Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một xã hội bình an cần những chỉ dấu dễ nhận thấy, không cần phải học cao hiểu rộng. Một xã hội bất an, thường được chỉ ra trước hết bằng những hiện tượng thuộc lãnh vực kinh tế.

thatnghiep1

Hơn 80.600 lao động Thành phố Hồ Chí Minh tìm được vic làm trong quý I/2023.

Trang thông tin điện tử của baochinhphu phát hành ngày 5/5/2023 cho biết "Thanh niên thất nghiệp tiếp tục là thách thức với nền kinh tế" [1]. Trong đó, độ tuổi từ 15 đến 24, tỉ lệ thất nghiệp lên đến 10%. Tình trạng thất nghiệp tại xứ thiên đàng chưa hề có dấu hiệu giảm xuống, trong nền kinh tế thế giới suy trầm và đầy biến động.

Tiếp theo thất nghiệp là số liệu bịnh hoạn ngày càng tăng lên. Báo Người Lao Động ra ngày 25/7/2022 đưa tin : "6 tháng đầu năm 2022, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) tiếp nhận hơn 140.000 bệnh nhân tới khám, tăng gần 3 lần so với cùng thời điểm năm 2021. Số bệnh nhân phẫu thuật đã lên tới 35.000 ca, một số khoa phòng có tình trạng quá tải". Không dừng tại đó, báo Công an nhân dân số ra ngày 19 tháng Năm 2023 nói rằng [3] : Khoa Khám bịnh – Bịnh viện Đa khoa Xanh Pôn sáng 18/5 đông nghẹt và tại bịnh viện Bạch Mai cũng trong hoàn cảnh tương tự. Theo TS Dương Đức Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản lý bịnh viện Bạch Mai, trung bình mỗi ngày có khoảng 7.000-12.000 người tới khám chữa bịnh, tăng nhiều lần so với thời điểm dịch Covid-19. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng không hề khá hơn. Báo Thanh Niên phát hành hôm 25 tháng Bảy năm 2023 phản ánh [4] : Bịnh nhân tại các bịnh viện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh than phiền quá tải và buộc phải tự mua thuốc bên ngoài điều trị.

Mới nhứt, vào ngày 16/8/2023, báo Tuổi Trẻ đã chính thức xác nhận [5] : Một số bịnh viện đã công khai giá khám chữa bịnh theo yêu cầu theo thông tư 13-2023 của Bộ Y tế, áp dụng từ ngày 15/8.Theo đó, giá khám tất cả các loại bịnh đều có mức thấp nhứt là 500.000 đồng/lần khám. Phẫu thuật các loại, tính từ hàng chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng. Dường như ngành y tế không cần quan tâm tình trạng thất nghiệp đang diễn ra ngày một trầm trọng (?). Người ta nói vui "Không được phép bịnh hoặc là chờ chết" ! Trong khi đó, các trang báo vẫn đang cố gắng kêu gọi lòng hảo tâm cho vô số trường hợp nghèo rớt mồng tơi, lại lâm bịnh nan y và nguy kịch, vốn rất cần những tấm lòng nhân ái, chìa tay ra giúp đỡ ! "Đồng bào" vẫn mãi là nơi cưu mang và đùm bọc lẫn nhau, bất cứ hoàn cảnh nào (!). Dường như trong tâm khảm những bịnh nhân nghèo khó, dáng vóc "nhà nước" chưa bao giờ tồn tại với số phận mong manh và lay lắt sống mòn (!).

Hoạt động "từ thiện" bừng lên sức sống mới, ngoài việc góp tiền cho bịnh nhân chữa trị, nhiều phòng trọ miễn phí cùng việc đài thọ các chi phí sinh hoạt – đi lại mọc lên. Kèm theo đó, bắt đầu có tai tiếng và đàm tiếu. Từ thiện – hai con chữ đầy nhân ái và cao thượng, dễ dàng thành "mật ngọt" cho những tấm lòng từ tâm hay tà tâm nào đó…

Điều khiến nhiều người bất an, lại là những cái chết chưa quá già, thậm chí trẻ măng và cả lớp thiếu niên – nhi đồng, xuất phát từ bịnh hoạn đủ loại gây ra. Giới y tế chỉ rõ các loại bịnh tật tại… ngọn, do các lý do : ăn uống không điều độ, không dành thời gian nghỉ ngơi – tập thể dục – chơi thể thao, hoặc nhậu nhẹt – cafe – thuốc lá v.v… quá nhiều nhưng có nhiều đứa trẻ cỡ 7 – 8 tuổi đến 15 tuổi vẫn chết vì các căn bịnh mà trước đây không ai nghĩ chúng có thể bị, ví dụ như : Đột quỵ hay tai biến mạch máu não (!). Rồi người thân còn lại chỉ biết khóc than, giữa những cái chết đột ngột với lời ta thán quen thuộc, réo gọi "Trời ơi" hay "Đất hỡi" cùng "sự vô thường" trong những giọt nước mắt ngơ ngác (!).

Không biết tại sao, từ hơn cả năm qua kéo dài đến nay, vô số trường hợp tai nạn giao thông đầy khắp từ Nam chí Bắc. Mới đây, ngày 12/8/2023, vụ tai nạn giao thông gây kinh hoàng vì cảnh tượng không thể tin nổi, từ giới chuyên môn đá banh thuộc Hoàng Anh Gia Lai, khiến : Trợ lý huấn luyện viên Dương Minh Ninh (SN 1975, trú Thành phố Pleiku), tiền đạo Paollo Oliveira (SN 1996, quốc tịch Bồ Đào Nha) và bác sĩ Đào Trọng Trí (SN 1992, trú huyện Chư Sê) chết ngay tại chỗ [6].

Người dân xứ thiên đàng đang vật lộn với bịnh tật nặng nề, bằng túi tiền mỏng dần theo từng toa thuốc mắc tiền. Trong khi đó, báo giới loan tin về Bí thư tỉnh ủy Bến Tre – Lê Đức Thọ với những vi phạm trong kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập và giải trình nguồn gốc, biến động tài sản không trung thực, ông ta chuẩn bị nhận kỷ luật. Ông Thọ quê quán tại tỉnh Phú Thọ, sanh năm 1970. Trước khi nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, ông ta đã làm Chủ tịch Hội đồng quản trị một trong các ngân hàng nhà nước lớn nhứt Việt Nam – Ngân hàng Vietinbank. Dù báo chí không cho biết tài sản và tiền bạc của ông ta nhiều đến mức "nứt đố" hay "đổ vách" nhưng chắc chắn là số tiền khổng lồ, có thể cứu vớt hàng ngàn "người chủ Việt Nam" đang nghèo đói và bịnh tật triền miên.

Xứ thiên đàng ngày càng trầm luân không lối thoát… !

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 18/08/2023

[1] https://baochinhphu.vn/thanh-nien-that-nghiep-tiep-tuc-la-thach-thuc-doi-voi-nen-kinh-te-102230505140801483.htm

 [2] https://nld.com.vn/suc-khoe/benh-nhan-kham-tang-ky-luc-benh-vien-dau-nganh-ve-ngoai-khoa-qua-tai/20220725184135459.htm

 [3] https://cand.com.vn/y-te/benh-vien-lai-qua-tai-i693996/

 [4] https://thanhnien.vn/benh-nhan-than-phien-benh-vien-o-tphcm-qua-tai-phai-mua-thuoc-ben-ngoai-185230725160617207.htm

 [5] https://tuoitre.vn/gia-kham-chua-benh-theo-yeu-cau-tai-benh-vien-hau-het-tang/20230816184226622.htm

[6] https://vietnamnet.vn/toan-canh-vu-tai-nan-giao-thong-lam-3-thanh-vien-clb-hagl-tu-vong-2177079.html

Published in Diễn đàn

Tại Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ đã chạm một kỷ lục mới trong tháng 5/2023 và sẽ phải còn tăng lên vào tháng 7 này. Trước một thực tế mới của thị trường lao động, một số người châm biếm chỉ trích hiện tượng. Nhiều tấm ảnh tốt nghiệp cuối năm khôi hài cho thấy những sinh viên "ma sống" xâm nhập các mạng xã hội trong những tuần qua.

thatnghiep1

Tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ Trung Quốc tiếp tục tăng. AFP - STR

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde và Louise May gởi về bài phóng sự :

"Gập người trên lan can, hai tay buông lủng lẳng, nằm lộn ngược trên tay vịn cầu thang, hay thậm chí mặt úp xuống đất ngay trước lối vào cổng trường, khi đăng những tấm ảnh tự chụp này trong bộ đồng phục học đường, cô Zhang, muốn tố cáo không phải hệ thống mà một sự vô lý nào đó của sự tồn tại : Sau nhiều năm miệt mài học để rồi cuối cùng không chắc tìm được một việc làm.

Trả lời RFI, cô Zhang, cựu sinh viên ngành kiến trúc, sống tại Vũ Hán, miền trung Trung Quốc, giải thích : "Quả thật, tôi phát hiện những tấm ảnh sinh viên "ma sống" trên các mạng xã hội. Tôi thấy chúng thật khôi hài và thú vị. Tôi không nghĩ đến "thảng bình" mà tôi thích kiểu "thây ma" hơn. Điều đó cho thấy rõ cảm giác kiệt sức khi tốt nghiệp thạc sĩ".

Những "thây ma tự sướng" này khác xa với những tấm ảnh tốt nghiệp mượt mà, thậm chí được chỉnh sửa khi tốt nghiệp với tay ôm những bó hoa và giáo trình dưới cánh tay, vào lúc gần 12 triệu sinh viên tốt nghiệp vừa gia nhập thị trường lao động Trung Quốc, một con số kỷ lục.

Một kỷ lục khác là tỷ lệ thất nghiệp của những người trong độ tuổi từ 16-24 đã đạt mức 20,8% trong tháng Năm vừa rồi. Các doanh nghiệp do dự tuyển dụng vì lý do nhu cầu thấp. Nhưng để đến "tang ping – tức thảng bình, nằm dài không làm gì hết", chỉ có một bước, cô sinh viên kiến trúc này lại không muốn vượt qua khi đã tìm được một chỗ trong cơ quan hành chính.

Cô Zhang nói tiếp : "Một nửa học viên thạc sĩ đã có được việc làm, số còn lại vẫn đang đi tìm. Rất có thể môi trường chung là không thuận lợi. Có quá nhiều việc làm nặng nhọc mà lương lại thấp. Kết quả là có nhiều người cố thi đậu các kỳ thi tuyển công chức. Và rồi còn vì có quá nhiều người có bằng cấp cao".

Quá nhiều người có bằng cấp cao trong một số lĩnh vực, nhưng một bộ phận giới trẻ Trung Quốc đã nghĩ đến ý nghĩa cuộc sống trong những năm Zero Covid và ngày nay tự nhủ quá mệt mỏi những giờ giấc làm việc kéo dài, áp lực đường xa mà lương đôi khi chỉ vừa đủ sống tại những khu siêu đô thị Trung Quốc, nơi mà vật giá đã tăng lên rất nhiều".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 01/07/2023

Published in Châu Á

Kinh tế suy thoái, thất nghiệp tràn lan, bức tranh tương lai ảm đạm cho người Việt

Nguyễn Trí, Thoibao.de, 05/12/2022

Nền kinh tế Việt Nam đang vô cùng ảm đạm vào tháng cuối cùng của năm 2022, khi mà có đến 1.235 doanh nghiệp trên cả nước gặp khó han, 472.000 công nhân bị cắt giảm giờ làm và 41.500 người bị mất việc, thị trường tiền tệ thì tuột dốc…

thatnghiep3

Người lao động thất nghiệp đến tìm việc làm tại Trung tâm dịch vụ Giới thiệu việc làm

Tình hình hiện tại cho thấy, nền kinh tế Việt Nam có thể còn tiếp tục suy thoái sâu trong năm 2023. Chưa có những tín hiệu khả quan cho sự phục hồi mà chỉ thấy những dấu hiệu bất ổn lâu dài như : Nguy cơ thiếu xăng, thiếu than, thiếu điện trong dài hạn ; nguy cơ vỡ hệ thống ngân hàng ; nhà đầu tư khắp nơi bị mất tiền khi góp vốn vào các doanh nghiệp… Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng dự báo tình hình sẽ còn kéo dài, sẽ còn có thêm nhiều người lao động mất việc làm và không loại trừ khả năng doanh nghiệp bỏ trốn, không trả lương cho người lao động.

Người lao động Việt Nam có thể phải đối mặt với một giai đoạn đen tối, bế tắc, khi mà họ không tìm được việc làm trong các khu công nghiệp, trở về quê thì đã không còn đất nông nghiệp để sản xuất. Đây là hậu quả của giấc mơ "Công nghiệp hóa, hiện đại hoá" của những vị lãnh đạo Đảng qua nhiều thế hệ. Khi mà định hướng phát triển kinh tế không dựa vào những nghiên cứu thực tế, không gắn liền với thực tiễn, mà chỉ dựa vào mơ ước, vào tưởng tượng của nhóm người nắm quyền sinh sát.

Việt Nam vốn là một quốc gia nông nghiệp, được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và thổ nhưỡng. Thay vì đầu tư vào nông nghiệp, phát triển những sản phẩm đặc thù phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam và nhu cầu của các nước tiên tiến, thì mấy thập kỷ qua, các thế hệ lãnh đạo Việt Nam chỉ chăm chăm vào phát triển công nghiệp và bất động sản. Còn người dân thì bị cuốn theo những cơn sốt đất ảo. Bao nhiêu bờ xôi ruộng mật bị lấp bằng, bao nhiêu ngọn núi bị cạo trọc, san phẳng để lấy đất đổ xuống những ruộng đồng. Những mảnh ruộng xưa xanh tốt, nay trở thành những khu công nghiệp gây ô nhiễm, những khu dân cư cao cấp hoặc những đô thị ma… Rồi ô nhiễm từ các khu công nghiệp này lại tiếp tục hủy hoại vùng đất nông nghiệp xung quanh. Những khu đất nông nghiệp bị ô nhiễm lại trở nên hoang hóa, hoặc lại biến thành những khu đô thị được xây dựng hoành tráng nhưng lèo tèo cư dân… Vòng xoáy cứ lặp lại và cuối cùng nó hủy hoại toàn bộ nền nông nghiệp Việt Nam.

thatnghiep4

Một khu công nghiệp bỏ hoang

Người nông dân mất đất, một phần do bị quy hoạch cướp đi mảnh ruộng vườn tổ tiên để lại, phần khác thì do làm nông quá vất vả lại luôn thua lỗ, thu nhập rẻ bèo, mà đất thì liên tục sốt. Chỉ cần bán đi mảnh vườn, khu ruộng thì người nông dân nghèo khó bỗng chốc có tiền tỷ trong tay. Nhưng khổ nỗi người nông dân vốn không quen tính toán kinh doanh, tiền bán đất đem đầu tư làm ăn một thời gian thì hết vốn, họ lại quay lại cuộc đời làm thuê. Nếu bỏ tiền đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu thì cũng bị lừa cho mất trắng. Người nông dân từ bỏ ruộng vườn, lam lũ kéo nhau vào làm công trong các khu công nghiệp. Kết quả, khi nền kinh tế suy thoái, họ hoàn toàn trắng tay. Sự trắng tay ở đây không chỉ là mất công ăn việc làm mà còn là mất đi tất cả sinh kế, họ không còn chỗ nào để dựa, không còn đường để lui…

Ngày 29/11, một bài báo được đăng trên trang VOA tiếng Việt, với tiêu đề "Xuất khẩu điện thoại thông minh từ Việt Nam sụt giảm trước dịp Giáng sinh" nói về tình trạng cắt giảm sản xuất của Samsung tại Việt Nam trong tháng 11 này. Một nguồn tin từ Chính phủ Việt Nam cũng xác nhận, Samsung đã cắt giảm sản lượng 2 lần trong năm nay.

Samsung hiện có 8 nhà máy ở Việt Nam, tập trung ở các địa phương : Thái Nguyên, Bắc Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. 60% sản lượng của Samsung được sản xuất tại Việt Nam, chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hầu hết điện thoại thông minh của Samsung sản xuất tại Việt Nam đều được xuất sang thị trường phương Tây. Nói như vậy để thấy, việc sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Samsung có ảnh hưởng lớn như thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam.

thatnghiep5

Công nhân trong nhà máy Samsung

Nhưng không chỉ Samsung, rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu khác cũng bị ảnh hưởng. Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng này chủ yếu thuộc các ngành nghề : dệt may, da giày, chế biến gỗ, gia công linh kiện điện tử, thủy sản và cơ khí. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp này bị mất đơn hàng từ thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản ; do nguồn cung nguyên vật liệu gặp khó khăn, chi phí vận chuyển tăng cao và những biến động từ tình hình thế giới. Tổng sản lượng xuất khẩu trong 11 tháng giảm 8,4%.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, con số 472.000 người bị cắt giảm giờ làm, 41.500 người bị mất việc chỉ là con số thống kê trên 44 tỉnh thành và chỉ với những người có hợp đồng. Như vậy, nếu tính cả những lao động thời vụ, lao động bán thời gian… và tính trên cả 63 tỉnh thành thì con số còn cao hơn nhiều nữa. Ước tính, có đến 88% lao động bị ảnh hưởng ở khu vực phía Nam. Tình trạng lao động mất việc đang có xu hướng lan rộng, không chỉ ở Thành phố Hồ Chí Minh mà còn nhiều tỉnh thành khác. Bế tắc, bị bần cùng hóa là những viễn cảnh gần của người lao động.

Liệu Đảng cộng sản có thể giải quyết được bài toán khó này và giải quyết tận gốc rễ vấn đề hay không ? Nếu chỉ giải quyết những nguyên nhân bề nổi thì có thể cứu vãn được một thời gian, rồi những ung nhọt đến thời kỳ sẽ lại bùng phát. Còn nếu không thể giải quyết, thì hậu quả khó lường. Khi người dân bị đẩy vào chân tường, tất sẽ "tức nước vỡ bờ".

Nguyễn Trí (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 05/12/2022

****************************

Thất nghiệp và tinh giản biên chế

Thới Bình, VNTB, 05/12/2022

Thất nghiệp là chuyện của nền kinh tế thị trường, có lên thì ắt có xuống. Còn tinh giản biên chế thì đó là câu chuyện của khi đảng (đảng ở đây là Đảng cộng sản Việt Nam) thích thì…

thatnghiep1

Nghị quyết – Nghị quyết – Kết luận

Năm 2015, Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức" yêu cầu sau sáu năm, đến năm 2021, biên chế của bộ, ban ngành bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị – xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải giảm 10%. Các đơn vị sự nghiệp công lập cũng phải tự bố trí nguồn thu ngoài ngân sách của mình để trả cho ít nhất 10% số lượng viên chức trong tổ chức của mình (*).

Đến năm 2017, Nghị quyết số 19-NQ/TW tiếp tục yêu cầu mạnh mẽ hơn, nhưng hướng đến các đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu. Theo đó, nghị quyết đặt ra một lộ trình nghiêm khắc : đến năm 2021, cả nước phải giảm 10% số đơn vị sự nghiệp công lập và giảm tối thiểu 10% số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đến năm 2025, những con số này phải giảm 10% so với năm 2021 và đến năm 2030, phải giảm tiếp số biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025 (**).

Vào tháng bảy vừa qua, trong Kết luận 40-KL/TW, việc giảm biên chế lại được nhắc đến với yêu cầu không phân biệt trung ương hay địa phương, không phân biệt tổ chức nhà nước hay sự nghiệp công lập, không phân biệt công chức hay viên chức mà là của toàn hệ thống chính trị.

Theo văn kiện mới nhất đó của đảng do Thường trực Ban Bí thư ký ban hành, thì chuyện tinh giản biên chế được Đảng giới hạn như sau :

"Trước mắt giữ ổn định số lượng biên chế công đoàn địa phương đã giao vượt so với biên chế được giao. Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp uỷ, tổ chức đảng liên quan tiến hành kiểm tra, tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình quản lý và giao biên chế công đoàn làm cơ sở tham mưu, hướng dẫn việc giao biên chế đối với cơ quan liên đoàn lao động cấp tỉnh, cấp huyện.

Sau khi có hướng dẫn giao biên chế đối với cơ quan liên đoàn lao động cấp tỉnh, cấp huyện thì ban thường vụ tỉnh uỷ, thành ủy thực hiện giao biên chế công đoàn theo quy định trong tổng số biên chế được giao.

Biên chế được giao giai đoạn 2022 – 2026 không bao gồm lao động hợp đồng. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tự quyết định việc sử dụng hợp đồng lao động và trả lương, phụ cấp cho lao động hợp đồng theo quy định từ ngân sách chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

Bộ Chính trị ủy quyền cho Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định sử dụng biên chế dự phòng khi cần thiết (biên chế dự phòng khoảng 0,5% tổng biên chế). Ban Tổ chức Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước quản lý biên chế các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị trực thuộc theo thẩm quyền" (***).

Chính sách – Cơ cấu – Chỉnh đốn Đảng

Kết luận số 40-KL/TW, ngày 18/07/2022 của Bộ Chính trị "về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 – 2026" là văn bản nằm trong lĩnh vực được gọi là "Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng".

Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/04/2015 của Bộ Chính trị "về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức" là văn bản được đảng quy định là nằm trong lĩnh vực "Cơ cấu – Tổ chức" với người ký ban hành là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "về tiếp tục đổi mới và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập", là văn bản nằm trong lĩnh vực "Chính sách", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành.

Từ ba văn bản có cùng nội dung nhưng thuộc ba lĩnh vực khác nhau theo cách nhìn của Đảng cho thấy cái gọi là tinh giản biên chế đối với những cán bộ, công chức, viên chức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tức năng lực kém để rồi hiện tại người đứng đầu Đảng đang kêu gọi những trường hợp là cán bộ cấp cao nên tự nguyện từ chức, vẫn là loay hoay theo định hướng từng giai đoạn khác nhau về thời thế trong chính bộ máy Đảng.

Tạm gác qua yếu tố cạnh tranh giữa những đảng chính trị ở quốc hội, có thể thấy rằng các quốc gia phương Tây trong hàng thập kỷ qua đã xây dựng một nền công vụ, mà tuyển dụng và bổ nhiệm dựa trên năng lực (merit-based), nên họ không phải giải quyết vấn đề năng lực kém của cán bộ.

Còn ở Việt Nam thì "bổ nhiệm" căn cứ vào "cơ cấu nhân sự" do Đảng sắp xếp trước với những quy định thuần chính trị như để là bộ trưởng thì người đó phải trải qua thời gian nhất định nào đó ở ghế phó bí thư tỉnh, phó chủ tịch hay chủ tịch tỉnh, bí thư tỉnh thì mới "đủ chuẩn chính trị" để "hoàn tất thủ tục" cho việc ngồi vào ghế bộ trưởng.

Như vậy ở cả ba văn bản gọi là "tinh giản biên chế", cho thấy để Việt Nam giải quyết được vấn đề năng lực cán bộ, thì việc phân loại, đánh giá và sắp xếp mới chỉ là bước đầu. Việt Nam vẫn cần phải xây dựng một nền tuyển dụng dựa hoàn toàn trên năng lực, không phân biệt lý lịch chính trị, tôn giáo.

Thới Bình

Nguồn : VNTB, 05/12/2022

Chú thích :

(*)https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/nghi-quyet-so-39-nqtw-ngay-1742015-cua-bo-chinh-tri-ve-tinh-gian-bien-che-va-co-cau-lai-doi-ngu-can-bo-cong-chuc-173

(**)https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/nghi-quyet-so/19-nqtw-ngay-25102017-hoi-nghi-lan-thu-sau-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xii-ve-tiep-tuc-doi-moi-he-3635

(***)https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/ket-luan-so-40-kltw-ngay-1872022-cua-bo-chinh-tri-ve-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-quan-ly-bien-che-cua-he-thong-chinh-8690

************************

Mùa… thất nghiệp

Định Tường, VNTB, 04/12/2022

Nhắc đến Tết, người công nhân mất việc chỉ cười buồn : "Tết nay chắc khó".

thatnghiep2

Người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. (Nguồn : congdoan.vn) 

Trong những tháng qua, hàng loạt doanh nghiệp không có các đơn hàng mới do ảnh hưởng của tình hình thế giới, nhiều nơi doanh nghiệp cố gắng xoay xở từ giãn ca, cho nghỉ luân phiên… để chờ đơn hàng dồi dào trở lại.

Theo thống kê của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, từ đầu năm đến ngày 28/11/2022, hơn 472.000 lao động đang chịu ảnh hưởng trực tiếp suy giảm việc làm, mất việc. Trong đó hơn 41.500 lao động mất việc và 430.600 người bị giảm giờ làm hằng ngày, làm cách nhật, nghỉ hưởng lương ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng.

Nhìn vấn đề ở tầm vĩ mô cho thấy ở đây rất có thể là lỗi của truyền thông định hướng, khi các khó khăn được dự báo ngay lúc đang xảy ra dịch giã đã được cơ quan tuyên giáo đảng đánh giá không đúng mức, đưa đến ngay cả Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn một mực tin rằng "Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

Cần nhắc lại để thấy đâu là sai lầm khiến người lao động lâm cảnh bi đát như hiện tại. Đó là câu chuyện ngay ngày khai mạc Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Tại phiên khai mạc Đại hội XIII của Đảng sáng 26-1/2021, khi ấy ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư kiêm nhiệm Chủ tịch nước, đã có bài diễn văn mang tên "Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII", có đoạn "tụng ca" với những so sánh dễ tạo ngộ nhận đối với những ai ‘ngoại đạo’ về kiến thức quản trị kinh tế :

"Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến nước ta, gây nhiều thiệt hại về kinh tế – xã hội, nhưng với sự nỗ lực cố gắng vượt bậc, đất nước đã đạt được những kết quả, thành tích đặc biệt hơn so với các năm trước.

Trong khi kinh tế thế giới suy thoái, tăng trưởng âm gần 4%, kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng 2,91%, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ; sự lãnh đạo nhạy bén, đúng đắn của Đảng ; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ ; sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị ; sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, chúng ta đã kịp thời khống chế, cơ bản kiểm soát, ngăn chặn được sự lây lan của đại dịch Covid-19 trong cộng đồng ; hạn chế tối đa những thiệt hại, tổn thất do dịch bệnh gây ra, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho nhân dân ; từng bước khôi phục sản xuất kinh doanh, nỗ lực hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của năm 2020 và cả giai đoạn 2016 – 2020.

Việt Nam được thế giới ghi nhận, coi là điểm sáng trong việc thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép" vừa khống chế, ngăn chặn đại dịch Covid-19 thành công ; vừa phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống và an toàn cho người dân.

(…) Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng : Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta…" – tríchToàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Kiểu ‘tự sướng’ trên dẫn tới một tai hại là tạo tâm lý chủ quan cho cả hệ thống chính trị.

Bởi ghi nhận từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) lại cho thấy thực tế có gam màu xám xịt ngay sau Đại hội Đảng XIII (*), thế nhưng dường như các con số thống kê đó đã không đủ sức trong thay đổi niềm phấn khích về "cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế" của Tổng bí thư, để rồi hệ lụy trước mắt là người lao động đang… mất Tết (!?).

Định Tường

Nguồn : VNTB, 04/12/2022

Ghi chú :

(*)https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/10/tac-dong-cua-dich-covid/19-den-tang-truong-cac-khu-vuc-kinh-te-quy-iii-nam/2021/)

Published in Diễn đàn

Sáng ngày 6/7/2021, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố tình hình lao động, việc làm quý II và 6 tháng năm 2021 và kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2020.

thatnghiep1

Số người thất nghiệp gần 1,2 triệu, người thiếu việc làm khoảng 1,1 triệu.

Ông Nguyễn Trung Tiến – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chủ trì buổi họp báo. Tham dự có bà Valentina Barcucci, Phó giám đốc, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam ; đại diện các Bộ, Ngành ; đại diện các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Thống kê ; đại diện các cơ quan thông tấn báo chí. Buổi Họp báo được kết nối trực tuyến tại các điểm cầu các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo báo cáo lao động, việc làm, làn sóng dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào những ngày cuối tháng Tư đã ảnh hưởng đến đà khôi phục việc làm và cải thiện thu nhập của người lao động trong quý II/2021.

Theo đó, quý II/2021, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính 51,1 triệu người, tăng 44,7 ngàn người so với quý trước và tăng 1,7 triệu người so với cùng kỳ năm trước, trong đó lực lượng lao động ở khu vực thành thị tăng 355 ngàn người và tăng hơn 1 triệu người ; lực lượng lao động nam tăng 36,3 ngàn người so với quý trước ; lực lượng lao động nữ tăng hơn 1,3 triệu người so với cùng kỳ năm 2020.

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong quý II năm 2021 là 49,9 triệu người, giảm 65 ngàn người so với quý trước và tăng gần 1,8 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ở khu vực nông thôn là 31,8 triệu người ; lao động có việc làm ở nữ là gần 23,4 triệu người.

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức quý II năm 2021 là 57,4%, cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Tỷ lệ lao động phi chính thức khu vực thành thị là 48,6% ; khu vực nông thôn là 64,5%.

Số lao động sản xuất tự sản tự tiêu (1) quý II năm 2021 là 4,2 triệu người (tăng gần 0,6 triệu người so với quý trước và 0,5 triệu người so với cùng kỳ năm trước), số lao động này chủ yếu tăng ở khu vực nông thôn.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ (2) tuổi quý II năm 2021 là 2,60%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,38 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2021 là 2,62%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,23 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là 3,36%, tăng 0,17 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,95 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập của lao động làm công ăn lương quý II đạt 6,8 triệu đồng, giảm 411 ngàn đồng so với quý trước và tăng 455 ngàn đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân của lao động nam làm công hưởng lương là 7,3 triệu đồng ; lao động nữ là 6,2 triệu đồng.

…Trong không gian ảm đạm của dân chúng cả nước đang vật vã vì dịch Vũ Hán, song người ta mở tivi ở hổm rày nghe thấy rổn rảng các hư từ, sáo ngữ "thắng lợi vượt bậc", "cả nước hân hoan phấn khởi" của cổ đọng chính trị cho Hội nghị Đảng, cho kỳ họp Quốc hội cận kề… nghe sao giống như một sự giễu cợt trước nỗi thống khổ của đồng bào mình, vô cùng phản cảm trong bối cảnh khắp nơi tang thương vì dịch.

"Chỉ cách khu nhà mình đang ở chưa tới 300m, sáng nay một con hẻm nhỏ vừa bị phong toả. Ở bên trong và bên ngoài hàng rào phong tỏa ấy là những khuôn mặt ngơ ngác, thất thần, lo âu của dân cư… Những khuôn mặt ấy hoàn toàn chả liên quan gì đến những ‘thắng lợi’, ‘phấn khởi hân hoan’ kia cả. Họ như sống ở một thế giới khác, hoàn toàn khác với thế giới các ông bự áo quần bảnh bao trên tivi cũng như các phát thanh viên nhà đài, những người luôn mồm phát ngôn các hư từ sáo ngữ cũ mèm vô hồn ấy !" – luật sư Trần Thành, chua chát nhận xét.

Trường Sơn

Nguồn : VNTB, 08/07/2021

Chú thích :

(1) Lao động tự sản tự tiêu là lao động trong khu vực nông lâm nghiệp thủy sản sản xuất ra sản phẩm với mục đích chủ yếu để cá nhân, gia đình sử dụng.

(2) Trong độ tuổi lao động bao gồm : nam từ 15 đến 59 và nữ từ 15 đến 54 (từ năm 2020 trở về trước) ; nam từ 15 đến 60 tuổi 3 tháng và nữ từ 15 đến 55 tuổi 4 tháng (năm 2021 – theo Bộ luật Lao động 2019).

Published in Diễn đàn

Hàng trăm tấn cá nuôi lồng bè chết tại Kiên Giang (RFA, 15/07/2020)

Ủy ban Nhân dân huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang vào ngày 15/7 thông báo, những ngày qua nhiều hộ nuôi cá lồng bè ở đảo Hòn Tre, huyện Kiên Hải và đảo Sơn Hải huyện Kiên Lương thông báo cá chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân.

cachet1

Cá chết hàng loạt tại Kiên Giang. RFA Edited

Truyền thông trong nước loan tin dẫn thông báo của ông Nguyễn Thanh Điền, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hòn Tre, huyện Kiên Hải cho biết như vừa nêu.

Theo ông Điền, từ đầu tháng 7 đến nay cá nuôi lồng bè của các hộ dân đã chết ba đợt. Đợt 1 xảy ra vào ngày 7/7, có 16 hộ bị thiệt hại gần 7.000 con, đợt 2 vào ngày 8/7, có năm hộ bị thiệt hại gần 1.200 con và đợt 3 vào ngày 15/7, có 10 hộ thiệt hại hơn 4.500 con. Ước tính tổng thiệt hại sau ba đợt gần 42 tấn cá.

Hiện tại, các hộ dân nuôi cá lồng bè bị ảnh hưởng đang cố gắng thu gom cá bán lẻ ra Hòn Tre và chuyển đến một số nơi trong đất liền để tiêu thụ nhằm thu hồi phần nào vốn liếng đã bỏ ra đầu tư.

Lý giải nguyên nhân vì sao cá chết hàng loạt, cơ quan chức năng cho rằng có thể do ảnh hưởng nguồn nước nhưng nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được các ban ngành chuyên môn xác định để có biện pháp xử lý.

Trước đó, vào ngày 7 và 8/7, tại xã đảo Sơn Hải của huyện Kiên Lương cũng xảy ra tình trạng tương tự, nhưng số lượng cá chết gấp 10 lần số cá thiệt hại tại Hòn Tre với gần 500 tấn cá.

Hiện cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt.

*******************

Philippines điều tra 3 sản phẩm thép nhập từ Việt Nam (RFA, 15/27/2020)

Cục Nhập khẩu, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines sẽ khởi xướng điều tra 3 vụ việc tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm thép Việt Nam nhập khẩu vào Philippines, bao gồm thép mạ kẽm, thép mạ nhôm kẽm và thép phủ màu.

cachet2

Nhà máy sản xuất thép cuộn do nước ngoài đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam. AFP

Báo trong nước loan tin ngày 15/7, dẫn nguồn từ Cục Phòng vệ Thương mại Bộ Công thương Việt Nam.

Tin cho biết, Cục Phòng vệ Thương mại đã gửi thư đến Cục Nhập khẩu, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đề nghị cơ quan điều tra của Philippines tuân thủ nghiêm túc các điều kiện khởi xướng điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ theo quy định tại Hiệp định Tự vệ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Theo đó, phía Philippines cần xem xét các số liệu nhập khẩu cập nhật nhất khi phân tích, đánh giá việc nhập khẩu có gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước hay không.

Cục Phòng vệ Thương mại dựa vào số liệu nhập khẩu cập nhật cho rằng kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ nhôm kẽm và thép phủ màu của Philippines từ Việt Nam ở mức không đáng kể.

Vì vậy, 3 sản phẩm thép vừa nêu đủ điều kiện để được loại trừ khỏi các biện pháp tự vệ của Philippines căn cứ theo quy định tại Hiệp định Tự vệ và các phán quyết liên quan của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO.

Trong thời gian tới, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Philippines, Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp theo dõi diễn biến vụ việc, tiến hành các hoạt động cần thiết.

******************

Hơn một triệu người thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2020 (RFA, 15/07/2020)

Hơn một triệu người không có công ăn việc làm trong 6 tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

cachet3

Việt Nam có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 - AFP

Tổng cục Thống kê hôm 15/7 đã đưa ra con số trên trong báo cáo tình hình lao động việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2020.

Theo báo cáo, tính đến tháng 6/2020, Việt Nam có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong tổng số 30,8 triệu người bị ảnh hưởng, có 28,7 triệu người có việc làm trở lại ; 897,5 nghìn người thất nghiệp và 1,2 triệu người nằm ngoài lực lượng lao động, nghĩa là không tham gia hoạt động kinh tế.

Bên cạnh đó, thu nhập bình quân tháng từ công việc của lao động có việc làm trong 6 tháng đầu năm cũng giảm 106 nghìn đồng, chỉ đạt 5,5 triệu đồng.

Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động, hiện lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 55,46 triệu người, chiếm 57,65% tổng dân số. Tuy nhiên, lực lượng lao động có văn bằng, chứng chỉ chỉ chiếm 22,3% tương ứng hơn 12 triệu người.

Trong một diễn biến khác diễn ra cùng ngày, Bộ Công thương cho biết 6 tháng đầu năm, tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may gặp nhiều khó khăn về thiếu hụt nguồn nguyên liệu và đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh do bị hoãn, hủy đơn hàng, giãn tiến độ giao hàng và chậm thanh toán.

Lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều chủ yếu tập trung trong khoảng thời gian tháng 5, tháng 6. Trong đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) ước tính mất khoảng 50% đơn đặt hàng trong tháng 5.

*******************

Loạn thi hoa hậu - ngành kinh doanh béo bở ? (RFA, 14/07/2020)

Trong buổi thảo luận tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc ban hành Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn diễn ra sáng ngày 14/7, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng đây là lĩnh vực khó và phức tạp.

cachet4

Cô H'Hen Nie với phần thi trang phục dạ hội trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2018 tại Bangkok vào ngày 13 tháng 12 năm 2018.

Đáng chú ý, ông Hiển cũng nhận định rằng tình trạng những cuộc thi người đẹp với nhiều cấp độ đang trở nên loạn đi vì gần như không có cuộc thi người đẹp, người mẫu nào mà không có lùm xùm, tốn giấy mực trên báo chí.

Vì vậy ông cho rằng nếu không cẩn thận thì những cuộc thi nhan sắc sẽ trở thành ngành kinh doanh béo bở, vì mục tiêu lợi nhuận, không chính đáng, từ đó làm méo mó hoạt động thi người đẹp, người mẫu.

Nhận xét về phát biểu của Phó Chủ tịch Quốc hội với kinh nghiệm nghiên cứu xã hội lâu năm, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương thuộc viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam cho rằng việc tổ chức các cuộc thi nhan sắc từ lâu đã được kinh tế hóa :

"Chẳng phải bây giờ mà cũng từ khá lâu rồi nó đã là ngành kinh doanh đem lại lợi nhuận đáng kể cho những người tham gia vào cuộc thi như vậy, cả về ban tổ chức, người thi, doanh nghiệp đồng hành, doanh nghiệp trao giải… Tôi nghĩ nếu xem đấy là ngành kinh doanh nên có quy định rõ ràng để đảm bảo tính thị trường đồng thời đảm bảo không tác động xấu về mặt xã hội, văn hóa, truyền thống, đạo đức… Tôi thấy đấy là điều cần thiết nhưng chắc để đạt được cái đó thì phải còn tốn nhiều thời gian. Vì đối với Việt Nam những khả năng đưa ra luật để đảm bảo những điều chúng ta mong muốn thì còn lâu lắm".

Trao đổi với RFA tối 14/7, Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch Trung tâm trọng tài Luật gia Việt Nam cho biết pháp luật hiện nay có quy định rất rõ đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lãnh vực giải trí, du lịch, đặc biệt các cuộc thi người đẹp. Ông nói thêm :

"Hiện nay chính phủ ban hành Nghị định 79 quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu. Đối tượng tổ chức thi phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ văn hóa nghệ thuật hoặc có quyết định thành lập chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với mô hình công ty mà nếu công ty nào muốn tổ chức thì phải thực hiện theo đúng Nghị định 79 ban hành năm 2012 đối với cuộc thi người đẹp thì vùng, ngành hay đoàn thể nào ở trung ương và mỗi năm không quá 3 lần".

Ngoài ra, Luật sư Hậu cũng giải thích trong Nghị định 79 nói rõ tiêu chuẩn thí sinh dự thi, giấy tờ hợp pháp để tổ chức các cuộc thi hoa hậu, người mẫu…

Theo quan điểm cá nhân, chị Quỳnh Trang hiện đang sống tại Hà Nội bày tỏ chị đồng ý một phần nội dung mà ông Phùng Quốc Hiển nêu ra :

"Tổ chức nhiều cuộc thi thì bị loãng và cảm giác danh hiệu không còn cao quý như ngày xưa nữa. Ngày xưa một năm chỉ có 1, 2 lần thì mình thấy những người đoạt danh hiệu hoa hậu rất đáng ngưỡng mộ. Bây giờ thì tràn lan, quá nhiều giải nên không biết giải nào với giải nào và thấy rằng ai cũng có thể là hoa hậu hết, tiêu chuẩn hoa hậu bị giảm đi. Còn cái kêu là kinh doanh thật ra là không hẳn vì mọi người cứ bị áp đặt những vụ bắt bán dâm liên quan đến hoa hậu, người mẫu thì nghĩ đó là kiểu kinh doanh, nhưng thật ra không hẳn thế. Nếu nhiều quá mà đại trà chỉ làm giảm đi giá trị danh hiệu".

cachet5

Thiệp mời chương trình ‘Chung kết trao giải Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam 2019’. Nguồn : giadinh.net.vn

Thời gian gần đây, báo chí trong nước nhiều lần đưa tin về những bê bối liên quan đến các cuộc thi nhan sắc khắp dải đất chữ S bao gồm việc thí sinh mua giải, ban tổ chức sắp xếp kết quả, các chương trình không có giấy phép vẫn được tổ chức… Bên cạnh đó, thông tin về những đường dây người đẹp với mác hoa hậu, người mẫu ‘đi khách’ lâu lâu lại được tung ra.

Mới đây nhất, Công an thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 12/7 đã bắt giữ anh Lục Triều Vỹ, 27 tuổi, ở Đà Nẵng với lý do đã đứng ra môi giới cho các chân dài gắn mác ‘hoa hậu, người mẫu’ bán dâm giá từ 18.000-30.000 đô la Mỹ.

Nhiều nhận định đưa ra cho rằng việc tham gia các cuộc thi nhan sắc, đem về những danh hiệu sẽ giúp cho hình ảnh thí sinh được nhiều người biết đến, có thể đem lại nhiều hỗ trợ cho những mục tiêu của người đoạt giải sau này.

Đồng tình với quan điểm nêu trên, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương nhận định đây là một thực tế mà có người thừa nhận và cũng có người không :

"Có người thừa nhận mục đích rõ ràng là đi thi để có danh tiếng để tạo ra hình ảnh, được nhiều người biết đến cho mục đích sau này, ví dụ cho kinh doanh chẳng hạn. Cũng có những người không thừa nhận. Trên thực tế tôi nghĩ phần đông những người tham gia đều có mục đích như vậy. Miễn là bất kỳ người nào cũng đều phải có đạo đức nghề nghiệp và có nhận thức chuyên môn đáng kể chứ không nên dùng những biện pháp mập mờ, gian lận thì bất kỳ người nào cũng không nên".

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, dù chính phủ Hà Nội đã có những quy định được ban hành văn bản trong lĩnh vực nghê thuật tổ chức những cuộc thi hoa hậu, người mẫu, nhưng trong thực tế vẫn chưa được thực hiện triệt để. Do đó, ông đưa ra đề xuất :

"Tôi thấy cần phải có quy định để có những chế tài kiểm soát số lượng các cuộc thi người đẹp. Phải có một quy định về chuẩn mực đạo đức đối với những người thi này. Nếu như họ vi phạm chuẩn mực đạo đức thì chúng ta sẽ thu hồi quyết định công nhận hoa hậu và tước quyền được công nhận đó bởi vì nếu không nó sẽ trở thành ngành kinh doanh béo bở qua những cuộc thi có người trục lợi, không đúng với ý nghĩa của nó và sẽ làm rối loạn xã hội. Hoạt động trong thời gian vừa qua mang lại rất nhiều trái ngọt nhưng cũng không thiếu những trái đắng và chúng ta phải nhìn một cách thấu đáo, quản lý thế nào để đảm bảo định hướng văn hóa Việt Nam".

Vẫn theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, cần phải xử lý nghiêm, xử phạt vi phạm hành chính thật nặng và phải có hậu kiểm trong lĩnh vực biểu diễn để làm sao quản lý đối với hoạt động nghệ thuật trong lãnh vực thi hoa hậu, người mẫu hiện nay.

Published in Việt Nam
vendredi, 05 octobre 2018 23:03

Chuyện lớn và chuyện nhỏ

Đã và đang có những khác bit trong cách đnh tính, đnh lượng gia Vit Nam vi thiên h và gia gii lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam vi dân chúng v "ln" và "nh"…

chuyen1

Khu đất 32,4 hecta Quc Cường Gia Lai mua t Cty Tân Thun thuc Thành y Thành phố Hồ Chí Minh

***

Bộ Tài chính va công b quyết đnh b nhim ông Dương Phú Đông làm Cục trưởng Cc Hi quan thành ph Hà Ni (1).

Ông Đông là một người tng… ni như cn. Năm 2016, lúc xy ra scandal Công ty Euro Auto làm gi hóa đơn, chng t đ trn đ loi thuế, phí khi nhp cng 133 chiếc xe nhãn hiu BMW vào Vit Nam, ông Đông – khi đó là Cục trưởng Cc Kim tra sau thông quan ca Tng cc Hi quan - tng b đình ch công tác đ kim đim xem hi quan có thông đng vi Euro Auto, giúp công ty này trn 6,5 t đng thuế nhp cng hay không.

Sau nửa năm khi t v buôn lu xy ra tại Euro Auto, công an Vit Nam đã tng giam ba người là lãnh đo, nhân viên ca công ty này nhưng t tháng 4 năm 2017 đến nay, v án vn còn nm trong tay các cơ quan tiến hành t tng, chưa được xét x (2).

Hai năm đủ đ hóa bùn nhiu th, k c trách nhiệm ca nhng viên chc hi quan có liên quan đến v buôn lu và gi, B Tài chính quyết đnh giao cho ông Đông trng trách mi.

Trong scandal vừa đ cp, ông Đông tng phân bua vi báo gii : Ông giao cho thuc cp ký tt c các loi giy t khiến người ta nghi ngờ có s thông đng gia hi quan vi Euro Auto ch không ký gì c, chuyn b đình ch công tác ch nhm giúp người đng đu có điu kin đ kim đim trách nhim ca mình và xem xét – x lý k lut thuc cp mà thôi (3).

Cho dù truy cứu trách nhiệm người đng đu vn được xem là nguyên tc x lý các sai sót, vi phm pháp lut nhưng điu đó luôn được xem là chuyn… "nh", thành ra lưu dng, thm chí tái b nhim nhng người như ông Đông vào các v trí cao hơn, quyn hn ln hơn, trách nhim nng n hơn là bình thường. Quy hoch – sp đt mt s cá nhân vào nhng v trí lãnh đo ch cht trong h thng chính tr, h thng công quyn mi là chuyn… "ln", còn nhng cá nhân đó có đ tư cách, đ năng lc hay không là chuyn… "nh".

Bởi có s khác bit trong quan niệm v chuyn… "nh" - chuyn… "ln", nên hin trng vài trăm ngàn thanh niên tt nghip đi hc, tt nghip cao hc không tìm được vic làm tr thành chuyn… "nh" c trong mt B trưởng Giáo dc (4) ln lãnh đo chính ph (5). Do hàng triu cá nhân có học vn cao tht nghip hoc không được làm nhng công vic mà h tng dc sc hc hành b xem là "nh", thành ra sinh lc, m hôi, nước mt, tài sn ca hàng chc triu gia đình đã dn vào đường hc vn, giúp con em mình đi ti đích, tr thành vô nghĩa, cũng bị cho là "nh".

Với thiên h, hc vn và n lc vươn lên không ngưng ngh là chuyn… "ln" vì nó giúp người ta thoát khi đói nghèo. Vit Nam, chúng là chuyn… "nh". Mun hoán ci s phn phi được "quy hoch". Được "quy hoch" mi là chuyện… "ln" vì nó va giúp đương s có mi th, k c hc v, hc hàm, va giúp gia đình, gia tc đương s r ràng, trong mt s trường hp, mt s v trí, được "quy hoch" còn đng nghĩa vi to điu kin cho c gia đình, gia tc "lưu danh thiên c" qua các nhà thờ tc, nhà th t, lăng tm nguy nga.

***

Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cũng va công b mt s quyết đnh liên quan đến b nhim, sp đt nhân s ca cơ quan này. Theo đó, bà Thái Th Bích Liên, Thành y viên đang đm nhim vai trò Chánh Văn phòng ca Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh được điu chuyn làm Phó Bí thư Đng y Khi Dân - Chính - Đng. Ging như ông Đông, bà Liên cũng tng… ni như cn.

Cách nay nửa năm, báo gii phát giác Công ty Quc Cường Gia Lai ch phi tr 419 t đng đ được "quyn s dng" 34,2 héc ta đt mà giá trị được cho là ti 2.400 t đng. S dĩ Công ty Quc Cường Gia Lai li chng… 2.000 t đng trong thương v va k vì Công ty Đu tư và Xây dng Tân Thun chu bán… r. Lý do Công ty Đu tư và Xây dng Tân Thun bán đt vi giá r như cho, vì Thành y Thành phố Hồ Chí Minh – ch qun ca doanh nghip này - ch mun như vy.

Chuyện v l, Thành y Thành phố Hồ Chí Minh ra lnh cho Công ty Đu tư và Xây dng Tân Thun hy hp đng chuyn nhượng quyn s dng 34,2 héc ta xã Phước Kin, huyn Nhà Bè cho Công ty Quc Cường Gia Lai (7). Dù chuyện mua – bán đã hoàn tt và thương v to ra khon li c… 2.000 t, tuy Thành y Thành phố Hồ Chí Minh ch là đi din cho mt t chc chính trng cộng sản Việt Nam) Sài Gòn, thành ra v nguyên tc, không nhng không th mà còn không được phép can d vào hot đng kinh doanh của các doanh nghip, xâm hi quyn t do kinh doanh nhưng đáng ngc nhiên là Công ty Quc Cường – Gia Lai đng ý tr li đt, nhn li tin mà không thc mc, khiếu ni gì c !

Có thể nh vy mà bà Thái Th Bch Liên – Chánh Văn phòng Thành y Thành phố Hồ Chí Minh, nơi thay mt Thành y Thành phố Hồ Chí Minh truyn đt các ch đo, giám sát hot đng ca các doanh nghip ca Thành y Thành phố Hồ Chí Minh ch b… khin trách (8). V công qu suýt mt 2000 t là chuyn… "nh" vì Thành y Thành phố Hồ Chí Minh đã hóa gii được hu qu nghiêm trng. Qua báo giới, bà Võ Th Dung – Phó Bí thư Thành y Thành phố Hồ Chí Minh - nhn nh công chúng, đng xem vic điu chuyn bà Liên t v trí Chánh Văn phòng sang làm Phó Bí thư Đng y Khi Dân - Chính - Đng ca Thành y Thành phố Hồ Chí Minh là mt hình thc k lut. S dĩ Thành y Thành phố Hồ Chí Minh điều chuyển bà Liên vì Đng b Khi Dân - Chính - Đng là Đng b ln, có nhiu Đng viên là cán b ch cht ca Thành phố Hồ Chí Minh, thành ra cn kinh nghim và năng lc ca bà Liên đ nâng cao hiu qu công tác xây dng Đng (9). Đó mi là chuyn… "ln" !

***

Đang có vài chuyện còn ln hơn na ! Ví d sau Hi ngh Trung ương 8 ca Ban Chp hành Trung ương (Ban chấp hành trung ương) Đng cộng sản Việt Nam khóa 12, gii lãnh đo Đng cộng sản Việt Nam s ban hành… "Quy đnh trách nhim nêu gương ca cán b, đng viên", theo đó, cán b, đng viên s luôn xem li ích quc gia - dân tc là ti thượng, s hết lòng, hết sc phng s T quc, phc v nhân dân, s hy sinh li ích cá nhân, ly s hài lòng, m no, hnh phúc ca nhân dân làm mc tiêu (10)…

Nhìn một cách tng quát, Hi ngh Trung ương 8 ca Ban chấp hành trung ương Đng cộng sản Việt Nam khóa 12 đang diễn ra ti Hà Ni ha hn nhiu chuyn… "ln" lm… Chng hn, y viên B Chính tr, thành viên Ban Bí thư, y viên Ban chấp hành trung ương Đng cộng sản Việt Nam s ch đng t chc nếu không đ uy tín, không hoàn thành nhim v chính tr. Đó rõ ràng là chuyn… "ln". Còn da vào đâu để xác đnh là đ uy tín, là hoàn thành nhim v s là chuyn… "nh".

Những viên chc thường thường như bà Liên, sau nhng v như chuyn nhượng đt cho Công ty Quc Cường – Gia Lai, suýt làm công qu mt toi 2.000 t đng mà vn được xem là đ uy tín, hoàn thành nhiệm v, được tín nhim đ tiếp tc ph trách vic "nâng cao hiu qu công tác xây dng Đng" thì s có nhng y viên B Chính tr, thành viên Ban Bí thư, y viên Ban chấp hành trung ương Đng cộng sản Việt Nam b xem là thiếu uy tín, không hoàn thành nhim v chính tr ?

Năm ngoái, từng có nhiu chuyn… "ln" khác. Ví d B Chính tr tuyên b s không có vùng cm trong vic kim tra, giám sát tài sn. S kim tra, giám sát c tài sn ca các y viên B Chính tr, thành viên Ban Bí thư và hàng ngàn cán b, đng viên do hai quan này qun lý (11). Đó rõ ràng là chuyn… "ln". Còn công b các t khai tài sn cho "dân biết, dân bàn, dân kim tra" thì là chuyn… "nh" nên không cn làm và trên thc tế, Tng Bí thư Đng cộng sản Việt Nam đã chính thc khng đnh không làm vì "nhy cm" (12).

***

Dẫu cho nhng vn đ dn ti bt đng trong lượng đnh "ln" – "nh" gia gii lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam vi dân chúng càng ngày càng nhiu nhưng nhìn chung, gii lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam vẫn rt gii trong vic to ra các chuyn… "ln" đ thiên h bàn lun, quên nhng chuyn… "nh" dù cuc sng, tương lai ca h gn cht vi nhng chuyn… "nh" !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 05/10/2018

Chú thích

Published in Diễn đàn

Những tranh luận sôi nổi mấy ngày qua xung quanh chuyện "thủ khoa chăn lợn" gợi lên trong chúng ta không ít suy nghĩ.

Trong đó một vấn đề mà hẳn ai cũng sẽ phải thêm một lần xem xét lại : giỏi kiến thức có đồng nghĩa với "giỏi", và nó có phải sự đảm bảo cho thành công trong đường đời ? Suy nghĩ này thực ra không phải chỉ đặt ra ở bậc đại học, mà nó theo suốt các bậc phụ huynh và các em học sinh bắt đầu từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Qua quan sát, tôi nhận thấy rằng rất nhiều phụ huynh, trong khi quan tâm đến "chất lượng giáo dục" hay mong mỏi con mình học giỏi, thậm chí xuất sắc… thì hầu như không hình dung ra được thực sự, con mình cần được học điều gì ở trường, ở nhà và ra ngoài xã hội. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm nay ở lớp con tôi mới ở cấp tiểu học (lớp 3,) các vị phụ huynh đã đặt vấn đề là các cháu phải được học thế này, thế kia để chuẩn bị đủ kiến thức cho… vào lớp 10 và thi đại học. Cụ thể hơn, có vị khác còn đề nghị cô giao thật nhiều bài tập để về nhà các cháu kín thời gian, không có thời gian nghịch lăng nhăng, đồng thời, học nhiều các cháu sẽ giỏi hơn.

Có thể thấy đến nay, cùng với toàn bộ nền giáo dục, chúng ta vẫn tiếp tục hiểu rằng giỏi được đánh giá bằng kiến thức. Chính vì thế mới có những vị phụ huynh đặt vấn đề là cần chuẩn bị kiến thức cho các con từ bé để sau này các cháu có nền tảng vững chắc, và chính tôi mấy năm trước cũng đã hiểu như thế.

thulkhoa1

Tốt nghiệp rồi thất nghiệp - Ảnh minh họa

Tìm hiểu các nước tiên tiến về giáo dục qua ngay các bài báo, cuốn sách có thể tiếp cận được, chúng ta sẽ không thấy những chuyện kiểu như "Mẹ Do Thái dạy con lớp 5 học tích phân", mà đa phần là chuyện về nếp sống kỷ luật, ngăn nắp, cách làm việc nhóm, cách thuyết trình tự tin, cách khơi gợi sự sáng tạo trong trẻ… Ngẫm nghĩ thật kỹ, chúng ta sẽ thấy "cái đinh" của vấn đề nằm ở chỗ, những nền giáo dục đó chú trọng giáo dục kỹ năng.

Cũng không nên như vậy là bỏ rơi việc dạy kiến thức, là học sinh không cần kiến thức hoặc không có kiến thức sau quá trình học tập… Có điều là những kiến thức đó là kiến thức sống hay chết, có áp dụng được vào thực tiễn hay không, lại là chuyện khác.

Lâu nay không ít lần chúng ta nghe những thông tin về cử nhân thất nghiệp quá nhiều, và tốt nghiệp đại học xong vẫn "lơ ngơ như bò đội nón", không biết cách ngay cả viết một CV xin việc chuyên nghiệp, chứ chưa nói đến làm việc. Kiến thức sách vở chưa đánh giá được giỏi hay dở, nhưng chắc chắn không áp dụng được bao nhiêu vào công việc thực tế.

Bởi vì các em được dẫn hướng sai từ nền giáo dục, từ các bậc phụ huynh đều quá đặt nặng kiến thức. Trong khi điều các em cần ngoài kiến thức chính là việc rèn luyện, được giáo dục kỹ năng. Thông qua giáo dục kỹ năng suốt cả quá trình học tập mười hai năm, rồi đại học… các em tự khắc sẽ có kiến thức. Kiến thức nào chưa có, các em cũng sẽ biết nhanh chóng tự bổ sung, tự biết phải tìm kiếm ở đâu.

Tôi có một người bạn đi làm bao giờ cũng được đánh giá là giỏi, nhưng ngẫm kỹ không ai đánh giá kiến thức của anh ấy cả, vì có cơ man những điều anh ấy chưa biết. Nhưng mọi người đánh giá anh ở khả năng tìm kiếm thông tin về điều chưa biết, biết cách lục lọi và suy nghĩ tìm phương án giải quyết vấn đề… và ngay cả những điều đơn giản nhất như khả năng đánh máy bằng 10 ngón thành thục như một nhân viên văn phòng. Hơn hết thảy, đó là khả năng sắp xếp công việc khoa học, không bị chồng chéo của anh.

Quay lại với cô bé "thủ khoa chăn lợn". Ở góc độ kiến thức, với tấm bằng thủ khoa, em được công nhận là giỏi. Nhưng dường như em chưa được trang bị những kỹ năng vô cùng quan trọng để bước vào đời, mà trước hết là "đánh giá phân tích thị trường đầu vào, đầu ra…" để tìm việc, sau đó là kỹ năng phân tích lợi hại, để đưa ra lựa chọn, biết chọn cái tốt nhất trong hoàn cảnh và hi sinh đi một số thứ khác… Có lẽ do vẫn bám vào lối mòn "phải vào biên chế" nên em rơi vào hoàn cảnh khó khăn, ít ra từ góc độ "học nghề mà không được làm nghề".

Câu chuyện này khiến tôi nhớ đến cô giáo chủ nhiệm của con tôi ở trường tư. Đã có không ít phụ huynh hoài nghi vì cô còn rất trẻ, mới ra trường chưa bao lâu. Nhưng qua những lần tiếp xúc, chúng tôi đã thay đổi suy nghĩ.

Trong 3 cô giáo mới được tuyển về, cô là người duy nhất được đứng lớp ngay năm đầu tiên, không chỉ do tốt nghiệp loại giỏi, mà còn do tự tin, các kỹ năng sống, kỹ năng xã hội được trang bị đầy đủ và phong phú. Hơn nữa việc dám bỏ lại mong ước "biên chế" từ thời cha mẹ, dám bước chân vào môi trường cạnh tranh của trường dân lập ở Thủ đô xa nhà, cũng đã là một lựa chọn dũng cảm, độc lập với một cô gái trẻ còn đầy bỡ ngỡ. Trong một nền giáo dục còn thiếu hụt quá lớn về đào tạo kỹ năng, hẳn những phẩm chất này chủ yếu do cô tự rèn luyện mà có.

Vậy mới thấy, "thủ khoa chăn lợn" không chỉ là câu chuyện của riêng ai, riêng trường hợp nào, mà là một dịp để mỗi chúng ta nhìn lại nền giáo dục cũng như quan điểm về giáo dục của chính mình.

Phúc Lai

Nguồn : TuanVietnamNet, 15/10/2017

Published in Diễn đàn

Hiện tượng giới trẻ hoài nghi về giá trị của tấm bằng đại học đã xảy ra thường xuyên trong những năm gần đây. Điển hình gần đây nhất là vụ việc một hot girl 20 tuổi ở Biên Hòa đã so sánh giá trị của tấm bằng đại học với cuộn giấy vệ sinh. Bài viết của cô được đăng tải trên trang cá nhân và đã "gây bão" mạng xã hội với nhiều ý kiến trái chiều.

bangcap1

Sinh viên đại học dự lễ tốt nghiệp ở Quốc Tử Giám hôm 18/11/2014 - AFP

Vì sao một bộ phận người trẻ không còn tin vào giá trị "đổi đời" của bằng cấp và những thay đổi gì cần được hệ thống giáo dục và các sinh viên thực hiện để tấm bằng đại học phát huy đúng giá trị của nó.

Tấm bằng đại học thời nay

Trên trang cá nhân của mình, cô gái trẻ tuyên bố :

"Tấm bằng Đại học đẹp đấy, oai đấy, nhưng một ngày không có nó không ai đi tìm nó cả.... Còn một cuốn giấy vệ sinh thì không thể thiếu".

Nếu ai đó hỏi tôi : Tấm bằng Đại học có thật sự quan trọng không ? Tôi sẽ nói "Không" ! Tôi đã tự đi một con đường dài, bằng đôi chân của một cô gái không bằng cấp 2, chưa giàu bằng ai, chỉ nỗ lực bằng ước mơ và niềm tin vào chính mình".

Những chia sẻ của cô gái này nhanh chóng nhận được các luồng ý kiến trái ngược nhau. Bạn trẻ Giang Bùi nói trên Facebook :

"Em không biết chị thành công thế nào, cũng không tranh cãi giàu nghèo nhưng em chỉ muốn nói là học đại học không phải con đường duy nhất, nhưng là con đường nhanh nhất và có thể chính là bằng phẳng nhất.

Bạn K.T.V 23 tuổi lại đồng tình với quan điểm của cô gái này :

Tôi đã đọc rất kỹ bài viết của cô gái này. Dù không quen biết, chưa từng một lần gặp gỡ nhưng tôi đồng tình với những ý kiến của bạn gái này.

Thực tế là tôi đã từng học Đại học ở Việt Nam nhưng sau đó cảm thấy không thật sự phù hợp nên đã quyết định lựa chọn con đường vừa du học vừa làm thêm trải nghiệm.

Còn theo Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang, Nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phát ngôn của cô gái mặc dù thiếu văn hóa, nhưng cũng phần nào thể hiện đúng thực trạng giáo dục hiện nay của Việt Nam. Theo ông, một trong những lý do dẫn tới giá trị của bằng đại học Việt Nam bị suy giảm là vì số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm quá nhiều :

Tâm lý của tất cả người dân, đặc biệt là nông dân, họ nhìn thấy rằng việc có tấm bằng đại học có thể thay đổi cuộc sống cho con cháu tương lai cho nên họ dồn hết sức cho đi học đại học. Đứng về góc độ giáo dục, hiện tại Việt Nam đang thiếu hụt giáo dục hướng nghiệp, còn thiếu và yếu. Hầu hết các trường phổ thông không có hướng nghiệp nên người ta cứ nghĩ học xong phổ thông là phải thi đại học.

bangcap2

Sinh viên đại học dự lễ tốt nghiệp ở Quốc Tử Giám hôm 18/11/2014 AFP

Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang dẫn một ví dụ về một khảo sát do chính ông thực hiện với hàng ngàn hộ nông dân Việt Nam. Câu hỏi là nếu có điều kiện cho con học đến đâu, thì hơn 70% người được hỏi chọn cấp Tiến sĩ.

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển IDS tự giải thể, nhiều người trẻ tỏ ra nghi ngại về giá trị bằng đại học của Việt Nam là vì chất lượng giáo dục đại học không cao, và nó đào tạo ra một số lượng đông người thất nghiệp :

Không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới, tình trạng thương mại hóa giáo dục đã xảy ra. Mọi thứ bằng cấp trở thành thứ đồ hàng hóa để mua bán. Đây là một xu hướng rất đáng tiếc trên thế giới nói chung và ở Việt Nam điều này càng thể hiện rõ hơn trong thời gian vừa qua.

Một trong những biểu hiện của hiện tượng thương mại hóa trong giáo dục là tình trạng mua bằng giả tràn lan. Theo Bộ Giáo dục và đào tạo, tính đến đầu năm 2001, đã phát hiện hơn 3.000 trường hợp sử dụng văn bằng bất hợp pháp, trong đó có hơn 1.000 công chức bị phát hiện dùng bằng giả. Còn theo số liệu của Sở Giáo dục và đào tạo Sóc Trăng năm 2011, toàn tỉnh có đến 284 cán bộ sử dụng bằng giả, trong đó có 107 viên chức ngành giáo dục.

Một báo cáo khác của Bộ Lao động, thương binh và xã hội công bố đầu năm nay cho thấy tính đến quý 4 năm ngoái, cả nước có hơn 218.000 người trình độ đại học trở lên thất nghiệp.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng người có bằng đại học thất nghiệp là do tư tưởng "phải làm quan" trong bộ máy Nhà nước :

Ở Việt Nam người ta có tâm lý từ xa xưa là học ra muốn để làm quan, chạy đổ xô vào khu vực nhà nước. Trong khi bộ máy nhà nước đã phình rất to rồi, và nó cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ lượng công ăn việc làm. Mà tuyệt đại bộ phận việc làm phải ở khu vực tư nhân tạo ra.

Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang lại cho rằng việc đổ sô vào học các ngành được đồn đoán là "hot" chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cầm bằng trong tay mà việc không có :

Thực tế là việc làm không có nhiều đến vậy cho những người tốt nghiệp đại học. Chương trình đào tạo cũng có nhiều điều cần cải tiến, chưa đáp ứng được nhu cầu. Đấy là còn chưa kể đến việc tư vấn yếu, do đó vào đại học sinh viên cứ sô vào những ngành nghe đồn là dễ kiếm việc, lương cao thì tự nhiên khối đó rất đông ví dụ như quản trị kinh doanh, luật…

Mới đầu tháng 6 vừa qua, công luận xôn xao vụ một cử nhân đại học đã treo cổ tự sát. Theo lời kể của một người bạn thân, anh này tốt nghiệp đại học đã nhiều năm nhưng không kiếm được việc làm đúng chuyên ngành và thời gian trước đó liên tục than phiền với bạn bè về công việc.

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương bình - Xã hội năm 2011, tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành, trái nghề đang chiếm khoảng 60%.

Tập bơi trong nước lớn

Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang cho rằng để giảm tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp cần điều chỉnh chất lượng nền giáo dục và thực hiện tư vấn nghề nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông :

Trước hết phải có cách nào đó để nâng cao chất lượng giáo dục, không phải cứ cao lên là thành chất lượng cao mà phải phù hợp với xu thế chung của thế giới, với hoàn cảnh của Việt Nam và trình độ kinh tế của một đất nước. Thứ hai, phải sớm đưa vào trường phổ thông lực lượng chuyên gia hướng nghiệp. Họ sẽ theo dõi từng học sinh và có những lời khuyên cho học sinh nên đi hướng nào là tốt.

Bổ sung quan điểm của Giáo sư Vũ Minh Giang, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng mặc dù nền giáo dục Việt Nam hiện tại còn nhiều khó khăn nhưng học sinh cũng không nên vì vậy mà chán nản buông xuôi việc học, mà thay vào đó hãy tự chủ và năng động hơn trong học tập để tương lai sau khi ra trường thuận lợi hơn :

Thái độ tích cực nhất của sinh viên trong hoàn cảnh này là tự chủ, tìm mọi cách để học, không chỉ học ở trường, mà còn học qua công việc, qua mối quan hệ và phải học suốt đời. Như vậy để thấy rằng dù học đại học hay cao đẳng cũng chỉ là một bước để cho mình một nền tảng nhất định.

Ông nói thêm rằng đội ngũ sinh viên là những người nếu được giáo dục đúng đắn sẽ trở thành một lực lượng có tiếng nói rất ảnh hưởng, và thậm chí có thể thay đổi được cả thể chế giáo dục hiện nay.

Ngoài chuyện ôm tấm bằng đại học "chạy ngược chạy xuôi" tìm việc, sinh viên mới ra trường còn phải đối mặt với gánh nặng cơm áo gạo tiền khi đồng lương ít ỏi so với chi phí đắt đỏ ở đô thị. Theo khảo sát của trang dịch vụ việc làm trực tuyến JobStreet công bố hồi tháng 7/2015 thì mức lương của đa số sinh viên mới ra trường ở Việt Nam phần lớn dao động ở mức 2 - 5 triệu đồng/tháng.

Lan Hương

Nguồn : RFA, 26/206/2017

Published in Diễn đàn

Học thì lười, làm thì dở, đứng núi nọ trông núi kia, thất nghiệp còn kêu ai ?

"Việc làm nơi đây không thiếu, nhưng nó không dành cho những người lười lại luôn ảo tưởng vào bản thân" - một giám đốc công ty tư nhân cho biết.

Ngày càng có nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp. Đã có nhiều bài viết của các chuyên gia, những người làm quản lý, những nhà tuyển dụng… phân tích, lý giải nguyên nhân và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này.

Ở phạm vi bài viết này, người viết chỉ muốn nói đến một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng tỉ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp chính là việc kén chọn công việc, đòi hỏi thù lao của nhiều bạn trẻ hiện nay.

hoc1

Sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngày hội "Phỏng vấn - Tuyển dụng". (Ảnh : Tuoitre.vn)

Chê việc và chê lương thấp

Nhiều người cho rằng "vào biên chế" mới là có việc làm ổn định.

Chẳng hạn, công việc kế toán ở một trường học hoặc một cơ quan nào đó có biên chế trả cho một sinh viên mới ra trường chưa tới 3 triệu đồng/tháng nhưng vẫn rất đông người muốn được vào làm.

Thậm chí có gia đình vẫn sẵn sàng chi ra một số tiền không nhỏ để có được việc làm ấy. Theo họ, "dù lương thấp nhưng công việc nhàn hạ và ổn định".

Ngược lại, làm kế toán ở một công ty tư nhân với lương khởi điểm cho sinh viên đại học là 5 triệu đồng nhưng vẫn không nhiều người mặn mà.

Họ cho rằng lương ít, áp lực công việc cao và việc làm không ổn định (theo suy nghĩ của nhiều người công ty tư nhân họ thích đuổi mình lúc nào thì đuổi).

Và thực tế đang có rất nhiều sinh viên ra trường không chịu đi làm ở những xí nghiệp, công ty tư nhân dù cho công việc ấy rất đúng chuyên môn đã học.

Họ sẵn sàng nằm ở nhà hoặc đi lông bông đây đó để đợi gia đình xin công việc nhàn hạ hơn.

Số khác, cứ làm ở nơi này vài ba tháng lại chạy qua nơi khác dăm bảy tháng.

Cuối cùng, cũng chẳng trụ được nơi nào vì các em luôn có tư tưởng "đứng núi này trông núi nọ" nên chẳng bao giờ ổn định cả.

Con của một số người quen của tôi cũng nằm trong tình trạng này. Có em tốt nghiệp trường cao đẳng Ngân hàng, em học trường đại học Kinh tế, Sư phạm… nhiều nơi nhận làm nhưng các em vẫn ở nhà chờ việc khác.

Theo lời kể của em học Ngân hàng, "con làm kế toán cho một Ngân hàng cổ phần ở Sài Gòn, lương tháng khởi điểm chỉ có 5 triệu đồng mà công việc rất áp lực. Với số tiền ấy, chi ăn uống, xăng xe và thuê nhà là hết nên con bỏ về quê".

Em học đại học Kinh tế cho biết : "Con tốt nghiệp ở một trường có tên tuổi nhưng làm kế toán cho một xưởng may với mức lương khởi điểm 5,5 triệu/tháng thì thiệt quá. Bởi thế, mới làm được mươi tháng là em bỏ ngang về nhà".

Còn em học cao đẳng Mầm non tâm sự : "Con không muốn đi dạy các trường tư thục lương khởi điểm chỉ 3 triệu mà giờ giấc không ổn định và vất vả quá. Con ở nhà chờ đợt thi công chức sắp tới để tham gia".

Đó mới chỉ là 3 trong hàng ngàn sinh viên ra trường nói là thất nghiệp nhưng thật ra các em luôn chê việc và chê lương thấp.

Nhưng có một điều khó hiểu rằng tại sao công việc ở các cơ quan nhà nước, lương khởi điểm của họ thậm chí chỉ bằng phân nửa lương các xí nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn trả nhưng lại có rất ít người từ chối ?

Hãy biết vận động đừng than vãn

Một người bạn của tôi (đi lên từ hai bàn tay trắng với đủ các công việc không tên) hiện đang làm giám đốc một công ty tư nhân ở thành phố cho biết :

"Việc làm nơi đây không thiếu, nhưng nó không dành cho những người lười lại luôn ảo tưởng vào bản thân".

Báo Tiền Phong ngày 4/8/2004 có đăng bài "Giải mã hiện tượng ngày càng nhiều người có bằng cấp thất nghiệp".

Trong đó chia sẻ về câu chuyện của cô sinh viên Đào Thị Hằng hiện là chủ thương hiệu Mắm Thuyền Nan (thị trấn Ái Tử, Triệu Phong, Quảng Trị).

Tốt nghiệp đại học loại giỏi, tiếng Anh tốt nhưng Hằng từ chối vào làm ở một cơ quan nhà nước cấp tỉnh.

Hằng chọn công việc vất vả hơn với mức lương chưa đến 2 triệu đồng/tháng, vì đây là công việc cô yêu thích và tin sẽ học được rất nhiều điều khi làm công việc này.

Để có thêm thu nhập, Hằng đi dạy kèm Toán và tiếng Anh vào buổi tối. Hằng gặp người quản lý trực tiếp để yêu cầu giao thêm việc, không nhận phụ cấp, chỉ mong được dạy để trưởng thành trong công việc.

Sau hai năm làm việc không mệt mỏi, Hằng trưởng thành hơn nhiều trong nghề và nhận học bổng toàn phần học thạc sỹ ở Úc.

Từ câu chuyện của mình, cô khuyên các bạn trẻ : "Khi mới ra trường, các bạn đừng nên quá quan tâm chuyện lương bổng.

Nếu có công ty nào nhận, hãy làm việc một cách nhiệt tình, học hỏi thật nhanh và nhiều từ công việc hiện tại, kể cả những công việc nhỏ nhất.

Nên xác định đó là thời gian học việc, trải nghiệm thực tế. Sau thời gian đó, bạn đòi hỏi tăng lương cũng chưa muộn vì chẳng ông chủ nào để bạn ra đi khi bạn tạo ra giá trị dương cho công ty.

Khi không làm việc vì tiền, tiền sẽ tìm đến bạn".

Lời chia sẻ của Đào Thị Hằng là kinh nghiệm quý giá cho tất cả những sinh viên đã và đang mang hai chữ thất nghiệp bên mình.

Phan Tuyết

Nguồn : GDVN, 26/06/2017

Tài liệu tham khảo :

http://www.tienphong.vn/gioi-tre/giai-ma-hien-tuong-ngay-cang-nhieu-nguoi-co-bang-cap-that-nghiep-743281.tpo

Published in Diễn đàn

Đầu năm 2017, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại đã 'nóng hầm hập' (Tin Tức, 25/01/2017)

Chỉ trong tháng đầu năm, nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại điển hình đã bị lực lượng hải quan và công an phát hiện và bắt giữ.

buonlau1

Tính từ 16/12/2016 đến 15/01/2017, toàn ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ 974 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 10 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 9 tỷ đồng. Tổng cục Hải quan khởi tố 5 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác khởi tố 1 vụ.

Theo đó, ngày 14/1, tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh), Đội 5, Đội 6- Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) phối hợp với Phòng 1 - C47/Bộ Công an (đơn vị chủ trì) và các đơn vị đã bắt giữ 3 đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy. Tang vật thu giữ gồm : 8 kg ma túy tổng hợp dạng đá ; 8 điện thoại di động và nhiều tài liệu có liên quan khác.

Hiện C47 (Bộ Công an) đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra mở rộng theo quy định của pháp luật. Vụ việc bắt giữ có liên quan đến tuyến đường trọng điểm về ma túy từ Trung Quốc qua biên giới các tỉnh phía bắc về nội địa Việt Nam.

Cùng ngày, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực Miền Nam - Cục Điều tra chống buôn lậu đã phối hợp với C46 (Bộ Công an) bắt giữ 1 container của 1 doanh nghiệp hàng hóa nhập khẩu khai báo trên tờ khai là Tấm lợp lấy ánh sáng. Kết quả kiểm tra phát hiện hơn 1.000 thùng rượu ngoại các loại, 600 thùng sữa Ensure và 100 thùng bài tú lơ khơ. Tổng giá trị hàng hóa ước tính khoảng 10 tỷ đồng.

Vào ngày 15/01/2017, Đội kiểm soát Hải quan- Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng phối hợp cùng Công an huyện Bảo Lạc, Đội 1- Cục Điều tra chống buôn lậu, Phòng PC 46 (Công an tỉnh Cao Bằng) đã bắt giữ một đối tượng có hành vi vận chuyển hàng hóa trái phép.Tang vật thu giữ gồm 90.000 quả trứng gia cầm. Sau đó 3 ngày, Chi cục Hải quan cửa khẩu Vĩnh Hội Đông– Cục Hải quan An giang phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu Vĩnh Hội Đông, Công an xã Vĩnh Hội Đông tuần tra kiểm soát phát hiện một đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Hàng hóa vi phạm khoảng 40 tấn lúa hạt, chưa xác định được trị giá hàng hóa.

Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo- Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm - Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh và Công an huyện Hương Sơn đã tiến hành kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát Lào : UN-2628, tại địa điểm : Luồng nhập cảnh Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo vào ngày 20/01 đã phát hiện 300kg pháo do các đối tượng thu giấu dưới gầm của xe ô tô do hai đối tượng vận chuyển trái phép về Việt Nam để tiêu thụ.

Minh Phương

*******************

Vẫn là câu hỏi vì sao hơn 200.000 sinh viên ra trường lại thất nghiệp ? (GDVN, 25/01/2017)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp nhưng nguyên nhân quan trọng là bắt đầu từ phía cung – tức là phía đào tạo.

Đó là quan điểm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ khi bàn về thực trạng thất nghiệp hiện nay tại một cuộc hội thảo mới đây ở Đà Nẵng.

Các trường ra sức tuyển mà không nghĩ tới cung – cầu

Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện nay các trường đại học đang ra sức vơ vét tuyển sinh mà không hề bàn tính tới vấn đề cung – cầu.

Và đó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm.

buonlau2

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng, sinh viên đến trường chỉ học theo giáo trình, không thực hành khiến bản thân trở thành những "con cá chép" chuyên nghiệp. Ảnh : An Nguyên

Phó Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, hiện nay cơ sở dữ liệu về nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội và nguồn đào tạo nhân lực cho từng ngành nghề chưa được phổ biến.

Trong khi đó, các trung tâm dự báo nguồn nhân lực cũng có những con số dự báo về các lĩnh vực nhưng quá rộng và không đầy đủ.

"Những con số dự báo ấy là có, nhưng rồi không có trường đại học nào sử dụng được để xác định chỉ tiêu.

Bản thân học sinh hay phụ huynh không thể căn cứ để làm một kênh chọn lựa" ông Dũng nói.

Cũng theo ông Dũng, hiện nay các trường đại học chỉ xác định chỉ tiêu dựa trên năng lực hiện có. Với mức thu học phí thấp, để có thể vận hành được hệ thống tổ chức, các trường phải tuyển cho "hết chỉ tiêu" nhằm lấy số lượng bù vào.

"Trung bình mỗi tỉnh, thành phố có tới 6,6 trường đại học, cao đẳng nhưng lại không có đơn vị nào kiểm soát số lượng nguồn nhân lực đào tạo theo từng ngành nghề.

Đó là nguyên nhân dẫn đến số lượng nhân lực cung – cầu theo từng ngành nghề tương ứng khó có thể gặp nhau" ông Dũng nói.

Đồng quan điểm trên, Giáo sư Tiến sĩ Đặng Kim Vui - Giám đốc đại học Thái Nguyên cho rằng, các trường đại học, cao đẳng hiện nay đang đào tạo một cách tràn lan, không theo một quy chuẩn cụ thể nào.

"Ngay cả ngành Y là một trong những ngành hót nhất nhưng vẫn đào tạo, tuyển sinh một cách ồ ạt.

Khiến các bệnh viện đáp ứng không nổi số lượng sinh viên đến xin thực hành. Việc này dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt kiến thức chuyên ngành ngay sau khi ra trường" Giáo sư Vui nhấn mạnh.

Trong vấn đề này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhìn nhận rằng, hiện này công tác dự báo còn rất hạn chế.

"Có một thực tế là việc đầu tư cho nghiên cứu dự báo còn hạn chế, chủ yếu vẫn là dự báo dựa vào kinh nghiệm.

Cho nên, dẫn tới nhiều ngành rất có triển vọng, nhu cầu thị trường rất lớn nhưng ta lại không đáp ứng được. Trong khi đó có những ngành đào tạo bị bão hòa" Bộ trưởng đánh giá.

Từ đó ông Nhạ chỉ đạo, trước khi tuyển sinh, chính các trường đại học phải dự báo được tình trạng lao động của xã hội để cung ứng sinh viên sau khi ra trường vào các vị trí đó sao cho hợp lý.

Sinh viên bị biến thành những "con cá chép"

Nhiều ý kiến cho rằng, chất lượng sinh viên hiện nay không cao và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ, hiện nay ở nhiều trường đại học, tỉ lệ sinh viên/lớp quá lớn.

Ngoài ra, nhiều giảng viên cũng không tập trung vào việc dạy học mà "chân trong, chân ngoài" đi làm thêm.

Các sinh viên đến trường chỉ học theo giáo trình, không thực hành khiến bản thân trở thành những "con cá chép" chuyên nghiệp.

Nhiều chuyên gia thì cho rằng, hiện nay số lượng các trường đại học quá nhiều, họ tuyển sinh ồ ạt nên chất lượng giáo dục đi xuống.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng tiếp tục nêu quan điểm, cả nước có hơn 400 trường đại học và cao đẳng, chất lượng đào tạo ở mỗi trường là khác nhau.

Và chắc chắn rằng không phải tổ chức đào tạo nào cũng đảm bảo được chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

Đây cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến việc sinh viên thất nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Không phải trường đại học, cao đẳng nào cũng đủ nhân lực để có thể xây dựng và triển khai chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội – ông Dũng nói.

Ngay cả những trường đại học tốt cũng không thể đảm bảo đáp ứng được nhu cầu xã hội 100%.

Vì vậy, vấn đề này là tất yếu và bình thường. Giống như một lớp sinh viên đại học, dù là đã đạt chuẩn đầu vào, nhưng sau 4 năm học thì có em học vượt, có em học xuất sắc, có em học khá và có em không thể ra trường.

Cơ chế thị trường cũng vận hành theo cách đó, tổ chức đào tạo nào không đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì tất yếu sẽ tự bị loại trừ.

"Tuy nhiên, vấn đề dễ thấy là từ trước đến nay, chẳng có trường đại học, cao đẳng nào bị đóng cửa.

Nhưng con số trường trung cấp nâng cấp thành cao đẳng, trường cao đẳng nâng cấp lên đại học thì thường xuyên" ông Dũng chia sẻ.

Công tác dự báo còn rất kém

Nhiều chuyên gia nhìn nhận, để xảy ra tình trạng thất nghiệp là do công tác dự báo của các trường còn rất yếu.

Việc truyền tải nội dung hướng nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Ở các trường Trung học phổ thông chỉ có một vài giáo viên hướng nghiệp.

Các giáo viên hướng nghiệp cũng chỉ được tập huấn qua loa, dạng "cưỡi ngựa xem hoa". Việc dạy hướng nghiệp theo kiểu "cho có dạy" đã gây nên nhiều hệ lụy.

Từ đó, các chuyên gia cho rằng, việc hướng nghiệp cần được chuyên nghiệp hóa, cần được quan tâm nhiều hơn.

Tư vấn hướng nghiệp không chỉ tư vấn cho học sinh, mà còn phải tư vấn cho phụ huynh.

"Lâu nay các trường đại học tự thân vận động, tự tổ chức tư vấn và quảng bá để tuyển sinh.

Một số trường, thì chỉ lo quảng cáo mà quên mất trách nhiệm của mình là chuyên gia tư vấn, cần mang lại sự hiểu biết đúng đắn, trung thực về ngành nghề và các bậc đào tạo.

Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều em học sinh và phụ huynh "dở khóc dở cười" với quyết định chọn ngành, chọn nghề của mình.

Quan điểm "học đại học để đổi đời" cứ dẫn dắt thế hệ này rồi đến thế hệ khác. Dẫn đến việc ai cũng muốn vào đại học" ông Dũng nêu thực tế. 

An Nguyên

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 2