Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và Thám hoa Giang Văn Minh, hai Sứ thần Đại Việt ở Trung Quốc – tuy cách nhau hơn 400 năm nhưng lại là những tâm hồn đồng điệu – đã luận bàn về tinh thần kẻ sĩ, nạn nhũng lạm và một số vấn đề thời sự khác của nước Việt hiện nay tại buổi hội ngộ đầu tiên vào đêm mồng 5 rạng mồng 6 tháng Giêng 2020 tại xứ Gò Đõng, Đường Lâm, thành trấn Sơn Tây, cách Hà Nội 44 km nhằm hướng Tây Bắc 

(Tiểu đệ mạn phép lược ghi lại cuộc nói chuyện giữa hai ngài).

-----------------------------

linh1

Hình minh họa. Lễ tang tướng Nguyễn Trọng Vĩnh tại Hà Nội hôm 2/1/2020 Courtesy of FB Dũng Trương

"Mừng Lão tướng đã thoát khỏi một kiếp người và cảm ơn ông đã chủ động yết kiến để luận bàn về thế sự : ‘Sống hay không sống ? Đi tới hay lụi tàn ?’ Vẫn biết uyên nguyên của chủ đề này đâu phải chỉ là vấn nạn của riêng ta hay của riêng xứ Đại Việt, nhất là trong bối cảnh kế hoạch của Trung Quốc giành quyền kiểm soát Biển Đông ngày càng nóng lên. Việt Nam không can thiệp vào nội bộ nước khác, nhưng cũng không để cho ai quẳng rác hay xả đạn sang nhà mình…

Trung Quốc không có tư cách gì để mượn việc gây hấn trên Biển Đông nhằm giải tỏa bớt mâu thuẫn riêng của họ. Cảm ơn nhà viết kịch vĩ đại Shakespeare từ xứ sương mù đã đồng hành trong việc kết hợp giữa cõi đời với cõi tiên, giúp chúng ta giải bày nỗi trăn trở về lẽ sống, về ước vọng của con người trong mọi thời đại"…

Sứ thần Giang Văn Minh vào đầu câu chuyện. Ông vốn sinh ra tại xã Đường Lâm này (thị xã Sơn Tây), từng đỗ Thám hoa khoa Mậu Thìn, đời Vua Lê Thần Tông (năm 1628). Năm ấy không có ai đỗ Trạng nguyên hay Bảng nhãn, vì vậy, ông là người đỗ cao nhất. Năm 1637, vua Lê Thần Tông sai Giang Văn Minh làm chánh sứ sang tuế cống nhà Minh.

linhhon2

Hình minh họa. Lăng mộ Thám hoa Giang Văn Minh Hình do tác giả cung cấp

Nhà ngoại giao Nguyễn Trọng Vĩnh cách Giang Văn Minh 400 năm (Để tránh tên húy các ngài, từ nay xin được nhắc danh xưng của "nhị vị" là Lão tướng và Thám hoa).

Trong buổi hội ngộ đầu tiên, Lão tướng và Thám hoa đã trở thành đôi bạn vong niên. Thám hoa thăm hỏi Lão tướng : "Ông đi đường lâu thế ? Ta đã cho người đón Lão tướng sau Noel (26/12/2019), thế mà mãi đến giờ này, sang năm 2020 mấy ngày rồi Lão tướng mới tới đây là sao ?" (Cười !)

Biết là Thám hoa đang vui vì gặp tri kỷ, Lão tướng trần tình : "Thời của tôi phức tạp hơn thời các tiên sinh. Trước hết, tôi phải xin ra khỏi khu Mai Dịch để được an táng tại Xứ đồng Gò Đõng này với Cụ".

Thám hoa không giấu nỗi ngạc nhiên : "Ôi, tôi tưởng vào cỡ ‘công thần’ như ông thì còn phải xin với xỏ cái gì, mọi chuyện cứ tuỳ nghi di tản thôi chứ !"

Lão tướng đáp : "Không ! Không đơn giản như thế. Tất cả theo quy định, tiêu chuẩn tôi ‘phải táng’ trong đấy, nay ‘muốn an táng’ bên ngoài phải xin phép", Lão tướng giải thích tiếp : "Thì đấy, con cháu tôi đang xin cho bà nhà tôi ra khỏi Mai Dịch về đây nhưng chưa được. Bà ấy từng là Uỷ viên Xứ uỷ Bắc Kỳ, chúng tôi an táng bà ấy trong Mai Dịch từ năm 2010".

Thám hoa nghe ù cả tai, chóng cả mặt liền hỏi : "Tại sao chết rồi mà vẫn phân biệt chỗ chôn như thế ?"

Lão tướng phân bua : "Vâng, chúng tôi hứa xây dựng một xã hội công bằng, nhưng thưa tiên sinh, xã hội ấy vẫn có người bình đẳng nhiều, có người bình đẳng ít, tuỳ theo đánh giá của tổ chức".

Thám hoa chủ động chuyển "topic" vì thấy câu chuyện đi vào ngõ cụt, hỏi tiếp : "Trước khi tới đây, ông đã dặn lại con cháu những điều quan trọng nhất đang làm dở chưa ?"

Được lời như cởi tấm lòng, Lão tướng giải bày : "Đương nhiên là đã, thưa tiên sinh, tôi đã dặn con gái đầu, đừng lo điếu phúng rườm rà phức tạp, mà phải tiếp tục chí bền, gìn giữ và phát huy tinh thần kẻ sĩ bao lâu nay của nếp nhà".

linhhon3

Hình minh họa. Tượng Thám hoa Giang Văn Minh Hình do tác giả cung cấp

Thám hoa chợt hỏi : "Kẻ sĩ Đại Việt ngày nay liệu đã vượt thoát khỏi vòng kim cô của Hán triều thời hiện đại ?"

Lão tướng phân trần : "Chuyện kẻ sĩ thời nay dài lắm. Xưa, Tôn Ngộ Không chỉ có một vòng kim cô, thời nay, ngoài cái ‘gông’ của Đại Hán còn nhiều vòng kim cô khác, đặc biệt nguy hiểm là di sản ‘hủ Marx’, tư duy nhiệm kỳ. Các vòng kim cô này huỷ hoại tư duy kiến tạo và giải pháp đột phá. Điều đáng tiếc là số trí thức dũng cảm phản biện các chủ trương chính sách chưa nhiều, nhưng điều đáng tiếc hơn là chính quyền ít khi chịu lắng nghe họ. Nhìn chung, sức dự báo và định hướng dư luận xã hội của kẻ sĩ thời nay chưa cao".

Thám hoa : "Ồ, chính trong bối cảnh ấy, ta càng bái phục Lão tướng trong vai trò ‘chim báo bão’, mang trong mình tinh thần của tiền nhân như Chu Văn An, Ức Trai và dám chủ động ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ để trở thành nhà yêu nước hợp thời cuộc", Thám hoa tỏ ra hiểu biết sâu sắc về người hàng xóm mới dọn đến, đánh giá cao "chất kẻ sĩ" trong Lão tướng : "Ta trân trọng khí phách của ông, nhất là những kiến nghị, vừa thực tiễn vừa khoa học trong các đề xuất chống lại nạn nhũng lạm mà hình như ở trên ấy các ông coi là ‘quốc nạn’ đúng không ?"

Lão tướng : "Đa tạ Thám hoa, tôi chưa có công trạng gì. Đến cái lò của ông Tổng chủ thiêu cả củi khô lẫn củi ướt mà dư luận vẫn còn ì xèo, vì hình như vẫn còn khu vực cấm, vẫn bị cho là cuộc đấu tranh giữa các nhóm lợi ích nhiều hơn là cuộc tổng công kích để dẹp ‘quốc nạn’".

Cả Lão tướng lẫn Thám hoa cùng im lặng nghe bản tin từ Liên Hiệp Quốc : "Thực tế là hàng năm, Việt Nam vẫn tiếp tục ‘góp lửa’ vào danh sách nước có tỷ lệ tham nhũng cao (65%), đứng thứ hai thế giới sau Ấn Độ. Với mức tăng có vẻ đều đặn, Việt Nam có mặt trong số 5 nước bị dư luận cho là ‘tham nhũng nhất’ theo tổ chức Minh bạch Quốc tế".

Lão tướng giải thích thêm cho Thám hoa : "Tiên sinh cứ nhìn cách quan chức trên hạ giới làm giàu, sắm hàng hiệu, cho con sang Mỹ và phương Tây học hành, khám chữa bệnh… sẽ thấy niềm tin của họ đang đặt vào đâu. Khi nhận ra lý tưởng cộng sản sai lầm, mọi sự tuyên truyền là giả dối, quan chức chỉ xem dân là đối tượng để họ cai trị, làm giàu trên sự đói nghèo của người dân, bán tháo tài nguyên lấy tiền nhét đầy túi riêng".

Đang bàn về nạn nhũng lạm cả hai linh hồn bỗng chuyển đề tài. Thám hoa chất vấn Lão tướng về câu chuyện đặc khu và cách làm sao ngăn được chính quyền vay tiền làm đường cho Trung Quốc sử dụng : "Câu chuyện đặc khu nghe nói nhờ dân làm dữ nên có vẻ như dẹp được rồi, nhưng đề phòng họ ‘làm chui’.

Còn chuyện vay tiền để làm đường cho Tàu thì ở dưới này cũng có nghe nhưng vẫn còn bán tín bán nghi. Tại sao đang nợ đầm đìa mà lại hè nhau đi vay tiền để làm đường cho Trung Quốc khai thác như một tuyến trung chuyển hàng Tàu dán mác Việt, xuống Hải Phòng xuất đi Mỹ là sao ? Liệu Trump biết ngón gian lận này chưa ? Mà hình như ông ấy đã cảnh cáo Việt Nam mình lợi dụng nước Mỹ còn tệ hơn cả Tàu, sao không lo giải quyết dứt điểm, người Mỹ họ không đùa đâu ?"

Lão tướng giải thích sự phẫn nộ của người dân trên hạ giới khi nghe Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể xúc phạm đến lòng tự tôn dân tộc. Tâm nguyện và ý chí của người dân là không để các nhà thầu Trung Quốc "dây vào" tuyến đường huyết mạch quan hệ đến an ninh quốc phòng và vận mệnh quốc gia.

Lão tướng chưa kịp giải trình xong, Thám hoa đã tới tấp : "Sao Lão tướng không kể lại câu chuyện chính ông bị ngăn cản đi lại trên tuyến đường sắt Côn Minh – Thành Đô dạo ấy ? Vào cái năm nào nhỉ… ? À, đúng rồi, năm 1977, Trung Quốc cố làm bằng được con đường chiến lược bí mật để năm 1979 họ chở đại quân khu Thành Đô đến biên giới đánh ta. Chính cái đại đội của Sư 150 ta bắt sống được, đã khai ra như thế.

Từ đấy, Thành Đô là một cơn ác mộng, nhưng đặc biệt là trong năm 2020 này, thời điểm được coi là giới hạn cuối của ‘tiến trình Thành Đô’. Từ cõi này mà bọn ta vẫn mất ăn mất ngủ, không rõ trên ấy thì sao ?"

Lão tướng cho biết, không những ông đã kể lại khá chi tiết mọi động thái của Trung Quốc trong những năm chuẩn bị tấn công ta, mà còn hoàn thành được một tài liệu mật dưới dạng hồi ký khá công phu về kinh nghiệm 13 năm làm sứ thần trên đất Tàu cộng sản.

Thám hoa tỏ ý thán phục bản lĩnh kiên cường của Lão tướng nhưng lấy làm tiếc là tài liệu đúc kết chỉ được "chôn chặt" trong két sắt Bộ Ngoại giao. Dù sao con số thống kê do Lão tướng và nhiều nhà nghiên cứu khác tổng kết đã có ý nghĩa cảnh báo.

Từ Bắc thuộc đầu tiên đến khi ta giành được độc lập, qua hàng ngàn năm, Trung Quốc 12 lần gây chiến tranh lớn hòng nô dịch Đại Việt. Tuy nhiên, chỉ trong 70 năm hai nước "chung đại cục", "chung vận mệnh", Trung Quốc đã liên tục áp dụng nhiều chính sách làm Việt Nam suy yếu, đặc biệt là trực tiếp tiến hành 4 cuộc chiến tranh và xung đột tàn khốc.

Hai linh hồn lại trao đổi tiếp về các vấn nạn môi trường, từ nước sông Đà đến không khí bị nhiễm độc, đặc biệt là việc tích nước và giảm xả nước xuống vùng hạ lưu sông Mêkông từ đập thủy điện Cảnh Hồng bên Trung Quốc đã diễn ra trong nhiều mùa khô, giờ đây mực nước sông Mêkông hạ thấp kỷ lục trong gần 100 năm nay. Cả 10 trong 13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long phải ra công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn.

Năm nay, do tác động của hiện tượng El Nino, khô hạn trở lại vùng hạ lưu sông Mêkông với mức độ nghiêm trọng hơn năm 2016. Nhiều số liệu cho thấy mực nước ở các trạm đầu nguồn Việt Nam từ Thái Lan, Lào và Campuchia đều thấp hơn nhiều năm khô hạn trước đó, ngay cả trong giai đoạn cao điểm của mùa lũ năm 2019.

Có thể mức độ khô hạn và xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 sẽ nặng nề hơn và nước mặn sẽ đến sớm và tràn sâu vào nội đồng vùng ven biển và vùng giữa đồng bằng. Thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và canh tác, chắc chắn sẽ xảy ra ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

"Về nội tình đất nước, mối lo lớn nhất của Lão tướng tới đây là gì ?", Thám hoa đột ngột chất vấn.

"Thưa tiên sinh, có hai nỗi lo chính, từ lãnh đạo đến người dân ai cũng biết, nhưng giải pháp thì đang bế tắc", Lão tướng trả lời tiếp : "Lo nhất là đối phó với lũ làm nội ứng cho Tàu. Theo một sĩ quan cấp tướng bên an ninh, trước đây bọn này ít thôi, nhưng hiện nay quân số chúng lên đến hàng trăm…

Mà điều nguy hiểm hơn, nguyên văn vị tướng này nói, hàng trăm này đang kéo theo hàng trăm khác ! Nỗi lo thứ hai là các nhóm lợi ích. Bọn này vừa có tiền vừa có quyền. Đồng giao trong khắp chốn cùng quê hiện nay là :

"Không có việc gì khó

Chỉ sợ tiền không nhiều

ào núi và lấp biển

Không làm được thì thuê".

Thám hoa dò hỏi tiếp Lão tướng về các Sứ thần Việt Nam dưới trào cộng sản làm ăn như thế nào trên đất Tàu. Thoáng nhận ra nét âu lo trên sắc diện của Lão tướng, Thám hoa hỏi có phải Lão tướng phiền lòng về việc Sứ thần và triều đình đang đôn đáo tổ chức 70 sự kiện hoành tráng để chào mừng 70 năm thiết lập bang giao hai nước ?

Thấy Lão tướng không "Yes" mà cũng chẳng "No", Thám hoa lắc đầu mấy vòng rồi khuỵ dần xuống, hình như ông có dấu hiệu choáng sốc. Đám tùy tùng đưa Thám hoa vào phòng nghỉ ngơi. Lão tướng còn lại một mình trong phòng khách, băn khoăn tự hỏi, nếu cứ thế này thì quốc gia sẽ tiến lên hay lụi tàn. Tại sao đất nước lại "không muốn phát triển" như nhà nghiên cứu Phạm Chi Lan đã tổng kết.

Lão tướng thiếp đi trong tiếng khua chiêng gõ mõ của lũ âm binh vừa đi xem chính quyền thành phố Hồ Chí Minh huy động 4.000 người diễn tập đàn áp, chống "tập trung đông người" biểu tình. Bọn này từ Sài Gòn đã về đến cổng tam quan, đáng náo động sân đình. Không khí trở nên ngột ngạt, đầy lo âu.

Linh cảm về những biến động dữ dội sắp xẩy ra, Lão tướng – Nhà ngoại giao cáo từ lên kiệu trở về biệt viện. Cụ cũng không ngờ, cuộc đối thoại đầu tiên này lại tạo ra bầu không khí bi tráng bao trùm không gian Xứ đồng Đõng như vậy. Thế giới âm cũng sống trong lo âu và sợ hãi. Sợ hãi nhưng vẫn còn hy vọng ! Có cái gì đó đang sụp đổ ở đây ? Hy vọng sẽ có đột phá nào cho năm 2020 này ?

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn : RFA, 08/01/2020

______

Chú thích của người kể chuyện : 

Đồng Trụ chí kim đài dĩ lục

Đằng Giang tự cổ huyết do hồng

"Giai thoại ghi lại như sau : Khi vào triều, vua Tàu đã ngạo mạn ra một vế đối bắt sứ thần Đại Việt đối lại. Vế đối ra là : "Đồng Trụ chí kim đài dĩ lục", nghĩa là : Cột đồng đến nay rêu mọc xanh. Ý nhắc lại việc xa xưa, khi Mã Viện đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã dựng một chiếc cột đồng rồi khắc lên đó mấy chữ : "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" nghĩa là khi nào chiếc cột đồng này gãy thì xứ Giao Chỉ sẽ bị diệt vong. Vua nhà Minh hàm ý chẳng bao lâu nữa An Nam sẽ bị quân phương Bắc kéo sang tiêu diệt.

Không để cho kẻ khác làm nhục quốc thể, Thám hoa đã dùng sự tích quân Nam Hán bị Ngô Quyền dìm chết trên sông Bạch Đằng năm 938 để đối lại : "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng", nghĩa là : Sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ đó. Vế đối là một lời cảnh cáo, khi đó được xem như cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan và sứ bộ các nước.

Vua Minh giận tím mặt, quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng "xem bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu". Đó là ngày 2 tháng 6 năm Kỷ Hợi 1639. Năm ấy ông 66 tuổi".

Published in Văn hóa

Những tín hiệu qua đám tang cụ Nguyễn Trọng Vĩnh

Đinh Hoàng Thắng, RFA, 03/01/2019

Một nhà ngoại giao xuất sắc có quan điểm cứng rắn về Trung Quốc, một lão thành cách mạng từng khuyên Đảng, Nhà nước nên từ bỏ Cương lĩnh, từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, ấy thế mà việc đưa tiễn Cụ về trời sáng 2/1/2020 vẫn diễn ra suôn sẻ. Chính quyền đã dành cho Cụ "nghi thức lễ tang cấp cao". Hàng trăm các tổ chức, cá nhân, từ đại diện cơ quan đoàn thể đến các tổ chức dân sự, từ No-U đến bà con Dương Nội, không chỉ có mặt ở Nhà tang lễ mà còn đưa Cụ về tận Đài hóa thân hoàn vũ.

ntv1

Ảnh chụp tang lễ Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh ngày 2/1/2020 Courtesy Facebook Dũng Trương

Một đảng viên 80 năm tuổi đảng, sinh thời cụ Nguyễn Trọng Vĩnh từng có hàng trăm bài phân tích và cảnh báo về các âm mưu và thủ đoạn trước mắt cũng như lâu dài của Trung Quốc làm suy yếu Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực, trên mọi khía cạnh và ở mọi cấp độ… Đó là lược qua một số điểm nhấn từ Hồi ký "Kể lại cuộc đời" của Cụ ; còn để thấu hiểu tấm lòng của một lão tướng bình dân cho đến cuối đời vẫn đau đáu đối với vận nước, hãy đọc cuốn Hồi kỳ ấy ! Từng làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc 13 năm có lẻ, cụ Vĩnh đã xuống đường cùng với người dân Thủ đô biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn biển đảo Việt Nam, thể hiện bản lĩnh của một chính khách, một nhà hoạt động xã hội siêu đặc biệt. Đáng kính nể và đáng khâm phục ! Sự về cõi của Cụ giống như một ngôi sao băng vừa vụt qua trên bầu trời ảm đạm. Có thể chia sẻ với suy tưởng của Giáo sư Tương Lai : Ngôi sao băng ấy tuy đã tắt nhưng ánh sáng của nó sẽ còn soi rọi mãi tới nhiều thế hệ mai sau !

Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh dường như là Ủy viên Trung ương cuối cùng của Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 3, từ năm 1960 còn sót lại. Chỉ còn mấy ngày nữa là Cụ bước vào năm thứ 105 trên dương thế – nghĩa là sống và hoạt động vắt ngang hai thế kỷ. Đám tang của Cụ phải chăng là hình ảnh hòa đồng hiếm hoi giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức dân sự trong việc đưa tiễn một nhà ngoài giao, một lão tướng đầy bản lĩnh về trời ? Đám tang cụ Nguyễn Trọng Vĩnh dường như đã gửi đi một số tín hiệu nào đó để chúng ta cùng suy nghiệm ? Suy nghiệm với tư cách là cá nhân hoặc cả cộng đồng ? 

Từ rất lâu Cụ đã kiến nghị với Đảng cộng sản Việt Nam, hãy tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa. Xem thế để thấy thật là một sự lạ lẫm, khi vòng hoa của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được đưa vào Nhà tang lễ (hẳn nhiên không cùng một lúc) cùng với vòng hoa của Câu lạc bộ Hiếu Đằng, của No-U, của bà con Dương Nội… và của nhiều tổ chức xã hội dân sự khác. Truyền hình CHTV cũng được phép livestream từ đầu đến cuối đám tang. Nếu không có sự cố một vài vòng hoa bị "chuyển ngang" hoặc "quên" trên sân Nhà tang lễ thì các câu hỏi vừa nêu trở thành điều khẳng định !

Trong điếu văn của Bộ Ngoại giao nhớ đoạn : Đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh là một nhà ngoại giao tài giỏi, bản lĩnh, sâu sắc, người đồng chí, đồng đội gần gũi, chân thành, công tâm, bao dung và độ lượng. Điếu văn này đánh giá cao đóng góp của Cụ vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là một người lính mặc áo ngoại giao và cũng là một nhà ngoại giao khoác áo lính, Cụ Vĩnh chắc chắn là vị đại sứ đặc mệnh toàn quyền duy nhất của Việt Nam cho đến nay có nhiệm kỳ dài nhất ở sở tại. Và Cụ cũng là vị đại sứ duy nhất dám có thái độ cứng rắn đối với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc khi vị thứ trưởng ấy đại diện chính sách bành trướng đã có những phát ngôn "không được chấp nhận" (not acceptable) vào thời điểm hai nước có chiến tranh. Theo lệ thường, những lúc gay cấn như thế Bộ Ngoại giao sở tại đã áp dụng ngay quy tắc "persona non grata" (nhân vật không được hoan nghênh) với một đại sứ như Cụ. Nhưng dạo ấy, do quan hệ Trung – Việt có nhiều thông điệp không thể chuyển qua bên thứ ba được nên Trung Quốc đã không "cắt cầu" mà vẫn phải giữ quy chế ngoại giao của Cụ.

Tình huống nói trên của cụ Vĩnh liên tưởng tới một câu chuyện bi tráng khác trong lịch sử, khi sứ thần Giang Văn Minh chỉ vì "bất nhục quân mệnh" (không để nhục mệnh vua), đã đối đáp một cách cương trực trước triều đình Trung Quốc và đã bị vua Minh Tư Tông hành hình vào năm 1638, lúc 65 tuổi. Tuy nhiên, đối với cụ Vĩnh, Cụ đã phải vận hết "nội công" kiềm chế để không bị cuốn vào các trò phi ngoại giao vô lối, luôn luôn dùng lời lẽ, ngôn từ thích hợp và đích đáng để đập lại đối phương, buộc họ phải "rút dù". Và trường hợp nhà ngoại giao Nguyễn Trọng Vĩnh còn đặc biệt ở chỗ Cụ phục vụ được qua 3 đời tổng bí thư : Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh ; Đảng và Nhà nước Việt Nam những năm tháng ấy không chỉ đứng về phía Cụ, mà còn vinh danh vị đại sứ vô tiền khoáng hậu ấy bằng nhiều huân huy chương các loại.

Không chỉ là một nhà ngoại giao thâm thúy, cụ Nguyễn Trọng Vĩnh còn là một lão tướng đầy bản lĩnh. Khi đi quanh linh sàng Cụ, chúng ta không thể không liên tưởng tới hình ảnh người lính già trong thơ của Phật hoàng Trần Nhân Tông :

"Xã tắc đôi phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng".

Cụ không chống Trung Quốc với tư cách cá nhân, cụ chống chính sách bành trướng và bá quyền của Bắc Kinh trên tư cách là một nhà ngoại giao từng có 13 năm kinh nghiệm trực tiếp trên thực địa. Từ những trải nghiệm của một người lính về chiến tranh và hòa bình, cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đã ý thức sâu sắc về sự trường tồn của dân tộc, qua những kiến nghị gửi lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Nhưng thật đáng tiếc, cho đến nay, các đề nghị xây dựng của Cụ rất ít được hồi âm và càng ít được lắng nghe. Dường như tất cả đều cùng chung số phận với mọi kiến nghị của các cá nhân cũng như các tổ chức xã hội dân sự khác nhau gửi lên lãnh đạo các cấp… Nói cho công bằng, một lần duy nhất đến thăm Cụ tại tư gia, đại diện của Thành ủy Hà Nội có trao đổi về các đề nghị ấy, nhưng lại thuyết phục Cụ rút khỏi Thư ngỏ 61 và đã bị Cụ bác bỏ, có lý có tình.

Tuy nhiên, trong đám tang sáng nay, vẫn diễn ra "màn" an ninh lặng lẽ thay giải băng rôn trên các vòng hoa của Boxite Vietnam và một vài vòng hoa khác. Nhưng đã không có cảnh dằng co thô bạo hay cố ý ngăn không cho mang các bức trướng vào Nhà tang lễ. Trên tất cả, các bên dường như đều có sự hiểu ngầm. Phía Nhà nước, an ninh ít gây khó dễ hơn mọi khi, còn từ xã hội dân sự, cũng không thấy xướng danh các tổ chức khiến Chính quyền khó chịu. Tất cả đều trang nghiêm, trật tự, làm đúng thủ tục theo hướng dẫn của Ban Tổ chức. Đối với một trưởng thượng như cụ Vĩnh, có vẻ như cả hai phía đều kiềm chế để giữ được hình ảnh "đẹp đạo" từ tất cả bên. Biết đâu, qua đám tang này, mọi người rút ra được một số kinh nghiệm nhất định để hóa giải bớt phần nào những căng thẳng không cần thiết giữa chính quyền và các tổ chức dân sự. Nếu đạt được một đồng thuận xã hội nào đấy, hình ảnh của đất nước và của chính quyền đối với người dân, cũng như đối với cộng đồng quốc tế sẽ tốt đẹp và dễ chịu hơn !

Người xưa khuyên "Lão giả an chi" (Đã già thì ngơi nghỉ). Ở vào tuổi siêu xưa nay hiếm, cụ Vĩnh không nghỉ, vẫn theo dõi tình hình đất nước, nội tình của Đảng. Những góp ý và phản biện của Cụ nóng bỏng thời sự, chứa chan lòng yêu nước, thương dân, đầy trí tuệ sắc bén. Những bài viết ấy chứa đựng một nhân cách sống giản dị và thanh cao, sống động và lan tỏa trong xã hội hôm nay, đồng thời truyền cảm hứng cho các thế hệ nối tiếp, dấn thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì dân chủ, hạnh phúc cho nhân dân (FB. Mạc Văn Trang).

Hai giai đoạn nổi bật trong hoạt động ngoại giao : làm cố vấn cho Lào và làm đại sứ cho ta ở Trung Quốc, Cụ Vĩnh thật xứng đáng với câu đối của con gái yêu, Trung tá Quân đội Nguyễn Nguyên Bình đề tặng : Làm cố vấn miền Tây, ghi lời Bác không làm "lão Toàn quyền", luôn nhớ chữ "Chủ quyền của Bạn"/ Đi Đại sứ nước Tàu, thuận lòng Dân chẳng ngại "người Đại quốc", giữ trọn điều "Quốc thể về ta". Hôm nay… Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội đã không tới viếng Cụ Vĩnh, chỉ cho người mang vòng hoa đến Nhà tang lễ ! Vậy mà chỉ còn mấy ngày nữa là kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung – Việt.

Hôm nay… Ngày đưa Cụ Vĩnh về Trời, dặn người ở lại tiếp đời đấu tranh ! Không rõ sinh thời Cụ có quan niệm "hạnh phúc là đấu tranh", hay do hoàn cảnh đưa đẩy ? Nhưng cũng có thể đấy là điều duy nhất còn sót lại từ Các Mác, sau khi Cụ đề xuất với lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đã đến lúc nên giã từ Chủ nghĩa Mác – Lênin !

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn : RFA, 02/01/2019

******************

Một nhà quân sự tài ba, một nhà ngoại giao kiệt xuất đã mãi mãi ra đi !

Nguyễn Đăng Quang, RFA, 01/01/2019

Thế là Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã từ biệt dương gian trần thế, trái tim cụ ngừng đập vào lúc 4 giờ 43 phút sáng 26/12/2019 ! Cụ đã mãi mãi đi xa, để lại 104 tuổi xuân cho đời và cả một trang sử cá nhân oai hùng, lẫm liệt cho dân, cho nước ! Ngoài ra, cụ cũng để lại cho Đảng cộng sản Việt Nam cả một tấm gương trong sáng về phẩm chất liêm khiết, tinh thần chính trực, đấu tranh kiên cường và đạo đức sáng ngời của một nhà cách mạng chân chính ! Thế là một nhà ngoại giao kiệt xuất, đồng thời cũng là một nhà quân sự tài ba đã vĩnh biệt chúng ta để đi vào cõi vĩnh hằng !

ntv2

Cố Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - Photo : Soha

Tuổi thơ của cụ đầy dữ dội và gian khó. Song với nỗ lực cá nhân tuyệt vời, cụ đã vượt qua mọi gian khổ vừa để mưu sinh vừa để trưởng thành. Cụ rất chịu khó học qua sách báo và qua thực tiễn cuộc sống. Cụ có kiến thức sâu rộng, ý chí kiên cường và một tấm lòng vị tha, hết lòng vì nước, vì dân cho tận đến những năm tháng cuối cùng của cuộc đời !

Cụ sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng khi còn rất trẻ. Cụ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939 khi mới tròn 23 tuổi. Tháng 6/1940 cụ bị Pháp bắt giam, kết án 5 năm tù khổ sai, đày đi biệt xứ tại nhà ngục khét tiếng ở Đăc-Tô (Kon-Tum).

Tháng 6/1945, mãn hạn tù, cụ chủ động bắt liên lạc với tổ chức và được Đảng giao nhiều trọng trách, lần lượt làm Bí thư tỉnh ủy 2 tỉnh Phúc Yên và Thái Bình.

Tháng 3/1947, Đảng điều cụ vào quân đội. Cụ được tín nhiệm cử giữ chức Chính ủy kiêm Bí thư Khu I gồm 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng do đ/c Chu Văn Tấn làm Khu trưởng.

Từ 1948 đến 1959, cụ được rút về Tổng cục Chính trị do đ/c Nguyễn Chí Thanh làm Chủ nhiệm và được đề bạt làm Cục trưởng Cục Tổ chức đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tại Sắc lệnh 36/SL ngày 31/8/1959, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh tấn phong cụ quân hàm Thiếu tướng và cụ được bổ nhiệm làm Chính ủy Quân khu IV. Cho đến trước khi qua đời, cụ là sĩ quan cấp tướng có thâm niên cao nhất (60 thâm niên) ở quân hàm Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam !

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần III (9/1960), cụ được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (1960-1976), và được phân công làm Phó Trưởng ban thứ nhất Ban Tổ chức Trung ương do ông Lê Đức Thọ làm Trưởng ban. Cụ "trụ" ở đây được khoảng 9 tháng trong cương vị "Phó thứ nhất", vì giữa cụ và Trưởng ban Lê Đức Thọ thường có nhiều bất đồng không chỉ về quan điểm mà còn trong công tác bố trí, sử dụng và đề bạt cán bộ. Vào giữa năm 1961, Trung ương điều động cụ về làm Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa. Cho đến nay, cụ là người duy nhất của Đảng kinh qua chức vụ Bí thư tỉnh ủy 3 tỉnh khác nhau. Kỷ niệm chương cuối cùng cụ được trao tặng là "Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng" khi cụ vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn !

Từ cuối 1964 đến đầu 1974 cụ được Đảng cử làm Trưởng đoàn Cố vấn và Chuyên gia quân sự giúp bạn Lào. Khi kết thúc 10 năm công tác ở Lào, về nước chân ướt chân ráo chưa tới 3 tháng thì cụ có quyết định bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc. Cụ những tưởng đi sứ lần này chỉ khoảng 3 - 4 năm là cùng, không ngờ nhiệm kỳ Đại sứ của cụ tại Trung Quốc kéo dài ngoài dự tính ! Cho đến nay, trong ngành ngoại giao, cụ là người giữ kỷ lục Đại sứ Việt Nam lâu nhất ở một quốc gia : Hơn 13 năm liên tục, trong đó có 9 năm cụ là Trưởng đoàn Ngoại giao ở Bắc Kinh ! Giữa năm 1987 cụ được rút về nước, và mãi 3 năm sau (1990) cụ mới chính thức được nghỉ hưu. Lúc đó cụ đã ở tuổi 75 !

Thời kỳ cụ làm Đại sứ ở Trung Quốc rơi đúng vào thời điểm quan hệ 2 nước trở nên rất xấu và căng thẳng, do việc Trung Quốc ngày 17/2/1979 xua 60 vạn quân tràn qua 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta tàn sát dân lành và xâm lược Việt Nam ! Do vậy, thời kỳ 13 năm làm Đại sứ ở Bắc Kinh là cả 13 năm đấu trí căng thẳng với Bộ Ngoại giao và chính quyền nước sở tại. Có lẽ đến nay, cụ là Đại sứ Việt Nam duy nhất làm cho Trung Quốc "kém vui" và "không ưa" nhất trong số các đại sứ Việt Nam xưa nay ở xứ này !

Cuối năm 1995, Chính phủ Lào mời cụ sang thăm lại đất nước bạn để ghi nhận thời gian 10 năm cụ là Trưởng đoàn cố vấn và chuyên gia quân sự giúp bạn. Nhân dịp này, bạn đã vinh danh và tặng thưởng cụ Huân chương "Tự Do" là huân chương cao quý nhất của Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Xưa nay, Lào vẫn luôn là người bạn thủy chung, tình nghĩa của Việt Nam ! Chắc chắn tại tang lễ cụ sáng hôm nay, 2/1/2020, sứ quán Lào tại Việt Nam sẽ cử đại diện cao cấp thay mặt Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào mang vòng hoa đến viếng và chia buồn với gia đình cụ !

Năm 1990 về hưu, trở về với cuộc sống đời thường, song cụ không nghỉ ngơi hoàn toàn, mà chuyển sang cuộc đấu tranh mới. Cụ luôn trăn trở với tình hình đất nước, khẳng khái lên tiếng góp ý với lãnh đạo Đảng và Nhà nước về Cương lĩnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt về quan hệ Việt - Trung hậu Thành Đô ! Song, rất đáng tiếc và cũng thật đáng giận, mọi góp ý tâm huyết trên dưới 30 năm qua từ sau ngày nghỉ hưu của cụ đều bị lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay bỏ ngoài tai. Nhưng cụ không lấy đó làm nản vì cụ nhận được sự đồng tình và ủng hộ rất mạnh mẽ của tuyệt đại đa số người dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Điều đó đã động viên và thôi thúc cụ không ngơi nghỉ trong cuộc đấu tranh mới !

Là người cộng sản nhưng cụ luôn đặt lợi ích dân tộc, quyền lợi quốc gia lên trên hết. Cụ bảo, phải coi trọng và phải đặt nó lên trên hết, lên hàng số một, vì đất nước là trường tồn, dân tộc là vĩnh cửu, mọi đảng phái hay tổ chức chính trị chỉ là nhất thời mà thôi ! Do vậy, nhất thiết phải coi trọng và đặt nó lên trên, trên cả lợi ích giai cấp và quyền lợi của riêng Đảng cộng sản Việt Nam cũng như của cái mà người ta gọi là "giai cấp vô sản" !

Theo dòng suy nghĩ trên, ngày 28/7/2014, với tư cách là lão thành cách mạng và đảng viên có nhiều tuổi đảng nhất, cụ là người đầu tiên ký vào Thư ngỏ 61 (gọi tắt là TN61) của 61 đảng viên gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, mạnh mẽ kêu gọi lãnh đạo Đảng đổi mới tư duy, thay đổi đường lối lãnh đạo đất nước : "Đảng cộng sản Việt Nam hãy tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối DÂN TỘC và DÂN CHỦ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ TOÀN TRỊ sang DÂN CHỦ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa !".

Và trên tinh thần đó, với tư cách là một cựu chiến binh, ngày 2/9/2014, cụ là một trong 6 vị tướng ký vào Kiến nghị của 20 sĩ quan cao cấp Quân đội nhân dân và Công an nhân dân (KN20) gửi Chủ tịch nước TrươngTấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kiến nghị : "Là người chủ và người bảo vệ đất nước, nhân dân và lực lượng vũ trang phải được biết chính xác hoàn cảnh thực tế của quốc gia. Vì vậy Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng đến an ninh và chủ quyền quốc gia !"

Đúng là :

"Còn hơi, còn sức còn lên tiếng

Là muốn quyền uy bớt lỗi lầm !" n

như 2 câu kết trong bài thơ cụ làm nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 95 của cụ, ngày 1/10/2009 !

Hôm nay, ngày 2/1/2020, gia đình và Bộ Ngoại giao tổ chức lễ tang cho cụ, xin phép cụ được thành kính thắp nén nhang kính cẩn nghiêng mình trước anh linh cụ để cầu chúc cho hương hồn cụ đươc siêu thoát, thanh thản về cõi vĩnh hằng !

Hà Nội, sáng 02/01/2020

Nguyễn Đăng Quang

Nguồn : RFA, 02/01/2019

Published in Diễn đàn
jeudi, 26 décembre 2019 19:17

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh qua đời

Tướng Vĩnh - 'kẻ sĩ thức tỉnh, nhà yêu nước hợp thời cuộc'

BBC, 26/12/2019

Cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là mang trong mình tinh thần của tiền nhân như Chu Văn An, Ức Trai và dám chủ động 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' để trở thành 'nhà yêu nước hợp thời cuộc,' theo một nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Minh Triết Việt Nam.

ntv1

Cựu Đại sứ, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (1916 - 2019) được coi là một nhà yêu nước, người có tư tưởng cải cách và nhà phản biện chính trị, xã hội có uy tín

Bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm 26/12/2019 về việc Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vừa từ trần tại Hà Nội ở tuổi 104, ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung tâm nói :

"Tư tưởng thì có thể nói ông là một con người lão thực, xem xét vấn đề ngược xuôi, tình lý, và vì thế ông là một người sẵn sàng tự diễn biến, tự chuyển hóa từ cái chỗ mình là người cộng sản, nhưng mà chuyển hóa thành một con người yêu nước mà hợp với thời cuộc, sẵn sàng phê phán những sai trái của đảng của mình.

"Những lỗi lầm của đảng của mình cũng không bỏ qua, cũng đóng góp và ông là người cương trực có thể có nét này là trong người ông có tinh thần của Chu Văn An, của Nguyễn Trãi, thừa hưởng cái tinh thần ấy.

"Cho nên ông cương trực góp ý kiến, ông đề xuất những vấn đề rất lớn của thời cuộc hiện nay, ông phê phán những chính sách đối thoại thân Trung Quốc, ông phê phán chính sách và hành động bành trướng đại Hán, gian hiểm của Trung Hoa hiện nay.

"Và ông để tâm đến rất nhiều công việc thời sự, trong một ông già tám, chín mươi rồi một trăm tuổi, mà luôn luôn thức thời, đấy là con người hiếm có...

ntv2

'Bố tôi lo cho đất nước đến tận lúc sắp ra đi'

"Ông theo dõi thời sự như thế không phải như những anh Khốt-ta-bít hiện nay ở trong nước đâu, điều hết sức đặc biệt đối với ông mà tôi hết sức khâm phục và chúng tôi nói với nhau là đấy là một nhà minh triết hiện đại của dân tộc...

"Có thể nói, tôi gọi ông là một con người thức tỉnh, ông không giáo điều.

"Con người này không hề giáo điều một chút nào hết và rất tỉnh táo để mà phân biệt cái đúng, cái sai, cái lạc hậu, cái tiên tiến, cái hợp lý với thời cuộc, văn minh, hiện đại, nhân văn với cái hủ bại mà chúng tôi gọi là cái 'hủ Marx' - tức là một thứ Marxism hủ lậu, quê mùa, lạc hậu, bảo thủ.

"Thì có thể nói ông già Nguyễn Trọng Vĩnh này là một con người rất là thức thời, đúng là một kẻ sĩ thức tỉnh mà trở thành tấm gương cho chúng tôi, cho các anh em và cho các bạn trẻ nữa", nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương Đcộng sản Việt Nam nói.

'Chuyển biến và gương sáng'

Cũng hôm 26/12, Kiến trúc sư Trần Thanh Vân, người từng tu nghiệp ở Thượng Hải, nói về vị cựu Đại sứ từng có 13 năm đứng đầu đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và nhấn mạnh vào sự thay đổi tư duy lúc cuối đời của ông :

ntv3

Cựu Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh (giữa) tiếp Đại tá Nguyễn Đăng Quang (trái) và Kiến trúc sư Trần Thanh Vân (phải)

"Phải nói là ông là một tấm gương tất cả chúng tôi noi theo, một sự kiên trì sáng suốt, sống trong sạch.

"Còn việc ông là một vị Đại sứ, Thiếu tướng và đảng viên đảng Cộng sản, thì tôi cũng rất vui mừng nhận ra rằng ông đã có những biến chuyển và nói ra được những lời biến chuyển lúc cuối đời.

"Trước kia, kẻ xấu ông chê, nhưng ông luôn cảm thấy rất là coi trọng chuyện phải vẫn giữ đảng Cộng sản, làm sạch dần đi, nhưng rồi dần dần ông cảm thấy chuyện đó vô lý và những ngày cuối đời ông có được những câu nói là thay đổi phải sửa hẳn, phải bỏ nó đi hẳn.

"Còn làm cái gì cho nó tốt hơn, thì những người sáng suốt phải làm, bây giờ thì không thể làm được nữa.

"Một người chúng tôi rất thương quý, nhưng mà tôi thấy là ông từng khá là bảo thủ, tức là những gì đã tôn thờ cả tuổi trẻ, cả đời thì vẫn cứ tôn thờ, nhưng đến giờ phút chót, hơn một năm nay, thì ông nói được những lời khác.

"Sau đó để xác minh lại, tôi ngồi với chị Nguyên Bình (con gái của Tướng Vĩnh), thì chị nói đúng thế, ông đã thấy là không thể chấp nhận là nó tồn tại song song được.

"Cái gì cần phải từ bỏ, thì từ bỏ. Chính điều ông nói đó làm cho nhiều người cảm thấy là phải từ bỏ những điều mình đã cố bám lấy, bởi vì sự ngoan cố, sự trì trệ kéo dài ấy làm cho đất nước bị đau khổ, khó chịu như là cảnh cam phận nhiều quá.

ntv4

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là một tấm gương sáng để những người dân yêu nước của Việt Nam học tập và noi theo, theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện

"Bởi vì đông nhất trong hàng ngũ cán bộ cũ, những người tốt, (tôi không nói những người xấu, những người mà biến chất, mà làm bậy, tai tiếng), ta nói là người tốt đấy, họ vẫn bị ám ảnh về cái gì mà từ thời đại Hồ Chí Minh đã có, thì bây giờ phải giữ, thì nay chính ông đã thấy phải thay đổi".

Bàn thêm về nhân cách và di sản của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, từ Viện Nghiên cứu Hán - Nôm, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nói :

"Ông là một con người am hiểu văn hóa, là một con người rất mềm dẻo và có một phong cách ngoại giao rất lịch sự và ôn hòa, nhưng mà cũng vô cùng cương quyết.

"Nhân cách, con người của ông Nguyễn Trọng Vĩnh, con người giản dị, mực thước và lão thực của ông là một tấm gương.

"Và đấy có thể coi là một di sản lớn mà ông Nguyễn Trọng Vĩnh có gửi lại cho chúng ta.

"Và trong niềm kính tiếc vô cùng như thế này, thì những bài học đó và tấm gương của ông Nguyễn Trọng Vĩnh sẽ được những người dân Việt Nam yêu nước học tập và noi theo", Tiến sĩ Diện chia sẻ với BBC.

Quốc Phương

****************

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, qua đời

VOA, 26/12/2019

Thiếu tướng Nguyn Trng Vĩnh, cu đi s Vit Nam ti Trung Quc t năm t 1974 đến 1987, cũng là mt trong nhng tiếng nói mạnh mẽ ch trích tham vng bá quyn ca Trung Quc, va qua đi ngày 26/12/2019 ti Hà Ni, tui 104.

vn1

Ông Nguyễn Trng Vĩnh, cu Đi s Vit Nam ti Trung Quc, mc áo phông đánh du k nim trn hi chiến Vit-Trung 1988 ở bãi Gc Ma, gn Trường Sa, trong đó 64 b đi VN hy sinh. nh chp ngày 13/3/2013. Reuters/Kham

Các nguồn tin thân cn vi gia đình xác nhn thông tin này vi BBC Tiếng Vit, trước khi có loan báo chính thc ca nhà nước. Trong vài gi qua, mt s báo chí Việt Nam, như báo Pháp Lut, Thanh niên vv.. đu đng lot loan tin này.

Thân thế s nghip

Ông Nguyễn Trng Vĩnh sinh năm 1916, ti xã Vĩnh Tiến, huyn Vĩnh Lc, tình Thanh Hóa. Ông gia nhp Đảng cộng sản Vit Nam vào năm 1937, được thăng quân hàm thiếu tướng vào năm 1959.

Ông từng gi chc phó trưởng Ban T chc Trung ương, bí thư Tnh y Thanh Hóa trước khi bước vào ngành ngoi giao.

Là Đại s Vit Nam ti Trung Quc t năm 1974 đến 1987, ông là mt chng nhân lch s ca cuc chiến tranh biên gii khi Trung Quc xua quân sang tn công các tnh biên gii Vit Nam vào tháng 2-1979.

Nỗ lc chng tham vng bá quyn ca Trung Quc

Ông Nguyễn Trng Vinh t lâu đã ch ra nhng âm mưu và th đon ca Trung Quc trong các quan h vi Vit Nam. Thot tiên ông trc tiếp kiến ngh Đảng cộng sản và nhà nước, và sau đó nâng cao nhn thc trong dân chúng v him ha do tham vng bá quyn ca Trung Quốc đt ra, nước mà nhà cu ngoi giao cho là trong sut chiu dài lch s, vn không t b ý đ xâm chiếm Vit Nam.

Tháng 10 năm 2018, ở tui 103, ông Vĩnh công b mt thư ng viết tay, trc tiếp ch trích Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam và Ch tch nước Nguyn Phú Trọng v cách x lý trước các hành đng hung hăng ca Trung Quc trên Bin Đông, nht là ti bãi Tư Chính.

Trong thư, ông Nguyn Trng Vĩnh nêu đích danh Ch tch nước và ch trích thái đ ‘bàng quang, th ơ’ ca ông Nguyn Phú Trng trước him ha phương Bc. Tướng Nguyn Trng Vĩnh viết :

"Thiết nghĩ, là người đng đu b máy, chc ông Trng phi có đ thông tin v âm mưu, th đon, mc tiêu, bin pháp ca bn tàu t xưa ti nay đi vi nước Vit ta, đc bit trong my tháng qua bãi Tư Chính. Tình hình đang rất nguy ngp và cp bách, vy mà khi khai mc Hi ngh Trung ương 11, ông vn nói là phi "phân tích, d báo tình hình ?"

Hồi tháng 5 năm nay (2019), Tướng Vĩnh lên tiếng ch trích d án đường cao tc Bc-Nam, và cnh báo v him ha Trung Quc đi với an ninh quc gia, nếu Hà ni tiếp tc l thuc vào đu tư Trung Quc.

Gần đây nht, khi Trung Quc đưa tàu kho sát đa cht Hi Dương 8 và nhiu tàu h tng vào bãi Tư Chính, thuc khu dc quyn kinh tế và thm lc đa Vit Nam, tướng Vĩnh kêu gi Hà nội nên kin Trung Quc ra trước tòa án quc tế.

Các thư ng ca Tướng Vĩnh, nêu lên quan tâm ca ông v tình hình đt nước không nhn được hi đáp ca lãnh đo cộng sản Việt Nam, nhưng được s ng h rng rãi trên các mng xã hi.

Phản ng trên mng v s ra đi ca Tướng Nguyn Trng Vĩnh, mt dân mng viết :

"Xin vĩnh biệt c, mt người Vit Nam yêu nước chân chính và cng hiến tn tm, tn lc cho muc tiêu đc lp dân tc đến hơi th cui cùng".

Published in Diễn đàn

Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh sinh năm 1916, tại xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Cụ là một trong số ít người Việt Nam vượt qua tuổi 100 cực kỳ quý hiếm. Tham gia cách mạng từ năm 1936, khi phong trào Mặt trận Bình dân ở Pháp ảnh hưởng tới các thuộc địa. Năm 1939, Cụ được kết nạp vào đảng cộng sản. Trải qua rất nhiều cương vị công tác, từ nhỏ tới lớn (bí thư huyện ủy Đông Anh, bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc…), Cụ về hưu vào năm 1990. Trong quá trình công tác, cụ Nguyễn Trọng Vĩnh có thời gian tham gia quân đội và được phong hàm Thiếu tướng. Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh tốt nghiệp cao đẳng Tiểu học thời Pháp thuộc, là một trong số ít người hoạt động cách mạng trước năm 1945 có bằng cấp và kiến thức căn bản.

vinh2

Nguyễn Trọng Vĩnh : giữa Việt Nam và Trung Quốc không có truyền thống hữu nghị và cũng không có tương đồng về cái gọi là "ý thức hệ"

Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh trong thời gian công tác có giai đoạn 13 năm làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, đó là giai đoạn căng thẳng, khó khăn nhất trong quan hệ Việt Nam và Trung Quốc (1974 - 1987). Trong thời gian này, khi Trung Quốc xua 60 vạn quân qua biên giới để "dạy cho Việt Nam một bài học" thì mặt trận ngoại giao cũng trở nên vô cùng khốc liệt. Chính thời kỳ này Cụ đã được chứng kiến, đã phải đối phó với những âm mưu, thủ đoạn và bản chất thực sự của đồng chí, bạn vàng cộng sản Trung Quốc. Trước đó, là cán bộ cao cấp, Cụ cũng có đầy đủ thông tin về những trái đắng mà đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam nhận được kèm theo sự giúp đỡ của đảng cộng sản và nhà nước Trung Quốc. Chính vì vậy, do hoàn cảnh công tác, Cụ là một trong số ít người hiểu được Trung Quốc vừa ở tầm chiến lược (vĩ mô), vừa ở những thủ đoạn, thủ thuật mà họ sử dụng.

Năm 2007, trước việc Trung Quốc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đã có các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn. Bắt đầu từ đó, người dân Việt Nam ý thức hơn về các mối nguy, hiểm họa từ phía Trung Quốc. Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, cũng bắt đầu nêu vấn đề Trung Quốc với những âm mưu và thủ đoạn nhằm lũng đoạn và thôn tính đất đai, lãnh thổ lãnh hải của tổ quốc. Bởi vì giai đoạn đầu, Cụ Vĩnh còn niềm tin vào nhà cầm quyền trong việc tiếp nhận góp ý và bản thân Cụ là người tôn trọng nguyên tắc tổ chức, nên các kiến nghị, góp ý của Cụ chỉ gửi tới các địa chỉ là các cá nhân và tập thể của đảng và nhà nước. Sau này khi biết rõ những góp ý của mình và nhiều người khác không nhận được sự tôn trọng và tiếp thu, Cụ đã đưa các ý kiến trực tiếp lên mạng xã hội. Kể từ năm 2008 tới nay, cụ đã có tổng cộng hơn 50 bài viết cảnh báo về những âm mưu và thủ đoạn của Trung Quốc trong tất cả các lĩnh vực, khía cạnh và cập độ.

Những bài viết của cụ Nguyễn Trọng Vĩnh về Trung Quốc là những thông tin, kiến thức rất bổ ích trong việc nhìn nhận, đánh giá đúng bản chất, phương thức và thủ đoạn của nhà cầm quyền Trung Quốc trong việc lũng đoạn và phá hoại cũng như ý đồ làm suy yếu và thôn tính Việt Nam. Các bài viết của cụ Nguyễn Trọng Vĩnh bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây.

Thứ nhất, Nêu rõ mục tiêu bao trùm của Trung Quốc đối với Việt Nam trong mối quan hệ vừa là đồng chí, vừa là anh em từ những ngày đầu hai nước thiết lập quan hệ. Làm sáng tỏ những thủ đoạn của Trung Quốc trong việc cản trở, làm suy yếu và khống chế Việt Nam trong quá khứ.

Trong bài viết "Bộ mặt thật của những người lãnh đạo Trung Quốc trong quá trình dài quan hệ "môi răng" giữa Trung Quốc và Việt Nam" viết ngày 27/7/2012 (trong cuốn sách Phải, trái sự đời) cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đã khái quát toàn bộ mục tiêu bao trùm, âm mưu và thủ đoạn của Trung Quốc trong mối quan hệ Việt - Trung.

- Tư tưởng xuyên suốt của lãnh đạo Trung Quốc là bành trướng, bá quyền ích kỷ nước lớn. Trước đó, trong bài viết "Thư gửi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết" tháng 9/2008, cụ Vĩnh đã viết : "13 năm làm đại sứ nước ta tại Trung Quốc, tôi rút ra được mấy nhận xét này : "Một nghìn năm nữa giới lãnh đạo Trung Quốc cũng chưa từ bỏ tư tưởng bành trướng bá quyền, ích kỷ nước lớn của họ. Muốn thực hiện nó, họ phải quyết vươn lên vị trí "đệ tam siêu cường". Khi chưa đạt, họ náu mình chờ thời…. Trung Quốc chưa bao giờ muốn nước ta thật mạnh, họ luôn mang tư tưởng biến nước ta thành "một đứa em yếu ớt dễ bảo".

- Những phương án thu phục Việt Nam là : 1. Thu phục Việt Nam bằng tư tưởng Mao Trạch Đông ; 2. Mạnh tay giúp xây dựng kinh tế để Việt Nam hàm ơn và phụ thuộc vào Trung Quốc ; 3. Hình thành hai gọng kìm nhằm uy hiếp và khuất phục Việt Nam.

- Giúp Việt Nam chống Pháp đồng thời hạn chế thắng lợi của Việt Nam làm Việt Nam suy yếu phải phụ thuộc Trung Quốc.

- Nhân dân Việt Nam quyết tâm chống Mỹ để thống nhất tổ quốc, Trung Quốc giúp Việt Nam và dùng Việt Nam làm con bài để làm ăn với Mỹ

Thứ hai, Khẳng định dứt khoát Việt Nam không còn nợ nần, ân nghĩa gì với Trung Quốc. Cụ Vĩnh đã lập luận : "Sự nhường cơm sẻ áo của nhân dân Trung Quốc giúp chúng ta khá lớn trong hai cuộc kháng chiến, nhân dân ta, nhà nước ta rất biết ơn, coi như mắc một món nợ. Nhưng tháng Giêng năm 1974 nhà cầm quyền Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - đang thuộc sự quản lý của Việt Nam Cộng hòa ; năm 1975, trang bị cho lực lượng vũ trang Polpot đánh phá phía Tây Nam nước ta ; tháng 2/1979, Đăng Tiểu Bình huy động 60 vạn quân xâm lăng, tàn phá triệt để các tỉnh biên giới nước ta, giết hại đồng bào ta… thì tự họ xóa hết nợ, hết ân nghĩa trước đây. Ngược lại, họ lại mắc nợ máu với nhân dân biến giới nước ta." (trong bài viết Hữu nghị hay mưu đồ thôn tính ? viết ngày 26/01/2014)

Thứ ba, Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đã chỉ ra tất cả âm mưu và thủ đoạn của Trung Quốc trong tất cả các lĩnh vực, khía cạnh hợp tác, đầu tư, quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đây là một kỳ công và tâm huyết của cụ Vĩnh, trong cuốn sách "Phải, Trái sự đời" chúng ta có thể bắt gặp hàng chục bài viết liên quan tới đề tài này. Đọc qua những bài viết với các tiêu đề : "Âm mưu thâm độc của Trung Quốc", "Lại một thủ đoạn của Trung Quốc nhằm độc chiếm biển Đông", "Lại đường sắt cao tốc", "Cảnh giác với Trung Quốc, dân chủ với dân", "Sao lại đi học kẻ thù"…vv… có thể thấy cụ Vĩnh luôn đau đáu với sứ mệnh bảo vệ Việt Nam trước những âm mưu và thủ đoạn của Trung Quốc.

Thứ tư, Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đã đưa ra giải pháp đúng trong việc bảo vệ biển đảo Việt Nam từ khá sớm. Cụ thể, trong bài viết "Đã đến lúc phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế" được cụ viết ngày 08/6/2014. Giải pháp này đến nay rất nhiều người Việt Nam yêu nước ủng hộ, nhưng nhà nước Việt Nam như thường lệ vẫn không chịu thực hiện việc bảo vệ chủ quyền biển đảo một cách đúng đắn và mạnh mẽ.

Gần đây nhất, ở tuổi 103, khi Trung Quốc đưa tàu Hải Dương Địa Lý và nhiều tàu thuyền vào quấy rối và sách nhiễu ở bãi Tư Chính, trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cụ Vĩnh đã có bài viết, đã lên tiếng mạnh mẽ (ngày 18/10/2019) :

"Hiện nay đang có nhiều nước trên thế giới ủng hộ ta kiện Trung Quốc vì ta có chính nghĩa, và pháp lý đứng về phía Việt Nam.

Hơn nữa, tại sao ông (Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng) không tìm giải pháp ngay trong những ý tưởng, giải pháp đã nêu ra trong cuộc tọa đàm khoa học về vùng biển Tư Chính và Luật pháp quốc tế ngày 6/10 vừa qua ?

Vả lại, ngay các cơ quan chính thống của Đảng, Nhà nước cũng đã nhiều lần nhấn mạnh, Việt Nam có đầy đủ căn cứ, chứng lý về chủ quyền ở Biển Đông. Vậy còn trở ngại gì mà không đưa đơn kiện Trung Quốc ra các tòa án quốc tế ?"

Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh không chỉ lên tiếng trong việc chống Trung Quốc mà còn góp ý cho đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam rất nhiều vấn đề, từ quốc kế dân sinh cho đến an ninh, chiến lược, từ việc lớn cho tới việc nhỏ. Đáng tiếc là cũng như bao góp ý của những người Việt yêu nước, đảng cộng sản đã bỏ ngoài tai, thậm chí còn vu oan giá họa cho những con người tâm huyết. Với tuổi đời vượt ra ngoài mong ước của nhiều người, cụ Nguyễn Trọng Vĩnh vẫn đau đáu cho nhân dân và đất nước, thật vô cùng khâm phục.

Hà Nội, ngày 22/11/2019

Nguyễn Vũ Bình

Nguồn : RFA, 22/11/2019 (nguyenvubinh's blog)

Published in Diễn đàn