Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đi s Anh ti Vit Nam nêu vai trò ca nn báo chí t do

VOA, 09/05/2021

Đi s Anh ti Vit Namông Gareth Ward, mi đây đã ti Bo tàng Báo chí Hà Ni, nhân Ngày T do Báo chí Thế gii, đng thi nêu bt vai trò ca báo chí t do.

baochi1

Bn đ Ch s T do Báo chí Thế gii 2021 ca T chc Phóng viên Không Biên gii (RSF) cho thy Vit Nam trong nhóm các nước màu đen vì có môi trường b RSF coi là "rt ti t" đi vi t do báo chí.

Cơ quan ngoi giao Anh hôm 3/5 đã đăng ti mt video ngn trên mng xã hi, trong đó ông Ward nói bng tiếng Vit rng ông ti thăm "nơi k nhng câu chuyn v lch s báo chí ti Vit Nam".

Nhà ngoi giao này cho biết ông c bit n tượng vi chiếc loa phóng thanh được trưng bày ti bo tàng" vì trong thi chiến nó "có th truyn ti tin xa ti 10km".

Đi s Ward nói rng "t do báo chí được công nhn ti Điu 25 ca Hiến pháp Vit Nam và Điu 19 Công ước Quc tế v Quyn Dân s và Chính tr mà Vit Nam là mt trong các quc gia thành viên".

Ông nói thêm : "Mt nn báo chí t do đóng vai trò quan trng cho s phát trin ca cng đng. Báo chí là phương tin đ chia s sáng kiến và thông tin. Báo chí giúp gii phóng năng lượng sáng to, thúc đy thay đi tích cc và quyn yêu cu trách nhim gii trình".

Ông Ward nói tiếp rng "vương quc Anh cam kết thúc đy t do báo chí toàn cu" và "ti Vit Nam, chúng tôi đã hp tác cht ch vi các trường đi hc, vin nghiên cu và các t chc xã hi dân s đ t chc các khóa đào to báo chí".

Cũng nhân Ngày T do Báo chí Thế gii 3/5, Đi s quán Đc Hà Ni đăng ti mt tuyên b ca Ngoi trưởng nước này, ông Heiko Maas, trong đó ông nói rng ng lên và đu tranh vì mt nn báo chí t do là mt nhim v đi vi mi chúng ta".

Nhà ngoi giao hàng đu nước Đc được trích li nói thêm rng chúng ta "cn thông tin đc lp và t do" vì "thiếu nó, các nn dân ch không th hot đng", và rng "báo chí không phi là ti phm" cũng như vic làm báo "không phi chu cnh b đe da tính mng".

T chc Phóng viên Không Biên gii (RSF) tháng trước công b phúc trình, trong đó Vit Nam tiếp tc nm trong nhóm 6 quc gia có ít t do báo chí nht trên thế gii, kèm theo nhn đnh rng quc gia do Đng Cng sn cm quyn tăng cường kim soát mng xã hi và tiến hành mt làn sóng bt giam các nhà báo đc lp trong năm qua.

Trong s 180 quc gia được đánh giá trên bng Ch s T do Báo chí Thế gii 2021 ca RSF được đưa ra hôm 20/4, Vit Nam xếp hng 175 và nm trong nhóm các quc gia, gm c Trung Quc và Triu Tiên, được coi là có "tình trng rt ti t" đi vi môi trường báo chí.

RSF nói trong thông cáo báo chí rng Vit Nam "cũng tăng cường s kim soát ca mình đi vi ni dung mng xã hi, trong khi tiến hành mt làn sóng bt gi các nhà báo đc lp hàng đu trong thi gian chun b cho k Đi hi được t chc 5 năm mt ln ca Đng Cng sn" vào cui tháng 1 va qua.

T chc có tr s ti Paris, Pháp, nhc đến tên bà Phm Đoan Trang, nhà báo được gii T do Báo chí hng mc Tm nh hưởng ca RSF năm 2019, trong s nhng người b chính quyn Vit Nam bt gi vào năm ngoái.

Vit Nam chưa có phn ng v báo cáo mi nht ca RSF này, nhưng năm ngoái, báo chí trong nước dn li Phó Phát ngôn B Ngoi giao Ngô Toàn Thng nói rng "đây không phi ln đu tiên T chc Phóng viên Không biên gii đưa ra nhng báo cáo da trên nhng thông tin sai s tht, không có cơ s và có dng ý xu".

Người phát ngôn này nói thêm rng "vic T chc Phóng viên Không biên gii t cho phép xếp hng t do báo chí ca mt quc gia theo nhng tiêu chí riêng ca h mà không thc s hiu rõ v hoàn cnh, điu kin ca mi quc gia khiến nhng đánh giá, nhn đnh ca T chc này không có đ tin cy, thuyết phc", theo trang tin Thế gii và Vit Nam ca B Ngoi giao.

Nguồn : VOA, 09/05/2021

**********************

Truyền thông do Đảng chỉ đạo có thể góp phần vào đổi mới giáo dục không ?

Diễm Thi, RFA, 07/05/2021

Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt báo Giáo dục và Thời đại sáng 29/4/2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu rằng, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong đổi mới giáo dục. Buổi làm việc tập trung vào các mục tiêu của truyền thông trong ngành giáo dục, nhằm tăng cường vị thế của ngành trong giai đoạn tới.

baochi2

Học sinh một trường trung học cơ sở ở Hà Nội trong lễ khai giảng năm học mới. AFP

Báo Giáo dục và Thời đại, tiền thân là báo Người Giáo viên Nhân dân, có cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và đào tạo. Mục đích của tờ báo được cho là nhằm tuyên truyền các đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và đào tạo.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo. Báo Giáo dục và Thời đại cùng Trung tâm Truyền thông giáo dục là những đơn vị quan trọng bám sát và quán triệt tinh thần đổi mới trên toàn hệ thống, đồng thời tích cực đổi mới cơ cấu tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Blogger Nguyễn Ngọc Già nêu quan điểm của ông về việc này :

"Thứ nhất, cách tiếp cận của ông tân Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Kim Sơn là hoàn toàn sai lầm, bởi trong giáo dục, truyền thông là phương tiện chứ không phải là cứu cánh. Tôi đặt câu hỏi với ông Sơn, cứu cánh của ngành giáo dục hiện nay là gì ? Triết lý giáo dục của Việt Nam hiện nay là gì ?

Khi xác định được cứu cánh và triết lý của giáo dục rồi thì đó mới là cách tiếp cận đúng vấn đề. Truyền thông chỉ là phương tiện mà thôi.

Thứ hai, cái trung tâm truyền thông giáo dục của Bộ giáo dục Đào tạo là một bộ phận trực thuộc Bộ và nó chỉ như là một bản tin, như là một tờ báo. Nhiệm vụ của nó là tuyên truyền, tiếp nhận những phản ánh, những chỉ đạo của bộ trưởng, thứ trưởng cho ngành giáo dục. Như vậy, trung tâm truyền thông giáo dục ở đây làm công việc gói gọn, gần như là một ban tuyên giáo thu nhỏ, chứ nó không có giá trị gì đối với việc đổi mới giáo dục cả".

Theo blogger Nguyễn Ngọc Già, cứu cánh của giáo dục hiện nay là dạy làm người và rành nghề. Triết lý giáo dục hiện nay có ba yếu tố, đó là trách nhiệm, thành thật và tự do. Cả ba tính chất này hoàn toàn đang vắng bóng trong giáo dục, và thậm chí nó vắng bóng trong tất cả các lãnh vực khác ở Việt Nam hiện nay.

Hôm 5/12/2019, tại buổi lễ kỷ niệm 60 năm ngày Báo Giáo dục và Thời đại xuất bản số đầu, Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo lúc đó là ông Phùng Xuân Nhạ phát biểu, báo là kênh phản ánh nhanh, trung thực các hoạt động giáo dục, đấu tranh với những quan điểm chưa sát, chưa đúng…

Vai trò của truyền thông

Trao đổi với RFA sáng 7/5/2021 về mối liên hệ giữa truyền thông và đổi mới giáo dục, Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng, Việt Nam cần có những thay đổi mạnh mẽ và thực chất về những thói quen, nếp nghĩ và tư duy tồn dư từ thời bao cấp.

Với trẻ em phải thay đổi bằng giáo dục mang tính khai phóng : phải đưa được nhịp sống của cuộc sống thực tế với những yêu cầu của dân tộc, của đất nước vào giáo dục từ cấp mầm non. Còn với những người đã qua ghế nhà trường thì dùng truyền thông, nhưng không phải là truyền thông một chiều. Ông nói :

"Truyền thông phải truyền tải được những yêu cầu thay đổi, làm cho thay đổi. Qua truyền thông có thể tạo ra những cuộc thảo luận, tranh luận về nhiều vấn đề để người dân nhận thức dễ dàng hơn, đa chiều hơn. Lúc đó hiệu quả của truyền thông đối với nhận thức của người đã rời ghế nhà trường sẽ cao hơn nhiều.

Truyền thông một chiều không thể tạo hiệu quả cao được khi mà một vấn đề được đưa ra mổ xẻ thật sâu với những thảo luận kỹ lưỡng, đa chiều, mang tính tranh luận.

Truyền thông và giáo dục có mối liên hệ với nhau. Đấy là hai cộng cụ để thay đổi tư duy con người. Thay đổi trẻ em là giáo dục, thay đổi người lớn là truyền thông. Do đó, việc truyền thông không đầy đủ hay truyền thông mang tính một chiều chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến giáo dục, bởi nó cũng sẽ gây ra tác động giáo dục cũng có thể chỉ là một chiều".

Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi lãnh vực trong xã hội. Truyền thông tác động đến nhận thức của người dân dẫn đến cách hành xử trong cuộc sống, dần dần sẽ thành thói quen. Nếu truyền thông sai lệch, một chiều thì cách ứng xử không còn theo chuẩn mực đúng đắn của xã hội nữa.

Chính phủ Việt Nam từ lâu tỏ ra rất quan tâm đến vai trò của truyền thông trong giáo dục. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn I (2005- 2010), giai đoạn II (2012 - 2020), trong đó khẳng định tầm quan trọng của các phương tiện thông tin đại chúng đối với hoạt động giáo dục.

Giải pháp chung được đưa ra trong đề án là tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng các cấp đối với các cơ sở giáo dục thường xuyên : đổi mới cơ chế quản lý giáo dục : phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức từ Trung ương đến các cơ sở : phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội để chỉ đạo tổ chức, triển khai phong trào "Cả nước trở thành một xã hội học tập".

Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có truyền thông tự do. Tất cả các đài phát thanh, truyền hình, các cơ quan báo chí lớn, nhỏ đều chịu sự kiểm soát thông tin của Nhà nước theo đường hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương - là cơ quan tham mưu về mặt tư tưởng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Còn về giáo dục, nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay là một sự tiếp nối của giáo dục thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và bị cho là đang đi lạc đường sau nhiều lần cải cách với những thay đổi lớn liên quan đến chương trình học, nội dung sách giáo khoa, phương pháp dạy học.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng từng nói với RFA rằng, nếu so sánh với nền giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa thì giáo dục hiện nay khá thảm hại dù Chính phủ Hà Nội đã ban hành và sửa đổi Luật Giáo dục ở các đợt khác nhau vào những năm 1998, 2005, 2009...

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 07/05/2021

Published in Diễn đàn

Cần đến báo chí là một kênh thuần ‘lên’ tiếng nói của người dân

Nguyễn Nam, VNTB, 21/11/2020

Hiện có ý kiến lo ngại về ‘lỗ hổng’ giám sát các cơ quan hành chính cấp quận, cấp phường khi không tổ chức hội đồng nhân dân cùng cấp. Song, theo nhiều chuyên gia, không thiếu cơ chế để giám sát, kiểm soát, vấn đề cần thiết lập cơ chế giám sát phù hợp.

tudo1

Tôn chỉ, mục đích của những tờ báo này phải là luôn tôn trọng tiếng nói của người dân, bất kể đó là tiếng nói trái chiều – dĩ nhiên là sẽ có những đối thoại tương ứng về các phản biện được gọi là ‘trái chiều’ ấy

Một trong số kênh giám sát đó, là những tờ báo chỉ làm mỗi công việc ghi nhận tiếng nói đa chiều của người dân, và các phản hồi từ cơ quan công quyền.

Lâu nay, thường nằm phía dưới măng-sét tên tờ báo, là dòng chữ đại để nội dung như với tờ Sài Gòn Giải Phóng "Cơ quan của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh".

Dưới măng-sét Tuổi Trẻ, là "Cơ quan của Đoàn Thanh niên cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh". Với báo Thanh Niên, thì, "Diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam". Ở báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, là : "Cơ quan ngôn luận của Công an Thành phố Hồ Chí Minh". Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh : "Cơ quan ngôn luận của Hội liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh".

Pháp luật về báo chí của Việt Nam có giới hạn về quyền hành nghề của người làm báo, là chỉ được phép đưa tin đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí của cơ quan báo chí ; tức về nguyên tắc, báo của Đảng bộ, chỉ thuần tin tức về hoạt động của Đảng. Tương tự, báo Tuổi Trẻ chuyên nói về hoạt động Đoàn ; báo Thanh Niên là nơi ghi nhận các hoạt động trong phạm vi Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, do không có tờ báo nào, nên tiếng nói của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh, đành phải ‘cậy nhờ’ vào những tờ báo ở các tổ chức khác của Đảng, Đoàn thể chính quyền.

Như vậy, trước băn khoăn ai sẽ giám sát chính quyền đô thị cấp quận, cấp phường trong mô hình "Chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh", thì một kênh truyền thông cần thiết là báo chí của tổ chức Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, và Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Những tờ báo này có trách nhiệm ghi nhận tất cả ý kiến của người dân về mọi mặt – nghĩa là không có vùng cấm, không phải chịu bất kỳ giới hạn nào của định hướng đối với báo chí kiểu như lâu nay.

Nói một cách khác, tôn chỉ, mục đích của những tờ báo này là luôn tôn trọng tiếng nói của người dân, bất kể đó là tiếng nói trái chiều – dĩ nhiên là sẽ có những đối thoại tương ứng về các phản biện được gọi là ‘trái chiều’ ấy.

Hơn thế, một khi có kênh báo chí chuyên ghi nhận và chuyển tải tiếng nói của người dân, thì đây còn là khẳng định của một quyền Hiến định về lá phiếu cử tri – tức bảo đảm quyền được bầu, bãi nhiệm của người dân.

Hiến pháp đã hiến định quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân chứ không phải Quốc hội hay Hội đồng nhân dân các cấp, vì thế cần tạo lập một thể chế phù hợp với quyền đó, thiếu thì phải lập thêm, chưa có thì phải xây dựng để người dân thể hiện quyền của mình. Đó là quyền được bầu, quyền được bãi nhiệm chính quyền. Và cần có những tờ báo chuyên phụng sự các quyền lực hiến định ấy của người dân.

Còn từ góc độ luật pháp, thể chế, cơ chế kiểm soát cơ quan hành chính các cấp hiện hành, nếu cơ quan hành chính làm sai thì các cơ quan kiểm soát, giám sát của Đảng, nhà nước có thể vào cuộc xử lý trách nhiệm – một chuyên gia về chính sách công cho biết.

Bình thường cơ quan hành pháp chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân, phải báo cáo trước Hội đồng nhân dân, chịu sự chất vấn, bỏ phiếu tín nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân ngang cấp. Với mô hình chính quyền đô thị, khi không còn Hội đồng nhân dân ngang cấp ở quận, ở phường thì Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp giám sát Ủy ban nhân dân cấp quận.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận ngoài báo cáo với chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, phải báo cáo trước Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu hội đồng sẽ chất vấn trực tiếp với lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp quận. Theo định kỳ lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo thành phố, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ lấy phiếu tín nhiệm với chủ tịch Ủy ban nhân dân quận như các chức danh khác được Hội đồng nhân dân bầu ra.

Về lý thuyết, hiện Thành phố Hồ Chí Minh cũng có cơ chế đối thoại, khi hoạt động cơ quan hành chính cấp quận có vấn đề, người dân kiến nghị về các bất cập trong hoạt động của các cơ quan hành chính thì Hội đồng nhân dân sẽ yêu cầu lãnh đạo quận giải trình, các ban trực thuộc Hội đồng nhân dân cũng có quyền yêu cầu chủ tịch quận giải trình về các vấn đề đại biểu hội đồng, người dân, dư luận quan tâm.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 21/11/2020

***********************

Báo chí tư nhân mang đến lợi ích gì cho Đảng cộng sản Việt Nam ?

 Lynn Huỳnh, VNTB, 21/11/2020

Cơ quan Tuyên giáo nói rằng báo chí ở Việt Nam là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân, để quần chúng nhân dân thông qua đó, nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình, phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới, góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức, cơ quan đó.

tudo2

Luật báo chí Việt Nam hiện không thừa nhận các tổ chức báo chí tư nhân. Tư nhân không có quyền ‘sản xuất báo chí’.

Sinh viên khoa báo chí ở trường đại học, cũng được dạy rằng, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng báo chí làm vũ khí sắc bén chĩa vào chủ nghĩa thực dân, đế quốc và tay sai của chúng ở trong nước và nước ngoài, làm "đòn xoay chế độ", góp vào thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945, giành độc lập dân tộc.

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trên cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò to lớn của báo chí trong sự nghiệp xây dựng, chấn hưng đất nước. Báo chí cách mạng được Đảng trao cho sứ mệnh là người tiên phong trong việc tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nói chuyện với các thế hệ nhà báo Việt Nam, Người nói về đề tàicủa mình : "Tất cả những bài Bác viết chỉ có một "đề tài" là : chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Duyên nợ của Bác đối với báo chí là như vậy đó".

Theo những gì đúc kết trong cuộc đời làm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì mục tiêu cao cả của báo chí cách mạng là phục vụ nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Điều này được khẳng định khi Chủ tịch Hồ Chí Minh coi báo chí là bộ phận khăng khít trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân, của dân tộc và của Đảng.

Báo chí là bộ phận của công tác tư tưởng, luôn gắn liền với hoạt động của Đảng, phục vụ mục tiêu của cách mạng. Báo chí là diễn đàn rộng rãi, dân chủ của nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân. Có mục đích chiến đấu rõ ràng, báo chí cần thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ của báo chí vô sản – Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại huấn thị như vậy.

Các tài liệu của bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, nói rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : mục đích của báo chí là "cốt làm cho dân ta biết, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam độc lập, bình đẳng tự do".

Từ việc nhận thức một cách sâu sắc vai trò to lớn của báo chí cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp viết báo, sử dụng báo chí làm vũ khí sắc bén, là diễn đàn tố cáo và tiến công địch, tuyên truyền cách mạng.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sáng lập ra nhiều báo. Le Paria là tờ báo cách mạng đầu tiên do Người sáng lập tại Pháp. Ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người sáng lập và trực tiếp chỉ đạo xuất bản báo Thanh niên, cơ quan của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, chính thức đặt nền móng cho báo chí cách mạng Việt Nam. Báo Thanh niên trên thực tế, đã là tờ báo tuyên truyền đường lối cách mạng, chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

Như vậy có thể thấy rằng nhờ vào quyền tự do của báo chí tư nhân, đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh thêm vũ khí sắc bén trong công cuộc giải phóng dân tộc.

Nền báo chí cách mạng cũng hình thành từ quyền tự do báo chí tư nhân ấy, do vậy nên trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hơn trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam rất cần đến những tờ báo tư nhân cùng chung sức. Đây cũng từng là đề xuất của nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, khi ông kiên trì kêu gọi cho quyền tự do của báo chí tư nhân.

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 21/11/2020

**********************

Tư nhân không thể chung sức xây dựng nền báo chí cách mạng ?

Nguyễn Huỳnh, VNTB, 21/11/2020

"Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : "Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc". Đại đoàn kết dân tộc là chủ trương chiến lược, có ý nghĩa sống còn, quyết định sự thành bại của cách mạng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối chiến lược cách mạng của Đảng ta".

tudo3

Vì sao cống hiến bất vụ lợi chỉ giới hạn trong đội ngũ các nhà báo thuộc hệ thống báo chí của Đảng, và các hội, đoàn của Nhà nước ?

Đoạn trích diễn văn ở trên là của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc tại lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam – Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2020).

Bên lề của diễn văn trên, có ý kiến luận bàn rằng, trong giai đoạn cách mạng hiện nay, những quan điểm của Hồ Chí Minh về báo chí là cơ sở lý luận để Đảng ta nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng của việc xây dựng nền báo chí cách mạng trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ; một nền báo chí dân chủ, trung thực, khoa học và hiện đại vì sự tiến bộ và phát triển của xã hội ; một nền báo chí hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ, hướng tới sự phát triển con người toàn diện ; một nền báo chí mà người làm báo luôn có ý thức trách nhiệm chính trị xã hội.

Đó là ý thức về một lập trường chính trị cách mạng, là thái độ bảo vệ chế độ, bảo vệ dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, kiên quyết chống lại sự phá hoại của kẻ thù. Đó là các gốc rễ để mỗi nhà báo tự vượt lên trên những tính toán vụ lợi, cống hiến toàn tâm, toàn lực cho sự nghiệp cách mạng.

Vậy thì vì sao trong chuyện cống hiến bất vụ lợi đó lại chỉ giới hạn trong đội ngũ các nhà báo thuộc hệ thống báo chí của Đảng, và các hội, đoàn của Nhà nước ?

Việt Nam đã chấp nhận nền kinh tế tư nhân trong vai trò chủ đạo ‘ngang hàng’ với các tập đoàn kinh tế của Chính phủ. Vậy thì vì sao còn ngần ngại khi cho rằng báo chí tư nhân không thể chung sức vì sự nghiệp chung là xây dựng đất nước hùng mạnh dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng cộng sản Việt Nam ?

Trong tiết học bồi dưỡng chính trị hàng năm dành riêng cho các lãnh đạo báo chí, người ta thấy là luôn được viện dẫn về Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Theo đó, Tư tưởng Hồ Chí Minh xem báo chí là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt, đòi hỏi năng lực cao về trí tuệ, hiểu biết, kinh nghiệm cuộc sống phong phú và nhiều năng lực nghề nghiệp.

Báo chí phải là sự tập hợp mọi tiềm năng, mọi nguồn lực trí tuệ, có tầm hiểu biết rộng lớn, có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Mỗi bài viết đều phải chứa đựng hàm lượng cao chất xám và nhiệt huyết cao của người viết. Hồ Chí Minh nói, nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang. Người làm báo phải phấn đấu rèn luyện không mệt mỏi và phải nghiên cứu và hoạt động thực tiễn.

Hồ Chí Minh khẳng định : "Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa ; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động".

Người nhấn mạnh tính giai cấp, tính định hướng chính trị của các phương tiện thông tin đại chúng. Bất cứ một phương tiện thông tin đại chúng nào khi xây dựng một chương trình, xuất bản một tác phẩm, thể hiện một đề tài đáp ứng nhu cầu của độc giả… đều hàm chứa định hướng chính trị.

Theo Hồ Chí Minh, nhà báo làm ra sản phẩm lao động là các giá trị tinh thần cụ thể được xã hội hóa ở mức rất cao. Nếu nhà báo không có trách nhiệm sâu sắc đối với sản phẩm mà mình làm ra thì hậu quả sẽ khôn lường. Vì thế hơn ai hết nhà báo phải luôn trau dồi đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp thì mới đáp ứng được yêu cầu của Đảng, của nhân dân, của xã hội.

Tất cả các nội dung kể trên nếu đặt ra với báo chí tư nhân như một điều kiện cần và đủ để cấp một giấy phép làm báo, có lẽ sẽ giúp tránh được sự hoài nghi của chuyện Đảng dường như vẫn đang thiếu tự tin trong thực hiện đại đoàn kết dân tộc.

Nguyễn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 20/11/2020

**********************

Doanh nghiệp đang sợ báo chí cách mạng !

 Thới Bình, VNTB, 20/11/2020

Ở Việt Nam chỉ có báo chí của Đảng – Nhà nước, do vậy thật trớ trêu khi có nhiều chủ doanh nghiệp kể là họ sợ mấy ông, bà nhà báo dữ lắm…

tudo5

"Hóa ra báo chí cách mạng cũng có thể dễ dàng mua được bằng tiền !"

Tại một cuộc hội thảo về Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, có khá nhiều doanh nghiệp đã phàn nàn về những tiêu cực của báo chí cách mạng, như sự thiếu tích cực của báo chí, thông tin không chính xác… gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Đây có thể là "lỗi" về mặt nhận thức thuần túy, về chuyên môn do nắm bắt thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác.

Nhưng – nói theo ngôn ngữ Tuyên giáo Đảng, cũng có một nguyên nhân khác, đó là do bản thân nhà báo khi đến doanh nghiệp với động cơ không trong sáng, vụ lợi. Tuy nhiên, đôi khi sai phạm của nhà báo cũng bắt nguồn từ động cơ của chính doanh nghiệp. Bởi một số doanh nghiệp mượn báo chí để nhằm vào những điểm yếu của đối thủ cạnh tranh…

"Hóa ra báo chí cách mạng cũng có thể dễ dàng mua được bằng tiền !"

Một vài chủ doanh nghiệp chắt lưỡi mai mỉa như vậy, và còn ‘chua’ thêm rằng nếu đó không phải là đóng mác của ‘báo chí cách mạng’, thì chắc chắn giới chủ doanh nghiệp với đội ngũ luật sư làm trợ lý, sẽ chẳng chút ngần ngại gì mà không lôi mấy tay nhà báo lẫn tòa soạn báo kiểu này ra hầu tòa.

"Thử nghĩ, cứ sắp vào ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ngày Thương binh – liệt sỹ, ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam…, là luôn có mấy ông, bà nhà báo từ những tòa soạn của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, của Tòa án nhân dân tối cao, của báo Thanh Tra, báo Quốc hội… gọi điện mời tham gia quảng cáo chào mừng mấy ngày lễ kỷ niệm cách mạng đó.

Làm sao từ chối vì người mời cũng ‘đóng mác’ nhà báo cách mạng ?" – một chủ doanh nghiệp xuất thân là sinh viên trường luật, nói thêm rằng thật ra cũng thông cảm, vì phần trăm hoa hồng từ hợp đồng đăng quảng cáo thường lên tới hàng triệu đồng – "Không ai làm cách mạng dẫu chuyên chính vô sản đến đâu đi nữa, mà không cần đến tiền cả đâu !".

Cuộc sống của doanh nghiệp vô vàn khó khăn, họ ngại khi báo chí cách mạng nói không đúng, không hết về họ ; và cũng bởi báo chí cách mạng thường phản ánh những tiêu cực nhiều hơn tích cực về họ. Hơn thế, một khi đã đóng dấu là ‘báo chí cách mạng’ thì trong nếp nghĩ, ít ai dám ‘đụng’ tới mấy ‘nhà báo cách mạng’ đang nhân danh quyền lực tối thượng đó qua hai từ ‘cách mạng’.

Một chủ doanh nghiệp ‘khéo miệng’ hơn, khi phát biểu ý kiến kiểu dĩ hòa – vi quý thế này với những ai nhân danh cho cái gọi là ‘nhà báo cách mạng’ :

"Trong bối cảnh xã hội hiện đại, trước một bầu thông tin rất lớn từ báo chí chính thống, các mạng xã hội… nhưng tiếng nói từ báo chí chính thức lúc nào cũng quan trọng, đưa những thông tin một cách có trách nhiệm. Và đó chính là những thông tin tham khảo, định hướng quan trọng của doanh nghiệp.

Báo chí chính là diễn đàn của doanh nghiệp, qua báo chí môi trường kinh doanh của nền kinh tế được phản ánh, là cầu nối giữa doanh nghiệp với Chính phủ. Báo chí cũng là kênh để các doanh nghiệp kết nối với nhau, quảng bá hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp. Thậm chí báo chí là người thầy cho doanh nghiệp.

Không phải những lúc vui báo chí mới chia sẻ cùng doanh nghiệp mà ngay cả khi doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn báo chí cũng vẫn đồng hành, giống như bầu khí quyển của doanh nghiệp.

Do đó, tôi ủng hộ chủ trương của Đảng, Nhà nước trong vấn đề quy hoạch báo chí nhằm xây dựng đội ngũ báo chí chuyên nghiệp. Song dù vậy, báo chí cũng cần có vai trò phản biện, dũng cảm nói lên tiếng nói của người dân và doanh nghiệp, có tính chất xây dựng. Điều này cũng nói lên trách nhiệm xã hội, chính trị của báo chí là vô cùng quan trọng".

Một chủ doanh nhân khác lại đưa ra một thách thức : "Kinh tế tư nhân làm ăn sòng phẳng, vậy sao không cho tư nhân bỏ vốn vào làm báo tư nhân ? Luật Doanh nghiệp không có điều khoản nào hạn chế về quyền được đầu tư sản xuất báo chí, song trên thực tế thì tư nhân chỉ được quyền hùn hạp với tòa soạn báo chí nhà nước trong vài công đoạn nào đó mà họ cần đến nhiều đồng vốn của tư nhân, còn lại thì họ vẫn là độc quyền…".

Thới Bình ghi

Nguồn : VNTB, 20/11/2020

Published in Diễn đàn

Bảo tàng Báo chí Việt Nam và truyền thông độc lập bị đàn áp !

RFA, 17/07/2020

Trang The Globe Post, một phần của Globe Post Media-tổ chức tin tức kỹ thuật số của Hoa Kỳ vào ngày 17/7 cho đăng bản tin của AFP với tựa tạm dịch ra tiếng Việt là ‘Việt Nam mở Bảo tàng báo chí trong khi truyền thông độc lập bị đặt ngoài vòng pháp luật’.

baochi3

Khai trương Bảo tang Báo chí Việt Nam 19/6/2020. Nguồn : báo Nhân dân

Bài báo nhận định rằng tất cả các tờ báo và truyền hình trong nước đều do chính quyền kiểm soát. Ngoài ra, Việt Nam, dù với thứ hạng ảm đạm về tự do truyền thông cũng như bị mang tiếng đối xử nghiệt ngã đối với các phóng viên độc lập không theo báo chí nhà nước, nhưng vẫn khánh thành một bảo tàng dành riêng cho báo chí.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam tại Hà Nội có giá khoảng 1 triệu đô la được chính thức khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 19/6.

Nhiều Ủy viên Bộ chính trị và Ủy viên trung ương đảng đã tham gia buổi lễ khánh thành bảo tàng như Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh ; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cùng các đại biểu các ban, bộ, ngành, và các nhà báo.

Bảo tàng chia nội dung trưng bày ra thành năm phần : Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865 – 1925 ; giai đoạn 1925 – 1945 ; giai đoạn 1945 – 1954 ; giai đoạn 1954-1975 và giai đoạn 1975 đến nay.

Trao đổi với RFA tối 17/7, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già từ Sài Gòn đưa ra nhận định về việc mở bảo tàng báo chí tại Hà Nội vào tháng trước :

"Bảo tàng báo chí Việt Nam cũng như các bảo tàng khác phải thể hiện được tính lịch sử, ở đây là lịch sử ngành báo chí. Trong khi đó lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử báo chí Việt Nam nói riêng bị bóp méo, nhào nặn, phục vụ cho mục tiêu chính trị qua nhiều thời kỳ của đảng cộng sản Việt Nam nên tôi không tin sự chân thật của Bảo tàng báo chí Việt Nam. Bởi vì lịch sử là một dòng chảy mà dòng chảy của lịch sử báo chí Việt Nam như một ao tù, tách rời khỏi báo chí quốc tế quá lâu rồi".

Vẫn theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, bảo tàng là nơi lưu trữ, trưng bày cả một quá trình của báo chí Việt Nam để học tập, nghiên cứu, phục vụ cho dân trong ngành báo chí và phục vụ cho quảng đại quần chúng nếu ai cần thì có thể đến xem, nghiên cứu và học hỏi.

"Như vậy phải mang tính giáo dục mà giáo dục trong chế độ độc đảng toàn trị là một nền giáo dục phi triết lý thì tôi không trông mong gì tính giáo dục từ bảo tàng họ khai trương".

Trao đổi với phóng viên Đài AFP của Pháp, Giám đốc bảo tàng Trần Thị Kim Hoa cho hay việc chính phủ Hà Nội xây dựng bảo tàng này là một ví dụ đáng tự hào cho thấy rằng đất nước Việt Nam có tự do báo chí.

Không đồng tình với phát biểu của người đứng đầu Bảo tàng Báo chí Việt Nam, nhà báo Nguyễn Ngọc Già bày tỏ :

"Nếu theo như bà Thoa nói như vậy tôi cho rằng đó là một lời ngụy biện không chấp nhận được. Tổ chức Phóng viên không biên giới mới nhất vào năm 2020 vẫn xếp hạng Việt Nam ở mức cuối bảng tức là hạng 175/180, chỉ đứng trước được Trung Quốc và Bắc Hàn, thậm chí còn thua cả Lào. Như vậy tự do báo chí thông qua bảo tàng thì tôi cho rằng là lời nói ngụy biện và không thuyết phục được ai".

Từ Hà Nội, Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, cựu phóng viên Tạp chí Cộng sản cho rằng từ trước đến nay chính phủ Hà Nội luôn tuyên truyền rất nhiều để nói lên việc có tự do báo chí nên việc xây dựng bảo tàng báo chí hay phát ngôn vừa nêu của Giám đốc bảo tàng cũng là chuyện dễ hiểu :

"Bề ngoài hình thức để nói Việt Nam có tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng thực chất không như vậy, đâu phải vì những bảo tàng, số lượng của những đài phát thanh, tờ báo là nói lên tự do báo chí. Tự do báo chí nằm trong tiêu chí về việc đưa tin viết báo quan điểm nhà nước không phải là hình thức đó. Tại các nước cộng sản và Việt Nam luôn đưa ra những hình thức như thế để thay thế nội dung, chứng minh với thế giới như vậy nhưng không ai tin".

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình cũng cho rằng dù có những hạn chế nhất định trong ngành báo chí truyền thống, nhưng chinh phủ Hà Nội thời gian vừa qua cũng có một số cải thiện tiến bộ, dù chỉ trong thời gian ngắn :

"Nói đi cũng phải nói lại là tình hình báo chí rất khắt khe nhưng việc tự do ngôn luận qua mạng xã hội và qua hệ thống internet có phát triển hơn trước. Nhưng ra luật An ninh mạng để bắt bớ, giam cầm và đàn áp những người bất đồng chính kiến, có ý kiến về các vấn đề xã hội và đất nước".

Thời gian gần đây, hàng loạt các nhà báo độc lập, những nhà hoạt động dân sự xã hội đưa ra những ý kiến phản biện đã bị bắt giữ và tạm giam.

Điển hình như Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập vào ngày 21/11/2019 đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam về tội ‘Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’ theo Điều 117-Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Đến ngày 21/5/2020 vừa qua, Nhà văn Phạm Chí Thành (hay còn gọi là Phạm Thành), chủ trang blog Bà Đầm Xòe và là tác giả của một số cuốn sách chỉ trích chế độ và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã bị Cơ quan An ninh điều tra, công an Hà Nội bắt giam với cùng tội danh theo Điều 117.

Chỉ 3 ngày sau đó, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an Việt Nam hôm 24/5 thông báo cho biết, ông Nguyễn Tường Thụy-Phó Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập bị bắt để mở rộng điều tra vụ án ‘Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ do Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đứng đầu.

Một thành viên khác của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam là anh Lê Hữu Minh Tuấn cũng bị cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh triệu tập làm việc và bắt đưa về Trại giam Chí Hòa vào ngày 12/6.

Mới đây nhất, bốn người dân Dương Nội thường lên tiếng mạnh mẽ về vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm là bà Cấn Thị Thêu cùng hai con trai là Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư và dân oan Nguyễn Thị Tâm cũng đã bị công an trong nước bắt giữ vào ngày 24/6.

Qua những vụ bắt giữ nêu trên, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng nếu chỉ vì xây dựng bảo tàng mà cho rằng Việt Nam có tự do báo chí là chuyện không thể chấp nhận :

"Tự do báo chí phải được thể hiện qua nhiều vấn đề là những người tù chính trị, những tù nhân lương tâm và qua nhiều tiêu chuẩn khác chứ không phải chỉ có cái bảo tàng mà làm nên được tự do báo chí".

Ban Tuyên giáo Trung ương đảng cộng sản Việt Nam được cho là tổng biên tập duy nhất của chừng 800 cơ quan truyền thông, báo chí trong nước.

**************************

Việt Nam, quốc gia không có báo chí độc lập, khai trương bảo tàng báo chí

VOA, 17/07/2020

Bất chấp bị xếp ha ̣ ng là mô ̣ t trong nh ng n ươ ́c kém nhất thế gi ơ ́i v t do báo chí và bắt b ơ ́ nhiều phó ng viên, Việ t Nam v ư ̀a khai tr ươ ng ba ̉ o tàng báo chí, theo AFP.

baochi0

Mộ t gian tr ư ng bày bên trong Ba ̉ o tàng Báo chí Viê ̣ t Nam, ngày 16/07/2020.

Hãng tin Pháp AFP hôm 17/7 cho biết Bảo tàng Báo chí Việt Nam, được khai trương vào tháng trước, trưng bày các hiện vật từ nhng bc nh đot gii báo chí Pulitzer trong Chiến tranh Vit Nam cho đến câu chuyn v cuc đu tranh vì t do báo chí trong thi kỳ thc dân Pháp, nhằm tôn vinh "nền báo chí cách mạng" quc gia cng sn.

Việt Nam mở cửa Bảo tàng này hôm 19/6 tại Hà Nội, diễn ra vài ngày sau khi hai nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy và Phạm Chí Thành bị chính quyền bắt giam với cáo buộc "tuyên truyền chng nhà nước" chỉ vì hai ông viết bài ch trích chính quyn.

Tổ chức Phóng viên Không Biên gii (RSF) xếp hạng Việt Nam thứ 175 trong số 180 quc gia v t do báo chí. RSF nói v bt gi các nhà báo này đã gi đi mt "thông đip lnh người" trước Đi hi Đng 13 dự kiến diễn ra vào tháng 1/2021.

baochi2

Bảo tàng Báo chí Việt Nam ở Hà Nội, ngày 16/07/2020.

Mặc dù vậy, đối với bà Trần Thị Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí, các sản phẩm trưng bày tại bảo tàng là "một bằng chứng đáng tự hào về nền tự do báo chí của đất nước".

Bà Trần Thị Kim Hoa nói với AFP hôm 16/7 : "Vi lut t do báo chí mà người Pháp mang đến Vit Nam, chúng tôi luôn ý thc cao như thế nào là tự do báo chí". Bà nói như thế khi đ cp đến mt bộ lut năm 1881 được áp dng cho Pháp và thuc đa ca Pháp, nhưng được s dng mt cách chp vá Vit Nam.

Bà nói thêm : "Việc chúng tôi có th xây dng bo tàng này cho thy chúng tôi có tự do báo chí".

Theo quan sát của AFP, không nơi nào trong bo tàng có đ cp đến vic chính quyền Vit Nam cm truyn thông đc lp.

Báo chí do chính quyền Việt Nam quản lý đưa tin hàng ngày về hàng loạt các sự kiện, đc bit là v các vn đ xã hi - t vic theo dõi tng phút rò r thy ngân t các nhà máy đến ô nhim trong h thng nước máy ca Hà Ni. Nhưng nhng tiếng nói ch trích lãnh đạo cấp cao ca Vit Nam thì không được dung th.

Truyền thông Việt Nam cho biết Bảo tàng Báo chí được xây dựng với kinh phí khoảng 24 tỷ đồng, với không gian trưng bày trên din tích gn 15.000 mét vuông, với trên 20 nghìn hin vt, tài liu.

VAO năm 2017, Thủ t uo ng Nguye n Xuân Phúc ra Quyet đi ̣ nh thành Lâ ̣ p Ba ̉ o t ang Báo chí Vie t Nam, tr u c JEU. o c s u qu un n lý c u a H o i Nhà báo Vi t Nam, v ơ ́i nhi m v "ph n ánh ti ế n trình hình thành và phát tri n c a n n báo chí Vi t Nam" .

Published in Việt Nam

Thế nào là báo chí tự do ?

Xuân Minh – Lâm Viên, VNTB, 22/06/2020

Nói sự thật trong tự do là phản ánh. Nói sự thật trong kiểm soát là dũng cảm.

baochi0

Báo chí bị kiểm duyệt là biện pháp tồi, chính phủ chỉ nghe thấy tiếng nói của chính mình, duy trì sự lừa dối và cũng đòi nhân dân phải ủng hộ sự lừa dối đó.

Luật báo chí của Việt Nam không có điều khoản nào về yêu cầu kiểm duyệt trước khi báo chí phát hành. Vậy đây có phải là báo chí tự do ?

Thế nào là báo chí tự do ?

Karl Marx phân loại, chỉ có hai loại báo chí : "Báo chí tự do và báo chí bị kiểm duyệt". Ông nói : "Báo chí bị kiểm duyệt là sự quái dị không có tính cách của sự thiếu tự do, đó là con quái vật được văn minh hóa, cái quái thai được tắm nước hoa.

Báo chí kiểm duyệt là biện pháp cảnh sát, thậm chí là biện pháp tồi… Tệ lớn nhất, tệ giả dối gắn liền với báo chí kiểm duyệt… Điều đó dẫn đến, chính phủ chỉ nghe thấy tiếng nói của chính mình, duy trì sự lừa dối và cũng đòi nhân dân phải ủng hộ sự lừa dối đó. Còn nhân dân sẽ rơi vào tình trạng mê tín chính trị, hoặc hoàn toàn quay lưng với cuộc sống quốc gia, biến thành đám người chỉ sống với cuộc đời riêng tư" – trích tập I, Tổng tập Mác-Ăng Ghen, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Theo Mác, báo chí phải được tự do. Ông nói, "ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí". Ông còn nói rằng : "Báo chí tự do, đó là con mắt sáng suốt của tinh thần, của nhân dân, là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình, là những dây liên hệ biết nói, gắn liền các cá nhân với nhà nước và với toàn thế giới…

Báo chí tự do, đó là sự sám hối công khai của nhân dân trước bản thân mình, mà lời thú nhận thật tâm, như mọi người đều biết thì có khả năng cứu rỗi. Báo chí tự do là tấm gương tinh thần, trong đó nhân dân nhìn thấy bản thân mình. Còn sự tự nhận thức là điều kiện đầu tiên của sự sáng suốt. Báo chí tự do – đó là tinh thần nhà nước (công dân) mà mọi túp nhà tranh đều có được với những chi phí thấp hơn là phương tiện thắp sáng. Báo chí tự do là toàn diện, nơi nào cũng có mặt, cái gì cũng biết…".

Đúng là nghe thật sướng lỗ tai.

Báo chí bị kiểm duyệt là gì ?

Lập luận trên nếu mang so sánh với các tờ báo phát hành ở miền Nam trước tháng 4/1975, có lẽ rất khập khiểng về cách hiểu thế nào là ‘báo chí bị kiểm duyệt’.

Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967 khẳng định :

"Điều 12 :

1. Quốc gia tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, báo chí và xuất bản, miễn là sự hành xử các quyền này không phương hại đến danh dự cá nhân, an ninh quốc phòng hay thuần phong mỹ tục.

2. Chế độ kiểm duyệt không được chấp nhận, ngoại trừ các bộ môn điện ảnh và kịch trường.

3. Một đạo luật sẽ ấn định qui chế báo chí".

Trong một trả lời phỏng vấn trên đài RFA, bà Trùng Dương, chủ nhiệm nhật báo Sóng Thần từ khi mới thành lập cho đến tháng 4/1975, kể : "Hồi đó báo chí trước khi in, trước khi phát hành thì phải qua kiểm duyệt. Họ đọc xem những tin tức có bị ảnh hưởng gì tới cuộc chiến lúc ấy hay không. Họ chú trọng nhiều đến tin chiến sự nhiều hơn chứ còn những vấn đề cá nhân thì họ đi đường khác, chẳng hạn như hồi đó báo Sóng Thần đi một loạt bài tố ông tướng Nguyễn Văn Toàn khi ấy ông coi vùng cao nguyên, quân khu II. Có một dạo ông ấy dính vào chuyện vớ vẩn gì đó với một cô bé vị thành niên, rồi phóng viên của báo Sóng Thần tìm ra được chuyện đó và tố ông tội dụ dỗ gái vị thành niên.

Tin đó do một tin từ cảnh sát nhưng mà cảnh sát họ giấu nhẹm đi, phóng viên của mình tìm được cái tin đó và làm cuộc điều tra. Người đứng ra làm cuộc điều tra đó là chị Lê Thị Bích Vân, hồi đó chị là nữ phóng viên sáng giá của làng báo Việt Nam. Chị ấy viết một loạt bài về tướng Toàn thì ông ta kiện tờ báo với lý do là mạ lỵ cá nhân thôi chứ không liên hệ gì tới vấn đề kiểm duyệt hết. Khi có chuyện liên quan đến cá nhân làm bậy, thì họ kiện mình theo chiều hướng cá nhân vì mạ lỵ phỉ báng, còn về bên chính quyền, bên thông tin thì họ quan tâm và kiểm duyệt đến các tin tức liên quan đến thời sự lúc bấy giờ…" (*).

Báo chí cách mạng luôn cung cúc ‘tự kiểm duyệt’ theo đường ray định hướng

Nhà báo Huy Đức, cựu phóng viên của báo Tuổi Trẻ, trong một so sánh về kiểm duyệt xưa – nay, có nói rằng chế độ Sài Gòn cũng giở trò giấu mặt, kiểm duyệt mà không dám chính danh. Các báo đối lập khi ấy đã nghĩ ra một cách rất hay, thay vì thay bài bị kiểm duyệt bằng bài "osin", họ để trang báo trắng và rao là "tự ý đục bỏ". Những tờ báo như vậy lại càng bán chạy, bởi người dân có thể "đọc" được không ít thông tin sau những trang không có chữ nào được in.

Vậy bài "osin" mà nhà báo Huy Đức nói đến là gì ? (‘Osin’ là từ mà nhiều người Việt dùng để chỉ ‘người giúp việc’, cách gọi này được biết là có từ sau khi trên kênh truyền hình HTV chiếu bộ phim dài nhiều tập, kể về cuộc đời của Tanokura Shin sinh vào cuối thời kỳ Meiji (Minh Trị) cho đến đầu thập niên 1980. Shin được gọi là "Oshin" để thể hiện sự tôn kính).

Trong một chia sẻ từ tháng 4/2009, nhà báo Huy Đức viết dạng lá thư gửi Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ khi ấy là Phạm Đức Hải :

"Hoành tráng nguyên một trang 5, Tuổi Trẻ số ra ngày 16/4 mô tả lao động Trung Quốc "tràn ngập công trường" Việt Nam, sáng nay, tờ báo lớn nhất nước ấy đã phải "cáo lỗi cùng bạn đọc". Kính thưa anh Phạm Đức Hải, tôi biết hôm qua anh nhận được rất nhiều điện thoại. Làm Tổng Biên tập Tuổi Trẻ quả thật là khó khăn.

Hôm qua, Tuổi Trẻ đã rao với bạn đọc là, trong số tiếp theo, sẽ có phóng sự về tình trạng công nhân Trung Quốc tràn ngập công trường bauxite Tân Rai và Khí Điện Đạm Cà Mau. Sáng nay, bản báo lại xách mấy em osin Philippines ra thế mạng. Ai làm tổng biên tập ở Việt Nam thì cũng phải đục bỏ bài khi có lệnh. Nhưng, ai đã là nhà báo thì cũng phải đặt sự trung thực lên trên.

Anh giải thích "vì chưa hoàn tất bài viết", thưa anh, là đánh lừa bạn đọc. Người đọc bây giờ tinh lắm, họ không tin là các phóng viên của một tờ báo như Tuổi Trẻ lại không thể thực hiện một bài viết như vậy cho kịp số hôm sau. Các đồng nghiệp biết rất rõ bài về công nhân Trung Quốc ở Tân Rai đã nằm trên bàn của anh từ hai tuần nay rồi chứ không phải là "chưa hoàn tất". Anh có thể không đăng mà vẫn được anh em thông cảm, nhưng anh vì không dám đăng mà đổ lỗi cho phóng viên thì như khi thuyền đổi hướng lại đổ cho người chèo thay vì người lái.

Năm ngoái, khi đăng bài điều tra về khu tái định cư ở Thủ Thiêm, Tuổi Trẻ cũng đã nhận được "lệnh ở trên", nhưng số hôm sau Ban Biên tập đã nói là vì "lý do khách quan". Ai là "khách", ai là "quan" đương nhiên là người người tự hiểu".

(hết trích)

Thay lời kết

Trở lại với "tự ý đục bỏ" trên báo chí ở Sài Gòn thời Đệ nhị Cộng hòa.

Luật 07/72 của Việt Nam Cộng Hòa ra đời trong bối cảnh các lực lượng quân đội miền Bắc tấn công ở cả 3 vùng chiến thuật vào năm 1972, cũng là năm xuất hiện nhiều nhóm chính trị chống chính quyền, đứng sau nhiều cuộc biểu tình, trong khi báo chí mỗi lúc một mạnh miệng hơn.

Tình hình đó khiến Tổng thống Thiệu đề nghị Quốc hội trao đặc quyền về tình trạng khẩn cấp. Đây là thời kỳ mà Tổng thống của Nam Hàn, Park Chung Hee, tuyên bố thiết quân luật năm 1972 ở một đất nước không có chiến tranh, trong khi với hoàn cảnh nguy ngập hơn nhiều, Tổng thống Thiệu mới "xin đặc quyền" và được Quốc hội chấp thuận.

Xem ra trong bối cảnh lịch sử thì việc "tự ý đục bỏ" là một hình thức quá hiền lành, so hiện nay nếu có những bài báo như vậy được ra sạp, có lẽ không chỉ tờ báo bị đóng cửa, mà nhiều người còn bị cáo buộc về các tội danh liên quan đến chính trị.

Với góc nhìn như nói trên, cho thấy báo chí cách mạng ở Việt Nam hiện nay không đi theo những gì mà ông tổ lý luận của chủ nghĩa cộng sản đưa ra. Báo chí cách mạng Việt Nam có nét đặc thù rất riêng như lời kể của nhà văn Đào Hiếu – cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ :

"Một nhà thơ châm biếm nổi tiếng, cũng là đảng viên, gốc sinh viên tranh đấu, từng là cán bộ có cỡ của một tờ báo lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, bữa kia anh nhậu với tôi, kể :

– Có thằng nhà báo Pháp gặp tao, nó hỏi : "Việt Nam hiện nay có mấy tờ báo và tạp chí ?". Tao đáp : "Có chừng 700". "Ô, thế thì báo chí Việt Nam thật là phong phú". Tao nói : "Coi vậy mà không phải vậy. Vì có 700 tờ báo nhưng chỉ có một ông tổng biên tập".

Thằng Tây nó cười gần chết".

Xuân Minh - Lâm Viên

Nguồn : VNTB, 22/06/2020

Chú thích :

(*) Tự do báo chí của miền Nam Việt Nam trước 1975, RFA, 31/10/2015

*******************

Báo chí Việt Nam thời Pháp bị ông Hồ Chí Minh đánh giá sai sự thật ?

Diễm Thi, RFA, 22/06/2020

Tự do báo chí thời Pháp

Trong cuốn "Đây 'công lý' của thực dân Pháp ở Đông Dương !", của tác giả Nguyễn Ái Quốc được Nhà xuất bản Sự Thật phát hành ở Hà Nội năm 1962, có bài viết về ‘Chế độ báo chí’. Nguyễn Ái Quốc là tên ông Hồ Chí Minh sử dụng từ ngày 18 tháng 6 năm 1919 đến ngày 13 tháng 8 năm 1942.

baochi2

Ông Hồ Chí Minh tại hang Pác Bó, tỉnh Cao Bằng vào tháng 3 năm 1951. AFP

Ở trang 81 tác giả viết rằng : "Giữa thế kỷ XX này, ở một nước có đến 20 triệu dân mà không có lấy một tờ báo ! Các bạn có thể tưởng tượng được như thế không ? Không có lấy một tờ báo bằng tiếng mẹ đẻ của chúng tôi…

Mãi đến bây giờ, chưa có người Việt Nam nào được phép xuất bản một tờ báo cả. Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay văn học như ta thấy ở các nước Châu Âu hay Châu Á khác, chứ không phải là một tờ báo do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hóa và ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế, thì ở Đông Dương cũng có ba hay bốn tờ đấy".

Nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng nêu quan điểm của ông về phát biểu vừa nêu mà ông Hồ Chí Minh đề cập đến báo chí Việt Nam thời Pháp :

"Vấn đề này chúng ta phải nhìn lại lịch sử. Năm 1925 ở Pháp, ông Nguyễn Ái Quốc tố cáo chuyện ở Đông Dương không có tự do báo chí. Chuyện đó là hoàn toàn sai.

Báo chí Sài Gòn được hưởng chế độ như Pháp, hoàn toàn có thể tự do ra báo. Nếu báo bằng tiếng Việt Nam thì cần phải xin phép nhưng không bị kiểm duyệt. Đến năm 1915 thì báo chí tự do bắt đầu ra Bắc và tự do báo chí ngày đó rất dễ dàng. Điều này chúng ta có thể tìm hiểu qua lịch sử hoặc qua hồi ký của ông Vũ Bằng, cuốn "40 năm nói láo". Qua đó chúng ta thấy thời Pháp thuộc Việt Nam hoàn toàn có tự do báo chí chứ không phải như ông Nguyễn Ái Quốc nói".

Theo tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, từ 1865 đến cuối năm 1918 có khoảng hơn 20 tờ báo tiếng Việt xuất bản trong cả nước, gồm các tờ như : Gia Định Báo (1865-1910), Đại Nam Đăng cổ tùng báo (1892-1907), Nông Cổ Mín Đàm (1901- 1924), Công Luận báo (1916-1939), Nam Trung nhật báo (1917-1921), Nam Phong tạp chí (1917-1934)…

Những năm đầu thế kỷ 20, quá trình đô thị hóa, lối sống thị dân ... đã tạo điều kiện cho báo chí phát triển phong phú hơn.

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nhận định về báo chí Viêt Nam thời Pháp thuộc :

"Thời Pháp thuộc người ta giúp cho Việt Nam làm báo. Người Việt Nam làm báo là nhờ người Pháp mới hiểu được báo chí là như thế nào. Cũng có thời kỳ người ta kìm kẹp, người ta hướng dư luận theo ý người ta nhưng nhìn chung là báo chí rất tự do.

Dĩ nhiên hồi người Pháp mới hướng dẫn cho người Việt Nam làm báo cũng có chỉ đạo này chỉ đạo khác và cũng cho báo làm theo hướng này hướng kia mà không đụng tới mẫu quốc hay sự cai trị của Pháp. Nhưng mà so với bây giờ thì họ vẫn nhẹ nhàng, lịch sự, đàng hoàng hơn nhiều".

Ông Chênh kết luận rằng, thời đó, bên cạnh báo của người Pháp thì họ vẫn cho người Việt Nam ra báo tư nhân. Bây giờ thì toàn bộ báo chí là của đảng cộng sản. Chỉ có cơ quan nhà nước và cơ quan đảng mới ra báo.

Ngày 21 tháng 6 năm 1925, tờ "Thanh Niên" do ông Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra đời. Đến ngày 5 tháng 2 năm 1985, đảng cộng sản quyết định lấy ngày 21 tháng 6 hàng năm làm Ngày báo chí Việt Nam. Đến ngày 21 tháng 6 năm 2000, kỷ niệm 75 năm Ngày báo chí Việt Nam, Bộ Chính trị đổi Ngày báo chí Việt Nam thành Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

"Tự do báo chí" thời nay

baochi3

Ông Hồ Chí Minh làm việc trong căn cứ kháng chiến Việt Bắc vào tháng 1 năm 1951. AFP

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng, với tiêu chí chỉ có cơ quan đoàn thể của nhà nước và của đảng mới được ra báo mà không dựa trên cơ sở nào hết thì không thể có báo chí tư nhân. Vào thời kỳ đổi mới, cũng có ý kiến cho báo chí tư nhân, nhưng hầu hết các đại biểu quốc hội là đảng viên phát biểu rằng ‘chúng ta không cần báo chí tư nhân’. Ông nói thêm :

"Toàn bộ báo chí phải do đảng cho phép qua công cụ là nhà nước. Các cơ quan, đoàn thể, bộ, ngành, sở, ban mới được quyền ra báo. Ra báo nhiều quá bây giờ loạn, lại phải quy hoạch lại báo chí, tổ chức lại. Thật ra mấy trăm tờ báo cũng chỉ có một tổng biên tập mà thôi.

Khi nào hết đảng cộng sản thì mới có báo chí tư nhân, tức là hết độc tài cộng sản thì sẽ có báo chí tư nhân. Bây giờ hoàn toàn không có tự do ngôn luận, không có tự do báo chí. Người dân phát biểu, biểu đạt qua mạng xã hội".

Dưới sự toàn trị của đảng cộng sản, từ sau năm 1954 ở miền Bắc và sau năm 1975 ở miền Nam, Việt Nam hoàn toàn không có báo chí tư nhân. Nhà báo Ngô Nhật Đăng nói về báo chí Việt Nam từ ngày cộng sản nắm quyền cai trị :

"Ở Hà Nội thì báo chí tư nhân bị xóa sổ hoàn toàn vào năm 1956 sau vụ ‘Nhân văn Giai phẩm’. Ông Hồ ra sắc lệnh về báo chí trong đó có điều luật quy định nhiệm vụ của báo chí Việt Nam rất rõ. Lúc đó báo chí Việt Nam bị biến thành nền báo chí công cụ, theo cách gọi của nhà báo chúng tôi. Trong khi thiên chức của báo chí thì không là công cụ cho bất kỳ một tổ chức nào, bất kỳ một đảng phái nào cả..

Theo như tôi nghĩ thì đây là sự lo sợ quá đáng về phía nhà nước. Dù không có báo chí tư nhân thì đã có mạng xã hội, nhưng nếu có báo chí tư nhân thì các phát biểu, các bài báo sẽ có trách nhiệm hơn. Tôi nghĩ rằng đây cũng là một đặc điểm của một chế độ tồn tại quá lâu mà không có một sự biến chuyển nào thì nó sinh ra một tâm lý trơ lỳ".

Theo nhà báo này, nếu không vì nỗi sợ bản năng mà nhà nước cho ra đời một vài tờ báo tư nhân thì cái nhìn của người dân về chế độ, về xã hội sẽ khác đi. Bây giờ cần một sự khoan dung, kể cả trong chính trị. Đó là điều rất cần thiết nếu muốn đất nước đi lên một cách hòa bình.

Vì không có báo chí tư nhân nên mạng xã hội là nơi người dân tìm đọc những thông tin được cho là "nhạy cảm chính trị" trong xã hội. Theo số liệu thống kê thì có đến 58 triệu người tại Việt Nam dùng mạng xã hội trên thiết bị di động tính đến đầu năm 2019, con số này đến 8 triệu người dùng so với năm 2018.

Anh Phạm Minh Vũ, một người chọn mạng xã hội để nói lên những bất công trong xã hội cũng như những điều chính quyền cần thay đổi, bởi ngoài mạng xã hội thì người dân không có chỗ bày tỏ chính kiến của mình. Nhân ngày Việt Nam kỷ niệm Ngày báo chí cách mạng, anh viết trên facebook dòng trạng thái mà RFA đã xin phép được chia sẻ : "Năm thứ 2 học ngành Báo chí, môn đạo đức Báo chí, bài đầu tiên tôi được học là 'làm báo, sứ mệnh cao nhất là bảo vệ đảng'.

Với một sinh viên với tâm hồn non nớt về chủ nghĩa xã hội, bài học đầu tiên ấy cũng là bài học cuối cùng về niềm tin, nó đã chấm dứt mong muốn thực hiện khát khao làm một phóng viên thật sự".

Việt Nam xếp thứ 175 trên 180 quốc gia toàn thế giới về Chỉ số Tự do Báo chí năm 2020 theo xếp hạng do tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới công bố vào ngày 21 tháng 4 năm 2020.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 22/06/2020

********************

Mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Tưởng Năng Tiến, RFA, 20/06/2020

Là nhà báo 50 năm cầm bút, tôi phải đau lòng nói rằng chưa bao giờ uy tín báo chí giảm sút như hiện nay.

Hữu Thọ

baochi4

Bác sĩ Tom Dooley qua đời năm 1961. Mãi đến vài chục năm sau, tôi mới biết đến tác phẩm đầu tay của ông (1). Đây là một tập bút ký, có hình ảnh minh họa đính kèm, về cuộc di cư ồ ạt (vào giữa thế kỷ trước) của hằng triệu người dân Việt. Họ ra đi chỉ với hành trang duy nhất là niềm tin vào tình người, và không khí tự do, ở bên kia vĩ tuyến.

Rồi họ đã được tiếp đón, hòa nhập và sinh sống ra sao nơi miền đất mới ? Câu trả lời có thể tìm được – phần nào – qua một tác phẩm khác (2) của Phạm Công Luận. Xin trích dẫn đôi ba đoạn ngắn :

"Những người trong giới trí thức, nghệ sĩ miền Bắc chuyển vào Sài Gòn ấp ủ bao nhiêu hoài bão để thực hiện ở quê hương mới. Tuy nhiên, dù có nổi tiếng thì họ cũng phải đối diện với bao khó khăn để hòa nhập vào đô thị mà họ sẽ sống lâu dài này. Báo Đời Mới năm 1954 đã làm một chuỗi phóng sự Hồi mới vào của các văn nghệ sĩ, có nhiều chuyện cảm động đáng suy gẫm về những gì họ đã gặp.

Nhà văn Thượng Sỹ, một nhà văn nổi danh từ thời tiền chiến mà trong cuốn Bốn mươi năm nói láo, nhà văn Vũ Bằng thường nhắc tới. Gia đình ông vào Sài Gòn định cư chỉ có bốn người, gồm hai vợ chồng, đứa con nhỏ và chị giữ em. Tuy nhẹ gánh gia đình, tên tuổi từng nổi tiếng là nhà phê bình văn chương, cả nhà ông cũng gặp những khó khăn ban đầu…

Một bữa, ra chợ mua đồ, bà vợ ông gặp một chị không quen, hỏi thăm qua lại thế nào mà chị nói ngay : "Thôi, chị cứ theo tôi về nhà ba má tôi. Chị nhận là bạn cũ của tôi, thế nào ông bà cũng cho ở đậu". Cả nhà lại đến đó ở, một căn nhà lá rộng rãi ở đường Quang Trung, Gò Vấp. Ông bà chủ nhà đã lớn tuổi, còn làm việc được, chuyên nghề đúc ống cống xi măng.

Ông bà nói ngay với khách lạ : "Thầy cô cứ ở đây với tôi, khỏi phải mua giường chiếu, mùng mền, đồ bếp, tôi có sẵn cả. Tôi để thầy cô dùng chung. Gạo củi, mắm muối, cứ tự nhiên nấu cơm mà ăn !". Bà chủ còn nói là bà không lấy một xu nhỏ.

Gia đình Thượng Sỹ ở đó, không muốn lạm dụng lòng tốt của ông bà chủ nhà nên bà Thượng Sỹ xin tự lo ăn uống, chỉ ở nhờ thôi. Ông chủ nhà nói lên điều xuất phát từ đáy lòng : "Cô Hai chớ nề hà. Con gái tôi nói cho tôi hay thầy Hai làm báo, nên tôi quý thầy lắm. Vì bấy lâu nay đọc báo, tôi thấy các ông nhà báo luôn bênh vực anh em lao động chúng tôi. Tôi có phải nhịn ăn mà giúp thầy cô, tôi cũng vui lòng !".

Sau này, nhà văn Thượng Sỹ nói với tác giả bài tường thuật này : "Tôi cứ tưởng xảy nhà ra thất nghiệp… nào ngờ tôi lại hai lần ‘sa’ vào hai cảnh gia đình lao động. Ấy cũng là tôi hái quả của một cây mà các anh vun bón cho tươi tốt…".

"Các anh" trong câu văn thượng dẫn – tất nhiên – là những nhà báo miền Nam, những người mà độc giả dù có phải "nhịn ăn mà giúp" vẫn cảm thấy "vui lòng" vì họ luôn đứng về phía những người cô thế. Miền Bắc cũng không thiếu những người cầm bút với quan niệm tương tự : Tam Lang viết Tôi Kéo Xe năm 1932, Ngô Tất Tố sáng tác Tắt Đèn năm 1937, Nguyên Hồng xuất bản Bỉ Vỏ năm 1938. Tác phẩm Con Trâu của Trần Tiêu đăng từng kỳ trên báo "Ngày Nay" từ số 140 (ra ngày 10/12/1938) trước khi được in thành sách, vào năm 1940.

"Ngày 14/12/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ‘Sắc lệnh về chế độ báo chí’, buộc người dân ra báo phải xin phép, chấm dứt trên miền Bắc thời kỳ ai muốn làm báo chỉ cần đăng ký mà người dân An Nam được hưởng gần một thế kỷ dưới thời thực dân Pháp" (3). Bắt đầu từ đây thì sách báo hoàn toàn nằm trong tay Nhà Nước, và những người cầm bút buộc phải đứng cùng phe với những kẻ cầm quyền.

Ngày 21/1/1960, hai công dân Việt Nam (Nguyễn Hữu Đang và Thụy An) bị kết án 15 năm tù vì tội "phá hoại chính trị" và "làm gián điệp" bởi Toà Án Nhân Dân Hà Nội. Vì đây là một phiên "tòa kín" nên không ai biết hai nhân vật này đã "phá hoại chính trị" ra sao, và đã "làm gián điệp" cho "thế lực thù địch" nào – ngoài những người làm báo :

* Báo Thời Mới  (21/01/1960) : Năm tên gián điệp phản cách mạng, phá hoại hiện hành cúi đầu nhận tội …Nguyễn Hữu Đang và Thụy An, đầu sỏ chủ mưu, bị phạt giam 15 năm và mất quyền công dân 5 năm sau khi hết hạn giam".

* Báo Nhân Dân  (21/01/1960) : Trước tòa án, với những bằng chứng đầy đủ, bọn gián điệp nói trên đã nhận hết tội lỗi của chúng.

* Báo Thủ đô Hà Nội  (21/01/1960) : Tên Nguyễn Hữu Đang thú nhận : "Báo Nhân văn có tính chất chính trị ngay từ số 1. Mục đích của tờ báo là khích động quần chúng cùng với chúng tôi chống lại lãnh đạo".

* Báo Văn Học  (05/02/1960) : Nguyễn Hữu Đang thú nhận : "Tư tưởng của chúng tôi là phản động nên chúng tôi ra tờ báo Nhân Văn để chống đối lãnh đạo, kích động quần chúng làm áp lực đấu tranh". Ngoài báo Nhân Văn, Nguyễn Hữu Đang còn dùng nhà xuất bản Minh Đức làm một công cụ để chống cách mạng. Y cung khai :"Tôi đã biến nhà xuất bản Minh Đức thành một công cụ chống lãnh đạo".

Không phải là vô cớ mà nhà văn Võ Thị Hảo kết luận : "Cấm báo chí tư nhân là tội ác". Sự "ác độc" này được duy trì và nuôi dưỡng xuyên suốt gần hai phần ba thế kỷ qua :

* Ngày 29/11/2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành chỉ thị 37/2006 kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức.

* Ngày 3/4/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 362/QĐ quy định báo chí là phương tiện thông tin, quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Cái cách mà Đảng và Nhà nước sử dụng "công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng" từ hơn nửa thế kỷ qua, xem ra, đã trở thành thảm họa – theo nhận xét của nhà báo Phan Anh : "Báo chí nước ta nó đã băng hoại tới mức độ không thể cứu vãn nổi, và nhiều kẻ điều hành nó cũng như những kẻ tham gia đóng góp cho nó đa phần là một lũ vừa ngu dốt vừa vô liêm sỉ đến cùng cực…".

Ông có nói quá chăng ?

Câu trả có thể tìm được qua tiêu đề của dăm/bẩy bản tin, xuất hiện trên "làng báo cách mạng" vào những ngày tháng gần đây :

* Tiền Phong (30/05/2020) : Bị kích động, hơn 8.000 công nhân đình công ở Bình Dương

* VTC News (30/05/2020) : Bị kích động, 8.000 công nhân kéo xuống đường phản đối ở Bình Dương

* Dân Trí (12/06/2020) : Công an Hà Nội : Nổ súng tiêu diệt Lê Đình Kình là đúng pháp luật !

* Tuổi Trẻ (12/06/2020) : Vụ án Đồng Tâm : Các bị can nhiều lần đổ xăng thiêu chết 3 chiến sĩ công an

* Soha (13/06/2020) : Việc cảnh sát nổ súng tiêu diệt Lê Đình Kình là cần thiết, đúng quy định

* Thanh Niên (13/06/2020) : Đề nghị truy tố 29 người trong vụ tẩm xăng thiêu chết 3 chiến sĩ ở Đồng Tâm

Tuổi Trẻ & Thanh Niên sa đọa tới cỡ đó lận sao ? Cái được mệnh danh là những nhà báo cách mạng, hiện nay, chả lẽ chỉ rặt là một phường vô lại ?

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 20/06/2020 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn