Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đại Quang Minh tài trợ ý tưởng quy hoạch : Phủ kín đất xây dựng Khu đô thị phía Đông Đà Lạt

Hữu Tiến – Hoàng Khải, Người Đô Thị online, 08/08/2023

Đề xuất công trình điểm nhấn thuộc Khu đô thị phía Đông cao hơn 7 tầng. Điều chỉnh một phần đất rừng sang đất ở và một phần đất nông nghiệp sang đất ở nhằm phù hợp với hiện trạng và nhu cầu thực tế…

dalat1

Hồ Than thở nhìn từ trên cao và Sơ đồ khu vực Đại Quang Minh đề xuất điều chỉnh mởrộng ranh khảo sát lên quy mô 530 ha. Ảnh : Mai Vinh

Liên quan đến thông tin Người Đô Thị đã đăng "Đại Quang Minh lập ý tưởng quy hoạch Khu đô thị mới phía Đông Đà Lạt 530 ha, gần khu vực hồ Than Thở - Đồi thông hai mộ", ngày 4/8, UBND thành phố Đà Lạt có tờ trình gửi Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng thẩm định, thông qua Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh trước khi trình UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt nhiệm vụ, dự toán quy hoạch phân khu Khu đô thị phía Đông (phường 9, phường 11, phường 12, thành phố Đà Lạt) – tỷ lệ 1/2.000.

Tờ trình cho biết, về ý tưởng quy hoạch do doanh nghiệp tài trợ được xem như hồ sơ góp ý của chuyên gia trong quá trình thực hiện các đồ án quy hoạch phân khu phía Đông thành phố Đà Lạt để phủ kín diện tích đất xây dựng đô thị theo định hướng quy hoạch chung thành phố Đà Lạt.

dalat2

Sơ đồ khu vực Đại Quang Minh đề xuất điều chỉnh mở rộng ranh khảo sát lên quy mô 530 ha

Ý tưởng đã được xem xét, thông qua tại UBND thành phố, UBND tỉnh và đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất tại Kết luận số 451 ngày 30/9/2022 và Kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 35 và đơn vị tài trợ đã hoàn thiện, bàn giao cho địa phương.

Qua đó, UBND tỉnh thống nhất chủ trương tổ chức lập quy hoạch phân khu Khu đô thị mới phía Đông, thành phố Đà Lạt tại văn bản số 9623 ngày 15/12/2022 và đưa vào Kế hoạch số 4111 ngày 11/5/2023 về việc triển khai lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2025. 

Diện tích lập quy hoạch phân khu Khu đô thị phía Đông là 273,85 ha, với phạm vi ranh giới : Bắc giáp quy hoạch phân khu A10 và đất rừng phòng hộ ; Nam giáp đường ray xe lửa, quy hoạch phân khu A9, B3, C1 ; Đông giáp đất rừng phòng hộ, hồ Quảng Thắng ; Tây giáp quy hoạch phân khu A9, A10, C6 và khu dân cư Nguyễn Hữu Cầu.

Tổng chi phí lập quy hoạch là khoảng 1.830.050.000 đồng.

Đối với phân khu chức năng, tờ trình cho biết :

Khu ở : Tổ chức lại hệ thống giao thông trong khu nhà hiện hữu, phân khu chức năng khu ở bao gồm : nhà ở biệt thự, nhà ở thấp tầng, nhà ở xã hội, phức hợp thấp tầng, căn hộ phức hợp khu trung tâm (bao gồm các chức năng khu dân cư) ;

Điều chỉnh một phần đất rừng sang đất ở và điều chỉnh một phần đất nông nghiệp sang đất ở nhằm phù hợp với hiện trạng và nhu cầu thực tế ; Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đa dạng và hợp lý (giữ lại, cải tạo và chỉnh trang nhà ở biệt thự dọc trục đường chính QL27C phù hợp với hiện trạng).

Có 2 dạng nhà chính : nhà thấp tầng (nhà biệt lập : diện tích 200-250 m2/lô, chiều rộng lô đất ≥10m) ; nhà biệt thự (diện tích > 400 m2/lô, chiều rộng lô đất ≥14m) ; nhà liên kế sân vườn (diện tích ≥ 100 m2/lô, chiều rộng lô đất ≥ 4,5m) ;

Nhà trung tầng : nhà ở xã hội (tầng cao 2-7 tầng tùy vào địa hình tự nhiên) ; căn hộ phức hợp (tầng cao 2-7 tầng tùy vào địa hình tự nhiên).

Riêng công trình điểm nhấn >7 tầng. Tạo sự đa dạng về công trình cho khu ở.

Công trình công cộng, dịch vụ thương mại : bố trí một số công trình công cộng thương mại, dịch vụ phục vụ cho khu ở theo đúng quy định.

Khu trung tâm : tạo 1 khu trung tâm kết hợp khu ở và thương mại thành không gian cộng đồng phục vụ trong khu vực.

Công trình y tế : bố trí 1 khu bệnh viện mới hiện đại phục vụ dân cư khu vực.

Công trình giáo dục : bố trí theo đúng quy mô và bán kính phục vụ bố trí trường trung học và nhà trẻ - mẫu giáo, viện nghiên cứu, trường quốc tế đảm bảo phục vụ cho người dân trong khu ở mới.

Công viên cây xanh - mặt nước : cần thiết bố trí công viên cây xanh, khu vui chơi giải trí trong phạm vi quy hoạch, đảm bảo mật độ xanh cho khu vực, tạo sự kết nối với các dự án khác. Bố trí thêm các khu thể dục thể thao phục vụ khu ở trong công viên.

Khu du lịch hồ Than Thở (công viên cảnh quan) : giữ lại ranh giới thực tế của Khu du lịch hồ Than Thở (39 ha) theo nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

Rừng : Giữ lại rừng theo quy hoạch 3 loại rừng - ở phía Đông khu vực.

Cũng theo Tờ trình, ý tưởng lập quy hoạch Khu đô thị mới phía Đông thành phố Đà Lạt (phường 9, phường 11, phường 12), diện tích 530 ha, được UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất phạm vi lập ý tưởng tại Văn bản số 5301 ngày 28/7/2021, thuộc đô thị phía Đông theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, đã được báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy và tiếp nhận hồ sơ ý tưởng để nghiên cứu, chọn lọc các nội dung trong quá trình lập quy hoạch phân khu.

Trong diện tích 530 ha của ý tưởng đã tiếp nhận, có các khu vực phân khu đã được phê duyệt quy hoạch (gồm quy hoạch phân khu : A9, C1, C2, C3, C6, B3 và một phần A10), phần diện tích còn lại khoảng 273,85 ha (theo quy hoạch chung 704 thuộc đất du lịch hỗn hợp, đất nông nghiệp và đất rừng phòng hộ) chưa có quy hoạch phân khu.

Ngày 1/12/2022, Sở Xây dựng Lâm Đồng có Văn bản số 2666 báo cáo UBND tỉnh ; ngày 15/12/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất chủ trương lập quy hoạch phân khu Khu đô thị mới phía Đông tại Văn bản số 9623 nhằm phủ kín quy hoạch phân khu tại khu vực, đồng thời là cơ sở quản lý và thu hút đầu tư phát triển khu vực phía Đông thành phố…

"Khu đô thị mới cửa ngõ phía Đông đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển đô thị trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp (nhà kính) hiện nay, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đô thị tạo ra nguồn lực phát triển, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững, cải tạo môi trường. Đồng thời, đảm bảo tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và phát triển hài hòa giữa các khu vực trong đô thị…", Tờ trình cho biết.

Hữu Tiến – Hoàng Khải

Nguồn : Người Đô Thị online, 08/08/2023

**************************

Đại Quang Minh lập ý tưởng quy hoạch đô thị 530 ha ở Khu hồ Than Thở - Đồi thông hai mộ

Hữu Tiến – Hoàng Khải, Người Đô Thị online, 12/11/2021

UBND tỉnh Lâm Đồng đã chấp thuận đề xuất của Công ty cổ phần địa ốc Đại Quang Minh mở rộng ranh nghiên cứu, lập ý tưởng thiết kế quy hoạch đô thị ở Khu hồ Than Thở - Đồi thông hai mộ từ 106,6 ha lên quy mô 530 ha. Khu vực này từng có hiện trạng trùng lấn với ranh giới khu vực Công ty Thùy Dương đề xuất và trong phạm vi nghiên cứu trước đây của Công ty Tân Hiệp Phát.

dalat3

Hồ Than Thở nằm giữa khu rừng thông hoang sơ, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6 km, theo trục đường Quang Trung - Hồ Xuân Hương. Hồ Than Thở đã được công nhận Di tích lịch sử văn hóa – thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1999. Ảnh : CTV

Ngày 12/11, nguồn tin của Người Đô Thị cho biết UBND thành phố Đà Lạt đã có văn bản 6771 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng, có ý kiến về một số nội dung liên quan đến Công ty trách nhiệm hữu hạn Thùy Dương đề nghị điều chỉnh dự án Khu du lịch hồ Than Thở.

Văn bản cho biết, Khu du lịch hồ Than Thở là một trong những danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt.

Do đó, để đảm bảo giữ gìn thương hiệu danh lam thắng cảnh cấp quốc gia hồ Than Thở - Đồi thông hai mộ (đồi Tùng Dương), tạo nên những sản phẩm du lịch thu hút, hấp dẫn cho du khách ; khai thác được những tiềm năng thế mạnh sẵn có của khu du lịch, đồng thời góp phần tôn tạo cảnh quan, khắc phục tình trạng ô nhiễm, bồi lắng tại khu vực hồ Than Thở, thì việc đầu tư thực hiện dự án nâng cấp, phục hồi cảnh quan Khu du lịch hồ Than Thở là cần thiết. Qua đó, điều chỉnh quy hoạch và điều chỉnh dự án đầu tư trong phạm vi 39 ha là phù hợp với định hướng của thành phố.

Theo ý kiến của UBND thành phố Đà Lạt, khu vực gốc thắng cảnh hồ Than Thở và đồi Tùng Nguyên (diện tích 39 ha, đã đầu tư một phần) có tính chất là khu du lịch, vui chơi giải trí và công viên chủ đề, đã được UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho Công ty Thùy Dương thực hiện nâng cấp, phục hồi cảnh quan Khu du lịch hồ Than Thở và thỏa thuận chi tiết xây dựng ngày 30/7/2012 với tổng diện tích 393.817 m2.

Theo bản đồ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, phạm vi 39 ha được xác định là đất cây xanh cảnh quan và mặt nước hồ Than Thở. Còn theo bản đồ quy hoạch phân khu đính kèm Quyết định số 1435 ngày 2/7/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng, phạm vi 39 ha nằm ngoài ranh đồ án quy hoạch phân khu.

Theo Quyết định số 503 ngày 8/3/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng, thì trong 39 ha có khoảng 23 ha thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp (rừng phòng hộ) và khoảng 16 ha nằm ngoài ranh giới đất lâm nghiệp.

Công ty Thùy Dương đề nghị lập quy hoạch chi tiết 1/500 cho khu vực mở rộng gắn liền với thắng cảnh hồ Than Thở, với tính chất là khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp hồ Sương Mai trên diện tích đất du lịch hỗn hợp theo định hướng quy hoạch chung là phù hợp. Tuy nhiên, phần diện tích trên lại thuộc phạm vi khu vực có diện tích 80 ha đất du lịch hỗn hợp đã được UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo UBND thành phố Đà Lạt lập quy hoạch phân khu, trình thẩm định, phê duyệt làm cơ sở quản lý đất đai, xây dựng tại khu vực.

dalat4

Đồi thông hai mộ - là một địa điểm tham quan nằm trên đồi thông bên bờ hồ Than Thở. Nơi này được nhiều người biết đến vì gợi nhớ một câu chuyện tình buồn của một đôi trai gái trẻ. Ảnh : Nguyễn Hàng Tình

Đồng thời, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chấp thuận chủ trương cho Công ty cổ phần địa ốc Đại Quang Minh nghiên cứu, lập ý tưởng thiết kế quy hoạch khu đô thị phía Đông, thành phố Đà Lạt với phạm vi nghiên cứu ý tưởng quy hoạch (theo văn bản số 5310 ngày 28/7/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng) gồm : Khu vực đô thị phía Đông thành phố (một phần phường 9), phường 11, phường 12 (khu vực hồ Than Thở) thành phố Đà Lạt.

Quy mô Đại Quang Minh khảo sát khoảng 530 ha, bao gồm cả diện tích đã giao cho Công ty Thùy Dương thực hiện dự án và 80 ha đất du lịch hỗn hợp giao cho UBND thành phố Đà Lạt lập quy hoạch phân khu. Hiện nay, UBND thành phố Đà Lạt đang phối hợp để thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản trên.

"Đề nghị Công ty Thùy Dương triển khai lập đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với phạm vi 39 ha theo quy định. Trong đó, lưu ý do phạm vi dự án thuộc khu di tích thắng cảnh quốc gia nên hồ sơ quy hoạch phải có ý kiến thỏa thuận của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Riêng đối với phạm vi khoảng 79 ha đất du lịch hỗn hợp theo quy hoạch chung đã có chỉ đạo lập quy hoạch của UBND tỉnh. Do đó, việc Công ty Thùy Dương đề nghị lập quy hoạch là có sự trùng lắp", văn bản cho biết.

Trong diễn biến liên quan, ngày 7/10/2021, Sở Xây dựng Lâm Đồng cũng có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến về việc điều chỉnh dự án Khu du lịch hồ Than Thở của Công ty Thùy Dương.

Theo đó, Sở cho biết Công ty Thùy Dương đề nghị lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực 39 ha với tính chất khu du lịch, vui chơi giải trí và công viên chủ đề là phù hợp với định hướng quy hoạch chung được duyệt.

Đối với đề xuất lập quy hoạch khu vực còn lại (quy mô diện tích 79 ha, bao gồm 20 ha đất trồng rừng cảnh quan và 59 ha đất chưa bàn giao cho nhà đầu tư), Sở Xây dựng đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị UBND tỉnh tạm thời chưa xem xét đề xuất lập quy hoạch chi tiết phạm vi 79 ha như đề nghị của Công ty Thùy Dương (vì khu đất đang có hiện trạng pháp lý như đã đề cập trong văn bản của UBND thành phố Đà Lạt – PV)

dalat5

Trước kia, vùng này có một cái ao gọi là Tơ Nô Pang Đòng. Vào năm 1917, người Pháp đắp đập, xây dựng hồ chứa nước rộng 8,5 ha, cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt, tạo thành hồ như hiện nay. Ban đầu, hồ có tên "Lac des Soupirs", trong đó "lac" là hồ, còn "soupirs" là tiếng gió thổi trong rừng. Năm 1956, hồ đổi tên thành Than Thở. Sau năm 1975, hồ lại đổi tên thành Sương Mai, nhưng người dân Đà Lạt mỗi khi nhắc đến nơi đây đều gọi là hồ Than Thở. Nên sau đó hồ được khôi phục tên cũ vào năm 1990. Ảnh : Tuy Phong

Trước đó, ngày 4/6/2021, Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh đã có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng đề xuất điều chỉnh ranh nghiên cứu đồ án quy hoạch phân khu đô thị sinh thái hồ Than Thở.

Văn bản cho biết ngày 11/7/2020 Đại Quang Minh đã có văn bản gửi UBND tỉnh về việc lập đồ án quy hoạch phân khu Khu đô thị sinh thái hồ Than Thở, trong đó Đại Quang Minh đề xuất được tài trợ công tác nghiên cứu, khảo sát, lập quy hoạch một phần trong phân khu đô thị phía Đông của Đô thị trung tâm thành phố Đà Lạt (Khu đô thị sinh thái hồ Than Thở, quy mô dự kiến khoảng 106,6 ha), bao gồm : Khu đô thị mới 91,5 ha ; Khu công viên cây xanh đường Nam Hồ 15,1 ha.

Đề xuất trên cũng bao gồm nghiên cứu chỉnh trang đồng bộ quy hoạch khu đồi Tùng Nguyên và hồ Than Thở (khoảng 47,5 ha), đồng thời kết nối giao thông chỉnh trang các khu dân cư lân cận.

Ngàv 6/8/2020, Sở Xây dựng đã tổ chức họp với các đơn vị có liên quan xem xét đề nghị lập quy hoạch phân khu Khu đô thị sinh thái hồ Than Thở của Đại Quang Minh. Các đơn vị thống nhất đề xuất, báo cáo UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho Đại Quang Minh nghiên cứu, khảo sát và tài trợ quy hoạch (tài trợ sản phẩm quy hoạch) Khu đô thị sinh thái hồ Than Thở theo quy mô đề xuất.

Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát quy hoạch và tham vấn ý kiến chuyên gia quy hoạch về phát triển đô thị, Đại Quang Minh nhận thấy khu đô thị này có vai trò quan trọng trong kiến tạo động lực phát triển đô thị vùng phía Đông Đà Lạt.

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội, kết nối đồng bộ các khu chức năng đô thị và vùng phụ cận phía Đông thành phố Đà Lạt, Đại Quang Minh đề xuất mở rộng ranh nghiên cứu, lập quy hoạch phân khu Khu đô thị sinh thái hồ Than Thở với quy mô diện tích khoảng 530 ha.

Định hướng nghiên cứu thiết kế quy hoạch do Đại Quang Minh đưa ra : kiến tạo khu đô thị có quy mô đủ lớn để tổ chức các phân khu chức năng phù hợp. Tổ chức hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật kết nối liền mạch từ khu vực nghiên cứu về trung tâm thành phố Đà Lạt ;

Bổ sung các chức năng dịch vụ công cộng mà khu đô thị hiện hữu còn hạn chế và phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ công cộng nhằm giảm bớt áp lực cho khu trung tâm thành phố hiện hữu ;

Quy hoạch các khu ở mới phù hợp với tính chất, chức năng khu vực ; cải tạo chỉnh trang các khu ở hiện hữu nhằm tạo sự đồng bộ trong quy hoạch tổng thể ; góp phần giãn mật độ dân số tại trung tâm thành phố hiện hữu ;

Bảo tồn và phát triển các không gian cảnh quan đặc thù địa phương để kiến tạo một khu đô thị cửa ngõ có tính chất sinh thái, văn hóa, phát triển bền vững.

Trên cơ sở đó, Đại Quang Minh kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng sớm xem xét chấp thuận đề xuất điều chỉnh mở rộng ranh nghiên cứu lập quy hoạch phân khu cho Khu đô thị sinh thái hồ Than Thở với quy mô diện tích khoảng 530 ha.

Chấp thuận chủ trương cho Đại Quang Minh tổ chức nghiên cứu, lập ý tưởng thiết kế quy hoạch ở khu vực nghiên cứu. Ý tưởng thiết kế quy hoạch sẽ là một trong những phương án tham khảo để các cơ quan có liên quan tổ chức lập quy hoạch phân khu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

"Công ty Đại Quang Minh cam kết sản phẩm thiết kế ý tưởng quy hoạch sẽ có chất lượng cao và được thực hiện bởi đơn vị tư vấn quốc tế có uy tín trong nước và khu vực", văn bản cho biết.

dalat6

Do vị trí nằm cạnh khu vực sản xuất nông nghiệp, thường xuyên bị ô nhiễm, bồi lắng nên diện tích hồ Than Thở hiện đang bị thu hẹp dần. Ảnh : CTV

Theo tìm hiểu của Người Đô Thị, trước khi Đại Quang Minh đề xuất mở rộng ranh nghiên cứu, lập quy hoạch từ 106,6 ha lên quy mô khoảng 530 ha, Sở Xây dựng Lâm Đồng từng có văn bản ngày 10/9/2020, cho biết phạm vi nghiên cứu, khảo sát để lập quy hoạch của Đại Quang Minh có một phần diện tích trùng với phạm vi, ranh giới đất UBND tỉnh đã cấp phép đầu tư dự án phục hồi, tôn tạo, trồng rừng và khai thác cảnh quan Khu du lịch hồ Than Thở cho Công ty Thùy Dương theo Quyết định số 1216 ngày 20/8/1997 và Giấy chứng nhận đầu tư ngày 27/8/2010 với quy mô thực hiện dự án 118 ha.

Khu vực 106,6 ha Đại Quang Minh đề xuất nghiên cứu, khảo sát cũng nằm trong phạm vi nghiên cứu trước đây của Công ty trách nhiệm hữu hạn TMDV Tân Hiệp Phát (tháng 8/2019), có đề nghị chấp thuận chủ trương lập quy hoạch phân khu Khu đô thị phía Đông (quy mô khoảng 286,7 ha). Sở Xây dựng đã có văn bản ngày 14/11/2019 báo cáo đề xuất UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho Công ty Tân Hiệp Phát lập quy hoạch, nhưng đến nay vẫn chưa có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.

Trên cơ sở hiện trạng pháp lý, Sở Xây dựng kiến nghị UBND tỉnh chưa xem xét đề xuất của Đại Quang Minh về nghiên cứu, khảo sát và tài trợ sản phẩm quy hoạch tại khu vực trên. Lý do hiện nay khu vực đã có Công ty Tân Hiệp Phát đề nghị chấp thuận chủ trương lập quy hoạch phân khu Khu đô thị phía Đông (quy mô khoảng 286,7 ha).

Đồng thời, do phạm vi, ranh giới Đại Quang Minh đề xuất nghiên cứu có một phần diện tích trùng lấn với diện tích đất được giao để thực hiện dự án của Công ty Thùy Dương.

Do đó, Sở kiến nghị UBND tỉnh giao UBND thành phố Đà Lạt phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, rà soát và làm rõ phạm vi, ranh giới thực hiện dự án của Công ty Thùy Dương, tránh trùng lấn với khu vực Đại Quang Minh đề xuất nghiên cứu và phạm vi 80 ha đất giao UBND thành phố Đà Lạt lập quy hoạch phân khu.

Trong văn bản của UBND thành phố Đà Lạt chúng tôi dẫn ra ở trên, đã cho biết ngày 28/7/2021 UBND tỉnh Lâm Đồng đã chấp thuận chủ trương cho Đại Quang Minh nghiên cứu, lập ý tưởng thiết kế quy hoạch khu đô thị phía Đông, thành phố Đà Lạt với quy mô khảo sát 530 ha.

Hữu Tiến – Anh Tân

Nguồn : Người Đô Thị online, 24/03/2019

Published in Diễn đàn

Đà Lạt trước 1975 và sau 1975 đã thay đổi ra sao và cách nào để "cứu" Đà Lạt là những vấn đề được nêu ra trong hội luận sau đây với sự góp ý của Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cùng một người dân Đà Lạt - ông Phạm Văn Bình. Mời quý vị cùng theo dõi.

Nguồn : RFA, 28/07/2023

Published in Video
dimanche, 16 juillet 2023 22:31

Đà Lạt : Cái cốt, cái nhân…

…Có những cái gì đó đang mất mát đi, đang tan vỡ đi trong cơ thể đô thị, có lẽ tinh tế nhất, trọn vẹn nhất trên đất nước mình, Đà Lạt, đô thị hầu như duy nhất ở nước ta có ngày sinh tháng đẻ chính xác, được tạo dựng nên lần đầu tiên trong lịch sử xây dựng của nước nhà chỉ để làm nơi nghỉ dưỡng. Một đô thị xây dựng ngay từ đầu theo ý tưởng và quy hoạch nhất quán, bởi thế mà, chỉ qua vài ba thập kỷ, đã kịp định hình cho mình diện mạo riêng.

dalat0

Giữa các đô thị bành trướng nhanh và sống quay cuồng, ta thèm muốn giữ lại những đô thị mà người dân đã không vội, ăn không nhanh, nói không to. Vẫn giữ được cái sự hiền từ - Ảnh minh họa Di sản Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt trước khi đưa vào quy hoạch chi tiết khu trung tâm Hòa Bình. Ảnh : NĐT

Đà Lạt, cũng có thể là duy nhất trong các đô thị ở nước ta, trong công cuộc hiện đại hóa tất yếu, có cơ may giữ lại và phát huy tính thống nhất giữa thiên nhiên và đô thị, tính hài hoà trong chuyển hóa không gian và kiến trúc.

Đà Lạt là một hiện tượng đô thị. Người Châu Âu gọi là urban phenomenon. Cái hiện tượng, cái phe-nomenon ấy được tạo nên bởi sự hòa nhập kỳ diệu giữa thiên nhiên, trời phú cho, và đô thị, Người dựng nên. Hòa nhập một cách hữu cơ, một cách tự nhiên, đến mức tưởng như không thể nào tạo lập khung cảnh trời đất phù hợp hơn cho phong cảnh kiến trúc này.

Hơn thế nữa, Đà Lạt là một mẫu mực về sự ứng xử văn hóa đối với tạo hóa, khi con người kiến tạo những thiết chế sống của mình, – ngôi nhà và đô thị. Một sự thế nghiệm, khởi xướng cách đây ngót thế kỷ, của nền xây dựng đô thị thời hậu hiện đại, hướng vào thiên nhiên, – đô thị sinh thái.

Đà Lạt cho đến hôm nay vẫn đang sở hữu một hệ thống tài nguyên : Thiên nhiên, cảnh quan nhân văn hóa, quỹ đô thị, quỹ kiến trúc và văn hóa đô thị. Hễ một trong số tài nguyên này bị suy suyển, là cái tổng thể trọn vẹn bị xộc xệch. Hễ các tài nguyên cùng bị suy suyển, là cái tổng thể trọn vẹn, mệnh danh là Đà Lạt, tan vỡ.

Sự tan vỡ đã bắt đầu nhận ra rồi.

Nhìn từ máy bay, khi nó giảm độ cao để đáp xuống Liên Khương, ta có thể nhận thấy rõ và đầy đủ mức độ can thiệp nghiêm trọng như thế nào vào tòa thiên nhiên. Những mảnh rừng sót lại giống như những mảng vá. Đất đai bị cày xới, đào khoét… Một vùng đất trời vốn bát ngát, vốn xanh tươi và mát lành, co lại dần thành những ốc đảo. Vào cửa ngõ thành phố, thấy những cánh rừng thông. Tiến sát vào trung tâm, rừng thưa nhanh. Nhiều nơi thưa thớt vài cây, xa lạ ngay trên mảnh đất của chính mình. Đà Lạt vốn là thành phố của những cây thông.

Thiếu bóng dáng cây thông, thiếu rừng thông, Đà Lạt liệu còn có là nó nữa không ? Nghe nói, gần đây đã trồng mới gần 40ha rừng thông. Có lẽ là ở ngoại ô. Còn ở khu trung tâm số còn lại có thể đếm được. Đã đến lúc phải kiểm kê rừng cây, nhất là những cây cao tuổi, để bảo vệ như là vốn liếng.

Quanh hồ Xuân Hương đã được tôn tạo, trồng nhiều loại cây : tùng, xá xị, long não, thông… Song thông, vì lý do nào đó, trồng ít. Trên đất Đà Lạt, thông đứng đâu cũng đẹp. Những khoảng trống vắng chỉ có thể lấp đầy bởi những cây thông mà thôi.

Hãy thử tạo nên một cái lệ mới : Hễ có người mới sinh ra, trồng một cây thông. Có người kết hôn, trồng hai cây thông. Có người ra đi, trồng một cây. Vĩnh cửu hóa những chặng đường của kiếp làm người bằng những cây thông, xem ra ta đã dựng những "tượng đài" xanh triết lý nhất cho mình.

Ở nước ta chỉ có hai đô thị mà trung tâm là hồ. Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội nối phần đô thị Việt với phần đô thị thời thực dân thành một thể thống nhất. Nơi phố xá chật hẹp, vẫn còn chỗ cho cảnh, cho cõi tâm linh. Hồ Xuân Hương ngay từ đầu đã được các nhà quy hoạch coi là trung tâm, nhưng không bằng việc xây cất quanh nó những công trình to tát, mà bằng cách né tránh, để nguyên vẹn, ngoại trừ con đường bao quanh. Từ khu trung tâm, nơi nhà thờ Con Gà và khách sạn Palace tọa lạc, cả một khung cảnh giang sơn tít tắp mở ra cho đến tận chân trời, án ngữ bởi dãy Langbiang mà thôi.

Các con đường được lồng ghép khéo léo vào thế núi đồi, tối thiểu hóa mọi sự can thiệp và bộc lộ rõ những ưu thế của từng vị trí đất. Công sở, dinh thự, biệt thự, bố cục phân tách trong không gian đồi thông và những con đường xen kẽ. Cùng với quy mô chừng mực của kiến trúc, lối quy hoạch này tạo nên cấu trúc không gian chuyển hóa mềm mại, hệ tỷ lệ xích tinh tế cho đô thị. Chính cái sự tinh tế này đang bị xâm hại một cách sở thị nhất. Ở nhiều nơi sườn núi bị san ủi để chia lô xây nhà mặt phố. Lối quy hoạch nhà liền kề nhan nhản khắp các đô thị nước ta, ở đâu chứ ở Đà Lạt thì quả là dị thể. Không gian giữa những tòa nhà, vốn để không mà không trống, bị xen cấy vào những công trình mới, to quá cỡ, bởi kiểu cách và màu sắc thách thức. Vài con đường mở rộng quá khổ, ở giữa khu trung tâm cũ đã định hình. Thế là, cơ thể đô thị nhuần nhị tan vỡ, sự thống nhất trọn vẹn suy suyển. Có lẽ là mãi mãi.

Quỹ kiến trúc Đà Lạt đặc trưng bởi bộ sưu tập các loại hình và phong cách kiến trúc Pháp thời kỳ chuyển tiếp từ chủ nghĩa cổ điển sang kiến trúc hiện đại. Tuy tiền mẫu của các công trình kiến trúc này dễ dàng tìm thấy ở các địa phương của nước Pháp, song không thể phủ nhận rằng chúng hoàn toàn phù hợp với các điều kiện thiên nhiên và khí hậu Đà Lạt, phù hợp trên mức có thể với cảnh quan trời đất ở đây.

Sở dĩ cái vốn kiến trúc đó đã trở thành hữu cơ và trở thành khuôn mặt riêng tư của Đà Lạt, bởi từng ngôi nhà đã được chọn đúng kiểu dáng và đặt đúng chỗ, từng ngôi nhà đều có sự chuyển tiếp tự nhiên từ đất lên và ăn nhập với chính chỗ nó đứng. Từng ngôi nhà được lồng cấy vào khung cảnh, không ngự trị, càng không chiếm lĩnh. Véranda, hiện diện ở từng ngôi nhà, tạo nên sự chuyển tiếp từ những căn phòng ngăn kín sang thiên nhiên. Nó như con mắt của biệt thự, hướng nhìn vào cảnh trí. Khi biệt thự biến thành chung cư, Véranda biến thành chỗ ở, con mắt ấy đã nhắm lại.

Không rõ, trong số hơn hai nghìn biệt thự, bao nhiêu cái còn được sử dụng với chức năng cũ, bao nhiêu cái dùng làm chung cư hoặc bị bỏ hoang. Dinh thự, biệt thự ở Đà Lạt là một quỹ kiến trúc vô giá về mặt tài sản vật chất, sử dụng, kiến trúc, cảnh quan và thẩm mỹ. Một ngày nào đó, quỹ kiến trúc này sẽ được công nhận là di sản văn hóa. Tuy nhiên, nếu nó còn.

Đà Lạt là tác phẩm của nền kiến trúc phong cảnh. Song cái tính chất kiến trúc phong cảnh đó không được tạo nên bởi hệ thống những vườn hoa và những công viên như thông thường, mà bởi chính cái nền cảnh thiên nhiên, trong đó kiến trúc chỉ là sự bổ sung vào, do đó, làm các vườn hoa, các công viên phong cảnh hoặc những tiểu cảnh trong các khuôn viên là chưa đủ, chưa hẳn là cách ứng xử đặc thù cho riêng Đà Lạt, mà phải chăm sóc và khôi phục cái vườn hoa vĩ đại Trời cho, – Cảnh quan thiên nhiên. Vâng, đã đến lúc phải đặt vấn đề khôi phục cảnh quan, như một tài nguyên, như một di sản. Nó là cái nôi của thành phố này.

Nói về văn hóa sống của một chốn đô thị, vốn là nơi nghỉ dưỡng mới hơn trăm tuổi, có vẻ vội vàng chăng ? Song, không thể không nhận ra những nét riêng trong cốt cách, trong cách sống của người Đà Lạt. Thành phố này đã thu hút người tứ xứ đến nghỉ, đến định cư lâu dài. Nông dân xứ Bắc, quen thâm canh ruộng, đến đây thâm canh nghề vườn. Những làng – vườn, góp phần tạo nên bản sắc và cảnh sắc cho thành phố, giống như các đô thị truyền thống ở ta, vừa có thị lại vừa có thôn. Người từ các tỉnh về đây làm việc phục dịch cho người Tây và người Ta nghỉ mát.

Ấy là chưa nói đến những gia đình trí thức tiểu tư sản từ Bắc Kỳ kéo nhau vào để tìm nơi chốn yên ắng. Hình như bây giờ lác đác cũng có những người nghĩ theo cách đó. Người Pháp đến đây không chỉ để tránh cái nóng dưới đồng bằng. Năm 1948, trong số một vạn rưỡi dân, đã có hơn hai ngàn người Pháp. Lối sống, lối nghĩ của các cộng đồng dân cư dần dà đã hòa trộn, quện xoắn vào nhau, tạo nên sắc thái riêng trong văn hóa đô thị Đà Lạt.

Thiên nhiên, cảnh quan, đô thị, kiến trúc, hình thái hoạt động xã hội, cùng với sự cộng sinh văn hóa của các miền và các xứ, đã nhào luyện nên bản sắc trong văn hóa sống của người Đà Lạt. Nó là thành phần hữu cơ của cơ thể đô thị Đà Lạt thống nhất nhuần nhuyễn. Về phương diện này, cũng đang diễn ra sự xộc xệch nào đó. Giữa các đô thị bành trướng nhanh và sống quay cuồng, ta thèm muốn giữ lại những đô thị mà người dân đã không vội, ăn không nhanh, nói không to. Vẫn giữ được cái sự hiền từ. Đạt Lạt có cơ may là thành thị như thế.

Thả bộ giữa Đà Lạt, nhận thêm ra những dấu hiệu làm ta e ngại về sự tan vỡ trong phát triển. Hình bóng nhà thờ Con Gà như một tín hiệu của Đà Lạt đã bị những khối nhà che lấp hẳn. Ở các làng hoa, nhà cửa trở nên hỗn độn. Con suối Cam Ly cuốn theo khí nặng của nền văn minh hiện đại. Năm chiếc cầu bê tông vươn ra mặt hồ Xuân Hương làm theo kỹ thuật nhân bản vô tính. Nghe nói, khách sạn Ngọc Lan, đứng trên đồi, sắp lên chín tầng, thách đố núi đồi chăng ?

Đà Lạt phát triển nhanh quá : to và rộng ra, đông lên, đường thênh thang, nhà mới nhiều, đời sống khấm khá lên. Hiện đại hóa và đô thị hóa là con đường chung. Phát triển không kém ai, nhưng vẫn phải là "mình". "Mình" ở đây là hệ thống "gien" của Đà Lạt, nếu được duy trì và phát huy. Chúng tiềm ẩn trong thiên nhiên, trong đô thị, trong kiến trúc, trong nếp sống…

Đà Lạt đã có cái cốt, cái nhân…

Hoàng Đạo Kính

Nguồn : VNTB, 16/07/2023

Published in Diễn đàn

Khi viết nhng dòng này, tôi li nh đến nhng nhà hot đng môi trường mi b bt. Khi môi trường xung cp, xã hi băng hoi và đo đc suy đi, chúng ta cn nhng nhà hot đng biết hy sinh bn thân mình. Tiếc thay, gi này h đang cô đơn mt mình sau song st.

dalat1

2g sáng ngày 29/6, ti Đà Lt, đt st l, vùi lp 3 ngôi nhà, làm chết 2 người và mt s người b thương.

Chuyn v nhng người Thượng Daklak tn công 2 tr s công an vn đang nóng hi thì vic st l ln Đà Lt li bt đu chiếm tin trên nhiu mt báo.

Mc dù hai câu chuyn là khác nhau, mt bên là nhân tai và bên kia là thiên tai, nhưng đu xy ra Tây Nguyên và có v như có cùng mt nguyên nhân sâu xa. Đó chính là s xâm hi quá nhiu ca con người lên mt vùng đt cao đp và huyn bí.

Nhng người Thượng gi đã lùi sâu vào vùng xa, còn người Kinh thì bt đu xây dng nhng ngôi nhà tng trên nhng sườn đi đã trc hoá. Không phi mt tng mà rt nhiu tng trên mt không gian hp, san sát nhau, nhìn t xa trông ging như nhng chiếc quan tài dng đng.

Và ri điu gì đến phi đến, 2h sáng ngày 29/6 ti Đà Ltđã xy ra mt v st l, vùi lp 3 ngôi nhà, làm chết 2 người và mt s người b thương. Hin trường cho thy đây là mt khu vc ít cây và có đ dc rt ln, có rt nhiu nhà cao tng, đè nng trên mt trin đt yếu vì thiếu cây to.

Mc dù trên Cao nguyên, Đà Lt mát m năm nào đang đi mt vi vic mc nước ngm cn kit, tri khô hn khi nng lên, ngp lt khi mưa xung.

Nhiu người đã lên tiếng đ li ti "Tri", nhưng ai đã cht cây, x núi, phá đi, chia đt, phân lô và phá nát quy hoch ca mt thành ph ngàn sương trong rng thông mt thu ? Ai đã quy hoch đ người người cht cây, làm nhà kính trng bông, khoan giếng, hút nước và dùng hoá cht tràn lan ?

Người xuôi thuc rng

Đà Lt tng được gi là "Thành ph ngàn hoa", là "Paris thu nh" cht tr nên đáng s vi du khách. Thành ph tình yêu, nơi gp g ca bao nhiêu tao nhân mc khách, gi cung cung nhng đu tư, quán xá và cht chém.

Đc bit rng thông già trm mc gia mù sương chng kiến bao nhiêu thay đi ca thi cuc đang b "giết chết" mt cách liên l bng nhiu hình thc tinh vi, trong đó có "h đc".

Chúng ta tng biết rng vào năm 2019, hàng ngàn cây thông huyn Lâm Hà đã b chết đng vì đu đc. Hung th đã ln lượt khoan vào tng thân cây, sau đó đ cht đc vào, đ dn lưu xung r, khiến cây chết dn, to thành mt màu đ úa như màu máu bao trùm c mt khong rng rng hơn 10 ha.

Không ch khoan l và h đc, con người còn tht c cây bng cách rch mt vòng quanh thân, sâu rng bng lóng tay và bóc hết v, ct đt mch sng ca nhng cây thông già, làm cây chết t t.

Nhưng cách nhanh nht và tàn bo nht là c cht, cưa và đt. Nó làm cho rng tan hoang nhanh chóng mà gi nhìn qua v tinh Google cũng thy rõ. Đu tiên là nhng cây thông l nhng v trí đc đa làm ăn,nhưng ch sau hơn 10 năm, gn 100 ngàn hecta rng đã biến mt.

Đi Robin, nơi đp nht ca thành ph Đà Lt có rt nhiu gc thông già,ln lượt héo vàng ri chết. Cũng ti đó dn dn mc lên nhng ngôi nhà kiên c, nhng tường bao vây hãm, mà ch nhân ca h có th đâu đó rt xa, Hà Ni hay Sài gòn

Các tuyt k "h đc cây" này đã được nhiu người Hà Ni áp dng trước đó đ trit h các cây ngay gia trung tâm ph c, có l theo thi gian nó đã được di cư dn dn vào Tây Nguyên ?

Nếu như dư lun không lên tiếng mnh m và ch tch FLC không phi đang b điu tra thì gi đây hàng trăm hec ta rng Đak Đoa Pleiku cũng đã ra đi. Mc dù d án sân golf b dng li nhưng rng vn tiếp tc b bc t, xác xơ.

Bao nhiêu v vic đã b phát giác, các lâm tc đã b ngi tù nhưng rng thì vĩnh vin không còn. Các đi gia gi trong tù có hiu nhng hoang tàn đ li sau lưng cho đt m Vit Nam nói chung và cho Tây Nguyên nói riêng ? Các quan chc và đi gia có biết rng lũ lt Min Trung là do nhng cánh rng cao nguyên đã b mt, sinh thái đã thay đi.

Người Thượng tn công

Các quan chc và đi gia có biết rng đng bào Thượng nhìn thy tng mnh rng già b mt đi, cũng ging như chính v thn ca h ln lượt dính tng mũi tên tm đc. Các dân tc thiu s, t ngàn đi, đu coi rng như nhng v thn luôn che ch, bo v buôn làng và là ngun nuôi sng h.

Nóc nhà Tây Nguyên, nơi có rng già thiêng liêng và trường ca Đam San, gi trc lóc, ging như thn linh ca núi rng đã chết. C bu khí quyn ln tình người đu khô khc, và bo lc đã đến

Sau v "khng b" tn công vào đn công an ca nhng người Thượng cc đoan xy ra vào ngày 11/6 va qua,B công an đã khi t 84 b can, B Công An cũng nói thu gi 23 súng và 10 lá c Fulro.

Trong s 84 người b khi t, có 75 người b đã khi ti v ti "Khng b nhm chng chính quyn Nhân dân" quy đnh ti Điu 113 B lut hình s 2015, chc chn s b truy t Khon 1 mà mc cao nht lên đến t hình.

Hu qu ca vic này là nhng cái chết và án tù dài lâu cho nhiu người. Mt vòng tù ti và áp bc mi vi rt nhiu gia đình bt đu. Ân oán còn dai dng và lan truyn đến c nhng thế h mai sau. Thi gian trôi rt nhanh và mt thế h phn kháng mi có th đã bt đu ra đi t hôm nay. Có ai biết rng nhiu người hành đng hôm nay ch là nhng em bé mi sinh vào dp tun hành vào năm 2001 ?

Không ai đm bo v s bình yên bng bng cách trn áp hay răn đe. Không gian sinh tn là quan trng nht ca mt con người, thm chí ca c mt dân tc. Khi t do và sinh kế b tước đi, con người tr nên hành đng như không còn gì đ mt, h lì lm, cc đoan và khao khát tr thù.

Đ cùng gim bt nn nhân

Khi nghĩ v 2 người làm công nghèo khó b chết oan trong v st l đt, tôi cũng nghĩ v nhng công an va b giết chết Cư Kuin. H đu là nhng nn nhân b chính gung máy sinh ra. H đã vô tình h tr thành nn nhân ca mt cái gì đó ln hơn, d di hơn và nhân qu hơn

Nếu như quan chc không tham nhũng, không mua bán, chia chác đt đai, cp phép tràn lan, cho phép xây dng sai quy hoch thì rng s không b tàn phá, vùng xuôi không b nhiu lũ lt, thiên nhiên vn thun hoà và m t nhiên ít "ni gin".

Nếu như đng bào Thượng thy được s tôn trng, rng già được bo v, được t do th phượng trong nhng không gian riêng, thì bo lc s không được nuôi dưỡng và hn thù không có ch trong tim. H s đến vi nhau như tình anh em trong nghĩa đng bào.

Khi viết nhng dòng này, tôi li nhđến nhng nhà hot đng môi trường mi b bt. Khi môi trường xung cp, xã hi băng hoi và đo đc suy đi, chúng ta cn nhng nhà hot đng biết hy sinh bn thân mình. Tiếc thay, gi này h đang cô đơn mt mình sau song st.

L ra chính quyn phi nhìn nhn nhng nhà hot đng như là nhng nhân t khơi dy được s đam mê dn thân vì xã hi. H giúp hình thành mt "Xã hi dân s", bo v nhng giá tr ca dân, gii to bc xúc cho dân và cùng dân ngăn chn s lm quyn ca Nhà nước ; đng thi kích thích tính xã hi ca doanh nghip, đ tt c phát trin mt cách nhân văn hơn.

Tôi cho rng nếu tiếp tc giam gi nhng nhà hot đng đã cng hiến vì s phát trin bn vng ca môi trường ; nếu tiếp tc có nhng bn án nng n cho nhng người b tước hết tư liu sn xut đã hành đng cc đoan, thì vòng lun qun ca đói nghèo và bo lc li c thế tiếp din, ngày mt trm trng hơn và nn nhân ca "Nhân tai" và "Thiên tai" li càng nhiu lên.

Người thượng và Rng s tr thù chúng ta dù min ngược hay min xuôi, dù lũ lt hay l đt.

Ngược li, nếu có mt chính quyn sch, biết dng "thuc rng", chăm đp nhng vết thương ca t nhiên và xã hi trong tình đng bào thì bo lc s vơi đi, nn nhân s gim bt. Nếu các ý kiến khác bit được lng nghe, các vết so s lin da, cây s mc trong mt không gian sng có tình thương và trách nhim. Vit Nam ta s là đim gn kết ca mt c gng chung, nơi tt c các sc tc có th yêu mến và t hào. Mong lm thay !

Lê Quốc Quân

Nguồn : VOA, 01/07/2023

Published in Diễn đàn

Nhà quản lý đô thị ở Đà Lạt chấp nhận việc bất lực ?

Lâm Viên, VNTB, 24/06/2023

Thành phố Đà Lạt hôm 26/6 lại bị ngập đến mức nước tràn vào nhà người dân cao đến nửa thước.

dalat1

Người dân Đà Lạt đang phải trả giá cho chuyện quản trị đô thị yếu kém, khi chính quyền vì lợi nhuận đã bất chấp các khuyến cáo về giữ gìn không gian xanh

Vẫn là cách giải thích quen thuộc từ mấy năm trước cho chuyện này : Phát triển ồ ạt nhà kính làm nông nghiệp và bê tông hóa quá nhanh chiếm hết không gian xanh khiến Đà Lạt thường ngập úng khi mưa lớn.

Cuối thập niên 1990, Đà Lạt chỉ có rải rác một số nhà kính, hiện nay diện tích các nhà kính tăng lên khoảng 10.000 ha trong tổng số 18.000 ha trồng rau quả. Nhà kính tập trung ở tất cả phường xã, thậm chí một số nơi trong nội thành có mật độ nhà kính dày đặc như phường 5, 7, 8, 9, 11, 12.

Nhìn từ trên cao, không gian thành phố bị nhà kính lấn át, rừng thông chỉ lác đác một số cụm ở ngoại ô.

Những nơi có nhà kính, khả năng thẩm thấu nước gần như bằng không. Nước từ mái nhà kính qua máng gom sẽ chảy xuống suối, hay thậm chí chảy xuống những mương thoát nước sinh hoạt, tạo thành những dòng nước lớn gây ra ngập úng. Trong khi đó, nhiều hồ nước như Vạn Kiếp, Thanh Niên, Tâm Sự, Đa Thiện 1, Đa Thiện 2… cũng bị xoá sổ, thu hẹp cũng là nguyên nhân dẫn đến việc thoát nước không kịp mỗi khi mưa lớn.

Giới kiến trúc cho rằng người dân Đà Lạt đang phải trả giá cho chuyện quản trị đô thị yếu kém, khi lãnh đạo chính quyền nơi đây vì lợi nhuận đã bất chấp các khuyến cáo về giữ gìn không gian xanh để rồi cấp phép đầu tư những công trình có khối tích lớn nhỏ đều dồn vào trung tâm thành phố, khiến vùng nội ô Đà Lạt gặp rủi ro trong quá trình phát triển chung.

Trong một hội thảo, ông Vũ Ngọc Long – cựu viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, người thường xuyên có những phản biện chuyên môn cho các dự án phát triển Lâm Đồng và là người đang thực hiện nghiên cứu về hệ sinh thái Đà Lạt và các vùng liên quan – đã đại ý nói rằng Đà Lạt là nơi có khí hậu ôn hòa nên khi nhà kính mọc lên tràn lan, mọi người chỉ thấy cảnh quan bị phá vỡ mà ít cảm nhận đến một sự thay đổi về nhanh chóng về khí hậu, hệ sinh thái ở đây.

"Tôi cho rằng đối với một vùng khí hậu đặc biệt như Đà Lạt thì đó là sự thay đổi nghiêm trọng, có thể dùng từ khủng khiếp và đến lúc khó vãn hồi. Không chỉ tôi mà nhiều nhà khoa học đã cảnh báo với cơ quan chức năng rằng nhà kính đã và đang phá hủy cảnh quan mộng mơ và và ‘sức khoẻ’ hệ sinh thái của Đà Lạt", ông Long nói.

Hiện trạng xây dựng nhà kính được phát triển một cách tự do và gần như thả nổi tùy vào "sức mạnh" của từng hộ gia đình. Cơ quan địa phương dường như không có ý định quản lý việc phát triển nhà kính tại khu vực vườn của giai đoạn hay đất thuê mướn.

Ông Vũ Ngọc Long nói rằng mấy năm về trước ông đã lên tiếng cho rằng Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên cần đánh giá lại toàn diện các yếu tố tác động gây biến đổi cảnh quan, suy giảm hệ số thấm nước, mật độ xây dựng đô thị và cả yếu tố lâu nay phía nhà quản lý bỏ ngỏ là tổ chức sản xuất nông nghiệp. Việc đánh giá sẽ cho những cơ sở quan trọng để phòng chống lũ lụt. Tiếc là không có ai cầu thị tiếp nhận.

Ai đã từng đến Đà Lạt trước 1975 và khoảng 10 năm sau đó, bây giờ nếu trở lại Đà Lạt đều khó nhận ra thành phố mà mình say đắm. Hiện nay Đà Lạt chỉ mát mẻ, lạnh ngọt vào mùa đông hoặc vào buổi tối, trừ mùa khô. Ngay cả những đám mây lang thang trong sương khói Đà Lạt huyền ảo ngày nào cũng ngày càng ít đi. Đà Lạt đang khô khốc, thiếu sương mờ và những đóa hoa tường vi, mimosa kém lãng mạn đi trong cái không gian bị đè nén đó.

Hãy dừng lại các dự án bất động sản, xây biệt thự, phân lô bán nền mà phải trả giá bằng cái chết của rừng thông. Đà Lạt không còn những rừng thông thì thành phố mộng mơ sẽ là thành phố ngập lụt.

Lâm Viên

Nguồn : VNTB, 24/06/2023

************************

Đà Lạt ngập nước

VNTB, 24/06/2023

Trưa ngày 23/6 một cơn mưa lớn kéo dài chỉ 1 tiếng đồng hồ khiến Đà Lạt "chìm" trong nước và cây đổ. Một điều khó có thể tưởng tượng ra nổi cách đây vài chục năm ở một thành phố cao nguyên luôn có nhiều mưa.

Nguyên nhân được chính quyền và báo chí nhà đánh giá là do "do mưa với cường độ lớn và tập trung chỉ trong vòng 1 giờ làm nước tập trung nhanh về các khu vực trũng thấp dẫn đến tiêu thoát nước không kịp, gây ngập cục bộ".

dalat2

Khu trung tâm thành phố – dốc Duy Tân cũ – đường Hoàng Diệu – dốc Hải Thượng

Vùng bị ngập nước nặng nằm ngay khu vực tiếp giáp với sân Golf và Hồ Xuân Hương. Con đường Trần Quốc Toản vốn chỉ đông người đi bộ tập thể dục vào buổi sáng hay du khách dạo quanh bờ hồ. Khu quy hoạch mới có tên là Golf Valley nơi có hồ thoát nước – hồ Đội Có – chỉ cách sân Golf có một con đường Đinh Tiên Hoàng cũng trắng nước.

Nước ngập đường Trần Quốc Toản được báo viết là "nước có màu đỏ quạch lẫn lộn nhiều đất, cát xây dựng do chảy qua từ công trường thuộc một số dự án quanh hồ Xuân Hương".

Hiện nay dự án lớn nhất ở ngay cạnh Hồ Xuân Hương là công trình xây dựng trung tâm thương mại và bãi để xe ngầm ở trong lòng sân Golf. Chỉ có thể là nước từ công trình xây dựng này chảy ra chứ không thể từ ở bên kia bờ hồ tràn tới.

dalat3

Khu quy hoạch Golf Valley được cho là có chất lượng 5 sao

Những khu vực ven suối Cam Ly hay các con suối ở Hà Đông, Đa Thiện đều ngập nước.

Báo chí cũng rất uyển chuyển khi đưa tin rằng dù "ngập cục bộ" nhưng "nước sau đó thoát nhanh sau khi mưa kết thúc". Báo có nói "UBND các phường và Phòng Kinh tế TP Đà Lạt tiếp tục thống kê thiệt hại do trận mưa lớn gây ra để có hướng xử lý, khắc phục. "  Nhưng không thấy nói người dân bị thiệt hại sẽ có được bồi thường hay không, cũng không nghe nhắc tới việc ngăn ngừa và phòng chống tình trạng tương tự trong tương lai.

dalat4

Khu vực quanh suối Cam Ly bị ngập

Cứ như vậy người dân phố núi cứ phải làm quen với cụm từ "ngập cục bộ" trong khi "thời tiết cực đoan" – nếu phải nói theo ngôn ngữ bình dân là ngập lụt do nước thoát không kịp khi thời tiết bất thường – để rồi từ đó phải sống chung với chúng.

 Nguồn : VNTB, 24/06/2023

Published in Diễn đàn

Ấn tượng sâu đậm nhất của tôi về Đà Lạt là từ một chuyến du lịch ngắn ngày tới thành phố này. Cảnh tượng lần đầu phải lòng Đà Lạt, tôi vẫn nhớ như in, đó là những ngọn đồi diễm lệ bao quanh núi Lang Biang. Vị trí tôi từng đứng ngắm những ngọn đồi ấy cũng là nơi Alexandre Yersin phát hiện ra vẻ đẹp của Lang Biang cách đây cả thế kỷ.

dalat1

Cảnh tượng lần đầu phải lòng Đà Lạt, tôi vẫn nhớ như in, đó là những ngọn đồi diễm lệ bao quanh núi Lang Biang.

Ngày ấy, những tháp chuông nhà thờ, từng ngôi nhà xinh đẹp, nhịp sống đô thị vùng cao nguyên rộn ràng… khiến tôi mường tượng đến quê hương của mình ở Pháp, thị trấn Limousin yên bình. Trong thoáng chốc, tôi nhận ra rằng Đà Lạt thanh bình là định mệnh mà đời mình phải gắn bó lấy.

Trước khi quyết định dọn đến Đà Lạt, tôi đã có 3 năm ở Paris (Pháp). Năm 2006, tôi định cư ở Việt Nam và sống tại Hà Nội. Đà Lạt trong tôi là một "tiểu Paris" mến thương.

Bên cạnh sự đồng bộ về kiến trúc độc đáo, thành phố trên cao nguyên còn sở hữu khí hậu ôn hòa. Đà Lạt in dấu ấn kiến trúc Pháp nhưng mang hồn riêng, khiến một người Pháp xa quê cảm thấy Đà Lạt tuyệt vời hơn hẳn đất nước Châu Âu phát triển kia.

Tôi cảm nhận được điều tuyệt vời ấy qua sự tôn trọng truyền thống của người Việt, lòng hiếu khách, sự khiêm tốn, văn hóa và ẩm thực độc đáo. Đà Lạt mang hơi thở kiến trúc Pháp, bởi vậy thành phố có biệt danh là "tiểu Paris". Đà Lạt của những ngày xưa sở hữu hàng nghìn biệt thự Pháp cổ, xen kẽ với những công trình hiện đại. Thành phố sương mang hơi hướm tổng hòa kiến trúc của những vùng đất ở Pháp như Brittany, Normandy, Savoy, Provence, the Basque Country và cả Paris.

Đã 8 năm trôi qua kể từ những ngày đầu gia đình tôi dọn đến Đà Lạt sinh sống. Trong suốt quãng thời gian ấy, tôi chưa một lần trở về Pháp. Đà Lạt đem đến cho tôi cuộc sống mới. Ngôn ngữ tôi sử dụng hàng ngày là tiếng Việt. Tôi dạy người Việt tiếng Pháp và tôi sống cuộc sống của người Việt. Do đó, tôi có thể nhìn nhận về Việt Nam từ 2 góc độ, một mặt là góc nhìn của công dân Việt, mặt khác là người ngoại quốc sinh sống tại đất nước này.

Kể từ năm 2011, tôi đã bắt đầu nhận thấy những sự đổi thay dần xuất hiện ở Đà Lạt. Nổi bật nhất là việc công viên Lâm Viên bị thay thể bởi siêu thị, sự biến mất của khu trung tâm hành chính cũ và những dãy nhà nhỏ xinh xắn trên đoạn đường Ánh Sáng bị dỡ bỏ.

dalat2

Hầu hết mọi người đều lo sợ rằng thành phố Đà Lạt sẽ mất đi linh hồn. Ảnh minh họa : Nạn xây cất vô trật tự quanh trung tâm thành phố Đà Lạt

Ngoài ra, các nhà hàng, khách sạn đua nhau mọc lên như nấm để phục vụ sự gia tăng lượng khách du lịch mỗi năm… Việc du lịch phát triển phần nào cải thiện mức thu nhập trung bình và chất lượng sống của người dân thành phố.

Đổi lại sự phát triển về mặt kinh tế, Đà Lạt mất dần những giá trị ban đầu. Khách du lịch đến thành phố tăng liên tục mỗi năm, các loại hình lưu trú nở rộ từ homestay đến khách sạn. Du lịch đại chúng dẫn đến ô nhiễm môi trường, các địa điểm công cộng bị phá hủy, an ninh trật tự không đảm bảo, nhu cầu về không gian để xây mới các địa điểm lưu trú đe dọa khu vực tự nhiên và di sản. Đà Lạt đứng trước nguy cơ mất đi toàn bộ sự hấp dẫn nguyên bản.

Thành phố sương cần thiết phải bảo toàn được sức hút vốn có, để thu hút thị trường khách quốc tế chất lượng như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore… Tôi từng thăm hỏi ý kiến nhiều người về Đà Lạt của tương lai, hầu hết mọi người đều lo sợ rằng thành phố sẽ mất đi linh hồn. Vấn đề đặt ra là cần phải hiểu được linh hồn của Đà Lạt là gì và gồm những gì ?

Đà Lạt từ lâu được mặc định với sự lãng mạn. Người ta gọi nơi đây bằng những cái tên mỹ miều như thành phố tình yêu, thành phố mờ sương hay thành phố ngàn hoa… Những người yêu nhau thường chọn Đà Lạt làm điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ trăng mật.

Đà Lạt lãng mạn bởi vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng cho thành phố. Rừng thông, đồng hoa đua sắc, những căn biệt thự yên bình trên cao nguyên, thiếu nữ mơ màng bên hồ… là những hình ảnh mà thành phố sương khiến người ta xao xuyến.

dalat3

Đà Lạt lãng mạn bởi vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng cho thành phố.

Cái hồn của Đà Lạt nằm còn nằm ở lịch sử hay những điều xưa cũ nơi đây. Nét xưa của thành phố trên cao nguyên hiện hữu trong những quán cà phê lâu đời, trường học, khu chợ, rạp chiếu phim cũ…

Vết tích của thành phố cổ yêu kiều in dấu qua bóng dáng của dinh thự Bảo Đại, biệt thự của Hoàng hậu Nam Phương, nhà ga xe lửa Đà Lạt – Phan Rang, trường trung học Yersin, khu Hòa Bình… Phần hồn làm nên Đà Lạt ấy từng xuất hiện trong một bộ phim điện ảnh Việt ăn khách Tháng năm rực rỡ. Ở đó, Đà Lạt chính hiệu hiện lên chân thực qua từng ngóc ngách.

Tôi đã có cơ hội tham khảo các dự án quy hoạch đô thị của Đà Lạt trong tương lai và với tư cách một công dân sinh sống trong thành phố. Tôi muốn đưa ra quan điểm của mình để đóng góp phần nào cho việc phát triển và gìn giữ hình ảnh Đà Lạt.

Trên tất cả, điều quan trọng với tôi không chỉ là đưa ra những ý tưởng trong việc quy hoạch trung Đà Lạt, mà là toàn bộ khu vực phía bắc của tỉnh Lâm Đồng. Trung tâm Đà Lạt hiện nay nên được coi là Đà Lạt cũ. Khu vực ngoại thành, đoạn giữa thác Prenn và sân bay Liên Khương nên được coi là Đà Lạt mới.

Đối với Đà Lạt cũ, điều quan trọng là giữ gìn linh hồn của thành phố, duy trì diện mạo tổng thể và cải thiện chất lượng cuộc sống. Để đáp ứng nhu cầu tương lai nhưng vẫn giữ được giá trị lâu đời, Đà Lạt cần lưu ý những điểm dưới đây :

– Duy trì lối kiến trúc với diện mạo cổ điển, nội thất hiện đại. Phong cách kiến trúc nên dựa trên các nguyên tắc truyền thống và tự nhiên như mái nhà rộng tránh mưa, nắng, nét cổ điển nhấn vào các chi tiết như cột nhà, mái vòm, hoa văn…

– Độ cao của các tòa nhà cần được hạn chế, tạo không gian thoáng, làm nổi bật nét đẹp thiên nhiên của Đà Lạt. Ngoài ra, thành phố nên có những con đường dành cho người đi bộ, xây dựng cảnh quan đô thị gần gũi hiền hòa bởi những quán cà phê, quầy hàng nhỏ… Đà Lạt cũ chắc chắn không nên bị biến thành một siêu đô thị hiện đại.

– Cố gắng giữ lại nhiều nhất có thể những công trình biểu tượng của thành phố. Nếu Đà Lạt là một gia đình, những công trình biểu tượng gắn bó chẳng khác gì thành viên trong nhà, mỗi thành viên đều mang trong mình kỷ niệm riêng. Những ngôi nhà cũ là một phần truyền thống, một phần linh hồn của thành phố sương.

– Cơ sở hạ tầng là vấn đề quan trọng trong việc quy hoạch Đà Lạt. Chính quyền địa phương có thể cho xây dựng những bãi đỗ xe ngầm nhằm tạo không gian thông thoáng cho mặt đất, dành chỗ xây dựng những con đường cho xe đạp, cho người đi bộ. Mở rộng những con đường lớn ở ngoại ô để giảm thiểu lưu lượng giao thông trong khu vực trung tâm.

– Không nên xâm lấn không gian tự nhiên và công viên trong thành phố, cải tạo lại đường phố bằng việc nhân giống thêm những hàng hoa biểu tượng Đà Lạt như phượng tím hay mai anh đào. Đồng thời, phát triển những trang trại hữu cơ trồng các loại rau củ, hoa quả chất lượng, cải thiện chất lượng nguồn thực phẩm cho người dân địa phương.

– Hạn chế các tòa nhà lớn ở trung tâm thành phố như khách sạn, siêu thị hay trung tâm mua sắm. Để bảo tồn Đà Lạt cũ, một điều quan trọng nữa là giảm thiểu sự tập trung của những khu dân cư tại khu vực trung tâm.

Mặt khác, với Đà Lạt mới, các giá trị di sản không lớn, đô thị nên được đầu tư phát triển tại đây. Đà Lạt mới nên mang phong cách những của đô thị lớn gồm khu dân cư hiện đại, trung thương mại, trung tâm triển lãm và hội nghị, khu công nghiệp công nghệ cao, các tòa cao ốc… Phong cách kiến trúc sẽ được xây mới hoàn toàn và hướng đến tương lai nhiều hơn.

Phong cách kiến trúc, chất lượng cuộc sống của cư dân và di sản là những yếu tố hàng đầu làm nên hình ảnh Đà Lạt. Sự đồng thuận về ý kiến của người dân trong việc xây dựng kế hoạch phát triển Đà Lạt sẽ đóng vai trò quan trọng, góp phần đưa thành phố trở thành điểm đến giàu bản sắc mà hiện đại.

Nicolas Leymonerie

Nguồn : VNTB, 19/06/2023

Nicolas Leymonerie là người Pháp, bắt đầu sang Việt Nam từ năm 2006, hiện sinh sống và làm việc tại Đà Lạt. Ông là người đồng tổ chức một hội thảo về di sản và tương lai Đà Lạt với Đại học Yersin và Học viện Kiến trúc Pháp – Việt Nam, quản lý trung tâm Pháp ngữ Antenne ở Đà Lạt và La Maison de la Francophonie (Biệt thự Pháp cổ trong khu nghỉ dưỡng CADASA Đà Lạt).

Đọc thêm :

Nguyễn Văn Huy, Đà Lạt - 120 năm sau nhìn lại, Thông Luận, 01/07/2022

Published in Văn hóa

Trả lại không gian thư nhàn cho Đà Lạt

Nguyễn Vĩnh Nguyên, Thanh Niên online, 23/04/2023

Trong quy hoạch Đà Lạt từ thời Pháp thuộc, khoảng trống (espace libre) và khu vực bất kiến tạo (zone non ædificandi) là những yếu tố được tính toán, chú trọng thiết lập dựa trên cơ sở khoa học về môi trường sinh thái cho đến nguyên tắc thẩm mỹ, tạo dựng cảnh quan đô thị.

dalat1

Núi đồi thơ mộng, chụp tại Đồi Cù năm 1967 - Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu

Những khu vực này được bảo vệ nghiêm ngặt trên thực tế vì chúng là điều kiện tiên quyết để tạo ra hình thái không gian, khung cảnh chung cho một thành phố thư nhàn.

Ðồi Cù là vùng bất kiến tạo và cũng đồng thời là khoảng trống giữ hồn cốt cho không gian đặc trưng Ðà Lạt.

Quy hoạch bảo tồn khoảng trống

Trong bản quy hoạch năm 1923 của kiến trúc sư Ernest Hébrard, thành phố Ðà Lạt được xây dựng theo hình một vòng cung từ Ðông sang Tây.

Vào buổi sáng của thập niên 1930, nếu ta thức dậy, mở cửa sổ từ Langbian Palace hay một biệt thự nào đó trên cung đường từ Paul Doumer (nay là Trần Hưng Ðạo) cho đến Rue des Roses (nay là Huỳnh Thúc Kháng), thì có thể nhìn thấy núi Lang Bian làm hậu cảnh cho một khoảng không gian phóng khoáng của hồ và những ngọn đồi nhấp nhô. Trên bản đồ án, khu vực Ðồi Cù ngày nay gồm Jardin Public (công viên) bên cạnh, có Golf Links (sân golf, sân Cù), cạnh Terrain de Sports (khu vực thể thao), Club Sportif (Câu lạc bộ Thể thao) với hai phân khu : bơi lội và chạy bộ. Trên thực tế, các "hạng mục" đó mới chỉ tồn tại trên bản đồ án quy hoạch, chưa được thực tế hóa như khu công trình nhà cửa, dinh thự trên tuyến cung Ðông - Tây.

Ngôn ngữ thiết kế quy hoạch từ Ernest Hébrard chuyển tiếp sang các đợt chỉnh trang mở rộng của Pineau (1933) cho thấy dấu ấn của một tầm nhìn quy hoạch sâu hơn về phương diện đô thị sinh thái, thông qua sự mạnh dạn mở rộng các vùng bất kiến tạo kéo dài về phía núi Lang Bian.

Trong điều kiện dân số tại chỗ và du khách gia tăng, chức năng thành phố có những "xê dịch" nhất định, nhưng bản quy hoạch, chỉnh trang mở rộng Ðà Lạt khởi từ Pineau đã duy trì, bảo tồn những khoảng trống hài hòa, tầm nhìn khoáng đạt qua việc mở rộng vùng bất kiến tạo. Thành tựu rõ ràng nhất là trong đồ án quy hoạch có tính kế thừa của J.Lagisquet (1942).

Ðồ án Lagisquet được triển khai trên triết lý quy hoạch của Pineau, với thành phố mở sâu về hướng nam, tây bắc. Ngoài đáp ứng chức năng trạm đô thị nghỉ dưỡng, thì còn thiết lập những khu hạ tầng của một trung tâm giáo dục, thể thao và thanh niên. Thế nhưng Lagisquet đã mở thêm các khu vực bất kiến tạo để giữ sắc thái của một "thành phố vườn", "thành phố công viên", "thành phố trong rừng".

Trong đồ án của Lagisquet, Ðà Lạt có tới 12 vùng bất kiến tạo và khoảng trống. Trong đó, sân Cù và công viên (sau gọi là Ðồi Cù) là vùng hội tụ hai đặc tính quan trọng nói trên.

Có thể hình dung từ thập niên 1930, khu vực đồi Cù ngày nay là vùng khoảng trống và bất kiến tạo phía bắc hồ Xuân Hương (Grand Lac), gồm hai phần chức năng : một Jardin Public (công viên) giáp với hồ và Câu lạc bộ Golf Ðà Lạt (Golf Club de Dalat, thành lập năm 1933).

Chức năng hai vùng phân lập công, tư (nhưng không có lằn ranh rõ ràng trên thực địa) đó vẫn được duy trì, cùng tồn tại cho đến 1975.

Phần đất không gian công viên (tài sản công) vẫn được người dân và du khách sử dụng, du ngoạn tự do cho đến đầu thập niên 1990.

Không gian cộng đồng bị truất hữu

Tháng 4/1992, sau một phê duyệt của chính quyền địa phương, hai vùng tài sản công và tư, chung và riêng ở Ðồi Cù có tổng diện tích 71,5 ha bị "gộp" lại, kéo rào chắn biến thành một sân golf lớn. Người dân và du khách mất đi một Jardin Public để dạo chơi, tận hưởng.

Ðà Lạt bị truất hữu một không gian thư nhàn công cộng.

Hình ảnh những đôi tình nhân hò hẹn, những gia đình dạo chơi ngày nghỉ, những nhóm bạn quây quần, những du khách tự do dạo bước lên đồi, dưới những tán thông xanh mướt của công viên Ðồi Cù đã thuộc về một quá khứ xa mờ. Trên bức tường của căn biệt thự Câu lạc bộ Golf Ðồi Cù, du khách may mắn được đặt chân đến có thể thấy treo những bức ảnh đen trắng của thập niên 1930 đến 1970, ghi lại cảnh sắc nơi đây, từng là một không gian công cộng mang vẻ đẹp yên bình, thảnh thơi bên trong thành phố nghỉ dưỡng.

Việc trả về không gian vườn Bích Câu cho cộng đồng mới đây đã không xảy ra tương tự ở Ðồi Cù.

Ðến đây, cần lật lại những bản quy hoạch, chỉnh trang của Pineau, Lagisquet để truy vấn xem những gì làm nên hồn cốt, bản sắc cảnh quan Ðà Lạt. Cần đặt lại câu hỏi, vì sao khu vực Ðồi Cù ngày nay được định hình là khoảng trống hay bất kiến tạo ; nó có ý nghĩa gì về cảnh quan và những vùng môi trường cảnh quan liên đới? Vì sao trong giai đoạn 1954 - 1975, các công trình lớn về giáo dục, khoa học phục vụ cho mục tiêu phát triển Ðà Lạt đưa Ðà Lạt lên tầm vóc quốc tế như Viện Ðại học, Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Ðà Lạt hay Giáo Hoàng Học viện Thánh Pio X..., tất thảy đều giữ khoảng cách, không thể xâm phạm vào vùng bất kiến tạo và khoảng trống này ?

Trong thời chiến tranh, không có một bản đồ án quy hoạch chỉnh trang nào được thực hiện (dù ý định mở rộng thành phố để giãn dân cư đã từng được đưa ra vào năm 1968), nhưng những nguyên tắc nền tảng cho một thành phố có khoảng không, công viên không cho phép xây dựng nhân tạo nối liền với hồ nước để tạo nên cảnh sắc đặc thù luôn được nhất quán trong tầm nhìn của nhà chức trách.

Ðáng tiếc, những nguyên tắc đó không được giữ để bảo tồn và phát triển Ðà Lạt giai đoạn về sau. Nếu chính quyền địa phương theo đuổi định hướng phát triển đô thị bền vững, hãy kịp thời trả những không gian công cộng như công viên Ðồi Cù trở về cho bản thân Ðà Lạt, người Ðà Lạt và du khách.

Nguyễn Vĩnh Nguyên

Nguồn : Thanh Niên online, 23/04/2023

****************************

Đà Lạt : Làm công viên mở ở ốc đảo Bích Câu

Gia Bình, Thanh Niên online, 15/04/2023

Khu đất "vàng" ốc đảo Bích Câu ở thắng cảnh hồ Xuân Hương (Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) sẽ làm công viên mở phục vụ người dân và du khách.

dalat2

Ốc đảo Bích Câu trên thắng cảnh hồ Xuân Hương khi tạm giao cho Hội sinh vật cảnh Lâm Đồng - Gia Bình

Ngày 15/4, Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt, cho biết thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Đà Lạt, đơn vị đã tiếp nhận và quản lý khai thác ốc đảo Bích Câu trên thắng cảnh hồ Xuân Hương để san sửa mặt bằng, trồng và chăm sóc công viên cây xanh ở đây.

Ngoài việc chỉ đạo tiếp nhận này, UBND Thành phố Đà Lạt còn yêu cầu Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt khẩn trương bổ sung đèn chiếu sáng, trồng các loại hoa, cây cảnh dài ngày, bố trí lối đi và ghế đá phù hợp để kịp thời phục vụ bà con và du khách trong dịp lễ 30/4 và 1/5 sắp đến.

Cũng theo Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt, việc tiếp nhận và làm công viên ở ốc đảo Bích Câu này chỉ là tạm thời, sau đó Thành phố sẽ cho đo vẽ, thiết kế xây dựng lại phương án cụ thể trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mới đầu tư làm công viên mở bài bản hơn.

Trước đó, tháng 9/2022, Báo Thanh Niên đã có bài phản ánh về việc ốc đảo này được UBND tỉnh Lâm Đồng tạm giao cho Hội sinh vật cảnh Lâm Đồng. Diện tích đất tạm giao này thuộc quy hoạch đất công viên cảnh quan, đất công viên cây xanh. Thời hạn tạm giao đã hết hạn từ tháng 8/2022, tuy nhiên trên ốc đảo vẫn đang được sử dụng kinh doanh ăn uống, giải khát.

Sau đó, tháng 1/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng đã quyết định thu hồi toàn bộ diện tích đất "vàng" tại ốc đảo Bích Câu đã giao cho Hội Sinh vật cảnh Lâm Đồng (hơn 6.095m2) vì hết thời hạn sử dụng và giao cho UBND Thành phố Đà Lạt quản lý.

Gia Bình

Nguồn : Thanh Niên online, 15/04/2023

Published in Diễn đàn

Đà Lạt : xây tượng Nữ thần Tình yêu để thúc đẩy du lịch !

RFA, 05/04/2023

Về nguồn gốc danh xưng "Thung lũng Tình yêu', đọc thêm : Đà Lạt - 120 năm sau nhìn lại 

Ban quản lý Khu du lịch Thung lũng Tình yêu tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng sẽ xây dựng Tượng Nữ thần Tình yêu có thể cao tới 90m. Mục đích được nói nhằm tạo điểm nhấn và thúc đẩy du lịch. 

dalat1

Một bức tượng tại Thung lũng tình yêu ở Đà Lạt. RFA

Trao đổi với phóng viên RFA vào một ngày cuối tháng 3/2023, một người dân không muốn nêu tên cho hay ông băn khoăn về mục đích xây dựng Tượng Nữ thần tình yêu :

"Tại sao không phải là bức tượng nào về một danh nhân văn hóa của địa phương mà phải đưa nữ thần tình yêu ? Tôi không hiểu được vấn đề đó. Nếu một danh nhân văn hóa nào của địa phương như Yersin thì hợp lý hơn. Hay người ta "cọp" (copy) trong từ Thung lũng tình yêu thành Nữ thần tình yêu ?

Theo tôi cái này về mục đích thương mại nhiều hơn giá trị về văn hóa. Tại vì tập đoàn TTC đang quản lý chuyên về kinh doanh".

Nhiều người dân khác đưa ra ý kiến trái chiều với quan điểm vừa nêu :

"Chưa nắm được thông tin tượng đài Nữ thần tình yêu. Theo tôi nghĩ cái này cũng là văn hóa của một địa phương thành thử tôi thấy cũng hợp lý.

Cái này được các nhà mà người ta thiết kế hoặc làm dự án gì đó thì người ta đã có những chuẩn bị, tức đã lấy ý kiến của các nhà chức trách rồi mới triển khai được".

"Theo tôi là nên xây (tượng đài Nữ thần tình yêu) vì Thung lũng tình yêu là nơi tượng trưng cho những mối tình thành ra nên xây trong đó".

Tuy nhiên, người phụ nữ này cũng khẳng định thêm rằng bà không đồng tình với việc xây dựng tượng đài tràn lan để thu hút khách du lịch :

"Nếu phát triển du lịch thì không nên xây tượng đài bởi vì người dân nơi khác đến đây vì cảnh tự nhiên chứ không phải vì những cái mình tự xây dựng, những cái đó không phải tự nhiên nữa".

Đồng quan điểm vừa nêu, một người dân khác bày tỏ quan ngại của ông nếu chính quyền phê duyệt việc xây dựng thêm nhiều tượng đài khác :

"Có thể làm mất cảnh quan môi trường, ví dụ như một vài công trình khi phê duyệt dự án xong là phá vỡ cảnh quan nên một vài nhà hoạt động môi trường lại phản ứng ; hoặc những người dân gốc ở đây trước năm 1975 sẽ có những ý kiến khác và lớp trẻ".

Cuộc thi thiết kế toàn cầu Tượng Nữ thần Tình yêu được cho biết không chỉ giới hạn cho những nhà thiết kế trong nước mà còn huy động cả những nhà thiết kế quốc tế.

dalat2

Khu du lịch Thung lũng Tình yêu tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Ban Tổ chức kỳ vọng Tượng Nữ thần Tình yêu sẽ tạo nên biểu tượng mới cho Khu du lịch Thung lũng Tình yêu, đồng thời góp phần tạo nên điểm nhấn của cao nguyên Đà Lạt, thúc đẩy sự phát triển của du lịch thành phố Đà Lạt nói riêng và du lịch Lâm Đồng nói chung.

Nhiều người dân khi trao đổi với RFA cho rằng lãnh đạo thành phố ngàn hoa và các công ty quản lý du lịch tại đây cần quan tâm đến việc cải thiện môi trường du lịch để phát triển hơn nữa những đặc trưng mà thiên nhiên ưu đãi Đà Lạt :

"Họ đến đây vì khí hậu mát mẻ, cảnh đẹp thiên nhiên nhiều, nói chung du lịch ở đây là tất cả hài hòa. Tôi nghĩ giữ được nguyên bản là hay nhất, nói chung là đừng phá đi để đập đi xây lại những cái mới như bây giờ.

Nếu du khách tới nhiều hơn thì tôi nghĩ chỉ cần phát triển bình thường, đừng theo trào lưu làm mới nhiều quá thì có người sẽ không thích đến nữa".

"Phải cải thiện môi trường du lịch, nên, nên, và nên".

"Nói chung thành phố Đà Lạt đương nhiên phải đầu tư phát triển du lịch thì mới thu hút lượng khách. Tôi chỉ nghĩ là nên đầu tư tập trung, chứ đừng đầu tư đơn lẻ, ví dụ như những khu vực du lịch về sinh thái, du lịch ẩm thực, dã ngoại… nên có quy hoạch của nó. Hồi xưa giờ tôi thấy theo kiểu mạnh ai nấy làm.

Phải đầu tư vào du lịch nhiều hơn thì mới thúc đẩy du lịch được, không những khách nội địa mà còn khách quốc tế".

Truyền thông Nhà nước loan tin dẫn thông báo từ buổi phát động Cuộc thi thiết kế toàn cầu Tượng Nữ thần Tình yêu diễn ra ngày 7/3 vừa qua tại Đà Lạt. Theo đó, Ban tổ chức cuộc thi gồm Công ty cổ phần Du lịch Thành Thành Công, thành viên của Tập đoàn TTC, chủ sở hữu Khu du lịch Thung lũng tình yêu, đồng phối hợp cùng Hiệp hội Thiết kế Thành phố Hồ Chí Minh và Giải thưởng Thiết kế Việt Nam (VMARK).

Phía tổ chức cuộc thi cho biết thêm Tượng Nữ thần tình yêu là một trong những hạng mục về quy hoạch Thung lũng Tình yêu được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch thông qua và UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt quy hoạch năm 2022. Quy mô của Tượng Nữ thần tình yêu được nói có thể từ 50-90 mét tùy theo tình hình thực tế.

Ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đón trên năm triệu lượt khách đến tham quan nghỉ dưỡng tại Đà Lạt trong năm 2023.

Chỉ riêng trong mười ngày dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, số liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cho biết Đà Lạt đã đón khoảng 250 ngàn lượt khách đến. Trong đó, lượng khách quốc tế khoảng 12,5 ngàn lượt.

Nguồn : RFA, 05/04/2023

************************

Dời chợ đêm, xây sòng bạc tại Đà Lạt : ý dân trên báo Nhà nước và thực tế !

RFA, 04/04/2023

"Đã có nghe trên phương tiện báo chí, chợ đêm Đà Lạt xuống cấp rồi, không đủ nâng tải nên muốn mở rộng qua phía bên kia và mở rộng theo đường Trần Quốc Toản này. Đó là kế hoạch của thành phố Đà Lạt. 

dalat3

Chợ đêm Đà Lạt. RFA

Còn khu du lịch trên Thung lũng Tình yêu và công ty nào đó định mở casino bên đó thì mới chỉ là kế hoạch chứ chưa được dự án rõ ràng nên dân chưa biết rõ".

Vừa rồi là thông tin một người dân giấu tên tại Đà Lạt chia sẻ với phóng viên RFA vào cuối tháng 3/2023.

Trước đó, truyền thông nhà nước vào ngày 8/2 đồng loạt đưa tin cho hay UBND thành phố Đà Lạt trong cùng ngày đã trình UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế đêm cho địa phương này.

Một trong số những nội dung trong kế hoạch được báo chí đề cập nhiều là việc di dời chợ đêm ở Khu trung tâm Đà Lạt tại đường Nguyễn Thị Minh Khai sang công viên Ánh Sáng.

Theo lời lãnh đạo Thành phố Đà Lạt nói với báo nhà nước, chợ đêm mới sẽ có hình thức hiện đại, mỹ quan, phương thức quản lý hiệu quả và còn góp phần giảm tải ùn tắc giao thông ở khu vực trung tâm thành phố.

"Ở đây trung tâm bỏ (chợ đêm) thì cũng tốt tại ở đây không gian nhỏ mà mỗi lần tập trung thì quá đông người. Nhưng khách du lịch tới hầu như người ta kêu không di chợ đêm là chưa tới Đà Lạt nên ở trung tâm vẫn tiện hơn. Nếu tới kia thì xa quá".

"Chợ đêm này bây giờ bị quá tải rồi, có thể tính toán một quy mô thế nào chứ nếu để vậy thì khách du lịch chỉ đi xem người chứ có hoạt động gì được về du lịch".

"Nói chung là chưa nghe thông báo. Nghị quyết mấy ông quyết định đưa ra đó thì tôi cũng thấy hợp lệ vì ra ngoài đó thì sạch sẽ hơn, môi trường thoáng hơn".

Bên cạnh việc di dời chợ đêm, người dân đặc biệt quan tâm đến đề xuất phát triển tổ hợp kinh tế đêm gồm các loại hình vui chơi giải trí, shophouse, casino tại khu du lịch Thung lũng Tình yêu, đồi Mộng mơ, đồi Thống nhất của lãnh đạo thành phố Đà Lạt.

Theo đó, đây mới chỉ là dự kiến và khi nào được Nhà nước thống nhất chủ trương, Công ty CP du lịch Thành Thành Công Lâm Đồng mới xây dựng kế hoạch chi tiết, phương án thiết kế, phương thức hoạt động. Sau đó công ty sẽ trình cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.

Không ít ý kiến chuyên gia và người dân đồng thuận với chuyện xây casino ở đồi Mộng mơ vì cho rằng mở thêm những phân khúc mới cho du khách có thêm sự lựa chọn khi đến thành phố ngàn hoa.

Báo Pháp luật Online dẫn lời anh Nguyễn Tuấn Dương, đang sống tại Đà Lạt cho hay cho hay với các quy định hiện hành như người chơi casino phải đủ 21 tuổi, có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng và chỉ cần mua vé tham gia là 1 triệu đồng cho 24 giờ thì nhiều người hoàn toàn có thể tham gia món giải trí này một cách công khai, lành mạnh.

Tuy vậy, nhiều người dân khi được hỏi đều trả lời với phóng viên RFA rằng họ không tán thành đề xuất này vì những ảnh hưởng không tốt mà casino có thể gây ra đối với vấn đề an ninh trật tự, xã hội :

"Casino thì thấy có vẻ không tốt lắm. Với mình nhìn theo kiểu phiến diện, đại khái casino nhiều lúc phát sinh ra những thứ không lành mạnh.

Cũng có cái tốt, cái xấu. Giờ xã hội phát triển nhưng casino hay thu hút giới trẻ ăn chơi. Với lại Đà Lạt xưa giờ yên bình mà giờ vậy đâm ra không còn yên bình nữa".

"Bây giờ mở cái đó (casino) ra là đã thấy một phức tạp rồi, sinh ra những cái này, cái kia tùm lum, không biết được".

Chia sẻ với báo Pháp luật Online ngày 11/2, Tiến sĩ Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia quy hoạch đô thị cho rằng lãnh đạo Đà Lạt không nên chọn một điểm du lịch, tham quan hấp dẫn như đồi Mộng mơ làm casino mà cần cân nhắc những nơi ít phát triển du lịch hơn để tránh lãng phí vì theo ông, nước ngoài hay chọn xây dựng casino ở những nơi không có tài nguyên hoặc ít cảnh quan.

Đây cũng là mong ước của một người dân địa phương :

"Theo tôi nghĩ không nên mở chuyện đó (casino). Quan niệm của ai không biết, còn quan niệm của tôi thì Đà Lạt nên để cho du lịch thiên nhiên, khí hậu và du lịch cảnh quan tươi đẹp mà thiên nhiên ưu ái cho Đà Lạt, người ta phải mở rộng để bảo tồn, đừng nên phá vỡ và hiện đại hóa quá".

Kế hoạch phát triển thành phố Đà Lạt được chia thành hai giai đoạn 2022-2023 và 2023-2030.

Trong đề xuất gửi UBND tỉnh Lâm Đồng, giới chức Thành phố Đà Lạt còn dự định xây dựng kế hoạch phát triển mô hình kinh tế đêm tại nhiều địa điểm như tầng hầm sân Golf Đà Lạt, khu Trung tâm Hòa Bình, công viên Trần Quốc Toản, khu dân cư Lữ Gia, khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, khu du lịch hồ Prenn, khu dân cư mới Cam Ly.

Nguồn : RFA, 04/04/2023

Published in Việt Nam
dimanche, 14 novembre 2021 22:37

Đà Lạt sẽ là thành phố gì ?

Lớn lên tại Đà Lạt suốt 7 năm, cuối thập niên 1960 đầu 1970 thế kỷ trước, xin mạn phép nhìn lại lịch sử thành phố này.

dalat1

Trung tâm Đà Lạt với hàng loạt công trình cao tầng, có khối tích lớn, khi xây dựng cơ quan chức năng xác định là những công trình điểm nhấn. Theo quy hoạch sắp tới, sẽ có 2 công trình cực lớn có số tầng (nổi trên mặt đất) 5-10 tầng (ảnh chụp năm 2019) – Ảnh : M.Vinh

Không phải để hoài cổ bằng mọi giá mà vì muốn biết với Đà Lạt, cả chính quyền, người mua nhà đất lẫn du khách muốn xem thành phố này là gì ?

Đà Lạt có còn như khi khai sinh được xác định là một thành phố nghỉ dưỡng, du lịch trên núi ?

Biết rằng chính quyền Đà Lạt cũng tỏ ra có nghiên cứu về gốc gác của thành phố này nên không dám múa rìu qua mắt thợ, chỉ góp vài ý đã nhặt được.

Cách đây gần 100 năm, thế hệ sau của thế hệ khai phá Đà Lạt đã đề ra một bộ quy định chung mới, theo đó "Đà Lạt sẽ là một trạm nghỉ dưỡng trên núi kiểu mẫu được thiết kế theo một quy hoạch tổng thể, dựa trên những kinh nghiệm đã thực hiện ở những nơi khác và dựa trên những kết quả mới thu được".

Không để thành phố "chết ngộp" !

Trong một bài đăng trên "Sự thức giấc kinh tế của Đông Dương : bản tin hằng tuần" (L’Eveil economique de l’Indochine : bulletin hebdomadaire, 21.10.1923), thế hệ quản lý lúc đó đã cho thấy khi đảm trách thành phố tương lai "hái ra tiền" này, người ta muốn Đà Lạt sẽ được xây dựng và phát triển như thế nào ?

Kế hoạch đô thị hóa năm đó vạch rõ : "Nhất thiết song cũng là dễ dàng thôi…, phải xác định quyền và nghĩa vụ của cộng đồng đối với người dân và ngược lại.

Nói một cách dễ hiểu, tất cả các sở hữu đất đai nằm trong vùng khuôn viên Đà Lạt sẽ được đặt dưới chế độ bảo hộ mà các điều khoản quy định đã được nghiên cứu sao cho tạo điều kiện thuận lợi và làm cho cuộc sống chung trở nên dễ chịu, và xóa bỏ càng nhiều càng tốt những khó khăn đến từ hàng xóm".

Quá rõ ràng, không để cho sự bùng nổ dân số tự nhiên hay cơ học hay sự bùng nổ đô thị hóa do đầu cơ phá nát Đà Lạt ! Xây dựng một Đà Lạt đáng sống trên tinh thần cộng đồng, không phải ai muốn sống như thế nào thì sống, muốn làm gì thì làm.

Quy định chung nêu rõ : "Người mua đất nhất thiết, sau khi tự mình nhận thức tình hình hiện tại, có thể biết những đảm bảo hỗ trợ nào dành cho họ trong tương lai" – nói cách khác, đầu tư mua nhà đất ở đây là vì biết đây là một trạm nghỉ dưỡng và để sống theo tinh thần đó.

Từ đó có thể thấy một yêu cầu cơ bản, cả cho Đà Lạt cũng như các khu villa đường Trần Cao Vân hay Duy Tân ở Sài Gòn trước đây : có tiền mua villa thì sống theo kiểu villa, đừng biến villa thành nhà hàng, quán xá.

Phá bỏ cái quy ước đó, khu villa sẽ thành khu chợ búa cả trong nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, đường sá, cống rãnh sẽ quá tải, thành phố sẽ "chết ngộp" !

Thẩm mỹ chung đến từ đâu ?

Quy định chung năm 1923 ghi rõ sẽ quản lý như thế nào : "Thay vì để mặc cho sự phân chia đất đai và chuyển nhượng đất đai một cách tùy tiện, theo ý thích của mỗi người, kế hoạch này được vạch ra có tính đến tương lai của thành phố, điều này sẽ tránh việc sau này phải sửa sai tốn kém, và thường là khó khăn nếu không muốn nói là không thể được, và đôi khi buộc bản thân phải chiều theo những tình huống rối rắm đối với sự phát triển tương lai của khu quy tụ dân cư này".

Quy định cũng đề cập việc quản lý việc xây dựng nhà cửa như thế nào, trên cơ sở gì : "Khía cạnh thẩm mỹ sẽ được xem xét. Trước khi xây dựng, tất cả các công trình xây dựng sẽ được Sở Kiến trúc các công trình xây dựng dân dụng kiểm tra và phê duyệt. Những dự án không đủ năng lực hoặc có thể làm tổn hại đến vẻ đẹp của Đà Lạt sẽ bị từ chối".

Chi tiết sau cùng này, tính thẩm mỹ, thiết nghĩ nên được nhìn và thấy theo định nghĩa và sự chấp nhận chung, ít nhất là của các nhà trường (từ phổ thông đến kiến trúc và mỹ thuật…) : còn nhớ những năm 1960 trong sách lịch sử, cuối một số bài học, thường có những bài đọc thêm về hội họa, kiến trúc giai đoạn đó, những gợi ý nghe nhạc của các nhà soạn nhạc giai đoạn đó…

Một thí dụ đơn giản là cấu trúc một nhà thờ kiểu Gothic, ngoài những khác biệt so với kiểu kiến trúc La Mã về chiều cao nhờ vào hai hàng cột chịu lực nâng đỡ nhau, sẽ có hình dạng của một cây thập giá mà cung thánh nằm ở đầu, hai cửa hông trên thanh ngang, phần còn lại của nhà thờ trên thanh dọc…

dalat2

Một góc Đà Lạt năm 1955 – Ảnh : Revue Indochine

Nhờ vào một nền giáo dục như thế, khái niệm thẩm mỹ sẽ là phổ quát (universel) cũng như các quyền công dân, không có chuyện ông thị trưởng hay quan nào đó muốn gọi cái ấm ớ nào đó là đẹp, thì cả thành phố phải hứng chịu cái chọn lựa "i-tờ-rít" đó, y hệt sở thích của một số chủ nhà khiến các kiến trúc sư phải sợ hãi !

Có thể thấy, thế hệ quản lý ở Đà Lạt thời đó rất ý thức : 1) cơn sốt đất đai đang và sẽ còn diễn ra để dự phòng những ứng phó chống lại sự chia lô tùy tiện ; 2) sự thu hút dân cư trong tương lai ; 3) những tổn thất không tài nào sửa sai một khi đã để cho "dĩ lỡ" hoặc do đã quyết định mà không màng tới tương lai hay tính thẩm mỹ chung.

Nói thì hay song làm có ra chi không ? Bài báo trên tỏ rõ sự dứt khoát Đà Lạt tương lai như thế nào, không thể nào "bôi bác" như "xóm bà Thái" tuốt cuối đường Trần Hưng Đạo ngoài kia được :

"Không thể chấp nhận trong một khu dành riêng cho nhà ở, xung quanh lại có thể có những cơ sở ồn ào hoặc nhếch nhác có thể làm xáo trộn sự tận hưởng yên bình một tài sản sở hữu mà người ta đến để tìm kiếm không khí trong lành và sự nghỉ ngơi.

Bất kỳ người mua đất nào cũng biết rằng xung quanh biệt thự của mình sẽ có những biệt thự khác tương tự, xung quanh cũng là những vườn cảnh với cây cối.

Trong các khu vực dành riêng cho nhà ở, tất cả các hoạt động thương mại, quán cà phê ồn ào và các cơ sở có thể thu hút những kẻ "bất mộ" sẽ bị cấm. Các cơ sở sau cùng này sẽ được tập hợp lại một cách riêng biệt trong các khu vực dành riêng cho mục đích này, tuy vẫn gần khu nhà ở".

Thành phố du lịch hay thành phố buôn bán vặt ?

Trên đây là vài nhặt nhạnh về Đà Lạt năm 1923. Trăm năm sau, tất nhiên không thể cứ là như thế tuy rằng trên thế giới, như có thể thấy đầy ở Châu Âu, rất nhiều thành phố nghỉ dưỡng trên núi hay ở biển vẫn giữ được hình dạng, phong thái, cung cách đó.

Câu hỏi đặt ra là : muốn Đà Lạt là một thành phố gì, một thành phố du lịch trên núi hay một thành phố buôn bán (nhỏ lẻ) chụp giựt ? Một thành phố du lịch trên núi không thể che khuất tầm nhìn của du khách bằng những ngôi nhà nhiều tầng, thậm chí cao tầng !

Paris vẫn là "kinh đô ánh sáng" nhờ khống chế chiều cao, chỉ dĩ lỡ một lần với vài cái tháp như tháp Montparasse ở quận 14, còn muốn xây nhà chọc trời ra khu La Défense ở bên ngoài Paris mà xây ! 30 năm trước đã đánh mất tầm nhìn đồi núi xanh tươi khi cho xây tường bít kín sân golf vì một dúm đôla rồi ! Còn muốn Đà Lạt là một "đống gạch", xin mời !

Đâu cũng "nhà hộp" thì còn gì Đà Lạt

Có thể so nội dung quy định của kế hoạch đô thị hóa năm 1923 ở Đà Lạt với câu chuyện các "a-giăng min đơ, min toa" ngày ngày đạp xe đi bắt kẻ vứt rác bậy cùng tinh thần ngăn nắp của dân cư băm sáu phố phường trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng đăng trên Hà Nội Báo năm 1936.

Chắc rằng tinh thần bộ máy công quyền năm 1923 không thể tệ hơn tinh thần năm 1936, nên Đà Lạt mới đã được như đã từng thấy, thậm chí sau này ở khu villa quanh Viện Pasteur hay trên đường Trần Hưng Đạo, hoặc trên đường Đào Duy Từ hướng ra Nha Địa dư mà thời Tây được thiết đặt là khu người Việt – những villa trên những lô đất vuông vức…

Điều khoản mang tên, xin lỗi, "Khu người An Nam" quy định rõ : "Phải dự trù những ngôi nhà biệt lập để cư ngụ và tránh những "nhà hộp" vốn sẽ chỉ được phép trong khu thương mại".

Danh Đức

Nguồn : Tuổi Trẻ online, 14/11/2021

Published in Diễn đàn

Tỉnh Lâm Đồng đã thống nhất chọn phương án nâng dinh Tỉnh trưởng nằm ở đồi Dinh (điểm cao nhất trung tâm Đà Lạt) cao hơn so với vị trí ban đầu 28m để thực hiện tổ hợp khách sạn cao tầng.

dalat00

Tỉnh Lâm Đồng đã thống nhất chọn phương án nâng dinh Tỉnh trưởng nằm ở đồi Dinh

2dalat2

cao hơn so với vị trí ban đầu 28m

Toà dinh thự là nơi ở và làm việc của tỉnh trưởng tỉnh Tuyên Đức trước đây. Căn biệt thự được người Pháp xây dựng khoảng trước năm 1910, với 2 tầng lầu, 1 tầng trệt. Một thời gian dài, dinh được dùng làm Bảo tàng Lâm Đồng.

Khi bảo tàng dời sang cơ ngơi lớn hơn thì dinh thự này bỏ hoang. Đến năm 2011, UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho một chủ đầu tư tôn tạo và sử dụng khai thác du lịch nhưng việc này vẫn chưa được thực hiện cho đến nay.

Cùng với rạp Hòa Bình, chợ Đà Lạt, khu dinh thự đẹp này là chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử tại Đà Lạt. Dấu vết vàng son kiến trúc của dinh thự vẫn khiến nhiều người say mê, tìm đến. Những cây cổ thụ được trồng cùng thời điểm xây dựng căn biệt thự cũng đóng vai trò hình thành nên sự độc đáo của khu Dinh tỉnh trưởng.

Đó là câu chuyện mà hổm rày được nhiều báo chí nhắc kể. Tuy nhiên xét về mặt địa chất, cần nói thêm rằng dường như phương án nâng dinh Tỉnh trưởng lên cao thêm 28 thước, là một mạo hiểm về kỹ thuật.

Ngay chân đồi Dinh là các tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi, Tăng Bạt Hổ, Trương Công Định, Phan Bội Châu.

Trong đêm 14-8/2021, chính quyền thành phố Đà Lạt đã di dời khẩn cấp 4 hộ dân đến nơi an toàn, do sụt lún nhà đất trong quá trình thi công giếng gom nước trong khu dân cư thuộc đường Trương Công Định.

Trước đó, ngày 26-4/2017, nhiều hộ dân trên đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 2, Đà Lạt bất ngờ phát hiện nhiều vết nứt nham nhở trong nhà và trên đường. Một số cánh cửa không đóng hoặc mở được vì bị xô lệch do bị ảnh hưởng bởi tình trạng nứt đất, một số nhà có hiện tượng nghiêng về phía sau. Vết nứt trên mặt đất còn xuất hiện tại vị trí của một số khách sạn khiến những người kinh doanh dịch vụ du lịch lo lắng.

Khu vực bị ảnh hưởng do tình trạng nứt đất kéo dài gần 100m, còn vết nứt trên mặt đất gần như song song với mặt đường Nguyễn Văn Trỗi dài khoảng 30m. Vài ngày sau, hiện tượng lún, nứt tiếp tục mở rộng, kéo dài, lan xuống các hộ dân ở đường Trương Công Định và đường Phan Đình Phùng, phường 2. Thời điểm đó, các cơ quan chức năng thống kê có tới 47 hộ với 219 nhân khẩu nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng sụt lún ; trong đó có 14 ngôi nhà bị nứt hoặc lún, 4 hộ bị ảnh hưởng nặng nhất đã phải di dời khẩn cấp.

Thời điểm đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S cho rằng, địa phương xác định đây là hiện tượng bất thường. Ông Phạm S thông tin, khu vực này không có công trình đang thi công, xe tải trọng lớn lưu thông ; không có việc đào hệ thống mương, cống và không nằm trong đới đứt gãy địa chất.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng gợi ý, nên xem xét thông tin phần lớn các công trình xây dựng tại khu vực này có kết cấu móng đơn, nếu một công trình kết cấu kém có thể kéo theo nhiều nhà và thông tin người dân cung cấp, cách đây khoảng 50 năm, khu vực này là bãi rác tự phát (!?)…

Tháng 3/2012, nhà ở của 15 hộ dân trong khu vực liền kề với dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại Dalat Center đã bị sụt lún và nứt, gần như bị hư hại hoàn toàn.

Nơi xảy ra vụ việc nằm ở đường Phan Bội Châu, ngay chân đồi Dinh. Hiện tượng đứt gãy địa chất xuất hiện khi đang thi công Dalat Center với 4 tầng hầm và 10 tầng nổi.

Cũng tại đường Phan Bội Châu, tháng 3/2021 một đợt lún, nứt đất đã xảy ra khiến nhiều nhà dân trong khu vực bị ảnh hưởng, di dời. Chính quyền thành phố Đà Lạt phải duy trì lệnh cấm xe tải, xe khách và tạm thời khắc phục bằng cách bơm bê tông vào vị trí nứt, sạt.

Các vụ nứt đất, "hố tử thần" hầu như chưa ghi nhận ở các vị trí khác tại Đà Lạt, tuy nhiên ngay trung tâm Hòa Bình và chân đồi Dinh thì các vụ lớn nhỏ liên tục xảy ra trong 10 năm nay và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đáng nói, khu trung tâm Đà Lạt là nơi có mật độ xây dựng dày đặc, lớn nhất Đà Lạt. Riêng tại khu vực này có 2 công trình cao tầng đồ sộ so với diện tích nhỏ hẹp của toàn khu : Dalat Center với 4 tầng hầm, 10 tầng nổi, khách sạn Bavico có 6 tầng, 252 phòng.

Theo quy hoạch chi tiết khu vực này do tỉnh Lâm Đồng công bố năm 2019 thì sẽ có thêm 2 công trình cao tầng xuất hiện : khách sạn L’Hôtel du Printemps Eternel, 10 tầng, nâng dinh Tỉnh trưởng lên khỏi mặt đất 28m, và trung tâm thương mại Hòa Bình có từ 3 đến 5 tầng nổi được xây dựng sau khi phá bỏ rạp Hòa Bình hiện tại.

Lâm Viên

Nguồn : VNTB, 03/11/2021

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2