Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vào ngày 18/11 đã đến thăm đồn Biên phòng Huổi Luông, xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu và dâng hương tại Nhà bia ghi tên các anh hùng liệt sĩ tại xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ, một trong những điểm nóng trong cuộc chiến biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vào tháng 2/1979.
Thủ tướng tại Nhà bia tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ hôm 18/11/2023 - Facebook/Thông tin Chính phủ
Truyền thông Nhà nước dẫn lời ông Chính tại cuộc họp với các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng nhấn mạnh "mỗi người dân là một cột mốc chủ quyền, xây dựng thế trận lòng dân, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân".
Ông Chính cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ biên giới quốc gia trong công tác bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia.
Người đứng đầu Chính phủ mong lực lượng Bộ đội Biên phòng quán triệt đường lối đối ngoại của đất nước trong tình hình hiện nay ; dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ môi trường hòa bình, ổn định biên giới, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ; phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm xuyên biên giới như buôn người, ma túy ; tô thắm thêm truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ" trong lòng nhân dân ; phối hợp với phía bạn xây dựng đường biên giới hòa bình, hợp tác và hữu nghị.
Trang Facebook của Chính phủ hôm 18/11 đưa tin và hình ảnh chuyến thăm của ông Chính tới Lai Châu và lễ viếng ở Nhà bia tưởng niệm. Theo Facebook của Chính phủ, "trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến tranh biên giới phía bắc năm 1979, đã có 33 người con của quê hương Lai Châu, lực lượng Biên phòng Lai Châu (trong đó có Đồn Biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng) và Trung đoàn 741 trực tiếp cầm súng, anh dũng chiến đấu, hy sinh trên mảnh đất này".
Báo Thanh Niên hồi tháng 2 năm nay cũng có bài viết về cuộc chiến Biên giới ở Lai Châu, một trong những nơi Trung Quốc đưa quân ồ ạt tấn công vào ngày 17/2/1979. Báo này dẫn số liệu của Bộ đôi Biên phòng Lai Châu cho biết, trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc, BĐBP Lai Châu đã hiệp đồng chặt chẽ với quân dân biên giới, anh dũng chiến đấu kìm chân địch, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội chủ lực tiêu diệt đánh thắng quân xâm lược. Kết quả đã tiêu diệt 2.434 tên, 2 xe tăng, nhiều phương tiện chiến tranh và loại khỏi vòng chiến đấu nhiều tên khác.
Việc các lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ Việt Nam thắp hương tại các nghĩa trang liệt sĩ trong các cuộc chiến chống Trung Quốc không được diễn ra thường xuyên, liên tục trước đây, ít nhất là điều này cũng không được truyền thông Nhà nước đưa tin thường xuyên.
Phần lớn các cuộc tưởng niệm thường do người dân, những người hoạt động xã hội tự động tổ chức ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng một số cuộc tập trung như vậy đã bị chính quyền địa phương can thiệp, giải tán.
Hôm 28/5 vừa qua, ông Phạm Minh Chính làm lễ dâng hương tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đây là nơi yên nghỉ của hơn 1.870 liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, theo báo Nhà nước.
Hôm 26/1/2022, ông Chính cũng đến thăm hương tại Đài tưởng niệm Pò Hèn. Theo báo Nhà nước, đây là nơi cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng 209, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh và cán bộ Lâm trường Hải Sơn, nhân viên thương nghiệp Móng Cái đã ngoan cường chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc trong cuộc chiến biên giới ngày 17/2/1979.
Nguồn : RFA, 19/11/2023
Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Việt Nam, lại nói về nét đẹp văn hóa, về truyền thống, về tinh thần, về khát vọng Việt Nam(1). Tại "Hội nghị Tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực văn hóa toàn quốc 2023" vừa được tổ chức ở Hà Nội, ông Chính lập lại lời ông Hồ Chí Minh :Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ Văn hóa soi đường cho quốc dân đi...
Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Việt Nam, lập lại lời ông Hồ Chí Minh :Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ Văn hóa soi đường cho quốc dân đi... Hình minh họa.
Bởi đảng của ông Chính đột nhiên quan tâm đến truyền thống văn hóa, lôi "Đề cương văn hóa Việt Nam" do ông Trường Chinh soạn thảo và công bố năm 1943 ra phủi bụi, rồi tổ chứcHội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai (11/2021), cách Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất(11/1946) tới 75 năm và khẳng định văn hóa là "nền tảng tinh thần", là đuốc "soi đường" nên cần ngẫm nghĩ xem vì sao lại thế...
***
Vài tuần qua, nhiều người sử dụng mạng xã hội chỉ trích kịch liệt việc các cơ quan truyền thông tiếp tục khai thác những đề tài kiểu như "Hoa hậu Diễm Hương bị rắn bò ngang bụng lúc đang ngủ, rùng mình nghe dân tình ‘phán’ điều đáng sợ" (2), "Xôn xao clip người đàn ông dòm váy cô gái chụp ảnh trên phố Phan Đình Phùng" (3), "Khánh Thi khó ngủ, mệt mỏi ở tháng cuối thai kỳ, Phan Hiển xoa bụng vợ cực đáng yêu" (4)...
Bất kể kinh tế suy thoái chưa thấy điểm dừng, xã hội hỗn loạn, tất cả các giới bi quan vì bế tắc về đủ mọi khía cạnh, hệ thống truyền thông chính thức vẫn tiếp tục né tránh, không những không chạm vào những vấn đề nóng nhất, gây bức bối nhất mà còn tiếp tục dẫn dắt công chúng, đặc biệt là giới trẻ chú tâm vào phần mà một số chuyên gia tâm lý từng khái quát là "đóng hộp những chuyện tầm phào" để "đánh từ thắt lưng trở xuống".
Hiểu biết về môi trường sống quanh mình vốn là một nhu cầu mang tính bản năng. Nếu khuyến khích các yếu tố tích cực, nhu cầu này sẽ tạo thêm động lực cho sự phát triển của các cá nhân và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Vì nhiều lý do, thiên hạ có thể tìm - biết những sự kiện rất lớn, ở rất xa, phạm vi tác động trên bình diện rất rộng song lại không rành những chuyện rất nhỏ, rất lặt vặt, thậm chí tầm phào, xảy ra quanh họ. Truyền thông kiểu "lá cải" ra đời nhằm "đóng hộp những chuyện tầm phào" để bù đắp khiếm khuyết này.
"Đóng hộp những chuyện tầm phào" có thể được khai thác như một chiến thuật trong tâm lý chiến để "đánh từ thắt lưng trở xuống". Xưa nay, phần dưới thắt lưng vẫn thường được dùng để ám chỉ những nhu cầu thuần túy bản năng. Trong tâm lý chiến, "đánh từ thắt lưng trở xuống" là cách gọi việc khai thác tối đa những "chuyện tầm phào" để tạo ra sự hoang mang, nghi ngại, tâm trạng bất an, sự bất bình với thực tại, kể cả sự sợ hãi, trốn chạy thực tại.
"Đánh từ thắt lưng trở xuống" còn có thể sử dụng để thủ tiêu những khát vọng, nỗ lực hướng thượng, sự quan tâm và mong muốn đóng góp, thay đổi môi trường sống, không gian sống theo hướng tích cực hơn so với hiện tại, khiến đối tượng chỉ còn quan tâm đến việc tìm kiếm, tự thỏa mãn những nhu cầu cá nhân (ăn, ở, hưởng lạc...). Khi nhiều cá nhân chỉ còn quan tâm đến việc thỏa mãn các nhu cầu của riêng họ, tinh thần của một cộng đồng sẽ lệch lạc, tương lai của một xứ sở sẽ sụp đổ.
***
Hoạt động nghề nghiệp của hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam như đã biết và đang thấy là hệ quả của "quy hoạch báo chí", sắp đặt nhân sự lãnh đạo báo chí để bảo đảm sự "ổn định chính trị". Không chỉ báo chí, cung cách quản trị - điều hành xã hội cùng với nỗ lực chống "tự diễn biến, tự chuyển hóa" để duy trì sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng CSVN đã tạo ra những thế hệ mà đa số thành viên không còn bận tâm đến thời cuộc, xem bất công, bất toàn như điều đương nhiên, xem phản biện hay vận động để tạo ra những thay đổi theo hướng tích cực hơn là "phản động" và "phản bội". Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đang ra sức quảng bá cho việc đang soạn thảo "Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045" nhằm "xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh với trọng tâm là bả o tồn, phát huy và nhân lên các giá trị văn hóa, truyền thống quý báu của dân tộc".
Làm sao có thể đạt được mục tiêu đó khi cung cách – quản trị điều hành xã hội vẫn chỉ nhằm thủ tiêu các ý kiến khác biệt và những đề nghị trái với chủ trương, đường lối vốn đầy dẫy sai lầm bằng luật hình sự, thay vì thừa nhận "tự diễn biến, tự chuyển hóa" là quy luật sinh tồn, nhờ vậy nhân loại mới tồn tại và phát triển thì lại liên tục khẳng định đó là nguy cơ phải chống đến cùng ? Làm sao có thể đạt được mục tiêu đó khi hệ thống truyền thông chính thức được sắp đặt theo hướng chỉ cổ xúy để các cá nhân, đặc biệt là giới trẻ xem việc làm sao để có thể "ăn ngon, mặc đẹp", có thể chứng minh mình "sành điệu" là lý tưởng của cuộc đời ?
Việc lôi "Đề cương văn hóa Việt Nam" ra phủi bụi, tổ chứcHội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra trong bối cảnh "đạo đức cách mạng" không những đã hết thiêng mà còn đang làm cho công chúng nôn thốc, nôn tháo. Suy tôn "truyền thống văn hóa", nâng lên thành "nền tảng tinh thần", thành đuốc "soi đường" không phải vì truyền thống cũng chẳng phải vì văn hóa mà vì cần dùng cả hai để ghép vào, tạo ra "văn hóa góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh với cái xấu, cái ác, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi tiêu cực ; truyền cảm hứng, cổ vũ, lan tỏa các giá trị cao đẹp của dân tộc, của con người trong xã hội". Lôi "truyền thống văn hóa" ra xài với tâm thế đó, nhào nặn "nền tảng tinh thần" của dân tộc theo kiểu đó, "soi đường" với tham vọng vô lối đó, bất chấp nguy hại thế nào đối với dân trí, dân khí, dân sinh là có công hay phạm tội "đại nghịch bất đạo" ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 05/09/2023
Chú thích
Liệu Phạm Minh Chính có thoát khỏi vòng vây ?
Năm 2022, Tổng Trọng bất ngờ đưa ra khái niệm chống tham nhũng "nhân văn, tình lý" ; kết quả là Quốc hội và Trung ương Đảng họp bất thường hai lần để phế truất hai Phó Thủ tướng và Chủ tịch nước. Tháng 5 này, trước kỳ họp Ban chấp hành Trung ương giữa nhiệm kỳ và kỳ họp Quốc hội lần thứ VII, Tổng Trong lại hai lần nhắc đến khái niệm chống tham nhũng "nhân văn, tình lý". Nhiều chỉ dấu cho thấy tầm ngắm "nhân văn" đang hướng vào Phạm Minh Chính.
Tổng Trọng chính là sâu chúa trong bầy sâu tham nhũng, ăn vào lĩnh vực béo bở nhất là tham nhũng quyền bính.
Ngược lại với chỉ đạo rào đón của Tổng Trọng là chống tham nhũng để làm trong sạch đảng, không phải thanh trừng phe phái, đấu đá nội bộ, người dân dư hiểu rằng trong cuộc chơi chống tham nhũng "nhân văn" này sẽ nhằm vào một nhân vật cộm cán, có thế lực mạnh nào đó không cùng phe "người đốt lò vĩ đại". Bản chất của chế độ độc tài, toàn trị là nhằm sản sinh và nuôi dưỡng tham nhũng thì làm sao có chuyện chống tham nhũng thật lòng.
Sâu chúa xử sâu con !
Chỉ riêng việc ngồi xổm trên điều lệ đảng, bám ghế Tổng bí thư suốt ba nhiệm kỳ, Tổng Trọng chính là sâu chúa trong bầy sâu tham nhũng, ăn vào lĩnh vực béo bở nhất là tham nhũng quyền bính. Tay chân bộ hạ thân tín nhất của Tổng Trọng trực tiếp gom củi đốt lò như cố Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương Nguyễn Bá Thanh là sâu gộc với biệt phủ, đất đai, lăng mộ nguy nga đồ sộ. Trùm công an tay kiếm bạo tàn của đảng thì ăn bò dát vàng giá hàng ngàn đô. Mấy ngày trước đây, báo chí "lề phải" vô tình đưa hình ảnh Nguyễn Văn Yên, phó trưởng Ban Nội Chính Trung Ương, đeo đồng hồ Patek Philippe World Time Mecca, giá trị hàng trăm ngàn đô la, sau đó phải xóa đi. (1)
Không thể nào nhầm lẫn, hay ảo tưởng là Tổng Trọng đốt lò để chống tham nhũng. Trong chế độ toàn trị cộng sản, luật pháp, bầu cử, báo chí, quyền được nghe, được biết của người dân chỉ là công cụ, là món đồ chơi của các nhóm lợi ích mạnh nhất đang cầm quyền. Chống tham nhũng hay công cuộc "đốt lò" chỉ là công cụ để các nhóm lợi ích hay cá nhân cầm quyền nhân danh, sử dụng để thanh trừng đối thủ, cũng cố, duy trì lợi ích, vị thế độc tôn của nhóm hay cá nhân. Điều đó thể hiện rõ trong cùng một hành vi, một vụ án, những đồng phạm vai trò mức độ ngang nhau lại có mức án khác nhau rất xa, thậm chí có can phạm lại đóng vai người xét xử.
Không thể nào nhầm lẫn, hay ảo tưởng là Tổng Trọng đốt lò để chống tham nhũng. Trong chế độ toàn trị cộng sản, luật pháp, bầu cử, báo chí, quyền được nghe, được biết của người dân chỉ là công cụ, là món đồ chơi của các nhóm lợi ích mạnh nhất đang cầm quyền. Chống tham nhũng hay công cuộc "đốt lò" chỉ là công cụ để các nhóm lợi ích hay cá nhân cầm quyền nhân danh, sử dụng để thanh trừng đối thủ, cũng cố, duy trì lợi ích, vị thế độc tôn của nhóm hay cá nhân. Điều đó thể hiện rõ trong cùng một hành vi, một vụ án, những đồng phạm vai trò mức độ ngang nhau lại có mức án khác nhau rất xa, thậm chí có can phạm lại đóng vai người xét xử.
Kích động dư luận trước khi dứt điểm
Mới đây, Tổng Trọng lại dồn dập kích động đốt lò. Ngày 10/5 vừa qua, Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng trung ương họp sơ kết và triển khai chỉ đạo mới. Theo đó, Thường trực Ban Chỉ đạo đưa ra yêu cầu rất xôm tụ là tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với tinh thần "kiên quyết, kiên trì, không nghỉ, không ngừng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai".
Tổng Trọng phát biểu kết luận cuộc họp này cùng giọng điệu long trọng đó nhưng lại hé thêm cánh cửa hẹp "Các vụ việc xử lý nghiêm nhưng thuyết phục, nhân văn,nhân ái, có tình, có lý, xem xét, cân nhắc nhiều mặt chứ không phải là "cua cậy càng, cá cậy vây" hay là chỉ nhìn phiến diện, một chiều" (2).
Xử lý tham nhũng nghiêm nhưng "nhân văn, nhân ái, có tình có lý" là xử như thế nào ? Ai sẽ được xử "nhân văn" như vậy khi dư luận cả nước đang phẫn uất bản án 5 năm tù cho cô giáo Lê Thị Dung về tội chi sai nguyên tắc 45 triệu đồng trong 5 năm ? Thông thường trong nhiều trường hợp khác, như với các dự án nghìn tỷ trùm mền hay công trình đình đám xuyên thế kỷ đường sắt Cát Linh – Hà Đông đội vốn hàng chục ngàn tỉ, lỗ lả mỗi năm hàng trăm tỉ, chưa thấy ai bị xử lý hành chính, nói gì đến hình sự. "Nhân văn, nhân ái" chắc không dành cho dân đen, cán bộ cấp thấp. Chuyện đảng đập chuột không được vỡ bình, âm thầm nhẹ tay nâng niu quan chức tham nhũng cấp cao xưa nay không phải là chuyện hiếm.
Ngày 13/5, mượn diễn đàn cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội, Tổng Trọng đã đay nghiến sâu cay những kẻ tham nhũng nào đó cao cơ chạy làng mất biệt và kẻ có liên quan : "Cán bộ, nhất là khi có quyền, có chức dễ lợi dụng để chấm mút, đó là nói nhẹ, nói nặng là ăn cắp, ăn cướp của dân. Cấu kết với nhau nhằm tham nhũng, tiêu cực, hư hỏng, làm cho Đảng mất uy tín, làm cho Nhà nước mất uy tín". Trọng đe nẹt "nhưng trốn cũng không được đâu. Ta sẽ xử vắng mặt và tòa đã xử vắng mặt rồi". "Khi anh không còn là công dân mà đã trở thành tội phạm thì các nước không có quyền chứa chấp".
Ấy vậy rồi Tổng Trọng xuống giọng hé ra tiền lệ : "Một điểm mới được thực hiện trong thời gian qua, là đã cho rất nhiều cán bộ, kể cả cấp cao thôi chức và khuyến khích xin thôi. Nói rõ toẹt là cho hạ cánh an toàn : ‘Nếu đã vi phạm, thấy tay nhúng chàm rồi tốt nhất xin thôi. Thực tế ta đã xử lý rồi. Đó là nhân văn, nhân ái, nhân tình, mở đường cho mà tiến bộ, đâu phải cứ cốt xử nặng. Hiện nay việc này đã tạo sức răn đe, cảm hóa rất lớn, đi vào nề nếp ở các cấp, các ngành’". (3)
Tức là bên cạnh những can phạm bị đưa ra tòa, sẽ có can phạm được xử theo tình, theo giá trị "nhân văn". Thật ra xử dân theo luật, xử cán bộ theo tình không phải mới, mà đã là bản chất của nhà sản. Có điều, nó mới được công khai năm 2022 như là sản phẩm sáng tạo của cái "lò Tổng Trọng".
Thông điệp cho hạ cánh an toàn !
Trung ương đảng và Quốc hội phải hai lần họp bất thường để hợp pháp hóa cho hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam và Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc được thôi chức vụ mà lý do công bố rất mơ hồ và lúng túng. Dư luận lại bức xúc với câu hỏi, ai là trùm cuối của vụ án test kit Việt Á, ai chiếm 80% vốn cổ phần Việt Á, số tiền bôi trơn 800 tỉ đi về đâu khi số liệu tham nhũng của các can phạm là quan chức được công bố cộng dồn lại chưa quá 100 tỷ đồng ?
Việc xử lý "nhân văn", bí mật trong nội bộ đảng này đã dẫn đến hệ quả ,báo chí đồng loạt tường thuật Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố bản thân và gia đình trong sạch, sau đó lại đồng loạt xóa đi.
Như vậy, chính sách chống tham nhũng "nhân văn" này chỉ dành "ưu đãi" những cán bộ cấp cao nhất, cao hơn tầm UVBCT như Đinh La Thăng hay Ủy viên Trung ương như Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh, vẫn phải đi "chăn kiến" trong tù sau phiên họp bất thường của Trung Ương Đảng, Quốc hội. Với tầm cao ấy, tín hiệu đầu tiên cho thấy viên đạn "nhân ái" đang hướng về Phạm Minh Chinh, nhân vật duy nhất còn lại trong tứ trụ không phải là tay chân của Tổng Trọng.
Tuyên bố nóng hổi dồn dập về "công cuộc đốt lò" nghiêm khắc mà "nhân văn, tình lý" của Tổng Trọng và ban bệ chống tham nhũng của đảng không chỉ bộc phát nhất thời, mà đã được chuẩn bị từ trước bằng nhiều bước đi tuần tự như một thế trận cờ vây, dồn đối thủ không cho nó thoát.
Thế trận bủa vây
Khuyết điểm về trách nhiệm của Phạm Minh Chính trong vai trò điều hành chính phủ thì chất chồng như núi.
Từ năm 2022, đại tá Đinh Văn Nơi được điều từ An Giang ra làm Giám đốc công an Quảng Ninh, vùng đất phát tích của Phạm Minh Chính. Nhiều vụ án tham nhũng, quan chức tay chân em út của Phạm Minh Chính từ chủ tịch thành phố Hạ Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh bị khởi tố, bắt giam.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch AIC, bị án đang bỏ trốn trong vụ vi phạm chế độ đấu thầu bệnh viện Đồng Nai tiếp tục bị điều tra về hành vi "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Công ty AIC và Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh. Trong vụ án này, ông Nguyễn Anh Dũng – giám đốc Công ty cổ phần bất động sản Phúc Hưng – là anh trai của bà Nhàn cũng bị khởi tố. Bà Nhàn và AIC đã phát triển mạnh và trúng thầu nhiều công trình quan trọng trong thời gian ông Chính là bí thư Quảng Ninh.
Báo chí nước ngoài đưa tin, bà Nhàn là môi giới trong các hợp đồng mua bán vũ khí giữa Việt Nam – Israel trị giá hàng tỉ đô la, thậm chí có thông tin cho rằng, bà Nhàn là vợ nhỏ ông Chính. Thông tin báo chí trong nước trước đó cho thấy bà Nhàn sát cánh ông Phạm Minh Chính trong nhiều sự kiện quan trọng. Vụ án bà Nhàn và các quan chức Quảng Ninh là đòn rút mây động rừng, đào đất dưới chân Thủ tướng.
Lời đe nẹt của Tổng Trọng khi tiếp xúc với cử tri về việc bà Nhàn trốn đâu cho thoát và câu nhắn nhủ "tay đã nhúng chàm thì tốt nhất xin thôi" hẳn là thông điệp gửi đến ngài Thủ tướng chứ không ai khác. Đồng thời những thông điệp được nhắc đi nhắc lại nhiều lần ngay trước hội nghị trung ương giữa nhiệm kỳ và kỳ họp thứ VII của Quốc hội cũng là sự định hướng công khai cho các ủy viên trung ương và đại biểu Quốc hội thi hành đòn quyết định cuối cùng là bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên Bộ Chính trị và Ban bí thư, các chức danh do Quốc hội bầu trong kỳ họp lần này.
Bỏ phiếu tín nhiệm là chiêu thức được Tổng Trọng ấp mưu chuẩn bị từ nhiều năm trước để hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2012 và đã từng bị phản đòn đau điếng đến mức Tổng Trọng phải nghẹn ngào rơi nước mắt. Tình thế lúc ấy lực lượng của Thủ tướng, Ban chấp hành Trung ương còn quá đông. Lò vừa mới nhóm, uy thế Tổng Trọng chưa đủ mạnh để nhất hô bá ứng. Lần này, sau hai nhiệm kỳ rưỡi nắm ngôi thiên tử, với những đợt luân chuyển cán bộ, hai kỳ đại hội, Tổng Trọng vững tin đã nắm trong tay tuyệt đại đa số ủy viên trung ương.
Trong nhiệm kỳ trước chỉ việc xử lý kỷ luật Tất Thành Cang của thành Hồ, một con hạm ăn đất nhân dân oán ghét tận xương đã có đến gần 30% ủy viên không đồng thuận. Nhưng trong nhiệm kỳ này, ngay với kẻ đứng thứ nhì trong tứ trụ, ủy viên Bộ Chính trị nhiều khóa như Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Trọng quật ngã nhẹ nhàng như vặt cổ gà.
Về kỹ thuật, quy định bỏ phiếu tín nhiệm trước đây còn chung chung, không gắn liền mới mức xử lý. Lần này, từ tháng 2/2023, Tổng Trọng đã giao Võ Văn Thưởng ký văn bản số 96, quy định mới đã chặt chẽ hơn về tổ chức thực hiện. "Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn. Xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định.
Những trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm. Đối với người được lấy phiếu tín nhiệm ở hai nơi thì việc đánh giá tín nhiệm đối với cán bộ sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở xem xét tổng thể kết quả phiếu tín nhiệm ở từng nơi".
Nếu số phiếu lọt vào khung nào, sẽ áp dụng ngay mức xử lý đó, khỏi bàn cãi, quanh co.
Khuyết điểm về trách nhiệm của Phạm Minh Chính trong vai trò điều hành chính phủ thì chất chồng như núi. Thủ tướng có đến 2 phó bị cách chức, hàng tá Bộ Trưởng, Chủ Tịch UBND tỉnh bị bắt giam, kỷ luật. Kinh tế đất nước bết bát, GDP giảm thê thảm, địa ốc đóng băng, có nguy cơ vỡ bóng, tài chính tín dụng bết bát… Cộng thêm những dính dấp cá nhân với Nguyễn Thanh Nhàn và các quan chức Quảng Ninh mà chứng cứ đang trong tay Tô Lâm, Hồ Chí Minh có sống dậy chắc cũng không cứu nổi Phạm Minh Chính.
Điều buồn cười là, nếu việc bỏ phiếu tín nhiệm nhằm làm trong sạch bộ máy vì nước vì dân thì rất cần công khai cho quốc dân được biết, nhưng rõ là không phải như vậy nên quy định 96 đóng khung "Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư được công khai trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng" (4).
Nhạt hơn bóng đá Sea Games
Trận địa truất phế chức vụ Thủ tướng còn chuẩn bị sẵn phiên xử thứ hai là kỳ họp Quốc hội thứ 7. Quốc hội sẽ họp tập trung và tiến hành họp theo 2 đợt. Đợt 1 kéo dài 17 ngày, từ 22/5 đến 10/6. Đợt 2 diễn ra trong 5 ngày, từ 19/6 đến 23/6.
Chương trình nghị sự dự kiến ngay trong ngày làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ họp riêng để quyết định công tác nhân sự (5).
Quốc hội sẽ quyết định nhân sự nào khi Chủ tịch nước mới vừa bầu, các Phó thủ tướng mới vừa bổ nhiệm ? Chắc hẳn không chức nào khác ngoài Thủ tướng !
Rõ ràng hơn nữa đến mức sỗ sàng, dậu chưa đổ mà bìm đã leo. Nhà nước cộng sản vốn rất khệnh khạng tô vẽ hình ảnh của lãnh tụ. Sự có mặt, vị trí đứng trong hình ảnh trên báo chí qua các sự kiện quan trọng là sự thể hiện vai trò quyền lực được tuyên giáo kiểm soát nghiêm ngặt. Theo luật bất thành văn tất cả báo chỉ được sử dụng hình ảnh của TTXVN và Báo Nhân Dân. Trong hội nghị giữa nhiệm kỳ, Phạm Minh Chính vẫn được giao đọc một báo cáo nhưng trên trang tin TTXVN và tất cả các tờ báo không có hình ảnh cận cảnh của Phạm Minh Chính. Hầu hết các báo đăng long trọng hình tam trụ : Nguyễn Phú Trọng, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ. Thậm chí có báo còn đăng cả hình ảnh tam trụ + 1 là Nguyễn Văn Nên như một dự báo !
Điều đáng nói là dư luận mạng xã hội hoàn toàn thờ ơ với màn diễn cung đình này và dành thời gian, cảm xúc cho kết quả chung kết bóng đá SEA GAMES 32.
Điều đáng nói là dư luận mạng xã hội hoàn toàn thờ ơ với màn diễn cung đình này và dành thời gian, cảm xúc cho kết quả chung kết bóng đá SEA GAMES 32.
Gió Bấc
1. https://www.nguoi-viet.com/nvtv-tin-tuc/tv-breaking-news/pho-ban-noi-chi...
2. https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tong-bi-thu-chu-tri-cuoc-hop-phong-...
3. https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-can-bo-neu-da-vi-pham-thay-tay-nhung-cham...
4. https://tuoitre.vn/print/ban-chap-hanh-trung-uong-se-lay-phieu-tin-nhiem...
5. https://tuoitre.vn/quoc-hoi-hop-ky/5-truc-tiep-bao-dam-dieu-kien-hop-ve-...
Tổng Trọng tọa sơn quan hổ… thịt ?
Năng lực của chính quyền cộng sản đến đâu thì người dân không xa lạ gì nữa. Từ đại dịch, Chính phủ đã triển khai nhiều gói cứu trợ, nhưng cuối cùng thì bị tắc nghẽn. Tiền gần như không đến được tay người dân. Thực tế đã rõ mồn một, tuy nhiên, với vai trò là người đứng đầu Chính phủ, ông Phạm Minh Chính không biết nơi nào làm nghẽn nguồn tiền cứu trợ đấy. Ông lãnh đạo Chính phủ cứ như "gà mắc tóc", không biết gỡ rối vấn đề, khai thông dòng tiền trợ cấp.
Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng chính phủ
Dịch bệnh rồi cũng qua, nhưng căn bệnh để nghẽn dòng tiền của Chính phủ vẫn còn đang rất nặng. Năm 2022 là năm đã hết dịch, nhưng nguồn tiền đầu tư công không giải ngân hết, mà vẫn còn nghẽn rất nhiều.
Đến đầu năm 2023, ông Phạm Minh Chính đã lập 5 tổ công tác với 3 Phó Thủ tướng và 2 bộ trưởng. Đó là các ông Trần Lưu Quang, ông Lê Minh Khái và ông Phạm Hồng Hà là 3 Phó Thủ tướng, cùng với 2 ông Bộ trưởng là Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng với ông Hồ Đức Phớc là Bộ trưởng Bộ Tài chính, đi dạo khắp nơi để khai thông nguồn vốn bị nghẽn.
Cả 5 ông đã xuất quân thực hiện nhiệm vụ, nhưng rồi câu chuyện cũng không có gì mới. Dòng tiền này bị nghẽn bằng nhiều nút thắt li ti, cho nên 5 ông này không thấy hết để khai thông, mà có thấy thì khai thông cũng không hết, bệnh nghẽn dòng tiền đầu tư công rồi đâu cũng vào đấy. Với thể chế này, với bộ máy này thì không bao giờ thay đổi được gì.
Tiền như là máu của nền kinh tế, nếu nó không được lưu thông thì nền kinh tế Việt Nam xanh xao gầy guộc là điều khó tránh khỏi. Việc để dòng tiền đầu tư công bị nghẽn, chẳng khác nào bệnh "nghẽn động mạnh" trong cơ thể sinh học vậy.
Năm 2023, bệnh "nghẽn động mạch" vẫn không thể nào chữa trị được, thì ông Phạm Minh Chính lại tự làm khó cho mình. Đấy là ông thúc đẩy gói tín dụng 120.000 tỷ để thực hiện dự án 1 triệu căn nhà ở xã hội, mà ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ấp ủ từ năm 2020 đến nay.
Dự án 1 triệu căn nhà ở xã hội của ông Nguyễn Thanh Nghị được xem như là "nhiệm vụ bất khả thi". Tuy nhiên, Nguyễn Thanh Nghị quyết làm và ông Phạm Minh Chính đã sớm lên tiếng ủng hộ. Ông Chính ủng hộ dự án này và đã cho triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ để giải quyết. Đây có thể nói là hành động tự leo lên lưng cọp của ông Phạm Minh Chính. Bởi dự án này được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước phân tích là một ca vô cùng khó cho ông Phạm Minh Chính. Nếu thất bại, thì những kẻ ngự trên cao quan sát sẽ không bỏ lỡ cơ hội để thịt luôn sự nghiệp chính trị của ông Thủ tướng.
Ông Nguyễn Phú Trọng đang quan sát xem ông Thủ tướng Phạm Minh Chính triển khai gói 120.000 tỷ này ra sao. Đằng sau ông Nguyễn Phú Trọng là ông "đệ tử ruột", chuyên gia về tài chính Vương Đình Huệ, cũng quan sát tìm "tử huyệt" và báo cáo với ông Tổng.
Ngày 6/4, trang Vietnam+ có bài viết "Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng : Sẵn tiền vẫn khó giải ngân". Ngày 6/8/2022, báo Tuổi Trẻ cũng có bài viết "Làm nhà ở xã hội : Doanh nghiệp có đất, tiền, nhưng nản vì thủ tục". Và hầu hết những chuyên gia đều rất dè dặt khi nói về tính khả thi của dự án này. Căn bệnh "nghẽn động mạch" của Chính phủ Việt Nam là căn bệnh kinh niên, cho tới nay vẫn chưa thể giải quyết được.
Vấn đề giải ngân không giải nổi, thì việc ông Phạm Minh Chính bị chính sách nhà ở xã hội của ông Nguyễn Thanh Nghị quật, chỉ là vấn đề thời gian. Lúc đó ông Tổng ở vị thế trên cao, không phải "tọa sơn quan hổ đấu" nữa, mà là "tọa sơn quan hổ thịt" người đang cưỡi trên lưng nó, khi nhào đầu xuống đất. Một dự án rầm rộ, tuy nhiên, đấy chỉ là bản tính quen thuộc của chính quyền Cộng sản, khua chiêng khua trống những ngày đầu, rồi sau đó lại bỏ dùi thôi.
Thu Phương (Tổng hợp)
Tham khảo :
https://www.vietnamplus.vn/goi-tin-dung-120000-ty-dong-san-tien-van-kho-giai-ngan/855728.vnp
Tại sao không điều Phạm Minh Chính sang ghế Chủ tịch nước rồi cho "xử" ?
Thu Phương, Thoibao.de, 14/02/2023
Cho đến nay, ghế Chủ tịch nước đã quật ngã được 2 người, người đầu tiên là ông Trần Đại Quang, ông Quang mất mạng, còn người thứ nhì là ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Phúc chỉ mất chức. Vì sao "phe mạnh" là ưa triệt người đang ngồi ở vị trí Chủ tịch nước ? Bởi ghế Chủ tịch nước thực tế là hữu danh vô thực, như chim không có lông cánh nên không còn khả năng sinh tồn. Vì thế điều "nạn nhân" sang chiếc ghế này thì dễ ra tay nhất.
Nguyễn Xuân Phúc từ ghế Thủ tướng bị đẩy sang ghế Chủ tịch nước rồi bị "ra tay"
Có người cho rằng, nếu ông Nguyễn Xuân Phúc mà còn ở cương vị Thủ tướng, thì chưa chắc gì ông bị hạ như ngày 18/1 vừa qua. Bởi ghế Thủ tướng được xếp dưới ghế Chủ tịch nước, nhưng có thực quyền hơn nhiều. Như ông Nguyễn Tấn Dũng một thời làm Thủ tướng, có ai làm gì được ông khi ông còn ở cương vị Thủ tướng đâu ?
Từ ngày 18/1 đến nay gần 1 tháng, nhưng ghế Chủ tịch nước vẫn trống, bởi ông Tô Lâm đang cố bám vào ghế Bộ trưởng Bộ Công an để được an toàn. Với quyền bính trong tay, với hàng triệu công an trong tay, với ngân sách đến 5,2 tỷ đô la cho năm 2023, thì ông Tô Lâm có đủ. Có sức mạnh vũ lực, nắm quyền bổ nhiệm giám đốc công an các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, đã giúp ông Tô Lâm đưa tay chân thân tín lót ổ tại các địa phương. Với ngân sách 5,2 tỷ đô la cho một năm thì quyền lợi kinh tế có được từ ghế bộ trưởng là không thể nào kể ra cho hết.
Ông Tô Lâm bị đề nghị ngồi vào ghế Chủ tịch nước, khi mà tấm gương Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc còn sờ sờ ra đó. Khi ngồi vào ghế Chủ tịch nước, ông Tô Lâm bị "trả thù" thì làm sao ông đỡ ? Có thể nói rằng, nếu ông Tô Lâm ngồi vào ghế Chủ tịch nước, thì ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không ra tay, tuy nhiên, vì ông Tô Lâm có quá nhiều kẻ thù nên nếu ông ngồi vào chiếc ghế không thực quyền thì bao giờ cũng không an toàn.
Thoibao.de nhận được thông tin từ người giấu tên đang công tác trong bộ máy chính quyền cộng sản cho biết, ông Tổng bí thư đang "thừa thắng xông lên", muốn làm tiếp vố thứ nhì dọn đường quan lộ cho "đệ tử" Vương Đình Huệ. Tuy nhiên, ông Tổng đang loay hoay chưa biết đưa ra chiến lược nào để hiện thực hóa ý đồ mà thôi. Hành động xua quân đánh vào AIC khi ông Phạm Minh Chính đang đi công du tại Singapore cho thấy chiêu thức quen thuộc, chiêu thức đấy tương tự như chiêu thức đã sử dụng đối với ông Nguyễn Xuân Phúc, khi ông đi công du Indonesia hồi tháng 12/2022 cùng với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Từ ngày 13 đến ngày 15/2, Phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra để xem quyết định về nhiều nội dung quan trọng, trong đó có vấn đề nhân sự do ông Phạm Minh Chính đề xuất. Chỉ là nhân sự cấp thấp, không thấy nói gì về vấn đề nhân sự cho hai chiếc ghế trống hiện nay là ghế Chủ tịch nước và ghế Phó Thủ tướng của ông Lê Văn Thành để lại. Theo thông tin từ bên trong, ghế Chủ tịch nước vẫn chưa có chủ.
Nếu ông Nguyễn Phú Trọng không ép được Tô Lâm vào ghế Chủ tịch nước, thì liệu rằng, ông có thể nào ép Phạm Minh Chính ngồi vào ghế Chủ tịch nước nay không ? Nếu ông ép được ông Phạm Minh Chính ngồi vào ghế Chủ tịch nước như từng ép ông Nguyễn Xuân Phúc, thì có thể nói, ông Nguyễn Phú Trọng có rộng đường tính toán.
Đẩy Phạm Minh Chính sang ghế Chủ tịch nước cũng là giải pháp không tồi đối với ông Nguyễn Phú Trọng
Câu chuyện về chiếc ghế Chủ tịch nước đang bỏ trống sẽ còn là để tài nóng hổi, khi gần đến ngày Hội nghị Trung ương 7 dự kiến diễn ra vào tháng 5 nếu không có gì bất thường. Còn 3 tháng nữa để đấu nhau và "dẫn dụ" nhau ra khỏi vùng đã được "mai phục", rồi ra tay. Ghế Chủ tịch nước hiện nay có vẻ như là một cái bẫy, hơn là một vị trí có đặc quyền đặc lợi vậy.
Có những lúc, người ta chiến nhau để giành ghế, nhưng đôi khi họ cũng chiến nhau để đẩy cho kẻ thất thế rơi vào chiếc ghế nào đấy. Trò chơi chính trị ở cung đình của Đảng cộng sản cũng lắm chuyện bi hài.
Thu Phương (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 14/02/2023
***************************
Cựu Chủ tịch Phúc và Thủ Chính dính cùng một chiêu. Ai ra tay ?
Thu Phương, Thoibao.de, 12/02/2023
Ngày 21/12, ông Nguyễn Xuân Phúc lúc đó là Chủ tịch nước đi thăm Indonesia. Tháp tùng ông Nguyễn Xuân Phúc lúc đó có ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Đây là chuyến đi mà ông Nguyễn Xuân Phúc đã làm được rất nhiều cho quan hệ giữa 2 nước. Trong đó, ông Nguyễn Xuân Phúc đã mang lại cho Việt Nam những cam kết quan trọng. Đáng kể nhất là Việt Nam đã ký với Indonesia, hai bên đã ký kết và trao đổi 3 thỏa thuận hợp tác quan trọng trong các lĩnh vực phòng chống khủng bố ; hợp tác đấu tranh chống tội phạm buôn bán ma túy, chất hướng thần và tiền chất ; và hợp tác năng lượng và tài nguyên khoáng sản. Về hợp tác kinh tế, hai bên cam kết đạt 15 tỷ USD hoặc cao hơn trước năm 2028.
Từ ngày 8 đến ngày 11/2, ông Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Brunei Darussalam,
Nói chung, ông Nguyễn Xuân Phúc dù chỉ là không thực quyền trong nước, nhưng trong chuyến đi này ông làm còn tốt hơn cả Thủ tướng. Trong lúc tin đồn vợ ông Phúc bị dính đến Việt Á, mà ông thực hiện vai trò quốc tế nổi trội, đã khiến thế lực ở nhà có vẻ "không hài lòng".
Để thực hiện vai trò quốc tế cho thật nổi, ông Phúc cậy nhiều vào Bộ trưởng Bộ ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Không biết vô tình hay cố ý mà ngay lúc ông Sơn giúp nâng cao vai trò ông Phúc, tại Việt Nam, ông Trần Cẩm Tú – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra tay với Bùi Thanh Sơn. Có lẽ là muốn cảnh cáo ông Sơn chăng ?
Ngày 21/12/2022, đúng ngày ông Bùi thanh Sơn cùng ông Nguyễn Xuân Phúc sang Canada thì Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét kỷ luật Ban cán sự Đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2016 – 2021, 2021 – 2026. Người đứng đầu Ban Cán sự Đảng bộ Ngoại giao 2016 – 2021 là Phạm Bình Minh đã ngã ngựa, còn ông Bùi Thanh Sơn là người đứng đầu Ban Cán sự Đảng bộ Bộ ngoại giao 2021 – 2021 thì đang bị án treo.
Dù là cách làm khéo léo nhưng ông Nguyễn Phú Trọng có thể đã để lộ ra yếu điểm mà giới thạo tin có thể nhìn thấy khá rõ "đường quyền" mà ông đã tung ra với Nguyễn Xuân Phúc lúc đó. Đợi ông Phúc đi nước ngoài là ở nhà ra tay cảnh cáo.
Ngày 8/2, ông Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân lên đường thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Brunei Darussalam, từ ngày 8 đến ngày 11/2. Phía Singapore chào đón ông Phạm Minh Chính khá long trọng, họ còn đặt tên loài hoa lan theo tên của ông Phạm Minh Chính và phu nhân của ông. Tuy nhiên có vẻ như Phạm Minh Chính đi nước ngoài, thì lần này ở nhà, có kẻ cũng "đánh dằn mặt" nhắm vào ông ?
Ngày 8/2, đúng ngày ông Phạm Minh Chính lên đường công du Singapore thì Thanh tra tỉnh Đắk Lắk đang thanh tra tại một số đơn vị có mua sắm trang thiết bị do Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc Tế (AIC) cung ứng. Lần này Trung ương xúi Thanh tra tỉnh tấn công vào yếu huyệt của ông Phạm Minh Chính, tức là những tiêu cực của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Theo thông tin mà Thoibao.de có được, thì sau khi hạ được Nguyễn Xuân Phúc, phe ông Tổng đang hướng nòng vào phe ông Thủ tướng Phạm Minh Chính. Có lẽ, vào những ngày sắp tới đây, ông Phạm Minh Chính phải lo chống đỡ trước đợt công từ phía trụ đốt lò.
Cho tới nay, không ai có thể khui ra manh mối tham nhũng ông Nguyễn Phú Trọng. Có ý kiến cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng không hẳn là trong sạch, mà vì ông đang ở vị trí bất khả tấn công, cho nên chẳng ai dám khui sai phạm của ông. Cách đây nhiều năm, có tin đồn rằng, ông liên quan đến sai phạm khu dân cư Ciputra thời ông còn là Bí thư Thành ủy Hà Nội. Tuy nhiên, đến khi ông loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi chính trường, thì không ai dám động chạm gì đến ông nữa.
Ông Nguyễn Phú Trọng là người rất khéo léo, khéo léo trong các chiêu trò ông thanh trừng. Dù ý đồ là thanh trừng, nhưng ông vẫn cấy trong đầu của không ít người dân rằng, chỉ có ông mới là người trong sạch và chỉ có ông mới làm trong sạch Đảng. Nhờ đó mà ông luôn được tiếng thơm ở các cuộc thanh trừng sống còn.
Thu Phương (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 12/02/2023
****************************
Nhìn hổ "thịt mồi", Thủ Chính có chuẩn bị thế võ phòng thân ?
Thu Phương, Thoibao.de, 10/02/2023
Việc chỉ đạo Ban Tuyên giáo rút hết lời thanh minh của ông cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ là đề tài bàn tán của giới quan sát. Bởi nó cho thấy, sự cứng rắn và sự quyết tâm của ông Tổng bí thư. Không biết, bước tiếp theo của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là làm gì ? Bởi đánh vào sào huyệt của ông cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khác với đánh vào một ủy viên Trung ương Đảng nhỏ nhoi.
Ông Nguyễn Phú Trọng tuy già yếu mà lại mạnh
Miếng đánh của ông Nguyễn Phú Trọng vào Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh có thể làm cho ông Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ quan, nhưng đánh vào Nguyễn Xuân Phúc thì ông Phạm Minh Chính không thể chủ quan được. Đây là ván cờ giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Xuân Phúc, đây là dịp để ông Chính xem giò xem cẳng của người mà sẽ nhắm vào ông trong thời gian sắp tới.
Trong trò "mèo vờn chuột" giữa ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, ông Trần Cẩm Tú đã bị kẹt giữa hai ông này. Ông Nguyễn Xuân Phúc dùng ông Trần Cẩm Tủ để đỡ đạn bằng câu "Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xác nhận", trong khi đó ông Trần Cẩm Tú – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương là người thực hiện mệnh lệnh của ông Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, trong cuộc chiến giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ông Trần Cẩm Tú vào thế kẹt thực sự.
Ông Nguyễn Xuân Phúc thì nói Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác nhận là vợ ông không liên quan đến Việt Á, còn ông Nguyễn Phú Trọng thì lại cho rút lời của ông Nguyễn Xuân Phúc trên báo chí. Việc rút lời ông Phúc không mang ý nghĩa che đậy được nữa, vì những lời đó đã được báo chí nước ngoài và mạng xã hội lưu lại. Có người cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng cho Ban Tuyên giáo rút lời ông Phúc, chủ yếu là dằn mặt ông cựu Chủ tịch nước rằng, "lời mi nói không là đảm bảo an toàn cho vợ".
Đấy là suy đoán của một vài ý kiến cho Thoibao.de biết, còn ý ông Nguyễn Phú Trọng có thực sự như thế hay không thì còn phải chờ. Có thể ông Trọng cho rút lời ông Phúc trên báo chí, là tránh cho ông Trần Cẩm Tú rơi vào thế khó.
Với ông Nguyễn Phú Trọng, không có đồng chí nào cả, không thể gài được ông. Bởi ông Trọng là người lạnh lùng, khó lường và nhẫn tâm. Cho nên việc ông Nguyễn Xuân Phúc mang ông Trần Cẩm Tú ra đỡ cũng không gài được ông Tổng bí thư. Ông sẽ làm tới cùng nếu ông muốn vì ông có quyền lực tuyệt đối, đồng thời ông có thể đứng trên Đảng luật lẫn pháp luật.
Đấy là những cú ra đòn của ông Nguyễn Phú Trọng với ông Nguyễn Xuân Phúc. Rất có thể, những chiêu thức đấy cũng sẽ vận lên chính ông Phạm Minh Chính nếu có điều kiện. Vụ án Việt Á liên quan đến Nguyễn Thanh Long, Vũ Đức Đam thì hai người này cũng là cấp dưới của ông Phạm Minh Chính. Vụ chuyến bay giải cứu liên quan đến ông Phạm Bình Minh, thì ông Phạm Bình Minh cũng là cấp phó cho ông Phạm Minh Chính. Vậy thì, nếu nói ông Nguyễn Xuân Phúc bị sai phạm vì để cho thuộc hạ làm sai, thì tại sao ông Phạm Minh Chính lại tránh được tội trên ?
Vậy nên, nếu ông Phạm Minh Chính là người biết làm chính trị thì cũng nên xem cách ông Nguyễn Phú Trọng đang "thịt mồi" mà hình dung kịch bản cho mình. Không biết ông Phạm Minh Chính có kế sách gì cho mình hay không ? Nếu không thì khó mà trụ được trước ông Nguyễn Phú Trọng.
Năm 2023 còn đó những vụ án lớn chưa giải quyết xong, còn rất nhiều bắt bớ nữa. Từ hạ tầng, ông Nguyễn Phú Trọng bắt người chán chê thì ông lại đến với tượng tầng. Còn rất nhiều nhân vật đợi ông Nguyễn Phú Trọng ra tay, nào là Lê Thanh Hải, nào là Lê Hoàng Quân, nào là Nguyễn Văn Đua, và không loại trừ hai cây đại thụ liên thông nhau, đó là ông Phạm Minh Chính và Nguyễn Tấn Dũng. Trò chơi chính trị chưa kết thúc, nếu không lạnh lùng, mưu mẹo và tàn bạo bằng đối thủ thì rất dễ thua.
Thu Phương (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 10/02/2023
Trần Lưu Quang cầu cứu thần, Phạm Minh Chính cầu cứu ma
Ông Trần Lưu Quang đang là ẩn số khó lường nhất trên chính trường. Là người gốc Tây Ninh không rõ nguồn gốc đã lên như diều gặp gió. Và mới đây, thông tin từ bên trong cho biết, một cựu lãnh đạo người Bắc vào Nam công tác ở Tây Ninh và đã để lại hành quả của ông tại miền Nam. Không biết nguồn tin khả tín hay không, tuy nhiên, thực tế quan chức miền Bắc vào Nam không hề ít, và rất nhiều quan chức miền Nam được đưa Bắc làm lãnh đạo cấp tỉnh rồi về Trung ương cũng đã từng xảy ra. Điều này làm người dân nghi ngờ gốc gác các vị đấy.
Trần Lưu Quang "khấn thần" tại chùa Tam Chúc
Trong bộ máy chính quyền Cộng sản, không có gốc lớn không bao giờ có thể leo cao. Điều kiện "nhất hậu duệ" luôn luôn được đảm bảo. Khi đã đảm bảo bản thân là gene đỏ thì lúc ấy mới tính chuyện dùng tiền mua chức. Sẽ không có dân thường vào được mâm quyền lực của Đảng. Vậy nên, những tin tức từ trong tuồn ra là có thể tin cậy được. Không ai thừa nhận con rơi, ngay cả Hồ Chí Minh còn không thừa nhận thì ai dám thừa nhận ? Cho nên con rơi cứ tìm đại một ông bố hờ nào đấy gán vào để dân khỏi đàm tiếu, rồi nâng đỡ riêng cho con trên con đường quan lộ. Điều đó sẽ đảm bảo lãnh đạo "có đạo đức" trước dư luận và con rơi không phải thiệt thòi.
Ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh – Phan Văn Mãi có khuôn mặt giống cố Thủ tướng Phan Văn Khải như đúc, Thoibao.de đã có bài phân tích từ khi ông Mãi mới lên làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng có người cho rằng, người giống người là chuyện bình thường, tuy nhiên, xác suất rất thấp. Và thêm yếu tố con đường quan lộ như được dọn sẵn của Phan Văn Mãi, không khiến người dân đặt câu hỏi. Ông Phan Văn Mãi giống ông Phan Văn Khải là sự thật, ai muốn tin thì tin không muốn tin thì tùy. Bởi đây là những quan sát từ bên ngoài, không có kết quả xét nghiệm DNA để khẳng định.
Trở lại câu chuyện ông Trần Lưu Quang không có tài năng gì nổi bật mà lên như diều gặp gió là dấu hiệu bất thường. Thêm vào đó, cánh Tây Ninh đang là thế lực mạnh nhất miền Nam đang Bắc tiến thành công. Thêm nữa là, ông Trần Lưu Quang nhảy một bước từ Bí thư Thành ủy Hải Phòng lên Phó Thủ tướng thay thế Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, cũng là điều bất thường.
Phạm Minh Chính khấn ma tại khu di tích Ngã ba Đồng Lộc
Thoibao.de cũng đã phân tích ông Trần Lưu Quang vào Chính phủ là ong đã vào tay áo, chỉ đợi ngày chích ông Thủ tướng Phạm Minh Chính. Khi Hội nghị Trung ương bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, ông Trần Lưu Quang là một ứng cử. Nếu Trần Lưu Quang vào Bộ Chính trị thì khả năng ông soán ngôi Phạm Minh Chính là rất cao.
Ngày 1/2, ông tân Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đến chùa Tam Chúc đốt nhang khấn vái. Ông vái và khấn gì chẳng ai biết được, tuy nhiên, hành động đốt nhang này có thể được xem là "cầu thần". Thoibao.de dùng từ "cầu thần" vì chùa Tam Chúc là chùa quốc doanh, lập ra để kinh doanh không phải để hướng Phật tử theo đường chính đạo. Cho nên, khó có chuyện Phật ngự ở một ngôi chùa như thế.
Như bản tin trước, Thoibao.de đã liệt kê cho thấy, từ trước Tết đến sau Tết, ông Phạm Minh Chính đã đi khắp Bắc – Trung – Nam đốt nhang khấn vái. Những nơi mà ông khấn, toàn là những người đã chết, trong đó có 4 người là cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và cố Thủ tướng, đó là Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải và ông cũng khấn ông Hồ Chí Minh 2 lần. Ngoài ra ông còn khấn vái vong hồn các trinh nữ tại ngã ba Đồng Lộc. Nói chung, ông Chính khấn ma.
Trong Chính phủ, ông Phó Thủ tướng thường trực thì khấn thần, ông Thủ tướng thì khấn ma. Xem ra các ông này không tin vào chính mình mà tin vào thần thánh ma qủy nhiều hơn. Không biết ông nào sẽ thắng trên chính trường ? Ông khấn thần hay ông khấn ma ? Hãy chờ xem, hồi sau sẽ rõ.
Thu Phương (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 05/03/2023
Nếu "không trảm", thì "nói không đi đôi với làm" (?!)
Chiều 3/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, chủ trì phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo, tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Sách nhiễu để vòi vĩnh ?!
Tường thuật về phiên họp trên, báo chí cho hay có 46/63 tỉnh vẫn còn để xảy ra tình trạng sách nhiễu, phiền hà trong thực hiện thủ tục, dịch vụ công ; 22/63 địa phương để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức gợi ý nộp thêm tiền ngoài phí, lệ phí – tiền "bôi trơn"…
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận, "Có nơi người đứng đầu còn né tránh, sợ trách nhiệm, ảnh hưởng đến tiến độ. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị còn thiếu chủ động, chặt chẽ…".
Và để giải quyết sự chần chừ như kể trên, giải pháp đưa ra của Thủ tướng là "tiếp tục xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài và chính sách liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp huyện, cấp tỉnh nhằm góp phần nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Khẩn trương xây dựng, trình ban hành nghị định về khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, hoàn thành trong tháng 4-2023".
Trước đó, tại Hội nghị nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính thành phố Hà Nội năm 2022, diễn ra trong ngày 18-8-2022 tại Hà Nội, trong bài phát biểu của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, có đoạn : "Dù có thiết kế bộ máy phù hợp thế nào, quan trọng vẫn là người ngồi vận hành bộ máy đó và mối quan hệ trong hệ thống".
Ông Trần Sỹ Thanh còn là Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ông Phạm Minh Chính còn giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ.
Như vậy nếu nhìn từ giác độ Hiến định ở Điều 4.1, Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội ; Điều 4.2, Đảng "chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình", cho thấy trong thời gian chờ đợi các chính sách tu chỉnh về pháp luật như chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, thì ngay từ bây giờ đã có thể xử trí bằng việc xem xét trách nhiệm của các Bí thư ở địa phương có tên trong danh sách cụ thể "46/63 tỉnh vẫn còn để xảy ra tình trạng sách nhiễu, phiền hà trong thực hiện thủ tục, dịch vụ công ; 22/63 địa phương để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức gợi ý nộp thêm tiền ngoài phí, lệ phí – tiền "bôi trơn"…".
Con dại cái mang
Việc quyết định xử lý cụ thể các Bí thư địa phương, về nguyên tắc sẽ được thực thi trên cơ sở Quy định số 80-QĐ/TW do Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 18-8-2022 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, õ trách nhiệm và quyền hạn của các cấp ủy trực thuộc Trung ương.
Quy định số 80-QĐ/TW, có thể diễn giải như sau : Căn cứ quy định của Bộ Chính trị, quyết định phân cấp quản lý cán bộ cho các cấp uỷ, tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh, thành phố (nơi không có ban cán sự đảng, đảng đoàn). Theo đó, quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và cán bộ của các cấp uỷ, tổ chức đảng trong phạm vi phụ trách.
Chuẩn y hoặc ủy quyền cho thường trực cấp ủy chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư các đảng ủy trực thuộc ; ủy ban kiểm tra (ủy viên ủy ban kiểm tra), chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra các đảng ủy trực thuộc. Chỉ định hoặc ủy quyền cho thường trực cấp ủy chỉ định bổ sung ủy viên ban chấp hành, giới thiệu bầu ủy viên ban thường vụ đảng ủy trực thuộc ; khi cần thiết chỉ định bí thư hoặc giao quyền bí thư, giao phụ trách đảng bộ trực thuộc.
Chỉ định, bổ sung, thay thế hoặc ủy quyền cho thường trực cấp ủy chỉ định, bổ sung, thay thế thành viên đảng đoàn, ban cán sự đảng một số cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, các hội ở cấp tỉnh, thành phố…
Như vậy từ quyền hạn được Ban Chấp hành Trung ương trao cho các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, bằng phép "tam đoạn luận" cho thấy ở đây Tổng bí thư Đảng đã không làm tròn trách nhiệm của mình trong quản lý nhân sự Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, dẫn đến nhiều địa phương được bêu tên về tình trạng sách nhiễu, phiền hà… ở hôm chiều 3/2/2023 tại phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo, tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Con dại thì cái mang. Ông bà mình đã nói gọn vậy, nên quy mọi trách nhiệm vào người đứng đầu Đảng là điều rất đỗi bình thường, không mang chút nào của "tự diễn biến – tự chuyển hóa" như cách tuyên truyền của Tuyên giáo Đảng.
Huỳnh Liên
Nguồn : VNTB, 05/02/2023
Ngày 13/9/2022, trang Thông Tin Chính Phủ có đăng một status với nội dung như sau : "Ai không làm thì đứng sang một bênh cho người khác làm" : Cương quyết, dứt khoát không vì thủ tục hành chính, vì vướng mắc quy định, vì thiếu trách nhiệm mà để thiếu thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế kéo dài. Ai làm sai thì phải xử lý, kỷ luật nhưng không để vì xử lý, kỷ luật mà để ảnh hưởng tới việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân.
Ông Phạm Minh Chính "phán câu xanh rờn"
"Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm. Nếu việc mua sắm "đủng đỉnh" thì không thể đáp ứng yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân tính bằng giờ, bằng phút", Thủ tướng nói.
Đấy là nội dung mà sáng ngày 13/9, chính Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì Phiên họp lần thứ 17 của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp này có nhiều nhân vật quan trọng trong Chính phủ và Ban Tuyên giáo như : Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ ; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Điều đáng nói là kỳ họp này còn có các lãnh đạo các địa phương tham dự phiên họp được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thì biết tầm quan trọng của cuộc họp này như thế nào ?
Đáng nói là tại cuộc họp, ông Phạm Minh Chính tập trung nói về ngành y tế. Ông Thủ tướng nói Bộ Y tế khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc thể chế về đấu thầu, mua sắm, nhất là về đấu thầu, mua sắm tập trung, sửa đổi ngay các thông tư để tạo hành lang pháp lý thuận lợi, rõ ràng, minh bạch cho việc mua sắm. Đồng thời, kiên quyết phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong công tác này.
Ông Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 17 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19
Ông Thủ tướng phát biểu trước Trưởng ban tuyên giáo Trung ương xem như là tự đưa vào thế, vì trưởng Ban Tuyên Giáo là tai mắt của ông Tổng, nếu làm việc không nghiêm túc thì rất dễ bị "dính bẫy". Vì thế, có thể nói sau cuôch họp này, ông Phạm Minh Chính buộc phải ép bà Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phải hoàn thành nhiệm vụ. Những vấn đề dưới thời ông Nguyễn Thanh Long để lại, bà Lan đã hốt quẳng cho ông Thủ tướng xử lý thì bây giờ đến lúc bà Quyền Bộ trưởng xử lý.
Bộ Y tế là bộ được xem là nơi nghiền nát nhiều quan chức cấp bộ trưởng và thứ trưởng. Bà Đào Hồng Lan là một người đứng đầu một bộ rắc rối nhất hiện nay mà bà lại không có chuyên môn ngành y. Nhiều người đợi xem bà Đào Hồng Lan sẽ xử lý đống bùi nhùi này như thế nào trong thời gian tới.
Bà Đào Hồng Lan là một người đứng đầu một bộ rắc rối nhất hiện nay mà bà lại không có chuyên môn ngành y. Hình minh họa : Bà Đào Hồng Lan tại cuộc họp
Nhiệm vụ kỳ này rất khó, nó không khác gì cái bẫy giăng ra cho bà Quyền Bộ Trưởng bởi vấn đề phúc tạp của nó. Mà giả sử, nếu bà Đào Hồng Lan không hoàn thành nhiệm vụ thì khó mà ông Thủ tướng bỏ qua bởi vì cuộc họp này có tai mắt của ông Tổng giám sát.
Chính trường Việt Nam rất khó lường. Không biết ông Phạm Minh Chính giới thiệu bà lan vào vị trí Bộ trưởng Bộ Y tế là ưu ái bà Lan hay vùi dập bà Lan thì chưa biết. Tuy nhiên, có người nhận định rằng, dường như Phụ Nữ ít bị triệt hạ hơn là nam giới đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ Y tế. Xét về vấn đề nghiêm trọng thì sai phạm của bà Nguyễn Thị Kim Tiến không thể nhẹ hơn sai phạm của ông Nguyễn Thanh Long, vậy mà Nguyễn Thanh Long vào tù còn bà Tiến thì không.
Hiện nay ngành y tế và ngành giáo dục là 2 vấn đề có nhiều sự bất cập nhất hiện nay, nó liên quan mật thiết đến đời sống dân sinh. Và hằng ngày, trên mặt báo đầy rẫy những vấn đề về tình hình bệnh viện, nạn lập phòng mạch chui gây chết người đầy ra đó. Nếu không dẹp được những vấn đề này thì e sự nghiệp chính trị bà Đào Hồng Lan khó mà tiến xa hơn nữa.
Minh Tâm (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 15/09/2022
Một chuyến đi "khẳng định vị thế" ?
Như vậy, chuyến đi của Phạm Minh Chính đến Hoa Kỳ đã kết thúc cách đây cả chục ngày. Đó chỉ là một chuyến công tác bình thường, như bao nhiêu chuyến công tác khác. Lần này là để tham dự cuộc họp của các nước ASEAN trong dịp kỷ niệm lần thứ 35 mối quan hệ với Hoa Kỳ.
Chuyến đi của Phạm Minh Chính đến Mỹ, trong vai trò Thủ tướng Việt Nam đã kịp thời truyền về đất nước những hình ảnh đáng lo ngại.
Và như vậy, Việt Nam chỉ là một trong các đoàn cùng tham dự với các nươc ASEAN chứ chẳng phải là chuyến đi thăm chính thức của quan chức Việt Nam đến Hoa Kỳ riêng rẽ theo lời mời của chính phủ Hoa Kỳ.
Mà nếu có là chuyến thăm theo lời mời đi nữa, thì cũng là chuyện bình thường và rất bình thường chẳng có gì là ghê gớm. Bởi nó vẫn thường diễn ra hàng năm, kể từ sau khi hai cựu thù Việt Nam cộng sản và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ.
Thậm chí, trước đó, đã có những chuyến đi đặc biệt hơn, bí hiểm hơn và… buồn cười hơn vì chẳng gống ai, như chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ, vào tận Tòa Bạch Ốc vào năm 2015 đã làm chủ nhà lúng túng không biết nên hành xử thế nào cho phù hợp. Bởi đó là lần đầu tiên, Tòa Bạch Ốc đón tiếp một Tổng bí thư Đảng cộng sản và chưa có tiền lệ ở đây. Cũng tương tự như chuyện lúng túng của ông chủ vườn thú lần đầu tiên đón một con thú lạ.
Hoặc chuyến đi của Phạm Quang Nghị trong đầy bất ngờ, bí mật sang thăm Hoa Kỳ trước đó, vào năm 2014 trong vai trò Bí thư Thành Ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam.
Sở dĩ những chuyến đi thăm Hoa Kỳ đó là lạ, là oái oăm, là gây ngạc nhiên và đồn đại trong dân chúng bởi nhiều lẽ.
Trước hết, với tư cách những "trùm gộc" cộng sản, hẳn Nguyễn Phú Trọng, Phạm Quang Nghị… đều là những kẻ "thấm nhuần" sâu sắc tư tưởng, chủ nghĩa Mác – Lenin. Thế nên, "Đế quốc Mỹ trong cơn giãy chết" là nơi chẳng cần đến, là nơi không đáng đến và là nơi không thèm đến mới phải. Còn nếu có đến, thì chỉ là để dành cho nơi đó, một sự khinh bỉ, một sự nhạo báng và qua đó để tự hào, hãnh diện với cái "Thiên đường xã hội chủ nghĩa" – nơi đám trùm sỏ cộng sản này đã và đang "Lãnh đạo tuyệt đối".
Lẽ thường, với tư cách là Tổng bí thư đảng hoặc là Bí thư Thành ủy Hà Nội, chẳng có tư cách ngoại giao ngoại thớt gì hết. Trọng và Nghị có thể sang thăm Đảng cộng sản Mỹ (nghe đâu vẫn còn một nhúm đảng viên), gặp các đồng chí để bàn bạc về phong trào Quốc tế cộng sản đã và đang lâm nạn, để thực hiện điều Hồ Chí Minh đã di chúc lại là : "Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản…".
Thế nhưng, ngược lại, từ Nguyễn Phú Trọng cho đến Phạm Quang Nghị, khi đến Hoa Kỳ, lại không thèm quan tâm đến các đồng chí mình đang làm gì, đang ở đâu, sống chết ra sao, kiếm ăn thế nào, bị bọn tư bản nó bóc lột "Giá trị thặng dư" ra sao trong cái xã hội tư bản đang giãy từ lâu mà không chịu chết.
Trái lại, hết Trọng đến Nghị và các quan chức cộng sản khi đến Hoa Kỳ, đều xin gặp quan chức lãnh đạo của bọn tư bản, hơn thế, còn dùng những lời có cánh, nào là "trao đổi thân mật, thẳng thắn, chân tình…" cứ như anh em lâu ngày gặp lại vậy.
Thế mà những chuyện ngược đời, oái oăm vậy vẫn cứ diễn ra, và người cộng sản vẫn cứ "trơ gan cùng tuế nguyệt" để tự sướng, để cảm thấy tự hào, để không thấy xấu hổ… mà tự sửa mình.
Thế nên, cái chuyện Phạm Minh Chính, trên danh nghĩa Thủ tướng cộng sản Việt Nam được sang Mỹ với tư cách đi dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và Hoa Kỳ là chuyện bình thường.
Thế nhưng, cuộc đời vốn lắm sự không bình thường trong cái bình thường của Việt Nam.
Báo chí Việt Nam coi chuyện Phạm Minh Chính được đi sang Mỹ là chuyện lạ, chuyện khó tin, chuyện hiếm có cứ như xuất hiện người ngoài hành tinh vậy. Báo chí Việt Nam giật tít nào là : "Chuyến công du Mỹ của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam".
Chẳng hiểu nổi cái chuyến đi này thì Việt Nam khẳng định được vị thế gì và nếu Việt Nam khẳng định được vị thế thì các nước khác khẳng định điều gì ?
Điều duy nhất có thể đạt được là Phạm Minh Chính có thể huênh hoang với đồng nghiệp, với các ủy viên Bộ Chính trị khác là : "Đấy, bên Mỹ nó thế lọ, nó thế chai mà chúng mày không biết, tao đã sang rồi tao biết". Chỉ có thế.
Nhiều khi, cái sự tự sướng, tự huyễn hoặc mình cũng là một căn bệnh đã ăn vào máu và có thể phát bệnh bất cứ lúc nào, nó không chỉ trong một con người mà lây lan ra toàn xã hội.
Để đời
Cái sự khẳng định vị thế Việt Nam đâu chưa biết, chỉ có sau khi Phạm Minh Chính đến Mỹ và từ Mỹ về Việt Nam, thì trên mạng xã hội và trong xã hội xuất hiện thêm một cụm từ cửa miệng : "Sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì".
Đó là một cụm từ mới được sáng tác bởi Phạm Minh Chính, được mạng Youtube của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ truyền hình trực tiếp khắp thế giới. Đó là hình ảnh và lời nói của đoàn Việt Nam gồm Nguyễn Minh Chính và bộ sậu đã tự trấn an mình khi chuẩn bị gặp Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Anthony Blinken.
Cái câu Phạm Minh Chính nói ra, văng tục, chửi thề xuất hiện lúc đó, người ta đọc được nội dung của nó là sự lúng túng, sự sợ hãi của đoàn Việt Nam trước khi đối diện một quan chức chính quyền Hoa Kỳ.
Thông thường, những dịp có chuyến đi của lãnh đạo các nước ra nước ngoài, là những dịp người ta để lại nhiều dấu ấn đẹp và quý giá, đáng nhớ trong lòng mọi người, trong lịch sử dân tộc, đất nước.
Đó cũng là dịp để họ thể hiện tất cả những gì họ muốn nói như lòng tự hào về đất nước, tình cảm của quê hương… như sự mến khách, sự lịch thiệp, sự nồng ấm, chân thành và tình cảm không chỉ với kiều bào mình, mà với các đối tác mà mình gặp gỡ, nhằm qua đó, giới thiệu về Tổ quốc, quê hương mình trước thế giới.
Để rồi sau mỗi chuyến đi, người ta còn lưu lại những dấu ấn tốt đẹp về mỗi lần lãnh đạo mình xuất hiện, mỗi lần họ thực hiện những chuyến công du ra nước ngoài với nhiều ý nghĩa và thành quả.
Với tư cách là những người đứng đầu, lãnh đạo đất nước, mọi hành xử, cử chỉ, lời nói của họ, đều được chú ý và cẩn thận, kín kẽ và theo chuẩn mực nhất định. Chẳng thế mà cha ông ta đã từng đúc kết rằng :
"Đường đường phương diện Quốc gia
Quan trên trông xuống, người ta trông vào"
(Truyện Kiều)
Có lẽ, cho đến nay, nhiều người dân Việt Nam vẫn chưa thể quên được hình ảnh của các Tổng thống Hoa Kỳ, là lãnh đạo đất nước cựu thù, là "thế lực thù địch" một thời bị hệ thống tuyên truyền cộng sản ghét cay ghét đắng và đã dành biết bao lời lẽ để mô tả, để nói đến, để đánh giá… đến mức : "Ngu xuẩn nhất nhì là Tổng thống Mỹ" (Trần Đăng Khoa).
Thế nhưng, qua các đời Tổng thống, có những vị đã đến Việt Nam rất nhiều lần như cựu tổng thống Bill Clinton, bốn lần thăm Việt Nam đều để lại những dấu ấn tốt đẹp, đều được sự mến mộ, kính phục của không chỉ người dân Việt Nam dù đến Việt Nam ông tham gia đủ mọi loại sinh hoạt khắp nhiều nơi.
Và dù các cuộc thăm viếng đã qua đi từ lâu. Nhưng người dân Việt Nam còn ấn tượng đặc biệt với ông Clinton bởi những hành động vô cùng thân thiện trong cương vị Tổng thống của một cường quốc lớn nhất thế giới, bắt tay với người dân, cười tươi vẫy chào các em học sinh đã được ghi lại.
Rồi hình ảnh một Obama đến Việt Nam, hồi tháng 5/2016, thưởng thức một suất bún chả tại một quán ăn bình dân lâu đời trên phố Lê Văn Hưu. Người đứng đầu Tòa Bạch ốc đã để lại hình ảnh bình dân, thân thiện và dễ mến, lịch thiệp và ấn tượng đối với người dân Việt Nam.
Có thể kể rất nhiều những hình ảnh và chi tiết về những cuộc viếng thăm của lãnh đạo không chỉ Hoa Kỳ mà còn nhiều quốc gia khác trên thế giới, dù là các chính khách lão luyện hoặc "tay ngang"… nhưng đều để lại nhiều hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp, không mấy khi để lại những lời dị nghị, điều tiếng dèm pha, so đo.
Thậm chí, Tổng thống Joe Biden khi đến Việt Nam với tư cách là Phó Tổng thống Hoa Kỳ cũng như các đời Tổng thống trước đó, đã lẩy Kiều hết sức thâm thúy và ngoạn mục, làm cho Nguyễn Phú Trọng, vốn xưng là cựu sinh viên Văn khoa Đại học Tổng hợp của Việt Nam cũng phải "Đứng hình" mà ngậm tăm.
Nhưng, những hình ảnh lãnh đạo Việt Nam ra nước ngoài lại không như vậy.
Người có liêm sỉ phải xấu hổ
Có lẽ, ít có một đất nước nào mà khi lãnh đạo đi ra nước ngoài, những người dân của mình cứ ngồi lo ngay ngáy rằng liệu họ ra đi, tiếp xúc và gặp gỡ vậy rồi có "ăn nên đọi, nói nên lời" trước thiên hạ hay không ? Liệu có để lại điều tiếng gì làm xấu hổ thêm cho bộ mặt đất nước hay không.
Nghĩ về những điều này, người ta có cảm giác như tâm trạng của những người làm cha, làm mẹ khi con cái mình còn non dại, nay đi ra tiếp xúc với xã hội, cứ phải lo lắng liệu có làm những điều gì dại dột, thất thố trước mặt người khác để mất thể diện gia đình, xấu hổ với bà con, chòm xóm và xã hội.
Hẳn nhiên, điều mà người dân lo lắng không phải là không có lý.
Bởi chắc chẳng có đất nước nào, mà khi lãnh đạo đất nước đến nơi có nhiều kiều bào của mình, lại phải lo ngay ngáy vì sợ bị chính người dân mình biểu tình, phản đối như lãnh đạo Việt Nam khi đi ra thế giới. Để rồi sau đó phải có những màn trốn chạy bằng cửa hậu, bằng sự lo ngại khi gặp lại những đồng bào, con dân đất nước mình tại nơi xa xôi.
Bởi chẳng có lãnh đạo đất nước nào khi đi ra nước ngoài lại thể hiện nhiều màn diễn, nhiều câu nói mà người dân Việt ở nhà thì "ngượng đến chín cả người" còn những người đối diện thì không thể cất lời để biện minh, bào chữa.
Người ta còn nhớ rất lâu những hình ảnh, lời nói không thể nào xóa mờ, không thể nào gạt bỏ, dù thời gian có qua đi, và nhiều cuộc viếng thăm, nhiều sự kiện đã che lấp việc thăm viếng của lãnh đạo Việt Nam ra thế giới.
Người ta không thể quên hình ảnh lãnh đạo Việt Nam đến thăm Mỹ vào năm 2005, Phan Văn Khải với vai trò Thủ tướng, với miếng giấy nhàu nát trong tay, ngồi đánh vần từng chữ trước Tổng thống Hoa Kỳ Bush.
Cũng trong chuyến thăm đó, câu nói của Phan Văn Khải trước vợ chồng Bill Gates rằng : "Nghe tin ông bà hay làm từ thiện, mời ông bà đến Việt Nam để thấy rằng Việt Nam là đất nước xứng đáng để ông bà làm từ thiện". Quả là những lời ăn xin trắng trợn đáng xấu hổ của người lãnh đạo quốc gia.
Người ta cũng cảm thấy "Choáng" khi nghe Nguyễn Minh Triết, trong vai trò Chủ tịch nước mời các nhà đầu tư đến Việt Nam chỉ vì "Việt Nam có nhiều gái đẹp". Và người ta cứ tưởng đó là một tú ông trong một động mại dâm.
Những năm gần đây, người dân Việt Nam cứ lo thon thót mỗi lần Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc xuất hiện trên các diễn đàn quốc tế. Bởi không phải chỉ vì cái đầu nghênh nghênh chẳng giống ai của ông ta. Mà bởi những hành động quái dị của ông ta và một khuôn mặt hầm hầm giữa những khuôn mặt tươi cười xung quanh của các nguyên thủ quốc gia, hay cái tai nghe đeo ngược chẳng giống ai trên thế giới… hoặc những sự giao tiếp mà chỉ có thể sử dụng ở những vùng đồng bào dân tộc ít người, không tiếp xúc với xã hội hiện đại chứ không thể là hành xử của một lãnh đạo quốc gia.
Rồi gần hơn, không chỉ người dân trong nước mà cả thế giới sửng sốt với hình ảnh cái miệng của Tô Lâm, Bộ trưởng Công an đã há ra với "cú đớp thế kỷ" miếng thịt bò dát vàng tại Anh khi mà cả đất nước đang quặn mình trong cơn đói kém, khốn đốn của đại dịch Covid-19.
Mới đây, những ngày này, chuyến đi của Phạm Minh Chính đến Mỹ, trong vai trò Thủ tướng Việt Nam đã kịp thời truyền về đất nước những hình ảnh đáng lo ngại.
Có thể kể ra rất nhiều những hình ảnh đặc trưng của không chỉ một mà nhiều thế hệ lãnh đạo Việt Nam khi đi ra thế giới. Một điều mà không thể sửa chữa được, sẽ là căn bệnh mãn tính của các lãnh đạo Việt Nam.
Bởi vì, họ là những người không phải là những chính khách thực thụ, không được đào tạo bài bản về chính trị, cách hành xử của chính khách cần có. Họ chỉ là những tay mơ và nhiều khi, cơ hội để nắm những chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của đất nước này không nằm ở tài năng, mà là cơ cấu, là sự sắp xếp của đảng qua những cuộc chạy thi bằng mọi hình thức do ngân lượng dẫn đầu. Qua đó, đa số, được hình thành qua những cuộc "chạy việt dã" trong cuộc đua của thị trường quyền lực ở Việt Nam.
Và nhân nào thì quả ấy, điều đó không có gì lạ.
Và trong hệ thống kho tàng ngôn ngữ Việt Nam xuất hiện thêm cụm từ : "Sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì" – Một điển hình của cách thể hiện "Vị thế Việt Nam".
Và hậu quả của nó, là chuyện "Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ".
29/05/2022
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : RFA, 30/05/2022 (nguyenhuuvinh's blog)
Gió Bấc, RFA, 18/05/2022
Chuyến đi Mỹ của Thủ Tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN đã được báo chí nhà nước dệt gấm thêu hoa thành chuyến đi thăm và làm việc ở Mỹ dù sao cũng được người dân lóe lên hy vọng nhen nhóm về bước đột phá nào đó trong quan hệ hai nước. Nhưng càng theo dõi thông tin lại càng thất vọng dù báo chí Nhà nước đã hết sức lộn ngược lăn nghiêng tăng phần long trọng cho chuyến đi như khách Thủ tướng "tiếp" Bộ trưởng Ngoại giao chủ nhà hay từ bữa tiệc tối ngoại giao của Tổng thống Biden nặn ra thông tin ảo là Tổng thống Biden tiếp riêng Thủ tướng Phạm Minh Chính… Người ta chỉ thấy những lời nói đãi bôi thớ lợ né tránh những cơ hội vàng có một không hai để phát triển quan hệ hai nước.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington DC hôm 13/5/2022 - Reuters
Mẹ nó ! Thằng học từ Trung Quốc
Giữa biển thông tin nhốn nháo nhưng tẻ nhạt ấy, bỗng đâu sét đánh ngang tai, trang web Bộ Ngoại giao Mỹ xuất hiện đoạn clip ngắn ngủi "mẹ nó ! sợ gì !" làm dư luận nổ tung, Cuộc trò chuyện thân mật "mẹ nó ! sợ gì !" trong nội bộ đoàn ngoại giao của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ là sự kiện đột phá đỉnh cao giữa những đỉnh cao chói lọi của nền ngoại giao cây tre bách chiến bách thắng của "Đảng ta". Dù quá hiểu nhưng nhiều người vẫn bất ngờ sững sờ trước cách ứng xử nói năng vô học lại được biểu hiện bằng giọng điệu thái độ kiêu hãnh mù quáng, tràng cười hả hả như vừa trải qua một "chiến thắng" tầm cỡ Mậu Thân, Quảng Trị hay An Lộc (1).
Trên mạng xã hội và trong quán cà phê hay ngay cả trong không khí gia đình người ta đã trích dẫn câu nói này để nhắc nhở nhau, dạy dỗ con cháu về cách ăn nói xưng hô sao cho phải phép.
Giáo sư Nguyễn Tuấn đã điềm đạm lý giải một cách khoa học về bản chất của hiện tượng này trên trang Facebook cá nhân. "Cái câu mà cư dân mạng đang bàn tán xôn xao là "Mẹ nó, sợ gì". Mệnh đề này chỉ là cách chửi chung chung thôi, nhưng đằng sau nó có thể là một 'Freudian slip'. Freudian slip có nghĩa là một phát biểu thiếu kiểm soát được thốt ra trong một thời điểm ngẫu nhiên, nhưng Freud tin rằng một phát biểu như thế có liên quan đến tiềm thức.
Cái mệnh đề có thể liên quan đến tiềm thức ở đây là "Sợ gì". Bề ngoài thì mệnh đề đó khẳng định là không sợ cái kẻ mà người phát biểu chửi là 'Mẹ nó'. Nhưng trong tiềm thức thì có lẽ là sợ, hay nếu không sợ thì cũng đáng gờm. Bởi nếu quả thật không sợ hay không đáng gờm thì nó đâu có thể xuất hiện trong câu nói. Có thể là do phức cảm tự ti và gắn gương làm kê bề trên.
Cái 'Freudian slip' đó còn thể hiện một sự đối nghịch. Bề ngoài thì có thể cười cười nói nói như bạn bè với nhau, nhưng trong tiềm thức thì xem người đối diện như kẻ thù. Không kẻ thù thì cũng không phải là bạn bè thật sự, không phải gia đình ta. Nói cách khác, cử chỉ cười nói có thể hiểu như là đóng kịch mà thôi. Đóng kịch thì không thể là "be yourself", và như vậy là đối tác không đáng tin cậy" (2).
Giáo sư Tuấn khẳng định truyền thống văn hóa ứng xử xưng hô của người Việt rất lịch sự tôn trọng nhau dù là bất đồng chính kiến ở hai trận tuyến một một một còn như Tổng đốc Hoàng Cao Khải với lãnh tụ kháng chiến Phan Đình Phùng hay bất đồng về văn hóa như Trần Trọng Kim với Phan Khôi vẫn có cách gọi nhau rất hòa nhã. Cách văng tục mẹ nó, gọi nhau thằng Diệm, thằng Thiệu, Thằng Giôn-xơn là du nhập từ Trung Cộng.
Miệng đối tác, trong bụng đối thủ !
Kiến giải của Giáo sư Nguyễn Tuấn chạm đến bản chất của sự kiện này là tâm thế thật sự của chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn luôn xem Hoa Kỳ là đối thủ, đối phương dù bề mặt luôn kêu gào đối tác, hợp tác. Văn cảnh cuộc trò chuyện là tự sướng về bữa tiệc ngoại giao tại Tòa Bạch Ốc đêm trước. Không chỉ Phạm Minh Chính văng tục mẹ nó mà đám quần thần cũng hùa theo cùng giọng điệu. Bộ trưởng Công an Tô Lâm khi đề cập đến cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump là ông Matthew Pottinger đã gọi ông này là "thằng".
Một thuộc hạ của Chính còn nịnh tung tóe "Mình nói nó mãi nó cũng phải ngại". Phạm Minh Chính hể hả thể hiện sự độ lượng, kiềm chế đã không dạy dỗ hết ý hết lời "Mình có thêm một ý nhưng nói chi cho nó dài dòng. Như tôi với các ông ngày xưa nói mãi mới tìm được tiếng nói chung. Nhưng mà thôi nó loãng vấn đề".
Không riêng Phạm Minh Chính thái độ hai mặt, ứng xử trịch thượng bằng những tiểu xảo xách mé bất nhã trong các nghi thức ngoại giao đã diễn ra liên tục, xuyên suốt qua nhiều nhiệm kỳ lãnh đạo, nhiều cuộc giao tiếp Việt Mỹ đã thành truyền thống. Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ngay sau khi rời Mỹ đã đi thăm Cuba, một quốc gia cộng sản đang bị Mỹ cấm vận huênh hoang tuyên bố "Việt Nam Cuba là hai anh em cùng canh giữ hòa bình thế giới". Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khi sang thăm Mỹ đã tặng Thượng Nghị sĩ John McCain món quà khiếm nhã là bức phù điêu bia hình chụp cái bia dựng bên hồ Trúc Bạch sau khi ông John McCain bị bắt tại đó vào năm 1967, và một hình ghi lại viên phi công đang giơ tay đầu hàng) và nổi bật hơn cả là dòng chữ :
"NGÀY 26 10 1967 TẠI HỒ TRÚC BẠCH QUÂN VÀ DÂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI BẮT SỐNG TÊN JOHN SNEY MA CAN THIẾU TÁ KHÔNG QUÂN MỸ LÁI CHIẾC MÁY BAY A4 BỊ BẮN RƠI TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN YÊN PHỤ…
Xin đừng nghĩ oan những lời văng tục, chửi thề của phái đoàn Phạm Minh Chính là vô học hay là sai sót vô tình. Đây chính là bài bản truyền thống, là đỉnh cao trí tuệ đường lối ngoại giao cây tre của Đảng quang vinh. Cái đường lối ngoại giao ngọn lắc lư uốn éo đưa tình dân tộc, tình hợp tác quốc tế song phương đa phương nhưng gốc khư khư giữ lợi ích độc quyền của Đảng bất kể vận mệnh đất nước, lương tri nhân loại. Nó được bao bọc bằng những diễn ngôn trá ngụy ngọt ngào dễ dàng nhận ra trong thông điệp mà Phạm Minh Chính hoa hòe tung ra trong chuyến đi này.
"Chân thành, lòng tin và trách nhiệm vì một thế giới tốt đẹp hơn" là thông điệp mà Thủ tướng anh minh Phạm Minh Chính thể hiện trong bài diễn văn viết sẵn đọc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS trong khuôn khổ chuyến đi dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ. Bài diễn văn này được báo chí Việt Nam đồng loạt trân trọng đăng nguyên văn.
Thông điệp này được lặp lại nhiều lần trong các cuộc gặp khác của chuyến đi như là nội dung cốt lõi, lập trường, thái độ Việt Nam trong quan hệ Việt Mỹ và bang giao quốc tế.
Mục tiêu "Chân thành, lòng tin và trách nhiệm vì một thế giới tốt đẹp hơn" dễ đánh động lòng người, nhưng cũng giống như giấc mơ cộng sản chủ nghĩa "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu", cần phải xem xét nội hàm thực chất, mức độ thành tâm, và tính khả thi để phát triển mối quan hệ hợp tác giữa đôi bên.
Để hiểu sự thật của chân thành, lòng tin và trách nhiệm của Phạm Minh Chính và nhà sản Việt Nam sòng phẳng và mẹ nó, sợ gì như thế nào chỉ cần nhìn vào hai sự kiện là việc Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông và Nga xâm lược Ukraine thì sẽ rõ
Mượn Mỹ từ né tránh sự thật
Trong bối cảnh Trung Quốc bành trướng quân sự hóa biển Đông thành ao nhà, Việt Nam như cá nằm trên thớt, chủ quyền Biển Đông bị lấn át, không thể bảo vệ đối tác thăm dò khai thác dầu khí theo hợp đồng, ngư dân - những cột mốc sống ở biển Đông bị Trung Quốc tha hồ bắn giết thì Phạm Minh Chính vẫn dày mặt giương cờ trắng bốn không hô hào đường lối ngoại giao độc lập tự chủ. Phạm Minh Chính hoàn toàn không dám nhắc Trung Quốc, né tránh thực trạng nguy ngập của quốc gia bằng những lời lẽ chung chung khuôn sáo : "Trong giải quyết các tranh chấp, xung đột ở khu vực và trên thế giới, trong đó có Biển Đông - một vùng biển quan trọng với các nước trong và ngoài khu vực, chúng tôi luôn chủ trương duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) ; thực hiện hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), phấn đấu xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982".
Né tránh sự thật, uyển ngữ ngôn từ với an nguy đất nước, dân tộc như vậy chân thành, lòng tin và trách nhiệm của Phạm Minh Chính và đảng cầm quyền nằm ở đâu ?
Nga đem quân xâm lược Ukraine, bắn hoả tiễn vào khu dân cư, trường học, bệnh viện, ngay cả Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc cũng không tha. Binh lính Nga giết người dân vô tội. Putin còn đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, cả thế giới lên án, tống cổ Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền, Việt Nam hành xử rập khuôn Trung Quốc, hai lần bỏ phiếu trắng, một lần bỏ phiếu chống, tệ hơn cả Campuchia. Thế giới sục sôi ủng hộ Ukraine chiến đấu bảo vệ chủ quyền, tiếp nhận người dân tị nạn, trừng phạt phong tỏa kinh tế Nga thì Phạm Minh Chinh lại vô tư nói chuyện như người đang trên Sao Hỏa. "Trong vấn đề Ukraine, Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực, sáng kiến của cộng đồng quốc tế trong việc tạo điều kiện để các bên đối thoại, tìm kiếm giải pháp lâu dài, bền vững. Việt Nam đã hỗ trợ nhân đạo 500 nghìn USD cho Ucraine [Liên quan đến tình hình Ucraine, lập trường nhất quán của Việt Nam là tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các quốc gia ; giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực]".
Chân thành, lòng tin và trách nhiệm với thế giới là như vậy đó ư ? (3)
Dân cần Việt Mỹ, Đảng muốn Việt Tàu
Chiến lược xoay trục Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ là cơ hội mà ASEAN mong đợi để cân bằng, đối trọng với sự trỗi dậy hung hãn của Trung Quốc. ASEAN đã thống nhất nâng cấp quan hệ với Mỹ thành đối tác chiến lược. Ấy vậy mà Việt Nam, một trong hai quốc gia của ASEAN được Mỹ đánh giá là trong tâm hợp tác lại né tránh cơ hội nâng cấp quan hệ. Biểu hiện rõ rệt nhất của đường lối hai mặt xanh vỏ đỏ lòng.
Mẹ nó, sòng phẳng, sợ gì, nói thẳng toẹt ra là về quyền lợi quốc gia, dân tộc quan hệ hợp tác Việt Mỹ hoàn toàn tương hợp không có gì mâu thuẫn. Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng hóa, là vốn đầu tư, là trung tâm khoa học kỹ thuật… Dân Việt thua cuộc, thắng cuộc đều dồn sang Mỹ định cư. Huống hồ chi giờ đây Việt Mỹ lại cùng có chung kẻ thù truyền kiếp 2000 năm. Xưa ta nói Mỹ xâm lược chẳng qua chỉ để tuyên truyền, ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô - Trung Quốc.
Khổ thay, với Đảng cầm quyền thì bạn vàng Trung Quốc lại có lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng. Cái gốc tre cản trở phát triển quan hệ Việt Mỹ chính là đây. Với tập đoàn lãnh đạo cầm quyền thì lơi ích nhóm của lực lượng thống trị mới là quan trong, quyền lợi dân tộc, an nguy đất nước nhỏ như con muỗi.
Chân thành, lòng tin và trách nhiệm, mẹ nó ! sợ gì !
Nhân đây, xin chuyển đến quý giới chức ngoại giao lời kết bài viết của Giáo sư Nguyễn Tuấn : "Với bạn bè như anh thì chúng tôi đâu cần thêm kẻ thù" (With friends like you, who needs enemies).
Gia Cát Tường, RFA, 17/06/2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính được nghe thấy trò chuyện bằng ngôn ngữ thân mật với các quan chức Việt Nam khác khi kể về trải nghiệm của ông tại Nhà Trắng. Thủ tướng Phạm Minh Chính "chém gió" bằng loại ngôn ngữ như thế này : "Rõ ràng… sòng phẳng. Mẹ nó… Sợ cái gì !". Ông vừa cười to vừa hoa chân múa tay. Đoạn video nằm trong Livestream của Bộ Ngoại giao Mỹ phát trên YouTube ngày 13/5 ghi lại trước thời điểm cuộc gặp của ông Chính với Ngoại trưởng Antony Blinken. Nó dường như vô tình được ghi lại các khoảnh khắc riêng tư của các quan chức hàng đầu Việt Nam tán gẫu với nhau trong khi chờ Ngoại trưởng Blinken tới. Thủ tướng Chính và ông Tô Lâm có lẽ không để ý cái camera của Bộ Ngoại giao Mỹ đang ghi hình của đoàn và phát trực tiếp (1).
Hình minh họa : Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn Việt Nam gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ở Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 13/5/2022 - AFP
Có một cái lệ bất thành văn, lãnh đạo Việt Nam vì mắc căn bệnh "khệnh khạng" (trừ một số ít ngoại lệ), nên khi ra tiếp xúc bên ngoài cơ quan, đều muốn tỏ ra mình là người của công chúng, dễ gần gũi, nên thường có thói quen ăn nói đời thường, giản dị. Họ không ngần ngại dùng các "phương ngữ đường phố". Nguyên nhân là vì hàng ngày tại các công sở, trong các cuộc họp, họ đều phải dùng một loại "ngôn ngữ gỗ", cứng nhắc, giả tạo, che đậy hầu hết sự thật… Vì vậy lúc nào, các quan chức này cũng có nhu cầu "xả stress". Trường hợp phái đoàn Chính phủ cũng thế thôi. Đang sống "chậm" ở Việt Nam, khi đột ngột phải chuyển sang một môi trường làm việc "nhanh", nghị trình đi lại, tiếp xúc căng thẳng… Trong những phút giải lao như thế này, thường người có cương vị cao nhất hay khơi mào, bắt đầu "nổ", những người khác phụ họa theo, sao cho vừa lòng cấp trên. Tất cả… cứ "tự nhiên như người Hà Nội". Tất nhiên, cuộc "diễn xuất" vừa qua ở Bộ Ngoại giao Mỹ là một thất thố quá đáng (No excuse !).
FB Nga Pham, một nhà báo có tiếng từng làm cho BBC đã "tuýt" như sau : "Thời buổi cái gì cũng Livestream, YouTube và TikTok nữa mà không ai cố vấn cho cụ Chính và các cụ trong đoàn hay sao ? Nên cho dàn An ninh và Lễ tân (đi phục vụ đoàn) đứng úp mặt vào tường hai ngày (như một hình thức kỷ luật) ! Tha hồ cho các ban Việt ngữ câu view, chứ Tây chắc nó chả hiểu gì đâu. Tôi cũng chịu, không biết dịch "nó" với "thằng" sang tiếng nước ngoài như thế nào ?". Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác bác lại status của FB Nga Pham, cho rằng "bọn Tây" ở đâu và bao giờ cũng có cánh trợ lý "An Nam" giúp việc. Mà nếu không có trợ lý Đông Lào thì bạn hãy chịu khó đọc Basam.vet cũng ra hết (2).
Tuy nhiên, hiện Video ghi lại cuộc nói chuyện "không đáng có" giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và các quan chức Việt Nam tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 13/5 hiện đã không còn được tìm thấy trên kênh YouTube của Bộ Ngoại giao Mỹ nữa, mà chưa rõ nguyên nhân vì sao. Trong cuộc nói chuyện giữa Thủ tướng Chính với các quan chức trong đoàn, bao gồm Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Thứ trưởng Quốc phòng Phạm Hoài Nam và một số quan chức khác diễn ra vào trước cuộc gặp giữa đoàn Việt Nam với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và được nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ thu lại toàn bộ, và phát trực tiếp trên kênh YouTube của Bộ này. Điểm đáng chú ý trong đoạn bình luận năm phút tại phòng khánh tiết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là cách ăn nói thiếu văn hóa của quan chức Việt Nam. Bộ trưởng Công an Tô Lâm khi đề cập đến cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Matthew Pottinger dưới thời Tổng thống Trump, đã gọi ông này là "thằng", và bổ sung thêm "nó" (tức ông Pottinger) có vợ là Việt Nam và khen cô vợ này thông minh.
Kể ra cũng thật bất ngờ khi bàn dân thiên hạ lại có thể nghe từ miệng ông Phạm Minh Chính phát ra : "Rõ ràng… sòng phẳng. Mẹ nó… Sợ cái gì !". Chưa hết, một quan chức trong đoàn còn tranh thủ "nịnh xoáy" : "Mình nói ngoài này, ngồi trong đấy nó nghe hết…". Đoạn video ngay lập tức đã được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội và thu hút nhiều nhận xét của cộng đồng mạng. Một người xem video này trên Facebook của RFA có tên Kien Nguyen viết nhận xét : "Làm khách tới nhà người ta mà ăn nói sau lưng chủ nhà (Thật ra là nói trước camera đấy chứ, có phải sau lưng đâu !) một cách vô học, bố đời, bố láo, bố toét". Một người khác có tên Lê Minh Hoàng viết : "Những câu nói này tưởng đang nghe trên bàn nhậu nào đó chứ không phải ở Ngoại giao Cấp cao. Chính khách đại diện cho nước Việt Nam như thế này ah". Người khác tên Hoa Nguyen viết : "Ngôn từ !!! Từ miệng Thủ tướng mà nghe cứ như ở bến xe". Đến chiều tối ngày 14/5 giờ miền đông nước Mỹ, khi người xem bấm vào video này trên kênh YouTube của Bộ Ngoại giao Mỹ thì được báo "Video unvailable" (tức không thể xem được) (3).
Trên Twitter, cựu nhà báo BBC Bill Hayton viết : "Thật quá là xấu hổ cho đoàn Việt Nam đến mức Bộ Ngoại giao Mỹ dường như phải gỡ đoạn video xuống".
Đây không phải là lần đầu tiên giới chức lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam gây ra những xì-căng-đan khét tiếng về mặt ngoại giao khi công cán nước ngoài. Hồi tháng 10 năm ngoái, Bộ trưởng Công an Tô Lâm khi tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính sang dự Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu tại Anh đã đến ăn thịt bò dát vàng tại quán ăn nổi tiếng của đầu bếp người Thổ Nhĩ Kỳ Salt Bae. Bữa ăn nghe nói có giá trung bình khoảng 1.975 USD. Điều đáng chú ý là ông Tô Lâm đi ăn bữa ăn đắt đỏ trong khi ở Việt Nam lúc bấy giờ đang có đại dịch Covid-19 và nhiều người dân bị phong toả hàng tháng trời, không việc làm, không thu nhập. Bữa ăn này của Bộ trưởng Tô Lâm cũng khiến cả báo chí quốc tế "dậy sóng" và gọi món bò mà ông Tô Lâm ăn là "Bò cộng sản" (4).
Nhìn ta mà ngẫm đến người ! Trước đây, các Tổng thống Clinton, Obama sang thăm chính thức Việt Nam họ cũng "diễn" cuộc sống đời thường của những Tổng thống. Dân Việt mình, cả ở Hà Nội lẫn Sài gòn, tự nguyện sắp hàng từ sân bay về đến khách sạn, chỉ để được vẫy chiếc xe đặc chủng chở người đứng đầu nước Mỹ. Đáp lại thịnh tình dân Đông Lào, các Tổng thống đang trên đường ra sân bay về nước lại bảo dừng xe để ăn bát phở (Clinton), mua cốm làng Vòng (Obama). Và các chính khách Mỹ quả thực đã chiếm được trái tim người Việt, mặc dầu dân Việt cũng thừa biết chưa chắc họ đã mê phở và cốm làng Vòng đến mức như thế. Diễn cả thôi ! Những "diễn" là nhất thời mà "đẳng cấp văn hóa" là vĩnh viễn. Đấy là văn hóa của Lãnh đạo, chứ không phải là loại Lãnh đạo thiếu văn hóa !
Gia Cát Tường
Nguồn : RFA, 17/05/2022
Tham khảo :
1. https://youtu.be/wn-mqp2bE0w
2. https://basam.vet/2022/05/14/3332-tai-my-tt-pham-minh-chinh-bt-to-lam-tan-gau-voi-cap-duoi-vo-tinh-bi-ghi-hinh-co-tieng
3. https://www.youtube.com/watch?v=uR+6BFLIVdo
4. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/video-showing-vn-delegation-diplomatic-faux-pas-no-longer-available-05142022235230.html
Viết từ Sài Gòn, RFA, 16/05/2022
Đó là một tay rất thủ đoạn, có thể nói mọi động thái cho đến lúc này, là sự tiếp nối của một chuỗi, hay một kiểu thủ đoạn vặt mà các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam hay lơ mơ nghĩ rằng dùng nó, mình sẽ phân hóa cái nội bộ đối phương. Mọi chỉ dấu "ngớ ngẩn" của lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam trong rất nhiều lần tiếp xúc với phương Tây, đặc biệt Mỹ, đều cho thấy điều này. Thế nhưng lần này thủ đoạn của Chính thâm, có phần thực dụng hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi cùng Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng. Ảnh : TTXVN
Bởi đến lúc này, kể từ khi ông Nguyễn Minh Triết sang Mỹ để "phân hóa cái nội bộ Obama", rồi đến các ông Phúc, Chính sang Mỹ đều có gì đó bất thường, ngớ ngẩn trong hành động, trong khi đó, nếu sang Trung Quốc hay các nước thuộc Châu Á, họ không hề ngớ ngẩn như vậy. Rõ ràng, sự tinh tướng, ngớ ngẩn có chủ ý.
Và đương nhiên, lần này Phạm Minh Chính có vẻ ngớ ngẩn bạo liệt hơn các lãnh đạo trước. Điều này có vẻ dễ hiểu, bởi nói gì thì nói, ngay lúc này, Mỹ cần có những mối quan hệ gắn kết hơn với Việt Nam và phía Việt Nam cũng cần có những quan hệ gắn kết hơn với Mỹ, Việt Nam và Mỹ không còn lựa chọn nào khác khi Trung Quốc đang âm mưu biến Thái Bình Dương thành sân nhà của họ và phá vỡ trục thế giới đang có. Trong khi đó, tiền đồn Việt Nam là hết sức cần thiết đối với Mỹ, ngược lại, chỉ có sức mạnh quân sự, kinh tài của Mỹ mới có thể giúp Việt Nam thay đổi được cục diện Biển Đông.
Thế nhưng tại sao chỉ có mỗi phía lãnh đạo Việt Nam tỏ ra "có vấn đề" ? Bởi hiện tại, các lãnh đạo Việt Nam thừa biết rằng họ cần phải hợp tác với Mỹ, và Mỹ cũng cần Việt Nam làm đối tác lâu dài, thế nhưng lãnh đạo cộng sản Việt Nam ngoài việc cần Mỹ hỗ trợ, họ còn cần cả sự duy trì lãnh đạo độc tài. Bởi Mỹ là quốc gia dân chủ, nếu dựa lưng vào Mỹ một cách vô tư thì không chóng cũng chầy, Việt Nam sẽ đến chỗ dân chủ, nhưng Việt Nam phát triển theo hướng dân chủ thì cộng sản chui vào đâu để tồn tại ? Đây là câu hỏi hóc búa, nó khiến cho nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam tuy hết sức cần Mỹ lúc này nhưng lại tỏ ra bất cần theo kiểu "sòng phẵng, sợ gì, mẹ nó !". (Thử hỏi, nếu không sợ thì làm sao phải tự đặt câu hỏi "sợ gì ?", nếu vô tư, thì cần gì đặt ra mệnh đề "sòng phẵng", vì chơi với Việt Nam, Mỹ phải tốn kém nhiều thứ hỗ trợ, thậm chí viện trợ ?).
Và cái cách tỏ ra như bất cần, kì thực là đang giấu đi bên trong một thứ gì đó rất cần, rất muốn, thậm chí rất thèm. Nhưng nếu nói ra cái sự cần, muốn, thèm của mình thì lại rơi vào thế bị động. Thế nên cứ tỏ ra "sợ gì !", bất cần. Và hơn nữa, cái ước mơ phân hóa cái nội bộ Obama của Nguyễn Minh Triết khi nói về nhà tù Guantanamo nổi tiếng của nước này nên đóng cửa hay không đóng cửa… hình như chẳng thể phân hóa được gì cái nội bộ văn phòng Tổng thống Mỹ, thì lần này, ông Chính chơi đòn thâm hơn ông Triết mấy bận.
Bởi Phạm Minh Chính thừa biết rằng cộng đồng người Việt ở Mỹ đang có những nghi kị nhau về "dân nằm vùng", tức cộng sản nằm vùng trong cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng như các quốc gia khác không hề nhỏ. Và điều này càng lúc càng thể hiện rõ qua những gương mặt chính trị cộng sản tại Mỹ cũng như qua những cuộc đối thoại, thậm chí đối đầu giữa một số nhóm người Việt với nhau mà nguyên nhân chính là nghi kị, thậm chí không chấp nhận nhau bởi khác nhau về quan điểm, đường hướng chính trị… Giờ, Phạm Minh Chính, một đương kim Thủ tướng Việt Nam lại tuyên bố rằng "Thành công của người Việt nam tại Mỹ cũng là thành công của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam và giá trị Việt Nam". Nói như vậy có khác nào đưa ra thông điệp rằng trong hệ thống, cộng đồng người Việt ở Mỹ có người của Đảng cộng sản cài cắm và mọi chính sách của đảng dành cho cộng đồng cài cắm này thông qua quan hệ ngoại giao - đối ngoại ?
Đương nhiên, trong tình thế hiện tại, rõ ràng là Phạm Minh Chính đã gieo rắc vào cộng đồng người Việt ở Mỹ một sự nghi kị, và có thể không rõ ràng nhưng mọi sự đoán già đoán non, mọi sự chụp mũ hoặc giả mọi đích ngắm giữa người Việt với người Việt ở Mỹ nói riêng và người Việt hải ngoại nói chung sẽ càng ngày càng nặng nề nếu người ta để ý lời ông Chính. Một kiểu nói bâng quơ, có vẻ như ngờ nghệch nhưng kì thực có chủ ý "phân hóa cái nội bộ" của cộng đồng Việt tại Mỹ. Việc nó phân hóa đến đâu thì chưa biết, không phải là nói bâng quơ.
Thêm nữa, ông Chính tỏ ra tinh tướng, rất chi là "Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu" trong các tiếp xúc, thăm hỏi. Nhất là cách ông đọc diễn văn xong lại nhấn mạnh một số từ trong diễn văn kiểu như đang giảng dạy cho học sinh, trong khi đó, cử tọa là các lãnh đạo trong khối ASEAN và Mỹ. Rõ ràng ở đây có sự cố ý, tỏ ra "tao là quan thầy của bọn bay", hay tao cũng là lãnh đạo, mà đã là lãnh đạo với nhau thì "sòng phẵng, sợ gì, mẹ nó !". Một kiểu hành xử rất đỗi phổi bò nhưng lại vô cùng lợi hại, bởi hầu hết, trong lịch sử Thanh Hóa, các đời vua Lê, đặc biệt là Lê Thái Tổ rất tinh tướng, phổi bò và giang hồ, chính tố chất này giúp cho Lê Lợi, kẻ vừa xắt thịt chó vừa bốc ăn rồi bàn việc nước một bước lên làm vua. Và không riêng gì Lê Lợi mà hầu hết những người từng ngồi ghế lãnh đạo gốc Thanh Hóa đều có chung tính cách này.
Đặc biệt, khi đứng trước một tập thể để nghe thuyết trình, Phạm Minh Chính còn tỏ ra tinh tướng hơn với tư thế đứng dạng chân, trong trường hợp khác, khi ra đường thì cởi nút áo vest và khi ngồi thì lại cài nút áo vest. Tôi không nghĩ Chính ngu, không biết hoặc ngờ nghệch mà đây là một kiểu phá bỉnh, cũng giống như Tô Lâm phá bỉnh bằng cú đớp bò dát vàng trên mũi kiếm, Nguyễn Xuân Phúc phá bỉnh cú cày đồng đầu năm bằng con trâu vằn vện hổ báo, và giờ Chính ra quốc tế với thế đứng dạng chân, với kiểu cài và cởi nút áo vest ngược với mọi người, nói năng bổ bã. Nhưng, phá bỉnh như vậy để được gì ?
Cũng khó hiểu mà cũng dể hiểu. Khó hiểu bởi giữa thế kỉ công nghệ, việc tiếp cận các nghi thức quốc tế để học hỏi, hành xử không phải khó, thế mà ban khánh tiết của Thủ tướng đã làm gì với sếp của họ, để ông Thủ tướng Chính trở nên thô lậu đến vậy ? Nhưng, cũng dễ hiểu bởi thế giới văn minh vốn sợ những thằng cù lần, thế giới nhân văn luôn ngại thằng liều, thế giới tiến bộ vốn ngán ngẫm thằng man rợ. Khi thương lượng hay hợp tác với những thằng dưới vế, những thằng man rợ, chẳng có cách gì khác là chấp nhận thứ văn hóa rừng rú của nó để đi đến một thỏa thuận nào đó, hoặc giả phải dỗ ngọt nó, phải cho nó ăn để đảm bảo rằng nó không nổi khùng mà hành xử thô lỗ làm hư bột hư đường… Rõ ràng ở đây Phạm Minh Chính đã chọn tư thế của một kẻ thô lỗ. Nhưng sự thô lỗ này lại có lợi cho phép ngoại giao của Chính.
Đương nhiên, đứng trên bình diện quốc gia để nhận xét các hành xử của Phạm Minh Chính thì chỉ có thể nói rằng chẳng biết giấu mặt vào đâu. Nhưng đứng trên bình diện chính trị, bình diện bảo vệ chế độ độc tài và mang cái lợi về cho chế độ, thì cách hành xử của Phạm Minh Chính cùng tập thể đi cùng với ông ta lại rất hữu ích. Nó hữu ích bởi nó ngầm đưa ra thông điệp với thế giới văn minh về khả năng lỗ mãng và chơi liều của Đảng cộng sản Việt Nam. Mà hơn bao giờ hết, lúc này, thế giới văn minh đã quá ngán ngẫm những thằng thô lỗ, chơi liều. Nên họ biết họ phải làm gì. Rõ ràng, Chính và bầu đoàn của ông ta biết đối tác đang làm gì với kiểu hành xử của mình.
Nhưng, đây là cách chơi vì chế độ, vì sự tồn vong của Đảng cộng sản và có phần bỏ mặt danh dự quốc gia. Và đương nhiên, nó hoàn toàn không phải ngẫu nhiên !
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 16/05/2022
Đồng Phụng Việt, RFA, 16/05/2022
Cuối tuần vừa qua, bộ phận quản trị kênh của Bộ Ngoại giao Mỹ trên YouTube đã gỡ video clip dài khoảng năm phút ghi lại cuộc trò chuyện hết sức "cởi mở" giữa ông Phạm Minh Chính - Thủ tướng Việt Nam - với tùy tùng, trong khi họ cùng chờ hội kiến với ông Antony Blinken - Ngoại trưởng Mỹ (1). Đó có lẽ là kết quả "giao thiệp" giữa những viên chức hữu trách trong lĩnh vực ngoại giao của Việt Nam với những viên chức hữu trách trong lĩnh vực ngoại giao của Mỹ.
Phạm Minh Chính là Thủ tướng của "Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu !"
Sau khi được giới thiệu trên YouTube và một số cơ quan truyền thông ở bên ngoài Việt Nam (2), video clip vừa đề cập đã khuấy động mạng xã hội, đặc biệt là mạng xã hội Việt ngữ vì người Việt ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam có thể lĩnh hội trọn vẹn ý nghĩa của những tuyên bố như : "Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu !", hay việc các viên chức khác trong phái đoàn Việt Nam, người thì gọi đối tác - chính quyền sở tại là "nó", người thì gọi một vài viên chức cụ thể của đối tác là "thằng"...
Chuyện đánh giá tâm thế, tư thế, bản chất, nhận định hay – dở, đúng – sai của những "Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu !", hay "nó", hoặc "thằng" có lẽ nên dành cho các chuyên gia về phân tâm học hoặc về nghi lễ ngoại giao, Từ sự kiện ngẫu nhiên nhưng gây ấn tượng vừa mạnh, vừa sâu như vừa biết, kẻ viết bài này chỉ muốn so sánh một chút giữa "Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu !" với những gì đã xảy ra trên thực tế xoay quanh chuyện ông Chính và tùy tùng đến Washington D.C tuần trước...
***
Ngày 14/5/2022, các cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam đồng loạt đưa tin "Thủ tướng Phạm Minh Chính ‘tiếp’ Ngoại trưởng Mỹ" hôm 13/5/2022, tuy nhiên video clip đã đề cập lại cho thấy, rõ ràng ông Chính và tùy tùng chờ gặp Ngoại trưởng Mỹ, chứ không phải chủ động đón Ngoại trưởng Mỹ đến gặp họ, thành ra phần lớn cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam đã chủ động sửa ‘tiếp’ thành "gặp" (3) dù đường dẫn tin Thủ tướng "tiếp" vẫn còn vết trên Internet (4).
Với hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam thì tưng bừng tuyên truyền, rồi âm thầm sửa chữa, điều chỉnh là bình thường. "Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu !".
Trước đó một ngày (12/5/2022), khi gặp gỡ doanh giới Mỹ do Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) và Phòng Thương mại Mỹ (USCC) tổ chức, ông Chính tuyên bố : "Tôi sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai trên thế giới về kinh tế Việt Nam, về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam !" (5). Song khi tường thuật về cuộc gặp gỡ này, các cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam chủ động cắt bỏ chuyện ông Chính sẵn sàng đối thoại với bất kỳ ai trên thế giới "về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam !".
Vì sao dân chúng Việt Nam chỉ có quyền biết ông Chính "sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai trên thế giới về kinh tế Việt Nam" (6) mà không có quyến biết khi ở bên ngoài Việt Nam, ông còn "sẵn sàng đối thoại về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam !" ?
Đó có phải là "Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu !" ? Và "Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu !" đó liệu có liên quan gì đến một "Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu !" khác ?
Đúng vào lúc ông Chính và tùy tùng lên đường sang Mỹ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Mỹ, chính quyền Việt Nam cho phép bà Trần Thị Thúy được xuất cảnh sang Mỹ. Bà Thúy từng bị phạt tám năm tù vì "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" và đã mãn hạn tù vào năm 2018. Ngoài bà Thúy, chính quyền Việt Nam còn tống xuất ông Hồ Đức Hòa - một công dân Việt Nam khác đang thi hành bản án 13 năm tù cũng vì "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" bằng hình thức bất bạo động, thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình" (7).
Khoan bàn đến chuyện có bao nhiêu quốc gia trên thế giới xem việc vận động thay đổi chính quyền "bằng hình thức bất bạo động" và "hòa bình" là tội phạm hình sự và vì sao thiên hạ xem bà Thúy, ông Hòa là tù nhân lương tâm, chỉ cần lưu ý đến chuyện, theo luật hình sự Việt Nam, ông Hòa là người phạm tội "đặc biệt nghiêm trọng" (bị truy tố theo khung hình phạt từ 15 năm tù trở lên đến chung thân hoặc tử hình) và đang thi hành bản án có hiệu lực pháp luật...
Ông Hòa không được "ân xá" hay "đại xá" thì tại sao chính quyền Việt Nam lại thả và tống xuất ông qua Mỹ ? Tại sao luật pháp Việt Nam lại có thể co giãn như thế ? Tại sao chính quyền Việt Nam không màng đến việc bị chê bai, chỉ trích vì đem những công dân Việt Nam được thiên hạ xem là tù nhân lương tâm ra đổi chác (8) ? Khi luật pháp có thể co giãn như thế thì lấy gì làm nền tảng xây "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" ? Đó là hệ quả của lối tư duy, hành xử theo kiểu "Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu !" ?
"Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu !" kiểu đó có phải là nguyên nhân khiến chính quyền Việt Nam khác biệt với đa số thuộc phần còn lại của nhân loại. Trước đã thế, giờ cũng vậy, đa số thuộc phần còn lại của nhân loại vẫn tiếp tục hối thúc chính quyền Việt Nam tuân thủ các cam kết với cộng đồng quốc tế về tôn trọng dân chủ, thăng tiến nhân quyền (9). Tuy nhiên chính quyền Việt Nam vừa lờ đi, vừa kêu gọi "xây dựng, củng cố sự chân thành, lòng tin giữa các quốc gia".
Thiên hạ có tin chính quyền Việt Nam thành tâm, thiện ý khi đề nghị "xây dựng, củng cố sự chân thành, lòng tin giữa các quốc gia" nhưng tại Việt Nam, chính quyền Việt Nam không những không bận tâm đến việc "xây dựng, củng cố sự chân thành, lòng tin" với đồng bào của họ mà còn xem việc vận động thay đổi chính quyền "bằng hình thức bất bạo động", các diễn biến nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi một cách hòa bình đều là "tội phạm đặc biệt nghiêm trọng" ?
"Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu !" dường như là một hình thức ám thị, không cần bận tâm thiên hạ nghĩ gì, không cần nghe thiên hạ nói gì và không sợ thiên hạ thấy gì, chỉ cần tìm dịp bày tỏ với "nó" và bất kỳ "thằng" nào vô số "mong muốn" kiểu như : Mỹ tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ và hợp tác với Việt Nam trong những lĩnh vực mà Mỹ có thế mạnh, Việt Nam đang có tiềm năng và nhu cầu như phòng chống dịch bệnh, chuyển đổi số, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chống biến đổi khí hậu, đào tạo nguồn nhân lực (10).
"Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu !" quả là khó bình và khó tả !
Đồng Phụng Việt
Nguồn : RFA, 16/05/2022
Chú thích :
(7) https://vietnamnet.vn/xet-xu-14-doi-tuong-am-muu-lat-do-chinh-quyen-104632.html