Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

22/02/2017

Biển Đông : ASEAN trông chờ thái độ của Mỹ

tổng hợp

ASEAN 'quan ngại về hệ thống vũ khí' của Trung Quốc (BBC, 21/02/2017)

Các nước trong khối ASEAN vừa bày tỏ quan ngại về hệ thống vũ khí mà Trung Quốc mới lắp đặt trên các đảo ở Biển Đông.

Bas du formulaire

asean1

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc mang theo chiến đấu cơ J-15 đời mới

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay nói với các nhà báo tại đảo Boracay, nơi các ngoại trưởng ASEAN vừa nhóm họp, rằng quan ngại này được tất cả các nước trong khối chia sẻ.

Ông Yasay không nói chính xác hoạt động nào của Trung Quốc dẫn đến quan ngại hiện thời, nhưng nói ông hy vọng một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) có thể đạt được trong tháng Sáu tới.

Bản COC sẽ có thành phần cơ bản là giải trừ quân bị nhưng hiện còn chưa rõ nó có bắt buộc Trung Quốc phải dỡ bỏ các hệ thống vũ khí đã lắp đặt hay không.

Ông Yasay được các hãng thông tấn dẫn lời nói : "Các thành viên ASEAN đồng lòng bày tỏ lo ngại về điều mà họ cho là quân sự hóa khu vực".

Ông ngoại trưởng cũng cho hay các nước ASEAN "đã nhận thấy một cách quan ngại rằng Trung Quốc đã lắp đặt hệ thống vũ khí trên các cơ sở mà họ thiết lập".

Philippines là nước giữ ghế chủ tịch luân lưu của khối ASEAN năm 2017.

Hãng Reuters đánh giá tuyên bố của ông Yasay cho thấy ASEAN có quan điểm cứng rắn ít thấy về hành động của Trung Quốc.

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên cầm quyền, một số tuyên bố mạnh mẽ nhắm vào Trung Quốc của ông làm dấy lên phỏng đoán rằng Biển Đông có thể sẽ trở thành điểm nóng xung đột trong tương lai gần.

Chính vì lẽ này mà các nước ASEAN cho rằng một bản quy tắc COC với các điều khoản bắt buộc sẽ là cần thiết.

************************

ASEAN muốn Hoa Kỳ sớm có chính sách rõ ràng về Biển Đông (RFI, 21/02/2017)

asean2

Các Ngoại trưởng ASEAN tại cuộc họp ở Boracay, Philippines ngày 21/02/2017. Malacanang Photo/Handout via Reuters

ASEAN hy vọng chính quyền của tân tổng thống Mỹ Donald Trump nhanh chóng thảo ra "một chính sách cụ thể hơn và rõ ràng hơn" về khu vực, đặc biệt chính sách với Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh "quân sự hóa" nhiều đảo nhân tạo tại Trường Sa, khiến các quốc gia Đông Nam Á rất lo ngại. Trên đây là tuyên bố của lãnh đạo ngoại giao Philippines hôm nay, 21/02/2017, sau phiên họp kín với các đồng nhiệm ASEAN.

Reuters cho hay, phát biểu trước báo giới, tại Boracay, sau phiên họp đầu tiên với các ngoại trưởng ASEAN ngày hôm qua, Ngoại trưởng Perfecto Yasay tuyên bố : "chúng tôi hoàn toàn hiểu được là chính sách (quốc tế) của Hoa Kỳ đang được chính phủ Donald Trump xây dựng", "hiện tại chúng tôi chưa nắm chính xác về chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc… và chúng tôi hy vọng sẽ được biết cụ thể hơn và rõ ràng hơn trong những tháng tới".

Ngoại trưởng Perfecto Yasay cũng cho biết bộ trưởng các nước thành viên ASEAN đã thể hiện "sự quan ngại rất lớn" về "các hoạt động quân sự hóa" của Trung Quốc tại nhiều đảo ở Biển Đông, và việc làm sao để Trung Quốc chấp nhận "phi quân sự hóa" và giải thể các công trình quân sự hiện có tại các đảo tranh chấp là một thách thức lớn đối với toàn khối, đặc biệt là các nước có yêu sách chủ quyền như Việt Nam, Malaysia và Philippinnes.

Hãng thông tấn Philippine News Agency dẫn lời thứ trưởng Ngoại Giao Philippines Enrique Manalo trong cuộc họp báo hôm qua tại Boraca, theo đó ASEAN "rất quyết tâm" hoàn tất sớm Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông, và các hoạt động chuẩn bị sắp tới sẽ "rất khẩn trương". Về mặt chính thức, ASEAN và Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn tất khuôn khổ chung cho Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (gọi tắc là COC) vào giữa năm nay 2017, nhằm bảo đảm hòa bình và ổn định lâu dài tại Biển Đông. Tuy nhiên, theo Ngoại trưởng Philippines, trên thực tế, rất ít tiến bộ đạt được trong các đàm phán, kể từ khi ý tưởng này được các bên nhất trí vào năm 2002.

Một số bộ trưởng ASEAN lo ngại các căng thẳng hiện nay tại Biển Đông có thể làm "xói mòn lòng tin", ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán COC. Ngay trước hội nghị hai ngày đầu tuần này của ASEAN, thứ Sáu tuần trước, 17/02, Trung Quốc vừa kết thúc một đợt tập trận với tàu sân bay tại Biển Đông. Ngày 18/02, Hải Quân Hoa Kỳ tuyên bố sẽ đưa một nhóm tàu chiến đấu cùng hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tới tuần tra tại Biển Đông, để bảo vệ quyền tự do hàng hải.

Hội nghị ngoại trưởng ASEAN sẽ tiếp tục hôm nay. Đây là cuộc họp đầu tiên cấp bộ trưởng do Philippines tổ chức với tư cách quốc gia Chủ tịch ASEAN năm 2017.

Trong Thành

********************

ASEAN bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông (VOA, 22/02/2017)

asean3

nh v tinh cho thy nhng công trình quân s được đt trên các đo nhân to ca Trung Quc ti Bin Đông.

Các nước Đông Nam Á xem vic Trung Quc lp đt nhng h thng vũ khí Bin Đông là "rt đáng lo ngi" và đã kêu gi đi thoi đ ngăn chn s leo thang "nhng din biến gn đây", Philippines cho biết hôm th Ba.

Bộ trưởng ngoi giao các nước trong khu vc đng lòng bày t lo ngi v vic Trung Quc quân s hóa nhng đo nhân to ca Trung Quc, nhưng tin tưởng rng khuôn kh cho mt b quy tc ng x hàng hi có th đt được vi Bc Kinh trước tháng 6, B trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay nói trong mt hi ngh các b trưởng khu vc trên đo Boracay ca nước này.

Ông Yasay không cho biết nhng din biến nào khơi lên mi lo ngi này, nhưng nói rng Hip hi Các Quc gia Đông Nam Á (ASEAN) gm 10 thành viên hy vọng Trung Quc và M s bo đm hòa bình và n đnh.

Ông nói rằng vic phi quân s hóa s là mt thành phn quan trng ca bt kỳ b quy tc ng x nào gia ASEAN và Trung Quc, nhưng còn quá sm đ nói liu điu kin tiên quyết có phi là Bc Kinh tháo dỡ nhng h thng vũ khí ca mình hay không.

Nhắc đến nhng đo nhân to ca Trung Quc ti qun đo Trường Sa, ông Yasay nói các nước ASEAN đã "nhn thy, mt cách rt đáng lo ngi, rng Trung Quc đã lp đt nhng h thng vũ khí ti nhng cơ s họ đã thiết lp, và h đã bày t lo ngi sâu sc v vic này".

Với vic Philippines gi chc ch tch ASEAN năm nay, nhng phát biu ca ông Yasay cho thy mt lp trường vng chc hiếm có ca mt t chc mà thường cht vt đ đt được đng thun vì nhng quan điểm ý trái ngược ca h v vic làm thế nào đáp li s quyết đoán ca Trung Quc.

Thông cáo bày tỏ lo ngi ca ASEAN tránh nhc tên Trung Quc. Làm Trung Quc pht lòng có th ny sinh nhiu nguy cơ, trong khi các nước thành viên ca ASEAN đang chunh hưởng ca Trung Quc vi mc đ khác nhau, và cn thương mi, đu tư và khách du lch t Trung Quc.

************************

ASEAN quan ngại Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông (RFA, 21/02/2017)

asean4

Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Vientiane hôm 07 tháng 9 năm 2016.  AFP photo

Các thành viên thuộc Hiệp Hội Các Quốc gia Đông Nam Á- ASEAN xem việc Trung Quốc cho bố trí hệ thống vũ khí tại các đảo nhân tạo lập nên ở khu vực Biển Đông là rất đáng quan ngại và muốn ngăn chặn biện pháp quân sự hóa, đồng thời thúc giục đối thoại nhằm chấm dứt leo thang những diễn tiến gần đây tại khu vực biển tranh chấp này.

Bộ trưởng ngoại giao Philippines, ông Perfecto Yasay hôm nay cho biết như vừa nêu nhắc lại sự nhất trí của những người tương nhiệm ASEAN tại hội nghị hẹp diễn ra trên đảo Boracay của Philippines.

Mặc dù ông bộ trưởng ngoại giao nước chủ nhà không nêu rõ những diễn biến nào gây nên quan ngại nhưng ông Perfecto Yasay nhắc lại mong muốn của khối ASEAN là Trung Quốc và Hoa Kỳ bảo đảm hòa bình và ổn định cho khu vực Biển Đông.

Hiện Philippines là nước chủ tịch luân phiên khối ASEAN năm nay. Nhiều hội nghị của khối sẽ được tổ chức ở nước này. Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng là những nước ngoài tham dự nhiều cuộc họp của ASEAN.

Đối với chính sách ngoại giao của tân chính phủ Hoa Kỳ dưới thời của tổng thống Donald Trump, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN cũng bày tỏ hy vọng Nhà Trắng trong vài tháng tới đưa ra một bức tranh cụ thể và rõ hơn, đặc biệt về quan hệ với Trung Quốc.

Điều này cũng được bộ trưởng ngoại giao Philippines Perfecto Yasay cho báo giới biết trong ngày hôm nay.

Căng thẳng giữa hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề mậu dịch cũng như về ảnh hưởng đối với những vùng trên thế giới khi ông Donald Trump tham gia tranh cử cũng như khi thắng cử và nhậm chức tổng thống Mỹ tạo nên quan ngại Khu vực Biển Đông có thể trở thành điểm nóng bùng phát xung đột.

Về biện pháp cho vấn đề tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông, ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cũng cho biết khối ASEAN muốn có bộ khung các qui tắc ứng xử với Trung Quốc mà khối này có thể hoàn tất vào khoảng tháng sáu năm nay.

Tuy nhiên cũng theo ngoại trưởng Philippines thì kể từ năm 2002 khi ý tưởng về một bộ qui tắc ứng xử mang tính ràng buộc về mặt pháp lý được nêu ra cho đến nay vẫn chẳng có mấy tiến bộ.

Quay lại trang chủ
Read 1130 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)