Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

09/08/2017

Interpol và điều 165 Bộ Luật hình sự

Trương Nhân Tuấn

Năm ngoái, sau khi báo chí đăng tải Trịnh Xuân Thanh "đào tẩu" ra nước ngoài, nhà nước cộng sản Việt Nam ra lệnh "truy nã toàn quốc" đồng thời với lệnh "truy nã quốc tế" ngày 16 tháng chín năm 2016. Tôi có viết status ngắn, ngày 17 tháng 9, rằng việc này chưa chắc Interpol đã can thiệp.

interpol1

Bộ Luật hình sự Việt Nam - Ảnh minh họa

Nội qui Interpol, điều 2 khoản a, qui định về việc trợ giúp hỗ tương giữa cảnh sát hình sự thuộc các nước thành viên của tổ chức, (với điều kiện hành vi này) phù hợp với luật pháp của các quốc gia cũng như tinh thần của "Tuyên ngôn phổ cập về nhân quyền". Điều 3, Interpol không can thiệp vào các việc (tội phạm) có liên quan đến chính trị, quân sự, tôn giáo và chủng tộc.

Theo thông tin của cơ quan điều tra bộ Công an (C46), Trịnh Xuân Thanh bị truy tố vì tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" như qui định ở điều 165 Bộ Luật hình sự.
Hành vi gọi là "làm trái các qui định của nhà nước", ngay cả khi hành vi này làm phá sản xí nghiệp nhà nước, không hề mang ý nghĩa "người làm trái qui định của nhà nước" đã phạm tội "tham nhũng".

Tội phạm gọi là "làm trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế" trong một xí nghiệp nhà nước, không hiện hữu ở các nước "tư bản đang giẫy chết".

Các "qui định của nhà nước về quản lý kinh tế" trong một nước có nền "kinh tế chỉ huy" như Việt Nam, nếu không hoàn toàn trái ngược, thì cũng không có điều gì "tương đồng" với pháp luật của các nhà nước tư bản thì trường.

Tập quán quốc tế xem hành vi "tham nhũng" là một tội phạm.

Interpol có thể can thiệp, giúp đỡ những nhân viên hữu trách bắt giữ tội phạm tham nhũng đào thoát.

Interpol không hề "truy nã" Trịnh Xuân Thanh như ý kiến của ông tướng công an Lê Quí Vương, Thứ trưởng bộ Công an, phát biểu trước Quốc hội ngày 7 tháng 11 năm ngoái.

Ngay cả nhà nước Đức, nơi ông Thanh trú ẩn, các cơ quan hữu trách, đến hôm nay vẫn không hề xem việc "làm trái các qui định của nhà nước" - nếu có - của Trịnh Xuân Thanh là một "hành vi phạm luật" để có thể trục xuất ông này theo yêu cầu của nhà nước cộng sản Việt Nam.

Ý kiến này của tôi năm ngoái, hôm nay kiểm chứng lại, thấy là đúng như vậy.

Hiện nay trong nước, nhiều bài báo, nhiều ý kiến cho rằng Trịnh Xuân Thanh phạm tội tham nhũng, phá hoại đất nước. Những ý kiến này - như là lời kết tội của quan tòa.

Việt Nam đã hành sử như một quốc gia côn đồ khi đưa mật vụ vào Đức để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Cái cách bào chữa của "học giả", "nhà báo" Việt Nam cho thấy tầm trí tuệ của những người ủng hộ phe chủ trương bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Tôi cũng viết (năm ngoái), 100% các doanh nghiệp lớn của nhà nước "phớt lờ" các qui định của chính phủ đồng thời gây "hậu quả nghiêm trọng" về kinh tế.

Vốn nhà nước đầu tư vào các tập đoàn nhà nước là 1,3 triệu tỉ đồng. Nếu tính lợi nhuận là bình quân 17% thì mỗi năm thì (đáng lẽ) nhà nước thu vô là 200.000 tỉ đồng.

(Số 17% cũng là "mức lời trung bình" cho vay theo qui định của các ngân hàng).

Kết quả là hầu hết các xí nghiệp đều lỗ lã mà vốn cũng "bốc hơi" lần hồi.

Nếu áp dụng điều luật 165 Bộ Luật hình sự (như trường hợp Trịnh Xuân Thanh) cho tất cả các tập đoàn nhà nước, thì lãnh đạo các tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe), Tổng công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1), Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam... đều có thể phải vào tù.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 09/08/2017

Quay lại trang chủ
Read 676 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)