Vụ Trương Mỹ Lan ‘lớn chưa từng thấy’, hậu quả ‘rất nghiêm trọng’
VOA, 29/11/2023
Vụ án bà Trương Mỹ Lan thao túng, rút ruột ngân hàng SCB có quy mô ‘từ trước đến nay chưa từng thấy’ trong lịch sử cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam và để lại hậu quả kinh tế-xã hội vô cùng to lớn, các nhà quan sát từ trong nước nhận định với VOA.
Chủ tịch Tập đoàn Cạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan bị công an bắt ngày 7/10/2022
Bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã bị truy tố hàng loạt tội danh bao gồm ‘Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng’, ‘Đưa hối lộ’, ‘Tham ô tài sản’ và ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ liên quan đến việc phát hành trái phiếu ‘rác’ cho dân. Tất cả những tội danh này đều xảy ra tại hay liên quan đến ngân hàng SCB.
Những con số ‘khủng’
Kết luận điều tra của Bộ Công an được công bố hôm 17/11 cáo buộc bà Lan đã biến ngân hàng SCB thành sân sau để bà bòn rút tiền cho bản thân cũng như cho hoạt động kinh doanh của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát. Có đến 93% số tiền mà SCB huy động được là để cho bà Lan và tập đoàn của bà vay.
Cụ thể, trong khoảng thời gian 10 năm kể từ ngày 1/1/2012, tức là từ khi SCB đi vào hoạt động, đến ngày 7/10/2022, tức là ngày bà Lan bị bắt, SCB đã cho hệ sinh thái của bà Lan vay 2.500 lần với tổng số tiền là gần 1 triệu 67 nghìn tỷ đồng, tức là khoảng 45 tỷ đô la. Số dư nợ còn lại là 677.000 tỉ đồng, tương đương 28 tỷ đô la, và đều là nợ ‘không thể thu hồi’, theo cơ quan điều tra.
Ngoài ra, bằng cách lập các hồ sơ vay vốn khống, bà Lan đã chiếm đoạt của SCB trên 304.000 tỷ đồng, tiền lời là gần 130.000 tỉ đồng, cộng với 64.000 tỉ đồng thiệt hại được xác định của việc vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng. Tổng cộng, số tiền SCB bị thiệt hại do bà Lan là gần 500.000 tỷ đồng, tương đương gần 21 tỷ đô la.
Nếu chỉ tính riêng số tiền mà bà Lan đã chiếm đoạt của SCB là trên 304.000 tỷ đồng, quy ra đô la là khoảng 12,5 tỷ, thì con số này đã tương đương với hơn 3% GDP của Việt Nam vào năm 2022 (409 tỷ đô la), bằng 2,4% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế và chiếm 11% tổng dư nợ tín dụng cho bất động sản.
Số tiền này lớn gấp ba lần tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam hiện nay, lớn hơn tài sản của tất cả 5 tỷ phú đô la của Việt Nam cộng lại, và gấp 1,75 lần giá trị vốn hóa của tập đoàn Vingroup của ông Vượng (hơn 173.000 tỷ đồng).
Để so sánh, cao ốc Landmark 81, tòa nhà cao nhất và đắt nhất Việt Nam, tiêu tốn 300 triệu đô la. Số tiền 12,5 tỷ đô la mà bà Lan đã chiếm đoạt đủ để xây 42 cao ốc chọc trời như vậy. Số tiền trên 304.000 tỷ đồng cũng đủ để xây gần 61 cây cầu dây văng hoành tráng như cầu Mỹ Thuận 2 bắc qua sông Tiền đang được xây dựng với tổng số vốn đầu tư là 5.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh hàng triệu công nhân trong cả nước không có tiền mua nhà, dù là nhà ở xã hội theo mức giá của Nhà nước, giả sử một căn nhà xã hội có diện tích 50 mét vuông với giá 20 triệu đồng mỗi mét vuông thì số tiền bà Lan đã chiếm đoạt đủ để mua nhà cho 304.000 công nhân.
Đó chỉ là mới tính số tiền thiệt hại ở mức nhỏ nhất là 12,5 tỷ đô la, chưa tính tiền lời và tiền thiệt hại do vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, cũng như chưa tính số dư nợ mà hệ sinh thái của bà Lan không còn khả năng thanh toán cho SCB là 28 tỷ đô la.
Vụ án của bà Lan cũng có số tiền hối lộ cho một cá nhân được biết lớn nhất trong lịch sử tố tụng của Việt Nam, với cáo buộc bà Lan đã hối lộ 5,2 triệu đô la cho bà Đỗ Thị Nhàn, trưởng đoàn thanh tra do Ngân hàng Nhà nước cử tới thanh tra ngân hàng SCB. Khoản hối lội đó là để bà Nhàn bao che cho những vi phạm tại SCB.
‘Căm giận bọn hút máu dân’
Trao đổi với VOA, luật sư Trần Quốc Thuận, vốn từng là phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, bày tỏ lòng ‘căm giận, căm thù’ đối với bà Lan và đồng bọn của bà trong vụ án này mà ông mô tả là ‘bọn hút máu dân’.
Theo quan sát của ông, người dân và cán bộ khi nghe thông tin về vụ án ‘đều có cảm giác rất bàng hoàng’, nhưng do ‘đã chai lì’ trước những vụ việc tham nhũng lớn nên ‘nghe rồi tặc lưỡi vậy thôi’.
"Đây là vụ án chưa từng thấy, lớn nhất kể từ khi có Đảng cộng sản cầm quyền", ông Thuận cho biết.
Ông Nguyễn Hữu Vinh, còn được biết đến là blogger Ba Sàm, nhận định với VOA rằng hậu quả kinh tế trong vụ án của bà Trương Mỹ Lan là ‘rất khủng khiếp’.
Ông nhắc lại các vụ án kinh tế chấn động ở Việt Nam ở thế kỷ trước như vụ Nước hoa Thanh Hương của Nguyễn Văn Mười Hai, vụ Epco Minh Phụng cũng có số nạn nhân bị lừa đảo ‘đông khủng khiếp’ nhưng về quy mô thiệt hại thì ‘không thể so được với vụ án bà Trương Mỹ Lan’.
‘Tầm mức khuynh loát của vụ việc trong hệ thống ngân hàng và cả trong chính quyền rất là ghê gớm", ông nhận định.
Blogger này cho rằng hai vấn đề quan ngại hiện nay là tác động của vụ việc đối với hệ thống ngân hàng của Việt Nam – phải làm sao tránh sụp đổ dây chuyền – và bồi thường cho các nạn nhân của SCB như thế nào.
Tuy nhiên, ông cho rằng chính quyền Việt Nam ‘vẫn có thể giải quyết được hậu quả ở SCB’. Kể từ khi bà Lan bị bắt hồi tháng 10 năm ngoái, ngân hàng này đã bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt và hiện tại mọi hoạt động vay, gửi tiền ở ngân hàng này vẫn diễn ra bình thường.
Sẽ khắc phục được bao nhiêu ?
Chuyên gia tài chính-ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng đây là vụ án ‘vô tiền khoáng hậu’ trong lịch sử tố tụng của Việt Nam.
"Cái mà có lẽ đau lòng nhất là ngoài kia có hàng chục nghìn nạn nhân là những nhà đầu tư vào các trái phiếu của Vạn Thịnh Phát", ông Hiếu nói.
Các công ty con trong tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc đã có hành vi gian dối trong phát hành trái phiếu thông qua ngân hàng SCB để chiếm đoạt số tiền lên đến 2,4 tỷ đô la của hơn 40.000 nạn nhân, đa số là dân lao động và tầng lớp trung lưu, trên khắp cả nước. Vụ án này đang được công an tách ra để điều tra riêng.
Ông Hiếu bày tỏ băn khoăn ‘không biết chừng nào các nạn nhân trái phiếu mới nhận lại được tiền’ vì ‘với mức độ nghiêm trọng như thế thì việc điều tra các tài sản liên quan cũng sẽ mất đến vài năm’.
Chẳng hạn việc xử lý các tài sản đã bị thu hồi của bà Lan và tập đoàn Vạn Thịnh Phát sẽ gặp những vướng mắc như là ‘đứng tên chủ quyền của ai’ và ‘tính cách pháp lý như thế nào’, ông chỉ ra.
Còn đối với những người gửi tiền vào SCB, chuyên gia này cho rằng ‘không đáng lo’ vì số tiền của họ ‘được công ty bảo hiểm tiền gửi quốc gia đảm bảo’.
"Trong trường hợp SCB phá sản thì những người gửi tiền tại SCB sẽ được bảo hiểm tới mức mà pháp luật quy định", ông giải thích. "Còn những ai gửi nhiều hơn mức đó thì phải đợi cho đến khi tất cả tài sản của SCB được thanh lý thì mới được bồi thường tiếp".
Trả lời câu hỏi liệu vụ việc ở SCB có tác động dây chuyền đến hệ thống ngân hàng Việt Nam hay không, vị chuyên gia này cho rằng ‘có thể có’ vì ‘trong hệ thống ngân hàng, các ngân hàng dù có tài sản riêng biệt nhưng lại vay mượn lẫn nhau’.
"Nó có thể tạo ra sự bất an cho khách hàng của các ngân hàng khác. Trường hợp SCB có thể Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ tìm cách cô lập nó để tác động không có tính chất lan toả", ông nói.
Theo quan sát của VOA, bên cạnh việc bày tỏ sự phẫn nộ, nhiều người dân và một số cơ quan báo chí Việt Nam như Tạp chí điện tử Pháp Lý và Tạp chí Giáo dục Việt Nam còn chỉ trích, chất vấn về trách nhiệm của các cơ quan quản lý cũng như mức độ chặt chẽ của các quy định pháp luật.
Họ cho rằng các sai phạm, sự ‘buông lỏng quản lý’ không chỉ dừng lại ở bà Đỗ Thị Nhàn, trưởng đoàn thanh tra Ngân hàng Nhà nước, vì vậy, nhà chức trách cần điều tra kỹ lưỡng thêm nữa để làm rõ còn có những quan chức nào liên quan, đồng thời để bịt lại các ‘kẽ hở’, ‘lỗ hổng’ nhằm ngăn chặn những vụ việc tương tự trong tương lai.
Nguồn : VOA, 29/11/2023
**********************
Vạn Thịnh Phát : Vì sao bà Trương Mỹ Lan bị cho là 'rút của SCB' hơn 1 triệu tỷ VND mà bị xử lý 304.096 tỷ ?
BBC, 28/01/2023
Trong vòng 10 năm, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan, cùng đồng phạm được cho là rút hơn 1 triệu tỷ đồng từ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), trong đó bà Lan bị cáo buộc chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng.
Vì sao có sự khác biệt đó ? Ở bài viết này, BBC sẽ giải thích những con số trong vụ đại án Vạn Thịnh Phát. Các số liệu trong bài là từ kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an Việt Nam. BBC không có điều kiện kiểm chứng các con số này.
Con số 1 triệu tỷ đồng là gì ?
Là tổng số tiền mà bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã chỉ đạo cho các cá nhân, tổ chức thực hiện vay từ ngân hàng SCB, qua 2.527 khoản vay, từ ngày 01/01/2012 đến 07/10/2022, theo kết luận điều tra của cơ quan công an.
Nhưng đến ngày 17/10/2022, nhóm khách hàng của bà Trương Mỹ Lan còn 1.284 khoản vay với tổng dư nợ là 677.286 tỷ đồng (27,87 tỷ USD), gồm 483.971 nợ gốc và 193.315 nợ lãi. Đây là số tiền được xác định là không thể thu hồi.
Con số 677.286 tỷ đồng được chia làm hai giai đoạn.
- Từ năm 2012-2017 là 132.247 tỷ (68.305 tỷ nợ gốc và 63.942 tỷ lãi)
- Từ năm 2018-2022 là 545.039 tỷ (415.666 tỷ nợ gốc và 129.373 tỷ lãi)
Vì sao chia làm hai giai đoạn ?
Bộ luật Hình sự 2015, bổ sung sửa đổi 2017 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2018 mở rộng nội hàm khái niệm để xử lý hành vi tham nhũng tại doanh nghiệp ngoài nhà nước, tức khu vực tư nhân
"Tham ô tài sản" là một tội danh thuộc nhóm các tội phạm tham nhũng.
Như vậy, từ 2012-2017, tuy đã có luật hình sự về tham ô tài sản nhưng chưa mở rộng áp dụng cho tổ chức, cơ quan ngoài nhà nước nên tội tham ô không áp dụng lên bà Trương Mỹ Lan. Các sai phạm của bà Lan và đồng phạm trong giai đoạn này được quy vào tội danh "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, các hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng".
Còn sai phạm của bà Lan từ 2018-2022, với Bộ luật Hình sự đã đi vào hiệu lực năm 2018, có quy định xử lý tội "Tham ô tài sản" trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước thì bà Lan bị đề nghị tội này.
Biểu đồ giải thích hai giai đoạn gắn với hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan
304.096 tỷ đồng là gì ?
Đây là con số mà Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an kết luận bà Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt của SCB trong giai đoạn 2018-2022. Con số này được Cảnh sát điều tra quy vào tội "Tham ô tài sản", quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Con số này được tính bằng cách lấy tổng số nợ gốc là 415.666 tỷ mà bà Mỹ Lan và đồng phạm được cho là đã rút từ SCB từ 2018-2022 qua việc lập khống 916 hồ sơ vay, trừ đi giá trị tài sản đảm bảo có tính pháp lý là 111.570 tỷ đồng, ra con số 304.096 tỷ đồng. Đây là số tiền mà bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt, gắn với tội danh "Tham ô tài sản".
Bên cạnh số tiền trên, lãi phát sinh từ nợ gốc lên tới 129.373 tỷ đồng. Như vậy, tổng thiệt hại bà Lan và đồng phạm gây ra được công an xác định là hơn 433.469 tỷ đồng.
Hình phạt cao nhất của tội Tham ô tài sản ?
Theo luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc Công ty luật Thế Giới Luật Pháp, tội "Tham ô tài sản" có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình.
"Tuy nhiên, trong quá trình lượng hình, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể được hưởng mức án thấp hơn", luật sư Sơn nhận định.
Theo cơ quan điều tra, giúp sức cho bà Lan trong hành vi "Tham ô tài sản" là hàng loạt nhân sự cấp cao của SCB như các nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB - ông Đinh Văn Thành, và ông Bùi Anh Dũng. Hàng loạt những người khác giữ chức vụ cao đều được xem là "tay chân" của bà Trương Mỹ Lan và cũng chịu chung tội danh "Tham ô tài sản".
Trong số những nhân vật này có bà Trương Huệ Vân (cháu ruột bà Trương Mỹ Lan), là Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Tập đoàn VTP và được cho là người trực tiếp sử dụng số tiền mà VTP rút khỏi SCB, bằng việc dựng lên nhóm 52 công ty "ma" để tạo các khoản vay khống. Ông Dương Tấn Trước, Tổng giám đốc Công ty Tường Việt, cũng góp phần lập các hồ sơ vay khống để rút ruột SCB.
Ông Hồ Bửu Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VTP, được cho là "kiến trúc sư" tham mưu cho bà Lan để bày binh bố trận các khoản vay khống.
Bà Nguyễn Phương Anh, Phó Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula, giữ vai trò chỉ đạo cho nhóm nhân viên của Tập đoàn VTP lập ra các pháp nhân "ma" và là người điều hành việc sử dụng dòng tiền sau khi giải ngân theo chỉ đạo của bà Lan.
Ông Bửu Phương và bà Huệ Vân là những người bị bắt cùng lúc với bà Mỹ Lan vào tháng 10/2022.
64.621 tỷ đồng là gì ?
Đây là con số mà bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã gây thiệt hại trong giai đoạn từ năm 01/01/2012 - 31/12/2017.
Những vi phạm của bà Lan và đồng phạm trong giai đoạn này được cơ quan điều tra liệt vào tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng"... quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Khung hình phạt cao nhất của tội này là 20 năm tù giam.
Trong giai đoạn này, bà Lan đã chỉ đạo hợp thức 3.680 hồ sơ vay vốn để SCB giải ngân cho 304 khách hàng thuộc nhóm bà Lan qua 204 mã tài sản.
Tính đến ngày 17/10/2022, dư nợ này còn hơn 132.247 tỷ đồng, gồm 68.306 tỷ đồng nợ gốc và 63.942 tỷ đồng nợ lãi, được xếp vào nhóm không có khả năng thu hồi.
Trên 204 mã tài sản đảm bảo, theo đánh giá của Ngân hàng SCB, chỉ có 96 mã tài sản có đủ pháp lý trích lập dự phòng rủi ro.
Vì vậy, sau khi trừ đi các tài sản đủ điều kiện và tiến hành xử lý tài sản bảo đảm trị giá 67.626 tỷ từ 204 mã tài sản nói trên, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm bị cáo buộc gây thiệt hại 64.621 tỷ đồng.
Nguồn : BBC, 28/11/2023
Phần 1
Chết và hóa giải trách nhiệm
Vấn đề đầu tiên là hàng loạt những trường hợp đột tử có liên quan đến việc khởi tố vụ án song Kết luận điều tra chỉ xác định gọn lỏn "đã chết".
Tuy nhiên sau đó chỉ hai ngày, một trong năm bị can đầu tiên là bà Nguyễn Phương Hồng đột tử trong trại tạm giam.
Nếu có và chịu khó dành thời gian đọc hết 300 trang "Kết luận điều tra vụ án Tham ô tài sản, Vi phạm quy địnhvề hoạt động của ngân hàngvà hoạt động khác liên quan đến hoạt động của ngân hàng, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Tham ô tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sảnxảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan" mà ông Nguyễn Ngọc Lâm – Thiếu tướng Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an - ký ngày 12/11/2023, hẳn sẽ nhận ra nơi soạn và phát hành văn bản này chưa "xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ" như quy định tại Điều 15 của Bộ Luật Tố tụng hình sự (1).
***
Vấn đề đầu tiên là hàng loạt những trường hợp đột tử có liên quan đến việc khởi tố vụ án song Kết luận điều tra chỉ xác định gọn lỏn "đã chết".
Theo trang 1 của Kết luận điều tra thì vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được khởi tố vào ngày 7/10/2022, năm người đầu tiên bị khởi tố là để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Tuy nhiên sau đó chỉ hai ngày, một trong năm bị can đầu tiên là bà Nguyễn Phương Hồng đột tử trong trại tạm giam. Vào thời điểm thực hiện quyết định khởi tố và lệnh tạm giam, qua báo giới, công an xác định bà Hồng là "Trợ lý của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát" nhưng một số cơ quan truyền thông bên ngoài Việt Nam, trong đó có VOA Việt ngữ tìm thấy những dữ liệu cho thấy thông tin về nghề nghiệp và nơi làm việc của bà Hồng không chính xác.
Chẳng hạn ngày 11/10/2023, Infonet – cơ quan ngôn luận của Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam – tố cáo "SCB bất ngờ gỡ bỏ toàn bộ thông tin giới thiệu các thành viên Hội đồng quản trị" và theo Infonet thì bà Hồng "có hơn 11 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng, từng đảm nhiệm nhiều vị trí tại SCB như : Trưởng phòng Tín dụng, Trưởng phòng Kinh doanh, Trưởng phòng Hỗ trợ kinh doanh, Phó Giám đốc chi nhánh, Giám đốc chi nhánh, Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Tái thẩm định kiêm Giám đốc chi nhánh, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Tái thẩm định Ngân hàng SCB".
Tố cáo vừa kể vô tình xác định công an cố tình vi phạm Khoản 2, Điều 179 của Bộ luật Tố tụng hình sự (chủ động khiến công chúng nhận biết sai về nhân thân bị can) nên đó có thể là lý do khiến Infonet... tự ý đục bỏ tố giác của chính mình(2). Ở trang 15 của Kết luận điều tra mới công bố, công an chính thức xác định bà Nguyễn Phương Hồng là một trong những "lãnh đạo chủ chốt của SCB" và "chết vào ngày 9/10/2023, khi đã khởi tố bị can". Điều tra các vi phạm pháp luật nhưng chủ động vi phạm pháp luật khiến công chúng hiểu sai về thực trạng SCB và thản nhiên bỏ qua vi phạm này của chính mình thì có đáng tin về mức độ "khách quan, vô tư" chăng ?
Cần lưu ý, việc bịa đặt chức vụ và nơi làm việc của bà Hồng nhằm giữ cho SCB không sụp đổ. Sự gian trá của công an và các viên chức cao cấp của Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra một vụ "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" khác. Đây là tin báo chí Việt Nam từng loan và đó chính là bằng chứng :Cuối ngày 13/10/2022, ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nhiều khách hàng, người dân sau khi nhận được thông tin tư vấn, giải thích từ đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã yên tâm và gửi tiền lại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Cuối ngày hôm nay lượng tiền gửi trở lại ngân hàng SCB đạt gần 12.000 tỉ, tăng gấp đôi so với hôm qua là 6.000 tỉ đồng(3).
Nếu đặt những thông tin vừa đề cập bên cạnh nhận định của công an tại trang 5 Kết luận điều tra :Ngân hàng SCB đã hoàn toàn mất thanh khoản, dư nợ tín dụng rất lớn không có khả năng thu hồi, vốn chủ sở hữu âm 443.769 tỉ đồng - tự nhiên sẽ thấy việc ngụy tạo chức vụ và nơi làm việc của bà Hồng nghiêm trọng, tàn tệ đến mức nào. Chưa kể, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa còn cho phép công an càn rỡ đến mức "khuyến cáo tất cả các tổ chức, cá nhân không đăng tải, chia sẻ, phát tán hoặc bình luận đồng thuận với tin giả, tin sai sự thật, tin gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự" và từ tháng 10 đến tháng 12/2022 đã xử lý hàng chục người bình luận về SCB để răn đe dân chúng(4).
***
Ở Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con người chẳng là gì cả, bị can chết trong khi tạm giam được xem là chuyện bình thường, cũng vì vậy, không có bất kỳ cá nhân nào phải chịu trách nhiệm về việc bà Nguyễn Phương Hồng đột tử, cũng không có bất kỳ cá nhân hữu trách nào yêu cầu báo cáo – xác định để bà Hồng đột tử, những ai phải chịu trách nhiệm, dân chúng cũng không được phép biết vì sao lại thế và vu án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB, các đơn vị, tổ chức có liên quan không chỉ có một trường hợp bất đắc kỳ tử. Nếu chịu khó nhìn lại những trường hợp đột tử có thể tự nhận định Kết luận điều tra chỉ nhằm kết thúc một vụ án hay nhằm xác định sự thật của vụ án...
Tòa nhà Times Square ở trung tâm Sài Gòn thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Quyết định khởi tố vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng với quyết định khởi tố và tạm giam năm bị can đầu tiên được ký và thực hiện ngày 7/10/2022 nhưng trước đó một ngày – hôm 6/10/2023 – ông Nguyễn Tiến Thành (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt) đột tử tại tư gia (5). Vào thời điểm đó, dựa vào các thông tin trên mạng xã hội, tờ Người Việt cho biết, ông Thành "té lầu" (6). Việc ông Thành "bất đắc kỳ tử" chỉ trước khi những cá nhân dính líu sâu đến hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị khởi tố và tạm giam một ngày có phải là ngẫu nhiên không ?
Không thể khẳng định là có hay không nhưng đây là nhận định của công an trong Kết luận điều tra (Kết luận điều tra) vừa được công bố : "Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát" được chia làm bốn nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau". Trong bốn nhóm này, tại trang 5 và 6, Kết luận điều tra xác định nhóm thứ nhất là "nhóm định chế tài chính" và nguyên văn như sau : "Nhóm định chế tài chính Việt Nam gồm SCB, Công ty Chứng khoán Tân Việt, Công ty cổphần Đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú" ! Không chỉ có ông Thành, lãnh đạo của một doanh nghiệp quan trọng trọng nhóm thứ hai mà Kết luận điều tra xác định là "Nhóm công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam" là ông Nguyễn Ngọc Dương (Tổng Giám đốc Saigon Peninsula) cũng đột tử.
Tại trang 8, Kết luận điều tra chỉ xác định ông Dương – người đứng đầu Công ty cổ phần Tập đoàn Saigon Peninsula, pháp nhân đứng hàng thứ ba trong số "các pháp nhân có liên quan đến vụ án" (chỉ sau Công ty cổ phần Tập đoàn Van Thịnh Phát do bà Trương Mỹ Lam là Chủ tịch Hội đồng quản trị và Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát do em dâu bà Lan là bà Ngô Thanh Nhã làm Tổng Giám đốc) – "đã chết" nhưng ông Dương chết hoàn toàn khác thường. Tờ Người Việt dẫn các thông tin trên mạng xã hội cho biết, ông Dương tự tử bằng cách nhảy từ một căn hộ ở tầng 12 thuộc chung cư Grand Riverside, tọa lạc ở 278 – 283 đường Bến Vân Đồn, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh xuống đất vào sáng 14/10/2023.
Vụ tự tử của ông Nguyễn Ngọc Dương, 49 tuổi, xảy ra đúng một tuần sau khi năm bị can đầu tiên trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt. Vào thời điểm đó, người sử dụng mạng xã hội chuyển cho nhau xem"Lời dặn gia đình" được cho là đã tìm thấy trong người ông Dương. Qua lá thư tuyệt mạng chỉ có sáu dòng, ông Dương căn dặn vợ "nghỉ việc, lo cho hai conem nhé", căn dặn con trai "giá nào cũng phải học thành tài, lo cho gia đình và đất nước", con gái "mạnh mẽ và học nhé !" Rồi kết thúc bằng : "Ba đã phải trả giá bằng cả cuộc đời, nên gia đình phải hạnh phúc !". Tuy nhiên chỉ có mạng xã hội và các cơ quan truyền thông bên ngoài Việt Nam công bố những thông tin này.
***
Từ khi báo giới Việt Nam khai thác các Kết luận điều tra, chẳng mấy người tin vụ án "Tham ô tài sản, Vi phạm quy địnhvề hoạt động của ngân hàngvà hoạt động khác liên quan đến hoạt động của ngân hàng, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Tham ô tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sảnxảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan" chỉ vì "100% thành viên Đoàn thanh tra nhận tiền để dung túng SCB" (7). Chẳng lẽ những người nếu không hỗ trợ thì cũng làm ngơ để bà Lan thâu tóm vô số bất động sản thuộc loại đắc địa trong vài thập niên, rồi thâu tóm SCB và tiếp tục "chọc trời, khuấy nước" thêm một thập niên nữa hoàn toàn vô tư nên vô can ?
Nếu ông Thành không "đột tử" tại tư gia trước khi quyết định khởi tố vụ án được công bố, lệnh khởi tố và tạm giam bị can được thực thi, bà Hồng không "đột tử" trong trại tạm giam, ông Dương không tự tử... công an có thể khoanh lại rồi trút toàn bộ trách nhiệm quản trị - điều hành của hệ thống công quyền lên các viên chức tham gia thanh tra SCB không ? Hai tháng trước khi bà Trương Mỹ Lan bị khởi tố, một vài cơ quan truyền thông tại Việt Nam từng đề cập đến những trục trặc trong việc thực hiện Dự án Khu công viên Mũi Đèn Đỏ và nhà ở đô thị tọa lạc tại phường Phú Tân, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh mà Công ty cổ phần Tập đoàn Saigon Peninsula đang làm chủ đầu tư.
Năm 2007, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã giao khoảng 110 héc ta đất cho liên doanh có Vạn Thịnh Phát. Dự án không được thực hiện nên chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh phải gia hạn lần một vào năm 2009 và lần hai vào năm 2011. Bởi dự án còn khoảng 8 héc ta nữa cần thương lượng với dân sở tại để trả tiền bồi thường, nhận chuyển nhượng nhưng không thực hiện đúng thỏa thuận nên cuối năm 2022, có 29 gia đình kiện Saigon Peninsula – đại diện của Vạn Thịnh Phát ở Tòa án quận 7 đòi phải thanh toán khoảng 2.100 tỉ đồng tiền đền bù đất và lãi suất do chậm thanh toán. Dù Saigon Peninsula không xuất trình được chứng cứ đã thanh toán cho người được ủy quyền nhưng tòa án vẫn bác đơn kiện của dân(8)...
Những lùm xùm kiểu đó cho thấy, dính dáng đến bà Lan và Vạn Thịnh Phát không chỉ có thanh tra ngân hàng... Ngày 19/11/2022 – hai tháng rưỡi sau khi bà Trương Mỹ Lan bị tạm giam – báo chí Việt Nam loan tin ông Hứa Ngọc Thuận (cựu Phó Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh từ 2009 đến 2016) "qua đời saumột tai nạn tại nhà riêng trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh" (9), nhiều người sử dụng mạng xã hội không tin đó là "tai nạn", họ cho rằng ông Thuận tự tử, cũng như họ không tin rằng ông Nguyễn Văn Hùng (Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng đảm nhiệm vai trò Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam) "đột ngột từ trần" hai ngày sau khi ông Thuận bị "tai nạn" (10) là "bình thường" (11)...
***
Cố tình cung cấp thông tin sai lạc, vừa hăm dọa vừa trừng phạt để răn đe - ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, nhận định và lập lờ trong việc xác nhận sự kiện là lý do chính khiến Kết luận điều tra vụ án có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát trở thành hết sức đáng ngờ khi thiên hạ chịu khó so sánh, đối chiếu với những gì họ đã biết. Trong bối cảnh như hiện nay và từ chính nội dung được thể hiện trong Kết luận điều tra, liệu sự mệnh một của những nhân vật liên quan đến Vạn Thịnh Phát có phải là những sự kiện ngẫu nhiên mà nhờ vậy hóa giải trách nhiệm cho nhiều nơi, nhiều người ?
Chú thích
(5) https://vietnamnet.vn/chu-tich-chung-khoan-tan-viet-nguyen-tien-thanh-dot-ngot-qua-doi-2067746.html
(7) https://vnexpress.net/100-thanh-vien-doan-thanh-tra-nhan-tien-de-dung-tung-cho-scb-4679130.html
(8) https://vietnambiz.vn/dien-bien-moi-tai-du-an-mui-den-do-2022831143136379.htm
(11) https://baotiengdan.com/2023/11/22/dang-va-nha-nuoc-phai-chiu-trach-nhiem-ve-qua-bom-van-thinh-phat/
***************************
Phần 2
Luật pháp có thể... đút túi ?
18 trong số 25 viên chức đã nhận tiền, quà của SCB trong khi thi hành công vụ và nay bị Cơ quan điều tra đề nghị truy tố có một người được cho làđã phạm tội "nhận hối lộ" và 16 người bị cho làđã phạm tội"lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"
Tổng hành dinh Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn.
Theo Điều 354 Bộ Luật hình sự hiện hành(1) thì bất kỳ ai "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ" cũng là "nhận hối lộ".
Theo Kết luận điều tra (Kết luận điều tra) vụ án "xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan",có ít nhất 25 viên chức đã nhận tiền, quà của SCB trong khi thi hành công vụ để "làm hoăc không làm" đúng chức trách, dẫn đến thiệt hại như đã biết song chỉ có 18/25 người là bị can của vụ án.
Nếu chịu khó đối chiếu các tình tiết được nêu trong Kết luận điều tra và nhận định của công an Việt Nam hẳn sẽ thấy, cơ quan điều tra (Cơ quan điều tra) có thể tùy nghi diễn giải và áp dụng pháp luật. Luật pháp chẳng khác gì một loại đồ vật có thể dễ dàng bỏ vào hoặc lấy ra từ trong túi của bộ phận bảo vệ, thực thi pháp luật.
***
18 trong số 25 viên chức đã nhận tiền, quà của SCB trong khi thi hành công vụ và nay bị Cơ quan điều tra đề nghị truy tố có một người được cho là đã phạm tội "nhận hối lộ" (bà Đỗ Thị Nhàn, Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng 2 thuộc Ngân hàng Nhà nước), một người bị cho là đã phạm tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" (ông Nguyễn Văn Du, Quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước) và 16 người bị cho là đã phạm tội"lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" bao gồm : Một Phó Chánh thanh tra, một Thanh tra viên cùng của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước. Hai Cục phó, một Trưởng phòng, hai Phó phòng cùng của Cục Thanh tra giám sát ngân hàng 2 thuộc Ngân hàng Nhà nước. Một Phó Giám đốc, ba Phó Chánh Thanh tra, một Phó phòng cùng của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng ở Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Nhà nước. Hai Thanh tra viên của Vụ Khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp của Thanh tra Chính phủ. Một Phó Chánh thanh tra của Kiểm toán Nhà nước. Một Phó ban của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. Tuy mô tả, nhận định của Cơ quan điều tra về hành vi của họ giống hệt nhau nhưng Cơ quan điều tra lại đề nghị truy tố họ các tội khác nhau.
Đây là nhận định của Cơ quan điều tra về bà Đỗ Thị Nhàn, Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước, Trưởng đoàn Thanh tra SCB trong cả hai đợt ở trang 216 Kết luận điều tra : "Đỗ Thị Nhàn với tư cách là Trưởng Đoàn Thanh tra, đã nhận 5,2 triệu USD (tương đương 118.143.400.000 đồng),bao che, bưng bít cho các sai phạm của Trương Mỹ Lan và Ngân hàng SCB ; báo cáo các cấp không trung thực, không đầy đủ, sai lệch kết quả thanh tra theo hướng giảm nhẹ sai phạm để tạo điều kiện giúp cho Ngân hàng SCB tiếp tục được tái cơ cấu, dẫn đến Ngân hàng Nhà nước, chính phủ không có đủ thông tin, tài liệu để chỉ đạo xử lý các sai phạm của Ngân hàng SCB, ngăn chặn hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng SCB ; các hành vi làm trái công vụ của Đỗ Thị Nhàn, quy định của pháp luật thanh tra là phương thức, thủ đoạn để Nhàn giúp đỡ Lan, tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB và thực hiện thành công hành vi nhận hối lộ. Hành vi của Nhàn đã phạm vào tội "Nhận hối lộ", quy định tại Khoản 4, Điều 354 Bộ Luật hình sự".
Còn đây là nhận định của Cơ quan điều tra về ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chánh thanh tra của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước, cấp trên của bà Nhàn và là người trực tiếp chỉ đạo, giám sát công việc thanh tra SCB của bà Nhàn ở trang 216 Kết luận điều tra : "Nguyễn Văn Hưng vì vụ lợi, động cơ mục đích cá nhân đã chỉ đạo Đỗ Thị Nhàn, Trưởng đoàn thanh tra ; Nguyễn Thị Phụng, Phó Trưởng đoàn và Tổ Tổng hợp (Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Khánh Linh) xây dựng dự thảo, chỉnh sửa, hoàn thiện các báo cáo Ngân hàng Nhà nước và chính phủ, nội dung thể hiện không trung thực, không đầy đủ về : Tình hình, thực trạng tài chính yếu kém của Ngân hàng SCB ; Che giấu, không báo cáo về vi phạm, sai phạm của Ngân hàng SCB, sai lệch với kết quả thanh tra, tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB được tiếp tục thực hiện các phương án tái cơ cấu, dẫn đến Ngân hàng Nhà nước, chính phủ không có đủ thông tin, tài liệu để chỉ đạo xử lý các sai phạm của Ngân hàng SCB, ngăn chặn hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng SCB".
Theo Kết luận điều tra : "Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của Người ra Quyết định Thanh tra và Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Nguyễn Văn Hưng khai đã nhiều lần nhận tổng số tiền 139.000 USD (quy đổi theo tỷ giá trung tâm các lần nhận tiền, tương đương 8.730.540.000 đồng)... đã phạm vào tội ‘lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ quy định tại Khoản 3 Điều 356 Bộ Luật Hình sự năm 2015 với vai trò là người chỉ đạo".
Rõ ràng hành vi phạm tội của bà Nhàn và ông Hưng chẳng khác gi nhau, nếu đọc lại các dòng đã được tô đậm, tự nhiên sẽ thấy, khi soạn thảo Kết luận điều tra, Cơ quan điều tra còn... sao chép nhận định về hậu quả bà Nhàn gây ra để đánh giá về tính chất, mức độ phạm tội của ông Hưng, chưa kể, ông Hưng mới là người chỉ đạo, ông không yêu cầu, không tán thành, bà Nhàn không thể "đổi đen thành trắng", thế thì tại sao chỉ có bà Nhàn bị xem là "nhận hối lộ" hình phạt nằm trong khung từ "20 năm, tù chung thân hoặc tử hình", còn ông Hưng chỉ bị xem là "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ",hình phạt chỉ nằm trong khung từ "10 năm đến 15 năm" ? Trong Kết luận điều tra về vụ án "xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan" có rất nhiều trường hợp như vừa đề cập : Hành vi phạm tội được Cơ quan điều tra mô tả, nhận định giống nhau nhưng khi xác định tội danh lại rất khác và... hình phạt khác hoàn toàn. Xin tham khảo thêm các trường hợp liên quan đến một số viên chứ c ở Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Nhà nước...
Tại trang 242 và 243 Kết luận điều tra, Cơ quan điều tra nhận định như thế này về hành vi phạm tội của các ông Nguyễn Văn Dũng (Phó Giám đốc Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Nhà nước), Võ Văn Thuần (Phó Chánh Thanh tra phụ trách Thanh tra giám sát ngân hàng Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Nhà nước), Phan Tấn Trung (Phó Chánh Thanh tra phụ trách Thanh tra giám sát ngân hàng Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Nhà nước), Nguyễn Tín (Phó phòng Thanh tra hành chính, Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng, Cục Thanh tra giám sát ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước) và bà Nguyễn Thị Phi Loan (Phó Chánh Thanh tra phụ trách Thanh tra giám sát ngân hàng Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Nhà nước) : "Nguyễn Văn Dũng, Võ Văn Thuần, Phan Tấn Trung, Nguyễn Thị Phi Loan, Nguyễn Tínvới vai trò là lãnh đạo Cục 2, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh tra giám sát ngân hàng Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Tổ trưởng Tổ ááo hoặc báo cáo không trung thực các hành vi sai phạm và thực trạng tài chính rất xấu của Ngân hàng SCB lên Ngân hàng Nhà nước và Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng ; Không kiến nghị Ngân hàng Nhà nước đưa SCB vào diện kiểm soát toàn diện ; Không kiến nghị Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước ; Không kiến nghị Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước thanh tra pháp nhân SCB để kịp thời xử lý các sai phạm ; Thu hẹp phạm vi thanh tra không đúng với đề xuất của Tổ giám sát, cố ý làm trái với ý kiến chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời quá trình thực hiện, chỉ đạo công tác thanh tra, giám sát đối v ới Ngân hàng SCB, các cá nhân nêu trên đã nhận của Ngân hàng SCB từ 470 triệu đến 1,8 tỷ đồng".
Đáng nói là dù cho rằng :"Hậu quả của các hành vi sai phạm và nhận tiền của các cá nhân tại Cục 2, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Tổ giám sát đã để cho nhóm Trương Mỹ Lan và SCB thực hiện hoạt động cho vay lũy tiến từng năm để Trương Mỹ Lan rút tiền sử dụng cá nhân/trả nợ cho các khoản vay trước đó nhằm che giấu thực trạng hoạt động tín dụng xấu của SCB, thiệt hại đến nay với số tiền đặc biệt lớn (dư nợ của các tổ chức, cá nhân thuộc nhóm Trương Mỹ Lan tính đến ngày 17/10/2022 là 677.286 tỉ đồng)" nhưng Cơ quan điều tra chỉ xác định ông Dũng, ông Thuần, ông Trung, bà Loan, ông Tín phạm tội‘lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ với hình phạt chỉ nằm trong khung từ "10 năm đến 15 năm"! Ở Cộng hòa XHCN Việt Nam, không dễ để bị xem là... "nhận hối lộ" có thể vì hình phạt dành cho hành vi "nhận hối lộ" nặng tới mức các hệ thống không đành xuống tay với "đồng đội, đồng chí" song cũng có thể vì công an... cũng thế - cũng như các viên chức mà họ điều tra! Kết luận điều tra không chỉ có những chuy ện vừa kể...
Trong Kết luận điều tra vụ án "xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan", Cơ quan Điều tra không chỉ bày ra sự tùy tiện vừa đáng ngại, vừa đáng ngờ khi diễn giải và áp dụng pháp luật.
Trong Kết luận điều tra vụ án "xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan",Cơ quan điều tra không chỉ bày ra sự tùy tiện vừa đáng ngại, vừa đáng ngờ khi diễn giải và áp dụng pháp luật. Chẳng hạn cùng nhận tiền để làm ngơ cho SCB hưởng lợi nhưng Cơ quan điều tra xác định chỉ có bà Đỗ Thị Nhàn - Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng 2 thuộc Ngân hàng Nhà nước phạm tội "nhận hối lộ", 17 viên chức còn lại thì phạm tội"lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" dù mô tả về hành vi phạm tội và nhận định của chính Cơ quan điều tra về hậu quả do hành vi phạm tội của 17 người đó chẳng khác gì so với mô tả về hành vi phạm tội và nhận định của Cơ quan điều tra về hậu quả do hành vi phạm tội của bà Nhàn gây ra.
Sự tùy tiện trong diễn giải và áp dụng pháp luật còn thể hiện ở chuyện bỏ qua, "không xem xét trách nhiệm hình sự" cho bảy viên chức (ba của Kế toán Nhà nước, ba của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước, một của Thanh tra chính phủ) là thành viên Đoàn Thanh tra SCB. Trong bảy người này, có ba người nhận 100 triệu đồng, ba người nhận 9.000 USD và 100 triệu đồng, một người nhận 6.000 USD và 50 triệu đồng từ đối tượng bị thanh tra. Trang 227 của Kết luận điều tra giải thích, sở dĩ các ông bà Lại Văn Bách, Bùi Vũ Hồng Trang, Phạm Thị Thùy Linh, Phạm Quốc Thịnh, Phạm Hồng Linh, Nguyễn Lan Hương, Nguyễn Hà Linh được tha vì "không giữ chức vụ, vai trò thứ yếu, bị động, phụ thuộc theo ý kiến chỉ đạo, áp đặt của Đỗ Thị Nhàn Trưởng đoàn trong quá trình thanh tra. Quá trình làm việc với Cơ quan điểu tra đã thành khẩn, chủ động khai báo về sai phạm và việc nhận tiền trong quá trình thanh tra, đã nộp khắc phục toàn bộ số tiền đã nhận từ SCB, hợp tác tích cực giúp cơ quan điều tra nhanh chóng làm rõ vụ án".
Cừ tìm đọc chín trang từ 217 đến 226 trong Kết luận điều tra, mô tả về hành vi phạm tội và nhận định về hậu quả mà các thành viên Đoàn Thanh tra SCB gây ra, ắt sẽ thấy có những người cũng"không giữ chức vụ, vai trò thứ yếu, bị động, phụ thuộc theo ý kiến chỉ đạo, áp đặt của Trưởng đoàn trong quá trình thanh tra" như ông Nguyễn Duy Phương - chỉ nhận khoảng 45 triệu đồng và cũng đã chủ động nộp lại tiền, được Cơ quan điều tra ghi nhận là "khai báo thành khẩn, thừa nhận hành vi phạm tội" (trang 225 và trang 226) nhưng vẫn bị đề nghị truy tố về tội"lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Nhiều thành viên khác trong Đoàn Thanh tra SCB, tuy có chức vụ như ông Vương Đỗ Anh Tuấn (Tổ trưởng Tổ 3 của đợt thanh tra đầu, Tổ trưởng Tổ 2 của đợt thanh tra thứ hai) được ghi nhận "đã chủ động khai báo thành khẩn" về việc nhận 40.000 Mỹ kim và hai cái áo, đồng thời đã "chủ động, phối hợp với gia đình, nộp lại ngay toàn bộ số tiền (trang 221), hay ông Trần Văn Tuấn (Tổ trưởng Tổ 4 của đợt thanh tra đầu, thành viên Tổ 1 của đợt thanh tra thứ hai) cũ ng chỉ nhận 6.000 Mỹ kim và 40 triệu đồng – khoản tiền đã nhận chỉ bằng hoặc thấp hơn một số người được cho là "không giữ chức vụ, vai trò thứ yếu, bị động" và dù cũng được Cơ quan điều tra ghi nhận "khai báo thành khẩn, thừa nhận hành vi phạm tội, đã nộp toàn bộ số tiền vụ lợi" (trang 222) nhưng cả hai không được miễn xem xét trách nhiệm hình sự... Còn lý do nào nữa để Cơ quan điều tra quyết định "không xem xét trách nhiệm hình sự" bảy người đã kể?
***
25 viên chức được giao trách nhiệm giám sát, kiểm tra hoạt động của SCB đều trực tiếp nhận tiền, quà của SCB để hoặc không hành động đúng chức trách, hoặc làm những điều có lợi cho SCB nhưng chỉ có một người bị xác định "nhận hối lộ" là lý do buộc phải thắc mắc, Cơ quan điều tra bảo vệ và thực thi pháp luật nào vì Bộ Luật Hình sự hiện hành đã xác định rất rõ "nhận hối lộ" là gì ở Điều 354. Có một điểm cần lưu ý là lúc đầu, trừ ông Nguyễn Văn Du bị khởi tố vì "Thiếu trách nhiệm gây hậu hậu quả nghiêm trọng", 17 viên chức còn lại trong số 18 viên chức bị khởi tố cùng bị xác định là có dấu hiệu phạm tội"lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", kể cả bà Đỗ Thị Nhàn (trang 3 Kết luận điều tra).
Sau đó, Cơ quan điều tra quyết định thay đổi quyết định khởi tố, điều tra bà Nhàn và bảy bị can khác về hành vi "nhận hối lộ" (trang 4 Kết luận điều tra). Trừ bà Nhàn, cả bảy bị can này chỉ là thành viên Đoàn Thanh tra SCB, đa số chỉ nhận trên dưới một trăm triệu từ SCB, không có những bị can như ông Nguyễn Văn Hưng – thượng cấp của bà Nhàn, người chỉ đạo, giám sát hoạt động của Đoàn Thanh tra và là người mà ý kiến về Kết luận thanh tra có tính quyết định, đã nhận của SCB khoản tiền là 390.000 Mỹ kim (trang 216 Kết luận điều tra). Hay các ông Nguyễn Văn Dũng, Võ Văn Thuần, Phan Tấn Trung, bà Nguyễn Thị Phi Loan, ông Nguyễn Tín - những người mà Cơ quan điều tra buộc phải ghi nhận là đã bao che cho SCB trong hàng chục năm, đã nhận của SCB từ 470 triệu đến 1,8 tỉ đồng (trang 242 và 243 Kết luận điều tra)... Phản ứng có tính tất nhiên vì thiếu hợp lý trong xác định tội danh, trách nhiệm hình sự có thể là lý do Cơ quan điều tra quyết định thay đổi quyết định khởi tố đối với bảy bị can là thành viên Đoàn Thanh tra SCB thêm một lần nữa, thôi nhắm vào hành vi "nhận hối lộ" và đề nghị truy tố cả bả y về tội"lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" như ban đầu (trang 4 Kết luận điều tra).
***
Bộ Luật Tố tụng hình sự buộc Viện Kiểm sát đồng cấp phải xem xét hồ sơ vụ án "xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan"một cách cẩn thận trước khi quyết định lập Cáo trạng truy tố các bị can theo đề nghị của Cơ quan điều tra hay trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra, yêu cầu điều tra bổ sung hay điều tra lại... nhằm bảo đảm việc phải tuân thủ pháp luật(2). Cho dù Kết luận điều tra vụ án "xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan" có nhiều điểm không bình thường, cho dù phải bảo đảm việc xử lý hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, bảo đ