Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Người dân kêu gọi Đổi Mới lần hai để khai thông "điểm nghẽn thể chế"

RFA, 05/11/2024

38 năm sau ngày Đổi Mới, xóa bỏ bao cấp và chuyển sang mở cửa kinh tế, hội nhập với thế giới, người dân Việt Nam tiếp tục kêu gọi một cuộc Đổi Mới lần thứ hai, trong lúc ông Tô Lâm chỉ ra "kỷ nguyên vươn mình" của dân tộc.

xhds01

Một tấm panô tuyên truyền về Đại hội Đảng trên đường phố Hà Nội vào tháng 1/2021 - AP/Hau Dinh

Bảy tổ chức xã hội dân sự trong nước và 32 cá nhân ngày 3/11 đồng ký thư kiến nghị gửi Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng, trong đó kêu gọi xây dựng một lộ trình Đổi Mới lần thứ hai về chính trị sau Cải cách kinh tế năm 1986, gồm các chương trình hành động cụ thể với mục tiêu thời gian thực hiện rõ ràng.

Theo những người khởi xướng, điều này sẽ tạo điều kiện cho công chúng và các tổ chức xã hội có thể giám sát, ủng hộ và đồng hành cùng chế độ trong quá trình Đổi Mới.

"Lộ trình Đổi Mới lần thứ hai cần ưu tiên đến các vấn đề cải cách thể chế, bao gồm xây dựng một hệ thống pháp luật công bằng, bảo vệ quyền lợi của công dân, và đảm bảo tính minh bạch trong quản lý.

Điều này không chỉ giúp giải quyết những điểm nghẽn hiện tại mà còn đặt nền móng vững chắc cho một xã hội ổn định và phát triển bền vững trong tương lai".

Ông Lê Thân, chủ nhiệm Câu Lạc bộ Lê Hiếu Đằng, một người từng có thời gian dài làm việc cho danh nghiệp Nhà nước nói với RFA trong ngày 05/11 :

"Lần Đổi Mới này không phải là ý muốn của ai cả, tình thế bắt buộc phải làm chứ không phải là ý muốn của ông A bà B. Không thay đổi là chết, tất nhiên dân chết thì Đảng cũng chết, không có cách gì khác !"

Ông Lê Thân cho biết Cải cách kinh tế năm 1986 đã giúp cho đất nước phát triển kinh tế và thoát khỏi tình trạng nghèo đói do nền kinh tế tập trung gây ra, còn cải cách thể chế lần này giúp cho đất nước thoát khỏi tình trạng nghẽn thể chế như Tổng bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu gần đây.

Ông cho biết những hành động và biểu hiện gần đây cho thấy ông Tô Lâm và lực lượng tiến bộ trong Đảng đang có sự thay đổi, rất nhanh và mạnh. Tuy nhiên, theo ông "vấn đề là lực lượng tiến bộ trong Đảng có thể chi phối được lực lượng lạc hậu hay không ?"

Các nhân sĩ trí thức trong kiến nghị thư cũng đồng thời kêu gọi Chính phủ tôn trọng cam kết về quyền con người, rà soát và sửa đổi các quy định vi hiến và vi phạm cam kết quốc tế, cũng như cải cách hệ thống bầu cử để bảo đảm tính công bằng và minh bạch.

Nguồn : RFA, 05/11/2024

**************************

Bị công an trả thù vì gửi báo cáo cho Liên Hiệp Quốc

RFA, 04/11/2024

Công an Việt Nam tăng cường đàn áp những tín đồ theo các hội thánh Tin lành độc lập ở Tây Nguyên sau khi họ hợp tác với Liên Hiệp Quốc. Nạn nhân khẳng định sẽ không dừng lại một khi họ còn bị xâm phạm quyền tự do tôn giáo.

xhds02

Nhà hoạt động nhân quyền Y Quynh BDap. Ảnh : Fb Y Quynh BDap.

Chính quyền Việt Nam quyết trả thù

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Đỗ Hùng Việt, vào cuối tháng 9 đã tuyên bố trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc rằng Việt Nam sẽ từ chối 49 trong tổng số 320 khuyến nghị từ các quốc gia thành viên.

Trong số những khuyến nghị bị bác bỏ, bao gồm khuyến nghị yêu cầu ngừng trả đũa những cá nhân hợp tác với Liên Hiệp Quốc về nhân quyền.

"Điều này minh chứng rõ cho động cơ thực sự của chính quyền là duy trì sự kiểm soát bằng mọi giá và không chấp nhận bất kỳ sự thay đổi nào". Ông Y Phic, sáng lập viên của tổ chức Người Thượng vì Công lý (MSFJ), từ Hoa Kỳ, nói với RFA.

Nhà nước không muốn bất kỳ sự giám sát nào từ bên ngoài đối với hành vi "đàn áp tàn bạo" mà họ đang áp đặt lên người dân bản địa và các cá nhân dũng cảm đứng lên tố cáo vi phạm nhân quyền, ông Y Phic nói thêm.

Nạn nhân lên tiếng

Lý do chính được phía Việt Nam nêu ra trong văn bản giải trình về việc từ chối khuyến nghị là : "Một số khuyến nghị không phản ánh thực tế tại Việt Nam hoặc chứa đựng những đánh giá không chính xác và vô căn cứ về tình hình tại Việt Nam".

Dù vậy, RFA đã xác nhận với ít nhất ba người, và được thông báo họ bị sách nhiễu, đàn áp nhiều hơn sau khi chính quyền phát hiện họ gửi báo cáo cho Liên Hiệp Quốc. Hai trong số đó đồng ý chia sẻ câu chuyện của mình với RFA với điều kiện thay đổi tên vì lo ngại bị tiếp tục trả thù từ phía công an Việt Nam.

Y Ping Bdap, một tín đồ thuộc Hội thánh tư gia độc lập ở huyện Cư Kuin, Đắk Lắk, đã phải chịu đựng các hành vi sách nhiễu và đe dọa từ lực lượng công an suốt gần 20 năm qua chỉ vì ông là tín đồ của các hội thánh Tin lành độc lập, không được nhà nước công nhận.

Người này kể đã bị công an triệu tập nhiều lần để đe dọa và ép buộc từ bỏ sinh hoạt ở hội thánh độc lập. Nặng nề nhất, vào tháng 4 vừa qua, ông bị cưỡng ép lên đồn công an làm việc liên tục trong hai ngày ba đêm. Trong thời gian này, ông bị đánh đập và đe dọa, buộc phải từ bỏ Hội thánh tư gia độc lập để theo Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam, do nhà nước kiểm soát. Tuy nhiên, ông đã từ chối yêu cầu này.

Từ năm 2016, ông Y Ping đã gửi báo cáo về những lần chính quyền Việt Nam đàn áp và vi phạm quyền tự do tôn giáo đối với gia đình mình. Theo ông chính hành động này đã khiến ông trở thành đối tượng bị trả đũa từ chính quyền :

"Chính quyền biết tôi gửi báo cáo cho Liên Hiệp Quốc, nên công an mời lên mời xuống nhiều lần. Họ không cho chúng tôi gửi báo cáo cho Liên Hiệp Quốc nữa. Công an nói nếu tiếp tục gửi báo cáo thì sẽ bắt nhốt chúng tôi vào tù".

Ông Y Ping cho biết lực lượng công an liên tục canh gác ngày đêm quanh nhà các tín đồ và tại các ngã tư từ ngày 5/9 đến nay, nhằm ngăn chặn họ đến nhà nguyện để thờ phượng. Điều này không chỉ cản trở quyền tự do tôn giáo nghiêm trọng mà còn tạo ra bầu không khí sợ hãi và bất an cho các tín đồ và gia đình họ.

Cũng theo lời ông Y Ping, từ ngày 5 đến 11 tháng 9, công an đã triệu tập tất cả các tín đồ lên đồn để ép họ ký giấy từ bỏ các hội thánh Tin lành tư gia độc lập.

Không dừng lại ở đó, vào ngày 16/10, công an triệu tập khoảng 80 tín đồ đến ủy ban xã để công bố rằng sẽ "dập tắt tất cả hội thánh tư gia độc lập". Những ai tiếp tục sinh hoạt tôn giáo mà không được sự cho phép của chính quyền sẽ bị bắt giam.

Ông Y Hun, một tín đồ khác hiện sống ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, không muốn tiết lộ danh tính vì sợ bị trả thù, cũng phải chịu hoàn cảnh tương tự.
"Công an dùng đủ mọi cách để ngăn chúng tôi. Ví dụ như gần nhà của tôi, họ đặt camera để theo dõi, họ canh gác ở các ngã tư để ngăn chúng tôi đến địa điểm sinh hoạt tôn giáo.

Công an nói rằng chúng tôi theo đạo Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên là lợi dụng tôn giáo để chống Nhà nước, nhưng điều đó không đúng. Chúng tôi chỉ tin theo Chúa và không làm gì phạm pháp. Chúng tôi sinh hoạt tôn giáo nhưng vẫn tuân thủ pháp luật của Việt Nam". Ông Y Hun nói.

Là tín đồ của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên , một tổ chức tôn giáo bị nhà nước cấm hoạt động…, ông Y Hun đã gửi báo cáo lên Liên Hiệp Quốc vài năm trước để kêu gọi sự giúp đỡ từ quốc tế vì bị đàn áp tôn giáo.

Ông này cho biết tình hình càng căng thẳng hơn từ khi chính quyền Việt Nam phát hiện ông gửi thông tin về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam cho Liên Hiệp Quốc :

"Họ gây khó khăn rất nhiều. Nhiều lúc tôi không dám đi làm rẫy trong vài tháng vì công an liên tục canh giữ và theo dõi, nên không dám đi làm rẫy một mình, phải ở nhà".

Tuy vậy, ông khẳng định sẽ tiếp tục gửi báo cáo để quốc tế hiểu hơn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam : "Hiện tại, tôi vẫn tiếp tục gửi báo cáo cho Liên Hiệp Quốc. Tôi sẽ không bao giờ dừng lại".

Trả thù xuyên quốc gia

Một điều đặc biệt mà ông Y Phic muốn nhấn mạnh là không chỉ các tín đồ hợp tác với Liên Hiệp Quốc ở trong nước bị trả thù, mà chính quyền Hà Nội còn thực hiện đàn áp xuyên quốc gia, nhắm vào cả những người đang tị nạn ở nước ngoài.

Trường hợp đặc biệt mà ông Y Phic dẫn chứng là vụ nhà hoạt động Y Quynh Bdap, hiện đang tị nạn tại Thái Lan, đứng trước nguy cơ bị dẫn độ theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam.

"Y Quynh là điều phối viên và cũng là đồng sáng lập viên của MSFJ. Anh ấy thường xuyên gửi nhiều báo cáo cho Liên Hiệp Quốc, nên chính quyền Việt Nam đã tức giận và gán tội cho anh".

Vào cuối tháng 9, Tòa án Hình sự Bangkok phán quyết rằng Chính phủ Thái Lan có thể trục xuất ông Y Quynh Bdap về Việt Nam, mặc dù ông đã được Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn cấp quy chế tị nạn từ năm 2018.

Ông Y Quynh Bdap, thành viên sáng lập của tổ chức Người Thượng vì Công lý (MSFJ), chuyên báo cáo vi phạm nhân quyền của Việt Nam ra quốc tế, bị một tòa án ở Việt Nam kết tội vắng mặt vì bị cho rằng liên quan đến vụ xả súng ở tỉnh Đắk Lắk vào tháng 6/2023, một cáo buộc mà ông luôn phủ nhận.

Bà Biap Krong, thường xuyên cộng tác với Liên Hiệp Quốc về vấn đề tự do tôn giáo của người Thượng, từ Thuỵ Sỹ, cho rằng Nhà nước Việt Nam cương quyết đưa ông Y Quynh Bdap về cho bằng được rõ ràng là sự trả thù đối với một người hoạt động bảo vệ nhân quyền :

"Hay nói đúng hơn là bản án hận thù, Nhà nước Việt Nam căm ghét ông ấy vì ông ấy có được lòng tin của người Thượng. Ông ấy và tổ chức của ông ấy đã gửi hơn 200 báo cáo vi phạm cho Liên Hiệp Quốc. Cho nên người không nắm rõ về tình hình chính trị thì cũng đủ hiểu đây là bản án hận thù mà nhà nước áp đặt lên nạn nhân".

Theo bà Biap Krong, nếu Hà Nội thành công trong việc dẫn độ ông Y Quynh về Việt Nam thì sè gây ra nhiều rủi ro về sau cho người Việt hiện đang tị nạn tại Thái Lan :
"Về an ninh của người tị nạn, nơi ở của họ đã bị phát hiện. Các hoạt động của người tị nạn đều được nhà nước Việt nam nắm rõ. Chính phủ Thailand sẽ truy quét người tị nạn gắt gao hơn, một khi cảnh sát và chính phủ Thái Lan truy quét thì người tị nạn sẽ khó có thể đi làm như trước đây hơn".

Sự việc nhà hoạt động nhân quyền người Thượng bị Cảnh sát Thái Lan bắt giữ khiến nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lo ngại về tình trạng đàn áp xuyên quốc gia của Chính phủ Việt Nam.

Ông Phil Robertson, Giám đốc tổ chức Những người vận động Nhân quyền và Lao Động Châu Á (Asia Human Rights and Labor Advocates- AHRLA), bày tỏ lo ngại rằng Y Quynh Bdap sẽ phải đối mặt với việc bị bắt, tra tấn khi giam giữ và án tù dài hạn nếu trở về Việt Nam.

Ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS) cho rằng vụ việc này nêu bật xu hướng đàn áp xuyên quốc gia ngày càng tăng của Việt Nam khi các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến tìm nơi ẩn náu ở Thái Lan phải đối mặt với sự bắt giữ, quấy rối, giám sát và bạo lực thể xác, thường có sự hợp tác của chính quyền Thái Lan.

Vụ án này cũng khiến một Nghị sỹ Quốc hội Thái Lan, ông Kanawee Suebsaeng kêu gọi chính phủ nước này giám sát chặt chẽ việc hồi hương đối với ông Y Quynh Bdap.

Nguồn : RFA, 04/11/2024

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi mạnh tay với tham nhũng để bảo vệ đất nước hiệu quả

Một số tổ chức xã hội dân sự độc lập và hàng chục cá nhân ký tên vào thỉnh nguyện thư kêu gọi Nhà nước Việt Nam hủy bỏ hình thức "nộp trả tiền tham nhũng để giảm nhẹ án tù", có như vậy mới có thể bảo vệ chủ quyền đất nước hiệu quả hơn.

xhds1

Ba cựu quan chức cao cấp bị phạt tù vì tham nhũng : Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Khoa học và công nghệ (trái), Phạm Thanh Long - Bộ trưởng Y tế (giữa), Phạm Công Tạc - Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ (phải) - RFA edited

Nhân 36 năm tưởng niệm cuộc Hải chiến Gạc Ma (14/03/1988), tám tổ chức xã hội dân sự độc lập và hàng chục nhân sĩ trí thức đã ký vào kiến nghị "Tuyên bố 36 năm ngày mất một phần quần đảo Trường Sa".

Nhắc lại bối cảnh chính trị của Việt Nam và thế giới lúc Trung Quốc cưỡng chiếm đảo Gạc Ma bằng vũ lực và những đe doạ của Bắc Kinh nhằm chiếm trọn Biển Đông hiện nay, các tổ chức và cá nhân ký tên kêu gọi ban lãnh đạo hiện nay của Việt Nam thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao nội lực đất nước và tận dụng được các mối quan hệ quốc tế để bảo vệ chủ quyền quốc gia, đặc biệt là chủ quyền các đảo ở Biển Đông.

Tuyên bố cho rằng, "Nhà nước phải hết sức tiết kiệm các nguồn lực để tập trung phát triển kinh tế, tăng cường lực lượng quốc phòng, động viên sức mạnh toàn dân. Muốn thế phải xử lý mạnh tay bọn tham nhũng theo đúng luật…".

Kể từ nhiệm kỳ thứ hai của mình trên cương vị tổng bí thư của đảng cầm quyền năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng đã giương cao ngọn cờ chống tham nhũng với phương châm "không có vùng cấm". Nhiều quan chức cao cấp bị tống giam vì tham nhũng và hối lộ hoặc bị cho thôi chức vì trách nhiệm để xảy ra tiêu cực ở lĩnh vực phụ trách.

Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng không hề suy giảm mà số vụ bị phát hiện mới ngày càng gia tăng khiến nhiều người nghi ngờ về hiệu quả của chiến dịch "đốt lò".

Đặc biệt, có ý kiến phê phán chủ trương "giảm án cho quan chức nộp tiền khắc phục" của người đứng đầu đảng.

Thỉnh nguyện thư cho rằng, đây là một hình thức dung dưỡng tham nhũng bằng cách đứng trên luật, hành xử vô nguyên tắc, do vậy, cán bộ tham nhũng phải bị xử lý nghiêm theo luật đã ban hành và kẻ gây thiệt hại về kinh tế phải bị tịch thu tài sản ở cả trong lẫn ngoài nước.

"Văn hóa, nhân văn không được hiểu theo nghĩa tha bổng hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với hành vi tham nhũng", theo thỉnh nguyện thư đã được nhiều trí thức tên tuổi ký.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cựu Viện trưởng Viện tư vấn, phản biện chính sách độc lập (IDS - đã tự giải thể), người đại diện tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự ký tên vào thỉnh nguyện thư nhận xét về điều này với Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 14/03 :

"Tinh thần của kiến nghị này đáp lại xu hướng có vẻ không hay ho gì của nhà cầm quyền là cứ 'nộp tiền khắc phục' là được giảm bởi vì nó sẽ tạo ra một sự khuyến khích rất là dở đối với người tham nhũng".

Ông Lê Thân, chủ nhiệm Câu Lạc bộ Lê Hiếu Đằng, một tổ chức xã hội dân sự độc lập với chủ trương truyền bá tinh thần "chấn dân khí, hậu dân sinh" của chí sĩ Phan Châu Trinh, bình luận về chính sách "nộp tiền khắc phục hậu quả" đang được thực thi ở Việt Nam :

"Tham nhũng chưa chắc bị bắt, mà nếu tham dự 10 vụ mà bị bắt một vụ thì anh chỉ phải nộp tiền một vụ còn chín vụ kia anh thoát thì đứa nào không tham nhũng ? Ai cũng cảm nhận rằng là không bị bắn, không bị tử hình, không bị gì hết nếu nộp lại thì ai cũng tham nhũng cả".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng muốn đấu tranh hiệu quả với tham nhũng thì cần có nền tư pháp độc lập bảo đảm mọi người bình đẳng trước pháp luật, tự do báo chí, có xã hội dân sự phát triển và lành mạnh bên cạnh việc tăng lương cho công chức viên chức một cách thoả đáng để họ có thể sống bằng đồng lương của mình.

Tôn trọng quyền con người

Thỉnh nguyện thư cho rằng Nhà nước Việt Nam hiện nay cần tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình ghi trong Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam hiện hành để phát huy sức mạnh toàn dân trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Việc tôn trọng các quyền con người sẽ khơi dậy tính tích cực xã hội của toàn dân, giúp Nhà nước làm trong sạch bộ máy, sớm phát hiện, đưa những kẻ bất tài, kém đạo đức ra khỏi hệ thống chính trị, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa, cảnh báo trước đối với những kẻ mưu toan tham nhũng, kiến nghị viết.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói rằng việc tôn trọng và thực thi những quyền nêu trên sẽ làm cho đảng cầm quyền mạnh hơn, và có lợi cho đất nước. 

"Điều 25 của Hiến pháp là quyền của người dân, thực hiện nghiêm túc điều đấy thì họ mới giỏi, mới nói thật, mới không phải là nói một đằng làm một nẻo. Tôn trọng điều đó thì chỉ có lợi cho họ thôi, và tất nhiên rất có lợi cho đất nước và dân tộc".

Hiến pháp hiện hành của Việt Nam được Quốc hội với đa số là đảng viên thông qua năm 2013, nhưng dường như không được chế độ độc đảng tôn trọng.

Trong hơn một thập niên qua, có hàng trăm người hoạt động và dân thường bị bắt giữ và tống giam chỉ vì thực hành hoặc cổ súy các quyền con người một cách ôn hòa.

Họ bị bắt giam vì cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước" hay "lợi dụng quyền tự do dân chủ" khi thực thi quyền tự do ngôn luận hoặc quyền tự do báo chí, và bị kết tội với án tù lên đến 15 năm tù giam như trường hợp của ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

Nhiều người tố cáo tham nhũng cũng bị tống giam, như cố nhà báo Đỗ Công Đương, ông Trần Minh Lợi, Youtuber Đường Văn Thái…

Trong nhiều năm qua, các tổ chức xã hội dân sự độc lập và nhân sĩ trí thức đưa ra nhiều thỉnh nguyện thư về những vấn đề nổi cộm của đất nước. Từ đầu năm đến nay, các tổ chức này đã kiến nghị Hà Nội giáo dục dân chúng về việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/1/1974) hay xâm lược biên giới phía Bắc (17/2/1979) và kêu gọi vinh danh các liệt sĩ bị sát hại bởi quân xâm lược.

Ông Lê Thân cho biết chưa ghi nhận trường hợp nào bị chính quyền sách nhiễu vì ký vào các thỉnh nguyện thư này. Chính quyền cũng âm thầm thay đổi, chỉnh sửa một số chính sách theo kiến nghị của họ. 

Các tổ chức xã hội dân sự không có ý định chống phá Nhà nước mà muốn góp ý để xây dựng cho đất nước đẹp hơn, cho bộ máy tốt hơn, ông nói.

Nguồn : RFA, 14/03/2024

*************************

Nhiu cán b, công chc Vit Nam không v nước sau khi hc tp, công tác nước ngoài

VOA, 14/03/2024

Báo chí Vit Nam mi đây đưa tin rng hàng chc người được chính quyn Đà Nng c đi hc tp, công tác nước ngoài đã không v nước sau khi kết thúc chương trình, và mt cán b Qung Bình cũng không hi hương sau khi đi du lch M.

trang02

Trang Người Đưa Tin nói v v 25 người thuc Đi hc Đà Nng đi hc nước ngoài nhưng không quay v nước, 13/3/2024.

Nhng trường hp này b sung vào con s hàng nghìn cán b, công chc Vit Nam được c đi tu nghip bng ngân sách nhà nước song không quay v nước khi hoàn thành các khóa hc.

Các báo mng, trong đó có VietnamNet, Tui Tr, hôm 13/3 trích dn thông tin ti mt hi ngh ca công an Đà Nng cho hay 25 cán b, ging viên thuc Đi hc Đà Nng được đưa đi đào to, công tác nước ngoài đã phá b cam kết ri "cư trú, làm vic nước ngoài", ngoài ra, 17 hc viên thuc đ án phát trin ngun nhân lc cht lượng cao cũng "không tr v nước làm vic".

Hi ngh ngày 13/3 ca công an thành ph Đà Nng được t chc đ đánh giá 5 năm thc hin mt ch th ca th tướng Vit Nam v "tăng cường phòng nga, đu tranh, ngăn chn tình trng người Vit Nam xut cnh, di cư trái phép, cư trú và lao đng bt hp pháp, vi phm pháp lut nước ngoài".

Ít ngày trước, báo chí trong nước đưa tin hôm 5/3 rng Tòa án Nhân dân tnh Qung Bình chothôi vicmt n cán b sau khi bà này ngh phép đi M du lch ri không tr v. Tin cho hay bà tng làm trong Phòng T chc Cán b, Thanh tra và Thi đua Khen thưởng ca toàn án.

Theo quan sát ca VOA, nhng tin tc k trên dn đến nhiu bàn lun trên mng xã hi, bao gm nhng thc mc vì sao các cán b nhà nước li ri b Vit Nam, nơi b máy tuyên truyn vn thường ca tng là mt đt nước "bình yên", "n đnh" và "trên đà phát trin", hay "ngày càng thnh vượng", đ tìm cách li M hoc các nước tư bn vn hay b mô t là "bt n", "nguy him", "nhiu t nn", "bt công" hoc thường xuyên có "khng hong".

Võ sư Đoàn Bo Châu vi nhiu nh hưởng trên Facebook viết trong trang cá nhân có hơn 150.000 người theo dõi rng vic nhng người có hc, có v trí trong xã hi "b nước ra đi" là mt "s tht rt đáng bun" và ông hy vng nhng người trong h thng nhà nước nhìn thy điu đó cũng như t tra vn xem điu gì đang din ra.

Ông Châu ch ra thc trng là còn có hàng nghìn người khác "khao khát" được đi lao đng xut khu hoc tìm cách xut cnh chui, và đưa ra bình lun : "Người lãnh đo cn có mt tm nhìn rt cao, rt rng và quan trng là phi có cái tâm rt cao qúy đ có th đau lòng trước s tht này".

Trong các bài đăng và ý kiến tho lun khác trên mng xã hi, nhiu người đ cp đến nhng yếu t làm cho mt s lượng đáng k nhng người Vit mun ra nước ngoài sinh sng, đó là mc lương trong nước quá thp so vi năng lc ca nhng ai có bng cp, cơ hi phát trin ít i hơn so vi nước ngoài, nn giáo dc ca nhiu nước khác tiên tiến, hin đi hơn Vit Nam, v.v

Không ít ý kiến cho rng nếu cơ chế đãi ng trong các cơ quan nhà nươc Vit Nam không ci thin, xu hướng cán b, công chc phá cam kết khi được đưa đi nước ngoài s còn tiếp tc.

Cách đây chưa lâu, hi tháng 10/2023, các báo Tin Phong, Đi Biu Nhân Dân và nhiu báo khác dn thông tin t B Giáo dc và đào to cho biết trong 10 năm t 2013-2022, b này cp ngân sách nhà nước cho gn 12.000 người đi hc nước ngoài, nhưng trong s đó, gn 4.500 người "chưa tr v nước làm vic dù đã đến hn".

Đ khc phc tình trng này, ngoài các bin pháp như pht hoc yêu cu người đi hc phi hoàn tr tin được cp, B Giáo dục và đào tạo cũng nhn thy cn phi "ci thin môi trường nghiên cu, làm vic trong nước theo hướng hin đi, công bng, lành mnh và bo đm điu kin làm vic thun li", theo tường thut ca Đi Biu Nhân Dân.

Bên cnh đó, B Giáo dục và đào tạo khuyến ngh rng điu không kém phn quan trng là phi "b trí ngun kinh phí tha đáng đ thc hin các chính sách thu hút và đãi ng nhân tài như tr lương, ph cp, nhà , điu kin làm vic, xây dng quy đnh h tr tài năng, khen thưởng, vinh danh, c đi đào to, bi dưỡng nâng cao trình đ, v.v.".

Ngoài các trường hp nghiên cu sinh, du hc sinh được nhà nước cp tin đi tu nghip nước ngoài song không quay v, còn có mt s v doanh nhân, công chc, quan chc "trn li nước ngoài" trong nhng năm gn đây, theo ghi nhn ca VOA.

V vic gây chú ý nht là 9 người đã "b trn, c ý li Hàn Quc" hi tháng 12/2018 khi đi cùng phái đoàn chính thc ca Ch tch quc hi Vit Nam khi đó là bà Nguyn Th Kim Ngân. Phi đến tháng 9/2019, b trưởng kế hoch-đu tư ca Vit Nam mi xác nhn v này.

Vào tháng 11/2019, tnh Cà Mau ra quyết đnh k lut, cho thôi vic mt n phó trưởng phòng thuc Chi cc Bin và Hi đo ca tnh vì bà này đi đào to Úc nhưng không v khi kết thúc chương trình.

Hi tháng 12/2016, báo chí Vit Nam đưa tin mt nam cán b thuc B Công thương gi chc phó tng giám đc công ty nhà nước PV Power đi Singapore hc và không v, dù cơ quan không chp nhn cho ông làm như vy.

Trước đó, gia tháng 8/2014, S Ngoi v tnh Cn Thơ cho biết mt nam phó trưởng phòng hp tác quc tế đã "t ý xut cnh" và "trn li M".

Nguồn : VOA, 14/03/2024

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Thuế thu nhập cá nhân là ‘điểm yếu’ của những nhà hoạt động xã hội dân sự ?

Đúng là ‘điểm yếu’ của những nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam nằm trong chuyện "khai thuế thu nhập cá nhân"

1thue1

Nhà hoạt động môi trường hàng đầu của Việt Nam Hoàng Thị Minh Hồng bị bắt với cáo buộc "trốn thuế"

Hôm 2/6, gia đình, các tổ chức nhân quyền và Liên Hợp Quốc bày tỏ sự quan ngại về việc nhà hoạt động môi trường hàng đầu của Việt Nam Hoàng Thị Minh Hồng bị bắt với cáo buộc "Trốn thuế", nói rằng vụ bắt bớ này có động cơ chính trị.

Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc tổ chức GreenID nhận giải thưởng môi trường Goldman năm 2018, bà sau đó bị đi tù vì bị cáo buộc "trốn thuế" đối với giải thưởng này ; tức bà đã không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân từ khoản thu nhập đột xuất này.

"Những người như là ông Hoàng Ngọc Giao, là một nhà phản biện mà Viện nghiên cứu của ông cũng là thành viên trong Liên hiệp hội (Vusta), cũng được hoạt động chính thức, hay như trường hợp với bà Ngụy Thị Khanh, cũng đứng đầu một Trung tâm hoạt động được đăng ký với Vusta, và những ý kiến đó cũng là những ý kiến phản biện, nhưng người ta cho rằng "không phù hợp" với những quy định nào đó, những định hướng chính sách của họ, nên họ thậm chí đầu tiên buộc tội là "trốn thuế", sau đó mới đến buộc tội "lợi dụng quyền tự do dân chủ" để mà "chống lại đất nước", những cái đó làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành và phát triển của xã hội dân sự ở Việt Nam".

Đoạn trích ở trên là ý kiến nhận xét của ông Trần Tiến Đức, cựu Giám đốc dự án Policy do USAID tài trợ chuyên về vận động chính sách và thúc đẩy tiếp cận trên cơ sở quyền và tăng quyền cho người có HIV tại Việt Nam.

Nhìn thuần giác độ pháp luật thuế, thì đúng là ‘điểm yếu’ của những nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam nằm trong chuyện "khai thuế thu nhập cá nhân".

Đơn cử, pháp luật Việt Nam không cho phép người dân gửi tin, bài cộng tác với báo chí nước ngoài với nội dung mà nhà chức trách tự cho là : Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân ; Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân ;

Gây chiến tranh tâm lý ; Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ; Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ; Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo ; Xuyên tạc lịch sử ; phủ nhận thành tựu cách mạng ; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc…

Để phân định các hành vi cáo buộc trên, trong rất nhiều trường hợp là không mấy dễ dàng nếu như tôn trọng sự độc lập về quyền tự do biểu hiện tư tưởng, chính kiến, niềm tin tôn giáo.

Thế nhưng với các điều luật hình sự 117, 331, gần như "đe dọa" tất cả những tiếng nói phản biện đi ngược lại với định hướng chính trị của người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam. Mà đã gọi là "phản biện độc lập" thì không thể là hành động ve vuốt, xu nịnh về một quyết sách, chính sách nào đó từ cấp lãnh đạo tối cao.

Vậy là các "nhà báo nhân dân" khi gửi cộng tác với báo chí nước ngoài, hoặc những trang mạng xã hội trung lập, thường không thể "kê thu nhập" từ các khoản nhuận bút thù lao. Và điều này dẫn đến cáo buộc hành vi trốn thuế thu nhập cá nhân.

Cuộc mặc cả ở đây rằng nếu vị "nhà báo nhân dân" đó muốn tiếp tục cộng tác, thì phải thay đổi cách viết, liều lượng phản biện ; nếu không đồng ý thì rất có thể đối mặt nhẹ nhất là điều luật 331, và thường sẽ là 117 – một điều luật mà người bị cáo buộc khi khoác áo tù, họ sẽ không bao giờ được hưởng quyền ân xá, miễn giảm trong các sự kiện chính trị.

Chính các vấn đề pháp lý ở trên đã góp phần giải thích vì sao Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Đức Thắng rất mạnh miệng nói ở cuộc họp báo chiều 1/6 : "Tại Việt Nam, các cá nhân, hội, tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ được bảo đảm hoạt động bình thường theo đúng quy định, đồng thời tuân thủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành động của mình. Như tại các quốc gia khác trên thế giới, những người vi phạm pháp luật sẽ phải xử lý theo đúng các quy định của pháp luật".

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 03/06/2023

***********************

Công văn Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh hé lộ điều gì quanh chuyện thuế của bà Minh Hồng ?

BBC, 02/06/2023

Ngày 1/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định thông tin nhà hoạt động môi trường nổi tiếng - Hoàng Thị Minh Hồng - bị bắt với cáo buộc trốn thuế.

thue2

Bà Hoàng Minh Hồng (áo dài, giữa) chụp ảnh cùng cựu tổng thống Mỹ Obama và các học giả Quỹ Obama

Sự kiện này làm rúng động cộng đồng quốc tế, bởi bà Hồng từng là một trong những cá nhân tiêu biểu hoạt động tích cực hàng chục năm nay trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đạt những thành tích đáng nể được quốc tế công nhận.

Bà Hồng bị bắt trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán với quốc tế để nhận được 15,5 tỷ USD tài trợ để thực hiện chuyển đổi từ điện than sang năng lượng sạch.

Ngay sau sự việc bốn nhà hoạt động môi trường là Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương, Ngụy Thị Khanh bị bắt về tội trốn thuế hồi 2021-2022, bà Hồng đã xin ý kiến chỉ đạo chính thức từ Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh về tình trạng thuế của tổ chức CHANGE - nơi bà làm giám đốc, theo ông Ben Swanton, đồng Giám đốc Dự án 88 (Project88) hoạt động vì nhân quyền Việt Nam.

Công văn Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh

Theo công văn của cơ quan thuế trả lời bà Hồng mà BBC có trong tay, theo đó, Công văn Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh ngày 8/4/2022 viết :

"Trả lời văn bản số 04/0322/CV-CHANGE ngày 07/03/2022 của Trung tâm hành động và liên kết vi môi trường và phát triển (sau đây gọi là Trung tâm) về việc xuất hóa đơn đầu ra, hoàn thuế GTGT và các loại thuế dành cho tổ chức phi lợi nhuận.

Về vấn đề này, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh có kiến như sau :

Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT) ; Căn cứ khoản Điều Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) :

"Thu nhập được miễn thuế...7. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.

Trường hợp tổ chức nhận tài trợ sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ trên thì tổ chức nhận tài trợ phải tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên phần sử dụng sai mục đích trong kỳ tính thuế phát sinh việc sử dụng sai mục đích.

Tổ chức nhận tài trợ quy định tại khoản này phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán thống kê.

Căn cứ quy định trên : Trường hợp Trung tâm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán thống kê nhận tài trợ sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam thì khoản tài trợ này là thu nhập được miễn thuế TNDN theo quy định.

Trường hợp Trung tâm nhận tài trợ sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ trên thì phải tính nộp thuế TNDN tính trên phần sử dụng sai mục đích trong kỳ tính thuế phát sinh việc sử dụng sai mục đích.

Khi nhận khoản tài trợ Công ty lập chứng từ thu (không lập hóa đơn). Trường hợp Trung tâm nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như quảng cáo, ... thì Trung tâm phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế (thuế GTGT, TNDN) theo quy định.

Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh trả lời Trung tâm biết và thực hiện".

Bình luận với BBC về sự việc này, TS Ben Swanton, đồng Giám đốc Dự án 88 (Project88) hoạt động vì nhân quyền Việt Nam, nói :

"Ý kiến này là bằng chứng về tình trạng miễn thuế của CHANGE. Vì vậy, việc bây giờ công an buộc bà Hồng tội trốn thuế là hoàn toàn bất hợp pháp", ông Ben Swanton nói với BBC News tiếng Việt.

Trong thông cáo báo chí phát đi chiều 2/6, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) nói tổ chức này 'vô cùng quan ngại trước việc nhà hoạt động môi trường nổi tiếng Hoàng Thị Minh Hồng bị bắt giữ".

OHCHR bày tỏ lo ngại trước xu hướng bắt giữ các nhà hoạt động môi trường và quy họ vào tội 'trốn thuế' của chính phủ Việt Nam, đồng thời kêu gọi Hà Nội xem xét lại các luật liên quan để đảm bảo chúng hoàn toàn tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế.

'Người truyền cảm hứng cho Obama'

Bà Hoàng Minh Hồng từng là người Việt Nam đầu tiên được lựa chọn đặt chân tới Nam Cực.

Bà là một trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất toàn cầu do tạp chí Forbes bình chọn năm 2019.

Bà cũng là người Việt đầu tiên giành học bổng của Quỹ Obama tại Đại học Comlumbia.

Năm 2015, tổ chức Climate Heroes vinh danh bà Hồng là 'người hùng khí hậu'.

Tổng thống Obama từng đăng trên Twitter của ông năm 2018, rằng Hoàng Thị Minh Hồng là một những người trẻ đã 'truyền cảm hứng cho ông'.

Bà Hoàng Minh Hồng từng làm việc cho WWF, tham gia bảo tồn và cứu hộ các loài động vật hoang dã. Sau này, bà đứng ra hoạt động độc lập, thành lập CHANGE (Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển), thu hút nhiều bạn trẻ tham gia thay đổi nhận thức về môi trường cho cộng đồng.

'Đột kích và thẩm vấn'

Theo các nguồn tin mà BBC nhận được, công an đột kích vào văn phòng của CHANGE hôm 30/5, tịch thu các thiết bị và ngăn không cho nhân viên rời đi.

thue3

Chị Hoàng Minh Hồng trong lần thứ hai gặp cựu Tổng thống Mỹ Obama

Bà Hồng và chồng bị giam giữ, sau đó chồng bà Hồng được thả.

Cấp phó của bà Hồng và kế toán của bà cũng bị thẩm vấn.

Có ít nhất năm người vẫn đang bị cảnh sát thẩm vấn trong sáng 1/6.

Ông Ben Swanton, tác giả báo cáo  công phu mới công bố gần đây về vụ việc bốn nhà hoạt động môi trường bị bắt về tội trốn thuế, đã chỉ ra sự mơ hồ của luật thuế Việt Nam.

Báo cáo chỉ ra rằng luật thuế Việt Nam đã được 'vũ khí hóa' để bịt miệng những người lẽ ra đóng vai trò giám sát độc lập việc chính phủ Việt Nam có thực hiện các cam kết về môi trường để nhận được khoản tài trợ 15,5 tỷ USD hay không.

Ông Swanton chỉ ra rằng những gì xảy ra với bà Hồng cũng giống với kịch bản đã xảy ra với bốn nhà hoạt động môi trường Ngụy Thị Khanh, Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách và Bạch Hùng Dương.

"Việc bà Hồng bị bắt vào thời điểm này là do bà là một trong những nhà hoạt động khí hậu độc lập nhất trong nước hiện chưa ngồi tù. Bà có thể buộc chính phủ phải chịu trách nhiệm về những lời hứa mà họ đã đưa ra trong khuôn khổ Sáng kiến chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP)", theo ông Swanton.

Kế hoạch triển khai JETP hiện đang được đàm phán giữa Việt Nam và các nước G7. Việt Nam đã được hứa tài trợ 15,5 tỷ USD thông qua sáng kiến này.

"Với việc bà Hồng bị giam giữ, không còn xã hội dân sự nào để đảm bảo rằng chính quyền sẽ chuyển đổi khỏi nhiệt than và nhiên liệu hóa thạch như họ đã hứa", ông Swanton nói.

Sự đóng cửa của CHANGE

Năm 2022, cùng hàng loạt các NGO khác của Việt Nam, CHANGE đóng cửa.

Đây được cho là động thái nhằm bảo vệ chính mình của các NGO sau khi bốn nhà hoạt động môi trường bị bắt với cáo buộc trốn thuế.

Giám đốc một tổ chức NGO nói với BBC trong điều kiện giấu tên rằng luật thuế Việt Nam rất 'mù mờ'.

Theo luật, các khoản tài trợ nước ngoài cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật, nghiên cứu, giáo dục, nhân đạo tại Việt Nam thì sẽ được miễn thuế và khi nhận tài trợ thì không cần làm hóa đơn mà chỉ lập chứng từ thu. Nếu dùng cho các mục đích khác thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Vị này nói rằng luôn luôn có những hoạt động phát sinh mà cán bộ thuế có thể khép ngay tổ chức NGO vào tội trốn thuế vì đã sử dụng nguồn tiền tài trợ 'sai mục đích'.

Bên cạnh đó, do các NGO địa phương đặt dưới sự quản lý của Hiệp hội Các tổ chức Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), mọi dự án của NGO đều phải thông qua VUSTA. Tuy nhiên, thời gian để thẩm định, phê duyệt thường kéo dài rất lâu nên đã có lúc có sự 'thống nhất' ngầm để các NGO cứ triển khai dự án trước khi chờ được phê duyệt.

Các điều khoản quy định về thuế lại mù mờ khiến nhiều NGO không rõ mình được xếp vào loại hình thuế nào và ngay cả khi liên lạc với Cục thuế để hỏi thì cũng nhận được hướng dẫn chung chung.

Việc này càng dễ dàng đẩy các nhà quản lý NGO vào vòng lao lý.

Trên thực tế, bà Hồng đã lo lắng rằng điều này có thể xảy ra với mình nên vào ngày 24/8/2022, bà thông báo cho VUSTA về quyết định đóng cửa CHANGE.

Tuy nhiên, VUSTA không cho phép bà đóng cửa tổ chức, theo thông tin từ Dự án Project88.

Thay vào đó, Cục thuế khóa mã số thuế của CHANGE, "qua đó ngăn cản tổ chức này thực hiện các khoản nộp thuế tiếp theo", ông Swanton nhận định.

"Tôi cho rằng đây là một mánh khóe được sử dụng để giữ cho CHANGE trong tình trạng lấp lửng về mặt pháp lý. Bằng cách ngăn CHANGE thanh toán thuế, công an có thể duy trì mối đe dọa truy tố bà Hồng, với tư cách là đại diện của CHANGE, vì tội trốn thuế doanh nghiệp".

Tiếng nói từ các tổ chức quốc tế

Tiến sĩ Swanton cho rằng các quốc gia đang tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam (Liên minh Châu Âu, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Ý, Canada, Vương quốc Đan Mạch và Vương quốc Na Uy) nên đưa ra các tuyên bố công khai ngay lập tức yêu cầu trả tự do cho bà Hồng.

Họ cũng nên cho chính phủ Việt Nam biết rằng sẽ không có một đồng đô la nào trong số 15,5 tỷ USD được chuyển dưới gói tài trợ JETP cho đến khi các ông bà Hoàng Hồng, Đặng Đình Bách và các nhà hoạt động khí hậu khác được trả tự do khỏi việc giam giữ tùy tiện.

"Việc giam giữ bà Hồng mà không có cáo buộc nào cả là một cái tát mạnh vào mặt cộng đồng quốc tế. Nó chứng tỏ rằng, trái với luận điệu tuyên truyền của mình, chính phủ Việt Nam không tôn trọng nhân quyền và không muốn xã hội dân sự tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng của đất nước. Thay vào đó, chính quyền muốn chính sách do nhà nước và đảng quyết định, với rất ít sự tham gia của người dân- những người bị xem là khán giả", đại diện Dự án 88 nói.

Bình luận về vụ bắt giữ bà Hồng, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực Châu Ấ (HRW) cũng cho rằng các nước Hoa Kỳ, EU và các chính phủ khác đang xếp hàng để cung cấp nguồn lực cho các chương trình biến đổi khí hậu của Việt Nam 'nên lấy làm quan ngại' về diễn biến này.

"Nếu không có sự tham gia của người dân vào chính sách môi trường được huy động thông qua nỗ lực của Hồng và các tổ chức xã hội dân sự khác, các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam sẽ bị thiếu hụt và thất bại".

"Để giải quyết cuộc khủng hoảng môi trường sắp xảy ra của đất nước, chính phủ nên hoan nghênh những nỗ lực mang tính xây dựng của một loạt các nhóm chính thức và không chính thức. Việt Nam không nên biến các doanh nhân và các tổ chức độc lập thành đối tượng để đàn áp tùy tiện, hoặc coi các nhà bảo vệ môi trường như kẻ thù". ông Robertson phát biểu.

Nguồn : BBC, 03/06/2023

***************************

Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ quan ngại về việc bắt nhà hoạt động Hoàng Minh Hồng

RFA, 02/06/2023

"Biện pháp tạm giam nhà hoạt động môi trường nổi tiếng Hoàng Thị Minh Hồng khiến chúng tôi vô cùng quan ngại".

thue4

Bà Hoàng Thị Minh Hồng phát biểu tại Hội nghị tại Zerokonferansen ở Oslo tháng 11/2019. change.org

Phát ngôn nhân của Cao ủy trưởng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ra thông cáo với quan điểm như vừa nêu ngày 2/6.

Thông cáo dẫn các nguồn tin đáng tin cậy cho biết nhà hoạt động bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực môi trường Hoàng Thị Minh Hồng và một vài cộng sự bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giam và thẩm vấn hôm thứ tư 31/5. Trong khi những người khác được cho về nhà với yêu cầu trở lại để thẩm vấn thêm, bản thân bà Hoàng Thị Minh Hồng tiếp tục bị công an giữ lại và được tống đạt lệnh tạm giam theo cáo buộc trốn thuế.

Bà Hoàng thị Minh Hồng là người thứ năm thuộc giới hoạt động bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực môi trường bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt với cáo buộc trốn thuế trong vòng hai năm qua.

Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhắc lại sau khi cơ quan chức năng bắt giữ những nhà hoạt động khác ; trong đó có luật gia Đặng Đình Bách cùng với tội danh trốn thuế và kết án ông năm năm tù ; bà Hồng đã đóng tổ chức CHANGE do bà điều hành với lý do lo ngại bản thân cũng bị khởi tố.

Theo Cao Ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, biện pháp bắt giữ những nhà bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực môi trường diễn ra vào khi Việt Nam cam kết chuyển đổi sang năng lượng bền vững và công bằng. Tuy vậy để có thể đạt được mục tiêu mà Hà Nội công khai cam kết, cần phải có sự tham gia tự do và tích cực của những nhà bảo vệ quyền con người và những tổ chức môi trường trong công tác định hình chính sách và quyết sách về khí hậu, môi trường.

Cao Ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc còn bày tỏ quan ngại sâu sắc về xu hướng bắt bớ, giam cầm tùy tiện, tuyên án nặng đối với các nhà báo, bloggers, Facebookers, các nhà hoạt động xã hội, lãnh đạo của các tổ chức xã hội dân sự.

Số bị bắt bớ như thế tính đến thời điểm nay trong năm mà Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc được báo là ít nhất 20 người ; tuy nhiên con số thực tế được nói còn cao hơn.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller trong thông cáo phát đi ngày 2/6, cũng nêu quan ngại về việc bắt giữ những thủ lĩnh và thành viên tổ chức CHANGE do bà Hoàng Thị Minh Hồng sáng lập.

Phía Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam tôn trọng quyền của những người bị giam giữ ; tôn trọng và bảo vệ quyền tự do biểu đạt, cũng như lập hội của mọi người dân Việt Nam.

*************************

HRW lên tiếng về việc bắt giữ nhà hoạt động môi trường Hoàng Minh Hồng

RFA, 02/06/2023

Tổ chức Giám sát Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) vào ngày 2/6 lên tiếng về biện pháp bắt giữ nhà hoạt động môi trường Hoàng thị Minh Hồng của Công an Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua.

thue5

Bà Hoàng thị Minh Hồng, 51, tuổi là một nhà hoạt động môi trường được nhiều người biết đến kể từ sau chuyến thám hiểm Nam cực trở về hồi năm 1997. Tiền Phong

Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của HRW, ông Phil Robertson, nêu rõ "Việc Việt Nam sử dụng có chọn lọc luật thuế mơ hồ và khiếm khuyết để nhắm đến các nhà môi trường và giới hoạt động chống biến đổi khí hậu với biện pháp khởi tố có động cơ chính trị là một diễn biến mới và cực kỳ đáng lo ngại".

Người đại diện của HRW tại khu vực Châu Á có nhận định rằng nhà hoạt động môi trường Việt Nam hàng đầu Hoàng Thị Minh Hồng là nạn nhân mới nhất của đợt đàn áp gia tăng. Tình trạng này cần buộc Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU) và các chính phủ khác hiện đang chuẩn bị cung cấp cho Việt Nam nguồn lực thực hiện các chương trình về biến đổi khí hậu.

Theo ông Phil Robertson, nếu không có sự tham gia của người dân vào chính sách môi trường thông qua những nỗ lực như của bà Hồng và những tổ chức xã hội dân sự khác, mọi ứng phó trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam sẽ bị khiếm khuyết và thất bại.

Đề xuất để giải quyết tình trạng khủng hoảng môi trường đang lộ dạng, theo HRW Chính phủ Hà Nội cần hoan nghênh những nỗ lực mang tính xây dựng của các nhóm chính thức và không chính thức. Việt Nam không nên nhắm đến các cá nhân có sáng kiến và những tổ chức độc lập rồi tùy tiện bắt bớ, xem họ như kẻ thù.

Bà Hoàng thị Minh Hồng, 51, tuổi là một nhà hoạt động môi trường được nhiều người biết đến kể từ sau chuyến thám hiểm Nam cực trở về hồi năm 1997.

Sau đó bà tích cực khởi xướng và điều hành nhiều hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật hoang dã, chống biến đổi khí hậu…

Bà nhận được nhiều giải thưởng cho các hoạt động đó như vào năm 2015 bà được tổ chức climateheroes.org đưa vào danh sách "Các anh hùng Khí hậu" nhân Hội nghị Liên hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu COP21. Vào năm 2019, bà là một trong năm người được trao giải Đại sứ truyền cảm hứng của WeChoice Awards 2019, và giải Chiến binh Xanh của Năm của giải Elle Style Awards.

Additional Info

  • Author Hoài Nguyễn, RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Bộ Ngoại giao ngày 25/5 đã yêu cầu Bắc Kinh rút tàu Hướng Dương Hồng 10 và các tàu hải cảnh ra khỏi vùng biển Việt Nam. Liền sau đó, các báo cũng đồng loạt đưa tin về lễ dâng hương của Thủ tướng tại Vị Xuyên. Tuy nhiên, trong loạt tin này vẫn không hề nhắc đến hai chữ "Trung Quốc".

xhds1

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam (trái) bị tàu Hải cảnh Trung Quốc chặn đường khi hai bên đối đầu phía Nam quần đảo Hoàng Sa năm 2014. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Thông điệp của Phạm Minh Chính

Hầu hết các phương tiện truyền thông "lề phải" ngay hôm 28/5, đã đồng loạt đưa tin khá dài về cuộc dâng hương  của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên sáng 28/5. Nhưng sau đấy một ngày, nội dung này trên mạng của TTXVN đã bị đục bỏ hoàn toàn, chỉ tồn tại mỗi đường link, cả bài vở lẫn chùm ảnh đã bị hô "biến" từ lúc nào không rõ. (404 - Nội dung bạn tìm kiếm không tồn tại ). Tuy nhiên, nửa ngày sau, cả ảnh lẫn bài lại được "phục hồi" một cách ngoạn mục.

Còn trên tờ Nhân Dân, Cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam, thì ngay từ đầu đã không có phần nội dung tin, chỉ đăng một loạt ảnh. Ai chả biết, báo Đảng không dám làm Trung Quốc phật ý, nên đã "dấu" phần tin đi. Thế là đủ, cớ gì trước hàng tít còn phải quất thêm chữ [Ảnh ]. "Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" không phải là chuyện hiếm hoi trong hệ thống truyền thông 800 tờ báo mà chỉ có một Tổng biên tập. Nhưng lần này, khi "sao vàng đang xao xuyến khắp nơi bưng biền…" (lời bài hát "Nam Bộ Kháng chiến") suốt cả tháng trời trước hành động "vây", "lấn" và "tấn" của Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam, cuộc thắp nhang của Thủ tướng vẫn bị "nâng lên đặt xuống" là dấu hiệu không bình thường. Trong các bản tin về lễ dâng hương, tuy có đề cập đến tinh thần quả cảm của những người lính "sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử", nhưng không dám cho nhắc đến hai chữ "Trung Quốc".

Nhưng dẫu sao, giới quan sát trong nước cũng đã kịp "đọc vị" khá rõ thông điệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Kỷ niệm 30/4 đã lùi xa hàng tháng, kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ thì chưa tới. Nhưng Thủ tướng đã chọn đúng thời điểm ! Theo bản tin trên tờ Tuổi Trẻ, "Trung Quốc âm mưu gì ở Biển Đông ?" bạn đọc có thể cảm nhận được tình huống nghiêm trọng của hàng loạt các hành động phi pháp của Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam. Những hành động này nằm trong chuỗi hoạt động "vây lấn" mà Bắc Kinh đang thực hiện từ đầu tháng Tư đến nay ở Biển Đông. Thế trận "vây lấn" lần này của Trung Quốc mang tính phức hợp, liên hoàn và được triển khai đồng loạt ở nhiều vị trí chiến lược . Đứng trước thế trận "liên hoàn" ấy, Phạm Minh Chính đã gửi đi một thông điệp khá rõ rệt.

Hướng chủ công của thông điệp là dành cho nội bộ, đồng chí và đồng bào. Sau khi "thoát nạn" một cách ngoạn mục tại Hội nghị Trung ương 7 và trở về từ Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng Chính muốn khẳng định với quốc dân : Trước hành động xâm lấn nguy hiểm của Bắc Kinh, ai run sợ, chứ Minh Chính này không run sợ, ai hèn, chứ Minh Chính này không hèn! Cuộc dâng hương tưởng niệm ở Vị Xuyên được giới phân tích nhìn nhận trong bối cảnh Quốc hội lần này đã bãi bỏ kế hoạch sẽ nghỉ họp giữa chừng đề bàn về nhân sự cấp cao, ai đi ai ở.

xhds2

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương, hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên ngày 28/05/2023.

Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Trung ương trước đó đã không loại được Phạm Minh Chính khỏi "Tứ trụ", thì kỳ họp giữa chừng của Quốc hội từng được tuyên bố cũng trở nên vô nghĩa. Phái muốn lật ông Chính thất bại. Những cú "phản đòn" của phe ông Chính rõ ràng đã phát huy tác dụng. Trung ương và kế đó là Quốc hội kỳ này vẫn quyết định giữ Phạm Minh Chính ở lại để "chéo lái" nền kinh tế mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ca ngợi "chưa bao giờ có được… như ngày nay", trong khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thì đánh giá kinh tế - xã hội đã xuống đến đáy .

Trung Quốc, bậc thầy về chớp thời cơ

Hôm 25/5, Bộ Ngoại giao đã phản đối mạnh mẽ tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Cùng với tàu khảo sát, thời gian qua, Trung Quốc đã huy động đến năm lực lượng tham gia thế trận phức hợp  với những nhiệm vụ "vây", "lấn" và "tấn" cụ thể bao gồm : dân binh, hải cảnh, hải tuần, hải quân và cuối cùng là các tàu khảo sát hàng hải. Phân tích các âm mưu của Trung Quốc, tờ Tuổi trẻ chỉ rõ : Thứ nhất là lực lượng dân binh của Trung Quốc có vai trò thường trực ở cả hai chức năng trong mạng lưới bủa vây. Thứ hai là lực lượng hải cảnh, với chức năng chấp pháp, chuyên thực hiện các công đoạn "lấn" một cách chủ động nhằm hỗ trợ lực lượng dân binh Trung Quốc ở trên. Thứ ba là lực lượng hải quân, tuy không can dự trực tiếp vào thế trận do dân binh và hải cảnh thực hiện, mà chủ yếu hiện diện từ xa ở vòng ngoài.

Dù Việt Nam lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ của họ khỏi vùng EEZ của Việt Nam nhưng Trung Quốc đã phớt lờ. "Trung Quốc sẽ không bao giờ lùi bước trước các tuyên bố chủ quyền của mình đối với Biển Đông, cho dù dựa trên đường chín đoạn phi pháp hay yêu sách Tứ Sa. Không thể đánh giá Trung Quốc qua các diễn ngôn mà phải nhìn hành động của họ. Việc Trung Quốc triển khai tàu Hướng Dương Hồng 10 và các tàu hộ tống vào vùng biển gần Bãi Tư Chính, nằm trong EEZ của Việt Nam, là một hành động đe dọa nhằm gây áp lực buộc Việt Nam phải ngừng khai thác tài nguyên hydrocarbon hiện tại", Giáo sư Carl Thayer nhận định với BBC hôm 31/5 .

Tất nhiên, không thể đòi hỏi một tờ báo ở trong nước trình bày tất cả sự thật là tại sao Trung Quốc lại chọn thời điểm hiện nay để "ép" Việt Nam. Nên nhớ, từ xưa đến nay, những lần Bắc Kinh lấn chiếm, cưỡng bức biển đảo, thậm chí tấn công trên biên giới, thường là những lúc nội bộ Việt Nam rối ren, khu vực và thế giới gặp những biến động lớn. Trung Quốc là bậc thầy về chớp thời cơ để ăn hiếp các nước lân bang yếu hơn. Đúng như bình luận trên VOA, Trung Quốc dường như đang nhìn thấy thế yếu của Nga ở Ukraine nên đã lợi dụng thời cơ bắt bí Nga và buộc Hà Nội tháo lui. Nếu phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Việt Nam, thì, trong tình hình này, đương nhiên Nga sẽ chọn Trung Quốc và biết đâu Nga và Trung Quốc đã "đồng thuận" về chuyện này ?

Những hành động nói trên của Trung Quốc y chang như tố cáo đã được thể hiện trước đó trong Bản Tuyên bố của 9 Tổ chức xã hội dân sự (CSO) công bố ngày 2/5/2023. Bản Tuyên bố ấy đã cực lực phản đối các hành vi đơn phương áp đặt chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc trước nhân dân trong nước và dư luận thế giới. Bản Tuyên bố kèm theo hàng trăm chữ ký của đông đảo các tầng lớp nhân dân, trong đó có cả các cựu quan chức và đảng viên cao cấp từ bộ máy Đảng/Nhà nước. Theo tin nước ngoài, hiện nay Bản Tuyên bố ấy đã được gửi đến các Phái đoàn thường trực của Liên hợp quốc ở New York và ở Geneva. Bản Tuyên bố cũng đã được gửi đến 158 vị đại sứ Liên Hiệp Quốc. Tuyên bố này xuất hiện trên truyền thông quốc tế rất kịp thời, chỉ một ngày sau khi lệnh cấm đánh cá đơn phương mùa hè năm nay của Trung Quốc được đơn phương cho là có hiệu lực trên Biển Đông, tính từ 1/5/2023 đến 16/8/2023 .

Ở đây chẳng có sự kết hợp nào cả, nhưng giới quan sát trong nước phát hiện ra một điều : Năm nay, Trung Quốc phải đối mặt cùng lúc cả hai làn sóng phản đối, từ cả của Nhà nước Việt Nam lẫn từ các Tổ chức xã hội dân sự (CSO) ở khắp ba miền đất nước. Phải đối mặt, nhưng họ đã chọn được điểm rơi, tận dụng đúng thời điểm lãnh đạo của Đảng/Nhà nước vẫn chưa kết thúc "trận chung kết" ai đi ai ở, tất cả vẫn đang trong ma trận "củi khô, củi ướt" của Tổng bí thư, mà quên khuấy mất biển đảo đang bị giặc giày xéo ngoài khơi. Liệu Phạm Minh Chính có tạo nên được một làn sóng thứ ba để lay động lòng yêu nước của muôn dân trước họa xâm lăng của Trung Quốc đối với biển đảo quê hương? Mong lắm thay !

Phạm Bá Bình

Nguồn : VOA, 01/06/2023

Additional Info

  • Author Phạm Bá Bình
Published in Diễn đàn

Nhà cm quyn Vit Nam nên xem li các lut l v t chc hi đoàn, không ch trên giy t mà c vic thc thi lut pháp na.

hoidoan1

Các t chc đoàn th không phi là xã hi dân s, vì được t chc, h tr, chi phi bi nhà nước. Ảnh minh họa

Xây dng đt nước Vit Nam có hiu qu là tiến trình trong đó xã hi dân s là mt thành phn quan trng cn được phát trin. Quc gia không có đc tính xã hi dân s là mt quc gia nhà nước hóa, trong đó mi người dân đu nm dưới s kim soát, qun lý ca Nhà nước và như vy, người dân bình thường không có tiếng nói và đóng góp gì trong nhng vn đ quan trng ca quc gia. Trên lý thuyết và trong thc tế, xã hi dân s phi đc lp vi chính quyn và đóng vai trò phn bin trong nhng chính sách ca chính ph.

Xã hi dân s là gì ?

Xã hi dân s là tt c nhng t chc đc lp không thuc gung máy nhà nước và cũng không thuc h thng doanh nghip tư nhân, liên doanh hay quc doanh, được t chc t nhng công dân t nguyn tham gia.

Vic tham gia này hướng v mt lãnh vc mà các công dân thành viên cùng chia s, t văn hóa, chính tr, khoa hc cho đến tôn giáo, môi trường hay t thin

Đim chung ca các xã hi dân s là s hot đng đc lp vi chính quyn và doanh nghip và không vì li nhun.

T chc dân s có th nhn được s đóng góp trc tiếp t các t chc khác, thm chí t chính quyn hay doanh nghip nhưng mi đóng góp phi công khai và không nh hưởng ti tính đc lp ca xã hi dân s.

Vit Nam, mt t chc như "Đoàn Thanh niên Cng sn" thì không phi là xã hi dân s vì s lãnh đo, cán b điu hành cho đến kinh phí đu t gung máy nhà nước. Ngay c nhng hip hi văn hóa như Hi Nhà văn Vit Nam cũng không được xem là xã hi dân s vì s l thuc ca lãnh đo hi này vào các cơ quan nhà nước, kinh phí và các ưu đãi đu t các cơ quan ca nhà nước, nghĩa là thiếu s đc lp.

Ngoài yếu t tham gia t nguyn và đc lp vi nhà nước và doanh nghip, các xã hi dân s thường còn hot đng trên tinh thn ái hu giúp đ ln nhau, lên tiếng vì nhng điu nh hưởng chung cho c xã hi như mun có công lý, bình đng trước pháp lut cho tt c mi người và hot đng cùng nhau trong mt t chc hướng v các thế h hin nay cũng như tương lai.

Theo Vin Brookings ca Hoa K, "xã hi dân s là mt khi xây dng thiết yếu ca s phát trin và s gn kết quc gia. mt đt nước có hòa bình và n đnh, xã hi dân s lp đy khong trng mà chính ph và khu vc tư nhân không th chm ti. mt quc gia mong manh và đy xung đt, nó đóng mt vai trò thm chí còn quan trng hơn trong vic cung cp các dch v thường là trách nhim ca nhà nước và doanh nghip và có th đt nn tng cho s hòa gii".

Nhng t chc xã hi dân s ti các nước phát trin

Ta th
đim qua vài t chc xã hi dân s ph thông ti M hay các nước phát trin, qua vài mc đích thành lp tiêu biu.

- Các hi chuyên gia : Hi Kế toán gia M, (American Accounting Association), Hi Lut gia M (American Bar Association), Hi K sư Cơ khí M (American Society of Mechanical Engineers), Hi các nhà đa cht gia M (Geological Society of America), Hi Y S Canada (Canadian Medical Association)

- Các hi t thin như : Hi Ch Thp Đ (Red Cross Society), Ngân hàng Thc phm (Food bank), CLB Phù Luân Quc tế (Rotary Club International), T chc Con Đường Chung (United Way), Hi Bác s không biên gii (Médecins sans frontières), v.v.

- Các hi gii trí, giáo dc : Hi các vin Bo tàng Canada (Canadian Museum Association), Hi Hướng Đo M (Boy/Girl Scouts Of America), Hi Dch v Đi hc Thế gii Canada (World University Service of Canada), v.v.

- Các hi vi mc đích xã hi, môi trường : Hi Giúp đ Tr em (Childrens Aid Society), T Chc Hoà bình Xanh (Greenpeace), T Chc Theo dõi Nhân quyn (Human Rights Watch), T Chc Ân xá Quc tế (Amnesty International), Hi Phóng viên không biên gii (Reporters Without Borders), v.v.

Khi có nhng vn đ ln ca quc gia, gung máy nhà nước thường quay sang hi ý kiến nhng nhà chuyên môn. Thí d, sau cuc khng hong tài chánh 2007-2009, Hi Kế toán gia M và Vin Phân tích gia Tài chánh (Chartered Financial Analyst Institute) được yêu cu đánh giá và góp ý. Mt thí d na là Qu hưu bng ca M được Hi các nhà Nghiên cu Ri ro (Society of Actuaries of America) quan sát, cp nht và theo dõi k lưỡng. Tương t như vy, các chính sách kinh tế, ngoi giao, chính tr cũng được các thành viên ca các vin nghiên cu (như Brookings Institution, Cato Institute, RAND Corporation, vv) kho sát và đưa khuyến ngh.

Vi các t chc t thin, thường người dân đóng góp qua các t chc xã hi dân s mà h tin tưởng hơn là qua các gung máy nhà nước. Qua các bn báo cáo tài chánh công khai ca mi xã hi dân s v t thin, người dân có th đánh giá các t chc này và quyết đnh đóng góp như thế nào. Mt t chc t thin ln như T Chc Con Đường Chung (United Way) được nhiu người đóng góp và t chc s chuyn tin xung cho các t chc xã hi dân s nh hơn hot đng. Tt c qua h thng kế toán minh bch.

V xã hi, môi trường, các t chc xã hi dân s nhiu khi là đa quc gia, có tiếng nói chung trên c hành tinh. Nhng vi phm nhân quyn luôn được T Chc Theo dõi Nhân quyn (Human Rights Watch) quan tâm và lên tiếng. Các t chc Phóng Viên không Biên gii (Reporters Without Borders), Giáo Viên không biên gii (Teachers Without Borders) luôn có s đóng góp t nhng quc gia phát trin hướng v các nước đang và chm phát trin.

Xây dng xã hi dân s Vit Nam

Vit Nam là quc gia đang phát trin và có nhiu trin vng. Đ có s đóng góp ca toàn dân hu hiu cn chú trng m rng xã hi dân s hơn na.

Trước hết, chính quyn cn ni lng s kim soát ca h vi các t chc mà các nước khác là xã hi dân s. Mt thí d là Hi Nhà văn. Thay vì đ "Ban Tuyên Giáo" và các cơ quan khác ca đng và nhà nước thao túng nhân s lãnh đo, dùng s tr cp v vt cht như mt cách ràng buc Hi Nhà văn vào s kim soát ca mình, h nên c võ Hi như mt t chc xã hi dân s thc s, trong đó thành viên tham gia t nguyn, đc lp vì yêu thích văn chương. Và tương t như vy, các t chc như công đoàn, các hi đoàn thanh niên, ph n cũng nên được ni lng khi s kim soát ca nhà nước. Nếu không nhng t chc này ch là nhng cánh tay ni dài ca đng và nhà nước mà thôi.

Hơn na, nhà cm quyn Vit Nam nên xem li các lut l v t chc hi đoàn, không ch trên giy t mà c vic thc thi lut pháp na. Công dân có được t do thành lp t chc xã hi dân s không hay nhà cm quyn ch mun mi th luôn nm trong s kim soát và qun lý ca h. Nhng t chc xã hi dân s vi mc đích phn bin các chính sách ca nhà nước cn được khuyến khích thay vì trn áp, to mt không khí tho lun lành mnh đ các công dân khác có th tham gia. Khi nhà nước t tin, các phn bin ca chính sách nhà nước nên được coi là cơ hi đ nhà nước bày t trước dân chúng, hơn là coi nhng tiếng nói khác ý như thù đch.

Nhng quyn t do dân quyn liên quan như t do biu tình. Cho đến nay gn 48 năm sau ngày thng nht đt nước, Vit Nam vn chưa có mt lut v biu tình, vn là mt cách bày t ý kiến, quan đim v nhng vn đ chung quan trng ca đt nước. Mi cuc biu tình ôn hoà không vi phm pháp lut cn được s giúp đ ca nhà cm quyn thay vì b đàn áp. Đin hình có th k đến các cuc biu tình phn đi Trung Quc, bo v ch quyn ca Vit Nam Trường Sa, Hoàng Sa và Bin Đông hay các cuc tun hành đòi đt ca dân oan và vv..., trong nhng năm gn đây.

Các t chc xã hi dân s hot đng đc lp và ln mnh s góp phn giúp Nhà nước gii quyết các vn đ trng đi ca đt nước. Các t chc xã hi dân s này s là ngun cung cp ý tưởng có th là gii pháp tt nht cho các vn đ cn gii quyết. Ch có như vy chúng ta mi mong có mt nước Vit Nam t do, dân ch và thnh vượng.

Vũ Đức Khanh (Ottawa, Canada)

Nguồn : VOA, 29/03/2023

Additional Info

  • Author Vũ Đức Khanh
Published in Diễn đàn

Việt Nam bắt đầu sử dụng luật thuế và bộ luật hình sự để bỏ tù các nhà lãnh đạo xã hội dân sự với tội danh trốn thuế, tuyên truyền chống nhà nước và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ"

Đó là tựa đề của bài viết của Giáo sư Mark Sidel đăng ngày 3/2/2023 trên Asia Sentinel, một trang mạng tin tức và phân tích về chính trị, kinh tế, văn hóa của Châu Á.

thuhep01

Nhóm "Đồng thuận" ở xã Đồng Tâm (Hà Nội) bị kết tội gây rối, tạo sức ép và dùng tiền được tài trợ để mua sắm vũ khí chống lại chính quyền.

Mở bài, Giáo sư Mark Sidel viết rằng "Khi nói về việc sử dụng luật pháp và chính sách để hạn chế xã hội dân sự (xã hội dân sự) ở Châu Á, chúng ta thường nghĩ đến Trung Quốc và Ấn Độ". Nhưng ít gây chú ý (trên quốc tế) lại là Việt Nam mặc dù "xu hướng thu hẹp không gian dân sự đã vượt xa hai quốc gia này". 

Ông Mark Sidel mô tả rõ tình hình : "Ở Việt Nam, một nhà nước Cộng sản độc đảng, trước đây đôi khi có thái độ linh hoạt hơn đối với xã hội dân sự, đã bắt đầu thu hẹp không gian cho các hoạt động này trong những năm gần đây. Ngày nay, Việt Nam là một ví dụ – ít gây chú ý (trên quốc tế) – về nhiều cách thức mà các chính phủ độc tài hoặc phi dân chủ có thể bóp nghẹt xã hội dân sự vào thời điểm mà nó đang chuẩn bị phát triển".

Giáo sư Mark Sidel nhấn mạnh các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam "đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng khi Đảng cộng sản và chính phủ thắt chặt kiểm soát xã hội theo mô hình của Trung Quốc".

Ông cũng nêu ra một số trường hợp điển hình về việc : "Việt Nam bắt đầu sử dụng luật thuế và bộ luật hình sự để bỏ tù các nhà lãnh đạo xã hội dân sự với tội danh trốn thuế, tuyên truyền chống nhà nước và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ". Đó là (trích nguyên văn) :

- Các nhà lãnh đạo của Mạng lưới VNGO-EVFTA (LS Đặng Đình Bách, nhà báo Phan Văn Lợi và ông Bạch Hùng Dương), họ muốn tham gia Ban Tư vấn DAG Việt Nam thể theo Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU để vận động cho nhiều quyền lợi hơn của người lao động [1].

- Bà Ngụy Thị Khanh [2], người sáng lập Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Xanh Hà Nội, người đã đoạt giải thưởng môi trường Goldman, một trong những giải thưởng môi trường uy tín nhất thế giới ; và một số nhà hoạt động xã hội dân sự và môi trường nổi bật khác.

- Nhiều người chỉ trích chính trị và bất đồng chính kiến cũng đã bị bắt và bị kết án trong những năm gần đây [3], gồm các nhà báo độc lập (Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn của Hội Nhà báo Độc lập), các blogger và các nhà hoạt động khác. Và mới tháng trước, Hà Nội đã bỏ tù Giáo sư Hoàng Ngọc Giao [4] cũng về tội trốn thuế. Giáo sư Giao là người có nhiều mối quan hệ và là lãnh đạo đôi khi bộc trực và nóng nảy của một nhóm xã hội dân sự về chính sách pháp lý.

- Đôi khi các biện pháp khác cũng được sử dụng để trừng phạt các tổ chức xã hội dân sự độc lập. Năm ngoái, Tổ chức Hướng tới Minh bạch Việt Nam, chi nhánh ở Việt Nam của tổ chức Minh bạch Quốc tế toàn cầu, đã ngừng hoạt động sau khi chính quyền thành phố Hà Nội phạt và đóng trang web của tổ chức này [5] vì sử dụng bản đồ do tổ chức quốc tế cung cấp mà không hiển thị quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông, thuộc lãnh thổ Việt Nam. Một nhà quan sát viết cho ban Việt ngữ BBC [6], đặt câu hỏi, liệu mục tiêu thật sự có phải là bịt miệng một tổ chức giám sát tham nhũng độc lập hay không.

- Trong những tháng gần đây, hai tổ chức phi chính phủ có uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bị đóng cửa.

(Hết trích)

Tuy nhiên nội dung chính bài viết của Giáo sư Mark Sidel là nói về việc nhà cầm quyền Việt Nam đã và đang "thực hiện các bước để thắt chặt khuôn khổ pháp lý đối với xã hội dân sự", điều mà người dân Việt Nam hầu như không biết hoặc biết mà không quan tâm chú ý. Chẳng hạn như Nghị định mới số 58/2022/NĐ-CP) [7] được ban hành hồi tháng 8 năm 2022, về đăng ký và quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Nghị định mới này thay thế các quy định có từ năm 2012. Ông Mark Sidel nhấn mạnh :

"Nghị định mới thắt chặt đáng kể các hạn chế đối với các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài ở Việt Nam, bằng cách thu hẹp định nghĩa về các nhóm được cấp phép, trong khi vẫn giữ nguyên các lệnh cấm trên diện rộng đối với các hoạt động vi phạm "lợi ích quốc gia", "trật tự xã hội", "đạo đức xã hội", "thuần phong mỹ tục", "truyền thống" hoặc "đoàn kết dân tộc" của Việt Nam".

Nhưng, theo Giáo sư Mark Sidel, không phải chỉ đối với các tổ chức NGO nước ngoài, đáng lo ngại hơn nữa là những hạn chế mới sẽ được áp dụng cho các tổ chức xã hội dân sự trong nước của Việt Nam. Cụ thể là mùa hè năm 2022, chính phủ Việt Nam công bố dự thảo nghị định mới để lấy ý kiến công chúng. Đó là Dự thảo "Nghị định quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội" [8]. Ông Mark Side nêu rõ :

"Ngay từ thập niên 1990, các tổ chức phi chính phủ mới thành lập của Việt Nam đã bắt đầu thúc đẩy sự ra đời một Luật về Hội để gia tăng quyền của hiệp hội [9]. Nhưng trong nhiều năm, luật như vậy đã bị chặn bởi những người trong đảng cầm quyền và chính phủ, những người phản đối sự phát triển của xã hội dân sự. Giờ đây, quả lắc trong trận chiến trường kỳ này đang đứng về phía các lực lượng chủ trương hạn chế và dự thảo được công bố sẽ hệ thống hóa một số biện pháp hạn chế gần đây".

"Theo dự thảo, các khoản trợ cấp tài chính sẽ được cung cấp cho các hiệp hội trực thuộc Đảng và chính phủ, củng cố vai trò của Đảng trong việc quản lý các hiệp hội, và đưa ra một danh sách mở rộng và mơ hồ về các hoạt động bị cấm, có thể khiến các nhóm xã hội dân sự phải chịu các biện pháp trừng phạt đáng kể".

"Dự thảo cũng có những quy định làm cho quá trình thành lập tổ chức trở nên khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có sự chấp thuận của chính phủ đối với nhiều thay đổi về điều lệ, quy tắc hoặc ban lãnh đạo của tổ chức, đồng thời cung cấp nhiều căn cứ để các hiệp hội có thể bị đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động. Một tài liệu dài từ Bộ Nội vụ Việt Nam đã trình bày các điều khoản quy định mở rộng và so sánh chúng với các quy định trước đó [10]".

(Hết trích)

Tôi hỏi thật, có anh chị em nào đã biết và quan tâm chú ý đến các Nghị định và dự thảo nêu trên không ?

Mark Sidel

Nguyên tác : Vietnam’s Closing Legal Space for Civil Society, US-ASIA Law Institude, 31/01/2023

Hiếu Bá Linh biên dịch

Nguồn : VNTB, 06/02/2023

Ghi chú :

[1] https://www.business-humanrights.org/en/latest-news/vietnam-civil-society-members-of-the-eu-vn-free-trade-agreement-advisory-group-charged-and-imprisoned/

[2] https://www.theguardian.com/global-development/2022/feb/09/award-winning-vietnamese-environmentalist-arrested-as-rights-groups-fear-clamp-down

[3] https://www.amnesty.org/en/latest/news/2021/12/vietnam-pham-doan-trang-conviction/

[4] https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/researcher-hoang-ngoc-giao-arrested-with-accusation-of-transferring-documents-to-foreigners-12192022082527.html

[5] https://www.transparency.org/en/press/statement-on-the-sanctioning-of-towards-transparency-our-national-contact-in-vietnam

[6] https://www.bbc.com/vietnamese/forum-63564782

[7] Nguồn : https://usali.org/usali-perspectives-blog/vietnams-closing-space-for-civil-society

https://www.asiasentinel.com/p/vietnam-closing-legal-space-civil-society

https://luatvietnam.vn/ngoai-giao/nghi-dinh-58-2022-nd-cp-229002-d1.html# :~:text=Ngh%E1%BB%8B%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20n%C3%A0y%20quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh,phi%20ch%C3%ADnh%20ph%E1%BB%A7%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20ngo%C3%A0i.

[8] http://vibonline.com.vn/du_thao/du-thao-nghi-dinh-quy-dinh-ve-chuc-hoat-dong-va-quan-ly-hoi-2

[9] https://www.icnl.org/resources/research/ijnl/maintaining-firm-control-recent-developments-in-nonprofit-law-and-regulation-in-vietnam

[10] http://vibonline.com.vn/wp-content/uploads/2022/08/totrinhndquanlyhoi-2.pdf

– Tham khảo : https://kienthuc.net.vn/tin-vusta/gop-y-du-thao-nghi-dinh-quy-dinh-ve-to-chuc-hoat-dong-va-quan-ly-hoi-1736970.html

http://vibonline.com.vn/wp-content/uploads/2022/08/220809_CV-lyk-DTND-ve-to-chuc-quan-ly-hoi-1.pdf

Additional Info

  • Author Mark Sidel
Published in Diễn đàn

Một bài báo Luật Khoa gần đây nêu câu hỏi về đấu tranh dân chủ tại Việt Nam – việc nầy vừa nguy hiểm, lại vừa chẳng có chút ý nghĩa thực tế nào, sao vẫn có nhiều người làm thế ? (1).

Để phản biện về việc phải chăng đấu tranh có ý nghĩa thực tế ra sao, bài bên dưới bàn về nguồn gốc của tuyệt vọng và hy vọng trong đấu tranh cho nhân quyền và phát triển dân chủ. Thêm nữa, nếu đảng tin rằng đảng đang thắng lớn trong đàn áp xã hội dân sự, dữ liệu khoa học đề nghị rằng đảng cần nghĩ lại – đảng có thể tin rằng đảng đang thắng lớn bằng bạo lực nhưng thực tế không có nghĩa là phải như vậy.

xhds01

Tôi là người ngoại cuộc, nhưng trong cuộc đọ sức giữa xã hội dân sự và đảng trong đầu tư đường dài, tôi sẵn sàng đặt cọc tiền đầu tư vào xã hội dân sự.

 Đảng có thắng lớn trong đàn áp không ?

"Chúng tôi như cá dưới lưỡi dao, luôn sẵn sàng bị bắt giữ", nhà báo, nhà bất đồng chính kiến ​​Phm Chí Dũng đã nói vào năm 2015 (2). "Cho đến năm 2012, nếu bạn bị bắt, bạn sẽ phải ngồi tù từ 10 đến 15 năm. Bây giờ, nhờ áp lực quốc tế về nhân quyền, bạn có được hai đến ba năm ", ông Dũng nói năm 2015. Ngày 5/1/2021, đảng tuyên phạt ông Dũng 15 năm tù giam và 3 năm quản chế về tội "tuyên truyền chống nhà nước". Hai đồng nghiệp của ông Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn với mức án 11 năm tù giam và 3 năm quản chế (3). Rõ ràng là "áp lực quốc tế về nhân quyền" với đảng đã tan biến.

Tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền cho biết hiện có ít nhất 276 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại Việt Nam (4). Trong 35 tù nhân liệt kê là bị bắt vào năm 2020 bởi Dự án 88, những người bị bắt trung bình là 39 tuổi (nhỏ nhất 28 tuổi và lớn nhất 68 tuổi), với phân nửa số người bị bắt gần đây là những người dưới 40 tuổi, có vẻ những người trẻ cũng dấn thân cho nhân quyền và phát triển dân chủ (5).

Bắt cả nhà điển hình là đảng bắt gia đình bà Cấn Thị Thêu ngày 24/6/2020 (6). Những người bị bắt giữ gồm có ông Trịnh Bá Phương, em trai Trịnh Bá Tư, và mẹ Cấn Thị Thêu. Gia đình nầy là những dân oan mất đất, và họ không thể im lặng trước vụ việc Đồng Tâm khi họ được chính dân Đồng Tâm hỏi nhờ họ lên tiếng. Gia đình bà Thêu không ngừng đưa tin về sự kiện đàn áp Đồng Tâm, bất chấp hiểm nguy.

Nhà báo, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị bắt ngày 6/10/2020 với lý do có hành vi tuyên truyền chống "nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam", theo Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 (7). Bà Phạm Đoan Trang từng đoạt giải thưởng Tự do Báo chí, hạng mục Ảnh hưởng, của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, năm 2019. Bà cũng là tác giả của nhiều cuốn sách có tác phẩm về nhiều chủ đề, từ quyền của phụ nữ, LGBT đến môi trường, các hoạt động chiến dịch và quyền đất đai.

Ông Lê Trọng Hùng, người đưa tin trên kênh truyền thông độc lập của mình là CHTV, bị bắt vào ngày 27/3/2021 với cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước" (8). Vào đầu tháng 3, trong lúc nộp hồ sơ tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV cũng là lúc ông Hùng liên tục bị Cơ quan An ninh Điều tra thành phố Hà Nội gửi giấy triệu tập. Ông Hùng nói trước khi bị bắt : ‘Nếu đắc cử tôi sẽ đưa Hiến pháp vào trường học’.

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt ngày 7/4/2021 khi Việt Nam vừa có chính phủ mới (9). Bà Hạnh đứng ra thành lập Quỹ 50k, điều phối giúp đỡ gia đình các tù nhân lương tâm vì bà không thể khoanh tay đứng nhìn họ bị chèn ép mà không ai quan tâm. Bà đã thành công lập ra và điều hành công khai một quĩ có lúc đã huy động được những ngân khoản lớn mà phần thu chủ yếu đến ngay từ đồng bào trong nước để ủng hộ nạn nhân bị đảng đàn áp.

Vào ngày 5/7/2018, nhà báo và hoạt động xã hội Lê Anh Hùng bị bắt vì "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự. Ông Hùng đã không bị đưa ra xét xử kể từ khi bị bắt (10). Kể từ ngày 10/5/2019, ông Hùng đã bị cưỡng bức tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 ở Hà Nội. Gần đây, vào ngày 4/3/2021, bệnh viện đã cố gắng tăng liều lượng thuốc tâm thần lên 12 viên, ông Hùng từ chối không uống và nhân viên của bệnh viện đã khống chế ông Hùng và cưỡng chế tiêm thuốc an thần (11). 

Đảng cũng đã dùng cách bắt giam và cưỡng ép giám định tâm thần với nhà văn Phạm Thành (12). Ngoài ra, đảng đã và đang chuẩn bị lợi dụng tâm thần để cưỡng chế nhà hoạt động Trịnh Bá Phương khi ông Phương "giữ quyền im lặng" trong lúc ông bị tra khảo và giam cầm (13).

Huỳnh Thục Vy là blogger bất đồng chính kiến bị Tòa Án Nhân Dân thị xã Buôn Hồ tuyên phạt 2 năm 9 tháng tù với cáo buộc "xúc phạm cờ đỏ" hồi tháng 11/2018, nhưng hiện bà được hoãn thi hành án do đang nuôi con nhỏ dưới 3 tuổi (14). Ngày 3/9/2020, một số blogger lên tiếng trên mạng xã hội kêu gọi nhà cầm quyền chấm dứt việc phân biệt đối xử đối với bé Tuệ Nhã, con gái bà Huỳnh Thục Vy. 

Trước đó, bà Vy chia sẻ trên trang cá nhân về chuyện bé Tuệ Nhã bị từ chối nhập học tại một trường của các soeur Công gáo (14). Theo bà Vy, vị nữ tu đại diện nhà trường giải thích quyết định từ chối nhận con gái bà là vì "nhiều người đã nói rồi" và "Tuệ Nhã đi học ở đây rồi mẹ Nhã đưa đi đón về, có gì thì ảnh hưởng đến cả sơ và cả trường". 

Đề cập vụ này trên Facebook, Tiến sĩ Mạc Văn Trang nhận định (14) : "…Tôi muốn nói với các công an viên ở cơ sở : Các anh chỉ muốn ‘làm sạch địa bàn’ mà nhiều khi làm những việc vô pháp, vô đạo một cách vô ý thức. Những việc làm đó không chỉ khiến người dân thù oán mà chính là các anh đã chà đạp lên những điều thiêng liêng được ghi trong bản Tuyên ngôn Độc lập, trong Hiến pháp và các bộ luật của nhà nước".

Năm 2016, ông Lê Anh Hùng kể về "Nỗi sợ của con người trước ác quỷ" (15) – "Tôi trở lại Đà Lạt với mong muốn được gặp Tiến sĩ Hà Sỹ Phu, một người đấu tranh dân chủ… Sức khỏe ông không tốt. Vợ ông lại bị xuất huyết ở gan. Tôi nhận thấy trong ánh mắt của bà dường như phảng phất một nỗi e sợ nào đấy. Không chỉ sức khỏe mà cả tính mạng của bà đang nằm trong tay một cơ sở y tế nhà nước, trong khi tôi lại là một đối tượng "nhạy cảm" của chế độ. Nỗi sợ của bà hoàn toàn không phải là cá biệt, mà chỉ là một trường hợp điển hình". 

Theo ông Lê Anh Hùng kể lại, đại tá Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Trưởng ban Lịch sử Binh chủng Phòng không – Không quân, là một trường hợp tương tự về nỗi lo sợ mà Đảng gieo rắt (15). Ông Kỷ từng một thời gian hoạt động khá tích cực trong các trí thức phản tỉnh của chế độ. Tuy nhiên, sau lần phải vào Viện Quân y 108 mổ tim rồi phải thường xuyên uống thuốc do viện cấp, ông không còn hoạt động như trước nữa. Điều kiện sức khỏe chỉ là lý do thứ yếu ; quan trọng hơn, như ông từng có lần nói với tôi : "Người ta có thể cắt thuốc tôi bất cứ lúc nào".

"Với gia đình mình, đây là cái Tết thứ 2 thiếu vắng con trong cuộc sum họp, đoàn viên gia đình. Ba mẹ, các em, vợ, con của con buồn, đau tê tái khi nghĩ đến con trong hoàn cảnh nghiệt ngã hiện tại" – theo lời mẹ ông Phạm Chí Dũng (16). Không hiểu có lúc nào đảng suy nghĩ về tác động của việc đảng làm trên gia đình và bạn bè những người đảng đàn áp ? (hay là đảng quá bận rộn trong vơ vét đất đai tài sản và tiền bạc của dân trong tham nhũng ?).

Dân đấu tranh có tuyệt vọng không ?

Ông Trịnh Hữu Long của báo Luật Khoa nhận định rằng "Với phiên tòa Hội Nhà báo Độc lập và sắp tới là phiên tòa Đoan Trang, một phong trào đối lập coi như đã chết" (17)… "Những giá trị dân chủ vốn lạ lẫm với người Việt Nam đã phải cố gắng lắm mới bén rễ được qua vài chục năm qua, nay đã bật gốc"… "Không có gì để tin là sẽ có thay đổi gì lớn trước năm 2036, thời điểm mãn hạn tù của anh Phạm Chí Dũng". 

Để phản biện những ý nghĩ này, tôi nghĩ phán đoán về tương lai không gắn kết xác suất của vụ việc sẽ xảy ra là mạo hiểm. Những điều có vẻ như vậy, nhưng thực tế có thể không như vậy. Lấy ví dụ, nhà bất đồng chính kiến ​​người Czech Vaclav Havel đang ở trong tù vào đầu năm 1989 (18). Cuối năm đó, ông trở thành tổng thống của đất nước mình. 

Hy vọng đến từ đâu ?

Nhìn vào tương quan giữa xã hội dân sự với đảng đang cầm quyền, có thể nói gần như 99% là đảng sẽ không bao giờ lay chuyển. Bởi vậy hy vọng về thay đổi thể chế chính trị xã hội ở Việt Nam sẽ bắt nguồn từ nguyên tắc "đảng cha hắc xì thì đảng con bị liệt". Đảng con ở đây là bè lũ bù nhìn của đảng cha với tất cả những sự hèn nhát của một thể chế bạc nhược. Lối thoát khỏi cộng sản ở Châu Á lại là hy vọng vào cuộc xung đột hệ thống giá trị giữa hệ thống độc tài độc đảng cộng sản và khối các nước tự do dân chủ. Cộng thêm vào đó là nhu cầu của người dân Trung Quốc để nâng cao kinh tế xã hội lên ngang hàng với các nước có thu nhập bình quân đầu người cao và các hệ thống trật tự kinh tế xã hội phát triển và ổn định, như Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan. 

Theo nguyên tắc "đảng cha hắc xì đảng con bị liệt" nầy thì tương quan giữa xã hội dân sự ở Việt Nam và độc tài độc đảng có nhiều triển vọng, có thể nói đảng và xã hội dân sự mỗi bên có xác suất 50%-50% cân bằng để thay đổi, có nghĩa là không biết chắc lắm là đảng tồn tại trong lâu dài hay đảng bị triệt và xã hội dân sự sẽ tạo dựng nhân quyền và phát triển dân chủ cho đất nước. Sau đây là dữ liệu nghiên cứu để ủng hộ nguyên tắc "đảng cha hắc xì đảng con bị liệt" và các lập luận liên hệ.

Các tình huống 3-chiều tiến thoái lưỡng nan từ lâu đã trở thành chủ đề được thảo luận sôi nổi trong kinh tế và chính trị học (19). Tình huống tiến thoái lưỡng nan chỉ ra những rủi ro bất ổn và không bền vững của các thể chế chính phủ cầm quyền. Các bài nghiên cứu gần đây cho thấy rằng Trung Quốc cũng đã phải đối mặt với một tình huống khó xử về kinh tế-chính trị (và do đó là nguy cơ không bền vững đang diễn ra) trong 70 năm nay. Trong quá trình nầy, chính phủ Trung Quốc đã phản ứng khác nhau để quản lý các tình huống tiến thoái lưỡng nan nầy trong các thời đại khác nhau. Quá trình 70 năm qua có thể được chia thành 3 thời : thời Mao (1949-1978 : 30 năm), thời Đặng (1979-2011 : 33 năm), và thời Tập (2012- ?). Trong cả 3 thời, các mục tiêu chính được theo đuổi là ba mục tiêu sau : 1) Kinh tế – tăng trưởng kinh tế và trở thành một quốc gia với mức kinh tế cao ; 2) Ổn định xã hội ; 3) cộng sản – duy trì hệ thống cai trị độc tài độc đảng.

Trong số ba mục tiêu này, các nghiên cứu cho thấy một chính phủ chỉ có thể theo đuổi thành công tối đa hai mục tiêu trong dài hạn với chi phí thiệt hại của mục tiêu thứ ba (19). Các nghiên cứu nầy đã giải thích rằng các ưu tiên của việc theo đuổi các mục tiêu trong ba thời được đặt ra khác nhau như sau : vào thời Mao, việc theo đuổi các mục tiêu cộng sản (#3) và kinh tế là ưu tiên (#1) ; trong thời đại Đặng, ưu tiên theo đuổi mục tiêu kinh tế (#1) là chủ đạo ; và trong thời đại Xi (Tập), việc theo đuổi ưu tiên các mục tiêu ổn định (#2) và cộng sản (#3) đã chiếm ưu thế.

Ngoài các mục tiêu ưu tiên, các mục tiêu còn lại bị buộc phải bị bỏ qua một phần, điều này đã diễn ra tốt đẹp đối với thời Mao và Đặng trong một thời gian khá dài (30 năm), nhưng cuối cùng việc xao lãng mục tiêu bị bỏ qua dẫn đến các vấn đề nan giải và do đó dẫn đến sự bất ổn và tính không bền vững, cuối cùng chính phủ buộc phải thay đổi. Các công cụ chính trong thời Mao là hệ thống kế hoạch kinh tế tập trung và sự kiểm soát (nếu cần thì đàn áp) của trung ương bởi đảng cộng sản. Vào thời Đặng, sự pha trộn giữa kế hoạch kinh tế mở và hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách khi thì nới lỏng khi thì bóp chặt kinh tế và xã hội, và sự phân quyền chính trị trong đảng là công cụ chính để cầm quyền. Vào thời Tập Cận Bình, cũng là một hệ thống kinh tế hỗn hợp và sự giám sát cưỡng bức và tái tập trung chính trị. Điều gì mới trong thời đại của Tập, và điều gì có thể dẫn đến việc chế độ Tập có thể lần đầu tiên vượt qua nguy cơ mất bền vững, một phần là dựa vào các công cụ đổi mới.

Với sự trợ giúp của các công cụ mới này, Tập cố gắng thực hiện điều mà trước đây được cho là không thể làm được, đó là theo đuổi cả ba mục tiêu chính đồng thời và với cường độ ngang nhau, nhằm ngăn chặn nguy cơ mất ổn định và cuối cùng là sự sụp đổ (không bền vững) của hệ thống quy tắc hoặc chiến lược phát triển. Điều này Tập hy vọng có thể đạt được thông qua sự kết hợp của 1) sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, 2) chương trình "Làm cho Trung Quốc vĩ đại trở lại" được phản ánh trong Sáng kiến Vòng Đai và Con Đường và 3) việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số mới để giám sát và kiểm soát công dân cũng như tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, như đã lập luận trong các nghiên cứu, tính bền vững của chế độ Tập và chiến lược phát triển của Tập cuối cùng sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện thành công và chấp nhận các chiến lược giám sát kỹ thuật số mới này và nhu cầu kích thích tinh thần kinh doanh đổi mới, thực hiện thành công tăng trưởng kinh tế dựa trên đổi mới. Nhưng điều này có khả năng quyết định về sự bùng nổ của cuộc cạnh tranh hệ thống giữa các quốc gia tự do dân chủ (ví dụ như phương Tây, Hoa Kỳ, Úc, Nhật, Nam Hàn, Ấn độ) và Trung Quốc. 

Cuộc chạy đua nầy đã bắt đầu từ khi Tập tuyên bố chính sách "Chế tạo tại Trung Quốc 2025" đặt ra các mục tiêu cụ thể : đến năm 2025, Trung Quốc đặt mục tiêu đạt được 70% khả năng tự cung tự cấp trong các ngành công nghệ cao và vào năm 2049, nước này tìm kiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường toàn cầu (20). Chính sách nầy là nhằm mở rộng nhanh chóng các lĩnh vực công nghệ cao và phát triển cơ sở sản xuất tiên tiến, nhưng các nền dân chủ công nghiệp coi kế hoạch này là một mối đe dọa.

Kết quả của cạnh tranh giữa Trung Quốc và các nước dân chủ công nghiệp phụ thuộc phần nhiều vào khả năng đổi mới và sự phát triển công nghệ không ngừng trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), mạng viễn thông thế hệ thứ năm (5G), công nghệ nano và công nghệ sinh học, robot, Internet of Things (IoT) và điện toán lượng tử (21). Khả năng đột phá trong các lĩnh vực nầy có phụ thuộc một phần vào tư duy tự do tư tưởng. Những đột phá như vậy có khả năng thay đổi cán cân sức mạnh kinh tế và quân sự trong tương lai, khiến các chính phủ và các tập đoàn lớn hiện nay cạnh tranh gay gắt về sự phát triển và ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ nầy. 

Tài năng nhân lực dồi dào của Trung Quốc là nền tảng vững chắc trong hành trình tìm kiếm vị thế công nghệ toàn cầu. Nhưng việc thắt chặt kiểm soát đối với các quyền tự do cá nhân có thể làm suy yếu Trung Quốc và ngăn cản các đối tác toàn cầu tiềm năng với các nước khác (22). Trung Quốc đã ưu tiên tuyển dụng toàn cầu trong gần hai thập kỷ, nhưng các chương trình như "Ngàn nhân tài" đã phải vật lộn nghiêm túc để thu hút và giữ chân những nhân tài hàng đầu từ nước ngoài. Điều này một phần lớn là do Trung Quốc khăng khăng với các biện pháp kiểm soát trong nước ngày càng chặt chẽ. Trừ khi đảng cộng sản thay đổi đường lối, những khó khăn tuyển dụng này sẽ tiếp tục cản trở hoạt động nghiên cứu và đổi mới của Trung Quốc trong tương lai gần. Cách tốt nhất để các nước tự do dân chủ bù đắp thâm hụt nguồn chất xám là tận dụng những khó khăn dai dẳng của Trung Quốc trong việc thu hút nhân tài quốc tế.

Lấy ví dụ trong cuộc chạy đua để phát triển vắc xin chống Covid-19, hai người nhập cư từ Thổ Nhĩ Kỳ đến tái định cư ở Đức đã đưa ra bước đột phá trong việc phát triển loại vắc-xin đầu tiên (23). Họ sau đó cộng tác với một công ty ở Hoa Kỳ để sản xuất số lượng lớn vắc xin nầy, góp phần vào bảo vệ hàng trăm triệu người trên thế giới. Cuộc chạy đua phát triển vắc xin giữa Trung Quốc và phương Tây hiện đã hoàn toàn ngã ngủ. Nếu cuộc chạy đua nầy là điển hình, dân đấu tranh để hạn chế độc tài độc đảng có thể hy vọng vào giá trị nhân quyền và dân chủ có một sác xuất tương đối để cuối cùng sẽ tạo điều kiện để hỗ trợ cho dân Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi kinh tế, chính trị và xã hội. Một khi đảng ở Trung Quốc suy thoái, đảng ở Việt Nam sẽ bị triệt.

Hiện nay không ai biết chắc là cuộc xung đột về hệ thống giá trị giữa Trung Quốc và khối các nước tự do dân chủ sẽ ngã ngũ ra sao, nhưng không chắc là Trung Quốc có lợi thế hoàn toàn. Xác suất để Trung Quốc đi lên một nước tiên tiến với thu nhập bình quân đầu người cao như Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan mà vẫn giữ chế độ cộng sản là không cao cũng không thấp trong dài hạn, có thể là 50%.

Điều chắc chắn là sẽ cần thời gian để cuộc xung đột về hệ thống giá trị của hai bên có thể ngã ngũ. Hy vọng chính ở Việt Nam là xã hội dân sự trong nước sẽ dần dần lớn mạnh trong thời gian nầy, và nếu có thể, trao đổi với các nhà đấu tranh ở Trung Quốc để hiểu tiến trình chuyển đổi. Xã hội dân sự trong nước đã tạo được kết nối toàn cầu cao, nhất là trong vấn đề đấu tranh cho nhân quyền, đặc biệt là tự do phát biểu và tự do làm báo. Đây là bước đầu mà xã hội dân sự có thể từ đó dần dần trở nên một đối trọng với độc tài độc đảng.

Diễn giải và kết luận

Phần đầu của bài nầy tóm lược những mẫu chuyện về việc đảng đàn áp những người đấu tranh cho nhân quyền và phát triển dân chủ để đưa ra một phản biện trung thực về cách làm việc của lãnh đạo đảng. Trừ khi chúng ta thành thật với đảng một cách tàn nhẫn, nhất là khi đại đa số đảng viên không muốn hiểu hay muốn làm ngơ về cách làm việc của lãnh đạo đảng, thì cả hai bên (những người đấu tranh cho nhân quyền và phát triển dân chủ và đảng) đều không thể hiểu hết được sự khủng khiếp của cách làm việc theo chính sách "tru di tam tộc" của đảng đối với những người đấu tranh. Những câu chuyện nầy cho thấy đảng chủ động đàn áp có hệ thống đối với dân với sự tàn ác chưa từng có trong lịch sử đất nước. Ngay cả thú vật cũng không đối xử với nhau theo cách mà đảng đối xử với dân chỉ vì họ bất đồng chính kiến với đảng.

Nếu bạn là đảng viên, bạn nghĩ thế nào nếu người trong gia đình bạn phải chịu những nhục hình tóm lược về cách đảng đàn áp dân đấu tranh ? Câu hỏi giả định nầy không phải là quá xa thực tế khi bạn nhìn cách đảng đối xử với những đảng viên thất sủng. Bạn nên nhớ đảng đã bỏ tủ nhiều đảng viên khi có việc chia chác không đều trong tham nhũng, bao gồm cán bộ cấp cao, 27 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, hơn 30 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang (24).

Nếu bạn là công dân, bạn nghĩ như thế nào về tương lai của chính mình và thế hệ mai sau nếu bạn vẫn như "người ngoại cuộc" trước hình thức bạo lực "tu di tam tộc" nầy mà đảng đang xử dụng để đàn áp những người đấu tranh cho nhân quyền và phát triển dân chủ ?

Phần sau của bài nầy bàn về việc đảng có thể nghĩ rằng đảng rất vững chắc trong việc kềm kẹp xã hội trong khung khổ độc tài và độc đảng hoài hoài. Những người đấu tranh cho nhân quyền và phát triển dân chủ có vẻ như không có hy vọng gì có thể làm lung lay chế độ độc đảng hiện tại. Cũng may là con đường dẫn đến thay đổi ở nước ta có nhiều triển vọng sẽ phát xuất từ những thay đổi trong dân Trung Quốc bắt nguồn từ sự xung đột hệ thống giá trị giữa hai hệ thống cộng sản và khối các nước dân chủ tự do. Đảng ở nước ta không có tiếng nói gì quan trọng trong cuộc xung đột nầy. Nhưng cuộc xung đột nầy có thể tạo cơ hội cho xã hội dân sự ở nước ta để tận dụng các giá trị nhân quyền và phát triển dân chủ mà khối các quốc gia không cộng sản đang dùng làm tiêu chí và lý tưởng để kềm hãm Trung Quốc. 

Nhân định nầy không phải chỉ là hy vọng suông bởi vì nhận định nầy đến từ các nghiên cứu chiến lược gần đây để qui hoạch cách đối phó với Trung Quốc. Xã hội dân sự ở nước ta có thể có phần tuyệt vọng bây giờ, nhưng cũng có phần hy vọng bởi vì trong đường dài, xác suất để đổi thay từ xã hội dân sự cho nhân quyền và phát triển dân chủ cũng đủ để chúng ta tiếp tục dấn thân và kết nối cho tương lai đất nước. 

Tôi là người ngoại cuộc, nhưng trong cuộc đọ sức giữa xã hội dân sự và đảng trong đầu tư đường dài, tôi sẵn sàng đặt cọc tiền đầu tư vào xã hội dân sự. Tại sao ? Bởi vì trong cách lập luận nầy, ngoài việc đầu tư tiền bạc và chọn lựa một bên thắng cuộc, viễn ảnh làm việc trong tương lai với xã hội dân sự thì vui hơn nhiều so với việc phải làm việc với những lãnh đạo đảng khi họ đối xử với đồng loại còn tệ hại hơn cách làm ăn của loài thú vật ! 

Phạm Đình Bá

Nguồn : VNTB, 22/04/2021

Chú thích :

(1) Đấu tranh dân chủ tại Việt Nam : Không phải anh hùng, cũng không phải việc của anh hùng

(2) Vietnam’s Prisoners of Conscience : ‘Like Fish Under the Blade’ 

(3) 37 năm tù giam : Món quà đầu năm dành cho các nhà báo của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

(4) Nhân quyền Việt Nam năm 2020 – nhìn lại và hướng tới

(5) 2020 Human Rights Report Vietnam. The 88 Project 88 for free speech in Vietnam.

(6) Gia đình nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị bắt

(7) Báo chí thế giới lên tiếng vụ Phạm Đoan Trang bị bắt

(8) Lê Trọng Hùng nói trước khi bị bắt : ‘Nếu đắc cử tôi sẽ đưa Hiến pháp vào trường học’ 

(9) Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt khi Việt Nam vừa có tân chính phủ

(10) Hyperlink to the cited document by the Working Group on Arbitrary Detention, The Office of the High Commissioner for Human Rights

(11) Radio Free Asia. Blogger Lê Anh Hùng bị Bệnh viện tâm thần cưỡng ép chích thuốc an thần

(12) Nhà văn Phạm Thành phải giám định tâm thần ? 

(13) Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị công an chuyển sang viện tâm thần do "giữ quyền im lặng" 

(14) Con gái Huỳnh Thục Vy không được đến trường vì ‘là con phản động’

(15) Lê Anh Hùng. Nỗi sợ của con người trước ác quỷ

(16) Phạm Chí Dũng chống hay bảo vệ nhà nước Việt Nam ? 

(17) Một phong trào đối lập coi như đã chết

(18) From imprisoned dissident to president : Vaclav Havel remembered at Frankfurt Book Fair

(19) Wagner, Helmut. "China’s’ Political-Economy Trilemma’ : (How) Can It Be Solved ?". Chinese Economy 54 (2021).

(20) Is ‘Made in China 2025’ a Threat to Global Trade ? 

(21) https://carnegieendowment.org/2019/10/10/competing-with-china-on-technology-and-innovation-pub-80010

(22) Schneider-Petsinger, Marianne, et al. US-China Strategic Competition : The Quest for Global Technological Leadership. Royal Institute of International Affairs, 2019.

(23) https://www.cnn.com/2020/11/10/europe/biontech-pfizer-vaccine-team-couple-intl/index.html

(24) https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/8-nam-phong-chong-tham-nhung-18-can-bo-dien-trung-uong-quan-ly-bi-xu-hinh-su-175520.html

Additional Info

  • Author Phạm Đình Bá
Published in Diễn đàn
lundi, 11 janvier 2021 21:08

2. Chủ thể hóa xã hội dân sự

Chủ thể xuất hiện như một tiền đề để xây dựng văn minh dân chủ và văn hiến nhân quyền, khi chủ thể nhận diện được sự thật trong sinh hoạt nhân sinh bằng chính nhân tri của mình, thì chủ thể là nơi chào, nhận, tiếp, đón chân lý. Chính chân lý là trung tâm của nhân trí sẽ đưa chủ thể tới phạm trù tự do mà mình muốn có, như điều kiện tiên khởi để nhận dạng công bằng và bác ái phải là những giá trị làm nền cho nhân vị, khung cho nhân bản, nơi cư trú cho nhân phẩm trong ngôi nhà của nhân quyền.

xhds1

Nhân lộ của chủ thể

Chủ thể sẽ dấn thân chống bất bình đẳng, rồi chống bất công vì những giá trị của công bằng và bác ái, đây là những giá trị làm nên nhân sinh quan của chủ thể. Chủ thể có sinh hoạt ngay trong cơ chế, từ cải tổ tới cải cách, từ cải cách tới cách mạng, vận dụng công ích để dẫn dắt tư lợi, tận dụng công luận để vô hiệu hóa vụ lợi. Chủ thể liên tục bồi đắp thế giới quan của mình với nhân cách bảo vệ đồng bào, đồng loại, tha nhân, nên chủ thể xa lánh tính vị kỷ của cá nhân, buông bỏ tính ích kỷ của cá thể. Chủ thể mang nhân cách của nhân tri bằng đạo lý của trách nhiệm trước xã hội, của bổn phận trước cộng đồng, bằng chính nhận thức về lợi ích tập thể. Từ đây, chủ thể sinh hoạt trong sáng tạo để thăng hoa tự do vì công bằng để phục vụ tích cực bác ái. Chủ thể đưa tự do đi thật xa để công bằng được rộng hơn, để bác ái được sâu hơn, từ đó vũ trụ quan của chủ thể có tầm vóc cao, sâu, xa, rộng từ nhân sinh tới môi sinh, từ nhân loại tới thiên nhiên, biết sống chung vì đã thấy để thấu chúng sống chính là lối thoát mà cũng là lối sống của một nhân loại trong nhiều nhân loại có cùng một giá trị của sinh linh, nơi mà mọi sự sống đều thiêng liêng.

Chủ thể hành tác bằng nội công đạo lý của tổ tiên, bản lĩnh đạo đức của dân tộc, tầm vóc luân lý của nhân loại, từ đây chủ thể đi tìm qua hành tác sáng tạo cho sự phát triển của đất nước, cho sự tiến bộ của dân tộc, cho văn minh vì giống nòi, tôn kính tổ tiên để tôn trọng chính nhân phẩm của mình. Chủ thể hành động qua hệ sáng (sáng kiến, sáng tạo, sáng tác, sáng lập) không chỉ đóng khung các hình thái nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, văn chương… mà hệ sáng là động lực thường xuyên trong sinh hoạt xã hội, và động cơ thường nhật ngay trong quan hệ xã hội. Chủ thể sáng tạo có bàn đạp là hệ tự (tự do, tự chủ, tự lập) để làm giàn phóng cho hệ thông (thông minh, thông thạo, thông thái), để liên tục sáng tạo ngay trong đời sống xã hội, để chuyển hóa xã hội theo chiều hướng hay, đẹp, tốt, lành.

Chủ thể được trưởng thành trong các môi trường giáo dục có những nhận thức của công dân tốt biết đấu tranh để bảo vệ một xã hội tốt, được bảo quản bởi một định chế tốt, được bảo trì bởi một cơ chế tốt, được bảo hành từ một chế độ tốt. Tại đây, giáo dục học đường, nơi trao truyền hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) để xây dựng chủ thể ngay trong phương trình sự thật-chân lý-lẽ phải, làm nên quan hệ chặc chẽ giữa chủ thể và tha nhân.

Chủ thể có giáo dục đạo lý, từ gia đình tới học đường, từ nghề nghiệp tới xã hội, công dân xác nhận chức năng vì công ích của mình trong tập thể, cộng đồng. Cùng lúc xác chứng bằng giáo dục qua vai trò tích cực của mình qua trách nhiệm với đất nước, qua bổn phận với dân tộc, nghĩa vụ với giống nòi. Giáo dục đạo lý này song hành cùng giáo dục khoa học, là quá trình tự chủ biết khách quan hóa các kiến thức, với phân tích trúng các hiện tượng, với giải thích đúng các bản chất, bằng dữ kiện, bằng chứng qua chứng minh. Chủ thể biết tiếp nhận kiến thức của khoa học, kỹ thuật như tiếp đón các vốn liếng cùng các kỹ năng để tạo tiền đề cho phát triển vì đất nước, tiến bộ vì dân tộc, văn minh vì giống nòi.

Chủ thể luôn củng cố giáo dục dân chủ cho chính mình và cho xã hội, từ đây trợ lực cho tập thể, cho cộng đồng, cho dân tộc nhận ra đa nguyên chính là cốt lõi của hệ đa (đa tài, đa dung, đa tri, đa trí, đa hiệu, đa năng) làm nên tổng lực cho quần chúng, dân chúng, nhân dân. Một tổng lực được vun đắp bằng đa diện, từ đa chiều, để tiếp nhận giáo dục về nhân quyền, với công bằng trong quan hệ xã hội, với công lý trong đời sống xã hội, để sinh hoạt xã hội luôn được bảo đảm bởi công luật. Chính phương trình công bằng-công lý-công luật sẽ trực diện để chống lại mọi bất công của độc đảng-độc quyền-độc tài lấy đặc quyền để tạo đặc ân, đặc lợi để vụ lợi, đây là bất công của mọi bất công.

xhds2

Nhân hành của xã hội dân sự

Có những trình độ đấu tranh khác nhau giữa các xã hội dân sự, nhưng bước đầu tiên phải là trong ấm ngoài êm, rồi bước thứ hai là quốc thái dân an, và bước thứ ba là ấm no hạnh phúc. Nhưng xã hội dân sự phải biết xa hơn bằng những mong cầu xã hội được dẫn dắt bởi hoài bão của đồng bào, đồng loại. Những bước tiếp theo luôn là đà đi lên từ nhân tri tới nhân trí, khi mà các điều kiện vật chất và kinh tế khi được giải quyết xong, thì mong cầu xã hội sẽ đi xa về hướng phát triển, đi cao về phía tiến bộ. Sinh hoạt của xã hội dân sự là tìm mọi cách để đi rộng ngay trên chính hoài bão của xã hội, vì biết chọn chân trời văn minh vì dân tộc và văn hiến vì giống nòi.

Mong cầu xã hội khi đồng hành với hoài bão dân tộc, thì cả hai phải biết chuyển hóa hoang lộ bùn lầy của bất công tạo ra bởi bạo quyền độc đảng toàn trị hiện nay, trở thành quang lộ của công bằng nơi mà công luật biết dựa trên dân quyền của dân chủ. Một xã hội dân sự có thực chất là một xã hội dân sự có nhận thức rành mạch về sự sống còn của công bằng luôn có bạn đồng hành là : tự do cá nhân. Chính công bằng xã hội cùng tự do cá nhân phải được bảo vệ và tồn tại bằng thực lực xã hội dân sự, nơi có nhân quyền biết tôn vinh bác ái, ngay trên đại lộ của dân chủ. Chỉ có cách này mới dọn dẹp tới nơi tới chốn các hoang lộ bùn lầy là hiện nạn của bạo quyền độc đảng công an trị, của tà quyền độc quyền tham nhũng trị, của tuyên truyền ngu dân trị…Mong cầu của xã hội dân sự luôn dựa trên các giá trị của chính xã hội đó là tự do, công bằng, bác ái, khi được đồng hành với hoài bão của dân tộc trên các giá trị của phát triển, của tiến bộ, của văn minh trong nhân quyền, đây là kim chỉ nam để dân chủ trợ lực cho tam quyền phân lập. Từ đây, xuất hiện những yêu cầu bức bách của xã hội dân sự về sự liêm chính của các chính khách, về sự liêm sỉ của chính giới, đang chủ đạo sinh hoạt chính trị. Nên xã hội dân sự tham dự tích cực và thường xuyên ngay trên các định hướng của không gian chính sách : có tự do rồi thì phải có tự do hơn, có công bằng rồi thì phải có công bằng hơn, có bác ái rồi thì phải có bác ái hơn.

Cụ thể là xã hội dân sự luôn trợ lực cho dân chủ mỗi ngày phải cao, sâu, xa, rộng hơn, và nhân quyền mỗi ngày phải hay, đẹp, tốt, lành hơn, đây chính thử thách mà chỉ có đa nguyên mới cõng, bồng, ẵm, bế được. Vì bạo quyền độc đảng công an trị, của tà quyền độc quyền tham nhũng trị, của tuyên truyền ngu dân trị không kham được, vì nó chẳng đủ tâm lẫn đủ tầm để cõng, bồng, ẵm, bế dân chủ lẫn nhân quyền, vi vậy đa nguyên luôn là tử thù của nó. Chính tự do-công bằng-bác ái là minh tri của cộng hòa, chính dân chủ-đa nguyên-nhân quyền là minh trí của văn minh làm nên nội công, bản lĩnh, tầm vóc cho xã hội dân sự. Cả hai minh tri của cộng hòa và minh trí của dân chủ khi được hội tụ lại sẽ làm rõ chức năng, làm sáng vai trò của xã hội dân sự. Hùng lực dân chủ của một xã hội dân sự đủ tâm và đủ tầm để báo động ngày tàn, điểm chết của bạo quyền độc đảng công an trị, của tà quyền độc quyền tham nhũng trị, của tuyên truyền ngu dân trị.

Khi cả hai, minh tri của cộng hòa và minh trí của dân chủ, kết tinh lại ngay xã hội dân sự, thì xã hội này sẽ trợ lực cho các đứa con tin yêu của dân tộc chính là các chủ thể năng động của giống nòi để chuẩn bị mồ chôn cho bạo quyền độc đảng công an trị, của tà quyền độc quyền tham nhũng trị, của tuyên truyền ngu dân trị. Muốn chuẩn bị mộ phần cho đám âm binh này, thì xã hội dân sự phải biết tạo ra phong trào xã hội ; vì phong trào xã hội sẽ tạo ra đòi hỏi xã hội ; đòi hỏi xã hội sẽ tạo ra đấu tranh xã hội ; đấu tranh xã hội sẽ tạo ra đối thoại xã hội, đối thoại xã hội sẽ tạo ra định hướng xã hội, bằng chính nghĩa của một dân tộc, bằng lẽ phải vì giống nòi, đây chính là hành tác chủ thể hóa xã hội dân sự.

Chính lòng yêu nước thương nòi là nội chất xã hội dân sự được hình thành từ nội lực tự chủ của tổ tiên làm nên nội hàm độc lập của dân tộc. Chủ thể hóa xã hội dân sự là quá trình nhận thức trực tiếp độc đảng toàn trị hiện nay là đám đầu lãnh phản dân hại nước, chính là đám đầu sỏ lãnh đạo đang biến chất cơ đồ của tổ tiên, để biến thái phẩm chất của dân tộc trong tà lộ của cực quyền trị. Đảng lãnh đạo buôn dân bán nước là đám đầu nậu đang biến chất nhân phẩm của đồng bào, để biến thái nhân bản của Việt tộc, bằng quỷ cách của cuồng quyền trị. Nếu mong cầu của xã hội dân sự là hạnh phúc của nhân dân, thì mong cầu này không thể bắt đầu tính toán quyền lợi, không thể bắt đầu toan tính tư lợi. Thậm chí, xã hội dân sự cũng không màng tới chuyện chiếm đoán quyền lực, vì xã hội dân sự chỉ dùng quyền lực xã hội để chuyển đổi quyền lực chính trị bằng pháp quyền, và tư lợi chính trị thành công ích xã hội. Mong cầu của xã hội dân sự mang nội lực chuyển đổi xã hội để tạo bàn đạp cho các chính sách phải chuyển hóa thực tại, để đẩy thực tế đi về phía ước mơ hạnh phúc của nhân dân.

xhds3

Nhân đạo của chủ thể hóa xã hội dân sự

Chủ thể hóa xã hội dân sự phải được bắt đầu bằng những định đề và định luận trên về chủ thể, từ đây chúng ta sẽ nhận ra chỉ có một xã hội dân sự thật sự là một xã hội được chủ thể hóa. Nơi mà cá thể đã nhập nội vào tập thể, nơi mà cá nhân đã cùng chân trời với đồng bào, đồng loại để tạo ra tâm điểm cho ba nhân lộ được cùng nhau hội tụ trên cùng môt nhân đạo :

  • Nhân lộ của các giá trị tự do, công bằng, bác ái.
  • Nhân lộ của các giá trị đa nguyên, dân chủ, nhân quyền.
  • Nhân lộ của các giá trị phát triển, tiến bộ, văn minh.

Chủ thể hóa xã hội dân sự bằng kiến thức của các hành tác minh trí biết gìn giữ văn hiến của tổ tiên, văn minh của dân tộc, văn hóa của giống nòi, luôn là ý thức tập thể để chủ thể hóa xã hội dân sự. Một xã hội luôn đấu tranh vì quốc thái dân an, trợ lực cho nhận thức của các lãnh đạo chính trị biết yêu nước thương nòi. Khi tổng hợp kiến thức minh trí, ý thức minh lý, nhận thức minh tri trên nhân lộ chủ thể hóa xã hội dân sự, thì các lãnh đạo chính trị phải có chính tri để biết vô hiệu hóa các xung đột nội bộ trong chính giới, để công năng hóa các hợp tác quốc tế. Từ đó loại đi mầm móng của nội chiến, gạt ra nguồn cơn của ngoại chiến, xa chiến tranh để gần hợp tác, xa chém giết để để sống chung bằng chung sống, để hợp tác trong hòa bình.

Chủ thể hóa xã hội dân sự thường bắt đầu bằng những thiểu số được đại diện bởi cá nhân, tập thể, cộng đồng biết yêu nước thương nòi. Chủ thể hóa xã hội dân sự là cuộc hành trình của giáo huấn trước một dân tộc là cúi đầu trước tham nhũng của tà quyền ngày ngày làm nên khuyết tật dài lâu cho chính dân tộc đó. Chính những thiểu số được đại diện bởi cá nhân, tập thể, cộng đồng nhận trách nhiệm giáo dục cho một xã hội là quỳ gối trước các lũng đoạn của ma quyền tham tiền là khoanh tay chấp nhận một điếm tật đáng khinh bỉ. Vì những điếm tật đáng tởm, đáng lợm, đáng nhờm này là do bạo quyền độc đảng, tà quyền tham nhũng, ma quyền tham tiền làm ra từ tuyên truyền trị để tạo ra ngu dân trị, những điếm tật này không hề là của xã hội, của dân tộc, của giống nòi.

Chủ thể hóa xã hội dân sự có đường đi nẻo về của các cá nhân, các hội đoàn, các tập thể, các cộng đồng với lòng yêu nước thương nòi sẽ đưa xã hội cúi đầu, dân tộc khom lưng ra khỏi ma trận âm binh của tuyên truyền ngu dân trị. Chủ thể hóa xã hội dân sự để đưa đường dẫn lối cho chính quyền phải biết quản trị tốt một đất nước, trước hết phải biết rằng quản trị ngược với cai trị. Chủ thể hóa xã hội dân sự là chống lại sự cai trị của bạo quyền độc đảng toàn trị bằng các định luận của cộng hòa (tự do-công bằng-bác ái) trên các định chế của dân chủ (tam quyền phân lập). Từ đây, quản trị là một quá trình khai thị : đồng bào không phải là "các lực lượng tù địch", đồng loại không phải là "các lực lượng cơ hội", và tha nhân không phải là "các lực lượng phản động" như luận điệu tuyền truyền của đôc đảng toàn trị hiện nay.

Các loại ngữ vựng để chế tác ra các loài ngữ văn : "các lực lượng tù địch", "các lực lượng cơ hội", "các lực lượng phản động" chính là hiện tượng quan của một tâm lý bất an có gốc, rễ, cội, nguồn của một loại lãnh đạo mang tà tâm chính trị, đã ăn ngủ không yên trước lẽ phải của xã hội dân sự. Hiện tượng trực quan của thực tế mắt thấy tai nghe làm nên hiện tượng luận của thực trạng thối nát do chính bạo quyền độc đảng công an trị, tà quyền độc quyền tham nhũng trị, ma quyền ngu dân trị đã tạo ra bao bất bình đẳng, để sinh sôi nảy nở bao bất công. Chính hiện tượng luận đầy dẫy bất công sẽ kết tụ rồi kết tinh để kết luận rằng xã hội dân sự chính là sung lực cho dân tộc để kết liễu số phận của bạo quyền, tà quyền, ma quyền. Chủ thể hóa xã hội dân sự sẽ trực diện để trực tiếp chống lại của tham nhũng trị là mua chức bán quyền, song hành cùng chạy chức mua ghế, mua chức để lọt vào tà quyền lãnh đạo, từ chính phủ tới quốc hội, từ chính quyền tới tư pháp. Đám tội phạm này cũng đã mua quốc tịch ngoại, chuyển tiền của tới tự tam nhũng ra ngoại quốc, đã chuẩn bị cao bay xa chạy, sau khi đã vơ vét tiền tài của dân tộc, nạo vét tài nguyên của đất nước. Cái trống, cái vắng, cái rỗng chung quanh chữ thương dân từ não bộ tới não trạng của đám đầu lãnh không hề có tình thương đất nước, lòng thương dân tộc, tin thương giống nòi, đã thành phản xạ ngay trong hành vi vô tri đã làm nên hành động vô luân của chúng với Việt tộc.

xhds4

Nhân tri của chủ thể hóa xã hội dân sư

Chính nhân tri của chủ thể hóa xã hội dân sự sẽ là khung của dân chủ để đưa đường dân lối cho lảnh đạo chính trị làm nên chính sách, có nội dung của chính nghĩa với quyết đoán chính trị, tạo nên chính danh của lãnh đạo chính trị. Tất cả chính sách, chính nghĩa, chính danh đều phải có nội lực của ý nguyện tốt vì đồng bào, của ước nguyện lành vì đồng loại. Xã hội dân sự sẽ tháo, gỡ, gặt, ngăn những tính toán xấu vì tư lợi, những toan tính tồi để trục lợi, vì cả hai đều phản lại ý nguyện tốt vì dân tộc, ước nguyện lành vì đất nước. Nên xã hội dân sự trực tiếp giảm tuổi thọ của ma quyền vì tư lợi, tà quyền để trục lợi, rồi xua bạo quyền độc đảng toàn trị mau vào huyệt đạo.

Xã hội dân sự yêu cầu lãnh đạo chính trị phải liêm chính, liêm khiết trong chính sách, liêm sỉ trước nhân dân. Không phải là đám quan tham đã biến thành tội phạm, từ tướng lĩnh tới bộ trưởng, từ ủy viên bộ chính trị tới ủy viên trung ương đảng, để khi phải ra tòa vì tham nhũng lại khóc lóc mà tự thú là bất tài, rồi khóc than xin đảng trưởng tha tội, mà không hề biết cúi đầu xin lỗi nhân dân. Xã hội dân sự không chấp nhận sống chung với đám đầu lãnh vô tri, đám đầu sỏ vô minh, đám đầu nậu vô luân đã và đang sinh sôi nẩy nở ngay Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay. Xã hội dân sự phải nhận vai trò vạch mặt chỉ tên đám đầu lãnh vô tri, đám đầu sỏ vô minh, đám đầu nậu vô luân này để trong sạch hóa nhân bản của Việt tộc. Không có tư cách chính khách, không có phong cách chính giới, không có nhân cách chính trị thì đừng lãnh đạo.

Chính xã hội dân sự sẽ quyết định tuổi thọ của một đảng lãnh đạo không nằm trong cấp số nhân của các nhiệm kỳ, cũng chẳng chui rúc qua mưu hèn kế bẩn của kẻ cướp quyền vì tham quyền, cực quyền vì cuồng quyền, lộng quyền vì loạn quyền. Chính xã hội dân sự sẽ quyết định tuổi thọ của một đảng lãnh đạo phải yểu mệnh vì độc tài nhưng bất tài, độc trị nhưng không hề biết quản trị, độc tôn nhưng lại chôn lấp các tôn ti trật tự trong cơ đồ của tổ tiên. Vì trong các quốc gia có văn minh dân chủ song hành cùng văn hiến nhân quyền làm nên hùng lực của các xã hội dân sự của các quốc gia đó, thì tuổi thọ của một đảng lãnh đạo nằm trong sự thông thái của quyết sách. Nên tuổi thọ của một đảng lãnh đạo phải là sự thông thạo quốc sách, đó là hằng số của sự thông minh chính trị làm nên trí tuệ của chính tri. Vì xã hội dân sự buộc chính khách, chính giới, chính trị phải chính tri.

Bạo quyền độc đảng thấy "khuyết điểm" của dân tộc khi dân tộc không phục vụ đầy đủ cho nó, còn dân tộc thì thấu rành mạch khuyết tật của bạo quyền độc đảng sâu trong lòng tham không đáy của nó. Trong cơn khát vô hạn của bạo quyền độc đảng, trong cơn đói vô biên của tà quyền độc trị, chúng đã "ăn chẳng chừa một thứ gì", chúng thi nhau là đứa này phải "ăn dày" hơn đứa kia. Nhưng một xã hội dân sự có nội công của nhân tri dân chủ, có bản lĩnh của nhân trí nhân quyền sẽ vạch mặt chỉ tên đám lãnh đạo khi đã có ý định tính toán quanh quyền lợi thì sẽ dẫn tới ý muốn toan tính cướp quyền lực, chóng chày sẽ tạo ra ý đồ mưu toan vì tư lợi. Chỉ vì đồng bào, đất nước, giống nòi hoàn toàn không có chỗ đứng ; và xã hội, cộng đồng, tập thể hoàn toàn không có ghế ngồi trong ý định tính toán quanh quyền lợi, ý muốn toan tính cướp quyền lực, ý đồ mưu toan vì tư lợi của đám lãnh đạo này.

Nên khi bạo quyền độc đảng nhập hồn vào tà quyền tham nhũng, nhập vong vào ma quyền tham tiền, thì nhân diện xấu, tồi, tục, dở của nó đã được định hình bởi nhân dạng thâm, độc, ác, hiểm, mà cả hai tới từ bất nhân cách gian, tà, xảo, hèn của nó, với biệt danh hèn với giặc, ác với dân. Nên xã hội dân sự sẽ có từ chứng cớ tới chứng từ, từ chứng tích tới chứng nhân để xác chứng rằng : bạo quyền độc đảng toàn trị từ khi nó rời nhân tâm, nhân từ, nhân nghĩa ; từ lúc nó bỏ nhân bản, nhân văn, nhân vị, từ độ nó rời nhân tính, nhân lý, nhân đạo, thì chính nó tự loại bỏ nó ra khỏi nhân lộ của nhân loại. Vì vậy, số kiếp của nó không còn là nhân kiếp, mà đã trở thành súc kiếp của loài dã thú bằng súc dạng ăn tươi nuốt sống, xã hội dân sự không bao giờ chấp nhận nó, chỉ vì nó diệt tha nhân để nuôi thân.

Chính xã hội dân sự sẽ rành mạch hóa các hậu quả cùng hậu nạn tới từ bạo quyền độc đảng toàn trị biến đất nước Việt thành một nhà tù, giam cầm dân tộc Việt trong vòng lao lý. Nên hai từ đồng bào không có ý nghĩa gì trong một chế độ công an trị, tham nhũng trị, ngu dân tri, tuyền truyền trị, tội ác trị, thành trừng trị… Khi đám lãnh đạo vừa là bạo quyền độc đảng, vừa là tà quyền tham nhũng, thì chúng đã muốn xuất hiện cùng lúc trên hai độc lộ chỉ mang đến các hậu nạn độc hại cho giống nòi Việt. Đám lãnh đạo vừa là ma quyền tham tiền, vừa là quỷ quyền tham chức, thì chúng đã đi hai chân trên hai tà lộ. Đám lãnh đạo này lại vừa là cực quyền công an trị, vừa là cuồng quyền ngu dân trị, thì chúng đã tách não trạng của chúng ra khỏi não bộ của Việt tộc. Chính xã hội dân sự sẽ minh chứng hóa là đám lãnh đạo này ngày đêm mang số phận âm binh, chia nhau đặc quyền trong âm giới ; suốt kiếp mang số phận âm phần chém giết nhau vì đặc lợi trong âm lộ của thanh trừng trị. Và xã hội dân sự sẽ pháp lý hóa đám lãnh đạo này từ ngày sinh tới ngày tận thế của chúng, từ lý lịch của chúng luôn xuất hiện với hành vi thanh toán, đeo đẳng với hành động thanh trừng, đây chính là hành tác chém giết của âm binh trong một địa ngục bất nhân thất đức. Nhân đạo của xã hội dân sự sẽ báo tin về những cái chết của các bạo quyền độc đảng toàn trị, nơi đây, xã hội dân sự luôn đại diện cho sự sống : chung sống trong vui sống, sống chung trong sống vui.

Xã hội dân sự thấy-để-thấu một tên chủ tịch nước có thể là nạn nhân trong phản xạ thanh trừng giữa đầu lãnh, khi qua đời phải nhập mộ phần, lại chiếm nhiều mẫu ruộng để tự làm lăng tẩm, trong khi nông dân không đủ đất để canh tác. Xã hội dân sự biết xem-để-xét một ông tướng nọ khi qua đời lại chiếm cả một cái đồi tại miền Trung cũng để làm lăng tẩm ; đó là chưa kể các nghĩa địa mà đầu lãnh, đầu sỏ, đầu nậu của Đảng cộng sản Việt Nam luôn được xa hoa hóa trong vô tri lẫn vô minh. Cùng lúc thì các nghĩa trang của các chiến sĩ hy sinh vì đất nước chống Tàu tặc tại biên giới phía Bắc thì bị trở thành bình địa trong hoang ma.

Xã hội dân sự như một chủ thể minh trí không bao giờ chấp nhận đặc quyền, đặc lợi, đặc ân của đám đầu lãnh, đầu sỏ, đầu nậu, chúng đã bất chấp khổ nỗi của đồng bào, nỗi đau của dân tộc. Chỉ vì xã hội dân sự là một chủ thể có nhận thức rành mạch là các loại đặc quyền, đặc lợi, đặc ân này tới từ bạo quyền công an trị, tà quyền tham nhũng trị, ma quyền tham quyền trị, quỷ quyền ngu dân trị. Nếu đám đầu lãnh, đầu sỏ, đầu nậu sống trong gian trá, gian lận, gian manh thì giá trị tâm linh của tình thương dân tộc, tình nghĩa đồng bào không có một giá trị gì đối với đám này. Đây vừa là thảm nạn, vừa là hậu nạn của chúng, mà xã hội dân sự như là một chủ thể dày nhân bản, sẽ báo ngày dứt kiếp của chúng.Thường dân có thể chỉ muốn sống vì mình, nhưng xã hội dân sự như một chủ thể minh trí bắt buộc các lãnh đạo chính trị phải sống vì người, vì tha nhân, vì đồng bào, vì đồng loại. Ngược lại làm lãnh đạo mà chỉ muốn sống vì mình, lấy tham quyền để nuôi lạm quyền, lấy tham quan để nuôi hoạn quan, thì không phải là lãnh đạo. Chính xã hội dân sự sẽ vạch mặt chỉ tên chúng chỉ là ký sinh trùng của quyền lực, ký sinh thể của quyền lợi, loại gà què ăn quẩn côi xay trong tính toán ốc mò cò ăn, trong toan tính cướp ngày là quan.

Chủ thể hóa xã hội dân sự để vạch đường chỉ lối cho lãnh đạo chính trị phải hành động trong tỉnh táo, hành tác trong sáng suốt, biết thức tỉnh khi xã hội bị lạc đường, biết tỉnh thức mà nhận ra chân trời của tương lai, vì đất nước, vì dân tộc, vì giống nòi. Xã hội dân sự được xây dựng bằng đa tài của nhiều tập thể, bằng đa trí của nhiều cộng đồng, đa hiệu của nhiều hội đoàn, đa năng của nhiều thành phần xã hội, nên đạo lý của xã hội dân sự chính là đa nguyên. Não bộ của xã hội dân sự là đa trí, não trạng của xã hội dân sự là đa tri, nên xã hội dân sự hoàn toàn ngược chiều với độc đảng luôn cô độc trước nhân dân, nghịch hướng với độc tài luôn cô đơn trong xã hội. Ngược lại, chủ thể hóa xã hội dân sự để biết tự cứu xã hội, cùng lúc cứu nguy cho dân tộc, và cứu nạn cho giống nòi.

Lê Hữu Khóa

(10/01/2021)

Additional Info

  • Author Lê Hữu Khóa
Published in Văn hóa

Cứu trợ thiên tai : Lời giải nào cho bài toán khó ?

JB Nguyễn Hữu Vinh, RFA, 24/10/2020

Trái nghề ?

Câu chuyện các nghệ sĩ và nhiều cá nhân, tổ chức tôn giáo xông vào cuộc cứu trợ người dân Miền Trung trong cơn "đại hồng thủy" được gọi là lũ lịch sử tại đây đã gây nên nhiều điều bàn tán trên mạng xã hội và trong dư luận, mọi nẻo đường quê, quán cóc thành phố cho đến khắp năm châu.

thientai1

Câu hỏi đặt ra là : Tại sao, một trận bão lụt hàng trăm người chết, hàng trăm ngàn gia đình đã ngập chìm trong biển nước dọc theo một dải đất Miền Trung với hàng triệu người bị ảnh hưởng, nhà cửa tan nát, tài sản trôi theo dòng nước lũ, bao nhiêu người đã động lòng trắc ẩn lao vào cứu giúp người dân, mà một "Nhà nước của dân, do dân, vì dân" đã lề mề chậm chạp và không mấy năng nổ, kịp thời giúp đỡ dân mình.

Một vấn đề không phải là chuyện nhỏ, đó là việc kêu gọi cứu trợ cho người dân Miền Trung được phát ra từ Trung ương Mặt trận Tổ Quốc, Hội chữ thập đỏ, là các cơ quan có trách nhiệm xã hội trong vấn đề này, đã hết sức chậm chạp và không hiệu quả ? Cho đến ngày 17/10/2020, nghĩa là 12 ngày sau khi trận lũ lụt xẩy ra ở Miền Trung, người dân đã chìm trong đói rét, đang vắt vẻo trên nóc nhà, trên bờ tường, ngọn cây chờ cứu trợ nhưng họ đã biệt tăm.

Và người ta đặt câu hỏi : Liệu có nên tồn tại các tổ chức tiêu phá hàng đống tiền dân hàng năm như Mặt Trận, Hội chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Thanh Niên… và biết bao nhiêu hội đang ăn ngân sách nhà nước ? Bởi khi người dân trong nguy khốn, hoạn nạn mà họ không có mặt, trong khi luôn tự xưng là "để phục vụ nhân dân" thì họ đang phục vụ ai ?

Hiện nay, vẫn còn đó cái Nghị định 64/2008 của Chính phủ, được sử dụng như luật lệ hiện tại cho vấn đề này trong xã hội. Ở đó quy định rằng :

Điều 4. Tổ chức kêu gọi, vận động đóp góp tiền, hàng cứu trợ

1. Khi thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra gây thiệt hại lớn về người, tài sản và phương tiện sản xuất của nhân dân thì tùy theo mức độ, phạm vi thiệt hại, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện tổ chức kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, hàng cứu trợ nhân dân và các địa phương bị thiệt hại.

2. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ra lời kêu gọi ủng hộ theo hệ thống Chữ thập đỏ trong nước và ngoài nước.

Điều 5 : Các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phố tiền, hàng cứu trợ

1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ; Hội chữ thập đỏ Việt Nam ; cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương ; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương.

2. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

3. Các tổ chức, đơn vị ở Trung ương được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép ; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép.

Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ".

Như vậy, theo quy định của Nghị định này, thì những việc đó, các tổ chức trên phải chịu trách nhiệm tổ chức, cứu trợ và giúp đỡ người dân kịp thời. Nhưng họ đã không làm hoặc chậm chạp chuyển động.

Những việc đó, hẳn nhiên cũng không được giao cho các nghệ sĩ, những người nổi tiếng hoặc các tổ chức tôn giáo như Nhà thờ, hoặc người dân tự phát giúp nhau.

Nhưng, thực tế đã diễn ra ngược lại.

thientai2

Những ngày qua, công tác cứu hộ đã diễn ra tên toàn quốc từ miền Nam ra Miền Bắc, từ miền núi đến miền xuôi, từ những vùng không bị lũ lụt đến vùng bị lũ lụt nhẹ hơn… tất cả đều ra tay cứu giúp những nạn nhân lũ lụt ở Miền Trung.

Oái oăm thay, khi Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc ra lời kêu gọi, thì lại không mấy ai hứng thú hưởng ứng, ngoài mấy ông quan chức cầm mấy cái phong bì bỏ vào thùng để làm mồi. Và Trung ương Mặt trận, Hội Chữ thập đỏ, các cơ quan công quyền đã phải thất thu và thất thủ trước phong trào đùm bọc lẫn nhau của người dân và qua đó, họ nhận rõ vấn đề để biết mình cần hành động như thế nào thì tốt nhất.

Họ thất thủ, vì cái Nghị định kia vẫn còn, và theo ông Thủ tướng chính phủ, thì nó vẫn nguyên giá trị và "không bị lạc hậu". Thế nhưng, khi cả nước xuống đường cứu trợ, họ không thể ngăn chặn dòng người đã xuống đường vì tình thương yêu đồng bào, đồng loại. Một vài việc ngăn chặn, gây khó khăn, không tạo điều kiện cho người dân cứ giúp nhau không làm nản lòng những người có tinh thần tương ái, tương thân lãn nhau trong hoạn nạn.

thientai3

Họ thất thu, bởi dù đã kêu gọi, dù đã bám vào cái Nghị định 64/2008 kia để đe dọa người dân, Tuyên giáo khuyên người dân không góp tiền cho những người mà họ gọi là "đánh bóng tên tuổi cá nhân" và "các tổ chức bất minh", thậm chí ban hành công văn "hỏa tốc" yêu cầu nộp tiền bạc, hàng hóa cứu trợ vào cơ quan chính quyền…

Nhưng, họ đã thất bại trong việc cưỡng ép tình yêu thương của người dân.

Bởi người dân không thể phung phí tình thương của mình để đặt vào tay các tổ chức như Mặt Trận, Hội chữ thập đỏ là cánh tay nối dài của đảng và các cơ quan công quyền.

Bởi người dân không thể yêu thương các cơ quan này bằng cô ca sĩ, bằng chàng MC hoặc các tổ chức tôn giáo, không vì họ nổi tiếng mà chỉ bởi lòng tin vào sự vô tư và minh bạch với những đóng góp, những đồng tiền máu xương của họ.

Bởi người dân đã hết lòng tin vào những tổ chức do nhà nước đặt ra, họ đã nếm đủ những sự khuất tất, những sự khinh bỉ và căm phẫn qua một quá trình mấy chục năm chỉ được đặt niềm tin, hoặc dù không còn niềm tin, thì vẫn phải đặt tiền của của mình vào những tổ chức đó.

Họ sẽ thấy thất bại lớn hơn, đó là dù nhà nước quy định như vậy, thì người dân vẫn cứ bất chấp, vẫn cứ làm những việc mà xã hội cần, lương tâm mỗi người đòi hỏi. Qua đó, cái gọi là luật lệ thông qua cái Nghị định 64/2008 chỉ là thứ vứt bỏ.

Và chính vì thế, tất cả đều đã làm trái nghề nghiệp của mình. Các Tổ chức, cơ quan nhà nước đặt ra để lo những việc cho dân, thì nay lại đi lo những việc cho đảng. Còn những cá nhân, tổ chức sinh ra để lo những công việc riêng của mình, lại phải đi lo cho dân trong thảm họa, thiên tai.

Thậm chí, khi nhà nước ra tay bằng những tổ chức được gọi là "chủ lực", là sức mạnh của hệ thống chính trị cộng sản như quân đội, công an, thì ngay lập tức đã thất bại từ đầu bằng việc với 35 quân nhân từ cấp tướng, cấp tá cho đến quân lính đã bỏ mạng ngay khi chưa làm được một việc gì trong việc cứu nạn.

Xã hội dân sự ra tay

Có thể nói, những ngày qua, là hình ảnh sống động nhất cho một xã hội dân sự đã hoạt động một cách hiệu quả nhất, thiết thực và kịp thời nhất trong xã hội Việt Nam.

thientai4

Những cá nhân theo từng nhóm, những nhà thờ, các tổ chức dân sự được huy động kịp thời và rất có hiệu quả trong việc cứu trợ, cứu nạn cho người dân khi nguy cấp đã cho thấy sự hơn hẳn của cả bộ máy lề mề và khệnh khạng của nhà nước.

Nhiều nhóm, cá nhân đã kịp thời băng vượt mọi sự khó khăn, nhằm cứu giúp những người dân bị đe dọa giữa thiên tai, bất kể đêm, ngày và sự nguy hiểm. Họ có nhiều cách làm, nhiều hành động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình, cũng như nhu cầu của các nạn nhân ở khu vực thiên tai.

Thay vì những thùng mì tôm, cháo khô như mọi năm, lần này, nhiều nơi đã có những cách làm sáng tạo hơn như cùng nhau gói bánh, làm thực phẩm, mua máy móc thuyền bè, ca nô và máy lọc nước cho bà con vùng lũ…

Thay vì tổ chức họp hành nhiêu khê, kế hoạch dài dòng và văn tự trau chuốt, họ kêu gọi nhau trên mạng xã hội, bằng điện thoại di động và cùng hành động vì niềm tin, vì tấm lòng trắc ẩn, bằng sự lương thiện của mình.

Và điều họ làm được nhưng các cơ quan công quyền không thể làm được, đó là họ tự minh bạch mọi hoạt động của mình không cần đòi hỏi. Những khoản thu, chi được công bố rõ ràng và những nhà tài trợ, người hảo tâm đều thấy rõ những đóng góp của minh đã làm nên điều gì. Mọi hoạt động của họ, đều chấp nhận sự giám sát, kiểm tra và đóng góp ý kiến của mọi người.

thientai5

Điều này, hẳn nhiên là các cơ quan, tổ chức nhà nước không bao giờ có thể làm được. Bởi nếu công khai, minh bạch như vậy, thì sẽ có rất nhiều điều bất lợi cho các tổ chức, cá nhân đó khi mọi sự được bạch hóa. Và nếu chấp nhận những ý kiến đóng góp của mọi người, thì làm gì còn "sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng" ?

Điều cần nói, đó là việc mà nhà nước không thể làm, thì xã hội dân sự đã giải quyết vấn đề không mấy khó khăn.

Và hẳn nhiên, điều ai cũng thấy rõ, là nếu tình trạng đó càng ngày càng phát triển lâu dài, thì sẽ đặt nhà nước "Của dân, do dân, vì dân" vào thế hết sức oái oăm và bị động. Họ sẽ trở thành lực cản lớn nhất và đi ngược lại những quyền lợi chính đáng của người dân trước dư luận xã hội và con mắt mọi người.

Lời giải nào cho bài toán khó

Theo định nghĩa thông thường, thì xã hội dân sự cấu thành từ tổng thể của các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện mà các tổ chức này tạo nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, khác với các cấu trúc quyền lực của một nhà nước và các thể chế thương mại của thị trường.

Xã hội dân sự bao gồm không gian gia đình và lĩnh vực tư nhân, được gọi là "khu vực thứ ba" của xã hội, phân biệt với chính phủ và kinh doanh. Đôi khi thuật ngữ xã hội dân sự được sử dụng theo nghĩa tổng quát hơn, là "các yếu tố như tự do ngôn luận, tư pháp độc lập... tạo nên một xã hội dân chủ" (theo Từ điển tiếng Anh Collins).

Hoạt động tình nguyện và sự độc lập từ các cơ quan sử dụng quyền lực nhà nước thường được xem là 2 đặc tính của các tổ chức cấu thành xã hội dân sự.

Trên thế giới, các tổ chức xã hội dân sự được hình thành và tự do phát triển, đã đóng góp lớn lao cho xã hội trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khi đất nước, khu vực, cộng đồng bị thiên tai, địch họa… thì các tổ chức xã hội dân sự đã phát huy vai trò của mình nhiều khi giải quyết được cơ bản những vấn đề đặt ra mà không mấy khi nhà nước phải can thiệp quá nhiều.

Thế nhưng, tại Việt Nam, xã hội dân sự được xếp vào lĩnh vực kiêng kỵ. Bởi chế độ độc tài không bao giờ muốn có bất cứ tổ chức, cá nhân nào thoát ra ngoài sự cai trị của đảng cộng sản luôn được tụng niệm là "lãnh đạo tuyệt đối" mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Và đó là nút thắt của vấn đề. Từ ngày Đảng cộng sản Việt Nam cướp được chính quyền và nắm chắc quyền lực trong tay, xã hội dân sự thực chất đã bị triệt tiêu trong đời sống xã hội. Các tổ chức, các nhóm xã hội dân sự hình thành và hoạt động, đều được đặt trong mục tiêu cảnh giác của nhà cầm quyền.

Các tổ chức xã hội dân sự đã bị nhà nước tìm mọi cách o ép, tiêu diệt để dựng nên các tổ chức xã hội dân sự giả hiệu và lại nuôi bằng tiền của ngân sách, của nhân dân.

Và hậu quả của nó là hôm nay, nhà nước mắc kẹt giữa một thực tế đòi hỏi do đời sống người dân, do đời sống xã hội và bên kia là nắm chắc "sự lãnh đạo tuyệt đối" nhằm giữ chắc cái ghế cai trị trong sự sợ hãi của riêng mình.

Chính vì vậy, khuôn mặt nhà nước và thể chế chính trị đã dần dần lộ rõ trước mắt người dân rằng đó là sự bất nhân, sự ù lì và bảo thủ đến tận cùng, chỉ chăm lo đến lợi ích của riêng đảng phái cộng sản. Điều đó, chỉ làm cho lòng dân thêm uất hận, chút niềm tin còn lại nhanh chóng bị bóc gỡ.

Và khi để mâu thuẫn này tăng cao, dẫn đến bùng nổ, thì hẳn nhiên, người dân sẽ tự chọn lựa cho mình một con đường sống tốt hơn sự cai trị độc tài nhơ bẩn.

Và điều rất đơn giản để giải quyết bài toán khó này, đó là nhà nước cộng sản cần tự vượt qua nỗi sợ hãi của riêng mình, để hòa nhập vào dòng chảy thế giới. Qua đó, để cho các tổ chức xã hội dân sự được tự do phát triển và phát huy khả năng của mình trong xã hội.

Chỉ có như vậy, những vấn đề hiện đang nan giải sẽ dễ dàng nhanh chóng được xã hội giải quyết mà không đưa nhà nước vào thế bí như hiện nay.

Ngày 24/10/2020

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 24/10/2020 (nguyenhuuvinh's blog)

********************

Kẻ bất lương nhất

Mưa lũ năm 2020 lại xác lập kỷ lục mới về mức độ tàn khốc của lũ lụt miền Trung, hàng ngàn người kêu gào, hàng triệu người cứu giúp và cũng không ít người chửi "đồ bất lương".

batluong1

Người viết đã từng là nạn nhân lũ lụt, với trả nghiệm của bản thân trong nhiều môi trường và vị trí xã hội cố gắng chỉ ra kẻ bất lương nhất.

I. Ai bất lương ?

Từ những câu chuyện nhỏ trong thực tế ….

1

Có anh nông dân bị cướp đất oan ức, khốn khổ tìm đến luật sư, nhờ tư vấn, làm cho cái đơn, xong việc luật sư tính tiền 25 triệu.

Anh nông dân chửi : đồ bất lương, làm chưa được buổi mà lấy chừng đó tiền.

Luật sư trả lời : Anh có biết tôi bỏ ra bao nhiêu năm học để làm việc với anh một buổi này không ?

2

Có năm gặp thiên tai lũ lụt, anh luật sư về quê cứu trợ cho bà con. Luật sư thuê ghe (đò) anh nông dân cả ngày để phát hàng cứu trợ. Xong việc nông dân tính tiền 5 triệu.

Anh luật sư chửi : đồ bất lương, làm chưa được ngày mà lấy chừng đó tiền.

Nông dân trả lời : Anh có biết tôi bỏ ra bao nhiêu tiền để mua ghe, cả năm chỉ để chở vài ba chuyến như thế này không ?

3

Suy cho cùng, các cá nhân với nhau chẳng ai trấn lột tiền của người kia cả, công sức bỏ ra họ cần phải thu lại theo quy luật cung cầu của thị trường. Ở đây không ai ép người khác phải thuê dịch vụ của mình.

Còn "bất lương" : là kẻ dùng quyền lực chiếm đoạt tiền của bạn cho mục đích riêng.

Tôi thông cảm cho những người bức xúc chửi người khác là "đồ bất lương". Tuy nhiên những người đó hãy bình tâm lại, trả lời : "tiền của bạn làm ra có bị cá nhân, băng đảng nào đó chiếm đoạt làm của riêng hay không ?", "môi trường nào tạo ra sự độc quyền, ép giá ?"

Nếu bạn trả lời đúng bản chất câu hỏi, thì sẽ thấy được : AI MỚI CHÍNH LÀ KẺ BẤT LƯƠNG ?

Nếu không có "kẻ bất lương" này thì không đến nỗi anh nông dân và anh luật sư gọi nhau là "đồ bất lương". Không còn nhiều tình trạng cướp ngày oan trái, cảnh phá rừng gây lũ lụt kinh hoàng để người dân than khóc, ai oán kêu trời.

II. Đồng bào

…đến lịch sử mở mang bờ cõi.

1

Thời kỳ đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực đồng bằng Châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Sông Gianh là cực nam của đất nước. Hành trình Nam tiến để mở mang bờ cõi về phương Nam kéo dài từ thế kỷ 11, và cũng chừng đó thời gian người dân miền Trung phải đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên.

Trong tiến trình rời bỏ quê hương, mở mang bờ cõi tiến vào phương Nam, người Việt mang theo 2 chữ "ĐỒNG BÀO".

Theo wikipedia : "đồng bào" là một cách gọi của người Việt Nam có ý coi nhau như con cháu của cùng tổ tiên sinh ra. Nghĩa đen "đồng bào" có nghĩa là "cùng một bọc" hay là "cùng một bào thai" và chỉ anh em ruột thịt cùng cha cùng mẹ. "Đồng bào" từ truyền thuyết con rồng cháu tiên, trăm trứng trăm con mà lúc nhỏ ai cũng được nghe.

Những thế hệ đầu tiên mở nước, "đồng bào" tự cưu mang nhau để đồng hóa dân bản địa, chống lại thú dữ, sống chung với thiên nhiên nghiệt ngã… không có chính quyền và càng không có bất kỳ một đảng nào lãnh đạo. Nghĩa tình đồng bào hoàn toàn tự nguyện, gắn kết với nhau đã trở thành truyền thống của dân tộc trong tiến trình mở rộng đất nước đến ngày hôm nay.

batluong2

2

Tuổi thơ tôi từng sống trong rốn lũ, thành quy luật, cứ đón bão lũ lụt, dọn nhà cửa đồng ruộng, xuống giống xong là ăn Tết Nguyên đán. Tôi không quên được cảnh mưa xuống, đường tàu lửa chắn ngang như con đập, các hồ cùng xả, nước núi đổ về, nước dâng lên liên tục, lúc đầu còn đưa heo bò vào nhà, sau đó chỉ còn lo đến người !

Năm bão lụt lớn, người dân vùng nước ngập trong nhất thời vô cùng khó khăn, rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Có đoàn cứu trợ, từ thiện ở đâu về là mừng lắm. Đến khi nước rút, nghe thông báo "Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã […] mời bà con đến […] nhận quà cứu trợ", vậy là người dân đi nhận quà là vài ba ký gạo, năm mười gói mì tôm ; hiếm hoi lắm mới được ký đường, lạng bột ngọt ; còn tiền thì không có. Tất cả mọi người nhận quà đều phải thuộc câu : cảm ơn đảng, cảm ơn nhà nước ! (không thấy bóng dáng những ân nhân thực sự).

Những đứa trẻ ngày ấy (từ thiếu nhi, thiếu niên, đoàn viên) đều phải "thấm nhuần" câu cửa miệng "nhờ có đảng…" : nhờ có đảng cứu trợ qua cơn lũ lụt, nhờ có đảng mà một ngày công được một ký lúa ; lớn lên : nhờ có đảng, nhà nước cho đi học !

Mấy hôm nay, các tỉnh Bắc miền Trung lại oằn mình gánh lũ lụt từ sự phẫn nộ của núi rừng Trường Sơn, nhiều đoàn người cứu trợ lại kéo về vùng lũ, người dân vùng lũ được cưu mang và… ơn đảng, nhà nước.

3

Mọi người, mọi việc đều ơn đảng, giá như đảng đến sớm hơn thì may mắn biết bao !

Có khi nào những người luôn "ơn đảng" trả lời câu hỏi : nếu được đảng lãnh đạo từ hơn 300, 500, 700, 900 năm trước thì sao ?

- Sẽ được bao nhiêu người chịu rời quê cha đất tổ vào phương Nam mở mang bờ cõi chấp nhận bỏ công sức, tính mạng ra khai khẩn đất đai rồi giao cho Triều Đình vào lập hợp tác xã, sở hữu toàn dân.

- Những người kéo nhau đi mở mang bờ cõi muốn giúp đỡ nhau chống chọi với thiên tai bất ngờ, nghiệt ngã đều phải thông qua Mặt Trận : họ có thể tồn tại được không ?

- Biên giới phía Bắc với người láng giềng "16 chữ vàng, 4 tốt ; núi liền núi, sông liền sông" như thế nào ?. Biên giới phía Nam sẽ đến đâu, có vượt qua Sông Gianh, Đèo Ngang không ; có đến được đảo Lý Sơn, Phú Quý… để từ đó những "đồng bào" đánh cá xác lập ngư trường để có các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam.

***

Người dân lúc khó khăn, hoạn nạn nhận được sự cứu giúp của ai cũng quý, nên nhờ ơn đảng hay nghĩa tình đồng bào gì cũng tốt.

Truyền thống "đồng bào" có từ hơn 4000 năm lịch sử dân tộc, chính nhờ nghĩa tình đồng bào mà đất nước được mở mang và dân tộc trường tồn. Đồng bào trực tiếp cứu giúp đồng bào lúc nguy cấp để động viên, đồng cảm, chia xẻ nổi đau và tình yêu thương, lòng nhân ái từ trái tim đến trái tim ; hướng con người đến những giá trị nhân bản, thiện căn.

Cho nên KẺ BẤT LƯƠNG NHẤT là kẻ dùng quyền lực ngăn cản đồng bào trực tiếp cứu nạn đồng bào trong nguy khốn. Chẳng khác gì băng cướp dùng sức mạnh buộc người cứu trợ phải phụ thuộc, kẻ gặp nạn phải mang ơn ; rộng hơn nữa là hủy hoại "nghĩa tình đồng bào" nhường chỗ cho sự thuần phục, nô lệ.

Đỗ Thành Nhân

Nguồn : VNTB, 24/10/2020 

**********************

Lỗi diễn đạt của nhà quan ?

Lâm Viên, VNTB, 24/10/2020

Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng : "Vừa rồi chúng tôi phát hiện một số lãnh đạo địa phương (cấp cơ sở) chia lương khô cứu trợ cho cán bộ như làm quà, vì thứ này ngon. Như thế là hỏng hết. Lương khô này gửi cho dân. Người dân đang cần".

batluong3

Phát biểu của tướng Chiêm sau khi cho biết Bộ đã cấp 22 tấn lương khô cho các tỉnh miền Trung bị lũ lụt. Tuy nhiên chỉ một ngày sau phát biểu dậy sóng này, ngày 23/10-2020, tướng Chiêm ‘nói lại’ đây là việc từng xảy ra trong quá khứ và "đó là bài học kinh nghiệm phải chấn chỉnh, đề phòng, không để lặp lại".

Ông nhắc đến sự việc này là để chỉ đạo chung các lực lượng Quân khu, Biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh… "Những lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ phải chú ý quản lý hàng cứu trợ, đưa đến tận tay người dân bị lũ lụt", Thượng tướng Lê Chiêm nhấn mạnh (1).

Theo tường trình của báo Tuổi Trẻ, "trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 23/10, thượng tướng Lê Chiêm, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết trong bão lũ quân đội phối hợp với các cấp chính quyền địa phương đã tham gia tích cực vào công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ người dân vùng lũ.

Tuy vậy, là người trực tiếp nhiều năm tham gia khắc phục lũ lụt ở nhiều cấp, nhiều địa phương, ông Chiêm cảnh báo ở một số địa phương có tình trạng sử dụng không đúng mục đích, hàng cứu trợ đưa đến người dân không đúng đối tượng, từng xảy ra ở nhiều đợt lũ lụt trước đây.

Đơn cử như lương khô sử dụng cho cán bộ làm quà, bánh kẹo trong các nhiệm vụ khác từng có tình trạng này diễn ra ở những đợt cứu trợ lũ lụt trước đây. Hàng hóa cứu trợ để trong kho sau lũ mới phân phát cho dân, nên chất lượng xuống cấp.

"Đây là vấn đề cảnh tỉnh và cần chấn chỉnh ngay về việc bớt xén chứ không riêng gì địa phương nào. Mục đích là để tất cả hàng hóa của nhân dân, quân đội cần được cấp tới đúng người dân cần hỗ trợ", tướng Chiêm nhấn mạnh" (2).

Rõ ràng đây là lỗi diễn đạt thật đáng tiếc khi tướng Chiêm còn là một đại biểu Quốc hội.

Cũng theo báo Tuổi Trẻ Online, phát hành vào trưa 23/10 ở bài báo "Đã nhận được lương khô cứu trợ của Bộ Quốc phòng đâu mà nói chia nhau ?", cho biết, "Ông Hà Sỹ Đồng - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết đã nắm thông tin trên mạng cho rằng thượng tướng Lê Chiêm - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nói "cán bộ cơ sở chia nhau lương khô cứu trợ của Bộ Quốc phòng".

Ông Đồng khẳng định đó là sự hiểu nhầm ý của thượng tướng Lê Chiêm và thực tế đến thời điểm này Quảng Trị chưa hề nhận được lương khô cứu trợ của Bộ Quốc phòng nên không thể có chuyện cán bộ chia nhau.

"Việc này cần nói rõ ràng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà hảo tâm đến chia sẻ với người dân Quảng Trị sau lũ", ông Đồng nói".

Có ý kiến đây là câu chuyện của "miệng nhà quan…".

Lỗi này còn gặp ở các quan chức ngạch dân sự.

Số là ông Lê Đức Thịnh, Chủ tịch huyện Hải Lăng (Quảng Trị) hôm trung tuần tháng 10-2020, đã ký văn bản về tiếp nhận, phân phối hàng cứu trợ với ý là cần phải quy về đầu mối do chính quyền quản lý, nếu có đoàn nào tự ý đi mà chưa có sự đồng ý của chính quyền thì cần lập danh sách để theo dõi.

Trả lời báo chí, ông Lê Đức Thịnh cho hay thời điểm ông ký văn bản, nước lũ dâng cao, việc di chuyển bằng thuyền hoặc ca nô rất nguy hiểm. Việc ông ký ban hành văn bản trên không phải "gây khó" cho các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm mà chỉ với thiện ý là đảm bảo an toàn cho người đi cứu trợ.

"Kênh tiếp nhận và phân bổ hàng hóa cứu trợ là do Mặt trận tổ quốc huyện phụ trách. Tuy nhiên, do cơ quan này ít người nên Ủy ban nhân dân huyện rất nóng ruột, mong muốn làm sao kịp thời tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ đến tận tay người dân trên tinh thần đảm bảo việc điều tiết hàng cứu trợ một cách hợp lý, đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các đoàn cứu trợ", ông Thịnh nói.

Theo ông Thịnh, trên tinh thần đó, Ủy ban nhân dân huyện đã lập Tổ tiếp nhận có danh sách điện thoại kèm theo. Tổ tiếp nhận này do một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm tổ trưởng, còn đại diện Mặt trận tổ quốc huyện là tổ phó. Trong khi đó, theo Nghị định 64, Mặt trận tổ quốc là cơ quan tiếp nhận và phân bổ, nên Ủy ban nhân dân huyện điều chỉnh lại Tổ tiếp nhận do đại diện Mặt trận tổ quốc làm Tổ trưởng để điều hành, còn chính quyền giúp hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho người đi cứu trợ.

"Chúng tôi cũng nói thật là thực tế có nhiều chỗ các đoàn cứu trợ đến quá nhiều, nhưng nhiều chỗ không có ai, nên cũng rất mong muốn làm sao các đoàn thông tin qua huyện để huyện hỗ trợ thông tin về điểm cần cứu trợ. Đồng thời, trong lúc đoàn cứu trợ đi thì có người dẫn đường, hướng dẫn đi cho an toàn, xuống đến xã thì phối hợp với Mặt trận xã để có danh sách. Tất cả chỉ với mong muốn bà con nào khó khăn đều nhận được hỗ trợ từ các đoàn thiện nguyện, chứ không phải nơi nhận quá nhiều, nơi thì không có", ông Thịnh nói.

"Ý của chúng tôi là như thế, nhưng nhiều lúc trong câu từ, văn bản cũng diễn đạt chưa hết ý, và chúng tôi cũng như các ban ngành sẽ giải thích thêm. Chúng tôi rất cầu thị và mong các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm hiểu và chia sẻ.

Hiện nay, nước lũ cơ bản rút rồi nên xe ô tô đi được, chỉ còn một số nơi bị ngập. Các tổ chức, cá nhân và nhà hảo tâm cần phương tiện ô tô vận chuyển hàng cứu trợ trong nội bộ huyện đến các xã, Ủy ban nhân dân huyện sẽ điều động phương tiện, điện cho xã để có danh sách người dân cần hỗ trợ và bố trí người dẫn đường về xã, địa điểm hỗ trợ", ông Thịnh cho biết thêm.

Nếu chấp nhận cách giải thích của ông Lê Đức Thịnh, Chủ tịch huyện Hải Lăng (Quảng Trị), cho thấy ngoài chuyện ‘đọc - hiểu tiếng Việt’ của viên chức lãnh đạo, cần thiết xem xét lại đội ngũ hành chánh văn thư ở chính quyền từ cấp xã cho đến cấp huyện, tỉnh. Bởi một khi "bút đã sa…", thì các biện minh kiểu "thì - mà - là" sau đó cũng chỉ là giải quyết các hệ lụy một cách hình thức mà thôi.

Lâm Viên

Nguồn : VNTB, 24/10/2020

Chú thích :

(1)https://vnexpress.net/cap-500-ty-dong-cho-5-tinh-mien-trung-de-ung-pho-mua-lu-4180600.html

(2)https://tuoitre.vn/thuong-tuong-le-chiem-dung-lay-hang-cuu-tro-lam-nhung-viec-sai-muc-dich-nhu-tung-co-20201023165735633.htm

********************

Ngh đnh, thông tư và danh d nhà nước

Hoàng Hoành Sơn, VOA, 23/10/2020

Căn c Ngh đnh s 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 ca Chính ph quy đnh chc năng, nhim v, quyn hn và cơ cu t chc ca B Tài chính ; Căn c Ngh đnh s 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 ca Chính ph v vn đng, tiếp nhn, phân phi, s dng các ngun đóng góp t nguyn h tr nhân dân khc phc khó khăn do thiên tai, ha hon, s c nghiêm trng, các bnh nhân mc bnh him nghèo (1).

nghidinh1

Ca sĩ Thy Tiên trao hàng cu tr cho nn nhân lũ lt min trung Vit Nam, 15/10/2020.

Kèm theo nhng trích dn v ngh đnh 64 trên đây là các công văn, đin khn cm đoán các đoàn thin nguyn trc tiếp cu tr dân vùng lũ đang gp muôn vàn khó khăn cn cu giúp, vì quy đnh đng và nhà nước nó là như thế (2). Nên trong thc tế nhiu đoàn thin nguyn đã phi ch hàng ri đi vì cán b đa phương không cho phân phát quà hàng ti tay người dân. Quyn được sng ca người dân b đng và nhà nước xem thường ti mc không t chc nào được h tr dân vùng lũ ngoài đng và các t chc ca đng.

Đang khi các nước phát trin, các t chc Phi Chính Ph (NGOs) t do hot đng trong các công tác cu tr khn cp ; và nhng chương trình phát trin bn vng cho cng đng ca h đã có t nhng thp niên 50 ca thế k trước (3). Các NGOs không bao gi giao tin vào tay chính ph, mà chính h s gi ngun tin đ trc tiếp phân phi v các d án do h qun lý, điu hành. Chính quyn đa phương ch có ch đnh mt phó ch tch tnh hoc huyn đ đi din cho chương trình mà thôi.

Nh thế mà mi năm tài khóa, các NGO này đã giúp hàng t đô la cho các nước đang phát trin, trong đó có Vit Nam được hưởng c trăm triu đô đ xóa đói gim nghèo (4). Và s tin này được đu tư trc tiếp giúp nâng cao đi sng cng đng và đến tn tay người dân khi cn kíp. Các t chc này âm thm làm vic ; h không phô trương cũng không h qung cáo trên báo đài đ thu thêm bt c đng nào ca người dân trong nước ; h cũng không cn giy chng nhn h nghèo đ ri mi khi đu d án tr giúp. Nhưng công vic h làm luôn có kế hoch, chương trình, d án và cách thc hin hết sc c th, hiu qu và phân b ngun lc chu đáo đúng theo li cam kết và các giá tr tùy mi t chc.

Các NGO ng h trit đ quyn sng và phát trin ca hết thy mi người, và tinh thn tương thân tương ái vi nhau lúc nguy khn. Nhng thiên tai nhân ha cht đến khiến người dân đang sng an lành phi cn đến nhng cánh tay chìa ra cu giúp ngay tc thi. Đây là lúc nhng gói đ ăn, chai nước sch cn được ưu tiên hàng đu cho đng bào gia dòng nước lũ mênh mông không biết trông cy vào đâu. Ch đến khi giao tin cho nhà nước, chuyn ngân sách phân b t trung ương v đa phương, hết hp ri bàn ri tranh giành ngun tin thì dân đã kit sc mà chết.

Dài dòng v các t chc phi chính ph như thế đ cho thy c gung máy đng và nhà nước cng knh, đy dy b - ban - nghành t đa phương đến trung ương ; đy các hi đoàn ngi không nhưng nhn lương ngân sách nhà nước hàng năm lên đến hơn 45 ngàn t đng/năm (5). Đy là theo con s báo đng tính giúp. Ch con s tht phi cao hơn nhiu. Vy mà chng có hi nào can đm xông pha ra min Trung hoc có kế sách ct gim ít chc t ngân sách giúp đng bào. H ch biết ngi bàn giy ra công văn cm đoán mc cho nhân dân khn đn trong vùng rn lũ.

V li ti sao li có kiu người đng đu đng và nhà nước kêu gi h tr đng bào vũng lũ (6), đang khi cp dưới li ra công văn cm các đoàn t thin tiếp cn đa phương nhn hàng h tr ? Ti sao mi năm đến mùa lũ ch bao gi thy được s tr giúp thiết thc ca đng và nhà nước ? Người dân ch có th nhn được h tr ca đng trên tivi, nhn nhng bánh v to ơi là to mà không bao gi có th ăn được hay ăn no. Và các quan chc đa phương ngi đó chc ch cướp tin cu tr mi khi có người ni tiếng nào huy đng được ngun tin t thin khng (7).

Ngay c 100 ngàn đô đi s quán Hoa K trao cho nhà nước h tr dân gp lũ không h được nghe nhc đến s có nhng hướng s dng c th ngun tin này như thế nào (8). Và ri Việt Nam đã h tr chính quyn TQ, dp Covid-19, 500 ngàn đô la tin vt tư thiết b y tế, hi ch thp đ h tr 100 ngàn đô (9). St sng giúp TQ như thế sao người dân min Trung rut tht li không được cc bc nào t đng và chính ph ?

Người Vit Nam cn hiu thêm v nhng khái nim cu tr khn cp và phát trin cng đng dài hn, mà trách nhim đu tiên thuc v Nhà nước đang điu hành đt nước. Bt c t chc tôn giáo hay tư nhân hoc nhà nước nào đu có nhng ngun thu nht đnh. H cn có nhng kế hoch chi tiêu hp tình hp lý và biết dành ra nhng khon riêng dành cho nhng thi đim nguy cp cho t chc, cng ty hoc quc gia tùy theo khu vc đa chính tr ; chng hn vùng d gp hn hán, ngp mn, nhiu mưa bão, hay chu lũ lt.

Cho nên phi có kế sách dài hn và ngun tiết kim đ làm kho lương thc d tr, các ngun h tr thiên tai, tiết kim cu tr khn cp cho người dân dưới bt c hình thc nào. Không phi ch đến khi nguy cp mi đao to búa ln rng m kho d tr quc gia, gói h tr này, chi ngân sách nhà nước kia mà rt cuc người dân nghèo không bao gi nhn được.

Như đi dch Covid-19 va qua vi các gói h tr 62 ngàn t đến được tay người dân như thế nào ? Ch riêng vic hành h người nghèo đi chng giy xác nhn h nghèo chính quyn đa phương gây biết bao phin toái ; người nghèo cn h tr khn cp không th tiếp cn được ngun tin cn kíp trong cơn nguy cp.

Đến nay ch nhng gia đình có đng hoc có người thân làm công bc ti đa phương là được nhn (10). Ri tái xut hin nhng lá đơn theo kiu : nhng người ăn xin, nhng bà c già thiếu ăn viết đơn xin không nhn gói h tr t nhà nước đ nhường cho người "nghèo" hơn (11). Đây là nhng chiêu trò khiến người dân mt hn nim tin vào đng và nhà nước. Trong cơn khn khó mi biết ai tht tâm mun giúp đ người hon nn. Nhng kiu chơi chiêu khiến đng mt danh d, mt nim tin trong tâm hn người dân. Nên không ai gi tin nh nhà nước đi cu tr thay là điu d hiu.

V li vic cu tr là bn phn ca nhà nước. Nhân dân đóng thuế đ nhà nước phi chi tiêu hp lý và h tr người dân khi cn. Ti sao đng viên c chc ch đòi nm ly phn tin bà con tin tưởng gi cho Thy Tiên chng hn. Vì sao c đòi chuyn tin t thin đ Mt trn t quc và hi ch thp đ, vn nhiu tai tiếng và không có kinh nghim cu tr khn cp, nm gi ?

Cơn lũ my tun va qua hoành hành các tnh min Trung t cao nguyên xung Qung Nam, ra Huế, Qung Tr, Qung Bình khiến hơn 100 người chết. Hàng chc người mt tích. Tn tht v nhà ca, hoa màu và nguy cơ đói ăn, dch bnh vì v sinh môi trường kém sau khi lũ rút là rt cao. Phi nói đây là tình trng khn cp quc gia, vy mà Quốc hội hp hành ch đ tưởng nim tướng Nguyn Văn Man, đi biu quc hi, cùng các quân nhân ; mà không h có li nhc đến gn 100 dân thường thit mng do thy đin x lũ vô trách nhim gia tăng cường đ cho dòng lũ.

Ti sao như thế ? Mng sng đi biu, đng viên được xem trng hơn người dân chăng ? Sng mc dân chết cũng mc dân là phương châm ca đng và Quc hi chăng ? Đng vn hp đi hi c xí rp tri như bình thường ; Quc hi vn bàn lun tiêu tn ngân sách mi ngày mt t đng theo thường l như không h có hoàn cnh đau thương ca người dân min Trung tn ti.

Thêm vào đó là nhng công văn nghiêm cm các đoàn thin nguyn trc tiếp cu tr dân là sao ? Đ mc dân đói đ gây áp lc moi tin t thin hay sao ? Nguyên do ti sao dân không tin tưởng giao tin cho nhà nước hoc các UBMặt trận Tổ quốc Việt Nam, hoc hi Liên Hp ph n hay UBND tnh, huyn, xã ? Ti sao người dân chia s tình thương vi người dân vùng lũ qua nhng người đáng tin cy đ mang quà đến tn tay người dân li b cm đoán ? Chính người viết trong mt dp đi cu tr mùa lũ năm 2016, mt x nghèo Qung Bình đã gp tình trng : sau khi đoàn cu tr ri đi, chính quyn xã trc tiếp gi loa phóng thanh bt dân mang quà tin cu tr lên np li cho xã. H ch được nhn li mt phn tư giá tr s quà tng. Th hi ai còn dám tin tưởng chính quyn đ mà giao trng cho ác.

100 t giao cho Thy Tiên còn cơ may đến tn tay người cn h tr ; nếu 100 t đó giao vào tay chính quyn hoc các t chc, hi đoàn nhà nước s có bao nhiêu phn trăm đến được tay người dân ; chưa k đng và chính quyn còn mượn hoa kính pht, gom luôn công đc t tin ca các nhà t thin khp nơi tr thành ân bác, ơn đng, công cán b. Chúng còn được tính luôn vào s tin đng đã hô hào chi t ngân sách v.v và rt cuc đng không b ra đng nào vn có tiếng và có miếng.

Tr li vn đ danh d, không cn các dư lun viên mượn mm các đng viên cách mng lão thành kêu gào : rng thì là hãy giao tin cho đng phân phát thay ; nếu dân tin đng, h t khc góp tin cho đng đi cu dân vùng lũ. đây dân đã đúng, h không di gì giao đng tin m hôi nước mt, đng tin mà h phi bt xén chi tiêu trong gia đình đ san s cùng đng bào min Trung, cho nhng k ăn hi đái nát, nhng k tham nhũng tàn phá tài nguyên rng. Chính đng và nhà nước qun lý yếu kém khiến tình trng phá rng xây biết bao đp thy đin tàn phá môi trường, x lũ khiến nước lt tăng cao đ thng v nơi dân cư đông đúc gây bao hu qu khôn lường và năm nào cũng tái din cnh này.

Chính đng và nhà nước giáo dưỡng biết bao k tht nhân tâm luôn tìm mi cách vinh thân phì gia ; đi din dân Quc hi còn mua quc tch nước ngoài 70 t, đng giết c Lê Đình Kình, tuyên án t h