luận về nhân quyền. Cơ sở lý luận của Locke thật đặc sắc khi ông phân tích là con người chấp nhận sống chung với nhau trong một xã hội, mà không biết đủ, biết đầy về nhân chất của chính mình, họ chỉ có một tri thức là họ biết, họ hiểu về quan hệ giữa người với người mà xã hội học đặt tên là quan hệ xã hội. Không biết rõ nhân chất, lại mong cầu những quan hệ xã hội, thì tại đây một thực tiễn hiện ra là chính con người công nhận và nuôi dưỡng những quan hệ do chính họ chọn, với quyết định giữa các cá nhân giờ đã trở thành quyết định của tập thể, của cộng đồng.

Từ đây, triết học đã hình thành một tiền để cho xã hội học : trong quan hệ xã hội tạo ra sinh hoạt xã hội rồi đời sống xã hội, có ít nhất hai loại quan hệ.

  • Loại thứ nhất có chọn lựa, có quyết định nên có thỏa ước của mỗi bên đồng ý sống chung, lao động chung có tương lai chung, chính thỏa ước này giờ đã thành công ước xã hội đã cho xuất hiện nhận định về nhân quyền là quyền tự do công nhận rồi ký nhận quyền làm người ngay trong quan hệ xã hội.
  • Loại thứ hai, thì ngược lại bị áp đặt qua đàn áp phải sống chung để nhận chịu một số phận không do mình chọn lựa, quyết định, mà do kẻ mạnh, kẻ chủ, kẻ ác quyết định thay mình thì đây là phản diện của nhân quyền.

conscience02

Nhân lệ

Nhân lệ là không gian của nhân sinh, trong đó truyền thống làm nên tục lệ, có chỗ đứng trung tâm như thông lệ, nơi mà phép vua thua lệ làng, nơi mà luật pháp bị vô hiệu hóa với hủ tục mang tên tục lệ, thông lệ, mạo danh của truyền thống, trá danh của văn hóa, để duy trì một hệ thống khống chế dựa trên bất công, còn mạnh hơn cả luật pháp. Trong đó có chủ mưu mà cũng là thủ phạm mượn danh hiệu truyền thống tổ tiên để bắt buộc đồng bào, đồng loại của mình phục vụ quyền lực và quyền lợi của mình, mà bất chấp công bằng lẫn công lý.

Khi Khổng giáo áp đặt trên nữ tính của phụ nữ qua giáo dục tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh), để người phụ nữ phải chấp nhận hậu quả của một sự áp đặt kế tiếp là tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Rồi quan niệm trinh làm nên tiết của "gái chính chuyên chỉ có một chồng", để phải cúi đầu trước bất công của "trai năm thê, bảy thiếp", từ bất công tới phạm pháp vì cùng lúc gạt công bằng lẫn công lý ra khỏi công tâm. Từ đây, nam giới tự cho phép mình có nhiều sinh hoạt, nhiều quan hệ, nhiều đời sống, nhiều hưởng thụ hơn phụ nữ, đây là bất công của bất công vì nó tự cho phép lấy đa thê để vùi dập chính chuyên. Biến nhân kiếp phụ nữ thành số kiếp phải nhận chịu sự khống chế của nam giới. Tại đây, nhân lệ đã lội ngược dòng với nhân đạo của nhân quyền là luôn đặt định đề lý luận của mình qua công bằng xã hội bắt đầu bằng bình đẳng giới tính, nam nữ bằng nhau từ nhân vị tới nhân phẩm.

Khi ta nhận ra sự khác biệt, sự đối kháng giữa nhân lệnhân quyền, thì ta thấy được tiến bộ của nhân loại luôn đi về phía văn minh của nhân quyền. Vì trong lịch sử, sự bất công của thông lệ trọng nam khinh nữ, phổ quát trên mọi châu lục, và chính nhận thức nhân quyền đã bắt đầu bằng ý thức về bình đẳng, bằng tri thức về công bằng, tứ đó biến nhân quyền thành mục đích của đấu tranh vì : tiến bộ của nhân tri, văn minh của nhân bản, tương lai của nhân phẩm… Tại đây, nhân quyền có nội lực, sung lực, hùng lực của :

  • hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) ;
  • hệ tự (tự do, tự trọng, tự chủ, tự tin) ;
  • hệ thông (thông minh, thông thạo, thông thái) ;
  • hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo) ;

nhân lệ không có được, cụ thể là nhân quyền càng đi tới, thì nhân lệ càng đi lùi, càng đi xuống, để dần dà rơi vào ngõ tử, nếu nó không công nhận và không biết đi cùng với nhân quyền vì công bằng và công lý.

conscience03

Nhân biệt 

Sự khác biệt giữa những cá nhân từ tâm lý tới cá tính, từ bản sắc tới giáo dục tạo ra tính cá biệt của mỗi cá nhân luôn mang những đặc tính khác biệt nhau ngay trong sinh hoạt xã hội, quan hệ xã hội, đời sống xã hội… Thuật ngữ tạm thời được dùng tại đây là nhân biệt, nó chính là cơ sở phản biện của định đề nhân quyền ! Vì nhân quyền làm nền để tạo nên sự công bằng giữa các cá nhân. Công bằng này không chấp nhận sự khác biệt để làm ra sự tách biệt, để rồi sinh ra sự phân biệt, và khi sự phân biệt trở thành sự phân loại làm ra sự phân hóa, thì mệnh đề chung là công bằng (không phân biệt) làm nên định luận rồi định nghĩa của nhân quyền sẽ không còn nữa !

Tính phổ quát của nhân quyền sẽ ra sao trước thực tế đa văn hóa, đa văn minh, đa văn hiến giữa các sắc tộc, các dân tộc, các châu lục khác nhau ? Khi mỗi văn hóa, mỗi văn minh, mỗi văn hiến có đặc sắc, đặc thù, đặc điểm riêng của nó và hành tác ngược chiều với tính phổ quát của nhân quyền ? Khi nghiên cứu tính đa văn hóa, đa văn minh, đa văn hiến giữa các sắc tộc, các dân tộc, các châu lục… tôi nhận ra các kinh nghiệm khác nhau, đưa tới các định đề rất khác nhau, rồi từ đó có những định luận khác biệt nhau, nên xin đề nghị các giải luận sau :

  • Tính phổ quát nhân quyền bằng tổng thể, tại đây nhân quyền là một phạm trù có sức mạnh tổng hợp được mọi sức mạnh khác nhau như tự do, công bằng, bác ái công nhận, vượt lên sự khác biệt văn hóa, văn minh, văn hiến giữa các sắc tộc, các dân tộc, các châu lục. Muốn quản trị được một tổng thể thì bản thân nhân quyền phải có tổng lực, với vị thế ở trên cao với sức hút của nó vừa tạo được hội tụ cho mọi khác biệt, vừa nâng cao mức độ nhận thức về nhân phẩm, chính là điểm đến của nhân quyền.
  • Tính phổ quát nhân quyền bằng tiến bộ, trong đó nhân loại không chỉ hưởng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mà còn có các tiến bộ về tư tưởng, triết học cùng các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Ta cũng không quên các tiến bộ của văn minh trong đó mỗi lần có sự hoàn thiện hóa về đạo lý, mỗi lần có sự hoàn chỉnh hóa về đạo đức, là mỗi lần giá trị nhân quyền được thăng hoa thêm.
  • Tính phổ quát nhân quyền bằng đấu tranh, nơi mà tiến bộ của nhân quyền là kết quả tích cực qua đấu tranh giữa các quyền lợi đối kháng nhau trong xã hội, và sự xuất hiện của các lập luận về nhân quyền luôn là sự hiện diện để bảo vệ không những của tự do, công bằng, bác ái, mà cả về dân chủ và đa nguyên. Mỗi lần nhân loại tiếp nhận được kết quả tích cực qua đấu tranh trên nền tảng của công lý, thì công luật cùng công pháp sẽ ra đời để pháp luật hóa công lý mới được mọi người công nhận.
  • Tính phổ quát nhân quyền bằng hội nhập, nơi mà hội là cơ sở của hòa, có hòa hợp để hòa giải, mà không qua xung đột, đấu tranh, ngược lại dựa trên các thỏa ước xã hội biết dung hòa để điều chế sự khác biệt về quyền lợi giữa các giai tầng khác nhau trong xã hội, tính riêng biệt về tư lợi của mỗi cá nhân, mà không có kình chống, không có đàn áp, không có sát phạt, khi mọi thành phần xã hội, mọi cá thể đều là công dân cùng nhau công nhận các công lý chung để bảo vệ nhân quyền.

conscience04

Nhân nhiệm

Khi Hume, triết gia Anh quốc gốc Ecosse, thế kỷ thứ XVIII thời Khai Sáng, đã vận dụng tri thức của sử học cùng các kiến thức của kinh tế học, để phân tích phạm trù nhân quyền có vị trí giữa quyền lợi được tập thể công nhận và tư lợi cá nhân cũng được bảo vệ trong một xã hội có văn minh của công bằng. Ở đây, mỗi cá nhân, giờ là công dân phải có trách nhiệm với cộng đồng nơi mà mình là thành viên. Thuật ngữ mà ta tạm dùng ở đây là "nhân nhiệm", mang ba hành tác của công dân trong một cộng đồng :

  • Trách nhiệm dân sự, là những nghĩa vụ của công dân, vừa đóng góp vào công ích xã hội, dịch vụ công cộng, bằng lợi tức qua thuế má, song hành với trách nhiệm bảo vệ cộng đồng, dân tộc, đất nước, xã hội nơi mà mình sinh sống.
  • Quyền tư hữu, từ gia sản tới vốn tài chính, từ vốn đầu tư tới vốn lao động, nơi mà cá nhân được có quyền vận dụng tư hữu để sản suất, để làm giầu, nơi mà tư hữu vừa là vốn, vừa là lời do vốn mang tới bằng sức lao động của cá nhân.
  • Tự do hợp đồng, khi tự do của cá nhân sự được vận dụng qua lao động, kinh tế, tài chính, thương mại… qua hợp tác từ chuyên môn tới cổ phần, thì hợp đồng chính là giao ước chính thức được xã hội, chính quyền, luật pháp công nhận để chứng thực thỏa ước chung đã được của mỗi bên công nhận.

Khi lực liên kết của ba hành tác : trách nhiệm dân sự, quyền tư hữu, tự do hợp đồng có mặt trong sinh hoạt xã hội làm nên quan hệ xã hội có hợp tác qua hợp đồng, có giao ước bằng thỏa ước được công chúng hóa bằng pháp luật, thì đời sống xã hội được hình thành vì biết dựa trên một nền tảng mà Rousseau đặt tên là công ước xã hội. Nội lực của liên kết : trách nhiệm dân sự, quyền tư hữu, tự do hợp đồng, được tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh qua công trình của kinh tế gia anh quốc : Hayek (1899-1992), giải Nobel về kinh tế, cũng chính là lý thuyết gia của trường phái chủ thuyết tự do mới trước thị trường. Nơi đây thị trường là sinh hoạt cụ thể, hữu hình và trường tồn trong không gian và thời gian, với sự trợ lực của các chính quyền, và điểm hội tụ để có quyết sách chung mà bảo vệ thị trường, và thị trường được bảo vệ trên cơ sở của liên kết : trách nhiệm dân sự, quyền tư hữu, tự do hợp đồng.

Khi ta công nhận liên kết : trách nhiệm dân sự, quyền tư hữu, tự do hợp đồng, cũng như chính quyền có giá trị trường tồn và phổ quát, thì ta cũng phải tôn trọng sự hiện hữu của thị trường cũng mang giá trị trường tồn và phổ quát. Từ đây, giá trị này cho ra đời tổ chức thương mại thế giới (OMC-rganisation mondiale du commerce) ; trong tổ chức này, có "sân chơi" là thương mại toàn cầu, có "luật chơi" theo các thỏa thuận qua các thảo ước với sự có mặt thường trực của các chính quyền từ kiểm tra tới kiểm soát để bảo vệ "trò chơi". Nơi mà quyền tư hữu được tôn trọng ngang hàng với trách nhiệm dân sự. Khi chúng ta chấp nhận mệnh đề này trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thì chúng ta phải nhận luôn :

  • Tự do kinh tế song cặp tự do tư lợi, để song hành với tự do lợi nhuận là sinh hoạt chính của thị trường tư bản, trong đó có tự do sản xuất, tự do tiêu thụ dẫn tới tự do cạnh tranh.
  • Tự do kinh tế đóng vai chính để chủ đạo trong phát triển, trong tiến bộ, và khi có khủng hoảng, có suy thoái thì các chính quyền sẽ có mặt để tạo ra sự đoàn kết liên quốc gia tìm cách vượt qua khủng hoảng, suy thoái.
  • Tự do kinh tế làm chủ lực cho tự do thương mại lại đóng vai chính tự sản xuất tới tiêu thụ thì liên minh tạo nên đoàn kết giữa các chính quyền phải nhận vai phụ, và chỉ can thiệp khi tự do thương mại này rơi vào ngõ cụt.

Khi ta công nhận : tự do kinh tế, tự do tư lợi, tự do lợi nhuận ; tự do sản xuất, tự do tiêu thụ, tư do cạnh tranh, tự do thương mại vừa thiết yếu, vừa chủ đạo trong sinh hoạt xã hội của nhân sinh, thì ta phải nhận ra sự vận hành của nhân quyền là : một quy trình đặc sắc của nhân lý đi tìm nhân phẩm và biết đặt nhân quyền lên cao, lên trên tất cả các tự do kinh tế, tự do tư lợi, tự do lợi nhuận ; tự do sản xuất, tự do tiêu thụ, tự do cạnh tranh, tự do thương mại.

conscience05

Nhân luận

Có nhiều đường đi nẻo về khác nhau, nên nhân quyền là quá trình chỉnh lý đang đi tìm toàn lý, đây là khó khăn cụ thể mà cũng là thử thách vinh quang của thực thể nhân quyền. Vì toàn lý phải bắt đầu bằng sự tôn trọng của đa lý, mà trong đa lýđa trí, đa tài, đa dũng, đa năng, đa hiệu làm nên chân dung diện mạo của đa nguyên.Tại đây, Liên Hiệp Quốc định vị để đề nghị :

h Tôn trọng sự khác biệt, nhưng cẩn trọng trước sự phân biệt, tạo ra sự tách biệt.

h Vượt qua sự phân biệt để đi tìm những mẫu số chung, tạo điều kiện cho sự chung sống bằng sự tôn trọng lẫn nhau.

h Vượt qua sự tách biệt để tìm ra nền tảng chung, tạo điều kiện cho sự chung sống bằng khả năng nhận ra những sự tương đương được mọi bên công nhận.

Từ đây, khi phân tích các lập luận về nhân quyền không những qua lập luận của các tư tưởng gia, các triết gia, mà còn phải nhận ra các công trình nghiên cứu của chính trị học, nhân học, xã hội học đương đại, tại đây xuất hiện hai kết luận mới :

  • Nhân quyền sẽ tự diệt khi nó tự biến thành một loại ý thức hệ độc đoán áp đặt lên xã hội, lên nhân loại, mà mọi người đã thấy sự thảm bại của ý thức hệ cộng sản, mà ngược lại nhân quyền phải luôn nắm trong quỹ đạo danh chính ngôn thuận của hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) vừa để bảo vệ tính chỉnh lý, vừa để bảo đảm tính phổ quát của nó.
  • Nhân quyền sẽ tự hủy khi nó tự tương đối hóa nó, ép buộc nhân sinh phải nhắm mắt trước hủ tục, trá hình bằng tên gọi là văn hóa, kiểu đa thê, đa thiếp để không tôn trọng nam nữ bình quyền. Tồi tệ hơn là loại tự tuyên ngôn : "Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng ưu tú nhất và độc nhất lãnh đạo dân tộc, xã hội…", nơi mà độc đảng tự cho phép toàn trị mà không qua hệ đa (đa lý, đa trí, đa tài, đa dũng, đa năng, đa hiệu), để tránh né luôn hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận).

Không phải là ý thức hệ, cũng không tự tương đối hóa, tiến trình của nhân quyền cũng :

  • Không được tự thiêng liêng hóa mình như đã thấy trong các sinh hoạt của tôn giáo ; trong đó thượng đế sáng tạo ra muôn loài và muôn loại phải có lòng tin tuyệt đối vào thượng đế.
  • Không được tự dung hòa hóa mình trước các quyền lực kình chống nhau, vì có quyền lợi mâu thuẫn nhau, mà hậu quả là có kẻ thắng người bại, mà tất cả đều không nhận ra đạo lý nhân quyền là tôn trọng lẫn nhau để chung sống.

Thuật ngữ : nhân luận trở nên linh động khi ta nhận ra hệ luận của quyền làm người, được làm người mà không là nạn nhân cũng không là thủ phạm của bất cứ bất công nào, của bất cứ bất nhân thất đức nào, xuất hiện tại đây hai lý luận khác :

h Nhân quyền có nội chất của nhân phẩm, khi nhân sinh biết gỡ ra ích kỷ, vị kỷ, tư lợi, tư hữu… giá trị của con người là vô giá nên nhân quyền hành tác trên cao, đi xa, nới rộng, đào sâu hơn các phạm trù bình thường nếu không nói là tầm thường của ích kỷ, vị kỷ, tư lợi, tư hữu…

h Nhân quyền là sức hút của hoài bão vì nhân lý, nhân tri, nhân trí, của hoài vọng vì nhân bản, nhân văn, nhân vị, tạo ra được sự thuyết phục tự đó tạo được sự đồng cảm, đồng lòng để các giá trị của nhân phẩm.

Vẫn chưa trọn về diễn luận, nhân quyền còn cho xuất hiện hai phương án khác nhau từ nội đụng tới thể hiện :

h Nhân quyền tích cực của hội nhập để có một lý tưởng chung là bảo vệ nhân phẩm, đây là câu chuyện rất rõ nét trong triết học khai sáng của Monstesquieu, Rousseau, Voltaire… Nhân quyền được thực hiện trong đòi hỏi công bằng, trong đấu tranh vì tự do, một nhân quyền có chân trời của công lý, khi con người biết trả lời là : có !

h Nhân quyền tiêu cực là một nhân quyền khi nhân sinh đứng trước bất công, thì con người biết trả lời ngược lại là : không ! Vì bất công không chấp nhận được, vì nó bất nhân thất đức. Nhân quyền tiêu cực nơi mà ngữ pháp tiêu cực của phản ứng trả lời : không chính là một sung lực rất tích cực, vì không chấp nhận bất công, nên sẽ bất tuân trước bạo quyền, cụ thể là sẽ bất chấp tà quyền.

Trong triết đạo đức của Ricoeur cũng như trong triết đa văn hóa của Jullien, năng lực làm nên dũng lực để trực diện trước bạo quyền và tà quyền, rồi trả lời : không ! tức là không chấp nhận bất công, tức là không bỏ qua thất đức, tức là không tha thứ bất nhân. Nên chữ không của nhân quyền tiêu cực, có cùng mức độ, cường độ, trình độ của chữ có của nhân quyền tích cực.

Nhân định

Khi xét nhân chất, khi soi nhân lệ, khi hiểu nhân nhiệm, khi thấu nhân biệt, để thấm nhân luận, rồi nhận ra nhân quyết, chúng ta đã thấy được các không gian của nhân tri trong chân trời của nhân quyền, luôn có hai nhân lực, không :

h Trả lời có mặt để bảo vệ nhân phẩm, như mục đích của nhân quyền.

h Trả lời không chấp nhận bạo quyền độc tài, khi nó phản nhân quyền.

Nhân định được hiểu như nhận định để quyết định đường đi nẻo về của nhân quyền ; từ đây nhân định được hiểu như phân định để giải định các chân trời của nhân phẩm mà nhân quyền phải bảo vệ :

h Nhân quyền là hùng lực có mặt trong tư duy dân chủ như một động cơ tạo ra các hành động xã hội, dân tộc, cộng đồng, tập thể để tổ chức lại xã xã hội, dân tộc, cộng đồng, tập thể đi theo hướng thăng hoa vì nhân vị, nhân bản

h Nhân quyền là hùng lực có mặt trong tư duy đa nguyên như một khả năng tạo ra các hành động của đảng phái, của hội đoàn, của công đoàn, của xã hội dân sự, theo hướng tiến bộ vì nhân tri, nhân trí.

Nhân tố xã hội song hành cùng nhân tố chính trị là hai động cơ chủ lực của nhân quyền, vượt lên mọi con toán ích kỷ của tự lợi, vượt lên mọi con tính quyền lực vì quyền lợi ; tại đây nhân quyền sẽ là :

  • Nền cho các quá trình nhận thức của xã hội, trong đó con người không còn vô điều kiện với các đạo giáo, tự đặt nhân quyền luôn thấp hơn, luôn phải tuân thủ quyền năng của thượng đế.
  • Nền cho các công trình xây dựng xã hội, trong đó các chế độ chính trị được tổ chức theo hướng tôn trọng nhân vị, nhân bản, nhân tri, nhân trí…

Đây cũng là câu chuyện có trong kinh nghiệm của nhân sinh tại châu Á, xem thiên mệnh (ý trời) là siêu quyền năng, quyết định số kiếp của nhân sinh, mà chính cụ Tiên Điền Nguyễn Du đã mượn lời Kiều để đả phá loại thiên mệnh rất bất công này, khi đã đày ải Kiều trong nhục kiếp lầu hồng, cụ khẳng định : " Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều". Khi nhân định đủ tâm và đủ tầm để vận dụng quá trình nhận thức xã hội vào các công trình xây dựng xã hội vì nhân quyền, thì ta phải nhận định rõ là :

  • Nhân quyền có mặt và có tiến bộ về nhận thức khi khoa học, kỹ thuật, học thuật, tư tưởng có mặt trong tiến bộ trong xã hội, trong nhân sinh.
  • Nhân quyền có mặt như lý tưởng về văn minh vừa khả thi, vừa cao rộng, mang tầm vóc của một tổng thể của các lý tưởng chính trị, khoa học, xã hội, văn hóa…

Nhân quyền hiện thân trong tư duy của con người không bằng ý thức hệ trừu tượng, cũng không bằng một ý đồ chính trị viễn vông ; nhân quyền là nhận thức của :

  • Hiểu được thì giải thích được, giải thích được thì xem như đã hiểu rồi, nơi mà hiểu biết và giải thích không phải là hai động tác khác nhau, mà chỉ là một, một không gian và không có biên giới nên không cần trung gian để nối nhịp cầu giữa hiểu biết và giải thích.
  • Hiểu được ngay thì giải thích được ngay, vì nhân quyền cư trú ngay trong quyền làm người, tức là quyền được sống yên mà không là nạn nhân hay thủ phạm phản nhân quyền. Và quyền này song hành cùng quyền mưu cầu hạnh phúc mà không một bạo quyền, tà quyền, ma quyền, cực quyền, cuồng quyền nào có quyền tước đoạt.

Nhân định có khởi lực của tư duy dân chủ song hành cùng tư duy đa nguyên ; có động lực của quá trình nhận thức của xã hội, song đôi cùng công trình xây dựng xã hội ; có trí lực tiến bộ về nhận thức sánh bước cùng lý tưởng về văn minh. Như vậy, nhân quyền là một thực lực thường xuyên có mặt trong xã hội dân sự, nên khi ta đi tìm định đề để nhận ra định luận của nhân quyền thì ta cần đi về hướng giải luận đôi :

  • Nhân quyền là quyền lợi lẫn quyền lực muốn làm người đúng nghĩa nhất với nhân phẩm.
  • Nhân quyền là công bằng lẫn công lý muốn có công luật đúng nghĩa nhất với nhân vị.

Quyền được làm người song lứa với luật bảo vệ người chính là chủ lực của nhân định. Khi nhận ra được hai mệnh đề trong cùng một mệnh để chung tên là nhân quyền, thì nhân quyền :

  • vừa là cơ hội đối thoại giữa các dân tộc khác nhau, giữa các văn hóa và văn minh khác nhau có thể đối luận được với nhau qua quyền được làm người, luật bảo vệ người.
  • vừa là cơ hội tiến bộ của mọi dân tộc khác nhau, của mọi văn hóa và văn minh dù khác nhau nhưng biết lấy nhân vị, nhân bản, nhân văn làm nội lực cho nhân quyền.

Nhân định mang hình ảnh của con người đi về phía cao của ánh sáng, đủ sức bước tới, bước lên, có tay trái cầm đèn soi đường, có tay phải cầm cán cân của công lý.

Nhân quyết

Khi trong nhân phẩm có sẵn hai quyền lực làm nên nội chất của nhân quyền : nhân quyền tích cực của có trong hoài bão đi tìm công bằng để lập nên công lý, và nhân quyền tiêu cực của không trong sự chối từ bất công, chối bỏ bất nhân thất đức ? Từ đây, chúng ta nhận ra được là có của tích cực vì hoài bão, và không của tiêu cực chối từ bất công, tương tác lẫn nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trên nhân lộ đi tìm nhân phẩm bằng đấu tranh vì nhân quyền. Hãy đi xa hơn nữa để nhận ra chân dung diện mạo của nhân quyền có trong năng lượng đôi làm nên năng lực đôi : biết trả lời trước công lý vì đã biết trả lời không trước bất công trong nhân kiếp ; sẵn sàng trả lời có ! để đấu tranh vì công lý, và luôn sẵn sàng trả lời không ! để tranh đấu chống bất công.

Hãy lên cao hơn nữa để nhận rõ nhân diệnnhân dạng của nhân quyền, luôn vượt lên tư lợi, luôn vượt qua quyền lợi để nhập nội vào phạm trù của bác ái, có tương thân, tương trợ. Nơi mà hạt muối cắn làm đôi có khả thi với một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, trong khả tín của bầu ơi thương lấy bí cùng, để lộ ra nhân diện của nhân quyền trong thương người như thể thương thân, để ta nhận ra nhân dạng của nhân quyền qua máu chảy tới đâu ruột đau tới đó. Khi ta công nhận là nhân quyền có chỗ đứng cao hơn, có ghế ngồi rộng hơn ích kỷ, vị kỷ, tư lợi, tư hữu… vì trong thực tế nhân quyền có khả quyết để quyết đoán, rồi có chủ đoán để chủ động là nhân quyền cao và rộng hơn ích kỷ, vị kỷ, tư lợi, tư hữu…

Câu chuyện về nhân quyền là tự truyện về mức độ làm nên trình độ : khi ta có bác ái với lòng trắc ẩn chia ngọt sẻ bùi với tha nhân, chia sẻ niềm đau nỗi khổ với đồng bào, với đồng loại thì chữ nhân của nhân loại hoặc nhân loài sẽ có được tầm vóc cao, kích thước rộng, nội công mạnh, bản lĩnh lớn hơn hẳn ích kỷ, vị kỷ, tư lợi, tư hữu… Vì kẻ chỉ biết ích kỷ, vị kỷ, tư lợi, tư hữu thì có thể làm người nhưng chưa chắc đã được làm : nhân, nhân đây có gốc rễ, cội, nguồn của nhân tâm, nhân từ, nhân đạo, nhân nghĩa, nhân bản làm nên sung lực trong lý luận rồi hùng lực ngay trong đấu tranh vì nhân quyền. Tại đây, nhân quyết là không gian tri thức trong đó có chủ quyết để chủ động đấu tranh vì công bằng mà chống bất công, nên nhân quyền :

  • Vừa là hành động của hiện tại, vừa là hoài bão của tương lai,
  • Vừa là quy trình đấu tranh hằng ngày, vừa là chân trời trước mắt,

Khi các chủ thể dân chủ đấu tranh vì nhân quyền nhận ra là :

  • Nhân quyền là động lực để đấu tranh, mà nhân quyền cũng là tuệ giác ngay trong lao lý khi họ bị độc tài phản dân quyền tù đày, tra tấn, hành hạ. Bạo quyền khi sợ không lùi bước trước luân lý của nhân quyền, nhưng nó luôn tránh né phải trực diện để đối thoại về tuệ giác của nhân quyền, vì nhân quyền vừa là trí tuệ của nhân trí, vừa là giác ngộ của nhân bản.
  • Nhân quyền chưa là một sự thật mà chúng ta đã cầm trong tay, nhưng nhân quyền là tri thức để ta nhìn ra chân trời của nhân phẩm, cùng lúc nhân quyền là dàn phóng đưa ta tới chân trời đó, một chân trời vừa đúng cho nhân bản, vừa đẹp cho nhân văn. Bạo quyền không sợ đạo đức của nhân quyền, nhưng nó sẽ biết ngượng trước cái đúng cho nhân bản, biết nhục trước cái vừa đẹp cho nhân văn.

Như vậy, nhân quyền đứng vững cả hai hướng của ánh sáng : hướng hay, đẹp, tốt, lành của nhân phẩm và hướng cao, sâu, xa, rộng của nhân trí ; bạo quyền độc đảng hoặc độc tài thì ngược lại, nó cũng có hai hướng nhưng là của bóng tối : hướng xấu, tồi, tục, dở của tà quyền, và hướng thâm, độc, ác, hiểm của bạo quyền.

Nhân ngôn

Ba năm sau chất dứt đệ nhị thế chiến, ngày 8 tháng 12 năm 1948, Liên Hiệp Quốc đã có Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, để bảo vệ nhân loại và nhân phẩm với điều kiện làm người của mỗi cá nhân từ quyền lợi tới tự do, vận dụng của hơn 60 bộ luật để bảo vệ quyền làm người trong nhân vị. Đây là hùng lực của nhân ngôn biết chính ngôn để lập ngôn, biết chính pháp để lập pháp, chính đây là cuộc cách mạng vừa toàn diện, vừa đầy đủ ở mức độ cao của nhân loại. Một cuộc cách mạng không đổ máu, không có nạn nhân, mà chỉ có con người không những biết làm công dân của quốc gia của mình, có bổn phận với đồng bào mình, mà còn là chủ thể của nhân loại biết vận dụng nhân vị để bảo vệ nhân quyền, tận dụng nhân quyền để bảo vệ nhân phẩm.

Ngày 15 tháng 3 năm 2006, Liên Hiệp Quốc cho ra đời Cao ủy cố vấn nhân quyền có vai trò khảo sát và kiểm tra về điều kiện nhân quyền trên toàn thế giới, trong đó nhân quyền được định vị bằng tất cả quyền tự do cơ bản mà mỗi người phải có. Liên Hiệp Quốc với Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền song hành cùng Cao ủy cố vấn nhân quyền đã yêu cầu các quốc gia thành viên của mình phải tôn trọng không những một vài luật mà cả một mạng lưới luật trong đó của luật bảo vệ người tàn tật, trẻ em, phụ nữ, người già song hành cùng các luật phòng chống bóc lột, đàn áp, tù tội… tới từ bất công, từ bạo quyền, từ độc tài… Khi đi vào sâu để khảo sát các nền tảng của mạng lưới luật pháp này, ta thấy sự xuất hiện rõ nét của các luật bảo vệ người lao động song hành cùng các luật xã hội để xử lý các mâu thuẫn có liên quan không những đến kinh tế mà cả đến văn hóa, trong đó có các luật chống bất bình đẳng nam nữ cùng được đề ra.

Càng đi sâu vào quá trình hình thành công pháp nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, ta thấy xuất hiện một phương pháp luận của điều tra, khảo sát, nghiên cứu đã được tận dụng trong các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn. Tại đây Liên Hiệp Quốc không những đóng vai trò đại diện cho công pháp quốc tế để bảo vệ nhân quyền, mà còn có chức năng thâu thập các tư liệu, chứng từ kể cả các đơn thưa tụng của cá nhân hay tập thể về chế độ lao tù, về thực tế tra tấn, sát hại người tù của các chính quyền độc tài, độc đảng… Tại đây, Liên Hiệp Quốc được quyền điều tra thực địa, cụ thể là yêu cầu các quốc gia không tôn trọng nhân quyền phải mở cửa nhà tù, để các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc khảo sát tại chỗ về điều kiện lao lý. Vô trương bất tín, thấy mới tin không thấy không tin, thì tất cả chế độ trong đó có chế độ độc đảng toàn trị hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam ngăn chặn, cản trở các điều tra thực địa, các khảo sát tại chỗ đều bất chính vì đã bất tín trước công pháp nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Danh chính ngôn thuận tại Liên Hiệp Quốc được tôn trọng, vì ngoài quyền hạn yêu cầu được điều tra thực địa, được khảo sát tại chỗ ngay tại các quốc gia có chế độ toàn trị bởi độc tài hay độc đảng, Cao ủy cố vấn nhân quyền còn trực tiếp nhận đơn kiện tụng, cùng lắng nghe các hội đoàn phi chính phủ, các nhân sĩ về các vi phạm nhân quyền tại các quốc gia của họ. Tại đây, chứng từ cùng nhân chứng song hành cùng xã hội dân sự, các hội đoàn nhân đạo, thiện nguyện làm nên những các báo cáo thường xuyên về điều kiện nhân quyền trong mỗi quốc gia thành viên. Liên Hiệp Quốc có nhật thứ đặc biệt về hai loại báo cáo :

  • Báo cáo khởi nhập (rapport initial) đóng vai trò thông báo thượng nguồn về điều kiện nhân quyền của mỗi quốc gia thành viên.
  • Báo cáo thường kỳ (rapport périodique) có chức năng thông tin thường niên về các biến đổi trên thực trạng nhân quyền của các chính quyền đã làm tốt hay chưa điều kiện nhân quyền tại quốc gia của họ.

Nhân ngữ

Phương pháp lao tác các báo cáo về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tuân thủ năm giai đoạn rành mạch trong nhật thứ của Liên Hiệp Quốc :

  • chuẩn bị báo cáo, thống nhất báo cáo từ nội dung tới nhật thứ,
  • hoàn thành báo cáo, từ xuất hành tới xuất bản chính thức báo cáo,
  • khảo sát báo cáo, với các dữ kiện cụ thể trên từ chứng từ tới chứng tích,
  • kiểm định báo cáo, với các kết luận cụ thể trên từ đề nghị tới chứng tích,
  • thực hiện báo cáo, đưa tính khả thi của báo cáo vào thực tế.

Nhân ngôn mở cửa cho nhân ngữ cụ thể qua công pháp của Liên Hiệp Quốc, quá trình năm giai đoạn này là một quá trình mở, không sơ cứng, không khép kín, vì Liên Hiệp Quốc thực hiện các hành tác sau đây :

  • Giúp các chính quyền thực hiện báo cáo của họ theo công pháp nhân quyền.
  • Tạo tiếng nói trực tiếp của xã hội dân sự ngay tại công đoạn chuẩn bị báo cáo.
  • Tiếp nhận trực tiếp các chứng từ, chứng thư, chứng tích ngay công đoạn chuẩn bị báo cáo.
  • Tạo điều kiện cho các chính quyền đối thoại với xã hội dân sự trong quốc gia của họ để minh bạch hóa các dữ kiện về tình hình nhân quyền tại chỗ.

Từ giai đoạn chuẩn bị báo cáo tới giai đoạn hoàn thành báo cáo của mỗi quốc gia, thì quá trình mở này thật sự thông minh khi nó chính là quá trình học tập đạo lý tôn trọng nhân quyền, nơi mà :

  • Các Bộ, Ngành trong một chính phủ, cùng nhau trao đổi để thực hiện một báo cáo vừa chỉnh lý, vừa toàn lý.
  • Chính phủ được gặp gỡ và đối thoại với xã hội dân sự để làm tốt hơn, hay hơn các chính sách tôn trọng nhân quyền.
  • Các công chức có chức quyền, các cán bộ cao cấp được tiếp nhận để tiếp thu các công pháp nhân quyền, khi mà trong nhiệm vụ hằng ngày chưa chắc họ đã nhận vấn đề nhân quyền ngay trong sinh hoạt hằng ngày của họ.

Không những là một quá trình mở, mà năm giai đoạn báo cáo (chuẩn bị báo cáo, hoàn thành báo cáo, khảo sát báo cáo, kiểm định báo cáo, thực hiện báo cáo) tạo ra được các cơ hội để chính quyền và xã hội dân sự, cùng các hội đoàn, công đoàn, đảng phái, tôn giáo… được gặp nhau cùng với cơ hội được gặp gỡ và trao đổi với Liên Hiệp Quốc.

Nhân hành

Nhân ngôn mở cửa cho nhân ngữ, để cả hai chung sức mở ra nhân hành, tại đây lý trí làm nên trí tuệ, để cả hai làm nên tuệ giác trên sự cẩn trọng của Liên Hiệp Quốc. Vì sau khi tiếp thu các báo cáo nhân quyền của một chính quyền đại diện các quốc gia mà họ đang cầm quyền, thì chính Liên Hiệp Quốc có sáng suốt để tỉnh táo tự lập ra : báo cáo song song (rapport parallèle) cạnh các báo cáo của các chính quyền. Trong báo cáo song song của mình, thì Liên Hiệp Quốc có nhiều động thái cùng hành tác phong phú :

  • Đề nghị phản biện đối với báo cáo nhân quyền của một chính quyền.
  • Đề nghị cải cách tình hình nhân quyền của một chính quyền.
  • Đề nghị cải tổ các chính sách quốc nội để nhân quyền được tôn trọng hơn.

Nhân ngôn mở cửa cho nhân ngữ, để cả hai chung sức mở ra chân trời mới cho nhân hành, tại đây khi các công dân được biết, được hiểu là nhân quyền được Liên Hiệp Quốc tức là được thế giới bảo vệ và bảo hộ, thì mỗi công dân đã có các điều kiện thuận lợi để đi trên con đường của chủ thể :

  • Tiếp nhận nhân quyền, vừa để hưởng và vừa yêu cầu chính quyền của quốc gia của mình phải bảo đảm nhân quyền cho cá nhân mình.
  • Tiếp thu nhân quyền, với báo chí từ thông tin tới truyền thông, yêu cầu chính quyền của quốc gia của mình phải bảo trì nhân quyền một cách rộng rãi nhất.
  • Tiếp đón nhân quyền, thì xã hội dân sự cùng các hội đoàn, công đoàn, đảng phái, tôn giáo… yêu cầu chính quyền của quốc gia của mình phải bảo vệ nhân quyền ngay trong tam quyền phân lập qua hành pháp, lập pháp và tư pháp.

Liên minh nhân ngôn-nhân ngữ-nhân hành làm nên sức mạnh của nhân quyền ngay trong các giai đoạn hình thành báo cáo tại Liên Hiệp Quốc, vì ngay trên thượng nguồn của các báo cáo đã có đa nguồn, không những của chính quyền, chính phủ, các Bộ, các Cục, các Vụ… mà còn có xã hội dân sự với sự có mặt của các hội đoàn, công đoàn, đảng phái, tôn giáo… vậy thì :

  • Các báo cáo này tự động và tự nhiên trở thành sinh hoạt nhân quyền của một quốc gia, một dân tộc, và tại đây ai cũng có tiếng nói, tức là nhân ngôn, nhân ngữ của mình.
  • Các thành viên trách nhiệm báo cáo nhân quyền của mỗi quốc gia, không những làm việc theo yêu cầu của của chính quyền, chính phủ của họ phải lắng nghe và ghi nhận tiếng nói, tức là nhân ngôn, nhân ngữ của xã hội dân sự.

Như vậy, năm giai đoạn báo cáo (chuẩn bị báo cáo, hoàn thành báo cáo, khảo sát báo cáo, kiểm định báo cáo, thực hiện báo cáo) là một quá trình trong đó :

  • Các báo cáo là quá trình tiếp thu và ghi nhận của toàn thể các thành phần xã hội, từ đoàn thể tới công đoàn, từ đảng phái tới công dân ; một báo cáo liêm chính là một báo cáo đa nhân và đa diện, đa chứng và đa luận.
  • Các báo cáo của một chính quyền, phải đóng đầy đủ vai trò lắng nghe để tiếp nhận các thông tin, các dữ kiện, các kinh nghiệm trên phạm trù nhân quyền.
  • Các báo cáo là nơi mà xã hội dân sự thể hiện vai trò chủ thể, để chủ động trên mọi sinh hoạt xã hội, từ đó đưa ra các chứng từ, chứng thư, chứng tích, chứng nhân ở tất cả mọi nơi mà nhân quyền bị đe dọa, bị xúc phạm.

Nhân thực

Thực tế của nhân sự để bảo vệ nhân quyền có thực tiễn về thời gian và không gian, cụ thể :

h  Từ khi tiếp nhận báo cáo quốc gia về nhân quyền tới khi trực tiếp thảo luận ngay tại Liên Hiệp Quốc về tính xác thực của báo cáo, thì thời gian là một năm ; trong giai đoạn một năm sẽ cố nhiều sự cố và biến cố về nhân quyền. Cụ thể là năm 2019, chính quyền độc đảng công an tại Việt Nam trị đã cầm tù rất nhiều các nhà hoạt động vì dân chủ và nhân quyền, và số lượng tù nhân lương tâm năm 2019 cao hơn các năm trước.

h  Khi phái đoàn đại diện cho một chính quyền phải trực diện với Cao ủy cố vấn nhân quyền để bảo vệ báo cáo của mình, thì có một quan sát viên khách quan, không phải là người của chính quyền này, có thể đưa ra những nhận định, những luận điểm khác hoặc ngược với phái đoàn đại diện của một chính quyền

h Khi phái đoàn đại diện cho một chính quyền phải đối thoại với Cao ủy cố vấn nhân quyền để bảo vệ báo cáo của họ thì đối thoại này dựa trên các yêu cầu, các đề nghị để cải tổ nhân quyền trong quốc gia đó, chứ đây không phải là tòa án với một bên là bị can và một bên quan tòa.

Nhưng tổ tiên Việt đã dặn con cháu là : "có tật giật mình", thì đây là phong cách bị động trong phòng ngự mà ta thường thấy qua phái đoàn của chế độ công an trị phản nhân quyền của Việt Nam hiện nay. Họ khuấy lên các chiêu thức thấp kém -nên thấp hèn- của loại "vừa ăn cướp, vừa la làng", với các luận điệu : "an ninh quốc gia", "các lực lượng thù địch" ; "Việt Nam không có tù nhân lương tâm"… một loại ngụy biện trơ tráo của một chính quyền không có chính nghĩa để làm nên chính tín của nó.

Khi Liên Hiệp Quốc qua Cao ủy cố vấn nhân quyền khảo sát để phân tích tính xác thực báo cáo quốc gia thì thời gian và không gian của đối thoại là một quy trình của làm nên luận, biết dựa trên dữ kiện, chứng từ, sự cố… nhưng luôn có tính tích cực để xây dựng, chớ không phải để đả phá, chỉ trích, buộc tội… Đối thoại này giúp một chính quyền chưa tôn trọng nhân quyền phải biết-cách-để-có-cách làm tốt hơn, hay hơn, lành hơn… Trong đối thoại để đối luận dẫn tới kết luận, và trong kết luận của mình, Liên Hiệp Quốc không dễ dãi thỏa hiệp với bất cứ chính quyền nào, chính Liên Hiệp Quốc đề nghị các chính quyền sau khi tiếp thu các ý kiến tích cực để nhân quyền phải được bảo vệ, thì các chính quyền phải dịch ra ngôn ngữ quốc gia của họ rồi phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội, để từ công dân tới công đoàn, từ đảng phái tới xã hội dân sự, như là phái đoàn báo cáo của chính quyền được tiếp thu ngay tại Liên Hiệp Quốc. Mọi chính quyền, như chính quyền độc đảng của Việt Nam hiện nay, không thực hiện từ dịch thuật tới phổ biến các yêu cầu nhân quyền của Liên Hiệp Quốc trên các báo đài và hệ thống truyền thông của họ, thì chính quyền này là bất minh nên bất tín vừa với Liên Hiệp Quốc, vừa với dân tộc của mình.

Nhân uy

Khi những nhận định cùng đề nghị của Liên Hiệp Quốc qua Cao ủy cố vấn nhân quyền tới tay xã hội dân sự, thì chính xã hội dân sự phải chủ động tạo sức ảnh hưởng, sức lan tỏa của các nhận định, các đề nghị của Liên Hiệp Quốc, vì đây vừa là vai trò, vừa là sức mạnh của xã hội dân sự. Khi được làm việc như cố vấn của Liên Hiệp Quốc từ nhiều năm qua, tôi nhận ra hùng lực của xã hội dân sự, mà tôi tạm gọi tên là : chủ thể tiếp cận thân thiết. Các đồng nghiệp của tôi, có thể không đồng ý về khái niệm này, nhưng riêng tôi thì thấy rõ là :

h  Uy tín của xã hội dân sự tại Liên Hiệp Quốc cao hơn, lớn hơn, rộng hơn các bạo quyền toàn trị độc tài ngày ngày vi phạm nhân quyền.

h  Uy lực của xã hội dân sự tại Liên Hiệp Quốc song hành cùng chữ tín, chữ tri, chữ nhân, chữ từ, chữ tâm… mà các bạo quyền toàn trị độc tài không có.

h  Uy dũng của xã hội dân sự có trong mắt thấy tai nghe làm nên nhân chứng xác thực, có nhân đạonhân vịnhân quyền song hành cùng sự can đảm tố cáo các tội phạm, tội nhân, tội đồ mà các bạo quyền toàn trị độc tài đang che dấu.

Nên chủ thể tiếp cận thân thiết, chính là thuật ngữ nói lên sự đồng cảm của Liên Hiệp Quốcxã hội dân sự đồng hội, đồng thuyền với các nạn nhân, các chứng nhân về các vi phạm nhân quyền :

h  Cả hai đều là chủ thể có bổn phận với nhân loại, có trách nhiệm với nhân quyền, cùng có một chân trời, cùng nhìn về một hướng, cùng đi về một chân trời của nhân phẩm, đây là một trong những định nghĩa về chủ thể.

h  Cả hai có chung một mục đích, một chân trời là bảo vệ nhân quyền nên có chung điểm hội, điểm hẹn, điểm tụ, điểm đến với nhân quyền, đây là một trong những định nghĩa có tính giáo lý của phạm trù tiếp cận.

h  Cả hai có chung một hoài bão vị nhân quyền, có chúng một lý tưởng vì nhân đạo, đồng cảm nên đồng thanh, tương ứng nên tâm giao trong đắc khí, đây là một trong những định nghĩa tâm cảm của phạm trù thân thiết.

Các đề nghị cũng như các khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc qua Cao ủy cố vấn nhân quyền tới với một chính quyền có văn phong của ngôn ngữ ngoại giao tích cực để xây dựng, không buộc tội cũng không mỵ dân, nên nó cũng là văn bản có tính định hướng -hay, tốt, lành- cho xã hội dân sự, cho đoàn thể, cho đảng phái, cho công đoàn… Văn bản nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, sau khi tiếp nhận báo cáo quốc gia, nó đóng góp cụ thể để phân tích các khuyết điểm, đã làm nên khuyết tật về nhân quyền trong một chính quyền. Nó cũng sáng suốt phân tích luôn các nhược điểm về nhân quyền của xã hội dân sự, của đoàn thể, của đảng phái, của công đoàn ngay trong quyền hạn của mình.

Nhân uy với sự có mặt qua các văn bản nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, tạo lên được một quan hệ mới với các chính quyền độc tài toàn trị, vì nếu các chính quyền này bất chính lại bất tín vừa với dân tộc của họ, vừa với Liên Hiệp Quốc thì các chính quyền này sẽ không có chỗ đứng ghế ngồi bền vững tại Liên Hiệp Quốc, rồi cũng sẽ không có đường đi nẻo về trên chính quê hương của mình. Vai trò của xã hội dân sự ngày càng đi vào tâm điểm của nhân quyền, khi chính xã hội dân sự đề nghị chính quyền quốc gia phải cải tổ, cải cách để phù hợp với yêu cầu, đề nghị, khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc. Phạm trù nhân uy càng rõ nét khi chính văn bản nhân quyền của Liên Hiệp Quốc"bùa hộ mệnh" của xã hội dân sự, của đoàn thể, của công đoàn… trước bạo quyền công an trị, như Việt Nam hiện nay.

conscience6

Nhân kiện

Liên Hiệp Quốc, trung tâm bảo vệ nhân quyền, biết tiếp nhận các đơn kiện cáo của một cá nhân, một đoàn thể, một cộng đồng trực tiếp tố cáo và kiện tụng các chính quyền bất tuân nhân quyền. Một cá nhân nếu là đã nạn nhân bị đe dọa, đàn áp, tra tấn, tù đày… bởi một chính quyền không tôn trọng nhân quyền, chỉ cần gởi một lá đơn tố cáo với danh tánh, lý lịch cùng các chứng từ và nêu rõ tội danh và tội phạm của thủ phạm và chủ mưu vi phạm nhân quyền ; thì Cao ủy cố vấn nhân quyền sẽ nhận và xét đơn mà hiệu quả sẽ tới với quá trình công pháp sau đây :

h Liên Hiệp Quốc yêu cầu chính quyền thành viên đang là thủ phạm vi phạm nhân nhân quyền phải tôn trọng tất cả các điều lệ mà chính quyền này đã cam kết với Liên Hiệp Quốc.

h Cao ủy cố vấn nhân quyền tiếp nhận các đơn từ cá nhân rồi chuyển cho vụ, ban chuyên môn về các vi phạm nhân quyền khác nhau (lao động, kinh tế, hình sự, thiếu nhi…) để có nhận định chính sát về bản chất của vi phạm.

Đây là một quá trình vừa là pháp lý, vừa là thể nghiệm cấp quốc tế, để làm rõ bản chất của các chính quyền thành viên của Liên Hiệp Quốc. Một chính quyền liêm chính thì tuân thủ rành mạch các điều lệ của Liên Hiệp Quốc, sẽ xử lý tới nơi tới chốn các vi phạm nhân quyền ngay trên lãnh thổ của mình. Một chính quyền bất chính thì tháo lui hoặc tránh né không những các điều lệ của Liên Hiệp Quốc, mà cả các thông tin về các đơn kiện tụng của các nạn nhân mà Cao ủy cố vấn nhân quyền trực tiếp thông báo cho nó. Từ đây sẽ lộ rõ một chính quyền bất chính sẽ được xem và xét như chính quyền bất tín không những đối với Liên Hiệp Quốc mà còn để lộ cái bất nhân của nó trước cả thế giới. Tổ tiên Việt không lầm khi trao giáo lý cho con cháu Việt nhận diện ra kẻ gian vì tà : thưa ông tôi ở bụi này, để nhận ra kẻ xấu vì ác : cháy nhà ra mặt chuột !

Khi Cao ủy cố vấn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhận đơn tố tụng thì hồ sơ của nạn nhân được hình thành sau khi kết luận là nạn nhân đã vận dụng hết tất cả quá trình tố tụng tại địa phương, tại quốc gia nơi mình là nạn nhân. Nhưng khi một chính quyền vi phạm nhân quyền không tuân thủ những điều lệ nhân quyền của Liên Hiệp Quốc khi họ là thành viên, thì Liên Hiệp Quốc sẽ có ít nhất năm biện pháp đối với loại chính quyền này :

h  Nhắc nhở chính quyền vi phạm nhân quyền bằng chính văn bản nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

h  Gởi trực tiếp yêu cầu của Liên Hiệp Quốc qua thư tín để yêu cầu chính quyền vi phạm nhân quyền phải thay đổi cách hành xử của nó đối với nạn nhân.

h  Yêu cầu của Liên Hiệp Quốc được thăm hỏi các nạn nhân để có những nhận thức thực địa chính xác.

h  Yêu cầu của Liên Hiệp Quốc được gặp gỡ đại diện các hội đoàn của xã hội dân sự để có thêm chứng từ, chứng tích, chứng nhân.

h  Nhắn nhủ chính quyền vi phạm nhân quyền bằng các dữ kiện mới, chứng từ mới cũng như những tri thức mới, được cập nhật để yêu cầu trực tiếp chính quyền vi phạm nhân quyền phải thay đổi bằng các chính sách mới tích cực về nhân quyền.

Trước những vi phạm nhân quyền trầm trọng như tra tấn tù nhân, Liên Hiệp Quốc có những điều tra mật tín (enquêtes confidentielles) để minh xác bằng sự thật qua thực địa, để lập ra báo cáo đặc biệt về điều kiện lao lý, mà trường hợp của Việt Nam hiện nay là thí dụ rất cụ thể : nhà tù là nơi mà các tù nhân lương tâm gọi là địa ngục trần gian.

Nhân lý

Nhân quyền là một quá trình lịch sử các chiến thắng của nhân lý, tại đây không có chiến thắng cuối cùng mà chỉ có quá trình đấu tranh liên tục, liên hồi để nhân quyền được cải thiện rồi hoàn thiện ở mọi nơi, trong sinh hoạt chính trị và kinh tế, trong quan hệ văn hóa và giáo dục, ngay trong đời sống xã hội… Nên nhân quyền luôn là chân trời mang tính phổ quát để nhân phẩm được bảo vệ trong công bằng của công lý. Khi nhân lý vận dụng công lý để bảo vệ công bằng lẫn tự do, thì ranh giới nhân lý vì công bằngnhân quyền vì công lý không còn nữa. Sau khi thành lập Liên Hiệp Quốc, thì hùng lực phổ quát của nhân quyền đã có mặt như công pháp trong các liên minh của các quốc gia có văn minh của dân chủ, có văn hiến của nhân quyền mà Liên Hiệp Châu Âu là thí dụ điển hình, tại đây có hai cơ quan tối cao :

h  Tòa Án Công Lý của Liên Hiệp Châu Âu (La Cour de Justice de l’Union Européenne).

h  Tòa án Châu Âu về nhân quyền (La Cour européenne des Droits de l’Homme).

Đây chính là liên minh của hệ công (công bằng, công lý, công pháp) mà chính quyền toàn trị độc đảng hiện nay của Việt Nam, vẫn ngày ngày vi phạm nhân quyền, mà các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam không có tâm lẫn không có tầm để nghiên cứu về quyền năng của hai cơ quan tối cao. Tháng 2, năm 2020, khi chính quyền của Đảng cộng sản Việt Nam vui mừng trong hí hửng về Hiệp định tự do thương mại giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam, thì họ chỉ nhốn nháo qua các luận điệu thương mại, nơi mà chính quyền của Đảng cộng sản Việt Nam xem Liên Hiệp Châu Âu như là một thị trường, một công cụ xuất nhập khẩu của họ. Mà họ quên hẳn đi Châu Âu là quê hương của tuyên ngôn nhân quyền, có văn minh dân chủ, có văn hiến nhân quyền lâu đời và luôn lấy nhân quyền làm nguyên tắc cho nhân bảnnhân sinh.

Nhân lý vì nhân quyền không hề là lý lẻ của tính toán thương mại, tự xem tha nhân như công cụ để mình làm giầu. Nhân lý không hề là con toán của cân, đo, đong, đếm giữa hợp tác quốc tế và tự lợi của riêng một đảng cầm quyền. Ngược lại, nhân lý có nhân lộ là niềm tin về công bằng vì nhân quyền, để vững tin về công lý biết bảo vệ nhân phẩm. Không có niềm tin để vững tin thì sẽ đánh mất chính giá trị nhân quyền của mình và của đồng loại. Nhận thức của nhân lý vì nhân quyền chuyển tải các nguyên tắc chủ lực sau :

h Nguyên tắc của nhân lý vì nhân quyền có chính danh khi dùng công lý bảo vệ nhân phẩm qua nhân lộ của nhân quyền.

h Nguyên tắc của nhân lý vì nhân quyền vượt thoát thần quyền trên số phận con người nhưng vẫn tôn trọng tôn giáo.

h Nguyên tắc của nhân lý vận dụng nhân quyền để bảo vệ tự do cá nhân, nơi mà mỗi cá nhân có nhân quyền trọn vẹn, và không là nạn nhân của gia đình, thân tộc, tập thể, cộng đồng nhất là của các bạo quyền đe dọa, đàn áp, tra tấn, hãm hại cá nhân.

Nhân lý vì nhân quyền luôn đi xa, lên cao, nới rộng, vào sâu về quyền làm người bằng chính nhân vị, trong đó cá nhân, gia đình, thân tộc, tập thể, cộng đồng, yêu cầu xã hội phải bảo vệ nhân phẩm của mình. Từ đây xuất hiện quan hệ giữa nhân lý vì nhân quyền, cấu trúc quyền lựctổ chức xã hội của một quốc gia, một dân tộc :

h Một chính quyền liêm chính là một chính quyền nhận quyền lực phục vụ nhân quyền để bảo đảm nhân phẩm cho các công dân của mình.

h Một tổ chức xã hội có nhân lý biết lấy nhân quyền làm gốc, rễ, cội, nguồn cho mọi quan hệ xã hội, sinh hoạt xã hội, đời sống xã hội.

Như vậy, nhân lý vì nhân quyền đặt nhân phẩm lên cao, và đặt đúng chỗ thần quyền trong không gian tôn giáo, đưa nhân vị của tự do cá nhân vào nhân lộ của nhân quyền, cùng lúc nhân lý vì nhân quyền đặt nền cho quan niệm chính đáng trong liêm chính của không gian quyền lực, nơi mà chính tổ chức xã hội cũng phải dựa trên nhân quyền để tồn tại trong chính danh.

Nhân tự

Thuật ngữ "nhân tự" đưa ra định đề : nội chất của nhân tính là tự do, chính tự do sẽ đóng vai trò chủ đạo trong nhân lý qua các cuộc đấu tranh vì nhân quyền.

Từ Tuyên ngôn Nhân quyền tại Pháp quốc tới thực thể nhân quyền trong các quốc gia có văn minh dân chủ, tự do luôn là gốc, rễ, cội, nguồn từ nhận định đến phân tích, giải thích để giải luận về nhân quyền. Thí dụ cụ thể có trong tuyên bố ngày 6 tháng Giêng năm 1941 của tổng thống Roosevelt, tại đây nhân quyền bắt đầu bằng bốn tự do cơ bản, là một liên minh chủ lực để xây dựng nhân vị trong nhân quyền :

h Tự do biểu đạt, từ phát biểu chính kiến cá nhân tới tự do hội họp, tự do báo chí có cùng tự do đòi hỏi, tự do biểu tình, tự do xuống đường… nơi mà tự do nói lên được hoài vọng cùng hoài bão được làm người một cách chính đáng nhất.

h Tự do tôn giáo, nơi mà tôn giáo phải được tôn trọng một cách đầy đủ nhất, vì nơi đây con người đã gởi gấm không những tín ngưỡng của mình vào các đấng được xem là linh thiêng mà đó là nơi mà niềm tin con người được hun đúc, được rèn luyện bởi những giá trị rất thiêng liêng của nhân sinh.

h Tự do được sống mà không bị đời sống vật chất đe dọa, đây là phạm trù của tự do biết vượt lên các sức ép của kinh tế, các áp đặt của tài chính, không những biến con người phải lệ thuộc vào cơm, áo, gạo, tiền ; mà còn biến con người thành con vật trong các chế độ độc tài, độc đảng dùng vật chất để tha hóa nhân cách, nhân vị, nhân quyền.

h Tự do được sống mà không sợ bất cứ một bạo lực nào, tự do phát huy trong tự duy để được phát triển qua các hành động cụ thể đấu tranh vì nhân quyền, mà không sợ bị đàn áp, không sợ bị tù đày, không sợ bị hãm hại, không sợ bị trù dập bởi bất cứ một chính quyền nào, một tập thể nào, một cộng đồng nào.

Liên minh Tự do biểu đạt-Tự do tôn giáo-Tự do được sống mà không bị đời sống vật chất đe dọa-Tự do được sống mà không sợ bất cứ một bạo lực nào chính là điểm hẹn mà cũng là dàn phóng của tự do :

h Con người phải vượt qua khó khăn, trở ngại của chén cơm manh áo để đấu tranh cho tự do, vì tự do mang giá trị nhân tri và nhân trí cao, sâu, xa, rộng hơn chuyện giá áo túi cơm.

h Con người phải vượt qua sự sợ hãi trước bạo quyền, vì chính bạo quyền rất sợ sung lực của tự do biết biến thành hùng lực trong đòi hỏi, trong đấu tranh, trong nổi loạn… Chính bạo quyền vẫn ngày đêm mất ăn mất ngủ nếu phải đối diện, chạm đầu, va trán với mãnh lực của tự do, nhất là tự do không vì vị kỷ, không vì ích kỷ, không vì tự lợi, mà tự do vì nhân quyền trong nhân phẩm.

Nói người rồi nghĩ tới ta, xem xét lại bốn tự do cơ bản của các quốc gia có văn minh dân chủ, có văn hiến nhân quyền thì hãy kết luận rành mạch là dưới chế độ độc đảng hiện nay mà Đảng cộng sản Việt Nam áp đặt lên nhân kiếp của Việt tộc thì dân tộc Việt, xã hội Việt không có tự do ! Và nhân quyền không được tôn trọng ! Vì chế độ toàn trị của Đảng cộng sản Việt Nam mang thực chất của nó là hoàn toàn chống tự do và phản nhân quyền, bằng hành động độc quyền, bằng hành tác độc tài của nó qua :

h Bạo quyền độc đảng dùng công an trị để truy hiếp nhân tâm Việt, nhân từ Việt.

h Tà quyền tham quan dùng tham ô, tham nhũng để tiêu hủy nhân tính Việt, nhân lý Việt.

h Ma quyền tham tiền dùng tiền tệ và quan hệ để xóa trừ nhân nghĩa Việt, nhân đạo Việt.

h Cực quyền độc trị dùng khủng bố, đàn áp, sát hại… để vùi dập nhân tri Việt, nhân trí Việt.

h Cuồng quyền độc tôn dùng vu cáo, tù đày, lao lý để tẩy khử nhân vị Việt, nhân bản Việt.

Nhân pháp

Khi lập luận nhân quyền đã đặt lại đúng chỗ cho thần quyền, nơi mà thượng đế trở về lại với không gian tôn giáo, để nhân phẩm được xác nhận và thăng hoa ngay trong nhân quyền. Nhưng trong lịch sử của các thế kỷ gần đây, thì lý luận của nhân pháp là vận dụng công lý để tận dụng công pháp mà bảo vệ nhân quyền, luôn bị chỉ trích rồi tấn công, luôn bị xuyên tạc rồi vu khống, luôn bị công kích rồi chụp mũ bởi các chế độ của hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn). Vì công pháp của nhân quyền ngày càng được công nhận thì các bạo quyền công an trị ngày càng mắc cạn ; khi công lý của nhân quyền ngày càng được trân trọng thì các tà quyền tham nhũng trị ngày càng bị đứt hơi ; lúc công bằng trong nhân quyền ngày càng được minh định thì các ma quyền tham tiền trị ngày càng lún bùn trong bóng đêm của chính chúng. Nhân pháp làm chính danh cho pháp luật vì nhân quyền được lan tỏa dưới ánh sáng của lẽ phải, thì bạo quyền công an trị, tà quyền tham nhũng trị, ma quyền tham tiền trị kiểu chế độ độc đảng của Đảng cộng sản Việt Nam ngày càng phải lui vào hầm hố của âm binh.

Khi nghiên cứu về nhân sử làm nên nhân quyền hiện nay, ta nên phân biệt ba giai đoạn khác nhau của quá trình đấu tranh vì nhân quyền :

h Giai đoạn khai sinh tuyên ngôn nhân quyền từ cách mạng tại Pháp, xóa đi chế độ phong kiến để khẳng định chủ quyền của dân tộc, chấm dứt không những vai trò thần quyền trong chính quyền, mà chấm dứt luôn quan niệm làm nên cấu trúc của phong kiến qua cha truyền con nối.

h Giai đoạn của tự do thương mại trong phát triển kinh tế, xác nhận tự do cá nhân song hành cùng tự do lao động và kinh doanh, cho xuất hiện tư bản chủ nghĩa với tự do cạnh tranh.

h Giai đoạn của công pháp quốc tế vì nhân quyền, là thực thể của hùng lực toàn cầu lấy công lý để lập quan hệ quốc tế, vì biết lấy công bằng để bảo vệ nhân quyền từ cá nhân tới tập thể, từ cộng đồng tới dân tộc, tất cả tạo nên sung lực lan tỏa của dân chủ vì nhân quyền và nhân quyền vì dân chủ.

Khi ta tổng kết được lịch sử của nhân quyền, ta sẽ nhận ra quá trình tiến bộ của của nhận thức nhân quyền, chính là chủ đề của tiểu luận này :

h Nhận thức nhân quyền đi từ một quan niệm chính đáng về tiến bộ vì quyền làm người, trong đó nguyên tắc của nhân quyền là nền tảng cho mọi tổ chức xã hội muốn có văn minh của dân chủ, văn hiến của nhân quyền.

h Nhận thức nhân quyền đi từ tính phổ quát về quyền làm người tới quy luật bảo vệ tự do cá nhân như tự do căn bản nhất, để nhận ra bản chất của một tập thể, một cộng đồng, một chế độ về cách hành xử biết tôn trọng nhân quyền của của cá nhân này.

h Nhận thức nhân quyền đi từ tổ chức xã hội có công bằng được bảo vệ bằng công lý tới một chính quyền tôn trọng nhân quyền để trong một chế độ dân chủ với nhân sinh quan tử tế vì nhân quyền từ gia đình tới dân tộc, từ văn hóa tới giáo dục, từ kinh tế tới thương mại… để bảo đảm một thế giới quan đứng đắn từ quan hệ quốc tế tới hợp tác quốc tế, trong đó nhân quyền là nền tảng mà cũng là động cơ.

Khi sự tương tác của ba nhận thức nhân quyền này được giải luận, chúng ta nhận ra nhân quyền là cội rễ của sinh hoạt xã hội có nhân bản, của quan hệ xã hội có nhân văn, của đời sống xã hội có nhân phẩm.

conscience7

Nhân trọng

Thực thể nhân quyền luôn bị tấn công và công kích ngay bên trong hành tác của nó khi nó bảo vệ tuyệt đối tự do cá nhân, phạm trù nhân trọng được đề nghị trong tiểu luận này, đưa thuật ngữ nhân trọng vào ngữ pháp của tự trọng :

h Tự trọng giữ gìn tự do, nơi mà tự do tạo nên tự tin để đi tới tự chủ mà củng cố tự trọng, nếu tự do muốn bảo vệ tự trọng thì tự do phải biết tự giới hạn tự do của cá nhân trước tự do của tha nhân, của đồng loại.

h Tự trọng sẽ tự tan biến đi khi tự do tuyệt đối của một cá nhân đe dọa và trấn áp một tự do khác, tự do của tha nhân, tự do của của đồng loại ; tại đây tự do cá nhân sẽ tự cô lập mình vì chính nó đánh mất đi chính nghĩa của công bằng trước tha nhân, trước đồng loại.

Câu chuyện nhân trọng này luôn là thử thách thường xuyên trong hành tác nhân quyền, nơi mà nó luôn gặp ít nhất ba trở lực đe dọa nhân phẩm ngay trong nhân quyền :

h Chủ nghĩa tự do cá nhân sinh ra chủ nghĩa ích kỷ của cá nhân, từ thái độ ai chết mặc ai tới cách hành xử bây chết mặc bây, đây chính là hiểm họa của nhân quyền chứ không phải chiến thắng của nhân quyền.

h Chủ nghĩa cạnh tranh kinh tế mà thực tế không những kẻ giàu ngày càng giàu hơn, người nghèo ngày càng nghèo hơn, với bất bình đẳng ngày càng nhiều, ngày càng sâu, mà còn có cả thảm trạng người bóc lột người. Chế độ nô lệ trong xã hội không còn nữa nhưng chế độ nô lệ trong lao động vẫn còn, với chủ bóc lột người làm công như súc vật, như máy móc, phải làm và chỉ làm mà không được nghỉ ngơi.

h Chủ nghĩa sở hữu tài sản, xuất hiện trong các quốc gia nơi mà chỉ có vài gia đình mà lại nắm trong tay đa số tài sản, tài nguyên, tài chính của một dân tộc ; nơi mà toàn cầu hóa hiện nay cũng là toàn cầu hóa của bất công về tài sản chung của nhân loại với khoảng trên dưới 30 gia đình đã giữ trong tay lượng tài sản hơn cả 3 tỷ cá nhân đang có mặt hiện nay trên thế giới.

Thuật ngữ nhân trọng tại đây là đề nghị đôi, nơi mà nhân quyền phải song hành cùng :

h Nhân bản, nhân văn biết tự trọng, vì biết tôn trọng tha nhân và đồng loại.

h Nhân tri, nhân trí biết tự trọng, vì biết cẩn trọng bảo vệ tha nhân và đồng loại.

Khi nhân trọng này có tự trọng nên cẩn trọng ngay trên tự do cá nhân thì :

h Chính quyền phải bảo vệ tự do của công dân.

h Nam giới phải bảo vệ tự do trong nam nữ bình quyền.

h Mọi công dân phải bảo vệ tự do của các công dân đồng tính

Phạm trù nhân trọng cũng biết tránh xa sự lạm phát ngôn ngữ luôn vận dụng ngữ pháp nhân quyền để tiếp tục lạm phát ngay trên các lãnh vực không thuộc về nhân quyền :

h Quyền thiên nhiên, thay vì phải chỉ cần phát biểu rõ qua bảo vệ thiên nhiên, môi trường, môi sinh.

h Quyền thú vật thay vì phải chỉ cần phát biểu rõ qua bảo vệ thú vật.

Nhân chủ

Khi phạm trù nhân quyền dùng luật pháp để bảo vệ quyền lợi của cá nhân, mà chính cá nhân này chỉ thấy tư lợi trong đời sống của nó, mà không thấy quyền làm người, tức là nhân quyền luôn cao, sâu, xa, rộng hơn tự lợi của cá nhân. Từ đây, cá nhân trong quá trình nhân trọng phải trở thành chủ thể đôi :

h Chủ thể luật pháp vì nhân quyền, nơi mà xã hội tôn trọng nhân quyền bằng công pháp có thể xử và phạt cá nhân khi tư lợi của cá nhân này đe dọa và gây thiệt hại cho xã hội.

h Chủ thể văn minh vì nhân quyền, đưa cá nhân vào quỹ đạo biết tôn trọng luật pháp, cùng lúc vượt lên phạm trù thuần túy của luật pháp, ngay trong quan hệ xã hội, mà không cần sự hiện diện của luật pháp, trong đó cách đối nhân tử tế trong xử thế đàng hoàng, với sự thông minh đứng đắn biết tôn trọng lẫn nhau.

Sự hình thành chủ thể đôi này (chủ thể của luật pháp, chủ thể của văn minh) chính là sung lực của nhân quyền không chỉ biết dựa trên luật pháp, mà còn vận dụng thường xuyên cách hành xử văn minh trong thông minh vì biết tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống chung. Khi nhân quyền đưa cá nhân có bản lĩnh của chủ thể, thì chủ thể này :

h Có chủ quyết trong hành tác bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách tiếp cận không những qua lao động mà còn qua kinh tế, trong đó cá nhân công nhận sự có mặt của thị trường, mà cũng là nơi mà tự do cạnh tranh hiện hữu.

h Có chủ động trong hành tác bảo vệ quyền lợi của nhân quyền, khi nhân quyền bảo vệ chủ quyền theo nghĩa chính đáng vì cá nhân, mà cũng theo nghĩa rộng mở nhất vì tập thể, vì cộng đồng, vì nhân loại.

Chủ thể có trợ lực của nhân quyền là chủ thể của ý thức :

h Chủ thể là thành viên của xã hội với đầy đủ điều kiện của kiến thức tri thức, về chế độ chính trị mà chủ thể đó hằng ngày sinh sống để chủ động từ nhận thức tới tỉnh thức trước bất bình đẳng, bất công mà mình và đồng loại phải gánh chịu.

h Chủ thể là thành viên của xã hội nhưng không công nhận thân phận nạn nhân trong xã hội đó, cụ thể là không chấp nhận bị xuyền xích bởi chế độ chính trị, ngày ngày vùi lấp quyền làm người của mình, không những bằng bạo quyền công an trị, mà cả bằng tà quyền tham nhũng trị, có đồng minh là ma quyền tham tiền trị.

Nhân quyền với chủ thể chính là công dân sống trong cùng một xã hội, nơi mà nhân quyền không thể chỉ định nghĩa bằng tự do cá nhân, mà phải bằng một phạm trù rộng hơn : sống chung vì muốn chung sống, tại đây chúng ta có đề nghị của :

h Arend, sống chung chỉ thực hiện được với những thành viên được tham khảo, được phát biểu, được quyết định chung với nhau về cách chung sống, nơi mà mọi thành viên này có cùng một ý thức thượng nguồn là ý thức có chung một công bằng, như nhau.

h Gauchet, sống chung qua thời gian nơi mà hiện tại được hưởng những tài sản của tổ tiên để lại để làm vững mạnh hơn hiện tại của một cộng đồng, khi mọi thành viên cùng nhau chia sẻ chung một số phận ; tại đây chủ thể quản lý tài sản của quá khứ vì muốn sống chung đã trở thành chủ thể quản lý số phận chung trong tương lai.

Nhân chủ là giá trị của nhân quyền được hiểu theo nghĩa chung (sống chung để chung sống) không hề tùy thuộc vào nghĩa riêng (sống riêng để riêng sống).

conscience8

Nhân tuệ

Sau khi đi trở lại lịch sử hình thành phạm trù nhân quyền, từ nhân chất để hiểu bản chất của nhân sinh tới nhân lệ vận dụng nhân học để hiểu ẩn số của hủ tục trá hình truyền thống, giả danh văn hóa mà xâm phạm và xâm hại nhân quyền. Khi phân tích từng bước của nhân sinh, để giải thích từng lộ trình của nhân loại qua các phạm trù giải luận : nhân biệt, nhân định, nhân nhiệm, nhân quyết, nhân ngô, nhân ngữ, nhân hành, nhân uy, nhân thuật, nhân kiện, nhân tự, nhân luận, nhân lý, nhân pháp, thì xin tôi được đề nghị phạm trù nhân tuệ. Nơi mà pháp, lý, trí, tuệ là một tổng thể đồng hành cùng tòa án lương tâm để cùng nhau bảo vệ nhân quyền.

Pháp lý tuệ giác, ngữ pháp của một phạm trù giải luận nơi mà lý luận của luật pháp nhập nội vào không gian của trí tuệlý trí được hướng dẫn bởi lý-lập-nên-luận, có tuệ giác đưa đường dẫn lối bởi tuệ-làm-ra-giác. Đây là một mô thức diễn luận của tri thức đã trở thành sự cảnh giác, được trợ lực bởi đạo lý tỉnh táo của nhân phẩm song hành cùng luân lý sáng suốt của nhân vị, cả hai làm nên đạo đức của nhân tâm, nhân từ, nhân nghĩa. Tại sao phải làm rõ phạm trù giải luận pháp lý tuệ giác ? Lý do chính đáng tới từ thực tế của bất công, khi tòa án không dụng công lý để bảo vệ công bằng, để nạn nhân của bất công phải lãnh chịu một bất công không chấp nhận được, đó là bất công tới từ tòa án là công cụ của bạo quyền, của tà quyền, của ma quyền. Vào đường cùng khi toà án chỉ là công cụ độc tài và độc quyền của độc đảng để nạn nhân của bất công phải gào lên : tòa án lương tâm sẽ xử chúng !

Nếu phạm trù tòa án lương tâm, chỉ có lương tâm làm quan tòa cho mỗi người, thì những kẻ lãnh đạo bạo quyền, hoạt náo tà quyền, điều hành ma quyền, chúng không hề có lương tâm, vì không biết lương trị là gì, chỉ vì không có lương thiện làm nên bởi nhân tâm, nhân từ, nhân nghĩa, nên chúng sẽ không biết gì về tòa án lương tâm. Trên lý luận về luân lý, thì đây là một loại bất công vừa về đạo lý vừa về pháp lý. Vì vậy, tòa án lương tâm phải được trợ lực bằng tuệ giác có nội lực của lý trí biết bảo vệ nhân tri, nhân trí ; có trí tuệ biết bảo trì nhân tính, nhân lý ; có tuệ giác biết bảo hành nhân tâm, nhân từ, nhân nghĩa.

Tất cả hệ nhân (nhân tri, nhân trí, nhân tính, nhân lý, nhân tâm, nhân từ, nhân nghĩa) này là định hướng, làm nên đường đi nẻo về cho nhân thế và nhân loại biết sống có nhân phẩm. Sung lực của pháp lý trí tuệ là dùng hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) để bảo hộ cho hệ lương (lương tâm, lương tri, lương thiện) bằng hùng lực của hệ liêm (liêm chính, liêm khiết, liêm sỉ), cụ thể là biết khách quan hóa từ dữ kiện tới chứng từ, từ chứng tích tới chứng nhân, dùng trực luận để trao luận. Chỉ báo làm nên chỉ số của pháp lý tuệ giác, phải có :

h lý luận, song hành cùng bình luận sự kiện, dữ kiện,

h lập luận, song đôi cùng phân tích thông tin, truyền thông,

h  giải luận, song cặp cùng giải thích sự cố, biến cố,

h  diễn luận song lứa cùng trao luận.

Pháp lý tuệ giác, sẽ cao, sâu, xa, rộng hơn luật pháp hiện hành vì pháp lý tuệ giác luôn có chỗ dựa chắc, vững, bền, lâu của :

h Lý thuyết luận : khả năng vận dụng kiến thức mới để bồi đắp cho tri thức đang có.

h Phương pháp luận : khả năng tận dụng mọi phương pháp để phương pháp này biết bổ sung cho phương pháp kia.

h Khoa học luận : khả năng khách quan hóa các khám phá mới rồi phổ quát hóa bằng hệ thức (ý thức, kiến thức, tri thức, trí thức, nhận thức, tỉnh thức).

Từ giá trị của tự do, của công bằng, nhân quyền đã ngự trị như pháp lý tuệ giác của những đòi hỏi chung vì nhân phẩm cho nhân vị. Câu hỏi cuối cùng khi ta nghiên cứu về nhân quyền chính là chân trời chung mà cũng là chân trời mới với các định đề, định luận vừa cũ, vừa mới, nhưng nhân quyền chính là kho tàng mà chúng ta luôn cần khai quật lên để thấy đựơc các giá trị nhân bản mới biết làm mới nhân quyền, có phải chăng đây chính là tuệ giác của nhân quyền ?

Lê Hữu Khóa

(07/05/2020)

---------------------

lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 943 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)