Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Không ch có lĩnh vc giáo dc mi lm chuyn. Lĩnh vc tư pháp cũng thế. Cho dù dư lun c trong ln ngoài Vit Nam vn còn rúng đng khi h thng tư pháp thn nhiên thi hành bn án t hình ông Lê Văn Mnh, bt k...

chuyennho1

Hình ảnh cắt từ clip ghi lại cảnh được cho là giáo viên đang mắng nữ sinh sau khi có hành vi nm c áo mt n sinh là Bí thư chi đoàn lp này kéo t hành lang vào phòng hc khi nữ sinh này đã bt tnh. (Trích xut t video)

Ông Nguyn Duy Hin, Hiu trưởng trường Trung học phổ thông Đa Phúc ta lc huyn Sóc Sơn, thành ph Hà Ni, va cho biếts không pht hc sinh đã ghi hình, đưa lên Internet cnh cô Nguyn Th Phượng, Ch nhim lp 12D4, nm c áo mt n sinh là Bí thư chi đoàn lp này kéo t hành lang vào phòng hc khi nữ sinh đã bt tnh (1).

Trước đó ch mt ngày, cũng ông hiu trưởng này tuyên b vi báo gii rng đã báo công an v vic có mt hc sinh quay video, phát tán clip lên mng "nh hưởng taihi đến hình nh ca trường và tâm lý ca rt nhiu hc sinh". Lúc y, ông Hin khoe đã đến lp 12D4 đ phân tích cho hc sinh hiu tác hi ca vic phát tán video clip và nếu công an xác đnh hành vi đó vi phm Lut An ninh mng, trường Trung học phổ thông Đa Phúc s "x lý nghiêm hc sinh ghi hình, phát tán video theo quy đnh ca pháp lut" (2).

Scandal liên quan đến trường Trung học phổ thông Đa Phúc xy ra ngày 29/9/2023. Hôm đó, lp 12D4 t chc mng sinh nht nhng bn sinh trong tháng 9. Cô Phượng ra lnh cho Bí thư chi đoàn lp đi mua bánh sinh nht ti tim bánh do cô ch đnh. Chưa biết vì sao n sinh được giao nhim v chun b bánh sinh nht li mua bánh tim khác. Đó là lý do n sinh b cô Phượng chi mng nng n kèm tuyên b s "h hnh kim, không cho thi tt nghip" ri đui ra khi lp. Hong s, n sinh qu ca lp sut hai tiếng, khóc, xin li nhưng cô giáo cương quyết không tha. Khi ngt vì kit sc và kích xúc, n sinh b cô Phượng túm áo lôi đi(3).

Không có bt k hc sinh nào ca lp 12D4 dám lên tiếng bênh vc bn ca các em. Nn nhân vn là Bí thư chi đoàn cũng không dám phn kháng mà ch van xin cô giáo thương xót. Hc sinh duy nht dám ghi hình và post lên Internet đ t cáo bo hành ti trường Trung học phổ thông Đa Phúc thì b hiu trưởng đ ngh công an điu tra. Tình thế ch xoay chuyn khi video clip khiến công chúng phn n ti mc S Giáo dục và đào tạo Hà Ni không th làm ngơ nên gi công văn cho hiu trưởng, yêu cu tm đình ch công tác cô Phượng người va là Ch nhim lp 12D4, va là giáo viên ging dy môn Giáo dc công dân, va đm nhn vai trò tư vn tâm lý cho hc sinh trong trường(4).

Ti sao nn nhân và các bn cùng lp li khiếp s cái sai đến mc tê lit hoàn toàn như vy ? Ti sao mt n giáo viên ging dy giáo dc công dân, ph trách tư vn tâm lý cho hc sinh li dám hành x càn r, thm chí tàn bo đến mc như vy trong môi trường giáo dc ? Ti sao hiu trưởng ch bn tâm đến "hình nh ca trường" và thay vì chn chnh "đmôi trường giáo dc thc s trong sch, lành mnh, an toàn, đ các cô giáo, thy giáo và các hc sinh, sinh viên được ging dy và hc tp trong nim vui, hnh phúc" như cam kết ca Ch tch Nhà nước hi tháng trước(5) thì li cy ti công an, mun dùng Lut An ninh mng đ x lý hc sinh ?

***

Không ch có lĩnh vc giáo dc mi lm chuyn. Lĩnh vc tư pháp cũng thế. Cho dù dư lun c trong ln ngoài Vit Nam vn còn rúng đng khi h thng tư pháp thn nhiên thi hành bn án t hình ông Lê Văn Mnh, bt k có rt nhiu du hiu rõ ràng cho thy chính h thng này cũng phân vân, khó xác đnh ông Mnh có đúng là th phm v hiếp dâm tr em, giết người xy ra hi 2005 huyn Yên Đnh, tnh Thanh Hóa hay không(6) thì h thng tư pháp li bi dưỡng thêm cho công chúng mt scandal khác. Ngày 3/10/2023, Cơ quan Điu tra ca Vin Kim sát ti cao bt qu tang bà Nguyn Th Tuyết Sương Phó Chánh án Tòa án th xã Bình Minh, tnh Vĩnh Long nhn hi l.

chuyennho2

Thẩm phán Nguyễn Thị Tuyết Sương - phó chánh án Tòa án nhân dân thị xã Bình Minh - bị bắt quả tang đang nhận lộ - Ảnh do Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp

Theo báo chí Vit Nam, bà Sương đã ngâm h sơ nhm buc nn nhân phi chp nhn "bi dưỡng" 50 triu đng đ v kin được đưa ra xét x. Sáng 3/10/2023 khi bà Sương trc tiếp nhn 40 triu đng ca nn nhân thì "b bt qu tang nhn hi l" (7). Ti sao Phó Chánh án Tòa án mt huyn li dám tng tin như vy ? H thng tòa án Vit Nam được t chc và vn hành như thế nào mà hết thm phán này đến thm phán khác vào tù vì nhn hi l(8) nhưng dường như chng thm phán nào, k c lãnh đo Tòa án cp tnh chùn tay ? Rng hơn, h thng tư pháp Vit Nam được t chc và vn hành như thế nào mà ngoài thm phán, kim sát viên, điu tra viên cũng thi nhau nhn hi l(9) ?

Song giáo dc, tư pháp không phi là nhng lĩnh vc cá bit. Không th tìm được bt k lĩnh vc nào bt k cp nào ti Vit Nam an n, sch s, k c cp cao nht ! Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 13 đang hi hp ln th tám. k hp này có thêm hai thành viên na (ông Lê Đc Th - Bí thư Bến Tre và ông Điu Kré Phó Bí thư Thường trc Đk Nông) b loi b (10). Đến nay, trong 180 cá nhân được cho là "thc s có trí tu, xng đáng vi s ký thác ca nhân dân, đng viên" (11) đã có 13 người vướng vào đ th chuyn liên quan đến năng lc, tư cách và không ai dám chc, hết nhim k này, 180 thành viên "đ đc, đ tài" như vy s còn bao nhiêu ?

H thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam đã mô t 4/13 thành viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 13 va b loi b, va b truy cu trách nhim hình s (Trn Văn Nam - Bí thư Bình Dương, Phm Xuân Thăng - Bí thư Hi Dương, Chu Ngc Anh - Ch tch Hà Ni, Nguyn Thanh Long - B trưởng Y tế) "tài, đc" như thế nào. k hp th tám kéo dài mt tun này (2/10/2023 8/10/2023) Ban chấp hành trung ương Đảng khóa 13 li tiếp tc "quy hoch" nhng người "đ đc, đ tài" theo kiu y ht như vy đ Ban chấp hành trung ương Đảng khóa ti (khóa 14) tiếp tc lãnh đo ci cách !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 04/10/2023

Chú thích

(1) https://laodong.vn/giao-duc/khong-xu-phat-nguoi-quay-phat-tan-video-co-giao-tum-co-ao-keo-le-hoc-sinh-1249694.ldo

(2) https://laodong.vn/giao-duc/xem-xet-xu-ly-hoc-sinh-phat-tan-video-co-giao-tum-co-keo-le-hoc-sinh-1249288.ldo

(3) https://tienphong.vn/su-that-clip-nu-sinh-ha-noi-bi-co-giao-duoi-cut-ra-khoi-lop-quy-khoc-kiet-suc-post1573884.tpo

(4) https://nhandan.vn/dinh-chi-cong-tac-giao-vien-tum-ao-keo-hoc-sinh-vao-lop-o-truong-thpt-da-phuc-post775521.html

(5) https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-thu-cua-chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-nhan-dip-khai-giang-nam-hoc-moi-119230904181602792.htm

(6) https://www.voatiengviet.com/a/chuyen-gia-lhq-bang-hoang-vi-vu-vn-hanh-quyet-le-van-manh-/7295426.html

(7) https://nld.com.vn/phap-luat/vinh-long-nu-pho-chanh-an-tand-bi-bat-qua-tang-nhan-hoi-lo-tai-tru-so-20231003171257053.htm

(8) https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/khoi-to-giu-khan-cap-tham-phan-tand-tinh-nhan-hoi-lo-119230815113134.htm

(9) https://www.youtube.com/watch ?v=d1DfmexgRPE&ab_channel=BáoPhápLutThành phố Hồ Chí Minh

(10) https://baochinhphu.vn/thong-cao-bao-chi-ngay-lam-viec-thu-nhat-hoi-nghi-trung-uong-8-khoa-xiii-10223100218194093.htm

(11) https://vov.vn/chinh-tri/dai-bieu-dai-hoi-xiii-trach-nhiem-voi-la-phieu-de-chon-can-bo-tinh-hoa-834143.vov

(12) https://baochinhphu.vn/xem-xet-quy-hoachban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xiv-102231002101957796.htm

Published in Diễn đàn

Tư pháp độc lập vẫn là giấc mơ rất dài của những người làm việc trong ngành luật.

bannoichinh1

Ban Nội chính Trung ương vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023.

Phát biểu kết luận hội nghị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho biết trong năm Ban đã tham mưu chỉ đạo thực hiện tốt hơn cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của thường trực Ban Chỉ đạo.

Trong năm 2023, ông Phan Đình Trạc nói Ban cần lựa chọn lĩnh vực, địa bàn có nhiều dư luận về tham nhũng, tiêu cực để tham mưu Ban Chỉ đạo tiến hành kiểm tra chuyên đề chuyên sâu, không dàn trải, có trọng tâm, trọng điểm…

Bám sát tiến độ các vụ án, vụ việc, kịp thời giam mưu chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc theo yêu cầu, kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Chủ động nghiên cứu, đề xuất đưa vụ án, vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Như những gì mà ông Phan Đình Trạc đã phát biểu mang tính chỉ đạo tại hội nghị tổng kết năm của Ban Nội chính Trung ương, cho thấy một lần nữa ở Việt Nam tiếp tục đeo đuổi về "chỉ đạo án", tức tư pháp độc lập vẫn là giấc mơ rất dài của những người làm việc trong ngành luật.

Thử tìm hiểu về "tư pháp độc lập" từ chuyện bầu cử ở Mỹ, qua đó dễ hình dung hơn việc vì sao ở Việt Nam rất khó ‘bắt chước’ về việc quyền độc lập của tòa án.

Số là cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 ở Mỹ cứ dằng dai mãi khiến ai cũng phải ngạc nhiên.

Các phiếu có tính cách quyết định đã được bỏ ở Florida, nhưng một thời gian dài sau ngày bầu cử người ta còn đặt ra câu hỏi là do trục trặc về máy móc không biết một số phiếu tại Florida đã được đếm chưa mà nếu chưa đếm thì phải xử trí ra sao.

Viện lập pháp Florida và cả một số thẩm phán của tiểu bang cũng tham gia vào cuộc tranh luận. Viên chức của bộ Nội vụ bang Florida (Florida’s secretary of state) và các đại biểu quốc hội Mỹ tranh luận rất gay gắt. Cả hai phe ủng hộ hai ứng viên George W. Bush và Al Gore đều biểu tình ở Florida và các nơi khác khắp nước Mỹ.

Trong khi cuộc tranh chấp đang diễn ra gay gắt thì nội vụ được đưa lên Tòa tối cao để xét xử. Rốt cuộc Tòa tuyên bố là Bush đã thắng Gore. Thế là xong. Gore đọc diễn văn mừng Bush. Các người biểu tình đi về nhà.

Các nhà chính trị của đảng đã mất quyền tổng thống lên truyền hình tuyên bố bây giờ là lúc phải đoàn kết để tiếp tục làm việc cho quốc gia. Hiển nhiên là không phải ai cũng hài lòng với quyết định của tòa, nhưng hầu như là ai cũng chấp nhận.

Tuy có dư luận cho rằng một số thẩm phán có thiên kiến chính trị, nhưng không ai nghi ngờ là quyết định của Tòa là một quyết định không độc lập và không bị ảnh hưởng bởi các nhân vật chính trị nào khác.

Tính cách độc lập của ngành tư pháp liên bang và việc xã hội đồng ý tôn trọng phán xét của ngành tư pháp là một điểm son cho hệ thống chính trị Hoa Kỳ.

Sẽ thật sự dân chủ nếu Việt Nam học tập về thiết chế độc lập như Tòa án Hoa Kỳ. Khi ấy, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chắc chắn sẽ không phải bận tâm khi nhận được lời xin lỗi của các quan chức đảng viên dưới quyền, lúc họ đứng trước tòa để "nói lời sau cùng" trước khi nghị án.

bannoichinh2

Bởi tất cả các quyết định về những tranh chấp trong xã hội, giải thích hiến pháp, ấn định chính sách cho tới quyền con người trong các bản án tuyên phải tuân theo pháp luật, không phải chịu bất kỳ định hướng chỉ đạo nào từ các cấp như cách mà Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc tuyên bố ở hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023 của Ban Nội chính Trung ương.

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 30/12/2022

Published in Diễn đàn
mercredi, 21 décembre 2022 00:32

Việt Nam cần một nền tư pháp tử tế

Chào 2023, Việt Nam cần một nền tư pháp tử tế

Viết từ Sài Gòn, RFA, 19/12/2022

Đã rất lâu, không chỉ là chuyện một ông hội đồng tỉnh dùng gậy đánh golf vụt người lượm bóng đến gãy gậy mà bị xử giống như không xử hay là chuyện một người ăn cắp con gà, buồng chuối thì bị xử vài năm tù, kẻ trộm cả ngàn tỉ đồng của nhân dân chỉ bị phạt vài năm án treo… Dường như nền tư pháp Việt Nam bị khủng hoảng từ trứng nước, mà nguyên nhân của nó không có gì khác là do Dốt.

tuphap1

Tòa án nhân dân tối cao Hà Nội - Ảnh minh họa

Dốt, bởi thứ tư duy "truyền thống", lối chọn người theo lý lịch đã nhấn chìm nền tư pháp nói riêng và đất nước nói chung vào hố sâu trì trệ, bí bách, không lối thoát. Dốt bởi những kẻ không có năng lực nhưng giỏi chạy chọt, giỏi đội trên đạp dưới, giỏi nịnh bợ đã thắng thế trong công cuộc xây dựng đất nước (nếu thực sự có công cuộc này !).

Hãy nhìn lại vụ án Hồ Duy Hải và cách trả lời của một chánh án tối cao như Nguyễn Hòa Bình, dường như không có cơ sở khoa học, cũng không có cơ sở pháp lý, không có bất kì cơ sở lương tri nào ở đây. Vụ việc động trời, có liên quan đến tính mạng con người và liên quan đến số phận nhiều người, thế nhưng chính một vị Chánh án tối cao của quốc gia lại ỡm ờ bênh vực cho việc dựng hiện trường, thay thế vật chứng và kết án tử hình một con người quá dễ dàng trong khi chưa hề có bất kì bằng chứng nào đủ thuyết phục (chứ chưa nói đến cơ sở pháp lý) để khẳng định Hồ Duy Hải là kẻ giết người.

Trong bối cảnh này, trạng huống này, gương mặt của tư pháp, của ngài chánh án vô hình trung trở nên rất giống với những kẻ hoạn lợn ngu ngốc, thủ đoạn, tàn nhẫn, mất tính người. Mà rõ ràng chưa chắc ông Nguyễn Hòa Bình đã đảm bảo đầy đủ tính người một khi ông đang là chủ xị của một nền tòa án hết sức ầu ơ, một nền tư pháp mà ông là nhân tố không nhỏ luôn cho thấy ở đó không có công lý, chỉ có sự bất minh, giảo hoạt và man trá. Vì sao nên nỗi ?

Xin thưa, nền tư pháp Việt Nam hiện tại rất dễ mà cũng rất khó để tử tế. Dễ bởi nhân tài không thiếu, luật sư giỏi không thiếu, luật sư có đầy đủ lương tâm công lý không thiếu và hiện tại tiếng nói của họ lọt thỏm, nhỏ nhoi giữa những ồn ào thế sự. Thế nên đâm ra khó, khó một khi người ta đặt câu hỏi về những luật sự thực thụ, tại sao họ lại bị hất ra lề tư pháp, ắt hẳn câu trả lời không vui, bởi họ hiểu biết về luật pháp, họ giỏi phân tích và giỏi luật, nói chung là vậy, hiểu biết về luật của họ không chỉ dừng ở hệ thống luật xã hội chủ nghĩa, thậm chí họ thấm nhuần cái hay của hệ thống luật bên ngoài, luật tư bản… Đương nhiên, nguyên nhân chính để họ không được trọng dụng, đó là họ không phải là đảng viên.

Thế nhưng, nếu là những đảng viên trí thức thực thụ thì cũng bõ bèn cho cái gọi là trí thức, đằng này, nhìn lại nền tư pháp Việt Nam, một nền tư pháp đặc biệt mà trong đó, kẻ dùng bằng dỏm vẫn còn chen chúc, bằng tại chức, bằng chuyên tu thì đầy rẫy, hiểu biết về pháp luật thì chẳng có gì. Tôi từng quen một ông trước làm công an, nổi tiếng nịnh bợ cấp trên, sau này cấp trên bị mất chức, hỏng chân, bị rớt khỏi ngành công an vì không có năng lực, thế nhưng chưa đầy năm sau, nhân lúc tách tỉnh, chia huyện, tay này lại chễm chệ ngồi ghế chánh án tòa án huyện mới. Tôi thực sự bàng hoàng bởi với một kẻ dốt nát có thâm niên, nhân cách kém cỏi, bị đồng nghiệp xem là kẻ ăn bẩn như anh ta, nếu lên làm chánh án của một tòa án huyện thì tư pháp của huyện đó còn ra trò trống gì nữa.

Nhưng đâu chỉ riêng ngành Tòa án ! Các Viện Kiểm sát cũng chả ra làm sao, đương nhiên tỉ lệ bằng cấp ở các viện này thì 100% đại học và cao học. Thế nhưng nếu chịu khó rà soát các tấm bằng của các ông/bà lãnh đạo thì thấy ngay rằng họ dùng bằng tại chức, chuyên tu. Mà những cái bằng này có uy tín đến độ người ta nói vui rằng "dốt như chuyên tu, ngu như tại chức", thì cũng đủ hiểu năng lực của nó. Thế nhưng cái qui luật chết người rằng sống lâu lên lão làng và với việc sinh hoạt đảng lâu năm thì gừng càng già càng cay. Mọi cơ hội thăng tiến, chỗ lãnh đạo lại thuộc về những con người "chuyên tu và tại chức" này một cách nghiễm nhiên. Thử hình dung một đám bằng thật đang vâng dạ, phục tùng những kẻ bằng dỏm (phải nói rõ với nhau rằng loại bằng chuyên tu, tại chức, loại ghế dựa hơi đảng đều là những thứ của rởm, đồ dỏm, không xài được).

Thêm nữa, loại Hội đồng làm mưa làm gió, dùng tiền để thao túng ngành ngày càng nhiều, bởi một khi chính trị, hành chính và công lý không đủ vững, không đủ chặt chẽ thì từ bên ngoài sẽ có những tác nhân kinh tế thò tay vào chọc khuấy và thao túng, một khi cả sinh quyển chính trị nhuốm mùi tiền rồi thì chẳng còn gì để nói nữa, mọi thứ tệ hại nhất sẽ bắt đầu, và tại Việt Nam, nó bắt đầu từ rất lâu, bây giờ là lúc nó tàn phá.

Công lý chỉ xuất hiện và tồn tại khi trí tuệ con người đủ mạnh, đủ sáng suốt để giữ lấy nó như một qui ước tử tế, đó là điều hiển nhiên, bởi nếu con người không đủ mạnh về trí tuệ thì các phép toán ma quỉ sẽ nhanh chóng chiếm chỗ trong xã hội, thao túng, làm chao đảo xã hội theo cách của nó. Hiện tại, từ giới quan chức địa phương đến quan chức tỉnh, trung ương đều có vấn đề, nhìn đâu cũng thấy vấn đề, sở dĩ mọi tội ác và thủ đoạn đều có thể mang ra dùng lúc này bởi đất nước gần như không có công lý, công lý yếu ớt, công lý thất thế, công lý trở thành đồ trang sức của kẻ có tiền, công lý trở thành tiếng cười giễu cợt của kẻ nắm quyền. Đất nước sẽ còn tăm tối cho dù những nhà lãnh đạo còn chút lương tri có cố gắng đến mấy mà không xây dựng được một nền công lý tử tế trên cơ sở một nền tư pháp tử tế.

Năm 2022 sắp trôi qua, 2023 lại đến với một khối tàng tức về kinh tế, lòng người (hãy nhìn vào thành phố Sài Gòn với hàng ngàn lính cơ động có mặt hiện nay, cũng như quân đội miền Bắc có mặt trong đợt phong tỏa chống dịch Covid-19 năm 2021 !) và còn nhiều chuyện khác vẫn "mang mang thế sự", đất nước đi từ khó khăn này sang khó khăn khác, lòng người ngày càng bất an, xã hội ngày thêm bất ổn, thế nhưng giới cán bộ, giới lãnh đạo làm được gì ngoài việc ăn chơi phè phỡn, ngoài việc ung dung hưởng thụ ?

Nếu không kịp thời có một nền tư pháp ổn định, chẳng bao lâu nữa, Việt Nam sẽ phải đón nhận những đợt sóng bất ổn và bạo loạn và rất khó để cứu vãn. Bởi điều quan trọng nhất vẫn là cái lõi tư tưởng. Một khi con người bị mất niềm tin thì mọi biện pháp chế tài, kể cả chế tài về tính mạng cũng chẳng ăn thua gì, đó là chưa muốn nói rằng cả những lực lượng tham gia chế tài cũng là con người, cũng sẽ phản tỉnh và suy nghĩ lại như bao con người khác trước tiếng rên đau của đồng loại.

Và cái tiếng rên đau vì thiếu nền tư pháp tử tế đang ngày càng thảm thiết, đang xé tận tâm can con người, đó là một đòi hỏi lịch sử !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 19/12/2022

************************

Bỏ tù cụ Lê Tùng Vân, khúc xương khó gặm !

Gió Bấc, RFA, 19/12/2022

Ngày 16/12/2022, dàn đồng ca của báo chí, truyền thông Đông Lào đồng loạt lấy hết gân cổ rộ lên bản hợp xướng về thông tin Tòa án Đức Hòa ra quyết định thi hành án với cụ Lê Tùng Vân, người cầm đầu của hộ gia đình tu tại gia, nuôi trẻ mồ côi cơ nhỡ lấy tên Tịnh Thất Bồng Lai, Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ. Họ tăng âm khuếch đại hết volume chừng như muốn át cả tiếng reo hò của sân đấu chung kết World Cup, báo giấy đưa lên trang nhất, báo online, tràn ngập các kênh youtube đen đỏ. Ấy nhưng buồn cười là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, khúc hợp xướng ồn ào ấy lại chỏi nhịp, "đâm hơi" không hiểu vì sao thi hành án cụ già 92 tuổi, sức kiệt hơi tàn, mắt tay nghễnh ngảng lại khó khăn đến thế ! Án có hiệu lực hơn tháng rồi nhưng ông vẫn nằm nhà !

tuphap2

Ông Lê Tùng Vân tại phiên tòa ngày 2/11/2022

Theo luật, thi hành bản án phúc thẩm có hiệu lực là thủ tục bình thường không có gì quan trọng phải thành tin tức, nếu là một vụ án quan trọng tầm cỡ quốc gia, hay một tù nhân VIP cỡ Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà thì cũng chỉ là cái tin nho nhỏ. Ấy vậy mà ở đây vụ án vi phạm điều 311, do tòa án huyện xét xử, đã cố sức kết mút khung cũng chỉ tối đa 5 năm tù, bị án già hết hơi, đi không nổi đến mức tòa Phúc Thẩm phải cho nằm nhà khi xét xử, bị án cũng không chống đối, không thể hóa phép đằng vân, độn thổ như Tề Thiên để bỏ trốn. Cùng cư ngụ với bị án là non 10 đứa con nít dưới 10 tuổi, mấy cô gái tay yếu chân mềm không hề có bảo vệ hay côn đồ canh giữ. Sau khi có án phúc thẩm, công an địa phương đã từng bất thần xâm nhập vào Tịnh Thất Bồng Lai khống chế mọi người già trẻ lớn bé để lấy mẫu ADN như chỗ không người.

Ra quyết định mà không thi hành án, nói bắt giam nhưng vẫn ở nhà !

Rõ ràng là điều kiện như vậy thì đưa bị án Lê Tùng Vân vô tù dễ như thò tay vô túi lấy tiền đâu có gì mà 800 anh em báo chí phải đăng tin ầm ỉ. Điều quái lạ là thông tin các báo lại tự chỏi nhau và càng quái lạ hơn là thông tin chỉ mang tính "nhá hàng" khè nhau mà chơi. Hơn nửa tháng sau khi có quyết định cơ quan thi hành án vẫn chưa động đậy tay chân. Cụ Lê Tùng Vân vẫn phải nằm nhà chờ được thi hành án !

Ngày 16/12, Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ nghe cái tên là đã hiểu tôn chỉ, mục đích, chuyên ngành, đưa tin khẳng định chắc nụi ngay từ tít tin : "Vụ Tịnh Thất Bồng Lai : Bắt ông Lê Tùng Vân để thi hành án phạt tù"

Theo nguồn tin của PLO, Chánh án Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa (Long An) Trần Thị Kim Thảnh vào ngày 7/12 đã ký quyết định thi hành bản án hình sự phúc thẩm (ngày 3-11) của Tòa án nhân dân tỉnh Long An. Quyết định nêu sẽ thi hành án đối với người bị kết án là ông Lê Tùng Vân (sinh năm 1932, ở số 191A, ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An - Tịnh Thất Bồng Lai - Thiền am bên bờ vũ trụ).

Phần cuối bản tin khẳng định : "Được biết, ông Lê Tùng Vân được cho tại ngoại trong quá trình điều tra, xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Sau khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm và bản án đã có hiệu lực pháp luật, ông Vân đã bị bắt giam để đảm bảo thi hành án trước khi có quyết định nêu trên của chánh án huyện Đức Hòa" (1).

Thông tin pháp luật của tờ báo mang tên Pháp Luật thì chắc chắn không sai trật, cụ Tùng Vân đã bị bắt giam.

Thế nhưng cùng trong ngày này, Fb của nhà báo Phương Ngô có tương tác với fb của các luật sư bảo vệ Tịnh Thất Bồng Laiđã đưa thông tin ngược lại "Cụ Lê Tùng Vân hiện vẫn còn đang ở Thiền am, thông báo thi hành án có từ ngày 07/12. Nhưng cho đến hôm nay, cơ quan chức năng vẫn chưa đến di lý, đại diện Thiền am và các luật sư đang rất hoang mang, không biết cụ ông sẽ tự đến trình báo, có mặt tại trại giam là bắt đầu khi nào ?! Trại giam nào ?!" (2).

Gợi ý xin hoãn thi hành án !

Cùng trong ngày này, Tuổi Trẻ Online và nhiều tờ báo khác cho biết ông Lê Tùng Vân, người đã bị tuyên phạt mức án 5 năm tù, vẫn chưa thi hành án và hiện đang tại ngoại. Trước đó vào ngày 3/11, phiên phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Long An tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm phạt tù ông Tùng Vân cùng năm người khác. Năm người kia đã bị bắt tạm giam từ lúc khởi tố bị can, chỉ có ông Tùng Vân được cho tại ngoại.

Báo Tuổi Trẻ cũng dẫn theo quyết định thi hành án ngày 7/12 của Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, giải đáp thắc mắc của nhà báo Phương Ngô về nơi cụ Tùng Vân phải có mặt để thi hành án là ""trong thời hạn bảy ngày từ ngày nhận quyết định, người bị kết án phải có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện Đức Hòa, Long An để chấp hành án. Nếu quá thời hạn trên mà không có mặt tại cơ quan công an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị áp giải đến trại giam.

Tuổi Trẻ Online cũng dẫn nguồn một lãnh đạo Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa cho biết quyết định thi hành án này đã được gửi đến các cơ quan, cá nhân liên quan. Tuy nhiên, một lãnh đạo Công an tỉnh Long An cho biết đến nay Công an huyện Đức Hòa vẫn chưa nhận được quyết định thi hành án từ phía tòa án. Ông Vân vẫn đang được tại ngoại và thực hiện biện pháp ngăn chặn là cấm rời khỏi nơi cư trú.

Thật quái lạ, trụ sở Tòa Án và Công An huyện Đức Hòa cùng nằm trên thị trấn nhỏ như cái lỗ mũi ! Công văn của Tòa đi theo đường nào mà phát hành từ 7/12 đến 16/12, đã 9 ngày, báo chí cả nước đăng tin rần rần, Công An huyện vẫn chưa nhận được ? Đây là vụ án trọng điểm mà cơ quan tố tụng của huyện và cả tỉnh Long An đã mất ba bốn năm trời, tốn biết bao công sức từ gài bẫy bắt quả tang lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không khởi tố đươc phải chuyển sang tội vi phạm quyền tự do dân chủ. Đã xử xong tội theo điều 311 rồi vẫn còn phát động quần chúng khơi dậy căm thù tố cáo các bị án này về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cưỡng chế trái pháp luật với toàn thể thành viên của Tịnh Thất để lấy mẫu AND tìm bằng chứng loạn luân. Đây là kiểu điều tra bới lông tìm vết, bới bèo ra bọt, không có tội phải điều tra cho ra tội nhưng tại sao đến ngưỡng cuối cùng là thi hành án lại sần sượng, chệch choạc chậm trễ lạ lùng.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật - Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh - giải thích, theo trả lời từ phía công an là chưa nhận được quyết định từ phía tòa án thì cũng không thể thi hành án. 

Đến giai đoạn này thì tạm hiểu là theo luật, cụ Tùng Vân lẽ ra phải ngồi tù từ ngày 7/12 nhưng do quyết định thi hành án đi lạc nên vẫn còn tại ngoại.

Cũng qua lập luận của Luật sư, báo Tuổi Trẻ lại gợi ý mở ra con đường nhân đạo, nhân văn : "trường hợp ông Lê Tùng Vân đã 90 tuổi, nếu mang bệnh, sức khỏe không tốt thì khi nhận được quyết định thi hành án vẫn có thể thực hiện các thủ tục xin hoãn thi hành án. "Theo điều 67 Bộ luật hình sự, ông Vân có thể làm đơn đề nghị ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù gửi chánh án Tòa án huyện Đức Hòa kèm theo các giấy tờ có liên quan để xem xét theo quy định tại điều 24 Luật thi hành án hình sự" (3).

Hơn ba năm qua với liên tục làn sóng trấn áp, cáo buộc, đơm đạt từ loạn luân, giả tu lừa đảo… của truyền thông lề phải với những thành viên Tịnh Thất Bồng Laithì gợi ý pháp lý xin hoãn thi hành án của báo Tuổi Trẻ là sự kiện lạ như mặt trời mọc lúc nửa đêm.

Đáp lại sự nhân đạo nhân văn đột xuất này, stt đã dẩn của nhà báo Phương Ngô lại giễu cợt, thách thức "Nếu cơ quan chức năng không đến di lý thì chúng tôi, các luật sư có lẽ phải mang cụ đi nộp.

Chẳng biết sẽ nộp ra sao ?! Bắt đầu khi nào ?! Nộp ở đâu ?! Sợ vài hôm sức khỏe ông cụ có gì bất trắc, cơ quan chức năng lại bảo cụ bỏ trốn rồi phát lệnh truy nã, chẳng lẽ lúc đó lại "đào mồ" cụ lên nộp xác, thử ADN xác nhận thì quá rườm rà và phức tạp ! Mong cơ quan thi hành án hình sự tỉnh Long An khẩn trương nhất có thể.

Nếu chưa có thông tin chi tiết nào tiếp tục thì có thể sáng ngày 18/12 chúng tôi sẽ đưa cụ lên trụ sở Công an tỉnh Long An, địa chỉ : 76 Châu Văn Giác, Thành phố Tân An để giao nộp".

Có lẽ trình độ của 5 luật sư bào chữa cho các thành viên Tịnh Thất Bồng Lai thì không cần đến báo Tuổi Trẻ gợi ý nhắc nhở, tự họ cũng biết cần phải sử dụng điều 67 Bộ luật hình sự để bảo vệ quyền hợp pháp của cụ Tùng Vân. Nhưng tại sao từ ngày 7/12 (có quyết định thi hành án) đến nay họ vẫn im lặng không hề sử dụng ? Vì sao Tòa án, Công an Đức Hòa cứ lấn quấn như gà mắc tóc trong việc đơn giản là bắt bỏ tù ông già 92 tuổi đã hết xí quách ? Tại sao báo Tuổi Trẻ lại đột nhiên nhân đạo ? Tại sao Phương Ngô lại khiêu khích, thách thức các cơ quan pháp luật ? 

Cụ Tùng Vân được Bộ Ngoại giao Mỹ nêu tên

Từ nước Úc, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn đã có stt rúng động dư luận fb với hơn 1900 lượt like, 360 comment, "Người tù cao tuổi nhứt trên thế giới"

Giáo sự Tuấn nhẹ nhàng mai mỉa "Nhờ nhà cầm quyền huyện Đức Hòa (tỉnh Long An), Việt Nam đang lập một kỉ lục mới : có một người tù cao tuổi nhứt thế giới... Đó là ông cụ Lê Tùng Vân, năm nay đã 92 tuổi, bị tòa án Huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) phạt 5 năm tù vì tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Theo tin từ luật sư của ông thì Tòa án Huyện Đức Hòa đã chánh thức bắt ông phải thi hành án, tức là đi tù. Trên thế giới cho đến nay, chưa thấy ai đi tù ở tuổi 92. Do đó, có thể nói rằng ông cụ Lê Tùng Vân là tù nhân cao tuổi nhứt thế giới.

…Theo luật sư của cụ Lê Tùng Vân, ông đi tù chỉ vì câu nói "Thích Nhật Từ ngu như bò". Đi tù chỉ vì một câu nói như thế (chẳng biết có hay không) cũng là một kỉ lục về án phạt trên thế giới.

Vụ việc Thiền Am (cứ tạm gọi như thế) không còn là chuyện trong nước nữa mà đã gây sự chú ý của thế giới. Ông cụ Lê Tùng Vân và các đệ tử của ông đã được Bộ Ngoại giao Mỹ nêu trên website mà họ cho là ông đi tù vì 'religious activity' (hoạt động tôn giáo). Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã đưa Việt Nam vào danh sách 'Special Watch List Countries', đứng chung với những Algeria, Cộng hòa Trung Phi, và Comoros. Không đẹp mặt chút nào, nhứt là trước đây Việt Nam đã 'thoát' khỏi cái danh sách này nhưng nay lại bị đưa vào đó" (4).

Việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt này đã được VOA chính thức đưa tin. Trong một thông cáo báo chí vào ngày 2/12 Bộ trưởng Mỹ Antony Blinken công bố danh sách các quốc gia bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách theo dõi đặc biệt về quyền tự do tôn giáo, trong đó có Việt Nam, "vì đã tham gia hoặc dung túng cho những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo".

Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế Việt Nam 2021 của Hoa Kỳ cũng ghi nhận chính quyền Việt Nam đã sách nhiễu, hành hung, bắt người, truy tố, theo dõi, từ chối hoặc không trả lời yêu cầu đăng ký và các yêu cầu xin phép khác của các tổ chức tôn giáo độc lập.

Nhiều vụ bắt giữ, xét xử những người liên quan đến việc thực hành tôn giáo ở Việt Nam trong năm qua đã thu hút nhiều chú ý như vụ Tịnh Thất Bồng Lai, vụ ông Phan Văn Thu - tù nhân tôn giáo, người sáng lập Ân Đàn Đại Đạo - qua đời trong trại giam vì gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, hay vụ linh mục Trần Ngọc Thanh bị sát hại ở Kon Tum… (5).

Chính phủ Biden đương nhiệm không dao to búa lớn nhưng không thỏa hiệp, nhân nhượng với các vi phạm nhân quyền. Hôm 9/12, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trừng phạt một cựu công an của Việt Nam bằng hình thức cấm nhập cảnh do những hành động vi phạm nhân quyền "trắng trợn". Đây là động thái mới nhất của chính quyền Hoa Kỳ đối với chính sách bảo vệ nhân quyền toàn cầu, chỉ vài ngày sau khi Washington đưa Hà Nội vào danh sách "Theo dõi Đặc biệt" vì vi phạm tự do tôn giáo. Đó là ông Vo Thanh Dung (Vo), cựu công an thuộc Công an Thị xã La Gì, tỉnh Bình Thuận bị trừng phạt theo Khoản mục 7031(c), vì "việc tham gia vào một hành vi vi phạm nhân quyền trắng trợn, cụ thể là tra tấn, vào tháng 1 năm 1987" (6).

Phải chăng cái búa lơ lửng đó đã biết cụ Lê Tùng Vân trở thành khúc xương khó gặm, bắt giam thì cũng dở, bỏ lở cũng không xong nên phải kéo dài thời gian, tạo áp lực dư luận hù dọa và thả ra miếng mồi nhân đạo hoãn thi hành án ?

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 19/12/2022

1. https://plo.vn/vu-tinh-that-bong-lai-bat-ong-le-tung-van-de-thi-hanh-an-phat-tu-post712503.html

2. https://www.facebook.com/phuongngo1.vn/posts/pfbid0Rb8kQ23q9YdNvQPa3Y41d...

3. https://tuoitre.vn/vi-sao-co-quyet-dinh-thi-hanh-an-phat-tu-ong-le-tung-...

4. https://www.facebook.com/t.nguyen.2016/posts/pfbid031k6UBkeXaDbQd6qeMzGYATx4k9m7KL5xGoRNoa77siJDzw5KrdnKjkxBvPf6kmEMl

5. https://www.voatiengviet.com/a/6877886.html

6. https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-trung-phat-mot-cuu-cong-an-viet-nam-vi-vi-pham-nhan-quyen/6870627.html

**************************

‘Tiền sẽ thay tù’ ?

Đông Đô, VNTB, 21/12/2022

Vì sao hơn 3 năm bị khởi tố, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh chưa bị truy tố, xét xử ?

muongthanh0

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ phát biểu tại buổi họp báo

Bộ Công an đã tổ chức họp báo thông báo tình hình kết quả công tác công an năm 2022. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ chủ trì buổi họp báo.

Vướng phần nhân sự do Thành ủy Hà Nội quản lý

Tại buổi họp báo, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, cho biết ngày 5-7-2019, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Thanh Thản – người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bemes, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh về hành vi Lừa dối khách hàng.

Đối với hành vi vi phạm của ông Lê Thanh Thản, cơ quan điều tra đã làm xong, liên quan đến quy hoạch, xây dựng, trách nhiệm. Tuy nhiên, trong cùng vụ án này, có hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", đối với cán bộ phường, thanh tra xây dựng, lãnh đạo quận Hà Đông. Đối với nhóm hành vi "Thiếu trách nhiệm…", cơ quan điều tra đã kết luận điều tra song Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đã trả điều tra bổ sung.

Do vụ án liên quan đến cán bộ đảng viên nên Công an thành phố Hà Nội đã báo cáo Thành uỷ đã đưa vào diện Thường vụ Thành uỷ Hà Nội theo dõi.

Ông chủ Tập đoàn Mường Thanh có thể chỉ bị phạt tiền

Theo kết luận điều tra hoàn tất vào quý 1-2021, thì năm 2011, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định cho phép Công ty Bemes chuyển mục đích sử dụng đất đang thuê để thực hiện dự án CT6 Kiến Hưng. Tuy nhiên trước đó, từ tháng 10-2010, ông Thản chỉ đạo tổ chức thi công dự án CT6 Kiến Hưng và đến tháng 1/2013 thì bàn giao cho các hộ dân vào sinh sống.

Hiện trạng khu nhà cao tầng gồm 3 tòa tháp (CT6A, CT6B và CT6C) là căn hộ để ở, cao 32 tầng, với tổng cộng 1.582 căn hộ. Ngoài ra, khu nhà thấp tầng gồm 2 dãy nhà liền kề, 38 căn hộ, cao 4 tầng. Tại vị trí 513m2 đất để xây dựng trường mẫu giáo không có khu nhà trẻ, mẫu giáo, hiện là khu nhà thấp tầng. Công ty Bemes đã chuyển khu nhà trẻ, mẫu giáo vào phần nhà chung cư.

Cơ quan chức năng xác định dự án CT6 Kiến Hưng đã xây dựng sai phạm nghiêm trọng quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, tăng chiều cao công trình từ 31 lên 32 tầng, giảm 1 tầng hầm ; thay đổi công năng sử dụng một số khu dịch vụ thương mại thành căn hộ ở, xây dựng tăng từ 231 căn hộ và 495 phòng khách sạn lên 1.582 căn hộ. Số nhà thấp tầng cũng tăng từ 15 lên 38 căn…

Kết quả điều tra xác định tổng số căn hộ tại dự án là 1.620 căn, trong đó 934 căn đã được cấp sổ đỏ, 520 căn không được cấp sổ đỏ, 160 căn khách mua chưa làm thủ tục cấp sổ và 6 căn hộ chưa được bán.

Cơ quan điều tra nhận định các căn hộ được ông Lê Thanh Thản tổ chức xây dựng bất hợp pháp, không đúng quy hoạch phê duyệt. Vi phạm nghiêm trọng tại dự án này đã phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến hạ tầng, xã hội, nhu cầu trường học, bệnh viện, công tác phòng cháy… khi phải chịu áp lực số lượng người dân tăng đột biến khi sinh sống tại dự án.

Ông Thản bị đề nghị truy tố theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 2015, với khung phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, hoặc phạt tù 1-5 năm.

Sáu bị can còn lại cùng bị đề nghị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó có ông Nguyễn Duy Uyển (cựu chủ tịch UBND phường Kiến Hưng, quận Hà Đông), Vương Đăng Quân (cựu phó chánh Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông)…

Chờ phối hợp điều tra liên tỉnh

Việc xây dựng được gọi là "bất hợp pháp, không đúng quy hoạch phê duyệt" của Tập đoàn Mường Thanh theo ghi nhận, còn xảy ra tương tự ở dự án tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Theo đó, khối nhà chung cư tại tổ hợp khách sạn Mường Thanh và chung cư cao cấp Sơn Trà tự ý chuyển đổi công năng từ tầng 2-5 (từ công trình công cộng sang 104 căn hộ để bán) nên bị chính quyền tuýt còi.

Đầu năm 2018, UBND quận Ngũ Hành Sơn ra thông báo mời các hộ dân đã chuyển vào ở ra ngoài. Đồng thời, quận này cũng gửi giấy mời chủ đầu tư vào Đà Nẵng làm việc về các sai phạm của dự án…

Liên quan đến vụ việc này, khá bất ngờ là phía Tập đoàn Mường Thanh đã có quyết định khởi kiện về 1 quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn, 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, gồm : 1 quyết định xử phạt và 1 quyết định sửa đổi của Chánh thanh tra Sở Xây dựng Đà Nẵng.

Ngoài ra còn có 2 quyết định còn lại của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng nhằm áp dụng các biện pháp thi hành quyết định xử phạt hành chính của UBND quận Ngũ Hành Sơn và Sở Xây dựng.

Tuy nhiên đến tháng 11-2020, đại diện theo ủy quyền của ông Lê Thanh Thản đã có đơn gửi Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xin rút lại toàn bộ yêu cầu khởi kiện các quyết định xử lý vi phạm tại công trình chung cư Mường Thanh của UBND thành phố và ngành chức năng Đà Nẵng.

Tiếp đó, phía chủ đầu tư chung cư Mường Thanh đề xuất UBND thành phố Đà Nẵng đứng ra làm trung gian để giải quyết cho Mường Thanh và cư dân ; cho phép đơn vị đứng ra thương lượng với người dân để mua lại toàn phần diện tích nhằm tránh việc cưỡng chế gây bất lợi cho các bên…

Một nguồn tin khả tín cho biết, từ ngày 30-12-2019, cơ quan điều tra Công an Đà Nẵng thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm đối với hành vi vi phạm của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên (chủ đầu tư Mường Thanh Đà Nẵng) tại dự án theo kiến nghị khởi tố của Sở Xây dựng. Tuy nhiên sau đó cơ quan điều tra đã tạm đình chỉ giải quyết vì Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên-Môi trường chưa trả lời, cung cấp thông tin. Chủ đầu tư dự án và nhà thầu xây dựng (Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Đức Đạt) cũng chưa cung cấp tài liệu liên quan đến dự án.

Công an thành phố Đà Nẵng cho biết sẽ tiếp tục liên hệ các doanh nghiệp và đề nghị Công an tỉnh Nam Định, Công an thành phố Hà Nội hỗ trợ thực hiện.

Đông Đô

Nguồn : VNTB, 21/12/2022

Published in Diễn đàn

Vì sao niềm tin tư pháp gãy vụn ?

Hà Nguyên, VNTB, 30/05/2021

Không thể triệu tập một ông ‘quan đầu huyện’, chứ chưa nói đến ‘quan đầu tỉnh’ ra tòa, vậy thì tư pháp độc lập ở chỗ nào ?

tuphap1

Thiếu tướng công an Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Chánh án Tòa án nhân dân Nguyễn Hòa Bình tuy ba là một - Ảnh minh họa

Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện. Nhưng thực tế trưởng, phó cơ quan, tổ chức bị kiện vắng mặt gần như trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án.

Ngày 29/5/2021, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa có thông báo thụ lý vụ án hành chính "khiếu kiện hành vi hành chính về việc không giải quyết đơn khiếu nại" giữa người khởi kiện là ông Nguyễn Văn Độ 62 tuổi, nguyên phó chánh Thanh tra tỉnh Khánh Hòa, và người bị kiện là chủ tịch UBND Thành phố Nha Trang và chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.

"Theo quy định của Luật Khiếu nại, sau khi nhận đơn khiếu nại của công dân, người có thẩm quyền giải quyết phải thụ lý đơn khiếu nại, tổ chức đối thoại và sau đó ban hành quyết định giải quyết.

Tuy nhiên, cả chủ tịch UBND Thành phố Nha Trang và chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa không giải quyết khiếu nại của tôi theo đúng trình tự quy định. Do đó, tôi khởi kiện ra tòa án giải quyết" – ông Nguyễn Văn Độ cho biết như vậy.

Ông Độ hoàn toàn có lý vì pháp luật trao cho ông quyền lực này.

Một luật sư thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ nỗi niềm, rằng khi có đại diện người bị kiện tham gia, luật sư bên khởi kiện có thể hỏi thẳng nhiều vấn đề khúc mắc trong quyết định hành chính, làm căn cứ quan trọng để tòa tuyên án sau này. Ngược lại, nếu chỉ có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tham gia, luật sư chỉ đưa ra quan điểm tranh tụng, không được hỏi.

"Các vụ án hành chính ở huyện rất nhiều, hầu hết về đất đai. Chủ tịch và phó chủ tịch huyện không có thời gian thu xếp đi dự mà chỉ cử người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tham dự" – một ‘bị đơn’ biện minh.

‘Bị đơn’ đã ‘lách’ ở đây bằng việc cử người đại diện được quy định ở điều luật 158 "Xét xử trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa" của Luật Tố tụng hành chính 2015, tu chỉnh 2019, rằng tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây : 1. Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt ; 2. Người khởi kiện, người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.

Ý kiến về thực trạng này, cựu Viện trưởng Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính (Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội), ông Vũ Quang Huy, thì từ thực tiễn công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính cho thấy, những vụ án nào người bị kiện trực tiếp tham gia phiên tòa thì chất lượng tranh tụng cao, bản chất vụ án nhanh chóng được làm sáng tỏ.

Nhiều vụ án thông qua tranh tụng có sự tham gia đầy đủ của các bên đương sự đã làm thay đổi cục diện của việc tranh chấp, do các bên đã nhận thức rõ hơn về vấn đề đang tranh chấp dẫn đến việc người khởi kiện thay đổi yêu cầu khởi kiện hoặc tự nguyện rút đơn khởi kiện ; có trường hợp người bị kiện sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính do nhận thấy có vi phạm.

"Như vậy, để án kiện hành chính được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật thì sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của người bị kiện trong quá trình giải quyết vụ án hành chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Các cơ quan hành chính nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi tham gia tố tụng với tư cách người bị kiện cần nhận thức việc tham gia tố tụng để giải quyết án kiện hành chính cũng chính là để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, bức xúc trong công tác quản lý hành chính của chính quyền địa phương, góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân, cơ quan, tổ chức và bảo đảm các điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Bên cạnh nhận thức và ý thức tự giác của người bị kiện, pháp Luật Tố tụng hành chính cũng cần quy định chế tài đủ mạnh để người bị kiện phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng cứ, tham gia đối thoại, tham gia phiên tòa" – cựu Viện trưởng Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính (Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội), ông Vũ Quang Huy kiến nghị.

Hà Nguyên

Nguồn : VNTB, 30/05/2021

************************

"Luật sư Hòa mất niềm tin vào ngành tư pháp là điều có thật"

Võ An Đôn, Tuấn Khanh, RFA, 29/05/2021

Sự kiện luật sư Lê Văn Hòa, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, từng là Vụ trưởng Ban Nội Chính TW tuyên bố 'hết niềm tin vào tư pháp', và tuyên bố bỏ nghề, đã gây xôn xao không ít trên những dòng tin không thuộc báo chí Nhà nước vào những ngày cuối tháng 5/2021.

tuphap2

Có thể nói, điểm tan vỡ trong niềm tin lớn nhất của ông Hòa, là khi ông tham gia vào nhóm luật sư bào chữa miễn phí cho người dân làng Đồng Tâm, trong vụ 3000 công an nửa đêm đột nhập tấn công làng, thảm sát cụ trưởng lão Lê Đình Kình. Những lần ra tòa, và thất vọng trước lý lẽ kết tội người dân, ông Hòa đã từ đó chuyển dần sang tâm trạng từ bỏ. Khép kín không trả lời thêm về sự kiện này, cho tới nay.

Ở vị trí một luật sư tâm huyết với việc bảo vệ công lý, luật sư Võ An Đôn (sinh năm 1977, sống tại Phú Yên) đã bị rút thẻ hành nghề, như một cách răn đe với giới luật sư muốn hành động chỉ dựa trên chuẩn mực hiến pháp và pháp luật.

Trao đổi với luật sư Võ An Đôn, một người bị tước thẻ hành nghề, về câu chuyện một luật sư tự bỏ thẻ hành nghề, ông tâm tình cho biết cảm giác của mình.

----------

Tuấn Khanh : Chào luật sư Võ An Đôn, chắc anh cũng nghe qua chuyện luật sư Hòa vừa tuyên bố bỏ nghề, gây xôn xao trong dư luận ?

Võ An Đôn : Tôi đọc trên facebook, nghe qua về chuyện của luật sư Hòa từ bỏ nghề luật sư vì "mất niềm tin vào ngành tư pháp Việt Nam", nhưng tiếc là trước đây tôi không có dịp tiếp xúc với anh ấy. Thật ra, với suy nghĩ riêng của tôi, việc từ bỏ của luật sư Hòa có thể gọi là hành động đúng đắn và sáng suốt.

Tuấn Khanh : Anh có thể nói rõ hơn, vì sao hành động tự bỏ thẻ hành nghề luật sư của ông Hòa lại là "sáng suốt" ?

Võ An Đôn : Nghề luật sư và những câu chuyện của nó thì không phải chỉ có anh Hòa, mà gần như ai cũng biết cả. Nhưng để nói thẳng ra và từ bỏ, thì đó chính là một bản lĩnh hiếm. Nói về chán, thì nhiều người chán lắm rồi anh à, nhưng là nghề nghiệp thì từ bỏ thì sống bằng gì, năm tháng tu học kể như bỏ.

Lâu nay, nhìn là thấy, luật sư ở Việt Nam xuất hiện nhiều trường hợp chỉ làm đẹp thôi chứ không còn tác dụng hay ý nghĩa gì. Ngoài việc im lặng xoay sở do hiểu nội tình hoặc chạy án thì thôi, chứ nếu là luật sư chân chính, dựa mọi thứ chỉ dựa vào luật thì hiếm khi nào thành công lắm. Anh có ra tòa nói hay cách mấy cũng không ai thèm nghe mình. Thỉnh thoảng có những thứ bày ra tuyệt đối không thể chối cãi thì mới gọi là thắng kiện thôi. Chỉ dựa là tinh thần công lý thôi thì không hiệu quả.

Nên mới nói, nhiều luật sư chạy án, đôi khi không phải vì tiền mà muốn cố đem lại lợi ích đúng cho thân chủ của mình.

Nghề luật sư vẫn còn nhiều người làm việc, vì đã bỏ bao nhiêu năm ra học hành, sống với nghề thì cố nhịn để làm nghề. Nhưng nếu đã va chạm với tòa án, tố tụng… và thấu hiểu, thì có một cuộc sống không khó khăn hoặc có nghề tay trái, nhiều người dễ dàng từ bỏ vì quá mệt mỏi.

Tuấn Khanh : Ngay khi Luật sư Hòa tuyên bố từ bỏ, ông nhận được tâm thư kêu gọi nên thay đổi ý định. Một trong những lời khuyên ấy, là nên cố gắng chèo chống vì lẽ phải : Nếu người tốt bỏ đi, thì cái xấu, cái ác sẽ có thêm một vùng lợi thế… ?

Võ An Đôn : Tôi có đọc vài thư như vậy, và nghĩ rằng có thể không phải họ chỉ khuyên anh Hòa, mà mặt khác còn tự an ủi cho chính mình, nhận sự việc để đánh động xã hội. Một người bỏ cuộc, những người còn lại đang cố gắng với lý tưởng nghề luật sư sẽ cảm thấy cô đơn hơn.

Thật ra, giới luật sư cũng phản ứng nhiều, khi thấy nghề nghiệp và lòng tự trọng bị tổn thương. Từ năm 2015, nhiều sự phản ứng và ra tòa chống án gọi là bỏ túi đã diễn ra nhưng đều bị vùi dập. Chẳng hạn ở miền Trung thì có sự kiện của tôi (LTS : luật sư Võ An Đôn, bị rút thẻ hành nghề), rồi đến vụ Phạm Công Út ở Sài Gòn. Rồi Hà Nội thì có anh Trần Vũ Hải. Có thể người ta nói là luật sư này A, B có sai phạm gì đó, nhưng mượn cái cớ đó, vào thời điểm cần thiết, thì họ ra tay ngay. Vẫn có những luật sư phục tùng nhà nước, sai phạm được biết nhưng chưa cần thiết thì không bị đụng đến.

Những ví dụ đó, đủ để răn đe nên ai thấy đều thủ thế. Nên qua các lời khuyên như "nếu rời bỏ thì cái xấu, cái ác lại có lợi thế"… chỉ là người ta nói vậy thôi, chứ không thể làm gì, ít nhất là trong một thời gian dài nữa. Anh Hòa tuyên bố "mất niềm tin vào ngành tư pháp", là một điều có thật mà giới luật sư ai cũng biết.

Tòa án Việt Năm từ năm 2019 đến nay đã diễn ra nhiều điều khó tin, như luật sư bị từ chối tranh tụng, điện cúp vào lúc thẩm phán bế tắc trả lời, người bào chữa bị khiêng ra khỏi tòa khi chất vấn sắc sảo… Ai cũng thấy các câu chuyện đáng giận từ tòa án… Nhưng còn luật sư đoàn, một tổ chức nghề nghiệp như vậy sao không lên tiếng bảo vệ cho người của mình, dù là dựa trên lý lẽ luật pháp ?

Ai cũng buồn, cũng tức giận nếu thấy tòa án không có công lý, không minh bạch. Nhưng cũng không ai dám mong các luật sư đoàn lên tiếng để hỗ trợ. Đứng đầu các luật sư đoàn, bắt buộc phải là đảng viên. Mà nếu vậy thì anh có chức, có đảng, bắt buộc phải nghe theo chỉ đạo chứ không thể vì một cá nhân hay sự kiện nào được, dù đó là điều cần thiết. Đặc biệt là những luật sư không đảng viên thì có lên tiếng ở luật sư đoàn, giống như góp ý thôi, không ai nghe cả.

Tuấn Khanh : Giờ đây là một người tự do, nhưng hiểu biết luật, anh có còn ức chế hay tức giận khi đối diện với những bất công, nhưng bị buộc phải im lặng nhiều điều để giữ nghề như trước đây ?

Võ An Đôn : Lúc còn là luật sư, tôi đã nói về chuyện tòa án, về tiêu cực, bất công trong các phiên tòa… và cũng dự đoán được điều gì sẽ đến cho tôi và những người khác về sau. Do đó, khi nghe tin về trường hợp "mất niềm tin vào nền tư pháp Việt Nam" của luật sư Lê Văn Hòa, tôi cũng không quá bất ngờ. Việc từ bỏ của anh Hòa gây xúc động cho đồng nghiệp và những người mang chung tâm trạng, nhưng dù có tuyên bố như tố cáo đi nữa, cũng không ăn thua gì với hiện trạng tư pháp lúc này.

Tôi nói không ăn thua, là bởi mọi vụ án đều đi qua lăng kính chính trị chỉ đạo. Trước tuyên án thường bao giờ cũng họp để nghe chỉ đạo về kết quả vụ án. Nên khi luật sư có nói thể nào, viện kiểm sát từ chối tranh luận, thẩm phán bỏ chút thì giờ như lắng nghe rồi phán thôi. Không có ý nghĩa thực tế gì. Chỉ có thể thay đổi, cải cách thật sự toàn diện mới hy vọng mọi thứ tốt hơn.

Tôi bước ra xa về với đời sống ruộng vườn nhưng cũng quan sát về các vụ án. Nhưng tâm trạng khác trước đây. Khi còn giấy hành nghề luật sư, tôi luôn nóng lòng muốn tham gia vào những vụ án oan sai hiện rõ và góp phần đòi công lý. Nhưng giờ là khán giả, tôi lại thấy nỗ lực không ngừng của các luật sư hôm nay cũng chẳng khác gì tôi trước đây. Chỉ nghĩ rằng thương cho dân Việt Nam mình, chỉ còn thấy rất buồn vậy thôi anh.

Do máu nghề nghiệp cứ thúc đẩy, thì khi không là luật sư chính thức, tôi vẫn nhận tư vấn các vụ án, viết đơn hoặc nhận ủy quyền ra tòa (luật vẫn cho phép), thế nhưng tuyên truyền của chính quyền vẫn bao vây và ngăn chận người dân đến với tôi, dọa rằng tôi là "phản động", dính đến tôi thì kiện tụng nhất định sẽ thất bại… nên thỉnh thoảng, những người dân nào đã oan ức tận cùng, nhưng vụ đòi công lý đã cùng đường rồi mới dám tìm đến gặp tôi, bởi họ không còn biết sợ là gì nữa. Thậm chí có những vụ án kiện tụng bình thường, phía bên tòa án khi biết tôi là người tư vấn hay giúp đỡ gì thì cũng nói riêng với người đứng tên đơn là nên đổi người mới hy vọng có kết quả.

Tuấn Khanh : Và hôm nay, anh đang vẫn sống như một nông dân, và dành thời gian để tư vấn, điền đơn… giúp cho những ai đang gặp khó khăn và cần đến một tiếng nói về luật pháp… ?

Võ An Đôn : Tôi vẫn sống với cuộc đời làm nông của mình, và thỉnh thoảng vẫn dùng khả năng học luật của mình để giúp đỡ miễn phí cho những ai cần đến. Tôi vẫn sống như mình đã từng sống từ đó đến giờ, không có gì thay đổi. Hôm qua tôi đã nói như thế nào, hôm nay tôi vẫn sống và nói như vậy.

Tuấn Khanh : Vâng, cám ơn luật sư Võ An Đôn.

Tuấn Khanh thực hiện

Nguồn : RFA, 29/05/2021 (tuankhanh's blog)

***********************

Luật sư bỏ nghề do mất hết niềm tin vào tư pháp Việt Nam

Diễm Thi, RFA, 28/5/2021

Luật sư Lê Văn Hòa thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội tuyên bố trên trang Facebook cá nhân của ông rằng, ông bỏ nghề luật sư từ ngày 27 tháng 5 năm 2021 vì đã mất hết niềm tin vào nền tư pháp Việt Nam.

tuphap3

Luật sư Lê Văn Hòa (bìa phải) - Photo: facebook Luật sư Lê Văn Hòa

Tư pháp Việt Nam những năm qua được nói đến như một bức tranh tối với nhiều bản án oan sai; với những phiên tòa bất công mà ý kiến tranh luận của luật sư tại tòa không được lắng nghe…

Có lẽ không có ngành tư pháp nước nào đặc biệt như ở Việt Nam khi tất cả thẩm phán hiện đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều người trong số họ xuất thân từ công an, như ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và hiện là ủy viên Bộ Chính trị, cũng từng là Thiếu tướng Công an ; ông Trương Hòa Bình, cựu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao từng công tác tại Phòng An ninh Công an Thành phố Hồ Chí Minh, từng giữ chức Cục phó Cục An ninh văn hóa; ông Lê Minh Trí hiện đang là Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao cũng từng làm Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Cũng từng là công an nhưng Luật sư Lê Văn Hòa có cái nhìn khác. Ông giải thích vì sao ông mất niềm tin vào tư pháp Việt Nam:

"Điều này đã xuyên suốt cả một quá trình từ khi tôi còn là một công chức nhà nước. Tôi đã từng công tác 20 năm trong ngành công an và 22 năm trong cơ quan Đảng là Ban Nội chính trung ương Đảng và văn phòng trung ương Đảng. Từ đó tôi được phân công trách nhiệm theo dõi lĩnh vực tư pháp và tôi đã hiểu, đã thấy những bất cập của nền tư pháp Việt Nam từ mười mấy trước.

Sau khi nghỉ hưu, năm năm nay tham gia ngành luật sư thì tôi cũng đau đáu cái nỗi khổ của người dân, đặc biệt là những nông dân. Được tiếp xúc với thực tiễn hoạt động tham gia tố tụng, tôi càng thấy rõ hơn về nền tư pháp Việt Nam đã xuống cấp một cách trầm trọng.

Việc bỏ nghề của tôi có ý chính là tiếng nói của luật sư không được quan tâm, nhất là trong các vụ án chính trị hoặc nhạy cảm. Người ta thờ ơ, vô trách nhiệm quá. Tôi nghĩ việc tôi bỏ nghề cũng là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho những người có trách nhiệm đối với nền tư pháp Việt Nam phải suy nghĩ. Đó là mong muốn của tôi".

Theo Luật sư Lê Văn Hòa, không phải riêng ông mà một số đại biểu Quốc hội cũng nhận thấy bức tranh tối của nền tư pháp Việt Nam, nhưng ở từng góc độ của mỗi người mà họ có cách thể hiện khác nhau.

Sáng 15 tháng sáu năm 2020, trong phiên thảo luận tại Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nói rằng, ông nhận được rất nhiều tin nhắn, điện thoại của cử tri, trong đó có vị là lãnh đạo cấp cao đã nghỉ hưu, nói rằng chưa bao giờ thấy niềm tin vào tư pháp Việt Nam thấp như bây giờ.

Cuối tháng ba năm 2021, tại phiên thảo luận về báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Quốc hội, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa của đoàn Thành phố Hồ Chí Minh nêu lên tình trạng nghi can, bị can chết khi bị tạm giữ tạm giam tại các đồn công an trên cả nước; đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng của đoàn Bến Tre cũng nêu lên quan điểm cho rằng hiện tượng "hòa giải dưới lưỡi dao", o ép trong hòa giải vẫn còn trong hoạt động tư pháp.

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, thành viên Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh nêu suy nghĩ của ông với RFA qua ứng dụng Facebook Messenger về việc một luật sư phải bỏ nghề vì không tin tưởng vào môi trường làm việc của chính mình :

"Luật sư Lê Văn Hòa nguyên là Vụ trưởng một vụ của Ban Nội chính Trung ương Đảng, ông sớm rời cơ quan công quyền khi chưa tới tuổi hưu trí, đăng ký gia nhập Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, với lý tưởng phụng sự công lý, nhanh chóng trở thành luật sư tham gia nhiều vụ án oan sai, các vụ án nhạy cảm về chính trị, gần đây ông là một trong các luật sư tham gia phiên tòa vụ án Làng Hoành - Đồng Tâm gây chấn động dư luận trong và ngoài nước.

Lý do ông Hòa từ bỏ nghề nghiệp luật sư xuất phát từ sự bức xúc cao độ đối với các bất công mà thân chủ của ông phải gánh chịu qua các vụ án hình sự oan trái do ông đảm nhận làm người bào chữa, từ các bất cập và vi phạm nghiêm trọng của cơ quan xét xử mà ông nhận thấy mình gần như bất lực, khi đã tận lực, dốc hết sức cho công việc.

Thật ra, trước Luật sư Hòa đã có khá nhiều các luật sư lặng lẽ bỏ nghề, chuyển qua nghề khác trong hệ thống ngành luật như làm Công chứng viên, Thừa phát lại hoặc bỏ hẳn ngành luật để về vườn, làm công việc kinh doanh hoặc lao động chân tay. Câu chuyện của họ giống như việc nhiều Đảng viên Cộng sản thoái đảng một cách âm thầm vậy !".

Theo Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, nhiều người hy vọng qua hành động của Luật sư Lê Văn Hòa, những người có trách nhiệm của hệ thống tư pháp Việt Nam sẽ có sự nhìn lại và thay đổi, nhưng bản thân ông thì không tin điều đó, vì ngay cả như bị cáo kêu oan Lương Hữu Phước tự tước đi mạng sống của mình để "đánh thức ngành tư pháp" mà cũng không giải được nỗi oan, thì còn biết hy vọng gì !

Luật sư Võ An Đôn cũng không tin sẽ có sự thay đổi. Ông nói:

"Tôi nghĩ không bao giờ tư pháp Việt Nam thay đổi sau vụ này nếu vẫn ở thể chế một đảng lãnh đạo toàn diện, nhất là tư pháp.

Làm luật sư ở Việt Nam rất chán nản bởi họ ra tòa với tư cách là người bào chữa, bảo vệ thân chủ nhưng chẳng có tác dụng gì hết mà chỉ có tác dụng ‘làm đẹp đội hình’ mà thôi. Vai trò của luật sư ở Việt Nam, nói một cách chính xác là chỉ làm cảnh, để người ta nhìn vào có dân chủ mà thôi. Tiếng nói của luật sư tại tòa không được ai trong Hội đồng Xét xử nghe, trừ những trường hợp đặc biệt. Mọi quyết định thắng thua tại tòa là do chánh án, người đứng đầu về mặt đảng của tòa chỉ đạo hết, luật sư không có tác dụng nên họ rất nản".

Một số người và ngay cả vợ của Luật sư Lê Văn Hòa bày tỏ quan ngại về việc ông công khai từ bỏ nghề luật. Họ đồng ý rằng nếu tất cả những thành phần tốt trong xã hội đều mất niềm tin và từ bỏ thì ‘chỉ còn lại gian tham’. Nhiều người nhận định rằng, dù tư pháp Việt Nam có cải cách nhưng từ luật trên giấy tới thi hành trong thực tế còn quá xa vời.

Liên quan đến việc cải cách ngành tư pháp, tại Hội nghị triển khai công tác tòa án năm 2021 tổ chức trực tuyến vào tháng 12 năm 2020, Thủ tướng Việt Nam lúc bấy giờ là ông Nguyễn Xuân Phúc phát biểu rằng, phải tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy tòa án theo hướng khoa học, hiện đại, tinh gọn, bảo đảm tính ổn định, phù hợp với thực tế, hoạt động hiệu quả. Phấn đấu xây dựng Tòa án Nhân dân xứng đáng trở thành thành trì bảo vệ công lý.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 28/05/2021

Published in Diễn đàn

Luật sư bào chữa cho thân chủ bị Điều 117 : chưa bao giờ thành công !

Nguyễn Nam, VNTB, 28/12/2020

Một luật sư ở Sài Gòn bình luận với Việt Nam Thời Báo rằng "chưa luật sư nào bào chữa thành công cho thân chủ bị Điều 117 Bộ luật hình sự, nhưng không phải vì luật sư kém cỏi".

luat1

Luật sư Đặng Đình Mạnh, Trưởng văn phòng luật mang tên ông, đặt câu hỏi và tự trả lời : "Đâu là ranh giới giữa một bên là sự hành xử quyền tự do ngôn luận theo Hiến pháp, và bên kia là tội hình sự lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước ? Cơ quan an ninh nói ranh giới ấy ở đâu, thì nó ở đó !

Câu trả lời ngay và luôn tiếp theo cũng đã phản ảnh một sự thật đáng buồn mà giới luật sư ít muốn thừa nhận, đó là : Chưa có thân chủ nào bị truy tố với tội danh ở trên mà được luật sư bào chữa thành công cả !

Nói khác, chưa từng có luật sư nào thành công trong việc thuyết phục tòa án rằng hành xử của thân chủ mình vẫn nằm trong ranh giới an toàn, đó là thực hiện quyền tự do ngôn luận mà thôi ! Sự thật phũ phàng tuy có buồn, nhưng không hề xấu hổ, không phải vì giới luật sư kém cỏi, mà vì ngành tư pháp xứ sở này vận hành theo cung cách như vậy !".

Nhóm nhà báo kể trên bị truy tố theo khoản 2, Điều 117 gọi là "trường hợp đặc biệt nghiêm trọng", với mức án tù từ 10 năm đến 20 năm.

Tuy nhiên, thế nào là "phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng", cho đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn, gây khó khăn cho thực tiễn áp dụng pháp luật.

Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là những tình tiết tăng nặng định khung quy định tại một số điều của Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp quy định đã được hướng dẫn tại tiểu mục 1.5 và mục 1.6 Phần IV Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN- BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Bộ Tư pháp -Bộ Công an – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao, về hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ; một số điều luật khác cũng quy định các tình tiết định khung tăng nặng nêu trên, nhưng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn về "phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng".

Để thống nhất về kỹ thuật lập pháp giữa các điều luật trong Bộ luật Hình sự, cũng như nhận thức và áp dụng trong thực tiễn công tác, cần thiết sửa đổi các điều luật đang bàn theo hướng không quy định các trường hợp "phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng", "phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng" và "phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng", mà thay vào đó là quy định "phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù…- " như đa số các điều luật.

Đồng thời cần quy định rõ các tình tiết cụ thể trong từng khoản định khung tăng nặng như đã nêu ở phần trên.

Trước mắt, các cơ quan tư pháp Trung ương có thẩm quyền cần ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể nội dung các tình tiết "phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng", "phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng" và "phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng" trong các điều luật nêu trên.

Một khi chưa có sự rõ ràng về điều luật thì cần thiết áp dụng khung hình phạt cáo buộc ở mức thấp hơn trong cùng nội dung được cho là vi phạm pháp luật.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 28/12/2020

*********************

Tòa án và Đảng lãnh đạo toàn diện

Hà Nguyên, VNTB, 28/12/2020

Có ý kiến, vì Đảng lãnh đạo toàn diện, nên Đảng được quyền chỉ đạo tòa án về xét xử những vụ án nào đó…

luat2

Ngày càng có rất nhiều người dân bị buộc tội và kết án bằng điều luật 117 thuộc Bộ luật hình sự hiện hành. 

Những nội dung tiếp theo đây là lược ghi ý kiến của thẩm phán N.Q.H., qua đó góp phần biện giải cho thắc mắc vì sao ở các vụ án liên quan cáo buộc Điều 117, Bộ luật Hình sự hiện hành, tức Điều 88 của phiên bản luật hình sự trước đó, tất cả tranh biện của luật sư đều không giúp cải thiện mức án cáo buộc.

Theo thẩm phán N.Q.H., thì nguyên do của mọi nguyên do là chưa có sự rạch ròi về hành lang pháp lý cụ thể của đảng chính trị.

Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định : Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Về lý thuyết tuyên giáo, thì vai trò lãnh đạo của Đảng thông qua các nghị quyết, Đảng lãnh đạo về chủ trương và đường lối đối với hoạt động xét xử là cần thiết, nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động xét xử, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội.

Cụ thể hơn, mẫu câu thường bắt gặp, là "Đảng chỉ đạo hoặc cho ý kiến về nguyên tắc chung trên cơ sở quy định của pháp luật trong việc giải quyết, xử lý tội phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên, các vụ án nghiêm trọng, phức tạp về chính trị, kinh tế, xã hội, các vụ án tham nhũng có liên quan đến cán bộ thuộc diện quản lý của các cấp ủy đảng, các vụ án có liên quan đến quan hệ đối ngoại… và trực tiếp quản lý công tác cán bộ, trong đó có việc xem xét, quyết định nhân sự cán bộ lãnh đạo và Thẩm phán Tòa án các cấp".

Tuy nhiên hiện nay, thứ nhất, chưa có tiêu chí xác định rõ, cụ thể, thế nào là vụ án nghiêm trọng, phức tạp về chính trị, kinh tế, xã hội, các vụ án tham nhũng, các vụ án có liên quan đến quan hệ đối ngoại… từ đó, có thể dẫn đến sự lạm dụng lãnh đạo hoạt động xét xử.

Thứ hai, chưa có cơ chế và hướng dẫn cụ thể trong việc xin ý kiến tổ chức đảng về xử lý một số vụ án cụ thể, nên có thể dẫn đến lạm dụng việc xin ý kiến hoặc ngược lại lạm dụng yêu cầu báo cáo và chỉ đạo.

Thứ ba, chưa có quy định rõ ràng về phạm vi và nội dung việc kiểm tra của các cấp ủy đảng đối với hoạt động xét xử.

Do đó – theo ý kiến của thẩm phán N.Q.H., thì Nhà nước – đúng hơn là Bộ Chính trị, cần phải có các quy định rõ ràng, cụ thể về vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động xét xử của Tòa án nói chung cũng như đối với từng vụ án cụ thể nói riêng, để bảo đảm nguyên tắc : "Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật".

Mối quan hệ giữa Tòa án và cơ quan lập pháp cũng là vấn đề cần luận bàn.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao về hoạt động xét xử của ngành Tòa án.

Quốc hội có quyền hủy bỏ văn bản của Tòa án nhân dân tối cao nếu trái với Hiến pháp, luật hoặc nghị quyết của Quốc hội. Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách cho ngành Tòa án. Quyền lực nhà nước là tập trung và thống nhất, nên Quốc hội có quyền cho ý kiến và đánh giá lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao – cơ quan xét xử cao nhất mà Hiến pháp quy định.

Như vậy, với tất cả những liệt kê ở trên cho thấy chưa có sự thừa nhận một cách đầy đủ về địa vị pháp lý cũng như về thẩm quyền, tính độc lập của Tòa án trong hệ thống quyền lực nhà nước.

Mối quan hệ giữa Tòa án và cơ quan hành pháp cũng là vấn đề.

Trong thực tế, thành phần cấp ủy các cấp luôn có sự cơ cấu, tham gia của người lãnh đạo cơ quan hành pháp. Cho nên, Tòa án tất yếu phải chịu sự lãnh đạo của cấp ủy tương ứng, và đương nhiên thì lãnh đạo cơ quan Tòa án thường là "cấp dưới" của những người lãnh đạo cơ quan hành pháp.

Mối quan hệ giữa Tòa án và cơ quan hành pháp còn thể hiện ở việc, cơ quan hành pháp có thẩm quyền tham gia hoặc quyết định những vấn đề về ngân sách, cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động của Tòa án. Do đó dẫn đến một thực tế là, cơ quan Tòa án khó có thể độc lập, mà chịu sự chi phối và lệ thuộc cơ quan hành pháp.

Mối quan hệ giữa Tòa án và các cơ quan khác cũng là một khoản trống khác về quản trị.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước chưa có quy định rõ ràng, cụ thể cơ quan nào thực hiện quyền tư pháp. Cho nên thực tế cho thấy, vẫn còn một số trường hợp cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát cùng cơ quan Tòa án họp bàn thống nhất về đường lối xử lý vụ án trước khi đưa vụ án ra xét xử – quen gọi là họp liên ngành.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc không bảo đảm tính độc lập của Tòa án và của Thẩm phán.

Hà Nguyên

Nguồn : VNTB, 28/12/2020

***********************

Tư pháp bao giờ độc lập ?

Hoài Nguyễn, VNTB, 28/12/2020 

Thời điểm này ở Việt Nam, dường như bất kỳ cái gì có gắn thêm hai từ "độc lập" đều dễ được xem là nhạy cảm chính trị.

luat3

Bài viết này coi như ‘vuốt râu hùm’, khi kêu gọi những chính khách ở Đại hội Đảng XIII sắp tới, xin lưu ý rằng đến tận lúc này, Việt Nam vẫn tiếp tục giấc mơ về tư pháp độc lập.

Nội dung bài viết này không phản động, vì hầu hết đều là đúc kết từ những tiết giảng dạy của giáo sư Nguyễn Đăng Dung, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực luật học và có trên 30 năm kinh nghiệm giảng dạy bậc đại học.

Xin được lưu ý, bài viết khi dùng từ Việt Nam – hay "nước ta", mong được hiểu là không bao gồm nền đệ nhất và đệ nhị cộng hòa ở miền Nam Việt Nam trước tháng tư, 1975.

Giáo sư Nguyễn Đăng Dung nhìn nhận hoạt động tư pháp của Việt Nam không hoàn toàn giống như của các nhà nước tư bản, vì nó không chỉ bao gồm có các cơ quan xét xử, mà còn có cả các cơ quan điều tra, công tố và những cơ quan hoạt động bảo trợ tư pháp khác như : công chứng, luật sư, pháp y…

Khái niệm tư pháp của Việt Nam được sử dụng như khái niệm tư pháp của Trung quốc, từ tiếng Hán cổ. Điều này chứng tỏ sự phân quyền của nhà nước Việt Nam không được chuẩn tắc theo các quy định của nhà nước pháp quyền, không có sự phân quyền rạch ròi giữa hành pháp và tư pháp.

Quyền hành pháp của Việt Nam không bao gồm quyền công tố buộc tội của Viện Kiểm sát.

"Chính phủ – hành pháp trước hết phải được hiểu ở tầm hẹp nhất là phải giữ gìn trị an cho người dân, phòng và chống tội phạm. Muốn thực hiện tốt quyền này mà không có quyền công tố buộc tội thì không thể nào đảm đương được. Chính phủ quản lý rất tốt mọi mặt, trong đó có cả phát triển kinh tế, mà tội phạm đầy rẫy thì cũng không thể nào đứng vững được" – giáo sư Nguyễn Đăng Dung, nhấn mạnh.

Nguyên tắc độc lập của tòa án chưa được tuân thủ một cách triệt để ở nước ta, bởi lẽ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam vẫn phải theo nguyên tắc tập quyền. Mà sinh viên trường luật nào nếu học hành tử tế thì ai cũng rõ, nguyên tắc tập quyền không thể là cơ sở cho sự độc lập của tòa án bởi nó dẫn đến việc quyết định của tòa án khó tránh khỏi phụ thuộc vào sự chỉ dẫn, sự can thiệp của các cơ quan nhà nước khác.

Trên thực tế, mặc dù nguyên tắc về tính độc lập của tòa án đã được ghi nhận chính thức trong Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật khác, song nó chưa được tất cả các cơ quan Đảng và Nhà nước thực sự tôn trọng và tuân thủ.

Hiện tượng can thiệp vào hoạt động xét xử của tòa án và thẩm phán còn diễn ra khá phổ biến, ở nhiều cấp độ, dưới nhiều hình thức, khiến cho các tòa án và thẩm phán trong nhiều trường hợp không thể quyết định vụ việc một cách khách quan, vô tư, chỉ tuân theo luật pháp.

"Nhìn chung tư pháp ở nước ta vẫn còn mang đặc điểm của thời kỳ chiến tranh, bao cấp ; chưa nghiêng hẳn về bảo vệ công lý. Tòa án không phải là cấp xét xử cuối cùng, vẫn chịu sự giám sát của các cơ quan nhà nước khác. Ở đây, nếu thiếu những điều kiện đảm bảo thực hiện thì sự độc lập của tòa án chỉ là một tuyên bố mà không thể thực hiện trong thực tế" – giáo sư Nguyễn Đăng Dung, nhận xét.

Quá trình xét xử của tòa án ở Việt Nam chưa thực sự theo nguyên tắc tranh tụng, mà vẫn nặng theo nguyên tắc xét hỏi, luật sư chỉ đóng vai trò thứ yếu.

Mở ngoặc nói thêm là có thể viện dẫn Điều 331 "Tội lợi dụng quyền tự do dân chủ" ở Bộ luật Hình sự hiện hành, tức Điều 258 trước đây của Bộ luật Hình sự phiên bản 1999, ở cả hai phiên bản luật, đến nay chưa có bất kỳ luật sư nào tranh tụng thành công. Tương tự là Điều 117, Bộ luật Hình sự 2015 cùng nội dung với Điều 88, Bộ luật Hình sự 1999, tại tòa, luật sư luôn là thứ yếu.

Trở lại với góc nhìn của giáo sư Nguyễn Đăng Dung, ở đây, không hẳn là việc chuyển hoàn toàn sang mô hình tố tụng tranh tụng là phù hợp với điều kiện ở nước ta, song việc duy trì quá lâu mô hình tố tụng buộc tội, mà chậm cải tổ rõ ràng đang tạo ra sự bất bình đẳng lớn giữa các bên tham gia tố tụng, ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động xét xử.

Đó là chưa kể hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay vẫn thiên về xu hướng bắt nhầm còn hơn bỏ sót. Vì vậy, người có hành vi mặc dù chỉ ở mức độ phát hiện tội phạm đều có thể bị bắt giam để tiến hành điều tra để buộc tội, mà rất ít khi dựa trên các quyết định có hiệu lực của tòa án.

Nhiều vụ án không có đủ bằng chứng để kết tội phải hoãn phiên tòa để tiến hành điều tra bổ sung. Về các vụ việc dân sự, khi xét xử tòa án chưa thực sự tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên, nhiều trường hợp có sự can thiệp của Viện Kiểm sát, nhiều trường hợp thẩm phán phải tự đi thu thập các chứng cứ.

"Trong tương lai không xa, các hoạt động của các cơ quan lập pháp và cả hành pháp cũng phải đặt trong vòng xét xử của tòa án.

Khác với thời kỳ chiến tranh, cũng như thời bao cấp, tư pháp chỉ được xem xét như là một trong các ban ngành như các bộ của hành pháp, vì nó chỉ được hiểu là một trong những lĩnh vực cần quản lý của Nhà nước như các lĩnh vực ban ngành khác mà thôi. Hiện tại, nó phải là một ngành độc lập có khả năng xét xử cả các hành vi của lập pháp và hành pháp.

Cuối cùng, cải cách tư pháp cần trao cho tòa án quyền giải thích Hiến pháp và pháp luật, đồng thời phải đặc biệt chú ý đến bảo đảm tính độc lập cho thẩm phán" – giáo sư Nguyễn Đăng Dung, nhận định.

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 28/12/2020

************************

Hội thẩm nhân dân có quyền độc lập hay không ?

Trần Dzạ Dzũng, VNTB, 27/12/2020

Theo cơ chế hiện hành, các hội thẩm nhân dân bị chi phối rất nhiều thứ trong việc thể hiện quyền độc lập khi tham gia phiên tòa.

luat4

Trong phiên hình sự sơ thẩm vụ án "Hội Nhà báo độc lập Việt Nam" dự kiến diễn ra vào ngày 5/1/2021 tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, có hai hội thẩm nhân dân là ông Lê Giáo và ông Trần Huỳnh. Hai hội thẩm nhân dân dự khuyết là ông Nguyễn Thành Châu và bà Lê Thị Nhung.

Giả dụ như trong một vài tình huống nào đó đưa đến ‘búa rìu’ công luận phê phán về vai trò chưa tròn của hội thẩm nhân dân trong vụ án, mong rằng cần sự lượng thứ vì trên thực tế, theo như một ghi nhận của bà Trần Thị Thu Hằng, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, thì "vẫn còn nhiều hạn chế trong cơ chế đảm bảo tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm".

Thứ nhất, Hội thẩm có vị trí, vai trò quan trọng đảm bảo tính dân chủ, khách quan của hoạt động xét xử, góp phần giúp việc xét xử của Tòa án diễn ra công bằng, chính xác, khách quan.

Cùng với Thẩm phán, Hội thẩm là những thành viên không thể thiếu được trong hoạt động xét xử của mỗi vụ án.

Tuy nhiên, trên thực tế các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của Hội thẩm, cơ chế bầu, cử Hội thẩm và thực trạng hoạt động của Hội thẩm còn nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập khiến việc Hội thẩm tham gia hoạt động xét xử của Tòa án còn mang tính hình thức, vẫn chưa phát huy được hết vị trí, vai trò quan trọng mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định.

Qua công tác xét xử cho thấy, Hội thẩm chưa phát huy được hết quyền năng của mình, có những Hội thẩm chỉ đến nghiên cứu kết luận điều tra, bản cáo trạng, hoặc có trường hợp không nghiên cứu hồ sơ nhưng vẫn tiến hành hoạt động xét xử tại Tòa án, vì vậy, Hội thẩm sẽ rơi vào tình trạng lệ thuộc, thiếu chủ động trong quá trình chứng minh tội phạm cũng như quyết định việc giải quyết vụ án, khiến cho công chúng nhìn nhận về sự tham gia của Hội thẩm chỉ là hình thức, tham gia cho đủ thành phần.

Hiện nay, pháp luật cũng chưa chính thức giao cho cơ quan nào quản lý thống nhất đội ngũ Hội thẩm của các Tòa án nhân dân. Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc có trách nhiệm chuẩn bị nhân sự, hiệp thương lập danh sách Hội thẩm để Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra Hội thẩm (trừ Hội thẩm quân nhân của Tòa án quân sự các cấp do cơ quan có thẩm quyền cử theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân).

Trong khi đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc hầu như rất ít thực hiện giám sát hoạt động của Hội thẩm do mình giới thiệu hoặc bầu ra. Tòa án chỉ quản lý Hội thẩm trong thời gian họ nghiên cứu hồ sơ và tham gia xét xử.

Hiện nay, mặc dù các địa phương có thành lập Đoàn Hội thẩm, nhưng là tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tự quản. Ngoài thời gian tham gia hoạt động xét xử, Hội thẩm sinh hoạt tại cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc hoặc địa phương nơi họ sinh sống, nên đối với một số vụ án có tính chất nhạy cảm dễ bị tác động, sức ép và dễ phát sinh tiêu cực.

Thứ hai, Thẩm phán, Hội thẩm cũng có thể bị áp lực khác tác động, khiến họ lúng túng khi tham gia xét xử như hiện tượng can thiệp của chính quyền địa phương, của Chánh án Tòa án, của tổ chức Đảng vào hoạt động xét xử.

Hiến pháp hiện hành không quy định mối quan hệ hành chính giữa Tòa án các cấp, mối quan hệ giữa Tòa án các cấp là mối quan hệ tố tụng, điều này có nghĩa là không có Tòa án cấp trên và không có Tòa án cấp dưới, mà chỉ có Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm, các Tòa án thực hiện chức năng giám đốc thẩm và tái thẩm và các Tòa án thực hiện chức năng xét xử độc lập với nhau.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại tình trạng Tòa án cấp trên quản lý Tòa án cấp dưới cả về tổ chức, tài chính và chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ. Tình trạng can thiệp từ phía lãnh đạo Tòa án vào hoạt động xét xử, trong một số trường hợp đã can thiệp sâu vào công việc xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm hoặc cũng có trường hợp vì lợi ích cá nhân mà Chánh án chỉ thị, định hướng cho Hội đồng xét xử.

Trên thực tế, tình trạng Thẩm phán tham khảo ý kiến của lãnh đạo Tòa án còn cao. Việc trao đổi ý kiến lãnh đạo về "đường lối giải quyết vụ án" vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong các thẩm phán tỉnh và huyện.

Tòa án nhân dân tối cao đã có yêu cầu nghiêm cấm sự can thiệp vào hoạt động xét xử, nhưng trên thực tế không ít Tòa án địa phương vẫn còn tồn tại cơ chế này.

Tình trạng "báo cáo án", "thỉnh thị án" đã phá vỡ nhiều nguyên tắc quản lý và nguyên tắc tư pháp trong hoạt động tòa án, như "nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập", "nguyên tắc xét xử tập thể", làm cho những nguyên tắc này trở nên hình thức và không được tôn trọng, làm giảm vai trò của Hội thẩm, phá vỡ nguyên tắc tính đại diện của nhân dân trong xét xử.

Thẩm phán, Hội thẩm đôi khi còn chịu áp lực của công luận khi đăng tải nhiều bài viết về một vụ án chưa xét xử ; chịu ảnh hưởng và tác động của bản kết luận điều tra hoặc cáo trạng khi nghiên cứu hồ sơ nên có thể không độc lập trong quá trình xem xét và đánh giá chứng cứ.

Thứ ba, không ít Thẩm phán và Hội thẩm còn lệ thuộc vào kết quả điều tra, những thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vụ án.

Trong nhiều trường hợp, Hội đồng xét xử tin vào kết quả điều tra có trong hồ sơ vụ án mà không coi trọng tới những ý kiến trình bày tại phiên tòa, chưa thực sự coi trọng nguyên tắc tranh tụng mà vẫn nặng về thẩm vấn, xét hỏi, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia tố tụng.

Do đó, phán quyết của Hội đồng xét xử còn mang tính áp đặt, còn tình trạng xét xử oan sai, trái pháp luật ; bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới bị Tòa án cấp trên hủy, sửa nhiều.

Thứ tư, quy trình tuyển chọn Thẩm phán còn nhiều bất cập, việc tuyển chọn Thẩm phán không được pháp luật quy định phải công bố công khai, rộng rãi nên không tạo được tính cạnh tranh.

Thực tế việc tuyển chọn Thẩm phán cơ bản là quy trình khép kín trong nội bộ ngành Tòa án, chưa có cơ chế khuyến khích những người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc tuyển chọn làm Thẩm phán, vì thế không thu hút được người tài, giỏi.

Hiện tại, bên cạnh những Thẩm phán được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có bề dày kinh nghiệm và kỹ năng xét xử, vẫn còn không ít Thẩm phán hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, không có bản lĩnh chính trị vững vàng, thiếu tự tin, sợ trách nhiệm, không tự quyết định được các tình huống khi xét xử.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới nguyên tắc xét xử độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm.

Thứ năm, chế độ tiền lương của Thẩm phán và chế độ, chính sách đối với Hội thẩm chưa hợp lý.

Mức lương của Thẩm phán hiện nay là rất khiêm tốn, không đảm bảo được mức sống tối thiểu của bản thân và gia đình họ. Điều này sẽ làm cho Thẩm phán không yên tâm công tác, dễ bị những tác động, cám dỗ hoặc tham nhũng khi tham gia hoạt động tố tụng.

Đối với Hội thẩm, ngoài chế độ về trang phục, Hội thẩm chỉ có chế độ bồi dưỡng phiên tòa với mức 90.000 đồng/ngày nghiên cứu hồ sơ hoặc xét xử. Trong khi đó, pháp luật quy định khi tham gia xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán, nhưng một số chế độ của Thẩm phán như phụ cấp công vụ, phụ cấp trách nhiệm nghề, thì Hội thẩm lại không được hưởng cũng là không hợp lý.

Pháp luật cũng chưa quy định các biện pháp bảo vệ Thẩm phán, Hội thẩm và gia đình họ trong những trường hợp cần thiết.

Thực tế đã có nhiều trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm bị các đối tượng đe dọa, trả thù, thậm chí những người thân của họ cũng bị đe dọa, trả thù, vì vậy, cần phải có những quy định về bảo vệ đối với tính mạng, tài sản của Thẩm phán, Hội thẩm và gia đình họ ngoài thời gian tham gia xét xử để họ yên tâm thực hiện nhiệm vụ xét xử của mình, đặc biệt là xét xử những vụ án lớn, vụ án có bị cáo là đối tượng nguy hiểm.

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn : VNTB, 27/12/2020

Published in Diễn đàn

Thẩm phán thực sự độc lập…

Phú Nhuận, VNTB, 24/12/2020

"Trong nội dung bản "Tuyên bố thành lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam" nêu rõ quan điểm, mục đích hoạt động của "Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam" là đấu tranh làm thay đổi thể chế chính trị Việt Nam hiện nay thành thể chế chính trị tam quyền phân lập" – trích trang 2, Cáo trạng số 543/CT-VKS-P1, ngày 10/11/2020.

tuphap1

Nếu thẩm phán thực sự độc lập, sẽ tuyên các bị cáo của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, là ‘không chống nhà nước xã hội chủ nghĩa’.

"Thể chế chính trị tam quyền phân lập" không đồng nghĩa với "chống nhà nước xã hội chủ nghĩa". Điều này tương tự với nền kinh tế thị trường mà các nước phương Tây đang áp dụng, vẫn dễ dàng được nhà nước Việt Nam vận dụng với tên gọi "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Bất cứ thể chế chính trị nào trên thế giới hiện nay đều xác định trung tâm quyền lực chính trị của hệ thống chính trị là nhà nước. Sự chi phối mọi hoạt động đối với nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) của các đảng phái trong xã hội thể hiện bằng các hình thức khác nhau và mức độ khác nhau vì lợi ích của các giai cấp mà đảng phái đó đại diện.

Cho dù là nhà nước "tam quyền phân lập" hay nhà nước trong các thể chế chính trị khác, thì cũng đều chú trọng đặc biệt đến việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế nhằm kiểm soát quyền lực đối với từng chủ thể trong hệ thống chính trị và đối với toàn bộ hệ thống chính trị.

Như vậy, "tam quyền phân lập" không liên quan về "suy thoái chính trị" hay biểu hiện "diễn biến hòa bình" như cách diễn đạt trong một số nội dung ở diễn văn của các quan chức cấp cao ở Bộ Chính trị.

Ở Việt Nam, Đảng có quyền lực chính trị tối cao, thậm chí trong một số trường hợp, quyền lực chính trị của các tổ chức đảng rất lớn, như các quyết định về đường lối của đất nước, chủ trương, giải pháp trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, nhất là trong công tác tổ chức, cán bộ.

Vì thế, Đảng rất cần xây dựng và thực thi ngay những thiết chế về kiểm soát quyền lực trong nội bộ Đảng, bảo đảm mọi quyền lực chính trị của tổ chức đảng có thẩm quyền đều phải được quy định bằng thể chế lãnh đạo và cầm quyền của Đảng. Chỉ khi có cơ chế kiểm soát quyền lực đối với tổ chức đảng, đảng viên thì mới chủ động phòng ngừa các sai phạm có thể xảy ra và xử lý kỷ luật đối với những trường hợp lạm dụng quyền lực, độc đoán, gia trưởng, tham nhũng, "lợi ích nhóm".

Lâu nay, đối với tổ chức đảng, đảng viên, Đảng thực hiện cơ chế "tự kiểm soát" bằng các hình thức sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình, giữ nghiêm kỷ luật đảng. Qua sinh hoạt đảng, các tổ chức đảng, đảng viên, nhất là trong các cơ quan nhà nước kiểm soát thường xuyên lẫn nhau việc thực hiện quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng vì "Đảng mạnh là do mỗi chi bộ mạnh. Chi bộ mạnh là do đảng viên đều tốt".

Tuy nhiên phương thức kêu gọi tính tự giác "phê bình – tự phê bình" cho cảm giác gần với phạm trù đạo đức của tiết học "Công dân giáo dục".

Đến nay, cơ chế "tự kiểm soát" dựa trên "nhân chi sơ tính bổn thiện" cho thấy không mấy hiệu quả, nên trong nhiệm kỳ mới sắp tới đây, tại sao Đảng không thử chọn một dung hòa tương tự như "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", cho việc "tam quyền phân lập có định hướng chủ nghĩa xã hội" chẳng hạn ?.

Điều 3, Hiến pháp 2013 khẳng định : "Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân ; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân ; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện".

Nói theo cách quen thuộc văn phong tuyên giáo, thì nhân dân ta mong muốn gì hơn thế nữa ? Vấn đề then chốt của kiến tạo nền dân chủ ở Việt Nam, chính là thực hiện cho bằng được các mục tiêu về xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay – và "tam quyền phân lập" ngay trong yêu cầu quản trị quốc gia của Đảng cầm quyền, cần được coi là một đề xuất có tính xây dựng.

Phú Nhuận

Nguồn : VNTB, 24/12/2020

*********************

Cổ súy tam quyền phân lập không phải để nhằm chống nhà nước xã hội chủ nghĩa

Hồng Hà, VNTB, 24/12/2020

Phát triển kinh tế thị trường, thực hiện tam quyền phân lập và xã hội dân sự có phải là mô hình tổ chức và vận hành của xã hội có tính khuôn mẫu, bất biến mà mọi đất nước phải noi theo để phát triển không ?

Câu trả lời là không.

hoinghi4

Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành các chủ trương, chính sách, luật pháp nhằm kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.

Vậy thì có phải lựa chọn "đường lối đổi mới phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đưa nước ta vào dòng chảy của thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội để phát triển đất nước là đúng đắn, phù hợp với xu thế của thời đại và điều kiện của đất nước" là duy nhất đúng ?

Câu trả lời cũng là không.

Đề xuất lựa chọn phương thức quản lý nào là phù hợp, hoàn toàn không liên quan đến việc "chính trị hóa" kiểu như cáo buộc "chống nhà nước xã hội chủ nghĩa" – vì trên thực tế, lý thuyết của chủ nghĩa xã hội không phản bác học thuyết tam quyền phân lập, bởi xét về mặt khoa học thì quan điểm nào cũng có sự đa chiều ưu – khuyết của nó.

Có ý kiến, vì không chọn quản trị quốc gia bằng học thuyết tam quyền phân lập, nên gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành các chủ trương, chính sách, luật pháp nhằm kiểm soát quyền lực, đặc biệt là Quy định số 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc "Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền".

Quyền lập pháp luôn gắn với chủ quyền quốc gia, đó là ý chí của nhân dân có chủ quyền quyết định. Vì vậy, quyền hành pháp chỉ là được ủy quyền và phục vụ chủ quyền nhân dân, quyền tư pháp phải lệ thuộc và tuân theo pháp luật, nhưng có tính độc lập tương đối với lập pháp và hành pháp. Rõ ràng, nhà nước "tam quyền phân lập" có mặt tích cực trong hạn chế lạm quyền, tùy tiện sử dụng quyền lực.

Lại có ý kiến, nguyên tắc phân quyền chỉ tồn tại khi có sự cạnh tranh quyền lực giữa các đảng phái chính trị khác nhau. Ở Việt Nam thì Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội, không có bất kỳ cạnh tranh nào nên không cần thiết phân quyền rạch ròi giữa lập pháp – hành pháp – tư pháp.

Thế nhưng ngay trong nội bộ Đảng cũng nhận ra rằng dân chủ trong Đảng chưa được thực hiện đầy đủ. Nguyên tắc tập trung dân chủ thực hiện chưa nghiêm, dẫn đến tình trạng "thành tích là của cá nhân, khuyết điểm là do tập thể".

Việc Đảng ban hành hai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI và khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã khẳng định vấn đề đó. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền còn những bất cập, chưa đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc cơ bản : Thượng tôn pháp luật ; hoạt động thực sự dân chủ ; chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…

Nguyên tắc "Đảng lãnh đạo – Nhà nước quản lý – Nhân dân làm chủ" chưa được thể chế hóa đầy đủ, cụ thể và rành mạch thành cơ chế đồng bộ để nhân dân thực sự là chủ và làm chủ các quá trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, làm chủ theo tinh thần "tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân".

Cơ chế kiểm soát quyền lực của Đảng, Nhà nước chưa đầy đủ, chưa đồng bộ ; nỗ lực ban hành các văn bản lãnh đạo, quản lý nhằm kiểm soát quyền lực của Đảng, Nhà nước chậm đi vào thực tế cuộc sống ; tình trạng lạm quyền, tham quyền, tha hóa quyền lực đã gây bức xúc trong xã hội…

Cụ thể hơn nữa, trong bản tin phát hành vào đầu giờ chiều ngày 22/12/2020, có tựa Ông Trần Quốc Vượng : ‘Chống tham nhũng để giữ uy tín cho Đảng, không lo giảm uy tín’, viết rằng, khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sáng 22-12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, khẳng định : "Gần đây chúng ta tiếp tục kỷ luật đảng viên có vi phạm, điều tra vụ việc, xét xử vụ án dù gần đến Đại hội. Điều này giúp dân tin rằng Đảng không ngừng nghỉ trong đấu tranh phòng chống tham nhũng" (*).

Đoạn diễn văn trên của ông Trần Quốc Vượng, người từng là Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (nhiệm kỳ 2007 – 2011), cho thấy người dân hoài nghi vào khả năng quản trị quốc gia của Đảng.

Chính điều này cho thấy giả dụ như có người dân nào đó – như trường hợp nhà báo Phạm Chí Dũng chẳng hạn, ông đã đề xuất về vận dụng thuyết tam quyền phân lập vào thực tế đơn nguyên đảng chính trị ở Việt Nam, thì đó cần trân trọng xem xét, thay cho quy chụp các ý kiến này là "chống nhà nước xã hội chủ nghĩa", rồi sau đó bắt bỏ tù ông.

Hồng Hà

Nguồn : VNTB, 14/12/2020

Chú thích :

(*) https://thanhnien.vn/thoi-su/ong-tran-quoc-vuong-chong-tham-nhung-de-giu-uy-tin-cho-dang-khong-lo-giam-uy-tin-1320109.html

**********************

Quyền tư pháp ở Việt Nam : hiểu sao cũng trúng ?

Trần Lê, VNTB, 23/12/2020

Vùng cấm của tư tưởng

‘Tam quyền phân lập’ lâu nay vẫn là ‘vùng cấm’ trong phản biện ở Việt Nam. Vì sao lại trái khoáy như vậy, điều đó không dễ trả lời vì sẽ đối mặt với án chính trị nếu đi ngược lại với ý chí của Tổng bí thư đương nhiệm (*).

tuphap31

Trong vụ án tạm gọi là Hội Nhà báo độc lập Việt Nam sẽ được xét xử phiên hình sự sơ thẩm vào ngày 5/1/2021, thì nhà báo Phạm Chí Dũng bị cáo buộc về việc đã cổ súy cho ‘tam quyền phân lập’.

Bởi vì khi cổ súy ‘tam quyền phân lập’ được hiểu đồng nghĩa đang ‘suy thoái tư tưởng’, nên trong bàn luận lâu nay về vấn đề tư pháp vẫn tiếp tục loay hoay về phương thức quản trị. Cụ thể, rất nhiều vấn đề cần được tiếp tục giải quyết như : Quyền tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013 có nội hàm thế nào ? Quyền xét xử được giới hạn đến đâu và có mối liên hệ thế nào với quyền điều tra, quyền truy tố, quyền thi hành án ?

Những cơ quan được xác định là cơ quan tư pháp theo chủ trương, đường lối của Đảng, thể hiện qua các nghị quyết của Bộ Chính trị hiện nay có còn là cơ quan tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013 hay không ?

Hiện đang có các ý kiến, quan điểm khác nhau, trong đó bao gồm cả cách hiểu điều luật quy định về những vấn đề này. Có ý kiến cho rằng, Hiến pháp năm 2013 quy định Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, nhưng điều đó không khẳng định chỉ có Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, hoặc quyền tư pháp ở Việt Nam có nghĩa rất rộng, không phải chỉ là quyền xét xử mà còn những quyền khác như quyền điều tra, quyền truy tố, quyền thi hành án như đã được nêu trong các nghị quyết của Đảng.

Hoặc nếu chỉ có Tòa án nhân dân là cơ quan tư pháp, thì những cơ quan được xác định là cơ quan tư pháp trong các nghị quyết của Đảng, và trong nhận thức của cơ quan nhà nước, người dân, nay sẽ là những cơ quan gì, có vai trò thế nào trong bộ máy nhà nước ?…

Sự khác biệt giữa nhận thức, quan niệm về tư pháp của người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam so với nhiều quốc gia trên thế giới, xuất phát từ sự khác nhau giữa cách thức tổ chức và quản lý xã hội.

Nhiều nước trên thế giới tổ chức bộ máy quyền lực để quản lý xã hội theo học thuyết tam quyền phân lập, trong đó có sự phân chia quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp ; các quyền này độc lập, cân bằng, có đối trọng và chế ước lẫn nhau nhằm tránh sự lạm quyền, sự độc quyền và độc tài ; bảo đảm sự dân chủ, công bằng, bảo đảm quyền và lợi ích của người dân được thực thi theo quy định của hiến pháp và pháp luật.

Người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam không theo học thuyết này, mà tổ chức bộ máy nhà nước gọi là theo nguyên tắc tập trung dân chủ, với việc tuyên truyền rằng quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung trong tay nhân dân ; nhân dân trao cho người đại diện là các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực của mình, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực ấy là quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Vì không có sự phân chia quyền lực, nên từ góc độ này thì ở Việt Nam không có quyền tư pháp theo nghĩa mà nhiều nước trên thế giới hiện nay đang quan niệm. Hơn nữa, khái niệm của "nhân dân" ở đây khá mơ hồ của cách dùng từ phiếm chỉ trong ngữ pháp tiếng Việt.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới (Nghị quyết số 08-NQ/TW) lần đầu tiên tiếp cận khái niệm tư pháp, và cơ quan tư pháp dưới góc độ đường lối chính sách của Đảng về công tác tư pháp. Theo đó, nội dung của công tác tư pháp và cơ quan tư pháp có phạm vi rất rộng, từ điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án.

Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết 49-NQ/TW) tiếp tục nói rằng hệ thống các cơ quan tư pháp mà trọng tâm là Tòa án nhân dân thực hiện quyền xét xử ; Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp ; các cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ điều tra trong tố tụng hình sự và các cơ quan thi hành án.

Ngoài những cơ quan tư pháp kể trên, Nghị quyết 08-NQ/TW đề cập đến hoạt động luật sư, cảnh sát tư pháp, tổ chức giám định, hoạt động công chứng, thống kê tư pháp với tư cách là các hoạt động bổ trợ tư pháp ; Nghị quyết số 49-NQ/TW xác định nhiệm vụ hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp này như một hoạt động quan trọng trong công tác tư pháp, và hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp là một khâu quan trọng trong công tác cải cách tư pháp.

Như vậy, theo các nghị quyết của Bộ Chính trị, các cơ quan tư pháp của Việt Nam gồm cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử và cơ quan thi hành án. Theo đó công tác tư pháp hay hoạt động tư pháp gồm hoạt động điều tra, hoạt động truy tố, hoạt động xét xử và hoạt động thi hành án.

Nếu ở nhiều nước, "Tư pháp" là xét xử và cơ quan tư pháp là Tòa án, thì ở Việt Nam, "Tư pháp" được hiểu theo nghĩa là sự trộn lẫn toàn bộ hoạt động bảo vệ pháp luật, trong đó hoạt động xét xử của Tòa án là trung tâm. Ngoài ra, còn có các hoạt động bổ trợ tư pháp như luật sư, công chứng, đấu giá, giám định tư pháp.

Hiện nay, trong nhận thức của nhiều người dân các cơ quan tư pháp còn bao gồm các cơ quan trong ngành Tư pháp từ trung ương đến địa phương như Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp và các phòng tư pháp cấp huyện…

Vấn đề đặt ra cho nhiệm kỳ mới của Đảng ở lần Đại hội XIII sắp tới, là nếu ông Nguyễn Phú Trọng có tiếp tục tại vị, thì vẫn phải giải quyết cho bằng được yêu cầu sau đây :

Với đặc điểm tổ chức các cơ quan nhà nước theo nguyên tắc tập trung thống nhất, thì việc phân định một cách rõ ràng cơ quan tư pháp với các cơ quan khác liên quan đến hoạt động tư pháp, dù chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đã được quy định trong Hiến pháp, hoặc các văn bản pháp luật khác, thì thời gian cần thiết từ năm 2013 đến nay để đạt được sự thống nhất trong nhận thức, trong hoạt động của các cơ quan liên quan đến tư pháp, phù hợp với tinh thần mới của Hiến pháp năm 2013, tiếp cận được với quan niệm về quyền tư pháp của nhiều quốc gia trên thế giới, cần phải được sửa đổi tương ứng.

Việc hiểu đúng về quyền tư pháp và cơ quan tư pháp trong bối cảnh Hiến pháp 2013 đã được ban hành được 8 năm, không phải chỉ là những vấn đề lý luận mà có tác động trực tiếp tới định hướng cải cách tư pháp và việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay.

Và trong cách nhìn nhận vấn đề như trên, thiết nghĩ cần thiết xem lại về cáo buộc nhà báo Phạm Chí Dũng, trong chuyện ông đã phản biện và cổ súy tinh thần pháp luật theo "tam quyền phân lập".

Trần Lê

Nguồn : VNTB, 23/12/2020

Chú thích :

(*)https://www.tienphong.vn/xa-hoi-tin-tuc/toan-van-bai-phat-bieu-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-576194.tpo

https://www.voatiengviet.com/a/tbt-vietnam-yeu-cau-xu-ly-suy-thoai-tu-tuong-chinh-tri/1610935.html

Published in Diễn đàn

Tòa án Việt Nam có thể trở nên thành trì bảo vệ công lý như ao ước ?

RFA, 22/12/2020

"Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy tòa án theo hướng khoa học, hiện đại, tinh gọn, bảo đảm tính ổn định, phù hợp với thực tế, hoạt động hiệu quả. Phấn đấu xây dựng TAND xứng đáng trở thành ‘thành trì bảo vệ công lý’..".

Đó là phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị triển khai công tác tòa án năm 2021, do Tòa án Nhân dân Tối cao tổ chức trực tuyến hôm 21/12/2020... Hội nghị có 10.000 người dự, trong đó có 6.000 thẩm phán các cấp tại gần 800 điểm cầu trực tuyến.

tuphap01

Biểu tượng cho công lý. - AFP

Liệu Tòa án Nhân dân Việt Nam có thể là thành trì bảo vệ công lý như lời ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi những năm qua đã xảy ra nhiều vụ án oan sai gây bức xúc trong dư luận. Chưa kể nhiều vụ án bị chính trị hóa, quy kết tội vi phạm an ninh quốc gia với những bản án bỏ túi.

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, nói với RFA hôm 22/12 về vấn đề này :

"Tòa án lẽ ra phải là thành trì của Công lý ! Và Công lý luôn là khát khao cháy bỏng nơi người dân Việt.

Tuy nhiên, khi mà ở Việt Nam hiện nay hoạt động của Tòa án được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tiêu chuẩn chính trị của thẩm phán phải là đảng viên thì tính độc lập của Tòa án chỉ là khẩu hiệu và tồn tại trên câu chữ mà thôi ! Và lẽ cố nhiên, Tòa án mà không độc lập thì việc xét xử không thể tránh được oan sai và câu chuyện oan sai vẫn là điệp khúc bất tận trong môi trường pháp luật Việt Nam".

Đơn cử một số vụ được nhiều người quan tâm như vụ án Hồ Duy Hải kêu oan hơn hàng chục năm qua. Hồ Duy Hải ở Long An bị bắt giữ và bị tuyên án tử hình dưới tội danh ‘giết người, cướp tài sản’ tại cả ba phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm và cả giám đốc thẩm. Tuy nhiên, hàng loạt những sai phạm trong quá trình điều tra, trong các phiên tòa được các luật sư và các nhà quan sát chỉ ra nhưng các chủ tọa đã không quan tâm, và giữ nguyên bản án đã tuyên trước đó.

Trước đó cũng có nhiều vụ án oan sai như vụ ông Hàn Đức Long bốn lần bị kết án tử hình dù vô tội. Ông Nguyễn Thanh Chấn bị kết án chung thân với tội giết người dù liên tục kêu oan, sau 10 năm ngồi tù oan, ông mới được hủy hai bản án kết tội ông giết người.

Hay ông Huỳnh Văn Nén, người được xem là người duy nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam mang 2 án oan, gần 17 năm ngồi tù oan, và chỉ được đình chỉ điều tra sau khi công an tìm ra hung thủ giết người.

Mới nhất là vào ngày 12/10/2020, VKSND tỉnh Tây Ninh đã trao hơn 6 tỷ đồng tiền bồi thường cho các nạn nhân bị hàm oan 41 năm trong vụ án ‘Cướp tài sản riêng của công dân’. Vụ án oan này đã khiến cả gia đình tám người bị bắt vào cuối tháng 7 năm 1979 và có hai người đã chết không được nhận bồi thường.

Từ Sài Gòn hôm 22/12, Luật sư Đặng Đình Mạnh khi trả lời RFA qua tin nhắn cho biết, Tòa án có chức năng bảo vệ công lý. Nhưng khi người đứng đầu chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi xây dựng Tòa án Nhân dân thành ‘thành trì bảo vệ công lý’ là đã tái xác nhận một thực trạng đáng buồn về hệ thống tòa án Việt Nam đã chưa đáp ứng được chức năng chính yếu của mình. Luật sư Mạnh cho biết tiếp :

"Qua đó, tôi cho rằng lời kêu gọi của ông Phúc rất có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay và tôi cũng mong ông ấy sẽ có những hành động thiết thực, cụ thể để cải cách hoạt động tòa án chứ không dừng lại ở lời kêu gọi.

Vài vấn đề mang tính cơ bản có thể giúp cải cách hoạt động tòa án mà chính quyền có thể cho nghiên cứu, điển chế để vận dụng ngay, như :

- Bảo đảm tính độc lập xét xử. Hiện nay, tôi tin rằng sự tồn tại các tổ chức nội chính tỉnh/thành, các hoạt động "chỉ đạo án" hay "duyệt án"… đang làm ảnh hưởng đến tính độc lập xét xử của tòa án.

- Thẩm phán có nhiệm kỳ suốt đời và được đãi ngộ xứng đáng để họ có thể toàn tâm, toàn ý với nghề nghiệp của mình.

- Bảo đảm tuyệt đối hoạt động tham gia tố tụng của luật sư.

- Thành lập tòa bảo hiến.

- Tách việc quản lý giam giữ nghi phạm ra khỏi hệ thống công an hoặc có thể giám sát, kiểm tra được".

Cũng tại Hội nghị triển khai công tác tòa án năm 2021, Tòa án nhân dân tối cao báo cáo trong nhiệm kỳ 2016 - 2020, các tòa án đã thụ lý hơn 2 triệu vụ việc. Ngành tòa án trong năm 2020 cũng đã xử lý nghiêm nhiều vụ án lớn với các bị cáo là người có chức vụ cao như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn… Tuy nhiên cơ quan đứng đầu ngành Tố tụng không nói về các bản án oan sai mà dư luận đặc biệt quan tâm.

Luật sư Phạm Công Út, hiện sống tại Sài Gòn, giải thích với RFA hôm 22/12 về cơ chế tố tụng tại Việt Nam :

"Tôi nghĩ đó là ước ao của Thủ tướng, nhưng cơ chế pháp luật đặc biệt là tố tụng rất khó bảo vệ công lý bởi vì họ có những vấn đề nhạy cảm về chính trị. Ví dụ như những vụ án hình sự thông thường như gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, trốn thuế....nhưng biến thành một vụ án chính trị. Khi như vậy, dù không phải là phiên tòa an ninh quốc gia, nhưng khi người ta chính trị một vụ thường án... thì nó không khác gì một phiên tòa an ninh quốc gia. Từ đó an ninh thắt chặt, và người bị quy kết đã giống như có tôi khi họ họp với nhau, chứ không phải khi bản án tuyên có hiệu lực pháp luật".

Còn vấn đề thứ hai, theo Luật sư Út là vấn đề tố tụng của Việt Nam là sự pha trộn của tố tụng Xã hội Chủ nghĩa (xã hội chủ nghĩa), nó mang tính xét hỏi nhiều hơn là tính tranh tụng. Trong khi Việt Nam có ký kết một số công ước Liên Hiệp Quốc, và cũng có tiến hành sửa luật nhưng không đáp ứng được hiện thực tiến hành tố tụng. Ông đưa ra dẫn chứng :

"Ví dụ như chống tra tấn, phải ghi âm ghi hình, được từ chối trả lời nếu không có luật sư... Nhưng mà khi người ta đã chính trị hóa một vụ thường án thì luật sư không được sao chụp tài liệu, không được tham gia từ đầu cho tới cuối. Hay ví dụ vụ án giết người ở Đồng Tâm, thì người ta chính trị hóa nó thành vị trọng án, nó không phải vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, nhưng các luật sư tham gia bị hạn chế một số quyền tiếp cận hay quyền của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nó hạn chế rất nhiều so với các vụ trọng án khác, không phải là một phiên tòa xét có tội hay không và sau đó có một phiên tòa khác tuyên mức án. Mà phiên tòa này ở Việt Nam từ sơ thẩm kết tội đến kết án trong cùng một phiên tòa. Như vậy nó mang mô hình xã hội chủ nghĩa".

Trong vụ án "Giết người" và "chống người thi hành công vụ" xảy ra vào rạng sáng ngày 9/1/2020 ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Hà Nội... Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội trong phiên xử diễn ra vào ngày 14/9/20, đã ra phán quyết đối với 29 người.

Trong 6 người đã bị cáo buộc tội ‘giết người’, có 2 người bị tuyên tử hình là ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức, đều là con trai cụ Lê Đình Kình. Ông Lê Đình Doanh, cháu nội cụ Lê Đình Kình, nhận án chung thân. Ông Bùi Viết Hiểu 16 năm tù, Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù và Nguyễn Văn Tuyển 12 năm tù. 23 bị cáo còn lại nhận án từ 15 tháng tù treo đến 6 năm tù giam về tội ‘Chống người thi hành công vụ’.

Người dân Đồng Tâm và các luật sư đều cho rằng các bản án tuyên cho người dân Đồng Tâm đều là oan sai.

Tôi nghĩ đó là ước ao của Thủ tướng, nhưng cơ chế pháp luật đặc biệt là tố tụng rất khó bảo vệ công lý bởi vì họ có những vấn đề nhạy cảm về chính trị.
-Luật sư Phạm Công Út

Sau này, Việt Nam đã có cải cách tư pháp, lấy tranh tụng tại phiên tòa làm trọng tâm của bản án. Tuy nhiên theo Luật sư Phạm Công Út, việc tranh tụng thì luật sư bị dẫn giải ra khỏi phòng tranh tụng rất nhiều. Nếu luật sư đó bị chủ tọa cho rằng luật sư đó không đi vào trọng tâm, sẽ bị nhắc nhở nhiều lần và áp giải ra ngoài. Tuy nhiên ông Út nói tiếp :

"Luật không quy định là nếu không đi vào trọng tâm, bị nhắc nhở nhiều lần thì cảnh sát bảo vệ tư pháp sẽ áp giải ra ngoài. Mà hình ảnh các luật sư bị áp giải ra ngoài rất nhiều, trong khi các luật sư cho rằng mình đi vào trọng tâm. Trong cải cách tư pháp, phiên tòa xét xử phải có camera ghi hình, phải lưu lại, nếu có khiếu nại tố cáo thì lấy ra xem ai đúnh ai sai... Thì tòa vẫn có camera, nhưng áp dụng một cách tùy nghi, cảm tính, người ta không dám trích xuất các camera các phiên tòa có luật sư bị dẫn giải sau khi tranh luận gay gắt, dù đã có tiếng nói của Liên đoàn Luật sư Việt Nam".

Như vậy đó không chỉ là ao ước của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mà cũng là ao ước của người dân. Họ ao ước có một sự công bằng công lý tại phiên tòa. Đó là về hình sự, Luật sư Phạm Công Út cho biết thêm về vấn đề dân sự trong tố tụng ở Việt Nam :

"Vấn đề dân sự trong tố tụng ở Việt Nam trải qua một gia đoạn có sử đổi. Tuy nhiên theo một vị chánh án từng nói ‘án dân sự tại Việt Nam sử sao cũng được’... như vậy thì làm sao có công bằng. Sau sơ thẩm thì đúng ra người ta kháng cáo phúc thẩm, nhưng thậm chí người ta bị chặn đứng bằng các thủ thuật để không thể kháng cáo phúc thẩm. Đôi khi vấn đề sai sót của tòa sơ thẩm được đưa ra lúc kháng cáo, thì tòa phúc thẩm cũng cho qua luôn. Theo luật, việc sai phạm nghiêm trọng ở sơ thẩm, mà cấp phúc thẩm không thể nào khắc phục được thì phải hủy để xét xử lại".

Tuy nhiên theo Luật sư Út, có rất nhiều vụ như vậy khiến đương sự mất sự công bằng đối với mình. Thậm chí có đương sự đã tự kết liễu sao phiên xử. Do đó đối với Luật pháp Việt Nam, dù Việt Nam không có Tam Quyền Phân Lập, thì Luật sư Phạm Công Út vẫn chưa tin rằng sau lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc như một người đứng đầu hành pháp, chứ không đứng đầu về tư pháp... mà có thể chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là Viện Kiểm Sát và Tòa Án.

Nguồn : RFA, 22/12/2020

*************************

Vụ án Đồng Tâm : bất cập trong quyền sở hữu đất đai và tư pháp Việt Nam

RFA, 22/12/2020

Hơn 3 tháng sau khi một số bị cáo trong phiên tòa xét xử người dân xã Đồng Tâm đã được giảm án và trả tự do, những người này cho biết đến nay vẫn bị ám ảnh, hoảng loạn, mất ngủ bởi những gì họ trải qua trong lúc bị tạm giam.

tuphap02

Phiên tòa xử những người dân Đồng Tâm ở Hà Nội hôm 7/9/2020 - TTXVN

Bà Lê Thị Oanh, một người dân Đồng Tâm, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do hôm 20 tháng 12. 

"Sau phiên sơ thẩm thì 14 người được về. Khi họ về họ bảo, họ không giám nói. Người dân ra đón ở đầu làng đêm hôm sau phiên tòa sơ thẩm thì ai cũng nói là không bị đánh, không bị làm sao cả".

Nhưng bà Oanh nói chỉ một thời gian sau khi được thả thì những người này mới dám tiết lộ sự thật, rằng họ bị ép ký và cam kết không được nói về những gì đã xảy ra trong lúc bị giam. Bà Oanh thuật lại một trường hợp mà bà chứng kiến ; tuy nhiên vì lý do an ninh nên không thể cho biết danh tính :

"Buổi đầu tiên cô gặp anh ấy, anh ấy cứ ngồi mà chân tay cứ rung. Có nghĩa là bị sợ. Cô mới hỏi vì sao anh ngồi nói chuyện mà cứ bị rung như thế thì anh chia sẻ là anh sợ, anh không ngủ được. Trong giấc ngủ cứ bị mơ màng về sự việc đã xảy ra. Nói chung ảnh hưởng tinh thần của mọi người rất lớn. Khi nhìn mọi người như vậy thì mình cảm thấy rất xót xa". 

tuphap03

Thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội hôm 20 tháng 4 năm 2017. (Reuters)

Vụ án Đồng Tâm khởi đầu khi lực lượng chức năng với hàng nghìn cảnh sát trang bị vũ khí tấn công vào khu dân cư thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020. Ba công an chết trong vụ đột kích này, và phía người dân, ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, bị bắn chết một cách bất minh. 

Sau đó 29 người dân bị bắt, nhiều phần là thân nhân gia đình ông Kình. Tại phiên tòa sơ thẩm bắt đầu vào ngày 9 tháng 9, kéo dài 7 ngày, Tòa án Nhân dân Tp Hà Nội đã tuyên án tử hình đối với hai người con của cụ Kình là ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức và tuyên án tù chung thân đối với người cháu của cụ, là ông Lê Đình Doanh. 

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trong trả lời đài Á Châu Tự Do mới nhất có nhận định rằng vụ Đồng Tâm thể hiện hai lĩnh vực đặc biệt đen tối trong chính sách của chính quyền Việt Nam : là việc quản lý đất đai và một nền tư pháp thiếu mọi cơ sở công bằng.

Ông nói : "Điều mà vụ Đồng Tâm cho thấy là chính quyền sẽ không chấp nhận bất cứ thách thức nào đối với thẩm quyền của họ. Vụ này liên quan đến quyền đất đai, là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm.

Một điều nữa được thể hiện qua vụ án Đồng Tâm là sự kiểm soát hoàn toàn và tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tòa án".

Xung đột giữa dân làng xã Đồng Tâm và chính quyền đã kéo dài trong nhiều năm, qua vụ tranh chấp liên quan đến khu canh tác nông nghiệp tại cánh đồng Sênh ở xã Đồng Tâm. Chính quyền Hà Nội cho đó là khu đất quốc phòng thuộc doanh nghiệp Viettel của quân đội Việt Nam. Ông Robertson nói sự phản kháng mạnh mẽ của người dân Đồng Tâm buộc Hà Nội phải "ra tay" :

"Chúng tôi không ngạc nhiên rằng cuối cùng chính quyền đã ra tay đàn áp họ. Đây gần như là một tình huống mà chính phủ không thể cho phép công khai thách thức tiếp diễn, bởi vì nếu không chính phủ sẽ mất uy tín về khả năng kiểm soát dân chúng. Đó là mối lo sợ thường xuyên của chính phủ Việt Nam".

Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong những luật sư được gia đình bị cáo mời bào chữa trong vụ án, cũng ghi nhận vấn đề tranh chấp đất đai ở Việt Nam sẽ còn tiếp diễn lâu dài nếu không có một thay đổi về pháp luật và quyền sở hữu đất đai. Ông nói :

"Đồng Tâm nó liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai trong quan hệ giữa chính quyền và người dân. Ở đây chính quyền biết rất rõ là trong quan hệ sử dụng đất đai nó là một trong những điểm hết sức quan trọng. Nó tác động rất nhiều mặt khác".

Điều 4 Luật Đất đai 2013 quy định : "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý".

Theo quy định này thì nhà nước chỉ trao quyền sử dụng đất cho người dân. Luật sư Mạnh nói trong các trường hợp nhà nước thu hồi đất cho các dự án dù là quốc phòng hay công cộng, quyền lợi của người dân đều bị xem nhẹ. 

"Nó gây ra những bức xúc lớn trong xã hội và nếu chúng ta để ý thì chúng ta thấy những trường hợp dân oan từ tỉnh kéo về Hà Nội khiếu kiện, tôi có thể nói là trong 10 trường hợp, 9 trường hợp liên quan đến vấn đề đất đai cả. Tôi nghĩ chính quyền đã biết điều này, nhưng để có một thay đổi tốt hơn, tôi nghĩ chắc phải chờ một thời gian nữa".

Tuy nhiên cần phân biệt rõ giữa vụ án Đồng Tâm và quyền sở hữu của mảnh đất tranh chấp. Trong báo cáo Đồng Tâm, thực hiện bởi nhà báo Phạm Đoan Trang và nhà hoạt động Will Nguyễn, hai tác giả này nhấn mạnh, "Vấn đề tranh chấp đất ở khu vực cánh đồng Sênh (xã Đồng Tâm) và vụ tấn công của công an vào khu dân cư thôn Hoành (cũng xã Đồng Tâm) là hai vụ việc có bản chất pháp lý khác nhau, dù có liên quan với nhau nhưng phải được xem xét một cách độc lập về mặt pháp lý". Trong bản báo cáo, họ nói tiếp "Ngay cả khi cưỡng chế đất, thì vụ việc cũng phải theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật. Liệu cưỡng chế đất vào nửa đêm về sáng có phải là một trình tự hợp lý hay không ? Phương pháp cưỡng chế này gần với một hoạt động quản lý hành chính của nhà nước hay gần với một cuộc tập kích tiêu diệt kẻ thù hơn ?".

tuphap04

Ngày 9 tháng 1 sắp tới đánh dấu 1 năm sự kiện Đồng Tâm. 5 người trong vụ án đã làm đơn kháng cáo là ông Lê Đình Công và ông Lê Đình Chức, hai người bị tuyên án tử hình, ông Lê Đình Doanh (án tù chung thân), ông Bùi Viết Hiểu (16 năm tù) và ông Nguyễn Quốc Tiến (13 năm tù). Lịch xét xử phúc thẩm chưa được Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội ấn định, nhưng theo luật sư thì có lẽ nó được đặt vào thời điểm để tránh ảnh hưởng đến Đại hội thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam. 

Nhiều luật sư và các nhà quan sát trong và ngoài nước đánh giá phiên tòa sơ thẩm đã có nhiều sai sót về mặt tố tụng. Hàng chục tổ chức nhân quyền quốc tế, dân biểu các nước tự do cũng đã lên tiếng về phiên tòa được gọi là "bỏ túi". Các chuyên gia cũng không tỏ vẻ khách quan lắm với phiên tòa phúc thẩm sắp đến nói riêng cũng như về ngành tư pháp của Việt Nam nói chung.

Luật sư Mạnh nói : "Trong dịp Tết, năm tới sắp đến thì thường chúng ta có tâm lý chờ đợi sẽ có những điều tốt đẹp hơn, diễn biến tốt hơn cho đất nước và nhất là trong hoạt động tư pháp. Hy vọng thì cứ hy vọng thôi, mà cơ sở để có một sự thay đổi đột phá cho đến nay tôi vẫn chưa thấy nó lộ diện hoàn toàn".

Theo ông Phil Robertson của Human Rights Watch thì các phiên tòa phúc thẩm thường không thay đổi bản án sơ thẩm, đặc biệt trong các vụ án chính trị, trừ khi bị can hợp tác hoặc đặc biệt hữu ích đối với cán bộ. 

Ông Lê Đình Công, người bị tuyên án tử hình, ngày 15 tháng 12 nhắn với luật sư bào chữa rằng, ông "có chết cũng sẽ không nhận tội và (ông) sẽ không để cho (cán bộ điều tra) thỏa hiệp bất cứ chuyện gì". 

Ông Robertson khẳng định, cả nền tư pháp của Việt Nam là một vết đen cho một chính quyền đang muốn hòa nhập vào thế giới văn minh :

"Toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam không cho phép luật sư gặp thân chủ cho đến khi cuộc điều tra của công an kết thúc, là một tình huống có vấn đề. Việc xét xử tự do và công bằng ở Việt Nam có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt đối với những loại vụ án chính trị. Đây là một vết đen đối với hệ thống tư pháp và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế khi mà Việt Nam nổi tiếng như là một nước bị hoàn toàn kiểm soát bởi đảng cầm quyền".

Ngay trong nước, bà Lê Thị Oanh, người dân Đồng Tâm, chia sẻ người dân đã không còn tin tưởng vào chính quyền.

"Trước ngày 9 tháng 1, bản thân cụ Kình cũng như người dân Đồng Tâm hoàn toàn không hề có những bất đồng chính kiến gì chống phá chính quyền…Không hề. Thế nhưng đến khi sự việc xảy ra thì sự tuyệt vọng của người dân coi như là không còn. Phiên tòa sơ thẩm họ còn làm như vậy. Họ càng ác bao nhiêu thì lòng dân, người ta càng căm phẫn. Người ta không thể làm gì được, nhưng người ta không phục".

Riêng Luật sư Mạnh thì cho rằng đã có 4 người thiệt mạng trong vụ Đồng Tâm là quá đủ :

"Có lẽ chúng ta không cần thêm những án tử hình đề làm chết thêm người nữa". 

Ông nói nếu cho rằng họ có tội, thì hãy tuyên họ một án nhẹ hơn thay vì tử hình.

Nguồn : RFA, 22/12/2020

Published in Diễn đàn

Đâm sau lưng và "Tình người cộng sản" – thẩm phán bắt tay tướng Chung

Bên cạnh phiên tòa xử kín cùng bản án 5 năm tù đối với cựu Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" thì cái bắt tay, vỗ vai của chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Trương Việt Toàn với bị cáo Nguyễn Đức Chung sau khi kết thúc phiên tòa cũng là một chủ đề gây xôn xao dư luận những ngày qua.

dam1

Ảnh cắt từ clip cho thấy Thẩm phán Trương Việt Toàn bắt tay động viên bị cáo Nguyễn Đức Chung tại phiên tòa

Nhiều ý kiến cho rằng, đây là hành động nhân văn nhưng cũng có luồng ý kiến cho rằng, hành động này làm mất tính trang nghiêm, thậm chí dễ dẫn đến dư luận có suy nghĩ tiêu cực liên quan đến bản án tòa tuyên.

Trước những ý kiến trái chiều trong dư luận về hành động của mình, Thẩm phán Trương Việt Toàn, Phó Chánh án TAND Thành phố Hà Nội, giải thích về việc ông đã "xuống khu vực các bị cáo, vỗ vai động viên và bắt tay bị cáo Nguyễn Đức Chung và các đồng phạm trong vụ án".

Ông nói :

"Hôm đó, tuyên án xong, tôi đi về phòng làm việc của mình. Lúc đó, đương nhiên phải đi qua hàng bị cáo. Khi đi qua bị cáo Chung, ông Chung đưa tay ra bắt.

"Thực ra, trong giây phút đó tôi cũng suy nghĩ rất nhanh. Sau khi chững lại một chút, cuối cùng, tôi quyết định bắt tay, vỗ vào vai bị cáo một cái và có lời động viên : "Cố gắng cải tạo cho tốt. 5 năm mà anh cải tạo tốt thì cũng nhanh thôi".

Thẩm phán Toàn còn cho biết thêm đây không phải "lần đầu tiên" ông bắt tay, động viên bị cáo sau khi xét xử.

Ông nói : "Trước đây, sau phiên xử Hà Văn Thắm tôi cũng từng bắt tay, động viên bị cáo Thắm cải tạo tốt. Thực ra điều đó đơn giản là thể hiện tình người với nhau thôi".

Thẩm phán Toàn giải thích thêm với truyền thông trong nước về hành động gây tranh cãi của mình.

Ông nói :

"Sau khi kết thúc phiên tòa, tôi có xuống bắt tay động viên các bị cáo là yên tâm cải tạo để sớm được về.

Tôi xuống bắt tay các bị cáo khi phiên tòa đã kết thúc, Hội đồng Xét xử đã xong việc rồi, chứ có làm thế lúc đang xử đâu nên việc này có tính chất khác nhau, tùy thời điểm.

Tuyên án xong là xong, ở góc độ nào đó, bị can, bị cáo cũng là con người, thẩm phán cũng là con người, không lẽ người ta giơ tay ra mình không bắt.

Tôi nghĩ chuyện này diễn ra một cách bình thường, thể hiện tình người với nhau thôi".

Tuy nhiên lời giải thích sau đó của vị thẩm phán cũng không thuyết phục được dư luận.

Facebooker Nguyễn Đức viết : "Thẩm phán bắt tay bị cáo Chung, gây tranh cãi. Còn Hồ Duy Hải kêu oan tại 2 phiên tòa thẩm phán giả điếc ! Thẩm phán chủ tọa phiên phúc thẩm còn cật vấn Hồ Duy Hải : tại sao trước đây bị cáo nhận tội, giờ kêu oan ai bày cho bị cáo kêu oan !".

Facebooker Nguyễn Hồng Hải cũng bình luận : "Hoan hô tinh thần rất nhân văn, rất tình người này. Cơ mà cho em hỏi cũng ông này là chủ toạ phiên xử vụ Đồng Tâm. Sau phiên tòa ổng có xuống bắt tay các "bị cáo" ko ạ ?

Hay những "bị cáo" trong vụ Đồng Tâm ko phải là "con người" ?"

Có người dùng mạng còn cho rằng lời giải thích của ông Toàn là ngụy biện vì không ai thiết kế phòng làm việc phải đi ngang khu vực của bị cáo cả. Việc đó vốn nhằm để tránh cho quan tòa đối mặt thân nhân bị cáo/bị hại.

dam2

Bị cáo Nguyễn Đức Chung cùng đồng phạm tại phiên xét xử sơ thẩm hôm 11/12

Hành động bắt tay, vỗ vai bị cáo Nguyễn Đức Chung của Thẩm phán Trương Việt Toàn cũng nhận được sự đồng tình của một số vị đại biểu quốc hội.

Trao đổi với báo Người Lao Động về vấn đề này, Đại biểu quốc hội Lê Thanh Vân (Đoàn Cà Mau, Tiến sĩ luật học), cho rằng khi xét xử, Thẩm phán được nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải vô tư khách quan. Trong vụ án hình sự, thẩm phán và bị cáo, đương sự khi tiếp xúc cũng có quy định cụ thể theo nguyên tắc trong Bộ luật tố tụng hình sự.

Theo ông Vân, việc ông Trương Việt Toàn vỗ vai, bắt tay ông Nguyễn Đức Chung sau phiên tòa, nhiều người hiểu rằng phiên tòa xét xử kết thúc thì đây là góc độ con người với con người. Bên cạnh đó, là một người nắm công cụ pháp luật, ông Toàn đã chia sẻ, an ủi và tuyên truyền, giải thích thêm pháp luật trong việc xử lý đối với ông Nguyễn Đức Chung.

Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý tại pháp đình, ông Lê Thanh Vân cho rằng hành vi đó là không hợp lệ. Bởi, vị trí của thẩm phán chủ tọa đang ngồi là phán quan khi đưa ra pháp luật cần xem xét tất cả các yếu tố của một vụ án dựa trên căn cứ pháp luật, chứ không dựa trên cảm xúc được.

Đại biểu Vân phân tích : "Một con người có rất nhiều vị thế trong xã hội, khi nào là bạn bè, người thân thì có thể ứng xử bằng tình cảm, đạo đức. Tuy nhiên, khi đang ngồi ở vị trí quan tòa, thẩm phán, chủ tọa phiên tòa thì đó là con người pháp lý. Phân ngôi rất rõ ràng, luật pháp bất vị thân, tuyệt đối không để tình cảm lấn át ý trí. Khi tòa án là nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để đưa ra bản án phải khách quan, vô tư không được chi phối tình cảm, cảm xúc cá nhân".

Đại biểu Đoàn Cà Mau cho rằng đây cũng là bài học để các vị thẩm phán rút kinh nghiệm.

dam3

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân

Tương tự, ông Phạm Văn Hòa (Đại biểu quốc hội Đoàn Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội), cho rằng hiện nay chưa có quy định nào về việc thẩm phán bắt tay với bị cáo, bị can.

Tuy nhiên việc chủ tọa quan tòa là "cán cân" công lý, sau khi xét xử bị cáo thì cần phải công chính, nghiêm minh, vô tư, khách quan.

Ông Hòa đánh giá : "Tôi cho rằng sau khi xét xử vụ án mà thẩm phán xuống bắt tay với bị cáo thì rất là phản cảm. Việc này chưa từng xảy ra tại một phiên tòa" .

Theo ông Hoà, nếu thẩm phán có tình cảm với một bị cáo thì có thể đến thăm tại trại giam để thể hiện tình cảm. Tuy nhiên, việc này lại diễn ra giữa chốn "công đường" mà thể hiện thái độ niềm nở, thân mật với một bị cáo thì người dân có quyền nghi ngờ về tính công bằng, nghiêm minh, vô tư, khách quan của vụ án.

Chưa dừng lại tại đó, Thẩm phán Trương Việt Toàn đã phản hồi lại ý kiến nói việc ông "bắt tay bị cáo là không đúng pháp luật".

Cũng qua báo chí trong nước, ông Toàn phản bác : "Không có quy định nào cấm tiếp xúc bị cáo sau khi xét xử xong, chỉ có quy định cấm tiếp xúc trong khi xét xử. Như Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân nói tôi bắt tay là không đúng pháp luật, vậy tôi đề nghị viện dẫn rõ văn bản pháp luật nào quy định như vậy ?… Thử đặt câu hỏi, lúc đó ông Chung giơ tay ra bắt, nếu tôi không bắt lại, mọi người sẽ đánh giá thế nào về tôi ?".

Có vẻ như càng giải thích ngài thẩm phán càng ngày càng bộc lộ tư cách của mình

Lúc đầu ông giải thích là cái bắt tay là nhằm mục đích động viên, thể hiện tình người với nhau.

Sau khi bị một vị đại biểu quốc hội phê phán thì ông Toàn lại "tòi" ra lý do của động tác bắt tay là vì nếu không bắt tay khi mà bị cáo Chung giơ tay ra bắt trước thì mọi người sẽ đánh giá ông.

Một người dùng mạng nhận định : Thẩm phán tầm cỡ như ông Toàn… không biết giữ gìn sự tôn nghiêm của pháp luật trong công đường mà còn lý sự cùn kiểu đó thì chả còn gì để nói nữa rồi.

Một người khác thì nhận xét : Ông bắt tay bị cáo thì mọi người mới đánh giá không tốt về ông, ông không bắt tay thì có ai đánh giá gì về ông. Đúng là miệng quan trôn trẻ, xảo biện.

Cùng với những lời lẽ mà càng giải thích càng khiến dư luận phẫn nộ thì cộng đồng mạng cũng lan truyền một bức hình trên báo Pháp luật & Xã hội năm 2018 ghi chú là "Thẩm phán Trương Việt Toàn trò chuyện với Hà Văn Thắm khi phiên tòa nghỉ giải lao", tức là khi tòa chưa xét xử xong.

dam4

Hình ảnh được báo trong nước đăng và chú thích là Thẩm phán Trương Việt Toàn trò chuyện với bị cáo Hà Văn Thắm khi phiên tòa nghỉ giải lao

Bài báo còn ca ngợi ông là "người phán xử luôn nặng chữ… "tình", vì luôn trăn trở là làm sao thượng tôn pháp luật nhưng vẫn phải đậm chất "tình"

Tuy nhiên theo khoản 4 Điều 256 về Nội quy phiên tòa trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì "Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình. Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép".

Thu Thủy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 16/12/2020

********************

Chủ tọa không được phép bắt tay bị cáo

Trần Đình Dũng, Người Lao Động, 15/12/2020

Việc thẩm phán bắt tay bị cáo sau khi kết thúc phiên tòa có 3 vấn đề không đúng với quy định của pháp luật

Mấy hôm nay, dư luận tranh cãi khá nhiều về hình ảnh thẩm phán chủ tọa phiên tòa Trương Việt Toàn (TAND Thành phố Hà Nội) sau khi vừa kết thúc phiên tòa đã xuống vỗ vai động viên, bắt tay bị cáo Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội) - người vừa bị Hội đồng xét xử tuyên mức án 5 năm tù về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước".

Thể hiện tình người

Trao đổi với báo chí, ông Trương Việt Toàn cho biết sau khi tuyên án, ông đi về phía phòng làm việc, phải đi qua khu vực của các bị cáo. Khi đi ngang qua ông Chung, ông Toàn có đưa tay ra bắt. "Thực ra, trong giây phút đó, tôi cũng suy nghĩ rất nhanh. Sau khi chững lại một chút, tôi quyết định bắt tay, vỗ vào vai bị cáo một cái và có lời động viên, cố gắng cải tạo cho tốt : "5 năm anh cải tạo tốt thì cũng nhanh thôi" - ông Trương Việt Toàn nói.

dam5

Thẩm phán Trương Việt Toàn bắt tay động viên bị cáo Nguyễn Đức Chung. (Ảnh cắt từ clip)

Theo thẩm phán Trương Việt Toàn, sau khi Hội đồng xét xử tuyên án xong là đã thực hiện xong nhiệm vụ, chức trách của thẩm phán. Ở góc độ luật pháp, xét xử như vậy là nghiêm minh, xử đúng khung, khoản, điều luật. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đều được đánh giá đúng tính chất, mức độ của từng bị cáo và áp dụng mức án phù hợp. Ở góc nhìn khác, bị can, bị cáo cũng là con người, thẩm phán cũng là con người, hành động bắt tay, vỗ vai diễn ra một cách bình thường, thể hiện tình người với nhau.

Không đúng quy định

Việc thẩm phán bắt tay bị cáo trong trường hợp này có 3 vấn đề chưa đúng như sau :

Thứ nhất, "phòng xử án" là địa điểm được luật định, trong đó cơ cấu hình thức, vị trí của chủ tọa, thành viên Hội đồng xét xử, đại diện viện kiểm sát, bị cáo, luật sư… Chức năng của căn phòng này quy định tại khoản 1 điều 2 Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC của TAND Tối cao : "Phòng xử án là không gian tổ chức xét xử vụ án hình sự, hành chính ; xét xử, giải quyết vụ việc dân sự, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của tòa án". Cho nên, thẩm phán hoàn toàn không thể có ứng xử tiếp xúc bị cáo như bắt tay, động viên… tại nơi này. Thậm chí, điều 77 Luật Tổ chức TAND 2014 quy định những việc thẩm phán không được làm, có việc cấm "Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định".

Thứ hai, theo điều 332 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015, thẩm phán xét xử sơ thẩm còn phải tiến hành tố tụng trong việc nhận đơn kháng cáo, lập biên bản ghi lời trình bày của bị cáo nếu kháng cáo trình bày trực tiếp bằng lời nói và các hành vi tố tụng khác trong ký, cấp, tống đạt bản án. Cho nên thẩm phán xét xử sơ thẩm hình sự hoàn tất hoạt động công vụ tiến hành tố tụng vụ án kể từ thời điểm xong thủ tục kháng cáo và đã chuyển hồ sơ vụ án lên tòa phúc thẩm hoặc khi án sơ thẩm có hiệu lực do bị cáo, người tham gia tố tụng khác không kháng cáo và viện kiểm sát không kháng nghị. Tức là, khi mới tuyên đọc xong bản án tại phiên tòa, thẩm phán xét xử sơ thẩm chưa kết thúc công việc tiến hành tố tụng.

Thứ ba, thẩm phán đang choàng trên người chiếc áo công vụ chứ không phải thường phục mà tiếp xúc riêng tình cảm với bị cáo. Thẩm phán khi xét xử phải mặc áo choàng công vụ bởi đó là hình thức tạo ra tính nghiêm minh trong công vụ phán xử, thuộc về nguyên tắc "Công lý hình thức". Mang chiếc áo choàng chỉ để xử án, không thể mang nó trong ứng xử khác, kể cả trong buổi làm việc khác thuộc phạm vi giải quyết vụ án như lấy lời khai, chủ trì đối chất…

Luật sư Trần Đình Dũng

(Đoàn Luật sư Thành phố HCM)

Phản cảm

Theo ông Lê Thanh Vân (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, tiến sĩ luật học), khi xét xử, thẩm phán được nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phải vô tư khách quan. Trong vụ án hình sự, thẩm phán và bị cáo, đương sự khi tiếp xúc cũng có quy định cụ thể theo Bộ Luật Tố tụng hình sự.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng việc ông Trương Việt Toàn vỗ vai, bắt tay ông Nguyễn Đức Chung sau phiên tòa thể hiện tình người. Là người nắm công cụ pháp luật, ông Trương Việt Toàn đã chia sẻ, an ủi và tuyên truyền, giải thích thêm pháp luật trong việc xử lý đối với ông Nguyễn Đức Chung. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, hành vi đó không hợp lệ, không hợp pháp.

"Một con người có rất nhiều vị thế trong xã hội, khi nào là bạn bè, người thân thì có thể ứng xử bằng tình cảm, đạo đức. Nhưng khi đang ngồi ở vị trí thẩm phán, chủ tọa phiên tòa thì đó là con người pháp lý. Phân ngôi rất rõ ràng, luật pháp bất vị thân, tuyệt đối không để tình cảm lấn át lý trí" - ông Lê Thanh Vân nhấn mạnh và cho rằng đây cũng là bài học để các thẩm phán khác rút kinh nghiệm.

Tương tự, ông Phạm Văn Hòa (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) cho rằng hiện chưa có quy định nào về việc thẩm phán bắt tay với bị cáo, bị can. Tuy nhiên, việc chủ tọa phiên tòa là đại diện "cán cân" công lý, sau khi xét xử bị cáo thì cần phải công chính, nghiêm minh, vô tư, khách quan. "Tôi cho rằng sau khi xét xử vụ án mà thẩm phán xuống bắt tay với bị cáo thì rất phản cảm. Việc này chưa từng xảy ra" - ông Phạm Văn Hòa đánh giá.

Theo ông Hòa, trong trường hợp thẩm phán có tình cảm với một bị cáo thì có thể đến thăm tại trại giam. Giữa chốn công đường mà thể hiện thái độ niềm nở, thân mật với bị cáo thì người dân có quyền nghi ngờ về tính công bằng, nghiêm minh, vô tư, khách quan của vụ án.

Ng. Hưởng

**********************

Cái ‘bt tay nhân văn’ đy phn cm

Hoàng Hoành Sơn, VOA, 15/12/2020

Ngày 13/12/2020, nhiu báo đài trong và ngoài nước đăng ti hình nh thm phán Trương Vit Toàn sau khi x ông Nguyn Đc Chung, đã đi xung bt tay và v vai thân mt vi b cáo (1). Ông thm phán này còn cho biết : Chúng tôi (hi đng xét x) thy rt xót xa (2) !

thamphan5

Thẩm phán Trương Việt Toàn vỗ vai ông Nguyễn Đức Chung sau phiên xử. Ảnh chụp qua màn hình. (Soha.vn)

Các báo đài ca đng và cá nhân ông Trương Vit Toàn đã cho rng hành đng ca ông này th hin tính nhân văn, tình người, xót xa trước cnh b cáo Nguyn Đc Chung là người tng đng đu cơ quan điu tra, nhưng vì đng cơ cá nhân dn đến phm ti.

Thế nghĩa là ông thm phán biết đau thương, xúc đng trước hoàn cnh ca mt thiếu tướng công an, mt ch tch th đô Hà Ni, y viên trung ương đng, và cũng là mt đi gia có công ty gia đình riêng, có con du hc M, tng là đng viên ưu tú, là cán b "ngun", là Anh hùng lc lượng vũ trang. Vic xúc đng này là d hiu và d đng cm.

Tuy nhiên, cái điu khúc mc khiến cho người dân Vit Nam nói riêng và dư lun thế gii nói chung, phi lên tiếng nghi vn : Ti sao ông thm phán biết rung đng trước tình cnh ca Nguyn Đc Chung nhưng ch h thy rung đng trước cái chết đy un khúc, đau thương làm kinh đng đến c thế gii ca c Lê Đình Kình, cũng là mt đng viên lão thành bc cha chú ca c ông Toàn và ông Chung ?

Ti sao cái ngành tòa án, mà ông Toàn đang là cán b cao cp đy, li không h có chút tình người hoc s đng cm nào vi cái chết ca c Kình, mà vn tiếp tc tuyên 2 án t hình cho hai người con c Kình là anh Lê Đình Công và Lê Đình Chc, c c già đng viên lão thành Bùi Viết Hiu. H b bn gn chết cũng phi hu tòa lãnh án mười my năm tù, cng thêm mười my người dân Đng Tâm khác. Tt c đu lãnh nhng bn án nng n ch đ bo v 59ha đt rung nuôi sng gia đình. Ch thy ông thm phán nào bc l cái tính người và cái tình đng cm gì st ?

Đang khi đó c nước đu biết c Lê Đình Kình, c Bùi Viết Hiu và các con cái cháu cht c Kình vô ti. Riêng ông Chung ti danh quá rõ ràng : chiếm đot bí mt Nhà nước, ăn tàn phá hi ca nhân dân, tham ô tài sn xã hi ch nghĩa như thế. Vy mà ch lãnh 5 năm tù nh hu. Li còn được cm tình t thm phán và s đng thun ca hơn 5 triu đng viên đng cng sn tht thm thiết nghĩa tình môi h răng lnh ?

Phi chăng dưới triu đi t nước có bao gi được như thế này", do đcs cm quyn, ch xem quan chc lãnh đo làm trng, còn dân đen dù có my chc năm tui đng, có è lưng np thuế nuôi quan chc cng sn, cng hiến cho đt nước, thì vn ch là mng kiến c, chu mi dm đp, cướp đt dân cày, x ti dân thế nào tùy ý đng ? Dân hin nhiên là vt, quan chc đng viên là chim ưng. Ly vt mà nuôi chim ưng có gì là l chăng ? (nguyên văn li ca tướng thi Trn, Trn Khánh Dư).

Rõ ràng là ông thm phán Toàn đã nói láo và chng chế khi ông ta k : "Hôm đó, tuyên án xong, tôi đi v phòng làm vic ca mình. Lúc đó, đương nhiên phi đi qua hàng b cáo." Li nói này chân hay gi dưới đây tôi s phân tích k lưỡng thêm. Vic ch ta phiên tòa và b cáo có nhng tiếp xúc thân mt kiu bt tay v vai ngay sau phiên tòa,cho thy nhng gì ?

Trước nht đây là phiên tòa x kín, nên trong phiên tòa này s có nhng khonh khc "rt là xót xa", "rt là đng cm", tràn đy tính người đến mc chuyn bt tay, v vai ch là đon cui ca bui x thân mt, thm đượm tình đng chí.

Th đến, đ có phiên tòa nghiêm minh, các nhà làm lut đã tránh s tiếp xúc gn gũi t mi phía đến vi phm nhân. Hn chúng ta cũng nghe được phiên tòa x v Đng Tâm, các lut sư ca b cáo phi đi lòng vòng mi vào được trong tòa và không th tiếp xúc thân mt vi các b cáo, nói gì đến ông ch ta phiên tòa. Mi x xong đã bước xung an i b cáo Nguyn Đc Chung, như th bu khí tòa gi đy, ch là lúc trà dư tu hu.

S tht vic ngài thm phán đến h hi bt tay, thân mt v vai b cáo trong trường hp này còn nhiu vn đ chưa đúng pháp lut như sau :

- "Phòng x án" là nơi được lut pháp quy đnh c th, trong đó sơ đ ch ngi, v trí ca ch ta, thành viên HĐXX, đi din vin kim sát, b cáo, lut sư, người tham d c th rõ ràng. "Phòng x án" được quy đnh ti khon 1 điu 2 Thông tư s 01/2017/TT-TANDTC ca Tòa án Nhân dân Ti cao : "Phòng x án là không gian t chc xét x v án hình s, hành chính ; xét x, gii quyết v vic dân s, phá sn và xem xét, quyết đnh áp dng bin pháp x lý hành chính ca tòa án" (3).

Vì thế, thm phán hoàn toàn không được phép tiếp xúc b cáo như bt tay, đng viên ti nơi x án. Thm chí, điu 77 Lut T chc Tòa án nhân dân 2014 quy đnh nhng vic thm phán không được làm, có vic cm : "Tiếp b cáo, đương s hoc người tham gia t tng khác trong v án mà mình có thm quyn gii quyết không đúng nơi quy đnh" (4).

Như thế, là người hc hiu, am tường pháp lut Việt Nam, nhưng ông Toàn đã vi phm pháp lut, đng thi khi ông thm phán nói rng : "đương nhiên phi đi qua hàng b cáo" là hoàn toàn lp liếm, gian di. Ông đã x án bao nhiêu năm li không biết điu 77 k trên hay sao ? Hoc là ông đinh ninh vì tòa x kín nên không cn che giu ni nim công chính liêm minh đi vi b cáo ? Mt thm phán gian xo như thế có th làm đi din lương tâm ca c quc gia chăng ?

- Điu đáng nói na chính là sau phiên tòa x kín ca thm phán Trương Vit Toàn ln này, thì giai đon xét x vn chưa chm dt. Theo điu 332, B Lut T tng hình s 2015, thm phán xét x sơ thm còn phi tiến hành t tng trong vic nhn đơn kháng cáo và các hành vi t tng khác trong ký, cp, tng đt bn án. Cho nên thm phán xét x sơ thm hình s ch hoàn tt hot đng t tng khi nào xong th tc kháng cáo và đã chuyn h sơ v án lên tòa phúc thm ; hoc khi án sơ thm có hiu lc do b cáo, người tham gia t tng khác không kháng cáo và Vin kim sát không kháng ngh. Tc là, khi mi tuyên đc xong bn án ti phiên tòa, thm phán xét x sơ thm chưa kết thúc công vic tiến hành t tng.

Tiến trình tòa vn đang trong khung pháp lý như thế, mà ông thm phán vn thn nhiên xung bt tay b cáo như th y lo ci to cho tt. Ông ta còn nói : "tuyên án xong là xong" (5), khiến công lun chưng hng. Thế là thế nào ? Mt phiên tòa x kín như thế đã nói lên bao điu khut tt, che giu và c vú lp ming nhân dân ; nay li còn din tung bt tay, v vai chú chú, anh anh và nhng li chng chế cưỡng t đot lý quá l liu t mt thm phán ch ta phiên tòa vy đy. Đ đ người nghe trong và ngoài nước hiu thêm mt trong 3 cái tam quyn phân lp do Đảng cộng sản Việt Nam dng nên, vn hành ngông nghênh như vy đy.

- Ri hình nh mt thm phán khoác trên người chiếc áo công v (ch không phi thường phc nhé) mà tiếp xúc tình riêng vi b cáo. Thm phán khi xét x phi mc áo công v có tính l nghi, lut pháp mun to ra tính nghiêm minh trong tòa án, ch không phi là bui trình din cho có hoc múa may quay cung theo kiu tung hài. Nó thuc v nguyên tc "Công lý hình thc". Mang chiếc áo công v là đ x án, không được phép mang nó trong ng x khác, k c trong bui làm vic khác thuc phm vi gii quyết v án như ly li khai, ch trì đi cht

Người thi hành lut, ban hành án lnh, xét x trong tòa án... mà nhn thc v lut kém ci như vy, toàn sai nhng li cơ bn như k trên, thì th hi nhng v án Việt Nam hin nay có được bao nhiêu v án được k là công, chính, liêm, minh, chí công vô tư ? Hay ch rt mi kiu rng rú, lut pháp ch là hình thc cho có, tòa x sao tùy theo ý đng ?

Dân đen ch có ăn cp vt, vi phm my điu lut nho nh li b thi phng lên đ áp đt nhng mc án trên tri. Chng hn, người dân trm con vt v nhu lãnh 7 năm tù giam (6). Quan chc đng viên như em Lê Thanh Hi, Lê Tn Hùng tham ô hơn 13 t đng ch b k lut t khin trách lên cnh cáo (7).

Hai thiếu niên đói quá ly trm my bánh mì, tr giá 45 ngàn đng Việt Nam, lãnh mc án 8 - 10 tháng tù (8) ; Tt Thành Cang, y viên ban chp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XII, đã phù phép bán 32,4 ha đt công Phước Kin (Nhà Bè) có giá th trường hơn 2 ngàn 4 trăm t đng Việt Nam. Ông này đã nhón nh sang tay "mu đt" này cho đàn em vi giá ch vn vn 419 t đng Việt Nam, cùng hàng lot sai phm ngàn t khác. Hình pht cho quan tham này là "phê bình" vì "hết thi hiu" (9).

Đy hn là tính cht c bi ln hài. Không có chánh ch có tà. Th hin s nht quán trong h thng đc tài dưới s giám sát, chi phi ca đcs ngay tòa án Việt Nam hin nay. Lúc ngi x các tù nhân lương tâm, các v án dân b cướp đt oan c, nhng anh ch em đu tranh cho nhân quyn, t do, dân ch, hoc chng s bành trướng ca Trung cng Các thm phán ch ta phiên tòa đu xem h như k thù, tuyên cáo nhng bn án khc nghit nht có th. Ch có chuyn th hin tình người nng m. Cho dù ti danh ca nhng con người anh hùng đó ch là đom đóm so vi ánh la tham tàn ca c đám cháy rng cn nut, xà xo tài sn công t các đng viên.

Chc chn rng trong h thng đc tài ca đcs, mi đng viên đu quá biết nhau, đã tng ngi ng h nhau chia chác ghế này chc n, cài cm phe ta phe mình vào nhng chiếc ghế có th tương h nhau khi cn. L dĩ nhiên, s có nhng chia chác, đi ca hu, san s các món li khng l t tài sn quc gia. Nó din t ti danh chiếm đot bí mt Nhà nước mà ông Chung b cáo buc. Nhưng đây ch là cái c đ lp liếm và gim nh hình pht hơn các ti khác. nhiu nước trên thế gii, ti chiếm đot và làm l bí mt Nhà nước đu b khép vào th ti phn bi t quc, không d b b qua.

Trong các chế đ đc tài, do vic sát nhp gia đng vi nhà nước, đng cm quyn loi tr mi giá tr dân ch, đ tr thành mt t chc đc quyn quân s và công an tr, gii quyết mi mâu thun bng sc mnh đàn áp. Vì là đc đng nên trong đng không h có tranh lun, bàn bc chính tr, nguyn vng công khai, mà ch có s thng nht mù quáng, s phc tùng đng lot câm lng. Đng viên bt c chc v nào đu làm theo ch đo nht quán t trung ương, ch có cúi đu vâng lnh, cm cãi.

Nó lý gii cho vic đng cm quyn tr thành mt th hi gm nhng k cùng chung ý nghĩ t đng trưởng, vâng nghe cùng mt tư duy ; các đng viên không dám có suy nghĩ nghch li ý đng, vì s b lit vào các nhóm chng đi, xét li, đòi đi mi, vn là k thù ca đng đc tài. Trong đng là thế. Riêng người dân, nếu khó bo, đng s trng tr, s x lý dân bng nhng ngược đãi, nhà tù và án t hình.

Nó cũng lý gii cho lý do vì sao dân đen phm ti b x án cc k nghiêm khc, trong lúc đng viên x khám li được x ti hết sc nh nhàng. Nó va th hin uy quyn ca đng ; va thành đng lc cho nhng k cơ hi vào đng đ có đường thăng tiến và được bao bc trong vòng tay đcs ; va dành cho đng viên cơ hi tham gia h thng đng tr lũng đon, hút kit sc dân và tài nguyên đt nước.

Và người dân có quyn nghi ng hành đng ng cm" ca ông thm phán Trương Vit Toàn vi b cáo Nguyn Đc Chung. Đàng sau hành vi này phi có điu kh nghi nào đy, ch không h có chuyn x kín mà vn khách quan, minh bch, nhân văn như báo đng qung cáo. Tòa án Việt Nam luôn nh tay vi đng viên và cc k nng tay đi vi người dân. t lò không có vùng cm" xem ra ch là khu hiu tuyên truyn.

Hoàng Hoành Sơn

Nguồn : VOA, 15/12/2020

Tư liu tham kho :

(1) https://vtc.vn/bat-tay-bi-cao-nguyen-duc-chung-tham-phan-truong-viet-toan-noi-gi-ar585192.html

(2) https://vtc.vn/chu-toa-phien-toa-xet-xu-ong-nguyen-duc-chung-chung-toi-thay-rat-xot-xa-ar585095.html

(3) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Thong-tu-02-2017-TT-Tòa án nhân dânTC-Quy-che-to-chuc-phien-toa-357255.aspx

(4) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-to-chuc-Toa-an-nhan-dan-2014-259724.aspx

(5) https://dantri.com.vn/xa-hoi/chu-toa-phien-toa-noi-ve-viec-bat-tay-bi-cao-nguyen-duc-chung-sau-tuyen-an-20201213112024948.htm

(6) https://dantri.com.vn/phap-luat/mot-thanh-nien-lanh-7-nam-tu-vi-bat-1-con-vit-ve-nhau-20170317120025005.htm

(7) https://tuoitre.vn/ong-le-tan-hung-bi-ky-luat-canh-cao-ve-mat-dang-20190111191330928.htm

(8) https://kenh14.vn/toa-tuyen-phat-hai-thanh-nien-cuop-banh-mi-8-10-thang-tu-20160719235355685.chn

(9) https://dantri.com.vn/xa-hoi/sai-pham-vu-thu-thiem-het-thoi-hieu-ong-tat-thanh-cang-chi-bi-phe-binh-20200807181318916.htm

*************************

Chủ tọa bắt tay bị cáo sau phiên tòa nói lên điều gì ?

Diễm Thi, RFA, 14/11/2020

Hôm 11/12/2020, bị cáo Nguyễn Đức Chung, nguyên chủ tịch Thành phố Hà Nội bị chủ tọa Trương Việt Toàn tuyên mức án 5 năm tù về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước". Sau phiên tòa, Thẩm phán Trương Việt Toàn vẫn trong trang phục xét xử của thẩm phán đã bắt tay, vỗ vai bị cáo Nguyễn Đức Chung và động viên ông Chung cải tạo tốt, 5 năm cũng nhanh thôi.

tuphap1

Ông Trương Việt Toàn, thẩm phán phiên xử sơ thẩm cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, xuống bắt tay, an ủi bị cáo Nguyễn Đức Chung ngay sau phiên xử

Hành động này gây phản ứng của nhiều người trên mạng xã hội và báo chí Nhà nước trích dẫn giải thích của ông Toàn rằng, sau khi xét xử xong ông phải đi qua hàng ghế của bị cáo để về phòng làm việc và việc bắt tay ông Chung diễn ra một cách bình thường, thể hiện tình người với nhau thôi.

Nhà báo Võ Văn Tạo, người từng làm Hội thẩm Nhân dân Tòa án Nhân dân Thành phố Nha Trang 10 năm cho biết, ông chưa bao giờ thấy việc tương tự như vậy xảy ra. Ông Tạo nhận xét về hành vi của Thẩm phán Trương Việt Toàn :

"Trong con mắt cán bộ tòa thì những người gọi là tù nhân lương tâm thì họ căm thù lắm chứ không bao giờ có hành vi thân mật như thế. Cái thân mật của ông Toàn với ông Chung là hành vi chưa từng thấy và nó không bảo đảm tính khách quan. Công chúng người ta không nghĩ rằng ông thẩm phán, chủ tọa phiên tòa này khách quan mà phải có cái gì đó đáng nghi ngờ đằng sau.

Mình cũng chưa đọc văn bản nào nghiêm cấm sự thân mật giữa Hội đồng xét xử đối với bị cáo. Nhưng nó có cái nguyên tắc bất thành văn là tất cả những người tham gia Hội đồng xét xử không được phép tiếp xúc, trò chuyện với bị can, bị cáo tại tòa cả. Hành vi đó rất chướng và khiến những người khác đặt ngay dấu hỏi và nghi ngờ tính công tâm của Hội đồng xét xử".

Ông Tạo nói thêm rằng, tuy hành vi này chưa từng có tiền lệ nhưng nó lại không ảnh hưởng đến yếu tố độc lập tư pháp. Tư pháp độc lập phải hiểu là không chịu ảnh hưởng của bất cứ ai. Về mặt nguyên tắc thì luật Việt Nam họ cũng ghi như thế. Có nghĩa là khi xét xử thì các thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đó là về mặt nguyên tắc, còn thực tế thì nó khác hoàn toàn.

Trao đổi với truyền thông trong nước, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân - Tiến sĩ luật học, cho rằng khi xét xử, thẩm phán được nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, dưới góc độ pháp lý tại pháp đình, hành vi của chủ tọa Trương Việt Toàn là không hợp lệ. Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng đây là bài học để các vị thẩm phán rút kinh nghiệm.

Tương tự, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng cho rằng sau khi xét xử vụ án mà thẩm phán xuống bắt tay với bị cáo là rất phản cảm. Việc này chưa từng xảy ra tại một phiên toà nào cả dù hiện nay chưa có quy định nào về việc thẩm phán bắt tay với bị cáo, bị can.

Việc Thẩm phán Trương Việt Toàn đi xuống bắt tay ông Nguyễn Đức Chung và các bị cáo khác sau phiên tòa gây nhiều tranh luận trên mạng xã hội. Một số người quan niệm rằng, người tiến hành tố tụng không được bắt tay bị cáo sau khi tuyên án hoặc bày tỏ những cử chỉ thân thiện như người nhà hoặc bạn thân. Một số người khác lại nhạo báng yếu tố được coi là "nhân văn" trong hành động này, bởi trước đó chính ông Toàn cũng trong Hội đồng xét xử vụ án Đồng Tâm. Ông Toàn không hề xuống bắt tay những nông dân giữ đất bị kết án.

Với cái nhìn của một luật sư, ông Phạm Công Út phân tích :

"Người thẩm phán hoặc một trong các thành viên của Hội đồng xét xử phải từ chối xét xử, tiến hành tố tụng nếu bị can, bị cáo có quan hệ thân thích vì nó sẽ không khách quan khi xét xử.

Ông Chung là một quan chức phạm tội với mức án lẽ ra phải từ 10 đến 15 năm mà bị tuyên có 5 năm. Như vậy là không khách quan và cái hình ảnh cuối cùng cũng thể hiện sự không khách quan.

Do đó, vụ án này về mặt hình ảnh, mặt thông tin, mặt dư luận, đặc biệt về mặt tố tụng thì thẩm phán Trương Việt Toàn có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thủ tụng tố tụng hình sự".

Luật sư Phạm Công Út phân tích thêm về yếu tố không khách quan có thể có trong phiên xử thông qua bức ảnh với mức án mà ông cho là quá nhẹ rằng, không biết ông Toàn có chống lại hai lá phiếu 5 năm tù của hai vị hội thẩm đoàn không hay ông Toàn cũng đề nghị mức án 5 năm ?

"Có điều sau khi tuyên án 5 năm tù thì ông Toàn xuống bắt tay ông Chung. Điều này thể hiện sự không khách quan trong khi tiến hành tố tụng chứ không phải là không độc lập trong tư pháp. Không độc lập nó là một câu chuyện khác".

Truyền thông trong nước dẫn lại một số phân tích, giải thích của Thẩm phán Trương Việt Toàn rằng, về mặt nguyên tắc, Hội đồng xét xử sẽ tự giải tán sau khi phiên tòa kết thúc, tức khi tuyên án xong. Lúc này, ông Toàn không còn trong tư cách chủ tọa và ông Chung không còn trong tư cách bị cáo mà cả hai là những con người bình thường. Không có quy định nào cấm hai người bình thường bắt tay với nhau.

Ông Trương Việt Toàn cũng cho biết, trước đây, sau phiên xử Hà Văn Thắm ông cũng từng bắt tay, động viên bị cáo Thắm cải tạo tốt.

Tù nhân nhân quyền Nguyễn Đình Ngọc cho biết, ông thấy hành động của ông Trương Việt Toàn rất lố bịch, không có tính chuyên nghiệp và tư tưởng của một người làm luật.

"Về mặt pháp lý thì Nguyễn Đức Chung là một tội phạm đã bị kết án, Trương Việt Toàn là một thẩm phán, tức là người thi hành công vụ. Phải nói rõ vai vậy để thấy việc của ông Toàn là việc thực thi pháp luật. Không thể có chuyện một thẩm phán xử xong rồi vỗ vai, động viên bị cáo. Đó là việc của cán bộ quản giáo khi ông Chung đi thi hành án.

Vì vậy tôi cho rằng hành vi của ông Trương Việt Toàn không chuyên nghiệp. Hành vi đó nó chỉ thích hợp trong môi trường gia đình. Điều này không nên xuất hiện tại các phiên tòa. Ổng còn dám nói là trước đây ổng cũng vỗ vai Hà Văn Thắm sau phiên xử để động viên. Vậy tại sao ổng không làm vậy khi xử Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn ?

Nhà văn Nguyễn Thị Hoài trên trang blog cá nhân trích dẫn phiên xử ngày 17 tháng 12 năm ngoái, vụ AVG. Lúc đó thẩm phán Trương Việt Toàn được tường trình đã ngắt lời bị cáo Nguyễn Bắc Son, nguyên bộ trưởng Thông tin - Truyền thông khi nói trước tòa là vào thời điểm phê duyệt thì không hiểu vấn đề. 

Ông Trương Việt Toàn được dẫn lời rằng ‘Nhưng mà chả hiểu thì làm bộ trưởng làm gì !’. Theo nhà văn Nguyễn Thị Hoài thì những phát ngôn của ông Trương Việt Toàn tại phiên xử đó được lòng dư luận. Nhà văn Nguyễn Thị Hoài cho rằng bà hiểu tâm lý đó, nhưng luật pháp không sinh ra để phục vụ cái vỗ tay của dư luận. ‘Thẩm phán thuộc hội đồng xét xử một phiên tòa trước hết phải giữ một thái độ tuyệt đối trung lập’.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 14/12/2020

Published in Diễn đàn
lundi, 01 juin 2020 16:42

Cái chết của nền Tư pháp

Công an – Tòa án – Nhà tù, ba thành tố chính làm nên sức mạnh bạo lực chuyên chính vô sản của nhà nước trong tay đảng cộng sản. Vì vậy nhà tù phải trong hệ thống cơ cấu tổ chức của công an chứ không thể trong tổ chức của Tư pháp. Là công cụ chuyên chính vô sản của đảng cộng sản cầm quyền, Công an – Tòa án – Nhà tù là của đảng, do đảng, vì đảng chứ không đời nào là của công lí, do công lí, vì công lí.

congly1

Mẹ nuôi Nguyễn Thị Năm cùng các con. Bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát Thanh Long ở Hà Nội. Mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai một là trung đoàn trưởng một trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong Tuần Lễ Vàng, gia đình bà cũng đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới thành lập. Bà đã bị tử hình trong vụ Cải Cách Ruộng Đất vì tội địa chủ, sau khi bà bị ông Hồ Chí Minh viết bài tố "Địa Chủ Ác Ghê" qua bút danh C.B. và đã đăng trên báo Nhân Dân vào ngày 21/7/1953.

Tòa án nhân dân với những quan tòa là mấy ông bà nông dân vừa thoát nạn mù chữ nhờ lớp bình dân học vụ buổi tối, làm án theo lệnh của Đoàn ủy cải cách ruộng đất đã tuyên án tử hình người Mẹ Nuôi vĩ đại của nhà nước cộng sản Việt Nam, Mẹ nuôi Nguyễn Thị Năm. Khi nhà nước cộng sản Việt Nam còn là đứa trẻ sơ sinh đỏ hỏn, đói khát, Mẹ nuôi Nguyễn Thị Năm đã vắt sữa nuôi dưỡng, bón cơm chăm bẵm, nghiêng nhà đổ của ra nuôi ăn nuôi mặc cho đứa trẻ sơ sinh, nhà nước cộng sản Việt Nam non trẻ cứng cáp, lớn lên. Nền tư pháp cộng sản xử bắn người Mẹ nuôi vĩ đại có công ơn trời biển với nhà nước cộng sản là nền tư pháp bất lương, bệnh hoạn từ khi mới ra đời.

Thực sự nền tư pháp nhà nước cộng sản Việt Nam đã chết lâm sàng từ những phiên tòa với bản án bỏ túi. Những phiên tòa xử tội lòng yêu nước, xử tội khí phách dân tộc. Những phiên tòa ô nhục ngụy tạo ra những tội không có thật để tuyên những bản án tù đày mút mùa, mười một năm tù, mười sáu năm tù với những người dân lương thiện, trung thực chỉ sử dụng quyền tư do ngôn luận bộc lộ tư tưởng chính kiến khác với tư tưởng chính kiền nhà nước cộng sản.

Nền tư pháp nhà nước cộng sản Việt Nam đã thực sự chết lâm sàng từ những phiên tòa méo mó pháp luật, mù lòa công lí, chết yểu lương tâm. Người nông dân thất học, ít hiểu biết chỉ vì ham nhậu bắt trộm con vịt của hàng xóm làm mồi nhậu thì bị tòa mù lòa công lí, chết yểu lương tâm tuyên bản án bảy năm tù.

Tan học, ba học sinh trai trêu đùa giật chiếc mũ vải trên đầu bạn gái mà giá trị chiếc mũ chỉ ngang với tô phở liền bị tòa án mù lòa công lí, chết yểu lương tâm tuyên ba bản án man rợ là ba nỗi ô nhục muôn đời của nền tư pháp nhà nước cộng sản : 36 tháng tù, 22 tháng tù và 18 tháng tù cho một trò đùa nghịch của ba đứa trẻ "Nhất quỉ, nhì ma, thứ ba học trò" mà hai học trò chưa đến tuổi trưởng thành, chưa đến tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật…

congly02

4 thanh niên, trong đó có 2 nam sinh ngồi trên xe mô tô giật 1 nón lá, 1 mũ vải của 2 nữ sinh, bị Tòa án Tiên Lãng tuyên phạt 94 tháng tù giam. VTC News - Ảnh minh họa 

Trong khi những quan lại chức tước đầy mình, bằng cấp, học vị đầy cặp, đã theo học hết lớp đạo đức cách mạng này đến lớp đạo đức cách mạng khác, viết hết bản thu hoạch này đến bản thu hoạch khác về học tập đạo đức Hồ Chí Minh nhưng ở cương vị quản lí tài sản, tiền bạc của đất nước những ông quan, bà quan đầy mình đạo đức cách mạng đó đã ăn cắp, biển thủ hàng ngàn tỉ tiền của dân của nước mà chỉ phải nhận bản án nhẹ như không với kẻ tội phạm nhưng là những nhát búa ngàn cân đập chết tươi công lí.

Ông phó thống đốc ngân hàng nhà nước Đặng Thanh Bình gây thiệt hại cho ngân hàng nhà nước mười lăm ngàn tỉ đồng chỉ phải nhận mức án tù treo. Ông Đô đốc tư lệnh Hải quân Nguyễn Văn Hiến làm thất thoát cả ngàn tỉ tiền của dân của nước, làm hư hỏng nhiều sĩ quan cấp cao quân đội, làm phân tán, suy yếu sức chiến đấu cả một quân chủng đang ở tuyến đầu trong công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, chỉ bị án tù bốn năm.

congly03

Ông phó thống đốc ngân hàng nhà nước Đặng Thanh Bình (trái) gây thiệt hại cho ngân hàng nhà nước mười lăm ngàn tỉ đồng chỉ phải nhận mức án tù treo.

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Gây thất thoát ngàn tỉ đồng, nhận mức án bốn năm tù. Bắt trộm con vịt, nhận bản án bảy năm tù ! Con vịt đáng giá cả ngàn tỉ đồng sao, thưa Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ?

Không chỉ nương tay với tội phạm là quan chức của đảng, nền tư pháp đã chết lâm sàng còn dung túng, bảo lãnh cho nhiều quan đảng phạm tội tày đình nhởn nhơ đứng ngoài và đứng trên pháp luật. Ông Lê Thanh Hải, ông Tất Thành Cang phạm tội lạm quyền, vất bỏ bản qui hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thay bằng bản qui hoạch do họ tư vẽ ra để họ biến 160 hecta đất tái định cư của dân thành đất kinh doanh của riêng họ. Thu lợi bất chính hàng trăm ngàn tỉ đồng, hai quan đảng Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang đã phá nát qui hoạch khu đô thị Thủ Thiêm. Làm chậm hàng chục năm trời tiến độ xây dựng khu đô thị mang kì vọng của người dân Sài Gòn. Đẩy hơn sáu mươi ngàn người dân vào cảnh không chốn dung thân, không đường kiếm sống.

Nền tư pháp phải làm ngơ trước hai quan đảng tội phạm Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang. Nền tư pháp phải làm ngơ trước cái chết tức tưởi của bà Trần Thị Chuốt do lũ sai nha của Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang cưỡng chế đất gây ra. Nền tư pháp đó đã là con bệnh hôn mê sâu, chết lâm sàng rồi

Nền tư pháp bệnh hoạn và lạc lõng với thế giới văn minh đã nhiều lần chết lâm sàng như vậy đang được chạy chữa bằng thang thuốc "Cải cách tư pháp" tưởng sẽ khá lên, sẽ lành mạnh, tử tế để hòa nhập với nền tư pháp vì công lí, vì giá trị nhân đạo của xã hội văn minh thì ngày 8/5/2020 kết thúc phiên tòa cung đình của hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm vụ án hai cô gái trẻ bưu điện Cầu Voi Long An bị giết thảm, ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã tuyên án tử hình cả nền tư pháp đang chết lâm sàng khi ông xác nhận rằng "Trong quá trình tiến hành tố tụng vụ án bưu điện Cầu Voi có một số sai sót" nhưng ông vẫn tuyên y án tử hình nghi can Hồ Duy Hải.

Tiến hành tố tụng là để tìm ra sự thật vụ án. Tố tụng sai thì không thể tìm ra sự thật. Không tìm ra sự thật mà vẫn nhắm mắt tuyên án tử hình nghi can. Đó là nền tư pháp không còn linh hồn công lí. Muôn loài sống bằng hít thở khí trời. Nền tư pháp sống bằng linh hồn công lí. Không còn linh hồn công lí, nền tư pháp đã chết!

Cái chết tức tưởi, thê thảm của ông Lương Hữu Phước ở sân tòa án tỉnh Bình Phước chiều ngày 29/5/2020 chính là hình ảnh cái chết tức tưởi, bi thảm của nền tư pháp nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi nền tư pháp không còn linh hồn công lí.

Lương tâm người dân lương thiện đang sống càng quặn đau hơn khi công dân lương thiện Lương Hữu Phước mang sự sống quí giá của mình ra thức tỉnh nền tư pháp đã kết án oan cho danh dự, phẩm giá con người của công dân Lương Hữu Phước. Nền tư pháp tha bổng cho kẻ say xỉn, không bằng lái xe, tông xe vào ông Phước, gây ra cái chết cho bạn ông Phước, gây thương tích cho ông Phước. Ông Phước là người bị hại đã không được bồi thường còn bị lãnh án thay cho kẻ tội phạm. Nền tư pháp không còn linh hồn công lí đã chết rồi còn đâu mà thức tỉnh, ông Phước ơi!

Sau cái chết của ông Phước làm quặn đau lương tâm mọi người lương thiện, Ban Tuyên giáo mà dân gian thường gọi là Tuyên láo tỉnh ủy Bình Phước và những quan tòa vu tội cho ông Phước vội vã họp báo mồm lem lẻm "công tâm", "công tâm". Nhơn nhơn nói rằng tòa đã xử công tâm đủ thấy rõ lương tâm của những quan tòa, lương tâm của chính quyền đã chết rồi, làm sao có thể thức tỉnh!

Xin mỗi người dân Việt Nam lương thiện hãy giành một phút tâm tưởng, tưởng nhớ con người lương thiện Lương Hữu Phước đã chết vì một nền tư pháp chết yểu linh hồn công lí, chết yểu lương tâm, Tưởng niệm Lương Hữu Phước cũng là tưởng niệm cho chính chúng ta. Là dân đen của nền tư pháp đã chết yểu công lí, chết yểu lương tâm thì sớm muộn nền tư pháp không công lí, không lương tâm đó sẽ vu tội và tuyên án chính chúng ta.

Phạm Đình Trọng

(01/06/2020)

Published in Diễn đàn

Khi niềm tin vào nền tư pháp đang vỡ vụn

Hiền Lương, VNTB, 13/05/2020

Khi niềm tin vào nền tư pháp đang dần đổ sụp theo một hiệu ứng của những quân cờ domino, thì trách nhiệm lớn nhất ở đây của đảng cầm quyền, không ai khác ngoài người đang ngồi ghế Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương.

tuphap1

Khi niềm tin vào nền tư pháp đang vỡ vụn - Ảnh minh họa

Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam là cơ quan tham mưu, giúp Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam chỉ đạo việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác cải cách Tư pháp và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020.

Ban Chỉ đạo được thành lập theo Quyết định số 39-QĐ/TW do Bộ Chính trị ban hành ngày 19 tháng 9 năm 2011. Chủ tịch nước giữ chức vụ Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương. Và theo quy định này, trọng trách khôi phục lại niềm tin vào nền tư pháp của cái gọi là pháp chế xã hội chủ nghĩa, chính là ông Nguyễn Phú Trọng – người đang đồng thời đứng đầu đảng cộng sản.

Trong bài báo có tựa "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong Chiến lược cải cách tư pháp" đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 13/12/2019, tác giả Nguyễn Hòa Bình viết với tư cách đương nhiệm Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (*), có các tiểu đoạn rút tít phụ về ba cơ chế : "Một là, Đảng hoạch định và lãnh đạo thực hiện chiến lược, đường lối cải cách tư pháp. Hai là, Đảng bố trí cán bộ của Đảng làm nòng cốt trong các cơ quan tư pháp và lãnh đạo việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp. Ba là, Đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tư pháp".

Bài viết khá dài với viện dẫn lý thuyết quen thuộc văn phong tuyên huấn của Tạp chí Cộng sản.

Nội dung bài báo cho thấy nếu đúng như những gì tác giả đã viết, thì ở bản án giám đốc thẩm tử tù Hồ Duy Hải với sự đồng thuận của 17 vị thẩm phán trong Hội đồng xét xử, cho thấy đây không phải chuyện đòi hỏi chuyên sâu vấn đề nghiệp vụ, mà là tuân thủ đúng quan điểm chỉ đạo.

Vì một khi đã khẳng định ba cơ chế như nói ở trên, thì không thể có oan sai xảy ra được ở phiên giám đốc thẩm, khi ngồi ghế Chủ tọa là đương nhiệm Bí thư Trung ương Đảng – tức cũng đồng thời là thành viên cốt cán của Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

Hiền Lương

Nguồn : VNTB, 13/05/2020

Chú thích :

(*)http://www.tapchicongsan.org.vn/chinh-tri-xay-dung-dang/-/2018/815637/view_content

******************

Công lý bất toàn

Nguyễn Anh Tuấn, RFA, 12/05/2020

Mong muốn nắm bắt bản chất hay sự thật khách quan của một vụ án để phân xử đúng người, đúng tội quả thật là đẹp.

tuphap2

Nền tư pháp hoang dại ở Việt Nam còn tồn tại đến bao giờ ?

Vừa không bỏ lọt tội phạm, vừa không hàm oan người vô tội, có gì hoàn mỹ hơn thế ?

Tuy nhiên, đẹp là một chuyện, khả thi hay không lại là chuyện khác.

Vì lẽ biết một sự việc hoàn toàn đúng như nó xảy ra có lẽ là đặc quyền của duy nhất Đấng Toàn Năng, nên công lý toàn hảo như trên chỉ có thể đến từ quyền năng của Ngài.

Rất tiếc con người không nhờ cậy được Đấng Toàn Năng, mà phải tự mình kiến tạo công lý, thông qua thiết chế nhân tạo là Nhà nước, với các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

Do không có quyền năng nắm giữ sự thật khách quan, con người chỉ xoay sở để tái hiện những gì thực sự đã xảy ra trong một vụ án.

Cũng khiếm khuyết như chính con người, quá trình tái hiện này tiềm ẩn vô số những thiếu sót có thể khiến kết quả lạc mất sự thật và gây ra oan sai.

Ý thức được khoảng cách giữa một sự-thật-được-tái-hiện và chính bản thân sự thật cùng những hậu quả nếu cố chấp đồng nhất chúng, con người, trên đà văn minh, tìm cách rút ngắn khoảng cách này.

Họ phân chia quyền lực điều tra, truy tố, xét xử cho các cơ quan nhà nước khác nhau để kiểm chứng lẫn nhau.

Họ ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ hàng loạt quyền của bị cáo để cân bằng trước quyền lực ưu trội của nhà nước.

Quan trọng nhất, họ áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội.

Nguyên tắc này đòi hỏi rằng chỉ khi không còn bất kỳ nghi ngờ hợp lý (reasonable doubt) nào tồn tại, bị cáo mới bị coi là có tội.

Đây chính là lời nhắc nhớ con người về cái khoảng cách có thể được rút ngắn nhưng luôn luôn tồn tại giữa sự-thật-được-tái-hiện và chính bản thân sự thật.

Cũng là lời nhắc nhở rằng con người không phải Đấng Toàn Năng nên luôn phải khiêm cung và tuyệt đối thận trọng trước mọi phán quyết liên quan đến người khác.

Bằng không, rất có thể tội ác vừa không bị trừng phạt mà còn nhân đôi, và công lý chẳng những không tựu thành mà còn bị sỉ nhục đến hai lần.

Nếu hàm oan người vô tội.

Lẽ dĩ nhiên, làm như vậy sẽ không thể tránh khỏi có những lúc chẳng tìm được ai để ràng buộc cho một tội ác. Khi mà mọi phiên bản sự thật đưa ra đều không thể vượt qua những nghi ngờ hợp lý. Khi mà con người, dù cố gắng đến đâu, cũng chỉ đang tái hiện sự thật chứ không phải nắm trong tay sự thật.

Công lý trở nên bất toàn.

Nhưng chính thứ công lý bất toàn này lại đang là thứ công lý tốt nhất mà con người từng có, chừng nào con người vẫn là con người.

Ít nhất, vẫn tốt hơn nhiều lần thứ công lý toàn hảo giả hiệu của những kẻ phán xử luôn dương dương tự đắc rằng mình nắm giữ sự thật, bất chấp mọi nghi ngờ hợp lý, mà điển hình là 17 thẩm phán phiên xử vụ Hồ Duy Hải vừa rồi. 

Thứ công lý vốn không để lại gì khác sau lưng nó ngoài hàng hàng lớp lớp những mộ địa oan khiên.

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : RFA, 12/05/2020 (nguyenanhtuan's blog)

**********************

Cơ hội sống sót…

Viết từ Sài Gòn, RFA, 11/05/2020

Tưởng đây là câu hỏi thuộc về người rành rõi điều tra và hơn hết, đây phải là một câu hỏi dành cho chuyên gia thẩm vấn, điều tra án. Nhưng, nghiệt nỗi, tại Việt Nam, câu hỏi này không dành cho các chuyên gia đó. Hơn nữa, may lắm thì hiện tại mới có được số lượng tương đối ít ỏi các chuyên gia điều tra và những người có nghiệp vụ trong lực lượng công an đã phân bổ đều khắp các tỉnh thành. Nó khác với lực lượng trước đó, rặt những kẻ rúc rừng và có thành tích chiến đấu, một kiểu chuyên gia cầm dao mổ heo đi làm án. Nói một cách không ngoa là vậy ! Và nếu như vụ Hồ Duy Hải diễn ra chậm chừng mười năm thôi, Hải sẽ không dính án oan. Còn ở thời điểm của Hải, chuyện thoát án tử là gần như không có, vì sao ?

tuphap3

Vì ít nhất là từ mười lăm năm trở lại đây, các trường nghiệp vụ an ninh tại Việt Nam đã có những chuyên gia đứng lớp, và các môn đồ của họ sẽ không rơi vào tình trạng làm việc bắt quờ như các đồng nghiệp của họ ở các cơ quan công an, tòa án và viện kiểm sát. Cách đây hơn hai mươi năm, cả 64 tỉnh thành, có không quá 50 chuyên gia an ninh có nghiệp vụ điều tra, phá án và thẩm vấn, nếu nói không ngoa. Trước đó nữa, năm 1987 đến 1990, có đến hơn 300 suất cán bộ tòa án, an ninh và viện kiểm sát cấp tỉnh được đưa sang Liên Xô để đào tạo nghiệp vụ. Hầu hết trong số họ là không biết tiếng Nga và cũng không có trình độ phổ thông, họ là những cán bộ miền Bắc, học hết i tờ, chuyển sang chuyên tu, tại chức. Nên việc sang Liên Xô để học chuyên môn trong sáu tháng có vẻ như là để đi chơi, để ăn uống theo tiêu chuẩn cao hơn và khi trở về, ai cũng mập ú, trắng trẻo, nhưng nghiệp vụ cũng không có gì mới.

Sau khóa này, có nhiều khóa đưa sang Cu Ba, nhưng hầu hết trở về Việt Nam đổi nghề, chuyển sang buôn bán, kinh doanh hoặc làm thơ, như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam là một ví dụ. Thiều vào nghề công an, được đưa sang Cu Ba đào tạo nghiệp vụ nâng cao, ông sang đó nghiên cứu về thơ ca và khi trở về thành một thi sĩ, làm quan chức hội nhà văn. Nhưng dù sao, trong khóa sau này, tức là khóa của lớp Nguyễn Quang Thiều, thành phần được cử đi có trình độ đại học, có chuyên môn hơn so với lớp trước.

Và đồng thời với các khóa được đưa đi nước ngoài (thành phần xuất sắc), ở trong nước, các huyện cử cán bộ vào Đà Lạt để đào tạo nâng cao, sau này về đảm nhận chức chánh án ở các tòa án huyện mới tách. Thành phần này có thể nói là dốt một cách đáng sợ bởi không có trình độ, không có chuyên môn, nguy cơ rớt khỏi ngành công an, tòa án là thấy trước mắt nhưng lại khéo luồn lách để được học và giữ ghế, nâng ghế.

Đương nhiên là chuyên môn của lớp này cũng được đào tạo bởi các khóa bên ngoài, riêng các khóa về thẩm vấn và điều tra án theo lối truyền thống từ thời lực lượng công an hình thành tại Việt Nam là không có gì đáng bàn. Nên nhớ, theo lối truyền thống thì công an Việt Nam chỉ giỏi sở trường bu bám đối tượng, điểm mặt từng đối tượng và có thể biết được nhiều thông tin xã hội nhờ lực lượng vệ tinh dày đặc của họ.

Xin mở rộng về chuyện vệ tinh, nói tới lực lượng vệ tinh thì công an Việt Nam tinh khôn ngoài mức tưởng tượng, chính lực lượng cảnh sát giao thông là cái lò đào tạo lực lượng vệ tinh chứ không phải lực lượng nào. Lực lượng cảnh sát giao thông được bật đèn xanh để nhũng nhiễu, làm khó với bất kì người đi đường nào và quyền hô biến thành mọi thứ lỗi cho người đi đường, họ thành hung thần, hắc thần của bất kì lực lượng lao động vận tải, vận chuyển nào. Chính vì thứ uy lực này, họ có cái quyền ưu tiên cho lực lượng xe thồ, xe ôm có thể phạm lỗi mà được tha, họ nuôi lực lượng xe ôm, xe thồ bằng cách không bắt bớ, mở cho sinh đạo để chở ba hoặc vi phạm nhẹ… Thậm chí, thi thoảng còn cho các xe thồ, xe ôm vài ký gạo, vài chục ngàn đồng… Và bù vào đó, khi cần, chính các cảnh sát giao thông sẽ đến gọi các xe ôm, xe thồ cầm dùi cui, cầm gậy gộc đi trấn áp, đi đập phá, gọi là giải tỏa đền bù… Và những ngày trấn áp, đập phá này, các xe ôm, xe thồ (gồm cả cựu quân nhân quân lực Việt Nam Cộng Hòa) được trả lương hậu hĩ. Ngoài ra, lực lượng này còn được đưa vào bán chính qui và có khen thưởng.

Và chính lực lượng cảnh sát giao thông cũng mở cửa, ưu tiên cho giới giang hồ, đầu gấu được đi lại một cách thoải mái (đừng nghĩ họ sợ), không đội nón bảo hiểm, nẹt pô, chạy ngược chiều… để thị uy với đám đàn em tép riu. Mà nhờ thị uy được như vậy nên đám đầu gấu dễ thâu nạp đàn em và mở rộng địa bàn. Còn cấp cao hơn của chúng thì làm việc với lực lượng hình sự, lực lượng chống tội phạm. Đương nhiên là đôi bên có ăn chia và chẳng bao giờ là liên kết bền vững, có thể hôm nay khoác tay nhau vào quán, ngày mai hốt nhau, bắn nhau là chuyện bình thường.

Trở lại chuyện các lớp đào tạo, nếu như các lớp trước 1990 học tập và làm việc chỉ hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm, khả năng phá án của họ chỉ dựa vào thông tin từ các vệ tinh và dựa vào sở trường đeo bám đối tượng của lực lượng trinh sát dày đặc… Thì các lớp sau, việc đào tạo bài bản hơn, họ không dựa hoàn toàn vào khả năng truyền thống như lớp trước mà dựa vào tư duy phán đoán, phân tích, dựa vào các kĩ năng học được từ các nền tư pháp tiến bộ để phá án. Có lẽ nhờ vậy mà khoảng một thập niên trở lại, án oan ít hơn so với trước. Nhưng bù vào đó, vấn đề toa rập và bắt tay làm ăn với xã hội đen của các lớp sau lại tinh vi và đáng sợ hơn. Nhưng đây là một khía cạnh khác.

Trở lại vụ án Hồ Duy Hải hay Nguyễn Thanh Chấn và những người chịu án oan trước đó, họ không may mắn bởi lực lượng thẩm vấn là những đồ tể, những kẻ không có nghiệp vụ điều tra thẩm vấn nhưng lại có thừa hung bạo và tàn ác, chỉ cần nốc vài cốc rượu vào là mọi thứ án đều được giải quyết nhanh chóng. Nghĩa là gặp họ, nếu không khai thì họ đánh cho khai, đánh bằng mọi kiểu, tra tấn bằng mọi kiểu, từ việc treo lên đổ nuớc xà phòng, treo lơ lửng trên rừng dao nhọn, thả một trái dưa hấu chẻ đôi để hù dọa chết khiếp, trói gô, mở từng bàn tay ra để lăn đũa, bắt đứng sám hối trước cây nến bao giờ quị ngã thì tạc nước cho tỉnh mà đứng, nếu không đứng thì đánh thừa sống thiếu chết… Với tất cả những kiểu tra tấn như vậy cùng với lời dọa "mày đã vào đây thì chỉ có chết, không có đường ra !" thì "phạm nhân" trong cơn đau đớn sẽ nghĩ đến chuyện đằng nào cũng chết, thôi thì gật đầu nhận đại cái tội cho được cái án tử, hoàn tất thủ tục hồ sơ cho cán bộ để họ xếp án lại, cho vào biệt giam, đợi ngày ra pháp trường. Dù sao chết như vậy cũng đỡ đau đớn thể xác và khỏi bị lôi tới lôi lui đánh lên đánh xuống mà đằng nào cũng không thoát chết…

Chính cái kiểu điều tra án đầy tính chất man rợ trung cổ của một lớp cán bộ vốn không có kĩ năng điều tra án, không có nghiệp vụ thẩm vấn nhưng lại có thừa máu hung tợn để đánh đập, để đạt mục đích là hoàn tất hồ sơ vụ án. Nói cho cùng thì nhóm cán bộ điều tra, hay nhóm cán bộ tòa án của giai đoạn này đều là thành phần bất hảo ngay trong hệ thống nhà nước, nghĩa là họ không có trình độ nhưng khéo lạng lách để học chuyên tu, tại chức, chạy chọt cho có bằng cấp để ngồi lại ghế, mà ghế cao hơn, từ chánh án cho đến viện trưởng, viện phó viện kiểm sát đều là các thành phần rúc rừng, từng có thành tích giết người, ám sát trong chiến tranh… Ngay cả Chánh án tòa án tối cao Nguyễn Hòa Bình cũng vậy, ông này, nếu xét về thành tích học tập hay thành tích xuất sắc của tư duy trong quá trình công tác thì có thể nói là không có gì. Ngay cả thời ông còn làm quan chức cấp cao ở Quảng Ngãi, lúc đó, Quảng Ngãi và Bình Định gộp chung là tỉnh Nghĩa Bình, khi tách tỉnh, một cái bàn dài được cắt làm đôi, Bình Định chở nửa cái bàn về làm củi, Quảng Ngãi giữ nửa cái bàn để nướng bánh, nói như vậy để thấy cái thời mông muội, tư duy đầy lông lá của một lớp cán bộ.

Rồi sau đó, lạn lách, chạy chọt, Hòa Bình cũng lên được chức cao, và ngồi ghế Chánh án tối cao như hiện tại (nhưng để rồi xem ông này còn lạng lách được bao lâu nữa khi mà cái dù của ông ta gãy cách đây vài năm, ông lại làm con phò dưới trướng của người khác nhưng người này xem ông là một kiểu Phạm Văn Dồng mờ nhạt, giỏi dùng vũ lực, tàn bạo nhưng bất tài…). Và Nguyễn Hòa Bình là người liên quan xuyên suốt vụ án Hồ Duy Hải, hệ thống dưới trướng của ông ta, có thể nói nhanh một tiếng là rất dốt nghiệp vụ điều tra, phá án và rất giỏi toa rập, bè phái. Trong hệ thống tay chân bộ hạ của Nguyễn Hòa Bình, nếu tìm ra một người giỏi luật thật sự và một nhân tài phá án, có lẽ là thắp đuốc giữa ban ngày cũng không gặp. Nghiệt nỗi, cơ cấu của đảng và bề dày phục vụ đảng đã giúp cho nhóm này tồn tại. Bởi bây giờ nhân tài không thiếu nhưng lại không có tuổi đảng hoặc chống đảng, nên cuối cùng, hệ thống tòa án Việt Nam hiện nay rơi vào tình trạng "không có chó bắt mèo ăn cứt". Và không có gì đáng sợ cho dân tộc, nhân dân bằng việc đưa một đám dốt nát, tham lam, léo hánh lên nắm cán cân công lý !

Chính vì vậy mà cơ hội sống sót của Hồ Duy Hải hoặc cơ hội có một phiên tòa theo đúng trình tự tố tụng, đúng khoa học pháp lý (và giả sử Hồ Duy Hải có thực tội) để người dân tâm phục khẩu phục là chuyện không thể có ngay lúc này, bởi đội ngũ có chuyên môn thực sự vẫn còn ở thớt dưới, vẫn không có cơ hội mở miệng. Và chắn chắn là họ bị đè nén lâu như vậy, không chừng tới khi ngồi ghế cao thì mất hết khả năng mở miệng cho công lý, rồi đâu cũng lại vào đó ! Bi kịch của các oan sai tại Việt Nam lại nằm ở chỗ này. Thật là cay đắng !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 11/05/2020 (VietTuSaiGon's blog)

*****************

Còn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì đừng mơ công lý

Trân Văn, VOA, 11/05/2020

Phán quyết ca Hi đng Thm phán Tòa án Ti cao sau khi giám đc thm v án H Duy Hi "giết người" và "cướp tài sn" đã cũng như đang làm nhiu triu người căm phn. Rt nhiu người hoc lên tiếng đòi công lý cho H Duy Hi hoc bày t s nghi ng v cái gi là "công lý" Vit Nam.

tuphap4

Chánh án Nguyễn Hòa Bình trong phiên giám đc thm H Duy Hi, ngày 5/5/2020. Photo PLO

Có một đim đáng lưu ý nhưng chưa được chú ý đúng mc là ti nhng quc gia theo th chế xã hi ch nghĩa như Vit Nam, vic duy trì quyn lãnh đo toàn din, tuyt đi ca các đng cng sn đ dn dt toàn dân xây dng ch nghĩa xã hi đã loi b công lý. Nói cách khác, còn xây dựng ch nghĩa xã hi thì đng mơ công lý…

***

Nhiều triu người chưng hng, bt bình khi 17 thm phán ca Hi đng Thm phán Tòa án Ti cao đng thanh tha nhn, tiến trình điu tra – truy t - xét x H Duy Hi có "thiếu sót" và "sai sót" nhưng "không làm thay đi bn cht v án" thành ra gi nguyên quyết đnh "t hình" mà tòa cp sơ thm và tòa cp phúc thm tng tuyên (1).

Phán quyết va k b nhiu triu người lên án là man r vì tiếp tc cho phép tước b sinh mng ca H Duy Hải, bất k tiến trình điu tra – truy t - xét x không nhng phơi bày vô s yếu t phi lý mà còn vi phm nghiêm trng nhiu quy đnh trong Lut T tng hình s, b lut đt đnh các th tc, bin pháp nhm ngăn nga oan sai.

Tên tuổi, din mo ca 17 thm phán Tòa án Tối cao tham gia giám đc thm v án H Duy Hi "giết người" và "cướp tài sn" đang được lưu chuyn trên mng xã hi Vit ng như nhng hung th đã th tiêu công lý và làm nhiu triu người băn khoăn v "tư pháp xã hi ch nghĩa" và công lý.

***

Qua phán quyết v v án H Duy Hi, Hi đng Thm phán ca Tòa án Ti cao đã tr thành mi bn tâm chung ca công chúng v "tư pháp xã hi ch nghĩa", thành ra cn nhìn qua đc đim ca b máy xét x - h thng tòa án các cp - ti Cng hòa Xã hi ch nghĩa Việt Nam.

Cách nay khoảng chín năm, vào ngày 10/3/2011, khi điu trn trước y ban Tư pháp ca Quc hi Vit Nam vcông tác đào tạo, bi dưỡng cán b có chc danh tư pháp, Bộ trưởng Tư pháp lúc đó là ông Hà Hùng Cường khng đnh : Chất lượng đào to thm phán, thư ký tòa án, kim sát viên, chp hành viên chưa đng đu, chưa đáp ng được yêu cu cơ quan s dng đ ra. Phn ln là các cán b được c đi hc ch chưa thc hin được vic tuyn sinh rng rãi đ chn được người tht s có năng lc...

Chánh án Tòa án Tối cao lúc đó là ông Trương Hòa Bình tha nhn : Sự yếu kém ca đi ngũ thm phán đang là vn đ khiến dư lun xã hi bc xúc. Mt trong nhng nguyên nhân là vic đào to nghip v, k năng xét x chưa đt yêu cu ca ci cách tư pháp và hi nhp quc tế. Cả Chánh án Tòa án Ti cao ln Vin trưởng Vin Kim sát Ti cao lúc đó là ông Trn Quc Vượng cùng đòi phi đ Tòa án và Vin Kim sát t chc đào to riêng ch không đ B Tư pháp đm nhn (2).

Sáu năm sau, vào ngày 14/1/2017, tại Hi ngh Trin khai công tác tòa án năm 2017, ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án mi ca Tòa án Ti cao, tha nhn, mt trong nhng bt cp ca b máy xét x - nhân danh Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam đ đưa ra các phán quyết – là các bn án có quá nhiu sai sót, t "viết một đng, tuyên mt no" cho tới… sai chính tả ! Do vậy, ngành tòa án hsẽ t chc tp hun viết bn án theo mu và mi giáo viên đến dy v chính t, ng pháp, đt du chm, du phy (3) !..

Đội ngũ thm phán và nhân viên h thng tòa án các cp không chỉ cần được bi dưỡng thêm v nhng yếu t liên quan đến hc vn mc… căn bn nhưchính tả, ng pháp, đt du chm, du phđể các bn án – nhng phán quyết nhân danh Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam phân x đ loi tranh chp t hành chính, kinh tế, dân sự đến thc thi pháp lut hình s - không làm thiên h mc… cười, đi ngũ này còn gây nghi ngi v tư cách.

Tháng 8 năm ngoái, tại mt cuc ta đàm v phòng – chng tham nhũng trong lĩnh vc tư pháp, ông Trn Văn Đ, cu Phó Chánh án Toà án Ti cao, đng thời là người đng đu Nhóm nghiên cu v hoàn thin th chế pháp lut, phòng - chng tham nhũng trong h thng toà án, cho biết : Mỗi năm có khong mười cán b toà án các cp b x lý k lut vì có liên quan đến tham nhũng, tiêu cc nhưng s liu đó chưa phản ánh đúng thc cht v tiêu cc, tham nhũng trong hot đng ca h thng toà án.

Ông Độ gii thích : Chuỗi các hot đng ca toà án, t tiếp nhn đơn khi kin hoc yêu cu gii quyết v vic dân s. Xem xét, phân công thm phán ph trách xét x, gii quyết v vic dân s, gii quyết v án quá hn lut đnh. Lp h sơ, thu thp chng c và xét x v án. Áp dng các bin pháp khn cp, tm thi… đu có nguy cơ cao xy ra tham nhũng. Tham nhũng vt, nhn tin vt ca đương s thì không thiếu, dù là vt nhưng đều nh hưởng đến tính khách quan ca quá trình x lý, gii quyết v vi(4)...

Đến tháng 9 năm ngoái, khi thay mt Chánh án Tòa án Ti cao gii trình vi y ban Thường v ca Quc hi Vit nam v vic gii quyết khiếu ni, t cáo ca ngành tòa án năm 2019, ông Lê Hồng Quang, Phó Chánh án Tòa án Ti cao, thú nhn : Tình hình khiếu ni v tư pháp vn din biến phc tp, vn còn mt s v khiếu ni gay gt, kéo dài, đã qua nhiu cp gii quyết nhưng đương s vn tiếp tc khiếu ni gây áp lc rt ln cho các cơ quan nhà nước nói chung và ngành tòa án nói riêng.

Theo giải trình va đ cp, chỉ trong mười tháng đu năm 2019, có ti 20.888 đơn, thư t cáo, khiếu ni v hot đng ca tòa án các loi. Trong s này, có 6.668 đơn, thư đ ngh giám đc thm, tái thẩm (đề ngh xem xét li nhng bn án có giá tr chung thm, v nguyên tc ch còn thi hành không xem xét na). 4.193 đơn, thư khiếu ni các quyết đnh t tng và hành vi t tng ca các Chánh án, Phó Chánh án và Thm phán. 48 đơn, thư t cáo tiêu cc, tham nhũng (5)...

***

Vì sao từ trên xung dưới, t trong ra ngoài đã nhn ra h thng tòa án các cp ti Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam yếu kém v năng lc mà vkhông thể chn được người tht s có năng lc ? Vì sao tham nhũng vặt, nhn tin vt ca đương s không thiếdù ảnh hưởng đến tính khách quan ca quá trình x lý, gii quyết v vinhưng không th ngăn chn hu hiu, thành ra vài năm gn đây, tham nhũng trong lĩnh vc tòa án đt nhiên ln mnh, càng ngày càng nhiều thm phán, viên chc tòa án b x lý hình s ?

Những câu hi này đã được nhiu cá nhân có liên quan đến hot đng tòa án tr li t lâu : H thng xét x Vit Nam chưa đc lp ! Đu thp niên 2010, h thng chính tr Vit Nam tuyên b s "ci cách tư pháp" đ ngành tòa án nói riêng và các ngành khác trong h thng "tư pháp xã hi ch nghĩa" nói chung, có th đc lp, không l thuc vào đơn v hành chính. Tuy nhiên làm sao có th… đc lp khi la chn, b nhim, x lý thm phán và các viên chc tòa án vẫn do đng quyết đnh ?

Đảng chn ông Nguyn Hòa Bình, Thiếu tướng, Phó Tng cc trưởng Tng cc Cnh sát, Phó Th trưởng Cơ quan Cnh sát điu tra B Công an làm Vin trưởng Vin Kim sát Ti cao – cơ quan tng bác đ ngh kháng ngh v án H Duy Hi theo thủ tc giám đc thm. Sau đó, đng chn ông Bình làm thành viên Ban Bí thư ca Ban chấp hành TƯ, điu chuyn ông Bình làm Chánh án Tòa án Ti cao và v trí này, chính ông là ch ta phiên giám đc thm v án H Duy Hi.

Tại sao 16/17 thm phán còn li là thành viên Hội đng Thm phán Tòa án Ti cao tham gia giám đc thm v án H Duy Hi phi nhìn vào tương quan gia h sơ v án và các qui đnh pháp lut hin hành (?), phi ngm nghĩ v công lý (?) khi c s an toàn ln cơ hi thăng tiến v mt ngh nghip ca chính họ ph thuc hoàn toàn vào đng chí Nguyn Hòa Bình – người đi din đng ch huy toàn b b máy xét x ti Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam ?

Khi "tư pháp xã hi ch nghĩa" vn được đt dưới s lãnh đo toàn din, tuyt đi ca đng đ bo đm yêu cu "xây dng thành công ch nghĩa xã hi", khi đng vn xác đnh, h thng "tư pháp xã hi ch nghĩa" nói chung, b máy xét x các cp nói riêng vn hành theo ý chí ca đng là ưu tiên hàng đu, cho nên vn ch la chn, b nhim đng viên làm thm phán, k c khi các đng viên y cn được bi dưỡng v chính t ln ng pháp, bày t khát vng v công lý có khác gì mơ bình minh s đến t hướng… Tây !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 11/05/2020

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/hoi-dong-tham-phan-bac-khang-nghi-vu-an-ho-duy-hai-20200508144802024.htm

(2) https://tuoitre.vn/xa-hoi-buc-xuc-vi-tham-phan-yeu-kem-428375.htm

(3) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/nganh-toa-an-se-moi-giao-vien-den-day-cau-chu-chinh-ta-1112444.tpo

(4) https://vov.vn/chinh-tri/co-the-chan-tham-nhung-trong-hoat-dong-tu-phap-943847.vov

(5) https://vov.vn/chinh-tri/quoc-hoi/1-tham-phan-bi-xu-ly-hinh-su-48-don-to-cao-can-bo-toa-an-duoc-thu-ly-954510.vov#ref

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2