Việc lựa chọn thủ tướng Việt Nam được đại hội đề nghị là Phạm Minh Chính, có thể có tác động lớn hơn đến tương lai của hệ thống chính trị Việt Nam ở cấp quốc gia và địa phương.
Việc lựa chọn thủ tướng Việt Nam được đại hội đề nghị là Phạm Minh Chính, có thể có tác động lớn hơn đến tương lai của hệ thống chính trị Việt Nam ở cấp quốc gia và địa phương.
Bàn luận về Đại hội Đảng lần thứ 13 Đảng cộng sản Việt Nam chủ yếu tập trung vào việc bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệm kỳ thứ ba. Nhưng việc lựa chọn thủ tướng Việt Nam được đại hội đề nghị là Phạm Minh Chính, có thể có tác động lớn hơn đến tương lai của hệ thống chính trị Việt Nam ở cấp quốc gia và địa phương.
Ở cấp độ quốc gia, việc lựa chọn ông Chính có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai của cơ cấu lãnh đạo tập thể của Việt Nam. Mặc dù các nhà bình luận thường coi lãnh đạo tập thể của Việt Nam là ‘tứ trụ’, nhưng có lẽ chính xác hơn khi nói rằng hai trong số các trụ này làm cơ sở cho sự lãnh đạo tập thể là Tổng bí thư và Thủ Tướng. Không như Trung Quốc, Việt Nam đã có thể cân bằng các chức vụ này sau khi thu hẹp quy mô của các cấp ủy đảng bênh cạnh chính quyền ở cấp trung ương vào cuối những năm 1980.
Việc hợp nhất tạm thời các chức vụ chủ tịch và tổng bí thư, đồng thời tái thành lập các cơ quan đảng ở trung ương không hoạt động như Ban Kinh tế Trung ương và Ban Nội chính Trung ương vào năm 2012, làm dấy lên lo ngại rằng Đảng có thể cố gắng làm xói mòn cán cân quyền lực này. Việc lựa chọn cặp Chính và Trọng cho thấy điều này sẽ không xảy ra, ít nhất là trong ngắn hạn. Đảng có vẻ sẽ tiếp tục đường lối truyền thống của các thủ tướng mạnh mẽ sau Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Chính có khả năng đảm bảo vị trí thủ tướng vẫn là một trụ cột vững chắc trong nền chính trị Việt Nam. Trên cương vị Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, ông Chính nắm giữ danh sách của tầng lớp thống trị có ảnh hưởng chính trị quan trọng. Như Nguyễn Tấn Dũng trước đó đã có kinh nghiệm từ Bộ Công an. Độ tuổi của ông Chính và việc Đảng sẵn sàng miễn trừ tuổi cho các chức vụ cao nhất cũng cho thấy ông Chính có thể ở lại Bộ Chính trị thêm một nhiệm kỳ.
Việc lựa chọn ông Chính cũng sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với cải cách thể chế cấp địa phương. Những nỗ lực trước đây nhằm tinh giản bộ máy hành chính cho thấy rằng cải cách đầu tiên mà ông Chính có thể theo đuổi là loại bỏ các thiết chế lập pháp (hay Hội đồng nhân dân) ở cấp huyện. Mục tiêu của cải cách do Ủy ban Trung ương đề xuất năm 2008, là tinh gọn hiệu quả bộ máy hành chính. Chính sách này đã được thực hiện ở 10 tỉnh từ năm 2010–2016, với một số nghiên cứu cho thấy cải cách đã làm giảm tham nhũng và tăng hiệu quả như dự kiến. Cuối cùng, chính phủ lại loại bỏ cải cách này năm 2016 vì ‘ các ý kiến khác nhau’ trong Quốc Hội và sự phản đối của các quan chức địa phương.
Việc bầu chọn ông Chính có thể mang lại sức sống mới cho chính sách này. Quảng Ninh là một trong 10 tỉnh được chọn làm thí nghiệm trong thời kỳ ông Chính giữ chức bí thư tỉnh ủy. Ông Chính công khai bày tỏ ủng hộ đề xuất, nói rằng biện pháp này sẽ giảm chi phí. Việc Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được giao quyền loại bỏ Hội đồng nhân dân cấp huyện trong nhiệm kỳ chính quyền sắp tới càng cho thấy chính sách này đã có những triển vọng được hồi sinh.
Một cải cách khác mà ông Chính có thể theo đuổi là nỗ lực nhất thể hoá các chức vụ trong đảng và nhà nước ở cấp địa phương. Mục tiêu của chính sách này là đảm bảo bí thư cấp xã đồng thời là chủ tịch UBND hoặc chủ tịch HĐND. Theo chính sách này, trưởng thôn đồng thời là bí thư chi bộ thôn. Mặc dù chính sách nhất thể hoá đã được thực hiện ở các mức độ khác nhau trên cả nước, nhưng Dự thảo Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng lần thứ 13 vẫn đề xuất việc mở rộng chính sách này trên cả nước.
Trái ngược với việc loại bỏ Hội đồng Nhân dân, bộ cải cách này không có mấy lợi ích rõ ràng hơn. Điều đáng thất vọng là người dân không được trực tiếp bầu cử trực tiếp chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, đây là điểm đổi mới luôn đi cùng với thử nghiệm loại bỏ hội đồng nhân dân cấp quận. Việc yêu cầu các chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm luôn bí thư đảng uỷ cho thấy họ không muốn mở rộng bầu cử trực tiếp ở cấp chính quyền quan trọng ấy vì điều này có nghĩa là đảng đã có sẵn một ứng cử viên được xác định trước.
Có lẽ điều đáng quan tâm hơn là việc buộc các trưởng thôn cũng phải là đảng viên. Chương trình phát triển của Liên hợp quốc khảo sát năm 2019 ước tính có khoảng 77% trưởng thôn (và 100% trưởng thôn được điều tra ở Quảng Ninh) là đảng viên. Trong khi nghiên cứu cho thấy rằng cử tri ở Việt Nam có thể thích đảng viên hơn là những người không phải đảng viên làm trưởng thôn do nhận thức được quyền tiếp cận với sự bảo trợ của chính phủ, số lượng đảng viên cao phản ánh việc cố gắng đảm bảo các ứng cử viên mạnh nhất cho các vị trí đó là đảng viên địa phương. Việc chồng chéo gia tăng giữa các chức lãnh đạo cấp xã và bí thư chi bộ cấp xã có thể hạn chế sự lựa chọn của cử tri hơn nữa.
Việc ông Chinh được chọn làm thủ tướng có một số ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Ở cấp độ quốc gia, lãnh đạo tập thể nên duy trì trong ngắn hạn. Ở cấp địa phương, có kỳ vọng thúc đẩy bộ máy chính quyền tinh gọn hơn. Tất nhiên, ông Chính không có quyền tự thực thi những thay đổi này, và sẽ phải đạt được sự đồng thuận trong Bộ Chính trị để được thông qua. Nếu ông ấy thành công, cải cách có thể gia tăng hiệu quả nhưng có thể sẽ phải trả giá bằng sự đại diện.
Paul Schuler