Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Kinh tế Việt Nam đang ở vào thời kỳ tăng trưởng khó khăn. ‘Góc khuất’ tăng trưởng bởi các yếu tố phi thị trường đang phản ánh thực trạng này. Tăng trưởng kinh tế là sự kết hợp ‘bí ẩn’ bởi nhiều yếu tố không chỉ kinh tế mà cả về thể chế có vai trò ngày càng quan trọng, có liên quan đến nhau và, từ góc nhìn thể chế, chính sách chúng được phân chia tương đối thành hai nhóm yếu tố thị trường và phi thị trường. Trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế yếu tố thị trường đang dần là xu hướng nhưng chưa thể là giải pháp thay thế đủ mạnh và bền vững. Thể chế chính trị là rào cản. Và, đây có lẽ là nguyên do vì sao Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường mặc dù cải cách đã trải qua gần 40 năm.

thitruong1

Để nhanh chóng được công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ, một trong những giải pháp mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra là cổ phần hóa tất cả các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Ảnh minh họa 

Những yếu tố phi thị trường có cội nguồn từ mô hình tăng trưởng với đặc trưng chế độ toàn trị tiến hành chuyển đổi kinh tế sang thị trường đồng thời vẫn duy trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đó là sự can thiệp của Đảng – Nhà nước vào kinh tế không những chỉ với tư cách người đại diện nguồn lực công, tài nguyên và đất đai mà còn dựa vào các thể chế mang tính pháp trị, bỏ qua quyền cơ bản của công dân. Như một trường hợp điển hình, ‘góc khuất’ tăng trưởng biểu hiện rõ rệt trong lĩnh vực địa ốc vì sở hữu toàn dân về đất đai do nhà nước quản lý. Ngoài ra, tự do kinh doanh bị ‘giới hạn’ bởi quyền lực khiến các doanh nghiệp chi phí cao vì phải hối lộ để có thể tiếp cận với các nguồn lực.

Xu hướng quay lại mô hình khai thác để tăng trưởng nhằm đối phó với thực trạng khó khăn này cần được cảnh báo. Việc khám phá các ‘góc khuất’ tăng trưởng hàm ý công cuộc cải cách thị trường để tăng trưởng cần phải thay đổi.

Xu hướng tăng trưởng kinh tế khó khăn dần bộc lộ từ trước đại dịch Covid-19, khủng khoảng trong đại dịch với tỷ lệ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 chỉ là 2,91% và, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011 - 2020. Mặc dù với nhiều giải pháp giải cứu tăng trưởng sau đại dịch nhưng sự phục hồi vẫn ‘ỳ ạch’, trồi sụt. Trong Báo cáo [1]  mới cập nhật của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội, thì GDP quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm từ 2020 đến 2023, lần lượt là : 3,21% ; 4,85% ; 5,12% và 3,41%.

Thực tế cho thấy, rằng các báo cáo chính thức của chính phủ, thậm chí cả cách nhìn nhận của một số nhà kinh tế trong đánh giá cũng như "dự cảm" [2]  về thực trạng hay triển vọng kinh tế thường dựa trên quan niệm ‘ngầm định’ là kinh tế ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Về nguyên lý, cách tiếp cận ‘truyền thống’ này cho biết tăng trưởng kinh tế dựa vào ba động lực chủ yếu là tiêu dùng, đầu tư và xuất nhập khẩu với cơ cấu gồm ba nhóm ngành : (1) công nghiệp, xây dựng cơ bản, (2) nông lâm nghiệp, thủy sản và (3) dịch vụ. Trong đó, khu vực (1) đóng góp 41,68% ; khu vực (2) đóng góp 6,09% và khu vực (3) đóng góp 52,23% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế hay GDP…

Thiếu vắng các nguyên tắc thị trường luôn khiến các nhà nghiên cứu, quan sát nghi ngờ về độ tin cậy của số liệu thống kê và, trong chế độ Đảng cộng sản toàn trị khi tăng trưởng là sự đảm bảo tính chính danh thì các chỉ tiêu tăng trưởng thường nghiêng về hướng thổi phồng thành tích. Trong quá trình chuyển đổi kinh tế sang thị trường nhiều chỉ tiêu, trong đó có GDP, và các phương pháp thống kê chúng vốn là thuộc tính của thị trường nhưng khi vận dụng chúng để tính toán các số liệu chứa đựng ‘sai số’ bởi các yếu tố phi thị trường, phản ánh không thực chất bản chất vấn đề hay các hoạt động kinh tế. Dù bỏ qua ‘đặc điểm’ này thì trong bức tranh toàn cảnh như trong Báo cáo nêu trên ‘tính chất thị trường’ của nền kinh tế vẫn bị ‘che khuất’, ‘vô tình’ hoặc ‘cố ý’ và, chúng cần phải được chỉ ra để cải thiện các giải pháp chính sách cải cách nói chung và chính sách tăng trưởng nói riêng.

Thế nào là một kinh tế thị trường là một chủ đề rộng. Về nguyên lý, kinh tế thị trường được hiểu khái quát là một hệ thống kinh tế, trong đó người dân, các doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trước ba vấn đề : sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai ; hoạt động kinh doanh của họ dựa vào quy luật cung - cầu và chính phủ, chính quyền không can thiệp và nếu có thì ở mức tối thiểu, chẳng hạn, đối với các nước phát triển cần thiết khi thị trường thất bại và, đối với các nước chuyển đổi trong đó có Việt Nam vai trò của chính phủ là "kiến tạo" các nguyên tắc thị trường.

Để chỉ ra các góc khuất của tăng trưởng, trước hết, xin nêu ra đây một vài nguyên tắc chủ yếu của thị trường. Đó là : Tự do kinh doanh ; Sở hữu tư nhân ; Động cơ lợi nhuận ; Cạnh tranh bình đẳng ; Người tiêu dùng tự quyết. Thiếu vắng những nguyên tắc này kinh tế vận hành không thể suôn sẻ. Trong quá trình cải cách thể chế ở mức độ nào đó và với cách tiếp cận "từ dưới lên" Chính phủ Việt Nam đã từng bước dần kiến tạo ra và củng cố một nền kinh tế thị trường bằng cách như : Thiết lập luật pháp và trật tự ; Xác định các quy tắc về tài sản ; Quản lý các quy tắc trao đổi ; Thiết lập các tiêu chuẩn thị trường ; Cung cấp hàng hóa công cộng ; Tạo ra một lực lượng lao động ; Cải thiện các yếu tố bên ngoài ; Và, thúc đẩy cạnh tranh… Tuy nhiên, việc nhấn mạnh quá thái rằng ‘chúng ta sẽ không có một nền kinh tế thị trường nếu không có đảng, nhà nước’ vấn đề đã trở nên nghiêm trọng, sự giáo điều "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" bao trùm chính sách và trở thành lực cản cải cách. Hệ tư tưởng chủ nghĩa xã hội đối nghịch với thị trường khi được biện minh để duy trì chế độ, rằng thị trường là sản phẩm "chung" của nhân loại, nghĩa là không là thuộc tính của chủ nghĩa tư bản, vì vậy việc áp dụng là có thể trong xã hội chủ nghĩa !

Nhưng quan niệm về kinh tế thị trường không chỉ tồn tại sự khác biệt về bản chất chế độ mà còn về các nguyên tắc cơ bản vốn có của thị trường mà việc công nhận một quốc gia có phải là nền kinh tế thị trường hay không phải dựa vào. Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định đường lối phát triển xã hội chủ nghĩa, tự coi là một bộ phận của làn sóng thứ ba của chủ nghĩa xã hội [3]  và, việc vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là ‘bình thường’ trong khi thiếu vắng các nguyên tắc chủ yếu của thị trường trong khi Mỹ coi đây là các căn cứ xác định. Đây không hẳn là lý do duy nhất nhưng có liên quan tới câu hỏi vì sao Chính phủ Việt Nam gặp ‘khó khăn’ trong nỗ lực vận động Hoa Kỳ để được công nhận là nền kinh tế thị trường, đặc biệt từ khi quan hệ giữa hai nước được nâng cấp cao nhất thành đối tác chiến lược toàn diện cuối năm 2023, trong đó nhấn mạnh sự công nhận sự khác biệt chế độ chính trị của nhau.

Mặc dù Đảng cộng sản Việt Nam coi cải cách thể chế là "khâu đột phá chiến lược" nhưng không thể triển khai ‘đúng ý đảng’ trong thực tế điều hành kinh tế. Như đã biết, phương châm "Chính phủ kiến tạo" trong nhiệm kỳ cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (2016-2021) đã phá sản. Liệu có kỳ vọng các nguyên tắc thị trường có được tạo mới hay cải thiện dưới thời Thủ tướng đương nhiệm Phạm Minh Chính (2021-2026) để được các nước phát triển, Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường.

Có một lưu ý được nhấn mạnh rằng khi thiếu vắng các nguyên tắc thị trường thì yếu tố phi thị trường ‘phát tác’. Như một trường hợp điển hình, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đang rơi vào khủng hoảng có nguyên nhân sâu xa là vấn đề sở hữu toàn dân về đất đai và do nhà nước đại diện quản lý. Đây là yếu tố phi thị trường bao trùm cả thể chế kinh tế và chính trị.

Từng đóng góp khoảng 10-15% GDP, không chỉ kiến hoạt động kinh doanh sôi động mà còn giúp nhiều đối tượng làm giàu và tích luỹ tư bản, nhưng giờ đây bất động sản đang rơi vào khủng hoảng. Chính phủ đang gánh trách nhiệm và nỗ lực giải cứu nhưng vẫn bế tắc bởi ngổn ngang những ‘bất cập’ tích tụ lâu năm, đặc biệt về thể chế, chính sách, không chỉ đang trực tiếp làm giảm GDP, việc làm và phá sản doanh nghiệp cũng như hiệu ứng đô-mi-nô sang những lĩnh vực có liên quan kể cả tài chính ngân hàng và các nhà đầu tư, người tiêu dùng mà còn khiến tham nhũng trở nên trầm trọng, thách thức sự tồn vong chế độ ngày càng lớn.

Vì sao lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam khủng hoảng ? Các chuyên gia, giới kinh doanh đưa ra một số nguyên nhân cần lưu ý [4]. Đó là : khung pháp lý ; chính sách kinh tế không bền vững và không nhất quán ; cạnh tranh không lành mạnh ; kinh doanh "bầy đàn" ; lệch pha cung - cầu ; quản lý, điều tiết thị trường không hiệu quả… Trong đó, nguyên nhân thứ nhất được đặc biệt nhấn mạnh, rằng "thị trường bất động sản vướng mắc pháp lý ở cả 3 cấp độ "luật", "văn bản dưới luật" và "thực thi pháp luật" chiếm đến 70% khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản [5]. Ngắn gọn lại, ‘tội đồ’ được quy cho "sở hữu toàn dân về đất đai và người đại diện quản lý là nhà nước".

Từ Luật Đất đai đầu tiên được ban hành cuối những năm 1980 đến nay đã năm lần bổ sung sửa đổi nhưng vẫn không đáp ứng được thực tế chuyển đổi thị trường. Mới đây, một sự kiện gây chú ý có liên quan là Quốc hội khóa 15 đã triệu tập ‘vội vàng’ Kỳ họp bất thường lần thứ 5 [6] ngày 18/01/2024. Tại đây, Luật Đất đai (sửa đổi) 2023 đã được thông qua và thời gian có hiệu lực thi hành đã rút ngắn 6 tháng, từ 1/7/2024 thay vì 1/1/2025 như đã quyết định. Lý do được giải thích là để đáp ứng nhu cầu cấp bách từ thực tế và dưới sự chỉ đạo của Đảng "đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về "tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao".

Các nhà lập pháp ‘cung đình’ cho rằng, Luật Đất đai số 31/2024/QH15 [7] đã có nhiều quy định mới nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính về đất đai bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch, phương thức thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện ; đồng thời sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai để xử lý các mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Trong đó có 4 điểm nhấn : Bỏ khâu trung gian trong quản lý sử dụng đất ; Thủ tục hành chính về đất đai bảo đảm sự bình đẳng, khách quan ; Bổ sung thêm hình thức hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án…

Có lẽ đây là "bước tiến" về thể chế nhưng ý kiến cá nhân cho rằng đây sẽ vẫn không phải lần sửa "nhiều" cuối cùng trên phương diện kiến tạo thị trường khi cơ chế "sở hữu toàn dân về đất đai và người đại diện quản lý là nhà nước" vẫn hiện diện sẽ loại trừ hoặc ngăn cản các nỗ lực tự do kinh doanh và bảo vệ quyền tài sản và tăng cường quyền lực nhà nước. Kinh tế thị trường coi nguyên tắc sở hữu tư nhân là cốt lõi định hướng cho các nguyên tắc còn lại. Trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ dường như quá trình cổ phần hóa, tư nhân hóa diễn ra ‘thuận lợi’ hơn nhưng đối với đất đai "sở hữu toàn dân" vẫn là nền tảng mà chế độ tập quyền với bộ máy hành chính đặc quyền đặc lợi và, đồng thời là nguồn gốc giàu có của các đại gia ‘láu cá’ và các quan chức ‘tha hóa’. (Nói kiểu dân gian trên mạng xã hội : "họ biết ăn đất nên giàu !").

Đây là vấn đề mà các nhà nghiên cứu giải thích cho nghịch lý tăng trưởng nhanh và tham nhũng tràn lan dưới chế độ Đảng cộng sản toàn trị kiểu như Trung Quốc và Việt Nam. Yuen Yuen Ang, nhà khoa học chính trị tại Michigan, Hoa kỳ năm 2020 đã công bố nghiên cứu gây tiếng vang "Thời đại vàng son của Trung Quốc : Nghịch lý của sự bùng nổ kinh tế và tham nhũng rộng lớn" (2020) [8], trong đó có phân tích về thực trạng tham nhũng ở Trung Quốc. Tiến sĩ Ang chia tham nhũng thành bốn loại : trộm vặt, trộm cắp lớn, tiền nhanh và tiền tiếp cận (access money.) Trong khi ba loại đầu tiên cản trở sự tăng trưởng, tiếp cận tiền bạc hoặc trao đổi quyền lực và lợi nhuận của giới doanh nghiệp và quan chức, thì chúng lại tác động đến cả hai phía. "Tiền tiếp cận" vừa kích thích đầu tư, tăng trưởng đòi hỏi chi phí cao (để kinh doanh và hối lộ) vừa tạo ra những rủi ro nghiêm trọng cho nền kinh tế và hệ thống chính trị. Đây là đặc thù của mô hình Trung Quốc thời cải cách và mở cửa, khác với tham nhũng ở nhiều nước dân chủ nhưng giống những gì đang diễn ra ở Việt Nam, phần nào biện minh cho chiến dịch chống tham nhũng hiện nay, dù quyết liệt nhưng vẫn "không đạt kết quả như mong muốn" ở hai nước.

Thực tế cho thấy trong các đại án tham nhũng sau các quan chức nhận hối lộ luôn có bóng các đại gia, quản lý các doanh nghiệp. Nhận định từ nghiên cứu dẫn ở trên gợi ý suy luận về "73,9 nghìn doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường" – như được nêu trong Báo cáo của Chính phủ, "tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước ; Bình quân một tháng có gần 24,7 nghìn doanh nghiệp" ở tình cảnh này. Liệu có bao nhiêu trong số đó doanh nghiệp "rút lui khỏi thị trường" do khủng khoảng địa ốc hay hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ chiến dịch "đốt lò" ? Trong cuộc họp Chính phủ này, thay vì cần giải trình vấn đề, ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan hoạch định chính sách đồng thời là chủ quản của Tổng cục Thống kê, lại khẳng định thành tích ‘vượt’ mức tăng GDP theo Nghị quyết số 01/NQ-CP (5,2-5,6%) và ‘cập nhật’ [9] hai kịch bản cho cả năm 2024 là 6-6,5% mà Quốc hội giao Ông ta ủng hộ kịch bản 6,5% !

Doãn An Nhiên

Nguồn : RFA, 11/04/2024

Tham khảo

1. https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-i-nam-2024-119240329093423763.htm 

2. https://vnexpress.net/du-cam-2024-4695808.html 

3. https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/vcp-prepares-documents-for-14-th-party-congress-part-1-03052024094939.html 

4. https://vneconomy.vn/khung-hoang-bat-dong-san-la-do-quan-ly-thieu-hieu-qua.htm 

5. https://danviet.vn/chuyen-gia-dua-ra-6-nguyen-nhan-khien-thi-truong-bat-dong-san-gap-khung-hoang-20230919154504684.htm

6. https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=84192 

7. https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=85104

8. https://www.google.com.vn/books/edition/China_s_Gilded_Age/J13bDwAAQBAJ?hl=en&gbpv=1&dq=Yuen+Yuen+Ang.+book+China+s+Golden+Age:+The+Paradox+of+Economic+Boom+and+Vast+Corruption+%3B&printsec=frontcover

9. https://baochinhphu.vn/bo-truong-nguyen-chi-dung-tang-truong-gdp-quy-i-vuot-kich-ban-de-ra-102240403084009748.htm 

Published in Diễn đàn
mercredi, 14 février 2024 23:30

Việt Nam 2024 có khá lên không ?

Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được.

tiendoan1

Kinh tế Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều khó khăn trong năm 2024. Ảnh : TL

Trước hết hãy bàn về kinh tế

Việt Nam là một nước độc lập, nhưng Kinh tế lại lệ thuộc vào sự thăng trầm của Trung Quốc và tình hình thế giới.

Trong năm 2023, kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại. Sản xuất nội địa đạt 6,3% thay vì 7,3% như kỳ vọng. Trong khí đó, chỉ số giá tiêu dùng của người dân giảm từ 0,2% đến 0,4% khiến các nhà kinh tế lo ngại tình trạng đi xuống của Trung Quốc kéo dài (Công ty cổ phần chứng khoán KB Việt Nam - KB Securities Vietnam - KBSV, ngày 15/08/2023).

Đây là hậu quả của dịch Covid-19 phát xuất từ Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) tháng 12/2019, mặc dù Bắc Kinh đã có nhiều kế hoạch tăng trưởng.

Tình trạng chậm phục hồi kinh tế Trung Quốc đã ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.

"Trong năm 2022, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực ASEAN. Nhu cầu yếu sẽ làm ảnh hưởng tới các ngành nghề có tỷ lệ xuất khẩu cao sang Trung Quốc như gỗ, giấy, rau củ...", quan sát của KBSV.

Tuy nhiên, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc vẫn gia tăng mỗi năm từ 50 đến hơn 60 tỷ Mỹ kim, tập trung vào máy móc và hàng dân dụng.

Dù vậy, tình hình này không giảm thiểu sự lạc quan của giới lãnh đạo Viết Nam. Bằng chứng như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã tuyên bố :

"Trong tháng đầu năm 2024, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 tăng 3,37% so với cùng kỳ, giá hàng hóa tương đối ổn định".

Ông Dũng nêu ra bằng chứng :

"Thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm ; đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán, cung ứng tiền mặt cho nền kinh tế trong dịp Tết ; an toàn hệ thống ngân hàng được bảo đảm. 

Thu ngân sách Nhà nước tháng 1 ước đạt 13,6% dự toán. Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu tháng 1 tăng lần lượt 37,7%, 42% và 33,3% so với cùng kỳ và tăng 5,5%, 6,7%, 4,2% so với tháng trước, cho thấy xu hướng phục hồi tích cực qua từng tháng ; ước xuất siêu 2,92 tỷ USD.

Một điểm sáng nữa của kinh tế trong tháng đầu tiên của năm là tổng vốn FDI đăng ký tăng mạnh 40,2% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 2,36 tỷ USD. Đây là tín hiệu cho thấy nước ta đang tranh thủ được cơ hội từ những thành tựu đối ngoại, ngoại giao trong năm 2023 và tháng đầu năm 2024" (VTC News, ngày 10/02/2024)

Một cái nhìn khác

Tuy nhiên, có một cái nhìn dè dặt vào sức sống của kinh tế Việt Nam đã xuất hiện từ bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, khi cho biết :

"Bên cạnh những gam màu sáng, bức tranh kinh tế - xã hội năm 2023 còn xuất hiện những gam màu xám.

Đó là, thứ nhất, ngành nông nghiệp đối mặt với một số khó khăn, thách thức. Nhiều loại vật tư nông nghiệp phụ thuộc vào nhập khẩu đã làm tăng chi phí sản xuất ; diện tích cây điều, cao su, hồ tiêu tiếp tục giảm do hiệu quả kinh tế không cao ; giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao ; sản lượng gỗ khai thác tăng thấp do các doanh nghiệp chế biến gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Thứ hai, sản xuất một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm chủ yếu do thiếu đơn hàng sản xuất. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2023 ước chỉ tăng 3,02% so với năm trước, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2023.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2023 ước tăng 1,5% so với năm trước (thấp hơn nhiều so với mức tăng 7,2% của năm 2022) do đơn hàng sụt giảm, kim ngạch xuất khẩu giảm. Nhiều ngành công nghiệp trọng điểm giảm so với cùng kỳ năm trước và giảm ở nhiều địa phương có quy mô công nghiệp lớn. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 1,8%, thấp nhất trong 11 năm qua ; tỷ lệ tồn kho bình quân năm 2023 là 87,5%, cao nhất trong 11 năm qua, cho thấy một bộ phận doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, hàng tồn kho cao" (Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 01/01/2024).

Ngoài ra, chuyên gia Nguyễn Thị Hương còn cho biết : "Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2023 giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó kim ngạch xuất khẩu giảm 4,4% trong bối cảnh chính sách tiền tệ của các quốc gia trên thế giới tiếp tục thắt chặt, tổng cầu thế giới suy giảm dẫn tới các đơn hàng xuất khẩu giảm".

Trong khi đó : "Doanh nghiệp thành lập mới còn nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn. Tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới năm 2023 đạt 1.521,3 nghìn tỷ đồng, giảm 4,4% so với năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới năm 2023 chỉ đạt 9,6 tỷ đồng, giảm 10,8% so với năm 2022".

Ngoài ra, số thống kê cũng cho thấy : "Tính đến ngày 20/12/2023, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký điều chỉnh tăng thêm đạt 7,88 tỷ USD, giảm 22,1% so với năm trước (năm 2022 tăng 12,2%), phản ánh những khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, cho thấy nhà đầu tư nước ngoài chưa mở rộng quy mô các dự án đầu tư hiện hữu tại Việt Nam".

Trả lời câu hỏi : Với những nền tảng như vậy, bà dự báo như thế nào về tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 ?

Bà Hương đáp : "Nhìn chung năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Cục diện thế giới tiếp tục chuyển động theo xu hướng "đa cực, đa trung tâm" ; các nước lớn điều chỉnh chiến lược linh hoạt, phức tạp hơn, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, kiềm chế gay gắt lẫn nhau.

Hậu quả của đại dịch Covid 19 vẫn còn dai dẳng. Lạm phát ở một số nền kinh tế lớn nhiều khả năng vẫn ở mức cao, nợ công tiếp tục gia tăng ; tăng trưởng thương mại toàn cầu tiếp tục xu hướng thấp, chịu ảnh hưởng từ cạnh tranh địa chính trị diễn biến căng thẳng, khó lường. Áp lực từ giá dầu thô, lương thực biến động mạnh, tăng lãi suất kéo dài ở nhiều quốc gia… Khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu chưa rõ ràng.

Ở trong nước, tuy thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng động lực truyền thống còn yếu, động lực mới chưa rõ ràng nên năm 2024 dự báo kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tác động từ sự suy giảm của nền kinh tế thế giới dồn nén từ thời đại dịch tới nay nhiều khả năng sẽ tiếp tục tác động đến nền kinh tế Việt Nam ít nhất trong nửa đầu năm 2024 trước khi đón nhận những dấu hiệu tích cực, khả quan hơn".

Chính trị - quốc phòng

Về tình hình chính trị, Đảng cộng sản Việt Nam có kế hoạch tổ chức các hội nghị trung ương để chuẩn bị Đại hội đảng kỳ XIV vào đầu năm 2026. Các hội nghị này sẽ thảo luận các tài liệu của khóa đảng XIII đệ trình trước Đại hội đảng XIV, trong đó có "Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa tới.

Trong số Văn kiện này có danh tính người được đề nghị thay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người sẽ 82 tuổi vào năm 2026 và đã giữ chức Tổng bí thư đảng 3 nhiệm kỳ, từ năm 2011.

Có 3 người đứng đàu danh sách ứng viên gồm :

- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, sinh năm 1970 tại Hải Dương, nhưng trưởng thành ở miến Nam. Có tin đồng ông là con của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

- Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ, sinh năm 1957 ở Nghệ An.

- Thủ tướng Phạm Minh Chính, sinh năm 1958 ở Thanh Hóa.

Nhưng dù ai thay ông Trọng thì Đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục :

- Chống tham nhũng và xây dựng chỉnh đốn đảng, vì hiện nay đã có "một số không nhỏ" đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo, đã "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" không còn muốn tiếp tục xây dựng đất nước trên nền tảng chủ nghĩa thoái trào Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nữa.

- Trong lĩnh vực quốc phòng, Việt Nam sẽ theo đuổi chính sách 4 "không" gồm :

1. không tham gia liên minh quân sự ;

2. không liên kết với nước này để chống nước kia ;

3. không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác ;

4. không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

- Về ngoại giao, Việt Nam lấy hình dáng cây tre làm biểu tương để phản ảnh chính sách "gốc vững", "thân chắc", "cành uyển chuyển". Chủ trương này có nghĩa là sẽ "tùy cơ ứng biến".

Tuy nhiên, đối thủ "truyền kiếp" của Việt Nam vẫn là Trung Quốc, dù hai nước coi nhau "vừa là đồng chí, vừa là anh em". Tham vọng chiếm trọn Biển Đông của Trung Quốc không thay đổi.

Phạm Trần

(14/02/2024)

Published in Diễn đàn

Tăng trưởng trong năm 2023 của Việt Nam không đạt được mục tiêu do chính phủ đề ra, chỉ đạt 5,05% so với mục tiêu 6,5% và thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng thần kỳ 8% năm 2022. Quốc hội giao cho chính phủ mục tiêu đạt mức tăng trưởng GDP 6-6,5% vào năm 2024. Tuy nhiên, một chuyên gia của Đại học Havard, Hoa Kỳ, cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ phải đối phó với một năm 2024 bất định. 

kinhte0

Tăng trưởng kinh tế năm 2024 có thể đạt từ 6 đến 6,5% ? - Ảnh minh họa Thành phố Hà Nội 

Tăng trưởng chậm trong năm 2023 

Kỳ tích tăng trưởng hơn 8% trong năm 2022, sau hai năm bị chựng lại vì Covid-19, đã không lặp lại trong năm 2023. Theo David Dapice, kinh tế gia trưởng tại Trung tâm Ash về Quản trị Dân chủ và Đổi mới (Ash Center for Democratic Governance and Innovation), Trường Quản trị John F. Kennedy, Đại học Havard (Mỹ), lý do đầu tiên là do nhu cầu của thế giới và Trung Quốc về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh do kinh tế vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Trong khi đó, dù thu nhập của ngành du lịch đã tăng 50% nhưng không đủ để bù đắp cho sản xuất công nghiệp, chỉ tăng thêm 3,02% so với năm 2022, theo số liệu được trang VnEconomy trích dẫn ngày 29/12/2023. 

Ngoài những tác động đáng kể bên ngoài, còn phải kể đến những trở ngại trong nước. Trong bài phân tích trên trang East Asia Forum, nhà nghiên cứu Mỹ nêu hai trường hợp chính : thiếu điện và thiếu nhân công có tay nghề cao. Thiếu điện đã làm giảm sản xuất khiến các nhà đầu tư do dự về các dự án mới. Điều này làm chậm quá trình giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chỉ tăng 2,9% so với năm 2022, theo nhà nghiên cứu Mỹ, còn Báo Điện tử Chính phủ (Chính phủ online) ngày 27/12 nêu mức tăng 3,5% (đạt khoảng 23,18 tỉ đô la).

Mùa hè 2023, Việt Nam bị thiếu điện trầm trọng. Các nhà máy nhiệt điện thiếu than, buộc các nhà máy thủy điện hoạt động hết công suất nhưng hạn hán khiến mực nước trong các hồ chứa xuống dưới ngưỡng báo động. Năng lượng tái tạo được sản xuất nhiều nhưng lại không được phân bổ phù hợp do mạng lưới điện yếu kém và đường dây tải điện quá tải. Cho dù chính phủ dự kiến xây dựng nhiều đường dây tải điện mới nhưng có thể thấy "tiếng xấu" về cung ứng điện đã tác động đến tổng vốn FDI được thực hiện. 

Ngoài ra, chính phủ cũng tăng đầu tư công 20% vào cơ sở hạ tầng nhưng vẫn chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư chất lượng cao, do Việt Nam thiếu nhân công có tay nghề. Tập đoàn công nghệ Mỹ Intel đã tạm dừng việc mở rộng cơ sở sản xuất chip bán dẫn ở Việt Nam, dường như là do lo ngại về nguồn điện bất ổn và tình trạng quan liêu quá mức. Theo kinh tế gia Đại học Havard, quyết định này có thể gây khó khăn cho sức cạnh tranh về sản xuất chip điện tử của Việt Nam và về lâu dài, sẽ tác động đến những tiến bộ trong lĩnh vực an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo mà chính phủ kỳ vọng. 

Việt Nam cần cải thiện cung ứng điện, nhân lực, cơ sở vật chất 

Nếu Việt Nam cải thiện được nguồn cung ứng năng lượng, đào tạo nhân công và cơ sở vật chất, tăng trưởng GDP hàng năm có thể sẽ đạt ít nhất là 6% từ giờ cho đến hết thập niên. Ví dụ, Việt Nam đặt mục tiêu GDP năm 2024 tăng 6-6,5%, tương đương với thẩm định của Ngân hàng Phát triển Châu Á, nhưng Fitch tỏ ra ít lạc quan hơn khi dự phóng tăng 5,5%. Mục tiêu này có thể đạt được nhờ làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ giúp tăng khối lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam. 

Tuy nhiên, phải tính đến những khó khăn lớn nếu kinh tế Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu vẫn bị suy thoái hoặc tăng trưởng chậm, hoặc nếu Trung Quốc giảm nhập khẩu hàng Việt Nam khi nền kinh tế tiếp tục dựa vào tiêu dùng nội địa và du lịch. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình trạng lực lượng lao động bắt đầu chững lại, lao động dư thừa từ khu vực nông thôn đang giảm dần. Trong tương lai, hầu hết sự tăng trưởng sẽ phải tập trung vào đầu tư cho lao động.

Tác giả bài viết cho rằng nhìn tổng thể, năm 2023 là năm chuyển tiếp đầy thất vọng cho Việt Nam. Nếu nền kinh tế thế giới phục hồi, cũng như chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương ngừng thắt chặt và dần nới lỏng thì năm 2024 sẽ khả quan hơn. 

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 09/01/2024

Published in Diễn đàn
mercredi, 06 décembre 2023 23:34

Những quan ngại về kinh tế Việt Nam

Sự thận trọng của giới đầu tư cho thấy những quan ngại về kinh tế Việt Nam

Có nhiều lợi thế nhưng sự tăng trưởng và sức hấp dẫn đầu tư nước ngoài của Việt Nam không phải là điều tiền định.

kinhte1

Ảnh chụp người bán cá tại chợ Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong năm 2023. Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế 8,5% trong năm 2022 và thu hút 22,4 tỷ USD vốn cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài. AFP

Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất cao trong vài năm gần đây nhờ những nỗ lực kiểm soát ban đầu tuyệt vời đối với đại dịch Covid-19, giúp các nhà máy và doanh nghiệp của nước này tiếp tục mở cửa. Việt Nam cũng là nước hưởng lợi lớn nhất từ việc các tập đoàn kinh tế đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.

Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế 8,5% trong năm 2022 đồng thời thu hút được mức vốn cam kết đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) lên đến 22,4 tỷ USD. Chín tháng đầu năm 2023, vốn FDI cam kết cũng đã đạt tới 20 tỷ USD .

Một dòng khách cấp cao nước ngoài - bao gồm cả Tổng thống Mỹ Joe Biden  - đã đến thăm để lấy lòng giới lãnh đạo Hà Nội. Apple đã chuyển một dây chuyền cung ứng sang Việt Nam. Lego đang xây dựng một nhà máy sản xuất sử dụng điện mặt trời và các nhà sản xuất chip khác cũng đã loan báo việc mở nhà máy tại Việt Nam.

kinhte2

Ảnh chụp Cảng container Tân Vũ, Hải Phòng trong năm 2023. Xuất khẩu của Việt Nam giảm năm tháng liên tiếp trong năm 2023, mức sụt giảm dài nhất trong 14 năm. Ảnh : Nhac Nguyen/AFP

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế trong sáu tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%, bằng một nửa mục tiêu đề ra. Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố mục tiêu tăng trưởng của năm 2023 vẫn là 6,5% nhưng Ngân hàng Phát triển Châu Á, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Ngân hàng UOB của Singapore đều đã giảm mạnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống gần mức 5%.

Mặc dù Việt Nam đã được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia nhưng điều đó cũng khiến Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu. Xuất khẩu của nước này chiếm tới 93% GDP trong năm 2021. Năm 2023 đã chứng kiến xuất khẩu của Việt Nam giảm trong năm tháng liên tiếp - mức giảm dài nhất trong vòng 14 năm qua.

Xuất khẩu sang Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2023 đã giảm 24% so với (cùng kỳ) năm trước, ảnh hưởng lớn tới cán cân thương mại tổng thể của nước này. Việt Nam có thâm hụt thương mại rất lớn với Trung Quốc vì hàng hóa sản xuất tại Việt Nam phụ thuộc vào linh kiện và nguyên liệu nhập khẩu.

Tuyên bố gần đây của Intel và Ørsted, hai nhà đầu tư nước ngoài quan trọng cũng là những cảnh báo đáng chú ý với giới lãnh đạo nước này.

Vội vàng

Intel đã mở nhà máy lắp ráp và đóng gói chip ở Việt Nam vào năm 2010 và vào năm 2021, đã tăng vốn đầu tư lên mức 1,5 tỷ USD.

Đầu năm 2023, một số thông tin chưa được xác nhận cho hay công ty này đang lên kế hoạch mở rộng đầu tư thêm một tỷ USD. Các nhà lãnh đạo Việt Nam rõ ràng mong đợi điều đó và hơn thế nữa. Trong tháng 2, Chính phủ Việt Nam đã vội vàng công bố khoản đầu tư 3,3 tỷ USD từ Intel.

Trong một cuộc họp hồi tháng 5/2023 tại Hà Nội, Giám đốc điều hành của Intel nói với Thủ tướng Phạm Minh Chính rằng công ty này vẫn có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam.

Bất chấp những quảng cáo rầm rộ xung quanh chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden vào tháng 9/2023, việc thông qua Đạo luật CHIPS và chuyến công du chớp nhoáng tới Thung lũng Silicon của ông Chính trong tháng 9 vừa qua, Intel gần đây vẫn tuyên bố rằng họ sẽ không mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong tương lai gần.

Cả hai phía đều đã cố gắng kiểm soát thiệt hại. Intel tái khẳng định rằng họ "vẫn chưa hề có công bố chính thức nào về khoản đầu tư mới". Nhưng rõ ràng, có cái gì đó không ổn.

kinhte3

Tổng thống Mỹ Joe Biden nâng ly tại buổi buổi quốc tiệc buổi trưa với Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương tại Hà Nội – tháng 9/ 2023. Một loạt lãnh đạo cấp cao nước ngoà, bao gồm cả Tổng thống Biden đã đến để lấy lòng giới lãnh đạo ở Hà Nội. Ảnh : Evan Vucci/AP

Tháng 6 năm nay, Ørsted - người khổng lồ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của Đan Mạch – tuyên bố công ty này sẽ rời thị trường điện gió ở Việt Nam và cũng nói rằng "Đạo đức kinh doanh của chúng tôi đã gặp trở ngại".

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có thị trường điện tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á và cũng có tốc độ tăng trưởng năng lượng tái tạo nhanh nhất khu vực. Với đường bờ biển dài, Việt Nam được cho là thị trường điện gió lớn nhất Đông Nam Á, với công suất ước tính đạt khoảng 600GW.

Trong năm 2021, Ørsted đã ký thỏa thuận hợp tác với T&T, một tập đoàn lớn của Việt Nam, với mục tiêu đầy tham vọng là đầu tư phát triển một dự án điện gió ngoài khơi đạt công suất 21GW vào năm 2030. Tháng 8/2022, liên doanh công bố đề xuất xây dựng hai trang trại điện gió ngoài khơi ngoài khơi tỉnh Ninh Thuận. Tháng 5/2023, Ørsted đã ký hợp đồng với một bộ phận thuộc tập đoàn dầu khí quốc doanh của Việt Nam để xây dựng chân đế (kết cấu móng trụ) cho các turbines của mình.

Những vấn đề mang tính hệ thống chưa được giải quyết

Vậy đều gì đang xảy ra khi một quốc gia đang cố gắng thu hút nhiều hơn đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn và năng lượng tái tạo nhưng đã và đang chứng kiến các doanh nghiệp hàng đầu thế giới đưa ra những tuyên bố lấp lửng hay bỏ đi ?

Mặc dù sẽ là không chính xác khi nói rằng Việt Nam không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhưng Việt Nam hiện đang phải đối mặt với không ít các vấn đề và thách thức khiến nước này không phát huy được hết tiềm năng và có thể bị mắc trong bẫy thu nhập trung bình.

Có năm vấn đề có liên quan với nhau đáng lưu ý.

Thứ nhất, nguồn cung cấp điện của Việt Nam vẫn còn thất thường. Những đợt nắng nóng mùa hè năm ngoái đã dẫn đến tình trạng bị mất điện tạm thời hoặc phải dùng điện hạn chế hàng ngày tại nhiều khu công nghiệp trong hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng. Chính phủ Việt Nam đã phải kêu gọi các doanh nghiệp giảm tiêu thụ điện

Nếu bạn muốn trở thành một quốc gia có điểm cộng (plus one) - một lựa chọn ưa thích - khi các công ty đa quốc gia tìm kiếm đa dạng hóa chuỗi cung ứng thì bạn phải đảm bảo có cơ sở hạ tầng cơ bản đáng tin cậy.

kinhte4

Cơ sở lắp ráp và thử nghiệm của Intel Corp tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam vào năm 2010. Bất chấp chuyến thăm Việt Nam vào tháng 9/2023 của Tổng thống Biden và việc thông qua Đạo luật CHIPS, Intel vẫn tuyên bố sẽ không mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong tương lai gần. Ảnh : Le Quang Nhat/AP

Có một sự thở phào nhẹ nhõm khi cuối cùng, vào tháng 5 năm nay, Việt Nam đã đưa ra được quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch Điện 8) – một bản kế hoạch được chờ đợi từ lâu. Đã mất nhiều năm để đàm phán và cũng đã có nhiều tranh luận căng thẳng về bản quy hoạch này. Thủ tướng Việt Nam thậm chí đã không ký phê duyệt văn bản này.

Quy hoạch điện 8 còn thiếu chi tiết và giảm bớt cam kết của Việt Nam trong việc cắt giảm phụ thuộc vào nhiệt điện than. Chính phủ thậm chí còn khá lâu mới hoàn thành kế hoạch triển khai và mạng lưới điện vẫn còn lỗi thời và chậm phát triển.

Mặc dù đã tham gia chương trình Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP) trị giá 15,5 tỷ USD trong năm nay nhằm loại bỏ nhiệt điện than đồng thời cam kết trung hòa carbon vào năm 2050, nhưng Việt Nam vẫn chậm trễ trong việc cung cấp các kế hoạch cụ thể cho cộng đồng các nhà tài trợ.

Tình hình đã không tốt lên khi Việt Nam bắt giữ sáu nhà hoạt động khí hậu với những cáo buộc ngụy tạo - những người đang đưa ra kế hoạch giúp Chính phủ đạt được các mục tiêu trung hòa carbon.

Lo lắng về tham nhũng

Khung pháp lý vẫn chưa rõ ràng, mâu thuẫn và đôi khi vẫn còn lạc hậu. Ørsted tỏ ý lo ngại về việc chưa có cơ chế mua bán điện và ít khả năng sớm có được sự thống nhất về cơ chế này.

Thứ hai, có những mối lo lắng thực sự về vấn đề nhân lực. Cùng với việc Samsung, Amkor, Synopsis và những công ty khác đổ xô vào ngành công nghiệp bán dẫn non trẻ của Việt Nam, hiện đã có tình trạng thiếu kỹ sư và thiết kế viên được đào tạo. Việt Nam có khoảng 5.000 kỹ sư về chip và sẽ mất nhiều năm để có thêm nguồn nhân lực được đào tạo.

Thứ ba, tham nhũng vẫn là căn bệnh trầm kha. Scandal gần đây nhất – vụ tham ô 12,5 tỷ USD ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – đã cho thấy rõ sự buông lỏng giám sát và tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng.

Tuyên bố của Ørsted đã gián tiếp đề cập tới nạn tham nhũng.

kinhte5

Những người đàn ông sử dụng lưới để bắt cá ở khu vực phía trước của các tuabin gió ở tỉnh Bạc Liêu vào năm 2014. Tập đoàn năng lượng tái tạo khổng lồ Ørsted của Đan Mạch thông báo sẽ rời khỏi thị trường điện gió Việt Nam vào tháng 6/2023 đồng thời giải thích rằng "đạo đức kinh doanh của chúng tôi đã gặp phải những trở ngại". Ảnh : Duy Khoi/AFP

Thứ 4, Việt Nam ít ổn định chính trị hơn so với khi chúng ta thoạt nhìn. Ba chính trị gia được cộng đồng doanh nghiệp quốc tế tin tưởng nhất đã bị thanh trừng trong khoảng thời gian từ tháng 12/2022 đến tháng 2/2023 trong chiến dịch "đốt lò" của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Không ai liên quan trực tiếp đến tham nhũng và các động thái chống lại họ được xem là có động cơ chính trị. Trong suốt năm 2023, đã có những tin đồn rằng bản thân Thủ tướng cũng lo mất chức.

Cho đến nay, đã có hai Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã được tổ chức nhưng Đảng vẫn chưa đi đến thống nhất được ai là hai người sẽ ngồi vào hai chiếc ghế trống trong Bộ Chính trị. Và hiện đã có các cuộc đấu đá nội bộ trước kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14, dự kiến được tổ chức vào tháng 1/2026.

Cuối cùng, việc hoạch định chính sách vẫn còn chậm chạp và cồng kềnh và người ta không kỳ vọng trước thềm Đại hội Đảng sẽ có những quyết sách táo bạo để đương đầu với nền kinh tế đang ì ạch.

Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế, nhưng sự phát triển và khả năng thu hút đầu tư nước ngoài của nước này không phải là điều tiền định. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu khốc liệt, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần có những phản ứng nhanh.

Những tín hiệu gần đây của hai doanh nghiệp công nghiệp hàng đầu thế giới cho thấy sự thiếu tin tưởng vào khả năng quản lý kinh tế sáng suốt và chống tham nhũng của giới lãnh đạo Việt Nam.

Zachary Abuza

Nguồn : RFA, 06/12/2023

Zachary Abuza là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown. Các quan điểm thể hiện trong bài viết này là của riêng tác giả và không phản ánh quan điểm của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trường Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, Đại học Georgetown hay RFA.

Published in Diễn đàn

Dường như 500 vị đại biểu hội đồng nhân dân đang ngồi dự họp ở nghị trường Diên Hồng đã… hài lòng với những con số báo cáo thành tích về kinh tế của chính phủ Phạm Minh Chính.

kinhte1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với 437 phiếu (gần 91%) và Thủ tướng Phạm Minh Chính với 373 phiếu (khoảng 77%).

Việt Nam nổi lên như "ngọn hải đăng" về phục hồi, trong đó động lực là sự kết hợp giữa các chính sách thận trọng của chính phủ, kế hoạch kinh tế chiến lược và cam kết kiên định đối với sự ổn định và phát triển.

Lá phiếu tín nhiệm Huệ vượt hẳn Chính

Dường như 500 vị đại biểu hội đồng nhân dân đang ngồi dự họp ở nghị trường Diên Hồng đã… hài lòng với những con số báo cáo thành tích về kinh tế của chính phủ Phạm Minh Chính. Theo đó, lần bỏ phiếu mới đây, hai người còn lại trong ‘tứ trụ’ nhận được kết quả ‘tín nhiệm cao’ là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với 437 phiếu (gần 91%) và Thủ tướng Phạm Minh Chính với 373 phiếu (khoảng 77%). Tỷ lệ ‘tín nhiệm’ và ‘tín nhiệm thấp’ đối với hai người này lần lượt là khoảng 7%, 2%, và khoảng 19%, 4%.

Đây được coi như một thành công cho Thủ tướng Phạm Minh Chính vào thời điểm nền kinh tế đang đạt những kết quả… yếu kém.

Công bằng mà nói, dù tỷ lệ ra sao thì cả Huệ và Chính đều dưới quyền của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nên trách nhiệm cuối cùng ở đây theo Hiến định về kết quả điều hành chung đất nước, là thuộc về người đứng đầu Bộ Chính trị.

Mũ ni che tai ?

Quan sát những gì mà nghị trường Quốc hội đang bàn luận như chuyện "căn cước công dân" hay chỉ "căn cước" ? bỏ dấu vân tay trên tờ "căn cước", nhưng thêm phần "quét mống mắt" lưu trữ trong thủ tục cấp "căn cước công dân"…, rồi đến đấu thầu số điện thoại như bảng số xe… Không thấy vị đại biểu nào đặt câu hỏi rằng đâu là nơi chịu trách nhiệm cuối cùng của việc công nhân bị sa thải, doanh nghiệp đóng cửa.

Đâu phải là các đại biểu này không biết chuyện báo chí đã nói về chuyện sa thải hàng chục ngàn lao động của Tập đoàn Pou Yuen ở Bình Tân (Thành phố Hồ Chí Minh), và mới đây là Garmex Sài Gòn một doanh nghiệp xuất khẩu dệt may có tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh - doanh thu hợp nhất vỏn vẹn 73 triệu đồng quý 3/2023 - nối dài 5 quý liên tiếp khó khăn.

Giải trình về kết quả kinh doanh, bà Nguyễn Minh Hằng - tổng giám đốc Garmex Sài Gòn - cho biết "công ty không có đơn hàng", doanh thu trong quý 3/2023 đến từ dịch vụ. Dù đã tiết giảm chi phí, song công ty này cho biết giá thuê đất tăng làm tăng chi phí trong kỳ. Garmex Sài Gòn tiếp tục lỗ gần 11 tỉ đồng trong quý 3/2023, xấp xỉ mức năm trước…

Tổng bí thư đã bị… ‘xí gạt’ ?

Trong các lần diễn văn ở hội nghị Đảng, gặp gỡ các cử tri Hà Nội, đọc báo người ta thấy rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn mạch lạc quan cố hữu về "cơ đồ Việt Nam". Có thể ông không "mũ ni che tai", nhưng vì các báo cáo/ điểm báo đặt trên bàn làm việc của ông, toàn "gam hồng" với những mỹ từ tán dương về đường lối chính sách mà Đảng đã và đang vạch ra…

Từ trước đó, ở họp báo vào ngày 20-6/2023, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã tổ chức họp cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm và kế hoạch trong năm 2023. Thông tin về tình hình, ông Cao Hữu Hiếu - tổng giám đốc Vinatex - nhìn nhận khó khăn là có thật và đã được ngành "lường trước" từ năm 2022 từ những tín hiệu thị trường.

Ông Hiếu nói chưa bao giờ mà với những doanh nghiệp có quy mô vài ngàn lao động lại phải nhận đơn hàng 500 - 1.000 áo jacket, song vẫn phải làm. Hoặc có nhiều đơn hàng, đơn giá "giảm khủng khiếp", nhiều mã hàng giảm tới 50%. Trước kia áo sơ mi 1,7-1,8 USD thì nay chỉ 70 - 80 cent. Chưa kể những rủi ro như khách chậm trễ giao hàng, tồn kho tăng...

"Tình trạng của dệt may hiện nay là đơn hàng nhỏ lẻ, chi phí gia công thấp, phải nhận các mặt hàng không đúng sở trường. Khi khó thì dệt thoi làm dệt kim, đơn vị chuyên làm quần thì phải làm áo, nên phải thêm máy móc thiết bị, đào tạo công nhân để chống dừng chuyền, đảm bảo việc làm" - ông Hiếu diễn giải.

Bết bát vì định hướng chính trị ?

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người cổ súy cho việc định hướng chính trị xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Khi trải qua dịch Covid-19, việc định hướng chính trị này, phải chăng là nguyên do đẩy nền kinh tế Việt Nam thêm khốn đốn ?

Ông Vương Đức Anh, chánh văn phòng Vinatex, cho biết trước áp lực cắt giảm đơn hàng, thì một trong những đối thủ của dệt may Việt Nam là Bangladesh vẫn "ung dung" khi tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ấn tượng. Ông Anh cho hay ngay khi Bangladesh kiểm soát được dịch bệnh, nước này quay trở lại tăng trưởng tích cực trong bối cảnh thị trường chung sụt giảm mạnh.

So sánh là khập khiễng vì Bangladesh có lợi thế khi chuỗi cung ứng của họ đầy đủ, gồm doanh nghiệp sợi, dệt, may đều có. Chuỗi giá trị của họ là hoàn chỉnh, trong khi ở Việt Nam chỉ tập trung vào may mặc, mà sợi, dệt lại không có, nên cũng không thể tạo lợi thế cho các nhà mua hàng lựa chọn.

Hàn Lam

Nguồn : VNTB, 29/10/2023

Published in Diễn đàn

Hôm nọ, trời đổ một trận mưa.

Như thường lệ, phố bỗng thành dòng sông uốn quanh.

ngaonghe1

Một người lái xe máy đi giữa phố ngập nước ở Hà Nội hôm 28/9/2023 - Reuters

Bên các chung cư cả tái định cư lẫn tinh hoa cuộc sống thượng lưu, cả đêm vang lên tiếng vợ chồng dằn vặt xỉa xói nhau vì lỡ mua tầng thấp mới cả shop house. Giờ vợ thì be bờ tát nước cả đêm, chồng thì tức quá bắt ca nô đi nhậu.

Bên trên tầng lầu, anh người mẫu mới giành huy chương vàng cung kính thắp nhang vái tạ trời đất. Suốt mấy chục năm nay từ ấu thơ đến trưởng thành, nhờ ngày nào cũng kê kích đồ lên cao, bốc vác chuyển chỗ và tát nước trong nhà ra đường mà bắp tay bắp chân anh lên chuột, thân hình vạm vỡ như lực sĩ.

Trong hẻm hóc, ông A. mở lon bia nhậu với đĩa cóc ổi chấm muối ớt, ngắm màn mưa nhòa nhạt bên ngoài, rung đùi đắc chí. Ông đi trốn nợ bữa rày, nhờ mưa đường ngập đến rốn lại còn ngâm cả tuần thối hoắc nên chủ nợ sợ ghẻ không dám lội vào.

Trong mấy penhouse và biệt thự, một đoàn nhà thầu và nhiều kẻ có quyền duyệt chi cũng rót chai vang nằm phởn phơ trên xa lông, nghe tiếng mưa đùng đùng mà trong lòng nhảy nhót sướng vui. Cầu mưa to lên, to nữa lên, mưa từ đây đến sang năm luôn cho đường sá nhanh hư hỏng lở loét, tiện thể chôn vùi luôn những đoạn đường toàn cát, chỉ láng tẹo nhựa đường tráng men để báo cáo hoàn công dự án, thần không biết quỷ không hay.

Tiếng mưa như tiếng ting ting liên tục vào tài khoản, nghe ting ting riết rồi ghiền luôn.

Tại trụ sở ủy ban thành phố, các quan chức họp khẩn cấp về chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Dự án được trao giải đặc biệt thuyết phục tất cả chuyên gia và bộ máy lãnh đạo thành phố về tính khả thi, tiết kiệm và hiệu quả.

Đó là dự án Trồng lúa nước ngắn ngày kết hợp nuôi cá đồng trên các đường phố.

Điểm sáng rực rỡ thứ hai của dự án này là đã được người dân tự phát thực hiện khắp nơi và đều thành công mỹ mãn, nên có thể đưa vào triển khai quy mô lớn ngay lập tức, không cần thí điểm, tổng kết rút kinh nghiệm gì nữa cả.

Từ Hồ Chí Minh đến thủ đô Hà Nội. Cao nguyên Đà Lạt ra đảo xa Phú Quốc. Khúc ruột miền Trung Đà Nẵng dằng dặc tới vựa lúa Cần Thơ. Bảo Lộc đồi trà tới Rạch Giá cá nhảy. Thủ phủ khu công nghiệp Long An tràn tới đồng muối trắng Bạc Liêu. Cố đô Huế đến đất ba vua Thanh Hóa. Đồi núi ngập sương Sa Pa đến Bình Phước nắng lóa. Từ Tây Ninh tới Trà Vinh. Từ Hoàng Mai đến Gia Lai. Đâu đâu cũng rộn vang tiếng ca tiếng hát gánh gánh gánh, gánh thóc về, gánh thóc về, gánh về, gánh về. Dưới chân trụ đèn giao thông, con tôm nghiêm túc ôm cây lúa. Cá lóc vui sướng vật đẻ dưới chân pano quảng cáo. Cánh đồng mẫu lớn trải dài vàng rực từ Đại học Nông lâm đến Nhà Bè.

Không hổ danh dân Việt Nam, sau khi chính sách đổi mới kinh tế được long trọng công bố, toàn dân bung ra quyết liệt. Người người, nhà nhà, ngành ngành thi đua yêu nước. Viên chức các bộ ngành toàn đến cơ quan ngủ gật và lướt TikTok săn sale bỗng sáng lòa vô số các giải pháp phát kiến táo bạo, đẩy nền kinh tế vút lên nhanh như tên lửa đạn đạo.

Ví dụ :

Ngành du lịch tổ chức các tour Sống như người dân bản địa, gồm các chương trình thi lội phố, thi dắt xe máy vượt chướng ngại vật, thi chùi bugi nhanh nhất, thi tát nước trong nhà ra phố. Cơ cấu giải rất thu hút. Giải khuyến khích : một chiếc quần đùi. Giải nhất : Bảy chiếc quần đùi đủ mặc cả tuần + một đôi dép tổ ong bao lội nước. Giải đặc biệt : Quần đùi + dép tổ ong + một năm thuốc xức ghẻ.

Hội thơ Việt Nam lấy luôn đề tài Sóng trong lòng phố làm chủ đề Ngày thơ năm nay. Giải nhất thuộc về tác giả của bài thơ :

Đứng bên ni đường ngó bên tê đường nước mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đường ngó bên ni đường nước cũng bát ngát mênh mông

Cái xe em như chẽn lúa đòng đòng

Trôi ngang dạt ngửa giữa sóng lồng thủ đô

Giải nhất của Hội nhiếp ảnh là bức Nét đẹp lao động trên capo, chụp một cô gái ngồi trên capo xe giữa biển nước trung tâm Hà Nội, chăm chỉ làm việc trên điện thoại. Tinh thần cống hiến cho sự nghiệp của cô gái toát ra sự an nhiên đến kỳ lạ, truyền cảm hứng nức lòng cho những người mà xe có capo.

ngaonghe2

Cô gái ngồi trên đầu xe giữ dòng nước ngập ở Hà Nội hôm 28/9/2023. Facebook

Ngành thời trang thiết kế các loại quần áo lội nước. Bộ đồ này cực kỳ độc đáo ở chỗ tùy lúc chiếc áo sẽ biến thành phao nâng nửa người nổi lên mặt nước đủ để chụp ảnh check in. Còn quần thì chỉ vẽ vào da bằng sơn tan trong nước nên lội trong phố rất mát. Ý tưởng này nắm chắc tính chất nước trên phố không được trong suốt cho lắm nên ai mặc gì ở dưới nước cũng chẳng ai trông thấy. Chi tiết này tận dụng triệt để ưu thế của nước, giúp người mặc tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc cho việc giặt giũ phơi phóng.

Hội làm vườn sân thượng đồng loạt chuyển qua trồng súng, trồng sen, trồng củ ấu… trên sân thượng. Mỗi mùa ngồi vắt chân lên đếm tiền.

Ngành giáo dục thí điểm đưa môn đi cà kheo vào trường học, học sinh lớp Một mỗi tuần đều có một ngày thực hành.

Mỗi chủ nhật đều có biểu diễn nghệ thuật tại quảng trường nước Trung tâm thành phố, thu hút rất đông dân bơi thế giới.

***

Tuy nhiên, tất cả các thành quả đạt được về kinh tế cho dù rất phấn khởi, là thành quả rực rỡ dưới sự đoàn kết nhất trí của toàn dân dưới sự lãnh đạo, nhưng không thể sánh với chất lượng cuộc sống toàn quốc đã nâng lên đến tầm vóc mới chưa từng có trong lịch sử.

Trong cả nước, mọi người dân đều sống chậm lại đầy bình yên. Không có đua xe. Không có luồn lách phóng ẩu giành đường leo lề. Không có giật điện thoại túi xách. Cảnh sát giao thông vịn mép cano công vụ ngáp ngủ vì suốt ngày không có ai vi phạm. Tất cả chan hòa yêu thương nhau : người này dìu xe người kia qua đường ngập, mỗi gương mặt đều là một đóa sen.

Người dân sống chan hòa với thiên nhiên, giữa thiên nhiên. Mỗi buổi chiều về, chuột và người thong dong lội bên nhau đầy ngạo nghễ Việt Nam.

Hỡi sông ngòi nước réo bốn nghìn năm

Đất nước có bao giờ ngập thế này chăng ?

-Chưa đâu ! Và ngay cả trong những ngày ngập nhất

Khi cô gái ngã trên xe cắm mặt

Chàng trai chèo thuyền đưa đón khách nội đô

Hầm khách sạn thành hồ bơi Ô lim pic

Sóng bạc đầu xô dạt những vỉa hè

Những ngày tôi sống đây là những ngày ngập hơn tất cả

Dù mai sau trời muôn vạn lần mưa !

Trái cây rơi xuống dưới đường ướt cả

Trăng Trung thu chìm trong nước xanh lè !

(Lẩy bài Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng - Chế Lan Viên)

Bùi Việt Khoan

Nguồn : RFA, 02/2023

Tham khảo :

https://tuoitre.vn/duong-pho-ha-noi-ngap-sau-vi-mua-to-troi-toi-mit-nhu-ban-dem-20230928094018744.htm

https://thanhnien.vn/nguoi-phu-nu-gay-sot-ngoi-gan-1-gio-tren-noc-capo-o-to-giua-bien-nuoc-18523092821350182.htm

https://vnexpress.net/duong-pho-sai-gon-ngap-sau-sau-mua-lon-4654233.html

https://thanhnien.vn/tphcm-co-mua-to-duong-menh-mong-nuoc-xe-chet-may-la-liet-185230908180631982.htm ?utm_source=dable

https://vnexpress.net/nhieu-noi-o-phu-quoc-ngap-do-mua-keo-dai-4632275.html

Published in Diễn đàn
lundi, 25 septembre 2023 23:18

Bức tranh kinh tế Việt Nam 2023

Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu cùng của dân co lại.

ktvn1

Một công nhân chở một thùng nước trên xe máy tại Hà Nội hôm 21/6/2023 (minh hoạ)

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM, Cloud infrastructure entitlement management), nền kinh tế Việt Nam "có nhiều điểm yếu mang tính cơ cấu".

Ông nói : "Thứ cần nhất hiện nay của doanh nghiệp là niềm tin".

Phát biểu tại "Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023", tổ chức ở Hà Nội ngày 19/09/2023 Tiến sĩ Cung nhận định :

"Thứ nhất, là một nền kinh tế phân mảng với ba mảng gồm đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài, ba nhóm này không liên kết với nhau.

Thứ hai, nền kinh tế mở nhưng mức độ mở và năng lực hội nhập của doanh nghiệp tư nhân trong nước thấp nên không tận dụng hết cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế mang lại để đóng góp cho sự thịnh vượng của quốc gia.

Thứ ba, hệ thống thể chế của chúng ta không còn phù hợp để huy động đủ nguồn lực và sử dụng nguồn lực hiệu quả tạo bứt phá tăng trưởng. Điển hình, Quốc hội liên tục phải ban hành các thể chế khác biệt so với hiện hành cho các địa phương, số địa phương mong muốn điều này ngày càng nhiều. Quốc hội ban hành cơ chế thí điểm thực hiện dự án đầu tư quan trọng quốc gia vì thể chế hiện hành không dung nạp được, đây là điểm yếu nhất của nền kinh tế nước ta" (Thời báo Kinh tế Việt Nam (TBKTVN), 19/09/2023).

Doanh nghiệp kiệt sức

Trong khi đó, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên lại đề cập đến "những "nghịch lý" trong quá trình phát triển khiến nền kinh tế dần suy yếu, doanh nghiệp kiệt sức…" (TBKTVN).

Ông nói : "Thứ nhất, nền kinh tế "khát vốn" nhưng lại khó hấp thụ vốn…nền kinh tế thừa tiền nhưng khát vốn, tiền không luân chuyển được nên không thể biến thành vốn, khiến doanh nghiệp kiệt sức".

Ông Thiên cho biết : "Sau 3 năm Covid, năng lực về vốn cạn kiệt nhưng ngân hàng khó cho vay mà người muốn vay cũng không dám vay, doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn. Nền kinh tế khô hạn, tiền bị nhốt, kể cả kho bạc hàng triệu tỷ đồng nhưng khó giải ngân".

TBKTVN viết : "Theo thống kê chính thức, hàng năm, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường xấp xỉ 70-75% số đăng ký thành lập, đây là một tỷ lệ không bình thường. Sang năm 2023, số doanh nghiệp Việt thành lập mới liên tục giảm trong khi số rút khỏi thị trường tăng mạnh".

Theo tính toán của vị chuyên gia này, 8 tháng của năm 2023, tỷ lệ doanh nghiệp rút khỏi thị trường (khoảng 124.700) so với số doanh nghiệp mới thành lập và gia nhập lại (khoảng 149.400) đạt xấp xỉ 84%, cao vượt trội mức 68,7% của năm 2022.

Cùng với đó, tổng lượng vốn đăng ký giảm 19,8%, phản ánh xu thế quy mô nhỏ dần của doanh nghiệp mới thành lập, đồng nghĩa với xu thế "li ti hóa" doanh nghiệp Việt tăng lên.

Như vậy, "đối ngược lại khả năng sinh tồn cao của doanh nghiệp, xu thế đó báo động chất lượng thấp, năng lực cạnh tranh quốc tế yếu của doanh nghiệp Việt Nam", ông Thiên lo ngại. Thêm vào đó, cần lưu ý một thực tế là doanh nghiệp đóng cửa là doanh nghiệp đang tồn tại thực, tạo việc làm và thu nhập thực, đóng góp GDP và ngân sách thực, trong khi doanh nghiệp đăng ký thành lập chưa tồn tại "thực" và có thể không tồn tại thực.

Tuy nhiên, theo TBKTVN : "Nền kinh tế Việt Nam giữ được tốc độ tăng trưởng GDP khá cao trong điều kiện lạm phát thấp được duy trì trong nhiều năm. Đặc biệt trong năm 2022, GDP tăng trưởng 8,02% trong khi lạm phát được giữ ở mức khá thấp, chỉ khoảng 3,6%, điều này dường như cũng là nghịch lý".

Tăng trưởng chậm lại

Những điều được gọi là "nghịch lý" này, theo Diễn văn                 bế mạc Hội nghị "Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023" của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thì : " Cùng với tăng trưởng 8,02% trong năm 2022, quy mô GDP (Gross Domestic product) theo giá hiện hành của Việt Nam đứng thứ 38 thế giới, nếu tính theo sức mua tương đương PPP, theo IMF đứng thứ 10 Châu Á và thứ 24 thế giới. Quy mô ngoại thương 2022 đạt gần 735 tỷ USD, thu hút đầu tư FDI đạt gần 450 tỷ USD từ 143 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, từ Quý IV/2022, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, rất khó đạt chỉ tiêu cả năm 2023 là khoảng 6,5% theo Nghị quyết của Quốc hội. Ngoài nông nghiệp vẫn là "trụ đỡ", các động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều khó khăn, tăng trưởng thấp, thậm chí đều gặp "trục trặc", giảm tốc".

Điều đáng lưu ý là cả 3 động lực tăng trưởng hiện nay (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) của nền kinh tế đều gặp khó khăn mang tính cơ cấu, do thiếu định hướng dài hạn và giải pháp cụ thể kịp thời, khả thi theo hướng chuyển đổi xanh, giảm thiểu thâm dụng năng lượng, phát thải các bon và kinh tế tuần hoàn và luôn bám sát mục tiêu phát triển bền vững.

Ông Huệ nói : "Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng thời gian qua, có thể nhận thấy, nền kinh tế đang còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%, gần thấp nhất trong 12 năm trở lại đây, tạo áp lực rất lớn về tăng trưởng GDP cho 2 quý còn lại của năm, việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023, giai đoạn 5 năm 2021-2025 và cả thời kỳ chiến lược 2021-2030 trở nên hết sức khó khăn. Nhiều động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2023 đang có dấu hiệu chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài".

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết : "Diễn đàn đều thống nhất và nhấn mạnh rằng cần phải "làm mới" các động lực tăng trưởng cũ, các động lực tăng trưởng truyền thống trên cơ sở ban hành, thực thi khuôn khổ chính sách, pháp luật để khuyến khích các thay đổi hành vi trong cả tiêu dùng, sản xuất và đầu tư.

Ngược lại, việc ban hành, thực thi các chính sách mang tính hành chính, sự vụ, phản ứng thụ động, thiếu định hướng dài hạn của đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế sẽ tiếp tục làm suy giảm niềm tin của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và sẽ làm suy giảm đáng kể tăng trưởng kinh tế cả về quy mô và chất lượng".

Mô hình theo Trung Quốc

Sở dĩ nền kinh tế Việt Nam khó tránh khỏi rủi ro vì từ năm 1986, khi Chủ trương "đổi mới" được áp dụng để cứu nguy kinh tế suy đồi theo kế hoạch tập trung kiểu Liên Xô cũ, Việt Nam đã làm theo mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (socialist market economy) của Trung Quốc.

Bách khoa Toàn thư mở viết : "Mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nó được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo và có trách nhiệm định hướng nền kinh tế, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội".

Kém xa người

Tuy nhiên, Việt Nam đã không giải thích được thế nào là "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", làm cho những bất ổn định kinh tế khó giải quyết kéo dài.

Bên cạnh đó cũng phải nói đến tình trạng "năng suất lao động của Việt Nam" vẫn đang thuộc nhóm thấp ở Châu Á dù có những cải thiện trong những năm gần đây.

"Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần. So với các nước Đông Nam Á, năng suất lao động của Việt Nam cũng ở mức rất thấp, chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan. Năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 2,4 lần), Myanmar (1,6 lần), Lào (gấp 1,2 lần) (TBKTVN, ngày 19/09/2023).

Về thu nhập, lao động Việt thu nhập bằng một nửa Thái Lan, theo báo VnExpress, ngày 31/08/2023.

Báo này viết : "So với lao động Trung Quốc, Thái Lan, thu nhập hàng tháng của người Việt Nam bằng một nửa và chỉ hơn nhân công Lào, Campuchia và Myanmar, theo JICA -- Japan International Cooperation Agency (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản).

Từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã khảo sát các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Đông Nam Á và Trung Quốc, Ấn Độ để đánh giá tương quan chất lượng nguồn nhân lực nội địa cũng như mức thu nhập của lao động tại từng quốc gia.

Theo kết quả khảo sát, người lao động Trung Quốc làm việc tại các công ty Nhật Bản được hưởng mức lương tốt nhất với 493 USD/tháng (khoảng 11,5 triệu đồng), theo sau là Thái Lan với 446 USD (10,4 triệu đồng).

Người lao động Việt Nam có mức thu nhập chỉ hơn Campuchia, Lào, Myanmar và tương đương với Phillippines là 236 USD (5,5 triệu đồng). Con số này kém rất xa và chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc và Thái Lan.

Như vậy nhìn chung, sau 37 năm "đổi mới" kinh tế và công nhân Việt Nam vẫn đì đẹt ở sau lưng nhiều quốc gia trong khu vực. Một trong những nguyên nhận theo đuôi vì "kinh tế nhà nước" giữ vai trò chủ đạo, trong khi Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục cai trị một mình.

Phạm Trần

(25/09/2023)

Published in Diễn đàn

World Bank : Ngân sách chính ph Vit Nam ‘tiếp tc thâm ht’

VOA, 20/09/2023

Ngân hàng Thế gii (World Bank) mi cho biết rng thâm ht ngân sách ca Vit Nam "tính đến thi đim hin ti ước khong 2,3 t USD".

suygiam1

Công nhân dt may Vit Nam. Ảnh minh họa

Công b bn cp nht v tình hình kinh tế Vit Nam hôm 18/9, t chc tài chính này nói rng khi nn kinh tế chm li, s thu ngân sách gim 23,2% trong tháng 8 năm 2023, sau khi gim 17-36% so vi cùng k năm trước trong giai đon t tháng 4 đến tháng 7 năm 2023.

Trong khi đó, theo World Bank, chi tiêu công "tiếp tc tăng nhanh", tăng 22,1% trong tháng 8, tương đương vi mc tăng trong các tháng 5, 6, 7 "do gii ngân đu tư công tăng".

Trong bn cp nht, Ngân hàng Thế gii cũng cho biết rng trong tháng 8, xut khu và nhp khu hàng hóa "tiếp tc nm trong vùng suy thoái", gim ln lượt là 7,3% và 8,1%.

Cơ quan tài chính này nói thêm rng "s suy gim trong thương mi hàng hóa phn ánh nhu cu tiếp tc yếu t các th trường xut khu chính, bao gm M và EU, khiến xut khu gim ln lượt 19,1% và 8,3% trong 8 tháng đu năm 2023".

World Bank cũng nhn đnh rng "trong khi s st gim trong hot đng xut khu có th đã chm đáy và tiêu dùng trong nước vn n đnh, tăng trưởng tín dng vn tiếp tc chm, phn ánh đu tư tư nhân trong nước và nim tin ca nhà đu tư yếu".

Như VOA tiếng Vit đã đưa tin, Ch tch Quc hi Vương Đình Hu hôm 19/9 tha nhn tăng trưởng kinh tế 6 tháng đu năm 2023 ch đt 3,72%, gn thp nht trong 12 năm tr li đây, to áp lc rt ln cho hai quý còn li ca năm trong vic đt được mc tiêu tăng trưởng 6,5% đã đ ra cho năm nay.

Theo nhn đnh ca Bloomberg, quc gia Đông Nam Á vn ph thuc vào xut khu đã không th ly li đng lc kinh tế khi nhu cu toàn cu đi vi các sn phm sn xut ti Vit Nam b suy yếu và các th trường ln như Trung Quc, M, Hàn Quc và Nht Bn chng chi vi suy thoái.

**********************

Vit Nam : Ch tch Quc hi tha nhn mc tiêu tăng trưởng năm 2023 ‘hết sc khó khăn’

VOA, 19/09/2023

Ch tch Quc hi Vương Đình Hu hôm 19/9 tha nhn tăng trưởng kinh tế 6 tháng đu năm 2023 ch đt 3,72%, gn thp nht trong 12 năm tr li đây, to áp lc rt ln cho hai quý còn li ca năm trong vic đt được mc tiêu tăng trưởng 6,5% đã đ ra cho năm nay.

suygiam2

Ch tch Quc hi Vương Đình Hu hôm 19/9 tha nhn tăng trưởng kinh tế 6 tháng đu năm 2023 ch đt 3,72%

Theo nhn đnh ca Bloomberg, quc gia Đông Nam Á vn ph thuc vào xut khu đã không th ly li đng lc kinh tế khi nhu cu toàn cu đi vi các sn phm sn xut ti Vit Nam b suy yếu và các th trường ln như Trung Quc, M, Hàn Quc và Nht Bn chng chi vi suy thoái.

Phát biu ti Din đàn Kinh tế - xã hi Vit Nam 2023, ông Vương Đình Hu nói rng Vit Nam, quc gia đang phi đi mt vi nhng cơn gió ngược ca kinh tế toàn cu, s phi n lc rt ln đ đt được mc tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.

"Vit Nam s rt khó đt được mc tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay", Bloomberg dn li Ch tch Quc hi Vit Nam nói.

Vn theo li ông Vương Đình Hu, "nhiu đng lc tăng trưởng chính ca nn kinh tế trong 8 tháng đu năm 2023 đang có du hiu chm li, thm chí suy gim và đang chu áp lc rt ln t bên ngoài", VnExpress tường thut.

Trong đó, xut khu hàng hóa tiếp tc b suy gim, gim 10% trong 8 tháng đu năm và là mc gim mnh nht trong cùng k 12 năm tr li đây.

Theo ông Vương Đình Hu, th trường trong nước hin chưa được thúc đy hiu qu, và th trường trái phiếu doanh nghip, bt đng sn vn gp khó khăn và tim n nhiu ri ro.

Vic thu hút vn FDI vn gp nhiu thách thc trong d án quy mô ln, công ngh cao, có tính lan ta sâu rng.

Ngoài ra, theo người đng đu Quc hi, tình trng chm trin khai các d án cơ s h tng do chính ph tài tr đang góp phn khiến nn kinh tế ca Vit Nam b chm li.

Ông Hu cho biết ch 42,4% gii ngân đu tư công theo kế hoch đã được gii ngân trong khong thi gian t tháng 1 đến tháng 8. Vic chm gii ngân vn công ch yếu là do các vn đ pháp lý liên quan đến gii phóng mt bng, bi thường và tái đnh cư cho người dân sng ti khu vc d án.

Ch tch quc hi Vit Nam cho biết hot đng xây dng chm li cũng là lc cn đi vi nn kinh tế.

Ông nói Vit Nam được hưởng thng dư thương mi ch vì các nhà sn xut nhp khu ít nguyên liu hơn do thiếu nhu cu sn xut. Ông cho biết thêm rng các công ty trong nước đang gp khó khăn trong vic duy trì kh năng phc hi trước lượng đơn đt hàng st gim và ngun vn hn chế.

Vit Nam đt ra mc tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2023 là 6,5%. Tuy nhiên, t đu năm đến nay, các t chc kinh tế quc tế đã nhiu ln h mc d báo tăng trưởng ca Vit Nam xung. Vào tháng 7, Ngân hàng Phát trin Châu Á (ADB) đã h mc d báo tăng trưởng ca Vit Nam trong năm 2023 t 6,5% xung còn 5,8%, và t 6,8% xung còn 6,2% cho năm 2024. Trước đó, cũng trong tháng 7, Qu Tin t Quc tế (IMF) đã h d báo tăng trưởng ca Vit Nam t mc 5,8% xung còn 4,7% cho năm 2023.

************************

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giảm tám tháng liên tiếp

RFA, 20/09/2023

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt gần 858,8 triệu USD tăng 10,2% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến sẽ tăng trong những tháng cuối năm.

suygiam3

Xuất khẩu cá tra Việt Nam dự báo đạt kim ngạch 1,77 tỷ USD trong năm 2023 - CT

Đó là thống kê của Tổng cục Hải quan được truyền thông loan trong ngày 20/9. Theo số liệu trên, kim ngạch XNK thủy sản của Việt Nam vẫn giảm và là tháng thứ chín liên tiếp giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Luỹ kế tám tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.

Mức giảm trong tháng 8 được cho là thấp nhất trong các tháng qua, khi việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ (thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam) tăng trưởng dương đầu tiên kể từ tháng 9/2022.

Tuy vậy, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, thị trường lớn thứ hai, trong tháng 8 lại giảm mạnh 21,9% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 135,1 triệu USD - mức giảm cao nhất kể từ đầu năm. 

Trong tám tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 874,36 triệu USD, giảm 17,7% so với cùng kỳ.

Mặc dù vậy, nhận định về thị trường XNK thủy sản của VN trong những tháng cuối năm, bà Tô Thị Tường Lan - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) – cho rằng, thị trường cuối năm đang có những tín hiệu tích cực, đặc biệt việc xuất khẩu cá tra sang Mỹ, có mức thuế chống bán phá giá giảm so với năm trước.

Bà Lan kỳ vọng đây là cơ sở cho các doanh nghiệp tăng giá bán ở Mỹ và các thị trường khác.

Bà Lan cho biết thêm những tháng cuối năm 2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ phục hồi do thị trường bước vào mùa đặt hàng cho tiêu thụ cuối năm và các dịp lễ lớn, dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD.

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 8/2023 đạt 170 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022. Mức giảm 12% trong tháng 8 đã thu hẹp so với các tháng 8 đã thu hẹp so với các tháng trước đó (các tháng 5,6,7 ghi nhận giảm 23-36%).

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phùng Đức Tiến cho biết thêm việc Trung Quốc cấm nhập thủy sản từ Nhật Bản khi Nhật tiến hành xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý ra biển, cũng là thời cơ của Việt Nam.

**************************

Vietnam Airlines có thể lỗ bốn năm liên tiếp, âm vốn chủ sở hữu (RFA, 20/09/2023)

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) có thể lỗ bốn năm liên tiếp khi con số lỗ trong năm 2023 dự kiến có thể lên tới hơn 4.500 tỷ đồng.

suygiam4

Máy bay của Vietnam Airlines ở sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh hôm 1/12/2021 - AFP

Con số lỗ này theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, đã cải thiện nhiều so với con số lỗ 10.091 tỷ đồng mà Vietnam Airlines đã báo trong năm 2022. Truyền thông Nhà nước loan tin trên trong ngày 20/9.

Theo báo cáo, 8 tháng đầu năm năm 2023, sản lượng vận chuyển hành khách của Vietnam Airlines ước đạt hơn hai triệu lượt, tăng 8,5% so với cùng kỳ. Sản lượng hàng hóa vận chuyển khoảng 193.300 tấn, giảm 4% so với năm trước đó.

Lý giải việc giảm lỗ so với năm 2022, đại diện Vietnam Airlines cho biết trên tờ Tài chính Tiền tệ rằng, trong thời gian qua, do thị trường vận tải từng bước phục hồi và Vietnam Airlines tiếp tục chủ động triển khai hàng loạt các giải pháp ngắn hạn và dài hạn như điều hành linh hoạt cung ứng tải vận chuyển, cắt giảm tối đa chi phí, đàm phán giảm giá dịch vụ... giúp mức lỗ quý II/2023 giảm so với quý II/2022. 

Tuy vậy, đại diện đơn vị này cho biết, hoạt động kinh doanh vận tải vẫn chưa cân bằng được thu chi do thị trường quốc tế chưa phục hồi hoàn toàn, đặc biệt là các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan và các yếu tố rủi ro tài chính và chi phí đầu vào như giá nhiên liệu, tỷ giá, lãi suất vẫn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh. Lãi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo cáo mẹ và hợp nhất sáu tháng năm 2023 chỉ đạt khoảng 6,4% doanh thu.

Như vậy, sau 14 quý lỗ liên tiếp, Vietnam Airlines lỗ lũy kế tới 35.667 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 11.598 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối quý II/2023, tổng nợ phải trả của Vietnam Airlines không biến động nhiều so với cùng kỳ, vẫn ở mức hơn 70.700 tỷ đồng.

Trên thị trường, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đang nằm trong diện bị hạn chế giao dịch do Vietnam Airlines chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, quá 45 ngày so với thời hạn quy định.

Hôm 11/9, Vietnam Airlines và Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing đã ký kết bản ghi nhớ về việc chào bán 50 máy bay thân hẹp Boeing 737 Max với giá trị 10 tỷ USD.

Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa cho biết động thái này nằm trong chiến lược phát triển đội máy bay giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2035. Trong đó, đầu tư máy bay là dự án trọng điểm để Vietnam Airlines đảm bảo đạt được mục tiêu.

Ông Hòa cũng khẳng định Vietnam Airlines đã và sẽ tiếp tục làm việc với các định chế tài chính để tìm kiếm các cơ hội và giải pháp thu xếp vốn cho dự án phù hợp nhất, bao gồm cả các giải pháp ngắn, trung hạn cho khoản tiền trả trước cũng như giải pháp bán và thuê lại.

************************

Tăng giá điện, EVN vẫn báo lỗ hơn 28.000 tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm

RFA, 20/09/2023

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự kiến lỗ hơn 28.700 tỷ đồng trong tám tháng đầu năm 2023, mặc dù giá điện bán lẻ đã tăng ở mức 3% hồi đầu tháng 5.

suygiam5

Thợ điện đang lắp đồng hồ đo điện ở Hà Nội - AFP

Đó là thông tin trong báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của các doanh nghiệp do cơ quan này làm đại diện chủ sở hữu và được truyền thông Nhà nước loan trong ngày 20/9.

Ủy ban Quản lý vốn trong báo cáo cho biết với số lỗ trong tám tháng đầu năm của EVN dự kiến là 28.700 tỷ đồng, cộng với khoản lỗ năm 2022 là 26.500 tỷ đồng, tính chung số lỗ từ năm 2022 đến đầu tháng 9/2023, công ty mẹ EVN đã lỗ tổng cộng khoảng trên 55.000 tỷ đồng.

Hôm đầu tháng 5/2023, EVN đã tăng điện bán lẻ 3%, với số tăng này EVN có thêm 8.000 tỷ đồng. Tuy vậy, đại diện EVN cho truyền thông hay với những khó khăn về tài chính rất lớn của năm 2022 và 2023 do giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện tăng cao thì mức tăng doanh thu từ việc tăng giá điện chỉ bù đắp được một phần khó khăn về tài chính của EVN trong năm 2023.

Hôm 1/9/2023, Bộ Công thương đề xuất trong công thức tính giá điện bán lẻ bình quân, sẽ có quy định về việc đưa các khoản chi phí chưa được tính vào giá điện. Các khoản chênh lệch tỷ giá trong hợp đồng mua bán điện, lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh điện và các chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện sẽ nằm trong "chi phí khác". Đề xuất trên không những nhận được phản ứng từ các chuyên gia kinh tế, năng lượng mà còn gây bức xúc trong người dân.

Trong một bài viết liên quan đến đề xuất trên của Bộ Công thương, một người dân sống tại Thành phố Hồ Chí Minh không muốn nêu tên, nói với RFA rằng việc giá điện "cõng" lỗ EVN là hết sức nghịch lý. Người này nói : "Riêng cá nhân tôi là người sử dụng điện cũng thấy rất nghịch lý. Tại sao Việt Nam đầu tư các nơi lời thì họ ăn chia với nhau, còn lỗ thì bắt dân chịu, rất là phi lý. Nhưng bây giờ họ có áp giá điện như thế nào thì người dân cũng phải chịu, chứ không có cách gì khác, chẳng lẽ bây giờ không xài điện nữa, đâu có được, đó là nhu cầu thiết yếu nhất trong cuộc sống hiện nay. EVN là doanh nghiệp độc quyền Nhà nước, rất được ưu tiên, họ được ban phát nhiều đặc ân, cho nên họ áp đặt cái gì thì cuối cùng người dân cũng phải chịu, mặc dù rất bức xúc".

Nội dung trong báo cáo của Ủy ban của Quốc hội hôm 20/9 ghi rõ cơ chế giá bán lẻ điện hiện nay chưa đồng bộ với thực tế phát triển thị trường. Giá mặt hàng này cũng không phản ánh kịp thời chi phí nhiên liệu đầu vào cũng như khan hiếm cung - cầu điện, chưa được hình thành theo từng khu vực địa lý.

Cụ thể, khung pháp lý cho việc tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) vẫn chưa hoàn thiện. Và các nhà máy điện tái tạo được xây dựng theo tư duy "giá FIT" (Feed-in Tarriff – tức biểu giá điện hỗ trợ) nhiều rủi ro khi tham gia chào giá trên thị trường điện cạnh tranh. Bên cạnh đó, chính sách về giá điện còn bất cập.

Ngoài ra, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng việc điều chỉnh giá điện có thể gây tác động lớn tới kinh tế vĩ mô, sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của người dân nên cần được đặc biệt chú trọng. 

Do đó, việc điều hành giá điện trong thời gian tới, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh giá điện. Bảo đảm điều hành minh bạch, không gây ảnh hưởng lớn, đột ngột và tiêu cực đến sản xuất và đời sống của người dân.

Published in Việt Nam

Theo ước đoán ca S Giao dch chng khoán Hà Ni (HNX), tính đến hết 13/7/2023, s lãi và vn rơi vào tình trng "chm thanh toán" (uyn ng thay cho không có kh năng thanh toán) là 44.000 t đng. Tuy nhiên khon tin khng l y vn chưa đy đ.

kinhtebidat1

Da vào đâu mà B Chính tr, Ban Bí thư cho rng : Duy trì được s n đnh ca kinh tế vĩ mô, kim soát được lm phát, kim soát tt n nn. Chú trng các lĩnh vc văn hóa, xã hi, lao đng, vic làm, bo đm an sinh xã hi và đi sng nhân dân ? Hình minh ha.

Hôm 21/7/2023, các thành viên B Chính tr, Ban Bí thư ca Đảng cộng sản Việt Nam va t tp đ ngheBáo cáo v tình hình kinh tế - xã hi ca Vit Nam trong sáu tháng va qua và cho ý kiến đ toàn đng, toàn dân thc hin nhim v sáu tháng sp ti(1).

C như nhng gì mà h thng truyn thông chính thc tường thut v cuc hp có tính cht đnh k này, thì nhng quan chc, đng viên cao cp nht ca Đng đã không nm được, hay không dám tha nhn, tình trng kinh tế tht s bi đát hin ti.

***

Mt ngày trước đó, 20/7/2023, sau khi tp hp thông tin, ý kiến t nhiu ngun khác nhau, t Tui Tr cho biết, rt nhiu doanh nghip không có kh năng thanh toán c lãi ln vn cho nhng cá nhân đã b tin mua trái phiếu ca h.

Theo ước đoán ca S Giao dch chng khoán Hà Ni (HNX), tính đến hết 13/7/2023, s lãi và vn rơi vào tình trng "chm thanh toán" (uyn ng thay cho không có kh năng thanh toán) là 44.000 t đng. Tuy nhiên khon tin khng l y vn chưa đy đ.

T Tui Tr dn ước đoán ca Công ty Chng khoán KB Vit Nam (KBSV) cho biết thêm : T nay đến cui năm s có khong 150.600 t đng trái phiếu doanh nghip đến hn thanh toán. Ch tính riêng giá tr khi lượng trái phiếu đến hn phi thanh toán trong quý này (quý 3/2023) thì s tin đã là 91.800 t đng. Chuyn "chm thanh toán" lãi được cho là "cao đt biến" t tháng ba va qua và mi được xác đnh là "vn chưa có xu hướng chm li"

Ông Nguyn Quang Thuân - Ch tch FiinGroup (doanh nghip chuyên thu thp, phân tích các loi d liu nhm h tr hot đng ca th trường tài chính và đu tư) nhn xét :Có th scó thêm nhiu doanh nghip gp khó khăn và buc phi thc hin hoãn hoc tái cơ cu n trái phiếu vi trái ch. Kh năng đáp ng nghĩa v n nói chung và trái phiếu doanh nghip nói riêng vn chưa có du hiu ci thin rõ rt, áp lc n đếnhn thanh toán vn cao và điu này vn là mt ri ro ln trên th trường trái phiếu.

Da trên nhng thông tin thu thp t HNX, KBSV, t Tui Tr loan báo, trong na cui năm nay có khong 13 doanh nghip phi ngân hàng s phi thanh toán khong 3.000 t tin lãi và vn ca khi lượng trái phiếu h tng phát hành. Trong s này có 11 doanh nghip chưa niêm yết và 12 doanh nghip hot đng trong lĩnh vc bt đng sn "khiến ri ro v n vô cùng căng thng". Chng hn Tp đoàn An Đông thuc Vn Thnh Phát có khi lượng trái phiếu đến hn thanh toán khong 15.000 t đng(2).

***

V lý thuyết, trái phiếu là công c giúp doanh nghip có thêm vn đ phát trin sn xut, kinh doanh còn phía đu tư (người mua) có cơ hi tìm kiếm thêm li nhun, gia tăng giá tr tài sn. Trái phiếu giúp th trường tài chính, tín dng phát trin lành mnh, qua đó h tr kinh tế - xã hi phát trin (doanh nghip m rng hot đng sn xut, kinh doanh to thêm vic làm, to ra nhiu ngun thu cho c công ln tư...) và ngược li, có th làm th trường tài chính, tín dng suy sp, kinh tế - xã hi ln bi.

Khoan bàn đến vô s vn nn kinh tế - xã hi mà tính cht, mc đ càng ngày càng trm trng (doanh nghip quyết đnh ngưng hn hay tm ngưng hot đng càng ngày càng nhiu, tht nghip tràn lan, lm phát chưa thy đim dng, tt c các gii k c doanh gii không ch lao đao mà còn tuyt vng vì không tìm thy li thoát...), ch nhìn vào nhng thông tin, s liu liên quan đến trái phiếu như va lược thut cũng đã có th mường tượng tương lai kinh tế - xã hi Vit Nam bi đát đến mc nào.

Da vào đâu mà B Chính tr, Ban Bí thư cho rng :Duy trì được s n đnh ca kinh tế vĩ mô, kim soát được lm phát, kim soát tt n nn. Chú trng các lĩnh vc văn hóa, xã hi, lao đng, vic làm, bo đm an sinh xã hi và đi sng nhân dân ?

Nhng cuc hp theo đnh k ca B Chính tr, Ban Bí thư, rng hơn là ca toàn th Ban chấp hành trung ương Đng cộng sản Việt Nam như va din ra không ch kiến to thm ha mà còn chng minh "khiêm tn, tht thà, dũng cm" là loi xa x phm mà đng không sm được.

Khi thm trng tr thành hin nhiên nhưng không tha nhn trách nhim, không t x, tiếp tc t tng ca v s "tài tình, sáng sut" và ch khăng khăng "tăng cường thông tin, truyn thông, chú trng đu tranh phòng, chng thông tin xu đc, sai s tht, chng phá đng, nhà nước" thì mong mun "phát huy tinh thn đi đoàn kết toàn dân tc, cng c nim tin, gi vng tâm lý th trường, doanh nghip, nhà đu tư" có khác gì o vng mt tri mc hướng Tây bt k o vng đó gieo thêm đau kh, lm than cho dân tc này ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 24/07/2023

Chú thích

(1) https://nhandan.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-chu-tri-cuoc-hop-bo-chinh-tri-ban-bi-thu-post763371.html

(2) https://tuoitre.vn/44-000-ti-dong-cham-tra-trai-phieu-nhieu-dai-gia-dia-oc-sap-dao-han-gia-tri-lon-20230720102813147.htm

Published in Diễn đàn

Bắc Giang : Hơn 26 ngàn lao động mất việc, giảm giờ làm vì công ty thiếu việc

RFA, 17/07/2023

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang mới đây cho biết trong sáu tháng đầu năm, tỉnh này có hơn 26,5 nghìn lao động bị mất việc hoặc giảm giờ làm do doanh nghiệp thiếu đơn hàng.

kinhte1

Công nhân tại một nhà máy may ở Bắc Giang hôm 21/10/2015 (minh họa) - Reuters

Bắc Giang là tỉnh ở miền Bắc nơi tập trung nhiều khu công nghiệp với các nhà máy chuyên sản xuất cho các hãng lớn như nhà máy của Foxconn chuyên sản xuất cho Apple, Hosiden Việt Nam chuyên sản xuất linh kiện điện thoại, thiết bị điều khiển trò chơi và là vendor cấp 1 của Samsung ; Si Flex là một công ty Hàn Quốc chuyên sản xuất bảng mạch in linh hoạt, đây cũng là một nhà cung ứng của Samsung.

Truyền thông Nhà nước dẫn nguồn tin từ chính quyền tỉnh Bắc Giang cho biết, trong số những lao động bị ảnh hưởng việc làm, trên 17.000 lao động phải thôi việc, chấm dứt hợp đồng ; hơn 2.200 lao động phải ngừng việc, nghỉ việc không lương ; 862 lao động phải tạm hoãn hợp đồng lao động và trên 6.200 lao động bị giảm giờ làm.

Những ngành nghề bị ảnh hưởng chủ yếu là dệt may, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử. Nguyên nhân của tình trạng trên là do một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công, lắp ráp linh kiện điện tử, dệt may bị thiếu hoặc bị cắt giảm đơn hàng nên phải cắt giảm lao động hoặc cho lao động nghỉ luân phiên.

Hiện Bắc Giang có trên 285.300 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp.

Hồi đầu tháng 6, các khu công nghiệp ở Bắc Giang đã phải đối mặt với tình trạng không thể sản xuất liên tục trong nhiều tuần do bị cắt điện luân phiên khi thủy điện tại Việt Nam thiếu nước.

Nguồn : RFA, 17/07/2023 

***************************

Gang thép Thái Nguyên lỗ hơn 100 tỷ đồng trong sáu tháng đầu năm

RFA, 17/07/2023

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco) vừa báo cáo mức lỗ sau thuế sau sáu tháng đầu năm là 117 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 22 tỷ đồng.

kinhte2

Một góc dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 - Người Đưa Tin

Theo truyền thông Nhà nước, mức lỗ này cách rất xa so với mục tiêu có lãi 39 tỷ đồng mà công ty đặt ra.

Cũng theo báo cáo mới công bố, tổng tài sản của Tisco là hơn 10 ngàn tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Tisco ghi nhận nợ phải trả là 7.785 tỷ đồng, gấp 4,8 lần vốn chủ sở hữu. Nợ ngắn hạn là 6.315 tỷ đồng, gấp 2,3 lần tài sản ngắn hạn.Trong số này, công ty đi vay 4.710 tỷ đồng.

Gang thép Thái Nguyên là công ty có vốn nhà nước hiện đang gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Vào tháng 4 vừa qua, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa có buổi làm việc với Tisco để gỡ khó, vướng mắc tồn đọng, quyết tâm khôi phục Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 (Tisco 2). Đây là dự án có tổng vốn đầu tư ban đầu 3.843 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh lên hơn 8.100 tỷ đồng, được khởi công từ năm 2007 nhưng đã bị tạm dừng thi công từ năm 2013. Tisco đã thanh toán cho dự án là khoảng 4.421 tỷ đồng, trong đó, vốn vay ngân hàng là gần 3.900 tỷ đồng, còn lại là vốn tự có.

Dự án Tisco 2 đã đắp chiếu 15 năm với vướng mắc chính liên quan đến tranh chấp giữa chủ đầu tư là Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) và nhà thầu là Công ty hữu hạn Tập đoàn Khoa học công nghiệp luyện kim Trung Quốc (MCC) về hợp đồng nhà thầu trọn gói (EPC).

Tuy nhiên, Bộ Công thương cho báo Nhà nước biết dự án đang có những dấu hiệu hồi phục. Cụ thể, vào tháng 10 năm 2022, Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) đã cử đoàn công tác đến làm việc trực tiếp tại Việt Nam để khảo sát, đánh giá, trao đổi với các cấp có thẩm quyền và doanh nghiệp liên quan của Việt Nam về Dự án TISCO 2. Chuyến công tác đã giải quyết các tồn tại của Dự án TISCO 2 khi lần đầu tiên hai bên đã cùng khảo sát, tiếp cận trên thực tế đối với các máy móc, thiết bị đã tập kết tại hiện trường.

Hai bên mới đây cũng đã ký kết các biên bản làm việc thống nhất về nguyên tắc xử lý cơ bản. Đây được coi là bước tiến quan trọng sau bảy năm đàm phán không ký kết được bất cứ văn bản nào.

Nguồn : RFA, 17/07/2023

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 8