Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

03/05/2021

Chống đơn phương thay đổi hiện trạng Biển Hoa Đông và Biển Đông

RFI - VOA

Biển Đông : Manila lên án Bắc Kinh vi phạm "trắng trợn chủ quyền Philippines"

Thanh Hà, RFI, 03/05/2021

Cách nhau chưa đầy 24 giờ đồng hồ, Bộ Quốc phòng và Ngoại giao Philippines cùng đưa ra những lời lẽ cứng rắn đòi Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền lãnh hải của Manila tại Biển Đông. Ngoại trưởng Teodoro Locsin ngày 03/05/2021 đòi tàu của Trung Quốc "ra khỏi" các vùng thuộc lãnh hải của Philippines, ngưng những "hành động gây hấn" nhắm vào các tàu cá Philippines gần bãi cạn Scarborough.

biendong1

Tàu tuần duyên Philippines tuần tra ở khu vực Đá Ba Đầu (Whitsun Reef), Biển Đông. Ảnh do lực lượng tuần duyên Philippines cung cấp ngày 15/04/2021. via Reuters - Philippine Coast Guard

Hãng tin Anh Reuters trích lại tin nhắn trên Twitter với lời lẽ không mấy ngoại giao của người đứng đầu ngành ngoại giao Philippines, Teodoro Locsin, đòi Trung Quốc "ra khỏi" vùng biển nơi mà các tàu Trung Quốc hoạt động "trái phép".

Ngoại trưởng Locsin giải thích "dùng lời lẽ lịch sự với Trung Quốc không hiệu quả" và ví von như trong một cuộc thi đấu bò, Trung Quốc lúc nào cũng trong tư thế "rình rập tấn công". Từ tháng trước, Manila liên tục phản đối tàu Trung Quốc hiện diện trong vùng biển "Tây Philippines" tức Biển Đông. Trong số này có nhiều tàu được cho là thuộc lực lượng dân quân biển Trung Quốc.

Về phía Bộ Quốc phòng, bộ trưởng Delfin Lorenzana cũng đã có lời lẽ cứng rắn không kém. Trong tuyên bố hôm Chủ Nhật 02/05/2021 ông khẳng định "Philippines tiếp tục các chiến dịch thao diễn hàng hải ở bên trong vùng 200 hải lý thuộc Vùng Đặc Quyền Kinh Tế" của Philippines tại Biển Đông.

Từ tháng trước lực lượng tuần quyên và Cục Ngư Nghiệp Philippines khởi động các cuộc tuần tra trên biển, tăng cường hiện diện tại một vùng biển đang bị "tàu Trung Quốc đe dọa". Manila "không thay đổi lập trường (…) Philippines có thể hòa nhã và hợp tác với những quốc gia khác nhưng không vì thế mà đánh mất chủ quyền và quyền chủ quyền" của mình.

Bộ trường Quốc Phòng Lorenzana nhấn mạnh thêm : chủ trương cứng rắn với Trung Quốc này phản ánh những tuyên bố gần đây của tổng thống Rodrigo Duterte. Nguyên thủ Philippines đã tỏ ra "rất thẳng thắn và cứng rắn" ra lệnh cho quân đội "bảo vệ những gì chính đáng thuộc về Philippines nhưng không quên mục tiêu tránh để xảy ra chiến tranh và duy trì hòa bình" trên các vùng biển.

Hãng tin Anh nhắc lại đến nay tổng thống Dueterte luôn xem Trung Quốc là một "nước bạn" nhưng tuần qua ông này đã tuyên bố "có những chủ đề không thể thỏa hiệp".

Thanh Hà

******************

Mỹ - Nhật tái khẳng định lập trường chống nỗ lực làm thay đổi hiện trạng Biển Hoa Đông

Thùy Dương, RFI, 02/05/2021

Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ ngày 30/04/2021 đã thống nhất giữ vững lập trường chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông.

hientrang1

Tàu tuần duyên và tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản trên biển Hoa Đông ngày 06/10/2016.  AP

Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, tướng Yamazaki Koji, đã có cuộc trao đổi với chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Mark Milley, tại Hawaii hôm thứ Sáu 30/04. Đài Nhật NHK hôm nay 02/05 loan báo hai nhà lãnh đạo đến Hawaii tham dự một buổi lễ thay đổi chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ.

Bộ quốc phòng Nhật Bản cho biết hai vị tướng Yamazaki và Milley đã thảo luận về tình hình ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc đang tăng cường hiện diện. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Mark Milley, tái khẳng định cam kết kiên định của Hoa Kỳ về việc bảo vệ Nhật Bản theo Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật, bao gồm cả việc bảo vệ quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông. Nhật Bản kiểm soát quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và tuyên bố chủ quyền.

Trước đó một hôm, thứ Năm 29/04, tướng Yamazaki, Milley và người đồng cấp Hàn Quốc đã nhất trí hợp tác chặt chẽ để đối phó với các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo gỡ tin nhắn Twitter chỉ trích Mỹ

Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo đã xóa khỏi tài khoản Twitter chính thức của họ một hình ảnh minh họa mô tả Hoa Kỳ như thần chết gõ cửa Ai Cập, đằng sau là máu rỉ ra từ các nước Hồi giáo, trong đó có Syria và Libya. Kèm theo hình ảnh đó là tin nhắn bằng tiếng Nhật có đoạn "Đây là điều sẽ xảy ra khi Hoa Kỳ mang đến nền dân chủ", gợi nhắc đến phát biểu của chính quyền Joe Biden về tầm quan trọng của nền dân chủ.

Tin nhắn Twitter được đăng hôm thứ Năm 29/04 nhưng đã bị đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo xóa sau khi vấp phải những lời chỉ trích của người dùng Twitter tại Nhật Bản.

Về phía chính quyền Washington, ngày 30/04, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tokyo đã đăng Tweet cảm ơn phản ứng của "những người bạn Nhật" và nhấn mạnh điều đó nhắc nhở rằng liên minh Mỹ-Nhật "có nguồn gốc sâu xa từ các giá trị được chia sẻ".

Đài Nhật NHK nhắc lại trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc thường sử dụng Twitter để quảng bá lập trường của Bắc Kinh ở nước ngoài.

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 02/05/2021

*********************

EU lên tiếng v căng thng trên Bin Đông

VOA, 02/05/2021

Liên Hiệp Châu Âu (EU) mi lên tiếng v căng thng gia tăng trên Bin Đông, "trong đó có s hin din gn đây ca các tàu ln ca Trung Quc Đá Ba Đu".

hientrang2

T chc gm hàng chc nước thành viên này nói rng s leo thang căng thng đó e da hòa bình và n đnh trong khu vc".

"EU cam kết đm bo các tuyến hàng hi an toàn, t do và rng m khu vc n Đ Dương - Thái Bình Dương, phù hp vi lut pháp quc tế, đc bit là Công ước Liên Hp Quc v Lut Bin (UNCLOS), đm bo li ích ca tt c các bên", EU nói trong thông cáo ra ngày 24/4.

Liên Hiệp Châu Âu cũng nhn mnh "s phn đi mnh m ca mình đi vi bt k hành đng đơn phương nào mà có th gây tn hi ti s n đnh ca khu vc và trt t da trên các nguyên tc quc tế".

EU còn "thúc gic tt c các bên gii quyết các tranh chp thông qua các bin pháp hòa bình, phù hp vi lut pháp quc tế, đc bit là UNCLOS, bao gm c các cơ chế gii quyết tranh chp" và "nhc li Phán quyết ca Tòa Trng tài được đưa ra trong khuôn kh UNCLOS vào ngày 12/7/2016".

Phán quyết này bác b tuyên b ch quyn ca Trung Quc Bin Đông, nơi Vit Nam cũng đòi ch quyn và khng đnh rng Bc Kinh "không có ch quyn lch s" đi vi vùng bin rng ln. Tuy nhiên, chính quyn đông dân nht thế gii đã bác b phán quyết này.

Trong thông cáo, Liên Hiệp Châu Âu cho biết "ng h tiến trình do ASEAN dn dt hướng ti xây dng B Quy tc ng x da trên lut pháp, hiu qu và thc cht, mà không làm phương hi đến nhng li ích ca các bên th ba".

Tuyên b ca Liên Hiệp Châu Âu có đon : "EU thúc gic tt c các bên hướng ti nhng n lc chân thành đ hoàn tt B Quy tc này".

Theo Reuters, EU tun trước đã công b mt chính sách mi đ tăng cường nh hưởng ca khi khu vc n Đ Dương Thái Bình Dương nhm chng li sc mnh gia tăng ca Trung Quc.

Cũng trong tun trước, Philippines đã lên tiếng tiếp tc phn đi Trung Quc không rút các tàu mang tính e da" mà Manila cho là thuc lc lượng dân quân trên bin ti Đá Ba Đu.

Tháng trước, tr li câu hi v phn ng ca Vit Nam trước vic nhiu tàu Trung Quc hot đng ti Đá Ba Đu, phát ngôn viên B Ngoi giao Lê Th Thu Hng mt ln na nói rng "Vit Nam có đy đ cơ s pháp lý và chng c lch s đ khng đnh ch quyn đi vi qun đo Trường Sa phù hp vi lut pháp quc tế".

"Là quc gia ven bin và là thành viên Công ước ca Liên Hp Quc v Lut bin năm 1982 (UNCLOS), Vit Nam được hưởng ch quyn, quyn ch quyn và quyn tài phán đi vi các vùng bin ca mình được xác lp phù hp vi UNCLOS", bà Hng nói.

"Hot đng ca các tàu Trung Quc trong phm vi lãnh hi ca Sinh Tn Đông thuc qun đo Trường Sa ca Vit Nam đã xâm phm ch quyn ca Vit Nam, vi phm quy đnh ca UNCLOS v hot đng ca tàu thuyn nước ngoài trong lãnh hi ca quc gia ven bin, đi ngược li tinh thn và ni dung Tuyên b v cách ng x ca các bên Bin Đông (DOC), làm phc tp tình hình, không có li cho tiến trình đàm phán B Quy tc ng x gia ASEAN và Trung Quc Bin Đông (COC)".

N phát ngôn viên nói rng "Vit Nam yêu cu Trung Quc chm dt xâm phm ; tôn trng ch quyn ca Vit Nam ; thin chí thc hin UNCLOS ; nghiêm chnh tuân th DOC, đc bit là nghĩa v kim chế, không làm phc tp tình hình ; to môi trường thun li cho tiến trình đàm phán COC ; đóng góp vào vic duy trì hòa bình, an ninh, n đnh và trt t pháp lý trên bin ti khu vc".

Nguồn : VOA, 02/05/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thùy Dương, VOA tiếng Việt
Read 745 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)