Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

6 năm 8 đời chủ tịch nước : một đảng nhưng nhiều phái

Chánh Thành, VNTB, 23/03/2024

Không ai tại vị quá nửa nhiệm kỳ

Chỉ trong 6 năm, từ 2018 đến 2024, ghế chủ tịch nước đã và sẽ đổi ngôi 8 lần, với 7 người thay nhau làm lãnh đạo Nhà nước Cộng sản Việt Nam. Cụ thể, tháng 9/2018, khi ông Trần Đại Quang qua đời một cách khó hiểu sau 2 năm 172 ngày tại vị ; bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đã tạm đảm nhiệm quyền chủ tịch nước được 32 ngày. Đây cũng là người phụ nữ đầu tiên ngồi vào vị trí này.

hoichuong1

Những đấu đá trong nội bộ Đảng đã không còn âm thầm, mà càng ngày càng công khai một cách lố bịch

Tiếp đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm chức chủ tịch nước được 2 năm 164 ngày. Đến tháng 4/2021, ông Nguyễn Xuân Phúc chính thức thay thế ông Trọng để trở thành người đứng đầu Nhà nước. Nhưng chỉ sau 1 năm 288 ngày thì ông này bị Quốc hội miễn nhiệm. Bà Võ Thị Ánh Xuân thay vào vị trí của ông Phúc được 43 ngày trước khi bàn giao cho ông Võ Văn Thưởng vào ngày 02/3/2023.

Ông Thưởng là chủ tịch nước trẻ nhất và cũng là người tại vị ngắn nhất với 1 năm 19 ngày. Và hiện giờ bà Võ Thị Ánh Xuân sẽ một lần nữa ngồi tạm quyền chủ tịch nước trước khi nội bộ Đảng Cộng sản "dàn xếp" ra chủ tịch mới.

Như vậy, sau 6 năm, ghế chủ tịch nước Việt Nam đã 8 lần đổi chủ. Từ ông Quang, qua bà Thịnh, tới ông Trọng, rồi ông Phúc, sang bà Xuân, đến ông Thưởng, giờ quay lại bà Xuân và chuẩn bị bầu thêm một người mới, không ai ngồi quá nửa nhiệm kỳ.

"Phế đế" : điềm báo cho sự sụp đổ của chế độ

Đặc biệt, ông Phúc và ông Thưởng đều bị quốc hội phế truất vì "có một số vi phạm về những điều đảng viên không được làm". Trong lịch sử Việt Nam, mỗi lần có hiện tượng "phế đế" thì triều đại cũng đi tới hồi kết, quyền thần lộng hành, lãnh đạo yếu kém và đất nước rối ren.

Năm 980, sau khi Đinh Tiên Hoàng băng hà, Đinh Toàn lên ngôi được 8 tháng thì phải nhường ngôi cho quyền thần Lê Hoàn. Đinh Toàn trở thành Đinh Phế Đế, kết thúc triều đại nhà Đinh. Cuối thời nhà Lý, Trần Thủ Độ nắm hết quyền lực trong triều đình. Đến năm 1225, ông buộc Lý Chiêu Hoàng phải nhường ngôi cho chồng sau khi làm vua được hơn 1 năm. Nhà Lý sụp đổ sau 216 năm và trải qua 9 đời vua.

Năm 1388, Giản Hoàng Trần Nhật Vĩ, vị vua thứ 11 của nhà Trần cũng trở thành phế đế, sau khi bị Lê Quý Ly hãm hại. Nhà Trần duy trì thêm được 12 năm trước khi rơi vào tay Lê Quý Ly. Thời nhà Nguyễn, có tới 4 vị vua mang danh "phế đế" gồm Dục Đức, Hiệp Hòa, Thành Thái, Duy Tân. Những vị vua này cũng là nạn nhân của một thời đại mà triều đình bị quyền thần thao túng, đất nước lệ thuộc vào thực dân Pháp.

Ngoài ra, cứ mỗi khi có sự thay đổi lãnh đạo trong thời gian ngắn, thì cũng là lúc đất nước rơi vào thời kỳ tăm tối, triều đình rối ren, dân chúng khổ sở. Điển hình là giai đoạn "tứ nguyệt tam vương", chỉ trong 4 tháng sau khi vua Tự Đức băng hà, ngai vàng đã có 3 lần đổi ba vua : Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc.

Quay lại ngai vị Chủ tịch nước Việt Nam, mặc dù không nắm nhiều thực quyền như tổng bí thư và thủ tướng, hay bộ trưởng bộ công an, nhưng đây lại là chức vụ cao nhất trong hệ thống Nhà nước. Chủ tịch nước là người có vai trò đại diện cho Việt Nam khi đón tiếp các nguyên thủ quốc tế. Việc một ai đó hay một thế lực nào đó có thể tùy tiện chỉ định, phế truất người đứng đầu Nhà nước, cho thấy tình hình chính trị đang vô cùng bất ổn và bị thao túng bởi các thế lực ngầm.

Nhà nước cộng sản Việt Nam trước đây vốn được tuyên truyền là ổn định với thể chế đơn nguyên, không tranh cử. Thế nhưng 8 lần đổi ngôi này đã thể hiện sự mất đoàn kết và tan rã của hệ thống độc tài, Đảng Cộng sản hiện nay tuy là một đảng nhưng nhiều phái. Những đấu đá trong nội bộ Đảng đã không còn âm thầm, mà càng ngày càng công khai một cách lố bịch. Đây có lẽ cũng là hồi chuông báo hiệu cái kết cho chế độ cộng sản tại Việt Nam, có thể một Nhà nước dân chủ sẽ ra đời, hoặc một chế độ độc tài khác lại xuất hiện…

Chánh Thành

Nguồn : VNTB, 23/03/2024

****************************

Vì sao Tô Đại có tham vọng "Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước" theo mô hình của họ Tập ?

Trà My, VNTB, 22/03/2024

Đúng như các đồn đoán trước đây, ông Võ Văn Thưởng đã bị buộc phải từ chức Chủ tịch nước, chỉ sau hơn 13 tháng nắm quyền – một điều hết sức bất thường.

hoichuong2

Đại tướng kiêm Bộ trưởng công an Tô Lâm phát biểu trước Quốc hội - Ảnh minh họa

Báo Dân Trí ngày 20/3 đưa tin, "Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước". Bản tin cho biết, Ngày 20/3, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 đã họp về việc cho thôi giữ các chức vụ và nghỉ công tác, đối với ông Võ Văn Thưởng – Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Chủ tịch nước.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông Thưởng đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, và phải chịu trách nhiệm người đứng đầu, theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Xét nguyện vọng cá nhân và những vi phạm của ông Thưởng, Trung ương đồng ý để ông thôi giữ tất cả các chức vụ.

Theo giới phân tích, có đến 2 Chủ tịch nước bị phế truất trong hơn một năm, đồng thời tổn thất đến 4/18 ủy viên Bộ Chính trị, 20/200 ủy viên Trung ương Đảng, khi nhiệm kỳ khoá 13 của Đảng mới đi được 3/5 thời gian. Điều đó cho thấy, chất lượng công tác cán bộ của người đứng đầu Đảng là ông Nguyễn Phú Trọng, rất có vấn đề.

Những lý do khiến ông Võ Văn Thưởng bị cho thôi chức, lần đầu tiên được xác nhận một cách chính thức. Trong bài phân tích của tác giả Lê Hồng Hiệp, đăng trên trang Fulcrum, với tiêu đề, "Hai Chủ tịch nước bị phế truất trong một năm : Triển vọng chính trị nào cho Việt Nam ?". 

Theo đó :

"Ông Thưởng được cho là có dính líu đến vụ bê bối hối lộ, liên quan đến nhà phát triển bất động sản địa phương Phúc Sơn, hiện đang bị truy tố về các tội tham nhũng khác nhau. Các nguồn tin không chính thức nhưng đáng tin cậy cho biết, trong thời gian ông còn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (2011 – 2014), một người thân của ông Thưởng đã nhận 60 tỷ đồng (2,4 triệu USD theo tỷ giá hiện hành) từ Phúc Sơn, được cho là [đã hối lộ] cho Thưởng để xây dựng nhà thờ tổ của mình". Điều này hoàn toàn phù hợp với những đồn đoán trước đó.

Vẫn theo ông Lê Hồng Hiệp, sự ra đi của ông Thưởng sẽ gây ra mối lo ngại cho các nhà đầu tư. Và, vấn đề sức khoẻ của Tổng Trọng cùng với nhân sự kế nhiệm chưa được lựa chọn, "có thể sẽ làm gia tăng đấu đá chính trị nội bộ trong Đại hội Đảng toàn quốc kế tiếp vào đầu năm 2026". Quan trọng hơn, điều này càng gia tăng sự e ngại của các nhà đầu tư.

Theo giới phân tích, việc ai sẽ ngồi vào chiếc "ghế nóng" Chủ tịch nước mà ông Thưởng để lại, có ý nghĩa lớn, đặc biệt trong cuộc đua giành ghế Tổng bí thư thay thế cho ông Trọng đang diễn ra rất quyết liệt hiện nay. Các ứng cử viên đủ điều kiện để thay thế ông Thưởng gồm : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ; Thủ tướng Phạm Minh Chính ; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ; Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai ; và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.

Bộ trưởng Tô Lâm và bà Trương Thị Mai được cho là những ứng viên có đủ các tiêu chuẩn theo quy định. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chưa có tiền lệ phụ nữ giữ chức Chủ tịch nước, và điều này có thể trở thành trở ngại đối với bà Mai. Hơn nữa, bà Mai cũng dính đến những cáo buộc liên quan tham nhũng xảy ra ở tỉnh Lâm Đồng.

Fabooker Hoàng Dũng đã đặt câu hỏi trên trang Facebook cá nhân, rằng : "Liệu Bí thư Lâm Đồng Trần Đức Quận có khai với anh Tô Lâm chuyện xây nhà, mua nhà cho Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai không ?"

Do vậy, khả năng cao là ông Tô Lâm sẽ ngồi ghế Chủ tịch nước, điều này cho phép ông tìm kiếm một xuất "ngoại lệ", khi ông đã quá tuổi để ở lại Đại hội 14. Dù rằng, ghế Bộ trưởng Bộ Công an hiện tại của Tô Lâm là chiếc ghế "siêu quyền lực".

Do đó, vấn đề quan trọng nhất vẫn là, ai sẽ ngồi vào chiếc ghế Bộ trưởng Công an thay cho Tô Lâm ? Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, hay Phan Đình Trạc sẽ là nút thắt của vấn đề.

Nguồn thạo tin từ Hà Nội tiết lộ cho thoibao.de biết, hiện nay, Tô Lâm không còn giấu diếm tham vọng trở thành Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, theo mô hình chính trị của Trung Quốc như Tập Cận Bình. Điều này, năm 2018, ông Nguyễn Phú Trọng đã áp dụng.

Xin nhắc lại, Bộ trưởng Công an Tô Lâm có mối quan hệ đặc biệt và được Ban lãnh đạo Bắc Kinh hết sức ủng hộ. Tới đây, nếu ông Tô Lâm trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, thì chính trị Việt Nam sẽ bị cột chặt vào Trung Quốc, và tương lai Việt Nam sẽ ra sao thì ai cũng rõ.

Trà My

Nguồn : Thoibao.de, 22/03/2024

**************************

Chủ tịch nước từ chức : Lo ngại bất ổn chính trị ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam

Thanh Hà, RFI, 21/03/2024

Trong khuôn khổ chiến dịch bài trừ tham nhũng, chưa đầy hai năm, hai chủ tịch nước của Việt Nam đã "xin thôi giữ các chức vụ". Tháng 3/2023, ông Võ Văn Thưởng thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc, để rồi chịu chung số phận sau quyết định của Ban chấp hành trung ương Đảng hôm 20/03/2024.

hoichuong3

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Ảnh chụp ngày 21/03/2023 tại Hà Nội. AP - Hau Dinh

Giới quan sát đồng loạt ghi nhận đây là "dấu hiệu đáng lo ngại về ổn định chính trị" tại Việt Nam vào lúc mà quốc gia Đông Nam Á này đang được "chiếu cố" trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế Mỹ- Trung dâng cao 

Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng mất chức chỉ vài ngày sau vụ hai lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, nơi ông Thưởng từng làm bí thư tỉnh ủy, bị bắt giam trong vụ điều tra tham nhũng liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn. Ông Nguyễn Xuân Phúc đã bị cách chức vào đầu năm 2023 sau chưa đầy 2 năm giữ chủ tịch nước. Lần này nhiệm kỳ của ông Võ Văn Thưởng lại còn bị thu ngắn hơn, bởi ông mới chính thức được bổ nhiệm vào chức vụ này hôm 02/03/2023. Giới quan sát cho rằng việc ông Thưởng bị đảng "phạt" là dấu hiệu cho thấy nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đang có những "đấu đá" khốc liệt để chuẩn bị cho giai đoạn "hậu Nguyễn Phú Trọng".

Phải chăng đấu đá nội bộ đó đã lan tới ngay cả một người được coi là thuộc phe của ông Trọng như ông Võ Văn Thưởng ? Chiến dịch "đốt lò" ở Việt Nam, dùng lá bài chống tham nhũng để triệt hạ các đối thủ chính trị theo mô hình của Trung Quốc, giờ đây đã được mở rộng đến mức mà "không còn một ai được an toàn". Nhưng việc trong chưa đầy hai năm Hà Nội hai lần cách chức chủ tịch nước, một trong bốn nhân vật lãnh đạo hàng đầu của chế độ, được cho là có nguy cơ đẩy Việt Nam vào "giai đoạn bất ổn chính trị".

Giới phân tích cảnh báo bất ổn trên chính trường Việt Nam đó có thể sẽ "tác động đến môi trường kinh doanh, đầu tư của Việt Nam", vào lúc mà Việt Nam đang có tham vọng mở rộng cửa đón đầu tư nước ngoài và nhất là trở thành một "thung lũng công nghệ cao" của thế giới. Nhân chuyến công du Việt Nam hồi tháng 9/2023, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã hứa giúp Việt Nam phát triển công nghệ bán dẫn và liền sau đó, các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực này đặc biệt chiếu cố Việt Nam.

Trước hết, cho đến nay Việt Nam vẫn được coi là một điểm đến an toàn trong mắt các nhà đầu tư chính là nhờ vào sự "ổn định chính trị" tại quốc gia Đông Nam Á này, vào lúc Châu Âu và Mỹ tìm cách giảm mức độ lệ thuộc vào Trung Quốc, dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi Hoa Lục. Do vậy, việc đi quá đà trong chính sách "đốt lò" coi chừng sẽ bất lợi cho Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài sợ rằng chính sách kinh tế của Việt Nam cũng sẽ có những chuyển biến khó lường.

Điểm thứ nhì là, vào lúc Việt Nam đang tìm một thế cân bằng trong cuộc đọ sức Mỹ-Trung, nhân vật quyền lực nhất trong chế độ Hà Nội là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì đã tuổi cao sức yếu, đương nhiên Việt Nam phải tìm người thay thế. Chính yếu tố này càng châm thêm củi lửa cho các cuộc đấu đá chính trị gay cấn hơn, khốc liệt hơn từ nay cho đến Đại Hội Đảng kỳ tới vào năm 2026. Đó không phải là điềm lành trong mắt các nhà đầu tư muốn chọn đến Việt Nam.

Điểm thứ ba là nhân sự lãnh đạo của Việt Nam có thể sẽ phản ánh đường lối đối ngoại của chính quyền Hà Nội. Vào thời điểm mà cuộc đọ sức giữa hai siêu cường thế giới là Mỹ và Trung Quốc được báo trước là sẽ "tiếp tục gia tăng cường độ", lại càng khó để Việt Nam giữ được "thế cân bằng" mà chìa khóa được đặt trong tay tổng bí thư. Do vậy, nhiều nhà qua sát e rằng, cho dù Việt Nam nhanh chóng chỉ định tân chủ tịch nước thay thế ông Thưởng, ngày nào mà quốc tế chưa biết ai sẽ kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng, thì vấn đề đối với Việt Nam vẫn nguyên vẹn.

Giai đoạn chọn người lãnh đạo có thể kéo dài và với nhiều tính toán ở bên trong, một số nhà đầu tư có thể quyết định đợi thêm cho đến khi mọi việc rõ ràng hơn và vấn đề nhân sự được ngã ngũ. Điều đó làm dấy lên lo ngại là trong thời gian tới, Việt Nam ít có cơ hội thu hút các dự án đầu tư lớn.

Thanh Hà

*****************************

Ông Thưởng b Quc hi min nhim chc ch tch nước gia biến đng 'bt ng' trên chính trường Vit Nam

VOA, 21/03/2024

Quc hi Vit Nam hôm 21/3 thông qua Ngh quyết min nhim chc ch tch nước ca ông Võ Văn Thưởng và ch đnh bà Võ Th Ánh Xuân làm quyn ch tch nước Vit Nam trong biến đng chính trường mà các nhà quan sát cho là bt ng và chưa có tin l gia bi cnh ca cuc cnh tranh quyn lc trước đi hi đng tiếp theo.

hoichuong4

Ch tch nước Vit Nam Võ Văn Thưởng ti Din đàn Hp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương San Francisco hôm 16/11/2023. Ông Thưởng b Quc hi cho min nhin chc ch tch nước khi chưa hết nhim k.

Truyn thông Vit Nam cho biết mt cuc hp bt thường đã được Quc hi triu tp hôm 21/3, đúng như VOA đưa tin trước đó, và các nhà lp pháp đã biu quyết min nhim chc v ch tch nước ca ông Thưởng cũng như cho thôi nhim v đi biu Quc hi khóa 15 ca ông.

Theo VnExpress, 432/447 đi biu tham gia phiên hp bt thường tán thành thông qua ngh quyết, chiếm 87,8% trong cuc b phiếu kín.

Ban Chp hành Trung ương Đng hôm 20/3cho ông Thưởng thôi tt c các chc v và loi ông ra khi B Chính tr do "vi phm quy đnh v nhng điu đng viên không được làm".

Phó Ch tch nước Võ Th Ánh Xuân được ch đnh gi quyn ch tch cho đến khi Quc hi bu ra người thay thế ông Thưởng. TheoThanh Niên, vic bà Xuân làm quyn ch tch nước ược thc hin theo Hiến pháp". Đây là ln th 2 bà Xuân làm quyn ch tch nước ch trong vòng hơn 1 năm. Trước đó, bà tm thi gi chc v cao nht ca nhà nước Vit Nam sau khi ông Nguyn Xuân Phúc b min nhim vào tháng 1 năm ngoái.

Các báo do nhà nước Vit Nam qun lý cho biết ông Thưởng đã phát biu sau khi Quc hi biu quyết min nhim ông ti phiên hp bt thường hôm 21/3. Tuy nhiên, các bn tin ngn gn này không cho biết ông Thưởng đã nói gì.

Ghi nhn ca VnExpress v phiên hp cho biết rng nhng vi phm, khuyết đim ca ông Thưởng "đã gây dư lun xu, làm nh hưởng đến uy tín ca Đng, Nhà nước và cá nhân". Theo t báo này, nhn thc rõ trách nhim trước Đng, Nhà nước và nhân dân, ông Thưởng đã có đơn xin thôi gi các chc v được phân công và ngh công tác.

Mc dù các vi phm không được nêu c th, các nhà quan sát cho rng vic min nhim ông Thưởng có liên quan đến s tranh giành quyn lc trong ni b Đng trước k Đi hi 14. VOA không th đc lp kim chng thông tin này.

"Thông báo chính thc ca Đng không nêu rõ ông Võ Văn Thưởng đã vi phm chính xác nhng quy đnh nào ca Đng và nhng vi phm này xy ra khi nào", Giáo sư Carl Thayer ca Đi hc New South Wales nhn đnh vi VOA, và trích dn các bình lun trên mng xã hi cho rng nhng vi phm này xy ra vào năm 2012 khi ông Thưởng còn là bí thư tnh y Qung Ngãi.

Trong tun qua, y ban Kim tra Trung ương Đng đã đ ngh thi hành k lut mt s đng viên vi phm ti Đng b Qung Ngãi và Vĩnh Phúc vì liên quan đến v án vi phm xy ra ti Tp đoàn Phúc Sơn. B Công an trước đó đã khi t v án mà h cho là các cá nhân đã nhn hi l và vi phm quy đnh v đu thu gây hu qu nghiêm trng cho nhà nước.

Khi min nhim ông Thưởng hôm 21/3, Quc hi cũng cho bà Hoàng Th Thúy Lan, b khi t liên quan đến các d án b treo trong hơn 10 năm ca tp đoàn Phúc Sơn, thôi làm đi biu Quc hi.

"Câu hi đt ra là ti sao v vic này li ni lên sau 12 năm ?", Giáo sư Thayer, chuyên phân tích v tình hình Vit Nam, nói. iu này dn đến gi đnh rng B trưởng Công an Tô Lâm đang loi b nhng đi th tim tàng đ tiếp tc nm quyn sau Đi hi Đng ln th XIV vào đu năm 2026".

Theo thông l, y ban Trung ương Đng s quyết đnh ai lên nm gi chc v ch tch nước trong phn còn li ca nhim k này kết thúc vào tháng 5/2026. Giáo sư Thayer và các nhà phân tích chính trường Vit Nam cho rng ông Tô Lâm và bà Trương Th Mai, hin là thường trc Ban Bí thư Đng, s là nhng ng viên đ thay thế ông Thưởng.

Ch tch nước là chc v có nhiu biến đng nht trong 5 năm tr li đây Vit Nam k t khi ông Trn Đi Quang bt ng qua đi tháng 9/2018. Tng bí thư Đng Nguyn Phú Trng đã kiêm nhim chc ch tch nước trước khi ông Phúc được bu vào v trí này. Ông Thưởng là người thay thế ông Phúc, người b min nhim vì nhng "sai phm" ca cp dưới, vào tháng 3 năm ngoái.

"Ci t chính trường mi nht là chưa tng có tin l và gây bt ng", ông Florian Feyerabend, đi din thường trú Vin Konrad-Adenauer Stiftung (KAS) ca Đc Vit Nam nhn đnh vi VOA. "Vic chúng ta chng kiến nhng s kế nhim đó trong mt khong thi gian ngn như vy người tin nhim (Nguyn Xuân) Phúc ch gi chc v được 21 tháng, ông (Võ Văn) Thưởng ri chc v ch sau mt năm đt ra nhng câu hi không th tránh khi v kh năng d đoán, đ tin cy và hot đng bên trong ca h thng (chính tr Vit Nam)".

Ông Feyerabend, nhà nghiên cu khoa hc chính tr và thường quan sát tình hình Vit Nam, cho rng dù h thng này đến nay vn n đnh nhưng "cán cân quyn lc trong nước dường như đang b lung lay trước đi hi Đng tiếp theo".

Năm ngoái, Hi ngh Trung ương ln th 8 đã bt đu lp kế hoch cho Đi hi Đng toàn quc ln th 14, trong đó bao gm vic b nhim mt tiu ban do Tng bí thư Trng đng đu đ rà soát và đ c các ng c viên vào Ban chp hành Trung ương mi.

"Vic ông Thưởng đt ngt t chc s có tác dng đy nhanh quá trình này và bc l nhng khác bit trong ni b ban lãnh đo", Giáo sư Thayer nhn đnh.

Vic t chc ca ông Thưởng din ra trong lúc mt phái đoàn kinh doanh ca M gm 60 công ty đang đến thăm Vit Nam. Theo truyn thông trong nước, Th tướng Phm Minh Chính gp g đi din các doanh nghip và qu đu tư hàng đu ca M trong phái đoàn này ti Hà Ni hôm 21/3.

"H s được các đi tác Vit Nam trn an rng Vit Nam s tiếp tc đi theo con đường n đnh", Giáo sư Thayer nói. "Vit Nam đã thc hin mt quá trình chuyn giao quyn lc có trt t sau cái chết ca Ch tch nước Trn Đi Quan và không có lý do gì hin nay điu đó li không th thc hin được".

Theo ông Feyerabend, s n đnh chính tr là đc đim quan trng trong s nhiu yếu t khiến Vit Nam tr nên hp dn vi đu tư trc tiếp nước ngoài. Theo đánh giá ca người tng làm cho Đi s quán Đc Bangkok, mc dù chiến dch chng tham nhũng sâu rng đang làm đình tr các quyết đnh trong b máy quan liêu cng knh Vit Nam, nhưng quc gia Đông Nam Á s tiếp tc là đim đến đu tư hp dn do các đng lc đa chính tr đang phát trin mnh m và xu hướng đa dng hóa chui cung ng toàn cu.

Cuc chiến chng tham nhũng, mà ông Trng tng khng đnh "không có vùng cm, không có ngoi l, bt k người đó là ai", được nhân dân trong nước ng h khi đưa nhiu quan chc cp cao, trong đó có y viên B Chính tr, b đưa ra trước vành móng nga. Nhưng theo các nhà quan sát chính trường, nó cũng được các phe phái trong Đng s dng đ thanh trng các đi th.

Nguồn : VOA, 21/03/2024

*****************************

Ông Võ Văn Thưởng b bãi min các chc v : liu có tha đáng ?

VOA, 21/03/2024

Vic bãi min tt c các chc v ca Ch tch nước Võ Văn Thưởng mà không đưa ông ra trước pháp lut là không tha đáng nếu như ông Thưởng đã nhn hi l s tin ln, mt nhà quan sát chính tr t trong nước nói vi VOA.

hoichuong5

Ông Võ Văn Thưởng là v nguyên th th hai ca Vit Nam b mt chc vì vi phm k lut Đng trong vòng hơn mt năm

Hôm 21/3, s nghip chính tr ca ông Thưởng, ch tch nước tr nht lch s và mt thi được xem là ngôi sao đang lên trong Đng Cng sn, coi như kết thúc khi Quc hi biu quyết bãi min chc ch tch nước và đi biu Quc hi ca ông, mt ngày sau khi ông b cho ra khi B Chính tr và Trung ương Đng theo nguyn vng cá nhân.

Ông Thưởng là v nguyên th th hai có kết cc này trong vòng hơn mt năm, sau người tin nhim ca ông là Nguyn Xuân Phúc hi đu năm 2023.

Ăn hi l ?

V vi phm ca ông Thưởng, thông cáo ca Ban Chp hành Trung ương Đng hôm 20/3 ghi rng ông ‘đã vi phm quy đnh v nhng điu đng viên không được làm, quy đnh v trách nhim nêu gương và chu trách nhim người đng đu nhưng không nói rõ ông Thưởng đã vi phm nhng gì.

Đáng chú ý là ông Thưởng b y ban Kim tra Trung ương xác đnh là có sai phm sau cuc hp hôm 18/3. Trong cuc hp này, cơ quan ph trách k lut Đng đã đi đến quyết đnh đ ngh k lut các ông Đng Văn Minh và Cao Khoa, ch tch và cu ch tch tnh Qung Ngãi, đa phương ông Thưởng tng làm bí thư t năm 2011 đến năm 2014.

Hai ông Minh và Khoa trước đó đã b công an khi t v ti Nhn hi l khi h m rng điu tra v án tp đoàn bt đng sn Phúc Sơn. Ngoài các lãnh đo Qung Ngãi, cuc hp hôm 18/3 ca y ban Kim tra Trung ương cũng đã đ ngh k lut bà Hoàng Th Thúy Lan và ông Lê Duy Thành, ln lượt là bí thư và ch tch tnh Vĩnh Phúc, vì đã nhn hi l ca tp đoàn Phúc Sơn.

Theo nhng thông tin rò r trong hu trường thì người nhà ca ông Võ Văn Thưởng đã nhn s tin đến 60 t đng t Phúc Sơn đ xây nhà th t khi ông còn là Bí thư Tnh y Qung Ngãi. VOA không th đc lp kim chng thông tin này.

Trao đi vi VOA, Tiến s Nguyn Quang A, cu Vin trưởng Vin nghiên cu phát trin IDS và là nhà quan sát chính tr Hà Ni, nói rng có kh năng đến 99% ông Thưởng b mt chc là dính đến v hi l tp đoàn Phúc Sơn.

Ông A ch trích Đng che giu thông tin v vi phm ca ông Thưởng, điu mà theo ông ch khiến người dân thêm hoài nghi.

"Có th nếu h nói rõ ra vi phm ca ông Thưởng thì ê mt quá [cho ông Thưởng và cho Đng]", ông A phân tích và cho rng nhiu kh năng ông Thưởng có ti, vì nếu không ông y đã không chp nhn s nhc nhã như thế này.

"Nếu h làm tht nghiêm khc thì h phi vch ra là ông y đã vi phm cái gì. Nếu qu tht ông y đã nhn hi l thì phi đưa ra x mt cách nghiêm túc. Còn nếu ông y không nhn hi l thì phi cho ông y cái quyn thanh minh mt cách rch ròi", ông A nói.

Khi được hi v hình thc x lý ông Thưởng v k lut Đng mà không x lý hình s, nhà bt đng chính kiến này cho rng không tha đáng đi vi dân.

Lut pháp Vit Nam quy đnh ai nhn hi l s tin hay tài sn t 1 t đng tr lên s đi mt vi mc án t 20 năm, chung thân cho đến t hình. Ông A ch ra rng có người ăn trm mt con vt còn b bt đi tù 7 năm.

"Có th ông y đã lên đến Ch tch nước thì có được kim bài min gim nào đó", ông A bình lun v vic ông Thưởng được cho h cánh an toàn’.

"Nếu ông y đã nhn hi l mà được cho thoát ti thì đy là điu chng t na là Vit Nam có nhiu người ngi xm trên pháp lut. Cái gi là nhà nước pháp quyn xã hi ch nghĩa nên vt vào st rác", ông A ch trích.

Bài hc v nhân s

V vic ông Thưởng xy ra vào lúc Trung ương Đng đang chun b công tác nhân s cho Đi hi 14 ca Đng Cng sn s din ra vào năm 2026.

Trước Đi hi 13, Tng bí thư Nguyn Phú Trng, người ph trách công tác nhân s ca Đng, khi đó đã nói rng tuyt đi không đ lt vào Ban Chp hành Trung ương nhng phn t cơ hi, thoái hóa, biến cht.

Tuy nhiên, khóa 13 ch mi đi được hơn na nhim k đã có đến 4 trên 18 y viên B Chính tr b mt chc, bao gm Ch tch nước Võ Văn Thưởng, Ch tch nước Nguyn Xuân Phúc, Phó th tướng thường trc Phm Bình Minh và Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trn Tun Anh. Đó là chưa k hơn mt chc y viên trung ương Đng là lãnh đo các tnh, thành và các b, ban, ngành đã b k lut vì tham nhũng.

"Thc s nó cho thy chính sách nhân s mà Đng Cng sn Vit Nam cho là rt quan trng thc s là đã tht bi. Tôi nghĩ nhng người đng đu ph trách công tác này phi tha nhn trách nhim chính tr ca mình như là ông Võ Văn Thưởng và Nguyn Xuân Phúc trước kia", ông A lp lun.

Theo li ông A thì nhng người đ c ông Thưởng và ghế ch tch nước và nhng người trong trung ương Đng đã b phiếu tán thành ‘đu phi kim đim nghiêm khc.

Ti phiên hp ca tiu ban Nhân s chun b cho Đi hi 14 hôm 13/3 có s tham gia ca Ch tch nước Võ Văn Thưởng, ông Trng khi đó đã được báo chí trong nước dn li nói rng phi có con mt tinh đi, ‘đng trông gà hóa cuc, ‘đng thy đ tưởng là chín, hay đng đ b đánh la bi cái mã bên ngoài, nó che đy cái sơ sài bên trong.

Khi được hi v quyết tâm chng tham nhũng ca Đng khi có đến 4 y viên B Chính tr phi ra đi khi ch mi hơn na nhim k - điu chưa tng thy trong lch s Đng Cng sn Vit Nam ông A nói : "Cái gi là chng tham nhũng Vit Nam không th có kết qu được. Ch là vt nhng n, nhng cành mà thôi còn gc r là vn đ bn thân h thng. Bn thân h thng đ ra tham nhũng".

V bài hc Đng rút ra cho công tác nhân s trong nhim k sp ti, nhà quan sát chính tr này cho rng phi thc thi dân ch trong Đng.

"Có mt cách rt đơn gin là đng bưng bít thông tin. Hãy đ cho dân ch trong Đng phát huy tác dng ca nó. Tc là tt c các đng viên được nói lên chính kiến ca mình và được phê phán nhng người khác, phê phán nhng lãnh đo mt cách xây dng".

Tuy nhiên, ông A cho rng Đng s không làm được điu này vì điu l Đng quy đnh dân ch tp trung, điu mà ông cho là ‘phn dân ch vì cp dưới phi phc tùng cp trên, thiu s phi phc tùng đa s.

Nguồn : VOA, 21/03/2024

Published in Diễn đàn

Chính trường Việt Nam sau khi phế truất ông Võ Văn Thưởng

RFA, 20/03/2024

Hôm 20/3/2024, Quốc hội Việt Nam cho biết sẽ họp bất thường ngày 21/3 để quyết định về "công tác nhân sự", bãi nhiệm chức chủ tịch nước của ông Võ Văn Thưởng. Cuộc họp bất thường của Quốc hội Việt Nam ngày 21/3 là bước tiếp theo, ngay sau khi Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tuyên bố chấp thuận đơn từ chức của ông Võ Văn Thưởng hôm 20/3/2024. Điều này xác nhận thông tin mà hãng tin Reuters đã loan trước đó ba ngày, dẫn nguồn từ một số quan chức trong nước. 

chutich1

Tướng Tô Lâm (thứ 2 từ trái sang) bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Trung ương mới khóa 12 năm 2016 - Reuters

Trao đổi với RFA về sự kiện ông Võ Văn Thưởng từ chức, Giáo sư Zachary M. Abuza tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ (NWC), nói rằng "Đó chính xác là lặp lại những gì đã xảy ra vào tháng 2 năm 2023 với việc phế truất Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc".

Vai trò của Đại tướng Tô Lâm 

Theo Giáo sư Zachary, việc ông Võ Văn Thưởng từ chức chủ tịch nước, tiếp nối vụ việc tương tự của ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ sau khoảng một năm, phản ánh rất nhiều điều trong hệ thống chính trị Việt Nam. Ông nói : 

"Tôi nghĩ đó không phải là vấn đề của nhiệm kỳ chủ tịch nước. Chúng ta có thể thấy rất rõ ràng là trong Bộ Chính trị, những người như Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã sử dụng quyền điều tra của mình. Ông ấy có nhiều quyền lực và nguồn lực điều tra để truy lùng những vi phạm chính trị".

Đối với trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc, Giáo sư Zachary cho rằng ông Phúc đã nhận được "sự ủng hộ và ân sủng" của Nguyễn Phú Trọng. Nhưng rồi ông Nguyễn Phú Trọng từng giận dữ vì ông Phúc ra sức tranh cử chức Tổng bí thư tại Đại hội Đảng lần thứ XIII vào năm 2021. Còn ông Võ Văn Thưởng, người vừa bị ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam phế truất và sẽ bị Quốc hội cách chức ngày 21/3, theo Giáo sư Zachary, có lẽ thực sự gần gũi với Tổng bí thư hơn. Ông nói tiếp :

"Ông ta là người đã được xác định là có tiềm năng làm tổng bí thư. Ông là gương mặt trẻ, là ủy viên trẻ nhất của Bộ Chính trị, mới 54 tuổi.

Đối với một đảng chính trị bị cho là ngày càng xa rời quần chúng, ông ta là một chàng trai có gương mặt trẻ trung, tươi tắn hơn".

Trước khi từ chức, tuy có nhiều tiềm năng có thể trở thành lãnh đạo tối cao (tổng bí thư) trong tương lai, ông Võ Văn Thưởng lại có nhiều tì vết. Theo Giáo sư Zachary, một số người nói rằng ông ấy là đảng viên, ông ấy đã làm việc nhiều năm ở Thành phố Hồ Chí Minh và có lẽ, dưới sự giám sát của ông ấy có rất nhiều tham nhũng. Ông nói :

"Ông ấy không phải là một chính trị gia trong sạch. Và vì vậy tôi nghĩ người như Tô Lâm sẽ coi ông ấy là người cần loại bỏ.

Sự ra đi của ông Võ Văn Thưởng để lại một khoảng trống trên chính trường Việt Nam. RFA đặt câu hỏi với Giáo sư Zachary rằng tình thế chính trị Việt Nam ra sao sau khi ông Võ Văn Thưởng ra đi. Ông Zachary giải đáp :

"Hiện nay, theo điều lệ của Đảng, ngoài ông Tô Lâm, chỉ còn 3 người có tiềm năng làm tổng bí thư là Trương Thị Mai, Vương Đình Huệ, Phạm Minh Chính, người hiện nay là Thủ tướng. Vì vậy, tôi nghĩ ông Tô Lâm đang cố gắng loại bỏ từng người một".

Ai sẽ kế nhiệm vị trí chủ tịch nước ? 

Theo Giáo sư Zachary Abuza, hiện tại có hai ứng cử viên trở thành chủ tịch nước. Ứng viên không gây nhiều tranh cãi sẽ là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang. Theo ông Zachary, những nhà lãnh đạo quân sự có xu hướng không bó buộc vào một phe phái nào. Vì vậy, ở một khía cạnh nào đó, họ được coi là trung lập hơn. 

Mặt khác, nếu ông Giang nắm vị trí chủ tịch nước thì Đảng cộng sản Việt Nam không gặp khó khăn trong việc tìm người lấp vào chỗ trống bộ trưởng Bộ quốc phòng. Theo Giáo sư Zachary, Đảng cộng sản Việt Nam đã không thể lấp ba chỗ trống để lại kể từ năm 2022, bao gồm cả ông Võ Văn Thưởng. Do đó, nếu Tướng Giang lên chủ tịch nước, việc tìm người thay Tướng Giang làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ dễ dàng hơn. Họ có thể bổ nhiệm cấp phó, Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân. Tuy nhiên, theo phán đoán của Giáo sư Zachary, ông Giang sẽ không nắm vị trí ông Thưởng vừa để lại. Giáo sư Zachary nói :

"Tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra. Tôi đoán là ông Tô Lâm sẽ trở thành chủ tịch nước tiếp theo. Ông ấy sẽ trở thành chủ tịch nước vì ông ấy thực sự muốn vị trí đó.

Bây giờ, tôi đoán là ông ấy cũng coi đây là một cách để nắm giữ quyền lực trong Bộ Công an. Đừng quên rằng người tiền nhiệm của ông, Trần Đại Quang, cũng từng là Bộ trưởng Bộ Công an. Sau khi ông ấy trở thành chủ tịch nước, ông vẫn cố gắng điều hành Bộ Công an và duy trì một văn phòng ở đó. 

Vì vậy tôi nghĩ ông Tô Lâm cũng sẽ làm điều gì đó tương tự. Thực tế là, chẳng bao lâu nữa, ông sẽ bị giới hạn nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ Công an. Nếu lên nắm vị trí chủ tịch nước, ông sẽ có một vị trí vẫn mang lại cho mình ảnh hưởng đối với Bộ. Điều đó sẽ tốt cho ông ấy.

Đó là dự đoán của tôi về việc ai sẽ trở thành chủ tịch nước". 

Người nào sẽ thành lãnh đạo tối cao ?

Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS, Singapore, cho rằng sau khi ông Võ Văn Thưởng từ chức, ông Tô Lâm và bà Trương Thị Mai "trở thành những lựa chọn khả dĩ nhất" cho vị trí chủ tịch nước vừa bỏ trống.

Hầu hết các nhà quan sát chính trị Việt Nam đều hiểu rằng vị trí tối cao của hệ thống là tổng bí thư, không phải chủ tịch nước. Trao đổi với RFA về tương lai của vị trí tổng bí thư, Giáo sư Zachary phân tích từng ủy viên Bộ chính trị có tiềm năng kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng trong tương lai :

"Đối với vị trí tổng bí thư, chúng ta có các quy định của đảng rằng một người phải phục vụ trọn một nhiệm kỳ Bộ Chính trị trị trở lên để được coi là đủ tư cách làm tổng bí thư.

Chỉ có bốn ứng cử viên Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ và Trương Thị Mai đáp ứng điều kiện này". 

Theo Giáo sư Zachary, bà Trương Thị Mai thực sự là ứng cử viên sáng giá nhất dù bà đã lớn tuổi. Hiện giữ chức vụ thường trực Ban Bí thư nhưng bà đã phục vụ xuyên suốt qua các cấp bậc của đảng, các vị trí khác nhau từ mặt trận Tổ quốc đến các vị trí cấp cao của quốc gia. Vì vậy bà ấy có nhiều kinh nghiệm và rất tự tin. Tuy vậy, Giáo sư Zachary chỉ ra là trong nền chính trị Việt Nam, phụ nữ khó đạt được vị trí cao nhất. 

Đối với trường hợp ông Phạm Minh Chính, Giáo sư Zachary cho rằng ông Chính "có khả năng làm Tổng bí thư", nhưng vấn đề với ông là "luôn luôn có những cáo buộc tham nhũng treo lơ lửng trên đầu ông". Giáo sư Zachary nói tiếp :

"Tôi từ lâu đã tin rằng một trong những điều đã cứu ông ấy là thực sự không có người nào khác trong Bộ Chính trị hiện nay có thể đảm nhận vị trí Thủ tướng. Ông Phạm Minh Chính đã được cứu bởi thực tế là không có sự thay thế thực sự rõ ràng cho ông ấy. Bây giờ có lẽ nếu một số Phó Thủ tướng vào Bộ Chính trị thì vấn đề sẽ đỡ hơn". 

Như vậy, theo góc nhìn của Giáo sư Zachary thì chỉ còn hai ứng viên có tiềm năng cao nhất là ông Vương Đình Huệ và ông Tô Lâm. Nhà nghiên cứu ở tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ (NWC) cho rằng ông Huệ có lẽ là người có nhiều khả năng nhất để trở thành tổng bí thư tiếp theo vì rõ ràng ông này đã được chuẩn bị cho việc đó. Nhưng chính trường Việt Nam không dễ đoán trước diễn biến tiếp theo. Giáo sư Zachary phán đoán : 

"Nhưng một lần nữa, ông Tô Lâm là một người rất tham vọng. Ông ấy sẽ sử dụng chức vụ chủ tịch nước như một bước đệm để lên vị trí cao nhất". 

Nguồn : RFA, 20/03/2024

***************************

Ông Võ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nước, Đảng đồng ý

BBC, 20/03/2024

Chiều 20/3, ông Võ Văn Thưởng đã được Trung ương Đảng đồng ý cho thôi các chức vụ trong Đảng và Nhà nước, bao gồm chức Chủ tịch nước.

chutich2

Ông Võ Văn Thưởng đã làm đơn xin thôi chức Chủ tịch nước và các chức vụ khác

Như BBC News tiếng Việt nhận định từ nhiều ngày qua, ông Võ Văn Thưởng đã có đơn thôi chức và đến nay đã được Trung ương Đảng đồng ý.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XIII đã có cuộc họp bất thường vào chiều 20/3 để cho ý kiến về việc cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với ông Võ Văn Thưởng.

Ông Võ Văn Thưởng là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông Võ Văn Thưởng "đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng".

Ông Thưởng "chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước".

Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của ông Võ Văn Thưởng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ : Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao cho Bộ Chính trị chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các thủ tục theo quy định.

chutich3

Sau khi ông Nguyễn Xuân Phúc mất chức vào đầu năm ngoái, ông Võ Văn Thưởng đã tiếp quản ghế chủ tịch nước

Ông là Chủ tịch nước trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam khi nhậm chức ở tuổi 53, và cũng là chủ tịch nước tại vị ngắn nhất trong lịch sử, mới hơn 1 năm 1 tháng.

Hiện chưa rõ ông Thưởng phạm phải điều gì đảng viên không được làm, nhưng đã có những đồn đoán về sự liên quan của ông Thưởng đối với những sai phạm tại Tập đoàn Phúc Sơn. Nhất là khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an mở rộng điều tra vụ án Tập đoàn Phúc Sơn có cán bộ ở ba tỉnh là Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi và Vĩnh Long được xác định là có liên quan.

Tháng 8/2011, khi đang là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Thưởng được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi khóa XVIII (nhiệm kỳ 2010- 2015) thay cho ông Nguyễn Hòa Bình. Ông Thưởng làm chức này đến tháng 4/2014.

Về vụ án Phúc Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Giám đốc Sở Giao thông vận tải là ông Đặng Văn Minh và cựu Chủ tịch UBND tỉnh là Cao Khoa đều đã bị khởi tố về tội "Nhận hối lộ" và bị tạm giam.

Trong đó, ông Cao Khoa làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi từ 2011-2014, cùng giai đoạn khi ông Thưởng làm Bí thư tỉnh này.

Những thông tin trên website của Chính phủ Việt Nam cho thấy đây sẽ là một trong những "đại án".

Trong cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 2/2024, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết chỉ riêng hai dự án của tập đoàn này tại tỉnh Vĩnh Phúc "đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước trên 640 tỷ đồng".

Ngôi sao trẻ trên chính trường

Ông Võ Văn Thưởng sinh ngày 13/12/1970 tại xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

Năm 1992, ông theo học ngành triết học Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Giai đoạn 1993-2004, ông Thưởng sinh hoạt trong Đoàn Thanh niên Cộng sản và công tác tại Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh

Sau đó, ông làm Bí thư Quận ủy quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2004-2006.

Năm 2006, ông được Bộ Chính trị phân công giữ chức vụ Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn. Sau đó, ông được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, giữ vị trí từ năm 2007-2010.

Từ tháng 4/2006, ông là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

Cũng trong năm 2007, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XII.

Tháng 1/2011, tại Đại hội lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam, ông Võ Văn Thưởng trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Bảy tháng sau đó, Bộ Chính trị phân công ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

chutich4

Ông Võ Văn Thưởng từng được đánh giá là nhân vật thân tín của ông Nguyễn Phú Trọng

Từ tháng 4/2014-1/2016, ông là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ tháng 1/2016-1/2021, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Từ tháng 2/2021-3/2023, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Ngày 2/3/2023, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021 – 2026), sau khi nhận 487 phiếu tán thành và 1 phiếu không tán thành, ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thời điểm nhậm chức, ông Thưởng 53 tuổi và là chủ tịch nước trẻ tuổi nhất.

Theo Hiến pháp năm 2013 – Điều 87, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước sẽ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Trong trường hợp ông Võ Văn Thưởng, nhiệm kỳ của ông sẽ theo Quốc hội khóa XV, tức tới tháng 5/2026.

chutich7

Bản tóm lược sự nghiệp ông Võ Văn Thưởng

Vào 'Tứ Trụ'

Với việc trở thành chủ tịch nước, ông Võ Văn Thưởng là một trong "Tứ Trụ" của Việt Nam, bên cạnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Việc bổ nhiệm chức vụ chủ tịch nước diễn ra trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng hay còn gọi là "đốt lò" của ông Nguyễn Phú Trọng ngày một mở rộng. Hàng trăm quan chức bị ví như "củi" bỏ vào lò khi bị kỷ luật, hàng loạt nhà chính trị hàng đầu bị miễn nhiệm, trong đó có hai phó thủ tướng, nhiều nhân vật cấp cao thậm chí bị khởi tố hình sự, lãnh án tù.

Chính người tiền nhiệm của ông Thưởng là ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã trở thành "củi" trong chiến dịch đốt lò này.

Vào tháng 1/2023, Quốc hội Việt Nam đã có một cuộc họp bất thường để xem xét miễn nhiệm chủ tịch nước khi đó là ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Phúc mất chức với lý do là chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có hai phó thủ tướng, ba bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong buổi lễ bàn giao công tác ngày 4/2/2023, ông Phúc đã phát biểu rằng : "Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á".

Sau đó, ông Võ Văn Thưởng, khi đó 53 tuổi, được bầu làm chủ tịch nước thay cho ông Phúc từ tháng 3/2023.

chutich5

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước vào tháng 3/2023

Theo hãng tin Reuters, ông Võ Văn Thưởng được coi là người thân tín với nhân vật quyền lực nhất Việt Nam, cũng là người dẫn dắt chiến dịch "đốt lò" nói trên – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Xét về tiểu sử, ông Võ Văn Thưởng, được coi là "hạt giống đỏ", có học vấn và quá trình làm việc khá giống với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo tiểu sử, ông Nguyễn Phú Trọng có học hàm giáo sư, tiến sĩ chính trị học (chuyên ngành xây dựng Đảng).

Còn ông Võ Văn Thưởng tốt nghiệp ngành triết học, Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo tiểu sử, ông Thưởng chỉ thuần hoạt động trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sau khi ra trường.

Quá trình công tác của ông Trọng và ông Thưởng cũng hoàn toàn trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam.

Đánh giá về ông Võ Văn Thưởng

Ngày 2/3/2023, phóng viên Đông Nam Á Jonathan Head viết trên BBC News : "Đáng chú ý, ông Thưởng có sự nghiệp hoàn toàn trong đảng [Đảng cộng sản Việt Nam] và chuyên về chủ nghĩa Marx-Lenin".

Trong diễn văn nhậm chức, ông Võ Văn Thưởng mở đầu bằng câu : "Kính thưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam". Việc nêu đích danh ông Trọng không xảy ra trong diễn văn nhậm chức của hai người tiền nhiệm.

Không lâu trước lễ nhậm chức chủ tịch nước của ông Võ Văn Thưởng, Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, nhận xét với BBC rằng việc ông Thưởng được chọn làm chủ tịch nước là nhằm cho ông tích lũy kinh nghiệm về quan hệ quốc tế và phục vụ đủ thâm niên để các đồng chí trong đảng đánh giá ông là một lựa chọn khả dĩ cho chức vụ tổng bí thư.

Ngày 5/3/2023, nêu nhận định về chuyển biến nhân sự của Việt Nam với BBC News tiếng Việt, Tiến sĩ triết học Nguyễn Hữu Liêm cho rằng :

"Võ Văn Thưởng là một hiện tượng quyền lực trong một truyền thống và thể chế biết tận dụng những nhân sự ngây ngô, không bản lãnh, chỉ biết ngoan ngoãn tuân theo ngôn ngữ và tập quán chế độ".

"Võ Văn Thưởng dù biết mình bị ‘đặt đâu ngồi đó’ vẫn vui vẻ tham dự cuộc chơi vì không muốn làm mất lòng ai. Ví dụ trường hợp Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng, có thể ví như ngây ngô và qủy quyệt. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã bị loại ngay, vì [Đảng] sợ sự thay đổi lớn", Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm nói với BBC.

Ngày 6/3/2023, trong cuộc phỏng vấn với BBC News tiếng Việt, Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) đánh giá  về chuyển biến nhân sự mới nhất trong bộ máy chính trị ở Việt Nam :

"Tôi không chắc việc ông Thưởng trở thành tân chủ tịch nước sẽ tạo nên sự thay đổi tức thời nào trong bất kỳ vấn đề gì. Chức vụ chủ tịch nước phần lớn mang tính chất nghi thức, được xem là yếu nhất trong 'Tứ Trụ' với văn phòng và nhân sự tương đối nhỏ. Ông Thưởng không có kinh nghiệm trong lĩnh vực chính sách ngoại giao. Do đó tôi không kỳ vọng có sự thay đổi nào trong chính sách ngoại giao của Việt Nam thời gian tới, vốn sẽ được Bộ Chính trị định đoạt".

Trên cương vị chủ tịch nước

Vị khách quốc tế đầu tiên ông Võ Văn Thưởng đón tiếp trên cương vị chủ tịch nước là Samdech Krolahom Sar Kheng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Vương quốc Campuchia, vào ngày 4/3/2023.

Sự kiện diễn ra trong bối cảnh hai quốc gia vừa kỉ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Khoảng một tháng sau đó, ngày 4/4/2023, ông Võ Văn Thưởng đón tiếp Toàn quyền Úc David Hurley. Chuyến thăm diễn ra vào dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Từ ngày 10-11/4, chuyến thăm của ông Võ Văn Thưởng tới Lào là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên trên cương vị chủ tịch nước.

Từ ngày 4-6/5, nhận lời mời của Hoàng gia Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, ông Thưởng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Lễ đăng quang của Nhà vua Anh Charles III.

chutich6

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng diện kiến Giáo hoàng Francis trong chuyến thăm Vatican vào tháng 7/2023

Ngày 11/9/2023, ông Võ Văn Thưởng đón tiếp Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trước đó vào tháng Ba, ông Biden đã có cuộc điện đàm với ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng cộng sản, chứ không phải nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Việc một tổng thống Mỹ chính thức giao thiệp với người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam, chứ không phải là nguyên thủ quốc gia, là một động thái xưa nay hiếm.

Cũng trong cuộc gặp tại Phủ Chủ tịch ngày 11/9, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tặng Tổng thống Mỹ Joe Biden một món quà là cuốn sách mang tên Một con người, một con đường và một lịch sử : Hồ Chí Minh – Thư gửi nước Mỹ.

Vào ngày 12/12/2023, ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư Đảng cộng sản kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc, đến thăm Việt Nam.

Theo đúng nghi thức, ông Nguyễn Phú Trọng đón tiếp ông Tập tại Văn phòng Trung ương Đảng, còn ông Võ Văn Thưởng đón tiếp Chủ tịch nước Trung Quốc tại Phủ Chủ tịch.

Tuy nhiên, trong buổi lễ ngày 12/12/2023, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại là người đón tiếp ông Tập tại Phủ Chủ tịch, không có sự tham dự của ông Thưởng.

Sau đó, ngày 13/12/2023, ông Tập Cận Bình mới có cuộc hội đàm khác, cũng tại Phủ Chủ tịch, với ông Võ Văn Thưởng.

Điều này dường như gợi ý rằng vai trò của ông Thưởng hoàn toàn mờ nhạt bên cạnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Mới đây nhất, chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Vua Willem-Alexander và Hoàng hậu Maxima  theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vốn dự kiến diễn ra từ ngày 19/3 đến 22/3 đã bất ngờ bị hủy bỏ.

Sự kiện này đã dẫn tới những đồn đoán về các chuyển biến nhân sự lãnh đạo của Việt Nam, trong đó có thông tin ông Thưởng sẽ từ chức.

Giờ đây, với quyết định của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, tin đồn râm ran một tuần nay đã thành hiện thực.


Nguồn : BBC, 20/03/2024

***************************

Hàm ý của kết cục chính trị trường hợp ông Võ Văn Thưởng đối với Việt Nam

RFA, 19/03/2024

Những ngày qua, có liên tiếp một số thông tin liên quan đến việc thay đổi nhân sự cấp cao ở Việt Nam. Thực tế này gây ra nhiều đồn đoán về việc ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước, sẽ sớm rời khỏi chức vụ. 

vvt4

Ông Võ Văn Thưởng tạm biệt ông Nguyễn Xuân Phúc trong ngày ông Phúc bàn giao công tác chủ tịch nước, tháng 2/2023 - Chính phủ Việt Nam

Hôm 17/3/2024, hãng tin Reuters cho biết Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ triệu tập một "cuộc họp bất thường" vào ngày 21/3 để quyết định về "các vấn đề nhân sự". Reuters cho biết đã xem một lá thư gửi cho các đại biểu Quốc hội về vấn đề này. Lá thư do ông Bùi Văn Cường, Tổng thư ký Quốc hội kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ký tên. 

Reuters cũng khẳng định "nhiều quan chức, nhà ngoại giao Việt Nam cho biết "một trong những vấn đề nhân sự mà Quốc hội sẽ thảo luận" chính là khả năng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức. 

Tuy bản tin không nói rõ hơn, nhưng những ngày qua có nhiều thông tin chính thức làm cho các nhà quan sát chính trị Việt Nam chú ý vì liên quan đến vấn đề nêu trên. 

Thông tin về cuộc họp bất thường có thể sẽ diễn ra hôm 21/3 xuất hiện trong bối cảnh gần đây, dư luận Việt Nam quan tâm đến sự việc Bộ Công an Việt Nam khởi tố, bắt tạm giam hàng loạt quan chức ở tỉnh Quảng Ngãi, Vĩnh Phú, Vĩnh Long vì liên quan đến tập đoàn Phúc Sơn. 

Giới quan sát chú ý đến một thực tế là các quan chức này đều có liên quan ở một mức độ nào đó tới ông Võ Văn Thưởng. Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, cựu chủ tịch tỉnh Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi là Cao Khoa (nhiệm kỳ 2011 - 2015) bị bắt. Ông Cao Khoa làm chủ tịch Quảng Ngãi cùng thời gian ông Võ Văn Thưởng là bí thư tỉnh ủy tỉnh này (2011 - 2014.) Truyền thông cho biết, tập đoàn Phúc Sơn bị xử lý vì sai phạm trong dự án đường bờ nam sông Trà Khúc do chính quyền Quảng Ngãi đầu tư năm 2012. Ngoài ra, Bộ Công an cũng khởi tố, bắt tam giam một quan chức tỉnh Vĩnh Long là ông Đặng Trung Hoành, Chánh văn phòng huyện ủy huyện Mang Thít, quê hương ông Võ Văn Thưởng, cũng với lý do liên quan đến tập đoàn Phúc Sơn, với tội danh "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi". 

Thông tin thứ ba khiến cho giới quan sát nghĩ đến ông Võ Văn Thưởng là việc nhà vua và Hoàng hậu Hà Lan thông báo Việt Nam yêu cầu hoãn chuyến thăm từ ngày 19 đến 22 tháng 3 vì "tình hình nội bộ". Trong khi đó, các chính khách cấp bộ trưởng của Hà Lan sẽ vẫn tiếp tục thực hiện chuyến thăm như kế hoạch. 

Cuối cùng, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin hôm 14 tháng 3/2024, bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamphao Ernthavanh, "đến chào nhân dịp sang nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam". Thông thường, đại sứ nước ngoài đến chào nhân dịp sang nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam sẽ được chủ tịch nước tiếp đón. Nay người tiếp tục là một chính khách thuộc bên đảng và không có các chức vụ liên quan đến nhà nước. 

Năm 2023, vào tháng 1, Quốc hội Việt Nam cũng đã triệu tập một kỳ họp bất thường để phê chuẩn sự từ chức của ông Nguyễn Xuân Phúc, khi đó là chủ tịch nước. Reuters cho biết khi đó, ông Phúc "từ chức trong bối cảnh một chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp và kéo dài mà những người chỉ trích cho rằng chiến dịch đó có thể được sử dụng để phục vụ cho đấu tranh chính trị nội nội bộ (political infighting)".

Hiện tại, chưa ai biết chắc chắn những sự kiện trên liên quan với nhau ở mức độ nào, cũng chưa ai biết ông Võ Văn Thưởng có từ chức như ông Nguyễn Xuân Phúc hay không. Tuy nhiên, xâu chuỗi các sự kiện nêu trên trong bối cảnh chính trị Việt Nam và quốc tế, nhiều nhà quan sát cho rằng nếu ông Võ Văn Thưởng từ chức trong những ngày sắp tới, điều đó cho thấy nhiều vấn đề của chính trị Việt Nam. 

Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu kinh tế chính trị Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Chữ, nguyên Truởng khoa FAMIS (Tài chính, Kế toán, Kinh tế, Điện toán Ứng dụng, và Ngoại thương) - Marilyn Davies College of Business, University of Houston Downtown, cho rằng việc ông Nguyễn Xuân Phúc một năm trước từ chức và ông Võ Văn Thưởng năm 2024 (nếu thực sự sẽ từ chức) cho thấy Việt Nam có vấn đề xung đột nội bộ. Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Chữ, xung đột nội bộ ở Việt Nam do cấu trúc của hệ thống. Chính trị Việt Nam không còn thuần nhất như Bắc Triều Tiên vì ông Kim Jong Un thanh trừng bất kỳ ai chống đối, kể cả chú mình là ông Jang Song-Thaek. Chính trị Việt Nam cũng không thống nhất tuyệt đối như Trung Quốc, như trường hợp Tập Cận Bình thanh trừng hết đối thủ như Bạc Hi Lai trước đây. Việt Nam thì không có một bên toàn quyền tuyệt đối như vậy. Ông nói : 

"Tôi nghĩ nếu so sánh Bắc Hàn, Trung Quốc với Việt Nam thì tôi nghĩ tổ chức đảng của Việt Nam hơi lỏng lẻo so với hai tổ chức kia. Ở Bắc Hàn, anh Kim Jong Un thanh toán ngay những ai đụng đến ảnh. Do đó họ rất thống nhất. Hiện tượng phân nhóm ở trong đảng của Việt Nam thì nhiều hơn hai quốc gia kia".

Lý giải về điều này, ông cho rằng có thể là do Việt Nam không có cách mạng văn hóa kiểu Trung Quốc. Cách mạng văn hóa kiểu Trung Quốc thời Mao Trạch Đông đã xóa bỏ tất cả các xu hướng và di sản cũ. Việt Nam thì có nhiều thành phần, nhiều vùng miền, mà không bị triệt phá hoàn toàn. Cái đó tạo cơ sở cho sự rạn nứt từ bên trong.

Nội bộ chính trị Việt Nam, do đó, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Chữ, không thuần nhất mà phân mảnh hơn tổ chức đảng ở hai quốc gia có cùng ý thức hệ ở Châu Á. Theo ông, nó phân mảnh nhưng không tạo ra sự đa dạng như trong thể chế dân chủ, do có nhiều nhánh theo khuynh hướng hoặc vùng miền khác nhau, nhưng vẫn theo cách tổ chức tôn ti, đơn tuyến kiểu cũ.

Mặt khác, theo Giáo sư Nguyễn Văn Chữ, xung đột nội bộ do kết cấu lỏng lẻo hơn tất yếu dẫn đến đàn áp bên ngoài, như Nghị quyết 24 gần đây cho thấy. Họ muốn bảo đảm trong khi đang giải quyết các vấn đề nội bộ thì bên ngoài không nhân cơ hội đó làm chuyện gì khác, ảnh hưởng đến an ninh của hệ thống. Do đó, họ phải bắt hết những người bất đồng, ngay cả khi phần lớn không còn hoạt động gì.

Một hàm ý khác của vấn đề chính trị nội bộ của Việt Nam là ảnh hưởng của nó lên kinh tế. Giáo sư Nguyễn Văn Chữ, người từng là Kinh tế gia và Trưởng phòng Phân tích và Dự báo Kinh tế và Tài chính - Ngân hàng Khu vực Thứ năm (the 5th District) của hệ thống Ngân hàng Tín dụng Liên bang Hoa Kỳ, cho rằng chu kỳ kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xung đột trong đời sống chính trị. Điều này giống như mối quan hệ giữa kinh doanh và chính trị ở Mỹ, dù bối cảnh khác nhau. Giáo sư Nguyễn Văn Chữ cho biết nhiều nghiên cứu đã chỉ ra là ở Mỹ, hai năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống thì kinh tế thường tăng trưởng mạnh, do doanh nhân an tâm đầu tư. Còn hai năm cuối thì họ phải dừng lại, nghe ngóng chính sách của các ứng viên tổng thống mới để chuẩn bị. Chính trị Việt Nam không hoạt động như vậy, nhưng giới kinh doanh cũng có chu kỳ kinh doanh của họ, tương ứng với sự lên xuống của các chính trị gia.

Mặt khác, Giáo sư Nguyễn Văn Chữ trích dẫn một nghiên cứu của Giáo sư David Shambaugh cho biết Việt Nam là nước thân Mỹ nhất ở Đông Nam Á. Xu hướng này của người dân cũng làm cho chính trị Việt Nam khó mà thuần nhất được. Ông nói :

"Ảnh hưởng của ngoại quốc đối với Việt Nam mạnh hơn ở Trung Quốc và Bắc Triều Tiên cho nên cũng góp phần tạo ra xu hướng phân nhánh nhiều hơn trong chính trị Việt Nam. Nói cách khác là nó làm cho "nước đục hơn nữa". 

Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Trần Trung Đạo ở Boston cho rằng các nhà quan sát nên theo dõi con đường chính trị của ông Võ Văn Thưởng trong những ngày sắp tới không chỉ ở vấn đề đối nội mà cả đối ngoại. Theo ông, nếu các nhà quan sát xem xét trường hợp Võ Văn Thưởng trong các khuynh hướng chính trị khác nhau thì nhận định về kết cục chính trị của thành viên trẻ nhất Bộ chính trị Việt Nam hiện nay sẽ bao quát, toàn diện hơn. Ông nói : 

"Nếu ông Võ Văn Thưởng bị hạ bệ trong kỳ họp tới của Quốc hội Việt Nam thì cần xem lý do tại sao. Nếu vì tham nhũng thì tham nhũng ở mức độ nào, từ nguồn nào. Nếu là nguồn Quảng Ngãi thì chuyện đó không phải mới xảy ra mà đã xảy ra lâu rồi, khoảng mười lăm năm trước. Vai trò của ông ấy ở Quảng Ngãi thì đã lâu lắm rồi. 

Thứ hai là để có câu trả lời chính xác thì ngoài vấn đề đối nội cũng cần xem xét vấn đề đối ngoại. Ví dụ như quan điểm của ông Võ Văn Thưởng với chuyến thăm của ông Tập Cận Bình vừa qua, ông ấy thân Mỹ hay không thân Mỹ, ông ta thuộc nhóm nào. Bởi vì trong Bộ Chính trị cũng có hai khối, một khối có khuynh hướng thân Trung cộng, một khối có khuynh hướng mở rộng về phía Tây phương và khuynh hướng thứ ba là khuynh hướng độc lập. Mình nên xem xét coi Võ Văn Thưởng thuộc về khuynh hướng nào, có ảnh hưởng gì trong tương lai nếu ông ta ở lại, và nếu ông ta đi thì có phải vì ảnh hưởng của khuynh hướng đối ngoại hay không".

Nguồn : RFA, 19/03/2024

Published in Việt Nam

Qua mặt Tổng Trọng, tại sao Tô Đại phải "đập" Võ Văn Thưởng vào lúc này ?

Trà My, Thoibao.de, 19/03/2024

Các diễn biến dồn dập những ngày qua cho thấy, việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng "ngã ngựa" là sự thật.

vvt1

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bị Trung ương Đảng miễn nhiệm, bị Quốc hội bãi nhiệm, và buộc phải về hưu sớm

Chỉ trong vòng mấy ngày ngắn ngủi, ông Thưởng, từ một chính khách trẻ được đào tạo bài bản, được đích thân Tổng Trọng "dìu dắt", và có tiền đồ rộng lớn, đã trở thành kẻ bị Trung ương Đảng miễn nhiệm, bị Quốc hội bãi nhiệm, và buộc phải về hưu sớm.

Bài viết "Hội nghị Trung ương bất thường để truất phế Võ Văn Thưởng", của nhà báo Lê Văn Đoành tiết lộ, ngày 16/3, Bộ Chính trị đã nhóm họp, để giải quyết một số vấn đề cấp bách trong nội bộ Đảng.

Nội dung cụ thể như sau :

1. Xem xét đơn xin thôi tất cả các chức vụ trong Đảng của Ủy viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng.

2. Thảo luận, giới thiệu nhân sự tạm thời nắm chức quyền Chủ tịch nước.

Theo đó, Bộ Chính trị đã thống nhất, quyết định triệu tập kỳ họp "bất thường" của Ban Chấp hành Trung ương khóa 13, để thống nhất việc kết thúc sự nghiệp chính trị của ông Võ Văn Thưởng.

Theo quy trình, sau khi Trung ương khóa 13 quyết định số phận chính trị của ông Thưởng, hồ sơ sẽ được chuyển sang Quốc hội. Lúc đó, Quốc hội cũng triệu tập phiên họp bất thường, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 21/3 tới đây, để bỏ phiếu bãi nhiệm đối với ông Thưởng.

Điều đó có nghĩa, ông Thưởng sẽ phải từ bỏ tất cả các chức vụ trong Đảng cũng như nhà nước, để nghỉ hưu ở độ tuổi 54 – độ tuổi được đánh giá là trẻ và có độ chín tốt nhất của các chính trị gia.

Theo tác giả Lê Văn Đoành, phiên họp "bất thường" của Ban Chấp hành Trung ương sẽ diễn ra vào ngày 20/3 tại Hà Nội. Bộ Chính trị sẽ có tờ trình đề nghị :

– Xem xét và đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi tất cả các chức vụ trong Đảng và nhà nước. Đồng ý để ông Võ Văn Thưởng ngưng công tác và nghỉ hưu kể, từ ngày 1/12/2024.

– Chỉ đạo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội triệu tập phiên họp Quốc hội bất thường vào ngày 21/3/2023, để bỏ phiếu và ra nghị quyết miễn nhiệm chức Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng.

– Bà Võ Thị Ánh Xuân, Uỷ viên Trung ương khóa 13, một lần nữa sẽ giữ chức Quyền Chủ tịch nước, cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới.

Câu hỏi, "Ai sẽ là người thay Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ?", được công luận hết sức quan tâm.

Dù rằng, chiếc ghế Chủ tịch nước bị đánh giá là "hữu danh vô thực", song, trong cuộc đua giành ghế Tổng bí thư tại Đại hội 14, ghế Chủ tịch nước – 1 trong "Tứ trụ", cho phép chủ nhân được hưởng "suất đặc biệt", được phép ở lại nhiệm kỳ sau, dù đã quá tuổi theo quy định.

Đối chiếu với Quy định số 214-QĐ/TW, ngày 2/1/2020 của Bộ Chính trị, cho thấy, hiện nay chỉ có 2 ứng viên đủ tiêu chuẩn ngồi vào ghế Chủ tịch nước. Đó là bà Trương Thị Mai và ông Tô Lâm.

Theo giới phân tích, khả năng cao, ông Tô Lâm sẽ giành được chiếc ghế Chủ tịch nước sau Hội nghị Trung ương 9, sẽ diễn ra vào tháng 10/2024.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hiện là nhân vật số 2 trong bộ máy lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng. Ông Thưởng được đánh giá là một nhân vật trẻ tuổi và thân cận với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, ông đã trở thành nạn nhân của kế hoạch "giành ngôi, đoạt vị" của Bộ trưởng Tô Lâm, đối với ông Trọng, người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam.

Một câu hỏi đặt ra, tại sao, ông Tô Lâm lại buộc ông Thưởng ra đi, ngay trước cuộc đua vào ghế Tổng bí thư tại Đại hội 14 ?

Được biết, Hội nghị Trung ương 9 sẽ giải quyết nhiều việc quan trọng, như : Giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước ; bầu bổ sung các ghế Ủy viên Bộ Chính trị bị khuyết ; kể cả chọn nhân sự cho chức vụ Trưởng ban Kinh tế Trung ương…

Theo giới phân tích, đây được xem là cơ hội duy nhất và cuối cùng, để Bộ trưởng Tô Lâm có thể trở thành "nhân sự đặc biệt" ở lại Đại hội 14 hay không. Ông Tô Lâm sinh tháng 7/1957, sẽ 68 tuổi, ông sẽ quá tuổi theo quy định. Vì vậy, nếu không trở thành Chủ tịch nước trong thời điểm này, thì Tô Lâm sẽ bắt buộc phải từ giã chính trường, để nghỉ hưu sau Đại hội Đảng lần thứ 14 (tháng 1/2026).

Giới phân tích chính trị Việt Nam dự báo, từ nay đến Hội nghị Trung ương 9, sẽ có những thay đổi lớn và bất ngờ trong thượng tầng chính trị Việt Nam. Đặc biệt là vai trò của Bộ trưởng Công an Tô Lâm, một nhân vật siêu quyền lực sẽ tiếp tục tỏa sáng và bao trùm lên thượng tầng chính trị Việt Nam.

Thông qua chiến dịch bắt giữ các sân sau của các đối thủ chính trị, Tô Lâm uy hiếp các đối thủ chính trị của mình.

Riêng với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, một nguồn thạo tin cho hay, việc triệt hạ Võ Văn Thưởng vào lúc này, đã cho thấy "Tô Lâm coi Tổng Trọng như kẻ đã chết rồi", và không còn vai trò gì trong chính trường Việt Nam nữa ?"

Trà My

Nguồn : Thoibao.de, 19/03/2024

******************************

Võ Chủ tịch ra đi bởi đòn của Tô Đại tướng, Tổng Trọng đang có vấn đề sức khỏe ?

Trà My, Thoibao.de, 19/03/2024 |

Ông Võ Văn Thưởng – một chính khách trẻ tuổi của Đảng cộng sản Việt Nam, người được bầu làm Chủ tịch nước vào tháng 3/2023, sau 13 tháng tại vị, đang có nguy cơ lại "rớt đài".

vvt2

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu trước hội nghị Đảng ủy Công an trung ương ngày 15/06/2023, sau khi được Bộ Chính trị chỉ định tham gia Đảng ủy Công an trung ương và Ban Thường vụ Đảng ủy Công an trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tin đồn vừa kể cho thấy, chính trường Việt Nam đang có các biểu hiện hết sức bất thường, đáng lo ngại. Sau Đại hội 13 của Đảng, mới diễn ra hơn 3 năm, mà đã có đến 2 lần thay đổi nhân sự cho chiếc ghế Chủ tịch nước.

Một hãng tin quốc tế ngày 17/3 loan tin bằng tiếng Anh, tạm dịch "Quốc hội Việt Nam gửi thông báo đến các đại biểu, họp về vấn đề nhân sự". Bản tin cho biết, một thông báo về cuộc họp bất thường được gửi cho các đại biểu quốc hội, trong bối cảnh có những đồn đoán về một cuộc cải tổ trong Ban lãnh đạo cao nhất của đất nước cộng sản này.

Nhiều quan chức, nhà ngoại giao Việt Nam, cho hãng tin trên biết, chỉ có khả năng Võ Văn Thưởng từ chức, thì mới cần thảo luận và bỏ phiếu một trong những vấn đề nhân sự, mà Quốc hội sẽ thảo luận.

Trước đó, trên mạng xã hội và các Diễn đàn Chính trị của người Việt, đã loan truyền tin đồn, khẳng định rằng, trong các ngày từ 21 đến 23/3, Trung ương Đảng và Quốc hội khóa 15 sẽ tổ chức các phiên họp bất thường, để miễn nhiệm tất cả các chức vụ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Đáng chú ý, trong ngày 17/3, trang Facebook Truyền hình Quốc hội Việt Nam xuất hiện một status ngắn : "Thông báo triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội Khóa 15".

Tuy nhiên, tin này đã biến mất sau đó.

Theo giới quan sát, khả năng cao, đây là việc "ném đá dò đường" có chủ ý, để thăm dò phản ứng của dư luận xã hội, trước một tin động trời "bãi nhiệm Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng" sắp xảy ra.

Trong nhiều năm qua, ông Thưởng vẫn được coi là thân cận với ông Nguyễn Phú Trọng – nhân vật quyền lực hàng đầu của Việt Nam hiện nay.

Theo quy trình và thông lệ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ mở Hội nghị bất thường, để quyết định việc cho ông Thưởng thôi các chức vụ trong Trung ương Đảng. Sau đó mới đến lượt Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm chức Chủ tịch nước của ông Thưởng.

Quy trình bãi nhiệm với ông Thưởng cũng sẽ diễn ra tương tự như đối với cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cách đây một năm.

Theo giới phân tích, cách đây chưa lâu, mới vào cuối năm 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng còn được đánh giá cao, trong cuộc đua giành ghế Tổng bí thư tại Đại hội Đảng khóa 14. Sự nổi lên của ông Thưởng cùng với sự ủng hộ của Tổng Trọng, đã làm lu mờ vai trò của các ứng viên khác, như : Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ và Tô Lâm.

Ông Thưởng bị buộc phải làm đơn xin thôi chức, sau 13 tháng ngồi chiếc "ghế nóng". Sự kiện này có liên quan đến khoảng thời gian ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, từ năm 2011 – 2014.

Theo đó, ông Đặng Trung Hoành, người thân của ông Thưởng, bị cáo buộc đã nhận 60 tỷ của Nguyễn Văn Hậu – Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, để xây nhà thờ tổ cho ông Võ Văn Thưởng ở quê nhà huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Đổi lại, Tập đoàn Phúc Sơn được nhận các công trình đầu tư với giá trị cả ngàn tỷ đồng.

Giới thạo tin cung đình Việt Nam cho rằng, sự cố ngã ngựa của ông Thưởng, nằm trong kế hoạch giành ngôi đoạt vị của Bộ trưởng Công an Tô Lâm, đối với người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam – ông Nguyễn Phú Trọng. Trong lúc, có những đồn đoán cho rằng, Tổng bí thư Trọng đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Cũng có tin đồn, mới đây, bà Trương Thị Mai – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, kiêm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đã phát biểu : "Tôi rất đau buồn cho đất nước. Tại sao gia tăng bắt bớ để tranh giành quyền lực, tống cán bộ và doanh nghiệp vào nhà tù". Lời phát biểu này được đưa ra trong một buổi họp mà bà Mai đưa đơn từ chức, nhưng chưa được chấp nhận. Thoibao.de không có điều kiện để kiểm chứng tin này.

Công luận thấy rằng, sự cố "ngã ngựa" bất ngờ của ông Võ Văn Thưởng, đã cho thấy, với cơ chế chọn lựa nhân sự lãnh đạo cấp cao độc đoán như hiện nay của Tổng Trọng, thiếu sự giám sát trong nội bộ Đảng, thì tất cả các lãnh đạo cấp cao của Đảng chắc chắn sẽ không trong sạch. Họ cũng chỉ là những kẻ tham nhũng nhưng chưa bị lộ mà thôi.

Trà My

Nguồn : Thoibao.de, 19/03/2024

***************************

Tô ra tay, cánh miền Nam sạch bóng Tứ trụ, hai cậu ấm nhà Ba Dũng sẽ ra sao ?

Trà My, Thoibao.de, 19/03/2024

Ông Nguyễn Tấn Dũng đang dùng quan hệ để xây dựng sự nghiệp chính trị cho hai con trai của ông. Số phận của Nguyễn Thanh Nghị phụ thuộc vào sức mạnh chính trị của Phạm Minh Chính. Vậy thì, ai là người đỡ đầu cho người con út của ông Ba Dũng ?

vvt6

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023-2028. Nguyễn Minh Triết con trai út của ông Nguyễn Tấn Dũng đi bên phải Võ Văn Thưởng . Ảnh : BTC

Thông thường, dư luận chỉ chú ý đến Nguyễn Thanh Nghị mà ít ai để ý đến Nguyễn Minh Triết. Bởi cho đến nay, Nguyễn Minh Triết chưa vào được Trung ương Đảng, sự nghiệp chính trị của Nguyễn Minh Triết còn xa mới đạt được như Nguyễn Thanh Nghị.

Ngày 12/12/2022, ông Võ Văn Thưởng – khi đó là Thường trực Ban Bí thư, đã dẫn Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, vào thành phố Hồ Chí Minh làm việc. Trong đoàn này, có một nhân vật đi theo tháp tùng Võ Văn Thưởng, đó là Nguyễn Minh Triết con trai út của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Thật ra, Nguyễn Minh Triết chẳng có vai trò gì trong đoàn này, chẳng qua, Võ Văn Thưởng dẫn theo để Triết tập sư trong môi trường làm việc với lãnh đạo cấp cao.

Ông Võ Văn Thưởng là người đi lên từ Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, và ông Thưởng cũng từng là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành phố này, trước khi được điều ra Hà Nội làm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Việc ông Thưởng dẫn theo Nguyễn Minh Triết, được cho là có bàn tay đạo diễn của ông Nguyễn Tấn Dũng, chứ Nguyễn Minh Triết không đủ vai vế để tham gia ở tầm cỡ này.

Nếu Tô Lâm thực sự hạ được Võ Văn Thưởng ngay giữa nhiệm kỳ này, thì cánh miền Nam xem như chẳng còn ai trong Tứ trụ. Và từ lúc này, Thưởng sẽ không còn khả năng để dìu dắt đàn em Nguyễn Minh Triết nữa.

Chuyện Tô Lâm khuynh đảo chính trường, trước mắt, ông Võ Văn Thưởng trở thành nạn nhân. Nếu Bộ Công an và Tứ trụ bị dẫn dắt theo kịch bản của Tô Lâm, thì câu chuyện sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều.

Nếu thực sự ông Tô Lâm sẽ ngồi vào ghế Chủ tịch nước, và vị trí Bộ trưởng Bộ Công an rơi vào tay Lương Tam Quang hoặc Nguyễn Duy Ngọc, thì khi đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ gặp sóng gió. Một khi Tô Lâm thành công với kế hoạch cướp ghế Tổng bí thư, thì người tiếp theo mà Tô Lâm muốn hạ, đó là Phạm Minh Chính – người từng là đối thủ của Tô Lâm trong Bộ Công an.

Theo đánh giá của một nguồn tin từ nội bộ, ông Chính và ông Tô thực sự như là "kẻ thù không đội trời chung". Nếu chức Tổng bí thư rơi vào tay Phạm Minh Chính, thì Chính không tha cho Tô Lâm, và ngược lại cũng thế. Cho nên, có thể thấy, dù muốn hay không, Phạm Minh Chính cũng phải dồn hết sức lực và trí lực đối phó Tô Lâm. Lúc đó, ông Chính khó mà rảnh tay để nâng đỡ Nguyễn Thanh Nghị.

Lẽ ra, Nguyễn Thanh Nghị có thể làm Phó Thủ tướng, trám vào ghế trống mà Lê Văn Thành để lại. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa ai ngồi được vào chiếc ghế trống này. Điều đó cho thấy, quyền lực của Phạm Minh Chính cũng giới hạn, chứ không thể sắp xếp mọi thứ theo ý muốn được. Bởi khi các bên đều giành giật, ngã giá mãi không xong, thì ghế vẫn cứ trống.

Vậy thì, khi Tô Lâm có quyền lực lớn, đủ để lất lướt Phạm Minh Chính, thì lúc đó lại càng khó khăn thêm cho Nguyễn Thanh Nghị. Phe nào cũng muốn cài người của mình vào những vị trí quyền lực, vấn đề là phe nào tạo được ưu thế thì sẽ thắng.

Cú "quật cờ" của Tô Lâm sẽ làm chính trường Việt Nam đảo lộn. Tô Lâm đang muốn áp đặt luật chơi riêng, thay cho luật chơi bấy lâu nay, dưới thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Còn đang ngồi ghế Bộ trưởng mà Tô Lâm đã phá vỡ quy tắc, nếu ông giành được ghế Tổng bí thư, thì mọi luật chơi cũ sẽ bị đảo lộn, và luật chơi mới do Tô Lâm thiết lập.

Khi đó, 2 con trai của Ba Dũng sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều, bởi kịch bản của Ba Dũng có nguy cơ bị "phá sản" !

Trà My

Nguồn : Thoibao.de, 19/3/2024

****************************

Ủy ban kiểm tra trung ương đang chạy theo tiến độ bắt bớ của Tô Lâm ?

Nguyễn Nam, VNTB, 19/03/2024

Ủy ban kiểm tra trung ương cho biết, sẽ tiếp tục kiểm tra, xem xét, xử lý các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan.

vvt3

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng đoàn công tác đã có buổi làm việc, công bố Kế hoạch kiểm tra, quyết định thành lập Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo đối với Ban Cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh minh họa

Nội dung của thông cáo cho thấy ở vụ việc lần này, phía Ủy ban kiểm tra trung ương đã đi chậm hơn với tốc độ bắt bớ bất ngờ của Bộ Công an. Đây là một tín hiệu cảnh báo trên đấu trường nhân sự cao cấp cho nhiệm kỳ khóa 14 của Đảng, khi dường như phe nhóm của tướng Tô Lâm đang thắng thế.

Toàn văn thông cáo báo chí của Ủy ban kiểm tra trung ương như sau :

"Ngày 18/3/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 38. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau :

I. Xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy :

Các đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh ; Lê Duy Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ; Đặng Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ; Cao Khoa, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ; Hà Hoàng Việt Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ; vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương ; tiêu cực, nhận hối lộ, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật các đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ tiếp tục kiểm tra, xem xét, xử lý các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan.

II. Cũng tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng khác".

Như vậy, ngay cả cái tên Hà Hoàng Việt Phương cũng là bước chạy đuổi của Ủy ban kiểm tra trung ương khi đây là nhân vật thứ 15 được Bộ Công an bổ sung vào danh sách bị can trong vụ án xảy ra ở tập đoàn Phúc Sơn.

Gần 3 năm về trước, ngày 2/10/2020, tại kỳ họp lần thứ 16, Hội đồng nhân dân thành phố Quảng Ngãi, nhiệm kỳ 2016-2021 đã bầu ông Hà Hoàng Việt Phương, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thành ủy thành phố giữ chức vụ Chủ tịch UBND thành phố Quảng Ngãi.

Đến sáng ngày 25/4/2022, tại trụ sở Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, diễn ra lễ công bố Quyết định về việc điều động và bổ nhiệm ông Hà Hoàng Việt Phương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND thành phố Quảng Ngãi vào chức vụ Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày 25/4/2022 đến ngày 25/4/2027.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 19/03/2024

**************************

Hàm ý của kết cục chính trị trường hợp ông Võ Văn Thưởng đối với Việt Nam

RFA, 19/03/2024

Những ngày qua, có liên tiếp một số thông tin liên quan đến việc thay đổi nhân sự cấp cao ở Việt Nam. Thực tế này gây ra nhiều đồn đoán về việc ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước, sẽ sớm rời khỏi chức vụ. 

vvt4

Ông Võ Văn Thưởng tạm biệt ông Nguyễn Xuân Phúc trong ngày ông Phúc bàn giao công tác chủ tịch nước, tháng 2 năm 2023 - Chính phủ Việt Nam

Hôm 17 tháng 3, 2024, hãng tin Reuters cho biết Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ triệu tập một "cuộc họp bất thường" vào ngày 21/3 để quyết định về "các vấn đề nhân sự". Reuters cho biết đã xem một lá thư gửi cho các đại biểu Quốc hội về vấn đề này. Lá thư do ông Bùi Văn Cường, Tổng thư ký Quốc hội kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ký tên. 

Reuters cũng khẳng định "nhiều quan chức, nhà ngoại giao Việt Nam cho biết "một trong những vấn đề nhân sự mà Quốc hội sẽ thảo luận" chính là khả năng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức. 

Tuy bản tin không nói rõ hơn, nhưng những ngày qua có nhiều thông tin chính thức làm cho các nhà quan sát chính trị Việt Nam chú ý vì liên quan đến vấn đề nêu trên. 

Thông tin về cuộc họp bất thường có thể sẽ diễn ra hôm 21/3 xuất hiện trong bối cảnh gần đây, dư luận Việt Nam quan tâm đến sự việc Bộ Công an Việt Nam khởi tố, bắt tạm giam hàng loạt quan chức ở tỉnh Quảng Ngãi, Vĩnh Phú, Vĩnh Long vì liên quan đến tập đoàn Phúc Sơn. 

Giới quan sát chú ý đến một thực tế là các quan chức này đều có liên quan ở một mức độ nào đó tới ông Võ Văn Thưởng. Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, cựu chủ tịch tỉnh Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi là Cao Khoa (nhiệm kỳ 2011 - 2015) bị bắt. Ông Cao Khoa làm chủ tịch Quảng Ngãi cùng thời gian ông Võ Văn Thưởng là bí thư tỉnh ủy tỉnh này (2011 - 2014.) Truyền thông cho biết, tập đoàn Phúc Sơn bị xử lý vì sai phạm trong dự án đường bờ nam sông Trà Khúc do chính quyền Quảng Ngãi đầu tư năm 2012. Ngoài ra, Bộ Công an cũng khởi tố, bắt tam giam một quan chức tỉnh Vĩnh Long là ông Đặng Trung Hoành, Chánh văn phòng huyện ủy huyện Mang Thít, quê hương ông Võ Văn Thưởng, cũng với lý do liên quan đến tập đoàn Phúc Sơn, với tội danh "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi". 

Thông tin thứ ba khiến cho giới quan sát nghĩ đến ông Võ Văn Thưởng là việc nhà vua và Hoàng hậu Hà Lan thông báo Việt Nam yêu cầu hoãn chuyến thăm từ ngày 19 đến 22/3 vì "tình hình nội bộ". Trong khi đó, các chính khách cấp bộ trưởng của Hà Lan sẽ vẫn tiếp tục thực hiện chuyến thăm như kế hoạch. 

Cuối cùng, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin hôm 14/3/2024, bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamphao Ernthavanh, "đến chào nhân dịp sang nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam". Thông thường, đại sứ nước ngoài đến chào nhân dịp sang nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam sẽ được chủ tịch nước tiếp đón. Nay người tiếp tục là một chính khách thuộc bên đảng và không có các chức vụ liên quan đến nhà nước. 

Năm 2023, vào tháng 1, Quốc hội Việt Nam cũng đã triệu tập một kỳ họp bất thường để phê chuẩn sự từ chức của ông Nguyễn Xuân Phúc, khi đó là chủ tịch nước. Reuters cho biết khi đó, ông Phúc "từ chức trong bối cảnh một chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp và kéo dài mà những người chỉ trích cho rằng chiến dịch đó có thể được sử dụng để phục vụ cho đấu tranh chính trị nội nội bộ (political infighting)".

Hiện tại, chưa ai biết chắc chắn những sự kiện trên liên quan với nhau ở mức độ nào, cũng chưa ai biết ông Võ Văn Thưởng có từ chức như ông Nguyễn Xuân Phúc hay không. Tuy nhiên, xâu chuỗi các sự kiện nêu trên trong bối cảnh chính trị Việt Nam và quốc tế, nhiều nhà quan sát cho rằng nếu ông Võ Văn Thưởng từ chức trong những ngày sắp tới, điều đó cho thấy nhiều vấn đề của chính trị Việt Nam. 

Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu kinh tế chính trị Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Chữ, nguyên Truởng khoa FAMIS (Tài chính, Kế toán, Kinh tế, Điện toán Ứng dụng, và Ngoại thương) - Marilyn Davies College of Business, University of Houston Downtown, cho rằng việc ông Nguyễn Xuân Phúc một năm trước từ chức và ông Võ Văn Thưởng năm 2024 (nếu thực sự sẽ từ chức) cho thấy Việt Nam có vấn đề xung đột nội bộ. Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Chữ, xung đột nội bộ ở Việt Nam do cấu trúc của hệ thống. Chính trị Việt Nam không còn thuần nhất như Bắc Triều Tiên vì ông Kim Jong Un thanh trừng bất kỳ ai chống đối, kể cả chú mình là ông Jang Song-Thaek. Chính trị Việt Nam cũng không thống nhất tuyệt đối như Trung Quốc, như trường hợp Tập Cận Bình thanh trừng hết đối thủ như Bạc Hi Lai trước đây. Việt Nam thì không có một bên toàn quyền tuyệt đối như vậy. Ông nói : 

"Tôi nghĩ nếu so sánh Bắc Hàn, Trung Quốc với Việt Nam thì tôi nghĩ tổ chức đảng của Việt Nam hơi lỏng lẻo so với hai tổ chức kia. Ở Bắc Hàn, anh Kim Jong Un thanh toán ngay những ai đụng đến ảnh. Do đó họ rất thống nhất. Hiện tượng phân nhóm ở trong đảng của Việt Nam thì nhiều hơn hai quốc gia kia".

Lý giải về điều này, ông cho rằng có thể là do Việt Nam không có cách mạng văn hóa kiểu Trung Quốc. Cách mạng văn hóa kiểu Trung Quốc thời Mao Trạch Đông đã xóa bỏ tất cả các xu hướng và di sản cũ. Việt Nam thì có nhiều thành phần, nhiều vùng miền, mà không bị triệt phá hoàn toàn. Cái đó tạo cơ sở cho sự rạn nứt từ bên trong.

Nội bộ chính trị Việt Nam, do đó, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Chữ, không thuần nhất mà phân mảnh hơn tổ chức đảng ở hai quốc gia có cùng ý thức hệ ở Châu Á. Theo ông, nó phân mảnh nhưng không tạo ra sự đa dạng như trong thể chế dân chủ, do có nhiều nhánh theo khuynh hướng hoặc vùng miền khác nhau, nhưng vẫn theo cách tổ chức tôn ti, đơn tuyến kiểu cũ.

Mặt khác, theo Giáo sư Nguyễn Văn Chữ, xung đột nội bộ do kết cấu lỏng lẻo hơn tất yếu dẫn đến đàn áp bên ngoài, như Nghị quyết 24 gần đây cho thấy. Họ muốn bảo đảm trong khi đang giải quyết các vấn đề nội bộ thì bên ngoài không nhân cơ hội đó làm chuyện gì khác, ảnh hưởng đến an ninh của hệ thống. Do đó, họ phải bắt hết những người bất đồng, ngay cả khi phần lớn không còn hoạt động gì.

Một hàm ý khác của vấn đề chính trị nội bộ của Việt Nam là ảnh hưởng của nó lên kinh tế. Giáo sư Nguyễn Văn Chữ, người từng là Kinh tế gia và Trưởng phòng Phân tích và Dự báo Kinh tế và Tài chính - Ngân hàng Khu vực Thứ năm (the 5th District) của hệ thống Ngân hàng Tín dụng Liên bang Hoa Kỳ, cho rằng chu kỳ kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xung đột trong đời sống chính trị. Điều này giống như mối quan hệ giữa kinh doanh và chính trị ở Mỹ, dù bối cảnh khác nhau. Giáo sư Nguyễn Văn Chữ cho biết nhiều nghiên cứu đã chỉ ra là ở Mỹ, hai năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống thì kinh tế thường tăng trưởng mạnh, do doanh nhân an tâm đầu tư. Còn hai năm cuối thì họ phải dừng lại, nghe ngóng chính sách của cách ứng viên tổng thống mới để chuẩn bị. Chính trị Việt Nam không hoạt động như vậy, nhưng giới kinh doanh cũng có chu kỳ kinh doanh của họ, tương ứng với sự lên xuống của các chính trị gia.

Mặt khác, Giáo sư Nguyễn Văn Chữ trích dẫn một nghiên cứu của Giáo sư David Shambaugh cho biết Việt Nam là nước thân Mỹ nhất ở Đông Nam Á. Xu hướng này của người dân cũng làm cho chính trị Việt Nam khó mà thuần nhất được. Ông nói :

"Ảnh hưởng của ngoại quốc đối với Việt Nam mạnh hơn ở Trung Quốc và Bắc Triều Tiên cho nên cũng góp phần tạo ra xu hướng phân nhánh nhiều hơn trong chính trị Việt Nam. Nói cách khác là nó làm cho "nước đục hơn nữa". 

Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Trần Trung Đạo ở Boston cho rằng các nhà quan sát nên theo dõi con đường chính trị của ông Võ Văn Thưởng trong những ngày sắp tới không chỉ ở vấn đề đối nội mà cả đối ngoại. Theo ông, nếu các nhà quan sát xem xét trường hợp Võ Văn Thưởng trong các khuynh hướng chính trị khác nhau thì nhận định về kết cục chính trị của thành viên trẻ nhất Bộ chính trị Việt Nam hiện nay sẽ bao quát, toàn diện hơn. Ông nói : 

"Nếu ông Võ Văn Thưởng bị hạ bệ trong kỳ họp tới của Quốc hội Việt Nam thì cần xem lý do tại sao. Nếu vì tham nhũng thì tham nhũng ở mức độ nào, từ nguồn nào. Nếu là nguồn Quảng Ngãi thì chuyện đó không phải mới xảy ra mà đã xảy ra lâu rồi, khoảng mười lăm năm trước. Vai trò của ông ấy ở Quảng Ngãi thì đã lâu lắm rồi. 

Thứ hai là để có câu trả lời chính xác thì ngoài vấn đề đối nội cũng cần xem xét vấn đề đối ngoại. Ví dụ như quan điểm của ông Võ Văn Thưởng với chuyến thăm của ông Tập Cận Bình vừa qua, ông ấy thân Mỹ hay không thân Mỹ, ông ta thuộc nhóm nào. Bởi vì trong Bộ Chính trị cũng có hai khối, một khối có khuynh hướng thân Trung cộng, một khối có khuynh hướng mở rộng về phía Tây phương và khuynh hướng thứ ba là khuynh hướng độc lập. Mình nên xem xét coi Võ Văn Thưởng thuộc về khuynh hướng nào, có ảnh hưởng gì trong tương lai nếu ông ta ở lại, và nếu ông ta đi thì có phải vì ảnh hưởng của khuynh hướng đối ngoại hay không".

Nguồn : RFA, 19/03/2024

*******************************

Gii quan sát : Quốc hội hp bt thường vi nhiu kh năng Ch tch Võ Văn Thưởng t chc

VOA, 19/03/2024

Gii quan sát nhn đnh vi VOA rng nhng biến đng ti Vit Nam cho thy có nhiu kh năng đương kim Ch tch nước Võ Văn Thưởng s phi t chc ch sau hơn mt năm lên nm quyn.

vvt5

Ch tch nước Võ Văn Thưởng.

Quc hi Vit Nam d kiến hp vào ngày 21/3 sp ti đ tho lun v nhng "vn đ nhân s" gia lúc có nhng li đn đoán v kh năng biến đng lãnh đo cp cao nht ca đt nước do Đảng cộng sản nhm quyn.

Như VOA đưa tin hôm 18/3, mt bn sao bc thư gi các đi biu Quc hi, mà VOA xem được, viết rng y ban Thường v Quc hi "quyết đnh triu tp" k hp bt thường ln th 6, Quc hi khóa XV xem xét, quyết đnh công tác nhân s thuc thm quyn ca Quc hi".

Theo bc thư được Tng thư ký Quc hi Bùi Văn Cường ký gi các đi biu, phiên hp bt thường s din ra ti Nhà Quc hi Hà Ni sáng ngày 21/3.

T Đc, lut sư Nguyn Văn Đài, người quan sát tình hình ni chính Vit Nam, chia s vi VOA v các quan sát ca ông :

"Các ngun tin t trong nước cho biết ông Võ Văn Thưởng đã chính thc np đơn t chc bi vì nhng li khai ca ông Nguyn Văn Hu có liên quan đến ông".

Trong nhng ngày qua, B Công an đã bt giam mt s quan chc chính quyn Vĩnh Phúc, Vĩnh Long và Qung Ngãi, vi cáo buc "nhn hi l" qua li khai ca ông Nguyn Văn Hu, ch tch Hi đng Qun tr Công ty C phn Tp đoàn Phúc Sơn, vi cáo buc "vi phm quy đnh v kế toán gây hu qu nghiêm trng" ti công ty này và Công ty C phn Đu tư Thương mi và Bt đng sn Thăng Long.

Trong s các quan chc b bt v ti nhn hi l có cu ch tch tnh Qung Ngãi Cao Khoa và ch tch tnh Đng Văn Minh, c hai đu thuc cp ca ông Thưởng khi ông Thưởng là Bí thư Tnh y ca tnh này t năm 2011-2014.

Hôm 18/3, y ban Kim tra Trung ương đã đ ngh cp có thm quyn xem xét, thi hành k lut ông Minh và ông Khoa, cũng đng thi đ ngh bin pháp tương t đi vi bà Hoàng Th Thúy Lan, nguyên Bí thư Tnh y Vĩnh Phúc, và ông Lê Duy Thành, Phó Bí thư Tnh y Vĩnh Phúc.

Trước đó, hôm 9/3, trong mt đng thái mà gii quan sát xem là mt thông đip ngm gi ông Thưởng, B Công an Vit Nam "kêu gi các đi tượng liên quan v án Tp đoàn Phúc Sơn ra đu thú, tố giác tội phạm và khắc phục hậu quả để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật".

"Ngun tin cho biết rng hôm 14/3 ông Võ Văn Thưởng đã chính thc np đơn t chc", nhà báo Lê Trung Khoa Đc, chia s vi VOA.

Cùng vi mt din biến khác được gii quan sát xem là "bt thường" và "chưa có tin l" là vic Hoàng gia Hà Lan hôm 15/3 hoãn chuyến thăm Hà Ni theo đ ngh ca chính quyn Vit Nam. Trong kế hoch ban đu, chuyến thăm d kiến din ra t ngày 19-22 tháng 3.

Chuyến thăm cp nhà nước được Ch tch nước Võ Văn Thưởng mi nhưng phi hoãn vì lý do "tình hình trong nước" là điu mà gii quan sát cho rng không th chp nhn được và đã làm gim uy tín ca lãnh đo Hà Ni.

Gert’s Royals, mtblogger chuyên viết v các câu chuyn hoàng gia Châu Âu, hôm 18/3, viết trên trang X, trước đây là Twitter : "V vic chuyến thăm cp nhà nước ti Vit Nam b hy b trong tun này, có v như chúng ta đã biết phn nào lý do. Quc hi Vit Nam đã được yêu cu t chc mt phiên hp đc bit vào th Năm [21/3] đ gii quyết các vn đ nhân s không được nêu rõ. Có tin đn Ch tch Võ Văn Thưởng t chc".

VOA đã liên lc vi B Ngoi giao Vit Nam và đ ngh h xác nhn thông tin ông Võ Văn Thưởng np đơn t chc, nhưng chưa được phn hi.

Khi loan tin v bc thư triu tp cuc hp bt thường ca Quc hi, Reuters hôm 18/3 cũng dường như phn ánh nhng tin v mt s thay đi lãnh đo ln đang ch x lý, trích li "nhiu quan chc và nhà ngoi giao Vit Nam" nói rng vic ông Võ Văn Thưởng t chc "có th là mt trong nhng vn đ nhân s mà Quc hi s tho lun".

Trang Stratfor hôm 18/3 dn li các quan chc Vit Nam không nêu tên loan tin rng Ch tch Võ Văn Thưởng "có th t chc trong phiên hp sp ti, dù thông tin này chưa được xác nhn".

Trang này nhn đnh rng hin chưa rõ nguyên nhân dn đến vic ông Thưởng t chc, nhưng v mt chính thc rt có th là do các v tham nhũng gn đây cp tnh, lý do tương t dn đến vic v ch tch nước tin nhim ca ông Thưởng đã b buc phi t chc vào năm 2023.

"Vic ông Thưởng t chc vì các v tham nhũng này s chng t rng chiến dch chng tham nhũng ‘đt lò’ ca Vit Nam có th đe da bt k chính tr gia nào, thm chí c nhng nhân vt tn ty vi Đng như ông Thưởng", trang Stratfor viết.

"Ông Thưởng dường như đã được chun b đ ti v lâu hơn trong s 4 v trí lãnh đo hàng đu ca Vit Nam và lt vào danh sách ng c viên cho chc tng bí thư thay thế ông Nguyn Phú Trng già nua vào năm 2026. Thế ri hi đu tháng này các lãnh đo đng b tnh Vĩnh Phúc và Qung Ngãi đã b bt ngay t đu v án v v bê bi tham nhũng".

Trong khi đó trang The Diplomat hôm 18/3 dn li giáo sư Carl Thayer thuc Hc vin Lc lượng Quc phòng Australia viết rng ông Thưởng được cho là mt đng minh thân cn ca Tổng bí thư Nguyn Phú Trng : ng là mt quan chc trong đng và là thành viên đáng tin cy trong vòng thân cn ca Tổng bí thư Trng".

Ông Võ Văn Thưởng, 53 tui, gi chc Ch tch nước va mi hơn mt năm. Dù chc v này gi vai trò mang tính nghi l nhưng là v trí có biến đng nhiu nht trong 4 v trí lãnh đo then cht ca Hà Ni hay còn gi là "t tr" trong vòng 5 năm tr li đây.

Hi tháng 3/2023, Quc hi Vit Nam cũng đã triu tp mt cuc hp bt thường đ chp nhn đơn xin thôi chc ca Ch tch nước khi đó là ông Nguyn Xuân Phúc, người đã xin ngh khi chưa hết nhim k trong bi cnh biến đng chính trường chưa tng có tin l Vit Nam lúc đó.

Nguồn : VOA, 19/03/2024

Published in Diễn đàn

Đng mãi chuyn cưa ghế đến đ ngay c Vua Hà Lan Willem-Alexander cũng hoàn toàn bt ng và không h biết lý do vì sao chuyến thăm ca Ngài b đình hoãn

dcsvn1

Vua và Hoàng Hu Hà Lan, Willem-Alexander - Maxima và ông bà Võ Văn Thưởng.

Tin st do v sân khu chính tr Ba Đình là tun này, xê dch khong t 20 đến 23/3 s có các cuc hp bt thường ca Đng và Quc hi Vit Nam. Giy triu tp t Quc hi, kèm theo ghi chú bên dưới‘không được phép sao chp, thm chí mi Giy Mi đu mang mt bí s riêng. Vinh d cho v đi biu nào nhn đượcGiy Mi có bí s E-pas 20658 ; vì chính văn bn này đã b / được tung lên mng my ngày nay. Vy là hơn mt năm trước đây, Ban chấp hành trung ương Đng cũng tng có phiên hp bt thường như thế đ đưa ông Võ Văn Thưởng lên làm Ch tch nước. Hơn mt năm sau, ngày 21/3 ti, lá đơn Xin t nhim ca đương kim Ch tch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam, viết cách đây suýt soát cũng dăm hôm rày, s được hơn 200 đng chí y viên Trung ương nht lot phê duyt ; và lin k s là hơn 500 đi biu ưu tú ca nhân dân đng lot phê chun, đ ‘đng chí Ch tch b / được v quê ráng làm người t tế (Ước mong ca cu Th tướng Nguyn Tn Dũng) (1).Đng ta dàn xếp công tác nhân s đu ‘đp và tăm tp như duyt binh tr ên Hng trường. Trên dưới đng lòng, dc ngang thông sut, đúng như ch lnh ca đương kim Tng bí thư !

Khúc quanh ‘sinh t’…

Ai đó nói sinh hot chính tr ca Đng cộng sản Vit Nam nhàm chán, đích th k y là phn t cơ hi, chu nh hưởng ca các thế lc thân đch. Ngược li mi đúng !Các cuc đua sau hu trường k này đu trm trm mà cương quyết (2). 

Này nhé : Cuc đua vào T Tr tuy chưa có còi lnh ca trng tài nhưng đã có vn đng viên vượt vch xut phát chy mt mình (3). Còn các vn đng viên khác cũng đang chn rn nóng lòng ch tiếng còi hiu. Phát biu ca Ch tch Quc hi bình tĩnh t ti mt cách không bình thường ; và nay đc bit là vic cưa ghế v Ch tch nước được cho là tr nht, ha hn nht, li là ‘đ t rut ca Tng bí thư Tt c, phi chăng là s chu đáo, phn ánh tình đng chí, đng đi’, sng cùng Đng chết không ri Đng/Tm lòng son chói sáng nghìn thu (T Hu) ca thế h lãnh đo 4.0 hin nay ? Phi chăng là hng phúc dân tc, đúng như li cm thán ca mt n đng chí’ phát đi t thành ph mang tên Bác ? (4).

Reuters cách đây hơn mt năm tng nhn xét, ông Võ Văn Thưởng được coi là người thân tín vi nhân vt quyn lc bc nht Vit Nam Tng bí thư Nguyn Phú Trng.Riêng ch ni b cho biết, ông Thưởng thường xuyên xưng chú cháu vi Tng bí thư. Vic b nhim chc v Ch tch nước lúc y din ra trong bi cnh chiến dch chng tham nhũng hay còn gi là ‘đt lò’ ngày càng m rng. Theo đó, hàng trăm quan chc b ví như ci c khô ln tươi đu b b vào lò đ điu tra, hàng lot chính tr gia hàng đu b min nhim, trong đó có hai Phó Th tướng được cho là đi din kh dĩ’ cho gii k tr (5).

Tuy nhiên, trong phát biu vào tháng 12/2022, đương kim Tổng bí thư Nguyn Phú Trng khng đnh : ‘Đi ngũ cán b Đoàn đông đo, tr trung, có trình đ chuyên môn, nghip v đã và đang tr thành ngun cán b kế cn tin cy ca Đng, chính quyn và đoàn th các cp.Nh là ch Đoàn, Đng đây đu phi viết hoa, ch không được viết thường như ch k tr’… Trên danh nghĩa, Ch tch nước là mt trong T tr (A2) ca Đảng cộng sản, bên cnh v trí Tng bí thư (A1), Th tướng chính phủ (A3) và Ch tch quc hi (A4). Nhưng trên thc tế, A2 này tht ra là A4 A chót, nếu ta nhìn vào s phn long đong ca chiếc ghế Tt t này ! (6)

K t khi giành được quy chế ‘đc bit ca đc bit ti Đi hi 13, gi đây, thế lưỡng nan ca A1 đang vào khúc quanh sinh t. Ngay sau my ngày hp bt thường nhưng rt đi bình thường vào nhng ngày ti, câu hi ai là k ch trương cưa ghế ca Võ Văn Thưởng cũng chưa chc hy vng có câu tr li mch lc và logic. Phi vn dng cp phm trù mác-xít kh năng hin thc vào trường hp này, may ra mi có th soi t phn nào. Cũng ch phn nào thôi, bi vì A1 là siêu lý lun gia ca Đng ! Có th dò sông dò bin nhưng tht khó mà dò’ được mch tư duy ca ông. Nguyn Phú Trng đã đ li cho hu thế 3 tp sách, có th sánh vai vi Mao tuyn, Tp tuyn hoc "Lê Nin toàn tp’… tc là loi sách không bán được trên th trường, nhưng li cht đy trên các giá sách chn cung đình. T nhng chương sách ‘đm đc tính mưu mô y, có th d đoán, ý đ Tổng bí thư ‘đôn Thưởng lên ghế A1 là có tht !Thưởng ngi vào ghế A1, ông Trng được hưởng hai cái li. Th nht, ông s đ ược an toàn sau khi t quan, khó xy ra chuyn kiến ăn cá’. Th hai, điu này mi quan trng, nguyên Tổng bí thư có th buông màn chp chính’… (7) !

Đi vi Tng bí thư ? Vi Đng ? Vi Dân ?

Ý đ ‘đôn Thưởng lên cũng ch là mt gi thuyết. Kh năng th hai, mà kh năng này có th ln hơn gi thuyết th nht. ‘Đy Thưởng vào ghế A2 cách đây hơn năm ch là mt v din ca Tổng bí thư. Nay thì ông Trng có th nói trong ni b, tôi không tham quyn c v, tôi đã chn ra cho các anh mt ht ging đ. Nhưng ch sau mt năm, các anh dò la ra ht ging y b thui cht. Thế thì l đương nhiên, 23 tháng ti đây, các anh phi sa li Điu l Đng đ tôi ngi tiếp nhim k th tư. Liên quan đến điu này, ông Trng tng nghn ngào tâm s vi Tp Ch tch hi cui năm ngoái, trước ông kính truyn hình, rng ông không mun vy ! Thế lưỡng nan ca Tổng bí thư đây là, ni b nếu ai đó dám vut râu hùm (Cho dù chuyn này khá hiếm hoi, nhưng nếu không dám công khai người ta s rì rm mc đ to đ Tổng bí thư, ch không đ cho thế lc thù đch, nghe thy).‘Rì rm rng, th hi trách nhim chính tr ca người đng đu B tham mưu ca Đng đâu, khi đích th ông chn 4 5 candidate đ thay thế, t Đinh Thế Huynh đến Võ Văn Thưởng, người thì nht lá, đá ông bơ trên đường, người thì sp ti Trung ương hp đ cưa ghế ?

Thế lưỡng nan nói trên ca Tng bí thư đương nhiên cũng là mt phn thế lưỡng nan ca Đng cộng sản Vit Nam. Và không ch Đng, mà ngay c Hành pháp ln Lp pháp (tuy phân ra đ làm dáng tam quyn kiu xã hội chủ nghĩa cũng b v lây. Đó là vic Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam va được/b ghi vào "K lc Guinness". Tiếc rng, đó không phi k kc v chiếc bánh chưng to nht, hay nhng tượng đài vĩ đi nht Ln này, vi"scandal đi vi Hoàng gia Hà Lan", chc chn Hà Ni s được ghi vào "Guinness Khánh tiết", như mt tht th thm hi nht v "L tân" trong lch s "Ngoi giao Nguyên th". Vic nước ch nhà đình hoãn mt phái đoàn hàng trăm yếu nhân, dưới s dn dt ca Đc Vua và Hoàng Hu Hà Lan mà không đưa ra li gii thích v nguyên nhân, rõ ràng không ch là vô tin khoáng hu, mà còn là s khinh th không th nào chp nhn. Trên Din đàn Hoàng gia (The Royal Forums), nhiu người bày t thc mc v lý do chuyến thăm b hoãn : Có ai biết tình hình trong nước Vit Nam là gì mà phi hoãn chuyến thăm không ? Người khác đáp li : Ch tôi không thy có tình trng bt n xã hi hay bt c điu gì tương t ! (8)

Cui cùng, nói v thân phn ca LesMisérables’ (Nhng người khn kh, Victor Hugo) sng dưới mt th chế‘dân ch cao hơn gp vn ln so vi dân ch tư sn (9). Vâng, 18 triu nhà nông Đồng bằng sông Cửu Long vn b xâm nhp mn ba vây, đang háo hc đón đi các ‘đi tác chiến lược Hà Lan đến giúp sc đ thích ng vi biến đi khí hu, qun lý nước, nông nghip bn vng, chung tay giúp ng phó vi các thách thc toàn cu. Đc bit là hp tác t các lĩnh vc khai thác cát ngoài khơi, phát trin kinh tế xanh cho đến đào to ngun nhân lc cht lượng cao v biến đi khí hu và qun lý tài nguyên nước, thy li, phòng chng thiên tai... (10). Mà không ch đy, người dân trên Tây Nguyên, ngoài Cát Bà và nhiu nơi khác trên gii đt ch S khn khó này cũng đang cn đi ngũ chuyên gia, các nhà đu tư đến ng cu Nhưng Đng đang mãi chuyn cưa ghế, đến đ Vua Willem-Alexander cũng hoàn toàn bt ng và không h biết lý do vì sao chuyến thăm ca Ngài b đình hoãn.‘Vic hy chuyến thăm y vào phút chót gn như chưa bao gi xy ra. Và vic nước ch nhà không đ ưa ra li gii thích rõ ràng li càng chưa tng có tin l, truyn thông Hà Lan bình lun (11). Khi qun thn bm báo li vi Đc Vua t chuyn ni b Đảng cộng sản Việt Nam cưa đc ghế cho đến vic đình hoãn chuyến vi hành ca Ngài là c nhng phương tri cách bit không rõ trong đu Ngài có bt ra câu hi, mun giúp đ Vit Nam sao khó thế ?

Trần Đông A

Nguồn : VOA, 19/03/2024

Tham kho :

(1) https://www.voatiengviet.com/a/rang-lam-nguoi-tu-te/3268616.html

(2) https://tuoitre.vn/nuoc-dai-nam-doi-dien-voi-phap-va-trung-hoa-434726.htm

(3) https://www.voatiengviet.com/a/dai-tuong-to-lam-nen-tro-lai-vach-xuat-phat-/7517717.html

(4) https://www.datviet.com/hong-phuc-dan-toc-nhin-tu-con-gai-xuan-phuc-con-trai-tan-dung/

(5) https://www.voatiengviet.com/a/thay-gi-tu-cac-vu-tram-2-pttg-va-tan-phong-2-pttg-moi-/6913934.html

(6) https://www.voatiengviet.com/a/hoang-gia-ha-lan-hoan-tham-viet-nam-lien-quan-gi-den-cuoc-dot-lo-o-thuong-tang-/7530310.html

(7) https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/bau-troi-ha-noi-xuat-hien-2-mat-troi-cong-dong-mang-nghi-co-diem-bao-xau/

(8) https://www.voatiengviet.com/a/gioi-quan-sat-viec-vn-hoan-chuyen-tham-cua-vua-ha-lan-gay-mat-uy-tin-lanh-dao/7530276.html

(9) http://www.nhandan.com.vn/.../vai-tro-l-nh-o-c-a-ng-i-v-i

(10) https://vov.vn/chinh-tri/quan-he-doi-tac-giua-viet-nam-voi-ha-lan-la-mo-hinh-doc-dao-post1067065.vov

(11) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn3m4z0kepdo

Published in Diễn đàn

Ông tôi kể rằng thời Việt Nam Cộng Hòa, mặc dù sau ba chương trình cải cách kinh tế - chính trị và văn hóa của Thủ tướng - Tổng thống Ngô Đình Diệm gồm Dinh Điền, Trù Mật và Ấp Chiến Lược đều thất bại, ông mang ít nhiều tai tiếng và nhất là bị thế lực thầy chùa Việt Cộng công kích, dẫn đến đảo chính 1963, cuộc đảo chính khiến cho hầu hết nhân dân đều thấy buồn và đau lòng. Thời Việt Nam Cộng Hòa, mỗi lần có chính biến là một lần dân thấy buồn và lo. Còn bây giờ, thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa, hình như vấn đề chính biến lại thành trò mua vui của người dân. Vì sao ?

matghe1

Ngày 22/09/2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm hỏi, động viên nhân dân xã Liên Minh, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai - Ảnh minh họa

Vì mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân dân không còn mặn nồng theo cách của các quốc gia mà lãnh đạo của họ do dân tin tưởng, bầu lên. Chỉ riêng vấn đề lãnh đạo hoàn toàn không được dân bầu mà là sự sắp đặt chính trị có tính áp đặt đối với người dân, việc đi bầu để đảm bảo hình thức dân chủ của nhà nước Cộng sản đã đẩy người dân vào chỗ xa lánh, sợ vạ lây và nhàm chán.

Hiếm có đất nước nào mà người dân phải liên tục biến thành một tập thể diễn viên quần chúng để cùng với nhà lãnh đạo diễn vở kịch dân chủ thông qua bầu cử, luôn phải phát biểu trước báo chí thì phải phô trương đời sống khấm khá mặc dù nghèo đói, rách rưới như các quốc gia có nền chính trị độc tài, trong đó, Việt Nam có thể đầu bảng.

Điều đáng nói ở đây là hơn 90% dân số Việt Nam có tìm hiểu và sử dụng internet, có hiểu biết về dân chủ, tiến bộ nhưng lại không muốn hành động hoặc có khuynh hướng chống lại dân chủ, tiến bộ như Việt Nam. Bởi không ít người biết có một thứ quyền lợi (cho họ) còn cao hơn cả dân chủ, tiến bộ, đó là quyền lợi đỏ, lợi ích nhóm giữa các đảng viên Cộng sản với nhau. Và một khi nắm được quyền lợi đỏ trong tay, thì mọi thứ phải vượt trên dân chủ, đạp trên dân chủ mà hưởng thụ.

Chính vì thứ nhu cầu tưởng chừng như quái gở nhưng rất tự nhiên và bản năng này đã giúp cho các nhà độc tài tồn tại, phát triển, đạp trên mọi thứ giá trị nhân loại và biến nhân vị trở thành loại phân bón cho vườn cây hay khu rừng lợi ích nhóm của họ.

Điều này vô hình trung phơi bày trước mắt nhân dân hàng triệu thứ bẩn thỉu, hèn hạ, xấu xa và tội ác, người dân chỉ có một lựa chọn duy nhất là nhắm mắt làm ngơ nếu muốn tiếp tục sống yên ổn.

Nhu cầu yên ổn như là một tiếng gọi sâu thẳm của hầu hết nhân dân bởi họ thừa biết rằng nếu thẳng thắn nói ra nỗi bất bình thì cái giá phải trả quá lớn và nguy cơ cao hơn nữa chính là những giá trị dân chủ, bình đẳng hay tiến bộ lại bị bóp ngạt thêm. Chọn im lặng như một cửa sinh trước thời đại có quá nhiều hung thần và tử thần.

Khi người dân càng tỏ ra thấp cổ bé họng thì nhà lãnh đạo từ cấp trung ương đến cấp địa phương càng tỏ ra hống hách, coi thường nhân dân và sẵn sàng cầm roi vụt vào phẩm hạnh của nhân dân một cách lạnh lùng, không ngại coi mình là bậc thánh nhân trước đám dân đen.

Sẵn sàng phô trương sự giàu có, sẵn sàng toa rập với gian thương để làm giàu trên sinh mạng nhân dân, cười nói và thu lợi trên cái chết của nhân dân là chuyện xảy ra thật trong giới lãnh đạo hiện nay, xảy ra trước mắt của nhân dân.

Vụ việc lên quan đến cựu chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với "dự án Kit - Test Việt Á" chỉ là cái kim trong bọc đã lòi ra. Bởi có bao nhiêu nhà lãnh đạo đã nói những lời có cánh, lương thiện, tử tế... nhưng với mức lương không quá năm mươi triệu đồng mỗi tháng mà họ có đến hàng ngàn, trăm ngàn tỉ đồng, thậm chí nhiều hơn bởi khối tài sản kếch sù. Vậy khối tài sản kếch sù ấy ở đâu ra trong lúc nhân dân đói khổ, thiếu thốn, đói ăn, nằm co cụm ba, bốn người trên một giường bệnh viện, lội băng rừng hàng chục cây số đi bộ để kiếm cái ăn, con chữ, đói khổ vô cùng tận?!

Chính vì những mâu thuẫn mang tính căn cốt và kinh niên của dân tộc này mà mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo với nhân dân chưa bao giờ nhạt nhẽo, khô khan, tệ hại như bây giờ.

Khi nhân dân nghe có chính biến, từ vụ lãnh đạo bị bệnh, lãnh đạo bị mất ghế cho đến lãnh đạo bị bắt... đều tạo ra những là sóng vỗ tay ngấm ngầm trong nhân dân. Mà đáng nói ở đây là làn sóng vỗ tay này không những xuất hiện ở nhân dân nghèo khổ, đối mặt với bất công, ngay cả nhóm dân lâu nay được hưởng thụ mưa móc từ lợi ích nhóm cũng vỗ tay, vì sao lại có chuyện kì cục như vậy ?

Bởi họ vốn rành rõi nhau, họ hiểu bụng nhau và họ thấy được sự bẩn thỉu của nhau, họ cùng ngồi chung mâm thịt, cùng tôn trọng luật chơi trong việc gắp thịt, uống rượu, họ kiêng nễ nhau vì tránh tình trạng mâm thịt bị hất đổ, nhưng họ coi khinh nhau, thậm chí thù nhận nhau vì uất ức kẻ quá nhiều nạc, người toàn mỡ với gân, xương... Sự thù hận sinh ra từ miếng ăn rất ghê gớm nhưng lại rất chí thiết khi miếng ăn chưa bị hất đổ, một sự chí thiết có giấu súng đạn và dao găm trong túi quần của những kẻ ngồi chung mâm.

Và khi cần thiết, họ ngả về phía quần chúng nhân dân ngay tức thì, một mặt để cho thấy rằng mình "trong sạch", mặt khác để có đà, có thế mà trù dập, vỗ tay trên cái chết của đồng bọn, đồng minh, đồng chí.

Cho đến giờ phút này, sau vụ việc nhà nước Việt Nam hoãn chuyến thăm cấp lãnh đạo của nhà vua và hoàng hậu Hà Lan vì lý do nội bộ nhà nước Việt Nam đang có việc cần sắp xếp cùng với đồn đoán Chủ tịch Võ Văn Thưởng sẽ bị mất ghế do liên quan đến vụ án tập đoàn Phúc Sơn lại một lần nữa khiến cho nhân dân mở cờ trong bụng.

Bởi nhân dân thừa biết rằng trong thời đại mua quan bán chức, tay nào đủ sức toa rập, phe cánh, tay nào có thế thì phất cờ, mà cái tay cầm cờ để phất kia cũng dính đầy máu dân, chả tốt lành chi, một thằng ác rớt xuống, không chừng thằng ác ôn khác còn ghê gớm hơn nổi lên, không trông chi ngày pháo nổ !

Chính vì nỗi trống rỗng và vô vọng về một nền chính trị tốt đẹp cũng như một nhà lãnh đạo tốt đẹp mà hầu như người dân hoặc lãnh cảm, hoặc là sung sướng trước mọi biến cố chính trị tại Việt Nam hiện nay.

Và đáng sợ hơn, có lẽ là sự sung sướng do các biến cố chính trị gây nên cũng là mối họa lâu dài cho dân tộc mà hầu như người ta đã trơ lì để nhìn điều đó. Có thể nói rằng chưa bao giờ quốc gia, dân tộc trở nên khốn đốn như bây giờ !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 16/03/2024

Published in Diễn đàn

Việt Nam hoãn chuyến thăm của Vua và Hoàng hậu là 'quá bất ngờ'

BBC, 16/03/2024

Một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Hà Lan bình luận với BBC rằng phía Việt Nam đề nghị hủy chuyến thăm cấp nhà nước của Vua và Hoàng hậu Hà Lan là việc "hoàn toàn bất ngờ" cho nước này.

halan1

Chuyến thăm của Vua Willem-Alexander và Hoàng hậu Máxima (trái) theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã được lên lịch chi tiết nhưng bị hoãn vào phút chót

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Vua Willem-Alexander và Hoàng hậu Maxima theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vốn dự kiến diễn ra từ ngày 19/3 đến 22/3.

Tuy nhiên, chuyến đi này đã bị hủy theo yêu cầu của phía Việt Nam mà lý do được nêu ra là do "chuyện nội bộ".

Trả lời BBC News tiếng Việt ngày 15/3 qua email, một cựu đại sứ Hà Lan bình luận :

"Việc này được thông báo chỉ trước bốn ngày khi chuyến thăm dự kiến bắt đầu. Các nhà chức trách Việt Nam không đưa ra lý do cụ thể nào ngoài 'tình hình nội bộ'.

"Một số nguồn tin cho rằng nguyên nhân là do sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày càng trầm trọng. Nhưng điều này vẫn chưa được xác nhận".

Một nhà báo người Hà Lan làm việc tại Bangkok (Thái Lan) nói với BBC News tiếng Việt rằng, báo chí cũng không nghe ngóng được gì thêm về lý do Việt Nam yêu cầu hoãn chuyến thăm của Vua và Hoàng hậu, ngoài thông tin công khai là do "tình hình nội bộ".

"Điều đáng chú ý nhất mà tôi thấy là trong chương trình nghị sự ban đầu, Vua và Hoàng hậu dự kiến gặp Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, cuộc gặp này đã không còn trong lịch trình cuối cùng mà các nhà báo Hà Lan nhận được từ Hoàng gia", nhà báo này chia sẻ với BBC qua email hôm 16/3.

Bà cũng cho BBC xem lịch trình cuối cùng nói trên.

Theo lịch trình ban đầu được công bố trên website của Hoàng gia Hà Lan, ngày 19/3, sau khi Vua Willem-Alexander cùng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự khán cuộc đua thuyền rồng truyền thống của Việt Nam thì Vua và Hoàng hậu Hà Lan sẽ gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tuy nhiên, chương trình gặp ông Trọng đã không còn được thể hiện trong lịch trình cuối cùng mà các nhà báo Hà Lan nhận được.

Theo báo NetherLands Times, chỉ khoảng 60 phút sau khi các nhà báo nhận được lịch trình cuối cùng thì có thông tin chuyến thăm bị hủy.

Về bình luận liên quan đến sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, quan sát những ngày gần đây có thể thấy người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam vẫn tham gia một số hoạt động được báo chí đưa tin rộng rãi, mới đây nhất là cuộc họp vào ngày 13/3 của Tiểu ban Nhân sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng XIV.

Liên quan đến chuyến thăm của Vua và Hoàng hậu Hà Lan, hôm 14/3, trang web của Hoàng gia Hà Lan thông báo :

"Nhà chức trách Việt Nam đã yêu cầu hoãn chuyến thăm cấp nhà nước của Vua và Hoàng hậu Máxima tới nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vì lý do nội bộ. Chuyến thăm cấp nhà nước dự kiến ​​din ra t ngày 19 đến 22 tháng 3 s không được tiến hành".

Trước đó, theo kế hoạch được Hoàng gia Hà Lan công bố vào đầu tháng 12/2023, Vua Willem-Alexander và Hoàng hậu Máxima dự kiến ​​đến thăm Vit Nam vào na cui tháng 3/2024.

Tới ngày 20/2/2024, Hoàng gia Hà Lan đăng tải lịch trình chi tiết chuyến thăm cấp nhà nước của Vua và Hoàng Hậu.

Theo đó, nguyên thủ Hà Lan sẽ có chuyên công du từ ngày 19/3-22/3 và vào ngày 19/3 sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng, người đã đưa ra lời mời.

Điều này cho thấy các công tác hậu cần của chuyến thăm đã được thống nhất từ khoảng một tháng trước khi chính thức được diễn ra.

Cựu Đại sứ Hà Lan giấu tên phân tích : "Phải hiểu rằng, những chuyến thăm cấp nhà nước như vậy tiêu tốn nhiều tháng trời cho công tác chuẩn bị, với sự tham gia của nhiều cá nhân và tổ chức.

Vị cựu quan chức ngoại giao này nói rằng "vấn đề không chỉ đơn giản là nói dời lại vài tháng ; Vua và Hoàng hậu có hai phái đoàn thương mại lớn đi cùng" nên công tác tổ chức, điều chỉnh sẽ rất phức tạp.

Tới thời điểm hiện tại, Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn chưa lên tiếng về việc hoãn chuyến thăm của Vua và Hoàng hậu Hà Lan đến Hà Nội.

Báo chí Việt Nam trong nước cũng chưa đưa tin về vụ hoãn này.

Từ Hà Lan, trang tin NetherLands Times cho biết việc đột ngột hoãn chuyến thăm Việt Nam của người đứng đầu hoàng gia gây bất ngờ cho các tổ chức tháp tùng chuyến đi như Liên đoàn Công nghiệp và Nhà sử dụng lao động Hà Lan (Verbond van Nederlandse Ondernemingen - Nederlands Christelijk Werkgversverbond, gọi tắt là VNO-NCW) và các tập đoàn của Hà Lan. VNO-NCW là tổ chức sử dụng lao động lớn nhất của quốc gia này.

Người phát ngôn nhóm vận động hành lang VNO-NCW nói với NetherLandsTimes rằng họ cũng "không biết chuyện gì đang xảy ra".

Tuy nhiên, công bố của Hoàng gia Hà Lan cho thấy nhóm này và các phái đoàn khác vẫn đến Việt Nam theo kế hoạch, chỉ riêng Vua và Hoàng hậu là không thực hiện lịch trình đã được ấn định trước đó vài tháng.

Điều này dường như gợi ý rằng việc điều chỉnh toàn bộ lịch trình - hủy hoàn toàn các sự kiện - là không thể do thời gian quá gấp rút. Do đó, các phái đoàn quan chức và doanh nghiệp vẫn giữ lịch trình.

Lần gần nhất hai người thăm Việt Nam là 13 năm trước, vào tháng 3/2011. Khi đó, Vua Willem-Alexander còn là thái tử. Cả hai được Thủ tướng Việt Nam thời điểm đó là ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón.

halan2

Vua Willem-Alexander và Hoàng hậu Maxima chào đón cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Cung điện Hoàng gia Huis ten Bosch vào ngày 24/3/2014

Theo tờ chương trình phía Hoàng gia Hà Lan công bố ngày 20/2, vào ngày 19/3, Vua và Hoàng hậu Hà Lan dự kiến sẽ được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân Phan Thị Thanh Tâm đón tiếp với lễ đón tại Phủ Chủ tịch.

Vua Willem-Alexander và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tiếp theo là cuộc gặp mặt giữa các phái đoàn để thảo luận các văn bản cần ký kết giữa hai nước Hà Lan và Việt Nam

Theo chương trình nghị sự, Vua và Hoàng hậu Hà Lan cũng sẽ gặp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và có buổi hội kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Vua Willem-Alexander dự định sẽ cùng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự khán cuộc đua thuyền rồng truyền thống của Việt Nam. Sau đó, Vua và Hoàng hậu Hà Lan sẽ gặp Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Lịch trình cho thấy buổi tối 19/3 sẽ có tiệc chiêu đãi do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân tổ chức. Nguyên thủ hai nước sẽ có bài phát biểu tại buổi tiệc này.

Vào các ngày 20, 21 và 22/3, Vua và Hoàng hậu Hà Lan dự kiến sẽ có một số hoạt động tại Hà Nội, Hải Phòng, Cát Bà, Thành phố Hồ Chí Minh và Đắk Lắk.

Sau 50 năm quan hệ ngoại giao (1973-2023), Hà Lan hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại EU. Trao đổi thương mại song phương năm 2022 đạt 11,09 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2021.

Hà Lan cũng là nhà đầu tư lớn nhất của EU tại Việt Nam với khoảng 400 dự án đầu tư, tổng vốn đạt 13,5 tỷ USD, tính tới năm 2023.

Nguồn : BBC, 16/03/2024

*************************

Vua Hà Lan 'hoàn toàn bất ngờ' và 'đáng tiếc' khi bị hoãn chuyến thăm Việt Nam

BBC, 16/03/2024

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng, Vua và Hoàng hậu Hà Lan sắp lên đường thăm Hà Nội vào tuần tới thì đột ngột chuyến đi bị hoãn.

halan3

Chuyến thăm của Vua Willem-Alexander và Hoàng hậu Máxima (phải) theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã được lên lịch chi tiết nhưng bị hoãn vào phút chót

Báo chí Hà Lan dẫn lời Vua Willem-Alexander nói rằng ông "hoàn toàn bất ngờ" và "không hề biết lý do" vì sao chuyến thăm Việt Nam lại bị hoãn.

"Đó là một điều hoàn toàn bất ngờ đối với chúng tôi vào sáng hôm qua [sáng thứ Năm]", ông nói.

Vua Hà Lan phát biểu vào thứ Sáu (15/3) :

"Chúng tôi hy vọng chuyến thăm có thể tiếp tục vào dịp khác. Chúng tôi rất vui vì các phái đoàn kinh tế vẫn tiếp tục chuyến đi như dự định".

"Chúng tôi lấy làm tiếc và cũng xin gửi lời cảm ơn tới các nhân viên cũng như Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã làm việc cật lực cả ngày lẫn đêm trong nhiều tháng qua để chuẩn bị cho chuyến thăm này", Vua Willem-Alexander nói.

Nhà vua nói rằng phải chờ xem lý do hoãn chuyến thăm là gì nhưng ông "tôn trọng" quyết định của Việt Nam "vì họ có thể có những lý do rất cấp bách trong nội bộ đất nước", báo De Telegraaf của Hà Lan trích lời nhà vua.

Báo Algemeen Dagblad đưa nhiều chi tiết cho thấy phía Việt Nam đề nghị hoãn chuyến đi thực sự khiến cả Hoàng gia lẫn báo chí Hà Lan phải bất ngờ.

Cụ thể, vào lúc 12 giờ 44 chiều thứ Năm ngày 14/3, Cục Thông tin Hà Lan đã gửi email chương trình nghị sự chuyến thăm của Vua và Hoàng hậu đến Việt Nam từ ngày 19 đến 22/3. Nhân viên phụ trách báo chí của chính phủ còn chúc các nhà báo tháp tùng một chuyến đi thượng lộ bình an đến "đất nước xa xôi".

Nhưng chỉ 70 phút sau đó, cơ quan này lại gửi đi một email khác, thông báo chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam đã bị hoãn.

"Việc hủy chuyến thăm cấp nhà nước vào phút chót gần như không bao giờ xảy ra. Và việc mà nước chủ nhà không đưa ra lời giải thích rõ ràng lại càng chưa từng có tiền lệ", báo Algemeen Dagblad bình luận.

Chia sẻ với BBC News tiếng Việt ngày 16/3, một nhà báo người Hà Lan đang làm việc tại Bangkok (Thái Lan) cho hay báo chí cũng không nghe ngóng được gì thêm về lý do Việt Nam yêu cầu hoãn chuyến thăm của Vua và Hoàng hậu, ngoài thông tin công khai là do "tình hình nội bộ".

"Điều đáng chú ý nhất mà tôi thấy là trong chương trình nghị sự ban đầu, Vua và Hoàng hậu dự kiến gặp Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, cuộc gặp này đã không còn trong lịch trình cuối cùng mà các nhà báo Hà Lan nhận được từ Hoàng gia vào thứ Năm", nhà báo này chia sẻ với BBC qua email.

Một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Hà Lan  cũng bình luận với BBC News tiếng Việt rằng việc Vua và Hoàng hậu Hà Lan phải hoãn chuyến đi là "hoàn toàn bất ngờ".

Vị cựu đại sứ Hà Lan này nói : "Phải hiểu rằng, những chuyến thăm cấp nhà nước như vậy tiêu tốn nhiều tháng trời cho công tác chuẩn bị, với sự tham gia của nhiều cá nhân và tổ chức".

Vị cựu quan chức ngoại giao này còn nói rằng "vấn đề không chỉ đơn giản là nói dời lại vài tháng ; Vua và Hoàng hậu có hai phái đoàn thương mại lớn đi cùng" nên công tác tổ chức, điều chỉnh sẽ rất phức tạp.

halan4

Giới lãnh đạo Việt Nam chưa công khai lý do hoãn chuyến thăm của Vua Hà Lan.

Tới thời điểm hiện tại, Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn chưa lên tiếng về việc hoãn chuyến thăm của Vua và Hoàng hậu Hà Lan đến Hà Nội.

Báo chí do nhà nước quản lý của Việt Nam đến thời điểm đêm 16/3 cũng chưa thấy đưa tin về vụ việc này.

Thông báo của Hoàng gia Hà Lan cho biết dù Vua và Hoàng hậu hủy chuyến đi nhưng các phái đoàn khác, bao gồm một số quan chức chính phủ và đại diện doanh nghiệp, vẫn đến Việt Nam theo kế hoạch.

Điều này dường như gợi ý rằng việc điều chỉnh toàn bộ lịch trình - hủy hoàn toàn các sự kiện - là không thể do thời gian quá gấp rút.

Trước đó, theo tờ chương trình phía Hoàng gia Hà Lan công bố ngày 20/2, vào ngày 19/3, Vua và Hoàng hậu Hà Lan dự kiến sẽ được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân Phan Thị Thanh Tâm đón tiếp với lễ đón tại Phủ Chủ tịch.

Vua Willem-Alexander và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo chương trình nghị sự, Vua và Hoàng hậu Hà Lan cũng sẽ gặp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và có buổi hội kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Vua Willem-Alexander dự định sẽ cùng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự khán cuộc đua thuyền rồng truyền thống của Việt Nam.

Sau đó, Vua và Hoàng hậu Hà Lan sẽ gặp Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Nhưng cánh báo chí Hà Lan cho biết cuộc gặp này đã không còn trong lịch trình cuối cùng mà họ nhận được hôm 14/3.

Buổi tối 19/3 dự kiến có tiệc chiêu đãi do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân tổ chức. Nguyên thủ hai nước sẽ có bài phát biểu tại buổi tiệc này.

Tất cả chương trình đã lên lịch một cách chi tiết này đã bị hủy mà không có một lời giải thích rõ ràng nào được công khai.

Điều này đã khiến báo chí, giới quan sát Hà Lan phải "đoán già đoán non".

Vị cựu đại sứ nói trên chia sẻ : "Một số nguồn tin cho rằng nguyên nhân là do sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày càng trầm trọng. Nhưng điều này vẫn chưa được xác nhận".

Báo Algemeen Dagblad cũng đặt câu hỏi : Phải chăng sức khỏe người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam gặp vấn đề ?

Về bình luận liên quan đến sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, quan sát những ngày gần đây có thể thấy người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam có tham gia một số hoạt động được báo chí đưa tin rộng rãi, mới đây nhất là cuộc họp vào ngày 13/3 của Tiểu ban Nhân sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng XIV.

Nguồn : BBC, 16/03/2024

**************************

Việc Việt Nam hoãn chuyến thăm của Vua Hà Lan gây mất uy tín lãnh đạo

Giới quan sát nhận định rằng việc chuyến thăm cấp nhà nước của Hoàng gia Hà Lan đến Việt Nam buộc phải hủy vào phút chót do "tình hình nội bộ" của Hà Nội sẽ để lại một tiền lệ xấu trong nền ngoại giao Việt Nam và ảnh hưởng đến uy tín của giới lãnh đạo Cộng sản trong cộng đồng quốc tế.

dcsvn1

Vua Hà Lan Willem-Alexander, Hoàng hậu Maxima ; Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng và phu nhân Phan Thị Thanh Tâm. Photo : Reuters.

Vào tháng 12/2023, Hoàng gia Hà Lan đã loan báo về chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 4 ngày đến Việt Nam của Nhà vua Willem-Alexander và Hoàng hậu Máxima, theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân Phan Thị Thanh Tâm, với mục đích nhằm tái khẳng định mối quan hệ song phương giữa hai nước và tập trung đặc biệt vào hỗ trợ phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo.

Thế nhưng, như VOA đã đưa tin, hôm 14/3, Nhà vua và Hoàng hậu Hà Lan sẽ hoãn chuyến thăm này theo đề nghị của chính quyền Việt Nam vì "tình hình nội bộ" và lịch trình mới vẫn chưa được ấn định.

Theo lịch trình dự kiến được Hoàng gia công bố, nhà vua sẽ có các cuộc gặp với cả bốn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, và chứng kiến việc hai bên ký kết các thỏa thuận hợp tác về trồng trọt, thỏa thuận chứng nhận điện tử các sản phẩm nông nghiệp giữa hai nước vào ngày 19/3; gặp gỡ sinh viên ở Hải Phòng, thăm nhà máy đóng tàu Damen-Sông Cấm, rừng ngập mặn Cát Bà vào ngày 20/3; thực hiện các hoạt động song phương trong lĩnh vực kinh tế, nghệ thuật, nước và cảng ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/3, và cuối cùng thăm tỉnh Đăk Lăk vào ngày 22/3 để ký một bản ghi nhớ về phát triển nông nghiệp bền vững.

Gần đây nhất, vào ngày 12/3 Hoàng gia Hà Lan vẫn còn ra thông cáo báo chí về lịch trình cụ thể của chuyến công du được chuẩn bị từ khá lâu này.

Chính quyền tỉnh Đăk Lăk và truyền thông trong nước cũng đã loan tin chuyến công tác tiền trạm của Hoàng gia và phái đoàn ngoại giao Hà Lan từ tháng 1/2024.

Đây được kỳ vọng là chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam đầu tiên của Nhà vua và Hoàng hậu Hà Lan. Hai vị đã đến thăm Việt Nam vào năm 2005 và 2011 với tư cách Thái tử kế vị và công nương.

Tuy vậy, hai phái đoàn cấp bộ của Hà Lan và phái đoàn 140 doanh nhân của nước này mà trước đây dự kiến sẽ tháp tùng chuyến thăm của hoàng gia, nay vẫn sẽ tiến hành như kế hoạch, sẽ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thiên nhiên và Chất lượng Thực phẩm Christianne van der Wal, Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Quản lý Nước Mark Harbers và Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Giới sử dụng lao động Hà Lan (VNO-NCW) Ingrid Thijsse dẫn đầu, Hoàng gia Hà Lan cho biết trong thông báo ngày 14/3.

Trên Diễn đàn Hoàng gia (The Royal Forums), nhiều người bày tỏ thắc mắc về lý do chuyến thăm bị hoãn: "Có ai biết ‘tình hình trong nước’ ở Việt Nam là gì mà phải hoãn chuyến thăm không?". Một người đáp lại: "Chứ tôi không thấy có tình trạng bất ổn xã hội hay bất cứ điều gì tương tự!". Một người khác tự giải thích rằng có thể do vấn đề sức khỏe của lãnh đạo Việt Nam.

Giới quan sát nói với VOA rằng việc hoãn chuyến thăm này làm xấu hình ảnh của Việt Nam trong bạn bè quốc tế.

"Tôi cảm thấy thật xấu hổ cho chính quyền Hà Nội vì đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Quốc vương Hòa Lan và Hoàng hậu tới Việt Nam, chuyến thăm được nhiều người mong đợi và chuẩn bị khá chu đáo từ nhiều tháng trước", luật sư Vũ Đức Khanh ở Canada, nêu ý kiến cá nhân của ông với VOA. "Theo quan sát của tôi, cái lý do ‘tình hình trong nước này’ có gì đó ‘không ổn’ vì ở Việt Nam không hề có dấu hiệu ‘bất ổn trong nước’ nào cả!".

Nhà báo Lê Trung Khoa ở Đức đưa ra ý kiến cá nhân về "tình hình trong nước", dựa vào các nguồn tin mà ông có được từ Việt Nam :

"‘Tình hình trong nước’ ở đây mà phía Việt Nam đưa ra, theo tôi biết chính là khủng hoảng nhân sự cấp cao nhất của Đảng cộng sản Việt Nam, mà cụ thể là chức danh chủ tịch nước của ông Võ Văn Thưởng đang bị lung lay".

Nhận xét của ông Khoa cũng trùng hợp với những đồn đoán trên mạng xã hội về việc ông Thưởng đã có đơn từ chức. VOA không thể kiểm chứng nhận xét của ông Khoa và những thông tin trên mạng xã hội.

VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ giải thích về lý do hoãn chuyến thăm này, nhưng chưa được trả lời.

Từ Đức, luật sư Nguyễn Văn Đài chia sẻ :

"Gần đến ngày thăm mà phía Việt Nam yêu cầu phía Hoàng gia Hà Lan trì hoãn chuyến đi là điều chưa có tiền lệ, sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam về uy tín trên quốc tế, quan trọng hơn là uy tín của chính quyền Việt Nam, nơi mà Đảng cộng sản đang mất uy tín rất nhiều".

Ông Jonathan London, giáo sư đại học Leiden University, Hà Lan, đồng thời là nhà quan sát chính trị Việt Nam, viết trên Facebook hôm 14/3 bằng tiếng Việt : "Hôm nay hàng chục chính khách, doanh nhân, nhà đầu tư Hà Lan đang hoang mang và thất vọng trước thông tin chuyến thăm Việt Nam sắp tới của cặp đôi Hoàng gia Hà Lan bị hoãn vào phút chót".

Ông London kể rằng khi các tin tức ban đầu về việc hủy chuyến thăm được lan truyền, một phóng viên đã gọi điện thoại cho ông nhờ giải thích "tình hình nội bộ" ở phía Việt Nam "có ý nghĩa gì", ông viết thêm rằng vị phóng viên này, cũng như như những người chuẩn bị trước cho chuyến thăm đã lên đường sang Việt Nam, đành phải quay về vì sự kiện bị hoãn.

"Hòa Lan là nước đầu tư vào Việt Nam lớn nhất của Châu Âu và thứ hai về thương mại. Có ai biết gì về việc này không ? Có rất nhiều thỏa thuận cần được ký kết", ông viết và thuật lại lời một ký giả rằng việc chuyến thăm này bị hoãn "không tốt cho các mối quan hệ".

Nguồn : VOA, 16/03/2024

****************************

Vua và Hoàng hậu Hà Lan hủy chuyến thăm vào phút chót 'vì chuyện nội bộ của Việt Nam'

BBC, 15/03/2024

Vua và Hoàng hậu Hà Lan sẽ hoãn chuyến thăm Việt Nam dự kiến ​​din ra t ngày 19-22/3, theo yêu cu t phía chính quyn Vit Nam, theo Hoàng gia Hà Lan.

DUTCH-MONARCHY/

Vua Willem-Alexander và Hoàng hậu Máxima - Ảnh minh họa 

Trang web của Hoàng gia Hà Lan hôm thứ Năm (14/3) thông báo :

"Nhà chức trách Việt Nam đã yêu cầu hoãn chuyến thăm cấp nhà nước của Vua và Hoàng hậu Máxima tới nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vì lý do nội bộ. Chuyến thăm cấp nhà nước dự kiến ​​din ra t ngày 19 đến 22 tháng 3 s không được tiến hành".

Người phát ngôn của Hoàng gia không nêu chi tiết.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng không đưa ra bình luận ngay lập tức.

Trước đó, theo kế hoạch được Hoàng gia Hà Lan công bố vào đầu tháng 12/2023, Vua Willem-Alexander và Hoàng hậu Máxima dự kiến ​​đến thăm Vit Nam t ngày 19/3 - 22/3 và vào ngày 19/3 s có cuc gp viChủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng , người đã đưa ra lời mời.

Một số trang báo Hà Lan đã đưa thông tin trên, kèm theo bình luận rằng không thấy "xáo trộn" gần đây ở quốc gia cộng sản này.

Vua và Hoàng hậu hoãn, đoàn tháp tùng vẫn đi

Vào ngày 20/2, Hoàng gia Hà Lan đã công bố lịch trình chi tiết chuyến thăm cấp nhà nước của Vua và Hoàng hậu trên trang thông tin chính thức.

Theo tờ chương trình, vào ngày 19/3, Vua và Hoàng hậu Hà Lan dự kiến sẽ được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân Phan Thị Thanh Tâm đón tiếp với lễ đón tại Phủ Chủ tịch.

Vua Willem-Alexander và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tiếp theo là cuộc gặp mặt giữa các phái đoàn để thảo luận các văn bản cần ký kết giữa hai nước Hà Lan và Việt Nam. Một số thỏa thuận được đề cập gồm : Hợp tác về trồng trọt giữa đô thị Westland và tỉnh Lâm Đồng ; Chứng nhận điện tử các sản phẩm thực vật giữa Bộ Nông nghiệp, Thiên nhiên và Chất lượng Thực phẩm Hà Lan với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Theo chương trình nghị sự, Vua và Hoàng hậu Hà Lan cũng sẽ gặp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và có buổi hội kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Vua Willem-Alexander dự định sẽ cùng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự khán cuộc đua thuyền rồng truyền thống của Việt Nam. Sau đó, Vua và Hoàng hậu Hà Lan sẽ gặp Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Lịch trình cho thấy buổi tối 19/3 sẽ có tiệc chiêu đãi do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân tổ chức. Nguyên thủ hai nước sẽ có bài phát biểu tại buổi tiệc này.

Vào các ngày 20, 21 và 22/3, Vua và Hoàng hậu Hà Lan dự kiến sẽ có một số hoạt động tại Hà Nội, Hải Phòng, Cát Bà, Thành phố Hồ Chí Minh và Đắk Lắk.

Một điểm đáng lưu ý là dù Vua và Hoàng hậu đã thông báo hoãn chương trình thăm cấp nhà nước nhưng các phái đoàn vốn tháp tùng Vua và Hoàng hậu thì vẫn đến Việt Nam.

Website Hoàng gia Hà Lan thông báo chuyến đi của các phái đoàn kinh tế và doanh nghiệp vẫn "diễn ra như kế hoạch".

Theo đó, Bộ trưởng Chính sách Tự nhiên và Nitơ Christianne van der Wal dẫn đầu đoàn phụ trách thực phẩm nông nghiệp và làm vườn. Bộ trưởng Hạ tầng kỹ thuật và Quản lý nước Mark Harbers dẫn đoàn về vấn đề nguồn nước và logistics. Đoàn doanh nghiệp sẽ do bà Ingrid Thijssen, Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Nhà sử dụng lao động Hà Lan (VNO-NCW), dẫn đầu.

halan2

Hà Lan là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Ảnh : Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đạp xe cùng Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Hà Nội vào tháng 11/2023.

Sau 50 năm quan hệ ngoại giao (1973-2023), Hà Lan hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại EU. Trao đổi thương mại song phương năm 2022 đạt 11,09 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2021.

Hà Lan cũng là nhà đầu tư lớn nhất của EU tại Việt Nam với khoảng 400 dự án đầu tư, tổng vốn đạt 13,5 tỷ USD, tính tới cuối năm 2023.

‘Chuyện nội bộ’ Việt Nam là chuyện gì ?

Việc Vua và Hoàng hậu Hà Lan hủy chuyến thăm vào phút chót được viện dẫn là "do yêu cầu từ Việt Nam" và "xuất phát từ chuyện nội bộ" của Việt Nam.

Quan sát chính trường ở cấp trung ương của Việt Nam, hoạt động đáng chú ý nhất gần đây có lẽ là cuộc họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội Đảng lần thứ XIV (đại hội dự kiến diễn ra sau hai năm nữa).

Theo tường thuật của báo chí nhà nước, vào ngày 13/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban nhân sự Đại hội XIV của Đảng, đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban, thảo luận cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng trong công tác nhân sự của Đảng.

Phiên họp có mặt các ủy viên Bộ Chính trị, gồm Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ; Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính ; Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ ; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai ; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú.

Theo truyền thông nhà nước Việt Nam, ông Trọng nói rằng công tác nhân sự cùng với công tác văn kiện là hai công tác quan trọng nhất của mỗi kỳ đại hội.

Trong đó, công tác nhân sự cho Đại hội XIV của Đảng được nhấn mạnh và được coi là "nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, then chốt, có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ".

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu đặc biệt phải "có con mắt tinh đời" trong việc đánh giá, giới thiệu, lựa chọn trong công tác nhân sự Đại hội, "đừng nhìn gà hóa cuốc", "đừng thấy đỏ tưởng là chín".

Sự kiện liên quan đến nhân sự của Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra trong bối cảnh chiến dịch "đốt lò" của ông Trọng vẫn tiếp diễn.

Báo Thanh Niên trích lời ông Trọng cho biết chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương "đã phải thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cấp cao thuộc diện trung ương quản lý ; một số cán bộ đã bị xử lý hình sự".

Có thể kể tới các trường hợp như cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh  bị truy tố liên quan đến vụ án Việt Á.

Mới đây nhất, vào đầu tháng 3/2024, bà Hoàng Thị Thúy Lan, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội, cũng đã bị khởi tố, tạm giam với cáo buộc "nhận hối lộ".

Bà Lan vốn là một giáo viên trung học cơ sở (cấp 2), sau đó thăng tiến qua công tác đoàn hội, có thời gian đảm nhiệm cương vị ở Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Đoàn, sau đó trở thành Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Bà Lan bị khởi tố với cáo buộc liên quan tới Tập đoàn Phúc Sơn và Chủ tịch tập đoàn này là Nguyễn Văn Hậu, còn gọi là Hậu Pháo, người đã bị khởi tố trước đó.

Tập đoàn Phúc Sơn có dự án trên nhiều tỉnh thành khắp Việt Nam và vụ việc này đã kéo nhiều quan chức cấp tỉnh, từ Vĩnh Phúc cho đến Quảng Ngãi phải vào tù.

Thông tin ban đầu cho thấy đây sẽ là một trong những "đại án". Trong cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 2/2024, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết chỉ riêng hai dự án của tập đoàn này "đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước trên 640 tỷ đồng".

Từ sau Đại hội XIII, nhiều lãnh đạo ở cấp cao nhất cũng đã bị các hình thức kỷ luật với những cấp độ khác nhau.

Vào tháng 1/2023, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã bị miễn nhiệm . Theo báo Tuổi Trẻ vào lúc đó, ông Phúc "chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 phó thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng ; 2 phó thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự".

Hai phó thủ tướng mà tờ báo này đề cập là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, những người phải rời cương vị  sau khi Đảng cộng sản Việt Nam kết luận rằng có sai phạm trong các cơ quan do họ quản lý.

Từ thực tế ấy, người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam đã dành nhiều thời gian trong cuộc họp ngày 13/3 để nói về thực trạng và yêu cầu của công tác cán bộ.

Ông "chỉ rõ, tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội..., trong đó có cả cán bộ cấp cao, tuy đã được ngăn chặn nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị đẩy lùi. Làm việc gì, giữ chức vụ gì cũng chỉ tính đến lợi quyền, bổng lộc cho cá nhân mình, gia đình mình trước nhất, quên cả thanh liêm, danh dự".

Phát biểu của lãnh đạo cao nhất Đảng cộng sản Việt Nam cho thấy công cuộc "đốt lò" của ông sẽ còn tiếp diễn.

Hiện chưa có thông tin khẳng định rằng việc Vua và Hoàng hậu Hà Lan bất ngờ hoãn thăm Việt Nam có liên quan tới "chuyện nội bộ" nào, liệu có liên quan đến công cuộc đốt lò ở thượng tầng chính trị Việt Nam hay không.

Nguồn : BBC, 15/04/2024

****************************

Chính phủ Việt Nam yêu cầu hoãn chuyến thăm của Vua và Hoàng hậu Hà Lan vì "tình hình nội bộ"

RFA, 15/03/2024

Chuyến thăm chính thức cấp nhà nước của Vua và Hoàng hậu Hà Lan theo lời mời của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng bị hoãn vào phút chót, lý do được đưa ra là "tình hình nội bộ". 

netherland1

Nhà vua và Hoàng hậu Hà Lan - Ảnh minh họa 

Hãng tin Reuters hôm 14/3 cho biết, Nhà vua và Hoàng hậu Hà Lan sẽ hoãn chuyến thăm dự kiến diễn ra từ ngày 19-22/3 theo yêu cầu của chính quyền Việt Nam. 

Hoàng gia Hà Lan hôm thứ Năm ra tuyên bố cho biết về vụ việc nhưng không nói rõ hơn. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng chưa đưa ra bình luận ngay lập tức.

Tuyên bố sau đó vài tiếng của Hoàng gia Hà Lan cho hay, chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Chính sách Tự nhiên và Nitơ và Bộ trưởng Bộ Cơ sở Hạ tầng và Quản lý Nước vẫn sẽ diễn ra theo kế hoạch, cùng với phái đoàn doanh nghiệp do Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Giới sử dụng lao động Hà Lan (VNO-NCW) dẫn đầu.

Trên trang web của Đại sứ quán Hà Lan ngày 12/3 vẫn còn đăng tải thông tin về chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước theo lời mời của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng vào ngày 19/3, và dự kiến họ sẽ có chuyến thăm đến tỉnh Đắk Lắk để chứng kiến lễ ký kết các văn bản hợp tác về nông nghiệp bền vững và quan sát việc thu hoạch xen canh cà phê và tiêu bền vững tại một đồn điền.

Ông Thưởng được nhìn thấy lần cuối trước công chúng vào thứ Tư cùng với các nhà lãnh đạo Việt Nam khác, bao gồm cả Tổng bí thư Đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng tại một cuộc họp về vấn đề nhân sự. 

Đường dẫn tới bài viết về chuyến thăm của người đứng đầu Hoàng gia Hà Lan đến Hà Nội đăng ngày 6/3 trên trang web của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và được đăng lại trên Báo Mới đã không truy cập được nữa. 

Bài viết dẫn thông tin từ Đại sứ quán Hà Lan cho biết, ngoài lễ đón chính thức Nhà Vua và Hoàng hậu Hà Lan dự kiến sẽ hội kiến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. 

Nguồn : RFA, 15/03/2024

Published in Diễn đàn

Đảng cộng sản Việt Nam tự khoe là "niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc" của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ.

dang1

Thu nhập trung bình thấp

Trước hết, về mặt kinh tế, khảo sát của Ngân hàng Thế giới cho thấy mức thu "trung bình thấp" trên đầu người của các nước trên Thế giới từ 876 USD đến 3.465 USD một năm. Thu nhập của công nhân Việt Nam vào khoảng 2.300 USD/năm.

Cơ quan Manpower Group viết : "Hiện Việt Nam xếp thứ 47/60 thị trường lao động toàn cầu và xếp cuối cùng trong số 11 quốc gia thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được khảo sát. Các thị trường dẫn đầu thế giới là Mỹ, Singapore, Canada, Ireland, Úc, Anh, Israel, Philippines, Mexico và Malaysia.

Theo báo cáo, tiền lương của người lao động Việt Nam hiện là 275 USD, tương đương hơn 6,5 triệu đồng/tháng (khiêm tốn so với trung bình 2.143 USD/tháng của thế giới) (Tuổi Trẻ online, 23/12/2022).

Tuy nhiên qua năm 2023, Việt Nam nằm trong nhóm cuối bảng với mức lương tối thiểu 162 USD/tháng, đứng thứ 159/167 quốc gia, vùng lãnh thổ được khảo sát. Con số này tăng khoảng 6% so với tháng 1/2022. 

Đứng sau Việt Nam là Ukraine (146 USD), Philippines (141 USD), Armenia (138 USD), Kazakhstan (131 USD), Pakistan (111 USD), Ấn Độ (95 USD), Uzbekistan (72 USD) và Nigeria (68 USD).

Năm 2023, cả nước có gần 1,07 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giảm 14,6 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cũng giảm còn 2,28%, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Trong khi đó, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) cho biết : "Hiện Việt Nam có khoảng 650.000 lao động đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới".

Năng suất thấp

Tuy nhiên, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency, JICA) vừa phát hành báo cáo "Nghiên cứu tổng thể về thực trạng phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam từ tháng 9/2021 – 5/2022".

Theo Tạp chí Việt Nam Forbes, JICA đánh giá năng suất lao động của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Năm 2019, năng suất lao động của Việt Nam đạt 13,817 USD, chỉ bằng 8,7% của Singapore, 10,3% của Brunei, 23,2% của Malaysia, 41,2% của Thái Lan, 56,6% của Indonesia và 63,3% của Philippines. Cũng theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 của World Bank, Việt Nam xếp hạng 103/141 quốc gia về kỹ năng của lực lượng lao động hiện tại.

JICA viết : "Năm 2020, lực lượng lao động chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm tới 61,2% tổng số lao động. Số lao động tốt nghiệp trung học phổ thông và có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 38,8%. Trình độ học vấn thấp là một trong những yếu tố khiến Việt Nam có năng suất lao động thấp nhất trong khu vực".

Tạp chí này cũng lưu ý rằng : "Bên cạnh đó, khi chi phí lao động nằm trong xu hướng tăng, Việt Nam sẽ dần mất đi lợi thế hiện tại về lao động giá rẻ trong các ngành đòi hỏi kỹ năng thấp và thâm dụng lao động".

Các nghiên cứu từ năm 2008 nói rằng Việt Nam đã đạt mức thu nhập trung bình thấp và đã có những dấu hiệu cho thấy Việt Nam có khả năng rơi vào bẫy thu nhập trung bình, bao gồm tăng trưởng chậm lại, năng suất thấp, thiếu chuyển đổi cơ cấu thiết thực, không có dấu hiệu cải thiện về tỷ lệ cạnh tranh, và nhiều vấn đề do tăng trưởng kinh tế gây ra.

Vì lý do này, JICA nhận định khả năng cạnh tranh của Việt Nam sẽ giảm mạnh khi chi phí lao động tăng nhanh so với mức tăng của năng suất lao động. Trong khi đó, nguồn nhân lực công nghiệp vẫn chưa được trang bị kỹ năng, kiến thức và năng lực cao hơn, có thể khiến quá trình công nghiệp hóa sẽ dừng lại.

Thiếu tay nghề

Tình hình phát triển chậm của Việt Nam cũng đã xuất hiện tại cuộc hội thảo về chiến lược việc làm tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2025 và tầm nhìn đến 2030. Các báo cáo đã đưa ra một con số đáng chú ý là số lao động mất việc thời gian qua chiếm khoảng 88% là lao động phổ thông và cử nhân đại học.

Tường thuật của báo Công an Nhân dân cho biết : "Theo đánh giá, đa phần là những lao động có tay nghề không ổn định, thấp, hoặc thậm chí là không có tay nghề. Đây là thống kê của một địa phương, nhưng thực tế cũng là thực trạng về trình độ tay nghề của thị trường lao động Việt Nam hiện nay".

Theo báo cáo của Sở Lao động, thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, trong 146.285 người mất việc, được hưởng trợ cấp thất nghiệp, có đến 82.839 người là lao động phổ thông, không có bằng cấp chứng chỉ (chiếm tỷ lệ 56,62%) ; 45.543 người có trình độ đại học và trên đại học (chiếm tỷ lệ 31,14%). Chỉ có 2.869 người lao động có chứng nhận, chứng chỉ nghề sơ cấp bị mất việc trong năm (chiếm tỷ lệ 1,96%) ; trình độ trung cấp nghề, trung học chuyên nghiệp là 6.816 người (chiếm tỷ lệ 4,66%) và trình độ cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp là 8.218 người (chiếm tỷ lệ 5,62%) (Công an Nhân dân online, 30/09/2023).

Báo này viết tiếp : "Cụ thể, hiện nay tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 26% trong tổng số hơn 52 triệu người trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường lao động ; năng lực cạnh tranh quốc gia còn thấp, chưa tận dụng được hết cơ hội của thời kỳ dân số vàng để thu hút nguồn lực đầu tư FDI. Bên cạnh đó, thị trường việc làm chưa đủ hiện đại, chưa có đủ việc làm bền vững để đáp ứng nhu cầu việc làm phù hợp với nguyện vọng của người lao động.

Trong khi đó, theo khảo sát của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy đa số lao động hiện nay trình độ tay nghề rất thấp. Hiện chỉ có 26,8% lao động đã qua đào tạo (số liệu hết quý II/2023), và cả nước hiện có trên 38 triệu lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Thu nhập bình quân của người lao động không cao (bình quân khoảng 7 triệu đồng/tháng). Các số liệu cho thấy thị trường lao động Việt Nam còn có hiện tượng mất cân đối giữa cung - cầu lao động cục bộ và có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế".

Đói nghèo

Tình hình bấp bênh của kinh tế còn phản ảnh trong mức thất nghiệp đa chiều của Việt Nam hiện nay vào khoảng 4,3%.

Theo cuộc khảo sát năm 2022 của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì : "Trung du và miền núi phía bắc là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (12,1%). Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là 2 vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước (tương ứng với 0,7% và 0,9%).

Xét riêng về 12 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, các hộ gia đình Việt Nam năm 2022 thiếu hụt nhiều nhất về việc làm (39,8%), trình độ giáo dục người lớn (33,6%), dinh dưỡng (24,1%) và bảo hiểm y tế (22,4%).

Cuộc khảo sát cũng cho biết : "Hệ số GINI (Global economic inequality, theo thu nhập) của Việt Nam năm 2022 là 0,375, giữ ổn định so với năm 2020 và 2021 và vẫn giữ ở mức bất bình đẳng trung bình. Hai vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao là Trung du miền núi phía bắc và Tây Nguyên vẫn là hai vùng có hệ số GINI cao nhất (tương ứng 0,408 và 0,399)" (Nhân Dân online, 04/05/2023).

Dân quyền và các quyền tự do sơ đẳng

Về lĩnh vực quyền con người, Việt Nam bị các Tổ chức Quốc tế phê bình là "Tồi tệ, ảm đạm, hung hãn" trong năm 2023.

Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói : "Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua" (RFA tiếng Việt, 22/12/2022).

Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".

Trong lĩnh vực tư tưởng và bầu cử, người dân phải mặc nhiên theo Chủ nghĩa cộng sản và bỏ phiếu cho những người của đảng. Vì vậy, ở Việt Nam, người ta có câu "Đảng cử dân bầu".

Do đó, câu nói lịch sử của ông Hồ Chí Minh, người thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, rằng "nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" đã thành trơ trẽn ("Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng", ký tên Hồ Chí Minh, đăng trên báo Cứu Quốc, số ra ngày 17/10/1945).

Một cái nhìn khác

Thế nhưng vào ngày 25/9/2017, lão Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Hà Nội tại Bắc Kinh, đã đưa ra 3 nhân xét về Dảng cộng sản Việt Nam như sau :

- Một là, Đảng cộng sản Việt Nam đã trở thành một ổ tham nhũng trầm trọng, khó có thể kiềm chế và kiểm soát được ! Bọn tham nhũng đều là những cán bộ, đảng viên trung cao cấp của Đảng, chúng đã trở thành bầy sâu, tập đoàn sâu và ăn của dân không từ một thứ gì !

- Hai là, Đảng cộng sản Việt Nam không còn là một khối đoàn kết vững chắc như xưa. Nay đã chia rẽ, đang hình thành nhiều phe nhóm lợi ích tệ hại trong đảng, và các phe phái này đang ra sức đấu đá, tranh giành nhau quyền lợi và quyền lực, không thiết tha gì với lợi ích dân tộc, với quyền lợi đất nước như hồi Đảng lao động Việt Nam trước đây nữa !

- Ba là, Đảng cộng sản Việt Nam ngày nay đã lệ thuộc nặng nề vào ngoại bang, cụ thể là vào Đảng cộng sản Trung Quốc ! Sau khi bí mật ký kết thỏa ước Thành Đô (9/1990) với Đảng cộng sản Trung Quốc, Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam kể từ đó đã lệ thuộc gần như mọi mặt vào Đảng cộng sản Trung Quốc ! Đảng cộng sản Việt Nam làm ngơ, không dám ra tuyên bố phản đối và thực hiện biện pháp đáp trả khi chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bị bọn Trung Quốc xâm phạm, đặc biệt là sự kiện từ đầu tháng 5/2014 đến giữa tháng 7/2014, khi Trung Quốc ngang ngược coi thường luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia của Việt Nam, chúng hạ đặt trái phép dàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, và mới đây Việt Nam phải nhẫn nhục đầu hàng, chấp nhận yêu sách ngang ngược của Trung Quốc đòi Việt Nam phải ngừng Dự án khoan thăm dò khí đốt tại Lô 136/03 thuộc bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam !".

dang2

Như vậy thì sau 94 năm (1930-2024) có mặt trên lãnh thổ, Đảng cộng sản Việt Nam đã làm nên cơm cháo gì mà Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn còn rêu rao rằng : "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay" (Kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2019).

Phạm Trần

(13/03/2024)

Published in Diễn đàn
mardi, 05 mars 2024 19:12

Khôn nhà dại chợ

Ít lâu nay, vấn đề "bảo vệ an ninh quốc gia" được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại" ?

khonnha1

Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 05/01/2017 và triển khai Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 13/7/2023 bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng được tổ chức tại Hà Nội ngày 21/12/2023.

Đảng lý luận : "An ninh Quốc gia là sự vững mạnh, trường tồn của Đảng, sự ổn định, phát triển bền vững về mọi mặt của đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; là sự ổn định về chính trị, về biên giới, chủ quyền lãnh thổ quốc gia và an ninh, an toàn xã hội".

Rõ ràng, mục tiêu tối hậu là bảo vệ sự trường tồn vĩnh viễn cho đảng" cầm quyền độc tài. Bởi vì đảng đã viết : "Công tác bảo vệ an ninh quốc gia phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân" (Học viện Chính trị khu vực I, ngày 15/06/2023).

Các biện pháp thi hành gồm : "Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Kịp thời ngăn chặn, dập tắt các vụ gây rối, bạo loạn chính trị, vô hiệu hóa hoạt động của các đối tượng phản động trong và ngoài nước lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền để gây mất ổn định ; không để bên ngoài lấy cớ can thiệp ; đấu tranh ngăn chặn hoạt động của số phần tử cơ hội chính trị, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập dưới mọi hình thức".

Đối với nước ngoài, bài báo đề nghị : "Xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân hoạt động phá hoại kinh tế, lợi dụng hoạt động hợp tác, đầu tư để can thiệp vào chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, chuyển hóa chính trị".

Bài viết không cho biết chi tiết việc "lợi dụng đầu tư" để "can thiệp" vào nội bộ Việt Nam, nhưng đã cảnh giác rằng : "Một số địa phương còn để xảy ra hiện tượng người nước ngoài đứng sau các nhà đầu tư Việt Nam để đầu tư vào các khu vực trọng yếu, địa bàn chiến lược ảnh hưởng không tốt đến công tác bảo đảm an ninh, an toàn của khu vực".

Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai ?

Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với "diễn biến hòa bình", tình trạng tự diễn biến" và ""tự chuyển hóa" trong nội bộ…".

Trong nhiều năm, nhóm chữ "diễn biến hòa bình" được Đảng cộng sản Việt Nam sử dụng để chỉ "các thế lực thù địch" do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam.

Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với sự tồn vong của mình, của chế độ, đồng thời với an ninh quốc gia, bao gồm :

"Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm xuất phát thấp, nhịp độ tăng trưởng chưa cao và chưa vững chắc, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt ; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa nếu không khắc phục được những lệch lạc trong chủ trương, chính sách và chỉ đạo thưc hiện ; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ nạn quan liêu ; nguy cơ "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch".

Sau 6 kỳ Đại hội Đảng, tròn 30 năm, 4 nguy cơ này vẫn tồn tại, đồng thời xuất hiện nhiều nguy cơ mới, bao gồm các nguy cơ do tác động từ bên ngoài và các nguy cơ nảy sinh từ bên trong.

Tiêu biểu như Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhìn nhận : "Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ "diễn biến hòa bình" của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta ; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp ; khoảng cách giàu - nghèo, phân hóa xã hội ngày càng tăng… Bảo vệ chủ quyền biển đảo đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Tình hình chính trị - xã hội ở một số địa bàn còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định".

Tình hình phức tạp hơn khi Đảng tiếp tục nhấn mạnh tại Đại hội XIII (2021) : "Những vấn đề toàn cầu, như : bảo vệ hòa bình, an ninh con người, thiên tai, bệnh dịch, an ninh xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường,… tiếp tục diễn biến phức tạp" đặt ra nhiều thách thức lớn chưa từng có cho phát triển bền vững. Những thách thức an ninh phi truyền thống này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, bất cứ lĩnh vực nào của đời sống xã hội, ngày càng đa dạng, phức tạp, tác động sâu rộng. Nếu không chủ động và tích cực phòng ngừa, ứng phó thì khi phát sinh dễ tạo ra những hậu quả khó lường đối với an ninh quốc gia" (Tạp chí Cộng sản, ngày 15/12/2022).

Như vậy, theo Đảng, lĩnh vực nào của xã hội Việt Nam cũng bị đe dọa nhưng ai phải chịu trách nhiệm về những hiện tượng này ?

Về mặt Nhà nước, Đảng được bảo vệ bởi Quân đội và Công an, nhưng Đảng đã lạm dụng sự tồn tại của mình để chống lại những đòi hỏi dân chủ và tự do thì rõ ràng Đảng đã đặt quyến lợi riêng trên quyền lợi của cả dân tộc.

Trong khi đó Đảng cộng sản Việt Nam cũng lộ ra yếu kém trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông khi không dám đối phó với đe dọa của các tầu Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974.

Việt Nam cũng không dám hợp tác với Phi Luật Tân chống lại lấn áp của Trung Quốc ở vùng biển Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) – nằm cách Palawan, Phi Luật Tân 105 hải lý về phía tây, và khoảng 600 hải lý từ Hải Nam, Trung Quốc.

Sau đó Trung Quốc cũng đã kiểm soát 8 vị trí trong Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sau cuộc tấn công ngày 14/03/1988 gồm :

- Cụm Thị TứĐá Xu Bi

Cụm Nam YếtĐá Chữ Thập • Đá Ga Ven • Đá Lạc

Cụm Sinh TồnĐá Gạc Ma • Đá Tư Nghĩa

Cụm Trường Sa : Đá Châu Viên

Cụm Bình Nguyên : Đá Vành Khăn

Như thế có phải Việt Nam đã "khôn nhà dại chợ" không ?

Phạm Trần

(05/03/2024)


Published in Diễn đàn

Trong diễn văn tại cuộc họp của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV do ông đứng đầu, ông Trọng nói : "Kiên định hệ quan điểm chỉ đạo mang tính nguyên tắc là : Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; kiên định đường lối đổi mới của Đảng ; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" (TTXVN, 23/02/2024).

npt01

Ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại phiên họp phiên họp thứ nhất Tiểu ban văn kiện Đại hội XIV của Đảng ngày 23/02/2024 - Ảnh : VOV

Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng, là bằng chứng của tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà là toàn Đảng.

Bốn "kiên định" này không mới. Tất cả chỉ là bản cũ sao lại từ thời kỳ được gọi là "đổi mới", bắt đầu từ năm 1986.

Nếu Đảng cộng sản Việt Nam cứ tiếp tục đi theo đường mòn xã hội chủ nghĩa đã lu mờ trong thực tế thì chắc chắn sẽ thất bại trong trong nhiệm kỳ mới sau Đại hội đảng 14 vào tháng 1/2026.

Vì vậy, sau 38 năm đuổi theo cái bóng không tưởng là "xã hội chủ nghĩa", ông Nguyễn Phú Trọng phải gượng ép giải thích với nhân dân rằng : "Vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lâu dài và chưa có tiền lệ, còn rất nhiều khó khăn, thách thức".

Nhóm chữ "chưa có tiền lệ" được Đảng giải thích với quyết định "bỏ qua chế độ tư bản" để "quá độ lên chế độ xã hội chủ nghĩa". Nhưng không ai trong Đảng định hình được "mặt mũi" của xã hội này như thế nào. Vì vậy Đảng đã "ấm ớ hội tề" khi tung ra chủ trương làm "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" để không mất mặt với thế giới.

Đó là lý do tại sao trong diễn văn ngày 23/02/2014, ông Trọng đã nói quanh co để phân trần các mối quan hệ của thời kỳ đổi mới như : "Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển ; quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ; quan hệ giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa".

Nói hăng như thế, nhưng Việt Nam chưa hề có "đổi mới chính trị", sau khi đã đổi mới kinh tế. Đảng cộng sản Việt Nam vẫn toàn trị, không chấp nhận "đa nguyên đa đảng", không cho tư do báo chí và hạn chế các quyền tự do khác, kể cả tự do tín ngường, tôn giáo.

Ông Nguyễn Phú Trọng còn tự diễn, tự khen sự bền vững qua các : "Quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ ; quan hệ giữa thực hành dân chủ với tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội".

Nên biết khi nói đến "dân chủ" thì đó chỉ là "dân chủ trong Đảng", không có "dân chủ trong dân". Mọi việc ở Việt Nam đều do Đảng quyết định, nhân dân chỉ biết nghe theo và thi hành. Các cơ quan dân cử từ Hội đồng nhân dân tới Quốc hội đều là người của Đảng, do Đảng và hành động vì Đảng.

Vì vậy, ông Trọng đã "kiên định" : "Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần này phải là một công trình khoa học kết tinh trình độ lý luận, tầm cao trí tuệ của toàn Đảng, niềm tin và khát vọng của cả dân tộc, phản ánh những quy luật khách quan của thực tiễn, xu thế vận động mới của thực tiễn".

Phát biểu của ông Trong không mở ra lối đi tiến bộ nào cho Việt Nam. Ngược lại nó vẫn loanh quanh như "gà chạy quẩn cối xay" như bấy lâu nay, đó là : "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Lý luận con vẹt

Phụ họa với quan điểm sai lạc này, một số trí thức cộng sản đã hùa theo khi cho rằng : "Mô hình xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã phản ánh đúng quy luật phát triển của thời đại, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của toàn dân và chứng minh sức sống mãnh liệt, trường tồn của một dân tộc đã trải qua nhiều năm chiến tranh vệ quốc, chịu thế bao vây, cấm vận… muốn tồn tại và phát triển không còn cách nào khác là đi lên chủ nghĩa xã hội bằng nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Một cá nhân, một tập thể có thể còn nhầm lẫn nhưng cả dân tộc với khát vọng vươn lên chiến thắng nghèo nàn, tụt hậu, bao nhiêu thế hệ cha anh đã ngã xuống, lấy máu xương để tô thắm cho nền độc lập tự do thì không thể có sai lầm. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam mang hơi thở, thấm đẫm tinh thần, tính nhân văn của thời đại - sự lựa chọn duy nhất đúng đắn" (Học viện Chính trị khu vực III, ngày 31/03/2022).

Nhưng không ai đã chứng minh được đi theo chủ nghĩa cộng sản là "nguyện vọng tha thiết của toàn dân". Thực tế là Đảng đã "nhét chữ" vào miệng dân để tuyên truyền.

Bởi vì nếu là "nguyện vọng" thì dân phải bảo vệ nó chứ ai muốn thay nó bằng chế độ thật sự là "của dân, do dân và vì dân". Nhân dân muốn thay vì chế độ của Đảng đã đẻ ra tham nhũng vật chất và tham nhũng quyền lực trong xã hội.

Việc này được Bách khoa Toàn thư mở chứng minh : "Tham nhũng tại Việt Nam là một vấn đề phổ biến và lan rộng do cơ sở hạ tầng pháp lý còn yếu, các khoản tài chính đột xuất và việc ra các quyết định quan liêu mâu thuẫn và tiêu cực. Các cuộc khảo sát cho thấy rằng trong khi tham nhũng vặt đã giảm nhẹ trên toàn quốc, thì tham nhũng ở các quan chức cấp cao lại gia tăng đáng kể do lạm dụng quyền lực chính trị. Theo khoản 1 điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Tham nhũng là một vấn đề rất nghiêm trọng ở Việt Nam, ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của quản lýgiáo dục và thực thi pháp luật".

Rõ ràng tham nhũng là do Đảng đẻ ra và dành cho đảng viên nên Bách khoa Toàn thư mở đã nhận xét : "Việt Nam là một quốc gia đơn đảng do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đảng tuyên bố rằng tham nhũng đã được đưa lên chương trình nghị sự chính trị trong nước và các khuôn khổ pháp lý về giải quyết tham nhũng. Tuy nhiên, các học giả chính trị đã chỉ ra rằng những nỗ lực như vậy có thể là vỏ bọc cho một cuộc thanh trừng chính trị giữa các phe phái trong đảng".

Từ căn bệnh trầm kha này, sau 38 năm đổi mới (1986-2024), "một số không nhỏ" đảng viên, kể cả thành phần lãnh đạo, đã "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa", quay lưng lại với đường lối cai trị phản dân chủ của Đảng. Nhiều người trong Đảng còn bài bác chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong khi nhiều trí thức và thanh niên đã lạnh nhạt với Đảng, và đòi Đảng phải dân chủ hóa chế độ.

Vậy mà, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chỉ đạo : "Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần này phải là một công trình khoa học kết tinh trình độ lý luận, tầm cao trí tuệ của toàn Đảng, niềm tin và khát vọng của cả dân tộc, phản ánh những quy luật khách quan của thực tiễn, xu thế vận động mới của thực tiễn" (Diễn văn, ngày 23/02/2024).

Ông Trọng là Trưởng ban cả hai Tiểu ban Văn kiện và Nhân sự cho nên Báo cáo chính trị sẽ phản ảnh quan điểm kiên định "độc tài đảng trị" của ông.

Như vậy, sau 15 năm cầm quyền (2011-2026), ông Nguyễn Phú Trọng đã để lại một di sản không sáng sủa gì cho tương lại Việt Nam.

Người kế vị ông, nếu không dám làm khác, cũng sẽ tiếp tục thất bại như thế.

Phạm Trần

(27/02/2024)

Published in Diễn đàn

Chưa có gì mới mẻ trong lý thuyết về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

nhiemky1

Nguyễn Phú Trọng – Ảnh minh họa

Còn chưa đến 12 tháng nữa, dự kiến tháng 1/2026, Đảng cộng sản Việt Nam sẽ tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chịu trách nhiệm là Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng. Phiên họp đầu tiên cho công việc chuẩn bị Đại hội đã được tiến hành ngay hôm sau những ngày nghỉ lễ Tết Giáp Thìn 23/2/2024.

Một số "định hướng" đã được Tổng bí thư đặt ra. Xin trích giới thiệu ở đây để rộng đường dư luận :

"1. Kiên định hệ quan điểm chỉ đạo mang tính nguyên tắc là : Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; kiên định đường lối đổi mới của Đảng ; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Gắn kết nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn ; giữa nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với định hướng chính sách.

(…) Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết, kết luận của các Hội nghị Trung ương 3, 4, 5, 6, 7, 8 với phương châm "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt", chúng ta đã quán triệt sâu sắc, cụ thể hoá, lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả ; tập trung vào 12 định hướng phát triển đất nước, 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm với quan điểm xuyên suốt là phát triển nhanh và bền vững đất nước, trong đó phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm ; xây dựng Đảng là then chốt ; phát triển văn hoá, con người là nền tảng ; bảo đảm quốc phòng – an ninh là trọng yếu thường xuyên.

3. Về cách làm : Văn kiện Đại hội, trong đó có Báo cáo chính trị của Đại hội XIV là sản phẩm của trí tuệ tập thể, là một công trình tập thể của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cho nên chúng ta phải phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể và theo đó phải có sự tham gia đóng góp của các cơ quan, ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội và Nhân dân ; tranh thủ sự tham gia đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo, của giới trí thức, các nhà nghiên cứu, quản lý.

Đặc biệt, phải chú trọng khai thác kết quả nghiên cứu khoa học ở trong nước và quốc tế, chắt lọc kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học lý luận chính trị đặc biệt cấp quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045... nhằm cung cấp một cách có hệ thống các luận cứ khoa học và thực tiễn, góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và trực tiếp phục vụ việc xây dựng các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

(…) Trong quá trình thảo luận, bàn bạc, cần hết sức cầu thị, lắng nghe, tôn trọng ý kiến lẫn nhau, cùng tìm ra chân lý, tạo sự thống nhất cao, nhất là những vấn đề mới, vấn đề khó. Cần lưu ý Báo cáo chính trị phải là báo cáo trung tâm, phải đặt ở tầm quan điểm, đường lối, chủ trương lớn ; báo cáo chiến lược phát triển kinh tế – xã hội là báo cáo chuyên đề, bảo đảm không trùng lặp ; nhất quán về quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển đất nước giai đoạn 2026 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, góp phần tiếp tục bổ sung, phát triển nhận thức lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta".

…Như vậy với 3 đầu việc trên, cho thấy chưa có gì mới mẻ trong lý thuyết về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ; vẫn nguyên vẹn đó những mỹ từ của cái gọi là "cùng tìm ra chân lý, tạo sự thống nhất cao, nhất là những vấn đề mới".

Cho tới thời điểm hiện tại thì bối cảnh chung của nền kinh tế xã hội năm 2024 của Việt Nam tiếp tục đối mặt với vô vàn khó khăn ; trong đó có vấn đề địa chính trị.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 24/02/2024

Published in Diễn đàn