Tổng Trọng khởi xướng, Tô Lâm tiếp bước
Ngày 28/8, Quốc hội họp kỳ bất thường lần thứ 8, trong khi chỉ mới có 9 kỳ họp chính thức.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu quốc hội dự khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội Khóa XV ngày 26/08/2024 - Ảnh : báo Đại biểu nhân dân
Ở kỳ họp này, cũng như những kỳ họp bất thường trước đó, chủ yếu là để Quốc hội thông qua những nội dung mà Trung ương Đảng đã quyết trước đó. Mâm quyền lực sau khi Tô Lâm lên ngôi có nhiều xáo trộn, và các kỳ họp bất thường vì thế cũng dày hơn. Từ nay đến Đại hội 14 chỉ còn hơn 1 năm nữa, chắc chắn, sẽ còn thêm nhiều kỳ họp bất thường nữa, vì cuộc đấu cung đình vẫn chưa đến hồi kết.
Ông Nguyễn Phú Trọng nắm giữ chức Tổng bí thư gần 3 nhiệm kỳ, và cứ nhiệm kỳ sau thì lại đánh nhau dữ dội hơn nhiệm kỳ trước. Ở nhiệm kỳ đầu, ông Trọng chủ yếu là tìm lại sức mạnh cho vị trí Tổng bí thư, vốn đã bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lấn át trước đó. Sau khi thành công, ông lại "thừa thắng xông lên", lập nên "cái lò" nổi tiếng, để đánh những cá nhân và các nhóm không chịu thuần phục ông. "Lò" cháy ngày một mạnh, và sang đến nhiệm kỳ thứ 3 của ông thì "lò" đã mất kiểm soát. Lúc này, "lò" của ông đã quay lại đốt cháy cả cột nhà ông, khiến cho Đảng trở nên loạn hơn bao giờ hết.
Lá bài "chống tham nhũng không có vùng cấm" đã được Tô Lâm tiếp bước ông Trọng sử dụng. Khi Tô Lâm chiếm được "lò" của ông Trọng, Tô Lâm cho đốt luôn vùng cấm của ông Trọng, khiến cho Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và Trương Thị Mai ngã ngựa.
Có thể nói, Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay không khác gì "bãi chiến trường", liên tục đánh nhau và liên tục tổ chức các cuộc họp bất thường, để chia chác lại thành quả của các trận đánh. Cũng nhờ đánh nhau mà thế lực Hưng Yên, với nòng cốt là Bộ Công an, mới có thể ngoi lên thành thế lực mạnh nhất trong Đảng. Và chắc chắn, điều này sẽ tạo tiền đề cho luật chơi trong Đảng về sau. Bất kỳ thế lực nào muốn trở nên hùng mạnh, thì phải đè bẹp các thế lực có khả năng cạnh tranh. Luật chơi này do nhóm Hưng Yên dẫn dắt và thực hiện, rồi nó sẽ trở thành luật bất thành văn trong Đảng.
Luật "mạnh thắng yếu thua" do Tổng Trọng đặt nền móng, và Tô Lâm kế thừa. Không những thế, Tô Lâm còn phát triển luật này lên "tầm cao mới", với những quyết định trắng trợn hơn, bất chấp hơn, khi mà ông "đè đầu cưỡi cổ" cả Bộ Chính trị.
Hiện nhóm Hưng Yên đang có sức mạnh vô đối. Nếu có một nhóm nào đó ngoi lên, muốn truất phế nhóm Hưng Yên, thì cuộc chiến quyết liệt mới lại nổ ra, và khi đó, "chiến trường" sẽ càng trở nên loạn hơn. Mặt khác, cho dù nhóm Hưng Yên không bị cạnh tranh, nhưng nếu muốn giữ vị thế độc tôn, thì họ cũng phải thường xuyên "làm cỏ" phần còn lại.
Quốc hội khóa 15 đã họp bất thường đến 8 kỳ, nhưng không có một kỳ họp nào bàn về những vấn nạn quốc gia, về an sinh cho 100 triệu dân. Quốc hội liên tục họp bất thường, nhưng kinh tế đất nước chẳng hề được cải thiện, quan hệ ngoại giao cũng không thay đổi. Tất cả nội lực trong Đảng chỉ để dành cho việc đấu đá, tranh giành quyền lực. Một đảng như thế thì làm sao đủ tư cách lãnh đạo đất nước ? Tuy nhiên, vì độc quyền cai trị, nên Đảng vẫn nắm quyền – đây là bất hạnh lớn cho đất nước.
Lá bài "làm trong sạch Đảng" của ông Trọng đã bị biến tướng. Dù hô hào chống tham nhũng từ năm này sang năm khác, dù "lò" cháy phừng phừng từ tháng này sang tháng nọ, nhưng tham nhũng đã không giảm, lại còn tăng lên. Quan sau còn tham kinh khủng hơn quan trước.
Bòn sức dân để làm giàu và mua chức. Mua được vị trí thấp thì lại muốn vị trí cao hơn, nên lại đánh nhau để giành chức giành quyền.
Kết quả, chỉ có dân là luôn phải chịu thiệt, đất nước bị bòn rút kiệt quệ, chứ Đảng chẳng hề sạch hơn. Đấy là cái hại to lớn mà cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại.
Trần Chương
Quốc hội Việt Nam lại họp bất thường vào lúc tổng bí thư Tô Lâm đang củng cố thế lực
Thanh Phương, 24/08/2024
Theo tin từ báo chí trong nước hôm qua, 23/08/2024, vào thứ hai tuần tới, 26/08, Quốc hội Việt Nam sẽ lại được triệu tập cho một cuộc họp bất thường để “xem xét công tác nhân sự”.
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tặng hoa chúc mừng chủ tịch nước Tô Lâm khi ông nhậm chức tổng tí thư Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 03/08/2024, tại Hà Nội, Việt Nam. AP - Duong Van Giang
Đây sẽ là kỳ họp bất thường lần thứ 8 của Quốc hội đương nhiệm. Lần đầu tiên trong lịch sử cơ quan lập pháp của Việt Nam, số cuộc họp bất thường nhiều đến như thế. Cuộc họp ngày 26/08 diễn ra trong bối cảnh tân tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đang củng cố thế lực, đưa những người thân tín vào các chức vụ chủ chốt trong đảng.
Trên tờ nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay, 24/08, giáo sư Zachary Abuza, Học viện Chiến tranh Quốc gia ở Washington, Hoa Kỳ, chuyên gia về các vấn đề chính trị và an ninh Đông Nam Á, có bài viết về những thay đổi trong guồng máy lãnh đạo của Việt Nam hiện nay.
Giáo sư Abuza nhắc lại, được bầu làm chủ tịch nước vào tháng 4, sau khi chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng lần lượt buộc phải từ chức, ông Tô Lâm đã cố giữ cả hai chức chủ tịch nước và bộ trưởng Công an, nhưng đã gặp phải sự phản đối từ cả Ban Chấp hành Trung ương và Quốc hội. Trong khi những người đối lập với ông Tô Lâm muốn bổ nhiệm ông Trần Quốc Tỏ, em trai của cố chủ tịch nước Trần Đại Quang, làm tân bộ trưởng Công an, ông Tô Lâm đã cài được ông Lương Tam Quang, một nhân vật thân tín của ông, vào chiếc ghế này.
Đến ngày 16/06, ông Lương Tam Quang đã được bầu vào Bộ Chính trị nhờ được ông Tô Lâm cất nhắc. Tân tổng bí thư còn đưa các đồng minh, chủ yếu là các cựu quan chức Bộ Công anan, vào các vị trí chủ chốt khác, cụ thể là bổ nhiệm thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc làm Chánh văn phòng của Văn phòng Trung ương Đảng. Trung ương Đảng sau đó đã bổ nhiệm ông Ngọc vào Ban Bí thư trong một phiên họp giữa tháng 8. Cũng tại phiên họp đó, Trung ương đã bổ nhiệm hai người khác vào Ban Bí thư : thượng tướng Trịnh Văn Quyết, tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị của quân đội và Lê Minh Trí, viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Bộ Chính trị gần đây đã phê chuẩn việc bổ nhiệm thiếu tướng Công an Vũ Hồng Vân, cũng đến từ Hưng Yên như ông Tô Lâm, làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ông Vân được coi sẽ là tai mắt của ông Tô Lâm trong Ủy ban Kiểm tra Trung ương để đảm bảo Ủy ban này không chống lại tổng bí thư hoặc các đồng minh của ông.
Trong khi đó, chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam tiếp diễn, đặc biệt với việc Bộ Chính trị cảnh cáo kỷ luật phó thủ tướng Lê Minh Khái do liên quan đến dự án Đại Ninh ở tỉnh Lâm Đồng.
Theo giáo sư Abuza, vẫn còn tin đồn cho rằng tướng về hưu Lương Cường sẽ đảm nhiệm chức chủ tịch nước, quay trở lại thế cân bằng quyền lực truyền thống trong cấu trúc lãnh đạo "Tứ trụ". Tuy nhiên, ông Tô Lâm có vẻ "khá thoải mái" với cả hai chức vụ. Sau chuyến thăm Trung Quốc, theo dự kiến, ông sẽ tới Hoa Kỳ vào tháng 9 để phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc với tư cách nguyên thủ quốc gia.
Thanh Phương
***************************
Quốc hội Việt Nam họp bất thường về nhân sự : bầu ai, miễn nhiệm ai ?
BBC, 23/08/2024
Hiện có một số chức danh lãnh đạo đang cần được kiện toàn, trong đó có một phó thủ tướng, bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, bộ trưởng Tư pháp.
Ông Đặng Quốc Khánh (trái), ông Lê Minh Khái (phải) đã được Trung ương Đảng đồng ý cho thôi giữ chức vụ ủy viên vào ngày 3/8
Quốc hội Việt Nam sẽ tổ chức họp bất thường vào ngày thứ Hai 26/8 để kiện toàn nhân sự cấp cao.
Văn bản dự kiến Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa 15, được Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường công bố vào chiều ngày thứ Sáu 23/8 có nội dung như sau :
"Căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa 15 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Kỳ họp sẽ diễn ra trong 01 ngày, bắt đầu từ 08 giờ 00 thứ Hai, ngày 26/8/2024 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội".
Trong các cuộc họp bất thường gần đây, Quốc hội đã miễn nhiệm và bầu hoặc phê chuẩn một số lãnh đạo.
Chẳng hạn, vào ngày 21/3, Quốc hội đã họp bất thường để miễn nhiệm Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Ngày 2/5, Quốc hội họp bất thường miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Phê chuẩn phó thủ tướng, bộ trưởng ?
Hiện có một số chức danh trong chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính cần phải thông qua Quốc hội.
Đầu tiên là vị trí của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. Vào ngày 3/8, ông Khái đã bị Trung ương Đảng cho thôi giữ chức ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Vào ngày 8/8, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị kỷ luật ông Khái và đến ngày 13/8, Bộ Chính trị công bố hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với ông.
Nguyên nhân ông Lê Minh Khái bị kỷ luật được cho là liên quan đến vai trò của ông tại dự án Đại Ninh ở Lâm Đồng, trong giai đoạn ông làm Tổng Thanh tra Chính phủ, Bí thư Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ từ tháng 10/2017 đến tháng 4/2021.
Hiện ông Khái vẫn còn giữ chức phó thủ tướng. Tuy nhiên, với việc ông không còn là ủy viên Trung ương Đảng, có thể hiểu là việc miễn nhiệm ông sẽ sớm được thực hiện.
Theo Luật Tổ chức Quốc hội 2014, phó thủ tướng là chức danh được Quốc hội phê chuẩn từ đề nghị của Thủ tướng.
Do đó, việc bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm chức danh phó thủ tướng thì cần cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền, ở đây là thủ tướng chính phủ, trình lên Quốc hội để miễn nhiệm.
Việc miễn nhiệm ông Khái cũng đồng nghĩa với việc cần bổ nhiệm một nhân vật mới "điền vào chỗ trống".
Một vị trí phó thủ tướng khác cũng có thể cần được xem xét, miễn nhiệm, đó là trường hợp ông Trần Lưu Quang.
Trường hợp ông Quang không liên quan đến vấn đề kỷ luật. Tuy nhiên, sau khi ông được phân công giữ chức trưởng Ban Kinh tế trung ương theo quyết định của Bộ Chính trị vào ngày 21/8, có khả năng ông sẽ rời chính phủ. Nếu vậy, sẽ cần có thêm một quy trình miễn nhiệm và phê chuẩn cho vị trí phó thủ tướng nữa.
Ghế Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường cũng đang cần được kiện toàn. Bộ trưởng hiện nay là ông Đặng Quốc Khánh đã được Trung ương Đảng cho thôi chức ủy viên vào ngày 3/8 tương tự như trường hợp ông Lê Minh Khái. Do đó, có thể Quốc hội sẽ miễn nhiệm ông Khánh và phê chuẩn người thay thế ông trong kỳ họp bất thường lần này.
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long mới đây được bổ nhiệm vị trí phó thủ tướng. Hiện có hai khả năng : Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp tục kiêm nhiệm chức bộ trưởng Tư pháp ; hoặc sẽ có người mới thay ông ở ghế bộ trưởng. Nếu vậy, việc bổ nhiệm bộ trưởng cũng cần được Quốc hội phê chuẩn.
Cho đến nay, Quốc hội khóa 15 đã có 7 kỳ họp thường kỳ và 7 kỳ họp bất thường.
Bầu chủ tịch nước khi nào ?
Ông Tô Lâm hiện đang giữ hai chức Tổng bí thư và chủ tịch nước, nên Tứ Trụ chỉ còn Tam Trụ
Một trong những vấn đề đang thu hút sự quan tâm hiện nay là liệu Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tiếp tục giữ hai chức vụ cho đến Đại hội 14 hay ông sẽ thôi làm chủ tịch nước.
Sau khi trở thành chủ tịch nước hồi tháng 5, ông Tô Lâm đã được Trung ương Đảng bầu làm Tổng bí thư vào ngày 3/8, chỉ hai tuần sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời.
Vào ngày 15/8, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết dự kiến sẽ kiện toàn các chức danh lãnh đạo cấp cao tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10/2024.
Vào ngày 12/8, hãng tin Reuters dẫn lời một số quan chức Việt Nam và nước ngoài nói rằng ông Tô Lâm sẽ thôi chức chủ tịch nước khi Quốc hội họp thường kỳ vào tháng 10.
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 dự kiến khai mạc vào ngày 21/10 và bế mạc trễ nhất là vào ngày 30/11.
Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang tập trung chuẩn bị cho Đại hội 14, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 1/2026. Hai công tác được coi là quan trọng nhất là nhân sự và văn kiện.
Tại Đại hội 14, các vị trí lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam - bao gồm Tứ Trụ, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Trung ương Đảng - sẽ được bầu lại.
Nhiều chuyên gia và nhà ngoại giao cho rằng ông Tô Lâm hiện đang là ứng viên sáng giá nhất cho chiếc ghế Tổng bí thư khóa 14.
Ngày 8/8, Giáo sư Jonathan London, nhà nghiên cứu, giảng viên đại học người Mỹ chuyên về giáo dục và chính trị đương đại Việt Nam, bình luận với BBC News tiếng Việt :
"Trong quá khứ gần thì Việt Nam có trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng từng kiêm nhiệm chức chủ tịch nước và Tổng bí thư trong hơn hai năm sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời. Sắp tới Việt Nam sẽ có Đại hội Đảng thì sẽ quay lại thể chế cũ, tức sẽ có bốn người trong Tứ Trụ".
"Ông Tô Lâm đã nắm cả hai vị trí nhưng tôi nghĩ chính trị của Việt Nam nên được hiểu thông qua một quá trình chứ không phải một hiện tượng, một cá nhân. Điều quan trọng là chờ đợi xem ông Tô Lâm sẽ làm được những gì cũng như ông ấy và Thủ tướng Phạm Minh Chính - hai lãnh đạo quan trọng nhất trên chính trường Việt Nam hiện tại - sẽ kết hợp với nhau như thế nào để giải quyết những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt".
Nguồn : BBC, 23/08/2024
Những bộ luật "chẳng giống ai"
Thời gian qua, dư luận xã hội Việt Nam xôn xao bởi những hoạt động trên diễn đàn của cái gọi là "Quốc hội" Việt Nam.
Công an Thành phố Hà Nội kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông. Ảnh : X.N.
Người ta xôn xao bởi ở đó có những dự luật mà ngay khi đưa ra, đã vấp phải những phản ứng gay gắt của dư luận, của xã hội bởi nó "chẳng giống ai", bởi nó chứa trong đó sự vô lý đến mức ai cũng phải lắc đầu vì "không hiểu nổi".
Điển hình là "Luật Trật tự an toàn Giao thông đường bộ". Ngay từ khi Bộ Công an đưa dự luật này trình ra Quốc hội, dư luận và ngay trên diễn đàn Quốc hội đã có những tiếng nói phản ứng kịch liệt. Rằng Việt Nam đã có Luật Giao thông Đường bộ năm số hiệu 23/2008/QH12, vậy thì cần gì xé đôi luật này ra thêm một luật Trật tự an toàn Giao thông đường bộ để làm gì ? Chẳng lẽ Luật Giao thông đường bộ kia không đủ bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ hay sao ?
Mà tại sao lại chỉ có luật "Trật tự an toàn giao thông" mỗi đường bộ ? Vậy thì đường thủy, đường sắt, đường hàng không… của Việt Nam đã an toàn và trật tự đến mức không cần quan tâm ?
Hẳn nhiên, người ta biết rõ vì sao những chuyện hài hước này xảy ra, nguyên nhân nào để nảy sinh ra những điều tưởng như vô lý đến mức ai cũng biết nó vô lý và chẳng ai chấp nhận được ấy. Đó là việc sản sinh ra những cái gọi là "Luật" để nhằm "luật hóa" những lợi ích nhóm một cách trắng trợn của ngành công an.
Bởi người ta chỉ ra trong những dự luật ấy những điều bất bình thường. Chẳng hạn trong dự luật có điều khoản "đưa việc cấp giấy phép lái xe về cho Bộ Công an phụ trách", nguyên nhân là vì bây giờ "Giấy phép lái xe bị làm giả quá nhiều". Lập tức những câu hỏi đặt ra mà Bộ Công an không thể trả lời :
- Tại sao ngày xưa việc cấp Giấy phép lái xe do Bộ Công an cấp đã cho thấy đầy sự vô lý và trái khoáy, nên được chuyển sang Bộ Giao thông vận tải cấp cho đúng chuyên môn, chuyên ngành, giờ lại phải chuyển sang Bộ Công An ? Nếu vì lý do bị làm giả quá nhiều, thì sinh ra Công an để bảo vệ trật tự an toàn xã hội làm gì mà để việc làm giả giấy tờ trong xã hội đến mức bó tay ?
- Bây giờ tiền giả đầy rẫy trong xã hội, vậy có đưa Nhà máy in tiền Quốc gia cho Bộ Công an quản lý nốt hay không ?
- Vậy thẻ đảng, thẻ ngành và Bằng tốt nghiệp các trường phổ thông, Đại học, thậm chí bằng Tiến sĩ, Giáo sư đang bị làm giả khắp nơi, liệu có ngày phải đưa về Bộ Công an cấp tất cả để khỏi bị làm giả không ? Thậm chí việc cấp bằng bây giờ còn có hiện tượng học giả bằng thật, hoặc giả bằng giả… như hiện tượng bằng Tiến sĩ của Thích Chân Quang đang làm nóng dư luận xã hội mấy ngày qua, thì việc đào tạo Tiến sĩ có đưa luôn về cho Công an phụ trách nốt không ?
- Mà ngay cả cái Giấy Chứng minh Công an hiện đang bị làm giả nhan nhản ngoài xã hội trong các vụ lừa đảo, thì bây giờ chuyển đi đâu để khỏi bị làm giả ?...
Chừng như thấy không thể trả lời được bất cứ câu hỏi nào trong những câu hỏi này, Bộ Công an đã phải rút điều này ra khỏi Dự luật.
Và người ta biết tỏng tòng tong điều này : Mỗi giấy phép lái xe được cấp, thì người dân phải tiêu tốn vào đó cả chục triệu đồng. Với đà tăng trưởng xe ô tô như hiện nay tại Việt Nam, thì đây là nguồn thu vô tận. Và công an muốn nắm cái ngành đẻ ra tiền dễ dàng này bằng việc cả cấp và thu Giấy phép lái xe cho… tiện.
Thế nhưng, Dự luật này đâu chỉ có điều vô lý ấy.
Dự luật đó, còn đưa ra một điều khiến cả xã hội giật mình. Đó là điều khoản : "Cảnh sát giao thông (Cảnh sát giao thông) được giữ lại một phần tiền thu được từ việc lực lượng này phạt người dân khi tham gia giao thông" và số tiền đó không ít dưới 70%. Đồng thời, Cảnh sát giao thông được giữ lại 30% số tiền đấu giá biển số đẹp.
Ngay từ khi đưa ra trước cái gọi là Quốc hội, hàng loạt ý kiến phản đối đã ầm ĩ trên báo chí lẫn mạng xã hội bởi ai ai cũng nhìn thấy sự thậm vô lý của sự điên rồ này. Người ta hỏi : Tại sao lại chỉ Cảnh sát giao thông ? Trong hệ thống chính trị, chính quyền hiện nay trong xã hội Việt Nam, có hàng loạt các thứ để phạt người dân chứ đâu chỉ có mỗi vi phạm về giao thông ? Người dân Việt ngày nay, ngay cả mở miệng ra để nói về những điều mắt thấy, tai nghe xung quanh mình như thấy dân xếp hàng đi rút tiền, thấy Cảnh sát giao thông đang núp, rình dân trên đường, thấy quan chức tham nhũng trắng trợn… mà lên tiếng vài lời thì lập tức được mời, được triệu tập và được nhận phạt với số tiền bằng tiền công làm cả vài tháng trời.
Nếu Cảnh sát giao thông được giữ lại tiền phạt để tiêu cho riêng mình, thì những ngành nghề còn lại thì sao ? Họ có được giữ lại tiền phạt mà mình thu được để chi tiêu cho mình để bảo đảm câu khẩu hiệu "Bình đẳng trước pháp luật" hay không ?
Cứ đà này, thì ngành Quản lý thị trường phạt được dân sẽ giữ lại số tiền đó chia nhau, Hải quan phạt được tiền vi phạm xuất nhập cảng sẽ nhận lại tiền phạt hàng hóa, rồi chính quyền các cấp, cơ quan thuế, cơ quan hành chính… sẽ đua nhau phạt để kiếm tiền từ dân và mạnh ai nấy phạt.
Thậm chí, nhiều ý kiến còn vạch rõ rằng : Vậy thì cái luật ngân sách nhà nước, vậy thì luật lệ về hành chính đã cũng được cái gọi là Quốc hội ban hành có còn được sử dụng nữa không ? Nếu sử dụng thì có cần sửa lại là áp dụng với toàn xã hội trừ công an ra không ?
Công an giải thích rằng để sử dụng nguồn tiền đó trang bị cho lực lượng Cảnh sát giao thông hiện nay để thực thi nhiệm vụ ? Vậy nếu không có các khoản phạt đó, thì Cảnh sát giao thông ra đường đi chân đất và tay không đi làm hay sao ? Hàng năm số tiền ngân sách khổng lồ cấp cho ngành công an được dùng vào việc gì ? Tại sao chỉ ngành Cảnh sát giao thông mới cần phải trang bị còn các ngành khác không thu được tiền phạt thì sao ? Rồi thì lực lượng quân đội sẽ phạt dân bằng cớ nào để trang bị trang thiết bị cho quân đội ?
Một dự luật khác cũng không thiếu những sự vô lý được Bộ Công an đưa ra trước Quốc hội là "Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ" (sửa đổi) để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, trong đó đề xuất nhiều quy định mới về vũ khí.
Theo đề xuất của cái gọi là "Luật" này thì ngoài Vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ và vũ khí thể thao. Trong đó, súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng bắn đạn nổ, súng bắn đạn sơn, súng nén gas, súng nén khí, súng nén hơi… được bổ sung vào danh mục vũ khí quân dụng. Thì lần này, Bộ Công an còn đưa vào danh mục Vũ Khí bao gồm : "Các loại dao có tính sát thương cao", những loại này được bổ sung vào danh mục "các loại vũ khí thô sơ".
Hẳn nhiên, đã là dao thì dao nào mà chẳng có tính sát thương. Dao mà không có tính sát thương đâu còn là dao. Bởi chức năng của dao, hẳn nhiên là phải sắc, phải bén.
Mà định nghĩa dao là "Vũ khí" – Nghĩa là công dân không được sử dụng mà không phải xin phép công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bộ Công an cho rằng : "Dao có tính sát thương cao được định nghĩa là dao sắc, dao nhọn, dao sắc nhọn, có chiều dài lưỡi từ 20cm trở lên, hoặc dao có chiều dài lưỡi dưới 20cm nhưng được hoán cải, lắp ráp để có công năng, tác dụng tương tự dao có tính sát thương cao".
Nghĩa là, khi "Luật" này được thông qua, người dân không được dùng dao có mũi nhọn, không được dùng dao sắc, chỉ được dùng dao cùn, dao ngắn dưới 20 cm, và không được hoán cải khác thông thường… hoặc tốt nhất là chỉ được dùng đồ đá, đồ bằng xương, bằng sành… như thời nguyên thủy.
Điều này nói lên rằng, Nhà cầm quyền Việt Nam sợ hãi đến từng dụng cụ hàng ngày trong đời sống xã hội và đưa ra những điều hết sức vô lý đến mức ấy và tin rằng chẳng ai có thể chấp nhận cái gọi là Dự luật đó.
Dư luận cho rằng : Họa chăng có bị điên, bị rồ tập thể thì Quốc hội mới thông qua những cái gọi là "Dự luật" ấy.
Quốc hội là của Công an ?
Không chỉ những dự luật đó bị phản đối trong dư luận xã hội, mà ngay tại diễn đàn Quốc hội, nó đã bị phản ứng gay gắt bởi một số đại biểu. Họ chỉ ra sự quái gở, sự vô lý của những dự luật và những điều luật đã được đưa ra trong đó.
Và khi không thể giải thích nhăng cuội trước dư luận, thì Bộ Công an đã phải dừng lại việc đề nghị thông qua "Luật Trật tự an toàn Giao thông đường bộ" để tìm cơ hội mới.
Thế rồi, hàng loạt những vụ thanh trừng, xáo trộn và những người có ý kiến phản biện "mạnh miệng" như Dương Trung Quốc, như Lưu Bình Nhưỡng đã "được" nghỉ hưu, đã không ứng cử tiếp, đã bị bắt… Ngay cả Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, người đã không "học tập và làm theo tấm gương" tiền nhiệm Nguyễn Thị Kim Ngân là "Bộ Chính trị đã quyết thì phải ra cho được luật", cũng đã buộc phải "tự nguyện" ngã ngựa giữa dòng.
Thì khi đó, cơ hội để Bộ Công an đưa các dự luật kia trở lại cái gọi là Quốc hội để "Quốc hội" thông qua. Và Bộ Công an ra tay, dí ngay cái gọi là Dự luật ra trước cái gọi là "Ủy ban thường vụ Quốc hội" với mệnh lệnh : Giơ tay.
Và hẳn nhiên, cái Ủy ban Thường vụ ấy, đã biết thân biết phân mình, đành lẩy bẩy giơ tay.
Bởi trong đám ấy, làm sao tìm được ra ai đủ dũng khí để vào tù bởi những lời nói ngay thẳng ? Bởi những tấm gương tày liếp của các đại biểu cho đến Chủ tịch Quốc hội còn sờ sờ ra đó khi mà cửa nhà tù đã mở, súng ống có sẵn trong tay và bộ máy nhà nước được điều hành bằng hệ thống đặc công an từ Chủ tịch nước đến Thủ tướng chính phủ và các ban ngành trong hệ thống.
Và hiển nhiên, đến lúc này thì Quốc hội đã thông qua những gì Công an muốn, dù nó vô lý, dù nó như nước với lửa, dù nó vi phạm hiển nhiên những văn bản pháp luật xưa nay đã có hiệu lực.
Quốc hội đã giơ tay, để Cảnh sát giao thông chính thức ngang nhiên lấy tiền phạt cả chục ngàn tỷ mỗi năm để tiêu, chứ trong thực tế trước đến nay chẳng cần luật thì công an vẫn cứ lấy số tiền đó tiêu mà chẳng ai dám mở miệng hé răng nửa lời.
Nó vi phạm luật pháp, là bởi như ông Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói khi buộc phải thông qua Luật để tiền lại cho Cảnh sát giao thông là điều này không có gì mới, bởi việc Công an giữ lại tiền phạt là chuyện từ xưa đến nay. Việc thông qua cái gọi là "Luật" này, chỉ nhằm để chính thức hóa việc hệ thống công an bao nhiêu năm nay đã ngang nhiên giữ lại tiền phạt của công dân để tiêu cho riêng mình mà không nộp vào ngân sách nhà nước như tất cả các ngành khác đã buộc phải làm. Nghĩa là với riêng lực lượng Cảnh sát giao thông, ngoài việc tự nhận mãi lộ, lấy tiền đút túi riêng trên mọi nẻo đường đất nước, thì phần còn lại được ghi biên bản, người dân nộp tiền phạt, thì số tiền đó lại được "Phân phối lại" cho mình.
Lẽ ra, với những sự việc đó, thì Quốc hội, với chức năng của một Cơ quan quyền lực cao nhất của cả nước, phải ra tay hành động, phải đưa cả Bộ Công an ra trước Tòa án vì việc vi phạm có hệ thống xâm phạm tài sản quốc gia, ngang nhiên chà đạp luật pháp, tự ý ăn cắp, tham nhũng của công, tài sản quốc gia…
Thì ngươc lại, cái gọi là Quốc hội đã phải ngoan ngoãn giơ tay, ngoan ngoãn chấp nhận sự sai phạm rõ ràng, coi là sự đã rồi. Để rồi hùa nhau giơ tay "luật hóa" những hành vi trái luật pháp, để bảo vệ lợi ích nhóm một cách trắng trợn.
Vậy phải chăng, quốc hội không chỉ là cơ quan của đảng với chức năng thực hành nghị quyết của đảng, mà đã là công cụ của riêng ngành công an ?
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : RFA, 30/06/2024
Bốn Bộ trưởng, Trưởng ngành Tài nguyên và môi trường ; Công thương ; Kiểm toán Nhà nước và Văn hóa, thể thao và du lịch... trong các phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV được các Đại biểu quốc hội cho rằng phần trả lời, cam kết của họ rất trúng và đúng, thoả mãn được mong đợi của cử tri và Đại biểu quốc hội.
AFP Photo
Nhiều Đại biểu quốc hội sau đó đặt vấn đề rằng, điều còn lại là làm sao những lời hứa của lãnh đạo các Bộ, Ngành phải được sớm thực hiện. Vậy cơ chế giám sát việc thực hiện "những lời hứa", "cam kết" đó như thế nào cũng là dấu chấm hỏi lớn !
Ông Trần Anh Quân, một người trẻ hoạt động xã hội ở Sài Gòn, hôm 14/6/2024 khi trao đổi với RFA về vấn đề nêu trên, cho rằng :
"Khi các đại biểu Quốc hội đã nói tới chuyện hy vọng các Bộ trưởng ‘nói được làm được’ tức là họ đã không tin lời hứa của những cán bộ lãnh đạo này rồi. Không phải tự nhiên mà có câu ‘đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm’.
Trước Quốc hội thì họ nói cho có, trả lời cho xong chuyện, nhưng họp xong về thì đâu lại vào đó. Thậm chí có những câu chất vấn của các đại biểu chỉ là hỏi cho có chứ không có ràng buộc gì, chính những đại biểu Quốc hội này có khi cũng chẳng nhớ những kỳ trước họ đã hỏi gì và các bộ trưởng đã trả lời những gì nữa. Tôi thấy Quốc hội giống như một sân khấu hài vậy thôi, có khi họ đặt ra những câu hỏi kiểu bắt trend, như vụ miền Tây bị hạn mặn hay miền Trung lũ lụt, họ bàn cả chục năm trời mà có giải quyết được gì đâu và những bộ trưởng đưa ra lời hứa mà làm không được thì có bị xử lý gì đâu !"
Trước đó, vào tháng 5/2023, các đại biểu quốc hội từng đề nghị giám sát việc thực hiện lời hứa của các bộ trưởng, trưởng ngành, các thành viên Chính phủ. Truyền thông Nhà nước khi đó dẫn đề nghị của đại biểu Phạm Đình Thanh, Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Kontum, tiếp tục giám sát việc thực hiện lời hứa của các vị bộ trưởng, thành viên Chính phủ. Về hoạt động giám sát cuối năm 2023 và năm 2024, đại biểu Thanh đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để kịp thời khắc phục những bất cập, hạn chế đã được chỉ ra.
Liên quan việc thực hiện "lời hứa" của các lãnh đạo Việt Nam, một người dân ở tỉnh Bình Định, không muốn nêu tên vì lý do an toàn, hôm 14/6/2024 nói :
"Đã cam kết trước Quốc hội và cử tri thì phải thực hiện đúng như cam kết, còn như thấy không có khả năng thực hiện được thì đừng cam kết chứ không thể hứa suông, hứa cho qua chuyện. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc".
Còn việc lâu nay những cam kết của các vị lãnh đạo đầu ngành, lãnh đạo Chính phủ, có thực hiện được hay không, thực hiện đến mức độ nào thì theo người dân này, lại tùy thuộc vào diễn biến của tình hình sau đó. Người này cho rằng, tình hình sau đó có thể thuận hoặc cũng có thể nghịch. Thuận thì nghĩa là họ đã làm đúng cam kết, nhưng nghịch thì họ cho rằng không thể thực hiện đúng như cam kết do nguyên nhân chủ quan và khách quan. Người dân này dẫn ví dụ :
"Về chủ quan : Do trình độ dự báo tình hình, xu thế sẽ diễn ra trong tương lai kém. Chẳng hạn, cam kết sẽ bàn giao mặt bằng để xây dựng khu công nghiệp hoặc làm một con đường nào đó để tạo động lực phát triển kinh tế vùng, miền vào ngày nào đó, nhưng không có đủ kinh phí để chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng nên không thực hiện đúng như cam kết".
Về khách quan theo vị này, do thiên tai, không lường trước được, hoặc do biến động chính trị xảy ra của một nước mà Việt Nam có quan hệ thương mại nên dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất dẫn đến tỉ lệ phần trăm người lao động thất nghiệp tăng lên, không đúng như cam kết là sẽ tạo việc làm cho nhiều người lao động mà điều này lại liên quan đến tỉ lệ phần trăm giảm nghèo bền vững !.
Qua đó, người dân này cho rằng :
"Nhìn chung thì mức độ thực hiện cam kết tuy có thực hiện, nhưng chính phủ phải đôn đốc, nhắc nhở nhiều, thậm chí đã đưa ra nhiều biện pháp chế tài. Bên cạnh đó cũng không ít lời cam kết suông, không thực hiện hoặc chậm thực hiện về mặt thời gian, nhất là trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường, thoát nước tại các đô thị, đường phố thành sông chỉ sau một trận mưa... đã gây bức xúc cho người dân !"
Nguyên nhân của mọi nguyên nhân theo ông này là vấn đề con người, cụ thể ở đây là Đại biểu quốc hội. Tiếng là dân bầu, nhưng nhiều Đại biểu quốc hội lại do Đảng chọn theo cơ cấu, có vị không có trình độ chuyên môn vẫn ngồi đó. "Thực tiễn này đã diễn ra đúng như đã thấy", người dân Bình Định khẳng định !
Tại phiên họp 32 hôm 15/4/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân (HĐND).
Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát tình hình tại Việt Nam ngay sau đó đặt vấn đề rằng, với thể chế chính trị như Việt Nam hiện nay, vấn đề đặt ra là làm sao để Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân, không chỉ là hình thức ?
Góp ý về vấn đề trên, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã bị giải thể, nói với RFA rằng, Quốc hội và HĐND chỉ có thể giám sát hiệu quả đối với các quan chức Nhà nước do họ bổ nhiệm nếu họ được quyền bổ nhiệm và thực hiện quyền bãi nhiệm.
Tức là, theo Tiến sĩ A, ví dụ HĐND thành phố Hà Nội được quyền bãi miễn ông Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và tất cả các giám đốc sở ; Quốc hội cũng tương tự như vậy tức có quyền cho thôi nhiệm vụ Đại biểu quốc hội .v.v. Tiến sĩ Quang A nói tiếp, đó là cách hiệu quả nhất để họ giám sát những người và những cơ quan dưới quyền của họ có làm đúng hay không ? Bởi vì theo Tiến sĩ A, "động lực mạnh nhất là người ta sợ mất chức".
Nhà Nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân Vận Trung Ương - Đảng Cộng Sản Việt Nam, hôm 14/6 đưa ra nhận định với RFA dưới một góc nhìn khác :
"Quốc Hội nhưng không phải là chỗ tập họp của quốc dân mà là chỗ tập họp của 90% đảng viên của Đảng. Đa số là cán bộ bên chính quyền, lãnh đạo Đảng, rồi bí thư các thứ nhảy vào ngồi. Bởi vậy cái tính chất gọi là Quốc hội không rõ. Thế thì giám sát được ai ? Tay mặt giám sát tay trái hay là thế nào ?Nếu mà giám sát được thì đã không để cho thủy điện tràn lan, phá rừng tràn lan. Tôi nhớ ông Nguyễn Xuân Phúc từng tuyên bố đóng cửa rừng. Sau khi tuyên bố thì đến giờ không thấy động thái gì, quy định gì, thủ tục gì để thực hiện việc đóng cửa rừng. Quốc hội cũng chả giám sát được".
Nguồn : RFA, 14/06/2024
Một quy định cho thấy, Chính và Tổng đang muốn đóng cửa chiến nhau đến xanh cỏ ?
Trần Chương, Thoibao.de, 25/05/2024
Ngày 15/11/2018, Quốc hội khóa 14 đã thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Trong đó, sức khỏe lãnh đạo được liệt vào loại này.
Ngày 15/11/2018, các Đại biểu Quốc hội khóa 14 đã thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
Đáng lẽ, sức khỏe của lãnh đạo phải được công khai, bởi người dân cần được biết, người có trách nhiệm gánh vác việc "quốc gia đại sự" có đủ sức khỏe, đảm bảo cho công việc hay không. Bởi những quyết định của họ ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, và ảnh hưởng đến quyền lợi đất nước.
Đảng vẫn hô hào rằng, "cán bộ là đầy tớ của nhân dân", thì chẳng lẽ, nhân dân lại không được quyền biết về tình trạng sức khỏe của "đầy tớ" hay sao ? Tại sao Đảng lại muốn giấu giếm ?
Thật ra, từ trước đến nay, Đảng vẫn luôn che giấu tình trạng sức khỏe của lãnh đạo, cho đến khi không thể giấu được nữa. Ví dụ như trường hợp các ông Nguyễn Bá Thanh và Trần Đại Quang.
Tuy nhiên, bức vách vẫn luôn lọt gió. Không phải dân có tài phép gì, mà vấn đề sức khỏe của lãnh đạo Đảng, cũng như nhiều vấn đề khác, thường được chính những "đồng chí" trong Đảng tung ra, nhằm mục đích nào đó của họ. Có thể họ muốn tung cú bồi hạ gục đối thủ ; cũng có thể họ muốn tố cáo kẻ đã ra tay hạ độc thủ "đồng chí" mình ; cũng có thể chỉ vì vấn đề tâm lý, muốn chia sẻ bí mật.
Năm 2022, khi Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vắng mặt để đi trị bệnh, thì tin tức cũng lọt ra, và người dân cũng biết. Theo tin rò rỉ hiện nay, Tổng bí thư thường xuyên nằm tại Bệnh viện Quân y 108 để được các bác sĩ chăm sóc sức khỏe. Những thông tin như thế này, nếu không phải do người trong cuộc nói ra, thì ai có thể biết ?
Ngày 22/5 vừa qua, ông Trần Hồng Hà – Phó Thủ tướng Chính phủ, đã ký Quyết định số 440/QĐ-TTg, ban hành Danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực y tế. Theo đó, danh mục bí mật nhà nước độ tối mật gồm : Hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của các ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Câu hỏi đặt ra là, vì sao Đảng cộng sản Việt Nam lại liệt thông tin sức khỏe của lãnh đạo vào diện tối mật ? Phải chăng, Đảng đang chuẩn bị cho điều gì ?
Kẻ tham nhũng thì rất sợ minh bạch. Càng thiếu minh bạch, quan chức càng mạnh tay đòi tiền hối lộ. Đó điều tất yếu. Tương tự như vậy, khi nhân dân biết về sức khỏe của lãnh đạo, thì các đồng chí ngại ra tay với nhau. Cho nên, khi thông tin về tình hình sức khỏe lãnh đạo càng bí mật, thì các đồng chí mới càng dễ dàng ra tay triệt hạ lẫn nhau. Bởi lúc đó, tội ác được che giấu kỹ hơn. Vậy phải chăng, bằng Quyết định số 440/QĐ-TTg, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Phạm Minh Chính muốn đóng cửa Bộ Chính trị, để các "đồng chí" tùy ý thuốc nhau, mà không sợ dân biết ?
Chính trường hiện nay đang hỗn loạn vì các phe phái triệt hạ nhau để tranh giành quyền lực. Dùng hồ sơ đen hạ đối thủ như Tô Lâm đã làm với Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ, không phải ai cũng có thể dùng được. Phải nắm trong tay bộ máy điều tra khổng lồ, mới thực hiện được theo cách này. Nếu không nắm cơ quan điều tra, thì chỉ còn một cách khác để hạ đối thủ – đó là thuốc nhau. Mà khi đưa thông tin về sức khỏe của các ủy viên Bộ Chính trị vào diện tối mật, thì lại càng mạnh tay giăng bẫy đối thủ mà không lo bị vạch trần.
Cuộc chiến quyền lực vẫn chưa ngã ngũ, bởi vẫn chưa công bố người kế nhiệm Tổng bí thư. Nguyễn Phú Trọng đang muốn bám ghế sang nhiệm kỳ thứ 4 ; Phạm Minh Chính chưa thỏa mãn với chức Thủ tướng ; còn Tô Lâm thì vẫn chưa mất hết hoàn toàn ảnh hưởng ở Bộ Công an…
Tô Lâm dù bị tước binh quyền, nhưng không thể xem ông là kẻ vô hại. Con hổ dù bị nhổ nanh thì vẫn là hổ, tương tự như Trần Đại Quang trước đây.
Biết đâu, Quyết định số 440/QĐ-TTg là bước chuẩn bị về mặt pháp lý, cho những kẻ đang thắng thế xử lý Tô Lâm thì sao ?
Ở đất nước này, mỗi quy định mới thường xuất phát từ một toan tính nào đó, có thể là âm mưu chính trị, hoặc có thể là lợi ích nhóm. Như Quyết định số 440/QĐ-TTg, liệt thông tin sức khỏe lãnh đạo vào diện tối mật, hoàn toàn không phải vì lợi ích của người dân, mà chỉ vì lợi ích của nhóm chính trị nào đấy ở Trung ương.
Trần Chương
Nguồn : Thoibao.de, 25/05/2024
*****************************
Quốc hội, Hiến pháp chỉ là trò hề trong cuộc chơi quyền bính !
Minh Vũ, Thoibao.de, 24/05/2024
Ngày 22/5, blogger Gió Bấc có bài bình luận "Bộ Chính trị "lật kèo", Tô Đại tướng rớt kiếm phút cuối", trên trang RFA tiếng Việt.
Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất chỉ là trò chơi của "cơ quan có thẩm quyền" (Hình từ Internet)
Tác giả nhắc lại những câu "danh ngôn của Tổng Trọng" – "Ba mươi chưa phải là tết", "đừng thấy đỏ mà tưởng là chín" – và châm biếm rằng, nó cho thấy, chính trường Việt Nam trắc trở, biến ảo khôn lường.
Theo đó, những tuyên bố chắc nịch trước ngày họp Quốc hội cho thấy, Tô Đại tướng cầm chắc 2 suất Chủ tịch nước và Bộ trưởng Công an. Bất ngờ, ngay trước giờ đăng quang, Quốc hội trở cờ, bổ sung chương trình nghị sự, thu hồi thanh thượng phương bảo kiếm đầy quyền lực. Tô Đại tướng trúng kế điệu hổ ly sơn, mất hết binh phù, chơ vơ trên chiếc ghế quá nhiều xui rủi. Số phận chính trị tương lai không biết sẽ về đâu.
Với người dân, có thêm bài học mới, té ra Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất chỉ là trò chơi của "cơ quan có thẩm quyền".
Tác giả cho hay, đến thời điểm này, điều nhiều người quan tâm là, ai sẽ làm Bộ trưởng Công an vẫn còn bỏ ngỏ.
Với tuyên bố của ông Bùi Văn Cường – Tổng Thư ký Quốc hội, trong cuộc họp báo ngày 19/5, mọi người đều nghĩ rằng, Tô Lâm sẽ một đít 2 ghế, vừa Chủ tịch nước vừa Bộ trưởng Công an, dù điều này bị nhiều nhà báo và các chuyên gia cho là vi hiến.
Tác giả mỉa mai, ấy vậy mà gần 500 đại biểu Quốc hội dũng cảm, thông thái, không hề có ý kiến thắc mắc, vẫn ngoan ngoãn thông qua chương trình, vẫn làm việc bình thường theo chương trình đã định.
Nhưng đến trưa ngày 21/5, gió bỗng đảo chiều. Báo chí đồng loạt thông tin, căn cứ ý kiến của "cấp có thẩm quyền"… đề nghị các đại biểu xem xét, thông qua, để thêm nội dung miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an đối với ông Tô Lâm ( ! ?)
Tác giả châm chọc, ngay sau đó, như đàn cừu quen được chăn dắt, Quốc hội đã rụp rụp biểu quyết tán thành, với 468/469 đại biểu tham gia biểu quyết. Kẻ duy nhất cả gan không đồng ý với việc bổ sung chương trình kỳ họp, ắt hẳn có quyền lợi thiết thân với chương trình cũ.
Tác giả trào phúng, may mắn sao, vào phút 89 của trận đấu, "cơ quan có thẩm quyền" lại đổi ý, tình cờ cứu Hiến pháp khỏi vứt vào sọt rác. Trên sàn đấu, Tô Đại tướng đang hiên ngang như Quan Công đơn đao phó hội, bỗng nhiên thất thế như bị Lã Mông đánh úp Kinh Châu.
Theo tác giả, nhiều người thắc mắc, tại sao "cơ quan có thẩm quyền" lại đổi ý nhanh như vậy ? Dù cho Quốc hội Việt Nam chỉ là sân khấu kịch, nhưng các diễn viên ở đây quen diễn vai chính kịch, luôn trịnh trong cân đai áo mão, bằng cấp toàn giáo sư tiến sĩ. Việc đàn cừu đại biểu tự vả vào mặt mình đến 2 lần, kém duyên xe so với Hoài Linh ngoáy mông hay Công Lý trề môi.
Tác giả huỵch toẹt, phải chăng "Cơ quan có thẩm quyền" cũ thiếu quân, ít tướng, không đủ phiếu ép Tô Đại tướng văng ra khỏi Bô Công an, nên theo kế Minh tri cố muội, giả vờ ngây dại yếu đuối, thuận theo yêu sách "một đít hai ghế" của Tô Đại tướng. Khi ván đã đóng thuyền, "cấp thẩm quyền" đã bổ sung 4 nhân lực, bèn ra kế mới "Du long chuyển phượng", tách 2 ghế 2 nơi, đẩy Tô vô cửa tử.
Tác giả cảm thán, giấc mộng đổi ngôi của Tô Đại tướng e rằng bất thành. Dân Đông Lào không biết nên vui hay nên buồn. Thoát nguy cơ làm thần dân của bạo chúa từng xua quân giết cụ Lê Đình Kình, bắt bớ đàn áp biết bao người bất đồng chính kiến, dân vẫn phải tiếp tục sống trong ách cai trị của thái thú thiên triều, dâng biển cho Formosa, đem núi rừng Tây Nguyên nuôi bô xít,… Một thái thú theo gương Putin, Tập Cận Bình, nuôi giấc mơ hoàng đế suốt đời, bất chấp lợi quyền dân tộc, ngay cả kỷ cương phép nước. Hiển hiện cụ thể trong lần này, Quốc hội, Hiến pháp bị biến thành hề trong cuộc chơi quyền bính.
Minh Vũ
Nguồn : Thoibao.de, 24/05/2024
Quốc hội bầu Chủ tịch nước
Sáng 21/5/2024, báo chí Việt Nam loan báo : "Hôm nay, Quốc hội bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch nước" [1]. Theo đó, "Ủy ban Thường vụ sẽ trình Quốc hội danh sách đề cử để bầu Chủ tịch nước vào ngày làm việc thứ 2 của kỳ họp 7 Quốc hội khóa 15". Tuy được gọi là "danh sách đề cử" nhưng danh sách ấy chỉ có một người, là ông Tô Lâm !
Chấp nhận bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước và vẫn để ông kiêm nhiệm Bộ trưởng công an đồng nghĩa với việc tạo ra thực trạng, Thủ tướng phải báo cáo công việc với thuộc cấp. Hình minh họa, chụp ngày 21 tháng 12, 2023, khi ông Tô Lâm phát biểu tại Quốc Hội Việt Nam.
Cho dù Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa bỏ phiếu bầu tân Chủ tịch Nhà nước (Chủ tịch nước) nhưng ai cũng biết ông Tô Lâm sẽ trở thành người kế nhiệm ông Võ Văn Thưởng. Điều đó trở thành đương nhiên bởi ở kỳ họp thứ chín của Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa 13, Ban chấp hành trung ương đã "thống nhất rất cao" về việc "giới thiệu đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng công an để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước", cũng vì vậy, chuyện "bầu" tân Chủ tịch nước của Quốc hội khóa 15 tại kỳ họp thứ bảy chỉ là "thủ tục" và điều đó cho thấy, Đảng cộng sản Việt Nam chẳng ngại ngần chút nào khi phô bày việc họ là tổ chức duy nhất độc diễn trên chính trường !
***
Theo hiến pháp, "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" là nơi"thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước" (Điều 69) và dù là "lực lượng lãnh đạo nhà nước, xã hội" (Điều 4 – Khoản 1) nhưng trong hiến pháp, Đảng cộng sản Việt Nam long trọng cam kết "các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật" (Điều 4 – Khoản 3). Tuy nhiên với Đảng cộng sản Việt Nam, hiến pháp chỉ là một mớ giấy lộn !
Nếu Đảng cộng sản Việt Nam không xem hiến pháp là một mớ giấy lộn, ông Bùi Văn Cường (Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng khóa 13, Tổng Thư ký Quốc hội kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) sẽ không dám dám khơi khơi bảo toàn dân, đại ý, ngoài việc chỉ hợp thức hóa việc Ban chấp hành trung ương Đảng chọn ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ không miễn nhiệm vai trò Bộ trưởng công an của ông Tô Lâm bởi Ban chấp hành trung ương Đảng chưa giới thiệu người thay thế, bất kể chuyện một cá nhân vừa làm Chủ tịch nước, vừa đảm nhận vai trò Bộ trưởng không chỉ năm ngoài phạm vi hiến định mà còn vi hiến và sẽ tạo ra những hệ quả khó lường.
***
Văn minh nhân loại đã giúp ngạn ngữ pháp lý (legal maxim) "công dân được phép làm mọi thứ luật pháp không cấm" (everything which is not forbidden is allowed) phát triển thêm vế sau "công chức chỉ được làm những điều mà luật pháp cho phép" (for the individual citizen, everything which is not forbidden is allowed, but for public bodies, and notably government, everything which is not allowed is forbidden) để ngăn chặn lạm quyền[2]. Luật pháp nhiều quốc gia được xây dựng trên nền tảng đó và dù không minh định điều vừa kể là nguyên tắc nhưng Việt Nam không phủ nhận, thậm chí có viên chức khẳng định, điều vừa kể là một đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa[3].
Hiến pháp Việt Nam không chỉ không cho phép Chủ tịch nước kiêm nhiệm vai trò Bộ trưởng mà hợp pháp hóa việc kiêm nhiệm đó còn giẫm đạp những nội dung đã được hiến định[4]. Theo hiến pháp, Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong đối nội và đối ngoại (Điều 86).
Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng và căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của chính phủ (Điều 88 – Khoản 2). Chủ tịch nước cũng là nhân vật có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, các Thẩm phán, Kiểm sát viên (Điều 88 – Khoản 3). Chủ tịch nước còn là nhân vật có quyền ra quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng của quân đội và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của quân đội nhân dân (Điều 88 – Khoản 5).
Ngoài ra, cứ như hiến pháp thì Thủ tướng là nhân vật lãnh đạo chính phủ (Điều 95). Ngoài các tập thể như Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng chỉ có trách nhiệm báo cáo với cá nhân duy nhất là Chủ tịch nước (Điều 94). Các Bộ trưởng nhận chỉ đạo của Thủ tướng và báo cáo với Thủ tướng (Điều 99).
Chấp nhận bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước và vẫn để ông kiêm nhiệm Bộ trưởng công an đồng nghĩa với việc biến Bộ trưởng công an trở thành VUA vì có quyền đề nghị Quốc hội "tính sổ" với Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng. Chánh án Tòa án Tội cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao. Đồng thời có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Thủ tướng, các bộ trưởng là đồng liêu, các Thẩm phán, các Kiểm sát viên. Đồng thời cho phép một ông đại tướng công an ban hành quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng của các sĩ quan cao cấp trong quân đội và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của quân đội !
Chấp nhận bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước và vẫn để ông kiêm nhiệm Bộ trưởng công an đồng nghĩa với việc tạo ra thực trạng, Thủ tướng phải báo cáo công việc với thuộc cấp (Bộ trưởng công an) vì ông Bộ trưởng là thuộc cấp ấy được Ban chấp hành trung ương Đảng "thống nhất rất cao" trong việc cử làm Chủ tịch nước và để ông ta tiếp tục làm Bộ trưởng công an !
***
Nghị trình kỳ họp thứ bảy của Quốc hội khóa 15
Cuối ngày 21/5/2024, ông Bùi Văn Cường đột nhiên đăng đàn, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu "Tờ trình xin điều chỉnh Chương trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa này". Theo Tờ trình, Quốc hội nên sửa nghị trình, tiến hành "miễn nhiệm" vai trò Bộ trưởng công an của ông Tô Lâm trước khi bầu ông làm Chủ tịch nước[5]. Vở diễn "bầu" Chủ tịch nước dẫu đã được quảng cáo rộng rãi nhưng vì lẽ gì đó, giờ chót, giới lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã biên tập lại kịch bản, ông Tô Lâm chỉ còn sắm một vai. Ông Tô Lâm sẽ đăng quang trễ hơn một ngày so với dự kiến. Độc diễn chính trị không chỉ tạo ra chuyện vừa bi, vừa hài như vừa đề cập.
Hội nghị lần thứ chín của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam kết thúc vào thứ bảy 18/5/2024 thì ngày chủ nhật 19/5/2024, ông Bùi Văn Cường (Tổng Thư ký Quốc hội) tổ chức họp báo về Nghị trình kỳ họp thứ bảy của Quốc hội khóa 15 khai mạc vào ngày hôm sau (20/5/2024).
Ở cuộc họp báo ấy, ông Cường cho biết, tại kỳ họp lần này, các Đại biểu quốc hội sẽ bầu cả Chủ tịch quốc hội lẫn Chủ tịch nước mới, thay cho ông Vương Đình Huệ vừa bị các Đại biểu quốc hội nhất trí miễn nhiệm vai trò Chủ tịch quốc hội qua một "phiên họp bất thường" cách nay chưa đầy ba tuần[6] và ông Võ Văn Thưởng người cũng bị các Đại biểu quốc hội nhất trí miễn nhiệm vai trò Chủ tịch nước qua một "phiên họp bất thường" cách nay hai tháng [7] !
***
Theo hiến pháp[8], Chủ tịch quốc hội và Chủ tịch nước là những người được các Đại biểu quốc hội – những cá nhân đại diện cho"ý chí, nguyện vọng của nhân dân" - bầu chọn và quyết định có miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm hay không (Điều 70 – Khoản 7). Tuy nhiên trên thực tế, các Đại biểu quốc hội chỉ bầu và miễn nhiệm Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch nước theo quyết định của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Việc ông Vương Đình Huệ "thôi" làm Chủ tịch quốc hội được quyết định ở kỳ họp bất thường lần thứ bảy của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 13 hôm 26/4/2024 và vài ngày sau (2/5/2024), các Đại biểu quốc hội khóa 15 hội họp bất thường lần thứ bảy chỉ để hoàn tất quyết định này của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Tương tự, việc ông Võ Văn Thưởng "thôi" làm Chủ tịch nước được quyết định ở kỳ họp bất thường lần thứ sáu của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 13 hôm 20/3/2024 và ngay trong ngày hôm sau (21/3/2024), các Đại biểu quốc hội khóa 15 cũng hội họp bất thường lần thứ sáu nhằm thực thi ý chí của Ban chấp hành trung ương Đảng.
Ban chấp hành trung ương Đảng nhiệm kỳ này tụ tập bất thường bao nhiêu lần thì Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hội họp bất thường bấy nhiêu lần bởi những cá nhân là Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng khóa này bị đồng đảng xử lý cũng là những cá nhân từng được đảng sắp xếp để đại diện cho"ý chí, nguyện vọng của nhân dân".
***
Trở lại với cuộc họp báo diễn ra vào ngày chủ nhật 19/5/2024 để thông tin về nghị trình kỳ họp thứ bảy của Quốc hội khóa 15, ông Cường (một Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng khóa 13) hồn nhiên tuyên bố, ở hội nghị lần thứ chín, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa này "thống nhất rất cao" để "giới thiệu" ông Trần Thanh Mẫn (Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực của Quốc hội) làm Chủ tịch quốc hội mới và ông Tô Lâm (Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng Bộ trưởng công an) làm Chủ tịch nước mới.
Bởi Quốc hội có nghĩa vụ thi hành quyết định của Ban chấp hành trung ương Đảng nên ông Bùi Văn Cường mới hồn nhiên trả lời báo giới : "Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương chín chưa giới thiệu Bộ trưởng Bộ Công an vì thế Quốc hội chưa phechuẩn hoặc miễn nhiệm chức danh này". Thậm chí Tổng Thư ký của cơ quan lập hiến và lập pháp còn viện dẫn trường hợp ông Trần Hồng Hà (Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường) sau khi được Quốc hội phê chuẩn làm Phó Thủ tướng vẫn kiêm nhiệm vai trò Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường một thời gian để trấn an việc ông Tô Lâm vừa làm Chủ tịch nước, vừa đảm nhận vai trò Bộ trưởng công an là bình thường[9].
Người viết bài này đã phân tích ở phần trước việc ông Tô Lâm vừa đảm nhiệm vai trò Chủ tịch nước vừa kiêm nhiệm vai trò Bộ trưởng công an không chỉ vi hiến mà còn tạo ra sự hỗn loạn khó lường về hậu quả đối với chính trị - kinh tế - xã hội nhưng độc diễn chính trị đã khiến giới lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam trở thành tùy tiện đến mức không thể tưởng tượng [10].
Tại sao chỉ hai ngày sau, hôm 21/5/2024, cũng chính ông Bùi Văn Cường lại công bố Tờ trình về điều chỉnh nghị trình, đưa thêm việc miễn nhiệm Bộ trưởng công an vào hoạt động nghị trường lần này trước khi các Đại biểu quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước ?
Tại sao phút chót lại xảy ra hàng loạt chuyện ngoài dự kiến : Cấp có thẩm quyền đề nghị, Thủ tướng đề nghị nên đề nghị các Đại biểu quốc hội đồng ý "bổ sung nội dung miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an" ?
Vì sao từng bị xem như một mớ giấy lộn, đột nhiên "pháp luật" lại trở thành một yếu tố quan trọng để trở thành "căn cứ" ?
Vì lẽ gì một Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng giữ trọng trách Tổng Thư ký Quốc hội phải tự "bôi tro, trát trấu" vào mặt ông ta ?
***
Tháng 10 năm ngoái, ở kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 15, các Đại biểu quốc hội khóa này đã bỏ phiếu xác định sự tín nhiệm đối với những cá nhân đã được họ bầu vào những chức vụ cần phiếu của họ. Ông Vương Đình Huệ, lúc ấy là Chủ tịch quốc hội nhận được 90,85% phiếu tín nhiệm cao/tổng số phiếu[11]. Chỉ sáu tháng sau, theo quyết định của Đảng, cũng những Đại biểu quốc hội này nhất trí bỏ phiếu cho ông "lên đường". Cũng tháng 10 năm ngoái, ông Trần Thanh Mẫn, lúc ấy là Phó Chủ tịch Thường trực của Quốc hội chỉ nhận được 86,07% phiếu tín nhiệm cao/tổng số phiếu nhưng giờ, sau quyết định của Đảng, ông nhận được 100% phiếu tín nhiệm với đề nghị để ông đảm trách vai trò Chủ tịch quốc hội[12].
Trong đợt bỏ phiếu tín nhiệm đối với những cá nhân đã được các Đại biểu quốc hội bầu vào những chức vụ cần phiếu của họ hồi tháng 10 năm ngoái, ông Tô Lâm (Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng công an) chỉ nhận được 68,40% phiếu tín nhiệm cao/tổng số phiếu nên chỉ đứng thứ 25 trong số 30 cá nhân được các Đại biểu quốc hội đánh giá cao. Lần này, khi các Đại biểu quốc hội quyết định về việc có chọn ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước hay không, ông sẽ nhận được bao nhiêu phần trăm phiếu ? Nếu phiếu tín nhiệm là đáng tin, tại sao số Đại biểu quốc hội tín nhiệm ông Tô Lâm ở mức cao lại thấp hơn ông Vương Đình Huệ nhưng "sự nghiệp chính trị" của cả hai lại khác biệt như vậy ?
Nếu "Ban chấp hành trung ương Đảngđã dân chủ thảo luận, kỹ lưỡng xem xét và thống nhất cao về phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội" như ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố khi loan báo về kết quả hội nghị lần thứ chín[13], vì sao Quốc hội lại quay 180 độ về chuyện ông Tô Lâm vừa là Chủ tịch nước, vừa kiêm nhiệm Bộ trưởng công an ?
***
Cách nay vài ngày, dựa trên thư cảnh báo của Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới và một số quốc gia, tổ chức ngoại quốc gửi Thủ tướng Việt Nam, Reuters cho biết, trong ba năm vừa qua, Việt Nam đã mất khoản tài trợ ít nhất là 2,5 tỷ Mỹ kim và có thể sẽ mất thêm chừng một tỷ Mỹ kim tài trợ nữa vì bộ máy công quyền tê liệt do hoạt động "chống tham nhũng" [14]. Nếu chịu khó ngẫm nghĩ ắt sẽ thấy việc độc diễn chính trị mới là nguyên nhân chính và thảm họa kinh tế - xã hội từ đó mà ra.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 22/05/2024
Chú thích
[1] https://vnexpress.net/hom-nay-quoc-hoi-bat-dau-quy-trinh-bau-chu-tich-nuoc-4748464.html
[2] https://en.wikipedia.org/wiki/Everything_which_is_not_forbidden_is_allowed
[4] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Hien-phap-nam-2013-215627.aspx
[8] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Hien-phap-nam-2013-215627.aspx
[12] https://vnexpress.net/ong-tran-thanh-man-lam-chu-tich-quoc-hoi-4748005.html
Trung tuần tháng 4/2024, trong phiên họp Quốc hội đã hết lời ngợi ca Vương Đình Huệ. Hạ tuần tháng 5/2024, cũng Quốc hội, lại tán dương việc cho Huệ ‘về vườn’…
Ngày 31/3/2021, Quốc hội vừa biểu quyết với số phiếu tán thành rất cao (98,54%) bầu ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia.
Trong phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 16/4/2024, Trưởng Ban dân nguyện Dương Thanh Bình đã nói rằng cử tri ngợi ca chuyến đi chầu thiên triều của Vương Đình Huệ.
Một tháng bốn ngày sau đó, tại Quốc hội ở phiên khai mạc kỳ họp thứ 7, cũng lại viện dẫn ý kiến cử tri, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đọc diễn văn rằng : "Cử tri, Nhân dân đồng tình, ủng hộ Đảng, Nhà nước đã kịp thời giải quyết, để một số cán bộ cấp cao vi phạm những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương thôi đảm nhiệm trọng trách được giao. Đồng thời rất tin tưởng Đảng, Nhà nước ‘không ngừng, không nghỉ’ trong cuộc đấu tranh cam go, phức tạp này".
Trong khi đó thì ghi nhận tin tức tuyên truyền về các hoạt động tiếp xúc cử tri ở cả hai thời gian diễn ra cho phục vụ nội dung cuộc họp Quốc hội, người ta hoàn toàn không tìm thấy sự kiện tiếp xúc nào liên quan. Thậm chí ngay bản thân chính khách Đỗ Văn Chiến cũng tự mâu thuẫn, khi hôm 15/2/2024 đã cho rằng "nhân dân và cử tri đau xót khi cán bộ cấp cao tham nhũng, bị rớt chức" ; thì chỉ mấy hôm sau, ông lại đỉnh đạc nịnh hót : "cử tri và Nhân dân đồng tình, ủng hộ Đảng và Nhà nước đã kịp thời giải quyết để một số cán bộ cấp cao vi phạm những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương thôi đảm nhiệm trọng trách được giao".
Ở đây, Quốc hội đã rất tế nhị khi tránh đề cập đến việc cử tri thể hiện qua mạng xã hội facebook, việc yêu cầu làm rõ "trách nhiệm người đứng đầu" cho chuyện những cán bộ cấp cao gọi là "vi phạm những điều đảng viên không được làm".
"Bản lĩnh chính trị của Tổng bí thư" cũng được đặt ra khi mà báo chí tuyên truyền của Nhà nước Việt Nam luôn tô hồng về cá nhân đảng viên Nguyễn Phú Trọng ; và cố tình quên lãng các quy định mà chính Đảng này liên tục ban hành cho kêu gọi trách nhiệm của người đứng đầu.
Đúng là hoàn toàn bất bình thường khi hàng loạt cấp dưới của ông Nguyễn Phú Trọng phải ‘từ chức’, bị bắt giam trong liên tục nhiều tháng qua, thì mọi người thấy ông Trọng dường như vẫn bình thản (?!). Dư luận nói chung thì còn dám bàn "to nhỏ" ; chứ cử tri thì tuyệt nhiên "câm như hến", mặc dù "theo tư duy logic" và cả theo đúng quy định của chính Đảng cộng sản Việt Nam, thì ông Nguyễn Phú Trọng lẽ ra sẽ không thể nào bình thản khi "lửa cháy đến… đ.t" như vậy.
Chiều 2/5/2024, Quốc hội đã thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu quốc hội khóa XV của ông Vương Đình Huệ
Có ý kiến rằng ông Nguyễn Phú Trọng tự cho mình cái quyền ngoại lệ, đứng trên cả pháp luật quốc gia lẫn các luật lệ của Đảng, vì lẽ ông là Tổng bí thư, là lãnh đạo tối cao của đất nước. Nói theo cách của tín ngưỡng, ông Nguyễn Phú Trọng là một vị giáo chủ của một thứ đạo mang tên "Đảng cộng sản".
Hệ thống quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam luôn đứng trên quyền lực của quốc gia, và quyền lực này sẽ "đẻ" ra luật pháp cho chính quốc gia đó.
Trong khối quyền lực ấy dường như đang bắt đầu có dấu hiệu của sự lật đổ, đảo chính ngôi vị độc tôn giáo chủ với việc Đảng được dần chia thành hai phe chính : một phe nặng tính giáo điều chủ nghĩa của Nguyễn Phú Trọng. Phe còn lại là thực thi bằng hành động của "thanh gươm và lá chắn" dựa trên quyền lực sức mạnh của súng đạn, mà đại diện là Bộ trưởng Công an Tô Lâm, một chính khách vừa ngồi vào ghế Chủ tịch nước ; tức thời gian ngắn tới đây Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đương nhiên kiêm luôn thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam.
Trần Dzạ Dzũng
Nguồn : VNTB, 21/05/2024
Ông Vương Đình Huệ - Chủ tịch Quốc hội hôm 21/01/2024 cho báo chí Nhà nước biết : ‘Nguồn đại biểu Quốc hội đang được chuẩn bị bài bản’.
Ông Vương Đình Huệ - Chủ tịch Quốc hội Việt Nam phát biểu tại Hội nghị trước đây. AFP.
Theo ông Huệ, công tác đại biểu phải được quan tâm hàng đầu vì đại biểu Quốc hội là trung tâm của Quốc hội và một trong những nhiệm vụ rất quan trọng là xây dựng đội ngũ đại biểu Quốc hội (Đại biểu quốc hội) cho khóa sau (!?).
Cựu trung tá quân đội Vũ Minh Trí hôm 23/1 khi trả lời RFA từ Hà Nội, nhận định :
"Nó chỉ chứng minh điều mà lâu nay người dân vẫn nói, tức là Quốc hội cũng như Hội đồng Nhân dân các cấp đều là do ‘đảng cử dân bầu’, cái câu mà rất quen thuộc ở Việt Nam. Dân đúng là có quyền đi bầu cử, nhưng chỉ trong danh sách do Đảng đã trực tiếp lựa chọn, phê duyệt… chứ còn những người ngoài danh sách ấy không do đảng cử ra, Đảng phê duyệt thì rất khó, thậm chí không thể trở thành Đại biểu quốc hội. Ví dụ như một số người tự ứng cử do cảm thấy mình xứng đáng đại diện cho quyền lợi của người dân, nhưng họ đều bị loại ngay từ vòng đầu hiệp thương".
Theo cựu trung tá Vũ Minh Trí, thậm chí không ít người trong số những người tự ứng cử đã bị bắt bỏ tù. Ông Trí nêu dẫn chứng :
"Như khóa rồi có vị tự ứng cử rồi bị bắt vì đã phổ biến hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hay một nhân vật khá nổi tiếng là anh Ba Sàm Nguyễn hữu Vinh cũng tự ứng cử, bản thân là sĩ quan an ninh, nhưng cuối cùng cũng bị bắt bỏ tù với lý do không rõ ràng".
Trong kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XV ở Việt Nam vào ngày 23 tháng 5 năm 2021, chỉ có 14 người không phải là đảng viên được bầu làm Đại biểu quốc hội trong tổng số 499 người.
Trong thời gian qua, không ít lần các Đại biểu quốc hội đã nêu lên công khai tại nghị trường những đề xuất vô bổ, không thiết thực... thậm chí ngớ ngẩn... mà chính truyền thông Nhà nước loan tải. Tình trạng này khiến người dân không khỏi thắc mắc : ‘Sao một vị Đại biểu quốc hội, đa phần là cán bộ lãnh đạo các địa phương, lại ăn nói như vậy ?’
Một người dân ở miền Trung Việt Nam không muốn nêu tên vì lý do an toàn nói với RFA về những lần Đại biểu Quốc hội đề xuất ngớ ngẩn :
"Họp Quốc hội mà không phát biểu gì thì cũng dở và sẽ bị cử tri cho là dốt, nên nhiều Đại biểu Quốc hội cứ phát biểu đại, trúng đâu thì trúng !"
Còn cựu trung tá Vũ Minh Trí thì cho rằng công việc của các Đại biểu quốc hội không có gì đáng ca ngợi :
"Tôi thấy bên cạnh những hoạt động đương nhiên họ phải làm theo chức năng nhiệm vụ của một Đại biểu quốc hội phổ biến trên thế giới, thì không có gì đáng để chúng ta ca ngợi. Họ bỏ phiếu cho những quyết định không đúng. Ví dụ như cách đây hai ba năm có dự thảo đề xuất tịch thu hay tổ chức điều tra đối với những tài sản bất minh không giải trình được, thì Quốc hội đã bỏ phiếu không nhất trí như vậy. Quốc hội không thông qua thì việc kê khai tài sản của người có chức có quyền có ý nghĩa gì nữa ? Ngoài ra còn nhiều việc khác".
Cũng trong buổi gặp gỡ báo chí nhà nước mới đây, Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ cho biết thêm, ông đánh giá chung chất lượng Đại biểu quốc hội ngày càng được nâng lên, phát huy tốt vai trò, trí tuệ, trách nhiệm…
Dưới một góc nhìn khác, nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già từ Sài Gòn hôm 23/1/2024 nhận định với RFA :
"Muốn đánh giá chất lượng của Đại biểu quốc hội thì đánh giá bằng luật trong đời sống thực tế của Việt Nam. Có thể nói Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia đứng đầu trên thế giới về sửa đổi, bổ sung các loại luật. Cái đó sẽ đánh giá được chất lượng của Đại biểu quốc hội Việt Nam. Ở Việt Nam việc sửa đổi bổ sung luật diễn ra có thể nói là dày đặc. Trước khi họ sửa đổi bổ sung luật họ thường ban hành nghị định, thông tư, quyết định… Bởi vì sửa luật lâu, nên cơ quan công quyền hành pháp làm vậy và sau một thời gian họ lại sửa luật. Tại sao như vậy ?"
Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, việc sửa luật không phải xuất phát từ đời sống người dân, mà nó xuất phát ngay từ trong bộ máy hành pháp của cơ quan công quyền. Ông già dẫn chứng :
"Trong quá trình họ thực hiện luật, bắt đầu nãy sinh ra những khó khăn, những bế tắc do chính các loại luật gây ra và cuối cùng họ mới sửa luật. Như vậy chứng tỏ luật được thông qua không phải do người dân mà do các Đại biểu quốc hội, điều này chứng minh Đại biểu quốc hội hoàn toàn xa rời thực tế với người dân. Như vậy trình độ và khả năng của Đại biểu quốc hội tỏ ra rất yếu kém về luật, sửa suốt…"
Thứ hai là về tư cách, phẩm giá của Đại biểu quốc hội ở Việt Nam thì theo nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già không có gì nổi bật :
"Có những đại biểu đã phải vào tù, có những đại biểu phải đào tẩu ra nước ngoài. Đó là thực tế của Việt Nam trong hàng chục năm qua, họ lợi dụng quyền hạn với tư cách là Đại biểu quốc hội. Điều đó chứng tỏ để mà có khỏi không phải cho người dân chúng tôi bầu ra, đó là một nghịch lý. Bởi vì các Đại biểu quốc hội qua các kỳ bầu cử Quốc hội ông nào bà nào cũng đạt số phiếu rất cao, nhưng trình độ, khả năng, tư cách, phẩm giá của họ đã phơi bày ra…"
Chủ tịch Quốc hội - Vương Đình Huệ nói ‘nguồn Đại biểu quốc hội đang được chuẩn bị bài bản’ nhưng nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già cho rằng ông không biết đây là ‘bài gì ?’ và đây là ‘bản nhạc gì ?’… Nhưng ông Già chắc chắn không phải từ người dân Việt Nam.
Nguồn : RFA, 23/01/2024
"Thắng lợi nhãn tiền" của Bộ Công an và các cơ quan Tư pháp là đã tạm thời "tảo thanh" được đội ngũ phản biện "chối tai" tại nghị trường. Những buổi chất vấn ở Quốc hội từ nay sẽ đìu hiu, buồn tẻ.
Toàn cảnh họp Quốc hội tại Hà Nội hôm 23/10/2023 - AFP
Phó ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng xộ khám hơn 10 ngày nay mà báo chí Nhà nước không cho biết thêm thông tin gì (1). Tiếng nói của ông, tiếng nói phê phán trực tiếp công an và kiểm sát, từ này không còn được cất lên ở chốn nghị trường. Nữ Trung tá Ksor H'bơ Khăp, thần tượng của đa số cử tri trong cả nước do những chất vấn của bà tại các kỳ họp trước đây, thì nay cũng đã "được đề bạt" về địa phương công tác (2). Những cuộc chất vấn tại tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, vì thế đã diễn ra khá buồn tẻ và đìu hiu, "theo đúng quy trình".
Về các vụ án điển hình, Ban Nội chính Trung ương cho biết, từ nay đến hết năm 2023, Tòa án sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm bốn vụ trọng điểm : Vụ án tại Học viện Quân y Bộ Quốc phòng ; Vụ án Công ty Việt Á, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tại Hải Dương và các địa phương liên quan ; Vụ án tại Công ty Tân Hoàng Minh ; Vụ án tại Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP. HCM (Saigon Co.op) (3). Trong các vụ này thì Việt Á và Tân Hoàng Minh sẽ là hai vụ đặc biệt nghiêm trọng.
Liên quan đến các phiên họp chất vấn, kỳ này sẽ tiến hành theo bốn nhóm, gồm các lĩnh vực kinh tế tổng hợp – vĩ mô ; kinh tế ngành ; văn hóa – xã hội, và tư pháp – nội chính – kiểm toán nhà nước. Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn dịp này chỉ bàn về những vấn đề đã từng được chất vấn và giám sát trước đây, chứ không phải là về những vấn đề đang nổi cộm lên hiện nay. Theo đó, Quốc hội chỉ tiến hành chất vấn việc thực hiện các lời hứa, cam kết của các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước (4).
Lèo lái chương trình theo cách nói trên, Chủ tịch Quốc hội đã tạo điều kiện cho các đại biểu né tránh được những đề tài đang gây sốc trong công luận. Đặc biệt nhất là hai "scandal" hiện đang nóng như Hỏa Diệm Sơn : "Scandal" về Lưu Bình Nhưỡng và vụ án tày đình về Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát. Trong khi các trang mạng xã hội và dư luận trong công chúng "sôi sùng sục", thì các ông bà Nghị có đầy đủ lý do để "phú lỉnh" các đề tài này, vì nghị trình chất vấn chưa cho phép đề cập đến những vấn đề nóng đang nổi lên hiện nay. Tuy nhiên, những "slogan" quen thuộc vẫn được mạng xã hội dóng lên. Nhìn gương ông Lưu Bình Nhưỡng nhiều cử tri tự hỏi : "Đấu tranh rồi... ‘tránh đâu’ ?" hoặc "Một cán bộ cao cấp đại biểu quốc hội còn vậy thì dân đen sẽ ra sao ?" (5)
Ông Lưu Bình Nhưỡng. Hình : Ảnh chụp màn hình video
Những bình luận ngắn sau đây đều trích dẫn từ nguồn YouTube nói trên đủ thấy lòng dân ngao ngán đến nhường nào khi thấy các nghị sĩ từng dám cất lên tiếng nói đại diện cho những bức xúc của họ đều bị vô hiệu hóa theo cách này hay cách khác. Bình luận viên có đuôi @tranminhty-ob2dd viết : "Cái sai của ông Nhưỡng là nói thẳng nói thật, động chạm nhiều người, và các vị có tật, đã uất hận trả thù ông. Chuyện này trình độ thấp cũng hiểu được". Một nick name là @ChauNguyen-mw5nt nhận xét : "Mọi chuyện lùm xùm này không chỉ do do bộ công an, hay do tòa, viện... mà chủ yếu là do chế độ không kiểm soát được quyền lực". Một nick name khác, @dungthai3224 thì chất vấn : "Lưu Bình Nhưỡng bị bắt hơn tuần nay rồi mà sao đài báo và các quan chức đều im như thóc vậy ?"
Nhưng Quốc hội càng đìu hiu bao nhiêu thì mạng xã hội và đài báo đài quốc tế càng sôi sục bấy nhiêu. Một ngày sau khi ông Nhưỡng bị "bắt khẩn cấp", RFA có ngay phóng sự dài, phản ánh tâm trạng của dân chúng. Khi không còn người của họ ở nghị trường, người dân phát biểu qua truyền thông quốc tế, dù không dám nêu tên vì lý do an ninh. Theo người này",cứ mỗi lần chuẩn bị nhân sự của Đảng cho nhiệm kỳ mới là lại có những vụ án gây chấn động dư luận..". và giải thích trường hợp công an bắt nóng ông Nhưỡng là vì "ông đã va chạm quá nhiều đối với những lực lượng siêu quyền lực ở Việt Nam. Người ta muốn ông im lặng trước Đại hội 14" (6).
Như vậy, cái đích mà Đảng cộng sản Việt Nam hướng tới trong việc bắt Phó ban Dân nguyện không chỉ là để "bịt mồm" các đại biểu muốn chuyển tải "lòng dân" lên Quốc hội, mà Đảng còn nhắm tới một tương lai xa hơi hơn, đó là "dọn dẹp bãi đáp" cho chuyến bay "chia chác quyền lực" trong nội bộ. Mặc dầu, việc chia chác này mãi tới 2026 mới xẩy ra. Đúng là "ý Đảng" thật "nhìn xa trông rộng". Như một sự diễu cợt công khai, người dân so sánh "màn kịch" do chính quyền dựng lên với ông Nhưỡng không khác gì "trường hợp hai bao cao su đã qua sử dụng của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ năm nào..". Mỉa mai thay nền tư pháp XHCN, hai cánh cổng lớn ở nhà từ đường của ông Nhưỡng hay hai bao cao su đã qua sử dụng trong nhà khách của TS. Vũ đều có thể được đảng dùng làm ‘tang vật" cho các đại án ! ! !
Còn đối với vụ Vạn Thịnh Phát – "cơn động đất chính trị" rung chuyển cả xã hội Việt Nam lẫn hệ thống quyền lực trong nội bộ ĐCS – từ cách đây hơn một năm, nhà báo Trần Đông A đã từng bình luận trên VOA : "Đảng và Nhà nước đang sử dụng vụ Trương Mỹ Lan và tập đoàn Vạn Thịnh Phát cho trò chơi ‘vương quyền’ của mình. Nếu vụ này không được xử lý rốt ráo, nhất là khi cựu Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật thì đấy là sự bỡn cợt ‘nhà đốt lò vĩ đại’ Nguyễn Phú Trọng (7). Ngay cả một vài tờ báo mậu dịch cũng tìm cách "xé rào", sử dụng ý kiến thảo luận từ các đại biểu hoặc các cuộc phỏng vấn tại hành lang Quốc hội để báo động cho công luận về bản chất các vụ án, chứ không chỉ dừng lại ở "những tảng băng vỡ trên bề mặt"(8).
Tóm lại, Đảng cộng sản Việt Nam muốn thông qua các công cụ của mình là Công an và các cơ quan Tư pháp để bằng mọi giá phải "tảo thanh" cho được đội ngũ phản biện "chối tai" tại nghị trường, bất chấp sự công phẫn của xã hội. Bời vì, não trạng hiện nay của lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam là, càng có quan hệ "đối tác chiến lược toàn diện" với Mỹ và phương Tây, thì cảng phải tăng cường bắt bớ và đàn áp, đến mức "xóa sổ" được xã hội dân sự cũng như những tiếng nói "trung ngôn" ngay trong nội bộ đảng, ra khỏi sinh hoạt chính trị của đất nước. Tuy nhiên, những đợt sóng Hỏa Diệm Sơn trong lòng chế độ khó có thể dập tắt bằng bạo lực và trấn áp. "Bão ngày mai là gió nổi hôm nay..". Giờ là lúc đảng nên học lại câu thơ này của Tố Hữu !
Trần Hiếu Chân
Nguồn : RFA, 30/11/2023
Trần Hiếu Chân là nữ nhà báo từ Thành phố Hồ Chí Minh, từng là cộng tác viên lâu năm cho các báo Lao Động, VietnamNet, Sài Gòn Tiếp thị và một số cơ quan truyền thông quốc tế như RFA, BBC và VOA. Các đề tài của nữ nhà báo này trải dài trên diện rộng, đề cập đến nhiều vấn đề quốc nội và quốc tế cũng như các vấn đề thuộc chính trị đối ngoại của Việt Nam.
Tham khảo :
(1) https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/why-is-luu-binh-nhuong-arrested-11152023083421.html
(5) https://www.youtube.com/watch ?v=FZme2HmkkUI
(7) https://www.voatiengviet.com/a/van-thinh-phat-sup-do-tu-loan-cao-cao-den-thuyet-am-muu/6788348.html
RFA, 29/11/2023
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, được đưa ra thảo luận tại Quốc hội vào ngày 28/11/2023.
Thành phố Hồ Chí Minh đang tính toán lại giá và thời điểm để đưa ra đấu giá lại 4 lô đất ở khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được đấu giá với mức giá cao gần gấp tám lần giá khởi điểm, sau đó các công ty trúng đấu giá đều bỏ cọc.
Theo Dự án Luật sửa đổi này, người tham gia đấu giá phải nộp tiền cọc bằng 5-20% giá khởi điểm tài sản đấu giá. Đây là mức cọc bằng với quy định hiện hành trước khi sửa đổi. Với mức này nhiều vụ trúng đấu giá rồi bỏ cọc đã xảy ra.
Tại phiên thảo luận vào ngày 28/11, theo truyền thông nhà nước, một số Đại biểu quốc hội đề nghị tăng mức tiền cọc cao hơn 5-20%, nhưng Bộ Tư pháp lại cho rằng làm vậy sẽ ít người đủ điều kiện tham gia đấu giá (!?).
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại luật gia Việt Nam, hôm 28/11/2023 nhận định với RFA :
"Tôi đề nghị tăng mức tiền cọc, quy định tiền cọc theo giá trị tài sản. Riêng tài sản đặc thù có thể nâng tiền cọc lên 50% giá khởi điểm. Tôi thấy tăng lên như vậy để tránh trường hợp mua đất đai trục lợi, mà chỉ mua để phục vụ hoạt động của mình".
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, ông đề xuất tăng tiền cọc vì gần đây nhiều người tham gia và trúng đấu giá các lô đất hoặc biển số xe ôtô đẹp, sau đó bỏ cọc. Như vụ đấu giá đất Thủ Thiêm, đấu giá thuê đảo ở hồ Xuân Hương… Ngoài ra ông Hậu còn đề xuất thêm :
"Nên bổ sung chế tài để xử lý người trúng đấu giá bỏ cọc, như phạt tiền, bồi thường chi phí tổ chức đấu giá hoặc không cho tham gia đấu giá trong thời hạn nhất định, thậm chí xử lý hình sự, vì làm như vậy là có trục lợi".
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu hôm 29/11 khi trao đổi với RFA từ Việt Nam cho rằng, việc nhiều thứ đem ra đấu giá ở Việt Nam ví dụ như đấu giá bản số xe là không hợp lý :
"Tôi nghĩ việc các cơ quan chức năng đưa ra đấu giá, bao gồm việc đấu giá bảng số xe là một điều không hợp lý. Tại vì như nhiều quốc gia khác, vấn đề nhận được số xe là do cơ quan quản lý cấp, còn bây giờ có những số xe Việt Nam xem là đẹp và phải mua số xe đó… Và được đem ra đấu giá, là một hình thức mà tôi nghĩ rằng các cơ quan chức năng dùng cách đó để có doanh thu cho cơ quan của mình. Đây là điều không hợp lý, tại vì tất cả những dịch vụ như thế là dịch vụ công và dĩ nhiên người dùng phải trả lệ phí, nhưng đó là lệ phí phổ thông, chứ không phải lệ phí thông qua đấu giá hoặc thông qua hình thức kinh doanh".
Liên quan Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đang được Quốc hội xem xét, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho biết ý kiến của ông :
"Tôi nghĩ thông thường, nếu đấu giá thì đặt cọc bảo đảm cho những người đấu giá, trong trường hợp thành công rồi mà bỏ kết quả đấu giá đó thì họ mất cọc. Nhưng tôi nghĩ 5% là quá thấp, đặc biệt những nhóm đầu cơ đóng cọc để tạo ra giá ảo của một miếng đất, thì các cơ quan chức năng phải tỉnh táo để mà xem thực lực của những người đấu giá như thế nào ? Không những yêu cầu họ phải đóng cọc, mà cũng cần phải xem xét những thành phần tham gia đấu giá có năng lực tài chính hay không ?"
Vài năm gần đây, nhiều vụ trúng đấu giá với giá rất cao, nhưng sau đó lại bỏ cọc, đơn cử như vụ bốn lô đất rộng khoảng hơn 30 ngàn m2 ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm – Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 12/2021 đã được đấu giá với mức giá 37.350 tỷ đồng, cao gần gấp tám lần giá khởi điểm, sau đó các công ty trúng đấu giá đều bỏ cọc.
Một người có đầu tư bất động sản ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Đình Đệ, người bị chính quyền lấy đất Thủ Thiêm nhưng không được đền bù thỏa đáng, hôm 29/11 nói với RFA :
"Tôi nhận xét chẳng qua họ có thủ đoạn muốn bơm giá lên không đúng sự thật, để những người mua những miếng đất xung quanh thấy miếng này đắt tiền, thì tranh thủ mua những miếng của họ kế bên. Còn số xe thì tôi nghĩ do họ mua rồi mà bán không được, nên họ bỏ cọc. Theo luật thì về mặt hành chính không xử lý được gì, vì trước khi đấu giá đã đóng cọc, khi bỏ thì mất cọc thôi, chứ không xử lý được gì. Còn chuyện bơm giá là bình thường, đó là quy luật của những nhóm đầu tư, họ muốn những miếng đất họ có xung quanh được bơm lên để thao túng thị trường. Mua giá thực thì không sao, chứ bơm kiểu đó thì thị trường sẽ náo loạn. Nhà nước thì trong những trường hợp như thế không xử lý được, vì chỉ vi phạm hành chính".
Liệu nếu quy định mức cọc như cũ có tái diễn tình trạng đấu giá cao, bỏ cọc như vừa xảy ra ? Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết, các nước hiện không quy định cụ thể về tiền cọc đấu giá. Thay vào đó, các công ty đấu giá tự đưa ra mức tiền cọc theo loại tài sản, hình thức đấu giá. Với dự thảo lần này đưa ra lấy ý kiến Quốc hội, ông Hậu cho rằng nên quy định người tham gia đấu giá không trả giá, cố tình trả giá không hợp lệ, tức dưới giá khởi điểm, ghi phiếu sai… thì sẽ bị mất tiền cọc.
Ngoài ra, theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, phải hoàn thiện pháp luật chuyên ngành về tham gia đấu giá, nhất là năng lực tài chính. Cùng với đó nghiên cứu làm sao, đối với người trúng đấu giá mà bỏ cọc sẽ bị cấm tham gia đấu giá, phạt hành chính hoặc phạt vi phạm hợp đồng… Ông Hậu cho rằng, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay, để tránh những trường hợp trục lợi như vừa qua.
Ngoài vụ 4 công ty bỏ cọc đấu giá đất ở Thủ Thiêm, mới đây còn có vụ người trúng đấu giá thuê đảo ở hồ Xuân Hương hơn 15 tỷ đồng một năm xin rút lui, bỏ 600 triệu đồng đặt cọc. Hay gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ bỏ cọc đấu giá xe, biển số xe VIP với giá rất cao… nhưng rồi cũng ‘bỏ của chạy lấy người’.
Ngày 29/11/2023, Quốc hội bước sang ngày thứ hai thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản… Tại buổi họp, Đại biểu quốc hội Phan Thị Mỹ Dung từ tỉnh Long An cho rằng nên tăng tiền đặt cọc lên 20% đến 30% và phải nộp ngay khi có kết quả trúng đấu giá, nếu không sẽ bị loại. Tuy nhiên theo truyền thông nhà nước, một số đại biểu khác cho rằng ‘bị loại’ không hiệu quả với người muốn ‘bỏ cọc’.
Cũng trong ngày 29/11/2023, khi thảo luận về ‘Chế tài để ngăn bỏ cọc’… nhiều ý kiến cho rằng ‘phải xử phạt, phạt tù, cấm tham gia đấu giá với người trúng đấu giá từ bỏ quyền mua tài sản’… Đại biểu quốc hội Phạm Văn Thịnh thuộc đoàn Bắc Giang lại cho rằng đây là quan hệ dân sự, nên sẽ khó xử lý hình sự như phạt tù…
Nguồn : RFA, 29/11/2023
*************************
Phản ứng về dự án buộc lắp camera hành trình xe máy
RFA, 29/11/2023
Hôm 24 tháng 11 năm 2023, Quốc hội Việt Nam thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có đề xuất xe máy bắt buộc phải lắp camera hành trình và lắp thiết bị thu thập dữ liệu hình ảnh người lái xe. Theo quy định hiện hành (Nghị định 47/2022), xe ô tô kinh doanh vận tải bắt buộc phải lắp đặt camera hành trình mới được cấp phù hiệu, biển hiệu lưu thông. Tất cả dữ liệu được truyền về cơ quan chức năng thuộc Bộ Giao thông Vận tải để phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Xe gắn máy được gắn camera giám sát để ghi lại hành trình - Ảnh minh họa
Một số người dân cho rằng, việc quy định lắp thiết bị giám sát hành trình đối với xe máy có thể giúp cho việc quản lý về mặt nhà nước, nhưng không phù hợp với thực tế, bởi Việt Nam có hơn 73 triệu xe máy đang lưu hành. Ngoài ra, quy định này còn vi phạm luật về nhân quyền.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người có gần 30 năm hành nghề tại Việt Nam, hiện đang ở Hoa Kỳ, nêu quan điểm của ông về việc này :
"Thực tế ở Việt Nam, cảnh sát giao thông từng phạt những chiếc xe gắn máy có gắn những thiết bị khác với thiết kế ban đầu. Thậm chí thay những thiết bị sẵn có bằng những thiết bị khác cùng chức năng cũng bị phạt. Cảnh sát giao thông họ phạt với lý do làm thay kỹ thuật của xe. Bây giờ Quốc hội lại đề xuất ráp camera cho tất cả các phương tiện giao thông. Nếu đề xuất này được thông qua dự luật và ban hành thành chính sách, thì đây là một chính sách tác động đến toàn thể người dân Việt Nam.
Số tiền đầu tư để ráp camera sẽ rất lớn. Mục đích là bán camera chăng ? Chắc chắn có ai đó đứng đằng sau đầu cơ số camera đó. Theo tôi, chỉ nên khuyến khích những người sử dụng xe ô tô gắn camera vì quyền lợi của họ. Không nên ép buộc. Nếu họ thấy quyền lợi của họ được bảo đảm thì họ sẽ tự gắn.
Ép buộc sẽ sinh ra nhiều thứ, kể cả tiêu cực. Thứ nhất là tốn tiền mua camera, thứ hai là tốn tiền phạt, thứ ba là tốn tiền đút lót cho công an. Và xét về mặt nhân quyền, việc ép buộc người dân gắn camera vào xe gắn máy là vi phạm quyền tự do đi lại của người ta. Bởi xe là người. Họ đi đến đâu, gặp ai sẽ bị ghi lại toàn bộ".
Trao đổi với truyền thông nhà nước, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam nhận định rằng, không có nước nào trên thế giới quy định xe máy phải lắp camera hành trình, nếu yêu cầu xe gắn máy phải lắp thiết bị giám sát hành trình thì phải có đề án nghiên cứu, đánh giá tác động một cách đầy đủ về việc này.
Cũng cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Quang, một người dân ở Sài Gòn nói với RFA sáng 29/11/2023 :
"Điều đầu tiên, theo tôi, việc gắn camera hành trình vào xe gắn máy là vi phạm pháp luật về quyền riêng tư. Tài sản của chủ phương tiện do họ toàn quyền định đoạt, không ai có quyền ép buộc họ phải lắp thêm thiết bị ngoài tiêu chuẩn thiết kế ban đầu.
Chẳng lẽ Quốc hội không còn việc gì để bàn hay sao ? Đại biểu quốc hội khi vào Quốc hội họp thì phải bàn chuyện quốc gia đại sự, đừng phát biểu theo cảm tính. Khi đề xuất vấn đề gì đi đến chính sách ảnh hưởng đến toàn dân thì phải nghiên cứu, khảo sát chứ. Không thể lên Quốc hội họp mà nghĩ sao nói vậy, giống như họp mà không phát biểu gì thì cũng dở, nên phát biểu đại cho có vậy".
Năm ngày sau phiên họp của Quốc hội về đề xuất bắt buộc xe gắn máy phải gắn camera hành trình, Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh, phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) lên tiếng trên báo chí, lý giải rằng người dân đang hiểu sai cụm từ ‘xe máy chuyên dùng’. Theo giải thích của ông Minh, ‘xe máy chuyên dùng’ được nhắc đến trong dự thảo là xe máy thi công ; xe máy thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt.
Tuy vậy, Điểm c Khoản 1 Điều 33 của dự thảo luật yêu cầu cả xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình ; thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe, dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình theo quy định.
Theo Khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì xe cơ giới bao gồm cả xe mô tô hai bánh ; xe mô tô ba bánh ; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Một người dân Hà Nội không muốn nêu tên, nói với RFA suy nghĩ của ông về việc Bộ Công an đề xuất xe máy bắt buộc phải lắp camera hành trình và lắp thiết bị thu thập dữ liệu hình ảnh người lái xe :
"Tại sao luật đã quy định tại phòng hỏi cung ở các cơ quan điều tra phải có camera giám sát thì các ông nói khó với mọi lý do. Còn gắn camera hành trình cho 70 triệu xe máy là chuyện đơn giản ?
Tôi không tin việc lắp đặt camera cho hơn 70 triệu phương tiện xe hai bánh ở Việt Nam là để bảo vệ sinh mạng con người, mà đằng sau đó là nhóm lợi ích. Chẳng hạn như ai sẽ nhập khẩu camera ; ai sẽ cấp phép cho camera "đạt chất lượng" ?"
Nhắc đến mối liên quan giữa nhóm lợi ích và các quy định của luật, tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật hôm 26/7/2022, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, lưu ý cần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, nhân dân lên trên hết ; phải chống lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm… trong việc xây dựng các quy định pháp luật.
Ông Chính cũng yêu cầu đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các bộ, cơ quan trong trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác thể chế ở các cơ quan soạn thảo, góp ý, thẩm định, thẩm tra.
Việc "không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ cài cắm vào quá trình xây dựng luật" cũng từng được ông Vương Đình Huệ - Chủ tịch Quốc hội Việt Nam phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa 15.
Nguồn : RFA, 29/11/2023